SlideShare a Scribd company logo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
CHU THỊ THU LAN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN
GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
CHU THỊ THU LAN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH
ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN GIÃN
PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.01.40
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM LIÊN
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được tiến hành
nghiêm túc, khách quan do tôi trực tiếp tiến hành dưới sự hướng dẫn của thầy
hướng dẫn. Các số liệu thu thập cũng như kết quả nghiên cứu trong luận văn
là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố, đăng tải trên
bất cứ tài liệu nào.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Chu Thị Thu Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự chỉ đạo, quan tâm giảng
dạy của nhà trường, các phòng ban cùng các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội - Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên
Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa
Nội tiết - Hô hấp, khoa Khám bệnh yêu cầu, khoa Vi sinh, khoa Chẩn đoán
hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn
TS. Phạm Kim Liên, cô đã luôn động viên dìu dắt, giành nhiều thời gian quý
báu, trực tiếp dạy bảo hướng dẫn giúp đỡ tôi từng bước trưởng thành trên con
đường nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô trong hội
đồng khoa học đã dành thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để
luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các bác sĩ,
điều dưỡng, hộ lý khoa Nội tiết - Hô hấp, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Vi
sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong quá trình tôi học tập và thực
hành lâm sàng.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp,
những người bạn, đã luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những
điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn
Bs. Chu Thị Thu Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABPA : Allergic bronchopulmonary aspergillosis
(bệnh phổi- phế quản dị ứng do Aspergillus)
AAT : Alpha l - antitrypsin
BN : Bệnh nhân
BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
CS : Cộng sự
CT : Computed Tomography (Cắt lớp vi tính)
COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
DRPQ : Dịch rửa phế quản.
GPQ : Giãn phế quản
HRCT : High Resolution Computed Tomography
(chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao)
mMRC : Multi - Mode Radar Command
PQ : Phế quản
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH............................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Giải phẫu cây khí phế quản........................................................................ 4
1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ........................................................................ 6
1.2.1. Định nghĩa............................................................................................... 6
1.2.2. Phân loại GPQ......................................................................................... 7
1.3. Dịch tễ học giãn phế quản........................................................................ 10
1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ................................................ 11
1.4.1. Các nguyên nhân của GPQ ................................................................... 11
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ ................................................................... 13
1.5. Lâm sàng của GPQ................................................................................... 16
1.5.1. Triệu chứng cơ năng ............................................................................. 16
1.5.2. Triệu chứng toàn thân ........................................................................... 17
1.5.3. Triệu chứng thực thể ............................................................................. 17
1.5.4. Tiến triển của giãn phế quản................................................................. 18
1.6. Cận lâm sàng............................................................................................ 18
1.6.1. Chụp Xquang phổi chuẩn...................................................................... 18
1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính............................................................................... 19
1.6.3. Nội soi phế quản ống mềm .................................................................. 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
1.7. Đặc điểm vi khuẩn học và nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ.................... 25
1.7.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ........................................................... 25
1.7.2. Đường vào phổi của vi khuẩn ............................................................... 26
1.7.3. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn đường hô hấp
dưới ................................................................................................................. 26
1.7.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm.......................................................... 27
1.8. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới..... 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ............................................................ 31
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 31
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 32
2.3.1. Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm chung bệnh nhân GPQ.............................. 32
2.3.2. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên
phim HRCT, vi khuẩn học.................................................................... 33
2.3.3. Chỉ tiêu mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh HRCT của bệnh
nhân GPQ .............................................................................................. 33
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong
nghiên cứu............................................................................................. 34
2.4.1. Lâm sàng ............................................................................................... 34
2.4.2. Hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao .......... 36
2.4.3. Phương pháp lấy dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản ống mềm ... 39
2.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn............................................................................ 40
2.5. Xử lý kết quả nghiên cứu......................................................................... 43
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
2.7. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................... 44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 45
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.................................................... 45
3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT và
vi khuẩn học của đối tượng nghiên cứu................................................ 46
3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim
chụp HRCT ........................................................................................... 52
Chương 4: BÀ N LUẬN.................................................................................... 58
4.1. Về đă ̣c điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 58
4.2. Triệu chứng lâm sàng............................................................................... 60
4.3. Hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT..................................... 65
4.4. Vi khuẩn học qua dịch rửa PQ................................................................. 67
4.5. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh tổn thương GPQ
trên phim chụp HRCT............................................................................. 70
KÊ
́ T LUẬN...................................................................................................... 74
KHUYẾN NGHI ̣.............................................................................................. 77
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng......................................... 34
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 45
Bảng 3.2. Tỉ lệ hút thuốc của đối tượng nghiên cứu ........................................ 46
Bảng 3.3. Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu .................................... 46
Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh (năm)........................................................ 46
Bảng 3.5. Tiền sử đợt bùng phát/năm của đối tượng nghiên cứu ...................... 47
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu............................. 47
Bảng 3.7. Triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu........................... 48
Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu............................. 48
Bảng 3.9. Phân bố vị trí giãn phế quản theo thùy phổi trên phim chụp
HRCT của đối tượng nghiên cứu.................................................. 48
Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái GPQ trên phim chụp HRCT của đối
tượng nghiên cứu .......................................................................... 49
Bảng 3.11. Các tổn thương phối hợp GPQ trên phim chụp HRCT của đối
tượng nghiên cứu .......................................................................... 49
Bảng 3.12. Đặc điểm dịch rửa phế quản......................................................... 49
Bảng 3.13. Kết quả định danh vi khuẩn ở dịch rửa phế quản (n=12)............. 50
Bảng 3.14. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. aeruginosa (n=4)............ 51
Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. fluorescens (n=2) ........... 51
Bảng 3.16. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với vị trí GPQ............................. 52
Bảng 3.17. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với số lượng thùy GPQ .......... 52
Bảng 3.18. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với số lượng thùy GPQ ................ 53
Bảng 3.19. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với số lượng thùy GPQ.............. 54
Bảng 3.20. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với hình thái GPQ..................... 54
Bảng 3.21. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với hình thái GPQ..................... 55
Bảng 3.22. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với hình thái GPQ..................... 55
Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với hình thái GPQ.................. 56
Bảng 3.24. Liên quan giữa số đợt bùng phát/năm với hình thái GPQ............ 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ix
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
Sơđồ1.1:HệthốngbảovệđườnghôhấpbìnhthườngcủaColePJ(1984) .................. 14
Sơ đồ 1.2: Vòng xoắn bệnh lý của Cole PJ (1995)......................................... 16
Biều đồ 3.1: Phân bố giới tính (n = 55) .......................................................... 45
Biểu đồ 3.2: Màu sắc đờm của đối tượng nghiên cứu .................................... 48
Biểu đồ 3.3: Kết quả nuôi cấy dịch rửa phế quản........................................... 50
Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com) .......................................................... 6
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các lớp cắt (Wegener O.H và Cs 1997) ....................... 37
Hình2.2.Cácphânthùyphổitươngứng(WegenerO.HvàCs1997)........................... 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính một cách bất thường,
vĩnh viễn và không hồi phục một phần cây phế quản, có thể giãn ở phế quản
(PQ) lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở PQ nhỏ trong khi PQ
lớn bình thường [2], [3]. Bệnh cảnh lâm sàng của giãn phế quản được
Laennec mô tả đầu tiên năm 1819 với đặc điểm lâm sàng: ho, khạc nhiều
đờm, khạc ra máu tươi. Tình trạng ứ đọng chất tiết tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và
chính yếu tố nhiễmkhuẩn càng làmcho bệnh GPQ ngàycàng trầmtrọng hơn [53].
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản. Thường gặp là do nhiễm
trùng tiên phát ở phổi, nhiễm virus bội nhiễm, lao, một số bệnh từ hồi nhỏ (ho
gà, bạch hầu, sởi), mà hậu quả là giãn phế quản. Giãn phế quản có thể thứ
phát do tắc nghẽn phế quản (do u, dị vật, chít hẹp). Ngoài ra, bệnh giãn phế
quản có thể do nguyên nhân tiên phát hoặc không rõ nguyên nhân.
Khi chưa có kháng sinh GPQ là một bệnh thường gặp và có tỷ lệ tàn phế,
tử vong cao [68]. Ngày nay, tần xuất GPQ giảm xuống nhờ có kháng sinh
điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt là chương trình tiêm chủng và
sử dụng vacxin phòng cúm, phế cầu cùng với việc nâng cao sức khỏe, nâng
cao khả năng miễn dịch [58]. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân GPQ điều trị tại bệnh
viện Massachusset đã giảm từ 45 ca/1000 dân năm 1974 xuống còn 9 ca/1000
dân năm 1984 [29]. Các nước kém phát triển trong đó có vùng Tây - Nam
Thái Bình Dương và Đông Nam Á, GPQ còn là nguyên nhân nhập viện, tàn
phế và tử vong không giảm, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm còn cao [68]. Việt Nam
chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên tần xuất GPQ nhập viện tại khoa Hô
hấp Bệnh viện Bạch Mai chiếm 6,0% các bệnh phổi, nam gặp nhiều hơn nữ
[22]. Tại viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, tần xuất GPQ chiếm 13,6% số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
bệnh nhân nhập viện điều trị nội khoa Hô hấp từ (1981 - 1987) [17] và tỷ lệ
GPQ điều trị bằng phẫu thuật trong thập kỷ 80 là 10,2% [7].
Trong nhiều thập kỉ trước đây chụp phế quản cản quang đóng vai trò
quyết định trong việc chẩn đoán xác định và phân loại mức độ giãn phế quản,
song ngày nay sự phát triển của công nghệ chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt cắt
lớp vi tính có độ phân giải cao lớp mỏng 1mm tạo điều kiện cho việc chẩn
đoán giãn phế quản trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, kỹ thuật này quan sát được
hình ảnh đặc hiệu của GPQ. Đây cũng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh
giãn phế quản.
Điểm đặc trưng của bệnh GPQ là vi khuẩn thường xuyên “cư trú” trong lòng
các PQ bị giãn và gây ra những đợt bùng phát, tái phát nhiều lần. Do vậy việc xác
định vi khuẩn học cho các bệnh nhân này là rất cần thiết, nhằm giúp cho thầy
thuốc lâm sàng lựa chọn và phối hợp kháng sinh có hiệu quả. Bệnh phẩm nuôi
cấy có thể phân lập từ đờm (thường bị lẫn nhiều tạp khuẩn trong miệng,
họng), đặc biệt là phân lập vi khuẩn từ dịch rửa PQ có giá trị cao. Soi phế
quản ống mền còn giúp các nhà lâm sàng quan sát được hình ảnh tổn thương
và hút dẫn lưu đờm, mủ trong lòng phế quản.
Để góp phần hiểu rõ đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim
chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT), vi khuẩn học cũng như tìm hiểu
mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim chụp
HRCT chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh
chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và vi khuẩn học qua dịch rửa phế quản
của bệnh nhân giãn phế quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với
2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ
phân giải cao, vi khuẩn học qua nội soi phế quản của bệnh nhân giãn phế quản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
2. Xác định mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính
độ phân giải cao của bệnh nhân giãn phế quản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu cây khí phế quản
Đường thở gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Từ khí
quản chia đôi thành 2 nhánh phế quản trái và phải, các nhánh PQ chia đôi
thuôn nhỏ dần. Trung bình có 16 thế hệ PQ, trước khi đến tiểu PQ tận hô hấp,
số thế hệ của PQ thay đổi từ 8 đến 23 tuỳ theo vùng phổi. Các PQ tận đi vào
các phế nang. Thành của khí quản và phế quản được nâng đỡ bởi vòng sụn
trước và 2 bên hình chữ C, và một giải cơ trơn xếp nằm ngang ở phía sau, bên
trong có một lớp niêm mạc với nhung mao.
Khí quản: dài từ 10- 12cm, rộng 18 - 20mm có khoản 20 vòng sụn. Mặt
sau của khí quản là tổ chức màng không có sụn, các cơ và sợi đàn hồi. Chỗ
phân chia ra 2 phế quản gốc, tương ứng với đốt sống ngực thứ tư, tạo lên một
gờ sắc cạnh gọi là carina và tạo thành với nhau 1 góc 700
. PQ gốc phải ngắn
hơn, to hơn, chếch hơn so với trái, nên dị vật hay rơi vào phổi phải PQ gốc
nằm ngoài phổi, PQ thùy nằm trong phổi.
+ PQ gốc phải chia thành 3 PQ: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.
PQ thùy trên dài độ 1cm tách vuông góc với PQ gốc phải và chia thành 3
PQ phân thùy: PQ phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy
trước (3).
PQ thùy giữa tách ra từ PQ gốc phải dưới chỗ tách của PQ thùy trên
khoảng 2cm và chia thành 2 PQ phân thùy: phân thùy sau ngoài (4) và PQ
phân thùy trước trong (5).
PQ thùy dưới phải bắt đầu ngay dưới chỗ tách PQ thùy giữa và tận hết
khi nó tách PQ phân thùy trên của thùy dưới, chia thành 5 PQ phân thùy: PQ
phân thùy trên (6), PQ phân thùy đáy giữa hay còn gọi đáy trong (7), PQ phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
5
thùy đáy trước (8), PQ phân thùy đáy bên hay đáy ngoài (9) và PQ phân thùy đáy
sau (10).
+ PQ gốc trái dài khoảng 5cm chia thành 2 PQ thùy trên và dưới.
PQ thùy trên trái dài khoảng 1,5 - 2cm chia thành 5 PQ phân thùy: PQ
phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy trước (3), PQ phân
thùy lưỡi trên (4), PQ phân thùy lưỡi dưới (5).
PQ thùy dưới trái chia thành 5 PQ phân thùy và cũng mang tên như 5 PQ
phân thùy của PQ thùy dưới phải (phổi trái không có phân thùy 7 [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com)
1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ
1.2.1. Định nghĩa
Bệnh GPQ được định nghĩa dựa trên hình thái học và bệnh lý học bao
hàm tình trạng giãn bất thường cố định, không hồi phục của đường thở. Có
nhiều định nghĩa khác nhau của tuỳ từng tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
7
Theo Cole PJ và Cs (1995) định nghĩa GPQ là hình ảnh giải phẫu của
bệnh PQ giãn bất thường, không hồi phục khẩu kính của PQ. Chẩn đoán cuối
cùng hoàn toàn dựa trên hình ảnh đại thể, do đó không thể áp dụng cho lâm
sàng và Xquang phổi chuẩn, vì chỉ có GPQ lớn mới có thể nhìn thấy trên
phim Xquang [36]. Theo Weinberger S.E (1998) cho rằng GPQ là giãn bất
thường và cố định của khẩu kính PQ, có thể khu trú hoặc lan toả. Mặc dù định
nghĩa này dựa trên thay đổi bệnh học của PQ, chẩn đoán thường được gợi ý
bởi hậu quả của nhiễm trùng mạn tính hay tái phát ở những PQ giãn và kết
hợp với tiết dịch vào trong lòng những PQ đó [78].
Theo Bùi Xuân Tám (1999): GPQ là giãn thường xuyên không hồi phục
từ một PQ trở lên của các PQ trung bình từ thế hệ cấp 3 đến thế hệ cấp 8 do
kết cấu cơ, sợi chun giãn và sụn của thành PQ bị tổn thương. Có thể giãn ở
PQ lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn PQ nhỏ trong khi PQ lớn
bình thường [20]. Theo Nguyễn Văn Thành, Chu Văn Ý, Ngô Quý Châu
(2004) GPQ là giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều PQ
có đường kính trên 2mm do sự phá huỷ tổ chức chống đỡ như: lớp cơ chun,
lớp sụn của thành PQ [22].
1.2.2. Phân loại GPQ
Do tính chất tổn thương trong bệnh GPQ như vậy nên có nhiều cách
phân loại khác nhau, tuỳ theo từng tác giả.
* Dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh lý, Beers M.H (2006) [29] chia ra:
+ GPQ lan toả: GPQ nhiều thuỳ ở cả hai bên phổi. Bệnh xảy ra từ lúc trẻ,
thường do khuyết tật bẩm sinh hay mắc phải của cơ chế bảo vệ đường thở như
bệnh xơ hoá kén, bất động nhung mao, thiếu hụt globulin miễn dịch. Thể này
nặng, nhanh bị suy hô hấp và không phẫu thuật được.
+ GPQ cục bộ hay khu trú: Tổn thương chỉ ở 1-2 phân thuỳ ở một bên
phổi. Thể này có thể phẫu thuật được.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
+ GPQ thể ướt: Ho khạc đờm nhầy mủ số lượng nhiều, thường gặp GPQ
thuỳ dưới.
+ GPQ thể khô: Bệnh nhân không khạc đờm mà chỉ ho ra máu đơn
thuần, nhiều lần và kéo dài. Thường gặp ở GPQ thuỳ trên.
+ GPQ giả: là GPQ có hồi phục sau thời gian 6 tháng.
* Dựa vào chụp PQ cản quang và mô bệnh học Charles K. III và Cs
(1996) [39] chia ra:
+ GPQ hình trụ, hình ống: Đường viền ngoài các PQ đều đặn và đường
kính của các PQ xa không tăng lên nhiều, lòng của chúng thường có xu hướng
kết thúc đột ngột và không nhỏ lại. Các PQ nhỏ hơn và tiểu PQ bị lấp đầy mủ
đặc. Số lần phân chia từ tế bào PQ gốc tới ngoại vi giảm đi một chút (còn 16
lần so với bình thường 17-20 lần).
+ GPQ hình búi, hình tràng hạt: Nhóm này số lần phân chia PQ giảm
nhiều hơn nhóm hình trụ, có những nơi co hẹp tại chỗ làm cho đường viền
ngoài PQ không đều giống như hình tràng hạt hay các tĩnh mạch bị giãn. Các
PQ ngoại vi cũng bị tắc nhiều hơn, số lần phân chia trung bình thấy được qua
chụp PQ là 4, đại thể là 5, 6 và vi thể là 8 lần so với bình thường 17- 20 lần.
+ GPQ hình túi, hình kén: Các PQ tăng dần đường kính về phần ngoại vi
giống hình quả bóng. Số lần phân chia PQ tối đa là 5. Ở một số trường hợp
hiếm, một GPQ hình túi tại chỗ có thể bị lấp đầy mủ đặc, dẫn đến hình thành
một nang nhầy. Tổn thương thường ở PQ thế hệ 4 hoặc xa hơn.
+ Có thể gặp GPQ phối hợp cả 2 hoặc 3 loại trên cùng tồn tại trên 1
bệnh nhân.
* Phân loại theo nguyên nhân [19], [22], [30].
+ GPQ do tắc PQ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
- Tắc PQ do dị vật: khi dị vật vào PQ làm tắc PQ dẫn PQ dưới chỗ tắc
bị giãn do quá trình viêm nhiễm gây huy hoại thành PQ, thường xuyên xuất
hiện từ 6 - 8 tuần lễ sau khi có dị vật, có khi nhanh hơn.
- Tắc PQ trong lòng PQ: phần dưới chỗ tắc bị giãn do quá trình viêm
nhiễm gây hủy hoại thành PQ, tiến triển nhanh hay chậm tùy theo tiến triển
của khối u và mức độ bội nhiễm.
- Tắc PQ do sẹo cũ của chấn thương, viêm nhiễm.
+ GPQ do viêm, hoại tử thành PQ.
- GPQ do lao: xảy ra khi lao đang tiến triển hoặc do sẹo cũ của lao,
thường gặp trong lao xơ phổ, hay gặp GPQ ở sàn hang lao. Người ta cũng
thấy GPQ xảy ra rất sớm ở bệnh nhân lao sơ nhiễm tiến triển.
- GPQ sau viêm không đặc hiệu: như viêm phổi do vi khuẩn, virus, do
sặc dịch dạ dày, hoặc hít phải dịch máu xuống phổi.
+ GPQ và các bệnh phổi khác
- Áp xe phổi
- Kén hơi phổi bội nhiễm
- Nhiễm khuẩn phổi sau mổ
+ GPQ tiên phát [19].
- Hội chứng Kartagener (mô tả ở Đức năm 1933): Đảo ngược phủ tạng
(tim bên phải), viêm xoang và GPQ lan toả, do rối loạn vận động của lông
chuyển ở khí - PQ, bệnh có tính chất gia đình di truyền kiểu lặn trong nhiễm
sắc thể [56].
- Hội chứng Mounier- Kuhn: GPQ kết hợp với giãn khí quản và viêm
xoang sàng, xoang má, thường có viêm mũi mủ, polyp mũi. Bệnh do khuyết
tật cấu trúc tổ chức liên kết của thành PQ [80].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
- Hội chứng Williams- Campbell là GPQ từ cấp 3 đến cấp 8, thường gặp
ở trẻ nhỏ do khuyết tật hoặc không có sụn PQ, gây GPQ. Soi PQ thấy PQ
phồng to lên ở thì hít vào và xẹp xuống ở thì thở ra [51].
1.3. Dịch tễ học giãn phế quản
Tần suất mắc bệnh và sự phân bố theo tuổi của GPQ cho đến nay vẫn
còn ít biết đến vì thường có sự nhầm lẫn giữa GPQ với viêm PQ mạn tính.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc gia về phúc lợi
và y tế Phần Lan thống kê theo bệnh nhân vào viện trong vòng 10 năm để
đánh giá tần suất mắc bệnh cho thấy trong nững năm 1983 - 1992 có 1928
bệnh nhân GPQ mới phát hiện và 5710 bệnh nhân nhập viện thì tại bệnh viện
là 4,9 BN/triệu người dân/năm ở độ tuổi từ 0 - 14, còn lại ở độ tuổi ≥ 65 là
103,8 BN trong tổng số dân cư là 38,9 BN. Như vậy, tần suất mắc bệnh GPQ
ở Phần Lan là rất thấp, nhất là trẻ em [69].
Cũng theo Trung tâm nghiên cứu quốc gia Phần Lan, tỉ lệ bệnh GPQ mới
mắc hàng năm ở các nước phát triển có xu hướng giảm, tổng số bệnh nhân
GPQ nhập viện trong 20 năm (từ 1972 - 1992) là 12,539 BN, riêng năm 1986
là 494 BN, năm 1987 là 518 BN, trung bình có 87 - 143 bệnh nhân GPQ/triệu
dân. Tỉ lệ nhập viện, độ lưu hành mới và số ngày nằm viện bình quân đều
giảm 1,3%, 4,2% và 5,7% tương ứng. Như vậy, số lưu hành mới chỉ là 50
bệnh nhân/1 triệu người vào năm 1992 và 27 bệnh nhân/1 triệu người vào
năm 1997. Nguyên nhân của tỉ lệ mắc bệnh giảm đi là do tăng hiệu quả của
điều trị nhiễm trùng đường hô hấp và giảm tỉ lệ mắc lao phổi [69].
Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính thức trên toàn quốc về GPQ, nhưng
trong thập niên 1990 con số này có giảm đi do sử dụng kháng sinh mới, phổ
rộng và chương trình chống lao quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng,
chống suy dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn hô hấp, vận động bỏ thuốc lá và
thuốc lào đã đạt được thành tích một cách đáng kể. Thống kê tại Viện Lao -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
Bệnh phổi Trung ương trong 6 năm (1988 - 1994) có 3.484 trường hợp cấp
cứu hô hấp, trong đó 81% do lao phổi, 8% do GPQ và chỉ có 3% do ung thư
PQ [15]. Vị trí tổn thương GPQ, các tác giả cho rằng: GPQ lan tỏa 2 phổi gặp
50% bệnh nhân, đại đa số phân thùy đáy của thùy dưới, chỉ có 10% ở thùy
giữa và phân thùy lưỡi. Tỷ lệ gặp GPQ ở bệnh nhân đảo ngược phủ tạng là
1,2 - 2,5% [15]. Ở Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 năm 1999 -
2003 có tổng số 264 bệnh nhân GPQ vào điều trị, số bệnh nhân vào viện điều
trị tăng dần theo từng năm: năm 1999 có 11 bệnh nhân, năm 2000: 17 bệnh
nhân, năm 2001: 46 bệnh nhân, năm 2002: 88 bệnh nhân và năm 2003: 103
bệnh nhân [4], thực trạng này được cho rằng, trong những năm gần đây, nhờ
sự quan tâm về bệnh GPQ và sự hỗ trợ của chụp HRCT nên số lượng bệnh
nhân GPQ được chẩn đoán ngày càng nhiều hơn.
1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ
1.4.1. Các nguyên nhân của GPQ
Trong tổng quan nói về nguyên nhân của GPQ, Cole PJ (1995), Pasteur
(2000) đã nêu một số nguyên nhân hay gặp trên lâm sàng là [36], [64].
- Nhiễm khuẩn: GPQ sau sởi, ho gà, cúm, nhiễm khuẩn phổi PQ sau
viêm xoang ở trẻ em, nhiễm khuẩn phổi tái diễn ở người lớn. Các thể GPQ lan
toả thường là hậu quả của viêm phế quản - phổi cấp tính nặng lúc còn nhỏ,
nhất là do virút hợp bào hô hấp, virút hạch; vi khuẩn như tụ cầu vàng,
Klebsiella pneumonia; nấm Mycoplasma pneumonia; GPQ cũng gặp trong
bệnh do nấm Aspergillus PQ - phổi dị ứng (ABPA) [22], [36].
- Lao phổi: Weinberger SE (1998) nhấn mạnh GPQ sau lao hậu tiên phát
có thể do vi khuẩn lao gây tổn thương trực tiếp thành PQ hoặc gián tiếp do
hạch lao chèn ép làm tắc nghẽn, hoặc do tổn thương xơ co kéo [78].
- GPQ trong áp xe phổi mạn, viêm mủ màng phổi mạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
- GPQ phát triển sau hít phải hơi độc đã được chứng minh như: amoniac
heroin; hơi độc làm tổn thương thành PQ và sau đó dễ nhiễm khuẩn.
- GPQ ở BN suy giảm miễn dịch bẩm sinh: giảm gamma - globulin máu,
giảm chọn lọc IgA, IgM, IgG [45]. GPQ ở BN suy giảm miễn dịch thứ phát: dùng
thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, bệnh ở tủy xương, bệnh bạch cầu mạn
tính [47], [57].
- Thiếu hụt Alpha1-antitrypsin (AAT): là một bệnh lý hiếm gặp, cơ chế
chưa rõ nhưng người ta đã chứng minh được các bất thường AAT làm cho người
bệnh dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và hậu quả là GPQ [63].
- Tắc nghẽn PQ cơ học: cũng là nguyên nhân hay gặp, bản thân tắc
nghẽn không gây GPQ nhưng do kéo theo nhiễm khuẩn, khí cạm dưới chỗ bít
tắc PQ; các nguyên nhân chính là dị vật, u trong lòng PQ, PQ bị chèn ép do
hạch ngoại vi, hạch lympho to do di căn ung thư hoặc do viêm nhiễm.
- GPQ bẩm sinh rất ít gặp, một số hội chứng hay được nêu trong y văn như:
+ Hội chứng Kartagener (mô tả ở Đức năm 1933): Đảo ngược phủ tạng
(tim bên phải), viêm xoang và GPQ lan toả, do rối loạn vận động của lông
chuyển ở khí - PQ, bệnh có tính chất gia đình di truyền kiểu lặn trong nhiễm
sắc thể [56].
+ Hội chứng Mounier- Kuhn: GPQ kết hợp với giãn khí quản và viêm
xoang sàng, xoang má, thường có viêm mũi mủ, polyp mũi. Bệnh do khuyết
tật cấu trúc tổ chức liên kết của thành PQ [80].
+ Hội chứng Williams- Campbell là GPQ thường gặp ở trẻ nhỏ do
khuyết tật hoặc không có sụn PQ, gây GPQ. Soi PQ thấy PQ phồng to lên ở
thì hít vào và xẹp xuống ở thì thở ra [51].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
13
Người ta cho rằng GPQ bẩm sinh là do viêm nhiễm vách PQ từ khi còn
là bào thai do loạn sản bẩm sinh, gây tổn thương lan toả, thường kết hợp rối
loạn thông khí tắc nghẽn, dễ gây tử vong do nhiễm khuẩn phổi lan toả.
- Bệnh xơ hoá kén (Cystic fibrosis hay Mucoviscidosis): Đây là thể bệnh
có GPQ thường gặp nhất ở Châu Âu và Bắc Mỹ (chiếm 50% trường hợp
GPQ) nhưng hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh được đặc trưng bởi nhiễm khuẩn hô
hấp, tắc nghẽn đường thở mạn tính và có suy giảm chức năng ngoại tiết của
tuyến tụy, do đó gây giảm hấp thu, suy dinh dưỡng và làm chậm phát triển.
Bệnh gặp nhiều ở người da trắng do đột biến gen đơn mã hoá protein màng do
vậy gây bệnh xơ hoá kén [40], [46], [68].
- Không rõ nguyên nhân: khoảng 60% bệnh nhân GPQ không rõ nguyên
nhân, nhóm BN này hay có các bệnh hệ thống có thể dẫn đến sự hình thành
GPQ như: viêm khớp dạng thấp (biểu hiện lâm sàng GPQ 1- 3% và qua
HRCT có thể phát hiện đến 30% bệnh nhân GPQ [37], [58]), các tổn thương
viêm đường tiêu hoá (viêm loét đại tràng mạn tính), vô sinh, bệnh tổ chức kẽ
[32], [55].
1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ
Ở người bình thường, chính hệ thống thanh lọc nhầy nhung mao lót bề
mặt khí phế quản có các chức năng loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ bộ
máy hô hấp khỏi bị nhiễm khuẩn. Khi hệ thống thanh lọc nhầy này bị tổn
thương, hoặc bị khuyết tật dẫn đến tình trạng dễ nhiễm khuẩn là yếu tố dẫn
đến GPQ.
Các nghiên cứu thực nghiệm GPQ cho thấy: tắc nghẽn và nhiễm trùng
sau chỗ tắc nghẽn là 2 yếu tố có trước cho sự hình thành GPQ. Thành PQ bị
tổn thương do ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn và do viêm mãn tính, 2 quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
trình này tạo thành vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn (vicious-circle hypothesis).
Vòng xoắn bệnh lý này đưa đến tổn thương hệ thống thanh lọc nhầy nhung
mao, dẫn đến tổn thương thành PQ không hồi phục, gây suy yếu và hậu quả
cuối cùng là GPQ [34], [35].
Sơ đồ 1.1: Hệ thống bảo vệ đường hô hấp bình thường của Cole P J (1984) [35]
Các tác giả Hồng Kông đã nghiên cứu các Cytokin tiền viêm trong đờm
và huyết thanh của bệnh nhân bị GPQ lan toả đã nhận thấy: Cytokin IL-8, IL-
1 và TNF- có vai trò trong đáp ứng viêm mạn tính ở GPQ. Đặc biệt IL-8
được coi là yếu tố đáp ứng điều trị trong các đợt bùng phát của bệnh nhân
GPQ [48], [67], [70], [74].
Ngoài ra, người ta còn thấy rằng:
Nội độc tố của vi khuẩn và các men tiêu đạm, các men này được giải
phóng từ các tế bào viêm của phổi hoặc đang được lưu hành, phức hợp kháng
nguyên - kháng thể đều có thể làm chất trung gian gây tổn thương phá huỷ
thành phế quản.
Vi khuẩn xâm nhập
Khoẻ mạnh
Viêm được kiểm soát
Cơ chế thanh lọc nhầy,
nhung mao
Loại bỏ vi khuẩn
xâm nhập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
Người ta cũng tìm thấy trong dịch rửa phế nang có nhiều men tiêu sợi
đàn hồi của Neutrophil hoạt hoá, cathepsin G và các men chuyển hoá đạm
gian bào của Neutrophil MMP8. Các chất nói trên gia tăng cùng với mức độ
nặng hoặc vừa của GPQ.
Giả thuyết cho rằng: có sự tương tác giữa các Chemokin và Cytokines ở
tế bào phế quản dẫn đến hoá ứng động và làm hoạt hoá một số tế bào viêm rồi
điều biến viêm, là yếu tố chính của bệnh [29].
Vi khuẩn cư trú lại lâu ở hệ thống
xoang và phế quản
Sự phát triển của
vi khuẩn tiết ngoại
độc tố có thể
ức chế vận động
của nhung mao và
gây tổn thương
biểu mô phế quản
Khuẩn lạc phát triển
Cơ chế thanh lọc
nhầy nhung mao bị
khuyết tật
Tổn thương tổ chức
Sự tác động
môi trường
“châm ngòi”
lên tính dễ
mắc bệnh di
truyền
của cơ thể
người bệnh
Vi khuẩn
xâm nhập
Tổn thương
phổi dần dần
Viêm mạn tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
Sơ đồ 1.2: Vòng xoắn bệnh lý của Cole PJ (1995) [36]
1.5. Lâm sàng của GPQ
1.5.1. Triệu chứng cơ năng
- Ho dai dẳng, khạc đờm mủ hàng ngày: đây là triệu chứng rất quan
trọng. Theo Ellis và cộng sự (1981) theo dõi số lượng đờm hàng ngày có thể đánh
giá được mức độ nặng của GPQ: nhẹ < 10ml; vừa 10- 150ml; nặng > 150ml.
Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm PQ. Một số trường hợp ho khan hoặc
không ho (GPQ thể khô). Một số khác có dấu hiệu của viêm đa xoang gây ra hội
chứng xoang- phế quản. Lê Nhật Huy (2010) ho khạc đờm là 82,7%; Nguyễn
Thị Thu Trang (2013) là 54,6% [12], [27].
- Đờm có 3 lớp: lớp trên là bọt, lớp dưới là mủ đặc, lớp đáy là nhầy. Đờm
có thể có mùi thối [22].
- Ho ra máu: trong GPQ thể khô, ho khạc ra máu mà không khạc đờm.
Trẻ em ít gặp ho ra máu. Ho ra máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều
năm. Nguyên nhân do vỡ động mạch phế quản, nơi tiếp nối với động mạch
phổi bị phình giãn hoặc do hoại tử nặng thành phế quản. Mức độ ho ra máu có
thể ít hoặc nhiều: nhẹ <50ml/ngày; trung bình 50 - 200ml/ngày; nhiều
>200ml/ngày. Ho ra máu có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh [88]. Nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2013) ho máu là 34,2%; Chu Khánh Hòa
(2015) ho máu là 21% [9], [27].
- Khó thở: là triệu chứng muộn, thường gặp trong GPQ lan toả có phá
huỷ rộng và xơ hoá hoặc GPQ xảy ra ở người cao tuổi có kèm bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, GPQ có giãn phế nang kèm theo Lý Tuấn Hồng (2008) khó
thở là 48%; Phạm Văn Thi (2014) là 46,1% [10], [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
- Đau ngực: có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng
GPQ hoặc do dày dính màng phổi. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh Nên
(2013) đau ngực là 25,9% [16].
- Theo O’regan AV và Cs (2004), thống kê các triệu chứng của GPQ
người lớn có tỉ lệ như sau [62]:
+ Ho gặp 90% bệnh nhân;
+ Khạc đờm hàng ngày: 76%;
+ Khó thở: 72%;
+ Ho ra máu 56%;
+ Đau do viêm màng phổi 46%.
1.5.2. Triệu chứng toàn thân
- Sút cân, thiếu máu, mệt.
- Suy hô hấp chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương GPQ lan
toả rộng 2 bên phổi.
- Ngón tay dùi trống (gặp 1/3 số trường hợp).
- Các triệu chứng kèm theo: GPQ thường kèm theo các bệnh đường hô hấp
trên như viêm mũi xuất tiết, viêm mũi sau (75%), viêm xoang mủ (gặp 30 - 40%)
[86]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2013) gặp tỉ lệ viêm mũi họng
là 23%, viêm xoang 22,1% [27].
- Một vài triệu chứng ít gặp là: viêm mạch có ban xuất huyết ở ngoài da,
dấu hiệu móng tay vỏ hến.
1.5.3. Triệu chứng thực thể
- GPQ thể nhẹ có thể không có triệu chứng lâm sàng.
- Nghe phổi:
+ Ở giai đoạn tiến triển, đặc trưng là ran ẩm thô giữa thì thở vào và thì
thở ra, cố định ở một hay nhiều vị trí tuỳ theo tổn thương của GPQ. Thường
nghe thấy ở đáy phổi, tồn tại lâu qua nhiều lần khám và không mất đi khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18
ho.Theo nghiên cứu của Lý Tuấn Hồng (2008) ran ẩm là 50%, Nguyễn Cao
Minh Nên (2013) gặp ram ẩm 38,3% [10], [16].
+ Ran rít, ran ngáy không phổ biến, chỉ xuất hiện trong đợt bùng phát
của GPQ lan toả hoặc GPQ trên bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
hay BN hen phế quản. Nghiên cứu của Lê Nhật Huy (2010) gặp tỉ lệ ran rít,
ran ngáy là 30,8% [12].
+ Ran nổ một thì ở bệnh nhân GPQ chiếm ưu thế ở giữa thì hít vào,
nhưng 1/3 cuối thì hít vào thường không nghe thấy. Theo Phạm Văn Thi
(2014) ran nổ là 42,3% [26].
Khi có ran ẩm, ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi
Xquang phổi lại bình thường thì phải nghĩ đến GPQ.
Theo O’regan AV, Berman JS và Cs (2004) thống kê các tỉ lệ như
sau [62].
+ Ran nổ: gặp 70% bệnh nhân.
+ Ran rít, ngáy: 34%.
1.5.4. Tiến triển của giãn phế quản
Các ổ giãn phế quản có thể không phát triển gì thêm trong một thời gian
dài, nhưng nhiều khi có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm.
Trong các trường hợp giãn phế quản lan rộng và lan tràn thì sớm hay
muộn cũng sẽ phát triển tình trạng xơ phổi,nhiễm khuẩn mủ phế quản-phổi,
suy hô hấp, suy tim và bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm.
1.6. Cận lâm sàng
1.6.1. Chụp Xquang phổi chuẩn
Chụp phổi: (chụp thẳng, chụp nghiêng): khoảng 7 - 30% bệnh nhân GPQ
có hình ảnh Xquang phổi bình thường [60]. Số còn lại có thể thấy một số hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19
ảnh tổn thương trên phim. Kết hợp lâm sàng và Xquang phổi chuẩn có thể
định hướng chẩn đoán và chẩn đoán thể bệnh của GPQ.
Các hình ảnh Xquang phổi thường gặp là [74].
+ Thành PQ tạo thành các đường song song (đường ray). Theo nghiên
cứu Phạm Văn Thi (2014) hình ảnh đường ray là 18/52 (34,6%) [26].
+ Thể tích của thùyphổi có GPQ nhỏ lại, thùyphổi lành giãn ra (giãn phổi bù).
+ Ở vùng phổi bị GPQ, có viêmphổi tái diễn nhiều lần, hàng nămvề mùa lạnh.
+ Có các ổ sáng nhỏ ở một đáy phổi, giống hình ảnh tổ ong, có thể có ổ
sáng với mực nước ngang kích thước thường không quá 2cm. Theo Hoàng
Minh Lợi (2001) hình ảnh tổ ong là 9,4%, Phạm Văn Thi (2014) là 30,7%,
Lynch D.A và CS (1999) là 12,8% [14], [26], [54].
+ Xẹp phổi thùy dưới trái: bóng mờ hình tam giác bị bóng tim che lấp.
+ Hình ảnh viêm phổi tái diễn xung quanh khu vực GPQ, gặp nhiều nhất
ở thể GPQ phối hợp (74%) và ở thùy dưới (78,3%). Hình ảnh mực nước
ngang gặp ít và nếu có chủ yếu ở thể giãn GPQ hình túi. Hình ảnh ngón tay đi
găng hay gặp ở GPQ hình ống và ở thùy trên trái. Các thể GPQ đều hay gặp
hội chứng phế nang (trên 70%). Hội chứng hang tuy ít gặp nhưng độ đặc hiệu
cao và chỉ thấy ở GPQ hình túi, thường là hang tròn đơn độc ở thùy trên phải
với mực nước ngang ít. Hội chứng PQ cũng gặp nhiều (87,3%) nhưng không
đặc hiệu [20], [60].
+ Các đám mờ hình ống biểu hiện của các PQ bị lấp đầy chất nhầy.
+ Hình ảnh các đường mờ mạch máu phổi co tập trung lại do xẹp phổi
gây nên với tắc các PQ nhỏ do dịch nhầy.
+ Giảm tưới máu phổi, có ở các trường hợp nặng [20], [60].
1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính
* Hình ảnh của HRCT phổi bình thường:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20
Mạch máu phổi phân bố đều theo hướng ly tâm, bắt nguồn từ trung thất
phân nhánh tận cùng đến động mạch trung tâm tiểu thuỳ tức là phân cấp lần
thứ 16, có khẩu kính từ 1mm, càng xa càng nhỏ dần và không thấy được nữa
khi cách màng phổi thành từ 5-10mm. Đó là các chấm nhỏ nếu chạy thẳng
góc với mặt phẳng cắt hoặc là các ống nhỏ nếu chạy ngang với lớp cắt.
Màng phổi lá thành và lá tạng không phân biệt được trên HRCT, tuy
nhiên có thể phân biệt được chúng với cơ liên sườn, mỡ và mạch máu.
* Hình ảnh của HRCT giãn phế quản [61]
** Triệu chứng trực tiếp:
+ Hình con dấu, hình nhẫn hoặc hình nhẫn có mặt: do thành PQ dày và
giãn (vòng nhẫn), trong lúc mạch máu đi kèm không đổi (mặt nhẫn), thấy
được trên hình cắt ngang.
+ Hình ảnh đường ray: thấy được hình PQ cắt dọc.
+ Hình tổ ong: PQ giãn chứa khí, tạo nên các ổ sáng nhỏ tập trung ở 2
đáy, ứ đọng chất tiết do tắc nghẽn PQ bởi dịch nhầy, mủ tạo nên.
+ Hình giải mờ ruban, hình ngón tay đi găng.
+ Hình mức nước hơi nằm ngang, đường kính không quá 2cm.
+ Hình chùm nho.
+ Hình ảnh lấp đầy chất nhầy, máu, mủ… trong lòng PQ giãn (mucoid
impaction) với hình ảnh giải tăng tỉ trọng hình chữ Y, chữ V hoặc nốt tròn
nằm cạnh cấu trúc mạch máu trên lớp cắt ngang.
** Triệu chứng gián tiếp:
+ Dày thành PQ: Khi thành PQ dày lên sẽ thấy một vòng tròn dày, hình
này dễ phát hiện khi chỉ có một nhánh PQ tổn thương, khó phát hiện khi có
nhiều nhánh bị lan toả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
21
+ Rối loạn thông khí:
Xẹp hoặc kém thông khí.
Khí cặn: Không thay đổi thể tích khi thở.
Giãn bù trừ các phân thuỳ, thuỳ phổi xung quanh.
+ Bất thường về tưới máu: Giảm phân bố mạch với giảm kích thước, số lượng
mạch máu; PQ và mạch máu sít lại với nhau do phát triển xơ xung quanh PQ.
+ Tổn thương ở phế nang quanh PQ giãn:
Hình ảnh mờ dạng giải do viêm cạnh PQ.
Hình mờ tam giác ở cạnh tim phải, sau tim trái do xẹp phổi thùy dưới
trái hoặc hội chứng thuỳ giữa do xẹp phổi gặp trong thể xẹp phổi của GPQ.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán GPQ trên phim HRCT:
Theo Dwyer R (1998) [41] và Naidich và cs (1999) [61] thì tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá GPQ là:
1. Đường kính trong của PQ lớn hơn đường kính ngoài của động mạch đi kèm.
2. Các PQ không nhỏ dần được quy định là khi một PQ trên một đoạn
dài 2cm có đường kính tương tự PQ đã phân chia ra PQ đó.
3. Thấy được hình PQ ở ngoại vi cách màng phổi thành ngực dưới 1cm.
4. Thấy PQ đi sát vào màng phổi trung thất.
5. Thành PQ dày hơn so với các nhánh cùng thế hệ, mốc so sánh là PQ
bình thường ở bên cạnh nhân đôi
* Trên HRCT có thể phân loại các thể GPQ
+ GPQ thể hình trụ hay hình ống: Thành PQ dày, khẩu kính tăng hơn
PQ bình thường tương ứng, 2 bờ song song nhau tạo thành hình đường ray
nếu cắt theo trục dọc PQ; hình nhẫn có mặt nếu cắt theo trục ngang PQ. Khi ổ
GPQ chứa đầy dịch nhầy bên trong tạo nên hình ảnh ngón tay đi găng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22
GPQ hình ống: PQ bình thường giảm khẩu kính
đoạn xa (1) và GPQ (2)
+ GPQ thể hình túi hoặc kén: GPQ hình hang, mất các phân nhánh xung
quanh, bờ có thể dày hoặc mỏng. Ta có thể thấy hình tổ ong, hình mức hơi
dịch, hình bán nguyệt hoặc hình chùm nho
GPQ hình hang
+ GPQ hình chuỗi hạt: PQ thành dày, bờ không đều, chỗ giãn chỗ thắt lại
xen kẽ trông như chuỗi hạt.
GPQ hình chuỗi hạt
Các hình ảnh phối hợp: hình kính mờ, hình đông đặc trong viêm phổi
mạn, hình đám mờ, hình giảm thể tích phổi do xơ, hình giãn phế nang, hình ứ
dịch trong lòng PQ: ngón tay đi găng, hình giải mờ, hình mức nước mức hơi.
1.6.3. Nội soi phế quản ống mềm [5]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
23
Nội soi PQ ống mềm: dùng để chẩn đoán, với sự trợ giúp của màn hình
video, hình ảnh nội soi PQ thấy rõ và đẹp hơn cho giá trị chẩn đoán cao hơn.
Các hệ thống ống soi mới dùng một camera nhỏ gắn ở đầu soi, hình ảnh quan
sát được truyền trực tiếp về bộ xử lý hình ảnh rồi lên màn hình nên chất lượng
quan sát cao hơn nhiều.
Nội soi PQ ống mềm với sự trợ giúp định vị của Xquang có màn hình
tăng sáng hai chiều, chụp cắt lớp vi tính cho phép sinh thiết chính xác các tồn
thương nhỏ ở ngoại vi.
Nội soi hình quang với hệ thống ánh sáng trắng và ánh sáng xanh.
1.6.3.1. Chỉ định, chống chỉ định nội soi phế quản
* Chỉ định nội soi phế quản [5]
- Nội soi chẩn đoán: Nghi ung thư PQ phổi khi có đám mờ ở ngoại vi; Ho
ra máu, để tìm nguyên nhân và xác định vị trí chảy máu; Nghi lao phổi: xét
nghiệm AFB dịch PQ, PCR - BK dịch PQ; Áp xe phổi, tràn mủ màng phổi;
Nhiễm khuẩn PQ phổi khác: lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn; Bệnh bụi phổi.
- Nội soi điều trị: Lấy dị vật khí, PQ; Tắc PQ: nội soi PQ để tìm nguyên
nhân điều trị; Hút dịch tiết gây ùn tắc lòng PQ; Kiểm tra sau cắt thùy phổi;
Điều trị các khối u, sùi gây tắc hẹp khí PQ với các biện pháp như đốt điện
đông cao tần, laser, áp lạnh…
* Chống chỉ định nội soi PQ [5], [76].
+ Không có chống chỉ định tuyệt đối
+ Chống chỉ định tương đối trong các trường hợp sau: Thiếu oxy máu;
Hen PQ; đang có cơn khó thở; Thiếu máu cơ tim, suy tim; Tắc nghẽn tĩnh
mạch chủ trên; Tạng máu chảy, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu; Suy thận
mạn; Dị ứng thuốc tê; Động kinh; Tâm thần.
1.6.3.2. Một số hình ảnh nội soi PQ ống mềm ở bệnh nhân GPQ
Theo Ikeda S (1974), Wang K.P (2004) [48], [76].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
* Hình ảnh nội soi PQ bình thường
Niêm mạc và giải phẫu cây PQ bình thường ở người có thể gặp một số
biến đổi về giải phẫu cây PQ, nhất lầ ở các phân thùy của thùy trên và thùy
dưới. Thùy trên có thể thêm 1 PQ phụ xuất phát trực tiếp từ khí quản.
* Hình ảnh bất thường ở thành PQ:
- Khẩu kính của khí quản hoặc PQ có thể nhỏ lại do chít hẹp cục bộ hoặc
rối loạn vận động.
- Hướng đi của PQ có thể bị thay đổi do bị co kéo, xoắn hoặc gấp khúc
đặc biệt hay gặp ở xơ phổi, sau phẫu thuật lồng ngực hoặc điều trị tia xạ.
- Dày thành PQ.
- Giãn lòng PQ.
+ Hình ảnh bất thường ở niêm mạc và lòng PQ:
- Mất nhung mao.
- Thâm nhiễm niêm mạc PQ.
- Niêm mạc PQ nhạt màu hoặc màu hồng, đỏ do xung huyết mạch máu,
hình ảnh sắc tố đen.
- Đờm, mủ, máu trong lòng PQ.
+ Có thể thấy một số nguyên nhân gây GPQ:
- Mất các vòng sụn làm PQ phình ra khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra
trong hội chứng Williams- Campbell.
- Phì đại khí- PQ do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành PQ kèm
theo GPQ trong hội chứng Mounier- Kuhn.
- Hình chít hẹp PQ do xơ sẹo sau lao nội PQ cục bộ hoặc dị vật rơi vào PQ.
- Sùi và loét niêm mạc PQ do tổn thương viêm hoặc u.
1.6.3.3. Các kỹ thuật lấy bệnh phẩm qua ống nội soi PQ
- Sinh thiết PQ.
- Sinh thiết xuyên vách PQ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
25
- Chọc hút kim nhỏ xuyên thành khí PQ.
- Chải PQ.
- Rửa PQ - phế nang: là phương pháp lấy bệnh phẩm ở đường hô hấp
dưới bằng cách bơm từ từ dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương vào trong
lòng PQ cần rửa sau đó hút dịch ra nhẹ nhàng, từ từ. Dịch thu được chứa các
thành phần như tế bào, vi khuẩn, các chất sinh hóa [18].
Kỹ thuật này ban đầu được áp dụng với mục đích điều trị, việc ứng dụng
vào mục đích chẩn đoán được Reynods H và Newball H.H thực hiện vào năm
1979, được áp dụng rộng rãi vào những năm đầu thập kỷ 80. Rửa PQ - phế nang
là phương pháp chẩn đoán các bệnh phổi kẽ, nhiễm khuẩn cơ hội, ung thư PQ.
1.7. Đặc điểm vi khuẩn học và nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ
1.7.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ: Theo (Winberger S.E 2004) [79]
Nhiễm khuẩn hô hấp được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu
gây GPQ. Đáp ứng viêm của cơ thể trước tình trạng nhiễm khuẩn gây ra tổn
thương biểu mô đường hô hấp và làm giảm thanh lọc nhầy nhung mao. Tiếp
theo, sự tổn thương này sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn dễ kết dính vào biểu
mô, gây viêm thành PQ, dần dần làm cho PQ bị phá huỷ và bị giãn ra. Tình
trạng ứ đọng dịch tiết trong lòng các PQ bị giãn lại là môi trường thuận lợi cho vi
khuẩn tồn tại và phát triển gây ra những đợt bội nhiễm tái phát nhiều lần làm nặng
thêm tổn thương GPQ. Quá trình này tiếp diễn tạo vòng xoắn bệnh lý của GPQ.
Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn chủ yếu do cơ chế bảo vệ của cơ
thể bị suy giảm. Có một số nguyên nhân gây suy giảm cơ chế bảo vệ đó là:
- Tắc nghẽn PQ: vi khuẩn và các chất tiết không được thanh thải ra khỏi các
đường thở bị tắc, bởi vậy sẽ phát triển nhiễm khuẩn tái diễn.
- Hội chứng rối loạn vận động nhung mao nguyên phát dẫn đến sự phối
hợp vận động và hoạt động đẩy về phía trước của nhung mao bị giảm và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
26
thanh thải vi khuẩn cũng bị suy giảm theo. Hậu quả là nhiễm khuẩn đường hô
hấp trên và dưới tái diễn.
- Xơ hoá kén: các chất tiết bám chặt trong lòng PQ kết hợp sự thanh thải
vi khuẩn bị giảm, dẫn tới nhiễm nhiều loại vi khuẩn hoặc vi khuẩn sống cộng
sinh, đặc biệt là P.aeruginosa, S.aureus, H. influenzae, Escherichia Coli và
Burkholderia cepacia.
- Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch và giảm gammaglobulin miễn
dịch cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng cơ hội nói chung và nhiễm trùng hô
hấp nói riêng [79].
1.7.2. Đường vào phổi của vi khuẩn [44], [75]
- Theo đường hô hấp: các vi khuẩn bình thường cư trú ở vùng hầu họng.
Trong điều kiện thuận lợi, chúng được hít vào đường thở. Khi ho, hắt hơi các
hạt nước bọt bắn vào không khí, chúng nhanh mất nước, trở thành các hạt nhỏ
có đường kính 1- 2mm, khi người lành cũng như bệnh nhân hít phải những
hạt này, vi khuẩn nhanh chóng lọt sâu vào các PQ, tiểu PQ tận - phế nang.
- Theo đường máu: thường xuất hiện sau nhiễm trùng huyết do tụ cầu
vàng, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn.
- Theo đường bạch huyết: một số vi khuẩn (P. seudomonas, S. aureus) có thể
tới phổi theo đường bạch huyết, chúng gây viêm phổi hoại tử và áp xe phổi.
1.7.3. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên
theo Fang và CS (1990) thấy rằng vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là
Streptococcus pneumoniae, đứng hàng thứ hai là virus và Hemophilus
influenzae, tiếp theo là các vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram (-) và các vi
khuẩn gây bệnh không điển hình [51]. Cũng theo tác giả vi khuẩn có khả năng
gây bệnh phân lập được từ bệnh phẩm hô hấp thấy có họ vi khuẩn đường ruột
như Klebsiella (K. pneumoniae, K. terrigena) và Enterobacter (E. aerogenes,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
27
E. sakarakii). Giống Klebsiella gồm 7 loài, trong đó K. pneumoniae là loài
hay gây viêm phổi nhất [42], [78].
- Họ P.seudomonas như P. aeruginosa gây nên viêm phổi gặp với tỉ lệ 6
- 11% trong các viêm phổi Gram âm.
- Streptococcus pneumoniae cũng là loài vi khuẩn gây viêm phổi tương
đối phổ biến, đặc biệt vào mùa đông xuân [8].
- Staphylococcus aureus, là vi khuẩn Gram (+) có khả năng gây nhiều
loại bệnh khác nhau, trong đó có viêm phổi nhưng hiếm gặp hơn. Viêm phổi
do tụ cầu có tỷ lệ tử vong cao [8].
- Ở Việt Nam, Mycobacterium tuberculosis là một nguyên nhân gây
nhiễm trùng hô hấp thường gặp. Các vi khuẩn Mycobacterium không điển
hình cũng nuôi cấy được ở bệnh nhân GPQ.
- Mycoplasma và nấm là những nguyên nhân hiếm gặp ở bệnh nhân GPQ.
1.7.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm
Nhiễm khuẩn PQ thường xảy ra ở bệnh nhân GPQ và gây nên các đợt
bùng phát của bệnh. Việc phân lập vi khuẩn gây bệnh là rất có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn. Tuy nhiên việc phân lập vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào
phương pháp lấy bệnh phẩm. Để tìm hiểu nguyên nhân nhiễm khuẩn tốt nhất
là lấy được chất tiết từ vị trí phổi - phế quản bị viêm. Có nhiều phương pháp
lấy bệnh phẩm như sau [43].
* Lấy đờm:
Là biện pháp đơn giản, không gây chấn thương cho người bệnh, dễ lấy,
có thể lấy nhiều lần xét nghiệm. Đánh giá đờm ngay sau khi lấy bệnh phẩm,
phân loại sơ bộ: nước bọt, chất nhầy, nhầy mủ, mủ, máu (hoặc mủ lẫn máu).
Mẫu đờm lấy được soi trực tiếp và nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh. Chỉ nuôi cấy
phân lập vi khuẩn khi mẫu đờm là mủ hoặc nhầy mủ. Nếu bệnh nhân khó khạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
28
đờm có thể cho bệnh nhân khí dung nước muối ưu trương 3% để kích thích bệnh
nhân ho khạc.
* Nội soi PQ lấy bệnh phẩm:
Thường áp dụng 2 phương pháp:
- Chải PQ lấy bệnh phẩm: phương này có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, phản
ánh đúng vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nhược điểm là đòi hỏi trang bị đắt tiền,
khó áp dụng khi bệnh nhân đang khó thở, suy hô hấp.
- Rửa PQ qua nội soi PQ có bảo vệ: là phương pháp lấy bệnh phẩm ở
đường hô hấp dưới bằng cách bơm dung dịch huyết thanh mặn 0,9% vào PQ
cần rửa sau đó hút ra. Dịch thu được chứa các thành phần như tế bào, vi
khuẩn, các chất sinh hoá (Protein, Lipid…) [18], [23].
Kỹ thuật này ban đầu được áp dụng với mục đích điều trị, việc ứng dụng
với mục đích chẩn đoán được Reynods H và NeWball H.H thực hiện vào năm
1979, được áp dụng rộng rãi vào những năm đầu thập kỷ 80. Rửa PQ - phế
nang là phương pháp chẩn đoán các bệnh phổi kẽ, nhiễm khuẩn cơ hội, ung
thư PQ khi rửa với thể tích lớn mẫu tế bào và dịch là của phế nang. Phương
pháp này lấy được bệnh phẩm tin cậy để phân lập vi khuẩn.
*. Chọc hút qua khí quản lấy bệnh phẩm:
Là phương pháp lấy bệnh phẩm xâm nhập tránh bội nhiễm vi khuẩn ở
miệng họng. Chọc qua màng nhẫn giáp, luồn catheter vào sâu trong khí quản,
hút chất tiết ở đường hô hấp dưới. Phương pháp này ra đời từ 1958 do Peroca
D.V sáng tạo và áp dụng đầu tiên. Đến năm 1986 được Tổ chức Y tế thế giới
công nhận là phương pháp tin cậy.
Gần đây nhiều tác giả cũng thấy phương pháp này có độ nhạy và độ đặc
hiệu cao. Nếu nhiễm khuẩn phổi do vi khuẩn, tiến hành kỹ thuật chọc hút qua
khí quản trước khi dùng kháng sinh thì tỷ lệ âm tính giả là rất ít (1%).
Nuôi cấy, định lượng vi khuẩn: khi số lượng vi khuẩn > 107
vi khuẩn/ml
thì có thể kết luận đó là vi khuẩn gây bệnh [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
29
1.8. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới
Nguyễn Thùy Linh (2008) nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và vi khuẩn học bệnh nhân giãn phế quản điều trị tại Bệnh viện Bạch
Mai 2007-2008” gặp ho khạc đờm 49%, ho ra máu 29%, sốt 21%, mủ trong
lòng phế quản 62,3%, máu 9,4%, tác giả cũng tiến hành phân lập chủng vi
khuẩn ở dịch rửa PQ cho kết quả như sau: P.aeruginosa 4/9 (44,4%),
Klebsiella pneumonia chiếm tỷ lệ 36,9% [13].
Năm 2010 Lê Nhật Huy với đề tài nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng,
các hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính phân giải cao, sự rối
loạn thông khí phổi ” ở 52 bệnh nhân giãn phế quản. Kết quả cho thấy dấu
hiệu ho chiếm tới 96,2% (50/52), gặp nhiều nhất là ho khạc đờm mạn tính
71%, ho máu 19,2%, đau ngực 17,3%, ran ẩm, ran nổ chiếm 86,54%. Hình
ảnh tổn thương hay gặp nhất trên HRCT là hình ống sáng, đường ray 78,8%,
GPQ hình trụ là 73%, GPQ thùy dưới trái chiếm 71,2% [12].
Năm 2013 Nguyễn Thị Thu Trang nghiên cứu 52 bệnh nhân Giãn phế
quản có nuối cấy và định danh vi khuẩn bằng máy định danh vi khuẩn tự động
Phoenix cho thấy 99% nuôi cấy vi khuẩn ở đờm và dịch rửa phế quản là vi
khuẩn Gram (-), trong dịch rửa PQ kết quả của tác giả cho thấy tỷ lệ dương
tính là 16,1% và tỷ lệ âm tính là 83,9%, chủng vi khuẩn có số lượng cao nhất
là P.aeruginosa chiếm 30/56 (53,6%), C.violaceum 14/56 (25,0%),
M.tuberculosis 6/56 (10,7%), K.pneumoniae 3/56 (5,4%), Pseudomonas
putida 1/56 (1,8%), Pseudomonas fluorescens 1/56 (1,8%), Staphylococcus
aureus 1/56 (1,8%). Liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng với kết quả cấy
đờm và dịch rửa PQ nhận thấy các triệu chứng sốt, đau ngực, khó thở ho máu
ở nhóm vi khuẩn Gram (-) gặp nhiều [27].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
30
Năm 2015 Chu Khánh Hòa nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và vi khuẩn học bệnh nhân GPQ tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch
Mai” ở 100 bệnh nhân tác giả đi đến kết luận: bệnh nhân có tiền sử nhiễm
trùng phổi tái diễn cao 42%, lao phổi 20%, triệu chứng lâm sàng hay gặp là
ho khạc đờm 75%, ho máu 21%, đau ngực 32%, giãn phế quản thể lan tỏa hai
bên phổi 71%, GPQ hình trụ 49%, mủ trong lòng PQ 66,1%, chảy máu trong
lòng PQ 15,1%. Trong 53 bệnh phẩm được nuôi cấy cho tỷ lệ dương tính là
10/53 (18,9%) và tỷ lệ âm tính là 43/53 (81,1%) [9].
Năm 1999, Lynch D.A và cộng sự nghiên cứu trên 281 bệnh nhân GPQ
được chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao cho thấy sự phân bố GPQ thùy
dưới phải chiếm tỷ lệ cao 86%, thùy dưới trái 85,0%, thùy giữa 83%, thùy
trên phải 75,0% và thùy trên trái 67,0% và GPQ hình trụ chiếm 73,0%; 68,0%
GPQ hình túi và hình tràng hạt là 46,0% [54].
Năm 2002 tác giả Currie. D cũng gặp các chủng vi khuẩn như
H.influenzae: 55%; P.aeruginosa: 31%; S. aureus: 8%, tác giả kết luận đây là
những chủng vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn ở bệnh nhân GPQ [38].
Năm 2003 Moreira J.S nghiên cứu 179 Bệnh nhân GPQ các triệu chứng
thường gặp là ho 100%, khạc đờm 96%, ho máu 41,2%, đau ngực 28,8% và
kết quả nuôi cấy vi khuẩn tỷ lệ dương tính 71,8% [59].
Nghiên cứu của Judge E.P (2006) về vi khuẩn học trên 39 bệnh nhân GPQ
trong dịch rửa PQ cho tỷ lệ dương tính là 81,7%, các chủng vi khuẩn thường
gặp là: P. aeruginosa (75%); Staphylococus aureus 39%, Streptococcus
pneumoniae 7%; H. influenzae: 4% [50]. Hay kết quả nghiên cứu của Stantamiria.
F (2006) nghiên cứu 43 bệnh nhân giãn phế quản và có kết quả: H.
influenzae: 46%; P.aeruginosa: 33%; S.aureus: 23%; Streptococcus
pneumoniae: 14%; K. pneumoniae 7% [71].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
31
Năm 2007, King P.T và cộng sự nghiên cứu trên 94 bệnh nhân GPQ, tỷ
lệ gặp H.influenzae là 47%, P.aeruginosa là 12% [52].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
55 bệnh nhân được chẩn đoán xác định GPQ và được nội soi phế quản
điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Dựa vào hình ảnh chụp HRCT có một trong các triệu chứng sau [61]:
1. Đường kính trong của PQ lớn hơn đường kính ngoài của động mạch
đi kèm.
2. Các PQ không nhỏ dần được quy định là khi một PQ trên một đoạn
dài 2cm có đường kính tương tự PQ đã phân chia ra PQ đó.
3. Thấy được hình PQ ở ngoại vi cách màng phổi thành ngực < 1cm.
4. Thành PQ dày hơn so với các nhánh cùng thế hệ, mốc so sánh là PQ
bình thường ở bên cạnh nhân đôi
- Được nội soi phế quản ống mềm
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Giãn phế quản ở những bệnh nhân COPD và bệnh nhân đã sử dụng
kháng sinh trong 2 tuần trước khi điều trị.
- Những bệnh nhân có chống chỉ định nội soi phế quản.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian:10/2015 đến 7/2016.
- Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
32
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứ u: Mô tả.
- Thiết kế nghiên cứ u: Cắt ngang.
- Cách chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích, lấy toàn bộ bê ̣
nh nhân có đủ
tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứ u.
- Cỡ mẫu:
Mẫu được tính theo công thức
2
(1 /2) 2
(1 )
1
p p
n Z
d



  
n: số lượng đối tượng cần nghiên cứu
Z2
1-/2: = 1,96 với mức tin cậy là 95% (Ngưỡng α = 0,05)
p = 0,94 (Tỷ lệ cấy dịch rửa PQ dương tính hoặc mủ ở BN GPQ theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang năm 2013) [27]
q = 1- p
d = 0,06 (d: độ chính xác mong đợi, chọn d = 6%)
Áp dụng vào công thức trên tính được n = 52. Trên thực tế
trong thời gian nghiên cứu chúng tôi chọn được 55 bệnh nhân phù hợp
tiêu chuẩn, do vậy cỡ mẫu ở đây là 55 bệnh nhân.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm chung bệnh nhân GPQ
- Tuổi: phân theo nhóm tuổi.
- Giới: nam, nữ
- BMI.
- Tiền sử hút thuốc (số bao-năm).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
33
2.3.2. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên
phim HRCT, vi khuẩn học
* Lâm sàng: Ho ra máu (số lượng), ho khạc đờm (số lượng), màu sắc
đờm: đờm xanh, đờm trắng đục, đờm vàng, đờm trong, khó thở (mức độ khó
thở theo mMRC), đau ngực, sốt, phù, ngón tay dùi trống, rì rào phế nang,
tiếng rale (ran ẩm, ran rít, ran ngáy, ran nổ), tiền sử điều trị lao phổi, tiền
sử nhiễm khuẩn hô hấp dưới không lao, số đợt bùng phát /năm, thời gian
phát hiện bệnh.
- Đặc điểm dịch rửa phế quản: dịch trong, đục, máu
* Hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT
+ Vị trí tổn thương: theo thùy, số lượng thùy ở phổi phải, phổi trái, 2 phổi.
+ Hình thái tổn thương: dạng trụ, túi, hỗn hợp.
+ Các tổn thương phối hợp: xẹp phổi, nút nhầy phế quản, hình ảnh đông
đặc, giãn phế nang, hình nốt mờ, dày tổ chức kẽ.
* Vi khuẩn học:
+ Lấy dịch rửa phế quản - phế nang để làm xét nghiệm AFB.
+ Kết quả cấy định danh vi khuẩn.
+ Kết qủa kháng sinh đồ.
2.3.3. Chỉ tiêu mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh HRCT của bệnh
nhân GPQ
- Liên quan giữa đặc điểm ho ra máu với vị trí GPQ.
- Liên quan giữa đặc điểm ho khạc đờm với số lượng thùy GPQ.
- Liên quan giữa đặc điểm khó thở với số lượng thùy GPQ.
- Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với số lượng thùy GPQ.
- Liên quan giữa đặc điểm ho ra máu với hình thái GPQ.
- Liên quan giữa đặc điểm ho khạc đờm với hình thái GPQ.
- Liên quan giữa đặc điểm khó thở với hình thái GPQ.
- Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với hình thái GPQ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
34
- Liên quan giữa số đợt bùng phát với hình thái GPQ.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong
nghiên cứu
Các số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất
2.4.1. Lâm sàng
Bệnh nhân được học viên hỏi, thăm khám lâm sàng tỷ mỉ, khai thác kỹ
tiền sử, bệnh sử, thời gian phát hiện bệnh, các triệu chứng toàn thân, cơ năng,
thực thể và ghi đầy đủ các triệu chứng theo mẫu bệnh án nghiên cứu với triệu
chứng ho khạc đờm, ho máu trước khi vào viện thì lượng máu hoặc đờm được
xác định tương đối bằng cách hỏi và so sánh với các thể tích qui ước. Khi
bệnh nhân đã vào viện điều trị thì xác định tổng lượng máu hoặc đờm trong
ngày đầu tiên đến khám bằng cốc nhựa có vạch thể tích.
* Tuổi: Được tính từ năm sinh dương lịch thực tế đến thời điểm nhập
viện, được phân theo các nhóm tuổi.
+ Dưới 40 tuổi
+ 40- 49 tuổi
+ 50 - 59 tuổi
+ ≥ 60 tuổi
* BMI (WHO năm 2004)
BMI (kg/m2
) = Cân nặng(Kg)/ Chiều cao2
(m2
)
Bảng 2.1. Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng
Chỉ số BMI < 18,5 18,5 - 25 >25
Thể trạng Gầy Bình thường Béo
* Công thức tính số bao- năm.
Số bao - năm= số bao thuốc bệnh nhân hút trong một ngàyx số nămhút thuốc.
Đơn vị tính: bao- năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
35
* Mức độ khó thở theo phân độ mMRC (Medical Research Council) của
hội đồng Y khoa Anh quốc.
+ mMRC 0: Chỉ xuất hiê ̣
n khó thở khi hoa ̣t động gắng sứ c mạnh.
+ mMRC 1: Khó thở khi đi nhanh hoă ̣c leo dốc.
+ mMRC 2: Đi chậm hơn do khó thở hoặc phải dừ ng la ̣i để thở khi đi
ca ̣nh người cùng tuổi.
+ mMRC 3: Phải dừng lại để thở sau khi đi khoảng 100m.
+ mMRC 4: Khó thở khi mặc hay cởi áo quần, không thể ra khỏi nhà.
Từ mMRC 0 - 2: là khó thở nhẹ; mMRC 3: là khó thở trung bình;
mMRC 4: khó thở nặng.
* Tiêu chuẩn đánh giá số lượng đờm [2].
Ho đờm được xác định chỉ có đờm nhầy mủ hoặc lẫn ít sợi huyết.
- Số lượng đờm ít < 10ml/24h
- Số lượng đờm trung bình 10-150ml/24h
- Số lượng đờm nhiều >150ml/24h
* Xác định màu sắc đờm: bằng phương pháp quan sát trực tiếp.
* Tiêu chuẩn đánh giá ho ra máu [2].
Ho máu là chỉ ho ra máu (không lẫn nhầy mủ)
- Ho ra máu mức độ nhẹ < 50ml/24h
- Ho ra máu mức độ trung bình 50-200ml/24h
- Ho ra máu mức độ nặng > 200ml/24h
- Ho ra máu rất nặng > 500ml/24h
* Nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao: là những bệnh nhân có tiền sử
ho khạc đờm mạn tính đã xét nghiệm đờm nhưng không có vi khuẩn lao và
không được chẩn đoán lao phổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
36
* Thời gian phát hiện bệnh: được xác định từ lần đầu khi bệnh nhân có
triệu chứng ho khạc đờm mạn tính hoặc ho máu đến hiện tại, chia theo các
nhóm thời gian: < 5 năm; 6 - 10 năm; 11- 15 năm và > 15 năm.
* Số đợt bùng phát/năm.
Đợt bùng phát là bệnh nhân có triệu chứng ho khạc đờm tăng, biến đổi
màu sắc đờm hoặc ho máu và khó thở tăng, kèm theo bệnh nhân có sốt.
+ Đợt bùng phát nhiều ≥ 2lần/năm.
+ Đợt bùng phát ít < 2lần/năm.
2.4.2. Hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao
Sau khi bệnh nhân nhập khoa được khám lâm sàng, X quang thường qui
có các triệu chứng nghi ngờ GPQ thì được chụp HRCT. Nếu có hình ảnh đạt
tiêu chuẩn thì lấy vào đối tượng nghiên cứu. Nếu không có hình ảnh đạt tiêu
chuẩn thì không đưa vào nghiên cứu.
- Máy chụp cắt lớp sử dụng vi tính (CT) xoắn ốc, đa dãy đầu dò -
Multislice CT Scanner SIEMENS SOMATOM EMOTION - cấu hình 6 lát,
phiên bản Syngo 2009E.
- Bệnh nhân được chụp HRCT tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh. Phân tích
các hình ảnh GPQ trên phim HRCT.
- Thời gian chụp trong 2 ngày đầu sau khi vào điều trị.
- Bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và giáo viên hướng dẫn, học
viên đọc kết quả, đọc theo tiêu chí chỉ tiêu nghiên cứu.
* Hình thái GPQ
+ GPQ thể hình trụ hay hình ống: Thành PQ dày, khẩu kính tăng hơn PQ
bình thường tương ứng, 2 bờ song song nhau tạo thành hình đường ray nếu
cắt theo trục dọc PQ; hình nhẫn có mặt nếu cắt theo trục ngang PQ. Khi ổ
GPQ chứa đầy dịch nhầy bên trong tạo nên hình ảnh ngón tay đi găng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
37
+ GPQ thể hình túi hoặc kén: GPQ hình nang, mất các phân nhánh xung
quanh, bờ có thể dày hoặc mỏng. Ta có thể thấy hình tổ ong, hình mức hơi
dịch, hình bán nguyệt hoặc hình chùm nho.
+ GPQ hình chuỗi hạt: PQ thành dày, bờ không đều, chỗ giãn chỗ thắt lại
xen kẽ trông như chuỗi hạt.
* Xác định vị trí GPQ theo thùy và phân thùy.
Dựa vào vị trí các lớp cắt và vị trí giải phẫu của các phân thùy phổi để
xác định vị trí GPQ.
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các lớp cắt (Wegener O.H và Cs 1997) [77]
a, Cắt ngang mức cung động mạch chủ b, Cắt ngang mức Carina
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
38
c, Cắt ngang mức ĐM phổi trái d, Cắt ngang mức ĐM phổi phải
e, Cắt ngang mức dưới ĐM phổi phải f, Cắt ngang mức nhĩ trái
Hình ảnh 2.2. Các phân thùy phổi tương ứng (Wegener O.H và Cs 1997) [77]
* Các hình ảnh tổn thương phối hợp:
+ Tổn thương dạng kính mờ là cả đám mờ nhẹ, không xóa các phế quản
và mạch máu phổi trong vùng tổ thương. Dạng tổ thương này do viêm nhiễm
hoặc dày thành phế nang, hoặc lấp đầy một phần khoảng khí hoặc kết hợp cả
hai yếu tố trên.
+ Dạng nốt là các hình mờ tròn ở nhu mô phổi không phải mạch máu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
39
+ Hình đông đặc phổi: đông đặc phổi do khoảng khí lấp đầy bởi dịch,
protein, tế bào... Đặc điểm bóng mờ do đông đặc phổi trên CT là các bóng mờ
có tính hợp lưu, phân bố theo thùy, phân thùy phổi; bờ của bóng mờ không
đều; có hình ảnh 'khí phế quả đồ'. Trong vùng mờ đông đặc phổi, không thấy
rõ các mạch máu.
+ Hình đám mờ: vùng phổi tăng cản tia X và trở nên mờ hơn mô xung quanh.
2.4.3. Phương pháp lấy dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản ống mềm
* Quy trình nội soi PQ ống mềm.
+ Chuẩn bị bệnh nhân: trước khi soi giải thích cho bệnh nhân lợi ích và
sự cần thiết của việc soi PQ để bệnh nhân yên tâm hợp tác với thầy thuốc,
giúp thủ thuật tiến hành thuận lợi an toàn.
+ Chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết cho cuộc soi: các xét nghiệm
thường quy, phim chụp HRCT.
+ Bệnh nhân nhịn ăn, uống trước khi soi 03 giờ để tránh tai biến.
+ Chuẩn bị dụng cụ: Bình xịt Lidocain 10%, dung dịch Lidocain 2%, dung
dịch Natriclorua 0,9%. Ống soi mềm. Hệ thống oxy, máy theo dõi, máy hút.
+ Các phương tiện khác: Ống nghiệm vô khuẩn, lam kính, các đĩa thạch
tại khoa vi sinh.
+ Ống soi phế quản: ống soi Olympus ký hiệu OVT- F3. Đặc điểm ống
soi: đường kính ống soi là 2,2mm, ống soi dài 70cm, cỡ ống soi 5,6,mm.
Nguồn sáng Xenon và nguồn sáng Halogen. Màn hình SONY 16 inch.
+ Khi soi thủ thuật viên phải đi găng tay vô khuẩn, đội mũ, đeo khẩu
trang. Các bệnh phẩm lấy trong quá trình nội soi như hút dịch PQ, rửa phế
nang phải được gửi đến phòng xét nghiệm trong 2 giờ sau khi lấy ra.
+ Tiến hành nội soi PQ: Cuộc soi được thực hiện tại phòng soi PQ có
đầy đủ thuốc men và dụng cụ cấp cứu khi cần thiết. Dùng bình xịt có dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
40
dịch Lidocain 10% xịt họng để gây tê nền lưỡi (thường xịt 2-3 lần). Tiếp theo,
dùng bình xịt 2% xịt vào 2 lỗ mũi mỗi bên 2 -3 lần, mỗi lần 2-3 xịt, hướng
dẫn bệnh nhân hít đồng thời khi xịt thuốc. Tư thế bệnh nhân nằm ngửa trên
bàn soi.
- Thao tác soi PQ: Đưa ống soi qua lỗ mũi hoặc miệng nếu lỗ mũi hẹp.
Nếu đưa ống soi qua miệng phải dùng dụng cụ bảo vệ (cannun) để tránh bệnh
nhân cắn phải ống soi. Gây tê bổ xung từ thanh môn tới các PQ với dung dịch
Lidocain 2% bơm qua ống soi. Soi bên phổi lành trước song mới soi bên phổi
bị bệnh.
Khi kết thúc cuộc soi rút từ từ ống soi, lưu ý các vị trí đã tiến hành lấy
bệnh phẩm xem còn chảy máu không để xử lý kịp thời. Hút hết dịch đọng trên
đường rút ống soi.
* Kỹ thuật rửa PQ.
Trước khi tiến hành nội soi PQ phải xem kỹ lại phim HRCT phổi để xác
định chính xác vùng định rửa. Kỹ thuật này phải được thực hiện đầu tiên
trong quá trình soi PQ. Đưa ống soi đến phân thùy định tiến hành rửa PQ -
phế nang. Bơm từ từ 50ml dung dịch natriclorua 0,9% vào trong lòng PQ, vừa
bơm vừa quan sát. Giữ nguyên ống soi hút nhẹ nhàng để lấy dịch rửa ra.
Bơm khoảng 3 lần, mỗi lần 50ml, tổng lượng dung dịch không quá
150ml. Để riêng 20ml dung dịch ban đầu. Dịch rửa PQ - phế nang được sử
dụng để làm xét nghiệm vi khuẩn thông thường, AFB.
- Thời gian nội soi PQ: trong 2 ngày đầu sau khi nhập viện. Riêng với
những bệnh nhân có ho máu mức độ trung bình và ho máu mức độ nhiều thì
phải đợi sau khi cầm máu 2 - 3 ngày mới nội soi phế quản.
- Địa điểm và người thực hiê ̣n: ta ̣i phòng nội soi khoa Khám bệnh yêu
cầu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên do giáo viên hướng dẫn và học viên
trực tiếp thực hiê ̣
n.
2.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
41
Mẫu bệnh phẩm được lấy qua dịch rửa PQ đúng quy trình cho ngay vào
ống nghiệm vô khuẩn, đậy nút, đưa đến khoa vi sinh trong vòng một giờ đầu
tiên để cấy vi khuẩn
Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng và xử lý trước 2 giờ.
* Quy trình xét nghiệm vi sinh
- Vật liệu:
+ Các chế phẩm để nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn
+ Các khoanh giấy kháng sinh
- Phương pháp xác định vi khuẩn:
Bệnh phẩm sau khi đã xử lý được cấy phân vùng trên 3 loại môi trường:
+ Thạch máu, ủ 370
C/24 giờ với 3-5% CO2
+ Thạch chocolate, ủ 370
C/24 giờ với 3-5% CO2
+ Thạch MacConkey, ủ 370
C/24 giờ
- Mô tả đặc điểm hình thái của các khuẩn lạc mọc trên mặt đĩa môi
trường thạch dinh dưỡng.
- Nhuộm Gram vi khuẩn được chọn từ các khuẩn lạc nghi ngờ.
* Định danh vi khuẩn:
Căn cứ đặc điểm hình thái khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy; hình
dạng, cách sắp xếp và tính chất bắt màu của tế bào vi khuẩn trên tiêu bản
nhuộm Gram để định hướng cho quá trình phân lập và xác định vi khuẩn
tiếp theo.
Khảo sát các tính chất hóa sinh của vi khuẩn: Chọn khuẩn lạc vi khuẩn
nghi ngờ, cấy chuyển sang các môi trường xác định tính chất hóa sinh phù
hợp. Đối chiếu kết quả các tính chất sinh hóa thu được với tiêu chuẩn các tính
chất hóa sinh đặc trưng cho mỗi loại/nhóm vi khuẩn để xác định tên chủng vi
khuẩn gây bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
42
Thực hiện phản ứng ngưng kết với các kháng huyết thanh mẫu đơn giá
hoặc đa giá để định type huyết thanh chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được.
* Kĩ thuật kháng sinh đồ xác định độ nhạy cảm với kháng sinh của các
chủng phân lập được (Kháng sinh đồ định tính)
+ Tiến hành theo kỹ thuật kháng sinh đồ phương pháp khoanh giấy
kháng sinh khuếch tán trong thạch (Kỹ thuật Kirby - Bauer).
+ Lựa chọn các loại khoanh giấy kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn
đã được định danh.
+ Đặt các khoanh giấy kháng sinh đã chọn lên mặt đĩa thạch Mueller-
Hinton (mặt thạch đã được ria cấy đều chủng vi khuẩn thuần chủng với số
lượng khoảng 108 vi khuẩn/ml huyền dịch vi khuẩn). Để tủ ấm 370
C/18-24
giờ cho vi khuẩn mọc. Đo đường kính vòng vô khuẩn xung quanh các khoanh
giấy kháng sinh. So sánh kết quả đo được với giới hạn chuẩn của kháng sinh
tương ứng để phân loại các mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đó với kháng sinh
được thử (nhạy cảm, trung gian, đề kháng).
* Nhuộm soi trực tiếp Zielh -Neelsen tìm AFB:
- Kỹ thuật làm tiêu bản:
+ Dàn tiêu bản: dịch rửa phế quản hoặc mẫu đờm của bệnh nhân được
dàn đều lên mặt của một lam kính sạch.
+ Để phần bệnh phẩm dàn trên lam kính khô tự nhiên.
+ Cố định tiêu bản tiêu bản bằng nhiệt.
- Kỹ thuật nhuộm Ziehl-Neelsen:
+ Đặt lam kính lên giá đỡ của bể nhuộm, nhỏ dung dịch carbon fuchsin
phủ kín mặt lam kính.
+ Hơ nóng mặt dưới lam kính để thuốc nhuộm bốc hơi đủ 3 lần. Rửa tiêu
bản dưới vòi nước chảy nhẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
43
+ Tảy màu: nhỏ hỗ hợp cồn-axít phủ kín đồ phiến (phần bệnh phẩm
được dàn), để khoảng 1-5 phút. Rửa tiêu bản.
+ Nhỏ dung dịch xanh methylene phủ kín đồ phiến, để thuốc nhuộm trên
làm kính khoảng 1 phút. Rửa nước kỹ tiêu bản.
Sau khi tiêu bản đã khô, soi tiêu bản trên kính hiển vi quang học vật kính
dầu, phát hiện tế bào AFB (trực khuẩn mảnh, bắt màu đỏ) trên các vi trường.
- Địa điểm: Tại Khoa vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
- Người đọc kết quả: Bác sỹ chuyên khoa vi sinh đọc kết quả.
2.5. Xử lý kết quả nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng
chương trình phần mềm EPI data và SPSS 16.0
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo khoa
Nội Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục
đích, nội dung nghiên cứu và đều tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá
trình nghiên cứu.
- Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám và phỏng vấn
theo một mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất.
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp
đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, các thông tin liên quan đến đối tượng
nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật.
- Phần tính toán trung thực để đảm bảo tính khách quan của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
44
2.7. Sơ đồ nghiên cứu
55 bệnh nhân GPQ
Khám lâm sàng Nội soi PQ
Đặc điểm vi
khuẩn DRPQ
Đặc điểm lâm
sàng
Hình ảnh HRCT
Kết luận theo mục tiêu
nghiên cứu
Chụp HRCT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
45
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Nữ Nam Chung
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
< 40 2 9,5 5 14,7 7 12,7
40-49 1 4,8 2 5,9 3 5,5
50-59 4 19,0 4 11,8 8 14,5
≥ 60 14 66,7 23 67,6 37 67,3
Tổng 21 100,0 34 100,0 55 100,0
Trung bình
( X ± SD) 66,81±17,28 62,94±18,24 64,46±17,82
Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là
64,46±17,82. Tuổi thấp nhất là 21, cao nhất là 93. Nhóm bệnh nhân nam: tuổi
trung bình là 62,94±18,24, thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 91 tuổi. Nhóm
bệnh nhân nữ: tuổi trung bình là 66,81±17,28, thấp nhất là 33 tuổi, cao nhất là
93 tuổi. Lứa tuổi gặp nhiều nhất là ≥ 60 tuổi chiếm 67,3%.
61.8
38.2 Nam
Nữ
Biều đồ 3.1: Phân bố giới tính (n = 55)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
46
Nhận xét: Tỷ lệ nam trong nhóm nghiên cứu chiếm 61,8%, nữ 38,2%
Bảng 3.2. Tỉ lệ hút thuốc của đối tượng nghiên cứu
Hút thuốc
Nam Nữ Tổng
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
n
Tỷ lệ
(%)
Có hút thuốc 11 58,2 0 0 11 20,0
Không hút thuốc 23 41,8 21 38,2 44 80,0
Nhận xét: Hút thuốc gặp ở 11 bệnh nhân chiếm 20%. Tất cả các bệnh
nhân hút thuốc này đều là nam giới.
3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT và
vi khuẩn học của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu
Tiền sử bệnh tật n Tỷ lệ (%)
Lao phổi 5 9,1
Nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao 34 61,8
Nhận xét: Bệnh nhân có tiền sử lao phổi là 9,1%. nhiễm khuẩn hô hấp dưới
không do lao chiếm tỷ lệ cao là 61,8%.
Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh (năm)
Thời gian phát hiện bệnh (năm) n Tỷ lệ (%)
< 5 20 36,4
6 -10 6 10,9
11-15 2 3,6
>15 3 5,5
Không rõ thời gian 24 43,6
Tổng 55 100,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
47
Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh GPQ dưới 5 năm gặp tỷ lệ cao nhất
20/55 (36,4%), từ 6 - 10 năm chiếm (10,9%), trên 15 năm là 5,5%.
Bảng 3.5. Tiền sử đợt bùng phát/năm của đối tượng nghiên cứu
Đợt bùng phát/năm n Tỷ lệ (%)
Ít (< 2lần/năm) 16 29,1
Nhiều (≥ 2lần/năm) 39 70,9
Nhận xét: Trong 55 bệnh nhân GPQ thấy tỷ lệ số đợt bùng phát nhiều (≥
2lần/năm) chiếm 70,9% cao hơn so với đợt bùng phát ít là 29,1%.
Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng cơ năng n Tỷ lệ (%)
Ho khạc đờm
Số lượng đờm ít 10 18,2
Số lượng đờm trung bình 28 50,9
Ho máu
Mức độ nhẹ 12 21,8
Mức độ trung bình 5 9,1
Khó thở
Mức độ nhẹ 14 25,5
Mức độ trung bình 10 18,2
Đau ngực 14 25,5
Nhận xét: 100% bệnh nhân đều có ho, trong đó ho khạc đờm chiếm tỷ lệ
cao nhất (38/55) 69,1%, ho máu 17/55 (30,9%), khó thở 24/55 (43,7%), đau
ngực là 25,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
48
Biểu đồ 3.2: Màu sắc đờm của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Trong số bệnh nhân ho khạc đờm, đờm trắng đục chiếm tỷ lệ
cao nhất 34,7%, đờm vàng 28%, đờm xanh và đờm trong chiếm tỷ lệ tương
ứng là 18,9% và 18,4%.
Bảng 3.7. Triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng toàn thân n Tỷ lệ (%)
Sốt 8 14,5
Ngón tay dùi trống 3 5,5
Phù 2 3,6
Gầy 27 49,1
Nhận xét: Các triệu chứng toàn thân thường gặp là gầy 49,1%, sốt
14,5%, ngón tay dùi trống 5,5%, phù 3,6%.
Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu
Triệu chứng thực thể n Tỷ lệ (%)
Ran ẩm, ran nổ 45 81,8
Ran rít, rán ngáy 18 32,7
Ran ẩm, nổ, rít, ngáy 15 27,3
Không có ran 7 12,7
Nhận xét: Bệnh nhân GPQ có ran ẩm, ran nổ chiếm tỷ lệ cao nhất
81,8%, ran rít, ran ngáy là 32,7%, không có ran 12,7%.
Bảng 3.9. Phân bố vị trí giãn phế quản theo thùy phổi trên phim chụp
HRCT của đối tượng nghiên cứu
Vị trí GPQ n Tỷ lệ (%)
Phổi phải (n = 33)
Trên 6 10,9
Giữa 10 18,2
Dưới 8 14,5
≥ 2 thùy 9 16,4
Phổi trái (n = 18) Trên 8 14,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
49
Dưới 7 12,7
Cả 2 thùy 3 5,5
Hai phổi (n = 4) 4 7,3
Nhận xét: GPQ thùy trên phổi phải là 10,9%, thùy giữa phổi phải 18,2%
và thùy dưới phổi trái đều là 18,2%. Tỉ lệ GPQ ở cả 2 phổi là 7,3%.
Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái GPQ trên phim chụp HRCT của đối
tượng nghiên cứu
Thể GPQ n Tỷ lệ (%)
Hình trụ 29 52,7
Hình túi 16 29,1
Hỗn hợp 10 18,2
Tổng 55 100
Nhận xét: Hình ảnh GPQ trên phim chụp HRCT chủ yếu gặp hình trụ,
chiếm 52,7%, GPQ hình túi gặp ít hơn 29,1%, GPQ thể hỗn hợp chiếm 18,2%.
Bảng 3.11. Các tổn thương phối hợp GPQ trên phim chụp HRCT của đối
tượng nghiên cứu
Các tổn thương phối hợp n Tỷ lệ (%)
Dày tổ chức kẽ 16 29,1
Giãn phế nang 15 27,3
Xơ phổi 6 10,9
Hình nốt mờ 14 25,5
Xẹp phổi 9 16,4
Đông đặc phổi 17 30,9
Nhận xét: Hình ảnh tổn thương phối hợp GPQ thường gặp nhất là đông
đặc phổi 30,9%, dày tổ chức kẽ chiếm 29,1%, giãn phế nang 27,3%, hình nốt
mờ 25,5%, xẹp phổi 16,4%, xơ phổi 10,9%.
Bảng 3.12. Đặc điểm dịch rửa phế quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
50
Đặc điểm dịch rửa phế quản n Tỷ lệ (%)
Trong 9 16,4
Máu 15 27,3
Đục 31 56,3
Tổng số 55 100
Nhận xét: Đặc điểm dịch rửa phế quản thấy dịch đục chiếm tỷ lệ cao
56,3%, dịch có máu là 27,3%, dịch trong 16,4%.
78.2
21.8
Âm tính
Dươngtính
Biểu đồ 3.3: Kết quả nuôi cấy dịch rửa phế quản
Nhận xét: Trong số 55 mẫu bệnh phẩm dịch rửa phế quản nuôi cấy, tỷ lệ
dương tính 12/55 chiếm 21,8%, tỷ lệ âm tính 43/55 chiếm 78,2%.
Bảng 3.13. Kết quả định danh vi khuẩn ở dịch rửa phế quản (n=12)
Định danh vi khuẩn n Tỷ lệ (%)
Pseudomonas aeruginosa 4 33,3
Citrobacter 1 8,3
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ y học.

Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thậnLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAYĐề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinhLuận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cânLuận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phìLuận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
hieu anh
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
nataliej4
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn thạc sĩ y học. (20)

Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thậnLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAYĐề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị chấn thương thận, HAY
 
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phân tích sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật
 
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuậtLuận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
Luận văn: Phận tích sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân phẫu thuật
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
 
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinhLuận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cânLuận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
Luận án: Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin trên đối tượng thừa cân
 
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phìLuận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
Luận án: Nồng độ leptin, adiponectin ở người thừa cân - béo phì
 
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
Nghiên cứu nồng độ leptin, adiponectin huyết tƣơng và tỷ leptin/adiponectin t...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
Đánh Giá Hiện Trạng Phát Sinh Và Quản Lý Chất Thải Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa...
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
 

More from ssuser499fca

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
ssuser499fca
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
ssuser499fca
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
ssuser499fca
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
ssuser499fca
 

More from ssuser499fca (20)

Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.Luận văn thạc sĩ máy tính.
Luận văn thạc sĩ máy tính.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.Khóa luận hóa hữu cơ.
Khóa luận hóa hữu cơ.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.Khóa luận kế toán kiểm toán.
Khóa luận kế toán kiểm toán.
 
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
Khóa luận quản trị doanh nghiêp.
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 

Recently uploaded (11)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 

Luận văn thạc sĩ y học.

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC CHU THỊ THU LAN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2016
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC CHU THỊ THU LAN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO VÀ VI KHUẨN HỌC CỦA BỆNH NHÂN GIÃN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60.72.01.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KIM LIÊN THÁI NGUYÊN - 2016
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi được tiến hành nghiêm túc, khách quan do tôi trực tiếp tiến hành dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn. Các số liệu thu thập cũng như kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố, đăng tải trên bất cứ tài liệu nào. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Chu Thị Thu Lan
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự chỉ đạo, quan tâm giảng dạy của nhà trường, các phòng ban cùng các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Ban lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa Nội tiết - Hô hấp, khoa Khám bệnh yêu cầu, khoa Vi sinh, khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Kim Liên, cô đã luôn động viên dìu dắt, giành nhiều thời gian quý báu, trực tiếp dạy bảo hướng dẫn giúp đỡ tôi từng bước trưởng thành trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô trong hội đồng khoa học đã dành thời gian đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý khoa Nội tiết - Hô hấp, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong quá trình tôi học tập và thực hành lâm sàng. Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, đồng nghiệp, những người bạn, đã luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Bs. Chu Thị Thu Lan
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABPA : Allergic bronchopulmonary aspergillosis (bệnh phổi- phế quản dị ứng do Aspergillus) AAT : Alpha l - antitrypsin BN : Bệnh nhân BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CS : Cộng sự CT : Computed Tomography (Cắt lớp vi tính) COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) DRPQ : Dịch rửa phế quản. GPQ : Giãn phế quản HRCT : High Resolution Computed Tomography (chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao) mMRC : Multi - Mode Radar Command PQ : Phế quản WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv MỤC LỤC .......................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH............................................................... x ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Giải phẫu cây khí phế quản........................................................................ 4 1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ........................................................................ 6 1.2.1. Định nghĩa............................................................................................... 6 1.2.2. Phân loại GPQ......................................................................................... 7 1.3. Dịch tễ học giãn phế quản........................................................................ 10 1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ................................................ 11 1.4.1. Các nguyên nhân của GPQ ................................................................... 11 1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ ................................................................... 13 1.5. Lâm sàng của GPQ................................................................................... 16 1.5.1. Triệu chứng cơ năng ............................................................................. 16 1.5.2. Triệu chứng toàn thân ........................................................................... 17 1.5.3. Triệu chứng thực thể ............................................................................. 17 1.5.4. Tiến triển của giãn phế quản................................................................. 18 1.6. Cận lâm sàng............................................................................................ 18 1.6.1. Chụp Xquang phổi chuẩn...................................................................... 18 1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính............................................................................... 19 1.6.3. Nội soi phế quản ống mềm .................................................................. 22
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi 1.7. Đặc điểm vi khuẩn học và nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ.................... 25 1.7.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ........................................................... 25 1.7.2. Đường vào phổi của vi khuẩn ............................................................... 26 1.7.3. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ................................................................................................................. 26 1.7.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm.......................................................... 27 1.8. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới..... 29 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ............................................................ 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 31 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................... 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 32 2.3.1. Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm chung bệnh nhân GPQ.............................. 32 2.3.2. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT, vi khuẩn học.................................................................... 33 2.3.3. Chỉ tiêu mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh HRCT của bệnh nhân GPQ .............................................................................................. 33 2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu............................................................................................. 34 2.4.1. Lâm sàng ............................................................................................... 34 2.4.2. Hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao .......... 36 2.4.3. Phương pháp lấy dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản ống mềm ... 39 2.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn............................................................................ 40 2.5. Xử lý kết quả nghiên cứu......................................................................... 43 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ............................................................ 43
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii 2.7. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................... 44 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 45 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu.................................................... 45 3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT và vi khuẩn học của đối tượng nghiên cứu................................................ 46 3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim chụp HRCT ........................................................................................... 52 Chương 4: BÀ N LUẬN.................................................................................... 58 4.1. Về đă ̣c điểm chung của đối tượng nghiên cứu......................................... 58 4.2. Triệu chứng lâm sàng............................................................................... 60 4.3. Hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT..................................... 65 4.4. Vi khuẩn học qua dịch rửa PQ................................................................. 67 4.5. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT............................................................................. 70 KÊ ́ T LUẬN...................................................................................................... 74 KHUYẾN NGHI ̣.............................................................................................. 77 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA ................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 82
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng......................................... 34 Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 45 Bảng 3.2. Tỉ lệ hút thuốc của đối tượng nghiên cứu ........................................ 46 Bảng 3.3. Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu .................................... 46 Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh (năm)........................................................ 46 Bảng 3.5. Tiền sử đợt bùng phát/năm của đối tượng nghiên cứu ...................... 47 Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu............................. 47 Bảng 3.7. Triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu........................... 48 Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu............................. 48 Bảng 3.9. Phân bố vị trí giãn phế quản theo thùy phổi trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu.................................................. 48 Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái GPQ trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 49 Bảng 3.11. Các tổn thương phối hợp GPQ trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 49 Bảng 3.12. Đặc điểm dịch rửa phế quản......................................................... 49 Bảng 3.13. Kết quả định danh vi khuẩn ở dịch rửa phế quản (n=12)............. 50 Bảng 3.14. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. aeruginosa (n=4)............ 51 Bảng 3.15. Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. fluorescens (n=2) ........... 51 Bảng 3.16. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với vị trí GPQ............................. 52 Bảng 3.17. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với số lượng thùy GPQ .......... 52 Bảng 3.18. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với số lượng thùy GPQ ................ 53 Bảng 3.19. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với số lượng thùy GPQ.............. 54 Bảng 3.20. Liên quan giữa đặc điểm ho máu với hình thái GPQ..................... 54 Bảng 3.21. Liên quan giữa đặc điểm ho đờm với hình thái GPQ..................... 55 Bảng 3.22. Liên quan giữa đặc điểm khó thở với hình thái GPQ..................... 55 Bảng 3.23. Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với hình thái GPQ.................. 56 Bảng 3.24. Liên quan giữa số đợt bùng phát/năm với hình thái GPQ............ 56
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ix
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn x DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Sơđồ1.1:HệthốngbảovệđườnghôhấpbìnhthườngcủaColePJ(1984) .................. 14 Sơ đồ 1.2: Vòng xoắn bệnh lý của Cole PJ (1995)......................................... 16 Biều đồ 3.1: Phân bố giới tính (n = 55) .......................................................... 45 Biểu đồ 3.2: Màu sắc đờm của đối tượng nghiên cứu .................................... 48 Biểu đồ 3.3: Kết quả nuôi cấy dịch rửa phế quản........................................... 50 Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com) .......................................................... 6 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các lớp cắt (Wegener O.H và Cs 1997) ....................... 37 Hình2.2.Cácphânthùyphổitươngứng(WegenerO.HvàCs1997)........................... 38
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn phế quản (GPQ) là tình trạng tăng khẩu kính một cách bất thường, vĩnh viễn và không hồi phục một phần cây phế quản, có thể giãn ở phế quản (PQ) lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở PQ nhỏ trong khi PQ lớn bình thường [2], [3]. Bệnh cảnh lâm sàng của giãn phế quản được Laennec mô tả đầu tiên năm 1819 với đặc điểm lâm sàng: ho, khạc nhiều đờm, khạc ra máu tươi. Tình trạng ứ đọng chất tiết tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn và chính yếu tố nhiễmkhuẩn càng làmcho bệnh GPQ ngàycàng trầmtrọng hơn [53]. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh giãn phế quản. Thường gặp là do nhiễm trùng tiên phát ở phổi, nhiễm virus bội nhiễm, lao, một số bệnh từ hồi nhỏ (ho gà, bạch hầu, sởi), mà hậu quả là giãn phế quản. Giãn phế quản có thể thứ phát do tắc nghẽn phế quản (do u, dị vật, chít hẹp). Ngoài ra, bệnh giãn phế quản có thể do nguyên nhân tiên phát hoặc không rõ nguyên nhân. Khi chưa có kháng sinh GPQ là một bệnh thường gặp và có tỷ lệ tàn phế, tử vong cao [68]. Ngày nay, tần xuất GPQ giảm xuống nhờ có kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt là chương trình tiêm chủng và sử dụng vacxin phòng cúm, phế cầu cùng với việc nâng cao sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch [58]. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân GPQ điều trị tại bệnh viện Massachusset đã giảm từ 45 ca/1000 dân năm 1974 xuống còn 9 ca/1000 dân năm 1984 [29]. Các nước kém phát triển trong đó có vùng Tây - Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á, GPQ còn là nguyên nhân nhập viện, tàn phế và tử vong không giảm, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm còn cao [68]. Việt Nam chưa có thống kê chính thức, tuy nhiên tần xuất GPQ nhập viện tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai chiếm 6,0% các bệnh phổi, nam gặp nhiều hơn nữ [22]. Tại viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, tần xuất GPQ chiếm 13,6% số
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 bệnh nhân nhập viện điều trị nội khoa Hô hấp từ (1981 - 1987) [17] và tỷ lệ GPQ điều trị bằng phẫu thuật trong thập kỷ 80 là 10,2% [7]. Trong nhiều thập kỉ trước đây chụp phế quản cản quang đóng vai trò quyết định trong việc chẩn đoán xác định và phân loại mức độ giãn phế quản, song ngày nay sự phát triển của công nghệ chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt cắt lớp vi tính có độ phân giải cao lớp mỏng 1mm tạo điều kiện cho việc chẩn đoán giãn phế quản trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, kỹ thuật này quan sát được hình ảnh đặc hiệu của GPQ. Đây cũng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh giãn phế quản. Điểm đặc trưng của bệnh GPQ là vi khuẩn thường xuyên “cư trú” trong lòng các PQ bị giãn và gây ra những đợt bùng phát, tái phát nhiều lần. Do vậy việc xác định vi khuẩn học cho các bệnh nhân này là rất cần thiết, nhằm giúp cho thầy thuốc lâm sàng lựa chọn và phối hợp kháng sinh có hiệu quả. Bệnh phẩm nuôi cấy có thể phân lập từ đờm (thường bị lẫn nhiều tạp khuẩn trong miệng, họng), đặc biệt là phân lập vi khuẩn từ dịch rửa PQ có giá trị cao. Soi phế quản ống mền còn giúp các nhà lâm sàng quan sát được hình ảnh tổn thương và hút dẫn lưu đờm, mủ trong lòng phế quản. Để góp phần hiểu rõ đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (HRCT), vi khuẩn học cũng như tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với hình ảnh GPQ trên phim chụp HRCT chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao và vi khuẩn học qua dịch rửa phế quản của bệnh nhân giãn phế quản tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao, vi khuẩn học qua nội soi phế quản của bệnh nhân giãn phế quản.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 2. Xác định mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao của bệnh nhân giãn phế quản.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu cây khí phế quản Đường thở gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Từ khí quản chia đôi thành 2 nhánh phế quản trái và phải, các nhánh PQ chia đôi thuôn nhỏ dần. Trung bình có 16 thế hệ PQ, trước khi đến tiểu PQ tận hô hấp, số thế hệ của PQ thay đổi từ 8 đến 23 tuỳ theo vùng phổi. Các PQ tận đi vào các phế nang. Thành của khí quản và phế quản được nâng đỡ bởi vòng sụn trước và 2 bên hình chữ C, và một giải cơ trơn xếp nằm ngang ở phía sau, bên trong có một lớp niêm mạc với nhung mao. Khí quản: dài từ 10- 12cm, rộng 18 - 20mm có khoản 20 vòng sụn. Mặt sau của khí quản là tổ chức màng không có sụn, các cơ và sợi đàn hồi. Chỗ phân chia ra 2 phế quản gốc, tương ứng với đốt sống ngực thứ tư, tạo lên một gờ sắc cạnh gọi là carina và tạo thành với nhau 1 góc 700 . PQ gốc phải ngắn hơn, to hơn, chếch hơn so với trái, nên dị vật hay rơi vào phổi phải PQ gốc nằm ngoài phổi, PQ thùy nằm trong phổi. + PQ gốc phải chia thành 3 PQ: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới. PQ thùy trên dài độ 1cm tách vuông góc với PQ gốc phải và chia thành 3 PQ phân thùy: PQ phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy trước (3). PQ thùy giữa tách ra từ PQ gốc phải dưới chỗ tách của PQ thùy trên khoảng 2cm và chia thành 2 PQ phân thùy: phân thùy sau ngoài (4) và PQ phân thùy trước trong (5). PQ thùy dưới phải bắt đầu ngay dưới chỗ tách PQ thùy giữa và tận hết khi nó tách PQ phân thùy trên của thùy dưới, chia thành 5 PQ phân thùy: PQ phân thùy trên (6), PQ phân thùy đáy giữa hay còn gọi đáy trong (7), PQ phân
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 thùy đáy trước (8), PQ phân thùy đáy bên hay đáy ngoài (9) và PQ phân thùy đáy sau (10). + PQ gốc trái dài khoảng 5cm chia thành 2 PQ thùy trên và dưới. PQ thùy trên trái dài khoảng 1,5 - 2cm chia thành 5 PQ phân thùy: PQ phân thùy đỉnh (1), PQ phân thùy sau (2), PQ phân thùy trước (3), PQ phân thùy lưỡi trên (4), PQ phân thùy lưỡi dưới (5). PQ thùy dưới trái chia thành 5 PQ phân thùy và cũng mang tên như 5 PQ phân thùy của PQ thùy dưới phải (phổi trái không có phân thùy 7 [11].
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 Hình 1.1. Giải phẫu phổi (pubmed.com) 1.2. Định nghĩa, phân loại GPQ 1.2.1. Định nghĩa Bệnh GPQ được định nghĩa dựa trên hình thái học và bệnh lý học bao hàm tình trạng giãn bất thường cố định, không hồi phục của đường thở. Có nhiều định nghĩa khác nhau của tuỳ từng tác giả.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 Theo Cole PJ và Cs (1995) định nghĩa GPQ là hình ảnh giải phẫu của bệnh PQ giãn bất thường, không hồi phục khẩu kính của PQ. Chẩn đoán cuối cùng hoàn toàn dựa trên hình ảnh đại thể, do đó không thể áp dụng cho lâm sàng và Xquang phổi chuẩn, vì chỉ có GPQ lớn mới có thể nhìn thấy trên phim Xquang [36]. Theo Weinberger S.E (1998) cho rằng GPQ là giãn bất thường và cố định của khẩu kính PQ, có thể khu trú hoặc lan toả. Mặc dù định nghĩa này dựa trên thay đổi bệnh học của PQ, chẩn đoán thường được gợi ý bởi hậu quả của nhiễm trùng mạn tính hay tái phát ở những PQ giãn và kết hợp với tiết dịch vào trong lòng những PQ đó [78]. Theo Bùi Xuân Tám (1999): GPQ là giãn thường xuyên không hồi phục từ một PQ trở lên của các PQ trung bình từ thế hệ cấp 3 đến thế hệ cấp 8 do kết cấu cơ, sợi chun giãn và sụn của thành PQ bị tổn thương. Có thể giãn ở PQ lớn trong khi PQ nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn PQ nhỏ trong khi PQ lớn bình thường [20]. Theo Nguyễn Văn Thành, Chu Văn Ý, Ngô Quý Châu (2004) GPQ là giãn liên tục, vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều PQ có đường kính trên 2mm do sự phá huỷ tổ chức chống đỡ như: lớp cơ chun, lớp sụn của thành PQ [22]. 1.2.2. Phân loại GPQ Do tính chất tổn thương trong bệnh GPQ như vậy nên có nhiều cách phân loại khác nhau, tuỳ theo từng tác giả. * Dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh lý, Beers M.H (2006) [29] chia ra: + GPQ lan toả: GPQ nhiều thuỳ ở cả hai bên phổi. Bệnh xảy ra từ lúc trẻ, thường do khuyết tật bẩm sinh hay mắc phải của cơ chế bảo vệ đường thở như bệnh xơ hoá kén, bất động nhung mao, thiếu hụt globulin miễn dịch. Thể này nặng, nhanh bị suy hô hấp và không phẫu thuật được. + GPQ cục bộ hay khu trú: Tổn thương chỉ ở 1-2 phân thuỳ ở một bên phổi. Thể này có thể phẫu thuật được.
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 + GPQ thể ướt: Ho khạc đờm nhầy mủ số lượng nhiều, thường gặp GPQ thuỳ dưới. + GPQ thể khô: Bệnh nhân không khạc đờm mà chỉ ho ra máu đơn thuần, nhiều lần và kéo dài. Thường gặp ở GPQ thuỳ trên. + GPQ giả: là GPQ có hồi phục sau thời gian 6 tháng. * Dựa vào chụp PQ cản quang và mô bệnh học Charles K. III và Cs (1996) [39] chia ra: + GPQ hình trụ, hình ống: Đường viền ngoài các PQ đều đặn và đường kính của các PQ xa không tăng lên nhiều, lòng của chúng thường có xu hướng kết thúc đột ngột và không nhỏ lại. Các PQ nhỏ hơn và tiểu PQ bị lấp đầy mủ đặc. Số lần phân chia từ tế bào PQ gốc tới ngoại vi giảm đi một chút (còn 16 lần so với bình thường 17-20 lần). + GPQ hình búi, hình tràng hạt: Nhóm này số lần phân chia PQ giảm nhiều hơn nhóm hình trụ, có những nơi co hẹp tại chỗ làm cho đường viền ngoài PQ không đều giống như hình tràng hạt hay các tĩnh mạch bị giãn. Các PQ ngoại vi cũng bị tắc nhiều hơn, số lần phân chia trung bình thấy được qua chụp PQ là 4, đại thể là 5, 6 và vi thể là 8 lần so với bình thường 17- 20 lần. + GPQ hình túi, hình kén: Các PQ tăng dần đường kính về phần ngoại vi giống hình quả bóng. Số lần phân chia PQ tối đa là 5. Ở một số trường hợp hiếm, một GPQ hình túi tại chỗ có thể bị lấp đầy mủ đặc, dẫn đến hình thành một nang nhầy. Tổn thương thường ở PQ thế hệ 4 hoặc xa hơn. + Có thể gặp GPQ phối hợp cả 2 hoặc 3 loại trên cùng tồn tại trên 1 bệnh nhân. * Phân loại theo nguyên nhân [19], [22], [30]. + GPQ do tắc PQ
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 - Tắc PQ do dị vật: khi dị vật vào PQ làm tắc PQ dẫn PQ dưới chỗ tắc bị giãn do quá trình viêm nhiễm gây huy hoại thành PQ, thường xuyên xuất hiện từ 6 - 8 tuần lễ sau khi có dị vật, có khi nhanh hơn. - Tắc PQ trong lòng PQ: phần dưới chỗ tắc bị giãn do quá trình viêm nhiễm gây hủy hoại thành PQ, tiến triển nhanh hay chậm tùy theo tiến triển của khối u và mức độ bội nhiễm. - Tắc PQ do sẹo cũ của chấn thương, viêm nhiễm. + GPQ do viêm, hoại tử thành PQ. - GPQ do lao: xảy ra khi lao đang tiến triển hoặc do sẹo cũ của lao, thường gặp trong lao xơ phổ, hay gặp GPQ ở sàn hang lao. Người ta cũng thấy GPQ xảy ra rất sớm ở bệnh nhân lao sơ nhiễm tiến triển. - GPQ sau viêm không đặc hiệu: như viêm phổi do vi khuẩn, virus, do sặc dịch dạ dày, hoặc hít phải dịch máu xuống phổi. + GPQ và các bệnh phổi khác - Áp xe phổi - Kén hơi phổi bội nhiễm - Nhiễm khuẩn phổi sau mổ + GPQ tiên phát [19]. - Hội chứng Kartagener (mô tả ở Đức năm 1933): Đảo ngược phủ tạng (tim bên phải), viêm xoang và GPQ lan toả, do rối loạn vận động của lông chuyển ở khí - PQ, bệnh có tính chất gia đình di truyền kiểu lặn trong nhiễm sắc thể [56]. - Hội chứng Mounier- Kuhn: GPQ kết hợp với giãn khí quản và viêm xoang sàng, xoang má, thường có viêm mũi mủ, polyp mũi. Bệnh do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết của thành PQ [80].
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 - Hội chứng Williams- Campbell là GPQ từ cấp 3 đến cấp 8, thường gặp ở trẻ nhỏ do khuyết tật hoặc không có sụn PQ, gây GPQ. Soi PQ thấy PQ phồng to lên ở thì hít vào và xẹp xuống ở thì thở ra [51]. 1.3. Dịch tễ học giãn phế quản Tần suất mắc bệnh và sự phân bố theo tuổi của GPQ cho đến nay vẫn còn ít biết đến vì thường có sự nhầm lẫn giữa GPQ với viêm PQ mạn tính. Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc gia về phúc lợi và y tế Phần Lan thống kê theo bệnh nhân vào viện trong vòng 10 năm để đánh giá tần suất mắc bệnh cho thấy trong nững năm 1983 - 1992 có 1928 bệnh nhân GPQ mới phát hiện và 5710 bệnh nhân nhập viện thì tại bệnh viện là 4,9 BN/triệu người dân/năm ở độ tuổi từ 0 - 14, còn lại ở độ tuổi ≥ 65 là 103,8 BN trong tổng số dân cư là 38,9 BN. Như vậy, tần suất mắc bệnh GPQ ở Phần Lan là rất thấp, nhất là trẻ em [69]. Cũng theo Trung tâm nghiên cứu quốc gia Phần Lan, tỉ lệ bệnh GPQ mới mắc hàng năm ở các nước phát triển có xu hướng giảm, tổng số bệnh nhân GPQ nhập viện trong 20 năm (từ 1972 - 1992) là 12,539 BN, riêng năm 1986 là 494 BN, năm 1987 là 518 BN, trung bình có 87 - 143 bệnh nhân GPQ/triệu dân. Tỉ lệ nhập viện, độ lưu hành mới và số ngày nằm viện bình quân đều giảm 1,3%, 4,2% và 5,7% tương ứng. Như vậy, số lưu hành mới chỉ là 50 bệnh nhân/1 triệu người vào năm 1992 và 27 bệnh nhân/1 triệu người vào năm 1997. Nguyên nhân của tỉ lệ mắc bệnh giảm đi là do tăng hiệu quả của điều trị nhiễm trùng đường hô hấp và giảm tỉ lệ mắc lao phổi [69]. Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính thức trên toàn quốc về GPQ, nhưng trong thập niên 1990 con số này có giảm đi do sử dụng kháng sinh mới, phổ rộng và chương trình chống lao quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn hô hấp, vận động bỏ thuốc lá và thuốc lào đã đạt được thành tích một cách đáng kể. Thống kê tại Viện Lao -
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 Bệnh phổi Trung ương trong 6 năm (1988 - 1994) có 3.484 trường hợp cấp cứu hô hấp, trong đó 81% do lao phổi, 8% do GPQ và chỉ có 3% do ung thư PQ [15]. Vị trí tổn thương GPQ, các tác giả cho rằng: GPQ lan tỏa 2 phổi gặp 50% bệnh nhân, đại đa số phân thùy đáy của thùy dưới, chỉ có 10% ở thùy giữa và phân thùy lưỡi. Tỷ lệ gặp GPQ ở bệnh nhân đảo ngược phủ tạng là 1,2 - 2,5% [15]. Ở Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, trong 5 năm 1999 - 2003 có tổng số 264 bệnh nhân GPQ vào điều trị, số bệnh nhân vào viện điều trị tăng dần theo từng năm: năm 1999 có 11 bệnh nhân, năm 2000: 17 bệnh nhân, năm 2001: 46 bệnh nhân, năm 2002: 88 bệnh nhân và năm 2003: 103 bệnh nhân [4], thực trạng này được cho rằng, trong những năm gần đây, nhờ sự quan tâm về bệnh GPQ và sự hỗ trợ của chụp HRCT nên số lượng bệnh nhân GPQ được chẩn đoán ngày càng nhiều hơn. 1.4. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của GPQ 1.4.1. Các nguyên nhân của GPQ Trong tổng quan nói về nguyên nhân của GPQ, Cole PJ (1995), Pasteur (2000) đã nêu một số nguyên nhân hay gặp trên lâm sàng là [36], [64]. - Nhiễm khuẩn: GPQ sau sởi, ho gà, cúm, nhiễm khuẩn phổi PQ sau viêm xoang ở trẻ em, nhiễm khuẩn phổi tái diễn ở người lớn. Các thể GPQ lan toả thường là hậu quả của viêm phế quản - phổi cấp tính nặng lúc còn nhỏ, nhất là do virút hợp bào hô hấp, virút hạch; vi khuẩn như tụ cầu vàng, Klebsiella pneumonia; nấm Mycoplasma pneumonia; GPQ cũng gặp trong bệnh do nấm Aspergillus PQ - phổi dị ứng (ABPA) [22], [36]. - Lao phổi: Weinberger SE (1998) nhấn mạnh GPQ sau lao hậu tiên phát có thể do vi khuẩn lao gây tổn thương trực tiếp thành PQ hoặc gián tiếp do hạch lao chèn ép làm tắc nghẽn, hoặc do tổn thương xơ co kéo [78]. - GPQ trong áp xe phổi mạn, viêm mủ màng phổi mạn.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12 - GPQ phát triển sau hít phải hơi độc đã được chứng minh như: amoniac heroin; hơi độc làm tổn thương thành PQ và sau đó dễ nhiễm khuẩn. - GPQ ở BN suy giảm miễn dịch bẩm sinh: giảm gamma - globulin máu, giảm chọn lọc IgA, IgM, IgG [45]. GPQ ở BN suy giảm miễn dịch thứ phát: dùng thuốc gây độc tế bào, nhiễm HIV/AIDS, bệnh ở tủy xương, bệnh bạch cầu mạn tính [47], [57]. - Thiếu hụt Alpha1-antitrypsin (AAT): là một bệnh lý hiếm gặp, cơ chế chưa rõ nhưng người ta đã chứng minh được các bất thường AAT làm cho người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và hậu quả là GPQ [63]. - Tắc nghẽn PQ cơ học: cũng là nguyên nhân hay gặp, bản thân tắc nghẽn không gây GPQ nhưng do kéo theo nhiễm khuẩn, khí cạm dưới chỗ bít tắc PQ; các nguyên nhân chính là dị vật, u trong lòng PQ, PQ bị chèn ép do hạch ngoại vi, hạch lympho to do di căn ung thư hoặc do viêm nhiễm. - GPQ bẩm sinh rất ít gặp, một số hội chứng hay được nêu trong y văn như: + Hội chứng Kartagener (mô tả ở Đức năm 1933): Đảo ngược phủ tạng (tim bên phải), viêm xoang và GPQ lan toả, do rối loạn vận động của lông chuyển ở khí - PQ, bệnh có tính chất gia đình di truyền kiểu lặn trong nhiễm sắc thể [56]. + Hội chứng Mounier- Kuhn: GPQ kết hợp với giãn khí quản và viêm xoang sàng, xoang má, thường có viêm mũi mủ, polyp mũi. Bệnh do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết của thành PQ [80]. + Hội chứng Williams- Campbell là GPQ thường gặp ở trẻ nhỏ do khuyết tật hoặc không có sụn PQ, gây GPQ. Soi PQ thấy PQ phồng to lên ở thì hít vào và xẹp xuống ở thì thở ra [51].
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13 Người ta cho rằng GPQ bẩm sinh là do viêm nhiễm vách PQ từ khi còn là bào thai do loạn sản bẩm sinh, gây tổn thương lan toả, thường kết hợp rối loạn thông khí tắc nghẽn, dễ gây tử vong do nhiễm khuẩn phổi lan toả. - Bệnh xơ hoá kén (Cystic fibrosis hay Mucoviscidosis): Đây là thể bệnh có GPQ thường gặp nhất ở Châu Âu và Bắc Mỹ (chiếm 50% trường hợp GPQ) nhưng hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh được đặc trưng bởi nhiễm khuẩn hô hấp, tắc nghẽn đường thở mạn tính và có suy giảm chức năng ngoại tiết của tuyến tụy, do đó gây giảm hấp thu, suy dinh dưỡng và làm chậm phát triển. Bệnh gặp nhiều ở người da trắng do đột biến gen đơn mã hoá protein màng do vậy gây bệnh xơ hoá kén [40], [46], [68]. - Không rõ nguyên nhân: khoảng 60% bệnh nhân GPQ không rõ nguyên nhân, nhóm BN này hay có các bệnh hệ thống có thể dẫn đến sự hình thành GPQ như: viêm khớp dạng thấp (biểu hiện lâm sàng GPQ 1- 3% và qua HRCT có thể phát hiện đến 30% bệnh nhân GPQ [37], [58]), các tổn thương viêm đường tiêu hoá (viêm loét đại tràng mạn tính), vô sinh, bệnh tổ chức kẽ [32], [55]. 1.4.2. Cơ chế bệnh sinh của GPQ Ở người bình thường, chính hệ thống thanh lọc nhầy nhung mao lót bề mặt khí phế quản có các chức năng loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ bộ máy hô hấp khỏi bị nhiễm khuẩn. Khi hệ thống thanh lọc nhầy này bị tổn thương, hoặc bị khuyết tật dẫn đến tình trạng dễ nhiễm khuẩn là yếu tố dẫn đến GPQ. Các nghiên cứu thực nghiệm GPQ cho thấy: tắc nghẽn và nhiễm trùng sau chỗ tắc nghẽn là 2 yếu tố có trước cho sự hình thành GPQ. Thành PQ bị tổn thương do ảnh hưởng trực tiếp của vi khuẩn và do viêm mãn tính, 2 quá
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 14 trình này tạo thành vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn (vicious-circle hypothesis). Vòng xoắn bệnh lý này đưa đến tổn thương hệ thống thanh lọc nhầy nhung mao, dẫn đến tổn thương thành PQ không hồi phục, gây suy yếu và hậu quả cuối cùng là GPQ [34], [35]. Sơ đồ 1.1: Hệ thống bảo vệ đường hô hấp bình thường của Cole P J (1984) [35] Các tác giả Hồng Kông đã nghiên cứu các Cytokin tiền viêm trong đờm và huyết thanh của bệnh nhân bị GPQ lan toả đã nhận thấy: Cytokin IL-8, IL- 1 và TNF- có vai trò trong đáp ứng viêm mạn tính ở GPQ. Đặc biệt IL-8 được coi là yếu tố đáp ứng điều trị trong các đợt bùng phát của bệnh nhân GPQ [48], [67], [70], [74]. Ngoài ra, người ta còn thấy rằng: Nội độc tố của vi khuẩn và các men tiêu đạm, các men này được giải phóng từ các tế bào viêm của phổi hoặc đang được lưu hành, phức hợp kháng nguyên - kháng thể đều có thể làm chất trung gian gây tổn thương phá huỷ thành phế quản. Vi khuẩn xâm nhập Khoẻ mạnh Viêm được kiểm soát Cơ chế thanh lọc nhầy, nhung mao Loại bỏ vi khuẩn xâm nhập
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 15 Người ta cũng tìm thấy trong dịch rửa phế nang có nhiều men tiêu sợi đàn hồi của Neutrophil hoạt hoá, cathepsin G và các men chuyển hoá đạm gian bào của Neutrophil MMP8. Các chất nói trên gia tăng cùng với mức độ nặng hoặc vừa của GPQ. Giả thuyết cho rằng: có sự tương tác giữa các Chemokin và Cytokines ở tế bào phế quản dẫn đến hoá ứng động và làm hoạt hoá một số tế bào viêm rồi điều biến viêm, là yếu tố chính của bệnh [29]. Vi khuẩn cư trú lại lâu ở hệ thống xoang và phế quản Sự phát triển của vi khuẩn tiết ngoại độc tố có thể ức chế vận động của nhung mao và gây tổn thương biểu mô phế quản Khuẩn lạc phát triển Cơ chế thanh lọc nhầy nhung mao bị khuyết tật Tổn thương tổ chức Sự tác động môi trường “châm ngòi” lên tính dễ mắc bệnh di truyền của cơ thể người bệnh Vi khuẩn xâm nhập Tổn thương phổi dần dần Viêm mạn tính
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 16 Sơ đồ 1.2: Vòng xoắn bệnh lý của Cole PJ (1995) [36] 1.5. Lâm sàng của GPQ 1.5.1. Triệu chứng cơ năng - Ho dai dẳng, khạc đờm mủ hàng ngày: đây là triệu chứng rất quan trọng. Theo Ellis và cộng sự (1981) theo dõi số lượng đờm hàng ngày có thể đánh giá được mức độ nặng của GPQ: nhẹ < 10ml; vừa 10- 150ml; nặng > 150ml. Khạc đờm thường tăng lên khi có bội nhiễm PQ. Một số trường hợp ho khan hoặc không ho (GPQ thể khô). Một số khác có dấu hiệu của viêm đa xoang gây ra hội chứng xoang- phế quản. Lê Nhật Huy (2010) ho khạc đờm là 82,7%; Nguyễn Thị Thu Trang (2013) là 54,6% [12], [27]. - Đờm có 3 lớp: lớp trên là bọt, lớp dưới là mủ đặc, lớp đáy là nhầy. Đờm có thể có mùi thối [22]. - Ho ra máu: trong GPQ thể khô, ho khạc ra máu mà không khạc đờm. Trẻ em ít gặp ho ra máu. Ho ra máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân do vỡ động mạch phế quản, nơi tiếp nối với động mạch phổi bị phình giãn hoặc do hoại tử nặng thành phế quản. Mức độ ho ra máu có thể ít hoặc nhiều: nhẹ <50ml/ngày; trung bình 50 - 200ml/ngày; nhiều >200ml/ngày. Ho ra máu có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh [88]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2013) ho máu là 34,2%; Chu Khánh Hòa (2015) ho máu là 21% [9], [27]. - Khó thở: là triệu chứng muộn, thường gặp trong GPQ lan toả có phá huỷ rộng và xơ hoá hoặc GPQ xảy ra ở người cao tuổi có kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, GPQ có giãn phế nang kèm theo Lý Tuấn Hồng (2008) khó thở là 48%; Phạm Văn Thi (2014) là 46,1% [10], [26].
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 17 - Đau ngực: có thể là dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn phế quản ở vùng GPQ hoặc do dày dính màng phổi. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh Nên (2013) đau ngực là 25,9% [16]. - Theo O’regan AV và Cs (2004), thống kê các triệu chứng của GPQ người lớn có tỉ lệ như sau [62]: + Ho gặp 90% bệnh nhân; + Khạc đờm hàng ngày: 76%; + Khó thở: 72%; + Ho ra máu 56%; + Đau do viêm màng phổi 46%. 1.5.2. Triệu chứng toàn thân - Sút cân, thiếu máu, mệt. - Suy hô hấp chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có tổn thương GPQ lan toả rộng 2 bên phổi. - Ngón tay dùi trống (gặp 1/3 số trường hợp). - Các triệu chứng kèm theo: GPQ thường kèm theo các bệnh đường hô hấp trên như viêm mũi xuất tiết, viêm mũi sau (75%), viêm xoang mủ (gặp 30 - 40%) [86]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2013) gặp tỉ lệ viêm mũi họng là 23%, viêm xoang 22,1% [27]. - Một vài triệu chứng ít gặp là: viêm mạch có ban xuất huyết ở ngoài da, dấu hiệu móng tay vỏ hến. 1.5.3. Triệu chứng thực thể - GPQ thể nhẹ có thể không có triệu chứng lâm sàng. - Nghe phổi: + Ở giai đoạn tiến triển, đặc trưng là ran ẩm thô giữa thì thở vào và thì thở ra, cố định ở một hay nhiều vị trí tuỳ theo tổn thương của GPQ. Thường nghe thấy ở đáy phổi, tồn tại lâu qua nhiều lần khám và không mất đi khi
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 18 ho.Theo nghiên cứu của Lý Tuấn Hồng (2008) ran ẩm là 50%, Nguyễn Cao Minh Nên (2013) gặp ram ẩm 38,3% [10], [16]. + Ran rít, ran ngáy không phổ biến, chỉ xuất hiện trong đợt bùng phát của GPQ lan toả hoặc GPQ trên bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay BN hen phế quản. Nghiên cứu của Lê Nhật Huy (2010) gặp tỉ lệ ran rít, ran ngáy là 30,8% [12]. + Ran nổ một thì ở bệnh nhân GPQ chiếm ưu thế ở giữa thì hít vào, nhưng 1/3 cuối thì hít vào thường không nghe thấy. Theo Phạm Văn Thi (2014) ran nổ là 42,3% [26]. Khi có ran ẩm, ran nổ khu trú thường xuyên ở đáy phổi trong khi Xquang phổi lại bình thường thì phải nghĩ đến GPQ. Theo O’regan AV, Berman JS và Cs (2004) thống kê các tỉ lệ như sau [62]. + Ran nổ: gặp 70% bệnh nhân. + Ran rít, ngáy: 34%. 1.5.4. Tiến triển của giãn phế quản Các ổ giãn phế quản có thể không phát triển gì thêm trong một thời gian dài, nhưng nhiều khi có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm. Trong các trường hợp giãn phế quản lan rộng và lan tràn thì sớm hay muộn cũng sẽ phát triển tình trạng xơ phổi,nhiễm khuẩn mủ phế quản-phổi, suy hô hấp, suy tim và bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm. 1.6. Cận lâm sàng 1.6.1. Chụp Xquang phổi chuẩn Chụp phổi: (chụp thẳng, chụp nghiêng): khoảng 7 - 30% bệnh nhân GPQ có hình ảnh Xquang phổi bình thường [60]. Số còn lại có thể thấy một số hình
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 19 ảnh tổn thương trên phim. Kết hợp lâm sàng và Xquang phổi chuẩn có thể định hướng chẩn đoán và chẩn đoán thể bệnh của GPQ. Các hình ảnh Xquang phổi thường gặp là [74]. + Thành PQ tạo thành các đường song song (đường ray). Theo nghiên cứu Phạm Văn Thi (2014) hình ảnh đường ray là 18/52 (34,6%) [26]. + Thể tích của thùyphổi có GPQ nhỏ lại, thùyphổi lành giãn ra (giãn phổi bù). + Ở vùng phổi bị GPQ, có viêmphổi tái diễn nhiều lần, hàng nămvề mùa lạnh. + Có các ổ sáng nhỏ ở một đáy phổi, giống hình ảnh tổ ong, có thể có ổ sáng với mực nước ngang kích thước thường không quá 2cm. Theo Hoàng Minh Lợi (2001) hình ảnh tổ ong là 9,4%, Phạm Văn Thi (2014) là 30,7%, Lynch D.A và CS (1999) là 12,8% [14], [26], [54]. + Xẹp phổi thùy dưới trái: bóng mờ hình tam giác bị bóng tim che lấp. + Hình ảnh viêm phổi tái diễn xung quanh khu vực GPQ, gặp nhiều nhất ở thể GPQ phối hợp (74%) và ở thùy dưới (78,3%). Hình ảnh mực nước ngang gặp ít và nếu có chủ yếu ở thể giãn GPQ hình túi. Hình ảnh ngón tay đi găng hay gặp ở GPQ hình ống và ở thùy trên trái. Các thể GPQ đều hay gặp hội chứng phế nang (trên 70%). Hội chứng hang tuy ít gặp nhưng độ đặc hiệu cao và chỉ thấy ở GPQ hình túi, thường là hang tròn đơn độc ở thùy trên phải với mực nước ngang ít. Hội chứng PQ cũng gặp nhiều (87,3%) nhưng không đặc hiệu [20], [60]. + Các đám mờ hình ống biểu hiện của các PQ bị lấp đầy chất nhầy. + Hình ảnh các đường mờ mạch máu phổi co tập trung lại do xẹp phổi gây nên với tắc các PQ nhỏ do dịch nhầy. + Giảm tưới máu phổi, có ở các trường hợp nặng [20], [60]. 1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính * Hình ảnh của HRCT phổi bình thường:
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 20 Mạch máu phổi phân bố đều theo hướng ly tâm, bắt nguồn từ trung thất phân nhánh tận cùng đến động mạch trung tâm tiểu thuỳ tức là phân cấp lần thứ 16, có khẩu kính từ 1mm, càng xa càng nhỏ dần và không thấy được nữa khi cách màng phổi thành từ 5-10mm. Đó là các chấm nhỏ nếu chạy thẳng góc với mặt phẳng cắt hoặc là các ống nhỏ nếu chạy ngang với lớp cắt. Màng phổi lá thành và lá tạng không phân biệt được trên HRCT, tuy nhiên có thể phân biệt được chúng với cơ liên sườn, mỡ và mạch máu. * Hình ảnh của HRCT giãn phế quản [61] ** Triệu chứng trực tiếp: + Hình con dấu, hình nhẫn hoặc hình nhẫn có mặt: do thành PQ dày và giãn (vòng nhẫn), trong lúc mạch máu đi kèm không đổi (mặt nhẫn), thấy được trên hình cắt ngang. + Hình ảnh đường ray: thấy được hình PQ cắt dọc. + Hình tổ ong: PQ giãn chứa khí, tạo nên các ổ sáng nhỏ tập trung ở 2 đáy, ứ đọng chất tiết do tắc nghẽn PQ bởi dịch nhầy, mủ tạo nên. + Hình giải mờ ruban, hình ngón tay đi găng. + Hình mức nước hơi nằm ngang, đường kính không quá 2cm. + Hình chùm nho. + Hình ảnh lấp đầy chất nhầy, máu, mủ… trong lòng PQ giãn (mucoid impaction) với hình ảnh giải tăng tỉ trọng hình chữ Y, chữ V hoặc nốt tròn nằm cạnh cấu trúc mạch máu trên lớp cắt ngang. ** Triệu chứng gián tiếp: + Dày thành PQ: Khi thành PQ dày lên sẽ thấy một vòng tròn dày, hình này dễ phát hiện khi chỉ có một nhánh PQ tổn thương, khó phát hiện khi có nhiều nhánh bị lan toả.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 21 + Rối loạn thông khí: Xẹp hoặc kém thông khí. Khí cặn: Không thay đổi thể tích khi thở. Giãn bù trừ các phân thuỳ, thuỳ phổi xung quanh. + Bất thường về tưới máu: Giảm phân bố mạch với giảm kích thước, số lượng mạch máu; PQ và mạch máu sít lại với nhau do phát triển xơ xung quanh PQ. + Tổn thương ở phế nang quanh PQ giãn: Hình ảnh mờ dạng giải do viêm cạnh PQ. Hình mờ tam giác ở cạnh tim phải, sau tim trái do xẹp phổi thùy dưới trái hoặc hội chứng thuỳ giữa do xẹp phổi gặp trong thể xẹp phổi của GPQ. * Tiêu chuẩn chẩn đoán GPQ trên phim HRCT: Theo Dwyer R (1998) [41] và Naidich và cs (1999) [61] thì tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá GPQ là: 1. Đường kính trong của PQ lớn hơn đường kính ngoài của động mạch đi kèm. 2. Các PQ không nhỏ dần được quy định là khi một PQ trên một đoạn dài 2cm có đường kính tương tự PQ đã phân chia ra PQ đó. 3. Thấy được hình PQ ở ngoại vi cách màng phổi thành ngực dưới 1cm. 4. Thấy PQ đi sát vào màng phổi trung thất. 5. Thành PQ dày hơn so với các nhánh cùng thế hệ, mốc so sánh là PQ bình thường ở bên cạnh nhân đôi * Trên HRCT có thể phân loại các thể GPQ + GPQ thể hình trụ hay hình ống: Thành PQ dày, khẩu kính tăng hơn PQ bình thường tương ứng, 2 bờ song song nhau tạo thành hình đường ray nếu cắt theo trục dọc PQ; hình nhẫn có mặt nếu cắt theo trục ngang PQ. Khi ổ GPQ chứa đầy dịch nhầy bên trong tạo nên hình ảnh ngón tay đi găng.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 22 GPQ hình ống: PQ bình thường giảm khẩu kính đoạn xa (1) và GPQ (2) + GPQ thể hình túi hoặc kén: GPQ hình hang, mất các phân nhánh xung quanh, bờ có thể dày hoặc mỏng. Ta có thể thấy hình tổ ong, hình mức hơi dịch, hình bán nguyệt hoặc hình chùm nho GPQ hình hang + GPQ hình chuỗi hạt: PQ thành dày, bờ không đều, chỗ giãn chỗ thắt lại xen kẽ trông như chuỗi hạt. GPQ hình chuỗi hạt Các hình ảnh phối hợp: hình kính mờ, hình đông đặc trong viêm phổi mạn, hình đám mờ, hình giảm thể tích phổi do xơ, hình giãn phế nang, hình ứ dịch trong lòng PQ: ngón tay đi găng, hình giải mờ, hình mức nước mức hơi. 1.6.3. Nội soi phế quản ống mềm [5]
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 23 Nội soi PQ ống mềm: dùng để chẩn đoán, với sự trợ giúp của màn hình video, hình ảnh nội soi PQ thấy rõ và đẹp hơn cho giá trị chẩn đoán cao hơn. Các hệ thống ống soi mới dùng một camera nhỏ gắn ở đầu soi, hình ảnh quan sát được truyền trực tiếp về bộ xử lý hình ảnh rồi lên màn hình nên chất lượng quan sát cao hơn nhiều. Nội soi PQ ống mềm với sự trợ giúp định vị của Xquang có màn hình tăng sáng hai chiều, chụp cắt lớp vi tính cho phép sinh thiết chính xác các tồn thương nhỏ ở ngoại vi. Nội soi hình quang với hệ thống ánh sáng trắng và ánh sáng xanh. 1.6.3.1. Chỉ định, chống chỉ định nội soi phế quản * Chỉ định nội soi phế quản [5] - Nội soi chẩn đoán: Nghi ung thư PQ phổi khi có đám mờ ở ngoại vi; Ho ra máu, để tìm nguyên nhân và xác định vị trí chảy máu; Nghi lao phổi: xét nghiệm AFB dịch PQ, PCR - BK dịch PQ; Áp xe phổi, tràn mủ màng phổi; Nhiễm khuẩn PQ phổi khác: lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn; Bệnh bụi phổi. - Nội soi điều trị: Lấy dị vật khí, PQ; Tắc PQ: nội soi PQ để tìm nguyên nhân điều trị; Hút dịch tiết gây ùn tắc lòng PQ; Kiểm tra sau cắt thùy phổi; Điều trị các khối u, sùi gây tắc hẹp khí PQ với các biện pháp như đốt điện đông cao tần, laser, áp lạnh… * Chống chỉ định nội soi PQ [5], [76]. + Không có chống chỉ định tuyệt đối + Chống chỉ định tương đối trong các trường hợp sau: Thiếu oxy máu; Hen PQ; đang có cơn khó thở; Thiếu máu cơ tim, suy tim; Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên; Tạng máu chảy, giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu; Suy thận mạn; Dị ứng thuốc tê; Động kinh; Tâm thần. 1.6.3.2. Một số hình ảnh nội soi PQ ống mềm ở bệnh nhân GPQ Theo Ikeda S (1974), Wang K.P (2004) [48], [76].
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 24 * Hình ảnh nội soi PQ bình thường Niêm mạc và giải phẫu cây PQ bình thường ở người có thể gặp một số biến đổi về giải phẫu cây PQ, nhất lầ ở các phân thùy của thùy trên và thùy dưới. Thùy trên có thể thêm 1 PQ phụ xuất phát trực tiếp từ khí quản. * Hình ảnh bất thường ở thành PQ: - Khẩu kính của khí quản hoặc PQ có thể nhỏ lại do chít hẹp cục bộ hoặc rối loạn vận động. - Hướng đi của PQ có thể bị thay đổi do bị co kéo, xoắn hoặc gấp khúc đặc biệt hay gặp ở xơ phổi, sau phẫu thuật lồng ngực hoặc điều trị tia xạ. - Dày thành PQ. - Giãn lòng PQ. + Hình ảnh bất thường ở niêm mạc và lòng PQ: - Mất nhung mao. - Thâm nhiễm niêm mạc PQ. - Niêm mạc PQ nhạt màu hoặc màu hồng, đỏ do xung huyết mạch máu, hình ảnh sắc tố đen. - Đờm, mủ, máu trong lòng PQ. + Có thể thấy một số nguyên nhân gây GPQ: - Mất các vòng sụn làm PQ phình ra khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra trong hội chứng Williams- Campbell. - Phì đại khí- PQ do khuyết tật cấu trúc tổ chức liên kết ở thành PQ kèm theo GPQ trong hội chứng Mounier- Kuhn. - Hình chít hẹp PQ do xơ sẹo sau lao nội PQ cục bộ hoặc dị vật rơi vào PQ. - Sùi và loét niêm mạc PQ do tổn thương viêm hoặc u. 1.6.3.3. Các kỹ thuật lấy bệnh phẩm qua ống nội soi PQ - Sinh thiết PQ. - Sinh thiết xuyên vách PQ.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 25 - Chọc hút kim nhỏ xuyên thành khí PQ. - Chải PQ. - Rửa PQ - phế nang: là phương pháp lấy bệnh phẩm ở đường hô hấp dưới bằng cách bơm từ từ dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương vào trong lòng PQ cần rửa sau đó hút dịch ra nhẹ nhàng, từ từ. Dịch thu được chứa các thành phần như tế bào, vi khuẩn, các chất sinh hóa [18]. Kỹ thuật này ban đầu được áp dụng với mục đích điều trị, việc ứng dụng vào mục đích chẩn đoán được Reynods H và Newball H.H thực hiện vào năm 1979, được áp dụng rộng rãi vào những năm đầu thập kỷ 80. Rửa PQ - phế nang là phương pháp chẩn đoán các bệnh phổi kẽ, nhiễm khuẩn cơ hội, ung thư PQ. 1.7. Đặc điểm vi khuẩn học và nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ 1.7.1. Nhiễm khuẩn hô hấp trong GPQ: Theo (Winberger S.E 2004) [79] Nhiễm khuẩn hô hấp được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây GPQ. Đáp ứng viêm của cơ thể trước tình trạng nhiễm khuẩn gây ra tổn thương biểu mô đường hô hấp và làm giảm thanh lọc nhầy nhung mao. Tiếp theo, sự tổn thương này sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn dễ kết dính vào biểu mô, gây viêm thành PQ, dần dần làm cho PQ bị phá huỷ và bị giãn ra. Tình trạng ứ đọng dịch tiết trong lòng các PQ bị giãn lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển gây ra những đợt bội nhiễm tái phát nhiều lần làm nặng thêm tổn thương GPQ. Quá trình này tiếp diễn tạo vòng xoắn bệnh lý của GPQ. Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn chủ yếu do cơ chế bảo vệ của cơ thể bị suy giảm. Có một số nguyên nhân gây suy giảm cơ chế bảo vệ đó là: - Tắc nghẽn PQ: vi khuẩn và các chất tiết không được thanh thải ra khỏi các đường thở bị tắc, bởi vậy sẽ phát triển nhiễm khuẩn tái diễn. - Hội chứng rối loạn vận động nhung mao nguyên phát dẫn đến sự phối hợp vận động và hoạt động đẩy về phía trước của nhung mao bị giảm và
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 26 thanh thải vi khuẩn cũng bị suy giảm theo. Hậu quả là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới tái diễn. - Xơ hoá kén: các chất tiết bám chặt trong lòng PQ kết hợp sự thanh thải vi khuẩn bị giảm, dẫn tới nhiễm nhiều loại vi khuẩn hoặc vi khuẩn sống cộng sinh, đặc biệt là P.aeruginosa, S.aureus, H. influenzae, Escherichia Coli và Burkholderia cepacia. - Các nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch và giảm gammaglobulin miễn dịch cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng cơ hội nói chung và nhiễm trùng hô hấp nói riêng [79]. 1.7.2. Đường vào phổi của vi khuẩn [44], [75] - Theo đường hô hấp: các vi khuẩn bình thường cư trú ở vùng hầu họng. Trong điều kiện thuận lợi, chúng được hít vào đường thở. Khi ho, hắt hơi các hạt nước bọt bắn vào không khí, chúng nhanh mất nước, trở thành các hạt nhỏ có đường kính 1- 2mm, khi người lành cũng như bệnh nhân hít phải những hạt này, vi khuẩn nhanh chóng lọt sâu vào các PQ, tiểu PQ tận - phế nang. - Theo đường máu: thường xuất hiện sau nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm tĩnh mạch nhiễm khuẩn. - Theo đường bạch huyết: một số vi khuẩn (P. seudomonas, S. aureus) có thể tới phổi theo đường bạch huyết, chúng gây viêm phổi hoại tử và áp xe phổi. 1.7.3. Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh trong nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới Có nhiều loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên theo Fang và CS (1990) thấy rằng vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae, đứng hàng thứ hai là virus và Hemophilus influenzae, tiếp theo là các vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram (-) và các vi khuẩn gây bệnh không điển hình [51]. Cũng theo tác giả vi khuẩn có khả năng gây bệnh phân lập được từ bệnh phẩm hô hấp thấy có họ vi khuẩn đường ruột như Klebsiella (K. pneumoniae, K. terrigena) và Enterobacter (E. aerogenes,
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 27 E. sakarakii). Giống Klebsiella gồm 7 loài, trong đó K. pneumoniae là loài hay gây viêm phổi nhất [42], [78]. - Họ P.seudomonas như P. aeruginosa gây nên viêm phổi gặp với tỉ lệ 6 - 11% trong các viêm phổi Gram âm. - Streptococcus pneumoniae cũng là loài vi khuẩn gây viêm phổi tương đối phổ biến, đặc biệt vào mùa đông xuân [8]. - Staphylococcus aureus, là vi khuẩn Gram (+) có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có viêm phổi nhưng hiếm gặp hơn. Viêm phổi do tụ cầu có tỷ lệ tử vong cao [8]. - Ở Việt Nam, Mycobacterium tuberculosis là một nguyên nhân gây nhiễm trùng hô hấp thường gặp. Các vi khuẩn Mycobacterium không điển hình cũng nuôi cấy được ở bệnh nhân GPQ. - Mycoplasma và nấm là những nguyên nhân hiếm gặp ở bệnh nhân GPQ. 1.7.4. Các phương pháp lấy bệnh phẩm Nhiễm khuẩn PQ thường xảy ra ở bệnh nhân GPQ và gây nên các đợt bùng phát của bệnh. Việc phân lập vi khuẩn gây bệnh là rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên việc phân lập vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào phương pháp lấy bệnh phẩm. Để tìm hiểu nguyên nhân nhiễm khuẩn tốt nhất là lấy được chất tiết từ vị trí phổi - phế quản bị viêm. Có nhiều phương pháp lấy bệnh phẩm như sau [43]. * Lấy đờm: Là biện pháp đơn giản, không gây chấn thương cho người bệnh, dễ lấy, có thể lấy nhiều lần xét nghiệm. Đánh giá đờm ngay sau khi lấy bệnh phẩm, phân loại sơ bộ: nước bọt, chất nhầy, nhầy mủ, mủ, máu (hoặc mủ lẫn máu). Mẫu đờm lấy được soi trực tiếp và nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh. Chỉ nuôi cấy phân lập vi khuẩn khi mẫu đờm là mủ hoặc nhầy mủ. Nếu bệnh nhân khó khạc
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 28 đờm có thể cho bệnh nhân khí dung nước muối ưu trương 3% để kích thích bệnh nhân ho khạc. * Nội soi PQ lấy bệnh phẩm: Thường áp dụng 2 phương pháp: - Chải PQ lấy bệnh phẩm: phương này có độ nhạy, độ đặc hiệu cao, phản ánh đúng vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nhược điểm là đòi hỏi trang bị đắt tiền, khó áp dụng khi bệnh nhân đang khó thở, suy hô hấp. - Rửa PQ qua nội soi PQ có bảo vệ: là phương pháp lấy bệnh phẩm ở đường hô hấp dưới bằng cách bơm dung dịch huyết thanh mặn 0,9% vào PQ cần rửa sau đó hút ra. Dịch thu được chứa các thành phần như tế bào, vi khuẩn, các chất sinh hoá (Protein, Lipid…) [18], [23]. Kỹ thuật này ban đầu được áp dụng với mục đích điều trị, việc ứng dụng với mục đích chẩn đoán được Reynods H và NeWball H.H thực hiện vào năm 1979, được áp dụng rộng rãi vào những năm đầu thập kỷ 80. Rửa PQ - phế nang là phương pháp chẩn đoán các bệnh phổi kẽ, nhiễm khuẩn cơ hội, ung thư PQ khi rửa với thể tích lớn mẫu tế bào và dịch là của phế nang. Phương pháp này lấy được bệnh phẩm tin cậy để phân lập vi khuẩn. *. Chọc hút qua khí quản lấy bệnh phẩm: Là phương pháp lấy bệnh phẩm xâm nhập tránh bội nhiễm vi khuẩn ở miệng họng. Chọc qua màng nhẫn giáp, luồn catheter vào sâu trong khí quản, hút chất tiết ở đường hô hấp dưới. Phương pháp này ra đời từ 1958 do Peroca D.V sáng tạo và áp dụng đầu tiên. Đến năm 1986 được Tổ chức Y tế thế giới công nhận là phương pháp tin cậy. Gần đây nhiều tác giả cũng thấy phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Nếu nhiễm khuẩn phổi do vi khuẩn, tiến hành kỹ thuật chọc hút qua khí quản trước khi dùng kháng sinh thì tỷ lệ âm tính giả là rất ít (1%). Nuôi cấy, định lượng vi khuẩn: khi số lượng vi khuẩn > 107 vi khuẩn/ml thì có thể kết luận đó là vi khuẩn gây bệnh [8].
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 29 1.8. Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và thế giới Nguyễn Thùy Linh (2008) nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học bệnh nhân giãn phế quản điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai 2007-2008” gặp ho khạc đờm 49%, ho ra máu 29%, sốt 21%, mủ trong lòng phế quản 62,3%, máu 9,4%, tác giả cũng tiến hành phân lập chủng vi khuẩn ở dịch rửa PQ cho kết quả như sau: P.aeruginosa 4/9 (44,4%), Klebsiella pneumonia chiếm tỷ lệ 36,9% [13]. Năm 2010 Lê Nhật Huy với đề tài nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng, các hình ảnh tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính phân giải cao, sự rối loạn thông khí phổi ” ở 52 bệnh nhân giãn phế quản. Kết quả cho thấy dấu hiệu ho chiếm tới 96,2% (50/52), gặp nhiều nhất là ho khạc đờm mạn tính 71%, ho máu 19,2%, đau ngực 17,3%, ran ẩm, ran nổ chiếm 86,54%. Hình ảnh tổn thương hay gặp nhất trên HRCT là hình ống sáng, đường ray 78,8%, GPQ hình trụ là 73%, GPQ thùy dưới trái chiếm 71,2% [12]. Năm 2013 Nguyễn Thị Thu Trang nghiên cứu 52 bệnh nhân Giãn phế quản có nuối cấy và định danh vi khuẩn bằng máy định danh vi khuẩn tự động Phoenix cho thấy 99% nuôi cấy vi khuẩn ở đờm và dịch rửa phế quản là vi khuẩn Gram (-), trong dịch rửa PQ kết quả của tác giả cho thấy tỷ lệ dương tính là 16,1% và tỷ lệ âm tính là 83,9%, chủng vi khuẩn có số lượng cao nhất là P.aeruginosa chiếm 30/56 (53,6%), C.violaceum 14/56 (25,0%), M.tuberculosis 6/56 (10,7%), K.pneumoniae 3/56 (5,4%), Pseudomonas putida 1/56 (1,8%), Pseudomonas fluorescens 1/56 (1,8%), Staphylococcus aureus 1/56 (1,8%). Liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng với kết quả cấy đờm và dịch rửa PQ nhận thấy các triệu chứng sốt, đau ngực, khó thở ho máu ở nhóm vi khuẩn Gram (-) gặp nhiều [27].
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 30 Năm 2015 Chu Khánh Hòa nghiên cứu “ Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vi khuẩn học bệnh nhân GPQ tại trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai” ở 100 bệnh nhân tác giả đi đến kết luận: bệnh nhân có tiền sử nhiễm trùng phổi tái diễn cao 42%, lao phổi 20%, triệu chứng lâm sàng hay gặp là ho khạc đờm 75%, ho máu 21%, đau ngực 32%, giãn phế quản thể lan tỏa hai bên phổi 71%, GPQ hình trụ 49%, mủ trong lòng PQ 66,1%, chảy máu trong lòng PQ 15,1%. Trong 53 bệnh phẩm được nuôi cấy cho tỷ lệ dương tính là 10/53 (18,9%) và tỷ lệ âm tính là 43/53 (81,1%) [9]. Năm 1999, Lynch D.A và cộng sự nghiên cứu trên 281 bệnh nhân GPQ được chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao cho thấy sự phân bố GPQ thùy dưới phải chiếm tỷ lệ cao 86%, thùy dưới trái 85,0%, thùy giữa 83%, thùy trên phải 75,0% và thùy trên trái 67,0% và GPQ hình trụ chiếm 73,0%; 68,0% GPQ hình túi và hình tràng hạt là 46,0% [54]. Năm 2002 tác giả Currie. D cũng gặp các chủng vi khuẩn như H.influenzae: 55%; P.aeruginosa: 31%; S. aureus: 8%, tác giả kết luận đây là những chủng vi khuẩn thường gặp trong nhiễm khuẩn ở bệnh nhân GPQ [38]. Năm 2003 Moreira J.S nghiên cứu 179 Bệnh nhân GPQ các triệu chứng thường gặp là ho 100%, khạc đờm 96%, ho máu 41,2%, đau ngực 28,8% và kết quả nuôi cấy vi khuẩn tỷ lệ dương tính 71,8% [59]. Nghiên cứu của Judge E.P (2006) về vi khuẩn học trên 39 bệnh nhân GPQ trong dịch rửa PQ cho tỷ lệ dương tính là 81,7%, các chủng vi khuẩn thường gặp là: P. aeruginosa (75%); Staphylococus aureus 39%, Streptococcus pneumoniae 7%; H. influenzae: 4% [50]. Hay kết quả nghiên cứu của Stantamiria. F (2006) nghiên cứu 43 bệnh nhân giãn phế quản và có kết quả: H. influenzae: 46%; P.aeruginosa: 33%; S.aureus: 23%; Streptococcus pneumoniae: 14%; K. pneumoniae 7% [71].
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 31 Năm 2007, King P.T và cộng sự nghiên cứu trên 94 bệnh nhân GPQ, tỷ lệ gặp H.influenzae là 47%, P.aeruginosa là 12% [52]. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 55 bệnh nhân được chẩn đoán xác định GPQ và được nội soi phế quản điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Dựa vào hình ảnh chụp HRCT có một trong các triệu chứng sau [61]: 1. Đường kính trong của PQ lớn hơn đường kính ngoài của động mạch đi kèm. 2. Các PQ không nhỏ dần được quy định là khi một PQ trên một đoạn dài 2cm có đường kính tương tự PQ đã phân chia ra PQ đó. 3. Thấy được hình PQ ở ngoại vi cách màng phổi thành ngực < 1cm. 4. Thành PQ dày hơn so với các nhánh cùng thế hệ, mốc so sánh là PQ bình thường ở bên cạnh nhân đôi - Được nội soi phế quản ống mềm 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Giãn phế quản ở những bệnh nhân COPD và bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trong 2 tuần trước khi điều trị. - Những bệnh nhân có chống chỉ định nội soi phế quản. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian:10/2015 đến 7/2016. - Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứ u: Mô tả. - Thiết kế nghiên cứ u: Cắt ngang. - Cách chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích, lấy toàn bộ bê ̣ nh nhân có đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứ u. - Cỡ mẫu: Mẫu được tính theo công thức 2 (1 /2) 2 (1 ) 1 p p n Z d       n: số lượng đối tượng cần nghiên cứu Z2 1-/2: = 1,96 với mức tin cậy là 95% (Ngưỡng α = 0,05) p = 0,94 (Tỷ lệ cấy dịch rửa PQ dương tính hoặc mủ ở BN GPQ theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang năm 2013) [27] q = 1- p d = 0,06 (d: độ chính xác mong đợi, chọn d = 6%) Áp dụng vào công thức trên tính được n = 52. Trên thực tế trong thời gian nghiên cứu chúng tôi chọn được 55 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn, do vậy cỡ mẫu ở đây là 55 bệnh nhân. 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1. Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm chung bệnh nhân GPQ - Tuổi: phân theo nhóm tuổi. - Giới: nam, nữ - BMI. - Tiền sử hút thuốc (số bao-năm).
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 33 2.3.2. Chỉ tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT, vi khuẩn học * Lâm sàng: Ho ra máu (số lượng), ho khạc đờm (số lượng), màu sắc đờm: đờm xanh, đờm trắng đục, đờm vàng, đờm trong, khó thở (mức độ khó thở theo mMRC), đau ngực, sốt, phù, ngón tay dùi trống, rì rào phế nang, tiếng rale (ran ẩm, ran rít, ran ngáy, ran nổ), tiền sử điều trị lao phổi, tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp dưới không lao, số đợt bùng phát /năm, thời gian phát hiện bệnh. - Đặc điểm dịch rửa phế quản: dịch trong, đục, máu * Hình ảnh tổn thương GPQ trên phim chụp HRCT + Vị trí tổn thương: theo thùy, số lượng thùy ở phổi phải, phổi trái, 2 phổi. + Hình thái tổn thương: dạng trụ, túi, hỗn hợp. + Các tổn thương phối hợp: xẹp phổi, nút nhầy phế quản, hình ảnh đông đặc, giãn phế nang, hình nốt mờ, dày tổ chức kẽ. * Vi khuẩn học: + Lấy dịch rửa phế quản - phế nang để làm xét nghiệm AFB. + Kết quả cấy định danh vi khuẩn. + Kết qủa kháng sinh đồ. 2.3.3. Chỉ tiêu mối liên quan giữa lâm sàng với hình ảnh HRCT của bệnh nhân GPQ - Liên quan giữa đặc điểm ho ra máu với vị trí GPQ. - Liên quan giữa đặc điểm ho khạc đờm với số lượng thùy GPQ. - Liên quan giữa đặc điểm khó thở với số lượng thùy GPQ. - Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với số lượng thùy GPQ. - Liên quan giữa đặc điểm ho ra máu với hình thái GPQ. - Liên quan giữa đặc điểm ho khạc đờm với hình thái GPQ. - Liên quan giữa đặc điểm khó thở với hình thái GPQ. - Liên quan giữa đặc điểm đau ngực với hình thái GPQ.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 34 - Liên quan giữa số đợt bùng phát với hình thái GPQ. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu Các số liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất 2.4.1. Lâm sàng Bệnh nhân được học viên hỏi, thăm khám lâm sàng tỷ mỉ, khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử, thời gian phát hiện bệnh, các triệu chứng toàn thân, cơ năng, thực thể và ghi đầy đủ các triệu chứng theo mẫu bệnh án nghiên cứu với triệu chứng ho khạc đờm, ho máu trước khi vào viện thì lượng máu hoặc đờm được xác định tương đối bằng cách hỏi và so sánh với các thể tích qui ước. Khi bệnh nhân đã vào viện điều trị thì xác định tổng lượng máu hoặc đờm trong ngày đầu tiên đến khám bằng cốc nhựa có vạch thể tích. * Tuổi: Được tính từ năm sinh dương lịch thực tế đến thời điểm nhập viện, được phân theo các nhóm tuổi. + Dưới 40 tuổi + 40- 49 tuổi + 50 - 59 tuổi + ≥ 60 tuổi * BMI (WHO năm 2004) BMI (kg/m2 ) = Cân nặng(Kg)/ Chiều cao2 (m2 ) Bảng 2.1. Chỉ số BMI theo chiều cao và cân nặng Chỉ số BMI < 18,5 18,5 - 25 >25 Thể trạng Gầy Bình thường Béo * Công thức tính số bao- năm. Số bao - năm= số bao thuốc bệnh nhân hút trong một ngàyx số nămhút thuốc. Đơn vị tính: bao- năm.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 35 * Mức độ khó thở theo phân độ mMRC (Medical Research Council) của hội đồng Y khoa Anh quốc. + mMRC 0: Chỉ xuất hiê ̣ n khó thở khi hoa ̣t động gắng sứ c mạnh. + mMRC 1: Khó thở khi đi nhanh hoă ̣c leo dốc. + mMRC 2: Đi chậm hơn do khó thở hoặc phải dừ ng la ̣i để thở khi đi ca ̣nh người cùng tuổi. + mMRC 3: Phải dừng lại để thở sau khi đi khoảng 100m. + mMRC 4: Khó thở khi mặc hay cởi áo quần, không thể ra khỏi nhà. Từ mMRC 0 - 2: là khó thở nhẹ; mMRC 3: là khó thở trung bình; mMRC 4: khó thở nặng. * Tiêu chuẩn đánh giá số lượng đờm [2]. Ho đờm được xác định chỉ có đờm nhầy mủ hoặc lẫn ít sợi huyết. - Số lượng đờm ít < 10ml/24h - Số lượng đờm trung bình 10-150ml/24h - Số lượng đờm nhiều >150ml/24h * Xác định màu sắc đờm: bằng phương pháp quan sát trực tiếp. * Tiêu chuẩn đánh giá ho ra máu [2]. Ho máu là chỉ ho ra máu (không lẫn nhầy mủ) - Ho ra máu mức độ nhẹ < 50ml/24h - Ho ra máu mức độ trung bình 50-200ml/24h - Ho ra máu mức độ nặng > 200ml/24h - Ho ra máu rất nặng > 500ml/24h * Nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao: là những bệnh nhân có tiền sử ho khạc đờm mạn tính đã xét nghiệm đờm nhưng không có vi khuẩn lao và không được chẩn đoán lao phổi.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 36 * Thời gian phát hiện bệnh: được xác định từ lần đầu khi bệnh nhân có triệu chứng ho khạc đờm mạn tính hoặc ho máu đến hiện tại, chia theo các nhóm thời gian: < 5 năm; 6 - 10 năm; 11- 15 năm và > 15 năm. * Số đợt bùng phát/năm. Đợt bùng phát là bệnh nhân có triệu chứng ho khạc đờm tăng, biến đổi màu sắc đờm hoặc ho máu và khó thở tăng, kèm theo bệnh nhân có sốt. + Đợt bùng phát nhiều ≥ 2lần/năm. + Đợt bùng phát ít < 2lần/năm. 2.4.2. Hình ảnh tổn thương trên phim cắt lớp vi tính độ phân giải cao Sau khi bệnh nhân nhập khoa được khám lâm sàng, X quang thường qui có các triệu chứng nghi ngờ GPQ thì được chụp HRCT. Nếu có hình ảnh đạt tiêu chuẩn thì lấy vào đối tượng nghiên cứu. Nếu không có hình ảnh đạt tiêu chuẩn thì không đưa vào nghiên cứu. - Máy chụp cắt lớp sử dụng vi tính (CT) xoắn ốc, đa dãy đầu dò - Multislice CT Scanner SIEMENS SOMATOM EMOTION - cấu hình 6 lát, phiên bản Syngo 2009E. - Bệnh nhân được chụp HRCT tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh. Phân tích các hình ảnh GPQ trên phim HRCT. - Thời gian chụp trong 2 ngày đầu sau khi vào điều trị. - Bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh và giáo viên hướng dẫn, học viên đọc kết quả, đọc theo tiêu chí chỉ tiêu nghiên cứu. * Hình thái GPQ + GPQ thể hình trụ hay hình ống: Thành PQ dày, khẩu kính tăng hơn PQ bình thường tương ứng, 2 bờ song song nhau tạo thành hình đường ray nếu cắt theo trục dọc PQ; hình nhẫn có mặt nếu cắt theo trục ngang PQ. Khi ổ GPQ chứa đầy dịch nhầy bên trong tạo nên hình ảnh ngón tay đi găng.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 37 + GPQ thể hình túi hoặc kén: GPQ hình nang, mất các phân nhánh xung quanh, bờ có thể dày hoặc mỏng. Ta có thể thấy hình tổ ong, hình mức hơi dịch, hình bán nguyệt hoặc hình chùm nho. + GPQ hình chuỗi hạt: PQ thành dày, bờ không đều, chỗ giãn chỗ thắt lại xen kẽ trông như chuỗi hạt. * Xác định vị trí GPQ theo thùy và phân thùy. Dựa vào vị trí các lớp cắt và vị trí giải phẫu của các phân thùy phổi để xác định vị trí GPQ. Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các lớp cắt (Wegener O.H và Cs 1997) [77] a, Cắt ngang mức cung động mạch chủ b, Cắt ngang mức Carina
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 38 c, Cắt ngang mức ĐM phổi trái d, Cắt ngang mức ĐM phổi phải e, Cắt ngang mức dưới ĐM phổi phải f, Cắt ngang mức nhĩ trái Hình ảnh 2.2. Các phân thùy phổi tương ứng (Wegener O.H và Cs 1997) [77] * Các hình ảnh tổn thương phối hợp: + Tổn thương dạng kính mờ là cả đám mờ nhẹ, không xóa các phế quản và mạch máu phổi trong vùng tổ thương. Dạng tổ thương này do viêm nhiễm hoặc dày thành phế nang, hoặc lấp đầy một phần khoảng khí hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên. + Dạng nốt là các hình mờ tròn ở nhu mô phổi không phải mạch máu
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 39 + Hình đông đặc phổi: đông đặc phổi do khoảng khí lấp đầy bởi dịch, protein, tế bào... Đặc điểm bóng mờ do đông đặc phổi trên CT là các bóng mờ có tính hợp lưu, phân bố theo thùy, phân thùy phổi; bờ của bóng mờ không đều; có hình ảnh 'khí phế quả đồ'. Trong vùng mờ đông đặc phổi, không thấy rõ các mạch máu. + Hình đám mờ: vùng phổi tăng cản tia X và trở nên mờ hơn mô xung quanh. 2.4.3. Phương pháp lấy dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản ống mềm * Quy trình nội soi PQ ống mềm. + Chuẩn bị bệnh nhân: trước khi soi giải thích cho bệnh nhân lợi ích và sự cần thiết của việc soi PQ để bệnh nhân yên tâm hợp tác với thầy thuốc, giúp thủ thuật tiến hành thuận lợi an toàn. + Chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết cho cuộc soi: các xét nghiệm thường quy, phim chụp HRCT. + Bệnh nhân nhịn ăn, uống trước khi soi 03 giờ để tránh tai biến. + Chuẩn bị dụng cụ: Bình xịt Lidocain 10%, dung dịch Lidocain 2%, dung dịch Natriclorua 0,9%. Ống soi mềm. Hệ thống oxy, máy theo dõi, máy hút. + Các phương tiện khác: Ống nghiệm vô khuẩn, lam kính, các đĩa thạch tại khoa vi sinh. + Ống soi phế quản: ống soi Olympus ký hiệu OVT- F3. Đặc điểm ống soi: đường kính ống soi là 2,2mm, ống soi dài 70cm, cỡ ống soi 5,6,mm. Nguồn sáng Xenon và nguồn sáng Halogen. Màn hình SONY 16 inch. + Khi soi thủ thuật viên phải đi găng tay vô khuẩn, đội mũ, đeo khẩu trang. Các bệnh phẩm lấy trong quá trình nội soi như hút dịch PQ, rửa phế nang phải được gửi đến phòng xét nghiệm trong 2 giờ sau khi lấy ra. + Tiến hành nội soi PQ: Cuộc soi được thực hiện tại phòng soi PQ có đầy đủ thuốc men và dụng cụ cấp cứu khi cần thiết. Dùng bình xịt có dung
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 40 dịch Lidocain 10% xịt họng để gây tê nền lưỡi (thường xịt 2-3 lần). Tiếp theo, dùng bình xịt 2% xịt vào 2 lỗ mũi mỗi bên 2 -3 lần, mỗi lần 2-3 xịt, hướng dẫn bệnh nhân hít đồng thời khi xịt thuốc. Tư thế bệnh nhân nằm ngửa trên bàn soi. - Thao tác soi PQ: Đưa ống soi qua lỗ mũi hoặc miệng nếu lỗ mũi hẹp. Nếu đưa ống soi qua miệng phải dùng dụng cụ bảo vệ (cannun) để tránh bệnh nhân cắn phải ống soi. Gây tê bổ xung từ thanh môn tới các PQ với dung dịch Lidocain 2% bơm qua ống soi. Soi bên phổi lành trước song mới soi bên phổi bị bệnh. Khi kết thúc cuộc soi rút từ từ ống soi, lưu ý các vị trí đã tiến hành lấy bệnh phẩm xem còn chảy máu không để xử lý kịp thời. Hút hết dịch đọng trên đường rút ống soi. * Kỹ thuật rửa PQ. Trước khi tiến hành nội soi PQ phải xem kỹ lại phim HRCT phổi để xác định chính xác vùng định rửa. Kỹ thuật này phải được thực hiện đầu tiên trong quá trình soi PQ. Đưa ống soi đến phân thùy định tiến hành rửa PQ - phế nang. Bơm từ từ 50ml dung dịch natriclorua 0,9% vào trong lòng PQ, vừa bơm vừa quan sát. Giữ nguyên ống soi hút nhẹ nhàng để lấy dịch rửa ra. Bơm khoảng 3 lần, mỗi lần 50ml, tổng lượng dung dịch không quá 150ml. Để riêng 20ml dung dịch ban đầu. Dịch rửa PQ - phế nang được sử dụng để làm xét nghiệm vi khuẩn thông thường, AFB. - Thời gian nội soi PQ: trong 2 ngày đầu sau khi nhập viện. Riêng với những bệnh nhân có ho máu mức độ trung bình và ho máu mức độ nhiều thì phải đợi sau khi cầm máu 2 - 3 ngày mới nội soi phế quản. - Địa điểm và người thực hiê ̣n: ta ̣i phòng nội soi khoa Khám bệnh yêu cầu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên do giáo viên hướng dẫn và học viên trực tiếp thực hiê ̣ n. 2.4.4. Xét nghiệm vi khuẩn
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 41 Mẫu bệnh phẩm được lấy qua dịch rửa PQ đúng quy trình cho ngay vào ống nghiệm vô khuẩn, đậy nút, đưa đến khoa vi sinh trong vòng một giờ đầu tiên để cấy vi khuẩn Bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ phòng và xử lý trước 2 giờ. * Quy trình xét nghiệm vi sinh - Vật liệu: + Các chế phẩm để nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn + Các khoanh giấy kháng sinh - Phương pháp xác định vi khuẩn: Bệnh phẩm sau khi đã xử lý được cấy phân vùng trên 3 loại môi trường: + Thạch máu, ủ 370 C/24 giờ với 3-5% CO2 + Thạch chocolate, ủ 370 C/24 giờ với 3-5% CO2 + Thạch MacConkey, ủ 370 C/24 giờ - Mô tả đặc điểm hình thái của các khuẩn lạc mọc trên mặt đĩa môi trường thạch dinh dưỡng. - Nhuộm Gram vi khuẩn được chọn từ các khuẩn lạc nghi ngờ. * Định danh vi khuẩn: Căn cứ đặc điểm hình thái khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy; hình dạng, cách sắp xếp và tính chất bắt màu của tế bào vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram để định hướng cho quá trình phân lập và xác định vi khuẩn tiếp theo. Khảo sát các tính chất hóa sinh của vi khuẩn: Chọn khuẩn lạc vi khuẩn nghi ngờ, cấy chuyển sang các môi trường xác định tính chất hóa sinh phù hợp. Đối chiếu kết quả các tính chất sinh hóa thu được với tiêu chuẩn các tính chất hóa sinh đặc trưng cho mỗi loại/nhóm vi khuẩn để xác định tên chủng vi khuẩn gây bệnh.
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 42 Thực hiện phản ứng ngưng kết với các kháng huyết thanh mẫu đơn giá hoặc đa giá để định type huyết thanh chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được. * Kĩ thuật kháng sinh đồ xác định độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng phân lập được (Kháng sinh đồ định tính) + Tiến hành theo kỹ thuật kháng sinh đồ phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch (Kỹ thuật Kirby - Bauer). + Lựa chọn các loại khoanh giấy kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn đã được định danh. + Đặt các khoanh giấy kháng sinh đã chọn lên mặt đĩa thạch Mueller- Hinton (mặt thạch đã được ria cấy đều chủng vi khuẩn thuần chủng với số lượng khoảng 108 vi khuẩn/ml huyền dịch vi khuẩn). Để tủ ấm 370 C/18-24 giờ cho vi khuẩn mọc. Đo đường kính vòng vô khuẩn xung quanh các khoanh giấy kháng sinh. So sánh kết quả đo được với giới hạn chuẩn của kháng sinh tương ứng để phân loại các mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đó với kháng sinh được thử (nhạy cảm, trung gian, đề kháng). * Nhuộm soi trực tiếp Zielh -Neelsen tìm AFB: - Kỹ thuật làm tiêu bản: + Dàn tiêu bản: dịch rửa phế quản hoặc mẫu đờm của bệnh nhân được dàn đều lên mặt của một lam kính sạch. + Để phần bệnh phẩm dàn trên lam kính khô tự nhiên. + Cố định tiêu bản tiêu bản bằng nhiệt. - Kỹ thuật nhuộm Ziehl-Neelsen: + Đặt lam kính lên giá đỡ của bể nhuộm, nhỏ dung dịch carbon fuchsin phủ kín mặt lam kính. + Hơ nóng mặt dưới lam kính để thuốc nhuộm bốc hơi đủ 3 lần. Rửa tiêu bản dưới vòi nước chảy nhẹ.
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 43 + Tảy màu: nhỏ hỗ hợp cồn-axít phủ kín đồ phiến (phần bệnh phẩm được dàn), để khoảng 1-5 phút. Rửa tiêu bản. + Nhỏ dung dịch xanh methylene phủ kín đồ phiến, để thuốc nhuộm trên làm kính khoảng 1 phút. Rửa nước kỹ tiêu bản. Sau khi tiêu bản đã khô, soi tiêu bản trên kính hiển vi quang học vật kính dầu, phát hiện tế bào AFB (trực khuẩn mảnh, bắt màu đỏ) trên các vi trường. - Địa điểm: Tại Khoa vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - Người đọc kết quả: Bác sỹ chuyên khoa vi sinh đọc kết quả. 2.5. Xử lý kết quả nghiên cứu Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, sử dụng chương trình phần mềm EPI data và SPSS 16.0 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Nội Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu và đều tự nguyện tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu. - Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều được thăm khám và phỏng vấn theo một mẫu phiếu nghiên cứu thống nhất. - Các đối tượng tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện, được cung cấp đầy đủ các thông tin về nghiên cứu, các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật. - Phần tính toán trung thực để đảm bảo tính khách quan của đề tài.
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 44 2.7. Sơ đồ nghiên cứu 55 bệnh nhân GPQ Khám lâm sàng Nội soi PQ Đặc điểm vi khuẩn DRPQ Đặc điểm lâm sàng Hình ảnh HRCT Kết luận theo mục tiêu nghiên cứu Chụp HRCT
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 45 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Nữ Nam Chung n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) < 40 2 9,5 5 14,7 7 12,7 40-49 1 4,8 2 5,9 3 5,5 50-59 4 19,0 4 11,8 8 14,5 ≥ 60 14 66,7 23 67,6 37 67,3 Tổng 21 100,0 34 100,0 55 100,0 Trung bình ( X ± SD) 66,81±17,28 62,94±18,24 64,46±17,82 Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 64,46±17,82. Tuổi thấp nhất là 21, cao nhất là 93. Nhóm bệnh nhân nam: tuổi trung bình là 62,94±18,24, thấp nhất là 21 tuổi, cao nhất là 91 tuổi. Nhóm bệnh nhân nữ: tuổi trung bình là 66,81±17,28, thấp nhất là 33 tuổi, cao nhất là 93 tuổi. Lứa tuổi gặp nhiều nhất là ≥ 60 tuổi chiếm 67,3%. 61.8 38.2 Nam Nữ Biều đồ 3.1: Phân bố giới tính (n = 55)
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 46 Nhận xét: Tỷ lệ nam trong nhóm nghiên cứu chiếm 61,8%, nữ 38,2% Bảng 3.2. Tỉ lệ hút thuốc của đối tượng nghiên cứu Hút thuốc Nam Nữ Tổng n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%) Có hút thuốc 11 58,2 0 0 11 20,0 Không hút thuốc 23 41,8 21 38,2 44 80,0 Nhận xét: Hút thuốc gặp ở 11 bệnh nhân chiếm 20%. Tất cả các bệnh nhân hút thuốc này đều là nam giới. 3.2. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh tổn thương GPQ trên phim HRCT và vi khuẩn học của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.3. Tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu Tiền sử bệnh tật n Tỷ lệ (%) Lao phổi 5 9,1 Nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao 34 61,8 Nhận xét: Bệnh nhân có tiền sử lao phổi là 9,1%. nhiễm khuẩn hô hấp dưới không do lao chiếm tỷ lệ cao là 61,8%. Bảng 3.4. Thời gian phát hiện bệnh (năm) Thời gian phát hiện bệnh (năm) n Tỷ lệ (%) < 5 20 36,4 6 -10 6 10,9 11-15 2 3,6 >15 3 5,5 Không rõ thời gian 24 43,6 Tổng 55 100,0
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 47 Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh GPQ dưới 5 năm gặp tỷ lệ cao nhất 20/55 (36,4%), từ 6 - 10 năm chiếm (10,9%), trên 15 năm là 5,5%. Bảng 3.5. Tiền sử đợt bùng phát/năm của đối tượng nghiên cứu Đợt bùng phát/năm n Tỷ lệ (%) Ít (< 2lần/năm) 16 29,1 Nhiều (≥ 2lần/năm) 39 70,9 Nhận xét: Trong 55 bệnh nhân GPQ thấy tỷ lệ số đợt bùng phát nhiều (≥ 2lần/năm) chiếm 70,9% cao hơn so với đợt bùng phát ít là 29,1%. Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu Triệu chứng cơ năng n Tỷ lệ (%) Ho khạc đờm Số lượng đờm ít 10 18,2 Số lượng đờm trung bình 28 50,9 Ho máu Mức độ nhẹ 12 21,8 Mức độ trung bình 5 9,1 Khó thở Mức độ nhẹ 14 25,5 Mức độ trung bình 10 18,2 Đau ngực 14 25,5 Nhận xét: 100% bệnh nhân đều có ho, trong đó ho khạc đờm chiếm tỷ lệ cao nhất (38/55) 69,1%, ho máu 17/55 (30,9%), khó thở 24/55 (43,7%), đau ngực là 25,5%.
  • 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 48 Biểu đồ 3.2: Màu sắc đờm của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Trong số bệnh nhân ho khạc đờm, đờm trắng đục chiếm tỷ lệ cao nhất 34,7%, đờm vàng 28%, đờm xanh và đờm trong chiếm tỷ lệ tương ứng là 18,9% và 18,4%. Bảng 3.7. Triệu chứng toàn thân của đối tượng nghiên cứu Triệu chứng toàn thân n Tỷ lệ (%) Sốt 8 14,5 Ngón tay dùi trống 3 5,5 Phù 2 3,6 Gầy 27 49,1 Nhận xét: Các triệu chứng toàn thân thường gặp là gầy 49,1%, sốt 14,5%, ngón tay dùi trống 5,5%, phù 3,6%. Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu Triệu chứng thực thể n Tỷ lệ (%) Ran ẩm, ran nổ 45 81,8 Ran rít, rán ngáy 18 32,7 Ran ẩm, nổ, rít, ngáy 15 27,3 Không có ran 7 12,7 Nhận xét: Bệnh nhân GPQ có ran ẩm, ran nổ chiếm tỷ lệ cao nhất 81,8%, ran rít, ran ngáy là 32,7%, không có ran 12,7%. Bảng 3.9. Phân bố vị trí giãn phế quản theo thùy phổi trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu Vị trí GPQ n Tỷ lệ (%) Phổi phải (n = 33) Trên 6 10,9 Giữa 10 18,2 Dưới 8 14,5 ≥ 2 thùy 9 16,4 Phổi trái (n = 18) Trên 8 14,5
  • 61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 49 Dưới 7 12,7 Cả 2 thùy 3 5,5 Hai phổi (n = 4) 4 7,3 Nhận xét: GPQ thùy trên phổi phải là 10,9%, thùy giữa phổi phải 18,2% và thùy dưới phổi trái đều là 18,2%. Tỉ lệ GPQ ở cả 2 phổi là 7,3%. Bảng 3.10. Đặc điểm hình thái GPQ trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu Thể GPQ n Tỷ lệ (%) Hình trụ 29 52,7 Hình túi 16 29,1 Hỗn hợp 10 18,2 Tổng 55 100 Nhận xét: Hình ảnh GPQ trên phim chụp HRCT chủ yếu gặp hình trụ, chiếm 52,7%, GPQ hình túi gặp ít hơn 29,1%, GPQ thể hỗn hợp chiếm 18,2%. Bảng 3.11. Các tổn thương phối hợp GPQ trên phim chụp HRCT của đối tượng nghiên cứu Các tổn thương phối hợp n Tỷ lệ (%) Dày tổ chức kẽ 16 29,1 Giãn phế nang 15 27,3 Xơ phổi 6 10,9 Hình nốt mờ 14 25,5 Xẹp phổi 9 16,4 Đông đặc phổi 17 30,9 Nhận xét: Hình ảnh tổn thương phối hợp GPQ thường gặp nhất là đông đặc phổi 30,9%, dày tổ chức kẽ chiếm 29,1%, giãn phế nang 27,3%, hình nốt mờ 25,5%, xẹp phổi 16,4%, xơ phổi 10,9%. Bảng 3.12. Đặc điểm dịch rửa phế quản
  • 62. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 50 Đặc điểm dịch rửa phế quản n Tỷ lệ (%) Trong 9 16,4 Máu 15 27,3 Đục 31 56,3 Tổng số 55 100 Nhận xét: Đặc điểm dịch rửa phế quản thấy dịch đục chiếm tỷ lệ cao 56,3%, dịch có máu là 27,3%, dịch trong 16,4%. 78.2 21.8 Âm tính Dươngtính Biểu đồ 3.3: Kết quả nuôi cấy dịch rửa phế quản Nhận xét: Trong số 55 mẫu bệnh phẩm dịch rửa phế quản nuôi cấy, tỷ lệ dương tính 12/55 chiếm 21,8%, tỷ lệ âm tính 43/55 chiếm 78,2%. Bảng 3.13. Kết quả định danh vi khuẩn ở dịch rửa phế quản (n=12) Định danh vi khuẩn n Tỷ lệ (%) Pseudomonas aeruginosa 4 33,3 Citrobacter 1 8,3