SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Nguyễn Văn Luận
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC
Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Nguyễn Văn Luận
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC
Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT,
TỈNH TÂY NINH
Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số : 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin cảm ơn Ba Mẹ đã dành cho con những gì tốt đẹp nhất, sự
yêu thương của ba mẹ đã và sẽ nâng đỡ con suốt cuộc đời.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Trần Hợp – Giảng viên
khoa Sinh học trường đại học khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh. Thầy đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn em đi vào con đường nghiên cứu khoa học, thắp sáng trong em
lòng đam mê và niềm tin vươn tới đỉnh cao của tri thức.
Em xin gửi tới các Thầy Cô giảng dạy tại Khoa Sinh học, các Thầy Cô là cán
bộ phòng thí nghiệm Di truyền – Tiến hóa – Thực vật Khoa Sinh học trường đại học
sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Bảo tàng thực vật Viện Sinh học nhiệt đới đã tận tình
giúp đỡ, động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt thời gian làm nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới ban Giám đốc, ban Quản lý vườn quốc gia Lò Gò –
Xa Mát, Tây Ninh đã tạo nhiều điều kiện cho em thực hiện đề tài thuận lợi.
Xin gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn học viên lớp Cao học Sinh thái học,
khóa K21 trường đại học sư phạm Tp. HCM đã động viên tinh thần để tôi hoàn
thành tốt bài nghiên cứu này.
Với tất cả tấm lòng thành của mình, một lần nữa xin cảm ơn tất cả!
Nguyễn Văn Luận
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn..............................................................................................................................i
Mục lục ..................................................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt trong bài........................................................................................iii
Danh mục các bảng...............................................................................................................iv
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................................v
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN....................................................................................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu............................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam.......................................6
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................13
2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................................13
2.2. Thời gian nghiên cứu...............................................................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................13
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................17
3.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc .....................................................................17
3.2. Dạng sống của cây thuốc .........................................................................................21
3.3. Thực vật có giá trị bảo tồn.......................................................................................24
3.4. Đa dạng về giá trị cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát.........................................26
3.5. Bộ sưu tập mẫu thực vật cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát.....................................31
3.6. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát........................33
3.7. Thảo luận .................................................................................................................63
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................65
4.1. Kết luận....................................................................................................................65
4.2. Kiến nghị..................................................................................................................66
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................69
PHỤ LỤC.............................................................................................................................vi
iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
- IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resource
– Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế.
- KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
- KBTTN và DT: Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích
- LGXM: Lò Gò – Xa Mát
- LY.: Lương y
- NXB: Nhà xuất bản
- TCN: Trước công nguyên
- Tp. : Thành phố
- Tr. : Trang
- VQG: vườn quốc gia
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố số loài cây thuốc trong các taxon ............................................17
Bảng 3.2. Thành phần các Họ, Chi và Loài trong các Bộ có các loài cây thuốc
của VQG................................................................................................17
Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc của VQG .............................................20
Bảng 3.4. Các chi cây thuốc nhiều loài của VQG .................................................21
Bảng 3.5. Dạng sống của cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát..................................21
Bảng 3.6. Các loài cây thuốc cần được bảo tồn của VQG Lò Gò – Xa Mát.........24
Bảng 3.7. Cây thuốc có trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền ......................26
Bảng 3.8. Phương thức sử dụng cây thuốc ............................................................28
Bảng 3.9. Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc........................29
Bảng 3.10. Tương quan giữa số công dụng làm thuốc với số cây thuốc.................30
Bảng 3.11. Sự đa dạng các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc ....................31
Bảng 3.12. Danh sách các loài trong bộ sưu tập mẫu tiêu bản ................................32
Bảng 3.13. Bảng so sánh mức độ đa dạng cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát so
với các VQG khác trong khu vực..........................................................63
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu.....................................................................3
Hình 2.2. Nhãn tên mẫu thực vật trong bộ sưu tập................................................16
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện các dạng sống của cây thuốc vùng nghiên cứu..........22
Hình 3.4. Nhân trần (Tuyến hương lá to) – Adenosma bracteosum Bonati..........33
Hình 3.5. Lá và quả Mù u – Calophyllum inophyllum L.......................................35
Hình 3.6. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer .......................37
Hình 3.7. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don..........................38
Hình 3.8. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm. ................................40
Hình 3.9. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ. .............................42
Hình 3.10. Hoa Cà na – Elaeocarpus hygrophilus Kurz.........................................43
Hình 3.11. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don
...............................................................................................................44
Hình 3.12. Sao đen – Hopea odorata Roxb. ...........................................................46
Hình 3.13. Cầy (Kơ nia) – Irvingia malayana Oliv. ex Benn.................................48
Hình 3.14. Máu chó cầu – Knema globularia (Lamk.) Warb .................................49
Hình 3.15. Sơn rừng (Sơn huyết) – Melanorrhoea laccifera Pierre .......................50
Hình 3.16. Nắp ấm – Nepenthes mirabilis (Lour.) Bruce. ......................................51
Hình 3.17. Nắp ấm lá men – Nepenthes thorelii Lecomte. .....................................53
Hình 3.18. Hoa Sâm cau – Peliosanthes teta Andrews...........................................54
Hình 3.19. Giáng hương trái to – Pterocarpus macrocarpus Kurz.........................55
Hình 3.20. Sến đỏ (Sến mủ) – Shorea roxburghii G. Don......................................56
Hình 3.21. Gõ mật Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis...................57
Hình 3.22. Luân thùy Cambốt – Spirolobium cambodianum H.Baill.....................58
Hình 3.23. Lá, quả Bá bịnh – Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia.............60
Hình 3.24. Cổ rùa (Huyết đằng lông) – Butea superba Roxb................................61
Hình 3.25. Chè lông – Aganosma acuminata (Roxb) G.Don..................................62
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loài cây hoang dại để làm thức ăn,
vật liệu xây dựng, chất đốt, thức ăn gia súc hay làm đồ gia dụng và đặc biệt dùng
làm thuốc chữa bệnh. Khi đó, người ta chỉ biết sử dụng cây cỏ hoang dại để làm
thuốc trị một số bệnh thông thường như cảm, sốt, đau đầu, bệnh ngoài da. Về sau,
mới đi sâu tìm hiểu về cây cỏ để chữa các bệnh nan y về gan, thận, tim mạch… Cho
đến nay, mặc dù khoa học hiện đại phát triển theo hướng sử dụng hóa chất làm
thuốc để chữa trị thì cây cỏ làm thuốc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền Y
học cổ truyền và là nguồn nguyên liệu quý cho nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn
gốc từ các hợp chất tự nhiên.
Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa hình thay đổi từ
Bắc vào Nam, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm phân bố không đồng đều đã
tạo nên nhiều kiểu thảm thực vật quan trọng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và đa dạng về chủng loại, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Theo
thống kê của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), tính đến cuối năm 2007 đã ghi nhận và
thống kê được ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật có giá trị làm thuốc, trong đó có
khoảng 3.000 loài cây mọc tự nhiên (hơn 90%), đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu ban đầu để sản xuất thuốc dùng trong
nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, do tình trạng khai thác tài nguyên rừng quá mức, nạn cháy rừng,
cũng như áp lực gia tăng về dân số và nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh ngày càng
nhiều, đặc biệt là các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, dẫn đến nguồn tài nguyên
cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc đang phải đối mặt với nguy cơ
bị tuyệt diệt. Tính đến năm 2007, danh sách những cây thuốc bị đe dọa ở Việt Nam
lên tới 144 loài, trong đó phải kể đến như Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Sâm
vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus), Hoàng liên
(Coptis chinensis), Lan một lá (Nervilia sp.), Đẳng sâm (Codonopsis javanica)...
Đặc biệt, những loài như Ba kích (Morinda officinalis), Đẳng sâm (Codonopsis
2
javanica), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora)… vốn phân bố khá rộng rãi nhưng do
khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho chúng trở nên hiếm dần, thậm chí còn được
đưa vào Sách đỏ và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam nhằm khuyến cáo bảo vệ
(Nguyễn Tập, 2007). Do đó, việc điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu và sưu
tập mẫu tiêu bản về tài nguyên cây thuốc ở một vườn quốc gia của khu vực Đông
Nam bộ như Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là điều cần thiết và thiết thực, góp
phần vào công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ – XA MÁT, TỈNH TÂY NINH”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, định danh, lập danh lục thành phần loài cây thuốc trên cơ sở đó
đánh giá tiềm năng.
- Xây dựng bộ mẫu tiêu bản cây thuốc phổ biến của vườn quốc gia (VQG) Lò
Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài cây làm thuốc, xây dựng danh lục cây thuốc ở VQG
Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
- Phỏng vấn bằng phương pháp phỏng vấn nhanh, ghi chép các bài thuốc nhằm
đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc của vườn quốc gia để giáo dục
bảo tồn và phát triển cây thuốc.
- Xác định nhóm cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn.
- Thu thập và xây dựng bộ mẫu tiêu bản một số cây thuốc phổ biến ở VQG Lò
Gò – Xa Mát.
3
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trên địa bàn 04 xã Tân Bình, Tân Lập,
Hòa Hiệp và Thạnh Tây của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía
Tây Bắc.
- Phía Bắc và Tây giáp Cam-pu-chia, phía Tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ
Đông.
- Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập - Tân Bình
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
Tổng diện tích của VQG là 18.806 ha [18],[19].
Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi
trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so
với mực nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o
- 5o
do vậy VQG có địa hình
4
gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân
chia địa hình cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng,
trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa [18].
1.1.3. Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối
laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa
mạo san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác
trong VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong
thềm cổ. Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết
quả tích tụ oxyt sắt-nhôm. Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các
trảng, bàu có địa hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được
gây ngập một khoảng thời gian trong mùa mưa [18].
1.1.4. Khí hậu
Tây Ninh hay cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/năm đến khoảng 1.900mm/năm, có
những năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2.300mm), phân bố không đều
giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài
trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên
100mm) [18].
1.1.5. Thủy văn
1.1.5.1. Nước mặt – Sông suối
Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia
cắt địa hình không cao. Hệ thống sông suối có sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và
các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa.
1.1.5.2. Nước ngầm
Nước ngầm khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m khu vực gần sông
suối cung cấp nước sinh hoạt và ở độ sâu hơn 20m cho nước phục vụ sản xuất (140-
240 m3
/ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ổn
định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích [18].
5
1.1.6. Hệ sinh vật
1.1.6.1. Hệ thực vật
Theo kết quả điều tra của Viện sinh học nhiệt đới (2006), hệ thực vật bậc cao
của rừng Lò Gò – Xa Mát có khoảng 694 loài thuộc 395 chi của 115 họ trong 60 bộ
của 5 ngành thực vật.
VQG Lò Gò – Xa Mát có các kiểu thảm thực vật chính như sau:
- Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa.
- Kiểu rừng Sao Dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa: (1) trên nền đất
ferralite nông và (2) trên nền đất ferralit sâu.
- Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế
họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và Tràm (Melaleuca).
- Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai.
- Trảng cỏ ngập nước theo mùa.
- Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối [18],[19].
1.1.6.2. Hệ động vật
- Hệ côn trùng VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 128 taxa côn trùng thuộc về 9 bộ, là
một phần rất quan trọng của hệ côn trùng vùng rừng mưa nhiệt đới khu vực phía
Nam, Việt Nam.
- Khu hệ cá ở VQG Lò Gò – Xa Mát mang tính đặc trưng của vùng trung lưu
và hạ lưu sông Mê Kông với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ, bằng 70,4% khu hệ cá
Đồng Tháp Mười, trong đó bộ Cá chép (Cypriniformes) chiếm số lượng nhiều nhất.
- Lớp Ếch nhái ở VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 23 loài thuộc 15 chi, của 6 họ
trong 2 bộ.
- Lớp Bò sát ở VQG Lò Gò - Xa Mát có 56 loài, thuộc về 2 bộ, trong đó bộ
Có vẩy (Squamata) có số loài chiếm đến 92,9 %.
- Tổng số loài chim ghi nhận được tại VQG Lò Gò - Xa Mát có 149 loài chim
thuộc 40 họ và 15 bộ, ước lượng ở VQG Lò Gò - Xa Mát có thể có từ 162 - 173 loài
chim.
6
- Lớp thú có 29 loài thú của 7 bộ: gồm bộ Ăn sâu bọ (Insectivora), bộ Dơi
(Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc chẵn (Arctiodactyla), bộ
Ăn thịt (Carnivora), bộ Gặm nhấm (Rodentia), bộ Thỏ (Lagomorpha) [18].
1.1.7. Điều kiện kinh tế xã hội
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Tân
Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Tổng
dân số của 4 xã là 31.331 người với 8.131 hộ; trong đó 21% là hộ nghèo, 44% hộ
trung bình và 35% là hộ giàu.
Dân tộc chủ yếu ở khu vực là người Kinh với 7.806 hộ chiếm 97,0%; Khmer
202 hộ chiếm 2,6%; các dân tộc khác (Tày, Mường, Hoa) là 25 hộ chiếm 0,4%
[18],[19].
1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Thế giới
Từ xa xưa đến nay, cây làm thuốc luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong
nguồn tài nguyên thực vật. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong tổng số khoảng
250.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao đã ghi nhận trên toàn cầu, có tới 30.000
loài có giá trị làm thuốc trực tiếp trong Y học cổ truyền hoặc cung cấp các hợp chất
tự nhiên để làm thuốc (WHO, 1990). Con số này còn dự đoán lên tới gần 70.000
loài (Naplalert, 1995).
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần
20.000 loài thực vật trong tổng số 250.000 loài đã biết được sử dụng làm thuốc hoặc
cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc [37]. Trong đó ở Ấn Độ có khoảng 6.000
loài; Trung Quốc 5.000 loài; vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1.900 loài thực vật có
hoa.
Giữa năm 1985, quyển sách “Cây thuốc Trung Quốc” ra đời, đã liệt kê một
loạt các loài thực vật chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa
nhọt độc, viêm tuyến hạch, vết thương tụ máu; Cải Soong (Nasturtium officinale) có
tác dụng giải nhiệt, chữa lở miệng, chảy máu chân răng, bướu cổ. Tác giả Perry, với
7
quyển “Medicinal Plants of East and Southeast Asia” (1985) nằm trong chương
trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á đã
nghiên cứu hơn 1.000 tài liệu khoa học về thực vật và dược liệu, trong đó có 146
loài thực vật có tính kháng khuẩn [39].
Trên thực tế có rất nhiều loài thực vật được sử dụng làm thuốc nhưng do con
người khai thác quá mức dẫn đến nhiều loài trên thế giới vĩnh viễn mất đi hoặc đang
bị đe dọa nghiêm trọng (theo Công ước đa dạng Sinh học, 1992). Theo Raven
(1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn một trăm năm trở lại đây, có khoảng
1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài có nguy cơ bị đe dọa. Trong
số những loài thực vật đã bị mất đi hoặc đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong đó có
nhiều loài cây thuốc như: ở Bangladet có loài Tylophora indica dùng để chữa bệnh
hen suyễn, loài Zanonia indica dùng để tẩy xổ - trước kia có khá nhiều nay có nguy
cơ bị tuyệt chủng. [Islam A.S, 1991].
Trong công trình “Medicinal and poisonous plants”, (3 tập) thuộc chương
trình phối hợp điều tra tài nguyên thực vật Đông Nam Á (xuất bản năm 1999, 2001
và 2003) đã thống kê được khoảng 2.200 loài thực vật có giá trị làm thuốc, đây là
công trình có giá trị khoa học cao. Tất cả các loài được mô tả chi tiết về đặc điểm
hình thái, sinh thái, phân bố, cách gieo trồng và giá trị sử dụng; đặc biệt trong công
trình này cũng được phân tích khá đầy đủ các hàm lượng hoạt chất có trong các bộ
phận của thực vật.
Năm 2006, Christophe Wiart đã xuất bản quyển “Medicinal Plants of the Asia-
Pacific: Drugs for the Future?” mô tả chi tiết dược lý dân tộc học của hơn 400 loài thực
vật, cung cấp hơn 300 hình ảnh với 400 cấu trúc hóa học của các vị thuốc từ khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương [35].
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để chống lại các bệnh nan y, thì sự cần
thiết là phải kết hợp giữa Đông và Tây y, giữa y học hiện đại với kinh nghiệm cổ
truyền của các dân tộc. Chính từ những kinh nghiệm truyền thống đó của họ là chìa
khóa để nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên,
việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các
8
nước trên thế giới đang hướng đến thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử
dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc [24].
1.2.2. Việt Nam
Ngay từ thời xa xưa người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở
những vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được sử dụng
để chữa bệnh có hiệu quả. Qua quá trình phát triển, các kinh nghiệm dân gian quý
báu đó đã dần dần được đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng
rãi trong cộng đồng.
Thời vua Hùng Vương (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại
(Đại Việt sử kí ngoại kí,…) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ
làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh. Theo Long Úy chép lại, vào đầu
thế kỷ thứ II có hàng trăm vị thuốc từ đất Giao Chỉ như: Ý dĩ (Coix lachrymal-jobi
L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin Benth.) [12].
Vào đời Trần (1225-1399), Phạm Ngũ Lão thu thập trông coi một vườn thuốc
lớn để chữa bệnh cho quân sĩ trên núi gọi là “Sơn Dược”, hiện vẫn còn di tích để lại
tại một quả đồi thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Năm 1429 là
“Bản thảo cương toàn yến” là quyển sách về cây thuốc đầu tiên, do Chu Tiên biên
soạn. Vào thế kỷ XIV có người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn
Bá Tĩnh), ông biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 tập với 406 vị thuốc nam
trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật. Ông còn viết cuốn “Hồng nghĩa
giác tư y thư” tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc [12],[30].
Thời nhà Nguyễn (1788-1883), Nguyễn Quang Lượng với “Nam dược”, “Nam
dược chỉ danh truyền” ghi chép 500 vị thuốc nam. Năm 1858, Trần Nguyên Phương
với “Nam bang thảo mộc” đã kể tên và mô tả công dụng của trên 100 loài cây thuốc
[11],[12].
Ở Đông Dương, bộ sách “Catalogue des produits de l’Indochine” do hai nhà
thực vật người Pháp Ch. Crévost và A. Pételot biên soạn, trong đó, đáng chú ý nhất
là tập V “Produits médicinaux” (1928 – 1935) đã mô tả 368 loài cây thuốc và vị
thuốc là các loài thực vật có hoa [34]. Đến năm 1952, Pételot bổ sung và xây dựng
9
thành “Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập,
với 1.482 loài cây thuốc ở cả ba nước Đông Dương [40].
Năm 1957, Đỗ Tất Lợi cho ra đời công trình “Dược liệu học và các vị thuốc
Việt Nam” gồm 3 tập. Đến năm 1961 tác giả đã tái bản in thành 2 tập, trong đó mô
tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962-1965, “Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam” được xuất bản gồm 6 tập, đến năm 1969 tái bản thành
2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và
khoáng vật. Trong lần tái bản thứ 12 vào năm 2006 tác giả đã nâng số loài động
thực vật có giá trị làm thuốc lên đến 800 loài, các loài này được mô tả tỉ mỉ tên khoa
học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia tất cả các cây thuốc đó thành
các nhóm bệnh khác nhau.
Năm 1966, Vũ Văn Chuyên “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, trong đó
ngoài việc tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, ông còn đưa ra danh sách các cây
thông thường thuộc các họ, giúp dễ học và dễ phân loại thực vật, thuận lợi cho việc
tra cứu.
Năm 1976, trong công trình luận văn phó tiến sĩ khoa học, Võ Văn Chi đã
thống kê được ở Miền Bắc có 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành thực
vật hạt kín. Đến năm 1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc
lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách
các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ
trong 8 ngành.
Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương trong cuốn “Sổ tay cây thuốc
Việt Nam” đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện vào
nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam.
Năm 1997, Võ Văn Chi trong bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã
thống kê và mô tả chi tiết 3.200 loài cây thuốc ở Việt Nam. Đây là một công trình
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và chuyên ngành
thực vật học. Năm 2003-2004, “Từ điển thực vật thông dụng” (2 tập) tác giả đề cập
đến phần công dụng mà chủ yếu là làm thuốc của 5.034 loài, 2.382 chi của 333 họ
10
thực vật. Gần đây, Võ Văn Chi cho ra đời “Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới)”
(2012, 2 tập) lập danh lục mới về cây thuốc Việt Nam và tiến hành biên soạn lại, bổ
sung thêm những thông tin, làm rõ hơn về sinh thái và phân bố cũng như bổ sung rất
nhiều cây thuốc mới, với số mục từ 4.470 đề cập tới gần 4.700 cây thuốc với 1.500
ảnh chụp màu. Có thể nói công bố này đã giới thiệu số lượng cây thuốc lớn nhất ở
Việt Nam.
Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong công trình “Thực vật học dân
tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An” đã thống kê được 551
loài, 364 chi, 120 họ thực vật có giá trị làm thuốc, đặc biệt là trong nghiên cứu này
nhóm tác giả đã đưa ra công dụng cụ thể của từng loài theo cách sử dụng của người
dân địa phương.
Năm 2006, trong cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ đã
thống kê được 2.000 loài có giá trị làm thuốc, ở đây tác giả chỉ mô tả sơ lược đặc
điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng.
Đến cuối năm 2006, nhóm các tác giả thuộc Viện Dược liệu trong công trình 2
tập “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống kê được 920 loài cây
thuốc, đây là công trình khá đầy đủ và công phu, nhóm các tác giả đã mô tả, phân
tích khá chi tiết các đặc điểm nhận dạng, phân bố, công dụng và thành phần hóa học
của từng loài [5].
Năm 2007 trong công trình “Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt
Nam” Nguyễn Tập đã giới thiệu 144 loài cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam.
Tác giả Tào Duy Cần, Trần Sĩ Viên đưa ra “Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc
Việt Nam” (2007) gồm trên 500 vị thuốc Nam – thuốc Bắc thường dùng (vốn là
những thảo mộc dễ kiếm, sống ở nước ta) được mô tả, xác định vùng phân bố, bộ
phận dùng và tác dụng của thuốc ngoài ra còn kèm theo các phương thuốc trị bệnh
theo y học cổ truyền.
Giữa năm 2007 trong Dự án hỗ trợ chuyên ngành “Lâm sản ngoài gỗ Việt
Nam” đã giới thiệu 82 loài thực vật có giá trị làm thuốc, với đầy đủ các thông tin về
11
đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật nhân trồng, khái thác, chế biến, bảo
quản, giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp bảo tồn.
Huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, thông tin về cây thuốc mới được đề
cập trong những năm gần đây. Trong công trình “Khảo sát thành phần loài và xây
dựng bộ sưu tập mẫu các loài cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ
Chi, Tp. Hồ Chí Minh”, Đặng Văn Sơn đã ghi nhận được 29 loài thực vật có giá trị
làm thuốc, đến năm 2009 tác giả cập nhật và nâng số lượng loài cây thuốc lên 38
loài và gần đây nhất (2011) trong công trình đăng ở Hội nghị khoa học toàn quốc
lần thứ 4 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, nhóm tác giả đã ghi nhận bổ sung vào
nguồn tài nguyên cây thuốc ở Củ Chi lên 162 loài, 135 chi, 63 họ, 38 bộ thuộc 2
ngành thực vật bậc cao có mạch.
Năm 2011, Nguyễn Xuân Minh Ái với luận văn thạc sĩ Sinh học “The study of
ethnomedicine of Chu Ru and Raglai ethnic groups in Phước Bình national park,
Ninh Thuận province” khảo sát 93 loài cây thuốc thuộc 79 chi, 49 họ, 4 lớp và 3
ngành thực vật. Trong đó họ Zingiberaceae là họ thông dụng nhất với 14 loài được
sử dụng làm thuốc.
Đặc biệt ở Tây Ninh đã có một số công trình về cây thuốc có giá trị. Riêng ở
huyện Tân Biên, tháng 4 năm 1980, Viện Dược liệu và Trạm Nghiên cứu Dược liệu
tỉnh Tây Ninh đã tiến hành điều tra ở 6 xã: Tân Bình, Thạnh Bình, Tân Châu, Tân
Đông, Tân Hội và Thạnh Đông. Kết quả đã ghi nhận được 309 loài cây thuốc, trong
đó 235 loài đã được giới thiệu cho khai thác thu mua như: Bách bộ, Ba kích lông,
Chiêu liêu, Đại phong tử, Sữa, Tràm... Ở khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát hiện nay
hoặc ở một vùng rừng nào đó ở Tây Ninh trước kia đã từng khai thác Vàng đắng
(Coscinium fenestratum) để chiết berberin.
Cuối năm 1991, Nguyễn Công Tỷ, Huỳnh Công Thanh đã xuất bản quyển
“Dược liệu miền Nam và các bài thuốc ứng dụng” với 810 vị thuốc (hơn 95% là
thực vật) chủ yếu là các vị thuốc từ hệ thực vật của tỉnh Tây Ninh.
Trong Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại Hội nghị khoa
học toàn quốc lần thứ hai (năm 2007) với đề tài “Hiện trạng tài nguyên cây thuốc
12
vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”, Lý Ngọc Sâm, Nguyễn Vinh Hiển
đã thống kê tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, gồm 178 loài,
thuộc 67 họ, trong đó có 3 loài thuộc Khuyết thực vật, 147 loài thuộc lớp Hai lá
mầm, 28 loài thuộc lớp Một lá mầm.
Năm 2009, trong đợt hướng dẫn học viên thực tập, Phan Kế Lộc đã tiến hành
khảo sát “Điều tra cây thuốc ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh” bước
đầu đã ghi nhận được 152 loài Thực vật và Nấm lớn thuộc 130 chi, 74 họ có công
dụng làm thuốc.
Tóm lại, thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật tự nhiên để
làm thuốc chữa bệnh của nhân dân ta là phong phú và đa dạng. Đây là kết quả của
một quá trình nghiên cứu lâu dài từ đời này sang đời khác. Vì vậy, ngày nay chúng
ta cần tiếp tục kiểm kê, bổ sung và hệ thống hóa các loài cây thuốc để giúp cho việc
bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu và sử dụng bền vững.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một báo cáo hay nghiên cứu nào về đa
dạng thành phần loài cây thuốc của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh
một cách đầy đủ, đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài này.
13
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được khảo sát tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, thuộc huyện Tân
Biên, tỉnh Tây Ninh.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trong vòng 8 tháng (từ 1/2012 đến 8/2012). Thời gian
khảo sát thực địa được tiến hành 5 đợt:
 Đợt 1: từ 10/01/2012 đến 17/01/2012
 Đợt 2: từ 25/03/2012 đến 30/03/2012
 Đợt 3: từ 30/04/2012 đến 02/05/2012
 Đợt 4: từ 15/05/2012 đến 22/05/2012
 Đợt 5: từ 20/07/2012 đến 27/07/2012
Mỗi đợt khảo sát tiến hành 3-7 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thời
gian phát triển của thực vật nghiên cứu. Tiến hành một số đợt khảo sát bổ sung khi
cần thiết.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Tập hợp, phân tích, kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát đánh
giá nhanh, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội
dung khảo sát và nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.3.2.1. Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu
Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, không thể đi
hết các điểm trong khu nghiên cứu nên việc chọn tuyến và địa điểm thu mẫu là cần
thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có
thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau nghĩa là các tuyến đó cắt ngang qua
các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến mỗi sinh cảnh chọn
những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu hay đặt các ô tiêu chuẩn vừa phục vụ cho
nghiên cứu về đa dạng loài vừa nghiên cứu về đa dạng sinh thái [26].
14
Các tuyến thực địa đi theo các sinh cảnh ven đường đi, lối đi có sẵn trong
rừng, các sinh cảnh ven suối, đất trống; các kiểu rừng của vườn quốc gia Lò Gò –
Xa Mát để thu đầy đủ mẫu.
2.3.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh
Phỏng vấn nhanh tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc của người dân địa
phương ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
2.3.2.3. Phương pháp thu mẫu
Mẫu cho vào các cặp gỗ dán để đựng mẫu, sổ và bút chì mềm 2-3B để ghi
chép, nhãn hay băng dính bằng giấy có thể viết được và kéo cắt cây.
Nguyên tắc thu mẫu:
Mỗi mẫu có đầy đủ các bộ phận nhất định là cành, lá cùng với hoa và cả quả
càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thảo hay dương xỉ.
Mỗi loài thu 4-6 tiêu bản, các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh dấu cùng số
hiệu. Khi thu ghi chép ngay những đặc điểm để nhận biết ngoài thiên nhiên nhất là
các đặc điểm dễ mất khi khô ví dụ như màu sắc hoa, quả [26].
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.3.3.1. Xử lý và bảo quản mẫu
Các mẫu thu được đeo nhãn ngay.
Khi ghi chép dùng bút chì mềm tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh
bị mất khi trời mưa hay ngâm tẩm về sau. Các mẫu vật có thể chỉ cần ghi số hiệu
mẫu, ngày thu mẫu, nơi thu mẫu còn các thông tin khác ghi riêng vào sổ ghi chép
thực địa.
Mẫu thu được đặt gọn trong 1 tờ báo gập 4, vuốt ngay ngắn (chú ý trên mẫu
phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả 2 mặt của lá mà không phải lật
mẫu, đối với hoa nên dùng các mảnh báo nhỏ để ngăn cách nó với các hoa hay lá
bên cạnh phòng khi sấy dễ bị dính vào các bộ phận bên cạnh). Sau đó xếp nhiều
mẫu thành chồng và dùng đôi cặp mắt cáo để bó chặt và ép mẫu xuống [26].
Sau mỗi ngày thu thập, các mẫu vật mang về cần được xử lý sơ bộ ngoài thực
địa bằng cồn pha loãng ở nồng độ 70%.
15
2.3.3.2. Sấy khô và giám định tên mẫu vật
Mẫu sau khi mang về cần được sấy ngay. Trước khi sấy nên thay giấy báo mới
và bó chặt giữa đôi cặp mắt cáo trước khi cho vào tủ sấy [26].
Tất cả các mẫu vật thu thập được xử lý, phân tích xác định tên khoa học và sắp
xếp thứ tự Alphabet theo Họ cho tiện tra cứu sau này. Để định loại các mẫu thu
được, chúng tôi sử dụng một số tài liệu sau: Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III (Phạm
Hoàng Hộ, 1999), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt
Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Phân loại học thực vật (Hoàng Thị Sản, 1999), Cây
cỏ có ích ở Việt Nam, tập I, II (Võ Văn Chi, Trần Hợp). Đặc biệt là đối chiếu, so
mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu trữ ở Bảo tàng thực vật thuộc Viện
Sinh học nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh.
Mẫu sau khi phân tích, được ngâm tẩm hóa chất bảo quản và lưu giữ tại Bảo
tàng thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới và phòng Thí nghiệm – Di truyền –
Thực vật, Khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
2.3.3.3. Xây dựng bộ sưu tập
Xây dựng bộ tiêu bản thực vật của một số loài cây có giá trị làm thuốc trong hệ
thực vật của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Mẫu thực vật được thu tại địa phương,
chụp ảnh ngoài thực địa và xử lý trong phòng thí nghiệm, ngâm tẩm hóa chất bảo
quản, khâu kết lên bìa cứng (bìa sơmi giấy 27cm x 40cm) theo tiêu chuẩn bộ tiêu
bản thực vật quốc gia Việt Nam nhằm bảo quản lâu dài. Nhãn được ghi như hình
2.2.
16
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SINH HỌC
---------------
Tên địa phương:..................................................................................
Tên Khoa học: ....................................................................................
Họ thực vật:.........................................................................................
Nơi thu mẫu: .......................................................................................
Ngày thu mẫu:.....................................................................................
Người định tên: ...................................................................................
Số hiệu mẫu:........................................................................................
Hình 2.2. Nhãn tên mẫu thực vật trong bộ sưu tập
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để lưu trữ, thống kê và so sánh các thông tin thu
thập được, lập danh lục cây thuốc ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát.
Thống kê và ghi nhận những loài cây thuốc có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, Nguyễn Tập (2007), IUCN (2011), Danh
mục cây thuốc Bộ Y tế (2010), Nghị định 32 của Chính phủ.
Việc xác định thông tin của các loài có giá trị làm thuốc, dạng sống và tình
trạng bảo tồn sử dụng các sách Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi
(1997), Từ điển thực vật thông dụng của Võ Văn Chi (2003 - 2004), Cây thuốc và
động vật làm thuốc của Viện dược liệu (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam của Đỗ Tất Lợi (2009), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới) của Võ Văn Chi
(2012)…
17
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc
Qua kết quả điều tra (có kế thừa nghiên cứu trước đây, có bổ sung), khảo sát
vùng nghiên cứu, đã xác định được 433 loài cây thuốc thuộc 299 chi, 99 họ, 54 bộ
của 4 ngành là Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông đất
(Lycopodiophyta), Ngành Hạt trần (Pinophyta) và Ngành Mộc lan (Magnoliophyta).
Trong đó, Ngành Thông đất có 1 loài thuộc chi Lycopodiella của họ Lycopodiaceae;
ngành Dương xỉ có 11 loài thuộc 8 chi của 7 họ: Azoliaceae, Blechnaceae,
Marsileaceae, Ophioglossaceae, Polypodiaceae, Salviniaceae, Schizeaceae; Ngành
Hạt trần có 1 loài thuộc chi Gnetum của họ Gnetaceae; Ngành Mộc lan có 420 loài
thuộc 289 chi của 90 họ, trong đó, có 360 loài thuộc lớp Hai lá mầm và 60 loài
thuộc lớp Một lá mầm.
Bảng 3.1. Phân bố số loài cây thuốc trong các taxon
STT NGÀNH SỐ LOÀI TỶ LỆ %
1 POLYPODIOPHYTA 11 2,54
2 LYCOPODIOPHYTA 1 0,23
3 PINOPHYTA 1 0,23
4 MAGNOLIOPHYTA 420 97,00
Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc vùng nghiên cứu được thể hiện trong
bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần các Họ, Chi và Loài trong các Bộ có các loài cây thuốc
của VQG
STT
(1)
Bộ
(2)
Họ Chi Loài
SL
(3)
%
(4)
SL
(5)
%
(6)
SL
(7)
%
(8)
1 Arales 2 2,02 6 2,01 6 1,39
2 Arecales 1 1,01 5 1,67 5 1,15
3 Aspidiales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
18
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
4 Asterales 1 1,01 4 1,34 4 0,92
5 Begoniales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
6 Capparales 1 1,01 3 1,00 6 1,39
7 Caryophyllales 1 1,01 3 1,00 5 1,15
8 Commelinales 2 2,02 4 1,34 5 1,15
9 Connarales 1 1,01 2 0,67 3 0,69
10 Cornales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
11 Cucurbitales 1 1,01 3 1,00 3 0,69
12 Cyperales 1 1,01 6 2,01 8 1,85
13 Dilleniales 1 1,01 2 0,67 5 1,15
14 Droserales 1 1,01 1 0,33 2 0,46
15 Ebenales 2 2,02 2 0,67 5 1,15
16 Euphorbiales 1 1,01 16 5,35 24 5,54
17 Fabales 3 3,03 25 8,36 41 9,47
18 Gentiniales 5 5,05 38 12,71 62 14,32
19 Geraniales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
20 Gnetales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
21 Lamiales 2 2,02 7 2,34 11 2,54
22 Laurales 1 1,01 3 1,00 6 1,39
23 Liliales 7 7,07 9 3,01 11 2,54
24 Lycopodiales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
25 Magnoliales 2 2,02 12 4,01 17 3,93
26 Malvales 5 5,05 13 4,35 17 3,93
27 Marsileales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
28 Myrtales 6 6,06 16 5,35 25 5,77
29 Nepenthales 1 1,01 1 0,33 2 0,46
30 Nymphaeales 1 1,01 1 0,33 2 0,46
31 Oleales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
32 Ophioglossales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
19
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
33 Orchidales 1 1,01 4 1,34 4 0,92
34 Pandanales 1 1,01 1 0,33 3 0,69
35 Poales 1 1,01 14 4,68 15 3,46
36 Polemoniales 2 2,02 5 1,67 6 1,39
37 Polygonales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
38 Polypodiales 1 1,01 2 0,67 3 0,69
39 Primulales 1 1,01 1 0,33 3 0,69
40 Proteales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
41 Restionales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
42 Rhamnales 3 3,03 8 2,68 14 3,23
43 Rosales 2 2,02 2 0,67 2 0,46
44 Rutales 4 4,04 20 6,69 22 5,08
45 Salviniales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
46 Santalales 1 1,01 2 0,67 2 0,46
47 Sapindales 1 1,01 4 1,34 5 1,15
48 Saxifragales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
49 Schizeales 2 2,02 2 0,67 4 0,92
50 Scrophulariales 4 4,04 11 3,68 15 3,46
51 Theales 5 5,05 11 3,68 17 3,93
52 Urticales 2 2,02 5 1,67 15 3,46
53 Violales 2 2,02 4 1,34 5 1,15
54 Zingiberales 3 3,03 7 2,34 9 2,08
Tổng cộng 99 100 299 100 433 100
Từ kết quả khảo sát trên, nhìn chung, thành phần cây thuốc của VQG Lò Gò –
Xa Mát khá đa dạng và phong phú với 433 loài của 299 chi trong 99 họ, của 54 bộ
và thuộc 4 ngành trong Hệ thực vật của Việt Nam.
Một số họ giàu loài nhất trong hệ thực vật cây thuốc vùng nghiên cứu phải kể
đến là họ Cà phê (Rubiaceae) có 36 loài (chiếm 8,31% tổng số loài cây có vị thuốc
của VQG), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 24 loài (chiếm 5,54%), họ Đậu
20
(Fabaceae) có 20 loài (chiếm 4,62%), họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào
(Apocynaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) có 15 loài (chiếm 3,46%), họ Vang
(Caesalpiniaceae) có 13 loài (chiếm 3,00%), họ Dâu tằm (Moraceae) có 12 loài
(chiếm 2,77%), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) có 10 loài (chiếm 2,31%) và
họ Mua (Melastomataceae) có 9 loài (chiếm 2,08%), thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc của VQG
STT HỌ THỰC VẬT LOÀI TỶ LỆ %
1 Rubiaceae 36 8,31
2 Euphorbiaceae 24 5,54
3 Fabaceae 20 4,62
4 Apocynaceae 15 3,46
5 Annonaceae 15 3,46
6 Poaceae 15 3,46
7 Caesalpiniaceae 13 3,00
8 Moraceae 12 2,77
9 Scrophulariaceae 10 2,31
10 Melastomataceae 9 2,08
Các chi có nhiều cây thuốc nhất của VQG Lò Gò – Xa Mát phải kể đến đó là
Ficus (họ Dâu tằm – Moraceae) với 6 loài (chiếm tỷ lệ cao nhất 2,01% trong tổng số
299 chi), chi Uncaria (họ Cà phê – Rubiaceae) có 5 loài (chiếm 1,67%) và các chi
Desmodium (họ Đậu – Fabaceae), Diospyros (họ Thị – Ebenaceae), Hedyotis, Ixora,
Psychotria (họ Cà phê – Rubiaceae), Melastoma (họ Mua – Melastomataceae),
Uvaria (họ Na – Annonaceae) có 4 loài (chiếm 1,34%).
21
Bảng 3.4. Các chi cây thuốc nhiều loài của VQG
STT HỌ THỰC VẬT CHI LOÀI TỶ LỆ %
1 Moraceae Ficus 6 2,01
2 Rubiaceae Uncaria 5 1,67
3 Fabaceae Desmodium 4 1,34
4 Ebenaceae Diospyros 4 1,34
5 Rubiaceae Hedyotis 4 1,34
6 Rubiaceae Ixora 4 1,34
7 Melastomataceae Melastoma 4 1,34
8 Rubiaceae Psychotria 4 1,34
9 Annonaceae Uvaria 4 1,34
10 Verbenaceae Vitex 4 1,34
3.2. Dạng sống của cây thuốc
Có nhiều cách phân loại dạng sống thực vật, theo C. Raunkiaer (1904)
(Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [26] và Võ Văn Chi, 2012 [10], dạng sống của các cây
thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát được phân chia thành cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây bụi,
thân thảo, dây leo, cây thủy sinh và phụ sinh (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Dạng sống của cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát
STT DẠNG SỐNG SỐ LOÀI TỶ LỆ %
1 Cây gỗ nhỏ (GN) 116 26,79
2 Thân thảo (C) 97 22,40
3 Cây bụi (B) 85 19,63
4 Dây leo (DL) 74 17,09
5 Cây gỗ lớn (GL) 38 8,78
6 Thủy sinh (TS) 12 2,77
7 Phụ sinh (PS) 11 2,54
22
26,79
22,4019,63
17,09
8,78
2,77 2,54
Cây gỗ nhỏ (GN)
Thân thảo (C)
Cây bụi (B)
Dây leo (DL)
Cây gỗ lớn (GL)
Thủy sinh (TS)
Phụ sinh (PS)
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện các dạng sống của cây thuốc vùng nghiên cứu
Qua bảng 3.5 và biểu đồ hình 3.3, dạng sống chiếm tỷ lệ cao nhất vùng nghiên
cứu là cây gỗ nhỏ với 116 loài (chiếm 26,79%). Cây gỗ nhỏ có giá trị làm thuốc
chiếm số lượng nhiều nằm trong các họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cà phê
(Rubiaceae), Xoài (Anacardiaceae), Bứa (Clusiaceae), Cam (Rutaceae).
Cây thân thảo làm thuốc có 97 loài (chiếm 22,40%), thường phân bố dọc theo
sông, suối trên các trảng cỏ như Trảng Đất đen, Trảng Tà Nốt, Trảng Đầu bò –
Trảng Miên… Với số lượng cá thể của một loài rất lớn cùng tập trung trên một khu
vực như trảng Đưng (Scleria levis Retz.), trảng Nhân trần (Adenosma bracteosum
Bonati), trảng Năng ngọt (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.)… Họ có nhiều loài
cây thân thảo làm thuốc phải kể đến đó là: họ Hòa thảo (Poaceae), họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cói
(Cyperaceae).
Cây bụi có giá trị có làm thuốc với 85 loài (chiếm 19,63%), tập trung chủ yếu
ở các họ Cà phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Cau (Arecaceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) thường phân bố
trong các sinh cảnh rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Power) hoặc ở nơi chuyển tiếp
giữa các trảng với các khu rừng kín thường xanh chủ yếu là những loài như Bồ an
(Colona auriculata (H. Baill.) Craib), Hồng sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)
Hassk.), Mao quả đài to (Dasymaschalon macrocalyx Fin. & Gagnep.), Luân thùy
23
Cambôt (Spirolobium cambodianum H.Baill.) và hầu hết những loài thuộc chi Mua
(Melastoma).
Cây thuốc là dây leo với 74 loài (chiếm 17,09%). Dây leo nhỏ thường xuất
hiện ở bìa rừng, dọc lối đi, bám vào cây bụi, cây gỗ nhỏ như loài Bòng bong leo
(Lygodium scandens (L.) Sw.), Cóc kèn (Derris trifolia Lour.), Dây mỏ quạ
(Dischidia major (Wall.) Merr.), Chè lông (Aganosma acuminata (Roxb) G.Don)…
Leo bám theo các cây gỗ lớn của rừng kín thường xanh, vươn lên cao vút trên ngọn
cây chiếm tầng vượt tán đó là những loài dây leo có kích thước lớn như Sóng rắn
(Albizia lebbeckoides (A.P.DC.) Benth.), Chuối con chông (Uvaria grandiflora
Roxb.), Dây chiều (Tetracera scandens (L.) Merr.), Cổ rùa (Butea superba Roxb.),
Vác (Ampelocissus martini Pl. in D.C.)… Dây leo có giá trị làm thuốc chiếm số
lượng lớn trong các họ như họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ
Nho (Vitaceae), họ Na (Annonaceae) và họ Đậu (Fabaceae).
Cây gỗ lớn làm thuốc có 38 loài (chiếm 8,78%), tập trung chủ yếu trong các họ
như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Vang
(Caesalpiniaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae). Những cây thuốc
có thân gỗ phân bố ở các kiểu sinh cảnh rừng kín thường xanh hoặc rừng rụng lá
theo mùa thuộc cây lá rộng nhiệt đới vùng thấp với những Quần hợp Dầu, Quần hợp
Dầu – Cây họ Đậu, Quần hợp Bằng lăng – Cầy – Cám, Quần hợp Dầu – Vên vên –
Cầy – Cám hay nằm rải rác trong sinh cảnh rừng thưa nửa rụng lá (Rừng Khộp) với
Quần hợp Dầu lông – Dầu trà beng – Vên vên – Tràm [2].
Với 12 loài (chiếm 2,77%) là những loài cây thủy sinh, thường được sử dụng
làm thuốc phổ biến như Súng trắng (Nymphaea pubescens L.) họ Súng
(Nymphaeaceae), Bèo cám (Lemna minor L.) họ Bèo tấm (Lemnaceae), Bèo tai
chuột (Salvinia cucullata Roxb.) thuộc họ Bèo ong (Salviniaceae).
Thấp nhất là dạng sống phụ sinh với 11 loài (chiếm 2,54%), chúng thường
sống trên cao, nơi khó thu hái nhưng vẫn được sử dụng, điển hình như những loài
thuộc họ Ráng đa túc (Polypodiaceae) như Cốt toái bổ (Drynaria bonii C. Christ) và
24
họ Tầm gửi (Loranthaceae) như Tầm gửi cây hồi (Macrosolen cochinchinensis
Lour.), Mộc vệ sét (Taxillus ferrugineus (Jack) Ban).
3.3. Thực vật có giá trị bảo tồn
Công việc quan trọng trong điều tra thành phần, mức độ đa dạng loài là cần
phải có sự đánh giá về tính đặc hữu, quý hiếm và các mức độ đe dọa của các loài
trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả.
Bảng 3.6. Các loài cây thuốc cần được bảo tồn của VQG Lò Gò – Xa Mát
STT TÊN KHOA HỌC TÊN TIẾNG VIỆT
1 Calophyllum inophyllum L. Mù u
2 Cratoxylum formosum (Jack) Dyer Thành ngạnh đẹp
3 Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don Dầu con rái
4 Dipterocarpus obtusifolius Teysm. Dầu trà ben
5 Drynaria bonii C. Christ Cốt toái bổ
6 Elaeocarpus hygrophylus Kurz Cà na
7 Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don Hồ liên lớn
8 Hopea odorata Roxb. Sao đen
9 Irvingia malayana Oliv. ex Benn. Cầy
10 Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó cầu
11 Melanorrhoea laccifera Pierre Sơn rừng
12 Nepenthes mirabilis (Lour.) Bruce Nắp bình
13 Nepenthes thorelii Lecomte Nắp ấm
14 Peliosanthes teta Andrews Sơn mộc, Sâm cau
15 Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương trái to
16 Shorea roxburghii G.Don Sến đỏ
17 Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis Gõ mật
18 Spirolobium cambodianum H.Baill. Luân thuỳ Cambốt
19 Tetrameles nudiflora R.Br Tung, Búng
25
Theo “Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế” – International Union for
Conservation of Nature and Natural Resource” (IUCN), Sách đỏ Việt Nam (2007),
Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) (Nguyễn Tập) và Nghị định 32 của Chính
phủ (30/03/2006) trong tổng số 433 loài thực vật có vị thuốc của vùng nghiên cứu
thì có 19 loài (chiếm 4,40%) được xếp vào danh mục các loài thực vật cần được bảo
tồn (bảng 3.6). Trong đó, theo Sách đỏ Việt Nam (2007) có Gõ mật (Sindora
siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis), Giáng hương trái to (Pterocarpus
macrocarpus Kurz) được xếp vào tình trạng Nguy cấp EN (Endangered); Cốt toái
bổ (Drynaria bonii C. Christ), Cà na (Elaeocarpus hygrophylus Kurz), Sơn rừng
(Melanorrhoea laccifera Pierre), Sâm cau (Peliosanthes teta Andrews), Luân thuỳ
Cambốt (Spirolobium cambodianum H.Baill.) được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp
VU (Vulnerable).
Theo IUCN (2011), tình trạng EN có 2 loài là Dầu con rái (Dipterocarpus
alatus Roxb. ex G. Don), Sến đỏ (Shorea roxburghii G. Don); tình trạng VU có 1
loài Sao đen (Hopea odorata Roxb.); các loài Mù u (Calophyllum inophyllum L.),
Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jack) Dyer), Dầu trà ben (Dipterocarpus
obtusifolius Teysm.), Hồ liên lớn (Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex
G.Don), Cầy (Irvingia malayana Oliv. ex Benn.), Máu chó cầu (Knema globularia
(Lamk.) Warb.), Nắp bình (Nepenthes mirabilis (Lour.) Bruce), Gõ mật (Sindora
siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis), Tung (Tetrameles nudiflora R.Br) được
xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern);
Nấp ấm thorel (Nepenthes thorelii Lecomte) được xếp vào tình trạng Thiếu dẫn liệu
DD (Data deficient).
Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007), Cốt toái bổ (Drynaria bonii C.
Christ) với tình trạng Sẽ nguy cấp VU.
Căn cứ vào Nghị định 32 của Chính phủ (2006), 2 loài Giáng hương trái to
(Pterocarpus macrocarpus Kurz) và Gõ mật (Sindora siamensis Teijsm. ex Miq.
var. siamensis) nằm trong nhóm IIA – Thực vật rừng hạn chế khai thác sử dụng vì
mục đích thương mại.
26
Kết quả khảo sát cho thấy, có 10 loài trong tổng số 433 loài cây thuốc (chiếm
2,31%) ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trong Danh mục vị thuốc Y học cổ
truyền (Bộ Y tế) (bảng 3.7). Những vị thuốc này được sử dụng tại các cơ sở khám
chữa bệnh, là căn cứ để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, bảo đảm nhu cầu điều
trị và thanh toán tiền thuốc cho các đối tượng người bệnh, người bệnh có thẻ bảo
hiểm y tế.
Bảng 3.7. Cây thuốc có trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền
STT
TÊN
KHOA HỌC
TÊN
VỊ THUỐC
TÊN KHOA HỌC
VỊ THUỐC
1 Brucea javanica (Bl.) Merr. Nha đạm tử Fructus Bruceae
2 Cassytha filiformis L. Cù mạch Herbe Cassythae filiformis
3 Eclipta prostrata L. Cỏ nhọ nồi Herbe Ecliptae
4 Eleusine indica (L.) Gaertn. Mần trầu Eleusine Indice
5 Kaempferia galanga L. Địa liền Rhizome Kaempferiae galangae
6 Mimosa pudica L. Trinh nữ (xấu hổ) Herbe Mimosa pudice
7 Morinda officinalis How. Ba kích Radix Morindae officinalis
8 Rubus alceaefolius Poiret Phúc bồn tử Fructus Rubi alceaefolii
9 Stemona tuberosa Lour. Bách bộ Radix Stemonae tuberosae
10 Strychnos nux-vomica L. Mã tiền (chế) Semen Strychni
3.4. Đa dạng về giá trị cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát
3.4.1. Phân chia theo số lượng bộ phận sử dụng
Theo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong dân gian, có thể sử dụng toàn cây
hoặc một bộ phận của cây, mỗi bộ phận có một tác dụng chữa bệnh khác nhau như
cây Chè lông (Aganosma acuminata (Roxb) G. Don.) lá sắc uống bổ, chữa thiếu
máu, lợi tiểu, tiêu thũng; rễ cây dùng sắc uống trong trường hợp rối loạn đường tiết
niệu, làm tăng lực, trị sốt và điều kinh; thân và rễ hãm lấy nước uống lợi sữa; thân
cây được dùng phối hợp với cây khác dùng chế thuốc súc miệng [10]. Vỏ dây Đỗ
trọng nam (Parameria laevigata (Juss.) Moldenke) dùng chữa phong thấp đau lưng,
mỏi gối, thận hư liệt dương, sưng, tê phù, huyết áp cao [10]. Bên cạnh đó người ta
27
có thể kết hợp hai hay nhiều bộ phận của cùng một cây hoặc kết hợp giữa các cây
thuốc khác nhau để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất, ví dụ như Cỏ tranh (Imperata
cylindrica (L.) P. Beauv. var. major (Nees) Hubb) chữa chứng đái gắt, người nóng
nhiệt khi kết hợp với các vị thuốc khác: Rễ tranh 25g, Mã đề 12g, Cát căn 12g, Cối
xay 12g, Đậu đen (sao vàng) 20g. Đổ 600ml nước nấu sôi 15 phút uống dần [32].
Kết quả điều tra trong số 433 loài cây thuốc ở VQG Lò Gò – Xa Mát thì:
- Có 150 loài sử dụng 1 bộ phận của cây (chiếm 34,64% tổng số 433 loài)
- Có 108 loài sử dụng 2 bộ phận của cây (chiếm 24,94%)
- Có 175 loài sử dụng 3 bộ phận trở lên (hay toàn cây) (chiếm 40,42%)
Như vậy sự kết hợp nhiều bộ phận của cây (từ 3 bộ phận trở lên hay toàn cây)
được sử dụng nhiều nhất, sau đó, đến sử dụng một bộ phận chính và ít nhất là sử
dụng hai bộ phận của cây thuốc ở VQG Lò Gò – Xa Mát.
3.4.2. Phân chia theo phương thức sử dụng cây thuốc
Qua kết quả điều tra, thống kê cây thuốc ở VQG Lò Gò – Xa Mát, có 204 loài
dùng ngoài, 378 loài dùng uống và có 127 loài vừa được dùng ngoài vừa sắc uống
(bảng 3.8). Trong đó, có 89 loài được sử dụng với hình thức giã đắp, dùng lá hay
thân non, rễ cây (bộ phận mềm) giã nát ra đắp lên vết thương. Để trị ghẻ lở, mụn
nhọt dùng lá non Mạc tâm (Hymenocardia punctata Wall. ex Lindl.) nhai phun lên
vết loét sẽ mau lành; dùng để nấu nước tắm, gội hay rửa vết thương cũng được sử
dụng nhiều với 37 loài; biện pháp xông hơi được dùng phổ biến, có 52 loài cây
thuốc được sử dụng lá, cành, hay thân rễ để nấu nước xông nhằm chữa trị cảm mạo
nhanh chóng như Bí bái (Acronychia pedunculata (L) Miq.); dân gian thường sử
dụng cây thuốc để ngâm rượu xoa bóp chữa trị bệnh nhức mỏi chẳng hạn như rượu
Mã tiền (Strychnos nux-vomica L.), có 19 loài được dùng để ngâm rượu xoa bóp và
7 loài dùng nấu cao bôi trị bệnh ngoài da.
Sử dụng cây thuốc để uống cũng rất phổ biến với 378 loài. Sắc uống là phương
thức được sử dụng phổ biến nhất trong “thuốc Nam”, có 327 loài được người dân
cũng như “thầy thuốc” kê toa, bốc thuốc cho người bệnh về sắc uống; ngâm rượu
uống cũng được dùng nhiều có 22 loài; giã lá hay cành non rồi lấy nước uống được
28
sử dụng 11 loài điển hình như Tơ xanh (Cassytha filiformis L.) thu hái về rửa sạch,
cắt dây thành từng đoạn nhỏ ngâm nước uống mát, giải khát; thông thường, người
dân địa phương không đợi đến bệnh mới chữa trị mà còn dựa vào kinh nghiệm dân
gian, hái cây thuốc về nấu nước uống thay trà và phương thức này có 18 loài, ví dụ
như để ngăn ngừa bệnh về gan, uống lợi tiểu người dân thu hái Nhân trần
(Adenosma bracteosum Bonati), Cỏ bồng (Ráy leo – Pothos scandens L.) về nấu
nước uống hằng ngày thay trà.
Bảng 3.8. Phương thức sử dụng cây thuốc
Phương thức sử dụng Phương thức chế biến Số loài Tổng số loài
Dùng ngoài
Nấu cao bôi 7
204
Xông hơi 52
Ngâm rượu xoa bóp 19
Nấu nước tắm, gội, rửa 37
Giã đắp 89
Dùng uống
Giã uống 11
378
Ngâm rượu uống 22
Hãm chè (trà) 18
Sắc uống 327
Trong quá trình sử dụng cây thuốc người ta có thể sử dụng tươi, khô hay vừa
dùng tuơi vừa dùng khô. Đối với nhóm cây dùng tươi thường là cây thân thảo hoặc
những cây chỉ dùng lá để đắp, bôi ngoài da, xông hơi, nấu nước uống hoặc làm rau
ăn như Sộp (Ficus superba var. japonica Miq.), Rau muống (Ipomoea aquatica
Forsk.), Rau bợ (Marsilea quadrifolia L.), Súng trắng (Nymphaea pubescens L.),
Bứa núi (Garcinia oliveri Pierre), Bí bái (Acronychia pedunculata (L.) Miq.)… Với
nhóm cây dùng khô, thuốc lấy về có thể chặt nhỏ phơi khô hoặc sao ở các mức độ
khác nhau dùng sắc uống, ngâm rượu hoặc tán nhỏ thành bột, điển hình như Mù u
(Calophyllum inophyllum L.), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.
Don.), Tu hú (Gmelina asiatica L.)… Một số cây có thể vừa dùng tươi và khô như
29
Ké hoa đào (Urena lobata L.), Bồ ngót (Sauropus androgynus (L.) Merr.), Cỏ mực
(Eclipta prostrata L.)…
3.4.3. Phân chia theo tần số sử dụng các bộ phận của cây thuốc
Bảng 3.9. Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc
STT Bộ phận dùng
Số loài
Số lượng Tỷ lệ %
1 Rễ, vỏ rễ 160 36,95
2 Thân, vỏ thân 215 49,65
3 Lá 144 33,26
4 Hoa 22 5,08
5 Quả 48 11,09
6 Hạt 26 6,00
7 Bộ phận khác 30 6,93
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là thân có 215 loài (chiếm 49,65% trong
tổng số 433 loài cây thuốc của VQG), thân cây là bộ phận dễ thu hái, có thể bảo
quản được lâu, trong quá trình vận chuyển ít bị hư hại và thu được số lượng lớn
trong cây. Sử dụng rễ và vỏ rễ làm thuốc có 160 loài (chiếm 36,95%), rễ thường
dùng là rễ tươi hay phơi khô sắc uống. Lá cây cũng được sử dụng nhiều, với 144
loài (chiếm 33,26%), thu hái lá về cần phơi thật khô mới bảo quản được lâu nhằm
tránh giảm tác dụng của thuốc.
Các bộ phận khác (hoa, quả, hạt, tinh dầu, nhựa, bào tử…) được sử dụng với
hiệu quả khá tốt, chữa lỵ hay một số bệnh về đường tiết niệu. Tuy nhiên không phải
loài nào cũng sử dụng được tinh dầu, hay hạt hoặc bào tử được mà còn tùy vào từng
loài cây có thành phần dược chất và có tác dụng chữa trị hiệu quả, do đó, những bộ
phận này được sử dụng với tần suất thấp (từ 5,08% đến 11,09%). Trong quá trình sử
dụng cây thuốc thường “Thầy thuốc” căn cứ vào tác dụng của các bộ phận và hàm
lượng dược chất để bốc thuốc cho phù hợp.
Như vậy, có sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây thuốc và sự
phối giữa các bộ phận của cây để có phương thuốc tốt nhất. Do đó, khi khai thác
30
nguồn dược liệu này cần đảm bảo không ảnh hưởng đến sự sống của cây, phải vừa
khai thác vừa bảo tồn để tránh hiện tượng một số loài thuốc bị tuyệt chủng.
3.4.4. Phân chia theo công dụng làm thuốc của một loài
Có sự tương quan nghịch giữa số lượng công dụng của một loài và số loài. Cụ
thể có 149 loài có 1 công dụng, 100 loài có 2 công dụng, 80 loài có 3 công dụng, 63
loài có 4 công dụng, 25 loài có 5 công dụng và 16 loài có đến 6 công dụng (bảng
3.11), vì trên thực tế, tùy vào thành phần dược chất mà vị thuốc (cây thuốc) đó có
thể chữa được một bệnh hay một số bệnh, rất ít loài chữa được nhiều bệnh. Chẳng
hạn như Ké hoa đào (Urena lobata L.) trị các bệnh thấp khớp, viêm ruột, lỵ, sốt,
gãy xương, rắn cắn, hen suyễn; Bồ đào (Syzygium jambos (L.) Alston) trị những
bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, lỵ, sốt, thanh nhiệt; Hà thủ ô nam (Streptocaulon
juventas (Lour.) Merr.) uống bổ máu, sốt, đau khớp, điều kinh, trị rắn cắn, ghẻ,
chữa đau dạ dày… Trong khi đó có những cây người ta mới phát hiện ra được một
công dụng như Dây choại (Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd.) trị cảm sốt,
Quần đầu hoa nhỏ (Polyalthia parviflora Ridl.) trị ho, Bướm bạc Sài gòn
(Mussaenda saigonensis Pierre ex Pit.) chữa viêm họng…
Bảng 3.10. Tương quan giữa số công dụng làm thuốc với số cây thuốc
SỐ CÔNG DỤNG SỐ LOÀI
1 149
2 100
3 80
4 63
5 25
6 16
Tổng cộng 433
3.4.5. Phân chia theo các nhóm bệnh được chữa trị
Theo y học cổ truyền một cây thuốc có thể chữa được nhiều bệnh và để chữa
một bệnh có thể cần kết hợp nhiều cây vị thuốc với nhau. Trong quá trình điều tra,
thu thập thông tin từ người dân địa phương, thầy thuốc và dựa vào tài liệu của
Nguyễn Công Tỷ (1999) [32] và Đỗ Tất Lợi (2009) [17], công dụng của cây thuốc
31
VQG Lò Gò – Xa Mát được phân chia theo 20 nhóm, trong đó, số cây thuốc chữa
cảm sốt chiếm tỷ lệ nhiều nhất (129 loài), số cây thuốc cầm máu được sử dụng ít
nhất (5 loài) (bảng 3.10).
Bảng 3.11. Sự đa dạng các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc
STT NHÓM CÔNG DỤNG SỐ LOÀI
1 Cây thuốc chữa cảm sốt 129
2 Cây thuốc chữa tê thấp, đau nhức 121
3 Cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa 110
4 Cây thuốc nhuận tràng, tẩy 90
5 Cây thuốc đắp vết thương, rắn rết cắn 86
6 Cây thuốc chữa đi lỏng, đau bụng 74
7 Cây thuốc chữa ho, hen 74
8 Cây thuốc chữa bệnh phụ nữ 65
9 Cây thuốc trị lỵ 51
10 Cây thuốc chữa bệnh mắt, tai, mũi, răng, họng 47
11 Cây thuốc thông tiểu và thông mật 44
12 Cây thuốc chữa đau dạ dày 36
13 Cây thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo mộc 31
14 Cây thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa 25
15 Cây thuốc trị giun sán 24
16 Cây thuốc ngủ, an thần, trấn kinh 19
17 Cây thuốc hạ huyết áp 14
18 Cây thuốc có chất độc 13
19 Cây thuốc chữa bệnh tim 7
20 Cây thuốc cầm máu 5
3.5. Bộ sưu tập mẫu thực vật cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát
Trong thời gian nghiên cứu, đã thu được 70 mẫu tiêu bản khô của 35 loài cây
thuốc (bảng 3.12 và phụ lục 3) trong khu hệ thực vật ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa
Mát. Bộ sưu tập thực vật được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích học tập,
32
nghiên cứu, bảo tồn, trưng bày triển lãm và là minh chứng cho những loài cây thuốc
đã từng xuất hiện tại VQG Lò Gò – Xa Mát.
Bảng 3.12. Danh sách các loài trong bộ sưu tập mẫu tiêu bản
STT
TÊN TIẾNG
VIỆT
TÊN KHOA HỌC
SỐ HIỆU
MẪU
1 Nhân trần Adenosma bracteosum Bonati L032
2 Chè lông Aganosma acuminata (Roxb) G.Don L012
3 Chòi mòi Antidesma bunius Spreng. L006
4 Chòi mòi nhọn Antidesma bunius Spreng. L015
5 Móng bò trắng Bauhinia acuminata L. L019
6 Cổ rùa Butea superba Roxb. L031
7 Răng cưa Campylospermum serratum (Geartn.) Bittr. & Amar L004
8 Đủng đỉnh ngứa Caryota urens L. L008
9 Găng tu hú Catunaregam spinosa (Thunb.) Tirveng. L002
10 U dước, Re lá tù Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham. ex Nees) Sweet L017
11 Bồ an Colona auriculata (H.Baill.) Craib L018
12 Thành ngạnh Nam Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Bl. L020
13 Lôi Crypteronia paniculata Bl.var. affinis (Pl.) Beus L034
14 Nhãn chày Dasymaschalon lomentaceum Fin. & Gagnep. L009
15 Sổ nhỏ Dillenia hookeri Pierre L011
16 Cốt toái bổ Drynaria bonii C. Christ L007
17 Cà na Elaeocarpus hygrophylus Kurz L030
18 Ngái khỉ Ficus hirta var. roxburghii (Miq.) King L003
19 Bò húc Garcinia vilersiana Pierre L025
20 Sao đen Hopea odorata Roxb. L033
21 Cầy, Kơnia Irvingia malayana Oliv. ex Benn. L022
22 Trang đỏ Ixora coccinea L. L029
23 Mớp gai, Ráy mớp Lasia spinosa (L.) Thw. L026
24 Cà giâm Mitragyna diversifolia (G.Don) Havil L027
25 Bướm bạc Cambốt Mussaenda cambodiana Pierre L028
26 Gáo trắng Neolamarckia cadamba (Roxb) Bosser L035
27 Nắp ấm Thoreli Nepenthes thorelii Lecomte L001
28 Nhãn lồng Passiflora foetida L. L013
29 Cỏ bồng Pothos scandens L. L010
30 Hồng sim Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. L014
31 Dây mã tiền Strychnos angustiflora Benth. L023
32 Cây mã tiền Strychnos nux-vomica L. L024
33 Chiêu liêu nghệ Terminalia triptera Stapf. L021
34 Dây chiều Tetracera scandens (L.) Merr. L005
35 Guồi Willughbeia edulis Roxb. L016
33
3.6. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát
3.6.1. Nhân trần – Adenosma bracteosum Bonati
Họ thực vật: Scrophulariaceae – Họ Hoa mõm chó
Mô tả: Cây thảo không lông, rất thơm, cao 20-30cm; thân có 4 cạnh; cành màu
tím đỏ. Lá không cuống, phiến thon, dài 2-2,5cm, rộng 6-8cm, mép có răng nhọn,
mặt dưới có ít lông, có tuyến.
Cụm hoa có nhiều lá bắc xoan nhọn, có ít lông, có tuyến ở mặt ngoài, kết lợp
thành hoa đầu hình trụ cao; lá đài 5, không bằng nhau; tràng lam, có ống cao 6mm,
môi dưới có 3 thùy bằng nhau, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu nâu.
Sinh thái: Mọc ở nơi sáng và ẩm, ở các bãi hoang, ruộng hoang, ở độ cao 300-
800m.
Ra hoa tháng 10-12, tàn lụi vào tháng 1-2.
Hình 3.4. Nhân trần (Tuyến hương lá to) – Adenosma bracteosum Bonati
Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở Kon Tum, Tp. Hồ Chí Minh. Thế giới
có ở Lào, Campuchia.
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herbe Adenosmatis Bracteosi.
Thành phần hóa học: Có 0,25% tinh dầu màu vàng, trong đó có cineol 18% và
các flavonoid, hợp chất polyphenol và coumarin.
34
Tính vị, tác dụng: Nước sắc có tác dụng làm tiết mật (ở động vật thử nghiệm).
Công dụng: thường dùng chữa: 1. Hoàng đảng cấp tính; 2. Tiểu tiện vàng đục
và ít; 3. Phụ nữ sau khi sinh đẻ ăn chậm tiêu. Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc,
cao hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Nhân dân thường dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước cây có tác
dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu.
Cũng dùng kết hợp với quả Dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh
thường phát triển ở trẻ em [10].
Nhân trần uống mát gan, giải độc sử dụng nấu nước uống thay trà. (LY. Lê
Văn Hồi)
3.6.2. Mù u – Calophyllum inophyllum L.
Họ thực vật: Clusiaceae – Họ Bứa
Mô tả: Cây to cao tới 20-25m, đường kính trung bình 30-35cm. Cành non
nhẵn, tròn. Lá lớn, mọc đối, thon dài, mỏng; gân bên nhiều, nhỏ, song song và gần
như thẳng góc với gân chính, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá dày và bẹt. Cụm hoa chùm
ở nách lá hay ở ngọn cành gồm 5-16 hoa, thường là 9. Hoa có màu trắng hay vàng
cam, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị xếp thành 4-6 bó, bầu một lá noãn với một
noãn dính gốc, 1 vòi nhụy. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín màu vàng
nhạt, chứa một hạt có vỏ dày và một lá mầm lớn đầy dầu.
Sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, dựa rạch gần biển. Ra hoa tháng 2-6, có quả
tháng 10-12.
Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau. Trên thế
giới có ở Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipin, Châu
Đại Dương [10].
Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm
LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48].
35
Bộ phận dùng: Hạt, dầu hạt, nhựa cây, rễ, lá – Semen, Oleum, Resina, Radix et
Folium Calophylli Inophylli.
Thu hái quả tốt nhất vào lúc cây có 7-10 năm tuổi; quả chín rụng rồi khô vỏ sẽ
cho nhiều dầu nhất. Nên thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Hình 3.5. Lá và quả Mù u – Calophyllum inophyllum L.
Hạt dùng tươi hay ép lấy dầu. Nhựa thu quanh năm, phơi khô, tán bột. Rễ, lá
thu hái quanh năm phơi khô.
Thành phần hóa học: Nhân hạt chứa 50,2-73% dầu; vỏ hạt chứa (-+)
leucocyanidin, vỏ cây chứa 11,9% tannin, acid hữu cơ, saponin triterpin,
phytosterol, tinh dầu, coumarin. Mủ của quả có một phần không tan trong cồn gồm
các glycerid và phần tan trong cồn chứa tinh dầu, nhựa và các lacton phức tạp (dẫn
xuất coumarin): Calophylloid, inophyllolid, acid calophyllic. Chất calophyllolid có
tính chất chống đông máu như các coumarin khác. Lá chứa saponin và các acid
hydrocyanic.
Tính vị, tác dụng: Nhựa Mù u có vị mặn, tính rất lạnh; có tác dụng gây nôn,
giải các loại ngộ độc, bụng trướng đầy. Dầu Mù u có tác dụng tiêu sưng, giảm đau,
sát trùng, cầm máu. Vỏ se, làm săn da. Lá độc đối với cá.
36
Công dụng: Nhựa Mù u dùng bôi làm tan các chỗ sưng tấy, chữa họng sưng
không nuốt được, cam răng tẩu mã thối loét và các mụn tràng nhạc không tiêu, các
mụn nhọt, vết loét nhiễm trùng, tai có mủ.
Dầu Mù u dùng trị ghẻ, nấm tóc và các bệnh về da nói chung, chữa viêm dây
thần kinh trong bệnh cùi, các vết thương. Cũng dùng bôi trị thấp khớp.
Mủ dùng ngoài để làm lành sẹo, nhất là để trị bỏng. Vỏ cây dùng trị bệnh đau
dạ dày và xuất huyết bên trong. Gỗ cây dùng thay nhựa. Rễ dùng chữa viêm chân
răng.
Cách dùng: Dầu thường dùng bôi. Nhựa và vỏ cây dùng dưới dạng bột. Người
ta đã chế các sản phẩm của Mù u thành dạng xà phòng, thuốc mỡ, cao dán, thuốc
viên.
Đơn thuốc:
1. Đau dạ dày: Bột vỏ Mù u 20g, bột Cam thảo nam 14g, bột Quế 1g, tá dược
vừa đủ làm thành 100 viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên.
2. Mụn nhọt, lở, ghẻ: Hạt Mù u giã nhỏ, thêm vôi, đun sôi để nguội làm thuốc
bôi. Hoặc dầu Mù u trộn với vôi, chưng nóng lên để bôi.
3. Giải độc: Hòa nhựa vào nước, uống nhiều lần thì mửa ra. Nếu không có
nhựa thì dùng 120g gỗ chẻ nhỏ sắc uống nhiều lần.
4. Cam tẩu mã, viêm răng thối loét: Nhựa Mù u trộn với bột Hoàng đơn bôi
liên tục vào chân răng.
5. Răng chảy máu hay lợi răng tụt xuống, chân răng lộ ra: Rễ Mù u và rễ Câu
Kỷ (Rau khởi) liều lượng bằng nhau, nước sắc ngậm nhiều lần.
6. Phong thấp đau xương và thận hư đau lưng hoặc bị thương đau nhức: Rễ
Mù u 40g sắc uống [10].
7. Ghẻ có quầng đỏ, muốn phá miệng thì dùng miếng vải trát dầu mù u lên, hơ
nóng, dán lên:
- Nhọt chưa ra cùi thì rút được cùi
- Ghẻ hờm thì tiêu mủ và lên da non.
8. Ngứa vùng âm đạo, lở cửa mình nóng rát:
37
- Dầu mù u 100ml
- Băng phiến 20g
- Bột Nghệ vàng tán mịn 40g
Cách dùng: Nấu sôi bột Nghệ vàng, trộn dầu Mù u và khuấy đều 30 phút rồi
cho Băng phiến vào đánh thật đều nhuyễn khoảng 5 phút, để nguội mà dùng [32].
3.6.3. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer
Họ thực vật: Clusiaceae – Họ Bứa
Mô tả: Cây gỗ cao đến 20m, có gai ở gốc, rụng lá vào mùa đông. Lá có phiến
bầu dục, to 8x4cm; chóp tù, mỏng, không lông, có đốm trong.
Hoa chụm 3-8 cái, màu trắng hay hồng, thuôn; cánh hoa cao 14-15mm, có vẩy
ở gốc; nhị thành 3 bó. Quả nang cao 14mm; hạt có cánh.
Hình 3.6. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer
Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, trên các đồi hoang, trảng cây bụi.
Ra hoa tháng 3-4.
Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Cao Bằng, Quảng Trị, Kon
Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai. Trên thế giới có ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia [10].
38
Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm
LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48].
Bộ phận dùng: Lá – Folium Cratoxyli Formosani.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc) trị mắt mờ, nhìn vật không rõ [10].
3.6.4. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don
Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu
Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 30-40m, vỏ cây màu xám trắng. Cành non và búp
non có lông mịn. Lá mọc so le, tròn hoặc tù ở gốc, hơn nhọn ở đỉnh, dài 10-26cm,
rộng 6-15cm, hơn nhẵn ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới; cuống dài 3-4cm, có
lông mịn; lá kèm có màu đỏ nhạt, thường rụng.
Hình 3.7. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don
Hoa khá lớn, không cuống, tập hợp thành chùm đơn hay phân nhánh. Hoa có
ống đài mang quả, với 5 lá đài mà 2 cái sẽ phát triển thành cánh mỏng dạng màng; 5
cánh hoa màu trắng, có sọc đỏ ở giữa. Quả dài 10-15cm, rộng 2,5-4cm, lúc non có
màu đỏ tươi, lúc già có màu nâu.
Sinh thái: Thường gặp trong các rừng rậm nửa rụng lá, có khi tạo thành rừng
thuần loại trên đất phù sa và ven các sông suối, từ vùng thấp lên đến độ cao 500m,
thay lá vào mùa khô. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4.
39
Phân bố: Loài của vùng Đông Nam Á, từ Ấn Độ, Mianma, Campuchia, Lào,
Việt Nam tới biên giới phía Bắc của bán đảo Mã Lai. Ở nước ta có ở Tây Ninh và từ
Quảng Nam trở vào, gặp nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu
[10].
Hiện trạng: Theo IUCN (2011), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex
G. Don) được xếp vào tình trạng Nguy cấp EN (Endangered) A1cd+2cd, B1+2c
[48].
Công dụng: Gỗ màu đỏ nhạt, tương đối bền, được dùng dưới mái che, dùng
trong xây dựng nhà cửa, làm gỗ dán lạng, ván sàn. Ít dùng đóng đồ mộc vì gỗ có độ
co rất cao, mặt gỗ thô. Gỗ dầu không chịu được mối mọt.
Cây cũng được trồng lấy bóng mát ở các đường phố, như ở Hà Nội, những cây
trồng từ thế kỷ XX đến nay có cây đạt đường kính 100cm.
Dầu rái cung cấp loại nhựa dầu quý; hiệu suất trung bình là 30-35 lít mỗi cây
hàng năm. Người ta tiến hành việc chích nhựa quanh năm, chủ yếu vào mùa khô;
đục một lỗ sâu như tổ chim vào khoảng 1/3 đường kính thân cây, cách mặt đất
khoảng 1m; vào đầu mùa khai thác, người ta đốt lửa trong lỗ ấy để kích thích cây
chảy nhựa nhanh và thu vào bình hay chậu riêng. Nhựa dầu này được dùng trong kỹ
nghệ sơn, vecni hoặc phối hợp với nhựa dầu trai để trát ghe, thuyền. Dân gian cũng
dùng nhựa dầu làm đuốc thắp sáng.
Nhựa dầu và vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc. Nhựa dầu hơi thơm, gồm
79,10% tinh dầu và 20,90% nhựa; thành phần chủ yếu của tinh dầu là các
sesquiterpen. Nhựa dùng chữa viêm niệu đạo, viêm cuống phổi và bệnh lậu, nhưng
chủ yếu dùng để băng bó các vết thương, vết loét. Người ta cũng dùng những chồi
non 2-3 lá làm một chế phẩm để xoa và đắp lên bụng và giử lâu ở vùng gan khi có
những cơn đau gan dữ dội [8].
3.6.5. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm.
Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu
Mô tả: Cây gỗ rụng lá. Thân thẳng tròn đều, cao tới 25cm, có lông nhiều ở
nhánh, cuống lá, mặt dưới lá và chùm hoa. Lá đơn, mọc so le, phiến dai cứng, hình
40
tròn hoặc bầu dục, dài 9-15cm, đầu tù, gốc tròn hoặc hình tim, gân bên 10-15 đôi;
cuống lá dẹt, dài 3-5cm; lá kèm dài 7-12cm. Hoa hợp thành chùm ở nách lá, dài
5cm, có lông vàng; 5-6 hoa với cánh hoa hẹp, 30 nhị. Quả hình cầu, đường kính
2,5-3cm, có hai cánh dài tới 10cm.
Sinh thái: Là thành phần quan trọng trong các rừng thưa, khô, cây họ Dầu.
Thường gặp trong các rừng rụng lá, trên đất cát, đất lateritic, thoát nước, giữa 500
và 1500m. Ở cao độ thấp và trung bình nó thường mọc lẫn với các loài cây ưa khô
như Dầu trai, Dầu đồng, Cà chắc, Cẩm liên, có khi lẫn với Dầu trai trên đất có cát
thấp, nơi bị ngập thường xuyên vào mùa mưa và có khi gặp trong rừng thường
xanh. Ở nơi cao hơn, nó là thành phần của rừng hỗn giao với Thông ba lá hoặc
Thông nhựa, lẫn với Dầu đồng, Cà chắc, Cẩm liên; nơi cao nhất của loại quần hệ
này là 1500m, trên núi Lang Biang. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 4-5.
Hình 3.8. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm.
Phân bố: Phổ biến ở Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam và
trong bán đảo Mã Lai. Ở nước ta, gặp ở Tây Ninh và từ Kon Tum, Gia Lai, Đắc
Lắc, Lâm Đồng tới Bình Phước [8].
Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm
LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48].
41
Công dụng: Gỗ màu nâu đỏ, thớ khá thô, khá nặng, dễ hong khô dưới mái che
nhưng dễ nứt, khó gia công, được dùng trong các công trình xây dựng thông
thường, làm cầu, đóng đồ dùng gia đình, có thể xẻ ván và dùng đóng ghe, thuyền.
Thân non cắt ra có thể hứng nước uống để giải khát. Lá có thể dùng lợp lều,
trại. Ở Campuchia, hoa được dùng ăn như rau và nhựa dầu dùng chữa bệnh lậu và
các bệnh ngoài da, mụn nhọt [8].
3.6.6. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ.
Họ thực vật: Polypodiaceae – Họ Ráng đa túc
Mô tả: Dương xỉ phụ sinh, sống nhiều năm; cao 30-60cm. Thân rễ hơi dẹt,
phân nhánh ngang, nạc và mọng nước, phủ lông màu nâu hay nâu đen. Có 2 dạng
lá: Lá hứng mùn, màu nâu, bất thụ, không cuống, hình mác hay tam giác tròn, gốc
lá tròn, đầu nhọn, mép lượn sóng; kích thước 5-10x3-6cm; gân lông chim, rõ ở cả 2
mặt. Lá hữu thụ, màu xanh, có cuống màu nâu đen, nhẵn; phiến lá xẻ thùy lông
chim, dài 25-50cm, rộng 7-15cm; mặt dưới lá có các túi bào tử, xếp đều nhau 2 bên
gân lá phụ. Bào tử tròn, màu vàng nâu. Mùa có bào tử: tháng 5-8.
Công dụng: Thân rễ có tên vị thuốc là “Cốt toái bổ” hay “Cốt toái”, dùng làm
thuốc chữa các bệnh về xương khớp, bệnh về thận, chữa đau lưng. Dùng tươi giã
nát đắp chữa sai khớp, bó gãy xương.
Phân bố: Việt Nam: Ở Tây Ninh và rải rác ở nhiều tỉnh miền núi: Cao Bằng,
Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Sơn La,
Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam. Trên thế giới có ở
Trung Quốc, Lào.
Đặc điểm sinh thái, tái sinh: Cây ưu ẩm, ưa bóng; mọc bám thành từng mảng
lớn trên đá hay trên thân cây gỗ ở bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Độ
cao 300-1500m.
Tắc kè đá có khả năng đẻ nhánh khỏe từ thân rễ. Lá non mọc ra hàng năm,
nhưng lá xanh có thể tồn tại trên cây từ 1-2 năm mới vàng úa. Cây nhân giống tự
nhiên bằng bào tử; sinh trưởng chậm. Để có được một cây Tắc kè đá cho khai thác
có lẽ phải mất từ 5 năm trở lên.
42
Hiện trạng: Thường xuyên được khai thác từ nhiều năm nay, cung cấp cho nhu
cầu trong nước và gần đây còn bán qua biên giới nên được đưa vào Danh lục Đỏ
cây thuốc Việt Nam (2001, 2006) với mức phân hạng Sẽ nguy cấp VU
(Vulnerable).A1c,d nhằm khuyến cáo bảo vệ [25].
Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU.A1a,c,d [3].
Giá trị bảo tồn: Là loài cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến trong Y học cổ
truyền. Tắc kè đá cũng là một trong số ít loài cây thuốc thuộc nhóm Dương xỉ được
sử dụng nhiều ở nước ta.
Hình 3.9. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ.
Cây sinh trưởng phát triển chậm, cùng với đà khai thác như những năm gần
đây, sẽ rất nhanh dẫn đến tình trạng bị cạn kiệt nghiêm trọng ở Việt Nam.
Biện pháp bảo tồn: Hạn chế khai thác; đồng thời khi khai thác chỉ nên lấy phần
thân rễ già, chừa lại phần đầu rễ mang lá cho cây tiếp tục phát triển [25].
3.6.7. Cà na (Côm háo ẩm) – Elaeocarpus hygrophilus Kurz.
Họ thực vật: Elaeocarpaceae – Họ Côm
Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m; nhánh non ít lông. Lá có phiến hình trái xoan
ngược, dài 7-9cm, rộng 2,5-3cm, đầu tù, gốc thót lại trên cuống, mép có răng thưa,
rất nhẵn, gần như dai, mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt hơn, gân bên 6 đôi,
cuống lá dài 1cm.
43
Chùm hoa ở nách những lá đã rụng, dài 4-7cm, có lông mềm màu bạc. Hoa có
cuống dài 3-5mm, lá đài có lông mềm màu bạc; cánh hoa xẻ tua thành 18-20 dải
hình sợi; nhị 20; bầu có lông. Quả hạch, bầu dục nhọn, dài 3cm; nhân 1 hạt.
Sinh thái: Cây mọc dọc theo các rạch suối trong rừng ẩm. Ra hoa tháng 9 đến
tháng 3, có quả tháng 7 đến tháng 9 [10].
Hình 3.10. Hoa Cà na – Elaeocarpus hygrophilus Kurz.
Hiện trạng: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Elaeocarpus hygrophilus Kurz.
được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU A2c, B1+2a,b [3].
Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh từ Khánh Hòa, Lâm Đồng,
Bình Dương, Đồng Nai ra tới Côn Đảo. Trên thế giới có ở Mianma, Thái Lan, Lào,
Campuchia.
Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Elaeocarpi Hygrophylli.
Tính vị, tác dụng: Vỏ bổ và lọc máu.
Công dụng: Quả có bột và có vị ngọt dùng ăn được. Vỏ dùng hãm nước cho
phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh [10].
44
3.6.8. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall.
ex G.Don
Họ thực vật: Apocynaceae – Họ Trúc đào
Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 10-12m, trông giống như Lòng mức. Nhánh non có
lông. Lá mọc đối, hầu như không cuống, nguyên hình bầu dục hay trái xoan, dài 10-
27cm, rộng 6-12cm, với 18-20 đôi gân bên, có lông ở mặt dưới. Cụm hoa xim dạng
ngù ở nách lá hay ở ngọn các nhánh. Hoa trắng, rất thơm. Quả đại 2, dài 15-30cm,
rộng 5-7mm. Hạt rất nhiều, dài 10-20mm, rộng 2-2,5mm; mào lông dài 4-4,5mm.
Sinh thái: Mọc ở ven rừng, triền núi, trong các trảng cây bụi, ưa sáng. Ra hoa
tháng 3-7.
Hình 3.11. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex
G.Don
Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh từ Yên Bái, Thái Nguyên,
Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình vào các
tỉnh miền Trung đến tận An Giang. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Mianma, Trung
Quốc, Nêpan, Banglađét, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia [10].
Hiện trạng: IUCN (2011) có tình trạng Ít quan tâm Lc (Least concern) [48].
45
Bộ phận dùng: Lá, hạt, vỏ thân, rễ - Folium, Semen, Cortex et Radix
Holarrhenae Pubescentis
Thành phần hóa học: Từ vỏ và hạt cây, người ta đã chiết xuất được các
alkaloid như conessin, norconessin, conesimin, isoconesimin, conesinidin,
conkurchin và holarrhenin. Conessin ít độc; với liều cao, nó gây liệt đối với trung
khu hô hấp, gây hạ huyết áp và làm tim đập chậm. Conessin kích thích sự co bóp
của ruột và tử cung.
Tính vị, tác dụng: Hạt bổ thận; lá và rễ cầm ỉa chảy; vỏ thân có vị chát, có tác
dụng trừ lỵ, trừ giun, lợi tiêu hóa, hạ sốt và tăng trương lực.
Công dụng: Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được
dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ
giã giập ngâm rượu cùng với vỏ cây Hòe dùng bôi. Liều dùng: bột vỏ 10g, hạt 3-6g
hoặc cao lỏng 1-3g.
Người ta còn dùng conessin chlorhydrat hay brom-hydrat trị lỵ amip, có tác
dụng như emetin nhưng không độc.
Đơn thuốc: Trị lỵ amip: dùng 10g bột vỏ Mức hoa trắng hoặc 3g cao lỏng,
hoặc dùng vỏ Mức hoa trắng và Hoàng đảng, mỗi vị 10g, sắc nước uống [10].
3.6.9. Sao đen – Hopea odorata Roxb.
Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu
Mô tả: Cây gỗ lớn có thân cao suôn thẳng từ 20-30m, có những lằn nứt dọc
theo thớ, màu đen. Lá gần như không cuống, hình trái xoan thuôn hay trái xoan
ngọn giáo, nhọn tù, dài 6-17cm, rộng 3-9cm, mặt trên láng và xanh bóng, mặt dưới
mịn; gân chính rõ với 7-10 đôi gân bên. Hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng, có
mùi thơm nhẹ. Quả có 2 cánh lớn dài 5-6cm do 2 thùy của đài hoa cùng lớn lên. Vỏ
quả dai và mỏng, lúc chín có màu nâu.
Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh, ưa đất sâu dày, nơi
ẩm, ở độ cao tới 1000m. Cũng được trồng ở nhiều nơi làm cây bóng mát. Ra hoa
tháng 2-3, có quả tháng 4-6.
46
Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở Hà Nội (trồng), Thanh Hóa, Quảng
Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Trà Vinh,
An Giang, Kiên Giang. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái
Lan, Malaysia [10].
Hiện trạng: Do có gỗ tốt, đẹp nên được khai thác lấy gỗ rất nhiều. Theo IUCN
(2011) thì Sao đen (Hopea odorata Roxb) được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp
VU.A1cd+2cd [48].
Bộ phận dùng: Vỏ cây, nhựa – Cortex et Resina Hopeae Odoratae.
Thu hái vỏ cây quanh năm. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Thành phần hóa học: Sao đen cho một chất nhựa có màu sắc thay đổi từ vàng
nhạt đến vàng đỏ hay nâu thẫm. Thành phần chủ yếu là các acid damarolic và các
damaresen α và β. Mặt trong của vỏ cây hay cành lớn còn chứa một tỷ lệ tannin cao
(14,57% của trọng lượng khô).
Hình 3.12. Sao đen – Hopea odorata Roxb.
Tính vị, tác dụng: vỏ Sao đen có vị chát, có tác dụng làm săn da, cầm máu, làm
chắc chân răng.
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ

More Related Content

What's hot

Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhBai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoCo so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid timGlycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamUng dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khô
Sản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khôSản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khô
Sản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khô
alone160162
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoidAnthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarinCoumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Yhoccongdong.com
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật họclovestory_s9
 
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tich
Danh Lợi Huỳnh
 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mgNGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Gthoa phan tich_2
Gthoa phan tich_2Gthoa phan tich_2
Gthoa phan tich_2
Đức Nguyễn Xuân
 
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-trDoko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Khánh Goby
 

What's hot (20)

Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binhBai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
Bai giang chiet lpe lai thi thu trang truong dai hoc y thai binh
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoCo so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
 
Dong phan.doc
Dong phan.docDong phan.doc
Dong phan.doc
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
 
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid timGlycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
 
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc phamUng dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
Ung dung cua sac ky loc gel gfc trong phan tich thuc pham
 
Sản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khô
Sản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khôSản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khô
Sản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp đông khô
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoidAnthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
 
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
Giáo trình sinh học phân tử - Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên)
 
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
 
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarinCoumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
 
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
Một số dược liệu, vị thuốc cổ truyền và cây thuốc được sử dụng trong phòng và...
 
Thực vật học
Thực vật họcThực vật học
Thực vật học
 
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...
Luận văn: Xác định đồng thời paracetamol và cafein trong dược phẩm bằng phươn...
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tich
 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mgNGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
 
Gthoa phan tich_2
Gthoa phan tich_2Gthoa phan tich_2
Gthoa phan tich_2
 
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-trDoko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
 

Similar to Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ

Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...
nataliej4
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếpLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAYLuận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi benluan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAYLuận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác thanLuận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
nataliej4
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ (20)

Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ, HAY, 9đ
 
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ MÔ HÌNH HÓA MÔI TRƯỜNG Dành cho sinh viên ngành Khoa học Mô...
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồngSử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
Sử dụng vi sinh vật tạo thực phẩm glucosamine và protein từ cua đồng
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếpLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAYLuận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
 
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi benluan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Na, HAY, 9đ
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAYLuận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
Luận văn: Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam, HAY
 
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
Khảo sát khả năng kháng khuẩn trong cao chiết lá đắng (vernonia amygdalina del)
 
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
Tuyển chọn và nghiên cứu một số chủng xạ khuẩn có khả năng sinh chất kháng si...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định t...
 
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác thanLuận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
Luận văn: Sử dụng thực vật để cải tạo bãi thải sau khai thác than
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường xã lục sơn, hu...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 

Recently uploaded (11)

Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 

Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Văn Luận ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Văn Luận ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT, TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 60 42 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. TRẦN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên con xin cảm ơn Ba Mẹ đã dành cho con những gì tốt đẹp nhất, sự yêu thương của ba mẹ đã và sẽ nâng đỡ con suốt cuộc đời. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS. TS. Trần Hợp – Giảng viên khoa Sinh học trường đại học khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh. Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em đi vào con đường nghiên cứu khoa học, thắp sáng trong em lòng đam mê và niềm tin vươn tới đỉnh cao của tri thức. Em xin gửi tới các Thầy Cô giảng dạy tại Khoa Sinh học, các Thầy Cô là cán bộ phòng thí nghiệm Di truyền – Tiến hóa – Thực vật Khoa Sinh học trường đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Bảo tàng thực vật Viện Sinh học nhiệt đới đã tận tình giúp đỡ, động viên và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt thời gian làm nghiên cứu này. Em xin gửi lời cảm ơn tới ban Giám đốc, ban Quản lý vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh đã tạo nhiều điều kiện cho em thực hiện đề tài thuận lợi. Xin gửi lời cám ơn đến tất cả các bạn học viên lớp Cao học Sinh thái học, khóa K21 trường đại học sư phạm Tp. HCM đã động viên tinh thần để tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu này. Với tất cả tấm lòng thành của mình, một lần nữa xin cảm ơn tất cả! Nguyễn Văn Luận
  • 4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn..............................................................................................................................i Mục lục ..................................................................................................................................ii Danh mục các từ viết tắt trong bài........................................................................................iii Danh mục các bảng...............................................................................................................iv Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................................v MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN....................................................................................................3 1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu............................................................3 1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam.......................................6 Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................13 2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................................13 2.2. Thời gian nghiên cứu...............................................................................................13 2.3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................13 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................17 3.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc .....................................................................17 3.2. Dạng sống của cây thuốc .........................................................................................21 3.3. Thực vật có giá trị bảo tồn.......................................................................................24 3.4. Đa dạng về giá trị cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát.........................................26 3.5. Bộ sưu tập mẫu thực vật cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát.....................................31 3.6. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát........................33 3.7. Thảo luận .................................................................................................................63 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................65 4.1. Kết luận....................................................................................................................65 4.2. Kiến nghị..................................................................................................................66 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................69 PHỤ LỤC.............................................................................................................................vi
  • 5. iii CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI - IUCN: International Union for Conservation of Nature and Natural Resource – Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế. - KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên - KBTTN và DT: Khu bảo tồn thiên nhiên và di tích - LGXM: Lò Gò – Xa Mát - LY.: Lương y - NXB: Nhà xuất bản - TCN: Trước công nguyên - Tp. : Thành phố - Tr. : Trang - VQG: vườn quốc gia
  • 6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố số loài cây thuốc trong các taxon ............................................17 Bảng 3.2. Thành phần các Họ, Chi và Loài trong các Bộ có các loài cây thuốc của VQG................................................................................................17 Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc của VQG .............................................20 Bảng 3.4. Các chi cây thuốc nhiều loài của VQG .................................................21 Bảng 3.5. Dạng sống của cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát..................................21 Bảng 3.6. Các loài cây thuốc cần được bảo tồn của VQG Lò Gò – Xa Mát.........24 Bảng 3.7. Cây thuốc có trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền ......................26 Bảng 3.8. Phương thức sử dụng cây thuốc ............................................................28 Bảng 3.9. Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc........................29 Bảng 3.10. Tương quan giữa số công dụng làm thuốc với số cây thuốc.................30 Bảng 3.11. Sự đa dạng các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc ....................31 Bảng 3.12. Danh sách các loài trong bộ sưu tập mẫu tiêu bản ................................32 Bảng 3.13. Bảng so sánh mức độ đa dạng cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát so với các VQG khác trong khu vực..........................................................63
  • 7. v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu.....................................................................3 Hình 2.2. Nhãn tên mẫu thực vật trong bộ sưu tập................................................16 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện các dạng sống của cây thuốc vùng nghiên cứu..........22 Hình 3.4. Nhân trần (Tuyến hương lá to) – Adenosma bracteosum Bonati..........33 Hình 3.5. Lá và quả Mù u – Calophyllum inophyllum L.......................................35 Hình 3.6. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer .......................37 Hình 3.7. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don..........................38 Hình 3.8. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm. ................................40 Hình 3.9. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ. .............................42 Hình 3.10. Hoa Cà na – Elaeocarpus hygrophilus Kurz.........................................43 Hình 3.11. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don ...............................................................................................................44 Hình 3.12. Sao đen – Hopea odorata Roxb. ...........................................................46 Hình 3.13. Cầy (Kơ nia) – Irvingia malayana Oliv. ex Benn.................................48 Hình 3.14. Máu chó cầu – Knema globularia (Lamk.) Warb .................................49 Hình 3.15. Sơn rừng (Sơn huyết) – Melanorrhoea laccifera Pierre .......................50 Hình 3.16. Nắp ấm – Nepenthes mirabilis (Lour.) Bruce. ......................................51 Hình 3.17. Nắp ấm lá men – Nepenthes thorelii Lecomte. .....................................53 Hình 3.18. Hoa Sâm cau – Peliosanthes teta Andrews...........................................54 Hình 3.19. Giáng hương trái to – Pterocarpus macrocarpus Kurz.........................55 Hình 3.20. Sến đỏ (Sến mủ) – Shorea roxburghii G. Don......................................56 Hình 3.21. Gõ mật Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis...................57 Hình 3.22. Luân thùy Cambốt – Spirolobium cambodianum H.Baill.....................58 Hình 3.23. Lá, quả Bá bịnh – Eurycoma longifolia Jack subsp. longifolia.............60 Hình 3.24. Cổ rùa (Huyết đằng lông) – Butea superba Roxb................................61 Hình 3.25. Chè lông – Aganosma acuminata (Roxb) G.Don..................................62
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các loài cây hoang dại để làm thức ăn, vật liệu xây dựng, chất đốt, thức ăn gia súc hay làm đồ gia dụng và đặc biệt dùng làm thuốc chữa bệnh. Khi đó, người ta chỉ biết sử dụng cây cỏ hoang dại để làm thuốc trị một số bệnh thông thường như cảm, sốt, đau đầu, bệnh ngoài da. Về sau, mới đi sâu tìm hiểu về cây cỏ để chữa các bệnh nan y về gan, thận, tim mạch… Cho đến nay, mặc dù khoa học hiện đại phát triển theo hướng sử dụng hóa chất làm thuốc để chữa trị thì cây cỏ làm thuốc vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền Y học cổ truyền và là nguồn nguyên liệu quý cho nhiều loại thuốc hiện đại có nguồn gốc từ các hợp chất tự nhiên. Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa hình thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm phân bố không đồng đều đã tạo nên nhiều kiểu thảm thực vật quan trọng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại, trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc. Theo thống kê của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), tính đến cuối năm 2007 đã ghi nhận và thống kê được ở Việt Nam có 3.948 loài thực vật có giá trị làm thuốc, trong đó có khoảng 3.000 loài cây mọc tự nhiên (hơn 90%), đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu ban đầu để sản xuất thuốc dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác tài nguyên rừng quá mức, nạn cháy rừng, cũng như áp lực gia tăng về dân số và nhu cầu sử dụng thuốc chữa bệnh ngày càng nhiều, đặc biệt là các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên, dẫn đến nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt, nhiều loài cây thuốc đang phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt. Tính đến năm 2007, danh sách những cây thuốc bị đe dọa ở Việt Nam lên tới 144 loài, trong đó phải kể đến như Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus), Hoàng liên (Coptis chinensis), Lan một lá (Nervilia sp.), Đẳng sâm (Codonopsis javanica)... Đặc biệt, những loài như Ba kích (Morinda officinalis), Đẳng sâm (Codonopsis
  • 9. 2 javanica), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora)… vốn phân bố khá rộng rãi nhưng do khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho chúng trở nên hiếm dần, thậm chí còn được đưa vào Sách đỏ và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam nhằm khuyến cáo bảo vệ (Nguyễn Tập, 2007). Do đó, việc điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu và sưu tập mẫu tiêu bản về tài nguyên cây thuốc ở một vườn quốc gia của khu vực Đông Nam bộ như Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là điều cần thiết và thiết thực, góp phần vào công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÂY THUỐC Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ – XA MÁT, TỈNH TÂY NINH”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Điều tra, định danh, lập danh lục thành phần loài cây thuốc trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng. - Xây dựng bộ mẫu tiêu bản cây thuốc phổ biến của vườn quốc gia (VQG) Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. 3. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần loài cây làm thuốc, xây dựng danh lục cây thuốc ở VQG Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. - Phỏng vấn bằng phương pháp phỏng vấn nhanh, ghi chép các bài thuốc nhằm đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng cây thuốc của vườn quốc gia để giáo dục bảo tồn và phát triển cây thuốc. - Xác định nhóm cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn. - Thu thập và xây dựng bộ mẫu tiêu bản một số cây thuốc phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát.
  • 10. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trên địa bàn 04 xã Tân Bình, Tân Lập, Hòa Hiệp và Thạnh Tây của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc. - Phía Bắc và Tây giáp Cam-pu-chia, phía Tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông. - Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập - Tân Bình - Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp. Tổng diện tích của VQG là 18.806 ha [18],[19]. Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 1.1.2. Địa hình, địa mạo Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong khoảng 5 – 20m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so với mực nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5o do vậy VQG có địa hình
  • 11. 4 gần như bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân chia địa hình cho khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa [18]. 1.1.3. Thổ nhưỡng Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa mạo san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác trong VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong thềm cổ. Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết quả tích tụ oxyt sắt-nhôm. Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các trảng, bàu có địa hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được gây ngập một khoảng thời gian trong mùa mưa [18]. 1.1.4. Khí hậu Tây Ninh hay cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/năm đến khoảng 1.900mm/năm, có những năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới 2.300mm), phân bố không đều giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có lượng mưa trên 100mm) [18]. 1.1.5. Thủy văn 1.1.5.1. Nước mặt – Sông suối Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia cắt địa hình không cao. Hệ thống sông suối có sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa. 1.1.5.2. Nước ngầm Nước ngầm khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m khu vực gần sông suối cung cấp nước sinh hoạt và ở độ sâu hơn 20m cho nước phục vụ sản xuất (140- 240 m3 /ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích [18].
  • 12. 5 1.1.6. Hệ sinh vật 1.1.6.1. Hệ thực vật Theo kết quả điều tra của Viện sinh học nhiệt đới (2006), hệ thực vật bậc cao của rừng Lò Gò – Xa Mát có khoảng 694 loài thuộc 395 chi của 115 họ trong 60 bộ của 5 ngành thực vật. VQG Lò Gò – Xa Mát có các kiểu thảm thực vật chính như sau: - Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa. - Kiểu rừng Sao Dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa: (1) trên nền đất ferralite nông và (2) trên nền đất ferralit sâu. - Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) và Tràm (Melaleuca). - Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai. - Trảng cỏ ngập nước theo mùa. - Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối [18],[19]. 1.1.6.2. Hệ động vật - Hệ côn trùng VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 128 taxa côn trùng thuộc về 9 bộ, là một phần rất quan trọng của hệ côn trùng vùng rừng mưa nhiệt đới khu vực phía Nam, Việt Nam. - Khu hệ cá ở VQG Lò Gò – Xa Mát mang tính đặc trưng của vùng trung lưu và hạ lưu sông Mê Kông với 88 loài cá thuộc 26 họ và 10 bộ, bằng 70,4% khu hệ cá Đồng Tháp Mười, trong đó bộ Cá chép (Cypriniformes) chiếm số lượng nhiều nhất. - Lớp Ếch nhái ở VQG Lò Gò - Xa Mát gồm 23 loài thuộc 15 chi, của 6 họ trong 2 bộ. - Lớp Bò sát ở VQG Lò Gò - Xa Mát có 56 loài, thuộc về 2 bộ, trong đó bộ Có vẩy (Squamata) có số loài chiếm đến 92,9 %. - Tổng số loài chim ghi nhận được tại VQG Lò Gò - Xa Mát có 149 loài chim thuộc 40 họ và 15 bộ, ước lượng ở VQG Lò Gò - Xa Mát có thể có từ 162 - 173 loài chim.
  • 13. 6 - Lớp thú có 29 loài thú của 7 bộ: gồm bộ Ăn sâu bọ (Insectivora), bộ Dơi (Chiroptera), bộ Linh trưởng (Primates), bộ Móng guốc chẵn (Arctiodactyla), bộ Ăn thịt (Carnivora), bộ Gặm nhấm (Rodentia), bộ Thỏ (Lagomorpha) [18]. 1.1.7. Điều kiện kinh tế xã hội Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa bàn hành chính của 4 xã: Tân Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp và Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên tỉnh Tây Ninh. Tổng dân số của 4 xã là 31.331 người với 8.131 hộ; trong đó 21% là hộ nghèo, 44% hộ trung bình và 35% là hộ giàu. Dân tộc chủ yếu ở khu vực là người Kinh với 7.806 hộ chiếm 97,0%; Khmer 202 hộ chiếm 2,6%; các dân tộc khác (Tày, Mường, Hoa) là 25 hộ chiếm 0,4% [18],[19]. 1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Thế giới Từ xa xưa đến nay, cây làm thuốc luôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong nguồn tài nguyên thực vật. Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao đã ghi nhận trên toàn cầu, có tới 30.000 loài có giá trị làm thuốc trực tiếp trong Y học cổ truyền hoặc cung cấp các hợp chất tự nhiên để làm thuốc (WHO, 1990). Con số này còn dự đoán lên tới gần 70.000 loài (Naplalert, 1995). Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đến năm 1985 đã có gần 20.000 loài thực vật trong tổng số 250.000 loài đã biết được sử dụng làm thuốc hoặc cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc [37]. Trong đó ở Ấn Độ có khoảng 6.000 loài; Trung Quốc 5.000 loài; vùng nhiệt đới Châu Mỹ hơn 1.900 loài thực vật có hoa. Giữa năm 1985, quyển sách “Cây thuốc Trung Quốc” ra đời, đã liệt kê một loạt các loài thực vật chữa bệnh như: Rễ gấc (Momordica cochinchinensis) chữa nhọt độc, viêm tuyến hạch, vết thương tụ máu; Cải Soong (Nasturtium officinale) có tác dụng giải nhiệt, chữa lở miệng, chảy máu chân răng, bướu cổ. Tác giả Perry, với
  • 14. 7 quyển “Medicinal Plants of East and Southeast Asia” (1985) nằm trong chương trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực Đông Nam Á đã nghiên cứu hơn 1.000 tài liệu khoa học về thực vật và dược liệu, trong đó có 146 loài thực vật có tính kháng khuẩn [39]. Trên thực tế có rất nhiều loài thực vật được sử dụng làm thuốc nhưng do con người khai thác quá mức dẫn đến nhiều loài trên thế giới vĩnh viễn mất đi hoặc đang bị đe dọa nghiêm trọng (theo Công ước đa dạng Sinh học, 1992). Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1988) trong vòng hơn một trăm năm trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài có nguy cơ bị đe dọa. Trong số những loài thực vật đã bị mất đi hoặc đang bị đe dọa nghiêm trọng, trong đó có nhiều loài cây thuốc như: ở Bangladet có loài Tylophora indica dùng để chữa bệnh hen suyễn, loài Zanonia indica dùng để tẩy xổ - trước kia có khá nhiều nay có nguy cơ bị tuyệt chủng. [Islam A.S, 1991]. Trong công trình “Medicinal and poisonous plants”, (3 tập) thuộc chương trình phối hợp điều tra tài nguyên thực vật Đông Nam Á (xuất bản năm 1999, 2001 và 2003) đã thống kê được khoảng 2.200 loài thực vật có giá trị làm thuốc, đây là công trình có giá trị khoa học cao. Tất cả các loài được mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, cách gieo trồng và giá trị sử dụng; đặc biệt trong công trình này cũng được phân tích khá đầy đủ các hàm lượng hoạt chất có trong các bộ phận của thực vật. Năm 2006, Christophe Wiart đã xuất bản quyển “Medicinal Plants of the Asia- Pacific: Drugs for the Future?” mô tả chi tiết dược lý dân tộc học của hơn 400 loài thực vật, cung cấp hơn 300 hình ảnh với 400 cấu trúc hóa học của các vị thuốc từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương [35]. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để chống lại các bệnh nan y, thì sự cần thiết là phải kết hợp giữa Đông và Tây y, giữa y học hiện đại với kinh nghiệm cổ truyền của các dân tộc. Chính từ những kinh nghiệm truyền thống đó của họ là chìa khóa để nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các
  • 15. 8 nước trên thế giới đang hướng đến thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển cây thuốc [24]. 1.2.2. Việt Nam Ngay từ thời xa xưa người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở những vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều bài thuốc, cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh có hiệu quả. Qua quá trình phát triển, các kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần dần được đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng. Thời vua Hùng Vương (2900 năm TCN) qua các văn tự Hán Nôm còn sót lại (Đại Việt sử kí ngoại kí,…) và qua các truyền thuyết, tổ tiên ta đã biết dùng cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh. Theo Long Úy chép lại, vào đầu thế kỷ thứ II có hàng trăm vị thuốc từ đất Giao Chỉ như: Ý dĩ (Coix lachrymal-jobi L.), Hoắc hương (Pogostemon cablin Benth.) [12]. Vào đời Trần (1225-1399), Phạm Ngũ Lão thu thập trông coi một vườn thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sĩ trên núi gọi là “Sơn Dược”, hiện vẫn còn di tích để lại tại một quả đồi thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng. Năm 1429 là “Bản thảo cương toàn yến” là quyển sách về cây thuốc đầu tiên, do Chu Tiên biên soạn. Vào thế kỷ XIV có người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh (tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh), ông biên soạn bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 tập với 406 vị thuốc nam trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật. Ông còn viết cuốn “Hồng nghĩa giác tư y thư” tóm tắt công dụng của 130 loài cây thuốc [12],[30]. Thời nhà Nguyễn (1788-1883), Nguyễn Quang Lượng với “Nam dược”, “Nam dược chỉ danh truyền” ghi chép 500 vị thuốc nam. Năm 1858, Trần Nguyên Phương với “Nam bang thảo mộc” đã kể tên và mô tả công dụng của trên 100 loài cây thuốc [11],[12]. Ở Đông Dương, bộ sách “Catalogue des produits de l’Indochine” do hai nhà thực vật người Pháp Ch. Crévost và A. Pételot biên soạn, trong đó, đáng chú ý nhất là tập V “Produits médicinaux” (1928 – 1935) đã mô tả 368 loài cây thuốc và vị thuốc là các loài thực vật có hoa [34]. Đến năm 1952, Pételot bổ sung và xây dựng
  • 16. 9 thành “Les plantes médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập, với 1.482 loài cây thuốc ở cả ba nước Đông Dương [40]. Năm 1957, Đỗ Tất Lợi cho ra đời công trình “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập. Đến năm 1961 tác giả đã tái bản in thành 2 tập, trong đó mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam. Từ năm 1962-1965, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” được xuất bản gồm 6 tập, đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Trong lần tái bản thứ 12 vào năm 2006 tác giả đã nâng số loài động thực vật có giá trị làm thuốc lên đến 800 loài, các loài này được mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công dụng, thành phần hóa học và chia tất cả các cây thuốc đó thành các nhóm bệnh khác nhau. Năm 1966, Vũ Văn Chuyên “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”, trong đó ngoài việc tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, ông còn đưa ra danh sách các cây thông thường thuộc các họ, giúp dễ học và dễ phân loại thực vật, thuận lợi cho việc tra cứu. Năm 1976, trong công trình luận văn phó tiến sĩ khoa học, Võ Văn Chi đã thống kê được ở Miền Bắc có 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành thực vật hạt kín. Đến năm 1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ II tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Năm 1980, Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương trong cuốn “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện vào nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam. Năm 1997, Võ Văn Chi trong bộ “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả đã thống kê và mô tả chi tiết 3.200 loài cây thuốc ở Việt Nam. Đây là một công trình có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn phục vụ cho ngành dược và chuyên ngành thực vật học. Năm 2003-2004, “Từ điển thực vật thông dụng” (2 tập) tác giả đề cập đến phần công dụng mà chủ yếu là làm thuốc của 5.034 loài, 2.382 chi của 333 họ
  • 17. 10 thực vật. Gần đây, Võ Văn Chi cho ra đời “Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới)” (2012, 2 tập) lập danh lục mới về cây thuốc Việt Nam và tiến hành biên soạn lại, bổ sung thêm những thông tin, làm rõ hơn về sinh thái và phân bố cũng như bổ sung rất nhiều cây thuốc mới, với số mục từ 4.470 đề cập tới gần 4.700 cây thuốc với 1.500 ảnh chụp màu. Có thể nói công bố này đã giới thiệu số lượng cây thuốc lớn nhất ở Việt Nam. Năm 2001, Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự trong công trình “Thực vật học dân tộc - Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông Nghệ An” đã thống kê được 551 loài, 364 chi, 120 họ thực vật có giá trị làm thuốc, đặc biệt là trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã đưa ra công dụng cụ thể của từng loài theo cách sử dụng của người dân địa phương. Năm 2006, trong cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” Phạm Hoàng Hộ đã thống kê được 2.000 loài có giá trị làm thuốc, ở đây tác giả chỉ mô tả sơ lược đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng của chúng. Đến cuối năm 2006, nhóm các tác giả thuộc Viện Dược liệu trong công trình 2 tập “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” đã thống kê được 920 loài cây thuốc, đây là công trình khá đầy đủ và công phu, nhóm các tác giả đã mô tả, phân tích khá chi tiết các đặc điểm nhận dạng, phân bố, công dụng và thành phần hóa học của từng loài [5]. Năm 2007 trong công trình “Cẩm nang cây thuốc cần được bảo vệ ở Việt Nam” Nguyễn Tập đã giới thiệu 144 loài cây thuốc nguy cấp ở Việt Nam. Tác giả Tào Duy Cần, Trần Sĩ Viên đưa ra “Cây thuốc vị thuốc và bài thuốc Việt Nam” (2007) gồm trên 500 vị thuốc Nam – thuốc Bắc thường dùng (vốn là những thảo mộc dễ kiếm, sống ở nước ta) được mô tả, xác định vùng phân bố, bộ phận dùng và tác dụng của thuốc ngoài ra còn kèm theo các phương thuốc trị bệnh theo y học cổ truyền. Giữa năm 2007 trong Dự án hỗ trợ chuyên ngành “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” đã giới thiệu 82 loài thực vật có giá trị làm thuốc, với đầy đủ các thông tin về
  • 18. 11 đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật nhân trồng, khái thác, chế biến, bảo quản, giá trị kinh tế và đề xuất các biện pháp bảo tồn. Huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, thông tin về cây thuốc mới được đề cập trong những năm gần đây. Trong công trình “Khảo sát thành phần loài và xây dựng bộ sưu tập mẫu các loài cây thân gỗ trên hệ sinh thái gò đồi thuộc huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh”, Đặng Văn Sơn đã ghi nhận được 29 loài thực vật có giá trị làm thuốc, đến năm 2009 tác giả cập nhật và nâng số lượng loài cây thuốc lên 38 loài và gần đây nhất (2011) trong công trình đăng ở Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4 về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, nhóm tác giả đã ghi nhận bổ sung vào nguồn tài nguyên cây thuốc ở Củ Chi lên 162 loài, 135 chi, 63 họ, 38 bộ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch. Năm 2011, Nguyễn Xuân Minh Ái với luận văn thạc sĩ Sinh học “The study of ethnomedicine of Chu Ru and Raglai ethnic groups in Phước Bình national park, Ninh Thuận province” khảo sát 93 loài cây thuốc thuộc 79 chi, 49 họ, 4 lớp và 3 ngành thực vật. Trong đó họ Zingiberaceae là họ thông dụng nhất với 14 loài được sử dụng làm thuốc. Đặc biệt ở Tây Ninh đã có một số công trình về cây thuốc có giá trị. Riêng ở huyện Tân Biên, tháng 4 năm 1980, Viện Dược liệu và Trạm Nghiên cứu Dược liệu tỉnh Tây Ninh đã tiến hành điều tra ở 6 xã: Tân Bình, Thạnh Bình, Tân Châu, Tân Đông, Tân Hội và Thạnh Đông. Kết quả đã ghi nhận được 309 loài cây thuốc, trong đó 235 loài đã được giới thiệu cho khai thác thu mua như: Bách bộ, Ba kích lông, Chiêu liêu, Đại phong tử, Sữa, Tràm... Ở khu vực VQG Lò Gò - Xa Mát hiện nay hoặc ở một vùng rừng nào đó ở Tây Ninh trước kia đã từng khai thác Vàng đắng (Coscinium fenestratum) để chiết berberin. Cuối năm 1991, Nguyễn Công Tỷ, Huỳnh Công Thanh đã xuất bản quyển “Dược liệu miền Nam và các bài thuốc ứng dụng” với 810 vị thuốc (hơn 95% là thực vật) chủ yếu là các vị thuốc từ hệ thực vật của tỉnh Tây Ninh. Trong Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ hai (năm 2007) với đề tài “Hiện trạng tài nguyên cây thuốc
  • 19. 12 vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh”, Lý Ngọc Sâm, Nguyễn Vinh Hiển đã thống kê tài nguyên cây thuốc của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, gồm 178 loài, thuộc 67 họ, trong đó có 3 loài thuộc Khuyết thực vật, 147 loài thuộc lớp Hai lá mầm, 28 loài thuộc lớp Một lá mầm. Năm 2009, trong đợt hướng dẫn học viên thực tập, Phan Kế Lộc đã tiến hành khảo sát “Điều tra cây thuốc ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh” bước đầu đã ghi nhận được 152 loài Thực vật và Nấm lớn thuộc 130 chi, 74 họ có công dụng làm thuốc. Tóm lại, thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng các loài thực vật tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh của nhân dân ta là phong phú và đa dạng. Đây là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài từ đời này sang đời khác. Vì vậy, ngày nay chúng ta cần tiếp tục kiểm kê, bổ sung và hệ thống hóa các loài cây thuốc để giúp cho việc bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu và sử dụng bền vững. Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một báo cáo hay nghiên cứu nào về đa dạng thành phần loài cây thuốc của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh một cách đầy đủ, đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành đề tài này.
  • 20. 13 Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được khảo sát tại vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành trong vòng 8 tháng (từ 1/2012 đến 8/2012). Thời gian khảo sát thực địa được tiến hành 5 đợt:  Đợt 1: từ 10/01/2012 đến 17/01/2012  Đợt 2: từ 25/03/2012 đến 30/03/2012  Đợt 3: từ 30/04/2012 đến 02/05/2012  Đợt 4: từ 15/05/2012 đến 22/05/2012  Đợt 5: từ 20/07/2012 đến 27/07/2012 Mỗi đợt khảo sát tiến hành 3-7 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thời gian phát triển của thực vật nghiên cứu. Tiến hành một số đợt khảo sát bổ sung khi cần thiết. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp tổng quan tài liệu Tập hợp, phân tích, kế thừa các công trình khoa học, các kết quả khảo sát đánh giá nhanh, các tư liệu khoa học đã có để tổng hợp thông tin, định hướng cho nội dung khảo sát và nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 2.3.2.1. Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu nên việc chọn tuyến và địa điểm thu mẫu là cần thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau nghĩa là các tuyến đó cắt ngang qua các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến mỗi sinh cảnh chọn những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu hay đặt các ô tiêu chuẩn vừa phục vụ cho nghiên cứu về đa dạng loài vừa nghiên cứu về đa dạng sinh thái [26].
  • 21. 14 Các tuyến thực địa đi theo các sinh cảnh ven đường đi, lối đi có sẵn trong rừng, các sinh cảnh ven suối, đất trống; các kiểu rừng của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát để thu đầy đủ mẫu. 2.3.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh Phỏng vấn nhanh tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc của người dân địa phương ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. 2.3.2.3. Phương pháp thu mẫu Mẫu cho vào các cặp gỗ dán để đựng mẫu, sổ và bút chì mềm 2-3B để ghi chép, nhãn hay băng dính bằng giấy có thể viết được và kéo cắt cây. Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi mẫu có đầy đủ các bộ phận nhất định là cành, lá cùng với hoa và cả quả càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thảo hay dương xỉ. Mỗi loài thu 4-6 tiêu bản, các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh dấu cùng số hiệu. Khi thu ghi chép ngay những đặc điểm để nhận biết ngoài thiên nhiên nhất là các đặc điểm dễ mất khi khô ví dụ như màu sắc hoa, quả [26]. 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 2.3.3.1. Xử lý và bảo quản mẫu Các mẫu thu được đeo nhãn ngay. Khi ghi chép dùng bút chì mềm tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi trời mưa hay ngâm tẩm về sau. Các mẫu vật có thể chỉ cần ghi số hiệu mẫu, ngày thu mẫu, nơi thu mẫu còn các thông tin khác ghi riêng vào sổ ghi chép thực địa. Mẫu thu được đặt gọn trong 1 tờ báo gập 4, vuốt ngay ngắn (chú ý trên mẫu phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả 2 mặt của lá mà không phải lật mẫu, đối với hoa nên dùng các mảnh báo nhỏ để ngăn cách nó với các hoa hay lá bên cạnh phòng khi sấy dễ bị dính vào các bộ phận bên cạnh). Sau đó xếp nhiều mẫu thành chồng và dùng đôi cặp mắt cáo để bó chặt và ép mẫu xuống [26]. Sau mỗi ngày thu thập, các mẫu vật mang về cần được xử lý sơ bộ ngoài thực địa bằng cồn pha loãng ở nồng độ 70%.
  • 22. 15 2.3.3.2. Sấy khô và giám định tên mẫu vật Mẫu sau khi mang về cần được sấy ngay. Trước khi sấy nên thay giấy báo mới và bó chặt giữa đôi cặp mắt cáo trước khi cho vào tủ sấy [26]. Tất cả các mẫu vật thu thập được xử lý, phân tích xác định tên khoa học và sắp xếp thứ tự Alphabet theo Họ cho tiện tra cứu sau này. Để định loại các mẫu thu được, chúng tôi sử dụng một số tài liệu sau: Cây cỏ Việt Nam, quyển I, II, III (Phạm Hoàng Hộ, 1999), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Phân loại học thực vật (Hoàng Thị Sản, 1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, tập I, II (Võ Văn Chi, Trần Hợp). Đặc biệt là đối chiếu, so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu trữ ở Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh. Mẫu sau khi phân tích, được ngâm tẩm hóa chất bảo quản và lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới và phòng Thí nghiệm – Di truyền – Thực vật, Khoa Sinh, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. 2.3.3.3. Xây dựng bộ sưu tập Xây dựng bộ tiêu bản thực vật của một số loài cây có giá trị làm thuốc trong hệ thực vật của vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Mẫu thực vật được thu tại địa phương, chụp ảnh ngoài thực địa và xử lý trong phòng thí nghiệm, ngâm tẩm hóa chất bảo quản, khâu kết lên bìa cứng (bìa sơmi giấy 27cm x 40cm) theo tiêu chuẩn bộ tiêu bản thực vật quốc gia Việt Nam nhằm bảo quản lâu dài. Nhãn được ghi như hình 2.2.
  • 23. 16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA SINH HỌC --------------- Tên địa phương:.................................................................................. Tên Khoa học: .................................................................................... Họ thực vật:......................................................................................... Nơi thu mẫu: ....................................................................................... Ngày thu mẫu:..................................................................................... Người định tên: ................................................................................... Số hiệu mẫu:........................................................................................ Hình 2.2. Nhãn tên mẫu thực vật trong bộ sưu tập 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel để lưu trữ, thống kê và so sánh các thông tin thu thập được, lập danh lục cây thuốc ở Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Thống kê và ghi nhận những loài cây thuốc có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, Nguyễn Tập (2007), IUCN (2011), Danh mục cây thuốc Bộ Y tế (2010), Nghị định 32 của Chính phủ. Việc xác định thông tin của các loài có giá trị làm thuốc, dạng sống và tình trạng bảo tồn sử dụng các sách Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1997), Từ điển thực vật thông dụng của Võ Văn Chi (2003 - 2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc của Viện dược liệu (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2009), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới) của Võ Văn Chi (2012)…
  • 24. 17 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc Qua kết quả điều tra (có kế thừa nghiên cứu trước đây, có bổ sung), khảo sát vùng nghiên cứu, đã xác định được 433 loài cây thuốc thuộc 299 chi, 99 họ, 54 bộ của 4 ngành là Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Hạt trần (Pinophyta) và Ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Trong đó, Ngành Thông đất có 1 loài thuộc chi Lycopodiella của họ Lycopodiaceae; ngành Dương xỉ có 11 loài thuộc 8 chi của 7 họ: Azoliaceae, Blechnaceae, Marsileaceae, Ophioglossaceae, Polypodiaceae, Salviniaceae, Schizeaceae; Ngành Hạt trần có 1 loài thuộc chi Gnetum của họ Gnetaceae; Ngành Mộc lan có 420 loài thuộc 289 chi của 90 họ, trong đó, có 360 loài thuộc lớp Hai lá mầm và 60 loài thuộc lớp Một lá mầm. Bảng 3.1. Phân bố số loài cây thuốc trong các taxon STT NGÀNH SỐ LOÀI TỶ LỆ % 1 POLYPODIOPHYTA 11 2,54 2 LYCOPODIOPHYTA 1 0,23 3 PINOPHYTA 1 0,23 4 MAGNOLIOPHYTA 420 97,00 Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc vùng nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.2. Bảng 3.2. Thành phần các Họ, Chi và Loài trong các Bộ có các loài cây thuốc của VQG STT (1) Bộ (2) Họ Chi Loài SL (3) % (4) SL (5) % (6) SL (7) % (8) 1 Arales 2 2,02 6 2,01 6 1,39 2 Arecales 1 1,01 5 1,67 5 1,15 3 Aspidiales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
  • 25. 18 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 4 Asterales 1 1,01 4 1,34 4 0,92 5 Begoniales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 6 Capparales 1 1,01 3 1,00 6 1,39 7 Caryophyllales 1 1,01 3 1,00 5 1,15 8 Commelinales 2 2,02 4 1,34 5 1,15 9 Connarales 1 1,01 2 0,67 3 0,69 10 Cornales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 11 Cucurbitales 1 1,01 3 1,00 3 0,69 12 Cyperales 1 1,01 6 2,01 8 1,85 13 Dilleniales 1 1,01 2 0,67 5 1,15 14 Droserales 1 1,01 1 0,33 2 0,46 15 Ebenales 2 2,02 2 0,67 5 1,15 16 Euphorbiales 1 1,01 16 5,35 24 5,54 17 Fabales 3 3,03 25 8,36 41 9,47 18 Gentiniales 5 5,05 38 12,71 62 14,32 19 Geraniales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 20 Gnetales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 21 Lamiales 2 2,02 7 2,34 11 2,54 22 Laurales 1 1,01 3 1,00 6 1,39 23 Liliales 7 7,07 9 3,01 11 2,54 24 Lycopodiales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 25 Magnoliales 2 2,02 12 4,01 17 3,93 26 Malvales 5 5,05 13 4,35 17 3,93 27 Marsileales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 28 Myrtales 6 6,06 16 5,35 25 5,77 29 Nepenthales 1 1,01 1 0,33 2 0,46 30 Nymphaeales 1 1,01 1 0,33 2 0,46 31 Oleales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 32 Ophioglossales 1 1,01 1 0,33 1 0,23
  • 26. 19 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 33 Orchidales 1 1,01 4 1,34 4 0,92 34 Pandanales 1 1,01 1 0,33 3 0,69 35 Poales 1 1,01 14 4,68 15 3,46 36 Polemoniales 2 2,02 5 1,67 6 1,39 37 Polygonales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 38 Polypodiales 1 1,01 2 0,67 3 0,69 39 Primulales 1 1,01 1 0,33 3 0,69 40 Proteales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 41 Restionales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 42 Rhamnales 3 3,03 8 2,68 14 3,23 43 Rosales 2 2,02 2 0,67 2 0,46 44 Rutales 4 4,04 20 6,69 22 5,08 45 Salviniales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 46 Santalales 1 1,01 2 0,67 2 0,46 47 Sapindales 1 1,01 4 1,34 5 1,15 48 Saxifragales 1 1,01 1 0,33 1 0,23 49 Schizeales 2 2,02 2 0,67 4 0,92 50 Scrophulariales 4 4,04 11 3,68 15 3,46 51 Theales 5 5,05 11 3,68 17 3,93 52 Urticales 2 2,02 5 1,67 15 3,46 53 Violales 2 2,02 4 1,34 5 1,15 54 Zingiberales 3 3,03 7 2,34 9 2,08 Tổng cộng 99 100 299 100 433 100 Từ kết quả khảo sát trên, nhìn chung, thành phần cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát khá đa dạng và phong phú với 433 loài của 299 chi trong 99 họ, của 54 bộ và thuộc 4 ngành trong Hệ thực vật của Việt Nam. Một số họ giàu loài nhất trong hệ thực vật cây thuốc vùng nghiên cứu phải kể đến là họ Cà phê (Rubiaceae) có 36 loài (chiếm 8,31% tổng số loài cây có vị thuốc của VQG), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có 24 loài (chiếm 5,54%), họ Đậu
  • 27. 20 (Fabaceae) có 20 loài (chiếm 4,62%), họ Na (Annonaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Hòa thảo (Poaceae) có 15 loài (chiếm 3,46%), họ Vang (Caesalpiniaceae) có 13 loài (chiếm 3,00%), họ Dâu tằm (Moraceae) có 12 loài (chiếm 2,77%), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) có 10 loài (chiếm 2,31%) và họ Mua (Melastomataceae) có 9 loài (chiếm 2,08%), thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Các họ có nhiều loài cây thuốc của VQG STT HỌ THỰC VẬT LOÀI TỶ LỆ % 1 Rubiaceae 36 8,31 2 Euphorbiaceae 24 5,54 3 Fabaceae 20 4,62 4 Apocynaceae 15 3,46 5 Annonaceae 15 3,46 6 Poaceae 15 3,46 7 Caesalpiniaceae 13 3,00 8 Moraceae 12 2,77 9 Scrophulariaceae 10 2,31 10 Melastomataceae 9 2,08 Các chi có nhiều cây thuốc nhất của VQG Lò Gò – Xa Mát phải kể đến đó là Ficus (họ Dâu tằm – Moraceae) với 6 loài (chiếm tỷ lệ cao nhất 2,01% trong tổng số 299 chi), chi Uncaria (họ Cà phê – Rubiaceae) có 5 loài (chiếm 1,67%) và các chi Desmodium (họ Đậu – Fabaceae), Diospyros (họ Thị – Ebenaceae), Hedyotis, Ixora, Psychotria (họ Cà phê – Rubiaceae), Melastoma (họ Mua – Melastomataceae), Uvaria (họ Na – Annonaceae) có 4 loài (chiếm 1,34%).
  • 28. 21 Bảng 3.4. Các chi cây thuốc nhiều loài của VQG STT HỌ THỰC VẬT CHI LOÀI TỶ LỆ % 1 Moraceae Ficus 6 2,01 2 Rubiaceae Uncaria 5 1,67 3 Fabaceae Desmodium 4 1,34 4 Ebenaceae Diospyros 4 1,34 5 Rubiaceae Hedyotis 4 1,34 6 Rubiaceae Ixora 4 1,34 7 Melastomataceae Melastoma 4 1,34 8 Rubiaceae Psychotria 4 1,34 9 Annonaceae Uvaria 4 1,34 10 Verbenaceae Vitex 4 1,34 3.2. Dạng sống của cây thuốc Có nhiều cách phân loại dạng sống thực vật, theo C. Raunkiaer (1904) (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008) [26] và Võ Văn Chi, 2012 [10], dạng sống của các cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát được phân chia thành cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây bụi, thân thảo, dây leo, cây thủy sinh và phụ sinh (bảng 3.5). Bảng 3.5. Dạng sống của cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát STT DẠNG SỐNG SỐ LOÀI TỶ LỆ % 1 Cây gỗ nhỏ (GN) 116 26,79 2 Thân thảo (C) 97 22,40 3 Cây bụi (B) 85 19,63 4 Dây leo (DL) 74 17,09 5 Cây gỗ lớn (GL) 38 8,78 6 Thủy sinh (TS) 12 2,77 7 Phụ sinh (PS) 11 2,54
  • 29. 22 26,79 22,4019,63 17,09 8,78 2,77 2,54 Cây gỗ nhỏ (GN) Thân thảo (C) Cây bụi (B) Dây leo (DL) Cây gỗ lớn (GL) Thủy sinh (TS) Phụ sinh (PS) Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện các dạng sống của cây thuốc vùng nghiên cứu Qua bảng 3.5 và biểu đồ hình 3.3, dạng sống chiếm tỷ lệ cao nhất vùng nghiên cứu là cây gỗ nhỏ với 116 loài (chiếm 26,79%). Cây gỗ nhỏ có giá trị làm thuốc chiếm số lượng nhiều nằm trong các họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cà phê (Rubiaceae), Xoài (Anacardiaceae), Bứa (Clusiaceae), Cam (Rutaceae). Cây thân thảo làm thuốc có 97 loài (chiếm 22,40%), thường phân bố dọc theo sông, suối trên các trảng cỏ như Trảng Đất đen, Trảng Tà Nốt, Trảng Đầu bò – Trảng Miên… Với số lượng cá thể của một loài rất lớn cùng tập trung trên một khu vực như trảng Đưng (Scleria levis Retz.), trảng Nhân trần (Adenosma bracteosum Bonati), trảng Năng ngọt (Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch.)… Họ có nhiều loài cây thân thảo làm thuốc phải kể đến đó là: họ Hòa thảo (Poaceae), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cói (Cyperaceae). Cây bụi có giá trị có làm thuốc với 85 loài (chiếm 19,63%), tập trung chủ yếu ở các họ Cà phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cau (Arecaceae) và họ Dâu tằm (Moraceae) thường phân bố trong các sinh cảnh rừng Tràm (Melaleuca cajuputi Power) hoặc ở nơi chuyển tiếp giữa các trảng với các khu rừng kín thường xanh chủ yếu là những loài như Bồ an (Colona auriculata (H. Baill.) Craib), Hồng sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.), Mao quả đài to (Dasymaschalon macrocalyx Fin. & Gagnep.), Luân thùy
  • 30. 23 Cambôt (Spirolobium cambodianum H.Baill.) và hầu hết những loài thuộc chi Mua (Melastoma). Cây thuốc là dây leo với 74 loài (chiếm 17,09%). Dây leo nhỏ thường xuất hiện ở bìa rừng, dọc lối đi, bám vào cây bụi, cây gỗ nhỏ như loài Bòng bong leo (Lygodium scandens (L.) Sw.), Cóc kèn (Derris trifolia Lour.), Dây mỏ quạ (Dischidia major (Wall.) Merr.), Chè lông (Aganosma acuminata (Roxb) G.Don)… Leo bám theo các cây gỗ lớn của rừng kín thường xanh, vươn lên cao vút trên ngọn cây chiếm tầng vượt tán đó là những loài dây leo có kích thước lớn như Sóng rắn (Albizia lebbeckoides (A.P.DC.) Benth.), Chuối con chông (Uvaria grandiflora Roxb.), Dây chiều (Tetracera scandens (L.) Merr.), Cổ rùa (Butea superba Roxb.), Vác (Ampelocissus martini Pl. in D.C.)… Dây leo có giá trị làm thuốc chiếm số lượng lớn trong các họ như họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Na (Annonaceae) và họ Đậu (Fabaceae). Cây gỗ lớn làm thuốc có 38 loài (chiếm 8,78%), tập trung chủ yếu trong các họ như họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Bàng (Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae). Những cây thuốc có thân gỗ phân bố ở các kiểu sinh cảnh rừng kín thường xanh hoặc rừng rụng lá theo mùa thuộc cây lá rộng nhiệt đới vùng thấp với những Quần hợp Dầu, Quần hợp Dầu – Cây họ Đậu, Quần hợp Bằng lăng – Cầy – Cám, Quần hợp Dầu – Vên vên – Cầy – Cám hay nằm rải rác trong sinh cảnh rừng thưa nửa rụng lá (Rừng Khộp) với Quần hợp Dầu lông – Dầu trà beng – Vên vên – Tràm [2]. Với 12 loài (chiếm 2,77%) là những loài cây thủy sinh, thường được sử dụng làm thuốc phổ biến như Súng trắng (Nymphaea pubescens L.) họ Súng (Nymphaeaceae), Bèo cám (Lemna minor L.) họ Bèo tấm (Lemnaceae), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata Roxb.) thuộc họ Bèo ong (Salviniaceae). Thấp nhất là dạng sống phụ sinh với 11 loài (chiếm 2,54%), chúng thường sống trên cao, nơi khó thu hái nhưng vẫn được sử dụng, điển hình như những loài thuộc họ Ráng đa túc (Polypodiaceae) như Cốt toái bổ (Drynaria bonii C. Christ) và
  • 31. 24 họ Tầm gửi (Loranthaceae) như Tầm gửi cây hồi (Macrosolen cochinchinensis Lour.), Mộc vệ sét (Taxillus ferrugineus (Jack) Ban). 3.3. Thực vật có giá trị bảo tồn Công việc quan trọng trong điều tra thành phần, mức độ đa dạng loài là cần phải có sự đánh giá về tính đặc hữu, quý hiếm và các mức độ đe dọa của các loài trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả. Bảng 3.6. Các loài cây thuốc cần được bảo tồn của VQG Lò Gò – Xa Mát STT TÊN KHOA HỌC TÊN TIẾNG VIỆT 1 Calophyllum inophyllum L. Mù u 2 Cratoxylum formosum (Jack) Dyer Thành ngạnh đẹp 3 Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don Dầu con rái 4 Dipterocarpus obtusifolius Teysm. Dầu trà ben 5 Drynaria bonii C. Christ Cốt toái bổ 6 Elaeocarpus hygrophylus Kurz Cà na 7 Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don Hồ liên lớn 8 Hopea odorata Roxb. Sao đen 9 Irvingia malayana Oliv. ex Benn. Cầy 10 Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó cầu 11 Melanorrhoea laccifera Pierre Sơn rừng 12 Nepenthes mirabilis (Lour.) Bruce Nắp bình 13 Nepenthes thorelii Lecomte Nắp ấm 14 Peliosanthes teta Andrews Sơn mộc, Sâm cau 15 Pterocarpus macrocarpus Kurz Giáng hương trái to 16 Shorea roxburghii G.Don Sến đỏ 17 Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis Gõ mật 18 Spirolobium cambodianum H.Baill. Luân thuỳ Cambốt 19 Tetrameles nudiflora R.Br Tung, Búng
  • 32. 25 Theo “Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế” – International Union for Conservation of Nature and Natural Resource” (IUCN), Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) (Nguyễn Tập) và Nghị định 32 của Chính phủ (30/03/2006) trong tổng số 433 loài thực vật có vị thuốc của vùng nghiên cứu thì có 19 loài (chiếm 4,40%) được xếp vào danh mục các loài thực vật cần được bảo tồn (bảng 3.6). Trong đó, theo Sách đỏ Việt Nam (2007) có Gõ mật (Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis), Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus Kurz) được xếp vào tình trạng Nguy cấp EN (Endangered); Cốt toái bổ (Drynaria bonii C. Christ), Cà na (Elaeocarpus hygrophylus Kurz), Sơn rừng (Melanorrhoea laccifera Pierre), Sâm cau (Peliosanthes teta Andrews), Luân thuỳ Cambốt (Spirolobium cambodianum H.Baill.) được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU (Vulnerable). Theo IUCN (2011), tình trạng EN có 2 loài là Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don), Sến đỏ (Shorea roxburghii G. Don); tình trạng VU có 1 loài Sao đen (Hopea odorata Roxb.); các loài Mù u (Calophyllum inophyllum L.), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum (Jack) Dyer), Dầu trà ben (Dipterocarpus obtusifolius Teysm.), Hồ liên lớn (Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don), Cầy (Irvingia malayana Oliv. ex Benn.), Máu chó cầu (Knema globularia (Lamk.) Warb.), Nắp bình (Nepenthes mirabilis (Lour.) Bruce), Gõ mật (Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis), Tung (Tetrameles nudiflora R.Br) được xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern); Nấp ấm thorel (Nepenthes thorelii Lecomte) được xếp vào tình trạng Thiếu dẫn liệu DD (Data deficient). Theo Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (2007), Cốt toái bổ (Drynaria bonii C. Christ) với tình trạng Sẽ nguy cấp VU. Căn cứ vào Nghị định 32 của Chính phủ (2006), 2 loài Giáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus Kurz) và Gõ mật (Sindora siamensis Teijsm. ex Miq. var. siamensis) nằm trong nhóm IIA – Thực vật rừng hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.
  • 33. 26 Kết quả khảo sát cho thấy, có 10 loài trong tổng số 433 loài cây thuốc (chiếm 2,31%) ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền (Bộ Y tế) (bảng 3.7). Những vị thuốc này được sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, là căn cứ để các cơ sở khám chữa bệnh lựa chọn, bảo đảm nhu cầu điều trị và thanh toán tiền thuốc cho các đối tượng người bệnh, người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Bảng 3.7. Cây thuốc có trong Danh mục vị thuốc Y học cổ truyền STT TÊN KHOA HỌC TÊN VỊ THUỐC TÊN KHOA HỌC VỊ THUỐC 1 Brucea javanica (Bl.) Merr. Nha đạm tử Fructus Bruceae 2 Cassytha filiformis L. Cù mạch Herbe Cassythae filiformis 3 Eclipta prostrata L. Cỏ nhọ nồi Herbe Ecliptae 4 Eleusine indica (L.) Gaertn. Mần trầu Eleusine Indice 5 Kaempferia galanga L. Địa liền Rhizome Kaempferiae galangae 6 Mimosa pudica L. Trinh nữ (xấu hổ) Herbe Mimosa pudice 7 Morinda officinalis How. Ba kích Radix Morindae officinalis 8 Rubus alceaefolius Poiret Phúc bồn tử Fructus Rubi alceaefolii 9 Stemona tuberosa Lour. Bách bộ Radix Stemonae tuberosae 10 Strychnos nux-vomica L. Mã tiền (chế) Semen Strychni 3.4. Đa dạng về giá trị cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát 3.4.1. Phân chia theo số lượng bộ phận sử dụng Theo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong dân gian, có thể sử dụng toàn cây hoặc một bộ phận của cây, mỗi bộ phận có một tác dụng chữa bệnh khác nhau như cây Chè lông (Aganosma acuminata (Roxb) G. Don.) lá sắc uống bổ, chữa thiếu máu, lợi tiểu, tiêu thũng; rễ cây dùng sắc uống trong trường hợp rối loạn đường tiết niệu, làm tăng lực, trị sốt và điều kinh; thân và rễ hãm lấy nước uống lợi sữa; thân cây được dùng phối hợp với cây khác dùng chế thuốc súc miệng [10]. Vỏ dây Đỗ trọng nam (Parameria laevigata (Juss.) Moldenke) dùng chữa phong thấp đau lưng, mỏi gối, thận hư liệt dương, sưng, tê phù, huyết áp cao [10]. Bên cạnh đó người ta
  • 34. 27 có thể kết hợp hai hay nhiều bộ phận của cùng một cây hoặc kết hợp giữa các cây thuốc khác nhau để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất, ví dụ như Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. var. major (Nees) Hubb) chữa chứng đái gắt, người nóng nhiệt khi kết hợp với các vị thuốc khác: Rễ tranh 25g, Mã đề 12g, Cát căn 12g, Cối xay 12g, Đậu đen (sao vàng) 20g. Đổ 600ml nước nấu sôi 15 phút uống dần [32]. Kết quả điều tra trong số 433 loài cây thuốc ở VQG Lò Gò – Xa Mát thì: - Có 150 loài sử dụng 1 bộ phận của cây (chiếm 34,64% tổng số 433 loài) - Có 108 loài sử dụng 2 bộ phận của cây (chiếm 24,94%) - Có 175 loài sử dụng 3 bộ phận trở lên (hay toàn cây) (chiếm 40,42%) Như vậy sự kết hợp nhiều bộ phận của cây (từ 3 bộ phận trở lên hay toàn cây) được sử dụng nhiều nhất, sau đó, đến sử dụng một bộ phận chính và ít nhất là sử dụng hai bộ phận của cây thuốc ở VQG Lò Gò – Xa Mát. 3.4.2. Phân chia theo phương thức sử dụng cây thuốc Qua kết quả điều tra, thống kê cây thuốc ở VQG Lò Gò – Xa Mát, có 204 loài dùng ngoài, 378 loài dùng uống và có 127 loài vừa được dùng ngoài vừa sắc uống (bảng 3.8). Trong đó, có 89 loài được sử dụng với hình thức giã đắp, dùng lá hay thân non, rễ cây (bộ phận mềm) giã nát ra đắp lên vết thương. Để trị ghẻ lở, mụn nhọt dùng lá non Mạc tâm (Hymenocardia punctata Wall. ex Lindl.) nhai phun lên vết loét sẽ mau lành; dùng để nấu nước tắm, gội hay rửa vết thương cũng được sử dụng nhiều với 37 loài; biện pháp xông hơi được dùng phổ biến, có 52 loài cây thuốc được sử dụng lá, cành, hay thân rễ để nấu nước xông nhằm chữa trị cảm mạo nhanh chóng như Bí bái (Acronychia pedunculata (L) Miq.); dân gian thường sử dụng cây thuốc để ngâm rượu xoa bóp chữa trị bệnh nhức mỏi chẳng hạn như rượu Mã tiền (Strychnos nux-vomica L.), có 19 loài được dùng để ngâm rượu xoa bóp và 7 loài dùng nấu cao bôi trị bệnh ngoài da. Sử dụng cây thuốc để uống cũng rất phổ biến với 378 loài. Sắc uống là phương thức được sử dụng phổ biến nhất trong “thuốc Nam”, có 327 loài được người dân cũng như “thầy thuốc” kê toa, bốc thuốc cho người bệnh về sắc uống; ngâm rượu uống cũng được dùng nhiều có 22 loài; giã lá hay cành non rồi lấy nước uống được
  • 35. 28 sử dụng 11 loài điển hình như Tơ xanh (Cassytha filiformis L.) thu hái về rửa sạch, cắt dây thành từng đoạn nhỏ ngâm nước uống mát, giải khát; thông thường, người dân địa phương không đợi đến bệnh mới chữa trị mà còn dựa vào kinh nghiệm dân gian, hái cây thuốc về nấu nước uống thay trà và phương thức này có 18 loài, ví dụ như để ngăn ngừa bệnh về gan, uống lợi tiểu người dân thu hái Nhân trần (Adenosma bracteosum Bonati), Cỏ bồng (Ráy leo – Pothos scandens L.) về nấu nước uống hằng ngày thay trà. Bảng 3.8. Phương thức sử dụng cây thuốc Phương thức sử dụng Phương thức chế biến Số loài Tổng số loài Dùng ngoài Nấu cao bôi 7 204 Xông hơi 52 Ngâm rượu xoa bóp 19 Nấu nước tắm, gội, rửa 37 Giã đắp 89 Dùng uống Giã uống 11 378 Ngâm rượu uống 22 Hãm chè (trà) 18 Sắc uống 327 Trong quá trình sử dụng cây thuốc người ta có thể sử dụng tươi, khô hay vừa dùng tuơi vừa dùng khô. Đối với nhóm cây dùng tươi thường là cây thân thảo hoặc những cây chỉ dùng lá để đắp, bôi ngoài da, xông hơi, nấu nước uống hoặc làm rau ăn như Sộp (Ficus superba var. japonica Miq.), Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk.), Rau bợ (Marsilea quadrifolia L.), Súng trắng (Nymphaea pubescens L.), Bứa núi (Garcinia oliveri Pierre), Bí bái (Acronychia pedunculata (L.) Miq.)… Với nhóm cây dùng khô, thuốc lấy về có thể chặt nhỏ phơi khô hoặc sao ở các mức độ khác nhau dùng sắc uống, ngâm rượu hoặc tán nhỏ thành bột, điển hình như Mù u (Calophyllum inophyllum L.), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don.), Tu hú (Gmelina asiatica L.)… Một số cây có thể vừa dùng tươi và khô như
  • 36. 29 Ké hoa đào (Urena lobata L.), Bồ ngót (Sauropus androgynus (L.) Merr.), Cỏ mực (Eclipta prostrata L.)… 3.4.3. Phân chia theo tần số sử dụng các bộ phận của cây thuốc Bảng 3.9. Sự đa dạng trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc STT Bộ phận dùng Số loài Số lượng Tỷ lệ % 1 Rễ, vỏ rễ 160 36,95 2 Thân, vỏ thân 215 49,65 3 Lá 144 33,26 4 Hoa 22 5,08 5 Quả 48 11,09 6 Hạt 26 6,00 7 Bộ phận khác 30 6,93 Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là thân có 215 loài (chiếm 49,65% trong tổng số 433 loài cây thuốc của VQG), thân cây là bộ phận dễ thu hái, có thể bảo quản được lâu, trong quá trình vận chuyển ít bị hư hại và thu được số lượng lớn trong cây. Sử dụng rễ và vỏ rễ làm thuốc có 160 loài (chiếm 36,95%), rễ thường dùng là rễ tươi hay phơi khô sắc uống. Lá cây cũng được sử dụng nhiều, với 144 loài (chiếm 33,26%), thu hái lá về cần phơi thật khô mới bảo quản được lâu nhằm tránh giảm tác dụng của thuốc. Các bộ phận khác (hoa, quả, hạt, tinh dầu, nhựa, bào tử…) được sử dụng với hiệu quả khá tốt, chữa lỵ hay một số bệnh về đường tiết niệu. Tuy nhiên không phải loài nào cũng sử dụng được tinh dầu, hay hạt hoặc bào tử được mà còn tùy vào từng loài cây có thành phần dược chất và có tác dụng chữa trị hiệu quả, do đó, những bộ phận này được sử dụng với tần suất thấp (từ 5,08% đến 11,09%). Trong quá trình sử dụng cây thuốc thường “Thầy thuốc” căn cứ vào tác dụng của các bộ phận và hàm lượng dược chất để bốc thuốc cho phù hợp. Như vậy, có sự đa dạng trong việc sử dụng các bộ phận của cây thuốc và sự phối giữa các bộ phận của cây để có phương thuốc tốt nhất. Do đó, khi khai thác
  • 37. 30 nguồn dược liệu này cần đảm bảo không ảnh hưởng đến sự sống của cây, phải vừa khai thác vừa bảo tồn để tránh hiện tượng một số loài thuốc bị tuyệt chủng. 3.4.4. Phân chia theo công dụng làm thuốc của một loài Có sự tương quan nghịch giữa số lượng công dụng của một loài và số loài. Cụ thể có 149 loài có 1 công dụng, 100 loài có 2 công dụng, 80 loài có 3 công dụng, 63 loài có 4 công dụng, 25 loài có 5 công dụng và 16 loài có đến 6 công dụng (bảng 3.11), vì trên thực tế, tùy vào thành phần dược chất mà vị thuốc (cây thuốc) đó có thể chữa được một bệnh hay một số bệnh, rất ít loài chữa được nhiều bệnh. Chẳng hạn như Ké hoa đào (Urena lobata L.) trị các bệnh thấp khớp, viêm ruột, lỵ, sốt, gãy xương, rắn cắn, hen suyễn; Bồ đào (Syzygium jambos (L.) Alston) trị những bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, lỵ, sốt, thanh nhiệt; Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.) uống bổ máu, sốt, đau khớp, điều kinh, trị rắn cắn, ghẻ, chữa đau dạ dày… Trong khi đó có những cây người ta mới phát hiện ra được một công dụng như Dây choại (Stenochlaena palustris (Burm.f.) Bedd.) trị cảm sốt, Quần đầu hoa nhỏ (Polyalthia parviflora Ridl.) trị ho, Bướm bạc Sài gòn (Mussaenda saigonensis Pierre ex Pit.) chữa viêm họng… Bảng 3.10. Tương quan giữa số công dụng làm thuốc với số cây thuốc SỐ CÔNG DỤNG SỐ LOÀI 1 149 2 100 3 80 4 63 5 25 6 16 Tổng cộng 433 3.4.5. Phân chia theo các nhóm bệnh được chữa trị Theo y học cổ truyền một cây thuốc có thể chữa được nhiều bệnh và để chữa một bệnh có thể cần kết hợp nhiều cây vị thuốc với nhau. Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin từ người dân địa phương, thầy thuốc và dựa vào tài liệu của Nguyễn Công Tỷ (1999) [32] và Đỗ Tất Lợi (2009) [17], công dụng của cây thuốc
  • 38. 31 VQG Lò Gò – Xa Mát được phân chia theo 20 nhóm, trong đó, số cây thuốc chữa cảm sốt chiếm tỷ lệ nhiều nhất (129 loài), số cây thuốc cầm máu được sử dụng ít nhất (5 loài) (bảng 3.10). Bảng 3.11. Sự đa dạng các nhóm bệnh được chữa trị bằng cây thuốc STT NHÓM CÔNG DỤNG SỐ LOÀI 1 Cây thuốc chữa cảm sốt 129 2 Cây thuốc chữa tê thấp, đau nhức 121 3 Cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa 110 4 Cây thuốc nhuận tràng, tẩy 90 5 Cây thuốc đắp vết thương, rắn rết cắn 86 6 Cây thuốc chữa đi lỏng, đau bụng 74 7 Cây thuốc chữa ho, hen 74 8 Cây thuốc chữa bệnh phụ nữ 65 9 Cây thuốc trị lỵ 51 10 Cây thuốc chữa bệnh mắt, tai, mũi, răng, họng 47 11 Cây thuốc thông tiểu và thông mật 44 12 Cây thuốc chữa đau dạ dày 36 13 Cây thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo mộc 31 14 Cây thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa 25 15 Cây thuốc trị giun sán 24 16 Cây thuốc ngủ, an thần, trấn kinh 19 17 Cây thuốc hạ huyết áp 14 18 Cây thuốc có chất độc 13 19 Cây thuốc chữa bệnh tim 7 20 Cây thuốc cầm máu 5 3.5. Bộ sưu tập mẫu thực vật cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát Trong thời gian nghiên cứu, đã thu được 70 mẫu tiêu bản khô của 35 loài cây thuốc (bảng 3.12 và phụ lục 3) trong khu hệ thực vật ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Bộ sưu tập thực vật được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích học tập,
  • 39. 32 nghiên cứu, bảo tồn, trưng bày triển lãm và là minh chứng cho những loài cây thuốc đã từng xuất hiện tại VQG Lò Gò – Xa Mát. Bảng 3.12. Danh sách các loài trong bộ sưu tập mẫu tiêu bản STT TÊN TIẾNG VIỆT TÊN KHOA HỌC SỐ HIỆU MẪU 1 Nhân trần Adenosma bracteosum Bonati L032 2 Chè lông Aganosma acuminata (Roxb) G.Don L012 3 Chòi mòi Antidesma bunius Spreng. L006 4 Chòi mòi nhọn Antidesma bunius Spreng. L015 5 Móng bò trắng Bauhinia acuminata L. L019 6 Cổ rùa Butea superba Roxb. L031 7 Răng cưa Campylospermum serratum (Geartn.) Bittr. & Amar L004 8 Đủng đỉnh ngứa Caryota urens L. L008 9 Găng tu hú Catunaregam spinosa (Thunb.) Tirveng. L002 10 U dước, Re lá tù Cinnamomum bejolghota (Buch.-Ham. ex Nees) Sweet L017 11 Bồ an Colona auriculata (H.Baill.) Craib L018 12 Thành ngạnh Nam Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Bl. L020 13 Lôi Crypteronia paniculata Bl.var. affinis (Pl.) Beus L034 14 Nhãn chày Dasymaschalon lomentaceum Fin. & Gagnep. L009 15 Sổ nhỏ Dillenia hookeri Pierre L011 16 Cốt toái bổ Drynaria bonii C. Christ L007 17 Cà na Elaeocarpus hygrophylus Kurz L030 18 Ngái khỉ Ficus hirta var. roxburghii (Miq.) King L003 19 Bò húc Garcinia vilersiana Pierre L025 20 Sao đen Hopea odorata Roxb. L033 21 Cầy, Kơnia Irvingia malayana Oliv. ex Benn. L022 22 Trang đỏ Ixora coccinea L. L029 23 Mớp gai, Ráy mớp Lasia spinosa (L.) Thw. L026 24 Cà giâm Mitragyna diversifolia (G.Don) Havil L027 25 Bướm bạc Cambốt Mussaenda cambodiana Pierre L028 26 Gáo trắng Neolamarckia cadamba (Roxb) Bosser L035 27 Nắp ấm Thoreli Nepenthes thorelii Lecomte L001 28 Nhãn lồng Passiflora foetida L. L013 29 Cỏ bồng Pothos scandens L. L010 30 Hồng sim Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. L014 31 Dây mã tiền Strychnos angustiflora Benth. L023 32 Cây mã tiền Strychnos nux-vomica L. L024 33 Chiêu liêu nghệ Terminalia triptera Stapf. L021 34 Dây chiều Tetracera scandens (L.) Merr. L005 35 Guồi Willughbeia edulis Roxb. L016
  • 40. 33 3.6. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát 3.6.1. Nhân trần – Adenosma bracteosum Bonati Họ thực vật: Scrophulariaceae – Họ Hoa mõm chó Mô tả: Cây thảo không lông, rất thơm, cao 20-30cm; thân có 4 cạnh; cành màu tím đỏ. Lá không cuống, phiến thon, dài 2-2,5cm, rộng 6-8cm, mép có răng nhọn, mặt dưới có ít lông, có tuyến. Cụm hoa có nhiều lá bắc xoan nhọn, có ít lông, có tuyến ở mặt ngoài, kết lợp thành hoa đầu hình trụ cao; lá đài 5, không bằng nhau; tràng lam, có ống cao 6mm, môi dưới có 3 thùy bằng nhau, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu nâu. Sinh thái: Mọc ở nơi sáng và ẩm, ở các bãi hoang, ruộng hoang, ở độ cao 300- 800m. Ra hoa tháng 10-12, tàn lụi vào tháng 1-2. Hình 3.4. Nhân trần (Tuyến hương lá to) – Adenosma bracteosum Bonati Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở Kon Tum, Tp. Hồ Chí Minh. Thế giới có ở Lào, Campuchia. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herbe Adenosmatis Bracteosi. Thành phần hóa học: Có 0,25% tinh dầu màu vàng, trong đó có cineol 18% và các flavonoid, hợp chất polyphenol và coumarin.
  • 41. 34 Tính vị, tác dụng: Nước sắc có tác dụng làm tiết mật (ở động vật thử nghiệm). Công dụng: thường dùng chữa: 1. Hoàng đảng cấp tính; 2. Tiểu tiện vàng đục và ít; 3. Phụ nữ sau khi sinh đẻ ăn chậm tiêu. Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Nhân dân thường dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước cây có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu. Cũng dùng kết hợp với quả Dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh thường phát triển ở trẻ em [10]. Nhân trần uống mát gan, giải độc sử dụng nấu nước uống thay trà. (LY. Lê Văn Hồi) 3.6.2. Mù u – Calophyllum inophyllum L. Họ thực vật: Clusiaceae – Họ Bứa Mô tả: Cây to cao tới 20-25m, đường kính trung bình 30-35cm. Cành non nhẵn, tròn. Lá lớn, mọc đối, thon dài, mỏng; gân bên nhiều, nhỏ, song song và gần như thẳng góc với gân chính, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá dày và bẹt. Cụm hoa chùm ở nách lá hay ở ngọn cành gồm 5-16 hoa, thường là 9. Hoa có màu trắng hay vàng cam, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị xếp thành 4-6 bó, bầu một lá noãn với một noãn dính gốc, 1 vòi nhụy. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín màu vàng nhạt, chứa một hạt có vỏ dày và một lá mầm lớn đầy dầu. Sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, dựa rạch gần biển. Ra hoa tháng 2-6, có quả tháng 10-12. Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipin, Châu Đại Dương [10]. Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48].
  • 42. 35 Bộ phận dùng: Hạt, dầu hạt, nhựa cây, rễ, lá – Semen, Oleum, Resina, Radix et Folium Calophylli Inophylli. Thu hái quả tốt nhất vào lúc cây có 7-10 năm tuổi; quả chín rụng rồi khô vỏ sẽ cho nhiều dầu nhất. Nên thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hình 3.5. Lá và quả Mù u – Calophyllum inophyllum L. Hạt dùng tươi hay ép lấy dầu. Nhựa thu quanh năm, phơi khô, tán bột. Rễ, lá thu hái quanh năm phơi khô. Thành phần hóa học: Nhân hạt chứa 50,2-73% dầu; vỏ hạt chứa (-+) leucocyanidin, vỏ cây chứa 11,9% tannin, acid hữu cơ, saponin triterpin, phytosterol, tinh dầu, coumarin. Mủ của quả có một phần không tan trong cồn gồm các glycerid và phần tan trong cồn chứa tinh dầu, nhựa và các lacton phức tạp (dẫn xuất coumarin): Calophylloid, inophyllolid, acid calophyllic. Chất calophyllolid có tính chất chống đông máu như các coumarin khác. Lá chứa saponin và các acid hydrocyanic. Tính vị, tác dụng: Nhựa Mù u có vị mặn, tính rất lạnh; có tác dụng gây nôn, giải các loại ngộ độc, bụng trướng đầy. Dầu Mù u có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, sát trùng, cầm máu. Vỏ se, làm săn da. Lá độc đối với cá.
  • 43. 36 Công dụng: Nhựa Mù u dùng bôi làm tan các chỗ sưng tấy, chữa họng sưng không nuốt được, cam răng tẩu mã thối loét và các mụn tràng nhạc không tiêu, các mụn nhọt, vết loét nhiễm trùng, tai có mủ. Dầu Mù u dùng trị ghẻ, nấm tóc và các bệnh về da nói chung, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh cùi, các vết thương. Cũng dùng bôi trị thấp khớp. Mủ dùng ngoài để làm lành sẹo, nhất là để trị bỏng. Vỏ cây dùng trị bệnh đau dạ dày và xuất huyết bên trong. Gỗ cây dùng thay nhựa. Rễ dùng chữa viêm chân răng. Cách dùng: Dầu thường dùng bôi. Nhựa và vỏ cây dùng dưới dạng bột. Người ta đã chế các sản phẩm của Mù u thành dạng xà phòng, thuốc mỡ, cao dán, thuốc viên. Đơn thuốc: 1. Đau dạ dày: Bột vỏ Mù u 20g, bột Cam thảo nam 14g, bột Quế 1g, tá dược vừa đủ làm thành 100 viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên. 2. Mụn nhọt, lở, ghẻ: Hạt Mù u giã nhỏ, thêm vôi, đun sôi để nguội làm thuốc bôi. Hoặc dầu Mù u trộn với vôi, chưng nóng lên để bôi. 3. Giải độc: Hòa nhựa vào nước, uống nhiều lần thì mửa ra. Nếu không có nhựa thì dùng 120g gỗ chẻ nhỏ sắc uống nhiều lần. 4. Cam tẩu mã, viêm răng thối loét: Nhựa Mù u trộn với bột Hoàng đơn bôi liên tục vào chân răng. 5. Răng chảy máu hay lợi răng tụt xuống, chân răng lộ ra: Rễ Mù u và rễ Câu Kỷ (Rau khởi) liều lượng bằng nhau, nước sắc ngậm nhiều lần. 6. Phong thấp đau xương và thận hư đau lưng hoặc bị thương đau nhức: Rễ Mù u 40g sắc uống [10]. 7. Ghẻ có quầng đỏ, muốn phá miệng thì dùng miếng vải trát dầu mù u lên, hơ nóng, dán lên: - Nhọt chưa ra cùi thì rút được cùi - Ghẻ hờm thì tiêu mủ và lên da non. 8. Ngứa vùng âm đạo, lở cửa mình nóng rát:
  • 44. 37 - Dầu mù u 100ml - Băng phiến 20g - Bột Nghệ vàng tán mịn 40g Cách dùng: Nấu sôi bột Nghệ vàng, trộn dầu Mù u và khuấy đều 30 phút rồi cho Băng phiến vào đánh thật đều nhuyễn khoảng 5 phút, để nguội mà dùng [32]. 3.6.3. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer Họ thực vật: Clusiaceae – Họ Bứa Mô tả: Cây gỗ cao đến 20m, có gai ở gốc, rụng lá vào mùa đông. Lá có phiến bầu dục, to 8x4cm; chóp tù, mỏng, không lông, có đốm trong. Hoa chụm 3-8 cái, màu trắng hay hồng, thuôn; cánh hoa cao 14-15mm, có vẩy ở gốc; nhị thành 3 bó. Quả nang cao 14mm; hạt có cánh. Hình 3.6. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, trên các đồi hoang, trảng cây bụi. Ra hoa tháng 3-4. Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Cao Bằng, Quảng Trị, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia [10].
  • 45. 38 Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48]. Bộ phận dùng: Lá – Folium Cratoxyli Formosani. Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc) trị mắt mờ, nhìn vật không rõ [10]. 3.6.4. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 30-40m, vỏ cây màu xám trắng. Cành non và búp non có lông mịn. Lá mọc so le, tròn hoặc tù ở gốc, hơn nhọn ở đỉnh, dài 10-26cm, rộng 6-15cm, hơn nhẵn ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới; cuống dài 3-4cm, có lông mịn; lá kèm có màu đỏ nhạt, thường rụng. Hình 3.7. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don Hoa khá lớn, không cuống, tập hợp thành chùm đơn hay phân nhánh. Hoa có ống đài mang quả, với 5 lá đài mà 2 cái sẽ phát triển thành cánh mỏng dạng màng; 5 cánh hoa màu trắng, có sọc đỏ ở giữa. Quả dài 10-15cm, rộng 2,5-4cm, lúc non có màu đỏ tươi, lúc già có màu nâu. Sinh thái: Thường gặp trong các rừng rậm nửa rụng lá, có khi tạo thành rừng thuần loại trên đất phù sa và ven các sông suối, từ vùng thấp lên đến độ cao 500m, thay lá vào mùa khô. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4.
  • 46. 39 Phân bố: Loài của vùng Đông Nam Á, từ Ấn Độ, Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam tới biên giới phía Bắc của bán đảo Mã Lai. Ở nước ta có ở Tây Ninh và từ Quảng Nam trở vào, gặp nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu [10]. Hiện trạng: Theo IUCN (2011), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don) được xếp vào tình trạng Nguy cấp EN (Endangered) A1cd+2cd, B1+2c [48]. Công dụng: Gỗ màu đỏ nhạt, tương đối bền, được dùng dưới mái che, dùng trong xây dựng nhà cửa, làm gỗ dán lạng, ván sàn. Ít dùng đóng đồ mộc vì gỗ có độ co rất cao, mặt gỗ thô. Gỗ dầu không chịu được mối mọt. Cây cũng được trồng lấy bóng mát ở các đường phố, như ở Hà Nội, những cây trồng từ thế kỷ XX đến nay có cây đạt đường kính 100cm. Dầu rái cung cấp loại nhựa dầu quý; hiệu suất trung bình là 30-35 lít mỗi cây hàng năm. Người ta tiến hành việc chích nhựa quanh năm, chủ yếu vào mùa khô; đục một lỗ sâu như tổ chim vào khoảng 1/3 đường kính thân cây, cách mặt đất khoảng 1m; vào đầu mùa khai thác, người ta đốt lửa trong lỗ ấy để kích thích cây chảy nhựa nhanh và thu vào bình hay chậu riêng. Nhựa dầu này được dùng trong kỹ nghệ sơn, vecni hoặc phối hợp với nhựa dầu trai để trát ghe, thuyền. Dân gian cũng dùng nhựa dầu làm đuốc thắp sáng. Nhựa dầu và vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc. Nhựa dầu hơi thơm, gồm 79,10% tinh dầu và 20,90% nhựa; thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen. Nhựa dùng chữa viêm niệu đạo, viêm cuống phổi và bệnh lậu, nhưng chủ yếu dùng để băng bó các vết thương, vết loét. Người ta cũng dùng những chồi non 2-3 lá làm một chế phẩm để xoa và đắp lên bụng và giử lâu ở vùng gan khi có những cơn đau gan dữ dội [8]. 3.6.5. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm. Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu Mô tả: Cây gỗ rụng lá. Thân thẳng tròn đều, cao tới 25cm, có lông nhiều ở nhánh, cuống lá, mặt dưới lá và chùm hoa. Lá đơn, mọc so le, phiến dai cứng, hình
  • 47. 40 tròn hoặc bầu dục, dài 9-15cm, đầu tù, gốc tròn hoặc hình tim, gân bên 10-15 đôi; cuống lá dẹt, dài 3-5cm; lá kèm dài 7-12cm. Hoa hợp thành chùm ở nách lá, dài 5cm, có lông vàng; 5-6 hoa với cánh hoa hẹp, 30 nhị. Quả hình cầu, đường kính 2,5-3cm, có hai cánh dài tới 10cm. Sinh thái: Là thành phần quan trọng trong các rừng thưa, khô, cây họ Dầu. Thường gặp trong các rừng rụng lá, trên đất cát, đất lateritic, thoát nước, giữa 500 và 1500m. Ở cao độ thấp và trung bình nó thường mọc lẫn với các loài cây ưa khô như Dầu trai, Dầu đồng, Cà chắc, Cẩm liên, có khi lẫn với Dầu trai trên đất có cát thấp, nơi bị ngập thường xuyên vào mùa mưa và có khi gặp trong rừng thường xanh. Ở nơi cao hơn, nó là thành phần của rừng hỗn giao với Thông ba lá hoặc Thông nhựa, lẫn với Dầu đồng, Cà chắc, Cẩm liên; nơi cao nhất của loại quần hệ này là 1500m, trên núi Lang Biang. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 4-5. Hình 3.8. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm. Phân bố: Phổ biến ở Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam và trong bán đảo Mã Lai. Ở nước ta, gặp ở Tây Ninh và từ Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng tới Bình Phước [8]. Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48].
  • 48. 41 Công dụng: Gỗ màu nâu đỏ, thớ khá thô, khá nặng, dễ hong khô dưới mái che nhưng dễ nứt, khó gia công, được dùng trong các công trình xây dựng thông thường, làm cầu, đóng đồ dùng gia đình, có thể xẻ ván và dùng đóng ghe, thuyền. Thân non cắt ra có thể hứng nước uống để giải khát. Lá có thể dùng lợp lều, trại. Ở Campuchia, hoa được dùng ăn như rau và nhựa dầu dùng chữa bệnh lậu và các bệnh ngoài da, mụn nhọt [8]. 3.6.6. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ. Họ thực vật: Polypodiaceae – Họ Ráng đa túc Mô tả: Dương xỉ phụ sinh, sống nhiều năm; cao 30-60cm. Thân rễ hơi dẹt, phân nhánh ngang, nạc và mọng nước, phủ lông màu nâu hay nâu đen. Có 2 dạng lá: Lá hứng mùn, màu nâu, bất thụ, không cuống, hình mác hay tam giác tròn, gốc lá tròn, đầu nhọn, mép lượn sóng; kích thước 5-10x3-6cm; gân lông chim, rõ ở cả 2 mặt. Lá hữu thụ, màu xanh, có cuống màu nâu đen, nhẵn; phiến lá xẻ thùy lông chim, dài 25-50cm, rộng 7-15cm; mặt dưới lá có các túi bào tử, xếp đều nhau 2 bên gân lá phụ. Bào tử tròn, màu vàng nâu. Mùa có bào tử: tháng 5-8. Công dụng: Thân rễ có tên vị thuốc là “Cốt toái bổ” hay “Cốt toái”, dùng làm thuốc chữa các bệnh về xương khớp, bệnh về thận, chữa đau lưng. Dùng tươi giã nát đắp chữa sai khớp, bó gãy xương. Phân bố: Việt Nam: Ở Tây Ninh và rải rác ở nhiều tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam. Trên thế giới có ở Trung Quốc, Lào. Đặc điểm sinh thái, tái sinh: Cây ưu ẩm, ưa bóng; mọc bám thành từng mảng lớn trên đá hay trên thân cây gỗ ở bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Độ cao 300-1500m. Tắc kè đá có khả năng đẻ nhánh khỏe từ thân rễ. Lá non mọc ra hàng năm, nhưng lá xanh có thể tồn tại trên cây từ 1-2 năm mới vàng úa. Cây nhân giống tự nhiên bằng bào tử; sinh trưởng chậm. Để có được một cây Tắc kè đá cho khai thác có lẽ phải mất từ 5 năm trở lên.
  • 49. 42 Hiện trạng: Thường xuyên được khai thác từ nhiều năm nay, cung cấp cho nhu cầu trong nước và gần đây còn bán qua biên giới nên được đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2001, 2006) với mức phân hạng Sẽ nguy cấp VU (Vulnerable).A1c,d nhằm khuyến cáo bảo vệ [25]. Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU.A1a,c,d [3]. Giá trị bảo tồn: Là loài cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Tắc kè đá cũng là một trong số ít loài cây thuốc thuộc nhóm Dương xỉ được sử dụng nhiều ở nước ta. Hình 3.9. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ. Cây sinh trưởng phát triển chậm, cùng với đà khai thác như những năm gần đây, sẽ rất nhanh dẫn đến tình trạng bị cạn kiệt nghiêm trọng ở Việt Nam. Biện pháp bảo tồn: Hạn chế khai thác; đồng thời khi khai thác chỉ nên lấy phần thân rễ già, chừa lại phần đầu rễ mang lá cho cây tiếp tục phát triển [25]. 3.6.7. Cà na (Côm háo ẩm) – Elaeocarpus hygrophilus Kurz. Họ thực vật: Elaeocarpaceae – Họ Côm Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m; nhánh non ít lông. Lá có phiến hình trái xoan ngược, dài 7-9cm, rộng 2,5-3cm, đầu tù, gốc thót lại trên cuống, mép có răng thưa, rất nhẵn, gần như dai, mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt hơn, gân bên 6 đôi, cuống lá dài 1cm.
  • 50. 43 Chùm hoa ở nách những lá đã rụng, dài 4-7cm, có lông mềm màu bạc. Hoa có cuống dài 3-5mm, lá đài có lông mềm màu bạc; cánh hoa xẻ tua thành 18-20 dải hình sợi; nhị 20; bầu có lông. Quả hạch, bầu dục nhọn, dài 3cm; nhân 1 hạt. Sinh thái: Cây mọc dọc theo các rạch suối trong rừng ẩm. Ra hoa tháng 9 đến tháng 3, có quả tháng 7 đến tháng 9 [10]. Hình 3.10. Hoa Cà na – Elaeocarpus hygrophilus Kurz. Hiện trạng: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Elaeocarpus hygrophilus Kurz. được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU A2c, B1+2a,b [3]. Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh từ Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai ra tới Côn Đảo. Trên thế giới có ở Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia. Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Elaeocarpi Hygrophylli. Tính vị, tác dụng: Vỏ bổ và lọc máu. Công dụng: Quả có bột và có vị ngọt dùng ăn được. Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh [10].
  • 51. 44 3.6.8. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don Họ thực vật: Apocynaceae – Họ Trúc đào Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 10-12m, trông giống như Lòng mức. Nhánh non có lông. Lá mọc đối, hầu như không cuống, nguyên hình bầu dục hay trái xoan, dài 10- 27cm, rộng 6-12cm, với 18-20 đôi gân bên, có lông ở mặt dưới. Cụm hoa xim dạng ngù ở nách lá hay ở ngọn các nhánh. Hoa trắng, rất thơm. Quả đại 2, dài 15-30cm, rộng 5-7mm. Hạt rất nhiều, dài 10-20mm, rộng 2-2,5mm; mào lông dài 4-4,5mm. Sinh thái: Mọc ở ven rừng, triền núi, trong các trảng cây bụi, ưa sáng. Ra hoa tháng 3-7. Hình 3.11. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh từ Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình vào các tỉnh miền Trung đến tận An Giang. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nêpan, Banglađét, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia [10]. Hiện trạng: IUCN (2011) có tình trạng Ít quan tâm Lc (Least concern) [48].
  • 52. 45 Bộ phận dùng: Lá, hạt, vỏ thân, rễ - Folium, Semen, Cortex et Radix Holarrhenae Pubescentis Thành phần hóa học: Từ vỏ và hạt cây, người ta đã chiết xuất được các alkaloid như conessin, norconessin, conesimin, isoconesimin, conesinidin, conkurchin và holarrhenin. Conessin ít độc; với liều cao, nó gây liệt đối với trung khu hô hấp, gây hạ huyết áp và làm tim đập chậm. Conessin kích thích sự co bóp của ruột và tử cung. Tính vị, tác dụng: Hạt bổ thận; lá và rễ cầm ỉa chảy; vỏ thân có vị chát, có tác dụng trừ lỵ, trừ giun, lợi tiêu hóa, hạ sốt và tăng trương lực. Công dụng: Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu cùng với vỏ cây Hòe dùng bôi. Liều dùng: bột vỏ 10g, hạt 3-6g hoặc cao lỏng 1-3g. Người ta còn dùng conessin chlorhydrat hay brom-hydrat trị lỵ amip, có tác dụng như emetin nhưng không độc. Đơn thuốc: Trị lỵ amip: dùng 10g bột vỏ Mức hoa trắng hoặc 3g cao lỏng, hoặc dùng vỏ Mức hoa trắng và Hoàng đảng, mỗi vị 10g, sắc nước uống [10]. 3.6.9. Sao đen – Hopea odorata Roxb. Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu Mô tả: Cây gỗ lớn có thân cao suôn thẳng từ 20-30m, có những lằn nứt dọc theo thớ, màu đen. Lá gần như không cuống, hình trái xoan thuôn hay trái xoan ngọn giáo, nhọn tù, dài 6-17cm, rộng 3-9cm, mặt trên láng và xanh bóng, mặt dưới mịn; gân chính rõ với 7-10 đôi gân bên. Hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng, có mùi thơm nhẹ. Quả có 2 cánh lớn dài 5-6cm do 2 thùy của đài hoa cùng lớn lên. Vỏ quả dai và mỏng, lúc chín có màu nâu. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh, ưa đất sâu dày, nơi ẩm, ở độ cao tới 1000m. Cũng được trồng ở nhiều nơi làm cây bóng mát. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 4-6.
  • 53. 46 Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở Hà Nội (trồng), Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia [10]. Hiện trạng: Do có gỗ tốt, đẹp nên được khai thác lấy gỗ rất nhiều. Theo IUCN (2011) thì Sao đen (Hopea odorata Roxb) được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU.A1cd+2cd [48]. Bộ phận dùng: Vỏ cây, nhựa – Cortex et Resina Hopeae Odoratae. Thu hái vỏ cây quanh năm. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Thành phần hóa học: Sao đen cho một chất nhựa có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến vàng đỏ hay nâu thẫm. Thành phần chủ yếu là các acid damarolic và các damaresen α và β. Mặt trong của vỏ cây hay cành lớn còn chứa một tỷ lệ tannin cao (14,57% của trọng lượng khô). Hình 3.12. Sao đen – Hopea odorata Roxb. Tính vị, tác dụng: vỏ Sao đen có vị chát, có tác dụng làm săn da, cầm máu, làm chắc chân răng.