SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
1
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
NGUYỄN HỮU LƯỢNG
Lớp : CQ 46/15.03
Đề tài : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
CHI NHÁNH HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Ngân Hàng
Hà Nội – Năm 2012
2
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------
NGUYỄN HỮU LƯỢNG
Lớp : CQ 46/15.03
Đề tài : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
CHI NHÁNH HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Ngân Hàng
Người hướng dẫn khoa học:
Th.s Trần Thị Thu Hiền
Hà Nội – Năm 2012
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Mọi số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn :
Nguyễn Hữu Lượng
4
DANH MỤC VIẾT TẮT
1. NHTM : Ngân hàng thương mại
2. NHNN : Ngân hàng nhà nước
3. TCTD : Tổ chức tín dụng
4. KBNN : Kho bạc nhà nước
5. UBND : Ủy ban nhân dân
6. NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
7. HĐTD : Hợp đồng tín dụng
8. HĐQT : Hội đồng quản trị
9. TK : Tài khoản
10.NV : Nghiệp vụ
11. CNH- HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
5
MỤC LỤC
Lời mở đầu......................................................................................................7
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại. 10
1.1.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại..........................................10
1.1.1. Ngân hàng thương mại..........................................................................10
1.1.2.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. .......................................14
1.2.Lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại....................20
1.2.1.Những vấn đề chung về kế toán cho vay.................................................20
1.2.2.Những lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại…..29
1.3.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại ngân hàng thương
mại.................................................................................................................38
1.3.1.Đối với ngân hàng thương mại. ..............................................................38
1.3.2.Đối với nền kinh tế................................................................................38
Chương II. Tình hình kế toán cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh
huyện Quảng Xương – Thanh Hóa. ................................................................40
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quảng
Xương…. ......................................................................................................40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh huyện Quảng
Xương...........................................................................................................40
2.1.2. Mô hình tổ chức...................................................................................42
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua...........................................43
2.2. Thực trạng kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương. ...........53
2.2.1. Tình hình kế toán cho vay nói chung. ....................................................53
2.2.2. Vấn đề lưu trữ hồ sơ vay vốn của kế toán cho vay..................................54
6
2.2.3. Việc tôn trọng tính pháp lý của chứng từ kế toán cho vay.......................60
2.2.4. Kế toán giai đoạn giải ngân...................................................................61
2.2.5. Kế toán giai đoạn thu nợ.......................................................................63
2.2.6. Kế toán giai đoạn thu lãi. ......................................................................65
2.2.7. Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn..................................................67
2.2.8. Vấn đề trả nợ gốc trước hạn đối với cho vay từng lần.............................70
2.2.9. Mối quan hệ giữa cán bộ kế toán và cán bộ tín dụng. .............................72
2.2.10. Áp dụng tin học vào công tác kế toán cho vay......................................72
2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng
Xương...........................................................................................................73
2.3.1 Kết quả đạt được...................................................................................73
2.3.2 Hạn chế ................................................................................................74
2.3.3 Nguyên nhân.........................................................................................76
Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân
hàng NN&PTNT chi nhánh Quảng Xương......................................................77
3.1. Định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới. .....................................77
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Agribank
chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa............................................................79
3.2.1. Kiểm tra giám sát vốn vay. ...................................................................79
3.2.2. Các quy định về lãi suất........................................................................82
3.2.3. Rút gọn thủ tục cho vay........................................................................83
3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên....................................................83
3.2.5. Ứng dụng tin học vào kế toán cho vay...................................................85
3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................86
7
Lời mở đầu
Qua hơn 30 năm thực hiện đổi mới đất nước chúng ta đã khẳng định được
những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội. Việt
Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống
người dân ngày một được cải thiện. Trong những thành tựu đó bước phát triển
hiệu quả của công tác tài chính đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
nền kinh tế, ổn định tiền tệ và hạn chế lạm phát.
Khác với chế độ bao cấp, khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường để tồn
tại và phát triển các doanh nghiệp phải thích ứng với nhiều sự tác động mới, đó
là các quy luật kinh tế khách quan như quy luật cạnh tranh, cung – cầu... điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tính linh hoạt trong việc chế tạo và sản
xuất sản phẩm, vừa cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, vừa cạnh tranh trong giá
cả, đồng thời doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn
thiện cơ chế quản lý, chế độ hạch toán kế toán, cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới
công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hợp lý. Để thực hiện được những hoạt
động trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính vững mạnh, nhưng
không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được nhu cầu về vốn, do đó để giải
quyết khó khăn các doanh nghiệp có thể đến các ngân hàng xin vay vốn, thông
qua hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn cho
nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Do đối tượng kinh doanh là tiền, vì đặc thù kinh doanh là đi vay để cho
vay, ngân hàng không chuyển giao quyền sở hữu mà chỉ chuyển giao quyền sử
8
dụng cho người vay nên độ rủi ro thất thoát vốn của ngân hàng vẫn là nguy cơ
thường xuyên khi ngân hàng không thu được vốn vay đúng hạn cả gốc và lãi. Để
không xảy ra tình trạng trên thì ngân hàng phải có quá trình theo dõi chặt chẽ từ
quá trình giải ngân, thu nợ gốc và lãi định kỳ và tất toán, đây là nghiệp vụ quan
trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong công tác kế toán ngân hàng.
Với nền kinh tế thị trường như hiện nay mọi người được tự do sản xuất
kinh doanh kể cả doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,
cá thể… do đó nhu cầu vốn ngày càng tăng cao nên rủi ro trong hoạt động ngân
hàng là không tránh khỏi, công tác kế toán cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh
ngày càng phức tạp và khó khăn hơn.
Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán cho vay nên trong những năm đổi
mới nhà nước ta nói chung cũng như các ngân hàng nói riêng đã tập trung giải
quyết, hoàn thiện chế độ kế toán cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế
nên kế toán cho vay đã thu được kết quả bước đầu. Tuy vậy kế toán cho vay nói
chung và kế toán cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng là mặt
nghiệp vụ kế toán phức tạp nên còn có những tồn tại cần giải quyết để nâng cao
hiệu quả công tác công tác kế toán.
Qua nghiên cứu và thời gian thực tập thực tế tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Xương em đã thấy rõ được tầm quan trọng
của công tác kế toán cho vay. Để phản ánh kết quả học tập trong thời gian qua
em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho
vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh
huyện Quảng Xương – Thanh Hóa” làm chuyên đề luận văn tốt nghiệp.
9
Bài luận văn ngoài phần mở đầu và mục lục được chia thành 3 phần chính
như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2. Tình hình kế toán cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh
huyện Quảng Xương
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng
NN&PTNT chi nhánh Quảng Xương.
Vì tính chất phức tạp của nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cũng như khả
năng còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn các anh chị, cô chú ở PGD đã tạo điều kiện hướng dẫn và
giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Hà Minh
Sơn đã hướng dẫn và cho em những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực
tập và viết luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
10
Chương 1. Cơ sở lý luận chung về kế toán cho vay của
ngân hàng thương mại.
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
1.1.1. Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm.
Để đưa ra khái niệm về ngân hàng thương mại, người ta phải dựa vào tính
chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết
hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Xuất phát từ những điểm trên,
Luật Ngân hàng của nhiều quốc gia đã đưa ra những khái niệm khác nhau về
ngân hàng thương mại. Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng phân
tích nội dung của các khái niệm đó ta cũng nhận thấy được các ngân hàng
thương mại đều có chung các tính chất đó là việc nhận tiền gửi để sử dụng vào
các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chính
ngân hàng.
Ở Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi người được tự do kinh doanh theo
pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu
có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. các
doanh nghiệp đều được tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình
đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hóa phát triển dẫn đến
nhu cầu một lượng vốn lớn để lưu thông hàng hóa, điều tất yếu là đòi hỏi sự ra
đời của các tổ chức tín dụng.
11
Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì :
“ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”
Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ
lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc đưa ra khái niệm rõ ràng về
ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết. Theo Pháp lệnh của Ngân hàng của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hàng ngày 24/05/1990 :
“ Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm
hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phương tiện thanh toán.”
Hay theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
“ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả
các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định
của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. ”
Như vậy, Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thông
qua các nghiệp huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để
cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác.
Từ định nghĩa chung về Ngân hàng thương mại, căn cứ vào tính chất và
mục tiêu hoạt động Luật các TCTD năm 2010 còn chỉ rõ các loại hình ngân hàng
12
gồm : Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác xã… và
các loại hình ngân hàng khác.
1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.
 Hoạt động huy động vốn :
Vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy
động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng. Thực chất
nguồn vốn của ngân hàng một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi
trong quá trình sản xuất , phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu của chúng
gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau. Nhìn chung, vốn chi
phối toàn bộ các hoạt động và quyết định việc thực hiện các chức năng của
NHTM.
Xuất phát từ vai trò và tính chất vốn như vậy, nghiệp vụ huy động vốn hay
nghiệp vụ tạo lập vốn luôn được xem là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự
hoạt động của NHTM. Ngoài vốn điều lệ ban đầu thì mỗi ngân hàng phải thường
xuyên chú trọng đến việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động kinh
doanh của mình. Thông thường nguồn vốn của NHTM bao gồm : vốn chủ sở
hữu, vốn huy động, vốn đi vay và một số loại vốn khác. Mỗi loại vốn đều có tính
chất, vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM và trong suốt quá
trình hoạt động của mình các nghiệp vụ huy động, tạo lập từng loại vốn kể trên
sẽ được tiến hành xen kẽ lẫn nhau tùy thuộc vào yêu cầu của hoạt động kinh
doanh và thực trạng vốn hiện có của ngân hàng.
13
 Hoạt động sử dụng vốn :
Sau khi huy động được vốn, NHTM phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đảm
bảo cân đối giữa nguồn vốn sử dụng và khả năng thanh toán. Do vậy khi lập kế
hoạch nguồn vốn phải xuất phát từ cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết định cơ
cấu, quy mô tài sản Nợ phù hợp với khả năng quản lý và đảm bảo hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng. Thông thường hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng tập
trung vào một số hình thức sau :
 Nghiệp vụ ngân quỹ :
Là hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường
xuyên, bao gồm các quỹ tiền mặt, các khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng
Nhà nước và các NHTM khác, các khoản tiền đang trong quá trình thu về.
 Nghiệp vụ cho vay :
Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của NHTM. Các khoản
cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn từ 60 – 80 % tổng tài sản Có của NHTM và
đem lại hơn 60% doanh lợi cho ngân hàng.
Đại bộ phận tiền huy động được ngân hàng cho vay theo 2 loại chính là
cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thị trường và của ngành ngân hàng để tồn tại và không
ngừng phát triển lớn mạnh các NHTM còn đưa ra nhiều loại tín dụng khác đáp
ứng mọi nhu cầu tín dụng của các thành phần trong nền kinh tế như tín dụng
thông thường cho các đơn vị kinh doanh, tín dụng chứng từ, tín dụng thuê mua…
 Nghiệp vụ đầu tư :
14
Hoạt động đầu tư của NHTM diễn ra chủ yếu trên thị trường tài chính
thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động
này là khoản chênh lệch giữa giá mua và bán. Ngoài ra ngân hàng còn có thể tiến
hành đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu hoặc hùn vốn, góp vốn liên doanh với
các doanh nghiệp và nhận được cổ tức nếu doanh nghiệp đó làm ăn có lãi.
 Nghiệp vụ trung gian:
Đây cũng là một trong những nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn cho ngân
hàng. Các dịch vụ trung gian thường gặp là dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ cung
cấp các công cụ thanh toán, dịch vụ thu hộ - chi hộ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ
kiều hối – thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thu mua và bảo lãnh, dịch vụ tư vấn thông
tin… Vai trò của các nghiệp vụ trung gian này là bổ sung thêm vào các nghiệp
vụ cơ bản, nó tạo giá trị tăng thêm và tạo ra sự khác biệt giữa các NHTM.
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Khái niệm, phân loại cho vay.
 Khái niệm cho vay :
Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt
động cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức
phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội ( quỹ cho
vay) để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống.
Cho vay là quyền của NHTM với tư cách là người cho vay (chủ nợ) yêu
cầu khách hàng của mình – người đi vay muốn vay được vốn phải tuân thủ
những điều kiện nhất định, những điều kiện này là cơ sở về mặt pháp lý đảm bảo
15
cho người cho vay có thể thu hồi được vốn ( gốc + lãi) sau một thời gian nhất
định. Để thu hồi được vốn, các ngân hàng có quyền yêu cầu người đi vay đáp
ứng những điều kiện cho vay cụ thể dựa trên những cơ sở mức độ tin tưởng, tín
nhiệm lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng.
Mặt khác, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ
người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng vốn (người vay – khách hàng) sau
một thời gian nhất định quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
Hay :
“ Cho vay là hình thức cấp tín dụng, ngân hàng giao cho khách hàng
một số tiền để khách hàng sử dụng trong một thời gian và mục đích nhất định
theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi “
Qua khái niệm trên cho thấy bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền
và tài sản trên cơ sở có hoàn trả mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin
tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất
của cho vay là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho vay với cấp phát của ngân
sách nhà nước.
 Phân loại cho vay :
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và
phong phú với nhiều hình thức khác nhau (có nhiều loại tín dụng khác nhau).
Việc áp dụng từng loại cho vay tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử
dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả và phù hợp với
sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.
16
Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta
thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:
 Phân loại theo thời hạn cho vay : Cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài
hạn.
 Phân loại theo đối tượng cho vay: Cho vay tổ chức và cho vay cá nhân.
 Phân loại theo mục đích sử dụng vốn: Cho vay kinh doanh và cho vay tiêu
dùng.
 Phân loại theo phương pháp hoàn trả: Vay trả một lần và vay trả dần.
 Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay : Cho vay có bảo đảm và không
có bảo đảm bằng tài sản.
 Phân loại theo xuất xứ tín dụng.
1.1.2.2. Nguyên tắc cho vay.
Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm
bảo cho ngân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Muốn vậy, hoạt động
cho vay của ngân hàng phải lành mạnh và có hiệu quả. Cụ thể, các tổ chức tín
dụng phải thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của người xin vay trước
khi cho vay đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, tuân thủ
quy trình cho vay, cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định.
Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau :
Một là : Sử dụng vốn vay đúng mụcđích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
Đây là nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách
hàng mới có thể thực hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi
17
ích dự kiến, do vậy mới có thể thu hồi được vốn để hoàn trả nợ cho ngân hàng.
Nguyên tắc nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng
vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm.
Hai là : Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn.
Nguyên tắc này đảm bảo phương châm hoạt động của ngân hàng là “ đi
vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc trong hạch toán kinh doanh lấy thu bù
chi và có lãi.
1.1.2.3. Điều kiện cho vay.
Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của ngân hàng đối với khách
hàng có nhu cầu vay vốn. Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng đáp ứng
được yêu cầu do ngân hàng đề ra. Điều kiện để vay vốn bao gồm :
 Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn :
Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự
và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Do mỗi khách hàng có
một địa vị pháp lý khác nhau nên điều kiện vay vốn cần quy định cụ thể cho từng
loại khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…phù hợp với các quy định
pháp luật hiện hành. Ví dụ với khách hàng là cá nhân và pháp nhân Việt Nam : là
pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự ; nếu là cá nhân, chủ doanh
nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác và thành viên hợp danh
của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
 Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng
đã ký kết.
18
Khả năng tài chính của khách hàng được thể hiện thông qua mức độ vốn
chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
đời sống; tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi; cam kết của khách
hàng về việc phải mua bảo hiểm đối với tài sản là đối tượng vay vốn (tài sản
hình thành sau khi vay) mà theo pháp luật quy định phải mua bảo hiểm. Trường
hợp pháp luật không quy định mua bảo hiểm nhưng xét thấy cần thiết phải đảm
bảo an toàn vốn vay, các ngân hàng xem xét quyết định khách hàng vẫn phải
cam kết mua bảo hiểm đối với đối tượng vay vốn mà pháp luật không bắt buộc
phải mua bảo hiểm. Nếu khách hàng không thực hiện đúng cam kết mua bảo
hiểm theo hợp đồng thì ngân hàng cho vay được quyền chấm dứt cho vay, thu
hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn.
 Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Khách hàng không được vay vốn để sử dụng cho các mục đích mà pháp
luật cấm như : để mua sắm, chi phí hình thành tài sản mà pháp luật cấm mua
bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; để thanh toán chi phí cho việc thực hiện các
giao dịch mà pháp luật cấm; để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch
mà pháp luật cấm.
 Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu
quả.
Khách hàng phải có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù
hợp với quy định của pháp luật (như có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền
phê duyệt theo quy định của pháp luật ) và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.
19
Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các phương án/ dự án vay vốn có hiệu quả kinh
tế đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả nợ gốc và lãi.
 Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và theo hướng
dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Trên cơ sở các điều kiện trên, căn cứ tính chất, quy mô, phạm vi ảnh
hưởng của các quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia giao dịch, các ngân hàng
cần quy định cụ thể điều kiện vay vốn, đối tượng vay vốn khác nhau cho phù
hợp. Ví dụ : liên quan tới thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn thì các giao
dịch bảo đảm chịu sự chi phối của Luật đất đai, Luật dân sự còn các quan hệ liên
quan tới hoạt động cho vay của ngân hàng chịu sự chi phối của Luật Ngân hàng
nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.
1.1.2.4. Các quy định khác trong cho vay.
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong
hoạt động cho vay, tránh rủi ro đổ vỡ đối với từng ngân hàng và hệ thống các tổ
chức tín dụng, pháp luật cho vay các nước đều có những quy định pháp lý nhằm
đảm bảo an toàn trong cho vay, trong đó ngoài chú trọng các vấn đề về nguyên
tắc cho vay có hiệu quả; các điều kiện cho vay vốn thì còn những quy định khác
như:
 Quy định về đối tượng cho vay.
 Quy định về đảm bảo an toàn tín dụng.
 Quy định về hợp đồng tín dụng.
 Quy định về xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay.
20
1.2. Lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương
mại.
1.2.1. Những vấn đề chung về kế toán cho vay.
1.2.1.1. Khái niệm kế toán cho vay.
Kế toán có lịch sử phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa và thực sự đã
trở thành lĩnh vực hoạt động chuyên môn quan trọng. Trong lĩnh vực kiến thức,
kế toán là một môn khoa học về thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản
và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các
hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị đó. Vì lẽ đó, kế toán trở thành một công
cụ quản lý kinh tế - tài chính rất quan trọng cả tầm vi mô và vĩ mô.
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc
biệt, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài
chính – tiền tệ khác phục vụ các nhu cầu quan trọng khác của xã hội và kế toán
ngân hàng được sử dụng như một công cụ quan trọng để quản lý hiệu quả các
hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn về tài sản cho các NHTM.
Kế toán cho vay là một bộ phận trong kế toán ngân hàng, vì hoạt động cho
vay vốn dĩ phức tạp và thường chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng nên
góp phần quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn vay của ngân hàng không thể không
kể đến vai trò của kế toán cho vay.
“ Kế toán nghiệp vụ cho vay trong NHTM là việc tổ chức, ghi chép,
phản ánh một cách đầyđủ kịp thời, chính xáccác nghiệp vụ cho vay của ngân
hàng từ khi giải ngân đến khi hoàn thành thu nợ gốc và lãi”
21
1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay.
Để đảm bảo hoạt động cho vay được thực hiện thường xuyên, liên tục,
đảm bảo an toàn tài sản và đạt hiệu quả cao. Kế toán cho vay cần phải thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình, đó là :
 Ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác quá trình giải ngân, thu nợ,
thu lãi, chuyển nợ quá hạn đối với từng đơn vị khách hàng, từng khoản tín dụng.
 Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hồ sơ chứng từ tín dụng để đảm bảo đầy đủ,
hợp pháp hợp lệ chấp hành đúng thể lệ tín dụng nhằm bảo vệ an toàn tài sản của
ngân hàng, tạo khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi.
 Giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng thông qua hoạt động các
tài khoản của khách hàng. Phát hiện những nguy cơ gây rủi ro tín dụng trên cơ sở
đó làm tham mưu cho bộ phận tín dụng có biện pháp xử lý kịp thời.
 Phân loại, tổng hợp số liệu về hoạt động tín dụng để cung cấp những
thông tin cần thiết kịp thời cho lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
hoạt động tín dụng một cách hiệu quả.
Cùng với bộ phận tín dụng, kế toán cho vay quản lý hoạt động cho vay
đem lại hiệu quả cao. Kế toán cho vay cung cấp về thông tin, số liệu kịp thời về
những món vay quá hạn, sắp đến hạn thu hồi để cán bộ tín dụng có kế hoạch đôn
đốc thu nợ kịp thời.
Kế toán cho vay cùng với các kế toán nghiệp vụ khác thông qua hoạt động
của mình giúp ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh. Với vai trò quan
trọng của mình, hệ thống kế toán ngân hàng nói chung và kế toán cho vay nói
22
riêng cần được hoàn thiện hơn để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao
của ngành ngân hàng và nền kinh tế.
1.2.1.3. Vai trò của kế toán cho vay.
 Kế toán cho vay tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân
nhanh chóng nhận được các khoản nợ tín dụng mà ngân hàng đã cam kết để đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.
 Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn của ngân hàng vào các
ngành kinh tế quốc dân, các thành phần kinh tế nên thông qua số liệu kế toán có
thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư và hiệu quả hoạt động tín dụng của
ngân hàng.
 Thông qua số liệu kế toán cho vay có thể biết được tình hình sản xuất kinh
doanh, tài chính của khách hàng để từ đó ngân hàng có định hướng hoạt động tín
dụng đúng đắn và hiệu quả. Thông qua kế toán cho vay, ngân hàng cũng như bạn
hàng của doanh ngiệp đánh giá được khả năng hấp thụ của doanh nghiệp sử dụng
vốn có hiệu quả hay không, để từ đó đánh giá xu thế vận động của doanh nghiệp
trên thị trường, giúp cho ngân hàng và bạn hàng của doanh nghiệp có chiến lược
đầu tư phù hợp, hiệu quả.
 Đứng ở góc độ kế toán khi thu nợ, thu lãi kế toán cho vay đã giúp ngân
hàng thu nợ gốc, lãi đầy đủ, chính xác, kịp thời.
 Kế toán cho vay là công cụ để đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng,
đồng thời hạn chế rủi ro góp phần ổn định nguồn thu nhập của ngân hàng. Thông
qua việc ghi chép quá trình cho vay, thu nợ, theo dõi kỳ hạn nợ hàng ngày, lưu
hồ sơ vay vốn…thể hiện kế toán cho vay bảo vệ an toàn một khối lượng tài sản
lớn của bản thân ngân hàng và khách hàng.
23
1.2.1.4. Các phương thức cho vay.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng trong việc
vay vốn, NHTM đưa ra nhiều phương thức cho vay khác nhau, ở Việt Nam hiện
nay, căn cứ theo quyết định số 324/1998/QĐ – NHNN1 của Thống đốc NHNN
Việt Nam ngày 30/09/1998 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng, NHTM có thể có các phương thức cho vay sau :
 Phương thức cho vay từng lần :
Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và
ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết (khách hàng lập hồ sơ vay vốn,
ngân hàng xét duyệt cho vay…) và ký hợp đồng tín dụng.
Cho vay từng lần là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu khách
hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như : thanh
toán tiền mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác. Đây là cách thức mà
nhiều khách hàng vay vốn sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của
mình. Các khoản vay nhằm các mục đích cụ thể như : tài trợ cho việc mua hàng
dự trữ, trả lương đối với các doanh nghiệp, mua giống, phân bón đối với nông
dân…hoặc tài trợ cho các nhu cầu về vốn lưu động nói chung.
Phương pháp cho vay từng lần áp dụng đối với những khách hàng có nhu
cầu vay vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay
từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để
giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn ( ví dụ như khách
hàng vay xây nhà…).
24
Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn
của khách hàng, ngoài ra còn căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm, khả năng hoàn
trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay
theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cho vay.
Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu và vốn huy
động khác
Nguyên tắc cho vay : Số tiền cho vay mỗi lần không được vượt quá doanh
số cho vay.
Thời hạn cho vay là thời gian duy trì hạn mức, và kỳ hạn trả nợ gốc được
xác định tùy thuộc đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn
thu trả nợ trong thời hạn cho vay.
Trong mỗi hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều
lần tùy theo tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế. Khi rút vốn vay khách
hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp
nhận. Ngân hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo
bảng kê rút vốn và số tiền ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của
lần rút vốn đó.
Việc trả nợ được thực hiện theo lịch trả nợ đã thỏa thuận và xác định trong
hợp đồng tín dụng. Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo hợp đồng tín dụng
đã được ký kết, khách hàng phải chủ động trả cho ngân hàng, nếu khách hàng
không chủ động trả nợ thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách
hàng để thu nợ.
25
Ngân hàng cũng có thể cho vay theo hình thức “ cho vay trên tài sản ” –
loại cho vay được đảm bảo trực tiếp bằng các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho
của khách hàng. Ngân hàng cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá
trị ghi sổ của các khoản phải thu hoặc trên giá trị hàng tồn kho. Khi thu hồi các
khoản phải thu hoặc bán được hàng, khách hàng sẽ trả nợ ngân hàng, trường hợp
này giống như chiết khấu bộ chứng từ hàng bán.
 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng:
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân hàng và
khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một
khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy
trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong
hợp dồng tín dụng.
Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh
doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm
bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức
tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền để mua hàng
dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng
có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất – kinh doanh,
luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với
ngân hàng. Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về
26
lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất kể thời điểm nào trong
suốt thời gian duy trì hạn mức tín dụng.
Nhu cầu vốn vay lớn nhất = ( chi phí sản xuấtcần thiết / vòng quay vốn
lưu động) – vốn chủ sở hữu – vốn huy động khác (nếu có)
Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ trong đó nêu rõ
thời gian trả nợ cho từng khoản rút vốn. Thời gian này xác định căn cứ vào kỳ
luân chuyển của đối tượng vay vốn hoặc thời gian vay tiền của khách hàng. Khi
cho vay theo hạn mức tín dụng, có thể ngân hàng sẽ đòi hỏi khách hàng phải trả
phí cam kết và yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu về tiền gửi
thanh toán tại ngân hàng. Nó được xác định trên tổng hạn mức hoặc theo phần
hạn mức chưa được sử dụng. Điều đó giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng
tiền vay của ngân hàng được chặt chẽ hơn cũng như nâng cao trách nhiệm của
người vay trong quá trình sử dụng vốn.
Ngoài 2 phương pháp cho vay chính, NHTM còn có những hình thức như:
 Phương thức cho vay thấu chi:
Cho vay thấu chi là ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho
khách hàng chi vượt mức số dư Có trên tài khoản vãng lai tới một hạn mức nhất
định trong giới hạn quy định.
Khi đó, giới hạn chi tiêu của khách hàng chính là số dư Có thực tế trên tài
khoản vãng lai cộng với hạn mức thấu chi.
27
Tiền vay được rút trực tiếp từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, lãi tiền
vay phải trả được tính theo số dư nợ thực tế trên tài khoản. Khách hàng có thể
hoàn trả số tiền vay vào bất kỳ lúc nào bằng việc gửi tiền vào tài khoản.
 Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng:
Ngân hàng cam kết bảo đảm cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn
mức tín dụng nhất định trong một thời hạn nhất định. Khách hàng phải trả phí
cam kết cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng được sử dụng.
Căn cứ nhu cầu cho vay của khách hàng, NHNo cho vay và khách hàng
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng : hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu
lực của hạn mức tín dụng dự phòng; ngân hàng nơi cho vay cam kết đáp ứng
nguồn vốn cho khách hàng bằng VND hay ngoại tệ; trong thời gian hiệu lực của
hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín
dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng
dự phòng đó. Mức phí cam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và ngân
hàng cho vay.
Khi khoản vay theo cam kết được thực hiện, ngân hàng cho vay và khách
hàng thực hiện quy trình, thủ tục sơ theo các quy định của từng ngân hàng.
Chi nhánh có nhu cầu mở hạn mức tín dụng dự phòng phải trình Tổng
giám đốc xem xét quyết định.
 Phương thức cho vay trả góp.
Đây là hình thức tín dụng mà qua đó ngân hàng cho khách hàng vay để
mua tài sản, hàng hóa khi khách hàng không có đủ tiền trả một lúc. Khi vay vốn,
28
ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với
số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Tài
sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay sau khi họ trả đủ nợ gốc và
lãi cho ngân hàng. Với hình thức này, để được vay vốn khách hàng phải có
phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập có cơ sở chắc
chắn, ổn định.
 Phương thức cho vay hợp vốn :
Theo hình thức này, một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với
một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó một tổ chức tín
dụng làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay hợp
vốn thường được áp dụng đối với các dự án có nhu cầu vốn lớn, vượt quá khả
năng của một ngân hàng hoặc có quy mô rộng mà một ngân hàng khó có thể
kiểm soát nổi. Hình thức tín dụng này giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro,
đồng thời bổ sung kinh nghiệm kiến thức cho nhau.
 Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng.
Ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng sổ vay
vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân
hàng cấp phát. Khi phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng cho vay và
khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng cho vay.
29
1.2.2. Những lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại.
1.2.2.1. Tài khoản.
Hệ thống tài khoản kế toán NHTM là một tập hợp các tài khoản kế toán
cần thiết để ghi chép và phản ánh đối tượng của kế toán NHTM.
Hệ thống tài khoản kế toán của NHTM và các tổ chức tín dụng do NHNN
Việt Nam quyết định, hệ thống được chia thành 2 loại chính : tài khoản nội bảng
(từ loại 1 đến loại 8) và tài khoản ngoại bảng (loại 9).
Để phản ánh, ghi chép, theo dõi nghiệp vụ cho vay của ngân hàng, kế toán
cho vay thường sử dụng 4 nhóm tài khoản như sau :
 Nhóm 1 : Tài khoản cho vay: 2xxx
Tất cả các tài khoản trên đều được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 3 theo
chất lượng tín dụng:
- Số thứ 4 là số 1 : vd 2111 – Nợ đủ tiêu chuẩn
- Số thứ 4 là số 2 : vd 2112 – Nợ cần chú ý
- Số thứ 4 là số 3 : vd 2113 – Nợ dưới tiêu chuẩn
- Số thứ 4 là số 4 : vd 2114 – Nợ nghi ngờ
- Số thứ 4 là số 5 : vd 2115 – Nợ có khả năng mất vốn.
 Nội dung : Nhóm tài khoản này được mở ở tất cả các đơn vị ngân hàng,
dùng để phản ánh theo dõi giá trị các khoản cho vay, hạch toán chi tiết theo thời
gian, theo loại tiền, theo đối tượng khách hàng.
 Kết cấu :
- Số phát sinh bên nợ : số tiền cho vay
30
- Số phát sinh bên có : số tiền thu nợ hoặc số tiền chuyển sang tài khoản nợ
thích hợp ( cơ cấu lại nợ)
- Số dư bên nợ : phản ánh số tiền cho vay hiện có theo chất lượng tín dụng.
 Nhóm 2 : Tài khoản cộng dồn dự thu ( TK 394 )
TK 394 – Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
3941 – Lãi phải thu từ cho vay băng VND
3942 – Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng
3943 – Lãi phải thu từ cho thuê tài chính
3944 – Lãi phải thu từ các khoản trả thay khách hàng.
 Nội dung :
Nhóm TK này được mở ở tất cả các đơn vị ngân hàng để phản ánh, theo
dõi số lãi cộng dồn dự thu tính trên các khoản cho vay đủ tiêu chuẩn ( nhóm 1 )
 Kết cấu :
- Số phát sinh bên nợ : Lãi dự thu
- Số phát sinh bên có : Lãi thực tế thu được ( thu đúng theo hợp đồng)
và lãi thoái thu ( dồn tích nhưng đến hạn không trả)
- Số dư bên nợ : Lãi dự thu chưa thu được ( lãi còn phải thu)
 Nhóm 3 : Tài khoản dự phòng rủi ro.
31
Là tài khoản loại 2 nhưng số thứ 3 là số 9 bao gồm :TK 209, 219, 229,
239, 249, 259, 269,279
TK 2x9 – Dự phòng rủi ro
2x91 – Dự phòng cụ thể
2x92 – Dự phòng chung
 Nội dung:
Nhóm TK này được mở ở tất cả các đơn vị ngân hàng để phản ánh theo
dõi giá trị các khoản dự phòng cho hoạt động tín dụng.
 Kết cấu :
- Số phát sinh bên có : Số dự phòng được trích lập.
- Số phát sinh bên nợ : Sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro và hoàn nhập
dự phòng thừa.
- Số dư bên có : Số dự phòng hiện có
 Nhóm 4 : Tài khoản liên quan.
 Tài khoản nội bảng
- TK 7020 : TK thu lãi cho vay
- TK 1011, 1031 : TK tiền mặt bằng VND, ngoại tệ tại đơn vị
- TK 4211, 4221 : TK tiền gửi thanh toán của khách hàng trong nước bằng
VND, ngoại tệ
- TK 5111, 5112. : TK liên ngân hàng đi
- TK 8822 : TK chi phí dự phòng
- TK 3870 : TK tài sản đảm bảo gán xiết nợ
32
- TK 4591 : TK tiền thu do bán tài sản đảm bảo
- TK 7900/8900 : TK thu nhập bất thường/ chi phí bất thường
 Tài khoản ngoại bảng
- TK 99x : TK tài sản đảm bảo
994 : Tài sản đảm bảo
995 : Tài sản đảm bảo đã chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng
- TK 94x : TK lãi treo ( lãi còn phải thu )
941 : Lãi còn phải thu bằng VND
942 : Lãi còn phải thu bằng ngoại tệ
1.2.2.2. Chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán là văn bản xác nhận việc hoàn thành một nghiệp vụ kinh
tế tài chính nào đó, là phương tiện để thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng, là
cơ sở pháp lý để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản
hoặc sổ sách kế toán.
Trong nghiệp vụ kế toán cho vay, ngoài 4 bộ chứng từ nói chung ( bộ
chứng từ tiền mặt, bộ chứng từ chuyển khoản, bộ chứng từ liên ngân hàng,và bộ
chứng từ bảng kê) ngân hàng còn sử dụng bộ chứng từ riêng như :
- Hợp đồng tín dụng
- Đơn xin vay kiêm khế ước nhận nợ
- Chứng từ hàng hóa
33
1.2.2.3. Quy trình kế toán.
 Quy trình kế toán cho vay thông thường ( cho vay các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong nước)
NV1 : Tùy thuộc vào từng hợp đồng vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay
mà ngân hàng có thể giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần cũng như yêu cầu khách
hàng thế chấp tài sản đảm bảo (TSĐB). Nếu có thế chấp TSĐB thì ngân hàng
hạch toán :
Nhập TK 994 : giá trị TSĐB
NV2 : Khi ngân hàng giải ngân, căn cứ vào số tiền giải ngân thực tế ngân
hàng hạch toán :
Nợ TK 2111( ct khách hàng) : số tiền thực tế
Có TK liên quan ( 1011, 4211, 5111…) : số tiền thực tế
NV3 : Hàng ngày ngân hàng tính lãi dồn tích ( lãi dự thu)
Số tiền lãi = số dư nợ x thời gian dư nợ x lãi suất theo thỏa thuận
Ngân hàng hạch toán :
Nợ TK 3941: lãi dự thu
Có TK 7020 : lãi dự thu
NV4 : Khi đến hạn thu nợ, căn cứ vào số tiền thu nợ ngân hàng hạch toán
34
Nợ TK liên quan (1011, 4211…) : tổng số tiền thu về
Có TK 2111 : số tiền gốc
Có TK 3941 : số tiền lãi
Nếu khách hàng thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì việc
cho vay sẽ kết thúc, ngân hàng sẽ
Xuất TK 994 : giá trị TSĐB
trả lại cho khách hàng và tất toán hồ sơ vay vốn.
NV5 : Nhưng khi khách hàng đến hạn mà không trả được nợ, căn cứ quyết
định của hợp đồng tín dụng về phân loại nợ, kế toán sẽ hạch toán:
- Số tiền gốc : chuyển sang nhóm nợ khác ( cơ cấu nợ )
Nợ TK 2112/2113/2114/2115 : số tiền gốc quá hạn
Có TK 2111/2112/2113/2114: số tiền gốc quá hạn
- Số tiền lãi : thoái thu số lãi chưa thu được
Nợ TK 8900 : số lãi quá hạn
Có TK 3941 : số lãi quá hạn
Đồng thời Nhập TK 941 : số lãi quá hạn
Hoặc có thể không cần thoái lãi mà chỉ Nhập TK 941 và tiếp tục theo dõi
số lãi đó ( thường được áp dụng )
NV6 : Trích lập dự phòng
35
Căn cứ vào số dư nợ của từng nhóm cũng như quy định về trích lập dự
phòng, kế toán hạch toán
Nợ TK 8822 : số tiền trích lập
Có TK 2191/2192 : số tiền trích lập
NV7 : Thu nợ quá hạn
Căn cứ vào số tiền thực tế thu được, kế toán hạch toán
Nợ TK liên quan (1011…) : tổng số tiền thu được
Có TK 2112/2113/2114/2115 : số tiền gốc qúa hạn
Có TK 3941 : số tiền lãi quá hạn
Có TK 7020 : thu nhập từ nợ quá hạn
Xuất TK 941 : số tiền lãi quá hạn
Hầu hết ở các ngân hàng, mức lãi quá hạn = 150% lãi suất trong hạn
Xuất TK 994 : Giá trị TSĐB
NV8 : Khi khách hàng không trả được nợ, gán TSĐB cho ngân hàng hoặc
ngân hàng siết nợ thì căn cứ giá trị tài sản và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, kế
toán hạch toán :
Nợ TK 3870 : giá trị tài sản đã thỏa thuận trong HĐTD
Có TK 2115 : nghĩa vụ trả nợ
Có TK liên quan (1011) : phần chênh lệch
36
Đồng thời
Xuất TK 994 : giá trị TSĐB Nhập TK 995: giá trị TSĐB
NV9 : Nếu tài sản đảm bảo của khách hàng không đủ trả nợ thì ngân hàng
sử dụng dự phòng để bù đắp và xóa nợ
Nợ TK 2191/2192 : số tiền thiếu
Có TK 2115 : số tiền thiếu
Nếu sau khi đã xóa nợ mà khách hàng mang đến trả thì số tiền đó được
cho vào một khoản thu nhập bất thường.
Nợ TK 1011/4211: số tiền KH trả
Có TK 7900 : số tiền KH trả
NV10 : Khi ngân hàng bán tài sản đảm bảo, căn cứ vào số tiền thu về, kế
toán hạch toán
Nợ TK liên quan (1011..) : số tiền thu về
Có TK 4591 : số tiền thu về
NV11 : Sử dụng số tiền thu về để tất toán giá trị TSĐB gán siết nợ
Nợ TK 4591 : số tiền thu về do bán tài sản
Nợ TK 8900/ Có TK 7900 : giá trị chênh lệch
Có TK 3870 : giá trị TSĐB đã thỏa thuận trong HĐTD
Đồng thời
37
Xuất TK 995 : giá trị TSĐB
NV12 : Hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 2191/2192 : số dự phòng đã sử dụng
Có TK 8822 : số dự phòng đã sử dụng
 Quy trình kế toán nghiệp vụ cho vay thấu chi
Khi cho vay thấu chi, nợ luôn là nợ loại 1 vì chỉ khách hàng uy tín ngân
hàng mới cho phép thấu chi.
NV1 : Khi khách hàng thấu chi, ngân hàng căn cứ vào chứng từ, hạn mức
thấu chi, thời gian sử dụng hạn mức sẽ hạch toán
Nợ TK 4211/4273 : số tiền vay
Có TK liên quan ( 1011, 4211) : số tiền vay
NV2 : Hàng ngày ngân hàng tính lãi dồn tích dự thu và hạch toán :
Nợ TK 3941 : số lãi dự thu
Có TK 7020 : số lãi dự thu
NV 3: Khi khách hàng có thu nhập nộp vào tài khoản hoặc đến cuối thời
gian được phép, khách hàng phải trả nợ, ngân hàng hạch toán :
Nợ TK liên quan (1011, 4211) : tổng số tiền
Có TK 4211/4273 : số tiền gốc
Có TK 3941 : số lãi
38
1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại
ngân hàng thương mại.
1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại.
Kế toán cho vay giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ của
ngân hàng, nó được xác định là nghiệp vụ kế toán phức tạp bởi lẽ trong bảng cân
đối cho thấy hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong tổng tài sản Có của ngân
hàng, nghĩa là kế toán cho vay tham gia vào quá trình sử dụng vốn – hoạt động
cơ bản của ngân hàng.
Có thể nói rằng nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng và là
nghiệp vụ hàng đầu của các NHTM. Để cho nghiệp vụ này có hiệu quả, năng
suất và chất lượng thì công tác kế toán cho vay góp phần không nhỏ qua việc
phản ánh một cách rõ ràng, chính xác các nghiệp vụ cho vay, đối tượng khách
hàng vay, thời hạn cho vay và phản ánh rõ ràng chất lượng tín dụng để bảo vệ tốt
hơn nguồn vốn tài sản của ngân hàng.
Do đó việc nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay là một công việc
cấp thiết giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng.
1.3.2. Đối với nền kinh tế.
Kế toán cho vay phục vụ đắc lực trong công việc chỉ đạo chấp hành chính
sách tín dụng tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, với cơ
chế tín dụng hiện nay ngân hàng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ
chức thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất đối với
39
thành phần kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần này có hoạt động,
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời. Thực hiện tốt công tác kế
toán cho vay, làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng thực sự
trở thành đòn bẩy cũng như giám đốc bằng tiền với hoạt động trong nền kinh tế
quốc dân.
Đối với nền kinh tế nói chung, kế toán cho vay tạo điều kiện cho các đơn
vị, tổ chức kinh tế nhận và hoàn trả vốn nhanh chóng, kịp thời chính xác trên cơ
sở đó để phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng lưu thông hàng hóa.
Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế quốc
doanh, các thành phần kinh tế. Thông qua kế toán cho vay có thể biết được phạm
vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư của ngân hàng vào các thành phần
kinh tế đó.
Kế toán cho vay theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn vị, khách
hàng, qua đó tăng cường khuyến khích hoặc hạn chế cho vay.
Từ những vai trò của kế toán cho vay đối với nền kinh tế ta cũng thấy
được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại NHTM.
40
Chương II. Tình hình kế toán cho vay tại Ngân hàng
NN&PTNT chi nhánh huyện Quảng Xương – Thanh Hóa.
2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi
nhánh Quảng Xương.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh huyện
Quảng Xương.
NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương là chi nhánh Ngân hàng thương mại
quốc doanh trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá thuộc hệ thống
NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số
31, QĐ - NHNN của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thực hiện
chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Với gần 20 năm hoạt
động, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương đã trải qua rất nhiều giai
đoạn khó khăn, thử thách nhưng luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế địa
phương cụ thể trong từng thời kỳ để có giải pháp đầu tư đúng hướng, tập trung
mạnh vào các chương trình kinh tế trọng điểm. Từ những điều kiện đó
NHNo&PTNT huyện Quảng Xương có những bước đột phá quan trọng trong
lĩnh vực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, coi người nông dân là
bạn đồng hành cùng tồn tại và phát triển.
Quá trình hoạt động của ngân hàng trong hơn 20 năm qua là quá trình kiên
trì đi theo định hướng phát triển của NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá, theo
đường lối của Đảng và Nhà nước. Thị trường hoạt động được xác định chủ yếu
là nông nghiệp, nông thôn, từng bước mở rộng kinh doanh đa năng, mở rộng các
dịch vụ ngân hàng thông qua các biện pháp đổi mới toàn diện về nghiệp vụ, đổi
mới công tác điều hành, sắp xếp lại bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng cán
41
bộ, đơn vị đã quán triệt sâu sắc quan điểm “đi vay để cho vay” phục vụ cho nền
kinh tế thị trường năng động, nhạy bén với quan hệ cung - cầu, lấy hiệu quả kinh
tế làm mục tiêu kinh doanh.
Mạng lưới hoạt động của đơn vị bao gồm: Hội sở và 4 chi nhánh
NHNo&PTNT cấp 3 phục vụ cả 4 vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn huyện
Quảng Xương. Tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị có 49 nam 17, nữ
32, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 60 %, trình độ trung cấp
chiếm 40 % biên chế. Là đơn vị NHNo&PTNT cơ sở duy nhất trong toàn chi
nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá có Đảng Bộ cơ sở gồm 43 Đảng Viên
,chiếm 58 % tổng số cán bộ công nhân viên,với 6 chi bộ trực thuộc.
Qua 21 năm đổi mới (1990-2011) hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Quảng Xương liên tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, toàn diện, nhiều
năm qua đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt
tháng 2/2005 được Nhà Nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động trong
thời kỳ đổi mới cho chi nhánh .Vinh dự vô cùng lớn lao song trách nhiệm hết sức
nặng nề.Với truyền thống của đơn vị, NHNo&PTNT ra sức phấn đấu, gìn giữ và
phát huy danh hiệu cao quý được nhà nước phong tặng, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao xứng đáng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, góp
phần thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu kinh tế mạnh mẽ để tạo tiền đề cho nền kinh
tế Quảng Xương vững bước thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông
thôn.
Ngoài trụ sở chính đặt tại thị trấn huyện Quảng Xương thì Agribank
Quảng Xương còn có 3 phòng giao dịch trực thuộc, bao gồm:
42
- Phòng giao dịch Ghép
- Phòng giao dịch Quảng Lưu
- Phòng giao dịch Quảng Ngọc
2.1.2. Mô hình tổ chức.
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH
CHÍNH
NGÂN HÀNG
CẤP 3
PHÒNG KẾ TOÁN –
NGÂN QUỸ
PHÒNG KINH
DOANH
43
2.1.3 Kết quả hoạtđộng kinh doanh thời gian qua
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng không chỉ nhìn trên
kết quả của công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu mà còn phải
xem xét đến chất lượng, quy mô của nguồn vốn huy động. Trong cơ chế thị
trường, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính dùng nguồn vốn huy
động được để cho vay ra với mục tiêu hoạt động là lợi nhuận hay nói cách khác
công tác huy động vốn và công tác sử dụng vốn là hai mặt của một vấn đề đó là
kinh doanh tiền tệ. Chúng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ và tác động qua lại
lẫn nhau, nguồn vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu tín dụng có như vậy
hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự mới hiệu quả.
Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới
thành lập, NHNO&PTNT Quảng Xương rất quan tâm đến nghiệp vụ nguồn vốn
mà chủ yếu là công tác huy động vốn. Ngân hàng thực hiện các quy chế dự trữ
bắt buộc, quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM đồng
thời thường xuyên xây dựng kế hoạch và quản lý điều hành vốn kinh doanh của
mình. Uy tín của NHNo Quảng Xương ngày càng tăng, chi nhánh Quảng Xương
trên đà đổi mới và phát triển cùng quá trình đổi mới của đất nước.
Với nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua NHNo&PTNT
Quảng Xương đã thu được những thành quả đáng kích lệ. Để thấy rõ được tình
hình huy động vốn của NHNo Quảng Xương ta nghiên cứu bảng 1
44
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn :
( ĐVT : tỷ đồng )
Chỉtiêu
2009 2010 2010/2009 2011 2011/2010
ST % ST % ST % ST % ST %
I. TổngNVHĐ 4334 100 5673 100 1340 31 6068 100 395 7
1.Nguồnnộitệ 3768 87 5098 90 1330 35,2 5459 90 361 7,1
2.Nguồnvốnngoạitệ
quyđổi
566 13 575 10 9 1,6 609 10 34 6
II. Cơ cấunguồnvốn
1.Nguồnvốndâncư 3780 87 4583 81 803 21,2 5203 86 621 13,5
2.Nguồntiềngửicác
TCKTXH
553 13 1090 19 537 97,1 865 14 -225 -20,6
( Nguồn : NHNo Quảng Xương – Thanh Hóa )
 Đánh giá chung tình hình huy động vốn năm 2009
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 4334 tỷ,
tăng 722 tỷ so với đầu năm; tốc độ tăng 20%: đạt 97 % kế hoạch trung ương
giao.
Nếu so với kế hoạch trung ương giao đầu năm (4350 tỷ ) không tính đến
100 tỷ giao bổ sung cuối năm thì tổng nguồn vốn đạt được 99,6 %.
- Nguồn vốn dân cư 3780 tỷ, tăng 775 tỷ, tốc độ tăng 25,8 % . Tỷ trọng
nguồn vốn dân cư chiếm 87%
45
- Nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội 553 tỷ giảm 30 tỷ so với đầu
năm.
Chỉ tiêu nguồn vốn tuy không đạt kế hoạch nhưng đã đạt mức tăng trưởng
cao nhất từ trước tới nay và đặc biệt là duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định
ngay từ những ngày đầu năm. Đồng thời đã hoàn trả một số khoản tiền gửi có kỳ
hạn của tổ chức kinh tế xã hội có lãi suất cao.
Tiếp tục nâng cao tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn : nguồn vốn dân cư
tăng trưởng mạnh, tỷ trọng tăng từ 83 % (2008) lên 87 %. Trong năm nguồn vốn
dân cư của chi nhánh tăng 775 tỷ ( chiếm 57 % tổng mức tăng toàn tỉnh ).
 Tình hình huy động vốn năm 2010
Năm 2010 nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh đạt mức tăng trưởng
cao nhất từ trước đến nay, tăng 31% so với năm 2009
Nguồn vốn dân cư tăng trưởng cao và đều đặn, vững chắc ngay từ
trongnhững tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng 81 % so với tổng nguồn. Đây là một
kết quả quan trọng tạo nên tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn.
Cơ cấu nguồn vốn trong năm 2010 cũng thay đổi rất lớn, tỷ trọng nguồn
vốn có kỳ hạn giảm mạnh, từ 58,5 % năm 2009 xuống chỉ còn 22 % cuối năm
2010. Cơ cấu này làm tính ổn định của nguồn vốn, tuy nhiên trong bối cảnh năm
2010 lãi suất liên tục biến động thì cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn sẽ hạn chế bớt rủi
ro lãi suất.
Bên cạnh nguồn vốn dân cư, năm 2010 chi nhánh đã tích cực khai thác
nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế xã hội duy trì số dư bình quân
46
trong năm gần 500 tỷ với mức lãi từ 3 – 3,6 %/ năm, tạo điều kiện giảm thấp lãi
suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Tình hình huy động vốn năm 2011
Nguồn vốn huy động tuy số dư cuối năm đạt mức tăng trưởng thấp, nhưng
nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn kho bạc và BHXH giảm rất lớn so với
cuối năm 2010 ( giảm 362 tỷ ) nhưng xét về hiệu quả thì năm 2011 là năm công
tác huy động vốn đạt hiệu quả rất tốt so với các năm trước, cụ thể :
- Năm 2011 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng rất mạnh ngay từ
những tháng đầu năm, chỉ có tháng 10 và 11 bị giảm do ảnh hưởng khách quan
của nền kinh tế. Bình quân 9 tháng đầu năm mỗi tháng nguồn vốn dân cư tăng
trưởng gần 100 tỷ, cả năm tăng được 621 tỷ, tốc độ tăng 13,5%.
- Nguồn huy động của các tổ chức kinh tế ( trừ KBNN và BHXH ) cũng
tăng trưởng khá cao ( tăng 141, tốc độ tăng 24%)
Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tích cực : tỷ trọng nguồn vốn không
kỳ hạn bình quân tăng từ 13,1 % ( 2010) lên 14%. Tỷ trọng nguồn vốn từ 12
tháng trở lên giảm từ 37% xuống còn 17% . Việc giảm tỷ trọng nguồn dài hạn là
phù hợp với tình hình lãi suất liên tục biến động, giảm thiểu rủi ro lãi suất cho
năm tiếp theo.
2.1.3.2. Hoạtđộng sử dụng vốn.
NHNo&PTNT Quảng Xương thực hiện phương châm “ đi vay để cho
vay” với mục đích đưa đồng vốn đến khách hàng để họ phát triển sản xuất kinh
doanh ổn định đời sống góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Hoạt
động tín dụng của ngân hàng trong mấy năm qua giữ một vai trò quan trọng
47
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ tín dụng chiếm 91% tổng
thu nhập của ngân hàng.
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn.
` ( ĐVT : tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2009 2009/2008 2010 2010/2009 2011 2011/2010
Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền %
Tổngdưnợ 5748 100 804 16,3 6501 100 753 13 7432 100 931 14,3
-Dưnợnộitệ 5666 98,6 770 15,3 6312 97,1 646 11,4 7209 97 897 14,2
-Dưnợngoạitệ 82 1,4 34 71 189 2,9 107 130 223 3 34 18
+DưnợNH 3370 58,6 362 12 3868 59,5 498 15 4481 60,3 613 15,8
+DưnợTDH 2378 41,4 442 22,8 2633 40,5 255 10,7 2951 39,7 318 12,1
Dưnợxấu 47 0,8 -25 -1 70 1,08 23 48,9 104 1,41 34 48,6
( Nguồn : NHNo Quảng Xương – Thanh Hóa)
 Năm 2009:
Dư nợ tăng trưởng đạt mục tiêu kế hoạch được giao. Tuy những tháng
cuối năm có khó khăn do không còn chỉ tiêu dư nợ để cho vay, song đã có sự
điều hành linh hoạt nên vẫn đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, không xảy ra
tình trạng ách tắc. Tổng dư nợ năm đạt 5748 tỷ tăng 804 tỷ tốc độ tăng 16,3 %
đạt 100% kế hoạch. Trong đó
- Dư nợ nội tệ đạt 5666 tỷ, tăng 700 tỷ, tốc độ tăng 15,3 % chiếm 98,6 %
tổng dư nợ.
- Dư nợ ngoại tệ đạt 82 tỷ, tăng 34 tỷ tốc độ tăng 71 % ,chiếm 1,4 % tổng
dư nợ.
- Dư nợ ngắn hạn : 3370 tỷ, tăng 362 tỷ tốc độ tăng 12 %, chiếm tỷ trọng
48
68,6% tổng dư nợ.
- Dư nợ trung, dài hạn : 2378 tỷ, tăng 442 tỷ, tốc độ tăng 22,8%, chiếm
41,4% tổng dư nợ.
- Dư nợ xấu : 47 tỷ, giảm 25 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,8% tổng dư nợ
Ngoài ra, ngân hàng đã xử lý tích cực các khoản nợ xấu nâng cao chất
lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cuối năm chỉ có 0,8%.
Hoạt động dịch vụ được mở rộng hơn, nhất là hoạt động kinh doanh ngoại
tệ và thanh toán quốc tế. Doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao ( 52,5%)
Về thị phần hoạt động: Mặc dù năm 2009 phải chia sẻ thị trường do có
thêm một số ngân hàng cổ phần mới đi vào hoạt động, song thị phần nguồn vốn
của NHNo vẫn tương đối ổn định, mức độ suy giảm thấp hơn so với các NHTM
quốc doanh khác, đặc biệt là nguồn dân cư.
Thị phần nguồn vốn dân cư của NHNo chiếm 57,1% giảm 0,1% so với
cuối năm 2008.
Riêng thị phần dư nợ của Nhno giảm mạnh do thời điểm cuối năm không còn
chỉ tiêu để cho vay. Đến cuối năm thị phần chiếm 48,3% giảm 5,8%.
 Năm 2010
Tổng dư nợ : 6501 tỷ, tăng 753 tỷ, tốc độ tăng 13%. Trong đó:
- Dư nợ nội tệ : 6312 tỷ, chiếm 97,1% tổng dư nợ, tăng 646 tỷ, tốc độ tăng
11,4%.
- Dư nợ ngoại tệ : 189 tỷ, chiếm 2,9% tổng dư nợ, tăng 107 tỷ, tốc độ tăng
130%.
49
- Dư nợ ngắn hạn : 3868 tỷ, chiếm 59,5% tổng dư nợ, tăng 498 tỷ, tốc độ
tăng 15%.
- Dư nợ trung dài hạn : 2633 tỷ, chiếm 40,5% tổng dư nợ, tăng 255 tỷ, tốc
độ tăng 10,7%.
- Dư nợ xấu: 70 tỷ, chiếm 1,08% tổng dư nợ, tăng 23 tỷ, tốc độ tăng 48,9%.
Năm 2010 việc tăng trưởng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời
gian 6 tháng đầu năm không có nguồn vốn để cho vay, đến 6 tháng cuối năm có
đủ nguồn vốn để cho vay thì nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng lại giảm thấp
do tác đọng của lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa và lãi suất ngân
hàng tăng cao gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với nhiều giải
pháp tích cực phù hợp với tình hình thực tế, NHNo Quảng Xương vẫn tăng
trưởng được dư nợ cả nội tệ và ngoại tệ theo chỉ tiêu kế hoạch trung ương giao;
đến cuối năm đã trình tổng giám đốc bổ sung thêm 2 tỷ kế hoạch dư nợ nội tệ và
6 triệu USD, chi nhánh đã thực hiện đạt kế hoạch.
So sánh với các năm trước, mức tăng trưởng dư nợ 753 tỷ ( tốc độ tăng
13%) không phải là cao, song trong bối cảnh của năm 2010 thì mức tăng trưởng
như vậy cũng là một thành công trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Cơ cấu dư nợ đã có sự điều chỉnh theo sự biến động của cơ cấu nguồn
vốn: tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn nội tệ đã giảm từ 41,4% (2009) xuống còn
40,5%
Ngoài ra đã tăng trưởng mạnh được dư nợ cho vay ngoại tệ nhằm sử dụng
có hiệu quả hơn nguồn vốn ngoại tệ huy động ở địa phương. Tỷ trọng dư nợ
ngoại tệ năm 2010 được nâng lên 2,9% ( tăng 130% so với năm 2009)
50
Chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ xấu duy
trì ở mức thấp.
Công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro được quan tâm đúng mức, kết quả thu
hồi nợ đạt doanh số khá lớn, có bước xử lý tích cực đối với các khoản nợ tồn
đọng lớn.
Doanh thu dịch vụ đạt 32,4 tỷ tăng 94% so với năm 2009. Một số loại dịch
vụ đạt kết quả khá cao như: dịch vụ kiều hối đạt doanh số 31 triệu USD, tăng
23% so với năm 2009, doanh thu dịch vụ 2,1 tỷ.
Dịch vụ mua bán ngoại tệ đạt doanh số 54 triệu USD, tăng 33%; thu dịch vụ
11,5 tỷ. Hoạt động dịch vụ có bước phát triển tích cực, doanh thu dịch vụ đạt tốc
độ tăng trưởng cao
 Năm 2011
Tổng dư nợ : 7432 tỷ, tăng 395 tỷ, tốc độ tăng 14,3%. Trong đó:
- Dư nợ nội tệ : 7209 tỷ, chiếm 97% tổng dư nợ, tăng 897 tỷ, tốc độ tăng
14,2%.
- Dư nợ ngoại tệ : 223 tỷ, chiếm 3% tổng dư nợ, tăng 34 tỷ, tốc độ tăng
18%.
- Dư nợ ngắn hạn : 4481 tỷ, chiếm 60,3% tổng dư nợ, tăng 613 tỷ, tốc độ
tăng 15,8%.
- Dư nợ trung, dài hạn : 2951 tỷ, chiếm 39,7% tổng dư nợ, tăng 318 tỷ, tốc
độ tăng 12,1%.
- Dư nợ xấu : 104 tỷ, chiếm 1,41% tổng dư nợ, tăng 34 tỷ, tốc độ tăng
48,6%.
51
Mặc dù năm 2011, nguồn vốn cho vay hết sức khó khăn, phải chấp hành
cân đối dư nợ theo tín độ tăng trưởng nguồn, song do làm tốt công tác huy động
vốn ngay từ đầu năm và tranh thủ được nguồn vốn từ trung ương nên đã đạt
được mức tăng trưởng tín dụng cao nhất từ trước đến nay ( năm 2011 tăng 931
tỷ, năm 2010 753 tỷ, năm 2009 : 804 tỷ )
Dư nợ bình quân cả năm tăng trưởng rất cao so với các năm trước, tạo
điều kiện tăng thêm nguồn thu tài chính( dư nợ bình quân năm 2011 tăng 1434 tỷ
= 24,4%, năm 2010 tăng 693 tỷ = 13,4%, năm 2009 tăng 781 tỷ =23,5%)
Chất lượng tín dụng được quan tâm củng cố chấn chỉnh. Mặc dù thực hiện
phân loại nợ tự động trên hệ thông IPCAS song dư nợ xấu vẫn duy trì ở mức
thấp, đảm bảo chất lượng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được.
Doanh thu dịch vụ đạt 35 tỷ, tăng 8,6%, tốc độ tăng 32% so với năm 2010.
Tỷ trọng thu ngoài tín dụng chiếm 14,6% ( tăng 4% so với năm 2010), bên cạch
các dịch vụ truyền thống, ngân hàng đã phát triển được các sản phẩm mới, tạo
tiền đề để tăng doanh thu trong các năm tiếp theo.
Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống tăng trưởng khá : dịch vụ chuyển
tiền đạt 13,8 tỷ ( tăng 4,5 tỷ =48%), dịch vụ bảo lãnh đạt 6,4 tỷ ( tăng 3 tỷ =
89%), dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được dự báo là sẽ suy
giảm nhiều do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên với nhiều giải pháp
phù hợp với diễn biến thị trường, nên kết quả vẫn đạt doanh thu 11,3 tỷ ( chỉ
giảm 1,4 tỷ so với năm 2010) và chiếm tỷ trọng 32% tổng thu dịch vụ
52
Dịch vụ bảo hiểm ABIC tuy mới triển khai song Quảng Xương luôn là
một trong những đơn vị có kết quả thực hiện tốt nhất, hứa hẹn tiềm năng phát
triển trong những năm tiếp theo.
2.1.3.3. Công tác thanh toán.
Với chức năng trung tâm thanh toán của nền kinh tế, ngân hàng luôn chú
trọng và phát triển công tác thanh toán, nó không những góp phần làm tăng chu
chuyển vốn của nền kinh tế mà còn không ngừng nâng cao vai trò, uy tín của
ngân hàng.
Năm 2011, NHNo Quảng Xương đã thực hiện tốt công tác thanh toán vốn
giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng như các ngân hàng nông nghiệp trong cùng
hệ thống không để xảy ra nhầm lẫn sai sót. Đặc biệt công tác thanh toán điện tử
và giao dịch tức thời trên máy vi tính đã đáp ứng được yêu cầu chuyển tiền
nhanh cho khách hàng, ngày càng được khách hàng tin tưởng và đến giao dịch.
 Kết quả tài chính:
Năm 2011 chênh lệch thu chi nội bảng đạt 157 tỷ, đạt 94% so với kế
hoạch.
Quỹ thu nhập đạt 159,7 tỷ , quỹ lương được chi 81,5 tỷ đạt hệ số 0,96
Mặc dù chênh lệch lãi suất bị suy giảm gần 30% so với năm 2010, song do
thường xuyên quan tâm khai thác triệt để tất cả các nguồn thu, đặc biệt là các
nguồn thu còn tồn đọng từ các năm trước nên đã ổn định được kết quả tài chính,
53
đảm bảo đủ lương V1 +V2. Đây là thành công đáng ghi nhận nhất trong năm
2011
2.2. Thực trạng kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng
Xương.
2.2.1. Tình hình kế toán cho vay nói chung.
Năm 2011 dư nợ hộ sản xuất 4566 tỷ, tăng 366 tỷ, chiếm tỷ trọng 70,2% .
Như vậy công tác kế toán cho vay tại NHNo Quảng Xương chủ yếu là cho vay
hộ sản xuất, đây là hình thức được khách hàng chuyên dùng và phù hợp với đặc
điểm tình hình phát triển kinh tế huyện Quảng Xương.
Thời hạn cho vay gắn liền với chu kỳ sản xuất, áp dụng thời gian lưu vụ
nhưng thời hạn cho vay không quá 12 tháng đối với các khoản vay ngắn hạn, từ
12 đến dưới 60 tháng đối với các khoản vay trung và dài hạn và trên 60 tháng đối
với cho vay dài hạn. Khi nhận được hồ sơ vay vốn, kế toán cho vay thực hiện
những công việc chủ yếu như:
- Xác nhận hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp lệ, đầy đủ. Kiểm soát
chứng từ chặt chẽ trước khi giải ngân.
- Hạch toán các khoản tiền vay kịp thời, chính xác trong quá trình sử dụng
vốn, kể từ khi giải ngân đến khi khoản vay được hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
- Các chứng từ được sắp xếp một cách khoa học, bảo quản cẩn thận để đảm
bảo công tác thu hồi nợ nhanh chóng và bảo vệ tài sản của ngân hàng và khách
hàng vay vốn. Cuối tháng sao kê với sổ phụ phải khớp nhau.
54
Việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho vay diễn ra tốt thì việc đảm bảo
về mặt pháp lý các khoản cho vay của ngân hàng càng tốt vì ngân hàng đều phải
dựa vào các loại chứng từ hoạt động của kế toán cho vay, mọi liên hệ giữa khách
hàng và thu ngân về thu nợ, thu lãi cho các khoản vay đều thông qua các chứng
từ cho vay đó. Ngay cả việc xử lý những khoản vay không thực hiện đúng theo
hợp đồng tín dụng cũng phải căn cứ trên những từ gốc và chứng từ ghi sổ của
ngân hàng
2.2.2. Vấn đề lưu trữ hồ sơ vay vốn của kế toán cho vay.
Theo Điều 16 trong quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHO của chủ tịch Hội
Đồng Quản Trị NHNo Việt Nam ban hành về “Quy định cho vay đối với khách
hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”
quy định về hồ sơ cho vay:
Tùy theo loại khách hàng, loại cho vay, phương thức cho vay, bộ hồ sơ
cho vay khách hàng và ngân hàng lập như sau :
 Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho NHNo cho vay:
 Đối với tổ chức : Tùy theo loại hình tổ chức, nếu thiết lập quan hệ tín dụng
lần đầu phải gửi đến NHNo các giấy tờ sau:
 Hồ sơ pháp lý (bản sao chứng nhận của cơ quan công chứng):
- Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có);
- Điều lệ doanh nghiệp hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều
55
lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy phép/ chứng chỉ hành nghề ( đối với ngành nghề theo quy định phải
có);
- Giấy chứng nhận đầu tư;
- Quyết định giao vốn/ Biên bản góp vốn;
- Danh sách thành viên sáng lập;
- Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có);
- Các giấy tờ khác.
 Hồ sơ kinh tế:
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ;
- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất;
- Các loại báo cáo kế toán theo yêu cầu của NHNo ( Bảng cân đối kế toán,
báo cáo quyết toán 2 năm liền kề, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán…).
 Hồ sơ vay vốn:
- Giấy đề nghị vay vốn( theo mẫu);
- Dự án, phương án sản suất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có
liên quan đến dự án, phương án
- Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên
quan đến sử dụng vốn vay ( xuất trình khi giải ngân tiền vay);
56
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp
hoặc tổ chức về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để
vay vốn.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định ( giấy chứng nhận
QSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo
cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản trong
tương lai…)
 Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
 Hồ sơ pháp lý:
- Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu (nếu có) – đối
với đại diện hộ gia đình, cá nhân – để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn;
- Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) – bản photo có chứng nhận của cơ
quan công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn;
- Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện (tổ trưởng tổ hợp tác/ thành
viên khác trong gia đình) giao dịch với NHNo;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp
tác có đăng ký kinh doanh).
 Hồ sơ vay vốn:
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực
57
hiện bảo đảm bằng tài sản:
+ Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
- Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ những hộ trên )
+ Giấy đề nghị vay vốn;
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
Ngoài các hồ sơ vay vốn đã quy định ở trên, đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn, phải có thêm: Biên bản thành
lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên;
- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp, phải có thêm: Hợp
đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư tiền
vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận
khoán.
Khách hàng là người hưởng lương, khách hàng vay vốn phục vụ đời sống
phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định ( xác nhận của cơ quan quản
lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập…) NHNo có thể thỏa thuận
(bằng văn bản) với người vay vốn và các cơ quan quản lý trên về việc người vay
ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trích thu nhập của mình trả nợ cho ngân hàng.
58
Khách hàng vay mua cổ phần, vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua
nhà ở: Tùy theo từng đối tượng cho vay, Tổng giám đốc hướng dẫn cụ thể bộ hồ
sơ khách hàng cần lập và gửi cho ngân hàng.
 Hồ sơ do ngân hàng lập:
 Báo cáo thẩm định, tái thẩm định;
 Biên bản họp hội đồng tư vấn tín dụng (nếu có);
 Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (nếu có);
 Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt
hạn mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn….
 Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập
 Hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn;
 Giấy nhận nợ;
 Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng
theo quy định;
 Biên bản kiểm tra sau cho vay;
 Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro);
 Các giấy tờ khác.
Đối với khoản vay theo quyết định, chỉ định của Chính phủ NHNN Việt
Nam
59
Thực hiện bộ hồ sơ cho vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt
Nam; trường hợp Chính phủ, NHNN Việt Nam không quy định thì thực hiện
theo các quy định trên.
Như vậy để có được một hợp đồng tín dụng, giữa ngân hàng và khách
hàng đòi hỏi phải có số lượng lớn các giấy tờ đảm bảo tiền vay. Về phía ngân
hàng, việc sử dụng nhiều giấy tờ sẽ đảm bảo an toàn hơn cho từng món vay, do
đó trong kế toán cho vay, đặc biệt là trong cho vay đối với hộ sản xuất, việc lưu
giữ hồ sơ chính là lưu giữ những chứng từ quan trọng và không chỉ lưu giữ đơn
thuần mà chính là bảo quản một khối lượng tài sản lớn của Ngân hàng, qua đó bộ
phận kế toán phải luôn theo dõi, kiểm tra thu hồi vốn đúng hạn cả gốc và lãi. Hồ
sơ kế toán lưu giữ bao gồm : hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn… Hợp đồng tín dụng
được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng phải đầy đủ nội dung, hợp lệ, hợp
pháp bao gồm : điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải
ngân, lãi suất, giá trị tài sản đảm bảo, các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo…..
Bộ phận kế toán sau khi nhận hồ sơ của bên tín dụng chuyển đến phải
kiểm tra xác thực lại thông tin trên hồ sơ, sau khi kiểm tra lại thấy đủ điều kiện
thì kế toán tiến hành đăng ký số khế ước cho khách hàng, và sổ đăng ký số khế
ước.
Đối với NHNo Quảng Xương, bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn
thận, chu đáo, dễ tìm, bảo đảm an toàn tuyệt đối, có danh mục theo dõi đối với
mỗi khách hàng vay vốn và được lưu giữ tại phòng Kế toán, phòng Tín dụng.
Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất,
thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ.
60
Phòng kế toán lưu giữ các hồ sơ sau: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và các
loại giấy tờ khác.
Việc lưu giữ theo danh mục hồ sơ được thực hiện trên máy vi tính.
Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng được
lưu giữ tại kho theo chế độ quy định như đối với các giấy tờ có giá.
Đối với hồ sơ do kế toán lưu giữ , khi cần, cán bộ tín dụng sử dụng bản
sao; việc xuất hồ sơ gốc phải có lệnh của Giám đốc NHNo Quảng Xương.
2.2.3. Việc tôn trọng tính pháp lý của chứng từ kế toán cho vay.
Bộ chứng từ để nhận tiền vay bao gồm chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ và
các chứng từ có liên quan. Trên các sổ vay, chứng từ cho vay phải có đầy đủ chữ
ký của hai bên.
 Phía đơn vị vay phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị vay hoặc người
được ủy quyền ( phải có giấy ủy quyền) chữ ký của kế toán trưởng hoặc người
ủy quyền (nếu là doanh nghiệp tư nhân không đăng ký chữ ký ở ngân hàng thì
không cần chữ ký cuả kế toán trưởng ). Các chữ ký này được đăng ký ở ngân
hàng trong bộ hồ sơ xin mở tài khoản. Các chữ ký phải cùng là người, cùng mẫu.
 Về phía ngân hàng : đối với những khoản vay trong mức phán quyết phải
có chữ ký của cán bộ tín dụng thẩm định, trưởng phòng tín dụng, giám đốc ngân
hàng hoặc người có thẩm quyền. Đối với các khoản vay trên mức phán quyết
ngoài chữ ký của những người liên quan thì phải có sự phê duyệt của cấp trên
cao hơn.
Cán bộ kế toán ghi và theo dõi quá trình rút vốn từ khế ước cho vay, đồng
thời tổ chức lưu trữ bảo quản đầy đủ bộ chứng từ thuộc kế toán cho vay.
61
Chứng từ ghi sổ sau khi hạch toán song phải lưu nhật ký chứng từ : chứng
từ gốc lưu trong hồ sơ riêng theo từng đơn vị, từng loại vay bảo đảm khớp đúng
giữa số dư hai bảng kê khế ước với số dư trên sổ phụ tài khoản tiền vay.
2.2.4. Kế toán giai đoạn giải ngân.
Công việc giải ngân được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng đã đánh
giá thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng và được giám đốc phê
duyệt, kế toán sẽ nhập thông tin về đối tượng, điều kiện vay vốn, thời hạn cho
vay…vào hồ sơ lưu trữ trên máy. Sau khi hồ sơ tín dụng đã đầy đủ thông tin, chữ
ký của các bên liên quan thì kế toán mới tiến hành giải ngân.
Số tiền trên chứng từ làm căn cứ cho kế toán giải ngân, hạch toán :
Nợ TK cho vay thích hợp (của đơn vị hay cá nhân )
Có TK tiền mặt, tiền gửi thanh toán..
Đồng thời lập phiếu nhập TK ngoại bảng Tài sản thế chấp cầm cố nếu đơn
vị cho vay có tài sản cầm cố.
Kế toán cho vay phải theo dõi và ghi chép trên hợp đồng tín dụng, lấy chữ
ký của người vay đầy đủ và đúng quy định.
Giao một sổ vay vốn( hay thẻ lưu) cho khách hàng giữ, một sổ vay để kế
toán lưu sao quá trình thu hồi nợ và lãi hàng tháng, kèm theo đó một số giấy tờ
giải ngân như : giấy lĩnh tiền vay, phiếu chi, giấy đề nghị kiêm phương án vay
vốn được kế toán sử dụng làm chứng từ giải ngân giao dịch hàng ngày. Các loại
giấy tờ khác được sử dụng làm hồ sơ vay của khách hàng, được cất giữ và lưu
62
trữ theo quy định. Bên cạnh đó, hồ sơ của khách hàng vay cũng phải đầy đủ chữ
ký của người thừa kế hợp pháp.
Trong trường hợp khách hàng vay theo hạn mức tín dụng, kể từ lần thứ hai
giải ngân kế toán cho vay phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền vay đã giải ngân
các đợt không được vượt quá số tiền cho vay đã ký trên hợp đồng tín dụng.
Tại Chi nhánh NHNo Quảng Xương, nghiệp vụ cho vay chủ yếu được giải
ngân bằng tiền mặt. Đa số khách hàng là hộ tư nhân, cá thể vay vốn để phát triển
sản xuất, chăn nuôi, phục vụ đời sống nên không có tài khoản riêng tại ngân
hàng. Việc vay vốn bằng tiền mặt thuận tiện cho khách hàng trong việc chi tiêu,
sử dụng vốn vay nhưng hình thức này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong
việc kiểm soát mục đích vay, vì do không có tài khoản nên nhiều khách hàng
không biết sử dụng số tiền vay hợp lý với phương án sản xuất kinh doanh dẫn
đến ngân hàng có nguy cơ rủi ro hơn trong việc thu hồi nợ.
Thực hiện nghiêm túc định hướng của ngành là tăng trưởng tín dụng phải
đảm bảo an toàn hiệu quả, gắn liền công tác tín dụng với phát triển kinh tế xã
hội. Trên cơ sở bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế do huyện đề ra, NHNo
Quảng Xương đã mở rộng mạng lưới hoạt động, đến nay vốn tín dụng ngân hàng
đã đầu tư đến gần 90% các hộ trong xã trên địa bàn huyện.
Nhìn chung, từ khi NHNo Quảng Xương triển khai cho vay hộ sản xuất,
bước đầu đã đúc kết được kinh nghiệm về kinh nghiệm về quá trình cho vay hộ
sản xuất. Thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, góp phần từng bước hình
thành các vùng kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn
huyện. Đồng thời góp phần củng cố các đoàn thể xã hội, hạn chế cho vay nặng
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 

What's hot (20)

Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
Luận văn: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ p...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
Đề tài: Hoạt động thực tập thực tế tại Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB - ...
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đĐề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả huy động tiền gửi tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàn...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABankĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
 
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAYĐề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 

Similar to Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...TieuNgocLy
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
Nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp ...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp t...
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 
BTNV.docx
BTNV.docxBTNV.docx
BTNV.docx
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Agribank Mê Linh - Gửi miễ...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng VietcombankĐề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Hoạt động cho vay mua ô tô tại ngân hàng Vietcombank
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG TM...
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thô...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP...
 
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
Đề tài: Phân tích quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMC...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 

Đề tài: Giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Agribank

  • 1. 1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- NGUYỄN HỮU LƯỢNG Lớp : CQ 46/15.03 Đề tài : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : Ngân Hàng Hà Nội – Năm 2012
  • 2. 2 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- NGUYỄN HỮU LƯỢNG Lớp : CQ 46/15.03 Đề tài : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI CHI NHÁNH HÀ NỘI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành : Ngân Hàng Người hướng dẫn khoa học: Th.s Trần Thị Thu Hiền Hà Nội – Năm 2012
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Mọi số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn : Nguyễn Hữu Lượng
  • 4. 4 DANH MỤC VIẾT TẮT 1. NHTM : Ngân hàng thương mại 2. NHNN : Ngân hàng nhà nước 3. TCTD : Tổ chức tín dụng 4. KBNN : Kho bạc nhà nước 5. UBND : Ủy ban nhân dân 6. NHNN&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 7. HĐTD : Hợp đồng tín dụng 8. HĐQT : Hội đồng quản trị 9. TK : Tài khoản 10.NV : Nghiệp vụ 11. CNH- HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
  • 5. 5 MỤC LỤC Lời mở đầu......................................................................................................7 Chương 1. Cơ sở lý luận chung về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại. 10 1.1.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại..........................................10 1.1.1. Ngân hàng thương mại..........................................................................10 1.1.2.Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. .......................................14 1.2.Lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại....................20 1.2.1.Những vấn đề chung về kế toán cho vay.................................................20 1.2.2.Những lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại…..29 1.3.Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại.................................................................................................................38 1.3.1.Đối với ngân hàng thương mại. ..............................................................38 1.3.2.Đối với nền kinh tế................................................................................38 Chương II. Tình hình kế toán cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Quảng Xương – Thanh Hóa. ................................................................40 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quảng Xương…. ......................................................................................................40 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh huyện Quảng Xương...........................................................................................................40 2.1.2. Mô hình tổ chức...................................................................................42 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua...........................................43 2.2. Thực trạng kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương. ...........53 2.2.1. Tình hình kế toán cho vay nói chung. ....................................................53 2.2.2. Vấn đề lưu trữ hồ sơ vay vốn của kế toán cho vay..................................54
  • 6. 6 2.2.3. Việc tôn trọng tính pháp lý của chứng từ kế toán cho vay.......................60 2.2.4. Kế toán giai đoạn giải ngân...................................................................61 2.2.5. Kế toán giai đoạn thu nợ.......................................................................63 2.2.6. Kế toán giai đoạn thu lãi. ......................................................................65 2.2.7. Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn..................................................67 2.2.8. Vấn đề trả nợ gốc trước hạn đối với cho vay từng lần.............................70 2.2.9. Mối quan hệ giữa cán bộ kế toán và cán bộ tín dụng. .............................72 2.2.10. Áp dụng tin học vào công tác kế toán cho vay......................................72 2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương...........................................................................................................73 2.3.1 Kết quả đạt được...................................................................................73 2.3.2 Hạn chế ................................................................................................74 2.3.3 Nguyên nhân.........................................................................................76 Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Quảng Xương......................................................77 3.1. Định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới. .....................................77 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương – Thanh Hóa............................................................79 3.2.1. Kiểm tra giám sát vốn vay. ...................................................................79 3.2.2. Các quy định về lãi suất........................................................................82 3.2.3. Rút gọn thủ tục cho vay........................................................................83 3.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên....................................................83 3.2.5. Ứng dụng tin học vào kế toán cho vay...................................................85 3.3. Một số kiến nghị.....................................................................................86
  • 7. 7 Lời mở đầu Qua hơn 30 năm thực hiện đổi mới đất nước chúng ta đã khẳng định được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng khá cao, đời sống người dân ngày một được cải thiện. Trong những thành tựu đó bước phát triển hiệu quả của công tác tài chính đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, ổn định tiền tệ và hạn chế lạm phát. Khác với chế độ bao cấp, khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thích ứng với nhiều sự tác động mới, đó là các quy luật kinh tế khách quan như quy luật cạnh tranh, cung – cầu... điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tính linh hoạt trong việc chế tạo và sản xuất sản phẩm, vừa cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, vừa cạnh tranh trong giá cả, đồng thời doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng lao động, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý, chế độ hạch toán kế toán, cải tiến máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất hợp lý. Để thực hiện được những hoạt động trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính vững mạnh, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thỏa mãn được nhu cầu về vốn, do đó để giải quyết khó khăn các doanh nghiệp có thể đến các ngân hàng xin vay vốn, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Do đối tượng kinh doanh là tiền, vì đặc thù kinh doanh là đi vay để cho vay, ngân hàng không chuyển giao quyền sở hữu mà chỉ chuyển giao quyền sử
  • 8. 8 dụng cho người vay nên độ rủi ro thất thoát vốn của ngân hàng vẫn là nguy cơ thường xuyên khi ngân hàng không thu được vốn vay đúng hạn cả gốc và lãi. Để không xảy ra tình trạng trên thì ngân hàng phải có quá trình theo dõi chặt chẽ từ quá trình giải ngân, thu nợ gốc và lãi định kỳ và tất toán, đây là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong công tác kế toán ngân hàng. Với nền kinh tế thị trường như hiện nay mọi người được tự do sản xuất kinh doanh kể cả doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, cá thể… do đó nhu cầu vốn ngày càng tăng cao nên rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không tránh khỏi, công tác kế toán cho vay các đơn vị ngoài quốc doanh ngày càng phức tạp và khó khăn hơn. Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán cho vay nên trong những năm đổi mới nhà nước ta nói chung cũng như các ngân hàng nói riêng đã tập trung giải quyết, hoàn thiện chế độ kế toán cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế nên kế toán cho vay đã thu được kết quả bước đầu. Tuy vậy kế toán cho vay nói chung và kế toán cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng là mặt nghiệp vụ kế toán phức tạp nên còn có những tồn tại cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác công tác kế toán. Qua nghiên cứu và thời gian thực tập thực tế tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quảng Xương em đã thấy rõ được tầm quan trọng của công tác kế toán cho vay. Để phản ánh kết quả học tập trong thời gian qua em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp kế toán nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Quảng Xương – Thanh Hóa” làm chuyên đề luận văn tốt nghiệp.
  • 9. 9 Bài luận văn ngoài phần mở đầu và mục lục được chia thành 3 phần chính như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận chung về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại. Chương 2. Tình hình kế toán cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Quảng Xương Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Quảng Xương. Vì tính chất phức tạp của nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cũng như khả năng còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn để bài luận được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn các anh chị, cô chú ở PGD đã tạo điều kiện hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS Hà Minh Sơn đã hướng dẫn và cho em những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình thực tập và viết luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn !
  • 10. 10 Chương 1. Cơ sở lý luận chung về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại. 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 1.1.1. Ngân hàng thương mại. 1.1.1.1. Khái niệm. Để đưa ra khái niệm về ngân hàng thương mại, người ta phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động. Xuất phát từ những điểm trên, Luật Ngân hàng của nhiều quốc gia đã đưa ra những khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại. Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng phân tích nội dung của các khái niệm đó ta cũng nhận thấy được các ngân hàng thương mại đều có chung các tính chất đó là việc nhận tiền gửi để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng. Ở Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp, đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. các doanh nghiệp đều được tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hóa phát triển dẫn đến nhu cầu một lượng vốn lớn để lưu thông hàng hóa, điều tất yếu là đòi hỏi sự ra đời của các tổ chức tín dụng.
  • 11. 11 Theo luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì : “ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.” Để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân. Việc đưa ra khái niệm rõ ràng về ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết. Theo Pháp lệnh của Ngân hàng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hàng ngày 24/05/1990 : “ Ngân hàng Thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.” Hay theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 “ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. ” Như vậy, Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thông qua các nghiệp huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay, đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác. Từ định nghĩa chung về Ngân hàng thương mại, căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động Luật các TCTD năm 2010 còn chỉ rõ các loại hình ngân hàng
  • 12. 12 gồm : Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác xã… và các loại hình ngân hàng khác. 1.1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại.  Hoạt động huy động vốn : Vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng. Thực chất nguồn vốn của ngân hàng một bộ phận thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất , phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau. Nhìn chung, vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định việc thực hiện các chức năng của NHTM. Xuất phát từ vai trò và tính chất vốn như vậy, nghiệp vụ huy động vốn hay nghiệp vụ tạo lập vốn luôn được xem là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của NHTM. Ngoài vốn điều lệ ban đầu thì mỗi ngân hàng phải thường xuyên chú trọng đến việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Thông thường nguồn vốn của NHTM bao gồm : vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và một số loại vốn khác. Mỗi loại vốn đều có tính chất, vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM và trong suốt quá trình hoạt động của mình các nghiệp vụ huy động, tạo lập từng loại vốn kể trên sẽ được tiến hành xen kẽ lẫn nhau tùy thuộc vào yêu cầu của hoạt động kinh doanh và thực trạng vốn hiện có của ngân hàng.
  • 13. 13  Hoạt động sử dụng vốn : Sau khi huy động được vốn, NHTM phải có kế hoạch sử dụng hợp lý đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn sử dụng và khả năng thanh toán. Do vậy khi lập kế hoạch nguồn vốn phải xuất phát từ cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết định cơ cấu, quy mô tài sản Nợ phù hợp với khả năng quản lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng tập trung vào một số hình thức sau :  Nghiệp vụ ngân quỹ : Là hoạt động của ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, bao gồm các quỹ tiền mặt, các khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khác, các khoản tiền đang trong quá trình thu về.  Nghiệp vụ cho vay : Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của NHTM. Các khoản cho vay thường chiếm tỷ trọng lớn từ 60 – 80 % tổng tài sản Có của NHTM và đem lại hơn 60% doanh lợi cho ngân hàng. Đại bộ phận tiền huy động được ngân hàng cho vay theo 2 loại chính là cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và của ngành ngân hàng để tồn tại và không ngừng phát triển lớn mạnh các NHTM còn đưa ra nhiều loại tín dụng khác đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng của các thành phần trong nền kinh tế như tín dụng thông thường cho các đơn vị kinh doanh, tín dụng chứng từ, tín dụng thuê mua…  Nghiệp vụ đầu tư :
  • 14. 14 Hoạt động đầu tư của NHTM diễn ra chủ yếu trên thị trường tài chính thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của ngân hàng từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá mua và bán. Ngoài ra ngân hàng còn có thể tiến hành đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu hoặc hùn vốn, góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp và nhận được cổ tức nếu doanh nghiệp đó làm ăn có lãi.  Nghiệp vụ trung gian: Đây cũng là một trong những nghiệp vụ mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng. Các dịch vụ trung gian thường gặp là dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ cung cấp các công cụ thanh toán, dịch vụ thu hộ - chi hộ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối – thu đổi ngoại tệ, dịch vụ thu mua và bảo lãnh, dịch vụ tư vấn thông tin… Vai trò của các nghiệp vụ trung gian này là bổ sung thêm vào các nghiệp vụ cơ bản, nó tạo giá trị tăng thêm và tạo ra sự khác biệt giữa các NHTM. 1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 1.1.2.1. Khái niệm, phân loại cho vay.  Khái niệm cho vay : Cho vay là một mặt của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông qua hoạt động cho vay ngân hàng thực hiện điều hòa vốn trong nền kinh tế dưới hình thức phân phối nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi huy động được từ trong xã hội ( quỹ cho vay) để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống. Cho vay là quyền của NHTM với tư cách là người cho vay (chủ nợ) yêu cầu khách hàng của mình – người đi vay muốn vay được vốn phải tuân thủ những điều kiện nhất định, những điều kiện này là cơ sở về mặt pháp lý đảm bảo
  • 15. 15 cho người cho vay có thể thu hồi được vốn ( gốc + lãi) sau một thời gian nhất định. Để thu hồi được vốn, các ngân hàng có quyền yêu cầu người đi vay đáp ứng những điều kiện cho vay cụ thể dựa trên những cơ sở mức độ tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Mặt khác, cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng vốn (người vay – khách hàng) sau một thời gian nhất định quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Hay : “ Cho vay là hình thức cấp tín dụng, ngân hàng giao cho khách hàng một số tiền để khách hàng sử dụng trong một thời gian và mục đích nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi “ Qua khái niệm trên cho thấy bản chất của cho vay là một giao dịch về tiền và tài sản trên cơ sở có hoàn trả mà thực chất là sự vay mượn dựa trên cơ sở tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó sự hoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất của cho vay là nguyên tắc để phân biệt phạm trù cho vay với cấp phát của ngân sách nhà nước.  Phân loại cho vay : Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau (có nhiều loại tín dụng khác nhau). Việc áp dụng từng loại cho vay tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng.
  • 16. 16 Có nhiều tiêu thức phân loại cho vay, tuy nhiên trên thực tế, người ta thường phân loại cho vay theo các tiêu thức sau:  Phân loại theo thời hạn cho vay : Cho vay ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn.  Phân loại theo đối tượng cho vay: Cho vay tổ chức và cho vay cá nhân.  Phân loại theo mục đích sử dụng vốn: Cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng.  Phân loại theo phương pháp hoàn trả: Vay trả một lần và vay trả dần.  Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay : Cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm bằng tài sản.  Phân loại theo xuất xứ tín dụng. 1.1.2.2. Nguyên tắc cho vay. Nguyên tắc cho vay có hiệu quả là điều kiện và biện pháp hàng đầu đảm bảo cho ngân hàng duy trì sự tồn tại và phát triển ổn định. Muốn vậy, hoạt động cho vay của ngân hàng phải lành mạnh và có hiệu quả. Cụ thể, các tổ chức tín dụng phải thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của người xin vay trước khi cho vay đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, tuân thủ quy trình cho vay, cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định. Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau : Một là : Sử dụng vốn vay đúng mụcđích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là nguyên tắc cơ bản, vì có sử dụng vốn đúng mục đích thì khách hàng mới có thể thực hiện được dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo lợi
  • 17. 17 ích dự kiến, do vậy mới có thể thu hồi được vốn để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Nguyên tắc nhằm hạn chế rủi ro đạo đức và hạn chế khả năng khách hàng dùng vốn vay để thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm. Hai là : Phải hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn. Nguyên tắc này đảm bảo phương châm hoạt động của ngân hàng là “ đi vay để cho vay” và thực hiện nguyên tắc trong hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi. 1.1.2.3. Điều kiện cho vay. Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể của ngân hàng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng đáp ứng được yêu cầu do ngân hàng đề ra. Điều kiện để vay vốn bao gồm :  Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn : Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Do mỗi khách hàng có một địa vị pháp lý khác nhau nên điều kiện vay vốn cần quy định cụ thể cho từng loại khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Ví dụ với khách hàng là cá nhân và pháp nhân Việt Nam : là pháp nhân thì phải có năng lực pháp luật dân sự ; nếu là cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác và thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.  Có khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết.
  • 18. 18 Khả năng tài chính của khách hàng được thể hiện thông qua mức độ vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống; tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có lãi; cam kết của khách hàng về việc phải mua bảo hiểm đối với tài sản là đối tượng vay vốn (tài sản hình thành sau khi vay) mà theo pháp luật quy định phải mua bảo hiểm. Trường hợp pháp luật không quy định mua bảo hiểm nhưng xét thấy cần thiết phải đảm bảo an toàn vốn vay, các ngân hàng xem xét quyết định khách hàng vẫn phải cam kết mua bảo hiểm đối với đối tượng vay vốn mà pháp luật không bắt buộc phải mua bảo hiểm. Nếu khách hàng không thực hiện đúng cam kết mua bảo hiểm theo hợp đồng thì ngân hàng cho vay được quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ hoặc chuyển nợ quá hạn.  Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Khách hàng không được vay vốn để sử dụng cho các mục đích mà pháp luật cấm như : để mua sắm, chi phí hình thành tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; để thanh toán chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.  Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả. Khách hàng phải có tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định của pháp luật (như có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật ) và khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.
  • 19. 19 Ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các phương án/ dự án vay vốn có hiệu quả kinh tế đảm bảo tạo ra nguồn để trả nợ vay ngân hàng cả nợ gốc và lãi.  Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và theo hướng dẫn của Thống đốc NHNN Việt Nam. Trên cơ sở các điều kiện trên, căn cứ tính chất, quy mô, phạm vi ảnh hưởng của các quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia giao dịch, các ngân hàng cần quy định cụ thể điều kiện vay vốn, đối tượng vay vốn khác nhau cho phù hợp. Ví dụ : liên quan tới thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn thì các giao dịch bảo đảm chịu sự chi phối của Luật đất đai, Luật dân sự còn các quan hệ liên quan tới hoạt động cho vay của ngân hàng chịu sự chi phối của Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. 1.1.2.4. Các quy định khác trong cho vay. Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động cho vay, tránh rủi ro đổ vỡ đối với từng ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, pháp luật cho vay các nước đều có những quy định pháp lý nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay, trong đó ngoài chú trọng các vấn đề về nguyên tắc cho vay có hiệu quả; các điều kiện cho vay vốn thì còn những quy định khác như:  Quy định về đối tượng cho vay.  Quy định về đảm bảo an toàn tín dụng.  Quy định về hợp đồng tín dụng.  Quy định về xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay.
  • 20. 20 1.2. Lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại. 1.2.1. Những vấn đề chung về kế toán cho vay. 1.2.1.1. Khái niệm kế toán cho vay. Kế toán có lịch sử phát triển cùng với nền sản xuất hàng hóa và thực sự đã trở thành lĩnh vực hoạt động chuyên môn quan trọng. Trong lĩnh vực kiến thức, kế toán là một môn khoa học về thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị đó. Vì lẽ đó, kế toán trở thành một công cụ quản lý kinh tế - tài chính rất quan trọng cả tầm vi mô và vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trường, NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài chính – tiền tệ khác phục vụ các nhu cầu quan trọng khác của xã hội và kế toán ngân hàng được sử dụng như một công cụ quan trọng để quản lý hiệu quả các hoạt động kinh doanh và đảm bảo an toàn về tài sản cho các NHTM. Kế toán cho vay là một bộ phận trong kế toán ngân hàng, vì hoạt động cho vay vốn dĩ phức tạp và thường chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động ngân hàng nên góp phần quản lý hiệu quả việc sử dụng vốn vay của ngân hàng không thể không kể đến vai trò của kế toán cho vay. “ Kế toán nghiệp vụ cho vay trong NHTM là việc tổ chức, ghi chép, phản ánh một cách đầyđủ kịp thời, chính xáccác nghiệp vụ cho vay của ngân hàng từ khi giải ngân đến khi hoàn thành thu nợ gốc và lãi”
  • 21. 21 1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay. Để đảm bảo hoạt động cho vay được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo an toàn tài sản và đạt hiệu quả cao. Kế toán cho vay cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đó là :  Ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ chính xác quá trình giải ngân, thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn đối với từng đơn vị khách hàng, từng khoản tín dụng.  Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hồ sơ chứng từ tín dụng để đảm bảo đầy đủ, hợp pháp hợp lệ chấp hành đúng thể lệ tín dụng nhằm bảo vệ an toàn tài sản của ngân hàng, tạo khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi.  Giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng thông qua hoạt động các tài khoản của khách hàng. Phát hiện những nguy cơ gây rủi ro tín dụng trên cơ sở đó làm tham mưu cho bộ phận tín dụng có biện pháp xử lý kịp thời.  Phân loại, tổng hợp số liệu về hoạt động tín dụng để cung cấp những thông tin cần thiết kịp thời cho lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo hoạt động tín dụng một cách hiệu quả. Cùng với bộ phận tín dụng, kế toán cho vay quản lý hoạt động cho vay đem lại hiệu quả cao. Kế toán cho vay cung cấp về thông tin, số liệu kịp thời về những món vay quá hạn, sắp đến hạn thu hồi để cán bộ tín dụng có kế hoạch đôn đốc thu nợ kịp thời. Kế toán cho vay cùng với các kế toán nghiệp vụ khác thông qua hoạt động của mình giúp ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh. Với vai trò quan trọng của mình, hệ thống kế toán ngân hàng nói chung và kế toán cho vay nói
  • 22. 22 riêng cần được hoàn thiện hơn để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của ngành ngân hàng và nền kinh tế. 1.2.1.3. Vai trò của kế toán cho vay.  Kế toán cho vay tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân nhanh chóng nhận được các khoản nợ tín dụng mà ngân hàng đã cam kết để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống.  Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn của ngân hàng vào các ngành kinh tế quốc dân, các thành phần kinh tế nên thông qua số liệu kế toán có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.  Thông qua số liệu kế toán cho vay có thể biết được tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng để từ đó ngân hàng có định hướng hoạt động tín dụng đúng đắn và hiệu quả. Thông qua kế toán cho vay, ngân hàng cũng như bạn hàng của doanh ngiệp đánh giá được khả năng hấp thụ của doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không, để từ đó đánh giá xu thế vận động của doanh nghiệp trên thị trường, giúp cho ngân hàng và bạn hàng của doanh nghiệp có chiến lược đầu tư phù hợp, hiệu quả.  Đứng ở góc độ kế toán khi thu nợ, thu lãi kế toán cho vay đã giúp ngân hàng thu nợ gốc, lãi đầy đủ, chính xác, kịp thời.  Kế toán cho vay là công cụ để đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro góp phần ổn định nguồn thu nhập của ngân hàng. Thông qua việc ghi chép quá trình cho vay, thu nợ, theo dõi kỳ hạn nợ hàng ngày, lưu hồ sơ vay vốn…thể hiện kế toán cho vay bảo vệ an toàn một khối lượng tài sản lớn của bản thân ngân hàng và khách hàng.
  • 23. 23 1.2.1.4. Các phương thức cho vay. Nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng trong việc vay vốn, NHTM đưa ra nhiều phương thức cho vay khác nhau, ở Việt Nam hiện nay, căn cứ theo quyết định số 324/1998/QĐ – NHNN1 của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 30/09/1998 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHTM có thể có các phương thức cho vay sau :  Phương thức cho vay từng lần : Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết (khách hàng lập hồ sơ vay vốn, ngân hàng xét duyệt cho vay…) và ký hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần là hình thức cho vay theo món, khi có nhu cầu khách hàng xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như : thanh toán tiền mua hàng và các chi phí sản xuất kinh doanh khác. Đây là cách thức mà nhiều khách hàng vay vốn sử dụng để tài trợ cho các nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Các khoản vay nhằm các mục đích cụ thể như : tài trợ cho việc mua hàng dự trữ, trả lương đối với các doanh nghiệp, mua giống, phân bón đối với nông dân…hoặc tài trợ cho các nhu cầu về vốn lưu động nói chung. Phương pháp cho vay từng lần áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay và đề nghị vay từng lần hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn ( ví dụ như khách hàng vay xây nhà…).
  • 24. 24 Số tiền cho vay của ngân hàng được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngoài ra còn căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay theo quy định của pháp luật và của ngân hàng cho vay. Nhu cầu vay = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu và vốn huy động khác Nguyên tắc cho vay : Số tiền cho vay mỗi lần không được vượt quá doanh số cho vay. Thời hạn cho vay là thời gian duy trì hạn mức, và kỳ hạn trả nợ gốc được xác định tùy thuộc đặc điểm chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, nguồn thu trả nợ trong thời hạn cho vay. Trong mỗi hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút vốn vay làm nhiều lần tùy theo tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn vay thực tế. Khi rút vốn vay khách hàng phải lập bảng kê rút vốn theo mẫu của ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận. Ngân hàng có thể chấp nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền được rút theo bảng kê rút vốn và số tiền ngân hàng duyệt rút vốn là khoản nợ chính thức của lần rút vốn đó. Việc trả nợ được thực hiện theo lịch trả nợ đã thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng. Khi bất cứ một khoản nợ nào đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết, khách hàng phải chủ động trả cho ngân hàng, nếu khách hàng không chủ động trả nợ thì ngân hàng có quyền trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ.
  • 25. 25 Ngân hàng cũng có thể cho vay theo hình thức “ cho vay trên tài sản ” – loại cho vay được đảm bảo trực tiếp bằng các khoản phải thu hoặc hàng tồn kho của khách hàng. Ngân hàng cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị ghi sổ của các khoản phải thu hoặc trên giá trị hàng tồn kho. Khi thu hồi các khoản phải thu hoặc bán được hàng, khách hàng sẽ trả nợ ngân hàng, trường hợp này giống như chiết khấu bộ chứng từ hàng bán.  Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp dồng tín dụng. Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại, khách hàng được rút tiền để mua hàng dự trữ hoặc tài trợ cho các chi phí kinh doanh khác. Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn – trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất – kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có uy tín với ngân hàng. Quy mô của hạn mức tín dụng được xác định trên cơ sở dự tính về
  • 26. 26 lượng vốn lớn nhất mà doanh nghiệp có thể cần tại bất kể thời điểm nào trong suốt thời gian duy trì hạn mức tín dụng. Nhu cầu vốn vay lớn nhất = ( chi phí sản xuấtcần thiết / vòng quay vốn lưu động) – vốn chủ sở hữu – vốn huy động khác (nếu có) Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ trong đó nêu rõ thời gian trả nợ cho từng khoản rút vốn. Thời gian này xác định căn cứ vào kỳ luân chuyển của đối tượng vay vốn hoặc thời gian vay tiền của khách hàng. Khi cho vay theo hạn mức tín dụng, có thể ngân hàng sẽ đòi hỏi khách hàng phải trả phí cam kết và yêu cầu khách hàng phải duy trì một số dư tối thiểu về tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Nó được xác định trên tổng hạn mức hoặc theo phần hạn mức chưa được sử dụng. Điều đó giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng tiền vay của ngân hàng được chặt chẽ hơn cũng như nâng cao trách nhiệm của người vay trong quá trình sử dụng vốn. Ngoài 2 phương pháp cho vay chính, NHTM còn có những hình thức như:  Phương thức cho vay thấu chi: Cho vay thấu chi là ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt mức số dư Có trên tài khoản vãng lai tới một hạn mức nhất định trong giới hạn quy định. Khi đó, giới hạn chi tiêu của khách hàng chính là số dư Có thực tế trên tài khoản vãng lai cộng với hạn mức thấu chi.
  • 27. 27 Tiền vay được rút trực tiếp từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, lãi tiền vay phải trả được tính theo số dư nợ thực tế trên tài khoản. Khách hàng có thể hoàn trả số tiền vay vào bất kỳ lúc nào bằng việc gửi tiền vào tài khoản.  Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết bảo đảm cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định trong một thời hạn nhất định. Khách hàng phải trả phí cam kết cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng được sử dụng. Căn cứ nhu cầu cho vay của khách hàng, NHNo cho vay và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng : hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng; ngân hàng nơi cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng VND hay ngoại tệ; trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. Mức phí cam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng cho vay. Khi khoản vay theo cam kết được thực hiện, ngân hàng cho vay và khách hàng thực hiện quy trình, thủ tục sơ theo các quy định của từng ngân hàng. Chi nhánh có nhu cầu mở hạn mức tín dụng dự phòng phải trình Tổng giám đốc xem xét quyết định.  Phương thức cho vay trả góp. Đây là hình thức tín dụng mà qua đó ngân hàng cho khách hàng vay để mua tài sản, hàng hóa khi khách hàng không có đủ tiền trả một lúc. Khi vay vốn,
  • 28. 28 ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay sau khi họ trả đủ nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Với hình thức này, để được vay vốn khách hàng phải có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập có cơ sở chắc chắn, ổn định.  Phương thức cho vay hợp vốn : Theo hình thức này, một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Cho vay hợp vốn thường được áp dụng đối với các dự án có nhu cầu vốn lớn, vượt quá khả năng của một ngân hàng hoặc có quy mô rộng mà một ngân hàng khó có thể kiểm soát nổi. Hình thức tín dụng này giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồng thời bổ sung kinh nghiệm kiến thức cho nhau.  Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng được sử dụng sổ vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng cấp phát. Khi phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng cho vay.
  • 29. 29 1.2.2. Những lý luận cơ bản về kế toán cho vay của ngân hàng thương mại. 1.2.2.1. Tài khoản. Hệ thống tài khoản kế toán NHTM là một tập hợp các tài khoản kế toán cần thiết để ghi chép và phản ánh đối tượng của kế toán NHTM. Hệ thống tài khoản kế toán của NHTM và các tổ chức tín dụng do NHNN Việt Nam quyết định, hệ thống được chia thành 2 loại chính : tài khoản nội bảng (từ loại 1 đến loại 8) và tài khoản ngoại bảng (loại 9). Để phản ánh, ghi chép, theo dõi nghiệp vụ cho vay của ngân hàng, kế toán cho vay thường sử dụng 4 nhóm tài khoản như sau :  Nhóm 1 : Tài khoản cho vay: 2xxx Tất cả các tài khoản trên đều được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 3 theo chất lượng tín dụng: - Số thứ 4 là số 1 : vd 2111 – Nợ đủ tiêu chuẩn - Số thứ 4 là số 2 : vd 2112 – Nợ cần chú ý - Số thứ 4 là số 3 : vd 2113 – Nợ dưới tiêu chuẩn - Số thứ 4 là số 4 : vd 2114 – Nợ nghi ngờ - Số thứ 4 là số 5 : vd 2115 – Nợ có khả năng mất vốn.  Nội dung : Nhóm tài khoản này được mở ở tất cả các đơn vị ngân hàng, dùng để phản ánh theo dõi giá trị các khoản cho vay, hạch toán chi tiết theo thời gian, theo loại tiền, theo đối tượng khách hàng.  Kết cấu : - Số phát sinh bên nợ : số tiền cho vay
  • 30. 30 - Số phát sinh bên có : số tiền thu nợ hoặc số tiền chuyển sang tài khoản nợ thích hợp ( cơ cấu lại nợ) - Số dư bên nợ : phản ánh số tiền cho vay hiện có theo chất lượng tín dụng.  Nhóm 2 : Tài khoản cộng dồn dự thu ( TK 394 ) TK 394 – Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng 3941 – Lãi phải thu từ cho vay băng VND 3942 – Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng 3943 – Lãi phải thu từ cho thuê tài chính 3944 – Lãi phải thu từ các khoản trả thay khách hàng.  Nội dung : Nhóm TK này được mở ở tất cả các đơn vị ngân hàng để phản ánh, theo dõi số lãi cộng dồn dự thu tính trên các khoản cho vay đủ tiêu chuẩn ( nhóm 1 )  Kết cấu : - Số phát sinh bên nợ : Lãi dự thu - Số phát sinh bên có : Lãi thực tế thu được ( thu đúng theo hợp đồng) và lãi thoái thu ( dồn tích nhưng đến hạn không trả) - Số dư bên nợ : Lãi dự thu chưa thu được ( lãi còn phải thu)  Nhóm 3 : Tài khoản dự phòng rủi ro.
  • 31. 31 Là tài khoản loại 2 nhưng số thứ 3 là số 9 bao gồm :TK 209, 219, 229, 239, 249, 259, 269,279 TK 2x9 – Dự phòng rủi ro 2x91 – Dự phòng cụ thể 2x92 – Dự phòng chung  Nội dung: Nhóm TK này được mở ở tất cả các đơn vị ngân hàng để phản ánh theo dõi giá trị các khoản dự phòng cho hoạt động tín dụng.  Kết cấu : - Số phát sinh bên có : Số dự phòng được trích lập. - Số phát sinh bên nợ : Sử dụng dự phòng để bù đắp rủi ro và hoàn nhập dự phòng thừa. - Số dư bên có : Số dự phòng hiện có  Nhóm 4 : Tài khoản liên quan.  Tài khoản nội bảng - TK 7020 : TK thu lãi cho vay - TK 1011, 1031 : TK tiền mặt bằng VND, ngoại tệ tại đơn vị - TK 4211, 4221 : TK tiền gửi thanh toán của khách hàng trong nước bằng VND, ngoại tệ - TK 5111, 5112. : TK liên ngân hàng đi - TK 8822 : TK chi phí dự phòng - TK 3870 : TK tài sản đảm bảo gán xiết nợ
  • 32. 32 - TK 4591 : TK tiền thu do bán tài sản đảm bảo - TK 7900/8900 : TK thu nhập bất thường/ chi phí bất thường  Tài khoản ngoại bảng - TK 99x : TK tài sản đảm bảo 994 : Tài sản đảm bảo 995 : Tài sản đảm bảo đã chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng - TK 94x : TK lãi treo ( lãi còn phải thu ) 941 : Lãi còn phải thu bằng VND 942 : Lãi còn phải thu bằng ngoại tệ 1.2.2.2. Chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán là văn bản xác nhận việc hoàn thành một nghiệp vụ kinh tế tài chính nào đó, là phương tiện để thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng, là cơ sở pháp lý để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản hoặc sổ sách kế toán. Trong nghiệp vụ kế toán cho vay, ngoài 4 bộ chứng từ nói chung ( bộ chứng từ tiền mặt, bộ chứng từ chuyển khoản, bộ chứng từ liên ngân hàng,và bộ chứng từ bảng kê) ngân hàng còn sử dụng bộ chứng từ riêng như : - Hợp đồng tín dụng - Đơn xin vay kiêm khế ước nhận nợ - Chứng từ hàng hóa
  • 33. 33 1.2.2.3. Quy trình kế toán.  Quy trình kế toán cho vay thông thường ( cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước) NV1 : Tùy thuộc vào từng hợp đồng vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay mà ngân hàng có thể giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần cũng như yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản đảm bảo (TSĐB). Nếu có thế chấp TSĐB thì ngân hàng hạch toán : Nhập TK 994 : giá trị TSĐB NV2 : Khi ngân hàng giải ngân, căn cứ vào số tiền giải ngân thực tế ngân hàng hạch toán : Nợ TK 2111( ct khách hàng) : số tiền thực tế Có TK liên quan ( 1011, 4211, 5111…) : số tiền thực tế NV3 : Hàng ngày ngân hàng tính lãi dồn tích ( lãi dự thu) Số tiền lãi = số dư nợ x thời gian dư nợ x lãi suất theo thỏa thuận Ngân hàng hạch toán : Nợ TK 3941: lãi dự thu Có TK 7020 : lãi dự thu NV4 : Khi đến hạn thu nợ, căn cứ vào số tiền thu nợ ngân hàng hạch toán
  • 34. 34 Nợ TK liên quan (1011, 4211…) : tổng số tiền thu về Có TK 2111 : số tiền gốc Có TK 3941 : số tiền lãi Nếu khách hàng thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì việc cho vay sẽ kết thúc, ngân hàng sẽ Xuất TK 994 : giá trị TSĐB trả lại cho khách hàng và tất toán hồ sơ vay vốn. NV5 : Nhưng khi khách hàng đến hạn mà không trả được nợ, căn cứ quyết định của hợp đồng tín dụng về phân loại nợ, kế toán sẽ hạch toán: - Số tiền gốc : chuyển sang nhóm nợ khác ( cơ cấu nợ ) Nợ TK 2112/2113/2114/2115 : số tiền gốc quá hạn Có TK 2111/2112/2113/2114: số tiền gốc quá hạn - Số tiền lãi : thoái thu số lãi chưa thu được Nợ TK 8900 : số lãi quá hạn Có TK 3941 : số lãi quá hạn Đồng thời Nhập TK 941 : số lãi quá hạn Hoặc có thể không cần thoái lãi mà chỉ Nhập TK 941 và tiếp tục theo dõi số lãi đó ( thường được áp dụng ) NV6 : Trích lập dự phòng
  • 35. 35 Căn cứ vào số dư nợ của từng nhóm cũng như quy định về trích lập dự phòng, kế toán hạch toán Nợ TK 8822 : số tiền trích lập Có TK 2191/2192 : số tiền trích lập NV7 : Thu nợ quá hạn Căn cứ vào số tiền thực tế thu được, kế toán hạch toán Nợ TK liên quan (1011…) : tổng số tiền thu được Có TK 2112/2113/2114/2115 : số tiền gốc qúa hạn Có TK 3941 : số tiền lãi quá hạn Có TK 7020 : thu nhập từ nợ quá hạn Xuất TK 941 : số tiền lãi quá hạn Hầu hết ở các ngân hàng, mức lãi quá hạn = 150% lãi suất trong hạn Xuất TK 994 : Giá trị TSĐB NV8 : Khi khách hàng không trả được nợ, gán TSĐB cho ngân hàng hoặc ngân hàng siết nợ thì căn cứ giá trị tài sản và nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, kế toán hạch toán : Nợ TK 3870 : giá trị tài sản đã thỏa thuận trong HĐTD Có TK 2115 : nghĩa vụ trả nợ Có TK liên quan (1011) : phần chênh lệch
  • 36. 36 Đồng thời Xuất TK 994 : giá trị TSĐB Nhập TK 995: giá trị TSĐB NV9 : Nếu tài sản đảm bảo của khách hàng không đủ trả nợ thì ngân hàng sử dụng dự phòng để bù đắp và xóa nợ Nợ TK 2191/2192 : số tiền thiếu Có TK 2115 : số tiền thiếu Nếu sau khi đã xóa nợ mà khách hàng mang đến trả thì số tiền đó được cho vào một khoản thu nhập bất thường. Nợ TK 1011/4211: số tiền KH trả Có TK 7900 : số tiền KH trả NV10 : Khi ngân hàng bán tài sản đảm bảo, căn cứ vào số tiền thu về, kế toán hạch toán Nợ TK liên quan (1011..) : số tiền thu về Có TK 4591 : số tiền thu về NV11 : Sử dụng số tiền thu về để tất toán giá trị TSĐB gán siết nợ Nợ TK 4591 : số tiền thu về do bán tài sản Nợ TK 8900/ Có TK 7900 : giá trị chênh lệch Có TK 3870 : giá trị TSĐB đã thỏa thuận trong HĐTD Đồng thời
  • 37. 37 Xuất TK 995 : giá trị TSĐB NV12 : Hoàn nhập dự phòng Nợ TK 2191/2192 : số dự phòng đã sử dụng Có TK 8822 : số dự phòng đã sử dụng  Quy trình kế toán nghiệp vụ cho vay thấu chi Khi cho vay thấu chi, nợ luôn là nợ loại 1 vì chỉ khách hàng uy tín ngân hàng mới cho phép thấu chi. NV1 : Khi khách hàng thấu chi, ngân hàng căn cứ vào chứng từ, hạn mức thấu chi, thời gian sử dụng hạn mức sẽ hạch toán Nợ TK 4211/4273 : số tiền vay Có TK liên quan ( 1011, 4211) : số tiền vay NV2 : Hàng ngày ngân hàng tính lãi dồn tích dự thu và hạch toán : Nợ TK 3941 : số lãi dự thu Có TK 7020 : số lãi dự thu NV 3: Khi khách hàng có thu nhập nộp vào tài khoản hoặc đến cuối thời gian được phép, khách hàng phải trả nợ, ngân hàng hạch toán : Nợ TK liên quan (1011, 4211) : tổng số tiền Có TK 4211/4273 : số tiền gốc Có TK 3941 : số lãi
  • 38. 38 1.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại. 1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại. Kế toán cho vay giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ của ngân hàng, nó được xác định là nghiệp vụ kế toán phức tạp bởi lẽ trong bảng cân đối cho thấy hoạt động cho vay chiếm phần lớn trong tổng tài sản Có của ngân hàng, nghĩa là kế toán cho vay tham gia vào quá trình sử dụng vốn – hoạt động cơ bản của ngân hàng. Có thể nói rằng nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng và là nghiệp vụ hàng đầu của các NHTM. Để cho nghiệp vụ này có hiệu quả, năng suất và chất lượng thì công tác kế toán cho vay góp phần không nhỏ qua việc phản ánh một cách rõ ràng, chính xác các nghiệp vụ cho vay, đối tượng khách hàng vay, thời hạn cho vay và phản ánh rõ ràng chất lượng tín dụng để bảo vệ tốt hơn nguồn vốn tài sản của ngân hàng. Do đó việc nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay là một công việc cấp thiết giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. 1.3.2. Đối với nền kinh tế. Kế toán cho vay phục vụ đắc lực trong công việc chỉ đạo chấp hành chính sách tín dụng tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế tín dụng hiện nay ngân hàng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất đối với
  • 39. 39 thành phần kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần này có hoạt động, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời. Thực hiện tốt công tác kế toán cho vay, làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng thực sự trở thành đòn bẩy cũng như giám đốc bằng tiền với hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Đối với nền kinh tế nói chung, kế toán cho vay tạo điều kiện cho các đơn vị, tổ chức kinh tế nhận và hoàn trả vốn nhanh chóng, kịp thời chính xác trên cơ sở đó để phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng lưu thông hàng hóa. Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế. Thông qua kế toán cho vay có thể biết được phạm vi, phương hướng đầu tư, hiệu quả đầu tư của ngân hàng vào các thành phần kinh tế đó. Kế toán cho vay theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn vị, khách hàng, qua đó tăng cường khuyến khích hoặc hạn chế cho vay. Từ những vai trò của kế toán cho vay đối với nền kinh tế ta cũng thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại NHTM.
  • 40. 40 Chương II. Tình hình kế toán cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Quảng Xương – Thanh Hóa. 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Quảng Xương. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh huyện Quảng Xương. NHNo&PTNT Huyện Quảng Xương là chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập ngày 18/05/1988 theo quyết định số 31, QĐ - NHNN của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Với gần 20 năm hoạt động, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, thử thách nhưng luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương cụ thể trong từng thời kỳ để có giải pháp đầu tư đúng hướng, tập trung mạnh vào các chương trình kinh tế trọng điểm. Từ những điều kiện đó NHNo&PTNT huyện Quảng Xương có những bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, coi người nông dân là bạn đồng hành cùng tồn tại và phát triển. Quá trình hoạt động của ngân hàng trong hơn 20 năm qua là quá trình kiên trì đi theo định hướng phát triển của NHNo & PTNT Tỉnh Thanh Hoá, theo đường lối của Đảng và Nhà nước. Thị trường hoạt động được xác định chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn, từng bước mở rộng kinh doanh đa năng, mở rộng các dịch vụ ngân hàng thông qua các biện pháp đổi mới toàn diện về nghiệp vụ, đổi mới công tác điều hành, sắp xếp lại bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng cán
  • 41. 41 bộ, đơn vị đã quán triệt sâu sắc quan điểm “đi vay để cho vay” phục vụ cho nền kinh tế thị trường năng động, nhạy bén với quan hệ cung - cầu, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu kinh doanh. Mạng lưới hoạt động của đơn vị bao gồm: Hội sở và 4 chi nhánh NHNo&PTNT cấp 3 phục vụ cả 4 vùng kinh tế trọng điểm trên địa bàn huyện Quảng Xương. Tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị có 49 nam 17, nữ 32, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 60 %, trình độ trung cấp chiếm 40 % biên chế. Là đơn vị NHNo&PTNT cơ sở duy nhất trong toàn chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá có Đảng Bộ cơ sở gồm 43 Đảng Viên ,chiếm 58 % tổng số cán bộ công nhân viên,với 6 chi bộ trực thuộc. Qua 21 năm đổi mới (1990-2011) hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quảng Xương liên tục tăng trưởng ổn định, vững chắc, toàn diện, nhiều năm qua đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt tháng 2/2005 được Nhà Nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới cho chi nhánh .Vinh dự vô cùng lớn lao song trách nhiệm hết sức nặng nề.Với truyền thống của đơn vị, NHNo&PTNT ra sức phấn đấu, gìn giữ và phát huy danh hiệu cao quý được nhà nước phong tặng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao xứng đáng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch, cơ cấu kinh tế mạnh mẽ để tạo tiền đề cho nền kinh tế Quảng Xương vững bước thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Ngoài trụ sở chính đặt tại thị trấn huyện Quảng Xương thì Agribank Quảng Xương còn có 3 phòng giao dịch trực thuộc, bao gồm:
  • 42. 42 - Phòng giao dịch Ghép - Phòng giao dịch Quảng Lưu - Phòng giao dịch Quảng Ngọc 2.1.2. Mô hình tổ chức. BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH NGÂN HÀNG CẤP 3 PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ PHÒNG KINH DOANH
  • 43. 43 2.1.3 Kết quả hoạtđộng kinh doanh thời gian qua 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. Khi nói đến hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng không chỉ nhìn trên kết quả của công tác tín dụng chỉ vì nó là hoạt động sinh lời chủ yếu mà còn phải xem xét đến chất lượng, quy mô của nguồn vốn huy động. Trong cơ chế thị trường, ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính dùng nguồn vốn huy động được để cho vay ra với mục tiêu hoạt động là lợi nhuận hay nói cách khác công tác huy động vốn và công tác sử dụng vốn là hai mặt của một vấn đề đó là kinh doanh tiền tệ. Chúng có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau, nguồn vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu tín dụng có như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới thực sự mới hiệu quả. Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, NHNO&PTNT Quảng Xương rất quan tâm đến nghiệp vụ nguồn vốn mà chủ yếu là công tác huy động vốn. Ngân hàng thực hiện các quy chế dự trữ bắt buộc, quy chế đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của NHTM đồng thời thường xuyên xây dựng kế hoạch và quản lý điều hành vốn kinh doanh của mình. Uy tín của NHNo Quảng Xương ngày càng tăng, chi nhánh Quảng Xương trên đà đổi mới và phát triển cùng quá trình đổi mới của đất nước. Với nhiều biện pháp huy động vốn, trong những năm qua NHNo&PTNT Quảng Xương đã thu được những thành quả đáng kích lệ. Để thấy rõ được tình hình huy động vốn của NHNo Quảng Xương ta nghiên cứu bảng 1
  • 44. 44 Bảng 1 : Tình hình huy động vốn : ( ĐVT : tỷ đồng ) Chỉtiêu 2009 2010 2010/2009 2011 2011/2010 ST % ST % ST % ST % ST % I. TổngNVHĐ 4334 100 5673 100 1340 31 6068 100 395 7 1.Nguồnnộitệ 3768 87 5098 90 1330 35,2 5459 90 361 7,1 2.Nguồnvốnngoạitệ quyđổi 566 13 575 10 9 1,6 609 10 34 6 II. Cơ cấunguồnvốn 1.Nguồnvốndâncư 3780 87 4583 81 803 21,2 5203 86 621 13,5 2.Nguồntiềngửicác TCKTXH 553 13 1090 19 537 97,1 865 14 -225 -20,6 ( Nguồn : NHNo Quảng Xương – Thanh Hóa )  Đánh giá chung tình hình huy động vốn năm 2009 Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 4334 tỷ, tăng 722 tỷ so với đầu năm; tốc độ tăng 20%: đạt 97 % kế hoạch trung ương giao. Nếu so với kế hoạch trung ương giao đầu năm (4350 tỷ ) không tính đến 100 tỷ giao bổ sung cuối năm thì tổng nguồn vốn đạt được 99,6 %. - Nguồn vốn dân cư 3780 tỷ, tăng 775 tỷ, tốc độ tăng 25,8 % . Tỷ trọng nguồn vốn dân cư chiếm 87%
  • 45. 45 - Nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế xã hội 553 tỷ giảm 30 tỷ so với đầu năm. Chỉ tiêu nguồn vốn tuy không đạt kế hoạch nhưng đã đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay và đặc biệt là duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định ngay từ những ngày đầu năm. Đồng thời đã hoàn trả một số khoản tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế xã hội có lãi suất cao. Tiếp tục nâng cao tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn : nguồn vốn dân cư tăng trưởng mạnh, tỷ trọng tăng từ 83 % (2008) lên 87 %. Trong năm nguồn vốn dân cư của chi nhánh tăng 775 tỷ ( chiếm 57 % tổng mức tăng toàn tỉnh ).  Tình hình huy động vốn năm 2010 Năm 2010 nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, tăng 31% so với năm 2009 Nguồn vốn dân cư tăng trưởng cao và đều đặn, vững chắc ngay từ trongnhững tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng 81 % so với tổng nguồn. Đây là một kết quả quan trọng tạo nên tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn trong năm 2010 cũng thay đổi rất lớn, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn giảm mạnh, từ 58,5 % năm 2009 xuống chỉ còn 22 % cuối năm 2010. Cơ cấu này làm tính ổn định của nguồn vốn, tuy nhiên trong bối cảnh năm 2010 lãi suất liên tục biến động thì cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn sẽ hạn chế bớt rủi ro lãi suất. Bên cạnh nguồn vốn dân cư, năm 2010 chi nhánh đã tích cực khai thác nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế xã hội duy trì số dư bình quân
  • 46. 46 trong năm gần 500 tỷ với mức lãi từ 3 – 3,6 %/ năm, tạo điều kiện giảm thấp lãi suất đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh doanh.  Tình hình huy động vốn năm 2011 Nguồn vốn huy động tuy số dư cuối năm đạt mức tăng trưởng thấp, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn kho bạc và BHXH giảm rất lớn so với cuối năm 2010 ( giảm 362 tỷ ) nhưng xét về hiệu quả thì năm 2011 là năm công tác huy động vốn đạt hiệu quả rất tốt so với các năm trước, cụ thể : - Năm 2011 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng rất mạnh ngay từ những tháng đầu năm, chỉ có tháng 10 và 11 bị giảm do ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế. Bình quân 9 tháng đầu năm mỗi tháng nguồn vốn dân cư tăng trưởng gần 100 tỷ, cả năm tăng được 621 tỷ, tốc độ tăng 13,5%. - Nguồn huy động của các tổ chức kinh tế ( trừ KBNN và BHXH ) cũng tăng trưởng khá cao ( tăng 141, tốc độ tăng 24%) Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tích cực : tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn bình quân tăng từ 13,1 % ( 2010) lên 14%. Tỷ trọng nguồn vốn từ 12 tháng trở lên giảm từ 37% xuống còn 17% . Việc giảm tỷ trọng nguồn dài hạn là phù hợp với tình hình lãi suất liên tục biến động, giảm thiểu rủi ro lãi suất cho năm tiếp theo. 2.1.3.2. Hoạtđộng sử dụng vốn. NHNo&PTNT Quảng Xương thực hiện phương châm “ đi vay để cho vay” với mục đích đưa đồng vốn đến khách hàng để họ phát triển sản xuất kinh doanh ổn định đời sống góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Hoạt động tín dụng của ngân hàng trong mấy năm qua giữ một vai trò quan trọng
  • 47. 47 trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thu nhập từ tín dụng chiếm 91% tổng thu nhập của ngân hàng. Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn. ` ( ĐVT : tỷ đồng) Chỉ tiêu 2009 2009/2008 2010 2010/2009 2011 2011/2010 Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Sốtiền % Tổngdưnợ 5748 100 804 16,3 6501 100 753 13 7432 100 931 14,3 -Dưnợnộitệ 5666 98,6 770 15,3 6312 97,1 646 11,4 7209 97 897 14,2 -Dưnợngoạitệ 82 1,4 34 71 189 2,9 107 130 223 3 34 18 +DưnợNH 3370 58,6 362 12 3868 59,5 498 15 4481 60,3 613 15,8 +DưnợTDH 2378 41,4 442 22,8 2633 40,5 255 10,7 2951 39,7 318 12,1 Dưnợxấu 47 0,8 -25 -1 70 1,08 23 48,9 104 1,41 34 48,6 ( Nguồn : NHNo Quảng Xương – Thanh Hóa)  Năm 2009: Dư nợ tăng trưởng đạt mục tiêu kế hoạch được giao. Tuy những tháng cuối năm có khó khăn do không còn chỉ tiêu dư nợ để cho vay, song đã có sự điều hành linh hoạt nên vẫn đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, không xảy ra tình trạng ách tắc. Tổng dư nợ năm đạt 5748 tỷ tăng 804 tỷ tốc độ tăng 16,3 % đạt 100% kế hoạch. Trong đó - Dư nợ nội tệ đạt 5666 tỷ, tăng 700 tỷ, tốc độ tăng 15,3 % chiếm 98,6 % tổng dư nợ. - Dư nợ ngoại tệ đạt 82 tỷ, tăng 34 tỷ tốc độ tăng 71 % ,chiếm 1,4 % tổng dư nợ. - Dư nợ ngắn hạn : 3370 tỷ, tăng 362 tỷ tốc độ tăng 12 %, chiếm tỷ trọng
  • 48. 48 68,6% tổng dư nợ. - Dư nợ trung, dài hạn : 2378 tỷ, tăng 442 tỷ, tốc độ tăng 22,8%, chiếm 41,4% tổng dư nợ. - Dư nợ xấu : 47 tỷ, giảm 25 tỷ, chiếm tỷ lệ 0,8% tổng dư nợ Ngoài ra, ngân hàng đã xử lý tích cực các khoản nợ xấu nâng cao chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu cuối năm chỉ có 0,8%. Hoạt động dịch vụ được mở rộng hơn, nhất là hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao ( 52,5%) Về thị phần hoạt động: Mặc dù năm 2009 phải chia sẻ thị trường do có thêm một số ngân hàng cổ phần mới đi vào hoạt động, song thị phần nguồn vốn của NHNo vẫn tương đối ổn định, mức độ suy giảm thấp hơn so với các NHTM quốc doanh khác, đặc biệt là nguồn dân cư. Thị phần nguồn vốn dân cư của NHNo chiếm 57,1% giảm 0,1% so với cuối năm 2008. Riêng thị phần dư nợ của Nhno giảm mạnh do thời điểm cuối năm không còn chỉ tiêu để cho vay. Đến cuối năm thị phần chiếm 48,3% giảm 5,8%.  Năm 2010 Tổng dư nợ : 6501 tỷ, tăng 753 tỷ, tốc độ tăng 13%. Trong đó: - Dư nợ nội tệ : 6312 tỷ, chiếm 97,1% tổng dư nợ, tăng 646 tỷ, tốc độ tăng 11,4%. - Dư nợ ngoại tệ : 189 tỷ, chiếm 2,9% tổng dư nợ, tăng 107 tỷ, tốc độ tăng 130%.
  • 49. 49 - Dư nợ ngắn hạn : 3868 tỷ, chiếm 59,5% tổng dư nợ, tăng 498 tỷ, tốc độ tăng 15%. - Dư nợ trung dài hạn : 2633 tỷ, chiếm 40,5% tổng dư nợ, tăng 255 tỷ, tốc độ tăng 10,7%. - Dư nợ xấu: 70 tỷ, chiếm 1,08% tổng dư nợ, tăng 23 tỷ, tốc độ tăng 48,9%. Năm 2010 việc tăng trưởng tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Trong thời gian 6 tháng đầu năm không có nguồn vốn để cho vay, đến 6 tháng cuối năm có đủ nguồn vốn để cho vay thì nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng lại giảm thấp do tác đọng của lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa và lãi suất ngân hàng tăng cao gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với nhiều giải pháp tích cực phù hợp với tình hình thực tế, NHNo Quảng Xương vẫn tăng trưởng được dư nợ cả nội tệ và ngoại tệ theo chỉ tiêu kế hoạch trung ương giao; đến cuối năm đã trình tổng giám đốc bổ sung thêm 2 tỷ kế hoạch dư nợ nội tệ và 6 triệu USD, chi nhánh đã thực hiện đạt kế hoạch. So sánh với các năm trước, mức tăng trưởng dư nợ 753 tỷ ( tốc độ tăng 13%) không phải là cao, song trong bối cảnh của năm 2010 thì mức tăng trưởng như vậy cũng là một thành công trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cơ cấu dư nợ đã có sự điều chỉnh theo sự biến động của cơ cấu nguồn vốn: tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn nội tệ đã giảm từ 41,4% (2009) xuống còn 40,5% Ngoài ra đã tăng trưởng mạnh được dư nợ cho vay ngoại tệ nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn ngoại tệ huy động ở địa phương. Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ năm 2010 được nâng lên 2,9% ( tăng 130% so với năm 2009)
  • 50. 50 Chất lượng tín dụng tiếp tục được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp. Công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro được quan tâm đúng mức, kết quả thu hồi nợ đạt doanh số khá lớn, có bước xử lý tích cực đối với các khoản nợ tồn đọng lớn. Doanh thu dịch vụ đạt 32,4 tỷ tăng 94% so với năm 2009. Một số loại dịch vụ đạt kết quả khá cao như: dịch vụ kiều hối đạt doanh số 31 triệu USD, tăng 23% so với năm 2009, doanh thu dịch vụ 2,1 tỷ. Dịch vụ mua bán ngoại tệ đạt doanh số 54 triệu USD, tăng 33%; thu dịch vụ 11,5 tỷ. Hoạt động dịch vụ có bước phát triển tích cực, doanh thu dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao  Năm 2011 Tổng dư nợ : 7432 tỷ, tăng 395 tỷ, tốc độ tăng 14,3%. Trong đó: - Dư nợ nội tệ : 7209 tỷ, chiếm 97% tổng dư nợ, tăng 897 tỷ, tốc độ tăng 14,2%. - Dư nợ ngoại tệ : 223 tỷ, chiếm 3% tổng dư nợ, tăng 34 tỷ, tốc độ tăng 18%. - Dư nợ ngắn hạn : 4481 tỷ, chiếm 60,3% tổng dư nợ, tăng 613 tỷ, tốc độ tăng 15,8%. - Dư nợ trung, dài hạn : 2951 tỷ, chiếm 39,7% tổng dư nợ, tăng 318 tỷ, tốc độ tăng 12,1%. - Dư nợ xấu : 104 tỷ, chiếm 1,41% tổng dư nợ, tăng 34 tỷ, tốc độ tăng 48,6%.
  • 51. 51 Mặc dù năm 2011, nguồn vốn cho vay hết sức khó khăn, phải chấp hành cân đối dư nợ theo tín độ tăng trưởng nguồn, song do làm tốt công tác huy động vốn ngay từ đầu năm và tranh thủ được nguồn vốn từ trung ương nên đã đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao nhất từ trước đến nay ( năm 2011 tăng 931 tỷ, năm 2010 753 tỷ, năm 2009 : 804 tỷ ) Dư nợ bình quân cả năm tăng trưởng rất cao so với các năm trước, tạo điều kiện tăng thêm nguồn thu tài chính( dư nợ bình quân năm 2011 tăng 1434 tỷ = 24,4%, năm 2010 tăng 693 tỷ = 13,4%, năm 2009 tăng 781 tỷ =23,5%) Chất lượng tín dụng được quan tâm củng cố chấn chỉnh. Mặc dù thực hiện phân loại nợ tự động trên hệ thông IPCAS song dư nợ xấu vẫn duy trì ở mức thấp, đảm bảo chất lượng tín dụng trong phạm vi kiểm soát được. Doanh thu dịch vụ đạt 35 tỷ, tăng 8,6%, tốc độ tăng 32% so với năm 2010. Tỷ trọng thu ngoài tín dụng chiếm 14,6% ( tăng 4% so với năm 2010), bên cạch các dịch vụ truyền thống, ngân hàng đã phát triển được các sản phẩm mới, tạo tiền đề để tăng doanh thu trong các năm tiếp theo. Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống tăng trưởng khá : dịch vụ chuyển tiền đạt 13,8 tỷ ( tăng 4,5 tỷ =48%), dịch vụ bảo lãnh đạt 6,4 tỷ ( tăng 3 tỷ = 89%), dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế được dự báo là sẽ suy giảm nhiều do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên với nhiều giải pháp phù hợp với diễn biến thị trường, nên kết quả vẫn đạt doanh thu 11,3 tỷ ( chỉ giảm 1,4 tỷ so với năm 2010) và chiếm tỷ trọng 32% tổng thu dịch vụ
  • 52. 52 Dịch vụ bảo hiểm ABIC tuy mới triển khai song Quảng Xương luôn là một trong những đơn vị có kết quả thực hiện tốt nhất, hứa hẹn tiềm năng phát triển trong những năm tiếp theo. 2.1.3.3. Công tác thanh toán. Với chức năng trung tâm thanh toán của nền kinh tế, ngân hàng luôn chú trọng và phát triển công tác thanh toán, nó không những góp phần làm tăng chu chuyển vốn của nền kinh tế mà còn không ngừng nâng cao vai trò, uy tín của ngân hàng. Năm 2011, NHNo Quảng Xương đã thực hiện tốt công tác thanh toán vốn giữa các ngân hàng trên địa bàn cũng như các ngân hàng nông nghiệp trong cùng hệ thống không để xảy ra nhầm lẫn sai sót. Đặc biệt công tác thanh toán điện tử và giao dịch tức thời trên máy vi tính đã đáp ứng được yêu cầu chuyển tiền nhanh cho khách hàng, ngày càng được khách hàng tin tưởng và đến giao dịch.  Kết quả tài chính: Năm 2011 chênh lệch thu chi nội bảng đạt 157 tỷ, đạt 94% so với kế hoạch. Quỹ thu nhập đạt 159,7 tỷ , quỹ lương được chi 81,5 tỷ đạt hệ số 0,96 Mặc dù chênh lệch lãi suất bị suy giảm gần 30% so với năm 2010, song do thường xuyên quan tâm khai thác triệt để tất cả các nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu còn tồn đọng từ các năm trước nên đã ổn định được kết quả tài chính,
  • 53. 53 đảm bảo đủ lương V1 +V2. Đây là thành công đáng ghi nhận nhất trong năm 2011 2.2. Thực trạng kế toán cho vay tại Agribank chi nhánh Quảng Xương. 2.2.1. Tình hình kế toán cho vay nói chung. Năm 2011 dư nợ hộ sản xuất 4566 tỷ, tăng 366 tỷ, chiếm tỷ trọng 70,2% . Như vậy công tác kế toán cho vay tại NHNo Quảng Xương chủ yếu là cho vay hộ sản xuất, đây là hình thức được khách hàng chuyên dùng và phù hợp với đặc điểm tình hình phát triển kinh tế huyện Quảng Xương. Thời hạn cho vay gắn liền với chu kỳ sản xuất, áp dụng thời gian lưu vụ nhưng thời hạn cho vay không quá 12 tháng đối với các khoản vay ngắn hạn, từ 12 đến dưới 60 tháng đối với các khoản vay trung và dài hạn và trên 60 tháng đối với cho vay dài hạn. Khi nhận được hồ sơ vay vốn, kế toán cho vay thực hiện những công việc chủ yếu như: - Xác nhận hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp lệ, đầy đủ. Kiểm soát chứng từ chặt chẽ trước khi giải ngân. - Hạch toán các khoản tiền vay kịp thời, chính xác trong quá trình sử dụng vốn, kể từ khi giải ngân đến khi khoản vay được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. - Các chứng từ được sắp xếp một cách khoa học, bảo quản cẩn thận để đảm bảo công tác thu hồi nợ nhanh chóng và bảo vệ tài sản của ngân hàng và khách hàng vay vốn. Cuối tháng sao kê với sổ phụ phải khớp nhau.
  • 54. 54 Việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho vay diễn ra tốt thì việc đảm bảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của ngân hàng càng tốt vì ngân hàng đều phải dựa vào các loại chứng từ hoạt động của kế toán cho vay, mọi liên hệ giữa khách hàng và thu ngân về thu nợ, thu lãi cho các khoản vay đều thông qua các chứng từ cho vay đó. Ngay cả việc xử lý những khoản vay không thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng cũng phải căn cứ trên những từ gốc và chứng từ ghi sổ của ngân hàng 2.2.2. Vấn đề lưu trữ hồ sơ vay vốn của kế toán cho vay. Theo Điều 16 trong quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHO của chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo Việt Nam ban hành về “Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” quy định về hồ sơ cho vay: Tùy theo loại khách hàng, loại cho vay, phương thức cho vay, bộ hồ sơ cho vay khách hàng và ngân hàng lập như sau :  Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp cho NHNo cho vay:  Đối với tổ chức : Tùy theo loại hình tổ chức, nếu thiết lập quan hệ tín dụng lần đầu phải gửi đến NHNo các giấy tờ sau:  Hồ sơ pháp lý (bản sao chứng nhận của cơ quan công chứng): - Quyết định thành lập (nếu pháp luật quy định phải có); - Điều lệ doanh nghiệp hoặc văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; - Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu tổ chức theo quy định của điều
  • 55. 55 lệ tổ chức hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Giấy phép/ chứng chỉ hành nghề ( đối với ngành nghề theo quy định phải có); - Giấy chứng nhận đầu tư; - Quyết định giao vốn/ Biên bản góp vốn; - Danh sách thành viên sáng lập; - Văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu có); - Các giấy tờ khác.  Hồ sơ kinh tế: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ; - Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất; - Các loại báo cáo kế toán theo yêu cầu của NHNo ( Bảng cân đối kế toán, báo cáo quyết toán 2 năm liền kề, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kiểm toán…).  Hồ sơ vay vốn: - Giấy đề nghị vay vốn( theo mẫu); - Dự án, phương án sản suất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án - Các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay ( xuất trình khi giải ngân tiền vay);
  • 56. 56 - Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp hoặc tổ chức về việc chấp thuận cho cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh để vay vốn. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định ( giấy chứng nhận QSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản trong tương lai…)  Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác  Hồ sơ pháp lý: - Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu (nếu có) – đối với đại diện hộ gia đình, cá nhân – để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn; - Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) – bản photo có chứng nhận của cơ quan công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn; - Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện (tổ trưởng tổ hợp tác/ thành viên khác trong gia đình) giao dịch với NHNo; - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh).  Hồ sơ vay vốn: - Hộ gia đình sản xuất nông, lâm ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực
  • 57. 57 hiện bảo đảm bằng tài sản: + Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn. - Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ những hộ trên ) + Giấy đề nghị vay vốn; + Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Ngoài các hồ sơ vay vốn đã quy định ở trên, đối với: - Hộ gia đình, cá nhân thông qua tổ vay vốn, phải có thêm: Biên bản thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên; - Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp, phải có thêm: Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán. Khách hàng là người hưởng lương, khách hàng vay vốn phục vụ đời sống phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định ( xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập…) NHNo có thể thỏa thuận (bằng văn bản) với người vay vốn và các cơ quan quản lý trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trích thu nhập của mình trả nợ cho ngân hàng.
  • 58. 58 Khách hàng vay mua cổ phần, vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, mua nhà ở: Tùy theo từng đối tượng cho vay, Tổng giám đốc hướng dẫn cụ thể bộ hồ sơ khách hàng cần lập và gửi cho ngân hàng.  Hồ sơ do ngân hàng lập:  Báo cáo thẩm định, tái thẩm định;  Biên bản họp hội đồng tư vấn tín dụng (nếu có);  Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên (nếu có);  Các loại thông báo: thông báo phê duyệt khoản vay, thông báo phê duyệt hạn mức tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến hạn, quá hạn….  Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập  Hợp đồng tín dụng/ Sổ vay vốn;  Giấy nhận nợ;  Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng theo quy định;  Biên bản kiểm tra sau cho vay;  Biên bản xác định nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bị rủi ro);  Các giấy tờ khác. Đối với khoản vay theo quyết định, chỉ định của Chính phủ NHNN Việt Nam
  • 59. 59 Thực hiện bộ hồ sơ cho vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam; trường hợp Chính phủ, NHNN Việt Nam không quy định thì thực hiện theo các quy định trên. Như vậy để có được một hợp đồng tín dụng, giữa ngân hàng và khách hàng đòi hỏi phải có số lượng lớn các giấy tờ đảm bảo tiền vay. Về phía ngân hàng, việc sử dụng nhiều giấy tờ sẽ đảm bảo an toàn hơn cho từng món vay, do đó trong kế toán cho vay, đặc biệt là trong cho vay đối với hộ sản xuất, việc lưu giữ hồ sơ chính là lưu giữ những chứng từ quan trọng và không chỉ lưu giữ đơn thuần mà chính là bảo quản một khối lượng tài sản lớn của Ngân hàng, qua đó bộ phận kế toán phải luôn theo dõi, kiểm tra thu hồi vốn đúng hạn cả gốc và lãi. Hồ sơ kế toán lưu giữ bao gồm : hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn… Hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng phải đầy đủ nội dung, hợp lệ, hợp pháp bao gồm : điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải ngân, lãi suất, giá trị tài sản đảm bảo, các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo….. Bộ phận kế toán sau khi nhận hồ sơ của bên tín dụng chuyển đến phải kiểm tra xác thực lại thông tin trên hồ sơ, sau khi kiểm tra lại thấy đủ điều kiện thì kế toán tiến hành đăng ký số khế ước cho khách hàng, và sổ đăng ký số khế ước. Đối với NHNo Quảng Xương, bộ hồ sơ cho vay phải được lưu giữ cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, bảo đảm an toàn tuyệt đối, có danh mục theo dõi đối với mỗi khách hàng vay vốn và được lưu giữ tại phòng Kế toán, phòng Tín dụng. Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để mất, thất lạc hoặc sửa chữa nội dung của hồ sơ.
  • 60. 60 Phòng kế toán lưu giữ các hồ sơ sau: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn và các loại giấy tờ khác. Việc lưu giữ theo danh mục hồ sơ được thực hiện trên máy vi tính. Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng được lưu giữ tại kho theo chế độ quy định như đối với các giấy tờ có giá. Đối với hồ sơ do kế toán lưu giữ , khi cần, cán bộ tín dụng sử dụng bản sao; việc xuất hồ sơ gốc phải có lệnh của Giám đốc NHNo Quảng Xương. 2.2.3. Việc tôn trọng tính pháp lý của chứng từ kế toán cho vay. Bộ chứng từ để nhận tiền vay bao gồm chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ và các chứng từ có liên quan. Trên các sổ vay, chứng từ cho vay phải có đầy đủ chữ ký của hai bên.  Phía đơn vị vay phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị vay hoặc người được ủy quyền ( phải có giấy ủy quyền) chữ ký của kế toán trưởng hoặc người ủy quyền (nếu là doanh nghiệp tư nhân không đăng ký chữ ký ở ngân hàng thì không cần chữ ký cuả kế toán trưởng ). Các chữ ký này được đăng ký ở ngân hàng trong bộ hồ sơ xin mở tài khoản. Các chữ ký phải cùng là người, cùng mẫu.  Về phía ngân hàng : đối với những khoản vay trong mức phán quyết phải có chữ ký của cán bộ tín dụng thẩm định, trưởng phòng tín dụng, giám đốc ngân hàng hoặc người có thẩm quyền. Đối với các khoản vay trên mức phán quyết ngoài chữ ký của những người liên quan thì phải có sự phê duyệt của cấp trên cao hơn. Cán bộ kế toán ghi và theo dõi quá trình rút vốn từ khế ước cho vay, đồng thời tổ chức lưu trữ bảo quản đầy đủ bộ chứng từ thuộc kế toán cho vay.
  • 61. 61 Chứng từ ghi sổ sau khi hạch toán song phải lưu nhật ký chứng từ : chứng từ gốc lưu trong hồ sơ riêng theo từng đơn vị, từng loại vay bảo đảm khớp đúng giữa số dư hai bảng kê khế ước với số dư trên sổ phụ tài khoản tiền vay. 2.2.4. Kế toán giai đoạn giải ngân. Công việc giải ngân được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng đã đánh giá thẩm định dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng và được giám đốc phê duyệt, kế toán sẽ nhập thông tin về đối tượng, điều kiện vay vốn, thời hạn cho vay…vào hồ sơ lưu trữ trên máy. Sau khi hồ sơ tín dụng đã đầy đủ thông tin, chữ ký của các bên liên quan thì kế toán mới tiến hành giải ngân. Số tiền trên chứng từ làm căn cứ cho kế toán giải ngân, hạch toán : Nợ TK cho vay thích hợp (của đơn vị hay cá nhân ) Có TK tiền mặt, tiền gửi thanh toán.. Đồng thời lập phiếu nhập TK ngoại bảng Tài sản thế chấp cầm cố nếu đơn vị cho vay có tài sản cầm cố. Kế toán cho vay phải theo dõi và ghi chép trên hợp đồng tín dụng, lấy chữ ký của người vay đầy đủ và đúng quy định. Giao một sổ vay vốn( hay thẻ lưu) cho khách hàng giữ, một sổ vay để kế toán lưu sao quá trình thu hồi nợ và lãi hàng tháng, kèm theo đó một số giấy tờ giải ngân như : giấy lĩnh tiền vay, phiếu chi, giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn được kế toán sử dụng làm chứng từ giải ngân giao dịch hàng ngày. Các loại giấy tờ khác được sử dụng làm hồ sơ vay của khách hàng, được cất giữ và lưu
  • 62. 62 trữ theo quy định. Bên cạnh đó, hồ sơ của khách hàng vay cũng phải đầy đủ chữ ký của người thừa kế hợp pháp. Trong trường hợp khách hàng vay theo hạn mức tín dụng, kể từ lần thứ hai giải ngân kế toán cho vay phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền vay đã giải ngân các đợt không được vượt quá số tiền cho vay đã ký trên hợp đồng tín dụng. Tại Chi nhánh NHNo Quảng Xương, nghiệp vụ cho vay chủ yếu được giải ngân bằng tiền mặt. Đa số khách hàng là hộ tư nhân, cá thể vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi, phục vụ đời sống nên không có tài khoản riêng tại ngân hàng. Việc vay vốn bằng tiền mặt thuận tiện cho khách hàng trong việc chi tiêu, sử dụng vốn vay nhưng hình thức này làm cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát mục đích vay, vì do không có tài khoản nên nhiều khách hàng không biết sử dụng số tiền vay hợp lý với phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến ngân hàng có nguy cơ rủi ro hơn trong việc thu hồi nợ. Thực hiện nghiêm túc định hướng của ngành là tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn hiệu quả, gắn liền công tác tín dụng với phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở bám sát mục tiêu, chương trình kinh tế do huyện đề ra, NHNo Quảng Xương đã mở rộng mạng lưới hoạt động, đến nay vốn tín dụng ngân hàng đã đầu tư đến gần 90% các hộ trong xã trên địa bàn huyện. Nhìn chung, từ khi NHNo Quảng Xương triển khai cho vay hộ sản xuất, bước đầu đã đúc kết được kinh nghiệm về kinh nghiệm về quá trình cho vay hộ sản xuất. Thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn, góp phần từng bước hình thành các vùng kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa trên địa bàn huyện. Đồng thời góp phần củng cố các đoàn thể xã hội, hạn chế cho vay nặng