SlideShare a Scribd company logo
1 of 193
LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian 4 tháng được thực tập tại Phòng Khách hàng doanh
nghiệp của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Bình Phước, em đã được học rất
nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực tín dụng cũng như những kiến thức thực tiễn
cho công việc của em sau này. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng các anh chị
đã hướng dẫn giúp đỡ em rất tận tình và còn tạo điều kiện cho em tiếp xúc, làm
quen với thực tế để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Lạc Hồng, các thầy cô khoa Tài
chính Ngân hàng đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình
học. Đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo TS.Trần Thị Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em trong suốt thời gian viết khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Công
thương Chi nhánh Bình Phước cùng các anh chị trong Ngân hàng đặc biệt là các anh
chị trong phòng Khác hàng doanh nghiệp đã hướng dẫn em rất nhiều để hoàn thành
tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đặng Anh Tuấn
--------- ---------
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ và sơ đồ
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4
4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của đề tài............................................................................. 4
7. Kết cấu nội dung .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP
HẠNG KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM --- 6
1.1. Tổng quan về cơ sở hình thành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp.--------------------------------------------------------------------------------- 6
1.1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường................ 6
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng................................................................... 6
1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng................................................ 7
1.1.2 Rủi ro tín dụng ...................................................................................... 8
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng......................................................... 8
1.1.2.2 Nguyên nhân phát sinh............................................................. 9
1.1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng.................................................... 9
1.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp........................................... 11
1.2.1 Tổng quan về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp............ 11
1.2.1.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp..... 11
1.2.1.2 Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.
…………………………………………………………………………..12
1.2.1.3 Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
................................................................................................................. 13
1.2.2 Nguyên tắc của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. .. 14
1.2.3 Một số tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp........................................... 15
1.2.3.1 Loại hình doanh nghiệp ...................................................... 15
1.2.3.2 Các chỉ tiêu tài chính........................................................... 15
1.2.4 Một số mô hình chấm điểm tín dụng ................................................. 16
1.2.4.1 Mô hình xếp hạng của Moodu’s và Standard & Poor’s...... 16
1.2.4.2 Mô hình điểm số Z(Z – Credit scoring model)................... 17
1.2.4.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng................................... 17
1.2.5 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng .................... 18
1.3 Các yếu tổ tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp. ..................................................................................................................... 23
1.3.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng .......................................... 23
1.3.2 Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lức chuyên môn........... 24
1.3.3 Trình độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. ..................................... 24
1.3.4 Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng ........................................... 25
1.3.5 Chính sách của Ngân hàng cho vay và của Ngân hàng nhà nước. ...... 25
1.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chấm điểm tín dụng ....................... 25
1.4.1 Ưu điểm................................................................................................. 25
1.4.2 Những điểm còn hạn chế....................................................................... 26
1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ............... 27
Kết luận chương 1................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP
HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG – CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC. ............................................ 28
2.1 Khái quát chung về NH Công Thương Việt Nam và Chi nhánh Bình Phước
.................................................................................................................................. 28
2.1.1 Tổng quan về NH Công Thương Việt Nam......................................... 28
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. ........................................... 28
2.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................. 28
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh
tỉnh Bình Phước........................................................................................................ 30
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. ........................................ 30
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh
tỉnh Bình Phước........................................................................................................ 30
2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban........................... 31
2.1.2.4 Khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTMCP
CT Bình Phước.............................................................................................. 31
2.2. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại
NHCT – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. ------------------------------------------------ 39
2.2.1 Quy trình công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. ----------------- 39
2.2.2 Áp dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp với khách
hàng là Công ty TNHH MTV Diệu Hòa.------------------------------------------------ 48
2.3 Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng Công thương Bình Phước -------------------------------------------------------- 56
2.3.1 So sánh quy trình cấp, quản lý chất lượng tín dụng trước và sau khi áp
dụng hệ thống chấm điểm tín dụng ------------------------------------------------------ 56
2.3.2 Những thành công đạt được. ----------------------------------------------- 60
2.3.3 Những hạn chế cần khắc phục -------------------------------------------- 62
2.3.3.1 Những hạn chế trong công tác triển khai và tổ chức hệ thống
chấm điểm tín dụng------------------------------------------------------------------------- 62
2.3.3.2 Sự bất hợp lý trong nội dung chấm điểm tín dụng ------------- 63
2.3.4 Nguyên nhân ----------------------------------------------------------------- 65
2.4 Đánh giá thực trạng công tác chấm điểm tín dụng qua khảo sát thực tế - 67
2.4.1 Mô tả khảo sát---------------------------------------------------------------- 68
2.4.2 Một số kết quả thu được sau khi tiến hành khảo sát -------------------- 68
Kết luận chương 2 ------------------------------------------------------------------------ 81
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
VÀ XẾP HẠNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH
TỈNH BÌNH PHƯỚC. ------------------------------------------------------------------- 82
3.1. Phương hướng hoạt động tín dụng của NHCT Bình Phước trong năm tới
------------------------------------------------------------------------------------------------- 82
3.2 Đề xuất hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP CT Bình Phước -------------------------------------- 83
3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp------------------------------------------------------------------------ 83
3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp chấm điểm tín
dụng và xếp hạng doanh nghiệp-------------------------------------------------- 87
3.2.3 Nhóm giải pháp về hỗ trợ cán bộ, nhân viên chấm điểm tín dụng-- .89
3.3. Một số kiến nghị ----------------------------------------------------------- 91
3.3.1 Kiến nghị với Bộ tài chính và Cơ quan Thuế-------------------------- 91
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ------------------------------------ 92
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam-------------------- 93
3.3.4 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP CT Bình Phước -------------------- 94
Kết luận chương 3--------------------------------------------------------------------- 94
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------- 95
--------- ---------
- ATM : Automatic Teller Machine
- BCTC : Bảo cảo tài chính
- BTC : Bộ tài chính
- CBTD : Cán bộ tín dụng
- CĐKT : Cân đối kế toán
- CĐTD : Chấm điểm tín dụng
- CIC : Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
- CN : Chi nhánh
- CT : Công thương
- CV : Công văn
- DN : Doanh nghiệp
- DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
- DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
- DNĐTNN : Doanh nghiệp đầu tư nhà nước.
- HĐKD : Hoạt động kinh doanh
- HĐQT : Hội đồng quản trị
- HĐV : Huy động vốn
- KHCN : Khách hàng cá nhân
- KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
- KQKD : Kết quả kinh doanh
- LCTT : Lưu chuyển tiền tệ
- Moody’s : Moody’s Investors Service.
- NH : Ngân hàng.
- NHCT : Ngân hàng Công thương
- NHCV : Ngân hàng cho vay
- NHTM : Ngân hàng thương mại
- NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
- NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
- NSNN : Ngân sách nhà nước
- PA : Phương án.
- QĐ : Quyết định
- SXKD : Sản xuất kinh doanh.
- TCTD : Tổ chức tín dụng.
- TMCP : Thương mại cổ phần.
- TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
- TPTD : Trưởng phòng tín dụng
- TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- TS : Tài sản
- TSCĐ : Tài sản cố định
- TTTD : Thông tin tín dụng.
- VCSH : Vốn chủ sở hữu
- VNĐ : Việt Nam đồng
--------- ---------
Trang
Bảng 1.1: Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính............................ 21
Bảng 1.2: Tổng hợp điểm tín dụng ........................................................................ 21
Bảng 1.3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp ................................................................ 22
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động tại Vietinbank Bình Phước...................................... 31
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Bình Phước............................. 34
Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của Vietinbank Bình Phước
qua các năm 2008 - 2010 ....................................................................................... 35
Bảng 2.4: Thu dịch vụ qua các năm...................................................................... 37
Bảng 2.5: Tình hình phát hành thẻ ATM............................................................... 38
Bảng 2.6: Xếp loại quy mô doanh nghiệp.............................................................. 42
Bảng 2.7: Tổng hợp chỉ số tài chính ..................................................................... 44
Bảng 2.8: Tổng hợp điểm tín dụng ........................................................................ 46
Bảng 2.9: Xếp hạng doanh nghiệp........................................................................ 46
Bảng 2.10: Tóm tắt bảng cân đối kế toán năm 2010
của Công ty TNHH Diệu Hòa................................................................................ 48
Bảng 2.11: Báo cảo kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh năm 2010 của Công ty
TNHH Diệu Hòa .................................................................................................... 49
Bảng 2.12: Quy mô doanh nghiệp ......................................................................... 50
Bảng 2.13: Chấm điểm các chỉ số tài chính........................................................... 51
Bảng 2.14: Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ .................................................................. 52
Bảng 2.15: Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý .......................................... 52
Bảng 2.16: Quan hệ tín dụng.................................................................................. 53
Bảng 2.17: Quan hệ phi tín dụng ........................................................................... 53
Bảng 2.18: Tiêu chí môi trường kinh doanh.......................................................... 54
Bảng 2.19: Tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác................................................. 54
Bảng 2.20: Bảng trọng số cho các chỉ tiêu tài chính.............................................. 55
Bảng 2.21: Tổng hợp điểm tín dụng và xếp loại.................................................... 55
Bảng 2.22: Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm........................ 58
Bảng 2.23: Cơ cấu về trình độ học vấn.................................................................. 69
Bảng 2.24: Công tác chấm điểm tín dụng đòi hỏi kỹ năng,
trình độ chuyên môn tốt ......................................................................................... 70
Bảng 2.25: Công việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một bước
quan trọng trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng ........................ 71
Bảng 2.26: Công tác chấm điểm tín dụng được thực hiện hoàn toàn bằng chương
trình tự động trên máy tính..................................................................................... 72
Bảng 2.27: Thông tin sử dụng trong quá trình
chấm điểm tín dụng đã qua kiếm toán ................................................................... 73
Bảng 2.28: Thông tin về khách hàng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.... 75
Bảng 2.29: Có sự trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng 76
Bảng 2.30: Thông tin thu thập về khách hàng đòi hỏi phải phân tích, xử lý và xác
minh lại................................................................................................................... 77
Bảng 2.31: Trong quá trình chấm điểm tín dụng, tài sản đảm bảo không xem là một
chỉ tiêu thông thường ............................................................................................. 78
Bảng 2.32: Tất cả các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình chấm điểm tín dụng đều phù
hợp.......................................................................................................................... 79
Bảng 2.33: Ngân hàng thường xuyên tổ chức mở các lớp đào tạo và hướng dẫn cho
nhân viên về phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng................................. 80
--------- ---------
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận đạt được qua các năm 2005 - 2010 .................................. 31
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn qua các năm 2008 - 2010.......................................... 34
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn vay qua các năm........................ 36
Biểu đồ 2.4: Tình hình thu dịch vụ qua các năm năm 2007 – 2009 ...................... 37
Biểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ qua các năm................................................ 38
Biểu đồ 2.6: Tình hình dư nợ quá hạn so với dư nợ trong hạn qua các năm ........ 58
Biểu đồ 2.7: Tình hình nợ xấu từ năm 2008 – 2010 ............................................. 59
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu trình độ học vấn..................................................................... 69
Biểu đồ 2.9: Mức độ thỏa mãn về kỹ năng, trình độ chuyên môn trong công tác
chấm điểm tín dụng................................................................................................ 70
Biểu đồ 2.10: Mức độ thỏa mãn về vai trò của công tác chấm điểm tín dụng trong
quá trình ra quyết định cấp tín dụng ...................................................................... 71
Biểu đồ 2.11: Mức độ thõa mãn về chương trình
chấm điểm tự động trên máy tính .......................................................................... 72
Biểu đồ 2.12: Mức độ thỏa mãn về việc thông tin do khách hàng cung cấp đã qua
kiếm toán................................................................................................................ 74
Biểu đồ 2.13: Mức độ thõa mãn về việc thông tin khách hàng được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau........................................................................................... 75
Biểu đồ 2.14: Mức độ thỏa mãn về việc thông thin khách hàng được trao đổi giữa
các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng...................................................................... 76
Biểu đồ 2.15: Mức độ thỏa mãn về việc thông tin khách hàng phải qua phân tích,
xác minh lại............................................................................................................ 77
Biểu đồ 2.16: Mức độ thỏa mãn về việc xem tài sản đảm bảo là một chí tiêu thông
thường .................................................................................................................... 78
Biểu đồ 2.17: Mức độ thỏa mãn cho rằng các chí tiêu chấm điểm đều phù hợp... 79
Biểu đồ 2.18: Mức độ thỏa mãn cho rằng Ngân hàng thường xuyên mở các lớp đào
tạo và hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên về phương pháp chấm điểm tín dụng.... 80
--------- ---------
Trang
Sơ đồ 1: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng..........................18
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng công thương Việt Nam......................28
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính ..........................29
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi
nhánh cấp 2 ......................................................................................................................29
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương chi nhánh Bình Phước...........30
Sơ đồ 2.5: Quy trình xếp hạng khách hàng..............................................................40
1
1 Lý do chọn đề tài:
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ lớn nhất và chủ yếu của các ngân hàng.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng thu nhập của
các ngân hàng nhưng kèm theo đó là tính rủi ro. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra
tổn thất cho tổ chức tín dụng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc
không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo cam kết[14]. Các con
số thống kê và nhiều nghiên cứu đã cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm tỉ lệ rất cao
trong tổng rủi ro hoạt động của ngân hàng (tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động
ngân hàng). Việc quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế hội
nhập hiện nay rất phức tạp và khó khăn. Ngân hàng không thể hoàn toàn loại trừ
khả năng rủi ro nhưng có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ, những biện pháp
phòng chống hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín
dụng. Từ nhận thức hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và
để quản lý an toàn hoạt động Ngân hàng, NH cần sử dụng các công cụ khác nhau để
hạn chế tối đa mức độ rủi ro tín dụng. Một trong những giải pháp đang được khuyến
khích áp dụng đó là hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Đây là
một vấn đề khá mới đối với các NHTM Việt Nam.
Hệ thống chấm điểm tín dụng được áp dụng vào hệ thống NHCT từ năm 2004.
Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng này vẫn còn những hạn chế cần phải được bổ sung
chỉnh sữa để có thế đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện
nền kinh tế hội nhập hiện nay và tiến xa hơn nữa trong tương lai. Từ những nhận
định trên, em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối
với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh tỉnh
Bình Phước” làm mục tiêu nghiên cứu, hy vọng góp phần giải quyết những vấn đề
2
còn tồn tại, những hạn chế chưa khắc phục được, ngăn ngừa những rủi ro tín dụng
có thể xảy ra, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, đem lại lợi nhuận cao cho Ngân
hàng công thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước nói riêng và hệ thống Ngân Hàng
Công Thương Việt Nam nói chung.
2 Tổng quan đề tài nghiên cứu:
Trong thời gian qua, NHNN đã ban hành một hệ thống các văn bản quy
định, hướng dẫn về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng
trong hệ thống ngân hàng: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban
hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ-
NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN, trong đó, quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính và
lộ trình yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng Việt Nam phải trình Hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ để NHNN xem xét và phê duyệt đã thể hiện quyết tâm cao trong
việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng theo thông
lệ quốc tế.
Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng thương mại với hoạt động tín dụng là chủ
yếu và cơ bản nhất, luôn chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trên lĩnh vực tiền tệ
với hoạt động chủ yếu là huy động tiền gởi và cho vay. Ngày nay, trong nền kinh tế
hội nhập, thì nhu cầu về nguồn vốn tín dụng lại càng cao hơn bao giờ hết.
Với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta cơ bản trởi thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra
rằng: “…nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa… Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng
nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỷ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc,
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”[4] Từ nhận định này của Đảng
cho chúng ta thấy, Việt Nam sẽ là một nước công nghiệp khi đạt được các tiêu
3
chuấn trên. Muốn thực hiện được điều này thì chúng ta cần phải có một nguồn vốn
lớn và đủ mạnh để thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, gần ¾ số dân và
lao động sống bằng nông nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ
trang thiết bị lạc hậu so với các nước trong khu vực. Trình độ kỹ thuật công nghệ
thấp. Cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh như
kho bãi, thông tin liên lạc, điện, nước, vận tải,…đều kém phát triển và có chi phí
cao hơn các nước trong khu vực.[5] Chính vì vậy, nguồn vốn tín dụng từ các
NHTM là rất quan trọng.
Hệ thống ngân hàng và tín dụng ngân hàng đã và đang có những thay đổi cơ
bản theo hướng tích cực. Công cuộc tái cơ cấu, nâng cao năng lực giám sát của
Ngân hàng Nhà nước đã và đang góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của hệ
thống ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Hệ
thống ngân hàng đã bước đầu tiếp cận với các hình thức kinh doanh hiện đại theo
thông lệ quốc tế. Thị trường vốn đã huy động được một lượng vốn quan trọng cho
đầu tư phát triển. Giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.196.000
tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 17,3%/năm và bằng 37,4% GDP. Vốn đầu tư huy
động qua thị trường vốn đạt 38,8% tổng vốn đầu tư, trong đó tín dụng trung và dài
hạn của các tổ chức tín dụng chiếm 31% tổng vốn đầu tư, vốn huy động thông qua
các tổ chức công cụ vay nợ (cổ phiếu, trái phiểu) là 7,8% tổng vốn đầu tư.[5]
Gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, các Doanh nghiệp Việt Nam có
những cơ hội và thách thức lớn. Trong tương lai các Doanh nghiệp này sẽ phát triển
một cách mạnh mẽ và có cơ hội cạnh tranh với các Doanh nghiệp lớn trên thế giới,
đồng thời mở ra một môi trường kinh doanh mới với những cơ hội mới. Họ cũng
chính là những đối tượng mà được các Ngân hàng quan tâm tới. Vì thế, Công tác
quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng thương
mại nói chung và Ngân hàng Công thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước nói riêng.
Việc phân tích, đánh giá, chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho hoạt
4
động tín dụng của ngân hàng hạn chế những rủi ro gặp phải, và đồng thời sẽ giảm
bớt nợ xấu cho Ngân hàng.
3 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tại bàn:so sánh, thống kê, tổng hợp, mô tả, phân tích .
Phương pháp khảo sát hiện trường: điều tra và thu thập thông tin từ các hợp
đồng thực tế tại Ngân hàng.
Một số phương pháp khác.
4 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng
Doanh Nghiệp tại Ngân Hàng Công Thương –Chi nhánh tỉnh Bình Phước
Đi sâu nghiên cứu thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
tại Ngân Hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước.
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Ngân Hàng Công Thương – Chi
nhánh tỉnh Bình Phước.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước.
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu:Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động chấm điểm
tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh
Bình Phước.
Thời gian nghiên cứu số liệu là giai đoạn 2010 – 2 011
6 Những đóng góp mới của đề tài:
Khắc phục những tồn tại trong việc chẩm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước.
Nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
nhằm giảm bớt rủi ro tín dụng đối với ngân hàng trong giai đoạn mới.
5
Trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế tỉ
lệ nợ xấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
7 Kết cấu nội dung:
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng và xếp
hạng đối với khách hàng Doanh Nghiệp tại Ngân Hàng Công Thương- Chi
nhánh tỉnh Bình Phước” được chi thành các phần sau:
Phần giới thiệu là các nội dung nhằm sơ lược lý do nghiên cứu, xác định đề tài
nghiên cứu, tổng quan đề tài nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng trong
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,
những đóng góp mới của đề tài
Chương 1 Cơ sở lý luận về chấm điểm tín dụng và xếp hạng khác hàng
trong hoạt động tín dụng của NHTM.
Chương 2 Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước
Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối
với khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công
Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN
DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG
VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.1 Tổng quan về cơ sở hình thành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp
1.1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1 Khái niệm tín dụng[12]
Tín dụng là một phạm trù gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa, hay
nói một cách khác, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có tín dụng
hoạt động và phát huy tác dụng.
Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát triển cao của nền kinh
tế tiền tệ. Nó nảy sinh do yêu cầu khách quan của sự phát triển cao của sản xuất, lưu
thông hàng hóa, dịch vụ trong cơ chế thị trường. Nó ra đời là để giải quyết quan hệ
cung cầu, điều hòa quan hệ cung cầu vốn tiền tệ trong nền kinh tế tiền tệ.
Như vậy, tín dụng ngân hàng là tín dụng bằng tiền, hình thành trong quá trình
hoạt động của các NHTM, và do ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng đứng
ra làm trung gian, cầu nối giữa người có vốn cho vay và người cần vốn để sử dụng.
Xét trên quan hệ giữa người cho vay với ngân hàng thì ngân hàng là người vay nợ,
còn trên quan hệ giữa người vay vốn với ngân hàng thì ngân hàng là người chủ nợ.
Từ định nghĩa trên thì về bản chất tín dụng có mấy yếu tố sau:
- Nhượng quền sử dụng vốn, của cái, chứ không phải nhượng quyền sở hữu.
- Sau một thời gian sử dụng phải hoàn trả, chứ không phải như cấp phát ngân
sách.
- Có một thời hạn quy định nhất định, không phải vô thời hạn.
- Phải trả lãi theo lãi suất trên số tiền vay và thời gian vay
7
1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng[2]
Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín dụng đối với
nền kinh tế - xã hội. Vai trò của tín dụng bao gồm vai trò hai mặt tích cực, mặt tốt,
và mặt tiêu cực, mặt xấu. Chẳng hạn nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm
soát, thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm
phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Mặt tích cực, tín
dụng có vai trò to lớn sau đây:
• Một là : tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.
Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp các tổ chức
kinh tế.
Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu
trong nền kinh tế.
Tín dụng không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy
tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế.
Có thể nói, trong mọi nền kinh tế - xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn
nói trên của nó.
Đối với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cổ định,
vốn lưu động.
Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn.
Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội khiến tạo ra động
lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thể được.
• Hai là: Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng
đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền
mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm
ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm cho sản xuất
ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng
8
được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm
ổn định thị trường giá cả trong nước…
• Ba là: Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định
trật tự xã hội.
Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất
hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người
lao động, mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai
thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất,
rừng… thu hút nhiều lực lượng lao động, để tạo ra lực lượng sản xuất để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Một xã hội phát triến lành mạnh, đời sống được ổn định ai cũng có công ăn
việc làm… là tiền đề quan trọng ổn định trật tự xã hội.
• Bốn là: Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế
Có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng
không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế, nhờ
đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ
và giải quyết các nhu cầu của nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước,
làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
1.1.2 Rủi ro tín dụng
1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng không còn
khả năng chi trả nợ vay
Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụng phát sinh khi công ty bán chịu
hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bại trong việc trả nợ
Trong hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả
năng trả nợ một khoản vay nào đó.
9
1.1.2.2 Nguyên nhân phát sinh
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ
quan và cả từ hai phía khách hàng và ngân hàng.
Về phía khách hàng
Rủi ro tín dụng phát sinh có thể do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách
quan.
- Về mặt chủ quan có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn
đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử
lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả.
- Về mặt khách quan có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi
trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi về giá cả hay
nhu cầu thị trường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của chính phủ
khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục
được. Từ đó, doanh nghiệp dù có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ.
Về phía ngân hàng
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân
tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho
vay. Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra
kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục
đích nhưng ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời.
1.1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng
Tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng đã
cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi
đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay
vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân
hàng tăng lên so với dự kiến.
10
Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi, thì ngân hàng phải sử
dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào
đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ
rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh
khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút,
uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra
các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu, có thể đẫn đến bờ vực
phá sản, nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Tác động đến nền kinh tế xã hội
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu
cầu vay lại. Do đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra, thì không những ngân hàng chịu thiệt
hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.
Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng với mức độ lớn, sẽ ảnh hưởng đến
người gửi tiền làm cho người gửi tiền hoang mang, lo sợ và kéo nhau đến rút tiền,
không những ở ngân hàng có sự cố mà còn ở những ngân hàng khác, làm cho toàn
bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn. Khủng hoảng thanh khoản xảy ra và ảnh
hưởng rất nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng, hoạt động không hữu hiệu sẽ ảnh hưởng
đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Nó có thể làm cho nền kinh tế bị suy giảm, lạm
phát tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định…
Tóm lại, rủi ro tín dụng của các ngân hàng xảy ra ở những mức độ khác
nhau, rủi ro cấp độ nhẹ cũng làm cho ngân hàng bị giảm lợi nhuận, rủi ro ở cấp độ
nặng làm cho ngân hàng không thu đủ vốn lãi, hoặc bị mất cả vốn lẵn lãi, dẫn đến
ngân hàng bị thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng
sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống
ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức
thận trọng và có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng.
11
1.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
1.2.1 Tổng quan về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp[11]
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCV là một quy
trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối
với NHCV như trã lãi và gốc nợ vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt
động cấp tín dụng của NHCV. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách
hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các
thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm
tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Chấm điểm tín dụng:
CĐTD là phương pháp được thực hiện để đánh giá mức độ rủi ro của khách
hàng vay vốn trên cơ sở định tính và định lượng, làm căn cứ để xác định giới hạn
tín dụng cho khách hàng. Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay thông
qua các phương pháp thống kê, nghiên cứu dữ liệu, phân tích bảng báo cáo tài
chính, bảng cân đối kế toán…từ đó đưa ra những chỉ số, giới hạn tín dụng an toàn
tối đa đối với một khách hàng, đó được gọi là “điểm” để các ngân hàng căn cử đánh
giá, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng.
Từ việc phân tích những dữ liệu về các khoản vay trong quá khứ để tạo dựng
một hình mẫu chấm điểm hiệu quả cho khách hàng. Một hình mẫu được xây dựng
tốt sẽ đưa ra tỷ lệ những điểm tốt nhiều hơn cho những người đi vay, đồng nghĩa
với việc sử dụng vốn vay hiệu quả và ngược lại, tỷ lệ phần trăm điểm xấu nhiều
hơn cho những người đi vay và những khoản vay này sử dụng không được hiệu quả,
và ít phát huy tác dụng của nó.
Từ việc phân tích các yếu tố, xác định mức độ rủi ro đối với các khoản cho
vay, từ đó ngân hàng xác định điểm sàn dựa trên giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối
với khách hàng mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Dựa trên hình mẫu đó, ngân
hàng sẽ chấp nhận cho vay đối với những doanh nghiệp đạt trên điểm sàn, đồng thời
từ chối cho vay đối với những doanh nghiệp dưới điểm sàn. Đối với những doanh
12
nghiệp đạt mức gần điểm sàn thì các ngân hàng sẽ xem xét kỹ hồ sơ của các đối
tượng này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng có nên cho vay hay không.
Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp[13]
Ở nước ta, thuật ngữ "corporate credit rating" được được dịch với nhiều nghĩa
khác nhau như xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp,
phân loại tín dụng doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp...
Trong đó, sát nghĩa nhất là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp và phân loại tín dụng doanh nghiệp.
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại
về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong
việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín
dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín
dụng cơ bản Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh
giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán
nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về
rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi
hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy
đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
1.2.1.2 Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp
Các ngân hàng thương mại luôn đối mặt với những rủi ro trong quá trình hoạt
động của mình như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro về ngoại
hối… Trong đó rủi ro tín dụng là đáng chủ trọng nhất, vì hoạt động tín dụng là hoạt
động chủ yếu nhất của các ngân hàng thương mại, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
hoạt động của các ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà trong đó
khách hàng không thực hiện việc trả được đầy đủ khoản nợ gốc và lãi vay của mình,
13
hoặc là việc khách hàng thanh toán không đúng hạn quy định. Rủi ro tín dụng là
phát sinh là do một số yếu tố chủ quan và khách quan sau:
Nguyên nhân khách quan:
Rủi ro tín dụng phát sinh do một số yếu tố khách quan như; thiên tai lũ lụt,
động đất, hỏa hoạn … Đây là những nguyên nhân khách quan nằm ngoài tầm kiểm
soát của cả ngân hàng và khách hàng. Những yếu tố này là không thể loại trừ với
một nước mà hàng năm phải đối mặt với thiên tai lũ lụt như nước ta.
Nguyên nhân chủ quan:
- Lý do từ phía những khách hàng: Sau một thời gian sử dụng nợ vay, việc trả
nợ gốc và lãi vay từ phía khách hàng không được thực hiện đầy đủ, hoặc là khách
hàng trả không đúng hạn, điều này có thể do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích,
khách hàng không có thiện chỉ trả nợ, do năng lực tài chính yếu kém của công ty, có
thể do khả năng quản trị kém, quản lý vốn không tốt của khách hàng dẫn đến hậu
quả công ty phá sản v.v.
- Lý do từ phía ngân hàng: do trình độ yếu kém của nhân viên tín dụng không
phân tích kỹ lưỡng năng lực tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay,
do đó việc xác định hạn mức tín dụng của khách hàng còn quá sơ sài, dẫn đến rủi ro
tín dụng cho ngân hàng.
Từ những nguyên nhân trên ta thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng là không thể loại trừ, mà những rủi ro này có thể được hạn chế và giảm thiếu.
Vì vậy cần xây dựng mô hình để đánh giá mức độ rủi ro của những khoản cho vay,
làm cơ sở cho việc giải ngân của ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng
của các NHTM, đồng thời hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự
phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và đem lại sự ổn định cho hệ
thống ngân hàng.
1.2.1.3 Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
[11]
Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ
trợ NHCV trong việc:
14
- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi
suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.
- Giảm sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang cò dư nợ;
Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay
đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.
Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín
dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích:
- Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro
hơn
- Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng
tổn thất tín dụng.
1.2.2 Nguyên tắc của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng[11]
Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sẽ thu được
điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà CBTD xác
định được sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng
số.
- Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số
tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.
Trong quy trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sử dụng các
bảng tiêu chuẩn để đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc:
- Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực
tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số
thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất.
- Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng
100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì
có thể sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của bên bảo lãnh để xác định hạng tín
15
dụng của khách hàng (nếu bên bảo lãnh cũng được Ngân hàng cho vay chấm điểm).
Quy trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng
cho khách hàng. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm tín
dụng và xếp hạng cho chính khách hàng.
1.2.3 Một số tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp.[6]
Trên cơ sở các tiêu chí trên NHCV tiến hành đánh giá, phân tích tình hình sản
xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó sẽ dự đoán cho khả năng hoàn
trả lại khoản vốn vay và lãi vay, cũng như mục đích, hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp đó
1.2.3.1 Loại hình doanh nghiệp.
Loại hình doanh nghiệp là một trong những căn cứ để đánh giá và xếp hạng tín
dụng. Ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế và theo quy mô. Dựa
theo ngành kinh tế có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp thuộc các
ngành như sau: Nông, lâm, và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng và
vật liệu xây dựng; sản xuất công nghiệp, và Ngành khác.
1.2.3.2 Các chỉ tiêu tài chính
Chấm điểm
Tài Chính
4 nhóm
- Chỉ tiêu thanh khoản
- Chỉ tiêu cân nợ
- Chỉ tiêu hoạt động
- Chỉ tiêu thu nhập
Căn cứ
- Bảng CĐKT
- Báo cảo KQKD
- Báo cảo LCTT
- Thuyết minh BCTC
- Đánh giá kiểm toán
Chỉ tiêu chấm
điểm tín dụng
Loại hình
doanh nghiệp
Chỉ tiêu tài
chính
Chỉ tiêu khác
16
Dựa vào những căn cứ như vừa trình bày trên đây, ngân hàng tiến hành chấm
điểm các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp. Những chỉ tiêu tài chính được tính
toán là bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp trong các nhóm sau:
(Xem chi tiết phụ lục 1)
Ngoài ra CBTD còn dựa vào một số tiêu chí khác như; Ngành nghề kinh doanh, quy
mô doanh nghiệp, chỉ tiêu phi tài chính…, để chấm điểm tín dụng và xếp hạng
doanh nghiệp.
1.2.4 Một số mô hình chấm điểm tín dụng [3]
1.2.4.1 Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's.
Rủi ro tín dụng thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản
cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng, trong đó
có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất. Đối vói Moody’s xếp
hạng cao nhất từ Aaa, với Standard & Poor’s cao nhất là AAA. Sau đó xếp hạng
giảm dần từ Aa, A, Baa, Ba, B…(Moody’s) và AA, A, BBB, BB, B … (Standard &
Poor’s)
Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor’s:(xem bảng 2.1
và 2.2 của phụ lục 2)
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
• Khả năng thanh toán ngắn hạn
• Khả năng thanh toán nhanh
• Khả năng thanh toán tức thời
Nhóm chỉ tiêu cân nợ
• Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
• Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
• Vòng quay vốn lưu động
• Vòng quay khoản phải thu
• Vòng quay hàng tồn kho
• Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Nhóm chỉ tiêu thu nhập
• Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
• Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu
thuần
• Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình
quân
• Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình
quân
• Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi
vay phải trả
TỔNG ĐIỂM
TÀI CHÍNH
17
Những khách hàng được xếp hạng tín nhiệm ở bậc cao nhất Aaa, giảm dần
qua Aa, A, và Baa (Theo tiêu chuẩn xếp hạng của Standard & Poor’s) là những
trường hợp lượng hóa rủi ro ở mức bằng không, và tăng dần mức độ rủi ro đến Baa,
là có thể được chấp nhận trong đầu tư và cho vay, mà không sợ rủi ro, hoặc rủi ro ở
mức chấp nhận được.
Tương tự như vậy, theo tiêu chuẩn của Moody’s, mức độ rủi ro tăng dần từ
AAA đến mức chấp nhận được là BBB. Những trường hợp còn lại, rủi ro cao,
không nên đầu tư, hoặc cho vay.
1.2.4.2 Mô hình điểm số Z(Z – Credit scoring model)
Đây là một mô hình do Erward I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với
các doanh nghiệp vay vốn. (xem phụ lục 2)
1.2.4.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Các yếu tố quan trọng sử dụng trong mô hình gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời,
trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, số tài khoản cá nhân...
Xem hạng mục và điểm số tín dụng thường được sử dụng trong tín dụng tiêu
dùng ( xem bảng 2.3 của phụ lục 2)
Tổng số điểm tín dụng tiêu dùng theo 8 tiêu chí ở bảng 2.3 - Phụ lục 2 là 43
điểm (Max), thấp nhất là 9 điểm (Min). Giả sử ngân hàng xác định mức 28 điểm là
ở mức rủi ro khá cao, cần từ chối cho vay, còn lại trên 28 điểm được chia ra 6 bậc
theo khung chính sách tín dụng với hạn mức cho vay tối đa như sau:
Tổng số điểm của khách hang Hạn mức tín dụng
Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng
Từ 29 – 30 điểm 500 USD (10.000.000VND)
Từ 31 – 33 điểm 1.000 USD (20.000.000VND)
Từ 34 – 36 điểm 2.500 USD (50.000.000VND)
Từ 37 – 38 điểm 3.500 USD (70.000.000VND)
Từ 39 – 40 điểm 5.000 USD (100.000.000VND)
Từ 41 – 43 điểm 10.000 USD (200.000.000VND)
(Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS, Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại)[3]
18
1.2.5 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng[11]
Căn cứ theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thổng
đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách
hàng . Quy trình chấm điểm tín dụng gồm các bước được mô tả qua sơ đồ sau:
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]
Sơ đồ 1: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
Bước 1: Thu thập thông tin
CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và
phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn:
- Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
- Đi thăm thực địa khách hàng
- Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác
- Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp.
- Phòng Thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của NHCV
- Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN VN.
- Các nguồn khác,…
Thu thập thông tinBước 1
Xác định ngành nghề
lĩnh vực kinh doanh
Bước 2
Chấm điểm quy môBước 3
Chấm điểm các chỉ
tiêu tài chính
Chấm điểm các chỉ tiêu
phi tài chính
Bước 4 Bước 5
Tổng hợp điểm và
xếp hạng khách Bước 6
Trình phê duyệt kết quả
Bước 7
19
Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
NHCV áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/lĩnh vực
sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm:
- Nông, lâm và ngư nghiệp
- Thương mại và dịch vụ
- Xây dựng
- Công nghiệp
Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh
căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép
đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa
ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu
lớn nhất cho doanh nghiệp.
CBCĐTD phân loại doanh nghiệp theo hướng dẫn trong bảng 3.1 – Phụ lục 3.
Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinh
doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước (xem Bảng 3.2
– Phụ lục 3)
Căn cứ vào thang điểm ở bảng 3.2, các doanh nghiệp được xếp thành: quy mô
lớn, vừa và nhỏ.
Điểm Quy mô
Từ 70 – 100 điểm Lớn
Từ 30 – 69 điểm Vừa
Dưới 30 điểm Nhỏ
(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính
Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các
bảng dưới đây:
20
- Bảng 3.3: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh
nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp– Phụ lục 3
- Bảng 3.4: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh
nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ– Phụ lục 3
- Bảng 3.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh
nghiệp thuộc ngành xây dựng– Phụ lục 3
- Bảng 3.6: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh
nghiệp thuộc ngành công nghiệp– Phụ lục 3
Lưu ý: Các chỉ số tài chính cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chính
năm của doanh nghiệp.
Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính
CBTD chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các bảng dưới
đây:
- Bảng 3.7: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Phụ lục 3
- Bảng 3.8: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý –
Phụ lục 3
- Bảng 3.9: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch – Phụ lục 3
- Bảng 3.10: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh – Phụ lục 3
- Bảng 3.11: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác– Phụ
lục 3
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các bảng trên, CBTD tổng hợp điểm các
tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở các Bảng 3.7 Bảng 3.11- phụ
lục 3 và Bảng 1.1 “Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính” dưới đây:
21
Bảng 1.1 Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính
(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
CBTD cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số trong
bảng 1.2 (có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được
kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp.
Bảng 1.2: Tổng hợp điểm tín dụng
Thông tin tài chính không
được kiểm toán
Thông tin tài chính được
kiểm toán
DNNN
DN
NQD
DN
ĐTNN
DNNN
DN
NQD
DN
ĐTNN
Các chỉ số tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55%
Các chỉ số phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45%
(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]
Sau khi xác định được tổng hợp, CBTD xếp hạng doanh nghiệp như sau:
Stt Tiêu chí DNNN
DN NGOÀI
QUỐC
DOANH
DN
ĐTNN
1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%
2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 17% 33% 27%
3 Tình hình và uy tín giao dịch với NHCV 33% 33% 31%
4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%
5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8%
Tổng cộng 100% 100% 100%
22
Bảng 1.3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp
Hạng Số điểm đạt được
AAA 92,4-100
AA 84,8 - 92,3
A 77,2 - 84,7
BBB 69,6 - 77,1
BB 62 - 69,5
B 54,4 - 61,9
CCC 46,8 - 54,3
CC 39,2 - 46,7
C 31,6 - 39,1
D <31,6
(Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11]
Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng
Sau khi hoàn tất việc xếp hạng doanh nghiệp và xếp hạng khách hàng, CBTD
lập tờ trình đề nghị Giám đốc NHCV phê duyệt. Tờ trình phải được TPTD kiểm tra
và ký trước khi trình lên Giám đốc. Nội dung của tờ trình phải có những ý cơ bản
như sau:
- Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng.
- Phương pháp/mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng.
- Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng.
- Nhận xét/đánh giá của CBTD dẫn tới kết quả chấm điểm và xếp hạng khách
hàng.
Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng
khách hàng phải được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.
23
1.3 Các yếu tố tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh
nghiệp
1.3.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng
Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp
thu thập từ các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng như bảng
cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ của khách
hàng và các thông tin phi tài chính khác. Sử dụng các nguồn thông tin này, nhân
viên tín dụng có thể tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chấm điểm và
xếp hạng doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến kết quả chẩm điểm tín dụng. Vì vậy
nguồn thông tin đòi hỏi phải có tính chính xác và đáp ứng được bốn yếu tố sau:
Đầy đủ và kịp thời:
Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp
phải được thu thập và ghi chép một cách đầy đủ, có như vậy phản ánh được chính
xác mức độ rủi ro và năng lực tài chính của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa
vụ với NHCV. Nguồn thông tin đầy đủ nhưng không kịp thời thì cũng ảnh hưởng
xấu đến kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin
phải được cung cấp kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp, giúp NHCV có quyết định điều chỉnh đúng đắn đối
với hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng.
Trung thực, khách quan:
Để đám bảo tính chính xác của kết quả chấm điểm tín dụng thì nguồn thông
tin tín dụng phải có tính trung thực và khách quan, thông tin sử dụng phải được thu
thập từ những nguồn đáng tin cậy, và có cơ sở pháp lý hoặc thực tiễn.
Nhất quán:
TTTD được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, do đó có khả năng sinh ra sự
bất đối xứng thông tin khách hàng. Trong trường hợp này, CBTD cần phải bảo đảm
sự nhất quản thông tin về mỗi khách hàng để tạo điều kiện cho quá trình phân tích,
đánh giá và ra quyết định quản lý phù hợp.
24
Bảo mật:
TTTD thu thập và ghi chép từ khách hàng phải được lưu trữ và quản lý an
toàn, được bảo mật như là tài sản riêng của NHCV. Việc sử dụng các nguồn thông
tin này phải tiến hành một cách an toàn và bí mật, không tiết lộ ra bên ngoài, gây
ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thông tin. Tính bảo mật là một yếu tố rất quan trọng
của NHCV, đó cũng là cơ sở tạo niềm tin và uy tín của NHCV đối với các khách
hàng của mình. Từ đó tạo dựng một mối quan hệ tốt giữa khách hàng và NHCV.
[11]
Sử dụng đúng mục đích
TTTD và sản phẩm TTTD phải được khai thác và sử dụng đúng mục đích
phục vụ cho hoạt động tín dụng của NHCV. Không được cung cấp và sử dụng
TTTD cho các mục đích, hoạt động mà pháp luật cấm. Mọi TTTD phải được cung
cấp đúng địa chỉ và đối tượng nhận. Người được phép khai thác và sử dụng TTTD
có trách nhiệm sử dụng TTTD đúng mục đích cho phép.
1.3.2 Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn.
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp chỉ mới được áp
dụng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam những năm gần đây.
Vì vậy, không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế còn mắc phải trong công
tác chấm điểm tín dụng tại các ngân hàng. Do đó nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán
bộ giỏi, có khả năng phân tích và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực tín dụng, ngoài
việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng thì
cần phải lắng nghe thêm những ý kiến tư vấn của những chuyên gia kinh tế dày dặn
kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, từ đó hoàn thiện dần hệ thống chấm điểm
tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCV.
1.3.3 Trình độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
Việc xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại tại các ngân hàng có một ý
nghĩa rất quan trong. Nó giúp cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách
hàng được tiến hành nhanh chóng hơn, giúp cho thông tin được cập nhật kịp thời,
25
làm tăng tính bảo mật của nguồn thông tin, và đồng thời cũng mang lại tính chính
xác hơn trong kết quả của công tác chấm điểm tín dụng.
Với một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho chúng ta tiếp cận
được nhiều hơn với những hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng
trên thế giới theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh được tình trạng tụt hậu so với các nước
trên thế giới, từ đó vận dụng và áp dụng vào thực tiễn ở nước ta. Giúp cho ngân
hàng hạn chế được tình hình nợ xấu, đem lại những kết quả mong đợi, đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch vạch ra.
1.3.4 Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.
Kết quả của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tốt hay xấu
là phụ thuộc rất lớn vào trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng, nó đòi hỏi
phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực, có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc
trong lĩnh vực tài chính, nắm bắt rõ và sâu rộng về quy trình chấm điểm tín dụng.
Có như vậy thì mới thực hiện tốt được công tác chấm điểm tín dụng, đem lại những
kết quả chính xác và khách quan cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng quyết định
được các khoản giải ngân một cách đúng đắn, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
1.3.5 Chính sách của Ngân hàng cho vay và của Ngân hàng nhà nước.
Việc xây dựng và ban hành những chính sách của NHCV và ngân hàng nhà
nước tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, hợp thức
hóa vai trò của công tác chấm điểm tín dụng trong quy trình cho vay, thúc đẩy và hổ
trợ cho công tác chấm điểm tín dụng được thực hiện tốt hơn, giúp cho hệ thống
ngày càng hoàn thiện, đem lại kết quả tốt hơn.
1.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chấm điểm tín dụng.
1.4.1 Ưu điểm.
Với những ưu điểm nổi bật và tầm quan trọng của mình, thì hệ thống chấm
điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong việc
thẩm định của NHCV.
Sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng dễ
dàng và nhanh chóng hơn khi xem xét quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp,
26
rút ngắn thời gian để xem xét đơn xin vay nợ và ra quyết định. Đối với các hồ sơ
xin vay vốn, thường các NHCV phải xem xét khoản vay khoảng từ 1 đến 2 tuần,
còn với hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp sẽ làm cho khoảng
thời gian nay rút ngắn lại khoảng từ 5 đến 10 giờ đồng hồ. Việc tiết kiệm được
khoảng thời gian nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc tiến hành của nhân viên tín
dụng thuộc bộ phận chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Việc tiết kiệm được thời gian cũng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho NHCV,
và mang lại những lợi ích nhất định cho khách hàng. Việc cung cấp thông tin của
khách hàng không phải rắc rối nữa, nó trở nên đơn giản và ngắn hơn, khi mà giờ
đây những thông tin mà khách hàng cung cấp chỉ cần dựa trên hệ thống chấm điểm
tín dụng.
1.4.2 Những điểm còn hạn chế.
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một công tác rất quan trọng
trong việc đưa ra quết định khi xem xét đơn xin vay vốn của khách hàng, do đó nó
đòi hỏi tính chính xác rất cao, và là vấn để đáng quan tâm, chủ trọng nhất trong
chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nếu mọi cố gắng trong công tác chấm
điểm tín dụng từ việc tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, nhưng kết
quả đưa ra lại không chính xác thì mọi cố gắng xem như cũng bằng không. Điều đó
đòi hỏi phải có sự quan tâm và quản lý tốt công tác này, việc cập nhật dữ liệu kịp
thời nhưng phải chính xác, trung thực, khách quan. Đối với công tác chấm điểm tín
dụng thì đưa lại kết quả sẽ khác nhau đối với những đối tượng đi vay khác nhau, và
trong từng giai đoạn biến động khác nhau của nền kinh tế, phản ánh được tình hình
hoạt động của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
Từ việc chấm điểm tín dụng, sẽ đưa ra kết quả xếp loại đối với các doanh
nghiệp có nhu cầu vay vốn. Không phải những doanh nghiệp có kết quả xếp loại
dưới điểm sàn đều không tốt, và không phải doanh nghiệp nào trên điểm sàn đều tốt
cả. Do đó, phải nghiên cứu, và xem xét những doanh nghiệp ở gần điểm sàn, từ đó
NHCV đưa ra quyết định có nên chấp nhận đơn vay vốn của khách hàng hay không.
27
Để xây dựng được một hình mẫu chấm điểm tín dụng tốt không phải là đơn
giản, vì những thông tin khách hàng cung cấp chưa chắc là đúng 100%, có nhiều
thông tin sai lệch, do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập và xử lý lại số liệu,
sao cho có thể đưa ra một hình mẫu chấm điểm tín dụng tương đối tốt.
1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.[11]
Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được
NHCV ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay
như hướng dẫn trong bảng 2.12- phụ lục 3
Trong chương này bảo cáo đã trình bày lý luận chung về chấm điểm tín dụng,
xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. Nêu lên được tầm
quan trọng và sự cần thiết của công tác chấm điểm tín dụng của NHCV đối với
khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số mô hình
chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm đưa ra được những mô hình
chấm điểm tín dụng hiệu quả nhất, đồng thời làm cơ sở để so sánh với mô hình
chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mà ngân hàng công thương Việt Nam
chi nhánh tỉnh bình phước đang áp dụng sẽ được trình bày trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN
DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG -
CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC
28
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ
XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC
2.1 Khái quát chung về NH Công Thương Việt Nam và chi nhánh Bình Phước. [15]
2.1.1 Tổng quan về NH Công Thương Việt Nam
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and
Trade.
Tên gọi tắt: VIETINBANK.
Địa chỉ: 108 - Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Website: www.vietinbank.vn.
Email: mail.vietinbank.vn
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (xem phụ lục 4)
2.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15]
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng công thương Việt Nam
Sở giao dịch Chi nhánh
cấp 1
Văn phòng
đại diện
Đơn vị
sự nghiệp
Công ty
trực thuộc
Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm
Trụ sở chính
Phòng
giao dịch
Quĩ tiết
kiệm
Chi nhánh
cấp 2
Phòng giao
dịch
Quĩ tiết
kiệm
Chi nhánh
phụ thuộc
29
(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15]
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính
(Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15]
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp
1, Chi nhánh cấp 2
Hội đồng
Quản trị
Bộ máy giúp việc
Ban kiếm soát
Tổng giám đốc
Kế toán trưởng Phó Tổng Giám Đốc Hệ thống kiếm tra
kiếm soát nội bộ
Các phòng Ban chuyên
môn Nghiệp vụ
Giảm Đốc
Phó Giảm Đốc
Trưởng
phòng kế
toán
Tổ kiếm tra
nội bộ
Các phòng
chuyên môn
nghiệp vụ
Phòng giao
dịch Quĩ tiết kiệm
30
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh
tỉnh Bình Phước.
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.(xem phụ lục 5)
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh
tỉnh Bình Phước.
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng Công Thương Việt Nam
được thống đốc Ngân hàng nhà nước phê chuẩn tại quyết định số 1325/QĐ-NHNN
ngày 28112002.
Căn cứ Quyết định số 090/Qđ-HĐQT-NHCT ngày 04/6/02003 của hội đồng
quản trị về việc “Phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiện đại hoá chi
nhánh”. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP CT Bình Phước như sau:
Ban lãnh đạo NHTMCP CT Bình Phước gồm có 01 giám đốc và 02 phó giám
đốc phụ trách hai mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức điều hành của chi
nhánh được bố trí thành 7 phòng, tổ tại hội sở chính và 4 phòng giao dịch.
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo
cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công Thương chi nhánh Bình
Phước.
Phó Giám Đốc
P. Kế Toán
- Ngân quỹ
P. KH
Doanh nghiệp
P. KH
Cá Nhân
P. Tổ chức
hành chính
Các P. Giao
dịch
Phòng tiền
tệ kho quỹ
Phòng thông
tin điện toán
Phòng
QLRR
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
31
2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban (xem phụ lục 5)
2.1.2.4 Khát quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của
NHTMCP CT Bình Phước.
Đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT tỉnh Bình
Phước trong những năm gần đây cho thấy, mặc dầu Chi nhánh được thành lập muộn
hơn so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, song nhìn chung những kết quả đạt được
trong thời gian qua rất khả quan. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank Bình Phước
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
Lợi nhuận qua các năm
48.750
32.085
13.591
16.786
13.275
19.019
0
10.000
20.000
30.000
40.000
50.000
60.000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Triệuđồng
Lợi nhuận đạt được
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận đạt được qua các năm 2005 – 2010
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Lợi nhuận (triệu đồng) 19.019 13.275 16.786 13.591 32.085 48.750
Tỉ trọng tổng thu nhập từ
hoạt động tín dụng (%)
99,6 99,5 99,4 99,2 93,7 90,8
32
Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy trong những năm 2005 – 2008 lợi
nhuận của CN có sự biến động qua các năm, cụ thể; năm 2006 lợi nhuận của CN
giảm so với năm 2005, giảm 5.744 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 30,2%.
Qua năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 3.511 triệu đồng so với năm 2006,
tương ứng với tốc độ tăng 26,45% so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuân đạt được
của Ngân hàng giảm 3.195 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ giảm
19% so với năm 2007. Từ năm 2008 đến năm 2010 CN đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, với lợi nhuận tăng lên nhanh chóng qua các năm, cụ thể; năm 2009
lợi nhuận Ngân hàng đạt 32.085 triệu đồng, tăng 18.494 triệu đồng so với năm
2008, tương ứng với tốc độ tăng 136,08% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận
của Ngân hàng tiếp tục tăng và đạt ở mức 48.750 triệu đồng, tăng 16.665 triệu đồng
so với năm 2009, tương ứng tốc độ tăng 51,94% so với năm 2009.
Những năm đầu bước vào hoạt động CN phải đối mặt với những khó khăn
nhất định, với nguồn nhân lực còn non trẻ, trình độ và kinh nghiệm còn chưa cao,
chưa tiếp cận được với nhiều khách hàng, việc thu hút khách hàng còn nhiều hạn
chế, khiển cho lợi nhuận đạt được qua những năm sau khi CN bước vào hoạt động
có sự biến động tăng, giảm không đều. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh
của CN trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao, mặc dầu
khủng hoảng kinh tế năm 2008, tác động và làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm
xuống, nhưng với sự nổ lực của cả CN, cùng với sự tin tưởng và ủng hộ của khách
hàng đã đem lại kết quả tương đối khả quan, với lợi nhuận đạt được 13.591 triệu
đồng. Từ năm 2008 trở đi với sự đổi mới về phong cách giao dịch, cải tiến quy trình
công nghệ, cùng với đội ngũ cán bộ làm việc nhiệt tình, hăng say đã đem lại những
kết quả đáng kể trong kết quả hoạt động kinh doanh của CN. Bên cạnh đó Ngân
hàng cũng kết hợp cùng với việc quảng bá thương hiệu thông qua các hình thức
khác nhau như; báo chí, đài truyền truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, quà tặng, và
các chương trình từ thiện…
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn
chiếm ở tỉ lệ cao (chiếm trên 90%) qua các năm trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
33
Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng, đồng thời cho thấy
hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình
hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên cho ta thấy tỉ trọng
nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của CN có sự thay đổi theo
chiều hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể; năm 2005 tỉ trọng thu nhập từ hoạt
động tín dụng chiểm 99,6%, nhưng năm 2006 tỉ trọng này là 99,5% , giảm 0,1%.
Năm 2007 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng là 99,4% và giảm 0,1% so với
năm 2006. Năm 2008 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 0,2% và chiểm
99,2%. Năm 2009 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm mạnh xuống còn
93,7%, giảm 5,5%. Năm 2010 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 2.9%,
và chiểm 90,8% từ tổng thu nhập của cả CN.
Nguyên nhân của sự thay đổi này là do trong những năm đầu mới thành lập
hoạt động của CN chủ yếu là hoạt động tín dụng, vì vậy nguồn thu của CN là từ
hoạt động tín dụng, khiến cho tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng
thu nhập của CN luôn chiếm ở tỉ lệ cao qua các năm. Nhưng trong những năm gần
đây cùng với hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, thì bên cạnh đó CN cũng đã
hoạt động một số lĩnh vực khác, như hoạt động khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi
nhân thọ; hoạt động tư vấn đầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; môi giới, tự
doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán;
tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai
thác tài sản;…Với những hoạt động mới này đã đem lại cho CN một nguồn thu
nhập mới, và nâng con số tổng thu nhập của CN lên con số mới, đồng thời khiến
cho tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm xuống. Tuy nhiên thì hoạt động tín
dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của CN.
Hoạt động huy động vốn
Là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng, bao gồm hoạt động
nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của khách hàng.
Bên cạnh đó hoạt động huy động vốn còn được thực hiện qua việc phát hành kỳ
phiếu, trái phiếu.
34
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Bình Phước
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Tổng nguồn vốn huy
động
831.900 100 854.520 100 1.480.500 100
- VNĐ
- Ngoại tệ quy VNĐ
719.750
112.150
86,52
13,48
719.270
135.250
84,17
15,83
1.434.300
46.200
96,88
3,12
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng
tăng. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 854.520 triệu đồng, tăng 22.620
triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2,72% so với năm 2008. HĐV cuối kỳ năm
2010 đạt 1.480.500 triệu đồng, tăng 625.980 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng
73,26% so với năm 2009.
831.900
719.750
112.150
854.520
719.270
135.250
1.480.500 1.434.300
46.200
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000
1.600.000
Triệuđồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Nguồn vốn huy động
Tổng nguồn vốn huy động VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
Biểu đồ 2.2 :Huy động vốn qua các năm 2008 – 2010
35
Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn huy động qua các năm 2008 – 2010 như
vậy là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển, các vấn đề xã hội không
ngừng được cải thiện, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, thu
nhập bình quân của người dân trong tỉnh mấy năm trở lại đây ngày càng tăng cao.
Từ năm 2005 đến năm 2010 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân
13,2%. Theo thống kê sơ bộ năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Bình Phước
đạt 13%. Ngoài ra việc tăng huy động vốn là do CN đã tập trung huy động tiền gửi,
nhất là nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, thông qua việc tăng lãi suất huy
động kèm theo các chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó cùng với sự ra đời ngày
càng nhiều của các khu công nghiệp, các loại hình công ty … đã tạo thêm nhiều
công ăn việc làm cho những người dân trong tỉnh. Từ đó làm cho thu nhập bình
quân đầu người của tỉnh Bình Phước ngày càng tăng lên qua các năm.
Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng,
thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng thường chiểm tỉ trọng lớn trong hoạt động kinh
doanh. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2010 là 1.202.500 triệu đồng, đạt 63%
kế hoạch năm dư nợ được giao. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 71% tổng
dư nợ, còn dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn chỉ chiếm 29% tổng dư nợ cho vay.
Bảng 2.3: Dư nợ tín dung Vietinbank Bình Phước qua các năm 2008 – 2010
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chỉ tiêu Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Ngắn hạn 486.187 61 810.715 70 852.450 71
Trung, dài hạn 311.513 39 339.701 30 350.050 29
Tổng dư nợ 797.700 100 1.150.416 100 1.202.500 100
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
36
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn vay qua các năm
Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng lên
qua các năm. Năm 2009 dư nợ cho vay tăng 352.716 triệu đồng, tương ứng với tốc
độ tăng 44,22% so với năm 2008. Dư nợ cho vay vào năm 2010 tăng 52.084 triệu so
với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng 4,5% so với năm 2009.
Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng là do các Doanh nghiệp điều trả nợ gốc và
lãi vay chậm theo lịch trả nợ hoặc chưa trả hết nợ cho Chi nhánh. Trong những năm
gần đây các doanh nghiệp tập trung vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh sản
phẩm điều khiến cho dư nợ cho vay tăng lên đáng kể. Ngoài ra với sự ra đời và phát
triển của các loại hình công ty, như; công ty khai thác khoảng sản, công ty chế
biển…đòi hỏi tiếp cận với nguồn vốn lớn để hoạt động, từ đó làm cho dư nợ cho
vay của CN thay đổi.
797.700
486.187
311.513
1.150.416
810.715
339.701
1.202.500
852.450
350.050
0
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000Triệuđồng
2008 2009 2010
Dư nợ cho vay
Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung, dài hạn
37
Thu dịch vụ:
Bảng 2.4: Thu dịch vụ qua các năm
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Thu dịch vụ 276 370 641 1.080 3.623 9.699
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
(Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo
tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
Biểu đồ 2.4: Tình hình thu dịch vụ qua các năm 2005 - 2010
Tổng thu từ dịch vụ của CN tăng rất nhanh qua các năm, cụ thể: tổng thu từ
dịch vụ năm 2006 tăng 94 triệu đồng, tương ứng 34% so với năm 2005; năm 2007
tổng thu từ dịch vụ tăng 73,24% so với năm 2006; năm 2008 tăng 68,5% so với
năm 2007; năm 2009 tăng là 2.543 triệu đồng, ứng với 235,5% so với năm 2008, tỷ
trọng thu dịch vụ trên tổng thu nhập năm 2009 đạt 2,34%, cao gấp 4 lần so với năm
trước; và năm 2010 tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2009, tăng 6.076 triệu
đồng, tương ứng với tốc độ tăng 167,71% so với năm 2009.
Qua sự so sánh trên, ta thấy được sự tăng trưởng về nguồn thu từ dịch vụ của
CN là rất tốt. Sự tăng trưởng về nguồn thu dịch vụ qua các năm là do những năm
qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tăng trưởng tốt, và ổn định. Với chất
Thu dịch vụ
3.623
1.080
276 370
641
9.699
0
2000
4000
6000
8000
10000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Triệuđồng
Thu dịch vụ
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY

More Related Content

What's hot

Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá GiỏiKho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Kho 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệpĐề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
Đề tài: Thẩm định tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
 
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệpĐề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
Đề tài: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp
 
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABankĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng SeABank
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOTLuận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
Luận văn: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tại Agribank, HOT
 
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAYĐề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
 
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đCông tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
Công tác xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank, 9đ
 

Similar to Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Nguyễn Công Huy
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...hieu anh
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...nataliej4
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY (20)

CHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.docCHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.doc
 
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
 
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đBiện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng HDBANK, 9đ
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đĐề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
Đề tài: Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Quốc Dâ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và giải pháp cải thiện tình hình tà...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao tín dụng tại Ngân hàng Thương mại, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại VietinbankĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt NamLuận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương Đông
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương ĐôngĐề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương Đông
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Phương Đông
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCBĐề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY

  • 1. LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian 4 tháng được thực tập tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Bình Phước, em đã được học rất nhiều kiến thức liên quan đến lĩnh vực tín dụng cũng như những kiến thức thực tiễn cho công việc của em sau này. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng các anh chị đã hướng dẫn giúp đỡ em rất tận tình và còn tạo điều kiện cho em tiếp xúc, làm quen với thực tế để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Lạc Hồng, các thầy cô khoa Tài chính Ngân hàng đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học. Đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo TS.Trần Thị Thùy Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian viết khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Chi nhánh Bình Phước cùng các anh chị trong Ngân hàng đặc biệt là các anh chị trong phòng Khác hàng doanh nghiệp đã hướng dẫn em rất nhiều để hoàn thành tốt khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đặng Anh Tuấn
  • 2. --------- --------- Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục biểu đồ và sơ đồ Trang PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu.................................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4 4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4 6. Những đóng góp mới của đề tài............................................................................. 4 7. Kết cấu nội dung .................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM --- 6 1.1. Tổng quan về cơ sở hình thành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.--------------------------------------------------------------------------------- 6 1.1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường................ 6 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng................................................................... 6 1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng................................................ 7 1.1.2 Rủi ro tín dụng ...................................................................................... 8 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng......................................................... 8 1.1.2.2 Nguyên nhân phát sinh............................................................. 9 1.1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng.................................................... 9
  • 3. 1.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp........................................... 11 1.2.1 Tổng quan về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp............ 11 1.2.1.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp..... 11 1.2.1.2 Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. …………………………………………………………………………..12 1.2.1.3 Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ................................................................................................................. 13 1.2.2 Nguyên tắc của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. .. 14 1.2.3 Một số tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp........................................... 15 1.2.3.1 Loại hình doanh nghiệp ...................................................... 15 1.2.3.2 Các chỉ tiêu tài chính........................................................... 15 1.2.4 Một số mô hình chấm điểm tín dụng ................................................. 16 1.2.4.1 Mô hình xếp hạng của Moodu’s và Standard & Poor’s...... 16 1.2.4.2 Mô hình điểm số Z(Z – Credit scoring model)................... 17 1.2.4.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng................................... 17 1.2.5 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng .................... 18 1.3 Các yếu tổ tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. ..................................................................................................................... 23 1.3.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng .......................................... 23 1.3.2 Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lức chuyên môn........... 24 1.3.3 Trình độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. ..................................... 24 1.3.4 Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng ........................................... 25 1.3.5 Chính sách của Ngân hàng cho vay và của Ngân hàng nhà nước. ...... 25 1.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chấm điểm tín dụng ....................... 25 1.4.1 Ưu điểm................................................................................................. 25 1.4.2 Những điểm còn hạn chế....................................................................... 26 1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng ............... 27 Kết luận chương 1................................................................................................ 27
  • 4. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC. ............................................ 28 2.1 Khái quát chung về NH Công Thương Việt Nam và Chi nhánh Bình Phước .................................................................................................................................. 28 2.1.1 Tổng quan về NH Công Thương Việt Nam......................................... 28 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. ........................................... 28 2.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.............................................................. 28 2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Phước........................................................................................................ 30 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. ........................................ 30 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh Bình Phước........................................................................................................ 30 2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban........................... 31 2.1.2.4 Khái quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Bình Phước.............................................................................................. 31 2.2. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCT – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. ------------------------------------------------ 39 2.2.1 Quy trình công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. ----------------- 39 2.2.2 Áp dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp với khách hàng là Công ty TNHH MTV Diệu Hòa.------------------------------------------------ 48 2.3 Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công thương Bình Phước -------------------------------------------------------- 56 2.3.1 So sánh quy trình cấp, quản lý chất lượng tín dụng trước và sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng ------------------------------------------------------ 56 2.3.2 Những thành công đạt được. ----------------------------------------------- 60 2.3.3 Những hạn chế cần khắc phục -------------------------------------------- 62
  • 5. 2.3.3.1 Những hạn chế trong công tác triển khai và tổ chức hệ thống chấm điểm tín dụng------------------------------------------------------------------------- 62 2.3.3.2 Sự bất hợp lý trong nội dung chấm điểm tín dụng ------------- 63 2.3.4 Nguyên nhân ----------------------------------------------------------------- 65 2.4 Đánh giá thực trạng công tác chấm điểm tín dụng qua khảo sát thực tế - 67 2.4.1 Mô tả khảo sát---------------------------------------------------------------- 68 2.4.2 Một số kết quả thu được sau khi tiến hành khảo sát -------------------- 68 Kết luận chương 2 ------------------------------------------------------------------------ 81 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC. ------------------------------------------------------------------- 82 3.1. Phương hướng hoạt động tín dụng của NHCT Bình Phước trong năm tới ------------------------------------------------------------------------------------------------- 82 3.2 Đề xuất hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP CT Bình Phước -------------------------------------- 83 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp------------------------------------------------------------------------ 83 3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp-------------------------------------------------- 87 3.2.3 Nhóm giải pháp về hỗ trợ cán bộ, nhân viên chấm điểm tín dụng-- .89 3.3. Một số kiến nghị ----------------------------------------------------------- 91 3.3.1 Kiến nghị với Bộ tài chính và Cơ quan Thuế-------------------------- 91 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ------------------------------------ 92 3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam-------------------- 93 3.3.4 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP CT Bình Phước -------------------- 94 Kết luận chương 3--------------------------------------------------------------------- 94 KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------- 95
  • 6. --------- --------- - ATM : Automatic Teller Machine - BCTC : Bảo cảo tài chính - BTC : Bộ tài chính - CBTD : Cán bộ tín dụng - CĐKT : Cân đối kế toán - CĐTD : Chấm điểm tín dụng - CIC : Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước - CN : Chi nhánh - CT : Công thương - CV : Công văn - DN : Doanh nghiệp - DNNN : Doanh nghiệp nhà nước - DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - DNĐTNN : Doanh nghiệp đầu tư nhà nước. - HĐKD : Hoạt động kinh doanh - HĐQT : Hội đồng quản trị - HĐV : Huy động vốn - KHCN : Khách hàng cá nhân - KHDN : Khách hàng doanh nghiệp - KQKD : Kết quả kinh doanh - LCTT : Lưu chuyển tiền tệ - Moody’s : Moody’s Investors Service. - NH : Ngân hàng. - NHCT : Ngân hàng Công thương - NHCV : Ngân hàng cho vay - NHTM : Ngân hàng thương mại - NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
  • 7. - NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần - NSNN : Ngân sách nhà nước - PA : Phương án. - QĐ : Quyết định - SXKD : Sản xuất kinh doanh. - TCTD : Tổ chức tín dụng. - TMCP : Thương mại cổ phần. - TNDN : Thu nhập doanh nghiệp - TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. - TPTD : Trưởng phòng tín dụng - TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên - TS : Tài sản - TSCĐ : Tài sản cố định - TTTD : Thông tin tín dụng. - VCSH : Vốn chủ sở hữu - VNĐ : Việt Nam đồng
  • 8. --------- --------- Trang Bảng 1.1: Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính............................ 21 Bảng 1.2: Tổng hợp điểm tín dụng ........................................................................ 21 Bảng 1.3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp ................................................................ 22 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động tại Vietinbank Bình Phước...................................... 31 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Bình Phước............................. 34 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của Vietinbank Bình Phước qua các năm 2008 - 2010 ....................................................................................... 35 Bảng 2.4: Thu dịch vụ qua các năm...................................................................... 37 Bảng 2.5: Tình hình phát hành thẻ ATM............................................................... 38 Bảng 2.6: Xếp loại quy mô doanh nghiệp.............................................................. 42 Bảng 2.7: Tổng hợp chỉ số tài chính ..................................................................... 44 Bảng 2.8: Tổng hợp điểm tín dụng ........................................................................ 46 Bảng 2.9: Xếp hạng doanh nghiệp........................................................................ 46 Bảng 2.10: Tóm tắt bảng cân đối kế toán năm 2010 của Công ty TNHH Diệu Hòa................................................................................ 48 Bảng 2.11: Báo cảo kết quả sản xuất hoạt động kinh doanh năm 2010 của Công ty TNHH Diệu Hòa .................................................................................................... 49 Bảng 2.12: Quy mô doanh nghiệp ......................................................................... 50 Bảng 2.13: Chấm điểm các chỉ số tài chính........................................................... 51 Bảng 2.14: Tiêu chí lưu chuyển tiền tệ .................................................................. 52 Bảng 2.15: Tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý .......................................... 52 Bảng 2.16: Quan hệ tín dụng.................................................................................. 53 Bảng 2.17: Quan hệ phi tín dụng ........................................................................... 53
  • 9. Bảng 2.18: Tiêu chí môi trường kinh doanh.......................................................... 54 Bảng 2.19: Tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác................................................. 54 Bảng 2.20: Bảng trọng số cho các chỉ tiêu tài chính.............................................. 55 Bảng 2.21: Tổng hợp điểm tín dụng và xếp loại.................................................... 55 Bảng 2.22: Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm........................ 58 Bảng 2.23: Cơ cấu về trình độ học vấn.................................................................. 69 Bảng 2.24: Công tác chấm điểm tín dụng đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt ......................................................................................... 70 Bảng 2.25: Công việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một bước quan trọng trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng ........................ 71 Bảng 2.26: Công tác chấm điểm tín dụng được thực hiện hoàn toàn bằng chương trình tự động trên máy tính..................................................................................... 72 Bảng 2.27: Thông tin sử dụng trong quá trình chấm điểm tín dụng đã qua kiếm toán ................................................................... 73 Bảng 2.28: Thông tin về khách hàng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.... 75 Bảng 2.29: Có sự trao đổi thông tin giữa các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng 76 Bảng 2.30: Thông tin thu thập về khách hàng đòi hỏi phải phân tích, xử lý và xác minh lại................................................................................................................... 77 Bảng 2.31: Trong quá trình chấm điểm tín dụng, tài sản đảm bảo không xem là một chỉ tiêu thông thường ............................................................................................. 78 Bảng 2.32: Tất cả các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình chấm điểm tín dụng đều phù hợp.......................................................................................................................... 79 Bảng 2.33: Ngân hàng thường xuyên tổ chức mở các lớp đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên về phương pháp chấm điểm tín dụng khách hàng................................. 80
  • 10. --------- --------- Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận đạt được qua các năm 2005 - 2010 .................................. 31 Biểu đồ 2.2: Huy động vốn qua các năm 2008 - 2010.......................................... 34 Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn vay qua các năm........................ 36 Biểu đồ 2.4: Tình hình thu dịch vụ qua các năm năm 2007 – 2009 ...................... 37 Biểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ qua các năm................................................ 38 Biểu đồ 2.6: Tình hình dư nợ quá hạn so với dư nợ trong hạn qua các năm ........ 58 Biểu đồ 2.7: Tình hình nợ xấu từ năm 2008 – 2010 ............................................. 59 Biểu đồ 2.8: Cơ cấu trình độ học vấn..................................................................... 69 Biểu đồ 2.9: Mức độ thỏa mãn về kỹ năng, trình độ chuyên môn trong công tác chấm điểm tín dụng................................................................................................ 70 Biểu đồ 2.10: Mức độ thỏa mãn về vai trò của công tác chấm điểm tín dụng trong quá trình ra quyết định cấp tín dụng ...................................................................... 71 Biểu đồ 2.11: Mức độ thõa mãn về chương trình chấm điểm tự động trên máy tính .......................................................................... 72 Biểu đồ 2.12: Mức độ thỏa mãn về việc thông tin do khách hàng cung cấp đã qua kiếm toán................................................................................................................ 74 Biểu đồ 2.13: Mức độ thõa mãn về việc thông tin khách hàng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau........................................................................................... 75 Biểu đồ 2.14: Mức độ thỏa mãn về việc thông thin khách hàng được trao đổi giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng...................................................................... 76 Biểu đồ 2.15: Mức độ thỏa mãn về việc thông tin khách hàng phải qua phân tích, xác minh lại............................................................................................................ 77 Biểu đồ 2.16: Mức độ thỏa mãn về việc xem tài sản đảm bảo là một chí tiêu thông thường .................................................................................................................... 78 Biểu đồ 2.17: Mức độ thỏa mãn cho rằng các chí tiêu chấm điểm đều phù hợp... 79 Biểu đồ 2.18: Mức độ thỏa mãn cho rằng Ngân hàng thường xuyên mở các lớp đào tạo và hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên về phương pháp chấm điểm tín dụng.... 80
  • 11. --------- --------- Trang Sơ đồ 1: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng..........................18 Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng công thương Việt Nam......................28 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính ..........................29 Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2 ......................................................................................................................29 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương chi nhánh Bình Phước...........30 Sơ đồ 2.5: Quy trình xếp hạng khách hàng..............................................................40
  • 12.
  • 13. 1 1 Lý do chọn đề tài: Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ lớn nhất và chủ yếu của các ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng thu nhập của các ngân hàng nhưng kèm theo đó là tính rủi ro. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất cho tổ chức tín dụng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo cam kết[14]. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu đã cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng rủi ro hoạt động của ngân hàng (tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng). Việc quản lý phòng ngừa rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay rất phức tạp và khó khăn. Ngân hàng không thể hoàn toàn loại trừ khả năng rủi ro nhưng có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ, những biện pháp phòng chống hữu hiệu để có thể ngăn ngừa, hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro tín dụng. Từ nhận thức hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và để quản lý an toàn hoạt động Ngân hàng, NH cần sử dụng các công cụ khác nhau để hạn chế tối đa mức độ rủi ro tín dụng. Một trong những giải pháp đang được khuyến khích áp dụng đó là hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Đây là một vấn đề khá mới đối với các NHTM Việt Nam. Hệ thống chấm điểm tín dụng được áp dụng vào hệ thống NHCT từ năm 2004. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng này vẫn còn những hạn chế cần phải được bổ sung chỉnh sữa để có thế đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay và tiến xa hơn nữa trong tương lai. Từ những nhận định trên, em quyết định chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng công thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước” làm mục tiêu nghiên cứu, hy vọng góp phần giải quyết những vấn đề
  • 14. 2 còn tồn tại, những hạn chế chưa khắc phục được, ngăn ngừa những rủi ro tín dụng có thể xảy ra, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng công thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước nói riêng và hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói chung. 2 Tổng quan đề tài nghiên cứu: Trong thời gian qua, NHNN đã ban hành một hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng trong hệ thống ngân hàng: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, trong đó, quy định phân loại nợ theo tiêu chuẩn định tính và lộ trình yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng Việt Nam phải trình Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để NHNN xem xét và phê duyệt đã thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế. Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng thương mại với hoạt động tín dụng là chủ yếu và cơ bản nhất, luôn chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chủ yếu là huy động tiền gởi và cho vay. Ngày nay, trong nền kinh tế hội nhập, thì nhu cầu về nguồn vốn tín dụng lại càng cao hơn bao giờ hết. Với mục tiêu phấn đấu đưa nước ta cơ bản trởi thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra rằng: “…nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa… Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỷ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…”[4] Từ nhận định này của Đảng cho chúng ta thấy, Việt Nam sẽ là một nước công nghiệp khi đạt được các tiêu
  • 15. 3 chuấn trên. Muốn thực hiện được điều này thì chúng ta cần phải có một nguồn vốn lớn và đủ mạnh để thực hiện quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, gần ¾ số dân và lao động sống bằng nông nghiệp. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trình độ trang thiết bị lạc hậu so với các nước trong khu vực. Trình độ kỹ thuật công nghệ thấp. Cơ sở hạ tầng và các ngành dịch vụ cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh như kho bãi, thông tin liên lạc, điện, nước, vận tải,…đều kém phát triển và có chi phí cao hơn các nước trong khu vực.[5] Chính vì vậy, nguồn vốn tín dụng từ các NHTM là rất quan trọng. Hệ thống ngân hàng và tín dụng ngân hàng đã và đang có những thay đổi cơ bản theo hướng tích cực. Công cuộc tái cơ cấu, nâng cao năng lực giám sát của Ngân hàng Nhà nước đã và đang góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Hệ thống ngân hàng đã bước đầu tiếp cận với các hình thức kinh doanh hiện đại theo thông lệ quốc tế. Thị trường vốn đã huy động được một lượng vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.196.000 tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 17,3%/năm và bằng 37,4% GDP. Vốn đầu tư huy động qua thị trường vốn đạt 38,8% tổng vốn đầu tư, trong đó tín dụng trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng chiếm 31% tổng vốn đầu tư, vốn huy động thông qua các tổ chức công cụ vay nợ (cổ phiếu, trái phiểu) là 7,8% tổng vốn đầu tư.[5] Gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, các Doanh nghiệp Việt Nam có những cơ hội và thách thức lớn. Trong tương lai các Doanh nghiệp này sẽ phát triển một cách mạnh mẽ và có cơ hội cạnh tranh với các Doanh nghiệp lớn trên thế giới, đồng thời mở ra một môi trường kinh doanh mới với những cơ hội mới. Họ cũng chính là những đối tượng mà được các Ngân hàng quan tâm tới. Vì thế, Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước nói riêng. Việc phân tích, đánh giá, chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho hoạt
  • 16. 4 động tín dụng của ngân hàng hạn chế những rủi ro gặp phải, và đồng thời sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng. 3 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tại bàn:so sánh, thống kê, tổng hợp, mô tả, phân tích . Phương pháp khảo sát hiện trường: điều tra và thu thập thông tin từ các hợp đồng thực tế tại Ngân hàng. Một số phương pháp khác. 4 Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản sau: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng Doanh Nghiệp tại Ngân Hàng Công Thương –Chi nhánh tỉnh Bình Phước Đi sâu nghiên cứu thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Ngân Hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu:Tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. Thời gian nghiên cứu số liệu là giai đoạn 2010 – 2 011 6 Những đóng góp mới của đề tài: Khắc phục những tồn tại trong việc chẩm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước. Nâng cao chất lượng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp nhằm giảm bớt rủi ro tín dụng đối với ngân hàng trong giai đoạn mới.
  • 17. 5 Trên cơ sở đó góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế tỉ lệ nợ xấu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 7 Kết cấu nội dung: Bố cục của đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng Doanh Nghiệp tại Ngân Hàng Công Thương- Chi nhánh tỉnh Bình Phước” được chi thành các phần sau: Phần giới thiệu là các nội dung nhằm sơ lược lý do nghiên cứu, xác định đề tài nghiên cứu, tổng quan đề tài nghiên cứu, các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp mới của đề tài Chương 1 Cơ sở lý luận về chấm điểm tín dụng và xếp hạng khác hàng trong hoạt động tín dụng của NHTM. Chương 2 Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Công Thương – Chi nhánh tỉnh Bình Phước.
  • 18. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
  • 19.
  • 20. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 1.1 Tổng quan về cơ sở hình thành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 1.1.1 Hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường 1.1.1.1 Khái niệm tín dụng[12] Tín dụng là một phạm trù gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa, hay nói một cách khác, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có tín dụng hoạt động và phát huy tác dụng. Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát triển cao của nền kinh tế tiền tệ. Nó nảy sinh do yêu cầu khách quan của sự phát triển cao của sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong cơ chế thị trường. Nó ra đời là để giải quyết quan hệ cung cầu, điều hòa quan hệ cung cầu vốn tiền tệ trong nền kinh tế tiền tệ. Như vậy, tín dụng ngân hàng là tín dụng bằng tiền, hình thành trong quá trình hoạt động của các NHTM, và do ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín dụng đứng ra làm trung gian, cầu nối giữa người có vốn cho vay và người cần vốn để sử dụng. Xét trên quan hệ giữa người cho vay với ngân hàng thì ngân hàng là người vay nợ, còn trên quan hệ giữa người vay vốn với ngân hàng thì ngân hàng là người chủ nợ. Từ định nghĩa trên thì về bản chất tín dụng có mấy yếu tố sau: - Nhượng quền sử dụng vốn, của cái, chứ không phải nhượng quyền sở hữu. - Sau một thời gian sử dụng phải hoàn trả, chứ không phải như cấp phát ngân sách. - Có một thời hạn quy định nhất định, không phải vô thời hạn. - Phải trả lãi theo lãi suất trên số tiền vay và thời gian vay
  • 21. 7 1.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng[2] Nói đến vai trò của tín dụng, nghĩa là nói đến sự tác động của tín dụng đối với nền kinh tế - xã hội. Vai trò của tín dụng bao gồm vai trò hai mặt tích cực, mặt tốt, và mặt tiêu cực, mặt xấu. Chẳng hạn nếu để tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát, thì không những không làm cho nền kinh tế phát triển mà còn làm cho lạm phát có thể gia tăng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội. Mặt tích cực, tín dụng có vai trò to lớn sau đây: • Một là : tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển. Tín dụng trước hết là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp các tổ chức kinh tế. Tín dụng là một trong những công cụ để tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế. Tín dụng không những là công cụ tập trung vốn mà còn là công cụ thúc đẩy tích tụ vốn cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế. Có thể nói, trong mọi nền kinh tế - xã hội, tín dụng đều phát huy vai trò to lớn nói trên của nó. Đối với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn bao gồm vốn cổ định, vốn lưu động. Đối với dân chúng, tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Đối với toàn xã hội, tín dụng làm tăng hiệu suất sử dụng đồng vốn. Tất cả đều hợp lực và tác động lên đời sống kinh tế - xã hội khiến tạo ra động lực phát triển rất mạnh mẽ mà không có công cụ tài chính nào có thể thay thể được. • Hai là: Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, đặc biệt là tiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn định tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm cho sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hóa dịch vụ làm ra ngày càng nhiều, đáp ứng
  • 22. 8 được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính nhờ đó mà tín dụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước… • Ba là: Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội. Một mặt, do tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng có thể thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động, mặt khác, do vốn tín dụng cung ứng đã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội và tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất, rừng… thu hút nhiều lực lượng lao động, để tạo ra lực lượng sản xuất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một xã hội phát triến lành mạnh, đời sống được ổn định ai cũng có công ăn việc làm… là tiền đề quan trọng ổn định trật tự xã hội. • Bốn là: Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế Có thể nói tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không những ở trong phạm vi quốc nội mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế, nhờ đó nó thúc đẩy mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu của nhau trong quá trình phát triển đi lên của mỗi nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển. 1.1.2 Rủi ro tín dụng 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách hàng không còn khả năng chi trả nợ vay Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụng phát sinh khi công ty bán chịu hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bại trong việc trả nợ Trong hoạt động của ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó.
  • 23. 9 1.1.2.2 Nguyên nhân phát sinh Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từ hai phía khách hàng và ngân hàng. Về phía khách hàng Rủi ro tín dụng phát sinh có thể do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. - Về mặt chủ quan có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả. - Về mặt khách quan có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được. Từ đó, doanh nghiệp dù có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ. Về phía ngân hàng Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời. 1.1.2.3 Tác động của rủi ro tín dụng Tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu hồi được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến.
  • 24. 10 Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi, thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu, có thể đẫn đến bờ vực phá sản, nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Tác động đến nền kinh tế xã hội Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cho các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay lại. Do đó, khi rủi ro tín dụng xảy ra, thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng với mức độ lớn, sẽ ảnh hưởng đến người gửi tiền làm cho người gửi tiền hoang mang, lo sợ và kéo nhau đến rút tiền, không những ở ngân hàng có sự cố mà còn ở những ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn. Khủng hoảng thanh khoản xảy ra và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng, hoạt động không hữu hiệu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Nó có thể làm cho nền kinh tế bị suy giảm, lạm phát tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định… Tóm lại, rủi ro tín dụng của các ngân hàng xảy ra ở những mức độ khác nhau, rủi ro cấp độ nhẹ cũng làm cho ngân hàng bị giảm lợi nhuận, rủi ro ở cấp độ nặng làm cho ngân hàng không thu đủ vốn lãi, hoặc bị mất cả vốn lẵn lãi, dẫn đến ngân hàng bị thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
  • 25. 11 1.2 Chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 1.2.1 Tổng quan về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 1.2.1.1 Khái niệm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp[11] Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCV là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với NHCV như trã lãi và gốc nợ vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHCV. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Chấm điểm tín dụng: CĐTD là phương pháp được thực hiện để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn trên cơ sở định tính và định lượng, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng. Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay thông qua các phương pháp thống kê, nghiên cứu dữ liệu, phân tích bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán…từ đó đưa ra những chỉ số, giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, đó được gọi là “điểm” để các ngân hàng căn cử đánh giá, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng. Từ việc phân tích những dữ liệu về các khoản vay trong quá khứ để tạo dựng một hình mẫu chấm điểm hiệu quả cho khách hàng. Một hình mẫu được xây dựng tốt sẽ đưa ra tỷ lệ những điểm tốt nhiều hơn cho những người đi vay, đồng nghĩa với việc sử dụng vốn vay hiệu quả và ngược lại, tỷ lệ phần trăm điểm xấu nhiều hơn cho những người đi vay và những khoản vay này sử dụng không được hiệu quả, và ít phát huy tác dụng của nó. Từ việc phân tích các yếu tố, xác định mức độ rủi ro đối với các khoản cho vay, từ đó ngân hàng xác định điểm sàn dựa trên giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với khách hàng mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Dựa trên hình mẫu đó, ngân hàng sẽ chấp nhận cho vay đối với những doanh nghiệp đạt trên điểm sàn, đồng thời từ chối cho vay đối với những doanh nghiệp dưới điểm sàn. Đối với những doanh
  • 26. 12 nghiệp đạt mức gần điểm sàn thì các ngân hàng sẽ xem xét kỹ hồ sơ của các đối tượng này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng có nên cho vay hay không. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp[13] Ở nước ta, thuật ngữ "corporate credit rating" được được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại tín dụng doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp... Trong đó, sát nghĩa nhất là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và phân loại tín dụng doanh nghiệp. Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu. 1.2.1.2 Sự cần thiết của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Các ngân hàng thương mại luôn đối mặt với những rủi ro trong quá trình hoạt động của mình như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro về ngoại hối… Trong đó rủi ro tín dụng là đáng chủ trọng nhất, vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu nhất của các ngân hàng thương mại, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà trong đó khách hàng không thực hiện việc trả được đầy đủ khoản nợ gốc và lãi vay của mình,
  • 27. 13 hoặc là việc khách hàng thanh toán không đúng hạn quy định. Rủi ro tín dụng là phát sinh là do một số yếu tố chủ quan và khách quan sau: Nguyên nhân khách quan: Rủi ro tín dụng phát sinh do một số yếu tố khách quan như; thiên tai lũ lụt, động đất, hỏa hoạn … Đây là những nguyên nhân khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng. Những yếu tố này là không thể loại trừ với một nước mà hàng năm phải đối mặt với thiên tai lũ lụt như nước ta. Nguyên nhân chủ quan: - Lý do từ phía những khách hàng: Sau một thời gian sử dụng nợ vay, việc trả nợ gốc và lãi vay từ phía khách hàng không được thực hiện đầy đủ, hoặc là khách hàng trả không đúng hạn, điều này có thể do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng không có thiện chỉ trả nợ, do năng lực tài chính yếu kém của công ty, có thể do khả năng quản trị kém, quản lý vốn không tốt của khách hàng dẫn đến hậu quả công ty phá sản v.v. - Lý do từ phía ngân hàng: do trình độ yếu kém của nhân viên tín dụng không phân tích kỹ lưỡng năng lực tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, do đó việc xác định hạn mức tín dụng của khách hàng còn quá sơ sài, dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Từ những nguyên nhân trên ta thấy rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là không thể loại trừ, mà những rủi ro này có thể được hạn chế và giảm thiếu. Vì vậy cần xây dựng mô hình để đánh giá mức độ rủi ro của những khoản cho vay, làm cơ sở cho việc giải ngân của ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM, đồng thời hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và đem lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng. 1.2.1.3 Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. [11] Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ NHCV trong việc:
  • 28. 14 - Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt. - Giảm sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang cò dư nợ; Hạng khách hàng cho phép NHCV lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời. Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích: - Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn - Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. 1.2.2 Nguyên tắc của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng[11] Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. - Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà CBTD xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó. - Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng. Trong quy trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sử dụng các bảng tiêu chuẩn để đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc: - Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất. - Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì có thể sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng của bên bảo lãnh để xác định hạng tín
  • 29. 15 dụng của khách hàng (nếu bên bảo lãnh cũng được Ngân hàng cho vay chấm điểm). Quy trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng. Trường hợp bảo lãnh một phần thì chỉ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng cho chính khách hàng. 1.2.3 Một số tiêu chí chấm điểm doanh nghiệp.[6] Trên cơ sở các tiêu chí trên NHCV tiến hành đánh giá, phân tích tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó sẽ dự đoán cho khả năng hoàn trả lại khoản vốn vay và lãi vay, cũng như mục đích, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó 1.2.3.1 Loại hình doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp là một trong những căn cứ để đánh giá và xếp hạng tín dụng. Ngân hàng phân loại doanh nghiệp theo ngành kinh tế và theo quy mô. Dựa theo ngành kinh tế có thể phân loại doanh nghiệp thành doanh nghiệp thuộc các ngành như sau: Nông, lâm, và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng và vật liệu xây dựng; sản xuất công nghiệp, và Ngành khác. 1.2.3.2 Các chỉ tiêu tài chính Chấm điểm Tài Chính 4 nhóm - Chỉ tiêu thanh khoản - Chỉ tiêu cân nợ - Chỉ tiêu hoạt động - Chỉ tiêu thu nhập Căn cứ - Bảng CĐKT - Báo cảo KQKD - Báo cảo LCTT - Thuyết minh BCTC - Đánh giá kiểm toán Chỉ tiêu chấm điểm tín dụng Loại hình doanh nghiệp Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu khác
  • 30. 16 Dựa vào những căn cứ như vừa trình bày trên đây, ngân hàng tiến hành chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp. Những chỉ tiêu tài chính được tính toán là bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp trong các nhóm sau: (Xem chi tiết phụ lục 1) Ngoài ra CBTD còn dựa vào một số tiêu chí khác như; Ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, chỉ tiêu phi tài chính…, để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 1.2.4 Một số mô hình chấm điểm tín dụng [3] 1.2.4.1 Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's. Rủi ro tín dụng thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng, trong đó có Moody’s và Standard & Poor’s là những dịch vụ tốt nhất. Đối vói Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa, với Standard & Poor’s cao nhất là AAA. Sau đó xếp hạng giảm dần từ Aa, A, Baa, Ba, B…(Moody’s) và AA, A, BBB, BB, B … (Standard & Poor’s) Mô hình xếp hạng của công ty Moody’s và Standard & Poor’s:(xem bảng 2.1 và 2.2 của phụ lục 2) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản • Khả năng thanh toán ngắn hạn • Khả năng thanh toán nhanh • Khả năng thanh toán tức thời Nhóm chỉ tiêu cân nợ • Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản • Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu Nhóm chỉ tiêu hoạt động • Vòng quay vốn lưu động • Vòng quay khoản phải thu • Vòng quay hàng tồn kho • Hiệu suất sử dụng TSCĐ Nhóm chỉ tiêu thu nhập • Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần • Lợi nhuận từ HĐKD/Doanh thu thuần • Lợi nhuận sau thuế/VCSH bình quân • Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS bình quân • Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả TỔNG ĐIỂM TÀI CHÍNH
  • 31. 17 Những khách hàng được xếp hạng tín nhiệm ở bậc cao nhất Aaa, giảm dần qua Aa, A, và Baa (Theo tiêu chuẩn xếp hạng của Standard & Poor’s) là những trường hợp lượng hóa rủi ro ở mức bằng không, và tăng dần mức độ rủi ro đến Baa, là có thể được chấp nhận trong đầu tư và cho vay, mà không sợ rủi ro, hoặc rủi ro ở mức chấp nhận được. Tương tự như vậy, theo tiêu chuẩn của Moody’s, mức độ rủi ro tăng dần từ AAA đến mức chấp nhận được là BBB. Những trường hợp còn lại, rủi ro cao, không nên đầu tư, hoặc cho vay. 1.2.4.2 Mô hình điểm số Z(Z – Credit scoring model) Đây là một mô hình do Erward I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. (xem phụ lục 2) 1.2.4.3 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Các yếu tố quan trọng sử dụng trong mô hình gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, số tài khoản cá nhân... Xem hạng mục và điểm số tín dụng thường được sử dụng trong tín dụng tiêu dùng ( xem bảng 2.3 của phụ lục 2) Tổng số điểm tín dụng tiêu dùng theo 8 tiêu chí ở bảng 2.3 - Phụ lục 2 là 43 điểm (Max), thấp nhất là 9 điểm (Min). Giả sử ngân hàng xác định mức 28 điểm là ở mức rủi ro khá cao, cần từ chối cho vay, còn lại trên 28 điểm được chia ra 6 bậc theo khung chính sách tín dụng với hạn mức cho vay tối đa như sau: Tổng số điểm của khách hang Hạn mức tín dụng Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng Từ 29 – 30 điểm 500 USD (10.000.000VND) Từ 31 – 33 điểm 1.000 USD (20.000.000VND) Từ 34 – 36 điểm 2.500 USD (50.000.000VND) Từ 37 – 38 điểm 3.500 USD (70.000.000VND) Từ 39 – 40 điểm 5.000 USD (100.000.000VND) Từ 41 – 43 điểm 10.000 USD (200.000.000VND) (Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn, PGS.TS, Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại)[3]
  • 32. 18 1.2.5 Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng[11] Căn cứ theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thổng đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định về Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng . Quy trình chấm điểm tín dụng gồm các bước được mô tả qua sơ đồ sau: (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11] Sơ đồ 1: Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Bước 1: Thu thập thông tin CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư từ các nguồn: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa khách hàng - Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác - Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp. - Phòng Thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của NHCV - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN VN. - Các nguồn khác,… Thu thập thông tinBước 1 Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh Bước 2 Chấm điểm quy môBước 3 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Bước 4 Bước 5 Tổng hợp điểm và xếp hạng khách Bước 6 Trình phê duyệt kết quả Bước 7
  • 33. 19 Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NHCV áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm: - Nông, lâm và ngư nghiệp - Thương mại và dịch vụ - Xây dựng - Công nghiệp Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. CBCĐTD phân loại doanh nghiệp theo hướng dẫn trong bảng 3.1 – Phụ lục 3. Bước 3: Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước (xem Bảng 3.2 – Phụ lục 3) Căn cứ vào thang điểm ở bảng 3.2, các doanh nghiệp được xếp thành: quy mô lớn, vừa và nhỏ. Điểm Quy mô Từ 70 – 100 điểm Lớn Từ 30 – 69 điểm Vừa Dưới 30 điểm Nhỏ (Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11] Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các bảng dưới đây:
  • 34. 20 - Bảng 3.3: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp– Phụ lục 3 - Bảng 3.4: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ– Phụ lục 3 - Bảng 3.5: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng– Phụ lục 3 - Bảng 3.6: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp– Phụ lục 3 Lưu ý: Các chỉ số tài chính cần được xác định theo số liệu báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp. Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính CBTD chấm điểm các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo các bảng dưới đây: - Bảng 3.7: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ - Phụ lục 3 - Bảng 3.8: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí năng lực và kinh nghiệm quản lý – Phụ lục 3 - Bảng 3.9: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí uy tín trong giao dịch – Phụ lục 3 - Bảng 3.10: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh – Phụ lục 3 - Bảng 3.11: Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác– Phụ lục 3 Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các bảng trên, CBTD tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở các Bảng 3.7 Bảng 3.11- phụ lục 3 và Bảng 1.1 “Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính” dưới đây:
  • 35. 21 Bảng 1.1 Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính (Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11] Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp CBTD cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số trong bảng 1.2 (có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp. Bảng 1.2: Tổng hợp điểm tín dụng Thông tin tài chính không được kiểm toán Thông tin tài chính được kiểm toán DNNN DN NQD DN ĐTNN DNNN DN NQD DN ĐTNN Các chỉ số tài chính 25% 35% 45% 35% 45% 55% Các chỉ số phi tài chính 75% 65% 55% 65% 55% 45% (Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11] Sau khi xác định được tổng hợp, CBTD xếp hạng doanh nghiệp như sau: Stt Tiêu chí DNNN DN NGOÀI QUỐC DOANH DN ĐTNN 1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27% 2 Năng lực và kinh nghiệm quản lý 17% 33% 27% 3 Tình hình và uy tín giao dịch với NHCV 33% 33% 31% 4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7% 5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8% Tổng cộng 100% 100% 100%
  • 36. 22 Bảng 1.3: Bảng xếp hạng doanh nghiệp Hạng Số điểm đạt được AAA 92,4-100 AA 84,8 - 92,3 A 77,2 - 84,7 BBB 69,6 - 77,1 BB 62 - 69,5 B 54,4 - 61,9 CCC 46,8 - 54,3 CC 39,2 - 46,7 C 31,6 - 39,1 D <31,6 (Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)[11] Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Sau khi hoàn tất việc xếp hạng doanh nghiệp và xếp hạng khách hàng, CBTD lập tờ trình đề nghị Giám đốc NHCV phê duyệt. Tờ trình phải được TPTD kiểm tra và ký trước khi trình lên Giám đốc. Nội dung của tờ trình phải có những ý cơ bản như sau: - Giới thiệu thông tin cơ bản về khách hàng. - Phương pháp/mô hình áp dụng để chấm điểm tín dụng. - Tài liệu làm căn cứ để chấm điểm tín dụng. - Nhận xét/đánh giá của CBTD dẫn tới kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhật ngay vào hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng.
  • 37. 23 1.3 Các yếu tố tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 1.3.1 Thông tin sử dụng để chấm điểm tín dụng Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp thu thập từ các báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ của khách hàng và các thông tin phi tài chính khác. Sử dụng các nguồn thông tin này, nhân viên tín dụng có thể tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Nguồn thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến kết quả chẩm điểm tín dụng. Vì vậy nguồn thông tin đòi hỏi phải có tính chính xác và đáp ứng được bốn yếu tố sau: Đầy đủ và kịp thời: Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp phải được thu thập và ghi chép một cách đầy đủ, có như vậy phản ánh được chính xác mức độ rủi ro và năng lực tài chính của khách hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ với NHCV. Nguồn thông tin đầy đủ nhưng không kịp thời thì cũng ảnh hưởng xấu đến kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin phải được cung cấp kịp thời, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp NHCV có quyết định điều chỉnh đúng đắn đối với hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng. Trung thực, khách quan: Để đám bảo tính chính xác của kết quả chấm điểm tín dụng thì nguồn thông tin tín dụng phải có tính trung thực và khách quan, thông tin sử dụng phải được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, và có cơ sở pháp lý hoặc thực tiễn. Nhất quán: TTTD được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, do đó có khả năng sinh ra sự bất đối xứng thông tin khách hàng. Trong trường hợp này, CBTD cần phải bảo đảm sự nhất quản thông tin về mỗi khách hàng để tạo điều kiện cho quá trình phân tích, đánh giá và ra quyết định quản lý phù hợp.
  • 38. 24 Bảo mật: TTTD thu thập và ghi chép từ khách hàng phải được lưu trữ và quản lý an toàn, được bảo mật như là tài sản riêng của NHCV. Việc sử dụng các nguồn thông tin này phải tiến hành một cách an toàn và bí mật, không tiết lộ ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thông tin. Tính bảo mật là một yếu tố rất quan trọng của NHCV, đó cũng là cơ sở tạo niềm tin và uy tín của NHCV đối với các khách hàng của mình. Từ đó tạo dựng một mối quan hệ tốt giữa khách hàng và NHCV. [11] Sử dụng đúng mục đích TTTD và sản phẩm TTTD phải được khai thác và sử dụng đúng mục đích phục vụ cho hoạt động tín dụng của NHCV. Không được cung cấp và sử dụng TTTD cho các mục đích, hoạt động mà pháp luật cấm. Mọi TTTD phải được cung cấp đúng địa chỉ và đối tượng nhận. Người được phép khai thác và sử dụng TTTD có trách nhiệm sử dụng TTTD đúng mục đích cho phép. 1.3.2 Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp chỉ mới được áp dụng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng tại Việt Nam những năm gần đây. Vì vậy, không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế còn mắc phải trong công tác chấm điểm tín dụng tại các ngân hàng. Do đó nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có khả năng phân tích và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực tín dụng, ngoài việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng thì cần phải lắng nghe thêm những ý kiến tư vấn của những chuyên gia kinh tế dày dặn kinh nghiệm trong nước và trên thế giới, từ đó hoàn thiện dần hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NHCV. 1.3.3 Trình độ hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng Việc xây dựng một hệ thống công nghệ hiện đại tại các ngân hàng có một ý nghĩa rất quan trong. Nó giúp cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tiến hành nhanh chóng hơn, giúp cho thông tin được cập nhật kịp thời,
  • 39. 25 làm tăng tính bảo mật của nguồn thông tin, và đồng thời cũng mang lại tính chính xác hơn trong kết quả của công tác chấm điểm tín dụng. Với một hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho chúng ta tiếp cận được nhiều hơn với những hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trên thế giới theo tiêu chuẩn quốc tế, tránh được tình trạng tụt hậu so với các nước trên thế giới, từ đó vận dụng và áp dụng vào thực tiễn ở nước ta. Giúp cho ngân hàng hạn chế được tình hình nợ xấu, đem lại những kết quả mong đợi, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch vạch ra. 1.3.4 Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng. Kết quả của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tốt hay xấu là phụ thuộc rất lớn vào trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng, nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực, có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực tài chính, nắm bắt rõ và sâu rộng về quy trình chấm điểm tín dụng. Có như vậy thì mới thực hiện tốt được công tác chấm điểm tín dụng, đem lại những kết quả chính xác và khách quan cho ngân hàng, giúp cho ngân hàng quyết định được các khoản giải ngân một cách đúng đắn, tránh được những rủi ro có thể xảy ra. 1.3.5 Chính sách của Ngân hàng cho vay và của Ngân hàng nhà nước. Việc xây dựng và ban hành những chính sách của NHCV và ngân hàng nhà nước tác động đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, hợp thức hóa vai trò của công tác chấm điểm tín dụng trong quy trình cho vay, thúc đẩy và hổ trợ cho công tác chấm điểm tín dụng được thực hiện tốt hơn, giúp cho hệ thống ngày càng hoàn thiện, đem lại kết quả tốt hơn. 1.4 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp chấm điểm tín dụng. 1.4.1 Ưu điểm. Với những ưu điểm nổi bật và tầm quan trọng của mình, thì hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong việc thẩm định của NHCV. Sử dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn khi xem xét quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp,
  • 40. 26 rút ngắn thời gian để xem xét đơn xin vay nợ và ra quyết định. Đối với các hồ sơ xin vay vốn, thường các NHCV phải xem xét khoản vay khoảng từ 1 đến 2 tuần, còn với hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp sẽ làm cho khoảng thời gian nay rút ngắn lại khoảng từ 5 đến 10 giờ đồng hồ. Việc tiết kiệm được khoảng thời gian nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc tiến hành của nhân viên tín dụng thuộc bộ phận chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Việc tiết kiệm được thời gian cũng sẽ góp phần tiết kiệm chi phí cho NHCV, và mang lại những lợi ích nhất định cho khách hàng. Việc cung cấp thông tin của khách hàng không phải rắc rối nữa, nó trở nên đơn giản và ngắn hơn, khi mà giờ đây những thông tin mà khách hàng cung cấp chỉ cần dựa trên hệ thống chấm điểm tín dụng. 1.4.2 Những điểm còn hạn chế. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một công tác rất quan trọng trong việc đưa ra quết định khi xem xét đơn xin vay vốn của khách hàng, do đó nó đòi hỏi tính chính xác rất cao, và là vấn để đáng quan tâm, chủ trọng nhất trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Nếu mọi cố gắng trong công tác chấm điểm tín dụng từ việc tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, nhưng kết quả đưa ra lại không chính xác thì mọi cố gắng xem như cũng bằng không. Điều đó đòi hỏi phải có sự quan tâm và quản lý tốt công tác này, việc cập nhật dữ liệu kịp thời nhưng phải chính xác, trung thực, khách quan. Đối với công tác chấm điểm tín dụng thì đưa lại kết quả sẽ khác nhau đối với những đối tượng đi vay khác nhau, và trong từng giai đoạn biến động khác nhau của nền kinh tế, phản ánh được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể. Từ việc chấm điểm tín dụng, sẽ đưa ra kết quả xếp loại đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Không phải những doanh nghiệp có kết quả xếp loại dưới điểm sàn đều không tốt, và không phải doanh nghiệp nào trên điểm sàn đều tốt cả. Do đó, phải nghiên cứu, và xem xét những doanh nghiệp ở gần điểm sàn, từ đó NHCV đưa ra quyết định có nên chấp nhận đơn vay vốn của khách hàng hay không.
  • 41. 27 Để xây dựng được một hình mẫu chấm điểm tín dụng tốt không phải là đơn giản, vì những thông tin khách hàng cung cấp chưa chắc là đúng 100%, có nhiều thông tin sai lệch, do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thu thập và xử lý lại số liệu, sao cho có thể đưa ra một hình mẫu chấm điểm tín dụng tương đối tốt. 1.5 Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.[11] Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp được NHCV ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay như hướng dẫn trong bảng 2.12- phụ lục 3 Trong chương này bảo cáo đã trình bày lý luận chung về chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTM. Nêu lên được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác chấm điểm tín dụng của NHCV đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm đưa ra được những mô hình chấm điểm tín dụng hiệu quả nhất, đồng thời làm cơ sở để so sánh với mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng mà ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh bình phước đang áp dụng sẽ được trình bày trong chương 2.
  • 42. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC
  • 43.
  • 44. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1 Khái quát chung về NH Công Thương Việt Nam và chi nhánh Bình Phước. [15] 2.1.1 Tổng quan về NH Công Thương Việt Nam Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry and Trade. Tên gọi tắt: VIETINBANK. Địa chỉ: 108 - Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Website: www.vietinbank.vn. Email: mail.vietinbank.vn 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (xem phụ lục 4) 2.1.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15] Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng công thương Việt Nam Sở giao dịch Chi nhánh cấp 1 Văn phòng đại diện Đơn vị sự nghiệp Công ty trực thuộc Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Trụ sở chính Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Chi nhánh cấp 2 Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm Chi nhánh phụ thuộc
  • 45. 29 (Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15] Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của trụ sở chính (Nguồn: http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html)[15] Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2 Hội đồng Quản trị Bộ máy giúp việc Ban kiếm soát Tổng giám đốc Kế toán trưởng Phó Tổng Giám Đốc Hệ thống kiếm tra kiếm soát nội bộ Các phòng Ban chuyên môn Nghiệp vụ Giảm Đốc Phó Giảm Đốc Trưởng phòng kế toán Tổ kiếm tra nội bộ Các phòng chuyên môn nghiệp vụ Phòng giao dịch Quĩ tiết kiệm
  • 46. 30 2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Phước. 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển.(xem phụ lục 5) 2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh Bình Phước. Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng Công Thương Việt Nam được thống đốc Ngân hàng nhà nước phê chuẩn tại quyết định số 1325/QĐ-NHNN ngày 28112002. Căn cứ Quyết định số 090/Qđ-HĐQT-NHCT ngày 04/6/02003 của hội đồng quản trị về việc “Phê duyệt mô hình tổ chức kinh doanh và mô hình hiện đại hoá chi nhánh”. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHTMCP CT Bình Phước như sau: Ban lãnh đạo NHTMCP CT Bình Phước gồm có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc phụ trách hai mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức điều hành của chi nhánh được bố trí thành 7 phòng, tổ tại hội sở chính và 4 phòng giao dịch. (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công Thương chi nhánh Bình Phước. Phó Giám Đốc P. Kế Toán - Ngân quỹ P. KH Doanh nghiệp P. KH Cá Nhân P. Tổ chức hành chính Các P. Giao dịch Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng thông tin điện toán Phòng QLRR Giám Đốc Phó Giám Đốc
  • 47. 31 2.1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban (xem phụ lục 5) 2.1.2.4 Khát quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTMCP CT Bình Phước. Đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT tỉnh Bình Phước trong những năm gần đây cho thấy, mặc dầu Chi nhánh được thành lập muộn hơn so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, song nhìn chung những kết quả đạt được trong thời gian qua rất khả quan. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank Bình Phước (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] Lợi nhuận qua các năm 48.750 32.085 13.591 16.786 13.275 19.019 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Triệuđồng Lợi nhuận đạt được (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận đạt được qua các năm 2005 – 2010 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lợi nhuận (triệu đồng) 19.019 13.275 16.786 13.591 32.085 48.750 Tỉ trọng tổng thu nhập từ hoạt động tín dụng (%) 99,6 99,5 99,4 99,2 93,7 90,8
  • 48. 32 Nhìn vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ta thấy trong những năm 2005 – 2008 lợi nhuận của CN có sự biến động qua các năm, cụ thể; năm 2006 lợi nhuận của CN giảm so với năm 2005, giảm 5.744 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm 30,2%. Qua năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 3.511 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 26,45% so với năm 2006. Năm 2008 lợi nhuân đạt được của Ngân hàng giảm 3.195 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ giảm 19% so với năm 2007. Từ năm 2008 đến năm 2010 CN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, với lợi nhuận tăng lên nhanh chóng qua các năm, cụ thể; năm 2009 lợi nhuận Ngân hàng đạt 32.085 triệu đồng, tăng 18.494 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng 136,08% so với năm 2008. Năm 2010 lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục tăng và đạt ở mức 48.750 triệu đồng, tăng 16.665 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tốc độ tăng 51,94% so với năm 2009. Những năm đầu bước vào hoạt động CN phải đối mặt với những khó khăn nhất định, với nguồn nhân lực còn non trẻ, trình độ và kinh nghiệm còn chưa cao, chưa tiếp cận được với nhiều khách hàng, việc thu hút khách hàng còn nhiều hạn chế, khiển cho lợi nhuận đạt được qua những năm sau khi CN bước vào hoạt động có sự biến động tăng, giảm không đều. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của CN trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao, mặc dầu khủng hoảng kinh tế năm 2008, tác động và làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống, nhưng với sự nổ lực của cả CN, cùng với sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng đã đem lại kết quả tương đối khả quan, với lợi nhuận đạt được 13.591 triệu đồng. Từ năm 2008 trở đi với sự đổi mới về phong cách giao dịch, cải tiến quy trình công nghệ, cùng với đội ngũ cán bộ làm việc nhiệt tình, hăng say đã đem lại những kết quả đáng kể trong kết quả hoạt động kinh doanh của CN. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng kết hợp cùng với việc quảng bá thương hiệu thông qua các hình thức khác nhau như; báo chí, đài truyền truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, quà tặng, và các chương trình từ thiện… Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm ở tỉ lệ cao (chiếm trên 90%) qua các năm trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
  • 49. 33 Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của hoạt động tín dụng, đồng thời cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên qua bảng số liệu trên cho ta thấy tỉ trọng nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của CN có sự thay đổi theo chiều hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể; năm 2005 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng chiểm 99,6%, nhưng năm 2006 tỉ trọng này là 99,5% , giảm 0,1%. Năm 2007 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng là 99,4% và giảm 0,1% so với năm 2006. Năm 2008 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 0,2% và chiểm 99,2%. Năm 2009 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm mạnh xuống còn 93,7%, giảm 5,5%. Năm 2010 tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm 2.9%, và chiểm 90,8% từ tổng thu nhập của cả CN. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do trong những năm đầu mới thành lập hoạt động của CN chủ yếu là hoạt động tín dụng, vì vậy nguồn thu của CN là từ hoạt động tín dụng, khiến cho tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trong tổng thu nhập của CN luôn chiếm ở tỉ lệ cao qua các năm. Nhưng trong những năm gần đây cùng với hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu, thì bên cạnh đó CN cũng đã hoạt động một số lĩnh vực khác, như hoạt động khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ; hoạt động tư vấn đầu tư và tài chính; cho thuê tài chính; môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán; tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản;…Với những hoạt động mới này đã đem lại cho CN một nguồn thu nhập mới, và nâng con số tổng thu nhập của CN lên con số mới, đồng thời khiến cho tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm xuống. Tuy nhiên thì hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của CN. Hoạt động huy động vốn Là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng, bao gồm hoạt động nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của khách hàng. Bên cạnh đó hoạt động huy động vốn còn được thực hiện qua việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
  • 50. 34 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Bình Phước (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn huy động 831.900 100 854.520 100 1.480.500 100 - VNĐ - Ngoại tệ quy VNĐ 719.750 112.150 86,52 13,48 719.270 135.250 84,17 15,83 1.434.300 46.200 96,88 3,12 (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 854.520 triệu đồng, tăng 22.620 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2,72% so với năm 2008. HĐV cuối kỳ năm 2010 đạt 1.480.500 triệu đồng, tăng 625.980 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 73,26% so với năm 2009. 831.900 719.750 112.150 854.520 719.270 135.250 1.480.500 1.434.300 46.200 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 Triệuđồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nguồn vốn huy động Tổng nguồn vốn huy động VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] Biểu đồ 2.2 :Huy động vốn qua các năm 2008 – 2010
  • 51. 35 Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn huy động qua các năm 2008 – 2010 như vậy là do tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển, các vấn đề xã hội không ngừng được cải thiện, đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh mấy năm trở lại đây ngày càng tăng cao. Từ năm 2005 đến năm 2010 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 13,2%. Theo thống kê sơ bộ năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Bình Phước đạt 13%. Ngoài ra việc tăng huy động vốn là do CN đã tập trung huy động tiền gửi, nhất là nguồn tiền tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, thông qua việc tăng lãi suất huy động kèm theo các chương trình khuyến mãi. Bên cạnh đó cùng với sự ra đời ngày càng nhiều của các khu công nghiệp, các loại hình công ty … đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho những người dân trong tỉnh. Từ đó làm cho thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình Phước ngày càng tăng lên qua các năm. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng thường chiểm tỉ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh. Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2010 là 1.202.500 triệu đồng, đạt 63% kế hoạch năm dư nợ được giao. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 71% tổng dư nợ, còn dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn chỉ chiếm 29% tổng dư nợ cho vay. Bảng 2.3: Dư nợ tín dung Vietinbank Bình Phước qua các năm 2008 – 2010 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 486.187 61 810.715 70 852.450 71 Trung, dài hạn 311.513 39 339.701 30 350.050 29 Tổng dư nợ 797.700 100 1.150.416 100 1.202.500 100 (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7]
  • 52. 36 (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] Biểu đồ 2.3: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn vay qua các năm Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.3 ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng lên qua các năm. Năm 2009 dư nợ cho vay tăng 352.716 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 44,22% so với năm 2008. Dư nợ cho vay vào năm 2010 tăng 52.084 triệu so với năm 2009, tương ứng với tốc độ tăng 4,5% so với năm 2009. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng là do các Doanh nghiệp điều trả nợ gốc và lãi vay chậm theo lịch trả nợ hoặc chưa trả hết nợ cho Chi nhánh. Trong những năm gần đây các doanh nghiệp tập trung vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm điều khiến cho dư nợ cho vay tăng lên đáng kể. Ngoài ra với sự ra đời và phát triển của các loại hình công ty, như; công ty khai thác khoảng sản, công ty chế biển…đòi hỏi tiếp cận với nguồn vốn lớn để hoạt động, từ đó làm cho dư nợ cho vay của CN thay đổi. 797.700 486.187 311.513 1.150.416 810.715 339.701 1.202.500 852.450 350.050 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000Triệuđồng 2008 2009 2010 Dư nợ cho vay Tổng dư nợ Ngắn hạn Trung, dài hạn
  • 53. 37 Thu dịch vụ: Bảng 2.4: Thu dịch vụ qua các năm (Đơn vị tính: Triệu đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thu dịch vụ 276 370 641 1.080 3.623 9.699 (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] (Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Bình Phước, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010” )[7] Biểu đồ 2.4: Tình hình thu dịch vụ qua các năm 2005 - 2010 Tổng thu từ dịch vụ của CN tăng rất nhanh qua các năm, cụ thể: tổng thu từ dịch vụ năm 2006 tăng 94 triệu đồng, tương ứng 34% so với năm 2005; năm 2007 tổng thu từ dịch vụ tăng 73,24% so với năm 2006; năm 2008 tăng 68,5% so với năm 2007; năm 2009 tăng là 2.543 triệu đồng, ứng với 235,5% so với năm 2008, tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu nhập năm 2009 đạt 2,34%, cao gấp 4 lần so với năm trước; và năm 2010 tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2009, tăng 6.076 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 167,71% so với năm 2009. Qua sự so sánh trên, ta thấy được sự tăng trưởng về nguồn thu từ dịch vụ của CN là rất tốt. Sự tăng trưởng về nguồn thu dịch vụ qua các năm là do những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tăng trưởng tốt, và ổn định. Với chất Thu dịch vụ 3.623 1.080 276 370 641 9.699 0 2000 4000 6000 8000 10000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Triệuđồng Thu dịch vụ