SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhi
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận là là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Sinh viên thực hiện
Trương Văn Tân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhii
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH
SÁCH XÃ HỘI VÀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ......................................... 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.................... 4
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội. ............................................ 4
1.1.2 Hoàn cảnh ra đời. ............................................................................... 4
1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội. ....................................... 5
1.1.4 Các chương trình đang thực hiện của NHCSXH Việt Nam................... 6
1.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CHINH SÁCH. ............ 7
1.2.1 Tổng quan về tín dụng........................................................................ 7
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng. ......................................................................... 8
1.2.1.2 Phân loại tín dụng............................................................................ 8
1.2.2Tổngquan về tíndụngchínhsách........................................................... 9
1.2.2.1 Khái niệm tín dụng chính sách. ........................................................ 9
1.2.2.2 Sự tồn tại khách quan của tín dụng chính sách. ................................. 9
1.2.2.3 Đặc điểm của tín dụng chính sách. ................................................. 10
1.2.2.4 Các hình thức tín dụng chính sách.................................................. 11
1.2.2.5 Vai trò của tín dụng chính sách của Ngân hành Chính sách xã hội. .. 12
1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách.......................... 13
1.2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng chính sách. ............... 14
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiii
iii
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÍN
DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT
NAM........................................................................................................ 16
1.3.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tín dụng chính sách. .......... 16
1.3.1.1 Bangladesh.................................................................................... 16
1.3.1.2 Thái Lan. ...................................................................................... 17
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về tín dụng chính sách có khả năng vận dụng vào
Việt Nam.................................................................................................. 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH...................................... 20
2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH.................................................. 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh ............................... 20
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 20
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 20
2.1.2 Hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Hà Tĩnh............................. 21
2.1.3 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tại Hà Tĩnh...................... 21
2.1.3.1 Sự hình thành và phát triển............................................................ 21
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động.......................................... 22
2.1.3.3 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh 24
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH...................................... 24
2.2.1Tổ chức triển khai thực hiện chủtrương, nghịquyết về tín dụngchínhsách24
2.2.3 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
................................................................................................................ 32
2.2.4 Dư nợ uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội: ........................ 36
2.2.5 Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh. 38
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiv
iv
2.2.6 Đánh giá kết quả kinh tế xã hội từ chính sách tín dụng chính sách của
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh................................................ 40
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH.................................................. 42
2.3.1 Những kết quả đạt được.................................................................... 42
2.3.2 Những mặt còn hạn chế.................................................................... 44
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 45
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan .............................................................. 45
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan.................................................................. 46
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ....... 48
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI TỈNH HÀ TĨNH................................................................................ 48
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh........................... 48
3.1.2 Định hướng hoạt động của NHCSXH Việt Nam đến năm 2020, mục tiêu
nhiệm vụ năm 2015. ................................................................................. 49
3.1.3 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................ 50
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH .......................... 51
3.2.1 Tăng tính chủ động trong hoạt động tín dụng thông qua việc đa dạng
hóa các hình thức huy động vốn của Chi nhánh.......................................... 51
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ tín dụng................................................ 52
3.2.3 Xây dựng mô hình phòng giao dịch hoạt động hiệu qủa ..................... 52
3.2.3.1 Nội dung xây dựng phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị............... 53
3.2.3.2 Nội dung xây dựng tổ tiết kiệm và vay vốn..................................... 54
3.2.4 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................... 55
3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát............................................. 55
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhv
v
3.2.6 Phòng chống rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức...................................... 56
3.2.6.1 Phòng chống rủi ro tín dụng........................................................... 56
3.2.6.2 Phòng chống rủi ro đạo đức........................................................... 57
3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương
................................................................................................................ 57
3.2.8 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ...................................... 57
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 58
3.3.1 Đối với Chính phủ và các bộ ngành................................................... 58
3.3.2 Đối với NHCSXH Việt Nam............................................................. 58
3.3.3 Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh .......... 59
3.3.4 Đối với UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các huyện................. 59
3.3.5 Đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác .............................................. 59
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 65
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhvi
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014.
..............................................................................................................................................30
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm
2011-2014............................................................................................................................32
Bảng2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-
2014......................................................................................................................................33
Bảng 2.4: Dư nợ các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm
2011 – 2014..........................................................................................................................35
Bảng 2.5: Dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh .................................37
năm 2011 – 2014..................................................................................................................37
Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh........................39
năm 2011 – 2014..................................................................................................................39
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà
Tĩnh năm 2011 – 2014. ........................................................................................................42
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhvii
vii
SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm................................................................ 31
Biểu đồ 2.2: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm....................................... 33
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ các chương trình năm 2014. .......................................... 36
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhviii
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH
NHNo&PTT
TK&VV
HĐQT
NHTM
XKLĐ
GQVL
HSSV
NSVS&MT
SXKD VKK
TN HĐTM
UBND
HĐND
GDP
WTO
Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tiết kiệm và vay vốn
Hội đồng quản trị
Ngân hàng thương mại
Xuất khẩu lao động
Giải quyết việc làm
Học sinh sinh viên
Nước sạch vệ sinh và môi trường
Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
Thương nhân hoạt động thương mại
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Thu nhập quốc dân
Tổ chức thương mại quốc tế
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập nhằm tách tín dụng
chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Đây là những nỗ lực lớn của Chính phủ
Việt Nam trong việc thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia và cam kết trước
cộng đồng quốc tế về xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện hội nhập cho các Ngân
hàng thương mại Nhà nước. NHCSXH là một ngân hàng chuyên thực hiện tín dụng
chính sách đầu tiên ở Việt Nam với mục tiêu hoạt động là chuyên cung cấp tín dụng
ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính
phủ, so với các ngân hàng thương mại khác, NHCSXH vừa có điểm chung vừa có
đặc thù riêng. Sau hơn 12 năm hoạt động NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã vươn tới tận
các xã vùng sâu, vùng xa thông qua các điểm giao dịch tại xã và các tổ chức chính
trị xã hội như; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và
các tổ tiết kiệm & vay vốn. Qua đó người nghèo và các đối tượng chính sách khác
có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước một cách nhanh chóng và
thuận tiện. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần
quan trọng trong việc thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, được cấp ủy, chính quyền địa
phương, được Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đánh giá cao.
Tuy nhiên trước thực trạng hiện nay, việc Ngân hàng Chính sách xã hội Hà
Tĩnh đẩy mạnh triển khai thực hiện cho vay từ 2 chương trình lên đến 14 chương
trình với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mô tín dụng ngày càng tăng, hoạt
động tín dụng đang còn tồn tại một số những bất cập đặt ra cho NHCSXH một
thách thức lớn đó là: Làm thế nào vừa phục vụ các đối tượng chính sách một cách
tốt nhất vừa quản lý nguồn vốn các chương trình cho vay an toàn, hiệu quả, đồng
thời có phương pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ
làm việc cho người lao động và nâng cao vị thế của NHCSXH trong điều kiện số
lượng cán bộ có tăng nhưng không đáng kể.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
2
Từ những lý do trên, đề tài “Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Hà Tĩnh” được tiến hành nhằm giải quyết những vấn đề bức bách hiện
nay và có ý nghĩa khoa học lâu dài.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Đề tài được nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả chính sách tín
dụng của NHCSXH tỉnhHà Tĩnh, góp phần thực hiệnmục tiêuxóa đói giảm nghèo, giải
quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng chính sách và vai trò
của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế cho các đối tượng là hộ nghèo
và đối tượng chính sách khác cần có sự hỗ trợ tài chính ưu đãi của nhà nước.
- Nghiên cứu và đánh giá đúng mức thực trạng về hiệu quả tín dụng chính sách
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó rút ra những mặt được, những tồn tại và
nguyên nhân dẫn đến những tồn tại.
- Tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
chính sách tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
Từ những nội dung trên, tiểu luận đề ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội được
đánh giá dựa trên những tiêu chí nào?
- Thực trạng và hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Hà Tĩnh những năm gần đây như thế nào?
- Để nâng cao hiệu qủa chính sách tín dụng thì cần những giải pháp gì?
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.
Làm rõ các lý luận, quan điểm về chính sách tín dụng ưu đãi đang được triển
khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và phân
tích hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà
Tĩnh trong những năm gần đây, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chính
sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hiệu quả chính sách tín dụng tại
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh, cơ chế chính sách, mô hình tổ chức bộ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
3
máy và nội dung tín dụng chính sách.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả chính sách tín dụng tại chi nhánh
NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2014 và định hướng giai đoạn 2015 - 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh, logic ...
6. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận được bố
cục thành 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng chính sách xã hội và tín
dụng chính sách
Chương 2: Thực trạng chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ
TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo quyết định số
131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính
sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức
lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách bạch tín dụng chính sách của Chính
phủ ra khỏi hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước, đảm bảo việc cho vay chính
sách được tập trung và hiệu quả hơn đảm bảo cho việc tập trung nguồn lực tín dụng
chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và tạo điều kiện để các ngân
hàng thương mại tập trung kinh doanh theo cơ chế thị trường.
NHCSXH là một tổ chức tài chính Nhà nước, sử dụng nguồn lực của Nhà
nước để điều tiết, hỗ trợ tài chính cho người nghèo, vùng nghèo và các đối tượng
chính sách, thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Bộ
máy tổ chức và quản lý phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước để
hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và hướng dẫn, giám sát thực
hiện, đồng thời, phải có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng
dân cư để đảm bảo các chính sách, chế độ an sinh xã hội của Nhà nước được thực
hiện một cách công khai, dân chủ và công bằng.
1.1.2 Hoàn cảnh ra đời.
Ngày 31/8/1995, Thủ tuớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/TTg
thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không
vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng Phục vụ Người nghèo là một tổ chức đặc thù về
mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia
ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
5
động vốn thông qua hoạt động của Ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ.
Qua 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, các tổ chức tài
chính quốc tế nhận xét rằng đây là chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ,
chưa phải là hoạt động của một tổ chức tín dụng, chưa có cơ sở cho sự phát triển
bền vững vì chưa nhận được vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế.
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật
các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X về chính sách
tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác. Tách việc cho vay
chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại
Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu khách quan. Ngày 04/10/2002,
Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo
và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số
131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg
ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo chủ trương Nghị quyết đó, NHCSXH được sử dụng nguồn tài chính do
Nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi
phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống,
ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy.
Ngày 11 tháng 3 năm 2003, NHCSXH chính thức đi vào hoạt động.
1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội.
- NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo
tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không
tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và
các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
- Vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (Năm nghìn tỷ đồng) và
được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Đến ngày
31/12/2011, vốn điều lệ của NHCSXH là 10.000.000.000.000 đồng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
6
- NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội,
thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xoá đói
giảm nghèo. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của
Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất của các chương trình cho vay của
NHCSXH từ 0%/tháng đến 0,9%/tháng.
- Đối tượng vay vốn là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp
khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các Ngân
hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theo
quyết định số 30/2007/QĐ- TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
- Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội.
- Có Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các cấp.
1.1.4 Các chương trình đang thực hiện của NHCSXH Việt Nam
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện
việc cho vay đến 6 danh mục đối tượng chính sách như sau:
1. Hộ nghèo;
2. Học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn;
3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm (GQVL);
4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) tại các xã đặc biệt
khó khăn thuộc chương trình 135;
6. Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi thành lập (đầu năm 2003), NHCSXH tiếp tục triển khai chương trình
cho vay hộ nghèo, nhận bàn giao chương trình cho vay HSSV từ Ngân hàng Công
thương Việt Nam và nhận bàn giao chương trình cho vay vốn GQVL từ Kho bạc Nhà
nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
7
Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện cho vay 14 chương trình tín dụng và 4
dự án của các tổ chức tài chính quốc tế như sau:
1. Cho vay hộ nghèo;
2. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn;
3. Cho vay giải quyết việc làm;
4. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
5. Cho vay hộ SXKDVKK;
6. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn;
7. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT);
8. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg;
9. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn;
10. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long
theo Quyết định 74/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
11. Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định
1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
12. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ)
góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020;
13. Cho vay chương trình nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng
sông Cửu Long;
14. Cho vay đối với các cơ sở SXKD, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng
người lao động là người sau cai nghiện ma túy;
15. Cho vay dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ;
16. Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp;
17. Cho vay dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang;
18. Cho vay dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam.
1.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CHINH SÁCH.
1.2.1 Tổng quan về tín dụng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
8
1.2.1.1 Khái niệm tín dụng.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai
chủ thể, trong đó một bên chuển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử
dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả
theo thời hạn đã thoả thuận.
1.2.1.2 Phân loại tín dụng.
Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, người ta thường phân loại theo một số thiêu
thức sau:
a). Theo thời sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử
dụng vào nghiệp vụ thanh toán,cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của
các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được dùng
để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở
rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh..
- Tín dụng dài hạn: Là loại tíndụng có thời hạn trên5 năm, được dùng để cung cấp
vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần
vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.
b). Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng chia thành 2 loại:
- Tín dụng sản xuất và lưu thônghàng hoá: Là loại tíndụng được cung cấp cho các
doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu
cầu tiêudùng. Loại tíndụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết
bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngà càng có xu hướng tăng lên.
c). Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, tín dụng được chia thành
các loại sau:
- Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
9
đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết
khấu và bảo lãnh.
- Tín dụng không có đảm bảo: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra
không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng
với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách
hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ
đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn
trả nợ...
1.2.2 Tổng quan về tín dụng chính sách.
1.2.2.1 Khái niệm tín dụng chính sách.
- Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa
ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách
hàng trongmột thời giannhất định với những thỏathuận hoàn trảcảgốc và lãi trong một
thời gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng.
- Khái niệm tín dụng chính sách: Tín dụng ưu đãi của NHCSXH là quan hệ
kinh tế giữa NHCSXH với các khách hàng là đối tượng chính sách, trong đó
NHCSXH chuyển giao tiền cho khách hàng trong một thời gian nhất định với
những thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi (ưu đãi) trong một thời gian nhất định giữa
khách hàng và ngân hàng.
1.2.2.2 Sự tồn tại khách quan của tín dụng chính sách.
Tín dụng chính sách là sự tồn tại khách quan không chỉ ở nền kinh tế tập trung
bao cấp mà cả trong nền kinh tế thị trường, không chỉ ở các nước đang phát triển mà
cả ở các nước phát triển.
Một là, do yêu cầu của chính sách kinh tế, xã hội, thông qua chức năng quản
lý và điều tiết nền kinh tế, xã hội, Nhà nước có các chính sách hợp lý nhằm đảm bảo
cho nền kinh tế phát triển cân đối, bảo đảm sự tồn tại cho một số ngành, lĩnh vực rất
cần thiết cho xã hội nhưng bản thân nó lại không mang lại lợi nhuận. Tín dụng
chính sách nhằm giúp cho xã hội ổn định và phát triển cân đối, khắc phục khoảng
cách quá xa của sự chênh lệch giàu nghèo. Điều này càng trở nên cần thiết trong
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
10
điều kiện của nước ta, một nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển những ngành
kinh tế then chốt đồng thời đẩy nhanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo.
Hai là, do tính chất nguồn vốn và yêu cầu quay vòng vốn, Nhà nước sử dụng
phương thức cho vay có hoàn trả nhằm đảm bảo sử dụng nguồn lực của ngân sách
có hiệu quả. Khác với phương pháp cấp phát vốn vừa hạn chế về nguồn lực, vừa
đầu tư mang tính cấp phát ỷ lại, cùng với nguồn vốn từ Chính phủ và nguồn vốn tự
huy động, Mặt khác, với phương thức cho vay có hoàn trả, nguồn vốn sẽ được quay vòng,
tạo điều kiện mở rộng đối tượng đầu tư thụ hưởng, góp phần giúp cho Chính sách của
Chính phủ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định cần thiết.
Ba là, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: Xây dựng
đất nước ta thành một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; trong đó giải quyết vấn đề
giàu nghèo là một trong những nội dung tạo sự công bằng trong xã hội.
1.2.2.3 Đặc điểm của tín dụng chính sách.
Tín dụng Ngân hàng có các đặc điểm sau:
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm 2 hình thức; cho vay (bằng
tiền) và cho thuê (bằng tài sản).
- Khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có thế chấp đảm bảo.
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay.
Tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách là loại hình tín dụng có
những đặc trưng riêng biệt:
- Một là: Tài sản giao dịch chỉ là tiền mặt để cho các đối tượng chính sách
vay; các hộ vay vốn nhận tiền vay trực tiếp từ ngân hàng. (Đến cuối năm 2009
NHCSXH thực hiện cho vay bằng hình thức chuyển khoản đối với chương trình cho
vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao
động có thời hạn ở nước ngoài).
- Hai là: Người vay vốn không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo tiền vay,
nhưng phải được thôn, xóm bình xét đưa vào danh sách đề nghị vay vốn và được
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
11
UBND xã xác nhận.
- Ba là: Món vay nhỏ lẻ, do đối tượng phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng
chính sách, đối tượng cho vay và mức cho vay do Chính phủ quy định.
- Bốn là: Lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại,
phần chênh lệch lãi suất được Nhà nước cấp bù hàng năm, lãi suất cho vay của
NHCSXH được chính phủ quy định từng thời kỳ.
1.2.2.4 Các hình thức tín dụng chính sách.
Có thể phân loại tín dụng chính sách theo nhiều loại hình khác nhau tù theo
tiêu thức phân loại:
 Căn cứ vào mục đích cho vay:
- Cho vay nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo đặc biệt là cho vay hộ nông dân
nghèo. Đây là một chương trình kinh tế xã hội rộng lớn, trở thành mục tiêu của
nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á. Do nhiều nguyên nhân về
kinh tế, chính trị xã hội và môi trường, ở các nước này còn tồn tại một bộ phận dân
cư chủ yếu ở khu vực nông thôn có thu nhập rất thấp, sống trong cảnh nghèo đói,
không được học hành, chữa bệnh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này
là do họ thiếu vốn làm ăn. Các Chính phủ dều cho rằng cần phải trợ giúp những
người nghèo về vốn và điều kiện làm ăn để họ có thể đảm bảo được cuộc sống, góp
phần ổn định chính trị xã hội. Chính vì vậy, các Chính phủ đã thành lập hoặc trợ
giúp thành lập các Ngân hàng chuyên hoặc chủ yếu phục vụ người nghèo và các hộ
nông dân như ở Bangladesh, Ấn Độ, Malaysia, Philippine...
- Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội như: giáo dục, y tế, tạo công ăn việc
làm.
Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc chính sách xã hội thông qua cho va với
các điều kiện ưu đãi, giúp họ có cơ hội về học tập, học nghề hoăc xuất khẩu lao
động.
- Cho vay các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích
không đủ các điều kiện vay thương mại. Đây là các khoản cho vay theo chỉ định của
Chính phủ nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế công ích của Nhà
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
12
nước buộc phải duy trì vì lợi ích quốc gia. Ngay cả các nước phát triển vẫn tồn tại
loại cho vay này.
 Căn cứ theo thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng
được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khà năng trả nợ của
khách hàng.
- Tín dụng trung, dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở
lên. Các khoản tín dụng này chủ ếu để cung cấp nguồn tài chính cho các hộ vay
trong viêc dầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo viêc làm.
 Căn cứ xuất xứ tín dụng:
- Tín dụng trực tiếp: Là việc ngân hàng cung cấp vốn trực tiếp cho người có
nhu cầu vay, đồng thời người vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
- Tín dụng uỷ thác qua tổ chức chính trị xã hội: Là việc ngân hàng thực hiện
uỷ thác một số công đoạn của quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị xã hội.
 Căn cứ chính sách cho vay
- Tín dụng ưu đãi: Là khoản tín dụng được Nhà nước hỗ trợ về lãi suất ưu đãi
trong thủ tục cho vay và các ưu đãi khác.
- Tín dụng thông thường: Là các khoản tín dụng theo lãi suất thị trường, người
vay phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.
1.2.2.5 Vai trò của tín dụng chính sách của Ngân hành Chính sách xã hội.
Tín dụng chính sách đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội, góp
phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế, vì
một xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh. Sở dĩ như vậy là do:
Thứ nhất: Việc chuyển tải vốn được thực hiện theo phương thức cho vay có
hoàn trả nên nguồn vốn được người sử dụng vốn tính toán hiệu quả; vốn được sử
dụng quay vòng nhiều lần, giúp nhiều người được hưởng lợi. Mặt khác, người vay
vốn tìm cách sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập để cải
thiện đời sống và trả được nợ.
Thứ hai: Vốn cho vay giúp người vay khắc phục được tư tưởng tự ti, ỷ lại khi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
13
nhận vốn cấp phát; tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo tiền đề
hòa nhập sản xuất hàng hóa thị trường.
Thứ ba: Tín dụng chính sách theo các chương trình mục tiêu sẽ góp phần trực
tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện
phân công lại lao động xã hội.
Thứ tư: Người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn sẽ là động lực
giúp họ vượt qua hoàn cảnh nghèo đói, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có
điều kiện theo học, không phải bỏ dỡ giữa chừng vì khó khăn về tài chính ...
1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách.
a). Nhóm chỉ tiêu định tính.
Bao gồm các chỉ tiêu sau đây:
- Quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thu tục giản đơn, khả năng đáp ứng vốn cho
người nghèo nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an toàn, hiệu quả.
- Hiệu qủa về mặt kinh tế xã hội: Thể hiện vai trò mức độ đóng góp của
NHCSXH thông qua việc cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách đóng góp vào sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thế nào.
- Đối với bản thân các tổ chức chính trị xã hội: Cho vay ưu đãi các đối tượng chính
sách ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đã góp phần tích cực xây dựng và củng cố các
tổ chức chính trị xã hội không ngừng phát triển, lớn mạnh, nâng cao vị thế của các tổ chức
chính trị xã hội, củng cố lòng tin của các hội viên vào tổ chức hội, thu hút đông đảo hội
viên tham gia, tạo ra nguồn kinh phí lớn cho các tổ chức chính trị xã hội hoạt động và làm
cho hoạt động của các tổ chức này ngày càng phong phú và hiệu quả hơn.
- Đối với NHCSXH: Phương thức cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ
chức chính trị xã hội giúp cho NHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong
khi biên chế có tăng nhưng không nhiều, đồng thời giúp cho NHCSXH chuyển tải
vốn kịp thời đến đúng đối tượng không để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả của đồng vốn;
- Đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách: Là các đối tượng thu hưởng
chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước để vươn lên xóa đói giảm nghèo làm giàu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
14
cho mình và cho xã hội. Các đối tượng chính sách khác được nhanh hơn, kịp thời
hơn, thủ tục đơn giản hơn, đi lại gần hơn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại
của người vay. Mặt khác qua phương thức này các đối tượng chính sách còn học tập
được kinh nghiệm làm ăn, được tập huấn khuyến nông, khuyến công ... từ đó sử
dụng đồng vốn hiệu quả hơn, nhanh thoát nghèo vươn lên hòa nhập với cộng động.
b). Nhóm chỉ tiêu định lượng.
Để đánh giá chất lượng hiệu quả của tín dụng chính sách, bên cạnh việc sử dụng
các chỉ tiêu định lượng như; Tổng nguồn vốn, tổng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số
thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn ... cần bổ sung thêm chỉ tiêu:
* Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả mang lại từ đồng
vốn cho vay Xóa đói giảm nghèo đã giảm được bao nhiêutỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Tỷ
lệ này càng cao, hoạt động của NHCSXH càng hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH dưới góc độ Xóa đói giảm
nghèo người ta sử dụng chỉ tiêu Mức vốn cho vay bình quân một hộ nghèo. Chỉ tiêu
này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo của NHCSXH
Tổng dư nợ CV Hộ nghèo
Mức vốn CV bình quân 1 hộ nghèo = --------------------------------
Tổng số hộ nghèo còn dư nợ
* Hiệu quả xã hội dưới góc độ tạo việc làm, người ta sử dụng chỉ tiêu định
lượng dưới dạng trực tiếp như:
Số lao động có việc làm bình quân: Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 lao động
vay vốn thì bình quân tạo được bao nhiêu chỗ làm cho người lao động.
Tổng số LĐ có việc làm
Số lao động có việc làm BQ = ------------------------------- * 100
Tổng số lao động vay vốn
1.2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng chính sách.
a). Nhóm nhân tố khách quan.
- Thứ nhất là: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đây là nhân tố
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
15
quan trọng vì Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn giúp đỡ
hộ nghèo và các đối tượng chính sách thì NHCSXH sẽ hỗ trợ tích cực, hoạt động
ngày càng được mở rộng và hiệu quả.
- Thứ hai là: Môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung và của hộ nghèo và các đối tượngchínhsáchnói riêng. Nếu môi trường
thuận lợi “mưa thuận, gió hòa” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo và
các đối tượngchínhsách khác sẽ đem lại hiệu quả. Ngược lại nếu không thuận lợi, thiên
tai dịch bệnh xảy ra thì hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, đồng vốn của
NHCSXH cho vay sẽ không đem lại hiệu quả.
- Thứ ba là: Môi trường pháp lý là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh diễn ra an toàn. Vì vậy để hoạt động NHCSXH an toàn hiệu quả thì đòi hỏi
môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện.
- Thứ tư là: Năng lực, nhận thức, kinh nghiệm của khách hàng, năng lực quản
lý, năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả tín dụng ưu đãi của NHCSXH, nếu người nghèo và các đối tượng
chính sách vay vốn NHCSXH mà không có kinh nghiệm, năng lực sản xuất kinh
doanh thì đồng vốn khó phát huy hiệu quả, thậm chí còn mất vốn do thua lỗ làm cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác càng nghèo thêm.
b). Nhóm nhân tố chủ quan.
Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH và các tổ chức
chính trị xã hội. Nhóm này gồm các nhân tố cơ bản sau:
- Thứ nhất: Mô hình tổ chức màng lưới của NHCSXH; như ta đã biết đối
tượng phục vụ chính của NHCSXH là các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính
sách, mà các hộ này chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi
cao, hải đảo ... cho nên mô hình màng lưới của NHCSXH phải được thiết lập sao
cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho các đối tượng hộ nghèo.
- Thứ hai: Chiến lược hoạt động của NHCSXH; đây là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng, hiệu quả tín dụng hộ nghèo và hoạt động của NHCSXH, đòi
hỏi NHCSXH phải nghiên cúu, hoạch định một cách khoa học tới các đối tượng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
16
khách hàng của mình trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để nâng cao hiệu qủa
hoạt động.
- Thứ ba: Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ ngày càng phải hoàn thiện,
phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn
cho vay ... có như vậy mới đảm bảo cho tín dụng chính sách của NHCSXH ngày
càng hiệu quả.
- Thứ tư: Phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên
ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội.
- Thứ năm: Cơ sở vật chất kỹ thuật; NHCSXH cần phải tập trung đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, chú trọng đến hiện
đại hóa công nghệ tin học để đưa nhiều sản phẩm mới tiện ích hiệu quả hơn.
- Thứ sáu: Sự phối kết hợp của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội trong
việc triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận, các hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm đã
ký kết.
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÍN DỤNG
CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
1.3.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tín dụng chính sách.
1.3.1.1 Bangladesh.
Ở đây có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người
nghèo, chủ yếu là phụ nữ. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động.
Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ
phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay
tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất thị trường. GB cho vay tới các thành viên
thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng các biện pháp thế
chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay
vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo
lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo
sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay
phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có 0,4 acre đất canh tác và
mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. GB được quyền đi vay để
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
17
cho vay và uỷ thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền
gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái
phiếu vay nợ. GB hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương, được Chính phủ cho
phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật Tài chính và luật Ngân
hàng hiện hành của Bangladesh.
1.3.1.2 Thái Lan.
Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương
mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hằng năm được Chính phủ tài trợ vốn để
hỗ trợ vốn để thực hiên chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những người
có mức thu nhập dưới 1.000 Bath/năm và những người noongdaan có ruộng thấp
hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà không cần phải
thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác
sản xuất. Lãi suất cho vay đối vớ hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1-
3%/năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về tín dụng chính sách có khả năng vận dụng vào
Việt Nam.
Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế là người đi sau, Việt Nam
chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng hiệu quả tín
dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình
hình Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm; bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với hoàn cảnh
cũng như tình hình kinh tế của chính nước đó. Vì vậy, khi áp dụng cần vận dụng
một cách có sáng tạo vào các mô hình cụ thể của Việt Nam Sự sáng tạo như thế nào
thể hiện trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua việc nghiên cứu hoạt
động ngân hàng một số nước rút ra một số bài học có thể vận dụng vào Việt Nam:
Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía Nhà nước. Vì cho
vay hộ nghèo gặp rất nhiều rỉu ro, bao gồm rủi ro về nguồn vốn và rủi ro về cho vay.
Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những
món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có
tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ cho các hơp tác xã, ngân hàng làng,
ngân hàng cổ phần …để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân, đặc biệt là hộ nông dân
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
18
nghèo. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hoà vốn
tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận
dịch vụ bán lẻ tới hộ gia đình.
Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên
đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám
sát món vay tới từng thành viên của nhóm, từ đó ngân hàng hạch toán cho vay theo
từng nhóm chứ không tới từng thành viên.
Đơn giản hoá thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng
việc đảm bảo nợ theo món vay.
Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu
hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.
Từng bức tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá
thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu
tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.
Một số bài học cụ thể:
- Thứ nhất: Về thành lập tổ chức tín dụng vi mô, chúng ta đã nghiên cứu nhiều
mô hình và đã thành lập NHCSXH để thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác. Đây là một mô hình tương đối phù hợp với thực tế ở
Việt Nam đề nghị này càng phải quan tâm, hoàn thiện nó về mô hình tổ chức mạng
lưới, quy chế hoạt động, cơ chế về vốn về tài sản chính, lãi suất …để NHCSXH
thực sự lớn mạnh.
- Thứ hai: Về cách thức giải ngân vốn ưu đãi: Thực tế các nước cho thấy việc
cho vay theo tổ nhóm vừa và nhỏ có tác động gắn kết trách nhiệm của cá nhân,
đồng thời cho phép các nhóm có quyền quyết định cách thức giải ngân, điều này có
tác dụng tích cực khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của trưởng nhóm, tạo ra cơ
chế ràng buộc cao hơn trong mỗi nhóm, vốn đến đúng địa chỉ người nghèo. Nhưng
quy mô nhóm ở mỗi nước lại khác nhau, việc thành lập củng như quản lý của các
nhóm cũng cần nghiên cứu, Việt Nam cũng đã áp dụng cách thức giải ngân qua tổ
nhóm “ tổ Tiết kiệm và vay vốn” (Tổ TK&VV) Thực tế cho thấy tổ TK&VV đang
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
19
phát huy tác dụng tốt, về quy mô ta nên để từ 35 đến 50 thành viên là phù hợp.
- Thứ 3: Về lãi suất cho vay, cần phải áp dụng lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo
và các đối tượng chíh sách khác, nhưng không để thấp hơn lãi suất thị trường quá
nhiều gây tính ỷ lại cho người vay mà nên để mức lãi suất ưu đãi bằng 80% mức lãi
suất bình quân của thị trường là phù hợp.
- Thứ 4: Về quy mô cấp tín dụng; từ kinh nghiệm các nước cho thấy quy mô
cấp tín dụng chính sách ở nước ta chưa phù hợp, một số chương trình cho vay có
mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của các hộ vay.
Chúng ta nên nghiên cứu nâng mức cho vay đối với chương trình cho vay nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và chương trình cho vay đối tượng chính sách
đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (áp dụng cho các đối tượng đi lao động ở
những nước phát triển).
- Thứ 5: Về cơ sở hạ tầng tài chính: Hiện nay cơ sở hạ tầng tài chính của
NHCSXH từng ngày được bổ sung, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu.
Các cấp các ngành cần tập trung đầu tư, hỗ trợ thêm cho NHCSXH để đáp ứng
được nhiệm vụ được giao.
Đánh giá
Qua chương 1, chúng ta nhận thức được việc nghiên cứu tìm giải pháp nâng
cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH là việc làm hết sức cần thiết, giúp cho
NHCSXH làm tốt vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Chương 1 đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề hiệu quả tín dụng
trong NHCSXH, các tiêu chí đánh gia hiệu quả. Là ngân hàng hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận nên khi đánh giá hiệu quả tín dụng của NHCSXH có những nét
đặc thù riêng, không chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế mà còn đánh giá hiệu quả xã hội.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong
đó có nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Việc nắm và hiểu rõ nền tảng lý thuyết trong đánh giá hiệu quả tín dụng của
Ngân hàng Chính sách xã hội là cơ sở vững chắc để trình bày chương 2 - Thực
trạng chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ
An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có TP Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10
huyện, có 262 xã, phường, thị trấn. 7 huyện, thị dọc theo Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo
đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông
- Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan... Diện tích đất tự nhiên
6.019 km2, dân số trên 1.289.058 người, có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường
Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường
Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửakhẩu Quốc tế Cầu Treo với chiềudài 85 km, Quốc lộ
12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và
Đông Bắc Thái Lan. Ngoài raHà Tĩnh còncó 137 km bờ biểncó nhiều cảng và cửasông
lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát
triển kinh tế xã hội.
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hà Tĩnh là tỉnh nằm ngay trên Quốc lộ 1A, nối liền các tỉnh khu vực miền
Trung, vì vậy có điều kiện thuận lợi để giao thoa với nhiều tỉnh khác, có điều kiện
thu hút đầu tư của nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Vừa có nguồn nhân
lực dồi về lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng có thể phát huy
và khai thác tốt hơn như: dịch vụ, du lịch Đặc biệt, một số chính sách ưu tiên phát
triển kinh tế miền núi, vùng cao, vùng sâu, các dự án đầu tư trên các lĩnh vực, địa
bàn đang ngày càng phát huy hiệu quả tạo thế và lực mới trong giai đoạn tiếp theo.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
21
Là vùng kinh tế quá cảnh cho 8 tỉnh, 3 nước sử dụng đường 8, Hà Tĩnh có
đường 8 xuyên suốt các huyện từ Hương Sơn, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Nghi
Xuân và giáp với thành phố Vinh (Nghệ An), có khả năng xây dựng vùng hấp dẫn
đầu tư công nghiệp, cảng, dịch vụ và du lịch. Ngoài Đường 8 đi cửa khẩu Cầu Treo,
Hà Tĩnh còn đường Hồ Chí Minh chạy qua thuộc ba huyện Hương Sơn, Hương Khê
và Vũ Quang, là vùng giáp với nước bạn Lào.
2.1.2 Hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Hà Tĩnh
Nghèo đói là vấn đề chung mà các nước đang phát triển phải đối mặt, do vậy
giải quyết vấn đề đói nghèo luôn được các nước này quan tâm cùng với chiến lược
phát triển kinh tế xã hội “ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo”.
Vì vậy để giải quyết vấn đề đói nghèo các nước cần xây dựng kế hoạch, đề ra các
giải pháp xoá đói giảm nghèo cụ thể và triển khai thực hiện nhiêm túc. Ở nước ta,
nhứng năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách xoá đói
giảm nghèo hữu hiệu, chính nhờ vậy mà nghèo đói đã từng bước được đẩy lùi, tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhanh chóng, sớm đưa Việt Nam ra khỏi những nước chậm phát triển.
Hà Tĩnh được cả nước biết đến là vùng đất nghèo, thiên tai thường xuyên xảy
ra, phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn. Năm 1992 Hà Tĩnh được đánh giá là
một trong những tỉnh nghèo nhất toàn quốc.
Hiện nay, theo điều tra mới nhất của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh, tỷ lệ
hộ nghèo của toàn tỉnh theo tiêu chuẩn mới cuối năm 2014 là 7,42% với 27.525 hộ.
- Các huyện, thành phố, thị xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%, gồm có: Thành phố
Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh.
- Từ 4-9% gồm có huyện Can Lộc, Hương Sơn, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm
Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê.
- Trên 9% gồm có huyện Vũ Quang, Lộc Hà, Kỳ Anh.
2.1.3 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tại Hà Tĩnh
2.1.3.1 Sự hình thành và phát triển
NHCSXH Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 45/QĐ-HĐQT ngày
14/1/2003 của Chủ tịch hội Đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị thành viên của
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
22
NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh chính thức khai trương và
đi vào hoạt động từ ngày 8/4/2003 với chức năng, nhiệm vụ được giao; nhận bàn giao
toàn bộ nguồn vốn, dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và cho vay
hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, nhận vốn
ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện, từ các chủ dự án, các tổ chức cá nhân và huy động
vốn trên thị trường để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo
Nghị định 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. NHCSXH tỉnh Hà
Tĩnh được thành lập trên cơ sở kiện toàn lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo.
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động
Mô hình quản lý của NHCSXH là mô hình đặc thù, phù hợp với điều kiện
thực tiễn do 4 bộ phận hợp thành, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ
thống chính trị ở cơ sở và nhân dân cùng tham gia thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xoá đói giảm nghèo. Cụ thể là:
* Bộ phận làm nhiệm vụ quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước tham gia
Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện (thành phố, thị xã): Ban đại diện HĐQT do
chủ tịch hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm trưởng ban, các thành
viên là lãnh đạo đại diện các nghành, các tổ chức chính trị xã hội; gồm có 117
người, trong đó: Ban đại diện HĐQT tỉnh có 11 thành viên, Ban đại diện HĐQT huyện
(thành phố, thị xã) có 106 thành viên.
* Bộ phận điều hành tác nghiệp: Hội sở tỉnh và 11 phòng giao dịch cấp huyện (thị
xã), 262 điểm giao dịch, 4.109 tổ TK&VV. Tổng số cán bộ 152 người (kể cả hợp đồng
lao động), trong đó có 70% số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học.
* Bốn tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần: Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo
thực hiện 6/9 nội dung công việc của quy trình cho vay; trực tiếp tổ chức thành lập
và chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV tại thôn, xóm. NHCSXH đã phối hợp với các
tổ chức chính trị xã hội xây dựng 262 điểm giao dịch xã.
* Tổ TK&VV ở thôn, xóm, khối phố do các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo
thành lập và quản lý. Tổ TK&VV là đối tác chính ký hợp đồng làm dịch vụ tín dụng
trực tiếp với khách hàng; đến nay NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị
xã hội thành lập được 4.014 tổ TK&VV;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
23
Có thể diễn tả mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh qua sơ đồ sau:
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức NHCSXH Hà Tĩnh
BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHCSXH TỈNH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TĨNH
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
CÔNG
NGHỆ
THÔN
G TIN
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
TỔ
CHỨC
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
NGHIỆP
VỤ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
NGÂN
QUỸ
PHÒNG
KIỂM
TRA
KIỂM
TOÁN
NỘI BỘ
PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH
CÁC HUYỆN, THỊ XÃ
BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH
CÁC HUYỆN, THỊ XÃ
UBND, BAN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
CÁC XÃ, PHƯỜNG
TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG CÁC XÃ,
PHƯỜNG
TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN
NGƯỜI
VAY
NGƯỜI
VAY
NGƯỜI
VAY
NGƯỜI
VAY
NGƯỜI
VAY
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
24
2.1.3.3 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh bao gồm các nội dung tóm tắt sau:
- Huy động vốn.
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho
chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa
phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình
dự án.
Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù
của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, có nhiều điểm khác
biệt so với các Ngân hàng thương mại.
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
2.2.1 Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết về tín dụng chính sách
Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ quy định
về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh Hà
Tĩnh đã tổ chức nhận bàn giao các chương trình cho vay từ NHNo&PTNT, từ Kho
bạc Nhà nước, ký kết hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị xã hội là: Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến Binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
triển khai các chương trình cho vay từ 2 chương trình (năm 2003) nay lên đến 14
chương trình.
Hiện nay, NHCSXH Hà Tĩnh đang triển khai cho vay 13 chương trình tín
dụng ưu đãi đó là: Cho vay giải quyết việc làm( lãi suất 7,2%/năm); cho vay hộ
nghèo (lãi suất 7,2%/năm); cho vay xuất khẩu lao động (lãi suất 7,2%/năm); cho
vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay học sinh,
sinh viên (lãi suất 7,2%/năm); cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (lãi suất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
25
9,6%/năm); cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm);
cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay
thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay
hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 167 (lãi suất 3%/năm); cho vay hộ cận nghèo (lãi suất
8,64%/năm); cho vay chăn nuôi lợn bể Bioga (lãi suất 9,6%/năm); cho vay chòi
tránh lũ (lãi suất 3%/năm).
* Thủ tục và quy trình cho vay của NHCSXH
a). Phương thức cho vay ủy thác
Hồ sơ vay vốn bao gồm:
 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (M.01/TD).
 Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (M.03/TD).
 Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (M.04/TD).
 Sổ vay vốn.
 Biên bản họp Tổ TK&VV (M.10A/TD).
Bộ hồ sơ vay vốn đối với phương thức ủy thác cho vay, được ápdụng chung cho
tất cả các chươngtrìnhcó thực hiệnủy thác cho vay thôngqua các tổ chức Hội.
Quy trình cho vay
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
(1)
(7) (6)
(8) (2)
(3) (5)
(4)
Hộ vay vốn Tổ TK&VV
UBND cấp xãNHCSXH
Tổ chức CTXH
cấp xã
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
26
Trình tự các bước như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm
phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV. Trên giấy đề
nghị vay vốn, người vay phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu và có
đầy đủ chữ ký của người vay.
Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để bình
xét những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay
vốn, lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân
dân cấp xã để xác nhận.
Đây là các bước hết sức quan trọng, “Xác định đúng đối tượng được vay
vốn”. Vì vậy, tổ chức Hội chủ quản phải chỉ đạo sát sao các Tổ TK&VV để việc
bình xét đạt được yêu cầu“Công khai, công bằng, dân chủ và khách quan, đúng đối
tượng”. Để làm tốt nội dung này, trước khi họp bình xét, trưởng thôn và tổ chức
Hội, đoàn thể phải quán triệt các Tổ TK&VV các nội dung sau:
+ Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chương
trình cho vay.
+ Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay.
+ Mục đích cho vay của mỗi Hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết về
mức vốn, thời hạn vay vốn phù hợp và phải được các thành viên trong Tổ nhất trí.
+ Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn
vay không phát huy được hiệu quả làm mất uy tín của tổ chức Hội, đoàn thể,
NHCSXH và ảnh hưởng kết quả sử dụng vốn vay.
+ Các thành viên trong Tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng
trường hợp Hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay nhận thức
đúng về đồng vốn tín dụng chính sách ưu đãi.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo
dõi địa bàn, hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD, mẫu
10A/TD đã được UBND xác nhận.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
27
Lưu ý: Trước khi gửi hồ sơ vay vốn của Tổ cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa
bàn xã, Tổ trưởng phải kiểm soát cẩn thận (đủ các giấy tờ liên quan, không được
tẩy, xóa đủ chữ ký hộ vay, phần xác nhận của UBND xã phải cụ thể, có đủ dấu, chữ
ký và gửi bản chính không được gửi bản photocopy).
Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ:
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng
quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ.
- Trình Giám đốc phê duyệt cho vay các hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; lập thông
báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã. Để tiết giảm chi
phí, ngày thông báo giải ngân nên trùng vào ngày giao dịch cố định tại xã (trừ
trường hợp phải giải ngân theo mùa vụ như cho vay HSSV hoặc theo chỉ tiêu kế
hoạch bổ sung, đột xuất).
Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD của
NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.
Việc NHCSXH gửi Thông báo đến UBND để họ nắm bắt được nguồn vốn đầu tư
cho xã và có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp hộ vay sử dụng vốn
vay đạt hiệu quả. Đồng thời để bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp cùng NHCSXH
đảm bảo an toàn cho buổi giải ngân.
Bước 6: Nhận được thông báo mẫu số 04/TD từ UBND cấp xã, Tổ chức Hội,
đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. Khi nhận được thông báo giải ngân của
NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể sẽ nắm bắt được các Tổ giải ngân đợt này để theo
dõi, giám sát, chỉ đạo các Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và
chủ động bố trí cán bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải
ngân. Trường hợp trong xã có nhiều Tổ được giải ngân, tổ chức Hội, đoàn thể chủ
động kế hoạch phân chia về thời gian theo nhóm các Tổ để tổ viên đến lĩnh tiền
đúng giờ, tránh mất thời gian.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết số tiền
hộ được vay, và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân. Khi thông báo cho tổ viên,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
28
Tổ phải cụ thể về thời gian, địa điểm và yêu cầu hộ mang theo Chứng minh nhân
dân để lĩnh tiền. Trường hợp, người đứng tên vay vốn không đi được phải làm giấy
ủy quyền cho thành niên khác trong gia đình, có đủ năng lực hành vi dân sự đến
lĩnh tiền (giấy ủy quyền phải có xác nhận của UBND cấp xã) và phải mang theo
Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đến lĩnh tiền.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay. Để buổi giải
ngân đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn trực tiếp tham gia buổi
giải ngân phải chủ động sắp xếp các công việc như: hồ sơ vay vốn, dự kiến thu nợ,
thu lãi (nếu có) để chuẩn bị lượng tiền cần thiết giải ngân, các giấy tờ liên quan,
phương tiện làm việc...; Giám đốc phân công trách nhiệm từng cán bộ Tổ giao dịch
phải rõ ràng và phù hợp với chuyên môn, năng lực và sở trường mỗi cán bộ. Trong
quá trình làm việc, cán bộ phải tự giác, nghiêm túc và tuân thủ theo đúng quy trình
đã quy định.
b). Phương thức cho vay trực tiếp
Hồ sơ vay vốn: tùy theo từng khách hàng vay vốn cụ thể, NHCSXH có
hướng dẫn các mẫu biểu cho phù hợp. Trường hợp, khách hàng là cá nhân hộ gia
đình (chương trình cho vay giải quyết việc làm) thì bộ hồ sơ chỉ gồm Hồ sơ vay
vốn; khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế thì bộ hồ sơ gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ
sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn;
* Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư
Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu
có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc.
* Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2
năm liền kề và kỳ gần nhất.
* Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch vụ.
Ngoài ra, hồ sơ còn các giấy tờ do NHCSXH lập và ngân hàng cùng khách hàng lập
như: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, phiếu thẩm định…
Quy trình cho vay
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
29
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY
Trình tự các bước như sau:
Bước 1. Khách hàng lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp xã
nơi thực hiện dự án để xác nhận. (Riêng cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó
khăn mồ côi cha và mẹ, Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn được trình
nhà trường để xác nhận).
Bước 2. Cán bộ Tín dụng được phân công trực tiếp thẩm định dự án, phương
án. Việc thẩm định được thực hiện theo phương pháp “thẩm định tín dụng DN nhỏ”
Trường hợp không cho vay, NHCSXH phải lập thông báo mẫu 04/TD gửi người
vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay.
Bước 3. NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và
hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất
thiết phải có chứng nhận của cơ quan Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của
UBND cấp có thẩm quyền.
- Lưu ý đối với các thành phần tham gia trong quy trình vay vốn:
+ Đối với Khách hàng vay vốn: Dự án vay vốn phải chứng minh được mục
đích vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và phải có đầy đủ hồ sơ có liên quan theo
quy định của NHCSXH.
+ Đối với UBND cấp xã: Việc xác nhận Dự án vay vốn của khách hàng phải
đảm bảo đúng quy định.
Người vay
vốn
UBND cấp xã
NHCSXH
(1)
(3) (2)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
30
+ Đối với NHCSXH: quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theo
nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm
giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm
định phải nắm vững kiến thức và phương pháp thẩm định tín dụng.
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Hàng năm NHCSXH Hà Tĩnh căn cứ kế hoạch tín dụng để kế hoạch hóa các
nguồn vốn trình NHCSXH Việt Nam trên cơ sở tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng
chính sách của tỉnh. Đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 2.747.475 triệu đồng.
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm
2011 – 2014.
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Đạt
Tăng so
với 2011
(%)
Đạt
Tăng so
với 2012
(%)
Đạt
Tăng so với
2013
(%)
Vốn TW 2.693.163 2.925.993 8,6% 3.046.296 4,1% 3.060.663 0,5%
Huy động 35.312 50.666 43,5% 56.300 11,1% 170.744 203,3%
Ngân sách tỉnh 19.000 22.300 17,4% 28.600 28,3% 38.700 35,3%
Tổng cộng 2.747.475 2.998.959 9,2% 3.131.196 4,4% 3.269.663 4,4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 2.998.959 triệu đồng tăng 9,2% so với năm
2011, năm 2013 đạt 3.131.196 triệu đồng tăng 4,4% so với năm 2012, năm 2014 đạt
3.269.663 triệu đồng tăng 4,4% so với năm 2013. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn trên
ta thấy nguồn vốn trung ương chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 90%), trong khi nguồn
vốn huy động và nguồn Ngân sách tỉnh chuyển qua chiếm khá thấp ( <10%).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
31
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm.
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn 2011-2014
Như chúng ta đã biết tại Ngân hàng chính sách xã hội Hà Tĩnh hàng ngày hàng
giờ đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú. Căn cứ vào kết
quả thu được ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản tại Ngân hàng và
có vị thế hết sức quan trọng. Vì vậy, mà công tác huy động vốn tại Ngân hàng ngày
càng được chú trọng theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Ngân hàng
cũng xác định cho mình một chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập
trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa
bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa
bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để có nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu
vốn cho khách hàng có quan hệ thường xuyên tại Ngân hàng, mặc dù nguồn vốn
huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn.
Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã
hội tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
32
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà
Tĩnh năm 2011-2014.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014
2012/2011 2013/2012 2014/2013
Số
tuyệt
đối
Số
tuơng
đối
(%)
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
(%)
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
(%)
Nguồn
vốn huy
động
35.312 50.666 56.300 170.744 15.354 43,5% 5.634 11,1% 114.444
203,3
%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng
trong giai đoạn 2011-2014 tăng,cụ thể năm 2011 vốn huy động đạt 35.312 triệu đồng
năm 2012 tăng 43,5% so với 2011; năm 2013 tăng 11,1% so với năm 2012 và năm
2014 nguồn vốn huy động tăng mạnh so với năm 2013,đạt 203,3% so với năm 2013.
Mặc dù nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng nguồn vốn
nhưng vốn huy động tăng chứng tỏ rằng trong những năm qua Ngân hàng đã có cố
gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động sáng tạo để thu hút khách hàng
mở tài khoản tiền gửi cũng như tiền gửi tiết kiệm, phục vụ khách hàng với thái độ
văn minh, lịch sự và có trách nhiệm, đơn giản các thủ tục rườm rà không cần thiết.
Kết quả cho thấy Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định.
2.2.3 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Để đáp ứng và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các
Ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và
NHCXH Hà Tĩnh cũng vậy. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiến
hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối của hoạt
động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín dụng .
Thực chất vấn đề cho vay vốn của Ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu
không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay tăng hơn không mà phải xem xét chất
lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà chi nhánh cho vay có
đúng mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
33
hạn không. Vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng phải được
xem xét trên các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn...và các biện
pháp nhằm mở rộng tín dụng tại chi nhánh. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình sử
dụng vốn tại chi nhánh:
Bảng2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
năm 2011-2014.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền So với
2011 (%)
Số tiền So với
2012 (%)
Số tiền So với
2013 (%)
Doanh số cho vay 959.757 865.210 -9.9% 903.125 4.4% 1.010.133 11.8%
Doanh số thu nợ 405.834 619.090 52.6% 766.099 23.7% 872.784 14%
Dư nợ 2.748.049 2.994.169 0.9% 3.131.196 4.6% 3.268.545 4.4%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Biểu đồ 2.2: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
34
Nhìn vào bảng 2.3 và đồ thị 2.2 trên ta thấy:
- Số tiền cho vay tại chi nhánh qua các năm có tăng lên đáng kể, duy chỉ có
năm 2012 là doanh số cho vay giảm so với năm 2011 nhưng giảm không đáng kể.
- Năm 2013 tỉ lệ tăng so với năm 2012 là 4,4%.
- Năm 2014 tỉ lệ tăng so với năm 2013 là 11,%.
Như vậy trong giai đoạn 2011-2014 thì doanh số cho vay của chi nhánh được
cải thiện nhiều qua các năm, đó là thành quả của sự cố gắng của toàn bộ nhân viên
trong thời gian qua.
Mặt khác nhìn vào bảng và đồ thị trên ta cũng dễ nhận ra doanh số thu nợ
tăng nhưng theo xu hương giảm dần. Bên cạnh đó tổng dư nợ cũng tăng nhưng tốc
độ tăng khá thấp nguyên nhân một phần là khoảng thời gian này nền kinh tế nước ta
rơi vào khủng hoảng và có thể là do sự biến động về tình hình chính trị, xã hội của
đất nước và trong khu vực đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
cải thiện thu nợ và giảm dư nợ đây là một trong những vấn đề chi nhánh cần chú ý
để cải thiện hơn.
- Dư nợ các chương trình cho vay qua các năm :
Đến 31/12/2014 tổng dư nợ đạt 3.268.545 triệu đồng, tăng 520.496 triệu đồng
so với năm 2011.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
35
Bảng 2.4: Dư nợ các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà
Tĩnh năm 2011 – 2014.
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chương trình cho vay Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Hộ nghèo 930.573 962.409 908.109 817.150
2 GQVL 78.802 81.528 84.474 94.968
3 HSSV 1.231.551 1.333.048 1.237.209 978.703
4 XKLD 13.217 7.858 4.743 5.559
5 Hộ SXKD vùng KK 277.862 332.944 381.419 432.620
6 NS & VSMT 112.160 165.118 190.219 279.318
7 Doanh nghiệp 10.560 10.000 4.190 800
8 Đồng bào DTTS ĐBKK 1.523 1.157 745 300
9 Hộ nghèo làm nhà ở 167 78.238 82.933 82.552 81.025
10 Thương nhân VKK 5.161 4.322 4.310 4.306
11 Chòi tránh lũ 0 660 990 990
12 Chăn nuôi lợn, bể Bioga 8.402 12.192 16.315 16.518
14 Cho vay hộ cận nghèo 0 0 215.921 556.288
Tổng cộng 2.748.049 2.994.169 3.131.196 3.268.545
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Nhìn chung trong 14 chương trình cho vay trên, thì dư nợ cho vay của các
chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo và cho vay học sinh sinh viên
là các chương trình cho vay chủ đạo. Còn dư nợ của một số chương trình cho vay
như: cho vay xuất khẩu lao động; doanh nghiệp; đồng bào dân tộc thiểu số thương
nhân vùng khó khăn; chòi tránh lũ…thì tỷ trọng cho vay của các chương trình này
khá thấp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
36
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ các chương trình năm 2014.
2.2.4 Dư nợ uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội:
Trong 14 chương trình cho vay, có 13 chương trình thực hiện cho vay uỷ thác
từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội đó là: Cho vay giải quyết việc làm; cho
vay hộ nghèo; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường
nông thôn; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay
hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng
khó khăn; cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; cho vay
hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 167; cho vay hộ cận nghèo; cho vay chăn nuôi lợn bể
Bioga; cho vay chòi tránh lũ.
NHCSXH Hà Tĩnh đã ký hợp đồng dịch vụ ủy thác từng phần cho các tổ chức
chính trị xã hội gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thực hiện chi trả chi phí dịch vụ ủy thác cho
các tổ chức chính trị xã hội như sau:
- Năm 2004, khi bắt đầu triển khai thực hiện, phí dịch vụ chi trả là từ 0,03 -
0,04%/tháng tính trên số lãi thực thu và chi trả cho tổ chức chính trị xã hội cấp xã.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
37
- Năm 2005, phí dịch vụ ủy thác được thay đổi tăng lên 0,08%/tháng và hiện
nay là 0,045%/tháng và được phân bổ cho cả 4 cấp hội theo tỷ lệ: Cấp xã 84%, cấp
huyện 8%, cấp tỉnh 5%, cấp trung ương 3%.
* Kết quả cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội.
Đến 31/12/2014 tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội đạt
3.254.524 triệu đồng, tăng 533.324 triệu đồng so với năm 2011, trong đó:
- Hội nông dân: 1.246.809 triệu đồng, chiếm 38,3%.
- Hội Phụ nữ: 1.097.691 triệu đồng, chiếm 33,7%.
- Hội Cựu chiến binh: 531.105 triệu đồng, chiếm 16,3%.
- Đoàn thanh niên: 378.919 triệu đồng, chiếm 11,7%.
Thông qua phương thức uỷ thác từng phần, vốn được giải ngân nhanh chóng,
thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo mô hình tổ
TK&VV có sự tham gia quản lý của các tổ chức chính trị xã hội, bình xét công khai,
dân chủ, NHCSXH chuyển tiền về xã giải ngân trực tiếp đến người vay... đã tạo
được kênh dẫn vốn ổn định, có hiệu quả giúp người nghèo và các đối tượng chính
sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi, đúng đối tượng.
Bảng 2.5: Dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh
năm 2011 – 2014.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng dư nợ
Dư nợ cho vay trực
tiếp
Dư nợ cho vay uỷ thác
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
2011 2.748.049 26849 1% 2.721.200 99%
2012 2.994.169 24847 0,8% 2.969.322 99,2%
2013 3.131.196 17523 0,6% 3.113.673 99,4%
2014 3.268.545 14021 0,4% 3.254.524 99,6%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ủy thác ngày chiếm tỷ trọng rất
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
38
cao trong tổng dư nợ và tăng theo thời gian, năm 2011 là 99%, năm 2012 là 99,2%,
năm 2013 là 99,4%, và năm 2014 là 99,6%. Điều đó càng chứng minh việc cho vay
ủy thác qua các tổ chức chính trị là đúng đắn; một số chương trình trước đây được
NHCSXH cho vay trực tiếp thì nay cũng chuyển qua cho vay ủy thác như chương
trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động.
Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tại Sở giao
dịch trong thời gian qua chúng ta đã có một cách nhìn về hoạt động tại Ngân hàng
CSXH chi nhánh Hà Tĩnh.
2.2.5 Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Chỉ tiêu nợ quá hạn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01
39
Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh
năm 2011 – 2014.
Đơn vị: Triệu đồng, %
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số
tiền
Tỷ lệ
Tổng nợ xấu: 16.764 10.843 10.222 4.488
-Nợ quá hạn 13.588 0.49 8.581 0.29 6.349 0.2 2.286 0.07
-Nợ khoanh 3.176 0.00 2.262 0.00 873 0.00 2.202 0.00
Trong đó:
1 Cho vay hộ nghèo
+ Nợ quá hạn 6.917 0.74 3.952 0.41 2.615 0.29 1.233 0.15
+ Nợ khoanh 1.535 985 598 1.152
2 Cho vay GQVL
+ Nợ quá hạn 1.845 2.34 1.411 1.73 2.126 2.52 290 0.31
+ Nợ khoanh 1.641 1.259 253 562
3 Cho vay HSSV
+ Nợ quá hạn 2.414 0.20 1.694 0.13 666 0.05 436 0.04
+ Nợ khoanh 18 17 55
4 Cho vay XKLĐ
+ Nợ quá hạn 618 4.68 144 1.83 105 2.21 20 0.36
+ Nợ khoanh 86
5 Hộ SXKD vùng KK
+ Nợ quá hạn 1.359 0.49 1.092 0.33 712 0.19 239 0.06
+ Nợ khoanh 322
6 NS & VSMT
+ Nợ quá hạn 405 0.36 243 0.15 115 0.06 64 0.02
+ Nợ khoanh 5 25
7 Doanh nghiệp
+ Nợ quá hạn
+ Nợ khoanh
8 Đồng bào DTTS
+ Nợ quá hạn 45 3.89 10 1.34 4 1.33
+ Nợ khoanh
9 Thương nhân VKK
+ Nợ quá hạn 30 0.6
+ Nợ khoanh
10 Hộ cận nghèo
+ Nợ quá hạn
+ Nợ khoanh
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY
Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Tại Ngân Hàng.docx
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAYLuận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
Luận văn: Giải pháp tài chính phát triển thị trường bất động sản, HAY
 
Đề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Huy động vốn khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAYĐề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAYĐề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
Đề tài: Quản lý về giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 

Similar to Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY

Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Trần Đức Anh
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...TieuNgocLy
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY (20)

Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi dân cư tại Ngân hàng, HOT!
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOTLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi dân cư, HOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khối khách hàng cá nhân tại Ngân hàng ...
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
Giải pháp hoàn thiện tín dụng tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng phát triển Việt...
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankChất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh HóaĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
 
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
Luận án: Cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong giai đoạ...
 
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại TechcombankLuận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
Luận văn: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Techcombank
 
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAYĐề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng AgribankLuận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
Luận án: Phát triển dịch vụ tài chính vi mô của Ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
Luận văn: Quản lý rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nô...
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Đề tài: Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, HAY

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhi i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khoá luận là là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Sinh viên thực hiện Trương Văn Tân
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhii ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................ i MỤC LỤC ................................................................................................. ii SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.....................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................viii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ......................................... 4 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.................... 4 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội. ............................................ 4 1.1.2 Hoàn cảnh ra đời. ............................................................................... 4 1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội. ....................................... 5 1.1.4 Các chương trình đang thực hiện của NHCSXH Việt Nam................... 6 1.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CHINH SÁCH. ............ 7 1.2.1 Tổng quan về tín dụng........................................................................ 7 1.2.1.1 Khái niệm tín dụng. ......................................................................... 8 1.2.1.2 Phân loại tín dụng............................................................................ 8 1.2.2Tổngquan về tíndụngchínhsách........................................................... 9 1.2.2.1 Khái niệm tín dụng chính sách. ........................................................ 9 1.2.2.2 Sự tồn tại khách quan của tín dụng chính sách. ................................. 9 1.2.2.3 Đặc điểm của tín dụng chính sách. ................................................. 10 1.2.2.4 Các hình thức tín dụng chính sách.................................................. 11 1.2.2.5 Vai trò của tín dụng chính sách của Ngân hành Chính sách xã hội. .. 12 1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách.......................... 13 1.2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng chính sách. ............... 14
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiii iii 1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM........................................................................................................ 16 1.3.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tín dụng chính sách. .......... 16 1.3.1.1 Bangladesh.................................................................................... 16 1.3.1.2 Thái Lan. ...................................................................................... 17 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về tín dụng chính sách có khả năng vận dụng vào Việt Nam.................................................................................................. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH...................................... 20 2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH.................................................. 20 2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh ............................... 20 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 20 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 20 2.1.2 Hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Hà Tĩnh............................. 21 2.1.3 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tại Hà Tĩnh...................... 21 2.1.3.1 Sự hình thành và phát triển............................................................ 21 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động.......................................... 22 2.1.3.3 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh 24 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH...................................... 24 2.2.1Tổ chức triển khai thực hiện chủtrương, nghịquyết về tín dụngchínhsách24 2.2.3 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh ................................................................................................................ 32 2.2.4 Dư nợ uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội: ........................ 36 2.2.5 Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh. 38
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhiv iv 2.2.6 Đánh giá kết quả kinh tế xã hội từ chính sách tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh................................................ 40 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH.................................................. 42 2.3.1 Những kết quả đạt được.................................................................... 42 2.3.2 Những mặt còn hạn chế.................................................................... 44 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 45 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan .............................................................. 45 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan.................................................................. 46 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH ....... 48 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH................................................................................ 48 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh........................... 48 3.1.2 Định hướng hoạt động của NHCSXH Việt Nam đến năm 2020, mục tiêu nhiệm vụ năm 2015. ................................................................................. 49 3.1.3 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh ............................................................................................ 50 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH .......................... 51 3.2.1 Tăng tính chủ động trong hoạt động tín dụng thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của Chi nhánh.......................................... 51 3.2.2 Hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ tín dụng................................................ 52 3.2.3 Xây dựng mô hình phòng giao dịch hoạt động hiệu qủa ..................... 52 3.2.3.1 Nội dung xây dựng phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị............... 53 3.2.3.2 Nội dung xây dựng tổ tiết kiệm và vay vốn..................................... 54 3.2.4 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................... 55 3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát............................................. 55
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhv v 3.2.6 Phòng chống rủi ro tín dụng, rủi ro đạo đức...................................... 56 3.2.6.1 Phòng chống rủi ro tín dụng........................................................... 56 3.2.6.2 Phòng chống rủi ro đạo đức........................................................... 57 3.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ................................................................................................................ 57 3.2.8 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền ...................................... 57 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 58 3.3.1 Đối với Chính phủ và các bộ ngành................................................... 58 3.3.2 Đối với NHCSXH Việt Nam............................................................. 58 3.3.3 Đối với Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân tỉnh .......... 59 3.3.4 Đối với UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH các huyện................. 59 3.3.5 Đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác .............................................. 59 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 65
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhvi vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014. ..............................................................................................................................................30 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2014............................................................................................................................32 Bảng2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2011- 2014......................................................................................................................................33 Bảng 2.4: Dư nợ các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014..........................................................................................................................35 Bảng 2.5: Dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh .................................37 năm 2011 – 2014..................................................................................................................37 Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh........................39 năm 2011 – 2014..................................................................................................................39 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014. ........................................................................................................42
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhvii vii SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm................................................................ 31 Biểu đồ 2.2: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm....................................... 33 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ các chương trình năm 2014. .......................................... 36
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chínhviii viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCSXH NHNo&PTT TK&VV HĐQT NHTM XKLĐ GQVL HSSV NSVS&MT SXKD VKK TN HĐTM UBND HĐND GDP WTO Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiết kiệm và vay vốn Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại Xuất khẩu lao động Giải quyết việc làm Học sinh sinh viên Nước sạch vệ sinh và môi trường Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn Thương nhân hoạt động thương mại Uỷ ban nhân dân Hội đồng nhân dân Thu nhập quốc dân Tổ chức thương mại quốc tế
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại. Đây là những nỗ lực lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xoá đói giảm nghèo và tạo điều kiện hội nhập cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước. NHCSXH là một ngân hàng chuyên thực hiện tín dụng chính sách đầu tiên ở Việt Nam với mục tiêu hoạt động là chuyên cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ, so với các ngân hàng thương mại khác, NHCSXH vừa có điểm chung vừa có đặc thù riêng. Sau hơn 12 năm hoạt động NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã vươn tới tận các xã vùng sâu, vùng xa thông qua các điểm giao dịch tại xã và các tổ chức chính trị xã hội như; Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên và các tổ tiết kiệm & vay vốn. Qua đó người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, được cấp ủy, chính quyền địa phương, được Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đánh giá cao. Tuy nhiên trước thực trạng hiện nay, việc Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh đẩy mạnh triển khai thực hiện cho vay từ 2 chương trình lên đến 14 chương trình với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn lớn, quy mô tín dụng ngày càng tăng, hoạt động tín dụng đang còn tồn tại một số những bất cập đặt ra cho NHCSXH một thách thức lớn đó là: Làm thế nào vừa phục vụ các đối tượng chính sách một cách tốt nhất vừa quản lý nguồn vốn các chương trình cho vay an toàn, hiệu quả, đồng thời có phương pháp tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ làm việc cho người lao động và nâng cao vị thế của NHCSXH trong điều kiện số lượng cán bộ có tăng nhưng không đáng kể.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 2 Từ những lý do trên, đề tài “Chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh” được tiến hành nhằm giải quyết những vấn đề bức bách hiện nay và có ý nghĩa khoa học lâu dài. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài được nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng của NHCSXH tỉnhHà Tĩnh, góp phần thực hiệnmục tiêuxóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Đề tài đặt ra các mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng chính sách và vai trò của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế cho các đối tượng là hộ nghèo và đối tượng chính sách khác cần có sự hỗ trợ tài chính ưu đãi của nhà nước. - Nghiên cứu và đánh giá đúng mức thực trạng về hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trên cơ sở đó rút ra những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại. - Tìm kiếm và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. Từ những nội dung trên, tiểu luận đề ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Hiệu quả công tác tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? - Thực trạng và hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh những năm gần đây như thế nào? - Để nâng cao hiệu qủa chính sách tín dụng thì cần những giải pháp gì? 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài. Làm rõ các lý luận, quan điểm về chính sách tín dụng ưu đãi đang được triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và phân tích hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Tĩnh trong những năm gần đây, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh, cơ chế chính sách, mô hình tổ chức bộ
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 3 máy và nội dung tín dụng chính sách. - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả chính sách tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2014 và định hướng giai đoạn 2015 - 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh, logic ... 6. Kết cấu của tiểu luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo tiểu luận được bố cục thành 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng chính sách xã hội và tín dụng chính sách Chương 2: Thực trạng chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI. 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách bạch tín dụng chính sách của Chính phủ ra khỏi hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước, đảm bảo việc cho vay chính sách được tập trung và hiệu quả hơn đảm bảo cho việc tập trung nguồn lực tín dụng chính sách cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại tập trung kinh doanh theo cơ chế thị trường. NHCSXH là một tổ chức tài chính Nhà nước, sử dụng nguồn lực của Nhà nước để điều tiết, hỗ trợ tài chính cho người nghèo, vùng nghèo và các đối tượng chính sách, thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Bộ máy tổ chức và quản lý phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước để hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và hướng dẫn, giám sát thực hiện, đồng thời, phải có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư để đảm bảo các chính sách, chế độ an sinh xã hội của Nhà nước được thực hiện một cách công khai, dân chủ và công bằng. 1.1.2 Hoàn cảnh ra đời. Ngày 31/8/1995, Thủ tuớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng Phục vụ Người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng Phục vụ Người nghèo là một tổ chức đặc thù về mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý Nhà nước tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 5 động vốn thông qua hoạt động của Ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ. Qua 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, các tổ chức tài chính quốc tế nhận xét rằng đây là chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ, chưa phải là hoạt động của một tổ chức tín dụng, chưa có cơ sở cho sự phát triển bền vững vì chưa nhận được vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế. Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X về chính sách tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách khác. Tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại Nhà nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu khách quan. Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập NHCSXH, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Theo chủ trương Nghị quyết đó, NHCSXH được sử dụng nguồn tài chính do Nhà nước huy động cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy. Ngày 11 tháng 3 năm 2003, NHCSXH chính thức đi vào hoạt động. 1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội. - NHCSXH là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tín dụng của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. NHCSXH không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. - Vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000.000 đồng (Năm nghìn tỷ đồng) và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. Đến ngày 31/12/2011, vốn điều lệ của NHCSXH là 10.000.000.000.000 đồng.
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 6 - NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm nghèo. Mức cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của Chính phủ từng thời kỳ. Hiện nay, lãi suất của các chương trình cho vay của NHCSXH từ 0%/tháng đến 0,9%/tháng. - Đối tượng vay vốn là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các Ngân hàng thương mại, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theo quyết định số 30/2007/QĐ- TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ). - Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. - Có Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các cấp. 1.1.4 Các chương trình đang thực hiện của NHCSXH Việt Nam Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH thực hiện việc cho vay đến 6 danh mục đối tượng chính sách như sau: 1. Hộ nghèo; 2. Học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn; 3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm (GQVL); 4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135; 6. Các đối tượng khác khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi thành lập (đầu năm 2003), NHCSXH tiếp tục triển khai chương trình cho vay hộ nghèo, nhận bàn giao chương trình cho vay HSSV từ Ngân hàng Công thương Việt Nam và nhận bàn giao chương trình cho vay vốn GQVL từ Kho bạc Nhà nước.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 7 Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện cho vay 14 chương trình tín dụng và 4 dự án của các tổ chức tài chính quốc tế như sau: 1. Cho vay hộ nghèo; 2. Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn; 3. Cho vay giải quyết việc làm; 4. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; 5. Cho vay hộ SXKDVKK; 6. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đặc biệt khó khăn; 7. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT); 8. Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; 9. Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; 10. Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định 74/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 11. Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 12. Cho vay hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020; 13. Cho vay chương trình nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long; 14. Cho vay đối với các cơ sở SXKD, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai nghiện ma túy; 15. Cho vay dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ; 16. Cho vay dự án phát triển ngành lâm nghiệp; 17. Cho vay dự án IFAD và dự án RIDP tại Tuyên Quang; 18. Cho vay dự án Rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam. 1.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CHINH SÁCH. 1.2.1 Tổng quan về tín dụng.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 8 1.2.1.1 Khái niệm tín dụng. Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận. 1.2.1.2 Phân loại tín dụng. Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại tín dụng dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, người ta thường phân loại theo một số thiêu thức sau: a). Theo thời sử dụng vốn vay, tín dụng được phân thành 3 loại sau: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán,cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.. - Tín dụng dài hạn: Là loại tíndụng có thời hạn trên5 năm, được dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất. b). Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng chia thành 2 loại: - Tín dụng sản xuất và lưu thônghàng hoá: Là loại tíndụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêudùng. Loại tíndụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngà càng có xu hướng tăng lên. c). Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay, tín dụng được chia thành các loại sau: - Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 9 đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh. - Tín dụng không có đảm bảo: Là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ... 1.2.2 Tổng quan về tín dụng chính sách. 1.2.2.1 Khái niệm tín dụng chính sách. - Khái niệm tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là một quan hệ kinh tế giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền hay tài sản cho khách hàng trongmột thời giannhất định với những thỏathuận hoàn trảcảgốc và lãi trong một thời gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng. - Khái niệm tín dụng chính sách: Tín dụng ưu đãi của NHCSXH là quan hệ kinh tế giữa NHCSXH với các khách hàng là đối tượng chính sách, trong đó NHCSXH chuyển giao tiền cho khách hàng trong một thời gian nhất định với những thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi (ưu đãi) trong một thời gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng. 1.2.2.2 Sự tồn tại khách quan của tín dụng chính sách. Tín dụng chính sách là sự tồn tại khách quan không chỉ ở nền kinh tế tập trung bao cấp mà cả trong nền kinh tế thị trường, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước phát triển. Một là, do yêu cầu của chính sách kinh tế, xã hội, thông qua chức năng quản lý và điều tiết nền kinh tế, xã hội, Nhà nước có các chính sách hợp lý nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối, bảo đảm sự tồn tại cho một số ngành, lĩnh vực rất cần thiết cho xã hội nhưng bản thân nó lại không mang lại lợi nhuận. Tín dụng chính sách nhằm giúp cho xã hội ổn định và phát triển cân đối, khắc phục khoảng cách quá xa của sự chênh lệch giàu nghèo. Điều này càng trở nên cần thiết trong
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 10 điều kiện của nước ta, một nước đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển những ngành kinh tế then chốt đồng thời đẩy nhanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Hai là, do tính chất nguồn vốn và yêu cầu quay vòng vốn, Nhà nước sử dụng phương thức cho vay có hoàn trả nhằm đảm bảo sử dụng nguồn lực của ngân sách có hiệu quả. Khác với phương pháp cấp phát vốn vừa hạn chế về nguồn lực, vừa đầu tư mang tính cấp phát ỷ lại, cùng với nguồn vốn từ Chính phủ và nguồn vốn tự huy động, Mặt khác, với phương thức cho vay có hoàn trả, nguồn vốn sẽ được quay vòng, tạo điều kiện mở rộng đối tượng đầu tư thụ hưởng, góp phần giúp cho Chính sách của Chính phủ được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định cần thiết. Ba là, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng ta đã xác định: Xây dựng đất nước ta thành một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; trong đó giải quyết vấn đề giàu nghèo là một trong những nội dung tạo sự công bằng trong xã hội. 1.2.2.3 Đặc điểm của tín dụng chính sách. Tín dụng Ngân hàng có các đặc điểm sau: - Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm 2 hình thức; cho vay (bằng tiền) và cho thuê (bằng tài sản). - Khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có thế chấp đảm bảo. - Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay. Tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách là loại hình tín dụng có những đặc trưng riêng biệt: - Một là: Tài sản giao dịch chỉ là tiền mặt để cho các đối tượng chính sách vay; các hộ vay vốn nhận tiền vay trực tiếp từ ngân hàng. (Đến cuối năm 2009 NHCSXH thực hiện cho vay bằng hình thức chuyển khoản đối với chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài). - Hai là: Người vay vốn không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo tiền vay, nhưng phải được thôn, xóm bình xét đưa vào danh sách đề nghị vay vốn và được
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 11 UBND xã xác nhận. - Ba là: Món vay nhỏ lẻ, do đối tượng phục vụ là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng cho vay và mức cho vay do Chính phủ quy định. - Bốn là: Lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại, phần chênh lệch lãi suất được Nhà nước cấp bù hàng năm, lãi suất cho vay của NHCSXH được chính phủ quy định từng thời kỳ. 1.2.2.4 Các hình thức tín dụng chính sách. Có thể phân loại tín dụng chính sách theo nhiều loại hình khác nhau tù theo tiêu thức phân loại:  Căn cứ vào mục đích cho vay: - Cho vay nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo đặc biệt là cho vay hộ nông dân nghèo. Đây là một chương trình kinh tế xã hội rộng lớn, trở thành mục tiêu của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á. Do nhiều nguyên nhân về kinh tế, chính trị xã hội và môi trường, ở các nước này còn tồn tại một bộ phận dân cư chủ yếu ở khu vực nông thôn có thu nhập rất thấp, sống trong cảnh nghèo đói, không được học hành, chữa bệnh. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do họ thiếu vốn làm ăn. Các Chính phủ dều cho rằng cần phải trợ giúp những người nghèo về vốn và điều kiện làm ăn để họ có thể đảm bảo được cuộc sống, góp phần ổn định chính trị xã hội. Chính vì vậy, các Chính phủ đã thành lập hoặc trợ giúp thành lập các Ngân hàng chuyên hoặc chủ yếu phục vụ người nghèo và các hộ nông dân như ở Bangladesh, Ấn Độ, Malaysia, Philippine... - Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội như: giáo dục, y tế, tạo công ăn việc làm. Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc chính sách xã hội thông qua cho va với các điều kiện ưu đãi, giúp họ có cơ hội về học tập, học nghề hoăc xuất khẩu lao động. - Cho vay các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích không đủ các điều kiện vay thương mại. Đây là các khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế công ích của Nhà
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 12 nước buộc phải duy trì vì lợi ích quốc gia. Ngay cả các nước phát triển vẫn tồn tại loại cho vay này.  Căn cứ theo thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khà năng trả nợ của khách hàng. - Tín dụng trung, dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Các khoản tín dụng này chủ ếu để cung cấp nguồn tài chính cho các hộ vay trong viêc dầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo viêc làm.  Căn cứ xuất xứ tín dụng: - Tín dụng trực tiếp: Là việc ngân hàng cung cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu vay, đồng thời người vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Tín dụng uỷ thác qua tổ chức chính trị xã hội: Là việc ngân hàng thực hiện uỷ thác một số công đoạn của quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị xã hội.  Căn cứ chính sách cho vay - Tín dụng ưu đãi: Là khoản tín dụng được Nhà nước hỗ trợ về lãi suất ưu đãi trong thủ tục cho vay và các ưu đãi khác. - Tín dụng thông thường: Là các khoản tín dụng theo lãi suất thị trường, người vay phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định. 1.2.2.5 Vai trò của tín dụng chính sách của Ngân hành Chính sách xã hội. Tín dụng chính sách đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế, vì một xã hội ổn định, dân giàu, nước mạnh. Sở dĩ như vậy là do: Thứ nhất: Việc chuyển tải vốn được thực hiện theo phương thức cho vay có hoàn trả nên nguồn vốn được người sử dụng vốn tính toán hiệu quả; vốn được sử dụng quay vòng nhiều lần, giúp nhiều người được hưởng lợi. Mặt khác, người vay vốn tìm cách sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống và trả được nợ. Thứ hai: Vốn cho vay giúp người vay khắc phục được tư tưởng tự ti, ỷ lại khi
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 13 nhận vốn cấp phát; tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo tiền đề hòa nhập sản xuất hàng hóa thị trường. Thứ ba: Tín dụng chính sách theo các chương trình mục tiêu sẽ góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện phân công lại lao động xã hội. Thứ tư: Người nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn sẽ là động lực giúp họ vượt qua hoàn cảnh nghèo đói, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện theo học, không phải bỏ dỡ giữa chừng vì khó khăn về tài chính ... 1.2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng chính sách. a). Nhóm chỉ tiêu định tính. Bao gồm các chỉ tiêu sau đây: - Quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thu tục giản đơn, khả năng đáp ứng vốn cho người nghèo nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an toàn, hiệu quả. - Hiệu qủa về mặt kinh tế xã hội: Thể hiện vai trò mức độ đóng góp của NHCSXH thông qua việc cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thế nào. - Đối với bản thân các tổ chức chính trị xã hội: Cho vay ưu đãi các đối tượng chính sách ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đã góp phần tích cực xây dựng và củng cố các tổ chức chính trị xã hội không ngừng phát triển, lớn mạnh, nâng cao vị thế của các tổ chức chính trị xã hội, củng cố lòng tin của các hội viên vào tổ chức hội, thu hút đông đảo hội viên tham gia, tạo ra nguồn kinh phí lớn cho các tổ chức chính trị xã hội hoạt động và làm cho hoạt động của các tổ chức này ngày càng phong phú và hiệu quả hơn. - Đối với NHCSXH: Phương thức cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị xã hội giúp cho NHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong khi biên chế có tăng nhưng không nhiều, đồng thời giúp cho NHCSXH chuyển tải vốn kịp thời đến đúng đối tượng không để tồn đọng, lãng phí vốn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của đồng vốn; - Đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách: Là các đối tượng thu hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước để vươn lên xóa đói giảm nghèo làm giàu
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 14 cho mình và cho xã hội. Các đối tượng chính sách khác được nhanh hơn, kịp thời hơn, thủ tục đơn giản hơn, đi lại gần hơn tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại của người vay. Mặt khác qua phương thức này các đối tượng chính sách còn học tập được kinh nghiệm làm ăn, được tập huấn khuyến nông, khuyến công ... từ đó sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn, nhanh thoát nghèo vươn lên hòa nhập với cộng động. b). Nhóm chỉ tiêu định lượng. Để đánh giá chất lượng hiệu quả của tín dụng chính sách, bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu định lượng như; Tổng nguồn vốn, tổng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn ... cần bổ sung thêm chỉ tiêu: * Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả mang lại từ đồng vốn cho vay Xóa đói giảm nghèo đã giảm được bao nhiêutỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Tỷ lệ này càng cao, hoạt động của NHCSXH càng hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHCSXH dưới góc độ Xóa đói giảm nghèo người ta sử dụng chỉ tiêu Mức vốn cho vay bình quân một hộ nghèo. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo của NHCSXH Tổng dư nợ CV Hộ nghèo Mức vốn CV bình quân 1 hộ nghèo = -------------------------------- Tổng số hộ nghèo còn dư nợ * Hiệu quả xã hội dưới góc độ tạo việc làm, người ta sử dụng chỉ tiêu định lượng dưới dạng trực tiếp như: Số lao động có việc làm bình quân: Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 lao động vay vốn thì bình quân tạo được bao nhiêu chỗ làm cho người lao động. Tổng số LĐ có việc làm Số lao động có việc làm BQ = ------------------------------- * 100 Tổng số lao động vay vốn 1.2.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng chính sách. a). Nhóm nhân tố khách quan. - Thứ nhất là: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đây là nhân tố
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 15 quan trọng vì Đảng và Nhà nước có những chủ trương chính sách đúng đắn giúp đỡ hộ nghèo và các đối tượng chính sách thì NHCSXH sẽ hỗ trợ tích cực, hoạt động ngày càng được mở rộng và hiệu quả. - Thứ hai là: Môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của hộ nghèo và các đối tượngchínhsáchnói riêng. Nếu môi trường thuận lợi “mưa thuận, gió hòa” thì hoạt động sản xuất kinh doanh của người nghèo và các đối tượngchínhsách khác sẽ đem lại hiệu quả. Ngược lại nếu không thuận lợi, thiên tai dịch bệnh xảy ra thì hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, đồng vốn của NHCSXH cho vay sẽ không đem lại hiệu quả. - Thứ ba là: Môi trường pháp lý là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra an toàn. Vì vậy để hoạt động NHCSXH an toàn hiệu quả thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. - Thứ tư là: Năng lực, nhận thức, kinh nghiệm của khách hàng, năng lực quản lý, năng lực kinh doanh của khách hàng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng ưu đãi của NHCSXH, nếu người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn NHCSXH mà không có kinh nghiệm, năng lực sản xuất kinh doanh thì đồng vốn khó phát huy hiệu quả, thậm chí còn mất vốn do thua lỗ làm cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác càng nghèo thêm. b). Nhóm nhân tố chủ quan. Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của bản thân NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội. Nhóm này gồm các nhân tố cơ bản sau: - Thứ nhất: Mô hình tổ chức màng lưới của NHCSXH; như ta đã biết đối tượng phục vụ chính của NHCSXH là các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách, mà các hộ này chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo ... cho nên mô hình màng lưới của NHCSXH phải được thiết lập sao cho phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho các đối tượng hộ nghèo. - Thứ hai: Chiến lược hoạt động của NHCSXH; đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả tín dụng hộ nghèo và hoạt động của NHCSXH, đòi hỏi NHCSXH phải nghiên cúu, hoạch định một cách khoa học tới các đối tượng
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 16 khách hàng của mình trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để nâng cao hiệu qủa hoạt động. - Thứ ba: Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ ngày càng phải hoàn thiện, phù hợp với thực tế trong từng thời kỳ như mức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay ... có như vậy mới đảm bảo cho tín dụng chính sách của NHCSXH ngày càng hiệu quả. - Thứ tư: Phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội. - Thứ năm: Cơ sở vật chất kỹ thuật; NHCSXH cần phải tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, chú trọng đến hiện đại hóa công nghệ tin học để đưa nhiều sản phẩm mới tiện ích hiệu quả hơn. - Thứ sáu: Sự phối kết hợp của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận, các hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm đã ký kết. 1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 1.3.1 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về tín dụng chính sách. 1.3.1.1 Bangladesh. Ở đây có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng các biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có 0,4 acre đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. GB được quyền đi vay để
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 17 cho vay và uỷ thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ. GB hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương, được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật Tài chính và luật Ngân hàng hiện hành của Bangladesh. 1.3.1.2 Thái Lan. Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hằng năm được Chính phủ tài trợ vốn để hỗ trợ vốn để thực hiên chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1.000 Bath/năm và những người noongdaan có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối vớ hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1- 3%/năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về tín dụng chính sách có khả năng vận dụng vào Việt Nam. Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế là người đi sau, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm; bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với hoàn cảnh cũng như tình hình kinh tế của chính nước đó. Vì vậy, khi áp dụng cần vận dụng một cách có sáng tạo vào các mô hình cụ thể của Việt Nam Sự sáng tạo như thế nào thể hiện trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng một số nước rút ra một số bài học có thể vận dụng vào Việt Nam: Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía Nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rỉu ro, bao gồm rủi ro về nguồn vốn và rủi ro về cho vay. Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ cho các hơp tác xã, ngân hàng làng, ngân hàng cổ phần …để tạo kênh dẫn vốn tới hộ nông dân, đặc biệt là hộ nông dân
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 18 nghèo. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hoà vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ bán lẻ tới hộ gia đình. Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm, từ đó ngân hàng hạch toán cho vay theo từng nhóm chứ không tới từng thành viên. Đơn giản hoá thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng việc đảm bảo nợ theo món vay. Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. Từng bức tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế. Một số bài học cụ thể: - Thứ nhất: Về thành lập tổ chức tín dụng vi mô, chúng ta đã nghiên cứu nhiều mô hình và đã thành lập NHCSXH để thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là một mô hình tương đối phù hợp với thực tế ở Việt Nam đề nghị này càng phải quan tâm, hoàn thiện nó về mô hình tổ chức mạng lưới, quy chế hoạt động, cơ chế về vốn về tài sản chính, lãi suất …để NHCSXH thực sự lớn mạnh. - Thứ hai: Về cách thức giải ngân vốn ưu đãi: Thực tế các nước cho thấy việc cho vay theo tổ nhóm vừa và nhỏ có tác động gắn kết trách nhiệm của cá nhân, đồng thời cho phép các nhóm có quyền quyết định cách thức giải ngân, điều này có tác dụng tích cực khuyến khích và nâng cao trách nhiệm của trưởng nhóm, tạo ra cơ chế ràng buộc cao hơn trong mỗi nhóm, vốn đến đúng địa chỉ người nghèo. Nhưng quy mô nhóm ở mỗi nước lại khác nhau, việc thành lập củng như quản lý của các nhóm cũng cần nghiên cứu, Việt Nam cũng đã áp dụng cách thức giải ngân qua tổ nhóm “ tổ Tiết kiệm và vay vốn” (Tổ TK&VV) Thực tế cho thấy tổ TK&VV đang
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 19 phát huy tác dụng tốt, về quy mô ta nên để từ 35 đến 50 thành viên là phù hợp. - Thứ 3: Về lãi suất cho vay, cần phải áp dụng lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chíh sách khác, nhưng không để thấp hơn lãi suất thị trường quá nhiều gây tính ỷ lại cho người vay mà nên để mức lãi suất ưu đãi bằng 80% mức lãi suất bình quân của thị trường là phù hợp. - Thứ 4: Về quy mô cấp tín dụng; từ kinh nghiệm các nước cho thấy quy mô cấp tín dụng chính sách ở nước ta chưa phù hợp, một số chương trình cho vay có mức thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của các hộ vay. Chúng ta nên nghiên cứu nâng mức cho vay đối với chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (áp dụng cho các đối tượng đi lao động ở những nước phát triển). - Thứ 5: Về cơ sở hạ tầng tài chính: Hiện nay cơ sở hạ tầng tài chính của NHCSXH từng ngày được bổ sung, nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu. Các cấp các ngành cần tập trung đầu tư, hỗ trợ thêm cho NHCSXH để đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Đánh giá Qua chương 1, chúng ta nhận thức được việc nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHCSXH là việc làm hết sức cần thiết, giúp cho NHCSXH làm tốt vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chương 1 đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề hiệu quả tín dụng trong NHCSXH, các tiêu chí đánh gia hiệu quả. Là ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên khi đánh giá hiệu quả tín dụng của NHCSXH có những nét đặc thù riêng, không chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế mà còn đánh giá hiệu quả xã hội. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong đó có nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Việc nắm và hiểu rõ nền tảng lý thuyết trong đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội là cơ sở vững chắc để trình bày chương 2 - Thực trạng chính sách tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 2.1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh 2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hà Tĩnh có TP Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện, có 262 xã, phường, thị trấn. 7 huyện, thị dọc theo Quốc lộ 1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua Lào, Thái Lan... Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số trên 1.289.058 người, có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua cửakhẩu Quốc tế Cầu Treo với chiềudài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Ngoài raHà Tĩnh còncó 137 km bờ biểncó nhiều cảng và cửasông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển kinh tế xã hội. 2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Hà Tĩnh là tỉnh nằm ngay trên Quốc lộ 1A, nối liền các tỉnh khu vực miền Trung, vì vậy có điều kiện thuận lợi để giao thoa với nhiều tỉnh khác, có điều kiện thu hút đầu tư của nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Vừa có nguồn nhân lực dồi về lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tiềm năng có thể phát huy và khai thác tốt hơn như: dịch vụ, du lịch Đặc biệt, một số chính sách ưu tiên phát triển kinh tế miền núi, vùng cao, vùng sâu, các dự án đầu tư trên các lĩnh vực, địa bàn đang ngày càng phát huy hiệu quả tạo thế và lực mới trong giai đoạn tiếp theo.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 21 Là vùng kinh tế quá cảnh cho 8 tỉnh, 3 nước sử dụng đường 8, Hà Tĩnh có đường 8 xuyên suốt các huyện từ Hương Sơn, Đức Thọ, thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân và giáp với thành phố Vinh (Nghệ An), có khả năng xây dựng vùng hấp dẫn đầu tư công nghiệp, cảng, dịch vụ và du lịch. Ngoài Đường 8 đi cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh còn đường Hồ Chí Minh chạy qua thuộc ba huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang, là vùng giáp với nước bạn Lào. 2.1.2 Hộ nghèo và các đối tượng chính sách tại Hà Tĩnh Nghèo đói là vấn đề chung mà các nước đang phát triển phải đối mặt, do vậy giải quyết vấn đề đói nghèo luôn được các nước này quan tâm cùng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội “ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xoá đói giảm nghèo”. Vì vậy để giải quyết vấn đề đói nghèo các nước cần xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp xoá đói giảm nghèo cụ thể và triển khai thực hiện nhiêm túc. Ở nước ta, nhứng năm qua Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo hữu hiệu, chính nhờ vậy mà nghèo đói đã từng bước được đẩy lùi, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng, sớm đưa Việt Nam ra khỏi những nước chậm phát triển. Hà Tĩnh được cả nước biết đến là vùng đất nghèo, thiên tai thường xuyên xảy ra, phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn. Năm 1992 Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo nhất toàn quốc. Hiện nay, theo điều tra mới nhất của Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh theo tiêu chuẩn mới cuối năm 2014 là 7,42% với 27.525 hộ. - Các huyện, thành phố, thị xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%, gồm có: Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh. - Từ 4-9% gồm có huyện Can Lộc, Hương Sơn, Thạch Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê. - Trên 9% gồm có huyện Vũ Quang, Lộc Hà, Kỳ Anh. 2.1.3 Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội tại Hà Tĩnh 2.1.3.1 Sự hình thành và phát triển NHCSXH Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 45/QĐ-HĐQT ngày 14/1/2003 của Chủ tịch hội Đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị thành viên của
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 22 NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 8/4/2003 với chức năng, nhiệm vụ được giao; nhận bàn giao toàn bộ nguồn vốn, dư nợ cho vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước và cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, nhận vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện, từ các chủ dự án, các tổ chức cá nhân và huy động vốn trên thị trường để cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh được thành lập trên cơ sở kiện toàn lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức và màng lưới hoạt động Mô hình quản lý của NHCSXH là mô hình đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn do 4 bộ phận hợp thành, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở cơ sở và nhân dân cùng tham gia thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. Cụ thể là: * Bộ phận làm nhiệm vụ quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước tham gia Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện (thành phố, thị xã): Ban đại diện HĐQT do chủ tịch hoặc phó chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp làm trưởng ban, các thành viên là lãnh đạo đại diện các nghành, các tổ chức chính trị xã hội; gồm có 117 người, trong đó: Ban đại diện HĐQT tỉnh có 11 thành viên, Ban đại diện HĐQT huyện (thành phố, thị xã) có 106 thành viên. * Bộ phận điều hành tác nghiệp: Hội sở tỉnh và 11 phòng giao dịch cấp huyện (thị xã), 262 điểm giao dịch, 4.109 tổ TK&VV. Tổng số cán bộ 152 người (kể cả hợp đồng lao động), trong đó có 70% số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học. * Bốn tổ chức chính trị xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn TNCS HCM có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo thực hiện 6/9 nội dung công việc của quy trình cho vay; trực tiếp tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV tại thôn, xóm. NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội xây dựng 262 điểm giao dịch xã. * Tổ TK&VV ở thôn, xóm, khối phố do các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo thành lập và quản lý. Tổ TK&VV là đối tác chính ký hợp đồng làm dịch vụ tín dụng trực tiếp với khách hàng; đến nay NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thành lập được 4.014 tổ TK&VV;
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 23 Có thể diễn tả mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh qua sơ đồ sau: Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức NHCSXH Hà Tĩnh BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHCSXH TỈNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TĨNH BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔN G TIN PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH CÁC HUYỆN, THỊ XÃ BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH CÁC HUYỆN, THỊ XÃ UBND, BAN XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CÁC XÃ, PHƯỜNG TỔ GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG CÁC XÃ, PHƯỜNG TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY NGƯỜI VAY
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 24 2.1.3.3 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh Hoạt động của NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh bao gồm các nội dung tóm tắt sau: - Huy động vốn. - Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác. - Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án. Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, có nhiều điểm khác biệt so với các Ngân hàng thương mại. 2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 2.2.1 Tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết về tín dụng chính sách Thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ quy định về tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức nhận bàn giao các chương trình cho vay từ NHNo&PTNT, từ Kho bạc Nhà nước, ký kết hợp đồng ủy thác với 4 tổ chức chính trị xã hội là: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến Binh và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, triển khai các chương trình cho vay từ 2 chương trình (năm 2003) nay lên đến 14 chương trình. Hiện nay, NHCSXH Hà Tĩnh đang triển khai cho vay 13 chương trình tín dụng ưu đãi đó là: Cho vay giải quyết việc làm( lãi suất 7,2%/năm); cho vay hộ nghèo (lãi suất 7,2%/năm); cho vay xuất khẩu lao động (lãi suất 7,2%/năm); cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay học sinh, sinh viên (lãi suất 7,2%/năm); cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (lãi suất
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 25 9,6%/năm); cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (lãi suất 9,6%/năm); cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 167 (lãi suất 3%/năm); cho vay hộ cận nghèo (lãi suất 8,64%/năm); cho vay chăn nuôi lợn bể Bioga (lãi suất 9,6%/năm); cho vay chòi tránh lũ (lãi suất 3%/năm). * Thủ tục và quy trình cho vay của NHCSXH a). Phương thức cho vay ủy thác Hồ sơ vay vốn bao gồm:  Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (M.01/TD).  Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (M.03/TD).  Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (M.04/TD).  Sổ vay vốn.  Biên bản họp Tổ TK&VV (M.10A/TD). Bộ hồ sơ vay vốn đối với phương thức ủy thác cho vay, được ápdụng chung cho tất cả các chươngtrìnhcó thực hiệnủy thác cho vay thôngqua các tổ chức Hội. Quy trình cho vay SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY (1) (7) (6) (8) (2) (3) (5) (4) Hộ vay vốn Tổ TK&VV UBND cấp xãNHCSXH Tổ chức CTXH cấp xã
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 26 Trình tự các bước như sau: Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV. Trên giấy đề nghị vay vốn, người vay phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung theo yêu cầu và có đầy đủ chữ ký của người vay. Bước 2: Tổ chức Hội, đoàn thể chỉ đạo các Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn mẫu 03/TD trình Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận. Đây là các bước hết sức quan trọng, “Xác định đúng đối tượng được vay vốn”. Vì vậy, tổ chức Hội chủ quản phải chỉ đạo sát sao các Tổ TK&VV để việc bình xét đạt được yêu cầu“Công khai, công bằng, dân chủ và khách quan, đúng đối tượng”. Để làm tốt nội dung này, trước khi họp bình xét, trưởng thôn và tổ chức Hội, đoàn thể phải quán triệt các Tổ TK&VV các nội dung sau: + Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chương trình cho vay. + Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay. + Mục đích cho vay của mỗi Hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết về mức vốn, thời hạn vay vốn phù hợp và phải được các thành viên trong Tổ nhất trí. + Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn vay không phát huy được hiệu quả làm mất uy tín của tổ chức Hội, đoàn thể, NHCSXH và ảnh hưởng kết quả sử dụng vốn vay. + Các thành viên trong Tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng trường hợp Hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay nhận thức đúng về đồng vốn tín dụng chính sách ưu đãi. Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn, hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD, mẫu 10A/TD đã được UBND xác nhận.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 27 Lưu ý: Trước khi gửi hồ sơ vay vốn của Tổ cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn xã, Tổ trưởng phải kiểm soát cẩn thận (đủ các giấy tờ liên quan, không được tẩy, xóa đủ chữ ký hộ vay, phần xác nhận của UBND xã phải cụ thể, có đủ dấu, chữ ký và gửi bản chính không được gửi bản photocopy). Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ: - Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ. - Trình Giám đốc phê duyệt cho vay các hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD gửi UBND cấp xã. Để tiết giảm chi phí, ngày thông báo giải ngân nên trùng vào ngày giao dịch cố định tại xã (trừ trường hợp phải giải ngân theo mùa vụ như cho vay HSSV hoặc theo chỉ tiêu kế hoạch bổ sung, đột xuất). Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay mẫu số 04/TD của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã. Việc NHCSXH gửi Thông báo đến UBND để họ nắm bắt được nguồn vốn đầu tư cho xã và có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp hộ vay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Đồng thời để bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp cùng NHCSXH đảm bảo an toàn cho buổi giải ngân. Bước 6: Nhận được thông báo mẫu số 04/TD từ UBND cấp xã, Tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. Khi nhận được thông báo giải ngân của NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể sẽ nắm bắt được các Tổ giải ngân đợt này để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn sao cho có hiệu quả và chủ động bố trí cán bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải ngân. Trường hợp trong xã có nhiều Tổ được giải ngân, tổ chức Hội, đoàn thể chủ động kế hoạch phân chia về thời gian theo nhóm các Tổ để tổ viên đến lĩnh tiền đúng giờ, tránh mất thời gian. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết số tiền hộ được vay, và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân. Khi thông báo cho tổ viên,
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 28 Tổ phải cụ thể về thời gian, địa điểm và yêu cầu hộ mang theo Chứng minh nhân dân để lĩnh tiền. Trường hợp, người đứng tên vay vốn không đi được phải làm giấy ủy quyền cho thành niên khác trong gia đình, có đủ năng lực hành vi dân sự đến lĩnh tiền (giấy ủy quyền phải có xác nhận của UBND cấp xã) và phải mang theo Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đến lĩnh tiền. Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay. Để buổi giải ngân đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn trực tiếp tham gia buổi giải ngân phải chủ động sắp xếp các công việc như: hồ sơ vay vốn, dự kiến thu nợ, thu lãi (nếu có) để chuẩn bị lượng tiền cần thiết giải ngân, các giấy tờ liên quan, phương tiện làm việc...; Giám đốc phân công trách nhiệm từng cán bộ Tổ giao dịch phải rõ ràng và phù hợp với chuyên môn, năng lực và sở trường mỗi cán bộ. Trong quá trình làm việc, cán bộ phải tự giác, nghiêm túc và tuân thủ theo đúng quy trình đã quy định. b). Phương thức cho vay trực tiếp Hồ sơ vay vốn: tùy theo từng khách hàng vay vốn cụ thể, NHCSXH có hướng dẫn các mẫu biểu cho phù hợp. Trường hợp, khách hàng là cá nhân hộ gia đình (chương trình cho vay giải quyết việc làm) thì bộ hồ sơ chỉ gồm Hồ sơ vay vốn; khách hàng vay vốn là các tổ chức kinh tế thì bộ hồ sơ gồm Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế và Hồ sơ vay vốn; * Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy phép đầu tư Văn bản ủy quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cơ quan cấp trên có thẩm quyền (nếu có) đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc. * Hồ sơ kinh tế: Báo cáo tài chính và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh 2 năm liền kề và kỳ gần nhất. * Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án, phương án SXKD dịch vụ. Ngoài ra, hồ sơ còn các giấy tờ do NHCSXH lập và ngân hàng cùng khách hàng lập như: Hợp đồng bảo đảm tiền vay, phiếu thẩm định… Quy trình cho vay
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 29 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY Trình tự các bước như sau: Bước 1. Khách hàng lập dự án hoặc phương án vay vốn trình UBND cấp xã nơi thực hiện dự án để xác nhận. (Riêng cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha và mẹ, Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn được trình nhà trường để xác nhận). Bước 2. Cán bộ Tín dụng được phân công trực tiếp thẩm định dự án, phương án. Việc thẩm định được thực hiện theo phương pháp “thẩm định tín dụng DN nhỏ” Trường hợp không cho vay, NHCSXH phải lập thông báo mẫu 04/TD gửi người vay, nội dung thông báo ghi rõ lý do từ chối cho vay. Bước 3. NHCSXH hướng dẫn khách hàng lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng để giải ngân. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải chặt chẽ, nhất thiết phải có chứng nhận của cơ quan Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền. - Lưu ý đối với các thành phần tham gia trong quy trình vay vốn: + Đối với Khách hàng vay vốn: Dự án vay vốn phải chứng minh được mục đích vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay và phải có đầy đủ hồ sơ có liên quan theo quy định của NHCSXH. + Đối với UBND cấp xã: Việc xác nhận Dự án vay vốn của khách hàng phải đảm bảo đúng quy định. Người vay vốn UBND cấp xã NHCSXH (1) (3) (2)
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 30 + Đối với NHCSXH: quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định phải nắm vững kiến thức và phương pháp thẩm định tín dụng. 2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh Hàng năm NHCSXH Hà Tĩnh căn cứ kế hoạch tín dụng để kế hoạch hóa các nguồn vốn trình NHCSXH Việt Nam trên cơ sở tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách của tỉnh. Đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 2.747.475 triệu đồng. Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014. Đơn vị: triệu đồng Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Đạt Tăng so với 2011 (%) Đạt Tăng so với 2012 (%) Đạt Tăng so với 2013 (%) Vốn TW 2.693.163 2.925.993 8,6% 3.046.296 4,1% 3.060.663 0,5% Huy động 35.312 50.666 43,5% 56.300 11,1% 170.744 203,3% Ngân sách tỉnh 19.000 22.300 17,4% 28.600 28,3% 38.700 35,3% Tổng cộng 2.747.475 2.998.959 9,2% 3.131.196 4,4% 3.269.663 4,4% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh) Năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 2.998.959 triệu đồng tăng 9,2% so với năm 2011, năm 2013 đạt 3.131.196 triệu đồng tăng 4,4% so với năm 2012, năm 2014 đạt 3.269.663 triệu đồng tăng 4,4% so với năm 2013. Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn trên ta thấy nguồn vốn trung ương chiếm tỷ trọng lớn (chiếm trên 90%), trong khi nguồn vốn huy động và nguồn Ngân sách tỉnh chuyển qua chiếm khá thấp ( <10%).
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 31 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn 2011-2014 Như chúng ta đã biết tại Ngân hàng chính sách xã hội Hà Tĩnh hàng ngày hàng giờ đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú. Căn cứ vào kết quả thu được ta thấy rằng hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản tại Ngân hàng và có vị thế hết sức quan trọng. Vì vậy, mà công tác huy động vốn tại Ngân hàng ngày càng được chú trọng theo hướng nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Ngân hàng cũng xác định cho mình một chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để có nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng có quan hệ thường xuyên tại Ngân hàng, mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua:
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 32 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2014. Đơn vị: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số tuyệt đối Số tuơng đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Nguồn vốn huy động 35.312 50.666 56.300 170.744 15.354 43,5% 5.634 11,1% 114.444 203,3 % (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh) Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy nhìn chung nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn 2011-2014 tăng,cụ thể năm 2011 vốn huy động đạt 35.312 triệu đồng năm 2012 tăng 43,5% so với 2011; năm 2013 tăng 11,1% so với năm 2012 và năm 2014 nguồn vốn huy động tăng mạnh so với năm 2013,đạt 203,3% so với năm 2013. Mặc dù nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng nguồn vốn nhưng vốn huy động tăng chứng tỏ rằng trong những năm qua Ngân hàng đã có cố gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động sáng tạo để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi cũng như tiền gửi tiết kiệm, phục vụ khách hàng với thái độ văn minh, lịch sự và có trách nhiệm, đơn giản các thủ tục rườm rà không cần thiết. Kết quả cho thấy Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định. 2.2.3 Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh Để đáp ứng và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các Ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý và NHCXH Hà Tĩnh cũng vậy. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Ngân hàng tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả tín dụng . Thực chất vấn đề cho vay vốn của Ngân hàng được đánh giá tốt hay xấu không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay tăng hơn không mà phải xem xét chất lượng tín dụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà chi nhánh cho vay có đúng mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 33 hạn không. Vì vậy việc đánh giá tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng phải được xem xét trên các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn...và các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng tại chi nhánh. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh: Bảng2.3: Tình hình sử dụng vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh năm 2011-2014. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền So với 2011 (%) Số tiền So với 2012 (%) Số tiền So với 2013 (%) Doanh số cho vay 959.757 865.210 -9.9% 903.125 4.4% 1.010.133 11.8% Doanh số thu nợ 405.834 619.090 52.6% 766.099 23.7% 872.784 14% Dư nợ 2.748.049 2.994.169 0.9% 3.131.196 4.6% 3.268.545 4.4% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh) Biểu đồ 2.2: So sánh các chỉ tiêu sử dụng vốn qua các năm
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 34 Nhìn vào bảng 2.3 và đồ thị 2.2 trên ta thấy: - Số tiền cho vay tại chi nhánh qua các năm có tăng lên đáng kể, duy chỉ có năm 2012 là doanh số cho vay giảm so với năm 2011 nhưng giảm không đáng kể. - Năm 2013 tỉ lệ tăng so với năm 2012 là 4,4%. - Năm 2014 tỉ lệ tăng so với năm 2013 là 11,%. Như vậy trong giai đoạn 2011-2014 thì doanh số cho vay của chi nhánh được cải thiện nhiều qua các năm, đó là thành quả của sự cố gắng của toàn bộ nhân viên trong thời gian qua. Mặt khác nhìn vào bảng và đồ thị trên ta cũng dễ nhận ra doanh số thu nợ tăng nhưng theo xu hương giảm dần. Bên cạnh đó tổng dư nợ cũng tăng nhưng tốc độ tăng khá thấp nguyên nhân một phần là khoảng thời gian này nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng và có thể là do sự biến động về tình hình chính trị, xã hội của đất nước và trong khu vực đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cải thiện thu nợ và giảm dư nợ đây là một trong những vấn đề chi nhánh cần chú ý để cải thiện hơn. - Dư nợ các chương trình cho vay qua các năm : Đến 31/12/2014 tổng dư nợ đạt 3.268.545 triệu đồng, tăng 520.496 triệu đồng so với năm 2011.
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 35 Bảng 2.4: Dư nợ các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014. Đơn vị: Triệu đồng STT Chương trình cho vay Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Hộ nghèo 930.573 962.409 908.109 817.150 2 GQVL 78.802 81.528 84.474 94.968 3 HSSV 1.231.551 1.333.048 1.237.209 978.703 4 XKLD 13.217 7.858 4.743 5.559 5 Hộ SXKD vùng KK 277.862 332.944 381.419 432.620 6 NS & VSMT 112.160 165.118 190.219 279.318 7 Doanh nghiệp 10.560 10.000 4.190 800 8 Đồng bào DTTS ĐBKK 1.523 1.157 745 300 9 Hộ nghèo làm nhà ở 167 78.238 82.933 82.552 81.025 10 Thương nhân VKK 5.161 4.322 4.310 4.306 11 Chòi tránh lũ 0 660 990 990 12 Chăn nuôi lợn, bể Bioga 8.402 12.192 16.315 16.518 14 Cho vay hộ cận nghèo 0 0 215.921 556.288 Tổng cộng 2.748.049 2.994.169 3.131.196 3.268.545 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh) Nhìn chung trong 14 chương trình cho vay trên, thì dư nợ cho vay của các chương trình cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo và cho vay học sinh sinh viên là các chương trình cho vay chủ đạo. Còn dư nợ của một số chương trình cho vay như: cho vay xuất khẩu lao động; doanh nghiệp; đồng bào dân tộc thiểu số thương nhân vùng khó khăn; chòi tránh lũ…thì tỷ trọng cho vay của các chương trình này khá thấp.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 36 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ các chương trình năm 2014. 2.2.4 Dư nợ uỷ thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội: Trong 14 chương trình cho vay, có 13 chương trình thực hiện cho vay uỷ thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội đó là: Cho vay giải quyết việc làm; cho vay hộ nghèo; cho vay xuất khẩu lao động; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn; cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở 167; cho vay hộ cận nghèo; cho vay chăn nuôi lợn bể Bioga; cho vay chòi tránh lũ. NHCSXH Hà Tĩnh đã ký hợp đồng dịch vụ ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị xã hội gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thực hiện chi trả chi phí dịch vụ ủy thác cho các tổ chức chính trị xã hội như sau: - Năm 2004, khi bắt đầu triển khai thực hiện, phí dịch vụ chi trả là từ 0,03 - 0,04%/tháng tính trên số lãi thực thu và chi trả cho tổ chức chính trị xã hội cấp xã.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 37 - Năm 2005, phí dịch vụ ủy thác được thay đổi tăng lên 0,08%/tháng và hiện nay là 0,045%/tháng và được phân bổ cho cả 4 cấp hội theo tỷ lệ: Cấp xã 84%, cấp huyện 8%, cấp tỉnh 5%, cấp trung ương 3%. * Kết quả cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội. Đến 31/12/2014 tổng dư nợ ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội đạt 3.254.524 triệu đồng, tăng 533.324 triệu đồng so với năm 2011, trong đó: - Hội nông dân: 1.246.809 triệu đồng, chiếm 38,3%. - Hội Phụ nữ: 1.097.691 triệu đồng, chiếm 33,7%. - Hội Cựu chiến binh: 531.105 triệu đồng, chiếm 16,3%. - Đoàn thanh niên: 378.919 triệu đồng, chiếm 11,7%. Thông qua phương thức uỷ thác từng phần, vốn được giải ngân nhanh chóng, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo mô hình tổ TK&VV có sự tham gia quản lý của các tổ chức chính trị xã hội, bình xét công khai, dân chủ, NHCSXH chuyển tiền về xã giải ngân trực tiếp đến người vay... đã tạo được kênh dẫn vốn ổn định, có hiệu quả giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi, đúng đối tượng. Bảng 2.5: Dư nợ ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014. Đơn vị: Triệu đồng Năm Tổng dư nợ Dư nợ cho vay trực tiếp Dư nợ cho vay uỷ thác Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 2011 2.748.049 26849 1% 2.721.200 99% 2012 2.994.169 24847 0,8% 2.969.322 99,2% 2013 3.131.196 17523 0,6% 3.113.673 99,4% 2014 3.268.545 14021 0,4% 3.254.524 99,6% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh) Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ủy thác ngày chiếm tỷ trọng rất
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 38 cao trong tổng dư nợ và tăng theo thời gian, năm 2011 là 99%, năm 2012 là 99,2%, năm 2013 là 99,4%, và năm 2014 là 99,6%. Điều đó càng chứng minh việc cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị là đúng đắn; một số chương trình trước đây được NHCSXH cho vay trực tiếp thì nay cũng chuyển qua cho vay ủy thác như chương trình cho vay giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động. Như vậy, qua việc xem xét tình hình thực tế về hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch trong thời gian qua chúng ta đã có một cách nhìn về hoạt động tại Ngân hàng CSXH chi nhánh Hà Tĩnh. 2.2.5 Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh Chỉ tiêu nợ quá hạn.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Trương Văn Tân Lớp: CQ49/18.01 39 Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh năm 2011 – 2014. Đơn vị: Triệu đồng, % STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng nợ xấu: 16.764 10.843 10.222 4.488 -Nợ quá hạn 13.588 0.49 8.581 0.29 6.349 0.2 2.286 0.07 -Nợ khoanh 3.176 0.00 2.262 0.00 873 0.00 2.202 0.00 Trong đó: 1 Cho vay hộ nghèo + Nợ quá hạn 6.917 0.74 3.952 0.41 2.615 0.29 1.233 0.15 + Nợ khoanh 1.535 985 598 1.152 2 Cho vay GQVL + Nợ quá hạn 1.845 2.34 1.411 1.73 2.126 2.52 290 0.31 + Nợ khoanh 1.641 1.259 253 562 3 Cho vay HSSV + Nợ quá hạn 2.414 0.20 1.694 0.13 666 0.05 436 0.04 + Nợ khoanh 18 17 55 4 Cho vay XKLĐ + Nợ quá hạn 618 4.68 144 1.83 105 2.21 20 0.36 + Nợ khoanh 86 5 Hộ SXKD vùng KK + Nợ quá hạn 1.359 0.49 1.092 0.33 712 0.19 239 0.06 + Nợ khoanh 322 6 NS & VSMT + Nợ quá hạn 405 0.36 243 0.15 115 0.06 64 0.02 + Nợ khoanh 5 25 7 Doanh nghiệp + Nợ quá hạn + Nợ khoanh 8 Đồng bào DTTS + Nợ quá hạn 45 3.89 10 1.34 4 1.33 + Nợ khoanh 9 Thương nhân VKK + Nợ quá hạn 30 0.6 + Nợ khoanh 10 Hộ cận nghèo + Nợ quá hạn + Nợ khoanh (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011-2014 của NHCSXH Hà Tĩnh)