SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn “Hoàn thiện quản lý tín dụng sách tại
ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn
Toàn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất
kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Quảng Trị, ngày 01 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Hà My
i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất
cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức
Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến
sĩ Nguyễn Văn Toàn, người Thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các Phòng ban của Ngân hàng
CSXH huyện Cam Lộ và các phòng ban của UBND huyện, xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Cam Lộ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học
cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn cùng lớp, đồng nghiệp đã góp ý giúp tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Quảng Trị, ngày 1 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Thị Hà My
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Họ và tên học viên: TRẦN THỊ HÀ MY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TOÀN
Tên đề tài: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều
thập kỷ qua cũng như trong nhiều năm tới. Ở nước ta, Đảng, Chính phủ rất quan tâm
đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo, vì vậy đã xây dựng và thực thi chương trình mục tiêu
Quốc gia xóa đói giảm nghèo. Một trong các giải pháp giảm nghèo mà chính phủ đề
ra, thì giải pháp cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách
thông qua Ngân hàng chính sách xã hội là giải pháp có hiệu quả nhất, sát thực và phù
hợp với điều kiện thực tiển của Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong những
năm vừa qua, hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị nói chung và Ngân
hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ nói riêng đã đạt được những kết quả về phát
triển kinh tế - xã hội to lớn; c uyển tải được một lượng lớn vốn tín dụng chính sách đến
với người nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống... Việc nghiên cứu để hoàn
thiện quản lý tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhằm
tìm ra những phương pháp, cách thức quản lý hoạt động có hiệu quả tín dụng đối với
hộ nghèo và đối tượng chính sách là yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị và góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây
dựng nông thôn mới.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng
hợp và xử lý số liệu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu..
3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và
thực tiễn liên quan đến tín dụng ngân hàng CSXH đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách. Đánh giá thực trạng và phân tích công tác quản lý vốn tín dụng chính sách
trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đề xuất giải pháp quản lý tín dụng phù
hợp, có tính thực tiễn, đi vào đời sống, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xoá
đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HĐQT
HSSV
IMF
KT-XH
NLFC
NSĐP
NHCSXH
CSXH
NHNN
NHNo&PTNT
NHTM
SXKD
TCTD
Tổ TK&VV
UBND
WB
CSXH
HTX
NHNo và PTNT
NHPVNg
TCVM
TTCN
XĐGN
ĐVT
Trđ
Giải thích
Hội đồng quản trị
Học sinh sinh viên
Quỹ tiền tệ thế giới
Kinh tế - Xã hội
Tổ chức Tài chính dân sinh quốc gia Nhật Bản
Ngân sách địa phương
Ngân hàng Chính sách Xã hội
Chính sách Xã hội
Ngân hàng Nhà nước
Ngân àng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Ngân àng thương mại
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức tín dụng
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Ủy ban Nhân dân
Ngân hàng Thế giới
Chính sách xã hội
Hợp tác xã
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng phục vụ người nghèo
Tài chính vi mô
Tiểu thủ công nghiệp
Xóa đói giảm nghèo
Đơn vị tính
Triệu đồng
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................iv
MỤC LỤC..........................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................4
5. Những đóng góp mới của luận văn....................................................................................................4
6. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................................................................................................6
1.1. Tổng quan về tín dụng chính sách và Ngân hàng CSXH.....................................................6
1.1.1. Khái niệm tín dụng chính sách.....................................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm tín dụng chính sách.......................................................................................................9
1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách..................................................................................................12
1.1.4. Tổng quan về Ngân hàng CSXH...............................................................................................15
1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng
CSXH..................................................................................................................................................................16
1.2.1. Khái niệm về quản lý tín dụng chính sách............................................................................16
1.2.2. Mục tiêu quản lý tín dụng chính sách.....................................................................................17
v
1.2.3. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách.............................................................18
1.2.4. Nhân tố tác động đến công tác quản lý tín dụng chính sách.........................................21
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tín dụng chính sách.........................................23
1.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước ngoài và bài
học kinh nghiệm đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị28
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước ngoài...28
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng chính sách xã
hội trong nước.................................................................................................................................................30
1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị..........................................................................................................................................................33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................................................34
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CAM LỘ...................................35
2.1. Khái quát về huyện Cam Lộ và Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ........35
2.1.1 Tổng quan về huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị......................................................................35
2.1.2. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ..........................................38
2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ......................43
2.2.1. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ.......................................43
2.2.2. Tình hình cho vay tín dụng chính sách tại Ngân àng CSXH huyện Cam Lộ.....45
2.3. Thực trạng quàn lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Cam Lộ...............................................................................................................................................................49
2.3.1. Khái quát một số chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện Cam Lộ..................................................................................................................................49
2.3.2. Nội dung quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Cam Lộ...............................................................................................................................................................52
2.4. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý tín dụng tại chính sách tại
Ngân hàng Chính sách xã hội Cam Lộ................................................................................................62
2.4.1. Đánh giá của cán bộ xã, hội đoàn thể và tổ tiết kiệm vay vốn có tham gia về
công tác quản lý tín dụng chính sách...................................................................................................62
vi
2.4.2. Đánh giá của khách hàng, hộ vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Cam Lộ. 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 81
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CAM LỘ 83
3.1. Định hướng chính sách tín dụng và quản lý tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện
Cam Lộ trong thời gian tới.83
3.1.1. Định hướng: 83
3.1.2. Mục tiêu: 83
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính
sách xã hội huyện C m Lộ 84
3.2.1 Tăng cường tính tuân thủ và áp dụng đúng, đầy đủ quy trình cho vay theo quy
định. 84
3.2.2 Tăng cường công tác quản trị và điều hành của NHCSXH huyện 87
3.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng ó trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp 88
3.2.4 Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra nội bộ 89
3.2.5 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã
hội. 89
3.2.6 Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức c uyển giao kỹ thuật, khuyến nông
khuyến ngư. 90
3.2.7 Tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với hộ nghèo 91
3.2.8 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức vươn lên làm giàu cho hộ vay vốn. 92
3.2.9 Tăng cường nguồn vốn, phối kết hợp các nguồn vốn khác để cho vay đáp ứng
nhu cầu đối với hộ nghèo. 93
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 93
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Kiến nghị 96
2.1 Kiến nghị với nhà nước96
vii
2.2 Kiến nghị với Hội đồng quản trị và NHCSXH Việt Nam 97
2.3 Kiến nghị với UBND huyện Cam Lộ 97
2.4 Kiến nghị đối với tổ chức Hội nhận ủy thác 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................101
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN
XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN
2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC
NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
viii
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Nguồn vốn của NHCSXH huyện Cam Lộ trong 3 năm, từ 2014-2016
43
Bảng 2.2. Tình hình cho vay tín dụng chính sách qua 3 năm 2014-2016...............45
Bảng 2.3. Hiệu quả cho vay vốn tín dụng chính sách......................................................46
Bảng 2.4. Chất lượng nợ vay của NHCSXH huyện Cam Lộ.......................................47
Bảng 2.5. Nợ quá hạn và nguyên nhân nợ quá hạn...........................................................48
Bảng 2.6. Tình hình dư nợ phân theo chương trình tín dụng........................................51
Bảng 2.7. Kế hoạch tín dụng và thực hiện kế hoạch tín dụng tại huyện Cam Lộ,
các năm 2014-2016....................................................................................................54
Bảng 2.8. Tỷ trọng dư nợ ủy thác của từng tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng
CSXH huyện Cam Lộ qua các năm từ 2014-2016......................................57
Bảng 2.9. Dư nợ bình quân các chương trình tín dụng, năm 2014-2016................60
Bảng 2.10. Tình hình dư nợ theo thời hạn vay vốn.............................................................61
Bảng 2.11. Tình hình dư nợ gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn....................................................62
Bảng 2.12. Quy mô, tổng thể mẫu khảo sát............................................................................63
Bảng 2.13. Đối tượng tham gia khảo sát..................................................................................64
Bảng 2.14. Đánh giá về những khó khăn trong công ác ín dụng trên địa bàn.......65
Bảng 2.15. Đánh giá về hoạt động quản lý tín dụng chính sách trên địa bàn..........67
Bảng 2.16. Đánh giá về nguyên nhân các khách hàng/hộ vay vốn không trả nợ tín
dụng đúng thời hạn.....................................................................................................69
Bảng 2.17. Đặc điểm đối tượng hộ vay vốn tham gia khảo sát......................................70
Bảng 2.18. Đánh giá của hộ vay về quá
trình vay vốn, các điều kiện và thủ tục
vay vốn............................................................................................................................72
Bảng 2.19. Đánh giá của hộ vay về nhân viên ngân hàng................................................75
ix
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình Tên hình Trang
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Chính sách xã hội huyện Cam Lộ 40
Hình 2.2. Nguồn vốn hoạt động qua 3 năm
2014-2016 44
Hình 2.3. Cơ cấu nguồn vốn năm 2016
....45
Hình 2.4. Quy trình cho vay thông qua các
tổ chức hội đoàn thể ủy thác 56
x
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc bảo đảm các mục tiêu an
sinh xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, là một vấn đề được Chính phủ Việt Nam
nhận thức và triển khai thực hiện ngay từ đầu giai đoạn đổi mới nền kinh tế. Trong các
chính sách hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua những khó
khăn, trở ngại trong cuộc sống, từ đó vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, thì tín
dụng chính sách là một công cụ luôn được lựa chọn và ưu tiên thực hiện, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay. Các chính sách tín dụng ưu đãi đã không ngừng được hoàn thiện
theo hướng bám sát sự thay đổi trong kinh tế xã hội và những nhu cầu thiết thực của
người nghèo.
Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng
chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết
định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ
người nghèo trước đây. Từ khi được thành lập tới nay, NHCSXH đã không ngừng
nghiên cứu và đưa vào thực tiễn một mô hình quản lý mới, áp dụng phương thức cấp
tín dụng phù hợp với điều kiện của khách hàng, phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và
các tổ chức chính trị - xã hội, đổi mới hệ thống văn bản, chính sách, quy trình hoạt
động trên phạm vi toàn hệ thống cho phù hợp với yêu cầu mới từ thực tiễn, hướng tới
giải quyết nhu cầu về vốn tín dụng cho hàng chục triệu khách hàng.
Cùng với hệ thống NHCSXH toàn quốc, trong những năm vừa qua hoạt động
của NHCSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo an sinh
xã hội. Vốn tín dụng chính sách của NHCSXH Cam Lộ đã hỗ trợ người dân làm ăn có
hiệu quả, đời sống cải thiện hơn trước, đã huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào
sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu
vực nông thôn.
1
Dù vậy, quá trình hoạt động, đặc biệt là công tác quản lý tín dụng chính sách tại
NHCSXH Cam Lộ vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế như nguồn vốn thực hiện các
chương trình tín dụng chính sách chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế của người
vay; công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nơi, có lúc
chưa chính xác, kịp thời; tín dụng chưa thật sự gắn với việc hỗ trợ kỹ thuật, chuyển
giao công nghệ; hiệu quả sử dụng vốn vay ở một số nhóm đối tượng khách hàng còn
thấp; nợ xấu của đơn vị tuy thấp nhưng lại chưa bền vững ở một số nơi… Để phù hợp
với giai đoạn phát triển mới, phù hợp với Chiến lược Phát triển ngân hàng CSXH Việt
Nam, định hướng của NHCSXH tỉnh Quảng Trị và Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày
19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011
đến năm 2020, NHCSXH Cam Lộ cần phải tiếp tục được nâng cao năng lực hoạt động
trên tất cả các phương diện, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh và phát
triển công tác tín dụng chính sách gắn liền với hiệu quả, đồng thời có những khuyến
nghị chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp để nâng cao hiệu quả của công tác cho vay
này. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH Cam Lộ nhằm
đưa ra giải pháp giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín
dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống, góp phần thực hiện chính
sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm ghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa
phương là một vấn đề hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do rên, tác giả lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng trong thời gian qua, đề xuất giải pháp
để hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam
Lộ trong thời gian tới.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng chính sách, công tác quản
lý tín dụng chính sách và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tín dụng chính
sách.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Cam
Lộ giai đoạn 2014-2016, tìm ra những mặt được, những tồn tại hạn chế và nguyên
nhân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính
sách tại NHCSXH Cam Lộ phù hợp với định hướng về giảm nghèo và các chính sách
tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước và địa phương.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1. Đối với số liệu thứ cấp
Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại NHCSXH Việt Nam, Ngân hàng CSXH
Quảng Trị; các báo cáo tổng kết, sơ kết ủa Ngân hàng CSXH Cam Lộ qua các năm
2014, 2015, 2016; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu
thập từ sách, báo, tạp chí và các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại
chúng, internet.
3.1.2. Đối với số liệu sơ cấp
Thông qua kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, khảo sát các Thành viên Ban đại diện
HĐQT NHCSXH huyện Cam Lộ; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội huyện xã,
Ban xóa đói giảm nghèo xã, các Ban quản lý tổ TK&VV và một số khách hàng.
Phương pháp điều tra: Thiết lập bảng hỏi với thang đo 5 mức độ (thang điểm Likert)
để lượng hóa các mức độ đánh giá.
3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu điều tra
theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
- Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần
mềm thống kê thông dụng như Exel, SPSS.
3
3.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin
thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó có thể đưa ra các kết luận có tính
khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, thực hiện phân tích tần số để
mô tả đặc điểm của mẫu như giới tính, độ tuổi, trình độ và kinh nghiệm. Tiếp theo là
tính giá trị trung bình của từng nhóm yếu tố và rút ra nhận xét.
- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian.
- Phương pháp so sánh bằng số tương đối, số tuyệt đối.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình công tác quản lý tín dụng chính
sách tại NHCSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài được triển khai tại NHCSXH huyện Cam Lộ.
- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tín dụng chính sách giai
đoạn 2014 - 2016 và các giải pháp được đề xuất đến năm 2020.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về công tác quản lý tín
dụng chính sách tại NHCSXH Cam Lộ qua 3 năm 2014-2016.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng
CSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để hoàn
thiện chất lượng quản lý tín dụng, đó là: Sự phối hợp chặt chẽ giữa N CSXH với các tổ
chức nhận ủy thác, phải hoàn thiện mô hình màng lưới hoạt động; gồm hoàn thiện
mạng lưới các điểm giao dịch và tổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với tổ TK&VV phải xây
dụng trên cơ sở bền vững, có số lượng tổ viên đông đảo và dư nợ tương đối lớn để hoạt
động có hiệu quả. Luận văn cũng đã đề ra các giải pháp đối với hộ gia đình, đó là nên
mở rộng hình thức cho vay, mở rộng ngành nghề sản xuất. Mức vay, thời hạn cho vay
nên linh hoạt theo từng dự án, từng vùng miền. Đối với các hộ vay vốn phải tích cực
tham gia tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV…
4
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng chính sách và công tác quản
lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng
CSXH huyện Cam Lộ.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng
CSXH huyện Cam Lộ.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan về tín dụng chính sách và Ngân hàng CSXH
1.1.1. Khái niệm tín dụng chính sách
Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con
người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện
tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin,
v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Theo Tổ chức Liên hợp quốc
(UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã
hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám
chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản
thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo ũng có nghĩa là không an toàn, không có
quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp
cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Có điều này là vì dù họ có sức lao động, có
mong muốn vươn lên nhưng do khó tiếp cận với các nguồn lực khiến cho họ rơi vào
vòng luẩn quẩn là bẫy nghèo và những bất bình đẳng k ác.
Việc thiếu hụt nguồn tài chính tài trợ cho các nhu cầu này là lực cản lớn đối với
khả năng xóa đói, giảm nghèo của chính bản thân người nghèo và các đối tượng chính
sách khác cũng như mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của một quốc gia. Những hạn chế
về khả năng đáp ứng các quy định về vay vốn của TCTD thương mại khiến cho các
đối tượng chính sách gần như không thể tìm ra nguồn vốn tài chính đáp ứng các nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Gắn kết đặc điểm này cùng với vai trò quan
trọng của Nhà nước đối với công tác giảm nghèo dẫn tới sự cần thiết của Nhà nước
trong việc cung cấp, hỗ trợ nguồn tín dụng chính sách cho nhóm đối tượng này.
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP về tín dụng đối với người nghèo và các
đối tượng chính sách khác ban hành ngày 04/10/2002 thì tín dụng chính sách được
6
hiểu như sau: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là việc
sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối
tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện
đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn
định xã hội.
Cũng tại Nghị định 78/2002/NĐ – CP có nêu:
- Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối hộ
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng
Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng
9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Hoạt động củ Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận,
được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không
phần trăm); không phải tham gia bả hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải
nộp ngân sách Nhà nước.
- Ngân hàng Chính sách xã hội đượ thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn,
cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính
quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chí h trị - xã hội, các hiệp hội, các hội,
các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và goài nước đầu tư cho các chương trình
dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. [Mục 5 tài liệu tham khảo, trích Nghị
định 78/2002/NĐ – CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, về tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác.]
Như vậy, việc cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách hoạt động
theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình cho vay của
các NHTM, trong đó nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất: Đối tượng vay vốn là người nghèo và các đối tượng chính sách khác
(Chính phủ quyết định đối tượng vay vốn theo từng chương trình tín dụng, trong đó
bao gồm các hộ dân sống ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... thiếu vốn
sản xuất, sinh hoạt…) gồm:
7
- Hộ nghèo.
- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và học nghề.
- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm.
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
- Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, thuộc khu vực II,III miền núi và
thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng
sâu, vùng xa…
- Hộ nghèo thiếu nước sinh hoạt, thiếu công trình vệ sinh hợp môi trường.
- Các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai: Mục tiêu của tín dụng cho các đối tượng chính sách là nhằm giúp cho
họ có vốn để sản xuất, kinh doanh tạo việc làm nâng cao thu nhập. Tín dụng chính
sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách không vì mục tiêu lợi nhuận, mà vì
mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Thứ ba: Cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách hoặc các đối tượng
khác ở vùng khó khăn, có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ
nghèo và đối tượng chính sách khác vay vốn phải là những hộ được xác định theo
chuẩn nghèo đa chiều do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời
kỳ và các điều kiện chính sách khác theo quy định của Thủ ướng chính phủ từng thời
kỳ. Thực hiện cho vay sử dụng vốn đúng mục đích, bảo đảm hoàn trả (gốc và lãi) theo
kỳ hạn, thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay.
Thứ tư: Tín dụng chính sách được ưu đãi các điều kiện như: không cần bảo đảm
tiền vay, đơn giản về thủ tục và các quy trình giải ngân, ưu đãi về lãi suất vay vốn và
thời hạn vay vốn. Điều kiện cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách linh hoạt và
phù hợp với hoàn cảnh của họ. Mức vay, các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về điều kiện
tài chính và tài sản bảo đảm được điều chỉnh linh hoạt trong từng thời điểm, từng mục
đích vay vốn, gắn với thực tiễn địa phương và hoàn cảnh của người nghèo và các đối
tượng chính sách khác để bảo đảm họ dễ dàng có thể tiếp cận được vốn vay nhanh
chóng nhất.
8
Thứ năm: Tín dụng chính sách không những hỗ trợ điều kiện về vốn mà còn hỗ
trợ người nghèo và các đối tượng chính sách về năng lực sản xuất kinh doanh như
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề, chỉ dẫn các thị trường đầu vào
cho sản xuất lẫn đầu ra cho sản xuất, thông qua tập huấn hướng dẫn của các Tổ chức,
ban ngành liên quan.
Thứ sáu: Việc cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác được
thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy
thác hoặc Ngân hàng CSXH trực tiếp cho vay đến Người vay. Việc cho vay đối với
người vay căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và
vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện
thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận
bằng văn bản.
1.1.2. Đặc điểm tín dụng c ính sách
Thứ nhất, tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định hoặc do Nhà nước thành lập
để thực hiện tín dụng chính sách trong lĩnh vực ASXH.
Thứ hai, tín dụng chính sách là kênh tín dụng của Chính phủ, hoạt động không
vì mục tiêu lợi nhuận. Khác với tín dụng thương mạ , mục tiêu của tín dụng chính sách
là cho vay để phục vụ SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, ổn định kinh ế – chính trị và bảo đảm
ASXH.
Thứ ba, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách là người nghèo và các đối tượng
chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ. Chính phủ quyết định đối tượng vay vốn
theo từng chương trình tín dụng.
Thứ tư, nguồn vốn của tín dụng chính sách là nguồn vốn của Nhà nước, tức là
nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ Ngân sách.
Thứ năm, Chính phủ hoặc người được Chính phủ ủy quyền quyết định về lãi
suất cho vay, điều kiện vay, thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng
chính sách.
9
Thứ sáu, phương thức cho vay đa dạng: Tổ chức quản lý tín dụng chính sách có
thể cho vay trực tiếp đến khách hàng, có thể ủy thác một phần hoặc toàn phần cho các
tổ chức tín dụng khác và có thể ủy thác một số công đoạn trong quy trình tín dụng cho
các tổ chức CTXH.
Đối tượng cho vay: Là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo các quy
định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín
dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Giá trị các món vay: Các món vay có giá trị nhỏ do đều phục vụ nhu cầu cải
thiện nhu cầu đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Lãi suất cho v y: Thấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại, do Thủ
tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân
hàng Chính sách xã hội. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay được Bộ Tài
chính cấp bù, những tổn thất trong cho vay, sau khi bù đắp bằng quỹ dự phòng, chi phí
hoạt động của Ngân hàng Chính sách sẽ được Bộ Tài chính cấp...Như vậy đây là tổ
chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song dựa vào
nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt
động của Ngân hàng Chính sách.
Phương thức cấp tín dụng ưu đãi: Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã
hội được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính
trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay.
Thứ nhất: Đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách là những hộ nghèo, hộ gia
đình chính sách khác sống chủ yếu ở nông thôn, ở các vùng đặc biệt khó khăn, các xã
vùng sâu, vùng xa, do đó rủi ro trong công tác tín dụng dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất
so với các hoạt động của ngân hàng nói chung. Người vay vốn chủ yếu tập trung sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên dễ bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên như thay đổi
thời tiết, thiên tai, dịch bệnh dẫn đến thu nhập giảm sút, dễ mất một phần vốn hoặc
toàn bộ vốn vay.
Thứ hai: Trình độ quản lý tài chính của người nghèo và các đối tượng chính
sách khác không cao nên việc sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả không phải lúc nào
10
cũng đạt được. Ngoài ra, việc chưa làm quen với việc tiết kiệm tiền để trả nợ theo định
kỳ khiến cho họ không ngay lập tức có ý thức và khả năng tiết kiệm số tiền theo định
kỳ để trả nợ cho ngân hàng. Xuất phát từ lý do này, các TCTD khi cho các đối tượng
chính sách vay tiền thường yêu cầu họ thực hiện tiết kiệm bắt buộc hoặc tự nguyện để
giúp họ làm quen dần với việc quản lý tài chính cũng như tích lũy tiền để có thể trả nợ
khi đến hạn.
Thứ ba: Các đối tượng chính sách không sở hữu nhiều tài sản hoặc hầu hết họ
không có tài sản cố định có giá trị và tính thị trường cao, hoặc họ có sở hữu nhưng lại
gặp những vướng mắc khó giải quyết về thủ tục xác nhận quyền sở hữu diễn ra khá
phổ biến tại nông thôn. Như vậy, nguồn thu nợ thứ hai của các TCTD trong trường
hợp nhóm đối tượng này không trả được nợ đã bị hạn chế đi nhiều.
Thứ tư: Tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác
tại Ngân hàng CSXH được triển khai qua hình thức cho vay theo nhóm (group
lending) và thông qua quản lý của 4 tổ chức Hội chính trị xã hội, vì vậy nâng cao hiệu
quả trong trong nắm bắt thông tin và công tác tương trợ của nhóm hộ. Việc tăng cường
quản lý của Tổ chức Hội, sự giám sát giữa ác thành viên trong nhóm vay vốn sẽ làm
giảm thiểu rủi ro đạo đức (đặc biệt là trong trường hợp cho vay không có tài sản bảo
đảm). Do nhóm vay vốn muốn duy trì uy tín của cả óm nên họ có xu hướng giám sát
việc sử dụng vốn vay của các thành viên khác sao c o hiệu quả nhất, đúng theo các
mục đích được cam kết với ngân hàng. Nói cách khác, cho vay theo nhóm sẽ chuyển
rủi ro đạo đức mà ngân hàng phải chấp nhận sang cho các thành viên trong nhóm, qua
đó giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng và làm giảm phí tổn cho ngân hàng do tiết
kiệm được nguồn lực cho công tác giám sát sau giải ngân.
Thứ năm: Cơ sở dữ liệu về người nghèo và các khoản tín dụng cho người nghèo
và các đối tượng chính sách khác thường thiếu hụt và yếu kém cả về số lượng lẫn chất
lượng. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiền gửi, thanh toán của nhóm
đối tượng này là rất hạn chế xuất phát từ bản thân nhu cầu và trình độ học vấn của họ
cũng như mức độ đáp ứng các dịch vụ tài chính của TCTD tại khu vực nông thôn
thường thấp. Tương tự, các thông tin về năng lực pháp lý và tài chính của họ cũng rất
11
khó để thu thập và xác minh do cơ sở dữ liệu tại các địa phương thường không được
lưu trữ đầy đủ và chính xác như các đối tượng khách hàng doanh nghiệp được đăng ký
với cơ quan quản lý của nhà nước. Do vậy, tình trạng thông tin bất cân xứng cao hơn
so với các đối tượng khách hàng khác của ngân hàng.
Thứ sáu: chi phí của việc cấp tín dụng chính sách cho các đối tượng chính sách
ở mức cao so với cho vay các đối tượng khác. Điều này là do giá trị các khoản tín
dụng thường nhỏ, quay vòng nhiều cộng thêm với đặc điểm nhóm đối tượng này nằm
phân tán trên một địa bàn rộng, tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa nên việc quản lý khoản tín dụng trở nên rất tốn kém, đòi hỏi TCTD phải có một số
lượng nhân viên đủ lớn (hoặc trung gian ủy thác) và dành nhiều nguồn lực tài chính,
thời gian công tác giám sát sử dụng vốn vay. Số lượng khoản tín dụng lớn, sự đa dạng
của nhu cầu tín dụng, địa bàn rộng buộc TCTD phải đánh đổi giữa việc giảm thiểu chi
phí quản lý tín dụng và bảo đảm chất lượng tín dụng.
1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách
Thứ nhất: Tín dụng chính sách là đòn bẩy, là bà đỡ đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách, giúp họ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, với lý do:
+ Thủ tục vay vốn đơn giản, có tổ chức chí h trị xã hội đứng ra động viên vay
vốn, hướng dẫn thủ tục…, tạo điều kiện cho người vay dễ tiếp cận nguồn vốn, không
có cản trở khi vay về trình độ dân trí của người vay.
+ Lãi suất vay vốn ưu đãi, thời gian vay vốn dài, không phải thế chấp tài sản,
tạo điều kiện cho người vay có khả năng trả nợ cao, vì chi phí vốn thấp, thời gian vay
dài để họ có thể tích góp dần để trả nợ, không phải thế chấp tài sản vì phần lớn người
vay đều có thu nhập thấp nên không có tài sản có giá trị cao để thế chấp.
Thứ hai: Tín dụng chính sách đối với người nghèo và đối tượng chính sách có ý
nghĩa thiết thực trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, mang lại hiệu quả hơn so
với phương thức cấp phát cho không, lý do:
- Do bản chất của tín dụng là cho vay có hoàn trả, nên nguồn vốn được người
vay tính toán có hiệu quả, sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo ra thu
nhập để đảm bảo cuộc sống và trả được nợ.
12
- Khắc phục được tư tưởng ỷ lại của người đi vay, giúp họ vượt qua được sự
mặc cảm, tự ti để tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo điều kiện
cho việc hoà nhập vào nền kinh tế thị trường.
Thứ ba: Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể
của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý
kinh tế gia đình...Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường
tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Thứ tư: Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông
qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong
nông nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao
động xã hội, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.
Thứ năm: Tín dụng chính sách tạo điều kiện cho các vùng khó khăn, cho người
nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận dần với cơ chế thị trường và dịch vụ ngân
hàng: tạo tiền đề cho các vùng kinh tế kém phát triển do sự khác biệt về mặt địa lý, do
môi trường và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt có điều kiện tiếp cận với cơ chế thị
trường và các dịch vụ ngân hàng, từ đó hộ vay có điều kiện làm quen và nâng cao cách
thức quản lý tài chính cá nhân.
Thứ sáu: Tín dụng chính sách góp phần ổn định chính trị đất nước. Người
nghèo và các đối tượng chính sách vẫn là một tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội mà
không được quan tâm thường dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng. Do đó, tín dụng
chính sách đã góp phần giác ngộ tư tưởng cho những người dễ bị tổn thương trong xã
hội. Khi tiếp cận được tín dụng chính sách, người nghèo và các đối tượng chính sách
sẽ cảm nhận được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, chuyên tâm làm ăn, ổn định
cuộc sống sẽ góp phần đảm bảo ổn định chính trị.
Thứ bảy: Tín dụng chính sách làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng,
nhiệm vụ của các tổ chức chính trị – xã hội. Các tổ chức CTXH ở Việt Nam thống
nhất giữa mặt chính trị và xã hội. Điều này thể hiện sự tập hợp đoàn kết các lực lượng
quần chúng đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Với
chức năng, nhiệm vụ được giao trong hoạt động CTXH, khi tham gia quản lý tín dụng
13
chính sách đã phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức CTXH. Vốn tín dụng
chính sách đã làm cầu nối để các tổ chức CTXH phát huy vai trò của mình đã được
Đảng và Chính phủ giao trong việc gắn kết, kêu gọi các hội viên tham gia vào một
hoạt động xã hội bổ ích đó là sử dụng vốn vay hiệu quả, phát huy được hiệu quả đồng
vốn, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo ASXH. Khi thực
hiện vốn tín dụng chính sách đối với người nghèo, các đối tượng chính sách đã khơi
dậy tinh thần trách nhiệm và gắn kết hoạt động của các ngành, các cấp, chính quyền và
các tổ chức CTXH từ cơ sở đến trung ương. Trong thực tế, thông qua việc bình xét cho
vay vốn, và quá trình thành lập các tổ TK&VV trong hoạt động tín dụng chính sách tại
NHCSXH, các tổ chức CTXH đã phát huy được vai trò đoàn thể của mình, giúp đỡ
thiết thực để người nghèo vươn lên vượt qua đói nghèo. Thực hiện vốn tín dụng chính
sách, người nghèo, các đối tượng chính sách đã có điều kiện sinh hoạt qua các tổ chức
CTXH nên các phong trào ạt động của các tổ chức CTXH được nâng lên cả về số
lượng và chất lượng, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời, thông qua
hoạt động tín dụng chính sách, ác tổ chức CTXH có điều kiện quan tâm hơn đến hội
viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn, có thể lồng ghép
được các hoạt động chính trị hác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội. Phương thức ủy
thác cho vay thông qua các tổ chức CTXH đã phát huy được những điểm mạnh của
một bên là quản lý ngân hàng - tổ chức ài chính chuyên nghiệp, trực tiếp quản lý, thực
hiện các hoạt động cho vay và hu hồi vốn vay theo quy định; một bên là các tổ chức
CTXH có mạng lưới ở tất cả các địa bàn, cùng góp sức tuyên truyền chủ trương, chính
sách; bình xét cho vay; đưa vốn tín dụng ưu đãi, hướng dẫn, giám sát sử dụng vốn hiệu
quả với mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn…Từ đó khẳng định, tham gia thực hiện tín
dụng chính sách với NHCSXH không chỉ đem lại lợi ích cho NHCSXH mà còn mang
lại hiệu quả hoạt động cho các tổ chức CTXH. Do đó, có thể khẳng định vốn tín dụng
NHCSXH làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức
CTXH.
Thứ tám: Tín dụng chính sách góp phần tăng cường vai trò quản lý của Chính
quyền địa phương. Hoạt động tín dụng của NHCSXH thu hút được cả hệ thống chính
14
trị vào cuộc. Từ Trung ương đến các địa phương, có HĐQT và Ban đại diện HĐQT
gồm chính quyền, đại diện một số ban ngành tham gia. Theo đó, hoạt động của
NHCSXH góp phần tăng cường vai trò quản lý của chính quyền địa phương. Thông
qua việc tham gia quản lý tín dụng chính sách, chính quyền địa phương phát huy tích
cực hơn vai trò quản lý các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tại địa phương. Vốn tín
dụng được chuyển tải đúng đối tượng, vốn được giám sát ngay tại cơ sở sử dụng đúng
mục đích, gắn liền với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…, tạo
điều kiện cho chính quyền định hướng được phát triển kinh tế xã hội địa phương, có
được công cụ để đưa ra được các định hướng và giải pháp giảm nghèo có hiệu quả, sát
thực tiễn.
1.1.4. Tổng qu n về Ngân hàng CSXH
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là
phục vụ người nghèo và các c ính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi
quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh
mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng chính sách. Chính vì thế, NHCSXH
không phải là một NHTM và không đáp ứng ác tiêu chí về kinh doanh thương mại.
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH VN) được thành lập theo
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 ăm 2002 của Thủ tướng Chính phủ
trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam. NHCSXH VN hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỉ
đồng và được cấp bổ sung phù hợp yêu cầu hoạt động từng thời kì. Được Nhà nước
bảo đảm khả năng thanh toán, không phải dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế cho
ngân sách nhà nước. Thời hạn hoạt động của NHCSXH VN là 99 năm. Bộ máy quản
trị của NHCSXH VN bao gồm 3 cấp: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 63 Ban đại
diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và 629 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp
quận, huyện. Hội đồng quản trị của NHCSXH VN gồm 14 thành viên, trong đó có 12
thành viên kiêm nhiệm, là đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch & đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động & thương binh xã hội, Bộ Nông
nghiệp & phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên
15
hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 02 thành viên còn lại
không kiêm nhiệm là Tổng giám đốc và trưởng Ban kiểm soát của ngân hàng CSXH.
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp là Trưởng ban và các thành viên là đại diện có thẩm
quyền của các ngành, tổ chức như Hội đồng quản trị nêu trên do Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cùng cấp quyết định. Nhiệm vụ của NHCSXH VN là sử dụng các nguồn lực tài
chính do Nhà nước huy động để phục vụ các đối tượng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm,
đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh
doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhằm góp phần
thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam:
Thứ nhất, huy động vốn t eo kế hoạch hàng năm được chính phủ phê duyệt để
tạo lập nguồn vốn cho vay.
Thứ hai, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
Thứ ba, nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã ội, các hiệp hội, các tổ chức phi
chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác.
Thứ tư, cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo
quy định của Chính phủ. Các đối tượng này có thể thay đổi theo quy định được công
bố từng thời kì của Chính phủ.
1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tín dụng chính sách của
Ngân hàng CSXH.
1.2.1. Khái niệm về quản lý tín dụng chính sách
Tín dụng chính sách là một khái niệm đặc thù nên việc quản lý nó cũng mang
tính đặc thù. Các nghiên cứu trước đây gần như chưa đề cập đến khái niệm quản lý tín
dụng chính sách mà mới chỉ tập trung làm rõ các nội dung về tín dụng chính sách.
16
Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể hiểu khái niệm Quản lý tín dụng
chính sách như sau: Công tác quản lý tín dụng chính sách là một tập hợp các quy trình
và phương thức điều hành và quản lý vốn vay nhằm tạo nguồn lực cao nhất; tổ chức
cung cấp các dịch vụ tín dụng ngân hàng đến với những đối tượng thụ hưởng chính
sách với chi phí quản lý thấp nhất, kịp thời, thủ tục đơn giản thuận tiện để giúp họ
vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế khu vực nông
nghiệp nông thôn, đồng thời bảo đảm hoạt động tín dụng có tính an toàn và hiệu quả.
Quản lý tín dụng chính sách cũng còn là một quá trình gồm những hoạt động
phối hợp, liên kết, thống nhất của các cấp chính quyền, hội đoàn thể, NHCSXH và của
những người vay vốn trong lĩnh vực tín dụng chính sách nhằm đạt mục tiêu giảm
nghèo, đảm bảo ASXH với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất.
Từ khái niệm trên và với sự gói gọn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn
này, chúng ta có thể hiểu, đối tượng chịu sự quản lý tín dụng chính sách là các công
tác trong quy trình cấp tín dụng, từ tìm kiếm, đề xuất khoản tín dụng cho tới thẩm
định, quyết định, giải ngân, theo dõi, giám sát và thu hồi, thanh lý khoản tín dụng.
1.2.2. Mục tiêu quản lý tín dụng hính sách
- Quản lý tín dụng chính sách giúp người ghèo và các đối tượng chính sách
khác dễ dàng tiếp cận vốn ưu đãi để vượt qua khó khăn.
Các đối tượng chính sách thường xuyên gặp phải những bất lợi trong cuộc sống,
trong đó có việc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh
doanh, khiến cho họ khó có thể cải thiện được cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Nếu
như nguồn vốn tín dụng đến tay người nghèo với mức chi phí (lãi suất và các khoản
phí khác) cao như các khoản vay thương mại thì người nghèo sẽ ngần ngại không vay
vốn hoặc dù có vay được vốn thì họ cũng khó lòng tạo ra được thu nhập để chi trả cho
ngân hàng. Vì vậy quản lý tín dụng chính sách tốt góp phần đưa các nguồn vốn huy
động từ Nhà nước và xã hội đến tay người nghèo với phương pháp phù hợp, chi phí
thấp, thời gian nhanh chóng và bảo đảm đúng đối tượng thụ hưởng.
- Quản lý tín dụng chính sách giúp vốn vay được đầu tư vào đúng mục đích sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, cải thiện kinh tế hộ gia đình, kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
17
- Quản lý tín dụng chính sách tốt sẽ tạo ra được một mô hình hoạt động có hiệu
quả, liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình cho vay.
- Quản lý tín dụng chính sách giúp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và
an toàn hoạt động ngân hàng.
- Quản lý tín dụng chính sách giúp ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
Việc cho vay được quản lý tốt sẽ giúp tăng thêm nguồn vốn từ tiết kiệm của
người vay, từ việc thu hồi vốn cho vay quay vòng, từ việc xem xét đánh giá để cấp
thêm nguồn vốn, có điều kiện tăng thêm đối tượng và chương trình cho vay, thúc đẩy
phát triển quy mô tín dụng.
1.2.3. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách
1.2.3.1. Nội dung quản lý tín dụng chính sách
- Thứ nhất, Xây dựng được chỉ tiêu kế hoạch tín dụng.
Việc xây dựng chỉ t êu kế hoạch tín dụng là khởi điểm cho toàn bộ nội dung
quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng. Để có thể xây dựng được chỉ tiêu kế hoạch
phù hợp, ngân hàng cần bám sát vào những chủ trương về mặt chính sách ưu đãi đối
với người nghèo và các đối tượng, nhu ầu lẫn khả năng hấp thụ vốn tín dụng của người
vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng.
- Thứ hai, Quản lý được khách hàng vay vốn.
Khách hàng vay vốn tín dụng chính sách là ộ nghèo và các đối tượng chính sách
do Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng cụ hể, được hưởng ưu đãi về
điều kiện vay vốn, lãi suất, thế chấp… Thực hiện tín dụng chính sách là nhằm hướng
đến mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH nhưng đã là tín dụng thì nó mang tính chất
“có vay có trả” dù đó là nguồn vốn từ ngân sách. Do vậy, quản lý tín dụng chính sách
phải quản lý được khách hàng vay vốn, giám sát xem nguồn vốn tín dụng chính sách
đã giải ngân có đúng đối tượng vay theo quy định của Chính phủ chưa, đồng thời phải
giám sát hộ vay vốn để hộ vay sử dụng vốn vay hiệu quả, trả được nợ vay.
Thứ ba, Xác định và quản lý các điều kiện vay vốn.
Các chương trình tín dụng chính sách cũng quy định điều kiện vay vốn là hộ
vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời
18
gian đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo nguyên tắc vay vốn, tín dụng
chính sách cũng yêu cầu người vay phải có đủ năng lực hành vi dân sự; mục đích sử
dụng vốn vay hợp pháp, đầu tư vào những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; có
phương án, dự án đầu tư hiệu quả, đúng mục đích, điều đó chứng tỏ quản lý điều kiện
vay vốn cũng là nội dung quản lý tín dụng chính sách.
Thứ tư, Xác định và quản lý giới hạn tín dụng hay mức cho vay.
Mỗi chương trình tín dụng chính sách đều quy định rõ ràng về mức cho vay tối đa.
Điều đó cho phép việc xét duyệt cho vay ở một mức cao nhất có thể và không cho phép
giải ngân vượt qua ngưỡng đó. Tín dụng chính sách không thể đáp ứng được toàn bộ nhu
cầu vay vốn của người vay, nó chỉ hỗ trợ ở một mức hợp lý. Với mức tối đa cho phép
nhưng không phải vì thế mà xét duyệt cho vay cào bằng mà phải căn cứ vào nhu cầu vay
vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn tín dụng chính sách cho mỗi chương
trình. Do đó, mức cho vay cũng là nội dung quản lý tín dụng chính sách.
Thứ năm, Quản lý thời ạn cho vay và kỳ hạn trả nợ.
Thời hạn cho vay của tín dụng chính sách là khoảng thời gian được tính từ khi
khách hàng bắt đầu nhận vốn vay đến khi trả hết nợ gốc và lãi tiền vay, bao gồm cho
vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn
cho vay, khách hàng thỏa thuận trả nợ trong hợp đồ g tín dụng mà tại mỗi cuối khoảng
thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay. Thời hạn cho vay và
kỳ hạn trả nợ phải được quan tâm vì kỳ hạn liên quan đến hanh khoản và rủi ro.
Thứ sáu, Chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn.
Đặc thù của tín dụng chính sách là cho vay qua tổ tiết kiệm vay vốn, thành viên
vay vốn muốn vay phải kết nạp vào tổ. Vì vậy hoạt động của tổ tiết kiệm vay vốn
quyết định đến hiệu quả của việc quản lý tín dụng dụng chính sách.
Cuối cùng, Quản lý chất lượng nợ vay trong quá trình hoạt động:
Tín dụng chính sách cũng như tín dụng nói chung luôn đi kèm với rủi ro. Để
nhận biết và quản lý được khoản nợ có vấn đề thì không còn cách nào khác là phải
tăng cường kỹ năng thẩm định, công tác kiểm tra giám sát hộ vay và các tổ chức, cá
nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách.
19
1.2.3.2. Công cụ quản lý tín dụng chính sách
Các công cụ quản lý tín dụng chính sách bao gồm: mạng lưới và cơ cấu bộ máy
quản lý tín dụng, tiêu chuẩn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, thời hạn cho vay…
Thứ nhất, mạng lưới và cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng. Muốn giải quyết được
khó khăn này, tổ chức tín dụng cần xây dựng một mạng lưới về tận cơ sở xã, phường,
có đặc điểm là “gần dân” thông qua việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương, các tổ chức hội, đoàn thể nhằm tạo ra được một phong trào vay vốn để sản
xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận được vốn ngay chính nơi
mình sinh sống.
Thứ hai, tiêu chuẩn cấp tín dụng để có thể vay được vốn.
Quản lý khách hàng vay vốn là một nội dung quan trọng trong cấp tín dụng
chính sách của tổ chức tín dụng. Xác định được đúng đối tượng chính sách hưởng ưu
đãi tín dụng thì mới có thể xác định được chính xác các nội dung còn lại của quản lý
tín dụng chính sách. Một trong số các tiêu chuẩn cấp tín dụng chính sách khác là người
nghèo và người thân của họ phải có khả năng và mong muốn lao động. Nếu người
nghèo không có đủ sức khỏe để lao động thì nguồn vốn vay sẽ không được đưa vào
thực tiễn để mang lại cơ hội gia tăng thu nhập, ổn đị h đời sống cho người nghèo. Trái
lại, người nghèo có thể sử dụng tiền đó cho các mục tiêu tiêu dùng, gây ra tình trạng sử
dụng vốn sai mục đích và khi không có khả năng oàn rả vốn vay, sẽ xảy ra tình trạng
nợ quá hạn, nợ xấu.
Thứ ba, mức cho vay
Quy mô vốn vay tối đa trên một khách hàng cũng không thể quá lớn mặc dù nó
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vì nếu như vậy, nhiều khách hàng khác sẽ
không có điều kiện tiếp cận tín dụng và phạm vi ảnh hưởng của chính sách tín dụng bị
hạn chế đi nhiều. Ngoài ra, người nghèo và các đối tượng chính sách có ít kinh nghiệm
quản lý tài chính, nếu phải quản lý một số tiền lớn sẽ có thể dẫn tới tình trạng vượt quá
khả năng của họ và gây ra những rủi ro cho ngân hàng.
20
Thứ tư, thời hạn cho vay và trả nợ
Người nghèo có nguồn thu nhập không ổn định nên thời hạn cho vay quá chặt chẽ
sẽ khiến cho khả năng tích lũy và trả nợ tổ chức tín dụng bị suy giảm mạnh. Vì vậy, việc
quy định thời hạn trả nợ của họ cần được tính toán sao cho phù hợp với dòng tiền thu nhập
mà người nghèo có được, nó không chỉ tính đến dòng tiền sản xuất kinh doanh mà còn
tính đến các nguồn thu nhập khác và các khoản chi cho tiêu dùng, sinh hoạt đời thường.
Kỳ hạn trả lãi có thể được quy định ngắn nhằm khuyến khích người nghèo và các đối
tượng chính sách có ý thức tiết kiệm định kỳ, từ đó duy trì một khoản tiền nhỏ hàng tháng
(hoặc hàng tuần) để trả nợ tổ chức tín dụng, không gây ra tình trạng sử dụng cho mục đích
khác và không kiểm soát được số tiền phải trả nợ khi đến hạn.
1.2.4. Nhân tố tác động đến công tác quản lý tín dụng chính sách
1.2.4.1. Nhân tố khách quan
Hoạt động tín dụng đố với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là hoạt
động có tính rủi ro cao, phụ t uộc nhiều vào môi trường kinh tế, môi trường văn hoá-xã
hội, môi trường chính trị, pháp lý…đó là những nhân tố không nằm trong sự kiểm soát
của Ngân hàng nhưng tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động
tín dụng ưu đãi của NHCSXH nói riêng:
- Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình
phát triển kinh tế không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Ngân hàng
CSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải ự bù đắp chi phí, thực hiện
bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH trong thời gian
qua, xét về bản chầt là vốn tín dụng nhưng đây là vốn do ngân sách cấp chủ yếu nên
nguồn vốn tăng trưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó vốn tín
dụng ưu đãi của ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, việc cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tổ chức thị trường, lồng ghép
các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều
vấn đề tồn tại… dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khả năng trả nợ của người vay hạn
chế... Bên cạnh đó phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay
sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn…
21
- Môi trường tự nhiên: Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường
xãy ra, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ.
- Môi trường hạ tầng: ở các vùng sâu, vùng xa nhìn chung hệ thống đường xá,
cầu cống, hệ thống thuỷ lợi, thông tin liên lạc…còn kém phát triển. Thậm trí có những
địa phương chưa có đường giao thông đến xã, thôn, bản nên nhiều hộ nghèo chưa có
điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức
cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.
- Môi trường văn hóa, xã hội: Đối với khu vực nông thôn, miền núi và địa bàn
có mặt bằng dân trí chưa cao thì nhìn chung các hộ gia đình còn thiếu kiến thức
chuyên môn, thiếu tri thức khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… thậm trí nhiều
vùng còn mang nặng tư duy bao cấp, lối sống tự túc, tự cấp, chưa có tư duy sản xuất
hàng hoá và do đó còn xa lạ vớ các dịch vụ, các tiện ích ngân hàng.
- Môi trường chính trị, pháp luật: Nếu chính sách tín dụng và các chính sách ưu
đãi đối với các hộ nghèo chưa đồng bộ với các chính sách, giải pháp khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường,
lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân còn
nhiều vấn đề khó khăn thì điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu
quả đầu tư thấp.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
- Thực sự tín dụng ưu đãi là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được
quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, được phổ cập rộng rãi trong tầng lớp dân
cư và các vùng, nhất là vùng khó khăn. Có thể khẳng định rằng chính sách tín dụng ưu
đãi có nhanh chóng đi vào cuộc sống dân nghèo, vùng khó khăn và đạt được hiệu quả
ở mức độ nào là nhờ ở cơ chế quản lý, vai trò giám sát của Ban đại diện Hội đồng
quản trị các cấp, khả năng điều hành hoạt động của NHCSXH ở cơ sở, sự phối hợp của
4 tổ chức Hội ủy thác…
- Xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách tín dụng ưu
đãi của NHCSXH: Theo cơ chế chính sách ưu đãi thì phải là hộ nghèo thiếu vốn sản
xuất kinh doanh nhưng việc bình xét cho vay từ tổ tiết kiệm và vay vốn và Ban xóa đói
22
giảm nghèo cấp xã xác nhận đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ
không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội,
điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Do đó, nếu ngân
hàng có sự tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, sát sao trong công tác bình xét thì việc xác
định đối tượng cho vay ưu đãi mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, do đó hiệu
quả tín dụng ưu đãi mới được nâng cao.
- Quy trình, Nhân lực, Hệ thống thông tin, Mạng lưới giao dịch: Hoạt động tín
dụng ưu đãi của NHCSXH phải bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và
XĐGN địa phương, việc xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo
nghiệp vụ của Ngân hàng cần sát với thực tiễn cơ sở. Phương thức cấp vốn tín dụng
thông qua hoạt động ủy thác và các tổ tiết kiệm & vay vốn là một đặc thù của
NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc
công khai và xã hội hoá công tác tín dụng, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ,
chính quyền và các đoàn thể...
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tín dụng chính sách
1.2.5.1. Về hiệu quả kinh tế
Có thể nói kết quả của hoạt động tín dụng ưu đãi hay chất lượng tín dụng ưu đãi
được đánh giá trên hai phương diện:
Thứ nhất, hiệu quả quản lý vốn vay trong chương rình của Ngân hàng Chính
sách xã hội qua các chỉ tiêu quy mô cho vay, khả năng quản lý mục đích sử dụng vốn
của người vay, cho vay đúng đối tượng và khả năng thu hồi vốn để bù đắp chi phí cho
ngân sách.
Thứ hai, hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo, các đối tượng chính sách khác thể hiện qua các chỉ tiêu như: số hộ nghèo được
vay, số hộ thoát nghèo, tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nghèo, số lao động
tạo được việc làm... Chất lượng tín dụng và hiệu qủa tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là
chỉ tiêu phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngân hàng về
23
mặt kinh tế. Hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính toán được giữa lợi ích thu
được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tín dụng thông qua một số các chỉ tiêu:
1- Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số
hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ hộ nghèo của địa
phương, đây là chỉ tiêu đámh giá về số lượng. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay
đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả.
Tổng số hộ nghèo = Lũy kế số lượt hộ được + Lũy kế số lượt hộ được
được vay vốn vay đến cuối kỳ trước vay trong kỳ báo cáo
2- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với
công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo
chuẩn mực được công bố.
Tỷ lệ hộ nghèo
=
Tổng số hộ nghèo được vay vốn
x 100
được vay vốn Tổng số hộ nghèo trong danh sách
3- Số tiền vay bình quân 1 hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ
ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứ g tỏ việc cho vay có đáp ứng được
nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.
Số tiền cho vay
=
Dư nợ cho vay tính đến hời điểm báo cáo
bình quân 1 hộ Tổng số hộ còn dư nợ tới thời điểm báo cáo
4- Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá
hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói
là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói
hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà
nhập với cộng đồng.
24
Tổng số Số hộ
Số hộ Số hộ nghèo
Số hộ
hộ đã nghèo nghèo
nghèo trong danh
thoát = trong - - + mớitrong danh sách đầu kỳ
khỏi danh
sách cuối di cư đi nơi
vào trong
ngưỡng sách đầu kỳ báo
kỳ khácnghèo kỳ cáo
Khả năng kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng.
Cấp tín dụng cho đối tượng chính sách là các hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác khiến cho ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro xuất phát từ vấn đề năng
lực tài chính và sử dụng vốn của người vay thấp, mức độ thông tin kém, tài sản bảo
đảm không có hoặc có giá trị thấp, thiếu thanh khoản… Do vậy, rủi ro tín dụng cho
các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này tiềm ẩn ở mức cao, buộc ngân hàng phải
thường xuyên kiểm soát và xử lý rủi ro phù hợp với các ràng buộc về tôn chỉ hoạt
động, chỉ đạo của Chính phủ (nếu có), nguồn vốn, lợi nhuận hoạt động.
Tỷ lệ nợ gia hạn
=
Dư nợ được gia hạn trong kỳ t
x 100
trong kỳ t Tổng dư nợ trong kỳ
Và
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Nợ quá hạn
x 100
Tổng dư nợ
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, khả năng thu hồi các khoản nợ cũng là một nhân tố
cần được xem xét vì ngoài việc hạn chế được tổn thất, bảo toàn được nguồn vốn thì nó
còn giúp cho khách hàng vay vốn nâng cao được ý thức trong việc hoàn trả vốn vay.
Tỷ lệ nợ khoanh = Doanh số thu hồi kỳ t x 100
thu hồi được Doanh số nợ khoanh phát sinh
25
Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng
Để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của đối tượng chính sách, NHCSXH
phải huy động được nguồn vốn từ nhiều chủ thể kinh tế, từ các cá nhân, doanh nghiệp
cho tới ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng… trong phạm vi trong nước lẫn
ngoài nước. Chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên tín dụng đo lường khả năng huy động
vốn của ngân hàng trước khi cần đến sự hỗ trợ của Trung ương, phản ánh khả năng
độc lập của ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn.
Tỷ lệ nợ nguồn vốn huy
=
Nguồn vốn huy động
x 100
động so với nhu cầu Tổng dư nợ
1.2.5.2. Về hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng chính sách được thể hiện qua tôn chỉ
hoạt động của ngân hàng về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, hiệu
quả xã hội được đo lường bằng các tiêu chí về sự cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh
thần của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Số lượng/tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được vốn vay
Tiêu chí này đo lường tỷ lệ hộ nghèo giải quyết được sự thiếu hụt về vốn thông
qua việc tiếp cận được với tín dụng ngân hàng. Đây là một yếu tố quan trọng vì nó có
thể là khởi điểm cho công cuộc vươn lên trong cuộc sống, iến đến thoát nghèo nhờ giải
quyết được một yếu tổ của nghèo là nghèo về vốn tài chính. Ở một khía cạnh nhìn
nhận khác từ góc độ ngân hàng, nó phản ánh phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của
ngân hàng cấp tín dụng chính sách.
Số lượng/tỷ lệ hộ thoát nghèo
Tiêu chí này phản ánh số hộ thoát nghèo nhờ vào vay vốn ngân hàng trong tổng
số hộ là khách hàng của ngân hàng. Nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động tín
dụng chính sách là giúp cho các hộ vay vốn vượt qua được những khó khăn bước đầu
để tiến tới nâng cao, ổn định thu nhập. Thực vậy, nhờ có vốn vay mà các hộ nghèo có
thể nâng cao được điều kiện lao động, năng suất lao động để tạo ra mức thu nhập cao
26
hơn, ổn định hơn và rộng hơn là giải quyết được những khó khăn khác bủa vây họ như
thiếu y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần…
Số lượng/tỷ lệ hộ có được việc làm
Trong các sản phẩm tín dụng cấp cho người nghèo và các đối tượng chính sách
khác, ngân hàng có hướng tới cho vay để khách hàng có vốn sản xuất kinh doanh hoặc
đáp ứng các nhu cầu cần thiết để được tham gia lao động tại các tổ chức trong và ngoài
nước. Giải quyết được vấn đề thất nghiệp không chỉ giúp người nghèo có thu nhập cao
hơn, ổn định hơn mà còn giải quyết được những vấn nạn xã hội khác do thất nghiệp
tạo ra. Trên bình diện toàn xã hội, của cải được tạo ra sẽ nhiều hơn do lực lượng lao
động đông đảo hơn.
Số lượng/tỷ lệ hộ có thành viên được đi học
Tiêu chí này cho biết có bao nhiêu học sinh sinh viên là con em của những hộ
nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn để đi học hoặc nhờ có tín dụng
chính sách mà gia đình có t u nhập để chi trả cho học phí của con em mình.
Trong dài hạn, việc nâng cao hiểu biết của con em các hộ gia đình này sẽ giúp
cho những thế hệ sau có cơ hội tìm được việc làm và có thu nhập để giúp bản thân và
gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn, trả được nợ vay ngân hàng.
Số lượng/tỷ lệ hộ tiếp cận được các nhu cầu sinh hoạt cơ bản như nhà ở, y tế,
nước sạch và vệ sinh môi trường
Tiếp cận được các nhu cầu và dịch vụ cơ bản có vai trò thiết yếu trong việc
tránh bệnh tật, duy trì và nâng cao sức khỏe cho người nghèo, từ đó giúp họ có nền
tảng vươn lên thoát nghèo. Rõ ràng, việc có nhà ở ổn định, được khám chữa bệnh,
được sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh là một trong các tiêu chí để đánh giá hộ
gia đình có phải là hộ nghèo chưa cũng như quay trở lại tác động tới công cuộc thoát
nghèo của họ.
27
1.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước
ngoài và bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ,
tỉnh Quảng Trị
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước
ngoài
Kinh nghiệm Băng-la-đét:
Băng la đét là một nước nông nghiệp, có hơn 80% dân số sống ở nông thôn và
chủ yếu làm nông nghiệp. Trong đó, có hơn 50% người nông dân không có ruộng đất,
phần lớn trong số họ sống dưới mức nghèo khổ. Năm 1976 xuất hiện hình thức cấp tín
dụng cho người nghèo, do ngân hàng Grameen thực hiện đã giúp cho người nghèo có
vốn để phát triển nhiều ngành nghề, làm tăng thu nhập, cuộc sống dần ổn định hơn.
Cơ chế hoạt động của ngân hàng Grameen: Ngân hàng Grameen cho phép bất
cứ người nông dân nào không có đất canh tác, thu nhập dưới 2500 taka/năm (tương
đương 100 USD) đều được vay vốn, không cần thế chấp, hay cầm cố tài sản. Mức tiền
vay thấp nhất là 5000 taka (tương đương 200 USD).
- Để vay được tín dụng, người trong gia đình có đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm
5 người có hoàn cảnh kinh tế và xã hội gần giống hau. Thông thường mỗi gia đình
chỉ được phép có một người tham gia một nhóm hư thế. Do đó, các thành viên trong
cùng một gia đình, thậm chí cả bà con thân thuộc kí những giấy tờ chứng nhận mang
tính chất cá nhân ở địa phương. Kì hạn vay và các phương hức tiết kiệm ở đây hết sức
đa dạng và linh hoạt.
- Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần.
Sau khi nhóm được thành lập, một nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra tư cách của mỗi
thành viên bằng cách đến thăm gia đình của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản,
thu nhập…
- Khoảng năm hoặc sáu nhóm trong cùng địa phương sẽ lập thành một trung
tâm. Trong các trưởng nhóm bầu ra một trưởng trung tâm, sẽ chịu trách nhiệm giúp
các thành viên tìm hiểu về kỷ cương của ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất
cả các thành viên sẽ dự một khoá hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗi ngày 2 giờ. Các
28
nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của Grameen, quyền và nghĩa vụ của thành
viên. Sau khi kết thúc khoá học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng
nhận là thành viên chính thức.
- Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thành
thực và tình đoàn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần kế
tiếp và tiếp tục nghe nhân viên ngân hàng bàn về quy định của Grameen và giải đáp
thắc mắc, các thành viên mù chữ cũng được dạy ký tên, các thành viên không cần đến
trụ sở để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần để
cấp tiền vay, thu tiền trả nợ, vào sổ sách ngay tại trung tâm.
- Tại mội cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một kata vào quỹ
nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền. Thêm hai người nữa được vay nếu
hai người vay đầu tiên trả được nợ đúng hạn trong hai tháng đầu tiên. Người vay cuối
cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai tháng nữa cho đến khi những người
vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy.
- Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm. Nếu một
người vỡ nợ những người khác trong nhóm sẽ hông được vay. Do đó áp lực của các
thành viên trong nhóm là yếu tố quan trọng đảm bảo mỗi thành viên sẽ trả nợ đầy đủ.
Ngoài việc đóng góp một kata mỗi tuần, mỗi thà h viên khi vay được tiền phải đóng
góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thể vay mượn quỹ này với bất cứ
mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêu dùng. Nhờ đó mà họ có thể hỗ trợ nhau
trả nợ trong trường hợp cấp bách như có tử vong, bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ
này giống như một khoản bảo hiểm.
- Ngân hàng Gremeen không phải tuân theo những quy định của ngân
Băngladesh, vì vậy, lãi suất cho vay của Ngân hàng Grameen thường lớn hơn lãi suất
cho vay của NHTM: mới đầu là lãi suất là 16% một năm với những khoản vay đều đặn
cho đến giữa năm 1991, sau đó tăng lên 20% năm. Lãi suất tăng lên này đã không làm
giảm sút nhu cầu vay hay làm tăng các khoản nợ.
- Chi phí quản lý và chi phí giao dịch là tương đối cao do họ thường cho vay
những món tiền nhỏ và số tiền huy động cũng không lớn, do những cố gắng nỗ lực
29
thu thập thông tin từ phía khách hàng và do việc sử dụng tài sản thế chấp khác với
truyền thống.
Kinh nghiệm thành công từ hoạt động của ngân hàng Grameen là: xác định mục
tiêu hoạt động của ngân hàng là vì người nghèo, đặc biệt quan tâm đến tầng lớp thấp
nhất của xã hội, biết khai thác mặt tích cực của người nghèo, khẳng định mục tiêu
chiến lược của tín dụng là giúp người nghèo thoát khỏi cùng cực, đối tượng phục vụ
trước hết là phụ nữ. Việc cho vay của ngân hàng Grameen thông qua tổ nhóm, nhằm
quản lý giám sát lẫn nhau, hạn chế việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ngoài
ra thông qua hoạt động tổ vay vốn đã huy động tiết kiệm bắt buộc mỗi tuần 1 taka,
điều này vừa huy động được nguồn vốn, vừa tạo cho người vay có nguồn trả nợ khi
gặp khó khăn và nhất là tạo thói quen tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Mức lãi
suất cho vay cao hơn mức lãi suất của các NHTM khác. Cơ chế lãi suất cho vay để bù
đắp các chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng rủi ro, tích luỹ tăng trưởng vốn đầu tư.
Ngoài ra mỗi thành viên phải đóng góp mỗi tuần 1 kata để lập quỹ giáo dục trẻ em,
khấu trừ 5% số tiền vay nộp thuế nhóm và khấu trừ 5% số tiền vay lập quỹ bảo hiểm
(tổng số 10%). Định chế tài chính này trên thực tế buộc người nghèo gắn bó với ngân
hàng bằng sợi dây kinh tế, nếu người vay không trả hết nợ thì trừ vào quỹ nhóm, quỹ
của trung tâm, quỹ bảo hiểm. Người ra khỏi nhóm không được rút vốn đã góp.
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng chính
sách xã hội trong nước.
1.3.2.1. Kinh nghiệm Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum:
Tỉnh Kon Tum có đặc thù là địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư
phân bố không đồng đều, trình độ canh tác của nông dân còn lạc hậu và tr n địa bàn
thường xuyên xảy ra dịch bệnh, thiên tai…Đứng trước những khó khăn ấy, NHCSXH
Kontum đã tập trung đề ra các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng; đồng
thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh, một trong
những trong số các giải pháp được tập trung là:
+ Việc phối hợp với các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã để phân
tích chất lượng tín dụng, xây dựng phương án phát triển tín dụng đúng, sát với tình
30
hình thực tế chính là một trong những giải pháp mang tính chiến lược của chi nhánh.
Thông qua chính quyền cấp xã, chi nhánh có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
người dân; tìm giải pháp cho các dư nợ tồn đọng và xác định chính xác những đối
tượng gặp rủi ro để làm thủ tục xóa nợ. Việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền còn
giúp ngân hàng phát hiện, có hướng xử lý kịp thời đối với những trường hợp chây ì,
không chịu trả nợ. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp vay ké, chiếm dụng vốn, chi
nhánh đã phối hợp với UBND cấp xã xử lý thu hồi ngay sau khi phát hiện.
+ Bên cạnh việc thường xuyên phối hợp với chính quyền các cấp, NHCSXH
tỉnh cũng đã tập trung phát triển, củng cố hoạt động của mạng lưới tổ tiết kiệm và vay
vốn; tăng cường phối hợp các cấp hội, đoàn thể để nâng cao chất lượng hoạt động cho
vay thông qua phương thức ủy thác. Trong năm, chi nhánh đã phối hợp với các tổ chức
hội, đoàn thể nhận ủy thác tập trung đối chiếu đến từng hộ vay còn dư nợ lồng ghép
với việc đổi sổ, củng cố tiết kiệm và vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng,
xử lý những tồn tại sai sót trong ồ sơ đổi sổ, thu thập thông tin khách hàng.
+ Ngoài ra chi nhánh đã tiến hành lập cam kết trả nợ đối với các hộ vay quá
hạn, xử lý thu hồi các khoản vay sử dụng vốn không đúng mục đích. Hoạt động cho
vay thông qua phương thức ủy thác đối với ác tổ chức hội, đoàn thể trong những năm
qua cũng đạt nhiều kết quả khả quan.
+ Xác định được tầm quan trọng của công tác giao dịch lưu động tại xã, trong
năm qua, chi nhánh đã triển khai thực hiện giao dịch tại 97 xã, phường, thị trấn theo
đúng lịch và thời gian niêm yết; tất cả các điểm giao dịch đã có biển hiệu đúng qui
định, nội qui điểm giao dịch, hòm thư góp ý, bảng thông tin các chính sách tín dụng ưu
đãi của Chính phủ, công khai các hoạt động tín dụng NHCSXH tại các điểm giao dịch
theo quy định.
+ Ngoài các giải pháp chủ yếu nói trên, để hoàn thành các mục ti u đề ra,
NHCSXH KonTum cũng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác như: Nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, thường xuyên phối hợp với các Sở, ban , ngành liên quan để
triển khai các hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH ; xây dựng cơ chế khoán công việc
và đánh giá kết quả lao động đến từng người lao động trong toàn chi nhánh theo các
văn bản chỉ đạo của NHCSXH…
31
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng AgribankĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Agribank
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE Q...
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANKLuận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng AGRIBANK
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻLuận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Luận văn: Sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hộiBài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
Bài mẫu khóa luận tốt nghiệp tại ngân hàng Chính sách xã hội
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
Luận văn tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phá...
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...quoctrungtrans
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách (20)

LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu ...
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Hang nga
Hang ngaHang nga
Hang nga
 
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
 
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
Lv: Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, HOT!
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàngĐề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
Đề tài: Quản lý tín dụng chính sách tại phòng giao dịch ngân hàng
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
Hoàn thiện công tác cho vay chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện ...
 
lv: Hoàn thiện công tác thanh tra giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân.
lv: Hoàn thiện công tác thanh tra giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân.lv: Hoàn thiện công tác thanh tra giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân.
lv: Hoàn thiện công tác thanh tra giám sát hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân.
 
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...
Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành ...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
 
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châulv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
lv:Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Á Châu
 
9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc
9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc
9. NGUYEN THI NGOC MAI.doc
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn “Hoàn thiện quản lý tín dụng sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Quảng Trị, ngày 01 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Hà My
  • 2. i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn, người Thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo và các Phòng ban của Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ và các phòng ban của UBND huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cam Lộ, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn cùng lớp, đồng nghiệp đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Quảng Trị, ngày 1 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Thị Hà My ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: TRẦN THỊ HÀ MY Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TOÀN Tên đề tài: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong nhiều năm tới. Ở nước ta, Đảng, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề xóa đói, giảm nghèo, vì vậy đã xây dựng và thực thi chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo. Một trong các giải pháp giảm nghèo mà chính phủ đề ra, thì giải pháp cung cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách thông qua Ngân hàng chính sách xã hội là giải pháp có hiệu quả nhất, sát thực và phù hợp với điều kiện thực tiển của Việt Nam. Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, trong những năm vừa qua, hoạt động của Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị nói chung và Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ nói riêng đã đạt được những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội to lớn; c uyển tải được một lượng lớn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống... Việc nghiên cứu để hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhằm tìm ra những phương pháp, cách thức quản lý hoạt động có hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách là yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu; tổng hợp và xử lý số liệu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến tín dụng ngân hàng CSXH đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đánh giá thực trạng và phân tích công tác quản lý vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đề xuất giải pháp quản lý tín dụng phù hợp, có tính thực tiễn, đi vào đời sống, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt HĐQT HSSV IMF KT-XH NLFC NSĐP NHCSXH CSXH NHNN NHNo&PTNT NHTM SXKD TCTD Tổ TK&VV UBND WB CSXH HTX NHNo và PTNT NHPVNg TCVM TTCN XĐGN ĐVT Trđ Giải thích Hội đồng quản trị Học sinh sinh viên Quỹ tiền tệ thế giới Kinh tế - Xã hội Tổ chức Tài chính dân sinh quốc gia Nhật Bản Ngân sách địa phương Ngân hàng Chính sách Xã hội Chính sách Xã hội Ngân hàng Nhà nước Ngân àng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngân àng thương mại Sản xuất kinh doanh Tổ chức tín dụng Tổ tiết kiệm và vay vốn Ủy ban Nhân dân Ngân hàng Thế giới Chính sách xã hội Hợp tác xã Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngân hàng phục vụ người nghèo Tài chính vi mô Tiểu thủ công nghiệp Xóa đói giảm nghèo Đơn vị tính Triệu đồng iv
  • 6. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................iv MỤC LỤC..........................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG....................................................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................4 5. Những đóng góp mới của luận văn....................................................................................................4 6. Kết cấu của đề tài.......................................................................................................................................5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI............................................................................................................................6 1.1. Tổng quan về tín dụng chính sách và Ngân hàng CSXH.....................................................6 1.1.1. Khái niệm tín dụng chính sách.....................................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm tín dụng chính sách.......................................................................................................9 1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách..................................................................................................12 1.1.4. Tổng quan về Ngân hàng CSXH...............................................................................................15 1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH..................................................................................................................................................................16 1.2.1. Khái niệm về quản lý tín dụng chính sách............................................................................16 1.2.2. Mục tiêu quản lý tín dụng chính sách.....................................................................................17 v
  • 7. 1.2.3. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách.............................................................18 1.2.4. Nhân tố tác động đến công tác quản lý tín dụng chính sách.........................................21 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tín dụng chính sách.........................................23 1.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị28 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước ngoài...28 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng chính sách xã hội trong nước.................................................................................................................................................30 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị..........................................................................................................................................................33 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................................................34 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CAM LỘ...................................35 2.1. Khái quát về huyện Cam Lộ và Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ........35 2.1.1 Tổng quan về huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị......................................................................35 2.1.2. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ..........................................38 2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ......................43 2.2.1. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ.......................................43 2.2.2. Tình hình cho vay tín dụng chính sách tại Ngân àng CSXH huyện Cam Lộ.....45 2.3. Thực trạng quàn lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ...............................................................................................................................................................49 2.3.1. Khái quát một số chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam Lộ..................................................................................................................................49 2.3.2. Nội dung quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam Lộ...............................................................................................................................................................52 2.4. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý tín dụng tại chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội Cam Lộ................................................................................................62 2.4.1. Đánh giá của cán bộ xã, hội đoàn thể và tổ tiết kiệm vay vốn có tham gia về công tác quản lý tín dụng chính sách...................................................................................................62 vi
  • 8. 2.4.2. Đánh giá của khách hàng, hộ vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 81 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN CAM LỘ 83 3.1. Định hướng chính sách tín dụng và quản lý tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ trong thời gian tới.83 3.1.1. Định hướng: 83 3.1.2. Mục tiêu: 83 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện C m Lộ 84 3.2.1 Tăng cường tính tuân thủ và áp dụng đúng, đầy đủ quy trình cho vay theo quy định. 84 3.2.2 Tăng cường công tác quản trị và điều hành của NHCSXH huyện 87 3.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng ó trình độ, tâm huyết với nghề nghiệp 88 3.2.4 Hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra nội bộ 89 3.2.5 Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội. 89 3.2.6 Cấp tín dụng phải kết hợp với các hình thức c uyển giao kỹ thuật, khuyến nông khuyến ngư. 90 3.2.7 Tăng cường sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối với hộ nghèo 91 3.2.8 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức vươn lên làm giàu cho hộ vay vốn. 92 3.2.9 Tăng cường nguồn vốn, phối kết hợp các nguồn vốn khác để cho vay đáp ứng nhu cầu đối với hộ nghèo. 93 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 93 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 1. Kết luận 95 2. Kiến nghị 96 2.1 Kiến nghị với nhà nước96 vii
  • 9. 2.2 Kiến nghị với Hội đồng quản trị và NHCSXH Việt Nam 97 2.3 Kiến nghị với UBND huyện Cam Lộ 97 2.4 Kiến nghị đối với tổ chức Hội nhận ủy thác 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................101 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii
  • 10. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Nguồn vốn của NHCSXH huyện Cam Lộ trong 3 năm, từ 2014-2016 43 Bảng 2.2. Tình hình cho vay tín dụng chính sách qua 3 năm 2014-2016...............45 Bảng 2.3. Hiệu quả cho vay vốn tín dụng chính sách......................................................46 Bảng 2.4. Chất lượng nợ vay của NHCSXH huyện Cam Lộ.......................................47 Bảng 2.5. Nợ quá hạn và nguyên nhân nợ quá hạn...........................................................48 Bảng 2.6. Tình hình dư nợ phân theo chương trình tín dụng........................................51 Bảng 2.7. Kế hoạch tín dụng và thực hiện kế hoạch tín dụng tại huyện Cam Lộ, các năm 2014-2016....................................................................................................54 Bảng 2.8. Tỷ trọng dư nợ ủy thác của từng tổ chức chính trị xã hội tại Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ qua các năm từ 2014-2016......................................57 Bảng 2.9. Dư nợ bình quân các chương trình tín dụng, năm 2014-2016................60 Bảng 2.10. Tình hình dư nợ theo thời hạn vay vốn.............................................................61 Bảng 2.11. Tình hình dư nợ gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn....................................................62 Bảng 2.12. Quy mô, tổng thể mẫu khảo sát............................................................................63 Bảng 2.13. Đối tượng tham gia khảo sát..................................................................................64 Bảng 2.14. Đánh giá về những khó khăn trong công ác ín dụng trên địa bàn.......65 Bảng 2.15. Đánh giá về hoạt động quản lý tín dụng chính sách trên địa bàn..........67 Bảng 2.16. Đánh giá về nguyên nhân các khách hàng/hộ vay vốn không trả nợ tín dụng đúng thời hạn.....................................................................................................69 Bảng 2.17. Đặc điểm đối tượng hộ vay vốn tham gia khảo sát......................................70 Bảng 2.18. Đánh giá của hộ vay về quá trình vay vốn, các điều kiện và thủ tục vay vốn............................................................................................................................72 Bảng 2.19. Đánh giá của hộ vay về nhân viên ngân hàng................................................75 ix
  • 11. DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam Lộ 40 Hình 2.2. Nguồn vốn hoạt động qua 3 năm 2014-2016 44 Hình 2.3. Cơ cấu nguồn vốn năm 2016 ....45 Hình 2.4. Quy trình cho vay thông qua các tổ chức hội đoàn thể ủy thác 56
  • 12. x
  • 13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc bảo đảm các mục tiêu an sinh xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, là một vấn đề được Chính phủ Việt Nam nhận thức và triển khai thực hiện ngay từ đầu giai đoạn đổi mới nền kinh tế. Trong các chính sách hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, từ đó vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, thì tín dụng chính sách là một công cụ luôn được lựa chọn và ưu tiên thực hiện, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Các chính sách tín dụng ưu đãi đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong kinh tế xã hội và những nhu cầu thiết thực của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây. Từ khi được thành lập tới nay, NHCSXH đã không ngừng nghiên cứu và đưa vào thực tiễn một mô hình quản lý mới, áp dụng phương thức cấp tín dụng phù hợp với điều kiện của khách hàng, phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các tổ chức chính trị - xã hội, đổi mới hệ thống văn bản, chính sách, quy trình hoạt động trên phạm vi toàn hệ thống cho phù hợp với yêu cầu mới từ thực tiễn, hướng tới giải quyết nhu cầu về vốn tín dụng cho hàng chục triệu khách hàng. Cùng với hệ thống NHCSXH toàn quốc, trong những năm vừa qua hoạt động của NHCSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo an sinh xã hội. Vốn tín dụng chính sách của NHCSXH Cam Lộ đã hỗ trợ người dân làm ăn có hiệu quả, đời sống cải thiện hơn trước, đã huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. 1
  • 14. Dù vậy, quá trình hoạt động, đặc biệt là công tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH Cam Lộ vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế như nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế của người vay; công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nơi, có lúc chưa chính xác, kịp thời; tín dụng chưa thật sự gắn với việc hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; hiệu quả sử dụng vốn vay ở một số nhóm đối tượng khách hàng còn thấp; nợ xấu của đơn vị tuy thấp nhưng lại chưa bền vững ở một số nơi… Để phù hợp với giai đoạn phát triển mới, phù hợp với Chiến lược Phát triển ngân hàng CSXH Việt Nam, định hướng của NHCSXH tỉnh Quảng Trị và Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, NHCSXH Cam Lộ cần phải tiếp tục được nâng cao năng lực hoạt động trên tất cả các phương diện, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh và phát triển công tác tín dụng chính sách gắn liền với hiệu quả, đồng thời có những khuyến nghị chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp để nâng cao hiệu quả của công tác cho vay này. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH Cam Lộ nhằm đưa ra giải pháp giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm ghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương là một vấn đề hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do rên, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng trong thời gian qua, đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam Lộ trong thời gian tới. 2
  • 15. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng chính sách, công tác quản lý tín dụng chính sách và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tín dụng chính sách. - Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016, tìm ra những mặt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH Cam Lộ phù hợp với định hướng về giảm nghèo và các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước và địa phương. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.1.1. Đối với số liệu thứ cấp Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại NHCSXH Việt Nam, Ngân hàng CSXH Quảng Trị; các báo cáo tổng kết, sơ kết ủa Ngân hàng CSXH Cam Lộ qua các năm 2014, 2015, 2016; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí và các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet. 3.1.2. Đối với số liệu sơ cấp Thông qua kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, khảo sát các Thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cam Lộ; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội huyện xã, Ban xóa đói giảm nghèo xã, các Ban quản lý tổ TK&VV và một số khách hàng. Phương pháp điều tra: Thiết lập bảng hỏi với thang đo 5 mức độ (thang điểm Likert) để lượng hóa các mức độ đánh giá. 3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Việc xử lý và tính toán số liệu được thực hiện trên máy tính theo các phần mềm thống kê thông dụng như Exel, SPSS. 3
  • 16. 3.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, thực hiện phân tích tần số để mô tả đặc điểm của mẫu như giới tính, độ tuổi, trình độ và kinh nghiệm. Tiếp theo là tính giá trị trung bình của từng nhóm yếu tố và rút ra nhận xét. - Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian. - Phương pháp so sánh bằng số tương đối, số tuyệt đối. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình công tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài được triển khai tại NHCSXH huyện Cam Lộ. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tín dụng chính sách giai đoạn 2014 - 2016 và các giải pháp được đề xuất đến năm 2020. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về công tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH Cam Lộ qua 3 năm 2014-2016. 5. Những đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để hoàn thiện chất lượng quản lý tín dụng, đó là: Sự phối hợp chặt chẽ giữa N CSXH với các tổ chức nhận ủy thác, phải hoàn thiện mô hình màng lưới hoạt động; gồm hoàn thiện mạng lưới các điểm giao dịch và tổ tiết kiệm và vay vốn. Đối với tổ TK&VV phải xây dụng trên cơ sở bền vững, có số lượng tổ viên đông đảo và dư nợ tương đối lớn để hoạt động có hiệu quả. Luận văn cũng đã đề ra các giải pháp đối với hộ gia đình, đó là nên mở rộng hình thức cho vay, mở rộng ngành nghề sản xuất. Mức vay, thời hạn cho vay nên linh hoạt theo từng dự án, từng vùng miền. Đối với các hộ vay vốn phải tích cực tham gia tiền gửi tiết kiệm qua tổ TK&VV… 4
  • 17. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng chính sách và công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Chương 2: Đánh giá thực trạng quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng CSXH huyện Cam Lộ. 5
  • 18. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về tín dụng chính sách và Ngân hàng CSXH 1.1.1. Khái niệm tín dụng chính sách Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo ũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Có điều này là vì dù họ có sức lao động, có mong muốn vươn lên nhưng do khó tiếp cận với các nguồn lực khiến cho họ rơi vào vòng luẩn quẩn là bẫy nghèo và những bất bình đẳng k ác. Việc thiếu hụt nguồn tài chính tài trợ cho các nhu cầu này là lực cản lớn đối với khả năng xóa đói, giảm nghèo của chính bản thân người nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng như mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội của một quốc gia. Những hạn chế về khả năng đáp ứng các quy định về vay vốn của TCTD thương mại khiến cho các đối tượng chính sách gần như không thể tìm ra nguồn vốn tài chính đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh. Gắn kết đặc điểm này cùng với vai trò quan trọng của Nhà nước đối với công tác giảm nghèo dẫn tới sự cần thiết của Nhà nước trong việc cung cấp, hỗ trợ nguồn tín dụng chính sách cho nhóm đối tượng này. Theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác ban hành ngày 04/10/2002 thì tín dụng chính sách được 6
  • 19. hiểu như sau: Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Cũng tại Nghị định 78/2002/NĐ – CP có nêu: - Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện tín dụng ưu đãi đối hộ với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01 tháng 9 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Hoạt động củ Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bả hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. - Ngân hàng Chính sách xã hội đượ thực hiện các nghiệp vụ: Huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chí h trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và goài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. [Mục 5 tài liệu tham khảo, trích Nghị định 78/2002/NĐ – CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.] Như vậy, việc cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách hoạt động theo những mục tiêu, nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình cho vay của các NHTM, trong đó nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất: Đối tượng vay vốn là người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Chính phủ quyết định đối tượng vay vốn theo từng chương trình tín dụng, trong đó bao gồm các hộ dân sống ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... thiếu vốn sản xuất, sinh hoạt…) gồm: 7
  • 20. - Hộ nghèo. - Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. - Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm. - Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, thuộc khu vực II,III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa… - Hộ nghèo thiếu nước sinh hoạt, thiếu công trình vệ sinh hợp môi trường. - Các đối tượng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thứ hai: Mục tiêu của tín dụng cho các đối tượng chính sách là nhằm giúp cho họ có vốn để sản xuất, kinh doanh tạo việc làm nâng cao thu nhập. Tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách không vì mục tiêu lợi nhuận, mà vì mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Thứ ba: Cho vay đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách hoặc các đối tượng khác ở vùng khó khăn, có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo và đối tượng chính sách khác vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn nghèo đa chiều do Bộ LĐ-TBXH hoặc do địa phương công bố trong từng thời kỳ và các điều kiện chính sách khác theo quy định của Thủ ướng chính phủ từng thời kỳ. Thực hiện cho vay sử dụng vốn đúng mục đích, bảo đảm hoàn trả (gốc và lãi) theo kỳ hạn, thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay. Thứ tư: Tín dụng chính sách được ưu đãi các điều kiện như: không cần bảo đảm tiền vay, đơn giản về thủ tục và các quy trình giải ngân, ưu đãi về lãi suất vay vốn và thời hạn vay vốn. Điều kiện cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của họ. Mức vay, các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về điều kiện tài chính và tài sản bảo đảm được điều chỉnh linh hoạt trong từng thời điểm, từng mục đích vay vốn, gắn với thực tiễn địa phương và hoàn cảnh của người nghèo và các đối tượng chính sách khác để bảo đảm họ dễ dàng có thể tiếp cận được vốn vay nhanh chóng nhất. 8
  • 21. Thứ năm: Tín dụng chính sách không những hỗ trợ điều kiện về vốn mà còn hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách về năng lực sản xuất kinh doanh như khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề, chỉ dẫn các thị trường đầu vào cho sản xuất lẫn đầu ra cho sản xuất, thông qua tập huấn hướng dẫn của các Tổ chức, ban ngành liên quan. Thứ sáu: Việc cho vay đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc Ngân hàng CSXH trực tiếp cho vay đến Người vay. Việc cho vay đối với người vay căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Tổ tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, được ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận bằng văn bản. 1.1.2. Đặc điểm tín dụng c ính sách Thứ nhất, tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định hoặc do Nhà nước thành lập để thực hiện tín dụng chính sách trong lĩnh vực ASXH. Thứ hai, tín dụng chính sách là kênh tín dụng của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Khác với tín dụng thương mạ , mục tiêu của tín dụng chính sách là cho vay để phục vụ SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, ổn định kinh ế – chính trị và bảo đảm ASXH. Thứ ba, đối tượng vay vốn tín dụng chính sách là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ. Chính phủ quyết định đối tượng vay vốn theo từng chương trình tín dụng. Thứ tư, nguồn vốn của tín dụng chính sách là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ Ngân sách. Thứ năm, Chính phủ hoặc người được Chính phủ ủy quyền quyết định về lãi suất cho vay, điều kiện vay, thủ tục cho vay và cách tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách. 9
  • 22. Thứ sáu, phương thức cho vay đa dạng: Tổ chức quản lý tín dụng chính sách có thể cho vay trực tiếp đến khách hàng, có thể ủy thác một phần hoặc toàn phần cho các tổ chức tín dụng khác và có thể ủy thác một số công đoạn trong quy trình tín dụng cho các tổ chức CTXH. Đối tượng cho vay: Là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Giá trị các món vay: Các món vay có giá trị nhỏ do đều phục vụ nhu cầu cải thiện nhu cầu đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Lãi suất cho v y: Thấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại, do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay được Bộ Tài chính cấp bù, những tổn thất trong cho vay, sau khi bù đắp bằng quỹ dự phòng, chi phí hoạt động của Ngân hàng Chính sách sẽ được Bộ Tài chính cấp...Như vậy đây là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng (huy động và cho vay) song dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách. Phương thức cấp tín dụng ưu đãi: Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức uỷ thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay đến Người vay. Thứ nhất: Đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách là những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách khác sống chủ yếu ở nông thôn, ở các vùng đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa, do đó rủi ro trong công tác tín dụng dễ xảy ra và ở mức độ lớn nhất so với các hoạt động của ngân hàng nói chung. Người vay vốn chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên dễ bị tác động bởi các điều kiện tự nhiên như thay đổi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh dẫn đến thu nhập giảm sút, dễ mất một phần vốn hoặc toàn bộ vốn vay. Thứ hai: Trình độ quản lý tài chính của người nghèo và các đối tượng chính sách khác không cao nên việc sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả không phải lúc nào 10
  • 23. cũng đạt được. Ngoài ra, việc chưa làm quen với việc tiết kiệm tiền để trả nợ theo định kỳ khiến cho họ không ngay lập tức có ý thức và khả năng tiết kiệm số tiền theo định kỳ để trả nợ cho ngân hàng. Xuất phát từ lý do này, các TCTD khi cho các đối tượng chính sách vay tiền thường yêu cầu họ thực hiện tiết kiệm bắt buộc hoặc tự nguyện để giúp họ làm quen dần với việc quản lý tài chính cũng như tích lũy tiền để có thể trả nợ khi đến hạn. Thứ ba: Các đối tượng chính sách không sở hữu nhiều tài sản hoặc hầu hết họ không có tài sản cố định có giá trị và tính thị trường cao, hoặc họ có sở hữu nhưng lại gặp những vướng mắc khó giải quyết về thủ tục xác nhận quyền sở hữu diễn ra khá phổ biến tại nông thôn. Như vậy, nguồn thu nợ thứ hai của các TCTD trong trường hợp nhóm đối tượng này không trả được nợ đã bị hạn chế đi nhiều. Thứ tư: Tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Ngân hàng CSXH được triển khai qua hình thức cho vay theo nhóm (group lending) và thông qua quản lý của 4 tổ chức Hội chính trị xã hội, vì vậy nâng cao hiệu quả trong trong nắm bắt thông tin và công tác tương trợ của nhóm hộ. Việc tăng cường quản lý của Tổ chức Hội, sự giám sát giữa ác thành viên trong nhóm vay vốn sẽ làm giảm thiểu rủi ro đạo đức (đặc biệt là trong trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm). Do nhóm vay vốn muốn duy trì uy tín của cả óm nên họ có xu hướng giám sát việc sử dụng vốn vay của các thành viên khác sao c o hiệu quả nhất, đúng theo các mục đích được cam kết với ngân hàng. Nói cách khác, cho vay theo nhóm sẽ chuyển rủi ro đạo đức mà ngân hàng phải chấp nhận sang cho các thành viên trong nhóm, qua đó giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng và làm giảm phí tổn cho ngân hàng do tiết kiệm được nguồn lực cho công tác giám sát sau giải ngân. Thứ năm: Cơ sở dữ liệu về người nghèo và các khoản tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thường thiếu hụt và yếu kém cả về số lượng lẫn chất lượng. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiền gửi, thanh toán của nhóm đối tượng này là rất hạn chế xuất phát từ bản thân nhu cầu và trình độ học vấn của họ cũng như mức độ đáp ứng các dịch vụ tài chính của TCTD tại khu vực nông thôn thường thấp. Tương tự, các thông tin về năng lực pháp lý và tài chính của họ cũng rất 11
  • 24. khó để thu thập và xác minh do cơ sở dữ liệu tại các địa phương thường không được lưu trữ đầy đủ và chính xác như các đối tượng khách hàng doanh nghiệp được đăng ký với cơ quan quản lý của nhà nước. Do vậy, tình trạng thông tin bất cân xứng cao hơn so với các đối tượng khách hàng khác của ngân hàng. Thứ sáu: chi phí của việc cấp tín dụng chính sách cho các đối tượng chính sách ở mức cao so với cho vay các đối tượng khác. Điều này là do giá trị các khoản tín dụng thường nhỏ, quay vòng nhiều cộng thêm với đặc điểm nhóm đối tượng này nằm phân tán trên một địa bàn rộng, tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên việc quản lý khoản tín dụng trở nên rất tốn kém, đòi hỏi TCTD phải có một số lượng nhân viên đủ lớn (hoặc trung gian ủy thác) và dành nhiều nguồn lực tài chính, thời gian công tác giám sát sử dụng vốn vay. Số lượng khoản tín dụng lớn, sự đa dạng của nhu cầu tín dụng, địa bàn rộng buộc TCTD phải đánh đổi giữa việc giảm thiểu chi phí quản lý tín dụng và bảo đảm chất lượng tín dụng. 1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách Thứ nhất: Tín dụng chính sách là đòn bẩy, là bà đỡ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, giúp họ mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, với lý do: + Thủ tục vay vốn đơn giản, có tổ chức chí h trị xã hội đứng ra động viên vay vốn, hướng dẫn thủ tục…, tạo điều kiện cho người vay dễ tiếp cận nguồn vốn, không có cản trở khi vay về trình độ dân trí của người vay. + Lãi suất vay vốn ưu đãi, thời gian vay vốn dài, không phải thế chấp tài sản, tạo điều kiện cho người vay có khả năng trả nợ cao, vì chi phí vốn thấp, thời gian vay dài để họ có thể tích góp dần để trả nợ, không phải thế chấp tài sản vì phần lớn người vay đều có thu nhập thấp nên không có tài sản có giá trị cao để thế chấp. Thứ hai: Tín dụng chính sách đối với người nghèo và đối tượng chính sách có ý nghĩa thiết thực trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo, mang lại hiệu quả hơn so với phương thức cấp phát cho không, lý do: - Do bản chất của tín dụng là cho vay có hoàn trả, nên nguồn vốn được người vay tính toán có hiệu quả, sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập để đảm bảo cuộc sống và trả được nợ. 12
  • 25. - Khắc phục được tư tưởng ỷ lại của người đi vay, giúp họ vượt qua được sự mặc cảm, tự ti để tự nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của mình, tạo điều kiện cho việc hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Thứ ba: Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình...Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm, tạo niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước. Thứ tư: Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần thực hiện phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Thứ năm: Tín dụng chính sách tạo điều kiện cho các vùng khó khăn, cho người nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận dần với cơ chế thị trường và dịch vụ ngân hàng: tạo tiền đề cho các vùng kinh tế kém phát triển do sự khác biệt về mặt địa lý, do môi trường và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt có điều kiện tiếp cận với cơ chế thị trường và các dịch vụ ngân hàng, từ đó hộ vay có điều kiện làm quen và nâng cao cách thức quản lý tài chính cá nhân. Thứ sáu: Tín dụng chính sách góp phần ổn định chính trị đất nước. Người nghèo và các đối tượng chính sách vẫn là một tầng lớp chiếm đại đa số trong xã hội mà không được quan tâm thường dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng. Do đó, tín dụng chính sách đã góp phần giác ngộ tư tưởng cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội. Khi tiếp cận được tín dụng chính sách, người nghèo và các đối tượng chính sách sẽ cảm nhận được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, chuyên tâm làm ăn, ổn định cuộc sống sẽ góp phần đảm bảo ổn định chính trị. Thứ bảy: Tín dụng chính sách làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị – xã hội. Các tổ chức CTXH ở Việt Nam thống nhất giữa mặt chính trị và xã hội. Điều này thể hiện sự tập hợp đoàn kết các lực lượng quần chúng đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Với chức năng, nhiệm vụ được giao trong hoạt động CTXH, khi tham gia quản lý tín dụng 13
  • 26. chính sách đã phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức CTXH. Vốn tín dụng chính sách đã làm cầu nối để các tổ chức CTXH phát huy vai trò của mình đã được Đảng và Chính phủ giao trong việc gắn kết, kêu gọi các hội viên tham gia vào một hoạt động xã hội bổ ích đó là sử dụng vốn vay hiệu quả, phát huy được hiệu quả đồng vốn, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo ASXH. Khi thực hiện vốn tín dụng chính sách đối với người nghèo, các đối tượng chính sách đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm và gắn kết hoạt động của các ngành, các cấp, chính quyền và các tổ chức CTXH từ cơ sở đến trung ương. Trong thực tế, thông qua việc bình xét cho vay vốn, và quá trình thành lập các tổ TK&VV trong hoạt động tín dụng chính sách tại NHCSXH, các tổ chức CTXH đã phát huy được vai trò đoàn thể của mình, giúp đỡ thiết thực để người nghèo vươn lên vượt qua đói nghèo. Thực hiện vốn tín dụng chính sách, người nghèo, các đối tượng chính sách đã có điều kiện sinh hoạt qua các tổ chức CTXH nên các phong trào ạt động của các tổ chức CTXH được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời, thông qua hoạt động tín dụng chính sách, ác tổ chức CTXH có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội, đoàn thể có nội dung phong phú hơn, có thể lồng ghép được các hoạt động chính trị hác, góp phần tiết giảm chi phí xã hội. Phương thức ủy thác cho vay thông qua các tổ chức CTXH đã phát huy được những điểm mạnh của một bên là quản lý ngân hàng - tổ chức ài chính chuyên nghiệp, trực tiếp quản lý, thực hiện các hoạt động cho vay và hu hồi vốn vay theo quy định; một bên là các tổ chức CTXH có mạng lưới ở tất cả các địa bàn, cùng góp sức tuyên truyền chủ trương, chính sách; bình xét cho vay; đưa vốn tín dụng ưu đãi, hướng dẫn, giám sát sử dụng vốn hiệu quả với mô hình tổ tiết kiệm và vay vốn…Từ đó khẳng định, tham gia thực hiện tín dụng chính sách với NHCSXH không chỉ đem lại lợi ích cho NHCSXH mà còn mang lại hiệu quả hoạt động cho các tổ chức CTXH. Do đó, có thể khẳng định vốn tín dụng NHCSXH làm cầu nối và tạo điều kiện phát huy chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức CTXH. Thứ tám: Tín dụng chính sách góp phần tăng cường vai trò quản lý của Chính quyền địa phương. Hoạt động tín dụng của NHCSXH thu hút được cả hệ thống chính 14
  • 27. trị vào cuộc. Từ Trung ương đến các địa phương, có HĐQT và Ban đại diện HĐQT gồm chính quyền, đại diện một số ban ngành tham gia. Theo đó, hoạt động của NHCSXH góp phần tăng cường vai trò quản lý của chính quyền địa phương. Thông qua việc tham gia quản lý tín dụng chính sách, chính quyền địa phương phát huy tích cực hơn vai trò quản lý các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tại địa phương. Vốn tín dụng được chuyển tải đúng đối tượng, vốn được giám sát ngay tại cơ sở sử dụng đúng mục đích, gắn liền với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…, tạo điều kiện cho chính quyền định hướng được phát triển kinh tế xã hội địa phương, có được công cụ để đưa ra được các định hướng và giải pháp giảm nghèo có hiệu quả, sát thực tiễn. 1.1.4. Tổng qu n về Ngân hàng CSXH Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các c ính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng chính sách. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng ác tiêu chí về kinh doanh thương mại. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH VN) được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 ăm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam. NHCSXH VN hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn điều lệ ban đầu 5.000 tỉ đồng và được cấp bổ sung phù hợp yêu cầu hoạt động từng thời kì. Được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, không phải dự trữ bắt buộc và không phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Thời hạn hoạt động của NHCSXH VN là 99 năm. Bộ máy quản trị của NHCSXH VN bao gồm 3 cấp: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 63 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và 629 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện. Hội đồng quản trị của NHCSXH VN gồm 14 thành viên, trong đó có 12 thành viên kiêm nhiệm, là đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động & thương binh xã hội, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên 15
  • 28. hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. 02 thành viên còn lại không kiêm nhiệm là Tổng giám đốc và trưởng Ban kiểm soát của ngân hàng CSXH. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp là Trưởng ban và các thành viên là đại diện có thẩm quyền của các ngành, tổ chức như Hội đồng quản trị nêu trên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định. Nhiệm vụ của NHCSXH VN là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để phục vụ các đối tượng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhằm góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam: Thứ nhất, huy động vốn t eo kế hoạch hàng năm được chính phủ phê duyệt để tạo lập nguồn vốn cho vay. Thứ hai, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Thứ ba, nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã ội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thứ tư, cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ. Các đối tượng này có thể thay đổi theo quy định được công bố từng thời kì của Chính phủ. 1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH. 1.2.1. Khái niệm về quản lý tín dụng chính sách Tín dụng chính sách là một khái niệm đặc thù nên việc quản lý nó cũng mang tính đặc thù. Các nghiên cứu trước đây gần như chưa đề cập đến khái niệm quản lý tín dụng chính sách mà mới chỉ tập trung làm rõ các nội dung về tín dụng chính sách. 16
  • 29. Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể hiểu khái niệm Quản lý tín dụng chính sách như sau: Công tác quản lý tín dụng chính sách là một tập hợp các quy trình và phương thức điều hành và quản lý vốn vay nhằm tạo nguồn lực cao nhất; tổ chức cung cấp các dịch vụ tín dụng ngân hàng đến với những đối tượng thụ hưởng chính sách với chi phí quản lý thấp nhất, kịp thời, thủ tục đơn giản thuận tiện để giúp họ vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn, đồng thời bảo đảm hoạt động tín dụng có tính an toàn và hiệu quả. Quản lý tín dụng chính sách cũng còn là một quá trình gồm những hoạt động phối hợp, liên kết, thống nhất của các cấp chính quyền, hội đoàn thể, NHCSXH và của những người vay vốn trong lĩnh vực tín dụng chính sách nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất. Từ khái niệm trên và với sự gói gọn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng ta có thể hiểu, đối tượng chịu sự quản lý tín dụng chính sách là các công tác trong quy trình cấp tín dụng, từ tìm kiếm, đề xuất khoản tín dụng cho tới thẩm định, quyết định, giải ngân, theo dõi, giám sát và thu hồi, thanh lý khoản tín dụng. 1.2.2. Mục tiêu quản lý tín dụng hính sách - Quản lý tín dụng chính sách giúp người ghèo và các đối tượng chính sách khác dễ dàng tiếp cận vốn ưu đãi để vượt qua khó khăn. Các đối tượng chính sách thường xuyên gặp phải những bất lợi trong cuộc sống, trong đó có việc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh, khiến cho họ khó có thể cải thiện được cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Nếu như nguồn vốn tín dụng đến tay người nghèo với mức chi phí (lãi suất và các khoản phí khác) cao như các khoản vay thương mại thì người nghèo sẽ ngần ngại không vay vốn hoặc dù có vay được vốn thì họ cũng khó lòng tạo ra được thu nhập để chi trả cho ngân hàng. Vì vậy quản lý tín dụng chính sách tốt góp phần đưa các nguồn vốn huy động từ Nhà nước và xã hội đến tay người nghèo với phương pháp phù hợp, chi phí thấp, thời gian nhanh chóng và bảo đảm đúng đối tượng thụ hưởng. - Quản lý tín dụng chính sách giúp vốn vay được đầu tư vào đúng mục đích sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cải thiện kinh tế hộ gia đình, kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 17
  • 30. - Quản lý tín dụng chính sách tốt sẽ tạo ra được một mô hình hoạt động có hiệu quả, liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình cho vay. - Quản lý tín dụng chính sách giúp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và an toàn hoạt động ngân hàng. - Quản lý tín dụng chính sách giúp ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Việc cho vay được quản lý tốt sẽ giúp tăng thêm nguồn vốn từ tiết kiệm của người vay, từ việc thu hồi vốn cho vay quay vòng, từ việc xem xét đánh giá để cấp thêm nguồn vốn, có điều kiện tăng thêm đối tượng và chương trình cho vay, thúc đẩy phát triển quy mô tín dụng. 1.2.3. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách 1.2.3.1. Nội dung quản lý tín dụng chính sách - Thứ nhất, Xây dựng được chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. Việc xây dựng chỉ t êu kế hoạch tín dụng là khởi điểm cho toàn bộ nội dung quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng. Để có thể xây dựng được chỉ tiêu kế hoạch phù hợp, ngân hàng cần bám sát vào những chủ trương về mặt chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng, nhu ầu lẫn khả năng hấp thụ vốn tín dụng của người vay và khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng. - Thứ hai, Quản lý được khách hàng vay vốn. Khách hàng vay vốn tín dụng chính sách là ộ nghèo và các đối tượng chính sách do Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng cụ hể, được hưởng ưu đãi về điều kiện vay vốn, lãi suất, thế chấp… Thực hiện tín dụng chính sách là nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH nhưng đã là tín dụng thì nó mang tính chất “có vay có trả” dù đó là nguồn vốn từ ngân sách. Do vậy, quản lý tín dụng chính sách phải quản lý được khách hàng vay vốn, giám sát xem nguồn vốn tín dụng chính sách đã giải ngân có đúng đối tượng vay theo quy định của Chính phủ chưa, đồng thời phải giám sát hộ vay vốn để hộ vay sử dụng vốn vay hiệu quả, trả được nợ vay. Thứ ba, Xác định và quản lý các điều kiện vay vốn. Các chương trình tín dụng chính sách cũng quy định điều kiện vay vốn là hộ vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời 18
  • 31. gian đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo nguyên tắc vay vốn, tín dụng chính sách cũng yêu cầu người vay phải có đủ năng lực hành vi dân sự; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, đầu tư vào những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; có phương án, dự án đầu tư hiệu quả, đúng mục đích, điều đó chứng tỏ quản lý điều kiện vay vốn cũng là nội dung quản lý tín dụng chính sách. Thứ tư, Xác định và quản lý giới hạn tín dụng hay mức cho vay. Mỗi chương trình tín dụng chính sách đều quy định rõ ràng về mức cho vay tối đa. Điều đó cho phép việc xét duyệt cho vay ở một mức cao nhất có thể và không cho phép giải ngân vượt qua ngưỡng đó. Tín dụng chính sách không thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vay vốn của người vay, nó chỉ hỗ trợ ở một mức hợp lý. Với mức tối đa cho phép nhưng không phải vì thế mà xét duyệt cho vay cào bằng mà phải căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn tín dụng chính sách cho mỗi chương trình. Do đó, mức cho vay cũng là nội dung quản lý tín dụng chính sách. Thứ năm, Quản lý thời ạn cho vay và kỳ hạn trả nợ. Thời hạn cho vay của tín dụng chính sách là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay đến khi trả hết nợ gốc và lãi tiền vay, bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay, khách hàng thỏa thuận trả nợ trong hợp đồ g tín dụng mà tại mỗi cuối khoảng thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phải được quan tâm vì kỳ hạn liên quan đến hanh khoản và rủi ro. Thứ sáu, Chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn. Đặc thù của tín dụng chính sách là cho vay qua tổ tiết kiệm vay vốn, thành viên vay vốn muốn vay phải kết nạp vào tổ. Vì vậy hoạt động của tổ tiết kiệm vay vốn quyết định đến hiệu quả của việc quản lý tín dụng dụng chính sách. Cuối cùng, Quản lý chất lượng nợ vay trong quá trình hoạt động: Tín dụng chính sách cũng như tín dụng nói chung luôn đi kèm với rủi ro. Để nhận biết và quản lý được khoản nợ có vấn đề thì không còn cách nào khác là phải tăng cường kỹ năng thẩm định, công tác kiểm tra giám sát hộ vay và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách. 19
  • 32. 1.2.3.2. Công cụ quản lý tín dụng chính sách Các công cụ quản lý tín dụng chính sách bao gồm: mạng lưới và cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng, tiêu chuẩn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, thời hạn cho vay… Thứ nhất, mạng lưới và cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng. Muốn giải quyết được khó khăn này, tổ chức tín dụng cần xây dựng một mạng lưới về tận cơ sở xã, phường, có đặc điểm là “gần dân” thông qua việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể nhằm tạo ra được một phong trào vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận được vốn ngay chính nơi mình sinh sống. Thứ hai, tiêu chuẩn cấp tín dụng để có thể vay được vốn. Quản lý khách hàng vay vốn là một nội dung quan trọng trong cấp tín dụng chính sách của tổ chức tín dụng. Xác định được đúng đối tượng chính sách hưởng ưu đãi tín dụng thì mới có thể xác định được chính xác các nội dung còn lại của quản lý tín dụng chính sách. Một trong số các tiêu chuẩn cấp tín dụng chính sách khác là người nghèo và người thân của họ phải có khả năng và mong muốn lao động. Nếu người nghèo không có đủ sức khỏe để lao động thì nguồn vốn vay sẽ không được đưa vào thực tiễn để mang lại cơ hội gia tăng thu nhập, ổn đị h đời sống cho người nghèo. Trái lại, người nghèo có thể sử dụng tiền đó cho các mục tiêu tiêu dùng, gây ra tình trạng sử dụng vốn sai mục đích và khi không có khả năng oàn rả vốn vay, sẽ xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu. Thứ ba, mức cho vay Quy mô vốn vay tối đa trên một khách hàng cũng không thể quá lớn mặc dù nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng vì nếu như vậy, nhiều khách hàng khác sẽ không có điều kiện tiếp cận tín dụng và phạm vi ảnh hưởng của chính sách tín dụng bị hạn chế đi nhiều. Ngoài ra, người nghèo và các đối tượng chính sách có ít kinh nghiệm quản lý tài chính, nếu phải quản lý một số tiền lớn sẽ có thể dẫn tới tình trạng vượt quá khả năng của họ và gây ra những rủi ro cho ngân hàng. 20
  • 33. Thứ tư, thời hạn cho vay và trả nợ Người nghèo có nguồn thu nhập không ổn định nên thời hạn cho vay quá chặt chẽ sẽ khiến cho khả năng tích lũy và trả nợ tổ chức tín dụng bị suy giảm mạnh. Vì vậy, việc quy định thời hạn trả nợ của họ cần được tính toán sao cho phù hợp với dòng tiền thu nhập mà người nghèo có được, nó không chỉ tính đến dòng tiền sản xuất kinh doanh mà còn tính đến các nguồn thu nhập khác và các khoản chi cho tiêu dùng, sinh hoạt đời thường. Kỳ hạn trả lãi có thể được quy định ngắn nhằm khuyến khích người nghèo và các đối tượng chính sách có ý thức tiết kiệm định kỳ, từ đó duy trì một khoản tiền nhỏ hàng tháng (hoặc hàng tuần) để trả nợ tổ chức tín dụng, không gây ra tình trạng sử dụng cho mục đích khác và không kiểm soát được số tiền phải trả nợ khi đến hạn. 1.2.4. Nhân tố tác động đến công tác quản lý tín dụng chính sách 1.2.4.1. Nhân tố khách quan Hoạt động tín dụng đố với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là hoạt động có tính rủi ro cao, phụ t uộc nhiều vào môi trường kinh tế, môi trường văn hoá-xã hội, môi trường chính trị, pháp lý…đó là những nhân tố không nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng nhưng tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH nói riêng: - Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế không đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Ngân hàng CSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải ự bù đắp chi phí, thực hiện bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Trên thực tế, hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, xét về bản chầt là vốn tín dụng nhưng đây là vốn do ngân sách cấp chủ yếu nên nguồn vốn tăng trưởng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó vốn tín dụng ưu đãi của ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, việc cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất, tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn nhiều vấn đề tồn tại… dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, khả năng trả nợ của người vay hạn chế... Bên cạnh đó phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vốn… 21
  • 34. - Môi trường tự nhiên: Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi... thường xãy ra, gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ. - Môi trường hạ tầng: ở các vùng sâu, vùng xa nhìn chung hệ thống đường xá, cầu cống, hệ thống thuỷ lợi, thông tin liên lạc…còn kém phát triển. Thậm trí có những địa phương chưa có đường giao thông đến xã, thôn, bản nên nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư. - Môi trường văn hóa, xã hội: Đối với khu vực nông thôn, miền núi và địa bàn có mặt bằng dân trí chưa cao thì nhìn chung các hộ gia đình còn thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu tri thức khoa học-kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi… thậm trí nhiều vùng còn mang nặng tư duy bao cấp, lối sống tự túc, tự cấp, chưa có tư duy sản xuất hàng hoá và do đó còn xa lạ vớ các dịch vụ, các tiện ích ngân hàng. - Môi trường chính trị, pháp luật: Nếu chính sách tín dụng và các chính sách ưu đãi đối với các hộ nghèo chưa đồng bộ với các chính sách, giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn nông dân còn nhiều vấn đề khó khăn thì điều kiện nâng cao hiệu quả còn nhiều tồn tại, vốn và hiệu quả đầu tư thấp. 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan - Thực sự tín dụng ưu đãi là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, được quản lý thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, được phổ cập rộng rãi trong tầng lớp dân cư và các vùng, nhất là vùng khó khăn. Có thể khẳng định rằng chính sách tín dụng ưu đãi có nhanh chóng đi vào cuộc sống dân nghèo, vùng khó khăn và đạt được hiệu quả ở mức độ nào là nhờ ở cơ chế quản lý, vai trò giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, khả năng điều hành hoạt động của NHCSXH ở cơ sở, sự phối hợp của 4 tổ chức Hội ủy thác… - Xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của NHCSXH: Theo cơ chế chính sách ưu đãi thì phải là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh nhưng việc bình xét cho vay từ tổ tiết kiệm và vay vốn và Ban xóa đói 22
  • 35. giảm nghèo cấp xã xác nhận đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Do đó, nếu ngân hàng có sự tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể, sát sao trong công tác bình xét thì việc xác định đối tượng cho vay ưu đãi mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, do đó hiệu quả tín dụng ưu đãi mới được nâng cao. - Quy trình, Nhân lực, Hệ thống thông tin, Mạng lưới giao dịch: Hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH phải bám sát chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế và XĐGN địa phương, việc xây dựng cơ chế chính sách, ban hành các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ của Ngân hàng cần sát với thực tiễn cơ sở. Phương thức cấp vốn tín dụng thông qua hoạt động ủy thác và các tổ tiết kiệm & vay vốn là một đặc thù của NHCSXH nhằm tăng cường trách nhiệm trong những người vay vốn, thực hiện việc công khai và xã hội hoá công tác tín dụng, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể... 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tín dụng chính sách 1.2.5.1. Về hiệu quả kinh tế Có thể nói kết quả của hoạt động tín dụng ưu đãi hay chất lượng tín dụng ưu đãi được đánh giá trên hai phương diện: Thứ nhất, hiệu quả quản lý vốn vay trong chương rình của Ngân hàng Chính sách xã hội qua các chỉ tiêu quy mô cho vay, khả năng quản lý mục đích sử dụng vốn của người vay, cho vay đúng đối tượng và khả năng thu hồi vốn để bù đắp chi phí cho ngân sách. Thứ hai, hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác thể hiện qua các chỉ tiêu như: số hộ nghèo được vay, số hộ thoát nghèo, tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ nghèo, số lao động tạo được việc làm... Chất lượng tín dụng và hiệu qủa tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngân hàng về 23
  • 36. mặt kinh tế. Hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính toán được giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tín dụng thông qua một số các chỉ tiêu: 1- Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ hộ nghèo của địa phương, đây là chỉ tiêu đámh giá về số lượng. Chỉ tiêu này được tính luỹ kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả. Tổng số hộ nghèo = Lũy kế số lượt hộ được + Lũy kế số lượt hộ được được vay vốn vay đến cuối kỳ trước vay trong kỳ báo cáo 2- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng; bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo đói theo chuẩn mực được công bố. Tỷ lệ hộ nghèo = Tổng số hộ nghèo được vay vốn x 100 được vay vốn Tổng số hộ nghèo trong danh sách 3- Số tiền vay bình quân 1 hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứ g tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không. Số tiền cho vay = Dư nợ cho vay tính đến hời điểm báo cáo bình quân 1 hộ Tổng số hộ còn dư nợ tới thời điểm báo cáo 4- Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hoà nhập với cộng đồng. 24
  • 37. Tổng số Số hộ Số hộ Số hộ nghèo Số hộ hộ đã nghèo nghèo nghèo trong danh thoát = trong - - + mớitrong danh sách đầu kỳ khỏi danh sách cuối di cư đi nơi vào trong ngưỡng sách đầu kỳ báo kỳ khácnghèo kỳ cáo Khả năng kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng. Cấp tín dụng cho đối tượng chính sách là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khiến cho ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro xuất phát từ vấn đề năng lực tài chính và sử dụng vốn của người vay thấp, mức độ thông tin kém, tài sản bảo đảm không có hoặc có giá trị thấp, thiếu thanh khoản… Do vậy, rủi ro tín dụng cho các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này tiềm ẩn ở mức cao, buộc ngân hàng phải thường xuyên kiểm soát và xử lý rủi ro phù hợp với các ràng buộc về tôn chỉ hoạt động, chỉ đạo của Chính phủ (nếu có), nguồn vốn, lợi nhuận hoạt động. Tỷ lệ nợ gia hạn = Dư nợ được gia hạn trong kỳ t x 100 trong kỳ t Tổng dư nợ trong kỳ Và Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ Khi rủi ro tín dụng xảy ra, khả năng thu hồi các khoản nợ cũng là một nhân tố cần được xem xét vì ngoài việc hạn chế được tổn thất, bảo toàn được nguồn vốn thì nó còn giúp cho khách hàng vay vốn nâng cao được ý thức trong việc hoàn trả vốn vay. Tỷ lệ nợ khoanh = Doanh số thu hồi kỳ t x 100 thu hồi được Doanh số nợ khoanh phát sinh 25
  • 38. Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng Để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của đối tượng chính sách, NHCSXH phải huy động được nguồn vốn từ nhiều chủ thể kinh tế, từ các cá nhân, doanh nghiệp cho tới ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng… trong phạm vi trong nước lẫn ngoài nước. Chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên tín dụng đo lường khả năng huy động vốn của ngân hàng trước khi cần đến sự hỗ trợ của Trung ương, phản ánh khả năng độc lập của ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn. Tỷ lệ nợ nguồn vốn huy = Nguồn vốn huy động x 100 động so với nhu cầu Tổng dư nợ 1.2.5.2. Về hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng chính sách được thể hiện qua tôn chỉ hoạt động của ngân hàng về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, hiệu quả xã hội được đo lường bằng các tiêu chí về sự cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Số lượng/tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được vốn vay Tiêu chí này đo lường tỷ lệ hộ nghèo giải quyết được sự thiếu hụt về vốn thông qua việc tiếp cận được với tín dụng ngân hàng. Đây là một yếu tố quan trọng vì nó có thể là khởi điểm cho công cuộc vươn lên trong cuộc sống, iến đến thoát nghèo nhờ giải quyết được một yếu tổ của nghèo là nghèo về vốn tài chính. Ở một khía cạnh nhìn nhận khác từ góc độ ngân hàng, nó phản ánh phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của ngân hàng cấp tín dụng chính sách. Số lượng/tỷ lệ hộ thoát nghèo Tiêu chí này phản ánh số hộ thoát nghèo nhờ vào vay vốn ngân hàng trong tổng số hộ là khách hàng của ngân hàng. Nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động tín dụng chính sách là giúp cho các hộ vay vốn vượt qua được những khó khăn bước đầu để tiến tới nâng cao, ổn định thu nhập. Thực vậy, nhờ có vốn vay mà các hộ nghèo có thể nâng cao được điều kiện lao động, năng suất lao động để tạo ra mức thu nhập cao 26
  • 39. hơn, ổn định hơn và rộng hơn là giải quyết được những khó khăn khác bủa vây họ như thiếu y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần… Số lượng/tỷ lệ hộ có được việc làm Trong các sản phẩm tín dụng cấp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngân hàng có hướng tới cho vay để khách hàng có vốn sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng các nhu cầu cần thiết để được tham gia lao động tại các tổ chức trong và ngoài nước. Giải quyết được vấn đề thất nghiệp không chỉ giúp người nghèo có thu nhập cao hơn, ổn định hơn mà còn giải quyết được những vấn nạn xã hội khác do thất nghiệp tạo ra. Trên bình diện toàn xã hội, của cải được tạo ra sẽ nhiều hơn do lực lượng lao động đông đảo hơn. Số lượng/tỷ lệ hộ có thành viên được đi học Tiêu chí này cho biết có bao nhiêu học sinh sinh viên là con em của những hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn để đi học hoặc nhờ có tín dụng chính sách mà gia đình có t u nhập để chi trả cho học phí của con em mình. Trong dài hạn, việc nâng cao hiểu biết của con em các hộ gia đình này sẽ giúp cho những thế hệ sau có cơ hội tìm được việc làm và có thu nhập để giúp bản thân và gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn, trả được nợ vay ngân hàng. Số lượng/tỷ lệ hộ tiếp cận được các nhu cầu sinh hoạt cơ bản như nhà ở, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường Tiếp cận được các nhu cầu và dịch vụ cơ bản có vai trò thiết yếu trong việc tránh bệnh tật, duy trì và nâng cao sức khỏe cho người nghèo, từ đó giúp họ có nền tảng vươn lên thoát nghèo. Rõ ràng, việc có nhà ở ổn định, được khám chữa bệnh, được sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh là một trong các tiêu chí để đánh giá hộ gia đình có phải là hộ nghèo chưa cũng như quay trở lại tác động tới công cuộc thoát nghèo của họ. 27
  • 40. 1.3. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước ngoài và bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng nước ngoài Kinh nghiệm Băng-la-đét: Băng la đét là một nước nông nghiệp, có hơn 80% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Trong đó, có hơn 50% người nông dân không có ruộng đất, phần lớn trong số họ sống dưới mức nghèo khổ. Năm 1976 xuất hiện hình thức cấp tín dụng cho người nghèo, do ngân hàng Grameen thực hiện đã giúp cho người nghèo có vốn để phát triển nhiều ngành nghề, làm tăng thu nhập, cuộc sống dần ổn định hơn. Cơ chế hoạt động của ngân hàng Grameen: Ngân hàng Grameen cho phép bất cứ người nông dân nào không có đất canh tác, thu nhập dưới 2500 taka/năm (tương đương 100 USD) đều được vay vốn, không cần thế chấp, hay cầm cố tài sản. Mức tiền vay thấp nhất là 5000 taka (tương đương 200 USD). - Để vay được tín dụng, người trong gia đình có đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh tế và xã hội gần giống hau. Thông thường mỗi gia đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm hư thế. Do đó, các thành viên trong cùng một gia đình, thậm chí cả bà con thân thuộc kí những giấy tờ chứng nhận mang tính chất cá nhân ở địa phương. Kì hạn vay và các phương hức tiết kiệm ở đây hết sức đa dạng và linh hoạt. - Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập, một nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra tư cách của mỗi thành viên bằng cách đến thăm gia đình của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập… - Khoảng năm hoặc sáu nhóm trong cùng địa phương sẽ lập thành một trung tâm. Trong các trưởng nhóm bầu ra một trưởng trung tâm, sẽ chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu về kỷ cương của ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất cả các thành viên sẽ dự một khoá hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗi ngày 2 giờ. Các 28
  • 41. nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của Grameen, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Sau khi kết thúc khoá học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chính thức. - Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thành thực và tình đoàn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần kế tiếp và tiếp tục nghe nhân viên ngân hàng bàn về quy định của Grameen và giải đáp thắc mắc, các thành viên mù chữ cũng được dạy ký tên, các thành viên không cần đến trụ sở để giao dịch. Nhân viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiền trả nợ, vào sổ sách ngay tại trung tâm. - Tại mội cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một kata vào quỹ nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền. Thêm hai người nữa được vay nếu hai người vay đầu tiên trả được nợ đúng hạn trong hai tháng đầu tiên. Người vay cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai tháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy. - Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm. Nếu một người vỡ nợ những người khác trong nhóm sẽ hông được vay. Do đó áp lực của các thành viên trong nhóm là yếu tố quan trọng đảm bảo mỗi thành viên sẽ trả nợ đầy đủ. Ngoài việc đóng góp một kata mỗi tuần, mỗi thà h viên khi vay được tiền phải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thể vay mượn quỹ này với bất cứ mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêu dùng. Nhờ đó mà họ có thể hỗ trợ nhau trả nợ trong trường hợp cấp bách như có tử vong, bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ này giống như một khoản bảo hiểm. - Ngân hàng Gremeen không phải tuân theo những quy định của ngân Băngladesh, vì vậy, lãi suất cho vay của Ngân hàng Grameen thường lớn hơn lãi suất cho vay của NHTM: mới đầu là lãi suất là 16% một năm với những khoản vay đều đặn cho đến giữa năm 1991, sau đó tăng lên 20% năm. Lãi suất tăng lên này đã không làm giảm sút nhu cầu vay hay làm tăng các khoản nợ. - Chi phí quản lý và chi phí giao dịch là tương đối cao do họ thường cho vay những món tiền nhỏ và số tiền huy động cũng không lớn, do những cố gắng nỗ lực 29
  • 42. thu thập thông tin từ phía khách hàng và do việc sử dụng tài sản thế chấp khác với truyền thống. Kinh nghiệm thành công từ hoạt động của ngân hàng Grameen là: xác định mục tiêu hoạt động của ngân hàng là vì người nghèo, đặc biệt quan tâm đến tầng lớp thấp nhất của xã hội, biết khai thác mặt tích cực của người nghèo, khẳng định mục tiêu chiến lược của tín dụng là giúp người nghèo thoát khỏi cùng cực, đối tượng phục vụ trước hết là phụ nữ. Việc cho vay của ngân hàng Grameen thông qua tổ nhóm, nhằm quản lý giám sát lẫn nhau, hạn chế việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ngoài ra thông qua hoạt động tổ vay vốn đã huy động tiết kiệm bắt buộc mỗi tuần 1 taka, điều này vừa huy động được nguồn vốn, vừa tạo cho người vay có nguồn trả nợ khi gặp khó khăn và nhất là tạo thói quen tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Mức lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất của các NHTM khác. Cơ chế lãi suất cho vay để bù đắp các chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng rủi ro, tích luỹ tăng trưởng vốn đầu tư. Ngoài ra mỗi thành viên phải đóng góp mỗi tuần 1 kata để lập quỹ giáo dục trẻ em, khấu trừ 5% số tiền vay nộp thuế nhóm và khấu trừ 5% số tiền vay lập quỹ bảo hiểm (tổng số 10%). Định chế tài chính này trên thực tế buộc người nghèo gắn bó với ngân hàng bằng sợi dây kinh tế, nếu người vay không trả hết nợ thì trừ vào quỹ nhóm, quỹ của trung tâm, quỹ bảo hiểm. Người ra khỏi nhóm không được rút vốn đã góp. 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng chính sách xã hội trong nước. 1.3.2.1. Kinh nghiệm Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh KonTum: Tỉnh Kon Tum có đặc thù là địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, dân cư phân bố không đồng đều, trình độ canh tác của nông dân còn lạc hậu và tr n địa bàn thường xuyên xảy ra dịch bệnh, thiên tai…Đứng trước những khó khăn ấy, NHCSXH Kontum đã tập trung đề ra các giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh, một trong những trong số các giải pháp được tập trung là: + Việc phối hợp với các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã để phân tích chất lượng tín dụng, xây dựng phương án phát triển tín dụng đúng, sát với tình 30
  • 43. hình thực tế chính là một trong những giải pháp mang tính chiến lược của chi nhánh. Thông qua chính quyền cấp xã, chi nhánh có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của người dân; tìm giải pháp cho các dư nợ tồn đọng và xác định chính xác những đối tượng gặp rủi ro để làm thủ tục xóa nợ. Việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền còn giúp ngân hàng phát hiện, có hướng xử lý kịp thời đối với những trường hợp chây ì, không chịu trả nợ. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp vay ké, chiếm dụng vốn, chi nhánh đã phối hợp với UBND cấp xã xử lý thu hồi ngay sau khi phát hiện. + Bên cạnh việc thường xuyên phối hợp với chính quyền các cấp, NHCSXH tỉnh cũng đã tập trung phát triển, củng cố hoạt động của mạng lưới tổ tiết kiệm và vay vốn; tăng cường phối hợp các cấp hội, đoàn thể để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay thông qua phương thức ủy thác. Trong năm, chi nhánh đã phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác tập trung đối chiếu đến từng hộ vay còn dư nợ lồng ghép với việc đổi sổ, củng cố tiết kiệm và vay vốn, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng, xử lý những tồn tại sai sót trong ồ sơ đổi sổ, thu thập thông tin khách hàng. + Ngoài ra chi nhánh đã tiến hành lập cam kết trả nợ đối với các hộ vay quá hạn, xử lý thu hồi các khoản vay sử dụng vốn không đúng mục đích. Hoạt động cho vay thông qua phương thức ủy thác đối với ác tổ chức hội, đoàn thể trong những năm qua cũng đạt nhiều kết quả khả quan. + Xác định được tầm quan trọng của công tác giao dịch lưu động tại xã, trong năm qua, chi nhánh đã triển khai thực hiện giao dịch tại 97 xã, phường, thị trấn theo đúng lịch và thời gian niêm yết; tất cả các điểm giao dịch đã có biển hiệu đúng qui định, nội qui điểm giao dịch, hòm thư góp ý, bảng thông tin các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, công khai các hoạt động tín dụng NHCSXH tại các điểm giao dịch theo quy định. + Ngoài các giải pháp chủ yếu nói trên, để hoàn thành các mục ti u đề ra, NHCSXH KonTum cũng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác như: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thường xuyên phối hợp với các Sở, ban , ngành liên quan để triển khai các hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH ; xây dựng cơ chế khoán công việc và đánh giá kết quả lao động đến từng người lao động trong toàn chi nhánh theo các văn bản chỉ đạo của NHCSXH… 31