SlideShare a Scribd company logo
1 of 127
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Ngành: Tài chính ngân hàng
ĐINH THỊ HÀ GIANG
Hà Nội, 2023
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tên học viên: Đinh Thị Hà Giang
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy
Hà Nội, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi. Mọi số liệu sử dụng
trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, tham khảo, tổng hợp,
phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ. Các đánh giá, kết luận chưa từng được công bố tại các công trình nghiên
cứu khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong
thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng năm 2023
Học viên thực hiện
Đinh Thị Hà Giang
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thu Thủy, người đã chỉ
bảo, hướng dẫn và đồng hành cùng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên trường Đại học
Ngoại thương đã trực tiếp giảng dạy lớp cao học Tài chính Ngân hàng Khóa 27B và các
bạn học viên lớp cao học Tài chính Ngân hàng Khóa 27B đã có những sự hỗ trợ trực
tiếp và gián tiếp trong suốt quá trình tôi theo học chương trình thạc sỹ của trường.
Đồng thời xin cảm ơn đến các anh chị là cán bộ, nhân viên, quản lý của các
doanh nghiệp ngân hàng đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH KPMG đã tạo điều kiện
thuận lợi và các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi theo học chương
trình thạc sỹ tại trường Đại học Ngoại thương và hoàn thành luận văn.
Lời cuối cùng tôi dành cho gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong
suốt quá trình tôi học tập và làm luận văn. Gia đình là động lực, tiếp thêm sức mạnh
để tôi có thể vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống và tiếp tục theo đuổi
con đường học tập.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU (tiếp theo).................................................................... v
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu........................................................6
7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................ 7
1.1. Hoạt động tín dụng và danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại...........7
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ........................................7
1.1.2. Danh mục tín dụng của Ngân hàng thương mại........................................9
1.2. Quản lý danh mục tín dụng tại các ngân hàng thương mại........................... 12
1.2.1. Khái niệm, vai trò, ứng dụng của quản lý danh mục tín dụng ................ 12
1.2.2. Quy trình quản lý danh mục tín dụng trong ngân hàng thương mại ....... 13
1.2.3. Phương pháp quản lý danh mục tín dụng................................................ 16
1.3. Hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại .18
1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng..................... 18
1.3.2. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng 19
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý danh mục tín dụng .......... 20
1.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý danh
mục tín dụng và bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam ...................................................................................................................... 22
1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý
danh mục tín dụng ............................................................................................. 23
1.4.2. Bài học cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ..26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH
MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM..27
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt nam ........................................................................................ 27
2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoài
thương Việt Nam............................................................................................... 27
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động...................................................................... 29
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2017-2021 .. 32
2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ
phần ngoại thương giai đoạn 2017-2021.............................................................. 40
2.2.1. Thực trạng danh mục tín dụng VCB giai đoạn 2017-2021..................... 40
2.2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý danh mục tín dụng tại Vietcombank ......... 68
2.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng
tại Vietcombank................................................................................................. 79
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.................................................... 80
2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 80
2.3.2. Những hạn chế......................................................................................... 83
2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................ 85
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .........87
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến
năm 2025 tầm nhìn 2030 ...................................................................................... 87
3.1.1. Định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030..................... 87
3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý danh mục tín dụngs của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam................................................. 88
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín
dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ........................ 89
3.2.1. Nhóm giải pháp có tính chiến lược ......................................................... 89
3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản lý danh mục tín dụng......... 90
3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản lý danh mục tín
dụng hiện đại ..................................................................................................... 92
3.2.4. Một số khuyến nghị khác cho Ngân hàng Vietcombank ........................ 95
3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và bộ ban ngành liên quan........ 97
3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ......................................................... 97
3.3.2. Một số kiến nghị với Chính phủ và bộ ban ngành liên quan.................100
3.4. Một số hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................101
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 105
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 108
i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
Chi nhánh
CNTT
CR
CSSPBB
CSSPBL
CSTCKT
DMTD
EAD
EL
EP
EWS
GA
HĐQT
HHI
KHDN
LGD
NHNNVN
PD
PDTD
QLDACN
QLDMTD
QLRR
RAROC
RR
RRTD
: Báo cáo tài chính
: CN
: Công nghệ thông tin
: Hệ thống xếp hạng tín dụng
: Chính sách sản phẩm bán buôn
: Chính sách sản phẩm bán lẻ
: Chính sách tài chính kế toán
: Danh mục tín dụng
: Exposure at Default – Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng vỡ nợ
: Expected Loss – Tổn thất kỳ vọng
: Economic Profit – lợi nhuận kinh tế
: Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early Warning System)
: Granularity Adjustment – Điều chỉnh ở mức độ chi tiết
: Hội đồng quản trị VCB
: Herfindahl-Hirschman Index
: Khách hàng doanh nghiệp
: Loss Given Default – Tỉ trọng tổn thất ước tính
: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
: Probability of Default – Xác suất vỡ nợ
: Phê duyệt tín dụng
: Quản lý Đề án công nghệ
: Quản lý danh mục tín dụng
: Quản lý rủi ro
: Risk adjusted return on capital – Tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh rủi
ro trên vốn kinh tế
: Recovery rate – Tỷ lệ thu hồi
: Rủi ro tín dụng
ii
RRTK
RRTT
RWA
TMCP
TSBĐ
TSC
UBRR
UL
VAR
VCB/Vietcombank
WACC
XHTDNB
: Rủi ro thanh khoản
: Rủi ro tập trung
: Risk-weighted asset – Tài sản tính theo rủi ro
: Thương mại Cổ phần
: Tài sản bảo đảm
: Trụ sở chính
: Ủy ban Rủi ro
: Unexpected Loss – Tổn thất ngoài dự kiến
: Value at Risk – Giá trị chịu rủi ro
: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
: Weighted Average Cost of Capital – Chi phí sử dụng vốn bình quân
: Xếp hạng tín dụng nội bộ
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng .............. 11
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình phân tích danh mục tín dụng.......................................... 14
Hình 1.3: Quy trình quản lý danh mục tín dụng áp dụng mô hình Trí tuệ nhân tạo/
Học máy ................................................................................................................... 15
Hình 1.4: Quá trình phát triển phương pháp quản trị danh mục tín dụng................ 16
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương 2021........ 30
Hình 2.2: Các bước quản lý danh mục tín dụng theo phương pháp hiện đại........... 69
Hình 2.3: Các bước triển khai giám sát danh mục tín dụng của Vietcombank........ 72
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Xếp hạng tín nhiệm quốc tế của VCB năm 2021 .................................... 28
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank........................................... 32
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời trong 5 năm gần nhất........................... 35
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày 31 tháng 12 ............................... 38
Bảng 2.5: Mức tăng trưởng về nguồn vốn huy động giai đoạn 2018 - 2021........... 39
Bảng 2.6: Kết quả phân loại nợ qua các năm 2017 - 2021 ...................................... 41
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu tại các thời điểm và số liệu xử lý các khoản cho vay khó thu
hồi bằng nguồn dự phòng qua các năm.................................................................... 43
Bảng 2.8: Tỷ lệ dự phòng cụ thể/dư nợ qua các năm............................................... 45
Bảng 2.9: So sánh chỉ tiêu với các ngân hàng khác tại Việt Nam ........................... 46
Bảng 2.10: Phân tích danh mục tín dụng theo ngành nghề kinh tế.......................... 50
Bảng 2.11: Phân tích tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề kinh tế..................................... 57
Bảng 2.12: Phân tích tỷ lệ dự phòng cụ thể trên dư nợ theo ngành nghề kinh tế .... 58
Bảng 2.13: Cơ cấu danh mục tín dụng theo khu vực địa lý..................................... 62
Bảng 2.14: Phân tích danh mục tín dụng theo tình trạng tài sản bảo đảm............... 64
Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu theo tình trạng tài sản bảo đảm......................................... 65
Bảng 2.16: 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2021........ 66
Bảng 2.17: Lãi suất cho vay trung bình 2019-2021................................................. 68
Bảng 2.18: HHI danh mục cho vay phân theo nhóm ngành kinh tế (2017-2021) ... 75
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025 của ngân hàng VCB ......................... 87
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU (tiếp theo)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông VCB 2022.................................................................. 28
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng lợi nhuận của một số ngân hàng có cùng quy mô .......... 33
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập từ năm 2018 đến 2021.............................................. 34
Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng (%) .... 35
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản của Vietcombank 2019-2021....................................... 37
Biểu đồ 2.6: Mức tăng trưởng về nguồn vốn huy động của một số ngân hàng ....... 39
Biểu đồ 2.7: Tổng dư nợ VCB giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 .................... 40
Biểu đồ 2.8: Kết quả phân loại nợ qua các năm theo tỷ trọng (%).......................... 42
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu tại các thời điểm và số liệu xử lý các khoản cho vay khó
thu hồi bằng nguồn dự phòng qua các năm.............................................................. 44
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) và nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5
của các ngân hàng năm 2021 ................................................................................... 48
Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng dư nợ từng ngành kinh tế 2017-2021 ................................. 52
Biểu đồ 2.12: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế 2021.............................................. 52
Biểu đồ 2.13: Cơ cấu danh mục tín dụng theo thời hạn 2017-2021 ........................ 61
Biểu đồ 2.14: Dư nợ cho vay theo khu vực địa lý.................................................... 62
Biểu đồ 2.15: Phân tích danh mục tín dụng theo tình trạng tài sản bảo đảm........... 64
Biểu đồ 2.16: Cơ cấu thu nhập lãi 2017-2021.......................................................... 67
Biểu đồ 2.17: Biến động của thu nhập lãi cho vay tương ứng với đầu gốc qua các
năm 2017-2021......................................................................................................... 67
vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn “Đánh giá hiệu quả hoạt động Quản lý danh mục tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” hệ thống hóa những vấn đề chung về phương
pháp quản lý danh mục tín dụng, nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt
động quản lý danh mục tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam. Luận văn gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý danh mục tín dụng. Tại chương
này, tác giả trình bày các lý thuyết quản lý danh mục tín dụng, nêu ra các khái niệm
về cho vay, danh mục tín dụng, rủi ro danh mục tín dụng, đo lường rủi ro danh mục,
khái niệm về quản lý danh mục tín dụng, quy trình quản lý danh mục tín dụng,
phương pháp quản lý danh mục tín dụng thụ động và chủ động. Bên cạnh đó, luận
văn còn chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động này và rút ra một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng tiên tiến trên thế
giới áp dụng cho Vietcombank.
Chương 2: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý danh mục ở
Vietcombank giai đoạn 5 năm 2017-2021. Đầu tiên là mô tả tổng quan về tình hình
hoạt động của ngân hàng, sau đó đi sâu phân tích rà soát cơ cấu danh mục tín dụng
của Vietcombank giai đoạn này theo đa chiều: chất lượng nợ vay, ngành/lĩnh vực
kinh tế, thời hạn, khu vực vùng miền địa lý, theo chi nhánh, tình trạng tài sản đảm
bảo, ngành dư nợ lớn, thu nhập lãi vay…Cuối cùng là mô tả lại thực trạng quản lý
danh mục ở Vietcombank qua các bước: xây dựng danh mục tín dụng mục tiêu, tổ
chức thực hiện và giám sát, điều chỉnh danh mục. Từ đây tác giả đánh giá những kết
quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp cụ thể với ngân hàng VCB, kiến nghị với
Ngân hàng nhà nước và với Chính phủ cùng cơ quan chính quyền địa phương.
Luận văn sử dụng nhiều tài liệu tham khảo và các thông tin thứ cấp, kết quả
phân tích tổng hợp từ thực tế được trình bày chi tiết dưới đây.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động tín dụng là hoạt động
kinh doanh chủ yếu mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng
của ngân hàng không chỉ đóng vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo cho nền kinh tế. Với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập ngày càng sâu, rộng, sự
gia tăng dân số lên tới hơn 90 triệu dân, mức thu nhập và nhu cầu tiêu dùng ngày
càng cao, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn khiêm tốn, các doanh
nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới ngày càng nhiều… việc
phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam nói chung là xu thế tất
yếu, cần được mở rộng nhằm gia tăng thị phần, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm
dịch vụ ngân hàng, góp phần tăng sức cạnh tranh và phát triển ngân hàng một cách
bền vững. Một trong những chức năng cơ bản trong hoạt động NHTM là đi vay để
cho vay, nên không thể vì tiềm ẩn rủi ro, phức tạp mà không triển khai hoạt động tín
dụng. Điều đó đòi hỏi các NHTM cần phải nâng cao hiệu quả quản lý danh mục tín
dụng, hạn chế, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng, cần phải thực hiện động
bộ các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giữ vững thương hiệu,
uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh cũng như sự phát triển bền vững của
ngân hàng trong tương lai.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, chức năng quản lý danh
mục tín dụng (QLDMTD) đã trở thành một trong những chức năng chính quan trọng
nhất của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Các ngân hàng không còn có thể chỉ theo
dõi từng khoản vay một cách riêng lẻ mà cần quản lý và kiểm soát trạng thái danh mục
tín dụng (DMTD) thông qua các báo cáo rủi ro, công cụ đo lường rủi ro. Một danh mục
cho vay tối ưu đối với ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu là đa dạng hóa nhằm phân tán
rủi ro cũng như khai thác tốt nhất thế mạnh để tìm kiếm lợi nhuận và tuân thủ qui định
pháp luật trong cho vay. Thực tế chưa bao giờ có một khuôn mẫu duy nhất cho chức
năng QLDMTD mà phải phụ thuộc vào tổ chức, mô hình kinh doanh và khẩu vị rủi ro
của từng ngân hàng. Trong khi phần lớn các ngân hàng châu Âu đã tiến tới giai đoạn
quản trị chủ động, các giao dịch thị trường được tiến hành
2
chủ động và bộ phận QLDMTD dần trở thành chức năng của bộ phận kinh doanh,
thì phần lớn các ngân hàng châu Á mới bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của
QLDMTD và đang dịch chuyển từ quản trị thụ động sang quản trị chủ động, bộ
phận QLDMTD hỗ trợ quản lý cấp cao thực hiện phân tích DMTD và tham gia vào
giao dịch thị trường (theo Báo cáo Tư vấn Danh mục VCB của Oliver Wyman,
2016). Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận của QLDMTD tại ngân hàng thương
mại (NHTM) để tìm hiểu thêm về các thông lệ quốc tế và nền tảng xây dựng quản
lý hệ thống danh mục hiện đại là cần thiết.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank
hoặc VCB) hiện nay là ngân hàng có hiệu quả hoạt động dẫn đầu hệ thống ngân hàng
Việt Nam. Đây là một trong những Ngân hàng lớn của nhà nước, hoạt động đa năng,
cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng với chất lượng cao, hoạt động kinh doanh có
hiệu quả, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam nói riêng, các NHTM nói chung, bên cạnh kết quả đạt được rất lớn
của hoạt động tín dụng, ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập trong
quản lý danh mục tín dụng ngày càng đa dạng, phức tạp, những rủi ro tiềm ẩn trong
hoạt động tín dụng, không thể tránh khỏi. Ban lãnh đạo của Ngân hàng rất quan tâm tới
công tác QLDMTD và các phương pháp, kỹ thuật QLDMTD theo xu thế mới để giải
quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận từ hoạt động cho vay, giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Thực tế,
Vietcombank đã triển khai khung quản lý và giám sát DMTD, quản lý rủi ro tập trung,
tuy nhiên việc tối ưu hóa danh mục mới đang được triển khai ở mức sơ khai. Bên cạnh
đó, đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế vĩ mô đã đặt ra các thách thức mới
và mang lại nguy cơ tiềm ẩn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đòi hỏi các NHTM nói
chung và Vietcombank nói riêng phải tăng cường đổi mới, củng cố hệ thống QLDMTD
của mình.
Với mong muốn tìm hiểu rõ thêm về lý luận quản trị danh mục tín dụng của
NHTM và nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạt động QLDMTD tại Vietcombank
giai đoạn 2017-2021, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động
3
hiệu quả QLDMTD trong điều kiện hiện nay và theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại,
tác giả chọn chủ đề “Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận
văn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mặc dù tín dụng là một chủ đề được quan tâm sâu rộng, QLDMTD vẫn là một
vấn đề mới mẻ ở Việt Nam và các công trình nghiên cứu về QLDMTD còn khá ít.
Tìm hiểu về hoạt động này tại NHTM, tác giả cũng tiếp cận được một số công trình
nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài được công bố dưới nhiều hình thức, ở
các cấp độ và giác độ khác nhau như: đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc
sỹ, các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành về tài chính – ngân hàng. Dưới đây
là tóm tắt một số công trình khoa học có tính chất đại diện:
- Luận án tiến sĩ “Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Phùng Thu Hà, năm 2020, Học viện tài
chính. Luận án đã nêu ra các lý thuyết cơ bản về hoạt động quản trị danh mục cho
vay. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để
đánh giá quản trị danh mục cho vay theo ngành kinh tế ở một số chi nhánh của
Vietcombank dựa trên số liệu 2013-2018, kết quả cho thấy một số khách hàng kém
hiệu quả do lãi suất thấp và dư nợ thấp, điểm xếp hạng tín dụng chưa cao. Từ đó,
tám giải pháp được đề xuất dựa vào tình hình thực tế của Vietcombank.
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương
mại Cổ phần Việt Nam” của tác giả Bùi Diệu Anh, năm 2012, Học viện ngân hàng
TP Hồ Chí Minh. Luận án đã tổng hợp những lý luận căn bản nhất về quản trị danh
mục cho vay và phân tích thực trạng danh mục cho vay của các ngân hàng thương
mại Việt Nam giai đoạn 2006-2010, không bao gồm các ngân hàng lớn. Luận án đã
đửa ra một cách tương đối toàn diện các giải pháp cho từng ngân hàng và cho toàn
hệ thống ngân hàng.
- Luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng
TMCP kỹ thương Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Kim Chi, năm 2016, Đại học Kinh tế
quốc dân. Luận văn hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về quản trị danh mục cho
4
vay, thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương
Việt Nam và đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao và cải thiện công tác quản trị
danh mục tại ngân hàng.
- Luận văn thạc sĩ “Quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Việt Á” của tác giả Phạm Thị Kim Ngân, năm 2014, Đại học kinh tế TP Hồ
Chí Minh. Luận văn nghiên cứu thực trạng quản trị DMTD tại Ngân hàng TMCP
Việt Á giai đoạn 2010-2013 và rút ra được các khó khăn, vướng mắc cũng như
nguyên nhân tồn tại ngân hàng đang gặp phải và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
quản trị DMTD tại Ngân hàng TMCP Việt Á.
Các luận án, luận văn trên về cơ bản đã đưa ra được lý thuyết cơ bản nhất của
QLDMTD và đề cập tới thực trạng và giải pháp cho quản trị danh mục cho vay tại
một số ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng mới dừng lại ở thời điểm 2018 trở
về trước và chưa đề cập tới quản lý danh mục nâng cao.
Trên thế giới, một số cuốn sách viết về quản lý danh mục có thể kể tới như
cuốn sách “Credit Portfolio Management”, tác giả Charles W. Smithson được John
Wiley & Sons, Inc xuất bản năm 2002. Cuốn sách đề cập các vấn đề liên quan của
quản trị danh mục tài sản của ngân hàng trong bối cảnh của hệ thống tài chính Mỹ
và ít liên quan tới các nước ngoài Mỹ. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ có một phần khá
nhỏ liên quan tới tín dụng mà tập trung chủ yếu vào danh mục đầu tư chứng khoán.
Trên cơ sở xem xét tình hình nghiên cứu về các nội dung liên quan QLDMTD tại
ngân hàng thương mại, người viết khẳng định việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam” là không trùng lặp với các công trình đã công bố. Tác giả kế thừa một số
kết quả nghiên cứu liên quan tới lý luận quản lý danh mục từ đề tài nêu trên, sau đó
hệ thống lại, phân tích và đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện nhằm nâng cao
hoạt động QLDMTD tại VCB.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là đánh giá hiệu quả hoạt động
QLDMTD của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động QLDMTD cho NHTMCP Ngoại thương Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:
- Hệ thống hóa những lý luận căn bản về hiệu quả QLDMTD theo xu hướng hiện
đại đang áp dụng tại ngân hàng thương mại các nước trên thế giới.
- Phân tích thực trạng hiệu quả DMTD của Ngân hàng TMCP Việt Nam trong
giai đoạn 2017 – 2021, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong
hiệu quả QLDMTD của Ngân hàng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả QLDMTD trong
điều kiện của Vietcombank hiện tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cụ thể hiệu quả hoạt động QLDMTD của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: với thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 6/2022 đến
tháng tháng 12/2022, đề tài này tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động
QLDMTD của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn
2017-2021 trên cơ sở dữ liệu lịch sử của ngân hàng được trích xuất từ hệ thống phân
loại nợ, báo cáo tài chính và các nguồn bổ sung khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
nhau như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đối
6
chiếu, so sánh số liệu qua các năm giúp cho đề tài có cái nhìn rõ nét về sự thay đổi
DMTD Vietcombank. Phương pháp phân tích và tổng hợp gồm 2 giai đoạn: Phân
tích và tổng hợp. Giai đoạn phân tích: Đối tượng nghiên cứu trước hết được phân
chia thành những bộ phận, yếu tố, điều kiện áp dụng để phát hiện ra bản chất, quy
luật và tính phù hợp của đối tượng phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Ở đề tài này, đối
tượng nghiên cứu là hoạt động QLDMTD của Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam. Giai đoạn tổng hợp: Từ kết quả phân tích để xác định được
tính phù hợp và hiệu quả của đối tượng nghiên cứu nhằm đề xuất áp dụng.
- Phương pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu sử dụng cho nghiên cứu trong đề
tài này bao gồm: (1) nguồn dữ liệu sơ cấp do người viết trực tiếp tổng hợp từ danh
mục tín dụng của ngân hàng (2) nguồn số liệu thứ cấp do các tổ chức, cá nhân khác
thu thập nhưng tác giả sử dụng cho nghiên cứu, ví dụ: thông tin tài chính của các
ngân hàng thương mại công bố; số liệu tổng hợp của Công ty kiểm toán KPMG,
Báo cáo thường niên của các NHTM…). Bên cạnh đó, tác giả cũng có cuộc phỏng
vấn trực tiếp với lãnh đạo/cán bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
để tìm hiểu thêm về thực trạng và quan điểm của họ đối với hoạt động QLDMTD.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đến thời điểm hiện nay chưa có nhiều
công trình nghiên cứu nào ở cấp độ thạc sĩ đề cập tới QLDMTD hiện đại mặc dù
đây là xu thế quản trị không thể thiếu của các ngân hàng trong tương lai. Chính vì
luận văn này sẽ có đóng góp mới cho việc nghiên cứu về phương pháp QLDMTD.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý danh mục tín dụng của NHTM
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động tín dụng và danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm cấp tín dụng và cho vay
Căn cứ Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2010, “Cấp
tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết
cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho
vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác…Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức
tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi.” Theo đó, có thể định nghĩa cho vay là một trong những hình
thức cấp tín dụng, các bên thực hiện thỏa thuận để người đi vay sử dụng hoặc cam
kết cho phép sử dụng một khoản tiền trên nguyên tắc là có hoàn trả gốc và lãi. Do
tại các ngân hàng thương mại, cho vay chiếm phần lớn trong danh mục tín dụng nên
luận văn này sẽ sử dụng thuật ngữ cho vay và tín dụng là tương đương nhau. Cách
hiểu này sẽ được sử dụng trong toàn bài.
1.1.1.2. Nguyên tắc cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng được hình thành từ rất sớm. Thời kỳ sơ
khai, các ngân hàng sử dụng khoản tiền gửi của khách hàng để cho những người có
nhu cầu mượn lại, từ đó hình thành nên hoạt động cho vay. Với xu hướng phát triển
của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng, phong phú, hoàn thiện, đầu
tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề.
Trên bảng cân đối tài khoản, khoản mục cho vay khách hàng thường chiếm trên
½ giá trị tổng tài sản, thu nhập lãi từ cho vay cũng chiếm hơn 2/3 tổng thu nhập của
ngân hàng. Như vậy, đây là nghiệp vụ chính yếu của ngân hàng. Cho vay là hoạt động
sinh lời lớn nhất song cũng chứa đựng rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại. Do
8
vậy để tồn tại và phát triển vững chắc, các ngân hàng luôn phải quan tâm hạn chế tối
đa RRTD.
Muốn vậy, nghiệp vụ phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 4 Thông tư
39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban
hành như sau: “1. Hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng được thực hiện
theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại
Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về
bảo vệ môi trường. 2. Khách hàng vay vốn TCTD phải đảm bảo sử dụng vốn vay
đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với
TCTD”. Như vậy, có hai nguyên tắc vay. Thứ nhất, tiền cho vay phải được hoàn trả
sau một khoảng thời gian cả vốn lẫn lãi khách hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng
vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. Điều này giúp hạn chế RRTD cho ngân hàng.
Thứ hai, khách hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã
thoả thuận trong hợp đồng. Nhờ đó, ngân hàng mới có được lợi nhuận từ việc cho
vay. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng đòi hỏi ngân
hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ.
1.1.1.3. Phân loại cho vay
Hiện nay, hoạt động cho vay được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy
nhiên theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng, sau đây là
một số cách phân loại:
- Cho vay theo đối tượng: bao gồm cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp lớn,
cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
- Cho vay theo thời hạn vay: bao gồm cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), cho
vay trung hạn (từ 1-5 năm) và cho vay dài hạn (trên 5 năm).
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: cho vay không có tài sản
đảm bảo và cho vay có tài sản đảm bảo.
9
- Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: cho vay bằng tiền và cho vay bằng
tài sản.
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: cho vay trả góp, cho vay từng lần và cho
vay tuần hoàn.
1.1.2. Danh mục tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm danh mục tín dụng
Theo từ điển kinh tế, “Danh mục tín dụng (tiếng Anh: Credit portfolios) của
ngân hàng thương mại là toàn bộ các khoản cho vay của ngân hàng thương mại sở
hữu tại một thời điểm xác định”.
Từ định nghĩa trên, danh mục tín dụng có thể được hiểu là: Danh mục tín dụng
là tập hợp những khoản vay được sắp xếp theo những tiêu thức khác nhau và được
phân bổ theo cơ cấu tỉ lệ nhất định nhằm phục vụ cho mục đích quản trị của ngân
hàng.
DMTD được thiết kế giúp nhà quản trị xem xét và phân tích các khoản cho
vay từ các khía cạnh khác nhau, từ đó có thể đánh giá tổng thể chất lượng toàn danh
mục và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu chiến lược của
ngân hàng. Một DMTD phải đảm bảo yêu cầu thứ nhất là đa dạng hóa nhằm phân
tán rủi ro, thứ hai là có thể khai thác tối ưu thế mạnh để tìm kiếm lợi nhuận đồng
thời tuân thủ qui định pháp luật.
1.1.2.2. Cơ cấu danh mục tín dụng
Dưới đây các tiêu thức thường được dùng để thiết kế cơ cấu DMTD:
- DMTD theo thời hạn: chia theo thời hạn cho vay ngắn trung và dài hạn. Tỷ trọng
dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cần được thiết kế phù hợp hài hòa trong mối
quan hệ với thời hạn của huy động vốn, giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
- DMTD theo ngành nghề kinh tế: chia theo từng lĩnh vực của khách hàng như
công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, viễn thông, dầu khí, bất động sản…Tiêu thức
này đóng vai trò quan trọng giúp hình thành định hướng trong quá trình đầu tư tín
10
dụng của ngân hàng, vừa giúp đa dạng hóa cho vay vừa có thể tập trung ưu tiên lĩnh
vực chuyên môn hóa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- DMTD theo khu vực địa lý: chia theo từng vùng miền khác nhau như miền bắc
trung nam. Trong quá trình giám sát theo khu vực, ngân hàng sẽ so sánh hiệu quả cho
vay của các khu vực vùng miền để đưa ra các điều chỉnh hợp lý phát triển vùng nào.
- DMTD theo đối tượng khách hàng: theo các nhóm khách hàng như doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, khách hàng FDI, để tìm
ra danh mục khách hàng mục tiêu và cho vay an toàn, hiệu quả.
- DMTD theo loại tiền tệ: theo loại tiền tệ, nội tệ ngoại tệ, thể hiện định hướng thị
trường trong/ngoài nước và giúp xem xét rủi ro tiền tệ nếu có biến động về tỷ giá.
- DMTD theo xếp hạng tín dụng: phân chia dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ xây dựng bởi ngân hàng dựa trên chỉ tiêu định tính và định lượng hoặc xếp hạng bởi
các công ty xếp hạng tín dụng để đạt được lợi nhuận tốt nhất từ khách hàng
được xếp hạng tín nhiệm cao và cảnh báo rủi ro với những khách hàng bị xếp hạng
thấp.
1.1.2.3. Rủi ro danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng (RRTD) được xếp là loại rủi ro chính yếu trong các loại rủi ro
của ngân hàng. RRTD bao gồm rủi ro danh mục (RRDM - Portfolio risk) và rủi ro
giao dịch (Transaction risk). Rủi ro giao dịch đề cập đến khả năng thanh toán của
mỗi khoản vay riêng lẻ, trong khi rủi ro danh mục liên quan tới toàn bộ danh mục
tín dụng hiện có của ngân hàng.
Như vậy, có thể định nghĩa rủi ro danh mục tín dụng mại là một thành phần
rủi ro tín dụng, trong đó nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế trong việc quản
lý danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại. RRDM được phân ra hai loại rủi
ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (RRTT - Concentration risk).
11
Hình 1.1: Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng
Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục
Rủi ro lựa chọn Rủi ro nội tại
Rủi ro bảo đảm Rủi ro tập trung
Rủi ro nghiệp vụ
Nguồn: Hồ Diệu (2002)
Đo lường rủi ro DMTD của ngân hàng thương mại: Để lượng hóa rủi ro
DMTD, các ngân hàng kết hợp dùng một số phương pháp sau: chỉ số HHI, chỉ số
Gini, Giá trị chịu rủi ro tín dụng (Credit VAR), Điều chỉnh ở mức độ chi tiết
(Granularity Adjustment – GA). Do khuôn khổ giới hạn của bài viết, những điểm
chính của công cụ nêu trên sẽ được trình bày vắn tắt dưới đây:
- Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index): Chỉ số HHI được sử dụng rộng rãi
nhất để nhìn nhận mức độ tập trung của một ngành. Chỉ số này đánh giá xác định xem
ngành đó là tập trung hay độc quyền. Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương
của các thành phần chịu rủi ro trong danh mục của tất cả thành phần tham gia danh
mục.
- Hệ số Gini (Gini coefficient): Hệ số Gini là một hệ số được tính từ đường cong
Loren, được sử dụng phổ biến để chỉ ra mức độ bất bình đẳng của phân phối
(thường là phân phối thu nhập). Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường sự sai
biệt của hệ thống xếp loại trong quản lý RRTD hoặc nói cách khác, hệ số Gini là
thước đo độ lệch của sự phân bổ giá trị chịu rủi ro với sự phân bổ đồng đều.
- Giá trị chịu rủi ro tín dụng (Credit VAR): Credit VAR là một kỹ thuật định
lượng mà qua đó các Ngân hàng có thể ước tính RRTD của danh mục. VaR xác định và
đánh giá khả năng thất thoát vốn và xác suất diễn ra tổn thất đó ở một mức độ tin
12
cậy thống kê nhất định, Credit VaR sẽ nêu bật sự khác biệt giữa các khoản tổn thất
dự kiến (Expected Loss - EL) và tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Loss – UL)
trong khoảng thời gian một năm.
- Điều chỉnh ở mức độ chi tiết (Granularity Adjustment – GA): GA là một phần
mở rộng của mô hình rủi ro đơn biến tiệm cận ASRF (asymptotic single factor risk
model - ASRF), là cơ sở lý thuyết của các phương pháp nâng cao dựa trên mô hình
nội bộ Internal Ratings-Based - IRB. Độ phức tạp của phương pháp GA là cao hơn
so với các phương pháp khác.
1.2. Quản lý danh mục tín dụng tại các ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm, vai trò, ứng dụng của quản lý danh mục tín dụng
1.2.1.1. Khái niệm về quản lý danh mục tín dụng
Quản lý danh mục tín dụng trong bài viết này được hiểu theo nghĩa là quản lý
và kiểm soát trạng thái danh mục tín dụng thông qua các báo cáo rủi ro, công cụ đo
lường rủi ro (Sarraf, 2006). QLDMTD bao gồm các nguyên tắc, quy trình từ đo
lường đến phân tích DMTD, xây dựng và thực hiện phân bổ vốn tự có nhằm tối ưu
hóa rủi ro và lợi nhuận.
QLDMTD đóng vai trò thiết kế cơ cấu danh mục, đặt ra các hạn mức tín dụng
nhằm giảm thiểu RRTD và RRTT đồng thời tối ưu lợi nhuận/rủi ro của toàn danh
mục. QLDMTD là nghệ thuật trong việc quản trị. Ngân hàng thương mại cố gắng
cân bằng DMTD của họ để đạt được các mục đích sau:
▪
Duy trì chất lượng tài sản và tránh RRTT.
▪
Duy trì mức độ đủ vốn quy định và tỷ lệ thanh khoản
▪
Duy trì/ Cải thiện chỉ số NIM (Net Interest Margin)
1.2.1.2. Ứng dụng
Thứ nhất, QLDMTD được ứng dụng trong công tác quản trị rủi ro để thiết lập
hạn mức và ngưỡng thống nhất với khẩu vị rủi ro. Khi theo dõi vòng đời của một
ngành (Khởi tạo => Tăng trưởng => Trưởng thành =>Suy thoái) và phân tích với dữ
liệu quá khứ, kết hợp với khẩu vị rủi ro và mức vốn sẵn có của Ngân hàng, hạn mức
13
ngành có thể được thiết lập với danh mục thực tế và hiệu quả nhất. Các giới hạn cần
tính đến bao gồm: Nhu cầu tín dụng với từng ngành cụ thể, thị phần kỳ vọng và
mức độ tập trung rủi ro. Ngoài ra, QLDMTD sẽ giúp phát triển khả năng quản lý
RRTD tập trung cũng như phát triển khả năng giám sát DMTD và quản lý hạn mức.
Thứ hai, QLDMTD còn là công cụ để hỗ trợ trong xây dựng chiến lược kinh
doanh của ngân hàng, bao gồm: định vị tương quan với đối thủ/thị phần, sản phẩm,
nhóm ngành, đa dạng hóa, thị trường hoạt động và thị phần theo khu vực địa lý,
mục tiêu tăng trưởng ví dụ như doanh thu và lợi nhuận.
Thứ ba, QLDMTD sẽ hỗ trợ quản lý vốn, tối ưu hóa lợi nhuận trên vốn, tối ưu
hóa phân bổ vốn cho các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường).
1.2.2. Quy trình quản lý danh mục tín dụng trong ngân hàng thương mại
Quy trình QLDMTD truyền thống được tiếp cận qua bốn bước sau:
Bước 1: Xác định
▪
Bước đầu tiên trong quản trị danh mục là xác định danh mục và tìm hiểu về
thành phần của danh mục.
▪
Bước tiếp theo là xác dịnh cách tiếp cận cụ thể. Một số chỉ số có thể vượt quá
ngưỡng ở một số danh mục (i.e. tổng hợp các trạng thái của danh mục: Doanh
nghiệp, Nguồn vốn,..)
Bước 2: Phân tích
▪
Phân tích danh mục nên được thực hiện trong phạm vi quy định trong khẩu vị
của ngân hàng
▪
Phân tích danh mục nên được thực hiện theo 2 khía cạnh bổ sung lẫn nhau (ví
dụ Rủi ro và Lợi nhuận,…)
▪
Khía cạnh về rủi ro nên tập trung vào chất lượng của danh mục, đo lường bởi
các chỉ số khác nhau về chất lượng và thành phần của danh mục.
▪
Khía cạnh lợi nhuận nên tập trung vào việc tối ưu hóa mục tiêu để đạt lợi
nhuận kỳ vọng.
14
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình phân tích danh mục tín dụng
Nguồn: KPMG CPM Training (2020)
Bước 3: Báo cáo
▪
Các phân tích khác nhau sẽ được tổng hợp và báo cáo đến các cấp thẩm quyền.
▪
Các điều chỉnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào các cấp tổ chứcvà mục tiêu của việc
quản trị danh mục.
Bước 4: Xác định ưu tiên
▪
Các báo cáo sau đó sẽ được cụ thể hóa bằng các hành động trong từng bước
của một vòng đời tín dụng.
▪
Sự thành công hay thất bại trong từng bước sẽ là phản hồi cho việc cải thiện
QTDM.
Áp dụng mô hình Trí tuệ nhân tạo/Học máy (AI/ML - Artificial Intelligence/
Machine Learning) cho QLDMTD
Trong thời đại chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới như AI và ML là một lựa
chọn tốt cho các ngân hàng trong QLDMTD. Với cách tiếp cận này, đầu tiên, ngân
hàng sẽ xem xét thông tin và dữ liệu, trong đó bao gồm loại dữ liệu có cấu trúc, không
cấu trúc, nội bộ và bên ngoài. Dữ liệu nguồn: Dữ liệu nội bộ, Dữ liệu bên ngoài, Dữ
liệu có hệ thống, Dữ liệu phi hệ thống, Các nguồn dữ liệu khác, Hệ thống cảnh báo sớm
EWS. Sau đó dựa trên giả thuyết cho Trí tuệ nhân tạo/Học máy và dựa trên yêu
15
cầu của quy định pháp lý và ngưỡng rủi ro theo khẩu vị rủi ro của Ngân hàng, danh
mục và ngành sẽ được phân loại theo khả năng sinh lời trong các kịch bản khác
nhau với xác suất xảy ra tương ứng nhất định. Ngân hàng xem xét và cân nhắc áp
dụng tương tự đối với việc quản lý và sự tăng trưởng của DMTD.
Hình 1.3: Quy trình quản lý danh mục tín dụng áp dụng mô hình
Trí tuệ nhân tạo/ Học máy
Nguồn: KPMG CPM Training (2020)
16
1.2.3. Phương pháp quản lý danh mục tín dụng
Về lý thuyết, các ngân hàng sẽ có hai phương pháp QLDMTD để áp dụng:
phương pháp quản trị thụ động (truyển thống) và chủ động (hiện đại).
Hình 1.4: Quá trình phát triển phương pháp quản trị danh mục tín dụng
Quản trị thụ động
Quản trị chủ động
NH cho vay và quản QL cấp cao ý thức Rủi ro và lợi nhuận
lý từng khoản vay
đoạn2
được tầm quan được tối ưu hóa
đoạn1
riêng lẻ trọng của QLDMTD
đoạn
3
bằng các công cụ tài
BP QLDMTD chỉ BP QLDMTD hỗ trợ chính
Giai
làm công tác báo
Giai
QL cấp cao thực
Giai
BP QLDMTD tham
cáo tín dụng thông hiện phân tích gia vào giao dịch thị
thường DMTD trường
Phần lớn các NH châu Á Giai
đoạn
4
Các giao dịch thị
trường được thực
hiện chủ động
BP QLDMD hỗ trợ
QL cấp cao ra quyết
định với những giao
dịch lớn, trọng yếu
Giai
đoạn
5
Quá trình QLRRTD
được chuyển dịch
từ khởi tạo sang
phân phối các
khoản vay (thông
qua các biện pháp
điều chỉnh trên thị
trường)
QLDMTD thuộc
chức năng của bộ
phận kinh doanh
Phần lớn các NH châu Âu Một số NH châu Âu
Nguồn: Báo cáo Tư vấn Danh mục VCB của Oliver Wyman (2016)
1.2.3.1. Phương pháp quản lý danh mục tín dụng thụ động
Trong quản trị danh mục tín dụng thụ động, các ngân hàng thực hiện quản lý
từng khoản vay riêng lẻ. Họ chỉ ưu tiên một loại sản phẩm tín dụng nào đó. Họ
không cơ cấu tỷ trọng các khoản vay theo từng loại, không xây dựng cơ sở hạn mức
cho từng ngành, từng lĩnh vực, khu vực… để giám sát danh mục. Ở các nước đang
phát triển, cụ thể là phần lớn các ngân hàng châu Á, phương pháp thụ động khá phổ
biến vì có tác dụng ngay cả khi cấp khoản vay mới. Tuy nhiên, trong việc hình
thành cơ cấu danh mục phương pháp này lại thiếu tính chủ động, dẫn tới việc thiếu
đa dạng hóa, một số ngành/lĩnh vực có thể có RRTT với mức độ cao, có thể nhận
dạng một số biểu hiện qua các ví dụ sau:
- Thiếu đa dạng về đối tượng vay: ngân hàng chỉ cho vay tập trung vào một số ít
chủ thể, tỷ trọng dư nợ vượt giới hạn được cho phép. Tham chiếu theo Điều 29, Thông
tư 13 về các hạn mức RRTD, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng
17
không được vượt quá 15% vốn tự có để đảm bảo mức an toàn, ví dụ ngân hàng cho
vay vượt hạn mức sẽ vô cùng nguy hiểm nếu khách hàng vay không trả được nợ do
gặp khó khăn. Hậu quả là ngân hàng sẽ gánh chịu tổn thất quá ngưỡng chịu đựng.
- Thiếu đa dạng về ngành kinh tế: khi một số ngành kinh tế nhất định đang phát
triển như bất động sản hay chứng khoán…các ngân hàng tập trung cho vay vào những
ngành này và dư nợ ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn danh mục. Tuy
nhiên, khi kinh tế biến động, các ngành này rơi vào giai đoạn suy thoái thì ngân hàng sẽ
gánh chịu các món nợ xấu khổng lồ. Ở Việt Nam, ham chiếu theo Điều 29, Thông tư
13, tổng mức dư nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực không được vượt quá 70% vốn tự có
của Ngân hàng, đây được xem là ngưỡng an toàn cần tuân thủ v.v…
Nhìn chung, phương pháp này có ưu điểm là thực hiện dễ dàng từ trong khâu thiết
lập DMTD. Tuy nhiên, sau khi các biểu hiện suy giảm của danh mục xuất hiện, ngân
hàng sẽ cần điều chỉnh tái cấu trúc danh mục sau giám sát, đây là đặc trưng của ngân
hàng theo đuổi phương pháp quản trị này. Phương pháp này chỉ hữu ích trong thời kỳ
kinh tế tăng trưởng ổn định và nguy hiểm khi kinh tế diễn biến tiêu cực. Để giảm thiểu
tổn thất danh mục, biện pháp nội bảng thường được sử dụng để tái cơ cấu dư nợ bằng
cách tăng cường thu hồi nợ, mua bán nợ, tăng dư nợ ngành mới … Những cách làm
này sẽ có độ trễ nhất định, tác động tới mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn.
Trong khi đó, biện pháp linh hoạt, nhanh chóng để điều chỉnh ngoại bảng như chứng
khoán hóa hay phái sinh tín dụng thì chỉ thường xuất hiện trong những nền kinh tế phát
triển, có hệ thống tài chính mạnh và yêu cầu khung pháp lý chặt chẽ. Do các công cụ
này (phái sinh tín dụng, chứng khoán hóa) chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam nên tác
giả sẽ không xem xét trong phạm vi bài viết này.
1.2.3.2. Phương pháp quản trị danh mục tín dụng chủ động
Phương pháp quản trị danh mục chủ động được ra đời từ yêu cầu khách quan
trong nền kinh tế hiện đại, phát triển và bổ sung thay thế những hạn chế của quản trị
thụ động. Với cách này, các ngân hàng sẽ chủ động thiết kế danh mục mục tiêu và
định hướng cấp tín dụng, sử dụng mô hình định lượng để ước tín tổn thất của
DMTD, và vận dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh danh mục.
18
- Chủ động thiết kế danh mục mục tiêu và định hướng cấp tín dụng mục để định
hướng cho việc thực hiện cấp tín dụng: ngược lại với phương pháp thụ động,
phương pháp chủ động yêu cầu ngân hàng cần hoạch định mục tiêu trước khi khởi
tạo khoản vay, trên cơ sở đó thiết kế một DMTD theo dự kiến trước, kiểm soát được
cơ cấu dự kiến của dư nợ tín dụng.
- Sử dụng mô hình định lượng để ước tín tổn thất của DMTD: ủy ban Basel
khuyến nghị các ngân hàng có thể xây dựng và áp dụng các mô hình nội bộ để
lượng hóa tổn thất, tính toán được được vốn tương xứng để bù đắp tổn thất kỳ vọng
và không kỳ vọng của toàn danh mục. Phần này đã được đề cập ở mục 1.1.2.3 – Rủi
ro DMTD – Công cụ đo lường rủi ro DMTD – Credit Var.
- Sử dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh: Một DMTD tối ưu sẽ cần được thiết kế
phù hợp với điều kiện mục tiêu ngân hàng đề ra, được sắp xếp theo một hệ thống trật tự
và có các tỷ trọng cân đối. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi
các yếu tố kinh tế vĩ mô, xuất hiện những bất ổn vượt quá ngưỡng chịu đựng của ngân
hàng, đây là lúc các công cụ kỹ thuật điều chỉnh cần phải được vận dụng để tái
cơ cấu danh mục.
1.3. Hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998), hiệu quả là kết quả đích thực. Như vậy,
quan điểm này cho rằng hiệu quả là kết quả đã đạt được, hay giữa kết quả thực tế và
hiệu quả là không có sự khác biệt. Nhà kinh tế học Samuelson (1981) cho rằng hiệu
quả là không lãng phí, có thể nói đây là quan điểm có tính bao quát tiếp cận thực
chất hiệu quả nói chung, đó là việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí cần thiết để đạt
được mục tiêu đã đề ra.
Từ những khái niệm đã phân tích ở trên, trên cơ sở khái niệm về quản lý danh
mục tín dụng chúng ta có thể hiểu quan niệm về hiệu quả quản lý danh mục tín dụng
như sau: Hiệu quả quản lý danh mục tín dụng ngân hàng là một quá trình đánh giá kết
quả quản lý danh mục tín dụng thông qua việc các NHTM thực hiện hoạt động quản lý
danh mục tín dụng tại các NHTM nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa
19
rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ. Hiệu quả quản lý danh mục tín dụng là một vấn đề
quan trọng trong hoạt động quản trị của các ngân hàng thương mại. Việc quản lý tốt
danh mục tín dụng giúp cải thiện khả năng tài chính của tổ chức, tăng cường niềm tin
của khách hàng và tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường tín dụng.
1.3.2. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng
Hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau, bao gồm chiến lược đầu tư, tính chất của các khoản vay, tình hình kinh
tế và thị trường tài chính, và khả năng quản lý rủi ro của tổ chức. Các tiêu chí để
đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục tín dụng có thể bao gồm:
1. Lợi nhuận: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của hoạt động
quản lý danh mục tín dụng. Hoạt động này phải mang lại lợi nhuận đáng kể cho tổ
chức tài chính.
2. Rủi ro: Hoạt động quản lý danh mục tín dụng phải giảm thiểu rủi ro cho tổ chức
tài chính. Việc quản lý rủi ro tốt sẽ giúp đảm bảo tài chính ổn định và tránh các rủi
ro trên thị trường.
3. Tính thanh khoản: Để đảm bảo hoạt động quản lý danh mục tín dụng hiệu quả,
các khoản vay trong danh mục tín dụng phải có tính thanh khoản cao để đảm bảo tổ
chức tài chính có thể tập trung vào các khoản vay khác khi cần thiết.
4. Tính đa dạng: Danh mục tín dụng phải được đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro.
Việc sử dụng nhiều loại khoản vay khác nhau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong trường
hợp một loại khoản vay gặp khó khăn.
5. Tính phù hợp với mục tiêu đầu tư: Danh mục tín dụng phải được thiết lập phù hợp
với mục tiêu đầu tư của tổ chức tài chính. Việc thiết lập danh mục tín dụng phù hợp sẽ
giúp đảm bảo rằng hoạt động quản lý danh mục tín dụng sẽ đạt được mục tiêu đầu
tư của tổ chức tài chính.
6. Tính linh hoạt: Danh mục tín dụng phải được thiết lập linh hoạt để đáp ứng các
yêu cầu của thị trường. Việc thiết lập danh mục tín dụng linh hoạt sẽ giúp tổ chức
tài chính có thể thích ứng với các biến động trên thị trường.
20
Tổng quan lại, để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục tín dụng, các
tiêu chí trên cần được xem xét cẩn thận và phải được đáp ứng đầy đủ để đảm bảo
rằng hoạt động này mang lại lợi ích lớn nhất cho các tổ chức tài chính.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý danh mục tín dụng
1.3.3.1. Nhân tố chủ quan
- Chiến lược quản trị của NHTM
Nguyên tắc của Basel quy định rằng Ngân hàng cần đảm bảo rằng bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào cũng phải nhất quán với chiến lược kinh doanh và chính sách
rủi ro phê duyệt bởi HĐQT. Phần lớn các ngân hàng đã xây dựng được định hướng
chiến lược về cấp tín dụng, chiến lược đúng đắn này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả
QLDMTD. Hàng năm, hệ thống NHTM đều có chiến lược ưu tiên, chú trọng phát
triển tín dụng cho một số ngành phù hợp với chính sách kinh tế và thị trường mục
tiêu của ngân hàng. Điều này hết sức quan trọng cho hoạt động tín dụng của ngân
hàng từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định.
- Văn hóa tín dụng và khẩu vị rủi ro của NHTM
Các nhà lãnh đạo ngân hàng luôn coi văn hóa tín dụng và khẩu vị rủi ro là ưu
tiên chính trong việc tối ưu hoá danh mục của họ nhằm ứng phó với biến động vĩ
mô, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Phân tích rủi ro là chìa khóa trong
QLDMTD. Dự đoán và phân tích xu hướng đóng vai trò quan trọng. QLDMTD sẽ
được liên kết với Khẩu vị rủi ro và kế hoạch tăng trưởng. Khẩu vị rủi ro được hiểu
là thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn nhất định, trong giới hạn đó ngân
hàng có thể đối mặt, khắc phục và vượt qua các rủi ro/ tổn thất.
- Chất lượng nguồn nhân lực của NHTM
Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu
quyết định chất lượng, được biểu hiện ở trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý,...Quản
lý danh mục không chỉ là cài đặt hạn mức và tư vấn theo thông lệ của ngành. Quản
lý danh mục yêu cầu nguồn lực có kỹ năng chuyên môn, trong đó sở hữu một bộ kỹ
năng liên quan đến phân tích và sự hiểu biết về đặc điểm ngành/ hành vi của danh
21
mục. Bên cạnh đó, bộ phận QLDMTD cũng cần tương tác và phối hợp liên tục với
phòng Quản lý Bảng Cân đối, phòng Quản lý tài sản, và phòng Nguồn vốn.
- Tiềm lực tài chính của NHTM
Tiềm lực tài chính là nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động QLDMTD.
Ngân hàng có thể cấu trúc lại danh mục sao cho tổn thất toàn danh mục nằm trong
sức chịu đựng rủi ro dựa vào mức vốn tự có của ngân hàng. Sự tích cực tham gia
của ban lãnh đạo trong việc hoạch định và phân bổ vốn là đòn bẩy thúc đẩy hiệu quả
hoạt động QLDMTD. Khung hỗ trợ phù hợp (Định giá dựa trên rủi ro, Tối ưu hóa
tài sản đảm bảo) cần được thiết kế và thực hiện.
- Trình độ công nghệ thông tin (CNTT) của NHTM
Với môi trường năng động hiện đại, QLDMTD sẽ dần tiến tới tự động hóa và kỹ
thuật số. Tất cả các dữ liệu sẽ được tích hợp bài bản. Xu hướng phát triển mạnh mẽ của
CNTT đã mang đến những cơ hội mới cho các NHTM nhưng cũng đặt ra những thách
thức cần phải vượt qua cho các nhà quản trị hiện nay. Mỗi NHTM hoạt động kinh
doanh đều lấy CNTT làm nòng cốt, trên cơ sở công nghệ hóa, hiện đại hóa tổng thể các
nghiệp vụ và ứng dụng quản trị. CNTT giúp NHTM quản lý tập trung và bảo mật hệ
thống đánh giá và xếp hạng tín dụng của khách hàng; tự động hóa quy trình tín dụng
bán lẻ: từ bước tiếp xúc, tiếp nhận thông tin nhu cầu của khách hàng tại các đơn vị bán
cho đến khi hồ sơ được phê duyệt, giải ngân, quản lý hồ sơ sau vay.
1.3.3.2. Nhân tố khách quan
Dưới đây là một số nhân tố khách quan:
- Môi trường kinh tế trong nước
Môi trường kinh tế trong nước ảnh hưởng rất lớn tới QLDMTD. Trong khâu
thiết lập DMTD, ngân hàng sẽ chủ trương tăng trưởng dư nợ ở những ngành kinh tế
được ưu tiên trong mỗi thời kỳ. Việc thiết kế DMTD được phù hợp với tình hình
kinh tế trong nước sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tạo đà tăng trưởng bền vững cho ngân
hàng. Điều này yêu cầu phải nắm bắt được những biến động vĩ mô kịp thời và đưa
ra chính sách phù hợp đảm bảo rủi ro của DMTD.
- Quản lý nhà nước với hoạt động cho vay của NHTM
22
Bất kỳ hoạt động nào cũng phải tuân theo khuôn khổ luật pháp của mỗi nước, và
hoạt động tín dụng cũng vậy. Ngân hàng cần phải tuân thủ các quy định hiện hành và
chịu sự giám sát của quản lý nhà nước, của ngân hàng nhà nước, bộ tài chính và các cơ
quan thẩm quyền. Sự giám sát của quản lý nhà nước vừa giúp định hướng cho các ngân
hàng tuân theo quy định chung và cảnh báo từ xa. Sự giám sát của cơ quan có thẩm
quyền là hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.
- Trình độ phát triển của thị trường tài chính trong nước;
Thị trường tài chính trong nước là một nhân tố khách quan khác tác động tới
hoạt động quản lý danh mục. Sự đi lên của thị trường tài chính sẽ tạo ra một môi
trường năng động, không gian tài chính linh hoạt giúp các ngân hàng tham gia tái
cấu trúc danh mục để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn.
- Khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của quốc gia;
Hiện nay, hoạt động tín dụng không chỉ nằm trong phạm vi một nước mà mở
rộng ra cả quốc tế. Khi hội nhập đa quốc gia, các ngân hàng cần đảm bảo tuân thủ
các quy ước và chuẩn mực quốc tế nên khả năng hội nhập của quốc gia cũng đóng
vai trò quan trọng và tác động tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Sự minh bạch về tài chính của khách hàng vay vốn
Các doanh nghiệp có thể tìm vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, vốn tín
dụng từ ngân hàng và vốn huy động từ thị trường vốn - là 2 nguồn quan trọng. Để
thuận lợi hơn trong vay vốn tín dụng, doanh nghiệp cần hoạt động công khai, minh
bạch. Vì khi cho vay, ngân hàng luôn quan tâm đến rủi ro, quy trình xử lý nợ chặt
chẽ nên công khai, minh bạch là điều quan trọng để tạo niềm tin. Tương tự như vậy,
trên thị trường vốn, các nhà đầu tư cũng cần thấy được sự minh bạch và có niềm tin
để đưa vốn của mình vào phát triển doanh nghiệp.
1.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý
danh mục tín dụng và bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
Tại Việt Nam, nội dung QLDMTD vẫn còn khá mới mẻ, các TCTD trong nước
cũng đang từng bước áp dụng các biện pháp quản lý danh mục hiện đại và cần hỗ trợ tư
vấn từ đối tác/công ty tư vấn quốc tế. Trong nhóm 10 ngân hàng thực hiện dự án
23
thí điểm Basel II thì hầu hết đã triển khai cấu phần của công tác cơ bản của
QLDMTD như xây dựng các biện pháp để tối ưu hóa danh mục, thiết lập các hạn
mức RRTT, xây dựng bộ chỉ tiêu đo lường rủi ro danh mục và hệ thống báo cáo
chất lượng DMTD định kỳ. Tuy nhiên, các NHTM trong nước vẫn còn gặp nhiều
khó khăn thách thức trong QLDMTD do hạn chế về dữ liệu đầu vào và nguồn nhân
lực chuyên môn. Do vậy, tác giả tham khảo bài học kinh nghiệm của các các TDTD
quốc tế có quan hệ với VCB, thuộc các nước có hệ thống tài chính ngân hàng phát
triển như Đức, Nhật, Hàn Quốc để đưa ra bài học cho Vietcombank.
1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý
danh mục tín dụng
Trong một cuộc khảo sát do Hiệp hội quốc tế các nhà quản trị DMTD (The
International Association of Credit Portfolio Managers – IACPM) tiến hành vào
năm 2013, khảo sát 66 tổ chức tài chính và ngân hàng thuộc 16 quốc gia, QLDMTD
ngày càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng tăng trong việc tích hợp đánh giá
RRTD giữa các danh mục đầu tư và doanh nghiệp, trong việc đáp ứng các yêu cầu
pháp lý mới cũng như trong việc xác định và tối ưu khả năng đáp ứng các ngưỡng
rủi ro/lợi nhuận. Theo khảo sát, 79% các tổ chức chọn tăng trưởng doanh thu là ưu
tiên kinh doanh hàng đầu của họ, 40% các tổ chức cũng chọn tập trung vào mục tiêu
vốn (xếp sau ưu tiên tăng trưởng doanh thu nhưng vẫn chiếm phần đáng kể).
Cũng theo khảo sát, 75% đang tập trung vào việc cải thiện cấu trúc danh mục
đầu tư, giảm mức độ tập trung. Hơn 50% trong số tất cả các đơn vị khảo sát cho
rằng các mục tiêu chính là tối ưu hóa rủi ro/lợi nhuận; quản lý khẩu vị rủi ro tối đa
mục tiêu; quản lý các thay đổi về quy định và quản lý việc sử dụng vốn (bao gồm cả
quy định và kinh tế). Mục tiêu quản lý “khẩu vị rủi ro” tối đa đã tăng từ 57% năm
2011 lên 63% năm 2013, trong khi quản lý những thay đổi về quy định tăng đáng kể
từ 43% lên 60% trong cùng kỳ.
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng tại Đức - Deutsche
Tại Đức, nhiều ngân hàng tập trung thực hiện đa dạng hóa danh mục và coi
đây là cách thức tốt nhất để quản lý hiệu quả DMTD.
24
Deutsche Bank là tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức có trụ sở
chính đặt tại Frankfurt am Main, được thành lập vào năm 1870. Năm 2002, ngân
hàng Deutsche Bank của Đức đã lập kế hoạch quản lý danh mục dựa trên việc
chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinh doanh, giảm RRTD và cắt giảm chi phí. Kế
hoạch lập ra đã đạt được thành công khi đạt được ROE trước thuế là 25%. Theo kế
hoạch, ngân hàng đã thực hiện chuyển hướng sản phẩm trong năm 2003 để giảm
thiểu tổn thất cho vay giả định đối với suy thoái, thành lập Bộ phận QLDMTD và
áp dụng chiến lược giảm thiểu rủi ro để cải thiện hồ sơ tín dụng bằng cách thay đổi
từ cho vay đối với các doanh nghiệp lớn sang bán lẻ và đầu tư. LEMG có thẩm
quyền quản lý DMTD cho các doanh nghiệp lớn ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á
cũng như cho các công ty cỡ trung bình ở chính Đức. Nhiệm vụ chính là (1) giảm
RRTT tín dụng (giải phóng vốn kinh tế) và (2) cải thiện tính minh bạch.
Theo báo cáo hằng năm (Annual report) 2021, ngân hàng Deutsche vẫn đặt
mục tiêu giảm RRTT và tổn thất ngoài dự kiến bằng cách duy trì DMTD đa dạng.
Mức độ tập trung vào khách hàng, ngành, quốc gia và sản phẩm cụ thể được đánh
giá và quản lý dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh xếp hạng tín dụng,
một thành phần quan trọng mà ngân hàng áp dụng để quản lý DMTD của mình,
ngân hàng còn thiết lập giới hạn tín dụng cho tất cả các khoản tín dụng. Giới hạn tín
dụng đặt ra mức độ RRTD tối đa mà ngân hàng sẵn sàng đảm nhận trong các
khoảng thời gian xác định. Khi xác định hạn mức tín dụng cho một đối tác, họ xem
xét chất lượng tín dụng của đối tác bằng cách tham khảo xếp hạng tín dụng nội bộ.
Đối với các sản phẩm phái sinh, ngân hàng xem xét các giá trị thị trường hiện tại và
khả năng tiếp xúc tiềm năng trong tương lai trong khoảng thời gian có liên quan dựa
trên các thỏa thuận pháp lý của chúng tôi với đối tác. Số liệu Rủi ro-lợi nhuận giải
thích sự phát triển của doanh thu khách hàng cũng như mức tiêu thụ vốn. Cho tới
nay, chất lượng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng vẫn tốt và chúng tôi có vị
thế tốt để quản lý các rủi ro mới nổi bao gồm những bất ổn về địa chính trị, gián
đoạn chuỗi cung ứng và dự kiến thắt chặt chính sách.
25
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng tại Nhật - Mizuho
Mizuho là một thương hiệu ngân hàng lớn tại Nhật Bản và là đối tác chiến lược
của Vietcombank. Ngân hàng này cũng đang có mặt ở nhiều nước khác trên thế giới
ngoài Việt Nam. Theo báo cáo hằng năm (Integrated Report) 2021, ngân hàng đã phát
triển và cấp bằng sáng chế cho hệ thống quản lý thị trường cảnh báo sớm. Hệ thống này
cung cấp trực quan hóa các thay đổi cấu trúc, định nghĩa giai đoạn thị trường, phân
phối lợi nhuận dự báo, trong số các mục khác, trong thị trường tài chính dựa trên phân
tích khối lượng lớn dữ liệu thị trường tận dụng máy học. Mizuho áp dụng các công
nghệ như AI cho tối ưu hóa DMTD và bằng cách điều tra việc sử dụng điện toán lượng
tử trong hoạt động thị trường. Trong QLDMTD, ngân hàng dùng các phương pháp
thống kê có liên quan đến hệ thống đo lường rủi ro (mô hình định giá doanh nghiệp
theo giá trị doanh nghiệp, thời gian nắm giữ một năm) để quản lý khả năng thua lỗ
bằng cách đo lường mức tổn thất trung bình dự kiến trong khoảng thời gian một năm
(“EL”) và giá trị chịu tổn thất tín dụng (“Credit VAR”). Mizuho cũng cũng đặt hạn
mức tín dụng dựa trên việc xác minh tình trạng đủ vốn. Ngân hàng thực hiện giám sát
tổng dư nợ cho vay theo xếp hạng, mức độ tập trung tín dụng theo nhóm doanh nghiệp,
khu vực địa lý và lĩnh vực kinh doanh để lập báo cáo định kỳ cho Ủy ban quản lý Bảng
cân đối kế toán & rủi ro và Ủy ban Tín dụng.
1.4.1.3. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng tại Hàn Quốc –
Shinhanbank
Shinhan Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Shinhan – tập đoàn lớn mạnh đến từ Hàn
Quốc. Theo báo cáo hàng năm 2021, ngân hàng vận hành hệ thống quản lý để giám sát
thường xuyên các khoản vay. Các cán bộ tín dụng đánh giá mức độ phù hợp của kết
quả xem xét khoản vay bằng cách tự động tìm kiếm các công ty dự kiến sẽ mất khả
năng thanh toán trong số các đối tác cho vay kinh doanh và nếu cần, xếp hạng tín dụng
của công ty sẽ được yêu cầu điều chỉnh. Theo các quy trình này, khách hàng doanh
nghiệp được phân loại thành công ty cảnh báo sớm, công ty quan sát và công ty thông
thường, sau đó được quản lý khác nhau theo hướng dẫn quản lý cho từng giai đoạn rủi
ro, từ đó ngăn ngừa khả năng mất khả năng thanh toán của khoản vay ở mức thấp nhất.
giai đoạn đầu. Hệ thống hỗ trợ phân tích tài chính liên kết với
26
cơ quan xếp hạng tín dụng hỗ trợ sàng lọc tín dụng, bộ phận lập kế hoạch tín dụng
tính toán và quản lý các hạng công nghiệp, đồng thời phân tích các xu hướng của
ngành cũng như thông tin khách hàng. Để kiểm soát RRTD đối với DMTD ở mức
phù hợp, các hạn mức VaR tín dụng được thiết lập và quản lý từng lĩnh vực kinh
doanh và để chuẩn bị cho RRTD gây ra đối với các lĩnh vực, ngành, quốc gia cụ thể.
1.4.2. Bài học cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các nước, ta nhận thấy việc QLDMTD luôn được quan
tâm và ưu tiên hàng đầu bởi các ngân hàng. Qua tham khảo một số ngân hàng châu
Âu và châu Á nêu trên, có thể đúc kết ra một số bài học tổng quát cho VCB cũng
như các ngân hàng TMCP Việt Nam như sau:
- Thành lập một phòng/ban/nhóm QLDMTD chuyên nghiệp;
- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cho vay nhằm giảm bớt RRTT;
- Áp dụng các mô hình đo lường rủi ro hiện đại/ nâng cao để xác định rủi ro
hiện hữu của toàn bộ danh mục;
- Thiết lập chính sách hoàn chỉnh về điều chỉnh danh mục cho vay;
- Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm trong QLDMTD.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã tập hợp những lý luận căn bản về danh mục tín dụng, quản lý
danh mục tín dụng, hiệu quả quản lý danh mục tín dụng trong hoạt động của ngân
hàng thương mại. Những nội dung đã giải quyết trong chương 1 gồm có: thứ nhất,
khái niệm danh mục tín dung, quản lý danh mục tín dụng, hiệu quả hoạt động quản
lý danh mục tín dụng; thứ hai, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
QLDMTD, và thứ ba, một số bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH
MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt nam
2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoài
thương Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử thành lập và hoạt động
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank hoặc
VCB) được thành lập năm 1963. Năm 1990 Vietcombank chuyển sang hoạt động
với mô hình Ngân hàng thương mại đa năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính
cho khách hàng định chế, doanh nghiệp và cá nhân. Năm 2007-2008, VCB thực
hiện cổ phần hóa và đến ngày giữa năm 2009, sàn HOSE niêm yết cổ phiếu
Vietcombank (mã chứng khoán VCB). Năm 2011, VCB và ngân hàng Mizuho
(Mizuho hoặc MHCB), thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) ký
thỏa thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng Mizuho. Theo đó, Mizuho là đối tác
chiến lược của VCB và sẽ cung cấp cho VCB các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều
hoạt động. Các hỗ trợ này bao gồm việc cử các chuyên gia và hỗ trợ các dịch vụ đào
tạo cho Vietcombank cũng như đem lại các cơ hội hợp tác bán chéo sản phẩm giữa
các bên. Đầu năm 2019, VCB ký hợp đồng mua bán cổ phần với Singapore
Sovereign Investment Fund GIC, theo đó đó GIC mua vào 94.442.442 cổ phần
VCB, trở thành cổ đông và sở hữu 2,55% vốn Vietcombank.
Với bề dày 60 năm hoạt động và phát triển, VCB đang giữ vững thương hiệu
Ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam và duy trì xếp hạng cao nhất trong số các ngân
hàng tại Việt Nam được xếp hạng bởi các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
28
Bảng 2.1: Xếp hạng tín nhiệm quốc tế của VCB năm 2021
Tổ chức XHTN S&P Fitch Moody’s
Xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành dài hạn BB- BB- Ba3
Xếp hạng sức mạnh độc lập bb- B ba3
Triển vọng Tích cực Tích cực Tích cực
Thời điểm định hạng 5/2021 4/2021 3/2021
Nguồn: website portal.vietcombank.com.vn
Năm 2020, Ngân hàng hoàn thành chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi
(Corebanking T4S) và có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại.
2.1.1.2. Cơ cấu cổ đông
Hiện tại, cổ đông lớn nhất của VCB là NHNNVN, nắm giữ 74.8% vốn điều lệ.
Cổ đông chiến lược Mizuho nắm giữ 15% vốn điều lệ. Các cổ đông khác nắm giữ
10.2% vốn điều lệ của VCB.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông VCB 2022
NĐT nước NĐT trong nước
ngoài 8.06% 2.14%
Mizuho, 15.00%
NHNN 74.80%
Nguồn: website portal.viecombank.com.vn
2.1.1.3. Hoạt động chính
Các hoạt động chính của VCB bao gồm cấp tín dụng, huy động vốn, đầu tư
trái phiếu và đầu tư công ty con, công ty liên kết, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản
phẩm phái sinh, ngân quỹ, nhận tiền gửi, thanh toán, mua bán nợ và các dịch vụ
ngân hàng khác được quy định hiện hành cho phép.
29
2.1.1.4. Mạng lưới phân phối
Trụ sở chính của VCB đặt tại số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội, Việt Nam. Năm 2021, mạng lưới của VCB bao gồm gần 600 chi nhánh và
phòng giao dịch với 21.670 nhân viên nhân viên (Báo cáo tài chính 2021).
So sánh với một số ngân hàng lớn khác như BIDV và Vietinbank có cùng quy
mô, mạng lưới phân phối nội địa hiện tại của Ngân hàng tương đối rộng. Năm 2021,
Vietinbank có một trăm năm mươi lăm (155) chi nhánh và BIDV có một trăm tám
mươi chín (189) chi nhánh và tám trăm chín mươi lăm (895) phòng giao dịch trên
toàn quốc.
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động
Cơ cấu phòng ban, khối nghiệp vụ của Ngân hàng tách bạch tương đối rõ ràng,
chặt chẽ, thể hiện qua hiệu quả hoạt động không ngừng tăng qua từng năm.
Cơ cấu tổ chức của VCB được tổ chức theo bộ phận nghiệp vụ và theo khu
vực địa lý. Theo đó các phòng/ban tại TSC được thành lập bên cạnh chức năng kinh
doanh, tư vấn chuyên môn cho Ban Điều hành còn bao gồm cả chức năng kiểm soát
hoạt động của toàn Ngân hàng trên từng mảng cụ thể: tín dụng, kinh doanh ngoại tệ,
kế toán tài chính, thanh toán quốc tế, đầu tư...Thêm vào đó, VCB cũng có một hệ
thống các chi nhánh rộng khắp cả nước, tại các chi nhánh, các phòng ban cũng được
chuyên môn hóa theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Sơ đồ dưới đây thể hiện cơ cấu bộ
máy tổ chức của VCB:
30
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương 2021
Nguồn: Báo cáo hệ thống kiểm soát nội bộ VCB 2021
31
Ngân hàng thực hiện quản lý, quản trị theo cơ chế phân công phân nhiệm và
ủy quyền. Trong công tác phân nhiệm, Ngân hàng thực hiện theo cơ chế từ trên
xuống, được thể hiện thông qua phân công, phân nhiệm trong Ban Điều hành, tại
các phòng/ban tại TSC/chi nhánh và tại cấp độ nghiệp vụ giao dịch. Cơ chế phân
công phân nhiệm tương đối rõ ràng, minh bạch, đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền
hạn của các bộ phận:
- Các thành viên Ban Điều hành: căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu công
tác, việc phân công công việc giữa các thành viên Ban Điều hành của Ngân hàng
được thực hiện theo cơ chế ngành dọc, theo đó, mỗi Phó Tổng Giám đốc sẽ phụ trách
một số khối/mảng nghiệp vụ chính, tránh chồng chéo lẫn nhau. Việc phân công phân
nhiệm được thực hiện bằng văn bản và thông báo tới toàn bộ hệ thống VCB.
- Các phòng/ban tại TSC/chi nhánh: tại Trụ sở chính/chi nhánh, mỗi phòng/ban,
trưởng phòng/ban sẽ phân nhiệm cho phó phòng/ban và từng cán bộ. Đồng thời, Ngân
hàng cũng xây dựng các hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ và xem xét cập nhật nó
định kỳ hoặc khi cần thiết (ví dụ khi thay đổi phần mềm nghiệp vụ) và tổ chức các khóa
tập huấn để đảm báo tất cả các nhân viên có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phân công phân nhiệm tại cấp giao dịch: tại cấp giao dịch, để đảm bảo tính phân
công phân nhiệm, mỗi giao dịch sẽ phải được ký xác định bởi cán bộ giao dịch và
được phê duyệt bởi kiểm soát viên và một cán bộ cấp cao hơn. Việc phân công phân
nhiệm tại cấp giao dịch được tiến hành một cách rõ ràng, cụ thể, đảm bảo một cán
bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền
lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau, đảm bảo mọi cá nhân không có điều kiện
để thao túng hoạt động, trục lợi cho mục đích cá nhân hoặc che dấu hành vi vi phạm
pháp luật và quy chế nội bộ của VCB.
32
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2017-2021
2.1.3.1. Hiệu quả hoạt động và một số chỉ tiêu sinh lời
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021
Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND
Tổng thu nhập hoạt
động 29.406.121 39.278.433 45.730.381 49.062.541 56.723.569
Tổng chi phí hoạt động (11.866.345) (13.611.094) (15.817.575) (16.038.250) (17.574.188)
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước
chi phí dự phòng RRTD 17.539.776 25.667.339 29.912.806 33.024.291 39.149.381
Chi phí dự phòng
RRTD (6.198.415) (7.398.113) (6.790.429) (9.974.730) (11.760.801)
Tổng lợi nhuận trước
thuế 11.341.361 18.269.226 23.122.377 23.049.561 27.388.580
Chi phí thuế TNDN (2.230.773) (3.647.164) (4.596.389) (4.577.043) (5.449.535)
Lợi nhuận sau thuế 9.110.588 14.622.062 18.525.988 18.472.518 21.939.045
Nguồn: BCTC VCB 2017 - 2021
Lợi nhuận trước thuế 2021 của Vietcombank là 27.389 tỷ VND, tăng 18,82% so
với cùng kỳ năm 2020 và vượt 7,83% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho năm 2021 (lợi
nhuận kế hoạch năm 2021 là 25.800 tỷ VND). Đây là năm thứ 5 liên tiếp kể từ năm
2017, lợi nhuận của Vietcombank đạt được sự tăng trưởng vượt kế hoạch thông qua
việc liên tục giữ vững tỷ lệ tăng trưởng song song với sự giãn nở của quy mô và lợi
nhuận kinh doanh. Trong những năm vừa qua, Vietcombank liên tục xây dựng và mở
rộng mạng lưới kinh doanh, chủ động tiếp cận khách hàng, phát huy tối đa các ưu thế
tự để tăng trưởng liên tục về quy mô tổng doanh thu. Vietcombank cũng rất chú trọng
tăng cường quản lý rủi ro thông qua sự đầu tư mạnh tay vào nhân lực cũng như hệ
thống công nghệ, từ đó giữ vững các chỉ số an toàn vốn, đáp ứng chuẩn mực Basel II
tại Việt Nam, chi phí dự phòng RRTD nhờ đó cũng được kiểm soát rất tốt dù dại dịch
Covid-19 trong năm qua vẫn diễn ra hết sức phức tạp, gây nên tác động tiêu cực
33
không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn các thực thể
trong nền kinh tế, dẫn tới đến khả năng thanh toán chậm các khoản nợ tại ngân
hàng. Định hướng tín dụng được VCB đặt ra và rà soát chủ động để kịp thời điều
chỉnh đối với diễn biến thực tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng xây dựng các công cụ
phòng ngừa như hệ thống cảnh báo sớm phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ trong hoạt
động nghiệp vụ làm cơ sở để sớm xử lý các rủi ro tiềm ẩn phát sinh.
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng lợi nhuận của một số ngân hàng có cùng quy mô
30,000,000 27,388,580 60%
25,000,000 23,049,561 17,589,156 50% 50%
VND
20,000,000 17,119,816 40%
15,000,000
13,547,651
30%
Triệu
10,000,000 19% 9,026,243 20%
5,000,000 10%
- 3% 0%
Vietcombank Vietinbank BIDV
LNTT 2020 LNTT 2021 % tăng trưởng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các BCTC VCB, Vietinbank, BIDV
Xét về giá trị tuyệt đối, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank trong 2 năm
gần đây đều cao vượt trội so với Vietinbank và BIDV, giá trị tuyệt đối năm 2021 là
27.389 tỷ VND so sánh lần lượt với 17.589 tỷ VND và 13.548 tỷ VND của
Vietinbank và BIDV. Xét về mức tăng trưởng, Vietcombank đạt mức tăng trưởng
lợi nhuận 19% trong năm 2021 so với Vietinbank là 3% và BIDV khoảng 50%.
Cơ cấu thu nhập trong hoạt động kinh doanh của VCB được trình bày trong biểu đồ
dưới đây:
34
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập từ năm 2018 đến 2021
2018 2019
0.00%
8.23% 4.37%
0.64%
5.77%
8.66%
0.02%
0.32% 6.71%
0.54%
7.39%
9.42%
72.33%
2020
0.00%
75.61%
2021
-0.15%
3.67%
0.00% 0.94%
7.96%
13.47
%
73.96%
0.18%
7.71%
13.06%
4.22%
0.23%
74,75%
Thu nhập lãi thuần
Lãi thuần từ hoạt
động dịch vụ
Lãi thuần từ hoạt
động kinh doanh
ngoại hối
Lãi thuần từ mua bán
chứng khoán kinh
doanh
Lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán
đầu tư
Lãi thuần từ hoạt
động khác
Thu nhập từ góp
vốn, mua cổ phần
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC VCB
Từ năm 2018 đến 2021, cơ cấu thu nhập của Vietcombank không có sự
chuyển dịch nào đáng kể. Thu nhập lãi vẫn là nguồn thu chủ yếu, chiếm 74,75%
tổng lợi nhuận năm 2021, tăng lên 0,79% so với cơ cấu năm 2020 (năm 2019:
75,61%, năm 2018: 72,33%).
35
Một số chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời trong 5 năm gần nhất
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021
ROA 1,00 1,39 1,61 1,45 1,60
ROE 18,09 25,49 25,90 21,11 21,59
Tỷ suất lợi nhuận gộp 5,06 5,30 5,90 5,43 5,16
Lãi cận biên 2,41 2,69 3,01 2,85 3,09
Hiệu quả quản lý chi phí 40,35 34,65 34,59 32,69 30,98
Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu trên BCTC VCB
Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng (%)
35.00
32.33 31.15
30.98
30.00
25.00
21.59
20.00
15.88
15.00 13.06
5.89
10.00
6.16 2.91
0.99 0.66 5.16
5.00
1.60
3.09 2.86
0.00
ROA ROE Tỷ suất lợi nhuận Lãi cận biên Hiệu quả quản lý
gộp chi phí
Vietcombank Vietinbank BIDV
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các BCTC VCB, Vietinbank, BIDV
ROA là chỉ tiêu thể hiện mức lợi nhuận từ nguồn lực được đầu tư bởi nhà đầu
tư đối với Vietcombank cũng như các nguồn lực huy động từ bên ngoài. Chỉ số này
nói lên khả năng sinh lời của toàn bộ tài sản của Vietcombank. Bảng trên cho thấy
khả năng sinh lời từ toàn bộ tài sản của Vietcombank có xu hướng tăng lên trong 5
năm gần nhất, từ năm 2017 ở mức 1,00% lên mức 1,60% trong năm 2021. ROA của
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·

More Related Content

Similar to Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·

Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...TieuNgocLy
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại Luanvantot.com 0934.573.149
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt· (20)

Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt NamLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại ĐT&PT Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Công Tác Kiểm Toán Nội Bộ Trong Hoạt Động Tín Dụng Đối Với...
 
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các NHTM trên địa bà...
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
 
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu ...
 
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
Luận văn: Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ờ các Ngân Hàng Thương ...
 
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng AgribankChất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Agribank
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á C...
 
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMEL TRONG PHÂN TÍCHHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
Luận văn: Liên kết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam để nâng cao năng lực cạn...
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAYBÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9d
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9dLuận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9d
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Vietinbank, 9d
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆ...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Viêt·

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng ĐINH THỊ HÀ GIANG Hà Nội, 2023
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Đinh Thị Hà Giang Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thủy Hà Nội, 2023
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, tham khảo, tổng hợp, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ. Các đánh giá, kết luận chưa từng được công bố tại các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Hà Nội, tháng năm 2023 Học viên thực hiện Đinh Thị Hà Giang
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thu Thủy, người đã chỉ bảo, hướng dẫn và đồng hành cùng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên trường Đại học Ngoại thương đã trực tiếp giảng dạy lớp cao học Tài chính Ngân hàng Khóa 27B và các bạn học viên lớp cao học Tài chính Ngân hàng Khóa 27B đã có những sự hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp trong suốt quá trình tôi theo học chương trình thạc sỹ của trường. Đồng thời xin cảm ơn đến các anh chị là cán bộ, nhân viên, quản lý của các doanh nghiệp ngân hàng đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH KPMG đã tạo điều kiện thuận lợi và các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tôi theo học chương trình thạc sỹ tại trường Đại học Ngoại thương và hoàn thành luận văn. Lời cuối cùng tôi dành cho gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình tôi học tập và làm luận văn. Gia đình là động lực, tiếp thêm sức mạnh để tôi có thể vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống và tiếp tục theo đuổi con đường học tập.
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC HÌNH................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU (tiếp theo).................................................................... v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. vi MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................5 6. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu........................................................6 7. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ........................................................ 7 1.1. Hoạt động tín dụng và danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại...........7 1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ........................................7 1.1.2. Danh mục tín dụng của Ngân hàng thương mại........................................9 1.2. Quản lý danh mục tín dụng tại các ngân hàng thương mại........................... 12 1.2.1. Khái niệm, vai trò, ứng dụng của quản lý danh mục tín dụng ................ 12 1.2.2. Quy trình quản lý danh mục tín dụng trong ngân hàng thương mại ....... 13 1.2.3. Phương pháp quản lý danh mục tín dụng................................................ 16
  • 6. 1.3. Hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại .18 1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng..................... 18 1.3.2. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng 19 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý danh mục tín dụng .......... 20 1.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý danh mục tín dụng và bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ...................................................................................................................... 22 1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý danh mục tín dụng ............................................................................................. 23 1.4.2. Bài học cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ..26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM..27 2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt nam ........................................................................................ 27 2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoài thương Việt Nam............................................................................................... 27 2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động...................................................................... 29 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2017-2021 .. 32 2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương giai đoạn 2017-2021.............................................................. 40 2.2.1. Thực trạng danh mục tín dụng VCB giai đoạn 2017-2021..................... 40 2.2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý danh mục tín dụng tại Vietcombank ......... 68 2.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Vietcombank................................................................................................. 79 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.................................................... 80
  • 7. 2.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 80 2.3.2. Những hạn chế......................................................................................... 83 2.3.3. Nguyên nhân............................................................................................ 85 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM .........87 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2030 ...................................................................................... 87 3.1.1. Định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030..................... 87 3.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý danh mục tín dụngs của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam................................................. 88 3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam ........................ 89 3.2.1. Nhóm giải pháp có tính chiến lược ......................................................... 89 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động quản lý danh mục tín dụng......... 90 3.2.3. Nhóm giải pháp xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật quản lý danh mục tín dụng hiện đại ..................................................................................................... 92 3.2.4. Một số khuyến nghị khác cho Ngân hàng Vietcombank ........................ 95 3.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và bộ ban ngành liên quan........ 97 3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ......................................................... 97 3.3.2. Một số kiến nghị với Chính phủ và bộ ban ngành liên quan.................100 3.4. Một số hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo .....................101 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 105 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 108
  • 8. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Chi nhánh CNTT CR CSSPBB CSSPBL CSTCKT DMTD EAD EL EP EWS GA HĐQT HHI KHDN LGD NHNNVN PD PDTD QLDACN QLDMTD QLRR RAROC RR RRTD : Báo cáo tài chính : CN : Công nghệ thông tin : Hệ thống xếp hạng tín dụng : Chính sách sản phẩm bán buôn : Chính sách sản phẩm bán lẻ : Chính sách tài chính kế toán : Danh mục tín dụng : Exposure at Default – Tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng vỡ nợ : Expected Loss – Tổn thất kỳ vọng : Economic Profit – lợi nhuận kinh tế : Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (Early Warning System) : Granularity Adjustment – Điều chỉnh ở mức độ chi tiết : Hội đồng quản trị VCB : Herfindahl-Hirschman Index : Khách hàng doanh nghiệp : Loss Given Default – Tỉ trọng tổn thất ước tính : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Probability of Default – Xác suất vỡ nợ : Phê duyệt tín dụng : Quản lý Đề án công nghệ : Quản lý danh mục tín dụng : Quản lý rủi ro : Risk adjusted return on capital – Tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên vốn kinh tế : Recovery rate – Tỷ lệ thu hồi : Rủi ro tín dụng
  • 9. ii RRTK RRTT RWA TMCP TSBĐ TSC UBRR UL VAR VCB/Vietcombank WACC XHTDNB : Rủi ro thanh khoản : Rủi ro tập trung : Risk-weighted asset – Tài sản tính theo rủi ro : Thương mại Cổ phần : Tài sản bảo đảm : Trụ sở chính : Ủy ban Rủi ro : Unexpected Loss – Tổn thất ngoài dự kiến : Value at Risk – Giá trị chịu rủi ro : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam : Weighted Average Cost of Capital – Chi phí sử dụng vốn bình quân : Xếp hạng tín dụng nội bộ
  • 10. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng .............. 11 Hình 1.2: Sơ đồ quy trình phân tích danh mục tín dụng.......................................... 14 Hình 1.3: Quy trình quản lý danh mục tín dụng áp dụng mô hình Trí tuệ nhân tạo/ Học máy ................................................................................................................... 15 Hình 1.4: Quá trình phát triển phương pháp quản trị danh mục tín dụng................ 16 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương 2021........ 30 Hình 2.2: Các bước quản lý danh mục tín dụng theo phương pháp hiện đại........... 69 Hình 2.3: Các bước triển khai giám sát danh mục tín dụng của Vietcombank........ 72
  • 11. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Xếp hạng tín nhiệm quốc tế của VCB năm 2021 .................................... 28 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank........................................... 32 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời trong 5 năm gần nhất........................... 35 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày 31 tháng 12 ............................... 38 Bảng 2.5: Mức tăng trưởng về nguồn vốn huy động giai đoạn 2018 - 2021........... 39 Bảng 2.6: Kết quả phân loại nợ qua các năm 2017 - 2021 ...................................... 41 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu tại các thời điểm và số liệu xử lý các khoản cho vay khó thu hồi bằng nguồn dự phòng qua các năm.................................................................... 43 Bảng 2.8: Tỷ lệ dự phòng cụ thể/dư nợ qua các năm............................................... 45 Bảng 2.9: So sánh chỉ tiêu với các ngân hàng khác tại Việt Nam ........................... 46 Bảng 2.10: Phân tích danh mục tín dụng theo ngành nghề kinh tế.......................... 50 Bảng 2.11: Phân tích tỷ lệ nợ xấu theo ngành nghề kinh tế..................................... 57 Bảng 2.12: Phân tích tỷ lệ dự phòng cụ thể trên dư nợ theo ngành nghề kinh tế .... 58 Bảng 2.13: Cơ cấu danh mục tín dụng theo khu vực địa lý..................................... 62 Bảng 2.14: Phân tích danh mục tín dụng theo tình trạng tài sản bảo đảm............... 64 Bảng 2.15: Tỷ lệ nợ xấu theo tình trạng tài sản bảo đảm......................................... 65 Bảng 2.16: 10 khách hàng có dư nợ lớn nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2021........ 66 Bảng 2.17: Lãi suất cho vay trung bình 2019-2021................................................. 68 Bảng 2.18: HHI danh mục cho vay phân theo nhóm ngành kinh tế (2017-2021) ... 75 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2025 của ngân hàng VCB ......................... 87
  • 12. v DANH MỤC BẢNG BIỂU (tiếp theo) Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông VCB 2022.................................................................. 28 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng lợi nhuận của một số ngân hàng có cùng quy mô .......... 33 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập từ năm 2018 đến 2021.............................................. 34 Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng (%) .... 35 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tài sản của Vietcombank 2019-2021....................................... 37 Biểu đồ 2.6: Mức tăng trưởng về nguồn vốn huy động của một số ngân hàng ....... 39 Biểu đồ 2.7: Tổng dư nợ VCB giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 .................... 40 Biểu đồ 2.8: Kết quả phân loại nợ qua các năm theo tỷ trọng (%).......................... 42 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu tại các thời điểm và số liệu xử lý các khoản cho vay khó thu hồi bằng nguồn dự phòng qua các năm.............................................................. 44 Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) và nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của các ngân hàng năm 2021 ................................................................................... 48 Biểu đồ 2.11: Tỷ trọng dư nợ từng ngành kinh tế 2017-2021 ................................. 52 Biểu đồ 2.12: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế 2021.............................................. 52 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu danh mục tín dụng theo thời hạn 2017-2021 ........................ 61 Biểu đồ 2.14: Dư nợ cho vay theo khu vực địa lý.................................................... 62 Biểu đồ 2.15: Phân tích danh mục tín dụng theo tình trạng tài sản bảo đảm........... 64 Biểu đồ 2.16: Cơ cấu thu nhập lãi 2017-2021.......................................................... 67 Biểu đồ 2.17: Biến động của thu nhập lãi cho vay tương ứng với đầu gốc qua các năm 2017-2021......................................................................................................... 67
  • 13. vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Luận văn “Đánh giá hiệu quả hoạt động Quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” hệ thống hóa những vấn đề chung về phương pháp quản lý danh mục tín dụng, nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Luận văn gồm các nội dung chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý danh mục tín dụng. Tại chương này, tác giả trình bày các lý thuyết quản lý danh mục tín dụng, nêu ra các khái niệm về cho vay, danh mục tín dụng, rủi ro danh mục tín dụng, đo lường rủi ro danh mục, khái niệm về quản lý danh mục tín dụng, quy trình quản lý danh mục tín dụng, phương pháp quản lý danh mục tín dụng thụ động và chủ động. Bên cạnh đó, luận văn còn chỉ ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này và rút ra một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng tiên tiến trên thế giới áp dụng cho Vietcombank. Chương 2: Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý danh mục ở Vietcombank giai đoạn 5 năm 2017-2021. Đầu tiên là mô tả tổng quan về tình hình hoạt động của ngân hàng, sau đó đi sâu phân tích rà soát cơ cấu danh mục tín dụng của Vietcombank giai đoạn này theo đa chiều: chất lượng nợ vay, ngành/lĩnh vực kinh tế, thời hạn, khu vực vùng miền địa lý, theo chi nhánh, tình trạng tài sản đảm bảo, ngành dư nợ lớn, thu nhập lãi vay…Cuối cùng là mô tả lại thực trạng quản lý danh mục ở Vietcombank qua các bước: xây dựng danh mục tín dụng mục tiêu, tổ chức thực hiện và giám sát, điều chỉnh danh mục. Từ đây tác giả đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này. Chương 3: Đề xuất các giải pháp cụ thể với ngân hàng VCB, kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và với Chính phủ cùng cơ quan chính quyền địa phương. Luận văn sử dụng nhiều tài liệu tham khảo và các thông tin thứ cấp, kết quả phân tích tổng hợp từ thực tế được trình bày chi tiết dưới đây.
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ đóng vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo cho nền kinh tế. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập ngày càng sâu, rộng, sự gia tăng dân số lên tới hơn 90 triệu dân, mức thu nhập và nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn khiêm tốn, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới ngày càng nhiều… việc phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng Việt Nam nói chung là xu thế tất yếu, cần được mở rộng nhằm gia tăng thị phần, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần tăng sức cạnh tranh và phát triển ngân hàng một cách bền vững. Một trong những chức năng cơ bản trong hoạt động NHTM là đi vay để cho vay, nên không thể vì tiềm ẩn rủi ro, phức tạp mà không triển khai hoạt động tín dụng. Điều đó đòi hỏi các NHTM cần phải nâng cao hiệu quả quản lý danh mục tín dụng, hạn chế, ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng, cần phải thực hiện động bộ các biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh, giữ vững thương hiệu, uy tín của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh cũng như sự phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, chức năng quản lý danh mục tín dụng (QLDMTD) đã trở thành một trong những chức năng chính quan trọng nhất của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Các ngân hàng không còn có thể chỉ theo dõi từng khoản vay một cách riêng lẻ mà cần quản lý và kiểm soát trạng thái danh mục tín dụng (DMTD) thông qua các báo cáo rủi ro, công cụ đo lường rủi ro. Một danh mục cho vay tối ưu đối với ngân hàng phải đảm bảo yêu cầu là đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro cũng như khai thác tốt nhất thế mạnh để tìm kiếm lợi nhuận và tuân thủ qui định pháp luật trong cho vay. Thực tế chưa bao giờ có một khuôn mẫu duy nhất cho chức năng QLDMTD mà phải phụ thuộc vào tổ chức, mô hình kinh doanh và khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Trong khi phần lớn các ngân hàng châu Âu đã tiến tới giai đoạn quản trị chủ động, các giao dịch thị trường được tiến hành
  • 15. 2 chủ động và bộ phận QLDMTD dần trở thành chức năng của bộ phận kinh doanh, thì phần lớn các ngân hàng châu Á mới bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của QLDMTD và đang dịch chuyển từ quản trị thụ động sang quản trị chủ động, bộ phận QLDMTD hỗ trợ quản lý cấp cao thực hiện phân tích DMTD và tham gia vào giao dịch thị trường (theo Báo cáo Tư vấn Danh mục VCB của Oliver Wyman, 2016). Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận của QLDMTD tại ngân hàng thương mại (NHTM) để tìm hiểu thêm về các thông lệ quốc tế và nền tảng xây dựng quản lý hệ thống danh mục hiện đại là cần thiết. Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank hoặc VCB) hiện nay là ngân hàng có hiệu quả hoạt động dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những Ngân hàng lớn của nhà nước, hoạt động đa năng, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng với chất lượng cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, các NHTM nói chung, bên cạnh kết quả đạt được rất lớn của hoạt động tín dụng, ngân hàng luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất cập trong quản lý danh mục tín dụng ngày càng đa dạng, phức tạp, những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng, không thể tránh khỏi. Ban lãnh đạo của Ngân hàng rất quan tâm tới công tác QLDMTD và các phương pháp, kỹ thuật QLDMTD theo xu thế mới để giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận từ hoạt động cho vay, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Thực tế, Vietcombank đã triển khai khung quản lý và giám sát DMTD, quản lý rủi ro tập trung, tuy nhiên việc tối ưu hóa danh mục mới đang được triển khai ở mức sơ khai. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế vĩ mô đã đặt ra các thách thức mới và mang lại nguy cơ tiềm ẩn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đòi hỏi các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng phải tăng cường đổi mới, củng cố hệ thống QLDMTD của mình. Với mong muốn tìm hiểu rõ thêm về lý luận quản trị danh mục tín dụng của NHTM và nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạt động QLDMTD tại Vietcombank giai đoạn 2017-2021, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động
  • 16. 3 hiệu quả QLDMTD trong điều kiện hiện nay và theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề “Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận văn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Mặc dù tín dụng là một chủ đề được quan tâm sâu rộng, QLDMTD vẫn là một vấn đề mới mẻ ở Việt Nam và các công trình nghiên cứu về QLDMTD còn khá ít. Tìm hiểu về hoạt động này tại NHTM, tác giả cũng tiếp cận được một số công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài được công bố dưới nhiều hình thức, ở các cấp độ và giác độ khác nhau như: đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành về tài chính – ngân hàng. Dưới đây là tóm tắt một số công trình khoa học có tính chất đại diện: - Luận án tiến sĩ “Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” của tác giả Phùng Thu Hà, năm 2020, Học viện tài chính. Luận án đã nêu ra các lý thuyết cơ bản về hoạt động quản trị danh mục cho vay. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) để đánh giá quản trị danh mục cho vay theo ngành kinh tế ở một số chi nhánh của Vietcombank dựa trên số liệu 2013-2018, kết quả cho thấy một số khách hàng kém hiệu quả do lãi suất thấp và dư nợ thấp, điểm xếp hạng tín dụng chưa cao. Từ đó, tám giải pháp được đề xuất dựa vào tình hình thực tế của Vietcombank. - Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam” của tác giả Bùi Diệu Anh, năm 2012, Học viện ngân hàng TP Hồ Chí Minh. Luận án đã tổng hợp những lý luận căn bản nhất về quản trị danh mục cho vay và phân tích thực trạng danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2010, không bao gồm các ngân hàng lớn. Luận án đã đửa ra một cách tương đối toàn diện các giải pháp cho từng ngân hàng và cho toàn hệ thống ngân hàng. - Luận văn thạc sĩ “Tăng cường công tác quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Kim Chi, năm 2016, Đại học Kinh tế quốc dân. Luận văn hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết về quản trị danh mục cho
  • 17. 4 vay, thực trạng danh mục cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam và đưa ra các đề xuất, kiến nghị để nâng cao và cải thiện công tác quản trị danh mục tại ngân hàng. - Luận văn thạc sĩ “Quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á” của tác giả Phạm Thị Kim Ngân, năm 2014, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu thực trạng quản trị DMTD tại Ngân hàng TMCP Việt Á giai đoạn 2010-2013 và rút ra được các khó khăn, vướng mắc cũng như nguyên nhân tồn tại ngân hàng đang gặp phải và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quản trị DMTD tại Ngân hàng TMCP Việt Á. Các luận án, luận văn trên về cơ bản đã đưa ra được lý thuyết cơ bản nhất của QLDMTD và đề cập tới thực trạng và giải pháp cho quản trị danh mục cho vay tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng mới dừng lại ở thời điểm 2018 trở về trước và chưa đề cập tới quản lý danh mục nâng cao. Trên thế giới, một số cuốn sách viết về quản lý danh mục có thể kể tới như cuốn sách “Credit Portfolio Management”, tác giả Charles W. Smithson được John Wiley & Sons, Inc xuất bản năm 2002. Cuốn sách đề cập các vấn đề liên quan của quản trị danh mục tài sản của ngân hàng trong bối cảnh của hệ thống tài chính Mỹ và ít liên quan tới các nước ngoài Mỹ. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ có một phần khá nhỏ liên quan tới tín dụng mà tập trung chủ yếu vào danh mục đầu tư chứng khoán. Trên cơ sở xem xét tình hình nghiên cứu về các nội dung liên quan QLDMTD tại ngân hàng thương mại, người viết khẳng định việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” là không trùng lặp với các công trình đã công bố. Tác giả kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan tới lý luận quản lý danh mục từ đề tài nêu trên, sau đó hệ thống lại, phân tích và đưa ra các giải pháp mang tính toàn diện nhằm nâng cao hoạt động QLDMTD tại VCB.
  • 18. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là đánh giá hiệu quả hoạt động QLDMTD của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLDMTD cho NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: - Hệ thống hóa những lý luận căn bản về hiệu quả QLDMTD theo xu hướng hiện đại đang áp dụng tại ngân hàng thương mại các nước trên thế giới. - Phân tích thực trạng hiệu quả DMTD của Ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2021, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong hiệu quả QLDMTD của Ngân hàng. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả QLDMTD trong điều kiện của Vietcombank hiện tại. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu cụ thể hiệu quả hoạt động QLDMTD của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: với thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 6/2022 đến tháng tháng 12/2022, đề tài này tập trung phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động QLDMTD của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2017-2021 trên cơ sở dữ liệu lịch sử của ngân hàng được trích xuất từ hệ thống phân loại nợ, báo cáo tài chính và các nguồn bổ sung khác. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đối
  • 19. 6 chiếu, so sánh số liệu qua các năm giúp cho đề tài có cái nhìn rõ nét về sự thay đổi DMTD Vietcombank. Phương pháp phân tích và tổng hợp gồm 2 giai đoạn: Phân tích và tổng hợp. Giai đoạn phân tích: Đối tượng nghiên cứu trước hết được phân chia thành những bộ phận, yếu tố, điều kiện áp dụng để phát hiện ra bản chất, quy luật và tính phù hợp của đối tượng phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Ở đề tài này, đối tượng nghiên cứu là hoạt động QLDMTD của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Giai đoạn tổng hợp: Từ kết quả phân tích để xác định được tính phù hợp và hiệu quả của đối tượng nghiên cứu nhằm đề xuất áp dụng. - Phương pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu sử dụng cho nghiên cứu trong đề tài này bao gồm: (1) nguồn dữ liệu sơ cấp do người viết trực tiếp tổng hợp từ danh mục tín dụng của ngân hàng (2) nguồn số liệu thứ cấp do các tổ chức, cá nhân khác thu thập nhưng tác giả sử dụng cho nghiên cứu, ví dụ: thông tin tài chính của các ngân hàng thương mại công bố; số liệu tổng hợp của Công ty kiểm toán KPMG, Báo cáo thường niên của các NHTM…). Bên cạnh đó, tác giả cũng có cuộc phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo/cán bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương để tìm hiểu thêm về thực trạng và quan điểm của họ đối với hoạt động QLDMTD. 6. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đến thời điểm hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào ở cấp độ thạc sĩ đề cập tới QLDMTD hiện đại mặc dù đây là xu thế quản trị không thể thiếu của các ngân hàng trong tương lai. Chính vì luận văn này sẽ có đóng góp mới cho việc nghiên cứu về phương pháp QLDMTD. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý danh mục tín dụng của NHTM Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
  • 20. 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng và danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm cấp tín dụng và cho vay Căn cứ Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 năm 2010, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác…Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” Theo đó, có thể định nghĩa cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng, các bên thực hiện thỏa thuận để người đi vay sử dụng hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền trên nguyên tắc là có hoàn trả gốc và lãi. Do tại các ngân hàng thương mại, cho vay chiếm phần lớn trong danh mục tín dụng nên luận văn này sẽ sử dụng thuật ngữ cho vay và tín dụng là tương đương nhau. Cách hiểu này sẽ được sử dụng trong toàn bài. 1.1.1.2. Nguyên tắc cho vay Hoạt động cho vay của ngân hàng được hình thành từ rất sớm. Thời kỳ sơ khai, các ngân hàng sử dụng khoản tiền gửi của khách hàng để cho những người có nhu cầu mượn lại, từ đó hình thành nên hoạt động cho vay. Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nghiệp vụ cho vay ngày càng đa dạng, phong phú, hoàn thiện, đầu tư vào tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Trên bảng cân đối tài khoản, khoản mục cho vay khách hàng thường chiếm trên ½ giá trị tổng tài sản, thu nhập lãi từ cho vay cũng chiếm hơn 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Như vậy, đây là nghiệp vụ chính yếu của ngân hàng. Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song cũng chứa đựng rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại. Do
  • 21. 8 vậy để tồn tại và phát triển vững chắc, các ngân hàng luôn phải quan tâm hạn chế tối đa RRTD. Muốn vậy, nghiệp vụ phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: “1. Hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường. 2. Khách hàng vay vốn TCTD phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với TCTD”. Như vậy, có hai nguyên tắc vay. Thứ nhất, tiền cho vay phải được hoàn trả sau một khoảng thời gian cả vốn lẫn lãi khách hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. Điều này giúp hạn chế RRTD cho ngân hàng. Thứ hai, khách hàng phải đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. Nhờ đó, ngân hàng mới có được lợi nhuận từ việc cho vay. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ. 1.1.1.3. Phân loại cho vay Hiện nay, hoạt động cho vay được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng, sau đây là một số cách phân loại: - Cho vay theo đối tượng: bao gồm cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp lớn, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). - Cho vay theo thời hạn vay: bao gồm cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng), cho vay trung hạn (từ 1-5 năm) và cho vay dài hạn (trên 5 năm). - Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: cho vay không có tài sản đảm bảo và cho vay có tài sản đảm bảo.
  • 22. 9 - Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: cho vay bằng tiền và cho vay bằng tài sản. - Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: cho vay trả góp, cho vay từng lần và cho vay tuần hoàn. 1.1.2. Danh mục tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Khái niệm danh mục tín dụng Theo từ điển kinh tế, “Danh mục tín dụng (tiếng Anh: Credit portfolios) của ngân hàng thương mại là toàn bộ các khoản cho vay của ngân hàng thương mại sở hữu tại một thời điểm xác định”. Từ định nghĩa trên, danh mục tín dụng có thể được hiểu là: Danh mục tín dụng là tập hợp những khoản vay được sắp xếp theo những tiêu thức khác nhau và được phân bổ theo cơ cấu tỉ lệ nhất định nhằm phục vụ cho mục đích quản trị của ngân hàng. DMTD được thiết kế giúp nhà quản trị xem xét và phân tích các khoản cho vay từ các khía cạnh khác nhau, từ đó có thể đánh giá tổng thể chất lượng toàn danh mục và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Một DMTD phải đảm bảo yêu cầu thứ nhất là đa dạng hóa nhằm phân tán rủi ro, thứ hai là có thể khai thác tối ưu thế mạnh để tìm kiếm lợi nhuận đồng thời tuân thủ qui định pháp luật. 1.1.2.2. Cơ cấu danh mục tín dụng Dưới đây các tiêu thức thường được dùng để thiết kế cơ cấu DMTD: - DMTD theo thời hạn: chia theo thời hạn cho vay ngắn trung và dài hạn. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cần được thiết kế phù hợp hài hòa trong mối quan hệ với thời hạn của huy động vốn, giảm thiểu rủi ro thanh khoản. - DMTD theo ngành nghề kinh tế: chia theo từng lĩnh vực của khách hàng như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, viễn thông, dầu khí, bất động sản…Tiêu thức này đóng vai trò quan trọng giúp hình thành định hướng trong quá trình đầu tư tín
  • 23. 10 dụng của ngân hàng, vừa giúp đa dạng hóa cho vay vừa có thể tập trung ưu tiên lĩnh vực chuyên môn hóa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - DMTD theo khu vực địa lý: chia theo từng vùng miền khác nhau như miền bắc trung nam. Trong quá trình giám sát theo khu vực, ngân hàng sẽ so sánh hiệu quả cho vay của các khu vực vùng miền để đưa ra các điều chỉnh hợp lý phát triển vùng nào. - DMTD theo đối tượng khách hàng: theo các nhóm khách hàng như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân, khách hàng FDI, để tìm ra danh mục khách hàng mục tiêu và cho vay an toàn, hiệu quả. - DMTD theo loại tiền tệ: theo loại tiền tệ, nội tệ ngoại tệ, thể hiện định hướng thị trường trong/ngoài nước và giúp xem xét rủi ro tiền tệ nếu có biến động về tỷ giá. - DMTD theo xếp hạng tín dụng: phân chia dựa vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ xây dựng bởi ngân hàng dựa trên chỉ tiêu định tính và định lượng hoặc xếp hạng bởi các công ty xếp hạng tín dụng để đạt được lợi nhuận tốt nhất từ khách hàng được xếp hạng tín nhiệm cao và cảnh báo rủi ro với những khách hàng bị xếp hạng thấp. 1.1.2.3. Rủi ro danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng (RRTD) được xếp là loại rủi ro chính yếu trong các loại rủi ro của ngân hàng. RRTD bao gồm rủi ro danh mục (RRDM - Portfolio risk) và rủi ro giao dịch (Transaction risk). Rủi ro giao dịch đề cập đến khả năng thanh toán của mỗi khoản vay riêng lẻ, trong khi rủi ro danh mục liên quan tới toàn bộ danh mục tín dụng hiện có của ngân hàng. Như vậy, có thể định nghĩa rủi ro danh mục tín dụng mại là một thành phần rủi ro tín dụng, trong đó nguyên nhân xuất phát từ những hạn chế trong việc quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại. RRDM được phân ra hai loại rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (RRTT - Concentration risk).
  • 24. 11 Hình 1.1: Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Rủi ro trong hoạt động tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục Rủi ro lựa chọn Rủi ro nội tại Rủi ro bảo đảm Rủi ro tập trung Rủi ro nghiệp vụ Nguồn: Hồ Diệu (2002) Đo lường rủi ro DMTD của ngân hàng thương mại: Để lượng hóa rủi ro DMTD, các ngân hàng kết hợp dùng một số phương pháp sau: chỉ số HHI, chỉ số Gini, Giá trị chịu rủi ro tín dụng (Credit VAR), Điều chỉnh ở mức độ chi tiết (Granularity Adjustment – GA). Do khuôn khổ giới hạn của bài viết, những điểm chính của công cụ nêu trên sẽ được trình bày vắn tắt dưới đây: - Chỉ số HHI (Herfindahl-Hirschman Index): Chỉ số HHI được sử dụng rộng rãi nhất để nhìn nhận mức độ tập trung của một ngành. Chỉ số này đánh giá xác định xem ngành đó là tập trung hay độc quyền. Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương của các thành phần chịu rủi ro trong danh mục của tất cả thành phần tham gia danh mục. - Hệ số Gini (Gini coefficient): Hệ số Gini là một hệ số được tính từ đường cong Loren, được sử dụng phổ biến để chỉ ra mức độ bất bình đẳng của phân phối (thường là phân phối thu nhập). Hệ số Gini còn được sử dụng để đo lường sự sai biệt của hệ thống xếp loại trong quản lý RRTD hoặc nói cách khác, hệ số Gini là thước đo độ lệch của sự phân bổ giá trị chịu rủi ro với sự phân bổ đồng đều. - Giá trị chịu rủi ro tín dụng (Credit VAR): Credit VAR là một kỹ thuật định lượng mà qua đó các Ngân hàng có thể ước tính RRTD của danh mục. VaR xác định và đánh giá khả năng thất thoát vốn và xác suất diễn ra tổn thất đó ở một mức độ tin
  • 25. 12 cậy thống kê nhất định, Credit VaR sẽ nêu bật sự khác biệt giữa các khoản tổn thất dự kiến (Expected Loss - EL) và tổn thất ngoài dự kiến (Unexpected Loss – UL) trong khoảng thời gian một năm. - Điều chỉnh ở mức độ chi tiết (Granularity Adjustment – GA): GA là một phần mở rộng của mô hình rủi ro đơn biến tiệm cận ASRF (asymptotic single factor risk model - ASRF), là cơ sở lý thuyết của các phương pháp nâng cao dựa trên mô hình nội bộ Internal Ratings-Based - IRB. Độ phức tạp của phương pháp GA là cao hơn so với các phương pháp khác. 1.2. Quản lý danh mục tín dụng tại các ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm, vai trò, ứng dụng của quản lý danh mục tín dụng 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý danh mục tín dụng Quản lý danh mục tín dụng trong bài viết này được hiểu theo nghĩa là quản lý và kiểm soát trạng thái danh mục tín dụng thông qua các báo cáo rủi ro, công cụ đo lường rủi ro (Sarraf, 2006). QLDMTD bao gồm các nguyên tắc, quy trình từ đo lường đến phân tích DMTD, xây dựng và thực hiện phân bổ vốn tự có nhằm tối ưu hóa rủi ro và lợi nhuận. QLDMTD đóng vai trò thiết kế cơ cấu danh mục, đặt ra các hạn mức tín dụng nhằm giảm thiểu RRTD và RRTT đồng thời tối ưu lợi nhuận/rủi ro của toàn danh mục. QLDMTD là nghệ thuật trong việc quản trị. Ngân hàng thương mại cố gắng cân bằng DMTD của họ để đạt được các mục đích sau: ▪ Duy trì chất lượng tài sản và tránh RRTT. ▪ Duy trì mức độ đủ vốn quy định và tỷ lệ thanh khoản ▪ Duy trì/ Cải thiện chỉ số NIM (Net Interest Margin) 1.2.1.2. Ứng dụng Thứ nhất, QLDMTD được ứng dụng trong công tác quản trị rủi ro để thiết lập hạn mức và ngưỡng thống nhất với khẩu vị rủi ro. Khi theo dõi vòng đời của một ngành (Khởi tạo => Tăng trưởng => Trưởng thành =>Suy thoái) và phân tích với dữ liệu quá khứ, kết hợp với khẩu vị rủi ro và mức vốn sẵn có của Ngân hàng, hạn mức
  • 26. 13 ngành có thể được thiết lập với danh mục thực tế và hiệu quả nhất. Các giới hạn cần tính đến bao gồm: Nhu cầu tín dụng với từng ngành cụ thể, thị phần kỳ vọng và mức độ tập trung rủi ro. Ngoài ra, QLDMTD sẽ giúp phát triển khả năng quản lý RRTD tập trung cũng như phát triển khả năng giám sát DMTD và quản lý hạn mức. Thứ hai, QLDMTD còn là công cụ để hỗ trợ trong xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng, bao gồm: định vị tương quan với đối thủ/thị phần, sản phẩm, nhóm ngành, đa dạng hóa, thị trường hoạt động và thị phần theo khu vực địa lý, mục tiêu tăng trưởng ví dụ như doanh thu và lợi nhuận. Thứ ba, QLDMTD sẽ hỗ trợ quản lý vốn, tối ưu hóa lợi nhuận trên vốn, tối ưu hóa phân bổ vốn cho các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường). 1.2.2. Quy trình quản lý danh mục tín dụng trong ngân hàng thương mại Quy trình QLDMTD truyền thống được tiếp cận qua bốn bước sau: Bước 1: Xác định ▪ Bước đầu tiên trong quản trị danh mục là xác định danh mục và tìm hiểu về thành phần của danh mục. ▪ Bước tiếp theo là xác dịnh cách tiếp cận cụ thể. Một số chỉ số có thể vượt quá ngưỡng ở một số danh mục (i.e. tổng hợp các trạng thái của danh mục: Doanh nghiệp, Nguồn vốn,..) Bước 2: Phân tích ▪ Phân tích danh mục nên được thực hiện trong phạm vi quy định trong khẩu vị của ngân hàng ▪ Phân tích danh mục nên được thực hiện theo 2 khía cạnh bổ sung lẫn nhau (ví dụ Rủi ro và Lợi nhuận,…) ▪ Khía cạnh về rủi ro nên tập trung vào chất lượng của danh mục, đo lường bởi các chỉ số khác nhau về chất lượng và thành phần của danh mục. ▪ Khía cạnh lợi nhuận nên tập trung vào việc tối ưu hóa mục tiêu để đạt lợi nhuận kỳ vọng.
  • 27. 14 Hình 1.2: Sơ đồ quy trình phân tích danh mục tín dụng Nguồn: KPMG CPM Training (2020) Bước 3: Báo cáo ▪ Các phân tích khác nhau sẽ được tổng hợp và báo cáo đến các cấp thẩm quyền. ▪ Các điều chỉnh cụ thể sẽ phụ thuộc vào các cấp tổ chứcvà mục tiêu của việc quản trị danh mục. Bước 4: Xác định ưu tiên ▪ Các báo cáo sau đó sẽ được cụ thể hóa bằng các hành động trong từng bước của một vòng đời tín dụng. ▪ Sự thành công hay thất bại trong từng bước sẽ là phản hồi cho việc cải thiện QTDM. Áp dụng mô hình Trí tuệ nhân tạo/Học máy (AI/ML - Artificial Intelligence/ Machine Learning) cho QLDMTD Trong thời đại chuyển đổi số, áp dụng công nghệ mới như AI và ML là một lựa chọn tốt cho các ngân hàng trong QLDMTD. Với cách tiếp cận này, đầu tiên, ngân hàng sẽ xem xét thông tin và dữ liệu, trong đó bao gồm loại dữ liệu có cấu trúc, không cấu trúc, nội bộ và bên ngoài. Dữ liệu nguồn: Dữ liệu nội bộ, Dữ liệu bên ngoài, Dữ liệu có hệ thống, Dữ liệu phi hệ thống, Các nguồn dữ liệu khác, Hệ thống cảnh báo sớm EWS. Sau đó dựa trên giả thuyết cho Trí tuệ nhân tạo/Học máy và dựa trên yêu
  • 28. 15 cầu của quy định pháp lý và ngưỡng rủi ro theo khẩu vị rủi ro của Ngân hàng, danh mục và ngành sẽ được phân loại theo khả năng sinh lời trong các kịch bản khác nhau với xác suất xảy ra tương ứng nhất định. Ngân hàng xem xét và cân nhắc áp dụng tương tự đối với việc quản lý và sự tăng trưởng của DMTD. Hình 1.3: Quy trình quản lý danh mục tín dụng áp dụng mô hình Trí tuệ nhân tạo/ Học máy Nguồn: KPMG CPM Training (2020)
  • 29. 16 1.2.3. Phương pháp quản lý danh mục tín dụng Về lý thuyết, các ngân hàng sẽ có hai phương pháp QLDMTD để áp dụng: phương pháp quản trị thụ động (truyển thống) và chủ động (hiện đại). Hình 1.4: Quá trình phát triển phương pháp quản trị danh mục tín dụng Quản trị thụ động Quản trị chủ động NH cho vay và quản QL cấp cao ý thức Rủi ro và lợi nhuận lý từng khoản vay đoạn2 được tầm quan được tối ưu hóa đoạn1 riêng lẻ trọng của QLDMTD đoạn 3 bằng các công cụ tài BP QLDMTD chỉ BP QLDMTD hỗ trợ chính Giai làm công tác báo Giai QL cấp cao thực Giai BP QLDMTD tham cáo tín dụng thông hiện phân tích gia vào giao dịch thị thường DMTD trường Phần lớn các NH châu Á Giai đoạn 4 Các giao dịch thị trường được thực hiện chủ động BP QLDMD hỗ trợ QL cấp cao ra quyết định với những giao dịch lớn, trọng yếu Giai đoạn 5 Quá trình QLRRTD được chuyển dịch từ khởi tạo sang phân phối các khoản vay (thông qua các biện pháp điều chỉnh trên thị trường) QLDMTD thuộc chức năng của bộ phận kinh doanh Phần lớn các NH châu Âu Một số NH châu Âu Nguồn: Báo cáo Tư vấn Danh mục VCB của Oliver Wyman (2016) 1.2.3.1. Phương pháp quản lý danh mục tín dụng thụ động Trong quản trị danh mục tín dụng thụ động, các ngân hàng thực hiện quản lý từng khoản vay riêng lẻ. Họ chỉ ưu tiên một loại sản phẩm tín dụng nào đó. Họ không cơ cấu tỷ trọng các khoản vay theo từng loại, không xây dựng cơ sở hạn mức cho từng ngành, từng lĩnh vực, khu vực… để giám sát danh mục. Ở các nước đang phát triển, cụ thể là phần lớn các ngân hàng châu Á, phương pháp thụ động khá phổ biến vì có tác dụng ngay cả khi cấp khoản vay mới. Tuy nhiên, trong việc hình thành cơ cấu danh mục phương pháp này lại thiếu tính chủ động, dẫn tới việc thiếu đa dạng hóa, một số ngành/lĩnh vực có thể có RRTT với mức độ cao, có thể nhận dạng một số biểu hiện qua các ví dụ sau: - Thiếu đa dạng về đối tượng vay: ngân hàng chỉ cho vay tập trung vào một số ít chủ thể, tỷ trọng dư nợ vượt giới hạn được cho phép. Tham chiếu theo Điều 29, Thông tư 13 về các hạn mức RRTD, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng
  • 30. 17 không được vượt quá 15% vốn tự có để đảm bảo mức an toàn, ví dụ ngân hàng cho vay vượt hạn mức sẽ vô cùng nguy hiểm nếu khách hàng vay không trả được nợ do gặp khó khăn. Hậu quả là ngân hàng sẽ gánh chịu tổn thất quá ngưỡng chịu đựng. - Thiếu đa dạng về ngành kinh tế: khi một số ngành kinh tế nhất định đang phát triển như bất động sản hay chứng khoán…các ngân hàng tập trung cho vay vào những ngành này và dư nợ ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ toàn danh mục. Tuy nhiên, khi kinh tế biến động, các ngành này rơi vào giai đoạn suy thoái thì ngân hàng sẽ gánh chịu các món nợ xấu khổng lồ. Ở Việt Nam, ham chiếu theo Điều 29, Thông tư 13, tổng mức dư nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực không được vượt quá 70% vốn tự có của Ngân hàng, đây được xem là ngưỡng an toàn cần tuân thủ v.v… Nhìn chung, phương pháp này có ưu điểm là thực hiện dễ dàng từ trong khâu thiết lập DMTD. Tuy nhiên, sau khi các biểu hiện suy giảm của danh mục xuất hiện, ngân hàng sẽ cần điều chỉnh tái cấu trúc danh mục sau giám sát, đây là đặc trưng của ngân hàng theo đuổi phương pháp quản trị này. Phương pháp này chỉ hữu ích trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng ổn định và nguy hiểm khi kinh tế diễn biến tiêu cực. Để giảm thiểu tổn thất danh mục, biện pháp nội bảng thường được sử dụng để tái cơ cấu dư nợ bằng cách tăng cường thu hồi nợ, mua bán nợ, tăng dư nợ ngành mới … Những cách làm này sẽ có độ trễ nhất định, tác động tới mối quan hệ lâu dài với khách hàng vay vốn. Trong khi đó, biện pháp linh hoạt, nhanh chóng để điều chỉnh ngoại bảng như chứng khoán hóa hay phái sinh tín dụng thì chỉ thường xuất hiện trong những nền kinh tế phát triển, có hệ thống tài chính mạnh và yêu cầu khung pháp lý chặt chẽ. Do các công cụ này (phái sinh tín dụng, chứng khoán hóa) chưa phổ biến ở thị trường Việt Nam nên tác giả sẽ không xem xét trong phạm vi bài viết này. 1.2.3.2. Phương pháp quản trị danh mục tín dụng chủ động Phương pháp quản trị danh mục chủ động được ra đời từ yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hiện đại, phát triển và bổ sung thay thế những hạn chế của quản trị thụ động. Với cách này, các ngân hàng sẽ chủ động thiết kế danh mục mục tiêu và định hướng cấp tín dụng, sử dụng mô hình định lượng để ước tín tổn thất của DMTD, và vận dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh danh mục.
  • 31. 18 - Chủ động thiết kế danh mục mục tiêu và định hướng cấp tín dụng mục để định hướng cho việc thực hiện cấp tín dụng: ngược lại với phương pháp thụ động, phương pháp chủ động yêu cầu ngân hàng cần hoạch định mục tiêu trước khi khởi tạo khoản vay, trên cơ sở đó thiết kế một DMTD theo dự kiến trước, kiểm soát được cơ cấu dự kiến của dư nợ tín dụng. - Sử dụng mô hình định lượng để ước tín tổn thất của DMTD: ủy ban Basel khuyến nghị các ngân hàng có thể xây dựng và áp dụng các mô hình nội bộ để lượng hóa tổn thất, tính toán được được vốn tương xứng để bù đắp tổn thất kỳ vọng và không kỳ vọng của toàn danh mục. Phần này đã được đề cập ở mục 1.1.2.3 – Rủi ro DMTD – Công cụ đo lường rủi ro DMTD – Credit Var. - Sử dụng các công cụ kỹ thuật điều chỉnh: Một DMTD tối ưu sẽ cần được thiết kế phù hợp với điều kiện mục tiêu ngân hàng đề ra, được sắp xếp theo một hệ thống trật tự và có các tỷ trọng cân đối. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi các yếu tố kinh tế vĩ mô, xuất hiện những bất ổn vượt quá ngưỡng chịu đựng của ngân hàng, đây là lúc các công cụ kỹ thuật điều chỉnh cần phải được vận dụng để tái cơ cấu danh mục. 1.3. Hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998), hiệu quả là kết quả đích thực. Như vậy, quan điểm này cho rằng hiệu quả là kết quả đã đạt được, hay giữa kết quả thực tế và hiệu quả là không có sự khác biệt. Nhà kinh tế học Samuelson (1981) cho rằng hiệu quả là không lãng phí, có thể nói đây là quan điểm có tính bao quát tiếp cận thực chất hiệu quả nói chung, đó là việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Từ những khái niệm đã phân tích ở trên, trên cơ sở khái niệm về quản lý danh mục tín dụng chúng ta có thể hiểu quan niệm về hiệu quả quản lý danh mục tín dụng như sau: Hiệu quả quản lý danh mục tín dụng ngân hàng là một quá trình đánh giá kết quả quản lý danh mục tín dụng thông qua việc các NHTM thực hiện hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại các NHTM nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa
  • 32. 19 rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ. Hiệu quả quản lý danh mục tín dụng là một vấn đề quan trọng trong hoạt động quản trị của các ngân hàng thương mại. Việc quản lý tốt danh mục tín dụng giúp cải thiện khả năng tài chính của tổ chức, tăng cường niềm tin của khách hàng và tăng tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường tín dụng. 1.3.2. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng Hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chiến lược đầu tư, tính chất của các khoản vay, tình hình kinh tế và thị trường tài chính, và khả năng quản lý rủi ro của tổ chức. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục tín dụng có thể bao gồm: 1. Lợi nhuận: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục tín dụng. Hoạt động này phải mang lại lợi nhuận đáng kể cho tổ chức tài chính. 2. Rủi ro: Hoạt động quản lý danh mục tín dụng phải giảm thiểu rủi ro cho tổ chức tài chính. Việc quản lý rủi ro tốt sẽ giúp đảm bảo tài chính ổn định và tránh các rủi ro trên thị trường. 3. Tính thanh khoản: Để đảm bảo hoạt động quản lý danh mục tín dụng hiệu quả, các khoản vay trong danh mục tín dụng phải có tính thanh khoản cao để đảm bảo tổ chức tài chính có thể tập trung vào các khoản vay khác khi cần thiết. 4. Tính đa dạng: Danh mục tín dụng phải được đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro. Việc sử dụng nhiều loại khoản vay khác nhau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro trong trường hợp một loại khoản vay gặp khó khăn. 5. Tính phù hợp với mục tiêu đầu tư: Danh mục tín dụng phải được thiết lập phù hợp với mục tiêu đầu tư của tổ chức tài chính. Việc thiết lập danh mục tín dụng phù hợp sẽ giúp đảm bảo rằng hoạt động quản lý danh mục tín dụng sẽ đạt được mục tiêu đầu tư của tổ chức tài chính. 6. Tính linh hoạt: Danh mục tín dụng phải được thiết lập linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Việc thiết lập danh mục tín dụng linh hoạt sẽ giúp tổ chức tài chính có thể thích ứng với các biến động trên thị trường.
  • 33. 20 Tổng quan lại, để đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý danh mục tín dụng, các tiêu chí trên cần được xem xét cẩn thận và phải được đáp ứng đầy đủ để đảm bảo rằng hoạt động này mang lại lợi ích lớn nhất cho các tổ chức tài chính. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý danh mục tín dụng 1.3.3.1. Nhân tố chủ quan - Chiến lược quản trị của NHTM Nguyên tắc của Basel quy định rằng Ngân hàng cần đảm bảo rằng bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng phải nhất quán với chiến lược kinh doanh và chính sách rủi ro phê duyệt bởi HĐQT. Phần lớn các ngân hàng đã xây dựng được định hướng chiến lược về cấp tín dụng, chiến lược đúng đắn này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả QLDMTD. Hàng năm, hệ thống NHTM đều có chiến lược ưu tiên, chú trọng phát triển tín dụng cho một số ngành phù hợp với chính sách kinh tế và thị trường mục tiêu của ngân hàng. Điều này hết sức quan trọng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng từng giai đoạn, từng thời kỳ nhất định. - Văn hóa tín dụng và khẩu vị rủi ro của NHTM Các nhà lãnh đạo ngân hàng luôn coi văn hóa tín dụng và khẩu vị rủi ro là ưu tiên chính trong việc tối ưu hoá danh mục của họ nhằm ứng phó với biến động vĩ mô, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Phân tích rủi ro là chìa khóa trong QLDMTD. Dự đoán và phân tích xu hướng đóng vai trò quan trọng. QLDMTD sẽ được liên kết với Khẩu vị rủi ro và kế hoạch tăng trưởng. Khẩu vị rủi ro được hiểu là thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn nhất định, trong giới hạn đó ngân hàng có thể đối mặt, khắc phục và vượt qua các rủi ro/ tổn thất. - Chất lượng nguồn nhân lực của NHTM Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng, được biểu hiện ở trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý,...Quản lý danh mục không chỉ là cài đặt hạn mức và tư vấn theo thông lệ của ngành. Quản lý danh mục yêu cầu nguồn lực có kỹ năng chuyên môn, trong đó sở hữu một bộ kỹ năng liên quan đến phân tích và sự hiểu biết về đặc điểm ngành/ hành vi của danh
  • 34. 21 mục. Bên cạnh đó, bộ phận QLDMTD cũng cần tương tác và phối hợp liên tục với phòng Quản lý Bảng Cân đối, phòng Quản lý tài sản, và phòng Nguồn vốn. - Tiềm lực tài chính của NHTM Tiềm lực tài chính là nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với hoạt động QLDMTD. Ngân hàng có thể cấu trúc lại danh mục sao cho tổn thất toàn danh mục nằm trong sức chịu đựng rủi ro dựa vào mức vốn tự có của ngân hàng. Sự tích cực tham gia của ban lãnh đạo trong việc hoạch định và phân bổ vốn là đòn bẩy thúc đẩy hiệu quả hoạt động QLDMTD. Khung hỗ trợ phù hợp (Định giá dựa trên rủi ro, Tối ưu hóa tài sản đảm bảo) cần được thiết kế và thực hiện. - Trình độ công nghệ thông tin (CNTT) của NHTM Với môi trường năng động hiện đại, QLDMTD sẽ dần tiến tới tự động hóa và kỹ thuật số. Tất cả các dữ liệu sẽ được tích hợp bài bản. Xu hướng phát triển mạnh mẽ của CNTT đã mang đến những cơ hội mới cho các NHTM nhưng cũng đặt ra những thách thức cần phải vượt qua cho các nhà quản trị hiện nay. Mỗi NHTM hoạt động kinh doanh đều lấy CNTT làm nòng cốt, trên cơ sở công nghệ hóa, hiện đại hóa tổng thể các nghiệp vụ và ứng dụng quản trị. CNTT giúp NHTM quản lý tập trung và bảo mật hệ thống đánh giá và xếp hạng tín dụng của khách hàng; tự động hóa quy trình tín dụng bán lẻ: từ bước tiếp xúc, tiếp nhận thông tin nhu cầu của khách hàng tại các đơn vị bán cho đến khi hồ sơ được phê duyệt, giải ngân, quản lý hồ sơ sau vay. 1.3.3.2. Nhân tố khách quan Dưới đây là một số nhân tố khách quan: - Môi trường kinh tế trong nước Môi trường kinh tế trong nước ảnh hưởng rất lớn tới QLDMTD. Trong khâu thiết lập DMTD, ngân hàng sẽ chủ trương tăng trưởng dư nợ ở những ngành kinh tế được ưu tiên trong mỗi thời kỳ. Việc thiết kế DMTD được phù hợp với tình hình kinh tế trong nước sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, tạo đà tăng trưởng bền vững cho ngân hàng. Điều này yêu cầu phải nắm bắt được những biến động vĩ mô kịp thời và đưa ra chính sách phù hợp đảm bảo rủi ro của DMTD. - Quản lý nhà nước với hoạt động cho vay của NHTM
  • 35. 22 Bất kỳ hoạt động nào cũng phải tuân theo khuôn khổ luật pháp của mỗi nước, và hoạt động tín dụng cũng vậy. Ngân hàng cần phải tuân thủ các quy định hiện hành và chịu sự giám sát của quản lý nhà nước, của ngân hàng nhà nước, bộ tài chính và các cơ quan thẩm quyền. Sự giám sát của quản lý nhà nước vừa giúp định hướng cho các ngân hàng tuân theo quy định chung và cảnh báo từ xa. Sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền là hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng. - Trình độ phát triển của thị trường tài chính trong nước; Thị trường tài chính trong nước là một nhân tố khách quan khác tác động tới hoạt động quản lý danh mục. Sự đi lên của thị trường tài chính sẽ tạo ra một môi trường năng động, không gian tài chính linh hoạt giúp các ngân hàng tham gia tái cấu trúc danh mục để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn. - Khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của quốc gia; Hiện nay, hoạt động tín dụng không chỉ nằm trong phạm vi một nước mà mở rộng ra cả quốc tế. Khi hội nhập đa quốc gia, các ngân hàng cần đảm bảo tuân thủ các quy ước và chuẩn mực quốc tế nên khả năng hội nhập của quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng và tác động tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Sự minh bạch về tài chính của khách hàng vay vốn Các doanh nghiệp có thể tìm vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, vốn tín dụng từ ngân hàng và vốn huy động từ thị trường vốn - là 2 nguồn quan trọng. Để thuận lợi hơn trong vay vốn tín dụng, doanh nghiệp cần hoạt động công khai, minh bạch. Vì khi cho vay, ngân hàng luôn quan tâm đến rủi ro, quy trình xử lý nợ chặt chẽ nên công khai, minh bạch là điều quan trọng để tạo niềm tin. Tương tự như vậy, trên thị trường vốn, các nhà đầu tư cũng cần thấy được sự minh bạch và có niềm tin để đưa vốn của mình vào phát triển doanh nghiệp. 1.4. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý danh mục tín dụng và bài học cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Tại Việt Nam, nội dung QLDMTD vẫn còn khá mới mẻ, các TCTD trong nước cũng đang từng bước áp dụng các biện pháp quản lý danh mục hiện đại và cần hỗ trợ tư vấn từ đối tác/công ty tư vấn quốc tế. Trong nhóm 10 ngân hàng thực hiện dự án
  • 36. 23 thí điểm Basel II thì hầu hết đã triển khai cấu phần của công tác cơ bản của QLDMTD như xây dựng các biện pháp để tối ưu hóa danh mục, thiết lập các hạn mức RRTT, xây dựng bộ chỉ tiêu đo lường rủi ro danh mục và hệ thống báo cáo chất lượng DMTD định kỳ. Tuy nhiên, các NHTM trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức trong QLDMTD do hạn chế về dữ liệu đầu vào và nguồn nhân lực chuyên môn. Do vậy, tác giả tham khảo bài học kinh nghiệm của các các TDTD quốc tế có quan hệ với VCB, thuộc các nước có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển như Đức, Nhật, Hàn Quốc để đưa ra bài học cho Vietcombank. 1.4.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản lý danh mục tín dụng Trong một cuộc khảo sát do Hiệp hội quốc tế các nhà quản trị DMTD (The International Association of Credit Portfolio Managers – IACPM) tiến hành vào năm 2013, khảo sát 66 tổ chức tài chính và ngân hàng thuộc 16 quốc gia, QLDMTD ngày càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng tăng trong việc tích hợp đánh giá RRTD giữa các danh mục đầu tư và doanh nghiệp, trong việc đáp ứng các yêu cầu pháp lý mới cũng như trong việc xác định và tối ưu khả năng đáp ứng các ngưỡng rủi ro/lợi nhuận. Theo khảo sát, 79% các tổ chức chọn tăng trưởng doanh thu là ưu tiên kinh doanh hàng đầu của họ, 40% các tổ chức cũng chọn tập trung vào mục tiêu vốn (xếp sau ưu tiên tăng trưởng doanh thu nhưng vẫn chiếm phần đáng kể). Cũng theo khảo sát, 75% đang tập trung vào việc cải thiện cấu trúc danh mục đầu tư, giảm mức độ tập trung. Hơn 50% trong số tất cả các đơn vị khảo sát cho rằng các mục tiêu chính là tối ưu hóa rủi ro/lợi nhuận; quản lý khẩu vị rủi ro tối đa mục tiêu; quản lý các thay đổi về quy định và quản lý việc sử dụng vốn (bao gồm cả quy định và kinh tế). Mục tiêu quản lý “khẩu vị rủi ro” tối đa đã tăng từ 57% năm 2011 lên 63% năm 2013, trong khi quản lý những thay đổi về quy định tăng đáng kể từ 43% lên 60% trong cùng kỳ. 1.4.1.1. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng tại Đức - Deutsche Tại Đức, nhiều ngân hàng tập trung thực hiện đa dạng hóa danh mục và coi đây là cách thức tốt nhất để quản lý hiệu quả DMTD.
  • 37. 24 Deutsche Bank là tập đoàn ngân hàng tư nhân lớn nhất nước Đức có trụ sở chính đặt tại Frankfurt am Main, được thành lập vào năm 1870. Năm 2002, ngân hàng Deutsche Bank của Đức đã lập kế hoạch quản lý danh mục dựa trên việc chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinh doanh, giảm RRTD và cắt giảm chi phí. Kế hoạch lập ra đã đạt được thành công khi đạt được ROE trước thuế là 25%. Theo kế hoạch, ngân hàng đã thực hiện chuyển hướng sản phẩm trong năm 2003 để giảm thiểu tổn thất cho vay giả định đối với suy thoái, thành lập Bộ phận QLDMTD và áp dụng chiến lược giảm thiểu rủi ro để cải thiện hồ sơ tín dụng bằng cách thay đổi từ cho vay đối với các doanh nghiệp lớn sang bán lẻ và đầu tư. LEMG có thẩm quyền quản lý DMTD cho các doanh nghiệp lớn ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Châu Á cũng như cho các công ty cỡ trung bình ở chính Đức. Nhiệm vụ chính là (1) giảm RRTT tín dụng (giải phóng vốn kinh tế) và (2) cải thiện tính minh bạch. Theo báo cáo hằng năm (Annual report) 2021, ngân hàng Deutsche vẫn đặt mục tiêu giảm RRTT và tổn thất ngoài dự kiến bằng cách duy trì DMTD đa dạng. Mức độ tập trung vào khách hàng, ngành, quốc gia và sản phẩm cụ thể được đánh giá và quản lý dựa trên khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Bên cạnh xếp hạng tín dụng, một thành phần quan trọng mà ngân hàng áp dụng để quản lý DMTD của mình, ngân hàng còn thiết lập giới hạn tín dụng cho tất cả các khoản tín dụng. Giới hạn tín dụng đặt ra mức độ RRTD tối đa mà ngân hàng sẵn sàng đảm nhận trong các khoảng thời gian xác định. Khi xác định hạn mức tín dụng cho một đối tác, họ xem xét chất lượng tín dụng của đối tác bằng cách tham khảo xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối với các sản phẩm phái sinh, ngân hàng xem xét các giá trị thị trường hiện tại và khả năng tiếp xúc tiềm năng trong tương lai trong khoảng thời gian có liên quan dựa trên các thỏa thuận pháp lý của chúng tôi với đối tác. Số liệu Rủi ro-lợi nhuận giải thích sự phát triển của doanh thu khách hàng cũng như mức tiêu thụ vốn. Cho tới nay, chất lượng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng vẫn tốt và chúng tôi có vị thế tốt để quản lý các rủi ro mới nổi bao gồm những bất ổn về địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng và dự kiến thắt chặt chính sách.
  • 38. 25 1.4.1.2. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng tại Nhật - Mizuho Mizuho là một thương hiệu ngân hàng lớn tại Nhật Bản và là đối tác chiến lược của Vietcombank. Ngân hàng này cũng đang có mặt ở nhiều nước khác trên thế giới ngoài Việt Nam. Theo báo cáo hằng năm (Integrated Report) 2021, ngân hàng đã phát triển và cấp bằng sáng chế cho hệ thống quản lý thị trường cảnh báo sớm. Hệ thống này cung cấp trực quan hóa các thay đổi cấu trúc, định nghĩa giai đoạn thị trường, phân phối lợi nhuận dự báo, trong số các mục khác, trong thị trường tài chính dựa trên phân tích khối lượng lớn dữ liệu thị trường tận dụng máy học. Mizuho áp dụng các công nghệ như AI cho tối ưu hóa DMTD và bằng cách điều tra việc sử dụng điện toán lượng tử trong hoạt động thị trường. Trong QLDMTD, ngân hàng dùng các phương pháp thống kê có liên quan đến hệ thống đo lường rủi ro (mô hình định giá doanh nghiệp theo giá trị doanh nghiệp, thời gian nắm giữ một năm) để quản lý khả năng thua lỗ bằng cách đo lường mức tổn thất trung bình dự kiến trong khoảng thời gian một năm (“EL”) và giá trị chịu tổn thất tín dụng (“Credit VAR”). Mizuho cũng cũng đặt hạn mức tín dụng dựa trên việc xác minh tình trạng đủ vốn. Ngân hàng thực hiện giám sát tổng dư nợ cho vay theo xếp hạng, mức độ tập trung tín dụng theo nhóm doanh nghiệp, khu vực địa lý và lĩnh vực kinh doanh để lập báo cáo định kỳ cho Ủy ban quản lý Bảng cân đối kế toán & rủi ro và Ủy ban Tín dụng. 1.4.1.3. Kinh nghiệm quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng tại Hàn Quốc – Shinhanbank Shinhan Bank thuộc Tập đoàn Tài chính Shinhan – tập đoàn lớn mạnh đến từ Hàn Quốc. Theo báo cáo hàng năm 2021, ngân hàng vận hành hệ thống quản lý để giám sát thường xuyên các khoản vay. Các cán bộ tín dụng đánh giá mức độ phù hợp của kết quả xem xét khoản vay bằng cách tự động tìm kiếm các công ty dự kiến sẽ mất khả năng thanh toán trong số các đối tác cho vay kinh doanh và nếu cần, xếp hạng tín dụng của công ty sẽ được yêu cầu điều chỉnh. Theo các quy trình này, khách hàng doanh nghiệp được phân loại thành công ty cảnh báo sớm, công ty quan sát và công ty thông thường, sau đó được quản lý khác nhau theo hướng dẫn quản lý cho từng giai đoạn rủi ro, từ đó ngăn ngừa khả năng mất khả năng thanh toán của khoản vay ở mức thấp nhất. giai đoạn đầu. Hệ thống hỗ trợ phân tích tài chính liên kết với
  • 39. 26 cơ quan xếp hạng tín dụng hỗ trợ sàng lọc tín dụng, bộ phận lập kế hoạch tín dụng tính toán và quản lý các hạng công nghiệp, đồng thời phân tích các xu hướng của ngành cũng như thông tin khách hàng. Để kiểm soát RRTD đối với DMTD ở mức phù hợp, các hạn mức VaR tín dụng được thiết lập và quản lý từng lĩnh vực kinh doanh và để chuẩn bị cho RRTD gây ra đối với các lĩnh vực, ngành, quốc gia cụ thể. 1.4.2. Bài học cho Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Từ kinh nghiệm của các nước, ta nhận thấy việc QLDMTD luôn được quan tâm và ưu tiên hàng đầu bởi các ngân hàng. Qua tham khảo một số ngân hàng châu Âu và châu Á nêu trên, có thể đúc kết ra một số bài học tổng quát cho VCB cũng như các ngân hàng TMCP Việt Nam như sau: - Thành lập một phòng/ban/nhóm QLDMTD chuyên nghiệp; - Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cho vay nhằm giảm bớt RRTT; - Áp dụng các mô hình đo lường rủi ro hiện đại/ nâng cao để xác định rủi ro hiện hữu của toàn bộ danh mục; - Thiết lập chính sách hoàn chỉnh về điều chỉnh danh mục cho vay; - Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm trong QLDMTD. Kết luận chương 1 Chương 1 đã tập hợp những lý luận căn bản về danh mục tín dụng, quản lý danh mục tín dụng, hiệu quả quản lý danh mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Những nội dung đã giải quyết trong chương 1 gồm có: thứ nhất, khái niệm danh mục tín dung, quản lý danh mục tín dụng, hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng; thứ hai, các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLDMTD, và thứ ba, một số bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
  • 40. 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt nam 2.1.1. Lịch sử thành lập và phát triển của Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoài thương Việt Nam 2.1.1.1. Lịch sử thành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank hoặc VCB) được thành lập năm 1963. Năm 1990 Vietcombank chuyển sang hoạt động với mô hình Ngân hàng thương mại đa năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho khách hàng định chế, doanh nghiệp và cá nhân. Năm 2007-2008, VCB thực hiện cổ phần hóa và đến ngày giữa năm 2009, sàn HOSE niêm yết cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB). Năm 2011, VCB và ngân hàng Mizuho (Mizuho hoặc MHCB), thành viên của Tập đoàn tài chính Mizuho (Nhật Bản) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Ngân hàng Mizuho. Theo đó, Mizuho là đối tác chiến lược của VCB và sẽ cung cấp cho VCB các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật trên nhiều hoạt động. Các hỗ trợ này bao gồm việc cử các chuyên gia và hỗ trợ các dịch vụ đào tạo cho Vietcombank cũng như đem lại các cơ hội hợp tác bán chéo sản phẩm giữa các bên. Đầu năm 2019, VCB ký hợp đồng mua bán cổ phần với Singapore Sovereign Investment Fund GIC, theo đó đó GIC mua vào 94.442.442 cổ phần VCB, trở thành cổ đông và sở hữu 2,55% vốn Vietcombank. Với bề dày 60 năm hoạt động và phát triển, VCB đang giữ vững thương hiệu Ngân hàng uy tín nhất tại Việt Nam và duy trì xếp hạng cao nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam được xếp hạng bởi các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
  • 41. 28 Bảng 2.1: Xếp hạng tín nhiệm quốc tế của VCB năm 2021 Tổ chức XHTN S&P Fitch Moody’s Xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành dài hạn BB- BB- Ba3 Xếp hạng sức mạnh độc lập bb- B ba3 Triển vọng Tích cực Tích cực Tích cực Thời điểm định hạng 5/2021 4/2021 3/2021 Nguồn: website portal.vietcombank.com.vn Năm 2020, Ngân hàng hoàn thành chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi (Corebanking T4S) và có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại. 2.1.1.2. Cơ cấu cổ đông Hiện tại, cổ đông lớn nhất của VCB là NHNNVN, nắm giữ 74.8% vốn điều lệ. Cổ đông chiến lược Mizuho nắm giữ 15% vốn điều lệ. Các cổ đông khác nắm giữ 10.2% vốn điều lệ của VCB. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cổ đông VCB 2022 NĐT nước NĐT trong nước ngoài 8.06% 2.14% Mizuho, 15.00% NHNN 74.80% Nguồn: website portal.viecombank.com.vn 2.1.1.3. Hoạt động chính Các hoạt động chính của VCB bao gồm cấp tín dụng, huy động vốn, đầu tư trái phiếu và đầu tư công ty con, công ty liên kết, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh, ngân quỹ, nhận tiền gửi, thanh toán, mua bán nợ và các dịch vụ ngân hàng khác được quy định hiện hành cho phép.
  • 42. 29 2.1.1.4. Mạng lưới phân phối Trụ sở chính của VCB đặt tại số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Năm 2021, mạng lưới của VCB bao gồm gần 600 chi nhánh và phòng giao dịch với 21.670 nhân viên nhân viên (Báo cáo tài chính 2021). So sánh với một số ngân hàng lớn khác như BIDV và Vietinbank có cùng quy mô, mạng lưới phân phối nội địa hiện tại của Ngân hàng tương đối rộng. Năm 2021, Vietinbank có một trăm năm mươi lăm (155) chi nhánh và BIDV có một trăm tám mươi chín (189) chi nhánh và tám trăm chín mươi lăm (895) phòng giao dịch trên toàn quốc. 2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động Cơ cấu phòng ban, khối nghiệp vụ của Ngân hàng tách bạch tương đối rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện qua hiệu quả hoạt động không ngừng tăng qua từng năm. Cơ cấu tổ chức của VCB được tổ chức theo bộ phận nghiệp vụ và theo khu vực địa lý. Theo đó các phòng/ban tại TSC được thành lập bên cạnh chức năng kinh doanh, tư vấn chuyên môn cho Ban Điều hành còn bao gồm cả chức năng kiểm soát hoạt động của toàn Ngân hàng trên từng mảng cụ thể: tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kế toán tài chính, thanh toán quốc tế, đầu tư...Thêm vào đó, VCB cũng có một hệ thống các chi nhánh rộng khắp cả nước, tại các chi nhánh, các phòng ban cũng được chuyên môn hóa theo từng nghiệp vụ kinh doanh. Sơ đồ dưới đây thể hiện cơ cấu bộ máy tổ chức của VCB:
  • 43. 30 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương 2021 Nguồn: Báo cáo hệ thống kiểm soát nội bộ VCB 2021
  • 44. 31 Ngân hàng thực hiện quản lý, quản trị theo cơ chế phân công phân nhiệm và ủy quyền. Trong công tác phân nhiệm, Ngân hàng thực hiện theo cơ chế từ trên xuống, được thể hiện thông qua phân công, phân nhiệm trong Ban Điều hành, tại các phòng/ban tại TSC/chi nhánh và tại cấp độ nghiệp vụ giao dịch. Cơ chế phân công phân nhiệm tương đối rõ ràng, minh bạch, đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận: - Các thành viên Ban Điều hành: căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu công tác, việc phân công công việc giữa các thành viên Ban Điều hành của Ngân hàng được thực hiện theo cơ chế ngành dọc, theo đó, mỗi Phó Tổng Giám đốc sẽ phụ trách một số khối/mảng nghiệp vụ chính, tránh chồng chéo lẫn nhau. Việc phân công phân nhiệm được thực hiện bằng văn bản và thông báo tới toàn bộ hệ thống VCB. - Các phòng/ban tại TSC/chi nhánh: tại Trụ sở chính/chi nhánh, mỗi phòng/ban, trưởng phòng/ban sẽ phân nhiệm cho phó phòng/ban và từng cán bộ. Đồng thời, Ngân hàng cũng xây dựng các hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ và xem xét cập nhật nó định kỳ hoặc khi cần thiết (ví dụ khi thay đổi phần mềm nghiệp vụ) và tổ chức các khóa tập huấn để đảm báo tất cả các nhân viên có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Phân công phân nhiệm tại cấp giao dịch: tại cấp giao dịch, để đảm bảo tính phân công phân nhiệm, mỗi giao dịch sẽ phải được ký xác định bởi cán bộ giao dịch và được phê duyệt bởi kiểm soát viên và một cán bộ cấp cao hơn. Việc phân công phân nhiệm tại cấp giao dịch được tiến hành một cách rõ ràng, cụ thể, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau, đảm bảo mọi cá nhân không có điều kiện để thao túng hoạt động, trục lợi cho mục đích cá nhân hoặc che dấu hành vi vi phạm pháp luật và quy chế nội bộ của VCB.
  • 45. 32 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2017-2021 2.1.3.1. Hiệu quả hoạt động và một số chỉ tiêu sinh lời Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của Vietcombank Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Triệu VND Tổng thu nhập hoạt động 29.406.121 39.278.433 45.730.381 49.062.541 56.723.569 Tổng chi phí hoạt động (11.866.345) (13.611.094) (15.817.575) (16.038.250) (17.574.188) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng RRTD 17.539.776 25.667.339 29.912.806 33.024.291 39.149.381 Chi phí dự phòng RRTD (6.198.415) (7.398.113) (6.790.429) (9.974.730) (11.760.801) Tổng lợi nhuận trước thuế 11.341.361 18.269.226 23.122.377 23.049.561 27.388.580 Chi phí thuế TNDN (2.230.773) (3.647.164) (4.596.389) (4.577.043) (5.449.535) Lợi nhuận sau thuế 9.110.588 14.622.062 18.525.988 18.472.518 21.939.045 Nguồn: BCTC VCB 2017 - 2021 Lợi nhuận trước thuế 2021 của Vietcombank là 27.389 tỷ VND, tăng 18,82% so với cùng kỳ năm 2020 và vượt 7,83% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho năm 2021 (lợi nhuận kế hoạch năm 2021 là 25.800 tỷ VND). Đây là năm thứ 5 liên tiếp kể từ năm 2017, lợi nhuận của Vietcombank đạt được sự tăng trưởng vượt kế hoạch thông qua việc liên tục giữ vững tỷ lệ tăng trưởng song song với sự giãn nở của quy mô và lợi nhuận kinh doanh. Trong những năm vừa qua, Vietcombank liên tục xây dựng và mở rộng mạng lưới kinh doanh, chủ động tiếp cận khách hàng, phát huy tối đa các ưu thế tự để tăng trưởng liên tục về quy mô tổng doanh thu. Vietcombank cũng rất chú trọng tăng cường quản lý rủi ro thông qua sự đầu tư mạnh tay vào nhân lực cũng như hệ thống công nghệ, từ đó giữ vững các chỉ số an toàn vốn, đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam, chi phí dự phòng RRTD nhờ đó cũng được kiểm soát rất tốt dù dại dịch Covid-19 trong năm qua vẫn diễn ra hết sức phức tạp, gây nên tác động tiêu cực
  • 46. 33 không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của phần lớn các thực thể trong nền kinh tế, dẫn tới đến khả năng thanh toán chậm các khoản nợ tại ngân hàng. Định hướng tín dụng được VCB đặt ra và rà soát chủ động để kịp thời điều chỉnh đối với diễn biến thực tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng xây dựng các công cụ phòng ngừa như hệ thống cảnh báo sớm phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ trong hoạt động nghiệp vụ làm cơ sở để sớm xử lý các rủi ro tiềm ẩn phát sinh. Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng lợi nhuận của một số ngân hàng có cùng quy mô 30,000,000 27,388,580 60% 25,000,000 23,049,561 17,589,156 50% 50% VND 20,000,000 17,119,816 40% 15,000,000 13,547,651 30% Triệu 10,000,000 19% 9,026,243 20% 5,000,000 10% - 3% 0% Vietcombank Vietinbank BIDV LNTT 2020 LNTT 2021 % tăng trưởng Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các BCTC VCB, Vietinbank, BIDV Xét về giá trị tuyệt đối, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank trong 2 năm gần đây đều cao vượt trội so với Vietinbank và BIDV, giá trị tuyệt đối năm 2021 là 27.389 tỷ VND so sánh lần lượt với 17.589 tỷ VND và 13.548 tỷ VND của Vietinbank và BIDV. Xét về mức tăng trưởng, Vietcombank đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 19% trong năm 2021 so với Vietinbank là 3% và BIDV khoảng 50%. Cơ cấu thu nhập trong hoạt động kinh doanh của VCB được trình bày trong biểu đồ dưới đây:
  • 47. 34 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thu nhập từ năm 2018 đến 2021 2018 2019 0.00% 8.23% 4.37% 0.64% 5.77% 8.66% 0.02% 0.32% 6.71% 0.54% 7.39% 9.42% 72.33% 2020 0.00% 75.61% 2021 -0.15% 3.67% 0.00% 0.94% 7.96% 13.47 % 73.96% 0.18% 7.71% 13.06% 4.22% 0.23% 74,75% Thu nhập lãi thuần Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư Lãi thuần từ hoạt động khác Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC VCB Từ năm 2018 đến 2021, cơ cấu thu nhập của Vietcombank không có sự chuyển dịch nào đáng kể. Thu nhập lãi vẫn là nguồn thu chủ yếu, chiếm 74,75% tổng lợi nhuận năm 2021, tăng lên 0,79% so với cơ cấu năm 2020 (năm 2019: 75,61%, năm 2018: 72,33%).
  • 48. 35 Một số chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời Bảng 2.3: Các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời trong 5 năm gần nhất Đơn vị: % Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 ROA 1,00 1,39 1,61 1,45 1,60 ROE 18,09 25,49 25,90 21,11 21,59 Tỷ suất lợi nhuận gộp 5,06 5,30 5,90 5,43 5,16 Lãi cận biên 2,41 2,69 3,01 2,85 3,09 Hiệu quả quản lý chi phí 40,35 34,65 34,59 32,69 30,98 Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu trên BCTC VCB Biểu đồ 2.4: So sánh chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của một số ngân hàng (%) 35.00 32.33 31.15 30.98 30.00 25.00 21.59 20.00 15.88 15.00 13.06 5.89 10.00 6.16 2.91 0.99 0.66 5.16 5.00 1.60 3.09 2.86 0.00 ROA ROE Tỷ suất lợi nhuận Lãi cận biên Hiệu quả quản lý gộp chi phí Vietcombank Vietinbank BIDV Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các BCTC VCB, Vietinbank, BIDV ROA là chỉ tiêu thể hiện mức lợi nhuận từ nguồn lực được đầu tư bởi nhà đầu tư đối với Vietcombank cũng như các nguồn lực huy động từ bên ngoài. Chỉ số này nói lên khả năng sinh lời của toàn bộ tài sản của Vietcombank. Bảng trên cho thấy khả năng sinh lời từ toàn bộ tài sản của Vietcombank có xu hướng tăng lên trong 5 năm gần nhất, từ năm 2017 ở mức 1,00% lên mức 1,60% trong năm 2021. ROA của