SlideShare a Scribd company logo
1 of 129
1
Qua bốn tháng lao động thực tế tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, em đã có cơ hội tiếp cận với thực tế,
nâng cao kỹ năng mềm và quan trọng hơn cả ngân hàng là môi trường
thuận lợi giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.
Em trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điều kiện cho em
được vào lao động thực tế tại ngân hàng.
Em xin gửi lời cảm ơn các anh chị phòng Kinh doanh vốn – ngoại tệ đã
tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức thực tế cho em, anh chị
cũng đã góp ý một số vấn đề liên quan đến đề tài em đang nghiên cứu
giúp em hoàn thành bài tốt hơn.
Em cảm ơn ban lãnh đạo ngân hàng và các anh chị đã cung cấp số liệu
phục vụ cho bài báo cáo của em.
Em gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Thùy Linh đã tận tình giảng dạy em
trong quá trình học tập cũng như hướng dẫn em suốt thời gian nghiên
cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn !!!
Sinh viên Bùi Thị Thảo
2
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4
6. Tính mới của đề tài ................................................................................................. 5
7. Kết cấu của đề tài.................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM............................................................................ 6
1.1 Tổng quan về NHTM............................................................................................ 6
1.1.1 Khái niệm NHTM............................................................................................ 6
1.1.2 Chức năng NHTM ........................................................................................... 6
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng................................................................. 6
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán ............................................................. 6
1.1.2.3 Chức năng tạo tiền.................................................................................... 7
1.1.2.4 Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt ........ 7
.......................................................................................................................................
1.1.3 Các nghiệp vụ NHTM ..................................................................................... 7
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn .......................................................................... 7
1.1.3.2 Hoạt đông cấp tín dụng ............................................................................ 8
1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.............................................. 8
3
1.1.3.4 Các hoạt động khác .................................................................................. 8
1.2 Kinh doanh ngoại hối tại NHTM......................................................................... 8
1.2.1 Tỷ giá hối đoái................................................................................................. 8
1.2.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 8
1.2.1.2 Phân loại................................................................................................... 8
1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.............................................. 9
1.2.2 Thị trường ngoại hối........................................................................................ 13
1.2.2.1 Khái niệm............................................................................................... 13
1.2.2.2 Sự hình thành và phát triển .................................................................... 13
1.2.2.3 Đặc điểm ................................................................................................ 14
1.2.2.4 Vai trò .................................................................................................... 15
1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM.......................................................................... 15
1.3.1 Rủi ro tỷ giá tại NHTM ................................................................................... 15
1.3.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá ............................................................................. 15
1.3.1.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tỷ giá ......................................................... 16
1.3.1.3 Nhận dạng rủi ro tỷ giá............................................................................. 16
1.3.2 Tác động của rủi ro tỷ giá tại NHTM .............................................................. 17
1.3.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tỷ giá............................................................... 19
1.3.4 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của NHTM....... 19
.......................................................................................................................................
1.3.4.1 Các nhân tố mang tính định tính .............................................................. 20
1.3.4.2 Các nhân tố mang tính định lượng ........................................................... 20
1.3.4.3 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá ............................................................... 20
1.3.4.4 Kiểm định giả thuyết và các hệ số hồi quy .............................................. 21
1.3.4.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................... 21
1.3.5 Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá .......................................................... 22
1.3.5.1 Nghiệp vụ mua bán hối đoái kỳ hạn......................................................... 22
1.3.5.2 Nghiệp vụ hoán đổi .................................................................................. 25
1.3.5.3 Nghiệp vụ hối đoái giao sau..................................................................... 26
4
1.3.5.4 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn............................................................... 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH
DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI................................................................................................... 31
2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai ............................................ 31
2.1.1 Tình hình chính trị - xã hội............................................................................. 31
2.1.2 Tình hình kinh tế............................................................................................. 32
2.2 Khái quát về ngân hàng........................................................................................ 34
2.2.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .................................. 34
2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 34
2.2.1.2 Mạng lưới hoạt động ................................................................................ 36
2.2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai............................... 37
2.2.2.1 Hình thành và phát triển........................................................................... 37
2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 37
2.2.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng............................................................. 39
2.2.3.1 Hoạt động huy động vốn .......................................................................... 39
2.2.3.2 Hoạt động tín dụng................................................................................... 40
2.2.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế................................................................... 42
2.2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................. 43
2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng
TMCP Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai........................................................... 44
2.3.1 Tình hình kinh doanh ngoại hối Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai............ 44
.................................................................................................................................
2.3.2 Tình hình quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank
chi nhánh Đồng Nai ...................................................................................................... 49
2.3.2.1 Cở sở pháp lý để Vietcombank Đồng Nai quản lý ngoại hối................... 49
2.3.2.2 Tình hình rủi ro tỷ giá tại Vietcombank Đồng Nai .................................. 50
2.3.2.3 Kiểm định rủi ro tỷ giá qua mô hình hồi quy đa biến .............................. 51
5
2.3.2.4 Các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank - chi nhánh Đồng
Nai................................................................................................................................. 62
2.3.3 Đánh giá tình hình quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại
Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai............................................................................. 64
2.3.3.1 Thành tựu.................................................................................................. 64
2.3.3.2 Hạn chế..................................................................................................... 65
2.3.4 Nhân tố gây hạn chế tình hình quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại
hối tại Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai.................................................................. 66
2.3.4.1 Môi trường pháp lý................................................................................... 66
2.3.4.2 Mội trường kinh doanh............................................................................. 66
2.3.4.3 Ngân hàng................................................................................................. 67
2.3.4.4 Khách hàng............................................................................................... 68
2.4 Kết quả khảo sát.................................................................................................... 69
2.4.1 Mô tả khảo sát.................................................................................................. 69
2.4.2 Phân tích kết quả khảo sát ............................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ
GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI...................................................... 75
3.1 Định hướng phát triển của Vietcombank ........................................................... 75
3.1.1 Cơ hội và thách thức của Vietcombank khi Việt Nam gia nhập WTO........... 75
.......................................................................................................................................
3.1.1.1 Cơ hội ....................................................................................................... 75
3.1.1.2 Thách thức................................................................................................ 76
3.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng.............................................................. 77
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại
hối tại Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai.............................................................. 78
3.2.1 Nâng cao cán bộ nhân viên kinh doanh ngoại hối........................................... 78
3.2.2 Nâng cao việc sử dụng các hợp đồng phái sinh............................................... 80
6
3.2.3 Đa dạng hóa trong kinh doanh ngoại hối......................................................... 81
3.2.3.1 Đa dạng hóa ngoại tệ................................................................................ 81
3.2.3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh........................................................ 82
3.2.3.3 Mở rộng phát triển mạng lưới hoạt động ................................................. 82
3.2.4 Nâng cao khả năng dự báo biến động tỷ giá.................................................... 84
3.2.5 Nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ......................................................... 85
3.2 6 Nâng cao ứng dụng mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá....................................... 86
3.3 Kiến nghị................................................................................................................ 87
3.3.1 Đối với chính phủ và các các bộ ngành có liên quan ...................................... 87
3.3.2 Đối với NHNN................................................................................................. 88
3.3.3 Đối với Vietcombank Đồng Nai...................................................................... 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 90
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
7
Từ viết tắt Từ gốc
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation: Tổ chức hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương.
ASEAN
Association of South-East Asian Nations: Hiệp hội các nước
Đông Nam Á.
ATM
Automatic Teller Machine: Máy rút tiền tự động
FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội
KDNT
Kinh doanh ngoại tệ
L/C
Letter of Credit: Thư tín dụng
NHNN
Ngân hàng nhà nước
NHNT
Ngân hàng Ngoại Thương
NHTM
Ngân hàng thương mại
QĐ
Quyết định
SWIFT
Society of Worldwide Interbank Financial Telecommunication:
Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới
TMCP
Thương mại cổ phần
T/T
Telegraphic Transfer: Điện chuyển tiền
TTNK
Thanh toán nhập khẩu
8
TTXK
Thanh toán xuất khẩu
Vietcombank/ VCB
Tên viết tắt của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương
Việt Nam
WTO
World Trade Organization: Tổ chức thương mại quốc tế
XNK Xuất nhập khẩu
Số thứ tự Tên bảng Trang
1.1
Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
12
2.1
Tổng sản phẩm quốc nội.
29
2.2
Số liệu công tác huy động vốn tại VCB Đồng Nai năm
2008 – 2010.
36
2.3
Số liệu về dư nợ tín dụng của VCB Đồng Nai năm 2008 –
2010.
38
2.4
Số liệu về thanh toán XNK của VCB Đồng Nai năm 2008 –
2010.
39
2.5
Số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai
năm 2001 – 2010.
40
2.6
Số liệu kết quả lợi nhuận đạt được của VCB Đồng Nai năm
2008 – 2010.
41
2.7
Số liệu về kinh doanh ngoại hối của VCB Đồng Nai năm
2005 – 2010.
42
2.8
Số liệu tình hình kinh doanh ngoại hối của VCB Đồng Nai
năm 2008 – 2010.
43
9
2.9
Số liệu về doanh số mua ba loại ngoại tệ USD, EUR, JPY
của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010.
45
2.10
Số liệu về doanh số bán ba loại ngoại tệ USD, EUR, JPY
của VCB Đồng Nai từ 2008 – 2010.
45
2.11
Trạng thái ngoại tệ của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010.
47
2.12
Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT, EXIM, GDP.
50
2.13
Kiểm tra Wald Test đối với biến GDP.
51
2.14
Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT, EXIM.
53
2.15
Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT, GDP.
54
2.16
Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT.
54
2.17
Kết quả chạy mô hình với biến EXIM, GDP.
55
2.18
Kiểm tra Wald Test đối với biến INF, INT.
56
2.19
So sánh các nhân tố để lựa chọn mô hình.
56
2.20
Tổng hợp các nhân tố của mô hình tối ưu.
58
2.21
Số lượng doanh nghiệp sử dụng từng loại ngoại tệ vào mục
đích khác nhau.
67
2.22
Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp.
67
2.23
Tình hình sử dụng hợp đồng phái sinh của doanh nghiệp.
68
2.24
Khả năng ứng dụng hợp đồng phái sinh trong tương lai.
69
10
Số thứ tự Tên bảng Trang
2.1
Tổng sản phẩm GDP – giá so sánh 1994.
30
2.2 Tốc độ phát triển GDP – giá so sánh 1994. 30
2.3
Công tác huy động vốn của VCB Đồng Nai năm 2008 –
2010.
37
2.4
Tình hình hoạt động tín dụng của VCB Đồng Nai năm 2008
– 2010.
38
2.5
Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai năm 2001
– 2010.
41
2.6
Doanh số kinh doanh ngoại hối của VCB Đồng Nai năm
2005 – 2010.
43
2.7 Mức độ biến động tỷ giá theo nhận xét của doanh nghiệp. 68
2.8
Nhu cầu sử dụng hợp đồng phái sinh và nhu cầu huấn luyện
của doanh nghiệp trong tương lai.
69
2.9 Khả năng ứng dụng hợp đồng phái sinh trong tương lai 70
Số thứ tự Tên sơ đồ Trang
2.1
Cơ cấu tổ chức của VCB Đồng Nai
35
2.2
Tóm tắt các biến dự kiến của mô hình
49
2.3
Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tăng của tỷ giá
57
11
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời kì toàn cầu hóa, Việt Nam đang từng bước phát triển hòa mình vào
dòng chảy chung của thời đại, với việc gia nhập các tổ chức quốc tế như:
ASEAN,APEC,… Nhất là từ sau khi trở thành thành viên của tổ chức WTO giúp
Việt Nam phá vỡ những rào cản trước đây, mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế, có
cơ hội tiếp cận những nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Xu thế này tạo điều kiện tốt
để ngân hàng tranh thủ vốn, mở rộng quan hệ với các ngân hàng thương mại trong
và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật… Đồng thời yêu
cầu các ngân hàng ngày càng phải nâng cao các hoạt động của mình nhằm đáp ứng
phù hợp với nhu cầu của đất nước.
Ngoài việc củng cố và phát triển hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng...
thì hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng được ngân hàng chú trọng. Hoạt động kinh
doanh ngoại hối là hoạt động mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng, nhưng
lợi nhuận đó tỷ lệ thuận với rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu. Một trong những
rủi ro đó là rủi ro tỷ giá. Nếu rủi ro này không được phòng ngừa, kiểm soát thì nó sẽ
gây thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
chung.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai nói riêng là ngân hàng
có uy tín trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, giống những ngân hàng
khác, Vietcombank cũng không thể tránh khỏi rủi ro tỷ giá trong lĩnh vực này. Do
đó ngân hàng có một số biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tỷ giá. Để góp phần vào
việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, người viết
chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại
hối tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai” để nghiên cứu.
12
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài:
Theo xu hướng mở cửa, quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngày càng nâng cao,
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng tiến
triển rõ rệt đã làm giao dịch tiền tệ giữa các quốc gia xảy ra thường xuyên hơn. Do
đó nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại ngày càng trở nên
quan trọng.
Kinh doanh ngoại hối ngày nay trở thành vấn đề nóng bỏng được nhiều bài báo
đề cập đến như:
Bài“Tỷ giá - nguồn gốc rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp” của Thạc sĩ
Đinh Thị Thu Hồng[22], tác giả nghiên cứu tỷ giá tác động như thế nào đối với
doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cở sở lý thuyết và dẫn
chứng thực tế. Sự biến động của tỷ giá làm nhiều doanh nghiệp lao đao, hoạt động
kém hiệu quả khiến doanh thu và lợi nhuận của họ có phần giảm sút, thay đổi tỷ số
đòn bẩy tài chính, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó tác
giả đã đặt ra vấn đề doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tâm lý tốt mới có thể điều chỉnh
chính sách tỷ giá linh hoạt cho phù hợp.[22]
Bài“Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam” đã khẳng định : “nhu cầu về ngoại tệ cho doanh nghiệp
cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương
mại trong tiến trình hội nhập là rất lớn. Vì vậy các biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết.”[21]. Bài báo nêu :
* Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng
thương mại cổ phần.
- Thuận lợi: Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng TMCP
trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực. Với hàng loạt các thông tư,
quyết định về quản lý ngoại hối đã góp phần không nhỏ trong hoạt động KDNT nói
riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.
- Khó khăn: Khác với các nước khác trên thế giới, thị trường ngoại tệ tiền mặt ở
Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ cho bộ
13
phận nhập khẩu lậu qua đường biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ
tiền mặt của dân chúng nên thị trường này càng sôi động. Tỷ giá ở thị trường này
luôn cao hơn ngân hàng. Ngoài ra, chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ ở các
ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao vì các nguyên nhân như chi phí cho xuất
khẩu ngoại tệ tiền mặt khá cao. Chi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ cao, tiền mặt tồn
kho không được trả lãi như tài khoản tiền gửi trong khi đó ngân hàng phải trả lãi
huy động. Doanh số mua rất nhỏ và chi phí cho giấy tờ, cho nhân viên thu đổi cao.
Đồng thời rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao (ngoại tệ giả, séc giả). Thị trường
tiền mặt ngoại tệ qua ngân hàng không có tính cạnh tranh, bị chi phối nhiều bởi hoạt
động của thị trường ngầm.
Mặt khác, thị trường tiền tệ cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động
kém sôi động, cho nên tỷ giá và lãi suất được hình thành trên thị trường này không
phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ. Vai trò của ngân hàng nhà nước điều
hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ, tạo ra tính thanh khoản
cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua còn mờ nhạt.
* Thực trạng rủi ro trong kinh doanh ngoại hối trên thị trường nội địa
Thị trường ngoại tệ hoạt động tương đối hiệu quả nhờ công tác quản lý ngoại hối đã
được thực hiện tương đối đồng bộ cùng với các chính sách thu hút vốn đầu tư,
chuyển tiền kiều hối tạo thế chủ động cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ. Chính sách về nới rộng biên độ và kiểm soát trạng thái ngoại tệ làm cho tỷ
giá vận hành theo cơ chế thị trường cũng góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp lý
của nền kinh tế và từng bước mở rộng quyền tự chủ trong việc sử dụng ngoại tệ của
các doanh nghiệp.
* Nguyên nhân tồn tại rủi ro
- Sự thay đổi môi trường
- Cơ chế hoạt động
14
* Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng
thương mại.
- Sử dụng các sản phẩm phái sinh:hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp
đồng hoán đổi.
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ.
- Xây dựng chiến lược phù hợp từng giai đoạn.
- Lập quỹ rủi ro
- Xác định hạn mức kinh doanh ngoại tệ cho từng khách hàng.[21]
Hiện nay chỉ có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như : đề tài “Quản trị
rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”
của tác giả Giang Thị Thu Trang - Trường Đại học Ngoại Thương, đề tài “ Phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín - chi nhánh Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thu Dung - khoa Tài chính
ngân hàng Trường Đại học Kinh tế …. Nhưng các đề tài đó đều nghiên cứu chung
chung, ở phạm vi rộng.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng
TMCP Ngoại Thương - chi nhánh Đồng Nai.Từ đó đánh giá tình hình quản trị rủi ro
tỷ giá có những mặt tốt và còn tồn tại những mặt hạn chế nào.Tìm nguyên nhân gây
ra các hạn chế đó.
- Đưa ra một số giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu
quả cao để lĩnh vực kinh doanh ngoại hối hoạt động tốt hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
chi nhánh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu:
* Thời gian: Số liệu được thu thập năm 2008,2009,2010.
* Không gian: Vietcombank - chi nhánh Đồng Nai
15
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích.
- Phương pháp thu thập số liệu, mô tả, so sánh.
- Sử dụng phần mềm Excel, Eviews và SPSS để xử lý số liệu.
6. Tính mới của đề tài:
Tác giả sẽ nghiên cứu về quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại một
ngân hàng cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dựa trên cơ sở tình hình phát triển của
tỉnh trong thời kỳ mới, tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối, quản trị rủi ro tỷ
giá tại ngân hàng trong những năm gần đây. Đồng thời tác giả phân tích, tìm hiểu
tác động của tỷ giá và sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá rủi ro tỷ giá. Cùng với
đó tác giả sẽ lập phiếu khảo sát khách hàng doanh nghiệp có quan hệ ngoại tệ với
Vietcombank Đồng Nai về việc sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi
ro tỷ giá trong thời điểm hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao quản trị rủi ro tỷ giá để nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hoạt động
tốt hơn nữa.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo nghiên cứu khoa học có kết cấu
gồm 3 chương như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH
DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ
TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI.
Ngoài ra phần cuối bài báo cáo còn có Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ
lục.
16
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
KINH DOANH NGOẠI
HỐI VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TỶ GIÁ TẠI NHTM
17
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM
1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM
Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế
nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng. Theo luật các tổ chức tín dụng,
luật sửa đổi và bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng đã định nghĩa về
ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín
dụng được thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”[2]
1.1.2 Chức năng NHTM
1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng [1]
Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền
kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư vào các
nhu cầu khác trong nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là ngân hàng vừa mua “tiền” vừa
bán “tiền”, phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua chính là lợi nhuận của ngân
hàng thương mại. Chức năng trung gian tín dụng vừa có lợi cho NHTM vừa có lợi
cho khách hàng của NHTM và cả nền kinh tế.[1]
1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán [1]
Thực chất của chức năng này là ngân hàng vừa làm thủ quỹ vừa thực hiện các dịch
vụ ủy nhiệm của khách hàng như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, …. Chức năng trung
gian thanh toán có ý nghĩa đối với khách hàng của NHTM và cả nền kinh tế.[1]
1.1.2.3 Chức năng tạo tiền [4]
Là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu
chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), khối tiền tệ
18
của một quốc gia bao gồm: tiền giấy, tiền kim loại, tiền gửi không kỳ hạn ở ngân
hàng.
Chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán làm tiền đề cho
hệ thống NHTM có khả năng tạo tiền. Nghĩa là hệ thống NHTM có thể nhân rộng
tiền ghi sổ từ tiền gửi nhận được từ khách hàng. [4]
1.1.2.4 Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt
Các công cụ lưu thông tín dụng như hối phiếu, lệnh phiếu, séc,…. NHTM phát hành
séc và các công cụ lưu thông khác thay thế cho tiền giấy bạc ngân hàng và tiền đúc
lẻ đã tạo điều kiện cho xã hội tiết kiệm được một khối lượng chi phí lưu thông khá
lớn.[4]
Xem chi tiết ở phụ lục 1
1.1.3 Các nghiệp vụ NHTM [2]
Luật các tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của NHTM [23] gồm:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động cấp tín dụng
- Hoạt động dịch vụ thanh toán
- Hoạt động ngân quỹ
- Hoạt động khác
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng đối với NHTM.
Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động khác. Có
thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng.
NHTM được huy động dưới nhiều hình thức như: nhận tiền gửi của tổ chức, cá
nhân và các tổ chức tín dụng khác, vay vốn ngắn hạn của NHNN,….[2]
1.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho
khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
19
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu
thương phiếu và giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính,…. Trong đó cho vay là
hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.[2]
1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện đươc các dịch vụ thanh toán giữa khách hàng với khách hàng thông
qua ngân hàng, NHTM mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước.
Để thực hiện dịch vụ thanh toán giữa ngân hàng với ngân hàng thông qua NHNN,
NHTM phía mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì
tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Các chi nhánh của NHTM được
mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi
nhánh.[2]
1.1.3.4 Các hoạt động khác
NHTM còn có các hoạt động khác như góp vốn và mua cổ phần, kinh doanh ngoại
tệ, ủy thác và nhận ủy thác,…..[2]
Xem chi tiết ở phụ lục 2
1.2 Kinh doanh ngoại hối tại NHTM
1.2.1 Tỷ giá hối đoái
1.2.1.1 Khái niệm[5]
Hối đoái là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng tiền
tệ nước khác.[5]
1.2.1.2 Phân loại[5]
Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố. Tỷ giá này thường
được dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính
toán trong công tác kế toán và kế hoạch, không áp dụng trong mua bán ngoại tệ.
Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc di chuyển ngoại hối
không phải bằng tiền mặt, mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
Tỷ giá tiền mặt: tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền
mặt.
20
Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào đầu giờ giao dịch.
Tỷ giá đóng cửa : là tỷ giá được công bố vào cuối giờ giao dịch.
Tỷ giá mua : là tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ từ khách hàng.
Tỷ giá bán : là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng.
Tỷ giá liên ngân hàng: là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các
ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.[5]
1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Cung cầu ngoại tệ
Tỷ giá hối đoái, tức tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp được quyết định
bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị
trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường
muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác
định theo quy luật cung cầu như đối với hàng hóa thông thường. Khi cung ngoại tệ
lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức là tỷ giá tăng. Khi cung ngoại
tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ làm giá ngoại tệ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung bằng
cầu ngoại tệ được xác định ở trạng thái cân bằng. Khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ,
lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ mua vào, khi đó
có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp và làm cho giá
ngoại tệ trên thị trường giảm. Khi cầu lớn hơn cung ngoại tệ, một số người không
mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị
trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần
mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường
cân bằng. [15]
Trạng thái cán cân thanh toán
Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập
khẩu. Một quốc gia khi xuất khẩu sẽ thu được ngoại tệ, bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ
để mua hàng trong nước tiếp tục công việc kinh doanh. Khi đó trên thị trường cung
ngoại tệ tăng, cầu giảm làm tỷ giá giảm theo. Ngược lại, với một nước nghiêng về
21
nhập khẩu thì phải đi mua ngoại tệ từ nội tệ để thanh toán cho đối tác, thị trường lúc
này lại có xu hướng cầu ngoại tệ tăng, cung giảm và tỷ giá sẽ tăng.
Sự dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán của một nước cũng là nhân tố tác
động trực tiếp đến quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường hối đoái nên nó
ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá. Nếu cán cân thanh toán của một
nước bị thiếu hụt (chi lớn hơn thu), khi đó cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá tăng và
ngược lại, nếu cán cân thanh toán dư, nước đó đủ khả năng chi trả nên không có nhu
cầu ngoại tệ cao, lúc này tỷ giá sẽ giảm.[5]
Lạm phát
Lạm phát thường có biểu hiện là giá cả của tất cả các loại hàng hóa đều tăng. Nếu tỷ
lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, giá cả hàng hóa trong nước
sẽ tăng hơn so với giá cả hàng hóa nước ngoài, đồng nội tệ mất sức mua so với
ngoại tệ. Nếu như tỷ giá không đổi thì khi đó hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ,
người dân có xu hướng chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn. Điều này làm gia
tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập, sụt giảm nhu cầu hàng hóa nội địa nghĩa là nhập
khẩu tăng và thu hẹp xuất khẩu, hậu quả khó lường là cán cân thanh toán có thể bị
thiếu hụt. Chính những sự thay đổi này làm tăng cầu, giảm cung ngoại tệ và tất yếu
tỷ giá cũng tăng theo.
Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái được hiểu rõ hơn qua lý thuyết
“Ngang sức mua”. Theo hình thức tuyệt đối của lý thuyết này, còn gọi là “ luật một
giá” cho rằng: giá cả các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng
nhau khi được tính bằng đồng tiền chung. Còn theo hình thức tương đối cho rằng:
do bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước
khác nhau không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng đồng tiền chung.
Khi đó có công thức như sau: 1
)1(
)1(
−
+
+
=
f
h
f
I
I
e
ef: phần trăm thay đổi đồng ngoại tệ
Ih: mức lạm phát trong nước
If: mức lạm phát nước ngoài
22
Nếu Ih > If, ef sẽ dương, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước
cao hơn nước ngoài. Nếu Ih < If, ef sẽ âm, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm
phát trong nước thấp hơn nước ngoài.[12]
Lãi suất
Lãi suất cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tỷ giá. Nếu lãi suất
của đồng nội tệ tăng, tài sản trong nước hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư hơn so
với tài sản nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư vào nội địa, khi đó
nội tệ có giá hơn ngoại tệ, nhà đầu tư bán ngoại tệ lấy nội tệ để đầu tư và kết quả là
giảm cầu, tăng cung ngoại tệ, tỷ giá sẽ giảm. Ngược lại, khi lãi suất đồng ngoại tệ
tăng, người dân có xu hướng đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn thực hiện kinh
doanh thì phải chuyển đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, tăng cầu giảm cung ngoại tệ
và tỷ giá tăng. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái do lãi suất được thể hiện qua lý thuyết
“ Hiệu ứng Fisher quốc tế”.
Công thức: 1
)1(
)1(
−
+
+
=
f
h
f
I
I
e
ef: phần trăm thay đổi đồng ngoại tệ
Ih: mức lãi suất trong nước
If: mức lãi suất nước ngoài
Lý thuyết này khẳng định khi Ih > If, ef sẽ dương, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá
khi lãi suất nước ngoài thấp hơn trong nước. Khi Ih < If, ef sẽ âm, nghĩa là đồng
ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài.[12]
Đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra ngước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp, những nhà
đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua
ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng.
Ngược lại, một nước nhận đầu tư từ nước ngoài luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong
nước làm cung ngoại tệ tăng, tỷ giá giảm.
Đầu tư nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào
một nước. Khi đầu tư nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ
23
hơn luồng vốn ra nước ngoài, tỷ giá tăng. Khi luồng vốn chảy vào lớn hơn luồng
vốn chảy ra, đầu tư ra nước ngoài ròng âm, tỷ giá sẽ giảm. Như vậy đầu tư ra nước
ngoài làm tỷ giá biến động.[15]
Vai trò của Chính phủ hay sự can thiệp của ngân hàng Trung ương
Sự can thiệp của chính phủ được thực hiện bằng việc bán ra hay mua vào ngoại tệ
với khối lượng lớn để thay đổi cung cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá nhằm
đạt mục tiêu chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương. Khi tỷ giá giảm, chính
phủ bán ngoại tệ ra làm tỷ giá tăng, khi tỷ giá tăng thì chính phủ mua ngoại tệ vào
làm tỷ giá giảm trở lại. Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường để ổn định
tỷ giá bằng các chính sách sau:
- Chính sách tài khóa và tiền tệ
- Kiểm soát giá cả và tiền lương
- Kiểm soát ngoại hối, thuế quan và hạn ngạch
Chính sách đầu tiên phù hợp với các nước công nghiệp phát triển có các đồng tiền
thả nổi, chính sách còn lại phù hợp với các nước đang phát triển có các đồng tiền
được quản lý chặt chẽ.[13]
Tâm lý của khách hàng [13]
Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là
các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ
tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu
tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại
sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai.
Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ
xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại. Mặt khác, giá ngoại tệ rất
nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của Chính phủ. Nếu có tin rằng
Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại,
mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng.[13]
24
Xu hướng ưa chuộng hàng nội hay hàng ngoại [13]
Nếu mọi người có sở thích hàng ngoại làm nhập khẩu tăng, nhu cầu về ngoại tệ tăng
và tỷ giá tăng.
Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình
chính trị - xã hội, thiên tai, …….. cũng làm tỷ giá biến động.[13]
Bảng 1.1: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu tháng 01/2011)
1.2.2 Thị trường ngoại hối
1.2.2.1 Khái niệm
Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế, là nơi mua bán ngoại tệ và các phương
tiện thanh toán như ngoại tệ.[5]
1.2.2.2 Sự hình thành và phát triển [12]
Thị trường ngoại hối cho phép các đồng tiền được chuyển đổi nhằm mục đích tạo sự
thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các giao dịch tài chính. Các hệ
thống tỷ giá hối đoái đã thay đổi trong suốt thời gian qua. Từ năm 1876 đến năm
1913, tỷ giá hối đoái chịu sự khống chế của chế độ bản vàng. Mỗi đồng tiền được
chuyển đổi thành vàng theo một tỷ lệ nhất định. Do đó tỷ giá giữa hai đồng tiền
được xác định dựa trên tỷ lệ chuyển đổi thành một ounce vàng của mỗi đồng tiền.
Mỗi quốc gia sử dụng vàng để dự trữ cho đồng ngoại tệ.
Nhân tố Tác động của nhân tố Tỷ giá
Cung – cầu ngoại tệ Cung > cầu Tăng
Lạm phát Tăng Tăng
Lãi suất Tăng Giảm
Đầu tư ra nước ngoài Tăng Tăng
GDP Tăng Giảm
Lượng cầu xuất khẩu Tăng Giảm
Lượng cầu nhập khẩu Tăng Tăng
Ưa chuộng hàng ngoại Tăng Tăng
25
Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra và chế độ bản vị vàng bị tạm
hoãn. Đến thập niên 20, một số nước quay trở lại với chế độ bản vị vàng nhưng đã
từ bỏ nó khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng Mỹ và Châu Âu theo sau cuộc Đại suy
thoái. Vào thập kỷ 30, một số nước lại nỗ lực neo giá trị đồng tiền của họ theo đồng
đô la hoặc bảng Anh. Tuy nhiên vấn đề này lại thường xuyên được đem ra bàn cãi.
Như là kết quả của sự bất ổn định trên thị trường ngoại hối là những rào cản trong
các giao dịch quốc tế, trong suốt thời kỳ này số lượng hoạt động mậu dịch quốc tế
liên tục bị sụt giảm.
Năm 1944, một bản hiệp định giữa các nước (được biết đến với tên gọi Hiệp định
Bretton Wood) ra đời nhằm cố định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền. Hiệp định
này đã tồn tại cho đến năm 1971, chính phủ các nước đã cố gắng duy trì tỷ giá hối
đoái biến động trong biên độ cao hơn hoặc thấp hơn 1% so với mức tỷ giá được
thiết lập ban đầu.
Năm 1971, đô la Mỹ bị đánh giá cao trong khi nhu cầu nước ngoài đối với đồng đô
la thực chất lại thấp hơn mức cung đô la. Đại biểu của các nước lớn đã gặp gỡ và
thảo luận nhằm đối phó vấn đề này. Kết quả của cuộc họp là Hiệp định
Smithsonian, đô la Mỹ được phá giá so với các đồng tiền chính. Mức độ phá giá đô
la khác nhau tùy mỗi đồng tiền. Không chỉ giá trị của đô la Mỹ bị thay đổi mà tỷ giá
hối đoái cũng được phép dao động trong biên độ 2% so với tỷ giá mới. Đây là nền
tảng đầu tiên trong việc để cung cầu thị trường xác định giá cả của một đồng tiền.
Các giới hạn trong tỷ giá hối đoái tồn tại nhưng chúng được nới rộng dần cho phép
giá trị của các đồng tiền được biến động tự do xoay quanh giá trị ban đầu của nó.
Mặc dù có Hiệp định Smithsonian, chính phủ các nước vẫn tiếp tục gặp khó khăn
trong việc duy trì tỷ giá hối đoái trong giới hạn cho phép. Tháng 3 năm 1973, các
đồng tiền giao dịch rộng rãi được phép giao động theo mức cung cầu thị trường và
các giới hạn chính thức bị xóa bỏ.[12]
26
2.2.3 Đặc điểm [5]
Thị trường ngoại hối là thị trường đặc biệt, hàng hóa mua bán trên thị trường này
chính là đồng tiền các nước. Do đó thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng
biệt mà các thị trường khác không có.
Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế, phạm vi hoạt động của nó không đóng
khung ở một quốc gia mà lan rộng khắp toàn cầu nhằm phục vụ nhu cầu mua bán
ngoại tệ.
Thị trường ngoại hối hoạt động 24/24, do có sự chênh lệch múi giờ giữa các quốc
gia, giữa các châu lục.
Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục nhờ có phương tiện thông tin liên lạc hiện
đại như: Fax, Telex, Swift (Hệ thống truyền tin điện tử liên ngân hàng toàn cầu, mỗi
ngân hàng có mã khác nhau).
Giá cả của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành một cách
hợp lý và linh hoạt dựa vào mối quan hệ cung cầu ngoại tệ.
Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các chỉ số kinh tế và các sự kiện kinh tế - xã
hội. Ngôn ngữ sử dụng ngắn gọn, mang nhiều quy ước nghiệp vụ rất khó hiểu với
người không có liên quan đến lĩnh vực này.[5]
1.2.2.4 Vai trò [5]
Cùng với thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế thị trường phát triển.
Thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ nhằm
bôi trơn các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến
ngoại tệ.
Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ
phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư
vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính.
Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện chính
sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ.[5]
27
1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM
1.3.1 Rủi ro tỷ giá tại NHTM
1.3.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá [3]
Rủi ro là khả năng xuất hiện một tình trạng bất ổn hay sự không chắc chắn có thể
ước đoán được xác suất xảy ra.
Rủi ro tỷ giá là loại rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến
giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động
khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng.[3]
1.3.1.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tỷ giá [3]
Kinh doanh ngoại hối là hoạt động găp nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tỷ giá là nguy
hiểm nhất. Rủi ro tỷ giá xuất hiện qua các hoạt động sau:
- Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao
dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ.
- Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các
giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tệ.
- Mua và bán ngoại tệ (giao ngay hay kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ
phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng.
- Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của NHTM, như giao dịch kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc tế.
Các giao dịch này đều hình thành các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng
ngoại tệ đối với NHTM. Từ đó gây ra rủi ro tỷ giá.[3]
1.3.1.3 Nhận dạng rủi ro tỷ giá [13]
Do tỷ giá luôn luôn biến động và không theo nguyên tắc nào nên trong hoạt động
kinh doanh ngoại hối của ngân hàng rủi ro tỷ giá là mối đe dọa nguy hiểm. Rủi ro tỷ
giá xảy ra khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng
tài sản có, tài sản nợ hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở (open or
unhedged position) để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Điều này có nghĩa là
không có trạng thái ngoại hối mở thì không có rủi ro tỷ giá hoặc là có trạng thái
ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá không xuất hiện. Một
28
khía cạnh khác cũng gây ra rủi ro tỷ giá đó là sự không cân xứng giữa tài sản có và
tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài sản có lớn hơn tài sản nợ, ngoại tệ ở trạng
thái trường.Tài sản có nhỏ hơn tài sản nợ, ngoại tệ ở trạng thái đoản.[13]
Trạng thái ngoại hối ròng được tính như sau:
Trạng thái ngoại hối ròng=(Tài sản có i - tài sản nợ i)+ (Doanh số mua vào i –
doanh số bán ra i).
i: ngoại tệ
Một trạng thái ngoại hối dương là trạng thái ngoại hối trường ròng đối với một
ngoại tệ và khi đó ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ đó giảm giá
so với nội tệ. Một trạng thái ngoại hối âm là trạng thái ngoại hối đoản ròng đối với
một ngoại tệ và khi đó ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ đó tăng
giá so với nội tệ. Như vậy khi trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ khác 0 thì lúc
này ngân hàng đối mặt với rủi ro tỷ giá.[13]
Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của ngoại tệ. Mối quan hệ đó được thể hiện qua
công thức tính như sau:
Lãi (lỗ) đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ i) x
(mức biến động của tỷ giá ngoại tệ i).
i: ngoại tệ
Dù ngân hàng duy trì trạng thái ngoại hối với bất kỳ ngoại tệ nào, khi tỷ giá của nó
biến động càng lớn thì khả năng lãi lớn hoặc lỗ cũng cao (nghĩa là có rủi ro).[13]
1.3.2 Tác động của rủi ro tỷ giá tại NHTM [3]
Giao dịch ngoại tệ của NHTM thường liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau
với kỳ hạn cũng khác nhau. Để quản lý được rủi ro tỷ giá và ngăn ngừa tổn thất,
trước tiên chúng ta nên xem xét tổn thất ngoại hối của NHTM theo từng loại kỳ hạn
đối với từng loại ngoại tệ riêng biệt. Do vậy, tổn thất giao dịch có thể xem xét dưới
hai góc độ:
- Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn
- Tổn thất ròng giao dịch gộp
29
Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn
Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó
được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng
thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định.
Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào
đó được xác định công thức:
NEi = (Ai – Li) + (CLi – CSi)
Trong đó:
NEi : Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn
Ai : Tài sản có tính bằng ngoại tệ i
Li : Tài sản nợ tính bằng ngoại tệ i
CLi : Trạng thái mua ngoại tệ i
CSi : Trạng thái bán ngoại tệ i
NEi >0: Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương
NEi < 0: Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm
- Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương đối với
một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị
tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó.
- Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm đối với một
loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất
ròng giao dịch với ngoại tệ đó.[3]
Tổn thất ròng giao dịch gộp
Tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định bằng
tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời lượng
của từng giao dịch.
Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó được
xác định bởi công thức:
NTE = ∑ DRiNi / - ∑ DPiNi /
30
Trong đó :
Ri: giao dịch i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng,
Ri có thể là giao dịch tài sản có như cho vay, mua trái phiếu,….. và các giao dịch
mua ngoại tệ kỳ hạn.
Pi: giao dịch i hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng,
Pi có thể là giao dịch tài sản nợ như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu ,….và các
giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn.
D: thời lượng trung bình của tất cả các loại giao dịch, kể cả các giao dịch tài
sản có, tài sản nợ và giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ.
Ni , Nj : thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản phải trả j
(i, j = 1,2,3….).
NTE > 0 : ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương
NTE <0 : ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm.
- Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương đối với một loại ngoại tệ nào đó
thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại tệ gộp với
ngoại tệ đó.
- Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ
nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại tệ gộp
với ngoại tệ đó.[3]
1.3.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tỷ giá
Qua việc nhận dạng và tìm hiểu tác động của tỷ giá, ta thấy phòng ngừa rủi ro tỷ giá
là rất cần thiết. Khi kinh doanh ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra làm giảm giá trị thị
trường của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao
càng tốt, một khi giá trị của ngân hàng giảm sút thì doanh thu và lợi nhuận cũng
giảm theo. Do đó ngân hàng cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá để
chống sự sụt giảm giá trị ngân hàng [3]. Mặt khác khi ngân hàng phòng ngừa được
rủi ro tỷ giá, ngân hàng mới có thể tư vấn và thuyết phục doanh nghiệp sử dụng các
công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá do ngân hàng cung cấp.
31
1.3.4 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của
NHTM
Mỗi ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá riêng biệt. Nhưng để
quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả thì trước hết chúng ta cần phải đánh giá và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Các nhân tố này đã được tác giả đề
cập một cách chi tiết ở mục 1.2. Trong đó có các nhân tố mang tính chất định tính
và các nhân tố mang tính chất định lượng. Để biết được nhân tố định lượng nào thật
sự ảnh hưởng đến tỷ giá chúng ta cần phải kiểm định bằng mô hình.
Hiện nay có nhiều mô hình được ứng dụng để đánh giá, kiểm định rủi ro. Ở đây tác
giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm định rủi ro tỷ giá.
1.3.4.1 Các nhân tố mang tính chất định tính
- Sự can thiệp của NHNN
- Tâm lý kỳ vọng của khách hàng
- Chính trị - xã hội
- Xu hướng dùng hàng nội hay hàng ngoại
1.3.4.2 Các nhân tố mang tính chất định lượng
- Lạm phát
- Lãi suất
- Đầu tư ra nước ngoài
- Cán cân thương mại
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
1.3.4.3 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá [6]
Mô hình tổng quát
yi= α + β1x1i + β2x2i + β3x3i + β4x4i + ……..+ βkxki + εi
Trong đó :
yi: Biến phụ thuộc của quan sát thứ i
α: Là hằng số
β1, β2, ……, βk: Là các thông số chưa biết, khi xi thay đổi một đơn vị thì y sẽ thay
đổi βj đơn vị.
32
xki: Biến độc lập thứ k của quan sát thứ i
εi: Số lượng sai số, hạng nhiễu ngẫu nhiên
1.3.4.4 Kiểm định giả thuyết và các hệ số hồi quy [6]
Đặt giả thuyết: H0: β1= 0 (Biến x1 không có ý nghĩa thống kê)
H1: β1 ≠ 0 (Biến x1 có ý nghĩa thống kê)
Tính
)ˆ(
ˆ
1
1
β
β
se
t =
t > kn
t
−
2
α : bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, biến x1 có ý nghĩa thống
kê.
t < kn
t
−
2
α : bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0.
k: tổng số biến mô hình (biến phụ thuộc và biến biến độc lập)
n: mẫu quan sát.
Hoặc: dựa vào bảng kết xuất kết quả, ta xác định xác suất thống kê t (Prob (t-
statistic)) của biến x1, đem so sánh với α (hệ số tin cậy, thông thường α = 0,05).
Xác suất thống kê t (Prob (t-statistic)) > α, bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả
thuyết H0.
Xác suất thống kê t (Prob (t-statistic)) < α, bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả
thuyết H1, biến x1 có ý nghĩa thống kê.
Mặt khác kết quả kiểm định còn được khẳng định lần nữa qua Wald Test nhằm xem
xét biến có cần thiết có mặt trong mô hình. [6]
Kiểm định tương tự với các biến độc lập còn lại.
1.3.4.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình [6]
Đặt giả thuyết: H0: R2
= 0 (Không tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến)
H1: R2
≠ 0 (Tồn tại mối quan hệ giữa các biến)
Tính:
)1()1(
)(
2
2
Rk
knR
F
−×−
−×
=
33
),1( knk
FF
−−
> α
: bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tồn tại quan hệ tuyến
tính giữa các biến.
F ),1( knk
F
−−
< α
: bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0.
k: tổng số biến mô hình (biến phụ thuộc và biến biến độc lập)
n: mẫu quan sát.
Hoặc: dựa vào bảng kết xuất kết quả, ta xác định xác suất thống kê F (Prob (F-
statistic)) của mô hình, đem so sánh với α (hệ số tin cậy, thông thường α = 0,05).
Xác suất thống kê F (Prob (F-statistic)) > α, bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả
thuyết H0.
Xác suất thống kê F (Prob (F-statistic)) < α, bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả
thuyết H1, tồn tại quan hệ tuyến tính giữa các biến. [6]
1.3.5 Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
1.3.5.1 Nghiệp vụ mua bán hối đoái kỳ hạn [3]
Định nghĩa
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện trên thị trường gọi là thị trường hối đoái
kỳ hạn. Thị trường hối đoái kỳ hạn là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán
ngoại tệ kỳ hạn.
Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các
công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty
xuất nhập khẩu. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách
hàng thỏa thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.
Ở Việt Nam, giao dịch hối đoái chính thức ra đời khi NHNN ban hành quy chế hoạt
động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10
tháng 01 năm 1998. Quy chế này đã định nghĩa giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao
dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một
mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Đồng thời
quy chế cũng xác định tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mai,
ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính
34
toán và thỏa thuận với nhau, nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định giới hạn tỷ
giá có kỳ hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm ký kết hợp đồng.[3]
Thời gian của hợp đồng kỳ hạn [3]
Trên thị trường hối đoái có kỳ hạn tỷ giá thường được niêm yết theo bội số của 30
ngày và năm tài chính thường có 360 ngày. Để tiện sử dụng và chính xác, thời hạn
hợp đồng có kỳ hạn thường là một tháng, hai tháng, ba tháng,…Tuy nhiên, trên thị
trường liên ngân hàng có thể có những hợp đồng có thời hạn dưới một tháng. Ngoài
ra cũng có một số ít hợp đồng với thời hạn không phải là bội số của 30 ngày, nhưng
loại hợp đồng này thường khó thỏa thuận hơn so với hợp đồng có thời hạn là bội số
30 ngày.
Ở Việt Nam do thị trường hối đoái có kỳ hạn chưa phát triển mạnh nên thời hạn
giao dịch theo bội số của 30 ngày chưa được áp dụng phổ biến, thay vào đó thời hạn
giao dịch thường là do thỏa thuận giữa hai bên nhưng nói chung không quá 180
ngày.[3]
Cách xác định tỷ giá kỳ hạn [3]
Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá được xác định ở hiện tại nhưng được áp dụng trong tương
lai. Nó được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền
tệ.
Công thức :
)1(
)(
2
21
tLSCV
tLSCVLSTG
SSF mmm
×+
×−
×+=
)1(
)(
2
21
tLSTG
tLSTGLSCV
SSF bbb
×+
×−
×+=
Công thức gần đúng:
360
)( 21 nLSTGLSCV
SSF mmm
×−
×+=
360
)( 21 nLSTGLSCV
SSF bbb
×−
×+=
35
Trong đó:
Fm : Tỷ giá mua kỳ hạn
Fb : Tỷ giá bán kỳ hạn
Sm: Tỷ giá mua giao ngay
Sb : Tỷ giá bán giao ngay
LSTG1: Lãi suất tiền gửi của đồng tiền định giá
LSCV1: Lãi suất cho vay của đồng tiền định giá
LSTG2: Lãi suất tiền gửi của đồng tiền yết giá
LSCV2: Lãi suất cho vay của đồng tiền yết giá
t: Thời hạn hợp đồng
n: Thời hạn hợp đồng tính theo ngày
Ưu – nhược điềm của giao dịch kỳ hạn
Ưu điểm
Sử dụng hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn giữa ngân hàng và khách hàng nhằm
đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và để phòng ngừa rủi ro ngoại hối.
Khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng kỳ hạn, đến thời hạn thanh
toán không ai có thể đoán trước được tỷ giá biến động như thế nào. Do đó nếu tỷ giá
tăng thì nhà xuất khẩu có lợi nhưng nhà nhập khẩu tốn thêm chi phí, nếu tỷ giá giảm
thì nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại, nhà nhập khẩu có lợi. Cả nhà xuất khẩu và nhà
nhập khẩu đều có thể gặp rủi ro do biến động của tỷ giá. Để tránh thiệt hại trong
tương lai do biến động của tỷ giá :
Nhà xuất khẩu thỏa thuận bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn.
Nhà nhập khẩu thỏa thuận mua ngoại tệ từ ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn.
Ngân hàng bán ngoại tệ vừa mua của nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu theo tỷ giá
bán kỳ hạn được thỏa thuận trước và cố định trong suốt thời hạn giao dịch.
Trong giao dịch này, nhà xuất khẩu – ngân hàng – nhà nhập khẩu đều có lợi ích
nhất định. Nhà xuất khẩu được ngân hàng cam kết mua ngoại tệ với tỷ giá cố định
và biết trước nên nhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro ngoại tệ xuống giá. Nhà nhập
khẩu được ngân hàng cam kết bán ngoại tệ cũng với tỷ giá cố định và biết trước nên
36
nhà nhập khầu hạn chế được rủi ro ngoại tệ lên giá. Ngân hàng là người trung gian
được hưởng lợi từ sự chênh lệch giữa tỷ giá bán kỳ hạn và tỷ giá mua kỳ hạn.[3]
Nhược điểm
Sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn khi đến hạn dù bất lợi cho hai bên thì
hợp đồng vẫn phải được thực hiện. Mặt khác, thực tế có những khách hàng vừa có
nhu cầu ngoại tệ ở hiện tại và trong tương lai thì giao dịch hối đoái kỳ hạn không
thể đáp ứng mà chỉ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong tương lai.[3]
1.3.5.2 Nghiệp vụ hoán đổi [3]
Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi được ra đời từ khi NHNN ban hành quy chế hoạt
động giao dịch hối đoái kèm theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7. Giao dịch
hối đoái là giao dịch gồm hai loại giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng
một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai
giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp
đồng.[3]
Thời hạn giao dịch: có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào chủ
nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời
hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.[3]
Điều kiện thực hiện: giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều
kiện sau: [3]
- Có giấy phép kinh doanh.
- Xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ.
- Mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng.
- Trả phí giao dịch theo quy định.
- Duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc
thực hiện hợp đồng.
- Ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng.[3]
Ngày thanh toán: có hai loại ngày là ngày hiệu lực và ngày đáo hạn.
Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay.
Ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch kỳ hạn.[3]
37
Xác định tỷ giá hoán đổi: giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay
và giao dịch kỳ hạn nên tỷ giá của giao dịch này cũng liên quan đến tỷ giá giao ngay
và tỷ giá kỳ hạn. [3]
Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi tại NHTM:[3]
- Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh
doanh tiền tệ với ngân hàng.
- Căn cứ vào cung cầu mua bán ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ
hạn cụ thể cho khách hàng.
- Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên ký hợp đồng hoán đổi.[3]
Ưu- nhược điểm
Ưu điểm
Giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn, giao
dịch hoán đổi khắc phục được nhược điểm của giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ
hạn. Trong giao dịch các bên tham gia đều có lợi ích nhất định.
Đối với khách hàng: khách hàng thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ ở hiện tại và cũng thỏa
mãn nhu cầu ngoại tệ ở tương lai.
Đối với ngân hàng: đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của khách hàng đồng thời qua
đó ngân hàng kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và gia bán ngoại tệ.
Sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.[3]
Nhược điểm
Hợp đồng chỉ quan tâm đến tỷ giá tại hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm
đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động của tỷ giá trong suốt khoảng thời
gian giữa hai thời điểm đó. Đến thời gian đáo hạn thì các bên bắt buộc phải thực
hiện hợp đồng dù tỷ giá trên thị trường có biến động như thế nào.[3]
1.3.5.3 Nghiệp vụ hối đoái giao sau [3]
Khái niệm
Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ
giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được
thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch.[3]
38
Đặc điểm
Hợp đồng giao sau là loại hợp đồng được tiêu chuẩn hóa theo những chi tiết của Sở
giao dịch, chỉ sẵn sàng cung cấp một số ngoại tệ.
Hợp đồng thanh toán hàng ngày bằng cách trích tài khoản của bên mua và ghi có
vào tài khoản của bên nhận. Hợp đồng được thực hiện trên thị trường giao sau.
Thành phần tham gia gồm có: nhà kinh doanh ở sàn giao dịch, nhà môi giới ở sàn
giao dịch.
Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn vì phòng
giao hoán sẵn sàng “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp
đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá
trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Đặc điểm này khiến hầu hết các hợp đồng giao sau
được tất toán thông các nhà đầu cơ. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên
giá trong tương lai sẽ mua hợp đồng giao sau loại ngoại tệ đó, nếu dự báo một loại
ngoại tệ xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng ngoại tệ giao sau.[3]
Ưu – nhược điểm
Ưu điểm
Sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ. Hợp đồng cho phép các bên tham
gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết
hạn. Hợp đồng được sử dụng với mục đích đầu cơ, phòng ngừa rủi ro.[3]
Nhược điểm
Hợp đồng giao sau chỉ cung cấp giới hạn một vài ngoại tệ mạnh và vài ngày chuyển
giao ngoại tệ trong năm. Hợp đồng này bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn, nếu thị
trường biến động bất lợi, nhà đầu cơ cũng không có quyền tự ý rút ra khỏi thị
trường.[3]
1.3.5.4 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn [3]
Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng kỳ hạn có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro hối
đoái, nhưng vì những hợp đồng này bắt buộc thực hiện khi đến hạn nên nó cũng
đánh mất cơ hội kinh doanh trong điều kiện tỷ giá biến động thuận lợi. Do đó một
39
số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu và đưa ra một dạng hợp đồng quyền chọn
tiền tệ khắc phục nhược điểm của các hợp đồng trên.[3]
Quyền chọn
- Người mua quyền - người phải bỏ chi phí để nắm quyền chọn và có quyền yêu cầu
người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình.
- Người bán quyền - người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền và có
nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền.
- Tài sản cơ sở: là tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch. Giá cả trên thị
trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn. Tài sản cơ sở
có thể là hàng hóa hoặc cổ phiếu,…
- Tỷ giá thực hiện: tỷ giá sẽ được áo dụng nếu người mua quyền yên cầu thực hiện
quyền chọn.
- Trị giá hợp đồng quyền chọn: trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ và thị
trường giao dịch.
- Thời gian của quyền chọn: thời hạn hiệu lực của quyền chọn, quá thởi hạn này
quyền chọn không còn giá trị.
- Phí quyền chọn: là chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để
sở hữu quyền chọn.Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại
tệ giao dịch.[3]
Loại quyền chọn
Có hai loại quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Quyền chọn mua
- Là nghiệp vụ mua ngoại tệ, trong đó người mua có quyền mua hoặc có quyền bỏ
nếu thấy bất lợi cho mình.
- Người mua quyền chọn mua có quyền mua một lượng ngoại tệ theo tỷ giá định
trước trong suốt thời gian thực hiện hoặc có quyền bỏ nếu thấy bất lợi cho mình.
- Người bán quyền chọn mua có nhiệm vụ phải bán một lượng ngoại tệ nhất định
nào đó theo tỷ giá định trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng hoặc trước hạn nếu
người mua muốn thực hiện quyền của mình. Để thực hiện được quyền này người
40
mua phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí chọn, phí này được người bán
giữ luôn.[3]
Quyền chọn bán
- Người mua quyền chọn bán có quyền bán một lượng ngoại tệ nhất định nào đó
theo tỷ giá định trước hoặc có quyền bỏ nếu thấy bất lợi.
- Người bán quyền chọn bán có nhiệm vụ phải mua một lượng ngoại tệ nhất định
theo tỷ giá định trước khi trước hạn hoặc đến hạn thực hiện hợp đồng người mua
muốn thực hiện quyền của mình. Để có quyền này người mua phải trả cho người
bán một khoản phí và người bán được giữ luôn.[3]
Kiểu quyền chọn
Có hai kiểu quyền chọn Châu Âu và Mỹ
- Quyền chọn kiểu Châu Âu cho phép người mua thực hiện khi quyền chọn đến hạn
- Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua thực hiện quyền bất cứ thời điểm nào
trong thời hạn hiệu lực của quyền chọn.
Nếu đặt E: tỷ giá thực hiện.
S: tỷ giá giao ngay.
Quyền chọn mua: S > E : Hợp đồng sinh lợi
S = E : Hợp đồng hòa vốn
S < E : Hợp đồng bị lỗ
Quyền chọn bán : S > E : Hợp đồng bị lỗ
S = E : Hợp đồng hòa vốn
S < E : Hợp đồng sinh lời
Sử dụng hợp đồng quyền chọn để đầu cơ và phòng ngừa rủi ro [3]
41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Vấn đề tỷ giá hiện nay là vấn đề nóng hổi, là vấn đề khiến cho cả ngân hàng và
doanh nghiệp phải đâu đầu, lo lắng trước biến động của tỷ giá. Do đó vấn đề quản
trị rủi ro tỷ giá rất cần thiết. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh doanh
ngoại hối và quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM ở chương 1. Qua chương này chúng ta
cần nắm rõ một số vấn đề sau:
- Các khái niệm cơ bản về tỷ giá, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá như lạm phát, lãi
suất, xuất nhập khẩu,…
- Khái quát về thị trường ngoại hối, vai trò quan trọng của thị trường hối đoái.
- Chương I nêu nguyên nhân xuất hiện rủi ro tỷ giá, cách nhận dạng và đo lường rủi
ro tỷ giá, những hậu quả do rủi ro tỷ giá gây ra cho ngân hàng. Từ đó tìm hiểu các
công cụ tài chính phái sinh trên thị trường ngoại hối để có thể sử dụng phòng ngừa
rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả nhất.
- Đặc biệt có xây dựng mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá, qua mô hình này xem xét
các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, đánh giá nhân tố nào tác động mạnh đến tỷ giá,
nhằm dự báo tỷ giá trong tương lai.
42
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ
RỦI RO TỶ GIÁ TRONG
KINH DOANH NGOẠI
HỐI TẠI NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
43
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH
DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Tình hình chính trị xã hội [17]
Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía đông giáp Bình Thuận, đông giáp
tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát
triển, năng động. Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành
phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Đồng Nai có diện tích 5.903,94 km2
,
chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên vùng
Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa
– là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, Thị xã Long Khánh và 9 huyện:
Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân
Lộc, Định Quán, Tân Phú.
Dân số Đồng Nai toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người, xếp thứ 5/63
tỉnh, thành phố cả nước, mật độ dân số 436 người/ km2
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 2010 là 1,12%.
Dân số thành thị là 855.703 người, chiếm 33,43% dân số toàn tỉnh và dân số nông
thôn là 1.703.970 người, chiếm 66,57%.
Dân số phân theo giới trong tỉnh là: Nam: 1.270.120 người chiếm 49,62% dân số
tỉnh; Nữ: 1.289.554 người chiếm 50,38% dân số tỉnh.
Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu
vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao động phi nông
nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010 (khu vực công nghiệp – xây
dựng chiếm 39,1%, khu vực dịch vụ chiếm 30,9%).[17]
44
2.1.2 Tình hình kinh tế [16]
Năm năm gần đây kinh tế Đồng Nai phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu
đáng kể. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 19,1% năm. Trong khoảng
năm 2006 – 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội 121.500 tỷ đồng. Thu
hút nguồn vốn FDI đạt 1.500 triệu USD. Tốc độ tăng ngân sách bình quân chiếm
12,5% năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm.
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội
Năm 2009 Năm 2010 2010/2009 (%)
GDP theo giá hiện hành (tỷ đồng) 61.948 75.899 122,52
Ngành công nghiệp và xây dựng 35.488 43.414,4 122,33
Ngành dịch vụ 20.329 25.958,4 127,7
Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 6.131 6.526,2 106,46
Chỉ số phát triển so với năm trước (%) 109,36 113,48 1,037
Ngành công nghiệp và xây dựng 109,45 114,71 1,048
Ngành dịch vụ 112,04 114,70 1,024
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 103,64 104,01 1,004
Cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00 1
Ngành công nghiệp và xây dựng 57,30 57,20 0,998
Ngành dịch vụ 32,80 34,20 1,043
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,90 8,60 0,869
( Nguồn : dongnai.gov.vn) [16]
45
18,762
6,882
3,529
20,535
7,710
3,658
23,555
8,843
3,804
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
2008 2009 2010
TỔNG SẢN PHẨM (GDP)
Giá so sánh 1994 (ĐVT: Tỷ đồng )
Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm GDP – Giá so sánh 1994
(Nguồn: dongnai.gov.vn)[16]
TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN GDP
Giá so sánh 1994 (ĐVT:%)
109.45
114.71
116.83 112.04
114.70
117.32
105.63
104.01103.64
95.00
100.00
105.00
110.00
115.00
120.00
2008 2009 2010
Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Biểu đồ 2.2: Tốc độ phát triển GDP – Giá so sánh 1994
(Nguồn: dongnai.gov.vn)[16]
46
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – giá so sánh 1994 năm 2010 so với năm 2009 là
4.299,3 tỷ đồng tương ứng với 13,5%. Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng
tăng 14,5% năm, ngành dịch vụ tăng 15% năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng
4,5% năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 đạt 75.899 tỷ đồng, gấp 2,53
lần so với năm 2005, GDP bình quân đầu người là 29,65 triệu đồng, tăng gấp 2,1
lần so với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp -
xây dựng tăng từ 57% năm 2005 đến 57,2% năm 2010, dịch vụ tăng từ 28% lên
34%, nông – lâm – thủy sản giảm từ 14,9% xuống còn 8,7%.
Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm lao động nông nghiệp
giảm 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao đông phi nông nghiệp tăng từ
54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010.
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh phát triển mạnh nhất là lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Thị trường xuất khẩu khá tốt thể hiện qua kim ngạch
xuất khẩu tăng bình quân 17,2% năm, cao hơn mức tăng của giai đoạn năm 2001 –
2005.
Với vị trí vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng tăng
trưởng cao. Ngành công nghiệp – xây dựng, ngành dịch vụ ngày một phát triển. Tỷ
lệ lao động của các ngành này cũng gia tăng, lao động ngành nông nghiệp có xu
hướng giảm đáng kể. Điều đó chứng tỏ Đồng Nai có điều kiện tốt để trở thành một
tỉnh công nghiệp trước năm 2020 như kế hoạch của tỉnh đề ra, có điều kiện thu hút
đầu tư nước ngoài, nguồn FDI vào tỉnh sẽ tăng. Khi đó các ngành nghề được mở
rộng và nâng cao, các lĩnh vực hoạt động sổi nổi hơn nhất là các hoạt động trong
ngân hàng. [16]
2.2 Khái quát về ngân hàng
2.2.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển [27]
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số
115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở
47
tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN)
với vốn điều lệ hơn 3.955 tỷ đồng. Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là
ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các
dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh
ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho
Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ
nghĩa (cũ).... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN về các chính
sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ
với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống
đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô
hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07
tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập trên cơ
sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ
phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh và chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008 (theo giấy
phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 2/6/2008).
Trải qua 47 năm phấn đấu và phát triển, Vietcombank đã không ngừng vươn lên, trở
thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh
doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng… Với bề dày kinh
nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong
chuyên nghiệp, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn,
các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân.
Năm 2008 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng với
việc chính thức chuyển mình trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều
48
lệ và tổng tích sản lớn nhất Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó
khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động,
vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực phấn
đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Với những thành tích nổi bật trong năm
qua, Vietcombank đã được tạp chí Asiamoney bầu chọn là “Ngân hàng nội địa tốt
nhất Việt Nam”.
Bước sang năm 2010, Vietcombank có vốn điều lệ 17.588 tỷ đồng. Đây là năm khởi
đầu của chiến lược phát triển 10 năm đưa Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính
đa năng nằm trong top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và giữ vị thế hàng
đầu tại Việt Nam, Vietcombank đặt ra phương châm “Tăng tốc – An toàn – Chất
lượng – Hiệu quả” và sẽ “linh hoạt, quyết liệt” trong chỉ đạo điều hành để đạt được
những mục tiêu đặt ra.[27
2.2.1.2 Mạng lưới hoạt động [28]
Vietcombank ngày càng hoàn thiện mình và mạng lưới hoạt động ngày càng rộng.
Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Vietcombank
ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh ở hầu khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với
các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách
hàng. Hệ thống Vietcombank đến hết năm 2008 bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao
dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3
công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3
công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ
khách hàng còn được đa dạng hóa với 1.244 máy ATM và 7.800 điểm chấp nhận
thẻ của Vietcombank trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi
mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.[28]
49
2.2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-chi nhánh Đồng Nai
2.2.2.1 Hình thành và phát triển [11]
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương tỉnh Đồng Nai được thành lập năm
1991 theo Quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/7/1989 của thống đốc NHNN Việt
Nam trên cơ sở chuyển đổi từ phòng ngoại hối trực thuộc NHNN chi nhánh tỉnh
Đồng Nai, là đơn vị thành viên của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có trụ sở tại
77C Hưng Đạo Vương, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với tổng biên chế ban đầu gồm
có 27 cán bộ, công nhân viên, trong đó 17 người có trình độ đại học, rất ít người có
khả năng sử dụng ngoại ngữ.
Năm 2005 NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống
NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì
đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-2004, góp
phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. [11]
2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức [7]
Cơ cấu tổ chức của VCB Đồng Nai ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn.
VCB Đồng Nai đang có kế hoạch mở rộng thêm thông qua các phòng giao dịch, kế
hoạch tập trung vào những nơi xa trung tâm. Trong tương lai, VCB Đồng Nai sẽ có
mạng lưới hoạt động rộng hơn và cơ cấu tổ chức hoàn thiện hơn.
50
Phó giám đốc1
Phó giám đốc 2
Phó giám đốc 3
P.Thanh toán quốc tế
P.Kế toán
P.Vi tính
P.Thẻ
P.Kinh doanh dịch vụ
P.Ngân quỹ
PGD Số 1
PGD Chợ Sặt
P.Quản lý nợ
P.Tín dụng SME
PGD Long Khánh
PGD Tân Phong
PGD Hố Nai
P.Kế toán nội bộ
P.Khách hàng
P.Tổng hợp
P.Hành chính
nhân sự
PGD Trảng Bom
Giám Đốc
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Đồng Nai
(Nguồn: Tài liệu nội bộ phòng Hành chính – nhân sự VCB Đồng Nai) [7]
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT

More Related Content

What's hot

Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Khai Hoang Nguyen
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Man_Ebook
 

What's hot (20)

Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mạiBài tập quản trị ngân hàng thương mại
Bài tập quản trị ngân hàng thương mại
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
153 Đề tài khóa luận tốt nghiệp ngân hàng hay - Nhận viết đề tài điểm cao – Z...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAYĐề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
Đề tài hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng, RẤT HAY
 

Similar to Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdfluan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT (20)

Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
Luận văn: Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại chún...
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdfluan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
 
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOTĐề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài tài trợ hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp, ĐIỂM 8, HOT
 
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdfluan van tot nghiep ke toan (52).pdf
luan van tot nghiep ke toan (52).pdf
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - TẢI...
 
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAYĐề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAYĐề tài  phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
Đề tài phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, RẤT HAY
 
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đĐề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 

Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT

  • 1. 1 Qua bốn tháng lao động thực tế tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai, em đã có cơ hội tiếp cận với thực tế, nâng cao kỹ năng mềm và quan trọng hơn cả ngân hàng là môi trường thuận lợi giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình. Em trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo ngân hàng đã tạo điều kiện cho em được vào lao động thực tế tại ngân hàng. Em xin gửi lời cảm ơn các anh chị phòng Kinh doanh vốn – ngoại tệ đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức thực tế cho em, anh chị cũng đã góp ý một số vấn đề liên quan đến đề tài em đang nghiên cứu giúp em hoàn thành bài tốt hơn. Em cảm ơn ban lãnh đạo ngân hàng và các anh chị đã cung cấp số liệu phục vụ cho bài báo cáo của em. Em gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Thùy Linh đã tận tình giảng dạy em trong quá trình học tập cũng như hướng dẫn em suốt thời gian nghiên cứu khoa học của mình. Xin chân thành cảm ơn !!! Sinh viên Bùi Thị Thảo
  • 2. 2 MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4 6. Tính mới của đề tài ................................................................................................. 5 7. Kết cấu của đề tài.................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM............................................................................ 6 1.1 Tổng quan về NHTM............................................................................................ 6 1.1.1 Khái niệm NHTM............................................................................................ 6 1.1.2 Chức năng NHTM ........................................................................................... 6 1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng................................................................. 6 1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán ............................................................. 6 1.1.2.3 Chức năng tạo tiền.................................................................................... 7 1.1.2.4 Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt ........ 7 ....................................................................................................................................... 1.1.3 Các nghiệp vụ NHTM ..................................................................................... 7 1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn .......................................................................... 7 1.1.3.2 Hoạt đông cấp tín dụng ............................................................................ 8 1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.............................................. 8
  • 3. 3 1.1.3.4 Các hoạt động khác .................................................................................. 8 1.2 Kinh doanh ngoại hối tại NHTM......................................................................... 8 1.2.1 Tỷ giá hối đoái................................................................................................. 8 1.2.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 8 1.2.1.2 Phân loại................................................................................................... 8 1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.............................................. 9 1.2.2 Thị trường ngoại hối........................................................................................ 13 1.2.2.1 Khái niệm............................................................................................... 13 1.2.2.2 Sự hình thành và phát triển .................................................................... 13 1.2.2.3 Đặc điểm ................................................................................................ 14 1.2.2.4 Vai trò .................................................................................................... 15 1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM.......................................................................... 15 1.3.1 Rủi ro tỷ giá tại NHTM ................................................................................... 15 1.3.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá ............................................................................. 15 1.3.1.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tỷ giá ......................................................... 16 1.3.1.3 Nhận dạng rủi ro tỷ giá............................................................................. 16 1.3.2 Tác động của rủi ro tỷ giá tại NHTM .............................................................. 17 1.3.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tỷ giá............................................................... 19 1.3.4 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của NHTM....... 19 ....................................................................................................................................... 1.3.4.1 Các nhân tố mang tính định tính .............................................................. 20 1.3.4.2 Các nhân tố mang tính định lượng ........................................................... 20 1.3.4.3 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá ............................................................... 20 1.3.4.4 Kiểm định giả thuyết và các hệ số hồi quy .............................................. 21 1.3.4.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình ......................................................... 21 1.3.5 Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá .......................................................... 22 1.3.5.1 Nghiệp vụ mua bán hối đoái kỳ hạn......................................................... 22 1.3.5.2 Nghiệp vụ hoán đổi .................................................................................. 25 1.3.5.3 Nghiệp vụ hối đoái giao sau..................................................................... 26
  • 4. 4 1.3.5.4 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn............................................................... 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐỒNG NAI................................................................................................... 31 2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai ............................................ 31 2.1.1 Tình hình chính trị - xã hội............................................................................. 31 2.1.2 Tình hình kinh tế............................................................................................. 32 2.2 Khái quát về ngân hàng........................................................................................ 34 2.2.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam .................................. 34 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 34 2.2.1.2 Mạng lưới hoạt động ................................................................................ 36 2.2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai............................... 37 2.2.2.1 Hình thành và phát triển........................................................................... 37 2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 37 2.2.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng............................................................. 39 2.2.3.1 Hoạt động huy động vốn .......................................................................... 39 2.2.3.2 Hoạt động tín dụng................................................................................... 40 2.2.3.3 Hoạt động thanh toán quốc tế................................................................... 42 2.2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................. 43 2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai........................................................... 44 2.3.1 Tình hình kinh doanh ngoại hối Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai............ 44 ................................................................................................................................. 2.3.2 Tình hình quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank chi nhánh Đồng Nai ...................................................................................................... 49 2.3.2.1 Cở sở pháp lý để Vietcombank Đồng Nai quản lý ngoại hối................... 49 2.3.2.2 Tình hình rủi ro tỷ giá tại Vietcombank Đồng Nai .................................. 50 2.3.2.3 Kiểm định rủi ro tỷ giá qua mô hình hồi quy đa biến .............................. 51
  • 5. 5 2.3.2.4 Các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank - chi nhánh Đồng Nai................................................................................................................................. 62 2.3.3 Đánh giá tình hình quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai............................................................................. 64 2.3.3.1 Thành tựu.................................................................................................. 64 2.3.3.2 Hạn chế..................................................................................................... 65 2.3.4 Nhân tố gây hạn chế tình hình quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai.................................................................. 66 2.3.4.1 Môi trường pháp lý................................................................................... 66 2.3.4.2 Mội trường kinh doanh............................................................................. 66 2.3.4.3 Ngân hàng................................................................................................. 67 2.3.4.4 Khách hàng............................................................................................... 68 2.4 Kết quả khảo sát.................................................................................................... 69 2.4.1 Mô tả khảo sát.................................................................................................. 69 2.4.2 Phân tích kết quả khảo sát ............................................................................... 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 74 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI...................................................... 75 3.1 Định hướng phát triển của Vietcombank ........................................................... 75 3.1.1 Cơ hội và thách thức của Vietcombank khi Việt Nam gia nhập WTO........... 75 ....................................................................................................................................... 3.1.1.1 Cơ hội ....................................................................................................... 75 3.1.1.2 Thách thức................................................................................................ 76 3.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng.............................................................. 77 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank – chi nhánh Đồng Nai.............................................................. 78 3.2.1 Nâng cao cán bộ nhân viên kinh doanh ngoại hối........................................... 78 3.2.2 Nâng cao việc sử dụng các hợp đồng phái sinh............................................... 80
  • 6. 6 3.2.3 Đa dạng hóa trong kinh doanh ngoại hối......................................................... 81 3.2.3.1 Đa dạng hóa ngoại tệ................................................................................ 81 3.2.3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh........................................................ 82 3.2.3.3 Mở rộng phát triển mạng lưới hoạt động ................................................. 82 3.2.4 Nâng cao khả năng dự báo biến động tỷ giá.................................................... 84 3.2.5 Nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ......................................................... 85 3.2 6 Nâng cao ứng dụng mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá....................................... 86 3.3 Kiến nghị................................................................................................................ 87 3.3.1 Đối với chính phủ và các các bộ ngành có liên quan ...................................... 87 3.3.2 Đối với NHNN................................................................................................. 88 3.3.3 Đối với Vietcombank Đồng Nai...................................................................... 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 90 KẾT LUẬN.................................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. 7 Từ viết tắt Từ gốc APEC Asia-Pacific Economic Cooperation: Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. ASEAN Association of South-East Asian Nations: Hiệp hội các nước Đông Nam Á. ATM Automatic Teller Machine: Máy rút tiền tự động FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội KDNT Kinh doanh ngoại tệ L/C Letter of Credit: Thư tín dụng NHNN Ngân hàng nhà nước NHNT Ngân hàng Ngoại Thương NHTM Ngân hàng thương mại QĐ Quyết định SWIFT Society of Worldwide Interbank Financial Telecommunication: Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới TMCP Thương mại cổ phần T/T Telegraphic Transfer: Điện chuyển tiền TTNK Thanh toán nhập khẩu
  • 8. 8 TTXK Thanh toán xuất khẩu Vietcombank/ VCB Tên viết tắt của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam WTO World Trade Organization: Tổ chức thương mại quốc tế XNK Xuất nhập khẩu Số thứ tự Tên bảng Trang 1.1 Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 12 2.1 Tổng sản phẩm quốc nội. 29 2.2 Số liệu công tác huy động vốn tại VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 36 2.3 Số liệu về dư nợ tín dụng của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 38 2.4 Số liệu về thanh toán XNK của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 39 2.5 Số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai năm 2001 – 2010. 40 2.6 Số liệu kết quả lợi nhuận đạt được của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 41 2.7 Số liệu về kinh doanh ngoại hối của VCB Đồng Nai năm 2005 – 2010. 42 2.8 Số liệu tình hình kinh doanh ngoại hối của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 43
  • 9. 9 2.9 Số liệu về doanh số mua ba loại ngoại tệ USD, EUR, JPY của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 45 2.10 Số liệu về doanh số bán ba loại ngoại tệ USD, EUR, JPY của VCB Đồng Nai từ 2008 – 2010. 45 2.11 Trạng thái ngoại tệ của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 47 2.12 Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT, EXIM, GDP. 50 2.13 Kiểm tra Wald Test đối với biến GDP. 51 2.14 Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT, EXIM. 53 2.15 Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT, GDP. 54 2.16 Kết quả chạy mô hình với biến INF, INT. 54 2.17 Kết quả chạy mô hình với biến EXIM, GDP. 55 2.18 Kiểm tra Wald Test đối với biến INF, INT. 56 2.19 So sánh các nhân tố để lựa chọn mô hình. 56 2.20 Tổng hợp các nhân tố của mô hình tối ưu. 58 2.21 Số lượng doanh nghiệp sử dụng từng loại ngoại tệ vào mục đích khác nhau. 67 2.22 Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp. 67 2.23 Tình hình sử dụng hợp đồng phái sinh của doanh nghiệp. 68 2.24 Khả năng ứng dụng hợp đồng phái sinh trong tương lai. 69
  • 10. 10 Số thứ tự Tên bảng Trang 2.1 Tổng sản phẩm GDP – giá so sánh 1994. 30 2.2 Tốc độ phát triển GDP – giá so sánh 1994. 30 2.3 Công tác huy động vốn của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 37 2.4 Tình hình hoạt động tín dụng của VCB Đồng Nai năm 2008 – 2010. 38 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Đồng Nai năm 2001 – 2010. 41 2.6 Doanh số kinh doanh ngoại hối của VCB Đồng Nai năm 2005 – 2010. 43 2.7 Mức độ biến động tỷ giá theo nhận xét của doanh nghiệp. 68 2.8 Nhu cầu sử dụng hợp đồng phái sinh và nhu cầu huấn luyện của doanh nghiệp trong tương lai. 69 2.9 Khả năng ứng dụng hợp đồng phái sinh trong tương lai 70 Số thứ tự Tên sơ đồ Trang 2.1 Cơ cấu tổ chức của VCB Đồng Nai 35 2.2 Tóm tắt các biến dự kiến của mô hình 49 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tăng của tỷ giá 57
  • 11. 11 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời kì toàn cầu hóa, Việt Nam đang từng bước phát triển hòa mình vào dòng chảy chung của thời đại, với việc gia nhập các tổ chức quốc tế như: ASEAN,APEC,… Nhất là từ sau khi trở thành thành viên của tổ chức WTO giúp Việt Nam phá vỡ những rào cản trước đây, mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế, có cơ hội tiếp cận những nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Xu thế này tạo điều kiện tốt để ngân hàng tranh thủ vốn, mở rộng quan hệ với các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật… Đồng thời yêu cầu các ngân hàng ngày càng phải nâng cao các hoạt động của mình nhằm đáp ứng phù hợp với nhu cầu của đất nước. Ngoài việc củng cố và phát triển hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng... thì hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng được ngân hàng chú trọng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động mang lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng, nhưng lợi nhuận đó tỷ lệ thuận với rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu. Một trong những rủi ro đó là rủi ro tỷ giá. Nếu rủi ro này không được phòng ngừa, kiểm soát thì nó sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế chung. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai nói riêng là ngân hàng có uy tín trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, giống những ngân hàng khác, Vietcombank cũng không thể tránh khỏi rủi ro tỷ giá trong lĩnh vực này. Do đó ngân hàng có một số biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tỷ giá. Để góp phần vào việc hạn chế rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, người viết chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương – chi nhánh Đồng Nai” để nghiên cứu.
  • 12. 12 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài: Theo xu hướng mở cửa, quan hệ ngoại giao của Việt Nam ngày càng nâng cao, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng tiến triển rõ rệt đã làm giao dịch tiền tệ giữa các quốc gia xảy ra thường xuyên hơn. Do đó nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại ngày càng trở nên quan trọng. Kinh doanh ngoại hối ngày nay trở thành vấn đề nóng bỏng được nhiều bài báo đề cập đến như: Bài“Tỷ giá - nguồn gốc rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp” của Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hồng[22], tác giả nghiên cứu tỷ giá tác động như thế nào đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên cở sở lý thuyết và dẫn chứng thực tế. Sự biến động của tỷ giá làm nhiều doanh nghiệp lao đao, hoạt động kém hiệu quả khiến doanh thu và lợi nhuận của họ có phần giảm sút, thay đổi tỷ số đòn bẩy tài chính, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó tác giả đã đặt ra vấn đề doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tâm lý tốt mới có thể điều chỉnh chính sách tỷ giá linh hoạt cho phù hợp.[22] Bài“Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã khẳng định : “nhu cầu về ngoại tệ cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trong tiến trình hội nhập là rất lớn. Vì vậy các biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ là rất cần thiết.”[21]. Bài báo nêu : * Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại cổ phần. - Thuận lợi: Nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng TMCP trong những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực. Với hàng loạt các thông tư, quyết định về quản lý ngoại hối đã góp phần không nhỏ trong hoạt động KDNT nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. - Khó khăn: Khác với các nước khác trên thế giới, thị trường ngoại tệ tiền mặt ở Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ cho bộ
  • 13. 13 phận nhập khẩu lậu qua đường biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ tiền mặt của dân chúng nên thị trường này càng sôi động. Tỷ giá ở thị trường này luôn cao hơn ngân hàng. Ngoài ra, chênh lệch giữa giá mua và bán ngoại tệ ở các ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao vì các nguyên nhân như chi phí cho xuất khẩu ngoại tệ tiền mặt khá cao. Chi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ cao, tiền mặt tồn kho không được trả lãi như tài khoản tiền gửi trong khi đó ngân hàng phải trả lãi huy động. Doanh số mua rất nhỏ và chi phí cho giấy tờ, cho nhân viên thu đổi cao. Đồng thời rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao (ngoại tệ giả, séc giả). Thị trường tiền mặt ngoại tệ qua ngân hàng không có tính cạnh tranh, bị chi phối nhiều bởi hoạt động của thị trường ngầm. Mặt khác, thị trường tiền tệ cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém sôi động, cho nên tỷ giá và lãi suất được hình thành trên thị trường này không phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ. Vai trò của ngân hàng nhà nước điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ, tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua còn mờ nhạt. * Thực trạng rủi ro trong kinh doanh ngoại hối trên thị trường nội địa Thị trường ngoại tệ hoạt động tương đối hiệu quả nhờ công tác quản lý ngoại hối đã được thực hiện tương đối đồng bộ cùng với các chính sách thu hút vốn đầu tư, chuyển tiền kiều hối tạo thế chủ động cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Chính sách về nới rộng biên độ và kiểm soát trạng thái ngoại tệ làm cho tỷ giá vận hành theo cơ chế thị trường cũng góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp lý của nền kinh tế và từng bước mở rộng quyền tự chủ trong việc sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp. * Nguyên nhân tồn tại rủi ro - Sự thay đổi môi trường - Cơ chế hoạt động
  • 14. 14 * Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại. - Sử dụng các sản phẩm phái sinh:hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi. - Đa dạng hóa các loại ngoại tệ. - Xây dựng chiến lược phù hợp từng giai đoạn. - Lập quỹ rủi ro - Xác định hạn mức kinh doanh ngoại tệ cho từng khách hàng.[21] Hiện nay chỉ có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như : đề tài “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Giang Thị Thu Trang - Trường Đại học Ngoại Thương, đề tài “ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thu Dung - khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Kinh tế …. Nhưng các đề tài đó đều nghiên cứu chung chung, ở phạm vi rộng. 3. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM - Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương - chi nhánh Đồng Nai.Từ đó đánh giá tình hình quản trị rủi ro tỷ giá có những mặt tốt và còn tồn tại những mặt hạn chế nào.Tìm nguyên nhân gây ra các hạn chế đó. - Đưa ra một số giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả cao để lĩnh vực kinh doanh ngoại hối hoạt động tốt hơn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đồng Nai. - Phạm vi nghiên cứu: * Thời gian: Số liệu được thu thập năm 2008,2009,2010. * Không gian: Vietcombank - chi nhánh Đồng Nai
  • 15. 15 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích. - Phương pháp thu thập số liệu, mô tả, so sánh. - Sử dụng phần mềm Excel, Eviews và SPSS để xử lý số liệu. 6. Tính mới của đề tài: Tác giả sẽ nghiên cứu về quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại một ngân hàng cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai dựa trên cơ sở tình hình phát triển của tỉnh trong thời kỳ mới, tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối, quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng trong những năm gần đây. Đồng thời tác giả phân tích, tìm hiểu tác động của tỷ giá và sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá rủi ro tỷ giá. Cùng với đó tác giả sẽ lập phiếu khảo sát khách hàng doanh nghiệp có quan hệ ngoại tệ với Vietcombank Đồng Nai về việc sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong thời điểm hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản trị rủi ro tỷ giá để nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối hoạt động tốt hơn nữa. 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài báo cáo nghiên cứu khoa học có kết cấu gồm 3 chương như sau: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI. Ngoài ra phần cuối bài báo cáo còn có Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ lục.
  • 16. 16 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM
  • 17. 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NHTM 1.1 Tổng quan về NHTM 1.1.1 Khái niệm NHTM Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng. Theo luật các tổ chức tín dụng, luật sửa đổi và bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng đã định nghĩa về ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.”[2] 1.1.2 Chức năng NHTM 1.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng [1] Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư vào các nhu cầu khác trong nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là ngân hàng vừa mua “tiền” vừa bán “tiền”, phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Chức năng trung gian tín dụng vừa có lợi cho NHTM vừa có lợi cho khách hàng của NHTM và cả nền kinh tế.[1] 1.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán [1] Thực chất của chức năng này là ngân hàng vừa làm thủ quỹ vừa thực hiện các dịch vụ ủy nhiệm của khách hàng như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, …. Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa đối với khách hàng của NHTM và cả nền kinh tế.[1] 1.1.2.3 Chức năng tạo tiền [4] Là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu cầu chu chuyển và phát triển nền kinh tế. Theo quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), khối tiền tệ
  • 18. 18 của một quốc gia bao gồm: tiền giấy, tiền kim loại, tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán làm tiền đề cho hệ thống NHTM có khả năng tạo tiền. Nghĩa là hệ thống NHTM có thể nhân rộng tiền ghi sổ từ tiền gửi nhận được từ khách hàng. [4] 1.1.2.4 Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế tiền mặt Các công cụ lưu thông tín dụng như hối phiếu, lệnh phiếu, séc,…. NHTM phát hành séc và các công cụ lưu thông khác thay thế cho tiền giấy bạc ngân hàng và tiền đúc lẻ đã tạo điều kiện cho xã hội tiết kiệm được một khối lượng chi phí lưu thông khá lớn.[4] Xem chi tiết ở phụ lục 1 1.1.3 Các nghiệp vụ NHTM [2] Luật các tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của NHTM [23] gồm: - Hoạt động huy động vốn - Hoạt động cấp tín dụng - Hoạt động dịch vụ thanh toán - Hoạt động ngân quỹ - Hoạt động khác 1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng đối với NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động khác. Có thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. NHTM được huy động dưới nhiều hình thức như: nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác, vay vốn ngắn hạn của NHNN,….[2] 1.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.
  • 19. 19 NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính,…. Trong đó cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.[2] 1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện đươc các dịch vụ thanh toán giữa khách hàng với khách hàng thông qua ngân hàng, NHTM mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện dịch vụ thanh toán giữa ngân hàng với ngân hàng thông qua NHNN, NHTM phía mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Các chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh.[2] 1.1.3.4 Các hoạt động khác NHTM còn có các hoạt động khác như góp vốn và mua cổ phần, kinh doanh ngoại tệ, ủy thác và nhận ủy thác,…..[2] Xem chi tiết ở phụ lục 2 1.2 Kinh doanh ngoại hối tại NHTM 1.2.1 Tỷ giá hối đoái 1.2.1.1 Khái niệm[5] Hối đoái là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng tiền tệ nước khác.[5] 1.2.1.2 Phân loại[5] Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố. Tỷ giá này thường được dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính toán trong công tác kế toán và kế hoạch, không áp dụng trong mua bán ngoại tệ. Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc di chuyển ngoại hối không phải bằng tiền mặt, mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng. Tỷ giá tiền mặt: tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền mặt.
  • 20. 20 Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào đầu giờ giao dịch. Tỷ giá đóng cửa : là tỷ giá được công bố vào cuối giờ giao dịch. Tỷ giá mua : là tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ từ khách hàng. Tỷ giá bán : là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng. Tỷ giá liên ngân hàng: là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.[5] 1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Cung cầu ngoại tệ Tỷ giá hối đoái, tức tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp được quyết định bởi các lực lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với hàng hóa thông thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức là tỷ giá tăng. Khi cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ làm giá ngoại tệ tăng, tức tỷ giá giảm. Ở vị trí cung bằng cầu ngoại tệ được xác định ở trạng thái cân bằng. Khi cung lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ mua vào, khi đó có một số người không bán được sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm. Khi cầu lớn hơn cung ngoại tệ, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân bằng. [15] Trạng thái cán cân thanh toán Cán cân thương mại là sự chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một quốc gia khi xuất khẩu sẽ thu được ngoại tệ, bán ngoại tệ đổi lấy nội tệ để mua hàng trong nước tiếp tục công việc kinh doanh. Khi đó trên thị trường cung ngoại tệ tăng, cầu giảm làm tỷ giá giảm theo. Ngược lại, với một nước nghiêng về
  • 21. 21 nhập khẩu thì phải đi mua ngoại tệ từ nội tệ để thanh toán cho đối tác, thị trường lúc này lại có xu hướng cầu ngoại tệ tăng, cung giảm và tỷ giá sẽ tăng. Sự dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán của một nước cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu về ngoại hối trên thị trường hối đoái nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá. Nếu cán cân thanh toán của một nước bị thiếu hụt (chi lớn hơn thu), khi đó cầu ngoại tệ tăng làm cho tỷ giá tăng và ngược lại, nếu cán cân thanh toán dư, nước đó đủ khả năng chi trả nên không có nhu cầu ngoại tệ cao, lúc này tỷ giá sẽ giảm.[5] Lạm phát Lạm phát thường có biểu hiện là giá cả của tất cả các loại hàng hóa đều tăng. Nếu tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn lạm phát ở nước ngoài, giá cả hàng hóa trong nước sẽ tăng hơn so với giá cả hàng hóa nước ngoài, đồng nội tệ mất sức mua so với ngoại tệ. Nếu như tỷ giá không đổi thì khi đó hàng hóa trong nước sẽ trở nên đắt đỏ, người dân có xu hướng chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn. Điều này làm gia tăng nhu cầu hàng hóa ngoại nhập, sụt giảm nhu cầu hàng hóa nội địa nghĩa là nhập khẩu tăng và thu hẹp xuất khẩu, hậu quả khó lường là cán cân thanh toán có thể bị thiếu hụt. Chính những sự thay đổi này làm tăng cầu, giảm cung ngoại tệ và tất yếu tỷ giá cũng tăng theo. Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái được hiểu rõ hơn qua lý thuyết “Ngang sức mua”. Theo hình thức tuyệt đối của lý thuyết này, còn gọi là “ luật một giá” cho rằng: giá cả các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi được tính bằng đồng tiền chung. Còn theo hình thức tương đối cho rằng: do bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau không nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng đồng tiền chung. Khi đó có công thức như sau: 1 )1( )1( − + + = f h f I I e ef: phần trăm thay đổi đồng ngoại tệ Ih: mức lạm phát trong nước If: mức lạm phát nước ngoài
  • 22. 22 Nếu Ih > If, ef sẽ dương, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài. Nếu Ih < If, ef sẽ âm, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài.[12] Lãi suất Lãi suất cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tỷ giá. Nếu lãi suất của đồng nội tệ tăng, tài sản trong nước hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư hơn so với tài sản nước ngoài. Các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư vào nội địa, khi đó nội tệ có giá hơn ngoại tệ, nhà đầu tư bán ngoại tệ lấy nội tệ để đầu tư và kết quả là giảm cầu, tăng cung ngoại tệ, tỷ giá sẽ giảm. Ngược lại, khi lãi suất đồng ngoại tệ tăng, người dân có xu hướng đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư muốn thực hiện kinh doanh thì phải chuyển đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, tăng cầu giảm cung ngoại tệ và tỷ giá tăng. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái do lãi suất được thể hiện qua lý thuyết “ Hiệu ứng Fisher quốc tế”. Công thức: 1 )1( )1( − + + = f h f I I e ef: phần trăm thay đổi đồng ngoại tệ Ih: mức lãi suất trong nước If: mức lãi suất nước ngoài Lý thuyết này khẳng định khi Ih > If, ef sẽ dương, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lãi suất nước ngoài thấp hơn trong nước. Khi Ih < If, ef sẽ âm, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài.[12] Đầu tư ra nước ngoài Đầu tư ra ngước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp, những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, một nước nhận đầu tư từ nước ngoài luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước làm cung ngoại tệ tăng, tỷ giá giảm. Đầu tư nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ
  • 23. 23 hơn luồng vốn ra nước ngoài, tỷ giá tăng. Khi luồng vốn chảy vào lớn hơn luồng vốn chảy ra, đầu tư ra nước ngoài ròng âm, tỷ giá sẽ giảm. Như vậy đầu tư ra nước ngoài làm tỷ giá biến động.[15] Vai trò của Chính phủ hay sự can thiệp của ngân hàng Trung ương Sự can thiệp của chính phủ được thực hiện bằng việc bán ra hay mua vào ngoại tệ với khối lượng lớn để thay đổi cung cầu ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá nhằm đạt mục tiêu chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương. Khi tỷ giá giảm, chính phủ bán ngoại tệ ra làm tỷ giá tăng, khi tỷ giá tăng thì chính phủ mua ngoại tệ vào làm tỷ giá giảm trở lại. Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường để ổn định tỷ giá bằng các chính sách sau: - Chính sách tài khóa và tiền tệ - Kiểm soát giá cả và tiền lương - Kiểm soát ngoại hối, thuế quan và hạn ngạch Chính sách đầu tiên phù hợp với các nước công nghiệp phát triển có các đồng tiền thả nổi, chính sách còn lại phù hợp với các nước đang phát triển có các đồng tiền được quản lý chặt chẽ.[13] Tâm lý của khách hàng [13] Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại. Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của Chính phủ. Nếu có tin rằng Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng.[13]
  • 24. 24 Xu hướng ưa chuộng hàng nội hay hàng ngoại [13] Nếu mọi người có sở thích hàng ngoại làm nhập khẩu tăng, nhu cầu về ngoại tệ tăng và tỷ giá tăng. Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình chính trị - xã hội, thiên tai, …….. cũng làm tỷ giá biến động.[13] Bảng 1.1: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái (Nguồn: Tác giả nghiên cứu tháng 01/2011) 1.2.2 Thị trường ngoại hối 1.2.2.1 Khái niệm Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế, là nơi mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán như ngoại tệ.[5] 1.2.2.2 Sự hình thành và phát triển [12] Thị trường ngoại hối cho phép các đồng tiền được chuyển đổi nhằm mục đích tạo sự thuận tiện cho hoạt động thương mại quốc tế hoặc các giao dịch tài chính. Các hệ thống tỷ giá hối đoái đã thay đổi trong suốt thời gian qua. Từ năm 1876 đến năm 1913, tỷ giá hối đoái chịu sự khống chế của chế độ bản vàng. Mỗi đồng tiền được chuyển đổi thành vàng theo một tỷ lệ nhất định. Do đó tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên tỷ lệ chuyển đổi thành một ounce vàng của mỗi đồng tiền. Mỗi quốc gia sử dụng vàng để dự trữ cho đồng ngoại tệ. Nhân tố Tác động của nhân tố Tỷ giá Cung – cầu ngoại tệ Cung > cầu Tăng Lạm phát Tăng Tăng Lãi suất Tăng Giảm Đầu tư ra nước ngoài Tăng Tăng GDP Tăng Giảm Lượng cầu xuất khẩu Tăng Giảm Lượng cầu nhập khẩu Tăng Tăng Ưa chuộng hàng ngoại Tăng Tăng
  • 25. 25 Năm 1914, chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra và chế độ bản vị vàng bị tạm hoãn. Đến thập niên 20, một số nước quay trở lại với chế độ bản vị vàng nhưng đã từ bỏ nó khi xảy ra khủng hoảng ngân hàng Mỹ và Châu Âu theo sau cuộc Đại suy thoái. Vào thập kỷ 30, một số nước lại nỗ lực neo giá trị đồng tiền của họ theo đồng đô la hoặc bảng Anh. Tuy nhiên vấn đề này lại thường xuyên được đem ra bàn cãi. Như là kết quả của sự bất ổn định trên thị trường ngoại hối là những rào cản trong các giao dịch quốc tế, trong suốt thời kỳ này số lượng hoạt động mậu dịch quốc tế liên tục bị sụt giảm. Năm 1944, một bản hiệp định giữa các nước (được biết đến với tên gọi Hiệp định Bretton Wood) ra đời nhằm cố định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền. Hiệp định này đã tồn tại cho đến năm 1971, chính phủ các nước đã cố gắng duy trì tỷ giá hối đoái biến động trong biên độ cao hơn hoặc thấp hơn 1% so với mức tỷ giá được thiết lập ban đầu. Năm 1971, đô la Mỹ bị đánh giá cao trong khi nhu cầu nước ngoài đối với đồng đô la thực chất lại thấp hơn mức cung đô la. Đại biểu của các nước lớn đã gặp gỡ và thảo luận nhằm đối phó vấn đề này. Kết quả của cuộc họp là Hiệp định Smithsonian, đô la Mỹ được phá giá so với các đồng tiền chính. Mức độ phá giá đô la khác nhau tùy mỗi đồng tiền. Không chỉ giá trị của đô la Mỹ bị thay đổi mà tỷ giá hối đoái cũng được phép dao động trong biên độ 2% so với tỷ giá mới. Đây là nền tảng đầu tiên trong việc để cung cầu thị trường xác định giá cả của một đồng tiền. Các giới hạn trong tỷ giá hối đoái tồn tại nhưng chúng được nới rộng dần cho phép giá trị của các đồng tiền được biến động tự do xoay quanh giá trị ban đầu của nó. Mặc dù có Hiệp định Smithsonian, chính phủ các nước vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ giá hối đoái trong giới hạn cho phép. Tháng 3 năm 1973, các đồng tiền giao dịch rộng rãi được phép giao động theo mức cung cầu thị trường và các giới hạn chính thức bị xóa bỏ.[12]
  • 26. 26 2.2.3 Đặc điểm [5] Thị trường ngoại hối là thị trường đặc biệt, hàng hóa mua bán trên thị trường này chính là đồng tiền các nước. Do đó thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt mà các thị trường khác không có. Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế, phạm vi hoạt động của nó không đóng khung ở một quốc gia mà lan rộng khắp toàn cầu nhằm phục vụ nhu cầu mua bán ngoại tệ. Thị trường ngoại hối hoạt động 24/24, do có sự chênh lệch múi giờ giữa các quốc gia, giữa các châu lục. Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục nhờ có phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như: Fax, Telex, Swift (Hệ thống truyền tin điện tử liên ngân hàng toàn cầu, mỗi ngân hàng có mã khác nhau). Giá cả của thị trường ngoại hối chính là tỷ giá hối đoái được hình thành một cách hợp lý và linh hoạt dựa vào mối quan hệ cung cầu ngoại tệ. Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các chỉ số kinh tế và các sự kiện kinh tế - xã hội. Ngôn ngữ sử dụng ngắn gọn, mang nhiều quy ước nghiệp vụ rất khó hiểu với người không có liên quan đến lĩnh vực này.[5] 1.2.2.4 Vai trò [5] Cùng với thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường phát triển. Thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ nhằm bôi trơn các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ. Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu của họ thông qua các hình thức đầu tư vào tài sản hữu hình hay tài sản tài chính. Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ.[5]
  • 27. 27 1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM 1.3.1 Rủi ro tỷ giá tại NHTM 1.3.1.1 Khái niệm rủi ro tỷ giá [3] Rủi ro là khả năng xuất hiện một tình trạng bất ổn hay sự không chắc chắn có thể ước đoán được xác suất xảy ra. Rủi ro tỷ giá là loại rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng.[3] 1.3.1.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tỷ giá [3] Kinh doanh ngoại hối là hoạt động găp nhiều rủi ro, trong đó rủi ro tỷ giá là nguy hiểm nhất. Rủi ro tỷ giá xuất hiện qua các hoạt động sau: - Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ. - Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản có, tài sản nợ và các giao dịch ngoại bảng bằng ngoại tệ hay nội tệ. - Mua và bán ngoại tệ (giao ngay hay kỳ hạn) với khách hàng hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng. - Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của NHTM, như giao dịch kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên thị trường quốc tế. Các giao dịch này đều hình thành các khoản phải thu và các khoản phải trả bằng ngoại tệ đối với NHTM. Từ đó gây ra rủi ro tỷ giá.[3] 1.3.1.3 Nhận dạng rủi ro tỷ giá [13] Do tỷ giá luôn luôn biến động và không theo nguyên tắc nào nên trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng rủi ro tỷ giá là mối đe dọa nguy hiểm. Rủi ro tỷ giá xảy ra khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản có, tài sản nợ hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở (open or unhedged position) để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Điều này có nghĩa là không có trạng thái ngoại hối mở thì không có rủi ro tỷ giá hoặc là có trạng thái ngoại hối mở nhưng tỷ giá không biến động thì rủi ro tỷ giá không xuất hiện. Một
  • 28. 28 khía cạnh khác cũng gây ra rủi ro tỷ giá đó là sự không cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với từng loại ngoại tệ. Tài sản có lớn hơn tài sản nợ, ngoại tệ ở trạng thái trường.Tài sản có nhỏ hơn tài sản nợ, ngoại tệ ở trạng thái đoản.[13] Trạng thái ngoại hối ròng được tính như sau: Trạng thái ngoại hối ròng=(Tài sản có i - tài sản nợ i)+ (Doanh số mua vào i – doanh số bán ra i). i: ngoại tệ Một trạng thái ngoại hối dương là trạng thái ngoại hối trường ròng đối với một ngoại tệ và khi đó ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ đó giảm giá so với nội tệ. Một trạng thái ngoại hối âm là trạng thái ngoại hối đoản ròng đối với một ngoại tệ và khi đó ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi ngoại tệ đó tăng giá so với nội tệ. Như vậy khi trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ khác 0 thì lúc này ngân hàng đối mặt với rủi ro tỷ giá.[13] Rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến lãi (lỗ) của ngoại tệ. Mối quan hệ đó được thể hiện qua công thức tính như sau: Lãi (lỗ) đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ i) x (mức biến động của tỷ giá ngoại tệ i). i: ngoại tệ Dù ngân hàng duy trì trạng thái ngoại hối với bất kỳ ngoại tệ nào, khi tỷ giá của nó biến động càng lớn thì khả năng lãi lớn hoặc lỗ cũng cao (nghĩa là có rủi ro).[13] 1.3.2 Tác động của rủi ro tỷ giá tại NHTM [3] Giao dịch ngoại tệ của NHTM thường liên quan đến nhiều loại ngoại tệ khác nhau với kỳ hạn cũng khác nhau. Để quản lý được rủi ro tỷ giá và ngăn ngừa tổn thất, trước tiên chúng ta nên xem xét tổn thất ngoại hối của NHTM theo từng loại kỳ hạn đối với từng loại ngoại tệ riêng biệt. Do vậy, tổn thất giao dịch có thể xem xét dưới hai góc độ: - Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn - Tổn thất ròng giao dịch gộp
  • 29. 29 Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn Tổn thất ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định bằng chênh lệch giá trị giữa tài sản có và tài sản nợ, cộng với trạng thái ròng mua bán ngoại tệ đó, xét trong cùng một thời hạn nhất định. Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định công thức: NEi = (Ai – Li) + (CLi – CSi) Trong đó: NEi : Tổn thất ròng giao dịch cùng thời hạn Ai : Tài sản có tính bằng ngoại tệ i Li : Tài sản nợ tính bằng ngoại tệ i CLi : Trạng thái mua ngoại tệ i CSi : Trạng thái bán ngoại tệ i NEi >0: Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương NEi < 0: Ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm - Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn dương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó. - Nếu ngân hàng có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ròng giao dịch với ngoại tệ đó.[3] Tổn thất ròng giao dịch gộp Tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định bằng tổn thất ròng của từng giao dịch ngoại tệ đó sau khi đã hiệu chỉnh theo thời lượng của từng giao dịch. Về mặt toán học, tổn thất ròng giao dịch gộp đối với một loại ngoại tệ nào đó được xác định bởi công thức: NTE = ∑ DRiNi / - ∑ DPiNi /
  • 30. 30 Trong đó : Ri: giao dịch i hình thành nên khoản phải thu ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng, Ri có thể là giao dịch tài sản có như cho vay, mua trái phiếu,….. và các giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn. Pi: giao dịch i hình thành nên khoản phải trả ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng, Pi có thể là giao dịch tài sản nợ như nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu ,….và các giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn. D: thời lượng trung bình của tất cả các loại giao dịch, kể cả các giao dịch tài sản có, tài sản nợ và giao dịch mua hoặc bán ngoại tệ. Ni , Nj : thời hạn tương ứng với giao dịch khoản phải thu i và khoản phải trả j (i, j = 1,2,3….). NTE > 0 : ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương NTE <0 : ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp âm. - Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ gộp dương đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó xuống giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại tệ gộp với ngoại tệ đó. - Nếu ngân hàng có trạng thái ngoại tệ cùng thời hạn âm đối với một loại ngoại tệ nào đó thì khi ngoại tệ đó lên giá so với nội tệ, ngân hàng sẽ bị tổn thất ngoại tệ gộp với ngoại tệ đó.[3] 1.3.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tỷ giá Qua việc nhận dạng và tìm hiểu tác động của tỷ giá, ta thấy phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất cần thiết. Khi kinh doanh ngoại tệ, rủi ro tỷ giá xảy ra làm giảm giá trị thị trường của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao càng tốt, một khi giá trị của ngân hàng giảm sút thì doanh thu và lợi nhuận cũng giảm theo. Do đó ngân hàng cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá để chống sự sụt giảm giá trị ngân hàng [3]. Mặt khác khi ngân hàng phòng ngừa được rủi ro tỷ giá, ngân hàng mới có thể tư vấn và thuyết phục doanh nghiệp sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá do ngân hàng cung cấp.
  • 31. 31 1.3.4 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của NHTM Mỗi ngân hàng có những biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá riêng biệt. Nhưng để quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả thì trước hết chúng ta cần phải đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Các nhân tố này đã được tác giả đề cập một cách chi tiết ở mục 1.2. Trong đó có các nhân tố mang tính chất định tính và các nhân tố mang tính chất định lượng. Để biết được nhân tố định lượng nào thật sự ảnh hưởng đến tỷ giá chúng ta cần phải kiểm định bằng mô hình. Hiện nay có nhiều mô hình được ứng dụng để đánh giá, kiểm định rủi ro. Ở đây tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy đa biến để kiểm định rủi ro tỷ giá. 1.3.4.1 Các nhân tố mang tính chất định tính - Sự can thiệp của NHNN - Tâm lý kỳ vọng của khách hàng - Chính trị - xã hội - Xu hướng dùng hàng nội hay hàng ngoại 1.3.4.2 Các nhân tố mang tính chất định lượng - Lạm phát - Lãi suất - Đầu tư ra nước ngoài - Cán cân thương mại - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 1.3.4.3 Mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá [6] Mô hình tổng quát yi= α + β1x1i + β2x2i + β3x3i + β4x4i + ……..+ βkxki + εi Trong đó : yi: Biến phụ thuộc của quan sát thứ i α: Là hằng số β1, β2, ……, βk: Là các thông số chưa biết, khi xi thay đổi một đơn vị thì y sẽ thay đổi βj đơn vị.
  • 32. 32 xki: Biến độc lập thứ k của quan sát thứ i εi: Số lượng sai số, hạng nhiễu ngẫu nhiên 1.3.4.4 Kiểm định giả thuyết và các hệ số hồi quy [6] Đặt giả thuyết: H0: β1= 0 (Biến x1 không có ý nghĩa thống kê) H1: β1 ≠ 0 (Biến x1 có ý nghĩa thống kê) Tính )ˆ( ˆ 1 1 β β se t = t > kn t − 2 α : bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, biến x1 có ý nghĩa thống kê. t < kn t − 2 α : bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0. k: tổng số biến mô hình (biến phụ thuộc và biến biến độc lập) n: mẫu quan sát. Hoặc: dựa vào bảng kết xuất kết quả, ta xác định xác suất thống kê t (Prob (t- statistic)) của biến x1, đem so sánh với α (hệ số tin cậy, thông thường α = 0,05). Xác suất thống kê t (Prob (t-statistic)) > α, bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0. Xác suất thống kê t (Prob (t-statistic)) < α, bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, biến x1 có ý nghĩa thống kê. Mặt khác kết quả kiểm định còn được khẳng định lần nữa qua Wald Test nhằm xem xét biến có cần thiết có mặt trong mô hình. [6] Kiểm định tương tự với các biến độc lập còn lại. 1.3.4.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình [6] Đặt giả thuyết: H0: R2 = 0 (Không tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa các biến) H1: R2 ≠ 0 (Tồn tại mối quan hệ giữa các biến) Tính: )1()1( )( 2 2 Rk knR F −×− −× =
  • 33. 33 ),1( knk FF −− > α : bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tồn tại quan hệ tuyến tính giữa các biến. F ),1( knk F −− < α : bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0. k: tổng số biến mô hình (biến phụ thuộc và biến biến độc lập) n: mẫu quan sát. Hoặc: dựa vào bảng kết xuất kết quả, ta xác định xác suất thống kê F (Prob (F- statistic)) của mô hình, đem so sánh với α (hệ số tin cậy, thông thường α = 0,05). Xác suất thống kê F (Prob (F-statistic)) > α, bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0. Xác suất thống kê F (Prob (F-statistic)) < α, bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tồn tại quan hệ tuyến tính giữa các biến. [6] 1.3.5 Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá 1.3.5.1 Nghiệp vụ mua bán hối đoái kỳ hạn [3] Định nghĩa Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện trên thị trường gọi là thị trường hối đoái kỳ hạn. Thị trường hối đoái kỳ hạn là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. Ở Việt Nam, giao dịch hối đoái chính thức ra đời khi NHNN ban hành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10 tháng 01 năm 1998. Quy chế này đã định nghĩa giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Đồng thời quy chế cũng xác định tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mai, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính
  • 34. 34 toán và thỏa thuận với nhau, nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định giới hạn tỷ giá có kỳ hạn hiện hành của NHNN tại thời điểm ký kết hợp đồng.[3] Thời gian của hợp đồng kỳ hạn [3] Trên thị trường hối đoái có kỳ hạn tỷ giá thường được niêm yết theo bội số của 30 ngày và năm tài chính thường có 360 ngày. Để tiện sử dụng và chính xác, thời hạn hợp đồng có kỳ hạn thường là một tháng, hai tháng, ba tháng,…Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng có thể có những hợp đồng có thời hạn dưới một tháng. Ngoài ra cũng có một số ít hợp đồng với thời hạn không phải là bội số của 30 ngày, nhưng loại hợp đồng này thường khó thỏa thuận hơn so với hợp đồng có thời hạn là bội số 30 ngày. Ở Việt Nam do thị trường hối đoái có kỳ hạn chưa phát triển mạnh nên thời hạn giao dịch theo bội số của 30 ngày chưa được áp dụng phổ biến, thay vào đó thời hạn giao dịch thường là do thỏa thuận giữa hai bên nhưng nói chung không quá 180 ngày.[3] Cách xác định tỷ giá kỳ hạn [3] Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá được xác định ở hiện tại nhưng được áp dụng trong tương lai. Nó được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Công thức : )1( )( 2 21 tLSCV tLSCVLSTG SSF mmm ×+ ×− ×+= )1( )( 2 21 tLSTG tLSTGLSCV SSF bbb ×+ ×− ×+= Công thức gần đúng: 360 )( 21 nLSTGLSCV SSF mmm ×− ×+= 360 )( 21 nLSTGLSCV SSF bbb ×− ×+=
  • 35. 35 Trong đó: Fm : Tỷ giá mua kỳ hạn Fb : Tỷ giá bán kỳ hạn Sm: Tỷ giá mua giao ngay Sb : Tỷ giá bán giao ngay LSTG1: Lãi suất tiền gửi của đồng tiền định giá LSCV1: Lãi suất cho vay của đồng tiền định giá LSTG2: Lãi suất tiền gửi của đồng tiền yết giá LSCV2: Lãi suất cho vay của đồng tiền yết giá t: Thời hạn hợp đồng n: Thời hạn hợp đồng tính theo ngày Ưu – nhược điềm của giao dịch kỳ hạn Ưu điểm Sử dụng hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn giữa ngân hàng và khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và để phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng kỳ hạn, đến thời hạn thanh toán không ai có thể đoán trước được tỷ giá biến động như thế nào. Do đó nếu tỷ giá tăng thì nhà xuất khẩu có lợi nhưng nhà nhập khẩu tốn thêm chi phí, nếu tỷ giá giảm thì nhà xuất khẩu sẽ bị thiệt hại, nhà nhập khẩu có lợi. Cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều có thể gặp rủi ro do biến động của tỷ giá. Để tránh thiệt hại trong tương lai do biến động của tỷ giá : Nhà xuất khẩu thỏa thuận bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Nhà nhập khẩu thỏa thuận mua ngoại tệ từ ngân hàng theo hợp đồng kỳ hạn. Ngân hàng bán ngoại tệ vừa mua của nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu theo tỷ giá bán kỳ hạn được thỏa thuận trước và cố định trong suốt thời hạn giao dịch. Trong giao dịch này, nhà xuất khẩu – ngân hàng – nhà nhập khẩu đều có lợi ích nhất định. Nhà xuất khẩu được ngân hàng cam kết mua ngoại tệ với tỷ giá cố định và biết trước nên nhà xuất khẩu hạn chế được rủi ro ngoại tệ xuống giá. Nhà nhập khẩu được ngân hàng cam kết bán ngoại tệ cũng với tỷ giá cố định và biết trước nên
  • 36. 36 nhà nhập khầu hạn chế được rủi ro ngoại tệ lên giá. Ngân hàng là người trung gian được hưởng lợi từ sự chênh lệch giữa tỷ giá bán kỳ hạn và tỷ giá mua kỳ hạn.[3] Nhược điểm Sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn khi đến hạn dù bất lợi cho hai bên thì hợp đồng vẫn phải được thực hiện. Mặt khác, thực tế có những khách hàng vừa có nhu cầu ngoại tệ ở hiện tại và trong tương lai thì giao dịch hối đoái kỳ hạn không thể đáp ứng mà chỉ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong tương lai.[3] 1.3.5.2 Nghiệp vụ hoán đổi [3] Ở Việt Nam giao dịch hoán đổi được ra đời từ khi NHNN ban hành quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7. Giao dịch hối đoái là giao dịch gồm hai loại giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.[3] Thời hạn giao dịch: có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.[3] Điều kiện thực hiện: giao dịch hoán đổi áp dụng đối với khách hàng có đủ các điều kiện sau: [3] - Có giấy phép kinh doanh. - Xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ. - Mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND ở ngân hàng. - Trả phí giao dịch theo quy định. - Duy trì một tỷ lệ đặt cọc tối đa không quá 5% trị giá hợp đồng để bảo đảm việc thực hiện hợp đồng. - Ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với ngân hàng.[3] Ngày thanh toán: có hai loại ngày là ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay. Ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch kỳ hạn.[3]
  • 37. 37 Xác định tỷ giá hoán đổi: giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn nên tỷ giá của giao dịch này cũng liên quan đến tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. [3] Quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi tại NHTM:[3] - Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi đến liên hệ với phòng kinh doanh tiền tệ với ngân hàng. - Căn cứ vào cung cầu mua bán ngoại tệ, phòng kinh doanh tiền tệ sẽ chào giá và kỳ hạn cụ thể cho khách hàng. - Nếu khách hàng đồng ý giá cả thì hai bên ký hợp đồng hoán đổi.[3] Ưu- nhược điểm Ưu điểm Giao dịch hoán đổi là sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi khắc phục được nhược điểm của giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Trong giao dịch các bên tham gia đều có lợi ích nhất định. Đối với khách hàng: khách hàng thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ ở hiện tại và cũng thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ ở tương lai. Đối với ngân hàng: đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của khách hàng đồng thời qua đó ngân hàng kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và gia bán ngoại tệ. Sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.[3] Nhược điểm Hợp đồng chỉ quan tâm đến tỷ giá tại hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn mà không quan tâm đến sự biến động của tỷ giá trong suốt khoảng thời gian giữa hai thời điểm đó. Đến thời gian đáo hạn thì các bên bắt buộc phải thực hiện hợp đồng dù tỷ giá trên thị trường có biến động như thế nào.[3] 1.3.5.3 Nghiệp vụ hối đoái giao sau [3] Khái niệm Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch.[3]
  • 38. 38 Đặc điểm Hợp đồng giao sau là loại hợp đồng được tiêu chuẩn hóa theo những chi tiết của Sở giao dịch, chỉ sẵn sàng cung cấp một số ngoại tệ. Hợp đồng thanh toán hàng ngày bằng cách trích tài khoản của bên mua và ghi có vào tài khoản của bên nhận. Hợp đồng được thực hiện trên thị trường giao sau. Thành phần tham gia gồm có: nhà kinh doanh ở sàn giao dịch, nhà môi giới ở sàn giao dịch. Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn vì phòng giao hoán sẵn sàng “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Đặc điểm này khiến hầu hết các hợp đồng giao sau được tất toán thông các nhà đầu cơ. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá trong tương lai sẽ mua hợp đồng giao sau loại ngoại tệ đó, nếu dự báo một loại ngoại tệ xuống giá trong tương lai sẽ bán hợp đồng ngoại tệ giao sau.[3] Ưu – nhược điểm Ưu điểm Sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ. Hợp đồng cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Hợp đồng được sử dụng với mục đích đầu cơ, phòng ngừa rủi ro.[3] Nhược điểm Hợp đồng giao sau chỉ cung cấp giới hạn một vài ngoại tệ mạnh và vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm. Hợp đồng này bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn, nếu thị trường biến động bất lợi, nhà đầu cơ cũng không có quyền tự ý rút ra khỏi thị trường.[3] 1.3.5.4 Nghiệp vụ mua bán quyền chọn [3] Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng kỳ hạn có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro hối đoái, nhưng vì những hợp đồng này bắt buộc thực hiện khi đến hạn nên nó cũng đánh mất cơ hội kinh doanh trong điều kiện tỷ giá biến động thuận lợi. Do đó một
  • 39. 39 số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu và đưa ra một dạng hợp đồng quyền chọn tiền tệ khắc phục nhược điểm của các hợp đồng trên.[3] Quyền chọn - Người mua quyền - người phải bỏ chi phí để nắm quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình. - Người bán quyền - người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền và có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền. - Tài sản cơ sở: là tài sản mà dựa vào đó quyền chọn được giao dịch. Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị của quyền chọn. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa hoặc cổ phiếu,… - Tỷ giá thực hiện: tỷ giá sẽ được áo dụng nếu người mua quyền yên cầu thực hiện quyền chọn. - Trị giá hợp đồng quyền chọn: trị giá được chuẩn hóa theo từng loại ngoại tệ và thị trường giao dịch. - Thời gian của quyền chọn: thời hạn hiệu lực của quyền chọn, quá thởi hạn này quyền chọn không còn giá trị. - Phí quyền chọn: là chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để sở hữu quyền chọn.Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch.[3] Loại quyền chọn Có hai loại quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn mua - Là nghiệp vụ mua ngoại tệ, trong đó người mua có quyền mua hoặc có quyền bỏ nếu thấy bất lợi cho mình. - Người mua quyền chọn mua có quyền mua một lượng ngoại tệ theo tỷ giá định trước trong suốt thời gian thực hiện hoặc có quyền bỏ nếu thấy bất lợi cho mình. - Người bán quyền chọn mua có nhiệm vụ phải bán một lượng ngoại tệ nhất định nào đó theo tỷ giá định trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng hoặc trước hạn nếu người mua muốn thực hiện quyền của mình. Để thực hiện được quyền này người
  • 40. 40 mua phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí chọn, phí này được người bán giữ luôn.[3] Quyền chọn bán - Người mua quyền chọn bán có quyền bán một lượng ngoại tệ nhất định nào đó theo tỷ giá định trước hoặc có quyền bỏ nếu thấy bất lợi. - Người bán quyền chọn bán có nhiệm vụ phải mua một lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá định trước khi trước hạn hoặc đến hạn thực hiện hợp đồng người mua muốn thực hiện quyền của mình. Để có quyền này người mua phải trả cho người bán một khoản phí và người bán được giữ luôn.[3] Kiểu quyền chọn Có hai kiểu quyền chọn Châu Âu và Mỹ - Quyền chọn kiểu Châu Âu cho phép người mua thực hiện khi quyền chọn đến hạn - Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép người mua thực hiện quyền bất cứ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Nếu đặt E: tỷ giá thực hiện. S: tỷ giá giao ngay. Quyền chọn mua: S > E : Hợp đồng sinh lợi S = E : Hợp đồng hòa vốn S < E : Hợp đồng bị lỗ Quyền chọn bán : S > E : Hợp đồng bị lỗ S = E : Hợp đồng hòa vốn S < E : Hợp đồng sinh lời Sử dụng hợp đồng quyền chọn để đầu cơ và phòng ngừa rủi ro [3]
  • 41. 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Vấn đề tỷ giá hiện nay là vấn đề nóng hổi, là vấn đề khiến cho cả ngân hàng và doanh nghiệp phải đâu đầu, lo lắng trước biến động của tỷ giá. Do đó vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá rất cần thiết. Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro tỷ giá tại NHTM ở chương 1. Qua chương này chúng ta cần nắm rõ một số vấn đề sau: - Các khái niệm cơ bản về tỷ giá, các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá như lạm phát, lãi suất, xuất nhập khẩu,… - Khái quát về thị trường ngoại hối, vai trò quan trọng của thị trường hối đoái. - Chương I nêu nguyên nhân xuất hiện rủi ro tỷ giá, cách nhận dạng và đo lường rủi ro tỷ giá, những hậu quả do rủi ro tỷ giá gây ra cho ngân hàng. Từ đó tìm hiểu các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường ngoại hối để có thể sử dụng phòng ngừa rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả nhất. - Đặc biệt có xây dựng mô hình kiểm định rủi ro tỷ giá, qua mô hình này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, đánh giá nhân tố nào tác động mạnh đến tỷ giá, nhằm dự báo tỷ giá trong tương lai.
  • 42. 42 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
  • 43. 43 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 2.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai 2.1.1 Tình hình chính trị xã hội [17] Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía đông giáp Bình Thuận, đông giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế miền Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển, năng động. Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Đồng Nai có diện tích 5.903,94 km2 , chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa – là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, Thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Dân số Đồng Nai toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người, xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước, mật độ dân số 436 người/ km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12%. Dân số thành thị là 855.703 người, chiếm 33,43% dân số toàn tỉnh và dân số nông thôn là 1.703.970 người, chiếm 66,57%. Dân số phân theo giới trong tỉnh là: Nam: 1.270.120 người chiếm 49,62% dân số tỉnh; Nữ: 1.289.554 người chiếm 50,38% dân số tỉnh. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp từ 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao động phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010 (khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 39,1%, khu vực dịch vụ chiếm 30,9%).[17]
  • 44. 44 2.1.2 Tình hình kinh tế [16] Năm năm gần đây kinh tế Đồng Nai phát triển mạnh mẽ và có những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 19,1% năm. Trong khoảng năm 2006 – 2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội 121.500 tỷ đồng. Thu hút nguồn vốn FDI đạt 1.500 triệu USD. Tốc độ tăng ngân sách bình quân chiếm 12,5% năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ khoảng 23% GDP hàng năm. Bảng 2.1: Tổng sản phẩm quốc nội Năm 2009 Năm 2010 2010/2009 (%) GDP theo giá hiện hành (tỷ đồng) 61.948 75.899 122,52 Ngành công nghiệp và xây dựng 35.488 43.414,4 122,33 Ngành dịch vụ 20.329 25.958,4 127,7 Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 6.131 6.526,2 106,46 Chỉ số phát triển so với năm trước (%) 109,36 113,48 1,037 Ngành công nghiệp và xây dựng 109,45 114,71 1,048 Ngành dịch vụ 112,04 114,70 1,024 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 103,64 104,01 1,004 Cơ cấu kinh tế (%) 100,00 100,00 1 Ngành công nghiệp và xây dựng 57,30 57,20 0,998 Ngành dịch vụ 32,80 34,20 1,043 Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 9,90 8,60 0,869 ( Nguồn : dongnai.gov.vn) [16]
  • 45. 45 18,762 6,882 3,529 20,535 7,710 3,658 23,555 8,843 3,804 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2008 2009 2010 TỔNG SẢN PHẨM (GDP) Giá so sánh 1994 (ĐVT: Tỷ đồng ) Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông, lâm nghiệp, thủy sản Biểu đồ 2.1: Tổng sản phẩm GDP – Giá so sánh 1994 (Nguồn: dongnai.gov.vn)[16] TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN GDP Giá so sánh 1994 (ĐVT:%) 109.45 114.71 116.83 112.04 114.70 117.32 105.63 104.01103.64 95.00 100.00 105.00 110.00 115.00 120.00 2008 2009 2010 Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Nông, lâm nghiệp, thủy sản Biểu đồ 2.2: Tốc độ phát triển GDP – Giá so sánh 1994 (Nguồn: dongnai.gov.vn)[16]
  • 46. 46 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – giá so sánh 1994 năm 2010 so với năm 2009 là 4.299,3 tỷ đồng tương ứng với 13,5%. Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng tăng 14,5% năm, ngành dịch vụ tăng 15% năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5% năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 đạt 75.899 tỷ đồng, gấp 2,53 lần so với năm 2005, GDP bình quân đầu người là 29,65 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 57% năm 2005 đến 57,2% năm 2010, dịch vụ tăng từ 28% lên 34%, nông – lâm – thủy sản giảm từ 14,9% xuống còn 8,7%. Cơ cấu lao động cũng chuyển dịch mạnh theo hướng giảm lao động nông nghiệp giảm 45,5% năm 2005 xuống còn 30% năm 2010, lao đông phi nông nghiệp tăng từ 54,5% năm 2005 lên 70% năm 2010. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh phát triển mạnh nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Thị trường xuất khẩu khá tốt thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 17,2% năm, cao hơn mức tăng của giai đoạn năm 2001 – 2005. Với vị trí vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Đồng Nai là tỉnh có tiềm năng tăng trưởng cao. Ngành công nghiệp – xây dựng, ngành dịch vụ ngày một phát triển. Tỷ lệ lao động của các ngành này cũng gia tăng, lao động ngành nông nghiệp có xu hướng giảm đáng kể. Điều đó chứng tỏ Đồng Nai có điều kiện tốt để trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020 như kế hoạch của tỉnh đề ra, có điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, nguồn FDI vào tỉnh sẽ tăng. Khi đó các ngành nghề được mở rộng và nâng cao, các lĩnh vực hoạt động sổi nổi hơn nhất là các hoạt động trong ngân hàng. [16] 2.2 Khái quát về ngân hàng 2.2.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển [27] Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở
  • 47. 47 tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN) với vốn điều lệ hơn 3.955 tỷ đồng. Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ).... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thông qua việc bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007 tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008 (theo giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP ngày 23/5/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 2/6/2008). Trải qua 47 năm phấn đấu và phát triển, Vietcombank đã không ngừng vươn lên, trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ ngân hàng… Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, có trình độ cao và tác phong chuyên nghiệp, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như đông đảo khách hàng cá nhân. Năm 2008 đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng với việc chính thức chuyển mình trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều
  • 48. 48 lệ và tổng tích sản lớn nhất Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đứng trước thách thức quan trọng là phải vừa chuyển đổi cơ cấu hoạt động, vừa đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Với những thành tích nổi bật trong năm qua, Vietcombank đã được tạp chí Asiamoney bầu chọn là “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam”. Bước sang năm 2010, Vietcombank có vốn điều lệ 17.588 tỷ đồng. Đây là năm khởi đầu của chiến lược phát triển 10 năm đưa Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam, Vietcombank đặt ra phương châm “Tăng tốc – An toàn – Chất lượng – Hiệu quả” và sẽ “linh hoạt, quyết liệt” trong chỉ đạo điều hành để đạt được những mục tiêu đặt ra.[27 2.2.1.2 Mạng lưới hoạt động [28] Vietcombank ngày càng hoàn thiện mình và mạng lưới hoạt động ngày càng rộng. Từ một ngân hàng chuyên phục vụ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã có mạng lưới chi nhánh ở hầu khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước với các sản phẩm ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Hệ thống Vietcombank đến hết năm 2008 bao gồm 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 60 chi nhánh và 209 phòng giao dịch trên toàn quốc, 1 trung tâm đào tạo, 3 công ty con tại Việt Nam, 1 công ty con tại Hồng Kông, 4 công ty liên doanh, 3 công ty liên kết và 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn được đa dạng hóa với 1.244 máy ATM và 7.800 điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank trên toàn quốc. Hoạt động của ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.[28]
  • 49. 49 2.2.2 Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam-chi nhánh Đồng Nai 2.2.2.1 Hình thành và phát triển [11] Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 106/NHQĐ ngày 18/7/1989 của thống đốc NHNN Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ phòng ngoại hối trực thuộc NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai, là đơn vị thành viên của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có trụ sở tại 77C Hưng Đạo Vương, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với tổng biên chế ban đầu gồm có 27 cán bộ, công nhân viên, trong đó 17 người có trình độ đại học, rất ít người có khả năng sử dụng ngoại ngữ. Năm 2005 NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. [11] 2.2.2.2 Cơ cấu tổ chức [7] Cơ cấu tổ chức của VCB Đồng Nai ngày càng được củng cố và hoàn thiện hơn. VCB Đồng Nai đang có kế hoạch mở rộng thêm thông qua các phòng giao dịch, kế hoạch tập trung vào những nơi xa trung tâm. Trong tương lai, VCB Đồng Nai sẽ có mạng lưới hoạt động rộng hơn và cơ cấu tổ chức hoàn thiện hơn.
  • 50. 50 Phó giám đốc1 Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 P.Thanh toán quốc tế P.Kế toán P.Vi tính P.Thẻ P.Kinh doanh dịch vụ P.Ngân quỹ PGD Số 1 PGD Chợ Sặt P.Quản lý nợ P.Tín dụng SME PGD Long Khánh PGD Tân Phong PGD Hố Nai P.Kế toán nội bộ P.Khách hàng P.Tổng hợp P.Hành chính nhân sự PGD Trảng Bom Giám Đốc Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Đồng Nai (Nguồn: Tài liệu nội bộ phòng Hành chính – nhân sự VCB Đồng Nai) [7]