SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI THỰC TẬP
TÌM HIỂU QUI TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
SACOMBANK – PHÒNG GIAO DỊCH DI LINH
GVHD: ThS.
SVTH :
MSSV : 121401113
LỚP : QT12ĐH_QT1
KHÓA: 2012-2016
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI THỰC TẬP
TÌM HIỂU QUI TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
SACOMBANK – PHÒNG GIAO DỊCH DI LINH
GVHD: ThS.
SVTH :
MSSV : 121401113
LỚP : QT12ĐH_QT1
KHÓA: 2012-2016
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Di Linh, được
sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Ngân hàng đã phần nào giúp tôi hiểu được hoạt
động của Ngân hàng cũng như vận dụng được những kiến thức tiếp thu được tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô Khoa QTKD đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức vô cùng quý báu, đặc biệt tôi xin cảm ơn cô Trần Thị Nhinh đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và Trưởng Phòng PGD Di Linh,
CVKH Hồ Đức Minh cùng toàn thể các cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – PGD Di Linh đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc thực tế và cung cấp những
tài liệu cần thiết cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô Khoa QTKD và cô Trần Thị Nhinh sức khỏe và gặt
hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy.
Kính chúc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank ngày càng phát triển và
thành công trên con đường hội nhập.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Ngày …...tháng ….. năm 2016
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
iv
(ký ghi rõ họ tên)
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Di Linh,Ngày …...tháng ….. năm 2016
Trưởng Phòng Giao Dịch
(Ký ghi rõ họ tên)
v
vi
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
SACOMBANK 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................... 4
1.1.1 Quá trình hình thành........................................................................................... 4
1.1.2 Sự phát triển của Ngân hàng Sacombank từ khi thành lập cho đến nay. .... 4
1.1.3 Các thành công đạt được trong những năm gần đây. ..................................... 7
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Ngân Hàng. ............................................................... 8
1.3 Hệ thống tổ chức của Ngân Hàng............................................................................ 9
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. ......................................................................................... 9
1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban ..................................................10
1.4 Tổng quan về tình hình nhân sự của Ngân Hàng.................................................12
1.5 Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của Ngân Hàng. .............................................12
1.5.1 Hoạt động huy động vốn: ................................................................................13
1.5.2 Hoạt động cho vay:...........................................................................................13
1.5.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ............................................................................13
1.5.4 Hoạt động đầu tư - liên doanh: ......................................................................14
1.6 Một số kết quả hoạt động của Ngân Hàng Sacombank – Chi Nhánh Lâm Đồng
( 2011-2014)........................................................................................................................14
1.6.1 Kết quả kinh doanh: .........................................................................................14
1.7 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng. ....17
1.7.1 Thuận lợi:...........................................................................................................17
1.7.2 Khó khăn: ..........................................................................................................17
vii
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI SACOMBANK –
PGD DI
LINH .............................................................................................................................19
2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Sacombank – PGD Di Linh và bộ phận tín
dụng. Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Sacombank – PGD Di Linh....Error! Bookmark
not defined.
2.1.2 Giới thiệu về bộ phận tín dụng. ......................................................................19
2.1.3 Một số khái niệm cơ bản: ................................................................................20
2.1.3.1 Khái niệm cho vay nông nghiệp đối với khách hàng cá nhân. ............20
2.1.3.2 Những chỉ tiêu dùng để phân tích. ..........................................................20
2.1.4 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh. 21
2.1.4.1 Doanh số huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2014. ..........................21
2.1.4.2 Doanh số cho vay từ năm 2011 đến năm 2014......................................22
2.1.4.3 Doanh số thu nợ từ năm 2011 đến năm 2014 ........................................22
2.1.4.4 Dư nợ cho vay từ năm 2011 đến năm 2014...........................................24
2.1.4.5 Nợ xấu từ năm 2011 đến năm 2014........................................................24
2.1.4.6 Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín PGD
Di Linh 25
2.2 Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng cho Sacombank PGD Di
Linh 26
2.2.1 Xác định mục tiêu chiến lược của Ngân hàng ..............................................26
2.2.2 Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hoạt động tín dụng ma trận
SWOT 30
viii
2.3 Chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Nông nghiệp và dịch vụ tại
Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh..............................................................................31
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÍN
DỤNG CỦA SACOMBANK PGD DI LINH ....................................................................36
3.1 Một số giải pháp.......................................................................................................36
3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách khách hàng...........................................36
3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing Ngân hàng..................................................37
3.1.3 Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ..................................38
3.1.4 Tăng cường công tác thẩm định để duy trì rủi ro tín dụng ở mức tối
thiểu. 39
3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Sacombank PGD Di Linh..................................................................................................40
ix
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
KHCN Khách Hàng Cá Nhân
KHDN Khách Hàng Doanh Nghiệp
TMCP Thương Mại Cổ Phần
PGD Phòng Giao Dịch
NHNN Ngân Hàng Nhà Nước
SXKD Sản Xuất Kinh Doanh
TCTD Tổ Chức Tín Dụng
CV. QHKH Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng
CV. QLTD Chuyên Viên Quản Lý Tín Dụng
CV.TV Chuyên Viên Tư Vấn
CVKH Chuyên Viên Khách Hàng
GDV Giao Dịch Viên
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011-2014
Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011-
2014
Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm 2011-
2014
Biểu đồ 4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm
2011-2014
Biểu đồ 5: Doanh số huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-
2014
Biểu đồ 6: Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014
Biểu đồ 7: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014
Biểu đồ 8: Dư nợ cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, kinh tế thế giới luôn đã trải qua nhiều biến động. Mặc dù
còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, các chính sách tiền tệ và tài khóa thông thoáng hơn đã
giúp cho nền kinh tế được khôi phục một cách đáng kể. Trong bối cảnh đó, với việc
gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam
tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng ít nhiều vẫn gặp phải những khó khăn nặng
nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm
gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Vượt lên trên
những khó khăn, thử thách đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc
độ khá nhanh, trở thành một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho tất cả mọi hoạt động của
đời sống, từ tiêu dùng đến sản xuất kinh doanh. Và có thể nói, Ngân hàng với chức
năng là trung gian tài chính đã là kênh cung cấp vốn, là công cụ đắc lực để đáp ứng
nhu cầu đó.
Tín dụng cá nhân tuy là một khái niệm sản phẩm mới được phát triển ở thị trường
Việt Nam nhưng nhanh chóng thu hút được một lượng khách hàng nhất định. Bởi lẽ,
tuy là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng phát triển rất lớn
trong tương lai. Với quy mô thị trường lớn, với dân số trên 89 triệu người, đa số có
độ tuổi trẻ, thu nhập cao, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm lớn, nhu cầu
của KHCN không chỉ bó hẹp trong nhu cầu sinh hoạt thường ngày mà các khách hàng
còn có nhu cầu mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao mức sống hiện tại. Vì vậy, bên
cạnh khách hàng truyền thống là KHDN, KHCN đang gia tăng và chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong họat động cho vay của các Ngân hàng. Đây chính là cơ sở để các
Ngân hàng tự tin đẩy mạnh kinh doanh mảng tín dụng này. Tuy nhiên, vẫn còn khá
nhiều vấn đề hạn chế cần được khắc phục như có quá nhiều rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ
quá hạn còn cao, sản phẩm tín dụng đa dạng, các Ngân hàng nước ngoài hoạt động ở
Việt Nam lại có rất nhiều sản phẩm tín dụng mới, chất lượng cao hơn so với các Ngân
hàng trong nước…
Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất Việt Nam,
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đặc biệt chú trọng đến việc hỗ
2
trợ vốn cho việc mua đất đổi mới cây trồng, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công
nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt
hơn cho cuộc sống của người dân.
Từ thực tế đó, để khắc phục những hạn chế nêu trên thì việc nâng cao hiệu quả
hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt là tại Ngân hàng Sacombank là một vấn đề cần
được quan tâm và giải quyết trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, cũng như
qua quá trình thực tập, tìm hiểu tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh, tôi nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các anh chị tìm hiểu về hoạt động tín dụng mà cụ thể
là hoạt động cho vay nông nghiệp và tôi nhận thấy rằng loại hình cho vay này khá
phổ biến ở khu vực Thị trấn Di Linh. Bên cạnh những thành tựu mà PGD đạt được
thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc quản lý hoạt động tín dụng của PGD.
Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài này để xin trình bày tình
hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Lâm Đồng nói chung và PGD Di Linh nói
riêng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín từ năm 2011 đến năm 2014, trên
cơ sở đó đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả hoạt động tín dụng của PGD cũng như
của Ngân hàng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng giúp Ngân hàng ngày càng
phát triển hoàn thiện hơn hệ thống tín dụng.
2. Mục tiêu của đề tài:
Thu thập thông tin, nắm bắt và hiểu được tình hình cho vay nông nghiệp hiện tại
của Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh.
Tìm hiểu về sự hoạt động của hoạt động cho vay tại Ngân hàng trong thời gian qua,
đánh giá những hoạt động đó. Từ đó, nhận xét, đưa ra những thiếu sót trong hoạt động
cho vay và đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót đó đồng thời xây
dựng chiến lược phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng Sacombank PGD Di
Linh.
Đề xuất giải pháp thực hiện nhằm đưa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trở
thành một trong những Ngân hàng vững mạnh tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay
Nông nghiệp phân tán tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh.
3
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và tình
hình phát triển của Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh trong 4 năm 2011, 2012,
2013 và 2014.
4. Không gian và thời gian.
- Không gian: Sacombank PGD Di Linh.
- Thời gian: Từ ngày 25/02/2015 đếnngày 25/04/2015.
5. Kết quả đạt được.
Hy vọng qua đề tài này, bản thân tôi sẽ có cơ hội mở rộng thêm kiến thức và học
hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu thông qua hoạt động tín dụng của Ngân
hàng Sacombank, và có thể đóng góp một phần nào đó trong sự phát triển của Ngân
hàng trong thời gian tới.
6. Kết cấu của đề tài.
Đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín SacomBank – PGD Di
Linh.
Chương 2: Thực trạng cho vay nông nghiệp tại SacomBank – PGD Di Linh.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tín dụng tại Ngân Hàng
SacomBank – PGD Di Linh.
4
CHƯƠNG 1 TỔNG
QUAN VỀ NGÂN
HÀNG TMCP
SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
SACOMBANK
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Quá trình hình thành.
- Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào năm 1991trên
cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng là Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp, Hợp Tác
Xã tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công với các nhiệm vụ chính là huy động
vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo:
+ Giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp
ngày 03/12/1991.
+ Giấy phép số 05/GP-UP do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày
03/01/1992.
- Trụ sở chính ban đầu của Sacombank nằm trên đường Nguyễn Oanh, nay chính
là chi nhánh Gò Vấp. Từ tháng 4 năm 1999, trụ sở chính của Sacombank được điều
chuyển về tòa nhà Sacombank đặt tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ
Chí Minh.
1.1.2 Sự phát triểncủa Ngân hàng Sacombank từ khi thành lập cho đến nay.
- Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến năm 2003, vốn điều lệ của Ngân hàng
tăng lên 505 tỷ đồng, năm 2004 là 675,635 tỷ đồng, năm 2005 là 1070 tỷ đồng. Và
sau đó vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 10740 tỷ đồng năm 2011, năm 2012
vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ là 10740 tỷ đồng, đến năm 2013 mức vốn điều lệ là
12426 tỷ đồng và đạt 13482 tỷ đồng vào năm 2014.
5
Biểu đồ 1: Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011-
2014.
Đến năm 2014, Sacombank đã có tổng tài sản đạt 183.000 tỷ đồng, tăng 14% so
với năm 2013; vốn chủ sở hữu đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với năm
2013(trong đó vốn điềulệ đạt 13.482 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2013);tổng nguồn
vốn huy động đạt 160.500 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013 (trong đó huy động tổ
chức kinh tế & dân cư đạt 156.000 tỷ đồng, tăng 19%; huy động VND tăng 20% so
với năm 2013);tổng dư nợ cho vay đạt 124.600tỷ đồng, tăng 13% sonăm 2013(trong
đó cho vay VND tăng 17% so với năm 2013);lợi nhuận trước thuế đạt 3.000 tỷ đồng,
tăng 6% so năm 2013; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt trên 9%; tỷ lệ nợ xấu
không quá 3% và tỷ lệ phân phối cổ tức từ 10 - 12% vốn cổ phần. Đại hội cũng đã
thống nhất chủ trương sử dụng 100 triệu cổ phiếu quỹ và một phần thặng dư vốn cổ
phần chia cho cổ đông hiện hữu trong năm 2014 theo tỷ lệ 10%.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
VỐN ĐIỀU LỆ
VỐN ĐIỀU LỆ
Đơn vị : Tỷ đồng
6
Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
năm 2011-2014.
- Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập,
tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã phát triển lên
đến trên 100 điểm giao dịch gồm 1 Sở Giao Dịch TP.Hồ Chí Minh, 1 Sở Giao Dịch
Hà Nội, 53 Chi nhánh, 39 PGD, 6 tổ tín dụng trải dành khắp các tỉnh thành kinh tế
trọng điểm trong cả nước: Miền Bắc, Duyên hải Miền Trung và Miền Nam.
- Ngoài việc mở mạng lưới hoạt động, Sacombank còn thành lập công ty trực
thuộc và tham gia góp vốn vào nhiều công ty. Riêng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ,
Sacombank đã thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank – AMC) và góp vốn thành lập các công ty: Công ty chứng
khoán TP.Hồ Chí Minh (HSC), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông ( VASS),
Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam ( VIETFUND
MANAGEMENT), Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín ( SACOMREAL).
- Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mở rộng.
Không còn đơn thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống,
nhiều dịch vụ mới đã ra đời hòa trong xu thế phát triển của thị trường tiền tệ. Các
dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh
41050
48150
45150
71280
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Đơn vị : Tỷ đồng
7
ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, chi hộ - thu hộ, cho thuê ngăn tủ sắt,
bảo lãnh, tài trợ thương mai, tiết kiệm tích lũy và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống
máy rút tiềntự động (ATM)…đã làm cho hoạt động của Sacombank ngày càng phong
phú và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.1.3 Các thành công đạt được trong những năm gần đây.
Với Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến năm 2003, vốn điều lệ của Ngân
hàng tăng lên 505 tỷ đồng, năm 2004 là 675,635 tỷ đồng, năm 2005 là 1070 tỷ đồng.
Và sau đó vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 10740 tỷ đồng năm 2011, năm
2012 vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ là 10740 tỷ đồng, đến năm 2013 mức vốn điều
lệ là 12426 tỷ đồng và đạt 13482 tỷ đồng vào năm 2014.
► Danh hiệu trong nước:
Năm 2011:
- Giải thưởng “ Báo cáo thường niên xuất sắc nhất năm 2011” dành cho Báo cáo
thường niên 2010 của Sacombank do Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE),
Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), báo Đầu tư và Dragon Capital phối hợp
tổ chức bình chọn.
- Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước dành cho tập thể Sacombank vì có thành tích
xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua của Ngân hàng năm 2010
Năm 2012:
- Sacombank thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 ( Bảng xếp
hạng VNR500) do công ty Vietnam Report phối hợp cùng báo Vietnamnet tổ chức;
- Giải thưởng thương hiệu mạnh 2012 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng
Cục Xúc tiến Thương mai ( Bộ Công Thương) tổ chức;
Năm 2013:
- Top 30 Báo cáo thường niên tốt nhất 2013 do Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM
và Báo đầu tư Chứng khoán thực hiện.
- Cờ thi đua năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước cho Sacombank.
- Tập thể lao động xuất sắc nhất năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước cho Sacombank;
Năm 2014:
- Ngân hàng điện tử được yêu thích nhất 2014.
- Danh hiệu: Hàng Việt tốt – dịch vụ hoàn hảo;.
8
- Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu năm 2014 tại Việt Nam do tạp chí The Banker
bình chọn.
► Danh hiệu quốc tế:
Năm 2011:
- Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2011;
- Ngân hàng giao dịch tốt nhất tại Việt Nam;
- Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam;
Năm 2012
- Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012;
- Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012;
- Ngân hàng tiêu biểu 2012.
Năm 2013:
- Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2013;
- Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013;
- Tỉ lệ điện đạt chuẩn STP về thanh toán quốc tế;
- Vision Awards: Giải bạch kim dành cho Báo cáo thường niên 2012 xuất sắc trong
ngành;
- Vision Awards: Xếp hạng thứ 31 trong Top 100 Báo cáo thường niên xuất sắc nhất
toàn cầu 2012;
Năm 2014:
- Top 1000 Ngân hàng Thế giới;
- Ngân hàng tốt nhất trong các thị trường mới nổi 2014;
- Best Retail Bank Vietnam 2014;
- Vision Awards:Giải vàng cho Báo cáo thường niên xuất sắc trong ngành 2013;
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Ngân Hàng.
- Chủ động tổ chức quản lý kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả, an toàn, phát triển
vốn, tài sản khác được giao để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín
- Tổ chức, thực hiện nội dung kinh doanh theo quy định.
9
- Được quyết định các mức lãi suất, phí tiền gởi, tiền vay đối với khách hàng, quy
định mức hoa hồng, lệ phí, tỷ giá mua bán ngoại tệ và phí giao dịch ngoại tệ trong
một khung nhất định do ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Quyết Định.
- Hoạt động như một định chế tài chính trung gian, là trung gian đáp ứng các nhu cầu
dịch vụ của khách hàng cũng như sử dụng nguồn vốn từ kết quả hoạt động kinh doanh
để tiếp tục đầu tư kinh doanh.
1.3 Hệ thống tổ chức của Ngân Hàng.
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
10
1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
- HỘI SỞ: Cơ quan đầu não của Ngân Hàng SaComBank. Quyết định các vấn đề
nòng cốt của toàn hệ thống.
- CHI NHÁNH: Quản lí một(01)khu vực cụ thể, quyết định các vấn đề nhân sự, luân
chuyễn tiền tệ và các hoạt động kinh doanh của các phòng giao dịch trong khu vực (
HỘI SỞ
CHI NHÁNH
PHÒNG GIAO
DỊCH
TRƯỞNG PHÒNG
GIAO DỊCH
PHÓ PHÒNG
GIAO DỊCH
TRƯỞNG BỘ
PHẬN TÍN DỤNG
TRƯỞNG PHÒNG
KINH DOANH
THỦ QUỸ
CVKH.
DOANH
NGHIỆP
CVKH. CÁ
NHÂN
CHUYÊN
VIÊN TƯ
VẤN
GIAO DỊCH
VIÊN
11
Ví Dụ: Chi Nhánh Đà Lạt quản lí các phòng giao dịch Lâm Hà. Đức Trọng, Bảo Lộc,
Di Linh….)
- PHÒNG GIAO DỊCH: Các văn phòng trực thuộc chi nhánh. Nơi trực tiếp thực
hiện các giao dịch trực tiếp của ngân hàng với khách hàng.
- TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH: Là người đứng đầu phòng giao dịch quản lý
phòng giao dịch, quản lí cán bộ nhân viên trong phòng giao dịch, thực hiện các việc
kí kết văn bản hợp đồng cho vay của ngân hàng với khách hàng.
- PHÓ PHÒNG GIAO DỊCH: Là người hỗ trợ cho trưởng phòng giao dịch, thực
hiện thu chi các hoạt động của ngân hàng như trang trí mua trái cây….. quản lí khu
vực giao dịch viên thủ quỷ, kí kết các hóa đơn thu chi của giao dịch viên.
- TRƯỞNG BỘ PHẬN TÍN DỤNG: Là người quản lí bộ phận tín dụng, với nhiệm
vụ đốc thúc các hoạt động tín dụng,kiểm soát rủi ro các hồ sơ tín dụng, kiểm tra các
hợp đồng, văn bản kí kết trước khi trình trưởng phòng giao dịch kí, cập nhập các biểu
mẩu mới của Ngân Hàng.
- TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH: Là người định hướng những công việc cần
làm cho CVKH, phân bổ chỉ tiêu của các chương trình từ chi nhánh xuống cho
CVKH. Đề ra kế hoạch kinh doanh của Ngân Hàng theo tuần, quý. Đảm bảo hoàn
thành mục tiêu kinh doanh của Ngân Hàng
- THỦ QUỸ: Là người thu tiền từ khách hàng, xuất tiền cho khách hàng. Đóng các
ép lai, mộc của ngân hàng. Giữ tài sản thế chấp của khách hàng, các giấy tờ hợp đồng
và các giấy tờ khác có liên quan tới hoạt động vay vốn. Trả tài sản khi khách hàng tất
toán hồ sơ.
- GIAO DỊCH VIÊN: Là người thực hiện các giao dịch trực tiếp của khách hàng
như chuyển tiền, thu lãi….. Lấy số hợp đồng cho khách hàng, thực hiện các công
đoạn cần thiết trước khi cho giải ngân hồ sơ vay.
- CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN: Là người tiếp nhận các thắc mắc của khách hàng, tư
vấn quyền lợi và các mức phí cũng như lãi suất cho khách hàng. Trực tiếp làm các
thẻ tín dụng và các tiện ích liên quan tới thể tín dụng.
- CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN: Là người thực hiện các hợp đồng
cho vay đối với khách hàng cá nhân từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, làm hồ sơ cho tới
giải ngân đối với khách hàng.
12
- CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP: Là người thực hiện các
hợp đồng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định,
làm hồ sơ cho tới giải ngân đối với khách hàng.
1.4 Tổng quan về tình hình nhân sự của Ngân Hàng.
- Sacombank – PGD Di Linh chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày
28/06/2011.
- Địa chỉ trụ sở tại 671 Hùng Vương, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm
Đồng.
- Nhân sự hiện tại của PGD gồm 18 người, trong đó gồm:
01 Trưởng Phòng, tuổi 35, trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng dài
hạn cùng Ngân Hàng.
01 Trưởng phó phòng, tuổi 33, trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng
dài hạn cùng Ngân Hàng.
01 Trưởng phòng kinh doanh, tuổi 32,trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp
đồng có thời hạn cùng Ngân Hàng.
01 Trưởng bộ phận tín dụng, tuổi 25 trình độ Đại Học chuyên ngành ngân hàng, hợp
đồng có thời hạn với Ngân Hàng.
01 Chuyên viên tư vấn tuổi 31, trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng
có thời hạn với Ngân Hàng.
03 Giao Dịch Viên tuổi từ 22-27 với trình độ đại học và cao đẳng chuyên ngành ngân
hàng, hợp đồng có thời han cùng Ngân Hàng.
02 Thủ Quỹ tuổi 25 và 28 với trình độ cao đẳng chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng
có thời han cùng Ngân Hàng.
01 Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, tuổi 30 với trình độ đại học chuyên ngành
tài chính ngân hàng, hợp đồng có thời hạn với Ngân Hàng.
04 Chuyên viên khách hàng cá nhân tuổi từ 24 – 27, với trình độ cao đẳng và đại học
chuyên ngành tài chính ngân hàng, hợp đồng có thơi hạn cùng Ngân Hàng.
13
1.5 Tổng quan về lĩnhvực hoạt động của Ngân Hàng.
1.5.1 Hoạt động huy động vốn:
- Là hoạt động mang lại nguồn tiền chủ yếu giúp Ngân hàng có cơ sở thực hiện
các hoạt động kinh doanh khác.
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, tiền gửi không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và từ các Tổ chức tín dụng khác.
- Tiếp nhận nguồn vốn đầu tư và phát triểntừ Nhà nước hoặc tiếp nhận các nguồn
vốn ủy. thác đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế như FMO, RDF II,
SMEDF,
1.5.2 Hoạt động cho vay:
- Đây là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, hoạt động
cho vay của Ngân hàng chủ yếu bao gồm các hoạt động sau:
- Phân theo thời hạn cho vay có 3 loại sản phẩm cho vay bao gồm sản phẩm cho
vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay dưới 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay trên 60 tháng.
- Phân theo hình thức cho vay, có 2 loại sản phẩm cho vay bao gồm cho vay theo
món và cho vay theo hạn mức.
- Phân theo đối tượng cho vay, có 3 loại sản phẩm cho vay bao gồm cho vay cá
nhân, cho vay doanh nghiệp và cho vay tập thể Hợp tác xã.
1.5.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ.
- Ngân hàng ngày càng chú trọng đến các loại hình hoạt động này vì các hoạt động
dịch vụ thường mang lại cho Ngân hàng nguồn lợi lớn trong khi rủi ro ít. Các hoạt
động dịch vụ đã được Sacombank triển khai là:
- Dịch vụ thanh toán quốc tế dưới các hình thức như mở thư tín dụng (L/C) cho
khách hàng, thu hộ D/P và D/A, chi hộ bằng T/T và M/T, tài trợ xuất khẩu,…
- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc với các nghiệp vụ phái sinh liên quan
như Swap, Future, Opition.
14
1.5.4 Hoạt động đầu tư - liêndoanh:
- Sacombank hiện đã đầu tư xây dựng một số công ty trực thuộc chuyên doanh
một số sản phẩm chủ yếu như:
- Công ty quản lý Nợ và khai thác tài sản – AMC.
- Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBS.
- Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal.
- Công ty Kinh doanh Kiều hối Sài Gòn Thương Tín – Sacomrex.
- Trung tâm Thẻ Sài Gòn Thương Tín.
Ngoài ra Sacombank còn liên doanh thành lập công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu
tư chứng khoán Việt Nam – VMF với tỷ lệ góp vốn 51%. Thời gian sắp tới,
Sacombank dự kiến sẽ tiếp tục thành lập một số công ty liên doanh khác như công ty
liên doanh vàng, công ty liên doanh thẻ, công ty liên doanh Bảo hiểm,…
1.6 Một số kết quả hoạt động của Ngân Hàng Sacombank – Chi Nhánh Lâm
Đồng ( 2011-2014)
1.6.1 Kết quả kinh doanh:
Về tình hình huy động vốn:
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
500
1000
1500
2000
2500
HUY ĐỘNG VỐN
HUY ĐỘNG VỐN
Đơn vị : Tỷ đồng
15
Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng
năm 2011-2014
Từ biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đềuqua các năm, năm 2012
tăng 16% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 43% so với năm 2012. Đến năm 2014
nguồn vốn huy động tăng 22% so với năm 2013.
Về tình hình cho vay:
Biểu đồ 4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm
2011-2014
Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay giảm nhẹ và sau đó tăng trưởng mạnh
vào các năm tiếp theo. Cụ thể năm 2012 giảm 16% so với năm 2011. Năm 2013 tăng
8% so với năm 2012. Đến năm 2014 có sự đột phá trong công tác cho vay tăng 62%
so với năm 2013.
Kết quả hoạt động kinh doanh:
- Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá xem ngân hàng đó có hoạt động tốt
hay không trong quá trình kinh doanh. Trừ các ngân hàng phi lợi nhuận còn tất cả các
ngân hàng khác đều xoay quoanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả
vì lợi nhuận. Bởi lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh,
bản lĩnh ngân hàng trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
DOANH SỐ CHO VAY
DOANH SỐ CHO VAY
Đơn vị : Tỷ
16
- Ngoài ra nếu có được lợi nhuận thì ngân hàng sẽ mở rộng phát triển khối lượng
tín dụng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vậy để xác định được lợi nhuận trước thuế của một ngân hàng ta cần xác định được
thu nhập và chi phí. Bởi sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí là lợi nhuận. Sau đây
là bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây.
Các hoạt động khác:
Song song với hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn phát triểnthêm
nhiều dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chi trả kiều hối, đại lý
ủy thác đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối… Do đó mức tăng trưởng của các hoạt
động dịch vụ của chi nhánh những năm gần đây tăng lên rất nhiều.
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
SACOMBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ
tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2012/2011 Năm
2013
Năm
2014
Chênh lệch
2014/2013
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Tổn
g thu
nhập
63,183 77,650 14,467
22,8
9
75,691 107,800 32,109
42,4
2
Tổn
g chi
phí
22,133 29,500 7,367
33,2
9
30,541 36,520 5,979
19,5
8
Lợi
nhuậ
n
trướ
c
thuế
41,050 48,150 7,100
17,2
9
45,150 71,280 26,130
57,8
7
Huy
động
vốn
VN
D
1,083 1,256
173,36
5
16
1,794,7
72
2,187,2
74
392,50
2
21,8
6
USD 5,061 3,070 -1,991
-
39,3
4
2,986 3,170 184 6,16
Cho
vay
vốn
1,275,9
58
1,068,8
64
-
207,09
4
-
16,2
3
1,155,2
39
1,881,2
59
726,02
0
62,8
5
17
Số
lượn
g
khác
h
hàng
31,015 37,701 6,686
21,5
6
43,495 57,423 13,928
32,0
2
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng
luôn tăng với tỷ trọng cao. Tổng thu nhập của Chi nhánh năm 2014 là 107,800 tỷ
đồng cùng với chi phí bỏ ra được xem là ở mức thấp nhất có thể chỉ 36,520 tỷ đồng.
Điều này mang lại cho Ngân hàng nguồn lợi nhuận trước thuế khá lớn là 71,280 tỷ
đồng, tăng 57,87% so với năm 2013.
1.7 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng.
1.7.1 Thuận lợi:
Hoạt động trên địa bàn rộng lớn, có lượng khách hàng vay vốn đông đảo và thân
thiết. Điều này tạo điềukiện cho Ngân hàng chiếm thị phần lớn trong hầu hết các dịch
vụ của Ngân hàng.
- Có vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm Thành Phố Đà Lạt, nơi có mật độ dân cư
cao và thuận tiện cho giao dịch.
- Do hoạt động cũng được lâu năm nên Ngân hàng đã nắm bắt được những đặc
điểm kinh tế xã hội, phong tục tập quán và thói quen của vùng tạo điều kiện thuận lợi
trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa các sản phẩm phù hợp.
- Ngân hàng có những cán bộ lâu năm, lành nghề và nhiệt tình với công việc.
- Thái độ phục vụ khách hàng được nâng cao rõ rệt, thời gian giải quyết hồ sơ
nhanh, tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái và được tôn trọng khi đến giao dịch.
1.7.2 Khó khăn:
- Đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa tinh, trình ñộ chuyên môn, năng lực và phương
pháp quản lý điều hành còn bất cập với nhu cầu thực tế, chưa có chính sách dài hạn,
tạo ra bộ máy nặng nề, tăng chi phí, tăng rủi ro, giảm hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh
tranh.
- Sản phẩm dịch vụ còn hạn hẹp, chủ yếu là các dịch vụ truyền thống với chất
lượng phục vụ thấp, chi phí khá cao, thiếu linh hoạt.
- Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu.
18
- Đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư và thu
hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
- Công tác huy động vốn trong thời gian qua chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu
cầu cho vay của ngân hàng. Phần lớn phải điều chuyển nguồn vốn từ chi nhánh cấp
trên về, điều này làm cho ngân hàng bị động về nguồn vốn.
- Các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay.
- Các dịch vụ thanh toán còn yếu chưa hỗ trợ tích cực trong việc tăng
nguồn vốn huy động có lãi xuất rẻ.
19
CHƯƠNG 2 ;
THỰC TRẠNG
CHO VAY
NÔNG NGHIỆP
TẠI
SACOMBANK –
PGD DI LINH
2.1 Giới thiệuvề bộ phận tín dụng.
Bộ phận tín dụng ngân hàng SacomBank – PGD Di Linh có 7 người trong
Tên
( Tuổi)
Vị trí Trình độ
Hợp
đồng
kí kết
Nhiệm vụ
Trần Quốc Việt
(32)
Trưởng bộ
phận kinh
doanh
Đại học chuyên
ngành tài chính
ngân hàng
Dài
hạn
Trần Lộc
(25)
Trưởng bộ
phận tín dụng
Đại học chuyên
ngành tái chính
ngân hàng
Dài
hạn
Kiểm tra hồ sơ
và tính rủi ro của
hợp đồng trước
khi trình kí
trưởng phòng
Hồ Đức Minh
(29)
Chuyên Viên
khách hàng cá
nhân- doanh
nghiệp
Đại học chuyên
ngành tái chính
ngân hàng
Có
thời
hạn
(1)
Ngô Duy Tứ
(25)
Chuyên viên
khách hàng cá
nhân
Cao đẳng chuyên
ngành tài chính
ngân hàng
20
Nguyễn Công
Thành
(26)
Đại học chuyên
ngành tái chính
ngân hàng
Trần Nguyễn Vĩnh
Khang(25)
Đại học chuyên
ngành tái chính
ngân hàng
Nguyễn Văn
Hướng
(24)
Cao đẳng chuyên
ngành tài chính
ngân hàng
(1) Nhiệm vụ của CVKH Cá Nhân – Doanh Nghiệp: tiếp thị, tiềm kiếm khách hàng
có nhu cầu vay, gởi hoặc các giao dịch với ngân hàng. Tiếp nhận hồ sơ, nhu cầu của
khách hàng căn cứ trên nhu cầu của khách hàng để hướng dẫn và tư vấn cho khách
hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng. Xem xét khả năng
có thể hoặc không thể cho vay sau đó trả lời cho khách hàng. Tiến hành xác minh
thẩm định tài sản của khách hàng nếu đồng ý cho vay. Làm bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho
khách hàng, các văn bản hợp đồng có liên quan đến việc vay vốn và điều kiện pháp
lí ( hợp đồng thế chấp, hợp đồng cho vay, tờ trình, biên bản định giá, phương án
vay,………..). Cho khách hàng kí các hợp đồng sau đó chuyển xuống cho giao dịch
viên chờ giải ngân cho khách hàng. Cùng đó là việc thực các cuộc gọi nhắc nợ khách
hàng, đòi nợ khách hàng khi quá hạn trả. Làm hổ sơ tất toán cho khách hàng khi
khách hàng có nhu cầu.
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản:
2.1.1.1 Khái niệm cho vay nông nghiệp đối với khách hàng cá nhân.
Cho vay nông nghiệp đối với KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho
các khách hàng là cá nhân. Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho
các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa
thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng.
2.1.1.2 Những chỉ tiêudùng để phân tích.
a) Doanh số cho vay.
21
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay
trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa.
Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
b) Doanh số thu nợ.
Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng
kể cả năm nay và những năm trước đó.
c) Dư nợ cho vay.
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho
vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.
d) Nợ xấu.
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho
ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản
dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh
chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
2.1.2 Thực trạng hoạt động tíndụng tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh.
2.1.2.1 Doanh số huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2014.
Biểu đồ 5: Doanh số huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di
Linh năm 2011-2014
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
20
40
60
80
100
120
Quỹ VND
Doanh nghiệp
Cá nhân
Đơn vị : Tỷ đồng
22
2.1.2.2 Doanh số cho vay từ năm 2011 đến năm 2014
Biểu đồ 6: Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm
2011-2014
Mặc dù chính thức đi vào hoạt động mới đây nhưng nhìn chung tình hình cho vay
Nông nghiệp ở PGD có mức tăng trưởng cao, cụ thể: trong năm 2011 là 32 tỷ đồng
đến năm 2012 là 75 tỷ đồng, năm 2013 là 135 tỷ đồng và đạt 290 tỷ đồng năm 2014.
Điều này cho thấy PGD đã có những chủ trương hợp lý nhằm thu hút khách hàng để
nâng cao doanh số cho vay, mở rộng thêm được các loại hình cho vay nhằm đáp ứng
nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế hiện nay, nên đã đạt được những thành quả đáng
kể.
2.1.2.3 Doanh số thu nợ từ năm 2011 đến năm 2014
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
50
100
150
200
250
300
350
DOANH SỐ CHO VAY
DOANH SỐ CHO VAY
Đơn vị : Tỷ đồng
23
Biểu đồ 7: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm
2011-2014
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các loại hình trên là ổn định và có chuyể n
biến tích cực trong các năm qua với tốc độ thu nợ ngày càng tăng cao ( so với năm
2013 thì năm 2014 có doanh số thu nợ tăng 20% )
Sở dĩ doanh số thu nợ qua các năm tăng là do:
- Doanh số cho vay ngày càng tăng. Doanh số thu nợ của các sản phẩm có tăng
nhưng tăng không đồng đều nhau nên tỷ trọng thay đổi qua các năm.
- Năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao nên đã giúp
cho họ trong việc quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay; trước, trong và sau khi
cho vay, cán bộ tín dụng luôn quan sát, theo dõi việc cho vay, họ luôn nhắc nhở khách
hàng khi đến hạn trả nợ bằng những câu giao tiếp thân thiện tạo thuận tiện hơn trong
công tác thu nợ.
- Do năng lực quản lý của PGD ngày càng được nâng cao, tạo được lòng tin nơi
khách hàng nên ngày càng có nhiều người đến với PGD.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
5
10
15
20
25
30
DOANH SỐ THU NỢ
DOANH SỐ THU NỢ
Đơn vị : Tỷ đồng
24
2.1.2.4 Dư nợ cho vay từ năm 2011 đến năm 2014
Biểu đồ 8: Dư nợ cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm
2011-2014
Nhìn vào biểu đồ thì dư nợ cho vay của PGD đang ở mức cao và tăng dần qua
các năm từ 120 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 170 tỷ đồng vào năm 2014 ( tăng 50 tỷ
đồng chỉ sau 1 năm).
2.1.2.5 Nợ xấu từ năm 2011 đến năm 2014
Nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2014, Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh
hoàn toàn không có nợ xấu. Đây là 1 điểm mạnh của PGD khi không phải xử lý bất
kì một tình trạng nợ xấu nào trong 4 năm qua. Nhìn vào consố nợ xấu của PGD trong
báo cáo chính thức có lẽ ai cũng phải giật mình vì nó “quá đẹp”. Theo thuyết minh
báo cáo tài chính tỷ lệ nợ xấu của PGD cuối năm 2014là 0%, trước đó cuối năm 2013
cũng là 0%.
Nợ xấu của PGD nói riêng và Ngân hàng Sacombank nói chung cũng thấp hơn rất
nhiều so với Ngân hàng được xem tốt nhất Việt Nam là Vietcombank . Nếu thực sự
con số nợ xấu này là đúng, rõ ràng Sacombank có hệ thống quản trị rủi ro vượt trội
so với các Ngân hàng khác.
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
DƯ NỢ CHO VAY
DƯ NỢ CHO VAY
Đơn vị : Tỷ đồng
25
2.1.2.6 Đánh giáhoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín PGD
Di Linh
Như vậy, trải qua gần 4 năm đi vào hoạt động, hoạt động tín dụng của PGD đã đạt
được một số kết quả đáng khích lệ, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nó
cho thấy sự nỗ lực và những thành công bước đầu trong hoạt động này của Ngân
hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế:
- Chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được nên gây ra tình trạng dư thừa
vốn huy động làm ảnh hưởng đến PGD.
- Đối tượng khách hàng chủ yếu là vay Nông nghiệp, cho vay tiêu dùng được
khuyến khích nhưng không tăng trưởng được nhiều.
- Dư nợ không có tài sản đảm bảo vẫn ở mức cao.
Nguyên nhân:
Các KHCN chủ yếu có nhu cầu vốn dài hạn trong thời gian dài phục vụ cho quá
trình sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, các quy trình cho vay của Ngân hàng lại
trải qua nhiều bước từ nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định, giải ngân,…Hơn thế, dù
PGD đã áp dụng nhiều hình thức cho vay từng lần, từng món, theo hạn mức tín dụng,
trả góp,…nhưng những cá nhân muốn vay nhiều lần lại phải lặp đi lặp lại tất cả các
thủ tục cần thiết, tốn nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, Ngân hàng không tạo ra được
sự linh hoạt trong khả năng cung cấp tín dụng cho các KHCN gây khó khăn cho cả
Ngân hàng và khách hàng.
Chất lượng nhân sự của Ngân hàng còn một số hạn chế: thiếu kinh nghiệm thực
tế, đặc biệt là những kinh nghiệm về thẩm định.
Chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư và phương án cho vay vẫn
chưa cao: chưa xây dựng được kênh thông tin độc lập làm cơ sở để đánh giá một cách
toàn diện, khách quan.
PGD chưa có điều kiện chú trọng đến công tác Marketing để quảng bá cho Ngân
hàng và các sản phẩm dịch vụ của mình đến đông đảo khách hàng. Các hoạt động
như nghiên cứu chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp vẫn chưa được
thực hiện.
26
Chính sách ưu tiên, khuyến khích cho vay đối với KHCN cũng như cho vay tiêu
dùng chưa rõ ràng, vẫn hoạt động theo khuôn mẫu cũ như đối với các đối tượng khác.
2.2 Xây dựng chiến lược phát triểnhoạt động tín dụng cho Sacombank PGD
Di Linh
Chất lượng tín dụng tại PGD không chỉ được đánh giá qua các con số mang tính
định lượng mà còn thể hiện phần nào qua các chỉ tiêu khác. Đó là việc triển khai tốt
công tác quản trị điều hành, chiến lược phát triển phù hợp, quy trình nghiệp vụ khoa
học,đảm bảo quản lí chặt chẽ quá trình cấp tín dụng, đã tạo lập uy tín với nhiều khách
hàng.Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được, việc hoạt động tại PGD vẫn không tránh
khỏi những bất cập. Đó là sự hạn chế về trình độ, nghiệp vụ, cũng như còn lạc hậu về
cơ sở vật chất, kỹ thuật cần phải khắc phục.
2.2.1 Xác định mục tiêu chiến lược của Ngân hàng
Đến 2020 chiếm lĩnh trên 50% thị phần Huy động – Cho Vay của địa bàn huyện
Di Linh. Nhằm chủ động xây dựng một hệ thống Ngân hàng Thương mại vững mạnh,
có đủ khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế đất nước. Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đã xây dựng đề án phát triển Ngân hàng và chiến lược phát triển dịch
vụ Ngân hàng bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:
a) Chuyển dịch cơ cấu cho vay
Để có thể chuyển dịch cơ cấu cho vay của Ngân hàng mình, PGD Di Linh cần xây
dựng được kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chính sách tín dụng
phù hợp là vấn đề hết sức quan trọng. Muốn vậy, PGD cần xem xét tất cả các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt động chung của Ngân hàng và đặc biệt là những nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với Ngân hàng.
b) Mở rộng về đối tượng cho vay.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp: nhu cầu vốn vay của loại hình này thường
không nhiều, chủ yếu vay dài hạn để bổ sung lượng tiền mặt thiếu hụt tạm thời. Đứng
trên góc độ quản lý Ngân hàng, khoản chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để thực hiện trên
mỗi món vay là lớn hơn so với việc cho các doanh nghiệp vay. Do đó, bên cạnh việc
trực tiếp cho từng cá nhân vay vốn, đối với những khách hàng có cùng hoạt động sản
xuất kinh doanh, Ngân hàng có thể hướng dẫn họ tập hợp lại nhóm khoảng từ 5 đến
6 người để thực hiện việc cho vay. Cán bộ tín dụng chỉ cần làm việc với 1 hoặc 2
27
người đại diện cả nhóm. Người này sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ngân hàng về
việc sử dụng vốn vay của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như chuyển khoản
vay từ Ngân hàng tới các thành viên khác. Bằng cách này, Ngân hàng giảm được chi
phí vay, khách hàng bớt được các thủ tục rườm rà.
- Đối với khách hàng cá nhân: đây là những cá nhân có nhu cầu vay vốn để đáp
ứng nhu cầu cấp thiết của mình. Tùy khách hàng mà Ngân hàng sẽ áp dụng các chính
sách tín dụng khác nhau. Ví dụ, bên cạnh việc cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu
động, Ngân hàng cũng có thể cho khách hàng vay để thực hiện dự án trung và dài
hạn. Dựa trên giấy yêu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể cho vay để
mua vật tư, hàng hóa… các nhu cầu tài chính khác theo quy định của NHNN. Việc
cho vay có bảo đảm hay không bảo đảm đến mức độ nào cũng căn cứ vào tính pháp
lý của từng loại hình doanh nghiệp.
Tóm lại, việc mở rộng đối tượng cho vay không những giúp Ngân hàng có thể
thiết lập quan hệ với nhiều khách hàng mà còn giúp Ngân hàng đa dạng hoá được các
khoản đầu tư của mình. Nhờ vậy, Ngân hàng hạn chế được rủi ro đồng thời vẫn thực
hiện được nhịêm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế.
c) Mở rộng về quy mô khoản
vay
Các khách hàng vay thường có nhu cầu không giống nhau do đặc điểm đầu tư và
nuôi trồng khác nhau. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Ngân hàng có thể
mở rộng việc cho vay theo số lượng và kỳ hạn khác nhau.
Trước hết, để thực hiện việc mở rộng theo hướng này, Ngân hàng phải căn cứ vào
tiềm lực về vốn của mình. Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được có thể theo nhiều
nguồn khác nhau: từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…và gắn liền với kỳ hạn khác
nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…Thông thường, quy mô của các nguồn này không
giống nhau. Có người chỉ gửi vài ba trăm nghìn, có người lại gửi đến hàng trăm triệu.
Trong khi đó, khách hàng vay vốn cũng có yêu cầu khác nhau về số lượng, thời hạn
cũng như quy mô của cả khoản cho vay và huy động không phải lúc nào cũng phù
hợp với nhau. Do đó, có thể mở rộng theo hướng này, Ngân hàng phải kế hoạch hoá
được nguồn vốn của mình để có sự chủ động, linh hoạt khi cho vay.
28
d) Mở rộng theo phương thức cho vay.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vốn của khách hàng, mối quan hệ giữa
khách hàng và Ngân hàng, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận để lựa chọn phương
thức cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của khách hàng. Xuất phát từ
điều này, Ngân hàng có thể tiến hành cho vay theo các phương thức như:
- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng thực hiện thủ tục
vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định thoả thuận
một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các
dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống.
- Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án
vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng
làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay trả góp: khi vay vốn, Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận
số lãi vay vốn phải trả cộng với số nợ gốc được chia để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong
thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng
cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và
khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả
cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng chấp
nhận cho khách hàng sử dụng vốn vay trọng phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán
tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng
tiền mặt là đại lý của Ngân hàng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà Ngân hàng thoả thuận bằng
văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng.
Việc mở rộng, cung ứng các phương thức cho vay phù hợp với đặc điểm, tính chất
kinh doanh của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc
29
kiểm tra, giám sát và thu hồi vốn vay. Qua đó, giúp cho hiệu quả kinh doanh của
khách hàng cũng như Ngân hàng được tốt hơn, mối quan hệ giữa hai bên được củng
cố, tạo điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động của Ngân hàng.
e) Mở rộng theo hình thức cho vay.
Theo hình thức cho vay, Ngân hàng có thể cho khách hàng vay có bảo đảm hoặc
không bảo đảm.
Thông thường khi vay Ngân hàng, khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh phải có tài sản thế chấp đảm bảo. Mặc dù vậy, Ngân hàng có bảo đảm hay
không có bảo đảm. Việc cho vay có thể được đảm bảo bằng tài sản của người vay,
bằng bảo lãnh của bên thứ ba hoặc bằng tài sản hình thành từ chính vốn vay. Đối với
những khách hàng mới hoặc có độ tin cậy không cao, việc bắt buộc phải có biện pháp
bảo đảm là cần thiết cho hoạt động ngân hàng được an toàn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể cho vay không cần các biện pháp đảm bảo. Hình
thức cho vay này được áp dụng đối với những khách hàng truyền thống, có hoạt động
kinh doanh tốt, có uy tín với ngân hàng.
f) Đảm bảo an toàn vốn - một chiến lược trong công tác mở rộng tín dụng
đối với Ngân hàng.
Dù mở rộng cho vay theo hướng nào, chiến lược đảm bảo an toàn vốn của Ngân
hàng luôn đặt lên hàng đầu, bởi lẽ nguồn vốn mà Ngân hàng cho khách hàng vay, là
khoản tiền gửi mà Ngân hàng huy động được. Do đó, Ngân hàng có trách nhiệm bảo
toàn và hoàn trả lại cho người gửi.
Thực tế, mỗi Ngân hàng có những biện pháp riêng để bảo toàn những nguồn vốn
của mình. Có Ngân hàng chú trọng khâu thẩm định dự án, có Ngân hàng lại thực hiện
tốt khâu giám sát sau khi cho vay. Nhưng nhìn chung Ngân hàng Sacombank PGD
Di Linh đều tuân thủ quy trình tín dụng một cách chặt chẽ, thực hiện tốt chính sách
tín dụng sẽ giúp Ngân hàng vừa mở rộng hoạt động cho vay đồng thời vẫn đảm bảo
chất lượng của khoản vay. Do vậy, lợi ích của cả khách hàng, Ngân hàng và xã hội
đều được đảm bảo.
30
2.2.2 Phân tíchưu điểm và nhược điểm của hoạt động tíndụng ma trận
SWOT
BẢNG MA TRẬN SWOT CỦA PGD DI LINH
SWOT
Cơ hội (O)
1. Huyện Di Linh là đơn vị hành chính có
diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lâm Đồng
(với diện tích 1.615 km2)
2. Có 01 thị trấn và 18 xã. Dân số 159.000
người, trong do khoảng 40% là người đồng
bào dân tộc thiểu số, dân cư phân bố rộng
khắp thị trấn và các xã trong huyện.
3. Huyện có 02 tuyến quốc lộ đi ngang qua
là Quốc lộ 20 từ Tp.HCM đi Đà Lạt _ Lâm
Đồng và Quốc lộ 28 từ Bình Thuận đi Đắk
Nông.
4. Tình hình chính trị xã hội, an ninh khu
vực ổn định.
5. Thị trường cho sự phát triển dịch vụ
Ngân hàng có tiềm năng lớn
Nguy Cơ (T)
1. Môi trường kinh
doanh chưa thật ổn
định, còn nhiều rủi ro
tiềm ẩn.
2. Áp lực cạnh tranh
trong lĩnh vực Ngân
hàng ngày càng lớn.
3. Áp lực cải tiến công
nghệ, kỹ thuật và quản
trị điều hành.
4. Khách hàng ngày
càng nóng tính và có
tính chuyển đổi cao.
Điểm Mạnh (S)
1. Có đội ngũ nhân viên
trẻ, giỏi nghiệp vụ.
2. Chính sách lương,
phúc lợi cho nhân viên
tốt.
3. Chính sách khách
hàng linh hoạt, gần gũi
với khách hàng.
Kết hợp chiến lược S-O
1. S1, S4, S5 + O1, O2, O3, O4, O5: Chiến
lược phát triển thị trường.
2. S1, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O5: Chiến
lược thâm nhập thị trường
Kết hợp chiến lược S-
T
1. S1, S4, S5, S6 + T2,
T3:
Chiến lược liên kết để
cạnh tranh, chiến lược
liên doanh.
2. S1, S4, S6 + T2, T3:
31
4. Công nghệ Ngân
hàng tương đối tốt.
5. Ban quản lý, điều
hành là những người có
trình độ, kinh nghiệm.
6. Khả năng liên kết tốt
với Ngân hàng Thương
mại lớn
Chiến lược phát triển
công nghệ.
Điểm Yếu (W)
1. Mạng lưới giao dịch
còn hạn chế
2. Sản phẩm dịch vụ
đơn điệu, nghèo nàn và
chưa có sự khác biệt.
3. Tổ chức bộ máy cồng
kềnh và chưa có sự liên
kết.
4. Công tác quảng cáo,
tiếp thị chưa hiệu quả,
uy tín.
Kết hợp chiến lược W-O
1. W2, W4 + O1, O2, O3, O4:
Chiến lược phát triển và nâng cao chất
lượng dịch vụ.
2. W2 + O5: Chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm.
Kết hợp chiến lược W-
T
1. W2 + T2, T3 : Chiến
lược phát triển sản
phẩm
2. W3+ T2, T3: Chiến
lược nhân sự.
2.3 Chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Nông nghiệp và dịch vụ
tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh.
Thứ nhất: Tiếp tục triển khai Chiến lược phát triểnSacombank PGD Di Linh giai
đoạn 2011 – 2020 với những điều chỉnh đã được nghiên cứu bổ sung trong năm 2014,
quyết tâm đưa PGD phát triển trở thành PGD hàng đầu khu vực;
Thứ hai: Đẩy mạnh mọi hoạt động kinh doanh, trong đó tập trung chỉ đạo triển
khai có hiệu quả chiến lược ngân hàng bán lẻ thông qua các chương trình huy động
phân tán, cho vay phân tán, song song với việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân
32
hàng trên cơ sở phát huy thế mạnh về mạng lưới và lợi thế dẫn đầu trong lĩnh vực
ngân hàng bán lẻ;
Thứ ba: Tiếp tục chương trình tái cấu trúc hướng đến phát huy trọn vẹn các thế
mạnh về mạng lưới – con người và công nghệ của PGD kết hợp với việc hoàn thiện
hơn nữa tính hệ thống trong mọi hoạt động của PGD nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của PGD so với mặt bằng chung của toàn ngành;
Thứ tư: Tăng cường công tác quản trị rủi ro, duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất và
ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.
Thứ năm: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện chính
sách nhân sự, chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân sự kế
thừa, đặc biệt thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cấp để chuẩn
bị cho nhu cầu mở rộng và tăng quy mô hoạt động trong thời gian tới;
Thứ sáu: Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, thông qua việc chỉ đạo
đẩy mạnh tiến độ các dự án hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng; rà soát điều chỉnh lại
chiến lược phát triển công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ tốt cho việc mở rộng quy
mô và đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ;
Thứ bảy: Tiếp tục duy trì các hoạt động xã hội, xây dựng hình ảnh
Sacombank hiện đại, chuyên nghiệp nhưng thân thiện và hướng đến cộng đồng.
2.4 Thực trạng những công việc được giao trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập tại bộ phận tín dụng sinh viên thực tập được giao hầu hết
các công việc của 01 người chuyên viên khách hàng cá nhân dưới sự chỉ đạo của
Trưởng phòng, Phó Phòng, Trưởng bộ phận và sự hướng dẫn tận tình của Người
hướng dẫn và các anh trong bộ phận:
a) Photo giấy tờ, hồ sơ: phôtô là việc tạo ra 01 hay nhiều bản mới từ 01 bản có sẵn.
Công việc, từ các hồ sơ gốc như cmnd, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo,
các hợp đồng, tờ trình, biên bản, giấy nhận nợ...v..v…theo số lượng của chuyên viên
yêu cầu.
33
Thực hiện 5S cho Người hướng dẫn: 5SSeiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke (Sàng
lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) là 1 tiêu chuẩn chung của nhân viên ngân
hàng SacomBank thông qua việc sắp xếp hồ sơ quản lý và vị trí của nhân viên. Công
việc, thực hiện tạo file mới lưu trử hồ sơ của khách hàng ( theo tập) thuộc quản lí của
Người hướng dẫn, in file tên khách hàng và mã số khách hàng, tên tập hồ sơ( Hồ sơ
tín dụng, hồ sơ mua xe….v..v..), số tập ( 01, 02,03..v…v…) theo from mẫu của ngân
hàng. Sau đó dán file tên và mã khách hàng lên mặt trước của tập hồ sơ, dán tên hồ
sơ và số tập theo chiều dọc bên hông bìa hồ sơ. Sắp xếp gọn gàng hồ sơ có trong file
vào tập và cột lại. Tạo tủ hồ sơ ngăn nắp có sắp xếp các bộ hồ sơ từ 01 đến hêt.
b) Trình ký trưởng phòng: Trình ký là việc đưa hồ sơ, hợp đồng đã được tạo ra từ
chuyên viên khách hàng sang cho trưởng phòng kí duyệt.Công việc, từ các hồ sơ hợp
đồng đã có từ chuyên viên khách hàng bỏ vào bìa Trình Ký tiến tới gỏ cửa phòng và
trình ký Trưởng phòng.
c) Thực hiện 5S cho Người hướng dẫn: 5S Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke
(Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) là 1 tiêu chuẩn chung của nhân viên
ngân hàng SacomBank thông qua việc sắp xếp hồ sơ quản lý và vị trí của nhân viên.
Công việc, thực hiện tạo file mới lưu trử hồ sơ của khách hàng ( theo tập) thuộc quản
lí của Người hướng dẫn, in file tên khách hàng và mã số khách hàng, tên tập hồ sơ(
Hồ sơ tín dụng, hồ sơ mua xe….v..v..), số tập ( 01, 02,03..v…v…) theo from mẫu
của ngân hàng. Sau đó dán file tên và mã khách hàng lên mặt trước của tập hồ sơ, dán
tên hồ sơ và số tập theo chiều dọc bên hông bìa hồ sơ. Sắp xếp gọn gàng hồ sơ có
trong file vào tập và cột lại. Tạo tủ hồ sơ ngăn nắp có sắp xếp các bộ hồ sơ từ 01 đến
hêt.
d) Đóng mộc ngân hàng, tên trưởng phòng: là việc mang các hợp đồng, giấy tờ cần
thiết đóng dấu mộc của ngân hàng để các hợp đồng, giấy tờ có giá trị về mặt pháp lý
với ngân hàng.Công việc, mang các hợp đồng, giấy tờ xuống thủ quỹ nhờ thủ quỷ
đóng mộc ngân hàng sau đó lấy mộc tên Trưởng phòng đóng dưới chữ kí của Trưởng
phòng (nơi chưa được trưởng phòng kí mà chưa ghi rỏ họ tên).
e) Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng: là việc tiếp nhận các nhu cầu vay của khách
hàng từ đó chờ kí duyệt từ Trưởng phòng hoặc cấp cao hơn để tiến tới làm hồ sơ cho
34
vay. Công việc, khi khách hàng có nhu cầu vay tìm tới ngân hàng. Trực tiếp chào hỏi
khách hàng, nắm bắt thông tin tên tuổi, số điện thoại, nhu cầu vay, thời hạn trả, tài
sản đảm bảo(diện tích đất và thu nhập hàng năm) và các giao dịch với ngân hàng
khác. Từ đó chờ Trưởng phòng sắp ngày xác minh tài sản nếu được sẽ tiến tới làm hồ
sơ cho khách hàng vay.
f) Đi xác minh tài sản: Là việc đi tới vị trí thửa đất hay tài sản mà khách hàng thế
chấp với ngân hàng nhằm xác minh giá trí thật của tài sản. Công việc, dưới sự chỉ đạo
của Trường phòng, cùng CVKH hoặc Trưởng phòng kinh doanh hay Trưởng bộ phận
đi xác minh tài sản của khách hàng, chụp hình và về báo cáo lại Trưởng phòng.
g) Tạo 01 bộ hồ sơ cho vay: Là việc tạo ra 01 file về khách hàng mới đầy đủ các hợp
đồng, giấy tờ cần thiết sau đó in ra để kí kết. Công việc, chỉnh sửa từ file khách hàng
củ sang khách hàng mới theo tên năm sinh, cmnd, địa chỉ, tài sản đảm bảo…v..v….
theo thông tin của khách hàng mới. Sau đó in ra và tiến tới kí kết hợp đồng.
h) Gọi điện nhắc nợ: Là việc gọi điện báo trước cho khách hàng ngày đóng lãi, cùng
đó là hối thúc các khác hàng đã quá hạn đóng lãi cho ngân hàng trước khi trở thành
nợ xấu. Công việc, theo danh sách CVKH giao gồm tên số điện thoại, ngày đóng lãi,
số tiền phải đóng, số ngày quá hạn. Gọi điện thoại cho khách hàng báo cáo số nợ và
ngày đóng lại nhờ khách hàng đóng lãi đúng thời hạn.
Thuận lợi: Trong quá trình thực tập tại ngân hàng nhờ sự nhiệt huyết trong công
việc và sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị nhân viên cùng đó là điều kiện cơ sở vật
chất, máy móc, tài liệu đầy đủ đã góp phần đã giúp sinh viên thực tập hoàn thành tốt
công việc được giao và học thêm được nghiệp vụ mới như in ấn, photocopy…v..v….
có được một hành trang kinh nghiệm tuy nhỏ nhưng khá chắc chắn về nghiệp vụ tín
dụng của Ngân Hàng, nâng cao tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỹ, thận trọng trong công
việc góp phần giúp sinh viên thực tập không bỡ ngỡ nếu có cơ hội trở thành một nhân
viên của Ngân Hàng và trong cuộc sống.
Khó khăn: Bở ngỡ và chưa quen với công việc hành chính, in ấn, việc tạo hồ sơ
mới thường xảy ra sai sót, mắc lổi do các biểu mẩu thường được thay đổi. Cùng đó
35
là hiểu chưa thật sự đầy đủ về một số giấy tờ trong hồ sơ như tờ trình, phương án
vay..v..v...
36
CHƯƠNG 3 MỘT
SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN
THIỆN HỆ
THỐNG TÍN
DỤNG CỦA
SACOMBANK
PGD DI LINH
3.1 Một số giải pháp
3.1.1 Xây dựng và hoàn thiệnchính sách khách hàng
Trước hết, Ngân hàng cần phải xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng để giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng. Bởi để có được
một khách hàng sử dụng sản phẩm của mình đã khó, việc làm sao cho khách hàng đó
tiếp tục giao dịch, gắn bó lâu dài với mình càng khó hơn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm
kiếm khách hàng mới, khai thác khách hàng tiềm năng thì việc duy trì mối quan hệ
tốt với khách hàng hiện tại là rất cần thiết. Khi Ngân hàng tạo được ấn tượng tốt với
khách hàng thì dĩ nhiên khách hàng sẽ tiếp tục có những mối quan hệ tín dụng khác
nữa với Ngân hàng cũng như giới thiệu thêm khách hàng mới đến giao dịch với Ngân
hàng, không những thế, uy tín của Ngân Hàng cũng sẽ được giữ vững. Vì vậy, Ngân
hàng nên có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có lịch sử tốt, có uy tín, khách hàng
có thâm niên giao dịch với Ngân Hàng, giá trị giao dịch mỗi lần lớn như: ưu đãi lãi
suất, thời hạn cho vay, quà tặng có in logo Ngân hàng… Từ đó, khẳng định, củng cố
vị trí và thương hiệu của Ngân hàng trong lòng mỗi khách hàng.
Ngoài ra, Ngân hàng cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt với chủ đầu tư những
dự án, chủ những doanh nghiệp bán lẻ để qua sự liên kết, hợp tác đó mang về cho
Ngân hàng một lượng lớn khách hàng. Với nền nông nghiệp ngày càng phát triểnnhư
hiện này thì các khoản đầu tư vào cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng do đó nhu cầu
vay của khách hàng cũng ngày một tang lên. Đây là hoạt động cho vay truyền thống
và chắc chắn sẽ còn phát triểnhơn nữa trong tương lai. Ngoài các hình thức marketing
37
thì việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các chủ dự án là điều cần thiết và đây có
thể được coi là một kênh để thu hút khách hàng. Vì chủ đầu tư quen biết rộng, hiểu
khá rõ khách hàng của mình nên họ có thể giới thiệu đến cho Ngân hàng những khách
hàng có nhu cầu mua đất, nhưng chưa có hoặc không đủ vốn. Thông qua họ, Ngân
hàng có thể lựa chọn được khách hàng tốt để cho vay. Như thế, vừa mở rộng được
hoạt động, vừa giảm rủi ro và chi phí các khoản cho vay và lúc đó hiệu quả cho vay
cũng được nâng cao rõ rệt.
3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing Ngân hàng
Hoạt động marketing là khâu rất quan trọng để Ngân hàng đưa sản phẩm đến với
công chúng. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng củng cố lại chiến lược marketing nhằm
xây dựng thương hiệu vững mạnh cho Ngân hàng.
- Trước hết, Ngân hàng cần làm cho khách hàng biết đến các hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân như một thế mạnh của mình. Ngân hàng cần phải tích cực giúp
đỡ khách hàng biết và hiểu rõ về các hình thức cho vay này. Để nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng, Ngân hàng nên tăng cường công tác tiếp thị bằng hình thức gửi
thư giới thiệu những sản phẩm cho vay đến khách hàng và có những nhân viên trực
tiếp hoặc qua điện thoại trả lời đầy đủ và chi tiết về các sản phẩm tín dụng mà các
khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên mở rộng dịch vụ tư vấn tại
nhà. Bởi khách hàng có nhu cầu vay tiền một phần vì bận rộn, một phần vì các yếu
tố khác nên không thể trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã
phát triểndịch vụ cho vay qua mạng nhưng việc nhân viên trực tiếp tiếpxúc với khách
hàng tỏ ra có hiệu quả hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, số lượng cho
vay cũng sẽ tăng hơn đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm đi.
- Thiết kế thư ngỏ lời giới thiệu sản phẩm tạo ấn tượng cho khách hàng khi nhìn
thấy đều biết là sản phẩm của Ngân hàng. Ngân hàng có những chính sách khuyến
mãi, tặng quà cho các khách hàng thân thuộc như gởi thiệp mừng sinh nhật khách
hàng, tặng sổ tay, hay các đồ dùng sinh hoạt khác… để qua đó tạo ấn tượng tốt cho
khách hàng và khai thác được nhiều mối quan hệ mới, tìm được nhiều khách hàng
hơn. Đồng thời, tăng cường các áp phích, băng rôn tại PGD nhằm thu hút sự chú ý
của khách hàng.
38
- Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc thể hiện ưu thế của Ngân hàng khi cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Vì vậy,
cần nâng cao công tác phục vụ, nhân viên phải luôn vui vẻ, ân cần, chu đáo kể cả
trong trường hợp khách hàng đếnNgân Hàng chỉ để tìm hiểu thông tin mà không thực
hiện giao dịch ngay.
3.1.3 Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng,
môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, do vậy đòi hỏi chất lượng đội ngũ nhân
sự cũng phải ngày càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp của
công việc. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng, vì hoạt động
này chiếm tỷ trọng rất cao trong việc mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Qua
đó có thể thấy, để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thì giải pháp về tổ chức
nhân sự chính là một giải pháp rất quan trọng và có giá trị trong mọi giai đoạn phát
triển của ngân hàng.
Vì vậy, việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn cập nhật kiến
thức, nghiệp vụ mới là việc làm mang tính thường xuyên, liên tục đối với mỗi cán bộ
tín dụng, nhất là khả năng phán đoán và tính chủ động trọng việc đón nhận cái mới.
Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng trong quá trình làm việc phải có tinh thần học hỏi,
nghiên cứu, phải có trách nhiệm cao trong công việc.
Giỏi nghiệp vụ chuyên môn là một đòi hỏi cần thiết đối với mỗi cán bộ tín dụng
song không chỉ có vậy, cán bộ tín dụng còn phải không ngừng nâng cao kiến thức
tổng quát về tình hình kinh tế xã hội nhất là chính sách tiền tệ, có những hiểu biết
nhất định về pháp luật (luật Dân sự, luật Hình sự, luật NHNN, luật các TCTD) nhằm
giúp cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp không có những sai phạm mang
tính vi phạm pháp luật.
Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng mang tính kế thừa để từ đó có một đội ngũ
hùng hậu. Đối với cán bộ tín dụng của PGD, hầu như đa số cán bộ tín dụng là các
nhân viên còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, Ngân hàng nên thường
xuyên trau dồi nghiệp vụ cho các nhân viên này, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ
có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ có thâm niên, có kinh nghiệm.
39
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì vấn đề rèn luyện phẩm
chất đạo đức của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro đạo
đức. Ngân hàng nên có những biện pháp nghiêm khắc để xử lý những cán bộ vi phạm
về vấn đề này để góp phần răn đe cũng như tạo được lòng tin ở khách hàng.
3.1.4 Tăng cường công tác thẩm định để duy trì rủi ro tíndụng ở mức tối
thiểu.
Để duy trì và hạn chế phát sinh rủi ro ở mức thấp nhất cán bộ tín dụng cần phải
thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng. Cụ thể phải thực hiện một số công
việc sau:
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy
quyền,…phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền
vay của người đứng ra vay vốn.
- Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế
chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liênquan
đối với món vay.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.
Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từng khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi
thu hết nợ gốc và lãi.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo
phát triển của các ngành, giá cả thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành,
của các loại sản phẩm,… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho
vay.
Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải xử lý các món vay có vấn đề nhằm hạn chế
phát sinh rủi ro cho Ngân hàng.
- Món vay có vấn đề được hiểu là món vay đã quá hạn hoặc món vay tuy chưa
đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ cho Ngân hàng do mất khả
năng thanh toán, do thua lỗ hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật như
lừa đảo, trốn thuế... Xử lý món vay có vấn đề là áp dụng các biện pháp khác nhau để
thu hồi nợ. Theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Ngân hàng thì giải pháp khai thác
là khôn ngoan hơn, vì sự tồn tại và phát triển của khách hàng là quyết định sự tồn tại
và phát triển của Ngân hàng. Chính các giải pháp mềm dẻo, linh hoạt này đã cứu
40
không ít khách hàng từ chỗ sắp ''khuynh gia bại sản'' đến chỗ "gượng" lại được, tiếp
tục tồn tại, phát triển và ngày càng gắn bó với Ngân hàng hơn đồng thời rủi ro tín
dụng cũng không còn là vấn đề mà Ngân hàng phải quan tâm nhiều vì qua các năm
luôn được duy trì ở mức thấp nhất.
3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triểnhoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Sacombank PGD Di Linh.
Qua hơn hai tháng ngắn ngủi thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
– PGD Di Linh, tôi luôn nhận thấy sự tất bật làm việc nhiệt tình, tận tụy trong công
việc của toàn thể nhân viên ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là
hoạt động chính, là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín nói chung và PGD Di Linh nói riêng. Do đó công tác
nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro ngày càng phải thắt chặt hơn nữa trong
tình hình cạnh tranh gay gắt. Để thực hiện tốt được điều này, tôi xin được đề xuất một
vài ý kiến với Ngân hàng Sacombank như sau:
Ngân hàng cần thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi,
xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.
- Công tác đôn đốc, thu hồi nợ phải gắn liềnvới công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm
soát trong hoạt động tín dụng.
- Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm
nhìn dài hạn.
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng. Không tập trung cho
vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở
rộng đối tượng cho vay, mở rộng cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh
cho vay SXKD.
- Tạo điều kiện ổn định ăn ở cho nhân viên trong Ngân hàng nhằm ổn định cuộc
sống gia đình để họ phát huy tinh thần làm việc năng động của họ.
- Tăng cường thêm các chương trình đào tạo như nâng cao trình độ, thu hút thêm
nguồn nhân lực,….
3.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả những công việc được giao.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại SacomBank chúng ta cần:
41
+ Thật sự chú ý, luôn lắng nghe những góp ý của người hướng dẫn và ghi chép những
điều cần thiết, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Vận dụng kiến thức đã học và
trải nghiệm thực tế để áp dụng vào quá trình làm việc.
+ Đọc thêm những tài liệu chuyên ngành để có thể đọc và hiểu được những nội dung
cơ bản trong các tài liệu của cơ quan. Bên cạnh đó, tự trau dồi, nắm vững mọi chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước, các
kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về
pháp luật, hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín
dụng.
+ Hỏi Người Hướng Dẫn những điều chưa hiểu, học hỏi thêm những nghiệp vụ cần
thiết giúp ích cho quá trình làm việc, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng
nhất là nghiệp vụ tín dụng.
+ Nhanh nhẹn, năng động, vui vẻ, hòa đồng cùng các anh chị trong Ngân Hàng.
+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp trên giao, phải luôn nêu cao được tinh thần trách
nhiệm và tinh thần đạo đức trong công việc. Cần trau dồi thêm kĩ năng khi tiếp cận
khách hàng, tạo bầu không khí vui vẻ, thân mật và hướng cuộc nói chuyện vào chủ
đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình
thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp…Qua đó có thể xác định được
sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra.
Trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp là những nhân tố quan trọng,
cho nên càng cố gắng trau dồi, học hỏi, chúng ta có thể dễ dàng nâng cao được hiệu
quả công việc của mình.
42
KẾT LUẬN
Chuyên đề được thực hiện nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín -
PGD Di Linh: về lịch sử, lĩnh vực hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh trong 4
năm (2011-2012-2013-2014),…
- Đi sâu phân tích hiệu quả tíndụng phục vụ đời sống, từ đó phát hiện những thuận
lợi và khó khăn của hoạt động tín dụng này, để đề ra những giải pháp phát huy nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng đồng thời khắc phục những mặc yếu kém.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng phục vụ đời
sống.
Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín - PGD Di Linh ta thấy hoạt động tín dụng là một trong những
hoạt động chủ yếu và quan trọng của Ngân hàng đặc biệt là tín dụng cá nhân.
Đề tài đã đưa ra được một số chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đơn giản là việc
thực hiện đúng quy trình, chính sách tín dụng của Ngân hàng mà trong quá trình áp
dụng đòi hỏi các Cán bộ tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng, giao dịch
viên,...phải có sự kết hợp chặt chẽ hỗ trợ nhau dưới sự chỉ đạo, tham mưu của ban
lãnh đạo.
Trên đây là những kiến nghị đóng góp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại
Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh. Với kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn
nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn tham gia đóng góp ý kiến để bài viết
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô Trần Thị
Nhinh cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín – PGD Di Linh đã quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo cáo kết quả kinh doanh PGD qua 4 năm 2011-2012-2013-2014
- Báo cáo thường niên Sacombank qua 4 năm 2011-2012-2013-2014
- Các tài liệu lưu hành nội bộ
- Tài liệu tham khảo hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Sacombank năm 2011-2014.
- Địa chỉ trang web tham khảo:
www.sacombank.com.vn
www.haokhi.sacombank.com
www.edoc.sacombank.com
.
1

More Related Content

What's hot

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...vietlod.com
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Hdbank, HAY
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Hdbank, HAYĐề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Hdbank, HAY
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Hdbank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng ACB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng ACBĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng ACB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng ACB
 
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANKHoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
Hoạt động TÍN DỤNG cá nhâN ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, VPBANK
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh VượngĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Thịnh Vượng
 
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
Đề Tài: Cho vay tiêu dùng Lienvietpostbank, ngân hàng Liên Việt, HAY!
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAYLuận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAYĐề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
Đề tài: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Sacombank, HAY
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng nhân lực tại Ngân hàng Sacombank
Đề tài: Nâng cao sử dụng nhân lực tại Ngân hàng SacombankĐề tài: Nâng cao sử dụng nhân lực tại Ngân hàng Sacombank
Đề tài: Nâng cao sử dụng nhân lực tại Ngân hàng Sacombank
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại VietinbankLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Vietinbank
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mạ...
 

Similar to Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank(TẢI FREE ZALO 093 457 3149)

Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
104644 doan thuc quyen
104644   doan thuc quyen104644   doan thuc quyen
104644 doan thuc quyenLan Nguyễn
 
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...Man_Ebook
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...nataliej4
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank(TẢI FREE ZALO 093 457 3149) (20)

Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
Đề tài: Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank – Phòng Gi...
 
Đề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đĐề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại Sacombank, 9đ
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm vào Sacombank
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm vào SacombankĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm vào Sacombank
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm vào Sacombank
 
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
Khóa luận free: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm h...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán hàng tại Công t...
 
Khóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng Agribank
Khóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng AgribankKhóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng Agribank
Khóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng Agribank
 
104644 doan thuc quyen
104644   doan thuc quyen104644   doan thuc quyen
104644 doan thuc quyen
 
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAY
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAYĐề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAY
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAY
 
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
 
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển n...
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAYĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Tìm hiểu qui trình cho vay cá nhân tại ngân hàng Sacombank(TẢI FREE ZALO 093 457 3149)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TẬP TÌM HIỂU QUI TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – PHÒNG GIAO DỊCH DI LINH GVHD: ThS. SVTH : MSSV : 121401113 LỚP : QT12ĐH_QT1 KHÓA: 2012-2016 TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  • 2. i TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TẬP TÌM HIỂU QUI TRÌNH CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK – PHÒNG GIAO DỊCH DI LINH GVHD: ThS. SVTH : MSSV : 121401113 LỚP : QT12ĐH_QT1 KHÓA: 2012-2016 TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Di Linh, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Ngân hàng đã phần nào giúp tôi hiểu được hoạt động của Ngân hàng cũng như vận dụng được những kiến thức tiếp thu được tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô Khoa QTKD đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu, đặc biệt tôi xin cảm ơn cô Trần Thị Nhinh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc và Trưởng Phòng PGD Di Linh, CVKH Hồ Đức Minh cùng toàn thể các cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Di Linh đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc thực tế và cung cấp những tài liệu cần thiết cho tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Sau cùng, xin kính chúc quý thầy cô Khoa QTKD và cô Trần Thị Nhinh sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy. Kính chúc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank ngày càng phát triển và thành công trên con đường hội nhập. Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................ Ngày …...tháng ….. năm 2016 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
  • 5. iv (ký ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... Di Linh,Ngày …...tháng ….. năm 2016 Trưởng Phòng Giao Dịch (Ký ghi rõ họ tên)
  • 6. v
  • 7. vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK 4 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................... 4 1.1.1 Quá trình hình thành........................................................................................... 4 1.1.2 Sự phát triển của Ngân hàng Sacombank từ khi thành lập cho đến nay. .... 4 1.1.3 Các thành công đạt được trong những năm gần đây. ..................................... 7 1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Ngân Hàng. ............................................................... 8 1.3 Hệ thống tổ chức của Ngân Hàng............................................................................ 9 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. ......................................................................................... 9 1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban ..................................................10 1.4 Tổng quan về tình hình nhân sự của Ngân Hàng.................................................12 1.5 Tổng quan về lĩnh vực hoạt động của Ngân Hàng. .............................................12 1.5.1 Hoạt động huy động vốn: ................................................................................13 1.5.2 Hoạt động cho vay:...........................................................................................13 1.5.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ............................................................................13 1.5.4 Hoạt động đầu tư - liên doanh: ......................................................................14 1.6 Một số kết quả hoạt động của Ngân Hàng Sacombank – Chi Nhánh Lâm Đồng ( 2011-2014)........................................................................................................................14 1.6.1 Kết quả kinh doanh: .........................................................................................14 1.7 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng. ....17 1.7.1 Thuận lợi:...........................................................................................................17 1.7.2 Khó khăn: ..........................................................................................................17
  • 8. vii CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI SACOMBANK – PGD DI LINH .............................................................................................................................19 2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Sacombank – PGD Di Linh và bộ phận tín dụng. Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Sacombank – PGD Di Linh....Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Giới thiệu về bộ phận tín dụng. ......................................................................19 2.1.3 Một số khái niệm cơ bản: ................................................................................20 2.1.3.1 Khái niệm cho vay nông nghiệp đối với khách hàng cá nhân. ............20 2.1.3.2 Những chỉ tiêu dùng để phân tích. ..........................................................20 2.1.4 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh. 21 2.1.4.1 Doanh số huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2014. ..........................21 2.1.4.2 Doanh số cho vay từ năm 2011 đến năm 2014......................................22 2.1.4.3 Doanh số thu nợ từ năm 2011 đến năm 2014 ........................................22 2.1.4.4 Dư nợ cho vay từ năm 2011 đến năm 2014...........................................24 2.1.4.5 Nợ xấu từ năm 2011 đến năm 2014........................................................24 2.1.4.6 Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín PGD Di Linh 25 2.2 Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng cho Sacombank PGD Di Linh 26 2.2.1 Xác định mục tiêu chiến lược của Ngân hàng ..............................................26 2.2.2 Phân tích ưu điểm và nhược điểm của hoạt động tín dụng ma trận SWOT 30
  • 9. viii 2.3 Chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Nông nghiệp và dịch vụ tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh..............................................................................31 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK PGD DI LINH ....................................................................36 3.1 Một số giải pháp.......................................................................................................36 3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện chính sách khách hàng...........................................36 3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing Ngân hàng..................................................37 3.1.3 Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ ..................................38 3.1.4 Tăng cường công tác thẩm định để duy trì rủi ro tín dụng ở mức tối thiểu. 39 3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh..................................................................................................40
  • 10. ix DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT KHCN Khách Hàng Cá Nhân KHDN Khách Hàng Doanh Nghiệp TMCP Thương Mại Cổ Phần PGD Phòng Giao Dịch NHNN Ngân Hàng Nhà Nước SXKD Sản Xuất Kinh Doanh TCTD Tổ Chức Tín Dụng CV. QHKH Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng CV. QLTD Chuyên Viên Quản Lý Tín Dụng CV.TV Chuyên Viên Tư Vấn CVKH Chuyên Viên Khách Hàng GDV Giao Dịch Viên
  • 11. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011-2014 Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011- 2014 Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm 2011- 2014 Biểu đồ 4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm 2011-2014 Biểu đồ 5: Doanh số huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011- 2014 Biểu đồ 6: Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014 Biểu đồ 7: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014 Biểu đồ 8: Dư nợ cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, kinh tế thế giới luôn đã trải qua nhiều biến động. Mặc dù còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, các chính sách tiền tệ và tài khóa thông thoáng hơn đã giúp cho nền kinh tế được khôi phục một cách đáng kể. Trong bối cảnh đó, với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam tuy không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng ít nhiều vẫn gặp phải những khó khăn nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Vượt lên trên những khó khăn, thử thách đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, trở thành một nhu cầu vô cùng cấp thiết cho tất cả mọi hoạt động của đời sống, từ tiêu dùng đến sản xuất kinh doanh. Và có thể nói, Ngân hàng với chức năng là trung gian tài chính đã là kênh cung cấp vốn, là công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó. Tín dụng cá nhân tuy là một khái niệm sản phẩm mới được phát triển ở thị trường Việt Nam nhưng nhanh chóng thu hút được một lượng khách hàng nhất định. Bởi lẽ, tuy là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Với quy mô thị trường lớn, với dân số trên 89 triệu người, đa số có độ tuổi trẻ, thu nhập cao, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm lớn, nhu cầu của KHCN không chỉ bó hẹp trong nhu cầu sinh hoạt thường ngày mà các khách hàng còn có nhu cầu mở rộng kinh doanh nhằm nâng cao mức sống hiện tại. Vì vậy, bên cạnh khách hàng truyền thống là KHDN, KHCN đang gia tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong họat động cho vay của các Ngân hàng. Đây chính là cơ sở để các Ngân hàng tự tin đẩy mạnh kinh doanh mảng tín dụng này. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều vấn đề hạn chế cần được khắc phục như có quá nhiều rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao, sản phẩm tín dụng đa dạng, các Ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam lại có rất nhiều sản phẩm tín dụng mới, chất lượng cao hơn so với các Ngân hàng trong nước… Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đặc biệt chú trọng đến việc hỗ
  • 13. 2 trợ vốn cho việc mua đất đổi mới cây trồng, đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của người dân. Từ thực tế đó, để khắc phục những hạn chế nêu trên thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, đặc biệt là tại Ngân hàng Sacombank là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, cũng như qua quá trình thực tập, tìm hiểu tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các anh chị tìm hiểu về hoạt động tín dụng mà cụ thể là hoạt động cho vay nông nghiệp và tôi nhận thấy rằng loại hình cho vay này khá phổ biến ở khu vực Thị trấn Di Linh. Bên cạnh những thành tựu mà PGD đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc quản lý hoạt động tín dụng của PGD. Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài này để xin trình bày tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh Lâm Đồng nói chung và PGD Di Linh nói riêng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín từ năm 2011 đến năm 2014, trên cơ sở đó đưa ra chiến lược phát triển hiệu quả hoạt động tín dụng của PGD cũng như của Ngân hàng nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng giúp Ngân hàng ngày càng phát triển hoàn thiện hơn hệ thống tín dụng. 2. Mục tiêu của đề tài: Thu thập thông tin, nắm bắt và hiểu được tình hình cho vay nông nghiệp hiện tại của Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh. Tìm hiểu về sự hoạt động của hoạt động cho vay tại Ngân hàng trong thời gian qua, đánh giá những hoạt động đó. Từ đó, nhận xét, đưa ra những thiếu sót trong hoạt động cho vay và đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những thiếu sót đó đồng thời xây dựng chiến lược phát triển hoạt động cho vay của Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh. Đề xuất giải pháp thực hiện nhằm đưa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín trở thành một trong những Ngân hàng vững mạnh tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay Nông nghiệp phân tán tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh.
  • 14. 3 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp và tình hình phát triển của Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh trong 4 năm 2011, 2012, 2013 và 2014. 4. Không gian và thời gian. - Không gian: Sacombank PGD Di Linh. - Thời gian: Từ ngày 25/02/2015 đếnngày 25/04/2015. 5. Kết quả đạt được. Hy vọng qua đề tài này, bản thân tôi sẽ có cơ hội mở rộng thêm kiến thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng Sacombank, và có thể đóng góp một phần nào đó trong sự phát triển của Ngân hàng trong thời gian tới. 6. Kết cấu của đề tài. Đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín SacomBank – PGD Di Linh. Chương 2: Thực trạng cho vay nông nghiệp tại SacomBank – PGD Di Linh. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tín dụng tại Ngân Hàng SacomBank – PGD Di Linh.
  • 15. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN SACOMBANK 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1 Quá trình hình thành. - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào năm 1991trên cơ sở hợp nhất 4 tổ chức tín dụng là Ngân hàng Phát triển kinh tế Gò Vấp, Hợp Tác Xã tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo: + Giấy phép hoạt động số 0006/NH-GP do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 03/12/1991. + Giấy phép số 05/GP-UP do Ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/01/1992. - Trụ sở chính ban đầu của Sacombank nằm trên đường Nguyễn Oanh, nay chính là chi nhánh Gò Vấp. Từ tháng 4 năm 1999, trụ sở chính của Sacombank được điều chuyển về tòa nhà Sacombank đặt tại số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. 1.1.2 Sự phát triểncủa Ngân hàng Sacombank từ khi thành lập cho đến nay. - Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến năm 2003, vốn điều lệ của Ngân hàng tăng lên 505 tỷ đồng, năm 2004 là 675,635 tỷ đồng, năm 2005 là 1070 tỷ đồng. Và sau đó vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 10740 tỷ đồng năm 2011, năm 2012 vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ là 10740 tỷ đồng, đến năm 2013 mức vốn điều lệ là 12426 tỷ đồng và đạt 13482 tỷ đồng vào năm 2014.
  • 16. 5 Biểu đồ 1: Vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011- 2014. Đến năm 2014, Sacombank đã có tổng tài sản đạt 183.000 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013; vốn chủ sở hữu đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với năm 2013(trong đó vốn điềulệ đạt 13.482 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2013);tổng nguồn vốn huy động đạt 160.500 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2013 (trong đó huy động tổ chức kinh tế & dân cư đạt 156.000 tỷ đồng, tăng 19%; huy động VND tăng 20% so với năm 2013);tổng dư nợ cho vay đạt 124.600tỷ đồng, tăng 13% sonăm 2013(trong đó cho vay VND tăng 17% so với năm 2013);lợi nhuận trước thuế đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 6% so năm 2013; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt trên 9%; tỷ lệ nợ xấu không quá 3% và tỷ lệ phân phối cổ tức từ 10 - 12% vốn cổ phần. Đại hội cũng đã thống nhất chủ trương sử dụng 100 triệu cổ phiếu quỹ và một phần thặng dư vốn cổ phần chia cho cổ đông hiện hữu trong năm 2014 theo tỷ lệ 10%. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 VỐN ĐIỀU LỆ VỐN ĐIỀU LỆ Đơn vị : Tỷ đồng
  • 17. 6 Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011-2014. - Mạng lưới hoạt động của Sacombank từ 3 chi nhánh và 1 Hội sở lúc thành lập, tính đến thời điểm hiện nay mạng lưới hoạt động của Sacombank đã phát triển lên đến trên 100 điểm giao dịch gồm 1 Sở Giao Dịch TP.Hồ Chí Minh, 1 Sở Giao Dịch Hà Nội, 53 Chi nhánh, 39 PGD, 6 tổ tín dụng trải dành khắp các tỉnh thành kinh tế trọng điểm trong cả nước: Miền Bắc, Duyên hải Miền Trung và Miền Nam. - Ngoài việc mở mạng lưới hoạt động, Sacombank còn thành lập công ty trực thuộc và tham gia góp vốn vào nhiều công ty. Riêng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, Sacombank đã thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – AMC) và góp vốn thành lập các công ty: Công ty chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HSC), Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông ( VASS), Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam ( VIETFUND MANAGEMENT), Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín ( SACOMREAL). - Sản phẩm dịch vụ của Sacombank đã không ngừng được cải tiến và mở rộng. Không còn đơn thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, nhiều dịch vụ mới đã ra đời hòa trong xu thế phát triển của thị trường tiền tệ. Các dịch vụ như chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh 41050 48150 45150 71280 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Đơn vị : Tỷ đồng
  • 18. 7 ngoại tệ, chuyển tiền ra nước ngoài, kiều hối, chi hộ - thu hộ, cho thuê ngăn tủ sắt, bảo lãnh, tài trợ thương mai, tiết kiệm tích lũy và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiềntự động (ATM)…đã làm cho hoạt động của Sacombank ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 1.1.3 Các thành công đạt được trong những năm gần đây. Với Mức vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến năm 2003, vốn điều lệ của Ngân hàng tăng lên 505 tỷ đồng, năm 2004 là 675,635 tỷ đồng, năm 2005 là 1070 tỷ đồng. Và sau đó vốn điều lệ của Sacombank đã tăng lên 10740 tỷ đồng năm 2011, năm 2012 vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ là 10740 tỷ đồng, đến năm 2013 mức vốn điều lệ là 12426 tỷ đồng và đạt 13482 tỷ đồng vào năm 2014. ► Danh hiệu trong nước: Năm 2011: - Giải thưởng “ Báo cáo thường niên xuất sắc nhất năm 2011” dành cho Báo cáo thường niên 2010 của Sacombank do Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), báo Đầu tư và Dragon Capital phối hợp tổ chức bình chọn. - Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước dành cho tập thể Sacombank vì có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua của Ngân hàng năm 2010 Năm 2012: - Sacombank thuộc Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 ( Bảng xếp hạng VNR500) do công ty Vietnam Report phối hợp cùng báo Vietnamnet tổ chức; - Giải thưởng thương hiệu mạnh 2012 do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục Xúc tiến Thương mai ( Bộ Công Thương) tổ chức; Năm 2013: - Top 30 Báo cáo thường niên tốt nhất 2013 do Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Báo đầu tư Chứng khoán thực hiện. - Cờ thi đua năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước cho Sacombank. - Tập thể lao động xuất sắc nhất năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước cho Sacombank; Năm 2014: - Ngân hàng điện tử được yêu thích nhất 2014. - Danh hiệu: Hàng Việt tốt – dịch vụ hoàn hảo;.
  • 19. 8 - Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu năm 2014 tại Việt Nam do tạp chí The Banker bình chọn. ► Danh hiệu quốc tế: Năm 2011: - Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2011; - Ngân hàng giao dịch tốt nhất tại Việt Nam; - Ngân hàng có dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam; Năm 2012 - Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2012; - Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2012; - Ngân hàng tiêu biểu 2012. Năm 2013: - Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2013; - Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013; - Tỉ lệ điện đạt chuẩn STP về thanh toán quốc tế; - Vision Awards: Giải bạch kim dành cho Báo cáo thường niên 2012 xuất sắc trong ngành; - Vision Awards: Xếp hạng thứ 31 trong Top 100 Báo cáo thường niên xuất sắc nhất toàn cầu 2012; Năm 2014: - Top 1000 Ngân hàng Thế giới; - Ngân hàng tốt nhất trong các thị trường mới nổi 2014; - Best Retail Bank Vietnam 2014; - Vision Awards:Giải vàng cho Báo cáo thường niên xuất sắc trong ngành 2013; 1.2 Nhiệm vụ và chức năng của Ngân Hàng. - Chủ động tổ chức quản lý kinh doanh nhằm sử dụng hiệu quả, an toàn, phát triển vốn, tài sản khác được giao để thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Tổ chức, thực hiện nội dung kinh doanh theo quy định.
  • 20. 9 - Được quyết định các mức lãi suất, phí tiền gởi, tiền vay đối với khách hàng, quy định mức hoa hồng, lệ phí, tỷ giá mua bán ngoại tệ và phí giao dịch ngoại tệ trong một khung nhất định do ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Quyết Định. - Hoạt động như một định chế tài chính trung gian, là trung gian đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của khách hàng cũng như sử dụng nguồn vốn từ kết quả hoạt động kinh doanh để tiếp tục đầu tư kinh doanh. 1.3 Hệ thống tổ chức của Ngân Hàng. 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
  • 21. 10 1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban - HỘI SỞ: Cơ quan đầu não của Ngân Hàng SaComBank. Quyết định các vấn đề nòng cốt của toàn hệ thống. - CHI NHÁNH: Quản lí một(01)khu vực cụ thể, quyết định các vấn đề nhân sự, luân chuyễn tiền tệ và các hoạt động kinh doanh của các phòng giao dịch trong khu vực ( HỘI SỞ CHI NHÁNH PHÒNG GIAO DỊCH TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH PHÓ PHÒNG GIAO DỊCH TRƯỞNG BỘ PHẬN TÍN DỤNG TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH THỦ QUỸ CVKH. DOANH NGHIỆP CVKH. CÁ NHÂN CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN GIAO DỊCH VIÊN
  • 22. 11 Ví Dụ: Chi Nhánh Đà Lạt quản lí các phòng giao dịch Lâm Hà. Đức Trọng, Bảo Lộc, Di Linh….) - PHÒNG GIAO DỊCH: Các văn phòng trực thuộc chi nhánh. Nơi trực tiếp thực hiện các giao dịch trực tiếp của ngân hàng với khách hàng. - TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH: Là người đứng đầu phòng giao dịch quản lý phòng giao dịch, quản lí cán bộ nhân viên trong phòng giao dịch, thực hiện các việc kí kết văn bản hợp đồng cho vay của ngân hàng với khách hàng. - PHÓ PHÒNG GIAO DỊCH: Là người hỗ trợ cho trưởng phòng giao dịch, thực hiện thu chi các hoạt động của ngân hàng như trang trí mua trái cây….. quản lí khu vực giao dịch viên thủ quỷ, kí kết các hóa đơn thu chi của giao dịch viên. - TRƯỞNG BỘ PHẬN TÍN DỤNG: Là người quản lí bộ phận tín dụng, với nhiệm vụ đốc thúc các hoạt động tín dụng,kiểm soát rủi ro các hồ sơ tín dụng, kiểm tra các hợp đồng, văn bản kí kết trước khi trình trưởng phòng giao dịch kí, cập nhập các biểu mẩu mới của Ngân Hàng. - TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH: Là người định hướng những công việc cần làm cho CVKH, phân bổ chỉ tiêu của các chương trình từ chi nhánh xuống cho CVKH. Đề ra kế hoạch kinh doanh của Ngân Hàng theo tuần, quý. Đảm bảo hoàn thành mục tiêu kinh doanh của Ngân Hàng - THỦ QUỸ: Là người thu tiền từ khách hàng, xuất tiền cho khách hàng. Đóng các ép lai, mộc của ngân hàng. Giữ tài sản thế chấp của khách hàng, các giấy tờ hợp đồng và các giấy tờ khác có liên quan tới hoạt động vay vốn. Trả tài sản khi khách hàng tất toán hồ sơ. - GIAO DỊCH VIÊN: Là người thực hiện các giao dịch trực tiếp của khách hàng như chuyển tiền, thu lãi….. Lấy số hợp đồng cho khách hàng, thực hiện các công đoạn cần thiết trước khi cho giải ngân hồ sơ vay. - CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN: Là người tiếp nhận các thắc mắc của khách hàng, tư vấn quyền lợi và các mức phí cũng như lãi suất cho khách hàng. Trực tiếp làm các thẻ tín dụng và các tiện ích liên quan tới thể tín dụng. - CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN: Là người thực hiện các hợp đồng cho vay đối với khách hàng cá nhân từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, làm hồ sơ cho tới giải ngân đối với khách hàng.
  • 23. 12 - CHUYÊN VIÊN KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP: Là người thực hiện các hợp đồng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, làm hồ sơ cho tới giải ngân đối với khách hàng. 1.4 Tổng quan về tình hình nhân sự của Ngân Hàng. - Sacombank – PGD Di Linh chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 28/06/2011. - Địa chỉ trụ sở tại 671 Hùng Vương, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. - Nhân sự hiện tại của PGD gồm 18 người, trong đó gồm: 01 Trưởng Phòng, tuổi 35, trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng dài hạn cùng Ngân Hàng. 01 Trưởng phó phòng, tuổi 33, trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng dài hạn cùng Ngân Hàng. 01 Trưởng phòng kinh doanh, tuổi 32,trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng có thời hạn cùng Ngân Hàng. 01 Trưởng bộ phận tín dụng, tuổi 25 trình độ Đại Học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng có thời hạn với Ngân Hàng. 01 Chuyên viên tư vấn tuổi 31, trình độ đại học chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng có thời hạn với Ngân Hàng. 03 Giao Dịch Viên tuổi từ 22-27 với trình độ đại học và cao đẳng chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng có thời han cùng Ngân Hàng. 02 Thủ Quỹ tuổi 25 và 28 với trình độ cao đẳng chuyên ngành ngân hàng, hợp đồng có thời han cùng Ngân Hàng. 01 Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, tuổi 30 với trình độ đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, hợp đồng có thời hạn với Ngân Hàng. 04 Chuyên viên khách hàng cá nhân tuổi từ 24 – 27, với trình độ cao đẳng và đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng, hợp đồng có thơi hạn cùng Ngân Hàng.
  • 24. 13 1.5 Tổng quan về lĩnhvực hoạt động của Ngân Hàng. 1.5.1 Hoạt động huy động vốn: - Là hoạt động mang lại nguồn tiền chủ yếu giúp Ngân hàng có cơ sở thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi. - Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và từ các Tổ chức tín dụng khác. - Tiếp nhận nguồn vốn đầu tư và phát triểntừ Nhà nước hoặc tiếp nhận các nguồn vốn ủy. thác đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế như FMO, RDF II, SMEDF, 1.5.2 Hoạt động cho vay: - Đây là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu bao gồm các hoạt động sau: - Phân theo thời hạn cho vay có 3 loại sản phẩm cho vay bao gồm sản phẩm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay dưới 12 tháng. - Cho vay trung hạn: thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. - Cho vay dài hạn: thời hạn cho vay trên 60 tháng. - Phân theo hình thức cho vay, có 2 loại sản phẩm cho vay bao gồm cho vay theo món và cho vay theo hạn mức. - Phân theo đối tượng cho vay, có 3 loại sản phẩm cho vay bao gồm cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp và cho vay tập thể Hợp tác xã. 1.5.3 Hoạt động cung cấp dịch vụ. - Ngân hàng ngày càng chú trọng đến các loại hình hoạt động này vì các hoạt động dịch vụ thường mang lại cho Ngân hàng nguồn lợi lớn trong khi rủi ro ít. Các hoạt động dịch vụ đã được Sacombank triển khai là: - Dịch vụ thanh toán quốc tế dưới các hình thức như mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, thu hộ D/P và D/A, chi hộ bằng T/T và M/T, tài trợ xuất khẩu,… - Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc với các nghiệp vụ phái sinh liên quan như Swap, Future, Opition.
  • 25. 14 1.5.4 Hoạt động đầu tư - liêndoanh: - Sacombank hiện đã đầu tư xây dựng một số công ty trực thuộc chuyên doanh một số sản phẩm chủ yếu như: - Công ty quản lý Nợ và khai thác tài sản – AMC. - Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – SBS. - Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín – Sacomreal. - Công ty Kinh doanh Kiều hối Sài Gòn Thương Tín – Sacomrex. - Trung tâm Thẻ Sài Gòn Thương Tín. Ngoài ra Sacombank còn liên doanh thành lập công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam – VMF với tỷ lệ góp vốn 51%. Thời gian sắp tới, Sacombank dự kiến sẽ tiếp tục thành lập một số công ty liên doanh khác như công ty liên doanh vàng, công ty liên doanh thẻ, công ty liên doanh Bảo hiểm,… 1.6 Một số kết quả hoạt động của Ngân Hàng Sacombank – Chi Nhánh Lâm Đồng ( 2011-2014) 1.6.1 Kết quả kinh doanh: Về tình hình huy động vốn: Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 500 1000 1500 2000 2500 HUY ĐỘNG VỐN HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị : Tỷ đồng
  • 26. 15 Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm 2011-2014 Từ biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đềuqua các năm, năm 2012 tăng 16% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 43% so với năm 2012. Đến năm 2014 nguồn vốn huy động tăng 22% so với năm 2013. Về tình hình cho vay: Biểu đồ 4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm 2011-2014 Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay giảm nhẹ và sau đó tăng trưởng mạnh vào các năm tiếp theo. Cụ thể năm 2012 giảm 16% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 8% so với năm 2012. Đến năm 2014 có sự đột phá trong công tác cho vay tăng 62% so với năm 2013. Kết quả hoạt động kinh doanh: - Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá xem ngân hàng đó có hoạt động tốt hay không trong quá trình kinh doanh. Trừ các ngân hàng phi lợi nhuận còn tất cả các ngân hàng khác đều xoay quoanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Bởi lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh ngân hàng trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 DOANH SỐ CHO VAY DOANH SỐ CHO VAY Đơn vị : Tỷ
  • 27. 16 - Ngoài ra nếu có được lợi nhuận thì ngân hàng sẽ mở rộng phát triển khối lượng tín dụng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vậy để xác định được lợi nhuận trước thuế của một ngân hàng ta cần xác định được thu nhập và chi phí. Bởi sự chênh lệch giữa thu nhập và chi phí là lợi nhuận. Sau đây là bảng kết quả kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây. Các hoạt động khác: Song song với hoạt động huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn phát triểnthêm nhiều dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chi trả kiều hối, đại lý ủy thác đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối… Do đó mức tăng trưởng của các hoạt động dịch vụ của chi nhánh những năm gần đây tăng lên rất nhiều. BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2012/2011 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổn g thu nhập 63,183 77,650 14,467 22,8 9 75,691 107,800 32,109 42,4 2 Tổn g chi phí 22,133 29,500 7,367 33,2 9 30,541 36,520 5,979 19,5 8 Lợi nhuậ n trướ c thuế 41,050 48,150 7,100 17,2 9 45,150 71,280 26,130 57,8 7 Huy động vốn VN D 1,083 1,256 173,36 5 16 1,794,7 72 2,187,2 74 392,50 2 21,8 6 USD 5,061 3,070 -1,991 - 39,3 4 2,986 3,170 184 6,16 Cho vay vốn 1,275,9 58 1,068,8 64 - 207,09 4 - 16,2 3 1,155,2 39 1,881,2 59 726,02 0 62,8 5
  • 28. 17 Số lượn g khác h hàng 31,015 37,701 6,686 21,5 6 43,495 57,423 13,928 32,0 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng luôn tăng với tỷ trọng cao. Tổng thu nhập của Chi nhánh năm 2014 là 107,800 tỷ đồng cùng với chi phí bỏ ra được xem là ở mức thấp nhất có thể chỉ 36,520 tỷ đồng. Điều này mang lại cho Ngân hàng nguồn lợi nhuận trước thuế khá lớn là 71,280 tỷ đồng, tăng 57,87% so với năm 2013. 1.7 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng. 1.7.1 Thuận lợi: Hoạt động trên địa bàn rộng lớn, có lượng khách hàng vay vốn đông đảo và thân thiết. Điều này tạo điềukiện cho Ngân hàng chiếm thị phần lớn trong hầu hết các dịch vụ của Ngân hàng. - Có vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm Thành Phố Đà Lạt, nơi có mật độ dân cư cao và thuận tiện cho giao dịch. - Do hoạt động cũng được lâu năm nên Ngân hàng đã nắm bắt được những đặc điểm kinh tế xã hội, phong tục tập quán và thói quen của vùng tạo điều kiện thuận lợi trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa các sản phẩm phù hợp. - Ngân hàng có những cán bộ lâu năm, lành nghề và nhiệt tình với công việc. - Thái độ phục vụ khách hàng được nâng cao rõ rệt, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh, tạo cho khách hàng tâm lý thoải mái và được tôn trọng khi đến giao dịch. 1.7.2 Khó khăn: - Đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa tinh, trình ñộ chuyên môn, năng lực và phương pháp quản lý điều hành còn bất cập với nhu cầu thực tế, chưa có chính sách dài hạn, tạo ra bộ máy nặng nề, tăng chi phí, tăng rủi ro, giảm hiệu quả, hạn chế khả năng cạnh tranh. - Sản phẩm dịch vụ còn hạn hẹp, chủ yếu là các dịch vụ truyền thống với chất lượng phục vụ thấp, chi phí khá cao, thiếu linh hoạt. - Công nghệ ngân hàng còn lạc hậu.
  • 29. 18 - Đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nên việc đầu tư và thu hồi vốn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. - Công tác huy động vốn trong thời gian qua chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng. Phần lớn phải điều chuyển nguồn vốn từ chi nhánh cấp trên về, điều này làm cho ngân hàng bị động về nguồn vốn. - Các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay. - Các dịch vụ thanh toán còn yếu chưa hỗ trợ tích cực trong việc tăng nguồn vốn huy động có lãi xuất rẻ.
  • 30. 19 CHƯƠNG 2 ; THỰC TRẠNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP TẠI SACOMBANK – PGD DI LINH 2.1 Giới thiệuvề bộ phận tín dụng. Bộ phận tín dụng ngân hàng SacomBank – PGD Di Linh có 7 người trong Tên ( Tuổi) Vị trí Trình độ Hợp đồng kí kết Nhiệm vụ Trần Quốc Việt (32) Trưởng bộ phận kinh doanh Đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng Dài hạn Trần Lộc (25) Trưởng bộ phận tín dụng Đại học chuyên ngành tái chính ngân hàng Dài hạn Kiểm tra hồ sơ và tính rủi ro của hợp đồng trước khi trình kí trưởng phòng Hồ Đức Minh (29) Chuyên Viên khách hàng cá nhân- doanh nghiệp Đại học chuyên ngành tái chính ngân hàng Có thời hạn (1) Ngô Duy Tứ (25) Chuyên viên khách hàng cá nhân Cao đẳng chuyên ngành tài chính ngân hàng
  • 31. 20 Nguyễn Công Thành (26) Đại học chuyên ngành tái chính ngân hàng Trần Nguyễn Vĩnh Khang(25) Đại học chuyên ngành tái chính ngân hàng Nguyễn Văn Hướng (24) Cao đẳng chuyên ngành tài chính ngân hàng (1) Nhiệm vụ của CVKH Cá Nhân – Doanh Nghiệp: tiếp thị, tiềm kiếm khách hàng có nhu cầu vay, gởi hoặc các giao dịch với ngân hàng. Tiếp nhận hồ sơ, nhu cầu của khách hàng căn cứ trên nhu cầu của khách hàng để hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của ngân hàng. Xem xét khả năng có thể hoặc không thể cho vay sau đó trả lời cho khách hàng. Tiến hành xác minh thẩm định tài sản của khách hàng nếu đồng ý cho vay. Làm bộ hồ sơ hoàn chỉnh cho khách hàng, các văn bản hợp đồng có liên quan đến việc vay vốn và điều kiện pháp lí ( hợp đồng thế chấp, hợp đồng cho vay, tờ trình, biên bản định giá, phương án vay,………..). Cho khách hàng kí các hợp đồng sau đó chuyển xuống cho giao dịch viên chờ giải ngân cho khách hàng. Cùng đó là việc thực các cuộc gọi nhắc nợ khách hàng, đòi nợ khách hàng khi quá hạn trả. Làm hổ sơ tất toán cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu. 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản: 2.1.1.1 Khái niệm cho vay nông nghiệp đối với khách hàng cá nhân. Cho vay nông nghiệp đối với KHCN là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân. Đó là quan hệ kinh tế mà trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích của khách hàng. 2.1.1.2 Những chỉ tiêudùng để phân tích. a) Doanh số cho vay.
  • 32. 21 Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. b) Doanh số thu nợ. Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. c) Dư nợ cho vay. Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về. d) Nợ xấu. Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. 2.1.2 Thực trạng hoạt động tíndụng tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh. 2.1.2.1 Doanh số huy động vốn từ năm 2011 đến năm 2014. Biểu đồ 5: Doanh số huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 20 40 60 80 100 120 Quỹ VND Doanh nghiệp Cá nhân Đơn vị : Tỷ đồng
  • 33. 22 2.1.2.2 Doanh số cho vay từ năm 2011 đến năm 2014 Biểu đồ 6: Doanh số cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014 Mặc dù chính thức đi vào hoạt động mới đây nhưng nhìn chung tình hình cho vay Nông nghiệp ở PGD có mức tăng trưởng cao, cụ thể: trong năm 2011 là 32 tỷ đồng đến năm 2012 là 75 tỷ đồng, năm 2013 là 135 tỷ đồng và đạt 290 tỷ đồng năm 2014. Điều này cho thấy PGD đã có những chủ trương hợp lý nhằm thu hút khách hàng để nâng cao doanh số cho vay, mở rộng thêm được các loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế hiện nay, nên đã đạt được những thành quả đáng kể. 2.1.2.3 Doanh số thu nợ từ năm 2011 đến năm 2014 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 50 100 150 200 250 300 350 DOANH SỐ CHO VAY DOANH SỐ CHO VAY Đơn vị : Tỷ đồng
  • 34. 23 Biểu đồ 7: Doanh số thu nợ tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014 Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các loại hình trên là ổn định và có chuyể n biến tích cực trong các năm qua với tốc độ thu nợ ngày càng tăng cao ( so với năm 2013 thì năm 2014 có doanh số thu nợ tăng 20% ) Sở dĩ doanh số thu nợ qua các năm tăng là do: - Doanh số cho vay ngày càng tăng. Doanh số thu nợ của các sản phẩm có tăng nhưng tăng không đồng đều nhau nên tỷ trọng thay đổi qua các năm. - Năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao nên đã giúp cho họ trong việc quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay; trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng luôn quan sát, theo dõi việc cho vay, họ luôn nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ bằng những câu giao tiếp thân thiện tạo thuận tiện hơn trong công tác thu nợ. - Do năng lực quản lý của PGD ngày càng được nâng cao, tạo được lòng tin nơi khách hàng nên ngày càng có nhiều người đến với PGD. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 5 10 15 20 25 30 DOANH SỐ THU NỢ DOANH SỐ THU NỢ Đơn vị : Tỷ đồng
  • 35. 24 2.1.2.4 Dư nợ cho vay từ năm 2011 đến năm 2014 Biểu đồ 8: Dư nợ cho vay tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh năm 2011-2014 Nhìn vào biểu đồ thì dư nợ cho vay của PGD đang ở mức cao và tăng dần qua các năm từ 120 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 170 tỷ đồng vào năm 2014 ( tăng 50 tỷ đồng chỉ sau 1 năm). 2.1.2.5 Nợ xấu từ năm 2011 đến năm 2014 Nhìn chung từ năm 2011 đến năm 2014, Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh hoàn toàn không có nợ xấu. Đây là 1 điểm mạnh của PGD khi không phải xử lý bất kì một tình trạng nợ xấu nào trong 4 năm qua. Nhìn vào consố nợ xấu của PGD trong báo cáo chính thức có lẽ ai cũng phải giật mình vì nó “quá đẹp”. Theo thuyết minh báo cáo tài chính tỷ lệ nợ xấu của PGD cuối năm 2014là 0%, trước đó cuối năm 2013 cũng là 0%. Nợ xấu của PGD nói riêng và Ngân hàng Sacombank nói chung cũng thấp hơn rất nhiều so với Ngân hàng được xem tốt nhất Việt Nam là Vietcombank . Nếu thực sự con số nợ xấu này là đúng, rõ ràng Sacombank có hệ thống quản trị rủi ro vượt trội so với các Ngân hàng khác. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 DƯ NỢ CHO VAY DƯ NỢ CHO VAY Đơn vị : Tỷ đồng
  • 36. 25 2.1.2.6 Đánh giáhoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín PGD Di Linh Như vậy, trải qua gần 4 năm đi vào hoạt động, hoạt động tín dụng của PGD đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nó cho thấy sự nỗ lực và những thành công bước đầu trong hoạt động này của Ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: - Chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được nên gây ra tình trạng dư thừa vốn huy động làm ảnh hưởng đến PGD. - Đối tượng khách hàng chủ yếu là vay Nông nghiệp, cho vay tiêu dùng được khuyến khích nhưng không tăng trưởng được nhiều. - Dư nợ không có tài sản đảm bảo vẫn ở mức cao. Nguyên nhân: Các KHCN chủ yếu có nhu cầu vốn dài hạn trong thời gian dài phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, các quy trình cho vay của Ngân hàng lại trải qua nhiều bước từ nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định, giải ngân,…Hơn thế, dù PGD đã áp dụng nhiều hình thức cho vay từng lần, từng món, theo hạn mức tín dụng, trả góp,…nhưng những cá nhân muốn vay nhiều lần lại phải lặp đi lặp lại tất cả các thủ tục cần thiết, tốn nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, Ngân hàng không tạo ra được sự linh hoạt trong khả năng cung cấp tín dụng cho các KHCN gây khó khăn cho cả Ngân hàng và khách hàng. Chất lượng nhân sự của Ngân hàng còn một số hạn chế: thiếu kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là những kinh nghiệm về thẩm định. Chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư và phương án cho vay vẫn chưa cao: chưa xây dựng được kênh thông tin độc lập làm cơ sở để đánh giá một cách toàn diện, khách quan. PGD chưa có điều kiện chú trọng đến công tác Marketing để quảng bá cho Ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ của mình đến đông đảo khách hàng. Các hoạt động như nghiên cứu chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp vẫn chưa được thực hiện.
  • 37. 26 Chính sách ưu tiên, khuyến khích cho vay đối với KHCN cũng như cho vay tiêu dùng chưa rõ ràng, vẫn hoạt động theo khuôn mẫu cũ như đối với các đối tượng khác. 2.2 Xây dựng chiến lược phát triểnhoạt động tín dụng cho Sacombank PGD Di Linh Chất lượng tín dụng tại PGD không chỉ được đánh giá qua các con số mang tính định lượng mà còn thể hiện phần nào qua các chỉ tiêu khác. Đó là việc triển khai tốt công tác quản trị điều hành, chiến lược phát triển phù hợp, quy trình nghiệp vụ khoa học,đảm bảo quản lí chặt chẽ quá trình cấp tín dụng, đã tạo lập uy tín với nhiều khách hàng.Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được, việc hoạt động tại PGD vẫn không tránh khỏi những bất cập. Đó là sự hạn chế về trình độ, nghiệp vụ, cũng như còn lạc hậu về cơ sở vật chất, kỹ thuật cần phải khắc phục. 2.2.1 Xác định mục tiêu chiến lược của Ngân hàng Đến 2020 chiếm lĩnh trên 50% thị phần Huy động – Cho Vay của địa bàn huyện Di Linh. Nhằm chủ động xây dựng một hệ thống Ngân hàng Thương mại vững mạnh, có đủ khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế đất nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng đề án phát triển Ngân hàng và chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau: a) Chuyển dịch cơ cấu cho vay Để có thể chuyển dịch cơ cấu cho vay của Ngân hàng mình, PGD Di Linh cần xây dựng được kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó chính sách tín dụng phù hợp là vấn đề hết sức quan trọng. Muốn vậy, PGD cần xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chung của Ngân hàng và đặc biệt là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với Ngân hàng. b) Mở rộng về đối tượng cho vay. - Đối với khách hàng doanh nghiệp: nhu cầu vốn vay của loại hình này thường không nhiều, chủ yếu vay dài hạn để bổ sung lượng tiền mặt thiếu hụt tạm thời. Đứng trên góc độ quản lý Ngân hàng, khoản chi phí mà Ngân hàng bỏ ra để thực hiện trên mỗi món vay là lớn hơn so với việc cho các doanh nghiệp vay. Do đó, bên cạnh việc trực tiếp cho từng cá nhân vay vốn, đối với những khách hàng có cùng hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng có thể hướng dẫn họ tập hợp lại nhóm khoảng từ 5 đến 6 người để thực hiện việc cho vay. Cán bộ tín dụng chỉ cần làm việc với 1 hoặc 2
  • 38. 27 người đại diện cả nhóm. Người này sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm trước Ngân hàng về việc sử dụng vốn vay của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như chuyển khoản vay từ Ngân hàng tới các thành viên khác. Bằng cách này, Ngân hàng giảm được chi phí vay, khách hàng bớt được các thủ tục rườm rà. - Đối với khách hàng cá nhân: đây là những cá nhân có nhu cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của mình. Tùy khách hàng mà Ngân hàng sẽ áp dụng các chính sách tín dụng khác nhau. Ví dụ, bên cạnh việc cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, Ngân hàng cũng có thể cho khách hàng vay để thực hiện dự án trung và dài hạn. Dựa trên giấy yêu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể cho vay để mua vật tư, hàng hóa… các nhu cầu tài chính khác theo quy định của NHNN. Việc cho vay có bảo đảm hay không bảo đảm đến mức độ nào cũng căn cứ vào tính pháp lý của từng loại hình doanh nghiệp. Tóm lại, việc mở rộng đối tượng cho vay không những giúp Ngân hàng có thể thiết lập quan hệ với nhiều khách hàng mà còn giúp Ngân hàng đa dạng hoá được các khoản đầu tư của mình. Nhờ vậy, Ngân hàng hạn chế được rủi ro đồng thời vẫn thực hiện được nhịêm vụ cung ứng vốn cho nền kinh tế. c) Mở rộng về quy mô khoản vay Các khách hàng vay thường có nhu cầu không giống nhau do đặc điểm đầu tư và nuôi trồng khác nhau. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Ngân hàng có thể mở rộng việc cho vay theo số lượng và kỳ hạn khác nhau. Trước hết, để thực hiện việc mở rộng theo hướng này, Ngân hàng phải căn cứ vào tiềm lực về vốn của mình. Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được có thể theo nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…và gắn liền với kỳ hạn khác nhau: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng…Thông thường, quy mô của các nguồn này không giống nhau. Có người chỉ gửi vài ba trăm nghìn, có người lại gửi đến hàng trăm triệu. Trong khi đó, khách hàng vay vốn cũng có yêu cầu khác nhau về số lượng, thời hạn cũng như quy mô của cả khoản cho vay và huy động không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau. Do đó, có thể mở rộng theo hướng này, Ngân hàng phải kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình để có sự chủ động, linh hoạt khi cho vay.
  • 39. 28 d) Mở rộng theo phương thức cho vay. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng từng khoản vốn của khách hàng, mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận để lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của khách hàng. Xuất phát từ điều này, Ngân hàng có thể tiến hành cho vay theo các phương thức như: - Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và Ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. - Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. - Cho vay trả góp: khi vay vốn, Ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vay vốn phải trả cộng với số nợ gốc được chia để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng chấp nhận cho khách hàng sử dụng vốn vay trọng phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Việc mở rộng, cung ứng các phương thức cho vay phù hợp với đặc điểm, tính chất kinh doanh của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc
  • 40. 29 kiểm tra, giám sát và thu hồi vốn vay. Qua đó, giúp cho hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng như Ngân hàng được tốt hơn, mối quan hệ giữa hai bên được củng cố, tạo điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động của Ngân hàng. e) Mở rộng theo hình thức cho vay. Theo hình thức cho vay, Ngân hàng có thể cho khách hàng vay có bảo đảm hoặc không bảo đảm. Thông thường khi vay Ngân hàng, khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phải có tài sản thế chấp đảm bảo. Mặc dù vậy, Ngân hàng có bảo đảm hay không có bảo đảm. Việc cho vay có thể được đảm bảo bằng tài sản của người vay, bằng bảo lãnh của bên thứ ba hoặc bằng tài sản hình thành từ chính vốn vay. Đối với những khách hàng mới hoặc có độ tin cậy không cao, việc bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm là cần thiết cho hoạt động ngân hàng được an toàn. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể cho vay không cần các biện pháp đảm bảo. Hình thức cho vay này được áp dụng đối với những khách hàng truyền thống, có hoạt động kinh doanh tốt, có uy tín với ngân hàng. f) Đảm bảo an toàn vốn - một chiến lược trong công tác mở rộng tín dụng đối với Ngân hàng. Dù mở rộng cho vay theo hướng nào, chiến lược đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng luôn đặt lên hàng đầu, bởi lẽ nguồn vốn mà Ngân hàng cho khách hàng vay, là khoản tiền gửi mà Ngân hàng huy động được. Do đó, Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và hoàn trả lại cho người gửi. Thực tế, mỗi Ngân hàng có những biện pháp riêng để bảo toàn những nguồn vốn của mình. Có Ngân hàng chú trọng khâu thẩm định dự án, có Ngân hàng lại thực hiện tốt khâu giám sát sau khi cho vay. Nhưng nhìn chung Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh đều tuân thủ quy trình tín dụng một cách chặt chẽ, thực hiện tốt chính sách tín dụng sẽ giúp Ngân hàng vừa mở rộng hoạt động cho vay đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng của khoản vay. Do vậy, lợi ích của cả khách hàng, Ngân hàng và xã hội đều được đảm bảo.
  • 41. 30 2.2.2 Phân tíchưu điểm và nhược điểm của hoạt động tíndụng ma trận SWOT BẢNG MA TRẬN SWOT CỦA PGD DI LINH SWOT Cơ hội (O) 1. Huyện Di Linh là đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lâm Đồng (với diện tích 1.615 km2) 2. Có 01 thị trấn và 18 xã. Dân số 159.000 người, trong do khoảng 40% là người đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư phân bố rộng khắp thị trấn và các xã trong huyện. 3. Huyện có 02 tuyến quốc lộ đi ngang qua là Quốc lộ 20 từ Tp.HCM đi Đà Lạt _ Lâm Đồng và Quốc lộ 28 từ Bình Thuận đi Đắk Nông. 4. Tình hình chính trị xã hội, an ninh khu vực ổn định. 5. Thị trường cho sự phát triển dịch vụ Ngân hàng có tiềm năng lớn Nguy Cơ (T) 1. Môi trường kinh doanh chưa thật ổn định, còn nhiều rủi ro tiềm ẩn. 2. Áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng lớn. 3. Áp lực cải tiến công nghệ, kỹ thuật và quản trị điều hành. 4. Khách hàng ngày càng nóng tính và có tính chuyển đổi cao. Điểm Mạnh (S) 1. Có đội ngũ nhân viên trẻ, giỏi nghiệp vụ. 2. Chính sách lương, phúc lợi cho nhân viên tốt. 3. Chính sách khách hàng linh hoạt, gần gũi với khách hàng. Kết hợp chiến lược S-O 1. S1, S4, S5 + O1, O2, O3, O4, O5: Chiến lược phát triển thị trường. 2. S1, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O5: Chiến lược thâm nhập thị trường Kết hợp chiến lược S- T 1. S1, S4, S5, S6 + T2, T3: Chiến lược liên kết để cạnh tranh, chiến lược liên doanh. 2. S1, S4, S6 + T2, T3:
  • 42. 31 4. Công nghệ Ngân hàng tương đối tốt. 5. Ban quản lý, điều hành là những người có trình độ, kinh nghiệm. 6. Khả năng liên kết tốt với Ngân hàng Thương mại lớn Chiến lược phát triển công nghệ. Điểm Yếu (W) 1. Mạng lưới giao dịch còn hạn chế 2. Sản phẩm dịch vụ đơn điệu, nghèo nàn và chưa có sự khác biệt. 3. Tổ chức bộ máy cồng kềnh và chưa có sự liên kết. 4. Công tác quảng cáo, tiếp thị chưa hiệu quả, uy tín. Kết hợp chiến lược W-O 1. W2, W4 + O1, O2, O3, O4: Chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ. 2. W2 + O5: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Kết hợp chiến lược W- T 1. W2 + T2, T3 : Chiến lược phát triển sản phẩm 2. W3+ T2, T3: Chiến lược nhân sự. 2.3 Chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay Nông nghiệp và dịch vụ tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh. Thứ nhất: Tiếp tục triển khai Chiến lược phát triểnSacombank PGD Di Linh giai đoạn 2011 – 2020 với những điều chỉnh đã được nghiên cứu bổ sung trong năm 2014, quyết tâm đưa PGD phát triển trở thành PGD hàng đầu khu vực; Thứ hai: Đẩy mạnh mọi hoạt động kinh doanh, trong đó tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả chiến lược ngân hàng bán lẻ thông qua các chương trình huy động phân tán, cho vay phân tán, song song với việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân
  • 43. 32 hàng trên cơ sở phát huy thế mạnh về mạng lưới và lợi thế dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ; Thứ ba: Tiếp tục chương trình tái cấu trúc hướng đến phát huy trọn vẹn các thế mạnh về mạng lưới – con người và công nghệ của PGD kết hợp với việc hoàn thiện hơn nữa tính hệ thống trong mọi hoạt động của PGD nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD so với mặt bằng chung của toàn ngành; Thứ tư: Tăng cường công tác quản trị rủi ro, duy trì nợ xấu ở mức thấp nhất và ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh. Thứ năm: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện chính sách nhân sự, chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân sự kế thừa, đặc biệt thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cấp để chuẩn bị cho nhu cầu mở rộng và tăng quy mô hoạt động trong thời gian tới; Thứ sáu: Tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, thông qua việc chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ các dự án hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng; rà soát điều chỉnh lại chiến lược phát triển công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ tốt cho việc mở rộng quy mô và đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng bán lẻ; Thứ bảy: Tiếp tục duy trì các hoạt động xã hội, xây dựng hình ảnh Sacombank hiện đại, chuyên nghiệp nhưng thân thiện và hướng đến cộng đồng. 2.4 Thực trạng những công việc được giao trong quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập tại bộ phận tín dụng sinh viên thực tập được giao hầu hết các công việc của 01 người chuyên viên khách hàng cá nhân dưới sự chỉ đạo của Trưởng phòng, Phó Phòng, Trưởng bộ phận và sự hướng dẫn tận tình của Người hướng dẫn và các anh trong bộ phận: a) Photo giấy tờ, hồ sơ: phôtô là việc tạo ra 01 hay nhiều bản mới từ 01 bản có sẵn. Công việc, từ các hồ sơ gốc như cmnd, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, các hợp đồng, tờ trình, biên bản, giấy nhận nợ...v..v…theo số lượng của chuyên viên yêu cầu.
  • 44. 33 Thực hiện 5S cho Người hướng dẫn: 5SSeiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) là 1 tiêu chuẩn chung của nhân viên ngân hàng SacomBank thông qua việc sắp xếp hồ sơ quản lý và vị trí của nhân viên. Công việc, thực hiện tạo file mới lưu trử hồ sơ của khách hàng ( theo tập) thuộc quản lí của Người hướng dẫn, in file tên khách hàng và mã số khách hàng, tên tập hồ sơ( Hồ sơ tín dụng, hồ sơ mua xe….v..v..), số tập ( 01, 02,03..v…v…) theo from mẫu của ngân hàng. Sau đó dán file tên và mã khách hàng lên mặt trước của tập hồ sơ, dán tên hồ sơ và số tập theo chiều dọc bên hông bìa hồ sơ. Sắp xếp gọn gàng hồ sơ có trong file vào tập và cột lại. Tạo tủ hồ sơ ngăn nắp có sắp xếp các bộ hồ sơ từ 01 đến hêt. b) Trình ký trưởng phòng: Trình ký là việc đưa hồ sơ, hợp đồng đã được tạo ra từ chuyên viên khách hàng sang cho trưởng phòng kí duyệt.Công việc, từ các hồ sơ hợp đồng đã có từ chuyên viên khách hàng bỏ vào bìa Trình Ký tiến tới gỏ cửa phòng và trình ký Trưởng phòng. c) Thực hiện 5S cho Người hướng dẫn: 5S Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) là 1 tiêu chuẩn chung của nhân viên ngân hàng SacomBank thông qua việc sắp xếp hồ sơ quản lý và vị trí của nhân viên. Công việc, thực hiện tạo file mới lưu trử hồ sơ của khách hàng ( theo tập) thuộc quản lí của Người hướng dẫn, in file tên khách hàng và mã số khách hàng, tên tập hồ sơ( Hồ sơ tín dụng, hồ sơ mua xe….v..v..), số tập ( 01, 02,03..v…v…) theo from mẫu của ngân hàng. Sau đó dán file tên và mã khách hàng lên mặt trước của tập hồ sơ, dán tên hồ sơ và số tập theo chiều dọc bên hông bìa hồ sơ. Sắp xếp gọn gàng hồ sơ có trong file vào tập và cột lại. Tạo tủ hồ sơ ngăn nắp có sắp xếp các bộ hồ sơ từ 01 đến hêt. d) Đóng mộc ngân hàng, tên trưởng phòng: là việc mang các hợp đồng, giấy tờ cần thiết đóng dấu mộc của ngân hàng để các hợp đồng, giấy tờ có giá trị về mặt pháp lý với ngân hàng.Công việc, mang các hợp đồng, giấy tờ xuống thủ quỹ nhờ thủ quỷ đóng mộc ngân hàng sau đó lấy mộc tên Trưởng phòng đóng dưới chữ kí của Trưởng phòng (nơi chưa được trưởng phòng kí mà chưa ghi rỏ họ tên). e) Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng: là việc tiếp nhận các nhu cầu vay của khách hàng từ đó chờ kí duyệt từ Trưởng phòng hoặc cấp cao hơn để tiến tới làm hồ sơ cho
  • 45. 34 vay. Công việc, khi khách hàng có nhu cầu vay tìm tới ngân hàng. Trực tiếp chào hỏi khách hàng, nắm bắt thông tin tên tuổi, số điện thoại, nhu cầu vay, thời hạn trả, tài sản đảm bảo(diện tích đất và thu nhập hàng năm) và các giao dịch với ngân hàng khác. Từ đó chờ Trưởng phòng sắp ngày xác minh tài sản nếu được sẽ tiến tới làm hồ sơ cho khách hàng vay. f) Đi xác minh tài sản: Là việc đi tới vị trí thửa đất hay tài sản mà khách hàng thế chấp với ngân hàng nhằm xác minh giá trí thật của tài sản. Công việc, dưới sự chỉ đạo của Trường phòng, cùng CVKH hoặc Trưởng phòng kinh doanh hay Trưởng bộ phận đi xác minh tài sản của khách hàng, chụp hình và về báo cáo lại Trưởng phòng. g) Tạo 01 bộ hồ sơ cho vay: Là việc tạo ra 01 file về khách hàng mới đầy đủ các hợp đồng, giấy tờ cần thiết sau đó in ra để kí kết. Công việc, chỉnh sửa từ file khách hàng củ sang khách hàng mới theo tên năm sinh, cmnd, địa chỉ, tài sản đảm bảo…v..v…. theo thông tin của khách hàng mới. Sau đó in ra và tiến tới kí kết hợp đồng. h) Gọi điện nhắc nợ: Là việc gọi điện báo trước cho khách hàng ngày đóng lãi, cùng đó là hối thúc các khác hàng đã quá hạn đóng lãi cho ngân hàng trước khi trở thành nợ xấu. Công việc, theo danh sách CVKH giao gồm tên số điện thoại, ngày đóng lãi, số tiền phải đóng, số ngày quá hạn. Gọi điện thoại cho khách hàng báo cáo số nợ và ngày đóng lại nhờ khách hàng đóng lãi đúng thời hạn. Thuận lợi: Trong quá trình thực tập tại ngân hàng nhờ sự nhiệt huyết trong công việc và sự chỉ dẫn tận tình của các anh chị nhân viên cùng đó là điều kiện cơ sở vật chất, máy móc, tài liệu đầy đủ đã góp phần đã giúp sinh viên thực tập hoàn thành tốt công việc được giao và học thêm được nghiệp vụ mới như in ấn, photocopy…v..v…. có được một hành trang kinh nghiệm tuy nhỏ nhưng khá chắc chắn về nghiệp vụ tín dụng của Ngân Hàng, nâng cao tính cẩn thận, kiên trì, tỉ mỹ, thận trọng trong công việc góp phần giúp sinh viên thực tập không bỡ ngỡ nếu có cơ hội trở thành một nhân viên của Ngân Hàng và trong cuộc sống. Khó khăn: Bở ngỡ và chưa quen với công việc hành chính, in ấn, việc tạo hồ sơ mới thường xảy ra sai sót, mắc lổi do các biểu mẩu thường được thay đổi. Cùng đó
  • 46. 35 là hiểu chưa thật sự đầy đủ về một số giấy tờ trong hồ sơ như tờ trình, phương án vay..v..v...
  • 47. 36 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TÍN DỤNG CỦA SACOMBANK PGD DI LINH 3.1 Một số giải pháp 3.1.1 Xây dựng và hoàn thiệnchính sách khách hàng Trước hết, Ngân hàng cần phải xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để giữ vững niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng. Bởi để có được một khách hàng sử dụng sản phẩm của mình đã khó, việc làm sao cho khách hàng đó tiếp tục giao dịch, gắn bó lâu dài với mình càng khó hơn. Vì vậy, bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, khai thác khách hàng tiềm năng thì việc duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện tại là rất cần thiết. Khi Ngân hàng tạo được ấn tượng tốt với khách hàng thì dĩ nhiên khách hàng sẽ tiếp tục có những mối quan hệ tín dụng khác nữa với Ngân hàng cũng như giới thiệu thêm khách hàng mới đến giao dịch với Ngân hàng, không những thế, uy tín của Ngân Hàng cũng sẽ được giữ vững. Vì vậy, Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có lịch sử tốt, có uy tín, khách hàng có thâm niên giao dịch với Ngân Hàng, giá trị giao dịch mỗi lần lớn như: ưu đãi lãi suất, thời hạn cho vay, quà tặng có in logo Ngân hàng… Từ đó, khẳng định, củng cố vị trí và thương hiệu của Ngân hàng trong lòng mỗi khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt với chủ đầu tư những dự án, chủ những doanh nghiệp bán lẻ để qua sự liên kết, hợp tác đó mang về cho Ngân hàng một lượng lớn khách hàng. Với nền nông nghiệp ngày càng phát triểnnhư hiện này thì các khoản đầu tư vào cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng do đó nhu cầu vay của khách hàng cũng ngày một tang lên. Đây là hoạt động cho vay truyền thống và chắc chắn sẽ còn phát triểnhơn nữa trong tương lai. Ngoài các hình thức marketing
  • 48. 37 thì việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với các chủ dự án là điều cần thiết và đây có thể được coi là một kênh để thu hút khách hàng. Vì chủ đầu tư quen biết rộng, hiểu khá rõ khách hàng của mình nên họ có thể giới thiệu đến cho Ngân hàng những khách hàng có nhu cầu mua đất, nhưng chưa có hoặc không đủ vốn. Thông qua họ, Ngân hàng có thể lựa chọn được khách hàng tốt để cho vay. Như thế, vừa mở rộng được hoạt động, vừa giảm rủi ro và chi phí các khoản cho vay và lúc đó hiệu quả cho vay cũng được nâng cao rõ rệt. 3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động marketing Ngân hàng Hoạt động marketing là khâu rất quan trọng để Ngân hàng đưa sản phẩm đến với công chúng. Vì vậy, ngân hàng cần chú trọng củng cố lại chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu vững mạnh cho Ngân hàng. - Trước hết, Ngân hàng cần làm cho khách hàng biết đến các hoạt động cho vay khách hàng cá nhân như một thế mạnh của mình. Ngân hàng cần phải tích cực giúp đỡ khách hàng biết và hiểu rõ về các hình thức cho vay này. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, Ngân hàng nên tăng cường công tác tiếp thị bằng hình thức gửi thư giới thiệu những sản phẩm cho vay đến khách hàng và có những nhân viên trực tiếp hoặc qua điện thoại trả lời đầy đủ và chi tiết về các sản phẩm tín dụng mà các khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên mở rộng dịch vụ tư vấn tại nhà. Bởi khách hàng có nhu cầu vay tiền một phần vì bận rộn, một phần vì các yếu tố khác nên không thể trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đã phát triểndịch vụ cho vay qua mạng nhưng việc nhân viên trực tiếp tiếpxúc với khách hàng tỏ ra có hiệu quả hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, số lượng cho vay cũng sẽ tăng hơn đồng thời rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm đi. - Thiết kế thư ngỏ lời giới thiệu sản phẩm tạo ấn tượng cho khách hàng khi nhìn thấy đều biết là sản phẩm của Ngân hàng. Ngân hàng có những chính sách khuyến mãi, tặng quà cho các khách hàng thân thuộc như gởi thiệp mừng sinh nhật khách hàng, tặng sổ tay, hay các đồ dùng sinh hoạt khác… để qua đó tạo ấn tượng tốt cho khách hàng và khai thác được nhiều mối quan hệ mới, tìm được nhiều khách hàng hơn. Đồng thời, tăng cường các áp phích, băng rôn tại PGD nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • 49. 38 - Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện ưu thế của Ngân hàng khi cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Vì vậy, cần nâng cao công tác phục vụ, nhân viên phải luôn vui vẻ, ân cần, chu đáo kể cả trong trường hợp khách hàng đếnNgân Hàng chỉ để tìm hiểu thông tin mà không thực hiện giao dịch ngay. 3.1.3 Quan tâm chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng ngày càng mở rộng, môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi, do vậy đòi hỏi chất lượng đội ngũ nhân sự cũng phải ngày càng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp của công việc. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng, vì hoạt động này chiếm tỷ trọng rất cao trong việc mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Qua đó có thể thấy, để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thì giải pháp về tổ chức nhân sự chính là một giải pháp rất quan trọng và có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của ngân hàng. Vì vậy, việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn cập nhật kiến thức, nghiệp vụ mới là việc làm mang tính thường xuyên, liên tục đối với mỗi cán bộ tín dụng, nhất là khả năng phán đoán và tính chủ động trọng việc đón nhận cái mới. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng trong quá trình làm việc phải có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, phải có trách nhiệm cao trong công việc. Giỏi nghiệp vụ chuyên môn là một đòi hỏi cần thiết đối với mỗi cán bộ tín dụng song không chỉ có vậy, cán bộ tín dụng còn phải không ngừng nâng cao kiến thức tổng quát về tình hình kinh tế xã hội nhất là chính sách tiền tệ, có những hiểu biết nhất định về pháp luật (luật Dân sự, luật Hình sự, luật NHNN, luật các TCTD) nhằm giúp cho cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp không có những sai phạm mang tính vi phạm pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng mang tính kế thừa để từ đó có một đội ngũ hùng hậu. Đối với cán bộ tín dụng của PGD, hầu như đa số cán bộ tín dụng là các nhân viên còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, Ngân hàng nên thường xuyên trau dồi nghiệp vụ cho các nhân viên này, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ có thể học hỏi kinh nghiệm từ những cán bộ có thâm niên, có kinh nghiệm.
  • 50. 39 Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì vấn đề rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng cũng rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro đạo đức. Ngân hàng nên có những biện pháp nghiêm khắc để xử lý những cán bộ vi phạm về vấn đề này để góp phần răn đe cũng như tạo được lòng tin ở khách hàng. 3.1.4 Tăng cường công tác thẩm định để duy trì rủi ro tíndụng ở mức tối thiểu. Để duy trì và hạn chế phát sinh rủi ro ở mức thấp nhất cán bộ tín dụng cần phải thẩm định về tính cách, uy tín của khách hàng. Cụ thể phải thực hiện một số công việc sau: - Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủy quyền,…phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn. - Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liênquan đối với món vay. - Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từng khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi. - Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, của các loại sản phẩm,… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải xử lý các món vay có vấn đề nhằm hạn chế phát sinh rủi ro cho Ngân hàng. - Món vay có vấn đề được hiểu là món vay đã quá hạn hoặc món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ cho Ngân hàng do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật như lừa đảo, trốn thuế... Xử lý món vay có vấn đề là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Theo kinh nghiệm của cán bộ tín dụng Ngân hàng thì giải pháp khai thác là khôn ngoan hơn, vì sự tồn tại và phát triển của khách hàng là quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Chính các giải pháp mềm dẻo, linh hoạt này đã cứu
  • 51. 40 không ít khách hàng từ chỗ sắp ''khuynh gia bại sản'' đến chỗ "gượng" lại được, tiếp tục tồn tại, phát triển và ngày càng gắn bó với Ngân hàng hơn đồng thời rủi ro tín dụng cũng không còn là vấn đề mà Ngân hàng phải quan tâm nhiều vì qua các năm luôn được duy trì ở mức thấp nhất. 3.2 Một số kiến nghị nhằm phát triểnhoạt động tín dụng tại Ngân hàng Sacombank PGD Di Linh. Qua hơn hai tháng ngắn ngủi thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Di Linh, tôi luôn nhận thấy sự tất bật làm việc nhiệt tình, tận tụy trong công việc của toàn thể nhân viên ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính, là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói chung và PGD Di Linh nói riêng. Do đó công tác nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý rủi ro ngày càng phải thắt chặt hơn nữa trong tình hình cạnh tranh gay gắt. Để thực hiện tốt được điều này, tôi xin được đề xuất một vài ý kiến với Ngân hàng Sacombank như sau: Ngân hàng cần thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay. - Công tác đôn đốc, thu hồi nợ phải gắn liềnvới công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng. - Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn. - Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng. Không tập trung cho vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay SXKD. - Tạo điều kiện ổn định ăn ở cho nhân viên trong Ngân hàng nhằm ổn định cuộc sống gia đình để họ phát huy tinh thần làm việc năng động của họ. - Tăng cường thêm các chương trình đào tạo như nâng cao trình độ, thu hút thêm nguồn nhân lực,…. 3.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả những công việc được giao. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại SacomBank chúng ta cần:
  • 52. 41 + Thật sự chú ý, luôn lắng nghe những góp ý của người hướng dẫn và ghi chép những điều cần thiết, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Vận dụng kiến thức đã học và trải nghiệm thực tế để áp dụng vào quá trình làm việc. + Đọc thêm những tài liệu chuyên ngành để có thể đọc và hiểu được những nội dung cơ bản trong các tài liệu của cơ quan. Bên cạnh đó, tự trau dồi, nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của Ngân hàng nhà nước, các kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật, hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng. + Hỏi Người Hướng Dẫn những điều chưa hiểu, học hỏi thêm những nghiệp vụ cần thiết giúp ích cho quá trình làm việc, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng nhất là nghiệp vụ tín dụng. + Nhanh nhẹn, năng động, vui vẻ, hòa đồng cùng các anh chị trong Ngân Hàng. + Thực hiện tốt các nhiệm vụ cấp trên giao, phải luôn nêu cao được tinh thần trách nhiệm và tinh thần đạo đức trong công việc. Cần trau dồi thêm kĩ năng khi tiếp cận khách hàng, tạo bầu không khí vui vẻ, thân mật và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp…Qua đó có thể xác định được sự thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin mà doanh nghiệp đưa ra. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp là những nhân tố quan trọng, cho nên càng cố gắng trau dồi, học hỏi, chúng ta có thể dễ dàng nâng cao được hiệu quả công việc của mình.
  • 53. 42 KẾT LUẬN Chuyên đề được thực hiện nhằm giải quyết 3 nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Di Linh: về lịch sử, lĩnh vực hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh trong 4 năm (2011-2012-2013-2014),… - Đi sâu phân tích hiệu quả tíndụng phục vụ đời sống, từ đó phát hiện những thuận lợi và khó khăn của hoạt động tín dụng này, để đề ra những giải pháp phát huy nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đồng thời khắc phục những mặc yếu kém. - Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống. Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - PGD Di Linh ta thấy hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của Ngân hàng đặc biệt là tín dụng cá nhân. Đề tài đã đưa ra được một số chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ đơn giản là việc thực hiện đúng quy trình, chính sách tín dụng của Ngân hàng mà trong quá trình áp dụng đòi hỏi các Cán bộ tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng, giao dịch viên,...phải có sự kết hợp chặt chẽ hỗ trợ nhau dưới sự chỉ đạo, tham mưu của ban lãnh đạo. Trên đây là những kiến nghị đóng góp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Sacombank – PGD Di Linh. Với kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô và các bạn tham gia đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Cô Trần Thị Nhinh cùng tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Di Linh đã quan tâm, giúp đỡ tôi hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.
  • 54. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Báo cáo kết quả kinh doanh PGD qua 4 năm 2011-2012-2013-2014 - Báo cáo thường niên Sacombank qua 4 năm 2011-2012-2013-2014 - Các tài liệu lưu hành nội bộ - Tài liệu tham khảo hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Sacombank năm 2011-2014. - Địa chỉ trang web tham khảo: www.sacombank.com.vn www.haokhi.sacombank.com www.edoc.sacombank.com .
  • 55. 1