SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH MỸ LÂM – TỈNH KIÊN
GIANG
Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THỊ HỒNG GẤM
MSSV: 13D340201024
LỚP: ĐHTCNH 8
Cần Thơ, 2017
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH MỸ LÂM – TỈNH KIÊN
GIANG
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
THÁI KIM HIỀN NHÂN HUỲNH THỊ HỒNG
GẤM
MSSV: 13D340201024
LỚP: ĐHTCNH 8
Cần Thơ, 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quí thầy cô trường ĐẠI HỌC
TÂY ĐÔ, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng
đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức quí báu
trong suốt quá trình học tập.
Được sự chấp nhận của Khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng trường
Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc chi nhánh NH NNo & PTNT Mỹ Lâm em
đã có cơ hội thực tập tại ngân hàng.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS. Thái Kim Hiền Nhân đã hướng dẫn
em hoàn thành khoá văn tốt nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và
lòng nhiệt thành.
Em xin gởi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang cùng các cô
chú, anh chị,…ở phòng tín dụng và các phòng ban đã nhiệt tình hướng dẫn,
tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của quý thầy, cô, cơ
quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!!!!
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thị Hồng Gấm
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài do chính tôi thực hiện, các số liệu trong bài
và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Đề tài không trùng với bất kì đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày…. Tháng…. năm 2017
Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Thị Hồng Gấm
iii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang được
thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp hằng năm của chi nhánh NH NNo & PTNT
Chi nhánh Mỹ Lâm trong 3 năm 2014-2016, số liệu thu thập từ tạp chí, sách
báo, Internet và từ việc tiếp xúc với cán bộ nhân viên Ngân hàng nhằm tìm
hiểu sâu hơn về hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Từ đó dựa trên
phương pháp so sánh số liệu (so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối,…) để thấy
được hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng NN& PTNT Chi nhánh Mỹ
Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
Ngoài ra, đề tài còn thực hiện nghiên cứu theo phương pháp định lượng
thông qua việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này được gửi trực
tiếp đến khách hàng đã hoặc từng đi vay tại ngân hàng, đang sinh sống tại trên
địa bàn hoạt động cho vay của NH nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động cho vay ngắn hạn, thấy được những thuận lợi và khó khăn quá trình
tiếp cận vốn vay của Ngân hàng, từ đó đưa ra những giải pháp, có chính sách
hỗ trợ kịp thời cho khách hàng vay vốn. Đồng thời, khắc phục những yếu kém,
phát huy những điểm mạnh sẵn có tại chi nhánh và đưa ra những giải pháp
nhằm phát triển ngân hàng cũng như địa phương.
iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Mỹ Lâm, ngày….tháng….năm…..
v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, Ngày….Tháng….Năm….
vi
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung:..................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................2
1.3 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................2
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................2
1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu: ..........................................................5
1.4 Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................11
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................11
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11
1.4.2.1 Phạm vi không gian....................................................................11
1.4.2.2 Phạm vi thời gian .......................................................................11
1.5 Cấu trúc khoá luận ..................................................................................11
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................12
2.1. Những vấn đề chung về tín dụng ...........................................................12
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ......................................................................12
2.1.2 Đặc điểm về tín dụng........................................................................12
2.1.3 Bản chất của tín dụng .......................................................................13
2.1.4 Chức năng của tín dụng NH .............................................................13
2.1.5 Vai trò của tín dụng. .........................................................................14
2.1.6 Phân loại tín dụng.............................................................................14
2.1.6.1. Phân loại theo thời hạn cho vay ................................................14
2.1.6.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng..................................................15
vii
2.1.6.3. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn .......................................15
2.1.6.4. Phân loại theo tính chất đảm bảo ..............................................15
2.2. Một số vấn đề về tín dụng ngắn hạn ......................................................16
2.2.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn............................................................16
2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn .....................................................16
2.2.3 Vai trò của tín dụng ngắn hạn...........................................................16
2.2.3.1. Đối với nền kinh tế....................................................................16
2.2.3.2. Đối với các DN..........................................................................17
2.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến...................................17
2.2.4.1 Phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến. ..................................17
2.2.4.2 Một số quy định chung về cho vay ngắn hạn của NH NNo &
PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm .....................................................................18
2.3. Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn
.......................................................................................................................20
2.3.1 Một số khái niệm liên quan ..............................................................20
2.3.1.1 Cho vay ......................................................................................20
2.3.1.2 Doanh số cho vay:......................................................................20
2.3.1.3 Doanh số thu nợ: ........................................................................20
2.3.1.4 Dư nợ:.........................................................................................20
2.3.1.5 Nợ quá hạn .................................................................................20
2.3.2 Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn ..........20
2.3.2.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động...........................................20
2.3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn.........................................................................20
2.3.2.3 Hệ số thu nợ: ..............................................................................21
2.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng.............................................................21
viii
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH MỸ LÂM –
TỈNH KIÊN GIANG......................................................................................23
3.1 Tổng quan về ngân hàng.........................................................................23
3.1.1 Khái quát về NH NNo & PTNT .......................................................23
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH NNo & PTNT chi nhánh
Mỹ Lâm .....................................................................................................24
3.1.3 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................25
3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..................................................................25
3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban....................................25
3.1.4 Các hoạt động chính của NH............................................................27
3.1.3.1 Huy động vốn.............................................................................27
3.1.3.2 Các hoạt động cho vay ...............................................................27
3.1.5 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Ngân Hàng NNo &
PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm.........................................................................27
3.1.6 Thuận lợi và khó khăn ......................................................................30
3.1.7 Phương hướng và kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Chi
Nhánh Mỹ Lâm trong năm 2017 ...............................................................31
3.1.7.1 Mục tiêu hoạt động.....................................................................31
3.1.7.2 Định hướng phát triển ngân hàng...............................................31
3.1.8 Phân tích khái quảt kết quả nguồn vốn của NH NNo & PTNT Chi
nhánh Mỹ Lâm...........................................................................................33
3.2 Thực trạng cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm.
.......................................................................................................................36
3.2.1 Hoạt động cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế......................36
3.2.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế.....................45
3.2.3 Đánh giá một số chỉ tiêu trong hoạt động cho vay ngắn hạn ...........58
3.2.4 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn
tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang. ...........................61
ix
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NH NNo & PTNT CHI NHÁNH MỸ
LÂM – TỈNH KIÊN GIANG........................................................................67
4.1 Đánh giá về hoạt động cho vay và nhu cầu vay vốn của khách hàng.....67
4.1.1 Điểm mạnh........................................................................................67
4.1.2 Điểm yếu...........................................................................................67
4.2 Biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả cho vay...................................68
4.2.1 Biện pháp huy động vốn...................................................................68
4.2.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay ..............................................69
4.2.3 Thực hiện công tác phòng tránh rủi ro .............................................70
4.2.3.1 Trích lập dự phòng rủi ro ...........................................................70
4.2.3.2 Nâng cao chất lượng thẩm định .................................................71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................72
5.1 Kết luận...................................................................................................72
5.2 Kiến nghị.................................................................................................73
5.2.1 Đối với Nhà nước .............................................................................73
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ......................................................73
5.2.3 Đối với NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm...............................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... xiv
x
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu đơn vị hành chính ...................................................................5
Bảng 1.2 Diễn giải các biến độc lập và dấu kì vọng của mô hình ...................10
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .................................28
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn .............................................................................33
Bảng 3.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế........................36
Bảng 3.4 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế..........................38
Bảng 3.5 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế ..........................................41
Bảng 3.6 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế .................................................43
Bảng 3.7 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế ......................................46
Bảng 3.8 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế........................49
Bảng 3.9 Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế .........................................52
Bảng 3.10 Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế .............................................55
Bảng 3.11 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn...............................59
Bảng 3.12 Thông tin chung về các biến độc lập tham gia trong mô hình Binary
Logistic.............................................................................................................62
Bảng 3.13 Kết quả ước lượng mô hình Binary Logistic về các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn...........................................................63
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các biến độc lập kỳ vọng trong phân tích hồi quy.............................8
Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ tín dụng.....................................................................12
Hình 2.2: Quy trình cho vay ngắn hạn .............................................................19
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................25
xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng...............................28
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn...........................................................................33
Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế.........36
Biểu đồ 4: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế...........................39
Biểu đồ 5: Biểu đồ dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế ...........................41
Biểu đồ 6: Biểu đồ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ..................................44
Biểu đồ 7: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế...................................46
Biểu đồ 8: Biểu đồ doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế..........................50
Biểu đồ 9: Biểu đồ dư nợ theo ngành nghề kinh tế.........................................53
Biểu đồ 10: Biểu đồ nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế...............................56
xiii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH: ngân hàng
NH NNo & PTNT: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NNo: nông nghiệp
NHNN: ngân hàng nhà nước
VN: Việt Nam
SXKD: sản xuất kinh doanh
DSCV: doanh số cho vay
DSTN: doanh số thu nợ
DN: dư nợ
NQH: nợ quá hạn.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 1 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, hệ thống Ngân hàng thương
mại (NHTM) là không thể thiếu và luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Các ngân hàng (NH) thúc đẩy nền kinh tế vận hành một cách dễ dàng, nhanh
chóng và hiệu quả. Thông qua việc thực hiện những chức năng cơ bản, các NH
đã trở thành cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn, là trung tâm thu hút
vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối nguồn vốn này cho các đối tượng có
nhu cấu sử dụng vốn để đầu tư, sản xuất và phát triển. Thực tế, sự có mặt của
các NH trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: “Ở
đâu có một hệ thống các NH phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển kinh tế với
tốc độ cao”.
Mặc dù hệ thống các NH ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
đang rơi vào tình trạng khó khăn, bất ổn và việc phải đối mặt với sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt giữa các NH như hiện nay đã đặt ra những thách thức
không nhỏ đối với bản thân mỗi NH trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Chính vì lẽ đó, nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh
tranh, những cơ hội, thách thức từ môi trường kinh doanh mang lại sẽ giúp các
NH có đủ cơ sở để có thể chủ động ứng phó với những điều kiện khó khăn.
Đồng thời, phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội kinh doanh để vươn lên phát
triển một cách ổn định và bền vững.
Trong tất cả các hoạt động của NH thì hoạt động tín dụng là hoạt động
chính tạo ra giá trị cho NH (chiếm khoảng 80% – 90% tổng thu nhập), quyết
định phần lớn sự thành bại của một NH trên thương trường. Trong đó, hoạt
động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nhận thức được vai trò
quan trọng của tín dụng ngắn hạn tại NH, tác giả quyết định chọn đề tài:
“Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang” làm đề tài
tốt nghiệp khoá luận.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 2 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Đề tài phân tích chuyên sâu hoạt động cho vay ngắn hạn và đánh giá hoạt
động tín dụng để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là việc
sử dụng vốn của tại NH NNo & PTNT - Chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm 2014-
2016. Từ đó phát huy những thế mạnh vốn có cũng như tìm ra cách khắc phục
những khó khăn trước mắt và lâu dài của ngân hàng.Đồng thời, đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
ngắn hạn của NH theo hướng tích cực hơn và phù hợp với tình hình thực tế
hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của NH NNo & PTNT Chi Nhánh
Mỹ Lâm.
- Phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại của NH NNo & PTNT Chi Nhánh
Mỹ Lâm.
- Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt đông cho vay ngắn hạn tại NH
NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay
ngắn hạn tai NH NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu:
► Thu thập số liệu thứ cấp:
- Đề tài được thực hiện trên số liệu thứ cấp – số liệu có sẵn đã được thu thập,
thống kê, tổng hợp, xử lý từ NH NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm qua 3
năm 2014 – 2016. Cụ thể:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,…
- Trao đổi với cán bộ tín dụng, với khách hàng có giao dịch với NH…
- Tổng hợp các thông tin sách, báo, internet,…
► Thu thập số liệu sơ cấp:
- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay vốn trên địa bàn nghiên cứu.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 3 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp đến khách hàng đã hoặc từng đi vay tại
ngân hàng, đang sinh sống tại xã Mỹ Lâm, tỉnh Kiên Giang.
Đối tượng được chọn phỏng vấn là các khách hàng vay vốn trong năm 2016 -
2017, có tham gia hoạt động vay vốn trên địa bàn.
Người dân được phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu điều tra đã lập sẵn gồm
nhiều câu hỏi định lượng và một số câu hỏi định tính; cụ thể như độ tuổi của
khách hàng, thu nhập trung bình của mỗi khách hàng trong năm, tài sản đảm
bảo của khách hàng, khoảng cách từ nhà khách hàng vay đến ngân hàng, trình
độ học vấn của khách hàng,…..
- Phương pháp xác định cỡ mẫu:
Một vấn đề quan trọng trong việc điều tra nghiên cứu là việc xác định cỡ
mẫu. Nói một cách đơn giản đó là việc số phần tử cần được chọn ra từ tổng thể
với số lượng bao nhiêu là hợp lý để đảm bảo đại diện cho tổng thể, góp phần
tăng khả năng chính xác của kết quả trong nghiên cứu. Số liệu được thu thập
theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên theo tiêu chí địa bàn nghiên cứu để
đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều tra.
Theo Lưu Đức Hải (2005), để xác định cở mẫu của một tổng thể cần dựa
vào 3 yếu tố sau:
+ Độ biến động của dữ liệu (Variation: V= p x (1 – p) với p là tỷ lệ của các
phần tử trong đơn vị lấy mẫu 0 ≤ p ≤ 1).
+ Độ tin cậy trong nghiên cứu (Confidence level, ký hiệu là z).
+ Tỷ lệ sai số (Margin of error: MOE).
Tổng hợp 3 yếu tố trên ta có công thức:
N=
p(1 - p)
MOE2 x Z2
α/2
Nếu tổng thể ít biến động thì Var → 0 hay p → 1 và ngược lại nếu tổng thể có
biến động lớn thì var → max hay p → 0. Vì vậy p luôn nằm trong khoản [0; 1]
Thông thường p sẽ là bao nhiêu ? Nếu chọn trường hợp xấu nhất, nghĩa là tổng
thể biến động cao nhất ta có:
V= p(1 – p) → max ↔ p –p2
→max (*)
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 4 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Sử dụng hàm số đạt cực trị thì đạo hàm bật nhất phải bằng từ phương trình (*)
ta được: 1−2p= 0 → p= 0,5.
Ngoài ra độ tin cậy được sử dụng nhiều nhất trong thực tế là 95% (hay là α=
5%, Zα/2 = 1,96) và sai số cho phép là 10%, do đó cở mẫu được xác định như
sau:
n = x 1,962
=96
Tuy nhiên với thời gian và kinh phí cho phép. Sau thời gian khảo sát sơ
bộ, tác giả đã quyết định thu thập với cỡ mẫu gồm 100 quan sát. Nó dù lớn để
đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện theo tổng thể.
- Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp thu thập số liệu trong đề tài này là phương pháp chọn mẫu
phân tầng ngẫu nhiên theo tiêu chí là địa bàn nghiên cứu. Phương pháp này áp
dụng do tổng thể nghiên cứu trên địa bàn rộng, tổng thể lớn, danh sách các
phần tử nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng có điểm thuận lợi đã có sẳn khung
chọn mẫu.
Phương pháp này có ưu điểm là giúp giải quyết việc chia nhỏ tổng thể
một cách thích hợp nhằm tạo điều kiện cho việc chọn mẫu dễ dàng hơn, đại
diện hơn, tăng tính chính xác của kết quả khảo sát. Cụ thể: Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Mỹ Lâm được đặt trên xã Mỹ
Lâm. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Ngân hàng tập chung cho vay ở các
xã như: Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Lâm, Mỹ Phước, Mỹ Thái,Sơn Kiên, Phi Thông,
Mỹ Thuận, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, thuộc huyện Hòn Đất và TP Rạch Giá. Ta
chọn ra 3 xã ngẫu nhiên để quan sát: xã Mỹ Lâm, xã Mỹ Phước, Mỹ Thái
trong 3 xã chọn ra khảo sát thì chọn ngẫu nhiên 2 xã là 30 khách hàng vay vốn
và 1 xã chọn ra 40 khách hàng để khảo sát. Vậy mẫu được chọn để quan sát
như sau: n= (30 x 2) + 40= 100 khách hàng vay vốn. Với số lượng khách hàng
như vậy nó đủ lớn để đại diện cho tổng thể khách hàng vay vốn của ngân
hàng.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 5 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Bảng 1.1 Cơ cấu đơn vị hành chính
Địa bàn Số dân cư của
xã
Số mẫu nghiên cứu Tỷ trọng mẫu
(%)
Xã Mỹ Lâm 4.868 40 40%
Xã Mỹ Phước 3.514 30 30%
Xã Mỹ Thái 2.435 30 30%
Tổng cộng 10.817 100 100%
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử xã Mỹ Lâm)
Qua bảng1.1cho thấy, trong 100 khách hàng vay vốn ở ngân hàng Mỹ
Lâm được điều tra qua 3 xã ở địa phương thì chọn được xã Mỹ Lâm là 40
khách hàng vay vốn vì đây là xã tiềm năng nhất nằm ngay vị trí thuận lợi dân
cư tập trung đông và 2 xã đều có tỷ lệ như nhau là 30%( 30 khách hàng vay
vốn) trong tổng số khách hàng vay vốn đều tra các xã ở huyện Hòn Đất. Như
vậy, tổng cộng 3 xã được chọn sẽ có 100 khách hàng vay vốn được khảo sát.
1.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu một
cách khoa học, các phương pháp được sử dụng:
- Phƣơng pháp so sánh số liệu: phương pháp tuyệt đối và tương đối,…
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là phương pháp phân tích dựa trên
kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của năm sau so với năm trước.
Công thức: ∆Y = Y1- Y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu
Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu
năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân
biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 6 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
+ Phương pháp tương đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh
của phép chia giữa trị số của năm sau so với năm trước.
Công thức: ∆Y=
Y1-Y0
Y0
*100
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm các chỉ tiêu
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các chỉ tiêu. Từ
đó, tìm ra nguyên nhân và nêu ra các biện pháp khắc phục.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả:
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng qua các chỉ số tuyệt đối, số
tương đối, số bình quân để so sánh và đưa ra nhận định về thực trạng tiếp cận
và sử dụng vốn vay của khách hàng trên địa bàn xã Mỹ Lâm, tỉnh Kiên Giang.
Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn được thực hiện thông qua công cụ
thống kê mô tả nhằm trình bày khái quát về tình hình hoạt động cho vay ngắn
hạn cũng như các yếu tố tác động như thế nào đến hoạt động cho vay ngắn hạn
tại Ngân hàng, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhập của khách hàng
vay vốn. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng bảng để mô tả thống kê.
Mô hình Binary Logistic
Mô hình được dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm được vay hay
không được vay, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn
hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm.
Ta có mô hình Binary Logistic có dạng tổng quát như sau:
Yi = β0 + Ʃn
i=1βixij + ui
Trong đó Y chưa biết, β0 là hằng số - điểm cắt trục tung, u là phần dư
không tìm được giá trị khi nghiên cứu – yếu tố liên quan đến thiên tai bệnh tật.
Nó thường là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả Y được khai báo như sau:
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 7 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
1 nếu Y >0
0 trường hợp khác
Yi: biến phụ thuộc thể hiện hoạt động cho vay ngắn hạn, đây là biến giả. Nó
nhận giá trị 1 nếu ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay vốn ngắn hạn và
ngược lại nếu nhận giá trị 0 thì ngân hàng không đồng ý cho khách hàng vay
vốn ngắn hạn.
Xij: là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
ngắn hạn như: giá trị tài sản thế chấp, trình độ học vấn, số người phụ thuộc,
thu nhập, khoảng cách, độ tuổi, lịch sử nợ quá hạn của khách hàng.
Mô hình lý thuyết và các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cho
vay ngắn hạn
Bước 1: Viết phương trình hồi quy: Yi = β0+ β1X1+ β2X2+ β3X3+… βnXn+ зi
Trong đó:
Yi: Hoạt động cho vay ngắn hạn; với i= khách hàng được vay vốn; i= 0 khách
hàng không được vay vốn
Xn: các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Yi
Bước 2: Giải thích phương trình hồi quy
Khi các yếu tố khác không đổi cứ tăng 1 đơn vị Xn thì khả năng vay vốn của
khách hàng sẽ biến động tăng hoặc giảm βn( theo dấu trong phương trình)
Bước 3: Kiểm định riêng biệt các hệ số hồi quy
Giả thuyết chung:
H0: βk = 0; Xk không ảnh hưởng đến Y
H1: βk ≠ 0; Xk có ảnh hưởng đến Y
Dựa vào giá trị xác suất (P-Value) và mức ý nghĩa (α = 5%) xử lý để quyết
định từng biến độc lập Xk có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức (Y) hay không. Kết luận dựa vào:
Nếu P > 5%: hệ số β không có ý nghĩa thống kê, không ảnh hưởng đến Y
(chấp nhận H0)
Nếu P < 5%: hệ số β có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến Y (bác bỏ H0); vì
H0 được định nghĩa là các biến X không ảnh hưởng đến Y; mức ý nghĩa 5%
Bước 4: Kiểm định trên tất cả các tham số hồi quy
Y =
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 8 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
H0: β1 = β2 = …βk =0; tất cả các biến X đều không ảnh đến Y
H1: có ít nhất 1 biến βk khác 0 (có 1 biến X ảnh hưởng đến Y)
Dựa vào giá trị Proχ2
và mức ý nghĩa α xử lý để chấp nhận hay bác bỏ H0. Kết
luận dựa vào:
Nếu Proχ2
> 5%: chấp nhận H0
Nếu Proχ2
< 5%: bác bỏ H0
Nếu quyết định bác bỏ H0 thì xem kết quả Bước 3 để kết luận cụ thể là có bao
nhiêu biến ảnh hưởng đến Y và đó là biến nào
Bước 5: Giải thích về hệ số log hàm gần đúng
Hệ số này có ý nghĩa giải thích % thay đổi của Y được giải thích bởi các biến
Xn. Hay nói cách khác là có bao nhiêu % thay đổi Y là do các biến Xn nghiên
cứu trong mô hình hồi quy tạo ra.
Hình 1.1: Các biến độc lập kỳ vọng trong phân tích hồi quy
Mô hình hồi quy đa biến dưới dạng:
Y = β0+ β 1X1+ X2 β 2+ X3β3+ X4β4+ X5β5+ X6β6+ X7β7+ зi
Y: Là hoạt động cho vay ngắn hạn thể hiện việc cho vay ngắn hạn của Ngân
hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng vay vốn phục vụ quá trình kinh doanh
và mở rộng địa bàn và phục vụ nhu cầu đời sống của khách hàng. Tạo nguồn
vốn cho khách hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế của
vùng.
Thu nhập
Khoảng
cách
Giá trị
TSTC
Học Vấn
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
cho vay ngắn hạn
Số người
phụ thuộc
Độ tuổi
Lịch sử nợ
quá hạn
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 9 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
X1:Giá trị tài sản thế chấp là biến độc lập thể hiện giá trị tài sản của khách
hàng thế chấp cho ngân hàng để đáp ứng được điều kiện để vay vốn. Nó có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định trả nợ của người đi vay vốn. Giá trị tài sản
thế chấp càng lớn so với số tiền vay sẽ tích cực trả nợ hơn. Nếu giá trị tài sản
thế chấp đủ điều kiện thì việc vay vốn sẽ rất dễ dàng. Kỳ vọng mang dấu (+)
X2: Trình độ học vấn thể hiện số năm đi học của khách hàng vay. Kỳ vọng
mang dấu dương (+). Khách hàng vay có số năm đi học càng nhiều thì càng dễ
tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ngược lại, nếu khách hàng vay có
trình độ thấp thì khó khăn trong việc tiếp nhận vốn vay với ngân hàng
X3:Số ngƣời phụ thuộc là biến thể hiện tổng số người trong gia đình. Biến
này được tính bằng số người không có hoạt động tạo ra thu nhập cho gia đình,
hay sống phụ thuộc vào các thành viên lao động khác trong gia đình. Gia đình
có số người phụ thuộc cao thường cần nhiều tiền để chi tiêu và các khoản tiền
này khi đi vay sẽ phụ thuộc vào diện vay tiêu dùng. Trong khi đó, các tổ chức
tín dụng chính thức như ngân hàng thường lại hạn chế cho vay với mục đích
tiêu dùng nên khách hàng vay vốn sẽ khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.
Kỳ vọng mang dấu âm (-).
X4: Thu nhập là tổng mức thu nhập trung bình của gia đình trong một năm.
Biến độc lập này bao gồm tất cả thu nhập từ tiền lương, hoa màu, trồng trọt,
chăn nuôi, kinh doanh,…. Đơn vị tính là triệu đồng. Thu nhập của khách hàng
càng cao thì việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng sẽ đúng hạn, thuận lợi hơn
cho ngân hàng về việc thu hồi vốn vay. Kỳ vọng mang dấu dương (+).
X5: Khoảng cách (km) là vị trí nơi ở của khách hàng đến ngân hàng. Khoảng
cách xa hay gần có tác động đến việc khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng để đi
vay. Thông thường khách hàng hay chọn ngân hàng gần nơi họ sinh sống để
thuận tiện hơn trong việc đi lại. Khoảng cách càng ngắn, khách hàng càng dễ
dàng tiếp xúc với hoạt động cho vay của ngân hàng. Kỳ vọng mang dấu (+).
X6: Độ tuổi thể hiện số tuổi khách hàng vay vốn. Khách hàng vay vốn có số
tuổi trung bình họ có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khách
hàng có số tuổi cao, thấp thì kinh nghiệm sản xuất và nhạy bén trong kinh
doanh thấp. Kỳ vọng mang dấu “ + ”.
X7: Lịch sử nợ quá hạn của khách hàng thể hiện khách hàng có từng vay
vốn hay không và xem ý thức trả nợ của khách hàng có tốt không. Nếu khách
hàng chưa từng vay vốn hoặc khách hàng đã từng vay vốn ngân hàng và trả nợ
đúng hạn thì khả năng vay vốn cao và ngược lại. Nó là biến giả, nhận giá trị 0
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 10 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
khi khách hàng vay vốn có lịch sử nợ quá hạn và nhận giá trị 1 khi khách hàng
vay vốn không có lịch sử nợ quá hạn. Kì vọng mang dấu dương “+”.
Bảng 1.2 Diễn giải các biến độc lập và dấu kì vọng của mô hình
Biến số Đo lƣờng Đơn vị tính Dấu kì vọng
của mô hình
(X1) Giá trị tài sản
thế chấp
Là tổng giá trị tài sản sở
hữu của khách hàng dùng
để thế chấp khi cho vay
Triệu đồng +
(X2) Trình độ học
vấn
Số năm đi học của chủ hộ Lớp +
(X3) Số người phụ
thuộc
Thể hiện số người phụ
thuộc
Người _
(X4) Thu nhập Là tổng mức thu nhập
trung bình
Triệu đồng +
(X5) Khoảng cách Là biến thể hiện vị trí từ
nơi ở khách hàng đến ngân
hàng
Km +
(X6) Độ tuổi Là số tuổi của khách hàng Tuổi +
(X7) Lịch sử nợ
quá hạn
Là biến giả, biến này nhận
giá trị 1 nếu lịch sử nợ quá
hạn tốt, nhận giá trị 0 nếu
ngược lại
1 hoặc 0 +
Dấu kì vọng dương “ + ” thể hiện mối tương hổ giữa biến độc lập và biến
phụ thuộc. Tức là khi biến độc lập tăng lên 1 đơn vị sẽ làm tăng khả năng cho
vay của khách hàng với ngân hàng. Ngược lại, dấu âm “” kì vọng sẽ phản ánh
mối tương quan nghịch giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cần giải thích.
Dựa trên các kết quả đạt được ở các phần phân tích trên, đề tài đề xuất
một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động cho vay của ngân hàng tại chi
nhánh Mỹ Lâm, đồng thời giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp
cận vốn vay của ngân hàng. Để người dân có thêm nhiều thu nhập và đời sống
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 11 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
của họ từ đó ngày càng được nâng cao cũng như góp phần phát triển hoạt động
kinh doanh tại ngân hàng nói riêng và phát triển nền kinh tế Mỹ Lâm nói
chung.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT
Chi nhánh Mỹ Lâm- Tỉnh Kiên Giang. Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu
đề tài được thu thập chủ yếu từ Phòng Tín dụng của NH NNo & PTNT Chi
nhánh Mỹ Lâm.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi không gian
Khoá luận tốt nghiệp này được nghiên cứu tại NH NNo & PTNT Chi
nhánh Mỹ Lâm- Tỉnh Kiên Giang.
1.4.2.2 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu của khoá luận là từ 6/02/2017 – 05/05/2017
1.5 Cấu trúc khoá luận
Đề tài nghiên cứu kết cấu bao gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận.
- Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi
Nhánh Mỹ Lâm.
- Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn
tại NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm.
- Chương 5: Kết luận – Kiến nghị.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 12 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Những vấn đề chung về tín dụng
2.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng: là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả người cho vay cả gốc và lãi sau một
thời gian nhất định. Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ tín dụng
Như vậy, một hoạt độn được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện sau:
+ Thứ nhất, có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn).
+ Thứ hai, là sự chuyển giao một lượng giá trị dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ.
+ Thứ ba, có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu.
Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn phạm trù tín dụng nữa.
2.1.2 Đặc điểm về tín dụng
–Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử
dụng.
–Sự chuyển nhượng này là có thời hạn.
–Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
Người bán
hoặc
người cho vay
Người mua
hoặc
người đi vay
Hàng hoá, tiền
Tiền mặt
Phương tiện trao đổi
Mua chịu
Chủ nợCon nợ Thanh toán
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 13 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
2.1.3 Bản chất của tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất cứ
phương thức tín dụng nào cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn
tạm thời một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy người ta có thể sử dụng
được giá trị hàng hóa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi.
Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh
tế trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình
sản xuất. Quá trình đó được thể hiện qua các giai đoạn sau:
+ Thứ nhất: phân phối tín dụng với hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, vốn
tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người
đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi
vay, đây là một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thông
thường.
+ Thứ hai: sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận
được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa
mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu
về giá trị đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định .
+ Thứ ba: sự hoàn trả vốn tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần
hoàn của tín dụng.Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kì sản xuất để
trở thành hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.
Như vậy, sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận
động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù
kinh tế khác.
2.1.4 Chức năng của tín dụng NH
Sự vận động của tín dụng giúp cho các yếu tố chủ thể vay vốn nhận được
một phần tài nguyên của xã hội để phục vụ cho sản xuất tiêu dùng, đồng thời
tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy tốc độ lưu
thông hàng hóa. Điều này thể hiện qua hai chức năng sau:
a.Chức năngphân phối lại tài nguyên:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa
sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn.
+ Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức
trung gian như NH, quỹ tín dụng, công ty tài chính…
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 14 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
b. Chức năngthúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất:
+ Tín dụng tạo nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh được bình
thường và phát triển.
+ Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất.
+ Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu
thông hàng hóa.
2.1.5 Vai trò của tín dụng.
Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có những vai trò sau
đây:
– Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất vốn liên tục, đồng thời góp phần
đầu tư phát triển kinh tế.
– Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của NH
là tập trung vốn điều lệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay lại hộ sản
xuất và các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư tín dụng không
phải rãi đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư chỉ thực hiện với
những chủ thể có đủ điều kiện vay vốn.
– Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và
ngành kinh tế mũi nhọn.
– Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế
của DN.
– Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
2.1.6 Phân loại tín dụng
Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng NH bao gồm: (i) Cho vay, (ii)
Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, (iii) Bảo lãnh và (iv) Cho thuê tài
chính. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng để bổ sung,
đáp ứng vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng (ngắn hạn) hoặc thực hiện các dự
án đầu tư để phát triển sản xuất – kinh doanh – dịch vụ (trung, dài hạn).
2.1.6.1. Phân loại theo thời hạn cho vay
Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng,
thường được dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các DN
và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 15 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có có thời hạn từ trên 12 tháng đến
60 tháng, thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và
đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án
mới có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí
nghiệp mới…
2.1.6.2. Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng
 Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình hành vốn
lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên
vật liệu cho sản xuất.
Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố
định.
2.1.6.3. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn
Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung
vốn lưu động cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ.
Cho vay tiêu dùng cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu
dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay, NH còn thực hiện các
khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua
phát hành th tín dụng.
Cho vay bất động sản: Là loại vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công thương
nghiệp và dịch vụ.
Cho vay nông nghiệp: Là loại vay để trang trải các chi phí sản xuất như
phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên
liệu,…
2.1.6.4. Phân loại theo tính chất đảm bảo
Cho vay có đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh): Là khoản vay có tài sản
thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Loại vay này được áp dụng phổ
biến ở các NH hiện nay.
Cho vay bằng tín chấp: Là khoản vay chủ yếu dựa vào uy tín, tình hình tài
chính của khách hàng, không có tài sản đảm bảo.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 16 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
2.2. Một số vấn đề về tín dụng ngắn hạn
2.2.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là khoản tín dụng có thời hạn đến 12 tháng. NH cấp
khoản tín dụng này cho khách hàng nhằm mục đích là bổ sung vốn đầu tư vào
tài sản lưu động và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn
- Rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp: Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian
ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền
kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn.
- Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả
cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác. Chính vì rủi ro mang lại
của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông
thường nhỏ.
- Vốn tín dụng ngắn hạn mà NH cấp cho khách hàng thường được khách hàng
dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vốn vay
thường là nhỏ.
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều: Vốn tín dụng
ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn như
đảm bảo cân bằng ngân quỹ, đối phó với chênh lệch thu chi trong ngắn hạn...
Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính thời
điểm, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy
thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh.
- Hình thức phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng,
phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín
dụng.
2.2.3 Vai trò của tín dụng ngắn hạn
2.2.3.1. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng trong nền kinh tế với tư cách là một DN kinh doanh trên lĩnh
vực tiền tệ. Với tư cách là một trung gian tài chính, nó là kênh chuyển vốn từ
những nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn và hoạt động hiệu quả trong nền
kinh tế. Các kênh truyền dẫn vốn có thể qua thị trường tài chính đó là các
nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn, nhưng nó đã bị canh tranh mạnh mẽ của các
tổ chức tài chính phi NH tham gia vào thị trường này như: công ty bảo hiểm,
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 17 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
các quỹ đầu tư, công ty tài chính… hoặc là thị trường tiền tệ là kênh dẫn và
huy động những nguồn vốn và các giấy tờ có giá ngắn hạn. Thị trường này
hoạt động rất linh hoạt và cung cấp một nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Do
đó, tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ.
2.2.3.2. Đối với các DN
Tín dụng ngắn hạn là nguồn bổ sung vốn lưu động để bảo đảm hoạt động
kinh doanh được diễn ra liên tục. Không có sự ăn khớp về mặt thời gian giữa
các khoản thu và các khoản chi của một DN nên tại một thời điểm nhất định,
trong nền kinh tế có những thời điểm các DN thiếu vốn tạm thời và cần bổ
sung ngay để đảm bảo tính sản xuất được liên tục. Đối với các DN sản xuất
mang tính thời vụ như các DN bán lẻ, chế biến thực phẩm, các công ty chế
biến nông sản, các DN xây lắp… hoặc các DN có vòng quay vốn lưu động
chậm thì các khoản tín dụng từ NH có vai trò quan trọng trong việc giúp cho
quá trình sản xuất không bị gián đoạn, từ đó giúp DN tận dụng được thời cơ
phát triển.
2.2.4 Các phƣơng thức cho vay ngắn hạn phổ biến
2.2.4.1 Phƣơng thức cho vay ngắn hạn phổ biến.
Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng cho khách hàng có
nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH nơi cho vay lập
thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp
dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu thường xuyên, kinh doanh ổn
định. NH và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy
trì trong một khoảng thời gian nhất định.
Phương thức cho vay trả góp: Khi vay vốn NH và khách hàng xác định và
thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ
theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi: Là một món vay tạm trong
một thời gian ngắn bằng thỏa thuận giữa NH và khách hàng theo đó khách
hàng được chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi theo hạn mức.
Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín
dụng: TCTD chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm
vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt
tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 18 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
2.2.4.2 Một số quy định chung về cho vay ngắn hạn của NH NNo
& PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm
a. Đối tượng cho vay ngắn hạn
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hóa, các khoản chi phí để thực hiện các phương án sản
xuất kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
điện nước, giao thông thủy lợi, xây dựng và sửa chữa mua sắm thiết bị tiện
nghi sinh hoạt gia đình.
- Các nhu cầu tài chính theo quy định, như thuế xuất nhập khẩu để làm thủ tục
xuất nhập khẩu nếu giá trị lô hàng đó hình thành bằng vốn vay của ngân hàng.
b. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm phải thực hiện
đúng các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện cho
việc hoàn trả nợ tốt. Nếu người vay sử dụng vốn không đúng mục đích thì có
thể thu hồi trước thời hạn.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các NH hoạt động bình thường. Do
đó yêu cầu khách hàng phải trả đúng hạn.
c. Điều kiện cho vay
* Điều kiện
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chiu trách nhiệm
hành vi nhân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời
sống trong nước khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy
định của pháp luật.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay của Chính phủ, của Thống đốc
NHNN và hướng dẫn của NH NNo & PTNT.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 19 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
* Quy trình cho vay ngắn hạn
Hình 2.2: Quy trình cho vay ngắn hạn
* Giải thích quy trình
(1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng.
(2) Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng tiến hành thẩm định
các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng
lập, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
(3) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tín hợp lệ, hợp pháp của
bộ hồ sơ vay và báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét
tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
(4) Giám đốc NH nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định do
trưởng phòng tín dụng trình quyết định cho vay hoặc không cho vay.
(5a) Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết
bằng văn bảng và nêu rõ lý do không cho vay.
(5b) Nếu đồng ý cho vay thì NH nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng
tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài
sản). Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay chuyển cho phòng kế
toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán chuyển thủ quỹ để
giải ngân.
(6) Phát tiền vay cho khách hàng.
Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng tín dụng
Ban giám đốcP. Kế toán ngân quỹ
1
1
3
2
5a 4
5b
6
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 20 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
2.3. Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngắn
hạn
2.3.1 Một số khái niệm liên quan
2.3.1.1 Cho vay
Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NH NNo & PTNT Việt Nam giao
cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian
nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2.3.1.2 Doanh số cho vay:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng
vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian
nhất định.
2.3.1.3 Doanh số thu nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH thu về được trong
một khoảng thời gian nhất định nào đó.
2.3.1.4 Dƣ nợ:
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được vào thời
điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, NH sẽ dựa vào ba chỉ tiêu doanh số
cho vay và doanh số thu nợ và dư nợ đầu kì.
2.3.1.5 Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả
năng trả nợ cho NH mà không có lý do chính đáng. Khi đó NH chuyển từ tài
khoản nợ trong hạn (nhóm 1) sang tài khoản nợ quá hạn.
2.3.2 Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn
2.3.2.1 Tỷ lệ tổng dƣ nợ trên vốn huy động
Công thức: Tỷ lệ tổng dư nợ/vốn huy động (lần) =
Tổng dư nợ
Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH có hiệu
quả hay không.
2.3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Công thức:Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =
Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
*100
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 21 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH, NH nào có
chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH càng cao.
2.3.2.3 Hệ số thu nợ:
Công thức:Hệ số thu nợ (%) =
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
*100%
Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn
cho vay của NH sẽ thu được bao nhiêu đồng lời trong một thời kỳ kinh doanh
nào.
2.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng
Công thức:Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =
Doanh số dư nợ
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Tỷ số càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 22 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1. Khóa luận “Nghiên cứu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm”do
Đặng Thế Hùng thực hiện năm 2011. Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh
tương đối và so sánh tuyệt đối để phân tích kết quả kinh doanh, phân tích kết
quả nguồn vốn của Ngân hàng, phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ
quá hạn theo đối tượng và ngành nghề kinh tế qua 3 năm (2008 – 2010) và
đưa ra một số giải pháp khắc phục để hoàn thiện hơn trong tương lai.
2. Luận văn “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ngã Bảy – Hậu Giang” do
Nguyễn Thùy Linh thực hiện năm 2008. Luận văn đã sử dụng phương pháp
so sánh tương đối và tuyệt đối để làm rõ kết quả kinh doanh và phân tích
doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn theo đối tượng và
mục đích sử dụng vốn từ năm 2005 – 2007. Qua quá trình phân tích tác giả đã
đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện Ngân hàng trong tương lai.
3. Khóa luận “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng
Phú Hòa” do Nguyễn Ngọc Sáng thực hiện năm 2010. Đề tài nghiên cứu về
kết quả kinh doanh của Qũy tín dụng và phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn
như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn theo đối tượng
và mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2007 – 2009 bằng phương pháp so sánh
tương đối và tuyệt đối. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động cho vay
ngắn hạn.
4. Khóa luận “Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại
NH NNo & PTNT huyện Phú Tân tỉnh An Giang” do Đặng Minh Châu sinh
viên K 7Athực hiện năm 2016. Khóa luận nghiên cứu tình hình tín dụng tại
Ngân hàng từ cơ cấu nguồn vốn, doanh số cho vay, dư nợ qua các năm 2013-
2015. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động
tín dụng của hộ thông qua thu thập số liệu sơ cấp và thức cấp, chạy mô hình
SPSS và đề ra biện pháp khác phục nhằm hoàn thiện hơn hoạt đông tín dụng
hộ sản xuất kinh doanh.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 23 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH MỸ LÂM
– TỈNH KIÊN GIANG
3.1 Tổng quan về ngân hàng
3.1.1 Khái quát về NH NNo & PTNT
Thành lập vào ngày 26/03/1988 hoạt động của Luật tổ chức Tín dụng
Việt Nam, đến nay NH NNo & PTNT Việt Nam (NHNo) là NH Thương Mại
Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát
triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam.
NH NNo là ngân hàng lớn nhất VN cả về vốn, tài sản, đội ngũ Cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối năm 2011,
NH NNo có 2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính
Phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 01/2004 là 5.865 tỷ
VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 7 chi nhánh toàn quốc;
24.000 CBNV và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất
kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại.
Là NH đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng
phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch
vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện NH NNo đã kết nối trên diện rộng mạng lưới máy
tính từ trụ sở chính đến hơn 1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ
ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NH
NNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại,
tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
Là NH có mạng lưới NH đại lý lớn với trên 700 NH, tổ chức tài chính
quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các quốc gia khắp các Châu lục. Là thành viên
Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Nông Thôn Châu Á Thái Bình Dương
(APRACA) và Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Quốc Tế (CICA); đã đăng cai
tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị
APRACA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng
nông nghiệp Quốc tế ( CICA); đã đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng NNo
quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội. Tiếp nhận và triển
khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tín dụng ngân hàng quốc tế đặc biệt
là các dự án của WB, ADB, AFD, … với 53 dự án, tổng số vốn 1.645 triệu
USD.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 24 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Với vị thế là NH thương mại hàng đầu Việt Nam, NH NNo đã nỗ lực hết
mình đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự
nghiệp công nghệ hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH NNo & PTNT chi
nhánh Mỹ Lâm
Thực hiện theo định hướng, chiến lược và những giải pháp hoạt động của
NH NNo Việt Nam, xác định được nơi tập trung dân cư, có thị trường hàng
hóa phát triển trong hiện tại và trong tương lai. Nhu cầu đòi hỏi bức xúc của
người dân về những sản phẩm và dịch vụ của NH cung cấp, để họ có điều kiện
thuận lợi trong việc vay, gửi tiền, đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh và
sinh hoạt tiêu dùng.
Dựa trên những yếu tố cơ sở đó NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm
được hình thành (tiền thân là Quỹ Tiết Kiệm Số 5) là một Doanh nghiệp Nhà
Nước được thành lập theo quyết định số 02- NH NNo- KG ngày 20/01/1999
của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc chuyển Quỹ Tiết Kiệm Số 5 thành NH
NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi và
phục vụ tốt hơn cho nhu cầu cần thiết của người dân, bổ sung tiềm lực hỗ trợ
cho chi nhánh trong cùng hệ thống, giải quyết thêm công ăn việc làm, ổn định
lâu dài cho cán bộ, tạo thêm doanh thu để trang trải chi phí,…
Thực hiện theo quy chế kèm theo quyết định số 210/NH NNo – QĐ ngày
19/05/1996 của chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc NH NNo VN nội
dung hoạt động chính của NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm là: thực hiện
công tác huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán tư
nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, phát hành kỳ phiếu, dịch vụ cầm
đồ, thực hiện cho vay, thu nợ hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh các doanh
nghiệp tư nhân, cá thể, các thành phần kinh tế,..
- Tên giao dịch: NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm.
- Tư cách pháp nhân: theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kế toán phụ thuộc có
con dấu riêng.
- Địa điểm: tại số 105 quốc lộ 80, ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn
Đất, tỉnh Kiên Giang.
- Số điện thoại: 077.3893766
- Địa bàn hoạt động: xã Mỹ Lâm, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Phước, Mỹ Thái, Mỹ
Thuận, Sơn Kiên, Phi Thông, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, TP. Rạch Giá.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 25 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
3.1.3 Cơ cấu tổ chức
3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
► Phòng Giám Đốc:
- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt
động của đơn vị.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ
các phòng ban.
- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. Có quyền quyết định tổ
chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay năng lượng cho các cán
bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.
►Phòng phó giám đốc:
- Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt
động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài
chính thẩm định vốn.
- Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt và
báo cáo lại kết quả công việc kinh doanh khi giám đốc có mặt tại đơn vị.
- Giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công
phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình.
►Phòng tín dụng:
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi
nhánh NH NNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn.
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng Kế Toán
Ngân Quỹ
Phòng GDSóc SơnPhòng Tín Dụng
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 26 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
- Phổ biến hướng dẫn gải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy
trình tín dụng dịch vụ của NH.
- Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin
và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy định tín dụng tham gia ý
kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý
rủi ro chức năng theo nhiệm vụ của phòng.
- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
- Dự thảo các quy chế, quy trình và hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng.
- Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng thuộc quyền phán
quyết của Tổng giám đốc và HĐQT NH NNo & PTNT Việt Nam.
- Chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ
quá hạn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phân tích hiệu quả vốn
đầu tư, thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề hàng tháng, quý, năm của các
chi nhánh.
► Phòng kế toán – ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định
của NHNN, NH NNo & PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính,
quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn, trình NH Nông nghiệp cấp
trên phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NH NNo &
PTNT trên địa bàn.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh
theo quy định của NH NNo & PTNT Việt Nam.
- Chấp nhận chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
► PGD Sóc Sơn:
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 27 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm mở thêm PGD Sóc Sơn nhằm góp
phần phục vụ cho khách hàng vay vốn và giao dịch được dễ dàng và nhanh
chóng. Bên cạnh đó, cũng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi trong
việc đi lại dễ dàng hơn.
3.1.4 Các hoạt động chính của NH
3.1.3.1 Huy động vốn
- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn.
- Huy động vốn thông qua thanh toán liên bảng.
- Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài
nước bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi bằng ngoại tệ.
3.1.3.2 Các hoạt động cho vay
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các
thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chú trọng cho vay sản
xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Thực hiện nghiệp vụ cho quay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch
vụ với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng,…
3.1.5 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Ngân Hàng NNo &
PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm
Qua 3 năm hoạt động, NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm đã đạt
được những kết quả theo bảng sau:
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 28 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nãm
2014
Nãm
2015
Nãm
2016
Chênh lệch
Nãm 2015/2014 Nãm 2016/2015
Số tiền (%)
Số
tiền (%)
Tổng thu 27.184 26.261 30.225 -923 -3,4 3.964 15,1
Thu từ hoạt ðộng
cho vay 26.719 25.298 29.745 -1.421 -5,3 4.447 17,6
Thu từ hoạt ðộng
dịch vụ 330 203 356 -127 -38,5 153 75,4
Thu khác 135 760 124 625 463 -636 -83,7
Tổng chi 25.187 23.126 24.502 -2.061 -8,2 1.376 6,0
Chi lãi từ huy
ðộng vốn 23.006 19.454 21.013 -3.552 -15,4 1.559 8,0
Chi lýõng 1.193 1.727 1.921 534 44,8 194 11,2
Chi khác 988 1.945 1.568 957 96,9 -377 -19,4
Lợi nhuận 1.997 3.135 5.723 1.138 57 2.588 82,6
(Nguồn: Phòng Tín Dụng Ngân Hàng Mỹ Lâm)
Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
27,184
26,261 30,225
25,387
23,126
24,502
1,997 3,135
5,723
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Đơn vị tính: Triệu đồng
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 29 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
Tổng thu: nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ lãi. Năm 2015 do
nền kinh tế biến động vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới đã ảnh hưởng xấu đến lãi suất và hoạt động kinh doanh, cụ thể: thu lãi
năm 2015 giảm so với năm 2014 là 1.421 triệu đồng, tương ứng giảm 5,3%.
Tuy thu khác năm 2015 tăng so với năm 2014 là 625 triệu đồng, tương ứng
tăng 463% so với năm 2014 nhưng vẫn không đủ để bù đắp phần giảm của
khoảng thu từ lãi ở trên nên đã làm cho tổng thu giảm mạnh năm 2015. Cụ thể
năm 2015 tổng thu giảm so với năm 2014 là 923 triệu đồng, tương ứng giảm
3,4%. Năm 2016 tình hình thu lãi của Ngân hàng có tốt hơn khi tăng 4.447
triệu đồng (tức tăng 17,6%) so với năm 2015. Ngoài ra, thu từ dịch vụ cũng
đạt được 356 triệu đồng (tức tăng 153 triệu đồng) tăng 75,4% so với năm
2015. Tuy nhiên, thu khác lại giảm 636 triệu đồng (giảm 83,7%) so với năm
2015 nhưng sự giảm này không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Ngân hàng.
Tổng chi phí: ta thấy tổng chi năm 2015 giảm so với năm 2014 là 2.061
triệu đồng, tương ứng 8,2%. Nguyên nhân là do chi lãi giảm 3.552 triệu đồng,
tương ứng 15,4% và chi lương tăng 534 triệu đồng, tương ứng 44,8%. Tuy chi
khác năm 2015 tăng so với năm 2014 là 957 triệu đồng, tương ứng 96,9%
nhưng lượng tăng này không đáng kể so với phần giảm của chi lãi. Chi lãi tăng
là do năm 2016 ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn nên đây là một
vấn đề có thể nói là tốt của ngân hàng. Mặc khác,do năm 2015 vốn huy động
quá ít nên năm 2016 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi lên làm cho ngồn vốn huy
động năm 2016 tăng so với năm 2015. Do đó chi lãi năm 2016 tăng so với
năm 2015 là 1.559 triệu đồng, tương ứng tăng 8%. Về chi lương tăng 194 triệu
đồng giảm hơn năm 2015 là 340 triệu đồng và đồng thời chi khác cũng giảm
so với năm 2015 là 377 triệu đồng, tương ứng là 19,4%. Tuy nhiên do chi lãi
tăng mạnh nên đã làm cho tổng chi của ngân hàng năm 2016 tăng so với năm
2015 là 1.376 triệu đồng, tương ứng là 6%.
Lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận năm 2015 tăng so với năm 2014 1.138
triệu, tương ứng là 57%. Nguyên nhân là do ngân hàng năm 2015 đã có thu
nhập cao. Ngân hàng năm 2015 hoạt động có lợi nhuận tăng do tốc độ tăng
của tổng chi thấp hơn tốc độ tăng của tổng thu nên lợi nhuận cao hơn năm
2014. Đến năm 2016 do tổng chi tăng với tốc độ chậm hơn tổng thu nên lợi
nhuận năm 2016 tăng so với năm 2015 là 2.588 triệu đồng, tương ứng tăng
82,6% so với năm 2015.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 30 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
3.1.6 Thuận lợi và khó khăn
► Thuận lợi
- Ngân hàng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của NH
cấp trên cũng như sự quan tâm và giúp đỡ của cấp chính quyền địa phương
- Trụ sở của NH đặt tại số 105 quốc lộ 80, ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện
Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Đây là vị trí thuận lợi cho việc giao dịch của NH
đối với khách hàng.
- Hệ thống văn bản pháp luật, quy định được hướng dẫn rõ ràng. Đặc biệt NH
còn thực hiện chủ trương là nhân viên tín dụng sẽ làm hồ sơ quay vốn cho
khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.
- Ứng dụng tin học và hoạt động ngân hàng, trong vấn đề lập hồ sơ cho vay
thu lãi tất toán và quản lý hồ sơ quay vốn của khách hàng,…phục vụ khách
hàng nhanh, chính xác tạo được niềm tin cho khách hàng.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế sai sót được
phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của
NH được ngăn chặn.
- Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng vẫn đảm bảo các quy định.
- Hệ thống kế toán được lập trình trên máy vi tính nên việc tính toán chính
xác, lưu trữ thông tin được bảo mật.
- Ngân hàng chủ trương tập trung cho vay những món vay lớn do đó thuận lợi
trong công tác quản lý khách hàng.
► Khó khăn
- Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh như NH, công ty bảo
hiểm,…Đa phần NH ở địa bàn là NH mới thành lập nên chiến lược cạnh tranh
chủ yếu là lãi suất cho vay thấp lãi suất huy động cao nhằm thu hút khách
hàng. Do đó NH khó khăn lại càng khó khăn hơn.
- Nguồn vốn huy động tại chổ chưa cao, tiềm năng nguồn vốn trong dân cư
còn nhiều nhưng chưa thu hút được khách hàng nên việc thiếu hụt nguồn vốn
đầu tư là điều không tránh khỏi.
- Điều kiện giao thông còn thấp kém, hộ vay cư trú phân tán rải rác trên phạm
vi rộng nên chi phi cho cán bộ tín dụng, thẩm định phát sinh nhiều.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 31 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
- Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động: lạm phát, thiên tai dịch
bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ khách hàng. Đặc biệt, là giá vật tư
nông nghiệp tăng cao làm cho người dân sản xuất không có lời dẫn đến việc
thu nợ của NH gặp nhiều khó khăn.
- Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao gây khó khăn cho cán bộ
tín dụng xử lý nợ quá hạn.
- Sự tấn công của sâu bệnh làm cho công tác thu hồi nợ trở nên khó hơn.
3.1.7 Phƣơng hƣớng và kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Chi
Nhánh Mỹ Lâm trong năm 2017
3.1.7.1 Mục tiêu hoạt động
- Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, sức cạnh tranh của NH
- Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn và cho vay
- Tăng trưởng ổn định, an toàn, phù hợp với nguồn vốn huy động
- Tăng huy động vốn, tăng khách hàng, mở rộng hoạt động dịch vụ
3.1.7.2 Định hƣớng phát triển ngân hàng
a Địa bàn hoạt động
- Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động truyền thống, tiền kiếm thêm địa bàn mới.
- Chọn lọc những khách hàng mời, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng.
- Tăng dư nợ cho khách hàng quên có uy tín.
- Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo
hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.
- Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy
mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ
phần hóa.
- Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tang cường hợp
tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các
nước, các tổ chức tài chính của ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu
quả cao, ổn định và phát triển bề vững.
- Tiếp tục duy trì tốc đọ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn
và khả năng sinh lời.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 32 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
- Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện
tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút
khách hàng.
- Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động
ngân hàng được an toàn, hiệu quả, an toàn và bền vững.
b Tình hình huy động vốn
- Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, thực hiện
các chương trình: khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền.
- Cần đưa chỉ tiêu huy động vốn cho mỗi cán bộ NH, đồng thời mỗi cán bộ là
nhân viên tiếp thị đến từng địa phương, từng nhà, từng khách hàng..
- Cung cấp thông tin về các hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn đến
khách hàng bằng các phương tiện: Báo chí, tờ bướm, bang rol, …..
c Hoạt động cho vay
- Tiếp tục mở rộng cho vay với những khách hàng mới và cho vay tập trung
khách hàng truyền thống.
- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vốn của khách hàng nếu thấy việc sử
dụng không đúng mục đích thì tiến hành thu nợ trước hạn.
- Tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ và
công tác thẩm định.
Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang.
GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 33 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm
3.1.8 Phân tích khái quảt kết quả nguồn vốn của NH NNo & PTNT
Chi nhánh Mỹ Lâm
Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Nãm
2014
Nãm
2015
Nãm
2016
Chênh lệch
Nãm 2015/2014 Nãm 2016/2015
Số tiền (%) Số tiền (%)
Vốn huy
ðộng 35.972 56.895 92.164 20.923 58,2 35.269 62,0
Vốn ðiều
chuyển 74.563 106.517 232.946 31.954 42,9 126.429 118,7
Tổng cộng 110.535 163.412 325.110 52.877 47,8 161.698 99,0
( Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Mỹ Lâm)
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
35,972
56,895
92,164
74,563
106,517
232,946
110,535
163,412
325,110
Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng cộng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

luan van nang cao chat luong vay von ho ngheo cua phong giao dich
luan van nang cao chat luong vay von ho ngheo cua phong giao dichluan van nang cao chat luong vay von ho ngheo cua phong giao dich
luan van nang cao chat luong vay von ho ngheo cua phong giao dich
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàngĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Ngân hàng
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển c...
 
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
LV: Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Đề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAYĐề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAY
Đề tài cho vay tiêu dùng ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Hang nga
Hang ngaHang nga
Hang nga
 
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đPhân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
Đề tài:Giải pháp quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Á Châu
Đề tài:Giải pháp quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Á ChâuĐề tài:Giải pháp quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Á Châu
Đề tài:Giải pháp quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Á Châu
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
Nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng, 9đ - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bình T...
 
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại SacombankSự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ ATM tại Sacombank
 
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng CitibankĐề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
Đề tài tốt nghiệp:Hoạt Động Cho Vay Tín Chấp tại ngân hàng Citibank
 
Khóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSS
Khóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSSKhóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSS
Khóa luận: Quản trị nhân sự tại ngân hàng Á Châu ( định lượng, SPSS
 

Similar to Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY

Similar to Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY (20)

Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAY
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAYĐề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAY
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng cá nhân, HAY
 
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
Đề tài: Nhân tố tác động đến nợ xấu khách hàng tại LBPBank - Gửi miễn phí qua...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng AgribankĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Agribank, HAY
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN  - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN - TẢI FREE TẠI ZALO: 093 457 3149
 
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANKLV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
LV: Phát triển hoạt động cho vay trung và dài hạn tại hội sở ngân hàng AGRIBANK
 
Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank
Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng AgribankKhóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank
Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank
 
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại SacombankSự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Sự hài lòng của khách hàng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
 
Đề tài: Nâng cao sự hài lòng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Đề tài: Nâng cao sự hài lòng sử dụng thẻ tín dụng tại SacombankĐề tài: Nâng cao sự hài lòng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
Đề tài: Nâng cao sự hài lòng sử dụng thẻ tín dụng tại Sacombank
 
Quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đ
Quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đQuyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đ
Quyết định gửi tiền tiết kiệm và lượng tiền gửi vào Sacombank, 9đ
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệmPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ trường đại học Kinh Tế Huế, 9 ĐIỂM
 
Khóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng Agribank
Khóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng AgribankKhóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng Agribank
Khóa luận Cho vay khách hàng tại Ngân Hàng Agribank
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
 
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông ...
 
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng tỉnh Quảng Bình
 
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Agribank - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Agribank - Gửi miễn phí q...Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Agribank - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tại Agribank - Gửi miễn phí q...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Agribank, HAY

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ LÂM – TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ HỒNG GẤM MSSV: 13D340201024 LỚP: ĐHTCNH 8 Cần Thơ, 2017
  • 2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH MỸ LÂM – TỈNH KIÊN GIANG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: THÁI KIM HIỀN NHÂN HUỲNH THỊ HỒNG GẤM MSSV: 13D340201024 LỚP: ĐHTCNH 8 Cần Thơ, 2017
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quí thầy cô trường ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ, đặc biệt là các thầy, cô trong khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức quí báu trong suốt quá trình học tập. Được sự chấp nhận của Khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân Hàng trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc chi nhánh NH NNo & PTNT Mỹ Lâm em đã có cơ hội thực tập tại ngân hàng. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy ThS. Thái Kim Hiền Nhân đã hướng dẫn em hoàn thành khoá văn tốt nghiệp này với tất cả tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt thành. Em xin gởi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang cùng các cô chú, anh chị,…ở phòng tín dụng và các phòng ban đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị. Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của quý thầy, cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!!!! Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Hồng Gấm
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài do chính tôi thực hiện, các số liệu trong bài và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày…. Tháng…. năm 2017 Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Hồng Gấm
  • 5. iii TÓM TẮT KHOÁ LUẬN Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang được thực hiện dựa trên số liệu thứ cấp hằng năm của chi nhánh NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm trong 3 năm 2014-2016, số liệu thu thập từ tạp chí, sách báo, Internet và từ việc tiếp xúc với cán bộ nhân viên Ngân hàng nhằm tìm hiểu sâu hơn về hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Từ đó dựa trên phương pháp so sánh số liệu (so sánh tương đối, so sánh tuyệt đối,…) để thấy được hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng NN& PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, đề tài còn thực hiện nghiên cứu theo phương pháp định lượng thông qua việc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp đến khách hàng đã hoặc từng đi vay tại ngân hàng, đang sinh sống tại trên địa bàn hoạt động cho vay của NH nhằm khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn, thấy được những thuận lợi và khó khăn quá trình tiếp cận vốn vay của Ngân hàng, từ đó đưa ra những giải pháp, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho khách hàng vay vốn. Đồng thời, khắc phục những yếu kém, phát huy những điểm mạnh sẵn có tại chi nhánh và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển ngân hàng cũng như địa phương.
  • 6. iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Mỹ Lâm, ngày….tháng….năm…..
  • 7. v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, Ngày….Tháng….Năm….
  • 8. vi MỤC LỤC CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU....................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung:..................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ..................................................................................2 1.3 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................2 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu: ..........................................................5 1.4 Phạm vi nghiên cứu: ...............................................................................11 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................11 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................11 1.4.2.1 Phạm vi không gian....................................................................11 1.4.2.2 Phạm vi thời gian .......................................................................11 1.5 Cấu trúc khoá luận ..................................................................................11 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................12 2.1. Những vấn đề chung về tín dụng ...........................................................12 2.1.1 Khái niệm về tín dụng ......................................................................12 2.1.2 Đặc điểm về tín dụng........................................................................12 2.1.3 Bản chất của tín dụng .......................................................................13 2.1.4 Chức năng của tín dụng NH .............................................................13 2.1.5 Vai trò của tín dụng. .........................................................................14 2.1.6 Phân loại tín dụng.............................................................................14 2.1.6.1. Phân loại theo thời hạn cho vay ................................................14 2.1.6.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng..................................................15
  • 9. vii 2.1.6.3. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn .......................................15 2.1.6.4. Phân loại theo tính chất đảm bảo ..............................................15 2.2. Một số vấn đề về tín dụng ngắn hạn ......................................................16 2.2.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn............................................................16 2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn .....................................................16 2.2.3 Vai trò của tín dụng ngắn hạn...........................................................16 2.2.3.1. Đối với nền kinh tế....................................................................16 2.2.3.2. Đối với các DN..........................................................................17 2.2.4 Các phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến...................................17 2.2.4.1 Phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến. ..................................17 2.2.4.2 Một số quy định chung về cho vay ngắn hạn của NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm .....................................................................18 2.3. Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn .......................................................................................................................20 2.3.1 Một số khái niệm liên quan ..............................................................20 2.3.1.1 Cho vay ......................................................................................20 2.3.1.2 Doanh số cho vay:......................................................................20 2.3.1.3 Doanh số thu nợ: ........................................................................20 2.3.1.4 Dư nợ:.........................................................................................20 2.3.1.5 Nợ quá hạn .................................................................................20 2.3.2 Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn ..........20 2.3.2.1 Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động...........................................20 2.3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn.........................................................................20 2.3.2.3 Hệ số thu nợ: ..............................................................................21 2.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng.............................................................21
  • 10. viii CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH MỸ LÂM – TỈNH KIÊN GIANG......................................................................................23 3.1 Tổng quan về ngân hàng.........................................................................23 3.1.1 Khái quát về NH NNo & PTNT .......................................................23 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm .....................................................................................................24 3.1.3 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................25 3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..................................................................25 3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban....................................25 3.1.4 Các hoạt động chính của NH............................................................27 3.1.3.1 Huy động vốn.............................................................................27 3.1.3.2 Các hoạt động cho vay ...............................................................27 3.1.5 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Ngân Hàng NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm.........................................................................27 3.1.6 Thuận lợi và khó khăn ......................................................................30 3.1.7 Phương hướng và kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm trong năm 2017 ...............................................................31 3.1.7.1 Mục tiêu hoạt động.....................................................................31 3.1.7.2 Định hướng phát triển ngân hàng...............................................31 3.1.8 Phân tích khái quảt kết quả nguồn vốn của NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm...........................................................................................33 3.2 Thực trạng cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm. .......................................................................................................................36 3.2.1 Hoạt động cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế......................36 3.2.2 Hoạt động cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế.....................45 3.2.3 Đánh giá một số chỉ tiêu trong hoạt động cho vay ngắn hạn ...........58 3.2.4 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm Kiên Giang. ...........................61
  • 11. ix CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NH NNo & PTNT CHI NHÁNH MỸ LÂM – TỈNH KIÊN GIANG........................................................................67 4.1 Đánh giá về hoạt động cho vay và nhu cầu vay vốn của khách hàng.....67 4.1.1 Điểm mạnh........................................................................................67 4.1.2 Điểm yếu...........................................................................................67 4.2 Biện pháp nâng cao chất lượng hiệu quả cho vay...................................68 4.2.1 Biện pháp huy động vốn...................................................................68 4.2.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay ..............................................69 4.2.3 Thực hiện công tác phòng tránh rủi ro .............................................70 4.2.3.1 Trích lập dự phòng rủi ro ...........................................................70 4.2.3.2 Nâng cao chất lượng thẩm định .................................................71 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................72 5.1 Kết luận...................................................................................................72 5.2 Kiến nghị.................................................................................................73 5.2.1 Đối với Nhà nước .............................................................................73 5.2.2 Đối với chính quyền địa phương ......................................................73 5.2.3 Đối với NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm...............................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... xiv
  • 12. x DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 1.1 Cơ cấu đơn vị hành chính ...................................................................5 Bảng 1.2 Diễn giải các biến độc lập và dấu kì vọng của mô hình ...................10 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .................................28 Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn .............................................................................33 Bảng 3.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế........................36 Bảng 3.4 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế..........................38 Bảng 3.5 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế ..........................................41 Bảng 3.6 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế .................................................43 Bảng 3.7 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế ......................................46 Bảng 3.8 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế........................49 Bảng 3.9 Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế .........................................52 Bảng 3.10 Nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế .............................................55 Bảng 3.11 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn...............................59 Bảng 3.12 Thông tin chung về các biến độc lập tham gia trong mô hình Binary Logistic.............................................................................................................62 Bảng 3.13 Kết quả ước lượng mô hình Binary Logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn...........................................................63
  • 13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các biến độc lập kỳ vọng trong phân tích hồi quy.............................8 Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ tín dụng.....................................................................12 Hình 2.2: Quy trình cho vay ngắn hạn .............................................................19 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................25
  • 14. xii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng...............................28 Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn...........................................................................33 Biểu đồ 3: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế.........36 Biểu đồ 4: Biểu đồ doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế...........................39 Biểu đồ 5: Biểu đồ dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế ...........................41 Biểu đồ 6: Biểu đồ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ..................................44 Biểu đồ 7: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế...................................46 Biểu đồ 8: Biểu đồ doanh số thu nợ theo ngành nghề kinh tế..........................50 Biểu đồ 9: Biểu đồ dư nợ theo ngành nghề kinh tế.........................................53 Biểu đồ 10: Biểu đồ nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế...............................56
  • 15. xiii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NH: ngân hàng NH NNo & PTNT: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NNo: nông nghiệp NHNN: ngân hàng nhà nước VN: Việt Nam SXKD: sản xuất kinh doanh DSCV: doanh số cho vay DSTN: doanh số thu nợ DN: dư nợ NQH: nợ quá hạn.
  • 16. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 1 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trong bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM) là không thể thiếu và luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Các ngân hàng (NH) thúc đẩy nền kinh tế vận hành một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Thông qua việc thực hiện những chức năng cơ bản, các NH đã trở thành cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn, là trung tâm thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối nguồn vốn này cho các đối tượng có nhu cấu sử dụng vốn để đầu tư, sản xuất và phát triển. Thực tế, sự có mặt của các NH trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng: “Ở đâu có một hệ thống các NH phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển kinh tế với tốc độ cao”. Mặc dù hệ thống các NH ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng khó khăn, bất ổn và việc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH như hiện nay đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với bản thân mỗi NH trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó, nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh, những cơ hội, thách thức từ môi trường kinh doanh mang lại sẽ giúp các NH có đủ cơ sở để có thể chủ động ứng phó với những điều kiện khó khăn. Đồng thời, phát huy thế mạnh, tận dụng cơ hội kinh doanh để vươn lên phát triển một cách ổn định và bền vững. Trong tất cả các hoạt động của NH thì hoạt động tín dụng là hoạt động chính tạo ra giá trị cho NH (chiếm khoảng 80% – 90% tổng thu nhập), quyết định phần lớn sự thành bại của một NH trên thương trường. Trong đó, hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nhận thức được vai trò quan trọng của tín dụng ngắn hạn tại NH, tác giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm - Tỉnh Kiên Giang” làm đề tài tốt nghiệp khoá luận.
  • 17. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 2 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: Đề tài phân tích chuyên sâu hoạt động cho vay ngắn hạn và đánh giá hoạt động tín dụng để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là việc sử dụng vốn của tại NH NNo & PTNT - Chi nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm 2014- 2016. Từ đó phát huy những thế mạnh vốn có cũng như tìm ra cách khắc phục những khó khăn trước mắt và lâu dài của ngân hàng.Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của NH theo hướng tích cực hơn và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm. - Phân tích thực trạng cho vay ngắn hạn tại của NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm. - Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt đông cho vay ngắn hạn tại NH NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tai NH NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm. 1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu: ► Thu thập số liệu thứ cấp: - Đề tài được thực hiện trên số liệu thứ cấp – số liệu có sẵn đã được thu thập, thống kê, tổng hợp, xử lý từ NH NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm qua 3 năm 2014 – 2016. Cụ thể: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,… - Trao đổi với cán bộ tín dụng, với khách hàng có giao dịch với NH… - Tổng hợp các thông tin sách, báo, internet,… ► Thu thập số liệu sơ cấp: - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay vốn trên địa bàn nghiên cứu.
  • 18. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 3 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp đến khách hàng đã hoặc từng đi vay tại ngân hàng, đang sinh sống tại xã Mỹ Lâm, tỉnh Kiên Giang. Đối tượng được chọn phỏng vấn là các khách hàng vay vốn trong năm 2016 - 2017, có tham gia hoạt động vay vốn trên địa bàn. Người dân được phỏng vấn trực tiếp bằng mẫu điều tra đã lập sẵn gồm nhiều câu hỏi định lượng và một số câu hỏi định tính; cụ thể như độ tuổi của khách hàng, thu nhập trung bình của mỗi khách hàng trong năm, tài sản đảm bảo của khách hàng, khoảng cách từ nhà khách hàng vay đến ngân hàng, trình độ học vấn của khách hàng,….. - Phương pháp xác định cỡ mẫu: Một vấn đề quan trọng trong việc điều tra nghiên cứu là việc xác định cỡ mẫu. Nói một cách đơn giản đó là việc số phần tử cần được chọn ra từ tổng thể với số lượng bao nhiêu là hợp lý để đảm bảo đại diện cho tổng thể, góp phần tăng khả năng chính xác của kết quả trong nghiên cứu. Số liệu được thu thập theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên theo tiêu chí địa bàn nghiên cứu để đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều tra. Theo Lưu Đức Hải (2005), để xác định cở mẫu của một tổng thể cần dựa vào 3 yếu tố sau: + Độ biến động của dữ liệu (Variation: V= p x (1 – p) với p là tỷ lệ của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu 0 ≤ p ≤ 1). + Độ tin cậy trong nghiên cứu (Confidence level, ký hiệu là z). + Tỷ lệ sai số (Margin of error: MOE). Tổng hợp 3 yếu tố trên ta có công thức: N= p(1 - p) MOE2 x Z2 α/2 Nếu tổng thể ít biến động thì Var → 0 hay p → 1 và ngược lại nếu tổng thể có biến động lớn thì var → max hay p → 0. Vì vậy p luôn nằm trong khoản [0; 1] Thông thường p sẽ là bao nhiêu ? Nếu chọn trường hợp xấu nhất, nghĩa là tổng thể biến động cao nhất ta có: V= p(1 – p) → max ↔ p –p2 →max (*)
  • 19. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 4 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Sử dụng hàm số đạt cực trị thì đạo hàm bật nhất phải bằng từ phương trình (*) ta được: 1−2p= 0 → p= 0,5. Ngoài ra độ tin cậy được sử dụng nhiều nhất trong thực tế là 95% (hay là α= 5%, Zα/2 = 1,96) và sai số cho phép là 10%, do đó cở mẫu được xác định như sau: n = x 1,962 =96 Tuy nhiên với thời gian và kinh phí cho phép. Sau thời gian khảo sát sơ bộ, tác giả đã quyết định thu thập với cỡ mẫu gồm 100 quan sát. Nó dù lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện theo tổng thể. - Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp thu thập số liệu trong đề tài này là phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên theo tiêu chí là địa bàn nghiên cứu. Phương pháp này áp dụng do tổng thể nghiên cứu trên địa bàn rộng, tổng thể lớn, danh sách các phần tử nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng có điểm thuận lợi đã có sẳn khung chọn mẫu. Phương pháp này có ưu điểm là giúp giải quyết việc chia nhỏ tổng thể một cách thích hợp nhằm tạo điều kiện cho việc chọn mẫu dễ dàng hơn, đại diện hơn, tăng tính chính xác của kết quả khảo sát. Cụ thể: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Mỹ Lâm được đặt trên xã Mỹ Lâm. Tuy nhiên, hoạt động cho vay của Ngân hàng tập chung cho vay ở các xã như: Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Lâm, Mỹ Phước, Mỹ Thái,Sơn Kiên, Phi Thông, Mỹ Thuận, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, thuộc huyện Hòn Đất và TP Rạch Giá. Ta chọn ra 3 xã ngẫu nhiên để quan sát: xã Mỹ Lâm, xã Mỹ Phước, Mỹ Thái trong 3 xã chọn ra khảo sát thì chọn ngẫu nhiên 2 xã là 30 khách hàng vay vốn và 1 xã chọn ra 40 khách hàng để khảo sát. Vậy mẫu được chọn để quan sát như sau: n= (30 x 2) + 40= 100 khách hàng vay vốn. Với số lượng khách hàng như vậy nó đủ lớn để đại diện cho tổng thể khách hàng vay vốn của ngân hàng.
  • 20. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 5 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Bảng 1.1 Cơ cấu đơn vị hành chính Địa bàn Số dân cư của xã Số mẫu nghiên cứu Tỷ trọng mẫu (%) Xã Mỹ Lâm 4.868 40 40% Xã Mỹ Phước 3.514 30 30% Xã Mỹ Thái 2.435 30 30% Tổng cộng 10.817 100 100% (Nguồn: Cổng thông tin điện tử xã Mỹ Lâm) Qua bảng1.1cho thấy, trong 100 khách hàng vay vốn ở ngân hàng Mỹ Lâm được điều tra qua 3 xã ở địa phương thì chọn được xã Mỹ Lâm là 40 khách hàng vay vốn vì đây là xã tiềm năng nhất nằm ngay vị trí thuận lợi dân cư tập trung đông và 2 xã đều có tỷ lệ như nhau là 30%( 30 khách hàng vay vốn) trong tổng số khách hàng vay vốn đều tra các xã ở huyện Hòn Đất. Như vậy, tổng cộng 3 xã được chọn sẽ có 100 khách hàng vay vốn được khảo sát. 1.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu một cách khoa học, các phương pháp được sử dụng: - Phƣơng pháp so sánh số liệu: phương pháp tuyệt đối và tương đối,… + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của năm sau so với năm trước. Công thức: ∆Y = Y1- Y0 Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau ∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
  • 21. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 6 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm + Phương pháp tương đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép chia giữa trị số của năm sau so với năm trước. Công thức: ∆Y= Y1-Y0 Y0 *100 Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau ∆Y: là phần chênh lệch tăng, giảm các chỉ tiêu Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các chỉ tiêu. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và nêu ra các biện pháp khắc phục. - Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng qua các chỉ số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và đưa ra nhận định về thực trạng tiếp cận và sử dụng vốn vay của khách hàng trên địa bàn xã Mỹ Lâm, tỉnh Kiên Giang. Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn được thực hiện thông qua công cụ thống kê mô tả nhằm trình bày khái quát về tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn cũng như các yếu tố tác động như thế nào đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhập của khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng bảng để mô tả thống kê. Mô hình Binary Logistic Mô hình được dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm được vay hay không được vay, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm. Ta có mô hình Binary Logistic có dạng tổng quát như sau: Yi = β0 + Ʃn i=1βixij + ui Trong đó Y chưa biết, β0 là hằng số - điểm cắt trục tung, u là phần dư không tìm được giá trị khi nghiên cứu – yếu tố liên quan đến thiên tai bệnh tật. Nó thường là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả Y được khai báo như sau:
  • 22. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 7 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 1 nếu Y >0 0 trường hợp khác Yi: biến phụ thuộc thể hiện hoạt động cho vay ngắn hạn, đây là biến giả. Nó nhận giá trị 1 nếu ngân hàng đồng ý cho khách hàng vay vốn ngắn hạn và ngược lại nếu nhận giá trị 0 thì ngân hàng không đồng ý cho khách hàng vay vốn ngắn hạn. Xij: là các biến độc lập, đây là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn như: giá trị tài sản thế chấp, trình độ học vấn, số người phụ thuộc, thu nhập, khoảng cách, độ tuổi, lịch sử nợ quá hạn của khách hàng. Mô hình lý thuyết và các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cho vay ngắn hạn Bước 1: Viết phương trình hồi quy: Yi = β0+ β1X1+ β2X2+ β3X3+… βnXn+ зi Trong đó: Yi: Hoạt động cho vay ngắn hạn; với i= khách hàng được vay vốn; i= 0 khách hàng không được vay vốn Xn: các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Yi Bước 2: Giải thích phương trình hồi quy Khi các yếu tố khác không đổi cứ tăng 1 đơn vị Xn thì khả năng vay vốn của khách hàng sẽ biến động tăng hoặc giảm βn( theo dấu trong phương trình) Bước 3: Kiểm định riêng biệt các hệ số hồi quy Giả thuyết chung: H0: βk = 0; Xk không ảnh hưởng đến Y H1: βk ≠ 0; Xk có ảnh hưởng đến Y Dựa vào giá trị xác suất (P-Value) và mức ý nghĩa (α = 5%) xử lý để quyết định từng biến độc lập Xk có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (Y) hay không. Kết luận dựa vào: Nếu P > 5%: hệ số β không có ý nghĩa thống kê, không ảnh hưởng đến Y (chấp nhận H0) Nếu P < 5%: hệ số β có ý nghĩa thống kê, có ảnh hưởng đến Y (bác bỏ H0); vì H0 được định nghĩa là các biến X không ảnh hưởng đến Y; mức ý nghĩa 5% Bước 4: Kiểm định trên tất cả các tham số hồi quy Y =
  • 23. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 8 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm H0: β1 = β2 = …βk =0; tất cả các biến X đều không ảnh đến Y H1: có ít nhất 1 biến βk khác 0 (có 1 biến X ảnh hưởng đến Y) Dựa vào giá trị Proχ2 và mức ý nghĩa α xử lý để chấp nhận hay bác bỏ H0. Kết luận dựa vào: Nếu Proχ2 > 5%: chấp nhận H0 Nếu Proχ2 < 5%: bác bỏ H0 Nếu quyết định bác bỏ H0 thì xem kết quả Bước 3 để kết luận cụ thể là có bao nhiêu biến ảnh hưởng đến Y và đó là biến nào Bước 5: Giải thích về hệ số log hàm gần đúng Hệ số này có ý nghĩa giải thích % thay đổi của Y được giải thích bởi các biến Xn. Hay nói cách khác là có bao nhiêu % thay đổi Y là do các biến Xn nghiên cứu trong mô hình hồi quy tạo ra. Hình 1.1: Các biến độc lập kỳ vọng trong phân tích hồi quy Mô hình hồi quy đa biến dưới dạng: Y = β0+ β 1X1+ X2 β 2+ X3β3+ X4β4+ X5β5+ X6β6+ X7β7+ зi Y: Là hoạt động cho vay ngắn hạn thể hiện việc cho vay ngắn hạn của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng vay vốn phục vụ quá trình kinh doanh và mở rộng địa bàn và phục vụ nhu cầu đời sống của khách hàng. Tạo nguồn vốn cho khách hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế của vùng. Thu nhập Khoảng cách Giá trị TSTC Học Vấn Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay ngắn hạn Số người phụ thuộc Độ tuổi Lịch sử nợ quá hạn
  • 24. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 9 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm X1:Giá trị tài sản thế chấp là biến độc lập thể hiện giá trị tài sản của khách hàng thế chấp cho ngân hàng để đáp ứng được điều kiện để vay vốn. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định trả nợ của người đi vay vốn. Giá trị tài sản thế chấp càng lớn so với số tiền vay sẽ tích cực trả nợ hơn. Nếu giá trị tài sản thế chấp đủ điều kiện thì việc vay vốn sẽ rất dễ dàng. Kỳ vọng mang dấu (+) X2: Trình độ học vấn thể hiện số năm đi học của khách hàng vay. Kỳ vọng mang dấu dương (+). Khách hàng vay có số năm đi học càng nhiều thì càng dễ tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ngược lại, nếu khách hàng vay có trình độ thấp thì khó khăn trong việc tiếp nhận vốn vay với ngân hàng X3:Số ngƣời phụ thuộc là biến thể hiện tổng số người trong gia đình. Biến này được tính bằng số người không có hoạt động tạo ra thu nhập cho gia đình, hay sống phụ thuộc vào các thành viên lao động khác trong gia đình. Gia đình có số người phụ thuộc cao thường cần nhiều tiền để chi tiêu và các khoản tiền này khi đi vay sẽ phụ thuộc vào diện vay tiêu dùng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng chính thức như ngân hàng thường lại hạn chế cho vay với mục đích tiêu dùng nên khách hàng vay vốn sẽ khó tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Kỳ vọng mang dấu âm (-). X4: Thu nhập là tổng mức thu nhập trung bình của gia đình trong một năm. Biến độc lập này bao gồm tất cả thu nhập từ tiền lương, hoa màu, trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh,…. Đơn vị tính là triệu đồng. Thu nhập của khách hàng càng cao thì việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng sẽ đúng hạn, thuận lợi hơn cho ngân hàng về việc thu hồi vốn vay. Kỳ vọng mang dấu dương (+). X5: Khoảng cách (km) là vị trí nơi ở của khách hàng đến ngân hàng. Khoảng cách xa hay gần có tác động đến việc khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng để đi vay. Thông thường khách hàng hay chọn ngân hàng gần nơi họ sinh sống để thuận tiện hơn trong việc đi lại. Khoảng cách càng ngắn, khách hàng càng dễ dàng tiếp xúc với hoạt động cho vay của ngân hàng. Kỳ vọng mang dấu (+). X6: Độ tuổi thể hiện số tuổi khách hàng vay vốn. Khách hàng vay vốn có số tuổi trung bình họ có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khách hàng có số tuổi cao, thấp thì kinh nghiệm sản xuất và nhạy bén trong kinh doanh thấp. Kỳ vọng mang dấu “ + ”. X7: Lịch sử nợ quá hạn của khách hàng thể hiện khách hàng có từng vay vốn hay không và xem ý thức trả nợ của khách hàng có tốt không. Nếu khách hàng chưa từng vay vốn hoặc khách hàng đã từng vay vốn ngân hàng và trả nợ đúng hạn thì khả năng vay vốn cao và ngược lại. Nó là biến giả, nhận giá trị 0
  • 25. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 10 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm khi khách hàng vay vốn có lịch sử nợ quá hạn và nhận giá trị 1 khi khách hàng vay vốn không có lịch sử nợ quá hạn. Kì vọng mang dấu dương “+”. Bảng 1.2 Diễn giải các biến độc lập và dấu kì vọng của mô hình Biến số Đo lƣờng Đơn vị tính Dấu kì vọng của mô hình (X1) Giá trị tài sản thế chấp Là tổng giá trị tài sản sở hữu của khách hàng dùng để thế chấp khi cho vay Triệu đồng + (X2) Trình độ học vấn Số năm đi học của chủ hộ Lớp + (X3) Số người phụ thuộc Thể hiện số người phụ thuộc Người _ (X4) Thu nhập Là tổng mức thu nhập trung bình Triệu đồng + (X5) Khoảng cách Là biến thể hiện vị trí từ nơi ở khách hàng đến ngân hàng Km + (X6) Độ tuổi Là số tuổi của khách hàng Tuổi + (X7) Lịch sử nợ quá hạn Là biến giả, biến này nhận giá trị 1 nếu lịch sử nợ quá hạn tốt, nhận giá trị 0 nếu ngược lại 1 hoặc 0 + Dấu kì vọng dương “ + ” thể hiện mối tương hổ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Tức là khi biến độc lập tăng lên 1 đơn vị sẽ làm tăng khả năng cho vay của khách hàng với ngân hàng. Ngược lại, dấu âm “” kì vọng sẽ phản ánh mối tương quan nghịch giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cần giải thích. Dựa trên các kết quả đạt được ở các phần phân tích trên, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hoạt động cho vay của ngân hàng tại chi nhánh Mỹ Lâm, đồng thời giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Để người dân có thêm nhiều thu nhập và đời sống
  • 26. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 11 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm của họ từ đó ngày càng được nâng cao cũng như góp phần phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nói riêng và phát triển nền kinh tế Mỹ Lâm nói chung. 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm- Tỉnh Kiên Giang. Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập chủ yếu từ Phòng Tín dụng của NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1 Phạm vi không gian Khoá luận tốt nghiệp này được nghiên cứu tại NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm- Tỉnh Kiên Giang. 1.4.2.2 Phạm vi thời gian Thời gian nghiên cứu của khoá luận là từ 6/02/2017 – 05/05/2017 1.5 Cấu trúc khoá luận Đề tài nghiên cứu kết cấu bao gồm 5 chương: - Chương 1: Mở đầu. - Chương 2: Cơ sở lý luận. - Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm. - Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm. - Chương 5: Kết luận – Kiến nghị.
  • 27. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 12 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Những vấn đề chung về tín dụng 2.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng: là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Có thể khái quát qua sơ đồ sau: Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ tín dụng Như vậy, một hoạt độn được gọi là tín dụng thì phải có các điều kiện sau: + Thứ nhất, có sự chuyển giao tạm thời (có thời hạn). + Thứ hai, là sự chuyển giao một lượng giá trị dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ. + Thứ ba, có sự hoàn trả và giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu. Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không còn phạm trù tín dụng nữa. 2.1.2 Đặc điểm về tín dụng –Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. –Sự chuyển nhượng này là có thời hạn. –Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. Người bán hoặc người cho vay Người mua hoặc người đi vay Hàng hoá, tiền Tiền mặt Phương tiện trao đổi Mua chịu Chủ nợCon nợ Thanh toán
  • 28. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 13 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 2.1.3 Bản chất của tín dụng Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Ở bất cứ phương thức tín dụng nào cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay mượn tạm thời một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy người ta có thể sử dụng được giá trị hàng hóa hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao đổi. Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình sản xuất. Quá trình đó được thể hiện qua các giai đoạn sau: + Thứ nhất: phân phối tín dụng với hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, đây là một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng hóa thông thường. + Thứ hai: sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định . + Thứ ba: sự hoàn trả vốn tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng.Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kì sản xuất để trở thành hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay. Như vậy, sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. 2.1.4 Chức năng của tín dụng NH Sự vận động của tín dụng giúp cho các yếu tố chủ thể vay vốn nhận được một phần tài nguyên của xã hội để phục vụ cho sản xuất tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy tốc độ lưu thông hàng hóa. Điều này thể hiện qua hai chức năng sau: a.Chức năngphân phối lại tài nguyên: + Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn. + Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như NH, quỹ tín dụng, công ty tài chính…
  • 29. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 14 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm b. Chức năngthúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất: + Tín dụng tạo nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh được bình thường và phát triển. + Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất. + Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa. 2.1.5 Vai trò của tín dụng. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có những vai trò sau đây: – Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất vốn liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. – Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của NH là tập trung vốn điều lệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó cho vay lại hộ sản xuất và các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư tín dụng không phải rãi đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư chỉ thực hiện với những chủ thể có đủ điều kiện vay vốn. – Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. – Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của DN. – Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 2.1.6 Phân loại tín dụng Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng NH bao gồm: (i) Cho vay, (ii) Chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá, (iii) Bảo lãnh và (iv) Cho thuê tài chính. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay là một hình thức cấp tín dụng để bổ sung, đáp ứng vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng (ngắn hạn) hoặc thực hiện các dự án đầu tư để phát triển sản xuất – kinh doanh – dịch vụ (trung, dài hạn). 2.1.6.1. Phân loại theo thời hạn cho vay Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, thường được dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các DN và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
  • 30. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 15 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới… 2.1.6.2. Căn cứ vào đối tƣợng tín dụng  Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn cho vay được sử dụng để hình hành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn cố định: là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài sản cố định. 2.1.6.3. Phân loại theo mục đích sử dụng vốn Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Cho vay tiêu dùng cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền. Ngày nay, NH còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành th tín dụng. Cho vay bất động sản: Là loại vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ. Cho vay nông nghiệp: Là loại vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu,… 2.1.6.4. Phân loại theo tính chất đảm bảo Cho vay có đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh): Là khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh của bên thứ ba. Loại vay này được áp dụng phổ biến ở các NH hiện nay. Cho vay bằng tín chấp: Là khoản vay chủ yếu dựa vào uy tín, tình hình tài chính của khách hàng, không có tài sản đảm bảo.
  • 31. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 16 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 2.2. Một số vấn đề về tín dụng ngắn hạn 2.2.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là khoản tín dụng có thời hạn đến 12 tháng. NH cấp khoản tín dụng này cho khách hàng nhằm mục đích là bổ sung vốn đầu tư vào tài sản lưu động và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân. 2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn - Rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp: Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn. - Lãi suất thấp: Lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác. Chính vì rủi ro mang lại của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ. - Vốn tín dụng ngắn hạn mà NH cấp cho khách hàng thường được khách hàng dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ sung vốn lưu động nên số vốn vay thường là nhỏ. - Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều: Vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn như đảm bảo cân bằng ngân quỹ, đối phó với chênh lệch thu chi trong ngắn hạn... Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính thời điểm, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh. - Hình thức phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng, phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng. 2.2.3 Vai trò của tín dụng ngắn hạn 2.2.3.1. Đối với nền kinh tế Ngân hàng trong nền kinh tế với tư cách là một DN kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Với tư cách là một trung gian tài chính, nó là kênh chuyển vốn từ những nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn và hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế. Các kênh truyền dẫn vốn có thể qua thị trường tài chính đó là các nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn, nhưng nó đã bị canh tranh mạnh mẽ của các tổ chức tài chính phi NH tham gia vào thị trường này như: công ty bảo hiểm,
  • 32. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 17 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm các quỹ đầu tư, công ty tài chính… hoặc là thị trường tiền tệ là kênh dẫn và huy động những nguồn vốn và các giấy tờ có giá ngắn hạn. Thị trường này hoạt động rất linh hoạt và cung cấp một nguồn vốn rất lớn cho nền kinh tế. Do đó, tín dụng ngắn hạn ngày càng phát triển mạnh mẽ. 2.2.3.2. Đối với các DN Tín dụng ngắn hạn là nguồn bổ sung vốn lưu động để bảo đảm hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục. Không có sự ăn khớp về mặt thời gian giữa các khoản thu và các khoản chi của một DN nên tại một thời điểm nhất định, trong nền kinh tế có những thời điểm các DN thiếu vốn tạm thời và cần bổ sung ngay để đảm bảo tính sản xuất được liên tục. Đối với các DN sản xuất mang tính thời vụ như các DN bán lẻ, chế biến thực phẩm, các công ty chế biến nông sản, các DN xây lắp… hoặc các DN có vòng quay vốn lưu động chậm thì các khoản tín dụng từ NH có vai trò quan trọng trong việc giúp cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn, từ đó giúp DN tận dụng được thời cơ phát triển. 2.2.4 Các phƣơng thức cho vay ngắn hạn phổ biến 2.2.4.1 Phƣơng thức cho vay ngắn hạn phổ biến. Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NH nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu thường xuyên, kinh doanh ổn định. NH và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức cho vay trả góp: Khi vay vốn NH và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi: Là một món vay tạm trong một thời gian ngắn bằng thỏa thuận giữa NH và khách hàng theo đó khách hàng được chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi theo hạn mức. Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD.
  • 33. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 18 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 2.2.4.2 Một số quy định chung về cho vay ngắn hạn của NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm a. Đối tượng cho vay ngắn hạn Ngân hàng cho vay các đối tượng sau: - Giá trị vật tư, hàng hóa, các khoản chi phí để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, điện nước, giao thông thủy lợi, xây dựng và sửa chữa mua sắm thiết bị tiện nghi sinh hoạt gia đình. - Các nhu cầu tài chính theo quy định, như thuế xuất nhập khẩu để làm thủ tục xuất nhập khẩu nếu giá trị lô hàng đó hình thành bằng vốn vay của ngân hàng. b. Nguyên tắc cho vay Khách hàng vay vốn NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện cho việc hoàn trả nợ tốt. Nếu người vay sử dụng vốn không đúng mục đích thì có thể thu hồi trước thời hạn. - Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các NH hoạt động bình thường. Do đó yêu cầu khách hàng phải trả đúng hạn. c. Điều kiện cho vay * Điều kiện - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chiu trách nhiệm hành vi nhân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có dự án đầu tư, phương thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống trong nước khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay của Chính phủ, của Thống đốc NHNN và hướng dẫn của NH NNo & PTNT.
  • 34. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 19 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm * Quy trình cho vay ngắn hạn Hình 2.2: Quy trình cho vay ngắn hạn * Giải thích quy trình (1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng. (2) Cán bộ tín dụng nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định. (3) Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tín hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay và báo cáo thẩm định cho cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét tái thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định. (4) Giám đốc NH nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định hoặc tái thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình quyết định cho vay hoặc không cho vay. (5a) Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bảng và nêu rõ lý do không cho vay. (5b) Nếu đồng ý cho vay thì NH nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản). Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay chuyển cho phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, thanh toán chuyển thủ quỹ để giải ngân. (6) Phát tiền vay cho khách hàng. Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng tín dụng Ban giám đốcP. Kế toán ngân quỹ 1 1 3 2 5a 4 5b 6
  • 35. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 20 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 2.3. Một số khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngắn hạn 2.3.1 Một số khái niệm liên quan 2.3.1.1 Cho vay Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NH NNo & PTNT Việt Nam giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.3.1.2 Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. 2.3.1.3 Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà NH thu về được trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. 2.3.1.4 Dƣ nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà NH đã cho vay và chưa thu được vào thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, NH sẽ dựa vào ba chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ và dư nợ đầu kì. 2.3.1.5 Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho NH mà không có lý do chính đáng. Khi đó NH chuyển từ tài khoản nợ trong hạn (nhóm 1) sang tài khoản nợ quá hạn. 2.3.2 Một số chỉ tiêu trong phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn 2.3.2.1 Tỷ lệ tổng dƣ nợ trên vốn huy động Công thức: Tỷ lệ tổng dư nợ/vốn huy động (lần) = Tổng dư nợ Vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH có hiệu quả hay không. 2.3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn Công thức:Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn Tổng dư nợ *100
  • 36. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 21 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH, NH nào có chỉ số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH càng cao. 2.3.2.3 Hệ số thu nợ: Công thức:Hệ số thu nợ (%) = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay *100% Hệ số thu nợ càng lớn thì càng tốt, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cho vay của NH sẽ thu được bao nhiêu đồng lời trong một thời kỳ kinh doanh nào. 2.3.2.4 Vòng quay vốn tín dụng Công thức:Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Doanh số dư nợ Dư nợ bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Tỷ số càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao.
  • 37. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 22 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. Khóa luận “Nghiên cứu phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm”do Đặng Thế Hùng thực hiện năm 2011. Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối để phân tích kết quả kinh doanh, phân tích kết quả nguồn vốn của Ngân hàng, phân tích doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn theo đối tượng và ngành nghề kinh tế qua 3 năm (2008 – 2010) và đưa ra một số giải pháp khắc phục để hoàn thiện hơn trong tương lai. 2. Luận văn “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ngã Bảy – Hậu Giang” do Nguyễn Thùy Linh thực hiện năm 2008. Luận văn đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để làm rõ kết quả kinh doanh và phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn theo đối tượng và mục đích sử dụng vốn từ năm 2005 – 2007. Qua quá trình phân tích tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện Ngân hàng trong tương lai. 3. Khóa luận “Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Quỹ tín dụng Phú Hòa” do Nguyễn Ngọc Sáng thực hiện năm 2010. Đề tài nghiên cứu về kết quả kinh doanh của Qũy tín dụng và phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn theo đối tượng và mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2007 – 2009 bằng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối. Từ đó đề xuất một số giải pháp cho hoạt động cho vay ngắn hạn. 4. Khóa luận “Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại NH NNo & PTNT huyện Phú Tân tỉnh An Giang” do Đặng Minh Châu sinh viên K 7Athực hiện năm 2016. Khóa luận nghiên cứu tình hình tín dụng tại Ngân hàng từ cơ cấu nguồn vốn, doanh số cho vay, dư nợ qua các năm 2013- 2015. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của hộ thông qua thu thập số liệu sơ cấp và thức cấp, chạy mô hình SPSS và đề ra biện pháp khác phục nhằm hoàn thiện hơn hoạt đông tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.
  • 38. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 23 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH MỸ LÂM – TỈNH KIÊN GIANG 3.1 Tổng quan về ngân hàng 3.1.1 Khái quát về NH NNo & PTNT Thành lập vào ngày 26/03/1988 hoạt động của Luật tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay NH NNo & PTNT Việt Nam (NHNo) là NH Thương Mại Quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. NH NNo là ngân hàng lớn nhất VN cả về vốn, tài sản, đội ngũ Cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến cuối năm 2011, NH NNo có 2.275 tỷ VNĐ vốn tự có (theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, đến 7/02 vốn tự có là 3.775 tỷ VNĐ và đến tháng 01/2004 là 5.865 tỷ VNĐ); trên 70 ngàn tỷ VNĐ tổng tài sản có; 1568 7 chi nhánh toàn quốc; 24.000 CBNV và có quan hệ với trên 7.500 doanh nghiệp, 8 triệu hộ sản xuất kinh doanh và trên năm mươi triệu khách hàng giao dịch các loại. Là NH đầu tư tích cực vào đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Hiện NH NNo đã kết nối trên diện rộng mạng lưới máy tính từ trụ sở chính đến hơn 1.500 chi nhánh; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NH NNo hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Là NH có mạng lưới NH đại lý lớn với trên 700 NH, tổ chức tài chính quốc tế ở gần 90 quốc gia khắp các quốc gia khắp các Châu lục. Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Nông Thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA) và Hiệp hội Tín dụng Nông Nghiệp Quốc Tế (CICA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 1998, được đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng nông nghiệp Quốc tế ( CICA); đã đăng cai tổ chức Hội nghị tín dụng NNo quốc tế CICA lần thứ 31, tháng 11 năm 2001 tại Hà Nội. Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tín dụng ngân hàng quốc tế đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD, … với 53 dự án, tổng số vốn 1.645 triệu USD.
  • 39. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 24 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Với vị thế là NH thương mại hàng đầu Việt Nam, NH NNo đã nỗ lực hết mình đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghệ hóa và phát triển kinh tế của đất nước. 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm Thực hiện theo định hướng, chiến lược và những giải pháp hoạt động của NH NNo Việt Nam, xác định được nơi tập trung dân cư, có thị trường hàng hóa phát triển trong hiện tại và trong tương lai. Nhu cầu đòi hỏi bức xúc của người dân về những sản phẩm và dịch vụ của NH cung cấp, để họ có điều kiện thuận lợi trong việc vay, gửi tiền, đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh và sinh hoạt tiêu dùng. Dựa trên những yếu tố cơ sở đó NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm được hình thành (tiền thân là Quỹ Tiết Kiệm Số 5) là một Doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập theo quyết định số 02- NH NNo- KG ngày 20/01/1999 của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc chuyển Quỹ Tiết Kiệm Số 5 thành NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ tốt hơn cho nhu cầu cần thiết của người dân, bổ sung tiềm lực hỗ trợ cho chi nhánh trong cùng hệ thống, giải quyết thêm công ăn việc làm, ổn định lâu dài cho cán bộ, tạo thêm doanh thu để trang trải chi phí,… Thực hiện theo quy chế kèm theo quyết định số 210/NH NNo – QĐ ngày 19/05/1996 của chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc NH NNo VN nội dung hoạt động chính của NH NNo & PTNT chi nhánh Mỹ Lâm là: thực hiện công tác huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán tư nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, phát hành kỳ phiếu, dịch vụ cầm đồ, thực hiện cho vay, thu nợ hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, các thành phần kinh tế,.. - Tên giao dịch: NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm. - Tư cách pháp nhân: theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kế toán phụ thuộc có con dấu riêng. - Địa điểm: tại số 105 quốc lộ 80, ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. - Số điện thoại: 077.3893766 - Địa bàn hoạt động: xã Mỹ Lâm, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Phước, Mỹ Thái, Mỹ Thuận, Sơn Kiên, Phi Thông, Lình Huỳnh, Thổ Sơn, TP. Rạch Giá.
  • 40. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 25 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 3.1.3 Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ► Phòng Giám Đốc: - Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. - Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay năng lượng cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng. ►Phòng phó giám đốc: - Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn. - Thay mặt giám đốc điều hành một số công việc khi giám đốc vắng mặt và báo cáo lại kết quả công việc kinh doanh khi giám đốc có mặt tại đơn vị. - Giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định của mình. ►Phòng tín dụng: - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NH NNo & PTNT trực thuộc trên địa bàn. BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng GDSóc SơnPhòng Tín Dụng
  • 41. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 26 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm - Phổ biến hướng dẫn gải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng dịch vụ của NH. - Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công. - Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo quy định tín dụng tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro chức năng theo nhiệm vụ của phòng. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao. - Dự thảo các quy chế, quy trình và hướng dẫn về nghiệp vụ tín dụng. - Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng thuộc quyền phán quyết của Tổng giám đốc và HĐQT NH NNo & PTNT Việt Nam. - Chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn để tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phân tích hiệu quả vốn đầu tư, thống kê tổng hợp, báo cáo chuyên đề hàng tháng, quý, năm của các chi nhánh. ► Phòng kế toán – ngân quỹ: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NH NNo & PTNT Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn, trình NH Nông nghiệp cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NH NNo & PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hoạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán, phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NH NNo & PTNT Việt Nam. - Chấp nhận chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. ► PGD Sóc Sơn:
  • 42. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 27 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm NH NNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm mở thêm PGD Sóc Sơn nhằm góp phần phục vụ cho khách hàng vay vốn và giao dịch được dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thuận lợi trong việc đi lại dễ dàng hơn. 3.1.4 Các hoạt động chính của NH 3.1.3.1 Huy động vốn - Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. - Huy động vốn thông qua thanh toán liên bảng. - Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi bằng ngoại tệ. 3.1.3.2 Các hoạt động cho vay - Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chú trọng cho vay sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. - Thực hiện nghiệp vụ cho quay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng,… 3.1.5 Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của Ngân Hàng NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm Qua 3 năm hoạt động, NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm đã đạt được những kết quả theo bảng sau:
  • 43. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 28 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nãm 2014 Nãm 2015 Nãm 2016 Chênh lệch Nãm 2015/2014 Nãm 2016/2015 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu 27.184 26.261 30.225 -923 -3,4 3.964 15,1 Thu từ hoạt ðộng cho vay 26.719 25.298 29.745 -1.421 -5,3 4.447 17,6 Thu từ hoạt ðộng dịch vụ 330 203 356 -127 -38,5 153 75,4 Thu khác 135 760 124 625 463 -636 -83,7 Tổng chi 25.187 23.126 24.502 -2.061 -8,2 1.376 6,0 Chi lãi từ huy ðộng vốn 23.006 19.454 21.013 -3.552 -15,4 1.559 8,0 Chi lýõng 1.193 1.727 1.921 534 44,8 194 11,2 Chi khác 988 1.945 1.568 957 96,9 -377 -19,4 Lợi nhuận 1.997 3.135 5.723 1.138 57 2.588 82,6 (Nguồn: Phòng Tín Dụng Ngân Hàng Mỹ Lâm) Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 27,184 26,261 30,225 25,387 23,126 24,502 1,997 3,135 5,723 Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng
  • 44. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 29 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm Tổng thu: nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu từ lãi. Năm 2015 do nền kinh tế biến động vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến lãi suất và hoạt động kinh doanh, cụ thể: thu lãi năm 2015 giảm so với năm 2014 là 1.421 triệu đồng, tương ứng giảm 5,3%. Tuy thu khác năm 2015 tăng so với năm 2014 là 625 triệu đồng, tương ứng tăng 463% so với năm 2014 nhưng vẫn không đủ để bù đắp phần giảm của khoảng thu từ lãi ở trên nên đã làm cho tổng thu giảm mạnh năm 2015. Cụ thể năm 2015 tổng thu giảm so với năm 2014 là 923 triệu đồng, tương ứng giảm 3,4%. Năm 2016 tình hình thu lãi của Ngân hàng có tốt hơn khi tăng 4.447 triệu đồng (tức tăng 17,6%) so với năm 2015. Ngoài ra, thu từ dịch vụ cũng đạt được 356 triệu đồng (tức tăng 153 triệu đồng) tăng 75,4% so với năm 2015. Tuy nhiên, thu khác lại giảm 636 triệu đồng (giảm 83,7%) so với năm 2015 nhưng sự giảm này không ảnh hưởng lớn đến thu nhập của Ngân hàng. Tổng chi phí: ta thấy tổng chi năm 2015 giảm so với năm 2014 là 2.061 triệu đồng, tương ứng 8,2%. Nguyên nhân là do chi lãi giảm 3.552 triệu đồng, tương ứng 15,4% và chi lương tăng 534 triệu đồng, tương ứng 44,8%. Tuy chi khác năm 2015 tăng so với năm 2014 là 957 triệu đồng, tương ứng 96,9% nhưng lượng tăng này không đáng kể so với phần giảm của chi lãi. Chi lãi tăng là do năm 2016 ngân hàng tăng cường khả năng huy động vốn nên đây là một vấn đề có thể nói là tốt của ngân hàng. Mặc khác,do năm 2015 vốn huy động quá ít nên năm 2016 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi lên làm cho ngồn vốn huy động năm 2016 tăng so với năm 2015. Do đó chi lãi năm 2016 tăng so với năm 2015 là 1.559 triệu đồng, tương ứng tăng 8%. Về chi lương tăng 194 triệu đồng giảm hơn năm 2015 là 340 triệu đồng và đồng thời chi khác cũng giảm so với năm 2015 là 377 triệu đồng, tương ứng là 19,4%. Tuy nhiên do chi lãi tăng mạnh nên đã làm cho tổng chi của ngân hàng năm 2016 tăng so với năm 2015 là 1.376 triệu đồng, tương ứng là 6%. Lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận năm 2015 tăng so với năm 2014 1.138 triệu, tương ứng là 57%. Nguyên nhân là do ngân hàng năm 2015 đã có thu nhập cao. Ngân hàng năm 2015 hoạt động có lợi nhuận tăng do tốc độ tăng của tổng chi thấp hơn tốc độ tăng của tổng thu nên lợi nhuận cao hơn năm 2014. Đến năm 2016 do tổng chi tăng với tốc độ chậm hơn tổng thu nên lợi nhuận năm 2016 tăng so với năm 2015 là 2.588 triệu đồng, tương ứng tăng 82,6% so với năm 2015.
  • 45. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 30 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 3.1.6 Thuận lợi và khó khăn ► Thuận lợi - Ngân hàng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của NH cấp trên cũng như sự quan tâm và giúp đỡ của cấp chính quyền địa phương - Trụ sở của NH đặt tại số 105 quốc lộ 80, ấp Hưng Giang, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Đây là vị trí thuận lợi cho việc giao dịch của NH đối với khách hàng. - Hệ thống văn bản pháp luật, quy định được hướng dẫn rõ ràng. Đặc biệt NH còn thực hiện chủ trương là nhân viên tín dụng sẽ làm hồ sơ quay vốn cho khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. - Ứng dụng tin học và hoạt động ngân hàng, trong vấn đề lập hồ sơ cho vay thu lãi tất toán và quản lý hồ sơ quay vốn của khách hàng,…phục vụ khách hàng nhanh, chính xác tạo được niềm tin cho khách hàng. - Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế sai sót được phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NH được ngăn chặn. - Thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, nhanh chóng vẫn đảm bảo các quy định. - Hệ thống kế toán được lập trình trên máy vi tính nên việc tính toán chính xác, lưu trữ thông tin được bảo mật. - Ngân hàng chủ trương tập trung cho vay những món vay lớn do đó thuận lợi trong công tác quản lý khách hàng. ► Khó khăn - Trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh như NH, công ty bảo hiểm,…Đa phần NH ở địa bàn là NH mới thành lập nên chiến lược cạnh tranh chủ yếu là lãi suất cho vay thấp lãi suất huy động cao nhằm thu hút khách hàng. Do đó NH khó khăn lại càng khó khăn hơn. - Nguồn vốn huy động tại chổ chưa cao, tiềm năng nguồn vốn trong dân cư còn nhiều nhưng chưa thu hút được khách hàng nên việc thiếu hụt nguồn vốn đầu tư là điều không tránh khỏi. - Điều kiện giao thông còn thấp kém, hộ vay cư trú phân tán rải rác trên phạm vi rộng nên chi phi cho cán bộ tín dụng, thẩm định phát sinh nhiều.
  • 46. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 31 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm - Tình hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố tác động: lạm phát, thiên tai dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ khách hàng. Đặc biệt, là giá vật tư nông nghiệp tăng cao làm cho người dân sản xuất không có lời dẫn đến việc thu nợ của NH gặp nhiều khó khăn. - Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao gây khó khăn cho cán bộ tín dụng xử lý nợ quá hạn. - Sự tấn công của sâu bệnh làm cho công tác thu hồi nợ trở nên khó hơn. 3.1.7 Phƣơng hƣớng và kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Chi Nhánh Mỹ Lâm trong năm 2017 3.1.7.1 Mục tiêu hoạt động - Giữ vững và nâng cao vị thế, thị phần, sức cạnh tranh của NH - Tạo chuyển biến về lượng và chất trong việc huy động vốn và cho vay - Tăng trưởng ổn định, an toàn, phù hợp với nguồn vốn huy động - Tăng huy động vốn, tăng khách hàng, mở rộng hoạt động dịch vụ 3.1.7.2 Định hƣớng phát triển ngân hàng a Địa bàn hoạt động - Tiếp tục duy trì địa bàn hoạt động truyền thống, tiền kiếm thêm địa bàn mới. - Chọn lọc những khách hàng mời, phân loại và giữ khách hàng tiềm năng. - Tăng dư nợ cho khách hàng quên có uy tín. - Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập. - Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp với văn hóa doanh nghiệp. - Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các đề án tái cơ cấu, chuẩn bị điều kiện để cổ phần hóa. - Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tang cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính của ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bề vững. - Tiếp tục duy trì tốc đọ tăng trưởng ở mức hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời.
  • 47. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 32 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm - Tập trung đầu tư cho hệ thống tin học trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khách hàng. - Triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được an toàn, hiệu quả, an toàn và bền vững. b Tình hình huy động vốn - Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn tại địa phương, thực hiện các chương trình: khuyến mãi, quà tặng, ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền. - Cần đưa chỉ tiêu huy động vốn cho mỗi cán bộ NH, đồng thời mỗi cán bộ là nhân viên tiếp thị đến từng địa phương, từng nhà, từng khách hàng.. - Cung cấp thông tin về các hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn đến khách hàng bằng các phương tiện: Báo chí, tờ bướm, bang rol, ….. c Hoạt động cho vay - Tiếp tục mở rộng cho vay với những khách hàng mới và cho vay tập trung khách hàng truyền thống. - Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, xử lý nợ khó đòi. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện vốn của khách hàng nếu thấy việc sử dụng không đúng mục đích thì tiến hành thu nợ trước hạn. - Tạo điều kiện và phương tiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng đi thu hồi nợ và công tác thẩm định.
  • 48. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Mỹ Lâm – Tỉnh Kiên Giang. GVHD: Thái Kim Hiền Nhân 33 SVTH: Huỳnh Thị Hồng Gấm 3.1.8 Phân tích khái quảt kết quả nguồn vốn của NH NNo & PTNT Chi nhánh Mỹ Lâm Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nãm 2014 Nãm 2015 Nãm 2016 Chênh lệch Nãm 2015/2014 Nãm 2016/2015 Số tiền (%) Số tiền (%) Vốn huy ðộng 35.972 56.895 92.164 20.923 58,2 35.269 62,0 Vốn ðiều chuyển 74.563 106.517 232.946 31.954 42,9 126.429 118,7 Tổng cộng 110.535 163.412 325.110 52.877 47,8 161.698 99,0 ( Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Mỹ Lâm) Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 35,972 56,895 92,164 74,563 106,517 232,946 110,535 163,412 325,110 Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng cộng Đơn vị tính: Triệu đồng