SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TÊN ĐỀ TÀI
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK
CHI NHÁNH BÌNH THẠNH
SVTT: LÊ NGỌC
MSSV: 1054062190
Ngành: Ngân hàng
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 
LỜI CẢM ƠN
------
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “PHÁT TRIỂN THẺ THANH
TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK – CHI NHÁNH BÌNH THẠNH”,
bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm
tòi, học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các giáo viên hướng dẫn, các anh chị trong
ngân hàng .
Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Kiều, người đã hướng dẫn em trong
quá trình làm bài, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em
cảm ơn thầy đã tâm huyết giảng dạy, chia sẽ những kinh nghiệm quý báu của thầy cho
chúng em.
Bên cạnh đó, cũng xin chân thành cảm ơn các Anh Chị ở ngân hàng Sacombank
Chi Nhánh Bình Thạnh đã tạo điều kiện và giúp đỡ từ những ngày đầu tiên thực tập để
em có thể hoàn thiện báo cáo của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Mở TPHCM cùng các
anh chị Sacombank Chi Nhánh Bình Thạnh lời chúc sức khỏe và thành công trong
cuộc sống.
Trân trọng.
Sinh viên thực tập
Lê Ngọc
 
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
------
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
..........................................................................................
   
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
‐‐‐‐‐‐	
Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
TMCP : Thương mại Cổ Phần
CN : Chi nhánh
PGD : Phòng giao dịch
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHNN : Ngân hàng nhà nước
PIN : Mã số cá nhân
BCTC : Báo cáo tài chính
HĐQT : Hội đồng quản trị
VND : Việt Nam Đồng
USD : Đô la Mỹ
ĐVT : Đơn vị tính
   
MỤC LỤC
‐‐‐‐‐‐	
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ......................................................................................... ii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 1
1.2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
1.3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2
1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 2
1.5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 2
1.6.KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN ................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI NHTM.................... 4
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về NHTM ............................................................................ 4
2.1.2. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt................................... 7
2.1.3. Tổng quan về thẻ thanh toán ................................................................ 10
2.1.4. Sơ lược về thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam ............................. 13
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................... 15
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 17
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SACOMBANK VÀ TRUNG TÂM THẺ ................. 18
3.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
(SACOMBANK)........................................................................................... 18
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................ 18
3.1.2. Vị thế của Sacombank.............................................................. 19
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự........................................................ 20
3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động............................................................. 23
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012..................... 23
3.2.GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK.............. 26
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển trung tâm thẻ .................... 26
3.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận tại trung tâm thẻ....... 26
   
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH
TOÁN TẠI SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH. ................................................. 29
4.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK.................. 29
4.1.1. Đặc điểm chung về các loại thẻ thanh toán .................................... 29
4.1.2. Phân loại thẻ thanh toán.................................................................. 30
4.1.3. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng thẻ..................................................... 31
4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ.................................... 32
4.2.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THẺ THANH TOÁN ................................... 33
4.2.1. Phân tích thực trạng kinh doanh thẻ thanh toán ............................ 33
4.2.2. Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng với các sản phẩm thẻ
thanh toán ................................................................................................. 37
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 39
5.1. KẾT LUẬN................................................................................................... 39 
5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 42
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN
TẠI SACOMBANK
5.2.1. Phát triển marketing trong ngân hàng .......................................... 43
5.2.2. Giải pháp về công nghệ ................................................................ 44
5.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực .............................................................. 45
5.2.4. Giải pháp hạn chế các rủi ro ......................................................... 45
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 47
 
i 
 
DANH MỤC CÁC BẢNG
‐‐‐‐‐‐		
Trang
Bảng 2.1: Sự phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.........................5
Bảng 3.1 : Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động của Sacombank ...................................24
Bảng 4.1: Các loại thẻ thanh toán nội địa tại Sacombank................................................30
Bảng 4.2: Các loại thẻ thanh toán quốc tế tại Sacombank ...............................................31
Bảng 4.3: Mạng lưới hoạt động tại Sacombank...............................................................34
Bảng 4.4: Doanh số giao dịch tại ATM chi nhánh Bình Thạnh.......................................37
ii 
 
DANH MỤC CÁC HÌNH
‐‐‐‐‐‐		
Trang
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Sacombank ..............................................20
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sacombank...........................................22
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của trung tâm thẻ Sacombank.......................................................... 27
Hình 4.1: Sự phát triển mạng lưới hoạt động của Sacombank.........................................34
Hình 4.2: Thu nhập của các khách hàng sử dụng thẻ thanh toán Sacombank ..................35
Hình 4.3: Tỉ lệ khách hàng sử dụng các thẻ của ngân hàng khác ngoài
Sacombank.........................................................................................................................36
Hình 4.4: Ý định sử dụng thẻ ATM của các ngân hàng khác ...........................................39 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 1 Khoá luận tốt nghiệp
 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
‐‐‐‐‐‐	
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, nhu cầu giao dịch thanh toán trong
các lĩnh vực sản xuất và đời sống là rất lớn. Thẻ - phương tiện thanh toán ứng dụng
công nghệ cao với nhiều ưu điểm vượt trội đã trở thành công cụ thanh toán phổ biến
trên thế giới và giữ vai trò quan trọng tại các nước phát triển. Trên thế giới, việc thanh
toán qua thẻ đã được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX nhưng đến năm 1990 thẻ
ngân hàng mới xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam tuy thị trường thẻ còn khá non trẻ
nhưng áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thì rất lớn.
Thẻ đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu và mang lại lợi thế kinh
doanh lớn cho ngân hàng nào có khả năng cung cấp sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều
tiện ích. Để có thể vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực thẻ và chiếm lĩnh thị trường này,
đòi hỏi các ngân hàng phải nhìn nhận một cách khách quan những thuận lợi và khó
khăn, những mặt mạnh và mặt yếu của sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm thẻ của mình. Ngoài việc
xây dựng được hình ảnh thân thiện của ngân hàng đối với từng khách hàng cá nhân,
việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của
một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa, quốc tế cao là những sản
phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới
và khu vực. 
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Qua kiến thức được học và quá trình thực tập ở vị trí chuyên viên tư vấn tại
ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh Bình Thạnh với những tìm hiểu thực tế, tôi
đã quyết định chọn đề tài “PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH THẠNH“ làm báo cáo thực tập tốt
nghiệp và tiếp tục phát triển thành luận văn của mình với mong muốn nêu được những
thực trạng, những ưu khuyết hiện tại, từ đó có những giải pháp tích cực để phát triển
thị trường thẻ đầy tiềm năng này.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 2 Khoá luận tốt nghiệp
 
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Đề tài tập trung tìm hiểu thực tế hoạt động thẻ tại ngân hàng TMCP Sacombank
– chi nhánh Bình Thạnh và các sản phẩm thẻ do Sacombank phát hành, những điều
kiên thuận lợi để sản phẩm này phát triển cũng như những vấn đề còn tồn tại ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của sản phẩm. Bên cạnh đó đưa ra những
kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm khắc phục những điểm hạn chế, tăng cường khả
năng cạnh tranh của sản phẩm thẻ Sacombank, góp phần thúc đẩy sự phát triển trong
lĩnh vực thẻ tại hệ thống Sacombank.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Dựa trên khảo sát thông tin từ ngân hàng TMCP Sacombank – chi nhánh Bình
Thạnh qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các nhân viên, lãnh đạo phụ trách hoạt
động tư vấn và phát hành thẻ. Phương pháp sử dụng chính là phân tích, tổng hợp, so
sánh, đối chiếu dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức về ngành tài chính ngân hàng và các
văn bản, quy định của pháp luật. Mặt khác, khóa luận được xây dựng dựa trên việc tìm
hiểu các cơ sở lý luận liên quan như các luận văn về thanh toán không dùng tiền mặt
của các năm trước, lý thuyết về thẻ, các quyết định, điều luật,… thu thập từ các công
văn, thông tư, tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng Nhà nước, báo chí, sách
vở, nguồn Internet và Ngân hàng.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Bài luận nghiên cứu những vấn đề khách quan về ngân hàng thương mại, thanh
toán không dùng tiền mặt, những kiến thức nền tảng về thẻ, tình hình thanh toán thẻ,
tình hình phát triển thẻ thanh toán của ngân hàng TMCP Sacombank trong thời gian
vừa qua. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và các yếu tố khác, đề tài khóa luận sẽ
làm rõ vấn đề nghiên cứu trong phạm vi là những lý luận cơ bản thẻ. Trong đó trọng
tâm là thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Sacombank CN Bình
Thạnh trong giai đoạn 2010 – 2012 cùng với đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 3 Khoá luận tốt nghiệp
 
1.6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Bài luận về bao gồm các phần chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu về khoá luận
Chương 2: Tổng quan về thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại
Chương 3: Giới thiệu Sacombank và Trung tâm thẻ Sacombank
Chương 4: Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán tại Sacombank –
Chi nhánh Bình Thạnh
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị
trường sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 4 Khoá luận tốt nghiệp
 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
THẺ THANH TOÁN TẠI NHTM
‐‐‐‐‐‐	
Trong nội dung chương này được trình bày các cơ sở lý thuyết xoay quanh đề
tài như tổng quan về NHTM, tổng quan thanh toán không dùng tiền mặt, tổng quan và
sơ lược về thẻ thanh toán tại Việt Nam thời gian qua, tiếp theo sẽ giới thiệu khái quát
các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài và các phương pháp nghiên cứu.
Việc đưa ra những cơ sở lý thuyết trên hi vọng góp phần tạo nền tảng vững chắc trong
việc xây dựng và hoàn thành đề tài; từ đó, để xây dựng được ý nghĩa thiết thực trong
thực tiễn.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về NHTM
Khái niệm chung về NHTM:
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một sản phẩm độc đáo của quá trình sản
xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt
trong nền kinh tế, là một trong những tổ chức tài chính trung gian có chức năng là dẫn
vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.
Ở Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
16 tháng 6 năm 2010 (Điều 4) định nghĩa:
“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân
hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Trong Luật số 46/2010/QH12 Luật ngân hàng Nhà nước được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng
6 năm 2010 (Điều 6) có định nghĩa về các hoạt động ngân hàng như sau:
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 5 Khoá luận tốt nghiệp
 
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số nghiệp vụ sau đây:
 Nhận tiền gửi;
 Cấp tín dụng;
 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Theo đó, ngân hàng thương mại cổ phần: “là ngân hàng thương mại được
thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ
chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của Ngân hàng
Nhà nước”.
Phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thể hiện quan
bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Sự phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng
NHTM Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Là tổ chức tín dụng Là tổ chức tín dụng
Được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng
Được thực hiện một số hoạt động của
ngân hàng
Là tổ chức nhận tiền gửi (depository) Là tổ chức không nhận tiền gửi
(nondepository)
Cung cấp dịch vụ thanh toán Không cung cấp dịch vụ thanh toán
Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2012, tr.66
Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế:
 Một, ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế:
NHTM giúp cho người cần vốn có được vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi
có thể kiếm được lãi từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế
giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển. Các ngân hang đóng vai trò
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 6 Khoá luận tốt nghiệp
 
trung gian, đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân
sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện
đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn, có lợi nhuận cao hơn. (Nguyễn Minh Kiều, 2012). Xã
hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, ngân hàng – với vai trò
là một tổ chức trung gian sẽ góp phần điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các
thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.
 Hai, ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất theo tín hiệu của thị
trường. Thị trường luôn yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với
chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để
được như vậy, các doanh nghiệp phải được đầu tư bằng dây truyền công nghệ hiện đại,
trình độ cán bộ, công nhân lao động phải được nâng cao... Những hoạt động này đòi
hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Ngân hàng sẽ giúp cho các doanh
nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các sản phẩm có chất lượng, giá
thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh..thông qua việc cung cấp vốn bằng hình thức
cho vay cho các doanh nghiệp nếu họ đáp ứng những điều kiện tín dụng của ngân
hàng.
 Ba, NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước:
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung gian tiền tệ của toàn
bộ nền kinh tế có vai trò đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế
khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. (Nguyễn Minh Kiều, 2012). Do vậy sự
hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó là rất
quan trọng, đồng thời hệ thống NHTM cũng là công cụ tốt để Nhà nước tiến hành
điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi muốn ra tăng hay rút bớt lượng tiền trong lưu thông
trong nền kinh tế để thực hiện các chính sách của chính phủ, NHTW với các công cụ
của mình sẽ thực hiện việc đó thông qua hệ thống NHTM.
Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ
thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu
thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã
thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều
khiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho
quá trình tái sản xuất.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 7 Khoá luận tốt nghiệp
 
 Bốn, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính
quốc tế:
Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành
hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ
thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở
rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập
với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để tiến
hành hội nhập. Đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại
nhiều lợi nhuận, đồng thời các nước cũng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu xuất
khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà
mình thiếu. Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận
tiền gửi, cho vay, bảo lãnh... và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp
phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển
(Nguyễn Minh Kiều, 2012).
2.1.2. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt
Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền tệ
giữa các đơn vị, được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản hoặc bù trừ
lẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong khoản thanh
toán đó (Lê Thị Mận, 2010)
Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt có 3 đặc điểm lớn sau:
Thứ nhất, “tiền dùng để kế toán và thanh toán là tiền ghi sổ (tiền tài khoản)” (Lê
Thị Mận, 2010, tr.341). Trong quá trình thanh toán không xuất hiện tiền mặt mà thanh
toán bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ
hưởng mở tại ngân hàng.
Thứ hai, trong thanh toán có ba chủ thể tham gia thanh toán là người trả tiền,
người thụ hưởng và trung gian thanh toán (Lê Thị Mận, 2010). Người trả tiền có thể là
người mua, người nhập khẩu hay người đang sử dụng dịch vụ. Người trả tiền có nhiệm
vụ lập và nộp chứng từ theo đúng mẫu và đúng thời hạn để trả tiền cho người thụ
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 8 Khoá luận tốt nghiệp
 
hưởng. Khác với người trả tiền, người thụ hưởng có thể là người bán, người xuất khẩu
hay người cung cấp dịch vụ..người thụ hưởng có quyền hưởng khoản tiền nêu trên.
Trung gian thanh toán có thể là các định chế thuộc hệ thống tài chính tín dụng như
ngân hàng thương mại, kho bạc nhà nước,..
Thứ ba, khi tiến hành một nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sự
dụng chứng từ thanh toán riêng. Những chứng từ này được phát hành theo quy định
thống nhất trong hệ thống tài chính-tín dụng. Chứng từ thanh toán chính là căn cứ để
thực hiện việc chi trả. Tuỳ theo hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà sẽ có
những chứng từ thanh toán phù hợp riêng. (Lê Thị Mận, 2010)
Cơ sở pháp lý thanh toán không dùng tiền mặt
Nền tảng pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là các Nghị định
của Chính phủ về công tác thanh toán không dùng tiền mặt và quyết định của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chính phủ đã ban hành hai văn bản – đó là Nghị định số 4/CP ngày 7/3/1960 về
thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/HĐBT ngày 28/5/1987 bổ
sung thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt.
Khi chúng ta thực hiện công cuộc cải tổ nền kinh tế, xây dựng hệ thống tài
chính ngân hàng 2 cấp phù hợp với cơ chế thị trường có quản lý, các văn bản nói trên
không còn phù hợp. Vì vậy chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/CP ngày
25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt để thay thế các văn bản nói
trên.
Trên cơ sở Nghị định số 91/CP Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã
ký quyết định số 22/QĐ-NH ngày 21/2/1994 ban hành thể lệ thanh toán không dùng
tiền mặt. Để thực hiện chương trình cải cách hệ thống thanh toán của hệ thống ngân
hàng, vừa qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số
226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 ban hành quy chế thanh toán qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán thay thế cho thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo
QĐ 22/QĐ-NH nói trên.
Ngày 09/05/1996, Nghị định 30/CP ra đời ban hành quy chế phát hành và sử
dụng séc . Tiếp theo, đến ngày 19/10/1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban
hàng quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 về quy chế phát hành, sử dụng và thanh
toán thẻ ngân hàng.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 9 Khoá luận tốt nghiệp
 
Đến nay, một văn bản mới nhất điều chỉnh hoạt động thẻ thanh toán đó là Quyết
định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 Ban hành Quy chế phát hành, thanh
toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quyết định này
thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân
hàng.
Ý nghĩa thanh toán không dùng tiền mặt
 Lợi ích đối với khách hàng:
Khi giao dịch với ngân hàng để thanh toán hàng hoá dịch vụ, họ phải mở tài
khoản tiền gởi tại ngân hàng. Tiền này được sử dụng bất cứ lúc nào và nó có tính
thanh khoản 100%. (Lê Thị Mận, 2010) Quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn và
khách hàng không phải bận tâm đến những rủi ro bất ngờ như: trộm cắp, thiên tai, hỏa
hoạn… trong quá trình đem theo một lượng tiền mặt để thanh toán. Ngoài ra, khi
khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và duy trì số tiền họ còn được hưởng những lợi
ích khác như: được trả lãi, được cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng với nhiều ưu đãi…
 Lợi ích đối với ngân hàng:
Tài khoản tiền gởi của khách hàng tại ngân hàng là nguồn huy động vốn quan
trọng không thể thiếu được trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Mặt khác
nguồn vốn này đang được ngân hàng trả lãi rất thấp hoặc không trả lãi nên khi dùng
vốn này để cho vay thì mức lợi nhuận thu được tương đối cao. Tuy nhiên mỗi ngân
hàng sẽ có cách riêng của mình để sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gởi thanh toán
làm thế nào vẫn đảm bảo tính thanh khoản nhưng vẫn thu lợi nhuận cao. Nhờ nguồn
vốn quan trọng này nên các ngân hàng có điều kiện để mở rộng cung ứng các dịch vụ
cho khách hàng, tạo điều kiện để tăng lợi nhuận một cách hiệu quả nhất.
 Lợi ích đối với nền kinh tế:
Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông,
từ đó làm giảm chi phí lớn cho việc in ấn, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. (Lê Thị
Mận, 2010). Mặt khác thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng cường hiệu quả
quản lý của ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần chống thất thu
thuế có hiệu quả. Ở nhiều nước trên thế giới thông qua khách hàng tham gia thanh toán
qua ngân hàng mà tất cả các khoản thu nhập hay chi phí phát sinh trên tài khoản, do đó
việc trốn thuế và thu thuế dễ dàng và hạn chế tối đa việc trốn thuế. Nếu tổ chức tốt
công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần thúc đẩy quá trình vận động
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 10 Khoá luận tốt nghiệp
 
của vật tư hàng hóa trong nền kinh tế, thông qua đó mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được
giải quyết nhanh chóng, an toàn, chính xác và tiết kiệm được thời gian.
2.1.3. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN
Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán
Thẻ xuất hiện đầu tiên trên thế giới ở Mỹ vào năm 1914, khi đó tổng công ty
xăng dầu California (nay là công ty Mobile) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách
hàng của mình vì họ thấy cách sử dụng này rất tiện dụng trong việc thanh toán. Nhưng
thẻ lúc này mới chỉ là khuyến khích việc bán sản phẩm của công ty chứ không kèm
theo một dự phòng nào về việc gia hạn tín dụng.
Năm 1949, Frank Mc Namara do tình cờ quên đem theo tiền mặt khi đi ăn tối ở
một nhà hàng nên đã nảy ra một phương thức thanh toán mới mà không cần dùng tiền
mặt có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Năm 1950, Frank Mc Namara cùng một doanh
nhân người Mỹ khác - Palph Scheneider đã cùng sản xuất ra thẻ tín dụng đầu tiên với
tên gọi "Diners Club". Với lệ phí hàng năm là 5 USD những người mang thẻ "Diners
Club" có thể ghi nợi khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York.
Theo chân Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, Golden
Key, Gourment Club, Esquire Club, đến năm 1958 Carte Blanche và American
Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Trong thời gian này, phần lớn các thẻ chỉ dành
cho giới doanh nhân nhưng các ngân hàng đã thấy được rằng giới bình dân mới là đối
tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Ngân hàng Mỹ là nơi đầu tiên phát triển
với loại thẻ Bank Americard và nó đã dấy lên làn sóng học hỏi sự thành công này của
các ngân hàng khác. Đến năm 1966, Bank Americard mà ngày nay là thẻ Visa bắt đầu
liên kết với các ngân hàng ở các tiểu bang khác. Mạng lưới của Bank Americard chẳng
mấy chốc gặp sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ Well Fargo liên kết với 77 ngân
hàng, chủ nhân của Master Charge mà ngày nay là Master Card.
Ngày nay, có thể nói 4 loại thẻ nhựa: Diners Club, American Express, Visa,
Master Card được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các loại
thẻ này cũng du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX.  
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 11 Khoá luận tốt nghiệp
 
Lợi ích của sử dụng thẻ thanh toán
Với chủ thẻ: Việc sử dụng thẻ vừa an toàn lại thuận tiện và văn minh.
Với đơn vị chấp nhận thẻ: Việc chấp nhận thẻ làm đa dạng hoá phương thức
thanh toán, nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó còn làm giảm chi phí kiểm đếm, thu giữ,
bảo quản tiền của bộ phận ngân quỹ, chi phí quản lí chứng từ, hoá đơn. Tình trạng
chậm trả của khách hang cũng phần nào được cải thiện.
Với ngân hàng phát hành thẻ: Phát hành thẻ giúp các ngân hàng thu được các
khoản phí về thanh toán, phát hành, cho vay. Đây là nguồn thu tương đối của khách
hàng. Thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ, ngân hàng đã đa dạng hoá các dịch vụ khác
như: tín dụng, nhận tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ.
Với ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu được một lượng khách hàng đến
với ngân hàng, trước hết là sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng, sau đó là
các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp.
Với việc phát triển kinh tế - xã hội:
Việc thanh toán thẻ tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an
toàn, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm thời gian. Đồng thời hạn chế các hoạt động kinh tế
ngầm: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, tăng cường tính chủ đạo của
Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính
quốc gia.
Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua việc sử dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập
nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thông qua các tổ chức thẻ quốc tế lớn
trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng - một lĩnh vực hết sức quan
trọng và luôn cần đi trước đón đầu.
Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán
 Thông tin phát hành giả hoặc khách hàng mất khả năng thanh toán:
Khi khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo hoặc không đầy
đủ; nếu NHPH thẩm định không kỹ, không phát hiện ra mà vẫn xử lí dựa trên các yêu
cầu đó, sẽ dẫn đến những tổn thất, rủi ro cho ngân hàng. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ và
khôn thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán trong khi ngân hàng không có địa
chỉ đòi nợ cụ thể, dẫn đến rủi ro.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 12 Khoá luận tốt nghiệp
 
 Thẻ giả:
Thẻ do tổ chức tội phạm, cá nhân làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ
các giao dịch thẻ hoặc từ thẻ đã bị mất cắp hoặc thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra
các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu là ngân hàng phát hành
vì theo quy định của tổ chức thẻ Quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi
giao dịch tẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý
vì có liên quan nhiều nguồn thông tin nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng
phát hành.
 Thẻ bị mất cắp, thất lạc:
Trong trường hợp chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ mà chưa kịp thông báo đến
NHPH để có những biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ mà thẻ đó lại bị người
khác sử dụng, rủi ro sảy ra thì chủ thẻ hoàn toàn phải gánh chịu.
 Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng gửi:
Rủi ro xảy ra khi NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị
đánh cắp trên đường đi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ đích thực không biết gì về
việc thẻ đã được gửi cho mình. Trong trường hợp này, NHPH phải chịu rủi ro toàn bộ
đối với giao dịch bị lợi dụng đó.
 Rủi ro trong khâu công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin:
Các loại rủi ro này xảy ra khi hệ thống máy móc, trang thiết bị viễn thông, trung
tâm chuyển mạch… có trục trặc, không ổn định, ngừng hoạt động hoặc gây lỗi trong
quá trình xử lí ảnh hưởng đến việc phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.
 Tạo băng từ giả:
Rủi ro sảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với các tổ chức tội phạm
đứng đằng sau lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật sử dụng tại cơ sở mình để tạo
ra các thẻ giả sử dụng. Đây là một hình thức lợi dụng rất tinh vi vô cùng khó phát hiện,
gây tổn thất lớn cho NHPH.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ
 Nhân tố khách quan gồm:
Điều kiện pháp lí: Một môi trường pháp lí đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ thống nhất,
đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia: phát hành, sử
dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị
trường thẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển thẻ trong tương lai.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 13 Khoá luận tốt nghiệp
 
Hạ tầng công nghệ: Việc lựa chọn giao dịch và sử dụng thẻ ở ngân hàng nào
còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu và
mong muốn của khách hàng.
Điều kiện về dân cư: Những người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt
sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ
nhanh hơn.
Điều kiện về kinh tế: việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành
phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ nên gây ra những khó khăn nhất
định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ.
 Nhân tố chủ quan gồm:
Nguồn lực con người: Là nhân tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định một hoạt
động kinh doanh, là thành công hay thất bại, nhất là trong lĩnh vực thẻ. Ngân hàng nào
thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài
trong kinh doanh thẻ hợp lí thì ngân hàng đó đã chiếm được lợi thế trong hoạt động
kinh doanh thẻ.
Mạng lưới chấp nhận thẻ: Nếu ngân hàng có mạng lưới hệ thống rộng khắp sẽ
thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn.
Tiềm lực về vốn và công nghệ của ngân hàng: Dịch vụ thẻ gắn liền với việc đầu
tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán
thẻ. Muốn đầu tư vào công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải có vốn lớn. Vì chi phí cho
việc mua sắm, bảo dưỡng cho hệ thống máy móc tương đối lớn.
Thủ tục giấy tờ: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hay rườm rà, phức tạp cũng tác
động không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng.
2.1.4. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN
TẠI VIỆT NAM
Hoàn cảnh du nhập vào Việt Nam
Do các điều kiện về lịch sử và kinh tế, sản phẩm thẻ xuất hiện ở Việt Nam khá
muộn so với các nước trên thế giới, mãi đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thẻ quốc tế
mới bắt đầu du nhập vào nước ta thông qua việc VCB trở thành ngân hàng đại lý thanh
toán thẻ Visa cho chi nhánh ngân hàng Pháp BFCE tại Việt Nam. Sau đó, VCB tiếp tục
hợp tác với công ty tài chính MRFCS của Malaysia làm đại lý thanh toán thẻ Master.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 14 Khoá luận tốt nghiệp
 
Năm 1991 thẻ JCB có mặt ở nước ta bằng việc VCB hợp tác với tổ chức JCB
International Tokyo. Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam, VCB trở thành đại lý của tổ
chức American Express, đưa thẻ Amex vào thị trường thẻ Việt Nam. Như vậy, VCB trở
thành ngân hàng tiên phong hoạt động trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam. Điều này được
khẳng định qua việc VCB chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Master
(4/1995) và Visa (8/1996). Thẻ nội địa đầu tiên ở Việt nam cũng được phát hành bởi VCB
vào năm 1993, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường thẻ ở Việt Nam. Đến nay, cả
nước có khoảng 17 ngân hàng (không kể các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân
hàng liên doanh) được phép phát hành thẻ nội địa và 8 ngân hàng được phát hành thẻ
quốc tế.
Như vậy, dựa trên những điều kiện thực tế của xu hướng hội nhập quốc tế, sự phát
triển của nền kinh tế đất nước, thị trường thẻ ở Việt Nam đã ra đời và đang có những bước
tiến đáng kể. Với những chính sách thông thoáng của Nhà nước, sự giúp đỡ của World
Bank và sự nỗ lực của các ngân hàng, thị trường thẻ tiềm năng của Việt Nam sẽ nhanh
chóng được khai thác và phát triển.
Đánh giá chung về tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán ở
Việt Nam những năm gần đây
Các số liệu thống kê cho thấy, số thẻ đã có sự tăng trưởng khá nhanh. Nếu như
năm 2007, toàn thị trường mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến hết năm 2012, con
số đó đã lên tới hơn 54,9 triệu thẻ tăng gần 5,6 lần. Số thương hiệu thẻ cũng tăng từ 95
thương hiệu lên khoảng 350 thương hiệu thẻ các loại. Trong tổng số 54,9 triệu thẻ
(tính đến cuối năm 2012) hơn 90% là thẻ ghi nợ nội địa (49,4 triệu thẻ), 1,88 triệu thẻ
ghi nợ quốc tế chiếm 3,6%, 1,52 triệu thẻ tín dụng quốc tế chiếm 28%…
Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lưới chấp
nhận và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tượng. Hệ thống ATM và Đơn vị
chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2007 -
2012.
Nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 11.000 POS thì đến 2012 đã lên tới
hơn 104.427 POS, tăng gần 11 lần. Bên cạnh đó là 14.442 thiết bị ATM phục vụ hoạt
động rút tiền thanh toán của chủ thẻ.
Phát triển thẻ thanh toán đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ những năm
vừa qua, các chính sách pháp luật cũng như các chỉ đạo của NHNN và các cơ quan
liên quan cũng ngày càng hiệu quả giúp cho các ngân hàng cũng như khách hàng có sự
hài hòa các lợi ích căn bản. Tuy nhiên, các phân tích cho thấy hoạt động phát triển
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 15 Khoá luận tốt nghiệp
 
dịch vụ thẻ ở nước ta vẫn còn nhiều yếu điểm, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ
vọng.
Đặc biệt, nhiều chỉ số thống kê cho thấy thị trường thẻ thanh toán đang tiềm ẩn
nhiều yếu tố phát triển chưa bền vững, đòi hỏi cần có những giải pháp để cải thiện.
2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Viết về thẻ thanh toán, đã có nhiều đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề này
như những luận văn, luận án, những bài báo, tạp chí, bài viết trên internet và nguồn tư
liệu từ tập huấn riêng thực tập viên tiềm năng năm 2013 của Sacombank. Việc tìm
hiểu các nghiên cứu liên quan đến đề tài này đã giúp cho sinh viên có được cái nhìn
rộng mở về thực trạng thẻ ở các ngân hàng Việc Nam nói chung chứ không chỉ riêng
với ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank.
Các luận án, luận văn đã từng thực hiện trước đây đã góp phần đóng góp được
cái nhìn rộng hơn về thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như thẻ thanh
toán trong bên cạnh các kiến nghị và cơ sở lý thuyết quý báu. Đây cũng là một cách
giúp sinh viên tìm hiểu, so sánh và nhìn nhận ra những điểm mạnh cũng như những
hạn chế trong phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank giai đoạn hiện nay. Cụ thể:
Một, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011) với đề
tài “Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ACB”. Đề tài dựa vào những đánh giá về
thành quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB, kết hợp những tiềm
năng và thách thức mà ngân hàng đang gặp phải để từ đó khoá luận đóng góp những ý
kiến cho sự phát triển thẻ thanh toán tại ACB. Từ bài báo cáo này đã cho thấy những
thực trạng mà không chỉ với riêng ACB mà các ngân hàng khác cần đặc biệt lưu ý để
đưa thẻ trở nên phổ biến hơn, những giải pháp thiết thực xoá bỏ thói quen dùng tiền
mặt để đưa thẻ trở thành công cụ hửu ích và tiện lợi.
Hai, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng (2011) mang tên
“Biện pháp góp phần hoàn thiện thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công
thương chi nhánh Thủ Đức”. Luận văn này đã tập trung phân tích về các thể thức
thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương, tìm hiểu về các
sản phẩn chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. Nhận biết các tồn tại trong các thể
thức thanh toán. Hơn hết khoá luận này còn đưa ra nhiều biện pháp khắc phục và
nâng cao các thể thức thanh toán và các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 16 Khoá luận tốt nghiệp
 
Tuy nhiên các giải pháp trong khoá luận này còn mang tính chưa cụ thể, chưa gần
với thực tế nên cần nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra các giải pháp thiết thực hơn.
Ba, khoá luận tốt nghiệp của tác gỉa Võ Ngọc Bảo Ân (2010) với đề tài “Mở
rộng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”, khác với khóa luận tốt
nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011) với đề tài “Giải pháp phát triển thẻ
thanh toán tại ACB”, khoá luận này đi sâu phân tích hơn về các dịch vụ thẻ, đề xuất
những giải phát thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ trong thị trường thẻ đầy tiềm
năng này. Dịch vụ tốt sẽ tạo sự thuận tiện và tâm lý thoải mái của khách hàng khi chọn
và sử dụng thẻ, bài viết đã đi sâu phân tích và đưa ra các giải pháp thiết thực không chỉ
trong giai đoạn 2009-2010 mà ngay cả trong tình hình hiện nay, nhiều giải pháp nếu
triển khai tốtt cũng trong mang lại lợi ích to lớn.  
Nguồn tư liệu giá trị đến từ các bài báo và bài viết trên internet, đặc biệt là tài
liệu tập huấn liên quan đến lĩnh vực thẻ trong khoá đào tạo thực tập viên tiềm năng tại
Sacombank đã cung cấp những số liệu thực tế cũng như thực trạng thanh toán không
dùng tiền mặt nói chung và thẻ nói riêng hiện nay như thế nào. Kèm vào đó là những
nhận xét, đánh giá của các chuyên gia hết sức giá trị trong việc hình thành đề tài để đề
tài thực hiện bám sát thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay hơn. Cụ thể có
thể kể đến một số bài báo gnhiên cứu hay và thiết thực như sau:
Trên báo Dân Trí, số ra mới nhất ngày 24/02/2014 có bài viết “Thị trường thẻ
thanh toán: Nhiều cuộc cạnh tranh hấp dẫn”. Đưa ra những tin tức khả quan về thị
trường, những số liệu cho thấy với sự gia nhập và nhiều ưu đãi của các tổ chức phát
hành thẻ, thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều cuộc cạnh tranh
hấp dẫn và điều quan trọng, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn
khi sử dụng thanh toán qua thẻ. Hiên nay đang hiện diện diện cuộc chạy đua những
các ngân hàng khi liên tiếp công bố phát hành thẻ mới và đưa ra nhiều chương trình ưu
đãi nhằm khuyến khích mở thẻ với nhiều giải thưởng và chiết khấu hấp dẫn. Thị
trưởng thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ ngày một phát triển hơn, các ngân hàng Việt Nam nói
chung và Sacombank nói riêng cần cố gắng hơn nữa trong cuộc đua về cả số lượng và
chất lượng này.
Cùng chủ đề với bài báo nói trên, bài viết “Ngân hàng đua ưu đãi khách dùng
thẻ thanh toán” trên báo điện tử baomoi.com ngày 31/01/2014 đã đưa ra sự so sánh
trong các chính sác khuyến mãi về thẻ ở các ngân hàng hiện tại. Sự đua nhau trong các
tiện ích qua thẻ thể hiện bằng các con số cụ thể từ VPBank. Techcombank,
Sacombank..cho thấy bức tranh tổng quát về sự phát triển thẻ không ngừng trong thời
gian qua. Ngoài ra trong bài viết theo các chuyên gia kinh tế xu hướng dùng thẻ thanh
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 17 Khoá luận tốt nghiệp
 
toán sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian sắp tới. Đây là những thông tin tốt để các
ngân hàng đầu tư và phát triển thị trường đầy tiềm năng này.
2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong nội dung chương này đã đưa ra những cơ sở lý luận góp phần xây dựng
đề tài một cách dễ hiểu và khoa học hơn, đặc biệt là một nền tảng cho việc phân tích
thực trạng sử dụng thẻ thanh toán của Sacombank, đề xuất nguyên nhân và kiến nghị.
Ngoài những cơ sở lý luận này được dẫn trích từ các nguồn sách báo, tạp chí, luận văn,
luận án và các quy định của Pháp luật, sinh viên còn đưa ra những nhận xét của bản
thân. Bên cạnh đó, chương cơ sở lý thuyết còn giới thiệu tổng quan các nguồn sinh
viên đã tham khảo giúp hoàn thành đề tài như sách, báo, tạp chí, bài viết trên internet,
quy định pháp luật cùng các các khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng việc đưa ra tóm tắt các
nghiên cứu liên quan với đê tài sẽ nâng cao được giá trị của cơ sở lý luận, cũng như
tầm quan trọng của phát triển thẻ thanh toán trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện
nay.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 18 Khoá luận tốt nghiệp
 
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SACOMBANK VÀ
TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK
‐‐‐‐‐‐	
Mỗi ngân hàng khác nhau với những mục đích kinh doanh khác nhau sẽ có
những chiến lược kinh doanh riêng, các sản phẩm thẻ cũng sẽ có những đặc điểm
riêng biệt dựa trên đặc điểm của ngân hàng phát hành. Trong chương 3 này sẽ gồm
giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) cũng như trung tâm
thẻ Sacombank, nơi bắt nguồn của những chiếc thẻ thanh toán – đối tượng nghiên cứu
chính của bài luận này.
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
(SACOMBANK)
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank chính thức được thành
lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991 khi hợp nhất 3 Hợp Tác Xã Tín Dụng:
Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia và Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp.
Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của
đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, 100 nhân viên và hoạt động chủ yếu
tại vùng ven Tp.HCM.
Ngày 12/07/2006, Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa
cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam.
Vào ngày 16/05/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử
hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập tập đoàn Sacombank
(Sacombank Group) – là Ngân hàng TMCP đầu tiên chính thức công bố thành lập tập
đoàn. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài
chính trọn gói và chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời
nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các Công ty
thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 19 Khoá luận tốt nghiệp
 
Sau hơn 22 năm hoạt động cho đến nay, Sacombank đã trở thành Ngân hàng
TMCP hàng đầu Việt Nam với:
 12.425 tỷ đồng vốn điều lệ; được coi là ngân hàng thương mại cổ phần
có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
 424 điểm giao dịch trong nước và khu vực Đông Dương; là Ngân hàng
TMCP có mạng lưới hoạt động rộng nhất Việt Nam; là Ngân hàng đầu
tiên lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài (Ghi chú: ngày 08/01/2008
thành lập Văn phòng đại diện tại Nam Ninh – Trung Quốc và hiện nay đã
chấm dứt hoạt động ); là Ngân hàng đầu tiên khai trương chi nhánh ở
nước ngoài: Sacombank Chi nhánh Lào; Sacombank – Phnôm Pênh;
 10.407 đại lý thuộc 305 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ;
 Hơn 10.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết và sáng tạo.
Sacombank cũng vinh dự nhận rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín
trong nước và quốc tế, cụ thể sẽ được nêu rõ ở phần “3.1.2. Vị thế của Sacombank”
trong bài báo cáo này.
3.1.2. Vị thế của Sacombank
Theo nhận định chung của Moody’s và Standard & Poor’s (S&P’s) công bố vào
ngày 10/2/2012, Sacombank có chất lượng hoạt động kinh doanh và tốc độ phát triển
ổn định trước những thách thức của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Theo đó,
Sacombank là ngân hàng lớn thứ sáu Việt Nam về tài sản, mạng lưới chi nhánh và
ATM. Đồng thời có tỷ lệ vốn cấp 1 mạnh hơn so với nhiều ngân hàng khác. Cũng theo
kết quả đánh giá này, Moody’s dành định hạng B2 đối với tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ
dài hạn, ngắn hạn của Sacombank, đồng thời nhận định, thế mạnh của Sacombank là
tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn ngành và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín
dụng cao hơn mức trung bình. Sacombank có danh mục “Tài sản Có” ngắn hạn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, giúp nâng cao khả năng thanh khoản – một yếu tố trong
trọng trong nền thị trường như Việt Nam.
 
Sinh
 
Việt
Đồn
The
quả t
bán
phon
lực v
giải
(Mỹ
3.1.
mình
H
Đề tài
h viên: Lê N
Cuối th
Nam 2012
g thời, Sac
Asian ban
tài chính, t
hàng, năn
ng phú về
và tiền năn
“Ngân hàn
) bình chọn
.3.
Hiện na
h theo sơ đ
Hình 3.1: C
i: Phát triể
Ngọc
áng 3/2012
2” (Best R
combank là
nker đánh g
tính bền vữ
ng lực quản
sản phẩm
ng phát triể
ng có dịch
n.
Cơ cấu
ay Sacomba
đồ từ trên x
CƠ CẤU T
ển thẻ than
2, Sacomb
Retail Bank
à ngân hàng
giá bình ch
ững của ng
n lý rtủi ro
dịch vụ, k
ển trong tư
vụ ngoại h
tổ chức
ank đang h
xuống dưới
TỔ CHỨC
Đại
Hộ
nh toán tại
Trang
bank nhận
in Vietnam
g duy nhất
họn dựa trên
guồn thu, tí
o, quy trìn
khả năng th
ương lai. T
hối tốt nhấ
và nhân
hoạt động v
i như hình
C BỘ MÁY
hội đồng
Hội đồng
Ban kiể
ội đồng đầ
Hội đồng
Tổn
i Sacomba
g 20
giải thưởn
m 2012) do
t tại Việt N
n các tiêu
ính khả thi
nh vận hàn
hâm nhập
Trước đó, S
ất tại Việt N
n sự
với cơ cấu
3.1 dưới đâ
Y QUẢN
cô đông
g quản trị
ểm soát
u tư tài chí
g tín dụng
ng giám đố
ank - CN B
K
ng “Ngân h
o The Asia
Nam được H
chí về giá
i về chiến l
nh và công
thị trường
Sacombank
Nam 2012
tổ chức trê
ây:
TRỊ CỦA
ính
ốc
Bình Thạn
Khoá luận
hàng bán l
an Banker b
Hội đồng x
trị thương
lược bán lẻ
g nghệ thô
g bán lẻ, ng
k cũng vin
2” do Glob
ên toàn hệ
A SACOMB
B
q
v
nh
tốt nghiệp
lẻ tốt nhất
bình chọn.
xét giải của
hiệu, hiểu
ẻ, năng lực
ông tin, sự
guồn nhân
nh dự nhận
al Finance
thống của
BANK
Bộ máy
quản trị
và kiểm
soát
p
t
.
a
u
c
ự
n
n
e
a
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 21 Khoá luận tốt nghiệp
 
Trong đó chức năng từng phòng ban, bộ phận được tóm tắt như sau:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank,
quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và
Điều lệ Sacombank quy định.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân
danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
- Ban kiểm soát: kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế
độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ.
- Hội đồng đầu tư tài chính: xem xét và ra quyết định các khoản đầu tư tài
chính của Ngân hàng;
- Hội đồng tín dụng: xem xét, ra quyết định cấp tín dụng với các khoản vay
có giá trị lớn theo quy định.
- Tổng giám đốc: có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của
Sacombank đồng thời là người tham mưu cho HĐQT về mặt hoạch định
các mục tiêu, chính sách.
Dưới tổng giám đốc là các bộ máy điều hành gồm phòng nghiệp vụ Hội sở: trên
cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các
Phòng nghiệp vụ Hội sở có thể được Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết một số công
tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể, có thể tóm tắt qua hình
3.2 dưới đây:
 
Sinh
 
SAC
động
phát
Đề tài
h viên: Lê N
Hình 3
COMBANK
Mỗi bộ
g chặt chẽ
triển của S
i: Phát triể
Ngọc
3.2: CƠ
K
phận trong
vì các mụ
Sacombank
ển thẻ than
CẤU T
g bộ máy đ
ục tiêu chu
k theo chuẩ
TỔN
nh toán tại
Trang
TỔ CHỨ
điều hành c
ung để hoàn
ẩn của quố
NG GIÁ
Nhâ
D
T
Côn
Q
Các c
i Sacomba
g 22
ỨC BỘ M
có một chứ
n thiện cơ
ốc tế.
ÁM ĐỐC
ân sự & Đà
Cá nhân
Doanh ngh
Tiền tệ
Trung tâm
Tín dụng
g nghệ thô
Tài chính
Vận hành
Quản lý rủ
Khu vực
Hỗ trợ
công ty trự
ank - CN B
K
MÁY ĐI
ức năng riê
cấu tổ chứ
C
ào tạo
n
hiệp
thẻ
g
ông tin
h
h
i ro
c
ực thuộc
Bình Thạn
Khoá luận
IỀU HÀN
êng sẽ phố
ức, đáp ứn
nh
tốt nghiệp
NH CỦA
ối hợp hoạt
ng nhu cầu
p
A
t
u
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 23 Khoá luận tốt nghiệp
 
3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động
Sacombank là ngân hàng bán lẻ, rất thành công trong hoạt động tài trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Sacombank cũng đang rất chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ
nhóm khách hàng cá nhân.
Từ năm 1996 trở về trước, do cả những điều kiện khách quan và chủ quan, hoạt
động của Sacombank chỉ đơn thuần là hoạt động huy động vốn và cho vay. Nhưng từ sau
năm 1996, ngân hàng đã có những bước điều chỉnh mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng
hoá các loại hình dịch vụ. Ngoài nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay,
ngân hàng còn phát triển các nghiệp vụ mới như: thanh toán quốc tế, thẻ, các dịch vụ
chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, tư vấn, cho thuê ngăn tủ sắt và rất nhiều dịch vụ khác phù
hợp với chức năng của một ngân hàng thương mại.
Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, Sacombank đã tích cực học hỏi kinh nghiệm
của nước ngoài : Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên
ngân hàng toàn cầu (SWIFT), sau đó gia nhập hiệp hội thẻ quốc tế Visa, Master và tiếp
nhận được sự uỷ thác tín dụng và tài trợ của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài.
Tháng 6/2004, Sacombank ký hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công
ty Temenos (Thụy Sĩ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của
Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập.
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012
Ngân hàng xây dựng mục tiêu định hướng chiến lược đến năm 2015 trở thành
Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương.
Theo bảng 3.1 dưới đây, các kết quả kinh doanh tổng hợp từ các báo cáo tài chính gần
nhất tính đến 31/12/2012 cho thấy những tín hiệu rất khả quan.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 24 Khoá luận tốt nghiệp
 
Bảng 3.1: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA
SACOMBANK
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 %
tăng/giảm
Tổng tài sản 141.789.738 140.136.974 151.281.538 7,95%
Vốn điều lệ 9.179.230 10.739.677 10.739.677 0,00%
Tổng vốn huy động 126.203.455 111.513.453 123.752.773 10,98%
Tổng dư nợ cho vay 77.486.218 79.429.470 98.728.188 24.30%
Tổng thu nhập từ HĐKD 4.613.073 6.511.022 6.740.585 3,53%
Lợi nhuận trước thuế 2.425.859 2.740.230 1.314.557 -52,03%
Thuế TNDN hiện hành 627.299 707.045 636.068 -10,04%
Thuế TNDN hoãn lại - - 308.915 100%
Lợi nhuận sau thuế 1.785.560 2.033.185 987.404 -51,44%
Nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012
Giải thích về kết quả tổng hợp trên: Trong năm 2011, với bối cảnh khó khăn
của nền kinh tế nói chung và môi trường hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro của ngành
Ngân hàng nói riêng, Sacombank đã chủ động thực hiện chủ trương không chú trọng
về các chỉ số tăng trưởng mà tập trung phát triển an toàn, hiệu quả. Do đó, chỉ tiêu về
tổng tài sản không biến động so với năm 2010. Bên cạnh đó, do thực hiện chính sách
kiểm soát tín dụng an toàn để phù hợp với diễn biến của thị trường nên tốc độ tăng
trưởng cho vay của Sacombank trong năm 2011 cũng ở mức không quá cao. Tính đến
31/12/2011, tổng dư nợ cho vay đạt 79.429 tỷ đồng, tăng 1.943 tỷ đồng, tương ứng
tăng 2,51% so với đầu năm, chiếm 56,68% tổng tài sản. Sang năm 2012, dù tình hình
thị trường còn nhiều khó khăn do những biến động mạnh về lãi suất trong năm nhưng
hoạt động kinh doanh của Sacombank vẫn tiếp tục đạt được những kết quả khá khả
quan.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 25 Khoá luận tốt nghiệp
 
“Tính đến ngày 31/12/2012 tổng tài sản của Sacombank đạt 151.282 tỷ
đồng, tăng 11.145 tỷ đồng, tương đương tăng 7,95% so với đầu năm”- (nguồn:
Bản Cáo Bạch Sacombank 2012). Với việc tiếp tục duy trì quan điểm kinh doanh an
toàn - hiệu quả, tổng tài sản của Sacombank được điều hành tăng trưởng một cách chặt
chẽ, phù hợp với chính sách, định hướng của NHNN. Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo
hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí an toàn: Nguồn tiền huy động từ thị trường 1
tăng 24,29% so với cuối năm 2011, chiếm tỷ trọng 75,93% tổng tài sản, nhờ đó thanh
khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng các biến động của thị trường.
Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn và cho vay cũng đạt được nhiều kết quả tăng
trưởng tốt.
“Tính đến ngày 31/12/2012, tổng nguồn huy động toàn Ngân hàng đạt
123.753 tỷ đồng, tăng 10,98% so đầu năm. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế
và dân cư đạt 114.863 tỷ đồng tăng 24,29% so đầu năm, chiếm khoảng 4% thị
phần. Huy động bằng VND cũng đạt mức tăng trưởng cao so với đầu năm đồng
thời vượt mức kế hoạch đã đề ra” (nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012) . Như
vậy, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được các tiêu chí
hoạt động của Sacombank và theo đúng quan điểm điều hành tiền tệ của Nhà nước: tập
trung tăng trưởng tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài; tăng tỷ trọng tiền gởi
VND tạo được thế chủ động khi vai trò thanh toán của đồng bản tệ ngày càng được
củng cố. Song song đó, hoạt động cho vay của Sacombank trong năm 2012 cũng đạt
được những kết quả rất khả quan. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm
31/12/2012 đạt 98.728 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng tài sản và tăng 24,3% so với cùng
kỳ. Như vậy, tốc độ tăng trưởng này là cao gần 3 lần so với tốc độ tăng toàn ngành
(khoảng 8,91%). Ngoài ra, thị phần cho vay của Sacombank đạt 3,17%, tăng nhẹ so
với đầu năm (2,86%).  
Ngay từ đầu năm 2012, với việc dự báo tình hình kinh tế nói chung và thị
trường Ngân hàng nói riêng còn nhiều khó khăn, Sacombank đã có những nỗ lực cao
trong phát triển hoạt động kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội thị trường, duy trì lãi suất
biên tế ở mức hợp lý, tiết kiệm chi điều hành để nâng cao hiệu suất, mở rộng thị phần
theo đúng định hướng ổn định - bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất. Kết quả trong
năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 1.315 tỷ đồng, bằng 38,7% kế
hoạch năm 2012. Kết quả này mặc dù khá thấp so với kỳ vọng ban đầu, nhưng so với
mặt bằng chung của ngành và một số ngân hàng cùng quy mô thì đây là con số khả
quan trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, để đảm bảo an toàn
hoạt động, Ngân hàng đã trích đủ 100% các khoản dự phòng theo quy định.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 26 Khoá luận tốt nghiệp
 
3.2. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THẺ VÀ CÁC SẢN PHẨM
THẺ CỦA SACOMBANK
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển trung tâm thẻ
Trung tâm thẻ Sacombank được thành lập tháng 5 năm 2002, đến nay với 11 năm
hoạt động đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. Khi mới ra đời, trung tâm thẻ chỉ
có khoảng 13 nhân viên, cùng với đó là sự thiếu thốn về trang thiết bị, máy móc lẫn kinh
nghiệm nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Ngày 14/8/2002, Trung tâm thẻ
Sacombank liên kết với ngân hàng ANZ để phát hành thẻ thanh toán nội địa Sacombank –
ANZ. Đến 5/2003, Sacombank chính thức giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng nội địa
Sacompassport ra thị trường, trở thành 1 trong 3 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa
ở Việt Nam ( cùng với ACB và Agribank). Tháng 8/2005, Sacombank tiến thêm một
bước mới trong lĩnh vực thẻ khi cho ra đời thẻ tín dụng quốc tế Sacom Visa Credit và sau
đó là thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit (9/2006). Cùng với việc phát triển các loại
thẻ này như 1 sản phẩm độc lập, ngân hàng cũng chú trọng liên kết với nhiều công ty lớn
để cho ra đời các loại thẻ liên kết ( đồng thương hiệu) nhằm quảng bá sản phẩm.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận tại trung tâm
thẻ
Trung tâm thẻ Sacombank được điều hành bởi mối quan hệ giữa các đơn vị được
thể hiện theo sơ đồ hình 3.3 sau:
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 27 Khoá luận tốt nghiệp
 
Hình 3.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK.
Các bộ phận với các chức năng riêng biệt nhằm tối đa hoá hiệu suất làm việc, nâng
cao chất lượng dịch vụ liên quan đến thẻ. Là bộ phận quan trọng không thể thiếu, phòng
Marketing và phát triển sản phẩm có chức năng nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm thẻ
mới, quản lý các kênh phân phối; xây dựng các chương trình quảng cáo và khuyến mãi,
các chiến lược phát triển thẻ, các chính sách kích hoạt và sử dụng thẻ; xây dựng chính
sách duy trì hệ khách hàng, các chính sách, chương trình khách hàng thân thiết.
Bộ phận dịch vụ khách hàng có chức năng chăm sóc khách hàng, điều chỉnh các
thông tin tài khoản thẻ, kích hoạt thẻ, nhập dữ liệu và thanh lý các loại thẻ không phải thẻ
tín dụng.
Phòng phát triển kinh doanh có các chức năng: Quản lý ATM ( triển khai và quản
lý hiệu quả hoạt động mạng lưới ATM, vận hành hệ thống ATM); Phát triển đại lý ( Phát
triển và quản lý hiệu quả hoạt động mạng lưới POS, chăm sóc đại lý); Kinh doanh thẻ (
phát triển hệ khách hàng, tiếp thị thẻ trực tiếp, đào tạo chi nhánh).
Phòng quản lý điều hành là nơi chuẩn chi, quản lý gian lận, xử lý khiếu nại, quản
lý thẻ và PIN, lập kế hoạch đào tạo và phát triển, các công tác hỗ trợ.
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC.
Phòng quản
lý
điều hành
Phòng phát
triển kinh
doanh
Bộ phận dịch
vụ khách
hàng
Phòng
Marketing và
phát triển sản
phẩm
Phòng quản
lý tín dụng và
thu hồi nợ
Phòng tài chính – kế toán.
Phòng kỹ thuật
Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 28 Khoá luận tốt nghiệp
 
Phòng quản lý tín dụng và thu hồi nợ có chức năng: Xây dựng và quản lý chính
sách thẻ tín dụng gồm: Xây dụng chính sách thẻ tín dụng, Quản lý hạn mức thẻ tín dụng,
theo dõi và kiểm soát thẻ tín dụng ; thẩm định ( kiểm tra thông tin khách hàng, thẩm định,
điều chỉnh thông tin tài khoản thẻ tín dụng) va thu hồi nợ.
Phòng tài chính - kế toán có chức năng: Kế toán; dự báo, phân tích và hệ thống báo
cáo; đối chiếu số liệu và thanh toán; công tác hành chánh.
Phòng kỹ thuật có chức năng vận hành hệ thống, phát triển và duy trì hệ thống,
quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Cuối cùng, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ đảm nhận chức năng kiểm tra
tính tuân thủ, quản lý rủi ro trong các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kiểm soát nội
bộ nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 29 Khoá luận tốt nghiệp
 
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI
SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH
‐‐‐‐‐‐	
Trong chương này, đầu tiên sẽ giới thiệu khái quát thẻ thanh toán tại
Sacombank. Sau đó, thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank
chi nhánh Bình Thạnh sẽ được phân tích dựa trên các số liệu tổng hợp tình hình kinh
doanh, các thang đo về mức độ hài lòng của khách hàng đối với thẻ trong giai đoạn
hiện tại, từ đó làm nền tảng cho những giải pháp cụ thể sẽ được nêu trong chướng 5.
4.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK
4.1.1. Đặc điểm chung về các loại thẻ thanh toán
Điều kiện cấp thẻ: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên (đối với thẻ chính,
đồng thời là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân mở tại Sacombank) và từ đủ 15
tuổi trở lên (đối với thẻ phụ, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của người đó
chấp thuận bằng văn bản về sử dụng thẻ) có năng lực pháp luậy dân sự và năng lực
hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Với cá nhân người ngoài từ đủ 18
tuổi trở lên (đối với thẻ chính) và từ đủ 15 tuổi trờ lên (đối với thẻ phụ, đồng thời được
người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận bằng văn bản bề việc sử dụng
thẻ) cư trú hoặc/và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
Hồ sơ cấp thẻ bao gồm phiếu đăng ký dịch vụ và bản sao CMND/hộ chiếu. Số
lượng thẻ phụ: không bị giới hạn về số lượng thẻ phụ.
Đặc điểm số PIN (mã cá nhân): gồm 6 chữ số, khách hàng chỉ có thể đổi mã
PIN tại ATM của Sacombank.
Lãi suất tính bằng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Hạn mức rút tiền tại ATM Sacombank: tối thiểu 10.000đ/lần, tối đa
100.000.000 trong ngày với mức tối đa 10.000.000đ/lần rút.
Đồng tiền thanh toán trong lãnh thổ Việt Nam là Việt Nam đồng, ngoài Việt
Nam thì sử dụng đồng tiền theo quy định của nước chấp nhận thẻ.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 30 Khoá luận tốt nghiệp
 
4.1.2. Phân loại thẻ thanh toán
Khi một khách hàng đến Sacombank để mở thẻ thanh toán, người đó sẽ đứng
trước sự chọn lựa chọn làm thẻ nội địa hoặc thẻ quốc tế tuỳ vào nhu cầu sử dụng, với
những tính năng riêng của hai loại thẻ này.
Chi tiết về mô tả, đặc điểm nhận dạng, địa điểm chấp nhận của hai loại thẻ
thanh toán này sẽ được tổng hợp qua tóm tắt bằng bảng 4.1 và bảng 4.2 sau đây:
Bảng 4.1: CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI SACOMBANK
Sản phẩm
thẻ
Mẫu thẻ Mô tả Đặc điểm Phạm vi
Thẻ Plus
(mẫu từ
tháng
9/2011)
Thẻ
PassportPlus
(mẫu cũ)
 
 
 
Số PIN:
9704 03
Thẻ màu
xanh, có hình
trống đồng
Gồm 2 loại: thẻ không in tên
và thẻ in thẻ (với thẻ chi
lương).
Thời hạn sử dụng: từ khi
phát hành đến năm 2049.
Hạn mức rút tiền mặt trong
ngày tại ATM 100.000.000đ
Phù hợp cho khách hàng có
nhu cầu sử dụng thẻ trong
phạm vi Việt Nam và các
doanh nghiệp có nhu cầu trả
lương cho nhân viên
Rút tiền mặt tại các
ATM, thanh toán tại các
điểm chấp nhận thẻ có
logo
 
trên toàn quốc
Thẻ
4Student
 
 
Số PIN:
9704 03. Thẻ
màu xanh lá,
có dòng chữ
4student
Tương tự thẻ Plus nhưng
phát hành cho học sinh, sinh
viên từ 18 tuổi trở lên và
được hưởng các ưu đãi riêng
dành cho sinh viên.
Thanh toán tại các
điểm chấp nhận thẻ
(POS) của
Sacombank, POS
có logo
Banknetvn/Smartlin
k/VNBC
Nguồn: Danh mục sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 31 Khoá luận tốt nghiệp
 
Bảng 4.2: CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK
STT Sản phẩm thẻ Mẫu thẻ Mô tả Đặc điểm Phạm vi
1 Thẻ Visa Debit
Mẫu thẻ mới
(phát hành từ
28/8/2012)
Mẫu thẻ cũ
  Số PIN:
Thẻ chuẩn:
4221 51
Thẻ mới: màu
đỏ nâu, có
chip
Thẻ cũ: có 2
màu xanh (thẻ
chuẩn) có
hình giọt nước
rơi
Là thẻ có in tên
Thời hạn sử dụng: 5 năm
Hạn mức rút tiền mặt trong
ngày tại ATM
100.000.000đ
Phù hợp cho khách hàng
thường xuyên đi du lịch
nước ngoài, có nhu cầu
mua hàng online.
Thanh toán tại tất cả
các điểm chấp nhận
thẻ trên toàn cầu.
Rút tiền mặt tại các
ATM, có logo
2 Thẻ UnionPay  
 
Số PIN:
6210 55
Thẻ màu
vàng, có hình
cá chép vàng.
Là thẻ có in tên
Thời hạn sử dụng: từ khi
phát hành đến năm 2049.
Hạn mức rút tiền mặt trong
ngày tại ATM là
100.000.000đ.
Phù hợp cho khách hàng du
lịch, học tập, làm việc tại
Trung Quốc.
Thanh rút tiền mặt
tại các ATM, có
logo
Nguồn: Danh mục sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank
4.1.3. Lợi ích khi sử dụng thẻ
Với chủ thẻ: An toàn, thuận tiện, văn minh.
Với đơn vị chấp nhận thẻ: Đa dạng hoá phương thức thanh toán; Giảm
chi phí kiểm đếm, thu giữ, bảo quản tiền của bộ phận ngân quỹ, chi phí quản lí chứng
từ, hoá đơn; Giảm tình trạng chậm trả của khách hàng.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 32 Khoá luận tốt nghiệp
 
Với ngân hàng phát hành thẻ: Thu được các khoản phí về thanh toán,
phát hành, cho vay. Đây là nguồn thu tương đối của khách hàng. Thông qua nghiệp vụ
phát hành thẻ, ngân hàng đã đa dạng hoá các dịch vụ khác như: tín dụng, nhận tiền gửi,
kinh doanh ngoại tệ.
Với ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu được một lượng khách
hàng đến với ngân hàng, trước hết là sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng,
sau đó là các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp.
Với việc phát triển kinh tế - xã hội: Việc thanh toán thẻ tạo điều kiện
thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm thời
gian. Đồng thời hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động
giao dịch kinh tế, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh
tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia.
Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua việc sử dụng các tiến bộ
khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội
nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thông qua các tổ chức thẻ quốc tế
lớn trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng - một lĩnh vực hết sức
quan trọng và luôn cần đi trước đón đầu.
4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ
Nhân tố khách quan
Điều kiện pháp lí: Một môi trường pháp lí đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ thống nhất,
đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia: phát hành, sử
dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị
trường thẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển thẻ trong tương lai.
Hạ tầng công nghệ: Việc lựa chọn giao dịch và sử dụng thẻ ở ngân hàng nào
còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu và
mong muốn của khách hàng.
Điều kiện về dân cư: Những người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt
sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ
nhanh hơn.
Điều kiện về kinh tế: việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh,
thành phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ nên gây ra những khó
khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 33 Khoá luận tốt nghiệp
 
Nhân tố chủ quan
Nguồn lực con người: Là nhân tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định một hoạt
động kinh doanh, là thành công hay thất bại, nhất là trong lĩnh vực thẻ. Ngân hàng nào
thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài
trong kinh doanh thẻ hợp lí thì ngân hàng đó đã chiếm được lợi thế trong hoạt động
kinh doanh thẻ.
Mạng lưới chấp nhận thẻ: Nếu ngân hàng có mạng lưới hệ thống rộng khắp sẽ
thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn.
Tiềm lực về vốn và công nghệ của ngân hàng: Dịch vụ thẻ gắn liền với việc đầu
tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán
thẻ. Muốn đầu tư vào công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải có vốn lớn. Vì chi phí cho
việc mua sắm, bảo dưỡng cho hệ thống máy móc tương đối lớn.
Thủ tục giấy tờ: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hay rườm rà, phức tạp cũng tác
động không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng.
4.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THẺ THANH TOÁN
4.2.1. Phân tích thực trạng kinh doanh thẻ thanh toán
Tổng số thẻ lưu hành của Sacombank đến 31/12/2012 là 1,5 triệu thẻ, tăng gần
610.000 thẻ (+67%) so với đầu năm 2012. Thẻ thanh toán chiếm tỷ trọng 81,8%, thẻ
tín dụng chiếm 7,5% và thẻ trả trước chiếm 10,7%. Cùng số liệu tính đến 31/12/2012,
tổng số ATM là 780 máy, tăng 29 máy; tổng số POS là 3.155 máy, tăng 1.134 máy so
với đầu năm. Với mục tiêu đưa sản phẩm thẻ Sacombank lên hàng đầu hệ thống các
ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, hoạt động của Trung Tâm Thẻ đã chuyển
biến mạnh theo hướng tích cực: giảm thiểu chi phí, cải thiện năng suất lao động, đẩy
mạnh số lượng thẻ lưu hành, gia tăng sản phẩm dịch vụ thẻ mới, nâng cao doanh thu,
gia tăng lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận từ tổng thể hoạt động thẻ đã có mức tăng trưởng
ấn tượng với mức bình quân các tháng cuối năm đạt hơn 10 tỷ/tháng, tăng 2,8 lần so
với các tháng đầu năm.
Bảng 4.3 cùng hình 4.1 dưới đây cùng biểu đồ phát triển mạng lưới sẽ cho thấy
sự phát triển mạnh mẽ của Sacombank trong những năm gần đây:
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 34 Khoá luận tốt nghiệp
 
Bảng 4.3: MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG TẠI SACOMBANK
Hình 4.1: SỰ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK
Chính sự gia tăng lớn mạnh liên tục của mạng lưới này đã tạo những đệm mạnh
mẽ để thị trường thẻ tại Sacombank phát triển.
Với vị trí gần chợ Bà Chiểu – khu chợ trung tâm của quận Bình Thạnh và được
bao xung quanh bởi các tiệm vàng, văn phòng của các doanh nghiệp, Sacombank - CN
Bình Thạnh có được nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, là một chi
nhánh thành lập từ ngày 27/11/2007 khi trên địa bàn đã có nhiều các ngân hàng khác
đã hoạt động nên chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt.
Qua quá trình thực tập tại chi nhánh, quan sát, ghi nhận và tổng kết, đối tượng
chính của khách hàng làm thẻ thanh toán tại địa bàn này có độ tuổi trong nhóm 24-40
tuổi (chiếm khoảng 40%). Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu giao dịch lớn, phần lớn
có thu nhập ổn định. Dưới đây là một kết quả nghiên cứu đối tượng khách hàng sử
 
Sinh
 
dụng
triệu
46%
đứng
nhập
chủ t
thẻ n
khoả
của S
thêm
Viet
thẻ
Viet
Đề tài
h viên: Lê N
g thẻ thanh
u đồng) đượ
Hìn
Nguồn: Kế
Theo kế
%), đứng th
g thứ ba là
p ảnh hưởn
thẻ có thu
nội địa (số
ảng 1/4 số
Xét về y
Sacombank
m nhiều loạ
combank h
ghi nợ q
combank C
3%
i: Phát triể
Ngọc
h toán của
ợc một nhó
h 4.2: THU
T
ết quả cuộc
ết quả trên
hứ hai là n
à những ng
ng rất lớn đ
nhập còn k
ố lượng th
lượng thẻ n
yếu tố cạn
k, khách h
ại thẻ khác
hiện đang
quốc tế V
Connect 24
2
%
13%
5
ển thẻ than
Sacomban
óm sinh viê
U NHẬP C
THẺ THAN
c nghiên cứ
phần lớn c
những ngư
gười có thu
đến thói que
khá thấp nê
hẻ quốc tế
nội địa).
nh tranh: Th
àng trong p
c, nhiều nh
sở hữu mộ
Vietcomban
4 Visa, ho
25%
5%
7%
nh toán tại
Trang
nk dựa trên
ên chuyên
CỦA CÁC
NH TOÁN
ứu các khá
các chủ thẻ
ười có thu
u nhập từ 9
en tiêu dùn
ên số lượng
ế phát hàn
heo thống
phạm vi đị
hất là các
ột số lượng
nk MTV
ặc các sản
1%
i Sacomba
g 35
n thu thập
ngành Mar
C KHÁCH
N SACOM
ách hàng đa
ẻ có thu nh
nhập từ 5
9-12 triệu (
ng và cách
g sử dụng t
h hiện tại
kê ngoại t
ịa bàn chi n
loại thẻ c
g lớn các t
Mastercar
n phẩn khá
46%
ank - CN B
K
bình quân
rketing thu
H HÀNG S
MBANK
ang sử dụn
hập từ 3-5
5-7 triệu (c
(chiếm kho
thức thanh
thẻ quốc tế
ở chi nhá
trừ những
nhánh Bình
của Vietcom
thương hiệ
rd, Vietcom
ác như: Vis
%
Bình Thạn
Khoá luận
n hằng thán
u nhận lại đ
SỬ DỤNG
ng thẻ tại S
triệu (chiế
chiếm khoả
oảng 13%)
h toán. Việ
ế còn khá t
ánh Bình
chiếc thẻ t
h Thạnh cò
mbank và
ệu thẻ nổi
mbank co
sa, Masterc
Dư
3‐>
5 ‐>
7 ‐>
9 ‐>
12 
Trê
nh
tốt nghiệp
ng (đơn vị
được:
Sacombank
ếm khoảng
ảng 25%),
). Mức thu
c phần lớn
thấp so với
Thạnh chỉ
thanh toán
òn sử dụng
Argibank.
tiếng như:
onnect 24,
card, JCB,
ưới 3
> 5
> 7
> 9
> 12
‐> 15
ên 15
p
ị
k
g
,
u
n
i
ỉ
n
g
.
,
,
 
Sinh
 
Ame
vực
một
lưới
lớn.
Saco
đó),
nhán
lượn
dụng
Đề tài
h viên: Lê N
erican Expr
thẻ (từ năm
lượng khá
rộng lớn n
Hình 4.3 s
H
Nguồn: Kế
Theo th
ombank ch
so với các
nh có số lư
ng thẻ phát
g thẻ thì do
i: Phát triể
Ngọc
ress, Diner
m 1993) cũ
ách hàng lớ
nhất nhì hi
sau đây sẽ t
Hình 4.3: T
CỦA NG
ết quả cuộc
ông tin tổn
hi nhánh B
c chi nhánh
ượng thẻ ph
hành chỉ p
oanh số gia
Vietco
Bidv
ển thẻ than
rs Club và
ũng như sự
ớn. Còn Ag
iện nay. Vì
thể hiện nh
TỈ LỆ KH
GÂN HÀN
c nghiên cứ
ng hợp từ p
ình Thạnh
h khác cùng
hát hành c
phản ánh sự
ao dịch chín
14%
10%
ombank
nh toán tại
Trang
China Un
ự đa dạng t
gribank thì
ì vậy lợi th
hững con số
HÁCH HÀN
G KHÁC
ứu các khá
phòng tài c
h tăng đều
g hệ thống
ao và ổn đ
ự phổ biến
nh là chỉ ti
32%
7%
3%
Argiban
DongA
i Sacomba
g 36
nionPay. Ch
trong các s
ì có thể dễ
hế cạnh tra
ố thống kê
NG SỬ DỤ
NGOÀI S
ách hàng đa
chính-kế to
qua các nă
g Sacomban
định nhất. K
của một lo
êu phản án
34%
nk
ank - CN B
K
hính nhờ v
sản phẩm g
nhận dạng
anh của ha
ê nói trên:
ỤNG CÁC
SACOMBA
ang sử dụn
oán, doanh
ăm (+ >60
nk, đây là
Không nhữ
oại thẻ, để
nh rõ vấn đ
%
Vietin
Khac
Bình Thạn
Khoá luận
việc đi đầu
giúp Vietco
g qua hệ th
ai ngân hàn
C THẺ
ANK
ng thẻ tại S
số thẻ phá
0% so với
một trong
ững thế, bê
đánh giá h
đề này:
nh
tốt nghiệp
trong lĩnh
ombank có
hống mạng
ng này khá
Sacombank
át hành của
năm trước
những chi
ên cạnh số
hiệu quả sử
p
h
ó
g
á
k
a
c
i
ố
ử
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh
 
Sinh viên: Lê Ngọc Trang 37 Khoá luận tốt nghiệp
 
Bảng 4.4: DOANH SỐ GIAO DỊCH TẠI ATM CHI NHÁNH BÌNH THẠNH
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
Số tiền Tỷ lệ tăng Số tiền Tỉ lệ tăng
Thẻ Sacombank 4567 7125 10545 2558 56.01% 3420 48.00%
_ Tại ATM của chi nhánh 2897 4777 6787 1880 64.89% 2010 42.08%
_ Tại ATM của chi nhánh
khác
1670 2348 3758 678 40.60% 1410 60.05%
Thẻ tín dụng và thẻ liên minh
tại chi nhánh khác
901 1113 2066 212 23.53% 953 85.62%
Tổng 5468 8238 12611 2770 50.66% 4373 53.08%
Nguồn: Phòng Kế Toán
Doanh số giao dịch liên tục tăng qua các năm chứng tỏ những chiếc thẻ của chi
nhánh đang hoạt động có hiệu quả.
4.2.2. Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng
Mức độ hài lòng của khách hàng được thể hiện qua sự hài lòng trong chất lượng
dịch vụ ngân hàng, cụ thể bằng một số tiêu chí như: thủ tục giao dịch, sản phẩm, chất
lượng nguồn nhân lực và chính sách chăm sóc khách hàng.
Về thủ tục giao dịch:
Sacombank có các quy định khá cụ thể và chặt chẽ về trình tự, thủ tục giao dịch,
đặc biệt là các giao dịch liên quan đến các loại thẻ quốc tế. Thủ tục mở một thẻ thanh toán
tại Sacombank khá đơn giản: Chỉ cần photo một chứng minh nhân dân không cần chứng
thực và một số tiền ký quỹ ban đầu, điền đầy đủ các thông tin của chủ thẻ là khách hàng
có thể sở hữu một tấm thẻ thanh toán nội địa. lấy ngay, hoặc chờ trong 3-5 để có được
một tấm thẻ Visa đa chức năng.
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...NOT
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hàThu Vien Luan Van
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAY
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAYĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAY
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng OCB, HAY
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ACB - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Agribank, HOT
 
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAYBài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
Bài mẫu Khóa luận mở thẻ tín dụng, HAY
 
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
Đề tài: Giải pháp mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ tại MBBank - Gửi miễn p...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát...
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát t...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Seabank-chi nhánh Đà Nẵng.
Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Seabank-chi nhánh Đà Nẵng.Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Seabank-chi nhánh Đà Nẵng.
Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Seabank-chi nhánh Đà Nẵng.
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
 Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
Nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành thẻ tại ngân hàng ĐÔNG Á, Chi nhánh 5
 

Similar to Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT

Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...OnTimeVitThu
 
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...
nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...
nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...Pham Thanh
 
Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán
Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toánNghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán
Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toánPham Thanh
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...hieu anh
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...nataliej4
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT (20)

PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK - TẢI FREE ZALO: 0934...
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK  - TẢI FREE ZALO: 0934...PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK  - TẢI FREE ZALO: 0934...
PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK - TẢI FREE ZALO: 0934...
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng Liên Doanh, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại sở giao dịch ngân hàng liên d...
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Khóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAY
Khóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAYKhóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAY
Khóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAY
 
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
Khóa luận: Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại ...
 
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
Một số biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á C...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
 
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đĐề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
Đề tài: Hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ABBank, 9đ
 
nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...
nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...
nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán tại Học viện ...
 
Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán
Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toánNghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán
Nghiên cứu thành lập và phát triển câu lạc bộ sinh viên kế toán
 
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt...
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam – chi nh...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cưĐề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
 
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAOĐề tài  chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
Đề tài chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, HOT, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT

  • 1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TÊN ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH THẠNH SVTT: LÊ NGỌC MSSV: 1054062190 Ngành: Ngân hàng GVHD: PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014 
  • 2. LỜI CẢM ƠN ------ Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK – CHI NHÁNH BÌNH THẠNH”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, vận dụng những kiến thức tiếp thu được ở trường, tìm tòi, học hỏi cũng như thu thập thông tin số liệu có liên quan đến đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các giáo viên hướng dẫn, các anh chị trong ngân hàng . Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Minh Kiều, người đã hướng dẫn em trong quá trình làm bài, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Em cảm ơn thầy đã tâm huyết giảng dạy, chia sẽ những kinh nghiệm quý báu của thầy cho chúng em. Bên cạnh đó, cũng xin chân thành cảm ơn các Anh Chị ở ngân hàng Sacombank Chi Nhánh Bình Thạnh đã tạo điều kiện và giúp đỡ từ những ngày đầu tiên thực tập để em có thể hoàn thiện báo cáo của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Mở TPHCM cùng các anh chị Sacombank Chi Nhánh Bình Thạnh lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Trân trọng. Sinh viên thực tập Lê Ngọc
  • 3.   NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ------ .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... .......................................................................................... ..........................................................................................
  • 4.     DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ‐‐‐‐‐‐ Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TMCP : Thương mại Cổ Phần CN : Chi nhánh PGD : Phòng giao dịch NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước PIN : Mã số cá nhân BCTC : Báo cáo tài chính HĐQT : Hội đồng quản trị VND : Việt Nam Đồng USD : Đô la Mỹ ĐVT : Đơn vị tính
  • 5.     MỤC LỤC ‐‐‐‐‐‐ Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... i DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ......................................................................................... ii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1.TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 1 1.2.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1 1.3.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2 1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 2 1.5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 2 1.6.KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN ................................................................... 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI NHTM.................... 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 4 2.1.1. Tổng quan về NHTM ............................................................................ 4 2.1.2. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt................................... 7 2.1.3. Tổng quan về thẻ thanh toán ................................................................ 10 2.1.4. Sơ lược về thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam ............................. 13 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................... 15 2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................... 17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SACOMBANK VÀ TRUNG TÂM THẺ ................. 18 3.1.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)........................................................................................... 18 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................ 18 3.1.2. Vị thế của Sacombank.............................................................. 19 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự........................................................ 20 3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động............................................................. 23 3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 – 2012..................... 23 3.2.GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK.............. 26 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển trung tâm thẻ .................... 26 3.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận tại trung tâm thẻ....... 26
  • 6.     CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH. ................................................. 29 4.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK.................. 29 4.1.1. Đặc điểm chung về các loại thẻ thanh toán .................................... 29 4.1.2. Phân loại thẻ thanh toán.................................................................. 30 4.1.3. Lợi ích và rủi ro khi sử dụng thẻ..................................................... 31 4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ.................................... 32 4.2.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THẺ THANH TOÁN ................................... 33 4.2.1. Phân tích thực trạng kinh doanh thẻ thanh toán ............................ 33 4.2.2. Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng với các sản phẩm thẻ thanh toán ................................................................................................. 37 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................ 39 5.1. KẾT LUẬN................................................................................................... 39  5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 42 5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK 5.2.1. Phát triển marketing trong ngân hàng .......................................... 43 5.2.2. Giải pháp về công nghệ ................................................................ 44 5.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực .............................................................. 45 5.2.4. Giải pháp hạn chế các rủi ro ......................................................... 45 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 47  
  • 7. i    DANH MỤC CÁC BẢNG ‐‐‐‐‐‐ Trang Bảng 2.1: Sự phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng.........................5 Bảng 3.1 : Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động của Sacombank ...................................24 Bảng 4.1: Các loại thẻ thanh toán nội địa tại Sacombank................................................30 Bảng 4.2: Các loại thẻ thanh toán quốc tế tại Sacombank ...............................................31 Bảng 4.3: Mạng lưới hoạt động tại Sacombank...............................................................34 Bảng 4.4: Doanh số giao dịch tại ATM chi nhánh Bình Thạnh.......................................37
  • 8. ii    DANH MỤC CÁC HÌNH ‐‐‐‐‐‐ Trang Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Sacombank ..............................................20 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sacombank...........................................22 Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của trung tâm thẻ Sacombank.......................................................... 27 Hình 4.1: Sự phát triển mạng lưới hoạt động của Sacombank.........................................34 Hình 4.2: Thu nhập của các khách hàng sử dụng thẻ thanh toán Sacombank ..................35 Hình 4.3: Tỉ lệ khách hàng sử dụng các thẻ của ngân hàng khác ngoài Sacombank.........................................................................................................................36 Hình 4.4: Ý định sử dụng thẻ ATM của các ngân hàng khác ...........................................39 
  • 9. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 1 Khoá luận tốt nghiệp   CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ‐‐‐‐‐‐ 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế, nhu cầu giao dịch thanh toán trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống là rất lớn. Thẻ - phương tiện thanh toán ứng dụng công nghệ cao với nhiều ưu điểm vượt trội đã trở thành công cụ thanh toán phổ biến trên thế giới và giữ vai trò quan trọng tại các nước phát triển. Trên thế giới, việc thanh toán qua thẻ đã được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX nhưng đến năm 1990 thẻ ngân hàng mới xuất hiện ở Việt Nam. Ở Việt Nam tuy thị trường thẻ còn khá non trẻ nhưng áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng thì rất lớn. Thẻ đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu và mang lại lợi thế kinh doanh lớn cho ngân hàng nào có khả năng cung cấp sản phẩm thẻ đa dạng với nhiều tiện ích. Để có thể vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực thẻ và chiếm lĩnh thị trường này, đòi hỏi các ngân hàng phải nhìn nhận một cách khách quan những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và mặt yếu của sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm thẻ của mình. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện của ngân hàng đối với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa, quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.  1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Qua kiến thức được học và quá trình thực tập ở vị trí chuyên viên tư vấn tại ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh Bình Thạnh với những tìm hiểu thực tế, tôi đã quyết định chọn đề tài “PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH BÌNH THẠNH“ làm báo cáo thực tập tốt nghiệp và tiếp tục phát triển thành luận văn của mình với mong muốn nêu được những thực trạng, những ưu khuyết hiện tại, từ đó có những giải pháp tích cực để phát triển thị trường thẻ đầy tiềm năng này.
  • 10. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 2 Khoá luận tốt nghiệp   1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Đề tài tập trung tìm hiểu thực tế hoạt động thẻ tại ngân hàng TMCP Sacombank – chi nhánh Bình Thạnh và các sản phẩm thẻ do Sacombank phát hành, những điều kiên thuận lợi để sản phẩm này phát triển cũng như những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của sản phẩm. Bên cạnh đó đưa ra những kết luận và kiến nghị phù hợp nhằm khắc phục những điểm hạn chế, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm thẻ Sacombank, góp phần thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực thẻ tại hệ thống Sacombank. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Dựa trên khảo sát thông tin từ ngân hàng TMCP Sacombank – chi nhánh Bình Thạnh qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các nhân viên, lãnh đạo phụ trách hoạt động tư vấn và phát hành thẻ. Phương pháp sử dụng chính là phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức về ngành tài chính ngân hàng và các văn bản, quy định của pháp luật. Mặt khác, khóa luận được xây dựng dựa trên việc tìm hiểu các cơ sở lý luận liên quan như các luận văn về thanh toán không dùng tiền mặt của các năm trước, lý thuyết về thẻ, các quyết định, điều luật,… thu thập từ các công văn, thông tư, tạp chí Kinh tế phát triển, tạp chí Ngân hàng Nhà nước, báo chí, sách vở, nguồn Internet và Ngân hàng. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bài luận nghiên cứu những vấn đề khách quan về ngân hàng thương mại, thanh toán không dùng tiền mặt, những kiến thức nền tảng về thẻ, tình hình thanh toán thẻ, tình hình phát triển thẻ thanh toán của ngân hàng TMCP Sacombank trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và các yếu tố khác, đề tài khóa luận sẽ làm rõ vấn đề nghiên cứu trong phạm vi là những lý luận cơ bản thẻ. Trong đó trọng tâm là thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Sacombank CN Bình Thạnh trong giai đoạn 2010 – 2012 cùng với đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp.
  • 11. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 3 Khoá luận tốt nghiệp   1.6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN Bài luận về bao gồm các phần chính như sau: Chương 1: Giới thiệu về khoá luận Chương 2: Tổng quan về thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại Chương 3: Giới thiệu Sacombank và Trung tâm thẻ Sacombank Chương 4: Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực thẻ thanh toán tại Sacombank – Chi nhánh Bình Thạnh Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank
  • 12. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 4 Khoá luận tốt nghiệp   CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THẺ THANH TOÁN TẠI NHTM ‐‐‐‐‐‐ Trong nội dung chương này được trình bày các cơ sở lý thuyết xoay quanh đề tài như tổng quan về NHTM, tổng quan thanh toán không dùng tiền mặt, tổng quan và sơ lược về thẻ thanh toán tại Việt Nam thời gian qua, tiếp theo sẽ giới thiệu khái quát các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài và các phương pháp nghiên cứu. Việc đưa ra những cơ sở lý thuyết trên hi vọng góp phần tạo nền tảng vững chắc trong việc xây dựng và hoàn thành đề tài; từ đó, để xây dựng được ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn. 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1. Tổng quan về NHTM Khái niệm chung về NHTM: Ngân hàng thương mại (NHTM) là một sản phẩm độc đáo của quá trình sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế, là một trong những tổ chức tài chính trung gian có chức năng là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Ở Việt Nam, Luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 (Điều 4) định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Trong Luật số 46/2010/QH12 Luật ngân hàng Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 (Điều 6) có định nghĩa về các hoạt động ngân hàng như sau:
  • 13. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 5 Khoá luận tốt nghiệp   “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:  Nhận tiền gửi;  Cấp tín dụng;  Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.” Theo đó, ngân hàng thương mại cổ phần: “là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của Ngân hàng Nhà nước”. Phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng được thể hiện quan bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1: Sự phân biệt giữa NHTM và tổ chức tín dụng phi ngân hàng NHTM Tổ chức tín dụng phi ngân hàng Là tổ chức tín dụng Là tổ chức tín dụng Được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng Được thực hiện một số hoạt động của ngân hàng Là tổ chức nhận tiền gửi (depository) Là tổ chức không nhận tiền gửi (nondepository) Cung cấp dịch vụ thanh toán Không cung cấp dịch vụ thanh toán Nguồn: Nguyễn Minh Kiều, 2012, tr.66 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế:  Một, ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế: NHTM giúp cho người cần vốn có được vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn. Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển. Các ngân hang đóng vai trò
  • 14. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 6 Khoá luận tốt nghiệp   trung gian, đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn, có lợi nhuận cao hơn. (Nguyễn Minh Kiều, 2012). Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng, ngân hàng – với vai trò là một tổ chức trung gian sẽ góp phần điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.  Hai, ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất theo tín hiệu của thị trường. Thị trường luôn yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Để được như vậy, các doanh nghiệp phải được đầu tư bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải được nâng cao... Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn. Ngân hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được các sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh..thông qua việc cung cấp vốn bằng hình thức cho vay cho các doanh nghiệp nếu họ đáp ứng những điều kiện tín dụng của ngân hàng.  Ba, NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung gian tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế có vai trò đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. (Nguyễn Minh Kiều, 2012). Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó là rất quan trọng, đồng thời hệ thống NHTM cũng là công cụ tốt để Nhà nước tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Khi muốn ra tăng hay rút bớt lượng tiền trong lưu thông trong nền kinh tế để thực hiện các chính sách của chính phủ, NHTW với các công cụ của mình sẽ thực hiện việc đó thông qua hệ thống NHTM. Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất.
  • 15. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 7 Khoá luận tốt nghiệp    Bốn, NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế: Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách. Nền tài chính của một quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới. Các ngân hàng thương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập. Đầu tư ra nước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận, đồng thời các nước cũng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu. Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh... và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển (Nguyễn Minh Kiều, 2012). 2.1.2. Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền tệ giữa các đơn vị, được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền trên tài khoản hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong khoản thanh toán đó (Lê Thị Mận, 2010) Đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt có 3 đặc điểm lớn sau: Thứ nhất, “tiền dùng để kế toán và thanh toán là tiền ghi sổ (tiền tài khoản)” (Lê Thị Mận, 2010, tr.341). Trong quá trình thanh toán không xuất hiện tiền mặt mà thanh toán bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng. Thứ hai, trong thanh toán có ba chủ thể tham gia thanh toán là người trả tiền, người thụ hưởng và trung gian thanh toán (Lê Thị Mận, 2010). Người trả tiền có thể là người mua, người nhập khẩu hay người đang sử dụng dịch vụ. Người trả tiền có nhiệm vụ lập và nộp chứng từ theo đúng mẫu và đúng thời hạn để trả tiền cho người thụ
  • 16. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 8 Khoá luận tốt nghiệp   hưởng. Khác với người trả tiền, người thụ hưởng có thể là người bán, người xuất khẩu hay người cung cấp dịch vụ..người thụ hưởng có quyền hưởng khoản tiền nêu trên. Trung gian thanh toán có thể là các định chế thuộc hệ thống tài chính tín dụng như ngân hàng thương mại, kho bạc nhà nước,.. Thứ ba, khi tiến hành một nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sự dụng chứng từ thanh toán riêng. Những chứng từ này được phát hành theo quy định thống nhất trong hệ thống tài chính-tín dụng. Chứng từ thanh toán chính là căn cứ để thực hiện việc chi trả. Tuỳ theo hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà sẽ có những chứng từ thanh toán phù hợp riêng. (Lê Thị Mận, 2010) Cơ sở pháp lý thanh toán không dùng tiền mặt Nền tảng pháp lý của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là các Nghị định của Chính phủ về công tác thanh toán không dùng tiền mặt và quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ đã ban hành hai văn bản – đó là Nghị định số 4/CP ngày 7/3/1960 về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/HĐBT ngày 28/5/1987 bổ sung thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Khi chúng ta thực hiện công cuộc cải tổ nền kinh tế, xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng 2 cấp phù hợp với cơ chế thị trường có quản lý, các văn bản nói trên không còn phù hợp. Vì vậy chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt để thay thế các văn bản nói trên. Trên cơ sở Nghị định số 91/CP Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 22/QĐ-NH ngày 21/2/1994 ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Để thực hiện chương trình cải cách hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng, vừa qua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 ban hành quy chế thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thay thế cho thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt theo QĐ 22/QĐ-NH nói trên. Ngày 09/05/1996, Nghị định 30/CP ra đời ban hành quy chế phát hành và sử dụng séc . Tiếp theo, đến ngày 19/10/1999, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hàng quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 về quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.
  • 17. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 9 Khoá luận tốt nghiệp   Đến nay, một văn bản mới nhất điều chỉnh hoạt động thẻ thanh toán đó là Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quyết định này thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng. Ý nghĩa thanh toán không dùng tiền mặt  Lợi ích đối với khách hàng: Khi giao dịch với ngân hàng để thanh toán hàng hoá dịch vụ, họ phải mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng. Tiền này được sử dụng bất cứ lúc nào và nó có tính thanh khoản 100%. (Lê Thị Mận, 2010) Quá trình thanh toán diễn ra nhanh hơn và khách hàng không phải bận tâm đến những rủi ro bất ngờ như: trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn… trong quá trình đem theo một lượng tiền mặt để thanh toán. Ngoài ra, khi khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và duy trì số tiền họ còn được hưởng những lợi ích khác như: được trả lãi, được cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng với nhiều ưu đãi…  Lợi ích đối với ngân hàng: Tài khoản tiền gởi của khách hàng tại ngân hàng là nguồn huy động vốn quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Mặt khác nguồn vốn này đang được ngân hàng trả lãi rất thấp hoặc không trả lãi nên khi dùng vốn này để cho vay thì mức lợi nhuận thu được tương đối cao. Tuy nhiên mỗi ngân hàng sẽ có cách riêng của mình để sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gởi thanh toán làm thế nào vẫn đảm bảo tính thanh khoản nhưng vẫn thu lợi nhuận cao. Nhờ nguồn vốn quan trọng này nên các ngân hàng có điều kiện để mở rộng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để tăng lợi nhuận một cách hiệu quả nhất.  Lợi ích đối với nền kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm chi phí lớn cho việc in ấn, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. (Lê Thị Mận, 2010). Mặt khác thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng cường hiệu quả quản lý của ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần chống thất thu thuế có hiệu quả. Ở nhiều nước trên thế giới thông qua khách hàng tham gia thanh toán qua ngân hàng mà tất cả các khoản thu nhập hay chi phí phát sinh trên tài khoản, do đó việc trốn thuế và thu thuế dễ dàng và hạn chế tối đa việc trốn thuế. Nếu tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần thúc đẩy quá trình vận động
  • 18. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 10 Khoá luận tốt nghiệp   của vật tư hàng hóa trong nền kinh tế, thông qua đó mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết nhanh chóng, an toàn, chính xác và tiết kiệm được thời gian. 2.1.3. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN Lịch sử hình thành và phát triển thẻ thanh toán Thẻ xuất hiện đầu tiên trên thế giới ở Mỹ vào năm 1914, khi đó tổng công ty xăng dầu California (nay là công ty Mobile) cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình vì họ thấy cách sử dụng này rất tiện dụng trong việc thanh toán. Nhưng thẻ lúc này mới chỉ là khuyến khích việc bán sản phẩm của công ty chứ không kèm theo một dự phòng nào về việc gia hạn tín dụng. Năm 1949, Frank Mc Namara do tình cờ quên đem theo tiền mặt khi đi ăn tối ở một nhà hàng nên đã nảy ra một phương thức thanh toán mới mà không cần dùng tiền mặt có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Năm 1950, Frank Mc Namara cùng một doanh nhân người Mỹ khác - Palph Scheneider đã cùng sản xuất ra thẻ tín dụng đầu tiên với tên gọi "Diners Club". Với lệ phí hàng năm là 5 USD những người mang thẻ "Diners Club" có thể ghi nợi khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Theo chân Diners Club, năm 1955 hàng loạt thẻ mới ra đời như: Trip Charge, Golden Key, Gourment Club, Esquire Club, đến năm 1958 Carte Blanche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường. Trong thời gian này, phần lớn các thẻ chỉ dành cho giới doanh nhân nhưng các ngân hàng đã thấy được rằng giới bình dân mới là đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu trong tương lai. Ngân hàng Mỹ là nơi đầu tiên phát triển với loại thẻ Bank Americard và nó đã dấy lên làn sóng học hỏi sự thành công này của các ngân hàng khác. Đến năm 1966, Bank Americard mà ngày nay là thẻ Visa bắt đầu liên kết với các ngân hàng ở các tiểu bang khác. Mạng lưới của Bank Americard chẳng mấy chốc gặp sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ Well Fargo liên kết với 77 ngân hàng, chủ nhân của Master Charge mà ngày nay là Master Card. Ngày nay, có thể nói 4 loại thẻ nhựa: Diners Club, American Express, Visa, Master Card được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Các loại thẻ này cũng du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX.  
  • 19. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 11 Khoá luận tốt nghiệp   Lợi ích của sử dụng thẻ thanh toán Với chủ thẻ: Việc sử dụng thẻ vừa an toàn lại thuận tiện và văn minh. Với đơn vị chấp nhận thẻ: Việc chấp nhận thẻ làm đa dạng hoá phương thức thanh toán, nâng cao lợi nhuận. Bên cạnh đó còn làm giảm chi phí kiểm đếm, thu giữ, bảo quản tiền của bộ phận ngân quỹ, chi phí quản lí chứng từ, hoá đơn. Tình trạng chậm trả của khách hang cũng phần nào được cải thiện. Với ngân hàng phát hành thẻ: Phát hành thẻ giúp các ngân hàng thu được các khoản phí về thanh toán, phát hành, cho vay. Đây là nguồn thu tương đối của khách hàng. Thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ, ngân hàng đã đa dạng hoá các dịch vụ khác như: tín dụng, nhận tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ. Với ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu được một lượng khách hàng đến với ngân hàng, trước hết là sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng, sau đó là các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp. Với việc phát triển kinh tế - xã hội: Việc thanh toán thẻ tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm thời gian. Đồng thời hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thông qua các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng - một lĩnh vực hết sức quan trọng và luôn cần đi trước đón đầu. Rủi ro khi sử dụng thẻ thanh toán  Thông tin phát hành giả hoặc khách hàng mất khả năng thanh toán: Khi khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ; nếu NHPH thẩm định không kỹ, không phát hiện ra mà vẫn xử lí dựa trên các yêu cầu đó, sẽ dẫn đến những tổn thất, rủi ro cho ngân hàng. Khi chủ thẻ sử dụng thẻ và khôn thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán trong khi ngân hàng không có địa chỉ đòi nợ cụ thể, dẫn đến rủi ro.
  • 20. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 12 Khoá luận tốt nghiệp    Thẻ giả: Thẻ do tổ chức tội phạm, cá nhân làm giả căn cứ vào các thông tin có được từ các giao dịch thẻ hoặc từ thẻ đã bị mất cắp hoặc thất lạc. Thẻ giả được sử dụng tạo ra các giao dịch giả mạo, gây tổn thất cho ngân hàng mà chủ yếu là ngân hàng phát hành vì theo quy định của tổ chức thẻ Quốc tế, NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch tẻ giả mạo có mã số của NHPH. Đây là loại rủi ro nguy hiểm và khó quản lý vì có liên quan nhiều nguồn thông tin nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng phát hành.  Thẻ bị mất cắp, thất lạc: Trong trường hợp chủ thẻ bị mất cắp, thất lạc thẻ mà chưa kịp thông báo đến NHPH để có những biện pháp hạn chế sử dụng hoặc thu hồi thẻ mà thẻ đó lại bị người khác sử dụng, rủi ro sảy ra thì chủ thẻ hoàn toàn phải gánh chịu.  Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng gửi: Rủi ro xảy ra khi NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ bằng đường bưu điện nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường đi. Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ đích thực không biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Trong trường hợp này, NHPH phải chịu rủi ro toàn bộ đối với giao dịch bị lợi dụng đó.  Rủi ro trong khâu công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin: Các loại rủi ro này xảy ra khi hệ thống máy móc, trang thiết bị viễn thông, trung tâm chuyển mạch… có trục trặc, không ổn định, ngừng hoạt động hoặc gây lỗi trong quá trình xử lí ảnh hưởng đến việc phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.  Tạo băng từ giả: Rủi ro sảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ thông đồng với các tổ chức tội phạm đứng đằng sau lấy cắp thông tin trên băng từ của thẻ thật sử dụng tại cơ sở mình để tạo ra các thẻ giả sử dụng. Đây là một hình thức lợi dụng rất tinh vi vô cùng khó phát hiện, gây tổn thất lớn cho NHPH. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ  Nhân tố khách quan gồm: Điều kiện pháp lí: Một môi trường pháp lí đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia: phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển thẻ trong tương lai.
  • 21. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 13 Khoá luận tốt nghiệp   Hạ tầng công nghệ: Việc lựa chọn giao dịch và sử dụng thẻ ở ngân hàng nào còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều kiện về dân cư: Những người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn. Điều kiện về kinh tế: việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ nên gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ.  Nhân tố chủ quan gồm: Nguồn lực con người: Là nhân tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định một hoạt động kinh doanh, là thành công hay thất bại, nhất là trong lĩnh vực thẻ. Ngân hàng nào thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài trong kinh doanh thẻ hợp lí thì ngân hàng đó đã chiếm được lợi thế trong hoạt động kinh doanh thẻ. Mạng lưới chấp nhận thẻ: Nếu ngân hàng có mạng lưới hệ thống rộng khắp sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn. Tiềm lực về vốn và công nghệ của ngân hàng: Dịch vụ thẻ gắn liền với việc đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Muốn đầu tư vào công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải có vốn lớn. Vì chi phí cho việc mua sắm, bảo dưỡng cho hệ thống máy móc tương đối lớn. Thủ tục giấy tờ: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hay rườm rà, phức tạp cũng tác động không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng. 2.1.4. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM Hoàn cảnh du nhập vào Việt Nam Do các điều kiện về lịch sử và kinh tế, sản phẩm thẻ xuất hiện ở Việt Nam khá muộn so với các nước trên thế giới, mãi đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, thẻ quốc tế mới bắt đầu du nhập vào nước ta thông qua việc VCB trở thành ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Visa cho chi nhánh ngân hàng Pháp BFCE tại Việt Nam. Sau đó, VCB tiếp tục hợp tác với công ty tài chính MRFCS của Malaysia làm đại lý thanh toán thẻ Master.
  • 22. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 14 Khoá luận tốt nghiệp   Năm 1991 thẻ JCB có mặt ở nước ta bằng việc VCB hợp tác với tổ chức JCB International Tokyo. Sau khi Mỹ bãi bỏ cấm vận Việt Nam, VCB trở thành đại lý của tổ chức American Express, đưa thẻ Amex vào thị trường thẻ Việt Nam. Như vậy, VCB trở thành ngân hàng tiên phong hoạt động trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam. Điều này được khẳng định qua việc VCB chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Master (4/1995) và Visa (8/1996). Thẻ nội địa đầu tiên ở Việt nam cũng được phát hành bởi VCB vào năm 1993, đánh dấu bước phát triển mới của thị trường thẻ ở Việt Nam. Đến nay, cả nước có khoảng 17 ngân hàng (không kể các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh) được phép phát hành thẻ nội địa và 8 ngân hàng được phát hành thẻ quốc tế. Như vậy, dựa trên những điều kiện thực tế của xu hướng hội nhập quốc tế, sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thị trường thẻ ở Việt Nam đã ra đời và đang có những bước tiến đáng kể. Với những chính sách thông thoáng của Nhà nước, sự giúp đỡ của World Bank và sự nỗ lực của các ngân hàng, thị trường thẻ tiềm năng của Việt Nam sẽ nhanh chóng được khai thác và phát triển. Đánh giá chung về tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam những năm gần đây Các số liệu thống kê cho thấy, số thẻ đã có sự tăng trưởng khá nhanh. Nếu như năm 2007, toàn thị trường mới có khoảng gần 9,34 triệu thẻ thì đến hết năm 2012, con số đó đã lên tới hơn 54,9 triệu thẻ tăng gần 5,6 lần. Số thương hiệu thẻ cũng tăng từ 95 thương hiệu lên khoảng 350 thương hiệu thẻ các loại. Trong tổng số 54,9 triệu thẻ (tính đến cuối năm 2012) hơn 90% là thẻ ghi nợ nội địa (49,4 triệu thẻ), 1,88 triệu thẻ ghi nợ quốc tế chiếm 3,6%, 1,52 triệu thẻ tín dụng quốc tế chiếm 28%… Song song với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động phát triển mạng lưới chấp nhận và thanh toán thẻ cũng có sự phát triển khá ấn tượng. Hệ thống ATM và Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ - POS đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2007 - 2012. Nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 11.000 POS thì đến 2012 đã lên tới hơn 104.427 POS, tăng gần 11 lần. Bên cạnh đó là 14.442 thiết bị ATM phục vụ hoạt động rút tiền thanh toán của chủ thẻ. Phát triển thẻ thanh toán đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ những năm vừa qua, các chính sách pháp luật cũng như các chỉ đạo của NHNN và các cơ quan liên quan cũng ngày càng hiệu quả giúp cho các ngân hàng cũng như khách hàng có sự hài hòa các lợi ích căn bản. Tuy nhiên, các phân tích cho thấy hoạt động phát triển
  • 23. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 15 Khoá luận tốt nghiệp   dịch vụ thẻ ở nước ta vẫn còn nhiều yếu điểm, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Đặc biệt, nhiều chỉ số thống kê cho thấy thị trường thẻ thanh toán đang tiềm ẩn nhiều yếu tố phát triển chưa bền vững, đòi hỏi cần có những giải pháp để cải thiện. 2.2. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Viết về thẻ thanh toán, đã có nhiều đề tài nghiên cứu xoay quanh các vấn đề này như những luận văn, luận án, những bài báo, tạp chí, bài viết trên internet và nguồn tư liệu từ tập huấn riêng thực tập viên tiềm năng năm 2013 của Sacombank. Việc tìm hiểu các nghiên cứu liên quan đến đề tài này đã giúp cho sinh viên có được cái nhìn rộng mở về thực trạng thẻ ở các ngân hàng Việc Nam nói chung chứ không chỉ riêng với ngân hàng thương mại cổ phần Sacombank. Các luận án, luận văn đã từng thực hiện trước đây đã góp phần đóng góp được cái nhìn rộng hơn về thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt cũng như thẻ thanh toán trong bên cạnh các kiến nghị và cơ sở lý thuyết quý báu. Đây cũng là một cách giúp sinh viên tìm hiểu, so sánh và nhìn nhận ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế trong phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank giai đoạn hiện nay. Cụ thể: Một, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011) với đề tài “Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ACB”. Đề tài dựa vào những đánh giá về thành quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB, kết hợp những tiềm năng và thách thức mà ngân hàng đang gặp phải để từ đó khoá luận đóng góp những ý kiến cho sự phát triển thẻ thanh toán tại ACB. Từ bài báo cáo này đã cho thấy những thực trạng mà không chỉ với riêng ACB mà các ngân hàng khác cần đặc biệt lưu ý để đưa thẻ trở nên phổ biến hơn, những giải pháp thiết thực xoá bỏ thói quen dùng tiền mặt để đưa thẻ trở thành công cụ hửu ích và tiện lợi. Hai, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Kim Phượng (2011) mang tên “Biện pháp góp phần hoàn thiện thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh Thủ Đức”. Luận văn này đã tập trung phân tích về các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương, tìm hiểu về các sản phẩn chuyển tiền trong và ngoài hệ thống. Nhận biết các tồn tại trong các thể thức thanh toán. Hơn hết khoá luận này còn đưa ra nhiều biện pháp khắc phục và nâng cao các thể thức thanh toán và các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
  • 24. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 16 Khoá luận tốt nghiệp   Tuy nhiên các giải pháp trong khoá luận này còn mang tính chưa cụ thể, chưa gần với thực tế nên cần nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra các giải pháp thiết thực hơn. Ba, khoá luận tốt nghiệp của tác gỉa Võ Ngọc Bảo Ân (2010) với đề tài “Mở rộng dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”, khác với khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011) với đề tài “Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại ACB”, khoá luận này đi sâu phân tích hơn về các dịch vụ thẻ, đề xuất những giải phát thiết thực để nâng cao chất lượng dịch vụ trong thị trường thẻ đầy tiềm năng này. Dịch vụ tốt sẽ tạo sự thuận tiện và tâm lý thoải mái của khách hàng khi chọn và sử dụng thẻ, bài viết đã đi sâu phân tích và đưa ra các giải pháp thiết thực không chỉ trong giai đoạn 2009-2010 mà ngay cả trong tình hình hiện nay, nhiều giải pháp nếu triển khai tốtt cũng trong mang lại lợi ích to lớn.   Nguồn tư liệu giá trị đến từ các bài báo và bài viết trên internet, đặc biệt là tài liệu tập huấn liên quan đến lĩnh vực thẻ trong khoá đào tạo thực tập viên tiềm năng tại Sacombank đã cung cấp những số liệu thực tế cũng như thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thẻ nói riêng hiện nay như thế nào. Kèm vào đó là những nhận xét, đánh giá của các chuyên gia hết sức giá trị trong việc hình thành đề tài để đề tài thực hiện bám sát thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay hơn. Cụ thể có thể kể đến một số bài báo gnhiên cứu hay và thiết thực như sau: Trên báo Dân Trí, số ra mới nhất ngày 24/02/2014 có bài viết “Thị trường thẻ thanh toán: Nhiều cuộc cạnh tranh hấp dẫn”. Đưa ra những tin tức khả quan về thị trường, những số liệu cho thấy với sự gia nhập và nhiều ưu đãi của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều cuộc cạnh tranh hấp dẫn và điều quan trọng, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi sử dụng thanh toán qua thẻ. Hiên nay đang hiện diện diện cuộc chạy đua những các ngân hàng khi liên tiếp công bố phát hành thẻ mới và đưa ra nhiều chương trình ưu đãi nhằm khuyến khích mở thẻ với nhiều giải thưởng và chiết khấu hấp dẫn. Thị trưởng thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ ngày một phát triển hơn, các ngân hàng Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng cần cố gắng hơn nữa trong cuộc đua về cả số lượng và chất lượng này. Cùng chủ đề với bài báo nói trên, bài viết “Ngân hàng đua ưu đãi khách dùng thẻ thanh toán” trên báo điện tử baomoi.com ngày 31/01/2014 đã đưa ra sự so sánh trong các chính sác khuyến mãi về thẻ ở các ngân hàng hiện tại. Sự đua nhau trong các tiện ích qua thẻ thể hiện bằng các con số cụ thể từ VPBank. Techcombank, Sacombank..cho thấy bức tranh tổng quát về sự phát triển thẻ không ngừng trong thời gian qua. Ngoài ra trong bài viết theo các chuyên gia kinh tế xu hướng dùng thẻ thanh
  • 25. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 17 Khoá luận tốt nghiệp   toán sẽ còn tiếp tục gia tăng trong thời gian sắp tới. Đây là những thông tin tốt để các ngân hàng đầu tư và phát triển thị trường đầy tiềm năng này. 2.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong nội dung chương này đã đưa ra những cơ sở lý luận góp phần xây dựng đề tài một cách dễ hiểu và khoa học hơn, đặc biệt là một nền tảng cho việc phân tích thực trạng sử dụng thẻ thanh toán của Sacombank, đề xuất nguyên nhân và kiến nghị. Ngoài những cơ sở lý luận này được dẫn trích từ các nguồn sách báo, tạp chí, luận văn, luận án và các quy định của Pháp luật, sinh viên còn đưa ra những nhận xét của bản thân. Bên cạnh đó, chương cơ sở lý thuyết còn giới thiệu tổng quan các nguồn sinh viên đã tham khảo giúp hoàn thành đề tài như sách, báo, tạp chí, bài viết trên internet, quy định pháp luật cùng các các khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng việc đưa ra tóm tắt các nghiên cứu liên quan với đê tài sẽ nâng cao được giá trị của cơ sở lý luận, cũng như tầm quan trọng của phát triển thẻ thanh toán trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.
  • 26. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 18 Khoá luận tốt nghiệp   CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SACOMBANK VÀ TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK ‐‐‐‐‐‐ Mỗi ngân hàng khác nhau với những mục đích kinh doanh khác nhau sẽ có những chiến lược kinh doanh riêng, các sản phẩm thẻ cũng sẽ có những đặc điểm riêng biệt dựa trên đặc điểm của ngân hàng phát hành. Trong chương 3 này sẽ gồm giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) cũng như trung tâm thẻ Sacombank, nơi bắt nguồn của những chiếc thẻ thanh toán – đối tượng nghiên cứu chính của bài luận này. 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991 khi hợp nhất 3 Hợp Tác Xã Tín Dụng: Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia và Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp. Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, 100 nhân viên và hoạt động chủ yếu tại vùng ven Tp.HCM. Ngày 12/07/2006, Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam. Vào ngày 16/05/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập tập đoàn Sacombank (Sacombank Group) – là Ngân hàng TMCP đầu tiên chính thức công bố thành lập tập đoàn. Việc hình thành mô hình Tập đoàn là điều kiện để phát triển các giải pháp tài chính trọn gói và chi phí hợp lý, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng đồng thời nâng cao sức mạnh trong quá trình hội nhập của Sacombank và nhóm các Công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực tài chính và phi tài chính.
  • 27. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 19 Khoá luận tốt nghiệp   Sau hơn 22 năm hoạt động cho đến nay, Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với:  12.425 tỷ đồng vốn điều lệ; được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.  424 điểm giao dịch trong nước và khu vực Đông Dương; là Ngân hàng TMCP có mạng lưới hoạt động rộng nhất Việt Nam; là Ngân hàng đầu tiên lập Văn phòng đại diện tại nước ngoài (Ghi chú: ngày 08/01/2008 thành lập Văn phòng đại diện tại Nam Ninh – Trung Quốc và hiện nay đã chấm dứt hoạt động ); là Ngân hàng đầu tiên khai trương chi nhánh ở nước ngoài: Sacombank Chi nhánh Lào; Sacombank – Phnôm Pênh;  10.407 đại lý thuộc 305 ngân hàng tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ;  Hơn 10.000 cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết và sáng tạo. Sacombank cũng vinh dự nhận rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, cụ thể sẽ được nêu rõ ở phần “3.1.2. Vị thế của Sacombank” trong bài báo cáo này. 3.1.2. Vị thế của Sacombank Theo nhận định chung của Moody’s và Standard & Poor’s (S&P’s) công bố vào ngày 10/2/2012, Sacombank có chất lượng hoạt động kinh doanh và tốc độ phát triển ổn định trước những thách thức của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Theo đó, Sacombank là ngân hàng lớn thứ sáu Việt Nam về tài sản, mạng lưới chi nhánh và ATM. Đồng thời có tỷ lệ vốn cấp 1 mạnh hơn so với nhiều ngân hàng khác. Cũng theo kết quả đánh giá này, Moody’s dành định hạng B2 đối với tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ dài hạn, ngắn hạn của Sacombank, đồng thời nhận định, thế mạnh của Sacombank là tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với tỷ lệ chung của toàn ngành và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn mức trung bình. Sacombank có danh mục “Tài sản Có” ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, giúp nâng cao khả năng thanh khoản – một yếu tố trong trọng trong nền thị trường như Việt Nam.
  • 28.   Sinh   Việt Đồn The quả t bán phon lực v giải (Mỹ 3.1. mình H Đề tài h viên: Lê N Cuối th Nam 2012 g thời, Sac Asian ban tài chính, t hàng, năn ng phú về và tiền năn “Ngân hàn ) bình chọn .3. Hiện na h theo sơ đ Hình 3.1: C i: Phát triể Ngọc áng 3/2012 2” (Best R combank là nker đánh g tính bền vữ ng lực quản sản phẩm ng phát triể ng có dịch n. Cơ cấu ay Sacomba đồ từ trên x CƠ CẤU T ển thẻ than 2, Sacomb Retail Bank à ngân hàng giá bình ch ững của ng n lý rtủi ro dịch vụ, k ển trong tư vụ ngoại h tổ chức ank đang h xuống dưới TỔ CHỨC Đại Hộ nh toán tại Trang bank nhận in Vietnam g duy nhất họn dựa trên guồn thu, tí o, quy trìn khả năng th ương lai. T hối tốt nhấ và nhân hoạt động v i như hình C BỘ MÁY hội đồng Hội đồng Ban kiể ội đồng đầ Hội đồng Tổn i Sacomba g 20 giải thưởn m 2012) do t tại Việt N n các tiêu ính khả thi nh vận hàn hâm nhập Trước đó, S ất tại Việt N n sự với cơ cấu 3.1 dưới đâ Y QUẢN cô đông g quản trị ểm soát u tư tài chí g tín dụng ng giám đố ank - CN B K ng “Ngân h o The Asia Nam được H chí về giá i về chiến l nh và công thị trường Sacombank Nam 2012 tổ chức trê ây: TRỊ CỦA ính ốc Bình Thạn Khoá luận hàng bán l an Banker b Hội đồng x trị thương lược bán lẻ g nghệ thô g bán lẻ, ng k cũng vin 2” do Glob ên toàn hệ A SACOMB B q v nh tốt nghiệp lẻ tốt nhất bình chọn. xét giải của hiệu, hiểu ẻ, năng lực ông tin, sự guồn nhân nh dự nhận al Finance thống của BANK Bộ máy quản trị và kiểm soát p t . a u c ự n n e a
  • 29. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 21 Khoá luận tốt nghiệp   Trong đó chức năng từng phòng ban, bộ phận được tóm tắt như sau: - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ Sacombank quy định. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. - Ban kiểm soát: kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ. - Hội đồng đầu tư tài chính: xem xét và ra quyết định các khoản đầu tư tài chính của Ngân hàng; - Hội đồng tín dụng: xem xét, ra quyết định cấp tín dụng với các khoản vay có giá trị lớn theo quy định. - Tổng giám đốc: có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Sacombank đồng thời là người tham mưu cho HĐQT về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Dưới tổng giám đốc là các bộ máy điều hành gồm phòng nghiệp vụ Hội sở: trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các Phòng nghiệp vụ Hội sở có thể được Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể, có thể tóm tắt qua hình 3.2 dưới đây:
  • 30.   Sinh   SAC động phát Đề tài h viên: Lê N Hình 3 COMBANK Mỗi bộ g chặt chẽ triển của S i: Phát triể Ngọc 3.2: CƠ K phận trong vì các mụ Sacombank ển thẻ than CẤU T g bộ máy đ ục tiêu chu k theo chuẩ TỔN nh toán tại Trang TỔ CHỨ điều hành c ung để hoàn ẩn của quố NG GIÁ Nhâ D T Côn Q Các c i Sacomba g 22 ỨC BỘ M có một chứ n thiện cơ ốc tế. ÁM ĐỐC ân sự & Đà Cá nhân Doanh ngh Tiền tệ Trung tâm Tín dụng g nghệ thô Tài chính Vận hành Quản lý rủ Khu vực Hỗ trợ công ty trự ank - CN B K MÁY ĐI ức năng riê cấu tổ chứ C ào tạo n hiệp thẻ g ông tin h h i ro c ực thuộc Bình Thạn Khoá luận IỀU HÀN êng sẽ phố ức, đáp ứn nh tốt nghiệp NH CỦA ối hợp hoạt ng nhu cầu p A t u
  • 31. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 23 Khoá luận tốt nghiệp   3.1.4. Các lĩnh vực hoạt động Sacombank là ngân hàng bán lẻ, rất thành công trong hoạt động tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sacombank cũng đang rất chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ nhóm khách hàng cá nhân. Từ năm 1996 trở về trước, do cả những điều kiện khách quan và chủ quan, hoạt động của Sacombank chỉ đơn thuần là hoạt động huy động vốn và cho vay. Nhưng từ sau năm 1996, ngân hàng đã có những bước điều chỉnh mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Ngoài nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn phát triển các nghiệp vụ mới như: thanh toán quốc tế, thẻ, các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, tư vấn, cho thuê ngăn tủ sắt và rất nhiều dịch vụ khác phù hợp với chức năng của một ngân hàng thương mại. Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, Sacombank đã tích cực học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài : Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), sau đó gia nhập hiệp hội thẻ quốc tế Visa, Master và tiếp nhận được sự uỷ thác tín dụng và tài trợ của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài. Tháng 6/2004, Sacombank ký hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập. 3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012 Ngân hàng xây dựng mục tiêu định hướng chiến lược đến năm 2015 trở thành Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương. Theo bảng 3.1 dưới đây, các kết quả kinh doanh tổng hợp từ các báo cáo tài chính gần nhất tính đến 31/12/2012 cho thấy những tín hiệu rất khả quan.
  • 32. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 24 Khoá luận tốt nghiệp   Bảng 3.1: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 % tăng/giảm Tổng tài sản 141.789.738 140.136.974 151.281.538 7,95% Vốn điều lệ 9.179.230 10.739.677 10.739.677 0,00% Tổng vốn huy động 126.203.455 111.513.453 123.752.773 10,98% Tổng dư nợ cho vay 77.486.218 79.429.470 98.728.188 24.30% Tổng thu nhập từ HĐKD 4.613.073 6.511.022 6.740.585 3,53% Lợi nhuận trước thuế 2.425.859 2.740.230 1.314.557 -52,03% Thuế TNDN hiện hành 627.299 707.045 636.068 -10,04% Thuế TNDN hoãn lại - - 308.915 100% Lợi nhuận sau thuế 1.785.560 2.033.185 987.404 -51,44% Nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012 Giải thích về kết quả tổng hợp trên: Trong năm 2011, với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và môi trường hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro của ngành Ngân hàng nói riêng, Sacombank đã chủ động thực hiện chủ trương không chú trọng về các chỉ số tăng trưởng mà tập trung phát triển an toàn, hiệu quả. Do đó, chỉ tiêu về tổng tài sản không biến động so với năm 2010. Bên cạnh đó, do thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng an toàn để phù hợp với diễn biến của thị trường nên tốc độ tăng trưởng cho vay của Sacombank trong năm 2011 cũng ở mức không quá cao. Tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay đạt 79.429 tỷ đồng, tăng 1.943 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,51% so với đầu năm, chiếm 56,68% tổng tài sản. Sang năm 2012, dù tình hình thị trường còn nhiều khó khăn do những biến động mạnh về lãi suất trong năm nhưng hoạt động kinh doanh của Sacombank vẫn tiếp tục đạt được những kết quả khá khả quan.
  • 33. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 25 Khoá luận tốt nghiệp   “Tính đến ngày 31/12/2012 tổng tài sản của Sacombank đạt 151.282 tỷ đồng, tăng 11.145 tỷ đồng, tương đương tăng 7,95% so với đầu năm”- (nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012). Với việc tiếp tục duy trì quan điểm kinh doanh an toàn - hiệu quả, tổng tài sản của Sacombank được điều hành tăng trưởng một cách chặt chẽ, phù hợp với chính sách, định hướng của NHNN. Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí an toàn: Nguồn tiền huy động từ thị trường 1 tăng 24,29% so với cuối năm 2011, chiếm tỷ trọng 75,93% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng các biến động của thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn và cho vay cũng đạt được nhiều kết quả tăng trưởng tốt. “Tính đến ngày 31/12/2012, tổng nguồn huy động toàn Ngân hàng đạt 123.753 tỷ đồng, tăng 10,98% so đầu năm. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 114.863 tỷ đồng tăng 24,29% so đầu năm, chiếm khoảng 4% thị phần. Huy động bằng VND cũng đạt mức tăng trưởng cao so với đầu năm đồng thời vượt mức kế hoạch đã đề ra” (nguồn: Bản Cáo Bạch Sacombank 2012) . Như vậy, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được các tiêu chí hoạt động của Sacombank và theo đúng quan điểm điều hành tiền tệ của Nhà nước: tập trung tăng trưởng tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài; tăng tỷ trọng tiền gởi VND tạo được thế chủ động khi vai trò thanh toán của đồng bản tệ ngày càng được củng cố. Song song đó, hoạt động cho vay của Sacombank trong năm 2012 cũng đạt được những kết quả rất khả quan. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2012 đạt 98.728 tỷ đồng, chiếm hơn 65% tổng tài sản và tăng 24,3% so với cùng kỳ. Như vậy, tốc độ tăng trưởng này là cao gần 3 lần so với tốc độ tăng toàn ngành (khoảng 8,91%). Ngoài ra, thị phần cho vay của Sacombank đạt 3,17%, tăng nhẹ so với đầu năm (2,86%).   Ngay từ đầu năm 2012, với việc dự báo tình hình kinh tế nói chung và thị trường Ngân hàng nói riêng còn nhiều khó khăn, Sacombank đã có những nỗ lực cao trong phát triển hoạt động kinh doanh, tận dụng mọi cơ hội thị trường, duy trì lãi suất biên tế ở mức hợp lý, tiết kiệm chi điều hành để nâng cao hiệu suất, mở rộng thị phần theo đúng định hướng ổn định - bền vững nhằm đạt kết quả cao nhất. Kết quả trong năm 2012, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 1.315 tỷ đồng, bằng 38,7% kế hoạch năm 2012. Kết quả này mặc dù khá thấp so với kỳ vọng ban đầu, nhưng so với mặt bằng chung của ngành và một số ngân hàng cùng quy mô thì đây là con số khả quan trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, để đảm bảo an toàn hoạt động, Ngân hàng đã trích đủ 100% các khoản dự phòng theo quy định.
  • 34. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 26 Khoá luận tốt nghiệp   3.2. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THẺ VÀ CÁC SẢN PHẨM THẺ CỦA SACOMBANK 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển trung tâm thẻ Trung tâm thẻ Sacombank được thành lập tháng 5 năm 2002, đến nay với 11 năm hoạt động đã đạt được những thành tích khá ấn tượng. Khi mới ra đời, trung tâm thẻ chỉ có khoảng 13 nhân viên, cùng với đó là sự thiếu thốn về trang thiết bị, máy móc lẫn kinh nghiệm nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Ngày 14/8/2002, Trung tâm thẻ Sacombank liên kết với ngân hàng ANZ để phát hành thẻ thanh toán nội địa Sacombank – ANZ. Đến 5/2003, Sacombank chính thức giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng nội địa Sacompassport ra thị trường, trở thành 1 trong 3 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa ở Việt Nam ( cùng với ACB và Agribank). Tháng 8/2005, Sacombank tiến thêm một bước mới trong lĩnh vực thẻ khi cho ra đời thẻ tín dụng quốc tế Sacom Visa Credit và sau đó là thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit (9/2006). Cùng với việc phát triển các loại thẻ này như 1 sản phẩm độc lập, ngân hàng cũng chú trọng liên kết với nhiều công ty lớn để cho ra đời các loại thẻ liên kết ( đồng thương hiệu) nhằm quảng bá sản phẩm. 3.2.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng các bộ phận tại trung tâm thẻ Trung tâm thẻ Sacombank được điều hành bởi mối quan hệ giữa các đơn vị được thể hiện theo sơ đồ hình 3.3 sau:
  • 35. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 27 Khoá luận tốt nghiệp   Hình 3.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK. Các bộ phận với các chức năng riêng biệt nhằm tối đa hoá hiệu suất làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan đến thẻ. Là bộ phận quan trọng không thể thiếu, phòng Marketing và phát triển sản phẩm có chức năng nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm thẻ mới, quản lý các kênh phân phối; xây dựng các chương trình quảng cáo và khuyến mãi, các chiến lược phát triển thẻ, các chính sách kích hoạt và sử dụng thẻ; xây dựng chính sách duy trì hệ khách hàng, các chính sách, chương trình khách hàng thân thiết. Bộ phận dịch vụ khách hàng có chức năng chăm sóc khách hàng, điều chỉnh các thông tin tài khoản thẻ, kích hoạt thẻ, nhập dữ liệu và thanh lý các loại thẻ không phải thẻ tín dụng. Phòng phát triển kinh doanh có các chức năng: Quản lý ATM ( triển khai và quản lý hiệu quả hoạt động mạng lưới ATM, vận hành hệ thống ATM); Phát triển đại lý ( Phát triển và quản lý hiệu quả hoạt động mạng lưới POS, chăm sóc đại lý); Kinh doanh thẻ ( phát triển hệ khách hàng, tiếp thị thẻ trực tiếp, đào tạo chi nhánh). Phòng quản lý điều hành là nơi chuẩn chi, quản lý gian lận, xử lý khiếu nại, quản lý thẻ và PIN, lập kế hoạch đào tạo và phát triển, các công tác hỗ trợ. TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC. Phòng quản lý điều hành Phòng phát triển kinh doanh Bộ phận dịch vụ khách hàng Phòng Marketing và phát triển sản phẩm Phòng quản lý tín dụng và thu hồi nợ Phòng tài chính – kế toán. Phòng kỹ thuật Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ
  • 36. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 28 Khoá luận tốt nghiệp   Phòng quản lý tín dụng và thu hồi nợ có chức năng: Xây dựng và quản lý chính sách thẻ tín dụng gồm: Xây dụng chính sách thẻ tín dụng, Quản lý hạn mức thẻ tín dụng, theo dõi và kiểm soát thẻ tín dụng ; thẩm định ( kiểm tra thông tin khách hàng, thẩm định, điều chỉnh thông tin tài khoản thẻ tín dụng) va thu hồi nợ. Phòng tài chính - kế toán có chức năng: Kế toán; dự báo, phân tích và hệ thống báo cáo; đối chiếu số liệu và thanh toán; công tác hành chánh. Phòng kỹ thuật có chức năng vận hành hệ thống, phát triển và duy trì hệ thống, quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cuối cùng, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ đảm nhận chức năng kiểm tra tính tuân thủ, quản lý rủi ro trong các hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ tốt nhất.
  • 37. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 29 Khoá luận tốt nghiệp   CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH ‐‐‐‐‐‐ Trong chương này, đầu tiên sẽ giới thiệu khái quát thẻ thanh toán tại Sacombank. Sau đó, thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Sacombank chi nhánh Bình Thạnh sẽ được phân tích dựa trên các số liệu tổng hợp tình hình kinh doanh, các thang đo về mức độ hài lòng của khách hàng đối với thẻ trong giai đoạn hiện tại, từ đó làm nền tảng cho những giải pháp cụ thể sẽ được nêu trong chướng 5. 4.1. TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN TẠI SACOMBANK 4.1.1. Đặc điểm chung về các loại thẻ thanh toán Điều kiện cấp thẻ: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên (đối với thẻ chính, đồng thời là chủ tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân mở tại Sacombank) và từ đủ 15 tuổi trở lên (đối với thẻ phụ, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận bằng văn bản về sử dụng thẻ) có năng lực pháp luậy dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Với cá nhân người ngoài từ đủ 18 tuổi trở lên (đối với thẻ chính) và từ đủ 15 tuổi trờ lên (đối với thẻ phụ, đồng thời được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận bằng văn bản bề việc sử dụng thẻ) cư trú hoặc/và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Hồ sơ cấp thẻ bao gồm phiếu đăng ký dịch vụ và bản sao CMND/hộ chiếu. Số lượng thẻ phụ: không bị giới hạn về số lượng thẻ phụ. Đặc điểm số PIN (mã cá nhân): gồm 6 chữ số, khách hàng chỉ có thể đổi mã PIN tại ATM của Sacombank. Lãi suất tính bằng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Hạn mức rút tiền tại ATM Sacombank: tối thiểu 10.000đ/lần, tối đa 100.000.000 trong ngày với mức tối đa 10.000.000đ/lần rút. Đồng tiền thanh toán trong lãnh thổ Việt Nam là Việt Nam đồng, ngoài Việt Nam thì sử dụng đồng tiền theo quy định của nước chấp nhận thẻ.
  • 38. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 30 Khoá luận tốt nghiệp   4.1.2. Phân loại thẻ thanh toán Khi một khách hàng đến Sacombank để mở thẻ thanh toán, người đó sẽ đứng trước sự chọn lựa chọn làm thẻ nội địa hoặc thẻ quốc tế tuỳ vào nhu cầu sử dụng, với những tính năng riêng của hai loại thẻ này. Chi tiết về mô tả, đặc điểm nhận dạng, địa điểm chấp nhận của hai loại thẻ thanh toán này sẽ được tổng hợp qua tóm tắt bằng bảng 4.1 và bảng 4.2 sau đây: Bảng 4.1: CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN NỘI ĐỊA TẠI SACOMBANK Sản phẩm thẻ Mẫu thẻ Mô tả Đặc điểm Phạm vi Thẻ Plus (mẫu từ tháng 9/2011) Thẻ PassportPlus (mẫu cũ)       Số PIN: 9704 03 Thẻ màu xanh, có hình trống đồng Gồm 2 loại: thẻ không in tên và thẻ in thẻ (với thẻ chi lương). Thời hạn sử dụng: từ khi phát hành đến năm 2049. Hạn mức rút tiền mặt trong ngày tại ATM 100.000.000đ Phù hợp cho khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ trong phạm vi Việt Nam và các doanh nghiệp có nhu cầu trả lương cho nhân viên Rút tiền mặt tại các ATM, thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có logo   trên toàn quốc Thẻ 4Student     Số PIN: 9704 03. Thẻ màu xanh lá, có dòng chữ 4student Tương tự thẻ Plus nhưng phát hành cho học sinh, sinh viên từ 18 tuổi trở lên và được hưởng các ưu đãi riêng dành cho sinh viên. Thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ (POS) của Sacombank, POS có logo Banknetvn/Smartlin k/VNBC Nguồn: Danh mục sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank
  • 39. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 31 Khoá luận tốt nghiệp   Bảng 4.2: CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK STT Sản phẩm thẻ Mẫu thẻ Mô tả Đặc điểm Phạm vi 1 Thẻ Visa Debit Mẫu thẻ mới (phát hành từ 28/8/2012) Mẫu thẻ cũ   Số PIN: Thẻ chuẩn: 4221 51 Thẻ mới: màu đỏ nâu, có chip Thẻ cũ: có 2 màu xanh (thẻ chuẩn) có hình giọt nước rơi Là thẻ có in tên Thời hạn sử dụng: 5 năm Hạn mức rút tiền mặt trong ngày tại ATM 100.000.000đ Phù hợp cho khách hàng thường xuyên đi du lịch nước ngoài, có nhu cầu mua hàng online. Thanh toán tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ trên toàn cầu. Rút tiền mặt tại các ATM, có logo 2 Thẻ UnionPay     Số PIN: 6210 55 Thẻ màu vàng, có hình cá chép vàng. Là thẻ có in tên Thời hạn sử dụng: từ khi phát hành đến năm 2049. Hạn mức rút tiền mặt trong ngày tại ATM là 100.000.000đ. Phù hợp cho khách hàng du lịch, học tập, làm việc tại Trung Quốc. Thanh rút tiền mặt tại các ATM, có logo Nguồn: Danh mục sản phẩm thẻ thanh toán Sacombank 4.1.3. Lợi ích khi sử dụng thẻ Với chủ thẻ: An toàn, thuận tiện, văn minh. Với đơn vị chấp nhận thẻ: Đa dạng hoá phương thức thanh toán; Giảm chi phí kiểm đếm, thu giữ, bảo quản tiền của bộ phận ngân quỹ, chi phí quản lí chứng từ, hoá đơn; Giảm tình trạng chậm trả của khách hàng.
  • 40. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 32 Khoá luận tốt nghiệp   Với ngân hàng phát hành thẻ: Thu được các khoản phí về thanh toán, phát hành, cho vay. Đây là nguồn thu tương đối của khách hàng. Thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ, ngân hàng đã đa dạng hoá các dịch vụ khác như: tín dụng, nhận tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ. Với ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu được một lượng khách hàng đến với ngân hàng, trước hết là sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng, sau đó là các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp. Với việc phát triển kinh tế - xã hội: Việc thanh toán thẻ tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ một cách an toàn, hiệu quả, chính xác, tiết kiệm thời gian. Đồng thời hạn chế các hoạt động kinh tế ngầm: rửa tiền, kiểm soát các hoạt động giao dịch kinh tế, tăng cường tính chủ đạo của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế và điều hành các chính sách kinh tế tài chính quốc gia. Việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng thông qua việc sử dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thông qua các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới trong lĩnh vực hoạt động tài chính ngân hàng - một lĩnh vực hết sức quan trọng và luôn cần đi trước đón đầu. 4.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh thẻ Nhân tố khách quan Điều kiện pháp lí: Một môi trường pháp lí đầy đủ, hiệu lực, chặt chẽ thống nhất, đồng bộ mới có thể đảm bảo cho quyền lợi của tất cả các bên tham gia: phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên thị trường thẻ, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển thẻ trong tương lai. Hạ tầng công nghệ: Việc lựa chọn giao dịch và sử dụng thẻ ở ngân hàng nào còn phụ thuộc rất lớn vào kĩ thuật mà ngân hàng sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Điều kiện về dân cư: Những người có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt sẽ có xu hướng sử dụng thẻ nhiều hơn và thích ứng với sự thay đổi về công nghệ nhanh hơn. Điều kiện về kinh tế: việc phát triển kinh tế không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố, dòng tiền tiêu dùng chủ yếu là thanh toán nhỏ lẻ nên gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai hệ thống thanh toán thông qua thẻ.
  • 41. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 33 Khoá luận tốt nghiệp   Nhân tố chủ quan Nguồn lực con người: Là nhân tố quan trọng nhất, là yếu tố quyết định một hoạt động kinh doanh, là thành công hay thất bại, nhất là trong lĩnh vực thẻ. Ngân hàng nào thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực, thu hút nhân tài trong kinh doanh thẻ hợp lí thì ngân hàng đó đã chiếm được lợi thế trong hoạt động kinh doanh thẻ. Mạng lưới chấp nhận thẻ: Nếu ngân hàng có mạng lưới hệ thống rộng khắp sẽ thu hút được nhiều khách hàng sử dụng thẻ hơn. Tiềm lực về vốn và công nghệ của ngân hàng: Dịch vụ thẻ gắn liền với việc đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Muốn đầu tư vào công nghệ đòi hỏi ngân hàng phải có vốn lớn. Vì chi phí cho việc mua sắm, bảo dưỡng cho hệ thống máy móc tương đối lớn. Thủ tục giấy tờ: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hay rườm rà, phức tạp cũng tác động không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng. 4.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THẺ THANH TOÁN 4.2.1. Phân tích thực trạng kinh doanh thẻ thanh toán Tổng số thẻ lưu hành của Sacombank đến 31/12/2012 là 1,5 triệu thẻ, tăng gần 610.000 thẻ (+67%) so với đầu năm 2012. Thẻ thanh toán chiếm tỷ trọng 81,8%, thẻ tín dụng chiếm 7,5% và thẻ trả trước chiếm 10,7%. Cùng số liệu tính đến 31/12/2012, tổng số ATM là 780 máy, tăng 29 máy; tổng số POS là 3.155 máy, tăng 1.134 máy so với đầu năm. Với mục tiêu đưa sản phẩm thẻ Sacombank lên hàng đầu hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, hoạt động của Trung Tâm Thẻ đã chuyển biến mạnh theo hướng tích cực: giảm thiểu chi phí, cải thiện năng suất lao động, đẩy mạnh số lượng thẻ lưu hành, gia tăng sản phẩm dịch vụ thẻ mới, nâng cao doanh thu, gia tăng lợi nhuận. Theo đó, lợi nhuận từ tổng thể hoạt động thẻ đã có mức tăng trưởng ấn tượng với mức bình quân các tháng cuối năm đạt hơn 10 tỷ/tháng, tăng 2,8 lần so với các tháng đầu năm. Bảng 4.3 cùng hình 4.1 dưới đây cùng biểu đồ phát triển mạng lưới sẽ cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Sacombank trong những năm gần đây:
  • 42. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 34 Khoá luận tốt nghiệp   Bảng 4.3: MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG TẠI SACOMBANK Hình 4.1: SỰ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG CỦA SACOMBANK Chính sự gia tăng lớn mạnh liên tục của mạng lưới này đã tạo những đệm mạnh mẽ để thị trường thẻ tại Sacombank phát triển. Với vị trí gần chợ Bà Chiểu – khu chợ trung tâm của quận Bình Thạnh và được bao xung quanh bởi các tiệm vàng, văn phòng của các doanh nghiệp, Sacombank - CN Bình Thạnh có được nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, là một chi nhánh thành lập từ ngày 27/11/2007 khi trên địa bàn đã có nhiều các ngân hàng khác đã hoạt động nên chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt. Qua quá trình thực tập tại chi nhánh, quan sát, ghi nhận và tổng kết, đối tượng chính của khách hàng làm thẻ thanh toán tại địa bàn này có độ tuổi trong nhóm 24-40 tuổi (chiếm khoảng 40%). Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu giao dịch lớn, phần lớn có thu nhập ổn định. Dưới đây là một kết quả nghiên cứu đối tượng khách hàng sử
  • 43.   Sinh   dụng triệu 46% đứng nhập chủ t thẻ n khoả của S thêm Viet thẻ Viet Đề tài h viên: Lê N g thẻ thanh u đồng) đượ Hìn Nguồn: Kế Theo kế %), đứng th g thứ ba là p ảnh hưởn thẻ có thu nội địa (số ảng 1/4 số Xét về y Sacombank m nhiều loạ combank h ghi nợ q combank C 3% i: Phát triể Ngọc h toán của ợc một nhó h 4.2: THU T ết quả cuộc ết quả trên hứ hai là n à những ng ng rất lớn đ nhập còn k ố lượng th lượng thẻ n yếu tố cạn k, khách h ại thẻ khác hiện đang quốc tế V Connect 24 2 % 13% 5 ển thẻ than Sacomban óm sinh viê U NHẬP C THẺ THAN c nghiên cứ phần lớn c những ngư gười có thu đến thói que khá thấp nê hẻ quốc tế nội địa). nh tranh: Th àng trong p c, nhiều nh sở hữu mộ Vietcomban 4 Visa, ho 25% 5% 7% nh toán tại Trang nk dựa trên ên chuyên CỦA CÁC NH TOÁN ứu các khá các chủ thẻ ười có thu u nhập từ 9 en tiêu dùn ên số lượng ế phát hàn heo thống phạm vi đị hất là các ột số lượng nk MTV ặc các sản 1% i Sacomba g 35 n thu thập ngành Mar C KHÁCH N SACOM ách hàng đa ẻ có thu nh nhập từ 5 9-12 triệu ( ng và cách g sử dụng t h hiện tại kê ngoại t ịa bàn chi n loại thẻ c g lớn các t Mastercar n phẩn khá 46% ank - CN B K bình quân rketing thu H HÀNG S MBANK ang sử dụn hập từ 3-5 5-7 triệu (c (chiếm kho thức thanh thẻ quốc tế ở chi nhá trừ những nhánh Bình của Vietcom thương hiệ rd, Vietcom ác như: Vis % Bình Thạn Khoá luận n hằng thán u nhận lại đ SỬ DỤNG ng thẻ tại S triệu (chiế chiếm khoả oảng 13%) h toán. Việ ế còn khá t ánh Bình chiếc thẻ t h Thạnh cò mbank và ệu thẻ nổi mbank co sa, Masterc Dư 3‐> 5 ‐> 7 ‐> 9 ‐> 12  Trê nh tốt nghiệp ng (đơn vị được: Sacombank ếm khoảng ảng 25%), ). Mức thu c phần lớn thấp so với Thạnh chỉ thanh toán òn sử dụng Argibank. tiếng như: onnect 24, card, JCB, ưới 3 > 5 > 7 > 9 > 12 ‐> 15 ên 15 p ị k g , u n i ỉ n g . , ,
  • 44.   Sinh   Ame vực một lưới lớn. Saco đó), nhán lượn dụng Đề tài h viên: Lê N erican Expr thẻ (từ năm lượng khá rộng lớn n Hình 4.3 s H Nguồn: Kế Theo th ombank ch so với các nh có số lư ng thẻ phát g thẻ thì do i: Phát triể Ngọc ress, Diner m 1993) cũ ách hàng lớ nhất nhì hi sau đây sẽ t Hình 4.3: T CỦA NG ết quả cuộc ông tin tổn hi nhánh B c chi nhánh ượng thẻ ph hành chỉ p oanh số gia Vietco Bidv ển thẻ than rs Club và ũng như sự ớn. Còn Ag iện nay. Vì thể hiện nh TỈ LỆ KH GÂN HÀN c nghiên cứ ng hợp từ p ình Thạnh h khác cùng hát hành c phản ánh sự ao dịch chín 14% 10% ombank nh toán tại Trang China Un ự đa dạng t gribank thì ì vậy lợi th hững con số HÁCH HÀN G KHÁC ứu các khá phòng tài c h tăng đều g hệ thống ao và ổn đ ự phổ biến nh là chỉ ti 32% 7% 3% Argiban DongA i Sacomba g 36 nionPay. Ch trong các s ì có thể dễ hế cạnh tra ố thống kê NG SỬ DỤ NGOÀI S ách hàng đa chính-kế to qua các nă g Sacomban định nhất. K của một lo êu phản án 34% nk ank - CN B K hính nhờ v sản phẩm g nhận dạng anh của ha ê nói trên: ỤNG CÁC SACOMBA ang sử dụn oán, doanh ăm (+ >60 nk, đây là Không nhữ oại thẻ, để nh rõ vấn đ % Vietin Khac Bình Thạn Khoá luận việc đi đầu giúp Vietco g qua hệ th ai ngân hàn C THẺ ANK ng thẻ tại S số thẻ phá 0% so với một trong ững thế, bê đánh giá h đề này: nh tốt nghiệp trong lĩnh ombank có hống mạng ng này khá Sacombank át hành của năm trước những chi ên cạnh số hiệu quả sử p h ó g á k a c i ố ử
  • 45. Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại Sacombank - CN Bình Thạnh   Sinh viên: Lê Ngọc Trang 37 Khoá luận tốt nghiệp   Bảng 4.4: DOANH SỐ GIAO DỊCH TẠI ATM CHI NHÁNH BÌNH THẠNH Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ tăng Số tiền Tỉ lệ tăng Thẻ Sacombank 4567 7125 10545 2558 56.01% 3420 48.00% _ Tại ATM của chi nhánh 2897 4777 6787 1880 64.89% 2010 42.08% _ Tại ATM của chi nhánh khác 1670 2348 3758 678 40.60% 1410 60.05% Thẻ tín dụng và thẻ liên minh tại chi nhánh khác 901 1113 2066 212 23.53% 953 85.62% Tổng 5468 8238 12611 2770 50.66% 4373 53.08% Nguồn: Phòng Kế Toán Doanh số giao dịch liên tục tăng qua các năm chứng tỏ những chiếc thẻ của chi nhánh đang hoạt động có hiệu quả. 4.2.2. Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng Mức độ hài lòng của khách hàng được thể hiện qua sự hài lòng trong chất lượng dịch vụ ngân hàng, cụ thể bằng một số tiêu chí như: thủ tục giao dịch, sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực và chính sách chăm sóc khách hàng. Về thủ tục giao dịch: Sacombank có các quy định khá cụ thể và chặt chẽ về trình tự, thủ tục giao dịch, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến các loại thẻ quốc tế. Thủ tục mở một thẻ thanh toán tại Sacombank khá đơn giản: Chỉ cần photo một chứng minh nhân dân không cần chứng thực và một số tiền ký quỹ ban đầu, điền đầy đủ các thông tin của chủ thẻ là khách hàng có thể sở hữu một tấm thẻ thanh toán nội địa. lấy ngay, hoặc chờ trong 3-5 để có được một tấm thẻ Visa đa chức năng.