SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHAN THỊ THANH THANH
SONG TÍNH TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ
NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
HUẾ, NĂM 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHAN THỊ THANH THANH
SONG TÍNH TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ
NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS NGÔ THỜI ĐÔN
HUẾ, NĂM 2016
MỤC LỤC
Trang phụ bìa……………………………………………………………………...i
Lời cam đoan……………………………………………………………….……ii
Lời cảm ơn ……………………………………………………………………...iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài: ....................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6
6. Bố cục luận văn...................................................................................................6
NỘI DUNG ................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII – XIX – DIỆN MẠO
VÀ THÀNH TỰU......................................................................................................7
1.1. Diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII -XIX.........................................7
1.2. Thành tựu của thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII-XIX.................................12
CHƢƠNG 2. YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG
LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ HỆ ĐỀ TÀI VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH
...................................................................................................................................22
2.1. Hệ đề tài.........................................................................................................22
2.1.1. Đề tài tình yêu ........................................................................................22
2.1.2. Đề tài về thân phận người phụ nữ ..........................................................25
2.1.3. Đề tài về thiên nhiên...............................................................................29
2.1.4. Đề tài thế sự............................................................................................34
2.1.5. Triết lý nhân sinh và khí tiết nhà Nho....................................................37
2.1.5.1. Triết lý nhân sinh ............................................................................37
2.1.5.2.Khí tiết nhà Nho...............................................................................40
2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Đường luật...................................................42
2.2.1. Cái tôi trữ tình thế sự..............................................................................43
2.2.2 Cái tôi trữ tình đời tư...............................................................................46
CHƢƠNG 3. YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG
LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN..........52
3.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................52
3.1.1 Ngôn ngữ dân tộc ....................................................................................52
3.1.2 Ngôn ngữ hiện thực kết hợp với trào phúng............................................58
3.1.3 Ngôn ngữ bộc lộ sắc thái cá nhân............................................................65
3.1.4 Ngôn ngữ mang dấu ấn của văn học dân gian.........................................71
3.2. Giọng điệu thơ ...............................................................................................77
KẾT LUẬN..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................87
1
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài:
1.1. Thơ ca Việt sáng tác trong thời trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm, trong đó bộ phận thơ chữ Nôm càng về sau càng có nhiều thành tựu. Thơ
Nôm Đường luật là một đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Đây là một thể
loại ngoại nhập và sáng tạo lại, là hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa văn học
trung đại Trung Quốc và văn học trung đại Việt Nam. Thơ Nôm Đường luật có thể
ra đời vào khoảng thế kỉ XIII, từ đầu thế kỉ XIV trở đi nền văn học chữ Nôm nói
chung và thơ chữ Nôm nói riêng mới phát triển đáng kể. Thơ Nôm Đường luật tồn
tại các thể gồm: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ
tuyệt, ngũ ngôn bài luật. Thơ Nôm Đường luật là những bài thơ được viết bằng chữ
Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài theo thể Đường luật hoàn chỉnh và
những bài theo thể đường luật phá cách – những bài có xen câu lục ngôn vào thơ
thất ngôn). Tuy nhiên để thưởng thức được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm thơ
Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX cần phải nắm rõ bản chất thơ Nôm Đường luật
về phương diện nội dung và cả hình thức nghệ thuật. Một trong những yếu tố tạo
nên cái hay của mỗi bài thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố tự
sự ” và “yếu tố trữ tình”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá
trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu
đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau. Có thể nói rằng tinh hoa Đường Thi đã
được vận dụng vào Việt Nam một cách có chọn lọc, ít nhiều thấm nhuần vào tư
tưởng thơ ca Việt Nam làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam và khi tiếp
nhận các nhà thơ Việt Nam đã chuyển nó thành của riêng mình phù hợp với nền văn
hóa của dân tộc.
Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn nhận xét:“ Thơ Nôm Đường luật là một thể
loại độc đáo bậc nhất của văn học Việt Nam. Một thể loại có nguồn gốc ngoại lai
nhưng trong quá trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc…Thơ Nôm
Đường luật cũng là một trong những thể loại có thành tựu lớn vào bậc nhất của văn
học Việt Nam…nhiều tác giả nức danh nhất văn học Việt Nam là tác giả thơ Nôm
Đường luật, nhiều đỉnh cao giá trị của văn học dân tộc thuộc về thơ Nôm Đường
luật...” [ 49, tr. 5 ]
2
Trong các loại hình văn học chữ Nôm của nền văn học trung đại Việt Nam,
thơ Nôm Đường luật có vị trí vô cùng quan trọng. Vị trí ấy được khẳng định dựa
trên quá trình phát triển trong suốt bảy thế kỷ,từ thế kỷ XIII đến hết thế kỉ XIX.
1.2. Trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật, trải qua nhiều thăng
trầm, đến thế kỷ XV được đánh giá là thế kỷ của thơ Nôm Đường Luật, với sự xuất
hiện hai cột mốc, đứng ở vị trí hàng đầu là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và
Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông. Từ đây dòng thơ Nôm Đường Luật
chính thức tồn tại và phát triển với tư cách là một loại hình nghệ thuật dân tộc độc
đáo. Đến thế kỉ XVIII và XIX thơ Nôm Đường luật phát triển mạnh với các nhà thơ
như: Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Khuyến… làm phong phú thêm và tạo bước khởi sắc cho thơ Nôm Đường
luật giai đoạn văn học này.
Nằm trong hướng nghiên cứu từ góc độ song tính trữ tình, tự sự, luận văn tập
trung nghiên cứu thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII- XIX, các tác giả tiêu biểu là :
Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần
Tế Xương mà điểm trọng yếu là tìm hiểu và xác định những đặc điểm của nó về nội
dung và nghệ thuật của 4 tác giả : Hồ Xuân Hương,Nguyễn Công Trứ, Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương. Để tiến đến mục đích đó, luận văn cũng phát họa quá
trình phát triển, tái hiện lại diện mạo thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại
Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX. Thông qua việc khảo sát các nhà thơ này, luận văn
góp phần chỉ ra mối quan hệ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong thơ Nôm
Đường luật giai đoạn này.
Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật từ góc độ yếu tố tự sự và trữ tình không
phải là việc làm mới, nhưng đứng ở thế kỷ XXI, thế kỷ giao lưu và hội nhập thì việc
nhìn lại di sản văn học đỉnh cao của dân tộc trong quá khứ để xem xét, đánh giá một
cách khoa học, khách quan là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết. Vì vậy, tôi quyết
định chọn đề tài: “Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ
XVIII-XIX” làm luận văn thạc sĩ .
2. Lịch sử vấn đề
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng
bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả
hai phương diện thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lí luận. Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên
3
cứu tìm tòi và khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của nó. Nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả trong nước đã quan tâm đến hiện tượng văn học này.
Năm 1943, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất hiện
lần đầu. Trong công trình này, từ sự phân tích, tác giả đã rút ra kết luận quan trọng:
" Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều (...) các thể
thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn sĩ ta đã nhiều khi
thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách
thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta" [ 17, tr. 399]
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử gọi đó là “văn chương tự tình”, xem như một
cách đối lập với “văn chương trữ tình”, cách gọi đó đã hàm chứa và mặc nhiên thừa
nhận sự tồn tại của yếu tố tự sự, trữ tình trong những tác phẩm. Muốn giải bày thổ
lộ tình cảm không có con đường nào khác ngoài việc phải kể ra, thuật lại những sự
việc liên quan đến tình cảm ấy.
Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý
nghĩa thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế
giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận "Hồ Xuân Hương sáng tạo một
phong cách thơ Đường luật mới" [20, tr.87]
Đặc biệt, trong cuốn chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn đã
nhìn nhận, nghiên cứu về những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ
Nôm Đường luật. Khái quát quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch
sử văn học Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến hệ thống chủ đề, đề tài,
ngôn ngữ…
Sự xuất hiện văn học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng
là bước phát triển mới thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của dân
tộc Việt trong tương quan với văn hóa, văn học Trung Quốc. Điều khẳng định này
được thể hiện qua sự vận động và phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật thời
trung đại theo hướng : Vừa kế thừa Đường luật Hán, vừa tiếp biến và sáng tạo theo
tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại.
Lã Nhâm Thìn cho rằng: “Thơ Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu
biểu, vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ phản ánh những điều kiện, bản chất quy luật của
quá trình giao lưu tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm Đường luật tuy mô
4
phỏng thể thơ ngoại lai nhưng lại có vị trí xứng đáng bên cạnh các thể thơ dân
tộc”… [49, tr.21]
Lã Nhâm Thìn kết luận " Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu
tố cấu thành thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do
và xu hướng tâm trạng hóa. Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm
Đường luật được xác định bởi tính chất Nôm của thể loại" ... [ 48, tr.142-143]
Trương Chính trong bài viết Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học
Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm nhận định: “Cha ông ta khi chuyển sang sáng
tác bằng chữ Nôm, đồng thời cũng muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Nguyễn
Thuyên...Nếu Hàn luật là thứ thơ Nôm ta thấy thịnh hành ở thế kỉ XV, từ Nguyễn
Trãi cho đến đời Hồng Đức thì nó không phải hoàn toàn là thơ luật Đường”[4, tr.3].
Trong quá trình nghiên cứu nhiều nhà nghiên cứu văn học nhận thấy thơ
Nôm Đường luật không chỉ áp dụng luật Đường mà nó còn là sự giao lưu, tiếp biến
các thể loại của văn học Trung Quốc để tìm ra một lối riêng làm phong phú thêm
cho thơ ca Việt Nam.
“ Thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố
Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi
tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt thẩm mỹ
khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc
điểm của thể loại...” [50, tr.141].. Tuy nhiên, trong một bài thơ Nôm Đường luật
thường có cả hai yếu tố trên. Tất nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong
từng bài thơ và từng tác giả thể hiện. Đa số khi đến với thơ Nôm Đường luật người
đọc đều thấy được giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố,
đồng thời thấy được sự hòa quyện yếu tố tự sự, trữ tình trong thơ làm nên giá trị
chung của thơ Nôm Đường luật.
Thơ Nôm Đường luật được hình thành khá sớm, có thể bắt đầu từ thế kỉ XIV
qua Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, tuy nhiên mãi đến thế kỉ XVIII, XIX thời kì
đỉnh cao của thơ Nôm Đường luật mới phát triển khởi sắc trở lại bởi hiện tượng thơ
Hồ Xuân Hương,Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến. Trần
Thanh Đạm nhận định: "Riêng thể thơ luật, tính từ Hồ Xuân Hương, Bà huyện
Thanh quan cho đến các bài thơ trường thiên liên hoàn của Nguyễn Đình Chiểu
(Điếu Trương Định, Điếu Phan Tòng) , các bài xướng họa giữa Tôn Thọ Tường và
5
Phan Văn Trị đến các tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương về sau, chúng ta
cũng chứng kiến một sự nở rộ, đa dạng về nghệ thuật …[12, tr.13]
Nhiều công trình nghiên cứu bàn riêng về thành tựu thơ Nôm Đường luật của
các tác giả trong giai đoạn này; nhiều luận án Tiến sĩ, luận văn cao học viết về giả
trị của thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ
Nôm Đường luật giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX, nhưng hiếm có công trình nào quan
tâm đến mối quan hệ giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong thơ Nôm Đường luật
của chặng đường này.
Trên cơ sở những tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước và
coi đây là những khám phá mang tính chất tiên phong để định hướng cho việc tham
khảo và nghiên cứu, chúng tôi đi vào khảo sát và nghiên cứu tìm hiểu song tính tự
sự, trữ tình trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX ( khảo sát các nhà thơ
Nôm tiêu biểu của thế kỉ XVIII – XIX như: Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương,
Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, luận văn tập
trung chính vào 4 tác giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn khuyến,
Trần Tế Xương ) với mong muốn chỉ ra mối quan hệ về tính tự sự, trữ tình trong thơ
Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX. Trên cơ sở thấy được vai trò và vị trí của các
nhà thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX trong tiến trình tiếp thu và Việt hóa
thơ ca dân tộc, tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật giai đoạn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu Thơ Nôm Đường
luật thế kỷ XVIII- XIX. Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài nên chỉ tập trung ở song
tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật của các tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu song tính trữ tình, tự sự của các nhà
thơ Nôm tiêu biểu thế kỉ XVIII – XIX. Các bình diện được chọn khảo sát bao gồm:
hệ thống đề tài, cái tôi trữ tình, ngôn ngữ và giọng điệu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chính:
- Phương pháp lịch sử - loại hình : Phương pháp này được vận dụng để tìm
hiểu quá trình phát triển, đặc điểm của loại hình thơ Nôm Đường luật.
6
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nhìn các yếu tố trong thơ Nôm Đường
luật trong tính chính thể, bao gồm các yếu tố trong hệ thống thể loại.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu : dùng để nghiên cứu những nét tương
đồng và riêng biệt trong tư duy nghệ thuật, phương thức thể hiện của các nhà thơ.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các lý thuyết thi pháp học, văn hóa học…
khi trình bày những vấn đề cụ thể.
- Vấn đề sử dụng văn bản: Luận văn chủ yếu sử dụng những văn bản đã
được phiên âm và những văn bản này đã được nhiều người thừa nhận.
5. Đóng góp của luận văn
- Đề tài “Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII-
XIX” bằng cách tiếp cận từ nội dung (hệ đề tài, cái tôi trữ tình) và các phương diện
hình thức như ngôn ngữ, giọng điệu. Hy vọng sẽ chỉ ra được những đổi mới thơ
Nôm Đường luật trên các bình diện chủ yếu góp phần dân tộc hóa thể thơ này, mở
rộng khả năng tiếp nhận của người đọc trong thời trung đại.
Kết quả của Luận văn cũng góp phần khẳng định những thành tựu của văn
học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng trong tiến trình phát triển
của văn học trung đại Việt Nam.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính gồm
3 chương:
Chương 1: Thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX diện mạo và thành tựu.
Chương 2: Yếu tố trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII –
XIX nhìn từ hệ đề tài và cái tôi trữ tình.
Chương 3: Yếu tố trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII –
XIX nhìn từ phương thức thể hiện.
7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT
THẾ KỈ XVIII – XIX – DIỆN MẠO VÀ THÀNH TỰU
1.1. Diện mạo thơ Nôm Đƣờng luật thế kỉ XVIII-XIX
“ ...Thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo
luật Đường hoàn chỉnh có cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách- những
bài có chen câu ngũ ngôn,lục ngôn vào bài thơ thất ngôn... ” [48,tr.141]
Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn cho rằng : “…, diện mạo thơ Nôm Đường
luật là diện mạo dường như không có tuổi ấu thơ chập chững cũng như không có
tuổi già…” [49, tr. 5]
Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVII, thơ Nôm Đường luật không phải là không có
những thành tựu. “ ...Nhìn chung đó là năm thế kỉ phát triển có nhiều thành tựu của
thơ Nôm Đường luật. Tuy nhiên trong năm thế kỉ đó, thơ Nôm Đường luật đã qua
hai chặng có những đặc điểm riêng khá rõ. Giai đoạn Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân
Hương là giai đoạn đi từ thể nghiệm đến ổn định đồng thời cũng là giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của thể thơ này. Giai đoạn sau Hồ Xuân Hương là giai đoạn tiếp
tục sự phát triển của thơ Nôm Đường luật, thành tựu không bằng trước nhưng vẫn
có những đóng góp to lớn…” [ 49, tr.39]
Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX vẫn gồm hai bộ phận văn học chữ
Hán và văn học chữ Nôm, cả hai đều phát triển, tuy nhiên giai đoạn này nền văn
học chữ Nôm phát triển rực rỡ hơn sau hơn một thế kỉ không có gì đặc sắc. Ngày
nay nói đến thành tựu văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX, chủ yếu nói đến văn
học chữ Nôm, mặc dù văn học chữ Hán không phải là không có những thành tựu
đáng kể.
Diện mạo của thơ Nôm Đường luật được khởi sắc là phải kể đến các tác giả
tiêu biểu của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
Lã Nhâm Thìn nhận xét: “ Hồ Xuân Hương gần như là trường hợp duy nhất
không viết với bất cứ một ánh sáng của học thuyết tôn giáo nào, không một học
thuyết chính trị nào từ phía trên dọi xuống. Hồ Xuân Hương là sự giải tỏa hoàn toàn
8
khỏi giáo điều phong kiến…Với thơ Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật không còn ở
địa vị “đẳng cấp trên” trong hệ thống thể loại văn học trung đại, và với nhà thơ, thể
thơ Đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm cao qúy để đi vào cuộc sống
đời thường…” [49, tr.46] .
Hồ Xuân Hương tố cáo chế độ đa thê và nổi đau thân phận của người phụ nữ.
Bài thơ “Làm lẽ ” của Hồ Xuân Hương đả kích mạnh mẽ vào chế độ đa thê và là
tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ :
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng.
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công,
Thân này ví biết dường này nhỉ
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
“Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóa
đồng thời chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại.
Xu hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật là xu hướng mạnh mẽ nhất trong sáng tác
của Hồ Xuân Hương. Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật không còn địa vị
ở đẳng cấp trên trong hệ thống thể loại văn học trung đại, và với nhà thơ, thể thơ
Đường luật đã rời xa phong cách trữ tình trang nghiêm, cao quý để đi thẳng vào
cuộc sống đời thường, đó là một cuộc cách tân đầy ý nghĩa” [49, tr.46]
Góp phần tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX là Nguyễn Công
Trứ, nhà thơ thể hiện chí nam nhi, cảnh nghèo…thơ Nôm Nguyễn Công Trứ mang
đậm dấu ấn thời đại rõ nét, sáng tác của Nguyễn Công Trứ toàn thơ Nôm, chỉ có
một bài chữ Hán là bài Tự Trào. Cách diễn đạt của Nguyễn Công Trứ trong thơ
Nôm bình dị, mộc mạc, lời thơ gần gũi với người dân, nhiều bài thơ mang dáng vóc
của bài ca dao, tục ngữ :
Một lưng một vốc kém chi mô,
Cho biết chanh chua khế cũng chua.
Ðã chắc bữa trưa chừa bữa tối,
9
Mà tham con giếc tiếc con rô.
Trăm điều đổ tội cho nhà oản,
Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.
Khó bó cái khôn còn nói khéo,
Dầu ai có quấy vấy nên hồ.
(Trò Đời - Nguyễn Công Trứ)
Đến giai đoạn nửa thế kỉ XIX đất nước có những biến động lớn, thực dân
Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước chống
Pháp, người có tấm gương sáng về lòng yêu nước và trách nhiệm của người cầm
bút trong ý thức sáng tác của mình :
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
(Dương Từ - Hà Mậu)
Những bài thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh kịp thời những sự
kiện lớn của lịch sử dân tộc, thể hiện tấm lòng yêu nước của các nghĩa sĩ, và người
nông dân yêu nước.Tinh thần yêu nước, chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu vẫn
còn sáng mãi trong lòng người dân Nam Bộ ông mãi mãi là “Ngôi sao sáng trên
bầu trời Nam Bộ”
Một gương mặt tiêu biểu tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật thập kỉ cuối
cùng của thế kỉ XIX là Nguyễn Khuyến – Thơ Nguyễn Khuyến có sự kết hợp giữa
trào phúng và trữ tình tạo nên những vần thơ mang diện mạo riêng:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
(Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến)
Thơ Nôm Nguyễn Khuyến để lại ấn tượng sâu sắc, là nhà thơ của làng mạc
và dân quê và là nhà thơ cổ điển của mùa thu làng cảnh Việt Nam. “Tài năng của
10
Nguyễn Khuyến là ở chỗ, ông chiếm lĩnh được thơ Đường luật, chiếm lĩnh được
quan niệm “thi trung hữu họa”, chiếm lĩnh được khả năng diễn đạt đến đỉnh cao
trong khả năng gắn bó với quê hương đất nước” [2, tr.283]
Trần Tế Xương sáng tác vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, là nhà thơ
tiêu biểu trong dòng thơ Nôm Đường luật giai đoạn này. Ông tiếp tục xu hướng trào
phúng và trữ tình như Nguyễn Khuyến, trào phúng của Nguyễn Khuyến là trào
phúng ở nông thôn, nhưng với Tú Xương là xã hội thực dân phong kiến ở thành thị.
Nhà thơ Tú Xương không nhằm vào mục đích ngôn chí, thuật hoài mà thể hiện sự
ung dung tự tại của một nhà Nho trước một xã hội đảo điên và thể hiện cái ngông
nghênh tự mãn của một con người thị dân:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh.
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.
(Tự cười mình- Trần Tế Xương)
“Tú Xương có tinh thần dân tộc rất sâu sắc…con người của Tú Xương là
con người ưu thời mẫn thế, mang tâm trạng u uất của một kẻ mất nước và hoa sen
trong tâm hồn luôn luôn bị vẫy bùn lên. Trằn trọc, trăn trở linh hồn cùng thân thể”
[9, tr.246 ]
Thơ bắt nguồn từ chính cuộc sống, các nhà thơ không chỉ bằng lòng với việc
dùng chữ Hán để sáng tác mà tích cực sử dụng chữ Nôm, dùng ngôn ngữ dân tộc để
sáng tác, do dó bộ phận văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ. Việc dùng chữ Nôm
cũng là biểu hiện lòng tự hào về dân tộc, đề cao tiếng nói của dân tộc. Trong thể thơ
Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX chúng ta gặp những đề tài phổ biến của văn
học giai đoạn trước, đó là thể tài vịnh sử và vịnh thiên nhiên, nhưng giai đoạn này
các nhà thơ không còn ngụ ý của những bài học về đạo đức. Nhà thơ viết về thiên
nhiên là để nói lên xúc cảm của mình trước những đối tượng ấy, đồng thời qua đó
bộc lộ nhận thức của mình về những vấn đề của cuộc sống. Đề tài cơ bản trong thơ
11
Nôm Đường luật giai đoạn này chủ yếu là những vấn đề thiết yếu của cuộc sống,
các nhà thơ viết về chiến tranh phong kiến, những tai họa của nó như trong thơ
Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu hay các nhà thơ viết về sự thối nát của
giai cấp phong kiến thống trị, về cuộc sống khổ cực của nhân dân trong thơ Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương. Thơ Nôm Đường luật đã bắt đầu thoát khỏi loại thơ Thi
ngôn chí để quay trở lại phản ánh hiện thực đời sống đa dạng của con người. Do
thay đổi cảm quan thơ, nên mặc dù sáng tác bằng thể thơ Đường luật, một thể thơ
vốn có nhiều quy phạm chặt chẽ, gắn với quan niệm của nhà Nho, nhưng các nhà
thơ viết thơ Nôm Đường luật ở Việt nam đã sáng tạo lại và có những cách tân đáng
kể, đưa thơ về gần với cuộc sống hơn. Đây cũng là quá trình dân tộc hóa và dân chủ
hóa thể thơ Đường luật ở Việt Nam. Thành tựu của thơ Việt Nam ở thời kỳ này có
những đóng góp tích cực của các nhà thơ Nôm Đường luật như Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương...
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Dương Từ - Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu)
Hai câu thơ mang đến cho ta một quan niệm văn chương thời trung đại, đó là
quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù ông không thể cầm
giáo và đánh giặc thì ông sẽ cầm bút để tấn công địch trên mặt trận tư tưởng tinh thần.
Có thể nói rằng tính chất thời sự đã chi phối đời sống dân tộc và làm thay đổi
diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX, giai đoạn thế kỉ XVIII thơ Nôm Đường
luật thường hướng vào đời sống riêng tư của con người như giải phóng tình cảm cá
nhân, khát vọng tình yêu, quyền sống của con người và đấu tranh chống lại các thế
lực vùi dập con người, tiêu biểu trong thơ Hồ Xuân Hương, hay cảm quan hoài cổ
trong thơ Bà Huyện Thanh Quan…nhưng tất cả những nội dung trên bước sang thế
kỉ XIX dường như biến mất để nhường bước cho sự phát triển một chủ đề mới có
tính thời sự hơn. Đó là chủ để yêu nước trong thơ văn cụ thể là văn chương yêu
nước chống Pháp trong thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã thay đổi chủ đề văn học
cho thời kì này đó là không đề cập đến nội dung giáo huấn đạo đức chung chung
cho con người mà nhà thơ chuyển sang đề tài phản ánh cuộc sống của những người
dân trong nổi đau đất nước bị chia cắt, kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc, dù
thay đổi nội dung nhưng truyền thống nhân đạo và hiện thực thì vẫn luôn tồn tại và
12
manh nha sang thế kỉ XIX, nó đã trở thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ đó là
truyền thống yêu nước. Dù truyền thống này không phải là mới nhưng truyền thống
này đi vào thơ Nôm Đường luật của các nhà thơ Nôm tiêu biểu của thế kỉ này một
diện mạo mới đó là văn học phục vụ chính trị và khi thơ Nôm Đường luật là công
cụ đấu tranh chống xâm lược.
Với Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương theo xu hướng dân tộc hóa và thậm
chí trên con đường đi đến hiện đại hóa văn học, đặc biệt là Hồ Xuân Hương theo xu
hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật một cách mạnh mẽ trong nền văn học trung
đại Việt Nam.
Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến là hai tác giả đã chuyển thơ Nôm Đường
luật từ văn học trung đại sang văn học cận – hiện đại. Do sự phát triển của xã hội,
để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu thưởng thức mới, văn học dân tộc xuất
hiện những thể loại khác thực hiện tốt chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ mà
Đường luật Nôm không vươn tới. Sinh mệnh nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật
chấm dứt khi chữ Nôm không còn được dùng trong sáng tác.
Thơ Nôm Đường luật giai đoạn cuối thế kỉ XIX có thành tựu nổi bật đó là sự
kế thừa truyền thống và cách tân làm cho lối diễn dạt bớt chung chung, ước lệ mà
thay vào đó các nhà thơ bám sát đời sống như thơ trào phúng của Trần Tế Xương và
Nguyễn Khuyến tố cáo hiện thực, tạo nên tiếng cười và chất sống của nó có phần nổi
rõ hơn trong thơ trữ tình, các bài thơ tố cáo hiện thực xã hội xuất phát từ hiện thực
đời sống để khi đọc thơ ta có thể hiểu được những vấn đề cuộc sống đâng đặt ra.
Trong thơ Nôm Đường luật từ thế kỉ XVIII – XIX, chúng ta thấy các nhà thơ
đã kết hợp hài hòa các yếu tố tự sự và trữ tình, làm cho trung đại Việt Nam thoát
dần ra khỏi loại thơ Tự tình để chuyển sang loại thơ trữ tình, đưa thơ về gần với đời
sống, có khả năng biểu đạt những trạng thái đa dạng của tâm hồn người Việt. “Điều
quan trọng nhất là thơ Nôm Đường luật đã mang một chức năng văn học mới, chức
năng thẫm mĩ mới, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của thể loại này trong
lịch sử văn học Việt Nam. Cốt lõi của quá trình thơ Nôm Đường luật là quá trình
tạo thành chức năng văn học, chức năng thẫm mĩ mới của thể loại” [49, tr.51]
1.2. Thành tựu của thơ Nôm Đƣờng luật thế kỉ XVIII-XIX
Văn học trung đại giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX phát triển rực rỡ và đây
được coi là giai đoạn phát triển mạnh của văn học trung đại Việt Nam, thành công
13
cả về mặt nội dung, nghệ thuật và cả thể loại cũng như có sự chuyển biến trong tư
tưởng sáng tác của các nhà thơ. Bộ phận văn học chữ Nôm lúc này phát triển nhanh,
đặc biệt là thể thơ Nôm Đường luật, góp phần thể hiện phong phú những nội dung
mà thời đại đang đặt ra và có những cách tân đáng kể về mặt hình thức biểu hiện.
Góp phần tạo nên thành tựu rực rỡ của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này phải kể
đến các tên tuổi tiêu biểu Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…
Thơ Nôm Đường luật thường diễn tả tâm trạng hay một cảm xúc nào đó của
nhà thơ trước cuộc sống. Dung lượng của thể loại hạn chế và cách luật chặt chẽ.
Tuy nhiên các nhà thơ sáng tác thơ Nôm Đường luật không chấp nhận những quy
phạm của thể loại, tìm cách phá vỡ quy phạm ở những phương diện có thể thay đổi
được để thể hiện khả năng sáng tạo dồi dào của họ và đưa thơ về gần với hiện thực
đời sống. Nhiều nhà thơ đã có những cách nhìn mới về hiện thực cuộc sống, về con
người. Cái nhìn đa dạng đã bắt đầu được khơi mở tạo ra những biến đổi mới trong
thế giới nghệ thuật thơ. Dưới ngòi bút của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thơ
Nôm Đường luật được vận dụng theo hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ
thể tài cho phép, bà vận dụng những câu thơ đối nhau trong thể thơ Nôm Đường
luật để tạo ra những thế đối lập, tương phản dùng vào mục đích chính trào phúng và
đả kích những bất công, thối nát của xã hội. Bà đã đưa một thể thơ vốn đài các,
trang trọng sang một nội dung thông tục, hàng ngày của cuộc sống vào văn học một
cách tự nhiên, bộc lộ khát vọng thành thực trong cuộc sống. Thơ Nôm Đường luật
của bà Huyện Thanh Quan lại xuất hiện dưới dạng cổ điển, niêm luật chặt chẽ, nội
dung trang nhã và âm hưởng thơ dồi dào, hấp dẫn. Điều này tạo cho diện mạo thơ
Nôm Đường luật một nét riêng, độc đáo nhưng không kém phần sâu sắc. “Là một
thể loại văn học, thơ Nôm Đường luật có “sinh mệnh nghệ thuật” riêng. Về cơ bản
“ Sinh mệnh nghệ thuật ” thơ Nôm Đường luật chấm dứt khi chữ Nôm Không còn
được dùng trong sáng tác… ” [49 tr.51]
Nhìn chung thơ Nôm Đường luật giai đoạn này phát triển rực rỡ cả về số
lượng lẫn chất lượng và đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật đáng kể đánh dấu một
mốc son sáng chói cho văn học trung đại Việt Nam. Lã Nhâm Thìn chia làm ba giai
đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối, phát triển trong
bảy thế kỉ từ thế kỉ XIII đến hết thế kỉ XIX. Trong quá trình phát triển thơ Nôm
14
Đường luật các nhà thơ trung đại không ngừng tiếp thu những tinh hoa Đường luật
của Trung Quốc, họ biết Việt hóa sáng tạo chứ không hề rập khuôn sao chép một
cách máy móc, điều này đã tạo dấu ấn riêng của con người, đất nước và bản sắc văn
hóa Việt.
Giai đoạn văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX, các nhà thơ phản ảnh đời
sống đa dạng của người Việt, vì vậy họ không bằng lòng với việc dùng chữ Hán để
sáng tác thơ văn tích cực sử dụng chữ Nôm, văn tự ghi âm tiếng Việt để phù hợp
với tư duy và cảm quan của người Việt, kể cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận.
Có thể nói sự phát triển của tiếng Việt ở giai đoạn này đã phát triển mạnh, đủ khả
năng để phản ánh các hiện tượng, sự vật đa dạng trong đời sống. Hệ thống chữ Nôm
cũng tương đối hoàn thiện, đủ khả năng để thơ Nôm có những thành tựu. Thành
kiến nôm na mách qué, vốn tồn tại ở chặng đường trước đã được các nhà thơ vượt
qua và chứng minh sức sống của loại hình văn học Nôm nói chúng và thơ chữ Nôm
nói riêng. Trong bối cảnh đó các nhà thơ sáng tác nhiều bài thơ Đường luật bằng
chữ Nôm và được truyền tụng và được người đọc tiếp nhận rộng rãi. Đây là điều
kiện cho thơ Nôm Đường luật phát triển ở thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Nhiều bình
diện của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể.
“ Hệ thống đề tài, chủ đề trong Thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX
còn thực hiện quá trình cách tân và sáng tạo theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc
hóa thể loại. Nói cách khác, phần cách tân, sáng tạo của Thơ Nôm Đường luật trong
tương quan với sự vận động và phát triển cả nội dung và hình thức là kết quả của sự
trưởng thành của ý thức dân tộc. Sự ra đời và quá trình vận động, phát triển của
dòng Thơ Nôm Đường luật từng bước khẳng định vị thế của mình với tư cách là
một thể loại văn học dân tộc.” [66]
Hiện tượng đưa yếu tố dân gian vào thơ Nôm Đường luật, cũng như vấn đề
dân tộc hóa, dân chủ hóa trong thơ Nôm Đường luật đã trở thành một vấn đề phổ
biến trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII - XIX. Giai đoạn này địa vị văn học
chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết theo thể Đường luật
đạt đến đỉnh cao.Trong văn học chữ Nôm thế kỉ XVIII – XIX ít có văn xuôi nghệ
thuật, thơ vẫn là chủ yếu, thơ Nôm trữ tình ở thời gian này chủ yếu được viết bằng
thể Đường luật, hát nói và song thất lục bát, còn thơ tự sự được viết bằng thể lục
bát. Các nhà thơ Nôm Đường luật đã biết vận dụng hài hòa các yếu tố tự sự và trữ
15
tình vào trong thơ một cách nhuần nhuyễn, tạo ra khả năng đa dạng cho thể loại, mở
rộng khả năng phản ánh thế giới hiện thực. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương,
Trần Tế Xương, Bà Huyện Thanh Quan… thơ Nôm Đường luật được vận dụng theo
hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ mà thể tài cho phép:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Bài thơ Mời trầu vẫn trong khuôn khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng vóc
dáng là chữ Nôm, một hồn thơ dân tộc Việt Nam. Thứ chữ “nôm na mách qué” đó
đã tạo một cái nhìn mới đầy cá tính nganh ngạnh, điều này tạo nên hiện tượng thơ
độc đáo Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên xã hội phong kiến thời bấy giờ chưa chấp nhận
“cái tôi ” với lời xưng danh trực tiếp “Xuân Hương” như vậy. Nhưng người phụ nữ
bản lĩnh ở đây lại dám tin vào chính mình và khẳng định cái tôi cá tính bướng bỉnh,
gai góc đầy bản lĩnh và có phần cao ngạo với thói đời bạc bẽo. Hành động “mới
quệt ” hết sức khiêm tốn, chân thành và thẳng thắn pha chút ngông ngạo đã tạo nên
bản sắc riêng của con người cá tính Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có thể không khéo
léo trong cách têm, thậm chí là“ miếng trầu hôi”, nhưng trên tất cả là tấm chân tình
dám nói thẳng vào thực tại và là lời mời chân thành nhất.
Ý thức về thân phận, thương thân, xót thân thấm thía nhất, đó là cách tự
khẳng định mình. Hay ý thức về “thân phận” trong thơ Hồ Xuân Hương:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!
( Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương)
Quan niệm về chừ “Tài” trong thơ Nguyễn Du
…Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
16
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Lời quê chắp nhặt dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh…
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tiếng cười tự trào thể hiện sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình trong thơ Nôm
Đường luật của Nguyễn Khuyến:
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng,
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bát sách,
Mềm môi chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng.
(Tự Trào – Nguyễn Khuyến)
Trong những tác phẩm thơ Nôm Đường luật các nhà thơ thường phản ánh
những vấn đề về tư tưởng, tình cảm và những mối quan hệ xã hội cũng như phản
ánh đời sống tâm hồn của con người Việt Nam. Trong văn học Việt Nam thế kỉ XIX
các nhà thơ Nôm kế thừa truyền thống văn học dân tộc ở giai đoạn trước, sáng tạo
trong một bối cảnh lịch sử mới. “…Ý thức dân tộc trước cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm chính là ngọn nguồn cho sự thống nhất và ý thức dân tộc cũng là ngọn
nguồn cho sự phong phú của văn học giai đoạn này…” [32, tr.625].
Nhà thơ miền Nam Nguyễn Đình Chiểu đã tạo được tiếng vang lớn với các
bài thơ phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân Nam Bộ chống Pháp, sự hy
sinh của nghĩa sĩ, nghĩa dân. Nhà thơ Miền Bắc Nguyễn Khuyến tạo được dấu ấn
cho mảng thơ Nôm Đường luật về đề tài quê hương làng cảnh, dân tình Việt Nam,
đó nổi ưu thời mẫn thế trước bi kịch của lịch sử và bi kịch của chính nhà Nho. Thơ
Nôm giai đoạn này khai thác các vấn đề hướng vào con người, làm cho văn học gần
gũi với đời sống con người, các nhà thơ Nôm không bàn về triết lý đạo đức thời
17
phong kiến mà đi sâu vào cuộc sống con người với những nổi buồn vui, gắn bó với
nổi đau thương và cả hạnh phúc của con người.
Thơ Nôm Đường luật dù là thể loại ngoại lai, thể loại văn học tiếp thu từ nền
văn học Trung Quốc, nhưng các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo lại
khiến thơ Nôm Đường luật Việt Nam mang sắc thái của dân tộc Việt Nam như câu
thơ bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ:
Quân thân chưa báo lòng canh cánh,
Tình phụ cơm trời áo cha.
(Ngôn Chí 7, Nguyễn Trãi)
Bán lợi, buôn danh nào nhượng kẻ,
Chẳng nên mặc cả một đôi lời.
(Chợ Trời, Hồ Xuân Hương)
Chẳng phải Ngô/ chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
(Sư hổ mang, Hồ Xuân Hương)
Thực tế này đã chứng tỏ cha ông ta trên cơ sở vay mượn đã dần biến thành
cái mới tạo bản sắc riêng, dấu ấn riêng trong thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Trong
quá trình kế thừa và phát triển thơ Nôm Đường luật, các nhà thơ còn thực hiện quá
trình cách tân và sáng tạo theo xu hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa nhưng vẫn luôn
đảm bảo bản sắc của dân tộc, tạo nên thành tựu lớn cho văn học Việt Nam trung đại.
Thơ Nôm Đường luật ở chặng đường trước thường hướng đến các đề tài, chủ
đề mang tính ước lệ, quy phạm như: vịnh năm canh, thiên nhiên: phong hoa, tuyết,
nguyệt nhằm thể hiện thú hưởng ngoạn của một bậc trí nhân quân tử, đồng thời gắn
với tư tưởng sùng cổ và mục đích giáo huấn chủ yếu theo tinh thần Nho giáo. Thơ
Nôm Đường luật giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX đã đi theo hướng chủ đề mới, không
bị ràng buộc bởi những quy tắc cũ, nghĩa là các nhà thơ đã sử dụng các loại đề tài
gần gũi với cuộc sống đời thường, bắt nguồn những vấn đề từ thực tế cuộc sống,
đặc biệt là thân phận người phụ nữ được nói đến nhiều nhất trong thơ Nôm Đường
luật giai đoạn văn học này. Họ là những con người có thân phận vô cùng nhỏ bé,
cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong
kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong
18
xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được
coi trọng và luôn luôn chịu nhiều bất hạnh, tình duyên lận đận:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương )
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
(Tự tình II – Hồ Xuân Hương )
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không,
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
(Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
Thơ Tú Xương giai đoạn còn phản ánh đời tư, viết về người vợ thân yêu của
mình. Tú Xương lấy vợ từ năm 16 tuổi, bà là Phạm Thị Mẫn, sinh ra từ một dòng họ
nổi tiếng nhiều người đỗ đạt. Bà đã đi vào thơ Tú Xương như một nhân vật điển
hình của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thủy chung. Tú Xương đã phá vỡ quy
phạm của văn học phong kiến, đưa vào thơ hình ảnh của người vợ đời thường, thậm
chí làm thơ ca ngợi vợ và người ta còn gọi là “thơ tế sống vợ” :
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quảng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hửng cũng như không
(Thương vợ, Trần Tế Xương)
19
Và có khi Tú Xương tự nhận mình là người nịnh vợ:
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh.
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.
(Tự cười mình – Trần Tế Xương)
Nhà thơ đã đưa vợ mình ra để tế sống, ông ăn lương của vợ, làm thầy đồ dài
lưng tốn vải ngay trong nhà mình. Đưa vợ ra đùa vui chính là cách để quên bớt đi
cái nghèo, cái cơ cực của cuộc đời nhà thơ; cũng chính là cách bày tỏ lòng yêu
thương trân trọng quý mến vợ, thể hiện tấm lòng chân thật nhất của một kẻ bất đắc
chí trong đời.
Hệ thống ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, bình dân gần gũi với đời sống nhân
dân và con người Việt Nam chứ không tuân thủ theo quy định ngôn ngữ, hình ảnh
ước lệ, trang trọng như thơ ở chặng đường trước:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng
Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
Bốn mảnh quần hồng bay phất phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Chơi xuân ai biết xuân chăng tá
Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không
(Đánh đu- Hồ Xuân Hương)
20
Ngoài ra “tự trào” cũng là nội dung thơ Nôm Đường luật giai đoạn này, đặc
biệt của thế kỉ XIX, mặc dù trước đó vào thế kỉ XVIII đã xuất hiện ở thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm nhưng đó là nụ cười nhẹ nhàng, thâm thúy. Ở đây tự trào, tự phủ nhận
như là đặc điểm quan trọng tạo dấu ấn riêng trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX,
là giai đoạn cuối cùng của thơ Nôm Đường luật nhưng vẫn có thành tựu rực rỡ với
hai tác gỉa lớn cuối cùng : Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.Thơ tự trào các nhà thơ
thường viết về cái nghèo, tự giễu mình, than nợ, tiếp tục xu hướng trào phúng của
thơ Nôm Đường luật, kết hợp trào phúng với trữ tình để tạo nên tiếng cười hóm
hỉnh, chua cay. Đó là sự tự cảm nhận về sự bất lực của những con người có ý thức,
nhân cách lớn, tự trách mình quá kém cõi, tầm thường trong hoàn cảnh nước mất
nhà tan :
Có ai muốn biết tuổi tên gì,
Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lì.
Năm bảy bài thơ ngâm lếu láo,
Một vài câu kệ tụng a ê
Tranh vờn sơn thủy màu lem luốc,
Bầu giốc càn khôn giọng bét be.
Miễn được ngày nào ngang dọc đã,
Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi!
(Tự Trào- Phạm Thái)
Cái khó theo nhau mãi thế thôi
Có ai, hay chỉ một mình tôi?
Bạc đâu ra miệng mà mong được?
Tiền chữa vào tay đã hết rồi
Van nợ lắm khi tràn nước mắt
Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi
Biết thân thuở trước đi làm quách
Chẳng kí, không thông, cũng cậu, bồi
(Than nghèo- Trần Tế Xương)
Với Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật
được mở rộng và thơ Nôm đã trở thành chức năng phản ánh xã hội với những tình
tiết sinh động phong phú chứ không chỉ bó hẹp trong “trữ tình thế sự ” nên người
21
đọc thấy được xã hội thị dân trong thơ Tú Xương, chất mộc mạc làng quê trong thơ
Nguyễn Khuyến. Hai tác giả này đã góp phần cho thơ Nôm Đường luật giai đoạn
cuối có được dấu ấn riêng.
Thơ Nôm Đường luật hình thành và phát triển từ khoảng thế kỉ XIII và kết
thúc khoảng cuối thế kỉ XIX với các cây bút tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương. Từ khi hình thành và phát triển trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng phát
triển đỉnh cao là ở chặng đường này. Thơ Nôm Đường luật của Bà Huyện Thanh
Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã
thực sự ghi dấu ấn riêng trong tiến trình văn học chữ Nôm nới chung và thơ Việt nói
riêng. Thành tựu của thơ Nôm Đường luật chứng tỏ khả năng tiếp biến và sáng tạo
của các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở ý thức dân tộc và bản lĩnh của người Việt.
22
CHƢƠNG 2
YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG
LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ HỆ ĐỀ TÀI VÀ CÁI
TÔI TRỮ TÌNH
2.1. Hệ đề tài
Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Đề tài là khái niệm chỉ các hiện tượng đời
sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện
khách quan của nội dung tác phẩm…”[18, tr.96]
Thơ trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của thơ trung đại Trung Hoa về cả
quan niệm thơ và hình thức thể loại. Tuy vậy, trong quá trình phát triển các nhà thơ
Việt Nam đã tìm cách sáng tạo lại cho phù hợp với quan niệm về đời sống, về chức
năng của văn học, về hình thức thể loại. Đề tài trong thơ cũng không phải là trường
hợp ngoại lệ. Trước đây, thơ Nôm Đường luật còn chịu ảnh hưởng của quan niệm
Thi ngôn chí nên đề tài trong thơ ít có khả năng mở rộng, yếu tố trữ tình khó có điều
kiện phát triển. Đề tài trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX rất phong phú
đa dạng, các nhà thơ thường đề cập đấn những vấn đề đất nước, thời đại, con người.
Nói chung thơ Nôm Đường luật đề cập đến mọi phương diện của đời sống con
người, kể cả những đề tài mang tính lịch sử, những đề tài gắn liền với đời sống tâm
tư tình cảm của con người và cả đất nước xã hội.
2.1.1. Đề tài tình yêu
Tình yêu là đề tài quen thuộc và là đề tài không thể thiếu trong thơ đặc biệt là
thơ Viêt Nam hiện đại, nhưng tình yêu trong văn học trung đại ít ai đề cập đến,
trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII đề tài tình yêu được thể hiện trong sáng tác
của Phạm Thái đặc biệt là thơ Hồ Xuân Hương với khát vọng tình cảm và hạnh
phúc lứa đôi. Nổi đau của tình duyên không trọn vẹn trong thơ Hồ Xuân Hương,
khát vọng hạnh phúc, tình yêu qua chùm thơ Tự Tình, Mời trầu,Bánh trôi nước
…Nỗi đau của tình duyên không toại nguyện được Hồ Xuân Hương khai thác nhiều
nhất. Bài thơ tiêu biểu cho nỗi đau này là chùm thơ Tự tình, với Hồ Xuân Hương
hạnh phúc là con đường gian nan mà bà cũng như bao người phụ nữ khác kiếm tìm
một tình yêu chân thành mãnh liệt:
Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
23
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Mời trầu – Hồ Xuân Hương)
Hai câu đầu là yếu tố tự sự, nhà thơ giới thiệu quả cau, miếng trầu và mời
trầu, hiện thực được tái hiện qua cảm xúc miêu tả miếng trầu. Hai câu sau nhân vật
trữ tình bộc bạch nguyện vọng trong quan hệ tình cảm lứa đôi. Những ước mơ, khao
khát tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ cũng được thể hiện một cách chân thành
đến nồng nàn cháy bỏng. Giữa cuộc đời xanh như lá bạc như vôi, người phụ nữ chỉ
cầu mong được hưởng những tình cảm chân thành, ấm áp để có thêm nguồn vui,
nguồn an ủi. Lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng mà thấm thía ẩn chứa trong bài thơ có sức lay
động lòng người.
Xuất phát từ đời sống hiện thực các nhà thơ ở giai đoạn này đã viết nhiều bài
thơ về đề tài tình yêu. Hồ Xuân Hương là trường hợp tiêu biểu. Xuất phát từ cuộc
đời thực của nữ sĩ họ Hồ ta thấy ở bà điều đau khổ nhất lưu vết trong thơ Nôm của
bà là nổi đau tình duyên trắc trở, người phụ nữ dù có mạnh mẽ có ngang ngạnh đến
đâu có “Xiên ngang mặt đất hay đâm toạc chân mây” cũng cần một nơi nượng tựa
về tinh thần đó là tình yêu, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đa tài nhưng cũng là
người muộn chồng, khi lấy chồng thì cũng chỉ là làm lẽ, làm lẽ đến hai lần và đều
chịu cảnh chồng chung bà hai lần lấy chồng và cả hai lần đều làm lẽ, một lần lấy lẽ
Tổng Cóc, một lần làm lẽ Phủ Vĩnh Tường.
Hồ Xuân Hương làm lẽ lần đầu với Tổng Cóc, một cường hào dốt chữ ,vì
vậy chẳng có sự cân xứng và cũng chẳng có tình yêu nên khi chồng chết Hồ Xuân
Huương có làm thơ khóc chồng nhưng với lời lẽ trào phúng dí dỏm chứ không đau
xót thật sự của một người vợ mất chồng:
Chàng Cóc ơi ! chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khuôn chuột dấu bôi vôi
(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường – Hồ Xuân Hương)
Khóc chồng mà không có vẻ gì thương xót, đau lòng. Tiếng khóc pha chút
tưng tửng, cười cợt, giễu nhại. Nhưng trên hết nó là lời tuyệt tình nhắn gửi đến
24
người chồng phụ bạc, nhẫn tâm: Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, điều này khẳng
định dứt khoát chấm dứt tình cảm vợ chồng giữa hai người bằng hình ảnh “Dấu bôi
vôi” đó một quan niệm dân gian nếu bôi vôi vào lưng cóc thì đi đâu rồi cóc cũng lại
tìm về, nhưng với Xuân Hương dấu bôi vôi cũng mất rồi. Ngàn vàng khôn chuộc,
có đem ngàn vàng ra mà chuộc cũng không chuộc lại được mối tình ấy nữa.
Cuộc hôn nhân thứ hai của Hồ Xuân Hương sau Tổng Cóc là Phủ Vĩnh
Tường nhưng vẫn là cảnh làm lẽ, mà Hồ Xuân Hương đã từng “chém”, nhưng hôn
nhân tình yêu dường như không dành cho Hồ Xuân Hương và một lần nữa bà lại
khóc chồng . Ông Phủ Vĩnh Tường rất yêu chiều Hồ Xuân Hương và coi trọng bà là
bạn văn chương. Tuy nhiên hạnh phúc ngắn ngủi với ông Phủ Vĩnh Tường chẳng
kéo dài được bao lâu.
Vậy là cuộc đời của con người tài hoa bạc mệnh Hồ Xuân Hương lại gặp
sóng gió khi ông Phủ Vĩnh Tường đột ngột qua đời sau khi kết duyên với bà vỏn
vẹn được hai mươi bảy tháng. Cái chết của ông Phủ Vĩnh Tường để lại cho Hồ
Xuân Hương một nỗi thương xót khôn nguôi. Bà đã làm bài thơ Khóc ông Phủ Vĩnh
Tường với lời lẽ chân thành, tình nghĩa, tiếc nuối:
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi
Cái nợ ba sinh đã trả rồi
Chôn chặt văn chương ba thước đất
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn khép lại rồi
Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi.
(Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường- Hồ Xuân Hương)
Cuộc đời của Hồ Xuân Hương là một cuộc đời thử thách, đấu tranh tư tưởng
khi tuổi mới lớn, hai lần lấy chồng rồi ở giá, nhưng Hồ Xuân Hương là một phụ nữ
nhạy cảm, dễ rung động và luôn trên hành trình tìm kiếm tình yêu nhưng càng tìm
lại càng rơi vào bi kịch tình yêu cho nên nữ sĩ rơi vào một trạng thái chai lì và
ngang ngạnh, cả cuộc đời Hồ Xuân Hương đang tìm kiếm cho chính mình đối tượng
tình yêu mà xung quanh bà vẫn trống không và phù phiếm.
25
2.1.2. Đề tài về thân phận người phụ nữ
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài
được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Nền văn
học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX đề cập đến người phụ nữ cũng chỉ nói đến thân
phận và nổi đau của họ. Vì vậy các nhà thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX
mà tiêu biểu là Hồ Xuân Hương ở thế kỉ XVIII viết về đề tài này, thân phận người
phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương mang nổi đau làm lẽ, chồng chung, chửa hoang,
muộn chồng chồng chết…và trong những nỗi đau này có những nổi đau của Hồ
Xuân Hương, nên hơn ai hết viết về đề tài này Hồ Xuân Hương viết với tất cả sự
chân thành, lòng xúc động xót thương và thương cho cả chính bản thân mình
.Những tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ hiện lên là hình ảnh những con
người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại
bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Phụ thuộc vào sự bó buộc của xã hội phong
kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những
chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ
đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc
sống cũng như khẳng định giá trị của bản thân, họ là những người có tài, có tình
có ý chí và nghị lực :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Người con gái ở đây tự cảm nhận được vẻ đẹp của mình, yếu tố tự sự là nhà
thơ kể về thân phận của mình “Thân em vừa trắng lại vừa tròn.Bảy nổi ba chìm với
nước non” là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những
người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của
chiếc bánh trôi nước: ba chìm bảy nổi.
Yếu tố trữ tình thể hiện ở chỗ nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm, cảm
xúc trước cuộc sống, họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không
có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định,
26
dù cho khó khăn vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung
của mình.
Phản ánh nỗi đau khổ, tủi nhục mà người phụ nữ phải chịu đựng nhưng qua
chùm thơ “ Tự Tình ”, người đọc cũng có thể hình dung ra được thân phận đau khổ
và bi kịch về tình duyên của nhân vật trữ tình:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
(Tự Tình II – Hồ Xuân Hương)
Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được viết theo ngôn ngữ Nôm
thuần Việt, bài thơ viết về cuộc đời của chính bản thân mình. Đó cũng là số phận
chung của những người phụ nữ trong xã hội đương thời. Một tâm trạng buồn đau,
oán hận, cô độc, lẻ loi trong màn đêm vắng lặng. Cùng với sự bẽ bàng, tủi hổ.
Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi, tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc
không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết. Qua thơ bà ta thấy thân phận lẻ mọn,
tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con, nghe thật xót xa đến tội nghiệp. Hồ
Xuân Hương vẫn luôn thể hiện sự mạnh mẽ của mình là hình ảnh người phụ nữ biết
vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã mà vẫn:
…Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn…
(Tự tình II – Hồ Xuân Hương)
Viết về nỗi khổ của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết được những điều
mà không mấy ai viết được. Nhà thơ chưa nói đến toàn bộ nỗi khổ của họ mà chủ
yếu bà đi sâu vào những nỗi đau tình duyên lận đận mà suốt cuộc đời vẫn mãi đi
tìm. Nhưng những bài thơ trên của Hồ Xuân Hương đã hòa vào tiếng nói chung của
văn học đương thời để nói lên tiếng nói về cuộc đời đầy bất hạnh của người phụ nữ.
27
Cam chịu là nét cơ bản trong phẩm chất của người phụ nữ thời phong kiến,
nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận người phụ nữ, bà đã dám tiên
phong đứng lên đấu tranh vì lẽ phải và vì muốn thoát ra những ràng buộc khắc khe
của lễ giáo, họ không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ chật hẹp của Luật Tam tòng
cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: “Tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước
đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn
là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời của mình mà
không thể thoát ra được. Nhưng Hồ xuân Hương muốn thay đổi và khẳng định thân
phận của mình một cách táo bạo, người phụ nữ muốn thoát ra khỏi quy định khắt
nghiệt của lễ giáo:
Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu
(Đề đền Sầm Nghi Đống- Hồ Xuân Hương)
Nhưng mặt khác, nó cũng thế hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận
của Hồ Xuân Hương, bà muốn vượt ra khuôn khổ chật hẹp tù túng để tung hoành
thể hiện mình, bà tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của Sầm
Nghi Đống.
“Bà chúa thơ Nôm kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất trong văn học trung
đại Việt Nam, mà lại hai lần độc đáo, vì đó là một phụ nữ đã dám “Ví đây đổi phận
làm trai được ”, và Xuân Diệu cho rằng thực sự nàng đã làm trai rồi, ngay trong chế
độ cũ. Thơ của người dám làm trai ấy lại hết sức phụ nữ, người đàn bà ấy đã cất
tiếng lên thì đố ai đã nghe một lần lại có thể quên được, quên nổi… [21, tr.6]
Hồ Xuân Hương vốn là người phụ nữ mạnh mẽ, cá tính nên dám đả kích vào
đấng trượng phu, quân tử dởm, coi thường bọn mày râu không có phẩm chất cốt cách
nam nhi, nhà thơ đã cất tiếng nói phản kháng bởi sự dồn nén của tư tưởng lễ giáo
phong kiến khiến thân phận người phụ nữ luôn bị phụ thuộc và bị coi thường. Hồ
Xuân Hương đã đáp trả lại thói đời trọng nam khinh nữ đó, bà đã dùng ngòi bút để tố
cáo triệt để những bất công của xã hội không cho người phụ nữ được tự quyết định
cuộc sống của mình mà phải lệ thuộc và khẳng định bản thân có thể thay đổi số phận .
Dương Quảng Hàm cho rằng: “ Vì có số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên
28
trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chan
chứa tình tự...” [ 21, tr.5- 6 ].
Thân phận người phụ nữ hiện lên trong thơ Nôm Đường luật của Trần Tế
Xương cũng vất vả, gian nan nhưng cách thể hiện có khác Hồ Xuân Hương, với Hồ
Xuân Hương bà trực tiếp nói đến thân phận mình và thân phận cho những người
phụ nữ cùng cảnh ngộ, nhưng ở Trần Tế Xương là chính nhà thơ tự nói lên thân
phận của người phụ nữ đó với sự đồng cảm chân thành nhất và hình ảnh mà Tú
Xương biểu lộ tình cảm là người vợ của chính mình như là một lời tri ân, nịnh vợ.
Với Trần Tế Xương, ông đứng ở khía cạnh một người đàn ông, cảm thông, thương
xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xử bất công, luôn chịu cơ cực gian truân
nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không
(Thương vợ - Trần Tế Xương)
Nhà thơ sử dụng chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi
quãng vắng”, “buổi đò đông” đó là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến không quản ngại khó khăn, vật lộn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con.
Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến,
chấp nhận không kêu ca, oán thán. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một
người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu của
người phụ nữ Việt Nam.
“Thương vợ” của Tú Xương, ta thấy bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ,
bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, có lẽ cũng xuất phát từ tình thương
yêu dành cho chồng con ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì
chồng con. Đồng thời đây cũng là thân phận của người phụ nữ, mà đã là thân phận
thì “âu đành chịu”.
29
Đó là hiện thân cho những khổ đau của thân phận người phụ nữ trong xã hội
xưa và đó cũng là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam,
biết hi sinh, cam chịu nhưng đồng thời cũng biết vươn lên vượt ra ngoài khuôn khổ
chật hẹp tù túng để có cuộc sống hạnh phúc mà mình hằng khao khát.
2.1.3. Đề tài về thiên nhiên
Sơn thủy hữu tình là cảm hứng của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này, sự
hiện diện của thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật chứng tỏ thiên nhiên là đề tài
không thể thiếu trong thơ để thể hiện những tâm sự, u uẩn nổi lòng và thiên nhiên
có khả năng làm vơi đi nổi buồn. Các nhà thơ xem thiên nhiên là bạn tâm tình là tri
kỉ, thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau. Thiên nhiên là hệ thống đề tài
xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật.Thiên nhiên
ở đây mang vẻ đẹp bình dị nhưng không kém phần mĩ lệ, có thể nhà thơ lánh đục về
trong xem thiên nhiên như bạn tâm tình, xem thiên thiên là hương vị trữ tình sâu
lắng. Thiên nhiên được cảm nhận qua các nhà thơ: Hồ Xuân Hương, Nguyễn
Khuyến, Nguyễn Công Trứ. Thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật không phải là
cảnh sắc hoành tráng, hùng vĩ mà thường là những cảnh sắc dân dã, bình dị đời
thường được các nhà thơ cảm nhận xung quanh cuộc sống của chính bản thân mình,
qua thiên nhiên các nhà thơ thể hiện tấm lòng của mình với quê hương, đất nước.
Đề tài thiên nhiên giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX phải kể đến đầu tiên đó là
Nguyễn Khuyến. Nhà thơ Xuân Diệu với công trình nghiên cứu “Các nhà thơ cổ
điển Việt Nam” đã gọi Nguyễn Khuyến là: “Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt
Nam”. Nguyễn Khuyến nức danh nhất trong thơ Nôm Đường luật viết về thiên
nhiên là chum thơ thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Thu điếu- Nguyễn Khuyến)
30
Bài thơ Thu Điếu đã thể hiện tấm lòng của nhà thơ với thiên nhiên. Cảnh sắc
mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nhưng nét vẽ xa,
gần rất tinh tế và gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu,
tiếng cá “đớp động” dưới chân bèo – đó là tiếng thu dân dã trong trạng thái tĩnh
lặng của mùa thu, lấy động để nói tĩnh là đặc sắc trong “ chùm thơ thu ”của Nguyễn
Khuyến, cảnh sắc dân dã là đặc trưng mùa thu của đồng quê vùng Bắc Bộ và đó là
tiếng lòng của nhà thơ với quê hương đất nước:
Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè.
(Thu Ẩm – Nguyễn Khuyến)
Thu ẩm là thu trong mắt người uống rượu. Nhà thơ một mình đối diện với
bầu rượu trong đêm thu vắng với tâm trạng buồn bã, day dứt không nguôi trước vận
nước rối ren, đành mượn vài chén rượu giải khuây, nhưng càng uống lại càng thấy
nỗi niềm đó hiện ra rõ rệt hơn, làm lảo đảo đến cả cảnh vật đêm thu. Cảnh sắc thiên
nhiên trong bài thơ bình dị, dân dã và sự im lìm của cảnh vật đã thể hiện được tâm
tư nhà thơ trĩu nặng trước cảnh đất nước bị lũ giặc ngoại xâm giày xéo:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến)
31
Đó là cảnh sắc thiên nhiên về mùa thu của Nguyễn Khuyến, còn cảnh sắc
thiên nhiên về mùa hè của Nguyễn Khuyến cũng có sự khác biệt, có vẻ rộn ràng hơn
với tiết trời oi bức, tiếng dế kêu thiết tha:
Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thật oi ả,
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.
Nỗi ấy ngỏ cùng ai,
Cảnh này buồn cả dạ.
Biếng nhắp năm canh chầy,
Gà đã sớm giục giã.
(Than mùa hè – Nguyễn Khuyến )
Cảnh ngày hè nóng bức, với tiếng dế kêu thiết tha và đàn muỗi thì bay tơi tả.
Tiếng kêu ấy là tấm lòng rạo rực bất an của nhà thơ về đất nước,cảnh một đêm hè
nóng nực, bức bối ở nông thôn. Nhưng đó là cách nói của Nguyễn Khuyến, mượn
hình ảnh thiên thiên để nói lên tâm trạng của con người trong công cuộc chiến đấu
chống thực dân Pháp trên đất nước ta khi ấy cũng đang nặng nề, tăm tối và nóng
bức như cảnh mùa hè vậy.
Trong thơ Hồ Xuân Hương, thiên nhiên được thể hiện khá nhiều, cảnh thiên
nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương trở nên tươi tắn, đậm đà pha chút phong vị trào
phúng, hóm hỉnh. Bà rất yêu thiên nhiên, cảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân
Hương chỉ là những cảnh bình dị, hình khối, màu sắc, âm thanh, cây cối, trăng,
giếng…nhờ tấm lòng yêu thiên nhiên mà Hồ Xuân Hương mang đến cho thiên
nhiên chất xúc tác để rồi cảnh thiên nhiên bình dị đó bừng lên một cách lạ thường:
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
(Đèo Ba Dội – Hồ Xuân Hương)
32
Thiên nhiên trong bài thơ là hình ảnh về vùng đất Bỉm Sơn được mở ra trước
mắt người đọc toàn cảnh là đèo “Một đèo, một đèo, lại một đèo”. Nhà thơ ngạc
nhiên bởi thiên nhiên ban tặng cho con người cảnh sắc bình dị nhưng rất tuyệt vời
“ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Không gian mênh mông, hiu quạnh càng
làm cho lòng nữ sĩ buồn bã cô đơn. Nhưng cũng chính nơi heo hút, mênh mông, đèo
dốc, cheo leo ấy đã thôi thúc người nữ thi sĩ muốn được trèo lên và khám phá, chinh
phục phong cảnh thiên nhiên đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Để rồi
khẳng định, nhắn gửi với mọi người:
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
Hình tượng trăng cũng xuất hiện trong thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân
Hương và với cái nhìn của người yêu thiên nhiên thì trăng cũng rất ngon lành như
trái cây chín đỏ:
Một trái trăng thu chín mỏm mòm
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm
(Hỏi trăng – Hồ Xuân Hương)
Cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương tươi tắn, đậm đà và khoẻ mạnh. Con
người Xuân Hương không thích cái thứ màu u ám báo hịệu sự tàn tạ của cuộc đời,
cũng không thích cái màu hiu hắt cô đơn. Màu sắc trong thơ Xuân Hương là màu
sắc bình dị của trái cây chín đỏ. Đó như là màu xôn xao, rực rỡ của một cuộc sống
đang trỗi dậy:
Một trái trăng thu chín mõm mòm
Này vừng quế đỏ, đỏ lòm lom.
Cũng như thơ Đường, cảnh thiên nhiên trong Bà Huyện Thanh Quan mang
phong vị buồn nhưng cũng rất dễ khơi gợi được tình cảm của con người:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
33
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?".
(Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan)
Bài thơ đầu tả ánh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hai chữ "bảng lảng"
có giá trị tạo hình đặc sắc: ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức
tranh một buổi chiều thấm buồn trong lòng của kẻ xa xứ và vẫn luôn nhớ về quê
hương, nhớ những cảnh sắc thiên nhiên dân dã nhưng thắm đượm tình người, thiên
nhiên và con người hòa quyện vào nhau, vì vậy đứng trước thiên nhiên con người
thường biểu lộ tâm trạng của mình và xem thiên nhiên là bầu bạn là tri âm tri kỉ.
Thiên nhiên không chỉ được cảm nhận với màu sắc trữ tình như trên mà thiên
nhiên còn được cảm nhận với giọng thơ trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến:
Mặt nước mênh mông nổi một hòn
Núi già nhưng tiếng vẫn còn non,
Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc,
Ghềnh đá long lanh ngấn chửa mòn.
Một lá về đâu xa thẳm thẳm,
Nghìn nhà trông xuống bé con con.
Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa?
Chống gậy lên cao gối chẳng chồn!
(Vịnh núi An Lão)
Bài thơ gợi cho người đọc phong cảnh ở tầm cao và không gian bát ngát của
núi an Lão, một phong cảnh kì thú mà tạo hóa ban tặng.
Thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX rất nhiều nhà thơ
miêu tả những danh lam thắng cảnh của đất nước: Đèo Ngang, Đèo Ba Dội, đèo Hải
Vân, thành Thăng Long, chùa Trấn Bắc, đài Khán Xuân…Tất cả nhằm thể hiện
cảnh và tình hòa nhập tạo nên dư vị của cuốc sống và vẻ đẹp hài hòa giữa thiên
nhiên và con người, đây là yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người.
34
Thơ viết về thiên nhiên ở giai đoạn này đã thoát ra khỏi lối thơ vịnh cảnh,
vịnh vật để tiến đến mô tả một bức tranh thiên nhiên đa dạng từ đời sống. sự kết hợp
các yếu tố tự sự và trữ tình của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này đã góp phần tạo
nên sự đa dạng cho thơ viết về thiên nhiên trong thơ trung đại Việt Nam.
2.1.4. Đề tài thế sự
Đề tài nổi bật trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX là vận mệnh đất
nước và vận mệnh con người, gắn với vận mệnh dân tộc. Đề tài thế sự thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà thơ.
“ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, cuộc sống đầy
biến động, con người đứng trước những vấn đề hết sức lớn lao thuộc về vận mệnh
của mình và của xã hội. Văn học không thể ngủ yên trong những đề tài cũ nhỏ bé,
mà phải đổi mới, phải vươn lên những thể tài mới.” [32, tr.23]
Đề tài phản ánh thế sự xuất hiện sớm trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đặc biệt là
trong Quốc âm thi tập nhưng số lượng vẫn chưa nhiều. Đến thời Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Công Trứ về sau thì đề tài này càng được phát triển, trong thơ Nôm của
Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến thì đề tài này là đề tài xuyên suốt trong quá trình
sáng tác thơ Nôm.
Tú Xương là một trong số ít tác giả trong văn thơ trung đại hầu như không
viết về thiên nhiên. Chủ đề - đề tài trong thơ ông mang đậm chất hiện thực, không
úp úp mở mở, nói bóng nói gió xa gần mà ông nhìn thẳng nói thẳng vào cuộc sống,
xã hội và con người.
Với cảm hứng trữ tình đậm nét nhà thơ Tú Xương thường xuyên phản ánh
cuộc sống đời thường của con người, một xã hội nhố nhăng đồi bại, bịp bợm của xã
hội thực dân nửa phong kiến:
Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Long cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
(Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu - Tú Xương)
35
Việc thi cử là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn người tài giỏi
để giúp vua, giúp nước. Nhưng thời đại bấy giờ đất nước đã thực dân Pháp thống
trị, nên việc thi cử trở thành nhố nhăng, đồi bại trong tay bon thực dân. Nhà thơ nói
lên tâm trạng đau đớn, chua xót trước hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng.
Đằng sau tiếng cười châm biếm mang ý nghĩa xã hội sâu xa là tiếng khóc ngậm
ngùi, nuối tiếc cho đất nước và con người trước hiểm họa xâm lăng. Trong thơ ông
có hình bóng con người và xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa, và có hình
bóng những vật mới, những sinh hoạt mới - sản phẩm của xã hội thực dân nửa
phong kiến. Thơ Tú Xương là tiếng nói đả kích, châm biếm sâu sắc và dữ dội vào
các đối tượng mà ông căm ghét đó là bọn thực dân, bọn tay sai, phê phán khoa cử,
phê phán thế lực đồng tiền, lên án những thói hư tật xấu của thời đại. Tất cả thể hiện
tấm lòng của nhà thơ với cuộc sống con người, vận mệnh đất nước và cả con người
nghèo khó trong xã hội:
Người đói, ta đây cũng chẳng no,
Cha thằng nào có, tiếc cho không !
Họ đầy đoạ mãi dân cày cuốc,
Ai xét soi cho cảnh học trò !
Mong được cơm no cùng áo ấm .
Gặp toàn nắng lửa với mưa gio.
Miếng ăn đến miệng là thưa kiện
Lúa rũ chân đê chửa được vò.
(Thề với người ăn xin- Trần Tế Xương)
Tấm lòng của nhà thơ đồng cảm với nổi khổ của người nghèo trong xã hội
Đọc thơ Tú Xương ta thấy được cái đau xót ê chề của người có tài không gặp thời
vận, đồng thời cũng thấy phần nào nỗi đau của dân tộc những năm cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX - thời kỳ đất nước ta hoàn toàn mất chủ quyền. Con người Tú Xương
là con người ưu thời mẫn thế, mang tâm trạng u uất của kẻ mất nước, vì thế ông
luôn trăn trở, day dứt, nổi u hoài trước đất nước xã hội rối ren, con người lầm than
cơ cực.
Văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX có sự lặp lại những đề tài
của các thế kỉ trước, trước hết là đề tài lịch sử, nhà thơ viết về đề tài lịch sử là để
nói lên nổi lòng của mình trước cảnh tượng đất nước rối ren đồng thời qua đó
phản ánh cuộc sống xã hội và con người, phản ánh chiến tranh phong kiến và
những tai họa của chiến tranh mà con người đặc biệt là những người dân vô tội
36
phải gánh chịu. Qua thơ nhà thơ đã thể hiện một trái tim yêu nước, gắn bó máu
thịt với quê hương:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay...
(Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu)
Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu Sương,
Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương.
Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống,
Quay đầu lại hí nhớ tàu Lương.
Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ,
Thà chịu vua ta nắm khớp cương.
Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ,
Làm người bao nỡ phụ quê hương!
(Ngựa Tiêu Sương- Nguyễn Đình Chiểu)
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn, ông viết về nông thôn với tư cách
người trong cuộc nên ông viết về nông thôn rất chân thực và mang dấu ấn riêng.
Những vần thơ của Nguyễn Khuyến luôn thể hiện trái tim ông hòa quyện với những
người dân lao động và với cuộc sống của họ. Ông đã sống với niềm vui của họ và
mơ ước cái họ từng mơ ước. Vì vậy, ông có những vần thơ xuất phát từ tình cảm
chân thành của mình thể hiện tâm trạng nhà thơ lúc nào cũng gắn bó với nhân dân,
đau với nổi đau cùng nhân dân:
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vẽ trò vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
(Hội Tây – Nguyễn Khuyến)
Nguyễn Khuyến là con người gắn bó với nhân dân, đất nước, ông luôn luôn
sống trong trạng thái “biếng nhắp năm canh chầy, gà đã sớm giục giã”, nổi lo lắng
băn khoăn nhất của Nguyễn Khuyến là tình trạng đánh mất lương tri và nhân
phẩm của con người thời đại ông. Ông đã làm hết sức mình để chống lại thảm hoạ
37
đó, đưa con người thoát ra khỏi vũng bùn lầy. Vì vậy thơ ông mang giá trị nhân văn
sâu sắc.
Bức tranh về cuộc sống của những con người ở nông thôn cũng được
Nguyễn Khuyến nhìn nhận theo nhiều góc độ:
Năm ngoái, năm kia đói muốn chết,
Năm nay phong lưu đã ra phết!
Thóc mùa, thóc chiêm hãy còn nhiều
Tiền nợ, tiền công chưa trả hết.
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng,
Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt.
Ta ước gì được mãi như thế,
Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết!
(Cảnh tết – Nguyễn Khuyến)
Đó là niềm vui của người dân khi đón Tết vào lúc sung túc được mùa. Trái với
cảnh Tết ở trên đó là cái buồn của cảnh chợ Tết vào những năm mất mùa đói khổ:
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng.
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xao xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng
(Chợ đồng- Nguyễn Khuyến)
Mong đợi “tin xuân tới” cho dân làng “được bát cơm no". Bài thơ “Chợ
Đồng” là nỗi buồn lo trang trải khắp nơi, le lói một niềm ước mong cho dân nghèo
được ấm no hạnh phúc. Đó là tấm lòng thương dân thường trực trong thơ văn
Nguyễn Khuyến.
2.1.5. Triết lý nhân sinh và khí tiết nhà Nho
2.1.5.1. Triết lý nhân sinh
Triết lý nhân sinh và khí tiết của nhà nho là đề tài quen thuộc xuyên suốt của
thơ ca văn học trung đại. Nhà thơ sáng tác là để thể hiện những băn khoăn, trăn trở
và những trải nghiệm của mình trong cuộc sống. Đề tài triết lý nhân sinh được
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY
Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY

More Related Content

What's hot

LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...https://www.facebook.com/garmentspace
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 

What's hot (20)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAYLuận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 

Similar to Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY

Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY (20)

Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy NghĩaLuận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAYLuận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
 
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
Thời đại, cuộc đời, con người, quan niệm, sự nghiệp sáng tác, thơ của Xuân Di...
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XXLuận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
 
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAYLuận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phươnglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 

Luận văn: Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHAN THỊ THANH THANH SONG TÍNH TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN HUẾ, NĂM 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHAN THỊ THANH THANH SONG TÍNH TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGÔ THỜI ĐÔN HUẾ, NĂM 2016
  • 3. MỤC LỤC Trang phụ bìa……………………………………………………………………...i Lời cam đoan……………………………………………………………….……ii Lời cảm ơn ……………………………………………………………………...iii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Mục đích, ý nghĩa đề tài: ....................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5 5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................6 6. Bố cục luận văn...................................................................................................6 NỘI DUNG ................................................................................................................7 CHƢƠNG 1. THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII – XIX – DIỆN MẠO VÀ THÀNH TỰU......................................................................................................7 1.1. Diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII -XIX.........................................7 1.2. Thành tựu của thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII-XIX.................................12 CHƢƠNG 2. YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ HỆ ĐỀ TÀI VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH ...................................................................................................................................22 2.1. Hệ đề tài.........................................................................................................22 2.1.1. Đề tài tình yêu ........................................................................................22 2.1.2. Đề tài về thân phận người phụ nữ ..........................................................25 2.1.3. Đề tài về thiên nhiên...............................................................................29 2.1.4. Đề tài thế sự............................................................................................34 2.1.5. Triết lý nhân sinh và khí tiết nhà Nho....................................................37 2.1.5.1. Triết lý nhân sinh ............................................................................37 2.1.5.2.Khí tiết nhà Nho...............................................................................40 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Đường luật...................................................42 2.2.1. Cái tôi trữ tình thế sự..............................................................................43 2.2.2 Cái tôi trữ tình đời tư...............................................................................46
  • 4. CHƢƠNG 3. YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN..........52 3.1. Ngôn ngữ .......................................................................................................52 3.1.1 Ngôn ngữ dân tộc ....................................................................................52 3.1.2 Ngôn ngữ hiện thực kết hợp với trào phúng............................................58 3.1.3 Ngôn ngữ bộc lộ sắc thái cá nhân............................................................65 3.1.4 Ngôn ngữ mang dấu ấn của văn học dân gian.........................................71 3.2. Giọng điệu thơ ...............................................................................................77 KẾT LUẬN..............................................................................................................85 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................87
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa đề tài: 1.1. Thơ ca Việt sáng tác trong thời trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó bộ phận thơ chữ Nôm càng về sau càng có nhiều thành tựu. Thơ Nôm Đường luật là một đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam. Đây là một thể loại ngoại nhập và sáng tạo lại, là hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa văn học trung đại Trung Quốc và văn học trung đại Việt Nam. Thơ Nôm Đường luật có thể ra đời vào khoảng thế kỉ XIII, từ đầu thế kỉ XIV trở đi nền văn học chữ Nôm nói chung và thơ chữ Nôm nói riêng mới phát triển đáng kể. Thơ Nôm Đường luật tồn tại các thể gồm: thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bài luật. Thơ Nôm Đường luật là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể Đường luật (gồm cả những bài theo thể Đường luật hoàn chỉnh và những bài theo thể đường luật phá cách – những bài có xen câu lục ngôn vào thơ thất ngôn). Tuy nhiên để thưởng thức được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX cần phải nắm rõ bản chất thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung và cả hình thức nghệ thuật. Một trong những yếu tố tạo nên cái hay của mỗi bài thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố tự sự ” và “yếu tố trữ tình”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt, biểu cảm, giá trị thẩm mỹ khác nhau. Có thể nói rằng tinh hoa Đường Thi đã được vận dụng vào Việt Nam một cách có chọn lọc, ít nhiều thấm nhuần vào tư tưởng thơ ca Việt Nam làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam và khi tiếp nhận các nhà thơ Việt Nam đã chuyển nó thành của riêng mình phù hợp với nền văn hóa của dân tộc. Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn nhận xét:“ Thơ Nôm Đường luật là một thể loại độc đáo bậc nhất của văn học Việt Nam. Một thể loại có nguồn gốc ngoại lai nhưng trong quá trình phát triển lại trở thành thể loại văn học dân tộc…Thơ Nôm Đường luật cũng là một trong những thể loại có thành tựu lớn vào bậc nhất của văn học Việt Nam…nhiều tác giả nức danh nhất văn học Việt Nam là tác giả thơ Nôm Đường luật, nhiều đỉnh cao giá trị của văn học dân tộc thuộc về thơ Nôm Đường luật...” [ 49, tr. 5 ]
  • 6. 2 Trong các loại hình văn học chữ Nôm của nền văn học trung đại Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có vị trí vô cùng quan trọng. Vị trí ấy được khẳng định dựa trên quá trình phát triển trong suốt bảy thế kỷ,từ thế kỷ XIII đến hết thế kỉ XIX. 1.2. Trong tiến trình phát triển của thơ Nôm Đường luật, trải qua nhiều thăng trầm, đến thế kỷ XV được đánh giá là thế kỷ của thơ Nôm Đường Luật, với sự xuất hiện hai cột mốc, đứng ở vị trí hàng đầu là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông. Từ đây dòng thơ Nôm Đường Luật chính thức tồn tại và phát triển với tư cách là một loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo. Đến thế kỉ XVIII và XIX thơ Nôm Đường luật phát triển mạnh với các nhà thơ như: Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến… làm phong phú thêm và tạo bước khởi sắc cho thơ Nôm Đường luật giai đoạn văn học này. Nằm trong hướng nghiên cứu từ góc độ song tính trữ tình, tự sự, luận văn tập trung nghiên cứu thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII- XIX, các tác giả tiêu biểu là : Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương mà điểm trọng yếu là tìm hiểu và xác định những đặc điểm của nó về nội dung và nghệ thuật của 4 tác giả : Hồ Xuân Hương,Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Để tiến đến mục đích đó, luận văn cũng phát họa quá trình phát triển, tái hiện lại diện mạo thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX. Thông qua việc khảo sát các nhà thơ này, luận văn góp phần chỉ ra mối quan hệ giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong thơ Nôm Đường luật giai đoạn này. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật từ góc độ yếu tố tự sự và trữ tình không phải là việc làm mới, nhưng đứng ở thế kỷ XXI, thế kỷ giao lưu và hội nhập thì việc nhìn lại di sản văn học đỉnh cao của dân tộc trong quá khứ để xem xét, đánh giá một cách khoa học, khách quan là một việc làm có ý nghĩa và cần thiết. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII-XIX” làm luận văn thạc sĩ . 2. Lịch sử vấn đề Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có vị trí quan trọng bởi những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả hai phương diện thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lí luận. Vì vậy, rất nhiều nhà nghiên
  • 7. 3 cứu tìm tòi và khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của nó. Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đã quan tâm đến hiện tượng văn học này. Năm 1943, cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm xuất hiện lần đầu. Trong công trình này, từ sự phân tích, tác giả đã rút ra kết luận quan trọng: " Văn Nôm của ta về thế kỷ thứ XIX, so với trước, thật có tiến bộ nhiều (...) các thể thơ, hát nói, song thất, lục bát đều có phần khởi sắc và các văn sĩ ta đã nhiều khi thoát ly cái ảnh hưởng của thơ văn Tàu mà diễn đạt tư tưởng, tính tình một cách thành thực để sáng tạo một nền văn đặc biệt của dân tộc ta" [ 17, tr. 399] Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử gọi đó là “văn chương tự tình”, xem như một cách đối lập với “văn chương trữ tình”, cách gọi đó đã hàm chứa và mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của yếu tố tự sự, trữ tình trong những tác phẩm. Muốn giải bày thổ lộ tình cảm không có con đường nào khác ngoài việc phải kể ra, thuật lại những sự việc liên quan đến tình cảm ấy. Dựa vào quan điểm thi pháp học của Jakobson, Đỗ Đức Hiểu đã tìm hiểu ý nghĩa thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương từ cấu trúc biểu đạt trong bài Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương và ông kết luận "Hồ Xuân Hương sáng tạo một phong cách thơ Đường luật mới" [20, tr.87] Đặc biệt, trong cuốn chuyên luận Thơ Nôm Đường luật, Lã Nhâm Thìn đã nhìn nhận, nghiên cứu về những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật. Khái quát quá trình phát triển của thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến hệ thống chủ đề, đề tài, ngôn ngữ… Sự xuất hiện văn học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng là bước phát triển mới thể hiện tinh thần tự lập, tự cường về mặt văn hóa của dân tộc Việt trong tương quan với văn hóa, văn học Trung Quốc. Điều khẳng định này được thể hiện qua sự vận động và phát triển của dòng thơ Nôm Đường luật thời trung đại theo hướng : Vừa kế thừa Đường luật Hán, vừa tiếp biến và sáng tạo theo tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại. Lã Nhâm Thìn cho rằng: “Thơ Nôm Đường luật là một hiện tượng vừa tiêu biểu, vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ phản ánh những điều kiện, bản chất quy luật của quá trình giao lưu tiếp nhận văn học. Độc đáo bởi thơ Nôm Đường luật tuy mô
  • 8. 4 phỏng thể thơ ngoại lai nhưng lại có vị trí xứng đáng bên cạnh các thể thơ dân tộc”… [49, tr.21] Lã Nhâm Thìn kết luận " Có thể thấy bội số chung nhỏ nhất của các yếu tố cấu thành thơ Nôm Đường luật là tính chất đời thường, sự giản dị, tinh thần tự do và xu hướng tâm trạng hóa. Nói một cách khái quát và ngắn gọn, mã của thơ Nôm Đường luật được xác định bởi tính chất Nôm của thể loại" ... [ 48, tr.142-143] Trương Chính trong bài viết Cha ông ta đã vận dụng các thể loại văn học Trung Quốc như thế nào vào thơ Nôm nhận định: “Cha ông ta khi chuyển sang sáng tác bằng chữ Nôm, đồng thời cũng muốn cởi xiềng xích ra, bắt đầu từ Nguyễn Thuyên...Nếu Hàn luật là thứ thơ Nôm ta thấy thịnh hành ở thế kỉ XV, từ Nguyễn Trãi cho đến đời Hồng Đức thì nó không phải hoàn toàn là thơ luật Đường”[4, tr.3]. Trong quá trình nghiên cứu nhiều nhà nghiên cứu văn học nhận thấy thơ Nôm Đường luật không chỉ áp dụng luật Đường mà nó còn là sự giao lưu, tiếp biến các thể loại của văn học Trung Quốc để tìm ra một lối riêng làm phong phú thêm cho thơ ca Việt Nam. “ Thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa giữa “yếu tố Nôm” và “yếu tố Đường luật”. Hai yếu tố này hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên giá trị của mỗi tác phẩm thơ Nôm Đường luật. Mỗi một yếu tố có những giá trị biểu đạt thẩm mỹ khác nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối, có thể tách ra để nhận diện đặc điểm của thể loại...” [50, tr.141].. Tuy nhiên, trong một bài thơ Nôm Đường luật thường có cả hai yếu tố trên. Tất nhiên mức độ đậm nhạt không giống nhau trong từng bài thơ và từng tác giả thể hiện. Đa số khi đến với thơ Nôm Đường luật người đọc đều thấy được giá trị biểu đạt, giá trị biểu cảm, giá trị thẩm mĩ của từng yếu tố, đồng thời thấy được sự hòa quyện yếu tố tự sự, trữ tình trong thơ làm nên giá trị chung của thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm Đường luật được hình thành khá sớm, có thể bắt đầu từ thế kỉ XIV qua Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi, tuy nhiên mãi đến thế kỉ XVIII, XIX thời kì đỉnh cao của thơ Nôm Đường luật mới phát triển khởi sắc trở lại bởi hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương,Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến. Trần Thanh Đạm nhận định: "Riêng thể thơ luật, tính từ Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh quan cho đến các bài thơ trường thiên liên hoàn của Nguyễn Đình Chiểu (Điếu Trương Định, Điếu Phan Tòng) , các bài xướng họa giữa Tôn Thọ Tường và
  • 9. 5 Phan Văn Trị đến các tác phẩm của Nguyễn Khuyến, Tú Xương về sau, chúng ta cũng chứng kiến một sự nở rộ, đa dạng về nghệ thuật …[12, tr.13] Nhiều công trình nghiên cứu bàn riêng về thành tựu thơ Nôm Đường luật của các tác giả trong giai đoạn này; nhiều luận án Tiến sĩ, luận văn cao học viết về giả trị của thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại Việt Nam nói chung và thơ Nôm Đường luật giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX, nhưng hiếm có công trình nào quan tâm đến mối quan hệ giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong thơ Nôm Đường luật của chặng đường này. Trên cơ sở những tiếp thu thành tựu nghiên cứu của những người đi trước và coi đây là những khám phá mang tính chất tiên phong để định hướng cho việc tham khảo và nghiên cứu, chúng tôi đi vào khảo sát và nghiên cứu tìm hiểu song tính tự sự, trữ tình trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX ( khảo sát các nhà thơ Nôm tiêu biểu của thế kỉ XVIII – XIX như: Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, luận văn tập trung chính vào 4 tác giả: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn khuyến, Trần Tế Xương ) với mong muốn chỉ ra mối quan hệ về tính tự sự, trữ tình trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX. Trên cơ sở thấy được vai trò và vị trí của các nhà thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX trong tiến trình tiếp thu và Việt hóa thơ ca dân tộc, tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật giai đoạn này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu Thơ Nôm Đường luật thế kỷ XVIII- XIX. Tuy nhiên, do yêu cầu của đề tài nên chỉ tập trung ở song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật của các tác giả tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyễn, Trần Tế Xương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu song tính trữ tình, tự sự của các nhà thơ Nôm tiêu biểu thế kỉ XVIII – XIX. Các bình diện được chọn khảo sát bao gồm: hệ thống đề tài, cái tôi trữ tình, ngôn ngữ và giọng điệu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chính: - Phương pháp lịch sử - loại hình : Phương pháp này được vận dụng để tìm hiểu quá trình phát triển, đặc điểm của loại hình thơ Nôm Đường luật.
  • 10. 6 - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Nhìn các yếu tố trong thơ Nôm Đường luật trong tính chính thể, bao gồm các yếu tố trong hệ thống thể loại. - Phương pháp so sánh - đối chiếu : dùng để nghiên cứu những nét tương đồng và riêng biệt trong tư duy nghệ thuật, phương thức thể hiện của các nhà thơ. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng các lý thuyết thi pháp học, văn hóa học… khi trình bày những vấn đề cụ thể. - Vấn đề sử dụng văn bản: Luận văn chủ yếu sử dụng những văn bản đã được phiên âm và những văn bản này đã được nhiều người thừa nhận. 5. Đóng góp của luận văn - Đề tài “Song tính trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII- XIX” bằng cách tiếp cận từ nội dung (hệ đề tài, cái tôi trữ tình) và các phương diện hình thức như ngôn ngữ, giọng điệu. Hy vọng sẽ chỉ ra được những đổi mới thơ Nôm Đường luật trên các bình diện chủ yếu góp phần dân tộc hóa thể thơ này, mở rộng khả năng tiếp nhận của người đọc trong thời trung đại. Kết quả của Luận văn cũng góp phần khẳng định những thành tựu của văn học chữ Nôm nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng trong tiến trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX diện mạo và thành tựu. Chương 2: Yếu tố trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ hệ đề tài và cái tôi trữ tình. Chương 3: Yếu tố trữ tình, tự sự trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX nhìn từ phương thức thể hiện.
  • 11. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII – XIX – DIỆN MẠO VÀ THÀNH TỰU 1.1. Diện mạo thơ Nôm Đƣờng luật thế kỉ XVIII-XIX “ ...Thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh có cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách- những bài có chen câu ngũ ngôn,lục ngôn vào bài thơ thất ngôn... ” [48,tr.141] Nhà nghiên cứu Lã Nhâm Thìn cho rằng : “…, diện mạo thơ Nôm Đường luật là diện mạo dường như không có tuổi ấu thơ chập chững cũng như không có tuổi già…” [49, tr. 5] Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVII, thơ Nôm Đường luật không phải là không có những thành tựu. “ ...Nhìn chung đó là năm thế kỉ phát triển có nhiều thành tựu của thơ Nôm Đường luật. Tuy nhiên trong năm thế kỉ đó, thơ Nôm Đường luật đã qua hai chặng có những đặc điểm riêng khá rõ. Giai đoạn Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương là giai đoạn đi từ thể nghiệm đến ổn định đồng thời cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thể thơ này. Giai đoạn sau Hồ Xuân Hương là giai đoạn tiếp tục sự phát triển của thơ Nôm Đường luật, thành tựu không bằng trước nhưng vẫn có những đóng góp to lớn…” [ 49, tr.39] Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX vẫn gồm hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, cả hai đều phát triển, tuy nhiên giai đoạn này nền văn học chữ Nôm phát triển rực rỡ hơn sau hơn một thế kỉ không có gì đặc sắc. Ngày nay nói đến thành tựu văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX, chủ yếu nói đến văn học chữ Nôm, mặc dù văn học chữ Hán không phải là không có những thành tựu đáng kể. Diện mạo của thơ Nôm Đường luật được khởi sắc là phải kể đến các tác giả tiêu biểu của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Lã Nhâm Thìn nhận xét: “ Hồ Xuân Hương gần như là trường hợp duy nhất không viết với bất cứ một ánh sáng của học thuyết tôn giáo nào, không một học thuyết chính trị nào từ phía trên dọi xuống. Hồ Xuân Hương là sự giải tỏa hoàn toàn
  • 12. 8 khỏi giáo điều phong kiến…Với thơ Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật không còn ở địa vị “đẳng cấp trên” trong hệ thống thể loại văn học trung đại, và với nhà thơ, thể thơ Đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm cao qúy để đi vào cuộc sống đời thường…” [49, tr.46] . Hồ Xuân Hương tố cáo chế độ đa thê và nổi đau thân phận của người phụ nữ. Bài thơ “Làm lẽ ” của Hồ Xuân Hương đả kích mạnh mẽ vào chế độ đa thê và là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc lứa đôi cho người phụ nữ : Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng. Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Năm thì mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công, Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong. (Làm lẽ - Hồ Xuân Hương) “Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóa đồng thời chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại. Xu hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật là xu hướng mạnh mẽ nhất trong sáng tác của Hồ Xuân Hương. Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật không còn địa vị ở đẳng cấp trên trong hệ thống thể loại văn học trung đại, và với nhà thơ, thể thơ Đường luật đã rời xa phong cách trữ tình trang nghiêm, cao quý để đi thẳng vào cuộc sống đời thường, đó là một cuộc cách tân đầy ý nghĩa” [49, tr.46] Góp phần tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX là Nguyễn Công Trứ, nhà thơ thể hiện chí nam nhi, cảnh nghèo…thơ Nôm Nguyễn Công Trứ mang đậm dấu ấn thời đại rõ nét, sáng tác của Nguyễn Công Trứ toàn thơ Nôm, chỉ có một bài chữ Hán là bài Tự Trào. Cách diễn đạt của Nguyễn Công Trứ trong thơ Nôm bình dị, mộc mạc, lời thơ gần gũi với người dân, nhiều bài thơ mang dáng vóc của bài ca dao, tục ngữ : Một lưng một vốc kém chi mô, Cho biết chanh chua khế cũng chua. Ðã chắc bữa trưa chừa bữa tối,
  • 13. 9 Mà tham con giếc tiếc con rô. Trăm điều đổ tội cho nhà oản, Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa. Khó bó cái khôn còn nói khéo, Dầu ai có quấy vấy nên hồ. (Trò Đời - Nguyễn Công Trứ) Đến giai đoạn nửa thế kỉ XIX đất nước có những biến động lớn, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước chống Pháp, người có tấm gương sáng về lòng yêu nước và trách nhiệm của người cầm bút trong ý thức sáng tác của mình : Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Dương Từ - Hà Mậu) Những bài thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu phản ánh kịp thời những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc, thể hiện tấm lòng yêu nước của các nghĩa sĩ, và người nông dân yêu nước.Tinh thần yêu nước, chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn sáng mãi trong lòng người dân Nam Bộ ông mãi mãi là “Ngôi sao sáng trên bầu trời Nam Bộ” Một gương mặt tiêu biểu tạo nên diện mạo thơ Nôm Đường luật thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XIX là Nguyễn Khuyến – Thơ Nguyễn Khuyến có sự kết hợp giữa trào phúng và trữ tình tạo nên những vần thơ mang diện mạo riêng: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra hoa, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa Đầu trò tiếp khách, trầu không có Bác đến chơi đây ta với ta (Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến) Thơ Nôm Nguyễn Khuyến để lại ấn tượng sâu sắc, là nhà thơ của làng mạc và dân quê và là nhà thơ cổ điển của mùa thu làng cảnh Việt Nam. “Tài năng của
  • 14. 10 Nguyễn Khuyến là ở chỗ, ông chiếm lĩnh được thơ Đường luật, chiếm lĩnh được quan niệm “thi trung hữu họa”, chiếm lĩnh được khả năng diễn đạt đến đỉnh cao trong khả năng gắn bó với quê hương đất nước” [2, tr.283] Trần Tế Xương sáng tác vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, là nhà thơ tiêu biểu trong dòng thơ Nôm Đường luật giai đoạn này. Ông tiếp tục xu hướng trào phúng và trữ tình như Nguyễn Khuyến, trào phúng của Nguyễn Khuyến là trào phúng ở nông thôn, nhưng với Tú Xương là xã hội thực dân phong kiến ở thành thị. Nhà thơ Tú Xương không nhằm vào mục đích ngôn chí, thuật hoài mà thể hiện sự ung dung tự tại của một nhà Nho trước một xã hội đảo điên và thể hiện cái ngông nghênh tự mãn của một con người thị dân: Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh. Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè trai gái đủ tam khoanh. Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành. (Tự cười mình- Trần Tế Xương) “Tú Xương có tinh thần dân tộc rất sâu sắc…con người của Tú Xương là con người ưu thời mẫn thế, mang tâm trạng u uất của một kẻ mất nước và hoa sen trong tâm hồn luôn luôn bị vẫy bùn lên. Trằn trọc, trăn trở linh hồn cùng thân thể” [9, tr.246 ] Thơ bắt nguồn từ chính cuộc sống, các nhà thơ không chỉ bằng lòng với việc dùng chữ Hán để sáng tác mà tích cực sử dụng chữ Nôm, dùng ngôn ngữ dân tộc để sáng tác, do dó bộ phận văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ. Việc dùng chữ Nôm cũng là biểu hiện lòng tự hào về dân tộc, đề cao tiếng nói của dân tộc. Trong thể thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX chúng ta gặp những đề tài phổ biến của văn học giai đoạn trước, đó là thể tài vịnh sử và vịnh thiên nhiên, nhưng giai đoạn này các nhà thơ không còn ngụ ý của những bài học về đạo đức. Nhà thơ viết về thiên nhiên là để nói lên xúc cảm của mình trước những đối tượng ấy, đồng thời qua đó bộc lộ nhận thức của mình về những vấn đề của cuộc sống. Đề tài cơ bản trong thơ
  • 15. 11 Nôm Đường luật giai đoạn này chủ yếu là những vấn đề thiết yếu của cuộc sống, các nhà thơ viết về chiến tranh phong kiến, những tai họa của nó như trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Đình Chiểu hay các nhà thơ viết về sự thối nát của giai cấp phong kiến thống trị, về cuộc sống khổ cực của nhân dân trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Thơ Nôm Đường luật đã bắt đầu thoát khỏi loại thơ Thi ngôn chí để quay trở lại phản ánh hiện thực đời sống đa dạng của con người. Do thay đổi cảm quan thơ, nên mặc dù sáng tác bằng thể thơ Đường luật, một thể thơ vốn có nhiều quy phạm chặt chẽ, gắn với quan niệm của nhà Nho, nhưng các nhà thơ viết thơ Nôm Đường luật ở Việt nam đã sáng tạo lại và có những cách tân đáng kể, đưa thơ về gần với cuộc sống hơn. Đây cũng là quá trình dân tộc hóa và dân chủ hóa thể thơ Đường luật ở Việt Nam. Thành tựu của thơ Việt Nam ở thời kỳ này có những đóng góp tích cực của các nhà thơ Nôm Đường luật như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Dương Từ - Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu) Hai câu thơ mang đến cho ta một quan niệm văn chương thời trung đại, đó là quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù ông không thể cầm giáo và đánh giặc thì ông sẽ cầm bút để tấn công địch trên mặt trận tư tưởng tinh thần. Có thể nói rằng tính chất thời sự đã chi phối đời sống dân tộc và làm thay đổi diện mạo thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX, giai đoạn thế kỉ XVIII thơ Nôm Đường luật thường hướng vào đời sống riêng tư của con người như giải phóng tình cảm cá nhân, khát vọng tình yêu, quyền sống của con người và đấu tranh chống lại các thế lực vùi dập con người, tiêu biểu trong thơ Hồ Xuân Hương, hay cảm quan hoài cổ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan…nhưng tất cả những nội dung trên bước sang thế kỉ XIX dường như biến mất để nhường bước cho sự phát triển một chủ đề mới có tính thời sự hơn. Đó là chủ để yêu nước trong thơ văn cụ thể là văn chương yêu nước chống Pháp trong thơ Nguyễn Đình Chiểu. Ông đã thay đổi chủ đề văn học cho thời kì này đó là không đề cập đến nội dung giáo huấn đạo đức chung chung cho con người mà nhà thơ chuyển sang đề tài phản ánh cuộc sống của những người dân trong nổi đau đất nước bị chia cắt, kêu gọi nhân dân đứng lên chống giặc, dù thay đổi nội dung nhưng truyền thống nhân đạo và hiện thực thì vẫn luôn tồn tại và
  • 16. 12 manh nha sang thế kỉ XIX, nó đã trở thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ đó là truyền thống yêu nước. Dù truyền thống này không phải là mới nhưng truyền thống này đi vào thơ Nôm Đường luật của các nhà thơ Nôm tiêu biểu của thế kỉ này một diện mạo mới đó là văn học phục vụ chính trị và khi thơ Nôm Đường luật là công cụ đấu tranh chống xâm lược. Với Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương theo xu hướng dân tộc hóa và thậm chí trên con đường đi đến hiện đại hóa văn học, đặc biệt là Hồ Xuân Hương theo xu hướng dân chủ hóa thể thơ Đường luật một cách mạnh mẽ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến là hai tác giả đã chuyển thơ Nôm Đường luật từ văn học trung đại sang văn học cận – hiện đại. Do sự phát triển của xã hội, để đáp ứng nhu cầu phản ánh và nhu cầu thưởng thức mới, văn học dân tộc xuất hiện những thể loại khác thực hiện tốt chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ mà Đường luật Nôm không vươn tới. Sinh mệnh nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật chấm dứt khi chữ Nôm không còn được dùng trong sáng tác. Thơ Nôm Đường luật giai đoạn cuối thế kỉ XIX có thành tựu nổi bật đó là sự kế thừa truyền thống và cách tân làm cho lối diễn dạt bớt chung chung, ước lệ mà thay vào đó các nhà thơ bám sát đời sống như thơ trào phúng của Trần Tế Xương và Nguyễn Khuyến tố cáo hiện thực, tạo nên tiếng cười và chất sống của nó có phần nổi rõ hơn trong thơ trữ tình, các bài thơ tố cáo hiện thực xã hội xuất phát từ hiện thực đời sống để khi đọc thơ ta có thể hiểu được những vấn đề cuộc sống đâng đặt ra. Trong thơ Nôm Đường luật từ thế kỉ XVIII – XIX, chúng ta thấy các nhà thơ đã kết hợp hài hòa các yếu tố tự sự và trữ tình, làm cho trung đại Việt Nam thoát dần ra khỏi loại thơ Tự tình để chuyển sang loại thơ trữ tình, đưa thơ về gần với đời sống, có khả năng biểu đạt những trạng thái đa dạng của tâm hồn người Việt. “Điều quan trọng nhất là thơ Nôm Đường luật đã mang một chức năng văn học mới, chức năng thẫm mĩ mới, khẳng định sự tồn tại không thể thay thế của thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam. Cốt lõi của quá trình thơ Nôm Đường luật là quá trình tạo thành chức năng văn học, chức năng thẫm mĩ mới của thể loại” [49, tr.51] 1.2. Thành tựu của thơ Nôm Đƣờng luật thế kỉ XVIII-XIX Văn học trung đại giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX phát triển rực rỡ và đây được coi là giai đoạn phát triển mạnh của văn học trung đại Việt Nam, thành công
  • 17. 13 cả về mặt nội dung, nghệ thuật và cả thể loại cũng như có sự chuyển biến trong tư tưởng sáng tác của các nhà thơ. Bộ phận văn học chữ Nôm lúc này phát triển nhanh, đặc biệt là thể thơ Nôm Đường luật, góp phần thể hiện phong phú những nội dung mà thời đại đang đặt ra và có những cách tân đáng kể về mặt hình thức biểu hiện. Góp phần tạo nên thành tựu rực rỡ của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này phải kể đến các tên tuổi tiêu biểu Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Thơ Nôm Đường luật thường diễn tả tâm trạng hay một cảm xúc nào đó của nhà thơ trước cuộc sống. Dung lượng của thể loại hạn chế và cách luật chặt chẽ. Tuy nhiên các nhà thơ sáng tác thơ Nôm Đường luật không chấp nhận những quy phạm của thể loại, tìm cách phá vỡ quy phạm ở những phương diện có thể thay đổi được để thể hiện khả năng sáng tạo dồi dào của họ và đưa thơ về gần với hiện thực đời sống. Nhiều nhà thơ đã có những cách nhìn mới về hiện thực cuộc sống, về con người. Cái nhìn đa dạng đã bắt đầu được khơi mở tạo ra những biến đổi mới trong thế giới nghệ thuật thơ. Dưới ngòi bút của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật được vận dụng theo hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ thể tài cho phép, bà vận dụng những câu thơ đối nhau trong thể thơ Nôm Đường luật để tạo ra những thế đối lập, tương phản dùng vào mục đích chính trào phúng và đả kích những bất công, thối nát của xã hội. Bà đã đưa một thể thơ vốn đài các, trang trọng sang một nội dung thông tục, hàng ngày của cuộc sống vào văn học một cách tự nhiên, bộc lộ khát vọng thành thực trong cuộc sống. Thơ Nôm Đường luật của bà Huyện Thanh Quan lại xuất hiện dưới dạng cổ điển, niêm luật chặt chẽ, nội dung trang nhã và âm hưởng thơ dồi dào, hấp dẫn. Điều này tạo cho diện mạo thơ Nôm Đường luật một nét riêng, độc đáo nhưng không kém phần sâu sắc. “Là một thể loại văn học, thơ Nôm Đường luật có “sinh mệnh nghệ thuật” riêng. Về cơ bản “ Sinh mệnh nghệ thuật ” thơ Nôm Đường luật chấm dứt khi chữ Nôm Không còn được dùng trong sáng tác… ” [49 tr.51] Nhìn chung thơ Nôm Đường luật giai đoạn này phát triển rực rỡ cả về số lượng lẫn chất lượng và đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật đáng kể đánh dấu một mốc son sáng chói cho văn học trung đại Việt Nam. Lã Nhâm Thìn chia làm ba giai đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn cuối, phát triển trong bảy thế kỉ từ thế kỉ XIII đến hết thế kỉ XIX. Trong quá trình phát triển thơ Nôm
  • 18. 14 Đường luật các nhà thơ trung đại không ngừng tiếp thu những tinh hoa Đường luật của Trung Quốc, họ biết Việt hóa sáng tạo chứ không hề rập khuôn sao chép một cách máy móc, điều này đã tạo dấu ấn riêng của con người, đất nước và bản sắc văn hóa Việt. Giai đoạn văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - XIX, các nhà thơ phản ảnh đời sống đa dạng của người Việt, vì vậy họ không bằng lòng với việc dùng chữ Hán để sáng tác thơ văn tích cực sử dụng chữ Nôm, văn tự ghi âm tiếng Việt để phù hợp với tư duy và cảm quan của người Việt, kể cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận. Có thể nói sự phát triển của tiếng Việt ở giai đoạn này đã phát triển mạnh, đủ khả năng để phản ánh các hiện tượng, sự vật đa dạng trong đời sống. Hệ thống chữ Nôm cũng tương đối hoàn thiện, đủ khả năng để thơ Nôm có những thành tựu. Thành kiến nôm na mách qué, vốn tồn tại ở chặng đường trước đã được các nhà thơ vượt qua và chứng minh sức sống của loại hình văn học Nôm nói chúng và thơ chữ Nôm nói riêng. Trong bối cảnh đó các nhà thơ sáng tác nhiều bài thơ Đường luật bằng chữ Nôm và được truyền tụng và được người đọc tiếp nhận rộng rãi. Đây là điều kiện cho thơ Nôm Đường luật phát triển ở thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX. Nhiều bình diện của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể. “ Hệ thống đề tài, chủ đề trong Thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX còn thực hiện quá trình cách tân và sáng tạo theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa thể loại. Nói cách khác, phần cách tân, sáng tạo của Thơ Nôm Đường luật trong tương quan với sự vận động và phát triển cả nội dung và hình thức là kết quả của sự trưởng thành của ý thức dân tộc. Sự ra đời và quá trình vận động, phát triển của dòng Thơ Nôm Đường luật từng bước khẳng định vị thế của mình với tư cách là một thể loại văn học dân tộc.” [66] Hiện tượng đưa yếu tố dân gian vào thơ Nôm Đường luật, cũng như vấn đề dân tộc hóa, dân chủ hóa trong thơ Nôm Đường luật đã trở thành một vấn đề phổ biến trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII - XIX. Giai đoạn này địa vị văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết theo thể Đường luật đạt đến đỉnh cao.Trong văn học chữ Nôm thế kỉ XVIII – XIX ít có văn xuôi nghệ thuật, thơ vẫn là chủ yếu, thơ Nôm trữ tình ở thời gian này chủ yếu được viết bằng thể Đường luật, hát nói và song thất lục bát, còn thơ tự sự được viết bằng thể lục bát. Các nhà thơ Nôm Đường luật đã biết vận dụng hài hòa các yếu tố tự sự và trữ
  • 19. 15 tình vào trong thơ một cách nhuần nhuyễn, tạo ra khả năng đa dạng cho thể loại, mở rộng khả năng phản ánh thế giới hiện thực. Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, Bà Huyện Thanh Quan… thơ Nôm Đường luật được vận dụng theo hướng dân tộc hóa triệt để trong khuôn khổ mà thể tài cho phép: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi (Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Bài thơ Mời trầu vẫn trong khuôn khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt, nhưng vóc dáng là chữ Nôm, một hồn thơ dân tộc Việt Nam. Thứ chữ “nôm na mách qué” đó đã tạo một cái nhìn mới đầy cá tính nganh ngạnh, điều này tạo nên hiện tượng thơ độc đáo Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên xã hội phong kiến thời bấy giờ chưa chấp nhận “cái tôi ” với lời xưng danh trực tiếp “Xuân Hương” như vậy. Nhưng người phụ nữ bản lĩnh ở đây lại dám tin vào chính mình và khẳng định cái tôi cá tính bướng bỉnh, gai góc đầy bản lĩnh và có phần cao ngạo với thói đời bạc bẽo. Hành động “mới quệt ” hết sức khiêm tốn, chân thành và thẳng thắn pha chút ngông ngạo đã tạo nên bản sắc riêng của con người cá tính Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có thể không khéo léo trong cách têm, thậm chí là“ miếng trầu hôi”, nhưng trên tất cả là tấm chân tình dám nói thẳng vào thực tại và là lời mời chân thành nhất. Ý thức về thân phận, thương thân, xót thân thấm thía nhất, đó là cách tự khẳng định mình. Hay ý thức về “thân phận” trong thơ Hồ Xuân Hương: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu! ( Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương) Quan niệm về chừ “Tài” trong thơ Nguyễn Du …Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai, Có tài mà cậy chi tài, Chữ tài liền với chữ tai một vần. Đã mang lấy nghiệp vào thân,
  • 20. 16 Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Lời quê chắp nhặt dông dài, Mua vui cũng được một vài trống canh… (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Tiếng cười tự trào thể hiện sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến: Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng, Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng. Mở miệng nói ra gàn bát sách, Mềm môi chén mãi tít cung thang. Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng. (Tự Trào – Nguyễn Khuyến) Trong những tác phẩm thơ Nôm Đường luật các nhà thơ thường phản ánh những vấn đề về tư tưởng, tình cảm và những mối quan hệ xã hội cũng như phản ánh đời sống tâm hồn của con người Việt Nam. Trong văn học Việt Nam thế kỉ XIX các nhà thơ Nôm kế thừa truyền thống văn học dân tộc ở giai đoạn trước, sáng tạo trong một bối cảnh lịch sử mới. “…Ý thức dân tộc trước cuộc chiến đấu chống ngoại xâm chính là ngọn nguồn cho sự thống nhất và ý thức dân tộc cũng là ngọn nguồn cho sự phong phú của văn học giai đoạn này…” [32, tr.625]. Nhà thơ miền Nam Nguyễn Đình Chiểu đã tạo được tiếng vang lớn với các bài thơ phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân Nam Bộ chống Pháp, sự hy sinh của nghĩa sĩ, nghĩa dân. Nhà thơ Miền Bắc Nguyễn Khuyến tạo được dấu ấn cho mảng thơ Nôm Đường luật về đề tài quê hương làng cảnh, dân tình Việt Nam, đó nổi ưu thời mẫn thế trước bi kịch của lịch sử và bi kịch của chính nhà Nho. Thơ Nôm giai đoạn này khai thác các vấn đề hướng vào con người, làm cho văn học gần gũi với đời sống con người, các nhà thơ Nôm không bàn về triết lý đạo đức thời
  • 21. 17 phong kiến mà đi sâu vào cuộc sống con người với những nổi buồn vui, gắn bó với nổi đau thương và cả hạnh phúc của con người. Thơ Nôm Đường luật dù là thể loại ngoại lai, thể loại văn học tiếp thu từ nền văn học Trung Quốc, nhưng các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo lại khiến thơ Nôm Đường luật Việt Nam mang sắc thái của dân tộc Việt Nam như câu thơ bảy từ xen câu sáu từ hoặc câu sáu từ xen câu bảy từ: Quân thân chưa báo lòng canh cánh, Tình phụ cơm trời áo cha. (Ngôn Chí 7, Nguyễn Trãi) Bán lợi, buôn danh nào nhượng kẻ, Chẳng nên mặc cả một đôi lời. (Chợ Trời, Hồ Xuân Hương) Chẳng phải Ngô/ chẳng phải ta, Đầu thì trọc lốc, áo không tà. (Sư hổ mang, Hồ Xuân Hương) Thực tế này đã chứng tỏ cha ông ta trên cơ sở vay mượn đã dần biến thành cái mới tạo bản sắc riêng, dấu ấn riêng trong thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Trong quá trình kế thừa và phát triển thơ Nôm Đường luật, các nhà thơ còn thực hiện quá trình cách tân và sáng tạo theo xu hướng hiện đại hóa, dân chủ hóa nhưng vẫn luôn đảm bảo bản sắc của dân tộc, tạo nên thành tựu lớn cho văn học Việt Nam trung đại. Thơ Nôm Đường luật ở chặng đường trước thường hướng đến các đề tài, chủ đề mang tính ước lệ, quy phạm như: vịnh năm canh, thiên nhiên: phong hoa, tuyết, nguyệt nhằm thể hiện thú hưởng ngoạn của một bậc trí nhân quân tử, đồng thời gắn với tư tưởng sùng cổ và mục đích giáo huấn chủ yếu theo tinh thần Nho giáo. Thơ Nôm Đường luật giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX đã đi theo hướng chủ đề mới, không bị ràng buộc bởi những quy tắc cũ, nghĩa là các nhà thơ đã sử dụng các loại đề tài gần gũi với cuộc sống đời thường, bắt nguồn những vấn đề từ thực tế cuộc sống, đặc biệt là thân phận người phụ nữ được nói đến nhiều nhất trong thơ Nôm Đường luật giai đoạn văn học này. Họ là những con người có thân phận vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong
  • 22. 18 xã hội. Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng và luôn luôn chịu nhiều bất hạnh, tình duyên lận đận: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi, ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương ) Canh khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non (Tự tình II – Hồ Xuân Hương ) Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung. Năm thì mười họa hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không, Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công. (Làm lẽ - Hồ Xuân Hương) Thơ Tú Xương giai đoạn còn phản ánh đời tư, viết về người vợ thân yêu của mình. Tú Xương lấy vợ từ năm 16 tuổi, bà là Phạm Thị Mẫn, sinh ra từ một dòng họ nổi tiếng nhiều người đỗ đạt. Bà đã đi vào thơ Tú Xương như một nhân vật điển hình của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, thủy chung. Tú Xương đã phá vỡ quy phạm của văn học phong kiến, đưa vào thơ hình ảnh của người vợ đời thường, thậm chí làm thơ ca ngợi vợ và người ta còn gọi là “thơ tế sống vợ” : Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quảng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hửng cũng như không (Thương vợ, Trần Tế Xương)
  • 23. 19 Và có khi Tú Xương tự nhận mình là người nịnh vợ: Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh. Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ Rượu chè trai gái đủ tam khoanh. Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành. (Tự cười mình – Trần Tế Xương) Nhà thơ đã đưa vợ mình ra để tế sống, ông ăn lương của vợ, làm thầy đồ dài lưng tốn vải ngay trong nhà mình. Đưa vợ ra đùa vui chính là cách để quên bớt đi cái nghèo, cái cơ cực của cuộc đời nhà thơ; cũng chính là cách bày tỏ lòng yêu thương trân trọng quý mến vợ, thể hiện tấm lòng chân thật nhất của một kẻ bất đắc chí trong đời. Hệ thống ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, bình dân gần gũi với đời sống nhân dân và con người Việt Nam chứ không tuân thủ theo quy định ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ, trang trọng như thơ ở chặng đường trước: Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi. (Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Bốn cột khen ai khéo khéo trồng Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh quần hồng bay phất phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song Chơi xuân ai biết xuân chăng tá Cột nhổ đi rồi, lỗ bỏ không (Đánh đu- Hồ Xuân Hương)
  • 24. 20 Ngoài ra “tự trào” cũng là nội dung thơ Nôm Đường luật giai đoạn này, đặc biệt của thế kỉ XIX, mặc dù trước đó vào thế kỉ XVIII đã xuất hiện ở thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng đó là nụ cười nhẹ nhàng, thâm thúy. Ở đây tự trào, tự phủ nhận như là đặc điểm quan trọng tạo dấu ấn riêng trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XIX, là giai đoạn cuối cùng của thơ Nôm Đường luật nhưng vẫn có thành tựu rực rỡ với hai tác gỉa lớn cuối cùng : Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.Thơ tự trào các nhà thơ thường viết về cái nghèo, tự giễu mình, than nợ, tiếp tục xu hướng trào phúng của thơ Nôm Đường luật, kết hợp trào phúng với trữ tình để tạo nên tiếng cười hóm hỉnh, chua cay. Đó là sự tự cảm nhận về sự bất lực của những con người có ý thức, nhân cách lớn, tự trách mình quá kém cõi, tầm thường trong hoàn cảnh nước mất nhà tan : Có ai muốn biết tuổi tên gì, Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lì. Năm bảy bài thơ ngâm lếu láo, Một vài câu kệ tụng a ê Tranh vờn sơn thủy màu lem luốc, Bầu giốc càn khôn giọng bét be. Miễn được ngày nào ngang dọc đã, Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi! (Tự Trào- Phạm Thái) Cái khó theo nhau mãi thế thôi Có ai, hay chỉ một mình tôi? Bạc đâu ra miệng mà mong được? Tiền chữa vào tay đã hết rồi Van nợ lắm khi tràn nước mắt Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi Biết thân thuở trước đi làm quách Chẳng kí, không thông, cũng cậu, bồi (Than nghèo- Trần Tế Xương) Với Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật được mở rộng và thơ Nôm đã trở thành chức năng phản ánh xã hội với những tình tiết sinh động phong phú chứ không chỉ bó hẹp trong “trữ tình thế sự ” nên người
  • 25. 21 đọc thấy được xã hội thị dân trong thơ Tú Xương, chất mộc mạc làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến. Hai tác giả này đã góp phần cho thơ Nôm Đường luật giai đoạn cuối có được dấu ấn riêng. Thơ Nôm Đường luật hình thành và phát triển từ khoảng thế kỉ XIII và kết thúc khoảng cuối thế kỉ XIX với các cây bút tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Từ khi hình thành và phát triển trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng phát triển đỉnh cao là ở chặng đường này. Thơ Nôm Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã thực sự ghi dấu ấn riêng trong tiến trình văn học chữ Nôm nới chung và thơ Việt nói riêng. Thành tựu của thơ Nôm Đường luật chứng tỏ khả năng tiếp biến và sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam trên cơ sở ý thức dân tộc và bản lĩnh của người Việt.
  • 26. 22 CHƢƠNG 2 YẾU TỐ TRỮ TÌNH, TỰ SỰ TRONG THƠ NÔM ĐƢỜNG LUẬT THẾ KỈ XVIII –XIX NHÌN TỪ HỆ ĐỀ TÀI VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH 2.1. Hệ đề tài Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Đề tài là khái niệm chỉ các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm…”[18, tr.96] Thơ trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của thơ trung đại Trung Hoa về cả quan niệm thơ và hình thức thể loại. Tuy vậy, trong quá trình phát triển các nhà thơ Việt Nam đã tìm cách sáng tạo lại cho phù hợp với quan niệm về đời sống, về chức năng của văn học, về hình thức thể loại. Đề tài trong thơ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trước đây, thơ Nôm Đường luật còn chịu ảnh hưởng của quan niệm Thi ngôn chí nên đề tài trong thơ ít có khả năng mở rộng, yếu tố trữ tình khó có điều kiện phát triển. Đề tài trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX rất phong phú đa dạng, các nhà thơ thường đề cập đấn những vấn đề đất nước, thời đại, con người. Nói chung thơ Nôm Đường luật đề cập đến mọi phương diện của đời sống con người, kể cả những đề tài mang tính lịch sử, những đề tài gắn liền với đời sống tâm tư tình cảm của con người và cả đất nước xã hội. 2.1.1. Đề tài tình yêu Tình yêu là đề tài quen thuộc và là đề tài không thể thiếu trong thơ đặc biệt là thơ Viêt Nam hiện đại, nhưng tình yêu trong văn học trung đại ít ai đề cập đến, trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII đề tài tình yêu được thể hiện trong sáng tác của Phạm Thái đặc biệt là thơ Hồ Xuân Hương với khát vọng tình cảm và hạnh phúc lứa đôi. Nổi đau của tình duyên không trọn vẹn trong thơ Hồ Xuân Hương, khát vọng hạnh phúc, tình yêu qua chùm thơ Tự Tình, Mời trầu,Bánh trôi nước …Nỗi đau của tình duyên không toại nguyện được Hồ Xuân Hương khai thác nhiều nhất. Bài thơ tiêu biểu cho nỗi đau này là chùm thơ Tự tình, với Hồ Xuân Hương hạnh phúc là con đường gian nan mà bà cũng như bao người phụ nữ khác kiếm tìm một tình yêu chân thành mãnh liệt: Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
  • 27. 23 Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Ðừng xanh như lá, bạc như vôi. (Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Hai câu đầu là yếu tố tự sự, nhà thơ giới thiệu quả cau, miếng trầu và mời trầu, hiện thực được tái hiện qua cảm xúc miêu tả miếng trầu. Hai câu sau nhân vật trữ tình bộc bạch nguyện vọng trong quan hệ tình cảm lứa đôi. Những ước mơ, khao khát tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ cũng được thể hiện một cách chân thành đến nồng nàn cháy bỏng. Giữa cuộc đời xanh như lá bạc như vôi, người phụ nữ chỉ cầu mong được hưởng những tình cảm chân thành, ấm áp để có thêm nguồn vui, nguồn an ủi. Lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng mà thấm thía ẩn chứa trong bài thơ có sức lay động lòng người. Xuất phát từ đời sống hiện thực các nhà thơ ở giai đoạn này đã viết nhiều bài thơ về đề tài tình yêu. Hồ Xuân Hương là trường hợp tiêu biểu. Xuất phát từ cuộc đời thực của nữ sĩ họ Hồ ta thấy ở bà điều đau khổ nhất lưu vết trong thơ Nôm của bà là nổi đau tình duyên trắc trở, người phụ nữ dù có mạnh mẽ có ngang ngạnh đến đâu có “Xiên ngang mặt đất hay đâm toạc chân mây” cũng cần một nơi nượng tựa về tinh thần đó là tình yêu, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đa tài nhưng cũng là người muộn chồng, khi lấy chồng thì cũng chỉ là làm lẽ, làm lẽ đến hai lần và đều chịu cảnh chồng chung bà hai lần lấy chồng và cả hai lần đều làm lẽ, một lần lấy lẽ Tổng Cóc, một lần làm lẽ Phủ Vĩnh Tường. Hồ Xuân Hương làm lẽ lần đầu với Tổng Cóc, một cường hào dốt chữ ,vì vậy chẳng có sự cân xứng và cũng chẳng có tình yêu nên khi chồng chết Hồ Xuân Huương có làm thơ khóc chồng nhưng với lời lẽ trào phúng dí dỏm chứ không đau xót thật sự của một người vợ mất chồng: Chàng Cóc ơi ! chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, Nghìn vàng khuôn chuột dấu bôi vôi (Khóc ông Phủ Vĩnh Tường – Hồ Xuân Hương) Khóc chồng mà không có vẻ gì thương xót, đau lòng. Tiếng khóc pha chút tưng tửng, cười cợt, giễu nhại. Nhưng trên hết nó là lời tuyệt tình nhắn gửi đến
  • 28. 24 người chồng phụ bạc, nhẫn tâm: Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé, điều này khẳng định dứt khoát chấm dứt tình cảm vợ chồng giữa hai người bằng hình ảnh “Dấu bôi vôi” đó một quan niệm dân gian nếu bôi vôi vào lưng cóc thì đi đâu rồi cóc cũng lại tìm về, nhưng với Xuân Hương dấu bôi vôi cũng mất rồi. Ngàn vàng khôn chuộc, có đem ngàn vàng ra mà chuộc cũng không chuộc lại được mối tình ấy nữa. Cuộc hôn nhân thứ hai của Hồ Xuân Hương sau Tổng Cóc là Phủ Vĩnh Tường nhưng vẫn là cảnh làm lẽ, mà Hồ Xuân Hương đã từng “chém”, nhưng hôn nhân tình yêu dường như không dành cho Hồ Xuân Hương và một lần nữa bà lại khóc chồng . Ông Phủ Vĩnh Tường rất yêu chiều Hồ Xuân Hương và coi trọng bà là bạn văn chương. Tuy nhiên hạnh phúc ngắn ngủi với ông Phủ Vĩnh Tường chẳng kéo dài được bao lâu. Vậy là cuộc đời của con người tài hoa bạc mệnh Hồ Xuân Hương lại gặp sóng gió khi ông Phủ Vĩnh Tường đột ngột qua đời sau khi kết duyên với bà vỏn vẹn được hai mươi bảy tháng. Cái chết của ông Phủ Vĩnh Tường để lại cho Hồ Xuân Hương một nỗi thương xót khôn nguôi. Bà đã làm bài thơ Khóc ông Phủ Vĩnh Tường với lời lẽ chân thành, tình nghĩa, tiếc nuối: Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi Cái nợ ba sinh đã trả rồi Chôn chặt văn chương ba thước đất Tung hê hồ thỉ bốn phương trời Cán cân tạo hóa rơi đâu mất Miệng túi càn khôn khép lại rồi Hăm bảy tháng trời đà mấy chốc Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi. (Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường- Hồ Xuân Hương) Cuộc đời của Hồ Xuân Hương là một cuộc đời thử thách, đấu tranh tư tưởng khi tuổi mới lớn, hai lần lấy chồng rồi ở giá, nhưng Hồ Xuân Hương là một phụ nữ nhạy cảm, dễ rung động và luôn trên hành trình tìm kiếm tình yêu nhưng càng tìm lại càng rơi vào bi kịch tình yêu cho nên nữ sĩ rơi vào một trạng thái chai lì và ngang ngạnh, cả cuộc đời Hồ Xuân Hương đang tìm kiếm cho chính mình đối tượng tình yêu mà xung quanh bà vẫn trống không và phù phiếm.
  • 29. 25 2.1.2. Đề tài về thân phận người phụ nữ Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Nền văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – XIX đề cập đến người phụ nữ cũng chỉ nói đến thân phận và nổi đau của họ. Vì vậy các nhà thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX mà tiêu biểu là Hồ Xuân Hương ở thế kỉ XVIII viết về đề tài này, thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương mang nổi đau làm lẽ, chồng chung, chửa hoang, muộn chồng chồng chết…và trong những nỗi đau này có những nổi đau của Hồ Xuân Hương, nên hơn ai hết viết về đề tài này Hồ Xuân Hương viết với tất cả sự chân thành, lòng xúc động xót thương và thương cho cả chính bản thân mình .Những tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ hiện lên là hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Phụ thuộc vào sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống cũng như khẳng định giá trị của bản thân, họ là những người có tài, có tình có ý chí và nghị lực : Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Người con gái ở đây tự cảm nhận được vẻ đẹp của mình, yếu tố tự sự là nhà thơ kể về thân phận của mình “Thân em vừa trắng lại vừa tròn.Bảy nổi ba chìm với nước non” là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của chiếc bánh trôi nước: ba chìm bảy nổi. Yếu tố trữ tình thể hiện ở chỗ nhà thơ Hồ Xuân Hương bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước cuộc sống, họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định,
  • 30. 26 dù cho khó khăn vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Phản ánh nỗi đau khổ, tủi nhục mà người phụ nữ phải chịu đựng nhưng qua chùm thơ “ Tự Tình ”, người đọc cũng có thể hình dung ra được thân phận đau khổ và bi kịch về tình duyên của nhân vật trữ tình: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! (Tự Tình II – Hồ Xuân Hương) Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được viết theo ngôn ngữ Nôm thuần Việt, bài thơ viết về cuộc đời của chính bản thân mình. Đó cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong xã hội đương thời. Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, lẻ loi trong màn đêm vắng lặng. Cùng với sự bẽ bàng, tủi hổ. Duyên phận họ thật hẩm hiu, hạnh phúc ít ỏi, tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn như trăng xế mà vẫn khuyết. Qua thơ bà ta thấy thân phận lẻ mọn, tình yêu bị chia năm xẻ bảy chỉ còn tí con con, nghe thật xót xa đến tội nghiệp. Hồ Xuân Hương vẫn luôn thể hiện sự mạnh mẽ của mình là hình ảnh người phụ nữ biết vượt lên số phận, không để nỗi đau làm mình gục ngã mà vẫn: …Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn… (Tự tình II – Hồ Xuân Hương) Viết về nỗi khổ của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã viết được những điều mà không mấy ai viết được. Nhà thơ chưa nói đến toàn bộ nỗi khổ của họ mà chủ yếu bà đi sâu vào những nỗi đau tình duyên lận đận mà suốt cuộc đời vẫn mãi đi tìm. Nhưng những bài thơ trên của Hồ Xuân Hương đã hòa vào tiếng nói chung của văn học đương thời để nói lên tiếng nói về cuộc đời đầy bất hạnh của người phụ nữ.
  • 31. 27 Cam chịu là nét cơ bản trong phẩm chất của người phụ nữ thời phong kiến, nhưng trong thơ Hồ Xuân Hương viết về thân phận người phụ nữ, bà đã dám tiên phong đứng lên đấu tranh vì lẽ phải và vì muốn thoát ra những ràng buộc khắc khe của lễ giáo, họ không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ chật hẹp của Luật Tam tòng cột chặt người phụ nữ vào thân phận bị phụ thuộc vĩnh viễn: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời của mình mà không thể thoát ra được. Nhưng Hồ xuân Hương muốn thay đổi và khẳng định thân phận của mình một cách táo bạo, người phụ nữ muốn thoát ra khỏi quy định khắt nghiệt của lễ giáo: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền thái thú đứng cheo leo Ví đây đổi phận làm trai được Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu (Đề đền Sầm Nghi Đống- Hồ Xuân Hương) Nhưng mặt khác, nó cũng thế hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của Hồ Xuân Hương, bà muốn vượt ra khuôn khổ chật hẹp tù túng để tung hoành thể hiện mình, bà tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của Sầm Nghi Đống. “Bà chúa thơ Nôm kể về độc đáo thì đứng vào bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam, mà lại hai lần độc đáo, vì đó là một phụ nữ đã dám “Ví đây đổi phận làm trai được ”, và Xuân Diệu cho rằng thực sự nàng đã làm trai rồi, ngay trong chế độ cũ. Thơ của người dám làm trai ấy lại hết sức phụ nữ, người đàn bà ấy đã cất tiếng lên thì đố ai đã nghe một lần lại có thể quên được, quên nổi… [21, tr.6] Hồ Xuân Hương vốn là người phụ nữ mạnh mẽ, cá tính nên dám đả kích vào đấng trượng phu, quân tử dởm, coi thường bọn mày râu không có phẩm chất cốt cách nam nhi, nhà thơ đã cất tiếng nói phản kháng bởi sự dồn nén của tư tưởng lễ giáo phong kiến khiến thân phận người phụ nữ luôn bị phụ thuộc và bị coi thường. Hồ Xuân Hương đã đáp trả lại thói đời trọng nam khinh nữ đó, bà đã dùng ngòi bút để tố cáo triệt để những bất công của xã hội không cho người phụ nữ được tự quyết định cuộc sống của mình mà phải lệ thuộc và khẳng định bản thân có thể thay đổi số phận . Dương Quảng Hàm cho rằng: “ Vì có số phận hẩm hiu, thân thế long đong, nên
  • 32. 28 trong thơ của bà hoặc có ý lẳng lơ, hoặc có giọng mỉa mai, nhưng bài nào cũng chan chứa tình tự...” [ 21, tr.5- 6 ]. Thân phận người phụ nữ hiện lên trong thơ Nôm Đường luật của Trần Tế Xương cũng vất vả, gian nan nhưng cách thể hiện có khác Hồ Xuân Hương, với Hồ Xuân Hương bà trực tiếp nói đến thân phận mình và thân phận cho những người phụ nữ cùng cảnh ngộ, nhưng ở Trần Tế Xương là chính nhà thơ tự nói lên thân phận của người phụ nữ đó với sự đồng cảm chân thành nhất và hình ảnh mà Tú Xương biểu lộ tình cảm là người vợ của chính mình như là một lời tri ân, nịnh vợ. Với Trần Tế Xương, ông đứng ở khía cạnh một người đàn ông, cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ bị đối xử bất công, luôn chịu cơ cực gian truân nhưng không dám phản kháng. Họ luôn sống cam chịu, hi sinh cho chồng con: Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ - Trần Tế Xương) Nhà thơ sử dụng chất liệu ca dao, các hình ảnh “lặn lội”, “eo sèo”, “khi quãng vắng”, “buổi đò đông” đó là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến không quản ngại khó khăn, vật lộn với cuộc sống để mưu sinh, nuôi chồng con. Người phụ nữ xưa khi về nhà chồng phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, chấp nhận không kêu ca, oán thán. Hình ảnh bà Tú chính là chân dung của một người phụ nữ không quản khó khăn vì chồng vì con, là một hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam. “Thương vợ” của Tú Xương, ta thấy bà Tú đang tuân theo bổn phận làm vợ, bà làm tất cả vì chồng con mà không than thở, có lẽ cũng xuất phát từ tình thương yêu dành cho chồng con ở bà hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó là sự đảm đang, chịu thương, chịu khó và đức hi sinh âm thầm vì chồng con. Đồng thời đây cũng là thân phận của người phụ nữ, mà đã là thân phận thì “âu đành chịu”.
  • 33. 29 Đó là hiện thân cho những khổ đau của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa và đó cũng là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, biết hi sinh, cam chịu nhưng đồng thời cũng biết vươn lên vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp tù túng để có cuộc sống hạnh phúc mà mình hằng khao khát. 2.1.3. Đề tài về thiên nhiên Sơn thủy hữu tình là cảm hứng của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này, sự hiện diện của thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật chứng tỏ thiên nhiên là đề tài không thể thiếu trong thơ để thể hiện những tâm sự, u uẩn nổi lòng và thiên nhiên có khả năng làm vơi đi nổi buồn. Các nhà thơ xem thiên nhiên là bạn tâm tình là tri kỉ, thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau. Thiên nhiên là hệ thống đề tài xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật.Thiên nhiên ở đây mang vẻ đẹp bình dị nhưng không kém phần mĩ lệ, có thể nhà thơ lánh đục về trong xem thiên nhiên như bạn tâm tình, xem thiên thiên là hương vị trữ tình sâu lắng. Thiên nhiên được cảm nhận qua các nhà thơ: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ. Thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật không phải là cảnh sắc hoành tráng, hùng vĩ mà thường là những cảnh sắc dân dã, bình dị đời thường được các nhà thơ cảm nhận xung quanh cuộc sống của chính bản thân mình, qua thiên nhiên các nhà thơ thể hiện tấm lòng của mình với quê hương, đất nước. Đề tài thiên nhiên giai đoạn thế kỉ XVIII – XIX phải kể đến đầu tiên đó là Nguyễn Khuyến. Nhà thơ Xuân Diệu với công trình nghiên cứu “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” đã gọi Nguyễn Khuyến là: “Nhà thơ của quê hương, làng cảnh Việt Nam”. Nguyễn Khuyến nức danh nhất trong thơ Nôm Đường luật viết về thiên nhiên là chum thơ thu: Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. (Thu điếu- Nguyễn Khuyến)
  • 34. 30 Bài thơ Thu Điếu đã thể hiện tấm lòng của nhà thơ với thiên nhiên. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nhưng nét vẽ xa, gần rất tinh tế và gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa “vèo” trong làn gió thu, tiếng cá “đớp động” dưới chân bèo – đó là tiếng thu dân dã trong trạng thái tĩnh lặng của mùa thu, lấy động để nói tĩnh là đặc sắc trong “ chùm thơ thu ”của Nguyễn Khuyến, cảnh sắc dân dã là đặc trưng mùa thu của đồng quê vùng Bắc Bộ và đó là tiếng lòng của nhà thơ với quê hương đất nước: Năm gian nhà nhỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt, Mắt lão không viền cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy Độ năm ba chén đã say nhè. (Thu Ẩm – Nguyễn Khuyến) Thu ẩm là thu trong mắt người uống rượu. Nhà thơ một mình đối diện với bầu rượu trong đêm thu vắng với tâm trạng buồn bã, day dứt không nguôi trước vận nước rối ren, đành mượn vài chén rượu giải khuây, nhưng càng uống lại càng thấy nỗi niềm đó hiện ra rõ rệt hơn, làm lảo đảo đến cả cảnh vật đêm thu. Cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ bình dị, dân dã và sự im lìm của cảnh vật đã thể hiện được tâm tư nhà thơ trĩu nặng trước cảnh đất nước bị lũ giặc ngoại xâm giày xéo: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. (Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến)
  • 35. 31 Đó là cảnh sắc thiên nhiên về mùa thu của Nguyễn Khuyến, còn cảnh sắc thiên nhiên về mùa hè của Nguyễn Khuyến cũng có sự khác biệt, có vẻ rộn ràng hơn với tiết trời oi bức, tiếng dế kêu thiết tha: Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả, Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả. Nỗi ấy ngỏ cùng ai, Cảnh này buồn cả dạ. Biếng nhắp năm canh chầy, Gà đã sớm giục giã. (Than mùa hè – Nguyễn Khuyến ) Cảnh ngày hè nóng bức, với tiếng dế kêu thiết tha và đàn muỗi thì bay tơi tả. Tiếng kêu ấy là tấm lòng rạo rực bất an của nhà thơ về đất nước,cảnh một đêm hè nóng nực, bức bối ở nông thôn. Nhưng đó là cách nói của Nguyễn Khuyến, mượn hình ảnh thiên thiên để nói lên tâm trạng của con người trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp trên đất nước ta khi ấy cũng đang nặng nề, tăm tối và nóng bức như cảnh mùa hè vậy. Trong thơ Hồ Xuân Hương, thiên nhiên được thể hiện khá nhiều, cảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương trở nên tươi tắn, đậm đà pha chút phong vị trào phúng, hóm hỉnh. Bà rất yêu thiên nhiên, cảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương chỉ là những cảnh bình dị, hình khối, màu sắc, âm thanh, cây cối, trăng, giếng…nhờ tấm lòng yêu thiên nhiên mà Hồ Xuân Hương mang đến cho thiên nhiên chất xúc tác để rồi cảnh thiên nhiên bình dị đó bừng lên một cách lạ thường: Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa con đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo. (Đèo Ba Dội – Hồ Xuân Hương)
  • 36. 32 Thiên nhiên trong bài thơ là hình ảnh về vùng đất Bỉm Sơn được mở ra trước mắt người đọc toàn cảnh là đèo “Một đèo, một đèo, lại một đèo”. Nhà thơ ngạc nhiên bởi thiên nhiên ban tặng cho con người cảnh sắc bình dị nhưng rất tuyệt vời “ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Không gian mênh mông, hiu quạnh càng làm cho lòng nữ sĩ buồn bã cô đơn. Nhưng cũng chính nơi heo hút, mênh mông, đèo dốc, cheo leo ấy đã thôi thúc người nữ thi sĩ muốn được trèo lên và khám phá, chinh phục phong cảnh thiên nhiên đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người. Để rồi khẳng định, nhắn gửi với mọi người: Hiền nhân quân tử ai là chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo. Hình tượng trăng cũng xuất hiện trong thơ viết về thiên nhiên của Hồ Xuân Hương và với cái nhìn của người yêu thiên nhiên thì trăng cũng rất ngon lành như trái cây chín đỏ: Một trái trăng thu chín mỏm mòm Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom Giữa in chiếc bích khuôn còn méo Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm Ghét mặt kẻ trần đua xói móc Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom Hỡi người bẻ quế rằng ai đó Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm (Hỏi trăng – Hồ Xuân Hương) Cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương tươi tắn, đậm đà và khoẻ mạnh. Con người Xuân Hương không thích cái thứ màu u ám báo hịệu sự tàn tạ của cuộc đời, cũng không thích cái màu hiu hắt cô đơn. Màu sắc trong thơ Xuân Hương là màu sắc bình dị của trái cây chín đỏ. Đó như là màu xôn xao, rực rỡ của một cuộc sống đang trỗi dậy: Một trái trăng thu chín mõm mòm Này vừng quế đỏ, đỏ lòm lom. Cũng như thơ Đường, cảnh thiên nhiên trong Bà Huyện Thanh Quan mang phong vị buồn nhưng cũng rất dễ khơi gợi được tình cảm của con người: Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn.
  • 37. 33 Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?". (Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan) Bài thơ đầu tả ánh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hai chữ "bảng lảng" có giá trị tạo hình đặc sắc: ánh sáng lờ mờ lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn trong lòng của kẻ xa xứ và vẫn luôn nhớ về quê hương, nhớ những cảnh sắc thiên nhiên dân dã nhưng thắm đượm tình người, thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau, vì vậy đứng trước thiên nhiên con người thường biểu lộ tâm trạng của mình và xem thiên nhiên là bầu bạn là tri âm tri kỉ. Thiên nhiên không chỉ được cảm nhận với màu sắc trữ tình như trên mà thiên nhiên còn được cảm nhận với giọng thơ trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến: Mặt nước mênh mông nổi một hòn Núi già nhưng tiếng vẫn còn non, Mảnh cây thưa thớt đầu như trọc, Ghềnh đá long lanh ngấn chửa mòn. Một lá về đâu xa thẳm thẳm, Nghìn nhà trông xuống bé con con. Dẫu già đã hẳn hơn ta chửa? Chống gậy lên cao gối chẳng chồn! (Vịnh núi An Lão) Bài thơ gợi cho người đọc phong cảnh ở tầm cao và không gian bát ngát của núi an Lão, một phong cảnh kì thú mà tạo hóa ban tặng. Thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX rất nhiều nhà thơ miêu tả những danh lam thắng cảnh của đất nước: Đèo Ngang, Đèo Ba Dội, đèo Hải Vân, thành Thăng Long, chùa Trấn Bắc, đài Khán Xuân…Tất cả nhằm thể hiện cảnh và tình hòa nhập tạo nên dư vị của cuốc sống và vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và con người, đây là yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người.
  • 38. 34 Thơ viết về thiên nhiên ở giai đoạn này đã thoát ra khỏi lối thơ vịnh cảnh, vịnh vật để tiến đến mô tả một bức tranh thiên nhiên đa dạng từ đời sống. sự kết hợp các yếu tố tự sự và trữ tình của thơ Nôm Đường luật giai đoạn này đã góp phần tạo nên sự đa dạng cho thơ viết về thiên nhiên trong thơ trung đại Việt Nam. 2.1.4. Đề tài thế sự Đề tài nổi bật trong thơ Nôm Đường luật thế kỉ XVIII – XIX là vận mệnh đất nước và vận mệnh con người, gắn với vận mệnh dân tộc. Đề tài thế sự thu hút sự quan tâm của nhiều nhà thơ. “ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, cuộc sống đầy biến động, con người đứng trước những vấn đề hết sức lớn lao thuộc về vận mệnh của mình và của xã hội. Văn học không thể ngủ yên trong những đề tài cũ nhỏ bé, mà phải đổi mới, phải vươn lên những thể tài mới.” [32, tr.23] Đề tài phản ánh thế sự xuất hiện sớm trong thơ Nôm Nguyễn Trãi đặc biệt là trong Quốc âm thi tập nhưng số lượng vẫn chưa nhiều. Đến thời Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ về sau thì đề tài này càng được phát triển, trong thơ Nôm của Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến thì đề tài này là đề tài xuyên suốt trong quá trình sáng tác thơ Nôm. Tú Xương là một trong số ít tác giả trong văn thơ trung đại hầu như không viết về thiên nhiên. Chủ đề - đề tài trong thơ ông mang đậm chất hiện thực, không úp úp mở mở, nói bóng nói gió xa gần mà ông nhìn thẳng nói thẳng vào cuộc sống, xã hội và con người. Với cảm hứng trữ tình đậm nét nhà thơ Tú Xương thường xuyên phản ánh cuộc sống đời thường của con người, một xã hội nhố nhăng đồi bại, bịp bợm của xã hội thực dân nửa phong kiến: Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Long cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra. Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. (Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu - Tú Xương)
  • 39. 35 Việc thi cử là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn người tài giỏi để giúp vua, giúp nước. Nhưng thời đại bấy giờ đất nước đã thực dân Pháp thống trị, nên việc thi cử trở thành nhố nhăng, đồi bại trong tay bon thực dân. Nhà thơ nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót trước hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Đằng sau tiếng cười châm biếm mang ý nghĩa xã hội sâu xa là tiếng khóc ngậm ngùi, nuối tiếc cho đất nước và con người trước hiểm họa xâm lăng. Trong thơ ông có hình bóng con người và xã hội phong kiến cũ đã bị thực dân hóa, và có hình bóng những vật mới, những sinh hoạt mới - sản phẩm của xã hội thực dân nửa phong kiến. Thơ Tú Xương là tiếng nói đả kích, châm biếm sâu sắc và dữ dội vào các đối tượng mà ông căm ghét đó là bọn thực dân, bọn tay sai, phê phán khoa cử, phê phán thế lực đồng tiền, lên án những thói hư tật xấu của thời đại. Tất cả thể hiện tấm lòng của nhà thơ với cuộc sống con người, vận mệnh đất nước và cả con người nghèo khó trong xã hội: Người đói, ta đây cũng chẳng no, Cha thằng nào có, tiếc cho không ! Họ đầy đoạ mãi dân cày cuốc, Ai xét soi cho cảnh học trò ! Mong được cơm no cùng áo ấm . Gặp toàn nắng lửa với mưa gio. Miếng ăn đến miệng là thưa kiện Lúa rũ chân đê chửa được vò. (Thề với người ăn xin- Trần Tế Xương) Tấm lòng của nhà thơ đồng cảm với nổi khổ của người nghèo trong xã hội Đọc thơ Tú Xương ta thấy được cái đau xót ê chề của người có tài không gặp thời vận, đồng thời cũng thấy phần nào nỗi đau của dân tộc những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - thời kỳ đất nước ta hoàn toàn mất chủ quyền. Con người Tú Xương là con người ưu thời mẫn thế, mang tâm trạng u uất của kẻ mất nước, vì thế ông luôn trăn trở, day dứt, nổi u hoài trước đất nước xã hội rối ren, con người lầm than cơ cực. Văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX có sự lặp lại những đề tài của các thế kỉ trước, trước hết là đề tài lịch sử, nhà thơ viết về đề tài lịch sử là để nói lên nổi lòng của mình trước cảnh tượng đất nước rối ren đồng thời qua đó phản ánh cuộc sống xã hội và con người, phản ánh chiến tranh phong kiến và những tai họa của chiến tranh mà con người đặc biệt là những người dân vô tội
  • 40. 36 phải gánh chịu. Qua thơ nhà thơ đã thể hiện một trái tim yêu nước, gắn bó máu thịt với quê hương: Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy Mất ổ bầy chim dáo dác bay... (Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu) Tiếng đồn ngàn dặm ngựa Tiêu Sương, Lầm đứa gian mưu nghĩ khá thương. Giậm vó chẳng màng ăn cỏ Tống, Quay đầu lại hí nhớ tàu Lương. Chẳng cho chủ khác ngồi lưng cổ, Thà chịu vua ta nắm khớp cương. Ngựa nghĩa còn cưu nhà nước cũ, Làm người bao nỡ phụ quê hương! (Ngựa Tiêu Sương- Nguyễn Đình Chiểu) Nguyễn Khuyến là nhà thơ của nông thôn, ông viết về nông thôn với tư cách người trong cuộc nên ông viết về nông thôn rất chân thực và mang dấu ấn riêng. Những vần thơ của Nguyễn Khuyến luôn thể hiện trái tim ông hòa quyện với những người dân lao động và với cuộc sống của họ. Ông đã sống với niềm vui của họ và mơ ước cái họ từng mơ ước. Vì vậy, ông có những vần thơ xuất phát từ tình cảm chân thành của mình thể hiện tâm trạng nhà thơ lúc nào cũng gắn bó với nhân dân, đau với nổi đau cùng nhân dân: Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu! (Hội Tây – Nguyễn Khuyến) Nguyễn Khuyến là con người gắn bó với nhân dân, đất nước, ông luôn luôn sống trong trạng thái “biếng nhắp năm canh chầy, gà đã sớm giục giã”, nổi lo lắng băn khoăn nhất của Nguyễn Khuyến là tình trạng đánh mất lương tri và nhân phẩm của con người thời đại ông. Ông đã làm hết sức mình để chống lại thảm hoạ
  • 41. 37 đó, đưa con người thoát ra khỏi vũng bùn lầy. Vì vậy thơ ông mang giá trị nhân văn sâu sắc. Bức tranh về cuộc sống của những con người ở nông thôn cũng được Nguyễn Khuyến nhìn nhận theo nhiều góc độ: Năm ngoái, năm kia đói muốn chết, Năm nay phong lưu đã ra phết! Thóc mùa, thóc chiêm hãy còn nhiều Tiền nợ, tiền công chưa trả hết. Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng, Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt. Ta ước gì được mãi như thế, Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết! (Cảnh tết – Nguyễn Khuyến) Đó là niềm vui của người dân khi đón Tết vào lúc sung túc được mùa. Trái với cảnh Tết ở trên đó là cái buồn của cảnh chợ Tết vào những năm mất mùa đói khổ: Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng. Năm nay chợ họp có đông không? Dở trời, mưa bụi còn hơi rét, Nếm rượu tường đền được mấy ông? Hàng quán người về nghe xao xác, Nợ nần năm hết hỏi lung tung. Dăm ba ngày nữa tin xuân tới, Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng (Chợ đồng- Nguyễn Khuyến) Mong đợi “tin xuân tới” cho dân làng “được bát cơm no". Bài thơ “Chợ Đồng” là nỗi buồn lo trang trải khắp nơi, le lói một niềm ước mong cho dân nghèo được ấm no hạnh phúc. Đó là tấm lòng thương dân thường trực trong thơ văn Nguyễn Khuyến. 2.1.5. Triết lý nhân sinh và khí tiết nhà Nho 2.1.5.1. Triết lý nhân sinh Triết lý nhân sinh và khí tiết của nhà nho là đề tài quen thuộc xuyên suốt của thơ ca văn học trung đại. Nhà thơ sáng tác là để thể hiện những băn khoăn, trăn trở và những trải nghiệm của mình trong cuộc sống. Đề tài triết lý nhân sinh được