SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG T.H.P.T VĂN GIANG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG
MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIAN
Người viết: TÔ THỊ HỒNG VÂN
Giáo viên trường T.H.P.T Văn Giang
Văn Giang 4– 2013
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Văn học dân gian là vốn qúi của văn học dân tộc. Hiểu được văn
học dân gian giúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá
khứ, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước trong mỗi con
người. Việc giảng dạy văn học dân gian trong chương trình môn Văn các
cấp học là cần thiết. Riêng đối với chương trình môn Văn lớp 10 T.H.P.T,
việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian lại càng quan trọng vì lượng
tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy là khá nhiều, tạo thành một mảng
kiến thức quan trọng trong chương trình.
2. Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận của
văn hóa dân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận
không thể tách rời với văn hóa dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian,
không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.
3. Tuy nhiên, hiểu biết về vốn văn hóa trong học sinh còn nhiều hạn
chế, dẫn đến việc các em khó tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trong nhà
trường T.H.P.T, nhất là đối với những tác phẩm văn học dân gian ra đời từ
nhiều thế kỉ trước. Điều đó khiến chúng tôi đi sâu vào đề tài này nghiên cứu,
từ đó đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy văn học dân
gian ở lớp 10 T.H.P.T.
II. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn học dân gian
được dạy trong chương trình văn học lớp 10.
III. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm nghiên cứu một cách dạy tác phẩm dân gian trong mối
quan hệ với văn hóa dân gian, từ đó giúp học sinh học tốt hơn các tác phẩm
văn học dân gian Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10
T.H.P.T.
IV. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài của chúng tôi nhằm đạt tới những mục đích sau đây:
2
Thứ nhất: Xác lập cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy những tác phẩm
văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian
Thứ hai: Đưa ra các góc độ văn hóa để lí giải một tác phẩm văn học
dân gian
Thứ ba: Chỉ ra một cách cụ thể những góc độ văn hóa dân gian cần
khai thác trong một số tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy ở chương
trình lớp 10 T.H.P.T. Từ đó đúc kết cách giảng dạy một tác phẩm văn học
dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.
V. Phương pháp thực hiện:
Khi thực sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực
văn hóa để hiểu tác phẩm văn học dân gian.
- Khi nghiên cứu khoa học: Phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp
- Khi giảng dạy, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu
vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại.
B. NỘI DUNG
3
Chương I: Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn
học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian
I. Khái niệm văn học dân gian:
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn
học viết. Trong đó văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng
đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam
chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm
hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng
lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các
thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương
đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Văn học dân gian, sáng tác nghệ
thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folklore văn học).
II. Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong
mối quan hệ với văn hóa dân gian:
Ra đời từ buổi ấu thơ của nhân loại, văn học dân gian có những đặc
trưng khác biệt với văn học viết. Những đặc trưng giúp phân biệt văn học
dân gian và văn học viết thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều là:
tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản. Các đặc
trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra nét đặc trưng của văn học
dân gian so với văn học viết. Trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là
đặc trưng quan trọng hàng đầu và nó cũng chính là cơ sở lí thuyết của việc
giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian.
Tính nguyên hợp trong văn học dân gian là một vấn đề từ lâu được
nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm đến.
Là người đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian,
Giáo sư Đinh Gia Khánh trong công trình “Trên đường tìm hiểu văn hóa
dân gian” đã đề ra phương pháp luận cho ngành nghiên cứu văn hóa dân
gian. Vai trò kiến tạo nổi bật của ông được thể hiện trong việc xác định tính
tổng thể nguyên hợp của văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói
chung. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm tính nguyên hợp và đưa vào
thực tiễn nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam.
4
Khi bàn về tính nguyên hợp của văn hóa dân gian( bao gồm cả văn học
dân gian), Giáo sư Đinh Gia Khánh đã cho rằng: “Nói rằng đặc điểm cơ
bản của văn hóa dân gian là tính nguyên hợp tức là nói rằng qua nghệ
thuật ấy, người ta nhận thức về hiện thực như một tổng thể chưa bị chia
cắt”.. Và: “ Khi chúng ta nói rằng văn hóa dân gian có tính nguyên hợp,
chúng ta hiểu rằng văn hóa dân gian trong khi phản ánh thế giới, luôn
luôn là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể vốn có của thế giới”.
Theo PGS.TS Khoa học Vũ Anh Tuấn, trong bốn đặc trưng trên, tính
nguyên hợp là dấu hiệu phân biệt rõ ràng nhất để phân biệt sự khác biệt giữa
văn học dân gian và văn học viết. Tính nguyên hợp của văn học dân gian
thể hiện ở chỗ: tác phẩm văn học dân gian chính là sự tổng hợp nguyên
sơ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó. Vì thế, khi tìm
hiểu tác phẩm văn học dân gian, chúng ta không thể bỏ qua đặc trưng này.
Đây chính là nguyên nhân vì sao phải giảng dạy tác phẩm văn học dân gian
trong mối quan hệ với văn hóa dân gian.
Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình
trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản
xuất tinh thần chưa được chuyên môn hóa. Trong các xã hội thời kỳ sau,
mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn
học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận
nhân dân- tác giả sáng tác văn học dân gian không có điều kiện tham gia
vào các lĩnh vực sáng tạo tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm,
tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian- một loại nghệ
thuật không chuyên.
Biểu hiện rõ ràng nhất của đặc trưng nguyên hợp là ở chỗ: Văn học
dân gian là kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân nhiều địa phương
trong nhiều thời đại, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực văn
hóa: lịch sử, tín ngưỡng , tôn giáo, phong tục…
Khác với văn học viết là thành tựu sáng tạo của một cá nhân, văn học
dân gian là sáng tạo của cả tập thể. Vì thế, cũng giống như tính nguyên hợp
trong văn hóa dân gian, khi tìm hiểu tính nguyên hợp trong văn học dân
gian, phải xét đến vai trò sáng tạo của những thời đại khác nhau và giữa các
địa phương khác nhau trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học .
5
Đầu tiên khi ra đời, sáng tác văn học dân gian có thể do một cá nhân,
thường là một nghệ nhân sáng tạo ra. Trong quá trình truyền miệng theo
không gian và thời gian, văn học dân gian trở thành sản phẩm sáng tạo của
cả tập thể. Mỗi thành viên trong cộng đồng có thể thêm bớt, thay đổi một vài
chi tiết trong một cốt truyện, một vài từ ngữ trong một bài ca dao, gọt giũa
cho nó trở nên đẹp hơn, trong sáng hơn. Theo thời gian, những sáng tác
mang tính sáng tạo cao trở thành giá trị nghệ thuật đích thực được cộng đồng
lưu giữ. Như vậy, những sáng tác dân gian kết tinh trong nó tinh hoa trí tuệ,
tâm hồn của cả tập thể nhân dân lao động.
Vì thế, trong văn học dân gian, người ta gặp nhận thức nguyên hợp.
Giáo sư Đinh Gia Khánh khi phân tích truyện “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” đã chỉ
ra được nhiều tầng văn hóa của các thời đại khác nhau: tục thờ núi, thờ sông
của người nguyên thủy, cuộc đấu tranh chống thủy tai của người Việt cổ khi
họ từ ven đồi núi trung du kéo xuống khai thác đồng bằng sông Hồng, vấn
đề trị thủy ở lưu vực sông Hồng trong mùa nước lũ khi người Việt cổ đã biết
đến đắp đê, vấn đề sính lễ, thách cưới liên quan đến phong tục của người
Việt về việc cưới hỏi …
Tương tự như vậy, trong nhiều tác phẩm văn học dân gian, người ta
cũng bắt gặp nhiều tầng văn hóa cùng lắng đọng. Truyền thuyết về Lạc Long
Quân và Âu Cơ là một ví dụ khá rõ nét về sự nguyên hợp trong nhận thức
của văn học dân gian. Trong truyện vừa có những dấu vết của tín ngưỡng
thờ vật tổ (thờ trứng) vốn là những tín ngưỡng nguyên thủy, ra đời từ rất xa
xưa vừa có dấu vết của tín ngưỡng thờ tổ tiên ra đời muộn hơn, khi con
người đã có ý thức về cộng đồng, làng xã, gia đình, dòng tộc. Bên cạnh đó,
truyện cũng ghi lại được cả những tri thức lịch sử về thời đại Hùng Vương:
triều đình có quan văn, quan võ, con trai vua thì gọi là quan lang, con gái thì
gọi là mệ nàng, mười tám đời cha truyền con nối đều lấy hiệu là Hùng
Vương không hề thay đổi.
Truyện “Thánh Gióng” cũng là một ví dụ tương tự. Trong truyện có cả
những nhận thức nguyên sơ của đời trước đồng thời có cả những nhận thức
già dặn hơn ra đời ở thời kì sau. Sự ra đời kì lạ của Gióng là sự kết hợp của
một bà mẹ với một lực lượng tự nhiên có liên quan đến nghề trồng cà ở làng
Phù Đổng, đó là giông bão, sấm sét. Lực lượng tự nhiên này được nhân hóa
6
thành người khổng lồ. Trong dịp về hái cà làng Phù Đổng, ông đã để lại một
dấu chân lớn, mẹ Gióng ướm và từ đó mà có mang. Theo nhà nghiên cứu
Cao Huy Đỉnh thì:'' Cái quan niệm con người là con của tự nhiên( trời) và
một bà mẹ bắt nguồn từ trong thị tộc mẫu hệ, lúc con người chỉ biết mẹ mà
không biết cha…Bà mẹ lúc đầu đại diện cho tinh thần huyết thống và đạo
đức của bộ lạc, là nguồn gốc sức mạnh và anh hùng''.
Cũng trong truyện “Thánh Gióng”, chúng ta còn hiểu thêm một nhận
thức mới mẻ nữa của người xưa qua một loạt các chi tiết về sắt: roi sắt, giáp
sắt, ngựa sắt, nón sắt. Chắc chắn những chi tiết này phản ánh một nhận thức
ra đời muộn hơn, khi con người đã biết đến sắt và sức mạnh của sắt trong lao
động sản xuất và trong chiến đấu.
Có thể nói sự nguyên hợp về nhận thức đã đặt các tác phẩm văn học
dân gian trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với văn hóa dân gian- bao
gồm nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn
giáo, thói quen sinh hoạt vật chất và tinh thần… Để hiểu một tác phẩm văn
học dân gian, không thể không đặt nó trong môi trường văn hóa dân gian mà
nó ra đời, không thể không xuất phát từ những yếu tố văn hóa dân gian khác
mà tìm hiểu nó. Dạy một tác phẩm văn học dân gian cần bồi đắp cho học
sinh về vốn văn hóa dân gian, từ đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự
hào dân tộc, khiến các em ruát ra được những bài học quí báu từ đạo làm
người. Thiết nghĩ, đó mới chính là mục đích cuối cùng của việc học văn.
Chương II: Các góc độ văn hóa giúp cho việc hiểu một
tác phẩm văn học dân gian:
I. Khái niệm văn hóa:
7
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được
dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên
biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Theo nghĩa rộng, văn hóa
bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng,
phong tục, lối sống...Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ
và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên,
NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá
trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy,
văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như
ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,
các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó
là một phần của văn hóa.
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn
hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội
hóa. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con
người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
II. Các góc độ văn hóa giúp cho việc hiểu một tác phẩm văn học
dân gian:
Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã
cho rằng văn hóa là một tổng thể : văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa
rộng trong dân tộc học “là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập
quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã
hội”.
Có thể nói văn hóa là một khái niệm lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau của đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong văn hóa có cả
phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội, luật pháp…cùng hiện diện. Vì vậy,
để hiểu và giảng dạy tác phẩm văn học dân gian, người dạy cũng phải xuất
8
phát từ nhiều phương diện của văn hóa mới thấy hết được cái hay cái đẹp
của nó. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số số phương diện cơ bản của
văn hóa:
1. Phong tục:
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa
nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố
định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt
động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền
vững và tương đối thống nhất.
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm
chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể
chia thành nhiều loại: hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con
người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên
lão; hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ
thời tiết trong năm; hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của
con người...
Là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, Việt Nam có nhiều phong tục
, có những phong tục thực sự đã trở thành thuần phong mĩ tục của người
Việt Nam. Nhiều phong tục đẹp của người Việt đã được soi bóng trong ca
dao, truyện cổ, mang một ý nghĩa văn hóa, thẩm mĩ đẹp đẽ.
2. Cách ứng xử:
Cách ứng xử giữa người với người là một nét văn hóa quan trọng của
các dân tộc.
Là một dân tộc có văn hóa, người Việt Nam có cách ứng xử riêng của
mình. Trong đối nhân xử thế của người Việt, chữ tâm, chữ đức, chữ tình
được đề cao: trong gia đình thì “ trên kính, dưới nhường”, trong quan hệ họ
hàng thì “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”, trong quan hệ láng giềng thì “
tắt lửa tối đèn có nhau”, trong quan hệ đồng bào thì:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Bên cạnh tình, người bình dân xưa còn nói nhiều về nghĩa. Với quan
niệm truyền thống, giàu sang, của cải không phải là cái đích cuối cùng của
9
cuộc sống. Điều quan trọng nhất là người ta phải sống với nhau cho trọn
nghĩa, vẹn tình. Những quan niệm sống đẹp đẽ đó của con người Việt Nam
in đậm dấu ấn trong văn học dân gian, đặc biệt là trong ca dao, truyện cổ.
3. Tín ngưỡng, tôn giáo:
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích
thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng
đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở
chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức
không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói
đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm
chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một
hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ
tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể
thành tôn giáo.
Cũng như các dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Việt có đời sống
tâm linh của mình. Phạm Đức Dương trong cuốn “Việt Nam trong bối cảnh
Đông Nam Á” đã khẳng định: “Trong tâm thức của cư dân Đông Nam Á,
với phương pháp tư duy âm dương, con người đã phân chia thế giới thành
hai: thực và ảo, vật chất và tinh thần…, trong đó cái mà họ quan tâm chính
là đời sống tâm linh” (13, 95). Và “Thế giới tâm linh của cư dân Đông Nam
Á được xây dựng trên quan niệm “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh
hồn như con người). Những linh hồn này tạo thành thế giới thần linh. Đây
là thế giới vô hình nhưng lại có vô vàn năng lực siêu việt và thường xuyên
tác động đến con người theo hai chiều: thuận- nghịch, lành- dữ. Do đó con
người thần thánh hóa những ma lực đó dưới hình thức các biểu tượng và
thờ phụng các thần linh để được che chở” (13, 96).
Những tín ngưỡng dân gian của người Việt ra đời trên cơ sở niềm tin
ấy. Người Việt có nhiều tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ nhiên thần( thờ
nước, trứng, thờ đá), tín ngưỡng phồn thực thờ hành vi giao phối, tín ngưỡng
thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Bên cạnh những tín ngưỡng
trên, sau này, trong quá trình giao lưu văn hóa, do địa bàn sinh sống của
người Việt ở vào vị trí cửa ngõ của Đông Nam Á nên họ đã tiếp nhận và
10
chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo ngoại lai, trong đó đậm nét là Phật giáo,
Nho giáo và Đạo giáo.
Phật giáo được người Việt biết đến từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu
công nguyên. Thời nhà Lí, nhà Trần, đạo Phật phát triển cực thịnh và được
coi là quốc giáo, ảnh đến mọi việc của đời sống. Đạo giáo đến Việt Nam
cũng từ rất sớm (khoảng cuối thế kỉ thứ hai). Trước khi biết đến Đạo giáo,
người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép…Đạo giáo có rất nhiều
điểm tương đồng với những tín ngưỡng ma thuật của người dân bản địa nên
nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong tâm linh người Việt. Nếu Phật giáo
thờ Phật tổ và các đức Phật thì Đạo giáo thờ các vị thần: Ngọc Hoàng
Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh
Đế (Quan Công). Với Đạo giáo, người Việt còn thờ các vị thánh riêng của
mình: Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh công
chúa) cùng các vị thần khác như Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ông
Năm Dinh, Quan lớn Tuần Tranh…Theo tín ngưỡng, tôn giáo của người
Việt, Đức Phật được thờ trong chùa còn các vị thần thánh được thờ trong
đền.
Văn hóa Việt Nam mang đậm dấu ấn từ các tôn giáo, tín ngưỡng dân
gian. Kiến trúc đình, chùa, đền là những kiến trúc khá quen thuộc trong địa
bàn sinh sống của người Việt. Trần Quốc Vượng đã khẳng định: “…nói tới
văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử
cũng như mật độ dày đặc các di tích văn hóa” (68, 254). Cũng như vậy, văn
học dân gian người Việt, nhất là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích
mang khá đậm nét dấu ấn của tín ngưỡng dân gian và những tôn giáo ở Việt
Nam. Vì thế, để hiểu sâu sắc những thể loại này, không thể không tìm hiểu
những tư tưởng, ý nghĩa tôn giáo trong đó.
4. Lễ hội:
Lễ hội là tên gọi mới của một số nhà nghiên cứu nhìn nhận hội làng
theo tư duy duy lý của phương Tây, trong đó theo họ, phần lễ thì nghiêm
trang, còn phần hội thì vui vẻ giải trí. Trong ngày Hội chúng ta “mời” các vị
thần linh, anh linh núi sông trời đất, các vị thành hoàng làng là vị thần che
chở cho làng xóm, mời anh linh các vị anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các
11
dòng họ về dự với chúng ta. Như vậy hội làng hội tụ sức mạnh thiêng liêng
củả cả trời đất, non sông, tổ tiên và con cháu.
Có thể nói gọn lại hội là một không gian và thời gian chứa đựng đậm
đặc năng lượng thiêng của cả vũ trụ và thời gian. Với người Kinh không
gian thiêng ấy được đặt vào cái sân đình. Với các tộc thiểu số, nó bao
quanh cây nêu. Còn thời gian thiêng chung là các thời điểm của mùa xuân.
Cho nên, kẻ giàu, người nghèo nô nức đến hội trước hết để được đắm
mình trong không gian thiêng và thời gian thiêng đó, để được tiếp nhận
năng lượng thiêng của cả trời đất, quá khứ, hiện tại và để được trải nghiệm
sự thăng hoa trong không-thời gian thiêng liêng ấy. Mùa xuân - mùa khởi
đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời
ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn,
vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.
Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các
nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền
lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ
hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới
một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng
chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên
tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế...
Trong các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, lễ hội được nhắc đến
khá nhiều, thậm chí còn được miêu tả khá tỉ mỉ. Vì thế, khi dạy những tác
phẩm có liên quan, giáo viên không thể không giải thích những ý nghĩa văn
hóa được tái hiện trong đó.
Chương III: Giải pháp khi dạy các tác phẩm văn học dân
gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
I. Giải pháp:
Sau một thời gian dài nghiên cứu và nhiều năm thử nghiệm, tôi đã rút
ra một số giải pháp dạy văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân
gian như sau:
12
1. Trước hết, người dạy phải có phần chuẩn bị kĩ càng, phần chuẩn bị
của giáo viên càng kĩ thì giờ dạy càng thành công. Bản thân giáo viên không
thể biết hết những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, vì vậy, giáo viên phải tự
đọc sách, tra cứu tài liệu để tìm hiểu về những vấn đề văn hóa mà mình chưa
nắm rõ hoặc để mở rộng vốn văn hóa của bản thân mình. Mục chú thích của
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và internet sẽ là những công cụ đắc lực
cho người dạy trong việc mở rộng vốn kiến thức văn hóa có liên quan đến
tác phẩm văn học. Sau khi thu nhập và mở rộng vốn kiến thức văn hóa cần
thiết, giáo viên cần cân nhắc kĩ sẽ sử dụng nó như thế nào trong bài dạy để
vừa khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh, vừa cho học sinh dễ hiểu bài,
vừa nâng cao và mở rộng vốn kiến thức văn hóa cho học sinh. Vấn đề thời
lượng kiến thức và thời gian là rất quan trọng, nó yêu cầu người dạy phải có
cách sắp xếp cho hợp lí, vừa đảm bảo về mặt thời gian, vừa truyến tải được
những kiến thức trọng tâm, cơ bản cho học sinh.
2. Định hướng khai thác văn hóa cho học sinh theo thể loại là một điều
quan trọng khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Trên thực tế, mỗi thể
loại văn học dân gian có đặc trưng khác nhau cũng như phản ánh những
phương diện khác nhau của văn hóa. Truyền thuyết, sử thi, truyện cố tích
thường gắn bó với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục. Ca dao gắn bó với đời
sống tâm hồn, với quan niệm về đối nhân xử thế. Vì vậy, khi khai thác các
khía cạnh văn hóa có liên quan đến bài dạy, giáo viên cần lưu ý phương diện
thể loại. Cụ thể:
Đối với Sử thi: khi dạy, cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với
thời đại lịch sử, quan niệm thời đại, phong tục tập quán.
Đối với truyện cổ tích: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với
phong tục, với quan niệm nhân sinh, đấu tranh giai cấp, các phong tục, các
chuẩn mực đạo đức.
Đối với truyện thơ: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với
phong tục, với quan niệm nhân sinh, quan niệm đạo đức, quan niệm ứng xử.
Đối với ca dao: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với quan
niệm đạo đức, phong tục xã hội, ứng xử.
3. Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh cũng là một yếu tố quyết định thành
công của tiết dạy. Do khuôn khổ thời gian có hạn nên không phải điều gì
13
giáo viên cũng có thể nói được hết cho học sinh. Vì vậy, phần chuẩn bị ở
nhà của học sinh là rất quan trọng. Giáo viên cần cho học sinh tự tìm hiểu
chú thích, tự tìm hiểu những phong tục, tập quán, quan niệm truyền thống có
liên quan đến tác phẩm văn học dân gian được học, từ đó giúp cho việc tiếp
thu bài học của học sinh được rõ ràng hơn. Phần này có thể được cụ thể hóa
bằng những câu hỏi cụ thể của giáo viên.
4. Khâu dạy học trên lớp là khâu quan trọng nhất. Khâu này có thể tiến hành
theo trình tự như sau:
Trước hết, giáo viên cho học sinh trình bày phần kiến thức đã được tìm
hiểu ( có thể nêu kết hợp với phần tiểu dẫn). Sau đó, giáo viên bổ sung và
khắc sâu kiến thức cho học sinh về những nội dung văn hóa mà học sinh đã
trình bày.
Sau đó, trong khi tìm hiểu cụ thể tác phẩm, giáo viên có thể dừng lại ở
những chi tiết văn hóa đặc sắc để giảng và bình cho học sinh. Nếu dạy bằng
máy chiếu, giáo viên có thể trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh sinh
động về sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội, phong
tục để học sinh được sống trong không gian văn hóa của tác phẩm văn học
dân gian.
Cuối cùng, trong phần củng cố, sau khi tổng kết về giá trị tác phẩm,
giáo viên gắn với giá trị văn hóa để học sinh có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm
và hiểu sâu hơn về nền văn hóa dân tộc. Thông qua đó, giáo viên có thể giáo
dục cho học sinh tinh thần tự hào và ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc.
II. Minh họa cụ thể qua một số tiết dạy:
Sau đây là một số bài dạy tôi đã thực hiện khi dạy tác phẩm văn học
dân gian lớp 10 chương trình, chương trình chuẩn.
1. Dạy bài “Chiến thắng Mtao Mxây” ( trích sử thi “Đăm Săn”)
Chiến thắng Mtao Mxây là tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại sử
thi- một thể loại đã ra đời từ rất xa xưa. Do khoảng cách thời gian với hiện
14
tại, lại do học sinh còn xa lạ với văn hóa các dân tộc thiểu số nên việc tiếp
thu tác phẩm còn nhiều khó khăn. Vì vậy, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu tác
phẩm bằng cách đặt nó trong không gian văn hóa của nó.
Bài dạy được bố trí trong hai tiết:
Tiết 1: Giới thiệu chung: về sử thi Tây Nguyên và sử thi anh hùng, tóm
tắt tác phẩm và dạy một ý nhỏ trong phần đọc hiểu văn bản là phẩn Đăm Săn
giao chiến với Mtao Mxây.
Tiết 2: Tiếp tục đọc hiểu với hai phần: Cảnh dân làng Mtao Mxây theo
Đăm Săn trở về và cảnh Đăm Săn cùng dân làng ăn mừng chiến thắng, cuối
cùng là tổng kết giá trị của đoạn trích và hướng dẫn học sinh luyện tập.
Trong quá trình dạy ở tiết 1, ngay ở phần tóm tắt tác phẩm, giáo viên
đã nên cung cấp cho học sinh một số kiến thức về văn hóa Tây nguyên để
giúp cho học sinh hiểu tác phẩm. Sau khi lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi,
Đăm Săn trở thành một tù trưởng. Đây là chi tiết mà giáo viên phải dùng văn
hóa Tây Nguyên để lí giải. Sở dĩ sau hôn nhân, Đăm Săn phải về nhà vợ ở vì
sử thi ra đời trong lòng chế độ mẫu hệ. Trong gia đình mẫu hệ, vai trò trụ cột
là người phụ nữ nên người đàn ông sau khi lấy vợ phải trở về ở gia đình nhà
vợ. Hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi thuộc dòng dõi tù trưởng nên Đăm Săn
sau khi lấy vợ kế thừa quyền lực của gia đình vợ, trở thành một tù trưởng.
Trong quá trình tóm tắt đoạn trích, có một số chi tiết mà giáo viên
cũng phải sử dụng vốn văn hóa Ê- đê để giải thích như: chi tiết Đăm Săn
chặt cây thần, Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời… Tín ngưỡng thờ vật tổ là
tín ngưỡng cổ xưa tồn tại trong nhiều cộng đồng trong đó mỗi bộ lạc lại thờ
một vật tổ riêng và đó là những vật thiêng, những cấm kị mà cộng đồng
không ai được vi phạm. Cộng đồng Đăm Săn thờ cây Smuk và nó trở thành
cây thần- vật tổ mà cả cộng đồng tôn thờ. Sở dĩ Đăm Săn chặt cây thần vì
Đăm Săn muốn chống lại tập tục cổ lạc hậu. Hay Đăm Săn muốn đi bắt nữ
thần Mặt Trời về làm vợ không chỉ vì Đăm Săn muốn cộng đồng mình được
hùng mạnh hơn nữa mà còn vì một lí do khác mà phải đặt trong thời đại sử
thi chúng ta mới có thể lí giải được. Sử thi Đăm Săn cũng như nhiều sử thi
của người Ê- đê ra đời cuối thời kì mẫu hệ- khi cộng đồng người Ê- đê đang
chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ. Vì vậy hành động của Đăm Săn muốn đi
bắt nữ thần Mặt Trời xuống trần gian làm vợ mình( chứ không phải Đăm
15
Săn lên trời ở rể) chính là hành động chống lại tập tục, thể hiện khát vọng
làm chủ của người đàn ông trong thời đại mới. Tóm lại, hình tượng Đăm Săn
là hình tượng người anh hùng của thời đại sử thi, không chỉ biểu tượng cho
những chiến công, khát vọng mà còn biểu tượng cho sự đấu tranh chống tập
tục cổ của người đàn ông khi chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ.
Ở phần đọc hiểu tác phẩm, khi đọc hiểu đoạn Đăm Săn giao chiến với
MTao Mxây, giáo viên có thể dừng lại ở chi tiết ngôi nhà sàn của MTao
Mxây được miêu tả ở đầu tác phẩm. Nếu dạy máy chiếu, giáo viên có thể
cho học sinh xem hình ảnh ngôi nhà sàn Tây Nguyên. Vì nhà làm bằng gỗ dễ
bắt lửa nên khi Đăm Săn dọa sẽ phóng hỏa đốt nhà MTao Mxây thì hắn phải
vội vàng đi xuống. Trong khi xuống, MTao Mxây sợ Đăm Săn đâm lén vì
bậc thang nhà sàn của Tây Nguyên trống, có khoảng cách, không giống với
bậc thang nhà gác của người Kinh.
Sau khi phân tích xong cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và MTao
Mxây, giáo viên là hình ảnh người anh hùng Đăm Săn với sức mạnh, chiến
công và lòng dũng cảm. Giáo viên cho học sinh biết về thời đại sử thi: thời
đại của chiến tranh thị tộc bộ lạc liên miên nên mẫu người lí tưởng của thời
đại phải là mẫu người anh hùng và phẩm chất lí tưởng của con người thời
đại phải là sức mạnh, lòng dũng cảm, danh dự và khát vọng lập chiến công.
Người anh hùng chiến thắng kẻ thù ở đây trước hết để dòi lại vợ, tức là để
bảo về danh dự của người đàn ông, và đó cũng là một điểm tiến bộ. Hôn
nhân của loài người giai đoạn trước là hình thức quần hôn, đến giai đoạn này
đã tiến lên một bước mới, đã có sự xác định rõ hình thức gia đình cá thể. Vì
vậy, người anh hùng trong sử thi chiến đấu để bảo vệ quan niệm hôn nhân
mới tốt đẹp. Nhưng không chỉ thế, người anh hùng trong sử thi trước hết
chiến đấu vì lợi ích cộng đồng, chiến công của người anh hùng sẽ lảm cho
cộng đồng của chàng thêm giàu có và hùng mạnh. Đó chính là điều khiến
cho người anh hùng thời đại sử thi được cộng đồng yêu mến và tin tưởng.
Và đó cũng là lí do khiến sau khi thắng trận, dân làng nguyện đi theo
Đăm Săn, không hề căm giận hay phản kháng như cách xử sự của những kẻ
bại trận. Giáo viên nên lấy quan niệm của thời đại sử thi để lí giải cho học
sinh. Vì thời đại sử thi là thời đại chiến tranh liên miên nên mỗi cộng đồng
người muốn tồn tại và phát triển thì phải có một người đứng đầu thật sự tài
16
giỏi. Người đứng đầu đó phải là những anh hùng. Tài năng, mưu trí và sức
mạnh của họ sẽ là sự đảm bảo để cộng đồng của họ sẽ vững vàng trước sự
tấn công của những cộng đồng dân cư khác. Vì vậy, mọi người, ngay cả ở
một cộng đồng thù địch cũng hết lòng ủng hộ Đăm Săn, đi theo và mang của
cải về cho cộng đồng chàng càng trở nên hùng mạnh.
Phần Đăm Săn cùng cộng đồng ăn mừng chiến thắng, giáo viên nên
cho học sinh biết thêm về một số nét văn hóa Tây Nguyên như lễ hội, tín
ngưỡng, văn hóa cồng chiêng. Người Tây Nguyên tin vào ông trời, lễ hội
của người Tây Nguyên cũng như lễ hội của một số dân tộc khác gồm có hai
phần: phần lễ cử hành những nghi lễ thiêng liêng dành cho thần linh, trời
đất, phần hội là phần vui chơi dành cho những người phàm trần. Mở đầu
đoạn trích là cảnh Đăm Săn kêu gọi mọi người chuẩn bị trâu, bò, dê để tế lễ
thần linh, cảm tạ trời đất đã phù trợ cho chàng chiến thắng Mtao Mxây.
Không phải ngẫu nhiên mà chi tiết về cồng chiêng, chũm chọe được lặp đi
lặp lại trong đoạn trích. Đây là những chi tiết có liên quan đến văn hóa của
người Tây Nguyên. Trong văn hóa Tây Nguyên, di sản văn hóa cồng chiêng
là một di sản văn hóa đặc sắc. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại
vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản
thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm
nhiều dân tộc khác nhau: Ê-đê, Ba Na, Mạ, Lặc...Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản
nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử
dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm
tổ chức các lễ hội đó như nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu
rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên. Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng
như ở Tây Nguyên, lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt
động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch
hấp dẫn.
Cồng chiêng không chỉ dùng trong tế lễ thần linh, trong ngày hội mà
còn là sự thể hiện cho sự giàu có và hùng mạnh. Cộng đồng nào có nhiều
17
công chiêng thì cộng đồng đó càng hùng mạnh và giàu có. Dàn cồng chiêng
hoành tráng, lễ tế thần linh linh đình và cảnh ăn mừng thắng trận kéo dài
trong nhiều tháng của cộng đồng Đăm Săn theo văn hóa Tây Nguyên biểu
tượng cho sự giàu có và hùng mạnh của một cộng đồng đang trên đà lớn
mạnh. Sau đó, giáo viên trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh minh họa
về lễ hội Tây Nguyên, và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Có thể cho học
sinh lắng nghe một chút âm hưởng của giàn cồng chiêng Tây Nguyên để các
em cảm nhận được âm hưởng trầm hùng bi tráng của những trang sử thi Tây
Nguyên hào hùng. Trong quá trình thực hiện các bước như trên, học sinh rất
hứng thú và là hiệu quả của tiết học tăng lên rõ rệt.
•
Lễ hội cồng chiêng 2007 tổ chức tại Đăk Lăk
18
•
Cồng Chiêng trưng bày tại Biệt điện Bảo Đại
•
•
Mô hình sinh hoạt văn hóa Cồng Chiêng trưng bày tại Biệt điện Bảo
Đại
19
•
Sau đây, là giao án minh họa cho bài dạy.
Tuần 3
Tiết PPCT: 7,8. Đọc văn
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức :
- Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của
cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và
các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn
trích.
Kỹ năng:
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
B.Phương tiện thực hiện:
- GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN văn 10.
- HS: SGK, vở soạn, vở ghi
- Máy chiếu
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương
pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả
20
lời câu hỏi. Đặc biệt GV cần xuất phát từ góc độ văn hóa Ê-đê để giải
thích ý nghĩa của tác phẩm.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: - Trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG?
- VHDG có những thể loại nào? Kể tên? Dẫn chứng?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và
HS
Kết quả cần đạt
Gọi HS đọc tiểu dẫn.
GV hỏi:
- Thế nào là sử thi?
HS nhắc lại khái niệm.
GV bổ sung thêm một số
đặc điểm của sử thi.
- Có mấy loại sử thi? Kể
tên? Tác phẩm tiêu biểu ở
từng thể loại?
HS trình bày.
- Dựa vào SGK em hãy tóm
tắt thật ngắn gọn sử thi
Đăm Săn?
HS tóm tắt.
I. Tiểu dẫn
1.Thể loại sử thi:
a. Khái niệm, đặc điểm
- Sử thi, còn gọi là anh hùng ca, là thể loại tự sự dân
gian, có quy mô dài (thường là thơ, văn vần), nhằm ca
ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý
nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh
của lịch sử.
- Nhân vật chính của sử thi là các anh hùng, tráng sĩ
tiêu biểu cho sức mạnh mọi mặt của cộng đồng, được
miêu tả khá tỉ mỉ trong vẻ đẹp kì diệu khác thường.
- Chủ yếu miêu tả hành động của nhân vật, được bổ
sung thêm những miêu tả có tính chất tĩnh tại và
những cuộc đối thoại trang trọng có tính nghi thức.
b. Phân loại sử thi Việt Nam
Kho tàng sử thi dân gian Việt Nam được chia ra hai
loại:
- Sử thi thần thoại như Đẻ đất đẻ nước (Mường), Ẩm
ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mnông)…
Nội dung: kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của
muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư
trú cổ đại của họ.
- Sử thi anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Xing Nhã,
Khinh Dú (Êđê), Đăm Noi (Ba Na),…
Nội dung: kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù
trưởng anh hùng.
2.Sử thi Đăm Săn
a.Tóm tắt sử thi Đăm Săn: SGK
21
* GV dựa trên văn hóa
Tây Nguyên để giải thích
rõ hơn một số chi tiết
trong tác phẩm vì do khác
biệt văn hóa nên một số
chi tiết khiễn cho học sinh
khó hiểu
- Đăm Săn về làm chồng
hai chị em Hơ Nhị Và Hơ
Bhị ( tục nối dây trong
hôn nhân mẫu hệ của
người Ê-đê, theo tục này,
người đàn ông sau khi
cưới vợ phải về ở gia đình
vợ)
- Đăm Săn chặt cây thần
khiến cho 2 vợ chết ( tín
ngưỡng thờ vật tổ của
người Ê-đê)
- Đăm Săn lên trời xin cho
vợ sống lại ( người Ê-đê
tin rằng ông trời là người
có quyền lực tối cao, cai
quản muôn loài, có quyền
lực vô biên)
- Đăm Săn đi bắt nữ thần
mặt trời về làm vợ ( vừa là
khát vọng được giàu có và
hùng mạnh, vừa là khát
vọng thoát khỏi hủ tục
hôn nhân thời mẫu hệ:
người đàn ông không phải
về nhà vợ sau khi kết hôn
mà ngược lại, người phụ
nữ phải về nhà chồng)
- Hồn Đăm Săn tái sinh
thông qua người
chị( người Ê-đê tin rằng
22
sau khi chết, hồn người
chết sẽ được đầu thai,
người đó sẽ được sống lại
ở một kiếp khác, trong một
thân xác khác)
Sau đó, giáo viên hướng
dẫn học sinh rút ra nội
dung tác phẩm
- Trình bày vị trí của đoạn
trích?
- Đoạn trích có thể chia làm
mấy phần? Ý chính từng
phần?
- GV nêu đại ý đoạn trích
nhằm định hướng HS tìm
hiểu.
- GVcho HS đọc sáng tạo
VB.
- Em hãy tóm tắt diễn biến
trận đánh để so sánh tài
năng và phẩm chất của 2 tù
trưởng?
+Đăm Săn khiêu chiến và
b. Nội dung:
- Tác phẩm ca ngợi cuộc đời, sự nghiệp của Đắm
Săn- tù trưởng anh hùng đấu tranh chống các lực
lượng thù dịch, bảo vệ lợi ích cộng đồng. Bên cạnh
đó, Đăm Săn còn là người anh hùng đấu tranh
chống lại những luật tục cũ của thời đại mẫu hệ, thể
hiện vai trò của người đàn ông trong thời đại mới.
->Đăm Săn là tác phẩm tiêu biểu cho loại sử thi anh
hùng Tây Nguyên.
3. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa tác phẩm
- Nhan đề: do người biên soạn đặt.
- Bố cục: 3 phần => Đọc - hiểu theo bố cục 3 phần.
- Chủ đề: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn với Mtao
Mxây và cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng. Qua đó
ta thấy được niềm tự hào của dân làng Êđê về người
anh hùng của họ và khát vọng về một cuộc sống thịnh
vượng, giàu có, no đủ, đoàn kết thống nhất và lớn
mạnh của cộng đồng tộc người.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
* Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại
- Lần 1:
+ Đăm Săn đến tận nhà Mtao Mxây thách thức và
khiêu chiến: “Ơ diêng!... ta thách nhà ngươi đọ dao
với ta đấy”
+ Mtao Mxây thản nhiên đáp “không xuống đâu” và
23
Tải bản FULL (50 trang): https://bit.ly/3aihSAN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
thái độ 2 bên như thế nào?
+ Cuộc chiến giữa Đăm
Săn và Mtao Mxây diễn ra
như thế nào?
Thái độ và tài năng của hai
bên tham chiến qua từng
hiệp ra sao?
* GV giải thích thêm cho
học sinh hiểu chi tiết có
liên quan đến văn hóa Ê-
đê: Người Ê-đê ở nhà sàn,
sàn nhà trên cao, lối đi lên
là những bậc thang được
nối lại bằng những thanh
gỗ, giữa những bậc thang
này là khoảng trống. Vì
vậy, Mtao Mxây sợ Đăm
Săn sẽ đâm hắn qua
những khoảng trống đó.
( GV dùng máy chiếu cho
học sinh thấy hình ảnh
nhà sàn Tây Nguyên)
HS dựa vào câu trả lời của
CH’ 1 sgk/36 trong chuẩn
bị bài ở nhà để trả lời.
* GV giải thích cho học
sinh một số chi tiết: khiên-
vũ khí chiến trận thời cổ
dung để che chắn phòng
vệ (có thể trình chiếu cho
học sinh xem hình ảnh cái
khiên của người Ê-đê thời
cổ). Múa khiên là hành
khiêu khích lại “Ta còn bận ôm vợ hai chúng ta”.
- Lần 2:
+ Lời khiêu khích của Đăm Săn quyết liệt hơn: nếu
Mtao Mxây không xuống Đăm Săn sẽ bổ hiên, chẻ
cầu thang, hun nhà Mtao Mxây.
+ Trước thái độ kiên quyết của Đăm Săn, Mtao Mxây
bắt đầu hoảng, đành phải chấp nhận xuống nhà nhận
cuộc thách đấu nhưng còn kì kèo, giao hẹn: “Ngươi
không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó nghe” và
“Ta sợ ngươi đâm ta đang đi lắm”. Đáp lại hai câu
nói của Mtao Mxây, Đăm Săn cũng có hai câu nói
(hai hành động) trùng điệp: “Sao ta lại… không thèm
đâm nữa là!”
=> Như vậy ngay ở chặng này, Đăm Săn đã thể hiện
rõ nhân cách đàng hoàng, tính cách thẳng thắn, tinh
thần thượng võ của người anh hùng. Còn Mtao Mxây
đã tỏ ra run sợ trước thái độ khiêu chiến quyết liệt
của Đăm Săn (sợ bị đâm lén, mặt mũi dữ tợn, trang bị
đầy mình mà còn tỏ rõ tần ngần, do dự, đắn đo).
Mtao Mxây phần nào đã tự bộc lộ bản chất hèn nhát,
quen đánh lén của hắn.
* Diễn biến cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao
Mxây
24
Tải bản FULL (50 trang): https://bit.ly/3aihSAN
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
động phô diễn sức mạnh
của người anh hùng trong
trận chiến.
Gv tổng hợp ý kiến và phân
tích cuộc chiến theo hai
chặng và từng hiệp đấu:
+ Khiêu chiến
+ Vào cuộc chiến: - Hiệp
một
- Hiệp
hai
(Chú ý cho HS phát hiện,
cảm nhận từ VB, tránh
những nhận xét võ đoán mà
xa rời văn bản)
Sau khi hướng dẫn HS tìm
hiểu cuộc chiến GV yêu
cầu:
- Hiệp một: Hai bên lần lượt múa khiên
+ Mtao Mxây vào trận với vẻ mặt dữ tợn của một
hung thần. Đăm Săn chủ động nhường đối thủ ra đòn
trước. Mtao Mxây rung khiên múa vậy, từng đường
khiên tỏ rõ sự kém cỏi, tiếng khiên “kêu lạch xạch
như quả mướp khô”, thế nhưng Mtao Mxây vẫn nói
năng rất huyênh hoang.
+ Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn
vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bộc lộ bản
lĩnh người anh hùng. Đăm Săn nhận xét miếng múa
của Mtao Mxây và đối đáp lại một cách sắc sảo, tự
tin, giản dị. Đến lượt Đăm Săn múa khiên, từng
đường khiên của Đăm Săn tỏ ra tài giỏi hơn hẳn
Mtao Mxây: “Một lần xốc tới… vun vút qua phía
tây”. Lập tức Mtao Mxây hoảng hốt “bước cao bước
thấp… bãi đông” vì đã yếu sức. Hắn chém Đăm Săn
nhưng trượt và vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng
trầu nhưng “Đăm Săn đã đớp được miếng trầu” và
“sức chàng tăng lên gấp bội”
- Hiệp 2
+ Tăng thêm sức mạnh, Đăm Săn lại múa khiên và
đuổi theo Mtao Mxây. Chàng múa khiên rất đẹp và
dũng mãnh, còn hơn cả ban đầu: “Chàng múa trên
cao… bật rễ bay tung”. Hai lần Đăm Săn đâm trúng
Mtao Mxây mà không thủng. Đăm Săn thấm mệt và
chàng cầu cứu ông Trời.
+ Đăm Săn được ông Trời mách bảo, “bừng tỉnh,
chộp luôn một cái chày mòn,… rơi loảng xoảng”.
+ Mtao Mxây tháo chạy quanh chuồng lợn, chuồng
trâu nhưng lại bị ngã lăn ra đất, hắn cầu xin : “Ơ
diêng! Ta làm lễ cầu phúc cho diêng…” nhưng Đăm
Săn không nghe, chàng kể tội Mtao Mxây và kết liễu
mạng sống của hắn, trận chiến kết thúc.
* Nhận xét
- Hơ Nhị là biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng
thị tộc → miếng trầu mang ý nghĩa biểu tượng cho
sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho người anh hùng →
ở thời đại sử thi mỗi cá nhân không thể sống tách rời
25
4133535

More Related Content

What's hot

Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...
Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...
Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
Phục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏngPhục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏngYhoccongdong.com
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMSoM
 
[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyên
[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyên[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyên
[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyêntaimienphi
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)HA VO THI
 
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰCRỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰCSoM
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Cac dung cu cb
Cac dung cu cbCac dung cu cb
Cac dung cu cbVũ Thanh
 
TÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAY
TÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAYTÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAY
TÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAYGreat Doctor
 

What's hot (20)

Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...
Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...
Danh gia tac dung dieu tri benh dau that lung do thoai hoa cot song bang phuo...
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
Tieuhoa1
Tieuhoa1Tieuhoa1
Tieuhoa1
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 
Dịch tễ học
Dịch tễ họcDịch tễ học
Dịch tễ học
 
Tiêu chuẩn quốc gia về bơm kim tiêm, bơm tiêm vô trùng sử dụng một lần
Tiêu chuẩn quốc gia về bơm kim tiêm, bơm tiêm vô trùng sử dụng một lầnTiêu chuẩn quốc gia về bơm kim tiêm, bơm tiêm vô trùng sử dụng một lần
Tiêu chuẩn quốc gia về bơm kim tiêm, bơm tiêm vô trùng sử dụng một lần
 
Phục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏngPhục hồi chức năng sau bỏng
Phục hồi chức năng sau bỏng
 
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên GiangĐề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
 
GIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIMGIẢI PHẪU TIM
GIẢI PHẪU TIM
 
GIẢI PHẪU VÙNG NÁCH
GIẢI PHẪU VÙNG NÁCHGIẢI PHẪU VÙNG NÁCH
GIẢI PHẪU VÙNG NÁCH
 
[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyên
[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyên[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyên
[EBOOK] bài giảng giải phẫu học tập 1 - đh y khoa thái nguyên
 
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
Hỏi: Diazepam IV có thể bơm trực tràng được không ? (đính chính)
 
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰCRỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC
 
Gt co so mat ma hoc
Gt co so mat ma hocGt co so mat ma hoc
Gt co so mat ma hoc
 
An toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
An toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóaAn toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
An toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
 
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAYLuận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
 
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năngLuận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
Luận văn: Hiệu quả của điện châm trong điều trị liệt ruột cơ năng
 
Cac dung cu cb
Cac dung cu cbCac dung cu cb
Cac dung cu cb
 
TÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAY
TÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAYTÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAY
TÂY Y - KHÁM VAI, CÁNH TAY
 

Similar to Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐlongvanhien
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ nataliej4
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfNuioKila
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfjackjohn45
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdfGiáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdfNguynNgcMai33
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 

Similar to Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian (20)

Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐGIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
GIÁO TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
 
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
XÃ HỘI HỌC VĂN HOÁ
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
Kq vhdg
Kq vhdgKq vhdg
Kq vhdg
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdfVăn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
Văn Học Thiếu Nhi (Đỗ Thị Thanh Hương).pdf
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdfGiáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
Giáo trình văn học dân gian-đã nén.pdf
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂMLuận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
Luận văn: Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Bến Tre, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOTLuận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
Luận văn: Đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian Bến Tre, HOT
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian

  • 1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG T.H.P.T VĂN GIANG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA DÂN GIAN Người viết: TÔ THỊ HỒNG VÂN Giáo viên trường T.H.P.T Văn Giang Văn Giang 4– 2013 1
  • 2. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Văn học dân gian là vốn qúi của văn học dân tộc. Hiểu được văn học dân gian giúp chúng ta hiểu được về truyền thống của cha ông trong quá khứ, nâng cao tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước trong mỗi con người. Việc giảng dạy văn học dân gian trong chương trình môn Văn các cấp học là cần thiết. Riêng đối với chương trình môn Văn lớp 10 T.H.P.T, việc giảng dạy các tác phẩm văn học dân gian lại càng quan trọng vì lượng tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy là khá nhiều, tạo thành một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình. 2. Văn học dân gian mang đặc trưng nguyên hợp, là một bộ phận của văn hóa dân gian. Đặc trưng này khiến văn học dân gian là một bộ phận không thể tách rời với văn hóa dân gian. Vì thế, để hiểu văn học dân gian, không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. 3. Tuy nhiên, hiểu biết về vốn văn hóa trong học sinh còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc các em khó tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường T.H.P.T, nhất là đối với những tác phẩm văn học dân gian ra đời từ nhiều thế kỉ trước. Điều đó khiến chúng tôi đi sâu vào đề tài này nghiên cứu, từ đó đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy văn học dân gian ở lớp 10 T.H.P.T. II. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn học dân gian được dạy trong chương trình văn học lớp 10. III. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm nghiên cứu một cách dạy tác phẩm dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian, từ đó giúp học sinh học tốt hơn các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam được học trong chương trình Ngữ văn lớp 10 T.H.P.T. IV. Nội dung nghiên cứu: Đề tài của chúng tôi nhằm đạt tới những mục đích sau đây: 2
  • 3. Thứ nhất: Xác lập cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy những tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian Thứ hai: Đưa ra các góc độ văn hóa để lí giải một tác phẩm văn học dân gian Thứ ba: Chỉ ra một cách cụ thể những góc độ văn hóa dân gian cần khai thác trong một số tác phẩm văn học dân gian được giảng dạy ở chương trình lớp 10 T.H.P.T. Từ đó đúc kết cách giảng dạy một tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. V. Phương pháp thực hiện: Khi thực sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp liên ngành: vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa để hiểu tác phẩm văn học dân gian. - Khi nghiên cứu khoa học: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp - Khi giảng dạy, chúng tôi sử dụng các phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại. B. NỘI DUNG 3
  • 4. Chương I: Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian I. Khái niệm văn học dân gian: Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết. Trong đó văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương khi nghiên cứu văn học dân gian: Văn học dân gian, sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folklore văn học). II. Cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian: Ra đời từ buổi ấu thơ của nhân loại, văn học dân gian có những đặc trưng khác biệt với văn học viết. Những đặc trưng giúp phân biệt văn học dân gian và văn học viết thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều là: tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng và tính dị bản. Các đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra nét đặc trưng của văn học dân gian so với văn học viết. Trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là đặc trưng quan trọng hàng đầu và nó cũng chính là cơ sở lí thuyết của việc giảng dạy tác phẩm văn học dân gian dưới góc độ văn hóa dân gian. Tính nguyên hợp trong văn học dân gian là một vấn đề từ lâu được nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm đến. Là người đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian, Giáo sư Đinh Gia Khánh trong công trình “Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian” đã đề ra phương pháp luận cho ngành nghiên cứu văn hóa dân gian. Vai trò kiến tạo nổi bật của ông được thể hiện trong việc xác định tính tổng thể nguyên hợp của văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói chung. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm tính nguyên hợp và đưa vào thực tiễn nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam. 4
  • 5. Khi bàn về tính nguyên hợp của văn hóa dân gian( bao gồm cả văn học dân gian), Giáo sư Đinh Gia Khánh đã cho rằng: “Nói rằng đặc điểm cơ bản của văn hóa dân gian là tính nguyên hợp tức là nói rằng qua nghệ thuật ấy, người ta nhận thức về hiện thực như một tổng thể chưa bị chia cắt”.. Và: “ Khi chúng ta nói rằng văn hóa dân gian có tính nguyên hợp, chúng ta hiểu rằng văn hóa dân gian trong khi phản ánh thế giới, luôn luôn là một nhận thức nguyên hợp về tổng thể vốn có của thế giới”. Theo PGS.TS Khoa học Vũ Anh Tuấn, trong bốn đặc trưng trên, tính nguyên hợp là dấu hiệu phân biệt rõ ràng nhất để phân biệt sự khác biệt giữa văn học dân gian và văn học viết. Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở chỗ: tác phẩm văn học dân gian chính là sự tổng hợp nguyên sơ của nhiều lĩnh vực nghệ thuật, kiến thức trong mình nó. Vì thế, khi tìm hiểu tác phẩm văn học dân gian, chúng ta không thể bỏ qua đặc trưng này. Đây chính là nguyên nhân vì sao phải giảng dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian. Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, khi mà các lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hóa. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lĩnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung. Bởi vì đại bộ phận nhân dân- tác giả sáng tác văn học dân gian không có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực sáng tạo tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian- một loại nghệ thuật không chuyên. Biểu hiện rõ ràng nhất của đặc trưng nguyên hợp là ở chỗ: Văn học dân gian là kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân nhiều địa phương trong nhiều thời đại, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa: lịch sử, tín ngưỡng , tôn giáo, phong tục… Khác với văn học viết là thành tựu sáng tạo của một cá nhân, văn học dân gian là sáng tạo của cả tập thể. Vì thế, cũng giống như tính nguyên hợp trong văn hóa dân gian, khi tìm hiểu tính nguyên hợp trong văn học dân gian, phải xét đến vai trò sáng tạo của những thời đại khác nhau và giữa các địa phương khác nhau trong quá trình sáng tạo tác phẩm văn học . 5
  • 6. Đầu tiên khi ra đời, sáng tác văn học dân gian có thể do một cá nhân, thường là một nghệ nhân sáng tạo ra. Trong quá trình truyền miệng theo không gian và thời gian, văn học dân gian trở thành sản phẩm sáng tạo của cả tập thể. Mỗi thành viên trong cộng đồng có thể thêm bớt, thay đổi một vài chi tiết trong một cốt truyện, một vài từ ngữ trong một bài ca dao, gọt giũa cho nó trở nên đẹp hơn, trong sáng hơn. Theo thời gian, những sáng tác mang tính sáng tạo cao trở thành giá trị nghệ thuật đích thực được cộng đồng lưu giữ. Như vậy, những sáng tác dân gian kết tinh trong nó tinh hoa trí tuệ, tâm hồn của cả tập thể nhân dân lao động. Vì thế, trong văn học dân gian, người ta gặp nhận thức nguyên hợp. Giáo sư Đinh Gia Khánh khi phân tích truyện “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” đã chỉ ra được nhiều tầng văn hóa của các thời đại khác nhau: tục thờ núi, thờ sông của người nguyên thủy, cuộc đấu tranh chống thủy tai của người Việt cổ khi họ từ ven đồi núi trung du kéo xuống khai thác đồng bằng sông Hồng, vấn đề trị thủy ở lưu vực sông Hồng trong mùa nước lũ khi người Việt cổ đã biết đến đắp đê, vấn đề sính lễ, thách cưới liên quan đến phong tục của người Việt về việc cưới hỏi … Tương tự như vậy, trong nhiều tác phẩm văn học dân gian, người ta cũng bắt gặp nhiều tầng văn hóa cùng lắng đọng. Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ là một ví dụ khá rõ nét về sự nguyên hợp trong nhận thức của văn học dân gian. Trong truyện vừa có những dấu vết của tín ngưỡng thờ vật tổ (thờ trứng) vốn là những tín ngưỡng nguyên thủy, ra đời từ rất xa xưa vừa có dấu vết của tín ngưỡng thờ tổ tiên ra đời muộn hơn, khi con người đã có ý thức về cộng đồng, làng xã, gia đình, dòng tộc. Bên cạnh đó, truyện cũng ghi lại được cả những tri thức lịch sử về thời đại Hùng Vương: triều đình có quan văn, quan võ, con trai vua thì gọi là quan lang, con gái thì gọi là mệ nàng, mười tám đời cha truyền con nối đều lấy hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi. Truyện “Thánh Gióng” cũng là một ví dụ tương tự. Trong truyện có cả những nhận thức nguyên sơ của đời trước đồng thời có cả những nhận thức già dặn hơn ra đời ở thời kì sau. Sự ra đời kì lạ của Gióng là sự kết hợp của một bà mẹ với một lực lượng tự nhiên có liên quan đến nghề trồng cà ở làng Phù Đổng, đó là giông bão, sấm sét. Lực lượng tự nhiên này được nhân hóa 6
  • 7. thành người khổng lồ. Trong dịp về hái cà làng Phù Đổng, ông đã để lại một dấu chân lớn, mẹ Gióng ướm và từ đó mà có mang. Theo nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh thì:'' Cái quan niệm con người là con của tự nhiên( trời) và một bà mẹ bắt nguồn từ trong thị tộc mẫu hệ, lúc con người chỉ biết mẹ mà không biết cha…Bà mẹ lúc đầu đại diện cho tinh thần huyết thống và đạo đức của bộ lạc, là nguồn gốc sức mạnh và anh hùng''. Cũng trong truyện “Thánh Gióng”, chúng ta còn hiểu thêm một nhận thức mới mẻ nữa của người xưa qua một loạt các chi tiết về sắt: roi sắt, giáp sắt, ngựa sắt, nón sắt. Chắc chắn những chi tiết này phản ánh một nhận thức ra đời muộn hơn, khi con người đã biết đến sắt và sức mạnh của sắt trong lao động sản xuất và trong chiến đấu. Có thể nói sự nguyên hợp về nhận thức đã đặt các tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ khăng khít, gắn bó với văn hóa dân gian- bao gồm nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, thói quen sinh hoạt vật chất và tinh thần… Để hiểu một tác phẩm văn học dân gian, không thể không đặt nó trong môi trường văn hóa dân gian mà nó ra đời, không thể không xuất phát từ những yếu tố văn hóa dân gian khác mà tìm hiểu nó. Dạy một tác phẩm văn học dân gian cần bồi đắp cho học sinh về vốn văn hóa dân gian, từ đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, khiến các em ruát ra được những bài học quí báu từ đạo làm người. Thiết nghĩ, đó mới chính là mục đích cuối cùng của việc học văn. Chương II: Các góc độ văn hóa giúp cho việc hiểu một tác phẩm văn học dân gian: I. Khái niệm văn hóa: 7
  • 8. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống...Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. II. Các góc độ văn hóa giúp cho việc hiểu một tác phẩm văn học dân gian: Nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã cho rằng văn hóa là một tổng thể : văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học “là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Có thể nói văn hóa là một khái niệm lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong văn hóa có cả phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, lễ hội, luật pháp…cùng hiện diện. Vì vậy, để hiểu và giảng dạy tác phẩm văn học dân gian, người dạy cũng phải xuất 8
  • 9. phát từ nhiều phương diện của văn hóa mới thấy hết được cái hay cái đẹp của nó. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số số phương diện cơ bản của văn hóa: 1. Phong tục: Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất. Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại: hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão; hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm; hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người... Là một quốc gia có nền văn hóa lâu đời, Việt Nam có nhiều phong tục , có những phong tục thực sự đã trở thành thuần phong mĩ tục của người Việt Nam. Nhiều phong tục đẹp của người Việt đã được soi bóng trong ca dao, truyện cổ, mang một ý nghĩa văn hóa, thẩm mĩ đẹp đẽ. 2. Cách ứng xử: Cách ứng xử giữa người với người là một nét văn hóa quan trọng của các dân tộc. Là một dân tộc có văn hóa, người Việt Nam có cách ứng xử riêng của mình. Trong đối nhân xử thế của người Việt, chữ tâm, chữ đức, chữ tình được đề cao: trong gia đình thì “ trên kính, dưới nhường”, trong quan hệ họ hàng thì “ một giọt máu đào hơn ao nước lã”, trong quan hệ láng giềng thì “ tắt lửa tối đèn có nhau”, trong quan hệ đồng bào thì: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng” Bên cạnh tình, người bình dân xưa còn nói nhiều về nghĩa. Với quan niệm truyền thống, giàu sang, của cải không phải là cái đích cuối cùng của 9
  • 10. cuộc sống. Điều quan trọng nhất là người ta phải sống với nhau cho trọn nghĩa, vẹn tình. Những quan niệm sống đẹp đẽ đó của con người Việt Nam in đậm dấu ấn trong văn học dân gian, đặc biệt là trong ca dao, truyện cổ. 3. Tín ngưỡng, tôn giáo: Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc. Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc. Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo. Cũng như các dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Việt có đời sống tâm linh của mình. Phạm Đức Dương trong cuốn “Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á” đã khẳng định: “Trong tâm thức của cư dân Đông Nam Á, với phương pháp tư duy âm dương, con người đã phân chia thế giới thành hai: thực và ảo, vật chất và tinh thần…, trong đó cái mà họ quan tâm chính là đời sống tâm linh” (13, 95). Và “Thế giới tâm linh của cư dân Đông Nam Á được xây dựng trên quan niệm “Vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn như con người). Những linh hồn này tạo thành thế giới thần linh. Đây là thế giới vô hình nhưng lại có vô vàn năng lực siêu việt và thường xuyên tác động đến con người theo hai chiều: thuận- nghịch, lành- dữ. Do đó con người thần thánh hóa những ma lực đó dưới hình thức các biểu tượng và thờ phụng các thần linh để được che chở” (13, 96). Những tín ngưỡng dân gian của người Việt ra đời trên cơ sở niềm tin ấy. Người Việt có nhiều tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ nhiên thần( thờ nước, trứng, thờ đá), tín ngưỡng phồn thực thờ hành vi giao phối, tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Bên cạnh những tín ngưỡng trên, sau này, trong quá trình giao lưu văn hóa, do địa bàn sinh sống của người Việt ở vào vị trí cửa ngõ của Đông Nam Á nên họ đã tiếp nhận và 10
  • 11. chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo ngoại lai, trong đó đậm nét là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Phật giáo được người Việt biết đến từ rất sớm, ngay từ giai đoạn đầu công nguyên. Thời nhà Lí, nhà Trần, đạo Phật phát triển cực thịnh và được coi là quốc giáo, ảnh đến mọi việc của đời sống. Đạo giáo đến Việt Nam cũng từ rất sớm (khoảng cuối thế kỉ thứ hai). Trước khi biết đến Đạo giáo, người Việt đã từng sùng bái ma thuật, phù phép…Đạo giáo có rất nhiều điểm tương đồng với những tín ngưỡng ma thuật của người dân bản địa nên nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong tâm linh người Việt. Nếu Phật giáo thờ Phật tổ và các đức Phật thì Đạo giáo thờ các vị thần: Ngọc Hoàng Thượng Đế (Ngọc Hoàng), Thái Thượng Lão Quân (Lão Tử), Quan Thánh Đế (Quan Công). Với Đạo giáo, người Việt còn thờ các vị thánh riêng của mình: Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), bà Chúa Liễu (Liễu Hạnh công chúa) cùng các vị thần khác như Tam Bành, Độc Cước, Huyền Đàn, Ông Năm Dinh, Quan lớn Tuần Tranh…Theo tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, Đức Phật được thờ trong chùa còn các vị thần thánh được thờ trong đền. Văn hóa Việt Nam mang đậm dấu ấn từ các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian. Kiến trúc đình, chùa, đền là những kiến trúc khá quen thuộc trong địa bàn sinh sống của người Việt. Trần Quốc Vượng đã khẳng định: “…nói tới văn hóa châu thổ Bắc Bộ là nói tới một vùng văn hóa có một bề dày lịch sử cũng như mật độ dày đặc các di tích văn hóa” (68, 254). Cũng như vậy, văn học dân gian người Việt, nhất là thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích mang khá đậm nét dấu ấn của tín ngưỡng dân gian và những tôn giáo ở Việt Nam. Vì thế, để hiểu sâu sắc những thể loại này, không thể không tìm hiểu những tư tưởng, ý nghĩa tôn giáo trong đó. 4. Lễ hội: Lễ hội là tên gọi mới của một số nhà nghiên cứu nhìn nhận hội làng theo tư duy duy lý của phương Tây, trong đó theo họ, phần lễ thì nghiêm trang, còn phần hội thì vui vẻ giải trí. Trong ngày Hội chúng ta “mời” các vị thần linh, anh linh núi sông trời đất, các vị thành hoàng làng là vị thần che chở cho làng xóm, mời anh linh các vị anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các 11
  • 12. dòng họ về dự với chúng ta. Như vậy hội làng hội tụ sức mạnh thiêng liêng củả cả trời đất, non sông, tổ tiên và con cháu. Có thể nói gọn lại hội là một không gian và thời gian chứa đựng đậm đặc năng lượng thiêng của cả vũ trụ và thời gian. Với người Kinh không gian thiêng ấy được đặt vào cái sân đình. Với các tộc thiểu số, nó bao quanh cây nêu. Còn thời gian thiêng chung là các thời điểm của mùa xuân. Cho nên, kẻ giàu, người nghèo nô nức đến hội trước hết để được đắm mình trong không gian thiêng và thời gian thiêng đó, để được tiếp nhận năng lượng thiêng của cả trời đất, quá khứ, hiện tại và để được trải nghiệm sự thăng hoa trong không-thời gian thiêng liêng ấy. Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc. Lễ hội ở nước ta thật đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, Việt Nam có gần 500 lễ hội cổ truyền lớn, nhỏ trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Trong các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, lễ hội được nhắc đến khá nhiều, thậm chí còn được miêu tả khá tỉ mỉ. Vì thế, khi dạy những tác phẩm có liên quan, giáo viên không thể không giải thích những ý nghĩa văn hóa được tái hiện trong đó. Chương III: Giải pháp khi dạy các tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian I. Giải pháp: Sau một thời gian dài nghiên cứu và nhiều năm thử nghiệm, tôi đã rút ra một số giải pháp dạy văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian như sau: 12
  • 13. 1. Trước hết, người dạy phải có phần chuẩn bị kĩ càng, phần chuẩn bị của giáo viên càng kĩ thì giờ dạy càng thành công. Bản thân giáo viên không thể biết hết những vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, vì vậy, giáo viên phải tự đọc sách, tra cứu tài liệu để tìm hiểu về những vấn đề văn hóa mà mình chưa nắm rõ hoặc để mở rộng vốn văn hóa của bản thân mình. Mục chú thích của sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và internet sẽ là những công cụ đắc lực cho người dạy trong việc mở rộng vốn kiến thức văn hóa có liên quan đến tác phẩm văn học. Sau khi thu nhập và mở rộng vốn kiến thức văn hóa cần thiết, giáo viên cần cân nhắc kĩ sẽ sử dụng nó như thế nào trong bài dạy để vừa khắc sâu kiến thức cơ bản cho học sinh, vừa cho học sinh dễ hiểu bài, vừa nâng cao và mở rộng vốn kiến thức văn hóa cho học sinh. Vấn đề thời lượng kiến thức và thời gian là rất quan trọng, nó yêu cầu người dạy phải có cách sắp xếp cho hợp lí, vừa đảm bảo về mặt thời gian, vừa truyến tải được những kiến thức trọng tâm, cơ bản cho học sinh. 2. Định hướng khai thác văn hóa cho học sinh theo thể loại là một điều quan trọng khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Trên thực tế, mỗi thể loại văn học dân gian có đặc trưng khác nhau cũng như phản ánh những phương diện khác nhau của văn hóa. Truyền thuyết, sử thi, truyện cố tích thường gắn bó với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục. Ca dao gắn bó với đời sống tâm hồn, với quan niệm về đối nhân xử thế. Vì vậy, khi khai thác các khía cạnh văn hóa có liên quan đến bài dạy, giáo viên cần lưu ý phương diện thể loại. Cụ thể: Đối với Sử thi: khi dạy, cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với thời đại lịch sử, quan niệm thời đại, phong tục tập quán. Đối với truyện cổ tích: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với phong tục, với quan niệm nhân sinh, đấu tranh giai cấp, các phong tục, các chuẩn mực đạo đức. Đối với truyện thơ: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với phong tục, với quan niệm nhân sinh, quan niệm đạo đức, quan niệm ứng xử. Đối với ca dao: cần khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với quan niệm đạo đức, phong tục xã hội, ứng xử. 3. Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh cũng là một yếu tố quyết định thành công của tiết dạy. Do khuôn khổ thời gian có hạn nên không phải điều gì 13
  • 14. giáo viên cũng có thể nói được hết cho học sinh. Vì vậy, phần chuẩn bị ở nhà của học sinh là rất quan trọng. Giáo viên cần cho học sinh tự tìm hiểu chú thích, tự tìm hiểu những phong tục, tập quán, quan niệm truyền thống có liên quan đến tác phẩm văn học dân gian được học, từ đó giúp cho việc tiếp thu bài học của học sinh được rõ ràng hơn. Phần này có thể được cụ thể hóa bằng những câu hỏi cụ thể của giáo viên. 4. Khâu dạy học trên lớp là khâu quan trọng nhất. Khâu này có thể tiến hành theo trình tự như sau: Trước hết, giáo viên cho học sinh trình bày phần kiến thức đã được tìm hiểu ( có thể nêu kết hợp với phần tiểu dẫn). Sau đó, giáo viên bổ sung và khắc sâu kiến thức cho học sinh về những nội dung văn hóa mà học sinh đã trình bày. Sau đó, trong khi tìm hiểu cụ thể tác phẩm, giáo viên có thể dừng lại ở những chi tiết văn hóa đặc sắc để giảng và bình cho học sinh. Nếu dạy bằng máy chiếu, giáo viên có thể trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh sinh động về sinh hoạt sản xuất, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội, phong tục để học sinh được sống trong không gian văn hóa của tác phẩm văn học dân gian. Cuối cùng, trong phần củng cố, sau khi tổng kết về giá trị tác phẩm, giáo viên gắn với giá trị văn hóa để học sinh có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm và hiểu sâu hơn về nền văn hóa dân tộc. Thông qua đó, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh tinh thần tự hào và ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc. II. Minh họa cụ thể qua một số tiết dạy: Sau đây là một số bài dạy tôi đã thực hiện khi dạy tác phẩm văn học dân gian lớp 10 chương trình, chương trình chuẩn. 1. Dạy bài “Chiến thắng Mtao Mxây” ( trích sử thi “Đăm Săn”) Chiến thắng Mtao Mxây là tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại sử thi- một thể loại đã ra đời từ rất xa xưa. Do khoảng cách thời gian với hiện 14
  • 15. tại, lại do học sinh còn xa lạ với văn hóa các dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu tác phẩm còn nhiều khó khăn. Vì vậy, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu tác phẩm bằng cách đặt nó trong không gian văn hóa của nó. Bài dạy được bố trí trong hai tiết: Tiết 1: Giới thiệu chung: về sử thi Tây Nguyên và sử thi anh hùng, tóm tắt tác phẩm và dạy một ý nhỏ trong phần đọc hiểu văn bản là phẩn Đăm Săn giao chiến với Mtao Mxây. Tiết 2: Tiếp tục đọc hiểu với hai phần: Cảnh dân làng Mtao Mxây theo Đăm Săn trở về và cảnh Đăm Săn cùng dân làng ăn mừng chiến thắng, cuối cùng là tổng kết giá trị của đoạn trích và hướng dẫn học sinh luyện tập. Trong quá trình dạy ở tiết 1, ngay ở phần tóm tắt tác phẩm, giáo viên đã nên cung cấp cho học sinh một số kiến thức về văn hóa Tây nguyên để giúp cho học sinh hiểu tác phẩm. Sau khi lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi, Đăm Săn trở thành một tù trưởng. Đây là chi tiết mà giáo viên phải dùng văn hóa Tây Nguyên để lí giải. Sở dĩ sau hôn nhân, Đăm Săn phải về nhà vợ ở vì sử thi ra đời trong lòng chế độ mẫu hệ. Trong gia đình mẫu hệ, vai trò trụ cột là người phụ nữ nên người đàn ông sau khi lấy vợ phải trở về ở gia đình nhà vợ. Hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhi thuộc dòng dõi tù trưởng nên Đăm Săn sau khi lấy vợ kế thừa quyền lực của gia đình vợ, trở thành một tù trưởng. Trong quá trình tóm tắt đoạn trích, có một số chi tiết mà giáo viên cũng phải sử dụng vốn văn hóa Ê- đê để giải thích như: chi tiết Đăm Săn chặt cây thần, Đăm Săn đi bắt nữ thần Mặt Trời… Tín ngưỡng thờ vật tổ là tín ngưỡng cổ xưa tồn tại trong nhiều cộng đồng trong đó mỗi bộ lạc lại thờ một vật tổ riêng và đó là những vật thiêng, những cấm kị mà cộng đồng không ai được vi phạm. Cộng đồng Đăm Săn thờ cây Smuk và nó trở thành cây thần- vật tổ mà cả cộng đồng tôn thờ. Sở dĩ Đăm Săn chặt cây thần vì Đăm Săn muốn chống lại tập tục cổ lạc hậu. Hay Đăm Săn muốn đi bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ không chỉ vì Đăm Săn muốn cộng đồng mình được hùng mạnh hơn nữa mà còn vì một lí do khác mà phải đặt trong thời đại sử thi chúng ta mới có thể lí giải được. Sử thi Đăm Săn cũng như nhiều sử thi của người Ê- đê ra đời cuối thời kì mẫu hệ- khi cộng đồng người Ê- đê đang chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ. Vì vậy hành động của Đăm Săn muốn đi bắt nữ thần Mặt Trời xuống trần gian làm vợ mình( chứ không phải Đăm 15
  • 16. Săn lên trời ở rể) chính là hành động chống lại tập tục, thể hiện khát vọng làm chủ của người đàn ông trong thời đại mới. Tóm lại, hình tượng Đăm Săn là hình tượng người anh hùng của thời đại sử thi, không chỉ biểu tượng cho những chiến công, khát vọng mà còn biểu tượng cho sự đấu tranh chống tập tục cổ của người đàn ông khi chuẩn bị bước vào thời kì phụ hệ. Ở phần đọc hiểu tác phẩm, khi đọc hiểu đoạn Đăm Săn giao chiến với MTao Mxây, giáo viên có thể dừng lại ở chi tiết ngôi nhà sàn của MTao Mxây được miêu tả ở đầu tác phẩm. Nếu dạy máy chiếu, giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh ngôi nhà sàn Tây Nguyên. Vì nhà làm bằng gỗ dễ bắt lửa nên khi Đăm Săn dọa sẽ phóng hỏa đốt nhà MTao Mxây thì hắn phải vội vàng đi xuống. Trong khi xuống, MTao Mxây sợ Đăm Săn đâm lén vì bậc thang nhà sàn của Tây Nguyên trống, có khoảng cách, không giống với bậc thang nhà gác của người Kinh. Sau khi phân tích xong cuộc giao tranh giữa Đăm Săn và MTao Mxây, giáo viên là hình ảnh người anh hùng Đăm Săn với sức mạnh, chiến công và lòng dũng cảm. Giáo viên cho học sinh biết về thời đại sử thi: thời đại của chiến tranh thị tộc bộ lạc liên miên nên mẫu người lí tưởng của thời đại phải là mẫu người anh hùng và phẩm chất lí tưởng của con người thời đại phải là sức mạnh, lòng dũng cảm, danh dự và khát vọng lập chiến công. Người anh hùng chiến thắng kẻ thù ở đây trước hết để dòi lại vợ, tức là để bảo về danh dự của người đàn ông, và đó cũng là một điểm tiến bộ. Hôn nhân của loài người giai đoạn trước là hình thức quần hôn, đến giai đoạn này đã tiến lên một bước mới, đã có sự xác định rõ hình thức gia đình cá thể. Vì vậy, người anh hùng trong sử thi chiến đấu để bảo vệ quan niệm hôn nhân mới tốt đẹp. Nhưng không chỉ thế, người anh hùng trong sử thi trước hết chiến đấu vì lợi ích cộng đồng, chiến công của người anh hùng sẽ lảm cho cộng đồng của chàng thêm giàu có và hùng mạnh. Đó chính là điều khiến cho người anh hùng thời đại sử thi được cộng đồng yêu mến và tin tưởng. Và đó cũng là lí do khiến sau khi thắng trận, dân làng nguyện đi theo Đăm Săn, không hề căm giận hay phản kháng như cách xử sự của những kẻ bại trận. Giáo viên nên lấy quan niệm của thời đại sử thi để lí giải cho học sinh. Vì thời đại sử thi là thời đại chiến tranh liên miên nên mỗi cộng đồng người muốn tồn tại và phát triển thì phải có một người đứng đầu thật sự tài 16
  • 17. giỏi. Người đứng đầu đó phải là những anh hùng. Tài năng, mưu trí và sức mạnh của họ sẽ là sự đảm bảo để cộng đồng của họ sẽ vững vàng trước sự tấn công của những cộng đồng dân cư khác. Vì vậy, mọi người, ngay cả ở một cộng đồng thù địch cũng hết lòng ủng hộ Đăm Săn, đi theo và mang của cải về cho cộng đồng chàng càng trở nên hùng mạnh. Phần Đăm Săn cùng cộng đồng ăn mừng chiến thắng, giáo viên nên cho học sinh biết thêm về một số nét văn hóa Tây Nguyên như lễ hội, tín ngưỡng, văn hóa cồng chiêng. Người Tây Nguyên tin vào ông trời, lễ hội của người Tây Nguyên cũng như lễ hội của một số dân tộc khác gồm có hai phần: phần lễ cử hành những nghi lễ thiêng liêng dành cho thần linh, trời đất, phần hội là phần vui chơi dành cho những người phàm trần. Mở đầu đoạn trích là cảnh Đăm Săn kêu gọi mọi người chuẩn bị trâu, bò, dê để tế lễ thần linh, cảm tạ trời đất đã phù trợ cho chàng chiến thắng Mtao Mxây. Không phải ngẫu nhiên mà chi tiết về cồng chiêng, chũm chọe được lặp đi lặp lại trong đoạn trích. Đây là những chi tiết có liên quan đến văn hóa của người Tây Nguyên. Trong văn hóa Tây Nguyên, di sản văn hóa cồng chiêng là một di sản văn hóa đặc sắc. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê-đê, Ba Na, Mạ, Lặc...Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó như nhà dài, nhà rông, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên. Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây Nguyên, lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch hấp dẫn. Cồng chiêng không chỉ dùng trong tế lễ thần linh, trong ngày hội mà còn là sự thể hiện cho sự giàu có và hùng mạnh. Cộng đồng nào có nhiều 17
  • 18. công chiêng thì cộng đồng đó càng hùng mạnh và giàu có. Dàn cồng chiêng hoành tráng, lễ tế thần linh linh đình và cảnh ăn mừng thắng trận kéo dài trong nhiều tháng của cộng đồng Đăm Săn theo văn hóa Tây Nguyên biểu tượng cho sự giàu có và hùng mạnh của một cộng đồng đang trên đà lớn mạnh. Sau đó, giáo viên trình chiếu cho học sinh một số hình ảnh minh họa về lễ hội Tây Nguyên, và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Có thể cho học sinh lắng nghe một chút âm hưởng của giàn cồng chiêng Tây Nguyên để các em cảm nhận được âm hưởng trầm hùng bi tráng của những trang sử thi Tây Nguyên hào hùng. Trong quá trình thực hiện các bước như trên, học sinh rất hứng thú và là hiệu quả của tiết học tăng lên rõ rệt. • Lễ hội cồng chiêng 2007 tổ chức tại Đăk Lăk 18
  • 19. • Cồng Chiêng trưng bày tại Biệt điện Bảo Đại • • Mô hình sinh hoạt văn hóa Cồng Chiêng trưng bày tại Biệt điện Bảo Đại 19
  • 20. • Sau đây, là giao án minh họa cho bài dạy. Tuần 3 Tiết PPCT: 7,8. Đọc văn CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY ( Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên) A. Mục tiêu bài học: Kiến thức : - Hiểu được cuộc chiến đấu vì danh dự, hạnh phúc và sự thịnh vượng của cộng đồng là lẽ sống và niềm vui của người anh hùng thời xưa. - Thấy được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật thường dùng trong sử thi anh hùng qua đoạn trích. Kỹ năng: - Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi. - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại. B.Phương tiện thực hiện: - GV: SGK, SGV, chuẩn KTKN văn 10. - HS: SGK, vở soạn, vở ghi - Máy chiếu C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả 20
  • 21. lời câu hỏi. Đặc biệt GV cần xuất phát từ góc độ văn hóa Ê-đê để giải thích ý nghĩa của tác phẩm. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: - Trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG? - VHDG có những thể loại nào? Kể tên? Dẫn chứng? 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Kết quả cần đạt Gọi HS đọc tiểu dẫn. GV hỏi: - Thế nào là sử thi? HS nhắc lại khái niệm. GV bổ sung thêm một số đặc điểm của sử thi. - Có mấy loại sử thi? Kể tên? Tác phẩm tiêu biểu ở từng thể loại? HS trình bày. - Dựa vào SGK em hãy tóm tắt thật ngắn gọn sử thi Đăm Săn? HS tóm tắt. I. Tiểu dẫn 1.Thể loại sử thi: a. Khái niệm, đặc điểm - Sử thi, còn gọi là anh hùng ca, là thể loại tự sự dân gian, có quy mô dài (thường là thơ, văn vần), nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. - Nhân vật chính của sử thi là các anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh mọi mặt của cộng đồng, được miêu tả khá tỉ mỉ trong vẻ đẹp kì diệu khác thường. - Chủ yếu miêu tả hành động của nhân vật, được bổ sung thêm những miêu tả có tính chất tĩnh tại và những cuộc đối thoại trang trọng có tính nghi thức. b. Phân loại sử thi Việt Nam Kho tàng sử thi dân gian Việt Nam được chia ra hai loại: - Sử thi thần thoại như Đẻ đất đẻ nước (Mường), Ẩm ệt luông (Thái), Cây nêu thần (Mnông)… Nội dung: kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú cổ đại của họ. - Sử thi anh hùng như Đăm Săn, Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Êđê), Đăm Noi (Ba Na),… Nội dung: kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng. 2.Sử thi Đăm Săn a.Tóm tắt sử thi Đăm Săn: SGK 21
  • 22. * GV dựa trên văn hóa Tây Nguyên để giải thích rõ hơn một số chi tiết trong tác phẩm vì do khác biệt văn hóa nên một số chi tiết khiễn cho học sinh khó hiểu - Đăm Săn về làm chồng hai chị em Hơ Nhị Và Hơ Bhị ( tục nối dây trong hôn nhân mẫu hệ của người Ê-đê, theo tục này, người đàn ông sau khi cưới vợ phải về ở gia đình vợ) - Đăm Săn chặt cây thần khiến cho 2 vợ chết ( tín ngưỡng thờ vật tổ của người Ê-đê) - Đăm Săn lên trời xin cho vợ sống lại ( người Ê-đê tin rằng ông trời là người có quyền lực tối cao, cai quản muôn loài, có quyền lực vô biên) - Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời về làm vợ ( vừa là khát vọng được giàu có và hùng mạnh, vừa là khát vọng thoát khỏi hủ tục hôn nhân thời mẫu hệ: người đàn ông không phải về nhà vợ sau khi kết hôn mà ngược lại, người phụ nữ phải về nhà chồng) - Hồn Đăm Săn tái sinh thông qua người chị( người Ê-đê tin rằng 22
  • 23. sau khi chết, hồn người chết sẽ được đầu thai, người đó sẽ được sống lại ở một kiếp khác, trong một thân xác khác) Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nội dung tác phẩm - Trình bày vị trí của đoạn trích? - Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Ý chính từng phần? - GV nêu đại ý đoạn trích nhằm định hướng HS tìm hiểu. - GVcho HS đọc sáng tạo VB. - Em hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của 2 tù trưởng? +Đăm Săn khiêu chiến và b. Nội dung: - Tác phẩm ca ngợi cuộc đời, sự nghiệp của Đắm Săn- tù trưởng anh hùng đấu tranh chống các lực lượng thù dịch, bảo vệ lợi ích cộng đồng. Bên cạnh đó, Đăm Săn còn là người anh hùng đấu tranh chống lại những luật tục cũ của thời đại mẫu hệ, thể hiện vai trò của người đàn ông trong thời đại mới. ->Đăm Săn là tác phẩm tiêu biểu cho loại sử thi anh hùng Tây Nguyên. 3. Đoạn trích: - Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần giữa tác phẩm - Nhan đề: do người biên soạn đặt. - Bố cục: 3 phần => Đọc - hiểu theo bố cục 3 phần. - Chủ đề: Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn với Mtao Mxây và cảnh dân làng ăn mừng chiến thắng. Qua đó ta thấy được niềm tự hào của dân làng Êđê về người anh hùng của họ và khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng, giàu có, no đủ, đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người. II. Đọc hiểu văn bản 1. Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây * Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại - Lần 1: + Đăm Săn đến tận nhà Mtao Mxây thách thức và khiêu chiến: “Ơ diêng!... ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy” + Mtao Mxây thản nhiên đáp “không xuống đâu” và 23 Tải bản FULL (50 trang): https://bit.ly/3aihSAN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. thái độ 2 bên như thế nào? + Cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra như thế nào? Thái độ và tài năng của hai bên tham chiến qua từng hiệp ra sao? * GV giải thích thêm cho học sinh hiểu chi tiết có liên quan đến văn hóa Ê- đê: Người Ê-đê ở nhà sàn, sàn nhà trên cao, lối đi lên là những bậc thang được nối lại bằng những thanh gỗ, giữa những bậc thang này là khoảng trống. Vì vậy, Mtao Mxây sợ Đăm Săn sẽ đâm hắn qua những khoảng trống đó. ( GV dùng máy chiếu cho học sinh thấy hình ảnh nhà sàn Tây Nguyên) HS dựa vào câu trả lời của CH’ 1 sgk/36 trong chuẩn bị bài ở nhà để trả lời. * GV giải thích cho học sinh một số chi tiết: khiên- vũ khí chiến trận thời cổ dung để che chắn phòng vệ (có thể trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh cái khiên của người Ê-đê thời cổ). Múa khiên là hành khiêu khích lại “Ta còn bận ôm vợ hai chúng ta”. - Lần 2: + Lời khiêu khích của Đăm Săn quyết liệt hơn: nếu Mtao Mxây không xuống Đăm Săn sẽ bổ hiên, chẻ cầu thang, hun nhà Mtao Mxây. + Trước thái độ kiên quyết của Đăm Săn, Mtao Mxây bắt đầu hoảng, đành phải chấp nhận xuống nhà nhận cuộc thách đấu nhưng còn kì kèo, giao hẹn: “Ngươi không được đâm ta khi ta đang đi xuống đó nghe” và “Ta sợ ngươi đâm ta đang đi lắm”. Đáp lại hai câu nói của Mtao Mxây, Đăm Săn cũng có hai câu nói (hai hành động) trùng điệp: “Sao ta lại… không thèm đâm nữa là!” => Như vậy ngay ở chặng này, Đăm Săn đã thể hiện rõ nhân cách đàng hoàng, tính cách thẳng thắn, tinh thần thượng võ của người anh hùng. Còn Mtao Mxây đã tỏ ra run sợ trước thái độ khiêu chiến quyết liệt của Đăm Săn (sợ bị đâm lén, mặt mũi dữ tợn, trang bị đầy mình mà còn tỏ rõ tần ngần, do dự, đắn đo). Mtao Mxây phần nào đã tự bộc lộ bản chất hèn nhát, quen đánh lén của hắn. * Diễn biến cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây 24 Tải bản FULL (50 trang): https://bit.ly/3aihSAN Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 25. động phô diễn sức mạnh của người anh hùng trong trận chiến. Gv tổng hợp ý kiến và phân tích cuộc chiến theo hai chặng và từng hiệp đấu: + Khiêu chiến + Vào cuộc chiến: - Hiệp một - Hiệp hai (Chú ý cho HS phát hiện, cảm nhận từ VB, tránh những nhận xét võ đoán mà xa rời văn bản) Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc chiến GV yêu cầu: - Hiệp một: Hai bên lần lượt múa khiên + Mtao Mxây vào trận với vẻ mặt dữ tợn của một hung thần. Đăm Săn chủ động nhường đối thủ ra đòn trước. Mtao Mxây rung khiên múa vậy, từng đường khiên tỏ rõ sự kém cỏi, tiếng khiên “kêu lạch xạch như quả mướp khô”, thế nhưng Mtao Mxây vẫn nói năng rất huyênh hoang. + Trong khi Mtao Mxây múa khiên trước, Đăm Săn vẫn giữ thái độ bình tĩnh, thản nhiên => bộc lộ bản lĩnh người anh hùng. Đăm Săn nhận xét miếng múa của Mtao Mxây và đối đáp lại một cách sắc sảo, tự tin, giản dị. Đến lượt Đăm Săn múa khiên, từng đường khiên của Đăm Săn tỏ ra tài giỏi hơn hẳn Mtao Mxây: “Một lần xốc tới… vun vút qua phía tây”. Lập tức Mtao Mxây hoảng hốt “bước cao bước thấp… bãi đông” vì đã yếu sức. Hắn chém Đăm Săn nhưng trượt và vội cầu cứu Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng “Đăm Săn đã đớp được miếng trầu” và “sức chàng tăng lên gấp bội” - Hiệp 2 + Tăng thêm sức mạnh, Đăm Săn lại múa khiên và đuổi theo Mtao Mxây. Chàng múa khiên rất đẹp và dũng mãnh, còn hơn cả ban đầu: “Chàng múa trên cao… bật rễ bay tung”. Hai lần Đăm Săn đâm trúng Mtao Mxây mà không thủng. Đăm Săn thấm mệt và chàng cầu cứu ông Trời. + Đăm Săn được ông Trời mách bảo, “bừng tỉnh, chộp luôn một cái chày mòn,… rơi loảng xoảng”. + Mtao Mxây tháo chạy quanh chuồng lợn, chuồng trâu nhưng lại bị ngã lăn ra đất, hắn cầu xin : “Ơ diêng! Ta làm lễ cầu phúc cho diêng…” nhưng Đăm Săn không nghe, chàng kể tội Mtao Mxây và kết liễu mạng sống của hắn, trận chiến kết thúc. * Nhận xét - Hơ Nhị là biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng thị tộc → miếng trầu mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho người anh hùng → ở thời đại sử thi mỗi cá nhân không thể sống tách rời 25 4133535