SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ THỊ NGỌC THỦY
PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM DUY NGHĨA
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ THỊ NGỌC THỦY
PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM DUY NGHĨA
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Vũ Thị Thu Hà
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tư liệu trong luận văn
là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn
Hà Thị Ngọc Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1. KHÁI NIỆM PHONG CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN
PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA.........................................9
1.1 Khái niệm phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn......................................9
1.2 Khái niệm truyện ngắn và tình hình sáng tác truyện ngắn đầu thế kỉ XXI .................13
1.3. Phạm Duy Nghĩa – quá trình sáng tạo nghệ thuật.......................................................16
Chương 2. HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP VÀ ĐI TÌM SỰ THẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA..................................................................21
2.1. Đi tìm vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa...........21
2.2. Đề cao sự thật – tôn vinh sự thật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ......................38
Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NGÔN NGỮ, YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG
TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA..................................................................51
3.1 Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.........................51
3.2 Yếu tố kì ảo trong sáng tác Phạm Duy Nghĩa................................................................66
KẾT LUẬN...............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
M. Gorki từng cho rằng: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng
riêng, chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng có cái giá trị khái quát và biết
làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”. Trong sáng tạo nghệ thuật,
người nghệ sĩ luôn tìm tòi, khám phá, thiết lập cho mình một phong cách riêng,
mang dấu ấn riêng độc đáo, khác lạ...
Văn xuôi Việt Nam sau năm 1986 đến nay có sự đổi mới và phát triển vô
cùng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, trong đó có truyện ngắn. Nhiều tác
phẩm mới xuất hiện gắn liền với tên tuổi của các nhà văn trẻ thế hệ, 7X, 8X... Tất cả
những tác giả đó đang làm nên bản hòa âm văn học đương đại đầy phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên, không phải tác giả nào cũng tạo được dấu ấn và phong cách cá
nhân thống nhất trong các tác phẩm của mình.
Mảng đề tài văn học viết về dân tộc và miền núi nói chung và miền núi phía
Bắc nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của độc
giả. Các tác giả nổi tiếng với mảng đề tài này ở thế hệ trước như Tô Hoài, Trung
Trung Đỉnh, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp… đã tạo được dấu ấn quan trọng
trong lòng độc giả. Tiếp bước và tiếp tục phát triển đa dạng mảng đề tài này có thể kể
đến các tác giả như Cao Duy Sơn, Sa Phong Ba, Hà Thị Cẩm Anh, Tống Ngọc Hân,
Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa… Những tác phẩm văn học này thực sự góp phần
làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người, lấp đầy mảng trống kiến thức, sự
hiểu biết về văn hóa, phong tục và con người dân tộc thiểu số vùng cao, từ đó, trở
thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Không ồn ào, náo nhiệt, mà bền bỉ, lặng lẽ, nhà văn Phạm Duy Nghĩa với
những truyện ngắn của mình tạo nên dấu ấn trong đội ngũ nhà văn viết về miền núi.
Anh là một trong ít nhà văn viết về miền núi tạo được phong cách riêng. Truyện
ngắn Phạm Duy Nghĩa không đậm dấu ấn của văn hóa, phong tục miền núi như
truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, không có sự bạo liệt, gai góc như truyện ngắn Tống
Ngọc Hân, không có chất đặc sệt miền núi như truyện ngắn Cao Duy Sơn, không
2
khai thác mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên từ tư duy hậu hiện đại như
Nguyễn Huy Thiệp… truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa làm cho người đọc khắc khoải,
suy tư bởi sự tổng hòa của nhiều yếu tố, đó là những dư ba của cảm xúc, sự tử tế,
cái đẹp của con người và thiên nhiên, đó là sự nhạy bén với các vấn đề thời sự nóng
hổi của xã hội và thái độ đấu tranh cho sự thật, ngợi ca sự thật, đó là sự khéo léo
trong kỹ thuật viết hiện thực, lãng mạn, huyền ảo và luôn hàm chứa những ẩn dụ
nghệ thuật… Từ đó truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa luôn hướng đến những thông
điệp nghệ thuật và giá trị nhân văn sâu sắc.
Điểm đặc biệt trong sáng tác của Phạm Duy Nghĩa đó là “sự chuyển động”
(Văn Giá) [8]. Phạm Duy Nghĩa không chỉ thể hiện tài năng của mình ở một địa hạt
văn chương miền núi, anh còn chuyển hướng trong sáng tạo, khẳng định tài năng
của mình trong những truyện ngắn ăm ắp tính thời sự của đời sống đương đại. Đặc
biệt hơn, khi anh viết về miền núi với tôn chỉ đề cao cái đẹp, tôn vinh cái đẹp thiên
nhiên và con người hay khi anh đề cao sự thật, tôn vinh sự thật, không chấp nhận sự
giả dối trong mảng đề tài về xã hội đương đại thì cả hai mảng sáng tác này đều rất
thành công, đều tạo được dấu ấn phong cách riêng của Phạm Duy Nghĩa.
Việc lựa chọn đề tài “Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa” để
nghiên cứu là cách chúng tôi có thể phân tích, lý giải truyện ngắn của anh một cách
tổng thể và hoàn chỉnh nhất, từ cả nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện, từ sự
vận động nội tại và những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sáng tác của anh. Qua
đó, chúng tôi có một cái nhìn khách quan, đa chiều để đánh giá vị trí và vai trò của
truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa trong dòng chảy văn chương đương đại. Ngoài ra,
đây cũng là một sự lựa chọn có chủ đích, tạo sự mới lạ trong hệ thống đề tài luận
văn, luận án hiện nay đang quá tải và cạn kiệt những đề tài hay và mới.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn “Phong cách truyện
ngắn của Phạm Duy Nghĩa” nhằm tìm hiểu, khám phá phong cách truyện ngắn của
nhà văn trên nhiều phương diện từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Qua
đó, chúng tôi khẳng định vị trí, dấu ấn riêng của nhà văn trong dòng chảy văn xuôi
viết về miền núi hiện nay nói riêng và truyện ngắn đương đại nói chung.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phạm Duy Nghĩa đến với làng văn không ồn ào, xô bồ, không PR rầm rộ;
anh đến với văn chương một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cẩn thận, lặng lẽ như vùng
đất, con người nơi anh sống và giảng dạy - vùng núi Lào Cai; hay sau này khi anh
chuyển về Thủ đô công tác, về Tạp chí Văn nghệ quân đội - nơi được coi là “ngôi
đền thiêng của văn học Việt Nam – nơi căn nhà số 4 “phố nhà binh” đầy trầm lặng.
Từ tập truyện ngắn đầu tay Tiếng gọi lưng chừng dốc (2002), đến các tập truyện sau
này, Phạm Duy Nghĩa đã tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng, bạn đọc
yêu văn học miền núi.
Quá trình sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa được chia ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu là các sáng tác trước năm 2010: Với một số tập truyện ngắn,
tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa thời kỳ này là tôn vinh cái đẹp, đi tìm cái đẹp.
Truyện tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người, nhân cách
con người, và hành động cao đẹp của con người thông qua các chi tiết, nhân vật,
ngôn ngữ.
Giai đoạn sau là từ 2010 đến nay: có sự đổi mới, chuyển hướng tư tưởng
sáng tác của Phạm Duy nghĩa. Một số tác phẩm truyện ngắn của nhà văn chưa tập
hợp in thành sách được đăng trên Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tạp
chí Nhà văn và Tác phẩm, tạp chí Sông Hương.v.v... hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp
dùng ẩn dụ nghệ thuật mang đến những thông điệp mới mẻ, những ẩn dụ nghệ thuật
để hướng về sự thật, đề cao sự thật, chống sự giả dối, chống cái xấu cái ác, chống
bất công tiêu cực, hướng đến cái thiện, lẽ phải, công lý.
Trong thực tiễn sáng tác của Phạm Duy Nghĩa: Cái xấu cái ác, vạch trần sự
tha hóa đã xuất hiện từ giai đoạn sáng tác trước ở một số ít truyện ngắn như Người
nhà ông Luân, Trên đồi lập lòe ánh lửa, Người đổi mặt.
Về nghệ thuật: Ở giai đoạn trước năm 2010, nhà văn chủ yếu viết bằng bút
pháp hiện thực. Giai đoạn sau năm 2010, nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo ở hầu hết các
truyện.
4
Truyện của Phạm Duy Nghĩa được các nhà nghiên cứu, nhà văn đánh giá
cao. Tuy nhiên, trong khảo sát của chúng tôi, chưa có một công trình cụ thể nào đi
tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Có một số bài viết phê bình
truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành về văn
chương và các loại báo khác. Chúng tôi có thể liệt kê một số bài viết nổi bật trên
mạng thông tin truyền thông như: “Nhà văn Phạm Duy Nghĩa : Người đi tìm ‘cơn
mưa hoa mận trắng’” – Bình Nguyên Trang [57]; “Khu vườn văn của Phạm Duy
Nghĩa” – Bùi Việt Thắng [48]; “Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa: Đường biên đất trời
Tây Bắc” – Mai Anh Tuấn [54]; “Văn học miền núi với đóng góp của nhà văn
Phạm Duy Nghĩa” – Nguyên Thanh [46], “Biết thêm về Phạm Duy Nghĩa, thủ khoa
cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003 – 2004” – Dạ Ngân [20], “Một hơi thở mới
từ rừng” – Nguyễn Quang Thân [51], “Phạm Duy Nghĩa với Cơn mưa hoa mận
trắng” – Hoàng Thu Phố [41], “Văn chương không quay lưng với nỗi khổ của con
người” – Mã A Lềnh [17], “Cô gái xuống ga Vĩnh Yên bây giờ ở đâu?” – Hoài
Nguyễn [22], “Đóng góp khoa học của một nhà văn” – Nguyễn Thanh Tú [53]…
Trong bài viết “Tiếng gọi lưng chừng dốc - vang vọng một cốt cách văn
xuôi trang trọng” của Kim Ngọc Đại, tác giả cho rằng, Phạm Duy Nghĩa là một nhà
văn “chân thành mà sắc sảo, chầm chậm mà dứt khoát, toàn tâm toàn ý với văn
chương”, và đánh giá đây “một cốt cách văn xuôi trang trọng”. Tác giả cũng chỉ ra
sức hấp dẫn của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ở “những chi tiết đời thường”, những
phong tục tập quán” hay việc nhà văn “chất, chở, đẩy, vạch, ném toang ra trước mắt
mọi người một cách hồn nhiên mà trang trọng”, tác giả cũng khẳng định “rất nhiều
đoạn văn đẹp đến lung linh” [5].
Cũng nhận xét về tập truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, tác giả
Nguyễn Trọng Hoàn trong bài viết “Tiếng gọi lưng chừng dốc - Một khởi đầu ấn
tượng của Phạm Duy Nghĩa” trên báo Văn nghệ cho rằng, tập truyện là “một bước
khởi đầu ấn tượng của Phạm Duy Nghĩa” [14]. Bài viết cũng có những phân tích sắc
sảo về không gian, nhân vật và bút pháp thể hiện của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.
5
Trong bài viết “Biết thêm về Phạm Duy Nghĩa, thủ khoa cuộc thi truyện
ngắn báo Văn nghệ 2003 – 2004”, nhà văn Dạ Ngân nhận ra ở Phạm Duy Nghĩa
“một bản lĩnh văn xuôi trời cho”, sự “từng trải”, “thái độ nhân sinh điềm đạm...
được truyền tải bằng giọng văn đượm buồn lấp lánh”, hay sự “đào xới và tôn vinh
tình người trong con người” trong truyện của anh. Và hơn hết là “một tình yêu đặc
sắc của tác giả với thiên nhiên và con người nơi rẻo cao” [13].
Viết về truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa đặc biệt có bài viết “Đi tìm Cơn mưa
hoa mận trắng” của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Trong bài viết, tác giả đưa ra một
luận điểm mà chúng tôi cũng rất đồng tình, đó là tác giả chỉ ra bút pháp của truyện
ngắn Phạm Duy Nghĩa: “hiện thực kết hợp lãng mạn pha trộn huyền ảo là bút pháp
cơ bản trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”. Tác giả cũng chỉ ra điểm mạnh trong
ngòi bút Phạm Duy Nghĩa đó là: “lối hành văn hoạt, sự tươi xanh của con chữ tuôn
chảy lấp lánh, dạt dào từ trong bút có nghề”. Tác giả cũng khẳng định “Hiện nay,
anh là một trong số ít ỏi nhà văn nam ở nước ta đang viết hay” và “Phạm Duy
Nghĩa đã và đang góp phần làm nên sự sang trọng của văn chương miền núi” [27,
tr.2].
Cũng đồng tình với ý kiến của Sương Nguyệt Minh và Dạ Ngân, nhà phê
bình Bùi Việt Thắng trong bài viết “Khu vườn văn của Phạm Duy Nghĩa” còn thấy
“truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa thuộc phạm trù tự sự - trữ tình, kiểu văn giàu
cảm giác - cảm giác về đường nét, âm thanh, mùi vị của đời sống”. Tác giả cũng
khẳng định rằng: “Phạm Duy Nghĩa là nhà văn biết chắt chiu cái đẹp” [48].
Đặc biệt, gần đây, nhà văn Văn Giá viết bài “Chuyển động Phạm Duy
Nghĩa”. Đây là bài viết hiếm hoi thể hiện cái nhìn tổng quát về hai chặng đường
sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Nhà văn Văn Giá cho rằng, “Ở cấp độ tư
duy nghệ thuật, Phạm Duy Nghĩa đã có bước chuyển rõ rệt: từ địa hạt của tư duy
hiện thực chuyển sang địa hạt của tư duy huyền thoại hóa. Đây là điểm khởi đầu, có
ý nghĩa tiên quyết. Cái còn lại là cách triển khai lối viết để biến cái tư duy huyền
thoại hóa kia kết tinh trở thành máu thịt của hình tượng nghệ thuật”. Tác giả cũng
6
khẳng định: “Không tự bằng lòng với vị thế truyện ngắn đã được xác lập, nhà văn
Phạm Duy Nghĩa đang làm mới chính mình” [8].
Về nghiên cứu trong trường Đại học, trong khảo sát của chúng tôi, chúng
tôi thấy có luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa” (2011) của
Đoàn Thị Hải Yến [42]. Luận văn nhìn nhận truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa ở
góc độ nghệ thuật với các vấn đề như cốt truyện, nhân vật, giọng điệu... là gợi ý
quan trọng cho chúng tôi khi làm về phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa;
Luận văn “Trường nghĩa thiên nhiên Tây Bắc trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”
(2017) của Lê Thị Tố Mai [19], luận văn tìm hiểu thiên nhiên Tây Bắc trong truyện
ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc độ trường nghĩa; Ngoài ra, có một số luận văn đặt
truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa trong thế so sánh như luận văn: “Đề tài dân tộc
và miền núi trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa” (2008) của Mai
Thị Kim Oanh [42], Luận văn “Trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
qua sáng tác của một số cây bút trẻ (Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích
Thúy…)” (2011) của Phạm Thị Lan [16].
Về hướng nghiên cứu phong cách nhà văn, chúng tôi thấy có một số công
trình cụ thể như: Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ, Thơ và mấy vấn đề trong
thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức, Nhà văn tư tưởng và phong cách của
Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến, Văn học Việt
Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long, Tìm hiểu phong cách Nguyễn
Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh
Châu của Tôn Phương Lan, Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung.
Đây là những công trình có giá trị học thuật cao, là những tham khảo hữu ích cho
chúng tôi khi cùng nghiên cứu từ góc độ phong cách tác giả.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, chưa có một công trình nào khái quát
được toàn diện, có hệ thống đặc điểm phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.
Mặt khác, phần lớn các bài viết mới chỉ tập trung phân tích các tác phẩm ở giai
đoạn đầu sáng tác của nhà văn, mà chưa có một bài viết nào đi phân tích cụ thể các
truyện ngắn giai đoạn sáng tác sau của nhà văn Phạm Duy Nghĩa ngoài bài viết
7
mang tính khái quát của Văn Giá. Luận văn của chúng tôi, với cái nhìn toàn diện và
hệ thống cả hai giai đoạn sáng tác của nhà văn, chúng tôi mong muốn đóng góp một
diện mạo đầy đủ và toàn vẹn nhất vào bức tranh sáng tác truyện ngắn Phạm Duy
Nghĩa từ góc độ nội dung lẫn hình thức thể hiện. Qua đó, chúng tôi khẳng định,
truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa là một “thanh âm” riêng trong dòng chảy văn xuôi
miền núi.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Chúng tôi làm rõ những phong cách nổi bật thể hiện qua các bình diện tư
tưởng thẩm mỹ (vẻ đẹp thiên nhiên, con người; đề cao sự thật – tôn vinh sự
thật) và yếu tố nghệ thuật (ngôn ngữ, yếu tố kỳ ảo)
- Qua đó, khẳng định Phạm Duy Nghĩa là nhà văn có phong cách nổi bật trong
những tác giả viết về văn xuôi miền núi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy
Nghĩa, từ nội dung và hình thức biểu hiện.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn
của nhà văn qua các tập truyện ngắn sau đây:
+ Tập truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, Nxb Văn học, 2002.
+ Tập truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng, Nxb Thanh niên, 2006.
+ Tập truyện ngắn Đường về xa lắm, NXB Công An Nhân dân, 2007
+ Tập Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, Nxb Văn học, 2010.
+ Tập truyện ngắn 12 truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, Nxb Lao động, 2010.
+ Tập truyện ngắn Vệt sáng trên ban công, Nxb Quân đội nhân dân, 2010.
+ Một số các truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa in trên các báo, tạp chí
như: Gió xanh, Sài thục, Chiếc áo second-hand, Con ma trong hội xô xe, Bệnh tỉnh,
Màu đỏ Artek, Thành phố biến mất, Người bay…
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Với luận văn “Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa”, chúng tôi sử
dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp phê bình phong cách học,
8
phương pháp cấu trúc – hệ thống, phương pháp tiểu sử học. Chúng tôi cũng sử dụng
các thao tác nghiên cứu: khảo sát - thống kê; thao tác phân tích - tổng hợp, thao tác
so sánh – đối chiếu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn đóng góp thêm vào xu hướng phê bình phong cách học.
- Với số lượng tác phẩm hiện nay, Phạm Duy Nghĩa đã định hình được cho
mình một phong cách nghệ thuật riêng so với các tác giả cùng viết về đề tài
miền núi. Vấn đề Phong cách nghệ thuật của Phạm Duy Nghĩa là vấn đề
mới, chưa từng được thực hiện ở bất cứ cơ sở đào tạo văn học. Do đó, đề tài
luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương như sau:
Chương 1: Khái niệm phong cách và các yếu tố hình thành nên phong cách
truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
Chương 2: Hành trình đi tìm cái đẹp và đi tìm sự thật trong truyện ngắn
Phạm Duy Nghĩa
Chương 3: Nghệ thuật ngôn ngữ và yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Phạm
Duy Nghĩa
9
Chương 1
KHÁI NIỆM PHONG CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN
PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA
Trong chương 1 này, chúng tôi sẽ đề cập tới các vấn đề lí luận về khái niệm
phong cách, phong cách nhà văn; khái niệm truyện ngắn, vị trí và vai trò của truyện
ngắn Phạm Duy Nghĩa trong dòng chảy văn xuôi về miền núi đương đại; Các yếu tố
như tiểu sử, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quan điểm nghệ thuật hình thành nên
phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Qua đó, chúng tôi khẳng định Phạm Duy
Nghĩa là nhà văn có phong cách riêng trong nền văn xuôi thế hệ 7x Việt Nam
đương đại.
1.1 Khái niệm phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.1.1 Khái niệm phong cách
Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội.
Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, thuật ngữ phong cách được sử dụng rộng rãi
và ngày càng có ý thức. Lâu nay có rất nhiều định nghĩa, quan niệm phong phú, đa
dạng xung quanh thuật ngữ này.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platon, Aristot đã nghiên cứu và vận
dụng khái niệm phong cách. Bước sang thế kỉ XX, khái niệm phong cách ngày càng
được quan tâm sâu sắc. Ở Liên Xô, M.B. Khrapchenko đã thống kê tới gần 20 cách
hiểu khác nhau về phong cách trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát
triển văn học [15].
Có thể nhận thấy, qua các công trình nghiên cứu, có hai cách nhìn nhận về
phong cách, đó là từ góc độ ngôn ngữ học và từ góc độ văn học. V.V Vinôgrapđôp
cho rằng: cần chia phong cách học về văn học thành phong cách học thuộc ngôn
ngữ học và phong cách học thuộc nghiên cứu văn học. Đồng ý với ý kiến đó, D.X.
Linkhatsep cũng đề nghị phân biệt hai khái niệm phong cách: “Phong cách như là
hiện tượng ngôn ngữ văn học và phong cách như là một hệ thống hình thức và nội
dung nhất định” [44, tr.121, 152]. M. Bakhtin xem “phong cách là phương thức tư
10
duy nghệ thuật còn A. Chichêrin lại xem phong cách là công cụ để lĩnh hội thế giới”
[44, tr.52].
Như vậy, về cơ bản, các nhà lí luận và nghiên cứu văn học đều thống nhất có
phong cách ngôn ngữ học và phong cách văn học. Trong đó, mỗi phạm trù có con
đường tiếp cận riêng. Nhận thấy vai trò của việc nghiên cứu phong cách văn học, D.
X Linkhatsep viết: Cái gọi là phong cách văn học là kiểu nghiên cứu phong cách
duy nhất, thích ứng, phù hợp với những đặc điểm về chất của đối tượng của nó của
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
M.B. Khrapchenkô sau khi thống kê một số định nghĩa xung quanh phạm trù
phong cách cá nhân, đã đưa ra ý kiến của mình: “Phong cách cần phải được định
nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ
pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [44, tr.121, 152]. Như vậy, cùng với việc quan
tâm đến yếu tố hình thức có tính nội dung, tác giả còn đặc biệt coi trọng sự thu hút
của độc giả. Ông cho rằng, mỗi nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và phương
tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và
những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những hình
tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả.
Ở nước ta, tuy muộn màng hơn, nhưng những năm gần đây, các nhà lí luận
nghiên cứu văn học đã dành nhiều công sức tìm hiểu vấn đề phong cách. Thuật ngữ
phong cách được còn định nghĩa trong các cuốn sách quan trọng như Từ điển văn học do
Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn…
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chịu sự
thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu
hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong một
tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [9, tr.255–256]
Trong cuốn Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại, Nguyễn Khắc Sính cho
rằng, “Phong cách là dấu hiệu độc đáo, không lặp lại, đánh dấu phẩm chất riêng biệt
11
của một hiện tượng văn học nào đó. Phong cách hoặc là “con người”, là sự sáng tạo,
sự mới mẻ làm nên vẻ riêng biệt ít thấy ở hiện tượng văn học khác nhưng lại nhất
quán, xuất hiện thường xuyên ở hiện tượng văn học cụ thể” [44, tr.51].
Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách có nhiều quan điểm khác nhau.
Tựu trung lại có hai ý kiến cơ bản, một, nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố
nội dung và những yếu tố tạo hình thức của tác phẩm; một cho rằng phong cách
được coi như là hình thức vẹn toàn có tính nội dung. Mặc dù tách bạch như vậy
nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả đều quan tâm đặc biệt đến hai yếu
tố bộc lộ tài năng của người nghệ sĩ – nội dung và hình thức nghệ thuật của tác
phẩm văn chương.
Trong luận văn này, chúng tôi nhất trí với quan niệm cho rằng, nói đến
phong cách là nói đến cái “tạng” văn chương riêng của từng nhà văn, đến lối viết,
lối suy tư nghệ thuật giúp ta phân biệt được văn phong của mỗi nghệ sĩ. Đồng thời,
phong cách luôn có tính thống nhất và tương đối ổn định thể hiện cái nhìn và sự
chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người.
Như vậy, căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách tác giả là những đặc
điểm nổi bật (về cả nội dung và hình thức) trong tác phẩm tạo nên tính riêng biệt và
giá trị của một nhà văn. Những biểu hiện của phong cách văn chương đều được chi
phối từ tư tưởng nghệ thuật của tác giả, như nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định
đại ý rằng, mỗi người viết có một cái vision (nhãn quan) riêng, từ đó hình thành
phong cách.
1.1.2 Phong cách nghệ thuật
“Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác
phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác
phẩm của mình” [23, tr.136]. Nhận định trên đã đặt ra yêu cầu rất đặc trưng của văn
chương nghệ thuật, đó là sự độc đáo. Chính sự độc đáo ấy tạo nên phong cách nghệ
thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong
quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các
12
phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà
văn có phong cách nghệ thuật.
Phong cách nghệ thuật chính là dấu ấn thẩm mĩ, là gương mặt riêng độc đáo
trong thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn. Qua đó, nó giúp nhà văn khẳng định cái tôi
cá nhân riêng biệt, giúp độc giả định hướng được các thủ pháp, kỹ thuật viết thống nhất
xuyên suốt các tác phẩm và giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn với bạn đọc. Tiếp nhận
văn học từ góc độ phong cách nghệ thuật không chỉ đem đến cho người đọc những cảm
xúc thẩm mĩ dồi dào, mà còn giúp nhận thức sâu sắc hơn những yếu tố quan trọng
trong quá trình văn học như: quan niệm nghệ thuật về con người, các quy luật phát
triển văn học, giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm văn học…
Biểu hiện của một phong cách nghệ thuật có thể được định hình qua bốn yếu
tố: thứ nhất là cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống độc đáo; thứ hai, có nội dung,
chủ đề độc đáo; thứ ba là giọng điệu độc đáo, và cuối cùng là nghệ thuật độc đáo.
Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng qua
mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo có giá trị mang tính thẩm mỹ
- cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất. “Nó
phải được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc
đáo của nhà văn. Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng
của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại. Nhưng dù ở môi
trường nào, xu thế xã hội ra sao, yếu tố thường xuyên được “lặp đi lặp lại” ấy vẫn
xuất hiện cho dù chúng ở thế lộ thiên hay dưới mạch ngầm” [23, tr.12].
Trong luận văn, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật nhà
văn như sau: Phong cách nghệ thuật nhà văn là cái nhìn nghệ thuật về cuộc sống, con
người và thường chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan (cá tính, thói quen, kinh
nghiệm, vốn sống…), khách quan (môi trường, xã hội, thời đại…); Phong cách nghệ
thuật nhà văn cũng là lối viết, giọng điệu và cách thức hành văn của tác giả.
Chúng tôi xin mượn lời của chính nhà văn Phạm Duy Nghĩa khi viết về
phong cách nhà văn Tô Hoài để hiểu về phong cách nhà văn: “Gamzatov từng ví
văn học với cây đàn panđur còn các nhà văn như những sợi dây căng trên cây đàn,
13
từng dây một có cung bậc riêng, âm điệu riêng, nhưng hợp lại với nhau, chúng làm
nên một hoà âm của cả nền văn học. Cái riêng ấy chính là phong cách - nét độc đáo
xuyên suốt trong hệ thống tác phẩm của một nhà văn, đem lại sự khác biệt giữa nhà
văn này với các nhà văn khác” [39].
1.2 Khái niệm truyện ngắn và tình hình sáng tác truyện ngắn đầu thế kỉ XXI
1.2.1 Khái niệm truyện ngắn
Truyện ngắn được xem là thể loại “xung kích” của đời sống văn học, một thể
loại có tính chất “thuốc thử” đối với các nhà văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật
nhiều cam go.
Xung quanh khái niệm truyện ngắn, chúng ta thấy có nhiều khái niệm được
đưa ra. Pautốpxky cho rằng, “Truyện ngắn phải ngắn ngọn là cái bình thường diễn
ra như cái không bình thường. Cái không bình thường diễn ra như cái bình thường”
[49, tr.253]. Ở Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng, truyện ngắn là một bộ
phận của tiểu thuyết nói chung, vì thế không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn
vào những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn có nhiều vẻ, có truyện viết cả về một đời
người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua.
Khái niệm truyện ngắn cũng được đưa ra trong các cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học. Trong những cuốn sách này đều
thống nhất coi truyện ngắn là một “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” [2, tr.370] và
“thường được viết bằng văn xuôi” [10, tr.1846–1847], đề cập hầu hết các phương
diện của đời sống con người và xã hội. Điểm chung cơ bản đó là sự giới hạn về
dung lượng của truyện ngắn và thích hợp với người tiếp nhận “đọc nó liền một
mạch không nghỉ” [9, tr.45].
Trong cuốn Bình luận truyện ngắn, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cũng cho
rằng, truyện ngắn mang tính chất ngắn gọn, “là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể
hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Tính cách trong
truyện ngắn được làm sáng rõ trong một thời điểm quan trọng… truyện ngắn tập
trung xoáy vào một điểm” [50, tr.73]
14
Đặc trưng của truyện ngắn hiện đại đó là: Thứ nhất, nó là một hình thức tự
sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng của nhân
vật; Thứ hai, truyện ngắn phải có tính tình huống. Tình huống được nảy sinh từ một
sự kiện, một mâu thuẫn nhất định. Tình huống phát triển cao thành xung đột; Thứ
ba, nhân vật trong truyện ngắn phải được thể hiện như một lát cắt điển hình. Thông
thường, tác giả sẽ khắc họa một hiện tượng, một nét tính chất trong quan hệ nhân
sinh hay đời sống tâm hồn con người – nhân vật tâm trạng; Thứ tư, vai trò quan
trọng của chi tiết trong truyện ngắn. Chi tiết là tiểu tiết trong tác phẩm tự sự. Một
chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng,
hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn đối
với cuộc sống và con người.
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn
và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện
tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn
của con người. Bởi vậy, truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu
mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một
mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc
họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh.
Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý
thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn
thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói
chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của
truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng
theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn
thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết
cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm
những chiều sâu chưa nói hết.
Hiện nay, truyện ngắn đang là một thể loại quan trọng trong dòng chảy văn
học. Nó mang đến cái nhìn nhanh, gọn và sắc bén về đời sống xã hội và con người.
15
1.2.2 Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Sau đổi mới 1986, đất nước ta chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế
thị trường. Những đổi mới về kinh tế đã kéo theo sự đổi mới về văn hóa xã hội. Công
cuộc đổi mới của đất nước đã tác động mạnh mẽ đến văn học nói chung và truyện ngắn
nói riêng. Giai đoạn từ 1986-2000, truyện ngắn Việt Nam trên đà đổi mới, bước đầu tạo
nên không khí tươi vui và hứa hẹn có nhiều triển vọng. Tiếp bước sự phát triển đó,
truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Một
đội ngũ tác giả truyện ngắn hùng hậu của giai đoạn trước tiếp tục sáng tác và còn sáng
tác mạnh hơn, chất lượng hơn ở giai đoạn này như Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Lê Minh
Khuê, Lưu Minh Sơn, Y Ban, Phạm Ngọc Tiến… Tiếp bước đội ngũ sáng tác đó là
những tác giả trẻ hơn như: Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị
Xuân Hà, Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc Tư…
Một cú hích cho sự phát triển của truyện ngắn giai đoạn này đó là sự nở rộ
của các cuộc thi truyện ngắn. Có thể kể đến cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn
nghệ quân đội tổ chức, Cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Thế giới mới tổ chức, và đặc
biệt là cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ… Từ các cuộc thi truyện ngắn này,
hàng loạt các cây bút tài năng được phát hiện và bồi dưỡng như: Nguyễn Ngọc Tư,
Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Tiến Thụy, Đinh Phương, Nguyễn Kim Hòa… Đặc trưng
ngắn gọn với độ nén cô đặc của truyện ngắn đã chinh phục được người đọc. Truyện
ngắn càng trở nên được mùa hơn, nó càng thể hiện được ưu thế của mình khi chất
ngắn của truyện lại phù hợp với thời đại công nghiệp hiện nay.
Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI không chỉ phát triển về số lượng, mà
cả chất lượng. Hiện thực cuộc sống đa diện hơn, quan niệm nghệ thuật về con người
có chiều sâu và khái quát hơn, các ngòi bút được tự do thể hiện quan điểm và phong
cách của mình. Trong sáng tác, mỗi cuộc đời, mỗi số phận đều thể hiện những trăn
trở của nhà văn. Họ quan tâm đến sự hoàn thiện nhân cách, đến những xói mòn
trong lối sống, trong đạo lí cũng như trong cá nhân mỗi con người. Tất cả những
quan tâm ấy nói lên tinh thần nhân văn cao cả và trách nhiệm của người cầm bút
trước các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Truyện ngắn giai đoạn này cũng có
16
nhiều tìm tòi trong hình thức thể hiện, qua việc xây dựng cốt truyện, nhân vật, kết
cấu, thủ pháp nghệ thuật… Trực giác của nhà văn được phát huy tối đa trong truyện
ngắn. Độ nhạy cảm tinh tế của nhà văn trở thành yếu tố quan trọng góp phần hình
thành nên những truyện ngắn có lối kể chuyện phong phú. “Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong truyện ngắn cũng được chú ý khai khác nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ
đời thường xuất hiện trong các tác phẩm một cách tự nhiên, nhiều lúc có cảm giác
xóa nhòa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ đời sống” [47, tr.6].
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, truyện ngắn giai đoạn này đang thực sự
được thử nghiệm với nhiều hình thức mới, phong cách mới. Các nhà văn, các tác giả
trẻ đã phả vào trang văn hơi thở của cuộc sống với nhiều đóng góp về đề tài cũng như
thi pháp. Bằng sức trẻ, niềm đam mê và tài năng, các nhà văn đã thâm nhập vào từng
ngóc ngách của đời sống, từng rung động của tâm hồn, mang đến cho độc giả nhiều
trăn trở và suy tư. Bức tranh truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI còn tiếp tục nhộn
nhịp và thăng hoa, hứa hẹn nhiều niềm say mê và hấp dẫn với bạn đọc.
1.3. Phạm Duy Nghĩa – quá trình sáng tạo nghệ thuật
1.3.1 Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại Yên Bình, Yên
Bái (quê quán: Thanh Oai, Hà Tây, nay là Hà Nội). Anh tốt nghiệp khoa Ngữ văn,
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 1996. Từ năm 1996 đến 2007, anh là giảng viên
Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Từ năm 2008, anh công tác tại Tạp chí Văn
nghệ quân đội. Nhà văn Phạm Duy Nghĩa bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2010 tại Viện
Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Năm 2007, anh trở thành Hội
viên Hội Nhà văn Việt Nam.
1.3.2 Con đường sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Bắt đầu được biết đến từ giải Nhất cuộc thi Truyện ngắn hay trên báo Văn
nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) năm 2003-2004 với truyện ngắn Cơn mưa hoa mận
trắng, đến nay, nhà văn Phạm Duy Nghĩa đã có nhiều truyện ngắn hay. Năm đó cả
nước có 1900 tác giả với 2009 truyện ngắn dự thi. Đây là giải thưởng danh giá của
tờ báo văn chương số 1 Việt Nam. Năm 2007, Phạm Duy Nghĩa được kết nạp vào
17
Hội Nhà văn Việt Nam với số phiếu cao nhất trong số 24 tác giả được kết nạp.
Phạm Duy Nghĩa được giới chuyên môn nhận định là người viết không nhiều nhưng
viết cẩn trọng, có chất lượng, là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi miền núi
đương đại và văn xuôi thế hệ 7X. Nhiều năm qua, các truyện ngắn của Phạm Duy
Nghĩa luôn có mặt trong các cuốn sách tuyển chọn truyện ngắn hay, truyện ngắn
đặc sắc hàng năm của các nhà xuất bản. Phạm Duy Nghĩa khi trả lời phỏng vấn các
báo cho biết quan điểm của anh trong sáng tác là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, trọng
chất lượng, không chạy theo số lượng. Nhà văn Dạ Ngân nhận xét: “Phạm Duy
Nghĩa thuộc loại viết kĩ, viết ít nhưng biết người biết ta, ăn chắc mặc bền, chí thú
dài hơi” (Dạ Ngân, Biết thêm về Phạm Duy Nghĩa – thủ khoa cuộc thi truyện ngắn
báo Văn nghệ 2003-2004, bài in báo Tiền phong chủ nhật, số 11, ngày 13-3-2005).
Theo dõi nhà văn Phạm Duy Nghĩa, chúng ta sẽ thấy rõ quá trình sáng tác
của anh được chia làm hai chặng, đó là trước và sau năm 2010.
Đến năm 2010, nhà văn Phạm Duy Nghĩa viết được một số tập truyện ngắn
đã xuất bản, đó là Tiếng gọi lưng chừng dốc (tập truyện ngắn, Nxb Văn học,
2002), Cơn mưa hoa mận trắng (tập truyện ngắn, Nxb Thanh niên, 2006), Đường về
xa lắm (tập truyện ngắn, Nxb Công an nhân dân, 2007), 12 truyện ngắn Phạm Duy
Nghĩa (tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 2010), Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa (tập
truyện ngắn, Nxb Văn học, 2010), Vệt sáng trên ban công (tập truyện ngắn, Nxb
Quân đội nhân dân, 2010), ngoài ra anh còn xuất bản chuyên luận nghiên cứu Nhà
văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn (Nxb Hội Nhà văn, 2006). Giai đoạn
này, anh sáng tác các truyện rất nhanh và đều đặn, nó cho thấy sự hào hứng, sức trẻ
và niềm đam mê viết văn của anh trong giai đoạn này. Về phong cách nghệ thuật,
thời gian này, nhà văn Phạm Duy Nghĩa giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm
Lào Cai. Anh được sống giữa thiên nhiên và con người miền núi Tây Bắc tươi đẹp,
cho nên truyện ngắn giai đoạn này của anh chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và
con người Tây Bắc với giọng văn bay bổng, lãng mạn, tươi đẹp.
Từ năm 2008, nhà văn Phạm Duy Nghĩa rời Lào Cai về công tác tại tạp chí
Văn nghệ quân đội, và năm 2010 anh viết truyện ngắn đầu tiên tại thủ đô – truyện
18
Sài thục. Năm 2012, anh xuất bản chuyên luận nghiên cứu thứ hai Văn xuôi Việt
Nam hiện đại về dân tộc và miền núi (Nxb Văn hóa dân tộc, 2012). Anh viết nhiều
truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ và các báo, tạp chí khác. Là một nhà báo, lại
sống giữa phố thị ồn ào nhiều vấn đề nóng hổi, giai đoạn này nhà văn Phạm Duy
Nghĩa hướng ngòi bút của mình vào sự thật, đi tìm sự thật, phơi bày những mặt trái,
bất công của xã hội. Giọng văn của anh không còn lãng mạn, bay bổng như trước
mà sâu lắng, sắc sảo hơn.
Nhà văn Phạm Duy Nghĩa đạt được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật.
Trong đó, giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2003 – 2004 với truyện
ngắn Cơn mưa hoa mận trắng mang đến cho anh nhiều thay đổi trong cuộc sống.
Từ giải thưởng này, các tác phẩm của anh được biết đến nhiều hơn, và cũng từ giải
thưởng này, anh nhận được nhiều lời mời về làm việc tại Hà Nội. Cuối cùng, anh đã
lựa chọn về công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội, lựa chọn làm một nhà báo
khoác áo lính đã thay đổi định hướng sáng tác văn chương của anh.
1.3.3 Các yếu tố tác động
Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ra và lớn lên tại một huyện miền núi “nơi có
biển hồ xanh thẳm mênh mông của vùng Tây Bắc – hồ Thác Bà. Ngôi nhà tôi ở tựa
lưng vào đồi. Phía sau bạt ngàn vầu, cọ và những loài cây khác. Phía trước, trong
tầm mắt là đồi sở, đồi chè và thật xa nữa, nơi tôi chưa từng đến được là vệt lam sẫm
của dải núi Cao Biền quanh năm mây trắng phủ. Thời thơ ấu của tôi đã qua đi ở đó,
với nắng, với gió và cả những ngày mưa ảm đạm triền miên do ảnh hưởng khí hậu
vùng hồ”. Những ấn tượng tuổi ấu thơ luôn được gìn giữ và ám ảnh nhà văn, có lẽ
bởi vậy trong văn Phạm Duy Nghĩa, thiên nhiên miền núi tươi đẹp và nhiều màu sắc
luôn được ưu ái thể hiện.
Từ nhỏ, nhà văn Phạm Duy Nghĩa đã được sống trong không gian gia đình
rất chuẩn mực và nghiêm khắc, vì bố mẹ anh là giáo viên. Anh cũng có một thời
gian làm công tác giảng dạy nên anh khá nghiêm túc và cầu toàn trong mọi việc. Sự
cầu toàn và khó tính này được anh thể hiện cả trong văn chương, Phạm Duy Nghĩa
19
không ưa sự dễ dãi, anh luôn tỉ mỉ và cẩn trọng, sửa đi sửa lại bản thảo truyện cho
đến khi thấy lựa chọn đó là tốt nhất, ưng ý nhất.
Nhà văn Phạm Duy Nghĩa cũng chia sẻ về tình yêu với văn học Nga và
những dấu ấn của văn học Nga trong những truyện ngắn của mình: “Là giáo viên
văn, bố tôi tích trữ một kho sách, chất trên những tấm ván ở đầu hồi sát mái nhà.
Tôi thường bắc thang trèo lên đó đọc trộm, náu mình sau những chồng sách. Sách
có nhiều loại, chủ yếu là văn học và phần nhiều là văn học Nga - Xôviết. Cuốn nào
cũng được bố tôi đóng dấu đỏ mang dòng chữ Tủ sách gia đình Phạm Duy Tình.”
[25] Anh đã đến với “thế giới của Chekhov, Gorki, Paustovski, Sholokhov,
Aitmatov, Gamzatov và cả Vasil Bykov, Boris Vasiliev… những năm tháng ấy.
Những chuyện núi đồi và thảo nguyên Nga, vừa xa xôi vừa gần gũi với quê hương
miền núi của tôi, đã ám ảnh tôi suốt một thời thơ ấu. Dù ngày ấy có được đọc
Alphonse Daudet, Victor Hugo, Charles Dickens, William Shakespeare… cùng văn
học những xứ sở khác, tôi vẫn dâng trọn tình yêu say đắm, sâu nặng của mình cho
đất nước, con người Nga.” Anh cho rằng mình đã được sống trong một cuộc đời
khác với Bà lão Izecghin, Bông hồng vàng, Đất vỡ hoang, Cây phong non trùm
khăn đỏ, Bài ca núi Anpơ, Và nơi đây bình minh yên tĩnh… “Tôi sống trong thế giới
đó nhiều hơn ở đời thực, và thấy mình cao thượng, đứng bên trên những tầm thường
nhỏ mọn được sinh ra bởi sự khốn khó hàng ngày. Đến bây giờ, dù thời đại đã thay
đổi, tôi vẫn nghĩ không có nền văn học nào nhân văn, ấm áp, gần gũi với người Việt
và có sức lay động tâm hồn ghê gớm bằng văn học Nga.” Đọc truyện ngắn Phạm
Duy Nghĩa, chúng ta không khó để nhận ra những ảnh hưởng của các nhà văn Nga
trong sáng tác của anh, đặc biệt là màu xanh lam (tả lửa, trăng, sương mù, bóng
đêm...).
Phạm Duy Nghĩa quan niệm rằng, văn chương phải mang đến những điều tốt
đẹp, nhân văn cho con người, mỗi nhà văn phải là những nhà văn hóa: “Văn học
phải nhân văn, và nhà văn phải là nhà văn hóa”. Bởi vậy mà trong tác phẩm của
mình anh luôn hướng con ngưởi đến những giá trị tốt đẹp, đến cái thiện cái mỹ, tác
phẩm của anh luôn lấp lánh giá trị nhân văn.
20
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng từ quê hương, gia đình, bản tính… ảnh
hưởng, tác động đến sáng tác của Phạm Duy Nghĩa, thì yếu tố nghề nghiệp hay
những cuộc “thiên di” cũng ảnh hưởng lớn đến các sáng tác của anh. Trong giai
đoạn đầu sáng tác trước (năm 2010), nhà văn thường hướng đến vẻ đẹp thiên nhiên
và con người, vì lúc đó Phạm Duy Nghĩa đang là thầy giáo, tiếp xúc với sinh viên,
anh còn trẻ trung và tràn đầy sự lãng mạn. Là thầy giáo nên nhà văn thường đi dạy
hoặc dẫn sinh viên đi thực tế tại các bản miền núi, xóa mù chữ cho các em, nên anh
có điều kiện sống giữa núi rừng, anh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con
người. Giai đoạn sáng tác này, văn của anh mượt mà, bay bổng và lãng mạn hơn. Ở
giai đoạn sáng tác sau (sau năm 2010), nhà văn Phạm Duy Nghĩa có sự chuyển
hướng trong sáng tác. Anh từ một nhà giáo chuyển sang làm nhà báo công tác tại
Tạp chí Văn nghệ quân đội. Là nhà báo, anh đặt mục tiêu là đi tìm sự thật, anh phơi
bày những mặt trái, bất công trong xã hội qua những ẩn dụ và thông điệp nghệ
thuật… Từ đặc trưng của nghề nghiệp, văn của Phạm Duy Nghĩa giai đoạn này sâu
sắc hơn, giàu tri thức hơn, có kỹ thuật và thủ pháp hơn.
Như vậy, bằng sự tinh tế, nhạy bén cùng với vốn sống, văn hóa và tri thức
qua sự nỗ lực, trải nghiệm, và cả những giá trị vĩnh hằng từ những đầu sách văn học
Nga, nhà văn Phạm Duy Nghĩa đã tạo nên những dấu ấn riêng trong bức tranh
chung của văn xuôi miền núi.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về lý luận: khái niệm phong cách,
phong cách nghệ thuật, khái niệm truyện ngắn. Đồng thời, chương này cũng trình
bày sơ lược về tiểu sử và con đường sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Đối với
vấn đề về phong cách nghệ thuật của một nhà văn, rõ ràng, việc tìm hiểu những yếu
tố tác động lên phong cách sáng tác là rất quan trọng. Do đó, ở chương này, chúng
tôi cũng nêu một số yếu tố cơ bản đã tác động lên thế giới thẩm mỹ và tư tưởng của
nhà văn.
21
Chương 2
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP VÀ ĐI TÌM SỰ THẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN PHẠM DUY NGHĨA
Chủ đề tư tưởng xuyên suốt chặng đường sáng tác của nhà văn Phạm Duy
Nghĩa là hành trình đi tìm cái đẹp tập trung hơn ở thời kì trước và hành trình đi tìm
sự thật tập trung hơn ở thời kì sau. Sáng tác thời kì đầu của nhà văn Phạm Duy
Nghĩa tập trung vào việc đi tìm cái đẹp nơi thiên nhiên, con người miền núi. Ở thời
kì sáng tác sau này, Phạm Duy Nghĩa có sự dịch chuyển trong tư tưởng, nhà văn tập
trung hơn vào việc đề cao sự thật, đi tìm sự thật và không chấp nhận sự giả dối
trong truyện ngắn của mình. Nhà văn gửi gắm tâm tư qua các thông điệp, những ẩn
dụ nghệ thuật để trực tiếp hoặc gián tiếp nói về sự thật, về những vấn đề còn nhức
nhối trong xã hội hiện đại.
2.1. Đi tìm vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
2.1.1 Vẻ đẹp thiên nhiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
Nếu như nền văn minh phương Tây hướng ra biển, trong ứng xử, con người
luôn chiến đấu và chinh phục thiên nhiên, buộc thiên nhiên phục vụ con người, thì
với nền văn minh phương Đông – nền văn minh xuất hiện bên những dòng sông, con
người luôn học cách sống hài hòa với thiên nhiên, coi mình là một phần của thiên
nhiên. Với đất nước thuộc nền văn hóa phương Đông như Việt Nam, thiên nhiên có
vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài vai trò là môi trường và nguồn lợi, thiên nhiên còn
thể hiện đời sống tinh thần và tâm hồn con người. Vì vậy, từ cổ chí kim, thiên nhiên
luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn, nhà thơ. Trong mỗi trang văn, vẻ
đẹp thiên nhiên hiện lên thật nhiều màu sắc. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách thưởng
thức vẻ đẹp thiên nhiên khác nhau và thể hiện vẻ đẹp đó lên trang văn khác nhau,
điều đó thể hiện dấu ấn sáng tạo cũng như phong cách của từng nhà văn.
Đã tạo dựng thương hiệu riêng trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại,
Phạm Duy Nghĩa chọn thiên nhiên miền núi Tây Bắc làm chủ đề xuyên suốt trong
các sáng tác của mình. Chúng ta dễ hiểu vì sao thiên nhiên miền núi Tây Bắc lại
được trở đi trở lại trong các sáng tác của nhà văn, bởi lẽ, Phạm Duy Nghĩa có thời
22
gian dài sống và làm việc tại Lào Cai, đó lại là thời gian tuổi trẻ, thanh xuân nhất
của anh, nên núi rừng, mảnh đất nơi đây đã bàng bạc trong con người anh, một cách
tự nhiên thấm vào văn chương của anh. Thiên nhiên Tây Bắc, không khí Tây Bắc
như là máu thịt của anh, nó thể hiện đậm đặc bản chất lãng mạn, bay bổng trong con
người anh. Chẳng thế mà, có lần anh tâm sự: “Có lẽ cái tạng của mình chỉ gần với
rừng rú. Mình đã thử viết về thành thị, thấy rất dở. Thoát thai khỏi cái xanh tươi của
miền núi là câu chữ thoi thóp, ngắc ngoải liền” [21]. Rõ ràng, thiên nhiên là một
mảng màu đầy ý nghĩa và được thể hiện nhất quán trong hành trình sáng tạo của
Phạm Duy Nghĩa. Nhà văn viết về thiên nhiên bằng sự chiêm nghiệm, bằng những
rung động từ chính tâm hồn mình, bởi vậy, thiên nhiên trong văn anh không chỉ là
nền, là khung cảnh mà nó còn là nhân vật mang sắc màu văn hóa, góp phần thể hiện
phong cách sáng tác của anh.
Thiên nhiên miền núi không phải là đặc sản của riêng Phạm Duy Nghĩa. Nếu
Đỗ Bích Thúy, đồng nghiệp của anh tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, lựa chọn Hà
Giang – nơi chị sinh ra và lớn lên làm vùng thẩm mĩ để viết lên những trang văn về
miền núi, Cao Duy Sơn viết về lũng Cô Sầu (Trùng Khánh, Cao Bằng), thì Phạm
Duy Nghĩa lại mở rộng biên độ vùng thẩm mĩ lựa chọn núi rừng Tây Bắc cho những
trang văn của mình. Không lẫn với các ngòi bút khác, thiên nhiên trong văn Phạm
Duy Nghĩa vẫn có những vẻ đẹp và ám ảnh riêng, tạo thành một “hương vị lạ” trong
bàn tiệc văn chương viết về miền núi. Thiên nhiên miền núi trong truyện ngắn của
anh luôn được hiện lên bởi ngòi bút trữ tình, lãng mạn, giàu chất thơ, đó là một
thiên nhiên được vẽ bằng màu sắc và hương vị riêng đậm chất núi rừng Tây Bắc.
Đọc Phạm Duy Nghĩa, chúng ta sẽ không bắt gặp một miền núi đơn giản,
thật thà mà là một thế giới miền núi lung linh, huyền ảo và gợi cảm. Chúng ta thấy
một bức tranh thiên nhiên miền núi Tây Bắc trữ tình được phác họa qua các truyện
ngắn: Tiếng gọi lưng chừng dốc, Lời của suối, Chuyện ở Ô Cán Hồ, Hoa đào xứ
tuyết, Lá vàng trải, Hoa trúc đào, Cơn mưa hoa mận trắng, Trăng trên rừng Tông
Qua Mu, Đêm đầy gió, Thông trên đá, Trên đồi lập lòe ánh lửa, Thương nhớ Lèng
Hồ, Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh... Thiên nhiên miền núi Tây Bắc ấy hiện lên đa dạng,
23
sinh động và nhiều màu sắc. Trang văn về thiên nhiên nào của anh cùng ngồn ngộn
màu sắc, từ những màu sắc nguyên thủy nhất, Phạm Duy Nghĩa dùng chiếc cọ tài
hoa của mình, pha màu, hô biến thành những mảng thiên nhiên luôn ở thế động,
mang đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp. Không hề sai khi
khẳng định, văn của Phạm Duy Nghĩa có tính hội họa cao, chính điều đó làm nên
phong cách riêng cũng như vẻ đẹp truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, như nhà phê bình
Mai Anh Tuấn nhận xét: “Màu sắc, vì thế, hiện lên trước hết như vẻ đẹp riêng của
văn Nghĩa thông qua hệ lời có tính hội họa” [54].
Thiên nhiên Tây Bắc cả bốn mùa đều được Phạm Duy Nghĩa miêu tả trên
trang văn của anh. Chúng ta hãy xem các bức tranh thiên nhiên của mùa xuân Tây
Bắc: “Năm ấy, khắp Sa Pa đỏ rực hoa đào. Hoa soi mình xuống tuyết, thẹn thùng, và
tuyết lạnh rưng rưng dưới màu hoa ấm lửa. Trong các khu vườn, trên các thân đào cổ
thụ, tuyết bám từng mảng long lanh, và trên mặt đất trắng tinh lác đác cánh hoa đào
đỏ thắm” (Hoa đào xứ tuyết) [27, tr.91]; “Qua cửa bếp, tôi thấy rặng núi xanh thẳm
đằng xa đang trong cuộc giằng co với mây trắng. Mây quấn quanh núi một chiếc
khăn choàng mỏng tanh rồi từ từ trùm lên một mền bông trắng. Núi bướng bỉnh ngoi
đầu chọc thủng mền bông như muốn vươn lên tận hưởng hoàng hôn đỏ thắm” (Tiếng
gọi lưng chừng dốc) [27, tr.20]. Và đây là bức tranh thiên nhiên mùa thu: “Mùa thu
này mưa nhiều. Cứ ào một cái nghe ran ran trên rừng vầu rừng nứa ngoảnh lại đã thấy
cả Kin Chu Phìn biến mất trong màn mưa trắng xoá. Ngôi nhà tranh ọp ẹp của Thuận
oằn mình dưới sức nước xối tưởng chừng như một trận mưa nữa nó sẽ mủn nạt mục
ra nhường chỗ cho những lùm cỏ ngải hung hăng thả sức trổ xanh rì. Mưa tạnh các
khu rừng được rửa sạch loáng ướt. Riêng ngọn núi Rú vẫn bị nhốt trong biển khói
sương dày đặc. Những tràn ruộng bậc thang no ứ nước sáng lấp lánh” (Cơn mưa hoa
mận trắng) [27, tr.206–207], “nắng vàng như bột ngô sấy khô núi rừng ẩm”. Cùng là
màu vàng nhưng mùa đông là sắc vàng xuộm “cỏ tranh trên đồi vàng xuộm, đôi chỗ
vểnh lên vài cụm lau trắng lơ phơ” [30].
Đọc kỹ trang văn về thiên nhiên của Phạm Duy Nghĩa, dễ dàng nhận thấy
anh có thế mạnh trong việc cảm nhận và miêu tả màu sắc. Màu sắc cũng là kí hiệu,
24
là ngôn ngữ của tự sự. Đó là màu “trắng tinh”, “xanh thẳm”, “mây trắng”, “bông
trắng”, “đỏ thắm”, “trắng xóa”, “xanh rì”, “nắng vàng”, “vàng xuộm”,… Chỉ trong
vài đoạn văn trên, chúng ta có thể liệt kê ra được hàng loạt màu sắc, trạng thái của
thiên nhiên. Những kí hiệu màu sắc này hoàn toàn nằm trong trường nghĩa của núi
rừng Tây Bắc, như là một “khế ước” của thiên nhiên, nơi bạt ngàn cây xanh, mây
trắng và những cơn mưa rừng. Theo khảo sát của chúng tôi, màu xanh và màu đỏ
với đủ mọi sắc độ được nhà văn miêu tả nhiều hơn cả trong các màu sắc. Với màu
xanh, Phạm Duy Nghĩa đặc biệt ưa sử dụng màu xanh lam (trăng xanh, gió xanh,
nắng thu xanh, bóng đêm xanh lam, sương mù xanh lam, hoa xanh lam, lửa xanh
lam…). Với màu đỏ, anh thích dùng đỏ thắm (trăng đỏ, cây lá đỏ, rêu đỏ, ráng chiều
đỏ…). Hai gam mày này – đặc biệt là màu xanh lam cho thấy Phạm Duy Nghĩa chịu
ảnh hưởng của văn học châu Âu, đặc biệt là văn học Nga. Như nhà văn Sương
Nguyệt Minh có nhận xét: “Đọc Phạm Duy Nghĩa tôi dễ liên tưởng đến cái lung
linh, óng ánh, dịu dàng của Paustovski, cái man mác, trong trẻo của Aitmatov,
nhưng cũng cảm thấy cái nồng nàn, lọc lõi tinh đời của Ma Văn Kháng”. Chúng ta
hãy xem Phạm Duy Nghĩa tả sương mù xanh trong Ngôi nhà nhỏ bên hồ: “Có buổi
chiều tà se lạnh, sương mù màu xanh lam rất mỏng từ hồ tỏa lên đồi. Những thân
bạch đàn mảnh dẻ trắng xanh như tấm thân người phụ nữ vừa ốm dậy, thì thầm thả
xuống màn sương chiếc lá úa màu đỏ tía” hay ngọn lửa màu xanh trong Lá Vàng
Chải: “Đứa con gái chất thêm củi vào lửa. Lưỡi lửa xanh lam liếm vào những khúc
cây to gộc ẩm ướt, nhả ra một dòng khói sền sệt màu trắng sữa. Khói xộc lên mũi
cay xè. Lửa ngốn ngấu thân gỗ, nổ lép bép, bắn tóe những tia lửa xanh lét, réo vù
vù”. Trong giai đoạn sáng tác sau, Phạm Duy Nghĩa vẫn tiếp tục yêu chuộng màu
xanh lam này, đó là vẻ đẹp tuyệt diệu mà ngọn gió xanh mang đến cho thung lũng
trong truyện ngắn Gió xanh: “Buổi sớm, gió mềm như một hơi thở nhẹ, màu xanh
lơ. Về trưa gió đặc hơn, màu xanh dương. Ngồi trong nhà, tưởng chỉ cần quờ tay ra
ngoài là vơ được một nắm gió xanh óng ánh. Ở những chỗ nhiều nắng nhất, có thể
thấy rõ từng tảng gió trong veo, lướt thướt trôi như sóng biển. Mặt trời lên cao, gió
ngả sang màu xanh biếc. Khi hoàng hôn buông xuống, gió chuyển màu xanh lam.
25
Đây là thời gian lộng lẫy nhất của gió.” Đây thực sự là một sắc xanh đặc biệt,
những câu văn này gợi nhớ trong chúng ta những cảm xúc buồn và đẹp của văn học
Nga. Tuy vậy, sắc xanh lam ấy lại được dùng để miêu tả những cảnh vật đặc trưng
của miền núi phía Bắc Việt Nam. Đó là nét riêng trong miêu tả thiên nhiên của ngòi
bút Phạm Duy Nghĩa. Chẳng thế mà nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét: “Truyện
ngắn của Phạm Duy Nghĩa thường gợi nhớ vẻ đẹp trong văn học Đông Âu, nhưng
bao trùm lên tất cả vẫn là phong vị miền núi phía Bắc” (Hồ Anh Thái, “Lời giới
thiệu truyện ngắn Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh”, in báo Tuổi trẻ cuối tuần, số 9-07,
ngày 11-3-2007). Rõ ràng, tuổi thơ đầy ắp những trang tiểu thuyết Nga đã ảnh
hưởng đến việc miêu tả màu sắc trong sáng tác của Phạm Duy Nghĩa. Với những
gam màu ấy, thiên nhiên Tây Bắc ấy hiện lên vừa quyến rũ vừa bí ẩn. Nó không
hùng vĩ, lớn lao mà trữ tình, lảng bảng, không “cường tráng” “mạnh mẽ” mà “dịu
dàng” “nữ tính”, phần âm tính với “cơn mưa”, “mây”, “hoa”, “tuyết”… tràn ngập
trên những trang văn về thiên nhiên của anh. Điều đó cho thấy sự quan sát tinh tế,
nhạy bén và nhiều xúc cảm của nhà văn với mảnh đất Tây Bắc huyền ảo.
Phạm Duy Nghĩa là một nhà văn đa cảm nên ngoài bức tranh thiên nhiên bốn
mùa, nhà văn đặc biệt chú ý đến một số hình tượng thiên nhiên được lặp đi lặp lại
trong các truyện ngắn của anh. Trăng là một trong số hình tượng đó. Ánh trăng đã
được hình tượng hóa trong thi ca và văn chương tự bao đời, nhưng trăng trong
truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được miêu tả ở nhiều góc độ với một sức sống căng
tràn và đầy gợi cảm: “Trăng ùa vào phòng trắng tinh. Ngoài trời sáng như ban
ngày”, “trăng thì thầm xoi bạc lên cây coi” [27, tr.74]; “trăng dãi trên vườn đào như
tuyết... trăng tan theo lá cành, trăng nhập vào giọt sương sảng lòe tinh khiết”
(Chuyện ở Ô Cán Hồ) [27, tr.75]; “Trăng nhủ mầm trên đỉnh đồi, lồ lộ xanh một vẻ
khác thường... trăng đổ ánh xanh nhàn nhạt trên thung...” (Trăng trên rừng Tông
Qua Mu) [27, tr.238]. Trăng khiến cho cảm xúc của người nghệ sĩ thăng hoa trong
Giọt nước mắt dưới trăng. Có lúc, trăng lại khiến không gian trở nên huyền ảo
“Con đường mới dải đá trắng tinh như được lát bằng những phiến trăng. Ánh trăng
làm cho con đường dài hơn, trôi mãi về phía xa xăm, hoang vắng, mơ hồ” (Lá Vàng
26
Chải) [27, tr.109]. Việc sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh và sức gợi khiến cho
ánh trăng của Phạm Duy Nghĩa lúc nào cũng đẹp lung linh và huyền ảo. Ánh trăng
giúp tâm hồn con người được tắm mát, được trở về với sự trong lành, tinh khôi.
Trăng hiện lên thật nồng nàn, say đắm khiến cho thiên nhiên miền núi càng trở nên
quyến rũ, hấp dẫn hơn.
Cùng với trăng thì cỏ cây, hoa lá cũng xuất hiện nhiều trong bức tranh thiên
nhiên Tây Bắc của Phạm Duy Nghĩa. Miền núi Tây Bắc nổi tiếng với nhiều loại cỏ
cây hoa lá rực rỡ quanh năm. Trên trang văn của Phạm Duy Nghĩa, “vạn vật hữu
linh”, mọi vật đều có hồn cốt và mang một vẻ đẹp riêng biệt. Chúng ta thấy một
không gian thiên nhiên tràn đầy hương sắc trong Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh: màu
xanh biếc của hoa bìm bịp, hoa chuông tím mộng mơ sang quý, hoa mai thiên
hương man mác trong mơ hồ, hoa pentolia mang tên Tây nhưng bình dị như cây
mùng tơi, hoa thanh anh đỏng đảnh, kiêu kì, có sắc tím của nhành lan phi điệp, có
hoa lan - loài hoa của thương nhớ, chung thủy... Hay trong Hoa đào xứ tuyết là
không gian thiên nhiên đầy ắp sắc hồng và đỏ của hoa đào “Năm ấy, khắp Sapa đỏ
rực sắc hoa đào, hoa soi mình xuống tuyết thẹn thùng... trên mặt đất trắng tinh lác
đác cánh hoa đào đỏ thẳm” [27, tr.91].
Bên cạnh những hình ảnh thiên nhiên vẫn thường được miêu tả trong văn
chương từ xưa đến nay như trăng, tuyết, cỏ cây hoa lá… thì những trạng thái của
thiên nhiên cũng được Phạm Duy Nghĩa chú ý miêu tả. Đó là sương, là mưa… Nếu
ai đã sống ở miền núi, hẳn sẽ không thể quên được những cơn mưa rừng, hay màn
sương sớm phủ đầy lưng chừng núi, như một đặc sản của núi rừng mà chỉ ở những
vùng đất cao, nhiều mưa mới thấy rõ sự tồn tại của nó. Hãy xem cơn mưa đột ngột
trong truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng “cứ ào một cái, nghe ran ran trên rừng
vầu, rừng nứa, ngoảnh lại đã thấy cả Kin Chu Phin biến mất trong một màn mưa
trắng xóa” [27, tr.206] hay cơn mưa xối xả trong Lá Vàng Chải “Mưa như quét
xuống từ chiếc chổi thủy tinh khổng lồ, làm tăm tối mặt mũi”. Còn sương nơi đây
thì “đặc tụ thành từng đám bùng nhùng trong thung lũng,... Sương cuộn tròn thành
từng nắm giắt trong bụi cây, luồn vào hốc đá...”. Vào mùa hè, suơng mù xóa mất cả
27
thị trấn, “sương đặc tụ như khói quẩn trên đường, nhét đầy các ngõ ngách, cuồn
cuộn bay như khói ngập nhà sàn” (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh) [28, tr.94].
Vẻ đẹp thiên nhiên trong những trang văn hiện lên vừa hiện thực, vừa lãng
mạn lại vừa huyền ảo. Phạm Duy Nghĩa đã pha trộn những mảng màu đó để tạo lên
bức tranh thiên nhiên tổng thể đẹp và ám ảnh người đọc lạ lùng. Phạm Duy Nghĩa là
một nhà văn duy mĩ, cái đẹp trong văn anh luôn là cái đẹp đến tận cùng, đẹp trọn
vẹn. Vì vậy, thiên nhiên trong truyện ngắn của anh không chỉ đơn giản được miêu tả
một cách bình thường như sự tái hiện bình thường, tả chân thực bình thường mà
luôn hướng đến cái đẹp, thậm chí là đẹp hơn thực tế (có sự cách điệu, khuếch tán)
để tạo ra một không gian thiên nhiên vừa thực vừa ảo.
Cũng chính trong thiên nhiên ấy “mọi vật đều có linh hồn”. Đây là một đặc
điểm quan trọng của văn chương phương Đông khi viết về thiên nhiên, “người
phương Đông xem thiên nhiên như là một sinh mệnh độc lập “cỏ cây quanh mình
và cả bò dê nữa đều có thể trò chuyện với con người, chúng chẳng những có sinh
mệnh, mà còn có cả tình cảm nữa”, trong khi đó dù ca ngợi tự nhiên, cảm hứng chủ
đạo của người phương Tây vẫn là xem thiên nhiên là nền cảnh để làm nổi bật con
người” [40]. Thế nên, với Phạm Duy Nghĩa “màu sắc là nhân sắc, sự va xiết màu
sắc cũng là va xiết nhân tính” […] Sắc màu, một lần nữa, thay vì ở thế vô can với
con người, đã cất lên thành tiếng gọi trở về bản xứ, bản thể.” [54] Nét độc đáo của
vẻ đẹp thiên nhiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa chính là sự giao hòa, hòa
quyện giữa thiên nhiên và con người. Nhà văn miêu tả thiên nhiên để thấy được
không gian văn hóa nơi núi rừng Tây Bắc, mà chủ nhân của không gian văn hóa ấy
chính là con người. Thiên nhiên chính là nơi trở về cho những tâm hồn mệt mỏi với
những bon chen ngoài xã hội xô bồ, thiên nhiên như “người Mẹ tinh thần” luôn vỗ
về, chở che cho tâm hồn của con người. Thiên nhiên tạo ra những không gian lãng
mạn, đưa con người đắm chìm vào một thế giới khác để tận hưởng cảm giác yên
lành hay bao bọc lấy con người: “Mấy vì sao xanh rắc thứ ánh sáng hiếm hoi hư ảo
xuống rừng. Con suối ầm ầm xối bạc vào đêm” (Tiếng gọi lưng chừng dốc) [27,
tr.26]; “Hoa mận trút xuống ào ào thành một cơn mưa trắng xóa, xác hoa dâng ngập
28
bắp chân. Cả hai cứ trần truồng bước đi trong mưa hoa, không thấy ngượng ngùng,
người nhẹ bỗng, bâng lâng trong ý nghĩa siêu thoát và chay tịnh. Tấm thân Hà thơm
ngát như một tiên đồng. Lòng Thuận trong vắt, sạch tinh, tuyệt không còn ham
muốn, trong tính đa dạng của trần thế, là trừ diệt cái gốc của mọi đau khổ chân lí
phật đạo là thế, giản dị, tươi lành và tinh khiết như một cơn mưa ở cõi vĩnh hằng”
(Cơn mưa hoa mận trắng) [27, tr.223–224]. Cũng chính những trăng, mây, ráng
chiều đỏ ối dát trên những nương, những gùi thảo quả… chỉ là cái cớ để qua đó nhà
văn gửi gắm câu chuyện đôi khi của chính lòng mình và nhiều khi là chuyện của
nhân quần xã hội.
Như vậy, thiên nhiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa có vai trò quan trọng
trong giọng văn và góp phần làm nên phong cách truyện ngắn độc đáo của anh. Có
thể nói, Phạm Duy Nghĩa là một trong số hiếm các nhà văn tả thiên nhiên đậm nhất,
kĩ lưỡng nhất trong văn xuôi miền núi. Màu sắc Nga – châu Âu chính là phong cách
riêng khiến thiên nhiên trong văn Phạm Duy Nghĩa không lẫn với thiên nhiên của các
nhà văn miền núi khác. Nếu như thiên nhiên trong truyện ngắn về miền núi của
Nguyễn Huy Thiệp là thiên nhiên kỳ vĩ, nguyên sơ và bí hiểm thì thiên nhiên trong
truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa lại rất gần gũi và đẹp đẽ. Phạm Duy Nghĩa đã tạo dựng
được phong cách riêng, khác biệt với các nhà văn khác khi viết về vẻ đẹp thiên nhiên
miền núi. Phong cách này thống nhất trong các truyện ngắn của anh, đó là việc miêu
tả vẻ đẹp núi rừng, thiên nhiên Tây Bắc bằng giọng điệu hiện thực, lãng mạn và
huyền ảo. Là một nhà văn yêu cái đẹp, Phạm Duy Nghĩa đã viết những trang văn về
thiên nhiên bằng cảm xúc tinh tế và nhạy cảm của mình, vì vậy, thiên nhiên trong văn
Phạm Duy Nghĩa hiện lên đầy chất thơ, màu sắc, luôn đẹp đẽ và lãng mạn. Thiên
nhiên ấy còn đẹp hơn khi nó gắn bó và giao hòa với con người.
2.1.2 Vẻ đẹp con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
Nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [9,
tr.226]. Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, khái quát tính cách, số phận
con người và quan niệm về chúng. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy
tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức
29
năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Nhân vật
văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn giữa nhân vật này với
nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác, cho nên nhân vật
luôn gắn liền với cốt truyện và mọi chi tiết các loại. Nhân vật văn học còn thể hiện
quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân
vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm.
“Chân”, “thiện”, “mỹ” là những giá trị cao quý và trường tồn mà con người
luôn mong muốn đạt tới, trong đó, nội dung cốt lõi của “mỹ” là cái đẹp. Quan niệm
về cái đẹp của phương Tây và phương Đông là khác nhau hoặc trên lập trường duy
vật, hoặc trên lập trường duy tâm. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hòa điệu,
có quan niệm đồng nhất cái đẹp với tính thiện, với đức hạnh, đồng nhất cái đẹp với
tính tự nhiên, có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới siêu tự nhiên, ý niệm, tinh thần
ở bên ngoài con người. Trong cuốn Hiện tượng học của tinh thần, Hegel dành một
phần cho “tâm hồn đẹp”. “Tâm hồn đẹp thì nhận biết cái xấu, đứng tách xa khỏi nó
trong một thế tha thứ - sự tha thứ người khác cũng là sự tha thứ chính mình” [43,
tr.97]. Nhà văn Phạm Duy Nghĩa luôn thể hiện sự trăn trở, suy tư về vẻ đẹp con
người qua các truyện ngắn của mình.
Phạm Duy Nghĩa luôn đặt nhân vật của mình giữa những ranh giới, giữa cái
cao cả và thấp hèn, giữa lương thiện và tội ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa phần
Con và phần Người. Và nếu con người vượt qua được, họ sẽ mang vẻ đẹp thánh
thiện, trinh nguyên nhất. Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ám ảnh và lưu giữ trái tim
người đọc không chỉ bởi thiên nhiên, cuộc sống miền núi, mà còn là thế giới nội
tâm, những trăn trở, những khát khao tốt đẹp lẫn dục vọng tầm thường của con
người. Nhà văn không chỉ kể những câu chuyện về bề mặt cuộc sống mà truyện của
anh còn “đào xới và tôn vinh tính người trong con người” [26]. Do vậy, vẻ đẹp con
người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa hầu hết đều được soi rọi từ phía bên
trong với những ý nghĩ, suy tư, những trăn trở, những khát vọng, những dục vọng
và cả những ẩn ức sâu kín nhất - để từ đó bộc lộ đầy đủ bản thể của mình.
Vẻ đẹp con người được trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa có thể được nhìn
30
nhận ở hai phương diện: đó là vẻ đẹp đạo đức và vẻ đẹp tâm hồn. Thật khó để phân
biệt rạch ròi vẻ đẹp đạo đức và vẻ đẹp tâm hồn trong những nhân vật của Phạm Duy
Nghĩa, bởi lẽ những phẩm chất, tính cách này thường hòa trộn, đan xen trong một con
người. Tuy nhiên, trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, những nhân vật được miêu tả
có vẻ đẹp đạo đức là những con người luôn có tư tưởng hướng tới hoàn thiện nhân
cách, thường trăn trở, day dứt về sự khuyết thiếu, lỗi lầm của bản thân và buồn
thương trước số phận con người. Những nhân vật có vẻ đẹp tâm hồn thường được
miêu tả sâu sắc với vẻ đẹp của những người nghệ sĩ, có tâm hồn nghệ sĩ.
Cùng với thiên nhiên miền núi Tây Bắc thì con người trong truyện ngắn
Phạm Duy Nghĩa cũng hiện lên thật bình dị và đẹp đẽ. Nếu như Tô Hoài viết về con
người “Với chủ trương tạo ra những người thường của đời thường, Tô Hoài không
để lại trong chân dung các nhân vật miền núi của mình những đường hằn của tính
cách.[…] Những nhân vật miền núi đáng nhớ của Tô Hoài, nét ám ảnh còn lại của
họ nằm ở số phận nhiều hơn là cá tính” [24], Ma Văn Kháng viết về con người miền
núi với “vẻ đẹp phồn thực, cường tráng, bản tính hồn nhiên cùng sự phân cực sâu
sắc của con người và cuộc đời trần thế” [29] thì Phạm Duy Nghĩa lại đi sâu khai
thác vẻ đẹp tâm hồn con người, những con người bình dị không sinh ra ở mảnh đất
miền núi này.
Đọc truyện ngắn viết về miền núi của Phạm Duy Nghĩa, chúng ta lại thấy
anh khai thác nhiều về cuộc sống và số phận của những người giáo viên cắm bản.
Họ không được sinh ra trên chính mảnh đất núi rừng trùng điệp, nhưng họ tình
nguyện rời đồng bằng lên bản làng để đem con chữ, đem ánh sáng văn hóa về cho
con em nơi đây. Phạm Duy Nghĩa đồng cảm với họ, bởi lẽ họ cũng là “người đồng
mình” như cách nói của Y Phương. Nhà văn đã từng dẫn giáo sinh đi thực tập tại
vùng cao, anh tận mắt chứng kiến cuộc sống vất vả, nỗi buồn và sự cô đơn của
người giáo viên cắm bản. Có lẽ xuất phát từ chính cuộc sống của mình, từ tình cảm
gắn bó, tình yêu núi rừng và con người nơi mảnh đất Tây Bắc nên anh đã viết về
người giáo viên cắm bản với tình cảm yêu thương và đẹp đẽ đến thế. Anh phát hiện
ra ở họ lí tưởng, sự hi sinh vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà và hơn hết là tấm
31
lòng bao dung, nhân hậu, gắn bó với cuộc sống và con người miền núi; xuất phát từ
tình cảm tự nhiên giữa người với người; chưa bị cái hỗn độn, phức tạp của nền văn
minh chen lấn.
Cùng với hình ảnh người giáo viên cắm bản, thì nhân vật nữ cũng được
Phạm Duy Nghĩa ưu ái thể hiện nhiều trên trang văn của mình. Nhân vật trong
truyện ngắn của anh phần lớn là những người phụ nữ. Qua những nhân vật nữ, anh
thể hiện cái nhìn yêu thương, trân trọng, đồng cảm và sẻ chia với họ. Anh trao cho
họ sứ mệnh chuyển tải thông điệp nhân văn của anh về cuộc sống. “Giống như một
người dẫn đường có những chuyện kể day dứt, sâu sắc, bằng một giọng kể có nghề,
giàu sức gợi, Phạm Duy Nghĩa đã đánh thức những ẩn ức, những góc tối đời sống”
[8]. Cùng viết nhiều về nhân vật nữ, nhưng nhân vật nữ trong truyện ngắn Phạm
Duy Nghĩa lại khác với Đỗ Bích Thúy. Mỗi nhà văn có một vùng thẩm mỹ riêng và
điều đó tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn. Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh ra
và lớn lên ở mảnh đất Hà Giang, do vậy, trong trang văn của chị, nhân vật nữ là
những “người đàn bà miền núi”, đó là May, là Mao, là Chúng trong Tiếng đàn môi
sau bờ rào đá, là Vàng Chở trong Chúa đất, là Kía trong Gió không ngừng thổi…
Chị khai thác thế giới bên trong khát vọng của họ, những bất hạnh đến bi kịch mà
họ phải chịu, bởi những định kiến hẹp hòi và những tập tục, lề thói đáng sợ của
đồng bào miền núi. Vì vậy, nhân vật nữ trong văn Đỗ Bích Thúy thường cam chịu,
nhẫn nhịn, đôi khi phản kháng nhưng cũng khó vượt thoát được cuộc sống ấy. Nhà
văn Phạm Duy Nghĩa sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn miền núi của tỉnh Yên
Bái, vì vậy, nhân vật trong sáng tác của anh không thuần “miền núi”, họ là những
thầy cô cắm bản, là những trí thức, nghệ sĩ, là người dân lao động nhưng không
phải chịu “chiếc vòng kim cô” tập tục, thậm chí là hủ tục miền núi, vì vậy nhân vật
của anh có phần tươi sáng và đẹp đẽ hơn, dù cũng có những nỗi buồn và ẩn ức
không được giải tỏa.
Trong truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng, hình ảnh người giáo viên cắm
bản hiện lên thật đẹp, họ vừa có nét “rất người” với những nhu cầu và bản năng rất
thực, lại vừa huyền ảo dưới ngòi bút nhà văn. Phạm Duy Nghĩa tạo ra một không
32
gian miên man, trữ tình làm nền cho một câu chuyện tế nhị. Cô gái trẻ tên Thuận tự
nguyện lên Kin Chu Phìn dạy học cho các em nhỏ, chị lên vùng cao này đã được ba
năm, luôn khao khát tình yêu đôi lứa “da thịt không còn tươi mởn nữa nhưng chị
đang ở độ chín mọng, tràn trề của người đàn bà bước vào thời kì sung mãn” [27,
tr.202], là anh sinh viên Kiên tràn trề sức trẻ và lý tưởng, “vừa học xong năm thứ
nhất ở trường sư phạm tỉnh, được điều động tham gia chiến dịch chống mù chữ sáu
tháng tại vùng cao” [27, tr.203–204]. Họ là những người miền xuôi, đang ở độ
thanh xuân nhất của cuộc đời, tự nguyện lên vùng cao đem con chữ cho bọn trẻ nơi
đây. Cuộc sống của họ có biết bao khó khăn, có cả khó khăn về vật chất và tinh
thần. Cuộc đấu tranh trong con người Thuận hằng đêm, giữa một bên là bản năng tự
nhiên và một bên là ý thức thánh thiện, càng khẳng định thêm niềm tin vào phẩm
chất cao đẹp của con người. Ngòi bút sắc sảo, tinh tế của nhà văn đã chạm tới miền
nhạy cảm, khát khao nhất của đàn bà. Truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, người
giáo viên cắm bản là Vân, là Xuyến. Họ lên vùng cao này từ khi còn tươi trẻ “như
quả dâu da mọng” để rồi theo năm tháng trở thành những “cây vầu khô trong rừng”.
Họ thương những kiếp người nghèo thiếu chữ, thiếu hiểu biết. Họ hi vọng gieo từng
con chữ, gieo ánh sáng cho các em, thì các em sẽ thoát khỏi cái nghèo, cái khổ.
Trong điều kiện sống khó khăn, họ chưa lúc nào quên đi lương tâm và trách nhiệm
nghề nghiệp, cái lương tâm và nhiệt huyết không nhiều người có được dù sống giữa
đèo heo hút gió. Phạm Duy Nghĩa đã vẽ lên bức chân dung người giáo viên cắm bản
rất hồn hậu, tự nhiên với những bản năng rất “người”. Anh không né tránh hiện thực
phũ phàng, anh viết bằng trải nghiệm và suy tư của chính mình. Bởi vậy, vẻ đẹp con
người trong truyện ngắn của anh hiện lên rất chân thực, rất “đời”. Những giáo viên
cắm bản chính là những con người mang thông điệp của nhà văn về “một môi
trường giáo dục mà ở đó những gì khiên cưỡng, bề mặt, nhất thời sẽ chảy trôi đi, chỉ
để lại những giá trị vĩnh cửu của con người” [12].
Phạm Duy Nghĩa đã rất cao tay trong việc đặt nhân vật của mình vào những
hoàn cảnh khó khăn nhất để nhìn ra vẻ đẹp của họ. Trong thế giới nhân vật của anh,
chúng ta không chỉ gặp những giáo viên cắm bản – họ là tầng lớp trí thức, mà chúng
33
ta còn gặp những con người “dưới đáy” xã hội, nhưng ở đâu đó trong góc khuất tâm
hồn họ, vẫn thấy lấp lánh vẻ đẹp nhân cách. Đó là Diễm – cô gái điếm trong truyện
ngắn Cô gái xuống ga Vĩnh Yên. Diễm là một cô gái “làm tiền”, nhưng lại có một
tâm hồn đẹp, luôn khát khao tình yêu trong sạch, và đặc biệt, lại có tâm hồn nghệ sĩ
- yêu mến văn chương. Chính cô đã từng thú nhận “Em yêu anh vì anh là người có
tâm hồn” [27, tr.177]. Ba ngày ở lại căn phòng của “tôi” - một nhà văn, Diễm và
“tôi” ngủ trên một chiếc giường, nhưng cô vẫn không hề vướng bận chuyện trần
tục. Dù cho nhân vật “tôi” tìm mọi cách, dùng phép thử xác thịt với mong muốn “gỡ
bung tấm mặt nạ và lột trần bản nguyên” [27, tr.183], nhưng Diễm vẫn nguyên vẹn
sau ba đêm chung sống. Đó còn là Danh trong Đồi hoa lạnh luôn cảm thấy dằn vặt
trước sự giằng co của bản tính con người mình và những nguyên tắc cứng nhắc, để
cuối cùng ôm nỗi ân hận dày vò vì sự nguyên tắc cứng nhắc đã vô tình làm tổn
thương người khác. Đó còn là Thịnh trong Thương nhớ Lèng Hồ, anh luôn yêu
thương và băn khoăn về số phận của những con người nơi vùng cao anh dạy học,
nhất là những cô bé người Mèo, người Mán “cả tin đến tội nghiệp”; là Hiên trong
Đường về xa lắm, dù có lúc tưởng như đuối sức giữa chốn thị thành ngột ngạt, đầy
thị phi, dù đã có lúc hoang mang, bất lực muốn chốn chạy về với lòng rừng núi tươi
xanh hiền hoà nhưng vẫn không phản bội lại chính mình; là nhân vật “tôi” trong Cô
gái xuống ga Vĩnh Yên - bên cạnh niềm khát khao khám phá con người, đồng loại là
nỗi day dứt, buồn thương bất lực trước những kiếp người bé nhỏ, đơn côi; là “tôi”
trong Chuyện ở Ô Cán Hồ, với sự sám hối, dằn vặt dù muộn màng vì “do dự bởi cái
nghèo (…) bởi sự tối tăm dốt nát và lòng tham” [27, tr.88]; còn là “tôi” trong Vệt
sáng trên ban công thì day dứt về tội lỗi bởi định kiến hoặc sự vô tình thờ ơ, thậm
chí độc ác với một con người nhỏ bé trong cõi nhân gian bao la…
Rõ ràng, Phạm Duy Nghĩa đã có sự quan sát tinh tế, bằng ngòi bút của mình
anh khắc họa những con người với những mảng màu đa dạng, họ có công việc, độ
tuổi tính cách khác nhau, nhưng ở họ luôn hiện lên những ánh sáng lấp lánh của giá
trị nhân văn, đó là tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự chia sẻ, cảm thông và tâm hồn
kiên định. Qua vẻ đẹp đạo đức của các nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy
34
Nghĩa, chúng ta thấy được thông điệp về sự đề cao, tôn vinh giá trị đạo đức của con
người, chúng ta thấy tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp, tử tế trong cuộc sống
nhiều bộn bề này.
Cùng với hình tượng con người mang vẻ đẹp đạo đức thì con người mang vẻ
đẹp tâm hồn được Phạm Duy Nghĩa khắc họa nhiều trong truyện ngắn của mình.
Chúng ta dễ hiểu vì sao đọc truyện ngắn của anh lại thấy chúng chân thực và giản dị
đến thế, bởi lẽ, anh viết bằng chính sự trải nghiệm thực tế, bằng sự quan sát cuộc
sống của chính mình. Nhân vật trong tác phẩm của anh cứ như thể là chính anh, là
bạn bè của anh vậy. Có một mảng lớn nhân vật trong sáng tác của anh là những
người nghệ sĩ hoặc có tố chất nghệ sĩ, họ yêu văn chương, họ đam mê hội họa, âm
nhạc… Đó là những con người tài hoa và thường có tính cách khác biệt, khác
thường. Họ là những người yêu cái đẹp, muốn vươn tới cái đẹp hoàn mĩ và muốn
lan tỏa cái đẹp trong cuộc sống. Anh viết nhiều về nghệ sĩ trong tác phẩm của mình
có lẽ bởi bản thân anh cũng là một người có ít nhiều năng khiếu ở một số loại hình
nghệ thuật, ngoài văn thơ, anh còn biết chơi đàn, hát, biết vẽ… Do vậy, anh dễ dàng
hiểu và xây dựng thành công hình tượng nhân vật này. Đây cũng là nét riêng, phong
cách riêng của Phạm Duy Nghĩa trong việc xây dựng nhân vật.
Phạm Duy Nghĩa đã đưa ra một định nghĩa về nghệ sĩ trong truyện ngắn
Trăng trên rừng Tông Qua Mu qua nhân vật Vi Văn Quăm. Vi Văn Quăm là nhạc
sĩ, ca sĩ, anh sẵn lòng trèo đèo, lội suối, băng rừng, vượt dốc cao vực thẳm đến
những bản làng mù sương của người Giáy để ghi lại những câu hát dân gian. Ở con
người ấy toát lên khát vọng tự do, một tâm hồn khoáng đạt và bay bổng, hết mình
phụng sự cho nghệ thuật. Trăng trên rừng Tông Qua Mu là ánh trăng nguyên sơ,
trong lành nhất chưa bị thói giả dối, đố kị của con người làm phiền.
Trong truyện ngắn Hoa đào xứ tuyết, nhà văn xây dựng nhân vật thi sĩ họ
Hoàng như bị “trời đầy”. Mười sáu tuổi, anh say mê đến héo hắt một người đàn bà
goá chồng có tài chơi đàn, 21 tuổi mụ mẫm vì yêu một người con gái trong trang
sách đến nỗi có ý định đi tìm người con gái vì tin nàng có thật, là một con mọt sách
nhưng “đã chơi thì chơi cho cạn dòng cạn giọt” [27, tr.90]. Không chỉ đam mê vẻ
35
đẹp nghệ thuật trong tiếng đàn, trong sách, chàng thi sĩ còn luôn kiếm tìm và theo
đuổi vẻ đẹp trong cuộc đời, theo đuổi kiếm tìm và chinh phục người con gái đẹp.
Tình yêu với cô gái có vẻ đẹp “chả nghệ thuật nào tả nổi. Văn học rõ ràng là bất lực.
Họa sĩ tài ba cố lắm cũng chỉ đem lại một khái niệm mơ hồ về nó mà thôi” [27,
tr.94], làm chàng trai như được hồi sinh, sống trong mơ. Khi mất người con gái
mình yêu thì anh đau đớn đến tuyệt vọng, để rồi mãi mãi chỉ tôn thờ một tình yêu
đó. Người nghệ sĩ ấy đã sống trọn với tình yêu, sống trọn với đam mê của mình.
Đó là nhân vật nhà văn trong Giọt nước mắt dưới trăng, “tôi” luôn vật vã để
tìm ra một thứ ánh trăng riêng của tác phẩm mình. “Nó không đỏ như máu và chui
lên từ chốn thảo nguyên như vầng trăng của Gorki, không phớt xanh lưỡi liềm như
của Sholokhov hay sắc bụi vàng trên sông như của Nam Cao, mà miên man màu
nguyệt bạch khó tả” [27, tr.42]. Nhưng khi đã ngộ ra được chân lý nghệ thuật đích
thực, anh chợt nhận ra những trang viết mà anh cho là “ngấm đầy hơi trăng” đã
khiến anh rạo rực kia chỉ là một nắm vỏ bào, “một thứ vỏ bào nhuộm khéo” mà
thôi. Thông điệp mà anh rút ra được đó là: “Truyện ngắn mà hiếm chi tiết chỉ như
cái que khô khốc dùng để xâu cá hồi sấy. Hãy để cuộc sống tràn đầy trang sách.
Đừng đặt cuốn sách lên trên cuộc đời” [27, tr.49]. Quan niệm nghệ thuật ấy đã được
Phạm Duy Nghĩa khắc sâu và trở thành kim chỉ nam trong các sáng tác của mình.
Còn rất nhiều nhân vật khác là hoạ sĩ (Ngôi nhà nhỏ bên hồ), nhà văn, nghệ sĩ
nhiếp ảnh (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh) họ đều là những con người theo đuổi cái đẹp
trong nghệ thuật và cả trong cuộc sống. Họ được tắm mát bằng hương thơm từ khu
vườn cái đẹp diệu kì và đến lượt mình, họ lại tác động lên tâm hồn người khác, giúp
họ hiểu lẽ đời và thêm tin vào cuộc sống.
Vẻ đẹp của người nghệ sĩ ngoài việc hướng tới cái đẹp, khao khát cái đẹp thì
người nghệ sĩ còn muốn lan tỏa nó giữa cuộc sống đời thường, dung tục. Họ nhạy
cảm và tha thiết với cái đẹp, cho nên họ dễ trở nên lạc lõng giữa đời thường. Người
đời sẽ rất khó hiểu những hành động của họ và những điều đang diễn ra trong thẳm
sâu tâm hồn họ. Sự cô đơn của nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được
thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Có khi bộc lộ trực tiếp bằng những lời tỏ bày
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa

More Related Content

What's hot

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfMan_Ebook
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAYLuận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết di dân Việt Nam của các nhà văn nữ, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAYLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, HAY
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 

Similar to Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa

Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038Garment Space Blog0
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa (20)

Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.docThế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
123
123123
123
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
The gioi nhan_vat_truyen_ke_andersen_0038
 
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Nhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.doc
Nhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.docNhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.doc
Nhân Vật Nữ Trong Truyện Ngắn Võ Thị Xuân Hà.doc
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
 
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
đặC sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân (1)
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ NGỌC THỦY PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM DUY NGHĨA LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ NGỌC THỦY PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN CỦA PHẠM DUY NGHĨA Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Vũ Thị Thu Hà Hà Nội, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tư liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, tháng 8 năm 2019 Tác giả luận văn Hà Thị Ngọc Thủy
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chương 1. KHÁI NIỆM PHONG CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA.........................................9 1.1 Khái niệm phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn......................................9 1.2 Khái niệm truyện ngắn và tình hình sáng tác truyện ngắn đầu thế kỉ XXI .................13 1.3. Phạm Duy Nghĩa – quá trình sáng tạo nghệ thuật.......................................................16 Chương 2. HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP VÀ ĐI TÌM SỰ THẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA..................................................................21 2.1. Đi tìm vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa...........21 2.2. Đề cao sự thật – tôn vinh sự thật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ......................38 Chương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NGÔN NGỮ, YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA..................................................................51 3.1 Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.........................51 3.2 Yếu tố kì ảo trong sáng tác Phạm Duy Nghĩa................................................................66 KẾT LUẬN...............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................81
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài M. Gorki từng cho rằng: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng, chủ quan của mình, tìm thấy những ấn tượng có cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”. Trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ luôn tìm tòi, khám phá, thiết lập cho mình một phong cách riêng, mang dấu ấn riêng độc đáo, khác lạ... Văn xuôi Việt Nam sau năm 1986 đến nay có sự đổi mới và phát triển vô cùng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, trong đó có truyện ngắn. Nhiều tác phẩm mới xuất hiện gắn liền với tên tuổi của các nhà văn trẻ thế hệ, 7X, 8X... Tất cả những tác giả đó đang làm nên bản hòa âm văn học đương đại đầy phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, không phải tác giả nào cũng tạo được dấu ấn và phong cách cá nhân thống nhất trong các tác phẩm của mình. Mảng đề tài văn học viết về dân tộc và miền núi nói chung và miền núi phía Bắc nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của độc giả. Các tác giả nổi tiếng với mảng đề tài này ở thế hệ trước như Tô Hoài, Trung Trung Đỉnh, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp… đã tạo được dấu ấn quan trọng trong lòng độc giả. Tiếp bước và tiếp tục phát triển đa dạng mảng đề tài này có thể kể đến các tác giả như Cao Duy Sơn, Sa Phong Ba, Hà Thị Cẩm Anh, Tống Ngọc Hân, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa… Những tác phẩm văn học này thực sự góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người, lấp đầy mảng trống kiến thức, sự hiểu biết về văn hóa, phong tục và con người dân tộc thiểu số vùng cao, từ đó, trở thành nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Không ồn ào, náo nhiệt, mà bền bỉ, lặng lẽ, nhà văn Phạm Duy Nghĩa với những truyện ngắn của mình tạo nên dấu ấn trong đội ngũ nhà văn viết về miền núi. Anh là một trong ít nhà văn viết về miền núi tạo được phong cách riêng. Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa không đậm dấu ấn của văn hóa, phong tục miền núi như truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, không có sự bạo liệt, gai góc như truyện ngắn Tống Ngọc Hân, không có chất đặc sệt miền núi như truyện ngắn Cao Duy Sơn, không
  • 6. 2 khai thác mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên từ tư duy hậu hiện đại như Nguyễn Huy Thiệp… truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa làm cho người đọc khắc khoải, suy tư bởi sự tổng hòa của nhiều yếu tố, đó là những dư ba của cảm xúc, sự tử tế, cái đẹp của con người và thiên nhiên, đó là sự nhạy bén với các vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội và thái độ đấu tranh cho sự thật, ngợi ca sự thật, đó là sự khéo léo trong kỹ thuật viết hiện thực, lãng mạn, huyền ảo và luôn hàm chứa những ẩn dụ nghệ thuật… Từ đó truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa luôn hướng đến những thông điệp nghệ thuật và giá trị nhân văn sâu sắc. Điểm đặc biệt trong sáng tác của Phạm Duy Nghĩa đó là “sự chuyển động” (Văn Giá) [8]. Phạm Duy Nghĩa không chỉ thể hiện tài năng của mình ở một địa hạt văn chương miền núi, anh còn chuyển hướng trong sáng tạo, khẳng định tài năng của mình trong những truyện ngắn ăm ắp tính thời sự của đời sống đương đại. Đặc biệt hơn, khi anh viết về miền núi với tôn chỉ đề cao cái đẹp, tôn vinh cái đẹp thiên nhiên và con người hay khi anh đề cao sự thật, tôn vinh sự thật, không chấp nhận sự giả dối trong mảng đề tài về xã hội đương đại thì cả hai mảng sáng tác này đều rất thành công, đều tạo được dấu ấn phong cách riêng của Phạm Duy Nghĩa. Việc lựa chọn đề tài “Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa” để nghiên cứu là cách chúng tôi có thể phân tích, lý giải truyện ngắn của anh một cách tổng thể và hoàn chỉnh nhất, từ cả nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện, từ sự vận động nội tại và những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến sáng tác của anh. Qua đó, chúng tôi có một cái nhìn khách quan, đa chiều để đánh giá vị trí và vai trò của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa trong dòng chảy văn chương đương đại. Ngoài ra, đây cũng là một sự lựa chọn có chủ đích, tạo sự mới lạ trong hệ thống đề tài luận văn, luận án hiện nay đang quá tải và cạn kiệt những đề tài hay và mới. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài luận văn “Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa” nhằm tìm hiểu, khám phá phong cách truyện ngắn của nhà văn trên nhiều phương diện từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Qua đó, chúng tôi khẳng định vị trí, dấu ấn riêng của nhà văn trong dòng chảy văn xuôi viết về miền núi hiện nay nói riêng và truyện ngắn đương đại nói chung.
  • 7. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phạm Duy Nghĩa đến với làng văn không ồn ào, xô bồ, không PR rầm rộ; anh đến với văn chương một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, cẩn thận, lặng lẽ như vùng đất, con người nơi anh sống và giảng dạy - vùng núi Lào Cai; hay sau này khi anh chuyển về Thủ đô công tác, về Tạp chí Văn nghệ quân đội - nơi được coi là “ngôi đền thiêng của văn học Việt Nam – nơi căn nhà số 4 “phố nhà binh” đầy trầm lặng. Từ tập truyện ngắn đầu tay Tiếng gọi lưng chừng dốc (2002), đến các tập truyện sau này, Phạm Duy Nghĩa đã tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng, bạn đọc yêu văn học miền núi. Quá trình sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa được chia ra làm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu là các sáng tác trước năm 2010: Với một số tập truyện ngắn, tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa thời kỳ này là tôn vinh cái đẹp, đi tìm cái đẹp. Truyện tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người, nhân cách con người, và hành động cao đẹp của con người thông qua các chi tiết, nhân vật, ngôn ngữ. Giai đoạn sau là từ 2010 đến nay: có sự đổi mới, chuyển hướng tư tưởng sáng tác của Phạm Duy nghĩa. Một số tác phẩm truyện ngắn của nhà văn chưa tập hợp in thành sách được đăng trên Báo Văn nghệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, tạp chí Sông Hương.v.v... hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp dùng ẩn dụ nghệ thuật mang đến những thông điệp mới mẻ, những ẩn dụ nghệ thuật để hướng về sự thật, đề cao sự thật, chống sự giả dối, chống cái xấu cái ác, chống bất công tiêu cực, hướng đến cái thiện, lẽ phải, công lý. Trong thực tiễn sáng tác của Phạm Duy Nghĩa: Cái xấu cái ác, vạch trần sự tha hóa đã xuất hiện từ giai đoạn sáng tác trước ở một số ít truyện ngắn như Người nhà ông Luân, Trên đồi lập lòe ánh lửa, Người đổi mặt. Về nghệ thuật: Ở giai đoạn trước năm 2010, nhà văn chủ yếu viết bằng bút pháp hiện thực. Giai đoạn sau năm 2010, nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo ở hầu hết các truyện.
  • 8. 4 Truyện của Phạm Duy Nghĩa được các nhà nghiên cứu, nhà văn đánh giá cao. Tuy nhiên, trong khảo sát của chúng tôi, chưa có một công trình cụ thể nào đi tìm hiểu Phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Có một số bài viết phê bình truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành về văn chương và các loại báo khác. Chúng tôi có thể liệt kê một số bài viết nổi bật trên mạng thông tin truyền thông như: “Nhà văn Phạm Duy Nghĩa : Người đi tìm ‘cơn mưa hoa mận trắng’” – Bình Nguyên Trang [57]; “Khu vườn văn của Phạm Duy Nghĩa” – Bùi Việt Thắng [48]; “Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa: Đường biên đất trời Tây Bắc” – Mai Anh Tuấn [54]; “Văn học miền núi với đóng góp của nhà văn Phạm Duy Nghĩa” – Nguyên Thanh [46], “Biết thêm về Phạm Duy Nghĩa, thủ khoa cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003 – 2004” – Dạ Ngân [20], “Một hơi thở mới từ rừng” – Nguyễn Quang Thân [51], “Phạm Duy Nghĩa với Cơn mưa hoa mận trắng” – Hoàng Thu Phố [41], “Văn chương không quay lưng với nỗi khổ của con người” – Mã A Lềnh [17], “Cô gái xuống ga Vĩnh Yên bây giờ ở đâu?” – Hoài Nguyễn [22], “Đóng góp khoa học của một nhà văn” – Nguyễn Thanh Tú [53]… Trong bài viết “Tiếng gọi lưng chừng dốc - vang vọng một cốt cách văn xuôi trang trọng” của Kim Ngọc Đại, tác giả cho rằng, Phạm Duy Nghĩa là một nhà văn “chân thành mà sắc sảo, chầm chậm mà dứt khoát, toàn tâm toàn ý với văn chương”, và đánh giá đây “một cốt cách văn xuôi trang trọng”. Tác giả cũng chỉ ra sức hấp dẫn của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ở “những chi tiết đời thường”, những phong tục tập quán” hay việc nhà văn “chất, chở, đẩy, vạch, ném toang ra trước mắt mọi người một cách hồn nhiên mà trang trọng”, tác giả cũng khẳng định “rất nhiều đoạn văn đẹp đến lung linh” [5]. Cũng nhận xét về tập truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn trong bài viết “Tiếng gọi lưng chừng dốc - Một khởi đầu ấn tượng của Phạm Duy Nghĩa” trên báo Văn nghệ cho rằng, tập truyện là “một bước khởi đầu ấn tượng của Phạm Duy Nghĩa” [14]. Bài viết cũng có những phân tích sắc sảo về không gian, nhân vật và bút pháp thể hiện của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa.
  • 9. 5 Trong bài viết “Biết thêm về Phạm Duy Nghĩa, thủ khoa cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003 – 2004”, nhà văn Dạ Ngân nhận ra ở Phạm Duy Nghĩa “một bản lĩnh văn xuôi trời cho”, sự “từng trải”, “thái độ nhân sinh điềm đạm... được truyền tải bằng giọng văn đượm buồn lấp lánh”, hay sự “đào xới và tôn vinh tình người trong con người” trong truyện của anh. Và hơn hết là “một tình yêu đặc sắc của tác giả với thiên nhiên và con người nơi rẻo cao” [13]. Viết về truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa đặc biệt có bài viết “Đi tìm Cơn mưa hoa mận trắng” của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Trong bài viết, tác giả đưa ra một luận điểm mà chúng tôi cũng rất đồng tình, đó là tác giả chỉ ra bút pháp của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa: “hiện thực kết hợp lãng mạn pha trộn huyền ảo là bút pháp cơ bản trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa”. Tác giả cũng chỉ ra điểm mạnh trong ngòi bút Phạm Duy Nghĩa đó là: “lối hành văn hoạt, sự tươi xanh của con chữ tuôn chảy lấp lánh, dạt dào từ trong bút có nghề”. Tác giả cũng khẳng định “Hiện nay, anh là một trong số ít ỏi nhà văn nam ở nước ta đang viết hay” và “Phạm Duy Nghĩa đã và đang góp phần làm nên sự sang trọng của văn chương miền núi” [27, tr.2]. Cũng đồng tình với ý kiến của Sương Nguyệt Minh và Dạ Ngân, nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong bài viết “Khu vườn văn của Phạm Duy Nghĩa” còn thấy “truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa thuộc phạm trù tự sự - trữ tình, kiểu văn giàu cảm giác - cảm giác về đường nét, âm thanh, mùi vị của đời sống”. Tác giả cũng khẳng định rằng: “Phạm Duy Nghĩa là nhà văn biết chắt chiu cái đẹp” [48]. Đặc biệt, gần đây, nhà văn Văn Giá viết bài “Chuyển động Phạm Duy Nghĩa”. Đây là bài viết hiếm hoi thể hiện cái nhìn tổng quát về hai chặng đường sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Nhà văn Văn Giá cho rằng, “Ở cấp độ tư duy nghệ thuật, Phạm Duy Nghĩa đã có bước chuyển rõ rệt: từ địa hạt của tư duy hiện thực chuyển sang địa hạt của tư duy huyền thoại hóa. Đây là điểm khởi đầu, có ý nghĩa tiên quyết. Cái còn lại là cách triển khai lối viết để biến cái tư duy huyền thoại hóa kia kết tinh trở thành máu thịt của hình tượng nghệ thuật”. Tác giả cũng
  • 10. 6 khẳng định: “Không tự bằng lòng với vị thế truyện ngắn đã được xác lập, nhà văn Phạm Duy Nghĩa đang làm mới chính mình” [8]. Về nghiên cứu trong trường Đại học, trong khảo sát của chúng tôi, chúng tôi thấy có luận văn thạc sĩ “Nghệ thuật truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa” (2011) của Đoàn Thị Hải Yến [42]. Luận văn nhìn nhận truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa ở góc độ nghệ thuật với các vấn đề như cốt truyện, nhân vật, giọng điệu... là gợi ý quan trọng cho chúng tôi khi làm về phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa; Luận văn “Trường nghĩa thiên nhiên Tây Bắc trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa” (2017) của Lê Thị Tố Mai [19], luận văn tìm hiểu thiên nhiên Tây Bắc trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc độ trường nghĩa; Ngoài ra, có một số luận văn đặt truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa trong thế so sánh như luận văn: “Đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy và Phạm Duy Nghĩa” (2008) của Mai Thị Kim Oanh [42], Luận văn “Trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số cây bút trẻ (Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy…)” (2011) của Phạm Thị Lan [16]. Về hướng nghiên cứu phong cách nhà văn, chúng tôi thấy có một số công trình cụ thể như: Tác phẩm và chân dung của Phan Cự Đệ, Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại của Hà Minh Đức, Nhà văn tư tưởng và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Văn học và học văn của Hoàng Ngọc Hiến, Văn học Việt Nam trong thời đại mới của Nguyễn Văn Long, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của Phan Ngọc, Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu của Tôn Phương Lan, Phong cách nghệ thuật Tô Hoài của Mai Thị Nhung. Đây là những công trình có giá trị học thuật cao, là những tham khảo hữu ích cho chúng tôi khi cùng nghiên cứu từ góc độ phong cách tác giả. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định, chưa có một công trình nào khái quát được toàn diện, có hệ thống đặc điểm phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Mặt khác, phần lớn các bài viết mới chỉ tập trung phân tích các tác phẩm ở giai đoạn đầu sáng tác của nhà văn, mà chưa có một bài viết nào đi phân tích cụ thể các truyện ngắn giai đoạn sáng tác sau của nhà văn Phạm Duy Nghĩa ngoài bài viết
  • 11. 7 mang tính khái quát của Văn Giá. Luận văn của chúng tôi, với cái nhìn toàn diện và hệ thống cả hai giai đoạn sáng tác của nhà văn, chúng tôi mong muốn đóng góp một diện mạo đầy đủ và toàn vẹn nhất vào bức tranh sáng tác truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa từ góc độ nội dung lẫn hình thức thể hiện. Qua đó, chúng tôi khẳng định, truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa là một “thanh âm” riêng trong dòng chảy văn xuôi miền núi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Chúng tôi làm rõ những phong cách nổi bật thể hiện qua các bình diện tư tưởng thẩm mỹ (vẻ đẹp thiên nhiên, con người; đề cao sự thật – tôn vinh sự thật) và yếu tố nghệ thuật (ngôn ngữ, yếu tố kỳ ảo) - Qua đó, khẳng định Phạm Duy Nghĩa là nhà văn có phong cách nổi bật trong những tác giả viết về văn xuôi miền núi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa, từ nội dung và hình thức biểu hiện. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn qua các tập truyện ngắn sau đây: + Tập truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, Nxb Văn học, 2002. + Tập truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng, Nxb Thanh niên, 2006. + Tập truyện ngắn Đường về xa lắm, NXB Công An Nhân dân, 2007 + Tập Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, Nxb Văn học, 2010. + Tập truyện ngắn 12 truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, Nxb Lao động, 2010. + Tập truyện ngắn Vệt sáng trên ban công, Nxb Quân đội nhân dân, 2010. + Một số các truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa in trên các báo, tạp chí như: Gió xanh, Sài thục, Chiếc áo second-hand, Con ma trong hội xô xe, Bệnh tỉnh, Màu đỏ Artek, Thành phố biến mất, Người bay… 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Với luận văn “Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa”, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học, phương pháp phê bình phong cách học,
  • 12. 8 phương pháp cấu trúc – hệ thống, phương pháp tiểu sử học. Chúng tôi cũng sử dụng các thao tác nghiên cứu: khảo sát - thống kê; thao tác phân tích - tổng hợp, thao tác so sánh – đối chiếu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn đóng góp thêm vào xu hướng phê bình phong cách học. - Với số lượng tác phẩm hiện nay, Phạm Duy Nghĩa đã định hình được cho mình một phong cách nghệ thuật riêng so với các tác giả cùng viết về đề tài miền núi. Vấn đề Phong cách nghệ thuật của Phạm Duy Nghĩa là vấn đề mới, chưa từng được thực hiện ở bất cứ cơ sở đào tạo văn học. Do đó, đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái niệm phong cách và các yếu tố hình thành nên phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa Chương 2: Hành trình đi tìm cái đẹp và đi tìm sự thật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa Chương 3: Nghệ thuật ngôn ngữ và yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
  • 13. 9 Chương 1 KHÁI NIỆM PHONG CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH NÊN PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA Trong chương 1 này, chúng tôi sẽ đề cập tới các vấn đề lí luận về khái niệm phong cách, phong cách nhà văn; khái niệm truyện ngắn, vị trí và vai trò của truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa trong dòng chảy văn xuôi về miền núi đương đại; Các yếu tố như tiểu sử, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quan điểm nghệ thuật hình thành nên phong cách truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Qua đó, chúng tôi khẳng định Phạm Duy Nghĩa là nhà văn có phong cách riêng trong nền văn xuôi thế hệ 7x Việt Nam đương đại. 1.1 Khái niệm phong cách và phong cách nghệ thuật của nhà văn 1.1.1 Khái niệm phong cách Phong cách là một thuật ngữ không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mà còn được dùng trong nhiều ngành khoa học và đời sống xã hội. Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, thuật ngữ phong cách được sử dụng rộng rãi và ngày càng có ý thức. Lâu nay có rất nhiều định nghĩa, quan niệm phong phú, đa dạng xung quanh thuật ngữ này. Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platon, Aristot đã nghiên cứu và vận dụng khái niệm phong cách. Bước sang thế kỉ XX, khái niệm phong cách ngày càng được quan tâm sâu sắc. Ở Liên Xô, M.B. Khrapchenko đã thống kê tới gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học [15]. Có thể nhận thấy, qua các công trình nghiên cứu, có hai cách nhìn nhận về phong cách, đó là từ góc độ ngôn ngữ học và từ góc độ văn học. V.V Vinôgrapđôp cho rằng: cần chia phong cách học về văn học thành phong cách học thuộc ngôn ngữ học và phong cách học thuộc nghiên cứu văn học. Đồng ý với ý kiến đó, D.X. Linkhatsep cũng đề nghị phân biệt hai khái niệm phong cách: “Phong cách như là hiện tượng ngôn ngữ văn học và phong cách như là một hệ thống hình thức và nội dung nhất định” [44, tr.121, 152]. M. Bakhtin xem “phong cách là phương thức tư
  • 14. 10 duy nghệ thuật còn A. Chichêrin lại xem phong cách là công cụ để lĩnh hội thế giới” [44, tr.52]. Như vậy, về cơ bản, các nhà lí luận và nghiên cứu văn học đều thống nhất có phong cách ngôn ngữ học và phong cách văn học. Trong đó, mỗi phạm trù có con đường tiếp cận riêng. Nhận thấy vai trò của việc nghiên cứu phong cách văn học, D. X Linkhatsep viết: Cái gọi là phong cách văn học là kiểu nghiên cứu phong cách duy nhất, thích ứng, phù hợp với những đặc điểm về chất của đối tượng của nó của tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. M.B. Khrapchenkô sau khi thống kê một số định nghĩa xung quanh phạm trù phong cách cá nhân, đã đưa ra ý kiến của mình: “Phong cách cần phải được định nghĩa như thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả” [44, tr.121, 152]. Như vậy, cùng với việc quan tâm đến yếu tố hình thức có tính nội dung, tác giả còn đặc biệt coi trọng sự thu hút của độc giả. Ông cho rằng, mỗi nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và phương tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và những hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, dễ lôi cuốn, gần gũi với công chúng độc giả. Ở nước ta, tuy muộn màng hơn, nhưng những năm gần đây, các nhà lí luận nghiên cứu văn học đã dành nhiều công sức tìm hiểu vấn đề phong cách. Thuật ngữ phong cách được còn định nghĩa trong các cuốn sách quan trọng như Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn… Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chịu sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong một tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc” [9, tr.255–256] Trong cuốn Phong cách thời đại nhìn từ một thể loại, Nguyễn Khắc Sính cho rằng, “Phong cách là dấu hiệu độc đáo, không lặp lại, đánh dấu phẩm chất riêng biệt
  • 15. 11 của một hiện tượng văn học nào đó. Phong cách hoặc là “con người”, là sự sáng tạo, sự mới mẻ làm nên vẻ riêng biệt ít thấy ở hiện tượng văn học khác nhưng lại nhất quán, xuất hiện thường xuyên ở hiện tượng văn học cụ thể” [44, tr.51]. Như vậy, xung quanh khái niệm phong cách có nhiều quan điểm khác nhau. Tựu trung lại có hai ý kiến cơ bản, một, nhấn mạnh sự thống nhất của những yếu tố nội dung và những yếu tố tạo hình thức của tác phẩm; một cho rằng phong cách được coi như là hình thức vẹn toàn có tính nội dung. Mặc dù tách bạch như vậy nhưng trong đó có sự thống nhất bởi các tác giả đều quan tâm đặc biệt đến hai yếu tố bộc lộ tài năng của người nghệ sĩ – nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Trong luận văn này, chúng tôi nhất trí với quan niệm cho rằng, nói đến phong cách là nói đến cái “tạng” văn chương riêng của từng nhà văn, đến lối viết, lối suy tư nghệ thuật giúp ta phân biệt được văn phong của mỗi nghệ sĩ. Đồng thời, phong cách luôn có tính thống nhất và tương đối ổn định thể hiện cái nhìn và sự chiếm lĩnh nghệ thuật độc đáo của nhà văn đối với thế giới và con người. Như vậy, căn cứ duy nhất để khẳng định phong cách tác giả là những đặc điểm nổi bật (về cả nội dung và hình thức) trong tác phẩm tạo nên tính riêng biệt và giá trị của một nhà văn. Những biểu hiện của phong cách văn chương đều được chi phối từ tư tưởng nghệ thuật của tác giả, như nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng định đại ý rằng, mỗi người viết có một cái vision (nhãn quan) riêng, từ đó hình thành phong cách. 1.1.2 Phong cách nghệ thuật “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình” [23, tr.136]. Nhận định trên đã đặt ra yêu cầu rất đặc trưng của văn chương nghệ thuật, đó là sự độc đáo. Chính sự độc đáo ấy tạo nên phong cách nghệ thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các
  • 16. 12 phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm, nhà văn đó được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật chính là dấu ấn thẩm mĩ, là gương mặt riêng độc đáo trong thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn. Qua đó, nó giúp nhà văn khẳng định cái tôi cá nhân riêng biệt, giúp độc giả định hướng được các thủ pháp, kỹ thuật viết thống nhất xuyên suốt các tác phẩm và giúp tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn với bạn đọc. Tiếp nhận văn học từ góc độ phong cách nghệ thuật không chỉ đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ dồi dào, mà còn giúp nhận thức sâu sắc hơn những yếu tố quan trọng trong quá trình văn học như: quan niệm nghệ thuật về con người, các quy luật phát triển văn học, giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm văn học… Biểu hiện của một phong cách nghệ thuật có thể được định hình qua bốn yếu tố: thứ nhất là cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống độc đáo; thứ hai, có nội dung, chủ đề độc đáo; thứ ba là giọng điệu độc đáo, và cuối cùng là nghệ thuật độc đáo. Phong cách nhà văn là một quá trình vận động, phát triển không ngừng qua mỗi giai đoạn sáng tác. Mặc dù vậy, cái riêng độc đáo có giá trị mang tính thẩm mỹ - cốt lõi phong cách, dù ở điều kiện hoàn cảnh nào cũng ổn định, thống nhất. “Nó phải được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống và luôn bị chi phối bởi cái nhìn độc đáo của nhà văn. Chúng thường xuyên ở thế vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng của thế giới quan, môi trường xã hội và xu thế chung của thời đại. Nhưng dù ở môi trường nào, xu thế xã hội ra sao, yếu tố thường xuyên được “lặp đi lặp lại” ấy vẫn xuất hiện cho dù chúng ở thế lộ thiên hay dưới mạch ngầm” [23, tr.12]. Trong luận văn, chúng tôi xác định nội hàm khái niệm phong cách nghệ thuật nhà văn như sau: Phong cách nghệ thuật nhà văn là cái nhìn nghệ thuật về cuộc sống, con người và thường chịu sự chi phối của các yếu tố chủ quan (cá tính, thói quen, kinh nghiệm, vốn sống…), khách quan (môi trường, xã hội, thời đại…); Phong cách nghệ thuật nhà văn cũng là lối viết, giọng điệu và cách thức hành văn của tác giả. Chúng tôi xin mượn lời của chính nhà văn Phạm Duy Nghĩa khi viết về phong cách nhà văn Tô Hoài để hiểu về phong cách nhà văn: “Gamzatov từng ví văn học với cây đàn panđur còn các nhà văn như những sợi dây căng trên cây đàn,
  • 17. 13 từng dây một có cung bậc riêng, âm điệu riêng, nhưng hợp lại với nhau, chúng làm nên một hoà âm của cả nền văn học. Cái riêng ấy chính là phong cách - nét độc đáo xuyên suốt trong hệ thống tác phẩm của một nhà văn, đem lại sự khác biệt giữa nhà văn này với các nhà văn khác” [39]. 1.2 Khái niệm truyện ngắn và tình hình sáng tác truyện ngắn đầu thế kỉ XXI 1.2.1 Khái niệm truyện ngắn Truyện ngắn được xem là thể loại “xung kích” của đời sống văn học, một thể loại có tính chất “thuốc thử” đối với các nhà văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều cam go. Xung quanh khái niệm truyện ngắn, chúng ta thấy có nhiều khái niệm được đưa ra. Pautốpxky cho rằng, “Truyện ngắn phải ngắn ngọn là cái bình thường diễn ra như cái không bình thường. Cái không bình thường diễn ra như cái bình thường” [49, tr.253]. Ở Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng, truyện ngắn là một bộ phận của tiểu thuyết nói chung, vì thế không nên nhất thiết trói buộc truyện ngắn vào những khuôn mẫu gò bó. Truyện ngắn có nhiều vẻ, có truyện viết cả về một đời người, lại có truyện chỉ ghi lại một vài giây phút thoáng qua. Khái niệm truyện ngắn cũng được đưa ra trong các cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Từ điển văn học, 150 thuật ngữ văn học. Trong những cuốn sách này đều thống nhất coi truyện ngắn là một “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ” [2, tr.370] và “thường được viết bằng văn xuôi” [10, tr.1846–1847], đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Điểm chung cơ bản đó là sự giới hạn về dung lượng của truyện ngắn và thích hợp với người tiếp nhận “đọc nó liền một mạch không nghỉ” [9, tr.45]. Trong cuốn Bình luận truyện ngắn, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cũng cho rằng, truyện ngắn mang tính chất ngắn gọn, “là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật. Tính cách trong truyện ngắn được làm sáng rõ trong một thời điểm quan trọng… truyện ngắn tập trung xoáy vào một điểm” [50, tr.73]
  • 18. 14 Đặc trưng của truyện ngắn hiện đại đó là: Thứ nhất, nó là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng của nhân vật; Thứ hai, truyện ngắn phải có tính tình huống. Tình huống được nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn nhất định. Tình huống phát triển cao thành xung đột; Thứ ba, nhân vật trong truyện ngắn phải được thể hiện như một lát cắt điển hình. Thông thường, tác giả sẽ khắc họa một hiện tượng, một nét tính chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người – nhân vật tâm trạng; Thứ tư, vai trò quan trọng của chi tiết trong truyện ngắn. Chi tiết là tiểu tiết trong tác phẩm tự sự. Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn đối với cuộc sống và con người. Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Bởi vậy, truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Có nghĩa truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Hiện nay, truyện ngắn đang là một thể loại quan trọng trong dòng chảy văn học. Nó mang đến cái nhìn nhanh, gọn và sắc bén về đời sống xã hội và con người.
  • 19. 15 1.2.2 Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI Sau đổi mới 1986, đất nước ta chuyển từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Những đổi mới về kinh tế đã kéo theo sự đổi mới về văn hóa xã hội. Công cuộc đổi mới của đất nước đã tác động mạnh mẽ đến văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng. Giai đoạn từ 1986-2000, truyện ngắn Việt Nam trên đà đổi mới, bước đầu tạo nên không khí tươi vui và hứa hẹn có nhiều triển vọng. Tiếp bước sự phát triển đó, truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Một đội ngũ tác giả truyện ngắn hùng hậu của giai đoạn trước tiếp tục sáng tác và còn sáng tác mạnh hơn, chất lượng hơn ở giai đoạn này như Ma Văn Kháng, Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Lưu Minh Sơn, Y Ban, Phạm Ngọc Tiến… Tiếp bước đội ngũ sáng tác đó là những tác giả trẻ hơn như: Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Phan Triều Hải, Nguyễn Ngọc Tư… Một cú hích cho sự phát triển của truyện ngắn giai đoạn này đó là sự nở rộ của các cuộc thi truyện ngắn. Có thể kể đến cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức, Cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Thế giới mới tổ chức, và đặc biệt là cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ… Từ các cuộc thi truyện ngắn này, hàng loạt các cây bút tài năng được phát hiện và bồi dưỡng như: Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Tiến Thụy, Đinh Phương, Nguyễn Kim Hòa… Đặc trưng ngắn gọn với độ nén cô đặc của truyện ngắn đã chinh phục được người đọc. Truyện ngắn càng trở nên được mùa hơn, nó càng thể hiện được ưu thế của mình khi chất ngắn của truyện lại phù hợp với thời đại công nghiệp hiện nay. Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI không chỉ phát triển về số lượng, mà cả chất lượng. Hiện thực cuộc sống đa diện hơn, quan niệm nghệ thuật về con người có chiều sâu và khái quát hơn, các ngòi bút được tự do thể hiện quan điểm và phong cách của mình. Trong sáng tác, mỗi cuộc đời, mỗi số phận đều thể hiện những trăn trở của nhà văn. Họ quan tâm đến sự hoàn thiện nhân cách, đến những xói mòn trong lối sống, trong đạo lí cũng như trong cá nhân mỗi con người. Tất cả những quan tâm ấy nói lên tinh thần nhân văn cao cả và trách nhiệm của người cầm bút trước các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. Truyện ngắn giai đoạn này cũng có
  • 20. 16 nhiều tìm tòi trong hình thức thể hiện, qua việc xây dựng cốt truyện, nhân vật, kết cấu, thủ pháp nghệ thuật… Trực giác của nhà văn được phát huy tối đa trong truyện ngắn. Độ nhạy cảm tinh tế của nhà văn trở thành yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên những truyện ngắn có lối kể chuyện phong phú. “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn cũng được chú ý khai khác nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ đời thường xuất hiện trong các tác phẩm một cách tự nhiên, nhiều lúc có cảm giác xóa nhòa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ đời sống” [47, tr.6]. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, truyện ngắn giai đoạn này đang thực sự được thử nghiệm với nhiều hình thức mới, phong cách mới. Các nhà văn, các tác giả trẻ đã phả vào trang văn hơi thở của cuộc sống với nhiều đóng góp về đề tài cũng như thi pháp. Bằng sức trẻ, niềm đam mê và tài năng, các nhà văn đã thâm nhập vào từng ngóc ngách của đời sống, từng rung động của tâm hồn, mang đến cho độc giả nhiều trăn trở và suy tư. Bức tranh truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI còn tiếp tục nhộn nhịp và thăng hoa, hứa hẹn nhiều niềm say mê và hấp dẫn với bạn đọc. 1.3. Phạm Duy Nghĩa – quá trình sáng tạo nghệ thuật 1.3.1 Tiểu sử nhà văn Phạm Duy Nghĩa Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại Yên Bình, Yên Bái (quê quán: Thanh Oai, Hà Tây, nay là Hà Nội). Anh tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 1996. Từ năm 1996 đến 2007, anh là giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Từ năm 2008, anh công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Nhà văn Phạm Duy Nghĩa bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2010 tại Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Năm 2007, anh trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. 1.3.2 Con đường sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa Bắt đầu được biết đến từ giải Nhất cuộc thi Truyện ngắn hay trên báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) năm 2003-2004 với truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng, đến nay, nhà văn Phạm Duy Nghĩa đã có nhiều truyện ngắn hay. Năm đó cả nước có 1900 tác giả với 2009 truyện ngắn dự thi. Đây là giải thưởng danh giá của tờ báo văn chương số 1 Việt Nam. Năm 2007, Phạm Duy Nghĩa được kết nạp vào
  • 21. 17 Hội Nhà văn Việt Nam với số phiếu cao nhất trong số 24 tác giả được kết nạp. Phạm Duy Nghĩa được giới chuyên môn nhận định là người viết không nhiều nhưng viết cẩn trọng, có chất lượng, là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi miền núi đương đại và văn xuôi thế hệ 7X. Nhiều năm qua, các truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa luôn có mặt trong các cuốn sách tuyển chọn truyện ngắn hay, truyện ngắn đặc sắc hàng năm của các nhà xuất bản. Phạm Duy Nghĩa khi trả lời phỏng vấn các báo cho biết quan điểm của anh trong sáng tác là “quý hồ tinh bất quý hồ đa”, trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Nhà văn Dạ Ngân nhận xét: “Phạm Duy Nghĩa thuộc loại viết kĩ, viết ít nhưng biết người biết ta, ăn chắc mặc bền, chí thú dài hơi” (Dạ Ngân, Biết thêm về Phạm Duy Nghĩa – thủ khoa cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003-2004, bài in báo Tiền phong chủ nhật, số 11, ngày 13-3-2005). Theo dõi nhà văn Phạm Duy Nghĩa, chúng ta sẽ thấy rõ quá trình sáng tác của anh được chia làm hai chặng, đó là trước và sau năm 2010. Đến năm 2010, nhà văn Phạm Duy Nghĩa viết được một số tập truyện ngắn đã xuất bản, đó là Tiếng gọi lưng chừng dốc (tập truyện ngắn, Nxb Văn học, 2002), Cơn mưa hoa mận trắng (tập truyện ngắn, Nxb Thanh niên, 2006), Đường về xa lắm (tập truyện ngắn, Nxb Công an nhân dân, 2007), 12 truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa (tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 2010), Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa (tập truyện ngắn, Nxb Văn học, 2010), Vệt sáng trên ban công (tập truyện ngắn, Nxb Quân đội nhân dân, 2010), ngoài ra anh còn xuất bản chuyên luận nghiên cứu Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn (Nxb Hội Nhà văn, 2006). Giai đoạn này, anh sáng tác các truyện rất nhanh và đều đặn, nó cho thấy sự hào hứng, sức trẻ và niềm đam mê viết văn của anh trong giai đoạn này. Về phong cách nghệ thuật, thời gian này, nhà văn Phạm Duy Nghĩa giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Anh được sống giữa thiên nhiên và con người miền núi Tây Bắc tươi đẹp, cho nên truyện ngắn giai đoạn này của anh chủ yếu ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Tây Bắc với giọng văn bay bổng, lãng mạn, tươi đẹp. Từ năm 2008, nhà văn Phạm Duy Nghĩa rời Lào Cai về công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội, và năm 2010 anh viết truyện ngắn đầu tiên tại thủ đô – truyện
  • 22. 18 Sài thục. Năm 2012, anh xuất bản chuyên luận nghiên cứu thứ hai Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi (Nxb Văn hóa dân tộc, 2012). Anh viết nhiều truyện ngắn đăng trên báo Văn nghệ và các báo, tạp chí khác. Là một nhà báo, lại sống giữa phố thị ồn ào nhiều vấn đề nóng hổi, giai đoạn này nhà văn Phạm Duy Nghĩa hướng ngòi bút của mình vào sự thật, đi tìm sự thật, phơi bày những mặt trái, bất công của xã hội. Giọng văn của anh không còn lãng mạn, bay bổng như trước mà sâu lắng, sắc sảo hơn. Nhà văn Phạm Duy Nghĩa đạt được nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật. Trong đó, giải Nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 2003 – 2004 với truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng mang đến cho anh nhiều thay đổi trong cuộc sống. Từ giải thưởng này, các tác phẩm của anh được biết đến nhiều hơn, và cũng từ giải thưởng này, anh nhận được nhiều lời mời về làm việc tại Hà Nội. Cuối cùng, anh đã lựa chọn về công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội, lựa chọn làm một nhà báo khoác áo lính đã thay đổi định hướng sáng tác văn chương của anh. 1.3.3 Các yếu tố tác động Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ra và lớn lên tại một huyện miền núi “nơi có biển hồ xanh thẳm mênh mông của vùng Tây Bắc – hồ Thác Bà. Ngôi nhà tôi ở tựa lưng vào đồi. Phía sau bạt ngàn vầu, cọ và những loài cây khác. Phía trước, trong tầm mắt là đồi sở, đồi chè và thật xa nữa, nơi tôi chưa từng đến được là vệt lam sẫm của dải núi Cao Biền quanh năm mây trắng phủ. Thời thơ ấu của tôi đã qua đi ở đó, với nắng, với gió và cả những ngày mưa ảm đạm triền miên do ảnh hưởng khí hậu vùng hồ”. Những ấn tượng tuổi ấu thơ luôn được gìn giữ và ám ảnh nhà văn, có lẽ bởi vậy trong văn Phạm Duy Nghĩa, thiên nhiên miền núi tươi đẹp và nhiều màu sắc luôn được ưu ái thể hiện. Từ nhỏ, nhà văn Phạm Duy Nghĩa đã được sống trong không gian gia đình rất chuẩn mực và nghiêm khắc, vì bố mẹ anh là giáo viên. Anh cũng có một thời gian làm công tác giảng dạy nên anh khá nghiêm túc và cầu toàn trong mọi việc. Sự cầu toàn và khó tính này được anh thể hiện cả trong văn chương, Phạm Duy Nghĩa
  • 23. 19 không ưa sự dễ dãi, anh luôn tỉ mỉ và cẩn trọng, sửa đi sửa lại bản thảo truyện cho đến khi thấy lựa chọn đó là tốt nhất, ưng ý nhất. Nhà văn Phạm Duy Nghĩa cũng chia sẻ về tình yêu với văn học Nga và những dấu ấn của văn học Nga trong những truyện ngắn của mình: “Là giáo viên văn, bố tôi tích trữ một kho sách, chất trên những tấm ván ở đầu hồi sát mái nhà. Tôi thường bắc thang trèo lên đó đọc trộm, náu mình sau những chồng sách. Sách có nhiều loại, chủ yếu là văn học và phần nhiều là văn học Nga - Xôviết. Cuốn nào cũng được bố tôi đóng dấu đỏ mang dòng chữ Tủ sách gia đình Phạm Duy Tình.” [25] Anh đã đến với “thế giới của Chekhov, Gorki, Paustovski, Sholokhov, Aitmatov, Gamzatov và cả Vasil Bykov, Boris Vasiliev… những năm tháng ấy. Những chuyện núi đồi và thảo nguyên Nga, vừa xa xôi vừa gần gũi với quê hương miền núi của tôi, đã ám ảnh tôi suốt một thời thơ ấu. Dù ngày ấy có được đọc Alphonse Daudet, Victor Hugo, Charles Dickens, William Shakespeare… cùng văn học những xứ sở khác, tôi vẫn dâng trọn tình yêu say đắm, sâu nặng của mình cho đất nước, con người Nga.” Anh cho rằng mình đã được sống trong một cuộc đời khác với Bà lão Izecghin, Bông hồng vàng, Đất vỡ hoang, Cây phong non trùm khăn đỏ, Bài ca núi Anpơ, Và nơi đây bình minh yên tĩnh… “Tôi sống trong thế giới đó nhiều hơn ở đời thực, và thấy mình cao thượng, đứng bên trên những tầm thường nhỏ mọn được sinh ra bởi sự khốn khó hàng ngày. Đến bây giờ, dù thời đại đã thay đổi, tôi vẫn nghĩ không có nền văn học nào nhân văn, ấm áp, gần gũi với người Việt và có sức lay động tâm hồn ghê gớm bằng văn học Nga.” Đọc truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, chúng ta không khó để nhận ra những ảnh hưởng của các nhà văn Nga trong sáng tác của anh, đặc biệt là màu xanh lam (tả lửa, trăng, sương mù, bóng đêm...). Phạm Duy Nghĩa quan niệm rằng, văn chương phải mang đến những điều tốt đẹp, nhân văn cho con người, mỗi nhà văn phải là những nhà văn hóa: “Văn học phải nhân văn, và nhà văn phải là nhà văn hóa”. Bởi vậy mà trong tác phẩm của mình anh luôn hướng con ngưởi đến những giá trị tốt đẹp, đến cái thiện cái mỹ, tác phẩm của anh luôn lấp lánh giá trị nhân văn.
  • 24. 20 Ngoài những yếu tố ảnh hưởng từ quê hương, gia đình, bản tính… ảnh hưởng, tác động đến sáng tác của Phạm Duy Nghĩa, thì yếu tố nghề nghiệp hay những cuộc “thiên di” cũng ảnh hưởng lớn đến các sáng tác của anh. Trong giai đoạn đầu sáng tác trước (năm 2010), nhà văn thường hướng đến vẻ đẹp thiên nhiên và con người, vì lúc đó Phạm Duy Nghĩa đang là thầy giáo, tiếp xúc với sinh viên, anh còn trẻ trung và tràn đầy sự lãng mạn. Là thầy giáo nên nhà văn thường đi dạy hoặc dẫn sinh viên đi thực tế tại các bản miền núi, xóa mù chữ cho các em, nên anh có điều kiện sống giữa núi rừng, anh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người. Giai đoạn sáng tác này, văn của anh mượt mà, bay bổng và lãng mạn hơn. Ở giai đoạn sáng tác sau (sau năm 2010), nhà văn Phạm Duy Nghĩa có sự chuyển hướng trong sáng tác. Anh từ một nhà giáo chuyển sang làm nhà báo công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội. Là nhà báo, anh đặt mục tiêu là đi tìm sự thật, anh phơi bày những mặt trái, bất công trong xã hội qua những ẩn dụ và thông điệp nghệ thuật… Từ đặc trưng của nghề nghiệp, văn của Phạm Duy Nghĩa giai đoạn này sâu sắc hơn, giàu tri thức hơn, có kỹ thuật và thủ pháp hơn. Như vậy, bằng sự tinh tế, nhạy bén cùng với vốn sống, văn hóa và tri thức qua sự nỗ lực, trải nghiệm, và cả những giá trị vĩnh hằng từ những đầu sách văn học Nga, nhà văn Phạm Duy Nghĩa đã tạo nên những dấu ấn riêng trong bức tranh chung của văn xuôi miền núi. Tiểu kết chương 1 Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề về lý luận: khái niệm phong cách, phong cách nghệ thuật, khái niệm truyện ngắn. Đồng thời, chương này cũng trình bày sơ lược về tiểu sử và con đường sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Đối với vấn đề về phong cách nghệ thuật của một nhà văn, rõ ràng, việc tìm hiểu những yếu tố tác động lên phong cách sáng tác là rất quan trọng. Do đó, ở chương này, chúng tôi cũng nêu một số yếu tố cơ bản đã tác động lên thế giới thẩm mỹ và tư tưởng của nhà văn.
  • 25. 21 Chương 2 HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÁI ĐẸP VÀ ĐI TÌM SỰ THẬT TRONG TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA Chủ đề tư tưởng xuyên suốt chặng đường sáng tác của nhà văn Phạm Duy Nghĩa là hành trình đi tìm cái đẹp tập trung hơn ở thời kì trước và hành trình đi tìm sự thật tập trung hơn ở thời kì sau. Sáng tác thời kì đầu của nhà văn Phạm Duy Nghĩa tập trung vào việc đi tìm cái đẹp nơi thiên nhiên, con người miền núi. Ở thời kì sáng tác sau này, Phạm Duy Nghĩa có sự dịch chuyển trong tư tưởng, nhà văn tập trung hơn vào việc đề cao sự thật, đi tìm sự thật và không chấp nhận sự giả dối trong truyện ngắn của mình. Nhà văn gửi gắm tâm tư qua các thông điệp, những ẩn dụ nghệ thuật để trực tiếp hoặc gián tiếp nói về sự thật, về những vấn đề còn nhức nhối trong xã hội hiện đại. 2.1. Đi tìm vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa 2.1.1 Vẻ đẹp thiên nhiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa Nếu như nền văn minh phương Tây hướng ra biển, trong ứng xử, con người luôn chiến đấu và chinh phục thiên nhiên, buộc thiên nhiên phục vụ con người, thì với nền văn minh phương Đông – nền văn minh xuất hiện bên những dòng sông, con người luôn học cách sống hài hòa với thiên nhiên, coi mình là một phần của thiên nhiên. Với đất nước thuộc nền văn hóa phương Đông như Việt Nam, thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài vai trò là môi trường và nguồn lợi, thiên nhiên còn thể hiện đời sống tinh thần và tâm hồn con người. Vì vậy, từ cổ chí kim, thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà văn, nhà thơ. Trong mỗi trang văn, vẻ đẹp thiên nhiên hiện lên thật nhiều màu sắc. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên khác nhau và thể hiện vẻ đẹp đó lên trang văn khác nhau, điều đó thể hiện dấu ấn sáng tạo cũng như phong cách của từng nhà văn. Đã tạo dựng thương hiệu riêng trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại, Phạm Duy Nghĩa chọn thiên nhiên miền núi Tây Bắc làm chủ đề xuyên suốt trong các sáng tác của mình. Chúng ta dễ hiểu vì sao thiên nhiên miền núi Tây Bắc lại được trở đi trở lại trong các sáng tác của nhà văn, bởi lẽ, Phạm Duy Nghĩa có thời
  • 26. 22 gian dài sống và làm việc tại Lào Cai, đó lại là thời gian tuổi trẻ, thanh xuân nhất của anh, nên núi rừng, mảnh đất nơi đây đã bàng bạc trong con người anh, một cách tự nhiên thấm vào văn chương của anh. Thiên nhiên Tây Bắc, không khí Tây Bắc như là máu thịt của anh, nó thể hiện đậm đặc bản chất lãng mạn, bay bổng trong con người anh. Chẳng thế mà, có lần anh tâm sự: “Có lẽ cái tạng của mình chỉ gần với rừng rú. Mình đã thử viết về thành thị, thấy rất dở. Thoát thai khỏi cái xanh tươi của miền núi là câu chữ thoi thóp, ngắc ngoải liền” [21]. Rõ ràng, thiên nhiên là một mảng màu đầy ý nghĩa và được thể hiện nhất quán trong hành trình sáng tạo của Phạm Duy Nghĩa. Nhà văn viết về thiên nhiên bằng sự chiêm nghiệm, bằng những rung động từ chính tâm hồn mình, bởi vậy, thiên nhiên trong văn anh không chỉ là nền, là khung cảnh mà nó còn là nhân vật mang sắc màu văn hóa, góp phần thể hiện phong cách sáng tác của anh. Thiên nhiên miền núi không phải là đặc sản của riêng Phạm Duy Nghĩa. Nếu Đỗ Bích Thúy, đồng nghiệp của anh tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội, lựa chọn Hà Giang – nơi chị sinh ra và lớn lên làm vùng thẩm mĩ để viết lên những trang văn về miền núi, Cao Duy Sơn viết về lũng Cô Sầu (Trùng Khánh, Cao Bằng), thì Phạm Duy Nghĩa lại mở rộng biên độ vùng thẩm mĩ lựa chọn núi rừng Tây Bắc cho những trang văn của mình. Không lẫn với các ngòi bút khác, thiên nhiên trong văn Phạm Duy Nghĩa vẫn có những vẻ đẹp và ám ảnh riêng, tạo thành một “hương vị lạ” trong bàn tiệc văn chương viết về miền núi. Thiên nhiên miền núi trong truyện ngắn của anh luôn được hiện lên bởi ngòi bút trữ tình, lãng mạn, giàu chất thơ, đó là một thiên nhiên được vẽ bằng màu sắc và hương vị riêng đậm chất núi rừng Tây Bắc. Đọc Phạm Duy Nghĩa, chúng ta sẽ không bắt gặp một miền núi đơn giản, thật thà mà là một thế giới miền núi lung linh, huyền ảo và gợi cảm. Chúng ta thấy một bức tranh thiên nhiên miền núi Tây Bắc trữ tình được phác họa qua các truyện ngắn: Tiếng gọi lưng chừng dốc, Lời của suối, Chuyện ở Ô Cán Hồ, Hoa đào xứ tuyết, Lá vàng trải, Hoa trúc đào, Cơn mưa hoa mận trắng, Trăng trên rừng Tông Qua Mu, Đêm đầy gió, Thông trên đá, Trên đồi lập lòe ánh lửa, Thương nhớ Lèng Hồ, Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh... Thiên nhiên miền núi Tây Bắc ấy hiện lên đa dạng,
  • 27. 23 sinh động và nhiều màu sắc. Trang văn về thiên nhiên nào của anh cùng ngồn ngộn màu sắc, từ những màu sắc nguyên thủy nhất, Phạm Duy Nghĩa dùng chiếc cọ tài hoa của mình, pha màu, hô biến thành những mảng thiên nhiên luôn ở thế động, mang đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp. Không hề sai khi khẳng định, văn của Phạm Duy Nghĩa có tính hội họa cao, chính điều đó làm nên phong cách riêng cũng như vẻ đẹp truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, như nhà phê bình Mai Anh Tuấn nhận xét: “Màu sắc, vì thế, hiện lên trước hết như vẻ đẹp riêng của văn Nghĩa thông qua hệ lời có tính hội họa” [54]. Thiên nhiên Tây Bắc cả bốn mùa đều được Phạm Duy Nghĩa miêu tả trên trang văn của anh. Chúng ta hãy xem các bức tranh thiên nhiên của mùa xuân Tây Bắc: “Năm ấy, khắp Sa Pa đỏ rực hoa đào. Hoa soi mình xuống tuyết, thẹn thùng, và tuyết lạnh rưng rưng dưới màu hoa ấm lửa. Trong các khu vườn, trên các thân đào cổ thụ, tuyết bám từng mảng long lanh, và trên mặt đất trắng tinh lác đác cánh hoa đào đỏ thắm” (Hoa đào xứ tuyết) [27, tr.91]; “Qua cửa bếp, tôi thấy rặng núi xanh thẳm đằng xa đang trong cuộc giằng co với mây trắng. Mây quấn quanh núi một chiếc khăn choàng mỏng tanh rồi từ từ trùm lên một mền bông trắng. Núi bướng bỉnh ngoi đầu chọc thủng mền bông như muốn vươn lên tận hưởng hoàng hôn đỏ thắm” (Tiếng gọi lưng chừng dốc) [27, tr.20]. Và đây là bức tranh thiên nhiên mùa thu: “Mùa thu này mưa nhiều. Cứ ào một cái nghe ran ran trên rừng vầu rừng nứa ngoảnh lại đã thấy cả Kin Chu Phìn biến mất trong màn mưa trắng xoá. Ngôi nhà tranh ọp ẹp của Thuận oằn mình dưới sức nước xối tưởng chừng như một trận mưa nữa nó sẽ mủn nạt mục ra nhường chỗ cho những lùm cỏ ngải hung hăng thả sức trổ xanh rì. Mưa tạnh các khu rừng được rửa sạch loáng ướt. Riêng ngọn núi Rú vẫn bị nhốt trong biển khói sương dày đặc. Những tràn ruộng bậc thang no ứ nước sáng lấp lánh” (Cơn mưa hoa mận trắng) [27, tr.206–207], “nắng vàng như bột ngô sấy khô núi rừng ẩm”. Cùng là màu vàng nhưng mùa đông là sắc vàng xuộm “cỏ tranh trên đồi vàng xuộm, đôi chỗ vểnh lên vài cụm lau trắng lơ phơ” [30]. Đọc kỹ trang văn về thiên nhiên của Phạm Duy Nghĩa, dễ dàng nhận thấy anh có thế mạnh trong việc cảm nhận và miêu tả màu sắc. Màu sắc cũng là kí hiệu,
  • 28. 24 là ngôn ngữ của tự sự. Đó là màu “trắng tinh”, “xanh thẳm”, “mây trắng”, “bông trắng”, “đỏ thắm”, “trắng xóa”, “xanh rì”, “nắng vàng”, “vàng xuộm”,… Chỉ trong vài đoạn văn trên, chúng ta có thể liệt kê ra được hàng loạt màu sắc, trạng thái của thiên nhiên. Những kí hiệu màu sắc này hoàn toàn nằm trong trường nghĩa của núi rừng Tây Bắc, như là một “khế ước” của thiên nhiên, nơi bạt ngàn cây xanh, mây trắng và những cơn mưa rừng. Theo khảo sát của chúng tôi, màu xanh và màu đỏ với đủ mọi sắc độ được nhà văn miêu tả nhiều hơn cả trong các màu sắc. Với màu xanh, Phạm Duy Nghĩa đặc biệt ưa sử dụng màu xanh lam (trăng xanh, gió xanh, nắng thu xanh, bóng đêm xanh lam, sương mù xanh lam, hoa xanh lam, lửa xanh lam…). Với màu đỏ, anh thích dùng đỏ thắm (trăng đỏ, cây lá đỏ, rêu đỏ, ráng chiều đỏ…). Hai gam mày này – đặc biệt là màu xanh lam cho thấy Phạm Duy Nghĩa chịu ảnh hưởng của văn học châu Âu, đặc biệt là văn học Nga. Như nhà văn Sương Nguyệt Minh có nhận xét: “Đọc Phạm Duy Nghĩa tôi dễ liên tưởng đến cái lung linh, óng ánh, dịu dàng của Paustovski, cái man mác, trong trẻo của Aitmatov, nhưng cũng cảm thấy cái nồng nàn, lọc lõi tinh đời của Ma Văn Kháng”. Chúng ta hãy xem Phạm Duy Nghĩa tả sương mù xanh trong Ngôi nhà nhỏ bên hồ: “Có buổi chiều tà se lạnh, sương mù màu xanh lam rất mỏng từ hồ tỏa lên đồi. Những thân bạch đàn mảnh dẻ trắng xanh như tấm thân người phụ nữ vừa ốm dậy, thì thầm thả xuống màn sương chiếc lá úa màu đỏ tía” hay ngọn lửa màu xanh trong Lá Vàng Chải: “Đứa con gái chất thêm củi vào lửa. Lưỡi lửa xanh lam liếm vào những khúc cây to gộc ẩm ướt, nhả ra một dòng khói sền sệt màu trắng sữa. Khói xộc lên mũi cay xè. Lửa ngốn ngấu thân gỗ, nổ lép bép, bắn tóe những tia lửa xanh lét, réo vù vù”. Trong giai đoạn sáng tác sau, Phạm Duy Nghĩa vẫn tiếp tục yêu chuộng màu xanh lam này, đó là vẻ đẹp tuyệt diệu mà ngọn gió xanh mang đến cho thung lũng trong truyện ngắn Gió xanh: “Buổi sớm, gió mềm như một hơi thở nhẹ, màu xanh lơ. Về trưa gió đặc hơn, màu xanh dương. Ngồi trong nhà, tưởng chỉ cần quờ tay ra ngoài là vơ được một nắm gió xanh óng ánh. Ở những chỗ nhiều nắng nhất, có thể thấy rõ từng tảng gió trong veo, lướt thướt trôi như sóng biển. Mặt trời lên cao, gió ngả sang màu xanh biếc. Khi hoàng hôn buông xuống, gió chuyển màu xanh lam.
  • 29. 25 Đây là thời gian lộng lẫy nhất của gió.” Đây thực sự là một sắc xanh đặc biệt, những câu văn này gợi nhớ trong chúng ta những cảm xúc buồn và đẹp của văn học Nga. Tuy vậy, sắc xanh lam ấy lại được dùng để miêu tả những cảnh vật đặc trưng của miền núi phía Bắc Việt Nam. Đó là nét riêng trong miêu tả thiên nhiên của ngòi bút Phạm Duy Nghĩa. Chẳng thế mà nhà văn Hồ Anh Thái đã nhận xét: “Truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa thường gợi nhớ vẻ đẹp trong văn học Đông Âu, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là phong vị miền núi phía Bắc” (Hồ Anh Thái, “Lời giới thiệu truyện ngắn Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh”, in báo Tuổi trẻ cuối tuần, số 9-07, ngày 11-3-2007). Rõ ràng, tuổi thơ đầy ắp những trang tiểu thuyết Nga đã ảnh hưởng đến việc miêu tả màu sắc trong sáng tác của Phạm Duy Nghĩa. Với những gam màu ấy, thiên nhiên Tây Bắc ấy hiện lên vừa quyến rũ vừa bí ẩn. Nó không hùng vĩ, lớn lao mà trữ tình, lảng bảng, không “cường tráng” “mạnh mẽ” mà “dịu dàng” “nữ tính”, phần âm tính với “cơn mưa”, “mây”, “hoa”, “tuyết”… tràn ngập trên những trang văn về thiên nhiên của anh. Điều đó cho thấy sự quan sát tinh tế, nhạy bén và nhiều xúc cảm của nhà văn với mảnh đất Tây Bắc huyền ảo. Phạm Duy Nghĩa là một nhà văn đa cảm nên ngoài bức tranh thiên nhiên bốn mùa, nhà văn đặc biệt chú ý đến một số hình tượng thiên nhiên được lặp đi lặp lại trong các truyện ngắn của anh. Trăng là một trong số hình tượng đó. Ánh trăng đã được hình tượng hóa trong thi ca và văn chương tự bao đời, nhưng trăng trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được miêu tả ở nhiều góc độ với một sức sống căng tràn và đầy gợi cảm: “Trăng ùa vào phòng trắng tinh. Ngoài trời sáng như ban ngày”, “trăng thì thầm xoi bạc lên cây coi” [27, tr.74]; “trăng dãi trên vườn đào như tuyết... trăng tan theo lá cành, trăng nhập vào giọt sương sảng lòe tinh khiết” (Chuyện ở Ô Cán Hồ) [27, tr.75]; “Trăng nhủ mầm trên đỉnh đồi, lồ lộ xanh một vẻ khác thường... trăng đổ ánh xanh nhàn nhạt trên thung...” (Trăng trên rừng Tông Qua Mu) [27, tr.238]. Trăng khiến cho cảm xúc của người nghệ sĩ thăng hoa trong Giọt nước mắt dưới trăng. Có lúc, trăng lại khiến không gian trở nên huyền ảo “Con đường mới dải đá trắng tinh như được lát bằng những phiến trăng. Ánh trăng làm cho con đường dài hơn, trôi mãi về phía xa xăm, hoang vắng, mơ hồ” (Lá Vàng
  • 30. 26 Chải) [27, tr.109]. Việc sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh và sức gợi khiến cho ánh trăng của Phạm Duy Nghĩa lúc nào cũng đẹp lung linh và huyền ảo. Ánh trăng giúp tâm hồn con người được tắm mát, được trở về với sự trong lành, tinh khôi. Trăng hiện lên thật nồng nàn, say đắm khiến cho thiên nhiên miền núi càng trở nên quyến rũ, hấp dẫn hơn. Cùng với trăng thì cỏ cây, hoa lá cũng xuất hiện nhiều trong bức tranh thiên nhiên Tây Bắc của Phạm Duy Nghĩa. Miền núi Tây Bắc nổi tiếng với nhiều loại cỏ cây hoa lá rực rỡ quanh năm. Trên trang văn của Phạm Duy Nghĩa, “vạn vật hữu linh”, mọi vật đều có hồn cốt và mang một vẻ đẹp riêng biệt. Chúng ta thấy một không gian thiên nhiên tràn đầy hương sắc trong Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh: màu xanh biếc của hoa bìm bịp, hoa chuông tím mộng mơ sang quý, hoa mai thiên hương man mác trong mơ hồ, hoa pentolia mang tên Tây nhưng bình dị như cây mùng tơi, hoa thanh anh đỏng đảnh, kiêu kì, có sắc tím của nhành lan phi điệp, có hoa lan - loài hoa của thương nhớ, chung thủy... Hay trong Hoa đào xứ tuyết là không gian thiên nhiên đầy ắp sắc hồng và đỏ của hoa đào “Năm ấy, khắp Sapa đỏ rực sắc hoa đào, hoa soi mình xuống tuyết thẹn thùng... trên mặt đất trắng tinh lác đác cánh hoa đào đỏ thẳm” [27, tr.91]. Bên cạnh những hình ảnh thiên nhiên vẫn thường được miêu tả trong văn chương từ xưa đến nay như trăng, tuyết, cỏ cây hoa lá… thì những trạng thái của thiên nhiên cũng được Phạm Duy Nghĩa chú ý miêu tả. Đó là sương, là mưa… Nếu ai đã sống ở miền núi, hẳn sẽ không thể quên được những cơn mưa rừng, hay màn sương sớm phủ đầy lưng chừng núi, như một đặc sản của núi rừng mà chỉ ở những vùng đất cao, nhiều mưa mới thấy rõ sự tồn tại của nó. Hãy xem cơn mưa đột ngột trong truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng “cứ ào một cái, nghe ran ran trên rừng vầu, rừng nứa, ngoảnh lại đã thấy cả Kin Chu Phin biến mất trong một màn mưa trắng xóa” [27, tr.206] hay cơn mưa xối xả trong Lá Vàng Chải “Mưa như quét xuống từ chiếc chổi thủy tinh khổng lồ, làm tăm tối mặt mũi”. Còn sương nơi đây thì “đặc tụ thành từng đám bùng nhùng trong thung lũng,... Sương cuộn tròn thành từng nắm giắt trong bụi cây, luồn vào hốc đá...”. Vào mùa hè, suơng mù xóa mất cả
  • 31. 27 thị trấn, “sương đặc tụ như khói quẩn trên đường, nhét đầy các ngõ ngách, cuồn cuộn bay như khói ngập nhà sàn” (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh) [28, tr.94]. Vẻ đẹp thiên nhiên trong những trang văn hiện lên vừa hiện thực, vừa lãng mạn lại vừa huyền ảo. Phạm Duy Nghĩa đã pha trộn những mảng màu đó để tạo lên bức tranh thiên nhiên tổng thể đẹp và ám ảnh người đọc lạ lùng. Phạm Duy Nghĩa là một nhà văn duy mĩ, cái đẹp trong văn anh luôn là cái đẹp đến tận cùng, đẹp trọn vẹn. Vì vậy, thiên nhiên trong truyện ngắn của anh không chỉ đơn giản được miêu tả một cách bình thường như sự tái hiện bình thường, tả chân thực bình thường mà luôn hướng đến cái đẹp, thậm chí là đẹp hơn thực tế (có sự cách điệu, khuếch tán) để tạo ra một không gian thiên nhiên vừa thực vừa ảo. Cũng chính trong thiên nhiên ấy “mọi vật đều có linh hồn”. Đây là một đặc điểm quan trọng của văn chương phương Đông khi viết về thiên nhiên, “người phương Đông xem thiên nhiên như là một sinh mệnh độc lập “cỏ cây quanh mình và cả bò dê nữa đều có thể trò chuyện với con người, chúng chẳng những có sinh mệnh, mà còn có cả tình cảm nữa”, trong khi đó dù ca ngợi tự nhiên, cảm hứng chủ đạo của người phương Tây vẫn là xem thiên nhiên là nền cảnh để làm nổi bật con người” [40]. Thế nên, với Phạm Duy Nghĩa “màu sắc là nhân sắc, sự va xiết màu sắc cũng là va xiết nhân tính” […] Sắc màu, một lần nữa, thay vì ở thế vô can với con người, đã cất lên thành tiếng gọi trở về bản xứ, bản thể.” [54] Nét độc đáo của vẻ đẹp thiên nhiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa chính là sự giao hòa, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Nhà văn miêu tả thiên nhiên để thấy được không gian văn hóa nơi núi rừng Tây Bắc, mà chủ nhân của không gian văn hóa ấy chính là con người. Thiên nhiên chính là nơi trở về cho những tâm hồn mệt mỏi với những bon chen ngoài xã hội xô bồ, thiên nhiên như “người Mẹ tinh thần” luôn vỗ về, chở che cho tâm hồn của con người. Thiên nhiên tạo ra những không gian lãng mạn, đưa con người đắm chìm vào một thế giới khác để tận hưởng cảm giác yên lành hay bao bọc lấy con người: “Mấy vì sao xanh rắc thứ ánh sáng hiếm hoi hư ảo xuống rừng. Con suối ầm ầm xối bạc vào đêm” (Tiếng gọi lưng chừng dốc) [27, tr.26]; “Hoa mận trút xuống ào ào thành một cơn mưa trắng xóa, xác hoa dâng ngập
  • 32. 28 bắp chân. Cả hai cứ trần truồng bước đi trong mưa hoa, không thấy ngượng ngùng, người nhẹ bỗng, bâng lâng trong ý nghĩa siêu thoát và chay tịnh. Tấm thân Hà thơm ngát như một tiên đồng. Lòng Thuận trong vắt, sạch tinh, tuyệt không còn ham muốn, trong tính đa dạng của trần thế, là trừ diệt cái gốc của mọi đau khổ chân lí phật đạo là thế, giản dị, tươi lành và tinh khiết như một cơn mưa ở cõi vĩnh hằng” (Cơn mưa hoa mận trắng) [27, tr.223–224]. Cũng chính những trăng, mây, ráng chiều đỏ ối dát trên những nương, những gùi thảo quả… chỉ là cái cớ để qua đó nhà văn gửi gắm câu chuyện đôi khi của chính lòng mình và nhiều khi là chuyện của nhân quần xã hội. Như vậy, thiên nhiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa có vai trò quan trọng trong giọng văn và góp phần làm nên phong cách truyện ngắn độc đáo của anh. Có thể nói, Phạm Duy Nghĩa là một trong số hiếm các nhà văn tả thiên nhiên đậm nhất, kĩ lưỡng nhất trong văn xuôi miền núi. Màu sắc Nga – châu Âu chính là phong cách riêng khiến thiên nhiên trong văn Phạm Duy Nghĩa không lẫn với thiên nhiên của các nhà văn miền núi khác. Nếu như thiên nhiên trong truyện ngắn về miền núi của Nguyễn Huy Thiệp là thiên nhiên kỳ vĩ, nguyên sơ và bí hiểm thì thiên nhiên trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa lại rất gần gũi và đẹp đẽ. Phạm Duy Nghĩa đã tạo dựng được phong cách riêng, khác biệt với các nhà văn khác khi viết về vẻ đẹp thiên nhiên miền núi. Phong cách này thống nhất trong các truyện ngắn của anh, đó là việc miêu tả vẻ đẹp núi rừng, thiên nhiên Tây Bắc bằng giọng điệu hiện thực, lãng mạn và huyền ảo. Là một nhà văn yêu cái đẹp, Phạm Duy Nghĩa đã viết những trang văn về thiên nhiên bằng cảm xúc tinh tế và nhạy cảm của mình, vì vậy, thiên nhiên trong văn Phạm Duy Nghĩa hiện lên đầy chất thơ, màu sắc, luôn đẹp đẽ và lãng mạn. Thiên nhiên ấy còn đẹp hơn khi nó gắn bó và giao hòa với con người. 2.1.2 Vẻ đẹp con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa Nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” [9, tr.226]. Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực, khái quát tính cách, số phận con người và quan niệm về chúng. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức
  • 33. 29 năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác, cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện và mọi chi tiết các loại. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm. “Chân”, “thiện”, “mỹ” là những giá trị cao quý và trường tồn mà con người luôn mong muốn đạt tới, trong đó, nội dung cốt lõi của “mỹ” là cái đẹp. Quan niệm về cái đẹp của phương Tây và phương Đông là khác nhau hoặc trên lập trường duy vật, hoặc trên lập trường duy tâm. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hòa điệu, có quan niệm đồng nhất cái đẹp với tính thiện, với đức hạnh, đồng nhất cái đẹp với tính tự nhiên, có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới siêu tự nhiên, ý niệm, tinh thần ở bên ngoài con người. Trong cuốn Hiện tượng học của tinh thần, Hegel dành một phần cho “tâm hồn đẹp”. “Tâm hồn đẹp thì nhận biết cái xấu, đứng tách xa khỏi nó trong một thế tha thứ - sự tha thứ người khác cũng là sự tha thứ chính mình” [43, tr.97]. Nhà văn Phạm Duy Nghĩa luôn thể hiện sự trăn trở, suy tư về vẻ đẹp con người qua các truyện ngắn của mình. Phạm Duy Nghĩa luôn đặt nhân vật của mình giữa những ranh giới, giữa cái cao cả và thấp hèn, giữa lương thiện và tội ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa phần Con và phần Người. Và nếu con người vượt qua được, họ sẽ mang vẻ đẹp thánh thiện, trinh nguyên nhất. Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa ám ảnh và lưu giữ trái tim người đọc không chỉ bởi thiên nhiên, cuộc sống miền núi, mà còn là thế giới nội tâm, những trăn trở, những khát khao tốt đẹp lẫn dục vọng tầm thường của con người. Nhà văn không chỉ kể những câu chuyện về bề mặt cuộc sống mà truyện của anh còn “đào xới và tôn vinh tính người trong con người” [26]. Do vậy, vẻ đẹp con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa hầu hết đều được soi rọi từ phía bên trong với những ý nghĩ, suy tư, những trăn trở, những khát vọng, những dục vọng và cả những ẩn ức sâu kín nhất - để từ đó bộc lộ đầy đủ bản thể của mình. Vẻ đẹp con người được trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa có thể được nhìn
  • 34. 30 nhận ở hai phương diện: đó là vẻ đẹp đạo đức và vẻ đẹp tâm hồn. Thật khó để phân biệt rạch ròi vẻ đẹp đạo đức và vẻ đẹp tâm hồn trong những nhân vật của Phạm Duy Nghĩa, bởi lẽ những phẩm chất, tính cách này thường hòa trộn, đan xen trong một con người. Tuy nhiên, trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, những nhân vật được miêu tả có vẻ đẹp đạo đức là những con người luôn có tư tưởng hướng tới hoàn thiện nhân cách, thường trăn trở, day dứt về sự khuyết thiếu, lỗi lầm của bản thân và buồn thương trước số phận con người. Những nhân vật có vẻ đẹp tâm hồn thường được miêu tả sâu sắc với vẻ đẹp của những người nghệ sĩ, có tâm hồn nghệ sĩ. Cùng với thiên nhiên miền núi Tây Bắc thì con người trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa cũng hiện lên thật bình dị và đẹp đẽ. Nếu như Tô Hoài viết về con người “Với chủ trương tạo ra những người thường của đời thường, Tô Hoài không để lại trong chân dung các nhân vật miền núi của mình những đường hằn của tính cách.[…] Những nhân vật miền núi đáng nhớ của Tô Hoài, nét ám ảnh còn lại của họ nằm ở số phận nhiều hơn là cá tính” [24], Ma Văn Kháng viết về con người miền núi với “vẻ đẹp phồn thực, cường tráng, bản tính hồn nhiên cùng sự phân cực sâu sắc của con người và cuộc đời trần thế” [29] thì Phạm Duy Nghĩa lại đi sâu khai thác vẻ đẹp tâm hồn con người, những con người bình dị không sinh ra ở mảnh đất miền núi này. Đọc truyện ngắn viết về miền núi của Phạm Duy Nghĩa, chúng ta lại thấy anh khai thác nhiều về cuộc sống và số phận của những người giáo viên cắm bản. Họ không được sinh ra trên chính mảnh đất núi rừng trùng điệp, nhưng họ tình nguyện rời đồng bằng lên bản làng để đem con chữ, đem ánh sáng văn hóa về cho con em nơi đây. Phạm Duy Nghĩa đồng cảm với họ, bởi lẽ họ cũng là “người đồng mình” như cách nói của Y Phương. Nhà văn đã từng dẫn giáo sinh đi thực tập tại vùng cao, anh tận mắt chứng kiến cuộc sống vất vả, nỗi buồn và sự cô đơn của người giáo viên cắm bản. Có lẽ xuất phát từ chính cuộc sống của mình, từ tình cảm gắn bó, tình yêu núi rừng và con người nơi mảnh đất Tây Bắc nên anh đã viết về người giáo viên cắm bản với tình cảm yêu thương và đẹp đẽ đến thế. Anh phát hiện ra ở họ lí tưởng, sự hi sinh vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà và hơn hết là tấm
  • 35. 31 lòng bao dung, nhân hậu, gắn bó với cuộc sống và con người miền núi; xuất phát từ tình cảm tự nhiên giữa người với người; chưa bị cái hỗn độn, phức tạp của nền văn minh chen lấn. Cùng với hình ảnh người giáo viên cắm bản, thì nhân vật nữ cũng được Phạm Duy Nghĩa ưu ái thể hiện nhiều trên trang văn của mình. Nhân vật trong truyện ngắn của anh phần lớn là những người phụ nữ. Qua những nhân vật nữ, anh thể hiện cái nhìn yêu thương, trân trọng, đồng cảm và sẻ chia với họ. Anh trao cho họ sứ mệnh chuyển tải thông điệp nhân văn của anh về cuộc sống. “Giống như một người dẫn đường có những chuyện kể day dứt, sâu sắc, bằng một giọng kể có nghề, giàu sức gợi, Phạm Duy Nghĩa đã đánh thức những ẩn ức, những góc tối đời sống” [8]. Cùng viết nhiều về nhân vật nữ, nhưng nhân vật nữ trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa lại khác với Đỗ Bích Thúy. Mỗi nhà văn có một vùng thẩm mỹ riêng và điều đó tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn. Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hà Giang, do vậy, trong trang văn của chị, nhân vật nữ là những “người đàn bà miền núi”, đó là May, là Mao, là Chúng trong Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, là Vàng Chở trong Chúa đất, là Kía trong Gió không ngừng thổi… Chị khai thác thế giới bên trong khát vọng của họ, những bất hạnh đến bi kịch mà họ phải chịu, bởi những định kiến hẹp hòi và những tập tục, lề thói đáng sợ của đồng bào miền núi. Vì vậy, nhân vật nữ trong văn Đỗ Bích Thúy thường cam chịu, nhẫn nhịn, đôi khi phản kháng nhưng cũng khó vượt thoát được cuộc sống ấy. Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn miền núi của tỉnh Yên Bái, vì vậy, nhân vật trong sáng tác của anh không thuần “miền núi”, họ là những thầy cô cắm bản, là những trí thức, nghệ sĩ, là người dân lao động nhưng không phải chịu “chiếc vòng kim cô” tập tục, thậm chí là hủ tục miền núi, vì vậy nhân vật của anh có phần tươi sáng và đẹp đẽ hơn, dù cũng có những nỗi buồn và ẩn ức không được giải tỏa. Trong truyện ngắn Cơn mưa hoa mận trắng, hình ảnh người giáo viên cắm bản hiện lên thật đẹp, họ vừa có nét “rất người” với những nhu cầu và bản năng rất thực, lại vừa huyền ảo dưới ngòi bút nhà văn. Phạm Duy Nghĩa tạo ra một không
  • 36. 32 gian miên man, trữ tình làm nền cho một câu chuyện tế nhị. Cô gái trẻ tên Thuận tự nguyện lên Kin Chu Phìn dạy học cho các em nhỏ, chị lên vùng cao này đã được ba năm, luôn khao khát tình yêu đôi lứa “da thịt không còn tươi mởn nữa nhưng chị đang ở độ chín mọng, tràn trề của người đàn bà bước vào thời kì sung mãn” [27, tr.202], là anh sinh viên Kiên tràn trề sức trẻ và lý tưởng, “vừa học xong năm thứ nhất ở trường sư phạm tỉnh, được điều động tham gia chiến dịch chống mù chữ sáu tháng tại vùng cao” [27, tr.203–204]. Họ là những người miền xuôi, đang ở độ thanh xuân nhất của cuộc đời, tự nguyện lên vùng cao đem con chữ cho bọn trẻ nơi đây. Cuộc sống của họ có biết bao khó khăn, có cả khó khăn về vật chất và tinh thần. Cuộc đấu tranh trong con người Thuận hằng đêm, giữa một bên là bản năng tự nhiên và một bên là ý thức thánh thiện, càng khẳng định thêm niềm tin vào phẩm chất cao đẹp của con người. Ngòi bút sắc sảo, tinh tế của nhà văn đã chạm tới miền nhạy cảm, khát khao nhất của đàn bà. Truyện ngắn Tiếng gọi lưng chừng dốc, người giáo viên cắm bản là Vân, là Xuyến. Họ lên vùng cao này từ khi còn tươi trẻ “như quả dâu da mọng” để rồi theo năm tháng trở thành những “cây vầu khô trong rừng”. Họ thương những kiếp người nghèo thiếu chữ, thiếu hiểu biết. Họ hi vọng gieo từng con chữ, gieo ánh sáng cho các em, thì các em sẽ thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Trong điều kiện sống khó khăn, họ chưa lúc nào quên đi lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, cái lương tâm và nhiệt huyết không nhiều người có được dù sống giữa đèo heo hút gió. Phạm Duy Nghĩa đã vẽ lên bức chân dung người giáo viên cắm bản rất hồn hậu, tự nhiên với những bản năng rất “người”. Anh không né tránh hiện thực phũ phàng, anh viết bằng trải nghiệm và suy tư của chính mình. Bởi vậy, vẻ đẹp con người trong truyện ngắn của anh hiện lên rất chân thực, rất “đời”. Những giáo viên cắm bản chính là những con người mang thông điệp của nhà văn về “một môi trường giáo dục mà ở đó những gì khiên cưỡng, bề mặt, nhất thời sẽ chảy trôi đi, chỉ để lại những giá trị vĩnh cửu của con người” [12]. Phạm Duy Nghĩa đã rất cao tay trong việc đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh khó khăn nhất để nhìn ra vẻ đẹp của họ. Trong thế giới nhân vật của anh, chúng ta không chỉ gặp những giáo viên cắm bản – họ là tầng lớp trí thức, mà chúng
  • 37. 33 ta còn gặp những con người “dưới đáy” xã hội, nhưng ở đâu đó trong góc khuất tâm hồn họ, vẫn thấy lấp lánh vẻ đẹp nhân cách. Đó là Diễm – cô gái điếm trong truyện ngắn Cô gái xuống ga Vĩnh Yên. Diễm là một cô gái “làm tiền”, nhưng lại có một tâm hồn đẹp, luôn khát khao tình yêu trong sạch, và đặc biệt, lại có tâm hồn nghệ sĩ - yêu mến văn chương. Chính cô đã từng thú nhận “Em yêu anh vì anh là người có tâm hồn” [27, tr.177]. Ba ngày ở lại căn phòng của “tôi” - một nhà văn, Diễm và “tôi” ngủ trên một chiếc giường, nhưng cô vẫn không hề vướng bận chuyện trần tục. Dù cho nhân vật “tôi” tìm mọi cách, dùng phép thử xác thịt với mong muốn “gỡ bung tấm mặt nạ và lột trần bản nguyên” [27, tr.183], nhưng Diễm vẫn nguyên vẹn sau ba đêm chung sống. Đó còn là Danh trong Đồi hoa lạnh luôn cảm thấy dằn vặt trước sự giằng co của bản tính con người mình và những nguyên tắc cứng nhắc, để cuối cùng ôm nỗi ân hận dày vò vì sự nguyên tắc cứng nhắc đã vô tình làm tổn thương người khác. Đó còn là Thịnh trong Thương nhớ Lèng Hồ, anh luôn yêu thương và băn khoăn về số phận của những con người nơi vùng cao anh dạy học, nhất là những cô bé người Mèo, người Mán “cả tin đến tội nghiệp”; là Hiên trong Đường về xa lắm, dù có lúc tưởng như đuối sức giữa chốn thị thành ngột ngạt, đầy thị phi, dù đã có lúc hoang mang, bất lực muốn chốn chạy về với lòng rừng núi tươi xanh hiền hoà nhưng vẫn không phản bội lại chính mình; là nhân vật “tôi” trong Cô gái xuống ga Vĩnh Yên - bên cạnh niềm khát khao khám phá con người, đồng loại là nỗi day dứt, buồn thương bất lực trước những kiếp người bé nhỏ, đơn côi; là “tôi” trong Chuyện ở Ô Cán Hồ, với sự sám hối, dằn vặt dù muộn màng vì “do dự bởi cái nghèo (…) bởi sự tối tăm dốt nát và lòng tham” [27, tr.88]; còn là “tôi” trong Vệt sáng trên ban công thì day dứt về tội lỗi bởi định kiến hoặc sự vô tình thờ ơ, thậm chí độc ác với một con người nhỏ bé trong cõi nhân gian bao la… Rõ ràng, Phạm Duy Nghĩa đã có sự quan sát tinh tế, bằng ngòi bút của mình anh khắc họa những con người với những mảng màu đa dạng, họ có công việc, độ tuổi tính cách khác nhau, nhưng ở họ luôn hiện lên những ánh sáng lấp lánh của giá trị nhân văn, đó là tình yêu thương, lòng trắc ẩn, sự chia sẻ, cảm thông và tâm hồn kiên định. Qua vẻ đẹp đạo đức của các nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy
  • 38. 34 Nghĩa, chúng ta thấy được thông điệp về sự đề cao, tôn vinh giá trị đạo đức của con người, chúng ta thấy tin tưởng hơn vào những điều tốt đẹp, tử tế trong cuộc sống nhiều bộn bề này. Cùng với hình tượng con người mang vẻ đẹp đạo đức thì con người mang vẻ đẹp tâm hồn được Phạm Duy Nghĩa khắc họa nhiều trong truyện ngắn của mình. Chúng ta dễ hiểu vì sao đọc truyện ngắn của anh lại thấy chúng chân thực và giản dị đến thế, bởi lẽ, anh viết bằng chính sự trải nghiệm thực tế, bằng sự quan sát cuộc sống của chính mình. Nhân vật trong tác phẩm của anh cứ như thể là chính anh, là bạn bè của anh vậy. Có một mảng lớn nhân vật trong sáng tác của anh là những người nghệ sĩ hoặc có tố chất nghệ sĩ, họ yêu văn chương, họ đam mê hội họa, âm nhạc… Đó là những con người tài hoa và thường có tính cách khác biệt, khác thường. Họ là những người yêu cái đẹp, muốn vươn tới cái đẹp hoàn mĩ và muốn lan tỏa cái đẹp trong cuộc sống. Anh viết nhiều về nghệ sĩ trong tác phẩm của mình có lẽ bởi bản thân anh cũng là một người có ít nhiều năng khiếu ở một số loại hình nghệ thuật, ngoài văn thơ, anh còn biết chơi đàn, hát, biết vẽ… Do vậy, anh dễ dàng hiểu và xây dựng thành công hình tượng nhân vật này. Đây cũng là nét riêng, phong cách riêng của Phạm Duy Nghĩa trong việc xây dựng nhân vật. Phạm Duy Nghĩa đã đưa ra một định nghĩa về nghệ sĩ trong truyện ngắn Trăng trên rừng Tông Qua Mu qua nhân vật Vi Văn Quăm. Vi Văn Quăm là nhạc sĩ, ca sĩ, anh sẵn lòng trèo đèo, lội suối, băng rừng, vượt dốc cao vực thẳm đến những bản làng mù sương của người Giáy để ghi lại những câu hát dân gian. Ở con người ấy toát lên khát vọng tự do, một tâm hồn khoáng đạt và bay bổng, hết mình phụng sự cho nghệ thuật. Trăng trên rừng Tông Qua Mu là ánh trăng nguyên sơ, trong lành nhất chưa bị thói giả dối, đố kị của con người làm phiền. Trong truyện ngắn Hoa đào xứ tuyết, nhà văn xây dựng nhân vật thi sĩ họ Hoàng như bị “trời đầy”. Mười sáu tuổi, anh say mê đến héo hắt một người đàn bà goá chồng có tài chơi đàn, 21 tuổi mụ mẫm vì yêu một người con gái trong trang sách đến nỗi có ý định đi tìm người con gái vì tin nàng có thật, là một con mọt sách nhưng “đã chơi thì chơi cho cạn dòng cạn giọt” [27, tr.90]. Không chỉ đam mê vẻ
  • 39. 35 đẹp nghệ thuật trong tiếng đàn, trong sách, chàng thi sĩ còn luôn kiếm tìm và theo đuổi vẻ đẹp trong cuộc đời, theo đuổi kiếm tìm và chinh phục người con gái đẹp. Tình yêu với cô gái có vẻ đẹp “chả nghệ thuật nào tả nổi. Văn học rõ ràng là bất lực. Họa sĩ tài ba cố lắm cũng chỉ đem lại một khái niệm mơ hồ về nó mà thôi” [27, tr.94], làm chàng trai như được hồi sinh, sống trong mơ. Khi mất người con gái mình yêu thì anh đau đớn đến tuyệt vọng, để rồi mãi mãi chỉ tôn thờ một tình yêu đó. Người nghệ sĩ ấy đã sống trọn với tình yêu, sống trọn với đam mê của mình. Đó là nhân vật nhà văn trong Giọt nước mắt dưới trăng, “tôi” luôn vật vã để tìm ra một thứ ánh trăng riêng của tác phẩm mình. “Nó không đỏ như máu và chui lên từ chốn thảo nguyên như vầng trăng của Gorki, không phớt xanh lưỡi liềm như của Sholokhov hay sắc bụi vàng trên sông như của Nam Cao, mà miên man màu nguyệt bạch khó tả” [27, tr.42]. Nhưng khi đã ngộ ra được chân lý nghệ thuật đích thực, anh chợt nhận ra những trang viết mà anh cho là “ngấm đầy hơi trăng” đã khiến anh rạo rực kia chỉ là một nắm vỏ bào, “một thứ vỏ bào nhuộm khéo” mà thôi. Thông điệp mà anh rút ra được đó là: “Truyện ngắn mà hiếm chi tiết chỉ như cái que khô khốc dùng để xâu cá hồi sấy. Hãy để cuộc sống tràn đầy trang sách. Đừng đặt cuốn sách lên trên cuộc đời” [27, tr.49]. Quan niệm nghệ thuật ấy đã được Phạm Duy Nghĩa khắc sâu và trở thành kim chỉ nam trong các sáng tác của mình. Còn rất nhiều nhân vật khác là hoạ sĩ (Ngôi nhà nhỏ bên hồ), nhà văn, nghệ sĩ nhiếp ảnh (Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh) họ đều là những con người theo đuổi cái đẹp trong nghệ thuật và cả trong cuộc sống. Họ được tắm mát bằng hương thơm từ khu vườn cái đẹp diệu kì và đến lượt mình, họ lại tác động lên tâm hồn người khác, giúp họ hiểu lẽ đời và thêm tin vào cuộc sống. Vẻ đẹp của người nghệ sĩ ngoài việc hướng tới cái đẹp, khao khát cái đẹp thì người nghệ sĩ còn muốn lan tỏa nó giữa cuộc sống đời thường, dung tục. Họ nhạy cảm và tha thiết với cái đẹp, cho nên họ dễ trở nên lạc lõng giữa đời thường. Người đời sẽ rất khó hiểu những hành động của họ và những điều đang diễn ra trong thẳm sâu tâm hồn họ. Sự cô đơn của nhân vật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa được thể hiện ở nhiều dạng thức khác nhau. Có khi bộc lộ trực tiếp bằng những lời tỏ bày