SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----
HỒ SĨ MẠNH VŨ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI
NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, HUYỆN ĐAKRÔNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014 - 2019
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỒNG HẢI
PGS.TS. PHÙNG VĂN KHOA
Hà Nội, 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Những số liệu trong các bảng, biểu
phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi không trùng lặp với bất kỳ công trình
nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết
luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019
Ngƣời cam đoan
Hồ Sĩ Mạnh Vũ
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giáo Trường Đại
học Lâm nghiệp đã dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Hải và PGS. TS. Phùng Văn
Khoa, đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện, giúp đỡ trong suốt thời
gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin gửi tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp lòng biết ơn chân thành đã
tạo điều kiện trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã cố gắng trong quá trình thực hiện nghiên cứu
nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều
thiếu sót và hạn chế.
Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn./.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019
Học viên
Hồ Sĩ Mạnh Vũ
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................3
1.1. Các khái niệm về rừng ........................................................................... 3
1.2. Phân loại tài nguyên rừng ...................................................................... 4
1.3. Bản đồ hiện trạng rừng........................................................................... 5
1.4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System) ........ 7
1.4.1. Tổng quan công nghệ GIS............................................................... 7
1.4.2. Ứng dụng GIS trong công tác thành lập bản đồ............................. 7
1.5. Bản đồ số................................................................................................ 9
1.5.1. Khái quát về bản đồ số.................................................................... 9
1.5.2. Cơ sở dữ liệu của bản đồ số..........................................................10
1.5.3. Phần mềm Mapinfo và ứng dụng trong thành lập bản đồ hiện
trạng rừng. ..............................................................................................12
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................14
2.1.1. Mục tiêu chung..............................................................................14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................14
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................14
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................14
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................14
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................15
2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................15
iv
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ........................................................15
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.............................................16
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................16
2.4.4. Phương pháp cập nhật biến động tài nguyên rừng ......................16
2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng rừng...........................18
2.4.6. Phương pháp phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động tài
nguyên rừng ............................................................................................18
2.4.7. Phương pháp phân tích các giải pháp nhằm giảm mất rừng và suy
thoái rừng................................................................................................19
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU
VỰC NGHIÊN CỨU.......................................................................................21
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................21
3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................21
3.1.2. Địa hình.........................................................................................22
3.1.3. Khí hậu, thủy văn ..........................................................................23
3.1.4. Hệ thống giao thông......................................................................24
3.1.5. Thổ nhưỡng...................................................................................24
3.2. Tình hình kinh tế, xã hội......................................................................24
3.2.1. Dân cư...........................................................................................24
3.2.2. Tình hình kinh tế ...........................................................................25
3.3.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................25
3.4.3. Tài nguyên rừng............................................................................26
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát
triển rừng.....................................................................................................27
Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................28
4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp.......................................28
4.1.1. Hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016..................................28
4.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2018................29
v
4.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2019................31
4.2. Biến động tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp.........................................38
4.2.1. Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 - 2018.......................38
4.2.2. Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2018 - 2019.......................39
4.2.3. Tổng hợp biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 - 2019.......40
4.3. Tổng hợp nguyên nhân biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 -
2018 và giai đoạn 2018 - 2019....................................................................42
4.3.1. Nguyên nhân tích cực làm tăng diện tích, chất lượng rừng .........42
4.3.2. Nguyên nhân làm mất rừng, suy thoái rừng.................................45
4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng trên địa
bàn xã Hướng Hiệp. ....................................................................................49
4.4.1. Giải pháp về kinh tế cho người dân địa phương ..........................49
4.4.2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức...........................50
4.4.3. Các giải pháp bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng ................................................................................................51
4.4.4. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp
và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.......... 54
4.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư, khoa học
công nghệ ......................................................................................... 55
4.4.6. Giải pháp tăng cường năng lực quản lý .......................................56
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................59
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2016....29
Bảng 4.2: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2018....30
Bảng 4.3: Các nguyên nhân biến động rừng và đất rừng chủ yếu trong năm
2019......................................................................................................................32
Bảng 4.4: Thống kê các lô rừng có diễn biến năm 2019....................................34
Bảng 4.5: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2019....37
Bảng 4.6: Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 - 2018............................38
Bảng 4.7: Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2018 - 2019............................39
Bảng 4.8: Biến động tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp giai đoạn 2016 - 2019..40
Bảng 4.9: Các hình thức tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng
cháy chữa cháy rừng trên địa bàn........................................................................44
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơđồcậpnhậtdiễnbiếnvàtạolậpbảnđồhiệntrạngtàinguyênrừng........17
Hình 2.2: Sơ đồ cây vấn đề .................................................................................19
Hình 2.3: Sơ đồ cây mục tiêu..............................................................................20
Hình 3.1 Vị trí địa lý xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị ...........22
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016............................28
Hình 4.2: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2018..........30
Hình 4.3: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2019............................36
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã thực vật rừng giữ vai trò chủ đạo
trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất
quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng bị chặt phá quá nhiều nên
lượng khí các-bon-níc thải vào bầu khí quyển ngày càng nhiều. Do đó khí hậu
đang thay đổi và sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho con người, tác động tới
môi trường toàn cầu nhưng rõ rệt nhất là việc sụt giảm nguồn nước ngầm, bão
tố, lũ lụt, nắng hạn… thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng đến đời sống dân
cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy thoái đa dạng sinh học và tài
nguyên nước…
Trước thực trạng đó đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp phù hợp
để bảo vệ rừng, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với
tài nguyên rừng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác theo dõi
đánh giá và dự báo xu thế diễn biến rừng làm căn cứ khoa học cho việc xây
dựng các chiến lược hoặc kế hoạch phát triển tài nguyên rừng và nghề rừng
trên phạm vi toàn quốc cũng như các địa phương. Theo dõi diễn biến rừng và
đất lâm nghiệp hàng năm là một trong những hoạt động quan trọng của ngành
lâm nghiệp. Kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp có ý
nghĩa quan trọng phục vụ việc hoạch định các chủ trương, xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định hướng phát triển kinh
doanh Lâm nghiệp đối với các đơn vị chủ rừng.
Thực tiễn công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta nói chung cho
thấy việc xây dựng mô hình giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng
bằng công nghệ địa không gian là một yêu cầu hiện hữu và cấp bách. Công
nghệ này cho phép cập nhật và đánh giá sự thay đổi về diện tích, hiện trạng,
khoanh vùng sâu bệnh, dịch hại, xác định vùng ngập lụt và vùng chịu tác
2
động của gió bão, dự báo biến động trong tương lai... một cách khoa học,
minh bạch và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn
đề này vẫn cần được làm sáng tỏ, xác định được mô hình cụ thể để ứng dụng,
xây dựng quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện; Cấu trúc và những đặc
trưng cơ bản của cơ sở dữ liệu địa không gian ở địa phương. Làm sao để phát
huy được sự tham gia của các bộ và người dân cấp làng xã tham gia vào theo
dõi và đánh giá diễn biến tài nguyên... Các kỹ thuật xử lý và phân tích diễn
biến rừng bằng công nghệ địa không gian cần được hệ thống hóa một cách
khoa học và đưa ra các phương án lựa chọn cho từng đối tượng vùng/tiểu
vùng sinh thái của mỗi địa phương.
Xã Hướng Hiệp nằm về phía Đông Bắc huyện Đakrông, tỉnh Quảng
Trị; tổng diện tích tự nhiên của xã 14.188,40 ha, cách trung tâm huyện lỵ
khoảng 03 km nằm dọc theo quốc lộ 9. Diện tích địa bàn xã trải rộng
trên nhiều dạng địa hình hình phức tạp. Đời sống của hơn 5000 dân địa
phương chủ yếu dựa vào rừng nên việc quản lý bền vững tài nguyên rừng
đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Trong những năm gần đây, rừng
trên địa bàn xã có nhiều diễn biến phức tạp dưới tác động của các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy ảnh hưởng nhiều đến kết theo dõi
diễn biến rừng hàng năm của xã. Do đó cần phải có những đánh giá về
thực trạng và diễn biến tài nguyên rừng của xã làm cơ sở cho việc đề
xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.
Với nhiệm vụ là một cán bộ Kiểm lâm địa bàn, tôi đã nhận thấy được
những hạn chế, khó khăn trong việc theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và đất
rừng của xã bằng phương pháp truyền thống so với việc ứng dụng hệ thống
thông tin địa lý và xử lý bằng máy tính. Từ những lý do nêu trên tôi lựa chọn
đề tài: “Phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã
Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2019”
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm về rừng
Luật Lâm nghiệp năm 2017 [16] quy định: Rừng là một hệ sinh thái
bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và
các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số
loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực
vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng
khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên..
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 [14] của
Chính phủ quy định một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được các
tiêu chí sau:
Rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh
- Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi
tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
- Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự
nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
+ Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình
của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây
rừng từ 2,0 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng
từ 1,5 m trở lên;
+ Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở
điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m
trở lên.
4
Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng
lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự
nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác:
- Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
- Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện
lập địa như sau:
+ Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều
cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
+ Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều
cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
+ Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây
rừng từ 1,0 m trở lên.
1.2. Phân loại tài nguyên rừng
Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT [15] qui định như sau:
- Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành: Rừng tự nhiên (Rừng
nguyên sinh; Rừng thứ sinh: rừng thứ sinh phục hồi, rừng thứ sinh sau khai
thác) và rừng trồng (Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; Rừng trồng lại;
Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác).
- Phân chia rừng theo điều kiện lập địa: Rừng núi đất (rừng trên các
đồi, núi đất), Rừng núi đá (rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ
đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt), Rừng ngập nước thường xuyên
hoặc định kỳ (Rừng ngập mặn; Rừng ngập phèn; Rừng ngập nước ngọt
thường xuyên hoặc định kỳ), Rừng đất cát (rừng trên các cồn cát, bãi cát).
- Phân chia rừng theo loài cây: Rừng gỗ (Rừng cây lá rộng; Rừng cây lá
kim; Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim), Rừng tre nứa. Rừng hỗn giao
gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ, Rừng cau dừa.
5
- Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng
+ Đối với rừng gỗ: Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3
/ha;
Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3
/ha; Rừng
nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3
/ha; Rừng nghèo kiệt: trữ
lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3
/ha; Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây
đứng dưới 10 m3
/ha.
+ Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính
và cấp mật độ.
1.3. Bản đồ hiện trạng rừng
- Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề tài nguyên rừng được
biên vẽ trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ và chính
xác vị trí, diện tích các loại trạng thái rừng phù hợp với kết quả thống kê,
kiểm kê tài nguyên rừng theo định kỳ.
- Bản đồ hiện trạng rừng là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác
quản lý, phát triển rừng vả cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng
và khai thác tài nguyên rừng.
- Bản đồ hiện trạng rừng thể hiện các nội dung sau:
+ Đường bình độ
+ Sông, hồ, biển
+ Hệ thống thủy văn
+ Đường giao thông
+ Điểm dân cư
+ Các đối tượng: công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa – xã hội như lâm
trường, xí nghiệp, đường tải điện,…
+ Ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã
+ Ranh giới 3 loại rừng, ranh giới lô, tiểu khu
+ Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp.
Bản đồ phải thể hiện được tỷ lệ xích và hướng quy ước (hướng Bắc).
6
- Những ứng dụng của bản đồ trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp.
+ Bản đồ hiện trạng rừng là một tài liệu quan trọng và cần thiết cho
công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng và cho các ngành kinh tế, kỹ thuật
khác đang sử dụng và khai thác tài nguyên rừng.
+ Bản đồ hiện trạng rừng thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên
rừng lên bản vẽ. Thông qua các loại bản đồ ta có thể tìm được các thông tin
đầy đủ, chính xác về: số lượng, chất lượng và đặc điểm phân bố tài nguyên
rừng, hiện trạng sử dụng đất của đối tượng sản xuất.
+ Bản đồ hiện trạng rừng là một trong những cơ sở để xác định phương
hướng, nhiệm vụ quản lý đất đai tài nguyên rừng, xây dựng phương án quy
hoạch lâm nghiệp, kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án
bảo vệ, quản lý rừng, đất rừng.Trên cơ sở các điều kiện cơ bản của khu vực,
cùng với các tài liệu khác có liên quan có thể tiến hành phân tích, xác định
mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất đai tài nguyên rừng cho các đối
tượng lâm nghiệp, sau đó tiến hành quy hoạch đất đai, quy hoạch các biện
pháp kinh doanh lợi dụng rừng và lập ra phương án quy hoạch lâm nghiệp
toàn diện và hợp lý.
+ Ngoài ra, bản đồ hiện trạng rừng còn là công cụ đắc lực để kiểm tra
việc thực hiện các phương án quy hoạch cũng như theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng. Quy hoạch lâm nghiệp là một công tác phức tạp, phạm vi, quy
mô rộng và thời gian lâu dài. Muốn tiến hành công tác này có kết quả, ngoài
sự chỉ đạo thống nhất và có hiệu quả của các cơ quan có trách nhiệm, một
công cụ theo dõi đầy đủ và chính xác tài nguyên rừng.Vì vậy, bản đồ với các
thông tin được thể hiện rõ ràng sẽ phục vụ hiệu quả cho công tác này.
7
1.4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System)
1.4.1. Tổng quan công nghệ GIS
Hệ thống thông tin Địa lý (GIS - Geographic Information System) đã
được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển, đây là một dạng ứng dụng công
nghệ tin nhằm mô tả thế giới thực mà chúng ta đang sống [2, 4, 5]. Với những
tính năng ưu việt của nó mà các hệ thống thông tin khác không có được như
công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường và các phép
phân tích thống kê, phân tích dữ liệu không gian và thuộc tính. Những khả
năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS
ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong
nghiên cứu và quản lý (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định
chiến lược), đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm quản lý và quy hoạch sử
dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả, bền
vững và hợp lý. Khi xác định một dự án mới (như tìm một khu đất tốt cho
phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây nông lâm nghiệp). Công
nghệ GIS sẽ cho phép tạo lập bản đồ, hợp nhất, phối hợp thông tin, giải quyết
các vấn đề phức tạp, đưa ra các quyết định và phát triển các giải pháp hiệu
quả mà trước đây không thực hiện được hoặc chưa từng biết đến. Làm bản đồ
và phân tích số liệu địa lý không phải là mới, nhưng hệ thống thông tin địa lý
thực hiện hai nhiệm vụ này tốt hơn và nhanh hơn phương pháp truyền thống.
Bởi vậy GIS là một công cụ được chính phủ, các cá nhân, các doanh nghiệp,
các tổ chức, và các trường Đại học sử dụng nhằm hướng tới các phương thức
mới giải quyết vấn đề.
1.4.2. Ứng dụng GIS trong công tác thành lập bản đồ.
GIS được biết đến như một công cụ đắc lực trong việc quản lý, phân
tích những dữ liệu không gian trong việc xây dựng bản đồ, cung cấp các
thông tin địa lý của một khu vực nào đó trên mặt đất [2, 5, 12]. Những thông
tin này giúp ích cho rất nhiều lĩnh vực, với sự hỗ trợ của máy tính, GIS có thể
8
cung cấp nhiều thông tin về nhiều vấn đề cùng lúc tùy theo yêu cầu của người
sử dụng.
Thực chất việc tạo bản đồ bằng GIS là biến đổi các dữ liệu đầu vào
thành dạng số để GIS có thể hiểu và xử lý, xây dựng thành bản đồ với sự trợ
giúp của máy tính. Đây là một quá trình xử lý đòi hỏi người sử dụng phải am
hiểu về máy tính. Thông tin được nhập vào qua một phần mềm chuyên dụng
đảm bảo độ chính xác. Mỗi một chương trình phần mềm trong hệ thống GIS
có một chức năng riêng không thể thiếu để có thể tạo ra được một tờ bản đồ
thành quả.
Để làm bản đồ, đầu vào của GIS có thể là số liệu đo ngoại nghiệp, bản
đồ hoặc ảnh thông qua quá trình xử lý, đầu ra của GIS là bản đồ, bảng biểu
thống kê không gian như điểm, đường, diện tích, chu vi cùng các thông tin
của đối tượng. Muốn xây dựng một tờ bản đồ chuyên đề mà đầu vào là số liệu
đo đạc ngoại nghiệp thì phải tách các lớp số liệu thành các tệp dữ liệu để đưa
vào máy, GIS sẽ biến đổi, xử lý và xây dựng thành bản đồ. Nếu dữ liệu đầu
vào là từ bản đồ có sẵn thì ta cũng phải tiến hành tách lớp thông tin tùy theo
mục đích nghiên cứu và sử dụng.
Độ chính xác của bản đồ thành quả chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác
của số liệu đầu vào, còn sai số do kỹ thuật GIS trong qua trình xử lý chỉ là sai
số tính toán rất nhỏ, không đáng kể. Vì thế, với phương pháp này sẽ cho ta
những tờ bản đồ thành quả đảm bảo độ tin cậy và chính xác.
Một số chương trình, dự án ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ hiện
trạng và quản lý tài nguyên như:
Từ những năm 80 của thế kỷ XX được sự giúp đỡ của FAO công nghệ
viễn thám và GIS được sử dụng mạnh mẽ ở nước ta.
Dự án VIE 76 - 014 lần đầu tiên xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và
các trạng thái rừng trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám Landsat và bước đầu tiếp
cận công nghệ GIS. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển của
9
việc ứng dụng viễn thám và GIS vào ngành Lâm nghiệp nói chung và điều tra
quy hoạch rừng nói riêng ở Việt Nam. Từ đó đến nay, công nghệ viễn thám
GIS đã được ứng dụng rộng rãi và trở thành công cụ không thể thay thế trong
lĩnh vưc đánh giá theo dõi tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng.
Trong ngành Lâm nghiệp, các chương trình ứng dụng GIS cụ thể như:
Chương trình điều tra nguyên liệu giấy (1972 - 1975);
Chương trình theo dõi, đánh giá biến động tài nguyên rừng (1991 -
1995) - FIPI;
Dự án ứng dụng viễn thám theo dõi biến động các khu bảo tồn thiên
nhiên (1991 - 1995) - WWF;
Dự án theo dõi độ che phủ hạ lưu sông Mê Kông (1993 - 1995) - Ủy
ban Mê Kông;
Chương trình ứng dụng GIS trong theo dõi diễn biến rừng - Cục kiểm
lâm triển khai.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước về ứng dụng GIS
trong Lâm nghiệp thời gian gần đây:
Lại Huy Phương (1995) Luận án Phó tiến sĩ nông nghiệp với nghiên
cứu “Ứng dụng kỹ thuật tin học - GIS trong điều tra quy hoạch và quản lý
rừng Việt Nam”;
Nguyễn Mạnh Cường (1995) với nghiên cứu “Xây dựng bản đồ rừng
trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám”;
Chu Thị Bình (2001) với Luận án tiến sĩ kỹ thuật “Ứng dụng công nghệ
tin học để khai thác thông tin cơ bản trên tư liệu viễn thám, nhằm phục vụ
nghiên cứu một số đặc trưng về rừng Việt Nam”.
1.5. Bản đồ số
1.5.1. Khái quát về bản đồ số.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ tin học, các thiết bị đo, ghi tự
động, các loại máy in, máy vẽ kỹ thuật có chất lượng cao không ngừng được
10
hoàn thiện. Trên cơ sở đó người ta xây dựng hệ thống thông tin địa lý, hệ thống
thông tin đất đai mà phần quan trọng của nó là cơ sở dữ liệu bản đồ.
Bản đồ số: Là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có
khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ [3, 5].
Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: Thiết bị ghi dữ liệu,
Máy tính, Cơ sở dữ liệu bản đồ, Thiết bị thể hiện bản đồ.
Bản đồ số được lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở chỗ:
Bản đồ số lưu trữ dưới dạng các file dữ liệu trong bộ nhớ máy tính và có thể
thể hiện dưới dạng hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình
máy tính. Nếu sử dụng các máy vẽ, ta có thể in được bản đồ trên giấy giống
như bản đồ thông thường và có thể in ra với số lượng và tỷ lệ tùy ý.
Bản đồ hiện trạng rừng là loại bản đồ chuyên đề được thiết kế, biên tập,
lưu trữ và hiển thị trong máy tính như các loại bản đồ thông thường.
Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng
cập nhật phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số
được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn nhiều so với bản đồ giấy truyền thống.
1.5.2. Cơ sở dữ liệu của bản đồ số
Cơ sở dữ liệu bản đồ là một tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia
bởi người sử dụng. Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu
trữ trong một tổ chức cấu trúc [3, 5]. Nhờ phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu,
người ta có thể sử dụng dữ liệu cho các mục đích tính toán, phân tích tổng
hợp, khôi phục dữ liệu… Trong bản đồ số các dữ liệu được phân chia làm hai
loại dữ liệu đó là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
- Dữ liệu không gian: Là loại dữ liệu thể hiện vị trí chính xác trong không
gian thực của đối tượng và quan hệ của các đối tượng qua mô tả hình học và
mô tả không gian. Các dữ liệu không gian thể hiện các đối tượng bản đồ
thông qua ba yếu tố hình học là điểm, đường, vùng.
11
- Dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi không gian): Là các dữ liệu thể hiện
các thông tin về đặc điểm cần có của các yếu tố bản đồ, có hai loại thuộc tính:
+ Thuộc tính định lượng: Kích thước, diện tích …
+ Thuộc tính định tính: Phân lớp, kiểu, màu sắc...
Dữ liệu của bản đồ số có thể được lưu trữ ở hai dạng là: Vector và Raster
- Dạng dữ liệu Vector: Là đại lượng biến thiên có độ dài và hướng
tương ứng. Một vector được xác định trong không gian nếu biết tọa độ điểm
đầu và điểm cuối của nó. Như vậy các đối tượng bản đồ đều có thể xác định
và mô tả qua dạng dữ liệu vector.
- Dạng dữ liệu Raster: Là kết quả biểu diễn rời rạc hóa các thông tin
hình ảnh trên mặt phẳng thành dạng lưới các ô vuông. Các phần tử của lưới ô
vuông có kích thước rất nhỏ chứa các thông tin về độ xám, đó là các pixel.
kịch thước của pixel càng nhỏ thì độ phân giải càng lớn và lượng thông tin
phải ghi nhận càng nhiều.
Dữ liệu dạng raster có ưu điểm là cấu trúc đơn giản, đồng nhất, ghi
nhận nhanh qua máy quét, sử dụng thiết bị đơn giản để nhập thông tin, dễ kết
hợp với thiết bị đầu ra như màn hình, máy in phun. Nó có nhược điểm là khối
lượng thông tin rất lớn, khó suy giải, tính toán và độ chính xác thấp.
Dữ liệu dạng Vector có ưu điểm là khá đơn giản trong quản lý, có thể
sử dụng các thiết bị đơn giản để nhập số liệu, ít tốn bộ nhớ khi lưu trữ, dễ xử
lý, dễ tính toán chuyển đổi, độ chính xác cao. Nhược điểm của dạng dữ liệu
này là có cấu trúc phức tạp, truy cập tốn nhiều thời gian.
Hai loại dữ liệu vector và raster có thể chuyển đồi lẫn nhau. Tuy nhiên
việc chuyển đổi từ dạng vector sang raster chỉ xảy ra trong một số ít trường
hợp vì trong phép chuyển đổi này sẽ làm mất thông tin tọa độ thực. Còn phép
chuyển đổi từ dữ liệu raster sang vector thường xuyên được ứng dụng trong
thực tế. Khi ở dạng raster các đường thẳng thường có độ dày chiểm một số
lượng pixel nhất định. Trước hết ta tiến hành làm mỏng các đường thành băng
12
mỏng 01 pixel sau đó chuyển băng mỏng 01 pixel thành chuỗi các vector nối
các điểm nút (đây còn gọi là quá trình “Vector hóa”).
1.5.3. Phần mềm Mapinfo và ứng dụng trong thành lập bản đồ hiện
trạng rừng.
Mapinfo là phần mềm được sử dụng trong GIS chuyên về quản lý dữ
liệu bản đồ, trình bày, trang trí cho in ấn [4]. Nó có khả năng rất tốt trong việc
liên kết hai dạng dữ liệu thông tin là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính,
đây là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữ liệu vừa và
nhỏ, nhằm xây dựng một hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho những mục
đích cụ thể. Cho đến nay theo nhiều chuyên gia bản đồ đã sử dụng Mapinfo
đánh giá chưa có một hệ GIS nào dễ sử dụng như Mapinfo.
Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng (table), mỗi
bảng là một tập hợp các file thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bản
ghi số liệu mà hệ thống đề ra. Mặt khác, thông tin còn được quản lý theo từng
lớp (layer), mỗi lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ và
quản lý đối tượng theo không gian của một chủ thể cụ thể, phục vụ cho mục
đích nhất định trong hệ thống. Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp như
vậy đã giúp cho Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các
mảnh bản đồ, tạo điều kiện cho chúng ta có thể tổng hợp các lớp thông tin
khác nhau trong hệ thống và dễ dàng thêm vào bản đồ đã có các lớp thông tin
mới hoặc xóa đi các đối tượng thông tin không cần thiết.
Các đối tượng địa lý trong Mapinfo được thể hiện thành các đối tượng
bản đồ khác nhau, cụ thể như sau:
- Các đối tượng dạng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín
hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định.
- Các đối tượng dạng đường (Line): Thể hiện các đối tượng không khép
kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định.
13
- Đối tượng dạng điểm (Point): Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng
địa lý.
- Đối tượng dạng chữ (Text): Thể hiện các đối tượng không phải là địa
lý của bản đồ như: nhãn, tiêu đề, ghi chú…
Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ:
- Trong cơ cấu tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu, Mapinfo được chia ra
làm hai thành phần cơ bản: Cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ.
Các bản ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau, nhưng
lại được liên kết với nhau thông qua chỉ số ID được lưu trữ và quản lý chung
cho cả hai loại bản ghi nói trên.
14
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung: Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng năm 2019, đánh giá
các nguyên nhân biến động rừng giai đoạn 2016 - 2019 từ đó cung cấp cơ sở
lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý tài nguyên
rừng xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Chúng tôi giới hạn nghiên cứu biến động tài nguyên rừng của xã từ năm
2016 - 2019 với lý do là từ năm 2016 (sau kiểm kê rừng toàn quốc) số liệu đã
được chuẩn hóa.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Từ bản đồ hiện trạng rừng năm 2016, 2018 tiến hành cập nhật diển biến
rừng năm 2019 để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2019
+ Đánh giá, xác định nguyên nhân biến động rừng giai đoạn 2016 -
2018, giai đoạn 2018 - 2019 và tổng hợp cho giai đoạn 2016 - 2019
+ Đề xuất các giải pháp nhằm phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng
tại xã Hướng Hiệp.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp trong địa bàn xã
Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
- Những tác động có liên quan đến biến động tài nguyên rừng của xã.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Toàn bộ diện tích trong phạm vi ranh giới xã
Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi về thời gian: 6/2019 - 11/2019
15
2.3. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về hiện trạng rừng năm 2016, 2018, tiến
hành cập nhật diển biến rừng năm 2019 và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng
năm 2019
+ Đánh giá, phân tích nguyên nhân dẩn đến biến động tài nguyên
rừng qua 02 giai đoạn: 2016 - 2018 và 2018 - 2019 và tổng hợp cho giai
đoạn 2016 - 2019.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ công tác quản lý tài nguyên
rừng tại xã Hướng Hiệp.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Trong công tác xây dựng bản đồ nói chung và bản đồ hiện trạng rừng nói
riêng, công việc đầu tiên không thể thiếu là công tác chuẩn bị. Do đó việc thu
thập, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, số liệu có sẵn và điều tra thực địa theo
những yêu cầu đặt ra được chú trọng hàng đầu. Sử dụng phương pháp sau đây
để thu thập số liệu:
Phương pháp kế thừa: là phương pháp kế thừa có chọn lọc các bản đồ,
tài liệu đã có tại khu vực nghiên cứu.
Đối với những bản đồ kế thừa phải có tỷ lệ phù hợp với tỷ lệ bản đồ
thành quả và thời gian đo vẽ phải gần so với hiện tại và phải được cập nhật
thường xuyên.
Đối với các tài liệu: Các tài liệu liên quan được thu thập từ các tài liệu có
sẵn trên khu vực nghiên cứu, các tài liệu trên được cung cấp bởi cơ quan quản
lý đất đai đủ tin cậy để sử dụng.
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài
nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Thông tin, tài liệu về điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội: dân số, lao
động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác khu vực nghiên cứu.
- Những kết quả điều tra, nghiên cứu, báo cáo đánh giá diễn biến tài
nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
16
- Cơ sở dữ liệu về hiện trạng rừng năm 2016, 2018 của xã Hướng Hiệp
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Việc thu thập số liệu thực địa được thực hiện bằng cách đo đếm trực tiếp
ngoài hiện trường, sử dụng máy định vị GPS (Hệ tọa độ VN2000), bản đồ
hiện trạng rừng năm 2018 để cập nhật diển biến rừng khi có sự thay đổi về
hiện trạng. Cần xác định được hiện trạng thực tế so với bản đồ hiện trạng rừng
năm 2018.
Đối với các lô rừng có sự thay đổi nguyên lô thì tiến hành đến trung tâm
lô đó và dùng máy GPS xác định tọa độ rồi đối chiếu bản đồ hiện trạng rừng
năm 2018 để xác định lô biến động, đánh dấu trên bản đồ hiện trạng và lưu
tọa độ vào máy GPS
Đối với các lô có sự thay đổi không nguyên lô thì tiến hành sử dụng máy
GPS vào chức năng khoanh vùng, sau đó cầm máy tiến hành đi đường bao đối
với vùng biến động, kết thúc quá trình khoanh vùng thì lưu vùng đã đi lại để
tiến hành nội nghiệp vào máy..
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi đánh giá chất lượng tài liệu đã thu thập được tiến hành xử lý số
liệu đối với từng loại tài liệu như sau:
Đối với tài liệu là bản đồ: tiến hành chuẩn hóa, cập nhật các lớp cơ sở dữ
liệu, biên vẽ, bổ sung vào lớp thông tin không gian.
Đối với tài liệu là các số liệu thống kê: Tiến hành xử lý và cập nhật vào
bản đồ thông qua các công cụ máy tính.
Phương pháp thống kê và phân tích kết quả: Việc thống kê sẽ có được
một cái nhìn tổng quan trong quá trình thực hiện quản lý đất. Việc phân tích
kết quả thống kê sẽ thể hiện những kết luận về hiện trạng khu vực nghiên cứu
để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý.
2.4.4. Phương pháp cập nhật biến động tài nguyên rừng
Từ số liệu thu thập được ngoài thực địa sử dụng phần mềm mapinfo xử
lý số liệu, điều chỉnh màu sắc phù hợp với từng hiện trạng rừng, đất rừng…
Các bước thực hiện như sau:
17
- Chuyển dữ liệu từ máy GPS vào phần mềm Mapinfo
- Xuất dữ liệu từ GPS vào Mapsource
- Chuyển dữ liệu sang file trung gian (*.dxf)
- Chọn những point (track) cần chuyển, vào File/Save As…
- Xuất dữ liệu sang Mapinfo với hệ quy chiếu VN2000
- Tiến hành khoanh vẽ trực tiếp trên lớp hiện trạng rừng bằng phần mềm
mapinfo
- Bổ sung thông tin thuộc tính vào bảng danh sách các lô có diễn biến.
- Xuất dữ liệu và thống kê diện tích loại trạng thái rừng: Từ phần mềm
mapinfo, có lớp hiện trạng rừng vào table → export table → chọn lớp cần
xuất dữ liệu → chọn export → chọn kiểu dữ liệu và lưu thành đuôi .csv. Sau
đó thống kê diện tích theo trạng thái
Hình 2.1: Sơ đồ cập nhật diễn biến và tạo lập
bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng
THIẾT KẾ CHUNG
Thu thập dữ liệu bản đồ
Cập nhật, xử lý dữ liệu bản đồ
Bổ sung hoàn thiện dữ liệu
Tổ chức quản lý dữ liệu trên
máy tính
Biên tập bản đồ
Xuất dữ liệu bản đồ
18
2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng rừng
Sử dụng phần mềm Mapinfo phiên bản 10.5 để xây dựng và cập nhật dữ
liệu bản đồ, khái quát như sau:
Bước 1: Mở lớp bản đồ hiện trạng rừng trên phần mềm Mapinfo
Bước 2: Ghép các lô nhỏ gần nhau có cùng trạng thái và cấp trữ lượng
tạo thành lô trạng thái lớn hơn được lớp bản đồ hiện trạng rừng cấp xã: Kích
chọn một lô rừng sau đó vào object chọn Set target rồi bấm chọn các lô rừng
cần gộp, sau đó vào object chọn combine
Bước 3: Xây dựng trang in: Từ bản đồ hiện trạng rừng, tiến hành xây
dựng tiêu đề, chú giải, lưới tọa độ, thước tỷ lệ, mũi tên chỉ hướng Bắc
2.4.6. Phương pháp phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động tài
nguyên rừng
Ngoài các nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng khi đi thu
thập thông tin ở ngoài hiện trường thì để phân tích nguyên nhân dẫn đến biến
động tài nguyên rừng Sử dụng sơ đồ cây vấn đề nhằm cung cấp thông tin ở
các cuộc phỏng vấn trực tiếp người dân ở địa phương và cán bộ xã bằng các
bộ câu hỏi nhằm phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng.
Hình
Hình 2.2: Sơ đồ cây vấn đề
Kết quả
Nguyên nhân
Biến động tài nguyên rừng
Mất rừng, suy
thoái rừng
Tăng diện tích,
chất lượng rừng
19
2.4.7. Phương pháp phân tích các giải pháp nhằm giảm mất rừng và suy
thoái rừng
Phân tích sơ đồ cây mục tiêu xác định các giải pháp tiềm năng nhằm
giảmthiểu mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường hơn nữa các giải pháp
nhằm gia tăng diện tích và chất lượng rừng hướng đến quản lý bền vững tài
nguyên rừng trên địa bàn.
Với mỗi nguyên nhân được xác định dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng
và tăng diện tích, chất lượng rừng tiến hành phỏng vấn các người dân, cán bộ
xã để xác định các giải pháp cho từng nguyên nhân, với những nguyên nhân
tích cực làm tăng diện tích, chất lượng rừng thì giải pháp đưa ra nhằm thúc
đẩy hơn nữa nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác phát triển rừng.
Phân tích sơ đồ cây mục tiêu xác định các giải pháp tiềm năng nhằm
giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường hơn nữa các giải pháp
nhằm gia tăng diện tích, chất lượng rừng hướng đến quản lý rừng bền vững
trên địa bàn xã Hướng Hiệp
20
Hình 2.3: Sơ đồ cây mục tiêu
Mục tiêu
Các giải pháp
Quản lý bền vững tài
nguyên rừng
Giảm mất rừng,
suy thoái rừng
Tăng diện tích,
chất lượng rừng
Nguyên
nhân
Nguyên
nhân
Nguyên
nhân
Nguyên
nhân
Nguyên
nhân
N.
nhân
N.
nhân
N.
nhân
N.
nhân
N.
nhân
Các
giải
pháp
Các
giải
pháp
Các giải
pháp
Các
giải
pháp
21
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Xã Hướng Hiệp nằm về phía Đông Bắc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị;
tổng diện tích tự nhiên của xã 14.188,40 ha, cách trung tâm huyện lỵ khoảng
03 km nằm dọc theo quốc lộ 9 [10, 19]. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp
như sau:
- Phía Bắc giáp xã Linh Thượng, Huyện Gio Linh và xã Cam Thành,
Huyện Cam Lộ.
- Phía Nam giáp với thị trấn Krông Klang.
- Phía Đông giáp xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ
- Phía Tây giáp xã Hướng Linh, huyện Hướng Hoá.
22
Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Hƣớng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
3.1.2. Địa hình
Xã Hướng Hiệp nằm trong khu vực địa hình đặc trưng bởi đồi núi cao và
bị chia cắt khá phức tạp, ở nhiều thôn đất đai có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh
bởi nhiều khe suối và các thung lũng nhỏ. Địa hình thuộc địa hình vùng đồi,
với 3 cấp độ đồi thấp, đồi trung bình, đồi cao; độ cao giảm dần từ Tây đến
Bắc. Độ cao lớn nhất 900m, độ cao thấp nhất 30m.
23
3.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Hướng Hiệp chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu chung của tỉnh
Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Đakrông nói riêng nằm ở phía
Nam của Bắc Trung Bộ, nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là
vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa
đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt,
chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến
động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống
nhân dân gặp không ít khó khăn [19].
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần
mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng
5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm dao động trong
khoảng 70 - 80 Kcalo/cm2
năm), những tháng mùa hè gấp 2 - 3 lần những
tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1700 - 1800
giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ).
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 - 250
C, cao
nhất là tháng 7 còn tháng 01 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các
tháng nóng 34 - 350
C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8 - 100
C
* Ẩm độ: Độ ẩm tương đối trung bình 85%, phân thành hai mùa rõ rệt:
Mùa khô nóng kéo dài 04 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình
từ 70 - 80% và đạt cự tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%, tháng ẩm nhất có độ
ẩm 85 - 90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%.
* Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu diễn ra từ tháng 9 kéo dài đến đến
tháng 2 năm sau, lượng mưa khoảng 75 - 85% tổng lượng mưa cả năm; lượng
mưa đạt cực đại vào tháng 10,11 chiếm 70% lượng mưa cả năm (Tháng 10 là
tháng có lượng mưa cao nhất khoảng 600 mm); từ tháng 3 đến tháng 7 lượng
mưa thấp nhất chiếm 30% lượng mưa cả năm.
Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2300 - 2700 mm; số ngày
mưa trong năm khoảng 130 - 180 ngày.
24
* Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính trong năm đó là gió mùa Tây Nam
và gió mùa đông Bắc.Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2
năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%; Gió Tây Nam khô nóng, thường
gọi là gió “Lào”, thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 và gay gắt nhất
tháng 6 đến tháng 7, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%; Hàng năm có từ 40 -
60 ngày khô nóng gay gắt.
* Thủy văn: Xã Hướng Hiệp có hệ thống khe suối dày đặc, có 02 dòng
suối chính đó là suối Giàng Thoang, suối Chin Hinh và suối Tiên Hiên; 03 con
suối này là hợp thủy vào dòng sông Hiếu.Với Hệ thống khe suối dày đặc kể
trên đã gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong mùa mưa lũ và cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình Thủy lợi giữ nước phục vụ sinh
hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp trong mùa khô.
3.1.4. Hệ thống giao thông
Xã Hướng Hiệp có Quốc lộ 9 chạy qua. Mạng lưới giao thông trên địa
bàn xã đã được chú trọng đầu tư phát triển. Tất cả các tuyến đường giao thông
về các thôn trên địa bàn xã đều đã được bê tông hóa, kiên cố. Có các tuyến
đường giao thông liên huyện đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương.
3.1.5. Thổ nhưỡng
Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau nên đất đai ở
Hướng Hiệp rất đa dạng và phong phú bao gồm năm loại chính đó là: đất màu
tím trên đá sét, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên đất
mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất có địa hình đồi chiếm hơn
95% diện tích phù hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà
phê, tiêu, cao su…và trồng cây lâm nghiệp
3.2. Tình hình kinh tế, xã hội
3.2.1. Dân cư
- Dân số và mật độ dân số:
Toàn xã có 10 thôn gồm: Pa Loang, Kreng, Khe Hiên, Hà Bạc, Khe
Van, Ra Lu, Ruộng, Xa Vi, Xa Rúc, Phú An. Theo số liệu thống kê của Phòng
25
thống kê Huyện Đakrông đến ngày 31 tháng 12 năm 2018: 1205 hộ, dân số
5190 người. Mật độ dân số bình quân trên toàn xã là: 36,4 người/km2
, trong
đó hộ nghèo là 623 hộ, hộ cận nghèo là 105 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:
2,29%, số lao động có việc làm: 960 lao động.
-Thành phần dân tộc:
Trên địa bàn xã Hướng Hiệp gồm có 03 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân
tộc Bru - Vân Kiều chiếm đã số, với 85% tổng dân số toàn xã; trình độ văn
hóa thấp, kém phát triển. Dân tộc Kinh chiếm 15% sinh sống tập trung chủ
yếu ở thôn Ra Lu và thôn Phú An nơi đóng quân của 2 đơn vị quân sự. Ngoài
ra có 2 hộ là dân tộc Thái với 07 nhân khẩu.
-Tập quán canh tác:
Sản xuất nông nghiệp phần lớn còn theo phương thức quảng canh, trình
độ canh tác lạc hậu, chủ yếu dựa và thiên nhiên nên hiện đang ở trong tình
trạng có nhiều hộ còn thiếu lương thực, số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ lớn.
Trồng cây lâm nghiệp mang tính chất tự phát, chưa đồng bộ, chủ yếu trồng
cây keo nên sản lượng gỗ còn thấp so với bình quân toàn tỉnh.
3.2.2. Tình hình kinh tế
Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự nổ lực
phấn đấu của địa phương trong công cuộc đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh
tế nhiều thành phần
Hướng Hiệp là xã thuần nông, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn là: Diện
tích cây có hạt (Lúa, Ngô, Lạc...): 364,2 ha; Diện tích trồng sắn: 330 ha; Diện
tích trồng rừng keo: 1900 ha.
- Chăn nuôi: Số đàn gia súc, gia cầm: Trâu 930 con, bò 970 con, lợn 980
con, dê 881 con, gia cầm các loại 11.000 con. Diện tích ao cá 2,7 ha.
3.3.3. Cơ sở hạ tầng
- Về thuỷ lợi: Công tác thuỷ lợi trong những năm gần đây được xã chú trọng
đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của thuỷ lợi trong việc phát triển nông
26
nghiệp và kinh tế nông thôn, huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi về
cho xã, thôn nhằm đảm bảo điều kiện tưới tiêu cho lúa và hoa màu. Xã có các
công trình thủy lợi lớn như đập chinh hinh, đập tiên hinh, đập sa mưu…
- Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc:
Hầu hết các thôn trên địa bàn xã đều có điện lưới và phần lớn người
dân đã được sử dụng điện lưới để sinh hoạt phục vụ sản xuất phát triển kinh
tế. Phần lớn người dân vẫn sữ dụng nước khe, suối để phục vụ sản xuất và
sinh hoạt. Xã có trung tâm Văn hóa xã; Mạng lưới sóng thông tin di động,
hiện trên toàn xã đã phủ sóng di động và đang phát triển mạnh mẽ công nghệ
3G, 4G tạo điều kiện cho phấn lớn người dân được tiếp cận với những tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới của nhân loại, đây là một động lực thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nông nghiệp - công nghiệp tiên tiến và
hiện đại.
- Cơ sở hạ tầng xã hội:
- Giáo dục: Trên địa bàn xã có 01 trường THCS, 02 trường tiểu học, 01
trường mầm non. Tổng số học sinh năm học 2018 - 2019 là 1.247 em. Trong
đó: trường Mẫu giáo 415 cháu; trường TH số 1 là 321 em; trường TH số 2 là
188 em; THCS là 323 em.
3.4.3. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất có rừng 9.506,79 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên:
7.562,71 ha; Rừng trồng: 1.944,08 ha. Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở
phía Tây của xã ở các thôn Khe Hiên, Kreng, Pa Loang; và có khoảng 2.000
ha rừng trồng phân bố trên toàn xã chủ yếu là trồng cây keo
- Hệ thực vật: Rừng tự nhiên trên địa bàn xã tập trung chủ yếu ở phía
Tây, thảm thực vật khá đa dạng và phong phú về loài từ cây gỗ lớn gỗ lớn,
nhở, nhỏ, cây bụi quí hiếm và thông thường (Gụ lau, Gụ mật, Sến, Huỷnh,
Xoan đào, Lòng Mang, Trám, Bạng, Trâm, Dẻ,...), đến các loài cây đặc sản
(Mây, lá Nón, đoác,...) và cây dược liệu (Hoàng đằng, Vằng đắng, Ngũ gia bì,
Hà thủ ô,...), các loài lan...
Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3LqFFAs
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
27
- Hệ động vật: Rừng trên địa bàn xã có nhiều loài động vật quí hiếm và
thông thường như: Khỉ, Vọoc chà vá chân nâu, Hươu, Nai, Hoẵng, Mang,
Lợn rừng, Nhím....các loài chim: Gà rừng, Gà Lôi, chim Khướu, Sáo, ...Nhìn
chung hệ động vật khá phong phú về loài nhưng số lượng đến nay không còn
nhiều do phá rừng bừa bãi, nạn săn bắt quá mức các loài động vật hoang dã.
Trong những năm qua, do đời sống kinh tế của người dân sống gần
rừng gặp nhiều khó khăn, sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường,
nhu cầu của xã hội cần các mặt hàng có nguồn gốc từ rừng đã làm tăng áp lực
về khai thác các sản phẩm từ rừng nên chất lượng và chủng loại các loài trên
ngày một giảm dần.
3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát
triển rừng
- Thuận lợi: Sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẩn của lãnh đạo Hạt Kiểm lâm
Đakrông; Sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể của Ủy ban nhân dân
xã trong công tác Bảo vệ rừng; Sự phối hợp, thống nhất cao của lực lượng
công an, quân sự xã và các cơ quan chức năng khác trên địa bàn. Sự hổ trợ
của các phần mềm, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý tài
nguyên rừng [11, 19].
- Khó khăn: Tình trạng người dân phá rừng, lấn, chiếm rừng, đất
rừng để trồng rừng và làm nương rẫy trên địa bàn vẫn còn xảy ra; Việc
khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái pháp luật trên địa bàn vẫn xảy ra.
Diện tích rừng tự nhiên lớn và giáp ranh với nhiều huyện nên có nguy cơ
bị xâm hại rừng cao gây khó khăn công tác Bảo vệ rừng. Các diện tích
rừng giao cho các hộ gia đình, công đồng thôn quản lý, bảo vệ chưa có
các chính sách, chế độ để người dân hưởng lợi nên ý thức và trách nhiệm
bảo vệ rừng chưa cao, người dân chưa thực sự vào cuộc để bảo vệ rừng.
Ban quản lý các thôn trên địa bàn chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong
công tác Bảo vệ rừng; Không báo cáo kịp thời tình trạng xâm hại rừng ở
địa bàn thôn, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm [11, 19].
Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3LqFFAs
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
28
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng xã Hƣớng Hiệp
4.1.1. Hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016
Kế thừa cơ sở dữ liệu về hiện trạng rừng và đất rừng sau tổng điều tra
năm 2016 [10], sử dụng phần mềm mapinfo biên tập và xây dựng bản đồ hiện
trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016 như hình 4.1
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hƣớng Hiệp năm 2016
29
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng
xã Hƣớng Hiệp năm 2016
TT Phân loại rừng Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng 13.284,55 100
A Đất có rừng 8.675,29 65,30
I Rừng tự nhiên 7.760,81 58,42
1 Rừng giàu 343,87 2,59
2 Rừng trung bình 2.659,90 20,02
3 Rừng nghèo 903,83 6,80
4 Rừng phục hồi 3.853,21 29,01
II Rừng trồng 914,48 6,88
B Đất chƣa có rừng 4,609.26 34,70
1 Đất có rừng trồng chưa thành rừng 840,84 6,33
2 Đất trống có cây gỗ tái sinh 985,53 7,42
3 Đất trống không có cây gỗ tái sinh 1.986,56 14,95
4 Đất có cây nông nghiệp 690,77 5,20
5 Đất khác trong lâm nghiệp 105,56 0,79
Qua bảng 4.1 ta thấy, đất có rừng có diện tích 8.675,29 ha (chiếm
65,30%) chiếm tỷ lệ lớn và đất chưa có rừng có diện tích 4.609,26 ha
(34,70%). Rừng tự nhiên chiếm 58,42%, trong đó chủ yếu là rừng có trữ
lượng trung bình với 2.659,90 ha (20,02%), tiếp theo là rừng phục hồi với
3853,21 ha (29,01%), rừng trồng là 914,84 ha (6,88%), rừng nghèo và rừng
giàu chiếm tỷ lệ nhỏ với 6,80% (903,83 ha) và 2,59% (343,87 ha). Với đất
chưa có rừng, đất trống không có cây gỗ tái sinh chiếm 1986,56 ha (14,95%),
đất trống có cây gỗ tái sinh là 985,53 ha (chiếm 7,42%), đất có cây nông
nghiệp là 690,77 ha (5,20%), đất có rừng trồng là 840,84 ha (chiếm 6,33%) và
đất khác trong Lâm nghiệp là 105,56 ha (chiếm 0.79%).
4.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2018
Kế thừa dữ liệu hiện trạng rừng năm 2018 [10], sử dụng phần mềm
mapinfo biên tập và thành lập bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp
năm2018 như hình 4.2.
8311276

More Related Content

Similar to PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, HUYỆN ĐAKRÔNG.pdf

Similar to PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, HUYỆN ĐAKRÔNG.pdf (20)

Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồn...
 
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
Luận văn: Nghiên cứu một số giải pháp xúc tiến tái sinh các trạng thái rừng p...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đLuận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng c...
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...Đề tài  nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
Đề tài nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình, MIỄN...
 
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú ThọLuận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
Luận Văn Mô Hình Công Tác Xã Hội Tại Bệnh Viên Phú Thọ
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã Hóa Thượng, Hu...
 
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
 
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm Hòa
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm HòaChăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm Hòa
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm Hòa
 
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
 
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu nămĐánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu năm
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho việc phát triển cây công ng...
 
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
Tìm hiểu hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người cao tuổi tại các trung tâm chăm...
 
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
Phân Tích Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Đất Trong Mối Quan Hệ Với Quy Hoạch Nôn...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn thị trấn Quan...
 

More from TieuNgocLy

More from TieuNgocLy (20)

THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdfTHI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ.pdf
 
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdfCách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
Cách trưng bày và bố trí sản phẩm của circle k tại Việt Nam 9870993.pdf
 
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdfHẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
HẠ THÂN NHIỆT ĐIỀU TRỊ TRONG NGỪNG TUẦN HOÀN- THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM.pdf
 
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ “GIẢI CỨU NÔNG SẢN” CHO NÔNG DÂN - Luận văn Thạc sĩ chuyên...
 
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
现代汉语广告中的成语研究 = Nghiên cứu thành ngữ trong ngôn ngữ quảng cáo của tiếng Hán hi...
 
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdfNghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
Nghiên cứu hệ thống chống bó cứng phanh trên xe mazda CX 5 2013.pdf
 
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdfChức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
Chức Năng Hoạch Định Quản Trị Học.pdf
 
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
NHẬN THỨC VỀ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ BIỂU HIỆN CẢNH BÁO ĐỘT QỤY NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH ...
 
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
HỘI THẢO CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NA...
 
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
Nghiên cứu quá trình thụ đắc từ li hợp trong tiếng Hán hiện đại của sinh viên...
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Thông Tin Vô Tuyến, Chuyển Mạch Và Thông Tin Quan...
 
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
HIỆP ĐỊNH THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN – ÚC – NIU DILÂN (AANZFTA)...
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdfPháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại trong khu công nghiệp ở Việt Nam.pdf
 
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
Thiết Kế Hệ Thống Cung Cấp Điện Cho Tòa Nhà Cao Tầng Có Ứng Dụng Các Phương P...
 
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdfBài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
Bài Giảng Chứng Khoán Phái Sinh.pdf
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
Intangible Values in Financial Accounting and Reporting An Analysis from the ...
 
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdfBài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
Bài Giảng Các Phương Pháp Dạy Học Hiện Đại.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, HUYỆN ĐAKRÔNG.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ---- HỒ SĨ MẠNH VŨ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ NGÀNH: 8620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỒNG HẢI PGS.TS. PHÙNG VĂN KHOA Hà Nội, 2019
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Những số liệu trong các bảng, biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019 Ngƣời cam đoan Hồ Sĩ Mạnh Vũ
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hồng Hải và PGS. TS. Phùng Văn Khoa, đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện, giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin gửi tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp lòng biết ơn chân thành đã tạo điều kiện trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù bản thân đã cố gắng trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn./. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019 Học viên Hồ Sĩ Mạnh Vũ
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU......................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................3 1.1. Các khái niệm về rừng ........................................................................... 3 1.2. Phân loại tài nguyên rừng ...................................................................... 4 1.3. Bản đồ hiện trạng rừng........................................................................... 5 1.4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System) ........ 7 1.4.1. Tổng quan công nghệ GIS............................................................... 7 1.4.2. Ứng dụng GIS trong công tác thành lập bản đồ............................. 7 1.5. Bản đồ số................................................................................................ 9 1.5.1. Khái quát về bản đồ số.................................................................... 9 1.5.2. Cơ sở dữ liệu của bản đồ số..........................................................10 1.5.3. Phần mềm Mapinfo và ứng dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng rừng. ..............................................................................................12 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................14 2.1.1. Mục tiêu chung..............................................................................14 2.1.2. Mục tiêu cụ thể..............................................................................14 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................14 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................14 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................14 2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................15 2.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................15
  • 5. iv 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ........................................................15 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp.............................................16 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................16 2.4.4. Phương pháp cập nhật biến động tài nguyên rừng ......................16 2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng rừng...........................18 2.4.6. Phương pháp phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng ............................................................................................18 2.4.7. Phương pháp phân tích các giải pháp nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng................................................................................................19 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......................................................................................21 3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................21 3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................21 3.1.2. Địa hình.........................................................................................22 3.1.3. Khí hậu, thủy văn ..........................................................................23 3.1.4. Hệ thống giao thông......................................................................24 3.1.5. Thổ nhưỡng...................................................................................24 3.2. Tình hình kinh tế, xã hội......................................................................24 3.2.1. Dân cư...........................................................................................24 3.2.2. Tình hình kinh tế ...........................................................................25 3.3.3. Cơ sở hạ tầng................................................................................25 3.4.3. Tài nguyên rừng............................................................................26 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng.....................................................................................................27 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................28 4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp.......................................28 4.1.1. Hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016..................................28 4.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2018................29
  • 6. v 4.1.3. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2019................31 4.2. Biến động tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp.........................................38 4.2.1. Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 - 2018.......................38 4.2.2. Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2018 - 2019.......................39 4.2.3. Tổng hợp biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 - 2019.......40 4.3. Tổng hợp nguyên nhân biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 - 2018 và giai đoạn 2018 - 2019....................................................................42 4.3.1. Nguyên nhân tích cực làm tăng diện tích, chất lượng rừng .........42 4.3.2. Nguyên nhân làm mất rừng, suy thoái rừng.................................45 4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn xã Hướng Hiệp. ....................................................................................49 4.4.1. Giải pháp về kinh tế cho người dân địa phương ..........................49 4.4.2. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức...........................50 4.4.3. Các giải pháp bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ................................................................................................51 4.4.4. Giải pháp nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng.......... 54 4.4.5. Giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn lực đầu tư, khoa học công nghệ ......................................................................................... 55 4.4.6. Giải pháp tăng cường năng lực quản lý .......................................56 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................59
  • 7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2016....29 Bảng 4.2: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2018....30 Bảng 4.3: Các nguyên nhân biến động rừng và đất rừng chủ yếu trong năm 2019......................................................................................................................32 Bảng 4.4: Thống kê các lô rừng có diễn biến năm 2019....................................34 Bảng 4.5: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hướng Hiệp năm 2019....37 Bảng 4.6: Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2016 - 2018............................38 Bảng 4.7: Biến động tài nguyên rừng giai đoạn 2018 - 2019............................39 Bảng 4.8: Biến động tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp giai đoạn 2016 - 2019..40 Bảng 4.9: Các hình thức tuyên truyền công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn........................................................................44
  • 8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Sơđồcậpnhậtdiễnbiếnvàtạolậpbảnđồhiệntrạngtàinguyênrừng........17 Hình 2.2: Sơ đồ cây vấn đề .................................................................................19 Hình 2.3: Sơ đồ cây mục tiêu..............................................................................20 Hình 3.1 Vị trí địa lý xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị ...........22 Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016............................28 Hình 4.2: Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2018..........30 Hình 4.3: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2019............................36
  • 9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã thực vật rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng bị chặt phá quá nhiều nên lượng khí các-bon-níc thải vào bầu khí quyển ngày càng nhiều. Do đó khí hậu đang thay đổi và sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho con người, tác động tới môi trường toàn cầu nhưng rõ rệt nhất là việc sụt giảm nguồn nước ngầm, bão tố, lũ lụt, nắng hạn… thường xuyên xảy ra, đã ảnh hưởng đến đời sống dân cư, hủy hoại sản xuất nông nghiệp và làm suy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên nước… Trước thực trạng đó đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp phù hợp để bảo vệ rừng, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên rừng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác theo dõi đánh giá và dự báo xu thế diễn biến rừng làm căn cứ khoa học cho việc xây dựng các chiến lược hoặc kế hoạch phát triển tài nguyên rừng và nghề rừng trên phạm vi toàn quốc cũng như các địa phương. Theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm là một trong những hoạt động quan trọng của ngành lâm nghiệp. Kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng phục vụ việc hoạch định các chủ trương, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định hướng phát triển kinh doanh Lâm nghiệp đối với các đơn vị chủ rừng. Thực tiễn công tác quản lý tài nguyên rừng ở nước ta nói chung cho thấy việc xây dựng mô hình giám sát và đánh giá diễn biến tài nguyên rừng bằng công nghệ địa không gian là một yêu cầu hiện hữu và cấp bách. Công nghệ này cho phép cập nhật và đánh giá sự thay đổi về diện tích, hiện trạng, khoanh vùng sâu bệnh, dịch hại, xác định vùng ngập lụt và vùng chịu tác
  • 10. 2 động của gió bão, dự báo biến động trong tương lai... một cách khoa học, minh bạch và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề này vẫn cần được làm sáng tỏ, xác định được mô hình cụ thể để ứng dụng, xây dựng quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện; Cấu trúc và những đặc trưng cơ bản của cơ sở dữ liệu địa không gian ở địa phương. Làm sao để phát huy được sự tham gia của các bộ và người dân cấp làng xã tham gia vào theo dõi và đánh giá diễn biến tài nguyên... Các kỹ thuật xử lý và phân tích diễn biến rừng bằng công nghệ địa không gian cần được hệ thống hóa một cách khoa học và đưa ra các phương án lựa chọn cho từng đối tượng vùng/tiểu vùng sinh thái của mỗi địa phương. Xã Hướng Hiệp nằm về phía Đông Bắc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; tổng diện tích tự nhiên của xã 14.188,40 ha, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 03 km nằm dọc theo quốc lộ 9. Diện tích địa bàn xã trải rộng trên nhiều dạng địa hình hình phức tạp. Đời sống của hơn 5000 dân địa phương chủ yếu dựa vào rừng nên việc quản lý bền vững tài nguyên rừng đang là một vấn đề hết sức cấp bách. Trong những năm gần đây, rừng trên địa bàn xã có nhiều diễn biến phức tạp dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy ảnh hưởng nhiều đến kết theo dõi diễn biến rừng hàng năm của xã. Do đó cần phải có những đánh giá về thực trạng và diễn biến tài nguyên rừng của xã làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng một cách có hiệu quả. Với nhiệm vụ là một cán bộ Kiểm lâm địa bàn, tôi đã nhận thấy được những hạn chế, khó khăn trong việc theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và đất rừng của xã bằng phương pháp truyền thống so với việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và xử lý bằng máy tính. Từ những lý do nêu trên tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích thực trạng, đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2019”
  • 11. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm về rừng Luật Lâm nghiệp năm 2017 [16] quy định: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 [14] của Chính phủ quy định một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được các tiêu chí sau: Rừng tự nhiên: Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh - Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên. - Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên. - Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau: + Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên; + Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên; + Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên; + Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên.
  • 12. 4 Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác: - Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên. - Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên. - Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau: + Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên; + Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên; + Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên. 1.2. Phân loại tài nguyên rừng Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT [15] qui định như sau: - Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành: Rừng tự nhiên (Rừng nguyên sinh; Rừng thứ sinh: rừng thứ sinh phục hồi, rừng thứ sinh sau khai thác) và rừng trồng (Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; Rừng trồng lại; Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác). - Phân chia rừng theo điều kiện lập địa: Rừng núi đất (rừng trên các đồi, núi đất), Rừng núi đá (rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt), Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ (Rừng ngập mặn; Rừng ngập phèn; Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ), Rừng đất cát (rừng trên các cồn cát, bãi cát). - Phân chia rừng theo loài cây: Rừng gỗ (Rừng cây lá rộng; Rừng cây lá kim; Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim), Rừng tre nứa. Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ, Rừng cau dừa.
  • 13. 5 - Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng + Đối với rừng gỗ: Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3 /ha; Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3 /ha; Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3 /ha; Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3 /ha; Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3 /ha. + Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ. 1.3. Bản đồ hiện trạng rừng - Bản đồ hiện trạng rừng là bản đồ chuyên đề tài nguyên rừng được biên vẽ trên nền bản đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác vị trí, diện tích các loại trạng thái rừng phù hợp với kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng theo định kỳ. - Bản đồ hiện trạng rừng là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý, phát triển rừng vả cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng và khai thác tài nguyên rừng. - Bản đồ hiện trạng rừng thể hiện các nội dung sau: + Đường bình độ + Sông, hồ, biển + Hệ thống thủy văn + Đường giao thông + Điểm dân cư + Các đối tượng: công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa – xã hội như lâm trường, xí nghiệp, đường tải điện,… + Ranh giới hành chính tỉnh, huyện, xã + Ranh giới 3 loại rừng, ranh giới lô, tiểu khu + Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp. Bản đồ phải thể hiện được tỷ lệ xích và hướng quy ước (hướng Bắc).
  • 14. 6 - Những ứng dụng của bản đồ trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp. + Bản đồ hiện trạng rừng là một tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng và cho các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụng và khai thác tài nguyên rừng. + Bản đồ hiện trạng rừng thể hiện kết quả thống kê, kiểm kê tài nguyên rừng lên bản vẽ. Thông qua các loại bản đồ ta có thể tìm được các thông tin đầy đủ, chính xác về: số lượng, chất lượng và đặc điểm phân bố tài nguyên rừng, hiện trạng sử dụng đất của đối tượng sản xuất. + Bản đồ hiện trạng rừng là một trong những cơ sở để xác định phương hướng, nhiệm vụ quản lý đất đai tài nguyên rừng, xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp, kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, lập phương án bảo vệ, quản lý rừng, đất rừng.Trên cơ sở các điều kiện cơ bản của khu vực, cùng với các tài liệu khác có liên quan có thể tiến hành phân tích, xác định mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất đai tài nguyên rừng cho các đối tượng lâm nghiệp, sau đó tiến hành quy hoạch đất đai, quy hoạch các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng và lập ra phương án quy hoạch lâm nghiệp toàn diện và hợp lý. + Ngoài ra, bản đồ hiện trạng rừng còn là công cụ đắc lực để kiểm tra việc thực hiện các phương án quy hoạch cũng như theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Quy hoạch lâm nghiệp là một công tác phức tạp, phạm vi, quy mô rộng và thời gian lâu dài. Muốn tiến hành công tác này có kết quả, ngoài sự chỉ đạo thống nhất và có hiệu quả của các cơ quan có trách nhiệm, một công cụ theo dõi đầy đủ và chính xác tài nguyên rừng.Vì vậy, bản đồ với các thông tin được thể hiện rõ ràng sẽ phục vụ hiệu quả cho công tác này.
  • 15. 7 1.4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic Information System) 1.4.1. Tổng quan công nghệ GIS Hệ thống thông tin Địa lý (GIS - Geographic Information System) đã được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển, đây là một dạng ứng dụng công nghệ tin nhằm mô tả thế giới thực mà chúng ta đang sống [2, 4, 5]. Với những tính năng ưu việt của nó mà các hệ thống thông tin khác không có được như công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông thường và các phép phân tích thống kê, phân tích dữ liệu không gian và thuộc tính. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nghiên cứu và quản lý (phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược), đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm quản lý và quy hoạch sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả, bền vững và hợp lý. Khi xác định một dự án mới (như tìm một khu đất tốt cho phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng cây nông lâm nghiệp). Công nghệ GIS sẽ cho phép tạo lập bản đồ, hợp nhất, phối hợp thông tin, giải quyết các vấn đề phức tạp, đưa ra các quyết định và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây không thực hiện được hoặc chưa từng biết đến. Làm bản đồ và phân tích số liệu địa lý không phải là mới, nhưng hệ thống thông tin địa lý thực hiện hai nhiệm vụ này tốt hơn và nhanh hơn phương pháp truyền thống. Bởi vậy GIS là một công cụ được chính phủ, các cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức, và các trường Đại học sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải quyết vấn đề. 1.4.2. Ứng dụng GIS trong công tác thành lập bản đồ. GIS được biết đến như một công cụ đắc lực trong việc quản lý, phân tích những dữ liệu không gian trong việc xây dựng bản đồ, cung cấp các thông tin địa lý của một khu vực nào đó trên mặt đất [2, 5, 12]. Những thông tin này giúp ích cho rất nhiều lĩnh vực, với sự hỗ trợ của máy tính, GIS có thể
  • 16. 8 cung cấp nhiều thông tin về nhiều vấn đề cùng lúc tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Thực chất việc tạo bản đồ bằng GIS là biến đổi các dữ liệu đầu vào thành dạng số để GIS có thể hiểu và xử lý, xây dựng thành bản đồ với sự trợ giúp của máy tính. Đây là một quá trình xử lý đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu về máy tính. Thông tin được nhập vào qua một phần mềm chuyên dụng đảm bảo độ chính xác. Mỗi một chương trình phần mềm trong hệ thống GIS có một chức năng riêng không thể thiếu để có thể tạo ra được một tờ bản đồ thành quả. Để làm bản đồ, đầu vào của GIS có thể là số liệu đo ngoại nghiệp, bản đồ hoặc ảnh thông qua quá trình xử lý, đầu ra của GIS là bản đồ, bảng biểu thống kê không gian như điểm, đường, diện tích, chu vi cùng các thông tin của đối tượng. Muốn xây dựng một tờ bản đồ chuyên đề mà đầu vào là số liệu đo đạc ngoại nghiệp thì phải tách các lớp số liệu thành các tệp dữ liệu để đưa vào máy, GIS sẽ biến đổi, xử lý và xây dựng thành bản đồ. Nếu dữ liệu đầu vào là từ bản đồ có sẵn thì ta cũng phải tiến hành tách lớp thông tin tùy theo mục đích nghiên cứu và sử dụng. Độ chính xác của bản đồ thành quả chủ yếu phụ thuộc vào độ chính xác của số liệu đầu vào, còn sai số do kỹ thuật GIS trong qua trình xử lý chỉ là sai số tính toán rất nhỏ, không đáng kể. Vì thế, với phương pháp này sẽ cho ta những tờ bản đồ thành quả đảm bảo độ tin cậy và chính xác. Một số chương trình, dự án ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ hiện trạng và quản lý tài nguyên như: Từ những năm 80 của thế kỷ XX được sự giúp đỡ của FAO công nghệ viễn thám và GIS được sử dụng mạnh mẽ ở nước ta. Dự án VIE 76 - 014 lần đầu tiên xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và các trạng thái rừng trên cơ sở sử dụng ảnh viễn thám Landsat và bước đầu tiếp cận công nghệ GIS. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển của
  • 17. 9 việc ứng dụng viễn thám và GIS vào ngành Lâm nghiệp nói chung và điều tra quy hoạch rừng nói riêng ở Việt Nam. Từ đó đến nay, công nghệ viễn thám GIS đã được ứng dụng rộng rãi và trở thành công cụ không thể thay thế trong lĩnh vưc đánh giá theo dõi tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng. Trong ngành Lâm nghiệp, các chương trình ứng dụng GIS cụ thể như: Chương trình điều tra nguyên liệu giấy (1972 - 1975); Chương trình theo dõi, đánh giá biến động tài nguyên rừng (1991 - 1995) - FIPI; Dự án ứng dụng viễn thám theo dõi biến động các khu bảo tồn thiên nhiên (1991 - 1995) - WWF; Dự án theo dõi độ che phủ hạ lưu sông Mê Kông (1993 - 1995) - Ủy ban Mê Kông; Chương trình ứng dụng GIS trong theo dõi diễn biến rừng - Cục kiểm lâm triển khai. Những nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước về ứng dụng GIS trong Lâm nghiệp thời gian gần đây: Lại Huy Phương (1995) Luận án Phó tiến sĩ nông nghiệp với nghiên cứu “Ứng dụng kỹ thuật tin học - GIS trong điều tra quy hoạch và quản lý rừng Việt Nam”; Nguyễn Mạnh Cường (1995) với nghiên cứu “Xây dựng bản đồ rừng trên cơ sở ứng dụng thông tin viễn thám”; Chu Thị Bình (2001) với Luận án tiến sĩ kỹ thuật “Ứng dụng công nghệ tin học để khai thác thông tin cơ bản trên tư liệu viễn thám, nhằm phục vụ nghiên cứu một số đặc trưng về rừng Việt Nam”. 1.5. Bản đồ số 1.5.1. Khái quát về bản đồ số. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ tin học, các thiết bị đo, ghi tự động, các loại máy in, máy vẽ kỹ thuật có chất lượng cao không ngừng được
  • 18. 10 hoàn thiện. Trên cơ sở đó người ta xây dựng hệ thống thông tin địa lý, hệ thống thông tin đất đai mà phần quan trọng của nó là cơ sở dữ liệu bản đồ. Bản đồ số: Là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ [3, 5]. Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: Thiết bị ghi dữ liệu, Máy tính, Cơ sở dữ liệu bản đồ, Thiết bị thể hiện bản đồ. Bản đồ số được lưu trữ gọn nhẹ, khác với bản đồ truyền thống ở chỗ: Bản đồ số lưu trữ dưới dạng các file dữ liệu trong bộ nhớ máy tính và có thể thể hiện dưới dạng hình ảnh giống như bản đồ truyền thống trên màn hình máy tính. Nếu sử dụng các máy vẽ, ta có thể in được bản đồ trên giấy giống như bản đồ thông thường và có thể in ra với số lượng và tỷ lệ tùy ý. Bản đồ hiện trạng rừng là loại bản đồ chuyên đề được thiết kế, biên tập, lưu trữ và hiển thị trong máy tính như các loại bản đồ thông thường. Nhờ các máy tính có khả năng lưu trữ khối lượng thông tin lớn, khả năng cập nhật phân tích thông tin và xử lý dữ liệu bản đồ phong phú nên bản đồ số được ứng dụng rộng rãi và đa dạng hơn nhiều so với bản đồ giấy truyền thống. 1.5.2. Cơ sở dữ liệu của bản đồ số Cơ sở dữ liệu bản đồ là một tập hợp số liệu được lựa chọn và phân chia bởi người sử dụng. Đó là một nhóm các bản ghi và các file số liệu được lưu trữ trong một tổ chức cấu trúc [3, 5]. Nhờ phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, người ta có thể sử dụng dữ liệu cho các mục đích tính toán, phân tích tổng hợp, khôi phục dữ liệu… Trong bản đồ số các dữ liệu được phân chia làm hai loại dữ liệu đó là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. - Dữ liệu không gian: Là loại dữ liệu thể hiện vị trí chính xác trong không gian thực của đối tượng và quan hệ của các đối tượng qua mô tả hình học và mô tả không gian. Các dữ liệu không gian thể hiện các đối tượng bản đồ thông qua ba yếu tố hình học là điểm, đường, vùng.
  • 19. 11 - Dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi không gian): Là các dữ liệu thể hiện các thông tin về đặc điểm cần có của các yếu tố bản đồ, có hai loại thuộc tính: + Thuộc tính định lượng: Kích thước, diện tích … + Thuộc tính định tính: Phân lớp, kiểu, màu sắc... Dữ liệu của bản đồ số có thể được lưu trữ ở hai dạng là: Vector và Raster - Dạng dữ liệu Vector: Là đại lượng biến thiên có độ dài và hướng tương ứng. Một vector được xác định trong không gian nếu biết tọa độ điểm đầu và điểm cuối của nó. Như vậy các đối tượng bản đồ đều có thể xác định và mô tả qua dạng dữ liệu vector. - Dạng dữ liệu Raster: Là kết quả biểu diễn rời rạc hóa các thông tin hình ảnh trên mặt phẳng thành dạng lưới các ô vuông. Các phần tử của lưới ô vuông có kích thước rất nhỏ chứa các thông tin về độ xám, đó là các pixel. kịch thước của pixel càng nhỏ thì độ phân giải càng lớn và lượng thông tin phải ghi nhận càng nhiều. Dữ liệu dạng raster có ưu điểm là cấu trúc đơn giản, đồng nhất, ghi nhận nhanh qua máy quét, sử dụng thiết bị đơn giản để nhập thông tin, dễ kết hợp với thiết bị đầu ra như màn hình, máy in phun. Nó có nhược điểm là khối lượng thông tin rất lớn, khó suy giải, tính toán và độ chính xác thấp. Dữ liệu dạng Vector có ưu điểm là khá đơn giản trong quản lý, có thể sử dụng các thiết bị đơn giản để nhập số liệu, ít tốn bộ nhớ khi lưu trữ, dễ xử lý, dễ tính toán chuyển đổi, độ chính xác cao. Nhược điểm của dạng dữ liệu này là có cấu trúc phức tạp, truy cập tốn nhiều thời gian. Hai loại dữ liệu vector và raster có thể chuyển đồi lẫn nhau. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ dạng vector sang raster chỉ xảy ra trong một số ít trường hợp vì trong phép chuyển đổi này sẽ làm mất thông tin tọa độ thực. Còn phép chuyển đổi từ dữ liệu raster sang vector thường xuyên được ứng dụng trong thực tế. Khi ở dạng raster các đường thẳng thường có độ dày chiểm một số lượng pixel nhất định. Trước hết ta tiến hành làm mỏng các đường thành băng
  • 20. 12 mỏng 01 pixel sau đó chuyển băng mỏng 01 pixel thành chuỗi các vector nối các điểm nút (đây còn gọi là quá trình “Vector hóa”). 1.5.3. Phần mềm Mapinfo và ứng dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng rừng. Mapinfo là phần mềm được sử dụng trong GIS chuyên về quản lý dữ liệu bản đồ, trình bày, trang trí cho in ấn [4]. Nó có khả năng rất tốt trong việc liên kết hai dạng dữ liệu thông tin là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, đây là một công cụ khá hữu hiệu để tạo ra và quản lý một cơ sở dữ liệu vừa và nhỏ, nhằm xây dựng một hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho những mục đích cụ thể. Cho đến nay theo nhiều chuyên gia bản đồ đã sử dụng Mapinfo đánh giá chưa có một hệ GIS nào dễ sử dụng như Mapinfo. Các thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo từng bảng (table), mỗi bảng là một tập hợp các file thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa chứa các bản ghi số liệu mà hệ thống đề ra. Mặt khác, thông tin còn được quản lý theo từng lớp (layer), mỗi lớp thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ và quản lý đối tượng theo không gian của một chủ thể cụ thể, phục vụ cho mục đích nhất định trong hệ thống. Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp như vậy đã giúp cho Mapinfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ, tạo điều kiện cho chúng ta có thể tổng hợp các lớp thông tin khác nhau trong hệ thống và dễ dàng thêm vào bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc xóa đi các đối tượng thông tin không cần thiết. Các đối tượng địa lý trong Mapinfo được thể hiện thành các đối tượng bản đồ khác nhau, cụ thể như sau: - Các đối tượng dạng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một vùng diện tích nhất định. - Các đối tượng dạng đường (Line): Thể hiện các đối tượng không khép kín hình học và chạy dài theo một khoảng cách nhất định.
  • 21. 13 - Đối tượng dạng điểm (Point): Thể hiện vị trí cụ thể của các đối tượng địa lý. - Đối tượng dạng chữ (Text): Thể hiện các đối tượng không phải là địa lý của bản đồ như: nhãn, tiêu đề, ghi chú… Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ: - Trong cơ cấu tổ chức và quản lý cơ sở dữ liệu, Mapinfo được chia ra làm hai thành phần cơ bản: Cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bản ghi trong các cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau, nhưng lại được liên kết với nhau thông qua chỉ số ID được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại bản ghi nói trên.
  • 22. 14 Chƣơng 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung - Mục tiêu chung: Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng năm 2019, đánh giá các nguyên nhân biến động rừng giai đoạn 2016 - 2019 từ đó cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp cho công tác quản lý tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Chúng tôi giới hạn nghiên cứu biến động tài nguyên rừng của xã từ năm 2016 - 2019 với lý do là từ năm 2016 (sau kiểm kê rừng toàn quốc) số liệu đã được chuẩn hóa. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể + Từ bản đồ hiện trạng rừng năm 2016, 2018 tiến hành cập nhật diển biến rừng năm 2019 để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2019 + Đánh giá, xác định nguyên nhân biến động rừng giai đoạn 2016 - 2018, giai đoạn 2018 - 2019 và tổng hợp cho giai đoạn 2016 - 2019 + Đề xuất các giải pháp nhằm phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng tại xã Hướng Hiệp. 2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tài nguyên rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp trong địa bàn xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - Những tác động có liên quan đến biến động tài nguyên rừng của xã. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Toàn bộ diện tích trong phạm vi ranh giới xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị - Phạm vi về thời gian: 6/2019 - 11/2019
  • 23. 15 2.3. Nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về hiện trạng rừng năm 2016, 2018, tiến hành cập nhật diển biến rừng năm 2019 và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng năm 2019 + Đánh giá, phân tích nguyên nhân dẩn đến biến động tài nguyên rừng qua 02 giai đoạn: 2016 - 2018 và 2018 - 2019 và tổng hợp cho giai đoạn 2016 - 2019. + Đề xuất một số giải pháp nhằm phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng tại xã Hướng Hiệp. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu Trong công tác xây dựng bản đồ nói chung và bản đồ hiện trạng rừng nói riêng, công việc đầu tiên không thể thiếu là công tác chuẩn bị. Do đó việc thu thập, kiểm tra, đánh giá các tài liệu, số liệu có sẵn và điều tra thực địa theo những yêu cầu đặt ra được chú trọng hàng đầu. Sử dụng phương pháp sau đây để thu thập số liệu: Phương pháp kế thừa: là phương pháp kế thừa có chọn lọc các bản đồ, tài liệu đã có tại khu vực nghiên cứu. Đối với những bản đồ kế thừa phải có tỷ lệ phù hợp với tỷ lệ bản đồ thành quả và thời gian đo vẽ phải gần so với hiện tại và phải được cập nhật thường xuyên. Đối với các tài liệu: Các tài liệu liên quan được thu thập từ các tài liệu có sẵn trên khu vực nghiên cứu, các tài liệu trên được cung cấp bởi cơ quan quản lý đất đai đủ tin cậy để sử dụng. - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu. - Thông tin, tài liệu về điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội: dân số, lao động, thành phần dân tộc, tập quán canh tác khu vực nghiên cứu. - Những kết quả điều tra, nghiên cứu, báo cáo đánh giá diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
  • 24. 16 - Cơ sở dữ liệu về hiện trạng rừng năm 2016, 2018 của xã Hướng Hiệp 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp Việc thu thập số liệu thực địa được thực hiện bằng cách đo đếm trực tiếp ngoài hiện trường, sử dụng máy định vị GPS (Hệ tọa độ VN2000), bản đồ hiện trạng rừng năm 2018 để cập nhật diển biến rừng khi có sự thay đổi về hiện trạng. Cần xác định được hiện trạng thực tế so với bản đồ hiện trạng rừng năm 2018. Đối với các lô rừng có sự thay đổi nguyên lô thì tiến hành đến trung tâm lô đó và dùng máy GPS xác định tọa độ rồi đối chiếu bản đồ hiện trạng rừng năm 2018 để xác định lô biến động, đánh dấu trên bản đồ hiện trạng và lưu tọa độ vào máy GPS Đối với các lô có sự thay đổi không nguyên lô thì tiến hành sử dụng máy GPS vào chức năng khoanh vùng, sau đó cầm máy tiến hành đi đường bao đối với vùng biến động, kết thúc quá trình khoanh vùng thì lưu vùng đã đi lại để tiến hành nội nghiệp vào máy.. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Sau khi đánh giá chất lượng tài liệu đã thu thập được tiến hành xử lý số liệu đối với từng loại tài liệu như sau: Đối với tài liệu là bản đồ: tiến hành chuẩn hóa, cập nhật các lớp cơ sở dữ liệu, biên vẽ, bổ sung vào lớp thông tin không gian. Đối với tài liệu là các số liệu thống kê: Tiến hành xử lý và cập nhật vào bản đồ thông qua các công cụ máy tính. Phương pháp thống kê và phân tích kết quả: Việc thống kê sẽ có được một cái nhìn tổng quan trong quá trình thực hiện quản lý đất. Việc phân tích kết quả thống kê sẽ thể hiện những kết luận về hiện trạng khu vực nghiên cứu để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý. 2.4.4. Phương pháp cập nhật biến động tài nguyên rừng Từ số liệu thu thập được ngoài thực địa sử dụng phần mềm mapinfo xử lý số liệu, điều chỉnh màu sắc phù hợp với từng hiện trạng rừng, đất rừng… Các bước thực hiện như sau:
  • 25. 17 - Chuyển dữ liệu từ máy GPS vào phần mềm Mapinfo - Xuất dữ liệu từ GPS vào Mapsource - Chuyển dữ liệu sang file trung gian (*.dxf) - Chọn những point (track) cần chuyển, vào File/Save As… - Xuất dữ liệu sang Mapinfo với hệ quy chiếu VN2000 - Tiến hành khoanh vẽ trực tiếp trên lớp hiện trạng rừng bằng phần mềm mapinfo - Bổ sung thông tin thuộc tính vào bảng danh sách các lô có diễn biến. - Xuất dữ liệu và thống kê diện tích loại trạng thái rừng: Từ phần mềm mapinfo, có lớp hiện trạng rừng vào table → export table → chọn lớp cần xuất dữ liệu → chọn export → chọn kiểu dữ liệu và lưu thành đuôi .csv. Sau đó thống kê diện tích theo trạng thái Hình 2.1: Sơ đồ cập nhật diễn biến và tạo lập bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng THIẾT KẾ CHUNG Thu thập dữ liệu bản đồ Cập nhật, xử lý dữ liệu bản đồ Bổ sung hoàn thiện dữ liệu Tổ chức quản lý dữ liệu trên máy tính Biên tập bản đồ Xuất dữ liệu bản đồ
  • 26. 18 2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng rừng Sử dụng phần mềm Mapinfo phiên bản 10.5 để xây dựng và cập nhật dữ liệu bản đồ, khái quát như sau: Bước 1: Mở lớp bản đồ hiện trạng rừng trên phần mềm Mapinfo Bước 2: Ghép các lô nhỏ gần nhau có cùng trạng thái và cấp trữ lượng tạo thành lô trạng thái lớn hơn được lớp bản đồ hiện trạng rừng cấp xã: Kích chọn một lô rừng sau đó vào object chọn Set target rồi bấm chọn các lô rừng cần gộp, sau đó vào object chọn combine Bước 3: Xây dựng trang in: Từ bản đồ hiện trạng rừng, tiến hành xây dựng tiêu đề, chú giải, lưới tọa độ, thước tỷ lệ, mũi tên chỉ hướng Bắc 2.4.6. Phương pháp phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng Ngoài các nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng khi đi thu thập thông tin ở ngoài hiện trường thì để phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng Sử dụng sơ đồ cây vấn đề nhằm cung cấp thông tin ở các cuộc phỏng vấn trực tiếp người dân ở địa phương và cán bộ xã bằng các bộ câu hỏi nhằm phân tích nguyên nhân dẫn đến biến động tài nguyên rừng. Hình Hình 2.2: Sơ đồ cây vấn đề Kết quả Nguyên nhân Biến động tài nguyên rừng Mất rừng, suy thoái rừng Tăng diện tích, chất lượng rừng
  • 27. 19 2.4.7. Phương pháp phân tích các giải pháp nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng Phân tích sơ đồ cây mục tiêu xác định các giải pháp tiềm năng nhằm giảmthiểu mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường hơn nữa các giải pháp nhằm gia tăng diện tích và chất lượng rừng hướng đến quản lý bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn. Với mỗi nguyên nhân được xác định dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng và tăng diện tích, chất lượng rừng tiến hành phỏng vấn các người dân, cán bộ xã để xác định các giải pháp cho từng nguyên nhân, với những nguyên nhân tích cực làm tăng diện tích, chất lượng rừng thì giải pháp đưa ra nhằm thúc đẩy hơn nữa nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác phát triển rừng. Phân tích sơ đồ cây mục tiêu xác định các giải pháp tiềm năng nhằm giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và tăng cường hơn nữa các giải pháp nhằm gia tăng diện tích, chất lượng rừng hướng đến quản lý rừng bền vững trên địa bàn xã Hướng Hiệp
  • 28. 20 Hình 2.3: Sơ đồ cây mục tiêu Mục tiêu Các giải pháp Quản lý bền vững tài nguyên rừng Giảm mất rừng, suy thoái rừng Tăng diện tích, chất lượng rừng Nguyên nhân Nguyên nhân Nguyên nhân Nguyên nhân Nguyên nhân N. nhân N. nhân N. nhân N. nhân N. nhân Các giải pháp Các giải pháp Các giải pháp Các giải pháp
  • 29. 21 Chƣơng 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Xã Hướng Hiệp nằm về phía Đông Bắc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; tổng diện tích tự nhiên của xã 14.188,40 ha, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 03 km nằm dọc theo quốc lộ 9 [10, 19]. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp xã Linh Thượng, Huyện Gio Linh và xã Cam Thành, Huyện Cam Lộ. - Phía Nam giáp với thị trấn Krông Klang. - Phía Đông giáp xã Cam Nghĩa huyện Cam Lộ - Phía Tây giáp xã Hướng Linh, huyện Hướng Hoá.
  • 30. 22 Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Hƣớng Hiệp, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị 3.1.2. Địa hình Xã Hướng Hiệp nằm trong khu vực địa hình đặc trưng bởi đồi núi cao và bị chia cắt khá phức tạp, ở nhiều thôn đất đai có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều khe suối và các thung lũng nhỏ. Địa hình thuộc địa hình vùng đồi, với 3 cấp độ đồi thấp, đồi trung bình, đồi cao; độ cao giảm dần từ Tây đến Bắc. Độ cao lớn nhất 900m, độ cao thấp nhất 30m.
  • 31. 23 3.1.3. Khí hậu, thủy văn Xã Hướng Hiệp chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu chung của tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Đakrông nói riêng nằm ở phía Nam của Bắc Trung Bộ, nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa hai 2 miền khí hậu. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và phía nam nóng ẩm quanh năm. Ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió tây nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn [19]. Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nền bức xạ cao (Cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Tổng lượng cán cân bức xạ cả năm dao động trong khoảng 70 - 80 Kcalo/cm2 năm), những tháng mùa hè gấp 2 - 3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1700 - 1800 giờ. Số giờ nắng nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ). * Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20 - 250 C, cao nhất là tháng 7 còn tháng 01 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng 34 - 350 C. Nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể xuống tới 8 - 100 C * Ẩm độ: Độ ẩm tương đối trung bình 85%, phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô nóng kéo dài 04 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cự tiểu vào tháng 7 xuống 65 - 70%, tháng ẩm nhất có độ ẩm 85 - 90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%. * Chế độ mưa: Mùa mưa bắt đầu diễn ra từ tháng 9 kéo dài đến đến tháng 2 năm sau, lượng mưa khoảng 75 - 85% tổng lượng mưa cả năm; lượng mưa đạt cực đại vào tháng 10,11 chiếm 70% lượng mưa cả năm (Tháng 10 là tháng có lượng mưa cao nhất khoảng 600 mm); từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa thấp nhất chiếm 30% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa cả năm dao động khoảng 2300 - 2700 mm; số ngày mưa trong năm khoảng 130 - 180 ngày.
  • 32. 24 * Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính trong năm đó là gió mùa Tây Nam và gió mùa đông Bắc.Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%; Gió Tây Nam khô nóng, thường gọi là gió “Lào”, thường xuất hiện vào tháng 5 đến tháng 8 và gay gắt nhất tháng 6 đến tháng 7, với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%; Hàng năm có từ 40 - 60 ngày khô nóng gay gắt. * Thủy văn: Xã Hướng Hiệp có hệ thống khe suối dày đặc, có 02 dòng suối chính đó là suối Giàng Thoang, suối Chin Hinh và suối Tiên Hiên; 03 con suối này là hợp thủy vào dòng sông Hiếu.Với Hệ thống khe suối dày đặc kể trên đã gây khó khăn cho đời sống nhân dân trong mùa mưa lũ và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình Thủy lợi giữ nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế nông lâm ngư nghiệp trong mùa khô. 3.1.4. Hệ thống giao thông Xã Hướng Hiệp có Quốc lộ 9 chạy qua. Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đã được chú trọng đầu tư phát triển. Tất cả các tuyến đường giao thông về các thôn trên địa bàn xã đều đã được bê tông hóa, kiên cố. Có các tuyến đường giao thông liên huyện đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương. 3.1.5. Thổ nhưỡng Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau nên đất đai ở Hướng Hiệp rất đa dạng và phong phú bao gồm năm loại chính đó là: đất màu tím trên đá sét, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên đất mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất có địa hình đồi chiếm hơn 95% diện tích phù hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, tiêu, cao su…và trồng cây lâm nghiệp 3.2. Tình hình kinh tế, xã hội 3.2.1. Dân cư - Dân số và mật độ dân số: Toàn xã có 10 thôn gồm: Pa Loang, Kreng, Khe Hiên, Hà Bạc, Khe Van, Ra Lu, Ruộng, Xa Vi, Xa Rúc, Phú An. Theo số liệu thống kê của Phòng
  • 33. 25 thống kê Huyện Đakrông đến ngày 31 tháng 12 năm 2018: 1205 hộ, dân số 5190 người. Mật độ dân số bình quân trên toàn xã là: 36,4 người/km2 , trong đó hộ nghèo là 623 hộ, hộ cận nghèo là 105 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 2,29%, số lao động có việc làm: 960 lao động. -Thành phần dân tộc: Trên địa bàn xã Hướng Hiệp gồm có 03 dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Bru - Vân Kiều chiếm đã số, với 85% tổng dân số toàn xã; trình độ văn hóa thấp, kém phát triển. Dân tộc Kinh chiếm 15% sinh sống tập trung chủ yếu ở thôn Ra Lu và thôn Phú An nơi đóng quân của 2 đơn vị quân sự. Ngoài ra có 2 hộ là dân tộc Thái với 07 nhân khẩu. -Tập quán canh tác: Sản xuất nông nghiệp phần lớn còn theo phương thức quảng canh, trình độ canh tác lạc hậu, chủ yếu dựa và thiên nhiên nên hiện đang ở trong tình trạng có nhiều hộ còn thiếu lương thực, số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ lớn. Trồng cây lâm nghiệp mang tính chất tự phát, chưa đồng bộ, chủ yếu trồng cây keo nên sản lượng gỗ còn thấp so với bình quân toàn tỉnh. 3.2.2. Tình hình kinh tế Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự nổ lực phấn đấu của địa phương trong công cuộc đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế nhiều thành phần Hướng Hiệp là xã thuần nông, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn là: Diện tích cây có hạt (Lúa, Ngô, Lạc...): 364,2 ha; Diện tích trồng sắn: 330 ha; Diện tích trồng rừng keo: 1900 ha. - Chăn nuôi: Số đàn gia súc, gia cầm: Trâu 930 con, bò 970 con, lợn 980 con, dê 881 con, gia cầm các loại 11.000 con. Diện tích ao cá 2,7 ha. 3.3.3. Cơ sở hạ tầng - Về thuỷ lợi: Công tác thuỷ lợi trong những năm gần đây được xã chú trọng đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của thuỷ lợi trong việc phát triển nông
  • 34. 26 nghiệp và kinh tế nông thôn, huyện đã đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi về cho xã, thôn nhằm đảm bảo điều kiện tưới tiêu cho lúa và hoa màu. Xã có các công trình thủy lợi lớn như đập chinh hinh, đập tiên hinh, đập sa mưu… - Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc: Hầu hết các thôn trên địa bàn xã đều có điện lưới và phần lớn người dân đã được sử dụng điện lưới để sinh hoạt phục vụ sản xuất phát triển kinh tế. Phần lớn người dân vẫn sữ dụng nước khe, suối để phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Xã có trung tâm Văn hóa xã; Mạng lưới sóng thông tin di động, hiện trên toàn xã đã phủ sóng di động và đang phát triển mạnh mẽ công nghệ 3G, 4G tạo điều kiện cho phấn lớn người dân được tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của nhân loại, đây là một động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nông nghiệp - công nghiệp tiên tiến và hiện đại. - Cơ sở hạ tầng xã hội: - Giáo dục: Trên địa bàn xã có 01 trường THCS, 02 trường tiểu học, 01 trường mầm non. Tổng số học sinh năm học 2018 - 2019 là 1.247 em. Trong đó: trường Mẫu giáo 415 cháu; trường TH số 1 là 321 em; trường TH số 2 là 188 em; THCS là 323 em. 3.4.3. Tài nguyên rừng Tổng diện tích đất có rừng 9.506,79 ha, bao gồm: Rừng tự nhiên: 7.562,71 ha; Rừng trồng: 1.944,08 ha. Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở phía Tây của xã ở các thôn Khe Hiên, Kreng, Pa Loang; và có khoảng 2.000 ha rừng trồng phân bố trên toàn xã chủ yếu là trồng cây keo - Hệ thực vật: Rừng tự nhiên trên địa bàn xã tập trung chủ yếu ở phía Tây, thảm thực vật khá đa dạng và phong phú về loài từ cây gỗ lớn gỗ lớn, nhở, nhỏ, cây bụi quí hiếm và thông thường (Gụ lau, Gụ mật, Sến, Huỷnh, Xoan đào, Lòng Mang, Trám, Bạng, Trâm, Dẻ,...), đến các loài cây đặc sản (Mây, lá Nón, đoác,...) và cây dược liệu (Hoàng đằng, Vằng đắng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô,...), các loài lan... Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3LqFFAs Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 35. 27 - Hệ động vật: Rừng trên địa bàn xã có nhiều loài động vật quí hiếm và thông thường như: Khỉ, Vọoc chà vá chân nâu, Hươu, Nai, Hoẵng, Mang, Lợn rừng, Nhím....các loài chim: Gà rừng, Gà Lôi, chim Khướu, Sáo, ...Nhìn chung hệ động vật khá phong phú về loài nhưng số lượng đến nay không còn nhiều do phá rừng bừa bãi, nạn săn bắt quá mức các loài động vật hoang dã. Trong những năm qua, do đời sống kinh tế của người dân sống gần rừng gặp nhiều khó khăn, sự vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của xã hội cần các mặt hàng có nguồn gốc từ rừng đã làm tăng áp lực về khai thác các sản phẩm từ rừng nên chất lượng và chủng loại các loài trên ngày một giảm dần. 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng - Thuận lợi: Sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẩn của lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Đakrông; Sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể của Ủy ban nhân dân xã trong công tác Bảo vệ rừng; Sự phối hợp, thống nhất cao của lực lượng công an, quân sự xã và các cơ quan chức năng khác trên địa bàn. Sự hổ trợ của các phần mềm, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng [11, 19]. - Khó khăn: Tình trạng người dân phá rừng, lấn, chiếm rừng, đất rừng để trồng rừng và làm nương rẫy trên địa bàn vẫn còn xảy ra; Việc khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái pháp luật trên địa bàn vẫn xảy ra. Diện tích rừng tự nhiên lớn và giáp ranh với nhiều huyện nên có nguy cơ bị xâm hại rừng cao gây khó khăn công tác Bảo vệ rừng. Các diện tích rừng giao cho các hộ gia đình, công đồng thôn quản lý, bảo vệ chưa có các chính sách, chế độ để người dân hưởng lợi nên ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng chưa cao, người dân chưa thực sự vào cuộc để bảo vệ rừng. Ban quản lý các thôn trên địa bàn chưa phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác Bảo vệ rừng; Không báo cáo kịp thời tình trạng xâm hại rừng ở địa bàn thôn, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm [11, 19]. Tải bản FULL (68 trang): https://bit.ly/3LqFFAs Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 36. 28 Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng xã Hƣớng Hiệp 4.1.1. Hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016 Kế thừa cơ sở dữ liệu về hiện trạng rừng và đất rừng sau tổng điều tra năm 2016 [10], sử dụng phần mềm mapinfo biên tập và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm 2016 như hình 4.1 Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng rừng xã Hƣớng Hiệp năm 2016
  • 37. 29 Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng rừng và đất rừng xã Hƣớng Hiệp năm 2016 TT Phân loại rừng Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng 13.284,55 100 A Đất có rừng 8.675,29 65,30 I Rừng tự nhiên 7.760,81 58,42 1 Rừng giàu 343,87 2,59 2 Rừng trung bình 2.659,90 20,02 3 Rừng nghèo 903,83 6,80 4 Rừng phục hồi 3.853,21 29,01 II Rừng trồng 914,48 6,88 B Đất chƣa có rừng 4,609.26 34,70 1 Đất có rừng trồng chưa thành rừng 840,84 6,33 2 Đất trống có cây gỗ tái sinh 985,53 7,42 3 Đất trống không có cây gỗ tái sinh 1.986,56 14,95 4 Đất có cây nông nghiệp 690,77 5,20 5 Đất khác trong lâm nghiệp 105,56 0,79 Qua bảng 4.1 ta thấy, đất có rừng có diện tích 8.675,29 ha (chiếm 65,30%) chiếm tỷ lệ lớn và đất chưa có rừng có diện tích 4.609,26 ha (34,70%). Rừng tự nhiên chiếm 58,42%, trong đó chủ yếu là rừng có trữ lượng trung bình với 2.659,90 ha (20,02%), tiếp theo là rừng phục hồi với 3853,21 ha (29,01%), rừng trồng là 914,84 ha (6,88%), rừng nghèo và rừng giàu chiếm tỷ lệ nhỏ với 6,80% (903,83 ha) và 2,59% (343,87 ha). Với đất chưa có rừng, đất trống không có cây gỗ tái sinh chiếm 1986,56 ha (14,95%), đất trống có cây gỗ tái sinh là 985,53 ha (chiếm 7,42%), đất có cây nông nghiệp là 690,77 ha (5,20%), đất có rừng trồng là 840,84 ha (chiếm 6,33%) và đất khác trong Lâm nghiệp là 105,56 ha (chiếm 0.79%). 4.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng xã Hướng Hiệp năm 2018 Kế thừa dữ liệu hiện trạng rừng năm 2018 [10], sử dụng phần mềm mapinfo biên tập và thành lập bản đồ hiện trạng rừng xã Hướng Hiệp năm2018 như hình 4.2. 8311276