SlideShare a Scribd company logo
1 of 165
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THANH NGỌC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG
THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TRONG SẢN XUẤT LÚA
CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
HUẾ - 2017
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THANH NGỌC
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG
THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TRONG SẢN XUẤT LÚA
CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 62.62.01.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa
PGS. TS. Trần Thị Lệ
HUẾ - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận án do bản thân tôi nghiên cứu. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm./.
Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án
Dương Thanh Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các tập thể, lãnh đạo các đơn vị
và quý thầy, cô, các giảng viên và anh chị đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa và PGS.
TS. Trần Thị Lệ, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, là những giảng viên đã
đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo - Đại học
Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng các
thầy, cô giáo Khoa Nông học đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên, anh chị em học viên; Lãnh đạo Sở
Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình; Lãnh đạo UBND và
Phòng chuyên môn thuộc huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh; Công ty TNHH MTV
Giống cây trồng Quảng Bình; Ban Quản trị HTX Nông nghiệp và Dịch vụ xã An Ninh,
huyện Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân xã và các hộ nông dân xã Đại Trạch, xã An Ninh
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để bản thân triển khai, nghiên cứu đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và viên chức Trường
Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình nơi tôi đang công tác; các doanh
nghiệp liên quan, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ,
động viên và có nhiều ý kiến đóng góp cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn lớn lao đối với những người
thân trong gia đình tôi, bố mẹ, anh chị em và người vợ thân yêu đã hỗ trợ, sẽ chia công
việc gia đình, động viên tôi về cả về tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian nghiên
cứu, thực hiện đề tài luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án
Dương Thanh Ngọc
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC.................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. xii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...................................................................2
2.1. Mục đích củaư đề tài .............................................................................................2
2.2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN............................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................3
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN......................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................4
1.1.1. Tổng quan về hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI).....................................4
1.1.2. Giống lúa chất lượng..........................................................................................9
1.1.3. Vai trò của mật độ trong canh tác lúa ............................................................10
1.1.4. Vai trò của phân bón đối với lúa.....................................................................11
1.1.5. Vai trò của nước đối với cây lúa.....................................................................14
1.1.6. Cơ sở khoa học của áp dụng một số biện pháp kỹ thuật theo hệ thống thâm
canh lúa cải tiến (SRI) ................................................................................................15
1.1.7. Phân vùng sinh thái sản xuất lúa theo nguồn nước tưới tiêu.......................17
iv
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................18
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam và tỉnh Quảng
Bình ..............................................................................................................................18
1.2.2. Tình hình sử dụng lượng giống gieo cho lúa tại Việt Nam và Quảng
Bình ..............................................................................................................................27
1.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình ...........29
1.2.4. Tình hình sử dụng nước tưới cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình ..........31
1.2.5. Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại Việt Nam và
Quảng Bình ..................................................................................................................32
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..34
1.3.1. Trên thế giới......................................................................................................34
1.3.2. Tại Việt Nam.....................................................................................................41
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..............................................................................................................................48
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................48
2.1.1. Đất thí nghiệm...................................................................................................48
2.1.2. Cây trồng thí nghiệm........................................................................................48
2.1.3. Phân bón ............................................................................................................49
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................49
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................49
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................49
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................49
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................50
2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm .......................................................................50
2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................56
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................60
2.5. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÍ HẬU.................................................................61
v
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................63
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO ĐẾN HAI GIỐNG LÚA
CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI
TIẾN (SRI) Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI 63
3.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng và phát triển
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................63
3.1.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây
cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................65
3.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................69
3.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống
lúa chất lượng HT1 và P6...........................................................................................72
3.1.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.................................................75
3.1.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa
chất lượng HT1 và P6.................................................................................................83
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN HAI GIỐNG LÚA
CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI
TIẾN (SRI) Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI 86
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................86
3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây
cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................88
3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................92
3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống
lúa chất lượng HT1 và P6...........................................................................................96
3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.................................................99
3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất .........106
vi
3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa
chất lượng HT1 và P6...............................................................................................108
3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của
hai giống lúa chất lượng...........................................................................................110
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN HAI GIỐNG LÚA
CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI
TIẾN (SRI) TẠI VÙNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI..........................................114
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian hoàn thành các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.....................114
3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây
cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..............................................115
3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................117
3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống
lúa chất lượng HT1 và P6.........................................................................................118
3.3.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6...............................................120
3.3.6. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa
chất lượng HT1 và P6...............................................................................................123
3.3.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng nước tưới
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................124
3.4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA..............................125
3.4.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất..............................................125
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất........................................................128
3.4.3. Phát thải khí CH4, N2O ..................................................................................129
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................134
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................134
4.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................136
vii
MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AWD Afternating Drying and Wetting/Tưới ướt khô xen kẽ
BVTV Bảo vệ thực vật
BĐKH Biến đổi khí hậu
CF Continuous flooding/Tưới ngập thường xuyên
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
Eh Điện thế oxy hóa khử
FAOSTAT Fao Statistics Division/Thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới
GWP Global Warming Potential/Tiềm năng nóng lên toàn cầu
IPM Intergated Pest Management/Quản lý dịch hại tổng hợp
ICM Intergrated Crops Management/Quản lý cây trồng tổng hợp
IFA International Fertilizer Association/Hiệp hội phân bón quốc tế
IPCC
Intergovernmental Panel on Climate Change/Ủy ban liên chính
phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
KNK Khí nhà kính (khí gây hiệu ứng nhà kính)
KHCN Khoa học công nghệ
Max/min Cao nhất/thấp nhất
NXB Nhà xuất bản
NPK Đạm/Lân/Kali
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
viii
P1.000 hạt Khối lượng 1.000 hạt
QCN Quy chuẩn ngành
QCVN Quy chuẩn Việt Nam (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)
SNV Tổ chức phát triển Hà Lan (Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam)
SRI System of Rice Intensification/Hệ thống thâm canh lúa (cải tiến)
T Nhiệt độ
TNMT Tài nguyên môi trường
TGSTPT Thời gian sinh trưởng, phát triển
TB Trung bình
TBNN Trung bình nhiều năm
TNMT Tài nguyên Môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn quốc gia)
TGST Thời gian sinh trưởng
U Ẩm độ
USD United States dollar/Đô la Mỹ
VCR Value cost ratio/Tỷ suất lợi nhuận
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2015................19
Bảng 1.2. Diện tích lúa chất lượng trong lúa thuần và lúa nếp phân theo các
vùng trong cả nước năm 2015 ...................................................................................20
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại tỉnh Quảng Bình từ năm
2010 đến 2015..............................................................................................................22
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Quảng Ninh, giai
đoạn 2010 đến 2015....................................................................................................24
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Bố Trạch, giai
đoạn 2010 - 2015.........................................................................................................26
Bảng 1.6. Cơ cấu giống lúa gieo cấy ở 07 vùng sản xuất cả nước........................41
Bảng 2.1. Kết hợp các công thức thí nghiệm...........................................................50
Bảng 2.2. Kết hợp các công thức thí nghiệm về phân bón.....................................52
Bảng 2.3. Kết hợp các công thức thí nghiệm...........................................................53
Bảng 2.4. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ đông xuân 2013 - 2014 ...............61
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng, phát triển
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................64
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao
cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .........................................67
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6..............................................................70
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình phát sinh một số sâu
bệnh hại chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước
tưới (Huyện Quảng Ninh) .........................................................................................73
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hại chính của
hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới (Huyện
Bố Trạch)......................................................................................................................74
x
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 -
2014...............................................................................................................................76
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014.......80
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các lượng giống gieo cho hai giống lúa chất
lượng HT1 và P6 .........................................................................................................84
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................87
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều
cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................89
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6..............................................................93
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại chính
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước tưới ..................96
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại chính
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới ......98
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 -
2014...............................................................................................................................99
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014.....103
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất sau
thí nghiệm...................................................................................................................107
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho hai giống lúa chất
lượng HT1 và P6 .......................................................................................................109
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về chất lượng
gạo trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới của hai giống lúa chất
lượng HT1 và P6 .......................................................................................................111
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian sinh trưởng, phát
triển của hai giống lúa chất lượng...........................................................................114
xi
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều
cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................115
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng
của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.....................................................117
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hại chính
của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................119
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6..........................................120
Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của chế độ tưới nước trên hai giống lúa chất lượng
HT1 và P6...................................................................................................................123
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng
nước tưới của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013
– 2014 và hè thu 2014 ............................................................................................124
Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình trong vụ
đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015...................................................................126
Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất...............................................128
Bảng 3.28. Lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 - 2015
và hè thu 2015............................................................................................................129
Bảng 3.29. Tổng lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 -
2015 và hè thu 2015..................................................................................................132
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Phương pháp tưới tiêu ướt - khô xen kẽ theo hướng hệ thống thâm canh
lúa cải tiến (SRI) và phương pháp tưới tiêu ngập nước thường xuyên (canh tác
thông thường) .................................................................................................................8
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về lượng giống gieo trên 2 giống lúa chất
lượng.............................................................................................................................51
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm vể lượng phân bón trên hai giống lúa chất
lượng.............................................................................................................................52
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ tưới nước trên giống lúa chất
lượng.............................................................................................................................54
Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên
giống HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tại vùng chủ động và không chủ
động nước tưới.............................................................................................................78
Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên
giống HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014 tại vùng chủ động và không chủ động
nước tưới ......................................................................................................................82
Hình 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón trên.102
giống HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tại vùng chủ động và không chủ động
nước tưới......................................................................................................................102
Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón
trên giống HT1 và P6 vụ hè thu 2014 tại vùng chủ động và không chủ động nước
tưới...............................................................................................................................105
Hình 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các chế độ tưới nước của
hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014 và hè thu
2014.............................................................................................................................121
Hình 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của đối chứng và mô hình sản
xuất..............................................................................................................................127
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lúa là cây lương thực quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho
con người. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính
của 1,3 tỉ người nghèo trên thế giới, sinh kế chủ yếu của nông dân. Việt Nam với dân
số trên 90 triệu dân, khoảng 60% dân số sống bằng nghề nông và có nền văn minh lúa
nước từ lâu đời. Trong đó, trên 80% dân số sống nhờ vào cây lúa. Lúa gạo hiện là cây
lương thực chính cung cấp năng lượng và nguồn dinh dưỡng quan trọng trong đời sống
hằng ngày. Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2015) [71], tổng diện tích lúa cả
năm 2015 đạt trên 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha so với năm 2014; năng suất bình
quân đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2014; sản lượng ước đạt 45,2 triệu tấn
thóc, tăng 241 nghìn tấn so với năm 2014.
Lúa là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình. Theo
UBND tỉnh Quảng Bình (2016) [101], năm 2016 sản xuất nông nghiệp chiếm 22,9%
trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong đó sản xuất lúa đóng góp sản lượng 280.630 tấn,
chiếm 91,8% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh (305.635 tấn).
Để tăng năng suất và chất lượng lúa, trong những năm qua, nhiều tiến bộ và giải
pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng như quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), “3 giảm - 3 tăng”, “01 phải - 5
giảm”...và các nghiên cứu về giống, phân bón, chế độ canh tác đã được triển khai
nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất lúa, góp phần gia tăng
giá trị hàng hóa lúa gạo trên địa bàn toàn tỉnh.
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là tổng hợp các biện pháp thâm canh lúa
như cấy mạ non, khoảng cách cấy rộng, điều tiết nước hợp lý. Sự thay đổi một số hoạt
động canh tác chủ yếu này tạo nên sự phát huy tiềm năng di truyền vốn có của lúa thúc
đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa để tạo năng suất cao, đồng thời tăng
hiệu quả sử dụng đất và nước (Norman Uphoff và cs, 2000) [126].
Tại tỉnh Quảng Bình, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) được đưa vào thử
nghiệm áp dụng từ vụ đông xuân 2012 - 2013. Kết quả bước đầu cho thấy năng suất lúa
tăng nên tổng thu đạt cao, giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất như thuốc bảo vệ
thực vật, lượng giống và tăng được lợi nhuận rõ rệt so với canh tác thông thường, giảm
nhu cầu nước cho sản xuất lúa (Sở NN và PTNT Quảng Bình, 2015) [80]. SRI bước đầu
thể hiện sự thích ứng với các yếu tố khí hậu cực đoan trong sản xuất do tác động của biến
đổi khí hậu. Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống thâm canh lúa cải tiến
góp phần tạo nên sự bền vững cho hệ sinh thái nông nghiệp, tăng phẩm chất nông sản,
góp phần xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ trong thế kỷ 21 và thích ứng với biến đổi khí
2
hậu. Tuy nhiên, SRI mới chỉ được khuyến cáo từ quy trình chung nhằm xây dựng mô
hình để nhân rộng đối với lúa cấy, chưa có các nghiên cứu cụ thể cho lúa gieo thẳng
nhất là trên giống lúa chất lượng về biện pháp canh tác như: lượng giống gieo, chế độ
phân bón, chế độ tưới…để đánh giá ảnh hưởng và sự phù hợp của các biện pháp canh
tác theo hướng SRI.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) trong sản xuất lúa chất
lượng tại tỉnh Quảng Bình”
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích củaư đề tài
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất lúa chất lượng
theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở tỉnh Quảng Bình nhằm hoàn thiện quy trình
kỹ thuật sản xuất lúa để nâng cao năng suất và chất lượng lúa, hiệu quả kinh tế và
độ phì đất.
2.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được lượng giống gieo, tổ hợp phân bón thích hợp cho một số giống
lúa chất lượng trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới theo hướng SRI nhằm
tăng năng suất và chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện độ phì đất.
Xác định được chế độ tưới nước phù hợp theo hướng SRI trên vùng chủ động
nước tưới nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Xây dựng được mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng SRI trên vùng chủ
động và không chủ động nước tưới tại huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp sử dụng lượng giống gieo, phân
bón và chế độ tưới nước cho lúa trong quy trình canh tác lúa chất lượng theo hướng hệ
thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vừa đảm bảo được năng suất, chất lượng vừa giảm
phát thải khí nhà kính tại tỉnh Quảng Bình.
Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có điều kiện tương tự tại tỉnh Quảng
Bình và các địa phương khác.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng theo hướng thâm canh lúa
cải tiến (SRI) trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới tại tỉnh Quảng Bình.
3
Khuyến cáo nông dân sử dụng lượng giống gieo, bón phân cân đối và hợp lý và
chế độ tưới nước phù hợp cho giống lúa chất lượng theo hướng sản xuất an toàn với
môi trường sinh thái cho vùng trồng lúa của tỉnh Quảng Bình.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm: lượng giống
gieo, tổ hợp phân bón (N, P, K, phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh), chế
độ tưới nước cho giống lúa chất lượng trong điều kiện gieo thẳng theo hệ thống thâm
canh lúa cải tiến (SRI), làm cơ sở cho xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo
hướng SRI.
Các thí nghiệm về lượng giống gieo và phân bón cho giống lúa chất lượng được
thực hiện trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng chủ động nước tưới ở xã
An Ninh, huyện Quảng Ninh và vùng không chủ động nước tưới ở xã Đại Trạch,
huyện Bố Trạch. Thí nghiệm chế độ tưới nước được thực hiện tại vùng chủ động nước
tưới của xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Mô hình sản xuất lúa chất lượng được tiến hành tại vùng chủ động nước tưới ở
xã An Ninh, huyện Quảng Ninh và vùng không chủ động nước tưới ở xã Đại Trạch,
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu đã xác định được (1) lượng giống gieo phù hợp trên vùng
chủ động nước tưới trong vụ đông xuân là 60 kg/ha cho cả hai giống HT1 và P6, 40
kg/ha ở giống HT1 và 60 kg/ha ở giống P6 trong vụ hè thu; (2) lượng giống gieo phù
hợp trên vùng không chủ động nước tưới là 60 kg/ha cho cả hai giống HT1 và P6 trong
hai vụ đông xuân và hè thu.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được tổ hợp phân bón phù hợp cho hai giống
lúa HT1 và P6 trên (1) vùng chủ động nước tưới là 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O
+ 500 kg vôi + 01 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha và (2) vùng không chủ động
nước tưới là 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 10 tấn phân
chuồng/ha.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được chế độ tưới ướt khô xen kẽ là phù hợp
nhất cho cây lúa trên vùng chủ động nước tưới, năng suất đạt 5,63 tấn/ha (giống HT1)
- 6,44 tấn/ha (giống P6), hiệu quả kinh tế tăng cao nhất so với đối chứng là 18,75%
(giống HT1) và 22,80% (giống P6).
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Tổng quan về hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)
1.1.1.1. Khái niệm hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)
Trong những năm đầu thập niên 1980, khái niệm SRI được Fr. Henri de
Laulanie ở Madagascar đưa ra là tập hợp các phương thức canh tác và việc quản lý đất,
nước và dinh dưỡng để nâng cao năng suất cây trồng (Rajeev Rajbhandari, 2007)
[137]. Fr. Henryde Laulanie và cộng sự (1993) [113], [114], coi SRI là một tập hợp cố
định những biện pháp được áp dụng với những kết quả không đổi trong mọi điều kiện.
Họ xem nó như là một phương pháp, một triết lý dựa trên những nguyên tắc quy nạp
từ những quan sát thực tế (theo dõi thực nghiệm) đối với cây lúa để có thể đạt được
năng suất cao nhất.
SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất nhưng
lại giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới (Tuong T. P,
2005) [149].
Cơ sở khoa học của phương pháp này là khai thác những tiềm năng
luôn tồn tại ở cây lúa nhưng bị ức chế bởi các hoạt động quản lý thông thường như: để
ruộng ngập nước, yếm khí, cấy mạ già, cấy dày và sử dụng nhiều phân bón hóa học,
thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Việc phát triển SRI có thể được coi như một bước tiến mới về
khoa học nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu,
phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người dân và mang lại lợi ích
về mặt xã hội (Phụ H. V và cs, 2015) [76].
1.1.1.2. Nguyên tắc của hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI)
a. Đối với lúa cấy
Theo Ngô Tiến Dũng và cs (2011) [30], SRI áp dụng trên lúa cấy có 5 nguyên
tắc như sau:
- Nguyên tắc 1: Cấy mạ non.
Cấy khi mạ mới chỉ có 2 - 2,5 lá đối với đất thường, 4 - 5 lá đối với đất phèn, mặn.
- Nguyên tắc 2: Cấy 1 dảnh, cấy thưa.
Cấy 1 dảnh, cấy nông và cấy nhẹ tay, tránh làm tổn thương bộ rễ. Mạ phải
được cấy ngay để rễ nhanh bám đất và mạ non chóng hồi phục. Cấy thưa để có
nhiều khoảng trống, nhiều ánh sáng, cây quang hợp tốt sẽ đẻ nhánh nhiều. Cấy thưa
5
để bộ rễ có nhiều chỗ trống để ăn sâu, ăn rộng, hút được nhiều dinh dưỡng, cây sẽ
khỏe và đẻ nhiều nhánh.
- Nguyên tắc 3: Quản lý nước.
Rút nước ruộng, để ruộng ẩm hay khô nẻ chân chim, đất được thông khí, rễ phát
triển tốt. Rút nước 3 - 4 lần trong suốt giai đoạn sinh trưởng và sinh dưỡng. Tránh giữ
nước liên tục trong ruộng lúa. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực giữ nước liên tục ở
mức 3 - 4 cm. Trước 25 ngày khi lúa chín rút kiệt nước để dễ thu hoạch. Mỗi khi bón
phân, giữ nước trong ruộng ở mức 3 - 4 cm, sau đó 5 ngày mới rút kiệt nước.
- Nguyên tắc 4: Làm cỏ sục bùn.
Kết hợp làm cỏ, sục bùn, phá váng mặt ruộng tạo độ thông thoáng khí cho đất.
Làm cỏ ít nhất 3 lần vào 10 - 12 ngày, 25 - 27 ngày và 40 - 42 ngày sau cấy.
- Nguyên tắc 5: Bón lót phân hữu cơ.
Bón phân chuồng hoai mục 200 - 300 kg/sào trước khi bừa lần cuối. Bón thêm
phân đạm, lân, kali theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa (bón phân chuồng tính cho 01
sào Bắc bộ 360 m2
, bón 300 - 400 kg/sào Trung bộ 500 m2
).
b. Đối với lúa gieo thẳng
Theo Cục BVTV (2014) [27], áp dụng SRI trên lúa gieo thẳng bao gồm 4
nguyên tắc cơ bản:
Nguyên tắc thứ nhất: Gieo thưa, gieo vãi (sạ lan) dưới 2 kg giống/sào; gieo
bằng dụng cụ sạ hàng dưới 1,5 kg/sào (lượng giống gieo tính cho 01 sào Bắc bộ 360
m2
, 01 sào Trung bộ 500 m2
thì sạ lan là 3 kg giống/sào; sạ hàng là 2 kg giống/sào).
Nguyên tắc thứ hai: Tưới tiêu đảm bảo duy trì đất ruộng khô ướt xen kẽ (Nông
lộ phơi).
Nguyên tắc thứ ba: Xới xáo mặt ruộng để thông khí cho đất.
Nguyên tắc thứ tư: Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh.
1.1.2.3. Ưu điểm của SRI
a. Tác động tích cực đến hệ rễ lúa
Ở ruộng không bị ngập nước, không khí trong đất đầy đủ nên rễ hô hấp
thuận lợi, sinh trưởng mạnh và cây lúa phân nhánh nhiều. Ở ruộng nước đất
thiếu không khí cây phải hút oxy từ trên không nhờ các bộ phận trên mặt đất để
vận chuyển đến rễ làm cho rễ lúa hô hấp được thuận lợi. Ruộng nước nếu thiếu
oxy rễ sinh trưởng kém, ăn nông, phát triển theo chiều ngang (Togari-Matsuo, 1977) [88].
6
Các biện pháp kỹ thuật của SRI như điều tiết nước, chế độ phân bón, mật độ
gieo trồng thưa...có tác động tích cực đến khả năng hô hấp rễ lúa, rễ phát triển mạnh,
số lượng rễ nhiều, chắc khỏe, rễ ăn sâu, bám đất giúp cây hút dinh dưỡng tập trung,
đứng vững chống đổ ngã do các điều kiện bất lợi của thời tiết.
b. Tăng số nhánh hữu hiệu
Theo thuyết của Katayama (Nhật Bản) thì khi cây lúa ra được 4 lá thật là có khả
năng đẻ nhánh và cứ ra được một lá, đẻ được một nhánh. Khi nhánh có trên 4 lá xanh,
có thể sống hoàn toàn tự lập, trở thành một nhánh hữu hiệu rồi thành bông sau này.
Tuy vậy mầm hoặc nhánh cũng có thể teo đi hoặc phát triển không dầy đủ 4 lá do điều
kiện đẻ muộn (khi nhánh mẹ đã nhiều lá) hoặc do điều kiện ngoại cảnh không thuận
lợi: thiếu nước, gặp nhiệt độ thấp, thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, quần thể quá rậm
rạp, sâu bệnh, đây chính là đẻ nhánh vô hiệu (Nguyễn Văn Hoan, 1999; Nguyễn Thị
Lẫm và cs, 2003) [49], [65]. Khi mật độ thưa, đủ dinh dưỡng lúa đẻ nhánh nhiều. Khi
mật độ dày, quần thể quá rậm rạp thì nhánh đẻ ra sẽ bị lụi tàn bớt. Khả năng đẻ nhánh
của lúa nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của giống, phụ thuộc vào tuổi mạ, kỹ
thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh.
c. Giảm phát sinh dịch hại trên cây lúa
Trong canh tác SRI, nhờ cây lúa khỏe, ruộng lúa thông thoáng, áp dụng cẩn
thận các nguyên tắc từ làm đất, gieo trồng đến chăm sóc theo các nguyên tắc của SRI,
do vậy thiên địch có cơ hội phát sinh, hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đa
dạng. Nhờ áp dụng nguyên lý phòng trừ sâu bệnh theo IPM, ICM và các biện pháp
sinh thái học trên đồng ruộng nên dịch hại suy giảm, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa
học bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng
nông sản cũng như sức khỏe con người.
Một đánh giá về canh tác SRI tại Hà Nội cho thấy: Nhờ ruộng thông thoáng, lúa
được bón phân cân đối nên sâu bệnh ít, cụ thể bệnh khô vằn giảm 2,8 lần, sâu cuốn lá
nhỏ giảm 3,7 lần, rầy nâu giảm 6 lần. Tại Thái Nguyên (2005) tỷ lệ bệnh khô vằn của
lúa từ 70% ở công thức đối chứng giảm xuống còn 50,8% và 17,9% ở các công thức
có mật độ là 17 và 13 khóm/m2
(Đào Huyền, 2013) [57].
Về khía cạnh môi trường để đạt năng suất lúa cao, SRI không yêu cầu tăng
lượng phân bón hóa học, cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, nên có thể chống chịu
tốt hơn về vấn đề sâu bệnh hại. Điều này có thể giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh
và thuốc trừ cỏ, do đó nâng cao chất lượng đất và nước. Các biện pháp quản lý cây
trồng, đất, nước và dinh dưỡng của SRI góp phần tăng cường sự hoạt động và đa dạng
của hệ vi sinh vật đất, làm cho đất ‟sống và khỏe” hơn, đó là nhân tố quyết định đến
tính bền vững trong hệ thống sản xuất lúa (Hoàng Văn Phụ, 2004, 2005) [74], [73].
7
d. Giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất
nông nghiệp
Khí nhà kính (GHG) là những khí có khả năng hấp thu các bức xạ sóng dài
(hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt
trời, sau đó phân tán và giữ nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái
đất nóng lên, là căn nguyên của biến đổi khí hậu trái đất đi kèm các hiện tượng như
nước biển dâng, hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi đới khí hậu....
Khí cacbonnic (CO2), metan (CH4) và oxit nitơ (N2O) là các khí gây hiệu ứng nhà
kính với đóng góp tuần tự 60%, 15%, 5% tổng khí phát thải làm tăng sự nóng lên toàn
cầu. Tiềm năng gây nóng trái đất của CH4 và N2O là cao hơn 21 và 296 lần so với CO2. Vì
vậy, cùng với CO2, CH4 và N2O là những khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng.
Hoạt động nông nghiệp đã phát thải vào trong không khí một lượng đáng kể CO2,
CH4 và N2O (Cole và cộng sự, 1997; IPCC, 2001). CH4 được sinh ra từ các hợp chất
hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện yếm khí, đặc biệt là từ quá trình lên men tiêu hóa của
gia súc nhai lại, từ phân hữu cơ và từ các ruộng lúa nước (Mosier và cộng sự, 1998).
N2O được tạo ra bởi sự biến đổi của đạm trong đất và phân chuồng thông qua vi sinh vật
và thường tăng lên khi lượng đạm dễ tiêu vượt quá so với yêu cầu của cây, đặc biệt là
trong điều kiện ẩm ướt (Oenema và cộng sự, 2005; Smith và Conen, 2004) (Hoàng Văn
Phụ, 2012) [75].
Quản lý phân bón theo hướng SRI, trong đó yêu cầu phải bón phân cân đối,
quản lý dinh dưỡng tổng hợp, quản lý dinh dưỡng chuyên vùng cùng với vấn đề giảm
lượng phân bón hóa học sẽ giảm phát thải khí N2O, CH4.
SRI khuyến khích đưa dòng năng lượng sinh học vào hệ sinh thái ruộng lúa,
hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch, tiết kiệm nước tưới, khai thác có hiệu quả
và hài hòa yếu tố hóa học và sinh học, áp dụng các quy luật sinh thái trong quản lý
ruộng lúa, phát huy tối đa tiềm năng cho năng suất và đảm bảo chất lượng nông sản,
hướng đến một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, an toàn và bảo vệ sức khỏe
con người.
e. Tiết kiệm nước tưới
Nước là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu trong hoạt động trồng lúa, vì nó
có tác dụng điều hòa khí hậu trong ruộng, tạo điều kiện cho việc cung cấp dinh dưỡng,
làm giảm nhiệt độ, muối phèn, chất độc và cỏ dại (Vũ Triệu Mân, 2007) [68].
Chế độ tưới ướt khô xen kẽ (AWD) trong canh tác SRI tiết kiệm nước tưới hơn
so với phương pháp tưới ngập nước thường xuyên (CF) trong canh tác thông thường.
8
Ghi chú: Mô tả với giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày
Hình 1.1. Phương pháp tưới tiêu ướt - khô xen kẽ theo hướng hệ thống thâm canh lúa cải
tiến (SRI) và phương pháp tưới tiêu ngập nước thường xuyên (canh tác thông thường)
Nếu không xét đến các yếu tố như lượng nước mưa bổ sung; lượng nước thấm
qua rãnh, chảy tràn; lượng nước bốc hơi bề mặt; nước trọng lực và nước mao quản
trong đất, qua hình 1.1 có thể thấy:
Ở chế độ tưới AWD mức nước điều tiết giảm thấp, âm dưới mặt ruộng trong
một số giai đoạn, kết hợp số lần tưới ít hơn so với chế độ tưới CF, kết hợp mức nước
lấy vào thấp hơn, thời gian ngập trên ruộng ngắn hơn cho nên tiết kiệm nước tưới hơn
so với chế độ CF.
Humayun Kabir (2002) [114], đã chỉ ra: Canh tác SRI làm giảm những yêu cầu,
đòi hỏi của nông nghiệp về nguồn nước trên thế giới, một nguồn tài nguyên đang ngày
càng trở nên khan hiếm. Lúa là cây tiêu thụ nước hàng đầu và những phương pháp SRI
có thể cắt giảm 1/2 tới 2/3 những đòi hỏi về tưới tiêu của sản xuất lúa.
f. Thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và thời tiết cực đoan
Thiên tai trong đó có nguyên nhân do thời tiết cực đoan gây ra ở nước ta là vô
cùng nặng nề, nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây của Quỹ Châu Á chỉ ra rằng trong
20 năm qua Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, với mức
thiệt hại ước tính chiếm 1,5% GDP hàng năm (DMC, 2011) [31].
Theo Bộ TNMT (2012) [18], BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất,
đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: Đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc
có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13- 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm
36 - 50%.
Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng
0,7o
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng
tác động mạnh mẽ. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán
9
ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3o
C
và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100.
Theo dõi 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,50
C, trong khi đó lượng
mưa có chiều hướng giảm dần, giảm trung bình năm 0,3% ở các tỉnh thuộc khu vực
Bắc Trung bộ trong đó có Quảng Bình. Vấn đề đặt ra là nhiệt độ tăng gây các hiện
tượng cực đoan như hạn hán, bốc hơi mặt nước tăng; lượng mưa có chiều hướng giảm,
thiếu nước nghiêm trọng. Do vậy cần phải có các giải pháp kỹ thuật canh tác tiết kiệm
nước, trong đó kỹ thuật SRI trên cây lúa là giải pháp tích cực nhất để thích ứng với
biến đổi khí hậu trong dài hạn (Bộ TNMT, 2012) [18].
1.1.2. Giống lúa chất lượng
Lúa chất lượng được hiểu theo khái niệm nông học là các giống lúa có hạt
dài, không bạc bụng, cơm mềm... với các chỉ tiêu sinh hóa như hàm lượng tinh bột
thấp; protein, lipit, các khoáng chất, vitamin B1, B2, B6, BP...có hàm lượng cao,
chất lượng nấu nướng có mùi vị thơm ngon, dẻo...
Trong khái niệm liên quan đến giá trị thương phẩm thì lúa chất lượng cao
ngoài chất lượng dinh dưỡng, chất lượng nấu nướng còn liên quan đến tỷ lệ thành
tấm: dưới 20%, dưới 15%, 5%...phụ thuộc vào thói quen, nhu cầu của các vùng
miền, thị hiếu tiêu dùng các nước và có giá bán cao hơn lúa gạo thông thường.
Như vậy, lúa chất lượng trong sản xuất là những giống lúa mang lại giá trị
dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của mỗi vùng,
mỗi dân tộc, là sản phẩm lúa gạo được chăm sóc theo một quy trình tốt nhất, có hệ
thống quản lý các yếu tố đầu vào, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, được áp
dụng những công nghệ, kỹ thuật mới về sử dụng đất, phân bón, nước tưới, bảo
quản, chế biến sau thu hoạch.
Theo Lê Doãn Diên (2003) [28], Protein của gạo là loại protein có giá trị dinh
dưỡng cao nhất trong các loại protein của các hạt cốc khác như lúa mì, ngô, cao
lương, v.v… Protein của gạo được đặc trưng bởi tính dễ đồng hóa (khoảng 98%) và
bởi tính cân bằng của các amino axit có trong thành phần của protein gạo, đặc biệt
là tính cân bằng của 8 amino axit có trong thành phần của gạo, nhất là các amino
axit không thể thay thế. Đặc biệt hàm lượng lysine - một amino axit rất quan trọng
với sức khoẻ của người, nhất là đối với trẻ em trong gạo khá cao (trung bình 3,6%).
Protein trong lúa gồm albumin (50%), globulin (12%), prolamin (3%), glutelin
(80%) và có sự cân bằng của các axit amin không thay thế như: lysine, methyonin
(Hoàng Kim Anh, 2008) [1]. Chính vì thế một mục tiêu quan trọng trong chọn giống
lúa chất lượng là nâng cao hàm lượng protein nhưng phải giữ được tính ổn định,
cân bằng về hàm lượng và tỷ lệ các axit amin không thay thế.
10
Hương vị: Đến nay, đã tìm thấy hàng trăm chất tạo mùi thơm trong cây lúa, đó
là những hợp chất dễ bay hơi như hydrocarbons, alcohol, aldehydes, ketones,
esters...Trong số đó, chất 2-acetyl-1-pyrroline (2Aps) là chất quan trọng nhất tạo nên
mùi thơm ở tất cả các giống lúa thơm (Buttery et al., 1982; 1983; Paule et al., 1989;
Laksanalamai et al., 1993). Hàm lượng 2APs ở những giống lúa thơm đạt tới 0,09
mg/kg, cao gấp hơn 10 lần so với các các giống lúa không thơm (0,006 - 0,008 mg/kg)
(Buttery et al., 1983). Nhiều kết quả nghiên cứu về di truyền tính trạng thơm ở lúa cho
thấy, gen đơn lặn fgr nằm trên nhiễm sắc thế (NST) số 8 kiểm soát tổng hợp hợp chất
tạo mùi thơm 2Aps trong cây lúa (Dương Xuân Tú, N. V. Khởi và cs, 2014) [95].
Lúa chất lượng đã và đang được trồng ngày càng phổ biến trên thế giới. Khi đã
đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho một bộ phận dân số thế giới, đặc biệt ở các nước
đang phát triển và phát triển thì nhu cầu về sử dụng lúa chất lượng, có tính dẻo, thơm,
giàu protein, vitamin...là cần thiết và ngày càng tăng. Lúa chất lượng thường có năng
suất không cao, đơn cử tại Thái Lan, một trong những quốc gia trồng lúa chất lượng
phổ biến, diện tích dao động 9 - 10 triệu ha tuỳ thuộc giá cả gạo trên thị trường quốc
tế. Trong hai thập kỷ đầu của cuộc cách mạng xanh, sản xuất lúa gạo của Thái Lan
tăng từ 12,4 đến 21,2 triệu tấn, nhưng năng suất tăng chậm từ 1,79 tấn/ha năm 1968
lên 2,19 tấn/ha vào năm 1988 do nhu cầu của nông dân trong việc tập trung sản xuất
lúa chất lượng cao, tuy có năng suất không cao (IRRI, 2017) [165].
1.1.3. Vai trò của mật độ trong canh tác lúa
Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể
ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với mật độ
khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng, còn tăng quá
thì năng suất giảm xuống. Holiday (1960) [83], cho rằng quan hệ giữa mật độ và năng
suất cây lấy hạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng
nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm.
Mật độ liên quan chặt chẽ đến số bông/đơn vị diện tích, do trực tiếp ảnh hưởng
đến số nhánh hữu hiệu. Tuy nhiên, ngoài tác động của mật độ thì khả năng đẻ nhánh
của cây lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh
dưỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn
Thị Bích Hằng, 2013) [157]. Khi nghiên cứu về vấn đề này Sasato (1966) đã kết luận:
trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy
dày. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dày không có lợi bằng giống to bông, vùng lạnh
nên cấy dày hơn vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo
muộn nên cấy dày hơn lúa gieo sớm (Kaw R. N, Khush G. S, 1985) [119].
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sự tương quan giữa mật độ gieo trồng và
năng suất lúa. Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự
11
điều chỉnh số bông, số nhánh mang bông và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi
trường (dẫn theo Takeda và Hirota, 1971) (Nguyễn Hữu Huân, 2011) [59].
Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) [143] đã khẳng định:
Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ
20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo tác giả thì việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300
cây/m2
, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Năng suất
hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2
. Số bông trên đơn vị diện tích
cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề
tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh
nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít.
Trong thực tế sản xuất người dân thường trồng lúa theo tập quán với mật độ
cao, lượng giống gieo sạ 200 - 300 kg/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001) [67]. Lượng giống
gieo sạ nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây
lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh dưỡng từ đất trồng và tạo điều kiện thuận
lợi cho sâu bệnh phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh được những yếu tố gây
dịch bệnh tích cực, nhất là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu ánh
sáng cho các lá dưới, làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2009) [36].
1.1.4. Vai trò của phân bón đối với lúa
1.1.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng N, P, K của cây lúa
Phân bón có vai trò quan trọng trong tăng năng suất cây trồng. Tổng sản lượng
nông sản tăng lên nhờ phân bón tại Việt Nam ước tính khoảng 35 - 40%, tại Trung
Quốc khoảng 32% và trên toàn thế giới khoảng 50% (Cao Kỳ Sơn, 2010) [82].
Lúa cũng như các cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng, phát triển cần đầy
đủ đạm, lân, kali. Theo tính toán của các nhà khoa học, để có năng suất trên 5 tấn/ha,
mỗi vụ lúa cần bón trung bình 80 - 100 kg N + 40 - 60 kg P2O5 + 30 - 50 kg K2O tùy
theo vùng đất, giống lúa và mùa vụ. Một điều cần lưu ý trong kỹ thuật bón phân cho
lúa là ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cây cần lượng đạm, lân và kali khác nhau. Ở giai
đoạn lúa còn nhỏ cần nhiều đạm, lân để phát triển rễ, thân và lá, còn kali thì cần rất ít.
Ở gian đoạn đẻ nhánh, ngoài yêu cầu về đạm và lân cần có thêm kali để giúp cây
chuyển sang giai đoạn làm đòng thuận lợi. Ở giai đoạn có đòng, lượng đạm cần trung
bình, nhu cầu về lân giảm, còn nhu cầu về kali tăng rõ rệt, để giúp cây tăng cường
tổng hợp tinh bột cho hạt lúa chắc mẩy. Ở gian đoạn này nếu thiếu kali lá lúa mau bị
khô vàng, khả năng quang hợp giảm nhanh, sự tổng hợp chất tinh bột bị hạn chế làm
hạt lúa chín không đẫy, lép lửng nhiều, ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng
lúa, gạo. Ở giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nếu bị thiếu hoặc thừa một yếu tố dinh
dưỡng nào cũng đều có ảnh hưởng không tốt.
12
Kết quả nghiên cứu khoa học trong rất nhiều năm của các Viện, Trường, cũng
như kết quả điều tra kinh nghiệm của các hộ nông dân cho thấy năng suất cây trồng và
hiệu quả kinh tế cao, ổn định ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N vô cơ với tỷ lệ N
tính từ hữu cơ chiếm khoảng 25 - 30% tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do bón
phân hữu cơ năng suất cây trồng đã tăng được 10 - 20%. Nếu tính riêng về thóc do bón
phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạt khoảng 2,5 - 3,0 triệu tấn thóc/năm (Bùi
Huy Hiền, Nguyễn Trọng Thi và cs, 2005) [54].
Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng suất lúa
đạt cao nhất khi tỷ lệ đạm hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 - 40% (bón 10
tấn phân chuồng/ha thường cho khoảng 30 - 35 kg N tương đương 65 - 75 kg urê). Cân
đối hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại
phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân chuồng. Trên nền có bón phân khoáng, hiệu
lực 1 tấn phân chuồng đạt 53 - 89 kg thóc, trong khi không có phân khoáng chỉ đạt 32
- 52 kg (Trần Thị Thu Hà, 2009) [44].
Bón chất hữu cơ sẽ cải thiện được các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học
của đất; đồng thời hạn chế mức độ độc hại của một số nguyên tố như nhôm (Al), sắt
(Fe); giảm bớt sự cố định P2O5 trong đất dưới tác dụng kết hợp Al3+
, Fe3+
ở dạng phức
chất; nâng cao sự hoà tan lân ở dạng phốt phát sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy.
Nghiên cứu về phân hữu cơ cho thấy các chất hữu cơ là thức ăn cho các vi sinh
vật đất. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và cung cấp cho cây trồng. Nếu vi sinh vật
phong phú thì cây trồng phát triển lành mạnh, tăng khả năng kháng sâu bệnh và năng
suất cao hơn. Do đó biện pháp nâng cao độ phì của đất nên được ưu tiên trong SRI.
Khuyến khích áp dụng phân bón từ nông trại/phân chuồng (10 - 20 tấn/ha) hoặc phân
xanh. Nên kiểm tra cẩn thận chất lượng phân chuồng khi mua vào để sản xuất (C.
Witt, A. Dobermann, R. Buresh, 2004) [111].
Bón phân hữu cơ có tác dụng làm giảm rửa trôi, giảm bốc hơi của phân hóa học
bón vào. Do đó, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng
phân hóa học và phân đạm của lúa có thể tăng lên 30 - 40% trên nền bón phân hữu cơ
so với nền không bón. Đây là cơ sở quan trọng để giảm lượng đạm trong canh tác SRI,
cân đối lượng NPK nhằm giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính nhưng
năng suất vẫn giữ vững, tăng trưởng.
1.4.1.2. Vai trò của N, P, K đối với cây lúa
Đạm (N) là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất
diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân. Do
đó, dựa vào màu sắc và kích thước lá, chiều cao và khả năng đẻ nhánh của cây lúa,
người ta có thể chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây.
13
Đạm cần thiết cho suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa và
có tính chất liên tục từ khi gieo trồng đến khi chín. Tuy nhiên chúng ta cần
quan tâm nhất 2 thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, đặc biệt là thời kỳ đẻ nhánh rộ
cây lúa hút nhiều đạm nhất. Thông thường lúa hút 70% lượng đạm cần thiết cho
đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa. Đạm là
yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới
phát huy hết được tác dụng (Bùi Huy Đáp, 2000) [35].
Lân (P2O5) có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, protit và vận
chuyển tinh bột; lân còn đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp
protein trong cây. Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỷ lệ lân nguyên chất (P2O5)
chiếm trong khoảng 0,20% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Phân lân
tham gia vào thành phần của ADN và ARN. Cũng như đạm, tỷ lệ lân cao hơn tại các
cơ quan non của cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra
rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi
mọc lên đến khi trỗ nhưng hút lân mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy
nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của lúa là rất thấp.
Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh,
chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân để khỏe, bộ rễ phát triển
tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc
mẩy và sáng.
Khi cây lúa được cung cấp lân thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển
tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển, thúc đẩy sự
chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém
bộ lá ngắn, phiến lá hẹp, lá có thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và
số hạt/bông đều giảm. Muốn cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất
cao thì không những cần cung cấp đầy đủ đạm mà cũng cần cung cấp đầy đủ cả lân
cho cây lúa (Togari Matsuo, 1977) [88].
Khác với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất
hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với
chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy có
thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến qúa trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây
lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp protit, do vậy, nó hạn chế việc
tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra, kali
còn giúp bộ rễ tăng cường hút nước và cây không bị mất nước ngay cả lúc khô hạn,
kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa.
Cây lúa khi đủ lượng kali sẽ cứng cáp, không bị đổ ngã, chống hạn, chống rét.
Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá hơi nâu vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên
đỉnh lá có vết hoạt tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh
14
tiêm lửa. Khi tỷ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ bằng ½ - 1/3 so với bình thường thì
mới thấy triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng xuất hiện thì năng suất
đã giảm nên việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất
hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây.
Với liều lượng thấp và tối ưu, các mối quan hệ giữa N - P - K là tương hỗ, song
khi vượt quá tỉ lệ thích hợp, chúng trở nên đối kháng. Đây cũng chính là cơ sở khoa
học để bón kali nhằm hạn chế lốp đổ hoặc tăng khả năng chịu lạnh khi bón quá dư
thừa đạm. Trong mối quan hệ này, kali đã làm tăng hệ số sử dụng đạm của cây lúa.
Không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15 - 30%, trong khi có bón kali hệ số này
tăng lên đến 39 - 49%. Như vậy, trong nhiều trường hợp, năng suất tăng không hẳn là
do bón kali mà là kali đã có tác dụng tương hỗ, làm cây hút được nhiều đạm và các
chất dinh dưỡng khác hơn từ đất và phân bón. Ngược lại, thiếu đạm trong thời gian
dài, làm cho năng suất cây trồng giảm đi rõ rệt (Nguyễn Văn Bộ, 2013) [4].
1.1.5. Vai trò của nước đối với cây lúa
1.1.5.1. Nhu cầu nước của cây lúa
Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng, phát triển và năng suất mùa vụ. Theo Goutchin để tạo được 1 đơn vị thân lá
cây lúa cần 400 - 450 đơn vị nước, con số tương tự đối với hạt là 300 - 350 (Nguyễn
Thị Bích Hằng, 2013) [157]. Cây lúa luôn cần nước từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trỗ
và chín. Do đó cần cung cấp nước và duy trì mức nước 3 - 5 cm ở ruộng để lúa sinh
trưởng tốt và đạt năng suất cao. Ngược lại, nếu mức nước quá cao, ngập úng sẽ không
tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học
quan tâm, đào sâu nghiên cứu để tìm các giải pháp sao cho sử dụng nước hiệu quả và
tiết kiệm nhất (Nguyễn Thị Kim Hiệp, 1997) [58].
Việc cắt giảm khoảng 10% lượng nước cho hệ thống canh tác lúa gạo sẽ cung
cấp một lượng nước tương ứng với 150.000 triệu m3
tương ứng khoảng 25% tổng
lượng nước ngọt dùng cho mục đích phi nông nghiệp trên toàn cầu (Hoàng Văn Phụ,
2005) [73].
Lúa là thực vật thủy sinh, do vậy luôn thích hợp với điều kiện ngập nước, sinh
trưởng, phát triển tốt khi được cung cấp nước đầy đủ theo từng thời kỳ sinh trưởng.
Trong nguồn gốc cây lúa, phân loại theo môi trường canh tác có lúa rẫy, cho thấy lúa
có khả năng thích ứng khá tốt về mặt di truyền trong điều kiện thiếu nước, khô hạn.
Tuy nhiên, về mặt sinh lý, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây lúa
không phải cần lớp nước ngập thường xuyên, chỉ có hai thời kỳ quan trọng cây lúa cần
phải đủ 100% độ ẩm bão hòa, duy trì 3 - 5 cm nước ngập trên bề mặt ruộng lúa: từ
hình thành tượng khối sơ khởi đến bắt đầu làm đòng; giai đoạn trỗ - chín sữa, thiếu
nước ở 2 giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất.
15
Hiện nay có nhiều phương thức tưới nước tiết kiệm được nghiên cứu, thực
nghiệm trong từng điều kiện sản xuất như:
Tưới ẩm: Diện tích tưới ẩm dưới 10% so với 90% diện tích lúa trên thế giới
được tưới ngập, lưu ý vấn đề cỏ dại phát sinh mạnh và tưới ẩm chỉ thích nghi ở những
vùng thiếu nước trầm trọng hoặc với canh tác lúa nương.
Quản lý nước “nông - lộ - phơi”: Giữ mực nước ở mức xâm xấp “nông” trong
giai đoạn lúa đẻ nhánh, nếu để ruộng bị khô nước hoặc nước quá nhiều cũng sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình đẻ nhánh, giảm tỷ lệ chồi vô hiệu và hạn chế sự gây hại
của sâu bệnh ở thời điểm cuối vụ, bằng cách tháo cạn nước để "lộ" mặt đất ruộng lên
và "phơi" khoảng 5 - 7 ngày, rồi cho nước vào để bón phân đón đòng. Sau khi bón
phân 7 - 10 ngày có thể rút nước cạn ruộng lần thứ 2 khoảng 5 - 7 ngày, rồi cho nước
vào trở lại và tiếp tục giữ nước“nông” thường xuyên trong giai đoạn lúa làm đòng và
trổ. Trước khi thu hoạch 10 - 12 ngày nên tháo cạn nước trong ruộng khô để tiện cho
việc thu hoạch.
Quản lý nước “ướt khô xen kẽ (AWD)” theo hướng SRI: Tưới ướt khô xen
kẽ (AWD) là phương pháp tưới tiết kiệm nước mà nông dân có thể áp dụng để giảm
số lần tưới nước trên đồng ruộng mà không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong
phương pháp AWD, nước được bơm vào đồng một vài ngày sau khi lượng nước
đọng trong ruộng lúa dần rút hết. Do đó mặt ruộng luôn được xen kẽ luân phiên
ngập nước và không ngập nước (IRRI, [155], [154]).
1.1.5.2. Vai trò của nước đối với cây lúa
Nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của cây lúa. Nước là điều
kiện để thực hiện các quá trình sinh lý của cây lúa, vận chuyển dưỡng chất đến các bộ
phận khác nhau của cây lúa. Nước tưới có vai trò quan trọng đối với năng suất và chất
lượng lúa gạo vì tham gia vào quá trình quang tổng hợp tạo ra hydratcacbon cung cấp
cho cây trồng và hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ.
Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện
nay là 3.800 tỷ m3
thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ
m3
). Gần 95% lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới tiêu cho
đất nông nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt
ở 20 nước với dân số chiếm tới 50% dân số thế giới (Lê Thạc Cán, 1996) [20].
1.1.6. Cơ sở khoa học của áp dụng một số biện pháp kỹ thuật theo hệ thống thâm
canh lúa cải tiến (SRI)
Kỹ thuật SRI được phát triển ở Madagascar vào đầu những năm 1980 và
hiện đang được phổ biến bởi tổ chức phi chính phủ (NGO) Association Tefy
Saina, kỹ thuật này giúp tăng năng suất lúa một cách bền vững. Năng suất trung
bình theo hướng SRI khoảng 8 tấn/ha, gấp hơn 2 lần năng suất trung bình hiện
nay của thế giới (3,6 tấn/ha) (Humayun Kabir, 2002) [114].
16
Những hiệu quả tích cực của SRI đạt được bởi lợi dụng các quá trình sinh học
thay vì dựa vào việc đầu tư phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật để tăng sản
lượng. Những hiệu quả này có được từ việc tăng cường hoạt động của vi sinh vật hút
nitơ và oxy tự do trong không khí, thông qua lao động chăm chỉ, đúng kỹ thuật và hệ
sinh thái nông nghiệp hoạt động mạnh.
SRI đặt ra một vấn đề hạch toán cho việc canh tác lúa giữa những biện
pháp mới được thực hiện để làm tăng năng suất với những biện pháp thông thường vẫn
được làm. Năng suất cao nhất với SRI vượt xa những gì được nghĩ chung chung là
“giới hạn sinh học tối đa” đối với lúa đã gây ra tranh luận trong giới khoa học. Chúng
ta đã biết các hoạt động SRI tác động nhẹ đến tiềm năng di truyền trong cây lúa,
những tiềm năng đang bị che khuất bởi những biện pháp canh tác lúa thông thường ở
vùng đất thấp (Norman Uphoff, 2000) [126].
Sau khi bị lãng quên trong 10 năm, những đánh giá một cách có hệ thống
về SRI được thực hiện bởi Fr. Henryde Laulanie, S.J. (1993), được bắt đầu vào năm
1994. Những đánh giá đầu tiên bên ngoài Madagascar đã được thực hiện tại Đại học
Nông Nghiệp Nanjing (Nanjing Agricultural University) năm 1999 và đã đạt được
năng suất 9,2 - 10,5 tấn/ha, chỉ sử dụng khoảng 1/2 lượng nước tưới như bình thường.
Năm 2000, Cục Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Indonesia đã đạt được năng suất
9,5 tấn/ha trong những thử nghiệm SRI vào mùa mưa tại trạm Sukamandi. Từ đó về
sau việc đánh giá sử dụng các biện pháp SRI đã và đang được trải rộng nhanh chóng,
vì vậy hiện nay nó đang được xúc tiến thực hiện ở hơn 20 nước trên thế giới bao gồm
cả 6 nước Đông Nam Á (Norman Uphoff, 2000) [126]. Đến nay, có khoảng 50 nước
trên thế giới tiếp cận với SRI (Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng, 2016) [77].
Theo N. Uphoff [132], mặc dù SRI đã được phát triển cho nông dân ở
Madagascar bằng phương pháp cấy. Tuy nhiên, SRI không nhất thiết phải áp dụng
biện pháp cấy, kể từ khi F. Laulanié giới thiệu đến nay, có nhiều thay đổi trong tập
quán sản xuất của nông dân.
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là phương pháp canh tác dựa trên các cơ
sở khoa học xuất phát từ thực tế sản xuất lúa hiện nay. Bởi một số biện pháp canh tác
truyền thống đã cản trở và làm giảm sức sống tiềm năng của cây lúa. Nông dân thường
gieo mạ dược, nhổ đi cấy khi cây mạ 4- 5 lá thậm chí còn già hơn; thường cấy 3 - 5
rảnh/ khóm và cấy 45 - 50 khóm/ m2
. Biện pháp này đã làm cho cây mạ bị đứt rễ, gây
chột, lâu hồi xanh, dẫn đến đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu thấp và bông nhỏ, hạt
ít. Mặt khác, nông dân thường bón đạm cao hơn so với nhu cầu của cây lúa và không
cân đối với kali. Việc bón đạm quá nhiều, đạm không được vùi sâu dễ bị mất đạm do
bị rửa trôi, bị bay hơi...cây lúa không đẻ tập trung, nhiều nhánh vô hiệu, dẫn đến năng
suất thấp. Việc cấy mau, bón phân lai rai, bón nhiều phân và lạm dụng phân đạm cũng
17
là nguyên nhân gây bùng phát các loại sâu bệnh hại. Hệ lụy nêu trên làm cho đất canh
tác ngày càng xấu đi, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng, năng
suất lúa có xu hướng ngày càng giảm.
Cơ sở khoa học của phương pháp này là khai thác những tiềm năng luôn tồn tại ở
cây lúa nhưng bị ức chế bởi các hoạt động quản lý thông thường như: để ruộng ngập
nước, yếm khí, cấy mạ già, cấy dày và sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ
sâu. Việc phát triển SRI có thể được coi như một bước tiến mới về khoa học nông nghiệp
nhằm đạt mục tiêu về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền
vững, nâng cao đời sống của người dân và mang lại lợi ích về mặt xã hội (Phụ H. V và
cs, 2015) [76].
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến là thực hiện tổng hợp các biện pháp: Quản lý
dịch hại tổng hợp (IPM); quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM) và quản lý nước tổng
hợp (IWM). Thực tiễn cho thấy, cây lúa chỉ khoẻ mạnh và cho năng suất cao khi cây
có bộ rễ khoẻ mạnh, phát triển tốt; cây đẻ nhiều nhánh và đẻ tập trung giai đoạn đầu;
mỗi khóm lúa có nhiều bông và tỷ lệ hạt chắc trên bông cao.
1.1.7. Phân vùng sinh thái sản xuất lúa theo nguồn nước tưới tiêu
Miền Trung là vùng có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, là điều kiện để
phát triển kinh tế toàn diện. Để phát triển một nền kinh tế bền vững và hiệu quả, công
tác phân vùng sinh thái có ý nghĩa khoa học, kinh tế và thực tiễn, nó tối ưu hóa lợi ích
kinh tế từ môi trường sinh thái và tối thiểu hóa các nguy cơ về thiên tai môi trường.
Phân vùng sinh thái để trên cơ sở tài nguyên đất, nước, khí hậu, xác định lợi thế và các
hạn chế của các vùng sinh thái về nguồn nước, dòng chảy để phát triển nông - lâm -
ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác theo hướng ổn định và bền vững (Lê Sâm và cs,
2008) [81].
Tại miền Trung, phân vùng sinh thái về nguồn nước có 2 vùng gồm vùng khó
khăn về nguồn nước và vùng có sẵn nguồn nước nhưng sử dụng chưa hợp lý. Vùng
khó khăn về nguồn nước là các vùng sinh thái cát ven biển và vùng gò đồi cao. Vùng
có sẵn nguồn nước là vùng đồng bằng tiếp giáp vùng gò đồi, được thừa hưởng nguồn
nước từ hệ thống công trình thủy lợi như đập dâng, hồ chứa, trạm bơm (Lê Sâm và cs,
2008) [81]. Do vậy, đây là cơ sở để nghiên cứu của đề tài tập trung ở vùng chủ động
nước tưới và không chủ động nước tưới nhằm thích ứng với điều kiện sinh thái của
vùng cũng như tỉnh Quảng Bình và sử dụng nước tiết kiệm trong điều kiện chưa thể cải
thiện được nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các công trình thủy lợi ở Việt Nam đang
được khai thác gồm: 5.656 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 5.194 trạm bơm điện, cống tưới
tiêu các loại; 10.698 các công trình khác và trên 23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở
ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh. Theo đánh giá
18
của Bộ NN và PTNT thì năng lực phục vụ của các hệ thống đạt bình quân 60% so với
năng lực thiết kế, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ động và chưa đáp ứng được
so với yêu cầu của sản xuất và đời sống. Riêng vùng Bắc Trung bộ, hiện có 2 hệ thống
thủy lợi lớn, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3
và hàng nghìn công trình hồ,
đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác, thực
tưới được 235.600 ha lúa đông xuân, 159.700 ha lúa hè thu. Các hệ thống tiêu có diện
tích tiêu thiết kế 163.200 ha, thực tiêu được 132.880 ha [153]. Theo Tổng cục Thống
kê (2015) thì tổng diện tích lúa toàn vùng Bắc Trung bộ đạt 444.500 ha, trong đó có
211.200 ha vụ hè thu, như vậy, tính riêng vụ hè thu chỉ có 75,6% diện tích được tưới,
62,9% diện tích lúa được tiêu chủ động, còn lại là diện tích không chủ động tưới tiêu.
Có 02 vấn đề chính ảnh hưởng đến phân bố đất sản xuất nông nghiệp chủ động
hoặc không chủ động tưới tiêu là khả năng san phẳng của mặt ruộng và hệ thống thủy
lợi. Xét riêng về hệ thống thủy lợi thì có hai hợp phần quan trọng là năng lực cấp nước
của hồ, đập và hệ thống kênh mương nội đồng. Những vùng có các hồ chứa, các đập
ngăn, đập tràn nếu không đáp ứng diện tích tưới tiêu hoặc hệ thống kênh mương nội
đồng chưa hoàn chỉnh thì sẽ không chủ động tưới tiêu.
Nguyên nhân một phần diện tích lúa ở tỉnh Quảng Bình chưa chủ động được
tưới tiêu ngoài hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh và một phần xuống cấp còn do
năng lực cấp nước của các hồ chứa trong thời gian qua không đáp ứng cao trình thiết
kế do lượng mưa giảm so với trung bình nhiều năm nên hầu hết đều thiếu nước: Tổng
lượng mưa toàn tỉnh năm 2015 là 1976,2 mm đạt 88,9% so với TBNN, đặc biệt năm
2015 không có mưa lũ tiểu mãn nên các hồ chứa gần như không được bổ sung nguồn
nước phục vụ sản xuất, lượng mưa 2 tháng đầu năm 2016 cũng chỉ đạt 61,8 - 93,8% so
với TBNN (Chi cục thủy lợi và PCLB Quảng Bình, 2016) [24].
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Bình
1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam
Lúa là cây lương thực quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho
con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10
kg/người/năm tại các nước châu Mỹ. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân
trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo trên thế giới, sinh kế chủ yếu của
nông dân (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2004) [85]. Theo thống kê của IRRI, cho đến nay lúa
vẫn là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy,
tổng sản lượng lúa trong vòng 45 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2,6 lần, từ 257 triệu tấn
năm 1965 lên trên 689 triệu tấn năm 2009 (C. Witt, A. Dobermann, R. Buresh, 2004;
Ma Guohui and Yuan Longping, 2003) [111], [122]. Theo FAOSTAT (2015), hiện nay
19
thế giới có 163,25 triệu ha diện tích trồng lúa, năng suất TB 4,54 tấn/ha, sản lượng đưa
lại 734,91 triệu tấn.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với trên 75% dân số phụ thuộc chủ yếu vào
sản xuất nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Lúa gạo luôn giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi sống con người và là mặt
hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân (N. V. Luật, 2001) [67].
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa của cả nước chỉ đạt 4,73 triệu ha, năng suất
bình quân là 13 tạ/ha [89]. Hiện nay, với việc người dân đã được tiếp cận, áp dụng
những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp vào sản xuất, dùng các giống lúa
mới, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…, kết hợp đầu tư thâm canh
cao, hợp lý, do vậy sản xuất lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng
và giá trị kinh tế (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) [36].
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2015
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2010 7,48 5,34 40,00
2011 7,65 5,53 42,39
2012 7,75 5,63 43,66
2013 7,90 5,58 44,10
2014 7,81 5,74 44,84
2015 7,83 5,77 45,22
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015) [162]
Qua bảng 1.1 cho thấy xu hướng diện tích lúa không tăng liên tục từ 2010 đén
2015. Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa giảm so với năm 2013. Biến đổi khí hậu, nước
biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên dẫn đến diện tích trồng cây lương
thực và cây lúa bị giảm, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp (tăng thêm chi phí
sản xuất, làm giảm năng suất, sản lượng). Theo FAO, nhiệt độ trái đất tăng 10
C thì sản
lượng lúa giảm 10% (thời gian qua, nhiệt độ tăng lên trên toàn cầu đã làm giảm sản
lượng thu hoạch 20% - 40% ở nhiều khu vực thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh).
Năm 2015, Việt Nam tiếp tục ở nhóm 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới,
sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn). Tổng sản lượng xuất
khẩu 6,59 triệu tấn, thu về trên 2,8 tỷ USD, giảm 5,13% về kim ngạch so với năm
2014 [162].
20
Năng suất và sản lượng lúa năm 2015 vẫn tăng so với các năm trước là nhờ việc
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống tiến bộ kỹ
thuật mới, kỹ thuật canh tác mới, đầu tư thâm canh tốt. Sản lượng lúa cả năm 2015 đạt
45,22 triệu tấn, tăng 380,0 nghìn tấn so với năm 2014, diện tích gieo trồng đạt 7,83
triệu ha, tăng 350.000 ha và năng suất đạt 5,77 tấn/ha, tăng 4,4 tạ/ha so với năm 2010.
Để tiếp tục đảm bảo năng suất, sản lượng, ngành nông nghiệp phải tiếp tục
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng giảm diện tích lúa kém hiệu quả,
trên đất thiếu nước tưới ở các vùng Duyên hải Trung bộ, Trung du miền Núi phía Bắc,
Đông Nam bộ, giảm diện tích lúa vụ xuân hè, hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long
chuyển đổi sang trồng hoa màu, giữ diện tích lúa khoảng 7,7 - 7,8 triệu ha, thâm canh
tăng năng suất để đạt sản lượng 43,5 - 44,0 triệu tấn. Đồng thời giữ vững năng suất thì
cần phải tăng phẩm chất gạo để đủ sức cạnh tranh với thị trường gạo trên thế giới [90].
Tình hình sản xuất lúa chất lượng:
Bảng 1.2. Diện tích lúa chất lượng trong lúa thuần và lúa nếp phân theo
các vùng trong cả nước năm 2015
TT Vùng
Tổng
diện tích
(1000 ha)
Trong đó:
Lúa chất lượng
Diện tích
(1000 ha)
Tỷ lệ so với tổng
diện tích (%)
1 Trung du và miền núi phía Bắc 632,3 109,4 17,3
2 Đồng bằng sông Hồng 1.118,5 397,7 35,6
3 Bắc Trung bộ 696,6 153,8 22,1
4 Duyên hải Nam Trung bộ 363,54 120,5 33,1
5 Tây Nguyên 266,2 93,9 35,3
6 Đồng bằng Sông Cửu Long 4.167,4 2.530,9 60,7
7 Đông Nam bộ 427,4 168,2 39,4
Cộng 7.669,24 3.574,4 46,6
Nguồn: Tổng hợp từ Cục Trồng trọt, 2015 [25]
21
Bảng 1.2 cho thấy cơ cấu diện tích sản xuất lúa chất lượng cao trong lúa thuần
và lúa nếp so với tổng diện tích gieo cấy cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long
(60,7%), theo sau là Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên (35,6 và 35,3%). Vùng
trung du và miền núi phía Bắc có diện tích gieo trồng thấp nhất (17,3%). Cơ cấu diện
tích lúa chất lượng năm 2015 cả nước đạt 46,6% tổng diện tích gieo cấy. Đây là kết
quả của một quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng gia tăng giá trị,
hướng đến chất lượng và đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu.
Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn gạo hay
36% so với cùng thời điểm năm trước, với giá trung bình 600 đô la/tấn (trong khi gạo
thơm Hom Mali của Thái Lan 1.065 - 1.075 đô la/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515 -
1.525 đô la/tấn), có thể thu hút nông dân trồng nhiều lúa thơm trong những năm tới.
Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và
Mỹ. Gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Hoa Kỳ từ quý
4/2014, nhưng chất lượng và giá cả kém hơn gạo Thái Lan (từ 10 - 45 đô la/tấn), với 3
nhãn hiệu: Gạo thơm thượng hạng Bạc Liêu, gạo thơm thượng hạng 3 miền và Việt
Nam Jasmine rice tại miền Nam California [164].
1.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Quảng Bình
Quảng Bình nằm trong khu vực miền Trung, địa hình Quảng Bình hẹp và dốc
từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích
được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng
bằng, vùng cát ven biển. Tỉnh Quảng Bình ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác
động, giao thoa bởi khí hậu của 2 miền Bắc và Nam, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô
từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 - 25o
C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất
là tháng 6, 7 và 8 [163]. Điều kiện thời tiết khí hậu về cơ bản thuận lợi cho sản xuất
lúa 02 vụ, tuy nhiên trong thời gian qua, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như gió bão,
lũ lụt, hạn hán, mưa rét cùng với diễn biết tiêu cực do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây lúa.
Là tỉnh đi lên từ sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích đất tự nhiên 805.538 ha,
năm 2016 đất cho sản xuất nông lâm nghiệp có 692.060 ha, đất dành cho sản xuất
nông nghiệp đạt 67.013 ha, chiếm 9,68% [101].
Về diện tích: Từ năm 2000 toàn tỉnh đã chú trọng đưa các giống mới năng suất
cao vào sản xuất đại trà tại các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá. Đồng thời, tại các huyện
là vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh như Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Quảng Ninh...
22
năng suất, sản lượng lúa chất lượng tăng dần qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong
thâm canh lúa cao sản của tỉnh.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại tỉnh Quảng Bình
từ năm 2010 đến 2015
Năm
Tổng
diện
tích
( ha)
Trong đó Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lúa chất
lượng
(ha)
Tỷ lệ
so với tổng
DT lúa (%)
TB
chung
Lúa
chất
lượng
Sản
lượng
chung
Lúa
chất
lượng
2010 52.081 10.705 20,6 44,94 49,26 243.041 52.732
2011 52.679 10.965 20,8 49,40 50,24 260.233 55.088
2012 52.501 10.993 20,9 49,49 52,39 259.827 52.356
2013 53.574 13.005 24,3 47,31 53,47 252.039 69.537
2014 54.208 13.069 24,1 51,22 55,26 277.653 72.219
2015 53.653 13.310 24,8 51,90 55,67 278.459 74.096
(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và Sở NN & PTNT Quảng Bình, 2015) [79]
Bảng 1.3 cho thấy diện tích và năng suất lúa tăng đều qua các năm, song từ năm
2014 đến nay có xu hướng giảm dần do một phần diện tích phải thu hẹp do thiếu nước,
vùng ngập úng. Ngoài ra, do chủ trương của ngành nông nghiệp triển khai thực hiện đề
án chuyển đổi, tái cơ cấu cơ cấu, nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện tích nên
chuyển một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác trên những chân
ruộng khó canh tác do thiếu nước hoặc ngập úng cục bộ, chỉ bố trí 01 vụ/năm.
Về giống lúa: Các giống lúa chủ lực năng suất cao như Xi23, X21, NX30, lúa
lai Nhị ưu 838. Các giống chất lượng cao như P6, XT28, HT1, nếp IJ352, IR35366...
Các giống tiến bộ kỹ thuật như SV46, SV181, SVN1…Bộ giống lúa vừa có năng suất
vừa có chất lượng như P6, XT28, PC6… đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất.
Hàng năm đều bổ sung giống mới có tính ưu việt vào cơ cấu sản xuất, từ năm 2007
đến 2013 có 08 giống mới đưa vào sản xuất như P6, P290, XT 28, QX2 (94-11), QR1,
PC6, P6 đột biến…và một số giống có triển vọng như QX5, QX4..., giống cực ngắn
đang sản xuất thử như Gia Lộc 102, MT18…, hiện các giống có TGST trung ngày và
ngắn ngày chiếm khoảng 50 - 55% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Tỷ lệ giống lúa xác
nhận chiếm 65%, giống chất lượng chiếm 57% diện tích gieo cấy [79] .
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến

More Related Content

What's hot

Hoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệp
Hoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệpHoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệp
Hoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệpRùa Con Con Rùa
 
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...
Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...
Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...dinhhienck
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímljmonking
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngtungtung95
 

What's hot (20)

Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
Hoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệp
Hoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệpHoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệp
Hoàng lộc 1019082-khóa luận tốt nghiệp
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệpLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
Phân tích, đánh giá hiện trạng đất nhiễm phèn và biện pháp cải tạo đất nhiễm ...
 
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
Đề tài: Sử dụng bộ công cụ đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bàoLuận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm mô phỏng để dạy học phần Sinh học tế bào
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAYĐề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
Đề tài: Chỉ số WQI trong đánh giá biến động nước sông, hồ, HAY
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước, 9đ
 
Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...
Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...
Các thiết bị lên men nuôi cấy chìm vi sinh vật trong các môi trường dinh dưỡn...
 
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tímNghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
Nghiên cứu thành phần hóa học cây chanh leo tím
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
 

Similar to Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Man_Ebook
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...nataliej4
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến (20)

Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng NgãiLuận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
Luận án: Biện pháp kỹ thuật canh tác giống ngô lai tỉnh Quảng Ngãi
 
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAYĐặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
Đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông điện biên, HAY
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
Nghiên cứu áp dụng công nghệ vi sinh vật để xử lý chất thải làng nghề sản xuấ...
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
Luận án: Kỹ thuật thâm canh giống sắn năng suất tinh bột cao
 
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Hoạt Động Sản Xuất Lúa Ở Huyện Ba...
 
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
Nghiên cứu quy trình tạo mầm của hạt đậu trắng và ứng dụng trong sản xuất bột...
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPTLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
 
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
Luận án: Nghiên cứu điều kiện nuôi sinh khối vi tảo Thalassiosira pseudonana ...
 
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống ...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
Luận án: Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và chế biến tràm có năng s...
 
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn trường đại học sư phạm Hà Nội, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
Luận án: Ứng dụng chỉ thị phân tử để cải thiện tỉ lệ bạc bụng trên các giống ...
 
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAYLuận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
Luận văn: Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở sông Hương, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 

Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THANH NGỌC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TRONG SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP HUẾ - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THANH NGỌC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THEO HƯỚNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TRONG SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa PGS. TS. Trần Thị Lệ HUẾ - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận án do bản thân tôi nghiên cứu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm./. Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Dương Thanh Ngọc
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các tập thể, lãnh đạo các đơn vị và quý thầy, cô, các giảng viên và anh chị đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Thị Thái Hòa và PGS. TS. Trần Thị Lệ, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, là những giảng viên đã đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Đào tạo - Đại học Huế, Lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm Huế, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng các thầy, cô giáo Khoa Nông học đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên, anh chị em học viên; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình; Lãnh đạo UBND và Phòng chuyên môn thuộc huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh; Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình; Ban Quản trị HTX Nông nghiệp và Dịch vụ xã An Ninh, huyện Quảng Ninh; Ủy ban nhân dân xã và các hộ nông dân xã Đại Trạch, xã An Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để bản thân triển khai, nghiên cứu đề tài. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và viên chức Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình nơi tôi đang công tác; các doanh nghiệp liên quan, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên và có nhiều ý kiến đóng góp cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn lớn lao đối với những người thân trong gia đình tôi, bố mẹ, anh chị em và người vợ thân yêu đã hỗ trợ, sẽ chia công việc gia đình, động viên tôi về cả về tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận án Dương Thanh Ngọc
  • 5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii MỤC LỤC.................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................. xii MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................................1 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ...................................................................2 2.1. Mục đích củaư đề tài .............................................................................................2 2.2. Mục tiêu của đề tài.................................................................................................2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN............................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học...................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................3 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN......................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................4 1.1.1. Tổng quan về hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI).....................................4 1.1.2. Giống lúa chất lượng..........................................................................................9 1.1.3. Vai trò của mật độ trong canh tác lúa ............................................................10 1.1.4. Vai trò của phân bón đối với lúa.....................................................................11 1.1.5. Vai trò của nước đối với cây lúa.....................................................................14 1.1.6. Cơ sở khoa học của áp dụng một số biện pháp kỹ thuật theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) ................................................................................................15 1.1.7. Phân vùng sinh thái sản xuất lúa theo nguồn nước tưới tiêu.......................17
  • 6. iv 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................18 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Bình ..............................................................................................................................18 1.2.2. Tình hình sử dụng lượng giống gieo cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình ..............................................................................................................................27 1.2.3. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình ...........29 1.2.4. Tình hình sử dụng nước tưới cho lúa tại Việt Nam và Quảng Bình ..........31 1.2.5. Tình hình áp dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại Việt Nam và Quảng Bình ..................................................................................................................32 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM..34 1.3.1. Trên thế giới......................................................................................................34 1.3.2. Tại Việt Nam.....................................................................................................41 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................................................................48 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................48 2.1.1. Đất thí nghiệm...................................................................................................48 2.1.2. Cây trồng thí nghiệm........................................................................................48 2.1.3. Phân bón ............................................................................................................49 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU.................................................49 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................49 2.2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................49 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................49 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................50 2.4.1. Công thức và bố trí thí nghiệm .......................................................................50 2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi............................................................56 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................60 2.5. ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT KHÍ HẬU.................................................................61
  • 7. v CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................63 3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG GIỐNG GIEO ĐẾN HAI GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI 63 3.1.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng và phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................63 3.1.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................65 3.1.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................69 3.1.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6...........................................................................................72 3.1.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.................................................75 3.1.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.................................................................................................83 3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN HAI GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) Ở VÙNG CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI 86 3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng và phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................86 3.2.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................88 3.2.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................92 3.2.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6...........................................................................................96 3.2.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.................................................99 3.2.6. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất .........106
  • 8. vi 3.2.7. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6...............................................................................................108 3.2.8. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về phẩm chất gạo của hai giống lúa chất lượng...........................................................................................110 3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƯỚI NƯỚC ĐẾN HAI GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG HT1 VÀ P6 THEO HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) TẠI VÙNG CHỦ ĐỘNG NƯỚC TƯỚI..........................................114 3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.....................114 3.3.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..............................................115 3.3.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................117 3.3.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hại của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.........................................................................................118 3.3.5. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6...............................................120 3.3.6. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến hiệu quả kinh tế của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6...............................................................................................123 3.3.7. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng nước tưới của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................124 3.4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA..............................125 3.4.1. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất..............................................125 3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất........................................................128 3.4.3. Phát thải khí CH4, N2O ..................................................................................129 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................134 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................134 4.2. ĐỀ NGHỊ............................................................................................................134 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................136
  • 9. vii MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AWD Afternating Drying and Wetting/Tưới ướt khô xen kẽ BVTV Bảo vệ thực vật BĐKH Biến đổi khí hậu CF Continuous flooding/Tưới ngập thường xuyên ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Eh Điện thế oxy hóa khử FAOSTAT Fao Statistics Division/Thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới GWP Global Warming Potential/Tiềm năng nóng lên toàn cầu IPM Intergated Pest Management/Quản lý dịch hại tổng hợp ICM Intergrated Crops Management/Quản lý cây trồng tổng hợp IFA International Fertilizer Association/Hiệp hội phân bón quốc tế IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change/Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc KNK Khí nhà kính (khí gây hiệu ứng nhà kính) KHCN Khoa học công nghệ Max/min Cao nhất/thấp nhất NXB Nhà xuất bản NPK Đạm/Lân/Kali NSLT Năng suất lý thuyết NSTT Năng suất thực thu NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • 10. viii P1.000 hạt Khối lượng 1.000 hạt QCN Quy chuẩn ngành QCVN Quy chuẩn Việt Nam (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) SNV Tổ chức phát triển Hà Lan (Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam) SRI System of Rice Intensification/Hệ thống thâm canh lúa (cải tiến) T Nhiệt độ TNMT Tài nguyên môi trường TGSTPT Thời gian sinh trưởng, phát triển TB Trung bình TBNN Trung bình nhiều năm TNMT Tài nguyên Môi trường TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam (Tiêu chuẩn quốc gia) TGST Thời gian sinh trưởng U Ẩm độ USD United States dollar/Đô la Mỹ VCR Value cost ratio/Tỷ suất lợi nhuận
  • 11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2015................19 Bảng 1.2. Diện tích lúa chất lượng trong lúa thuần và lúa nếp phân theo các vùng trong cả nước năm 2015 ...................................................................................20 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến 2015..............................................................................................................22 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Quảng Ninh, giai đoạn 2010 đến 2015....................................................................................................24 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng cao huyện Bố Trạch, giai đoạn 2010 - 2015.........................................................................................................26 Bảng 1.6. Cơ cấu giống lúa gieo cấy ở 07 vùng sản xuất cả nước........................41 Bảng 2.1. Kết hợp các công thức thí nghiệm...........................................................50 Bảng 2.2. Kết hợp các công thức thí nghiệm về phân bón.....................................52 Bảng 2.3. Kết hợp các công thức thí nghiệm...........................................................53 Bảng 2.4. Diễn biến thời tiết khí hậu trong vụ đông xuân 2013 - 2014 ...............61 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến thời gian sinh trưởng, phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................64 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .........................................67 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6..............................................................70 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình phát sinh một số sâu bệnh hại chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước tưới (Huyện Quảng Ninh) .........................................................................................73 Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến tình hình sâu bệnh hại chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới (Huyện Bố Trạch)......................................................................................................................74
  • 12. x Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014...............................................................................................................................76 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng giống gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014.......80 Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế của các lượng giống gieo cho hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .........................................................................................................84 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến thời gian sinh trưởng, phát triển của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................................................87 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ..................................89 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6..............................................................93 Bảng 3.12. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng chủ động nước tưới ..................96 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu bệnh hại chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ở vùng không chủ động nước tưới ......98 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014...............................................................................................................................99 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014.....103 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số tính chất hóa học đất sau thí nghiệm...................................................................................................................107 Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân bón cho hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .......................................................................................................109 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến một số chỉ tiêu về chất lượng gạo trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 .......................................................................................................111 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến thời gian sinh trưởng, phát triển của hai giống lúa chất lượng...........................................................................114
  • 13. xi Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng đẻ nhánh và chiều cao cây cuối cùng của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................115 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rễ của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6.....................................................117 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tình hình sâu bệnh hại chính của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 ................................................................119 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6..........................................120 Bảng 3.24. Hiệu quả kinh tế của chế độ tưới nước trên hai giống lúa chất lượng HT1 và P6...................................................................................................................123 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến số lần tưới và tổng lượng nước tưới của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 – 2014 và hè thu 2014 ............................................................................................124 Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015...................................................................126 Bảng 3.27. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất...............................................128 Bảng 3.28. Lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015............................................................................................................129 Bảng 3.29. Tổng lượng khí CH4 và N2O phát thải trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015..................................................................................................132
  • 14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Phương pháp tưới tiêu ướt - khô xen kẽ theo hướng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) và phương pháp tưới tiêu ngập nước thường xuyên (canh tác thông thường) .................................................................................................................8 Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về lượng giống gieo trên 2 giống lúa chất lượng.............................................................................................................................51 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm vể lượng phân bón trên hai giống lúa chất lượng.............................................................................................................................52 Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ tưới nước trên giống lúa chất lượng.............................................................................................................................54 Hình 3.1. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên giống HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tại vùng chủ động và không chủ động nước tưới.............................................................................................................78 Hình 3.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các lượng giống gieo trên giống HT1 và P6 trong vụ hè thu 2014 tại vùng chủ động và không chủ động nước tưới ......................................................................................................................82 Hình 3.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón trên.102 giống HT1 và P6 vụ đông xuân 2013 - 2014 tại vùng chủ động và không chủ động nước tưới......................................................................................................................102 Hình 3.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các công thức phân bón trên giống HT1 và P6 vụ hè thu 2014 tại vùng chủ động và không chủ động nước tưới...............................................................................................................................105 Hình 3.5. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ở các chế độ tưới nước của hai giống lúa chất lượng HT1 và P6 trong vụ đông xuân 2013 - 2014 và hè thu 2014.............................................................................................................................121 Hình 3.6. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của đối chứng và mô hình sản xuất..............................................................................................................................127
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lúa là cây lương thực quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo trên thế giới, sinh kế chủ yếu của nông dân. Việt Nam với dân số trên 90 triệu dân, khoảng 60% dân số sống bằng nghề nông và có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Trong đó, trên 80% dân số sống nhờ vào cây lúa. Lúa gạo hiện là cây lương thực chính cung cấp năng lượng và nguồn dinh dưỡng quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê (2015) [71], tổng diện tích lúa cả năm 2015 đạt trên 7,8 triệu ha, tăng 18,7 nghìn ha so với năm 2014; năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với năm 2014; sản lượng ước đạt 45,2 triệu tấn thóc, tăng 241 nghìn tấn so với năm 2014. Lúa là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Bình. Theo UBND tỉnh Quảng Bình (2016) [101], năm 2016 sản xuất nông nghiệp chiếm 22,9% trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong đó sản xuất lúa đóng góp sản lượng 280.630 tấn, chiếm 91,8% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh (305.635 tấn). Để tăng năng suất và chất lượng lúa, trong những năm qua, nhiều tiến bộ và giải pháp kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã được áp dụng như quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), “3 giảm - 3 tăng”, “01 phải - 5 giảm”...và các nghiên cứu về giống, phân bón, chế độ canh tác đã được triển khai nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất lúa, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa lúa gạo trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là tổng hợp các biện pháp thâm canh lúa như cấy mạ non, khoảng cách cấy rộng, điều tiết nước hợp lý. Sự thay đổi một số hoạt động canh tác chủ yếu này tạo nên sự phát huy tiềm năng di truyền vốn có của lúa thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa để tạo năng suất cao, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất và nước (Norman Uphoff và cs, 2000) [126]. Tại tỉnh Quảng Bình, hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) được đưa vào thử nghiệm áp dụng từ vụ đông xuân 2012 - 2013. Kết quả bước đầu cho thấy năng suất lúa tăng nên tổng thu đạt cao, giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật, lượng giống và tăng được lợi nhuận rõ rệt so với canh tác thông thường, giảm nhu cầu nước cho sản xuất lúa (Sở NN và PTNT Quảng Bình, 2015) [80]. SRI bước đầu thể hiện sự thích ứng với các yếu tố khí hậu cực đoan trong sản xuất do tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống thâm canh lúa cải tiến góp phần tạo nên sự bền vững cho hệ sinh thái nông nghiệp, tăng phẩm chất nông sản, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ trong thế kỷ 21 và thích ứng với biến đổi khí
  • 16. 2 hậu. Tuy nhiên, SRI mới chỉ được khuyến cáo từ quy trình chung nhằm xây dựng mô hình để nhân rộng đối với lúa cấy, chưa có các nghiên cứu cụ thể cho lúa gieo thẳng nhất là trên giống lúa chất lượng về biện pháp canh tác như: lượng giống gieo, chế độ phân bón, chế độ tưới…để đánh giá ảnh hưởng và sự phù hợp của các biện pháp canh tác theo hướng SRI. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) trong sản xuất lúa chất lượng tại tỉnh Quảng Bình” 2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích củaư đề tài Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất lúa chất lượng theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) ở tỉnh Quảng Bình nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa để nâng cao năng suất và chất lượng lúa, hiệu quả kinh tế và độ phì đất. 2.2. Mục tiêu của đề tài Xác định được lượng giống gieo, tổ hợp phân bón thích hợp cho một số giống lúa chất lượng trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới theo hướng SRI nhằm tăng năng suất và chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế và cải thiện độ phì đất. Xác định được chế độ tưới nước phù hợp theo hướng SRI trên vùng chủ động nước tưới nhằm đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng được mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng SRI trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới tại huyện Quảng Ninh và Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Là cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp sử dụng lượng giống gieo, phân bón và chế độ tưới nước cho lúa trong quy trình canh tác lúa chất lượng theo hướng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vừa đảm bảo được năng suất, chất lượng vừa giảm phát thải khí nhà kính tại tỉnh Quảng Bình. Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có điều kiện tương tự tại tỉnh Quảng Bình và các địa phương khác. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng theo hướng thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên vùng chủ động và không chủ động nước tưới tại tỉnh Quảng Bình.
  • 17. 3 Khuyến cáo nông dân sử dụng lượng giống gieo, bón phân cân đối và hợp lý và chế độ tưới nước phù hợp cho giống lúa chất lượng theo hướng sản xuất an toàn với môi trường sinh thái cho vùng trồng lúa của tỉnh Quảng Bình. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bao gồm: lượng giống gieo, tổ hợp phân bón (N, P, K, phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh), chế độ tưới nước cho giống lúa chất lượng trong điều kiện gieo thẳng theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI), làm cơ sở cho xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng SRI. Các thí nghiệm về lượng giống gieo và phân bón cho giống lúa chất lượng được thực hiện trên đất phù sa không được bồi hàng năm tại vùng chủ động nước tưới ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh và vùng không chủ động nước tưới ở xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch. Thí nghiệm chế độ tưới nước được thực hiện tại vùng chủ động nước tưới của xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Mô hình sản xuất lúa chất lượng được tiến hành tại vùng chủ động nước tưới ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh và vùng không chủ động nước tưới ở xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Kết quả nghiên cứu đã xác định được (1) lượng giống gieo phù hợp trên vùng chủ động nước tưới trong vụ đông xuân là 60 kg/ha cho cả hai giống HT1 và P6, 40 kg/ha ở giống HT1 và 60 kg/ha ở giống P6 trong vụ hè thu; (2) lượng giống gieo phù hợp trên vùng không chủ động nước tưới là 60 kg/ha cho cả hai giống HT1 và P6 trong hai vụ đông xuân và hè thu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được tổ hợp phân bón phù hợp cho hai giống lúa HT1 và P6 trên (1) vùng chủ động nước tưới là 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 01 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha và (2) vùng không chủ động nước tưới là 80 kg N + 45 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi + 10 tấn phân chuồng/ha. Kết quả nghiên cứu đã xác định được chế độ tưới ướt khô xen kẽ là phù hợp nhất cho cây lúa trên vùng chủ động nước tưới, năng suất đạt 5,63 tấn/ha (giống HT1) - 6,44 tấn/ha (giống P6), hiệu quả kinh tế tăng cao nhất so với đối chứng là 18,75% (giống HT1) và 22,80% (giống P6).
  • 18. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Tổng quan về hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) 1.1.1.1. Khái niệm hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) Trong những năm đầu thập niên 1980, khái niệm SRI được Fr. Henri de Laulanie ở Madagascar đưa ra là tập hợp các phương thức canh tác và việc quản lý đất, nước và dinh dưỡng để nâng cao năng suất cây trồng (Rajeev Rajbhandari, 2007) [137]. Fr. Henryde Laulanie và cộng sự (1993) [113], [114], coi SRI là một tập hợp cố định những biện pháp được áp dụng với những kết quả không đổi trong mọi điều kiện. Họ xem nó như là một phương pháp, một triết lý dựa trên những nguyên tắc quy nạp từ những quan sát thực tế (theo dõi thực nghiệm) đối với cây lúa để có thể đạt được năng suất cao nhất. SRI là phương pháp canh tác lúa sinh thái và hiệu quả, tăng năng suất nhưng lại giảm chi phí đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu và nước tưới (Tuong T. P, 2005) [149]. Cơ sở khoa học của phương pháp này là khai thác những tiềm năng luôn tồn tại ở cây lúa nhưng bị ức chế bởi các hoạt động quản lý thông thường như: để ruộng ngập nước, yếm khí, cấy mạ già, cấy dày và sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Việc phát triển SRI có thể được coi như một bước tiến mới về khoa học nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người dân và mang lại lợi ích về mặt xã hội (Phụ H. V và cs, 2015) [76]. 1.1.1.2. Nguyên tắc của hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) a. Đối với lúa cấy Theo Ngô Tiến Dũng và cs (2011) [30], SRI áp dụng trên lúa cấy có 5 nguyên tắc như sau: - Nguyên tắc 1: Cấy mạ non. Cấy khi mạ mới chỉ có 2 - 2,5 lá đối với đất thường, 4 - 5 lá đối với đất phèn, mặn. - Nguyên tắc 2: Cấy 1 dảnh, cấy thưa. Cấy 1 dảnh, cấy nông và cấy nhẹ tay, tránh làm tổn thương bộ rễ. Mạ phải được cấy ngay để rễ nhanh bám đất và mạ non chóng hồi phục. Cấy thưa để có nhiều khoảng trống, nhiều ánh sáng, cây quang hợp tốt sẽ đẻ nhánh nhiều. Cấy thưa
  • 19. 5 để bộ rễ có nhiều chỗ trống để ăn sâu, ăn rộng, hút được nhiều dinh dưỡng, cây sẽ khỏe và đẻ nhiều nhánh. - Nguyên tắc 3: Quản lý nước. Rút nước ruộng, để ruộng ẩm hay khô nẻ chân chim, đất được thông khí, rễ phát triển tốt. Rút nước 3 - 4 lần trong suốt giai đoạn sinh trưởng và sinh dưỡng. Tránh giữ nước liên tục trong ruộng lúa. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực giữ nước liên tục ở mức 3 - 4 cm. Trước 25 ngày khi lúa chín rút kiệt nước để dễ thu hoạch. Mỗi khi bón phân, giữ nước trong ruộng ở mức 3 - 4 cm, sau đó 5 ngày mới rút kiệt nước. - Nguyên tắc 4: Làm cỏ sục bùn. Kết hợp làm cỏ, sục bùn, phá váng mặt ruộng tạo độ thông thoáng khí cho đất. Làm cỏ ít nhất 3 lần vào 10 - 12 ngày, 25 - 27 ngày và 40 - 42 ngày sau cấy. - Nguyên tắc 5: Bón lót phân hữu cơ. Bón phân chuồng hoai mục 200 - 300 kg/sào trước khi bừa lần cuối. Bón thêm phân đạm, lân, kali theo nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa (bón phân chuồng tính cho 01 sào Bắc bộ 360 m2 , bón 300 - 400 kg/sào Trung bộ 500 m2 ). b. Đối với lúa gieo thẳng Theo Cục BVTV (2014) [27], áp dụng SRI trên lúa gieo thẳng bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất: Gieo thưa, gieo vãi (sạ lan) dưới 2 kg giống/sào; gieo bằng dụng cụ sạ hàng dưới 1,5 kg/sào (lượng giống gieo tính cho 01 sào Bắc bộ 360 m2 , 01 sào Trung bộ 500 m2 thì sạ lan là 3 kg giống/sào; sạ hàng là 2 kg giống/sào). Nguyên tắc thứ hai: Tưới tiêu đảm bảo duy trì đất ruộng khô ướt xen kẽ (Nông lộ phơi). Nguyên tắc thứ ba: Xới xáo mặt ruộng để thông khí cho đất. Nguyên tắc thứ tư: Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh. 1.1.2.3. Ưu điểm của SRI a. Tác động tích cực đến hệ rễ lúa Ở ruộng không bị ngập nước, không khí trong đất đầy đủ nên rễ hô hấp thuận lợi, sinh trưởng mạnh và cây lúa phân nhánh nhiều. Ở ruộng nước đất thiếu không khí cây phải hút oxy từ trên không nhờ các bộ phận trên mặt đất để vận chuyển đến rễ làm cho rễ lúa hô hấp được thuận lợi. Ruộng nước nếu thiếu oxy rễ sinh trưởng kém, ăn nông, phát triển theo chiều ngang (Togari-Matsuo, 1977) [88].
  • 20. 6 Các biện pháp kỹ thuật của SRI như điều tiết nước, chế độ phân bón, mật độ gieo trồng thưa...có tác động tích cực đến khả năng hô hấp rễ lúa, rễ phát triển mạnh, số lượng rễ nhiều, chắc khỏe, rễ ăn sâu, bám đất giúp cây hút dinh dưỡng tập trung, đứng vững chống đổ ngã do các điều kiện bất lợi của thời tiết. b. Tăng số nhánh hữu hiệu Theo thuyết của Katayama (Nhật Bản) thì khi cây lúa ra được 4 lá thật là có khả năng đẻ nhánh và cứ ra được một lá, đẻ được một nhánh. Khi nhánh có trên 4 lá xanh, có thể sống hoàn toàn tự lập, trở thành một nhánh hữu hiệu rồi thành bông sau này. Tuy vậy mầm hoặc nhánh cũng có thể teo đi hoặc phát triển không dầy đủ 4 lá do điều kiện đẻ muộn (khi nhánh mẹ đã nhiều lá) hoặc do điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi: thiếu nước, gặp nhiệt độ thấp, thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, quần thể quá rậm rạp, sâu bệnh, đây chính là đẻ nhánh vô hiệu (Nguyễn Văn Hoan, 1999; Nguyễn Thị Lẫm và cs, 2003) [49], [65]. Khi mật độ thưa, đủ dinh dưỡng lúa đẻ nhánh nhiều. Khi mật độ dày, quần thể quá rậm rạp thì nhánh đẻ ra sẽ bị lụi tàn bớt. Khả năng đẻ nhánh của lúa nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc điểm của giống, phụ thuộc vào tuổi mạ, kỹ thuật cấy, điều kiện dinh dưỡng, nước và điều kiện ngoại cảnh. c. Giảm phát sinh dịch hại trên cây lúa Trong canh tác SRI, nhờ cây lúa khỏe, ruộng lúa thông thoáng, áp dụng cẩn thận các nguyên tắc từ làm đất, gieo trồng đến chăm sóc theo các nguyên tắc của SRI, do vậy thiên địch có cơ hội phát sinh, hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đa dạng. Nhờ áp dụng nguyên lý phòng trừ sâu bệnh theo IPM, ICM và các biện pháp sinh thái học trên đồng ruộng nên dịch hại suy giảm, hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng nông sản cũng như sức khỏe con người. Một đánh giá về canh tác SRI tại Hà Nội cho thấy: Nhờ ruộng thông thoáng, lúa được bón phân cân đối nên sâu bệnh ít, cụ thể bệnh khô vằn giảm 2,8 lần, sâu cuốn lá nhỏ giảm 3,7 lần, rầy nâu giảm 6 lần. Tại Thái Nguyên (2005) tỷ lệ bệnh khô vằn của lúa từ 70% ở công thức đối chứng giảm xuống còn 50,8% và 17,9% ở các công thức có mật độ là 17 và 13 khóm/m2 (Đào Huyền, 2013) [57]. Về khía cạnh môi trường để đạt năng suất lúa cao, SRI không yêu cầu tăng lượng phân bón hóa học, cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, nên có thể chống chịu tốt hơn về vấn đề sâu bệnh hại. Điều này có thể giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và thuốc trừ cỏ, do đó nâng cao chất lượng đất và nước. Các biện pháp quản lý cây trồng, đất, nước và dinh dưỡng của SRI góp phần tăng cường sự hoạt động và đa dạng của hệ vi sinh vật đất, làm cho đất ‟sống và khỏe” hơn, đó là nhân tố quyết định đến tính bền vững trong hệ thống sản xuất lúa (Hoàng Văn Phụ, 2004, 2005) [74], [73].
  • 21. 7 d. Giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp Khí nhà kính (GHG) là những khí có khả năng hấp thu các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán và giữ nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên, là căn nguyên của biến đổi khí hậu trái đất đi kèm các hiện tượng như nước biển dâng, hiện tượng thời tiết cực đoan, thay đổi đới khí hậu.... Khí cacbonnic (CO2), metan (CH4) và oxit nitơ (N2O) là các khí gây hiệu ứng nhà kính với đóng góp tuần tự 60%, 15%, 5% tổng khí phát thải làm tăng sự nóng lên toàn cầu. Tiềm năng gây nóng trái đất của CH4 và N2O là cao hơn 21 và 296 lần so với CO2. Vì vậy, cùng với CO2, CH4 và N2O là những khí gây hiệu ứng nhà kính quan trọng. Hoạt động nông nghiệp đã phát thải vào trong không khí một lượng đáng kể CO2, CH4 và N2O (Cole và cộng sự, 1997; IPCC, 2001). CH4 được sinh ra từ các hợp chất hữu cơ bị phân hủy trong điều kiện yếm khí, đặc biệt là từ quá trình lên men tiêu hóa của gia súc nhai lại, từ phân hữu cơ và từ các ruộng lúa nước (Mosier và cộng sự, 1998). N2O được tạo ra bởi sự biến đổi của đạm trong đất và phân chuồng thông qua vi sinh vật và thường tăng lên khi lượng đạm dễ tiêu vượt quá so với yêu cầu của cây, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt (Oenema và cộng sự, 2005; Smith và Conen, 2004) (Hoàng Văn Phụ, 2012) [75]. Quản lý phân bón theo hướng SRI, trong đó yêu cầu phải bón phân cân đối, quản lý dinh dưỡng tổng hợp, quản lý dinh dưỡng chuyên vùng cùng với vấn đề giảm lượng phân bón hóa học sẽ giảm phát thải khí N2O, CH4. SRI khuyến khích đưa dòng năng lượng sinh học vào hệ sinh thái ruộng lúa, hạn chế việc sử dụng năng lượng hóa thạch, tiết kiệm nước tưới, khai thác có hiệu quả và hài hòa yếu tố hóa học và sinh học, áp dụng các quy luật sinh thái trong quản lý ruộng lúa, phát huy tối đa tiềm năng cho năng suất và đảm bảo chất lượng nông sản, hướng đến một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, an toàn và bảo vệ sức khỏe con người. e. Tiết kiệm nước tưới Nước là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu trong hoạt động trồng lúa, vì nó có tác dụng điều hòa khí hậu trong ruộng, tạo điều kiện cho việc cung cấp dinh dưỡng, làm giảm nhiệt độ, muối phèn, chất độc và cỏ dại (Vũ Triệu Mân, 2007) [68]. Chế độ tưới ướt khô xen kẽ (AWD) trong canh tác SRI tiết kiệm nước tưới hơn so với phương pháp tưới ngập nước thường xuyên (CF) trong canh tác thông thường.
  • 22. 8 Ghi chú: Mô tả với giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày Hình 1.1. Phương pháp tưới tiêu ướt - khô xen kẽ theo hướng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) và phương pháp tưới tiêu ngập nước thường xuyên (canh tác thông thường) Nếu không xét đến các yếu tố như lượng nước mưa bổ sung; lượng nước thấm qua rãnh, chảy tràn; lượng nước bốc hơi bề mặt; nước trọng lực và nước mao quản trong đất, qua hình 1.1 có thể thấy: Ở chế độ tưới AWD mức nước điều tiết giảm thấp, âm dưới mặt ruộng trong một số giai đoạn, kết hợp số lần tưới ít hơn so với chế độ tưới CF, kết hợp mức nước lấy vào thấp hơn, thời gian ngập trên ruộng ngắn hơn cho nên tiết kiệm nước tưới hơn so với chế độ CF. Humayun Kabir (2002) [114], đã chỉ ra: Canh tác SRI làm giảm những yêu cầu, đòi hỏi của nông nghiệp về nguồn nước trên thế giới, một nguồn tài nguyên đang ngày càng trở nên khan hiếm. Lúa là cây tiêu thụ nước hàng đầu và những phương pháp SRI có thể cắt giảm 1/2 tới 2/3 những đòi hỏi về tưới tiêu của sản xuất lúa. f. Thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và thời tiết cực đoan Thiên tai trong đó có nguyên nhân do thời tiết cực đoan gây ra ở nước ta là vô cùng nặng nề, nghiêm trọng. Nghiên cứu mới đây của Quỹ Châu Á chỉ ra rằng trong 20 năm qua Việt Nam là 1 trong 5 nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, với mức thiệt hại ước tính chiếm 1,5% GDP hàng năm (DMC, 2011) [31]. Theo Bộ TNMT (2012) [18], BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: Đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13- 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36 - 50%. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7o C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán
  • 23. 9 ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3o C và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Theo dõi 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,50 C, trong khi đó lượng mưa có chiều hướng giảm dần, giảm trung bình năm 0,3% ở các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ trong đó có Quảng Bình. Vấn đề đặt ra là nhiệt độ tăng gây các hiện tượng cực đoan như hạn hán, bốc hơi mặt nước tăng; lượng mưa có chiều hướng giảm, thiếu nước nghiêm trọng. Do vậy cần phải có các giải pháp kỹ thuật canh tác tiết kiệm nước, trong đó kỹ thuật SRI trên cây lúa là giải pháp tích cực nhất để thích ứng với biến đổi khí hậu trong dài hạn (Bộ TNMT, 2012) [18]. 1.1.2. Giống lúa chất lượng Lúa chất lượng được hiểu theo khái niệm nông học là các giống lúa có hạt dài, không bạc bụng, cơm mềm... với các chỉ tiêu sinh hóa như hàm lượng tinh bột thấp; protein, lipit, các khoáng chất, vitamin B1, B2, B6, BP...có hàm lượng cao, chất lượng nấu nướng có mùi vị thơm ngon, dẻo... Trong khái niệm liên quan đến giá trị thương phẩm thì lúa chất lượng cao ngoài chất lượng dinh dưỡng, chất lượng nấu nướng còn liên quan đến tỷ lệ thành tấm: dưới 20%, dưới 15%, 5%...phụ thuộc vào thói quen, nhu cầu của các vùng miền, thị hiếu tiêu dùng các nước và có giá bán cao hơn lúa gạo thông thường. Như vậy, lúa chất lượng trong sản xuất là những giống lúa mang lại giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của mỗi vùng, mỗi dân tộc, là sản phẩm lúa gạo được chăm sóc theo một quy trình tốt nhất, có hệ thống quản lý các yếu tố đầu vào, kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra, được áp dụng những công nghệ, kỹ thuật mới về sử dụng đất, phân bón, nước tưới, bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Theo Lê Doãn Diên (2003) [28], Protein của gạo là loại protein có giá trị dinh dưỡng cao nhất trong các loại protein của các hạt cốc khác như lúa mì, ngô, cao lương, v.v… Protein của gạo được đặc trưng bởi tính dễ đồng hóa (khoảng 98%) và bởi tính cân bằng của các amino axit có trong thành phần của protein gạo, đặc biệt là tính cân bằng của 8 amino axit có trong thành phần của gạo, nhất là các amino axit không thể thay thế. Đặc biệt hàm lượng lysine - một amino axit rất quan trọng với sức khoẻ của người, nhất là đối với trẻ em trong gạo khá cao (trung bình 3,6%). Protein trong lúa gồm albumin (50%), globulin (12%), prolamin (3%), glutelin (80%) và có sự cân bằng của các axit amin không thay thế như: lysine, methyonin (Hoàng Kim Anh, 2008) [1]. Chính vì thế một mục tiêu quan trọng trong chọn giống lúa chất lượng là nâng cao hàm lượng protein nhưng phải giữ được tính ổn định, cân bằng về hàm lượng và tỷ lệ các axit amin không thay thế.
  • 24. 10 Hương vị: Đến nay, đã tìm thấy hàng trăm chất tạo mùi thơm trong cây lúa, đó là những hợp chất dễ bay hơi như hydrocarbons, alcohol, aldehydes, ketones, esters...Trong số đó, chất 2-acetyl-1-pyrroline (2Aps) là chất quan trọng nhất tạo nên mùi thơm ở tất cả các giống lúa thơm (Buttery et al., 1982; 1983; Paule et al., 1989; Laksanalamai et al., 1993). Hàm lượng 2APs ở những giống lúa thơm đạt tới 0,09 mg/kg, cao gấp hơn 10 lần so với các các giống lúa không thơm (0,006 - 0,008 mg/kg) (Buttery et al., 1983). Nhiều kết quả nghiên cứu về di truyền tính trạng thơm ở lúa cho thấy, gen đơn lặn fgr nằm trên nhiễm sắc thế (NST) số 8 kiểm soát tổng hợp hợp chất tạo mùi thơm 2Aps trong cây lúa (Dương Xuân Tú, N. V. Khởi và cs, 2014) [95]. Lúa chất lượng đã và đang được trồng ngày càng phổ biến trên thế giới. Khi đã đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho một bộ phận dân số thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển và phát triển thì nhu cầu về sử dụng lúa chất lượng, có tính dẻo, thơm, giàu protein, vitamin...là cần thiết và ngày càng tăng. Lúa chất lượng thường có năng suất không cao, đơn cử tại Thái Lan, một trong những quốc gia trồng lúa chất lượng phổ biến, diện tích dao động 9 - 10 triệu ha tuỳ thuộc giá cả gạo trên thị trường quốc tế. Trong hai thập kỷ đầu của cuộc cách mạng xanh, sản xuất lúa gạo của Thái Lan tăng từ 12,4 đến 21,2 triệu tấn, nhưng năng suất tăng chậm từ 1,79 tấn/ha năm 1968 lên 2,19 tấn/ha vào năm 1988 do nhu cầu của nông dân trong việc tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, tuy có năng suất không cao (IRRI, 2017) [165]. 1.1.3. Vai trò của mật độ trong canh tác lúa Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và quần thể ruộng cây trồng và đều thống nhất rằng: các giống khác nhau phản ứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năng suất tăng, còn tăng quá thì năng suất giảm xuống. Holiday (1960) [83], cho rằng quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấy hạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưng nếu tiếp tục tăng mật độ quá thì năng suất lại giảm. Mật độ liên quan chặt chẽ đến số bông/đơn vị diện tích, do trực tiếp ảnh hưởng đến số nhánh hữu hiệu. Tuy nhiên, ngoài tác động của mật độ thì khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng, mật độ, ánh sáng, nguồn nước cũng như điều kiện kỹ thuật canh tác (Nguyễn Thị Bích Hằng, 2013) [157]. Khi nghiên cứu về vấn đề này Sasato (1966) đã kết luận: trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa, ngược lại phải cấy dày. Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dày không có lợi bằng giống to bông, vùng lạnh nên cấy dày hơn vùng nóng ẩm, mạ dảnh to nên cấy thưa hơn mạ dảnh nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn lúa gieo sớm (Kaw R. N, Khush G. S, 1985) [119]. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sự tương quan giữa mật độ gieo trồng và năng suất lúa. Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự
  • 25. 11 điều chỉnh số bông, số nhánh mang bông và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi trường (dẫn theo Takeda và Hirota, 1971) (Nguyễn Hữu Huân, 2011) [59]. Nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) [143] đã khẳng định: Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ và sớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm. Theo tác giả thì việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2 , nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 - 242 dảnh/m2 . Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông. Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnh cấy và sự đẻ nhánh. Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dày thì đẻ nhánh ít. Trong thực tế sản xuất người dân thường trồng lúa theo tập quán với mật độ cao, lượng giống gieo sạ 200 - 300 kg/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001) [67]. Lượng giống gieo sạ nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh dưỡng từ đất trồng và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh được những yếu tố gây dịch bệnh tích cực, nhất là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu ánh sáng cho các lá dưới, làm cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) [36]. 1.1.4. Vai trò của phân bón đối với lúa 1.1.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng N, P, K của cây lúa Phân bón có vai trò quan trọng trong tăng năng suất cây trồng. Tổng sản lượng nông sản tăng lên nhờ phân bón tại Việt Nam ước tính khoảng 35 - 40%, tại Trung Quốc khoảng 32% và trên toàn thế giới khoảng 50% (Cao Kỳ Sơn, 2010) [82]. Lúa cũng như các cây trồng khác trong quá trình sinh trưởng, phát triển cần đầy đủ đạm, lân, kali. Theo tính toán của các nhà khoa học, để có năng suất trên 5 tấn/ha, mỗi vụ lúa cần bón trung bình 80 - 100 kg N + 40 - 60 kg P2O5 + 30 - 50 kg K2O tùy theo vùng đất, giống lúa và mùa vụ. Một điều cần lưu ý trong kỹ thuật bón phân cho lúa là ở mỗi giai đoạn sinh trưởng cây cần lượng đạm, lân và kali khác nhau. Ở giai đoạn lúa còn nhỏ cần nhiều đạm, lân để phát triển rễ, thân và lá, còn kali thì cần rất ít. Ở gian đoạn đẻ nhánh, ngoài yêu cầu về đạm và lân cần có thêm kali để giúp cây chuyển sang giai đoạn làm đòng thuận lợi. Ở giai đoạn có đòng, lượng đạm cần trung bình, nhu cầu về lân giảm, còn nhu cầu về kali tăng rõ rệt, để giúp cây tăng cường tổng hợp tinh bột cho hạt lúa chắc mẩy. Ở gian đoạn này nếu thiếu kali lá lúa mau bị khô vàng, khả năng quang hợp giảm nhanh, sự tổng hợp chất tinh bột bị hạn chế làm hạt lúa chín không đẫy, lép lửng nhiều, ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng lúa, gạo. Ở giai đoạn sinh trưởng của cây lúa nếu bị thiếu hoặc thừa một yếu tố dinh dưỡng nào cũng đều có ảnh hưởng không tốt.
  • 26. 12 Kết quả nghiên cứu khoa học trong rất nhiều năm của các Viện, Trường, cũng như kết quả điều tra kinh nghiệm của các hộ nông dân cho thấy năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao, ổn định ở những nơi có bón tỷ lệ N hữu cơ và N vô cơ với tỷ lệ N tính từ hữu cơ chiếm khoảng 25 - 30% tổng nhu cầu của cây trồng. Ước tính do bón phân hữu cơ năng suất cây trồng đã tăng được 10 - 20%. Nếu tính riêng về thóc do bón phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) đã đạt khoảng 2,5 - 3,0 triệu tấn thóc/năm (Bùi Huy Hiền, Nguyễn Trọng Thi và cs, 2005) [54]. Bón phân chuồng làm tăng đáng kể hiệu suất sử dụng phân đạm. Năng suất lúa đạt cao nhất khi tỷ lệ đạm hữu cơ trong tổng lượng đạm bón khoảng 30 - 40% (bón 10 tấn phân chuồng/ha thường cho khoảng 30 - 35 kg N tương đương 65 - 75 kg urê). Cân đối hữu cơ - vô cơ không chỉ làm tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng mà ngược lại phân khoáng cũng làm tăng hiệu lực phân chuồng. Trên nền có bón phân khoáng, hiệu lực 1 tấn phân chuồng đạt 53 - 89 kg thóc, trong khi không có phân khoáng chỉ đạt 32 - 52 kg (Trần Thị Thu Hà, 2009) [44]. Bón chất hữu cơ sẽ cải thiện được các tính chất vật lý đất, hóa học và sinh học của đất; đồng thời hạn chế mức độ độc hại của một số nguyên tố như nhôm (Al), sắt (Fe); giảm bớt sự cố định P2O5 trong đất dưới tác dụng kết hợp Al3+ , Fe3+ ở dạng phức chất; nâng cao sự hoà tan lân ở dạng phốt phát sắt hoá trị ba dưới tác dụng khử ôxy. Nghiên cứu về phân hữu cơ cho thấy các chất hữu cơ là thức ăn cho các vi sinh vật đất. Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và cung cấp cho cây trồng. Nếu vi sinh vật phong phú thì cây trồng phát triển lành mạnh, tăng khả năng kháng sâu bệnh và năng suất cao hơn. Do đó biện pháp nâng cao độ phì của đất nên được ưu tiên trong SRI. Khuyến khích áp dụng phân bón từ nông trại/phân chuồng (10 - 20 tấn/ha) hoặc phân xanh. Nên kiểm tra cẩn thận chất lượng phân chuồng khi mua vào để sản xuất (C. Witt, A. Dobermann, R. Buresh, 2004) [111]. Bón phân hữu cơ có tác dụng làm giảm rửa trôi, giảm bốc hơi của phân hóa học bón vào. Do đó, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ tăng lên, hiệu suất sử dụng phân hóa học và phân đạm của lúa có thể tăng lên 30 - 40% trên nền bón phân hữu cơ so với nền không bón. Đây là cơ sở quan trọng để giảm lượng đạm trong canh tác SRI, cân đối lượng NPK nhằm giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính nhưng năng suất vẫn giữ vững, tăng trưởng. 1.4.1.2. Vai trò của N, P, K đối với cây lúa Đạm (N) là chất tạo hình cây lúa, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân. Do đó, dựa vào màu sắc và kích thước lá, chiều cao và khả năng đẻ nhánh của cây lúa, người ta có thể chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây.
  • 27. 13 Đạm cần thiết cho suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa và có tính chất liên tục từ khi gieo trồng đến khi chín. Tuy nhiên chúng ta cần quan tâm nhất 2 thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, đặc biệt là thời kỳ đẻ nhánh rộ cây lúa hút nhiều đạm nhất. Thông thường lúa hút 70% lượng đạm cần thiết cho đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lúa. Đạm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lúa, cây có đủ đạm thì các yếu tố khác mới phát huy hết được tác dụng (Bùi Huy Đáp, 2000) [35]. Lân (P2O5) có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, protit và vận chuyển tinh bột; lân còn đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp protein trong cây. Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỷ lệ lân nguyên chất (P2O5) chiếm trong khoảng 0,20% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Phân lân tham gia vào thành phần của ADN và ARN. Cũng như đạm, tỷ lệ lân cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi mọc lên đến khi trỗ nhưng hút lân mạnh nhất là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của lúa là rất thấp. Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân để khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Khi cây lúa được cung cấp lân thoả đáng sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, tăng khả năng chống hạn, tạo điều kiện cho sinh trưởng, phát triển, thúc đẩy sự chín của hạt và cuối cùng là tăng năng suất lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém bộ lá ngắn, phiến lá hẹp, lá có thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm. Muốn cho cây lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao thì không những cần cung cấp đầy đủ đạm mà cũng cần cung cấp đầy đủ cả lân cho cây lúa (Togari Matsuo, 1977) [88]. Khác với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến qúa trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp protit, do vậy, nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra, kali còn giúp bộ rễ tăng cường hút nước và cây không bị mất nước ngay cả lúc khô hạn, kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa. Cây lúa khi đủ lượng kali sẽ cứng cáp, không bị đổ ngã, chống hạn, chống rét. Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá hơi nâu vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoạt tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh
  • 28. 14 tiêm lửa. Khi tỷ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ bằng ½ - 1/3 so với bình thường thì mới thấy triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng xuất hiện thì năng suất đã giảm nên việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây. Với liều lượng thấp và tối ưu, các mối quan hệ giữa N - P - K là tương hỗ, song khi vượt quá tỉ lệ thích hợp, chúng trở nên đối kháng. Đây cũng chính là cơ sở khoa học để bón kali nhằm hạn chế lốp đổ hoặc tăng khả năng chịu lạnh khi bón quá dư thừa đạm. Trong mối quan hệ này, kali đã làm tăng hệ số sử dụng đạm của cây lúa. Không bón kali hệ số sử dụng đạm chỉ đạt 15 - 30%, trong khi có bón kali hệ số này tăng lên đến 39 - 49%. Như vậy, trong nhiều trường hợp, năng suất tăng không hẳn là do bón kali mà là kali đã có tác dụng tương hỗ, làm cây hút được nhiều đạm và các chất dinh dưỡng khác hơn từ đất và phân bón. Ngược lại, thiếu đạm trong thời gian dài, làm cho năng suất cây trồng giảm đi rõ rệt (Nguyễn Văn Bộ, 2013) [4]. 1.1.5. Vai trò của nước đối với cây lúa 1.1.5.1. Nhu cầu nước của cây lúa Trong canh tác lúa, nước là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất mùa vụ. Theo Goutchin để tạo được 1 đơn vị thân lá cây lúa cần 400 - 450 đơn vị nước, con số tương tự đối với hạt là 300 - 350 (Nguyễn Thị Bích Hằng, 2013) [157]. Cây lúa luôn cần nước từ giai đoạn mạ, làm đòng đến trỗ và chín. Do đó cần cung cấp nước và duy trì mức nước 3 - 5 cm ở ruộng để lúa sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao. Ngược lại, nếu mức nước quá cao, ngập úng sẽ không tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng. Đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học quan tâm, đào sâu nghiên cứu để tìm các giải pháp sao cho sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm nhất (Nguyễn Thị Kim Hiệp, 1997) [58]. Việc cắt giảm khoảng 10% lượng nước cho hệ thống canh tác lúa gạo sẽ cung cấp một lượng nước tương ứng với 150.000 triệu m3 tương ứng khoảng 25% tổng lượng nước ngọt dùng cho mục đích phi nông nghiệp trên toàn cầu (Hoàng Văn Phụ, 2005) [73]. Lúa là thực vật thủy sinh, do vậy luôn thích hợp với điều kiện ngập nước, sinh trưởng, phát triển tốt khi được cung cấp nước đầy đủ theo từng thời kỳ sinh trưởng. Trong nguồn gốc cây lúa, phân loại theo môi trường canh tác có lúa rẫy, cho thấy lúa có khả năng thích ứng khá tốt về mặt di truyền trong điều kiện thiếu nước, khô hạn. Tuy nhiên, về mặt sinh lý, trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, cây lúa không phải cần lớp nước ngập thường xuyên, chỉ có hai thời kỳ quan trọng cây lúa cần phải đủ 100% độ ẩm bão hòa, duy trì 3 - 5 cm nước ngập trên bề mặt ruộng lúa: từ hình thành tượng khối sơ khởi đến bắt đầu làm đòng; giai đoạn trỗ - chín sữa, thiếu nước ở 2 giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến năng suất.
  • 29. 15 Hiện nay có nhiều phương thức tưới nước tiết kiệm được nghiên cứu, thực nghiệm trong từng điều kiện sản xuất như: Tưới ẩm: Diện tích tưới ẩm dưới 10% so với 90% diện tích lúa trên thế giới được tưới ngập, lưu ý vấn đề cỏ dại phát sinh mạnh và tưới ẩm chỉ thích nghi ở những vùng thiếu nước trầm trọng hoặc với canh tác lúa nương. Quản lý nước “nông - lộ - phơi”: Giữ mực nước ở mức xâm xấp “nông” trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, nếu để ruộng bị khô nước hoặc nước quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đẻ nhánh, giảm tỷ lệ chồi vô hiệu và hạn chế sự gây hại của sâu bệnh ở thời điểm cuối vụ, bằng cách tháo cạn nước để "lộ" mặt đất ruộng lên và "phơi" khoảng 5 - 7 ngày, rồi cho nước vào để bón phân đón đòng. Sau khi bón phân 7 - 10 ngày có thể rút nước cạn ruộng lần thứ 2 khoảng 5 - 7 ngày, rồi cho nước vào trở lại và tiếp tục giữ nước“nông” thường xuyên trong giai đoạn lúa làm đòng và trổ. Trước khi thu hoạch 10 - 12 ngày nên tháo cạn nước trong ruộng khô để tiện cho việc thu hoạch. Quản lý nước “ướt khô xen kẽ (AWD)” theo hướng SRI: Tưới ướt khô xen kẽ (AWD) là phương pháp tưới tiết kiệm nước mà nông dân có thể áp dụng để giảm số lần tưới nước trên đồng ruộng mà không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trong phương pháp AWD, nước được bơm vào đồng một vài ngày sau khi lượng nước đọng trong ruộng lúa dần rút hết. Do đó mặt ruộng luôn được xen kẽ luân phiên ngập nước và không ngập nước (IRRI, [155], [154]). 1.1.5.2. Vai trò của nước đối với cây lúa Nước có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống của cây lúa. Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý của cây lúa, vận chuyển dưỡng chất đến các bộ phận khác nhau của cây lúa. Nước tưới có vai trò quan trọng đối với năng suất và chất lượng lúa gạo vì tham gia vào quá trình quang tổng hợp tạo ra hydratcacbon cung cấp cho cây trồng và hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ. Trong tổng số khối lượng nước được khai thác sử dụng trên toàn thế giới hiện nay là 3.800 tỷ m3 thì việc tưới tiêu nước trong nông nghiệp sử dụng 70% (2.700 tỷ m3 ). Gần 95% lượng nước tại các nước đang phát triển được sử dụng để tưới tiêu cho đất nông nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, nguồn nước ngầm đã giảm mạnh và cạn kiệt ở 20 nước với dân số chiếm tới 50% dân số thế giới (Lê Thạc Cán, 1996) [20]. 1.1.6. Cơ sở khoa học của áp dụng một số biện pháp kỹ thuật theo hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) Kỹ thuật SRI được phát triển ở Madagascar vào đầu những năm 1980 và hiện đang được phổ biến bởi tổ chức phi chính phủ (NGO) Association Tefy Saina, kỹ thuật này giúp tăng năng suất lúa một cách bền vững. Năng suất trung bình theo hướng SRI khoảng 8 tấn/ha, gấp hơn 2 lần năng suất trung bình hiện nay của thế giới (3,6 tấn/ha) (Humayun Kabir, 2002) [114].
  • 30. 16 Những hiệu quả tích cực của SRI đạt được bởi lợi dụng các quá trình sinh học thay vì dựa vào việc đầu tư phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật để tăng sản lượng. Những hiệu quả này có được từ việc tăng cường hoạt động của vi sinh vật hút nitơ và oxy tự do trong không khí, thông qua lao động chăm chỉ, đúng kỹ thuật và hệ sinh thái nông nghiệp hoạt động mạnh. SRI đặt ra một vấn đề hạch toán cho việc canh tác lúa giữa những biện pháp mới được thực hiện để làm tăng năng suất với những biện pháp thông thường vẫn được làm. Năng suất cao nhất với SRI vượt xa những gì được nghĩ chung chung là “giới hạn sinh học tối đa” đối với lúa đã gây ra tranh luận trong giới khoa học. Chúng ta đã biết các hoạt động SRI tác động nhẹ đến tiềm năng di truyền trong cây lúa, những tiềm năng đang bị che khuất bởi những biện pháp canh tác lúa thông thường ở vùng đất thấp (Norman Uphoff, 2000) [126]. Sau khi bị lãng quên trong 10 năm, những đánh giá một cách có hệ thống về SRI được thực hiện bởi Fr. Henryde Laulanie, S.J. (1993), được bắt đầu vào năm 1994. Những đánh giá đầu tiên bên ngoài Madagascar đã được thực hiện tại Đại học Nông Nghiệp Nanjing (Nanjing Agricultural University) năm 1999 và đã đạt được năng suất 9,2 - 10,5 tấn/ha, chỉ sử dụng khoảng 1/2 lượng nước tưới như bình thường. Năm 2000, Cục Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp Indonesia đã đạt được năng suất 9,5 tấn/ha trong những thử nghiệm SRI vào mùa mưa tại trạm Sukamandi. Từ đó về sau việc đánh giá sử dụng các biện pháp SRI đã và đang được trải rộng nhanh chóng, vì vậy hiện nay nó đang được xúc tiến thực hiện ở hơn 20 nước trên thế giới bao gồm cả 6 nước Đông Nam Á (Norman Uphoff, 2000) [126]. Đến nay, có khoảng 50 nước trên thế giới tiếp cận với SRI (Hoàng Văn Phụ, Ngô Tiến Dũng, 2016) [77]. Theo N. Uphoff [132], mặc dù SRI đã được phát triển cho nông dân ở Madagascar bằng phương pháp cấy. Tuy nhiên, SRI không nhất thiết phải áp dụng biện pháp cấy, kể từ khi F. Laulanié giới thiệu đến nay, có nhiều thay đổi trong tập quán sản xuất của nông dân. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) là phương pháp canh tác dựa trên các cơ sở khoa học xuất phát từ thực tế sản xuất lúa hiện nay. Bởi một số biện pháp canh tác truyền thống đã cản trở và làm giảm sức sống tiềm năng của cây lúa. Nông dân thường gieo mạ dược, nhổ đi cấy khi cây mạ 4- 5 lá thậm chí còn già hơn; thường cấy 3 - 5 rảnh/ khóm và cấy 45 - 50 khóm/ m2 . Biện pháp này đã làm cho cây mạ bị đứt rễ, gây chột, lâu hồi xanh, dẫn đến đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu thấp và bông nhỏ, hạt ít. Mặt khác, nông dân thường bón đạm cao hơn so với nhu cầu của cây lúa và không cân đối với kali. Việc bón đạm quá nhiều, đạm không được vùi sâu dễ bị mất đạm do bị rửa trôi, bị bay hơi...cây lúa không đẻ tập trung, nhiều nhánh vô hiệu, dẫn đến năng suất thấp. Việc cấy mau, bón phân lai rai, bón nhiều phân và lạm dụng phân đạm cũng
  • 31. 17 là nguyên nhân gây bùng phát các loại sâu bệnh hại. Hệ lụy nêu trên làm cho đất canh tác ngày càng xấu đi, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng, năng suất lúa có xu hướng ngày càng giảm. Cơ sở khoa học của phương pháp này là khai thác những tiềm năng luôn tồn tại ở cây lúa nhưng bị ức chế bởi các hoạt động quản lý thông thường như: để ruộng ngập nước, yếm khí, cấy mạ già, cấy dày và sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu. Việc phát triển SRI có thể được coi như một bước tiến mới về khoa học nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu về giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao đời sống của người dân và mang lại lợi ích về mặt xã hội (Phụ H. V và cs, 2015) [76]. Hệ thống thâm canh lúa cải tiến là thực hiện tổng hợp các biện pháp: Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM) và quản lý nước tổng hợp (IWM). Thực tiễn cho thấy, cây lúa chỉ khoẻ mạnh và cho năng suất cao khi cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phát triển tốt; cây đẻ nhiều nhánh và đẻ tập trung giai đoạn đầu; mỗi khóm lúa có nhiều bông và tỷ lệ hạt chắc trên bông cao. 1.1.7. Phân vùng sinh thái sản xuất lúa theo nguồn nước tưới tiêu Miền Trung là vùng có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, là điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện. Để phát triển một nền kinh tế bền vững và hiệu quả, công tác phân vùng sinh thái có ý nghĩa khoa học, kinh tế và thực tiễn, nó tối ưu hóa lợi ích kinh tế từ môi trường sinh thái và tối thiểu hóa các nguy cơ về thiên tai môi trường. Phân vùng sinh thái để trên cơ sở tài nguyên đất, nước, khí hậu, xác định lợi thế và các hạn chế của các vùng sinh thái về nguồn nước, dòng chảy để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và các ngành kinh tế khác theo hướng ổn định và bền vững (Lê Sâm và cs, 2008) [81]. Tại miền Trung, phân vùng sinh thái về nguồn nước có 2 vùng gồm vùng khó khăn về nguồn nước và vùng có sẵn nguồn nước nhưng sử dụng chưa hợp lý. Vùng khó khăn về nguồn nước là các vùng sinh thái cát ven biển và vùng gò đồi cao. Vùng có sẵn nguồn nước là vùng đồng bằng tiếp giáp vùng gò đồi, được thừa hưởng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi như đập dâng, hồ chứa, trạm bơm (Lê Sâm và cs, 2008) [81]. Do vậy, đây là cơ sở để nghiên cứu của đề tài tập trung ở vùng chủ động nước tưới và không chủ động nước tưới nhằm thích ứng với điều kiện sinh thái của vùng cũng như tỉnh Quảng Bình và sử dụng nước tiết kiệm trong điều kiện chưa thể cải thiện được nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, các công trình thủy lợi ở Việt Nam đang được khai thác gồm: 5.656 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 5.194 trạm bơm điện, cống tưới tiêu các loại; 10.698 các công trình khác và trên 23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh. Theo đánh giá
  • 32. 18 của Bộ NN và PTNT thì năng lực phục vụ của các hệ thống đạt bình quân 60% so với năng lực thiết kế, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ động và chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sản xuất và đời sống. Riêng vùng Bắc Trung bộ, hiện có 2 hệ thống thủy lợi lớn, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng nghìn công trình hồ, đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác, thực tưới được 235.600 ha lúa đông xuân, 159.700 ha lúa hè thu. Các hệ thống tiêu có diện tích tiêu thiết kế 163.200 ha, thực tiêu được 132.880 ha [153]. Theo Tổng cục Thống kê (2015) thì tổng diện tích lúa toàn vùng Bắc Trung bộ đạt 444.500 ha, trong đó có 211.200 ha vụ hè thu, như vậy, tính riêng vụ hè thu chỉ có 75,6% diện tích được tưới, 62,9% diện tích lúa được tiêu chủ động, còn lại là diện tích không chủ động tưới tiêu. Có 02 vấn đề chính ảnh hưởng đến phân bố đất sản xuất nông nghiệp chủ động hoặc không chủ động tưới tiêu là khả năng san phẳng của mặt ruộng và hệ thống thủy lợi. Xét riêng về hệ thống thủy lợi thì có hai hợp phần quan trọng là năng lực cấp nước của hồ, đập và hệ thống kênh mương nội đồng. Những vùng có các hồ chứa, các đập ngăn, đập tràn nếu không đáp ứng diện tích tưới tiêu hoặc hệ thống kênh mương nội đồng chưa hoàn chỉnh thì sẽ không chủ động tưới tiêu. Nguyên nhân một phần diện tích lúa ở tỉnh Quảng Bình chưa chủ động được tưới tiêu ngoài hệ thống kênh mương chưa hoàn chỉnh và một phần xuống cấp còn do năng lực cấp nước của các hồ chứa trong thời gian qua không đáp ứng cao trình thiết kế do lượng mưa giảm so với trung bình nhiều năm nên hầu hết đều thiếu nước: Tổng lượng mưa toàn tỉnh năm 2015 là 1976,2 mm đạt 88,9% so với TBNN, đặc biệt năm 2015 không có mưa lũ tiểu mãn nên các hồ chứa gần như không được bổ sung nguồn nước phục vụ sản xuất, lượng mưa 2 tháng đầu năm 2016 cũng chỉ đạt 61,8 - 93,8% so với TBNN (Chi cục thủy lợi và PCLB Quảng Bình, 2016) [24]. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Bình 1.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Việt Nam Lúa là cây lương thực quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/người/năm tại các nước châu Á, khoảng 10 kg/người/năm tại các nước châu Mỹ. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo trên thế giới, sinh kế chủ yếu của nông dân (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2004) [85]. Theo thống kê của IRRI, cho đến nay lúa vẫn là cây lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy, tổng sản lượng lúa trong vòng 45 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2,6 lần, từ 257 triệu tấn năm 1965 lên trên 689 triệu tấn năm 2009 (C. Witt, A. Dobermann, R. Buresh, 2004; Ma Guohui and Yuan Longping, 2003) [111], [122]. Theo FAOSTAT (2015), hiện nay
  • 33. 19 thế giới có 163,25 triệu ha diện tích trồng lúa, năng suất TB 4,54 tấn/ha, sản lượng đưa lại 734,91 triệu tấn. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với trên 75% dân số phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Lúa gạo luôn giữ vai trò trong việc cung cấp lương thực nuôi sống con người và là mặt hàng xuất khẩu đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân (N. V. Luật, 2001) [67]. Trước năm 1945, diện tích trồng lúa của cả nước chỉ đạt 4,73 triệu ha, năng suất bình quân là 13 tạ/ha [89]. Hiện nay, với việc người dân đã được tiếp cận, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong nông nghiệp vào sản xuất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu…, kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý, do vậy sản xuất lúa nước ta đã có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) [36]. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam từ năm 2010 đến 2015 Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ ha) Sản lượng (triệu tấn) 2010 7,48 5,34 40,00 2011 7,65 5,53 42,39 2012 7,75 5,63 43,66 2013 7,90 5,58 44,10 2014 7,81 5,74 44,84 2015 7,83 5,77 45,22 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015) [162] Qua bảng 1.1 cho thấy xu hướng diện tích lúa không tăng liên tục từ 2010 đén 2015. Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa giảm so với năm 2013. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên dẫn đến diện tích trồng cây lương thực và cây lúa bị giảm, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp (tăng thêm chi phí sản xuất, làm giảm năng suất, sản lượng). Theo FAO, nhiệt độ trái đất tăng 10 C thì sản lượng lúa giảm 10% (thời gian qua, nhiệt độ tăng lên trên toàn cầu đã làm giảm sản lượng thu hoạch 20% - 40% ở nhiều khu vực thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh). Năm 2015, Việt Nam tiếp tục ở nhóm 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, sau Ấn Độ (hơn 10,2 triệu tấn) và Thái Lan (gần 9,6 triệu tấn). Tổng sản lượng xuất khẩu 6,59 triệu tấn, thu về trên 2,8 tỷ USD, giảm 5,13% về kim ngạch so với năm 2014 [162].
  • 34. 20 Năng suất và sản lượng lúa năm 2015 vẫn tăng so với các năm trước là nhờ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật mới, kỹ thuật canh tác mới, đầu tư thâm canh tốt. Sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 45,22 triệu tấn, tăng 380,0 nghìn tấn so với năm 2014, diện tích gieo trồng đạt 7,83 triệu ha, tăng 350.000 ha và năng suất đạt 5,77 tấn/ha, tăng 4,4 tạ/ha so với năm 2010. Để tiếp tục đảm bảo năng suất, sản lượng, ngành nông nghiệp phải tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng giảm diện tích lúa kém hiệu quả, trên đất thiếu nước tưới ở các vùng Duyên hải Trung bộ, Trung du miền Núi phía Bắc, Đông Nam bộ, giảm diện tích lúa vụ xuân hè, hè thu ở đồng bằng sông Cửu Long chuyển đổi sang trồng hoa màu, giữ diện tích lúa khoảng 7,7 - 7,8 triệu ha, thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng 43,5 - 44,0 triệu tấn. Đồng thời giữ vững năng suất thì cần phải tăng phẩm chất gạo để đủ sức cạnh tranh với thị trường gạo trên thế giới [90]. Tình hình sản xuất lúa chất lượng: Bảng 1.2. Diện tích lúa chất lượng trong lúa thuần và lúa nếp phân theo các vùng trong cả nước năm 2015 TT Vùng Tổng diện tích (1000 ha) Trong đó: Lúa chất lượng Diện tích (1000 ha) Tỷ lệ so với tổng diện tích (%) 1 Trung du và miền núi phía Bắc 632,3 109,4 17,3 2 Đồng bằng sông Hồng 1.118,5 397,7 35,6 3 Bắc Trung bộ 696,6 153,8 22,1 4 Duyên hải Nam Trung bộ 363,54 120,5 33,1 5 Tây Nguyên 266,2 93,9 35,3 6 Đồng bằng Sông Cửu Long 4.167,4 2.530,9 60,7 7 Đông Nam bộ 427,4 168,2 39,4 Cộng 7.669,24 3.574,4 46,6 Nguồn: Tổng hợp từ Cục Trồng trọt, 2015 [25]
  • 35. 21 Bảng 1.2 cho thấy cơ cấu diện tích sản xuất lúa chất lượng cao trong lúa thuần và lúa nếp so với tổng diện tích gieo cấy cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (60,7%), theo sau là Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên (35,6 và 35,3%). Vùng trung du và miền núi phía Bắc có diện tích gieo trồng thấp nhất (17,3%). Cơ cấu diện tích lúa chất lượng năm 2015 cả nước đạt 46,6% tổng diện tích gieo cấy. Đây là kết quả của một quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng gia tăng giá trị, hướng đến chất lượng và đáp ứng với thị hiếu tiêu dùng và phục vụ xuất khẩu. Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn gạo hay 36% so với cùng thời điểm năm trước, với giá trung bình 600 đô la/tấn (trong khi gạo thơm Hom Mali của Thái Lan 1.065 - 1.075 đô la/tấn và Basmati của Ấn Độ 1.515 - 1.525 đô la/tấn), có thể thu hút nông dân trồng nhiều lúa thơm trong những năm tới. Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Philippines và Mỹ. Gạo Việt Nam bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Hoa Kỳ từ quý 4/2014, nhưng chất lượng và giá cả kém hơn gạo Thái Lan (từ 10 - 45 đô la/tấn), với 3 nhãn hiệu: Gạo thơm thượng hạng Bạc Liêu, gạo thơm thượng hạng 3 miền và Việt Nam Jasmine rice tại miền Nam California [164]. 1.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại Quảng Bình Quảng Bình nằm trong khu vực miền Trung, địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Tỉnh Quảng Bình ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động, giao thoa bởi khí hậu của 2 miền Bắc và Nam, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300 mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24 - 25o C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8 [163]. Điều kiện thời tiết khí hậu về cơ bản thuận lợi cho sản xuất lúa 02 vụ, tuy nhiên trong thời gian qua, ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như gió bão, lũ lụt, hạn hán, mưa rét cùng với diễn biết tiêu cực do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây lúa. Là tỉnh đi lên từ sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích đất tự nhiên 805.538 ha, năm 2016 đất cho sản xuất nông lâm nghiệp có 692.060 ha, đất dành cho sản xuất nông nghiệp đạt 67.013 ha, chiếm 9,68% [101]. Về diện tích: Từ năm 2000 toàn tỉnh đã chú trọng đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất đại trà tại các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá. Đồng thời, tại các huyện là vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh như Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Quảng Ninh...
  • 36. 22 năng suất, sản lượng lúa chất lượng tăng dần qua từng năm và chiếm tỷ trọng lớn trong thâm canh lúa cao sản của tỉnh. Bảng 1.3. Tình hình sản xuất lúa và lúa chất lượng tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến 2015 Năm Tổng diện tích ( ha) Trong đó Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa chất lượng (ha) Tỷ lệ so với tổng DT lúa (%) TB chung Lúa chất lượng Sản lượng chung Lúa chất lượng 2010 52.081 10.705 20,6 44,94 49,26 243.041 52.732 2011 52.679 10.965 20,8 49,40 50,24 260.233 55.088 2012 52.501 10.993 20,9 49,49 52,39 259.827 52.356 2013 53.574 13.005 24,3 47,31 53,47 252.039 69.537 2014 54.208 13.069 24,1 51,22 55,26 277.653 72.219 2015 53.653 13.310 24,8 51,90 55,67 278.459 74.096 (Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê và Sở NN & PTNT Quảng Bình, 2015) [79] Bảng 1.3 cho thấy diện tích và năng suất lúa tăng đều qua các năm, song từ năm 2014 đến nay có xu hướng giảm dần do một phần diện tích phải thu hẹp do thiếu nước, vùng ngập úng. Ngoài ra, do chủ trương của ngành nông nghiệp triển khai thực hiện đề án chuyển đổi, tái cơ cấu cơ cấu, nâng cao giá trị canh tác trên đơn vị diện tích nên chuyển một phần diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác trên những chân ruộng khó canh tác do thiếu nước hoặc ngập úng cục bộ, chỉ bố trí 01 vụ/năm. Về giống lúa: Các giống lúa chủ lực năng suất cao như Xi23, X21, NX30, lúa lai Nhị ưu 838. Các giống chất lượng cao như P6, XT28, HT1, nếp IJ352, IR35366... Các giống tiến bộ kỹ thuật như SV46, SV181, SVN1…Bộ giống lúa vừa có năng suất vừa có chất lượng như P6, XT28, PC6… đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Hàng năm đều bổ sung giống mới có tính ưu việt vào cơ cấu sản xuất, từ năm 2007 đến 2013 có 08 giống mới đưa vào sản xuất như P6, P290, XT 28, QX2 (94-11), QR1, PC6, P6 đột biến…và một số giống có triển vọng như QX5, QX4..., giống cực ngắn đang sản xuất thử như Gia Lộc 102, MT18…, hiện các giống có TGST trung ngày và ngắn ngày chiếm khoảng 50 - 55% diện tích gieo cấy toàn tỉnh. Tỷ lệ giống lúa xác nhận chiếm 65%, giống chất lượng chiếm 57% diện tích gieo cấy [79] .