SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HẠNH
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN
HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Mã số : 8.44.02.17
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. LÊ VĂN ÂN
THỪA THIÊN HUẾ - 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hạnh
iii
Luận văn thạc sĩ được hoàn thành không
chỉ là sự nổ lực của bản thân mà hơn hết là sự
giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, các cơ
quan, bạn bè và gia đình. Qua đây, cho phép
tác giả được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy
giáo Tiến sĩ Lê Văn Ân đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực
hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý
thầy cô giáo trong khoa Địa lý trường ĐHSP,
ĐH Huế đã dạy dỗ, truyền đạt tri thức trong cả
quá trình đào tạo thạc sĩ; Cảm ơn Ban giám
hiệu, phòng sau Đại học và các phòng ban
trường ĐHSP Huế đã tạo điều kiện để tác giả
hoàn thành khóa học.
LLôôøøii CCaaûûmm
ÔÔnn
iv
Chân thành cảm ơn sự phối hợp của các Sở
ban ngành của thành phố Đà Nẵng: Sở Tài
Nguyên&Môi Trường, Sở Nông nghiệp & PTNT,
Viện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, UBND
huyện Hòa Vang, Phòng nông nghiệp huyện
Hòa Vang, Chi cục thống kê huyện Hòa Vang
đã cung cấp tài liệu, số liệu để tác giả hoàn
thành luận văn.
Cảm ơn quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè
đã cùng đồng hành với tác giả trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tác giả
Nguyễn Thị Hạnh
iii
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan.............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục........................................................................................................................1
Bảng chữ viết tắt .........................................................................................................4
Danh mục các bảng .....................................................................................................5
Danh mục các hình......................................................................................................6
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................8
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu..........................................................................8
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................12
6. Cơ sở tài liệu......................................................................................................13
7. Cấu trúc luận văn...............................................................................................13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT
ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANHỞ HUYỆN
HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...............................................................14
1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất đai
phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp ....................................................14
1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................14
1.1.2. Tại Việt Nam............................................................................................15
1.1.3. Ở thành phố Đà Nẵng...............................................................................18
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài ...........................................................18
1.2.1. Đánh giá ...................................................................................................18
1.2.2. Đánh giá đất đai........................................................................................18
1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai .....................................................................19
2
1.3. Phƣơng pháp đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai theo FAO phục vụ quy
hoạch vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.....20
1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh ở huyện
Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng..........................................................................22
1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO .......................................................22
1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau xanh
ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ..................................................27
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH
VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ................................................................................................................30
2.1. Khái quát đặc điểm địa lý huyện Hòa Vang có liên quan đến sự hình thành và
sử dụng đất......................................................................................................30
2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên...........................................................30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................39
2.2. Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng ..............................................................................42
2.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ...............................................................42
2.2.2. Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các nhóm rau .........58
2.2.3. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các loại rau.........70
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH TRỒNG RAU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC
THI HIỆU QUẢ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG CHUYÊN
CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................77
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ....................................................................77
3.1.1. Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai đối với từng loại rau đƣợc chọn đánh giá....77
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.......77
3.1.3. Hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trƣờng của mỗi loại rau ........................79
3.1.5. Thị trƣờng.................................................................................................83
3.2. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch vùng chuyên
canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .................................84
3.2.1. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đƣợc chọn theo các đơn vị đất đai....84
3
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm thực thi hiệu quả quy hoạch và phát triển bền vững...87
3.3.1. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................87
3.3.2. Giải pháp về vốn.......................................................................................87
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực....................................................................87
3.3.4. Giải pháp về chính sách............................................................................88
3.3.5. Giải pháp về hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật..........................89
3.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng...............................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................90
1.Kết luận...............................................................................................................90
2. Kiến nghị............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤLỤC
4
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chú thích
1 ĐGĐĐ Đánh giá đất đai
2 ĐVĐĐ Đơn vị đất đai
3 KT- XH Kinh tế- xã hội
4 LHSD Loại hình sử dụng
5 CNC Công nghệ cao
6 HTX Hợp tác xã
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 NTM Nông thôn mới
9 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (0
C)..................35
Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (mm) năm...35
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình nhiều năm ở Đà Nẵng (m/s) ...............................36
Bảng 2.4. Bảng phân phối dòng chảy theo mùa nhiều trung bình năm hệ thống
sông Thu Bồn- Vu Gia............................................................................37
Bảng 2.5. Tổng lƣợng dòng chảy và lƣu lƣợng dòng chảy trung bình nhiều
năm hệ thống sông Vu Gia .....................................................................37
Bảng 2.6. Diện tích trồng rau của các hộ tại các điểm nghiên cứu.........................41
Bảng 2.7. Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hòa Vang ....................43
Bảng 2.8. Phân cấp chỉ tiêu độ cao địa hình ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.....44
Bảng 2.9. Bảng thống kê diện tích các loại đất của huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng...46
Bảng 2.10. Phân cấp chỉ tiêu độ dốc ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng...................47
Bảng 2.11. Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.....50
Bảng 2.12. Phân cấp chỉ tiêu điều kiện tƣới cho cây trồng ở huyện Hòa Vang,
TP. Đà Nẵng ...........................................................................................52
Bảng 2.13. Phân cấp chỉ tiêu khả năng thoát nƣớc cho cây trồng ở huyện Hòa
Vang, TP. Đà Nẵng.................................................................................53
Bảng 2.14. Phân cấp chỉ tiêu lƣợng mƣa TB năm huyện Hòa Vang ........................53
Bảng 2.15. Bảng phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ TB năm huyện Hòa Vang ...................54
Bảng 2.16. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây rau cải .........................................61
Bảng 2.17. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây bí đỏ............................................65
Bảng 2.18. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây bí xanh ........................................66
Bảng 2.19. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây rau cần nƣớc ...............................69
Bảng 2.20. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây rau muống...................................70
Bảng 3.1. Hiệu quả kinh tế của 1 số loại rau ở huyện Hòa Vang...........................80
Bảng 3.2. Hiệu quả về mặt xã hội của một số loại rau ...........................................81
Bảng 3.3. Bảng thống kê các ĐVĐĐ và diện tích đề xuất quy hoạch một số
loại rau ở huyện Hòa Vang.....................................................................85
6
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984) ..............................................23
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO..........25
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đánh giá đất đai huyện Hòa Vang.................................28
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.....................31
Hình 2.2. Cơ cấu quy mô diện tích sản xuất rau tại các điểm điều tra (%)............41
Hình 2.3. Bản đồ địa hình huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .........................45
Hình 2.4. Bản đồ đất huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .................................48
Hình 2.5. Bản đồ độ dốc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ...........................49
Hình 2.6. Bản đồ tầng dày đất huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...................51
Hình 2.7. Bản đồ lƣợng mƣa huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ....................55
Hình 2.8. Bản đồ nhiệt độ huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .........................56
Hình 2.9. Sơ đồ chồng xếp các bản đồ chuyên đề trong GIS.................................57
Hình 2.10. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.................60
Hình 2.11. Bản đồ phân hạng thích nghi cây rau cải ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng...........................................................................................63
Hình 2.12. Bản đồ phân hạng thích nghi cây xà lách cải ở huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.................................................................................64
Hình 2.13. Bản đồ phân hạng thích nghi cây bí đỏ ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng...........................................................................................67
Hình 2.14. Bản đồ phân hạng thích nghi cây bí xanh ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng...........................................................................................68
Hình 2.15. Sơ đồ phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO (1980).............70
Hình 2.16. Bản đồ phân hạng thích nghi cây rau cần ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng...........................................................................................71
Hình 2.17. Bản đồ phân hạng thích nghi cây rau muống ở huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng.................................................................................72
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch vùng trồng rau xanh huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng..................................................................................................86
7
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rau xanh là phần thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi
gia đình. Trong thời đại hiện nay,việc tăng tỉ trọng rau xanh trong khẩu phần bữa ăn
hàng ngày nhằm tạo chất dinh dƣỡng cân đối có lợi cho sức khỏe đang là vấn đề
đƣợc coi trọng hàng đầu để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho con ngƣờiđối
với mọi quốc gia trên thế giới.
Trong quy hoạch tổ chức không gian đô thị một trong những yêu cầu mang
tính nguyên tắc là phải hình thành và phát triển đƣợc vùng chuyên canh rau xanh để
cung cấp thực phẩm cho cƣ dân đô thị.
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, với dân số năm
2018 là 1.064.070 ngƣời, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Mặt khác Đà
Nẵng còn là một trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc,do vậy nhu cầu cung ứng rau
xanh cho ngƣời dân thành phố cũng nhƣ du khách rất lớn và gia tăng rất nhanh theo
thời gian. Theo số liệu báo cáo của Sở Công thƣơng thành phố Đà Nẵnghàng năm
trung bình phải nhập 90% tổng lƣợng rau xanh từ các địa phƣơng khác trong cả
nƣớc mới đủ cung cấp rau cho nhu cầu của thành phố. Trong lúc nhu cầu lớn về
raucủa đô thị ngày càng tăng, huyện ngoại thành Hòa Vang lại có diện tích lớn, sản
xuất nông nghiệp lâu đờitrong đó có vài địa phƣơng nghề trồng rau đã mang tính
chất truyền thống .Theo số liệu điều tra, hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện
chủ yếu là ngành trồng trọt trong đó sản xuất lúa nƣớc vẫn là ngành chiếm tỉ trọng
cao. Thực trạng sản xuất nông nghiệp này vừa mang lại hiệu quả kinh tế thấp, mang
tính bấp bênh mặt khác không đảm bảo nhu cầu quy hoạch đô thị.
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên nói chung, tài nguyên đất nói riêng để chuyển
dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý- cơ cấu sản xuất nông nghiệp vừa thỏa
mãn nhu cầu của thị trƣờng nhằm bền vững hóa sản xuất nông nghiệp đồng thời
thỏa mãn yêu cầu quy hoạch đô thị tại Đà Nẵng đang là vấn đề đặt ra cấp bách.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên đất đai
phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau xanhở huyện Hòa Vang,thành phố Đà Nẵng”
nhằm đáp ứng nhu cầu về rau ngày càng lớn tại địa phƣơng và nâng cao hiệu quả
kinh tế cho ngƣời dân.
8
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc hình thành vùng chuyên canh rau
xanh tƣơng thích với tiềm năng đất đai tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích các đặc điểm địa lý của thành phố Đà Nẵng liên quan đến sự hình
thành và sử dụng đất đai.
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng phục
vụ mục tiêu đánh giá.
- Đánh giá và phân hạng thích nghi tài nguyên đất đaiở huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵngđối với một số loại rau điển hình: rau cải, xà lách, bí đỏ, bí xanh,
rau cần và rau muống theo quan điểm phát triển bền vững.
- Đề xuất quy hoạch trồng rau và các giải pháp thực thi hiệu quả quy hoạch.
3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Giới hạn về không gian
Toàn bộ huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng theo địa giới hành chính.
3.2. Giới hạn về nội dung
- Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển vùng trồng rau xanh ở khu
vực nghiên cứu, vấn đề kinh tế - xã hội và kỹ thuật canh tác chỉ đƣợc đề cập một
cách khái quát.
- Trên cơ sở khảo sát các mô hình trồng rau kém hiệu quả về kinh tế, xã hội
và môi trƣờng, đề tài đề xuất một số giải pháp cho từng đơn vị đất đai nhằm góp
phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Việc đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai chỉ phục vụ cho quy hoạch
trồng rau ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, các mục đích khác đề tài không
đề cập đến.
- Đánh giá tài nguyên đất đai có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc nghiên
cứu vấn đề của đề tài đƣợc tiếp cận theo quan điểm địa lý ứng dụng.
- Rau bao gồm rất nhiều đối tƣợng, dựa vào điều kiện tự nhiên đặc thù của
địa phƣơng và xét trong mối tƣơng quan nhu cầu sinh thái của rau, chúng tôi chỉ
chọn một số nhóm và đối tƣợng rau phổ biến, cụ thể: trong nhóm rau ƣa nƣớc chúng
tôi chọn rau muống nƣớc và rau cần Việt Nam còn gọi là cần ta; trong nhóm rau ƣa
khô chúng tôi chọn họ cải, xà lách và họ bầu bí để đƣa vào đánh giá.
9
4.QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Theo lý thuyết cảnh quan, toàn bộ lớp vỏ cảnh quan trái đất là một hệ thống với
hai cấu trúc: cấu trúc không gian(cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc
chức năng. Mỗi bộ phận không gian trên bề mặt địa cầu là một hệ thống nhỏ thuộc hệ
thống lớp vỏ cảnh quan đều bình đẳng về số lƣợng cấu trúc,vì thế thành phố Đà Nẵng
là một hệ thống. Xét về mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngƣời, việc tổ chức sản xuất
xã hội thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa 2 hệ thống tự nhiên và kinh tế- kỹ thuật.
Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề trên bắt buộc phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Vận dụng quan điểm này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xem xét cấu
trúc của từng hệ thống, mối quan hệ giữa các cấu trúc của mỗi hệ thống và giữa các
hệ thống thông qua xem xét các dòng vật chất và năng lƣợng. Trên cơ sở đó đề xuất
sản xuất rau bảo đảm sự ổn định tƣơng đối của mỗi hệ thống hoặc hƣớng tới sự vận
động của mỗi hệ thống theo hƣớng có lợi.
4.1.2. Quan điểm tổng hợp- trội
Xuất phát từ sự thừa nhận hệ thống tự nhiên của A.G.Ixatsenko[29], khẳng
định “ môi trƣờng tự nhiên với tính chất là một chỉnh thể nên tác động của nó tới
sản xuất xã hội là tác động đồng thời, tác động trong tổng thể”. Mặt khác, cũng cần
nhận thức rằng đặc điểm của mỗi thành phần tự nhiên là đơn trị nhƣng giá trị của
đặc điểm tự nhiên là đa trị và giá trị đó mang tính tƣơng đối đối với mỗi hoạt động
và từng phƣơng diện của hoạt động sản xuất xã hội. Tƣơng tự nhƣ vậy, xét về quan
điểm sinh thái quy luật tác động đồng thời cũng chỉ ra rằng,các yếu tố sinh thái tác
động vào từng cá thể sống vừa mang tính đặc thù đồng thời tác động từng tổng thể
các yếu tố. Sự tác động của tổng thể hệ quả sẽ khác xa so với tác động riêng lẻ.
Từ lý luận trên, quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đứng trên quan điểm
tổng hợp, xem xét sự tác động của nhiều điều kiện địa lý, nhiều yếu tố sinh thái và
đƣợc thể hiện cụ thể trong việc chọn hệ thống nhiều chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu
đánh giá. Các chỉ tiêu đƣợc chọn đƣa vào đánh giá là những thành phần, yếu tố có
tác động mạnh mẽ đến đối tƣợng và đại diện cho các thành phần khác.
4.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Vật chất- năng lƣợng của lớp vỏ cảnh quan địa cầu phân hóa theo không gian
chi tiết tạo nên sự khác biệt theo không gian của các thành phần tự nhiên. Thông
10
qua mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lƣợng các thành phần tự nhiên tự quy
định lẫn nhau hình thành cấu trúc đặc thù (các hệ thống tự nhiên) và cụ thể là đơn vị
đất đai phân bố theo không gian. Các đơn vị đất đai đối với từng loại hình, từng đối
tƣợng sản xuất nông nghiệp có mức độ tƣơng thích khác nhau. Trên cơ sở quan
điểm này, quá trình thực hiện đề tài chúng tôi xác định sự phân hóa không gian của
các yếu tố cấu thành các đơn vị đất đai phối trí theo không gian để xây dựng các
bản đồ thành phần. Dựa vào công nghệ hiện đại thực hiện chồng xếp bản đồ để xác
định bản đồ các đơn vị đất đai phân bố trên toàn bộ lãnh thổ nghiên cứu. Mặt khác,
thông qua đánh giá xác định mức độ tƣơng thích của mỗi đơn vị đất đai đối với từng
đối tƣợng đƣợc lựa chọn đánh giá để làm căn cứ cho việc tổ chức sản xuất theo
không gian lãnh thổ có hiệu quả.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ngành kinh tế,
các địa phƣơng trong xu thế phát triển hiện nay. Phát triển bền vững là phát triển
kinh tế xã hội luôn tăng trƣởng theo thời gian nhƣng không làm tổn hại đến tài
nguyên và môi trƣờng. Để thỏa mãn quan điểm này, quá trình thực hiện quy hoạch,
các đối tƣợng lựa chọn phải dựa vào việc đánh giá mức độ tƣơng thích của các đơn
vị đất đai, nhƣng để bố trí đối tƣợng cụ thể lại phải đƣợc xác định bằng bài toán đa
lợi ích: kinh tế- xã hội- môi trƣờng mà đối tƣợng mang lại.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng
chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” chúng tôi sử
dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu
Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thực hiện thu thập các tƣ
liệu, bản đồ về các điều kiện tự nhiên nhƣ: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài
nguyên, sinh vật… Điều kiện kinh tế xã hội: dân cƣ, tình hình phát triển kinh tế xã
hội, sử dụng đất…Các tƣ liệu, tài liệu đƣợc thu thập từ các sở ban ngành thành phố,
các báo cáo kinh tế, bảng thống kê hàng năm của huyện Hòa Vang; số liệu quan trắc
thủy văn địa phƣơng; khu vực; các dự án phát triển kinh tế xã hội của các tổ chức;
các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn thạc sĩ; Các tƣ liệu thu thập đƣợc
chúng tôi thực hiện chọn lựa tƣ liệu (bảo đảm độ tin cậy, chính xác, khoa học) thƣ
mục hóa, tính toán, hệ thống hóa số liệu, lập bảng thống kê…
11
4.2.2. Phương pháp bản đồ
Khoa học địa lý là khoa học về sự phân bố không gian của sự vật và hiện
tƣợng địa lý. Vì vậy, phƣơng pháp bản đồ là phƣơng pháp đặc thù và không thể
thiếu đối với bất kì một công trình nghiên cứu địa lý nào. Đối với nghiên cứu địa lý,
bản đồ vừa là công đoạn đầu tiên (cung cấp tƣ liệu) vừa là công đoạn cuối cùng (kết
quả phải đƣợc cụ thể hóa bằng bản đồ), vận dụng phƣơng pháp trong nghiên cứu đề
tài đƣợc thể hiện:
- Khai thác, thu thập tƣ liệu: Dựa vào các bản đồ thu thập đƣợc về các yếu tố
địa lý liên quan đến đề tài đƣợc lƣu trữ ở các cơ quan hữu quan ở địa phƣơng…
Tiến hành khai thác các số liệu có thể bằng trực tiếp (thông qua ngôn ngữ bản đồ)
và gián tiếp (thông qua phƣơng pháp nội suy từ mối quan hệ nhân quả)
- Xây dựng bản đồ: Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi biên tập các bản đồ
thành phần, bản đồ đơn tính: địa hình, lƣợng mƣa… thực hiện chồng xếp các bản đồ
đơn tính. Dựa vào phần mềm Mapinfo, Argis xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai, bản
đồ mức độ tƣơng thích của từng đơn vị đất đai đối với từng đối tƣợng đƣợc lựa chọn,
bản đồ quy hoạch trống các loại rau.
4.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
Vận dụng quy trình và phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO vào việc xây
dựng đơn vị đất đai, đánh giá tài nguyên đất nhƣ: tiến hành chọn chỉ tiêu phân hạng
thích nghi và đánh giá mức độ thích nghi của từng loại rau đối với từng loại đất.
Đây là phƣơng pháp chủ đạo trong việc đánh giá và vì vậy đƣợc chúng tôi giới thiệu
và phân tích kỹ ở tiểu mục 4.1
4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địakết hợp với điều tra phát vấn
Dựa vào các tài liệu, nhất là bản đồ về các thành phần tự nhiên chúng tôi
thực hiện thực địa kết hợp với phát vấn nhằm:
- Thu thập thêm tƣ liệu, kiểm tra các tƣ liệu đã có, phát hiện tính quy luật và
bất quy luật trong sự phân bố các yếu tố tự nhiên và xác định nguyên nhân.
- Chụp ảnh minh họa các thành phần tự nhiên đại diện hoặc đột biến, các mô
hình sản xuất có hiệu quả, kém hiệu quả (phỏng vấn để xác định mức độ hiệu quả,
nguyên nhân…)
- Bổ sung thêm cơ sở khoa học trong quá trình đề xuất quy hoạch hợp lý và
các giải pháp cần thiết cho việc thực thi quy hoạch.
12
Quá trình thực hiện phƣơng pháp khảo sát thực địa chúng tôi tiến hành theo
tuyến, điểm cụ thể các tuyến bao gồm 3 tuyến các tuyến thực địa đƣợc xác định dựa
vào tính đại diện về điều kiện địa lý kết hợp với hệ thống giao thông. Tuyến số 1
gồm các xã: Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Ninh. Tuyến số 2 gồm các xã: Hòa
Tiến, Hòa Châu, Hòa Phƣớc. Tuyến số 3 gồm các xã: Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa
Phú và Hòa Khƣơng. Ở mỗi tuyến thực địa xác định các địa điểm điển hình về tự
nhiên và các nông hộ sản xuất rau điển hình.
4.2.5. Phương pháp so sánh địa lý
Phƣơng pháp này thực hiện thông qua đánh giá mức độ tƣơng thích của từng
đơn vị đất đai đối với từng đối tƣợng. Phƣơng pháp so sánh còn đƣợc thể hiện thông
qua lợi thế bài toán đa lợi ích của từng đối tƣợng để thực hiện quy hoạch.
4.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa
học trong việc chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai
đối với việc quy hoạch vùng sản xuất rau.
Tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các ban ngành có liên quan, cán bộ và
nhân dân địa phƣơng.
Tham khảo các nông hộ với mô hình trồng rau xanh ở các địa phƣơng khác
và kinh nghiệm của ngƣời dân địa phƣơng.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của
việc đánh giá tài nguyên đất đai cho mục đích ứng dụng, đồng thời khẳng định tính
khả thi và ƣu việt của phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO. Kết quả nghiên cứu
còn góp phần khẳng định vai trò của điều kiện tự nhiên đặc biệt tài nguyên đất đai
đối với ngành sản xuất nông nghiệp.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa
phƣơngtrong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trƣờng tại địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công
trình nghiên cứu cùng hƣớng.
13
6. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài bao gồm:
Các tài liệu mang tính lý luận và đánh giá đất đai phục vụ mục tiêu quy
hoạch nông- lâm nghiệp. Các đề tài khoa học các cấp, luận văn Thạc sĩ, luận án
Tiến sĩ có liên quan đến đề tài đƣợc công bố đến năm 2017.
- Số liệu, văn bản, báo cáo của UBND thành phố và các Sở ban ngành: Sở
Tài Nguyên và Môi trƣờng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Trạm khí tƣợng thủy văn địa phƣơng và khu vực đóng tại địa bàn.
Hệ thống các bản đồ lƣu trữ tại sở Tài Nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, các số liệu thống kê của Chi cục thống kê thành phố
Đà Nẵng và huyện Hòa Vang.
7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày
trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát
triển vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 2: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh
rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Chƣơng 3: Đề xuất quy hoạch trồng rau và các giải pháp thực thi hiệu quả
quy hoạch và phát triển bền vững vùng chuyên canh rau ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.
14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH
Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1. TỔNG QUAN CÓ CHỌN LỌC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU,
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Trên thế giới
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, con ngƣời bắt đầu nhận thấy sự cần thiếtphải
có nững hiểu biết tổng hợp để đánh giá tiềm năng đất đai(Land) cho các mục tiêu sử
dụng đất đai. Vì vậy, việc đánh giá sử dụng đất đai đƣợc xem là bƣớc nghiên cứu kế
tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất(Soil). Từ mục đích đó công tác đánh giá
đất đai đã đƣợc nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đã trở thành
một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ tích cực cho việc quy
hoạch, hoạch định chính sách đất đai và sử dụng đất đai hợp lý. Phƣơng pháp và hệ
thống đánh giá đất đai ngày càng hoàn thiện. Qua quá trình thu thập có thể liệt kê một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
Ở Hoa Kì: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tƣới của Cục cải tạo đất
đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn từ năm 1951. Hê thống phân loại bao
gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt đƣợc (Arable) đến lớp không thể trồng trọt
đƣợc (Non arable). Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số
chỉ tiêu về kinh tế cũng đƣợc xem xét nhƣng ở pạm vi thủy lợi.
Ngoài ra, phân loại theo khả năng đất đai cũng đƣợc mở rộng trong công tác
đánh giá đất đai ở Hoa Kì, phƣơng pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị
năm 1961. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai đƣợc nhóm lại dựa vào khả năng sản
xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế
của lớp thổ nhƣỡng đối với mục tiêu canh tác đƣợc đề nghị [13].
Ở Liên Xô và Đông Âu: việc phân hạng và đánh giá đất đai đƣợc thực hiện
từ những năm 1960 qua 3 bƣớc:
+ Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng: So sánh loại thổ nhƣỡng theo tính chất tự nhiên.
15
+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai: yếu tố đất đƣợc xem xét tổng hợp
với địa hình, khí hậu, độ ẩm đất…
+ Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của tự nhiên.
Phƣơng pháp này thuần túy quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tƣợng
đất đai, chƣa xem xét đầy đủ khía cạnh KT- XH của việc sử dụng đất đai.
Đề cƣơng đánh giá đất đai của FAO:
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, song song với tiến trình thống nhất quan
điểm về phân loại thổ nhƣỡng, FAO đã tài trợ những chƣơng trình nghiên cứu có
tính toán toàn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền.
Kết quả là một dự thảo đầu tiên về phƣơng pháp đánh giá đất đai đã ra đời vào năm
1972. Dự thảo đã đƣợc nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau đó đƣợc
Brinkman và Smyth biên soạn lại và in ấn vào năm 1973. Tại hội nghị Rome 1975,
các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO và các quốc gia khác
(K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler, F.A.Smyth…) đã tổng hợp kinh nghiệm của
nhiều nƣớc, bổ sung và biên soạn lại để hình thành đề cƣơng đánh giá đất đai (A
Framework for Land Evaluation) đƣợc công bố vào năm 1976, sau đó đƣợc bổ
sung, hoàn chỉnh năm 1983. Tài liệu này đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận
dụng và chấp nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai[12].
Tiếp theo đề cƣơng tổng quát 1976 là hàng loạt tài liệu hƣớng dẫn cụ thể
khác về đánh giá đất đai cho từng đối tƣợng chuyên biệt cũng nhƣ đƣợc FAO xuất
bản nhƣ: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nƣớc mƣa (FAO, 1994)
1.1.2. Tại Việt Nam
Từ năm 1954, ở Miền Bắc, Vụ Quản lý đất và Viện Nông hóa thổ nhƣỡng đã
có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng
cƣờng công tác quản lý, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuế nông
nghiệp. Từ đó đến nay, công tác phân hạng, ĐGĐĐ ở Việt Nam đã đƣợc nhiều cơ
quan nghiên cứu và thực hiện nhƣ: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện
Nông hoá - Thổ nhƣỡng, Tổng cục địa chính…
Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu ĐGĐĐ đã đƣợc đẩy mạnh
với việc sử dụng phƣơng pháp của FAO vào Việt Nam. Nhiều nhà khoa học và các
cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu
về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp ở
nƣớc ta, có thể nêu ra một số công trình:
16
+ Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sựthực
hiện năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất
đai (Land Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Chỉ tiêu sử dụng
là đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình đƣợc phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai
tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm),
lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm) [13].
+ Vận dụng phƣơng pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, Bùi Quang
Toản và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở
Việt Nam (1985). Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá bao gồm các ĐGĐĐ nhƣ
thổ nhƣỡng, thuỷ văn và tƣới tiêu, khí hậu nông nghiệp. Hệ thống phân hạng đến
cấp lớp (class) thích nghi cho từng LHSD đất [17].
+ Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên
cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phƣơng hƣớng
sử dụng hợp lý", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu,
xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây
trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Thời kỳ từ năm 1990 – 1995, trong Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp
Nhà nƣớc “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa
học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và
hoàn thiện phƣơng pháp điều tra lập địa”. Việc ĐGĐĐ lâm nghiệp đƣợc tiến hành
trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đối tƣợng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển,
đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn. Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định các đơn
vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng đất,
lƣợng mƣa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: độ
dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lƣợng chất hữu cơ [13].
+ Trong chƣơng trình quy hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã
đƣợc thực hiện. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá là các ĐGĐĐ có liên quan
đến mục tiêu sử dụng đất.
Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai
thƣờnggồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện
17
tƣới tiêu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam
chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm
nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát.
+ Trong thời kỳ 1992 - 1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã
thực hiện công tác ĐGĐĐ trên 9 vùng sinh thái của cả nƣớc với bản đồ tỉ lệ
1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phƣơng
khác [17]. Các công trình đã vận dụng phƣơng pháp của FAO vào việc đánh giá
hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất
đai (Land) là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trƣờng tự nhiên
có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai. Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ
nhƣỡng mà còn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật cùng với những
công trình cải tạo đất nhƣ hệ thống đê điều, hay các hệ thống tƣới tiêu. Đơn vị cơ sở
để đánh giá là các ĐVĐĐ hay đơn vị bản đồ đất đai (Land Unit/Land Mapping
Unit). Các ĐVĐĐ đƣợc xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng
đất, độ dốc, lƣợng mƣa, thuỷ văn, tƣới tiêu, nhiệt độ). Kết quả đánh giá đã khẳng
định nội dung, phƣơng pháp ĐGĐĐ theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay [16].
Nhìn chung, các công trình ĐGĐĐ trên thế giới và ở nƣớc ta có đặc điểm:
- Xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trƣờng tự
nhiên có ảnh hƣởng đến sử dụng đất. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ.
- Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hƣởng đến phẩm chất đất đai,
trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục.
- ĐGĐĐ gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh giá chất lƣợng,
đánh giá định lƣợng vật chất, đánh giá kinh tế.
- Phƣơng pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá thích nghi của
đất đai cho các LHSD.
Hƣớng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản
đồ thích nghi cho cây trồng. Qua các công trình, tác giả đã tham khảo đƣợc những
khái niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựng đơn vị lãnh thổ đánh
giá và các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp để vận dụng
có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu.
18
1.1.3. Ở thành phố Đà Nẵng
Ở thành phố Đà Nẵng hƣớng nghiên cứu liên quan đến tài nguyên đất có
số lƣợng rất ít. Hiện nay, có các công trình nghiên cứu nhƣ “Đánh giá hiệu quả
và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Phong, huyện
Hòa Vang, TP Đà Nẵng” của tác giả Lê Văn Thịnh; “Đánh giá hiệu quả một số
loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP
Đà Nẵng” của tác giả Đặng Quang Ân. Hai công trình nghiên cứu này chủ yếu
phân tích hiệu quả của một số loại hình sản xuất nông nghiệp ở cấp xã đồng thời
đề xuất quy hoạch sử dụng dựa vào nhận biết định tính. Công trình của tác giả
Nguyễn Hữu Quốc“Đặc điểm lý hóa học của một số loại đất tại xã
HòaNhơn,huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng”chủ yếu xác định một số đặc tính lý
hóa cơ bản của một số loại đất điển hình ở cấp xã và đƣa ra một số biện pháp cải
tạo nhằm nâng cao độ phì của đất.
Nhƣ vậy, qua thống kê các tài liệu nghiên cứu cho thấy chƣa có công trình
nghiên cứu về tài nguyên đất đai(Land) trên bình diện toàn huyện và cho một loại
hình trồng rau. Công trình nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn mới và kết quả
nghiên cứu là đóng góp của đề tài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đã công bố
là những tƣ liệu quan trọng cho việc xây dựng cơ sở lý luận, học tập quy trình
nghiên cứu và là nguồn tƣ liệu, cứ liệu làm cơ sở cho kết luận khoa học của đề tài.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.2.1. Đánh giá
Đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu
với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
Trong nghiên cứu, đánh giá đất đai là so sánh đặc điểm của từng đơn vị đất
đai với chỉ tiêu yêu cầu của các loại hình sử dụng nhằm xác định các mức độ thích
nghi của từng loại hình, làm tiền đề cho các định hƣớng, đề xuất góp phần vào quy
hoạch sử dụng đất đai hợp lý.
1.2.2. Đánh giá đất đai
Theo FAO (1976) "Đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu những tính
chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
yêu cầu sử dụng đất cần phải có" [12].
Trong đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai nông -
lâm nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích nghi của các điều kiện tự
19
nhiên và kinh tế – xã hội cho các loại hình sử dụng đất. Đây là chủ đề cho việc đề
xuất, định hƣớng, quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai trên lãnh thổ nghiên cứu.
1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai
1.2.3.1. Đất (Soil)
Theo V.V. Đôcusaev (1846- 1903) là ngƣời đầu tiên sáng lập và đặt nền
móng cho khoa học thổ ngƣỡng hiện thời. Năm 1883, công trình nghiên cứu “ đất
Secnôdiom của nƣớc Nga”, một khái niệm mới và mang tính khoa học về đất đƣợc
trình bày:“Đất là một vật thể tự nhiên độc lập, được hình thành do tác động tổng
hợp của đá mẹ, khí hậu, các cơ thể động thực vật, địa hình và thời gian”. Đất (Soil)
hay thổ nhƣỡng là lớp đất mềm nằm trên cùng của bề mặt lục địa, có khả năng sinh
ra năng suất cây trồng. Đặc điểm cơ bản của đất là độ phì.
1.2.3.2. Đất đai (Land)
Theo định nghĩa của FAO, đất đai bao gồm các yếu tố môi trƣờng tự
nhiên. Những yếu tố này ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng đất. Nhƣ vậy, đất đai
không chỉ có lớp phủ thổ nhƣỡng mà còn bao gồm cả những yếu tố môi trƣờng
có liên quan nhƣ: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật, động
vật. Đặc điểm của đất đai là sự phân hóa không gian theo lãnh thổ. Các lãnh thổ
có thể khác nhau về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất… Đất đai là một tổng thể tự
nhiên bao gồm các đặc tính của các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thủy
văn, thổ nhƣỡng, sinh vật.
Theo Tôn Thất Chiểu (1990), khái niệm đất (soil) là thổ nhƣỡng gắn với độ
màu mỡ phì nhiêu; còn đất đai (land) gắn với mặt bằng lãnh thổ, chỉ vị trí chiếm
chỗ trên hành tinh để bố trí toàn bộ các ngành KT - XH. Đất đai là một vùng đất có
ranh giới, có vị trí cụ thể, là thể tổng hợp đầy đủ các thuộc tính tự nhiên [5].
1.2.3.3. Đơn vị đất đai (Land Units - LU)
ĐVĐĐ là một thuật ngữ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện
môi trƣờng đặc trƣng riêng. Đƣợc phân biệt nhờ các thuộc tính: đặc điểm đất đai và
chất lƣợng đất đai. ĐVĐĐ đƣợc xem là đơn vị tự nhiên cơ sở để nghiên cứu đất đai.
ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ (D.David & A. Young 1983) [13].
Theo Hội khoa học đất Việt Nam, ĐVĐĐ là những vùng đất trên thực tế
tƣơng ứng với những khoanh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tƣơng đối của các tính
chất và đặc điểm của đất đai. ĐVĐĐ khác nhau, đƣợc phân biệt bởi sự khác nhau
của một hoặc nhiều yếu tố chỉ tiêu đã đƣợc xác định và phân cấp. Đây là tổng hợp
20
chung của các loại hình đất đai (tính chất thổ nhƣỡng) với các yếu tố liên quan đến
sử dụng. Vùng đất có cùng khả năng sử dụng và mức độ thích nghi đối với một
LHSD đất nào đó đƣợc xác định là một ĐVĐĐ [12].
1.2.3.4. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Units - LMU)
Đơn vị bản đồ đất đai là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất trong đánh
giá đất. LMU là một khoanh đất, vạt đất đƣợc xác định cụ thể trên bản đồ ĐVĐĐ
với những đặc tính và những tính chất đất đai riêng biệt thích nghi đồng nhất cho
từng LHSD đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất
và cải tạo [12].
1.2.3.5. Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT)
LHSD đất đai là bức tranh mô tả sử dụng đất đai của một vùng đất với
những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện KT - XH và kĩ thuật
đƣợc xác định [12].
1.2.3.6. Hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thực
vật tự nhiên...là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền
đề cho hƣớng phát triển trong tƣơng lai [7].
Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất, các LHSD đất thƣờng bao gồm: đất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cƣ...Hiện trạng sử dụng đất phản ánh khả năng
sử dụng đất đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất
đai phù hợp với thực tế.
1.3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI
THEO FAOPHỤC VỤ QUY HOẠCH VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH
Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra đề tài sử dụng phƣơng pháp
đánh giá định lƣợng. Áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của
D.L. Armand (1975) để đánh giá mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai đối với
sản xuất rau ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Bài toán có dạng:
M0= a1 . a2. a3 … an
n
Trong đó: - M0: Điểm đánh giá của các ĐVĐĐ
- a1, a2, a3,…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n
- n: số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
21
Về phân hạng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách xác định hạng thích
nghi. Theo tổng kết và hƣớng dẫn của FAO (Bulletin N0
52), có 4 phƣơng pháp
phân hạng phổ biến có thể vận dụng:
- Phân hạng chủ quan: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các
chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ƣu điểm
của phƣơng pháp này là nhanh và sát thực tế, nhƣng hạn chế là mang tính chủ quan
nên khó thuyết phục.
- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phƣơng pháp tƣơng đối đơn giản
vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng
suất và sản lƣợng cây trồng. Do đó, có thể căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có
thể xác định hạng. Hạn chế của phƣơng pháp này là hơi máy móc và không giải
thích đƣợc những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái.
- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phƣơng pháp chỉ thực hiện
trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phƣơng pháp này khá tỉ mỉ nên
tốn nhiều công sức và tiền của.
- Phân hạng theo phương pháp toán học: Đƣợc thực hiện bằng phép toán với
ƣu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số
của vùng nghiên cứu một cách cụ thể.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D và Young A. 1981 ;
Young A. 1989) và của một số tác giả đi trƣớc, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến
lớp (class), bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi) và N
(không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức
của Aivasian (1983). Công thức có dạng:
S =
Smax - Smin
1 + log H
Trong đó: S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng
Smax: Giá trị điểm tối đa
Smin: Giá trị điểm tối thiểu
H: Số lƣợng loại ĐVĐĐ đƣợc đƣa vào tính toán để đánh giá và
phân hạng
22
Nhƣ vậy, số hạng đƣợc phân ra phụ thuộc vào giá trị điểm tối đa và điểm tối
thiểu đƣợc lựa chọn.
1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCHVÙNG
CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO
1.4.1.1. Nguyên tắc đánh giá đất đai
Theo FAO, ĐGĐĐ phải thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Mức độ thích nghi của đất đai phải đƣợc đánh giá, phân hạng cho các
LHSD đất cụ thể.
- Việc đánh giá phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần
thiết giữa các loại đất khác nhau.
- ĐGĐĐ phải dựa trên quan điểm tổng hợp.
- Việc đánh giá phải phù hợp với ĐGĐĐ, KT - XH của vùng.
- Khả năng thích nghi đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các
nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải đƣợc dùng để quyết định.
- ĐGĐĐ phải đƣợc tiến hành trên cơ sở so sánh nhiều loại LHSD đất
khác nhau.
1.4.1.2. Nội dung chính của đánh giá đất đai
- Nội dung chính của đánh giá đất đai gồm 5 vấn đề sau:
- Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất.
- Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
- Phân hạng thích nghi đất đai.
- Đề xuất sử dụng đất đai.
23
1. Xác định mục tiêu
2. Thu thập tài liệu
4. Xác định các ĐVĐĐ3. Xác định LHSD đất đai
5. Đánh giá mức độ thích
nghi
6. Xác định hiệu quả
môitrƣờng
và KT - XH
7. Xác định loại hình sử
dụng đất thích nghi nhất
8. Quy hoạch sử dụng
đất
9. Ứng dụng ĐGĐĐ
1.4.1.3. Các bước chính trong đánh giá đất đai
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984)
1) Xác định mục tiêu
Đây là bƣớc quan trọng trong ĐGĐĐ vì nó xác định trƣớc đƣợc thời gian và
kinh phí thực hiện. Xác định mục tiêu đánh giá nhằm tạo cơ sở cho việc điều tra,
thu thập số liệu, tài liệu thuận lợi và có định hƣớng đúng mang tính khoa học, thực
tiễn khi quy hoạch sử dụng đất để đạt đƣợc kết quả cao. Bƣớc này bao gồm:
- Khảo sát thực tế để xác định các LHSD đất trên địa bàn nghiên cứu.
- Điều tra nhu cầu của ngƣời sử dụng đất.
- Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ƣu tiên.
2) Thu thập tài liệu
Các tài liệu liên quan đến việc ĐGĐĐ bao gồm: số liệu về ĐGĐĐ, KT - XH
và môi trƣờng. Bên cạnh đó, nguồn tƣ liệu bản đồ nhƣ bản đồ địa hình, bản đồ thổ
nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là rất cần thiết. Do đó, việc thu thập đầy đủ
số liệu là rất khó và tốn kém. Nhằm giảm bớt thời gian và kinh phí, ngƣời ta thƣờng
sử dụng các phƣơng pháp sau:
24
- Tổng hợp chọn lọc, chỉnh sửa để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có.
- Tập trung thu thập các số liệu cần thiết trong đánh giá.
- Sử dụng công nghệ mới.
- Đối chiếu số liệu qua các thời kỳ và số liệu hiện trạng để chỉnh sửa cho phù
hợp với thực tế.
3) Xác định LHSD đất
Việc xác định LHSD đất tùy thuộc vào kích thƣớc lãnh thổ nghiên cứu:
- Xác định đến LHSD đất chủ yếu nhƣ nông- lâm- ngƣ nghiệp,… đối với
lãnh thổ rộng lớn.
- Xác định đến cấp kiểu sử dụng đất nhƣ chuyên lúa, cây trồng cạn, cây ăn
quả,… đối với lãnh thổ nhỏ, mức độ nghiên cứu chi tiết hơn.
Nếu việc đánh giá tiến hành ở mức độ rất chi tiết thì có thể xác định đến cấp
dạng sử dụng đất. Tuy nhiên, trong đánh giá, việc xác định các loại LHSD đất đai
cần căn cứ trên nhu cầu sinh lý, sinh thái của nhóm cây trồng, phải phù hợp với
chiến lƣợc phát triển KT - XH và tập quán canh tác của địa phƣơng.
4) Xác định đơn vị đất đai
ĐVĐĐ là vạt đất hay khoanh đất có đặc trƣng cụ thể, có thể nhìn thấy và
xác định đƣợc trên bản đồ. ĐVĐĐ là cơ sở cho việc đánh giá, là kết quả của sự
chồng ghép các bản đồ đơn tính nhƣ bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, mức độ chi tiết của công tác
đánh giá mà chọn yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới của các ĐVĐĐ. Vì vậy, việc
xác định các ĐVĐĐ và tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng đất đƣa lại
hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trƣờng.
5)Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi
Mức độ thích nghi là sự phù hợp của ĐVĐĐ nhất định đối với một LHSD
đất cụ thể và đƣợc xem xét trong điều kiện hiện tại và tƣơng lai.
Theo hƣớng dẫn của FAO, phân hạng thích nghi đất đai đƣợc chia làm 4 cấp:
bậc (order), hạng (class), hạng phụ (subclass) và đơn vị (unit).
25
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO
* Bậc (order)
Cấp này đƣợc chia thành 2 bậc: S - Thích nghi
N - Không thích nghi
- Bậc thích nghi “S”: Là bậc cho năng suất cao khi đầu tƣ, không chịu ảnh
hƣởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất.
- Bậc không thích nghi “N”: Đất đai có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt mà ở bậc
thích nghi không có, rất khó hoặc không thể khắc phục đƣợc đối với các LHSD đất.
* Hạng (class)
- Bậc thích nghi chia làm 3 hạng:
+ S1 - Rất thích nghi: Đặc tính đất đai không thể hiện các yếu tố hạn chế
hoặc chỉ thể hiện ở mức độ rất nhẹ, dễ khắc phục và không ảnh hƣởng đến năng
suất của các LHSD đất. Sản xuất trên hạng đất này rất thuận lợi, cho năng suất cao,
đầu tƣ chi phí thấp.
+ S2 - Thích nghi: Đặc tính đất đai thể hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ
trung bình có thể khắc phục đƣợc bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hoặc tăng
mức đầu tƣ cho LHSD đất đai. Sản xuất trên loại đất này đầu tƣ tốn kém hơn hạng
S1 nhƣng vẫn có thể cho năng suất và sản lƣợng khá. Nếu có đầu tƣ và cải tạo hợp
lý thì một số hạng S2 có thể lên hạng S1 cho những LHSD đất nhất định.
+ S3 - Ít thích nghi: Đặc tính đất đai đã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế
hoặc một yếu tố nghiêm trọng khó khắc phục nhƣ: đất có tầng dày mỏng, độ dốc
lớn… Những yếu tố hạn chế này chƣa đến mức phải từ bỏ loại LHSD đất trên
nó. Trong sản xuất, tuy có khó khăn, đầu tƣ chi phí lớn nhƣng vẫn có năng suất
cao và có lãi.
Phân hạng (Categories)
Bậc (order)Hạng (class) Hạng phụ (subclass) Đơn vị (unit)
S1 S2g S2i-1
S - thích nghi S2 S2i S2i-2 S3
S2s
N1 Nli
N - không thích nghi N2 Nlf
26
- Bậc không thích nghi chia làm 2 hạng:
+ N1 - Hạng không thích nghi hiện tại: Đặc tính đất đai không thích nghi với
LHSD đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Yếu tố hạn chế đó có thể khắc
phục đƣợc bằng các biện pháp cải tạo đất để nâng hạng lên thích nghi.
+ N2 - Hạng không thích nghi vĩnh viễn: Đất có những yếu tố hạn chế rất
nghiêm trọng trong hiện tại không thể khắc phục đƣợc bằng bất cứ biện pháp kỹ
thuật hoặc kinh tế nào để trở thành hạng thích nghi của LHSD đất dự tính trong
tƣơng lai. Loại đất này không nên đƣa vào sử dụng vì nếu sử dụng sẽ không cho
hiệu quả, thậm chí còn gây tác hại đến môi trƣờng sinh thái.
* Hạng phụ thích nghi (subclass)
Hạng phụ thích nghi phản ánh các yếu tố hạn chế đang hạn chế khả năng sử
dụng đất của vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế ở phụ hạng chủ yếu là các
ĐGĐĐ. Ký hiệu của các yếu tố hạn chế là các chữ cái Latinh viết thƣờng. Nhƣ hạng
phụ thích nghi của LHSD đất là S2i có nghĩa là LHSD đất này có phân hạng thích
nghi trung bình do không có khả năng tƣới.
* Đơn vị thích nghi (unit)
Trong các chƣơng trình đánh giá ở cấp chi tiết cao (huyện, xã…), hạng phụ
đƣợc phân cấp thành đơn vị. Các yếu tố hạn chế ở hạng phụ, ngoài yếu tố tự nhiên
của các đơn vị bản đồ đất đai còn có các yếu tố hạn chế về quản lý sản xuất và đầu
tƣ sản xuất. Ví dụ nhƣ đối với một LHSD đất đai có thành phần cơ giới đất khác
nhau thì có sự quản lý khác nhau. Các yếu tố hạn chế về quản lý kinh tế phụ thuộc
vào các nông hộ, nông trại. Để nhận biết các đơn vị thích nghi đất đai, việc quản lý
chi tiết có thể đƣợc điều tra cụ thể trên đồng ruộng và cho từng nông hộ. Chẳng hạn
nhƣ phân hạng đơn vị thích nghi đất đai là S2d - 2 để chỉ mức độ thích nghi trung
bình, có khoảng cách từ ruộng đến kênh mƣơng tƣới nƣớc trung bình.
Nhƣ vậy, theo cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai của FAO thì tùy thuộc
vào mức độ chi tiết của các chƣơng trình đánh giá đất của mỗi quốc gia, mỗi vùng
nghiên cứu, mức độ phân cấp tỷ lệ bản đồ mà định ra các cấp và mức độ phân hạng
gọi là đánh giá mức độ thích nghi. Mức độ thích nghi là số đo nói lên chất lƣợng
của một ĐVĐĐ đảm bảo tốt đến mức độ nào đó về nhu cầu của LHSD đất. Mức độ
thích nghi đƣợc đánh giá cho một LHSD đất trên từng ĐVĐĐ dựa trên cơ sở:
27
- Xác định yêu cầu sử dụng đất đai đối với các loại đất và điều kiện sinh thái
của ĐVĐĐ.
- Phân cấp các chỉ tiêu để xác định mức độ thích nghi của từng LHSD đất.
6) Xác định hiệu quả KT - XH và môi trường
ĐGĐĐ không chỉ dừng lại ở việc xác định ĐVĐĐ, LHSD đất mà còn phải
đáp ứng đƣợc yêu cầu về hiệu quả KT - XH và bền vững về môi trƣờng. Việc điều
tra tình hình KT - XH là một việc làm rất quan trọng trong ĐGĐĐ, giúp cho công
tác quy hoạch đúng hƣớng và là cơ sở ban đầu để hình thành mục tiêu nghiên cứu.
7) Xác định LHSD đất đai thích nghi nhất
ĐVĐĐ đƣợc đánh giá và phân hạng theo mức độ thích nghi đối với từng
nhóm hoặc từng loại cây trồng cụ thể. Yêu cầu sử dụng đất của từng loại cây trồng
đã đƣợc các nhà nghiên cứu cứu thống kê và ghi chép thành sách để tra cứu nhƣ bài
giảng cây rau, sổ tay cây nông nghiệp…
Trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi, kết hợp với việc xem
xét hiệu quả KT - XH và môi trƣờng mà lựa chọn LHSD đất thích nghi nhất.
8) Quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đất đai đƣợc tiến hành bắt đầu từ việc ĐGĐĐ. Trong quá trình
đánh giá thƣờng tập trung vào tiềm năng của các ĐVĐĐ riêng lẻ và cho các mục
đích sử dụng khác nhau nhƣng việc quy hoạch sử dụng đất lại đƣợc tiến hành trên
quy mô tổng thể.
9) Ứng dụng đánh giá đất đai
Mục đích cuối cùng của ĐGĐĐ và quy hoạch đất đai là việc áp dụng các kết
quả đánh giá, các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất vào nhu cầu thực tiễn sản xuất
nhằm đƣa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc ứng dụng kết quả ĐGĐĐ vào một lãnh thổ
sản xuất rất đa dạng và phức tạp. Nó sẽ tạo nên một hệ thống sử dụng đất phù hợp với
hệ thống cây trồng vật nuôi có thể phát triển riêng rẽ hoặc nuôi trồng xen kẽ với nhau.
1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh
rauxanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Căn cứ theo quy trình ĐGĐĐ theo FAO, mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm đặc
thù lãnh thổ nghiên cứu, thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành
ĐGĐĐ ở huyện Hòa Vang với 8 bƣớc nhƣ sau:
28
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đánh giá đất đai huyện Hòa Vang
2. Thu thập tài liệu
4. Xác định các ĐVĐĐ3. Xác định loại hình SDĐĐ
5. Đánh giá mức độ thích
nghi
1. Xác định mục tiêu
6. Phân tích hiệu quả KT - XH và môi
trường
7. Xác định loại hình sử dụng đất đai thích nghi nhất
8. Đề xuất sử dụng đất đai
29
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Dựa trên cơ sở khoa học của công tác đánh giá tài nguyên đất đai, trong
chƣơng 1, đề tài đã thực hiện những công việc sau:
- Tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu, đánh giá đất đai
trên thế giới, ở Việt Nam cũng nhƣ ở lãnh thổ nghiên cứu phục vụ mục tiêu quy
hoạch sản xuất nông-lâm nghiệp.
- Phân tích, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: đất, đất đai, ĐVĐĐ,
đơn vị bản đồ đất đai, LHSD đất, hiện trạng sử dụng đất, ĐGĐĐ.
- Trình bày quy trình ĐGĐĐ theo hƣớng dẫn của FAO và vận dụng cụ thể vào
lãnh thổ nghiên cứu với 8 bƣớc:542 xác định mục tiêu, thu thập tài liệu, xác định các
LHSD đất, xác định các ĐVĐĐ, đánh giá mức độ thích nghi, phân tích hiệu quả KT -
XH và môi trƣờng, xác định các LHSD đất thích hợp nhất, đề xuất sử dụng đất đai.
- Xác định sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L
Armand (1975) và công thức Aivaisian (1983) để đánh giá và phân hạng mức độ thích
nghi của cácĐVĐĐ cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu.
30
CHƢƠNG 2
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAIPHỤC VỤ QUY
HOẠCHVÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA
VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ HUYỆN HÕA VANGCÓ LIÊN QUAN
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNHVÀ SỬ DỤNG ĐẤT.
2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoà Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, tọa độ từ 150
55’B-
160
13’B và 1070
49’Đ-1080
13’Đ. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam
giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu của thành
phố Đà Nẵng, vị trí địa lý của huyện sẽ dẫn tới hệ quả:
- Về mặt tự nhiên: Khí hậu cận xích đạo gió mùa, á đới không có mùa mƣa-
khô rõ rệt là điều kiện quyết định tạo nên đới gió mùa cận xích đạo và á đới rừng
nhiệt đới điển hình.
- Về mặt kinh tế- xã hội: Hòa Vang tiếp giáp với nhiều địa phƣơng có mật độ
dân cƣ lớn, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ du lịch lớn điển hình nhƣ trung tâm
thành phố Đà Nẵng, Hội An… Vị trí của Hòa Vang còn giao thoa với nhiều đƣờng
giao thông: quốc lộ 1A qua các xã Hòa Châu và Hòa Phƣớc; Quốc lộ 14B chạy qua
các xã Hòa Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn nối Thành phố Đà Nẵng với tỉnh
Quảng Nam;Tuyến đƣờng tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hòa Liên, Hòa Sơn và
Hòa Nhơn; tuyến đƣờng sắt thống nhất đi qua các xã Hòa Châu và Hòa Tiến. Đây là
lợi thế để vận chuyển rau nhanh chóng, mở rộng kênh phân phối, bao tiêu sản phẩm
(sản phẩm yêu cầu vận chuyển nhanh, kịp thời)
31
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
32
2.1.1.2 Thành tạo địa chất
Dựa vào tài liệu[30], [31], [1]và các tài liệu khác lƣu trữ tại Sở Tài nguyên
và Môi trƣờng Đà Nẵng thành tạo địa chất ở Hòa Vang đƣợc phân chia thời gian
nhƣ sau:
- Thành tạo địa chất trƣớc Kainozoi: Thành tạo thời gian này chủ yếu phân
bố ở miền núi có độ cao lớn, bao gồm các đá granit phức hệ …hệ Hải Vân(T3/hv)
các đá biến chất tƣớng phiến lục địa hệ tầng A Vƣơng và hệ tầng Long đại tuổi
pleozoi sớm, các đá trầm tích Mezozoi nhƣ trầm tích loạt Nông Sơn (T3r-rns), loạt
Thọ Lâm(T1-2tl) cấu tạo bởi cát, bột kết.
- Thành tạo địa chất sau Kainozoi: thành tạo địa chất sau Kainozoi ở Quảng
Nam nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng chủ yếu là các trầm tích, bao gồm 2 hệ:
+ Hệ Neogen: Tại khu vực nghiên cứu hệ neogen bao gồm các hệ tầng : hệ
tầng Ái Nghĩa, Vĩnh Điện, hệ tầng này đƣợc đặc trƣng bởi các trầm tích sông và
nón phóng vật với thành phần chủ yếu là cuội kết phân lớp dày màu sặc sỡ xen kẽ
các lớp mỏng cát kết, bột kết màu xám vàng, xám đen có tuổi pliocen. Bề dày của
hệ tầng đạt 150- 200m. Ở phần trung tâm đồng bằng phân bố các trầm tích thuộc hệ
tầng Vĩnh Điện. Từ dƣới lên trên bao gồm các tầng; cuội kết- cát kết- hột kết- bột
kết, sét bột màu xám đen giàu vật chất hữu cơ.
+ Hệ đệ tứ: Hệ đệ tứ phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển, hệ này đƣợc
hình thành trong 6 thời kì với sự thay đổi bề dày và tƣớng theo hƣớng từ lục địa ra
biển và theo mức độ xa dần các thung lũng sông.
*Thời kỳ pleistocen hạ(QI
): Thời kì này chỉ tồn tại các trầm tích sông thuộc
hệ tầng Đại Phƣớc(aQI
dp) gồm chủ yếu cuội, tảng mài tròn tốt gắn kết bởi cát sạn
và bột xám vàng; hệ tầng Ái Nghĩa bao gồm tập cuội kết xen bột kết phân lớp
mỏng- trung bình.
*Thời kỳ pleistocen trung (QII
): bao gồm các trầm tích sông (aQII
) phân bố ở
rìa Tây đồng bằng tích tụ(bậc thềm bậc 3). Cấu tạo cuội, sỏi đa khoáng mài mòn
trung bình dày 2-4m; trầm tích hỗn hợp sông biển. Hệ tầng Miếu Bông (amQII
mb)
gồm 2tầng: tầng dƣới cát sạn chứa cuội xen bột sét màu xám đen; tầng trên sét bột,
bột sét xen lớp mỏng cát, cát bột màu xám tro.
*Thời kỳ cuối pleistocen trung- đầu- thƣợng (QII-III
1
) Thời kỳ này bao gồm
+ Trầm tích sông (aQII-III
1
) gồm cuội sỏi đa khoáng gắn kết yếu bởi cát bột
màu xám loang lỗ; Trầm tích sông- lũ tích (apQII-III1) thành phần gồm cuội tảng mài
33
mòn trung bình gắn kết khá chắc bởi cát bột màu vàng; Trầm tích biển- vũng vịnh
Hòa Tiến(mlQIII
1
ht) thành phần chủ yếu là sét bột màu xám đen chứa nhiều di tích
sinh vật biển;
+ Trầm tích biển ven bờ hệ tầng La Châu(mQIII
1
lc): phân bố ở Hòa Khƣơng,
Hòa Tiến, thành phần gồm 2 tập: tập dƣới là cuội sỏi gắn kết chắc bởi cát bột màu vàng
đỏ dày 1.5m còn tập trên giàu cát sạn nhỏ- trung lẫn bột sét màu vàng đỏ.
*Thời kỳ cuối pleistocen trung (Q-III
2
) thời kì này gồm:Trầm tích sông hệ
tầng Đại Thạch (aQ-III
2
dt), thành phần bao gồm bột sét màu vàng, xám vàng, vàng
loang lỗ, cát hạt trung đến thô ít sạn lẫn bột sét; Trầm tích hỗn hợp sông- biển hệ
tầng Đà Nẵng (amQ-III
2
đn) thành tạo dƣới cùng là cát lẫn cuội thạch anh mài mòn
tốt – cát bột sét hỗn hợp xen lớp mỏng cát hoặc bột sét; Trầm tích biển hệ tầng Nam
Ô (mQ-III
2
no) bao gồm các khối cát lớn phân bố chủ yếu ở Nam Ô, thành tạo chủ
yếu là các hạt nhỏ- thô lẫn bột sét, sạn sỏi.
*Thời kỳ Halocen hạ- trung (QIV
1-2
) bao gồm:
Trầm tích sông(aQIV
1-2
) phân bố ở các bãi bồi cao, thung lũng sông thuộc đồng
bằng bóc mòn, thành phần cuội sỏi lẫn cát bột xám vàng dày từ 3- 10m; Trầm tích hỗn
hợp sông- biển (amQIV
1-2
) đƣợc hình thành vào thời kì biển tiến bao gồm trầm tích
vũng vịnh- đầm phá hệ tầng Kỳ Lam (mlQIV
1-2
KL), trầm tích ven bờ(mQIV
2
)
*Thời kỳ Halocen trung- thƣợng (QIV
2-3
) Trầm tích đƣợc hình thành trong
thời kỳ này rất phức tạp về nguồn gốc, thành phần và màu sắc.
Từ phân tích trên cho thấy, khu vực nghiên cứu có thành tạo địa chất rất
phức tạp tạo cơ sở quan trọng cho việc hình thành nhiều loại đất khác nhau. Mặt
khác với thành tạo các loại mẫu chất hiện hữu tại địa bàn nghiên cứu thƣờng hình
thành các loại đất có chất dinh dƣỡng không cao và thành phần cơ giới nhẹ.
2.1.1.3.Địa hình
Hòa Vang nằm trong không gian hoạt động kiến tạo địa chất diễn ra lâu dài,
phức tạp nên địa hình rất đa dạng. Trên bình diện chung, địa hình Hòa Vang có xu
hƣớng thấp dần từ Bắc- Tây Bắc xuống Nam- Đông Nam, phân hóa thành 3 loại
hình thái địa hình cơ bản và phân bố có tính tập trung, cụ thể:
- Núi thấp đến cao: phân bố ở phía Bắc và Tây Bắc, phần lớn thuộc dải Hải
Vân- Bạch Mã. Hệ thống núi này đƣợc hình thành trên các khối xâm nhập axit
thuộc phức hệ Hải Vân, đá biến chất, đá trầm tích paleozoi, Mezozoi… Do xuất
34
phát từ tính đa dạng về cấu tạo đá, hoạt động nâng hạ phân hóa sâu sắc và nâng chủ
yếu kết hợp với hệ thống các đứt gãy nên khu vực này thƣờng có độ cao lớn, nhất là
độ cao tƣơng đối (do mật độ và mức độ chia cắt lớn), trung bìnhtừ 900- 1600m:
đỉnh núi nhọn,độ dốc dao động từ 150
- 500
trung bình khoảng 250
tập trung ở các xã
Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Liên và Hòa Phú.Do độ dốc lớn nên khu vực này chủ yếu
dành cho phát triển rừng, sản xuất nông nghiệp theo nông hộ, việc trồng rau manh
mún, tự cấp.
- Địa hình đồi trung bình, thấp: Xét về kiến tạo, địa hình đồi trung bình và
thấp phân bố ở giới hạn trung gian giữa nâng- hạ hoặc trên các bậc thềm phù sa
sông- biển cổ hoặc trên các uốn nếp yếu, đƣợc tạo thành trên các trầm tích paleozoi
đá biến chất proterozoi bị bóc mòn xâm thực lâu dài. Về hình thái loại địa hình này
có độ cao không lớn, trung bình từ 200- 600m, đồi có đỉnh bằng phẳng, sƣờn thoải,
xen kẽ với các mảnh đồng bằng dọc theo các thung lũng, phân bố dọc theo các xã
Hòa Khƣơng, Hòa Nhơn, Hòa Phong và Hòa Sơn, tƣơng đối thuận lợi đối với sản
xuất nông nghiệp đặc biệt trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nhiều
nơi có khả năng phát triển các loại rau màu.
- Địa hình đồng bằng: phân bố ở các xã Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phƣớc, về
mặt địa mạo đồng bằng này thuộc nhiều kiểu khác nhau: đồng bằng mài mòn- tích
tụ trên máng sụt lún dạng địa hàocủa trũng giữa núi đƣợc lấp đầy bởi các trầm tích
neogen- đệ tứ; Đồng bằng mài mòn- tích tụ với địa hình gò đồi thoải rìa trũng địa
hào lấp đầy bởi trầm tích neogen- đệ tứ. Nhìn chung các kiểu đồng bằng đều đƣợc
hình thành trên địa hào, hạ thấp và đƣợc bồi lấp bởi sông- biển nên địa hình thấp
bằng phẳng. Đây là khu vực phân bố dân cƣ đông, hoạt động sản xuất nông nghiệp
thuận lợi, nhất là lúa, rau màu.
2.1.1.4. Khí hậu
Do nằm sau đèo Hải Vân nên Hòa Vang thuộc đới khí hậu cận xích đạo gió
mùa, á đới khí hậu không có mùa mƣa- khô rõ rệt thuộc kiểu khí hậu Đông Trƣờng
sơn với các đặc trƣng: nền tảng nhiệt độ rất lớn và tƣơng đối điều hòa; tổng bức xạ
trung bình năm 140-145 kcal/cm2
/năm; cân bằng bức xạ trung bình 80- 85
kcal/cm2
/năm; nhiệt độ trung bình năm 24- 260
C; biên độ nhiệt giữa các tháng, các
mùa trong năm thấp[33]. (Bảng 2.1)
35
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (0
C)
Các trị số
nhiệt độ
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Nhiệt độ
trung bình
21.6 22.5 24.1 25.5 28.1 29.3 29.2 28.8 27.5 26 24.2 22
Nhiệt độ
cao nhất
trung bình
25.1 26.3 28.4 31 33.1 34.4 34.4 33.7 31.7 29.4 27.3 25
Nhiệt độ
thấp nhất
trung bình
17.3 20.3 20.2 22.6 24.4 25 24.6 24.9 23.9 22.2 20.7 17.8
Nguồn: [33].
Từ bảng 2.1 cho thấy, mặc dù so với phía Bắc nhiệt độ khu vực nghiên cứu
đều hòa hơn nhƣng do nằm kề cận với đèo Hải Vân- khu vực chịu tác động của
gió mùa nên nhiệt độ vẫn có sự phân mùa tuy không rõ rệt, thể hiện nhiệt độ của
những tháng đầu và giữa năm có sự chênh lệch lớn (tháng VI, VII nhiệt độ trung
bình đạt 290
C; Tháng I, II chỉ khoảng 210
C); Biên độ nhiệt dao động 6-80
C. Tuy
nhiên mùa đông vẫn có những ngày có nhiệt độ nhỏ hơn 150
C.
Lƣợng mƣa trung bình năm, độ ẩm lớn, có tính phân mùa và tập trung cao.
Lƣợng mƣa trung năm dao động 2000-3000mm/năm. Miền núi có nơi trung bình
3000- 3500mm, cực đại lên tới 4000mm/năm. Mùa mƣa chiếm 60-70% tổng lƣợng
mƣa, mùa mƣa muộn về thu đông, thời gian mƣa rơi vào tháng IX, X, XI, XII của
năm [33],[25].(Bảng 2.2)
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (mm)
năm [33], [25].
Tháng I1 II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm
Lƣợng
mƣa(mm)
76.1 34.2 24.5 42.3 81.9 78.7 68 136.4 318.7 641.2 493.7 259.2 2254.9
Mƣa của khu vực thƣờng liên quan đến các nhiễu động: hội tụ, bão, áp thấp
nhiệt đới, fron lạnh… nên mƣa có tính biến động lớn, phụ thuộc sâu sắc đến thời gian,
cƣờng độ, số lƣợng số loại nhiễu động của từng năm. Độ ẩm khu vực nghiên cứu cao,
độ ẩm tƣơng đối trung bình 84-87%, tối đa 95%, thấp nhất dƣới 50% và có thể xuất
36
hiện tƣơng đối ở hầu hết các tháng. Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm dao động từ26-
26,5 g/m3
cực đại có thể đạt 29- 30g/m3
, độ ẩm thấp nhất trung bình 21-22g/m3
.
- Gió: Khu vực nghiên cứu mỗi năm có hai mùa gió: gió mùa Đông Bắc và
gió mùa Tây Nam. Gió Đông Bắc tác động đến khu vực cónguồn gốctừ cao áp chí
tuyến lục địa, mang theo khối khí Tc và từ cực lục địa mang theo không khí Npc.
Trong đó gió từ cao áp chí tuyến lục địa mang tính thống trị còn gió có nguồn gốc
cực lục địa chỉ tác động khi có cƣờng độ mạnh. Gió Đông Bắc hoạt động vào ku
vực từ tháng XI- tháng III năm sau. Gió Đông Bắc có nguồn gốc khác nhau gây nên
tình trạng thời tiết khác nhau. Gió nguồn gốc chí tuyến lục địa thƣờng gây nên thời
tiết khô nóng, ngƣợc lại gió nguồn gốc từ cực lục địa gây nên thời tiết mát lạnh và
ẩm gâybiến động rất thất thƣờng.
Giómùa Tây Nam có nguồn gốc từ cao áp chí tuyến xuất phát từ vịnh Bengan
và gió tín phong Nam bán cầu vƣợt xích đạo. Do ảnh hƣởng của địa hình, thời gian
thịnh hành gió này thƣờng chịu tác động của hiệu ứng phơn nên khu vực có thời tiết
khô nóng. Nhìn chung tốc độ gió tác động đến khu vực tƣơng đối lớn, nhất là gió có
hƣớng Đông Bắc (bảng 2.3)[33],[25].
Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình nhiều năm ở Đà Nẵng (m/s)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm
Tốc độ
TB
1,6 1,6 1,8 1,8 1,6 1,3 1,3 1,1 1,4 1,6 2,0 1,5 1,5
Tốc độ
max
11 13 13 40 34 16 15 17 22 17 25 18 40
Nguồn [33],[25].
Nhƣ vậy, khí hậu có những thuận lợi cho sự sinh trƣởng, phát triển cây trồng
vật nuôi. Tuy nhiên, sự phân mùa, các thời tiết cực đoan, tốc độ gió lớn, sự biến
động lớn của thời tiết khí hậu sẽ gây khó khăn lớn cho sự sinh trƣởng, chất lƣợng và
thời vụ sản xuất.
2.1.1.5. Thủy văn
Thủy văn nƣớc mặt(sông ngòi, ao hồ): mật độ sông suối tƣơng đối dày đặc.
gồm phần hạ lƣu của hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn (sông Cu Đê và Túy Loan) và
một số sông suối nhỏ tập trung ở miền núi. Do ảnh hƣởng của hình thể và khí hậu,
địa hình nên sông suối có trị số dòng chảy lớn nhƣng phân mùa sâu sắc đƣợc minh
họa ở bảng 2.4 và bảng 2.5.
37
Bảng 2.4.Bảng phân phối dòng chảy theo mùa nhiều trung bình năm hệ thống sông
Thu Bồn- Vu Gia[33],[25].
Các đặc trƣng
Trạm Q(m3
/s) M(l/s/km2
) W(106
m3
)
K=W
mùa/w%
Thành Mỹ
Mùa cạn 68,5 37 1614,2 38,8
Mùa lũ 321 173,7 2547,5 61,2
Nông Sơn
Mùa cạn 123 39,4 2906,6 31,8
Mùa lũ 786 251,2 6228,5 68,5
Bảng 2.5. Tổng lượng dòng chảy và lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm hệ
thống sông Vu Gia [33],[25].
Trạm
Tháng
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
TB
năm
Thành
Mỹ
106 67,5 45,9 40,8 55,3 62,5 46,4 52,6 88,0 303 408 256 127,7
284 169 123 106 148 162 124 141 228 812 1058 686 336,8
7 4,2 3 2,6 3,7 4,0 3,1 3,5 5,7 2,0 26,2 17 100
Nông
Sơn
224 136 90,1 73,6 117 108 73,9 75,1 157 6,74 1015 628 280,1
600 341 241 191 288 280 148 201 407 1085 2631 1682 678,8
6,8 3,9 2,7 2,2 3,2 3,2 2,2 2,3 4,6 20,4 29,8 19 100
Từ bảng 2.4, 2.5 cho thấy, chế độ nƣớc theo mùa sâu sắc, các tháng tập trung
lƣợng nƣớc từ tháng X-XII gây dƣ nƣớc. Ngƣợc lại các tháng còn lại các trị số dòng
chảy nhỏ và chiếm tỉ trọng không đáng kể gây tình trạng thiếu nƣớc.
- Về nƣớc ngầm: chủ yếu ở các tầng chứa nƣớc, lỗ hổng nên nƣớc ngầm chủ
yếu tập trunng ở đồng bằng có các tầng chứa vật liệu thô rời rạc. Ở khu vực đồng
bằng có các tầng chứa nƣớc Halocen, tầng chứa nƣớc pleistocen, tầng chứa nƣớc
Neogen, các tầng chứa nƣớc có mức độ chứa nƣớc từ nghèo đến giàu:
+ Tầng chứa nƣớcHôlocen: mực nƣớc 0.5- 2.9m.
+ Tầng chứa nƣớc pleistocen: 23-30m.
+ Tầng chứa nƣớc Neogen: 27-56m.
Ngoài ra, có các tầng chứa nƣớc khe nứt nhƣng lƣu lƣợng không đáng kể tập
trung chủ yếu ở khu vực đồi núi. Xét trên bình diện chung nguồn nƣớc cung cấp
cho hoạt động sống nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng rất lớn nhƣng do
tính phân mùa nên nguồn cung cấp nƣớc trong mùa cạn rất hạn chế.
38
2.1.1.6. Thổ nhưỡng
Huyện Hòa Vang có diện tích tự nhiên là 72997,07 ha, với sự đa dạng của
cấu tạo địa chất và sự phân hóa các yếu tố hình thành đất đã tạo cho Hòa Vang có
một hệ đất rất đa dạng. Theo các tài liệu lƣu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng,
huyện Hòa Vang có 9 loại đất khác nhau, mỗi loại đất có diện tích, phân bố, đặc
điểm lý hóa và độ dày tầng đất khác nhau.
- Đất cồn cát trắng: diện tích 2262,82ha, phẫu diện dạng thô sơ kiểu AC. Tầng
A có màu hơi xám. Tầng này có phản ứng hơi chua, các tầng dƣới thƣờng trung tính.
Độ phì tự nhiên thấp và thiếu nƣớc, thành phần cơ giới 90% là cát. Vì vậy ít có ý
nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, có thể trồng rừng để hạn chế nạn cát bay.
- Đất nhiễm mặn: diện tích 833,17, đất chua đến ít chua, mùn trung bình,
thành phần cơ giới là thịt nhẹ, thịt trung bình và sét. Đất có độ phì tự nhiên cao,
thích hợp trồng lúa vàrau màu.
- Đất phù sa đƣợc bồi chua: diện tích 5675,06 ha đất chua vừa, mùn trung
bình, độ phì tự nhiên cao nhất trong các loại đất phù sa. Tuy nhiên vào mùa mƣa đất
ngập lụt nên cần bố trí cây trồng hợp lý.
- Đất phù sa glây: Đất hình thành trong điều kiện ngập nƣớc lâu ngày, mực
nƣớc ngầm nông diện tích 2417,65 ha. Tính chất đất chua hàm lƣợng mùn tƣơng đối
cao, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng và sét. Vì vậy cần bố trí
cây trồng phù hợp với đất glây.
- Đất phù sa có tầng loang lỗ vàng: diện tích 464,83 ha, đất hình thành trong
điều kiện khô ngập xen kẽ, phân bố ở nơi có địa hình cao chủ động tƣới tiêu. Đất có
tầng loang lỗ vàng thích hợp cho sản xuất lƣơng thực thực phẩm đặc biệt là cây lúa
nƣớc và các loại rau màu.
- Đất xám feralitt: diện tích 60184,24 ha đất có thành phần cơ giới thịt trung
bình thịt nặng và sét tính chất từ chua đến rất chua. Đất có độ phì khá, nhất là tỉ lệ
chất hữu cơ, phân bố ở vùng gò đồi.
- Đất mùn vàng trên núi: diện tích 1075,12, thành phần cơ giới cát pha đến
thịt nhẹ. Đất có độ dốc lớn, đa số tầng mỏng nên khả năng sử dụng vào mục đích
nông nghiệp rất hạn chế, trong quá trình sử dụng và cải tạo vấn đề chống xói mòn
đƣợc đặt lên hàng đầu.
39
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 44,4 ha, đất đƣợc hình thành do quá trình xói
mòn rửa trôi trong thời gian dài ở nơi có độ dốc lớn, độ che phủ thấp, độ phì nhiêu
thấp, đây là loại đất có vấn đề nên không có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp.
- Đất ao hồ: có diện tích 39,2 ha đƣợc quy hoạch với mục đích hồ điều tiết
nƣớc vừa phục vụ cảnh quan vừa điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng.
2.1.1.7. Sinh vật
Hệ sinh vật trên đất nổi khu vực nghiên cứu bao gồm 2 kiểu thảm:
Thảm thực vật tự nhiên: Do điều kiện sinh thái tối ƣu kết hợp với sự phân
hóa môi trƣờng sinh thái, thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là quần xã rừng và bao
gồm các kiểu sau:
+ Kiểu rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới.
+ Kiểu rừng thƣa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới.
+ Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố ở độ cao
dƣới 1000m.
+ Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi cao(độ cao 1000m)
Thảm thực vật nhân tạo: gồm các quần xã rừng trồng, quần xã vƣờn nhà,
quần xã cây trồng nông nghiệp.
2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Năm 2014, dân số toàn huyện Hòa Vang là 128.151. Mật độ dân số là 174
ngƣời/km2
, dân số trong độ tuổi lao động 72.491 ngƣời. Do quá trình đô thị hóa, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nên lao động làm việc trong ngành nông- lâm-
thủy sản có xu hƣớng giảm dần. Năm 2014 lao động trong ngành nông nghiệp là 18.732
ngƣời, chiếm 25,84% giảm so với năm 2013 là 21.642 ngƣời, chiếm 30,5%. Trong khi
lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hƣớng tăng lên. (phụ lục 1).
- Văn hóa, xã hội, môi trƣờng có nhiều chuyển biến tích cực, chất lƣợng giáo
dục tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc mở rộng,
trang bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục, toàn huyện có 29/53
trƣờng đạt chuẩn quốc gia, có 11/11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, thiết chế văn hóa cơ sở đƣợc đầu tƣ,
công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đƣợc chú trọng. Thực hiện chính sách an
40
sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là chăm lo ngƣời có công cách mạng,
đời sống hầu hết các gia đình chính sách đƣợc nâng lên rõ rệt, đã đầu tƣ hơn 114 tỷ
đồng để thực hiện giảm 8.133 hộ nghèo, đƣa tỷ lệ hộ nghèo từ 6,3% xuống còn
0,52% (theo chuẩn Trung ƣơng), xây mới và sửa chữa 1.405 nhà chính sách, hỗ trợ
xây dựng 100% công trình vệ sinh tự hoại (2.415/2.415 công trình), giải quyết việc
làm hằng năm trên 2.000 lao động.
2.1.2.2.Cơ sở hạ tầng
Mạng lƣới kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng đƣợc đầu tƣ, toàn huyện có
7 tuyến đƣờng chính: có 3 tuyến quốc lộ là 1A, 14B, 14G, tuyến Nam Hải Vân; 4
tuyến thuộc tỉnh lộ là ĐT 601, ĐT602, ĐT604, ĐT605 có ý nghĩa về mặt chiến lƣợc
trong việc phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh.
Hạ tầng kinh tế phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ
nâng cấp và sữa chữa, nhất là về hệ thống thuỷ lợi, toàn huyện có 48 công trình thủy
lợi:hồ chứa nƣớc, trạm bơm điện,đập dâng...đảm bảo nƣớc tƣới phục vụ sản xuất.
2.1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế
Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, mặc dù còn nhiều
khó khăn thử thách song kinh tế của huyện đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Tốc độ
tăng trƣởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2010-20115) đạt 10%/năm. Thu nhập bình
quân đầu ngƣời đạt27,75 triệu đồng/ ngƣời / năm, tăng 1,8 lần so với đầu năm 2010
Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng nông
nghiệp giảm từ 21,7% xuống còn 18,1%, tỷ trọng công nghiệp giảm nhẹ từ 30,7%
xuống còn 30,5%, dịch vụ tăng từ 47,6% lên 51,4%. Tỷ trọng giá trị và tỷ trọng giá
trị các ngành nghề có sự chuyển biến đáng kể. (phụ lục 2)
-Thực trạng ngành nông nghiệp của Thành phố Đà Nẵng.
Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa
nhƣngsản lƣợng lƣơng thực vẫn đƣợc duy trì ở mức 32.000- 35.000 tấn/ năm, giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/năm. Ngành nông nghiệp của
huyện phát triển theo hƣớng hàng hóa phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao, toàn
huyện có hơn 50 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân. Theo kết
quả điều tra nông hộ tại 5Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Tiến, Hòa có diện
tích rau lớn nhất của huyện Hòa Vang.
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh

More Related Content

What's hot

Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...hanhha12
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...jackjohn45
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...nataliej4
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...nataliej4
 

What's hot (17)

Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm tại các công...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
 
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu ven đô đô thị trung ...
 
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
Luận văn: Đánh giá việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và t...
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
 
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự họcLuận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
Luận văn: Thiết kế chủ đề phần hiđrocacbon giúp nâng cao năng lực tự học
 
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương TràLuận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
Luận án: Sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị xã Hương Trà
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
đáNh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các...
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
 
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại HuếLuận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
Luận văn: Điều kiện tự nhiên định hướng phát triển nông - lâm nghiệp tại Huế
 
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
Hiện Trạng Và Định Hướng Quy Hoạch Quản Lý Chất Thải Rắn Trên Địa Bàn Thành P...
 
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ ThủyLuận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
Luận văn: đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy
 
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAYCông tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Hoành Bồ, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa nataliej4
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...hanhha12
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về quyền sử dụng đất tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-LYếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
 
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOTSử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
Sử dụng xỉ than Nhà máy Nhiệt điện làm chất nền trong đất, HOT
 
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAYLuận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
Luận án: Xây dựng bài toán tối ưu vận hành trữ nước tưới, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên, HAY, 9đ
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ ngành Nông lâm, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điềnLuận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
 
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nộiđáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
đáNh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội
 
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinh
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinhLuận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinh
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê của học sinh
 
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAY
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAYLuận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAY
Luận văn: Sử dụng thang đo Sra để đánh giá suy luận thống kê, HAY
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa
 
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
Đánh Giá Chất Lượng Nước Sông Mã Đoạn Chảy Qua Thành Phố Thanh Hóa _083013120...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng môi trường làng nghề tại khu vực thành phố hà giang, tỉnh...
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phát triển vùng chuyên canh rau xanh

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HẠNH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Mã số : 8.44.02.17 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN ÂN THỪA THIÊN HUẾ - 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh
  • 3. iii Luận văn thạc sĩ được hoàn thành không chỉ là sự nổ lực của bản thân mà hơn hết là sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, các cơ quan, bạn bè và gia đình. Qua đây, cho phép tác giả được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Tiến sĩ Lê Văn Ân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Địa lý trường ĐHSP, ĐH Huế đã dạy dỗ, truyền đạt tri thức trong cả quá trình đào tạo thạc sĩ; Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng sau Đại học và các phòng ban trường ĐHSP Huế đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành khóa học. LLôôøøii CCaaûûmm ÔÔnn
  • 4. iv Chân thành cảm ơn sự phối hợp của các Sở ban ngành của thành phố Đà Nẵng: Sở Tài Nguyên&Môi Trường, Sở Nông nghiệp & PTNT, Viện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, UBND huyện Hòa Vang, Phòng nông nghiệp huyện Hòa Vang, Chi cục thống kê huyện Hòa Vang đã cung cấp tài liệu, số liệu để tác giả hoàn thành luận văn. Cảm ơn quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã cùng đồng hành với tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Hạnh iii
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .............................................................................................................. i Lời cam đoan.............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Mục lục........................................................................................................................1 Bảng chữ viết tắt .........................................................................................................4 Danh mục các bảng .....................................................................................................5 Danh mục các hình......................................................................................................6 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................7 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................8 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu..........................................................................8 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................9 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................12 6. Cơ sở tài liệu......................................................................................................13 7. Cấu trúc luận văn...............................................................................................13 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANHỞ HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...............................................................14 1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch phát triển nông nghiệp ....................................................14 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................14 1.1.2. Tại Việt Nam............................................................................................15 1.1.3. Ở thành phố Đà Nẵng...............................................................................18 1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài ...........................................................18 1.2.1. Đánh giá ...................................................................................................18 1.2.2. Đánh giá đất đai........................................................................................18 1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai .....................................................................19
  • 6. 2 1.3. Phƣơng pháp đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai theo FAO phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.....20 1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng..........................................................................22 1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO .......................................................22 1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ..................................................27 CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................................................30 2.1. Khái quát đặc điểm địa lý huyện Hòa Vang có liên quan đến sự hình thành và sử dụng đất......................................................................................................30 2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên...........................................................30 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................39 2.2. Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ..............................................................................42 2.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ...............................................................42 2.2.2. Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các nhóm rau .........58 2.2.3. Đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi đất đai cho các loại rau.........70 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH TRỒNG RAU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC THI HIỆU QUẢ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.................77 3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất ....................................................................77 3.1.1. Kết quả đánh giá tiềm năng đất đai đối với từng loại rau đƣợc chọn đánh giá....77 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.......77 3.1.3. Hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trƣờng của mỗi loại rau ........................79 3.1.5. Thị trƣờng.................................................................................................83 3.2. Đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .................................84 3.2.1. Đề xuất bố trí các loại hình sử dụng đƣợc chọn theo các đơn vị đất đai....84
  • 7. 3 3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm thực thi hiệu quả quy hoạch và phát triển bền vững...87 3.3.1. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................87 3.3.2. Giải pháp về vốn.......................................................................................87 3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực....................................................................87 3.3.4. Giải pháp về chính sách............................................................................88 3.3.5. Giải pháp về hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật..........................89 3.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng...............................................................89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................90 1.Kết luận...............................................................................................................90 2. Kiến nghị............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 PHỤLỤC
  • 8. 4 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chú thích 1 ĐGĐĐ Đánh giá đất đai 2 ĐVĐĐ Đơn vị đất đai 3 KT- XH Kinh tế- xã hội 4 LHSD Loại hình sử dụng 5 CNC Công nghệ cao 6 HTX Hợp tác xã 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 NTM Nông thôn mới 9 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • 9. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (0 C)..................35 Bảng 2.2. Lƣợng mƣa trung bình tháng trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (mm) năm...35 Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình nhiều năm ở Đà Nẵng (m/s) ...............................36 Bảng 2.4. Bảng phân phối dòng chảy theo mùa nhiều trung bình năm hệ thống sông Thu Bồn- Vu Gia............................................................................37 Bảng 2.5. Tổng lƣợng dòng chảy và lƣu lƣợng dòng chảy trung bình nhiều năm hệ thống sông Vu Gia .....................................................................37 Bảng 2.6. Diện tích trồng rau của các hộ tại các điểm nghiên cứu.........................41 Bảng 2.7. Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hòa Vang ....................43 Bảng 2.8. Phân cấp chỉ tiêu độ cao địa hình ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.....44 Bảng 2.9. Bảng thống kê diện tích các loại đất của huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng...46 Bảng 2.10. Phân cấp chỉ tiêu độ dốc ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng...................47 Bảng 2.11. Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.....50 Bảng 2.12. Phân cấp chỉ tiêu điều kiện tƣới cho cây trồng ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng ...........................................................................................52 Bảng 2.13. Phân cấp chỉ tiêu khả năng thoát nƣớc cho cây trồng ở huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.................................................................................53 Bảng 2.14. Phân cấp chỉ tiêu lƣợng mƣa TB năm huyện Hòa Vang ........................53 Bảng 2.15. Bảng phân cấp chỉ tiêu nhiệt độ TB năm huyện Hòa Vang ...................54 Bảng 2.16. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây rau cải .........................................61 Bảng 2.17. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây bí đỏ............................................65 Bảng 2.18. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây bí xanh ........................................66 Bảng 2.19. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây rau cần nƣớc ...............................69 Bảng 2.20. Chỉ tiêu yêu cầu sử dụng đất cho cây rau muống...................................70 Bảng 3.1. Hiệu quả kinh tế của 1 số loại rau ở huyện Hòa Vang...........................80 Bảng 3.2. Hiệu quả về mặt xã hội của một số loại rau ...........................................81 Bảng 3.3. Bảng thống kê các ĐVĐĐ và diện tích đề xuất quy hoạch một số loại rau ở huyện Hòa Vang.....................................................................85
  • 10. 6 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984) ..............................................23 Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO..........25 Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đánh giá đất đai huyện Hòa Vang.................................28 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.....................31 Hình 2.2. Cơ cấu quy mô diện tích sản xuất rau tại các điểm điều tra (%)............41 Hình 2.3. Bản đồ địa hình huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .........................45 Hình 2.4. Bản đồ đất huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .................................48 Hình 2.5. Bản đồ độ dốc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ...........................49 Hình 2.6. Bản đồ tầng dày đất huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...................51 Hình 2.7. Bản đồ lƣợng mƣa huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng ....................55 Hình 2.8. Bản đồ nhiệt độ huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .........................56 Hình 2.9. Sơ đồ chồng xếp các bản đồ chuyên đề trong GIS.................................57 Hình 2.10. Bản đồ đơn vị đất đai huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.................60 Hình 2.11. Bản đồ phân hạng thích nghi cây rau cải ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...........................................................................................63 Hình 2.12. Bản đồ phân hạng thích nghi cây xà lách cải ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.................................................................................64 Hình 2.13. Bản đồ phân hạng thích nghi cây bí đỏ ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...........................................................................................67 Hình 2.14. Bản đồ phân hạng thích nghi cây bí xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...........................................................................................68 Hình 2.15. Sơ đồ phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO (1980).............70 Hình 2.16. Bản đồ phân hạng thích nghi cây rau cần ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng...........................................................................................71 Hình 2.17. Bản đồ phân hạng thích nghi cây rau muống ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.................................................................................72 Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch vùng trồng rau xanh huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng..................................................................................................86
  • 11. 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rau xanh là phần thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình. Trong thời đại hiện nay,việc tăng tỉ trọng rau xanh trong khẩu phần bữa ăn hàng ngày nhằm tạo chất dinh dƣỡng cân đối có lợi cho sức khỏe đang là vấn đề đƣợc coi trọng hàng đầu để cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho con ngƣờiđối với mọi quốc gia trên thế giới. Trong quy hoạch tổ chức không gian đô thị một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc là phải hình thành và phát triển đƣợc vùng chuyên canh rau xanh để cung cấp thực phẩm cho cƣ dân đô thị. Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, với dân số năm 2018 là 1.064.070 ngƣời, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng. Mặt khác Đà Nẵng còn là một trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc,do vậy nhu cầu cung ứng rau xanh cho ngƣời dân thành phố cũng nhƣ du khách rất lớn và gia tăng rất nhanh theo thời gian. Theo số liệu báo cáo của Sở Công thƣơng thành phố Đà Nẵnghàng năm trung bình phải nhập 90% tổng lƣợng rau xanh từ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc mới đủ cung cấp rau cho nhu cầu của thành phố. Trong lúc nhu cầu lớn về raucủa đô thị ngày càng tăng, huyện ngoại thành Hòa Vang lại có diện tích lớn, sản xuất nông nghiệp lâu đờitrong đó có vài địa phƣơng nghề trồng rau đã mang tính chất truyền thống .Theo số liệu điều tra, hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu là ngành trồng trọt trong đó sản xuất lúa nƣớc vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao. Thực trạng sản xuất nông nghiệp này vừa mang lại hiệu quả kinh tế thấp, mang tính bấp bênh mặt khác không đảm bảo nhu cầu quy hoạch đô thị. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên nói chung, tài nguyên đất nói riêng để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý- cơ cấu sản xuất nông nghiệp vừa thỏa mãn nhu cầu của thị trƣờng nhằm bền vững hóa sản xuất nông nghiệp đồng thời thỏa mãn yêu cầu quy hoạch đô thị tại Đà Nẵng đang là vấn đề đặt ra cấp bách. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau xanhở huyện Hòa Vang,thành phố Đà Nẵng” nhằm đáp ứng nhu cầu về rau ngày càng lớn tại địa phƣơng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngƣời dân.
  • 12. 8 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc hình thành vùng chuyên canh rau xanh tƣơng thích với tiềm năng đất đai tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. 2.2. Nhiệm vụ - Xây dựng cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên cứu. - Phân tích các đặc điểm địa lý của thành phố Đà Nẵng liên quan đến sự hình thành và sử dụng đất đai. - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng phục vụ mục tiêu đánh giá. - Đánh giá và phân hạng thích nghi tài nguyên đất đaiở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵngđối với một số loại rau điển hình: rau cải, xà lách, bí đỏ, bí xanh, rau cần và rau muống theo quan điểm phát triển bền vững. - Đề xuất quy hoạch trồng rau và các giải pháp thực thi hiệu quả quy hoạch. 3. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Giới hạn về không gian Toàn bộ huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng theo địa giới hành chính. 3.2. Giới hạn về nội dung - Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển vùng trồng rau xanh ở khu vực nghiên cứu, vấn đề kinh tế - xã hội và kỹ thuật canh tác chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát. - Trên cơ sở khảo sát các mô hình trồng rau kém hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng, đề tài đề xuất một số giải pháp cho từng đơn vị đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Việc đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai chỉ phục vụ cho quy hoạch trồng rau ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, các mục đích khác đề tài không đề cập đến. - Đánh giá tài nguyên đất đai có nhiều cách tiếp cận khác nhau, việc nghiên cứu vấn đề của đề tài đƣợc tiếp cận theo quan điểm địa lý ứng dụng. - Rau bao gồm rất nhiều đối tƣợng, dựa vào điều kiện tự nhiên đặc thù của địa phƣơng và xét trong mối tƣơng quan nhu cầu sinh thái của rau, chúng tôi chỉ chọn một số nhóm và đối tƣợng rau phổ biến, cụ thể: trong nhóm rau ƣa nƣớc chúng tôi chọn rau muống nƣớc và rau cần Việt Nam còn gọi là cần ta; trong nhóm rau ƣa khô chúng tôi chọn họ cải, xà lách và họ bầu bí để đƣa vào đánh giá.
  • 13. 9 4.QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Theo lý thuyết cảnh quan, toàn bộ lớp vỏ cảnh quan trái đất là một hệ thống với hai cấu trúc: cấu trúc không gian(cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc ngang) và cấu trúc chức năng. Mỗi bộ phận không gian trên bề mặt địa cầu là một hệ thống nhỏ thuộc hệ thống lớp vỏ cảnh quan đều bình đẳng về số lƣợng cấu trúc,vì thế thành phố Đà Nẵng là một hệ thống. Xét về mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngƣời, việc tổ chức sản xuất xã hội thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa 2 hệ thống tự nhiên và kinh tế- kỹ thuật. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề trên bắt buộc phải đứng trên quan điểm hệ thống. Vận dụng quan điểm này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi xem xét cấu trúc của từng hệ thống, mối quan hệ giữa các cấu trúc của mỗi hệ thống và giữa các hệ thống thông qua xem xét các dòng vật chất và năng lƣợng. Trên cơ sở đó đề xuất sản xuất rau bảo đảm sự ổn định tƣơng đối của mỗi hệ thống hoặc hƣớng tới sự vận động của mỗi hệ thống theo hƣớng có lợi. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp- trội Xuất phát từ sự thừa nhận hệ thống tự nhiên của A.G.Ixatsenko[29], khẳng định “ môi trƣờng tự nhiên với tính chất là một chỉnh thể nên tác động của nó tới sản xuất xã hội là tác động đồng thời, tác động trong tổng thể”. Mặt khác, cũng cần nhận thức rằng đặc điểm của mỗi thành phần tự nhiên là đơn trị nhƣng giá trị của đặc điểm tự nhiên là đa trị và giá trị đó mang tính tƣơng đối đối với mỗi hoạt động và từng phƣơng diện của hoạt động sản xuất xã hội. Tƣơng tự nhƣ vậy, xét về quan điểm sinh thái quy luật tác động đồng thời cũng chỉ ra rằng,các yếu tố sinh thái tác động vào từng cá thể sống vừa mang tính đặc thù đồng thời tác động từng tổng thể các yếu tố. Sự tác động của tổng thể hệ quả sẽ khác xa so với tác động riêng lẻ. Từ lý luận trên, quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đứng trên quan điểm tổng hợp, xem xét sự tác động của nhiều điều kiện địa lý, nhiều yếu tố sinh thái và đƣợc thể hiện cụ thể trong việc chọn hệ thống nhiều chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ tiêu đƣợc chọn đƣa vào đánh giá là những thành phần, yếu tố có tác động mạnh mẽ đến đối tƣợng và đại diện cho các thành phần khác. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Vật chất- năng lƣợng của lớp vỏ cảnh quan địa cầu phân hóa theo không gian chi tiết tạo nên sự khác biệt theo không gian của các thành phần tự nhiên. Thông
  • 14. 10 qua mối quan hệ trao đổi vật chất và năng lƣợng các thành phần tự nhiên tự quy định lẫn nhau hình thành cấu trúc đặc thù (các hệ thống tự nhiên) và cụ thể là đơn vị đất đai phân bố theo không gian. Các đơn vị đất đai đối với từng loại hình, từng đối tƣợng sản xuất nông nghiệp có mức độ tƣơng thích khác nhau. Trên cơ sở quan điểm này, quá trình thực hiện đề tài chúng tôi xác định sự phân hóa không gian của các yếu tố cấu thành các đơn vị đất đai phối trí theo không gian để xây dựng các bản đồ thành phần. Dựa vào công nghệ hiện đại thực hiện chồng xếp bản đồ để xác định bản đồ các đơn vị đất đai phân bố trên toàn bộ lãnh thổ nghiên cứu. Mặt khác, thông qua đánh giá xác định mức độ tƣơng thích của mỗi đơn vị đất đai đối với từng đối tƣợng đƣợc lựa chọn đánh giá để làm căn cứ cho việc tổ chức sản xuất theo không gian lãnh thổ có hiệu quả. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ngành kinh tế, các địa phƣơng trong xu thế phát triển hiện nay. Phát triển bền vững là phát triển kinh tế xã hội luôn tăng trƣởng theo thời gian nhƣng không làm tổn hại đến tài nguyên và môi trƣờng. Để thỏa mãn quan điểm này, quá trình thực hiện quy hoạch, các đối tƣợng lựa chọn phải dựa vào việc đánh giá mức độ tƣơng thích của các đơn vị đất đai, nhƣng để bố trí đối tƣợng cụ thể lại phải đƣợc xác định bằng bài toán đa lợi ích: kinh tế- xã hội- môi trƣờng mà đối tƣợng mang lại. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý tư liệu Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi thực hiện thu thập các tƣ liệu, bản đồ về các điều kiện tự nhiên nhƣ: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên, sinh vật… Điều kiện kinh tế xã hội: dân cƣ, tình hình phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất…Các tƣ liệu, tài liệu đƣợc thu thập từ các sở ban ngành thành phố, các báo cáo kinh tế, bảng thống kê hàng năm của huyện Hòa Vang; số liệu quan trắc thủy văn địa phƣơng; khu vực; các dự án phát triển kinh tế xã hội của các tổ chức; các công trình nghiên cứu, luận án, luận văn thạc sĩ; Các tƣ liệu thu thập đƣợc chúng tôi thực hiện chọn lựa tƣ liệu (bảo đảm độ tin cậy, chính xác, khoa học) thƣ mục hóa, tính toán, hệ thống hóa số liệu, lập bảng thống kê…
  • 15. 11 4.2.2. Phương pháp bản đồ Khoa học địa lý là khoa học về sự phân bố không gian của sự vật và hiện tƣợng địa lý. Vì vậy, phƣơng pháp bản đồ là phƣơng pháp đặc thù và không thể thiếu đối với bất kì một công trình nghiên cứu địa lý nào. Đối với nghiên cứu địa lý, bản đồ vừa là công đoạn đầu tiên (cung cấp tƣ liệu) vừa là công đoạn cuối cùng (kết quả phải đƣợc cụ thể hóa bằng bản đồ), vận dụng phƣơng pháp trong nghiên cứu đề tài đƣợc thể hiện: - Khai thác, thu thập tƣ liệu: Dựa vào các bản đồ thu thập đƣợc về các yếu tố địa lý liên quan đến đề tài đƣợc lƣu trữ ở các cơ quan hữu quan ở địa phƣơng… Tiến hành khai thác các số liệu có thể bằng trực tiếp (thông qua ngôn ngữ bản đồ) và gián tiếp (thông qua phƣơng pháp nội suy từ mối quan hệ nhân quả) - Xây dựng bản đồ: Từ các kết quả nghiên cứu, chúng tôi biên tập các bản đồ thành phần, bản đồ đơn tính: địa hình, lƣợng mƣa… thực hiện chồng xếp các bản đồ đơn tính. Dựa vào phần mềm Mapinfo, Argis xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ mức độ tƣơng thích của từng đơn vị đất đai đối với từng đối tƣợng đƣợc lựa chọn, bản đồ quy hoạch trống các loại rau. 4.2.3. Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO Vận dụng quy trình và phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO vào việc xây dựng đơn vị đất đai, đánh giá tài nguyên đất nhƣ: tiến hành chọn chỉ tiêu phân hạng thích nghi và đánh giá mức độ thích nghi của từng loại rau đối với từng loại đất. Đây là phƣơng pháp chủ đạo trong việc đánh giá và vì vậy đƣợc chúng tôi giới thiệu và phân tích kỹ ở tiểu mục 4.1 4.2.4. Phương pháp khảo sát thực địakết hợp với điều tra phát vấn Dựa vào các tài liệu, nhất là bản đồ về các thành phần tự nhiên chúng tôi thực hiện thực địa kết hợp với phát vấn nhằm: - Thu thập thêm tƣ liệu, kiểm tra các tƣ liệu đã có, phát hiện tính quy luật và bất quy luật trong sự phân bố các yếu tố tự nhiên và xác định nguyên nhân. - Chụp ảnh minh họa các thành phần tự nhiên đại diện hoặc đột biến, các mô hình sản xuất có hiệu quả, kém hiệu quả (phỏng vấn để xác định mức độ hiệu quả, nguyên nhân…) - Bổ sung thêm cơ sở khoa học trong quá trình đề xuất quy hoạch hợp lý và các giải pháp cần thiết cho việc thực thi quy hoạch.
  • 16. 12 Quá trình thực hiện phƣơng pháp khảo sát thực địa chúng tôi tiến hành theo tuyến, điểm cụ thể các tuyến bao gồm 3 tuyến các tuyến thực địa đƣợc xác định dựa vào tính đại diện về điều kiện địa lý kết hợp với hệ thống giao thông. Tuyến số 1 gồm các xã: Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Ninh. Tuyến số 2 gồm các xã: Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phƣớc. Tuyến số 3 gồm các xã: Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Phú và Hòa Khƣơng. Ở mỗi tuyến thực địa xác định các địa điểm điển hình về tự nhiên và các nông hộ sản xuất rau điển hình. 4.2.5. Phương pháp so sánh địa lý Phƣơng pháp này thực hiện thông qua đánh giá mức độ tƣơng thích của từng đơn vị đất đai đối với từng đối tƣợng. Phƣơng pháp so sánh còn đƣợc thể hiện thông qua lợi thế bài toán đa lợi ích của từng đối tƣợng để thực hiện quy hoạch. 4.2.6. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng nhằm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học trong việc chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với việc quy hoạch vùng sản xuất rau. Tham khảo ý kiến các nhà quản lý, các ban ngành có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng. Tham khảo các nông hộ với mô hình trồng rau xanh ở các địa phƣơng khác và kinh nghiệm của ngƣời dân địa phƣơng. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai cho mục đích ứng dụng, đồng thời khẳng định tính khả thi và ƣu việt của phƣơng pháp đánh giá đất đai theo FAO. Kết quả nghiên cứu còn góp phần khẳng định vai trò của điều kiện tự nhiên đặc biệt tài nguyên đất đai đối với ngành sản xuất nông nghiệp. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phƣơngtrong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng tại địa bàn nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu cùng hƣớng.
  • 17. 13 6. CƠ SỞ TÀI LIỆU Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài bao gồm: Các tài liệu mang tính lý luận và đánh giá đất đai phục vụ mục tiêu quy hoạch nông- lâm nghiệp. Các đề tài khoa học các cấp, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ có liên quan đến đề tài đƣợc công bố đến năm 2017. - Số liệu, văn bản, báo cáo của UBND thành phố và các Sở ban ngành: Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trạm khí tƣợng thủy văn địa phƣơng và khu vực đóng tại địa bàn. Hệ thống các bản đồ lƣu trữ tại sở Tài Nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các số liệu thống kê của Chi cục thống kê thành phố Đà Nẵng và huyện Hòa Vang. 7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Chƣơng 2: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rau xanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Chƣơng 3: Đề xuất quy hoạch trồng rau và các giải pháp thực thi hiệu quả quy hoạch và phát triển bền vững vùng chuyên canh rau ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
  • 18. 14 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.1. TỔNG QUAN CÓ CHỌN LỌC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Trên thế giới Từ những năm 50 của thế kỉ XX, con ngƣời bắt đầu nhận thấy sự cần thiếtphải có nững hiểu biết tổng hợp để đánh giá tiềm năng đất đai(Land) cho các mục tiêu sử dụng đất đai. Vì vậy, việc đánh giá sử dụng đất đai đƣợc xem là bƣớc nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất(Soil). Từ mục đích đó công tác đánh giá đất đai đã đƣợc nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đã trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ tích cực cho việc quy hoạch, hoạch định chính sách đất đai và sử dụng đất đai hợp lý. Phƣơng pháp và hệ thống đánh giá đất đai ngày càng hoàn thiện. Qua quá trình thu thập có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau: Ở Hoa Kì: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tƣới của Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn từ năm 1951. Hê thống phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt đƣợc (Arable) đến lớp không thể trồng trọt đƣợc (Non arable). Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu về kinh tế cũng đƣợc xem xét nhƣng ở pạm vi thủy lợi. Ngoài ra, phân loại theo khả năng đất đai cũng đƣợc mở rộng trong công tác đánh giá đất đai ở Hoa Kì, phƣơng pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai đƣợc nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp thổ nhƣỡng đối với mục tiêu canh tác đƣợc đề nghị [13]. Ở Liên Xô và Đông Âu: việc phân hạng và đánh giá đất đai đƣợc thực hiện từ những năm 1960 qua 3 bƣớc: + Đánh giá lớp phủ thổ nhƣỡng: So sánh loại thổ nhƣỡng theo tính chất tự nhiên.
  • 19. 15 + Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai: yếu tố đất đƣợc xem xét tổng hợp với địa hình, khí hậu, độ ẩm đất… + Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của tự nhiên. Phƣơng pháp này thuần túy quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tƣợng đất đai, chƣa xem xét đầy đủ khía cạnh KT- XH của việc sử dụng đất đai. Đề cƣơng đánh giá đất đai của FAO: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, song song với tiến trình thống nhất quan điểm về phân loại thổ nhƣỡng, FAO đã tài trợ những chƣơng trình nghiên cứu có tính toán toàn cầu về đánh giá đất đai và sử dụng đất đai trên quan điểm lâu bền. Kết quả là một dự thảo đầu tiên về phƣơng pháp đánh giá đất đai đã ra đời vào năm 1972. Dự thảo đã đƣợc nhiều quốc gia thử nghiệm và góp ý bổ sung, sau đó đƣợc Brinkman và Smyth biên soạn lại và in ấn vào năm 1973. Tại hội nghị Rome 1975, các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO và các quốc gia khác (K.J.Beek, J.Bennema, P.J.Mabiler, F.A.Smyth…) đã tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nƣớc, bổ sung và biên soạn lại để hình thành đề cƣơng đánh giá đất đai (A Framework for Land Evaluation) đƣợc công bố vào năm 1976, sau đó đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh năm 1983. Tài liệu này đƣợc cả thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và chấp nhận là phƣơng tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai[12]. Tiếp theo đề cƣơng tổng quát 1976 là hàng loạt tài liệu hƣớng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tƣợng chuyên biệt cũng nhƣ đƣợc FAO xuất bản nhƣ: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ nƣớc mƣa (FAO, 1994) 1.1.2. Tại Việt Nam Từ năm 1954, ở Miền Bắc, Vụ Quản lý đất và Viện Nông hóa thổ nhƣỡng đã có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng cƣờng công tác quản lý, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuế nông nghiệp. Từ đó đến nay, công tác phân hạng, ĐGĐĐ ở Việt Nam đã đƣợc nhiều cơ quan nghiên cứu và thực hiện nhƣ: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hoá - Thổ nhƣỡng, Tổng cục địa chính… Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu ĐGĐĐ đã đƣợc đẩy mạnh với việc sử dụng phƣơng pháp của FAO vào Việt Nam. Nhiều nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp ở nƣớc ta, có thể nêu ra một số công trình:
  • 20. 16 + Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sựthực hiện năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai (Land Capability Classification) của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ. Chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhƣỡng và địa hình đƣợc phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm) [13]. + Vận dụng phƣơng pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, Bùi Quang Toản và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (1985). Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá bao gồm các ĐGĐĐ nhƣ thổ nhƣỡng, thuỷ văn và tƣới tiêu, khí hậu nông nghiệp. Hệ thống phân hạng đến cấp lớp (class) thích nghi cho từng LHSD đất [17]. + Năm 1990, tác giả Hoàng Xuân Tý và cộng sự đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi trọc và xác định phƣơng hƣớng sử dụng hợp lý", việc đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên phân loại sinh khí hậu, xây dựng bản đồ mức độ thích hợp về mặt sinh khí hậu, đánh giá khả năng gây trồng và phục hồi rừng, áp dụng cho vùng đồi Quảng Nam - Đà Nẵng. + Thời kỳ từ năm 1990 – 1995, trong Chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì có đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phƣơng pháp điều tra lập địa”. Việc ĐGĐĐ lâm nghiệp đƣợc tiến hành trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đối tƣợng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn. Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định các đơn vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng đất, lƣợng mƣa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lƣợng chất hữu cơ [13]. + Trong chƣơng trình quy hoạch tổng hợp (Master Plan) vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã đƣợc thực hiện. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá là các ĐGĐĐ có liên quan đến mục tiêu sử dụng đất. Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai thƣờnggồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện
  • 21. 17 tƣới tiêu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát. + Trong thời kỳ 1992 - 1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện công tác ĐGĐĐ trên 9 vùng sinh thái của cả nƣớc với bản đồ tỉ lệ 1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phƣơng khác [17]. Các công trình đã vận dụng phƣơng pháp của FAO vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất đai. Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ nhƣỡng mà còn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật cùng với những công trình cải tạo đất nhƣ hệ thống đê điều, hay các hệ thống tƣới tiêu. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ hay đơn vị bản đồ đất đai (Land Unit/Land Mapping Unit). Các ĐVĐĐ đƣợc xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lƣợng mƣa, thuỷ văn, tƣới tiêu, nhiệt độ). Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phƣơng pháp ĐGĐĐ theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay [16]. Nhìn chung, các công trình ĐGĐĐ trên thế giới và ở nƣớc ta có đặc điểm: - Xác định đất đai (Land) là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng đến sử dụng đất. Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ. - Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hƣởng đến phẩm chất đất đai, trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục. - ĐGĐĐ gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh giá chất lƣợng, đánh giá định lƣợng vật chất, đánh giá kinh tế. - Phƣơng pháp đánh giá chủ yếu là cho điểm, tính %, đánh giá thích nghi của đất đai cho các LHSD. Hƣớng nghiên cứu này thích hợp cho việc đánh giá nhằm xây dựng các bản đồ thích nghi cho cây trồng. Qua các công trình, tác giả đã tham khảo đƣợc những khái niệm, nguyên tắc lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu, xây dựng đơn vị lãnh thổ đánh giá và các vấn đề khác liên quan đến sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp để vận dụng có chọn lọc trong quá trình nghiên cứu.
  • 22. 18 1.1.3. Ở thành phố Đà Nẵng Ở thành phố Đà Nẵng hƣớng nghiên cứu liên quan đến tài nguyên đất có số lƣợng rất ít. Hiện nay, có các công trình nghiên cứu nhƣ “Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng” của tác giả Lê Văn Thịnh; “Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng” của tác giả Đặng Quang Ân. Hai công trình nghiên cứu này chủ yếu phân tích hiệu quả của một số loại hình sản xuất nông nghiệp ở cấp xã đồng thời đề xuất quy hoạch sử dụng dựa vào nhận biết định tính. Công trình của tác giả Nguyễn Hữu Quốc“Đặc điểm lý hóa học của một số loại đất tại xã HòaNhơn,huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng”chủ yếu xác định một số đặc tính lý hóa cơ bản của một số loại đất điển hình ở cấp xã và đƣa ra một số biện pháp cải tạo nhằm nâng cao độ phì của đất. Nhƣ vậy, qua thống kê các tài liệu nghiên cứu cho thấy chƣa có công trình nghiên cứu về tài nguyên đất đai(Land) trên bình diện toàn huyện và cho một loại hình trồng rau. Công trình nghiên cứu của chúng tôi là hoàn toàn mới và kết quả nghiên cứu là đóng góp của đề tài. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đã công bố là những tƣ liệu quan trọng cho việc xây dựng cơ sở lý luận, học tập quy trình nghiên cứu và là nguồn tƣ liệu, cứ liệu làm cơ sở cho kết luận khoa học của đề tài. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 1.2.1. Đánh giá Đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định. Trong nghiên cứu, đánh giá đất đai là so sánh đặc điểm của từng đơn vị đất đai với chỉ tiêu yêu cầu của các loại hình sử dụng nhằm xác định các mức độ thích nghi của từng loại hình, làm tiền đề cho các định hƣớng, đề xuất góp phần vào quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý. 1.2.2. Đánh giá đất đai Theo FAO (1976) "Đánh giá đất là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có" [12]. Trong đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích nghi của các điều kiện tự
  • 23. 19 nhiên và kinh tế – xã hội cho các loại hình sử dụng đất. Đây là chủ đề cho việc đề xuất, định hƣớng, quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai trên lãnh thổ nghiên cứu. 1.2.3. Quan niệm về đất và đất đai 1.2.3.1. Đất (Soil) Theo V.V. Đôcusaev (1846- 1903) là ngƣời đầu tiên sáng lập và đặt nền móng cho khoa học thổ ngƣỡng hiện thời. Năm 1883, công trình nghiên cứu “ đất Secnôdiom của nƣớc Nga”, một khái niệm mới và mang tính khoa học về đất đƣợc trình bày:“Đất là một vật thể tự nhiên độc lập, được hình thành do tác động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, các cơ thể động thực vật, địa hình và thời gian”. Đất (Soil) hay thổ nhƣỡng là lớp đất mềm nằm trên cùng của bề mặt lục địa, có khả năng sinh ra năng suất cây trồng. Đặc điểm cơ bản của đất là độ phì. 1.2.3.2. Đất đai (Land) Theo định nghĩa của FAO, đất đai bao gồm các yếu tố môi trƣờng tự nhiên. Những yếu tố này ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng đất. Nhƣ vậy, đất đai không chỉ có lớp phủ thổ nhƣỡng mà còn bao gồm cả những yếu tố môi trƣờng có liên quan nhƣ: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, lớp phủ thực vật, động vật. Đặc điểm của đất đai là sự phân hóa không gian theo lãnh thổ. Các lãnh thổ có thể khác nhau về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất… Đất đai là một tổng thể tự nhiên bao gồm các đặc tính của các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng, sinh vật. Theo Tôn Thất Chiểu (1990), khái niệm đất (soil) là thổ nhƣỡng gắn với độ màu mỡ phì nhiêu; còn đất đai (land) gắn với mặt bằng lãnh thổ, chỉ vị trí chiếm chỗ trên hành tinh để bố trí toàn bộ các ngành KT - XH. Đất đai là một vùng đất có ranh giới, có vị trí cụ thể, là thể tổng hợp đầy đủ các thuộc tính tự nhiên [5]. 1.2.3.3. Đơn vị đất đai (Land Units - LU) ĐVĐĐ là một thuật ngữ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện môi trƣờng đặc trƣng riêng. Đƣợc phân biệt nhờ các thuộc tính: đặc điểm đất đai và chất lƣợng đất đai. ĐVĐĐ đƣợc xem là đơn vị tự nhiên cơ sở để nghiên cứu đất đai. ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ (D.David & A. Young 1983) [13]. Theo Hội khoa học đất Việt Nam, ĐVĐĐ là những vùng đất trên thực tế tƣơng ứng với những khoanh đất trên bản đồ có sự đồng nhất tƣơng đối của các tính chất và đặc điểm của đất đai. ĐVĐĐ khác nhau, đƣợc phân biệt bởi sự khác nhau của một hoặc nhiều yếu tố chỉ tiêu đã đƣợc xác định và phân cấp. Đây là tổng hợp
  • 24. 20 chung của các loại hình đất đai (tính chất thổ nhƣỡng) với các yếu tố liên quan đến sử dụng. Vùng đất có cùng khả năng sử dụng và mức độ thích nghi đối với một LHSD đất nào đó đƣợc xác định là một ĐVĐĐ [12]. 1.2.3.4. Đơn vị bản đồ đất đai (Land Map Units - LMU) Đơn vị bản đồ đất đai là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất trong đánh giá đất. LMU là một khoanh đất, vạt đất đƣợc xác định cụ thể trên bản đồ ĐVĐĐ với những đặc tính và những tính chất đất đai riêng biệt thích nghi đồng nhất cho từng LHSD đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất và cải tạo [12]. 1.2.3.5. Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) LHSD đất đai là bức tranh mô tả sử dụng đất đai của một vùng đất với những phƣơng thức quản lý sản xuất trong các điều kiện KT - XH và kĩ thuật đƣợc xác định [12]. 1.2.3.6. Hiện trạng sử dụng đất Hiện trạng sử dụng đất thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thực vật tự nhiên...là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền đề cho hƣớng phát triển trong tƣơng lai [7]. Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất, các LHSD đất thƣờng bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cƣ...Hiện trạng sử dụng đất phản ánh khả năng sử dụng đất đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất đai phù hợp với thực tế. 1.3. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI THEO FAOPHỤC VỤ QUY HOẠCH VÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra đề tài sử dụng phƣơng pháp đánh giá định lƣợng. Áp dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L. Armand (1975) để đánh giá mức độ thích hợp của các đơn vị đất đai đối với sản xuất rau ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Bài toán có dạng: M0= a1 . a2. a3 … an n Trong đó: - M0: Điểm đánh giá của các ĐVĐĐ - a1, a2, a3,…an: Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n - n: số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
  • 25. 21 Về phân hạng, hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách xác định hạng thích nghi. Theo tổng kết và hƣớng dẫn của FAO (Bulletin N0 52), có 4 phƣơng pháp phân hạng phổ biến có thể vận dụng: - Phân hạng chủ quan: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ƣu điểm của phƣơng pháp này là nhanh và sát thực tế, nhƣng hạn chế là mang tính chủ quan nên khó thuyết phục. - Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phƣơng pháp tƣơng đối đơn giản vì dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig, coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và sản lƣợng cây trồng. Do đó, có thể căn cứ vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng. Hạn chế của phƣơng pháp này là hơi máy móc và không giải thích đƣợc những mối tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái. - Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phƣơng pháp chỉ thực hiện trong các nghiên cứu chuyên sâu, với quy mô nhỏ. Phƣơng pháp này khá tỉ mỉ nên tốn nhiều công sức và tiền của. - Phân hạng theo phương pháp toán học: Đƣợc thực hiện bằng phép toán với ƣu điểm là xây dựng thang phân hạng một cách khách quan, có chứa những tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể. Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent D và Young A. 1981 ; Young A. 1989) và của một số tác giả đi trƣớc, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến lớp (class), bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi) và N (không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức của Aivasian (1983). Công thức có dạng: S = Smax - Smin 1 + log H Trong đó: S: Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng Smax: Giá trị điểm tối đa Smin: Giá trị điểm tối thiểu H: Số lƣợng loại ĐVĐĐ đƣợc đƣa vào tính toán để đánh giá và phân hạng
  • 26. 22 Nhƣ vậy, số hạng đƣợc phân ra phụ thuộc vào giá trị điểm tối đa và điểm tối thiểu đƣợc lựa chọn. 1.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCHVÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.4.1. Quy trình đánh giá đất đai theo FAO 1.4.1.1. Nguyên tắc đánh giá đất đai Theo FAO, ĐGĐĐ phải thực hiện theo các nguyên tắc sau: - Mức độ thích nghi của đất đai phải đƣợc đánh giá, phân hạng cho các LHSD đất cụ thể. - Việc đánh giá phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu đƣợc và đầu tƣ cần thiết giữa các loại đất khác nhau. - ĐGĐĐ phải dựa trên quan điểm tổng hợp. - Việc đánh giá phải phù hợp với ĐGĐĐ, KT - XH của vùng. - Khả năng thích nghi đƣa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải đƣợc dùng để quyết định. - ĐGĐĐ phải đƣợc tiến hành trên cơ sở so sánh nhiều loại LHSD đất khác nhau. 1.4.1.2. Nội dung chính của đánh giá đất đai - Nội dung chính của đánh giá đất đai gồm 5 vấn đề sau: - Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. - Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất. - Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai. - Phân hạng thích nghi đất đai. - Đề xuất sử dụng đất đai.
  • 27. 23 1. Xác định mục tiêu 2. Thu thập tài liệu 4. Xác định các ĐVĐĐ3. Xác định LHSD đất đai 5. Đánh giá mức độ thích nghi 6. Xác định hiệu quả môitrƣờng và KT - XH 7. Xác định loại hình sử dụng đất thích nghi nhất 8. Quy hoạch sử dụng đất 9. Ứng dụng ĐGĐĐ 1.4.1.3. Các bước chính trong đánh giá đất đai Hình 1.1. Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ theo FAO (1984) 1) Xác định mục tiêu Đây là bƣớc quan trọng trong ĐGĐĐ vì nó xác định trƣớc đƣợc thời gian và kinh phí thực hiện. Xác định mục tiêu đánh giá nhằm tạo cơ sở cho việc điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thuận lợi và có định hƣớng đúng mang tính khoa học, thực tiễn khi quy hoạch sử dụng đất để đạt đƣợc kết quả cao. Bƣớc này bao gồm: - Khảo sát thực tế để xác định các LHSD đất trên địa bàn nghiên cứu. - Điều tra nhu cầu của ngƣời sử dụng đất. - Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ƣu tiên. 2) Thu thập tài liệu Các tài liệu liên quan đến việc ĐGĐĐ bao gồm: số liệu về ĐGĐĐ, KT - XH và môi trƣờng. Bên cạnh đó, nguồn tƣ liệu bản đồ nhƣ bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất là rất cần thiết. Do đó, việc thu thập đầy đủ số liệu là rất khó và tốn kém. Nhằm giảm bớt thời gian và kinh phí, ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau:
  • 28. 24 - Tổng hợp chọn lọc, chỉnh sửa để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có. - Tập trung thu thập các số liệu cần thiết trong đánh giá. - Sử dụng công nghệ mới. - Đối chiếu số liệu qua các thời kỳ và số liệu hiện trạng để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. 3) Xác định LHSD đất Việc xác định LHSD đất tùy thuộc vào kích thƣớc lãnh thổ nghiên cứu: - Xác định đến LHSD đất chủ yếu nhƣ nông- lâm- ngƣ nghiệp,… đối với lãnh thổ rộng lớn. - Xác định đến cấp kiểu sử dụng đất nhƣ chuyên lúa, cây trồng cạn, cây ăn quả,… đối với lãnh thổ nhỏ, mức độ nghiên cứu chi tiết hơn. Nếu việc đánh giá tiến hành ở mức độ rất chi tiết thì có thể xác định đến cấp dạng sử dụng đất. Tuy nhiên, trong đánh giá, việc xác định các loại LHSD đất đai cần căn cứ trên nhu cầu sinh lý, sinh thái của nhóm cây trồng, phải phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT - XH và tập quán canh tác của địa phƣơng. 4) Xác định đơn vị đất đai ĐVĐĐ là vạt đất hay khoanh đất có đặc trƣng cụ thể, có thể nhìn thấy và xác định đƣợc trên bản đồ. ĐVĐĐ là cơ sở cho việc đánh giá, là kết quả của sự chồng ghép các bản đồ đơn tính nhƣ bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiên cứu, mức độ chi tiết của công tác đánh giá mà chọn yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới của các ĐVĐĐ. Vì vậy, việc xác định các ĐVĐĐ và tìm ra mức độ thích nghi tối đa để bố trí sử dụng đất đƣa lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trƣờng. 5)Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi Mức độ thích nghi là sự phù hợp của ĐVĐĐ nhất định đối với một LHSD đất cụ thể và đƣợc xem xét trong điều kiện hiện tại và tƣơng lai. Theo hƣớng dẫn của FAO, phân hạng thích nghi đất đai đƣợc chia làm 4 cấp: bậc (order), hạng (class), hạng phụ (subclass) và đơn vị (unit).
  • 29. 25 Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO * Bậc (order) Cấp này đƣợc chia thành 2 bậc: S - Thích nghi N - Không thích nghi - Bậc thích nghi “S”: Là bậc cho năng suất cao khi đầu tƣ, không chịu ảnh hƣởng của các rủi ro hoặc gây thiệt hại đến tài nguyên đất. - Bậc không thích nghi “N”: Đất đai có các yếu tố hạn chế khắc nghiệt mà ở bậc thích nghi không có, rất khó hoặc không thể khắc phục đƣợc đối với các LHSD đất. * Hạng (class) - Bậc thích nghi chia làm 3 hạng: + S1 - Rất thích nghi: Đặc tính đất đai không thể hiện các yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ rất nhẹ, dễ khắc phục và không ảnh hƣởng đến năng suất của các LHSD đất. Sản xuất trên hạng đất này rất thuận lợi, cho năng suất cao, đầu tƣ chi phí thấp. + S2 - Thích nghi: Đặc tính đất đai thể hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình có thể khắc phục đƣợc bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tƣ cho LHSD đất đai. Sản xuất trên loại đất này đầu tƣ tốn kém hơn hạng S1 nhƣng vẫn có thể cho năng suất và sản lƣợng khá. Nếu có đầu tƣ và cải tạo hợp lý thì một số hạng S2 có thể lên hạng S1 cho những LHSD đất nhất định. + S3 - Ít thích nghi: Đặc tính đất đai đã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố nghiêm trọng khó khắc phục nhƣ: đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn… Những yếu tố hạn chế này chƣa đến mức phải từ bỏ loại LHSD đất trên nó. Trong sản xuất, tuy có khó khăn, đầu tƣ chi phí lớn nhƣng vẫn có năng suất cao và có lãi. Phân hạng (Categories) Bậc (order)Hạng (class) Hạng phụ (subclass) Đơn vị (unit) S1 S2g S2i-1 S - thích nghi S2 S2i S2i-2 S3 S2s N1 Nli N - không thích nghi N2 Nlf
  • 30. 26 - Bậc không thích nghi chia làm 2 hạng: + N1 - Hạng không thích nghi hiện tại: Đặc tính đất đai không thích nghi với LHSD đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Yếu tố hạn chế đó có thể khắc phục đƣợc bằng các biện pháp cải tạo đất để nâng hạng lên thích nghi. + N2 - Hạng không thích nghi vĩnh viễn: Đất có những yếu tố hạn chế rất nghiêm trọng trong hiện tại không thể khắc phục đƣợc bằng bất cứ biện pháp kỹ thuật hoặc kinh tế nào để trở thành hạng thích nghi của LHSD đất dự tính trong tƣơng lai. Loại đất này không nên đƣa vào sử dụng vì nếu sử dụng sẽ không cho hiệu quả, thậm chí còn gây tác hại đến môi trƣờng sinh thái. * Hạng phụ thích nghi (subclass) Hạng phụ thích nghi phản ánh các yếu tố hạn chế đang hạn chế khả năng sử dụng đất của vùng nghiên cứu. Các yếu tố hạn chế ở phụ hạng chủ yếu là các ĐGĐĐ. Ký hiệu của các yếu tố hạn chế là các chữ cái Latinh viết thƣờng. Nhƣ hạng phụ thích nghi của LHSD đất là S2i có nghĩa là LHSD đất này có phân hạng thích nghi trung bình do không có khả năng tƣới. * Đơn vị thích nghi (unit) Trong các chƣơng trình đánh giá ở cấp chi tiết cao (huyện, xã…), hạng phụ đƣợc phân cấp thành đơn vị. Các yếu tố hạn chế ở hạng phụ, ngoài yếu tố tự nhiên của các đơn vị bản đồ đất đai còn có các yếu tố hạn chế về quản lý sản xuất và đầu tƣ sản xuất. Ví dụ nhƣ đối với một LHSD đất đai có thành phần cơ giới đất khác nhau thì có sự quản lý khác nhau. Các yếu tố hạn chế về quản lý kinh tế phụ thuộc vào các nông hộ, nông trại. Để nhận biết các đơn vị thích nghi đất đai, việc quản lý chi tiết có thể đƣợc điều tra cụ thể trên đồng ruộng và cho từng nông hộ. Chẳng hạn nhƣ phân hạng đơn vị thích nghi đất đai là S2d - 2 để chỉ mức độ thích nghi trung bình, có khoảng cách từ ruộng đến kênh mƣơng tƣới nƣớc trung bình. Nhƣ vậy, theo cấu trúc phân hạng thích nghi đất đai của FAO thì tùy thuộc vào mức độ chi tiết của các chƣơng trình đánh giá đất của mỗi quốc gia, mỗi vùng nghiên cứu, mức độ phân cấp tỷ lệ bản đồ mà định ra các cấp và mức độ phân hạng gọi là đánh giá mức độ thích nghi. Mức độ thích nghi là số đo nói lên chất lƣợng của một ĐVĐĐ đảm bảo tốt đến mức độ nào đó về nhu cầu của LHSD đất. Mức độ thích nghi đƣợc đánh giá cho một LHSD đất trên từng ĐVĐĐ dựa trên cơ sở:
  • 31. 27 - Xác định yêu cầu sử dụng đất đai đối với các loại đất và điều kiện sinh thái của ĐVĐĐ. - Phân cấp các chỉ tiêu để xác định mức độ thích nghi của từng LHSD đất. 6) Xác định hiệu quả KT - XH và môi trường ĐGĐĐ không chỉ dừng lại ở việc xác định ĐVĐĐ, LHSD đất mà còn phải đáp ứng đƣợc yêu cầu về hiệu quả KT - XH và bền vững về môi trƣờng. Việc điều tra tình hình KT - XH là một việc làm rất quan trọng trong ĐGĐĐ, giúp cho công tác quy hoạch đúng hƣớng và là cơ sở ban đầu để hình thành mục tiêu nghiên cứu. 7) Xác định LHSD đất đai thích nghi nhất ĐVĐĐ đƣợc đánh giá và phân hạng theo mức độ thích nghi đối với từng nhóm hoặc từng loại cây trồng cụ thể. Yêu cầu sử dụng đất của từng loại cây trồng đã đƣợc các nhà nghiên cứu cứu thống kê và ghi chép thành sách để tra cứu nhƣ bài giảng cây rau, sổ tay cây nông nghiệp… Trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi, kết hợp với việc xem xét hiệu quả KT - XH và môi trƣờng mà lựa chọn LHSD đất thích nghi nhất. 8) Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch đất đai đƣợc tiến hành bắt đầu từ việc ĐGĐĐ. Trong quá trình đánh giá thƣờng tập trung vào tiềm năng của các ĐVĐĐ riêng lẻ và cho các mục đích sử dụng khác nhau nhƣng việc quy hoạch sử dụng đất lại đƣợc tiến hành trên quy mô tổng thể. 9) Ứng dụng đánh giá đất đai Mục đích cuối cùng của ĐGĐĐ và quy hoạch đất đai là việc áp dụng các kết quả đánh giá, các phƣơng án quy hoạch sử dụng đất vào nhu cầu thực tiễn sản xuất nhằm đƣa lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Việc ứng dụng kết quả ĐGĐĐ vào một lãnh thổ sản xuất rất đa dạng và phức tạp. Nó sẽ tạo nên một hệ thống sử dụng đất phù hợp với hệ thống cây trồng vật nuôi có thể phát triển riêng rẽ hoặc nuôi trồng xen kẽ với nhau. 1.4.2. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển vùng chuyên canh rauxanh ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Căn cứ theo quy trình ĐGĐĐ theo FAO, mục tiêu nghiên cứu, đặc điểm đặc thù lãnh thổ nghiên cứu, thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành ĐGĐĐ ở huyện Hòa Vang với 8 bƣớc nhƣ sau:
  • 32. 28 Hình 1.3. Sơ đồ quy trình đánh giá đất đai huyện Hòa Vang 2. Thu thập tài liệu 4. Xác định các ĐVĐĐ3. Xác định loại hình SDĐĐ 5. Đánh giá mức độ thích nghi 1. Xác định mục tiêu 6. Phân tích hiệu quả KT - XH và môi trường 7. Xác định loại hình sử dụng đất đai thích nghi nhất 8. Đề xuất sử dụng đất đai
  • 33. 29 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Dựa trên cơ sở khoa học của công tác đánh giá tài nguyên đất đai, trong chƣơng 1, đề tài đã thực hiện những công việc sau: - Tổng quan có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu, đánh giá đất đai trên thế giới, ở Việt Nam cũng nhƣ ở lãnh thổ nghiên cứu phục vụ mục tiêu quy hoạch sản xuất nông-lâm nghiệp. - Phân tích, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài: đất, đất đai, ĐVĐĐ, đơn vị bản đồ đất đai, LHSD đất, hiện trạng sử dụng đất, ĐGĐĐ. - Trình bày quy trình ĐGĐĐ theo hƣớng dẫn của FAO và vận dụng cụ thể vào lãnh thổ nghiên cứu với 8 bƣớc:542 xác định mục tiêu, thu thập tài liệu, xác định các LHSD đất, xác định các ĐVĐĐ, đánh giá mức độ thích nghi, phân tích hiệu quả KT - XH và môi trƣờng, xác định các LHSD đất thích hợp nhất, đề xuất sử dụng đất đai. - Xác định sử dụng bài toán trung bình nhân theo công thức đề nghị của D.L Armand (1975) và công thức Aivaisian (1983) để đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của cácĐVĐĐ cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp ở khu vực nghiên cứu.
  • 34. 30 CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAIPHỤC VỤ QUY HOẠCHVÙNG CHUYÊN CANH RAU XANH Ở HUYỆN HÕA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ HUYỆN HÕA VANGCÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNHVÀ SỬ DỤNG ĐẤT. 2.1.1. Khái quát đặc điểm địa lý tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Hoà Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, tọa độ từ 150 55’B- 160 13’B và 1070 49’Đ-1080 13’Đ. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng, vị trí địa lý của huyện sẽ dẫn tới hệ quả: - Về mặt tự nhiên: Khí hậu cận xích đạo gió mùa, á đới không có mùa mƣa- khô rõ rệt là điều kiện quyết định tạo nên đới gió mùa cận xích đạo và á đới rừng nhiệt đới điển hình. - Về mặt kinh tế- xã hội: Hòa Vang tiếp giáp với nhiều địa phƣơng có mật độ dân cƣ lớn, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ du lịch lớn điển hình nhƣ trung tâm thành phố Đà Nẵng, Hội An… Vị trí của Hòa Vang còn giao thoa với nhiều đƣờng giao thông: quốc lộ 1A qua các xã Hòa Châu và Hòa Phƣớc; Quốc lộ 14B chạy qua các xã Hòa Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn nối Thành phố Đà Nẵng với tỉnh Quảng Nam;Tuyến đƣờng tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Nhơn; tuyến đƣờng sắt thống nhất đi qua các xã Hòa Châu và Hòa Tiến. Đây là lợi thế để vận chuyển rau nhanh chóng, mở rộng kênh phân phối, bao tiêu sản phẩm (sản phẩm yêu cầu vận chuyển nhanh, kịp thời)
  • 35. 31 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
  • 36. 32 2.1.1.2 Thành tạo địa chất Dựa vào tài liệu[30], [31], [1]và các tài liệu khác lƣu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Đà Nẵng thành tạo địa chất ở Hòa Vang đƣợc phân chia thời gian nhƣ sau: - Thành tạo địa chất trƣớc Kainozoi: Thành tạo thời gian này chủ yếu phân bố ở miền núi có độ cao lớn, bao gồm các đá granit phức hệ …hệ Hải Vân(T3/hv) các đá biến chất tƣớng phiến lục địa hệ tầng A Vƣơng và hệ tầng Long đại tuổi pleozoi sớm, các đá trầm tích Mezozoi nhƣ trầm tích loạt Nông Sơn (T3r-rns), loạt Thọ Lâm(T1-2tl) cấu tạo bởi cát, bột kết. - Thành tạo địa chất sau Kainozoi: thành tạo địa chất sau Kainozoi ở Quảng Nam nói chung khu vực nghiên cứu nói riêng chủ yếu là các trầm tích, bao gồm 2 hệ: + Hệ Neogen: Tại khu vực nghiên cứu hệ neogen bao gồm các hệ tầng : hệ tầng Ái Nghĩa, Vĩnh Điện, hệ tầng này đƣợc đặc trƣng bởi các trầm tích sông và nón phóng vật với thành phần chủ yếu là cuội kết phân lớp dày màu sặc sỡ xen kẽ các lớp mỏng cát kết, bột kết màu xám vàng, xám đen có tuổi pliocen. Bề dày của hệ tầng đạt 150- 200m. Ở phần trung tâm đồng bằng phân bố các trầm tích thuộc hệ tầng Vĩnh Điện. Từ dƣới lên trên bao gồm các tầng; cuội kết- cát kết- hột kết- bột kết, sét bột màu xám đen giàu vật chất hữu cơ. + Hệ đệ tứ: Hệ đệ tứ phân bố chủ yếu ở đồng bằng ven biển, hệ này đƣợc hình thành trong 6 thời kì với sự thay đổi bề dày và tƣớng theo hƣớng từ lục địa ra biển và theo mức độ xa dần các thung lũng sông. *Thời kỳ pleistocen hạ(QI ): Thời kì này chỉ tồn tại các trầm tích sông thuộc hệ tầng Đại Phƣớc(aQI dp) gồm chủ yếu cuội, tảng mài tròn tốt gắn kết bởi cát sạn và bột xám vàng; hệ tầng Ái Nghĩa bao gồm tập cuội kết xen bột kết phân lớp mỏng- trung bình. *Thời kỳ pleistocen trung (QII ): bao gồm các trầm tích sông (aQII ) phân bố ở rìa Tây đồng bằng tích tụ(bậc thềm bậc 3). Cấu tạo cuội, sỏi đa khoáng mài mòn trung bình dày 2-4m; trầm tích hỗn hợp sông biển. Hệ tầng Miếu Bông (amQII mb) gồm 2tầng: tầng dƣới cát sạn chứa cuội xen bột sét màu xám đen; tầng trên sét bột, bột sét xen lớp mỏng cát, cát bột màu xám tro. *Thời kỳ cuối pleistocen trung- đầu- thƣợng (QII-III 1 ) Thời kỳ này bao gồm + Trầm tích sông (aQII-III 1 ) gồm cuội sỏi đa khoáng gắn kết yếu bởi cát bột màu xám loang lỗ; Trầm tích sông- lũ tích (apQII-III1) thành phần gồm cuội tảng mài
  • 37. 33 mòn trung bình gắn kết khá chắc bởi cát bột màu vàng; Trầm tích biển- vũng vịnh Hòa Tiến(mlQIII 1 ht) thành phần chủ yếu là sét bột màu xám đen chứa nhiều di tích sinh vật biển; + Trầm tích biển ven bờ hệ tầng La Châu(mQIII 1 lc): phân bố ở Hòa Khƣơng, Hòa Tiến, thành phần gồm 2 tập: tập dƣới là cuội sỏi gắn kết chắc bởi cát bột màu vàng đỏ dày 1.5m còn tập trên giàu cát sạn nhỏ- trung lẫn bột sét màu vàng đỏ. *Thời kỳ cuối pleistocen trung (Q-III 2 ) thời kì này gồm:Trầm tích sông hệ tầng Đại Thạch (aQ-III 2 dt), thành phần bao gồm bột sét màu vàng, xám vàng, vàng loang lỗ, cát hạt trung đến thô ít sạn lẫn bột sét; Trầm tích hỗn hợp sông- biển hệ tầng Đà Nẵng (amQ-III 2 đn) thành tạo dƣới cùng là cát lẫn cuội thạch anh mài mòn tốt – cát bột sét hỗn hợp xen lớp mỏng cát hoặc bột sét; Trầm tích biển hệ tầng Nam Ô (mQ-III 2 no) bao gồm các khối cát lớn phân bố chủ yếu ở Nam Ô, thành tạo chủ yếu là các hạt nhỏ- thô lẫn bột sét, sạn sỏi. *Thời kỳ Halocen hạ- trung (QIV 1-2 ) bao gồm: Trầm tích sông(aQIV 1-2 ) phân bố ở các bãi bồi cao, thung lũng sông thuộc đồng bằng bóc mòn, thành phần cuội sỏi lẫn cát bột xám vàng dày từ 3- 10m; Trầm tích hỗn hợp sông- biển (amQIV 1-2 ) đƣợc hình thành vào thời kì biển tiến bao gồm trầm tích vũng vịnh- đầm phá hệ tầng Kỳ Lam (mlQIV 1-2 KL), trầm tích ven bờ(mQIV 2 ) *Thời kỳ Halocen trung- thƣợng (QIV 2-3 ) Trầm tích đƣợc hình thành trong thời kỳ này rất phức tạp về nguồn gốc, thành phần và màu sắc. Từ phân tích trên cho thấy, khu vực nghiên cứu có thành tạo địa chất rất phức tạp tạo cơ sở quan trọng cho việc hình thành nhiều loại đất khác nhau. Mặt khác với thành tạo các loại mẫu chất hiện hữu tại địa bàn nghiên cứu thƣờng hình thành các loại đất có chất dinh dƣỡng không cao và thành phần cơ giới nhẹ. 2.1.1.3.Địa hình Hòa Vang nằm trong không gian hoạt động kiến tạo địa chất diễn ra lâu dài, phức tạp nên địa hình rất đa dạng. Trên bình diện chung, địa hình Hòa Vang có xu hƣớng thấp dần từ Bắc- Tây Bắc xuống Nam- Đông Nam, phân hóa thành 3 loại hình thái địa hình cơ bản và phân bố có tính tập trung, cụ thể: - Núi thấp đến cao: phân bố ở phía Bắc và Tây Bắc, phần lớn thuộc dải Hải Vân- Bạch Mã. Hệ thống núi này đƣợc hình thành trên các khối xâm nhập axit thuộc phức hệ Hải Vân, đá biến chất, đá trầm tích paleozoi, Mezozoi… Do xuất
  • 38. 34 phát từ tính đa dạng về cấu tạo đá, hoạt động nâng hạ phân hóa sâu sắc và nâng chủ yếu kết hợp với hệ thống các đứt gãy nên khu vực này thƣờng có độ cao lớn, nhất là độ cao tƣơng đối (do mật độ và mức độ chia cắt lớn), trung bìnhtừ 900- 1600m: đỉnh núi nhọn,độ dốc dao động từ 150 - 500 trung bình khoảng 250 tập trung ở các xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Liên và Hòa Phú.Do độ dốc lớn nên khu vực này chủ yếu dành cho phát triển rừng, sản xuất nông nghiệp theo nông hộ, việc trồng rau manh mún, tự cấp. - Địa hình đồi trung bình, thấp: Xét về kiến tạo, địa hình đồi trung bình và thấp phân bố ở giới hạn trung gian giữa nâng- hạ hoặc trên các bậc thềm phù sa sông- biển cổ hoặc trên các uốn nếp yếu, đƣợc tạo thành trên các trầm tích paleozoi đá biến chất proterozoi bị bóc mòn xâm thực lâu dài. Về hình thái loại địa hình này có độ cao không lớn, trung bình từ 200- 600m, đồi có đỉnh bằng phẳng, sƣờn thoải, xen kẽ với các mảnh đồng bằng dọc theo các thung lũng, phân bố dọc theo các xã Hòa Khƣơng, Hòa Nhơn, Hòa Phong và Hòa Sơn, tƣơng đối thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp đặc biệt trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nhiều nơi có khả năng phát triển các loại rau màu. - Địa hình đồng bằng: phân bố ở các xã Hòa Châu, Hòa Tiến, Hòa Phƣớc, về mặt địa mạo đồng bằng này thuộc nhiều kiểu khác nhau: đồng bằng mài mòn- tích tụ trên máng sụt lún dạng địa hàocủa trũng giữa núi đƣợc lấp đầy bởi các trầm tích neogen- đệ tứ; Đồng bằng mài mòn- tích tụ với địa hình gò đồi thoải rìa trũng địa hào lấp đầy bởi trầm tích neogen- đệ tứ. Nhìn chung các kiểu đồng bằng đều đƣợc hình thành trên địa hào, hạ thấp và đƣợc bồi lấp bởi sông- biển nên địa hình thấp bằng phẳng. Đây là khu vực phân bố dân cƣ đông, hoạt động sản xuất nông nghiệp thuận lợi, nhất là lúa, rau màu. 2.1.1.4. Khí hậu Do nằm sau đèo Hải Vân nên Hòa Vang thuộc đới khí hậu cận xích đạo gió mùa, á đới khí hậu không có mùa mƣa- khô rõ rệt thuộc kiểu khí hậu Đông Trƣờng sơn với các đặc trƣng: nền tảng nhiệt độ rất lớn và tƣơng đối điều hòa; tổng bức xạ trung bình năm 140-145 kcal/cm2 /năm; cân bằng bức xạ trung bình 80- 85 kcal/cm2 /năm; nhiệt độ trung bình năm 24- 260 C; biên độ nhiệt giữa các tháng, các mùa trong năm thấp[33]. (Bảng 2.1)
  • 39. 35 Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (0 C) Các trị số nhiệt độ I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ trung bình 21.6 22.5 24.1 25.5 28.1 29.3 29.2 28.8 27.5 26 24.2 22 Nhiệt độ cao nhất trung bình 25.1 26.3 28.4 31 33.1 34.4 34.4 33.7 31.7 29.4 27.3 25 Nhiệt độ thấp nhất trung bình 17.3 20.3 20.2 22.6 24.4 25 24.6 24.9 23.9 22.2 20.7 17.8 Nguồn: [33]. Từ bảng 2.1 cho thấy, mặc dù so với phía Bắc nhiệt độ khu vực nghiên cứu đều hòa hơn nhƣng do nằm kề cận với đèo Hải Vân- khu vực chịu tác động của gió mùa nên nhiệt độ vẫn có sự phân mùa tuy không rõ rệt, thể hiện nhiệt độ của những tháng đầu và giữa năm có sự chênh lệch lớn (tháng VI, VII nhiệt độ trung bình đạt 290 C; Tháng I, II chỉ khoảng 210 C); Biên độ nhiệt dao động 6-80 C. Tuy nhiên mùa đông vẫn có những ngày có nhiệt độ nhỏ hơn 150 C. Lƣợng mƣa trung bình năm, độ ẩm lớn, có tính phân mùa và tập trung cao. Lƣợng mƣa trung năm dao động 2000-3000mm/năm. Miền núi có nơi trung bình 3000- 3500mm, cực đại lên tới 4000mm/năm. Mùa mƣa chiếm 60-70% tổng lƣợng mƣa, mùa mƣa muộn về thu đông, thời gian mƣa rơi vào tháng IX, X, XI, XII của năm [33],[25].(Bảng 2.2) Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng trung bình nhiều năm tại Đà Nẵng (mm) năm [33], [25]. Tháng I1 II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm Lƣợng mƣa(mm) 76.1 34.2 24.5 42.3 81.9 78.7 68 136.4 318.7 641.2 493.7 259.2 2254.9 Mƣa của khu vực thƣờng liên quan đến các nhiễu động: hội tụ, bão, áp thấp nhiệt đới, fron lạnh… nên mƣa có tính biến động lớn, phụ thuộc sâu sắc đến thời gian, cƣờng độ, số lƣợng số loại nhiễu động của từng năm. Độ ẩm khu vực nghiên cứu cao, độ ẩm tƣơng đối trung bình 84-87%, tối đa 95%, thấp nhất dƣới 50% và có thể xuất
  • 40. 36 hiện tƣơng đối ở hầu hết các tháng. Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm dao động từ26- 26,5 g/m3 cực đại có thể đạt 29- 30g/m3 , độ ẩm thấp nhất trung bình 21-22g/m3 . - Gió: Khu vực nghiên cứu mỗi năm có hai mùa gió: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Gió Đông Bắc tác động đến khu vực cónguồn gốctừ cao áp chí tuyến lục địa, mang theo khối khí Tc và từ cực lục địa mang theo không khí Npc. Trong đó gió từ cao áp chí tuyến lục địa mang tính thống trị còn gió có nguồn gốc cực lục địa chỉ tác động khi có cƣờng độ mạnh. Gió Đông Bắc hoạt động vào ku vực từ tháng XI- tháng III năm sau. Gió Đông Bắc có nguồn gốc khác nhau gây nên tình trạng thời tiết khác nhau. Gió nguồn gốc chí tuyến lục địa thƣờng gây nên thời tiết khô nóng, ngƣợc lại gió nguồn gốc từ cực lục địa gây nên thời tiết mát lạnh và ẩm gâybiến động rất thất thƣờng. Giómùa Tây Nam có nguồn gốc từ cao áp chí tuyến xuất phát từ vịnh Bengan và gió tín phong Nam bán cầu vƣợt xích đạo. Do ảnh hƣởng của địa hình, thời gian thịnh hành gió này thƣờng chịu tác động của hiệu ứng phơn nên khu vực có thời tiết khô nóng. Nhìn chung tốc độ gió tác động đến khu vực tƣơng đối lớn, nhất là gió có hƣớng Đông Bắc (bảng 2.3)[33],[25]. Bảng 2.3. Tốc độ gió trung bình nhiều năm ở Đà Nẵng (m/s) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm Tốc độ TB 1,6 1,6 1,8 1,8 1,6 1,3 1,3 1,1 1,4 1,6 2,0 1,5 1,5 Tốc độ max 11 13 13 40 34 16 15 17 22 17 25 18 40 Nguồn [33],[25]. Nhƣ vậy, khí hậu có những thuận lợi cho sự sinh trƣởng, phát triển cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, sự phân mùa, các thời tiết cực đoan, tốc độ gió lớn, sự biến động lớn của thời tiết khí hậu sẽ gây khó khăn lớn cho sự sinh trƣởng, chất lƣợng và thời vụ sản xuất. 2.1.1.5. Thủy văn Thủy văn nƣớc mặt(sông ngòi, ao hồ): mật độ sông suối tƣơng đối dày đặc. gồm phần hạ lƣu của hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn (sông Cu Đê và Túy Loan) và một số sông suối nhỏ tập trung ở miền núi. Do ảnh hƣởng của hình thể và khí hậu, địa hình nên sông suối có trị số dòng chảy lớn nhƣng phân mùa sâu sắc đƣợc minh họa ở bảng 2.4 và bảng 2.5.
  • 41. 37 Bảng 2.4.Bảng phân phối dòng chảy theo mùa nhiều trung bình năm hệ thống sông Thu Bồn- Vu Gia[33],[25]. Các đặc trƣng Trạm Q(m3 /s) M(l/s/km2 ) W(106 m3 ) K=W mùa/w% Thành Mỹ Mùa cạn 68,5 37 1614,2 38,8 Mùa lũ 321 173,7 2547,5 61,2 Nông Sơn Mùa cạn 123 39,4 2906,6 31,8 Mùa lũ 786 251,2 6228,5 68,5 Bảng 2.5. Tổng lượng dòng chảy và lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều năm hệ thống sông Vu Gia [33],[25]. Trạm Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB năm Thành Mỹ 106 67,5 45,9 40,8 55,3 62,5 46,4 52,6 88,0 303 408 256 127,7 284 169 123 106 148 162 124 141 228 812 1058 686 336,8 7 4,2 3 2,6 3,7 4,0 3,1 3,5 5,7 2,0 26,2 17 100 Nông Sơn 224 136 90,1 73,6 117 108 73,9 75,1 157 6,74 1015 628 280,1 600 341 241 191 288 280 148 201 407 1085 2631 1682 678,8 6,8 3,9 2,7 2,2 3,2 3,2 2,2 2,3 4,6 20,4 29,8 19 100 Từ bảng 2.4, 2.5 cho thấy, chế độ nƣớc theo mùa sâu sắc, các tháng tập trung lƣợng nƣớc từ tháng X-XII gây dƣ nƣớc. Ngƣợc lại các tháng còn lại các trị số dòng chảy nhỏ và chiếm tỉ trọng không đáng kể gây tình trạng thiếu nƣớc. - Về nƣớc ngầm: chủ yếu ở các tầng chứa nƣớc, lỗ hổng nên nƣớc ngầm chủ yếu tập trunng ở đồng bằng có các tầng chứa vật liệu thô rời rạc. Ở khu vực đồng bằng có các tầng chứa nƣớc Halocen, tầng chứa nƣớc pleistocen, tầng chứa nƣớc Neogen, các tầng chứa nƣớc có mức độ chứa nƣớc từ nghèo đến giàu: + Tầng chứa nƣớcHôlocen: mực nƣớc 0.5- 2.9m. + Tầng chứa nƣớc pleistocen: 23-30m. + Tầng chứa nƣớc Neogen: 27-56m. Ngoài ra, có các tầng chứa nƣớc khe nứt nhƣng lƣu lƣợng không đáng kể tập trung chủ yếu ở khu vực đồi núi. Xét trên bình diện chung nguồn nƣớc cung cấp cho hoạt động sống nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng rất lớn nhƣng do tính phân mùa nên nguồn cung cấp nƣớc trong mùa cạn rất hạn chế.
  • 42. 38 2.1.1.6. Thổ nhưỡng Huyện Hòa Vang có diện tích tự nhiên là 72997,07 ha, với sự đa dạng của cấu tạo địa chất và sự phân hóa các yếu tố hình thành đất đã tạo cho Hòa Vang có một hệ đất rất đa dạng. Theo các tài liệu lƣu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, huyện Hòa Vang có 9 loại đất khác nhau, mỗi loại đất có diện tích, phân bố, đặc điểm lý hóa và độ dày tầng đất khác nhau. - Đất cồn cát trắng: diện tích 2262,82ha, phẫu diện dạng thô sơ kiểu AC. Tầng A có màu hơi xám. Tầng này có phản ứng hơi chua, các tầng dƣới thƣờng trung tính. Độ phì tự nhiên thấp và thiếu nƣớc, thành phần cơ giới 90% là cát. Vì vậy ít có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp, có thể trồng rừng để hạn chế nạn cát bay. - Đất nhiễm mặn: diện tích 833,17, đất chua đến ít chua, mùn trung bình, thành phần cơ giới là thịt nhẹ, thịt trung bình và sét. Đất có độ phì tự nhiên cao, thích hợp trồng lúa vàrau màu. - Đất phù sa đƣợc bồi chua: diện tích 5675,06 ha đất chua vừa, mùn trung bình, độ phì tự nhiên cao nhất trong các loại đất phù sa. Tuy nhiên vào mùa mƣa đất ngập lụt nên cần bố trí cây trồng hợp lý. - Đất phù sa glây: Đất hình thành trong điều kiện ngập nƣớc lâu ngày, mực nƣớc ngầm nông diện tích 2417,65 ha. Tính chất đất chua hàm lƣợng mùn tƣơng đối cao, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng và sét. Vì vậy cần bố trí cây trồng phù hợp với đất glây. - Đất phù sa có tầng loang lỗ vàng: diện tích 464,83 ha, đất hình thành trong điều kiện khô ngập xen kẽ, phân bố ở nơi có địa hình cao chủ động tƣới tiêu. Đất có tầng loang lỗ vàng thích hợp cho sản xuất lƣơng thực thực phẩm đặc biệt là cây lúa nƣớc và các loại rau màu. - Đất xám feralitt: diện tích 60184,24 ha đất có thành phần cơ giới thịt trung bình thịt nặng và sét tính chất từ chua đến rất chua. Đất có độ phì khá, nhất là tỉ lệ chất hữu cơ, phân bố ở vùng gò đồi. - Đất mùn vàng trên núi: diện tích 1075,12, thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ. Đất có độ dốc lớn, đa số tầng mỏng nên khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp rất hạn chế, trong quá trình sử dụng và cải tạo vấn đề chống xói mòn đƣợc đặt lên hàng đầu.
  • 43. 39 - Đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 44,4 ha, đất đƣợc hình thành do quá trình xói mòn rửa trôi trong thời gian dài ở nơi có độ dốc lớn, độ che phủ thấp, độ phì nhiêu thấp, đây là loại đất có vấn đề nên không có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp. - Đất ao hồ: có diện tích 39,2 ha đƣợc quy hoạch với mục đích hồ điều tiết nƣớc vừa phục vụ cảnh quan vừa điều tiết nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng. 2.1.1.7. Sinh vật Hệ sinh vật trên đất nổi khu vực nghiên cứu bao gồm 2 kiểu thảm: Thảm thực vật tự nhiên: Do điều kiện sinh thái tối ƣu kết hợp với sự phân hóa môi trƣờng sinh thái, thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là quần xã rừng và bao gồm các kiểu sau: + Kiểu rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm nhiệt đới. + Kiểu rừng thƣa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới. + Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp phân bố ở độ cao dƣới 1000m. + Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi cao(độ cao 1000m) Thảm thực vật nhân tạo: gồm các quần xã rừng trồng, quần xã vƣờn nhà, quần xã cây trồng nông nghiệp. 2.1.2.Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động Năm 2014, dân số toàn huyện Hòa Vang là 128.151. Mật độ dân số là 174 ngƣời/km2 , dân số trong độ tuổi lao động 72.491 ngƣời. Do quá trình đô thị hóa, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nên lao động làm việc trong ngành nông- lâm- thủy sản có xu hƣớng giảm dần. Năm 2014 lao động trong ngành nông nghiệp là 18.732 ngƣời, chiếm 25,84% giảm so với năm 2013 là 21.642 ngƣời, chiếm 30,5%. Trong khi lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hƣớng tăng lên. (phụ lục 1). - Văn hóa, xã hội, môi trƣờng có nhiều chuyển biến tích cực, chất lƣợng giáo dục tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng, mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc mở rộng, trang bị cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt sự nghiệp giáo dục, toàn huyện có 29/53 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, có 11/11 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, thiết chế văn hóa cơ sở đƣợc đầu tƣ, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đƣợc chú trọng. Thực hiện chính sách an
  • 44. 40 sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là chăm lo ngƣời có công cách mạng, đời sống hầu hết các gia đình chính sách đƣợc nâng lên rõ rệt, đã đầu tƣ hơn 114 tỷ đồng để thực hiện giảm 8.133 hộ nghèo, đƣa tỷ lệ hộ nghèo từ 6,3% xuống còn 0,52% (theo chuẩn Trung ƣơng), xây mới và sửa chữa 1.405 nhà chính sách, hỗ trợ xây dựng 100% công trình vệ sinh tự hoại (2.415/2.415 công trình), giải quyết việc làm hằng năm trên 2.000 lao động. 2.1.2.2.Cơ sở hạ tầng Mạng lƣới kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng đƣợc đầu tƣ, toàn huyện có 7 tuyến đƣờng chính: có 3 tuyến quốc lộ là 1A, 14B, 14G, tuyến Nam Hải Vân; 4 tuyến thuộc tỉnh lộ là ĐT 601, ĐT602, ĐT604, ĐT605 có ý nghĩa về mặt chiến lƣợc trong việc phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh. Hạ tầng kinh tế phục vụ cho sản xuất nông nghiệp luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ nâng cấp và sữa chữa, nhất là về hệ thống thuỷ lợi, toàn huyện có 48 công trình thủy lợi:hồ chứa nƣớc, trạm bơm điện,đập dâng...đảm bảo nƣớc tƣới phục vụ sản xuất. 2.1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn thử thách song kinh tế của huyện đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2010-20115) đạt 10%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt27,75 triệu đồng/ ngƣời / năm, tăng 1,8 lần so với đầu năm 2010 Cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 21,7% xuống còn 18,1%, tỷ trọng công nghiệp giảm nhẹ từ 30,7% xuống còn 30,5%, dịch vụ tăng từ 47,6% lên 51,4%. Tỷ trọng giá trị và tỷ trọng giá trị các ngành nghề có sự chuyển biến đáng kể. (phụ lục 2) -Thực trạng ngành nông nghiệp của Thành phố Đà Nẵng. Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa nhƣngsản lƣợng lƣơng thực vẫn đƣợc duy trì ở mức 32.000- 35.000 tấn/ năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/năm. Ngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hƣớng hàng hóa phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao, toàn huyện có hơn 50 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân. Theo kết quả điều tra nông hộ tại 5Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Tiến, Hòa có diện tích rau lớn nhất của huyện Hòa Vang.