SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THANH TUYỀN
TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ THANH TUYỀN
TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Sử Đình Thành
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu
và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn thiện
trung thực và đúng với nguồn trích dẫn. Những giải pháp, kiến nghị được nêu
trong luận văn là của cá nhân tôi đúc kết từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực
tiễn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung cam đoan trên.
Người cam đoan
Lê Thị Thanh Tuyền
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 01
CHƯƠNG 1
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 04
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 04
1.1.1. Khái niệm. 04
1.1.2. Đặc điểm. 05
1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp. 07
1.1.4. Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế. 11
1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP. 14
1.2.1. Những nguyên tắc quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. 14
1.2.1.1. Nguyên tắc toàn diện (đầy đủ, trọn vẹn) 14
1.2.1.2. Sử dụng đúng mục đích các khoản kinh phí. 15
1.2.1.3. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác. 16
1.2.1.4. Nguyên tắc công khai, minh bạch. 16
1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. 17
1.2.2.1. Cơ chế quản lý tài chính nhà nước (không tự chủ tài chính). 17
1.2.2.2. Cơ chế tự chủ tài chính 19
1.2.3. Nội dung, công cụ quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập 21
1.2.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính 21
1.2.3.2. Quản lý chi phí (sử dụng kinh phí) 23
1.2.3.3. Quản lý tài sản và các quỹ tài chính. 24
1.2.3.4. Qui chế chi tiêu nội bộ. 24
1.2.3.5. Lập dự toán (ngân sách) 25
1.2.3.6. Báo cáo tài chính. 26
1.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 27
1.3.1. Đảm bảo kỹ luật tài chính tổng thể 27
1.3.2. Hiệu quả phân bổ (phân bổ ngân sách theo ưu tiên mục tiêu) 28
1.3.3. Hiệu quả hoạt động (hiệu quả chi phí) 29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ................... 31
2.1. ĐẶC ĐIỂM KT-XH VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ. 31
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. 31
2.1.2. Thực trạng ngành giáo dục và đào tạo thành phố. 34
2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ………………… 38
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý hiện hành. 38
2.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 39
2.2.2.1. Phân loại đơn vị tự chủ tài chính. 39
2.2.2.2. Nội dung tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập. 40
2.2.3. Cơ chế tài chính nhà nước (không thực hiện chế độ tự chủ) 43
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH…………… 45
2.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 45
2.3.2. Chi sự nghiệp giáo dục từ ngân sách Thành phố. 47
2.3.2.1. Định mức phân bổ ngân sách. 47
2.3.2.2. Phân bổ ngân sách cho Giáo dục đào tạo. 52
2.3.3. Thực hiện tự chủ tài chính giai đoạn 2007 - 2010. 54
2.3.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính. 54
2.3.3.2. Quản lý việc sử dụng các nguồn lực. 56
2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH.............. 60
2.4.1. Những thành tựu. 60
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 61
Chương 3
TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH.......................................... 66
3.1. MỤC TIÊU TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH. 66
3.1.1. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính…………………... 66
3.1.2. Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm………………….. 67
3.1.3. Đáp ứng mục tiêu, phương hướng phát triển……………………. 68
3.1.4. Thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. 68
3.2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP…….. 69
3.2.1. Những mục tiêu cơ bản. 69
3.2.2. Phương hướng phát triển. 69
3.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH…………….. 70
3.3.1. Hoàn thiện nội dung qui chế chi tiêu nội bộ. 70
3.3.2. Lập dự toán (ngân sách) 72
3.3.2.3. Dự báo dòng tiền 74
3.3.2.4. Lập báo cáo tài chính 74
3.4. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP. 75
3.4.1. Nhóm giải pháp về thể chế 75
3.4.1.1. Chính sách học phí linh hoạt và đa dạng; định mức...................... 76
3.4.1.2. Ban hành các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ, tự chịu………..... 76
3.4.1.3. Xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi chuyên môn…………… 77
3.4.1.4. Cơ quan quản lý giáo dục phối kết hợp với cơ quan tài chính….. 79
3.4.1.5. Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình……………. 80
3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế hoạt động 81
3.4.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý. 82
KẾT LUẬN 84
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- CP Chính phủ
- DT Dự toán
- KBNN Kho bạc Nhà nuớc
- NSNN Ngân sách Nhà nước
- NSTW Ngân sách Trung ương
- GDP Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross domestic product)
- TC Tài chính
- UBND Uỷ ban nhân dân
- VP Văn phòng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
STT MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG
01 Sơ đồ số 01 Đơn vị dự toán các cấp 10
02 Sơ đồ số 02 Quản lý dự toán ngân sách 10
03 Bảng 2.1 Qui mô kinh tế, dân số của TP.HCM 32
04 Bảng 2.2
Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của các
ngành kinh tế
33
05 Bảng 2.3
Tình hình ngân sách trên địa bàn Thành phố
giai đoạn 2006 – 2010
34
06 Bảng 2.4
Cơ cấu trường, cơ cấu học sinh của cả nước
và Thành phố HCM
35
07 Bảng 2.5
Số lượng và cơ cấu giáo viên ngành giáo dục
Thành phố
36
08 Bảng 2.6 Tình hình cơ sở vật chất 37
09 Bảng 2.7 Số đơn vị thực hiện tự chủ tài chính 46
10 Bảng 2.8
Định mức phân bổ ngân sách thường xuyên
cho giáo dục
48
11 Bảng 2.9
Định mức phân bổ chi ngân sách thường
xuyên cho đào tạo và dạy nghề
49
12 Bảng 10 Khung học phí của Trung ương 49
13 Bảng 2.11 Định mức chi ngân sách 01 học sinh/năm 52
14 Bảng 2.12 Kinh phí ngân sách cấp 53
15 Bảng 2.13 Tình hình thực hiện các khoản thu của đơn vị 55
16 Bảng 2.14
So sánh tốc độ tăng chi giáo dục và tăng chi
thường xuyên
56
17 Bảng 2.15
Cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2006
– 2010
58
18 Bảng 2.16
Tình hình thu nhập tăng thêm bình quân
người/năm
59
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục, đào tạo, y tế là những hoạt động có vị trí quan trọng đặc biệt
trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất
nước. Các lĩnh vực này không tạo ra hàng hóa thông thường cho nền kinh tế mà
là những loại dịch vụ đặc biệt: dịch vụ liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực.
Chính vì thế mà nhà nước rất quan tâm tạo cơ chế đầu tư, cung cấp nguồn vốn
cho các lĩnh vực sự nghiệp này (giáo dục, y tế…).
Đầu tư cho phát triển con người được nhiều nước coi là đầu tư cho sự
phát triển kinh tế xã hội một cách lâu dài. Vấn đề đặt ra là phải xem xét đến tính
hợp lý, hiệu quả khi huy động và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho các
hoạt động này.
Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, nhà nước xóa bỏ dần cơ
chế bao cấp và từng bước thực hiện xã hội hóa nhiều lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo
dục… theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Theo đó, các hình
thức thu phí, lệ phí ngày càng phát triển và mở rộng; công tác quản lý tài chính
của đơn vị sự nghiệp có thu đã thay đổi theo hướng phát huy quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về tài chính. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính của các đơn
vị sự nghiệp nói chung, và quyền tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp
giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chưa mang lại
hiệu quả mong muốn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tăng cường quyền tự chủ tài
chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp Thành
phố Hồ Chí Minh” làm nội dụng luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhận thức được yêu cầu trên, người thực hiện đề tài mong muốn đạt được
những mục tiêu sau:
“Đề xuất những giải pháp tăng cường hơn nữa quyền tự chủ tài chính của
các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh”
2
Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên, nội dung luận văn tiến hành hệ
thống hóa một phần cơ sở lý luận về vai trò của hoạt động sự nghiệp trong nền
kinh tế, nhất là hoạt động sự nghiệp giáo dục, làm cơ sở lý luận cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo
dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2010, đặc
biệt là phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính. Sau đó tiến hành khái quát những thành tựu đạt được, những
tồn tại cùng nguyên nhân để đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý
tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là, quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định:
- Về không gian: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn
Thành phố Hồ chí Minh;
- Về phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, người viết chủ yếu dựa vào phương pháp
diễn dịch trừu tượng để nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động sự
nghiệp, vai trò của hoạt động sự nghiệp trong nền kinh tế, cơ chế quản lý tài
chính công và hiệu quả quản lý tài chính công; phương pháp định lượng, sử
dụng các số liệu báo cáo để đánh giá thực trạng tình hình thực hiện quyền tự chủ
tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thành phố Hồ Chí Minh;
phương pháp phân tích qui nạp để tiến hành phân tích thực trạng quản lý tài
chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong giai đoạn từ năm 2007 đến
2010, từ đó tổng kết những thành tựu đạt được, những tồn tại và nguyên nhân
làm cơ sở cho những đề xuất các giải pháp tăng cường quyền tự chủ tài chính
3
của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng
thời, sử dụng một số phương pháp khác như thống kế, khảo sát thực tế…..
5. Kết cấu của đề tài.
Nội dung của đề tài được kết cấu thành ba chương truyền thống.
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục công
lập.
Chương 2: Thực trạng về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo
dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Tăng cường quyền tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp
giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận.
Lời cảm tạ!
Kết quả nội dung luận văn đã thể hiện nỗ lực của bản thân và sự đóng góp
trí tuệ của nhiều tác giả thuộc những tài liệu mà tác giả đã tham khảo cũng như
sự giúp đỡ rất nhiều của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Sở Giáo
dục đào tạo, đặc biệt xin trân trọng cám ơn PGS, TS Sử Đình Thành đã tận tình
hướng dẫn và trang bị thêm cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình
thực hiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, khảo sát thực
tế và nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà
nước Thành phố, Sở Giáo dục đào tạo nhưng tôi tin chắc rằng nội dung của luận
văn còn nhiều thiếu sót về phương diện lý luận và phân tích thực trạng, rất mong
những ý kiến đóng góp của quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp để bản thân có thể
nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực nghiên cứu.
4
CHƯƠNG 1
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP
Dịch vụ giáo dục và Y tế là hai dịch vụ cơ bản quyết định chất lượng nguồn
nhân lực, sự phân hoá trong nền kinh tế, nên Chính phủ của hầu hết các nước
luôn dành sự ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực cho sự phát triển hai lĩnh
vực này. Trong đó, nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp
đến qui mô, chất lượng dịch vụ giáo dục. Vì vậy, bên cạnh những ưu tiên trong
phân bổ nguồn lực, Chính phủ các nước luôn quan tâm hoàn thiện cơ chế quản
lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu
cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội
trong từng giai đoạn.
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1.1. Khái niệm.
Trong đời sống xã hội, dân chúng cần rất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác
nhau, nhưng các cá nhân chỉ tự tổ chức hoặc tham gia vào các tổ chức sản xuất,
cung ứng các hàng hoá, dịch vụ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận. Những tổ
chức như vậy thường được gọi là các tổ chức kinh tế, và hoạt động của chúng
thường được gọi là hoạt động kinh tế hay hoạt động kinh doanh, những cá nhân
tham gia vào các tổ chức kinh tế hay hoạt động kinh tế được gọi là nhà đầu tư
hay người kinh doanh. Và lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất của mọi nhà đầu tư
hay tổ chức kinh tế.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân chúng về những loại hàng hoá, dịch
vụ còn lại, và đôi khi là những nhu cầu cần thiết cho các doanh nghiệp, ví dụ
như những người lao động khoẻ mạnh cùng những kỹ năng lao động cao, chẳng
hạn. Chính phủ bắt buộc phải sử dụng ngân sách (tiền) để thành lập những tổ
chức nhằm cung cấp cho dân chúng những hàng hoá dịch vụ đó, và những đơn
5
vị này thường được gọi là các đơn vị sự nghiệp công lập; hoạt động của các đơn
vị này thường được gọi là hoạt động sự nghiệp.
Khái niệm “hoạt động sự nghiệp” ngụ ý rằng, các hoạt động nhằm vào mục
tiêu duy trì, ổn định và phát triển một lĩnh vực hay một ngành kinh tế nào đó,
như các lĩnh vực: Kiến thiết thị chính, Địa chính, Giao thông… hay ngành kinh
tế như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Giáo dục, Y tế…. Và hầu như không nhằm
vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận như các hoạt động kinh tế. Những đơn vị này
thường gọi là đơn vị sự nghiệp công lập.
Tóm lại, đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức do Nhà nước thành lập,
có tên riêng, có tài sản do nhà nước đầu tư xây dựng, có trụ sở giao dịch ổn định
và thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao hàng năm, cùng với nguồn ngân
sách tài trợ cho các nhiệm vụ được giao nên còn được gọi là đơn vị dự toán hay
đơn vị thụ hưởng ngân sách.
1.1.2. Đặc điểm.
Khác với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp
công lập có những đặc điểm sau:
- Về phương diện hành chính và pháp lý.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các tổ chức thực hiện
những chức năng quản lý nhà nước về từng lĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh
quốc gia, từ Trung ương đến địa phương, và do Chính phủ quyết định. Trong đó,
mỗi chức năng do một Bộ, ngành đảm nhiệm, và thực hiện hai chức năng riêng
biệt, chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý chuyên ngành.
Tương ứng với hai chức năng trên, có hai hệ thống tổ chức bộ máy mà
trong đó bao gồm nhiều đơn vị hợp thành. Ví dụ như chức năng quản lý chuyên
ngành Giao thông vận tải, hay chức năng quản lý chuyên ngành Giáo dục, và
người ta thường gọi là chức năng phát triển sự nghiệp Giao thông vận tải, hoặc
phát triển sự nghiệp Giáo dục. Và các đơn vị thực hiện các chức năng trên được
gọi là đơn vị sự nghiệp. Như vậy, các đơn vị sự nghiệp công lập do Chính quyền
6
Trung ương hay Chính quyền địa phương quyết định thành lập, tuỳ theo sự phân
cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp đó, ví dụ: Thủ
tướng chính phủ quyết định hoặc uỷ quyền cho các Bộ trưởng quyết định thành
lập các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực do Trung ương
trực tiếp quản lý.
- Về phương diện tài chính.
Hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành giao
những nhiệm vụ cho từng đơn vị sự nghiệp. Và để tài trợ cho những nhiệm vụ
đã giao, nhà nước phải cấp phát kinh phí và qui định cơ chế quản lý tài chính.
Cơ chế quản lý tài chính bao gồm những qui định về thu và quản lý nguồn
thu; những qui định về chi và quản lý việc chi tiêu.
Ta phải công nhận rằng, không phải lúc nào và bao giờ giá cả của một hàng
hoá, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp, cũng bằng với phí tổn
sản xuất bình quân của chúng. Chính sách xã hội tổng quát có thể xung đột với
chính sách kinh doanh, chẳng hạn như trong trường hợp vận tải công cộng và
Giáo dục, giá cước, học phí không đủ bù phí tổn, vì lý do xã hội, các dịch vụ
phải được mở rộng cho dân chúng, và muốn như vậy, giá của chúng không thể
bằng với phí tổn sản xuất.
Trong những trường hợp khác, độc quyền của Chính phủ trong sự phân
phối một vài loại hàng hoá, dịch vụ được thiết lập phần lớn để thu hồi cho công
quỹ, hoặc Chính phủ có thể chủ trương sản xuất hay bán các hàng hoá và dịch
vụ vì nhiều lý do.
Những lý do trên đã cũng giải thích vì sao nhà nước qui định các khoản thu
và mức thu về từng loại hàng hoá, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cung
cấp; và vì sao ngân sách nhà nước phải cấp phát kinh phí tài trợ cho các hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công.
Trong nền kinh tế thị trường, các phí tổn liên quan đến việc sản xuất hàng
hoá, dịch vụ được bù đắp bằng số tiền thu được khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
7
tiêu thụ, hay nói một cách khác, các khoản chi được tài trợ bằng các khoản thu.
Nếu nhà nước qui định các khoản thu, mức thu (giá cả của hàng hoá dịch vụ) thì
tất yếu phải qui định các khoản chi, mức chi thông qua việc qui định các định
mức, chế độ, tiêu chuẩn chi tiêu về các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
lập. Khoản chênh lệch giữa thu và chi chính là quyền lợi hay nghĩa vụ tài chính
của nhà nước. Trường hợp khoản thu không bù đắp đủ các khoản chi liên quan
thì ngân sách nhà nước có nghĩa vụ tài trợ, ngược lại, nếu tổng thu lớn hơn tổng
chi thì khoản chênh lệch đó chính là lợi tức (thu nhập) của ngân sách nhà nước.
- Về tính chất hoạt động.
Khác với hoạt động và mục tiêu hoạt động của các chủ thể kinh tế, hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp phần lớn là vì mục tiêu phát triển của một ngành
kinh tế, hay vì mục tiêu phát triển chung của đất nước. Chúng ta thấy rằng, phần
lớn các hàng hoá, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp thường
mang lại lợi ích riêng biệt cho người sử dụng nó. Các hàng hoá, dịch vụ mang
lại lợi ích không phải là sản phẩm phụ thuộc vào sự thực hiện một nhiệm vụ
hành chính tổng quát, như trong trường hợp các dịch vụ hành chính công quyền,
mà là những sản phẩm chính yếu mà sự sản xuất là lý do tồn tại của cơ quan nhà
nước (tại sao phải thành lập những đơn vị sự nghiệp công lập). Các hàng hoá,
dịch vụ sản xuất để bán bởi các đơn vị sự nghiệp công lập thường là những thứ
thiết yếu cho tiêu thụ của người dân; các dịch vụ y tế, giáo dục là những bằng
chứng rõ rệt nhất nên việc cung cấp không căn cứ trên khả năng trả tiền của
người mua, tức là không áp dụng thể thức bán hàng lấy tiền theo một giá. Đây
chính là nền tảng để giải thích cho cơ chế tài chính, áp dụng cho các đơn vị sự
nghiệp công lập mà chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu ở những phần tiếp theo.
Tóm lại, hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân
thủ theo cơ chế quản lý tài chính nhà nước. Chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu đầy
đủ nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở phần
sau.
1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp.
8
Để có thể phân tích kinh tế - xã hội và xét ảnh hưởng của từng hoạt động sự
nghiệp đến đời sống quốc gia người ta có thể đứng về nhiều phương diện khác
nhau để phân loại các đơn vị sự nghiệp.
- Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân.
Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân là dựa vào tính chất hoạt động kinh
tế của các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế theo
phân ngành kinh tế quốc dân hiện hành, bao gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp kinh tế (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Giao
thông…)
+ Đơn vị sự nghiệp Giáo dục, đào tạo;
+ Đơn vị sự nghiệp Y tế;
+ Đơn vị sự nghiệp Thông tin và truyền thông;
+ Đơn vị sự nghiệp Khoa học và Công nghệ;
………………………………………………
………………………………………………
- Phân loại theo phân cấp quản lý hành chính nhà nước.
Phân loại theo phân cấp quản lý hành chính nhà nước là phân loại dựa trên
cơ sở hệ thống tổ chức của cơ quan, tổ chức thuộc một cấp chính quyền được tổ
chức quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị,
tổ chức đó với ngân sách của một cấp chính quyền. Theo phân loại này, các đơn
vị sự nghiệp gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương quản lý, các đơn vị do cơ quan Trung
ương quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Trung ương giao
hàng năm và được ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động, ví dụ như
các trường đại học do Bộ Giáo dục đào tạo quản lý, các Bệnh viện do Bộ Y tế
quản lý….
9
+ Đơn vị sự nghiệp do Chính quyền địa phương (Thành phố trực thuộc
Trung ương; Huyện, quận trực thuộc tỉnh, Thành phố) quyết định thành lập, thực
hiện các nhiệm vụ do Chính quyền địa phương giao và ngân sách địa phương tài
trợ kinh phí.
- Phân loại phương thức tiếp nhận dự toán chi ngân sách.
Căn cứ vào phương thức tiếp nhận dự toán chi ngân sách, các đơn vị dự
toán gồm:
+ Đơn vị dự toán cấp 1: Là các đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách
hàng năm do Thủ tướng chính phủ (đối với ngân sách Trung ương) hoặc Chủ
tịch UBND (đối với Ngân sách địa phương) giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện
phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; chịu trách nhiệm
trước Chính phủ về việc tổ chức, thực hiện chi tiêu, kế toán và quyết toán ngân
sách của nội bộ đơn vị và công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán
cấp dưới trực thuộc.
+ Đơn vị dự toán cấp 2: Là đơn vị dự toán được đơn vị dự toán cấp 1 giao
dự toán (phân bổ) và phân bổ dự toán được giao cho các đơn vị dự toán trực
thuộc (trường hợp được uỷ quyền của đơn vị dự toán cấp 1), chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện chi, kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và các đơn
vị dự toán trực thuộc.
+ Đơn vị dự toán cấp 3: Là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách theo
dự toán được giao hoặc được phân bổ (đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp 2 phân
bổ), có trách nhiệm tổ chức chi tiêu, kế toán và quyết toán ngân sách phù hợp
với những nhiệm vụ được giao và thể lệ tài chính ngân sách hiện hành.
10
Sơ đồ số 01: Đơn vị dự toán các cấp
VD: Cấp trung ương quản lý
Bộ Chức năng
Đ/vị DT
Cấp 1 - NSTW
VP Bộ Tổng cục
Đ/vị DT cấp 3 Đ/vị DT cấp 2
VP Tổng cục Cục
Đ/vị DT cấp 3 Đ/vị DT cấp 3
VP Cục Chi cục
Đ/vị DT cấp 3 Đ/vị DT cấp 3
Sơ đồ số 02: Quản lý dự toán ngân sách
- Phân bổ và giao dự toán
CP/UBND
Giao dự toán
Cơ quan TC Đ/vị DT cấp 1
Kiểm nhận Phân bổ và giao DT
KBNN
Đ/vị DT
cấp 3
Đ/vị DT cấp 2
Chi trả
theo DT
Phân bổ
và giao DT
- Phân loại theo nguồn kinh phí hoạt động.
11
Dựa vào nguồn kinh phí hoạt động, các đơn vị sự nghiệp được phân loại
thành:
+ Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước tài trợ toàn bộ kinh phí hoạt
động. Những đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ cung cấp những hàng hoá, dịch vụ
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì lý do xã hội mà đơn vị
không được thu tiền của dân chúng, hoặc được thu với mức gía không đáng kể;
tức là giá cả nhỏ hơn rất nhiều lần so với chi phí sản xuất.
+ Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước tài trợ một phần kinh phí, là
những đơn vị được ngân sách nhà nước tài trợ cho những chương trình, mục
tiêu, công việc nhất định, phần còn lại đơn vị phải tự trang trải bằng các khoản
thu do việc cung cấp hàng hoá dịch vụ khác.
+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, là những đơn vị
sự nghiệp được thực hiện theo cơ chế giá hàng hoá dịch vụ phù hợp với từng đối
tượng có tính đến các yếu tố thị trường, nhưng không vượt quá khung mức thu
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1.1.4. Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế.
Từ việc nghiên cứu các đặc điểm và phân loại các đơn vị sự nghiệp công
lập đã phần nào làm sáng tỏ vai trò hay những ảnh hưởng của các đơn vị sự
nghiệp công trong nền kinh tế. Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn vai trò (ảnh hưởng)
của nó trong đời sống kinh tế một quốc gia.
- Hoạt động sư nghiệp ảnh hưởng đến sản xuất.
Từ thế chiến thứ hai đến nay, vấn đề phát triển kinh tế đã trở thành qui chế
của một mục tiêu xã hội chủ yếu và được công nhận. Phát triển kinh tế thường
được định nghĩa là sự gia tăng sức sản xuất hoặc gia tăng lợi tức bình quân đầu
người. Có rất nhiều khía cạnh của vấn đề phát triển sức sản xuất, trong đó nhà
nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tầm quan trọng của các quyết định mà nhà
nước phải ban hành dĩ nhiên sẽ có tính cách mạnh mẽ trong những nền kinh tế
mà vì truyền thống, nên trong đó lĩnh vực của chính quyền rất rộng lớn bên cạnh
12
một lĩnh vực tư nhân nhỏ bé hơn. Nhưng dù trong nền kinh tế phát triển như
Hoa kỳ, vai trò của nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế rất là đáng kể.
Tình trạng hữu dụng của các tài nguyên thiên nhiên sẽ phụ thuộc trong một
phạm vi đáng kể vào chính sách bảo tồn trong quá khứ và hiện tại. Việc phát
triển các nguồn tài nguyên thuỷ điện và các công trình thuỷ lợi, kiểm soát thiên
tai, kiểm soát lỡ đất; việc phát triển mạng lưới giao thông…đã chứng tỏ ý nghĩa
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng công tác duy tu bảo dưỡng
các công trình giao thông ; công cuộc nghiên cứu để đi đến chỗ thay thế các tài
nguyên khan hiếm bằng các tài nguyên phong phú (điện mặt trời là một ví dự
điển hình) cần cho sự sản xuất, việc cải thiện năng suất của ngành nông nghiệp
cũng không kém phần quan trọng…Tất cả những điều đó nói lên những ảnh
hưởng to lớn của các đơn vị sự nghiệp công lập đến sức sản xuất của nền kinh
tế.
- Hoạt động sự nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.
Đối với vấn đề các nguồn tài nguyên nhân lực, khối lượng dân số trong bất
cứ giai đoạn nào cũng không hẳn đã bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của chính
quyền. Nhưng sức khoẻ và sức mạnh của người lao động đã bị ảnh hưởng của
bởi công việc nghiên cứu và các tiện nghi được thiết lập để ngăn ngừa và điều trị
bệnh tật và tai nạn, bởi việc nghiên cứu về thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng,
bởi các tiện nghi giải trí. Trong tất cả các công việc kể trên, nhà nước đã đóng
một vai trò đáng kể, và không một công việc nào trong số đó mà vai trò của nhà
nước lại sẽ hoặc cần thu hẹp. Có thể quan trọng nhất trong việc phát triển nguồn
nhân lực là công tác giáo dục, và vai trò của nhà nước từ xưa đến nay và về sau
vẫn tiếp tục quan trọng. Vai trò của giáo dục còn đi xa hơn cả việc huấn luyện
đặc biệt về khả năng chuyên môn. Nhiệm vụ của giáo dục là phát triển khả năng
quyết định một cách hợp lý; khả năng phát biểu, thông tri, và thấu hiểu các ý
kiến, và sử dụng kiến thức đã tích luỹ được vào mục tiêu tiến bộ. Đó là yếu tố
chiến lược đặc biệt về tiến bộ, vì lẽ nó không những đặt nền móng cho tiến bộ
kỹ thuật của những người có sáng kiến mà còn trang bị cho cả công chúng để họ
có thể chấp nhận và tự điều chỉnh mình theo các kỹ xảo mới xuất hiện.
13
- Hoạt động sự nghiệp và nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Nhiệm vụ nghiên cứu là một nhiệm vụ trọng yếu trong công cuộc phát triển
của mọi quốc gia. Chúng ta thấy rằng, những quốc gia đang phát triển có lợi thế
là kế thừa kho tàng khoa học hiện có để phát triển, nhưng nếu chỉ dựa vào những
thành tựu sẳn có thì họ luôn là những nuớc đi sau. Còn đối với những quốc gia
phát triển, nhất là những quốc gia quá phát triển đến nỗi không thể kế thừa (bắt
chước) các kỹ thuật của các quốc gia khác. Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ
thuật phụ thuộc đặc biệt vào nhà nước (tài trợ tài chính hoặc tổ chức nghiên
cứu). Vì kinh phí nghiên cứu là loại kinh phí có tính chất nhiều rủi ro; kinh phí
này không hứa hẹn là trong mỗi công việc nghiên cứu, các kết quả sẽ hữu ích và
rất nhiều kết quả hữu ích chỉ có thể thực hiện được sau những thời gian tương
đối dài, và thường mang lại hữu ích cho những người khác thay vì những người
bỏ tiền ra nghiên cứu. Việc gieo trồng những giống lúa mới ở đồng bằng sông
Cửu long trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào sản lượng gạo xuất
khẩu của Việt nam, và cũng nhờ đó mà thu nhập của người nông dân cùng với
những ai trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo đã được
tăng thêm đáng kể. Một lần nữa nhiệm vụ giáo dục, nếu được thi hành đúng đắn,
sẽ bao trùm toàn thể quá trình sáng kiến về khoa học kỹ thuật.
Tóm lại, chúng ta vắn tắt vẽ lên vài nét chính yếu về các lĩnh vực trong đời
sống xã hội mà trong đó hoạt động sự nghiệp công lập đã đóng góp một phần
quan trọng vào công cuộc phát triển khả năng sản xuất, cung cấp thích ứng
nguồn lao động chất lượng cao và những sáng kiến cải tiến công nghệ. Tuy
nhiên, toàn bộ vai trò của các đơn vị sự nghiệp công lập không phải chỉ có thế.
Vì lẽ phát triển kinh tế xảy ra sẽ dẫn đến sự thịnh vượng chung của một quốc
gia, dân tộc, nền kinh tế phát triển bao hàm một xã hội ổn định chính trị, một hệ
thống khá hoàn hảo về quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân, một dân số thông minh và
nhiều tham vọng được khích lệ một cách thích hợp để phát triển tạo nên sự ổn
14
định về kinh tế…Tất cả các vấn đề kể trên có liên hệ mật thiết đến nhà nước
thông qua hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP.
Mục đích hoạt động của bất kỳ đơn vị sự nghiệp công lập nào cũng nhằm
cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cho công chúng, nên những đặc điểm về
phương diện hành chính, pháp lý và các tiêu chí phân loại giống nhau. Song, do
tính chất hoạt động (qui trình công nghệ; thị trường cung cấp các yếu tố “đầu
vào”; thị trường tiêu thụ…) của các đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành kinh tế
khác nhau (Giao thông, Nông nghiệp, Giáo dục…), nên cơ chế giá cả và doanh
thu bán hàng cũng như những định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách
(chi tiêu cho việc sản xuất hàng hoá, dịch vụ) khác nhau. Song, về phương diện
quản lý tài chính công, cơ chế quản lý tài chính công được thực hiện thống nhất
trong tất cả các ngành kinh tế, hay nói một cách khác, quản lý tài chính đơn vị
sự nghiệp Giáo dục công lập về cơ bản không có sự khác biệt so với việc quản
lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bất kỳ các lĩnh vực kinh tế - xã
hội nào. Điều đó ngụ ý rằng, công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp Giáo
dục phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật NSNN và chế độ quản lý tài chính công. Và
được khái quát thành những nguyên tắc quản lý.
1.2.1. Những nguyên tắc quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong việc quản lý, điều hành hoạt động tài chính của tổ chức các nhà quản
lý bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc tài chính cơ bản, đó là:
1.2.1.1. Nguyên tắc toàn diện (đầy đủ, trọn vẹn)
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi rằng, tất cả hoạt động tài chính của tổ chức
bao gồm mọi khoản thu, bất luận từ hoạt động nào, nguồn nào: do ngân sách nhà
nước cấp hay thu từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho công chúng, và mọi
khoản chi cho mọi đối tượng như chi trả lương, phụ cấp, chi thanh toán hàng
hoá, dịch vụ hay mua sắm, sửa chữa, hoặc chi cho những mục đích khác nhau
của đơn vị. Những khoản chi đó bất luận lấy từ nguồn thu nào: ngân sách nhà
nước cấp hay do tiêu thụ hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ…đều phải được đặt
15
trong một ngân sách của đơn vị. Đồng thời phải được thực hiện theo những
nguyên tắc, chế độ tài chính thống nhất do cấp có thẩm quyền qui định và hướng
dẫn.
Nguyên tắc này phải được tuân thủ trong toàn bộ quá trình ngân sách. Việc
lập dự toán ngân sách cũng như thực hiện thu, chi phải xuất phát từ những bộ
phận khác nhau của tổ chức; và mọi khoản thu, chi phải theo đúng thể lệ tài
chính nhà nước hoặc điều lệ hoạt động của đơn vị, và phải được ghi đầy đủ theo
giá trị nguyên thuỷ (đầy đủ, trọn vẹn) vào ngân sách đơn vị. Một ngân sách như
trên là toàn diện và nó giúp điều phối các hoạt động của những nhà quản lý đơn
vị, tổ chức và những bộ phận khác nhau, đồng thời đảm bảo cho tổ chức, đơn vị
đạt được mục tiêu mong muốn. Nó cũng cho phép các nhà quản lý bộ phận được
quyền chi tiêu và xác lập mục tiêu hoạt động, đồng thời có thể trở thành thước
đo để giám sát những hoạt động thực tế. Thêm vào đó, ngân sách toàn diện là
cách để tổ chức, đơn vị có thể thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ tiến
triển, và thích ứng với kế hoạch hoạt động thống nhất khi phân tích hiệu quả
hoạt động của đơn vị.
1.2.1.2. Sử dụng đúng mục đích các khoản kinh phí.
Các nhà quản trị tài chính công cho rằng, mỗi chương trình, mục tiêu được
tài trợ bằng một khoản chi; khoản chi là thứ yếu so với mục tiêu theo đuổi. Vậy
điều gì sẽ xảy ra một khi việc sử dụng không đúng mục đích các khoản kinh
phí? Vấn đề sử dụng đúng mục đích các khoản kinh phí ở đây ngụ ý rằng, các
khoản ngân sách được phân bổ cho các mục tiêu chỉ được sử dụng đúng cho các
mục tiêu đã định. Đây chính là điều kiện đủ trong quá trình thực hiện mục tiêu
(bên cạnh điều kiện cần là phân bổ một khoản kinh phí thích hợp, đúng đắn để
trang trải các chi phí cần thiết cho các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đặt
ra). Vì khoản ngân sách phân bổ chỉ đúng vừa đủ để đáp ứng các mục tiêu chi
cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động đã định, nên nếu xảy ra hiện tượng
sử dụng kinh phí sai mục đích (thường đi liền với sự lãng phí, phô trương hình
thức, thậm chí là sự lạm dụng, biển thủ…) thì rất khó có thể đạt được mục tiêu
16
hoạt động đặt ra. Bên cạnh đó mọi người thống nhất nhận định rằng, trong bối
cảnh hiện nay, khi mà thế giới luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến đổi khó lường
thì ngân sách nhà nước luôn tỏ ra hạn hẹp, song việc quản lý phải trên quan
điểm bảo đảm an toàn, bền vững ngân sách vì vậy các hàng hoá, dịch vụ công
chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi các hàng hoá dịch vụ cơ bản, và định mức
phân bổ ngân sách thường thấp hơn nhu cầu chi thực tế. Nếu các đơn vị sử dụng
ngân sách sử dụng kinh phí không đúng mục đích phân bổ thì các ảnh hưởng
tiêu cực là khó tránh khỏi.
1.2.1.3. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác.
Đây là nguyên tắc quan trọng của việc quản lý tài chính nói chung, song
nguyên tắc này cần phải được nhấn mạnh hơn ngay từ khi tiến hành lập kế
hoạch tài chính cho đến lúc quyết toán ngân sách. Để thực hiện được nguyên tắc
này đòi hỏi một kế hoạch ngân sách phải phản ảnh trung thành và thích đáng
những tình trạng và sự kiện thực tế về những hoạt động thông thường của đơn
vị, những chương trình đề nghị phải được căn cứ trên một sự đánh giá thiết thực
và thích dụng, với những việc có thể hoàn thành được. Phải dự trù số thu chi
một cách thành thực, phù hợp với những chương trình kế hoạch hoạt động của tổ
chức, đơn vị; đừng quá dè dặt, bảo thủ hoặc lạc quan thái quá. Những tài liệu
cần thiết để trình bày và biện minh cho những dự trù và đề nghị ngân sách phải
là những tài liệu chính xác và phải được mô tả rành mạch, có hệ thống và đúng
sự thật, không được che đậy và bào chữa đối với tất cả các khoản thu, chi, và
không được lập quỹ đen. Hơn nữa, những tài liệu và những sự kiện phải đủ chi
tiết và đúng hình thức biểu mẫu để giúp cho việc đánh giá các chương trình,
mục tiêu được thoả đáng và hợp lý.
1.2.1.4. Nguyên tắc công khai, minh bạch.
Về phương diện quản lý hoạt động, kế hoạch tài chính (ngân sách) là những
hoạt động trong tương lai được mô tả bằng ngôn ngữ tài chính, và là thước đo
nhằm định lượng các hoạt động của tổ chức. Ngân sách sẽ thể hiện những khoản
thu nhập mà các bộ phận trong tổ chức có khả năng tạo được, và tổng chi phí
17
được phép sử dụng. Đây chính là những lý do chính yếu đòi hỏi việc quản lý tài
chính phải công khai, minh bạch để mọi thành viên đều có thể biết, nếu họ quan
tâm.
Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện trong tất cả các giai đoạn
của quá trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các bộ phận của tổ
chức. Để thực hiện công khai, minh bạch ngân sách cần có sự giám sát tại chỗ
và thường xuyên của mọi thành viên thuộc tổ chức, đơn vị trong toàn bộ qui
trình ngân sách, nhưng quan trọng nhất là trong giai đoạn thực hiện thu, chi.
Mục đích của nguyên tắc này là để xem ngân sách được phân bổ như thế
nào, có theo đúng kế hoạch đã đề ra không, tiền được chi ra như thế nào, đưa
cho ai, và giám sát đối tượng thực sự hưởng thụ số tiền đó hoặc lợi ích mang lại
từ số tiền đã chi ra.
1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ chế quản lý được hiểu là tổng thể các phương pháp, công cụ và hình
thức tác động lên một hệ thống để liên kết, phối hợp hành động giữa các bộ phận
thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu của quản lý. Mỗi cơ chế quản
lý chỉ thích hợp trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, và cơ chế quản
lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập cũng không phải là ngoại lệ. Một hệ thống
các hình thức, phương pháp, công cụ, biện pháp và tổ chức phân bổ, sử dụng
ngân sách cho các lĩnh vực hoạt động theo hai cơ chế quản lý tài chính: Cơ chế
tự chủ tài chính và cơ chế không tự chủ tài chính:
1.2.2.1. Cơ chế quản lý tài chính nhà nước (không tự chủ tài chính).
Các qui định về quản lý tài chính nhà nước thể hiện trong Luật NSNN,
trong đó các khoản chi được phân loại theo các đơn vị sử dụng ngân sách và
theo tính chất kinh tế và đối tượng chi ví dụ: tiền lương, tiền công, bảo hiểm,
công tác phí, mua sắm, sửa chữa…Và theo luật NSNN năm 2002, có hiệu lực thi
hành từ tháng 01 năm 2004. Các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ được thực hiện
các khoản chi ngân sách Nhà nước khi có đủ các điều kiện (điều 05, Luật NSNN
năm 2002):
18
- Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp vào đầu năm
ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính các cấp được phép
tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi không thể trì hoãn được cho tới khi dự
toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định (điều 52 Luật
NSNN năm 2002)
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
qui định.
Như vậy, ngân sách đã chỉ rõ mục tiêu của các khoản chi, chi phí của các
“chương trình”, các cách thức đo lường kết quả thực hiện của mỗi chương trình.
Và công việc của nhà quản lý đơn vị chi tiêu là đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt
những qui định của nhà nước (như định mức, tiêu chuẩn, chế độ…) chứ không
phải là suy nghĩ tìm cách sử dụng tiền ngân sách sao cho hiệu quả (kinh tế).
Thay vì khen thưởng các khoản tiết kiệm thì đơn vị chi tiêu buộc phải nộp trả số
kinh phí chưa sử dụng hết. Và phương pháp quản lý theo yếu tố đầu vào phù
hợp với mục tiêu cơ bản của cơ chế quản lý tài chính này.
Phương thức quản lý theo yếu tố đầu vào là phương thức thực hiện ngân
sách truyền thống hay còn gọi là ngân sách tuân thủ.
Mục tiêu chính của hệ thống ngân sách truyền thống là làm cho ngân sách
trở thành một công cụ tuân thủ các qui định về quản lý tài chính công. Theo
phương pháp này, các khoản chi được phân loại theo đối tượng sử dụng và theo
tính chất kinh tế, ví dụ: tiền lương, tiền công, mua sắm sửa chữa….Phương pháp
này đòi hỏi việc lập dự toán chi phải rất chi tiết theo từng khoản mục chi mà
người ta thường gọi là dòng ngân sách. Thông thường mỗi đơn vị phải xây dựng
hàng ngàn dòng, thậm chí đến chục ngàn dòng ngân sách, nếu đơn vị có qui mô
hoạt động lớn và phạm vi rộng. Căn cứ để lập ra các dòng ngân sách là các định
mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định.
Một khi dự toán được thi hành, việc chi tiêu cho từng đối tượng, nội dung chi
phải tuân thủ nghiêm ngặt theo từng định mức, chế độ, tiêu chuẩn tương ứng
19
như lúc lập dự toán. Tuyệt đối không được phép chuyển giao giữa các đối tượng
chi, ví dụ: không được dùng những kinh phí dành cho việc mua sắm vật liệu,
dụng cụ còn lại để chi cho nhân viên dưới mọi hình thức: trợ cấp, phụ cấp, khen
thưởng thành tích…Điều đó có nghĩa là, công việc của nhà quản lý tài chính nhà
nước và quản lý tài chính đơn vị sử dụng ngân sách là đảm bảo tuân thủ nghiêm
ngặt những qui định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các định mức,
tiêu chuẩn, chế độ đã được ban bố, chứ không phải là suy nghĩ tìm cách sử dụng
ngân sách sao cho hiệu quả. Thay vì khen thưởng thành tích tiết kiệm thì nhà
nước buộc họ phải nộp trả số kinh phí chưa sử dụng hết. Chính vì vậy mà
phương pháp quản lý này đã bị chỉ trích mạnh mẽ, trong đó sự chỉ trích mạnh
nhất là hệ thống này không giải quyết được những vấn đề then chốt theo các
mục tiêu do Chính phủ đề ra cho từng ngành, đơn vị. Các mối liên kết giữa ngân
sách với những hàng hoá, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp
thường yếu kém và ít có động lực để đơn vị chi tiêu sử dụng kinh phí một cách
hiệu quả. Các đơn vị chi tiêu chỉ quan tâm đến việc thực hiện bao nhiêu tiền chứ
chưa quan tâm đến số tiền đó sẽ để làm gì. Vì vậy, ngay từ những năm đầu của
thập kỷ 50 của thế kỷ trước, rất nhiều cuộc cải cách về cơ chế quản lý tài chính
công tại các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang phát triển đã được thực
hiện. Đó là phương thức quản lý theo kết quả đầu ra.
1.2.2.2. Cơ chế tự chủ tài chính
Một hạn chế cơ bản của cơ chế quản lý tài chính nhà nước truyền thống là
không giải quyết được những vấn đề then chốt theo các mục tiêu của các đơn vị
sự nghiệp công lập do chính phủ đề ra. Các mối liên kết giữa chi tiêu ngân sách
với những dịch vụ do đơn vị cung cấp thường yếu kém và ít có động lực để đơn
vị chi tiêu nó một cách hiệu quả (kinh tế). Các đơn vị thường quan tâm đến việc
được cấp bao nhiêu kinh phí chứ chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng số kinh
phí đó như thế nào để mang lại hiệu quả nhất. Vì vậy, ngay từ những năm đầu
thập kỷ 50 của thế kỷ 20, rất nhiều cuộc cải cách về cơ chế quản lý tài chính nhà
nước ở các quốc gia công nghiệp phát triển và đang phát triển đều cố gắng giải
quyết vấn đề trên bằng cách trao cho các đơn vị quyền tự chủ tài chính ngày
20
càng rộng rải. Các đơn vị thực hiện phương pháp quản lý tài chính theo kết quả
đầu ra.
Phương pháp này dựa trên một quan điểm: phân cấp cho các nhà quản lý
được quyền chủ động sử dụng nguồn lực với những gì họ cảm thấy phù hợp nhất
và đảm bảo trách nhiệm giải trình với kết quả.
Nếu không giao quyền chủ động cho nhà quản lý thì cũng không thể buộc
họ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ được tạo ra và ngược lại, khi nhà
quản lý chưa sẳn sàng và không buộc phải chịu trách nhiệm về kết quả thì cũng
không cho phép họ tự sử dụng nguồn ngân sách. Chính trách nhiệm giải trình đã
đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động theo hai cách:
Thứ nhất, bằng cách thiết lập các mục tiêu về đầu ra trong dự thảo ngân
sách buộc nhà quản lý phải suy nghĩ tìm cách sử dụng ngân sách tiết kiệm, đảm
bảo số lượng, chất lượng cũng như thời gian, qui trình cung ứng hàng hoá, dịch
vụ tốt nhất.
Thứ hai, khi cho phép nhà quản lý chủ động sử dụng nguồn lực trong khuôn
khổ chi tiêu trung hạn, thì bằng nỗ lực của mình, họ sẽ lựa chọn tập hợp đầu vào
(về nhân sự, mua sắm vật dụng….) tối ưu nhất trong dài hạn. Tất nhiên, để theo
đuổi hiệu quả hoạt động Chính phủ phải theo quản lý để chống lại sự giảm sút
“giấu mặt” về số lượng và chất lượng dịch vụ. Đó là lý do tại sao để thực hiện
được ba yêu cầu này cần phải nhấn mạnh đến việc đo lường đầu ra, chất lượng
dịch vụ và đánh giá chi tiêu công cộng.
Với phương pháp quản lý ngân sách theo đầu ra làm cho ngân sách trở
thành ngân sách chương trình hay ngân sách thực hiện. Đối với ngân sách thực
hiện, ngân sách chỉ rõ mục tiêu của các khoản chi, chi phí của các “chương
trình, mục tiêu”, các cách thức đo lường kết quả thực hiện của mỗi chương trình,
mục tiêu. Ngân sách chương trình bao gồm các đặc tính sau:
- Các hoạt động của tổ chức được chia thành những chức năng, chương
trình, các hoạt động và các yếu tố chi phí lớn. Mỗi chức năng phù hợp với một
mục tiêu lớn của tổ chức (ví dụ: thúc đẩy phát triển một lĩnh vực hoạt động của
21
tổ chức). Một chương trình bao gồm các hoạt động đáp ứng cùng một mục tiêu
nhất định (ví dụ: tăng năng suất hay tăng chất lượng dịch vụ). Mỗi hoạt động là
một bộ phận của chương trình (ví dụ: chương trình phổ cập trung học của ngành
giáo dục). Một tiêu chí dùng để phân loại hoạt động là mức độ tỉ mỉ có thể thiết
lập được của các chỉ số đánh giá thực hiện cũng như đo lường chi phí. Các mục
tiêu hoạt động của mỗi chương trình và của các hoạt động được xem xét cho
từng năm ngân sách.
- Các chỉ số thực hiện và các chi phí thực hiện được thiết lập, đo lường và
báo cáo.
Trên thực tế, một vấn đề lớn khi thực hiện phương pháp quản lý theo kết
quả, đầu ra (hệ thống ngân sách theo chương trình) là không có sự kết nối giữa
cơ cấu chương trình với cơ cấu hành chính của đơn vị. Điều đó tạo ra tính phức
tạp, thiếu quyền sở hữu và thiếu trách nhiệm giải trình của các bộ phận sử dụng
ngân sách.
Để giải quyết những khó khăn trên, các đơn vị phải xây dựng các định mức,
tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ hay còn gọi là qui chế chi tiêu nội bộ áp dụng thống
nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện
nhiệm vụ thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh
phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
1.2.3. Nội dung, công cụ quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
Nội dung quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm nhiều vấn đề
liên quan đến hoạt động tài chính của đơn vị. Song, cần nhấn mạnh đến bốn nội
dung chính yếu, đó là: Lập dự toán (ngân sách), quản lý các nguồn kinh phí,
quản lý chi tiêu và quyết toán tài chính hàng năm.
1.2.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính
Tuỳ theo tính chất kinh tế và qui mô hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp
công lập mà các nguồn kinh phí tài trợ cho các hoạt động của đơn vị khác nhau.
22
Song, kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thường từ hai nguồn cơ bản:
Kinh phí do NSNN cấp và doanh thu từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ.
Mọi người đều công nhận rằng, nếu đơn vị không có đủ kinh phí, hoạt động
của đơn vị có thể bị đe dọa. Do đó, việc quản lý nguồn kinh phí tỏ ra không kém
phần quan trọng so với việc quản lý chi tiêu. Tuy nhiên, các nguồn kinh phí
khác nhau sẽ có những yêu cầu, phương thức quản lý khác nhau.
Đối với doanh thu về cung cấp hàng hoá, dịch vụ, muốn việc quản lý mọi
khoản thu chặt chẽ, dễ dàng trong thực tế, trước hết cần phải dự báo (lập kế
hoạch) doanh thu chính xác. Đây là một công việc không dẽ dàng, nhưng có thể
thực hiện được nếu ước tính chính xác về chủng loại, khối lượng và thời gian
của doanh thu. Nói một cách khác, nên tập trung vào việc ước tính khối lượng,
giá cả và thời gian của các nguồn thu nhập.
Việc đưa ra một số liệu dự đoán doanh thu gần với thực tế phụ thuộc rất
nhiều vào việc phỏng đoán và may mắn. Thông thường, các số liệu sẽ dựa trên
kết quả của năm trước, vì phương pháp này vẫn còn dựa vào một thực tế nào đó.
Quan trọng là phải dự đoán được kết quả có khả năng hoàn thành bằng cam kết
và nỗ lực, muốn vậy phải yêu cầu các bộ phận cung cấp hàng hoá, dịch vụ xây
dựng số liệu dựa lịch sử “khách hàng”, diễn biến thực tại và những thông tin vừa
thu thập.
Sau đó là việc theo dõi những diễn biến thực tế để tổ chức thu tiền và quản
lý doanh thu thực tế. Việc quản lý doanh thu còn bao gồm việc thường xuyên
theo dõi, đối chiếu giữa các khoản thu thực tế với những chi tiết về doanh thu
theo kế hoạch để kịp thời phát hiện những nhầm lẫn thiếu sót về các khoản thu.
Đối với kinh phí do NSNN cấp, việc quản lý nguồn kinh phí này tỏ ra dễ
dàng hơn nhiều so việc việc quản lý doanh thu. Thật vậy, sau khi dự toán chi
ngân sách được giao đơn vị tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho
từng bộ phận trực thuộc; đồng thời gửi cho cơ quan quản lý ngân sách (cơ quan
Tài chính, Kho bạc) để phối hợp thực hiện.
23
1.2.3.2. Quản lý chi phí (sử dụng kinh phí)
Mỗi nguồn kinh phí có những tính chất kinh tế, pháp lý…và nhằm vào
những mục đích chi tiêu khác nhau nên đặt ra những yêu cầu quản lý chi tiêu
khác nhau.
Đối với nguồn kinh phí do NSNN, Trước tiên, phải thực hiện chi tiêu đúng
dự toán được duyệt. Có rất nhiều lý do để biện minh cho yêu cầu này, song có
hai lý do cơ bản. Một là, nguồn lực của nhà nước luôn tỏ ra hạn hẹp so với nhu
cầu thực tế của cộng đồng dân cư nên việc chi tiêu ngân sách không đúng dự
toán được duyệt sẽ gây nên nhiều đe doạ đến nền kinh tế. Hai là, dự toán chi
ngân sách được phân bổ theo từng đối tượng và tính chất kinh tế khác nhau nên
việc sử dụng phải đúng dự toán được duyệt. Nếu không, dự toán được duyệt
không còn ý nghĩa pháp lý. Thứ hai, các khoản chi phải phục vụ được nhiệm vụ
chuyên môn của đơn vị. Nhiệm vụ ở đây có nghĩa là nhiệm vụ được nhà nước
giao. Chúng ta thấy rằng, mỗi khoản chi ngân sách nhằm vào một mục tiêu,
khoản chi là thứ yếu so với mục tiêu theo đuổi. Như vậy, các khoản chi theo dự
toán được duyệt phải là sự đối giá của những nhiệm vụ mà nhà nước đã giao cho
đơn vị. Đây không chỉ là vấn đề pháp lý (cam kết giữa nhà nước và đơn vị cung
cấp) mà còn là quan hệ kinh tế thị trường (trao đổi ngang giá). Sau cùng là phải
đảm bảo sử dụng NSNN hiệu quả. Ngân sách nhà nước (tiền) do nhân dân đóng
góp dưới hình thức thuế, phí, lệ phí…đó là những khoản thu nhập mà người dân
khó khăn lắm mới tạo ra được, nhưng vì những lợi ích chung nên họ phải đóng
góp, do đó bất kỳ ai có quyền quyết định và sử dụng ngân sách cũng phải tính
toán hiệu quả.
Đối với nguồn thu từ hoạt động của đơn vị, muốn quản lý chi tiêu chặt
chẽ, chính xác cần phải tập trung vào việc phân tích hình thức, khối lượng và
thời gian chi tiêu.
Về hình thức chi tiêu, có ba loại chi tiêu chính. Chi phí riêng thường
xuyên (chi phí theo sản phẩm và dịch vụ cụ thể) và chi phí chung thường xuyên
(chi phí chung cho toàn bộ đơn vị) sẽ là những khoản chi phí mà hầu hết các tổ
24
chức lúc nào cũng phải chi trả một cách thường xuyên. Đây là những mục chi
tiêu thực sự tái diễn hàng năm, nên tương đối dễ dàng quản lý. Chi phí duy trì
năng lực hoạt động hoặc phát triển một hoạt động mới là những khoản chi phí
một lần. Chúng không xảy ra thường xuyên nhưng khi xảy ra, chi phí thường
khác nhau trong mỗi lần phát sinh.
Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi rằng, phải quản lý về mặt lượng sử dụng
và giá cả thanh toán. Chắc chắn rằng, danh sách các hoạt động và chi phí là
không có giới hạn nên các bộ phận có liên quan phải cung cấp về số lượng cần
thiết, mức giá có thể trả và tổng chi phí cho từng loại chi phí khác nhau.
Một vấn đề khác của quản lý chi tiêu hiệu quả là quản lý thời gian chi
tiêu. Thời gian chi tiêu là rất quan trọng trong quá trình kiểm soát chi tiêu, đặc
biệt là thời gian của những khoản chi tiêu lớn. Do đó nhất thiết phải liên hệ với
những bộ phận liên quan để có thể biết trước về những khoản chi sắp xảy ra để
tiến hành kiểm soát trước chứ không phải đợi đến lúc trả tiền.
1.2.3.3. Quản lý tài sản và các quỹ tài chính.
Quản lý tài sản của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập bao
hàm nội dung và các phương pháp quản lýtài sản. Các đơn vị có trách nhiệm
quản lý các tài sản theo các quy định hiện hành của nhà nước, nhằm đạt được
hiệu quả mong muốn. Những nội dung quan trọng trong quản lý tài sản mà đơn
vị cần thực hiện là: phân bổtài sản, quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động,
đầu tư, khai thác, đổi mới tài sản, trích khấu hao tài sản cố định, quản lý quỹ
khấu hao, quản lý tiền thanh lý tài sản.
Quản lý các quỹ tài chính bao gồm việc trích lập và sử dụng các quỹ theo
những qui định của cơ quan có thẩm quyền, đối với từng quỹ hoặc theo qui chế
chi tiêu nội bộ.
1.2.3.4. Qui chế chi tiêu nội bộ.
Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực tài chính tại đơn vị. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ
25
quản lýtập trung, thống nhất các nguồn thu, tăng cường các nguồn thu, đảm
bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. Trên cơ
sở đó, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, góp phần xây dựng cơ
sở vật chất, tái đầu tư phát triển trường.
Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng
mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các đơn vị thực hiện tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để GV
- CBCC thực hiện và Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm soát chi.
1.2.3.5. Lập dự toán (ngân sách)
Việc lập dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán các cấp phải tuân thủ
nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý tài chính công, đồng thời phải có căn cứ
pháp lý, thực tiễn vững chắc và đáp ứng các yêu cầu, cụ thể:
- Yêu cầu lập dự toán ngân sách.
Dự toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập phải theo đúng nội
dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo phân
loại ngân sách theo Mục lục NSNN, và hướng dẫn của cơ quan Tài chính, cơ
quan quản lý cấp trên, trong đó:
+ Việc lập dự toán thu phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ
tiêu liên quan và các qui định của pháp luật về các khoản thu;
+ Việc lập dự toán chi phải tuân thủ theo các chính sách, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định, đối với phần
kinh phí do NSNN đài thọ. Và phải đúng qui chế chi tiêu nội bộ, đối với các nội
dung, nhiệm vụ chi được đài thọ bằng nguồn thu do đơn vị cung cấp hàng hoá,
dịch vụ.
+ Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ
tính toán từng nội dung các khoản chi.
26
1.2.3.6. Báo cáo tài chính.
Một hệ thống báo cáo tài chính theo những nội dung qui định, trong đó
những thông tin, dữ liệu phản ảnh kết quả hoạt động tài chính của đơn vị sẽ cung
cấp cho các nhà quản lý những dữ liệu quan trọng để làm quyết định. Những
thông tin dữ liệu đó được cho là xác thực khi đơn vị đã lập quyết toán tài chính.
Quyết toán tài chính là nội dung (giai đoạn) cuối cùng của công tác quản lý tài
chính đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy là quyết toán tài chính nhưng nó lại nói lên
nhiều vấn đề về kết quả hoạt động, những đánh giá hoạt động, việc quản lý
nguồn kinh phí và tình hình sử dụng ngân sách của đơn vị cho việc phát triển
hoạt động, cho việc cải thiện đời sống của tập thể đơn vị….Do đó công tác quyết
toán tài chính của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung
báo cáo quyết toán phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc
được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo phân loại chi ngân sách
(theo Mục lục NSNN);
- Số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp
đúng với chứng từ thu, chi của đơn vị và những số liệu có liên quan của cơ quan
Tài chính, Kho bạc;
- Mẫu biểu báo cáo quyết toán theo qui định của Bộ Tài chính, đơn vị dự
toán phải gửi kèm báo cáo giải trình chi tiết các loại hàng hoá, vật liệu tồn kho,
các khoản nợ, khoản vay, tạm ứng, tồn quỹ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gởi.
Trước khi lập quyết toán tài chính, các đơn vị phải tiến hành khoá sổ kế
toán, việc khoá sổ kế toán được tiến hành vào cuối giờ làm việc ngày 31/12, tức
là mọi hoạt động thu – chi và các hoạt động liên quan đến xuất, nhập tài sản,
công nợ…đều phải tạm dừng lại tại thời điểm này.
Muốn việc khoá sổ được chính xác, các đơn vị phải tiến hành kiểm tra, đối
chiếu tất cả các loại tài sản và xử lý kết quả theo một trình tự nhất định.
27
Một là, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán và tình trạng thực tế về
toàn bộ tài sản hiện còn đến 0giờ ngày 01/01.
Mọi công việc đối chiếu đều phải có xác nhận bằng văn bản với các chủ
sở hữu, hoặc người thụ hưởng hoặc những nhân viên trực tiếp quản lý, sử dụng
theo qui định.
Hai là, xử lý số liệu kế toán sau khi đối chiếu.
Mọi trường hợp sai sót, chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân để xử lý và
tiến hành điều chỉnh sổ sách kế toán trước khi lập quyết toán tài chính.
1.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.3.1. Đảm bảo kỹ luật tài chính tổng thể
Đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể có nghĩa là tổng số chi ngân sách của
đơn vị phải được quyết định độc lập trước khi ra các quyết định chi tiêu của từng
bộ phận (quyết định chi tiêu thành phần). Tổng số chi phải là giới hạn cứng rắn,
xuất phát từ những gì nhà nước có thể cam kết trang trải được và buộc phải thực
hiện trong năm ngân sách chứ không phải là mục tiêu linh hoạt. Hơn nữa, chính
phủ phải có chính sách và công cụ để đảm rằng kỷ luật tài khoá được duy trì
trong trung hạn và dài hạn. Kiểm soát được trần chi tiêu là mục đích cơ bản của
mọi hệ thống ngân sách, do xuất phát từ thực tế là nguồn lực khan hiếm và nhu
cầu gần như là vô hạn, nhất là trong hoạt động ngân sách, khi không một đơn vị
chi tiêu nào phải chịu trách nhiệm về nguồn lực chung.
Chúng ta thấy rằng, trong quản lý ngân sách nhà nước khi các bộ, ngành,
địa phương được hưởng sự phân bổ ngân sách nhiều hơn thì các chi phí như lạm
phát cao, nợ quốc gia hoặc tình trạng thất nghiệp tăng lại do cả xã hội, thậm chí
cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Do đó, khi không có giới hạn chi ngân sách
tổng thể một cách cứng rắn, bi kịch của nguồn lực chung dễ bị xảy ra, ngân sách
dễ trở thành con tin đối với những quyết định tiêu dùng của các đơn vị. Kết quả
là làm suy yếu kỷ luật tài chính tổng thể và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
28
Điều trên rất dễ hiểu đối với đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà
nước tài trợ toàn bộ kinh phí hoạt động hoặc được tài trợ một phần kinh phí hoạt
động. Còn đối với đơn vị tự trang trải toàn bộ kinh phí thì sao? Trên phương
diện một đơn vị sự nghiệp công lập tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động thì
hiệu quả quản lý tài chính trước hết vẫn là sự đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể,
nghĩa là tổng số chi phải giới hạn trong ngân sách (dự toán) một cách cứng rắn,
xuất phát từ những gì mà đơn vị có thể cam kết trang trải được và buộc phải
thực hiện được những mục tiêu đã xác định trước chứ không phải là mục tiêu
linh hoạt. Điều gì sẽ xảy ra nếu các bộ phận trong đơn vị chi tiêu vượt kinh phí
đã dự trù? Bi kịch của nguồn lực chung toàn đơn vị dễ xảy ra, tình trạng nợ nần
và nhất là những mục tiêu cơ bản về phát triển, về nâng cao thu nhập, về cải
thiện điều kiện làm việc, về nâng cao chất lượng dịch vụ….đều không thực hiện
như cam kết.
1.3.2. Hiệu quả phân bổ (phân bổ ngân sách theo ưu tiên mục tiêu)
Với một kỷ luật tài chính cứng rắn thì một thách thức không nhỏ đối với
những nhà quản lý tài chính đơn vị là làm thế nào để phân bổ các nguồn lực
khan hiếm theo các chương trình, mục tiêu ưu tiên dự trên tính hữu dụng của
chúng trong việc đáp ứng các chương trình, mục tiêu chiến lược của đơn vị. Thủ
trưởng đơn vị (thông qua sự tham mưu của người phụ trách tài chính đơn vị) với
tư cách là quan toà trong cuộc cạnh tranh nguồn lực, chỉ nên quyết định mỗi bộ
phận được chia phần bao nhiêu trong tổng nguồn lực (ngân sách) theo mức độ
ưu tiên phù hợp với chương trình, mục tiêu chiến lược của đơn vị.
Tất nhiên, để đảm bảo hiệu quả phân bổ như mong muốn cần chuẩn bị tốt
các thể chế. Sự chuẩn bị thể chế để nâng cao hiệu quả phân bổ bao gồm:
- Xây dựng các tiêu chí xác định tính hữu dụng của chương trình hoạt động
và trật tự ưu tiên ngân sách (chi tiêu).
- Giới hạn tài khoá cứng rắn (tổng mức chi trong năm tài chính) cho từng
bộ phận của đơn vị trước khi cho phép họ phân khai dự toán chi.
29
- Năng lực và sự sẵn sàng của đơn vị và các bộ phận là yếu tố hết sức quan
trọng trong việc xây dựng cũng như kết nối chính sách, kế hoạch và ngân sách
theo trình tự ưu tiên chiến lược.
- Thủ trưởng đơn vị và người quản lý tài chính cần có các thông tin tin cậy
về đầu vào, đầu ra, kết quả cuối cùng các chương trình chi tiêu đã thực hiện
cũng như các chương trình mới (kế hoạch). So sánh các thông tin này trước khi
quyết định phân bổ.
1.3.3. Hiệu quả hoạt động (hiệu quả chi phí)
Ngay cả khi mức độ và cơ cấu chi (theo tính chất kinh tế, đối tượng) là thích
hợp thì các bộ phận sử dụng kinh phí vẫn có thể sử dụng nguồn lực phi hiệu quả.
Khi nói đến hiệu quả hoạt động là xem xét mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra và
kết quả cuối cùng trong việc cung ứng các hàng hoá dịch vụ. Khác với hoạt
động của khu vực tư nhân, hoạt động của khu vực công thường thiếu sức ép của
thị trường cạnh tranh, hơn nữa một số hàng hoá, dịch vụ công mang nhiều tính
chất ngoại ứng nên rất khó đo lường kết quả. Bởi vậy, để tiết kiệm chi trong hoạt
động thì một trong những cách thức được thực hiện trong quản lý là hệ thống
kiểm soát nội bộ được thiết lập để tiến hành kiểm soát một cách thường xuyên,
liên tục từ các yếu tố đầu vào (như nhân công, hàng hoá, dịch vụ, thiết bị…) đến
các kết quả đầu ra theo những tiêu chí thích hợp, và sau đó là trách nhiệm giải
trình của các bộ phận.
30
Kết luận.
Nhằm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho đời sống kinh tế,
xã hội, bất kỳ chính phủ nào cũng phải thành lập những đơn vị để sản xuất một
hoặc một số hàng hoá, dịch vụ có tính chất chuyên ngành mà người ta thường
gọi là đơn vị sự nghiệp công lập.
Để tài trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đạt
những mục tiêu do Chính phủ đề ra, Chính phủ buộc phải cấp phát ngân sách
tương ứng với những chỉ tiêu về hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà đơn vị phải cung
cấp hàng năm.
Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước theo Luật NSNN
của mỗi nước khác nhau mà qui trình cấp phát ngân sách cho từng đơn vị sử
dụng ngân sách khác nhau. Song, một nguyên tắc chung là kinh phí cấp phát
phải đảm bảo tài trợ cho hoạt động của đơn vị được kịp thời.
Ngân sách (tiền) nhà nước do nhân dân đóng góp vì lợi ích chung nên việc
sử dụng phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa. Vì vậy, Nhà nước nào
cũng phải ban hành những thể lệ tài chính, trong đó qui định rõ những hình thức,
công cụ, phương pháp quản lý…Lịch sử ngân sách nhà nước đã trải qua hai
phương pháp quản lý; phương pháp quản lý theo yếu tố đầu vào phù hợp với cơ
chế quản lý tài chính nhà nước và phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra phù
hợp với cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách.
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC CÔNG LẬP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ
doanh nhân và lao động lành nghề làm động lực đẩy mạnh quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sự phát
triển nhanh, bền vững của đất nước là nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục –
đào tạo. Song, kết quả thực hiện nhiệm vụ đó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm
kinh tế - xã hội, vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo mà
trong đó việc tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục,
đào tạo có ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy, chương này tập trung đánh giá đặc
điểm kinh tế xã hội và thực trạng hoạt động giáo dục, đào tạo ở Thành phố; thực
trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập theo cơ chế tự
chủ tài chính để làm cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng
cường quyền tự chủ.
2.1. ĐẶC ĐIỂM KT-XH VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ.
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước và vùng kinh tế
trọng điểm Đông Nam bộ, với diện tích 2.093,7 km2 dân số trên 7 triệu người
(theo số liệu điều tra dân số tháng 4 năm 2009), chiếm khoảng 7% của cả nước.
Dân cư của Thành phố ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số; một số dân tộc Hoa,
Chăm, Khơme, Nùng,…trong đó dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửa triệu
người, sống tập trung ở các quận 5, 6, 8, 10, 11 và Tân Bình.
Ngoài tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm là 1,08% của giai
đoạn 2006 – 2010, Thành phố Hồ Chí Minh còn chịu áp lực tăng dân số cơ học
rất lớn. Theo số liệu điều tra tháng 4/2009, dân nhập cư là 1.646.819 nhân khẩu
chiếm 27,07% dân số.
32
Về bộ máy hành chính, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 24 quận, huyện
(gồm 19 quận và 5 huyện) với 322 xã/phường/thị trấn. Điều kiện sống của dân
cư tương đối thuận lợi nhưng không đồng đều; vẫn còn một bộ phận khó khăn,
thiếu thốn.
Theo số liệu thống kế, tăng trưởng kinh tế của Thành phố đã có những cải
thiện rõ rệt trong thời gian qua, với tốc độ trung bình là 11 % giai đoạn 2001 –
2005; 11,20% giai đoạn 2006 – 2010, cao hơn mức trung bình của cả nước. Hệ
quả là tổng sản phẩm bình quân đầu người của Thành phố đạt 2,685 tổng sản
phẩm bình quân đầu người của cả nước (giai đoạn 2006 – 2010).
Bảng 2.1: Qui mô kinh tế, dân số của Thành phố HCM
2001 - 2005 2006 - 2010
- Quy mô nền kinh tế (% GDP so với cả nước) 18,74% 20,14%
- Quy mô dân số (% so với cả nước) 7,29% 7,5%
- GDP bình quân đầu người (% so với cả nước) 2,570 2,685
Nguồn: Tính toán trên cơ sở niên giám thống kê hàng năm của cả nước và Thành phố.
Số liệu trên cho thấy, qui mô nền kinh tế Thành phố chiếm 18,74 % giai
đoạn 2001 – 2005 đã tăng lên 20,14% giai đoạn 2006 – 2010 trong tổng GDP
của cả nước, tốc độ tăng là 7,47%, trong khi tốc độ tăng dân số chỉ là 2,88% (so
với cùng giai đoạn) và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Thành phố đã
tăng 4,47 so với mức tăng bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn.
Tỷ lệ hộ nghèo mặt dù đã giảm rõ rệt, từ 7,8%% năm 2000 xuống còn
6,18% năm 2005 (cả nước là 7% theo chuẩn cũ), nhưng theo chuẩn nghèo mới
được ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010, thì vẫn còn ở mức cao so với
các thành phố lớn trong khu vực Đông nam Á.
Cơ cấu kinh tế Thành phố đã có những bước tiến rõ rệt trong thời gian qua,
đặc biệt là ngành thương mại, dịch vụ đã bứt phá với tốc độ trung bình 10% giai
đoạn 2001 – 2005 lên 12,3%/năm giai đoạn 2006 – 2010.
33
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế
Cơ cấu
năm 2006
Nhịp độ tăng trưởng GDP (%)
2001 - 2005 2006 - 2010
- Tốc độ tăng chung 100% 11% 11,2%
- Nông, lâm, thủy 1.2% 05,0 % 4,8%
- Công nghiệp, xây dựng 47,5% 11,4% 10,1%
- Thương mại, dịch vụ 51,3% 10,0% 12,3%
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của cả nước và Thành phố
Qua số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố bằng
128,73% tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, nhất là cùng với tốc độ
tăng trưởng kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực,
những ngành, lĩnh vực hoạt động có mức tích luỹ cao như Thương mại, Dịch vụ
có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung.
Với đặc điểm kinh tế xã hội trên, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Thành phố chiếm tỷ trọng gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước, và có tốc độ
tăng trưởng về thu ngân sách khoảng 20%/ năm, nhưng tỷ lệ phân chia các
nguồn thu cho ngân sách Thành phố lại luôn giảm sút qua các thời kỳ ổn định
ngân sách (29 % giai đoạn 2004 - 2006; 26 % giai đoạn 2007 - 2010 và hiện nay
là 23%) nên tổng thu ngân sách Thành phố tăng chậm hơn tốc độ tăng thu ngân
sách nhà nước. Tình hình trên dẫn đến mức độ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu về
quản lý đô thị, về hạ tầng giao thông….và nhất là chi cho sự nghiệp phát triển
Giáo dục chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây chính là “nút
thắt” cơ chế, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành
phố, xét trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn (chúng ta sẽ có dịp phân tích
kỹ ở các phần sau)
34
Bảng 2.3: Tình hình ngân sách trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010.
Chỉ tiêu Đ/vị tính 2006 2007 2008 2009 2010
- Tốc độ tăng trưởng
kinh tế TP
% 12,20 12,60 10,70 08,6 11,2
- Thu NSNN 1.000 tỷ 67,8 91,9 121,4 136,1 172,3
- Thu NSTP 1.000 tỷ 21,4 28,5 35,6 40,2 39,1
- % so NSNN % 31,56 31,01 29,32 29,54 22,69
- Chi ngân sách TP 1.000 tỷ 19,1 25,7 34,2 36,2 38,4
- Tốc độ tăng chi NSTP % 100 34,55 33,07 5,85 6,08
Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm và Sở tài chính Thành phố
Bảng số liệu trên cho thấy, tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố từ 67,8
ngàn tỷ đồng năm 2006 đã tăng lên 172,3 ngàn tỷ đồng năm 2010, tức là tăng
2,54 lần, nhưng nguồn thu NSNN mà Thành phố được hưởng chỉ tăng lên 1,827
lần, nên tốc độ chi ngân sách Thành phố không tương xứng với tốc độ tăng thu
NSNN trên địa bàn thành phố, mà nguyên nhân là do tỷ lệ (%) phân chia khoản
thu NSNN giữa NSTW và NSTP (do Trung ương qui định) đã giảm từ 31,56%
năm 2006 còn 22,69% năm 2010.
2.1.2. Thực trạng ngành giáo dục và đào tạo thành phố.
Theo số liệu điều tra, dân số thành phố đã tăng từ 5 triệu người năm 1998
lên trên 7 triệu người vào tháng 4 năm 2009. Đối tượng phổ cập giáo dục trung
học cơ sở và đối tượng phổ cập bậc trung học tuổi từ 11 đến 21 là 723.395 người
(chỉ tính hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn KT3)
Tính đến năm học 2009 – 2010, thành phố có 1.540 trường học mầm non
và phổ thông, trong đó:
+ Mầm non : 658 (ngoài công lập 277)
+ Tiểu học : 468 (ngoài công lập 35)
+ THCS : 251 (ngoài công lập 04)
+ THPT : 163 (ngoài công lập 60)
35
+ Số trường chuyên nghiệp do Sở GD&ĐT quản lý là 41, trong đó
trường Cao đẳng là 08.
Để đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục, đào tạo, chúng ta lần lược
nghiên cứu các chỉ tiêu tổng hợp sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu trường, cơ cấu học sinh của cả nước và Thành phố HCM
S
T
T
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Cả nước
2007-2008
TP.Hồ Chí Minh
2007-2008 2009-2010 2010-2011
1 Tổng số trường trường 27,898 831 862 881
Tiểu học trường 14,933 467 470 468
Tỷ lệ % 53.53 56.20 54.52 53.12
Trung học cơ sở trường 10,508 233 242 251
Tỷ lệ % 37.67 28.04 28.07 28.49
Trung học phổ thông trường 2,457 131 150 162
Tỷ lệ % 8.81 15.76 17.40 18.39
2 Tổng số lớp học Lớp 495,200 23,073 24,372 25,577
Tiểu học Lớp 266,400 11,428 12,402 12,743
Trung học cơ sở Lớp 160,200 7,603 7,556 7,957
Trung học phổ thông Lớp 68,600 4,042 4,414 4,877
3 Tổng số học sinh người 15,685,200 894,751 969,121 999,509
Tiểu học người 6,860,300 423,437 474,919 485,337
Tỷ lệ % 43.74 47.32 49.01 48.56
Trung học cơ sở người 5,803,300 294,652 307,738 316,317
Tỷ lệ % 37.00 32.93 31.75 31.65
Trung học phổ thông người 3,021,600 176,662 186,464 197,855
Tỷ lệ % 19.26 19.74 19.24 19.80
Nguồn: Sở giáo dục thành phố HCM
36
Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu giáo viên ngành giáo dục Thành phố.
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Tiểu học
Trung
học cơ
sở
Trung
học phổ
thông
Giáo viên Người 15,181 14,302 8,835
Chia
theo
TĐ
chuẩn
+ Trình độ trên chuẩn " 12,767 10,184 582
+ Trình độ chuẩn " 2,311 3,994 8,177
+ Chưa đạt chuẩn " 103 124 76
Chia
theo
trình
độ
đào
tạo
+ Trình độ đào tạo Trung cấp " 1,754
+ Trình độ đào tạo Cao đẳng " 5,249 3,602 76
+ Trình độ đào tạo Đại học " 8,088 10,482 8,174
+ Trình độ đào tạo Thạc sĩ " 8 56 560
+ Trình độ đào tạo Tiến sĩ " 2 22
+ Trình độ đào tạo TS khoa học "
+ Trình độ đào tạo Cấp tốc " 7
+ Trình độ đào tạo Sơ cấp " 27
+ Trình độ đào tạo khác " 48 25 3
+ Trình độ đào tạo khác (1) " 82 25
Chia
theo
độ
tuổi
+ Dưới 30 tuổi " 2,439 3,985 2,481
+ 30-35 tuổi " 3,664 3,399 1,920
+ 36-40 tuổi " 2,929 1,523 1,234
+ 41-45 tuổi " 2,740 1,583 893
+ 46-50 tuổi " 2,077 1,979 957
+ 51-55 tuổi " 1,205 1,599 892
+ 56-60 tuổi " 129 214 377
+ Trên 60 tuổi " 19 81
Nguốn: Sở Giáo dục, đào tạo
37
Ghi chú:
(1) - Tại cấp tiểu học: Giáo viên tốt nghiệp THSP hoặc tốt nghiệp TCCN và có chứng chỉ bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm
- Tại cấp trung học cơ sở: Số làm mới đưa vào sử dụng trong năm học và báo cáo lần đầu
- Tại cấp trung học phổ thông: Số giáo viên đạt trình độ đào tạo dưới trình độ đại học
Bảng 2.6: Tình hình cơ sở vật chất
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Tiểu
học
Trung
học cơ
sở
Trung
học phổ
thông
Tổng số phòng học và phòng học bộ môn
Phòng 10,766 9,002 6,410
Trong
đó
+ Phòng học văn hóa
" 7,785 5,242
+ Phòng bộ môn
" 1,217 1,168
Tổng số phòng phục vụ học tập:
" 714 281
Trong
đó
+ Phòng GD rèn luyện thể chất/nhà đa
năng " 59 30
+ Thư viện " 505 251
+ Phòng giáo dục nghệ thuật " 150
Tổng diện tích phòng học
m2 359,400 436,472 418,632
Trong
đó
+ Phòng học văn hóa
" 368,454 329,577
+ Phòng bộ môn
" 68,018 89,055
Tổng diện tích các phòng phục vụ học tập:
" 45,345 26,321 63,807
Trong
đó
+ Phòng GD rèn luyện thể chất/nhà đa
năng " 10,600 10,369 37,569
+ Thư viện " 26,827 15,952 26,238
+ Phòng giáo dục nghệ thuật " 7,918 -
Chỗ ngồi
Chỗ 374,007 332,905 311,654
Nguồn: Sở Giáo dục đào tạo Thành phố.
Bảng số liệu trên đang đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách phát triển
sự nghiệp giáo dục nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ, tính toán lại việc xây dựng
định mức phân bổ chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục cũng như chi đầu tư
38
phát triển giáo dục, đào tạo, cụ thể: tỷ lệ trường tiểu học của Thành phố tương
đương cả nước nhưng tỷ lệ của trường trung học cơ sở và trung học phổ thông
lại có tỷ lệ ngược lại (trong phạm vi nội dung luận án thạc sĩ không có điều kiện
phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố trên đến hiệu quả phân bổ ngân sách)
Bên cạnh đó, với qui mô trường công lập còn chiếm tỷ trọng lớn (hơn
90%), Cơ cấu giáo viên trẻ (dưới 40 tuổi chiếm 9,5%), phần lớn vào công tác từ
năm 1995 trở lại đây nên tổng quỹ tiền lương thấp cũng có tác dụng tiêu cực tới
khoản ngân sách phân bổ cho Giáo dục theo qui định của Trung ương (kinh phí
được phân bổ bằng 80% chi cho con người cộng (+) 20% chi khác, trong đó lấy
số chi cho con người làm cơ sở tính toán). Chính vì vậy mà kinh phí dành cho
hoạt động chuyên môn đặc thù ngành giáo dục và nhất là chi mua sắm dụng cụ
dạy học, chi sửa chữa trường lớp phần lớn phải dựa vào sự đóng góp của cha mẹ
học sinh. (thực trạng trên sẽ được nhìn nhận qua thực tế chi ở phần sau).
2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 .
2.2.1. Khuôn khổ pháp lý hiện hành.
Tuỳ theo mục đích, đối tượng và nội dung chi ngân sách và đặc điểm hoạt
động của từng đơn vị sử dụng ngân sách khác nhau mà Nhà nước ban hành cơ
chế quản lý tài chính khác nhau. Cơ chế quản lý tài chính chủ yếu hiện nay được
quy định tại các văn bản pháp qui, gồm:
- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Ngân sách nhà nước;
- Thông tư số: 79/2003/TT-BTC, hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát,
thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;
- Thông tư số 50/2003/TT- BTC, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu
xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP;
- Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP, qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan
nhà nước;
39
- Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP, qui định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ nội vụ số: 03/2006/TTLT-BTC-
BNV, hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP;
- Thông tư số:71/2006/T T-BTC, Hướng dẫn thực hiện Nghị định số:
43/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số: 81/2006/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với
đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;
Toàn bộ nội dung cơ bản của cơ chế quản lý chi theo các văn bản pháp lý
trên, được áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ tài
chính và được tóm tắt như sau:
2.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2.2.2.1. Phân loại đơn vị tự chủ tài chính.
Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài
chính) phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ
máy kế toán theo qui định của Luật kế toán.
Để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính phù hợp, tuỳ theo khả năng nguồn
thu, nhiệm vụ chi và kinh phí NSNN cấp cho từng đơn vị, các đơn vị sự nghiệp
được phân loại:
i. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
ii. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp bảo
đảm một phần chi phí hoạt động);
40
iii. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp hạn chế, đơn vị sự nghiệp không có
nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do
NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do
NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động)
2.2.2.2. Nội dung tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập.
i. Nguồn tài chính.
+ Kinh phí do NSNN cấp;
+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp;
+ Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo qui định của pháp luật;
+ Nguồn khác (nếu có)
ii. Nội dung chi.
+ Chi thường xuyên; gồm:
- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí, lệ phí;
- Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với NSNN,
trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn góp, trả lãi tiền vay);
+ Chi không thường xuyên; gồm:
- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, qui hoạch,
khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước qui định;
- Chi vốn đối ứng các dự án có nguồn vốn nước ngoài;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được giao;
- Chi thực hiện chế độ tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước qui
định;
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf
Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf

More Related Content

Similar to Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf

Similar to Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf (20)

Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
Quản lý chi thường xuyên tại Viện Kinh tế Xây Dựng
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!LV:  Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Vĩnh Linh, HAY!
 
Chương 1.2020-TCC.pptx
Chương 1.2020-TCC.pptxChương 1.2020-TCC.pptx
Chương 1.2020-TCC.pptx
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
 
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAYLuận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
 
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyênLv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Lv: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trung tâm giáo dục thường xuyên
 
phan_tom_tat_luan_van_3709.doc
phan_tom_tat_luan_van_3709.docphan_tom_tat_luan_van_3709.doc
phan_tom_tat_luan_van_3709.doc
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNGTS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
 
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdfCNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
 
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chấtLuận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất
Luận văn: Quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất
 
20166
2016620166
20166
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước, 9đ
 
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
LUẬN VĂN: TỔNG HỢP VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CÔNG VÀ NHẬN XÉT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ...
 
Lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trìn...
Lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trìn...Lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trìn...
Lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của xí nghiệp khai thác công trìn...
 
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành SơnLuận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
Luận văn: Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng NamCải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
Cải Cách Hành Chính Từ Thực Tiễn Huyện Quế Sơn, Tỉnh Quảng Nam
 
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Quan Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
 

More from HanaTiti

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

Tăng cường quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp TPHCM.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THANH TUYỀN TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THANH TUYỀN TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kinh tế tài chính ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS. Sử Đình Thành TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn thiện trung thực và đúng với nguồn trích dẫn. Những giải pháp, kiến nghị được nêu trong luận văn là của cá nhân tôi đúc kết từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung cam đoan trên. Người cam đoan Lê Thị Thanh Tuyền
  • 4. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP 04 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 04 1.1.1. Khái niệm. 04 1.1.2. Đặc điểm. 05 1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp. 07 1.1.4. Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế. 11 1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP. 14 1.2.1. Những nguyên tắc quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. 14 1.2.1.1. Nguyên tắc toàn diện (đầy đủ, trọn vẹn) 14 1.2.1.2. Sử dụng đúng mục đích các khoản kinh phí. 15 1.2.1.3. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác. 16 1.2.1.4. Nguyên tắc công khai, minh bạch. 16 1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. 17 1.2.2.1. Cơ chế quản lý tài chính nhà nước (không tự chủ tài chính). 17 1.2.2.2. Cơ chế tự chủ tài chính 19 1.2.3. Nội dung, công cụ quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập 21 1.2.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính 21 1.2.3.2. Quản lý chi phí (sử dụng kinh phí) 23 1.2.3.3. Quản lý tài sản và các quỹ tài chính. 24 1.2.3.4. Qui chế chi tiêu nội bộ. 24
  • 5. 1.2.3.5. Lập dự toán (ngân sách) 25 1.2.3.6. Báo cáo tài chính. 26 1.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 27 1.3.1. Đảm bảo kỹ luật tài chính tổng thể 27 1.3.2. Hiệu quả phân bổ (phân bổ ngân sách theo ưu tiên mục tiêu) 28 1.3.3. Hiệu quả hoạt động (hiệu quả chi phí) 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ................... 31 2.1. ĐẶC ĐIỂM KT-XH VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ. 31 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. 31 2.1.2. Thực trạng ngành giáo dục và đào tạo thành phố. 34 2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ………………… 38 2.2.1. Khuôn khổ pháp lý hiện hành. 38 2.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 39 2.2.2.1. Phân loại đơn vị tự chủ tài chính. 39 2.2.2.2. Nội dung tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập. 40 2.2.3. Cơ chế tài chính nhà nước (không thực hiện chế độ tự chủ) 43 2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH…………… 45 2.3.1. Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. 45 2.3.2. Chi sự nghiệp giáo dục từ ngân sách Thành phố. 47 2.3.2.1. Định mức phân bổ ngân sách. 47 2.3.2.2. Phân bổ ngân sách cho Giáo dục đào tạo. 52 2.3.3. Thực hiện tự chủ tài chính giai đoạn 2007 - 2010. 54 2.3.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính. 54
  • 6. 2.3.3.2. Quản lý việc sử dụng các nguồn lực. 56 2.4. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH.............. 60 2.4.1. Những thành tựu. 60 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 61 Chương 3 TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH.......................................... 66 3.1. MỤC TIÊU TĂNG CƯỜNG QUYỀN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH. 66 3.1.1. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính…………………... 66 3.1.2. Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm………………….. 67 3.1.3. Đáp ứng mục tiêu, phương hướng phát triển……………………. 68 3.1.4. Thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình. 68 3.2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP…….. 69 3.2.1. Những mục tiêu cơ bản. 69 3.2.2. Phương hướng phát triển. 69 3.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH…………….. 70 3.3.1. Hoàn thiện nội dung qui chế chi tiêu nội bộ. 70 3.3.2. Lập dự toán (ngân sách) 72 3.3.2.3. Dự báo dòng tiền 74 3.3.2.4. Lập báo cáo tài chính 74 3.4. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP. 75 3.4.1. Nhóm giải pháp về thể chế 75 3.4.1.1. Chính sách học phí linh hoạt và đa dạng; định mức...................... 76 3.4.1.2. Ban hành các chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ, tự chịu………..... 76 3.4.1.3. Xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi chuyên môn…………… 77 3.4.1.4. Cơ quan quản lý giáo dục phối kết hợp với cơ quan tài chính….. 79
  • 7. 3.4.1.5. Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình……………. 80 3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế hoạt động 81 3.4.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý. 82 KẾT LUẬN 84
  • 8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - CP Chính phủ - DT Dự toán - KBNN Kho bạc Nhà nuớc - NSNN Ngân sách Nhà nước - NSTW Ngân sách Trung ương - GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product) - TC Tài chính - UBND Uỷ ban nhân dân - VP Văn phòng
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ STT MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 01 Sơ đồ số 01 Đơn vị dự toán các cấp 10 02 Sơ đồ số 02 Quản lý dự toán ngân sách 10 03 Bảng 2.1 Qui mô kinh tế, dân số của TP.HCM 32 04 Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế 33 05 Bảng 2.3 Tình hình ngân sách trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010 34 06 Bảng 2.4 Cơ cấu trường, cơ cấu học sinh của cả nước và Thành phố HCM 35 07 Bảng 2.5 Số lượng và cơ cấu giáo viên ngành giáo dục Thành phố 36 08 Bảng 2.6 Tình hình cơ sở vật chất 37 09 Bảng 2.7 Số đơn vị thực hiện tự chủ tài chính 46 10 Bảng 2.8 Định mức phân bổ ngân sách thường xuyên cho giáo dục 48 11 Bảng 2.9 Định mức phân bổ chi ngân sách thường xuyên cho đào tạo và dạy nghề 49 12 Bảng 10 Khung học phí của Trung ương 49 13 Bảng 2.11 Định mức chi ngân sách 01 học sinh/năm 52 14 Bảng 2.12 Kinh phí ngân sách cấp 53 15 Bảng 2.13 Tình hình thực hiện các khoản thu của đơn vị 55 16 Bảng 2.14 So sánh tốc độ tăng chi giáo dục và tăng chi thường xuyên 56 17 Bảng 2.15 Cơ cấu chi sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2006 – 2010 58 18 Bảng 2.16 Tình hình thu nhập tăng thêm bình quân người/năm 59
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục, đào tạo, y tế là những hoạt động có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Các lĩnh vực này không tạo ra hàng hóa thông thường cho nền kinh tế mà là những loại dịch vụ đặc biệt: dịch vụ liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực. Chính vì thế mà nhà nước rất quan tâm tạo cơ chế đầu tư, cung cấp nguồn vốn cho các lĩnh vực sự nghiệp này (giáo dục, y tế…). Đầu tư cho phát triển con người được nhiều nước coi là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách lâu dài. Vấn đề đặt ra là phải xem xét đến tính hợp lý, hiệu quả khi huy động và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho các hoạt động này. Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, nhà nước xóa bỏ dần cơ chế bao cấp và từng bước thực hiện xã hội hóa nhiều lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục… theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Theo đó, các hình thức thu phí, lệ phí ngày càng phát triển và mở rộng; công tác quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu đã thay đổi theo hướng phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói chung, và quyền tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tăng cường quyền tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nghiên cứu trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dụng luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Nhận thức được yêu cầu trên, người thực hiện đề tài mong muốn đạt được những mục tiêu sau: “Đề xuất những giải pháp tăng cường hơn nữa quyền tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh”
  • 11. 2 Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên, nội dung luận văn tiến hành hệ thống hóa một phần cơ sở lý luận về vai trò của hoạt động sự nghiệp trong nền kinh tế, nhất là hoạt động sự nghiệp giáo dục, làm cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2010, đặc biệt là phân tích thực trạng quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Sau đó tiến hành khái quát những thành tựu đạt được, những tồn tại cùng nguyên nhân để đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý tài chính. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định: - Về không gian: Các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố Hồ chí Minh; - Về phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, người viết chủ yếu dựa vào phương pháp diễn dịch trừu tượng để nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động sự nghiệp, vai trò của hoạt động sự nghiệp trong nền kinh tế, cơ chế quản lý tài chính công và hiệu quả quản lý tài chính công; phương pháp định lượng, sử dụng các số liệu báo cáo để đánh giá thực trạng tình hình thực hiện quyền tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thành phố Hồ Chí Minh; phương pháp phân tích qui nạp để tiến hành phân tích thực trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2010, từ đó tổng kết những thành tựu đạt được, những tồn tại và nguyên nhân làm cơ sở cho những đề xuất các giải pháp tăng cường quyền tự chủ tài chính
  • 12. 3 của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, sử dụng một số phương pháp khác như thống kế, khảo sát thực tế….. 5. Kết cấu của đề tài. Nội dung của đề tài được kết cấu thành ba chương truyền thống. Lời mở đầu Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Chương 2: Thực trạng về tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Tăng cường quyền tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết luận. Lời cảm tạ! Kết quả nội dung luận văn đã thể hiện nỗ lực của bản thân và sự đóng góp trí tuệ của nhiều tác giả thuộc những tài liệu mà tác giả đã tham khảo cũng như sự giúp đỡ rất nhiều của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Sở Giáo dục đào tạo, đặc biệt xin trân trọng cám ơn PGS, TS Sử Đình Thành đã tận tình hướng dẫn và trang bị thêm cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, khảo sát thực tế và nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Thành phố, Sở Giáo dục đào tạo nhưng tôi tin chắc rằng nội dung của luận văn còn nhiều thiếu sót về phương diện lý luận và phân tích thực trạng, rất mong những ý kiến đóng góp của quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp để bản thân có thể nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực nghiên cứu.
  • 13. 4 CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP Dịch vụ giáo dục và Y tế là hai dịch vụ cơ bản quyết định chất lượng nguồn nhân lực, sự phân hoá trong nền kinh tế, nên Chính phủ của hầu hết các nước luôn dành sự ưu tiên trong việc phân bổ các nguồn lực cho sự phát triển hai lĩnh vực này. Trong đó, nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến qui mô, chất lượng dịch vụ giáo dục. Vì vậy, bên cạnh những ưu tiên trong phân bổ nguồn lực, Chính phủ các nước luôn quan tâm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1.1. Khái niệm. Trong đời sống xã hội, dân chúng cần rất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau, nhưng các cá nhân chỉ tự tổ chức hoặc tham gia vào các tổ chức sản xuất, cung ứng các hàng hoá, dịch vụ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận. Những tổ chức như vậy thường được gọi là các tổ chức kinh tế, và hoạt động của chúng thường được gọi là hoạt động kinh tế hay hoạt động kinh doanh, những cá nhân tham gia vào các tổ chức kinh tế hay hoạt động kinh tế được gọi là nhà đầu tư hay người kinh doanh. Và lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất của mọi nhà đầu tư hay tổ chức kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân chúng về những loại hàng hoá, dịch vụ còn lại, và đôi khi là những nhu cầu cần thiết cho các doanh nghiệp, ví dụ như những người lao động khoẻ mạnh cùng những kỹ năng lao động cao, chẳng hạn. Chính phủ bắt buộc phải sử dụng ngân sách (tiền) để thành lập những tổ chức nhằm cung cấp cho dân chúng những hàng hoá dịch vụ đó, và những đơn
  • 14. 5 vị này thường được gọi là các đơn vị sự nghiệp công lập; hoạt động của các đơn vị này thường được gọi là hoạt động sự nghiệp. Khái niệm “hoạt động sự nghiệp” ngụ ý rằng, các hoạt động nhằm vào mục tiêu duy trì, ổn định và phát triển một lĩnh vực hay một ngành kinh tế nào đó, như các lĩnh vực: Kiến thiết thị chính, Địa chính, Giao thông… hay ngành kinh tế như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Giáo dục, Y tế…. Và hầu như không nhằm vào mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận như các hoạt động kinh tế. Những đơn vị này thường gọi là đơn vị sự nghiệp công lập. Tóm lại, đơn vị sự nghiệp công lập là một tổ chức do Nhà nước thành lập, có tên riêng, có tài sản do nhà nước đầu tư xây dựng, có trụ sở giao dịch ổn định và thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao hàng năm, cùng với nguồn ngân sách tài trợ cho các nhiệm vụ được giao nên còn được gọi là đơn vị dự toán hay đơn vị thụ hưởng ngân sách. 1.1.2. Đặc điểm. Khác với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập có những đặc điểm sau: - Về phương diện hành chính và pháp lý. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các tổ chức thực hiện những chức năng quản lý nhà nước về từng lĩnh vực kinh tế xã hội và an ninh quốc gia, từ Trung ương đến địa phương, và do Chính phủ quyết định. Trong đó, mỗi chức năng do một Bộ, ngành đảm nhiệm, và thực hiện hai chức năng riêng biệt, chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý chuyên ngành. Tương ứng với hai chức năng trên, có hai hệ thống tổ chức bộ máy mà trong đó bao gồm nhiều đơn vị hợp thành. Ví dụ như chức năng quản lý chuyên ngành Giao thông vận tải, hay chức năng quản lý chuyên ngành Giáo dục, và người ta thường gọi là chức năng phát triển sự nghiệp Giao thông vận tải, hoặc phát triển sự nghiệp Giáo dục. Và các đơn vị thực hiện các chức năng trên được gọi là đơn vị sự nghiệp. Như vậy, các đơn vị sự nghiệp công lập do Chính quyền
  • 15. 6 Trung ương hay Chính quyền địa phương quyết định thành lập, tuỳ theo sự phân cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp đó, ví dụ: Thủ tướng chính phủ quyết định hoặc uỷ quyền cho các Bộ trưởng quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực do Trung ương trực tiếp quản lý. - Về phương diện tài chính. Hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiến hành giao những nhiệm vụ cho từng đơn vị sự nghiệp. Và để tài trợ cho những nhiệm vụ đã giao, nhà nước phải cấp phát kinh phí và qui định cơ chế quản lý tài chính. Cơ chế quản lý tài chính bao gồm những qui định về thu và quản lý nguồn thu; những qui định về chi và quản lý việc chi tiêu. Ta phải công nhận rằng, không phải lúc nào và bao giờ giá cả của một hàng hoá, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp, cũng bằng với phí tổn sản xuất bình quân của chúng. Chính sách xã hội tổng quát có thể xung đột với chính sách kinh doanh, chẳng hạn như trong trường hợp vận tải công cộng và Giáo dục, giá cước, học phí không đủ bù phí tổn, vì lý do xã hội, các dịch vụ phải được mở rộng cho dân chúng, và muốn như vậy, giá của chúng không thể bằng với phí tổn sản xuất. Trong những trường hợp khác, độc quyền của Chính phủ trong sự phân phối một vài loại hàng hoá, dịch vụ được thiết lập phần lớn để thu hồi cho công quỹ, hoặc Chính phủ có thể chủ trương sản xuất hay bán các hàng hoá và dịch vụ vì nhiều lý do. Những lý do trên đã cũng giải thích vì sao nhà nước qui định các khoản thu và mức thu về từng loại hàng hoá, dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp; và vì sao ngân sách nhà nước phải cấp phát kinh phí tài trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công. Trong nền kinh tế thị trường, các phí tổn liên quan đến việc sản xuất hàng hoá, dịch vụ được bù đắp bằng số tiền thu được khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
  • 16. 7 tiêu thụ, hay nói một cách khác, các khoản chi được tài trợ bằng các khoản thu. Nếu nhà nước qui định các khoản thu, mức thu (giá cả của hàng hoá dịch vụ) thì tất yếu phải qui định các khoản chi, mức chi thông qua việc qui định các định mức, chế độ, tiêu chuẩn chi tiêu về các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Khoản chênh lệch giữa thu và chi chính là quyền lợi hay nghĩa vụ tài chính của nhà nước. Trường hợp khoản thu không bù đắp đủ các khoản chi liên quan thì ngân sách nhà nước có nghĩa vụ tài trợ, ngược lại, nếu tổng thu lớn hơn tổng chi thì khoản chênh lệch đó chính là lợi tức (thu nhập) của ngân sách nhà nước. - Về tính chất hoạt động. Khác với hoạt động và mục tiêu hoạt động của các chủ thể kinh tế, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp phần lớn là vì mục tiêu phát triển của một ngành kinh tế, hay vì mục tiêu phát triển chung của đất nước. Chúng ta thấy rằng, phần lớn các hàng hoá, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp thường mang lại lợi ích riêng biệt cho người sử dụng nó. Các hàng hoá, dịch vụ mang lại lợi ích không phải là sản phẩm phụ thuộc vào sự thực hiện một nhiệm vụ hành chính tổng quát, như trong trường hợp các dịch vụ hành chính công quyền, mà là những sản phẩm chính yếu mà sự sản xuất là lý do tồn tại của cơ quan nhà nước (tại sao phải thành lập những đơn vị sự nghiệp công lập). Các hàng hoá, dịch vụ sản xuất để bán bởi các đơn vị sự nghiệp công lập thường là những thứ thiết yếu cho tiêu thụ của người dân; các dịch vụ y tế, giáo dục là những bằng chứng rõ rệt nhất nên việc cung cấp không căn cứ trên khả năng trả tiền của người mua, tức là không áp dụng thể thức bán hàng lấy tiền theo một giá. Đây chính là nền tảng để giải thích cho cơ chế tài chính, áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập mà chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu ở những phần tiếp theo. Tóm lại, hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ theo cơ chế quản lý tài chính nhà nước. Chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu đầy đủ nội dung cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập ở phần sau. 1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp.
  • 17. 8 Để có thể phân tích kinh tế - xã hội và xét ảnh hưởng của từng hoạt động sự nghiệp đến đời sống quốc gia người ta có thể đứng về nhiều phương diện khác nhau để phân loại các đơn vị sự nghiệp. - Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân. Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân là dựa vào tính chất hoạt động kinh tế của các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng, nhiệm vụ của ngành kinh tế theo phân ngành kinh tế quốc dân hiện hành, bao gồm: + Đơn vị sự nghiệp kinh tế (Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Giao thông…) + Đơn vị sự nghiệp Giáo dục, đào tạo; + Đơn vị sự nghiệp Y tế; + Đơn vị sự nghiệp Thông tin và truyền thông; + Đơn vị sự nghiệp Khoa học và Công nghệ; ……………………………………………… ……………………………………………… - Phân loại theo phân cấp quản lý hành chính nhà nước. Phân loại theo phân cấp quản lý hành chính nhà nước là phân loại dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức của cơ quan, tổ chức thuộc một cấp chính quyền được tổ chức quản lý ngân sách riêng nhằm xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị, tổ chức đó với ngân sách của một cấp chính quyền. Theo phân loại này, các đơn vị sự nghiệp gồm: + Đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương quản lý, các đơn vị do cơ quan Trung ương quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Trung ương giao hàng năm và được ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí hoạt động, ví dụ như các trường đại học do Bộ Giáo dục đào tạo quản lý, các Bệnh viện do Bộ Y tế quản lý….
  • 18. 9 + Đơn vị sự nghiệp do Chính quyền địa phương (Thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện, quận trực thuộc tỉnh, Thành phố) quyết định thành lập, thực hiện các nhiệm vụ do Chính quyền địa phương giao và ngân sách địa phương tài trợ kinh phí. - Phân loại phương thức tiếp nhận dự toán chi ngân sách. Căn cứ vào phương thức tiếp nhận dự toán chi ngân sách, các đơn vị dự toán gồm: + Đơn vị dự toán cấp 1: Là các đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng chính phủ (đối với ngân sách Trung ương) hoặc Chủ tịch UBND (đối với Ngân sách địa phương) giao. Đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức, thực hiện chi tiêu, kế toán và quyết toán ngân sách của nội bộ đơn vị và công tác kế toán, quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. + Đơn vị dự toán cấp 2: Là đơn vị dự toán được đơn vị dự toán cấp 1 giao dự toán (phân bổ) và phân bổ dự toán được giao cho các đơn vị dự toán trực thuộc (trường hợp được uỷ quyền của đơn vị dự toán cấp 1), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chi, kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc. + Đơn vị dự toán cấp 3: Là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng ngân sách theo dự toán được giao hoặc được phân bổ (đơn vị dự toán cấp 1 hoặc cấp 2 phân bổ), có trách nhiệm tổ chức chi tiêu, kế toán và quyết toán ngân sách phù hợp với những nhiệm vụ được giao và thể lệ tài chính ngân sách hiện hành.
  • 19. 10 Sơ đồ số 01: Đơn vị dự toán các cấp VD: Cấp trung ương quản lý Bộ Chức năng Đ/vị DT Cấp 1 - NSTW VP Bộ Tổng cục Đ/vị DT cấp 3 Đ/vị DT cấp 2 VP Tổng cục Cục Đ/vị DT cấp 3 Đ/vị DT cấp 3 VP Cục Chi cục Đ/vị DT cấp 3 Đ/vị DT cấp 3 Sơ đồ số 02: Quản lý dự toán ngân sách - Phân bổ và giao dự toán CP/UBND Giao dự toán Cơ quan TC Đ/vị DT cấp 1 Kiểm nhận Phân bổ và giao DT KBNN Đ/vị DT cấp 3 Đ/vị DT cấp 2 Chi trả theo DT Phân bổ và giao DT - Phân loại theo nguồn kinh phí hoạt động.
  • 20. 11 Dựa vào nguồn kinh phí hoạt động, các đơn vị sự nghiệp được phân loại thành: + Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước tài trợ toàn bộ kinh phí hoạt động. Những đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ cung cấp những hàng hoá, dịch vụ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì lý do xã hội mà đơn vị không được thu tiền của dân chúng, hoặc được thu với mức gía không đáng kể; tức là giá cả nhỏ hơn rất nhiều lần so với chi phí sản xuất. + Đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước tài trợ một phần kinh phí, là những đơn vị được ngân sách nhà nước tài trợ cho những chương trình, mục tiêu, công việc nhất định, phần còn lại đơn vị phải tự trang trải bằng các khoản thu do việc cung cấp hàng hoá dịch vụ khác. + Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, là những đơn vị sự nghiệp được thực hiện theo cơ chế giá hàng hoá dịch vụ phù hợp với từng đối tượng có tính đến các yếu tố thị trường, nhưng không vượt quá khung mức thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 1.1.4. Vai trò của đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế. Từ việc nghiên cứu các đặc điểm và phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập đã phần nào làm sáng tỏ vai trò hay những ảnh hưởng của các đơn vị sự nghiệp công trong nền kinh tế. Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn vai trò (ảnh hưởng) của nó trong đời sống kinh tế một quốc gia. - Hoạt động sư nghiệp ảnh hưởng đến sản xuất. Từ thế chiến thứ hai đến nay, vấn đề phát triển kinh tế đã trở thành qui chế của một mục tiêu xã hội chủ yếu và được công nhận. Phát triển kinh tế thường được định nghĩa là sự gia tăng sức sản xuất hoặc gia tăng lợi tức bình quân đầu người. Có rất nhiều khía cạnh của vấn đề phát triển sức sản xuất, trong đó nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tầm quan trọng của các quyết định mà nhà nước phải ban hành dĩ nhiên sẽ có tính cách mạnh mẽ trong những nền kinh tế mà vì truyền thống, nên trong đó lĩnh vực của chính quyền rất rộng lớn bên cạnh
  • 21. 12 một lĩnh vực tư nhân nhỏ bé hơn. Nhưng dù trong nền kinh tế phát triển như Hoa kỳ, vai trò của nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế rất là đáng kể. Tình trạng hữu dụng của các tài nguyên thiên nhiên sẽ phụ thuộc trong một phạm vi đáng kể vào chính sách bảo tồn trong quá khứ và hiện tại. Việc phát triển các nguồn tài nguyên thuỷ điện và các công trình thuỷ lợi, kiểm soát thiên tai, kiểm soát lỡ đất; việc phát triển mạng lưới giao thông…đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nhưng công tác duy tu bảo dưỡng các công trình giao thông ; công cuộc nghiên cứu để đi đến chỗ thay thế các tài nguyên khan hiếm bằng các tài nguyên phong phú (điện mặt trời là một ví dự điển hình) cần cho sự sản xuất, việc cải thiện năng suất của ngành nông nghiệp cũng không kém phần quan trọng…Tất cả những điều đó nói lên những ảnh hưởng to lớn của các đơn vị sự nghiệp công lập đến sức sản xuất của nền kinh tế. - Hoạt động sự nghiệp và phát triển nguồn nhân lực. Đối với vấn đề các nguồn tài nguyên nhân lực, khối lượng dân số trong bất cứ giai đoạn nào cũng không hẳn đã bị lệ thuộc vào ảnh hưởng của chính quyền. Nhưng sức khoẻ và sức mạnh của người lao động đã bị ảnh hưởng của bởi công việc nghiên cứu và các tiện nghi được thiết lập để ngăn ngừa và điều trị bệnh tật và tai nạn, bởi việc nghiên cứu về thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng, bởi các tiện nghi giải trí. Trong tất cả các công việc kể trên, nhà nước đã đóng một vai trò đáng kể, và không một công việc nào trong số đó mà vai trò của nhà nước lại sẽ hoặc cần thu hẹp. Có thể quan trọng nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực là công tác giáo dục, và vai trò của nhà nước từ xưa đến nay và về sau vẫn tiếp tục quan trọng. Vai trò của giáo dục còn đi xa hơn cả việc huấn luyện đặc biệt về khả năng chuyên môn. Nhiệm vụ của giáo dục là phát triển khả năng quyết định một cách hợp lý; khả năng phát biểu, thông tri, và thấu hiểu các ý kiến, và sử dụng kiến thức đã tích luỹ được vào mục tiêu tiến bộ. Đó là yếu tố chiến lược đặc biệt về tiến bộ, vì lẽ nó không những đặt nền móng cho tiến bộ kỹ thuật của những người có sáng kiến mà còn trang bị cho cả công chúng để họ có thể chấp nhận và tự điều chỉnh mình theo các kỹ xảo mới xuất hiện.
  • 22. 13 - Hoạt động sự nghiệp và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ nghiên cứu là một nhiệm vụ trọng yếu trong công cuộc phát triển của mọi quốc gia. Chúng ta thấy rằng, những quốc gia đang phát triển có lợi thế là kế thừa kho tàng khoa học hiện có để phát triển, nhưng nếu chỉ dựa vào những thành tựu sẳn có thì họ luôn là những nuớc đi sau. Còn đối với những quốc gia phát triển, nhất là những quốc gia quá phát triển đến nỗi không thể kế thừa (bắt chước) các kỹ thuật của các quốc gia khác. Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật phụ thuộc đặc biệt vào nhà nước (tài trợ tài chính hoặc tổ chức nghiên cứu). Vì kinh phí nghiên cứu là loại kinh phí có tính chất nhiều rủi ro; kinh phí này không hứa hẹn là trong mỗi công việc nghiên cứu, các kết quả sẽ hữu ích và rất nhiều kết quả hữu ích chỉ có thể thực hiện được sau những thời gian tương đối dài, và thường mang lại hữu ích cho những người khác thay vì những người bỏ tiền ra nghiên cứu. Việc gieo trồng những giống lúa mới ở đồng bằng sông Cửu long trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào sản lượng gạo xuất khẩu của Việt nam, và cũng nhờ đó mà thu nhập của người nông dân cùng với những ai trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo đã được tăng thêm đáng kể. Một lần nữa nhiệm vụ giáo dục, nếu được thi hành đúng đắn, sẽ bao trùm toàn thể quá trình sáng kiến về khoa học kỹ thuật. Tóm lại, chúng ta vắn tắt vẽ lên vài nét chính yếu về các lĩnh vực trong đời sống xã hội mà trong đó hoạt động sự nghiệp công lập đã đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc phát triển khả năng sản xuất, cung cấp thích ứng nguồn lao động chất lượng cao và những sáng kiến cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, toàn bộ vai trò của các đơn vị sự nghiệp công lập không phải chỉ có thế. Vì lẽ phát triển kinh tế xảy ra sẽ dẫn đến sự thịnh vượng chung của một quốc gia, dân tộc, nền kinh tế phát triển bao hàm một xã hội ổn định chính trị, một hệ thống khá hoàn hảo về quyền lợi và nghĩa vụ cá nhân, một dân số thông minh và nhiều tham vọng được khích lệ một cách thích hợp để phát triển tạo nên sự ổn
  • 23. 14 định về kinh tế…Tất cả các vấn đề kể trên có liên hệ mật thiết đến nhà nước thông qua hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. 1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP. Mục đích hoạt động của bất kỳ đơn vị sự nghiệp công lập nào cũng nhằm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ công cho công chúng, nên những đặc điểm về phương diện hành chính, pháp lý và các tiêu chí phân loại giống nhau. Song, do tính chất hoạt động (qui trình công nghệ; thị trường cung cấp các yếu tố “đầu vào”; thị trường tiêu thụ…) của các đơn vị sự nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác nhau (Giao thông, Nông nghiệp, Giáo dục…), nên cơ chế giá cả và doanh thu bán hàng cũng như những định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách (chi tiêu cho việc sản xuất hàng hoá, dịch vụ) khác nhau. Song, về phương diện quản lý tài chính công, cơ chế quản lý tài chính công được thực hiện thống nhất trong tất cả các ngành kinh tế, hay nói một cách khác, quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp Giáo dục công lập về cơ bản không có sự khác biệt so với việc quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bất kỳ các lĩnh vực kinh tế - xã hội nào. Điều đó ngụ ý rằng, công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp Giáo dục phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật NSNN và chế độ quản lý tài chính công. Và được khái quát thành những nguyên tắc quản lý. 1.2.1. Những nguyên tắc quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Trong việc quản lý, điều hành hoạt động tài chính của tổ chức các nhà quản lý bắt buộc phải tuân theo những nguyên tắc tài chính cơ bản, đó là: 1.2.1.1. Nguyên tắc toàn diện (đầy đủ, trọn vẹn) Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi rằng, tất cả hoạt động tài chính của tổ chức bao gồm mọi khoản thu, bất luận từ hoạt động nào, nguồn nào: do ngân sách nhà nước cấp hay thu từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho công chúng, và mọi khoản chi cho mọi đối tượng như chi trả lương, phụ cấp, chi thanh toán hàng hoá, dịch vụ hay mua sắm, sửa chữa, hoặc chi cho những mục đích khác nhau của đơn vị. Những khoản chi đó bất luận lấy từ nguồn thu nào: ngân sách nhà nước cấp hay do tiêu thụ hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ…đều phải được đặt
  • 24. 15 trong một ngân sách của đơn vị. Đồng thời phải được thực hiện theo những nguyên tắc, chế độ tài chính thống nhất do cấp có thẩm quyền qui định và hướng dẫn. Nguyên tắc này phải được tuân thủ trong toàn bộ quá trình ngân sách. Việc lập dự toán ngân sách cũng như thực hiện thu, chi phải xuất phát từ những bộ phận khác nhau của tổ chức; và mọi khoản thu, chi phải theo đúng thể lệ tài chính nhà nước hoặc điều lệ hoạt động của đơn vị, và phải được ghi đầy đủ theo giá trị nguyên thuỷ (đầy đủ, trọn vẹn) vào ngân sách đơn vị. Một ngân sách như trên là toàn diện và nó giúp điều phối các hoạt động của những nhà quản lý đơn vị, tổ chức và những bộ phận khác nhau, đồng thời đảm bảo cho tổ chức, đơn vị đạt được mục tiêu mong muốn. Nó cũng cho phép các nhà quản lý bộ phận được quyền chi tiêu và xác lập mục tiêu hoạt động, đồng thời có thể trở thành thước đo để giám sát những hoạt động thực tế. Thêm vào đó, ngân sách toàn diện là cách để tổ chức, đơn vị có thể thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ tiến triển, và thích ứng với kế hoạch hoạt động thống nhất khi phân tích hiệu quả hoạt động của đơn vị. 1.2.1.2. Sử dụng đúng mục đích các khoản kinh phí. Các nhà quản trị tài chính công cho rằng, mỗi chương trình, mục tiêu được tài trợ bằng một khoản chi; khoản chi là thứ yếu so với mục tiêu theo đuổi. Vậy điều gì sẽ xảy ra một khi việc sử dụng không đúng mục đích các khoản kinh phí? Vấn đề sử dụng đúng mục đích các khoản kinh phí ở đây ngụ ý rằng, các khoản ngân sách được phân bổ cho các mục tiêu chỉ được sử dụng đúng cho các mục tiêu đã định. Đây chính là điều kiện đủ trong quá trình thực hiện mục tiêu (bên cạnh điều kiện cần là phân bổ một khoản kinh phí thích hợp, đúng đắn để trang trải các chi phí cần thiết cho các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra). Vì khoản ngân sách phân bổ chỉ đúng vừa đủ để đáp ứng các mục tiêu chi cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động đã định, nên nếu xảy ra hiện tượng sử dụng kinh phí sai mục đích (thường đi liền với sự lãng phí, phô trương hình thức, thậm chí là sự lạm dụng, biển thủ…) thì rất khó có thể đạt được mục tiêu
  • 25. 16 hoạt động đặt ra. Bên cạnh đó mọi người thống nhất nhận định rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến đổi khó lường thì ngân sách nhà nước luôn tỏ ra hạn hẹp, song việc quản lý phải trên quan điểm bảo đảm an toàn, bền vững ngân sách vì vậy các hàng hoá, dịch vụ công chủ yếu chỉ giới hạn trong phạm vi các hàng hoá dịch vụ cơ bản, và định mức phân bổ ngân sách thường thấp hơn nhu cầu chi thực tế. Nếu các đơn vị sử dụng ngân sách sử dụng kinh phí không đúng mục đích phân bổ thì các ảnh hưởng tiêu cực là khó tránh khỏi. 1.2.1.3. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác. Đây là nguyên tắc quan trọng của việc quản lý tài chính nói chung, song nguyên tắc này cần phải được nhấn mạnh hơn ngay từ khi tiến hành lập kế hoạch tài chính cho đến lúc quyết toán ngân sách. Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi một kế hoạch ngân sách phải phản ảnh trung thành và thích đáng những tình trạng và sự kiện thực tế về những hoạt động thông thường của đơn vị, những chương trình đề nghị phải được căn cứ trên một sự đánh giá thiết thực và thích dụng, với những việc có thể hoàn thành được. Phải dự trù số thu chi một cách thành thực, phù hợp với những chương trình kế hoạch hoạt động của tổ chức, đơn vị; đừng quá dè dặt, bảo thủ hoặc lạc quan thái quá. Những tài liệu cần thiết để trình bày và biện minh cho những dự trù và đề nghị ngân sách phải là những tài liệu chính xác và phải được mô tả rành mạch, có hệ thống và đúng sự thật, không được che đậy và bào chữa đối với tất cả các khoản thu, chi, và không được lập quỹ đen. Hơn nữa, những tài liệu và những sự kiện phải đủ chi tiết và đúng hình thức biểu mẫu để giúp cho việc đánh giá các chương trình, mục tiêu được thoả đáng và hợp lý. 1.2.1.4. Nguyên tắc công khai, minh bạch. Về phương diện quản lý hoạt động, kế hoạch tài chính (ngân sách) là những hoạt động trong tương lai được mô tả bằng ngôn ngữ tài chính, và là thước đo nhằm định lượng các hoạt động của tổ chức. Ngân sách sẽ thể hiện những khoản thu nhập mà các bộ phận trong tổ chức có khả năng tạo được, và tổng chi phí
  • 26. 17 được phép sử dụng. Đây chính là những lý do chính yếu đòi hỏi việc quản lý tài chính phải công khai, minh bạch để mọi thành viên đều có thể biết, nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình ngân sách và phải được áp dụng cho tất cả các bộ phận của tổ chức. Để thực hiện công khai, minh bạch ngân sách cần có sự giám sát tại chỗ và thường xuyên của mọi thành viên thuộc tổ chức, đơn vị trong toàn bộ qui trình ngân sách, nhưng quan trọng nhất là trong giai đoạn thực hiện thu, chi. Mục đích của nguyên tắc này là để xem ngân sách được phân bổ như thế nào, có theo đúng kế hoạch đã đề ra không, tiền được chi ra như thế nào, đưa cho ai, và giám sát đối tượng thực sự hưởng thụ số tiền đó hoặc lợi ích mang lại từ số tiền đã chi ra. 1.2.2. Cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế quản lý được hiểu là tổng thể các phương pháp, công cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết, phối hợp hành động giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu của quản lý. Mỗi cơ chế quản lý chỉ thích hợp trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định, và cơ chế quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập cũng không phải là ngoại lệ. Một hệ thống các hình thức, phương pháp, công cụ, biện pháp và tổ chức phân bổ, sử dụng ngân sách cho các lĩnh vực hoạt động theo hai cơ chế quản lý tài chính: Cơ chế tự chủ tài chính và cơ chế không tự chủ tài chính: 1.2.2.1. Cơ chế quản lý tài chính nhà nước (không tự chủ tài chính). Các qui định về quản lý tài chính nhà nước thể hiện trong Luật NSNN, trong đó các khoản chi được phân loại theo các đơn vị sử dụng ngân sách và theo tính chất kinh tế và đối tượng chi ví dụ: tiền lương, tiền công, bảo hiểm, công tác phí, mua sắm, sửa chữa…Và theo luật NSNN năm 2002, có hiệu lực thi hành từ tháng 01 năm 2004. Các đơn vị sử dụng ngân sách chỉ được thực hiện các khoản chi ngân sách Nhà nước khi có đủ các điều kiện (điều 05, Luật NSNN năm 2002):
  • 27. 18 - Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi không thể trì hoãn được cho tới khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định (điều 52 Luật NSNN năm 2002) - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định. Như vậy, ngân sách đã chỉ rõ mục tiêu của các khoản chi, chi phí của các “chương trình”, các cách thức đo lường kết quả thực hiện của mỗi chương trình. Và công việc của nhà quản lý đơn vị chi tiêu là đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của nhà nước (như định mức, tiêu chuẩn, chế độ…) chứ không phải là suy nghĩ tìm cách sử dụng tiền ngân sách sao cho hiệu quả (kinh tế). Thay vì khen thưởng các khoản tiết kiệm thì đơn vị chi tiêu buộc phải nộp trả số kinh phí chưa sử dụng hết. Và phương pháp quản lý theo yếu tố đầu vào phù hợp với mục tiêu cơ bản của cơ chế quản lý tài chính này. Phương thức quản lý theo yếu tố đầu vào là phương thức thực hiện ngân sách truyền thống hay còn gọi là ngân sách tuân thủ. Mục tiêu chính của hệ thống ngân sách truyền thống là làm cho ngân sách trở thành một công cụ tuân thủ các qui định về quản lý tài chính công. Theo phương pháp này, các khoản chi được phân loại theo đối tượng sử dụng và theo tính chất kinh tế, ví dụ: tiền lương, tiền công, mua sắm sửa chữa….Phương pháp này đòi hỏi việc lập dự toán chi phải rất chi tiết theo từng khoản mục chi mà người ta thường gọi là dòng ngân sách. Thông thường mỗi đơn vị phải xây dựng hàng ngàn dòng, thậm chí đến chục ngàn dòng ngân sách, nếu đơn vị có qui mô hoạt động lớn và phạm vi rộng. Căn cứ để lập ra các dòng ngân sách là các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định. Một khi dự toán được thi hành, việc chi tiêu cho từng đối tượng, nội dung chi phải tuân thủ nghiêm ngặt theo từng định mức, chế độ, tiêu chuẩn tương ứng
  • 28. 19 như lúc lập dự toán. Tuyệt đối không được phép chuyển giao giữa các đối tượng chi, ví dụ: không được dùng những kinh phí dành cho việc mua sắm vật liệu, dụng cụ còn lại để chi cho nhân viên dưới mọi hình thức: trợ cấp, phụ cấp, khen thưởng thành tích…Điều đó có nghĩa là, công việc của nhà quản lý tài chính nhà nước và quản lý tài chính đơn vị sử dụng ngân sách là đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được ban bố, chứ không phải là suy nghĩ tìm cách sử dụng ngân sách sao cho hiệu quả. Thay vì khen thưởng thành tích tiết kiệm thì nhà nước buộc họ phải nộp trả số kinh phí chưa sử dụng hết. Chính vì vậy mà phương pháp quản lý này đã bị chỉ trích mạnh mẽ, trong đó sự chỉ trích mạnh nhất là hệ thống này không giải quyết được những vấn đề then chốt theo các mục tiêu do Chính phủ đề ra cho từng ngành, đơn vị. Các mối liên kết giữa ngân sách với những hàng hoá, dịch vụ do các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp thường yếu kém và ít có động lực để đơn vị chi tiêu sử dụng kinh phí một cách hiệu quả. Các đơn vị chi tiêu chỉ quan tâm đến việc thực hiện bao nhiêu tiền chứ chưa quan tâm đến số tiền đó sẽ để làm gì. Vì vậy, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 50 của thế kỷ trước, rất nhiều cuộc cải cách về cơ chế quản lý tài chính công tại các quốc gia công nghiệp và các quốc gia đang phát triển đã được thực hiện. Đó là phương thức quản lý theo kết quả đầu ra. 1.2.2.2. Cơ chế tự chủ tài chính Một hạn chế cơ bản của cơ chế quản lý tài chính nhà nước truyền thống là không giải quyết được những vấn đề then chốt theo các mục tiêu của các đơn vị sự nghiệp công lập do chính phủ đề ra. Các mối liên kết giữa chi tiêu ngân sách với những dịch vụ do đơn vị cung cấp thường yếu kém và ít có động lực để đơn vị chi tiêu nó một cách hiệu quả (kinh tế). Các đơn vị thường quan tâm đến việc được cấp bao nhiêu kinh phí chứ chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng số kinh phí đó như thế nào để mang lại hiệu quả nhất. Vì vậy, ngay từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20, rất nhiều cuộc cải cách về cơ chế quản lý tài chính nhà nước ở các quốc gia công nghiệp phát triển và đang phát triển đều cố gắng giải quyết vấn đề trên bằng cách trao cho các đơn vị quyền tự chủ tài chính ngày
  • 29. 20 càng rộng rải. Các đơn vị thực hiện phương pháp quản lý tài chính theo kết quả đầu ra. Phương pháp này dựa trên một quan điểm: phân cấp cho các nhà quản lý được quyền chủ động sử dụng nguồn lực với những gì họ cảm thấy phù hợp nhất và đảm bảo trách nhiệm giải trình với kết quả. Nếu không giao quyền chủ động cho nhà quản lý thì cũng không thể buộc họ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ được tạo ra và ngược lại, khi nhà quản lý chưa sẳn sàng và không buộc phải chịu trách nhiệm về kết quả thì cũng không cho phép họ tự sử dụng nguồn ngân sách. Chính trách nhiệm giải trình đã đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động theo hai cách: Thứ nhất, bằng cách thiết lập các mục tiêu về đầu ra trong dự thảo ngân sách buộc nhà quản lý phải suy nghĩ tìm cách sử dụng ngân sách tiết kiệm, đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như thời gian, qui trình cung ứng hàng hoá, dịch vụ tốt nhất. Thứ hai, khi cho phép nhà quản lý chủ động sử dụng nguồn lực trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, thì bằng nỗ lực của mình, họ sẽ lựa chọn tập hợp đầu vào (về nhân sự, mua sắm vật dụng….) tối ưu nhất trong dài hạn. Tất nhiên, để theo đuổi hiệu quả hoạt động Chính phủ phải theo quản lý để chống lại sự giảm sút “giấu mặt” về số lượng và chất lượng dịch vụ. Đó là lý do tại sao để thực hiện được ba yêu cầu này cần phải nhấn mạnh đến việc đo lường đầu ra, chất lượng dịch vụ và đánh giá chi tiêu công cộng. Với phương pháp quản lý ngân sách theo đầu ra làm cho ngân sách trở thành ngân sách chương trình hay ngân sách thực hiện. Đối với ngân sách thực hiện, ngân sách chỉ rõ mục tiêu của các khoản chi, chi phí của các “chương trình, mục tiêu”, các cách thức đo lường kết quả thực hiện của mỗi chương trình, mục tiêu. Ngân sách chương trình bao gồm các đặc tính sau: - Các hoạt động của tổ chức được chia thành những chức năng, chương trình, các hoạt động và các yếu tố chi phí lớn. Mỗi chức năng phù hợp với một mục tiêu lớn của tổ chức (ví dụ: thúc đẩy phát triển một lĩnh vực hoạt động của
  • 30. 21 tổ chức). Một chương trình bao gồm các hoạt động đáp ứng cùng một mục tiêu nhất định (ví dụ: tăng năng suất hay tăng chất lượng dịch vụ). Mỗi hoạt động là một bộ phận của chương trình (ví dụ: chương trình phổ cập trung học của ngành giáo dục). Một tiêu chí dùng để phân loại hoạt động là mức độ tỉ mỉ có thể thiết lập được của các chỉ số đánh giá thực hiện cũng như đo lường chi phí. Các mục tiêu hoạt động của mỗi chương trình và của các hoạt động được xem xét cho từng năm ngân sách. - Các chỉ số thực hiện và các chi phí thực hiện được thiết lập, đo lường và báo cáo. Trên thực tế, một vấn đề lớn khi thực hiện phương pháp quản lý theo kết quả, đầu ra (hệ thống ngân sách theo chương trình) là không có sự kết nối giữa cơ cấu chương trình với cơ cấu hành chính của đơn vị. Điều đó tạo ra tính phức tạp, thiếu quyền sở hữu và thiếu trách nhiệm giải trình của các bộ phận sử dụng ngân sách. Để giải quyết những khó khăn trên, các đơn vị phải xây dựng các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu nội bộ hay còn gọi là qui chế chi tiêu nội bộ áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. 1.2.3. Nội dung, công cụ quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập Nội dung quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính của đơn vị. Song, cần nhấn mạnh đến bốn nội dung chính yếu, đó là: Lập dự toán (ngân sách), quản lý các nguồn kinh phí, quản lý chi tiêu và quyết toán tài chính hàng năm. 1.2.3.1. Quản lý các nguồn lực tài chính Tuỳ theo tính chất kinh tế và qui mô hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp công lập mà các nguồn kinh phí tài trợ cho các hoạt động của đơn vị khác nhau.
  • 31. 22 Song, kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thường từ hai nguồn cơ bản: Kinh phí do NSNN cấp và doanh thu từ việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Mọi người đều công nhận rằng, nếu đơn vị không có đủ kinh phí, hoạt động của đơn vị có thể bị đe dọa. Do đó, việc quản lý nguồn kinh phí tỏ ra không kém phần quan trọng so với việc quản lý chi tiêu. Tuy nhiên, các nguồn kinh phí khác nhau sẽ có những yêu cầu, phương thức quản lý khác nhau. Đối với doanh thu về cung cấp hàng hoá, dịch vụ, muốn việc quản lý mọi khoản thu chặt chẽ, dễ dàng trong thực tế, trước hết cần phải dự báo (lập kế hoạch) doanh thu chính xác. Đây là một công việc không dẽ dàng, nhưng có thể thực hiện được nếu ước tính chính xác về chủng loại, khối lượng và thời gian của doanh thu. Nói một cách khác, nên tập trung vào việc ước tính khối lượng, giá cả và thời gian của các nguồn thu nhập. Việc đưa ra một số liệu dự đoán doanh thu gần với thực tế phụ thuộc rất nhiều vào việc phỏng đoán và may mắn. Thông thường, các số liệu sẽ dựa trên kết quả của năm trước, vì phương pháp này vẫn còn dựa vào một thực tế nào đó. Quan trọng là phải dự đoán được kết quả có khả năng hoàn thành bằng cam kết và nỗ lực, muốn vậy phải yêu cầu các bộ phận cung cấp hàng hoá, dịch vụ xây dựng số liệu dựa lịch sử “khách hàng”, diễn biến thực tại và những thông tin vừa thu thập. Sau đó là việc theo dõi những diễn biến thực tế để tổ chức thu tiền và quản lý doanh thu thực tế. Việc quản lý doanh thu còn bao gồm việc thường xuyên theo dõi, đối chiếu giữa các khoản thu thực tế với những chi tiết về doanh thu theo kế hoạch để kịp thời phát hiện những nhầm lẫn thiếu sót về các khoản thu. Đối với kinh phí do NSNN cấp, việc quản lý nguồn kinh phí này tỏ ra dễ dàng hơn nhiều so việc việc quản lý doanh thu. Thật vậy, sau khi dự toán chi ngân sách được giao đơn vị tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho từng bộ phận trực thuộc; đồng thời gửi cho cơ quan quản lý ngân sách (cơ quan Tài chính, Kho bạc) để phối hợp thực hiện.
  • 32. 23 1.2.3.2. Quản lý chi phí (sử dụng kinh phí) Mỗi nguồn kinh phí có những tính chất kinh tế, pháp lý…và nhằm vào những mục đích chi tiêu khác nhau nên đặt ra những yêu cầu quản lý chi tiêu khác nhau. Đối với nguồn kinh phí do NSNN, Trước tiên, phải thực hiện chi tiêu đúng dự toán được duyệt. Có rất nhiều lý do để biện minh cho yêu cầu này, song có hai lý do cơ bản. Một là, nguồn lực của nhà nước luôn tỏ ra hạn hẹp so với nhu cầu thực tế của cộng đồng dân cư nên việc chi tiêu ngân sách không đúng dự toán được duyệt sẽ gây nên nhiều đe doạ đến nền kinh tế. Hai là, dự toán chi ngân sách được phân bổ theo từng đối tượng và tính chất kinh tế khác nhau nên việc sử dụng phải đúng dự toán được duyệt. Nếu không, dự toán được duyệt không còn ý nghĩa pháp lý. Thứ hai, các khoản chi phải phục vụ được nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Nhiệm vụ ở đây có nghĩa là nhiệm vụ được nhà nước giao. Chúng ta thấy rằng, mỗi khoản chi ngân sách nhằm vào một mục tiêu, khoản chi là thứ yếu so với mục tiêu theo đuổi. Như vậy, các khoản chi theo dự toán được duyệt phải là sự đối giá của những nhiệm vụ mà nhà nước đã giao cho đơn vị. Đây không chỉ là vấn đề pháp lý (cam kết giữa nhà nước và đơn vị cung cấp) mà còn là quan hệ kinh tế thị trường (trao đổi ngang giá). Sau cùng là phải đảm bảo sử dụng NSNN hiệu quả. Ngân sách nhà nước (tiền) do nhân dân đóng góp dưới hình thức thuế, phí, lệ phí…đó là những khoản thu nhập mà người dân khó khăn lắm mới tạo ra được, nhưng vì những lợi ích chung nên họ phải đóng góp, do đó bất kỳ ai có quyền quyết định và sử dụng ngân sách cũng phải tính toán hiệu quả. Đối với nguồn thu từ hoạt động của đơn vị, muốn quản lý chi tiêu chặt chẽ, chính xác cần phải tập trung vào việc phân tích hình thức, khối lượng và thời gian chi tiêu. Về hình thức chi tiêu, có ba loại chi tiêu chính. Chi phí riêng thường xuyên (chi phí theo sản phẩm và dịch vụ cụ thể) và chi phí chung thường xuyên (chi phí chung cho toàn bộ đơn vị) sẽ là những khoản chi phí mà hầu hết các tổ
  • 33. 24 chức lúc nào cũng phải chi trả một cách thường xuyên. Đây là những mục chi tiêu thực sự tái diễn hàng năm, nên tương đối dễ dàng quản lý. Chi phí duy trì năng lực hoạt động hoặc phát triển một hoạt động mới là những khoản chi phí một lần. Chúng không xảy ra thường xuyên nhưng khi xảy ra, chi phí thường khác nhau trong mỗi lần phát sinh. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi rằng, phải quản lý về mặt lượng sử dụng và giá cả thanh toán. Chắc chắn rằng, danh sách các hoạt động và chi phí là không có giới hạn nên các bộ phận có liên quan phải cung cấp về số lượng cần thiết, mức giá có thể trả và tổng chi phí cho từng loại chi phí khác nhau. Một vấn đề khác của quản lý chi tiêu hiệu quả là quản lý thời gian chi tiêu. Thời gian chi tiêu là rất quan trọng trong quá trình kiểm soát chi tiêu, đặc biệt là thời gian của những khoản chi tiêu lớn. Do đó nhất thiết phải liên hệ với những bộ phận liên quan để có thể biết trước về những khoản chi sắp xảy ra để tiến hành kiểm soát trước chứ không phải đợi đến lúc trả tiền. 1.2.3.3. Quản lý tài sản và các quỹ tài chính. Quản lý tài sản của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập bao hàm nội dung và các phương pháp quản lýtài sản. Các đơn vị có trách nhiệm quản lý các tài sản theo các quy định hiện hành của nhà nước, nhằm đạt được hiệu quả mong muốn. Những nội dung quan trọng trong quản lý tài sản mà đơn vị cần thực hiện là: phân bổtài sản, quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động, đầu tư, khai thác, đổi mới tài sản, trích khấu hao tài sản cố định, quản lý quỹ khấu hao, quản lý tiền thanh lý tài sản. Quản lý các quỹ tài chính bao gồm việc trích lập và sử dụng các quỹ theo những qui định của cơ quan có thẩm quyền, đối với từng quỹ hoặc theo qui chế chi tiêu nội bộ. 1.2.3.4. Qui chế chi tiêu nội bộ. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính tại đơn vị. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ
  • 34. 25 quản lýtập trung, thống nhất các nguồn thu, tăng cường các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, chi tiêu tiết kiệm, hợp lý. Trên cơ sở đó, từng bước tăng thu nhập cho cán bộ, giáo viên, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tái đầu tư phát triển trường. Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các đơn vị thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để GV - CBCC thực hiện và Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm soát chi. 1.2.3.5. Lập dự toán (ngân sách) Việc lập dự toán ngân sách của các đơn vị dự toán các cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý tài chính công, đồng thời phải có căn cứ pháp lý, thực tiễn vững chắc và đáp ứng các yêu cầu, cụ thể: - Yêu cầu lập dự toán ngân sách. Dự toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập phải theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo phân loại ngân sách theo Mục lục NSNN, và hướng dẫn của cơ quan Tài chính, cơ quan quản lý cấp trên, trong đó: + Việc lập dự toán thu phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu liên quan và các qui định của pháp luật về các khoản thu; + Việc lập dự toán chi phải tuân thủ theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định, đối với phần kinh phí do NSNN đài thọ. Và phải đúng qui chế chi tiêu nội bộ, đối với các nội dung, nhiệm vụ chi được đài thọ bằng nguồn thu do đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ. + Dự toán ngân sách phải kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán từng nội dung các khoản chi.
  • 35. 26 1.2.3.6. Báo cáo tài chính. Một hệ thống báo cáo tài chính theo những nội dung qui định, trong đó những thông tin, dữ liệu phản ảnh kết quả hoạt động tài chính của đơn vị sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những dữ liệu quan trọng để làm quyết định. Những thông tin dữ liệu đó được cho là xác thực khi đơn vị đã lập quyết toán tài chính. Quyết toán tài chính là nội dung (giai đoạn) cuối cùng của công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy là quyết toán tài chính nhưng nó lại nói lên nhiều vấn đề về kết quả hoạt động, những đánh giá hoạt động, việc quản lý nguồn kinh phí và tình hình sử dụng ngân sách của đơn vị cho việc phát triển hoạt động, cho việc cải thiện đời sống của tập thể đơn vị….Do đó công tác quyết toán tài chính của đơn vị phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo phân loại chi ngân sách (theo Mục lục NSNN); - Số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi của đơn vị và những số liệu có liên quan của cơ quan Tài chính, Kho bạc; - Mẫu biểu báo cáo quyết toán theo qui định của Bộ Tài chính, đơn vị dự toán phải gửi kèm báo cáo giải trình chi tiết các loại hàng hoá, vật liệu tồn kho, các khoản nợ, khoản vay, tạm ứng, tồn quỹ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gởi. Trước khi lập quyết toán tài chính, các đơn vị phải tiến hành khoá sổ kế toán, việc khoá sổ kế toán được tiến hành vào cuối giờ làm việc ngày 31/12, tức là mọi hoạt động thu – chi và các hoạt động liên quan đến xuất, nhập tài sản, công nợ…đều phải tạm dừng lại tại thời điểm này. Muốn việc khoá sổ được chính xác, các đơn vị phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu tất cả các loại tài sản và xử lý kết quả theo một trình tự nhất định.
  • 36. 27 Một là, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán và tình trạng thực tế về toàn bộ tài sản hiện còn đến 0giờ ngày 01/01. Mọi công việc đối chiếu đều phải có xác nhận bằng văn bản với các chủ sở hữu, hoặc người thụ hưởng hoặc những nhân viên trực tiếp quản lý, sử dụng theo qui định. Hai là, xử lý số liệu kế toán sau khi đối chiếu. Mọi trường hợp sai sót, chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân để xử lý và tiến hành điều chỉnh sổ sách kế toán trước khi lập quyết toán tài chính. 1.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.3.1. Đảm bảo kỹ luật tài chính tổng thể Đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể có nghĩa là tổng số chi ngân sách của đơn vị phải được quyết định độc lập trước khi ra các quyết định chi tiêu của từng bộ phận (quyết định chi tiêu thành phần). Tổng số chi phải là giới hạn cứng rắn, xuất phát từ những gì nhà nước có thể cam kết trang trải được và buộc phải thực hiện trong năm ngân sách chứ không phải là mục tiêu linh hoạt. Hơn nữa, chính phủ phải có chính sách và công cụ để đảm rằng kỷ luật tài khoá được duy trì trong trung hạn và dài hạn. Kiểm soát được trần chi tiêu là mục đích cơ bản của mọi hệ thống ngân sách, do xuất phát từ thực tế là nguồn lực khan hiếm và nhu cầu gần như là vô hạn, nhất là trong hoạt động ngân sách, khi không một đơn vị chi tiêu nào phải chịu trách nhiệm về nguồn lực chung. Chúng ta thấy rằng, trong quản lý ngân sách nhà nước khi các bộ, ngành, địa phương được hưởng sự phân bổ ngân sách nhiều hơn thì các chi phí như lạm phát cao, nợ quốc gia hoặc tình trạng thất nghiệp tăng lại do cả xã hội, thậm chí cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Do đó, khi không có giới hạn chi ngân sách tổng thể một cách cứng rắn, bi kịch của nguồn lực chung dễ bị xảy ra, ngân sách dễ trở thành con tin đối với những quyết định tiêu dùng của các đơn vị. Kết quả là làm suy yếu kỷ luật tài chính tổng thể và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
  • 37. 28 Điều trên rất dễ hiểu đối với đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước tài trợ toàn bộ kinh phí hoạt động hoặc được tài trợ một phần kinh phí hoạt động. Còn đối với đơn vị tự trang trải toàn bộ kinh phí thì sao? Trên phương diện một đơn vị sự nghiệp công lập tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động thì hiệu quả quản lý tài chính trước hết vẫn là sự đảm bảo kỷ luật tài chính tổng thể, nghĩa là tổng số chi phải giới hạn trong ngân sách (dự toán) một cách cứng rắn, xuất phát từ những gì mà đơn vị có thể cam kết trang trải được và buộc phải thực hiện được những mục tiêu đã xác định trước chứ không phải là mục tiêu linh hoạt. Điều gì sẽ xảy ra nếu các bộ phận trong đơn vị chi tiêu vượt kinh phí đã dự trù? Bi kịch của nguồn lực chung toàn đơn vị dễ xảy ra, tình trạng nợ nần và nhất là những mục tiêu cơ bản về phát triển, về nâng cao thu nhập, về cải thiện điều kiện làm việc, về nâng cao chất lượng dịch vụ….đều không thực hiện như cam kết. 1.3.2. Hiệu quả phân bổ (phân bổ ngân sách theo ưu tiên mục tiêu) Với một kỷ luật tài chính cứng rắn thì một thách thức không nhỏ đối với những nhà quản lý tài chính đơn vị là làm thế nào để phân bổ các nguồn lực khan hiếm theo các chương trình, mục tiêu ưu tiên dự trên tính hữu dụng của chúng trong việc đáp ứng các chương trình, mục tiêu chiến lược của đơn vị. Thủ trưởng đơn vị (thông qua sự tham mưu của người phụ trách tài chính đơn vị) với tư cách là quan toà trong cuộc cạnh tranh nguồn lực, chỉ nên quyết định mỗi bộ phận được chia phần bao nhiêu trong tổng nguồn lực (ngân sách) theo mức độ ưu tiên phù hợp với chương trình, mục tiêu chiến lược của đơn vị. Tất nhiên, để đảm bảo hiệu quả phân bổ như mong muốn cần chuẩn bị tốt các thể chế. Sự chuẩn bị thể chế để nâng cao hiệu quả phân bổ bao gồm: - Xây dựng các tiêu chí xác định tính hữu dụng của chương trình hoạt động và trật tự ưu tiên ngân sách (chi tiêu). - Giới hạn tài khoá cứng rắn (tổng mức chi trong năm tài chính) cho từng bộ phận của đơn vị trước khi cho phép họ phân khai dự toán chi.
  • 38. 29 - Năng lực và sự sẵn sàng của đơn vị và các bộ phận là yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng cũng như kết nối chính sách, kế hoạch và ngân sách theo trình tự ưu tiên chiến lược. - Thủ trưởng đơn vị và người quản lý tài chính cần có các thông tin tin cậy về đầu vào, đầu ra, kết quả cuối cùng các chương trình chi tiêu đã thực hiện cũng như các chương trình mới (kế hoạch). So sánh các thông tin này trước khi quyết định phân bổ. 1.3.3. Hiệu quả hoạt động (hiệu quả chi phí) Ngay cả khi mức độ và cơ cấu chi (theo tính chất kinh tế, đối tượng) là thích hợp thì các bộ phận sử dụng kinh phí vẫn có thể sử dụng nguồn lực phi hiệu quả. Khi nói đến hiệu quả hoạt động là xem xét mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra và kết quả cuối cùng trong việc cung ứng các hàng hoá dịch vụ. Khác với hoạt động của khu vực tư nhân, hoạt động của khu vực công thường thiếu sức ép của thị trường cạnh tranh, hơn nữa một số hàng hoá, dịch vụ công mang nhiều tính chất ngoại ứng nên rất khó đo lường kết quả. Bởi vậy, để tiết kiệm chi trong hoạt động thì một trong những cách thức được thực hiện trong quản lý là hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập để tiến hành kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục từ các yếu tố đầu vào (như nhân công, hàng hoá, dịch vụ, thiết bị…) đến các kết quả đầu ra theo những tiêu chí thích hợp, và sau đó là trách nhiệm giải trình của các bộ phận.
  • 39. 30 Kết luận. Nhằm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho đời sống kinh tế, xã hội, bất kỳ chính phủ nào cũng phải thành lập những đơn vị để sản xuất một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ có tính chất chuyên ngành mà người ta thường gọi là đơn vị sự nghiệp công lập. Để tài trợ cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đạt những mục tiêu do Chính phủ đề ra, Chính phủ buộc phải cấp phát ngân sách tương ứng với những chỉ tiêu về hàng hoá, dịch vụ cụ thể mà đơn vị phải cung cấp hàng năm. Tuy nhiên, tuỳ theo yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước theo Luật NSNN của mỗi nước khác nhau mà qui trình cấp phát ngân sách cho từng đơn vị sử dụng ngân sách khác nhau. Song, một nguyên tắc chung là kinh phí cấp phát phải đảm bảo tài trợ cho hoạt động của đơn vị được kịp thời. Ngân sách (tiền) nhà nước do nhân dân đóng góp vì lợi ích chung nên việc sử dụng phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội tối đa. Vì vậy, Nhà nước nào cũng phải ban hành những thể lệ tài chính, trong đó qui định rõ những hình thức, công cụ, phương pháp quản lý…Lịch sử ngân sách nhà nước đã trải qua hai phương pháp quản lý; phương pháp quản lý theo yếu tố đầu vào phù hợp với cơ chế quản lý tài chính nhà nước và phương pháp quản lý theo kết quả đầu ra phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sử dụng ngân sách.
  • 40. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, văn hoá đầu đàn; đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề làm động lực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước là nhiệm vụ cơ bản của ngành giáo dục – đào tạo. Song, kết quả thực hiện nhiệm vụ đó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kinh tế - xã hội, vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo mà trong đó việc tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo có ý nghĩa quyết định. Chính vì vậy, chương này tập trung đánh giá đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng hoạt động giáo dục, đào tạo ở Thành phố; thực trạng quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập theo cơ chế tự chủ tài chính để làm cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp nhằm tăng cường quyền tự chủ. 2.1. ĐẶC ĐIỂM KT-XH VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ. 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, với diện tích 2.093,7 km2 dân số trên 7 triệu người (theo số liệu điều tra dân số tháng 4 năm 2009), chiếm khoảng 7% của cả nước. Dân cư của Thành phố ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số; một số dân tộc Hoa, Chăm, Khơme, Nùng,…trong đó dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửa triệu người, sống tập trung ở các quận 5, 6, 8, 10, 11 và Tân Bình. Ngoài tốc độ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm là 1,08% của giai đoạn 2006 – 2010, Thành phố Hồ Chí Minh còn chịu áp lực tăng dân số cơ học rất lớn. Theo số liệu điều tra tháng 4/2009, dân nhập cư là 1.646.819 nhân khẩu chiếm 27,07% dân số.
  • 41. 32 Về bộ máy hành chính, Thành phố Hồ Chí Minh gồm 24 quận, huyện (gồm 19 quận và 5 huyện) với 322 xã/phường/thị trấn. Điều kiện sống của dân cư tương đối thuận lợi nhưng không đồng đều; vẫn còn một bộ phận khó khăn, thiếu thốn. Theo số liệu thống kế, tăng trưởng kinh tế của Thành phố đã có những cải thiện rõ rệt trong thời gian qua, với tốc độ trung bình là 11 % giai đoạn 2001 – 2005; 11,20% giai đoạn 2006 – 2010, cao hơn mức trung bình của cả nước. Hệ quả là tổng sản phẩm bình quân đầu người của Thành phố đạt 2,685 tổng sản phẩm bình quân đầu người của cả nước (giai đoạn 2006 – 2010). Bảng 2.1: Qui mô kinh tế, dân số của Thành phố HCM 2001 - 2005 2006 - 2010 - Quy mô nền kinh tế (% GDP so với cả nước) 18,74% 20,14% - Quy mô dân số (% so với cả nước) 7,29% 7,5% - GDP bình quân đầu người (% so với cả nước) 2,570 2,685 Nguồn: Tính toán trên cơ sở niên giám thống kê hàng năm của cả nước và Thành phố. Số liệu trên cho thấy, qui mô nền kinh tế Thành phố chiếm 18,74 % giai đoạn 2001 – 2005 đã tăng lên 20,14% giai đoạn 2006 – 2010 trong tổng GDP của cả nước, tốc độ tăng là 7,47%, trong khi tốc độ tăng dân số chỉ là 2,88% (so với cùng giai đoạn) và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Thành phố đã tăng 4,47 so với mức tăng bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn. Tỷ lệ hộ nghèo mặt dù đã giảm rõ rệt, từ 7,8%% năm 2000 xuống còn 6,18% năm 2005 (cả nước là 7% theo chuẩn cũ), nhưng theo chuẩn nghèo mới được ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010, thì vẫn còn ở mức cao so với các thành phố lớn trong khu vực Đông nam Á. Cơ cấu kinh tế Thành phố đã có những bước tiến rõ rệt trong thời gian qua, đặc biệt là ngành thương mại, dịch vụ đã bứt phá với tốc độ trung bình 10% giai đoạn 2001 – 2005 lên 12,3%/năm giai đoạn 2006 – 2010.
  • 42. 33 Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế Cơ cấu năm 2006 Nhịp độ tăng trưởng GDP (%) 2001 - 2005 2006 - 2010 - Tốc độ tăng chung 100% 11% 11,2% - Nông, lâm, thủy 1.2% 05,0 % 4,8% - Công nghiệp, xây dựng 47,5% 11,4% 10,1% - Thương mại, dịch vụ 51,3% 10,0% 12,3% Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm của cả nước và Thành phố Qua số liệu trên cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố bằng 128,73% tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, nhất là cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, những ngành, lĩnh vực hoạt động có mức tích luỹ cao như Thương mại, Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng chung. Với đặc điểm kinh tế xã hội trên, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ trọng gần 30% tổng thu ngân sách nhà nước, và có tốc độ tăng trưởng về thu ngân sách khoảng 20%/ năm, nhưng tỷ lệ phân chia các nguồn thu cho ngân sách Thành phố lại luôn giảm sút qua các thời kỳ ổn định ngân sách (29 % giai đoạn 2004 - 2006; 26 % giai đoạn 2007 - 2010 và hiện nay là 23%) nên tổng thu ngân sách Thành phố tăng chậm hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước. Tình hình trên dẫn đến mức độ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu về quản lý đô thị, về hạ tầng giao thông….và nhất là chi cho sự nghiệp phát triển Giáo dục chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây chính là “nút thắt” cơ chế, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, xét trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn (chúng ta sẽ có dịp phân tích kỹ ở các phần sau)
  • 43. 34 Bảng 2.3: Tình hình ngân sách trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006 – 2010. Chỉ tiêu Đ/vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế TP % 12,20 12,60 10,70 08,6 11,2 - Thu NSNN 1.000 tỷ 67,8 91,9 121,4 136,1 172,3 - Thu NSTP 1.000 tỷ 21,4 28,5 35,6 40,2 39,1 - % so NSNN % 31,56 31,01 29,32 29,54 22,69 - Chi ngân sách TP 1.000 tỷ 19,1 25,7 34,2 36,2 38,4 - Tốc độ tăng chi NSTP % 100 34,55 33,07 5,85 6,08 Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm và Sở tài chính Thành phố Bảng số liệu trên cho thấy, tổng thu NSNN trên địa bàn Thành phố từ 67,8 ngàn tỷ đồng năm 2006 đã tăng lên 172,3 ngàn tỷ đồng năm 2010, tức là tăng 2,54 lần, nhưng nguồn thu NSNN mà Thành phố được hưởng chỉ tăng lên 1,827 lần, nên tốc độ chi ngân sách Thành phố không tương xứng với tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn thành phố, mà nguyên nhân là do tỷ lệ (%) phân chia khoản thu NSNN giữa NSTW và NSTP (do Trung ương qui định) đã giảm từ 31,56% năm 2006 còn 22,69% năm 2010. 2.1.2. Thực trạng ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Theo số liệu điều tra, dân số thành phố đã tăng từ 5 triệu người năm 1998 lên trên 7 triệu người vào tháng 4 năm 2009. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đối tượng phổ cập bậc trung học tuổi từ 11 đến 21 là 723.395 người (chỉ tính hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn KT3) Tính đến năm học 2009 – 2010, thành phố có 1.540 trường học mầm non và phổ thông, trong đó: + Mầm non : 658 (ngoài công lập 277) + Tiểu học : 468 (ngoài công lập 35) + THCS : 251 (ngoài công lập 04) + THPT : 163 (ngoài công lập 60)
  • 44. 35 + Số trường chuyên nghiệp do Sở GD&ĐT quản lý là 41, trong đó trường Cao đẳng là 08. Để đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục, đào tạo, chúng ta lần lược nghiên cứu các chỉ tiêu tổng hợp sau: Bảng 2.4: Cơ cấu trường, cơ cấu học sinh của cả nước và Thành phố HCM S T T Chỉ tiêu Đơn vị Cả nước 2007-2008 TP.Hồ Chí Minh 2007-2008 2009-2010 2010-2011 1 Tổng số trường trường 27,898 831 862 881 Tiểu học trường 14,933 467 470 468 Tỷ lệ % 53.53 56.20 54.52 53.12 Trung học cơ sở trường 10,508 233 242 251 Tỷ lệ % 37.67 28.04 28.07 28.49 Trung học phổ thông trường 2,457 131 150 162 Tỷ lệ % 8.81 15.76 17.40 18.39 2 Tổng số lớp học Lớp 495,200 23,073 24,372 25,577 Tiểu học Lớp 266,400 11,428 12,402 12,743 Trung học cơ sở Lớp 160,200 7,603 7,556 7,957 Trung học phổ thông Lớp 68,600 4,042 4,414 4,877 3 Tổng số học sinh người 15,685,200 894,751 969,121 999,509 Tiểu học người 6,860,300 423,437 474,919 485,337 Tỷ lệ % 43.74 47.32 49.01 48.56 Trung học cơ sở người 5,803,300 294,652 307,738 316,317 Tỷ lệ % 37.00 32.93 31.75 31.65 Trung học phổ thông người 3,021,600 176,662 186,464 197,855 Tỷ lệ % 19.26 19.74 19.24 19.80 Nguồn: Sở giáo dục thành phố HCM
  • 45. 36 Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu giáo viên ngành giáo dục Thành phố. Chỉ tiêu Đơn vị Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Giáo viên Người 15,181 14,302 8,835 Chia theo TĐ chuẩn + Trình độ trên chuẩn " 12,767 10,184 582 + Trình độ chuẩn " 2,311 3,994 8,177 + Chưa đạt chuẩn " 103 124 76 Chia theo trình độ đào tạo + Trình độ đào tạo Trung cấp " 1,754 + Trình độ đào tạo Cao đẳng " 5,249 3,602 76 + Trình độ đào tạo Đại học " 8,088 10,482 8,174 + Trình độ đào tạo Thạc sĩ " 8 56 560 + Trình độ đào tạo Tiến sĩ " 2 22 + Trình độ đào tạo TS khoa học " + Trình độ đào tạo Cấp tốc " 7 + Trình độ đào tạo Sơ cấp " 27 + Trình độ đào tạo khác " 48 25 3 + Trình độ đào tạo khác (1) " 82 25 Chia theo độ tuổi + Dưới 30 tuổi " 2,439 3,985 2,481 + 30-35 tuổi " 3,664 3,399 1,920 + 36-40 tuổi " 2,929 1,523 1,234 + 41-45 tuổi " 2,740 1,583 893 + 46-50 tuổi " 2,077 1,979 957 + 51-55 tuổi " 1,205 1,599 892 + 56-60 tuổi " 129 214 377 + Trên 60 tuổi " 19 81 Nguốn: Sở Giáo dục, đào tạo
  • 46. 37 Ghi chú: (1) - Tại cấp tiểu học: Giáo viên tốt nghiệp THSP hoặc tốt nghiệp TCCN và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Tại cấp trung học cơ sở: Số làm mới đưa vào sử dụng trong năm học và báo cáo lần đầu - Tại cấp trung học phổ thông: Số giáo viên đạt trình độ đào tạo dưới trình độ đại học Bảng 2.6: Tình hình cơ sở vật chất Chỉ tiêu Đơn vị Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng số phòng học và phòng học bộ môn Phòng 10,766 9,002 6,410 Trong đó + Phòng học văn hóa " 7,785 5,242 + Phòng bộ môn " 1,217 1,168 Tổng số phòng phục vụ học tập: " 714 281 Trong đó + Phòng GD rèn luyện thể chất/nhà đa năng " 59 30 + Thư viện " 505 251 + Phòng giáo dục nghệ thuật " 150 Tổng diện tích phòng học m2 359,400 436,472 418,632 Trong đó + Phòng học văn hóa " 368,454 329,577 + Phòng bộ môn " 68,018 89,055 Tổng diện tích các phòng phục vụ học tập: " 45,345 26,321 63,807 Trong đó + Phòng GD rèn luyện thể chất/nhà đa năng " 10,600 10,369 37,569 + Thư viện " 26,827 15,952 26,238 + Phòng giáo dục nghệ thuật " 7,918 - Chỗ ngồi Chỗ 374,007 332,905 311,654 Nguồn: Sở Giáo dục đào tạo Thành phố. Bảng số liệu trên đang đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ, tính toán lại việc xây dựng định mức phân bổ chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục cũng như chi đầu tư
  • 47. 38 phát triển giáo dục, đào tạo, cụ thể: tỷ lệ trường tiểu học của Thành phố tương đương cả nước nhưng tỷ lệ của trường trung học cơ sở và trung học phổ thông lại có tỷ lệ ngược lại (trong phạm vi nội dung luận án thạc sĩ không có điều kiện phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố trên đến hiệu quả phân bổ ngân sách) Bên cạnh đó, với qui mô trường công lập còn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 90%), Cơ cấu giáo viên trẻ (dưới 40 tuổi chiếm 9,5%), phần lớn vào công tác từ năm 1995 trở lại đây nên tổng quỹ tiền lương thấp cũng có tác dụng tiêu cực tới khoản ngân sách phân bổ cho Giáo dục theo qui định của Trung ương (kinh phí được phân bổ bằng 80% chi cho con người cộng (+) 20% chi khác, trong đó lấy số chi cho con người làm cơ sở tính toán). Chính vì vậy mà kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn đặc thù ngành giáo dục và nhất là chi mua sắm dụng cụ dạy học, chi sửa chữa trường lớp phần lớn phải dựa vào sự đóng góp của cha mẹ học sinh. (thực trạng trên sẽ được nhìn nhận qua thực tế chi ở phần sau). 2.2. CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 . 2.2.1. Khuôn khổ pháp lý hiện hành. Tuỳ theo mục đích, đối tượng và nội dung chi ngân sách và đặc điểm hoạt động của từng đơn vị sử dụng ngân sách khác nhau mà Nhà nước ban hành cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Cơ chế quản lý tài chính chủ yếu hiện nay được quy định tại các văn bản pháp qui, gồm: - Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; - Thông tư số: 79/2003/TT-BTC, hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước; - Thông tư số 50/2003/TT- BTC, hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP; - Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP, qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
  • 48. 39 - Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP, qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; - Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ nội vụ số: 03/2006/TTLT-BTC- BNV, hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP; - Thông tư số:71/2006/T T-BTC, Hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 43/2006/NĐ-CP; - Thông tư số: 81/2006/TT-BTC, Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Toàn bộ nội dung cơ bản của cơ chế quản lý chi theo các văn bản pháp lý trên, được áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ tài chính và được tóm tắt như sau: 2.2.2. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. 2.2.2.1. Phân loại đơn vị tự chủ tài chính. Đơn vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính) phải là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo qui định của Luật kế toán. Để thực hiện cơ chế tự chủ tài chính phù hợp, tuỳ theo khả năng nguồn thu, nhiệm vụ chi và kinh phí NSNN cấp cho từng đơn vị, các đơn vị sự nghiệp được phân loại: i. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động); ii. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
  • 49. 40 iii. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp hạn chế, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động) 2.2.2.2. Nội dung tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập. i. Nguồn tài chính. + Kinh phí do NSNN cấp; + Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp; + Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo qui định của pháp luật; + Nguồn khác (nếu có) ii. Nội dung chi. + Chi thường xuyên; gồm: - Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; - Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí, lệ phí; - Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với NSNN, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn góp, trả lãi tiền vay); + Chi không thường xuyên; gồm: - Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; - Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; - Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; - Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, qui hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước qui định; - Chi vốn đối ứng các dự án có nguồn vốn nước ngoài; - Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được giao; - Chi thực hiện chế độ tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước qui định;