SlideShare a Scribd company logo
1 of 182
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỒNG SƠN
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊNNGÀNHLÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀPHÁPLUẬT
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỒNG SƠN
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊNNGÀNHLÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀPHÁPLUẬT
Mã số: 62 38 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS Lê Minh Thông
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Hồng Sơn
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi
nghiên cứu 31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ
CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 38
2.1. Khái niệm và đặc điểm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 38
2.2. Nội dung và phương pháp thực hiện chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 55
2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 69
CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THỰC
HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 77
3.1. Khái quát quá trình phát triển chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới 77
3.2. Thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2013 đến nay 83
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 113
4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 113
4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 121
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 175
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
FTA : Hiệp định thương mại tự do
KTTT : Kinh tế thị trường
NXB : Nhà xuất bản
RCEP : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đã chứng kiến sự ra đời, phát triển, đấu tranh sinh tồn và suy
vong của các hình thái nhà nước khác nhau trong lịch sử phát triển của mình. Gắn
với quá trình đó, vai trò và chức năng của Nhà nước với sự phát triển kinh tế xã
hội chiếm một vị trí quan trọng, không chỉ mang tính giai cấp mà còn phản ánh
đặc trưng của thể chế, cơ cấu, tổ chức xã hội từng thời kỳ và phù hợp với sự phát
triển nhận thức con người. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mang những nội hàm tương đồng và cả dị biệt
khi so sánh với nhà nước nói chung. Tuy nhiên, do thiếu những định nghĩa rõ ràng
để phân biệt hai khái niệm “chức năng kinh tế” và “chức năng quản lý kinh tế”
khiến việc thiết kế, triển khai, giám sát và đánh giá hiệu quả các chính sách quản
lý kinh tế của Nhà nước kém hiệu quả, bởi ngay trong lý luận đã tồn tại nhiều
khoảng mờ và chồng chéo. Không những thế, khoảng cách giữa chính sách được
thiết kế và việc hiện thực hóa các quyết sách còn khá xa với thực tiễn. Do đó, từ
khi chính sách được thiết lập, ban hành cho tới khi các chính sách đó phát huy tác
dụng còn nhiều vấn đề đáng bàn.
Ở Việt Nam, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, hiện đại và hội nhập
quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN là chủ trương nhất quán,
xuyên suốt trong quá trình đổi mới đất nước. Sau hơn 30 năm đổi mới và sau hơn
10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt
Nam đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng, có tác động tích cực đến sự phát triển
kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên
mạnh mẽ hơn với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA)
thế hệ mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP),… không chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng
khẳng định cam kết của Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.
Tiến trình này đã tác động đến Nhà nước và chức năng của Nhà nước, trong
đó có chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; và do đó, Nhà nước đang đứng
2
trước những yêu cầu mới về quản lý kinh tế, quản lý xã hội và bảo đảm quyền con
người và quyền công dân. Đồng thời, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đang thể hiện quyết tâm đổi mới, xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển,
trong đó có Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh
nghiệp. Tại Diễn đàn phát triển Việt Nam năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc khẳng định, Nhà nước ta xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thống
nhất và lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu
lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động quản lý nhà nước, với các giải pháp tập trung
vào cải cách hành chính, giảm tối đa chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính,
hoàn thiện chính sách và pháp luật về đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Trong thời gian qua, thực tế cho thấy chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước chưa thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
như: chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ, ổn định, phát triển; chưa ngăn chặn được
tiêu cực và tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai và tài nguyên; việc sử dụng
nguồn lực cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, thu
hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài chưa thực hiện tốt; việc tổ chức thực hiện pháp
luật về kinh tế chưa hiệu quả,...
Thực trạng này đã cản trở sự phát triển bền vững của đất nước, gây ra sự bất
ổn trong cuộc sống của một bộ phận dân cư, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
của doanh nghiệp, người dân. Nguyên nhân của những bất cập trong thực hiện chức
năng quản lý kinh tế của Nhà nước có rất nhiều, song một trong những nguyên nhân
cơ bản đó là việc nghiên cứu, tổng kết và phát triển lý luận về chức năng quản lý
kinh tế của Nhà nước chưa kịp thời; việc tổng kết thực tiễn chưa có hệ thống; những
giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
được đưa ra áp dụng trong thực tế chưa thực sự khoa học, thiếu căn cứ lý luận thiết
thực và cơ sở thực tiễn của vấn đề.
Với lý do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án
tiến sĩ.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh
tế của Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát
triển KTTT định hướng XHCN, bảo đảm và phát huy quyền con người, hội nhập
quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
Một là: Phân tích, khái quát, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chức năng quản lý
kinh tế của Nhà nước bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp và các
điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam.
Hai là: Đánh giá thực trạng việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là: Phân tích các quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện chức
năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam trên các phương diện xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện
pháp luật và giải quyết các xung đột, tranh chấp về kinh tế, xử lý các vi phạm trong
hoạt động kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế
của Nhà nước Cộng hoà XHCN thông qua mối quan hệ Nhà nước với thị trường và
xã hội, gắn với những nội dung thực hiện chức năng quản lý kinh tế và phương
pháp thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT định
hướng XHCN.
4
- Về không gian: Luận án nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước Cộng hoà XHCN trên lãnh thổ Việt Nam.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến nay; đồng thời có
nghiên cứu và so sánh với giai đoạn 1976-2013.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước, pháp luật, về bản chất, chức năng, vai trò của Nhà nước XHCN trong điều
kiện phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của nhà nước theo
quan điểm biện chứng, lịch sử - cụ thể, hệ thống, toàn diện,…
Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể được
sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, lôgic và lịch sử, so sánh,... để thực hiện các nội dung trong nhiệm vụ
nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Chương 1 luận án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê,
lịch sử, lôgic để chỉ ra những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu ở trong
nước và ngoài nước có liên quan đến chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, qua
đó xác định những vấn đề còn chưa được nghiên cứu, đề cập và chỉ rõ những vấn đề
mà Luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu.
- Chương 2 luận án sử dụng các phương pháp: hệ thống hóa, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, so sánh nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chức năng quản lý
kinh tế của Nhà nước bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp, các
điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam.
5
- Chương 3 luận án sử dụng các phương pháp: so sánh và thống kê, lịch sử
và lôgic, phân tích tài liệu thứ cấp để đánh giá quá trình hình thành và phát triển;
thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam; những kết quả, thành tựu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
- Chương 4 luận án sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, hệ
thống hóa, khái quát hóa để đề xuất quan điểm và các nhóm giải pháp bảo đảm thực
hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đáp ứng
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền KTTT định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án, xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo đảm thực hiện chức
năng quản lý kinh tế của Nhà nước trên các phương diện lý luận, thực tiễn và quan
điểm, giải pháp.
Thứ hai: Luận án đưa ra khái niệm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước,
xác định các đặc điểm, nội dung, phương pháp, các điều kiện bảo đảm thực hiện
chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; phân tích làm rõ vai trò của Nhà nước
trong việc thể chế hóa quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Đây là
đóng góp về mặt lý luận của luận án, có ý nghĩa bổ sung cho khoa học pháp lý một
khái niệm đầy đủ và chính xác hơn về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo
cơ sở lý luận cho cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba: Luận án đã đánh giá thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế
của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến nay, gồm kết
quả đạt được, hạn chế, bất cập và chỉ ra nguyên nhân của những kết quả và hạn chế,
bất cập đó.
Thứ tư: Luận án đã đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp toàn diện,
khoa học và khả thi, bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam trong thời gian tới.
6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án góp phần bổ sung lý luận
về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện
và bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước pháp quyền Việt
Nam trong nền KTTT định hướng XHCN.
Luận án được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các
cơ sở đào tạo, các trường đại học, học viện chuyên ngành có giảng dạy lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đội ngũ cán
bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án
gồm 4 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng của Nhà nước
trong lĩnh vực kinh tế
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, ở Việt Nam đã có một số
công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu về vai trò, chức năng của Nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, như chính trị học, kinh tế
học, luật học, với quan điểm nghiên cứu khá phong phú.
Về vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế, Đề tài khoa học cấp nhà
nước KX.03.04 nghiên cứu về "Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong
quản lý nền kinh tế ở nước ta hiện nay" do tác giả Lương Xuân Quỳ làm Chủ nhiệm
đã góp phần làm sáng tỏ hơn những lý luận chung và thực tiễn về vai trò của nhà
nước nói chung trong quản lý nền KTTT và ở Việt Nam là vai trò quản lý kinh tế
của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN. Đồng thời, nghiên cứu cũng
phản ánh thực trạng quản lý nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này và đưa ra các
điều kiện, biện pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế,
cũng như tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường [121].
Trong cuốn sách "Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” do tác giả Nguyễn Phú Trọng làm chủ biên, một số nhà lý luận cho
rằng, cần “Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền
XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng” và “Vai trò đó được thực hiện thông qua việc
nhà nước đảm nhiệm những chức năng chủ yếu” như sau: cung cấp hàng hoá, dịch
vụ công mà thị trường không cung cấp hoặc có cung cấp nhưng không hiệu quả;
xây dựng các thể chế và chính sách để điều hành nền kinh tế, làm cho thị trường
hoạt động hiệu quả hơn; thực hiện phân phối lại để hạn chế sự bất công kinh tế. Các
8
tác giả của cuốn sách này cũng nhấn mạnh “Xét đến cùng, về mặt kinh tế, vai trò
của nhà nước là phát huy mặt tích cực và ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực của thị
trường” [153, tr.120-125].
Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Phạm Thái Việt với chủ đề "Vấn đề điều
chỉnh chức năng và thể chế của Nhà nước dưới tác động của toàn cầu hoá" đã bàn
về vai trò, chức năng của nhà nước, đối với phát triển cùng thể chế mà nhà nước sử
dụng để hỗ trợ thị trường, qua đó tác giả đưa ra những luận chứng cần thiết để điều
chỉnh chức năng nhà nước trước tác động của toàn cầu hoá và đề xuất những thể
chế kinh tế cần được nhà nước sử dụng để hỗ trợ cho thị trường [176].
Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá” của Phạm Minh
Chính, Vương Quân Hoàng, đề cập nhiều đến vai trò, chức năng của Nhà nước ta
trong lĩnh quản lý kinh tế, với ý nghĩa điều tiết thị trường cũng như lợi ích chung
của nền kinh tế và sự bền vững về ngân sách. Các công cụ thực hiện chức năng
được thể hiện trong cuốn sách phản ánh sự gia tăng vai trò các phương tiện tài chính
- tiền tệ, dẫn đến thay đổi dần dần các chức năng của Nhà nước thông qua sự can
thiệp bằng lực lượng kinh tế trực tiếp. Ý niệm về việc có sự tách biệt vai trò, chức
năng của Nhà nước được minh chứng qua thực tế vận hành và dữ liệu về các thị
trường mới nổi trong nền kinh tế Việt Nam [21].
Tại Hội thảo Lý luận lần thứ 10 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
Cộng sản Trung Quốc, vào năm 2014, về chủ đề “Xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, nhiều tác giả
đề cập tới vai trò của Nhà nước pháp quyền trong nền KTTT định hướng XHCN.
Tác giả Trần Ngọc Đường đánh giá cao vai trò của Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh
tế, đặc biệt là:
Đã hình thành được một hệ thống pháp luật khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu
quản lý kinh tế và hoạt động đầu tư kinh doanh; bảo đảm quyền sở hữu
tài sản, quyền tự do kinh doanh, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh
tế đã khơi nguồn và thúc đẩy đầu tư kinh doanh ở trong nước và thu hút
đầu tư nước ngoài, góp phần phục vụ có hiệu quả hội nhập kinh tế quốc
tế, tạo lập sự tương thích giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế
[72, tr.75].
9
Trong khi đề cập đến vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã
hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân trong phát triển KTTT định
hướng XHCN, tác giả Đinh Xuân Thảo cho rằng vai trò của Nhà nước là “tiếp tục
hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách tạo điều kiện để nhân dân và các tổ chức
này tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát việc thực
hiện luật pháp, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngăn ngừa, khắc
phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường” [72, tr.96-100].
Đề tài cấp nhà nước KX.04.26/11-15 của Hội đồng Lý luận Trung ương về
“Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã
kiến nghị đổi mới căn bản vai trò của Nhà nước trong bảo đảm định hướng XHCN,
đó là: Nhà nước với tư cách chủ thể quyền lực công; Nhà nước kiến tạo phát triển
thông qua định hướng phát triển, xây dựng thể chế và khung pháp lý của nền
KTTT, tạo lập và vận hành đồng bộ các loại thị trường, hình thành hệ thống chủ thể
kinh doanh, cung cấp dịch vụ công và hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp; xây dựng thể
chế pháp lý và duy trì hiệu lực pháp luật; Nhà nước bảo đảm cho các thành tố của
KTTT vận hành theo các quy luật khách quan, Nhà nước phân phối thu nhập công
bằng, đảm bảo an sinh xã hội và sự hài hòa về lợi ích; Nhà nước hạn chế sự phát
triển lệch lạc và khuyết tật của KTTT; vai trò trọng tài và bảo vệ của Nhà nước;
kiện toàn hệ thống điều tiết vĩ mô [75].
Căn cứ vào điều 52 Hiến pháp năm 2013, khi đề cập đến vị trí, vai trò của
Nhà nước trong nền kinh tế, một số nhà luật học của Đại học quốc gia Hà Nội đã
nhấn mạnh ba chức năng của Nhà nước ta trong quản lý nền KTTT định hướng
XHCN: “xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn
trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong
quản lý nhà nước; đồng thời thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất
của nền kinh tế quốc dân” [28, tr.144-145].
Trong sách “Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển”, các
nhà khoa học xác định vai trò của Nhà nước không chỉ là bảo đảm tự do cho các
hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình cạnh
tranh, mà còn tương tác, gần gũi với các doanh nghiệp và “cần hòa mình vào xã hội
10
dân sự”. Họ nhấn mạnh, có thể lựa chọn được những thể chế chính thức cơ bản để
góp phần hình thành “nhà nước kiến tạo phát triển” ở Việt Nam, qua đó “giúp Nhà
nước Việt Nam thay đổi chức năng của mình trong quan hệ với thị trường, từ vị thế
điều hành trực tiếp, bằng mệnh lệnh hành chính, các hoạt động kinh tế sang vị thế
kiến tạo một môi trường phù hợp để nuôi dưỡng thị trường phát huy được hết sức
mạnh của mình” [103, tr.16-19].
Cũng đề cập đến vai trò của nhà nước kiến tạo, nhưng trong mối quan hệ với
nhà nước pháp quyền, các tác giả của Báo cáo Thường niên kinh tế Việt Nam 2017
cho rằng, nhà nước bảo đảm cho thị trường hoạt động hiệu quả khi bảo đảm quyền
tài sản và nghĩa vụ tuân thủ luật chơi của thị trường và “qua đó tạo dựng nên môi
trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định để thị trường thực hiện nhiệm vụ điều tiết
của nó” [137, tr.122].
Qua cuốn sách “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, một số nhà luật học
đã đưa ra nhận xét “…qua hơn 30 năm đổi mới, Nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý vĩ
mô, tạo hành lang pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển” và “Vai trò của
Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với với cơ chế thị trường, ngày càng phát
huy dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội”, qua đó đề cao “Vai trò quản lý vĩ mô
của Nhà nước đối với nền kinh tế (thông qua việc thực hiện các công cụ về thuế,
chính sách tài khoá, tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tạo việc làm,…)”. Khi đề cập đến tư
duy về sự quản lý của Nhà nước, các tác giả cho rằng vai trò, chức năng hiện nay
của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN vẫn còn biểu hiện thiên lệch khá
rõ nét [168, tr.270-277].
Sách “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế” xác định vai trò của
nhà nước trong việc “chủ động xây dựng các chính sách mang tính định hướng phát
triển, chủ động tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy
mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đồng thời tăng
cường giám sát để phát hiện các yếu tố mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô” và đề xuất “Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng
11
thị trường”; theo đó, nhà nước xác lập khung pháp lý cho nền KTTT thông qua việc
ban hành hệ thống thể chế phù hợp và vận hành các cơ chế điều tiết vĩ mô đối với
các hoạt động trong xã hội, đặc biệt là hoạt động kinh tế; hỗ trợ và đề cao vai trò
của khu vực kinh tế tư nhân; kiểm soát vĩ mô, nhưng không được thực hiện bằng
các mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, để bảo đảm hoạt động kinh tế trong trật tự,
đúng kế hoạch và khắc phục các khuyết tật của thị trường [67, tr.104-116].
Ngoài ra, thời gian qua đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về luật
học nghiên cứu vai trò, chức năng của Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế dưới
những góc độ, khía cạnh khác nhau. Đáng chú ý là:
Luận án phó tiến sĩ của tác giả Chu Hồng Thanh với đề tài "Nhà nước quản
lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" đã luận giải
vai trò của Nhà nước trong việc sử dụng hệ thống pháp luật để quản lý nền kinh tế.
Công trình này là một trong những nghiên cứu nổi bật, có hệ thống và sớm nhất về
chức năng của nhà nước trong nền KTTT tại Việt Nam. Trong luận án, “chức năng
quản lý nhà nước bằng pháp luật” được tác giả sử dụng tương đối thống nhất và rõ
ràng [134, tr.12].
Trong luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Việt Hương
đã sử dụng khái niệm “vai trò kinh tế” để diễn đạt vị trí quan trọng của nhà nước
trong quản lý nền kinh tế. Từ những phân tích và đánh giá của mình, tác giả nhấn
mạnh, chức năng quản lý của nhà nước được thực hiện thông qua hai nhóm công
cụ: kinh tế và pháp lý [86 tr.11].
Ở luận văn thạc sĩ luật học “Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hồng Sơn cho rằng trong mô hình KTTT, vai
trò kinh tế của nhà nước không phải là ở góc độ trực tiếp can thiệp vào kinh tế, mà
là ở mức độ nhà nước can thiệp để điều tiết và bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia
phát triển, đạt hiệu quả cao. Mức độ đó thể hiện ở khả năng, giới hạn, phạm vi và
phương thức tác động của nhà nước trong mối quan hệ với kinh tế. Do đó, vai trò
kinh tế của nhà nước là những khả năng, giới hạn, phạm vi và những phương thức
tác động của nhà nước đối với kinh tế được xác định bởi tính chất, trình độ của mô
12
hình kinh tế mà nhà nước lựa chọn. Như vậy, vai trò kinh tế của nhà nước có thể
chủ yếu bao gồm: định hướng phát triển nền kinh tế; tạo lập thị trường, đảm bảo
môi trường kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp; mở rộng kinh tế đối ngoại, thúc
đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; kiểm soát và trọng tài, bảo đảm sự công bằng, bình
đẳng [126, tr.16-17].
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chức năng kinh tế của Nhà nước và
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
(1) Chức năng kinh tế của Nhà nước
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thái Dương về “Chức năng kinh tế của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã đưa ra khái niệm chức năng kinh tế
của nhà nước nói chung và chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam nói riêng. Từ các quan điểm tiếp cận nội dung, phương thức thực hiện chức
năng kinh tế của Nhà nước, tác giả đã đưa ra khái niệm “Chức năng kinh tế của Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hoạt động của Nhà nước trong sự nghiệp phát
triển kinh tế XHCN ở Việt Nam”, đồng thời nhấn mạnh “Trong nền KTTT, chức
năng kinh tế của Nhà nước được xác định là chức năng quản lý kinh tế vĩ mô” và
“vai trò kinh tế của Nhà nước thể hiện tập trung mối quan hệ biện chứng giữa Nhà
nước với kinh tế và đó là cơ sở trực tiếp xác định chức năng kinh tế của Nhà nước”
[31, tr.32, 43-48].
Trong bài nghiên cứu về “Vai trò, chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện
nay", tác giả Bùi Xuân Đức đã nhấn mạnh đến chức năng kinh tế của nhà nước và
đề xuất các chức năng trọng tâm mà Nhà nước ta cần thực hiện [48, tr.17-25].
Cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm
2020” do tác giả Võ Đại Lược làm chủ biên đã đề cập đến chức năng kinh tế của
Nhà nước khi kiến nghị về đổi mới chính sách và thể chế kinh tế ở Việt Nam trong
giai đoạn phát triển mới, đó là: “Đổi mới nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường” và cho rằng: “Thực tế nhiều việc Nhà nước cần
phải làm theo chức năng Nhà nước, nhưng trong nhiều trường hợp Nhà nước không
13
làm hoặc làm không đầy đủ; trong khi đó lại can thiệp vào vai trò chức năng của các
chủ thể khác” [98, tr.79].
Đề tài khoa học cấp bộ năm 2017 của tác giả Nguyễn Văn Cương đã đưa ra:
Một số bất cập về chức năng kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
như chưa định hình chuẩn xác được chức năng kinh tế của Nhà nước;
Nhà nước còn can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế và trực tiếp tham gia
đầu tư vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; Nhà nước chưa hoàn toàn làm
tốt vai trò hoạch định chính sách vĩ mô, nâng cao chất lượng hệ thống thể
chế, điều tiết thu nhập xã hội, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường;
... còn không ít việc Nhà nước cần phải làm nhưng không làm hoặc làm
không đầy đủ. Trong khi đó, Nhà nước lại tham gia nhiều hoạt động mà
chủ thể khác có thể làm, thậm chí làm tốt hơn Nhà nước [22, tr.8].
Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, phần “Nhà nước và pháp luật Việt Nam”
của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: chức năng kinh tế của nhà
nước thuộc chức năng đối nội, gồm hai mặt là tổ chức kinh tế và quản lý kinh tế;
“nội dung, cách thức thực hiện chức năng kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải có những
chính sách và hoạt động phù hợp để phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức sống của
nhân dân” [64, tr.18].
(2) Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Tập đề cương bài giảng “Quản lý kinh tế” của Khoa Quản lý kinh tế, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm “Chức năng quản lý nhà
nước về kinh tế là những nhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện để phát
huy vai trò và hiệu lực của mình” và “Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được
quy định bởi vai trò quản lý nhà nước về kinh tế và phải phục vụ thực hiện và phát
huy vai trò đó, nó do bản chất của nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị,
kinh tế xã hội và do tình hình kinh tế xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định”
[59, tr.68].
Trong sách “Luật Kinh tế”, tác giả Nguyễn Hữu Viện cho rằng cần “xác
định rạch ròi chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý kinh
doanh của doanh nghiệp”, đồng thời quan niệm rằng: “Cơ quan quản lý nhà nước
14
về kinh tế là cơ quan chấp hành - điều hành”, là cơ quan hành chính nhà nước với
các hoạt động mang tính chấp hành, điều hành và “Cơ quan quản lý nhà nước là cơ
quan chấp hành của cơ quan quyền lực” [172, tr.16-19].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX.01-09 về "Quản lý nhà nước
trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do
tác giả Lương Xuân Quỳ làm Chủ nhiệm đã đưa ra bình luận:
Chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế chính là những đặc trưng
riêng có của quyền lực nhà nước trong việc tác động có lựa chọn vào nền
kinh tế theo các mục tiêu trong từng giai đoạn. Nội dung của các chức
năng quản lý nhà nước về kinh tế không phải là một khái niệm tĩnh, mà
là một khái niệm động. Những nội dung này có thể biến đổi khi môi
trường chính trị, kinh tế và xã hội thay đổi [122, tr.68-69].
Trong cuốn sách “Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong
quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” do tác giả Nguyễn Phú
Trọng làm chủ biên, khi nêu ra những đổi mới trong quản lý kinh tế của Nhà nước
đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, các tác
giả đã nhận xét: “Nhà nước đã từng bước tập trung vào thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với nền kinh tế, bao gồm tất cả các thành phần, với các công cụ
quản lý bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và
các nguồn lực kinh tế của Nhà nước”; “Chức năng, phương thức quản lý kinh tế
của Nhà nước thay đổi dẫn đến tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước cũng
thay đổi” [154, tr.104-107].
Giáo trình cao cấp lý luận chính trị “Quản lý kinh tế” của Viện Kinh tế, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định: “Chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN là những hoạt động tổng quát nhất về
phương diện quản lý nền kinh tế mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề
ra, trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì ?” và cho rằng “Chức năng quản lý
nhà nước về kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN do bản chất của Nhà nước,
do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và do tình hình kinh tế - xã hội
của từng giai đoạn lịch sử quy định” [61, tr.13].
15
Trong Giáo trình cao cấp lý luận chính trị năm 2018 của Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến chức năng quản lý nhà nước về kinh tế,
thông qua việc nhận thức lại chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền
KTTT định hướng XHCN, cũng như “phân biệt rõ hơn chức năng lãnh đạo của
Đảng và chức năng quản lý nhà nước về kinh tế”. Các tác giả của Giáo trình đã đưa
ra năm nội dung của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, đó là “tạo lập môi
trường; định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm”
[65, tr.17-30]
Còn gần đây, các tác giả trong cuốn sách “Thể chế phát triển nhanh - bền
vững, kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn
mới” đã cho rằng: “khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền
KTTT với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, Nhà nước phải
đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp không phân biệt loại hình tổ chức,
thành phần kinh tế và hình thức sở hữu” [151, tr.56].
1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước
Đặc biệt có một số công trình nghiên cứu đã đề cập trực tiếp đến chức năng
quản lý kinh tế của nhà nước, đó là:
Các tác giả của cuốn “Từ điển luật học” đã cho rằng “Chức năng của nhà
nước được phân thành hai chức năng cơ bản là chức năng đối nội và chức năng đối
ngoại. Hai chức năng cơ bản lại gồm các chức năng cụ thể, ví dụ chức năng đối nội
gồm chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối địch, chức năng quản lý kinh
tế, văn hóa…” [109, tr.98].
Trong cuốn sách “Có một Việt Nam như thế - Đổi mới và phát triển kinh tế”
do Trần Nhâm (chủ biên), các tác giả đã nhận xét:
Việc chuyển sang KTTT đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách căn bản
chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Từ chỗ trực tiếp làm kinh tế, can
thiệp rất sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà nước chuyển sang
điều tiết kinh tế vĩ mô chủ yếu bằng công cụ pháp luật, kế hoạch hoá định
hướng và các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô khác [110, tr.59-60].
16
Trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Đảng ta đã nhấn
mạnh: “Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp
với yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN... Phân định rõ hơn chức năng
quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốn và tài
sản nhà nước” [40, tr.214-215].
Tại Hội thảo lý luận lần thứ 8 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng
sản Trung Quốc, tác giả Trần Du Lịch cho rằng: “Nhà nước phải thực sự đảm nhận
chức năng bổ khuyết và xử lý những thất bại của thị trường...” và “chức năng quản
lý kinh tế của Nhà nước là tạo ra các yếu tố dẫn dắt thị trường phát triển” [71,
tr.179-181]. Đặc biệt, cuốn sách “Thể chế phát triển nhanh - bền vững, kinh nghiệm
quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới” xuất bản đầu
năm 2019, tác giả đã đề xuất “Làm rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
trong điều kiện vận hành của cơ chế thị trường ở cấp Trung ương và địa phương” và
“Để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trước hết cần nhận thức lại chức năng
quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với thuộc tính của cơ chế thị trường” [151,
tr.587-597].
Khi bàn về “sức mạnh của tư duy đổi mới”, tác giả Nguyễn Mại đã đưa ra
quan điểm: “Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước không những cần làm tốt chức
năng quản lý kinh tế, sửa chữa thất bại của thị trường, ví dụ đối với gia tăng sự bất
bình đẳng xã hội, mà còn đóng vai trò hỗ trợ các thể chế phi thị trường để bảo đảm
thực hiện tốt nhất cả các mục tiêu kinh tế và xã hội” [100, tr.18].
Trong Giáo trình “Quản lý kinh tế”dùng cho cao học và nghiên cứu sinh
của Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân, đã xác định:
“Chức năng quản lý kinh tế là hình thức biểu thị sự tác động có chủ đích của chủ
thể quản lý kinh tế lên đối tượng và khách thể quản lý; là tập hợp những nhiệm vụ
khác nhau mà chủ thể quản lý kinh tế phải tiến hành trong quá trình quản lý kinh
tế” [158, tr.52].
Trong Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” của Trường Đại học kinh tế
quốc dân cũng nêu: “Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức
năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước” và “Nhà nước thực hiện chức năng
17
quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan, nội tại và nền kinh tế thị trường vận động
theo cơ chế thị trường” [159, tr.20].
Các tác giả trong Giáo trình cao cấp lý luận chính trị về “Quản lý kinh tế”
của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra giải pháp: “Đánh giá đúng
thực trạng quản lý kinh tế của Nhà nước, nắm vững định hướng lớn tiếp tục hoàn
thiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước” [61, tr.9].
Còn theo nhận xét của một số nhà khoa học về quản lý kinh tế trong cuốn
sách “Những điều kiện để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh
mới” thì: “Vai trò, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước được đổi mới. Tách
quản lý kinh tế của Nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp” [63, tr.35].
Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, môn học “Kinh tế chính trị Mác-Lênin”
của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cũng xác định: “Nhà nước kiểm soát
vĩ mô, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước chủ yếu là phục vụ chủ thể thị
trường và tạo môi trường phát triển; hệ thống pháp luật (đặc biệt là hiến pháp) là cơ
sở pháp lý và chủ đạo của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” [66, tr.210].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.2.1. Các lý thuyết về vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý
kinh tế
Là chủ đề thu hút một lượng lớn các quan điểm triết học, chính trị và kinh tế
học hàng nghìn năm nay, nhà nước và vai trò, chức năng của nhà nước đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội của nhân loại được quan tâm đặc biệt với những lý thuyết
cùng các quan điểm bổ sung lẫn nhau và thậm chí đối lập nhau.
Trong cơ ngơi đồ sộ đó, những tranh luận trên thế giới về vai trò, chức năng
của các nhà nước trong quản lý kinh tế có ý nghĩa rất đặc biệt. Tiêu biểu là các lý
thuyết mà khi đề cập, đem ra luận bàn bấy lâu nay đến chủ đề về vai trò, chức năng
của nhà nước trong quản lý kinh tế, hầu hết các nhà kinh tế học, học giả có xu
hướng theo ba luồng quan điểm chính. Thứ nhất là sự can thiệp của nhà nước cần
được hạn chế đến mức thấp nhất; thứ hai là quan điểm đối nghịch cho rằng xã hội,
thị trường cần có sự điều tiết của nhà nước; và thứ ba là quan điểm dung hòa, kết
18
hợp điều tiết của nhà nước với lựa chọn tự do của các lực lượng thị trường. Các
quan điểm này thể hiện ở ba lý thuyết tiêu biểu dưới đây:
Lý thuyết về tự do kinh tế
Lý thuyết này chủ trương đề cao vai trò của thị trường, ủng hộ tự do kinh tế
và hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước. Nguồn gốc của lý thuyết
này là Lý thuyết kinh tế học cổ điển nhấn mạnh: nhà nước không can thiệp vào kinh
tế. Lý thuyết kinh tế học cổ điển ra đời từ nửa cuối thế kỷ XVIII và trở thành trường
phái thống trị cho tới đầu thế kỷ XX với các đại biểu chính: A. Smith, J.B. Say, T.R.
Malthus, J.S. Mill, D. Ricardo; trong đó tiêu biểu là A. Smith (1723-1790) với
thuyết “Bàn tay vô hình”.
Xuất phát từ nhân tố “Con người kinh tế” theo chủ nghĩa cá nhân, A. Smith
cho rằng con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và trong khi chạy theo lợi ích
đó, con người đã bị một “Bàn tay vô hình” buộc phải thực hiện thêm nhiệm vụ
đáp ứng lợi ích của xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích
của xã hội là lợi ích phụ thuộc, giữa chúng không có mâu thuẫn với nhau và lợi
ích của xã hội sẽ được phát triển trong quá trình lợi ích cá nhân được thoả mãn.
Còn “Bàn tay vô hình”, theo ông, là các quy luật kinh tế khách quan hoạt động tự
phát, tự điều tiết trên thị trường, chi phối hành động của con người và một điều
kiện cần thiết để cho chúng hoạt động là nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự
do kinh tế. Tự do kinh tế sẽ làm cho những lợi ích riêng, nguyện vọng riêng của
người ta tự nhiên hơn và do đó sẽ buộc họ phải chia, phân phối tư bản trong xã hội
bằng cách nào đó cho các công việc khác nhau để có thể thống nhất với lợi ích của
toàn xã hội. Từ đó, ông cho rằng, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có
sự can thiệp của nhà nước và nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước
chỉ cần thực hiện tốt các chức năng cơ bản là: bảo vệ quyền sở hữu tư bản, bảo vệ
an ninh trật tự xã hội, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lược. Ông chủ trương tự
do kinh doanh, rất tin tưởng ở thị trường và đưa ra nguyên lý “Nhà nước không
can thiệp”. Tuy nhiên, theo ông, nhà nước đôi khi cũng có nhiệm vụ kinh tế quan
trọng như xây dựng cầu cống, đường sá,... mà bản thân các doanh nghiệp không
đủ sức làm được [23, tr.62-63].
19
D. Ricardo (1772-1823) cũng có cùng quan điểm với A. Smith về tự do kinh
tế mặc dù ông thừa nhận vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước thông qua chính sách
thuế. Ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, đặc biệt là hoạt động
của thị trường lao động và giúp đỡ người nghèo vì nếu làm như vậy sẽ ngăn cản
hoạt động của quy luật tự nhiên. Tuy ông đề cao vai trò của tự do thương mại giữa
các nước, nhất là tự do nhập khẩu và phủ nhận khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa
tư bản nhưng ông cũng phải thừa nhận vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước
thông qua chính sách thuế [18, tr.79]; [23, tr.75].
Trong khi đó, J.B Say (1766-1832) lại đề cao vai trò của nhà nước trong việc
tạo môi trường thuận lợi cho sự làm giàu. Và cũng giống như A. Smith, ông cho
rằng nhà nước chỉ dừng ở mức đảm bảo phúc lợi xã hội (xây dựng công trình công
cộng hay giữ gìn an ninh, chủ quyền) [18, tr.97].
Đến đầu thế kỷ XX, Lý thuyết cổ điển mới ra đời với những người sáng lập
là L. Walras, B. Clark, A. Marschall, A. Pigou và những đại biểu này vẫn chủ
trương tự do kinh tế, cổ vũ cho sự tự điều chỉnh của nền kinh tế mà ít nhắc đến vai
trò của nhà nước, nhưng trong nội dung tư tưởng của họ đã có ít nhiều sắc thái về tư
tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế. Thuyết “Cân bằng tổng quát” của L. Walras
(1834-1910) phản ánh sự phát triển tư tưởng “Bàn tay vô hình” của A. Smith về tư
tưởng tự do kinh tế, nhưng ở đây ông cũng đề cập đến việc nhà nước cần can thiệp
vào kinh tế nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để ổn định giá, hạn chế
đầu cơ, đưa ra giá hàng phù hợp với các yếu tố đầu vào cũng như tiền lương của
người lao động. B. Clark (1847-1938) lại cho rằng nhà nước nên đóng vai trò tích
cực trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất thông qua việc xây dựng
luật chống độc quyền, duy trì cạnh tranh tự do, tác động tới sự trả lương hợp lý. Với
A. Marschall (1842-1924), vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện trong định
hướng ngành, cơ cấu ngành thông qua việc loại bỏ hay khuyến khích một ngành sản
xuất bằng cách đánh thuế cao để loại chúng ra khỏi nền kinh tế hay trợ cấp để
chúng phát triển nhanh, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Còn theo A. Pigou
(1877-1959), đối với kinh tế, nhà nước nên can thiệp để có ưu tiên cho những quyết
20
định mang tính quyền lợi chung và nhà nước phải tiến hành điều chỉnh nền kinh tế
một cách thích hợp từ sản xuất cho tới phân phối sản phẩm [29, tr.31-33].
Cũng dựa trên tư tưởng tự do kinh tế của Lý thuyết kinh tế học cổ điển, các
lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới về kinh tế chủ yếu ra đời sau chiến tranh thế giới
lần thứ hai như: lý thuyết về nền KTTT xã hội với đại biểu là Muller, Armack; lý
thuyết trọng tiền với các đại diện chính là M. Friedman, H. Simons; lý thuyết trọng
cung hiện đại với các đại biểu là A. Laffer, N. Ture;... Nội dung chính của chúng là
ủng hộ cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước nhưng ở mức độ rất hạn hẹp,
với khẩu hiệu: cần thị trường nhiều hơn và nhà nước can thiệp ít hơn [29, tr.36].
Lý thuyết về kinh tế có điều tiết
Đây là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có sự can thiệp mạnh của nhà nước
do J. M. Keynes (1884-1946) sáng lập. Theo đó, ông phê phán kịch liệt chính sách
tự do kinh tế của chủ nghĩa bảo thủ dựa trên thuyết “Bàn tay vô hình” của A. Smith,
thuyết “Cân bằng tổng quát” của L. Walras và cho rằng chúng không thể bảo đảm
cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Qua đây, ông khẳng định vai trò to lớn của
nhà nước trong nền kinh tế và nhấn mạnh thị trường không thể khắc phục được
khủng hoảng kinh tế cũng như giải quyết được nạn thất nghiệp, nhất là trong bối
cảnh phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Vai trò kinh tế đó của nhà
nước, theo ông, được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu. Ông đưa ra khái
niệm “tổng cầu hữu hiệu” được cấu thành bởi cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Cầu tiêu
dùng phụ thuộc vào thu nhập và tiết kiệm còn cầu đầu tư lại phụ thuộc vào những
dự báo của các nhà kinh doanh về tiêu dùng trong xã hội. Theo ông, để khắc phục
những mâu thuẫn trong quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự cân bằng kinh tế và
ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp xảy ra, thì không thể dựa
vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà chủ nghĩa tư bản phải có sự giúp sức của “Bàn
tay nhà nước”, còn gọi là “ Bàn tay hữu hình”, trong vai trò kinh tế thông qua việc
sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân nhà nước cần
chủ động đầu tư [29, tr.33-34]. Sự đầu tư đó phải có chương trình và quy mô lớn để
dựa vào đó, nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế nhằm tăng cầu có hiệu quả,
kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư, sản xuất, bảo đảm việc làm và tăng thu nhập
21
[23, tr.217]. Ông cho rằng nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế, bằng cách:
tăng thêm những đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng kết
cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng,... và ông coi đây là biện pháp chủ động để
tăng cầu về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sức lao động cũng như tăng số
lượng việc làm; sử dụng ngân sách nhà nước để bảo đảm hiệu quả ở mức có lợi
cho các doanh nghiệp, giúp họ yên tâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như
giảm lãi suất, giảm thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm
khuyến khích đầu tư; thực hiện “lạm phát có mức độ”, còn gọi là “lạm phát lành
mạnh”, để kích thích thị trường thông qua việc in thêm tiền giấy và tăng thêm số
lượng tiền tệ vào lĩnh vực lưu thông; dùng các biện pháp nhằm tăng thu cho ngân
sách như phát hành công trái nhà nước, tăng thuế để điều tiết kinh tế [18, tr.185].
Trong lý thuyết đề cao vai trò nhà nước can thiệp vào kinh tế của mình, J. M.
Keynes đặc biệt nhấn mạnh đầu tư nhà nước có quy mô lớn để sử dụng tư bản
nhàn rỗi, lao động thất nghiệp cũng như các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ,
thuế và ông coi đây là những công cụ kinh tế vĩ mô rất quan trọng của nhà nước
để điều tiết có hiệu quả nền kinh tế.
Trong một thời gian dài, lý thuyết của J. M. Keynes đã giữ vị trí thống trị và
được vận dụng ở hầu hết các nước tư bản phát triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết của
ông, trường phái Keynes mới đã ra đời và phát triển với những xu hướng vận dụng
mới. Cũng đề cao vai trò kinh tế của nhà nước, nhưng trường phái Keynes mới ở
Pháp coi trọng công cụ kế hoạch của nhà nước trong việc điều chỉnh kinh tế, bảo
đảm nhịp độ kinh tế phát triển thích hợp và dễ dàng thay đổi được cơ cấu nền kinh
tế quốc dân khi có nhu cầu đặt ra. Họ cho rằng kế hoạch hóa là việc nhà nước điều
chỉnh tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế và là kế hoạch
hóa mang tính chỉ dẫn chứ không phải là kế hoạch hóa mệnh lệnh mang tính pháp
lệnh tập trung quan liêu. Trong khi đó, ở Mỹ, trường phái này lại đề cao chính sách
tài chính của nhà nước, đánh giá cao vai trò của chi phí nhà nước, coi ngân sách nhà
nước là công cụ chủ yếu để can thiệp vào kinh tế và tích cực ủng hộ việc nhà nước
sử dụng các phương tiện như đơn đặt hàng lớn, hệ thống mua để khuyến khích kinh
tế tư nhân phát triển. Đặc biệt, họ nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong thời kỳ
22
khủng hoảng kinh tế được thể hiện qua việc nhà nước tăng chi phí để bù đắp cho sự
giảm sút của chi phí tư nhân [23, tr.226,229].
Theo dòng chảy của lịch sử, một số lý thuyết hiện đại khác đã xuất hiện như
lý thuyết thể chế, lý thuyết điều tiết và chúng cũng tán thành với tư tưởng lý thuyết
của J. M. Keynes là nhà nước can thiệp vào kinh tế, nhưng là can thiệp một cách
thích hợp, có mức độ. Hai lý thuyết này tỏ ra có ưu thế so với lý thuyết của J. M.
Keynes do chúng mang tính thực tế hơn, gần với thị trường hơn và coi trọng các
yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức trong xã hội. Lý thuyết điều
tiết, xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào những năm 1970, cho rằng nhà nước không
đơn giản là công cụ thống trị giai cấp mà cơ bản là hệ thống những thoả hiệp nhằm
đạt được sự đồng thuận xã hội và được thể chế hóa dưới hình thức luật. Theo lý
thuyết này, một trong những cách thức chủ yếu của phương thức điều tiết mà nhà
nước tác động đến nền kinh tế là pháp luật và các quy tắc do nhà nước đề ra; nhưng
mặt khác, nhà nước cần can thiệp thích hợp, gián tiếp thông qua việc định ra đường
lối phát triển, khung pháp luật cũng như tạo môi trường, thể chế cho các cá nhân,
doanh nghiệp đi đúng hướng chứ nhà nước không làm thay thị trường. Còn lý
thuyết thể chế, xuất hiện ở Mỹ và phát triển mạnh vào những năm 1960, chủ trương
nhà nước can thiệp vào kinh tế với những điều tiết lớn như: nhà nước điều tiết và
làm trọng tài giải quyết mâu thuẫn giữa lao động và tư bản; điều tiết để cho các
doanh nghiệp lớn thích ứng với đòi hỏi của tiến bộ khoa học và đầu tư quy mô lớn
nhằm mục đích kế hoạch hóa công nghiệp nhưng có tăng cường địa vị của các
thành phần KTTT [29, tr.42, 44].
Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
Quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp đã có từ cuối thế kỷ XIX và được nâng
lên thành lý thuyết bởi đại diện tiêu biểu là P. A. Samuelson với tư tưởng chủ yếu
trong công trình “Kinh tế học” của mình: muốn phát triển kinh tế phải dựa vào cả
“Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình” là thị trường và nhà nước. Vai trò kinh tế
của nhà nước trong nền KTTT được P. A. Samuelson mô tả thành bốn chức năng
chính: thiết lập khuôn khổ pháp luật, thúc đẩy thị trường hoạt động có hiệu quả,
đảm bảo sự công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô [23, tr.271].
23
Theo Ông, đặc điểm kinh tế cơ bản cần nắm vững để giúp nền kinh tế tăng
trưởng và phát triển lành mạnh là thị trường cần được kiểm soát thông qua sự chỉ
huy vô hình của các quy luật KTTT, còn nhà nước nên kiểm soát thị trường bằng
các mệnh lệnh điều tiết, các kích thích tài chính. Ông đã chỉ ra lợi nhuận là động lực
chi phối hoạt động của người kinh doanh trong nền KTTT và KTTT phải được hoạt
động trong môi trường cạnh tranh do các quy luật khách quan chi phối, nhưng bản
thân KTTT đôi khi cũng thất bại, bất lực do những nguyên nhân như: tình trạng độc
quyền; những tác động từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,
chất thải và chất phóng xạ gây nguy hiểm; lạm phát và thất nghiệp; phân phối thu
nhập không công bằng,... Do đó, theo Ông, để khắc phục khuyết tật của KTTT cần
phải có bàn tay của nhà nước thông qua các công cụ chủ yếu như pháp luật, thuế,
chi tiêu nhà nước và đó chính là vai trò kinh tế của nhà nước.
Khuôn khổ pháp luật do nhà nước đề ra, theo Ông, sẽ tác động sâu sắc tới
các hành vi, ứng xử kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và chúng chính là các quy
tắc về trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân nhà
nước cũng phải tuân thủ như các quy định về tài sản, về hợp đồng, hoạt động kinh
doanh, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, xã hội và nhiều luật lệ khác để xác định
môi trường kinh tế. ở đây, ông đặc biệt đề cao nhà nước trong vai trò đề ra pháp luật
và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, nhất là các luật chống độc quyền, luật kinh
tế để nâng cao tính cạnh tranh, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài,
đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu quả [18, tr.226-227].
Ông cho rằng, nhà nước không thể coi mọi hoạt động của độc quyền là tất
yếu và chỉ có cạnh tranh hoàn hảo mới giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả,
còn nguyên nhân dẫn đến thị trường hoạt động không có hiệu quả phần lớn do cạnh
tranh không hoàn hảo, hay còn gọi là tình trạng độc quyền, cũng như những tác
động bên ngoài gây ra. Vì vậy, nhà nước cần can thiệp vào kinh tế, chủ yếu bằng
pháp luật, để hạn chế độc quyền và những tác động bên ngoài, giúp thị trường tiến
tới có đủ sức cạnh tranh hoàn hảo. Mặt khác, nhà nước phải đảm nhiệm sản xuất
hàng hóa công cộng và thu thuế trên cơ sở các luật thuế đề ra. Theo Ông, hàng hóa
công cộng là những hàng hóa mà khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể
24
dùng được, tuy chúng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia nhưng tư nhân thường
không muốn sản xuất, vì không có lợi nhuận hoặc chậm thu được lợi nhuận; còn
thuế mà nhà nước thu chủ yếu tạo nên ngân sách nhà nước, một phần chi phí cho
nhà nước hoạt động, phần lớn còn lại được nhà nước chi cho đầu tư sản xuất hàng
hóa công cộng, hỗ trợ phúc lợi xã hội.
Một chức năng quan trọng của nhà nước được P. A. Samuelson đề cập đến là
bảo đảm sự công bằng. Theo Ông, nhà nước cần phải có những chính sách phân
phối lại thu nhập, đặc biệt là chính sách thuế, để tạo ra sự công bằng trong xã hội,
bởi vì sự phân hóa giàu nghèo, không công bằng, bất bình đẳng được sinh ra từ thị
trường là một tất yếu ngay cả khi thị trường hoạt động có hiệu quả, trong điều kiện
hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất. Những chính sách mà nhà nước thường sử dụng ở
đây, có thể là: thuế luỹ tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế, hệ thống hỗ
trợ thu nhập giúp người không có khả năng lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho
người không có việc làm, trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp,...
Ngoài ra, Ông cho rằng, trong vai trò của mình, nhà nước còn có chức năng
ổn định kinh tế vĩ mô. Ở đây, Ông đánh giá cao sự đóng góp trí tuệ của J. M.
Keynes trong việc phân tích, chỉ ra cách sử dụng một cách đúng đắn quyền lực về
tài chính (quyền đánh thuế và chi tiêu) và quyền lực về tiền tệ (quyền điều tiết về
tiền tệ và hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi suất và điều kiện tín dụng) của
nhà nước có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế thông qua
ổn định sản lượng hàng hóa, giá cả, việc làm và lạm phát. Theo Ông, hai quyền lực
này của nhà nước thể hiện thành hai chính sách chủ yếu và cơ bản trong chính sách
kinh tế vĩ mô nói chung được nhà nước thực hiện để can thiệp vào thị trường nhằm
tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế phát triển.
Trong lý thuyết của P.A. Samuelson về thất nghiệp và lạm phát, bàn tay kinh
tế của nhà nước cũng được thể hiện rất rõ qua các biện pháp: cải thiện dịch vụ thị
trường lao động, đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, tạo ra nhiều việc làm
công cộng, kiểm soát tiền lương, kiểm soát giá cả, sử dụng quy luật của thị trường
và chính sách kinh tế mềm dẻo để hạn chế tăng giá nhằm giữ cho lạm phát ở mức
vừa phải. Còn trong lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế, hàm ý của Ông về
25
vai trò của nhà nước ở các nước đang phát triển có ý nghĩa rất lớn. Chính nhà nước
là người phối hợp các ưu thế của quốc gia cũng như khắc phục hạn chế của nó về tài
nguyên thiên nhiên, con người, vốn, kỹ thuật, công nghệ để tổng hợp thành những
véc-tơ cùng chiều tạo nên sức mạnh kinh tế thông qua các chính sách như mở cửa,
tạo lập và thúc đẩy thị trường xuất khẩu phát triển nhanh, xây dựng nền công
nghiệp có hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn.
Như vậy, với Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp được trình bày trong “Kinh tế
học”, P.A. Samuelson đã nêu lên tính cần thiết của cả thị trường và nhà nước trong
sự phát triển kinh tế. Thị trường xác định và trả lời cụ thể những câu hỏi: sản xuất
cái gì, như thế nào, cho ai. Trong khi đó nhà nước điều tiết thị trường bằng các công
cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là bằng pháp luật. Vai trò kinh tế của nhà
nước được Ông gói gọn trong những mục tiêu dài hạn của nhà nước: hiệu quả, công
bằng và ổn định [113].
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng của nhà nước
trong quản lý kinh tế
Sự thành công của các quốc gia thu nhập thấp và đang phát triển qua quá
trình tái cấu trúc thị trường cho thấy yêu cầu về năng lực giỏi của nhà nước và nhà
nước được ủy nhiệm (được bầu chọn) để khuếch đại và quản lý tốt quá trình cơ cấu
lại, kể cả cơ cấu lại theo định hướng thị trường. Thông qua kết quả áp dụng phương
pháp phân tích so sánh lịch sử của bản thân kết hợp với Morris, Irma Adelman đã
đưa ra các kết luận về vai trò của nhà nước tại các quốc gia chậm phát triển, chuyển
đổi và các quốc gia đang phát triển với trình độ cao trong giai đoạn sau Thế chiến
thứ 2 và trước Khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất. Theo đó, dữ liệu thống kê cho
thấy, vai trò của nhà nước ở các nước chậm phát triển là quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội và việc xây dựng nguồn vốn xã hội [188].
Trong công trình đồ sộ của mình về Kinh tế học công cộng, J.E. Stiglitz đã
đưa ra những quan điểm về vai trò của nhà nước (chính phủ), cơ sở hoạt động của
nhà nước cũng như các phương pháp để đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan
này [88]. J.E. Stiglitz biện luận về cơ sở hoạt động của nhà nước dựa trên hiệu quả
Pareto (được đưa ra bởi Vilfredo Pareto, nhà kinh tế học người Ý, với ý nghĩa nếu
26
một nền kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, thì trong nền kinh tế đó sẽ có một cá nhân
hay bộ phận dân cư có đời sống kinh tế tốt lên nhưng không khiến cho một cá nhân,
bộ phận dân cư khác có đời sống kinh tế xấu đi hay bị thiệt hại), trong đó những
thất bại của thị trường chính là động lực, cơ sở cho hoạt động của nhà nước. Trên
khía cạnh chuẩn tắc, J.E. Stiglitz khẳng định những trách nhiệm chính của nhà nước
gồm phân phối thu nhập và khắc phục thất bại thị trường (nếu có). Ở khía cạnh thực
chứng, J.E. Stiglitz chỉ ra rằng, các phân tích thực tế sẽ cho thấy thất bại của thị
trường và nhà nước đã giải quyết các thất bại đó đến đâu.
Còn theo Đêvít Âuxbót và Tét Gheblơ, trong tác phẩm “Đổi mới hoạt động
của Chính phủ”, vai trò của nhà nước là hướng vào thị trường, thúc đẩy sự thay đổi
thông qua thị trường và bằng việc tổ chức thị trường hướng vào các mục tiêu công
cộng [45, tr.425-430].
Irma Adelman khi nghiên cứu quá trình phát triển về vai trò của nhà nước ở
các nước trên thế giới cũng đã rà soát hoạt động của nhà nước ở các quốc gia có thu
nhập thấp và đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có các quốc gia ở Nam Á và
Đông Á. Tác giả cho rằng, ở các nước này, nhà nước đóng vai trò chủ động và bất
chấp những điều kiện không thuận lợi về tình hình quốc tế, họ vẫn duy trì tốc độ
tăng trưởng bằng hoặc thậm chí cao hơn những năm trước đó [189].
Trong quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển đổi nền kinh tế,
công tác nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, chức năng quản lý
của nhà nước trong nền KTTT rất được chú trọng ở nhiều nước trên thế giới, đặc
biệt là Trung Quốc, Nga và một số nước khác có nền kinh tế chuyển đổi. Một số các
nhà nghiên cứu về pháp luật và kinh tế ở những nước này cho rằng ở các nền KTTT
đã phát triển, nhà nước có ba chức năng rõ rệt về quản lý nền kinh tế là: can thiệp,
quản lý và điều hoà phúc lợi.
Trong bài viết nghiên cứu có tựa đề “Trung Quốc: những thách thức về thể
chế trong quá trình hội nhập toàn cầu”, tác giả F. Godement đã phân tích và cho
thấy vai trò của Nhà nước Trung Quốc trong việc lựa chọn sách lược mới là ủng hộ
thị trường và khuyến khích sáng kiến của các doanh nghiệp tư nhân, cũng như của
các cá nhân, nhằm huy động mọi nguồn lực có được từ doanh nghiệp, người dân
27
trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài; thể hiện qua việc Nhà nước kêu gọi đầu
tư dưới hình thức tham gia cổ phần hay huy động vốn bằng việc phát hành trái
phiếu trên thị trường trái phiếu quốc tế. Ông còn nhấn mạnh: “Nhà nước đã thiết lập
các cơ chế khuyến khích kinh tế thông qua thị trường và trong một số trường hợp,
đã thực sự bắt đầu tiến hành tư nhân hóa nền kinh tế” [175, tr.252-260].
Đặc biệt, các tác giả V. Portjakov và Hạ Vân đã có bài viết đăng trên Tạp chí
Thông tin khoa học xã hội với nội dung khái quát sơ bộ tình hình nghiên cứu và
đánh giá vai trò, chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế ở Trung Quốc của
các học giả phương Tây cũng như ở Liên bang Nga, đồng thời phân tích vai trò,
chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế với tư cách là người quản lý, người
sở hữu và người kiểm soát [171]. Theo tác giả Hạ Vân, cho đến nay, trong ngành
Trung Quốc học ở Liên bang Nga và phương Tây, vấn đề vai trò, chức năng của
Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về quản lý kinh tế vẫn chưa được phân
tích một cách toàn diện.
Có thể nói, hầu hết các tác phẩm, bài viết trong thời kỳ trước năm 2007 cổ vũ
cho phương châm "nhà nước tốt nhất khi nó cai quản ít nhất". Thế nhưng khi cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế diễn ra ở hầu hết các quốc gia xảy ra vào
năm 2007, tình hình nghiên cứu bắt đầu có xu hướng nhìn nhận tích cực hơn về vị
trí quan trọng của nhà nước và theo khuynh hướng đề cao hơn vai trò, chức năng
của nhà nước trong quản lý kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu cùng các ấn phẩm báo
chí quốc tế trong thời gian sau đó đều đưa ra nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng
hoảng tài chính trăm năm mới xảy ra một lần này là xuất phát từ sự buông lỏng,
thiếu định chế, thiết chế trong chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước ở nhiều
quốc gia phát triển đối với việc quản lý nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính -
ngân hàng.
Vào năm 2007, tại Hội thảo về "Vai trò và chức năng quản lý nhà nước ở
Việt Nam", Arne Svensson cũng đã phân tích vai trò và chức năng quản lý nhà nước
trong nền kinh tế mở toàn cầu và đưa ra nội dung cải cách quản lý nhà nước. Đặc
biệt, Ông nhấn mạnh chức năng hợp tác quốc tế về kinh tế thông qua việc nhà nước
28
tham gia các hiệp định, hiệp ước quốc tế về kinh tế là chức năng cơ bản trong quản
lý kinh tế của các nhà nước trong nền kinh tế mở toàn cầu [1].
Giáo sư kinh tế người Mỹ J.E. Stiglitz, một đại diện cho lý thuyết J.M.
Keynes được giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001, đã viết trên mục bình luận của tờ
Người bảo vệ của Anh ngày 16/9/2008, trong đó cho rằng cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu hiện nay có nguyên nhân chính từ sự thiếu năng lực của các nhà lập
chính sách (làm luật) tại Mỹ [87]. Còn Giáo sư kinh tế P. R. Krugman - cũng là
người Mỹ - một đại diện khác cho lý thuyết J.M. Keynes và được giải thưởng Nobel
kinh tế năm 2008 đã khởi xướng việc phục hồi lý thuyết J.M. Keynes vào năm
2006. Trong tháng 5/2009, khi làm việc ở Việt Nam, Ông đã khuyến cáo Nhà nước
ta cần phải xây dựng, bổ sung các quy định bằng pháp luật, đảm bảo chức năng
quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để kiểm soát chặt chẽ hai lĩnh
vực quan trọng này.
Khi tổng kết 20 năm xây dựng KTTT XHCN ở Trung Quốc vừa qua, một số
chuyên gia nước này đã khẳng định việc chuyển đổi chức năng của Nhà nước trong
quản lý kinh tế (bắt đầu từ năm 1993), trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò điều tiết vĩ
mô của Nhà nước có ý nghĩa xóa bỏ độc quyền một cách hiệu quả, đảm bảo sự cạnh
tranh công bằng, có trật tự [8, tr.48-50]. Ngoài ra, một số nhà khoa học của nước này
cũng cho rằng Chính phủ (Nhà nước) không nên can thiệp hành chính ảnh hưởng tới
điều phối của nền kinh tế mà cần cải cách thể chế quản lý hành chính, xây dựng
Chính phủ theo hình thức Chính phủ phục vụ và giới hạn quyền quyết sách của Chính
phủ ở việc sửa chữa những lệch lạc của thị trường, bổ sung những chỗ thiếu, đồng
thời ngăn chặn việc quyết sách Chính phủ thay thế cơ chế thị trường [133].
Tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Hungary và Slovakia, nền kinh
tế được cho là phụ thuộc phần lớn vào đầu tư từ nước ngoài, cũng có những nghiên
cứu về vai trò của nhà nước. Đơn cử như công trình năm 2012 của các tác giả A.
Duman và L.Kurekova đã nêu vai trò quan trọng của nhà nước trong giai đoạn hai
quốc gia này cùng thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, tuy rằng Nhà nước Hungary có
vai trò rõ ràng hơn so với Nhà nước Slovakia trong quá trình “theo đuổi các chính
sách công nghiệp dễ hiểu và chủ động” [184].
29
Ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, “Vấn đề quyền lực nhà nước là vấn đề
cơ bản của cuộc Cách mạng Lào” từ khi được thành lập. Tuy nhiên, việc xác định
rõ vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước các cấp,
nhất là các cơ quan quản lý kinh tế, vẫn đang được coi là vấn đề còn tồn tại trong
quá trình củng cố quyền lực nhà nước tại Lào. Các kết luận này được tác giả Cha-
lơn Dia-pao-hơ đưa ra trong Hội thảo Lý luận lần thứ nhất giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 2013. Tác giả cũng thẳng thắn thừa
nhận “Quy định vị trí, vai trò, chức năng của một số cơ quan nhà nước, phân quyền,
phân trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa rõ ràng, chưa ổn
định và hài hòa với nhau. Vẫn còn hiện tượng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ,
đặc biệt là bộ máy hành chính các cấp chưa thực sự tinh gọn, vững mạnh” và cho
rằng đây là vấn đề cần được tiếp tục khắc phục trong thời gian tới [70, tr.174].
Các tác giả của cuốn sách “Các câu chuyện từ mặt trận phát triển kinh tế”
đã đánh giá “Vai trò chính của nhà nước là tạo môi trường thuận lợi để doanh
nghiệp phát triển bằng cách xác định, sau đó đưa ra biện pháp khắc phục dần những
vướng mắc lớn nhất” và cho rằng “Giải pháp quan trọng nhất trong các giải pháp
nhà nước có thể áp dụng là các lãnh đạo nhà nước phải công khai khẳng định sự
ủng hộ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế tư nhân, coi đó là một ưu tiên chính
của nhà nước” [58, tr.493-497].
Trong cuốn sách “Kinh tế học đổi mới - Cuộc đua giành lợi thế trên phạm vi
toàn cầu”, hai tác giả Robert D. Atkinson và Stephen J. Ezell đã nhận xét vai trò của
nhà nước trong kinh tế là: khi các doanh nghiệp tư nhân cần phải dẫn đường cho đổi
mới trong thời đại toàn cầu hóa đổi mới và thị trường cạnh tranh gay gắt, thì nhà
nước có thể và cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hỗ trợ nỗ lực
đổi mới cho các doanh nghiệp này. Họ còn nhấn mạnh, một trong những lựa chọn
đúng đắn trong đổi mới không phải là giữa có nhà nước với không nhà nước, mà phải
là mức độ can thiệp hợp lý của nhà nước nhằm hỗ trợ đổi mới. Theo họ, vai trò của
nhà nước là phải xác định được các ngành công nghiệp cũng như loại hình công nghệ
mà đất nước cần đổi mới và đạt năng suất cao, từ đó phát triển và thực thi chính sách
đối với các doanh nghiệp tư nhân để bảo đảm kết quả tốt [124, tr.208-210].
30
Khi bàn về vai trò kinh tế của nhà nước trong quản lý tài sản công, các tác
giả của cuốn sách “Quản lý hiệu quả tài sản công” cho rằng: tách quản lý tài sản
công ra khỏi quyền kiểm soát trực tiếp của nhà nước, tạo điều kiện cho nhà nước
tập trung vào việc quản lý đất nước chứ không phải quản lý các doanh nghiệp nhà
nước; bí quyết của việc quản lý có hiệu quả tài sản công là sự sắp xếp mang tính
thiết chế nhằm tách các vấn đề quản lý ra khỏi trách nhiệm trực tiếp của nhà nước,
đồng thời khuyến khích việc thiết kế quản trị chủ động để tạo ra giá trị xã hội và giá
trị tài chính cao hơn. Đặc biệt, theo các tác giả, những kết quả trong quản lý nhà
nước về tài sản công có thể giúp đưa cuộc chiến chống tham nhũng tới thắng lợi
[24, tr.17-30].
Với cuốn sách “Xây dựng xã hội học tập - Cách tiếp cận mới cho tăng
trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội”, tác giả Joseph E.Stiglitz, Bruce C.Greenwald
cho rằng: vấn đề không phải là lựa chọn thị trường hay nhà nước mà là lựa chọn để
xây dựng một hệ thống kinh tế trong đó thị trường và nhà nước có thể tương tác, hỗ
trợ lẫn nhau và vận hành cùng nhau; vai trò của nhà nước là đưa ra “luật chơi” và
kiểu cách mà “luật chơi” đó được đặt ra chính là một trong các yếu tố quyết định;
việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật của các nhà nước cần được coi trọng
để tránh việc “chế độ quyền sở hữu trí tuệ được tạo lập một cách cẩu thả cùng với
sự thực thi kém hiệu quả luật chống độc quyền có thể làm giảm sút sản lượng đầu ra
hiện tại và kìm hãm đà tăng trưởng” [89, tr.430-438].
Gần đây, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản trong cuốn sách “Chủ nghĩa tư
bản trong nền kinh tế đổi mới - thị trường, đầu cơ và vai trò của nhà nước”, tác giả
W. H. Janeway đã nhận xét: “Ngày nay, hành động can thiệp một cách phù hợp của
nhà nước được cho là một phần không thể tách rời đối với thành công của quá trình
phát triển chủ nghĩa tư bản” và “Hành động can thiệp của nhà nước là cần thiết nếu
các nền kinh tế tư bản duy trì việc tích luỹ tư bản và đạt được các mức hiệu suất cao
hơn”. Ngoài ra, tác giả còn cảnh báo: “Thành công trong việc “giải phóng” nền
KTTT khỏi sự chi phối của nhà nước sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc tiềm ẩn
đối với nền kinh tế đổi mới” [169, tr.344-348].
31
Trong cuốn sách “Tập Cận Bình về quản lý đất nước Trung Quốc”, Tác giả
đã nhấn mạnh vai trò của Nhà nước (Chính phủ) Trung Quốc là “đi sâu cải cách thể
chế hành chính, đổi mới phương thức quản lý hành chính, kiện toàn hệ thống điều
tiết vĩ mô, tăng cường quản lý giám sát hoạt động của thị trường, tăng cường và tối
ưu hóa dịch vụ công, thúc đẩy sự công bằng, chính nghĩa và ổn định của xã hội,
thúc đẩy cùng giàu có”, cũng như “đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thị trường
thống nhất mở cửa, cạnh tranh có trật tự, xây dựng quy tắc thị trường công bằng,
mở cửa, minh bạch, giao hoạt động kinh tế mà cơ chế thị trường có thể điều tiết có
hiệu quả cho thị trường,…”; trong đó, cần chú ý “quản lý hành chính theo pháp luật
một cách nghiêm túc” và đặc biệt là cần phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước khi
“để thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ tài nguyên” [12, tr.158-164]
Còn ở cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, tác giả Klaus
Schwab đã nhấn mạnh: trong quá trình Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra,
“có ảnh hưởng lớn lao và đa chiều đối với kinh tế toàn cầu”, thì vai trò của nhà
nước ở các quốc gia là tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực thi pháp luật,
với việc thay đổi cách tiếp cận, bảo đảm “luật lệ sẽ đóng vai trò quyết định trong
việc áp dụng và phổ biến công nghệ mới”. Theo tác giả, nhà nước có vai trò “quản
lý thúc đẩy sáng tạo”, được coi là “trung tâm dịch vụ công” và “được đánh giá theo
khả năng cung cấp dịch vụ mở rộng hiệu quả nhất và được cá nhân hóa cao nhất”;
với sự phát triển nền kinh tế chia sẻ, nền kinh tế số mới và công nghệ số không có
biên giới, nhà nước ở “quốc gia nào thúc đẩy quy tắc và luật lệ riêng nhằm tạo lợi
thế cho nhà sản xuất trong nước, đồng thời ngăn chặn đối thủ cạnh tranh nước ngoài
và giảm tiền bản quyền mà các công ty trong nước phải trả cho công nghệ nước
ngoài sẽ có nguy cơ bị cô lập khỏi hệ quy chuẩn toàn cầu, và tụt hậu trong nền kinh
tế số mới” [91, tr.119-130].
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, GIẢ
THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.2.1. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, liên quan đến đề tài nghiên
cứu nêu trên cho thấy tầm quan trọng của nhà nước trong quản lý kinh tế. Các
32
nghiên cứu càng về sau càng nhấn mạnh hơn vai trò của nhà nước, xác định rõ hơn
chức năng của nhà nước. Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong
nước và nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án là căn cứ, cơ sở để
luận án kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên cứu. Cụ thể là:
Một là, đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, xu hướng
vận động trong việc thực hiện vai trò, chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh
tế và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng này; phân tích đánh giá,
phân biệt chức năng của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp, đồng thời đề cập
đến mối quan hệ giữa chức năng của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp.
Hai là, phân tích, đánh giá ở một ngành, một lĩnh vực nhất định ở phạm vi
quốc gia như kinh tế, hành chính,… Hướng nghiên cứu này thường là các công
trình dưới dạng luận văn, luận án, giáo trình hoặc đề tài khoa học và thu hút được
những nhà nghiên cứu am hiểu thực tiễn. Trên cơ sở khung lý thuyết chung, các
công trình theo hướng này sẽ vận dụng vào điều kiện ở ngành, lĩnh vực nhất định,
từ đó phân tích, đánh giá thực trạng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo
ngành, lĩnh vực và tìm kiếm những giải pháp khả thi.
Ba là, tiếp cận vai trò và chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế từ
góc nhìn quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực. Các công trình nghiên cứu hướng
này tập trung nhấn mạnh và đề cao vai trò, chức năng của Nhà nước trong quản lý
kinh tế. Hầu hết các công trình đều có cùng kết luận về hiệu quả quản lý của nhà
nước trong quá trình chuyển đổi chưa đạt so với mục tiêu, năng lực còn yếu kém.
Bên cạnh đó, một số ít hơn các công trình thừa nhận sức mạnh của nhà nước như là
một yếu tố tích cực quan trọng trong các thành tích mà nền kinh tế đạt được. Đa số
nghiên cứu thừa nhận vai trò của Nhà nước và chức năng của Nhà nước Việt Nam
trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan
đến đề tài nghiên cứu của luận án còn có những điểm chưa thống nhất, một số nội
dung chưa nghiên cứu sâu, thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc phân biệt giữa “vai trò” và “chức năng” của nhà nước và
chính phủ, giữa “chức năng kinh tế”, “chức năng quản lý nhà nước về kinh tế” và
33
“chức năng quản lý kinh tế” của nhà nước chưa được các tác giả chú trọng phân
tích và thống nhất sử dụng. Hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề
cập đến vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và thường đồng nhất nhà nước
với chính phủ.
Trong các công trình nghiên cứu nêu trên còn thiếu vắng những định nghĩa,
khái niệm và nội hàm của các cụm từ “chức năng kinh tế của nhà nước”, “chức
năng quản lý nhà nước về kinh tế” và “chức năng quản lý kinh tế của nhà nước”
chưa rõ. Trong nền KTTT hiện đại và hội nhập, giữa “nhà nước” và “chính phủ”
được sử dụng thay thế cho nhau dễ dẫn tới việc không định rõ được quyền hạn thực
thi - huy động nguồn lực với trách nhiệm công khai, minh bạch, hoàn thành mục
tiêu kinh tế, cũng như quyền hạn giám sát với trách nhiệm giải trình và tình trạng
thiếu chủ động, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về
kinh tế (xem phụ lục 1, 2, 3). Tất cả các cơ quan nhà nước này đều có vai trò nhất
định trong quản lý nhà nước về kinh tế, tuy nhiên, khi nói đến cơ quan quản lý nhà
nước về kinh tế thường chỉ đề cập đến Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất trực tiếp điều hành, quản lý nền kinh tế đất nước [172, tr.14].
Thứ hai, vai trò, chức năng của Nhà nước, của thị trường trong mối quan hệ
với nhau còn chưa rõ, cũng như trong “mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và
xã hội”.
Thứ ba, chưa có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về nội dung,
phương pháp thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và các điều kiện
bảo đảm thực hiện chức năng này. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đề cập trực
tiếp đến tên đề tài luận án là các bài viết và chỉ đưa ra cụm từ “chức năng quản lý
kinh tế của Nhà nước” chung chung mà không phân tích, không đưa ra khái niệm
về nó. Đặc biệt, các bài viết, cuốn sách đề cập đến cụm từ này chủ yếu ra đời sau
sự đổ vỡ và kinh doanh bết bát của hàng loạt các tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước mà khởi đầu là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
vào năm 2010.
Thứ tư, việc đánh giá thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà
nước chưa được tiến hành một cách tổng thể (dưới dạng sơ kết hay mang tính
34
chuyên đề), đặc biệt là thời gian từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành đến
nay; chưa có những phân tích, đánh giá sâu sắc để chỉ ra hạn chế, bất cập và nguyên
nhân cơ bản, những vấn đề nổi lên cần tập trung giải quyết.
Thứ năm, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đưa ra được hệ thống các
giải pháp mang tính khoa học, toàn diện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh
tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, góp phần nâng cao hơn hiệu lực, hiệu
quả của Nhà nước trong quản lý kinh tế.
Nhìn chung, những công trình, tác phẩm, đề tài khoa học và bài viết nghiên
cứu đã nêu ở trên chủ yếu đề cập đến vai trò kinh tế, chức năng kinh tế, chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế của Nhà nước dưới góc độ khoa học kinh tế, quản lý
kinh tế, pháp luật về hành chính, pháp luật về kinh tế, lý luận và lịch sử nhà nước và
pháp luật,... Tuy có 12 công trình, bài viết ở trong nước (của 10 tác giả, nhóm tác
giả nêu ở trên) đề cập trực tiếp đến cụm từ “chức năng quản lý kinh tế” của nhà
nước nói chung hoặc của Nhà nước ta nói riêng, nhưng đến nay, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về chức năng quản lý kinh tế của
Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam từ góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và
pháp luật.
Từ những kết quả đã nghiên cứu đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế mà thế
giới đang hướng tới và cũng được Việt Nam dành nhiều quan tâm, nghiên cứu sinh
nhận thấy có 4 vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu:
Thứ nhất, luận án cần đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về chức năng
quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong đó làm rõ khái
niệm, phân tích các đặc điểm, vai trò của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước,
phân tích nội dung chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Đặc biệt, luận giải để
làm rõ các phương pháp thực hiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng
quản lý kinh tế của Nhà nước.
Thứ hai, ở một góc độ khác, vấn đề thực hiện chức năng quản lý kinh tế
trong mối quan hệ giữa các cơ quan của bộ máy nhà nước nhằm cân bằng và kiểm
soát quyền lực nhà nước trong điều kiện nhất nguyên chính trị dường như vẫn chưa
thực sự được quan tâm, dẫn tới tình trạng còn chồng lấn, thiếu rõ ràng khi thực thi
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf
CNQLKTNN.pdf

More Related Content

What's hot

Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vcoi Vit
 
Qlnn ve kinh te (ly thuyet)
Qlnn ve kinh te (ly thuyet)Qlnn ve kinh te (ly thuyet)
Qlnn ve kinh te (ly thuyet)
Truong Tran
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Thanh Hien Vo
 

What's hot (19)

TANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nướcTANET - Quản lý Nhà nước
TANET - Quản lý Nhà nước
 
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
Luận văn: Lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình CNH-HĐH , HAY!
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaChủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
 
Đường Lối ĐCS VN - Chương 5
Đường Lối ĐCS VN - Chương 5Đường Lối ĐCS VN - Chương 5
Đường Lối ĐCS VN - Chương 5
 
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội c...
 
Qlnn
QlnnQlnn
Qlnn
 
NQ-T2-2021
NQ-T2-2021NQ-T2-2021
NQ-T2-2021
 
Qlnn ve kinh te (ly thuyet)
Qlnn ve kinh te (ly thuyet)Qlnn ve kinh te (ly thuyet)
Qlnn ve kinh te (ly thuyet)
 
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
Vai trò của Nhà nước trong Phát triển Kinh tế Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ Đ...
 
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
Ý thức công dân với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, HAY - Gửi miễn p...
 
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường
Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
 
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệpTổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNGTS. BÙI QUANG XUÂN .  Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
TS. BÙI QUANG XUÂN . Chuyên đề 6 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG
 
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nayLuận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
 
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của ĐảngQuá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
Quá trình đổi mới tư duy về nhận thức Kinh Tế Thị Trường ở Việt nam của Đảng
 

Similar to CNQLKTNN.pdf

Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to CNQLKTNN.pdf (20)

Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAYLuận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển thực tiễn ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAYLuận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAY
Luận án: Nhà nước kiến tạo phát triển triển vọng ở Việt Nam, HAY
 
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAYChính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
Chính sách giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, HAY
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
TV
TVTV
TV
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAYLuận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
Luận văn: Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp, HAY
 
Thaoluan12345
Thaoluan12345Thaoluan12345
Thaoluan12345
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
Mô hình hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam
Mô hình hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt NamMô hình hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam
Mô hình hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ở Việt Nam
 
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng NgãiChính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
Chính sách cải cách hành chính ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAYLuận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
Luận án: Hoàn thiện bộ máy chính quyền cấp tỉnh, HAY
 
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcPháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nayLuận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
Luận văn: Tổ chức hệ thống Kho bạc Nhà nước Việt Nam hiện nay
 
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
 

CNQLKTNN.pdf

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG SƠN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊNNGÀNHLÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀPHÁPLUẬT HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỒNG SƠN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊNNGÀNHLÝLUẬNVÀLỊCHSỬNHÀNƯỚCVÀPHÁPLUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS Lê Minh Thông HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Hồng Sơn
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 31 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 38 2.1. Khái niệm và đặc điểm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 38 2.2. Nội dung và phương pháp thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 55 2.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 69 CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 77 3.1. Khái quát quá trình phát triển chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời kỳ đổi mới 77 3.2. Thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2013 đến nay 83 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 113 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 113 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 121 KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC 175
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNXH : Chủ nghĩa xã hội CPTPP : Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương FTA : Hiệp định thương mại tự do KTTT : Kinh tế thị trường NXB : Nhà xuất bản RCEP : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đã chứng kiến sự ra đời, phát triển, đấu tranh sinh tồn và suy vong của các hình thái nhà nước khác nhau trong lịch sử phát triển của mình. Gắn với quá trình đó, vai trò và chức năng của Nhà nước với sự phát triển kinh tế xã hội chiếm một vị trí quan trọng, không chỉ mang tính giai cấp mà còn phản ánh đặc trưng của thể chế, cơ cấu, tổ chức xã hội từng thời kỳ và phù hợp với sự phát triển nhận thức con người. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), mang những nội hàm tương đồng và cả dị biệt khi so sánh với nhà nước nói chung. Tuy nhiên, do thiếu những định nghĩa rõ ràng để phân biệt hai khái niệm “chức năng kinh tế” và “chức năng quản lý kinh tế” khiến việc thiết kế, triển khai, giám sát và đánh giá hiệu quả các chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước kém hiệu quả, bởi ngay trong lý luận đã tồn tại nhiều khoảng mờ và chồng chéo. Không những thế, khoảng cách giữa chính sách được thiết kế và việc hiện thực hóa các quyết sách còn khá xa với thực tiễn. Do đó, từ khi chính sách được thiết lập, ban hành cho tới khi các chính sách đó phát huy tác dụng còn nhiều vấn đề đáng bàn. Ở Việt Nam, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong quá trình đổi mới đất nước. Sau hơn 30 năm đổi mới và sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), quá trình hội nhập của Việt Nam đã và đang diễn ra ngày càng sâu rộng, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),… không chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết của Việt Nam hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Tiến trình này đã tác động đến Nhà nước và chức năng của Nhà nước, trong đó có chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; và do đó, Nhà nước đang đứng
  • 7. 2 trước những yêu cầu mới về quản lý kinh tế, quản lý xã hội và bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Đồng thời, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm đổi mới, xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, trong đó có Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tại Diễn đàn phát triển Việt Nam năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Nhà nước ta xây dựng hệ thống hành chính quốc gia thống nhất và lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động quản lý nhà nước, với các giải pháp tập trung vào cải cách hành chính, giảm tối đa chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính, hoàn thiện chính sách và pháp luật về đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian qua, thực tế cho thấy chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước chưa thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: chưa có hệ thống pháp luật đồng bộ, ổn định, phát triển; chưa ngăn chặn được tiêu cực và tham nhũng trong quản lý, sử dụng đất đai và tài nguyên; việc sử dụng nguồn lực cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, thu hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài chưa thực hiện tốt; việc tổ chức thực hiện pháp luật về kinh tế chưa hiệu quả,... Thực trạng này đã cản trở sự phát triển bền vững của đất nước, gây ra sự bất ổn trong cuộc sống của một bộ phận dân cư, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Nguyên nhân của những bất cập trong thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước có rất nhiều, song một trong những nguyên nhân cơ bản đó là việc nghiên cứu, tổng kết và phát triển lý luận về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước chưa kịp thời; việc tổng kết thực tiễn chưa có hệ thống; những giải pháp hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước được đưa ra áp dụng trong thực tế chưa thực sự khoa học, thiếu căn cứ lý luận thiết thực và cơ sở thực tiễn của vấn đề. Với lý do đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
  • 8. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển KTTT định hướng XHCN, bảo đảm và phát huy quyền con người, hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Một là: Phân tích, khái quát, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp và các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Hai là: Đánh giá thực trạng việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Ba là: Phân tích các quan điểm và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trên các phương diện xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và giải quyết các xung đột, tranh chấp về kinh tế, xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN thông qua mối quan hệ Nhà nước với thị trường và xã hội, gắn với những nội dung thực hiện chức năng quản lý kinh tế và phương pháp thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN.
  • 9. 4 - Về không gian: Luận án nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN trên lãnh thổ Việt Nam. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến nay; đồng thời có nghiên cứu và so sánh với giai đoạn 1976-2013. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước, pháp luật, về bản chất, chức năng, vai trò của Nhà nước XHCN trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu chức năng quản lý kinh tế của nhà nước theo quan điểm biện chứng, lịch sử - cụ thể, hệ thống, toàn diện,… Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, lôgic và lịch sử, so sánh,... để thực hiện các nội dung trong nhiệm vụ nghiên cứu, cụ thể như sau: - Chương 1 luận án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, lịch sử, lôgic để chỉ ra những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, qua đó xác định những vấn đề còn chưa được nghiên cứu, đề cập và chỉ rõ những vấn đề mà Luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu. - Chương 2 luận án sử dụng các phương pháp: hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương pháp, các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
  • 10. 5 - Chương 3 luận án sử dụng các phương pháp: so sánh và thống kê, lịch sử và lôgic, phân tích tài liệu thứ cấp để đánh giá quá trình hình thành và phát triển; thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; những kết quả, thành tựu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân. - Chương 4 luận án sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để đề xuất quan điểm và các nhóm giải pháp bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, bảo đảm quyền con người. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trên các phương diện lý luận, thực tiễn và quan điểm, giải pháp. Thứ hai: Luận án đưa ra khái niệm chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, xác định các đặc điểm, nội dung, phương pháp, các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước; phân tích làm rõ vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hóa quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Đây là đóng góp về mặt lý luận của luận án, có ý nghĩa bổ sung cho khoa học pháp lý một khái niệm đầy đủ và chính xác hơn về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo cơ sở lý luận cho cải cách hành chính, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba: Luận án đã đánh giá thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến nay, gồm kết quả đạt được, hạn chế, bất cập và chỉ ra nguyên nhân của những kết quả và hạn chế, bất cập đó. Thứ tư: Luận án đã đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp toàn diện, khoa học và khả thi, bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong thời gian tới.
  • 11. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án góp phần bổ sung lý luận về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, tạo cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước pháp quyền Việt Nam trong nền KTTT định hướng XHCN. Luận án được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở đào tạo, các trường đại học, học viện chuyên ngành có giảng dạy lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu tiêu biểu về vai trò, chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, như chính trị học, kinh tế học, luật học, với quan điểm nghiên cứu khá phong phú. Về vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế, Đề tài khoa học cấp nhà nước KX.03.04 nghiên cứu về "Cơ chế thị trường và vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế ở nước ta hiện nay" do tác giả Lương Xuân Quỳ làm Chủ nhiệm đã góp phần làm sáng tỏ hơn những lý luận chung và thực tiễn về vai trò của nhà nước nói chung trong quản lý nền KTTT và ở Việt Nam là vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN. Đồng thời, nghiên cứu cũng phản ánh thực trạng quản lý nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này và đưa ra các điều kiện, biện pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế, cũng như tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường [121]. Trong cuốn sách "Đổi mới và phát triển ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do tác giả Nguyễn Phú Trọng làm chủ biên, một số nhà lý luận cho rằng, cần “Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng” và “Vai trò đó được thực hiện thông qua việc nhà nước đảm nhiệm những chức năng chủ yếu” như sau: cung cấp hàng hoá, dịch vụ công mà thị trường không cung cấp hoặc có cung cấp nhưng không hiệu quả; xây dựng các thể chế và chính sách để điều hành nền kinh tế, làm cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn; thực hiện phân phối lại để hạn chế sự bất công kinh tế. Các
  • 13. 8 tác giả của cuốn sách này cũng nhấn mạnh “Xét đến cùng, về mặt kinh tế, vai trò của nhà nước là phát huy mặt tích cực và ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực của thị trường” [153, tr.120-125]. Đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Phạm Thái Việt với chủ đề "Vấn đề điều chỉnh chức năng và thể chế của Nhà nước dưới tác động của toàn cầu hoá" đã bàn về vai trò, chức năng của nhà nước, đối với phát triển cùng thể chế mà nhà nước sử dụng để hỗ trợ thị trường, qua đó tác giả đưa ra những luận chứng cần thiết để điều chỉnh chức năng nhà nước trước tác động của toàn cầu hoá và đề xuất những thể chế kinh tế cần được nhà nước sử dụng để hỗ trợ cho thị trường [176]. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam: Thăng trầm và đột phá” của Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng, đề cập nhiều đến vai trò, chức năng của Nhà nước ta trong lĩnh quản lý kinh tế, với ý nghĩa điều tiết thị trường cũng như lợi ích chung của nền kinh tế và sự bền vững về ngân sách. Các công cụ thực hiện chức năng được thể hiện trong cuốn sách phản ánh sự gia tăng vai trò các phương tiện tài chính - tiền tệ, dẫn đến thay đổi dần dần các chức năng của Nhà nước thông qua sự can thiệp bằng lực lượng kinh tế trực tiếp. Ý niệm về việc có sự tách biệt vai trò, chức năng của Nhà nước được minh chứng qua thực tế vận hành và dữ liệu về các thị trường mới nổi trong nền kinh tế Việt Nam [21]. Tại Hội thảo Lý luận lần thứ 10 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, vào năm 2014, về chủ đề “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, nhiều tác giả đề cập tới vai trò của Nhà nước pháp quyền trong nền KTTT định hướng XHCN. Tác giả Trần Ngọc Đường đánh giá cao vai trò của Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là: Đã hình thành được một hệ thống pháp luật khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế và hoạt động đầu tư kinh doanh; bảo đảm quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã khơi nguồn và thúc đẩy đầu tư kinh doanh ở trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phục vụ có hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, tạo lập sự tương thích giữa pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế [72, tr.75].
  • 14. 9 Trong khi đề cập đến vai trò của các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của nhân dân trong phát triển KTTT định hướng XHCN, tác giả Đinh Xuân Thảo cho rằng vai trò của Nhà nước là “tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách tạo điều kiện để nhân dân và các tổ chức này tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát việc thực hiện luật pháp, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngăn ngừa, khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường” [72, tr.96-100]. Đề tài cấp nhà nước KX.04.26/11-15 của Hội đồng Lý luận Trung ương về “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam” đã kiến nghị đổi mới căn bản vai trò của Nhà nước trong bảo đảm định hướng XHCN, đó là: Nhà nước với tư cách chủ thể quyền lực công; Nhà nước kiến tạo phát triển thông qua định hướng phát triển, xây dựng thể chế và khung pháp lý của nền KTTT, tạo lập và vận hành đồng bộ các loại thị trường, hình thành hệ thống chủ thể kinh doanh, cung cấp dịch vụ công và hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp; xây dựng thể chế pháp lý và duy trì hiệu lực pháp luật; Nhà nước bảo đảm cho các thành tố của KTTT vận hành theo các quy luật khách quan, Nhà nước phân phối thu nhập công bằng, đảm bảo an sinh xã hội và sự hài hòa về lợi ích; Nhà nước hạn chế sự phát triển lệch lạc và khuyết tật của KTTT; vai trò trọng tài và bảo vệ của Nhà nước; kiện toàn hệ thống điều tiết vĩ mô [75]. Căn cứ vào điều 52 Hiến pháp năm 2013, khi đề cập đến vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, một số nhà luật học của Đại học quốc gia Hà Nội đã nhấn mạnh ba chức năng của Nhà nước ta trong quản lý nền KTTT định hướng XHCN: “xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; đồng thời thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân” [28, tr.144-145]. Trong sách “Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển”, các nhà khoa học xác định vai trò của Nhà nước không chỉ là bảo đảm tự do cho các hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình cạnh tranh, mà còn tương tác, gần gũi với các doanh nghiệp và “cần hòa mình vào xã hội
  • 15. 10 dân sự”. Họ nhấn mạnh, có thể lựa chọn được những thể chế chính thức cơ bản để góp phần hình thành “nhà nước kiến tạo phát triển” ở Việt Nam, qua đó “giúp Nhà nước Việt Nam thay đổi chức năng của mình trong quan hệ với thị trường, từ vị thế điều hành trực tiếp, bằng mệnh lệnh hành chính, các hoạt động kinh tế sang vị thế kiến tạo một môi trường phù hợp để nuôi dưỡng thị trường phát huy được hết sức mạnh của mình” [103, tr.16-19]. Cũng đề cập đến vai trò của nhà nước kiến tạo, nhưng trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyền, các tác giả của Báo cáo Thường niên kinh tế Việt Nam 2017 cho rằng, nhà nước bảo đảm cho thị trường hoạt động hiệu quả khi bảo đảm quyền tài sản và nghĩa vụ tuân thủ luật chơi của thị trường và “qua đó tạo dựng nên môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định để thị trường thực hiện nhiệm vụ điều tiết của nó” [137, tr.122]. Qua cuốn sách “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, một số nhà luật học đã đưa ra nhận xét “…qua hơn 30 năm đổi mới, Nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý vĩ mô, tạo hành lang pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển” và “Vai trò của Nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với với cơ chế thị trường, ngày càng phát huy dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội”, qua đó đề cao “Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế (thông qua việc thực hiện các công cụ về thuế, chính sách tài khoá, tiền tệ, kiểm soát lạm phát, tạo việc làm,…)”. Khi đề cập đến tư duy về sự quản lý của Nhà nước, các tác giả cho rằng vai trò, chức năng hiện nay của Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN vẫn còn biểu hiện thiên lệch khá rõ nét [168, tr.270-277]. Sách “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế” xác định vai trò của nhà nước trong việc “chủ động xây dựng các chính sách mang tính định hướng phát triển, chủ động tạo môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đồng thời tăng cường giám sát để phát hiện các yếu tố mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô” và đề xuất “Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng
  • 16. 11 thị trường”; theo đó, nhà nước xác lập khung pháp lý cho nền KTTT thông qua việc ban hành hệ thống thể chế phù hợp và vận hành các cơ chế điều tiết vĩ mô đối với các hoạt động trong xã hội, đặc biệt là hoạt động kinh tế; hỗ trợ và đề cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân; kiểm soát vĩ mô, nhưng không được thực hiện bằng các mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, để bảo đảm hoạt động kinh tế trong trật tự, đúng kế hoạch và khắc phục các khuyết tật của thị trường [67, tr.104-116]. Ngoài ra, thời gian qua đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về luật học nghiên cứu vai trò, chức năng của Nhà nước ta trong lĩnh vực kinh tế dưới những góc độ, khía cạnh khác nhau. Đáng chú ý là: Luận án phó tiến sĩ của tác giả Chu Hồng Thanh với đề tài "Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" đã luận giải vai trò của Nhà nước trong việc sử dụng hệ thống pháp luật để quản lý nền kinh tế. Công trình này là một trong những nghiên cứu nổi bật, có hệ thống và sớm nhất về chức năng của nhà nước trong nền KTTT tại Việt Nam. Trong luận án, “chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật” được tác giả sử dụng tương đối thống nhất và rõ ràng [134, tr.12]. Trong luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Quản lý nhà nước về kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Việt Hương đã sử dụng khái niệm “vai trò kinh tế” để diễn đạt vị trí quan trọng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế. Từ những phân tích và đánh giá của mình, tác giả nhấn mạnh, chức năng quản lý của nhà nước được thực hiện thông qua hai nhóm công cụ: kinh tế và pháp lý [86 tr.11]. Ở luận văn thạc sĩ luật học “Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, tác giả Nguyễn Hồng Sơn cho rằng trong mô hình KTTT, vai trò kinh tế của nhà nước không phải là ở góc độ trực tiếp can thiệp vào kinh tế, mà là ở mức độ nhà nước can thiệp để điều tiết và bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia phát triển, đạt hiệu quả cao. Mức độ đó thể hiện ở khả năng, giới hạn, phạm vi và phương thức tác động của nhà nước trong mối quan hệ với kinh tế. Do đó, vai trò kinh tế của nhà nước là những khả năng, giới hạn, phạm vi và những phương thức tác động của nhà nước đối với kinh tế được xác định bởi tính chất, trình độ của mô
  • 17. 12 hình kinh tế mà nhà nước lựa chọn. Như vậy, vai trò kinh tế của nhà nước có thể chủ yếu bao gồm: định hướng phát triển nền kinh tế; tạo lập thị trường, đảm bảo môi trường kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp; mở rộng kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; kiểm soát và trọng tài, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng [126, tr.16-17]. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chức năng kinh tế của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước về kinh tế (1) Chức năng kinh tế của Nhà nước Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thái Dương về “Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã đưa ra khái niệm chức năng kinh tế của nhà nước nói chung và chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nói riêng. Từ các quan điểm tiếp cận nội dung, phương thức thực hiện chức năng kinh tế của Nhà nước, tác giả đã đưa ra khái niệm “Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hoạt động của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế XHCN ở Việt Nam”, đồng thời nhấn mạnh “Trong nền KTTT, chức năng kinh tế của Nhà nước được xác định là chức năng quản lý kinh tế vĩ mô” và “vai trò kinh tế của Nhà nước thể hiện tập trung mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước với kinh tế và đó là cơ sở trực tiếp xác định chức năng kinh tế của Nhà nước” [31, tr.32, 43-48]. Trong bài nghiên cứu về “Vai trò, chức năng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay", tác giả Bùi Xuân Đức đã nhấn mạnh đến chức năng kinh tế của nhà nước và đề xuất các chức năng trọng tâm mà Nhà nước ta cần thực hiện [48, tr.17-25]. Cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020” do tác giả Võ Đại Lược làm chủ biên đã đề cập đến chức năng kinh tế của Nhà nước khi kiến nghị về đổi mới chính sách và thể chế kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới, đó là: “Đổi mới nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường” và cho rằng: “Thực tế nhiều việc Nhà nước cần phải làm theo chức năng Nhà nước, nhưng trong nhiều trường hợp Nhà nước không
  • 18. 13 làm hoặc làm không đầy đủ; trong khi đó lại can thiệp vào vai trò chức năng của các chủ thể khác” [98, tr.79]. Đề tài khoa học cấp bộ năm 2017 của tác giả Nguyễn Văn Cương đã đưa ra: Một số bất cập về chức năng kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam hiện nay như chưa định hình chuẩn xác được chức năng kinh tế của Nhà nước; Nhà nước còn can thiệp sâu vào hoạt động kinh tế và trực tiếp tham gia đầu tư vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế; Nhà nước chưa hoàn toàn làm tốt vai trò hoạch định chính sách vĩ mô, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, điều tiết thu nhập xã hội, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường; ... còn không ít việc Nhà nước cần phải làm nhưng không làm hoặc làm không đầy đủ. Trong khi đó, Nhà nước lại tham gia nhiều hoạt động mà chủ thể khác có thể làm, thậm chí làm tốt hơn Nhà nước [22, tr.8]. Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, phần “Nhà nước và pháp luật Việt Nam” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: chức năng kinh tế của nhà nước thuộc chức năng đối nội, gồm hai mặt là tổ chức kinh tế và quản lý kinh tế; “nội dung, cách thức thực hiện chức năng kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải có những chính sách và hoạt động phù hợp để phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức sống của nhân dân” [64, tr.18]. (2) Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế Tập đề cương bài giảng “Quản lý kinh tế” của Khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm “Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là những nhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình” và “Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được quy định bởi vai trò quản lý nhà nước về kinh tế và phải phục vụ thực hiện và phát huy vai trò đó, nó do bản chất của nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội và do tình hình kinh tế xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định” [59, tr.68]. Trong sách “Luật Kinh tế”, tác giả Nguyễn Hữu Viện cho rằng cần “xác định rạch ròi chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp”, đồng thời quan niệm rằng: “Cơ quan quản lý nhà nước
  • 19. 14 về kinh tế là cơ quan chấp hành - điều hành”, là cơ quan hành chính nhà nước với các hoạt động mang tính chấp hành, điều hành và “Cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực” [172, tr.16-19]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX.01-09 về "Quản lý nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do tác giả Lương Xuân Quỳ làm Chủ nhiệm đã đưa ra bình luận: Chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế chính là những đặc trưng riêng có của quyền lực nhà nước trong việc tác động có lựa chọn vào nền kinh tế theo các mục tiêu trong từng giai đoạn. Nội dung của các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế không phải là một khái niệm tĩnh, mà là một khái niệm động. Những nội dung này có thể biến đổi khi môi trường chính trị, kinh tế và xã hội thay đổi [122, tr.68-69]. Trong cuốn sách “Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” do tác giả Nguyễn Phú Trọng làm chủ biên, khi nêu ra những đổi mới trong quản lý kinh tế của Nhà nước đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, các tác giả đã nhận xét: “Nhà nước đã từng bước tập trung vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, bao gồm tất cả các thành phần, với các công cụ quản lý bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các nguồn lực kinh tế của Nhà nước”; “Chức năng, phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước thay đổi dẫn đến tổ chức bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước cũng thay đổi” [154, tr.104-107]. Giáo trình cao cấp lý luận chính trị “Quản lý kinh tế” của Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xác định: “Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN là những hoạt động tổng quát nhất về phương diện quản lý nền kinh tế mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra, trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì ?” và cho rằng “Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN do bản chất của Nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội và do tình hình kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định” [61, tr.13].
  • 20. 15 Trong Giáo trình cao cấp lý luận chính trị năm 2018 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thông qua việc nhận thức lại chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN, cũng như “phân biệt rõ hơn chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý nhà nước về kinh tế”. Các tác giả của Giáo trình đã đưa ra năm nội dung của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, đó là “tạo lập môi trường; định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm” [65, tr.17-30] Còn gần đây, các tác giả trong cuốn sách “Thể chế phát triển nhanh - bền vững, kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới” đã cho rằng: “khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, Nhà nước phải đối xử bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp không phân biệt loại hình tổ chức, thành phần kinh tế và hình thức sở hữu” [151, tr.56]. 1.1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Đặc biệt có một số công trình nghiên cứu đã đề cập trực tiếp đến chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, đó là: Các tác giả của cuốn “Từ điển luật học” đã cho rằng “Chức năng của nhà nước được phân thành hai chức năng cơ bản là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Hai chức năng cơ bản lại gồm các chức năng cụ thể, ví dụ chức năng đối nội gồm chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp đối địch, chức năng quản lý kinh tế, văn hóa…” [109, tr.98]. Trong cuốn sách “Có một Việt Nam như thế - Đổi mới và phát triển kinh tế” do Trần Nhâm (chủ biên), các tác giả đã nhận xét: Việc chuyển sang KTTT đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách căn bản chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Từ chỗ trực tiếp làm kinh tế, can thiệp rất sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà nước chuyển sang điều tiết kinh tế vĩ mô chủ yếu bằng công cụ pháp luật, kế hoạch hoá định hướng và các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô khác [110, tr.59-60].
  • 21. 16 Trong “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI”, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT định hướng XHCN... Phân định rõ hơn chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và chức năng của các tổ chức kinh doanh vốn và tài sản nhà nước” [40, tr.214-215]. Tại Hội thảo lý luận lần thứ 8 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tác giả Trần Du Lịch cho rằng: “Nhà nước phải thực sự đảm nhận chức năng bổ khuyết và xử lý những thất bại của thị trường...” và “chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước là tạo ra các yếu tố dẫn dắt thị trường phát triển” [71, tr.179-181]. Đặc biệt, cuốn sách “Thể chế phát triển nhanh - bền vững, kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong giai đoạn mới” xuất bản đầu năm 2019, tác giả đã đề xuất “Làm rõ chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện vận hành của cơ chế thị trường ở cấp Trung ương và địa phương” và “Để tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trước hết cần nhận thức lại chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với thuộc tính của cơ chế thị trường” [151, tr.587-597]. Khi bàn về “sức mạnh của tư duy đổi mới”, tác giả Nguyễn Mại đã đưa ra quan điểm: “Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước không những cần làm tốt chức năng quản lý kinh tế, sửa chữa thất bại của thị trường, ví dụ đối với gia tăng sự bất bình đẳng xã hội, mà còn đóng vai trò hỗ trợ các thể chế phi thị trường để bảo đảm thực hiện tốt nhất cả các mục tiêu kinh tế và xã hội” [100, tr.18]. Trong Giáo trình “Quản lý kinh tế”dùng cho cao học và nghiên cứu sinh của Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học kinh tế quốc dân, đã xác định: “Chức năng quản lý kinh tế là hình thức biểu thị sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý kinh tế lên đối tượng và khách thể quản lý; là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý kinh tế phải tiến hành trong quá trình quản lý kinh tế” [158, tr.52]. Trong Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” của Trường Đại học kinh tế quốc dân cũng nêu: “Quản lý nhà nước về kinh tế được thể hiện thông qua các chức năng kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước” và “Nhà nước thực hiện chức năng
  • 22. 17 quản lý kinh tế là nhu cầu khách quan, nội tại và nền kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường” [159, tr.20]. Các tác giả trong Giáo trình cao cấp lý luận chính trị về “Quản lý kinh tế” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã đưa ra giải pháp: “Đánh giá đúng thực trạng quản lý kinh tế của Nhà nước, nắm vững định hướng lớn tiếp tục hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước” [61, tr.9]. Còn theo nhận xét của một số nhà khoa học về quản lý kinh tế trong cuốn sách “Những điều kiện để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh mới” thì: “Vai trò, chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước được đổi mới. Tách quản lý kinh tế của Nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp” [63, tr.35]. Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, môn học “Kinh tế chính trị Mác-Lênin” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cũng xác định: “Nhà nước kiểm soát vĩ mô, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước chủ yếu là phục vụ chủ thể thị trường và tạo môi trường phát triển; hệ thống pháp luật (đặc biệt là hiến pháp) là cơ sở pháp lý và chủ đạo của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” [66, tr.210]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2.1. Các lý thuyết về vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế Là chủ đề thu hút một lượng lớn các quan điểm triết học, chính trị và kinh tế học hàng nghìn năm nay, nhà nước và vai trò, chức năng của nhà nước đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nhân loại được quan tâm đặc biệt với những lý thuyết cùng các quan điểm bổ sung lẫn nhau và thậm chí đối lập nhau. Trong cơ ngơi đồ sộ đó, những tranh luận trên thế giới về vai trò, chức năng của các nhà nước trong quản lý kinh tế có ý nghĩa rất đặc biệt. Tiêu biểu là các lý thuyết mà khi đề cập, đem ra luận bàn bấy lâu nay đến chủ đề về vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế, hầu hết các nhà kinh tế học, học giả có xu hướng theo ba luồng quan điểm chính. Thứ nhất là sự can thiệp của nhà nước cần được hạn chế đến mức thấp nhất; thứ hai là quan điểm đối nghịch cho rằng xã hội, thị trường cần có sự điều tiết của nhà nước; và thứ ba là quan điểm dung hòa, kết
  • 23. 18 hợp điều tiết của nhà nước với lựa chọn tự do của các lực lượng thị trường. Các quan điểm này thể hiện ở ba lý thuyết tiêu biểu dưới đây: Lý thuyết về tự do kinh tế Lý thuyết này chủ trương đề cao vai trò của thị trường, ủng hộ tự do kinh tế và hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước. Nguồn gốc của lý thuyết này là Lý thuyết kinh tế học cổ điển nhấn mạnh: nhà nước không can thiệp vào kinh tế. Lý thuyết kinh tế học cổ điển ra đời từ nửa cuối thế kỷ XVIII và trở thành trường phái thống trị cho tới đầu thế kỷ XX với các đại biểu chính: A. Smith, J.B. Say, T.R. Malthus, J.S. Mill, D. Ricardo; trong đó tiêu biểu là A. Smith (1723-1790) với thuyết “Bàn tay vô hình”. Xuất phát từ nhân tố “Con người kinh tế” theo chủ nghĩa cá nhân, A. Smith cho rằng con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân và trong khi chạy theo lợi ích đó, con người đã bị một “Bàn tay vô hình” buộc phải thực hiện thêm nhiệm vụ đáp ứng lợi ích của xã hội. Trong đó, lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích của xã hội là lợi ích phụ thuộc, giữa chúng không có mâu thuẫn với nhau và lợi ích của xã hội sẽ được phát triển trong quá trình lợi ích cá nhân được thoả mãn. Còn “Bàn tay vô hình”, theo ông, là các quy luật kinh tế khách quan hoạt động tự phát, tự điều tiết trên thị trường, chi phối hành động của con người và một điều kiện cần thiết để cho chúng hoạt động là nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế. Tự do kinh tế sẽ làm cho những lợi ích riêng, nguyện vọng riêng của người ta tự nhiên hơn và do đó sẽ buộc họ phải chia, phân phối tư bản trong xã hội bằng cách nào đó cho các công việc khác nhau để có thể thống nhất với lợi ích của toàn xã hội. Từ đó, ông cho rằng, sự phát triển kinh tế bình thường không cần có sự can thiệp của nhà nước và nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, nhà nước chỉ cần thực hiện tốt các chức năng cơ bản là: bảo vệ quyền sở hữu tư bản, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lược. Ông chủ trương tự do kinh doanh, rất tin tưởng ở thị trường và đưa ra nguyên lý “Nhà nước không can thiệp”. Tuy nhiên, theo ông, nhà nước đôi khi cũng có nhiệm vụ kinh tế quan trọng như xây dựng cầu cống, đường sá,... mà bản thân các doanh nghiệp không đủ sức làm được [23, tr.62-63].
  • 24. 19 D. Ricardo (1772-1823) cũng có cùng quan điểm với A. Smith về tự do kinh tế mặc dù ông thừa nhận vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước thông qua chính sách thuế. Ông cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, đặc biệt là hoạt động của thị trường lao động và giúp đỡ người nghèo vì nếu làm như vậy sẽ ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên. Tuy ông đề cao vai trò của tự do thương mại giữa các nước, nhất là tự do nhập khẩu và phủ nhận khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản nhưng ông cũng phải thừa nhận vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước thông qua chính sách thuế [18, tr.79]; [23, tr.75]. Trong khi đó, J.B Say (1766-1832) lại đề cao vai trò của nhà nước trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự làm giàu. Và cũng giống như A. Smith, ông cho rằng nhà nước chỉ dừng ở mức đảm bảo phúc lợi xã hội (xây dựng công trình công cộng hay giữ gìn an ninh, chủ quyền) [18, tr.97]. Đến đầu thế kỷ XX, Lý thuyết cổ điển mới ra đời với những người sáng lập là L. Walras, B. Clark, A. Marschall, A. Pigou và những đại biểu này vẫn chủ trương tự do kinh tế, cổ vũ cho sự tự điều chỉnh của nền kinh tế mà ít nhắc đến vai trò của nhà nước, nhưng trong nội dung tư tưởng của họ đã có ít nhiều sắc thái về tư tưởng nhà nước can thiệp vào kinh tế. Thuyết “Cân bằng tổng quát” của L. Walras (1834-1910) phản ánh sự phát triển tư tưởng “Bàn tay vô hình” của A. Smith về tư tưởng tự do kinh tế, nhưng ở đây ông cũng đề cập đến việc nhà nước cần can thiệp vào kinh tế nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh để ổn định giá, hạn chế đầu cơ, đưa ra giá hàng phù hợp với các yếu tố đầu vào cũng như tiền lương của người lao động. B. Clark (1847-1938) lại cho rằng nhà nước nên đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng sản xuất thông qua việc xây dựng luật chống độc quyền, duy trì cạnh tranh tự do, tác động tới sự trả lương hợp lý. Với A. Marschall (1842-1924), vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện trong định hướng ngành, cơ cấu ngành thông qua việc loại bỏ hay khuyến khích một ngành sản xuất bằng cách đánh thuế cao để loại chúng ra khỏi nền kinh tế hay trợ cấp để chúng phát triển nhanh, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Còn theo A. Pigou (1877-1959), đối với kinh tế, nhà nước nên can thiệp để có ưu tiên cho những quyết
  • 25. 20 định mang tính quyền lợi chung và nhà nước phải tiến hành điều chỉnh nền kinh tế một cách thích hợp từ sản xuất cho tới phân phối sản phẩm [29, tr.31-33]. Cũng dựa trên tư tưởng tự do kinh tế của Lý thuyết kinh tế học cổ điển, các lý thuyết của chủ nghĩa tự do mới về kinh tế chủ yếu ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ hai như: lý thuyết về nền KTTT xã hội với đại biểu là Muller, Armack; lý thuyết trọng tiền với các đại diện chính là M. Friedman, H. Simons; lý thuyết trọng cung hiện đại với các đại biểu là A. Laffer, N. Ture;... Nội dung chính của chúng là ủng hộ cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước nhưng ở mức độ rất hạn hẹp, với khẩu hiệu: cần thị trường nhiều hơn và nhà nước can thiệp ít hơn [29, tr.36]. Lý thuyết về kinh tế có điều tiết Đây là lý thuyết điển hình về nền kinh tế có sự can thiệp mạnh của nhà nước do J. M. Keynes (1884-1946) sáng lập. Theo đó, ông phê phán kịch liệt chính sách tự do kinh tế của chủ nghĩa bảo thủ dựa trên thuyết “Bàn tay vô hình” của A. Smith, thuyết “Cân bằng tổng quát” của L. Walras và cho rằng chúng không thể bảo đảm cho nền kinh tế phát triển lành mạnh. Qua đây, ông khẳng định vai trò to lớn của nhà nước trong nền kinh tế và nhấn mạnh thị trường không thể khắc phục được khủng hoảng kinh tế cũng như giải quyết được nạn thất nghiệp, nhất là trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất. Vai trò kinh tế đó của nhà nước, theo ông, được thể hiện tập trung ở việc điều chỉnh tổng cầu. Ông đưa ra khái niệm “tổng cầu hữu hiệu” được cấu thành bởi cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Cầu tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập và tiết kiệm còn cầu đầu tư lại phụ thuộc vào những dự báo của các nhà kinh doanh về tiêu dùng trong xã hội. Theo ông, để khắc phục những mâu thuẫn trong quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự cân bằng kinh tế và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp xảy ra, thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết mà chủ nghĩa tư bản phải có sự giúp sức của “Bàn tay nhà nước”, còn gọi là “ Bàn tay hữu hình”, trong vai trò kinh tế thông qua việc sử dụng ngân sách nhà nước để kích thích đầu tư tư nhân và bản thân nhà nước cần chủ động đầu tư [29, tr.33-34]. Sự đầu tư đó phải có chương trình và quy mô lớn để dựa vào đó, nhà nước thực hiện việc điều tiết kinh tế nhằm tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư, sản xuất, bảo đảm việc làm và tăng thu nhập
  • 26. 21 [23, tr.217]. Ông cho rằng nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế, bằng cách: tăng thêm những đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng,... và ông coi đây là biện pháp chủ động để tăng cầu về tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sức lao động cũng như tăng số lượng việc làm; sử dụng ngân sách nhà nước để bảo đảm hiệu quả ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, giúp họ yên tâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như giảm lãi suất, giảm thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư; thực hiện “lạm phát có mức độ”, còn gọi là “lạm phát lành mạnh”, để kích thích thị trường thông qua việc in thêm tiền giấy và tăng thêm số lượng tiền tệ vào lĩnh vực lưu thông; dùng các biện pháp nhằm tăng thu cho ngân sách như phát hành công trái nhà nước, tăng thuế để điều tiết kinh tế [18, tr.185]. Trong lý thuyết đề cao vai trò nhà nước can thiệp vào kinh tế của mình, J. M. Keynes đặc biệt nhấn mạnh đầu tư nhà nước có quy mô lớn để sử dụng tư bản nhàn rỗi, lao động thất nghiệp cũng như các chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ, thuế và ông coi đây là những công cụ kinh tế vĩ mô rất quan trọng của nhà nước để điều tiết có hiệu quả nền kinh tế. Trong một thời gian dài, lý thuyết của J. M. Keynes đã giữ vị trí thống trị và được vận dụng ở hầu hết các nước tư bản phát triển. Dựa trên cơ sở lý thuyết của ông, trường phái Keynes mới đã ra đời và phát triển với những xu hướng vận dụng mới. Cũng đề cao vai trò kinh tế của nhà nước, nhưng trường phái Keynes mới ở Pháp coi trọng công cụ kế hoạch của nhà nước trong việc điều chỉnh kinh tế, bảo đảm nhịp độ kinh tế phát triển thích hợp và dễ dàng thay đổi được cơ cấu nền kinh tế quốc dân khi có nhu cầu đặt ra. Họ cho rằng kế hoạch hóa là việc nhà nước điều chỉnh tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế và là kế hoạch hóa mang tính chỉ dẫn chứ không phải là kế hoạch hóa mệnh lệnh mang tính pháp lệnh tập trung quan liêu. Trong khi đó, ở Mỹ, trường phái này lại đề cao chính sách tài chính của nhà nước, đánh giá cao vai trò của chi phí nhà nước, coi ngân sách nhà nước là công cụ chủ yếu để can thiệp vào kinh tế và tích cực ủng hộ việc nhà nước sử dụng các phương tiện như đơn đặt hàng lớn, hệ thống mua để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt, họ nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong thời kỳ
  • 27. 22 khủng hoảng kinh tế được thể hiện qua việc nhà nước tăng chi phí để bù đắp cho sự giảm sút của chi phí tư nhân [23, tr.226,229]. Theo dòng chảy của lịch sử, một số lý thuyết hiện đại khác đã xuất hiện như lý thuyết thể chế, lý thuyết điều tiết và chúng cũng tán thành với tư tưởng lý thuyết của J. M. Keynes là nhà nước can thiệp vào kinh tế, nhưng là can thiệp một cách thích hợp, có mức độ. Hai lý thuyết này tỏ ra có ưu thế so với lý thuyết của J. M. Keynes do chúng mang tính thực tế hơn, gần với thị trường hơn và coi trọng các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật, đạo đức trong xã hội. Lý thuyết điều tiết, xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào những năm 1970, cho rằng nhà nước không đơn giản là công cụ thống trị giai cấp mà cơ bản là hệ thống những thoả hiệp nhằm đạt được sự đồng thuận xã hội và được thể chế hóa dưới hình thức luật. Theo lý thuyết này, một trong những cách thức chủ yếu của phương thức điều tiết mà nhà nước tác động đến nền kinh tế là pháp luật và các quy tắc do nhà nước đề ra; nhưng mặt khác, nhà nước cần can thiệp thích hợp, gián tiếp thông qua việc định ra đường lối phát triển, khung pháp luật cũng như tạo môi trường, thể chế cho các cá nhân, doanh nghiệp đi đúng hướng chứ nhà nước không làm thay thị trường. Còn lý thuyết thể chế, xuất hiện ở Mỹ và phát triển mạnh vào những năm 1960, chủ trương nhà nước can thiệp vào kinh tế với những điều tiết lớn như: nhà nước điều tiết và làm trọng tài giải quyết mâu thuẫn giữa lao động và tư bản; điều tiết để cho các doanh nghiệp lớn thích ứng với đòi hỏi của tiến bộ khoa học và đầu tư quy mô lớn nhằm mục đích kế hoạch hóa công nghiệp nhưng có tăng cường địa vị của các thành phần KTTT [29, tr.42, 44]. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Quan điểm về nền kinh tế hỗn hợp đã có từ cuối thế kỷ XIX và được nâng lên thành lý thuyết bởi đại diện tiêu biểu là P. A. Samuelson với tư tưởng chủ yếu trong công trình “Kinh tế học” của mình: muốn phát triển kinh tế phải dựa vào cả “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình” là thị trường và nhà nước. Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT được P. A. Samuelson mô tả thành bốn chức năng chính: thiết lập khuôn khổ pháp luật, thúc đẩy thị trường hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô [23, tr.271].
  • 28. 23 Theo Ông, đặc điểm kinh tế cơ bản cần nắm vững để giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển lành mạnh là thị trường cần được kiểm soát thông qua sự chỉ huy vô hình của các quy luật KTTT, còn nhà nước nên kiểm soát thị trường bằng các mệnh lệnh điều tiết, các kích thích tài chính. Ông đã chỉ ra lợi nhuận là động lực chi phối hoạt động của người kinh doanh trong nền KTTT và KTTT phải được hoạt động trong môi trường cạnh tranh do các quy luật khách quan chi phối, nhưng bản thân KTTT đôi khi cũng thất bại, bất lực do những nguyên nhân như: tình trạng độc quyền; những tác động từ bên ngoài như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, chất thải và chất phóng xạ gây nguy hiểm; lạm phát và thất nghiệp; phân phối thu nhập không công bằng,... Do đó, theo Ông, để khắc phục khuyết tật của KTTT cần phải có bàn tay của nhà nước thông qua các công cụ chủ yếu như pháp luật, thuế, chi tiêu nhà nước và đó chính là vai trò kinh tế của nhà nước. Khuôn khổ pháp luật do nhà nước đề ra, theo Ông, sẽ tác động sâu sắc tới các hành vi, ứng xử kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và chúng chính là các quy tắc về trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân nhà nước cũng phải tuân thủ như các quy định về tài sản, về hợp đồng, hoạt động kinh doanh, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, xã hội và nhiều luật lệ khác để xác định môi trường kinh tế. ở đây, ông đặc biệt đề cao nhà nước trong vai trò đề ra pháp luật và điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, nhất là các luật chống độc quyền, luật kinh tế để nâng cao tính cạnh tranh, ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài, đảm bảo cho thị trường hoạt động có hiệu quả [18, tr.226-227]. Ông cho rằng, nhà nước không thể coi mọi hoạt động của độc quyền là tất yếu và chỉ có cạnh tranh hoàn hảo mới giúp cho thị trường hoạt động có hiệu quả, còn nguyên nhân dẫn đến thị trường hoạt động không có hiệu quả phần lớn do cạnh tranh không hoàn hảo, hay còn gọi là tình trạng độc quyền, cũng như những tác động bên ngoài gây ra. Vì vậy, nhà nước cần can thiệp vào kinh tế, chủ yếu bằng pháp luật, để hạn chế độc quyền và những tác động bên ngoài, giúp thị trường tiến tới có đủ sức cạnh tranh hoàn hảo. Mặt khác, nhà nước phải đảm nhiệm sản xuất hàng hóa công cộng và thu thuế trên cơ sở các luật thuế đề ra. Theo Ông, hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà khi một người đã dùng thì người khác vẫn có thể
  • 29. 24 dùng được, tuy chúng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia nhưng tư nhân thường không muốn sản xuất, vì không có lợi nhuận hoặc chậm thu được lợi nhuận; còn thuế mà nhà nước thu chủ yếu tạo nên ngân sách nhà nước, một phần chi phí cho nhà nước hoạt động, phần lớn còn lại được nhà nước chi cho đầu tư sản xuất hàng hóa công cộng, hỗ trợ phúc lợi xã hội. Một chức năng quan trọng của nhà nước được P. A. Samuelson đề cập đến là bảo đảm sự công bằng. Theo Ông, nhà nước cần phải có những chính sách phân phối lại thu nhập, đặc biệt là chính sách thuế, để tạo ra sự công bằng trong xã hội, bởi vì sự phân hóa giàu nghèo, không công bằng, bất bình đẳng được sinh ra từ thị trường là một tất yếu ngay cả khi thị trường hoạt động có hiệu quả, trong điều kiện hoàn hảo nhất, lý tưởng nhất. Những chính sách mà nhà nước thường sử dụng ở đây, có thể là: thuế luỹ tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế, hệ thống hỗ trợ thu nhập giúp người không có khả năng lao động, bảo hiểm thất nghiệp cho người không có việc làm, trợ cấp tiêu dùng cho nhóm người có thu nhập thấp,... Ngoài ra, Ông cho rằng, trong vai trò của mình, nhà nước còn có chức năng ổn định kinh tế vĩ mô. Ở đây, Ông đánh giá cao sự đóng góp trí tuệ của J. M. Keynes trong việc phân tích, chỉ ra cách sử dụng một cách đúng đắn quyền lực về tài chính (quyền đánh thuế và chi tiêu) và quyền lực về tiền tệ (quyền điều tiết về tiền tệ và hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi suất và điều kiện tín dụng) của nhà nước có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế thông qua ổn định sản lượng hàng hóa, giá cả, việc làm và lạm phát. Theo Ông, hai quyền lực này của nhà nước thể hiện thành hai chính sách chủ yếu và cơ bản trong chính sách kinh tế vĩ mô nói chung được nhà nước thực hiện để can thiệp vào thị trường nhằm tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế phát triển. Trong lý thuyết của P.A. Samuelson về thất nghiệp và lạm phát, bàn tay kinh tế của nhà nước cũng được thể hiện rất rõ qua các biện pháp: cải thiện dịch vụ thị trường lao động, đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân, tạo ra nhiều việc làm công cộng, kiểm soát tiền lương, kiểm soát giá cả, sử dụng quy luật của thị trường và chính sách kinh tế mềm dẻo để hạn chế tăng giá nhằm giữ cho lạm phát ở mức vừa phải. Còn trong lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế, hàm ý của Ông về
  • 30. 25 vai trò của nhà nước ở các nước đang phát triển có ý nghĩa rất lớn. Chính nhà nước là người phối hợp các ưu thế của quốc gia cũng như khắc phục hạn chế của nó về tài nguyên thiên nhiên, con người, vốn, kỹ thuật, công nghệ để tổng hợp thành những véc-tơ cùng chiều tạo nên sức mạnh kinh tế thông qua các chính sách như mở cửa, tạo lập và thúc đẩy thị trường xuất khẩu phát triển nhanh, xây dựng nền công nghiệp có hiệu quả kinh tế theo quy mô lớn. Như vậy, với Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp được trình bày trong “Kinh tế học”, P.A. Samuelson đã nêu lên tính cần thiết của cả thị trường và nhà nước trong sự phát triển kinh tế. Thị trường xác định và trả lời cụ thể những câu hỏi: sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai. Trong khi đó nhà nước điều tiết thị trường bằng các công cụ, chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là bằng pháp luật. Vai trò kinh tế của nhà nước được Ông gói gọn trong những mục tiêu dài hạn của nhà nước: hiệu quả, công bằng và ổn định [113]. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế Sự thành công của các quốc gia thu nhập thấp và đang phát triển qua quá trình tái cấu trúc thị trường cho thấy yêu cầu về năng lực giỏi của nhà nước và nhà nước được ủy nhiệm (được bầu chọn) để khuếch đại và quản lý tốt quá trình cơ cấu lại, kể cả cơ cấu lại theo định hướng thị trường. Thông qua kết quả áp dụng phương pháp phân tích so sánh lịch sử của bản thân kết hợp với Morris, Irma Adelman đã đưa ra các kết luận về vai trò của nhà nước tại các quốc gia chậm phát triển, chuyển đổi và các quốc gia đang phát triển với trình độ cao trong giai đoạn sau Thế chiến thứ 2 và trước Khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất. Theo đó, dữ liệu thống kê cho thấy, vai trò của nhà nước ở các nước chậm phát triển là quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và việc xây dựng nguồn vốn xã hội [188]. Trong công trình đồ sộ của mình về Kinh tế học công cộng, J.E. Stiglitz đã đưa ra những quan điểm về vai trò của nhà nước (chính phủ), cơ sở hoạt động của nhà nước cũng như các phương pháp để đánh giá hoạt động quản lý của cơ quan này [88]. J.E. Stiglitz biện luận về cơ sở hoạt động của nhà nước dựa trên hiệu quả Pareto (được đưa ra bởi Vilfredo Pareto, nhà kinh tế học người Ý, với ý nghĩa nếu
  • 31. 26 một nền kinh tế đạt được hiệu quả Pareto, thì trong nền kinh tế đó sẽ có một cá nhân hay bộ phận dân cư có đời sống kinh tế tốt lên nhưng không khiến cho một cá nhân, bộ phận dân cư khác có đời sống kinh tế xấu đi hay bị thiệt hại), trong đó những thất bại của thị trường chính là động lực, cơ sở cho hoạt động của nhà nước. Trên khía cạnh chuẩn tắc, J.E. Stiglitz khẳng định những trách nhiệm chính của nhà nước gồm phân phối thu nhập và khắc phục thất bại thị trường (nếu có). Ở khía cạnh thực chứng, J.E. Stiglitz chỉ ra rằng, các phân tích thực tế sẽ cho thấy thất bại của thị trường và nhà nước đã giải quyết các thất bại đó đến đâu. Còn theo Đêvít Âuxbót và Tét Gheblơ, trong tác phẩm “Đổi mới hoạt động của Chính phủ”, vai trò của nhà nước là hướng vào thị trường, thúc đẩy sự thay đổi thông qua thị trường và bằng việc tổ chức thị trường hướng vào các mục tiêu công cộng [45, tr.425-430]. Irma Adelman khi nghiên cứu quá trình phát triển về vai trò của nhà nước ở các nước trên thế giới cũng đã rà soát hoạt động của nhà nước ở các quốc gia có thu nhập thấp và đang trong quá trình chuyển đổi, trong đó có các quốc gia ở Nam Á và Đông Á. Tác giả cho rằng, ở các nước này, nhà nước đóng vai trò chủ động và bất chấp những điều kiện không thuận lợi về tình hình quốc tế, họ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bằng hoặc thậm chí cao hơn những năm trước đó [189]. Trong quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển đổi nền kinh tế, công tác nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò, chức năng quản lý của nhà nước trong nền KTTT rất được chú trọng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Nga và một số nước khác có nền kinh tế chuyển đổi. Một số các nhà nghiên cứu về pháp luật và kinh tế ở những nước này cho rằng ở các nền KTTT đã phát triển, nhà nước có ba chức năng rõ rệt về quản lý nền kinh tế là: can thiệp, quản lý và điều hoà phúc lợi. Trong bài viết nghiên cứu có tựa đề “Trung Quốc: những thách thức về thể chế trong quá trình hội nhập toàn cầu”, tác giả F. Godement đã phân tích và cho thấy vai trò của Nhà nước Trung Quốc trong việc lựa chọn sách lược mới là ủng hộ thị trường và khuyến khích sáng kiến của các doanh nghiệp tư nhân, cũng như của các cá nhân, nhằm huy động mọi nguồn lực có được từ doanh nghiệp, người dân
  • 32. 27 trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài; thể hiện qua việc Nhà nước kêu gọi đầu tư dưới hình thức tham gia cổ phần hay huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu trên thị trường trái phiếu quốc tế. Ông còn nhấn mạnh: “Nhà nước đã thiết lập các cơ chế khuyến khích kinh tế thông qua thị trường và trong một số trường hợp, đã thực sự bắt đầu tiến hành tư nhân hóa nền kinh tế” [175, tr.252-260]. Đặc biệt, các tác giả V. Portjakov và Hạ Vân đã có bài viết đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học xã hội với nội dung khái quát sơ bộ tình hình nghiên cứu và đánh giá vai trò, chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế ở Trung Quốc của các học giả phương Tây cũng như ở Liên bang Nga, đồng thời phân tích vai trò, chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế với tư cách là người quản lý, người sở hữu và người kiểm soát [171]. Theo tác giả Hạ Vân, cho đến nay, trong ngành Trung Quốc học ở Liên bang Nga và phương Tây, vấn đề vai trò, chức năng của Nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa về quản lý kinh tế vẫn chưa được phân tích một cách toàn diện. Có thể nói, hầu hết các tác phẩm, bài viết trong thời kỳ trước năm 2007 cổ vũ cho phương châm "nhà nước tốt nhất khi nó cai quản ít nhất". Thế nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế diễn ra ở hầu hết các quốc gia xảy ra vào năm 2007, tình hình nghiên cứu bắt đầu có xu hướng nhìn nhận tích cực hơn về vị trí quan trọng của nhà nước và theo khuynh hướng đề cao hơn vai trò, chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu cùng các ấn phẩm báo chí quốc tế trong thời gian sau đó đều đưa ra nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính trăm năm mới xảy ra một lần này là xuất phát từ sự buông lỏng, thiếu định chế, thiết chế trong chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước ở nhiều quốc gia phát triển đối với việc quản lý nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Vào năm 2007, tại Hội thảo về "Vai trò và chức năng quản lý nhà nước ở Việt Nam", Arne Svensson cũng đã phân tích vai trò và chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế mở toàn cầu và đưa ra nội dung cải cách quản lý nhà nước. Đặc biệt, Ông nhấn mạnh chức năng hợp tác quốc tế về kinh tế thông qua việc nhà nước
  • 33. 28 tham gia các hiệp định, hiệp ước quốc tế về kinh tế là chức năng cơ bản trong quản lý kinh tế của các nhà nước trong nền kinh tế mở toàn cầu [1]. Giáo sư kinh tế người Mỹ J.E. Stiglitz, một đại diện cho lý thuyết J.M. Keynes được giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001, đã viết trên mục bình luận của tờ Người bảo vệ của Anh ngày 16/9/2008, trong đó cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay có nguyên nhân chính từ sự thiếu năng lực của các nhà lập chính sách (làm luật) tại Mỹ [87]. Còn Giáo sư kinh tế P. R. Krugman - cũng là người Mỹ - một đại diện khác cho lý thuyết J.M. Keynes và được giải thưởng Nobel kinh tế năm 2008 đã khởi xướng việc phục hồi lý thuyết J.M. Keynes vào năm 2006. Trong tháng 5/2009, khi làm việc ở Việt Nam, Ông đã khuyến cáo Nhà nước ta cần phải xây dựng, bổ sung các quy định bằng pháp luật, đảm bảo chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng để kiểm soát chặt chẽ hai lĩnh vực quan trọng này. Khi tổng kết 20 năm xây dựng KTTT XHCN ở Trung Quốc vừa qua, một số chuyên gia nước này đã khẳng định việc chuyển đổi chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế (bắt đầu từ năm 1993), trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước có ý nghĩa xóa bỏ độc quyền một cách hiệu quả, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, có trật tự [8, tr.48-50]. Ngoài ra, một số nhà khoa học của nước này cũng cho rằng Chính phủ (Nhà nước) không nên can thiệp hành chính ảnh hưởng tới điều phối của nền kinh tế mà cần cải cách thể chế quản lý hành chính, xây dựng Chính phủ theo hình thức Chính phủ phục vụ và giới hạn quyền quyết sách của Chính phủ ở việc sửa chữa những lệch lạc của thị trường, bổ sung những chỗ thiếu, đồng thời ngăn chặn việc quyết sách Chính phủ thay thế cơ chế thị trường [133]. Tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Hungary và Slovakia, nền kinh tế được cho là phụ thuộc phần lớn vào đầu tư từ nước ngoài, cũng có những nghiên cứu về vai trò của nhà nước. Đơn cử như công trình năm 2012 của các tác giả A. Duman và L.Kurekova đã nêu vai trò quan trọng của nhà nước trong giai đoạn hai quốc gia này cùng thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, tuy rằng Nhà nước Hungary có vai trò rõ ràng hơn so với Nhà nước Slovakia trong quá trình “theo đuổi các chính sách công nghiệp dễ hiểu và chủ động” [184].
  • 34. 29 Ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, “Vấn đề quyền lực nhà nước là vấn đề cơ bản của cuộc Cách mạng Lào” từ khi được thành lập. Tuy nhiên, việc xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước các cấp, nhất là các cơ quan quản lý kinh tế, vẫn đang được coi là vấn đề còn tồn tại trong quá trình củng cố quyền lực nhà nước tại Lào. Các kết luận này được tác giả Cha- lơn Dia-pao-hơ đưa ra trong Hội thảo Lý luận lần thứ nhất giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 2013. Tác giả cũng thẳng thắn thừa nhận “Quy định vị trí, vai trò, chức năng của một số cơ quan nhà nước, phân quyền, phân trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa rõ ràng, chưa ổn định và hài hòa với nhau. Vẫn còn hiện tượng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là bộ máy hành chính các cấp chưa thực sự tinh gọn, vững mạnh” và cho rằng đây là vấn đề cần được tiếp tục khắc phục trong thời gian tới [70, tr.174]. Các tác giả của cuốn sách “Các câu chuyện từ mặt trận phát triển kinh tế” đã đánh giá “Vai trò chính của nhà nước là tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bằng cách xác định, sau đó đưa ra biện pháp khắc phục dần những vướng mắc lớn nhất” và cho rằng “Giải pháp quan trọng nhất trong các giải pháp nhà nước có thể áp dụng là các lãnh đạo nhà nước phải công khai khẳng định sự ủng hộ tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế tư nhân, coi đó là một ưu tiên chính của nhà nước” [58, tr.493-497]. Trong cuốn sách “Kinh tế học đổi mới - Cuộc đua giành lợi thế trên phạm vi toàn cầu”, hai tác giả Robert D. Atkinson và Stephen J. Ezell đã nhận xét vai trò của nhà nước trong kinh tế là: khi các doanh nghiệp tư nhân cần phải dẫn đường cho đổi mới trong thời đại toàn cầu hóa đổi mới và thị trường cạnh tranh gay gắt, thì nhà nước có thể và cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện hỗ trợ nỗ lực đổi mới cho các doanh nghiệp này. Họ còn nhấn mạnh, một trong những lựa chọn đúng đắn trong đổi mới không phải là giữa có nhà nước với không nhà nước, mà phải là mức độ can thiệp hợp lý của nhà nước nhằm hỗ trợ đổi mới. Theo họ, vai trò của nhà nước là phải xác định được các ngành công nghiệp cũng như loại hình công nghệ mà đất nước cần đổi mới và đạt năng suất cao, từ đó phát triển và thực thi chính sách đối với các doanh nghiệp tư nhân để bảo đảm kết quả tốt [124, tr.208-210].
  • 35. 30 Khi bàn về vai trò kinh tế của nhà nước trong quản lý tài sản công, các tác giả của cuốn sách “Quản lý hiệu quả tài sản công” cho rằng: tách quản lý tài sản công ra khỏi quyền kiểm soát trực tiếp của nhà nước, tạo điều kiện cho nhà nước tập trung vào việc quản lý đất nước chứ không phải quản lý các doanh nghiệp nhà nước; bí quyết của việc quản lý có hiệu quả tài sản công là sự sắp xếp mang tính thiết chế nhằm tách các vấn đề quản lý ra khỏi trách nhiệm trực tiếp của nhà nước, đồng thời khuyến khích việc thiết kế quản trị chủ động để tạo ra giá trị xã hội và giá trị tài chính cao hơn. Đặc biệt, theo các tác giả, những kết quả trong quản lý nhà nước về tài sản công có thể giúp đưa cuộc chiến chống tham nhũng tới thắng lợi [24, tr.17-30]. Với cuốn sách “Xây dựng xã hội học tập - Cách tiếp cận mới cho tăng trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội”, tác giả Joseph E.Stiglitz, Bruce C.Greenwald cho rằng: vấn đề không phải là lựa chọn thị trường hay nhà nước mà là lựa chọn để xây dựng một hệ thống kinh tế trong đó thị trường và nhà nước có thể tương tác, hỗ trợ lẫn nhau và vận hành cùng nhau; vai trò của nhà nước là đưa ra “luật chơi” và kiểu cách mà “luật chơi” đó được đặt ra chính là một trong các yếu tố quyết định; việc xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật của các nhà nước cần được coi trọng để tránh việc “chế độ quyền sở hữu trí tuệ được tạo lập một cách cẩu thả cùng với sự thực thi kém hiệu quả luật chống độc quyền có thể làm giảm sút sản lượng đầu ra hiện tại và kìm hãm đà tăng trưởng” [89, tr.430-438]. Gần đây, khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản trong cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế đổi mới - thị trường, đầu cơ và vai trò của nhà nước”, tác giả W. H. Janeway đã nhận xét: “Ngày nay, hành động can thiệp một cách phù hợp của nhà nước được cho là một phần không thể tách rời đối với thành công của quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản” và “Hành động can thiệp của nhà nước là cần thiết nếu các nền kinh tế tư bản duy trì việc tích luỹ tư bản và đạt được các mức hiệu suất cao hơn”. Ngoài ra, tác giả còn cảnh báo: “Thành công trong việc “giải phóng” nền KTTT khỏi sự chi phối của nhà nước sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc tiềm ẩn đối với nền kinh tế đổi mới” [169, tr.344-348].
  • 36. 31 Trong cuốn sách “Tập Cận Bình về quản lý đất nước Trung Quốc”, Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của Nhà nước (Chính phủ) Trung Quốc là “đi sâu cải cách thể chế hành chính, đổi mới phương thức quản lý hành chính, kiện toàn hệ thống điều tiết vĩ mô, tăng cường quản lý giám sát hoạt động của thị trường, tăng cường và tối ưu hóa dịch vụ công, thúc đẩy sự công bằng, chính nghĩa và ổn định của xã hội, thúc đẩy cùng giàu có”, cũng như “đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống thị trường thống nhất mở cửa, cạnh tranh có trật tự, xây dựng quy tắc thị trường công bằng, mở cửa, minh bạch, giao hoạt động kinh tế mà cơ chế thị trường có thể điều tiết có hiệu quả cho thị trường,…”; trong đó, cần chú ý “quản lý hành chính theo pháp luật một cách nghiêm túc” và đặc biệt là cần phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước khi “để thị trường đóng vai trò quyết định trong phân bổ tài nguyên” [12, tr.158-164] Còn ở cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, tác giả Klaus Schwab đã nhấn mạnh: trong quá trình Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra, “có ảnh hưởng lớn lao và đa chiều đối với kinh tế toàn cầu”, thì vai trò của nhà nước ở các quốc gia là tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực thi pháp luật, với việc thay đổi cách tiếp cận, bảo đảm “luật lệ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc áp dụng và phổ biến công nghệ mới”. Theo tác giả, nhà nước có vai trò “quản lý thúc đẩy sáng tạo”, được coi là “trung tâm dịch vụ công” và “được đánh giá theo khả năng cung cấp dịch vụ mở rộng hiệu quả nhất và được cá nhân hóa cao nhất”; với sự phát triển nền kinh tế chia sẻ, nền kinh tế số mới và công nghệ số không có biên giới, nhà nước ở “quốc gia nào thúc đẩy quy tắc và luật lệ riêng nhằm tạo lợi thế cho nhà sản xuất trong nước, đồng thời ngăn chặn đối thủ cạnh tranh nước ngoài và giảm tiền bản quyền mà các công ty trong nước phải trả cho công nghệ nước ngoài sẽ có nguy cơ bị cô lập khỏi hệ quy chuẩn toàn cầu, và tụt hậu trong nền kinh tế số mới” [91, tr.119-130]. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, liên quan đến đề tài nghiên cứu nêu trên cho thấy tầm quan trọng của nhà nước trong quản lý kinh tế. Các
  • 37. 32 nghiên cứu càng về sau càng nhấn mạnh hơn vai trò của nhà nước, xác định rõ hơn chức năng của nhà nước. Kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án là căn cứ, cơ sở để luận án kế thừa, bổ sung và phát triển trong quá trình nghiên cứu. Cụ thể là: Một là, đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng, xu hướng vận động trong việc thực hiện vai trò, chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng này; phân tích đánh giá, phân biệt chức năng của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp, đồng thời đề cập đến mối quan hệ giữa chức năng của Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Hai là, phân tích, đánh giá ở một ngành, một lĩnh vực nhất định ở phạm vi quốc gia như kinh tế, hành chính,… Hướng nghiên cứu này thường là các công trình dưới dạng luận văn, luận án, giáo trình hoặc đề tài khoa học và thu hút được những nhà nghiên cứu am hiểu thực tiễn. Trên cơ sở khung lý thuyết chung, các công trình theo hướng này sẽ vận dụng vào điều kiện ở ngành, lĩnh vực nhất định, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo ngành, lĩnh vực và tìm kiếm những giải pháp khả thi. Ba là, tiếp cận vai trò và chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế từ góc nhìn quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực. Các công trình nghiên cứu hướng này tập trung nhấn mạnh và đề cao vai trò, chức năng của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Hầu hết các công trình đều có cùng kết luận về hiệu quả quản lý của nhà nước trong quá trình chuyển đổi chưa đạt so với mục tiêu, năng lực còn yếu kém. Bên cạnh đó, một số ít hơn các công trình thừa nhận sức mạnh của nhà nước như là một yếu tố tích cực quan trọng trong các thành tích mà nền kinh tế đạt được. Đa số nghiên cứu thừa nhận vai trò của Nhà nước và chức năng của Nhà nước Việt Nam trong hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án còn có những điểm chưa thống nhất, một số nội dung chưa nghiên cứu sâu, thể hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, việc phân biệt giữa “vai trò” và “chức năng” của nhà nước và chính phủ, giữa “chức năng kinh tế”, “chức năng quản lý nhà nước về kinh tế” và
  • 38. 33 “chức năng quản lý kinh tế” của nhà nước chưa được các tác giả chú trọng phân tích và thống nhất sử dụng. Hầu hết các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến vai trò của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và thường đồng nhất nhà nước với chính phủ. Trong các công trình nghiên cứu nêu trên còn thiếu vắng những định nghĩa, khái niệm và nội hàm của các cụm từ “chức năng kinh tế của nhà nước”, “chức năng quản lý nhà nước về kinh tế” và “chức năng quản lý kinh tế của nhà nước” chưa rõ. Trong nền KTTT hiện đại và hội nhập, giữa “nhà nước” và “chính phủ” được sử dụng thay thế cho nhau dễ dẫn tới việc không định rõ được quyền hạn thực thi - huy động nguồn lực với trách nhiệm công khai, minh bạch, hoàn thành mục tiêu kinh tế, cũng như quyền hạn giám sát với trách nhiệm giải trình và tình trạng thiếu chủ động, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước về kinh tế (xem phụ lục 1, 2, 3). Tất cả các cơ quan nhà nước này đều có vai trò nhất định trong quản lý nhà nước về kinh tế, tuy nhiên, khi nói đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế thường chỉ đề cập đến Chính phủ, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất trực tiếp điều hành, quản lý nền kinh tế đất nước [172, tr.14]. Thứ hai, vai trò, chức năng của Nhà nước, của thị trường trong mối quan hệ với nhau còn chưa rõ, cũng như trong “mối quan hệ của Nhà nước, thị trường và xã hội”. Thứ ba, chưa có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về nội dung, phương pháp thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng này. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đề cập trực tiếp đến tên đề tài luận án là các bài viết và chỉ đưa ra cụm từ “chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước” chung chung mà không phân tích, không đưa ra khái niệm về nó. Đặc biệt, các bài viết, cuốn sách đề cập đến cụm từ này chủ yếu ra đời sau sự đổ vỡ và kinh doanh bết bát của hàng loạt các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mà khởi đầu là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vào năm 2010. Thứ tư, việc đánh giá thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước chưa được tiến hành một cách tổng thể (dưới dạng sơ kết hay mang tính
  • 39. 34 chuyên đề), đặc biệt là thời gian từ khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành đến nay; chưa có những phân tích, đánh giá sâu sắc để chỉ ra hạn chế, bất cập và nguyên nhân cơ bản, những vấn đề nổi lên cần tập trung giải quyết. Thứ năm, các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đưa ra được hệ thống các giải pháp mang tính khoa học, toàn diện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, góp phần nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong quản lý kinh tế. Nhìn chung, những công trình, tác phẩm, đề tài khoa học và bài viết nghiên cứu đã nêu ở trên chủ yếu đề cập đến vai trò kinh tế, chức năng kinh tế, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của Nhà nước dưới góc độ khoa học kinh tế, quản lý kinh tế, pháp luật về hành chính, pháp luật về kinh tế, lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật,... Tuy có 12 công trình, bài viết ở trong nước (của 10 tác giả, nhóm tác giả nêu ở trên) đề cập trực tiếp đến cụm từ “chức năng quản lý kinh tế” của nhà nước nói chung hoặc của Nhà nước ta nói riêng, nhưng đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam từ góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Từ những kết quả đã nghiên cứu đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế mà thế giới đang hướng tới và cũng được Việt Nam dành nhiều quan tâm, nghiên cứu sinh nhận thấy có 4 vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: Thứ nhất, luận án cần đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trong đó làm rõ khái niệm, phân tích các đặc điểm, vai trò của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, phân tích nội dung chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Đặc biệt, luận giải để làm rõ các phương pháp thực hiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Thứ hai, ở một góc độ khác, vấn đề thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong mối quan hệ giữa các cơ quan của bộ máy nhà nước nhằm cân bằng và kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện nhất nguyên chính trị dường như vẫn chưa thực sự được quan tâm, dẫn tới tình trạng còn chồng lấn, thiếu rõ ràng khi thực thi