SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------a&b--------
TRẦN NGỌC TIẾN PHÁT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10
GẮN KẾT CUỘC SỐNG HỌC SINH
Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý
Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 10
GẮN VỚI CUỘC SỐNG HỌC SINH
Người thực hiện: Trần Ngọc Tiến Phát
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Nga
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................2
4. Giả thuyết khoa học................................................................................2
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.................................................2
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................3
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ GẮN
KẾT CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH
1.1. Khái niệm thí nghiệm........................................................................... 4
1.2. Thí nghiệm vật lý.................................................................................. 4
1.3. Thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống của học sinh ............................ 6
1.3.1. Khái niệm thí nghiệm gắn kết với cuộc sống.................................... 6
1.3.2. Các đặc trưng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống............................. 6
1.3.3. Vai trò thí nghiệm gắn kết cuộc sống sử dụng trong dạy học vật lý 8
1.3.4. Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học vật lý............ 8
1.4. Chức năng của thí nghiệm vật lý trong dạy học................................ 9
1.5. Phân loại thí nghiệm vật lý trong dạy học ....................................... 13
1.6. Tiến trình xây dựng thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh.
..................................................................................................................... 15
1.7. Tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh..17
1.8. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học thí nghiệm vật lý
gắn kết cuộc sống....................................................................................... 19
1.9. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học thí nghiệm
gắn kết cuộc sống....................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC
SỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÝ 10
2.1. Phân tích nội dung kiến thức vật lý 10............................................. 24
2.1.1. Nội dung kiến thức bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”
(SGK cơ bản) ...........................................................................................24
2.1.2. Nội dung kiến thức chương chất khí (SGK cơ bản).......................25
2.1.3. Nội dung kiến thức bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” (SGK cơ bản).
.................................................................................................................29
2.2. Xây dựng thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức phần vật
lý 10............................................................................................................. 30
2.2.1. Thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo..................................30
2.2.2. Thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí..................34
2.2.3. Thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn...........................38
2.3. Tổ chức dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức vật
lý 10............................................................................................................. 44
2.3.1. Tổ chức dạy học bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” .....44
2.3.2. Tổ chức dạy học bài “Thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của
chất khí”. .................................................................................................51
2.3.3. Tổ chức dạy học bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”........................59
2.4. Đánh giá kết quả................................................................................. 66
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm........................................................ 72
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm....................................................... 72
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................. 72
3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.......................................................... 73
3.5. Kết quả và đánh giá thực nghiệm sư phạm………………………...98
3.5.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm. ..................................................100
3.5.2. Đánh giá tính tích cực ................................................................100
3.5.3. Đánh giá năng lực sáng tạo .......................................................101
3.5.4. Đánh giá định lượng...................................................................106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................109
LỜI CẢM ƠN
Quá trình làm luận văn gặp phải nhiều khó khăn, tuy nhiên rất may mắn
được sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên tận tình của quý thầy cô, bạn bè và gia đình.
Vì vậy, xin cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Quý thầy, cô giảng viên khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, sự nhiệt huyết với nghề
cho em và các bạn sinh viên khác trong suốt quá trình học tập tại trường.
- Thầy TS. Nguyễn Thanh Nga, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn thực hiện
khoá luận. Trải qua nhiều môn học xuyên suốt với thầy từ lúc còn là học sinh
năm 2, được thầy hướng dẫn cả về kiến thức, kĩ năng cũng như học tập sự yêu
nghề, yêu học sinh của thầy. Qua khoảng thời gian làm việc với thầy giúp em
trưởng thành rất nhiều.
- Thầy ThS. Hoàng Phước Muội, phó phòng chuyên môn Trường THCS –
THPT Hoa Sen đã hỗ trợ rất nhiều từ xây dựng, chuẩn bị và giúp em thực
nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của dự án.
- Cô Nguyễn Y Phụng đã hỗ trợ rất nhiều trong việc hướng dẫn dạy học.
- Ban giám hiệu trường THCS - THPT Hoa Sen (quận 9), quý thầy cô tổ Vật
lý, các anh chị trong ban chủ nhiệm câu lạc bộ “STEM” đã tạo điều kiện cho
em tham dự, quan sát, tiếp cận học sinh, phân tích tiến trình, thực nghiệm sư
phạm tại trường, làm cơ sở để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn của mình đến gia đình, bạn bè đã luôn sát
cánh, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn tốt nghiệp này.
TPHCM, 25 tháng 4 năm 2019
Trần Ngọc Tiến Phát
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
ĐHSP Đại học Sư phạm
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TS Tiến sĩ
TLHD Tài liệu hướng dẫn
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Bảng tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS .................................. 19
Bảng 1. 2 Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh............................... 21
Bảng 2. 1: Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi của lò xo ............. 30
Bảng 2. 2 Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí
........................................................................................................................ 34
Bảng 2. 3 Bảng dụng cụ khí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn..... 38
Bảng 3. 1 Bảng đánh giá tính tích cực.......................................................... 100
Bảng 3. 2 Bảng đánh giá năng lực sáng tạo.................................................. 104
Bảng 3. 3 Bảng điểm kiểm tra kiến thức sau ba bài học của lớp 10C1........ 107
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1. Sơ đồ tiến trình dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống.................17
Hình 2. 1. Đồ thị đường đẳng nhiệt................................................................ 27
Hình 2. 2 Đồ thị đường đẳng tích................................................................... 28
Hình 2. 3 Đồ thị đường đẳng áp ..................................................................... 29
Hình 2. 4 Mô hình thí nghiệm thanh kim loại dãn nở vì nhiệt ....................... 59
Hình 2. 5 Hình quả bóng bay bị bóp............................................................... 70
Hình 3. 1 Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết theo tiến trình mẫu ở
chương 2 ......................................................................................................... 73
Hình 3. 2. Giáo viên ổn định lớp, chia nhóm và giới thiệu ............................ 74
Hình 3. 3. Học sinh đọc sách giáo khoa ......................................................... 75
Hình 3. 4. Học sinh xem tài liệu hướng dẫn và sách giáo khoa ..................... 76
Hình 3. 5. Học sinh thực hiện vẽ sơ đồ tư duy ............................................... 77
Hình 3. 6. Cả lớp thực hiện vẽ sơ đồ tư duy................................................... 78
Hình 3. 7. Một nhóm đại diện thuyết trình về sơ đồ tư duy ........................... 79
Hình 3. 8. Học sinh trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình .................. 80
Hình 3. 9. Nhóm thuyết trình thực hiện phản biện......................................... 81
Hình 3. 10. Giáo viên nhận xét phần tranh luận của hai nhóm....................... 82
Hình 3. 11. Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ.............................................. 83
Hình 3. 12. Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm ............................................ 84
Hình 3. 13. Các nhóm thực hiện thí nghiệm................................................... 85
Hình 3. 14. Các nhóm tiến hành chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên.............. 86
Hình 3. 15. Hình ảnh thí nghiệm của một nhóm ............................................ 87
Hình 3. 16. Hình ảnh một nhóm hoàn thành mô hình .................................... 88
Hình 3. 17. Sản phẩm của nhóm 4.................................................................. 89
Hình 3. 18. Một nhóm tiến hành vận hành sản phẩm trước lớp ..................... 90
Hình 3. 19. Một thành viên khác trong nhóm hỗ trợ bạn. .............................. 91
Hình 3. 20. Giới thiệu thí nghiệm và cách thực hiện trước lớp...................... 92
Hình 3. 21. Nhóm thứ 2 tiến hành thí nghiệm................................................ 93
Hình 3. 22 Thí nghiệm thành công................................................................. 94
Hình 3. 23. Giáo viên đặt câu hỏi cho lớp...................................................... 95
Hình 3. 24. Nhóm thực hiện thành công trả lời.............................................. 96
Hình 3. 25. Hình ảnh sản phẩm thành công.................................................... 97
Hình 3. 26. Giáo viên tổng kết và kết thúc tiết học ........................................ 98
Hình 3. 27. Hình ảnh sản phẩm của 6 nhóm................................................... 99
Hình 3. 28. Học sinh thích thú với phần giới thiệu của giáo viên ................ 101
Hình 3. 29. Học sinh chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn. .......................... 101
Hình 3. 30. Học sinh tiến hành phần hỏi đáp. .............................................. 101
Hình 3. 31. Học sinh trong nhóm hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập.
...................................................................................................................... 102
Hình 3. 32. Mô hình của nhóm 3.................................................................. 102
Hình 3. 33. Một thành viên nhóm 2 đang hoàn thành phiếu học tập............ 103
Hình 3. 34. Hình ảnh nhóm 3 tích cực trao đổi để hoàn thành sơ đồ tư duy.103
Hình 3. 35. Bản vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của vật rắn
...................................................................................................................... 104
Hình 3. 36. Mô hình thí nghiệm của nhóm 3................................................ 104
Hình 3. 37. Mô hình thí nghiệm của nhóm 1................................................ 105
Hình 3. 38. Mô hình thí nghiệm của nhóm 5................................................ 105
Hình 3. 39. Mô hình thí nghiệm của nhóm 2................................................ 106
Hình 3. 40. Đồ thì biểu diễn điểm số học sinh lớp 10c1 sau bài kiểm tra.... 107
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, tốc độ phát triển công nghệ đang diễn ra nhanh hơn bao giờ
hết, các máy móc và phần mềm mới liên tục ra đời, đòi hỏi học sinh - chủ nhân
tương lai của đất nước không chỉ hiểu biết các kiến thức trên lí thuyết mà còn
phải biết vận dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn cuộc sống. Thực trạng dạy học
hiện nay tại Việt Nam, dạy học thí nghiệm gắn với cuộc sống của học sinh còn
rất khó khăn, các thí nghiệm trong sách giáo khoa vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế khiến cho giáo viên và học sinh vẫn chưa mặn mà với thí nghiệm.
Nhiều công trình nghiên cứu dạy học thí nghiệm như: “Các phương tiện
dạy học hiện đại trong dạy học vật lí” tác giả Hà Văn Hùng ĐHSP Vinh,
“Những thực nghiệm khoa học lí thú, bổ ích, dễ làm” của nhóm tác giả Vũ Bội
Tuyền và Văn Thị Đức, “Thí nghiệm vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và
vỏ lon” tác giả Nguyễn Ngọc Hưng ĐHSP Hà Nội,…Tuy nhiên các công trình
nghiên cứu chưa thể hiện nhiều sự gắn kết thí nghiệm vật lý với cuộc sống của
học sinh, chủ yếu tập trung vào xây dựng và sử dụng các thí nghiệm hỗ trợ dạy
học trong chương trình vật lý phổ thông.
Đó là lí do chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng một số thí
nghiệm trong dạy học Vật lí 10 gắn kết với cuộc sống của học sinh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học Vật lí 10 gắn kết
với cuộc sống nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của
học sinh.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Quá trình dạy học vật lý cho học sinh THPT có sử dụng thí nghiệm
- Phạm vi nghiên cứu
+ Nội dung kiến thức vật lí 10 (Cơ bản)
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức dạy học vật lý có sử dụng các thí nghiệm gắn kết với cuộc
sống thì sẽ giúp học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực và phát triển năng
lực sáng tạo.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài
- Khái niệm, vai trò và chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lý.
- Đặc điểm thí nghiệm dạy học vật lý gắn kết cuộc sống.
- Tiến trình thiết kế và tổ chức dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc
sống.
- Tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng nội dung
- Phân tích nội dung kiến thức vật lý 10 có sử dụng thí nghiệm.
- Thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học vật lý.
- Lên kế hoạch tổ chức dạy học có sử dụng thí nghiệm vật lý gắn kết
cuộc sống.
Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm sư phạm
3
- Tổ chức thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 10 tại trường THPT.
- Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm.
6. Đóng góp của đề tài
Xây dựng được 5 thí nghiệm gắn kết với cuộc sống của học sinh trong
nội dung kiến thức vật lí 10.
Xây dựng được 3 bộ tài liệu hướng dẫn, nhiệm vụ học tập, kế hoạch dạy
học tương ứng với mỗi thí nghiệm.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống của
học sinh
Chương 2: Tổ chức dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến
thức Vật lý 10
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ GẮN
KẾT CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH
1.1. Khái niệm thí nghiệm
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê , thí nghiệm có 2 nghĩa: “Thí nghiệm
là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để
quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh’’ hay “Thí nghiệm là
làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã xác định để nghiên cứu chứng
minh”.
Một số quan điểm khác cho rằng: TN là một sự thử nghiệm hay kiểm tra
một lí thuyết khoa học bằng cách thao tác với yếu tố trong môi trường để quan
sát kết quả có phù hợp với các tiên đoán lí thuyết hay không. [8]
TN còn được hiểu là: Quá trình tạo dựng một sự quan sát hay thực hiện
một phép đo. TN là sự quan sát hiện tượng nghiên cứu trong các điều kiện được
kiểm tra chính xác, cho phép theo dõi tiến trình của hiện tượng và tái tạo nó
mỗi lần lặp lại các hiện tượng này. [8]
1.2. Thí nghiệm vật lý
Theo Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông của nhóm tác giả Nguyễn
Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, “Thí nghiệm vật lý là sự tác
động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách
quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động
và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới”.
Trong Vật lí học, TN là phương pháp, là cách thức mà bằng cách nào đó
con người tác động một cách có ý thức, hệ thống lên các sự vật, hiện tượng xảy
ra trong những điều kiện nhất định. Sự phân tích về mặt lí thuyết các điều kiện
và quá trình xảy ra trong đó đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự tác động đó có
thể là trực tiếp hay gián tiếp thông qua các thiết bị máy móc gọi là công cụ TN.
5
Từ các phân tích trên, ta có thể hiểu TN là quá trình con người tác động
một cách có chủ đích, hệ thống lên một đối tượng trong một điều kiện nhất định
nhằm mục đích xác định. TN bao gồm các thành phần sau đây:
+ Một lí thuyết hay giả thuyết
+ Đối tượng, hệ thống, quá trình phản ánh lí thuyết đó.
+ Các thao tác lên đối tượng, hệ thống, quá trình theo một trình tự nhất
định và trong những điều kiện xác định.
Thí nghiệm vật lí (TNVL) là TN để nghiên cứu các hiện tượng, quá trình
vật lí. Kết quả của TNVL nhiều khi là các định luật, các ứng dụng kĩ thuật
nhưng nhiều khi chỉ để chứng minh một giả thuyết hoặc hình thành một giả
thuyết Vật lí mới.
Thí nghiệm vật lý có một số đặc điểm sau:
- Các điều kiện của thí nghiệm phải được lựa chọn và được thiết lập có
chủ định sao cho thông qua thí nghiệm, có thể trả lời được câu hỏi đặt ra, có
thể kiểm tra được giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết. Mỗi thí nghiệm
có ba yếu tố cấu thành cần được xác định rõ: đối tượng cần nghiên cứu, phương
tiện gây tác động lên đối tượng cần nghiên cứu và phương tiện quan sát, đo đạc
để thu nhận các kết quả của sự tác động.
- Các điều kiện của thí nghiệm có thể làm biến đổi được để ta có thể nghiên
cứu sự phụ thuộc giữa hai đại lượng, trong khi các đại lượng khác được giữ
không đổi.
- Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như
dự định nhờ sử dụng các thiết bị thí nghiệm có độ chính xác ở mức độ cần thiết,
nhờ sự phân tích thường xuyên các yếu tố của đối tượng cần nghiên cứu, làm
giảm tối đa ảnh hưởng của các nhiễu (nghĩa là loại bỏ tối đa một số điều kiện
để không làm xuất hiện các tính chất, các mối quan hệ không được quan tâm).
- Đặc điểm quan trọng nhất của thí nghiệm là tính có thể quan sát được
các biến đổi của đại lượng nào đó do sự biến đổi của các đại lượng khác. Điều
6
này đạt được nhờ các giác quan của con người và sự hỗ trợ của các phương tiện
quan sát, đo đạc.
- Có thể lặp lại được thí nghiệm. Điều này có nghĩa là: với các thiết bị thí
nghiệm, các điều kiện thí nghiệm như nhau thì khi bố trí lại hệ thí nghiệm, tiến
hành lại thí nghiệm, hiện tượng, quá trình vật lý phải diễn ra trong TN giống
như ở các lần TN trước.
1.3. Thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống của học sinh
1.3.1. Khái niệm thí nghiệm gắn kết với cuộc sống
Theo tác giả Nguyễn Đăng Thuấn (2018): “Thí nghiệm vật lý gắn kết với
cuộc sống là các thí nghiệm xuất phát từ các vấn đề thực tiễn cuộc sống, được
thực hiện bằng các phương tiện gần gũi, thực hiện trong các hoàn cảnh cuộc
sống và trả lời các câu hỏi vật lý cũng như câu hỏi gần gũi khác từ cuộc sống”.
Như vậy, thí nghiệm vật lý gắn kết với cuộc sống của học sinh ở đây được
hiểu là gắn kết theo hai phương diện:
- Xuất phát từ các tình huống có vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của học
sinh, học sinh biết nhưng không giải thích được mà phải cần dùng kiến thức vật
lí.
- Thí nghiệm được thiết kế bằng những dụng cụ, thiết bị quen thuộc, gần gũi,
dễ kiếm đối với học sinh, trên cơ sở hướng dẫn từ giáo viên thì học sinh có thể
tự thực hiện được.
1.3.2. Các đặc trưng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống
Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có những đặc trưng sau:
- Thí nghiệm xuất phát từ các vấn đề, tình huống thực tiễn.
Ví dụ: Thí nghiệm sự nổi xuất phát từ tình huống pha nước chanh ở nhà,
ban đầu hạt chanh nổi lên, sau khi pha thêm muối thì hạt chanh chìm xuống.
- Thí nghiệm được thực hiện nhờ các phương tiện, hoặc trên các đối tượng
gần gũi với cuộc sống.
7
Ví dụ: Thí nghiệm sự co giãn nhiệt của chất khí theo nhiệt độ có thể sử
dụng chai thủy tinh và quả trứng luộc.
- Thí nghiệm giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Ví dụ: Thí nghiệm thiết kế cầu từ các que kem theo các thiết kế khác nhau
(khảo sát sự cân bằng) giúp giải thích được các câu hỏi về tính bền vững trong
thiết kế cầu hình dạng cong lên.
- Thí nghiệm có sự tham gia hợp tác của các cá thể trong cuộc sống. Tức
là có thể có sự hợp tác, tham gia, quan sát của người khác, cha mẹ hoặc bạn bè.
- Thí nghiệm có thể được thực hiện tại nhà, ngoài cuộc sống, chứ không
nhất định làm trong phòng thí nghiệm.
Ví dụ: Thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước có thể được thực hiện
bằng cách rung hai quả cầu trên mặt hồ.
- Thí nghiệm có thể được học sinh quay lại, giới thiệu trên mạng Internet,
tăng cường tính tương tác, phản hồi từ xã hội, qua đó giúp học sinh tăng sự tự
tin, tích cực trong nghiên cứu thí nghiệm và phát triển năng lực.
- Thí nghiệm có thể có tính liên môn, xuyên môn.
Ví dụ: Thí nghiệm khảo sát suất điện động thực vật liên quan đến sinh –
vật lý.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng, khi thiết kế và sử dụng các thí nghiệm gắn kết
cuộc sống, tránh sa đà vào các yếu tố gắn kết cuộc sống mà bỏ qua các yêu cầu
tối thiểu của một thí nghiệm, nhất là thí nghiệm trong dạy học. Đó là, luôn làm
rõ các thành phần của thí nghiệm (đâu là đối tượng tác động, đâu là công cụ tác
động); làm rõ các thao tác của thí nghiệm (để có thể thực hiện lại và rút ra những
cải tiến ở các lần tiếp theo); làm rõ mục đích thí nghiệm, giả thuyết, kết quả của
thí nghiệm so sánh với giả thuyết; làm rõ mức độ chính xác, nhất là các yếu tố
có thể ảnh hưởng đến thí nghiệm.
8
1.3.3. Vai trò thí nghiệm gắn kết cuộc sống sử dụng trong dạy học vật lý
- Quá trình học tập ngày nay cần hướng đến năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn của học sinh. Vì vậy, sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy
học vật lý là hoàn toàn đúng đắn. Nó tạo điều kiện cho giáo viên – học sinh gắn
kết các kiến thức vật lý vào thực tiễn, qua đó phát triển năng lực quan sát, giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sự hấp dẫn và gần gũi của các thí nghiệm gắn kết cuộc sống với đối
tượng học sinh. Những thí nghiệm gắn kết cuộc sống thường dẫn đến những kết
quả thú vị, những khía cạnh vật lý thú vị trong cuộc sống, từ đó tạo sức hút
mãnh liệt với đối tượng học sinh, nhất là học sinh trung học. Qua đó, giúp học
sinh yêu thích khoa học nói chung và vật lý nói riêng, qua đó tạo động cơ học
tập tốt cho học sinh.
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có thể được thực hiện ngoài nhà trường,
tạo cơ hội cho học sinh kết nối, tương tác với xã hội. Hình thành năng lực giao
tiếp, kĩ năng sống, thỏa mãn nhu cầu khẳng định.
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống là con được tốt để thực hiện cá thể vật lý,
đa dạng vật lý trong dạy học. Việc thực hiện thí nghiệm cùng mục đích nhưng
với các phương tiện, vật dụng khác nhau của từng học sinh giúp giáo viên quan
tâm tốt hơn đến từng đối tượng, có biện pháp giáo dục phù hợp hơn.
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống là cơ hội đổi mới dạy và học vật lý theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề
thực tiễn sáng tạo cho học sinh.
- Thí nghiệm gắn kết cuộc sống hoàn thiện quá trình tư duy của học sinh,
bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
1.3.4. Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học vật lý
Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống để đạt hiệu quả cao trong dạy học
vật lý bao gồm những việc sau: Xây dựng và lựa chọn thí nghiệm gắn kết cuộc
9
sống phù hợp; Thiết kế các kế hoạch dạy học phù hợp; Tiến hành, quan sát, tiếp
nhận phản hồi và cải tiến.
Các thí nghiệm gắn kết với cuộc sống được chọn lựa trước hết phải phù
hợp với nội dung kiến thức dạy học vật lý. Sự liên quan có thể không cần trực
diện, nhưng phải nói lên hiện tượng hoặc quy luật vật lý đang thể hiện. Thí
nghiệm được chọn lựa phải đảm bảo tính khả thi trong điều kiện của nhà trường,
giáo viên và học sinh.
Thí nghiệm được lựa chọn, bản thân nó phải được giáo viên xác định mục
đích sử dụng và phù hợp với kết hoạch dạy học cụ thể. Hiện nay, tổ chức dạy
học theo các chủ đề kiến thức là cơ hội rất tốt để giáo viên thiết kế các hoạt
động dạy học đưa vào đó các thí nghiệm gắn kết cuộc sống. Hiệu quả nhất,
thông thường, các thí nghiệm gắn kết được dùng để nghiên cứu hiện tượng, làm
xuất hiện vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra, ứng dụng kiến thức (tổ chức ở
giai đoạn sau của quá trình dạy học).
Cũng như mọi kế hoạch dạy học khác, việc sử dụng thí nghiệm gắn kết
cuộc sống đòi hỏi tâm thế của người giáo viên trong việc triển khai thí nghiệm,
đặt vấn đề, định hướng tư duy và hướng dẫn học sinh học tập. Các kĩ thuật dạy
học hiện đại, các câu hỏi mở, định hướng và sự kiên nhẫn của giáo viên trong
việc chờ đợi học sinh tư duy, khả năng lôi kéo học sinh vào cùng tìm hiểu hiện
tượng là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến một thí nghiệm gắn kết cuộc
sống được sử dụng thành công trong dạy học.
Để tăng cường phát triển năng lực cho học sinh, các thí nghiệm được thực
hiện ở nhà nên được kèm theo các báo cáo, video thí nghiệm và các phân tích
đi kèm. Cũng có thể yêu cầu học sinh chia sẻ với mọi người xung quanh, trên
Internet để tăng thêm tính tương tác.
1.4. Chức năng của thí nghiệm vật lý trong dạy học
Trả lời câu hỏi vai trò và chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lý,
bản chất là trả lời câu hỏi sau: Thí nghiệm vật lý có thể đóng những vai gì, có
10
thể thực hiện giúp thực hiện được những yêu cầu gì trong quá trình tổ chức dạy
và học vật lý nói chung, và trong tiến trình nhận thức của người học nói riêng?
Việc trả lời làm rõ câu hỏi này giúp chúng ta khẳng định được việc sử
dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý là cần thiết, đồng thời giúp chúng ta xác
lập được sẽ sử dụng thí nghiệm ở giai đoạn nào, sử dụng như thế nào, sử dụng
kiểu thí nghiệm nào trong quá trình tổ chức dạy học vật lý.
Mặt khác, quá trình dạy và học là một quá trình trong đó tồn tại hoạt động
dạy (hướng dẫn) của giáo viên và hoạt động học (nhận thức) của học sinh, vì
thế, cần phân tích vai trò và chức năng của thí nghiệm vật lý trong quá trình
dạy và học trên hai quan điểm: Quan điểm lý luận nhận thức và quan điểm lý
luận dạy học.
Nếu phân tích dựa trên quan điểm của lý luận nhận thức, TN có các vai
trò và chức năng như sau:
- Thí nghiệm là phương tiện nhận thức, giúp con người tìm kiếm và thu
nhận kiến thức khoa học cần thiết. Trong quá trình nhận thức, TN là một
phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con người, thông qua TN
con người đã thu nhận được những tri thức khoa học cần thiết nhằm nâng cao
năng lực của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực tiễn. Trong dạy học
vật lí, TN là phương tiện của hoạt động nhận thức của HS, nó giúp HS trong
việc phân tích đối tượng cần nghiên cứu, thu nhận những thông tin về đối tượng
nghiên cứu, phân tích kết quả để tiếp tục nghiên cứu hoặc kiểm chứng kiến
thức.
- Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, kiểm
chứng sự đúng đắn trong suy luận và kiến thức mà người làm thí nghiệm thu
nhận được. Trong dạy học vật lí, TN giúp kiểm tra kiến thức vật lí đã được khái
quát hoá từ lý thuyết. Trong trường hợp này, rõ ràng TN đã góp phần tích cực
11
vào hoạt động nhận thức của HS, kiểm chứng sự đúng đắn trong suy luận và
những kiến thức mà HS thu nhận được.
- Thí nghiệm là phương tiện thử nghiệm cho việc vận dụng tri thức vào
thực tiễn. Trong khoa học, TN không những có vai trò rất lớn trong việc tạo ra
tri thức mới mà còn giúp con người chế tạo các thiết bị tác động vào hiện thực
khách quan phục vụ cho mục đích của mình. Trong dạy học vật lí, TN là phương
tiện thử nghiệm các ứng dụng từ lý thuyết mà HS thu nhận được vào thực tiễn.
- Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức. Ví dụ, đối
với phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm có mặt ở nhiều khâu: làm xuất hiện
vấn đề nghiên cứu, kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết, ... Đối với phương
pháp mô hình, thí nghiệm giúp thu thập các thông tin về đối tượng gốc làm cơ
sở cho việc xây dựng mô hình, giúp kiểm tra tính đúng đắn của mô hình được
xây dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng của tri thức.
Nếu phân tích dựa trên quan điểm của lý luận dạy học, TN cũng có vai trò
và chức năng quan trọng trong dạy học vật lí, thể hiện ở các mặt:
- Thí nghiệm có thể được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn khác nhau
của tiến trình dạy học: từ khâu đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề,
hình thành kiến thức, kĩ năng mới, củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến
thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Trong giai đoạn đề xuất vấn đề nghiên cứu,
TN tạo điều kiện cho học sinh nhanh chóng tiếp cận mục tiêu nghiên cứu thông
qua việc quan sát hiện tượng và thu thập số liệu từ thí nghiệm. Trong giai đoạn
hình thành kiến thức mới, TN cung cấp các số liệu làm cơ sở vững chắc để khái
quát vật lý, kiểm chứng các giả thuyết hoặc các hệ quả logic của giả thuyết, từ
đó hình thành kiến thức mới. Trong giai đoạn củng cố kiến thức, kỹ năng cho
học sinh, TN có vai trò không những kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh mà còn đánh giá được khả năng tự lực, sáng tạo của học sinh trong
quá trình thí nghiệm. Nhờ có TN, niềm tin vào kiến thức được hình thành, từ
đó hình thành thế giới quan khoa học cho HS.
12
- Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh. Thông qua
tiến hành TN, học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng, định luật vật lí
... qua đó, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt
và hiệu quả hơn. TN tạo môi trường và cơ hội để học sinh quan sát và đưa ra
những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của HS sẽ
được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển.
- Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ
thuật tổng hợp cho học sinh. Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh có
cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào
việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. Thí nghiệm còn là điều kiện để HS rèn
luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên
trì, trung thực, làm việc nhóm, ...
- Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập, tính tò mò, ham
hiểu biết của học sinh, làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình
nhận thức, khơi dậy ở các em nhu cầu khám phá những điều mới, những điều
bí ẩn và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới.
Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận
thức của họ được tích cực.
- Thí nghiệm vật lí là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập
hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh,
phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của
các em.
- Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình
vật lí, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng, giúp cho học
sinh tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang
diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xảy ra vô cùng phức tạp,
có mối quan hệ đan xen với nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt
những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể
13
cùng một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác.
Thí nghiệm vật lí góp phần làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của
từng hiện tượng và quá trình, giúp học sinh dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp
thu bài.
Như vậy có thể thấy dạy học với TN không những giúp HS hiểu đúng bản
chất của hiện tượng vật lí, làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn các kiến thức vật lí,
hình thành và phát triển năng lực học sinh, mà còn thu hút sự chú ý của học
sinh, tạo đam mê, hứng thú, kích thích học sinh chủ động tích cực nhận thức.
Vì vậy, tổ chức dạy học vật lí cần chú ý đến việc tăng cường sử dụng các TN
trong dạy học, cải tiến các TN nhằm tăng cường chất lượng tích cực vật lý hoạt
động nhận thức của HS trong dạy học vật lí với TN, TNKNMT.
1.5. Phân loại thí nghiệm vật lý trong dạy học
1.5.1 Thí nghiệm biểu diễn
Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên lớp. Căn cứ
vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại:
1.5.1.1 Thí nghiệm nêu vấn đề
+ Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có
vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học.
1.5.1.2 Thí nghiệm giải quyết vấn đề
+ Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra sau phần
nêu vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm:
a. Thí nghiệm khảo sát
Là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua đó giáo viên
hướng dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết.
b. Thí nghiệm kiểm chứng
14
Là thí nghiệm dùng để kiểm tra lại những kết luận được suy ra từ lí thuyết.
1.5.1.3. Thí nghiệm củng cố:
+ Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã nghiên cứu bao
gồm cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng của kiến thức Vật lí trong đời
sống và trong kỹ thuật.
1.5.2. Thí nghiệm thực hành vật lí
Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành đưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ
theo căn cứ để phân loại:
1.5.2.1 Căn cứ vào nội dung có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:
a. Thí nghiệm thực hành định tính.
Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng.
b. Thí nghiệm thực hành định lượng.
Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm được quan hệ giữa các đại
lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng.
1.5.2.2. Căn cứ vào tính chất có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại
a. Thí nghiệm thực hành khảo sát.
Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, phải thông qua thí
nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí nghiệm này được tiến
hành trong khi nghiên cứu kiến thức mới.
b. Thí nghiệm kiểm nghiệm
Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết luận đã được
khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề hơn.
15
1.5.2.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm có thể chia thí nghiệm thực
hành thành 3 loại
a. Thí nghiệm thực hành đồng loạt
Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm,
cùng thời gian và cùng một kết quả.
b. Thí nghiệm thực hành loại phối hợp
Trong hình thức tổ chức này học sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau,
mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong thời gian như nhau, sau đó
phối hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài.
c. Thí nghiệm thực hành cá thể
Trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng thời
gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng cụ và phương pháp khác nhau.
1.6. Tiến trình xây dựng thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh
Bước 1: Xuất phát từ một bối cảnh thực tế cuộc sống liên quan đến thí
nghiệm.
Ví dụ: Xuất phát từ tình huống cửa sổ bằng sắt sau một thời gian thì
không đóng lại được và bung ra. Đặt vấn đề cho học sinh.
Buớc 2: Lựa chọn ý tưởng thí nghiệm phù hợp.
Ví dụ: Ứng dụng kiến thức sự nở vì nhiệt để thiết kế thí nghiệm khảo
sát sự dãn nở vì nhiệt của vật rắn.
Bước 3: Dự trù nguyên vật liệu và thiết kế bản vẽ
Ví dụ: Sau khi đã có ý tưởng thì sẽ dự trù thí nghiệm cần sử dụng
những nguyên vật liệu nào như bảng điện, thanh sắt, đèn cồn … Thiết kế nên
mô hình bản vẽ cho thí nghiệm.
Bước 4: Lắp ráp theo bản thiết kế và vận hành thí nghiệm
16
Ví dụ: Sau khi đã có dự trù nguyên vật liệu và bản vẽ thì tiến hành thí
nghiệm để kiểm tra xem thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt có vận hành theo
kế hoạch hay không. Có những vấn đề gì xảy ra trong quá trình làm thí
nghiệm.
Bước 5: Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm
Ví dụ: Xây dựng tiến trình dạy học bài “sự nở vì nhiệt của vật rắn”, tài
liệu hướng dẫn, nhiệm vụ dạy học.
17
1.7. Tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh.
Căn cứ quy trình dạy học thiết kế kĩ thuật và đặc trưng của dạy học có
sử dụng thí nghiệm, chúng tôi đề xuất tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn
kết cuộc sống như hình 1.1.
Hình 1. 1. Sơ đồ tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống
18
Hoạt động 1: Đặt vấn đề thực tiễn liên quan đến thí nghiệm
Học sinh phát hiện vấn đề dựa trên sự gợi ý của giáo viên hoặc giáo viên
đặt vấn đề nếu học sinh chưa nhận ra được vấn đề.
Ví dụ: Học sinh phát hiện rằng cửa sổ của lớp học sau một thời gian sử
dụng thì không đóng mở lại bình thường và bị bung ra, vậy hiện tượng vật lý
gì đã gây ra hiện tượng này.
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và trình bày sơ đồ tư duy
Dùng sách giáo khoa và sơ đồ tư duy để thể hiện kiến thức, nội dung học.
Ví dụ: Cho học sinh dùng sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn để trình
bày sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức của bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”.
Hoạt động 3: Đề xuất phương án thiết kế thí nghiệm
Cho học sinh đưa ra một số ý tưởng về thí nghiệm để khảo sát hoặc giáo
viên đề xuất phương án thiết kế thí nghiệm.
Ví dụ: Học sinh đưa ra một số ý tưởng về thí nghiệm để khảo sát “Sự nở
vì nhiệt của vật rắn” và cho học sinh chế tạo, chuẩn bị và vận hành ở nhà.
Hoạt động 4: Trình bày thí nghiệm và kết luận vấn đề
Nếu giáo viên chuẩn bị dụng cụ và phương án thí nghiệm thì trong buổi
học cho học sinh tiến hành thí nghiệm, nếu học sinh đưa ra ý tưởng thì nghiệm
thì cho học sinh trình bày vào buổi học sau.
Ví dụ: Sau khi đã chế tạo, chuẩn bị thí nghiệm tiến hành cho học sinh
trình bày sản phẩm trước lớp, đồng thời cho học sinh phản biện đối với sản
phẩm.
Hoạt động 5: Mở rộng vấn đề
Mở rộng vấn đề ứng dụng thí nghiệm trong đời sống hằng ngày, chế tạo
những mô hình hỗ trợ cuộc sống.
Ví dụ: Ví dụ như chế tạo quạt tự đóng mở ứng dụng thí nghiệm “Sự dãn
nở vì nhiệt của vật rắn”.
19
1.8. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học thí nghiệm vật lý
gắn kết cuộc sống.
Đây là công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng
nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của HS.
Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và
chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với
phương pháp dạy học mình lựa chọn,..
Bảng 1. 1 Bảng tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS
Tiêu chí
Các mức độ tích cực
Rất
thường
xuyên
(5)
Thường
xuyên
(4)
Thỉnh
thoảng
(3)
Hiếm
khi
(2)
Không
bao giờ
(1)
(1) Thắc mắc, tìm hiểu các
kiến thức mới, tình huống
mới;
(2) Đề xuất vấn đề và lập kế
hoạch, tiến hành thực hiện
kế hoạch, giải quyết một vấn
đề cụ thể có liên quan đến
nội dung kiến thức học;
(3) Tìm hiểu từ nhiều nguồn
kiến thức khác: bài báo, tạp
chí, internet, bạn bè, chuyên
gia...;
(4) Hợp tác, phối hợp với
các thành viên trong nhóm
20
và với các thành viên nhóm
khác;
(5) Chủ động trao đổi kiến
thức, những vướng mắc, khó
khăn với GV;
(6) Làm sơ đồ, mô hình, làm
bộc lộ cấu trúc bài học, giúp
dễ nhớ và vận dụng;
(7) Tìm tòi, bổ sung kiến
thức từ việc nghiên cứu lý
thuyết và từ những bài học
kinh nghiệm rút ra từ thực
tiễn;
(8) Vận dụng kiến thức vào
cuộc sống và nghề nghiệp
tương lai
(9) Mở rộng kiến thức sang
nhiều lĩnh vực khác nhau,
liên hệ kiến thức được học
(mới) với kiến thức đã học
(cũ) và với kiến thức các
môn học khác;
(10) Phối hợp kiến thức của
nhiều môn khác nhau (tính
liên môn) để vận dụng giải
quyết các vấn đề thực tiễn
liên quan đến nghề nghiệp
và cuộc sống;
21
(11) Tham gia đầy đủ các
buổi họp nhóm, thảo luận
nhóm;
(12) Tích cực trong thảo
luận nhóm, trao đổi với bạn
cùng lớp, với chuyên gia;
(13) Tôn trọng ý kiến người
khác, biết tiếp thu một cách
có chọn lọc, hoàn thiện bản
thân;
(14) Nghiêm túc thực hiện
theo kế hoạch đã vạch ra,
tôn trọng tập thể, đoàn kết
với các thành viên;
(15) Tự chịu trách nhiệm với
hành động bản thân;
1.9. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học thí nghiệm
gắn kết cuộc sống.
Đây là công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng
nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của HS.
Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và
chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với
phương pháp dạy học mình lựa chọn,..
Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
Bảng 1. 2 Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh.
Mức độ thể hiện
22
Tiêu chí Rất rõ
ràng
Rõ ràng Không rõ
ràng
Không có
Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống
mới trong thực tiễn ngành kỹ
thuật và đề xuất phương án giải
quyết đúng, mang lại hiệu quả;
Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể
hiện nguyên lí cấu tạo và hoạt
động , vận hành của hệ thống kỹ
thuật và chỉ ra được tính mới,
tính hiệu quả của nó so với
những cái đã biết;
Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo
đạc mới, đảm bảo tính hiệu quả
nhưng dễ thực hiện, đảm bảo
tính chính xác;
Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới
thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ
nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu
quả cao và tiết kiệm;
Đề xuất giải pháp thiết kế mới
cho hệ thống kỹ thuật đã có, thay
đổi một số chi tiết thiết kế nhằm
tăng hiệu quả cho hệ thống kỹ
thuật;
Tiến hành thực hiện giải pháp,
thi công, chế tạo,... hệ thống kỹ
thuật nhằm mang lại lợi ích và
có ý nghĩa xã hội;
23
Vận dụng kiến thức được học để
giải quyết các vấn đề mới, tình
huống mới trong thực tiễn liên
quan đến ngành kỹ thuật;
Kết hợp các thao tác tư duy (so
sánh, phân tích, đánh giá) và các
phương pháp phán đoán, mô
hình giả thuyết, từ đó đưa ra kết
luận chính xác cho vấn đề;
Lập được nhiều phương án giải
quyết cho một vấn đề thực tiễn
và mang lại kết quả tối ưu;
24
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC
SỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÝ 10
2.1. Phân tích nội dung kiến thức vật lý 10
2.1.1. Nội dung kiến thức bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”
(SGK cơ bản)
1. Lực đàn hồi
• Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các
vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của
lò xo hướng vào trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.
• Nếu trọng lượng của tải vượt quá một giới hạn nào đó, gọi là giới hạn đàn
hồi, thì độ dãn của lò xo sẽ không còn tỉ lệ với trọng lượng của tải và khi bỏ
tải đi thì lò xo không co được về đến lo nữa.
2. Định luật Húc
• Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận
với độ biến dạn của lò xo.
• Biểu thức:
Fđh = k.|D𝒍|
Trong đó
Fđh: Lực đàn hồi của lò xo
k: độ cứng của lò xo
|D𝒍|: độ dãn của lo xo.
* Chú ý
- Đối với dây cao su, dây thép…, khi bị kéo lực đàn hồi gọi là lực căng.
25
- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có
phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
2.1.2. Nội dung kiến thức chương chất khí (SGK cơ bản).
A. CẤU TẠO CHẤT:
A.1. Những điều đã học về cấu tạo chất:
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
- Các phân tử chuyển động không ngừng.
- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
A.2. Lực tương tác phân tử:
- Các vật có thể giữ được hình dạng và thể tích là do giữa các phân tử cấu tạo
nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy.
- Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút.
- Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy.
A.3. Các thể rắn, lỏng, khí:
A.3.a. Thể khí:
- Mật độ phân tử nhỏ.
- Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn
toàn hỗn loạn.
⇒ Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
A.3.b. Thể rắn:
- Mật độ phân tử rất lớn.
Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí
cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí
này.
⇒ Các vật rắn có thể tích và hình dạng xác định.
A.3.c. Ở thể lỏng:
- Mật độ phân tử nhỏ hơn so với chất rắn nhưng lớn hơn rất nhiều so với chất
khí.
26
- Lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn so với thể khí nhưng nhỏ hơn so với
thể rắn, nên các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định
có thể di chuyển được.
⇒ Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng xác
định.
B. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ:
B.1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí:
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với
khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng
nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào
thành bình gây áp suất lên thành bình.
B.2. Khí lí tưởng:
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi
va chạm được gọi là khí lí tưởng.
C. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BOYLE - MARIOTTE
C.1. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái
- Trạng thái của một lượng khí được biểu diễn bằng các thông số trạng thái: áp
suất p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T.
- Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá
trình biến đổi trạng thái (gọi tắt là quá trình).
C.2. Quá trình đẳng nhiệt:
- Là quá trình biến đổi trạng thái mà trong đó nhiệt độ không thay đổi.
C.3. Định luật Boyle – Mariotte:
C.3.a. Phát biểu: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp
suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
C.3.b. Biểu thức:
p.V = hằng số
27
C.3.c. Hệ quả:
- Gọi: p1, V1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1.
p2, V2 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 2.
• Đối với quá trình đẳng nhiệt ta có:
p1V1 = p2V2
C.4. Đường đẳng nhiệt:
C.4.a. Khái niệm: Đường đẳng nhiệt là đường biểu diễn sự biến thiên của áp
suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi.
C.4.b. Đồ thị đường đẳng nhiệt:
D. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT CHARLES
D.1. Quá trình đẳng tích: Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi
gọi là quá trình đẳng tích.
D.2. Định luật Charles:
Phát biểu: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Biểu thức: .
$
%
= hằng số. hay
$&
%&
=
$'
%'
D.3. Độ không tuyệt đối
Kelvin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ
không tuyệt đối.
Các nhiệt độ trong nhiệt giai của Kenvil đều có giá trị dương và mỗi độ chia
trong nhiệt giai này cũng bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Celsius.
Hình 2. 1. Đồ thị đường đẳng nhiệt
28
Chính xác thì độ không tuyệt đối thấp hơn -2730
C một chút (vào khoảng -
273,150
C).
Liên hệ giữa nhiệt giai Kenvil và nhiệt giai Celsius: .T = t + 273.
D.4. Đường đẳng tích:
Khái niệm: Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo
nhiệt độ khi thể tích không đổi.
Đồ thị đường đẳng tích:
E. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG
E.1. Khí thực và khí lí tưởng:
- Khí lí tưởng là khí tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học.
- Các khí thực (chất khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định
luật Boyle - Mariotte và Charles. Giá trị của tích p.V và thương
$
%
thay đổi
theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí.
- Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ không lớn lắm và không đòi hỏi độ chính
xác cao, có thể xem khí thực là khí lí tưởng.
E.2. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng:
Xét một lượng khí nhất định.
Gọi:
p1, V1, T1 là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí ở trạng thái 1.
p2, V2, T2 là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí ở trạng thái 2.
Khi đó ta có:
Phương trình trạng thái của khí lý tưởng:
Hình 2. 2 Đồ thị đường đẳng tích
29
$&(&
%&
=
$'('
%'
=>
$(
%
= hằng số.
E.3. Quá trình đẳng áp:
Quá trình đẳng áp: Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là
quá trình đẳng áp.
E.4. Định luật Gay-Luysac:
Phát biểu: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Biểu thức: .
(
%
= hằng số. =>
(&
%&
=
('
%'
E.5. Đường đẳng áp:
Khái niệm: Đường đẳng áp là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo
nhiệt độ khi áp suất không đổi.
E.6. Đồ thị đường đẳng áp:
2.1.3. Nội dung kiến thức bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” (SGK cơ bản).
1. Sự nở dài
- Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt.
- Độ nở dài Dl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và
độ dài ban đầu lo của vật đó.
					∆l = l − l. = αl.∆t				
Hình 2. 3 Đồ thị đường đẳng áp
30
Với a là hệ số nở dài của vật rắn( K-1
)
Giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
2. Sự nở khối
- Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
- Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẳng hướng được xác định theo công thức:
∆V = V − V. = βV.∆t
Với b là hệ số nở khối, b » 3a và cũng có đơn vị là K-1
.
3. Ứng dụng
- Phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt.
- Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các
băng kép dùng làm rơle đóng ngắt điện tự động...
2.2. Xây dựng thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức phần vật lý
10
2.2.1. Thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo
a) Mục đích.
- Khảo sát lực đàn hồi của lò xo.
- Chế tạo dụng cụ để cân một số vật.
b) Dụng cụ thí nghiệm
Bảng 2. 1: Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi của lò xo
Thiết bị, vật liệu Số
lượng
Thiết bị, vật liệu Số lượng
Bảng điện 16cm x
20cm
01 Ốc dài 4cm 01
Lò xo dài 5cm 01 Thước thẳng 20cm 01
Quả cân nặng 500g 01 Băng keo 2 mặt 01
Cân 5kg 01 Dây nhựa 01
31
Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01
Hình ảnh
Bảng điện 16cm x
20cm
Lò xo dài 5cm
Quả cân nặng 500g
Cân 5kg
32
Tua vít
Ốc dài 4cm
Thước thẳng 20cm
Băng keo 2 mặt
33
Dây nhựa
Mỏ lết/ cờ lê 10
c) Các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Đặt bảng điện lên bàn, gắn ốc vào phần trên của bảng điện.
Bước 2: Treo lò xo ngay ngắn vào con ốc đã gắn trên bản điện sao cho lò xo
có phương thẳng đứng.
Bước 3: Dán cố định thước đo song song với chiều dài của lò xo.
Bước 4: Đo chiều dài l0 của lò xo.
Bước 5: Đặt quả nặng 500gram lên lò xo.
Bước 6: Đo độ dãn Dl0 của lò xo.
Bước 7: Dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để tính được k (hệ số đàn hồi của lò
xo).
Bước 8: Khi có được k, ta bỏ quả nặng ra và bỏ vật cần cân vào.
34
Bước 9: Đo độ dãn mới của lò xo, tiếp tục dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để
tính khối lượng vật.
Bước 10: Đo 3 lần để tính được giá trị trung bình của vật cần đo.
Bước 11: Dùng cân để cân kiểm tra lại khối lượng vật.
2.2.2. Thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí.
a) Mục đích
- Khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí bao gồm định luật Boyle - Mariotte,
định luật Charles, định luật Gay - Luysac.
b) Dụng cụ thí nghiệm
Bảng 2. 2 Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất
khí
Thiết bị, vật liệu Số lượng Thiết bị, vật liệu Số lượng
Ống tiêm loại 50ml/cc 02 Keo nến 01
Dây truyền nước biển 02 Súng bắn keo 01
Đồng hồ đo áp suất 02 Bình thuỷ tinh chịu
nhiệt
02
Nhiệt kế thuỷ ngân 02 Chậu nước 01
Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01
Bình đựng nước sôi 01 Máy sấy 01
Hình ảnh
Ống tiêm loại 50ml/cc
35
Dây truyền nước biển
Đồng hồ đo áp suất
Nhiệt kế thuỷ ngân
Tua vít
36
Bình đựng nước sôi
Keo nến
Súng bắn keo
Bình thuỷ tinh chịu
nhiệt
37
Chậu nước
Mỏ lết/ cờ lê 10
Máy sấy
c) Các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Khảo sát định luật Boyle - Mariotte. Gắn ống tiêm với dây truyền nước
biển, sau đó gắn với đồng hồ đo áp suất.
Bước 2: Giữ ống tiêm ở vạch 60 ml/cc, quan sát đồng hồ đo áp suất.
Bước 3: Từ từ giảm ống tiêm xuống vạch 40 ml/cc, quan sát đồng hồ đo áp
suất, ghi lại số liệu của áp suất lúc này.
38
Bước 4: Tiếp tục giảm xuống vạch 20 ml/cc, quan sát đồng hồ đo áp suất và
ghi lại số liệu lúc này.
Bước 5: Làm lại 3 lần để lấy giá trị trung bình và so sánh với lí thuyết đã học.
Bước 6: Khảo sát định luật Charles. Gắn đồng hồ đo áp suất vào bình thuỷ tinh
chịu nhiệt.
Bước 7: Gắn nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí bên trong bình.
Bước 8: Cho bình đã gắn nhiệt kế và đồng hồ đo áp suất vào một chậu nước.
Bước 9: Từ từ thêm nước sôi vào và quan sát nhiệt độ T1 và áp suất p1 của khí
lúc này, ghi lại vào bảng số liệu.
Bước 10: Thêm nước sôi để nhiệt độ tăng lên tới nhiệt độ T2 > T1, quan sát áp
suất lúc này và ghi lại vào bảng số liệu.
Bước 11: Làm lại 3 lần để lấy giá trị trung bình và so sánh với lí thuyết đã học.
Bước 12: Khảo sát định luật Gay-luysac. Ta cố định ống tiêm với nhiệt kế.
Bước 13: Cố định ống tiêm ở vạch 20ml/cc.
Bước 14: Dùng máy sấy để tăng nhiệt độ của khí bên trong ống tiêm. Khi đó
vạch của ống tiêm sẽ tăng lên, ghi lại số liệu và số liệu của nhiệt độ.
Bước 15: Tiếp tục sấy để cho khối khí trong ống tiêm có nhiệt độ T2 > T1.
Tiếp tục ghi lại số liệu của vạch ống tiêm và nhiệt độ.
Bước 16: Làm lại 3 lần để lấy giá trị trung bình và so sánh với lí thuyết đã học.
2.2.3. Thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn.
a) Mục đích
Khảo sát sự nở vì nhiệt của vật rắn.
b) Dụng cụ thí nghiệm
Bảng 2. 3 Bảng dụng cụ khí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn
Thiết bị, vật liệu Số lượng Thiết bị, vật liệu Số lượng
Thanh sắt có đường
răng (F = 6 mm, l = 15
cm)
03 Bu lông-đai ốc-lông
đền (l = 3 cm, F = 3
mm)
12
Đèn cồn 01 Quẹt ga 01
Bảng điện 01 Ống nhựa PVC 01
39
Ke L có hai lỗ (10 cm
x 15 cm)
02 Ke L có hai lỗ (3,5
cm x 3,5 cm)
02
Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01
Dây rút 05 DC motor 9 V 01
Cánh quạt nhựa 01 Jack pin 9 V 01
Công tắc điện 01 Kìm tút dây điện 01
Băng keo đen 01 Cờ lê 6 01
Dây dẫn điện l = 30 cm 01 Đai ốc Ftrong = 6 mm 06
Hình ảnh
Thanh sắt có đường
răng (F = 6 mm, l = 15
cm)
Đèn cồn
Bảng điện
Ke L có hai lỗ (10 cm
x 15 cm)
40
Tua vít
Dây rút
Cánh quạt nhựa
Công tắc điện
Băng keo đen
41
Dây dẫn điện l = 30 cm
Bu lông-đai ốc-lông
đền (l = 3 cm, F = 3
mm)
Quẹt ga
Ống nhựa PVC
Ke L có hai lỗ (3,5 cm
x 3,5 cm)
42
Mỏ lết/ cờ lê 10
DC motor 9 V
Jack pin 9 V
Kìm tút dây điện
Cờ lê 6
43
c) Các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Sử dụng cờ lê, tua vít lắp hai ke L vào một đầu của ống nhựa PVC.
Bước 2: Sử dụng dây rút lắp DC motor vào đầu còn lại của ống nhựa PVC.
Bước 3: Lắp các bu lông, lông đền vào các lỗ đã khoan sẵn trên tấm gỗ.
Bước 4: Sử dụng cờ lê, tua vít lắp ống nhựa PVC và ke L vào tấm gỗ bằng bu
lông, đai ốc.
Bước 5: Sử dụng cờ lê, tua vít lắp ke L (10 x 15 cm) vào tấm gỗ bằng bu lông,
đai ốc làm trục đỡ thanh.
Bước 6: Lắp hai thanh sắt (1) vào trụ đỡ, sử dụng cờ lê 10 để điều chỉnh và siết
chặt đai ốc, giữ hai thanh nằm ngang trên trụ.
Bước 7: Sử dụng kìm tút dây đến tách vỏ jack pin 9 V và hai đầu của dây dẫn
điện.
Bước 8: Nối 02 dây dẫn điện với 02 thanh sắt.
Bước 9: Nối một dây dẫn với công tắc điện.
Bước 10: Dùng dây rút buộc pin 9 V vào chân đế.
Bước 11: Nối công tắc với jack pin 9V, dùng dây rút buộc công tắc lên trụ đỡ.
Bước 12: Nối đầu còn lại của jack pin với dây dẫn điện đấu với thanh sắt còn
lại.
Bước 13: Thu gọn dây dẫn điện, dùng dây rút bó lại.
Bước 14: Dùng băng keo đen quấn quanh thanh sắt có răng, nhằm cách điện.
Bước 15: Lắp vào trụ đỡ, dùng cờ lê 10 để vặn các đai ốc, điều chỉnh sao cho
tiếp điểm của hai thanh sắt (1) gần nhau nhất.
Bước 16: Chuẩn bị đèn cồn, bật công tắc điện.
Bước 17: Đốt đèn cồn.
Bước 18: Chờ và quan sát, cánh quạt quay.
Bước 19: Tắt đèn cồn.
44
2.3. Tổ chức dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức vật lý
10
2.3.1. Tổ chức dạy học bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
CÂN VẬT BẰNG LÒ XO
1. Mục đích
Kiểm chứng lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc.
2. Cấu tạo của bộ cân vật bằng lò xo
Bộ cân vật bằng lò xo có cấu tạo gồm: (1) bảng điện; (2) đinh ốc; (3) lò
xo gắn vào đinh ốc; (4) Dây nhựa; (5) vật cần đo khối lượng;
3. Kiến thức cần thiết
a. Lực đàn hồi
• Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các
vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của
lò xo hướng vào trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra
ngoài.
45
• Nếu trọng lượng của tải vượt quá một giới hạn nào đó, gọi là giới hạn đàn
hồi, thì độ dãn của lò xo sẽ không còn tỉ lệ với trọng lượng của tải và khi
bỏ tải đi thì lò xo không co được về đến lo nữa.
b. Định luật Húc
• Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ
thuận với độ biến dạn của lò xo.
• Biểu thức:
Fđh = k.|D𝒍|
Trong đó
Fđh: Lực đàn hồi của lò xo
k: độ cứng của lò xo
|D𝑙|: độ dãn của lo xo.
4. Vận hành bộ cân vật bằng lò xo
Vận hành: Cột quả nặng 500g và treo vào lò xo → đo độ dãn của lò xo
→ dùng công thức định luật Húc để tính k → lặp lại 3 lần để lấy trung bình →
tháo quả nặng ra → cột vật cần cân → treo vật cần cân vào lò xo → tiếp tục đo
độ dãn → dùng công thức để tính vật → lặp lại 3 lần để lấy trung bình.
Giải thích: Mỗi lò xo sẽ có độ cứng khác nhau cho nên việc ban đầu là
chúng ta nên xác định độ cứng của lò xo, sau khi có được độ cứng k của lò xo
chúng ta có thể cân vật bằng cách cột vật lên cân để đo độ dãn ra và dùng công
thức của định luật Húc để tính khối lượng vật.
46
5. Lắp ráp bộ cân vật bằng lò xo
a. Dụng cụ thí nghiệm
Thiết bị, vật liệu Số lượng Thiết bị, vật liệu Số lượng
Bảng điện 16cm x
20cm
01 Ốc dài 4cm 01
Lò xo dài 5cm 01 Thước thẳng 20cm 01
Quả cân nặng
500g
01 Băng keo 2 mặt 01
Cân 5kg 01 Dây nhựa 01
Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01
b. Các bước tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Đặt bảng điện lên bàn, gắn ốc vào phần trên của bảng điện.
Bước 2: Treo lò xo ngay ngắn vào con ốc đã gắn trên bản điện sao cho lò xo
có phương thẳng đứng.
Bước 3: Dán cố định thước đo song song với chiều dài của lò xo.
Bước 4: Đo chiều dài l0 của lò xo.
Bước 5: Đặt quả nặng 500gram lên lò xo.
Bước 6: Đo độ dãn Dl0 của lò xo.
Bước 7: Dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để tính được k (hệ số đàn hồi của lò
xo).
Bước 8: Khi có được k, ta bỏ quả nặng ra và bỏ vật cần cân vào.
Bước 9: Đo độ dãn mới của lò xo, tiếp tục dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để
tính khối lượng vật.
Bước 10: Đo 3 lần để tính được giá trị trung bình của vật cần đo.
47
Bước 11: Dùng cân để cân kiểm tra lại khối lượng vật.
THIẾT KẾ NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Nhiệm vụ 1. Với các thiết bị, vật liệu giáo viên đã chuẩn bị, hãy thiết kế
một bộ cân bằng lò xo để lần lượt cân khối lượng 1 quyển sách giáo khoa vật
lý, 2 quyển sách giáo khoa vật lý, 1 quyển vở 96 trang, 2 quyển vở 96 trang.
Nhiệm vụ 2. Vẽ sơ đồ bố trí bộ cân bằng lò xo.
THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI HỌC: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC.
1. Mục tiêu
a) Kiến thức
- Nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo đặc biệt về điểm đặt và hướng.
- Phát biểu và viết công thức của định luật Húc, nêu rõ các đại lượng có trong
công thức và đơn vị của các đại lượng đó.
- Biết được ý nghĩa của khái niệm: giới hạn đàn hồi của lò xo.
b) Kĩ năng
- Tiến hành thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo với sự hỗ trợ của tài
liệu hướng dẫn.
- Sử dụng các dụng cụ gia công cơ bản (Tua-vít).
- Làm việc nhóm, hợp tác của các thành viên trong nhóm.
- Rèn luyện tư duy phản biện.
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, sắp xếp thời gian hợp lí.
c) Thái độ
- Thận trọng, biết xem xét giới hạn đàn hồi của lò xo.
48
- Hoà nhã, say mê học tập và trách nhiệm cá nhân.
- Tôn trọng và hợp tác trong quá trình thực hiện.
- Tích cực và sáng tạo.
d) Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
2. Chuẩn bị
- Chuẩn bị tài liệu dạy học
+ Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo.
+ Phiếu học tập.
Phiếu học tập
KHẢO SÁT LỰC ĐÀN HỒI BẰNG LÒ XO
Nhóm …………………..lớp…………...
1. Mục đích của khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo.
............................................................................................................................
............................................................................................................................
2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo.
Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm và chú thích các chi tiết và nêu công dụng của
chúng, vẽ ở tờ giấy khác giáo viên đã phát.
3. Kết quả vận hành
Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/3xTW8Gp
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
49
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………….
=> Kết luận:
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………….
- Chuẩn bị thiết bị dạy học.
+ Chuẩn bị 6 bộ dụng cụ thí nghiệm.
- Chuẩn bị phương tiện dạy học
+ Máy chiếu để trình chiếu khi hướng dẫn HS.
+ Phòng học, bàn ghế cho các nhóm.
2.1. Dặn dò học sinh xem trước bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”.
3.1. Lắp ráp và vận hành bộ cân khối lượng bằng lò xo
3.1.1. Đặt vấn đề thực tiễn
Hoạt động
Đặt vấn đề: Một hôm mẹ đi chợ về và cảm giác rằng hôm nay mua một cân
cam nhưng có vẻ như ít hơn mọi khi, nhưng nhà thì lại không có cân, vậy có
cách nào kiểm tra xem khối lượng của cam hay không?
- Tiếp nhận và phân tích các câu trả lời của học sinh.
Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/3xTW8Gp
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
50
3.1.2. Nghiên cứu kiến thức nền và trình bày sơ đồ tư duy
Hoạt động
- Yêu cầu các nhóm đọc sách giáo khoa bài “Lực đàn hồi của lò xo” và tại
liệu hướng dẫn bộ cân vật bằng lò xo để vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức
bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”.
- Sau khi các nhóm đã vẽ xong sơ đồ tư duy, thực hiện cho một nhóm lên
bảng để thuyết trình về sơ đồ tư duy của nhóm.
- Sau khi nhóm thuyết trình, thực hiện cho phản biện giữa các nhóm khác
trong lớp.
- Giáo viên kết luận vấn đề.
3.1.3. Đề xuất phương án thiết kế thí nghiệm
Hoạt động
- Giới thiệu bộ cân vật bằng lò xo và phân tích các dụng cụ có trong thí
nghiệm, hướng dẫn học sinh đọc phần tài liệu hướng dẫn cân vật bằng lò xo
để chuẩn bị lắp đặt.
- Giới thiệu nội quy an toàn khi thí nghiệm.
- Cho học sinh thực hiện làm thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo.
3.1.4. Trình bày thí nghiệm và kết luận vấn đề
Hoạt động
- Sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm, đại diện một nhóm lên để vận hành
thí nghiệm cân vật và trình bày cho cả lớp.
- Thực hiện cho các nhóm hỏi và đáp về quá trình vận hành thí nghiệm.
- Giáo viên kết luận vấn đề.
3.1.5 Mở rộng vấn đề
Hoạt động
Mở rộng vấn đề ứng dụng thí nghiệm trong đời sống hằng ngày, chế tạo
những mô hình hỗ trợ cuộc sống.
6158486

More Related Content

What's hot

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcChau Phan
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm nataliej4
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánMira Koi
 
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đLuận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
Luận văn: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa lớp 10, 9đ
 
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy họcLuận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
 
Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm Thực Nghiệm Sư Phạm
Thực Nghiệm Sư Phạm
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học chương “Chất rắn và chất lỏ...
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
 
Kế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự ánKế hoạch bài dạy dự án
Kế hoạch bài dạy dự án
 
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năngPhương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
Phương pháp dạy học theo dự án về sản xuất và sử dụng điện năng
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
 
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPTLuận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
Luận văn: Ứng dụng dạy học dự án môn hóa học ở trường THPT
 
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
Luận văn: Tổ chức dạy học tích hợp liên môn chủ đề “Mắt” trong lĩnh vực khoa ...
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
Luận văn: Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học chương chất khí vậ...
 
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 

Similar to Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc sống học sinh

Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactichttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêngNghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riênghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc sống học sinh (20)

Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
Tối ưu hóa quá trình thủy phân trùn quế và ứng dụng vào chế phẩm lên men từ v...
 
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
Khảo sát sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi tại một số vùng đất nông ngh...
 
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lacticXác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
Xác định môi trường khảo sát hoạt tính kháng nấm của vi khuẩn lactic
 
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
Xây dựng chỉ số độc tính của kênh tham lương – bến cát thành phố hồ chí minh ...
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
Khảo sát khả năng kháng nấm sinh aflatoxin của bacillus spp. (cs1b) và ứng dụ...
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến bánh gạo từ gạo đen hữu cơ dùng cho ng...
 
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
Khảo sát nâng cao hiệu quả quá trình lên men bioethanol từ vỏ cacao bằng phươ...
 
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sảnNghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
Nghiên cứu mô hình thu hồi dinh dưỡng từ nước thải thủy sản
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêngNghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý dầu khoáng của một số loại vỏ sầu riêng
 
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
Thiết lập quy trình lên men vi khuẩn serratia marcescens để sản xuất chế phẩm...
 
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
Xác định phương pháp tinh sạch npv (nuclera polyhedrosis virus)
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải của chợ giếng vuông, phường hoàng vă...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêmNghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu vang từ mãng cầu xiêm
 
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc cho hộ kinh doanh lê hữu bì...
 
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
đáNh giá chất lượng và độc tính nguồn nước của một số lưu vực tiếp nhận nước ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Types of Journalistic Writing Grade 8.pptx
Types of Journalistic Writing Grade 8.pptxTypes of Journalistic Writing Grade 8.pptx
Types of Journalistic Writing Grade 8.pptxEyham Joco
 
Proudly South Africa powerpoint Thorisha.pptx
Proudly South Africa powerpoint Thorisha.pptxProudly South Africa powerpoint Thorisha.pptx
Proudly South Africa powerpoint Thorisha.pptxthorishapillay1
 
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdfFraming an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdfUjwalaBharambe
 
Grade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptx
Grade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptxGrade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptx
Grade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptxChelloAnnAsuncion2
 
Quarter 4 Peace-education.pptx Catch Up Friday
Quarter 4 Peace-education.pptx Catch Up FridayQuarter 4 Peace-education.pptx Catch Up Friday
Quarter 4 Peace-education.pptx Catch Up FridayMakMakNepo
 
Computed Fields and api Depends in the Odoo 17
Computed Fields and api Depends in the Odoo 17Computed Fields and api Depends in the Odoo 17
Computed Fields and api Depends in the Odoo 17Celine George
 
DATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginners
DATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginnersDATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginners
DATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginnersSabitha Banu
 
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher EducationIntroduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Educationpboyjonauth
 
Field Attribute Index Feature in Odoo 17
Field Attribute Index Feature in Odoo 17Field Attribute Index Feature in Odoo 17
Field Attribute Index Feature in Odoo 17Celine George
 
Crayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon ACrayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon AUnboundStockton
 
What is Model Inheritance in Odoo 17 ERP
What is Model Inheritance in Odoo 17 ERPWhat is Model Inheritance in Odoo 17 ERP
What is Model Inheritance in Odoo 17 ERPCeline George
 
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptxEPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptxRaymartEstabillo3
 
Employee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptxEmployee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptxNirmalaLoungPoorunde1
 
Atmosphere science 7 quarter 4 .........
Atmosphere science 7 quarter 4 .........Atmosphere science 7 quarter 4 .........
Atmosphere science 7 quarter 4 .........LeaCamillePacle
 
How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17Celine George
 
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptxECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptxiammrhaywood
 
MULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptx
MULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptxMULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptx
MULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptxAnupkumar Sharma
 

Recently uploaded (20)

Types of Journalistic Writing Grade 8.pptx
Types of Journalistic Writing Grade 8.pptxTypes of Journalistic Writing Grade 8.pptx
Types of Journalistic Writing Grade 8.pptx
 
Proudly South Africa powerpoint Thorisha.pptx
Proudly South Africa powerpoint Thorisha.pptxProudly South Africa powerpoint Thorisha.pptx
Proudly South Africa powerpoint Thorisha.pptx
 
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdfFraming an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
Framing an Appropriate Research Question 6b9b26d93da94caf993c038d9efcdedb.pdf
 
Grade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptx
Grade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptxGrade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptx
Grade 9 Q4-MELC1-Active and Passive Voice.pptx
 
Quarter 4 Peace-education.pptx Catch Up Friday
Quarter 4 Peace-education.pptx Catch Up FridayQuarter 4 Peace-education.pptx Catch Up Friday
Quarter 4 Peace-education.pptx Catch Up Friday
 
Computed Fields and api Depends in the Odoo 17
Computed Fields and api Depends in the Odoo 17Computed Fields and api Depends in the Odoo 17
Computed Fields and api Depends in the Odoo 17
 
DATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginners
DATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginnersDATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginners
DATA STRUCTURE AND ALGORITHM for beginners
 
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher EducationIntroduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
Introduction to ArtificiaI Intelligence in Higher Education
 
Field Attribute Index Feature in Odoo 17
Field Attribute Index Feature in Odoo 17Field Attribute Index Feature in Odoo 17
Field Attribute Index Feature in Odoo 17
 
Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
Model Call Girl in Tilak Nagar Delhi reach out to us at 🔝9953056974🔝
 
Crayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon ACrayon Activity Handout For the Crayon A
Crayon Activity Handout For the Crayon A
 
What is Model Inheritance in Odoo 17 ERP
What is Model Inheritance in Odoo 17 ERPWhat is Model Inheritance in Odoo 17 ERP
What is Model Inheritance in Odoo 17 ERP
 
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptxEPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
EPANDING THE CONTENT OF AN OUTLINE using notes.pptx
 
Employee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptxEmployee wellbeing at the workplace.pptx
Employee wellbeing at the workplace.pptx
 
OS-operating systems- ch04 (Threads) ...
OS-operating systems- ch04 (Threads) ...OS-operating systems- ch04 (Threads) ...
OS-operating systems- ch04 (Threads) ...
 
Atmosphere science 7 quarter 4 .........
Atmosphere science 7 quarter 4 .........Atmosphere science 7 quarter 4 .........
Atmosphere science 7 quarter 4 .........
 
Rapple "Scholarly Communications and the Sustainable Development Goals"
Rapple "Scholarly Communications and the Sustainable Development Goals"Rapple "Scholarly Communications and the Sustainable Development Goals"
Rapple "Scholarly Communications and the Sustainable Development Goals"
 
How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17How to Configure Email Server in Odoo 17
How to Configure Email Server in Odoo 17
 
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptxECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
ECONOMIC CONTEXT - PAPER 1 Q3: NEWSPAPERS.pptx
 
MULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptx
MULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptxMULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptx
MULTIDISCIPLINRY NATURE OF THE ENVIRONMENTAL STUDIES.pptx
 

Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học vật lí 10 gắn kết cuộc sống học sinh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------a&b-------- TRẦN NGỌC TIẾN PHÁT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐNG HỌC SINH Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 10 GẮN VỚI CUỘC SỐNG HỌC SINH Người thực hiện: Trần Ngọc Tiến Phát Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Nga TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................2 4. Giả thuyết khoa học................................................................................2 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.................................................2 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................3 7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ GẮN KẾT CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH 1.1. Khái niệm thí nghiệm........................................................................... 4 1.2. Thí nghiệm vật lý.................................................................................. 4 1.3. Thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống của học sinh ............................ 6 1.3.1. Khái niệm thí nghiệm gắn kết với cuộc sống.................................... 6 1.3.2. Các đặc trưng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống............................. 6 1.3.3. Vai trò thí nghiệm gắn kết cuộc sống sử dụng trong dạy học vật lý 8 1.3.4. Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học vật lý............ 8 1.4. Chức năng của thí nghiệm vật lý trong dạy học................................ 9 1.5. Phân loại thí nghiệm vật lý trong dạy học ....................................... 13 1.6. Tiến trình xây dựng thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh. ..................................................................................................................... 15 1.7. Tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh..17
  • 4. 1.8. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống....................................................................................... 19 1.9. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống....................................................................................... 21 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC SỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÝ 10 2.1. Phân tích nội dung kiến thức vật lý 10............................................. 24 2.1.1. Nội dung kiến thức bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” (SGK cơ bản) ...........................................................................................24 2.1.2. Nội dung kiến thức chương chất khí (SGK cơ bản).......................25 2.1.3. Nội dung kiến thức bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” (SGK cơ bản). .................................................................................................................29 2.2. Xây dựng thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức phần vật lý 10............................................................................................................. 30 2.2.1. Thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo..................................30 2.2.2. Thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí..................34 2.2.3. Thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn...........................38 2.3. Tổ chức dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức vật lý 10............................................................................................................. 44 2.3.1. Tổ chức dạy học bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” .....44 2.3.2. Tổ chức dạy học bài “Thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí”. .................................................................................................51 2.3.3. Tổ chức dạy học bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”........................59 2.4. Đánh giá kết quả................................................................................. 66 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm........................................................ 72 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm....................................................... 72
  • 5. 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm................................................. 72 3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.......................................................... 73 3.5. Kết quả và đánh giá thực nghiệm sư phạm………………………...98 3.5.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm. ..................................................100 3.5.2. Đánh giá tính tích cực ................................................................100 3.5.3. Đánh giá năng lực sáng tạo .......................................................101 3.5.4. Đánh giá định lượng...................................................................106 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................109
  • 6. LỜI CẢM ƠN Quá trình làm luận văn gặp phải nhiều khó khăn, tuy nhiên rất may mắn được sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên tận tình của quý thầy cô, bạn bè và gia đình. Vì vậy, xin cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Quý thầy, cô giảng viên khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, sự nhiệt huyết với nghề cho em và các bạn sinh viên khác trong suốt quá trình học tập tại trường. - Thầy TS. Nguyễn Thanh Nga, giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn thực hiện khoá luận. Trải qua nhiều môn học xuyên suốt với thầy từ lúc còn là học sinh năm 2, được thầy hướng dẫn cả về kiến thức, kĩ năng cũng như học tập sự yêu nghề, yêu học sinh của thầy. Qua khoảng thời gian làm việc với thầy giúp em trưởng thành rất nhiều. - Thầy ThS. Hoàng Phước Muội, phó phòng chuyên môn Trường THCS – THPT Hoa Sen đã hỗ trợ rất nhiều từ xây dựng, chuẩn bị và giúp em thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của dự án. - Cô Nguyễn Y Phụng đã hỗ trợ rất nhiều trong việc hướng dẫn dạy học. - Ban giám hiệu trường THCS - THPT Hoa Sen (quận 9), quý thầy cô tổ Vật lý, các anh chị trong ban chủ nhiệm câu lạc bộ “STEM” đã tạo điều kiện cho em tham dự, quan sát, tiếp cận học sinh, phân tích tiến trình, thực nghiệm sư phạm tại trường, làm cơ sở để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn của mình đến gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. TPHCM, 25 tháng 4 năm 2019 Trần Ngọc Tiến Phát
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ĐHSP Đại học Sư phạm GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tiến sĩ TLHD Tài liệu hướng dẫn
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Bảng tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS .................................. 19 Bảng 1. 2 Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh............................... 21 Bảng 2. 1: Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi của lò xo ............. 30 Bảng 2. 2 Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí ........................................................................................................................ 34 Bảng 2. 3 Bảng dụng cụ khí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn..... 38 Bảng 3. 1 Bảng đánh giá tính tích cực.......................................................... 100 Bảng 3. 2 Bảng đánh giá năng lực sáng tạo.................................................. 104 Bảng 3. 3 Bảng điểm kiểm tra kiến thức sau ba bài học của lớp 10C1........ 107
  • 9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1. Sơ đồ tiến trình dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống.................17 Hình 2. 1. Đồ thị đường đẳng nhiệt................................................................ 27 Hình 2. 2 Đồ thị đường đẳng tích................................................................... 28 Hình 2. 3 Đồ thị đường đẳng áp ..................................................................... 29 Hình 2. 4 Mô hình thí nghiệm thanh kim loại dãn nở vì nhiệt ....................... 59 Hình 2. 5 Hình quả bóng bay bị bóp............................................................... 70 Hình 3. 1 Giáo viên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết theo tiến trình mẫu ở chương 2 ......................................................................................................... 73 Hình 3. 2. Giáo viên ổn định lớp, chia nhóm và giới thiệu ............................ 74 Hình 3. 3. Học sinh đọc sách giáo khoa ......................................................... 75 Hình 3. 4. Học sinh xem tài liệu hướng dẫn và sách giáo khoa ..................... 76 Hình 3. 5. Học sinh thực hiện vẽ sơ đồ tư duy ............................................... 77 Hình 3. 6. Cả lớp thực hiện vẽ sơ đồ tư duy................................................... 78 Hình 3. 7. Một nhóm đại diện thuyết trình về sơ đồ tư duy ........................... 79 Hình 3. 8. Học sinh trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình .................. 80 Hình 3. 9. Nhóm thuyết trình thực hiện phản biện......................................... 81 Hình 3. 10. Giáo viên nhận xét phần tranh luận của hai nhóm....................... 82 Hình 3. 11. Giáo viên tiến hành giao nhiệm vụ.............................................. 83 Hình 3. 12. Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm ............................................ 84 Hình 3. 13. Các nhóm thực hiện thí nghiệm................................................... 85 Hình 3. 14. Các nhóm tiến hành chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên.............. 86 Hình 3. 15. Hình ảnh thí nghiệm của một nhóm ............................................ 87 Hình 3. 16. Hình ảnh một nhóm hoàn thành mô hình .................................... 88 Hình 3. 17. Sản phẩm của nhóm 4.................................................................. 89 Hình 3. 18. Một nhóm tiến hành vận hành sản phẩm trước lớp ..................... 90 Hình 3. 19. Một thành viên khác trong nhóm hỗ trợ bạn. .............................. 91 Hình 3. 20. Giới thiệu thí nghiệm và cách thực hiện trước lớp...................... 92 Hình 3. 21. Nhóm thứ 2 tiến hành thí nghiệm................................................ 93
  • 10. Hình 3. 22 Thí nghiệm thành công................................................................. 94 Hình 3. 23. Giáo viên đặt câu hỏi cho lớp...................................................... 95 Hình 3. 24. Nhóm thực hiện thành công trả lời.............................................. 96 Hình 3. 25. Hình ảnh sản phẩm thành công.................................................... 97 Hình 3. 26. Giáo viên tổng kết và kết thúc tiết học ........................................ 98 Hình 3. 27. Hình ảnh sản phẩm của 6 nhóm................................................... 99 Hình 3. 28. Học sinh thích thú với phần giới thiệu của giáo viên ................ 101 Hình 3. 29. Học sinh chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn. .......................... 101 Hình 3. 30. Học sinh tiến hành phần hỏi đáp. .............................................. 101 Hình 3. 31. Học sinh trong nhóm hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. ...................................................................................................................... 102 Hình 3. 32. Mô hình của nhóm 3.................................................................. 102 Hình 3. 33. Một thành viên nhóm 2 đang hoàn thành phiếu học tập............ 103 Hình 3. 34. Hình ảnh nhóm 3 tích cực trao đổi để hoàn thành sơ đồ tư duy.103 Hình 3. 35. Bản vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của vật rắn ...................................................................................................................... 104 Hình 3. 36. Mô hình thí nghiệm của nhóm 3................................................ 104 Hình 3. 37. Mô hình thí nghiệm của nhóm 1................................................ 105 Hình 3. 38. Mô hình thí nghiệm của nhóm 5................................................ 105 Hình 3. 39. Mô hình thí nghiệm của nhóm 2................................................ 106 Hình 3. 40. Đồ thì biểu diễn điểm số học sinh lớp 10c1 sau bài kiểm tra.... 107
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, tốc độ phát triển công nghệ đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết, các máy móc và phần mềm mới liên tục ra đời, đòi hỏi học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước không chỉ hiểu biết các kiến thức trên lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn cuộc sống. Thực trạng dạy học hiện nay tại Việt Nam, dạy học thí nghiệm gắn với cuộc sống của học sinh còn rất khó khăn, các thí nghiệm trong sách giáo khoa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế khiến cho giáo viên và học sinh vẫn chưa mặn mà với thí nghiệm. Nhiều công trình nghiên cứu dạy học thí nghiệm như: “Các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lí” tác giả Hà Văn Hùng ĐHSP Vinh, “Những thực nghiệm khoa học lí thú, bổ ích, dễ làm” của nhóm tác giả Vũ Bội Tuyền và Văn Thị Đức, “Thí nghiệm vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ lon” tác giả Nguyễn Ngọc Hưng ĐHSP Hà Nội,…Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chưa thể hiện nhiều sự gắn kết thí nghiệm vật lý với cuộc sống của học sinh, chủ yếu tập trung vào xây dựng và sử dụng các thí nghiệm hỗ trợ dạy học trong chương trình vật lý phổ thông. Đó là lí do chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học Vật lí 10 gắn kết với cuộc sống của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng một số thí nghiệm trong dạy học Vật lí 10 gắn kết với cuộc sống nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
  • 12. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu + Quá trình dạy học vật lý cho học sinh THPT có sử dụng thí nghiệm - Phạm vi nghiên cứu + Nội dung kiến thức vật lí 10 (Cơ bản) 4. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức dạy học vật lý có sử dụng các thí nghiệm gắn kết với cuộc sống thì sẽ giúp học sinh hứng thú, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo. 5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1: Hệ thống cơ sở lý luận cho đề tài - Khái niệm, vai trò và chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lý. - Đặc điểm thí nghiệm dạy học vật lý gắn kết cuộc sống. - Tiến trình thiết kế và tổ chức dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống. - Tính tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh. Nhiệm vụ 2: Xây dựng nội dung - Phân tích nội dung kiến thức vật lý 10 có sử dụng thí nghiệm. - Thiết kế thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học vật lý. - Lên kế hoạch tổ chức dạy học có sử dụng thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống. Nhiệm vụ 3: Thực nghiệm sư phạm
  • 13. 3 - Tổ chức thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 10 tại trường THPT. - Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm. 6. Đóng góp của đề tài Xây dựng được 5 thí nghiệm gắn kết với cuộc sống của học sinh trong nội dung kiến thức vật lí 10. Xây dựng được 3 bộ tài liệu hướng dẫn, nhiệm vụ học tập, kế hoạch dạy học tương ứng với mỗi thí nghiệm. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống của học sinh Chương 2: Tổ chức dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức Vật lý 10 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
  • 14. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ GẮN KẾT CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH 1.1. Khái niệm thí nghiệm Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê , thí nghiệm có 2 nghĩa: “Thí nghiệm là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh’’ hay “Thí nghiệm là làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã xác định để nghiên cứu chứng minh”. Một số quan điểm khác cho rằng: TN là một sự thử nghiệm hay kiểm tra một lí thuyết khoa học bằng cách thao tác với yếu tố trong môi trường để quan sát kết quả có phù hợp với các tiên đoán lí thuyết hay không. [8] TN còn được hiểu là: Quá trình tạo dựng một sự quan sát hay thực hiện một phép đo. TN là sự quan sát hiện tượng nghiên cứu trong các điều kiện được kiểm tra chính xác, cho phép theo dõi tiến trình của hiện tượng và tái tạo nó mỗi lần lặp lại các hiện tượng này. [8] 1.2. Thí nghiệm vật lý Theo Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông của nhóm tác giả Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, “Thí nghiệm vật lý là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới”. Trong Vật lí học, TN là phương pháp, là cách thức mà bằng cách nào đó con người tác động một cách có ý thức, hệ thống lên các sự vật, hiện tượng xảy ra trong những điều kiện nhất định. Sự phân tích về mặt lí thuyết các điều kiện và quá trình xảy ra trong đó đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự tác động đó có thể là trực tiếp hay gián tiếp thông qua các thiết bị máy móc gọi là công cụ TN.
  • 15. 5 Từ các phân tích trên, ta có thể hiểu TN là quá trình con người tác động một cách có chủ đích, hệ thống lên một đối tượng trong một điều kiện nhất định nhằm mục đích xác định. TN bao gồm các thành phần sau đây: + Một lí thuyết hay giả thuyết + Đối tượng, hệ thống, quá trình phản ánh lí thuyết đó. + Các thao tác lên đối tượng, hệ thống, quá trình theo một trình tự nhất định và trong những điều kiện xác định. Thí nghiệm vật lí (TNVL) là TN để nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vật lí. Kết quả của TNVL nhiều khi là các định luật, các ứng dụng kĩ thuật nhưng nhiều khi chỉ để chứng minh một giả thuyết hoặc hình thành một giả thuyết Vật lí mới. Thí nghiệm vật lý có một số đặc điểm sau: - Các điều kiện của thí nghiệm phải được lựa chọn và được thiết lập có chủ định sao cho thông qua thí nghiệm, có thể trả lời được câu hỏi đặt ra, có thể kiểm tra được giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết. Mỗi thí nghiệm có ba yếu tố cấu thành cần được xác định rõ: đối tượng cần nghiên cứu, phương tiện gây tác động lên đối tượng cần nghiên cứu và phương tiện quan sát, đo đạc để thu nhận các kết quả của sự tác động. - Các điều kiện của thí nghiệm có thể làm biến đổi được để ta có thể nghiên cứu sự phụ thuộc giữa hai đại lượng, trong khi các đại lượng khác được giữ không đổi. - Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như dự định nhờ sử dụng các thiết bị thí nghiệm có độ chính xác ở mức độ cần thiết, nhờ sự phân tích thường xuyên các yếu tố của đối tượng cần nghiên cứu, làm giảm tối đa ảnh hưởng của các nhiễu (nghĩa là loại bỏ tối đa một số điều kiện để không làm xuất hiện các tính chất, các mối quan hệ không được quan tâm). - Đặc điểm quan trọng nhất của thí nghiệm là tính có thể quan sát được các biến đổi của đại lượng nào đó do sự biến đổi của các đại lượng khác. Điều
  • 16. 6 này đạt được nhờ các giác quan của con người và sự hỗ trợ của các phương tiện quan sát, đo đạc. - Có thể lặp lại được thí nghiệm. Điều này có nghĩa là: với các thiết bị thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm như nhau thì khi bố trí lại hệ thí nghiệm, tiến hành lại thí nghiệm, hiện tượng, quá trình vật lý phải diễn ra trong TN giống như ở các lần TN trước. 1.3. Thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống của học sinh 1.3.1. Khái niệm thí nghiệm gắn kết với cuộc sống Theo tác giả Nguyễn Đăng Thuấn (2018): “Thí nghiệm vật lý gắn kết với cuộc sống là các thí nghiệm xuất phát từ các vấn đề thực tiễn cuộc sống, được thực hiện bằng các phương tiện gần gũi, thực hiện trong các hoàn cảnh cuộc sống và trả lời các câu hỏi vật lý cũng như câu hỏi gần gũi khác từ cuộc sống”. Như vậy, thí nghiệm vật lý gắn kết với cuộc sống của học sinh ở đây được hiểu là gắn kết theo hai phương diện: - Xuất phát từ các tình huống có vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của học sinh, học sinh biết nhưng không giải thích được mà phải cần dùng kiến thức vật lí. - Thí nghiệm được thiết kế bằng những dụng cụ, thiết bị quen thuộc, gần gũi, dễ kiếm đối với học sinh, trên cơ sở hướng dẫn từ giáo viên thì học sinh có thể tự thực hiện được. 1.3.2. Các đặc trưng của thí nghiệm gắn kết cuộc sống Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có những đặc trưng sau: - Thí nghiệm xuất phát từ các vấn đề, tình huống thực tiễn. Ví dụ: Thí nghiệm sự nổi xuất phát từ tình huống pha nước chanh ở nhà, ban đầu hạt chanh nổi lên, sau khi pha thêm muối thì hạt chanh chìm xuống. - Thí nghiệm được thực hiện nhờ các phương tiện, hoặc trên các đối tượng gần gũi với cuộc sống.
  • 17. 7 Ví dụ: Thí nghiệm sự co giãn nhiệt của chất khí theo nhiệt độ có thể sử dụng chai thủy tinh và quả trứng luộc. - Thí nghiệm giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Ví dụ: Thí nghiệm thiết kế cầu từ các que kem theo các thiết kế khác nhau (khảo sát sự cân bằng) giúp giải thích được các câu hỏi về tính bền vững trong thiết kế cầu hình dạng cong lên. - Thí nghiệm có sự tham gia hợp tác của các cá thể trong cuộc sống. Tức là có thể có sự hợp tác, tham gia, quan sát của người khác, cha mẹ hoặc bạn bè. - Thí nghiệm có thể được thực hiện tại nhà, ngoài cuộc sống, chứ không nhất định làm trong phòng thí nghiệm. Ví dụ: Thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước có thể được thực hiện bằng cách rung hai quả cầu trên mặt hồ. - Thí nghiệm có thể được học sinh quay lại, giới thiệu trên mạng Internet, tăng cường tính tương tác, phản hồi từ xã hội, qua đó giúp học sinh tăng sự tự tin, tích cực trong nghiên cứu thí nghiệm và phát triển năng lực. - Thí nghiệm có thể có tính liên môn, xuyên môn. Ví dụ: Thí nghiệm khảo sát suất điện động thực vật liên quan đến sinh – vật lý. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, khi thiết kế và sử dụng các thí nghiệm gắn kết cuộc sống, tránh sa đà vào các yếu tố gắn kết cuộc sống mà bỏ qua các yêu cầu tối thiểu của một thí nghiệm, nhất là thí nghiệm trong dạy học. Đó là, luôn làm rõ các thành phần của thí nghiệm (đâu là đối tượng tác động, đâu là công cụ tác động); làm rõ các thao tác của thí nghiệm (để có thể thực hiện lại và rút ra những cải tiến ở các lần tiếp theo); làm rõ mục đích thí nghiệm, giả thuyết, kết quả của thí nghiệm so sánh với giả thuyết; làm rõ mức độ chính xác, nhất là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thí nghiệm.
  • 18. 8 1.3.3. Vai trò thí nghiệm gắn kết cuộc sống sử dụng trong dạy học vật lý - Quá trình học tập ngày nay cần hướng đến năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Vì vậy, sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học vật lý là hoàn toàn đúng đắn. Nó tạo điều kiện cho giáo viên – học sinh gắn kết các kiến thức vật lý vào thực tiễn, qua đó phát triển năng lực quan sát, giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Sự hấp dẫn và gần gũi của các thí nghiệm gắn kết cuộc sống với đối tượng học sinh. Những thí nghiệm gắn kết cuộc sống thường dẫn đến những kết quả thú vị, những khía cạnh vật lý thú vị trong cuộc sống, từ đó tạo sức hút mãnh liệt với đối tượng học sinh, nhất là học sinh trung học. Qua đó, giúp học sinh yêu thích khoa học nói chung và vật lý nói riêng, qua đó tạo động cơ học tập tốt cho học sinh. - Thí nghiệm gắn kết cuộc sống có thể được thực hiện ngoài nhà trường, tạo cơ hội cho học sinh kết nối, tương tác với xã hội. Hình thành năng lực giao tiếp, kĩ năng sống, thỏa mãn nhu cầu khẳng định. - Thí nghiệm gắn kết cuộc sống là con được tốt để thực hiện cá thể vật lý, đa dạng vật lý trong dạy học. Việc thực hiện thí nghiệm cùng mục đích nhưng với các phương tiện, vật dụng khác nhau của từng học sinh giúp giáo viên quan tâm tốt hơn đến từng đối tượng, có biện pháp giáo dục phù hợp hơn. - Thí nghiệm gắn kết cuộc sống là cơ hội đổi mới dạy và học vật lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Thí nghiệm gắn kết cuộc sống giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn sáng tạo cho học sinh. - Thí nghiệm gắn kết cuộc sống hoàn thiện quá trình tư duy của học sinh, bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. 1.3.4. Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống trong dạy học vật lý Sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống để đạt hiệu quả cao trong dạy học vật lý bao gồm những việc sau: Xây dựng và lựa chọn thí nghiệm gắn kết cuộc
  • 19. 9 sống phù hợp; Thiết kế các kế hoạch dạy học phù hợp; Tiến hành, quan sát, tiếp nhận phản hồi và cải tiến. Các thí nghiệm gắn kết với cuộc sống được chọn lựa trước hết phải phù hợp với nội dung kiến thức dạy học vật lý. Sự liên quan có thể không cần trực diện, nhưng phải nói lên hiện tượng hoặc quy luật vật lý đang thể hiện. Thí nghiệm được chọn lựa phải đảm bảo tính khả thi trong điều kiện của nhà trường, giáo viên và học sinh. Thí nghiệm được lựa chọn, bản thân nó phải được giáo viên xác định mục đích sử dụng và phù hợp với kết hoạch dạy học cụ thể. Hiện nay, tổ chức dạy học theo các chủ đề kiến thức là cơ hội rất tốt để giáo viên thiết kế các hoạt động dạy học đưa vào đó các thí nghiệm gắn kết cuộc sống. Hiệu quả nhất, thông thường, các thí nghiệm gắn kết được dùng để nghiên cứu hiện tượng, làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, hoặc để kiểm tra, ứng dụng kiến thức (tổ chức ở giai đoạn sau của quá trình dạy học). Cũng như mọi kế hoạch dạy học khác, việc sử dụng thí nghiệm gắn kết cuộc sống đòi hỏi tâm thế của người giáo viên trong việc triển khai thí nghiệm, đặt vấn đề, định hướng tư duy và hướng dẫn học sinh học tập. Các kĩ thuật dạy học hiện đại, các câu hỏi mở, định hướng và sự kiên nhẫn của giáo viên trong việc chờ đợi học sinh tư duy, khả năng lôi kéo học sinh vào cùng tìm hiểu hiện tượng là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến một thí nghiệm gắn kết cuộc sống được sử dụng thành công trong dạy học. Để tăng cường phát triển năng lực cho học sinh, các thí nghiệm được thực hiện ở nhà nên được kèm theo các báo cáo, video thí nghiệm và các phân tích đi kèm. Cũng có thể yêu cầu học sinh chia sẻ với mọi người xung quanh, trên Internet để tăng thêm tính tương tác. 1.4. Chức năng của thí nghiệm vật lý trong dạy học Trả lời câu hỏi vai trò và chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lý, bản chất là trả lời câu hỏi sau: Thí nghiệm vật lý có thể đóng những vai gì, có
  • 20. 10 thể thực hiện giúp thực hiện được những yêu cầu gì trong quá trình tổ chức dạy và học vật lý nói chung, và trong tiến trình nhận thức của người học nói riêng? Việc trả lời làm rõ câu hỏi này giúp chúng ta khẳng định được việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý là cần thiết, đồng thời giúp chúng ta xác lập được sẽ sử dụng thí nghiệm ở giai đoạn nào, sử dụng như thế nào, sử dụng kiểu thí nghiệm nào trong quá trình tổ chức dạy học vật lý. Mặt khác, quá trình dạy và học là một quá trình trong đó tồn tại hoạt động dạy (hướng dẫn) của giáo viên và hoạt động học (nhận thức) của học sinh, vì thế, cần phân tích vai trò và chức năng của thí nghiệm vật lý trong quá trình dạy và học trên hai quan điểm: Quan điểm lý luận nhận thức và quan điểm lý luận dạy học. Nếu phân tích dựa trên quan điểm của lý luận nhận thức, TN có các vai trò và chức năng như sau: - Thí nghiệm là phương tiện nhận thức, giúp con người tìm kiếm và thu nhận kiến thức khoa học cần thiết. Trong quá trình nhận thức, TN là một phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con người, thông qua TN con người đã thu nhận được những tri thức khoa học cần thiết nhằm nâng cao năng lực của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực tiễn. Trong dạy học vật lí, TN là phương tiện của hoạt động nhận thức của HS, nó giúp HS trong việc phân tích đối tượng cần nghiên cứu, thu nhận những thông tin về đối tượng nghiên cứu, phân tích kết quả để tiếp tục nghiên cứu hoặc kiểm chứng kiến thức. - Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, kiểm chứng sự đúng đắn trong suy luận và kiến thức mà người làm thí nghiệm thu nhận được. Trong dạy học vật lí, TN giúp kiểm tra kiến thức vật lí đã được khái quát hoá từ lý thuyết. Trong trường hợp này, rõ ràng TN đã góp phần tích cực
  • 21. 11 vào hoạt động nhận thức của HS, kiểm chứng sự đúng đắn trong suy luận và những kiến thức mà HS thu nhận được. - Thí nghiệm là phương tiện thử nghiệm cho việc vận dụng tri thức vào thực tiễn. Trong khoa học, TN không những có vai trò rất lớn trong việc tạo ra tri thức mới mà còn giúp con người chế tạo các thiết bị tác động vào hiện thực khách quan phục vụ cho mục đích của mình. Trong dạy học vật lí, TN là phương tiện thử nghiệm các ứng dụng từ lý thuyết mà HS thu nhận được vào thực tiễn. - Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức. Ví dụ, đối với phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm có mặt ở nhiều khâu: làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết, ... Đối với phương pháp mô hình, thí nghiệm giúp thu thập các thông tin về đối tượng gốc làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình, giúp kiểm tra tính đúng đắn của mô hình được xây dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng của tri thức. Nếu phân tích dựa trên quan điểm của lý luận dạy học, TN cũng có vai trò và chức năng quan trọng trong dạy học vật lí, thể hiện ở các mặt: - Thí nghiệm có thể được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học: từ khâu đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề, hình thành kiến thức, kĩ năng mới, củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của học sinh. Trong giai đoạn đề xuất vấn đề nghiên cứu, TN tạo điều kiện cho học sinh nhanh chóng tiếp cận mục tiêu nghiên cứu thông qua việc quan sát hiện tượng và thu thập số liệu từ thí nghiệm. Trong giai đoạn hình thành kiến thức mới, TN cung cấp các số liệu làm cơ sở vững chắc để khái quát vật lý, kiểm chứng các giả thuyết hoặc các hệ quả logic của giả thuyết, từ đó hình thành kiến thức mới. Trong giai đoạn củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh, TN có vai trò không những kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh mà còn đánh giá được khả năng tự lực, sáng tạo của học sinh trong quá trình thí nghiệm. Nhờ có TN, niềm tin vào kiến thức được hình thành, từ đó hình thành thế giới quan khoa học cho HS.
  • 22. 12 - Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh. Thông qua tiến hành TN, học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng, định luật vật lí ... qua đó, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. TN tạo môi trường và cơ hội để học sinh quan sát và đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của HS sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển. - Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. Thí nghiệm còn là điều kiện để HS rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, làm việc nhóm, ... - Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập, tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh, làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức, khơi dậy ở các em nhu cầu khám phá những điều mới, những điều bí ẩn và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những thí nghiệm mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của họ được tích cực. - Thí nghiệm vật lí là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh, phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em. - Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lí, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng, giúp cho học sinh tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xảy ra vô cùng phức tạp, có mối quan hệ đan xen với nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể
  • 23. 13 cùng một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Thí nghiệm vật lí góp phần làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện tượng và quá trình, giúp học sinh dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài. Như vậy có thể thấy dạy học với TN không những giúp HS hiểu đúng bản chất của hiện tượng vật lí, làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn các kiến thức vật lí, hình thành và phát triển năng lực học sinh, mà còn thu hút sự chú ý của học sinh, tạo đam mê, hứng thú, kích thích học sinh chủ động tích cực nhận thức. Vì vậy, tổ chức dạy học vật lí cần chú ý đến việc tăng cường sử dụng các TN trong dạy học, cải tiến các TN nhằm tăng cường chất lượng tích cực vật lý hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí với TN, TNKNMT. 1.5. Phân loại thí nghiệm vật lý trong dạy học 1.5.1 Thí nghiệm biểu diễn Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở trên lớp. Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí nghiệm biểu diễn thành 3 loại: 1.5.1.1 Thí nghiệm nêu vấn đề + Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học. 1.5.1.2 Thí nghiệm giải quyết vấn đề + Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra sau phần nêu vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm: a. Thí nghiệm khảo sát Là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua đó giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết. b. Thí nghiệm kiểm chứng
  • 24. 14 Là thí nghiệm dùng để kiểm tra lại những kết luận được suy ra từ lí thuyết. 1.5.1.3. Thí nghiệm củng cố: + Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã nghiên cứu bao gồm cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng của kiến thức Vật lí trong đời sống và trong kỹ thuật. 1.5.2. Thí nghiệm thực hành vật lí Thí nghiệm thực hành Vật lí là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành đưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tuỳ theo căn cứ để phân loại: 1.5.2.1 Căn cứ vào nội dung có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại: a. Thí nghiệm thực hành định tính. Loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản chất của hiện tượng. b. Thí nghiệm thực hành định lượng. Loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh nắm được quan hệ giữa các đại lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng. 1.5.2.2. Căn cứ vào tính chất có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại a. Thí nghiệm thực hành khảo sát. Loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả thí nghiệm, phải thông qua thí nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí nghiệm này được tiến hành trong khi nghiên cứu kiến thức mới. b. Thí nghiệm kiểm nghiệm Loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại những kết luận đã được khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề hơn.
  • 25. 15 1.5.2.3. Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm có thể chia thí nghiệm thực hành thành 3 loại a. Thí nghiệm thực hành đồng loạt Loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả. b. Thí nghiệm thực hành loại phối hợp Trong hình thức tổ chức này học sinh được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối cùng của đề tài. c. Thí nghiệm thực hành cá thể Trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh làm thí nghiệm trong cùng thời gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng cụ và phương pháp khác nhau. 1.6. Tiến trình xây dựng thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh Bước 1: Xuất phát từ một bối cảnh thực tế cuộc sống liên quan đến thí nghiệm. Ví dụ: Xuất phát từ tình huống cửa sổ bằng sắt sau một thời gian thì không đóng lại được và bung ra. Đặt vấn đề cho học sinh. Buớc 2: Lựa chọn ý tưởng thí nghiệm phù hợp. Ví dụ: Ứng dụng kiến thức sự nở vì nhiệt để thiết kế thí nghiệm khảo sát sự dãn nở vì nhiệt của vật rắn. Bước 3: Dự trù nguyên vật liệu và thiết kế bản vẽ Ví dụ: Sau khi đã có ý tưởng thì sẽ dự trù thí nghiệm cần sử dụng những nguyên vật liệu nào như bảng điện, thanh sắt, đèn cồn … Thiết kế nên mô hình bản vẽ cho thí nghiệm. Bước 4: Lắp ráp theo bản thiết kế và vận hành thí nghiệm
  • 26. 16 Ví dụ: Sau khi đã có dự trù nguyên vật liệu và bản vẽ thì tiến hành thí nghiệm để kiểm tra xem thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt có vận hành theo kế hoạch hay không. Có những vấn đề gì xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm. Bước 5: Xây dựng tài liệu hướng dẫn thí nghiệm Ví dụ: Xây dựng tiến trình dạy học bài “sự nở vì nhiệt của vật rắn”, tài liệu hướng dẫn, nhiệm vụ dạy học.
  • 27. 17 1.7. Tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống học sinh. Căn cứ quy trình dạy học thiết kế kĩ thuật và đặc trưng của dạy học có sử dụng thí nghiệm, chúng tôi đề xuất tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống như hình 1.1. Hình 1. 1. Sơ đồ tiến trình dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống
  • 28. 18 Hoạt động 1: Đặt vấn đề thực tiễn liên quan đến thí nghiệm Học sinh phát hiện vấn đề dựa trên sự gợi ý của giáo viên hoặc giáo viên đặt vấn đề nếu học sinh chưa nhận ra được vấn đề. Ví dụ: Học sinh phát hiện rằng cửa sổ của lớp học sau một thời gian sử dụng thì không đóng mở lại bình thường và bị bung ra, vậy hiện tượng vật lý gì đã gây ra hiện tượng này. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và trình bày sơ đồ tư duy Dùng sách giáo khoa và sơ đồ tư duy để thể hiện kiến thức, nội dung học. Ví dụ: Cho học sinh dùng sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn để trình bày sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức của bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn”. Hoạt động 3: Đề xuất phương án thiết kế thí nghiệm Cho học sinh đưa ra một số ý tưởng về thí nghiệm để khảo sát hoặc giáo viên đề xuất phương án thiết kế thí nghiệm. Ví dụ: Học sinh đưa ra một số ý tưởng về thí nghiệm để khảo sát “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” và cho học sinh chế tạo, chuẩn bị và vận hành ở nhà. Hoạt động 4: Trình bày thí nghiệm và kết luận vấn đề Nếu giáo viên chuẩn bị dụng cụ và phương án thí nghiệm thì trong buổi học cho học sinh tiến hành thí nghiệm, nếu học sinh đưa ra ý tưởng thì nghiệm thì cho học sinh trình bày vào buổi học sau. Ví dụ: Sau khi đã chế tạo, chuẩn bị thí nghiệm tiến hành cho học sinh trình bày sản phẩm trước lớp, đồng thời cho học sinh phản biện đối với sản phẩm. Hoạt động 5: Mở rộng vấn đề Mở rộng vấn đề ứng dụng thí nghiệm trong đời sống hằng ngày, chế tạo những mô hình hỗ trợ cuộc sống. Ví dụ: Ví dụ như chế tạo quạt tự đóng mở ứng dụng thí nghiệm “Sự dãn nở vì nhiệt của vật rắn”.
  • 29. 19 1.8. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học thí nghiệm vật lý gắn kết cuộc sống. Đây là công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của HS. Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với phương pháp dạy học mình lựa chọn,.. Bảng 1. 1 Bảng tiêu chí đánh giá tính tích cực của HS Tiêu chí Các mức độ tích cực Rất thường xuyên (5) Thường xuyên (4) Thỉnh thoảng (3) Hiếm khi (2) Không bao giờ (1) (1) Thắc mắc, tìm hiểu các kiến thức mới, tình huống mới; (2) Đề xuất vấn đề và lập kế hoạch, tiến hành thực hiện kế hoạch, giải quyết một vấn đề cụ thể có liên quan đến nội dung kiến thức học; (3) Tìm hiểu từ nhiều nguồn kiến thức khác: bài báo, tạp chí, internet, bạn bè, chuyên gia...; (4) Hợp tác, phối hợp với các thành viên trong nhóm
  • 30. 20 và với các thành viên nhóm khác; (5) Chủ động trao đổi kiến thức, những vướng mắc, khó khăn với GV; (6) Làm sơ đồ, mô hình, làm bộc lộ cấu trúc bài học, giúp dễ nhớ và vận dụng; (7) Tìm tòi, bổ sung kiến thức từ việc nghiên cứu lý thuyết và từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn; (8) Vận dụng kiến thức vào cuộc sống và nghề nghiệp tương lai (9) Mở rộng kiến thức sang nhiều lĩnh vực khác nhau, liên hệ kiến thức được học (mới) với kiến thức đã học (cũ) và với kiến thức các môn học khác; (10) Phối hợp kiến thức của nhiều môn khác nhau (tính liên môn) để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến nghề nghiệp và cuộc sống;
  • 31. 21 (11) Tham gia đầy đủ các buổi họp nhóm, thảo luận nhóm; (12) Tích cực trong thảo luận nhóm, trao đổi với bạn cùng lớp, với chuyên gia; (13) Tôn trọng ý kiến người khác, biết tiếp thu một cách có chọn lọc, hoàn thiện bản thân; (14) Nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra, tôn trọng tập thể, đoàn kết với các thành viên; (15) Tự chịu trách nhiệm với hành động bản thân; 1.9. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống. Đây là công cụ đánh giá của GV, đánh giá đồng đẳng (HS trong cùng nhóm đánh giá lẫn nhau), tự đánh giá của HS. Tuy nhiên để phù hợp với thực tế giảng dạy, GV có thể cân nhắc, lựa chọn và chỉnh sửa các tiêu chí sao cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng HS, với phương pháp dạy học mình lựa chọn,.. Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh Bảng 1. 2 Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh. Mức độ thể hiện
  • 32. 22 Tiêu chí Rất rõ ràng Rõ ràng Không rõ ràng Không có Tự tìm ra vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn ngành kỹ thuật và đề xuất phương án giải quyết đúng, mang lại hiệu quả; Thiết kế được sơ đồ, bản vẽ thể hiện nguyên lí cấu tạo và hoạt động , vận hành của hệ thống kỹ thuật và chỉ ra được tính mới, tính hiệu quả của nó so với những cái đã biết; Tìm ra các giải pháp khảo sát, đo đạc mới, đảm bảo tính hiệu quả nhưng dễ thực hiện, đảm bảo tính chính xác; Tìm ra các thiết bị, vật liệu mới thay thế cho thiết bị, vật liệu cũ nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao và tiết kiệm; Đề xuất giải pháp thiết kế mới cho hệ thống kỹ thuật đã có, thay đổi một số chi tiết thiết kế nhằm tăng hiệu quả cho hệ thống kỹ thuật; Tiến hành thực hiện giải pháp, thi công, chế tạo,... hệ thống kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích và có ý nghĩa xã hội;
  • 33. 23 Vận dụng kiến thức được học để giải quyết các vấn đề mới, tình huống mới trong thực tiễn liên quan đến ngành kỹ thuật; Kết hợp các thao tác tư duy (so sánh, phân tích, đánh giá) và các phương pháp phán đoán, mô hình giả thuyết, từ đó đưa ra kết luận chính xác cho vấn đề; Lập được nhiều phương án giải quyết cho một vấn đề thực tiễn và mang lại kết quả tối ưu;
  • 34. 24 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THÍ NGHIỆM GẮN KẾT CUỘC SỐNG MỘT SỐ KIẾN THỨC VẬT LÝ 10 2.1. Phân tích nội dung kiến thức vật lý 10 2.1.1. Nội dung kiến thức bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” (SGK cơ bản) 1. Lực đàn hồi • Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài. • Nếu trọng lượng của tải vượt quá một giới hạn nào đó, gọi là giới hạn đàn hồi, thì độ dãn của lò xo sẽ không còn tỉ lệ với trọng lượng của tải và khi bỏ tải đi thì lò xo không co được về đến lo nữa. 2. Định luật Húc • Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạn của lò xo. • Biểu thức: Fđh = k.|D𝒍| Trong đó Fđh: Lực đàn hồi của lò xo k: độ cứng của lò xo |D𝒍|: độ dãn của lo xo. * Chú ý - Đối với dây cao su, dây thép…, khi bị kéo lực đàn hồi gọi là lực căng.
  • 35. 25 - Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc. 2.1.2. Nội dung kiến thức chương chất khí (SGK cơ bản). A. CẤU TẠO CHẤT: A.1. Những điều đã học về cấu tạo chất: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. - Các phân tử chuyển động không ngừng. - Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. A.2. Lực tương tác phân tử: - Các vật có thể giữ được hình dạng và thể tích là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy. - Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút. - Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. A.3. Các thể rắn, lỏng, khí: A.3.a. Thể khí: - Mật độ phân tử nhỏ. - Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. ⇒ Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. A.3.b. Thể rắn: - Mật độ phân tử rất lớn. Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh nên giữ được các phân tử ở các vị trí cân bằng xác định, làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí này. ⇒ Các vật rắn có thể tích và hình dạng xác định. A.3.c. Ở thể lỏng: - Mật độ phân tử nhỏ hơn so với chất rắn nhưng lớn hơn rất nhiều so với chất khí.
  • 36. 26 - Lực tương tác giữa các phân tử lớn hơn so với thể khí nhưng nhỏ hơn so với thể rắn, nên các phân tử dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định có thể di chuyển được. ⇒ Chất lỏng có thể tích riêng xác định nhưng không có hình dạng riêng xác định. B. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ: B.1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình. B.2. Khí lí tưởng: - Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm được gọi là khí lí tưởng. C. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BOYLE - MARIOTTE C.1. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái - Trạng thái của một lượng khí được biểu diễn bằng các thông số trạng thái: áp suất p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T. - Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái (gọi tắt là quá trình). C.2. Quá trình đẳng nhiệt: - Là quá trình biến đổi trạng thái mà trong đó nhiệt độ không thay đổi. C.3. Định luật Boyle – Mariotte: C.3.a. Phát biểu: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. C.3.b. Biểu thức: p.V = hằng số
  • 37. 27 C.3.c. Hệ quả: - Gọi: p1, V1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1. p2, V2 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 2. • Đối với quá trình đẳng nhiệt ta có: p1V1 = p2V2 C.4. Đường đẳng nhiệt: C.4.a. Khái niệm: Đường đẳng nhiệt là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi. C.4.b. Đồ thị đường đẳng nhiệt: D. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT CHARLES D.1. Quá trình đẳng tích: Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi gọi là quá trình đẳng tích. D.2. Định luật Charles: Phát biểu: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Biểu thức: . $ % = hằng số. hay $& %& = $' %' D.3. Độ không tuyệt đối Kelvin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0 K và 0 K gọi là độ không tuyệt đối. Các nhiệt độ trong nhiệt giai của Kenvil đều có giá trị dương và mỗi độ chia trong nhiệt giai này cũng bằng mỗi độ chia trong nhiệt giai Celsius. Hình 2. 1. Đồ thị đường đẳng nhiệt
  • 38. 28 Chính xác thì độ không tuyệt đối thấp hơn -2730 C một chút (vào khoảng - 273,150 C). Liên hệ giữa nhiệt giai Kenvil và nhiệt giai Celsius: .T = t + 273. D.4. Đường đẳng tích: Khái niệm: Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi. Đồ thị đường đẳng tích: E. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG E.1. Khí thực và khí lí tưởng: - Khí lí tưởng là khí tuân theo đúng các định luật về chất khí đã học. - Các khí thực (chất khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định luật Boyle - Mariotte và Charles. Giá trị của tích p.V và thương $ % thay đổi theo bản chất, nhiệt độ và áp suất của chất khí. - Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ không lớn lắm và không đòi hỏi độ chính xác cao, có thể xem khí thực là khí lí tưởng. E.2. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng: Xét một lượng khí nhất định. Gọi: p1, V1, T1 là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí ở trạng thái 1. p2, V2, T2 là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí ở trạng thái 2. Khi đó ta có: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: Hình 2. 2 Đồ thị đường đẳng tích
  • 39. 29 $&(& %& = $'(' %' => $( % = hằng số. E.3. Quá trình đẳng áp: Quá trình đẳng áp: Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp. E.4. Định luật Gay-Luysac: Phát biểu: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Biểu thức: . ( % = hằng số. => (& %& = (' %' E.5. Đường đẳng áp: Khái niệm: Đường đẳng áp là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi. E.6. Đồ thị đường đẳng áp: 2.1.3. Nội dung kiến thức bài “Sự nở vì nhiệt của vật rắn” (SGK cơ bản). 1. Sự nở dài - Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài vì nhiệt. - Độ nở dài Dl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu lo của vật đó. ∆l = l − l. = αl.∆t Hình 2. 3 Đồ thị đường đẳng áp
  • 40. 30 Với a là hệ số nở dài của vật rắn( K-1 ) Giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn. 2. Sự nở khối - Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối. - Độ nở khối của vật rắn đồng chất đẳng hướng được xác định theo công thức: ∆V = V − V. = βV.∆t Với b là hệ số nở khối, b » 3a và cũng có đơn vị là K-1 . 3. Ứng dụng - Phải tính toán để khắc phục tác dụng có hại của sự nở vì nhiệt. - Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các băng kép dùng làm rơle đóng ngắt điện tự động... 2.2. Xây dựng thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức phần vật lý 10 2.2.1. Thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo a) Mục đích. - Khảo sát lực đàn hồi của lò xo. - Chế tạo dụng cụ để cân một số vật. b) Dụng cụ thí nghiệm Bảng 2. 1: Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi của lò xo Thiết bị, vật liệu Số lượng Thiết bị, vật liệu Số lượng Bảng điện 16cm x 20cm 01 Ốc dài 4cm 01 Lò xo dài 5cm 01 Thước thẳng 20cm 01 Quả cân nặng 500g 01 Băng keo 2 mặt 01 Cân 5kg 01 Dây nhựa 01
  • 41. 31 Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01 Hình ảnh Bảng điện 16cm x 20cm Lò xo dài 5cm Quả cân nặng 500g Cân 5kg
  • 42. 32 Tua vít Ốc dài 4cm Thước thẳng 20cm Băng keo 2 mặt
  • 43. 33 Dây nhựa Mỏ lết/ cờ lê 10 c) Các bước tiến hành thí nghiệm Bước 1: Đặt bảng điện lên bàn, gắn ốc vào phần trên của bảng điện. Bước 2: Treo lò xo ngay ngắn vào con ốc đã gắn trên bản điện sao cho lò xo có phương thẳng đứng. Bước 3: Dán cố định thước đo song song với chiều dài của lò xo. Bước 4: Đo chiều dài l0 của lò xo. Bước 5: Đặt quả nặng 500gram lên lò xo. Bước 6: Đo độ dãn Dl0 của lò xo. Bước 7: Dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để tính được k (hệ số đàn hồi của lò xo). Bước 8: Khi có được k, ta bỏ quả nặng ra và bỏ vật cần cân vào.
  • 44. 34 Bước 9: Đo độ dãn mới của lò xo, tiếp tục dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để tính khối lượng vật. Bước 10: Đo 3 lần để tính được giá trị trung bình của vật cần đo. Bước 11: Dùng cân để cân kiểm tra lại khối lượng vật. 2.2.2. Thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí. a) Mục đích - Khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí bao gồm định luật Boyle - Mariotte, định luật Charles, định luật Gay - Luysac. b) Dụng cụ thí nghiệm Bảng 2. 2 Bảng dụng cụ thí nghiệm khảo sát ba định luật cơ bản của chất khí Thiết bị, vật liệu Số lượng Thiết bị, vật liệu Số lượng Ống tiêm loại 50ml/cc 02 Keo nến 01 Dây truyền nước biển 02 Súng bắn keo 01 Đồng hồ đo áp suất 02 Bình thuỷ tinh chịu nhiệt 02 Nhiệt kế thuỷ ngân 02 Chậu nước 01 Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01 Bình đựng nước sôi 01 Máy sấy 01 Hình ảnh Ống tiêm loại 50ml/cc
  • 45. 35 Dây truyền nước biển Đồng hồ đo áp suất Nhiệt kế thuỷ ngân Tua vít
  • 46. 36 Bình đựng nước sôi Keo nến Súng bắn keo Bình thuỷ tinh chịu nhiệt
  • 47. 37 Chậu nước Mỏ lết/ cờ lê 10 Máy sấy c) Các bước tiến hành thí nghiệm Bước 1: Khảo sát định luật Boyle - Mariotte. Gắn ống tiêm với dây truyền nước biển, sau đó gắn với đồng hồ đo áp suất. Bước 2: Giữ ống tiêm ở vạch 60 ml/cc, quan sát đồng hồ đo áp suất. Bước 3: Từ từ giảm ống tiêm xuống vạch 40 ml/cc, quan sát đồng hồ đo áp suất, ghi lại số liệu của áp suất lúc này.
  • 48. 38 Bước 4: Tiếp tục giảm xuống vạch 20 ml/cc, quan sát đồng hồ đo áp suất và ghi lại số liệu lúc này. Bước 5: Làm lại 3 lần để lấy giá trị trung bình và so sánh với lí thuyết đã học. Bước 6: Khảo sát định luật Charles. Gắn đồng hồ đo áp suất vào bình thuỷ tinh chịu nhiệt. Bước 7: Gắn nhiệt kế để đo nhiệt độ của không khí bên trong bình. Bước 8: Cho bình đã gắn nhiệt kế và đồng hồ đo áp suất vào một chậu nước. Bước 9: Từ từ thêm nước sôi vào và quan sát nhiệt độ T1 và áp suất p1 của khí lúc này, ghi lại vào bảng số liệu. Bước 10: Thêm nước sôi để nhiệt độ tăng lên tới nhiệt độ T2 > T1, quan sát áp suất lúc này và ghi lại vào bảng số liệu. Bước 11: Làm lại 3 lần để lấy giá trị trung bình và so sánh với lí thuyết đã học. Bước 12: Khảo sát định luật Gay-luysac. Ta cố định ống tiêm với nhiệt kế. Bước 13: Cố định ống tiêm ở vạch 20ml/cc. Bước 14: Dùng máy sấy để tăng nhiệt độ của khí bên trong ống tiêm. Khi đó vạch của ống tiêm sẽ tăng lên, ghi lại số liệu và số liệu của nhiệt độ. Bước 15: Tiếp tục sấy để cho khối khí trong ống tiêm có nhiệt độ T2 > T1. Tiếp tục ghi lại số liệu của vạch ống tiêm và nhiệt độ. Bước 16: Làm lại 3 lần để lấy giá trị trung bình và so sánh với lí thuyết đã học. 2.2.3. Thí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn. a) Mục đích Khảo sát sự nở vì nhiệt của vật rắn. b) Dụng cụ thí nghiệm Bảng 2. 3 Bảng dụng cụ khí nghiệm khảo sát sự nở vì nhiệt của chất rắn Thiết bị, vật liệu Số lượng Thiết bị, vật liệu Số lượng Thanh sắt có đường răng (F = 6 mm, l = 15 cm) 03 Bu lông-đai ốc-lông đền (l = 3 cm, F = 3 mm) 12 Đèn cồn 01 Quẹt ga 01 Bảng điện 01 Ống nhựa PVC 01
  • 49. 39 Ke L có hai lỗ (10 cm x 15 cm) 02 Ke L có hai lỗ (3,5 cm x 3,5 cm) 02 Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01 Dây rút 05 DC motor 9 V 01 Cánh quạt nhựa 01 Jack pin 9 V 01 Công tắc điện 01 Kìm tút dây điện 01 Băng keo đen 01 Cờ lê 6 01 Dây dẫn điện l = 30 cm 01 Đai ốc Ftrong = 6 mm 06 Hình ảnh Thanh sắt có đường răng (F = 6 mm, l = 15 cm) Đèn cồn Bảng điện Ke L có hai lỗ (10 cm x 15 cm)
  • 50. 40 Tua vít Dây rút Cánh quạt nhựa Công tắc điện Băng keo đen
  • 51. 41 Dây dẫn điện l = 30 cm Bu lông-đai ốc-lông đền (l = 3 cm, F = 3 mm) Quẹt ga Ống nhựa PVC Ke L có hai lỗ (3,5 cm x 3,5 cm)
  • 52. 42 Mỏ lết/ cờ lê 10 DC motor 9 V Jack pin 9 V Kìm tút dây điện Cờ lê 6
  • 53. 43 c) Các bước tiến hành thí nghiệm Bước 1: Sử dụng cờ lê, tua vít lắp hai ke L vào một đầu của ống nhựa PVC. Bước 2: Sử dụng dây rút lắp DC motor vào đầu còn lại của ống nhựa PVC. Bước 3: Lắp các bu lông, lông đền vào các lỗ đã khoan sẵn trên tấm gỗ. Bước 4: Sử dụng cờ lê, tua vít lắp ống nhựa PVC và ke L vào tấm gỗ bằng bu lông, đai ốc. Bước 5: Sử dụng cờ lê, tua vít lắp ke L (10 x 15 cm) vào tấm gỗ bằng bu lông, đai ốc làm trục đỡ thanh. Bước 6: Lắp hai thanh sắt (1) vào trụ đỡ, sử dụng cờ lê 10 để điều chỉnh và siết chặt đai ốc, giữ hai thanh nằm ngang trên trụ. Bước 7: Sử dụng kìm tút dây đến tách vỏ jack pin 9 V và hai đầu của dây dẫn điện. Bước 8: Nối 02 dây dẫn điện với 02 thanh sắt. Bước 9: Nối một dây dẫn với công tắc điện. Bước 10: Dùng dây rút buộc pin 9 V vào chân đế. Bước 11: Nối công tắc với jack pin 9V, dùng dây rút buộc công tắc lên trụ đỡ. Bước 12: Nối đầu còn lại của jack pin với dây dẫn điện đấu với thanh sắt còn lại. Bước 13: Thu gọn dây dẫn điện, dùng dây rút bó lại. Bước 14: Dùng băng keo đen quấn quanh thanh sắt có răng, nhằm cách điện. Bước 15: Lắp vào trụ đỡ, dùng cờ lê 10 để vặn các đai ốc, điều chỉnh sao cho tiếp điểm của hai thanh sắt (1) gần nhau nhất. Bước 16: Chuẩn bị đèn cồn, bật công tắc điện. Bước 17: Đốt đèn cồn. Bước 18: Chờ và quan sát, cánh quạt quay. Bước 19: Tắt đèn cồn.
  • 54. 44 2.3. Tổ chức dạy học thí nghiệm gắn kết cuộc sống một số kiến thức vật lý 10 2.3.1. Tổ chức dạy học bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc” TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÂN VẬT BẰNG LÒ XO 1. Mục đích Kiểm chứng lực đàn hồi của lò xo, định luật Húc. 2. Cấu tạo của bộ cân vật bằng lò xo Bộ cân vật bằng lò xo có cấu tạo gồm: (1) bảng điện; (2) đinh ốc; (3) lò xo gắn vào đinh ốc; (4) Dây nhựa; (5) vật cần đo khối lượng; 3. Kiến thức cần thiết a. Lực đàn hồi • Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.
  • 55. 45 • Nếu trọng lượng của tải vượt quá một giới hạn nào đó, gọi là giới hạn đàn hồi, thì độ dãn của lò xo sẽ không còn tỉ lệ với trọng lượng của tải và khi bỏ tải đi thì lò xo không co được về đến lo nữa. b. Định luật Húc • Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạn của lò xo. • Biểu thức: Fđh = k.|D𝒍| Trong đó Fđh: Lực đàn hồi của lò xo k: độ cứng của lò xo |D𝑙|: độ dãn của lo xo. 4. Vận hành bộ cân vật bằng lò xo Vận hành: Cột quả nặng 500g và treo vào lò xo → đo độ dãn của lò xo → dùng công thức định luật Húc để tính k → lặp lại 3 lần để lấy trung bình → tháo quả nặng ra → cột vật cần cân → treo vật cần cân vào lò xo → tiếp tục đo độ dãn → dùng công thức để tính vật → lặp lại 3 lần để lấy trung bình. Giải thích: Mỗi lò xo sẽ có độ cứng khác nhau cho nên việc ban đầu là chúng ta nên xác định độ cứng của lò xo, sau khi có được độ cứng k của lò xo chúng ta có thể cân vật bằng cách cột vật lên cân để đo độ dãn ra và dùng công thức của định luật Húc để tính khối lượng vật.
  • 56. 46 5. Lắp ráp bộ cân vật bằng lò xo a. Dụng cụ thí nghiệm Thiết bị, vật liệu Số lượng Thiết bị, vật liệu Số lượng Bảng điện 16cm x 20cm 01 Ốc dài 4cm 01 Lò xo dài 5cm 01 Thước thẳng 20cm 01 Quả cân nặng 500g 01 Băng keo 2 mặt 01 Cân 5kg 01 Dây nhựa 01 Tua vít 01 Mỏ lết/ cờ lê 10 01 b. Các bước tiến hành thí nghiệm Bước 1: Đặt bảng điện lên bàn, gắn ốc vào phần trên của bảng điện. Bước 2: Treo lò xo ngay ngắn vào con ốc đã gắn trên bản điện sao cho lò xo có phương thẳng đứng. Bước 3: Dán cố định thước đo song song với chiều dài của lò xo. Bước 4: Đo chiều dài l0 của lò xo. Bước 5: Đặt quả nặng 500gram lên lò xo. Bước 6: Đo độ dãn Dl0 của lò xo. Bước 7: Dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để tính được k (hệ số đàn hồi của lò xo). Bước 8: Khi có được k, ta bỏ quả nặng ra và bỏ vật cần cân vào. Bước 9: Đo độ dãn mới của lò xo, tiếp tục dùng công thức Fđh = k.|D𝒍| để tính khối lượng vật. Bước 10: Đo 3 lần để tính được giá trị trung bình của vật cần đo.
  • 57. 47 Bước 11: Dùng cân để cân kiểm tra lại khối lượng vật. THIẾT KẾ NHIỆM VỤ HỌC TẬP Nhiệm vụ 1. Với các thiết bị, vật liệu giáo viên đã chuẩn bị, hãy thiết kế một bộ cân bằng lò xo để lần lượt cân khối lượng 1 quyển sách giáo khoa vật lý, 2 quyển sách giáo khoa vật lý, 1 quyển vở 96 trang, 2 quyển vở 96 trang. Nhiệm vụ 2. Vẽ sơ đồ bố trí bộ cân bằng lò xo. THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI HỌC: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC. 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Nêu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo đặc biệt về điểm đặt và hướng. - Phát biểu và viết công thức của định luật Húc, nêu rõ các đại lượng có trong công thức và đơn vị của các đại lượng đó. - Biết được ý nghĩa của khái niệm: giới hạn đàn hồi của lò xo. b) Kĩ năng - Tiến hành thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo với sự hỗ trợ của tài liệu hướng dẫn. - Sử dụng các dụng cụ gia công cơ bản (Tua-vít). - Làm việc nhóm, hợp tác của các thành viên trong nhóm. - Rèn luyện tư duy phản biện. - Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông, sắp xếp thời gian hợp lí. c) Thái độ - Thận trọng, biết xem xét giới hạn đàn hồi của lò xo.
  • 58. 48 - Hoà nhã, say mê học tập và trách nhiệm cá nhân. - Tôn trọng và hợp tác trong quá trình thực hiện. - Tích cực và sáng tạo. d) Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. 2. Chuẩn bị - Chuẩn bị tài liệu dạy học + Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo. + Phiếu học tập. Phiếu học tập KHẢO SÁT LỰC ĐÀN HỒI BẰNG LÒ XO Nhóm …………………..lớp…………... 1. Mục đích của khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo. ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ 2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo. Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm và chú thích các chi tiết và nêu công dụng của chúng, vẽ ở tờ giấy khác giáo viên đã phát. 3. Kết quả vận hành Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/3xTW8Gp Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 59. 49 …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………. => Kết luận: …………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………. - Chuẩn bị thiết bị dạy học. + Chuẩn bị 6 bộ dụng cụ thí nghiệm. - Chuẩn bị phương tiện dạy học + Máy chiếu để trình chiếu khi hướng dẫn HS. + Phòng học, bàn ghế cho các nhóm. 2.1. Dặn dò học sinh xem trước bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”. 3.1. Lắp ráp và vận hành bộ cân khối lượng bằng lò xo 3.1.1. Đặt vấn đề thực tiễn Hoạt động Đặt vấn đề: Một hôm mẹ đi chợ về và cảm giác rằng hôm nay mua một cân cam nhưng có vẻ như ít hơn mọi khi, nhưng nhà thì lại không có cân, vậy có cách nào kiểm tra xem khối lượng của cam hay không? - Tiếp nhận và phân tích các câu trả lời của học sinh. Tải bản FULL (120 trang): https://bit.ly/3xTW8Gp Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 60. 50 3.1.2. Nghiên cứu kiến thức nền và trình bày sơ đồ tư duy Hoạt động - Yêu cầu các nhóm đọc sách giáo khoa bài “Lực đàn hồi của lò xo” và tại liệu hướng dẫn bộ cân vật bằng lò xo để vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài “Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc”. - Sau khi các nhóm đã vẽ xong sơ đồ tư duy, thực hiện cho một nhóm lên bảng để thuyết trình về sơ đồ tư duy của nhóm. - Sau khi nhóm thuyết trình, thực hiện cho phản biện giữa các nhóm khác trong lớp. - Giáo viên kết luận vấn đề. 3.1.3. Đề xuất phương án thiết kế thí nghiệm Hoạt động - Giới thiệu bộ cân vật bằng lò xo và phân tích các dụng cụ có trong thí nghiệm, hướng dẫn học sinh đọc phần tài liệu hướng dẫn cân vật bằng lò xo để chuẩn bị lắp đặt. - Giới thiệu nội quy an toàn khi thí nghiệm. - Cho học sinh thực hiện làm thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi bằng lò xo. 3.1.4. Trình bày thí nghiệm và kết luận vấn đề Hoạt động - Sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm, đại diện một nhóm lên để vận hành thí nghiệm cân vật và trình bày cho cả lớp. - Thực hiện cho các nhóm hỏi và đáp về quá trình vận hành thí nghiệm. - Giáo viên kết luận vấn đề. 3.1.5 Mở rộng vấn đề Hoạt động Mở rộng vấn đề ứng dụng thí nghiệm trong đời sống hằng ngày, chế tạo những mô hình hỗ trợ cuộc sống. 6158486