SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong công việc.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trước đây.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hải Phòng, ngày tháng 9 năm 2015
Tác giả
CN. Nguyễn Thị Thu Hà
i
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hùng người đã tận
tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong
thời gian học cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Đại học Hàng hải
Việt Nam.
Cám ơn các thầy, cô giáo, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học trường
Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa
học.
Cảm ơn các đồng nghiệp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan
đã hỗ trợ cung cấp thông tin trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện luận văn
này.
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, chuyên
ngành
28
iii
2.2 Tham gia học các lớp quản lý nghiệp vụ
30
2.3 Nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức ngành
48
2.4 Nhu cầu được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ
50
2.5 Nhu cầu tham gia vào các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ
51
2.6 Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ
52
iv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc tốt hay xấu phần lớn do cán
bộ quyết định, song để có được đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng
tình hình thực tế, nhu cầu hội nhập và trình độ khoa học kỹ thuật trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải có đánh giá tổng thể
để thấy được thực trạng, cũng như khả năng có thể đáp ứng công việc để có chiến
lược quy hoạch, sử dụng, bồi dưỡng cán bộ, công chức nâng cao trình độ, kỹ năng
nghiệp vụ. Công tác này đã được Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành khẩn
trương và liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đội ngũ cán bộ, công chức
cơ sở nói chung và công chức văn hóa - xã hội cơ sở nói riêng chưa thật sự được
các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng. Hiện nay trong cả nước
đội ngũ công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá,
thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở có số lượng đông đảo, giữ vị trí, vai trò là sứ
giả mang thông điệp của đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật
Nhà nước tới nhân dân trên lĩnh vực văn hóa - xã hội trong đó phải kể đến lĩnh vực
văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình. Mặt khác, cũng chính họ là người tổ chức
thực hiện các hoạt động trên các lĩnh vực đó. Có thể nói họ là cầu nối giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân, là người mang tâm tư, nguyện vọng, đề xuất các sáng kiến
của nhân dân tới Đảng và Nhà nước. Thông qua đó Đảng và Nhà nước đã kịp thời
bổ sung, điều chỉnh đường lối, chính sách của mình phù hợp với hoàn cảnh thực tế
đặt ra.
Qua theo dõi và khảo sát thực tế thấy không phải lúc nào, bao giờ công chức
văn hóa - xã hội cũng đáp ứng được công việc bởi nhiều lý do như trình độ học
vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và những yếu tố
khách quan như điều kiện, hoàn cảch riêng và đặc biệt là sau khi Bộ Văn hóa -
Thông tin tách mảng Văn hóa để sáp nhập với Tổng Cục Du lịch, Ủy ban Thể dục,
1
Thể thao trở thành một Bộ đa ngành đa lĩnh vực thì công việc của họ vẫn phải đảm
nhiệm lĩnh vực xã hội, thông tin cộng với mảng gia đình, du lịch.
Đánh giá đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như thực trạng đang đặt ra
của công chức văn hóa - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chiến lược và hành
động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức văn hóa - xã hội,
thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và
đặc biệt trong Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về
việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28 tháng
10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, thực
hiện Nghị Quyết trên của Đảng, Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27 tháng 11
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện sự chỉ đạo theo nội dung của
các văn bản trên nhận thấy có một số bất cập sau:
Hiện nay, các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở, nhưng trên thực tế hầu như họ
không đảm đương được công việc đó, vì nhiều lý do: Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
thì do Sở Nội vụ quản lý; đơn vị chủ quản thực hiện chức năng bồi dưỡng cho đối
tượng này chưa được xác định cụ thể trong khi đó các Trường Văn hoá Nghệ thuật
của các địa phương không có chức năng bồi dưỡng đội ngũ công chức này; cơ sở vật
chất chưa đảm bảo, nội dung chương trình chưa thống nhất...
Thực tế vừa đa dạng vừa phức tạp, không đơn giản cho rằng hoạt động văn
hóa, thể thao, du lịch và gia đình như một con đường bằng phẳng, dễ đi, dễ xử lý
mà mỗi ngày, mỗi năm sẽ có những khó khăn mới, những phức tạp mới không dễ
hình dung ra nên với vốn kiến thức lạc hậu không ai dám khẳng định rằng mình có
thể dựa vào vốn kiến thức ấy mà giải quyết hết được vấn đề đặt ra.
2
Chính vì lý do nêu trên mà việc nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng
công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao,
du lịch và gia đình cấp cơ sở trong tình hình hiện nay là việc làm cấp thiết nên tôi
chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa
tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở lý luận và từ việc đánh giá thực trạng chất lượng công chức làm
công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải
Phòng đặc biệt là công tác bồi dưỡng công chức văn hoá - xã hội làm công tác
quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở ở một số
quận. Qua đó đề xuất biện pháp tăng cường nâng cao chất lượng công chức làm
công tác văn hóa trong tình hình hiện nay nhằm tháo gỡ những vướng mắc đang
tồn tại trong công tác bồi dưỡng để thực hiện công tác nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn, phẩm chất chính trị cho công chức văn hóa - xã hội cơ sở đáp ứng
nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
* Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chính sau:
- Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử để nhìn nhận, xem xét vấn đề. Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các hoạt động
văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở về các mặt như sau: Độ tuổi, trình
độ được đào tạo bồi dưỡng, các nội dung, phương pháp, hình thức được bồi dưỡng
đã qua, xuất phát từ nhu cầu thực tế để đưa ra biện pháp tăng cường nâng cao chất
lượng công chức làm công tác văn hóa vụ cụ thể công tác bồi dưỡng mới phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay của ngành đa lĩnh vực.
3
- Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, xem xét các
chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng trước đây có phù hợp
hay không để rút ra chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng
mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của ngành đa lĩnh vực.
- Điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài.
- Về phạm vi nội dung: Điều tra khảo sát điểm tình hình công chức văn hoá -
xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình và
thực trạng chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự
nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng cụ thể được khảo sát tại 2 quận Hồng
Bàng và Đồ Sơn
- Về đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng cho cán bộ công chức văn
hóa - xã hội tại 2 quận Hồng Bàng và Đồ Sơn.
5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: luận văn đã lựa chọn, tập hợp thành bài bản kiến thức về
chất lượng công chức văn hóa - xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Đánh giá thực trạng, chất lượng công chức văn hóa - xã hội tại các đơn vị
hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công chức làm
công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải
Phòng
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Đề
tài gồm 3 chương:
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức làm công tác quản lý các hoạt động
văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở.
Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các
đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa
tại các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
5
CHƯƠNG 1.
LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH VÀ GIA ĐÌNH CẤP
CƠ SỞ
1.1. Khái niệm của công chức văn hóa - xã hội làm công tác quản lý các hoạt
động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở
1.1.1. Khái niệm quản lý.
Trong đời sống xã hội bao gồm nhiều phương diện nhu cầu, đòi hỏi có nhiều
lĩnh vực hoạt động của con người để đáp ứng những nhu cầu đó: hoạt động trên
lĩnh vực kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực xã hội, hoạt động trong lĩnh vực khoa
học, văn hoá, giáo dục…
Mọi lĩnh vực hoạt động này đều đặt dưới sự chỉ huy của một cơ
chế xã hội toàn bộ, đều được quản lý. Có nhiều cách định nghĩa và hiểu quản lý
khác nhau. F.W.TayLor, nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình
lao động trong từng bộ phận của nó, xuất phát từ nhu cầu khai thác tối đa thời gian
lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng
cường năng xuất lao động thì cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn
người khác làm và sau đó được hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt
nhất và rẻ nhất” [14]
Với nhà lý luận quản lý kinh tế Pháp H.Fayol thì: “Quản lý là dự
đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.” [14]
Như vậy hiểu một cách chung nhất, quản lý là một sự điều tiết rất cao, mang
tính xã hội. Nó luôn là một hoạt động hướng đích giữa chủ thể quản lý với khách
thể quản lý, khiến các hoạt động trong xã hội phải tự giác tuân thủ đi đúng theo
những đường hướng mà Đảng và Nhà nước vạch ra. Nó là một quá trình tác động
giữa chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, thông qua những biện pháp, phương
pháp, phương tiện quản lý nhằm hoàn thiện hoá hoặc làm thay đổi tình trạng hiện
hữu. Nói đến quản lý là nói tới cả một quá trình chứ không phải chỉ nói như một
hành động tức thời hay chỉ một hành động ngăn chặn. Cho nên, có thể nói rằng:
6
Quản lý là một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có, thấy được,
thấy đúng cái cần có. Biết tìm mọi biện pháp, phương tịên khả thi và tối ưu để đưa
cái hiện có lên cái cần có trong điều kiện biến đổi của môi trường.
Chủ thể quản lý có thể là một tổ chức, một cá nhân và tác nhân tạo ra các tác
động trong qúa trình quản lý. Đối tượng quản lý cũng có thể là một người, một
nhóm người hoặc một cộng đồng người, có thể một sinh vật hay sự vật. Đối tượng
quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Chủ thể của quá
trình quản lý này có thể là đối tượng của quá trình quản lý kia.
Muốn quản lý tốt, đúng hướng, có hiệu quả, người quản lý cần nắm vững
đường lối, chính sách, nghị quyết, pháp luật…của Đảng và Nhà níc, đồng thời phải
thành thạo quy trình quản lý có khoa học. Quy trình quản lý ấy là một chuỗi những
thực thao hợp lô gíc, đi theo quy trình sau:
Lập Kế hoạch à Tổ chức à Điều hành à Kiểm tra, điều chỉnh
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý theo chức năng của nó
như sau:
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra, điều
chỉnh công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và sử dụng các
nguồn lực phù hợp để đạt các mục đích đã định.
Quản lý là một khoa học và nghệ thuật vì nó tuân thủ chặt chẽ các thao tác
hợp quy luật, hơn thế nữa đòi hỏi phải có kinh nghiệm, có tầm nhìn, dự báo tương
lai, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã có để sử lý các mối quan hệ, đưa đến hiệu
quả tối ưu.
Khoa học và nghệ thuật của quản lý luôn phụ thuộc vào nhau trong một
chỉnh thể thống nhất. Một khi khoa học tiến bộ thì nghệ thuật cũng hoàn thiện và
ngược lại.
Khái niệm “quản lý” và khái niệm “lãnh đạo” rất gần gũi nhau, trong ngôn
từ thông thường có khi còn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nên có sự phân biệt để
thấy rõ vai trò và chức năng của chúng.
7
Lãnh đạo: Là hình thức quản lý cao nhất, chung nhất, là sự quản lý ở cấp
chiến lược. Nó là sự chỉ huy chiến lược các hoạt động trong xã hội theo một đường
hướng chính trị, tư tưởng của Đảng cầm quyền, thể hiện qua đường lối, nghị quyết
của Đảng cầm quyền, cụ thể ở nước ta là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Quản lý: Đó là sự điều khiển chiến thuật các hoạt động xã hội bằng thể chế
pháp luật, chính sách, bộ máy quản lý Nhà nước, ban hành căn cứ theo đường lối,
chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Trong quản lý chiến thuật này có sự quản lý của
Chính Phủ nói chung và sự quản lý của từng ngành, từng Bộ nói riêng.
1.1.2. Khái niệm công chức quản lý
Công chức là công dân Việt nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân nà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo
đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. [4]
Từ khái niệm công chức trên và khái niệm quản lý để trình bày ở phần trên có
thể đưa ra khái niệm về công chức quản lý như sau:
Công chức quản lý là người thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm
tra, điều chỉnh công việc mà mình được giao quản lý và sử dụng các nguồn lực
phù hợp để đạt được mục đích đã định.
Đặc điểm của cán bộ công chức quản lý:
+ Có bản lĩnh, hoạt động có mục đích, có tinh thần trách nhiệm cao. Kiên
quyết thực hiện các mục tiêu đã định. Trung thực, không cơ hội, tác phong dân
chủ, khoa học, giầu tính nhân văn hướng tới cái cao cả chân - thiện - mỹ.
8
+ Thông tuệ, thông minh, nhận thức nhanh, trí tuệ phát triển. Am hiểu sâu,
phát hiện nhanh, giải quyết kịp thời, tổng kết đúng. Có năng lực dự báo, định
hướng và tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu.
+ Giàu tính sáng tạo tư duy độc lập, luôn khám phá ra bản chất, tìm quy luật
vận động. Say sưa với lý tưởng mới. Quyết đoán một cách thông minh, trước mọi
tình huống đều tìm ra cách giải quyết tối ưu.
+ Có thể lực tốt, một số giác quan tương hợp phát triển, tạo điều kiện cho tài
năng nảy nở. Có thần kinh vững vàng.
Vai trò của người cán bộ công chức quản lý được xem trên hai góc độ:
+ Ở cương vị công tác của mình, người quản lý phát huy phẩm chất năng
lực, điều khiển, ra lệnh và gương mẫu thực hiện nhiệm vụ.
+ Đề xuất biện pháp, chế độ tạo ra động lực nhằm khai thác cao nhất mọi
tiềm năng xã hội ở đâu lựa chọn và bố trí đúng cán bộ chủ chốt và người đứng đầu,
thì ở đó đường lối, quan điểm của Đảng được giữ vững và quán triệt, dân chủ được
phát huy, tập hợp được trí tuệ tập thể, tạo ra được sự phấn khởi, đoàn kết thống
nhất ý trí.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá VIII về “ Chiến
lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đã khẳng định: “ Cán bộ
là nhân tố quyết định sự thành bại của cánh mạng”. Ý tưởng cán bộ là nhân tố
thành bại của cách mạng hơn nửa thế kỷ trước đây đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt sẽ thành công…
không có cán bộ tốt thì hỏng việc” [3]
Nhân tài quản lý là yếu tố then chốt và là tiền đề để thực hiện khoa học hoá,
hiện đại hoá quản lý. Ở từng cấp độ khác nhau, vai trò của cán bộ công chức quản
lý có ý nghĩa quyết định tốc độ, nhịp độ và hiệu quả của sự phát triển.
1.1.3. Khái niệm quản lý văn hoá.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy theo mục đích nghiên cứu
và người sử dụng.
9
Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ chữ viết, đạo đức, pháp
luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, và phát minh đó
là văn hóa".[2]
Nhưng chúng ta hiểu về văn hóa theo định nghĩa của Tổng Thư ký
UNESCO Pedérico Mayor:
Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và
cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã
hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Từ khái niệm văn hóa và khái niệm quản lý có thể tạm đưa ra khái niệm
quản lý văn hóa như sau:
- Quản lý văn hóa là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra,
điều chỉnh hoạt động văn hóa và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục
đích đã định.
1.1.4. Khái niệm quản lý thể thao
Thể thao là hoạt động thể chất hay kĩ năng dành cho mục đích giải trí, thi
đấu, đạt đến vinh quang, rèn luyện bản thân, tăng cường sức khỏe... Các môn thể
thao đều kèm theo hoạt động thể chất, thi đấu và luật lệ tính điểm.
Từ khái niệm thể thao và khái niệm quản lý có thể tạm đưa ra khái niệm
quản lý thể thao như sau:
- Quản lý thể thao là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm
tra, điều chỉnh hoạt động thể thao và sử dụng các nguồn lực phù hợp đê đạt được
mục đích đã định.
1.1.5. Khái niệm quản lý du lịch
“Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [5]
10
Du lịch: "Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu
cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian
rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe,
nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh".[1]
Từ khái niệm du lịch và khái niệm quản lý có thể tạm đưa ra khái niệm quản
lý du lịch như sau:
- Quản lý du lịch là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra,
điều chỉnh hoạt động du lịch và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục
đích đã định.
1.1.6. Khái niệm quản lý gia đình
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam thì: Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan
hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau.
- Trong Từ điển Tiếng Việt định nghĩa gia đình như sau:
"Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu
có từ thời đại thị tộc mẫu hệ, trong thời đại phong kiến, thường có cha, mẹ, con
cháu, có khi cả chắt nữa; trong thời đại tư bản thường chỉ có vợ chồng và con cái".
[9]
- Trong Từ điển Larousse của Pháp định nghĩa gia đình (Famille) là:
+ Cha mẹ và con cái sống cùng một mái nhà. Gia đình đông người.
+ Chỉ tất cả những người cùng một dòng máu như con cái, anh em, cháu trai
(trực hệ).
Ngày nay định nghĩa về gia đình mở rộng hơn, gia đình có nhiều hình thức,
chỉ có cha (hoặc mẹ) với con đẻ hoặc con nuôi, ông (bà) với cháu, gia đình đầy đủ
các thế hệ (tam, tứ đại đồng đường) hoặc gia đình chỉ có hai thế hệ (thường gọi là
gia đình hạt nhân)...
Trong các khái niệm kể trên có lẽ khái niệm của Luật Hôn nhân và Gia đình
là phù hợp hơn cả.
11
Kết hợp giữa khái niệm gia đình và khái niệm quản lý có thể đưa ra khái
niệm quản lý gia đình như sau:
- Quản lý gia đình là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm
tra, điều chỉnh công tác gia đình và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được
mục đích đã định.
1.2. Nhiệm vụ, vai trò, tiêu chí của công chức văn hoá - xã hội làm công tác
quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch cấp cơ sở.
1.2.1. Nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở.
Theo số liệu của Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng tính đến năm 2014 có 223
xã, phường, thị trấn với gần 4.400 cán bộ công chức. Mỗi đơn vị xã, phường, thị
trấn có một định biên công chức chuyên trách văn hoá - xã hội gọi là công chức
văn hoá - xã hội. Như vậy, số công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở hiện nay
khoảng trên 300 người.
Công chức văn hoá - xã hội là người được hưởng lương từ ngân sách sự
nghiệp của Nhà nước để tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, gia
đình…trong địa bàn xã, phường, thị trấn theo sự phân công, phân cấp của Ủy ban
nhân dân xã và ngành dọc cấp trên. Thực hiện 11 nhiệm vụ theo Quyết định số
04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ xác định cụ thể
nhiệm vụ của công chức văn hoá - xã hội. Cụ thể như sau:
- “Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thông tin, tuyên truyền
giáo dục về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình
kinh tế - chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại
của địch; báo cáo thông tin về dư luận quần chúng và tình hình môi trường văn hoá
ở địa phương lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động thể dục,
thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ
các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, ngăn chặn việc truyền bá các tư tưởng
12
phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các hình thức tệ nạn xã
hội khác ở địa phương.
- Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức vận động để xã hội hoá
các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở
địa phương.
- Hướng dẫn kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp
luật trong hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao.
- Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông
tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thương binh và xã hội trình
Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê
duyệt.
- Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên
địa bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng hưởng chính sách lao động - thư-
ơng binh và xã hội.
- Hướng dẫn nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, ng-
ười được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình Uỷ ban nhân dân xã giải
quyết theo thẩm quyền.
- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp cho người hư-
ởng chính sách lao động, thương binh và xã hội.
- Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối
tượng chính sách.
- Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ và bảo trợ
xã hội, việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng.
- Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo
công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao
động - thương binh và xã hội”.[8]
13
1.2.2. Vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở.
Với 11 nhiệm vụ kể trên, ta thấy vai trò của người công chức văn hoá - xã
hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình trong
việc bảo vệ, tôn tạo cũng như việc phát triển trong thời kỳ hội nhập các giá trị văn
hoá, thể thao, du lịch là rất quan trọng.
- Là công chức trực tiếp tiếp cận, sống cùng với người dân, trước hết công
chức văn hoá - xã hội là người hiểu phong tục tập quán của địa phương. Từ đó đề
ra chương trình, kế hoạch hành động nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống, hạn
chế các thủ tục lạc hậu đồng thời phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về những vấn đề văn hoá - xã hội, giúp dân nhận thức
được những việc nên làm và những việc cần phải bỏ với phương trâm công tác văn
hoá - xã hội phải đến được tận người dân để dân biết, dân hiểu, dân tin và dân làm
theo.
- Có vai trò phát hiện những nhân tố điển hình để nêu gương, nhân rộng
trong dân về lối sống, đạo đức, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tăng cường
lối sống đoàn kết, chia xẻ lẫn nhau của tình làng nghĩa xóm, trong cụm dân cư, khu
dân phố đồng thời phát hiện kịp thời những cá nhân có lối sống, hành vi ảnh hưởng
đến thuần phong mỹ tục, khối đoàn kết dân tộc, kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có
thẩm quyền.
- Với vai trò là sứ giả mang thông điệp đến với người dân, công chức văn
hoá - xã hội thường xuyên, kiên trì bám sát dân để tuyên truyền vận động, giáo dục
trong việc xây dựng môi trường văn hoá, lối sống văn minh tạo nên đời sống tinh
thần lành mạnh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá ngày càng đa
dạng của nhân dân.
- Là người hướng dẫn, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho người dân
trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, các danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử văn hoá. Thực tiễn hiện nay ở một số địa phương nhiều di sản văn hoá
phi vật thể như ngành nghề truyền thống, dân ca.. v.v.. được bảo tồn thông qua
phương tiện truyền khẩu, gìn giữ qua các dòng họ. Đặc biệt đối với công chức văn
14
hoá - xã hội công tác ở địa bàn dân tộc thiểu số thì vai trò bảo vệ, phát huy các giá
trị văn hoá của các dân tộc thiểu số không để bị mai một và góp phần vào sự phong
phú và đa dạng văn hoá Việt Nam là công việc vô cùng khó khăn.
- Phát huy vai trò của mình, người công chức văn hoá - xã hội đã phát hiện
có dấu hiệu của việc các di sản văn hoá, khu di tích và danh lam thắng cảnh bị thất
thoát, xuống cấp đã báo cáo lên cấp có thẩm quyền ra các quyết định xử lý, tránh
nghiêm trọng xảy ra.
- Tham gia xây dựng và giám sát việc ban hành và thực hiện quy ước, hương
ước ở địa phương để quy ước, hương ước ấy mang giá trị nhân văn và không trái
với pháp luật tạo sự hưởng ứng tích cực trong nhân dân.
- Góp phần tích cực trong mối quan hệ hài hoà giữa văn hoá và tôn giáo, tạo
điều kiện cho người dân đợc tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào, tạo tinh thần
đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo
thực hiện sống tốt đời, đẹp đạo. Làm được như vậy sẽ hạn chế được các thế lực thù
địch lợi dụng tôn giáo chia rẽ đồng bào, gây mất đoàn kết dân tộc.
- Sàng lọc, xử lý thông tin, dư luận quần chúng trong đấu tranh chống âm
mưu tuyên truyền, phá hoại của địch, góp phần ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng
phản động, đồi truỵ dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở
địa phương.
- Thông qua kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí gia đình văn
hoá,cơ quan công sở văn minh để lập danh sách các gia đình, cơ quan đơn vị đóng
trên địa bàn đạt tiêu chuẩn đề ra đề nghị công nhận gia đình văn hoá, cơ quan,
công sở văn minh.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch theo chủ đề rồi tổ chức thực hiện các hoạt
động thể dục thể thao, văn nghệ quần chúng theo chương trình, kế hoạch đã được
phê duyệt đồng thời xây dựng các tiêu chí để kiểm tra, đánh giá phong trào.
- Góp phần hướng dẫn người dân địa phương cũng như các khách du lịch
bảo vệ, giữ gìn các điểm du lịch của địa phương.
15
- Góp phần quan trọng trong việc phối hợp với các cấp, các ngành trong và
ngoài địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương.
- Hướng dẫn người dân tham gia đọc sách tại nhà văn hoá để nâng cao trình
độ, kiến thức cho cuộc sống cũng như công việc.
- Hướng dẫn, giúp người dân sử dụng các thiết chế văn hoá một cách hiệu
quả, đúng mục đích.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí trong
việc cưới, việc tang.
-Tổng kết, đánh giá công tác hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình
ở địa phương. Trên cơ sở đó phát hiện những vướng mắc, bất hợp lý trong các văn
bản quản lý của Nhà nước và các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực mình quản
lý để có những báo cáo, đề xuất kịp thời.
Như vậy, công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng
trong việc đưa văn hoá thấm sâu vào toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội ở địa
phương, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng. Là người cụ thể
hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước về văn hoá, thể dục thể thao và gia đình trở thành hiện thực, hay nói khác đi
từ những quy định trên giấy tờ, bằng thực tiễn hoạt động tại địa phương đã kiểm
nghiệm sự phù hợp của những quy định và cũng chính họ là cầu nối truyền tải ý
kiến, mong muốn, nguyện vọng của người dân về các lĩnh vực đến với cơ quan có
thẩm quyền những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở
đó thể chế về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình ngày càng hoàn thiện và có tính
thực thi cao.
1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý văn hóa - xã hội:
Công tác đánh giá cán bộ, công chức nói chung và công chức quản lý văn
hóa - xã hội nói riêng là công tác vô cùng phức tạp, nhạy cảm, là cơ sở cho việc
xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công
16
chức. Có thể đánh giá chất lượng cán bộ, công chức qua các tiêu chí cụ thể sau
đây:
- Tiêu chí thứ nhất: Phẩm chất chính trị
Tiêu chuẩn này thể hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường
của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định với mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Tiêu chí thứ hai: Trình độ năng lực
Trình độ chính trị biểu hiện ở sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hóa, chuyên
môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý; năng lực dự báo và định hướng sự
phát triển, tổng kết thực tiễn; tham gia xây dựng đường lối, chính sách thuyết phục
các tổ chức, nhân dân thực hiện; ý thức tham gia đấu tranh bảo vệ quan điểm
đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Tiêu chí thứ ba: Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao
Là khả năng làm tốt mọi công việc, đạt được chất lượng hiệu quả công việc
thực tế, luôn phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thì đào tạo, bồi dưỡng, là
nội dung mà luận văn tập trung đề cập tới.
1.3. Quan niệm về bồi dưỡng.
Theo định nghĩa của Unesco: “Bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao về nghề
nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến
thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao
động nghề nghiệp”.
17
Như vậy, bồi dưỡng là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
hình thành, phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất chính
trị, đạo đức, tác phong của học viên.
Bồi dưỡng không chỉ dừng lại ở mức tiếp tục cái cũ, nâng cao lên mà còn
tạo thêm cái mới. Cái ban đầu được tiếp tục nâng cao thêm, hoàn thiện thêm.
Bồi dưỡng là quá trình hoàn thiện kiến thức cho học viên, tạo tiền đề cho họ
thích ứng với công việc và hành nghề có năng xuất, có hiệu quả. Quá trình đó được
tiến hành trong nhà trường, viện nghiên cứu, khảo sát thực tế…theo những mục
tiêu, chương trình, nội dung và theo một hệ thống đã được thống nhất ở từng khoá
học với thời gian quy định với những trình độ khác nhau và khi tốt nghiệp được
cấp các chứng chỉ theo trình độ được bồi dưỡng. Như vậy, quá trình bồi dưỡng là
quá trình mở rộng hoặc nâng cao và chỉ diễn ra sau khi đã qua quá trình đào tạo.
“Mục đích của bồi dưỡng là nâng cao năng lực và phẩm chất
chuyên môn của người học, trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện
nhiệm vụ công vụ. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đầy
đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiến tiến, hiện đại”. [7]
Nội dung bồi dưỡng chủ yếu liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, chính
trị, tư tưởng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ. Những
vấn đề giúp người học nắm được những tri thức mới ứng dụng trong hoạt động
nghề nghiệp.
Hình thức bồi dưỡng rất đa dạng, có thể là tập trung hoặc không tập trung và
thường được bố trí phù hợp với điều kiện công tác của học vỉên. Bồi dưỡng với
nhiều loại hình: dự giờ, bồi dưỡng từ xa, tự học, luân phiên, tập huấn, chuyên đề,
tham quan bồi dưỡng ở nước ngoài…
Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hoá kiến thức, bổ túc nghề
nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề.
Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người được bồi dưỡng có cơ hội để
củng cố và mở mang một cách có hệ thống các tri thức, kỹ năng, chuyên môn
nghiệp vụ và thường được xác nhận bằng các chứng chỉ.
18
“Như vậy, bồi dưỡng là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
và các mặt phẩm chất, năng lực nghề nghiệp - xã hội khác (với nhiều hình thức
khác nhau) để đạt được tiêu chuẩn quy định cho từng bậc học với từng chức danh
được ban hành bằng văn bản pháp quy áp dụng trong phạm vi cả nước.
1.4. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: Giáo dục, đào
tạo là quốc sách hàng đầu. Quan điểm đó được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII nhấn mạnh:
“ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi
trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”.[10]
Nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, Đại hội Đảng Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng chỉ rõ: Sớm xây
dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới “ Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, thực
hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ đồng thời kết hợp tốt các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục,
tính phát triển trong đội ngũ cán bộ”.
“ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị,
phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên
gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị coi trọng cả đức
và tài, đức là gốc”.[10]
Về công tác bồi dưỡng cán bộ, Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh đây là công tác
thường xuyên, liên tục.
"Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng th-
ường xuyên cán bộ, công chức Nhà nước. Thực hiện chế độ bổ nhiệm công chức
có thời hạn, chế độ luân chuyển công chức, tạo điều kiện cho công chức nâng cao
trình độ chuyên môn và sát với dân".[11]
19
Về giáo dục và đào tạo, tiếp tục được Đảng ta khẳng định: Đổi mới tư duy
giáo dục.
"Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chư-
ơng trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý
để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận
với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá,
thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục
hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập và học
tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".[12]
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của Nhà nước, của toàn
dân. Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh, Nhà nước đã ban hành Luật Giáo dục ngày 02
tháng 12 năm 1998, là cơ sở pháp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức,
cán bộ Nhà nước:
“ Nhà trường của cơ quan hành chính Nhà nước, của tổ chức chính
trị xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”.[6]
Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 cũng ban hành cơ chế chính sách đối với
công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức:
“ Điều 47- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng
công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý, tiêu
chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng bao gồm:
a. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.
b. Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức
do Chính phủ quy định.
20
Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo,
bồi dưỡng công chức.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, quản lý công chức có trách nhiệm
xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và
nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo
điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách Nhà nước
cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật”.[4]
Nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn
quy hoạch sử dụng cán bộ, công chức. Văn kiện Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ đã
nhấn mạnh “ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và tổ chức cán bộ trong bộ máy nhà
nước, bảo đảm tính liên tục của nền hành chính Nhà nước. Xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng chung cũng như đối với từng ngành, từng địa phương. Kế hoạch
phải gắn với mục tiêu, yêu cầu, đối tượng và địa chỉ sử dụng…đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ phải gắn với quy hoạch, với yêu cầu bố trí, sử dụng và kế hoạch tạo nguồn
cán bộ. Chấm dứt tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo, bồi dưỡng”.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức Nhà nước được
Chính phủ hết sức coi trọng. Trong báo cáo tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khoá IX,
Thủ tướng xác định: Một nhiệm vụ hết sức quan trọng là xúc tiến việc đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước để từng bước tiêu chuẩn hoá các chức
danh hành chính.
Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
của các ngành Thủ tướng chỉ thị: Các Bộ trưởng, thứ trưởng các cơ quan ngang
Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải trực tiếp triển khai thực
hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước. Coi đây là một trong
những công tác trọng tâm của bộ, ngành và địa phương mình…
21
Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ thể hiện sự chỉ đạo thống nhất và nhất quán của Nhà nước ta về công
tác cán bộ.
Qua các kỳ Đại hội, đặc biệt là từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến
nay, Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảm bảo về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao,đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ đổi mới của đất nước.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ toàn diện về các mặt: Phẩm chất chính trị, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng quản lý …
Từng bước tiếp cận với trình độ giáo dục khu vực và quốc tế. Đổi mới tư
duy giáo dục: có mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp; có cơ chế quản lý
phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Đảm bảo sự công bằng về cơ hội học
tập và học tập suốt đời cho mỗi người dân nói chung và cán bộ nói riêng để thực
hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2020.
Có cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục, gắn với
địa chỉ sử dụng. Đào tạo bồi dưỡng trước khi bố trí, sử dụng cán bộ.
Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ
rất đúng và trúng. Không những chỉ quan tâm và đầu tư cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng ở tuyến Trung ương, tỉnh mà ngay trong cấp cơ sở cũng được quan tâm một
cách đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 7 khóa X tập trung bàn về nông nghiệp, nông
thôn và nông dân trong đó nhấn mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cơ
sở; Chính phủ đưa Nghị quyết này vào chương trình hành động của mình; Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội
vụ cũng đã thảo luận và nghiên cứu một cách nghiêm túc các vấn đề về tam nông
trong đó cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức cơ sở.
22
Tuy nhiên, không phải lúc nào và địa phương nào cũng quán triệt và có điều
kiện triển khai đúng như tinh thần nội dung các văn bản đã quy định bởi một số
nguyên nhân sau:
- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp chưa sâu sắc,
chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở.
- Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng chậm đổi mới, chưa cập nhật
những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Thiếu chương trình bồi dưỡng theo chức danh
cho cán bộ. Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết chưa
thích ứng với địa phương.
- Một số cán bộ còn tự ti, ỷ lại, thiếu chí tiến thủ, ngại học tập vươn lên làm
chủ kiến thức.
- Cơ chế chưa thật sự phù hợp, chưa quy về một mối thống nhất, ngân sách
dành cho đào tạo, bồi dưỡng chưa tạo thành mục chi thường xuyên, chưa xác định
được cơ quan có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng, có nơi có nhiệm vụ đào tạo bồi d-
ưỡng cán bộ thì lại không có chức năng. Mặt khác có nơi có chức năng thì lại
không có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đó.
1.5. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội làm
công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch cấp cơ sở trong
tình hình hiện nay.
Ngay từ những năm đầu lập nước, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Hồ
Chủ tịch đã chỉ rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Người
nói: “cán bộ là cái gốc của công việc”, “ cán bộ tốt thì làm công việc mới tốt”, và
Người yêu cầu cán bộ “chưa biết thì phải học, học trong sách vở, học trong nhân
dân”. Trong các bài nói về công tác huấn luyện và học tập tại Hội nghị Toàn quốc
lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
- Học để sửa chữa tư tưởng.
- Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng.
- Học để tin tưởng vào đoàn thể, vào nhân dân.
- Học để hành.
23
Trong công tác huấn luyện phải chú ý đến các đối tượng:
- Huấn luyện cán bộ.
- Huấn luyện hội viên đoàn thể.
- Huấn luyện cán bộ của các ngành chuyên môn của chính quyền.
- Huấn luyện nhân dân.
Trước hết Người nói đến huấn luyện cán bộ vì “cán bộ là tiền vốn của đoàn
thể”. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì
thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”.
Tiếp nối tư tưởng của Người và nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ vào vị trí có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong
sự thành công của sự nghiệp đổi mới, chú trọng đến yếu tố con người là con đường
dẫn đến thành công đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người là
yếu tố cách mạng nhất, năng động nhất và mang tính quyết định trong lực lượng
sản xuất. Con người không phải là con người trừu tượng, mà phải là con người có
tri thức khoa học, có kiến thức và kỹ năng làm việc. Con người như thế không phải
tự nhiên sinh ra, mà phải qua một quá trình lâu dài mới có được. Trong quá trình
đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng
phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn. Hoạt động này được định hướng
theo những yêu cầu của công cuộc đổi mới nói chung và công cuộc xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng. Các kỳ
Đại hội Đảng đều khẳng định phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức ngang tầm với nhiệm vụ mới. Yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng phải
đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ đảm bảo thực
thi tốt các nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu đến năm 2020
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Công nghiệp hoá - hiện đại
hoá là một cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy,
để triển khai và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề
24
cần thiết trong đó yếu tố nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định. Đứng
trước cơ hội và thách thức mới, những yêu cầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công
chức của Việt Nam phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng, được đào tạo một cách
căn bản, toàn diện về mọi mặt mới đáp ứng được nhu cầu của quá trình hội nhập.
Công cuộc đổi mới, mở cửa giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế
giới diễn ra mạnh mẽ như hiện nay đã, đang và sẽ đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức
với đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp từ trung ương tới cơ sở. Đối với đội ngũ cán
bộ, công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở hiện nay, xét từ thực tiễn công việc và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều bất cập chưa ngang tầm với yêu cầu
nhiệm vụ mới. Đội ngũ này phải thực hiện một lúc hai chức năng: Quản lý hoạt
động văn hoá, thông tin tuyên truyền, thể thao, du lịch và gia đình thậm trí nhiều
địa phương họ phải đảm trách cả công tác khuyến học, dân số… đồng thời tổ chức,
triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể. Trong khi đó đội ngũ này hiện nay ở cấp
xã, phường còn thiếu và yếu. Thiếu vì ở xã, phường cán bộ phụ trách văn hoá - xã
hội chỉ có một người, nhưng làm kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau. Yếu vì đội ngũ
này hay thay đổi, nguồn bổ sung từ nhiều ngành nghề khác nhau, không được đào
tạo cơ bản nên làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực trình độ chuyên môn,
kỹ năng làm việc còn hạn chế. Đối với nhiều cán bộ, công chức văn hoá - xã hội đã
qua đào tạo một chuyên ngành cụ thể như văn hoá hay thể thao, du lịch hoặc
chuyên ngành về xã hội nhân văn thì họ chỉ có kiến thức về lĩnh vực mà họ đã
được đào tạo còn những lĩnh vực khác hoàn toàn mới mẻ hoặc làm việc theo kinh
nghiệm nên trong công việc gặp không ít những khó khăn, lúng túng. Do vậy,
Hàng năm đội ngũ này rất cần được bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Trước hết, là những yêu cầu về phẩm chất đạo đức cách mạng, thái độ,
phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức không bị hoang mang, giao động
trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Họ cần có bản lĩnh chính trị đủ tự tin,
bản lĩnh xem xét, đánh giá, lựa chọn, định hướng và dẫn dắt quần chúng nhân dân
nhận thức đúng bản chất mỗi sự việc, trước những luồng tư tưởng, văn hoá, trước
sự chuyển đổi các giá trị xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong đời sống
25
tinh thần mỗi làng, bản, xóm phố nơi mình sinh sống. Họ cần hiểu thấu đáo chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để làm đúng và tuyên truyền
tới nhân dân. Thứ hai, họ cần có kiến thức đủ tầm để tổ chức và quản lý các hoạt
động thuộc về đời sống tinh thần của người dân, biết khai thác, phát huy thế mạnh
của địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân
dân, biết trân trọng gìn giữ những giá trị đạo lý gia đình đúng với truyền thống
dân tộc, biết gạn đục khơi trong, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân
loại làm cho đời sống văn hoá ở mỗi địa phương thêm phong phú, sinh động. Qua
đó người dân thấy thêm yêu, gắn bó hơn, trách nhiệm hơn với làng quê của mình.
Trước những biến đổi không ngừng của môi trường sống, của sự phát triển
khoa học kỹ thuật và công nghệ, yêu cầu người làm công tác quản lý các hoạt động
văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình phải năng động, có khả năng thích ứng trước
những sự phát triển liên tục của tình hình, nhiệm vụ mới, phải có tri thức khoa học,
bản lĩnh cách mạng để chủ động giao lưu, hợp tác, học hỏi cùng phát triển trên các
lĩnh vực thể dục, thể thao nhằm nâng cao thể chất người Việt, phát triển tiềm năng
du lịch của mỗi địa phương đồng thời biết giữ gìn, bảo lưu những giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc để chúng thẫm đẫm vào mỗi người dân, mỗi gia đình,
dòng họ tạo thành cốt cách, tâm hồn, khí phách riêng của dân tộc Việt. Trước
những đòi hỏi của thực tiễn ấy đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức văn hoá - xã
hội cấp cơ sở phải nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn và
kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, thực hiện được điều này cần có
sự góp sức mạnh mẽ hơn nữa của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức ngành văn hoá, thể thao, du lịch nói chung và đội ngũ cán bộ công chức
văn hoá - xã hội cấp cơ sở nói riêng là một yêu cầu cấp thiết cần được ưu tiên,
quan tâm phát triển để đón trước và tạo ra những sự thay đổi phù hợp với bối cảnh
khu vực và toàn cầu hoá. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này thực
chất là đề cao nhân tố con người - yếu tố quyết định trong sự phát triển, hội nhập
đất nước.
26
Tóm lại, từ cách hiểu quản lý, cán bộ công chức quản lý đặc biệt là công
chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch
và gia đình cấp cơ sở, từ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu của đội ngũ cán bộ này
trong sự nghiệp phát triển văn hoá, thể thao và du lịch ở địa phương chúng ta thấy
phải tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra.
Muốn vậy, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ hết
sức cần thiết và cấp bách. Công tác bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm cập
nhật thông tin nâng cao trình độ chính trị, nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức,
quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cho đội ngũ công chức
văn hoá - xã hội cấp cơ sở.
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đâu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho phát triển. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng cán bộ thể hiện
không chỉ ở chỉ thị, nghị quyết mà còn thể hiện ở sự đầu tư về cơ sở vật chất, tài
chính cho công tác này.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đôi lúc, đôi chỗ còn chưa mang lại hiệu
quả thiết thực do nhận thức còn chưa đúng, chưa đầy đủ, thực hiện còn chậm, chưa
đồng bộ, cơ chế chưa thống nhất từ đó việc tăng cường công tác bồi dưỡng công
chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch
và gia đình cấp cơ sở trong tình hình hiện nay là việc làm thiết thực có ý nghĩa to
lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
27
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC VĂN
HÓA TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Thực trạng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội làm công tác quản lý các
hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở tại quận Hồng
Bàng, Đồ Sơn.
Đề tài đã tổ chức khảo sát mẫu tại quận Đồ Sơn, Hồng Bàng kết quả thu
được chưa phản ánh hết thực trạng của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cơ sở
nói chung, nhưng đó là cơ sở có giá trị chứng minh cho thực trạng của đội ngũ
công chức văn hóa - xã hội cơ sở.
- Số phiếu phát ra: 39 phiếu.
- Số phiếu thu về: 39 phiếu.
Thực trạng đội ngũ công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các
hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở
Bảng 2.1: Theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, chuyên ngành
Quận
Số cán bộ,
công chức
Nhóm tuổi Trình độ
chuyên môn
Chuyên
ngành
Nam Nữ <25 25-40 41-
50
41-
60
Đại
học
Trung
cấp
Văn
hóa
Ngành
khác
Hồng Bàng 13 8 1 13 4 3 21 5 16
Đồ Sơn 13 5 1 14 2 1 16 2 3 15
Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin quận Hồng Bàng, Đồ Sơn
Từ kết quả của khảo sát thực trạng công chức văn hóa - xã hội làm công tác
quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở ta thấy:
- Về độ tuổi: chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 là 27/39 người
chiếm 69,3%, nhóm tuổi 41 đến 50 là 6/39 chiếm 15,4%, nhóm tuổi 51 đến 60 là
4/39 chiếm 10,2%, còn nhóm tuổi dưới 25 chỉ có 2/39 chiếm tỷ trọng không nhiều
5,1%. Quản lý hoạt động về văn hóa - xã hội ở cơ cơ sở là công việc khó khăn, lĩnh
vực và phạm vi hoạt động rất rộng, đòi hỏi người làm công tác quản lý các hoạt
28
động về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình phải năng động, có sức khỏe, kinh
nghiệm.Với độ tuổi từ 25 đến 40 là độ tốt nhất để đảm nhiệm công tác này. Do
vậy, thực trạng về độ tuổi công chức văn hóa - xã hội của hai quận này đã đáp ứng
được nhu cầu, đòi hỏi của công việc đề ra.
- Về giới tính: tỷ lệ nam, nữ có độ chênh lệch khác nhau nam 26/39 người
chiếm 66,7%, nữ 13 người chiếm 33,3%,
Với đặc thù công việc là lĩnh vực hoạt động rộng, bán thời gian thì công
chức làm công tác quản lý các hoạt động văn hóa - xã hội là nam thì sẽ phù hợp
hơn vì nữ giới ngoài công việc xã hội, họ còn phải đảm trách công việc gia đình
nên đôi khi họ không hoàn thành được công việc một cách có hiệu quả, đặc biệt
đối với địa bàn là vùng núi sẽ gây khó khăn cho chị em phụ nữ trong việc đi lại.
Qua số liệu phân tích trên thì tỷ lệ nam, nữ chênh nhau khá lớn nên có thể khẳng
định về thực trạng giới tính của công chức văn hóa - xã hội của các quận cũng đặt
ra nhiều vấn đề phức tạp.
- Về trình độ học vấn, số công chức có trình độ học vấn bậc đại học chiếm
tỷ lệ cao. Quận Hồng Bàng có 21/21 chiếm 100%, ở Đồ Sơn là 16/18 chiếm
88,8%, trình độ trung cấp chỉ có ở quận Đồ Sơn 2/18 chiếm 11,2%
- Về chuyên ngành đào tạo, cũng tồn tại những bất cập cần phải được xem
xét một cách đúng mức, vì thực trạng cho thấy số công chức văn hoá - xã hội có
chuyên môn đào tạo trái với lĩnh vực hoạt động như ở quận Hồng Bàng nơi có số
lượng công chức được đào tạo trong ngành văn hoá nghệ thuật chỉ đạt 23,8%, các
ngành khác chiếm 76,2%. Đồ Sơn chiếm 16,6% trong khi đó tỷ lệ cán bộ được đào
tạo từ các ngành khác 83,4%.
Như vậy, chuyên môn đào tạo của đội ngũ công chức văn hoá - xã hội đã
phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tế, tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách
đúng mức với một số lượng lớn công chức còn làm trái nghề so với chuyên môn
được đào tạo, điều này gây khó khăn cho chính công chức hoạt động chuyên môn
trái với chuyên ngành được đào tạo, vì có thể nói khi họ được đảm nhận một lĩnh
vực công tác, nội dung cơ bản họ phải nắm vững là những kiến thức về quản lý
Nhà nước nói chung và kiến thức quản lý ngành nói riêng sau đó đến các kỹ năng
29
thao tác nghiệp vụ, nhưng những cái cơ bản đó họ chưa có nên có thể nói về cơ bản
khi họ tiếp nhận công việc là lĩnh vực mới họ phải mất một thời gian dài để học
hỏi, bồi dưỡng kiến thức và đây cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả công việc.
Qua đây có thể thấy việc sắp xếp vị trí công tác của cán bộ công chức hiện nay cần
được nghiên cứu một cách nghiêm túc.
- Về thời gian công tác, số công chức văn hoá - xã hội hoạt động trong
ngành dưới 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất như ở Hồng Bàng là 9 người chiếm
42,8%, ở Đồ Sơn 11 người chiếm 61%. Dưới 5 năm ở Hồng Bàng là 4 người
chiếm 19%. Đồ Sơn là 2 người chiếm 11%. Còn dưới 20 năm Hồng Bàng là 6
người chiếm 29%, Đồ Sơn là 4 người chiếm 22%. Trên 20 năm thì tỷ lệ này giảm
dần Hồng Bàng là 2 người chiếm 9,2%, Đồ Sơn là 1 người 5,5%
Số liệu trên phản ánh thực trạng của đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cơ
sở hiện nay luôn trong biến động, nguồn hình thành từ các ngành khác chuyển sang
và khi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, thạo việc thì lại được luân chuyển qua các
ngành khác nên thời gian công tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian
công tác ngắn làm cho công chức ít kinh nghiệm trong quá trình quản lý Nhà nước
hạn chế hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý Nhà nước về văn hoá - xã hội.
Trong những năm qua các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho công
chức của mình được tham gia học các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình
độ, nghiệp vụ công tác nên 100% công chức văn hoá - xã hội đều được tham gia
học các lớp bồi dưỡng .
Bảng 2.2: Tham gia học các lớp quản lý nghiệp vụ
Quận
Thời gian công tác Quản lý Nhà nước Lý luận chính trị Quản lý
ngành
Dưới
5
năm
Dưới
10 -5
năm
Dưới
20
năm
Trên
20
năm
Chuyên
viên
Chuyên
viên
chính
Chưa
học
Trung
cấp
Cao
cấp
Chưa
học
Đã học
Hồng
Bàng
3 9 6 3 19 2 8 13 21
Đồ Sơn 2 11 4 1 15 1 2 9 1 8 18
Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin quận Hồng Bàng, Đồ Sơn
- Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước:
30
Đối với mỗi cán bộ, công chức Nhà nước việc tăng cường bồi dưỡng kiến
thức quản lý Nhà nước là điều rất cần thiết đối với người làm công tác quản lý các
hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở, vì khi lĩnh hội được
những tri thức này giúp họ nâng cao hơn năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực mình đảm trách. Kiến thức Quản lý Nhà nước Chương trình chuyên
viên của cả 2 quận chiếm tỷ lệ 87%.
- Lớp Lý luận chính trị:
Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, công chức văn hóa -
xã hội cấp cơ sở cần phải được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị để nắm vững
quan điểm chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng đồng thời rèn luyện bản lãnh
chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng mà Đảng ta đã lựa chọn, không nao núng
trước khó khăn, không dao động trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.
Hiện nay, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị của
công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở là rất lớn, số lượng công chức đạt trình độ
này chưa cao. Theo như kết quả điều tra mẫu thì:
Quận Hồng Bàng có 8 người/21 người đã học lớp trung cấp Lý luận Chính
trị đạt 38%. Trong khi đó số công chức chưa học chiếm tỷ lệ cao: 13 công chức
chiếm gần 62%.
Quận Đồ Sơn có 9/18 người đã học lớp trung cấp Lý luận Chính trị đạt 50%.
Trong khi đó số công chức chưa học 9 người chiếm 50%.
Như vậy, tính bình quân có 44% công chức văn hóa - xã hội đã học qua
chương trình Bồi dưỡng Lý luận Chính trị, còn 66% công chức văn hoá - xã hội
chưa học qua một lớp bồi dưỡng Lý luận Chính trị nào. Các quận cần có ngay kế
hoạch cho cán bộ đi học để hoàn thiện văn bằng theo quy định tiêu chuẩn chức
danh, mặt khác để họ nâng cao nhận thức, thái độ chính trị, tư tưởng phục vụ công
tác. Ngoài ra cần có kế hoạch lồng ghép nội dung bồi dưỡng lý luận chính trị trong
chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đội ngũ này liên tục
được trau dồi về tư tưởng, đạo đức cách mạng vì văn hoá tư tưởng là một mặt trận
31
đòi hỏi sự kiên định, bền bỉ, kiên trì và thận trọng, người làm công tác văn hóa tư
tưởng được ví như người chiến sỹ trên mặt trận không tiếng súng nhưng cũng
không kém phần gay go, ác liệt và đầy dẫy thử thách. Nên họ cần được bồi dưỡng
thường xuyên, liên tục để không dao động, ngã lòng trước những cám dỗ, những
đổi thay.
- Lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành:
Ngoài kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, công chức văn hóa - xã
hội cấp cơ sở cần phải được bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành. Với số liệu khảo
sát, điều tra thu thập được đã thể hiện ở bảng tổng hợp số liệu điều tra đã nói lên
thực trạng của việc công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở được trang bị kiến thức
quản lý ngành. Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều mở các lớp tập
huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, du lịch và
gia đình cho các cán bộ công chức làm công tác văn hóa - xã hội. Tuy nhiên thời
gian tập huấn ngắn và các lĩnh vực tập huấn như du lịch, gia đình chưa được bồi
dưỡng nhiều như lĩnh vực văn hóa.
Với những gì đã trình bày ở trên, tuy chưa thể hiện hết thực trạng của đội
ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở nói chung nhưng thông qua số liệu thu
được qua khảo sát điều tra quận Hồng Bàng và Đồ Sơn đã phần nào làm rõ những
điểm hợp lý và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết.
2.2. Đánh giá chung thực trạng đội ngũ công chức văn hoá- xã hội làm công
tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở
trong tình hình hiện nay.
2.2.1. Những kết quả đã đạt được.
Hình ảnh người cán bộ, công chức cấp cơ sở gần như hiện thân của người
cán bộ công quyền nói chung trong mắt người dân. Người dân tiếp xúc với chính
quyền đầu tiên và trực tiếp nhất là tiếp xúc với cán bộ công chức xã, phường, thị
trấn. Đặc thù công việc của cán bộ, công chức cấp xã rất phức tạp, trực tiếp nghe
và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật của người dân
thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cán bộ, công chức cấp xã nói
32
chung và công chức văn hoá - xã hội nói riêng đã chứng tỏ được tinh thần yêu
nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức
và vận động nhân dân thực hiện có kết quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương, đa số họ là đảng viên Đảng cộng
sản Việt nam được rèn luyện và thử thách trong phong trào cách mạng, nhiệt tình
với nghề, là những người tích cực đi theo đường lối văn nghệ của Đảng thực hiện
tốt tiêu chuẩn của người cán bộ cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thành thạo
khi thực hiện và triển khai công tác văn hóa - xã hội, qua đó đưa văn hoá thấm sâu
vào toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội ở địa phương, vào từng người, từng gia
đình, từng tập thể. Là người cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về văn hoá, thể dục thể thao và gia đình.
Qua đó giúp cho Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm sự phù hợp và chưa phù hợp của
những quy định của mình để thể chế văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình ngày
càng hoàn thiện và có tính thực thi cao.
Hầu hết họ được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nắm vững quan
điểm chỉ đạo của Đảng, nội dung quản lý của Nhà nước, có trình độ học vấn,
thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng
nhu cầu nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh đó họ còn là những người yêu nghề, yêu ngành,
nhiệt tình, năng động và sáng tạo khi tổ chức các hoạt động phong trào quần chúng
thu hút đông đảo người dân tham gia. Có địa phương dưới sự giúp đỡ của công
chức văn hóa - xã hội đã thành lập được các câu lạc bộ và đi vào hoạt động thường
xuyên tạo thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thể thao lành mạnh hạn chế các
tệ nạn xã hội.
Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các quốc gia xích lại gần nhau, cùng nhau
hợp tác trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và đã làm cho biên giới quốc gia
không thể là rào cản đối với những quốc gia có thiện chí, trung thực và mong
muốn sự hợp tác đó trên phương diện bình đẳng cùng có lợi. Sự hợp tác đó cũng đã
làm cho văn hóa, du lịch, thể thao vượt biên giới quốc gia len lỏi trong đời sống
hàng ngày của người dân thậm chí nó còn lấn áp những nét truyền thống của dân
33
tộc làm cho vốn văn hoá dân tộc ngày càng bị mai một. Trước thực trạng đó công
chức văn hoá - xã hội cơ sở đã chủ động, tích cực bám sát địa bàn tuyên truyền,
vận động, thuyết phục, giải thích cho người dân thấy được cái hay, cái đẹp và giá
trị đích thực của những giá trị truyền thống đồng thời chỉ ra những cái đáng được
trân trọng và học hỏi của các quốc gia khác cũng như lên án mạnh mẽ những hành
vi phản văn hoá đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước. Nhờ có sự khôn khéo, kiên trì đó của công chức văn hoá - xã hội cơ sở mà
các giá trị của văn hoá, di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, gia phong, truyền
thống gia đình được đảm bảo.
Có được những kết quả kể trên phải kể đến sự phối kết hợp giữa những yếu
tố bên ngoài và cấc yếu tố bên trong.
* Nguyên nhân khách quan
- Hầu hết công chức văn hóa - xã hội được Đảng đào tạo, rèn luyện từ trong
số Đảng viên của mình trở thành người có phẩm chất chính trị, kiên định lập
trường, tư tưởng rõ ràng, sẵn sàng đảm đương nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, quyết
tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến đội
ngũ cán bộ công chức cơ sở trong đó có công chức văn hoá - xã hội. Quy định
chức danh và một định biên cho công chức làm công tác văn hoá - xã hội, quy định
chế độ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cũng như các quyền lợi khác, đã làm
cho công chức văn hoá- xã hội yên tâm công tác và cống hiến cho ngành, địa
phương .
- Nhà nước có chính sách khuyến khích cán bộ chuyên trách văn hoá - xã
hội công tác trong ngành lâu năm có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của
Chính phủ thì được xem xét chuyển thành công chức nhà nước (theo Luật Cán bộ,
Công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008) trở thành động lực cho công chức văn hoá
- xã hội cấp cơ sở phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Các cấp, các ngành của địa phương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và
phương tiện hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ của công chức văn hoá - xã hội một
34
cách tốt nhất trong điều kiện hoàn cảnh có thể như phòng làm việc, trang bị máy
tính, nối mạng internet, nâng cấp thư viện đầu tư nhiều đầu sách có giá trị và các
phương tiện hỗ trợ khi tác nghiệp.
- Dành một phần ngân sách Nhà nước và của địa phương mở các lớp tập
huấn, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn.
- Có chính sách khuyến khích động viên, tuyên dương những công chức tiêu
biểu đặc biệt đối với những công chức hoạt động ở những địa bàn khó khăn, phức
tạp, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Đồng thời cũng kiên quyết xử lý đối
với những người vi phạm.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã tạo điều kiện
cho công chức văn hoá - xã hội cơ sở có được những phương tiện hỗ trợ để lĩnh hội
tri thức mới một cách nhanh nhất.
- Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu
cầu thưởng thức văn hoá, du lịch, thể thao ngày càng đa dạng, phong phú. Xã hội
hoá các hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng thu hút đông đảo nhân dân tham gia
đóng góp vật chất lẫn tinh thần làm cho các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ các
giá trị văn hóa ngày càng phong phú và đa dạng
- Trình độ dân trí ngày càng phát triển tạo thuận lợi cho người dân trong việc
nhận thức và tiếp nhận các vấn đề văn hoá - xã hội.
- Xu thế hội nhập toàn cầu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội tạo điều
kiện cho công chức văn hoá - xã hội cơ sở được giao lưu học hỏi các giá trị văn
hoá nhân loại một cách thuận lợi.
- Sự thay đổi trong nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương và trong quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của công chức văn hóa - xã
hội. Đặc biệt, trong phiên họp của Chính phủ đã ban hành chương trình hành động
của mình trong việc thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để triển khai
nhiệm vụ này Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ - TTg
ngày 17 tháng 11 năm 2009 về Phê duyệt Đề án” Đào tạo nghề cho lao động nông
35
thôn đến năm 2020” theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội
vụ trong đó chiếm một phần không nhỏ xác định mục tiêu, chiến lược, lộ trình về
đào tạo cán bộ, công chức xã nói chung trong đó có cán bộ công chức văn hóa - xã
hội nói riêng mới thấy chưa bao giờ họ được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc
như vậy.
- Phương hướng cải cách hành chính trong chính quyền cơ sở về tăng cường
quyền lực cho địa phương, tính tự chủ trong hoạt động công tác đang được chú
trọng thực hiện
Bên cạnh nguyên nhân kể trên chúng ta không thể không kể đến nguyên
nhân mang tính quyết định bên trong.
* Nguyên nhân chủ quan
- Hầu hết công chức văn hoá- xã hội cấp cơ sở là người sống gắn bó với gia
đình, họ hàng và bà con thân thích với quê hương bản quán nên am hiểu phong tục
tập quán, tâm lý của đồng bào mình do đó có sức cảm hóa nhân dân trong việc tổ
chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời họ là những
người có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, ý thức phấn đấu và niềm say mê đối với
nghề.
- Có lòng yêu nghề, xác định được nội dung công việc phải tiến hành, lường
trước được những khó khăn xảy ra, luôn có ý thức tự giác và khát vọng vươn lên,
mong muốn được cống hiến cho xã hội, địa phương.
- Về cơ bản họ được đào tạo trở thành người có bản lĩnh chính trị, phẩm chất
tốt và lập trường vững vàng trước mọi cám dỗ của đời sống.
- Sự khuyến khích, ủng hộ nhiệt tình từ phía gia đình làm họ yên tâm công
tác.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công chức văn hoá - xã hội
còn bộc lộ những điểm nhược điểm cần khắc phục.
2.2.2. Những mặt hạn chế
36
- Văn hoá - xã hội ở cơ sở là một lĩnh vực có phạm vi hoạt động rộng, đa
dạng và phong phú, nguồn hình thành đội ngũ công chức văn hóa - xã hội làm
công tác quản lý lĩnh vực này cũng rất đa dạng, nguồn cán bộ từ các ngành, lĩnh
vực khác chuyển sang chiếm số lượng không nhỏ. Điều đó có thuận lợi là đáp ứng
nhanh về số lượng cán bộ cần bố trí vào các vị trí công tác nhưng lại gặp khó khăn
là số đông cán bộ chưa được đào tạo lại về chuyên môn, chưa cập nhật kiến thức
mới, kiến thức chuyên ngành. Do vậy một số cán bộ công chức chưa đáp ứng được
yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của nhiệm vụ đặt ra.
- Trình độ lý luận chính trị của một bộ phận công chức còn thấp nên có
những trường hợp không lĩnh hội đầy đủ thậm chí hiểu sai quan điểm chỉ đạo của
Đảng và nội dung quản lý của Nhà nước cũng như thiếu những cơ sở lý luận để
vận dụng vào tình hình thực tế làm cho không ít các vụ việc giải quyết đi sai quan
điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước gây ra sự hoài nghi trong nhân dân.
- Lĩnh vực công tác không phù hợp với chuyên ngành đào tạo nên chưa phát
huy hết khả năng, năng lực công tác, qua khảo sát thì số công chức công tác đúng
chuyên môn đào tạo cao nhất cũng chỉ lên tới 20,5% còn lại ở các chuyên ngành
khác
- Một số cán bộ công chức rời bỏ nhiệm sở chuyển sang làm việc cho khu
vực tư nhân với mong muốn tìm thu nhập cao hơn.
- Tri thức và năng lực quản lý Nhà nước về văn hoá - xã hội, kỹ năng thực
thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong công
tác quản lý còn nhiều hạn chế nên khi có vụ việc cần được giải quyết còn lúng
túng.
- Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số cán bộ công chức
chưa cao, vẫn còn hiện tượng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công
vụ, tâm lý ngại đến địa bàn dân cư nắm tình hình thực tế nên không ít vụ việc
không được phát hiện kịp thời thậm chí còn nắm thông tin không chính xác làm
giảm lòng tin của dân vào cơ quan nhà nước.
- Một số cán bộ, công chức chưa thật gần dân, thân dân.
37
- Còn có một bộ phận cán bộ, công chức hiểu biết về phong tục, tập quán,
các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương còn hạn chế nên gặp rất nhiều khó
khăn trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở địa phương.
Số liệu trên mặc dù cho tới thời điểm hiện nay đã có sự thay đổi nhưng về cơ
bản thực trạng chung không có sự thay đổi nhiều. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra
rất lớn trong chiến lược quy hoạch và sử dụng cán bộ cơ sở của Việt nam cũng như
của thành phố.
- Một số cán bộ, công chức cho rằng thời gian làm công tác văn hóa - xã hội
là khoảng thời gian bước đệm để chuyển làm công việc khác tốt hơn nên xảy ra
trường hợp cán bộ, công chức thạo việc lại xin chuyển hoặc được chuyển qua công
việc khác thay vào đó là cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc được chuyển từ
ngành khác sang.
Có những hạn chế kể trên phải kể đến những nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân khách quan
- Nhận thức về công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình và công chức
cấp cơ sở làm công tác văn hóa - xã hội chưa đúng đắn, chưa nhận thấy được tầm
quan trọng của văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trong đời sống xã hội ở địa
phương cũng như chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ công
chức trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình.
Do đó, trong một thời gian dài chúng ta chỉ chú trọng đến sự phát triển kinh tế lấy
chỉ tiêu đạt được của kinh tế làm thước đo cho sự phát triển mà chưa thật sự chú
trọng đến nền tảng tinh thần của xã hội nên dẫn đến tình trạng nhiều di tích bị
xuống cấp, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng bị lãng quên, nhiều nét văn
hóa truyền thống dân tộc địa phương bị mai một, truyền thống gia đình bị xem nhẹ
v.v. Mặt khác tồn tại quan điểm cho rằng ai làm công tác văn hóa - xã hội này cũng
được thậm chí cả nhũng người không có chuyên môn, nghiệp vụ nên cán bộ nông
nghiệp, y tế, đoàn thanh niên v.v đều có thể trở thành cán bộ văn hoá - xã hội.
- Sự bất cập của bộ máy Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương: nếu
như ở Trung ương chúng ta có ba Bộ chủ quản là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
38
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3r10mII
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
phụ trách quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về vấn đề lao động,
thương binh và xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về Thông
tin và Truyền thông trong khi đó cán bộ thực thi nhiệm vụ của cả ba Bộ kể trên ở
tuyến cơ sở lại chỉ có một định biên công chức văn hóa - xã hội, liệu rằng với khối
lượng công việc như vậy thì chất lượng công việc có được đảm bảo?
- Trong một thời gian dài các cơ quan Nhà nước và ngay chính bản thân các
công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở chưa xác định được quản lý văn hoá - xã hội
là một nghề và cần phải đầu tư về vật chất, nhân lực cho thoả đáng
- Công chức văn hóa - xã hội cơ sở được học các lớp: Quản lý Nhà nước
chương trình chuyên viên chính còn rất ít (số liệu đã được thể hiện trong khảo sát
tại bảng 2). Đồng thời việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý ngành cũng chưa được quan
tâm đúng mức dẫn đến việc khi thao tác nghiệp vụ còn nhiều lúng túng, hiệu quả
không cao. Qua đó có thể thấy kiến thức quản lý nhà nước , quản lý ngành, các kỹ
năng, kỹ xảo chưa được cập nhật thường xuyên và đầy đủ cho đội ngũ này.
- Việc xây dựng tiêu chuẩn của người công chức văn hoá - xã hội cơ sở của
Nhà nước còn chậm( năm 2004 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 04/2004/QĐ-BNV
ngày 16/01/2004 xác định tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã).
- Công tác quy hoạch, phân loại các bộ, công chức trong thời gian qua còn
nhiều bất cập.
- Bước sang nền kinh tế thị trường, công chức văn hoá - xã hội cơ sở còn
nhiều lúng túng chưa bắt kịp với cơ chế mới, với sự hội nhập, với khoa học, kỹ
thuật hiện đại.
- Chính sách sử dụng cán bộ, công chức chưa hợp lý nên chưa động viên cán
bộ tâm huyết với nghề.
- Chế độ lương phụ cấp chưa kịp thời, thoả đáng so với khối lượng công việc
mà họ đảm nhiệm.
- Trong một số trường hợp công chức làm tốt gây dựng được phong trào, tổ
chức lại điều sang làm công tác khác.
39
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3r10mII
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

More Related Content

What's hot

TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...
TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC  ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC  ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...
TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...Bùi Quang Xuân
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụphuongqtvpk1d
 

What's hot (11)

Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOTLuận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
Luận án: Đào tạo cán bộ cấp xã ở ĐB sông Cửu Long, HOT
 
TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...
TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC  ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC  ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...
TS BÙI QUANG XUÂN. PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI KHOA HOC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ...
 
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba VìLuận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
Luận văn: Văn hóa chính trị đối với đội ngũ cán bộ huyện Ba Vì
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
Luận án: Xây dựng đội ngũ bí thư - huyện trưởng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân L...
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nayXây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện, 9 điểm, HOT!
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phú Ninh
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phú NinhLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phú Ninh
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phú Ninh
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
 
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đChính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAYLuận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Chất lượng đội ngũ bí thư đảng uỷ xã ở TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 

Similar to nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdfTieuNgocLy
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...jackjohn45
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...nataliej4
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...KhoTi1
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...jackjohn45
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...nataliej4
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...nataliej4
 

Similar to nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng (20)

Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, 9 ĐIỂM
 
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện từ thực ...
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdfQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdf
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO THÀNH PHỐ BẮC NINH.pdf
 
Đề tài: Hoạt động của trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Bắc Ninh
Đề tài: Hoạt động của trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Bắc NinhĐề tài: Hoạt động của trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Bắc Ninh
Đề tài: Hoạt động của trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Bắc Ninh
 
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý về văn hóa tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
 
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm giáo dục thường xuyên tại ...
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã từ thực tiễn quận tâ...
 
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAYLuận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển văn hóa xã hội ở ĐB Sông Hồng hiện nay, HAY
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ HUYỆN NHO Q...
 
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
Nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện nho q...
 
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho QuanHiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
Hiệu quả giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở huyện Nho Quan
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂMLuận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
Luận văn: Quản lý hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao, 9 ĐIỂM
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

  • 1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân được xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hải Phòng, ngày tháng 9 năm 2015 Tác giả CN. Nguyễn Thị Thu Hà i
  • 2. LỜI CẢM ƠN Xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hùng người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong thời gian học cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Cám ơn các thầy, cô giáo, các cán bộ của Viện Đào tạo sau đại học trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Cảm ơn các đồng nghiệp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan đã hỗ trợ cung cấp thông tin trong quá trình thu thập tài liệu thực hiện luận văn này. ii
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, chuyên ngành 28 iii
  • 4. 2.2 Tham gia học các lớp quản lý nghiệp vụ 30 2.3 Nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức ngành 48 2.4 Nhu cầu được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ 50 2.5 Nhu cầu tham gia vào các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ 51 2.6 Thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ 52 iv
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc tốt hay xấu phần lớn do cán bộ quyết định, song để có được đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng tình hình thực tế, nhu cầu hội nhập và trình độ khoa học kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta phải có đánh giá tổng thể để thấy được thực trạng, cũng như khả năng có thể đáp ứng công việc để có chiến lược quy hoạch, sử dụng, bồi dưỡng cán bộ, công chức nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ. Công tác này đã được Đảng và Nhà nước đã và đang tiến hành khẩn trương và liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nói chung và công chức văn hóa - xã hội cơ sở nói riêng chưa thật sự được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư một cách thỏa đáng. Hiện nay trong cả nước đội ngũ công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở có số lượng đông đảo, giữ vị trí, vai trò là sứ giả mang thông điệp của đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước tới nhân dân trên lĩnh vực văn hóa - xã hội trong đó phải kể đến lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình. Mặt khác, cũng chính họ là người tổ chức thực hiện các hoạt động trên các lĩnh vực đó. Có thể nói họ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người mang tâm tư, nguyện vọng, đề xuất các sáng kiến của nhân dân tới Đảng và Nhà nước. Thông qua đó Đảng và Nhà nước đã kịp thời bổ sung, điều chỉnh đường lối, chính sách của mình phù hợp với hoàn cảnh thực tế đặt ra. Qua theo dõi và khảo sát thực tế thấy không phải lúc nào, bao giờ công chức văn hóa - xã hội cũng đáp ứng được công việc bởi nhiều lý do như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và những yếu tố khách quan như điều kiện, hoàn cảch riêng và đặc biệt là sau khi Bộ Văn hóa - Thông tin tách mảng Văn hóa để sáp nhập với Tổng Cục Du lịch, Ủy ban Thể dục, 1
  • 6. Thể thao trở thành một Bộ đa ngành đa lĩnh vực thì công việc của họ vẫn phải đảm nhiệm lĩnh vực xã hội, thông tin cộng với mảng gia đình, du lịch. Đánh giá đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như thực trạng đang đặt ra của công chức văn hóa - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chiến lược và hành động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức văn hóa - xã hội, thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước và đặc biệt trong Quyết định số 04/2004/QĐ - BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, thực hiện Nghị Quyết trên của Đảng, Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện sự chỉ đạo theo nội dung của các văn bản trên nhận thấy có một số bất cập sau: Hiện nay, các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở, nhưng trên thực tế hầu như họ không đảm đương được công việc đó, vì nhiều lý do: Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thì do Sở Nội vụ quản lý; đơn vị chủ quản thực hiện chức năng bồi dưỡng cho đối tượng này chưa được xác định cụ thể trong khi đó các Trường Văn hoá Nghệ thuật của các địa phương không có chức năng bồi dưỡng đội ngũ công chức này; cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nội dung chương trình chưa thống nhất... Thực tế vừa đa dạng vừa phức tạp, không đơn giản cho rằng hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình như một con đường bằng phẳng, dễ đi, dễ xử lý mà mỗi ngày, mỗi năm sẽ có những khó khăn mới, những phức tạp mới không dễ hình dung ra nên với vốn kiến thức lạc hậu không ai dám khẳng định rằng mình có thể dựa vào vốn kiến thức ấy mà giải quyết hết được vấn đề đặt ra. 2
  • 7. Chính vì lý do nêu trên mà việc nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở trong tình hình hiện nay là việc làm cấp thiết nên tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở lý luận và từ việc đánh giá thực trạng chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng đặc biệt là công tác bồi dưỡng công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở ở một số quận. Qua đó đề xuất biện pháp tăng cường nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa trong tình hình hiện nay nhằm tháo gỡ những vướng mắc đang tồn tại trong công tác bồi dưỡng để thực hiện công tác nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị cho công chức văn hóa - xã hội cơ sở đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: * Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau: - Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhìn nhận, xem xét vấn đề. Từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở về các mặt như sau: Độ tuổi, trình độ được đào tạo bồi dưỡng, các nội dung, phương pháp, hình thức được bồi dưỡng đã qua, xuất phát từ nhu cầu thực tế để đưa ra biện pháp tăng cường nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa vụ cụ thể công tác bồi dưỡng mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của ngành đa lĩnh vực. 3
  • 8. - Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, xem xét các chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng trước đây có phù hợp hay không để rút ra chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng mới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của ngành đa lĩnh vực. - Điều tra xã hội học thông qua phiếu khảo sát. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài. - Về phạm vi nội dung: Điều tra khảo sát điểm tình hình công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình và thực trạng chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng cụ thể được khảo sát tại 2 quận Hồng Bàng và Đồ Sơn - Về đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng cho cán bộ công chức văn hóa - xã hội tại 2 quận Hồng Bàng và Đồ Sơn. 5. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: luận văn đã lựa chọn, tập hợp thành bài bản kiến thức về chất lượng công chức văn hóa - xã hội. Ý nghĩa thực tiễn: - Đánh giá thực trạng, chất lượng công chức văn hóa - xã hội tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Đề tài gồm 3 chương: 4
  • 9. Chương 1: Cơ sở lý luận về công chức làm công tác quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở. Chương 2: Thực trạng chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Biện pháp nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 5
  • 10. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, THỂ THAO, DU LỊCH VÀ GIA ĐÌNH CẤP CƠ SỞ 1.1. Khái niệm của công chức văn hóa - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở 1.1.1. Khái niệm quản lý. Trong đời sống xã hội bao gồm nhiều phương diện nhu cầu, đòi hỏi có nhiều lĩnh vực hoạt động của con người để đáp ứng những nhu cầu đó: hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực xã hội, hoạt động trong lĩnh vực khoa học, văn hoá, giáo dục… Mọi lĩnh vực hoạt động này đều đặt dưới sự chỉ huy của một cơ chế xã hội toàn bộ, đều được quản lý. Có nhiều cách định nghĩa và hiểu quản lý khác nhau. F.W.TayLor, nhà thực hành quản lý lao động và nghiên cứu quá trình lao động trong từng bộ phận của nó, xuất phát từ nhu cầu khai thác tối đa thời gian lao động, sử dụng hợp lý nhất các công cụ và phương tiện lao động nhằm tăng cường năng xuất lao động thì cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó được hiểu rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [14] Với nhà lý luận quản lý kinh tế Pháp H.Fayol thì: “Quản lý là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.” [14] Như vậy hiểu một cách chung nhất, quản lý là một sự điều tiết rất cao, mang tính xã hội. Nó luôn là một hoạt động hướng đích giữa chủ thể quản lý với khách thể quản lý, khiến các hoạt động trong xã hội phải tự giác tuân thủ đi đúng theo những đường hướng mà Đảng và Nhà nước vạch ra. Nó là một quá trình tác động giữa chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, thông qua những biện pháp, phương pháp, phương tiện quản lý nhằm hoàn thiện hoá hoặc làm thay đổi tình trạng hiện hữu. Nói đến quản lý là nói tới cả một quá trình chứ không phải chỉ nói như một hành động tức thời hay chỉ một hành động ngăn chặn. Cho nên, có thể nói rằng: 6
  • 11. Quản lý là một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có, thấy được, thấy đúng cái cần có. Biết tìm mọi biện pháp, phương tịên khả thi và tối ưu để đưa cái hiện có lên cái cần có trong điều kiện biến đổi của môi trường. Chủ thể quản lý có thể là một tổ chức, một cá nhân và tác nhân tạo ra các tác động trong qúa trình quản lý. Đối tượng quản lý cũng có thể là một người, một nhóm người hoặc một cộng đồng người, có thể một sinh vật hay sự vật. Đối tượng quản lý phải tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Chủ thể của quá trình quản lý này có thể là đối tượng của quá trình quản lý kia. Muốn quản lý tốt, đúng hướng, có hiệu quả, người quản lý cần nắm vững đường lối, chính sách, nghị quyết, pháp luật…của Đảng và Nhà níc, đồng thời phải thành thạo quy trình quản lý có khoa học. Quy trình quản lý ấy là một chuỗi những thực thao hợp lô gíc, đi theo quy trình sau: Lập Kế hoạch à Tổ chức à Điều hành à Kiểm tra, điều chỉnh Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm quản lý theo chức năng của nó như sau: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra, điều chỉnh công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt các mục đích đã định. Quản lý là một khoa học và nghệ thuật vì nó tuân thủ chặt chẽ các thao tác hợp quy luật, hơn thế nữa đòi hỏi phải có kinh nghiệm, có tầm nhìn, dự báo tương lai, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã có để sử lý các mối quan hệ, đưa đến hiệu quả tối ưu. Khoa học và nghệ thuật của quản lý luôn phụ thuộc vào nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Một khi khoa học tiến bộ thì nghệ thuật cũng hoàn thiện và ngược lại. Khái niệm “quản lý” và khái niệm “lãnh đạo” rất gần gũi nhau, trong ngôn từ thông thường có khi còn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nên có sự phân biệt để thấy rõ vai trò và chức năng của chúng. 7
  • 12. Lãnh đạo: Là hình thức quản lý cao nhất, chung nhất, là sự quản lý ở cấp chiến lược. Nó là sự chỉ huy chiến lược các hoạt động trong xã hội theo một đường hướng chính trị, tư tưởng của Đảng cầm quyền, thể hiện qua đường lối, nghị quyết của Đảng cầm quyền, cụ thể ở nước ta là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quản lý: Đó là sự điều khiển chiến thuật các hoạt động xã hội bằng thể chế pháp luật, chính sách, bộ máy quản lý Nhà nước, ban hành căn cứ theo đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Trong quản lý chiến thuật này có sự quản lý của Chính Phủ nói chung và sự quản lý của từng ngành, từng Bộ nói riêng. 1.1.2. Khái niệm công chức quản lý Công chức là công dân Việt nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân nà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. [4] Từ khái niệm công chức trên và khái niệm quản lý để trình bày ở phần trên có thể đưa ra khái niệm về công chức quản lý như sau: Công chức quản lý là người thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra, điều chỉnh công việc mà mình được giao quản lý và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định. Đặc điểm của cán bộ công chức quản lý: + Có bản lĩnh, hoạt động có mục đích, có tinh thần trách nhiệm cao. Kiên quyết thực hiện các mục tiêu đã định. Trung thực, không cơ hội, tác phong dân chủ, khoa học, giầu tính nhân văn hướng tới cái cao cả chân - thiện - mỹ. 8
  • 13. + Thông tuệ, thông minh, nhận thức nhanh, trí tuệ phát triển. Am hiểu sâu, phát hiện nhanh, giải quyết kịp thời, tổng kết đúng. Có năng lực dự báo, định hướng và tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu. + Giàu tính sáng tạo tư duy độc lập, luôn khám phá ra bản chất, tìm quy luật vận động. Say sưa với lý tưởng mới. Quyết đoán một cách thông minh, trước mọi tình huống đều tìm ra cách giải quyết tối ưu. + Có thể lực tốt, một số giác quan tương hợp phát triển, tạo điều kiện cho tài năng nảy nở. Có thần kinh vững vàng. Vai trò của người cán bộ công chức quản lý được xem trên hai góc độ: + Ở cương vị công tác của mình, người quản lý phát huy phẩm chất năng lực, điều khiển, ra lệnh và gương mẫu thực hiện nhiệm vụ. + Đề xuất biện pháp, chế độ tạo ra động lực nhằm khai thác cao nhất mọi tiềm năng xã hội ở đâu lựa chọn và bố trí đúng cán bộ chủ chốt và người đứng đầu, thì ở đó đường lối, quan điểm của Đảng được giữ vững và quán triệt, dân chủ được phát huy, tập hợp được trí tuệ tập thể, tạo ra được sự phấn khởi, đoàn kết thống nhất ý trí. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá VIII về “ Chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đã khẳng định: “ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cánh mạng”. Ý tưởng cán bộ là nhân tố thành bại của cách mạng hơn nửa thế kỷ trước đây đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt sẽ thành công… không có cán bộ tốt thì hỏng việc” [3] Nhân tài quản lý là yếu tố then chốt và là tiền đề để thực hiện khoa học hoá, hiện đại hoá quản lý. Ở từng cấp độ khác nhau, vai trò của cán bộ công chức quản lý có ý nghĩa quyết định tốc độ, nhịp độ và hiệu quả của sự phát triển. 1.1.3. Khái niệm quản lý văn hoá. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy theo mục đích nghiên cứu và người sử dụng. 9
  • 14. Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo, và phát minh đó là văn hóa".[2] Nhưng chúng ta hiểu về văn hóa theo định nghĩa của Tổng Thư ký UNESCO Pedérico Mayor: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Từ khái niệm văn hóa và khái niệm quản lý có thể tạm đưa ra khái niệm quản lý văn hóa như sau: - Quản lý văn hóa là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra, điều chỉnh hoạt động văn hóa và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định. 1.1.4. Khái niệm quản lý thể thao Thể thao là hoạt động thể chất hay kĩ năng dành cho mục đích giải trí, thi đấu, đạt đến vinh quang, rèn luyện bản thân, tăng cường sức khỏe... Các môn thể thao đều kèm theo hoạt động thể chất, thi đấu và luật lệ tính điểm. Từ khái niệm thể thao và khái niệm quản lý có thể tạm đưa ra khái niệm quản lý thể thao như sau: - Quản lý thể thao là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra, điều chỉnh hoạt động thể thao và sử dụng các nguồn lực phù hợp đê đạt được mục đích đã định. 1.1.5. Khái niệm quản lý du lịch “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [5] 10
  • 15. Du lịch: "Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh".[1] Từ khái niệm du lịch và khái niệm quản lý có thể tạm đưa ra khái niệm quản lý du lịch như sau: - Quản lý du lịch là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra, điều chỉnh hoạt động du lịch và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định. 1.1.6. Khái niệm quản lý gia đình Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam thì: Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. - Trong Từ điển Tiếng Việt định nghĩa gia đình như sau: "Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ, trong thời đại phong kiến, thường có cha, mẹ, con cháu, có khi cả chắt nữa; trong thời đại tư bản thường chỉ có vợ chồng và con cái". [9] - Trong Từ điển Larousse của Pháp định nghĩa gia đình (Famille) là: + Cha mẹ và con cái sống cùng một mái nhà. Gia đình đông người. + Chỉ tất cả những người cùng một dòng máu như con cái, anh em, cháu trai (trực hệ). Ngày nay định nghĩa về gia đình mở rộng hơn, gia đình có nhiều hình thức, chỉ có cha (hoặc mẹ) với con đẻ hoặc con nuôi, ông (bà) với cháu, gia đình đầy đủ các thế hệ (tam, tứ đại đồng đường) hoặc gia đình chỉ có hai thế hệ (thường gọi là gia đình hạt nhân)... Trong các khái niệm kể trên có lẽ khái niệm của Luật Hôn nhân và Gia đình là phù hợp hơn cả. 11
  • 16. Kết hợp giữa khái niệm gia đình và khái niệm quản lý có thể đưa ra khái niệm quản lý gia đình như sau: - Quản lý gia đình là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra, điều chỉnh công tác gia đình và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định. 1.2. Nhiệm vụ, vai trò, tiêu chí của công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch cấp cơ sở. 1.2.1. Nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở. Theo số liệu của Sở Nội vụ thành phố Hải Phòng tính đến năm 2014 có 223 xã, phường, thị trấn với gần 4.400 cán bộ công chức. Mỗi đơn vị xã, phường, thị trấn có một định biên công chức chuyên trách văn hoá - xã hội gọi là công chức văn hoá - xã hội. Như vậy, số công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở hiện nay khoảng trên 300 người. Công chức văn hoá - xã hội là người được hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp của Nhà nước để tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch, gia đình…trong địa bàn xã, phường, thị trấn theo sự phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân xã và ngành dọc cấp trên. Thực hiện 11 nhiệm vụ theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ xác định cụ thể nhiệm vụ của công chức văn hoá - xã hội. Cụ thể như sau: - “Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thông tin, tuyên truyền giáo dục về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch; báo cáo thông tin về dư luận quần chúng và tình hình môi trường văn hoá ở địa phương lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. - Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, ngăn chặn việc truyền bá các tư tưởng 12
  • 17. phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các hình thức tệ nạn xã hội khác ở địa phương. - Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức vận động để xã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương. - Hướng dẫn kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật trong hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao. - Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thương binh và xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. - Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng hưởng chính sách lao động - thư- ơng binh và xã hội. - Hướng dẫn nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, ng- ười được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình Uỷ ban nhân dân xã giải quyết theo thẩm quyền. - Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp cho người hư- ởng chính sách lao động, thương binh và xã hội. - Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách. - Quản lý nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ và bảo trợ xã hội, việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng. - Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. - Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động - thương binh và xã hội”.[8] 13
  • 18. 1.2.2. Vai trò của công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở. Với 11 nhiệm vụ kể trên, ta thấy vai trò của người công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình trong việc bảo vệ, tôn tạo cũng như việc phát triển trong thời kỳ hội nhập các giá trị văn hoá, thể thao, du lịch là rất quan trọng. - Là công chức trực tiếp tiếp cận, sống cùng với người dân, trước hết công chức văn hoá - xã hội là người hiểu phong tục tập quán của địa phương. Từ đó đề ra chương trình, kế hoạch hành động nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống, hạn chế các thủ tục lạc hậu đồng thời phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về những vấn đề văn hoá - xã hội, giúp dân nhận thức được những việc nên làm và những việc cần phải bỏ với phương trâm công tác văn hoá - xã hội phải đến được tận người dân để dân biết, dân hiểu, dân tin và dân làm theo. - Có vai trò phát hiện những nhân tố điển hình để nêu gương, nhân rộng trong dân về lối sống, đạo đức, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, tăng cường lối sống đoàn kết, chia xẻ lẫn nhau của tình làng nghĩa xóm, trong cụm dân cư, khu dân phố đồng thời phát hiện kịp thời những cá nhân có lối sống, hành vi ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, khối đoàn kết dân tộc, kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền. - Với vai trò là sứ giả mang thông điệp đến với người dân, công chức văn hoá - xã hội thường xuyên, kiên trì bám sát dân để tuyên truyền vận động, giáo dục trong việc xây dựng môi trường văn hoá, lối sống văn minh tạo nên đời sống tinh thần lành mạnh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá ngày càng đa dạng của nhân dân. - Là người hướng dẫn, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho người dân trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá. Thực tiễn hiện nay ở một số địa phương nhiều di sản văn hoá phi vật thể như ngành nghề truyền thống, dân ca.. v.v.. được bảo tồn thông qua phương tiện truyền khẩu, gìn giữ qua các dòng họ. Đặc biệt đối với công chức văn 14
  • 19. hoá - xã hội công tác ở địa bàn dân tộc thiểu số thì vai trò bảo vệ, phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số không để bị mai một và góp phần vào sự phong phú và đa dạng văn hoá Việt Nam là công việc vô cùng khó khăn. - Phát huy vai trò của mình, người công chức văn hoá - xã hội đã phát hiện có dấu hiệu của việc các di sản văn hoá, khu di tích và danh lam thắng cảnh bị thất thoát, xuống cấp đã báo cáo lên cấp có thẩm quyền ra các quyết định xử lý, tránh nghiêm trọng xảy ra. - Tham gia xây dựng và giám sát việc ban hành và thực hiện quy ước, hương ước ở địa phương để quy ước, hương ước ấy mang giá trị nhân văn và không trái với pháp luật tạo sự hưởng ứng tích cực trong nhân dân. - Góp phần tích cực trong mối quan hệ hài hoà giữa văn hoá và tôn giáo, tạo điều kiện cho người dân đợc tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào, tạo tinh thần đoàn kết giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo thực hiện sống tốt đời, đẹp đạo. Làm được như vậy sẽ hạn chế được các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chia rẽ đồng bào, gây mất đoàn kết dân tộc. - Sàng lọc, xử lý thông tin, dư luận quần chúng trong đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền, phá hoại của địch, góp phần ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi truỵ dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương. - Thông qua kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí gia đình văn hoá,cơ quan công sở văn minh để lập danh sách các gia đình, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn đạt tiêu chuẩn đề ra đề nghị công nhận gia đình văn hoá, cơ quan, công sở văn minh. - Xây dựng chương trình, kế hoạch theo chủ đề rồi tổ chức thực hiện các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ quần chúng theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt đồng thời xây dựng các tiêu chí để kiểm tra, đánh giá phong trào. - Góp phần hướng dẫn người dân địa phương cũng như các khách du lịch bảo vệ, giữ gìn các điểm du lịch của địa phương. 15
  • 20. - Góp phần quan trọng trong việc phối hợp với các cấp, các ngành trong và ngoài địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương. - Hướng dẫn người dân tham gia đọc sách tại nhà văn hoá để nâng cao trình độ, kiến thức cho cuộc sống cũng như công việc. - Hướng dẫn, giúp người dân sử dụng các thiết chế văn hoá một cách hiệu quả, đúng mục đích. - Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tiết kiệm, tránh lãng phí trong việc cưới, việc tang. -Tổng kết, đánh giá công tác hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình ở địa phương. Trên cơ sở đó phát hiện những vướng mắc, bất hợp lý trong các văn bản quản lý của Nhà nước và các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực mình quản lý để có những báo cáo, đề xuất kịp thời. Như vậy, công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa văn hoá thấm sâu vào toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội ở địa phương, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng. Là người cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về văn hoá, thể dục thể thao và gia đình trở thành hiện thực, hay nói khác đi từ những quy định trên giấy tờ, bằng thực tiễn hoạt động tại địa phương đã kiểm nghiệm sự phù hợp của những quy định và cũng chính họ là cầu nối truyền tải ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của người dân về các lĩnh vực đến với cơ quan có thẩm quyền những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó thể chế về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình ngày càng hoàn thiện và có tính thực thi cao. 1.2.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng công chức quản lý văn hóa - xã hội: Công tác đánh giá cán bộ, công chức nói chung và công chức quản lý văn hóa - xã hội nói riêng là công tác vô cùng phức tạp, nhạy cảm, là cơ sở cho việc xây dựng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công 16
  • 21. chức. Có thể đánh giá chất lượng cán bộ, công chức qua các tiêu chí cụ thể sau đây: - Tiêu chí thứ nhất: Phẩm chất chính trị Tiêu chuẩn này thể hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. - Tiêu chí thứ hai: Trình độ năng lực Trình độ chính trị biểu hiện ở sự hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hóa, chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý; năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn; tham gia xây dựng đường lối, chính sách thuyết phục các tổ chức, nhân dân thực hiện; ý thức tham gia đấu tranh bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Tiêu chí thứ ba: Khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao Là khả năng làm tốt mọi công việc, đạt được chất lượng hiệu quả công việc thực tế, luôn phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thì đào tạo, bồi dưỡng, là nội dung mà luận văn tập trung đề cập tới. 1.3. Quan niệm về bồi dưỡng. Theo định nghĩa của Unesco: “Bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao về nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp”. 17
  • 22. Như vậy, bồi dưỡng là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành, phát triển trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong của học viên. Bồi dưỡng không chỉ dừng lại ở mức tiếp tục cái cũ, nâng cao lên mà còn tạo thêm cái mới. Cái ban đầu được tiếp tục nâng cao thêm, hoàn thiện thêm. Bồi dưỡng là quá trình hoàn thiện kiến thức cho học viên, tạo tiền đề cho họ thích ứng với công việc và hành nghề có năng xuất, có hiệu quả. Quá trình đó được tiến hành trong nhà trường, viện nghiên cứu, khảo sát thực tế…theo những mục tiêu, chương trình, nội dung và theo một hệ thống đã được thống nhất ở từng khoá học với thời gian quy định với những trình độ khác nhau và khi tốt nghiệp được cấp các chứng chỉ theo trình độ được bồi dưỡng. Như vậy, quá trình bồi dưỡng là quá trình mở rộng hoặc nâng cao và chỉ diễn ra sau khi đã qua quá trình đào tạo. “Mục đích của bồi dưỡng là nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn của người học, trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ công vụ. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đầy đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiến tiến, hiện đại”. [7] Nội dung bồi dưỡng chủ yếu liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tư tưởng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ. Những vấn đề giúp người học nắm được những tri thức mới ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp. Hình thức bồi dưỡng rất đa dạng, có thể là tập trung hoặc không tập trung và thường được bố trí phù hợp với điều kiện công tác của học vỉên. Bồi dưỡng với nhiều loại hình: dự giờ, bồi dưỡng từ xa, tự học, luân phiên, tập huấn, chuyên đề, tham quan bồi dưỡng ở nước ngoài… Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hoá kiến thức, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người được bồi dưỡng có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống các tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và thường được xác nhận bằng các chứng chỉ. 18
  • 23. “Như vậy, bồi dưỡng là quá trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các mặt phẩm chất, năng lực nghề nghiệp - xã hội khác (với nhiều hình thức khác nhau) để đạt được tiêu chuẩn quy định cho từng bậc học với từng chức danh được ban hành bằng văn bản pháp quy áp dụng trong phạm vi cả nước. 1.4. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quan điểm đó được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả ba mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”.[10] Nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đại hội Đảng Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng chỉ rõ: Sớm xây dựng chiến lược cán bộ của thời kỳ mới “ Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ đồng thời kết hợp tốt các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính phát triển trong đội ngũ cán bộ”. “ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị coi trọng cả đức và tài, đức là gốc”.[10] Về công tác bồi dưỡng cán bộ, Đảng ta luôn luôn nhấn mạnh đây là công tác thường xuyên, liên tục. "Có chương trình, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng th- ường xuyên cán bộ, công chức Nhà nước. Thực hiện chế độ bổ nhiệm công chức có thời hạn, chế độ luân chuyển công chức, tạo điều kiện cho công chức nâng cao trình độ chuyên môn và sát với dân".[11] 19
  • 24. Về giáo dục và đào tạo, tiếp tục được Đảng ta khẳng định: Đổi mới tư duy giáo dục. "Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chư- ơng trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".[12] Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu là sự nghiệp của Nhà nước, của toàn dân. Để phát triển sự nghiệp giáo dục, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Nhà nước đã ban hành Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998, là cơ sở pháp lý cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, cán bộ Nhà nước: “ Nhà trường của cơ quan hành chính Nhà nước, của tổ chức chính trị xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”.[6] Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 cũng ban hành cơ chế chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức: “ Điều 47- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức 1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. 1. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: a. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức. b. Đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý. 3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định. 20
  • 25. Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng công chức. 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, quản lý công chức có trách nhiệm xây dựng và công khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. 3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật”.[4] Nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn quy hoạch sử dụng cán bộ, công chức. Văn kiện Đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ đã nhấn mạnh “ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và tổ chức cán bộ trong bộ máy nhà nước, bảo đảm tính liên tục của nền hành chính Nhà nước. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chung cũng như đối với từng ngành, từng địa phương. Kế hoạch phải gắn với mục tiêu, yêu cầu, đối tượng và địa chỉ sử dụng…đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với quy hoạch, với yêu cầu bố trí, sử dụng và kế hoạch tạo nguồn cán bộ. Chấm dứt tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo, bồi dưỡng”. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức Nhà nước được Chính phủ hết sức coi trọng. Trong báo cáo tại kỳ họp thứ IV, Quốc hội khoá IX, Thủ tướng xác định: Một nhiệm vụ hết sức quan trọng là xúc tiến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước để từng bước tiêu chuẩn hoá các chức danh hành chính. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của các ngành Thủ tướng chỉ thị: Các Bộ trưởng, thứ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải trực tiếp triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Nhà nước. Coi đây là một trong những công tác trọng tâm của bộ, ngành và địa phương mình… 21
  • 26. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể hiện sự chỉ đạo thống nhất và nhất quán của Nhà nước ta về công tác cán bộ. Qua các kỳ Đại hội, đặc biệt là từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ toàn diện về các mặt: Phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và kỹ năng quản lý … Từng bước tiếp cận với trình độ giáo dục khu vực và quốc tế. Đổi mới tư duy giáo dục: có mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp; có cơ chế quản lý phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Đảm bảo sự công bằng về cơ hội học tập và học tập suốt đời cho mỗi người dân nói chung và cán bộ nói riêng để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Có cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục, gắn với địa chỉ sử dụng. Đào tạo bồi dưỡng trước khi bố trí, sử dụng cán bộ. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ rất đúng và trúng. Không những chỉ quan tâm và đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng ở tuyến Trung ương, tỉnh mà ngay trong cấp cơ sở cũng được quan tâm một cách đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ 7 khóa X tập trung bàn về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong đó nhấn mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cơ sở; Chính phủ đưa Nghị quyết này vào chương trình hành động của mình; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ cũng đã thảo luận và nghiên cứu một cách nghiêm túc các vấn đề về tam nông trong đó cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở. 22
  • 27. Tuy nhiên, không phải lúc nào và địa phương nào cũng quán triệt và có điều kiện triển khai đúng như tinh thần nội dung các văn bản đã quy định bởi một số nguyên nhân sau: - Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp chưa sâu sắc, chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở. - Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng chậm đổi mới, chưa cập nhật những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Thiếu chương trình bồi dưỡng theo chức danh cho cán bộ. Nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết chưa thích ứng với địa phương. - Một số cán bộ còn tự ti, ỷ lại, thiếu chí tiến thủ, ngại học tập vươn lên làm chủ kiến thức. - Cơ chế chưa thật sự phù hợp, chưa quy về một mối thống nhất, ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng chưa tạo thành mục chi thường xuyên, chưa xác định được cơ quan có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng, có nơi có nhiệm vụ đào tạo bồi d- ưỡng cán bộ thì lại không có chức năng. Mặt khác có nơi có chức năng thì lại không có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đó. 1.5. Tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch cấp cơ sở trong tình hình hiện nay. Ngay từ những năm đầu lập nước, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Người nói: “cán bộ là cái gốc của công việc”, “ cán bộ tốt thì làm công việc mới tốt”, và Người yêu cầu cán bộ “chưa biết thì phải học, học trong sách vở, học trong nhân dân”. Trong các bài nói về công tác huấn luyện và học tập tại Hội nghị Toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: - Học để sửa chữa tư tưởng. - Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng. - Học để tin tưởng vào đoàn thể, vào nhân dân. - Học để hành. 23
  • 28. Trong công tác huấn luyện phải chú ý đến các đối tượng: - Huấn luyện cán bộ. - Huấn luyện hội viên đoàn thể. - Huấn luyện cán bộ của các ngành chuyên môn của chính quyền. - Huấn luyện nhân dân. Trước hết Người nói đến huấn luyện cán bộ vì “cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”. Có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”. Tiếp nối tư tưởng của Người và nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vào vị trí có tầm quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong sự thành công của sự nghiệp đổi mới, chú trọng đến yếu tố con người là con đường dẫn đến thành công đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người là yếu tố cách mạng nhất, năng động nhất và mang tính quyết định trong lực lượng sản xuất. Con người không phải là con người trừu tượng, mà phải là con người có tri thức khoa học, có kiến thức và kỹ năng làm việc. Con người như thế không phải tự nhiên sinh ra, mà phải qua một quá trình lâu dài mới có được. Trong quá trình đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn. Hoạt động này được định hướng theo những yêu cầu của công cuộc đổi mới nói chung và công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc nói riêng. Các kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm với nhiệm vụ mới. Yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ đảm bảo thực thi tốt các nhiệm vụ được giao. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là một cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, để triển khai và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề 24
  • 29. cần thiết trong đó yếu tố nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định. Đứng trước cơ hội và thách thức mới, những yêu cầu đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam phải có kiến thức hiểu biết sâu rộng, được đào tạo một cách căn bản, toàn diện về mọi mặt mới đáp ứng được nhu cầu của quá trình hội nhập. Công cuộc đổi mới, mở cửa giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới diễn ra mạnh mẽ như hiện nay đã, đang và sẽ đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức với đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp từ trung ương tới cơ sở. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở hiện nay, xét từ thực tiễn công việc và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều bất cập chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ này phải thực hiện một lúc hai chức năng: Quản lý hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền, thể thao, du lịch và gia đình thậm trí nhiều địa phương họ phải đảm trách cả công tác khuyến học, dân số… đồng thời tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể. Trong khi đó đội ngũ này hiện nay ở cấp xã, phường còn thiếu và yếu. Thiếu vì ở xã, phường cán bộ phụ trách văn hoá - xã hội chỉ có một người, nhưng làm kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau. Yếu vì đội ngũ này hay thay đổi, nguồn bổ sung từ nhiều ngành nghề khác nhau, không được đào tạo cơ bản nên làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc còn hạn chế. Đối với nhiều cán bộ, công chức văn hoá - xã hội đã qua đào tạo một chuyên ngành cụ thể như văn hoá hay thể thao, du lịch hoặc chuyên ngành về xã hội nhân văn thì họ chỉ có kiến thức về lĩnh vực mà họ đã được đào tạo còn những lĩnh vực khác hoàn toàn mới mẻ hoặc làm việc theo kinh nghiệm nên trong công việc gặp không ít những khó khăn, lúng túng. Do vậy, Hàng năm đội ngũ này rất cần được bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Trước hết, là những yêu cầu về phẩm chất đạo đức cách mạng, thái độ, phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức không bị hoang mang, giao động trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Họ cần có bản lĩnh chính trị đủ tự tin, bản lĩnh xem xét, đánh giá, lựa chọn, định hướng và dẫn dắt quần chúng nhân dân nhận thức đúng bản chất mỗi sự việc, trước những luồng tư tưởng, văn hoá, trước sự chuyển đổi các giá trị xã hội đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong đời sống 25
  • 30. tinh thần mỗi làng, bản, xóm phố nơi mình sinh sống. Họ cần hiểu thấu đáo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để làm đúng và tuyên truyền tới nhân dân. Thứ hai, họ cần có kiến thức đủ tầm để tổ chức và quản lý các hoạt động thuộc về đời sống tinh thần của người dân, biết khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân, biết trân trọng gìn giữ những giá trị đạo lý gia đình đúng với truyền thống dân tộc, biết gạn đục khơi trong, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại làm cho đời sống văn hoá ở mỗi địa phương thêm phong phú, sinh động. Qua đó người dân thấy thêm yêu, gắn bó hơn, trách nhiệm hơn với làng quê của mình. Trước những biến đổi không ngừng của môi trường sống, của sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ, yêu cầu người làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình phải năng động, có khả năng thích ứng trước những sự phát triển liên tục của tình hình, nhiệm vụ mới, phải có tri thức khoa học, bản lĩnh cách mạng để chủ động giao lưu, hợp tác, học hỏi cùng phát triển trên các lĩnh vực thể dục, thể thao nhằm nâng cao thể chất người Việt, phát triển tiềm năng du lịch của mỗi địa phương đồng thời biết giữ gìn, bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc để chúng thẫm đẫm vào mỗi người dân, mỗi gia đình, dòng họ tạo thành cốt cách, tâm hồn, khí phách riêng của dân tộc Việt. Trước những đòi hỏi của thực tiễn ấy đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở phải nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, thực hiện được điều này cần có sự góp sức mạnh mẽ hơn nữa của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngành văn hoá, thể thao, du lịch nói chung và đội ngũ cán bộ công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở nói riêng là một yêu cầu cấp thiết cần được ưu tiên, quan tâm phát triển để đón trước và tạo ra những sự thay đổi phù hợp với bối cảnh khu vực và toàn cầu hoá. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này thực chất là đề cao nhân tố con người - yếu tố quyết định trong sự phát triển, hội nhập đất nước. 26
  • 31. Tóm lại, từ cách hiểu quản lý, cán bộ công chức quản lý đặc biệt là công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở, từ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu của đội ngũ cán bộ này trong sự nghiệp phát triển văn hoá, thể thao và du lịch ở địa phương chúng ta thấy phải tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ này để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra. Muốn vậy, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách. Công tác bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm cập nhật thông tin nâng cao trình độ chính trị, nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cho đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở. Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đâu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng cán bộ thể hiện không chỉ ở chỉ thị, nghị quyết mà còn thể hiện ở sự đầu tư về cơ sở vật chất, tài chính cho công tác này. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đôi lúc, đôi chỗ còn chưa mang lại hiệu quả thiết thực do nhận thức còn chưa đúng, chưa đầy đủ, thực hiện còn chậm, chưa đồng bộ, cơ chế chưa thống nhất từ đó việc tăng cường công tác bồi dưỡng công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở trong tình hình hiện nay là việc làm thiết thực có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. 27
  • 32. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC VĂN HÓA TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Thực trạng đội ngũ công chức văn hóa - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở tại quận Hồng Bàng, Đồ Sơn. Đề tài đã tổ chức khảo sát mẫu tại quận Đồ Sơn, Hồng Bàng kết quả thu được chưa phản ánh hết thực trạng của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cơ sở nói chung, nhưng đó là cơ sở có giá trị chứng minh cho thực trạng của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cơ sở. - Số phiếu phát ra: 39 phiếu. - Số phiếu thu về: 39 phiếu. Thực trạng đội ngũ công chức văn hoá - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở Bảng 2.1: Theo giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, chuyên ngành Quận Số cán bộ, công chức Nhóm tuổi Trình độ chuyên môn Chuyên ngành Nam Nữ <25 25-40 41- 50 41- 60 Đại học Trung cấp Văn hóa Ngành khác Hồng Bàng 13 8 1 13 4 3 21 5 16 Đồ Sơn 13 5 1 14 2 1 16 2 3 15 Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin quận Hồng Bàng, Đồ Sơn Từ kết quả của khảo sát thực trạng công chức văn hóa - xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở ta thấy: - Về độ tuổi: chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 là 27/39 người chiếm 69,3%, nhóm tuổi 41 đến 50 là 6/39 chiếm 15,4%, nhóm tuổi 51 đến 60 là 4/39 chiếm 10,2%, còn nhóm tuổi dưới 25 chỉ có 2/39 chiếm tỷ trọng không nhiều 5,1%. Quản lý hoạt động về văn hóa - xã hội ở cơ cơ sở là công việc khó khăn, lĩnh vực và phạm vi hoạt động rất rộng, đòi hỏi người làm công tác quản lý các hoạt 28
  • 33. động về văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình phải năng động, có sức khỏe, kinh nghiệm.Với độ tuổi từ 25 đến 40 là độ tốt nhất để đảm nhiệm công tác này. Do vậy, thực trạng về độ tuổi công chức văn hóa - xã hội của hai quận này đã đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của công việc đề ra. - Về giới tính: tỷ lệ nam, nữ có độ chênh lệch khác nhau nam 26/39 người chiếm 66,7%, nữ 13 người chiếm 33,3%, Với đặc thù công việc là lĩnh vực hoạt động rộng, bán thời gian thì công chức làm công tác quản lý các hoạt động văn hóa - xã hội là nam thì sẽ phù hợp hơn vì nữ giới ngoài công việc xã hội, họ còn phải đảm trách công việc gia đình nên đôi khi họ không hoàn thành được công việc một cách có hiệu quả, đặc biệt đối với địa bàn là vùng núi sẽ gây khó khăn cho chị em phụ nữ trong việc đi lại. Qua số liệu phân tích trên thì tỷ lệ nam, nữ chênh nhau khá lớn nên có thể khẳng định về thực trạng giới tính của công chức văn hóa - xã hội của các quận cũng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. - Về trình độ học vấn, số công chức có trình độ học vấn bậc đại học chiếm tỷ lệ cao. Quận Hồng Bàng có 21/21 chiếm 100%, ở Đồ Sơn là 16/18 chiếm 88,8%, trình độ trung cấp chỉ có ở quận Đồ Sơn 2/18 chiếm 11,2% - Về chuyên ngành đào tạo, cũng tồn tại những bất cập cần phải được xem xét một cách đúng mức, vì thực trạng cho thấy số công chức văn hoá - xã hội có chuyên môn đào tạo trái với lĩnh vực hoạt động như ở quận Hồng Bàng nơi có số lượng công chức được đào tạo trong ngành văn hoá nghệ thuật chỉ đạt 23,8%, các ngành khác chiếm 76,2%. Đồ Sơn chiếm 16,6% trong khi đó tỷ lệ cán bộ được đào tạo từ các ngành khác 83,4%. Như vậy, chuyên môn đào tạo của đội ngũ công chức văn hoá - xã hội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tế, tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách đúng mức với một số lượng lớn công chức còn làm trái nghề so với chuyên môn được đào tạo, điều này gây khó khăn cho chính công chức hoạt động chuyên môn trái với chuyên ngành được đào tạo, vì có thể nói khi họ được đảm nhận một lĩnh vực công tác, nội dung cơ bản họ phải nắm vững là những kiến thức về quản lý Nhà nước nói chung và kiến thức quản lý ngành nói riêng sau đó đến các kỹ năng 29
  • 34. thao tác nghiệp vụ, nhưng những cái cơ bản đó họ chưa có nên có thể nói về cơ bản khi họ tiếp nhận công việc là lĩnh vực mới họ phải mất một thời gian dài để học hỏi, bồi dưỡng kiến thức và đây cũng là nguyên nhân hạn chế hiệu quả công việc. Qua đây có thể thấy việc sắp xếp vị trí công tác của cán bộ công chức hiện nay cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc. - Về thời gian công tác, số công chức văn hoá - xã hội hoạt động trong ngành dưới 10 năm chiếm tỷ trọng cao nhất như ở Hồng Bàng là 9 người chiếm 42,8%, ở Đồ Sơn 11 người chiếm 61%. Dưới 5 năm ở Hồng Bàng là 4 người chiếm 19%. Đồ Sơn là 2 người chiếm 11%. Còn dưới 20 năm Hồng Bàng là 6 người chiếm 29%, Đồ Sơn là 4 người chiếm 22%. Trên 20 năm thì tỷ lệ này giảm dần Hồng Bàng là 2 người chiếm 9,2%, Đồ Sơn là 1 người 5,5% Số liệu trên phản ánh thực trạng của đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cơ sở hiện nay luôn trong biến động, nguồn hình thành từ các ngành khác chuyển sang và khi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, thạo việc thì lại được luân chuyển qua các ngành khác nên thời gian công tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất. Thời gian công tác ngắn làm cho công chức ít kinh nghiệm trong quá trình quản lý Nhà nước hạn chế hiệu lực, hiệu quả trong quá trình quản lý Nhà nước về văn hoá - xã hội. Trong những năm qua các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho công chức của mình được tham gia học các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác nên 100% công chức văn hoá - xã hội đều được tham gia học các lớp bồi dưỡng . Bảng 2.2: Tham gia học các lớp quản lý nghiệp vụ Quận Thời gian công tác Quản lý Nhà nước Lý luận chính trị Quản lý ngành Dưới 5 năm Dưới 10 -5 năm Dưới 20 năm Trên 20 năm Chuyên viên Chuyên viên chính Chưa học Trung cấp Cao cấp Chưa học Đã học Hồng Bàng 3 9 6 3 19 2 8 13 21 Đồ Sơn 2 11 4 1 15 1 2 9 1 8 18 Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin quận Hồng Bàng, Đồ Sơn - Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước: 30
  • 35. Đối với mỗi cán bộ, công chức Nhà nước việc tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước là điều rất cần thiết đối với người làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở, vì khi lĩnh hội được những tri thức này giúp họ nâng cao hơn năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực mình đảm trách. Kiến thức Quản lý Nhà nước Chương trình chuyên viên của cả 2 quận chiếm tỷ lệ 87%. - Lớp Lý luận chính trị: Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở cần phải được bồi dưỡng kiến thức lý luận chính trị để nắm vững quan điểm chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng đồng thời rèn luyện bản lãnh chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng mà Đảng ta đã lựa chọn, không nao núng trước khó khăn, không dao động trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Hiện nay, nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị của công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở là rất lớn, số lượng công chức đạt trình độ này chưa cao. Theo như kết quả điều tra mẫu thì: Quận Hồng Bàng có 8 người/21 người đã học lớp trung cấp Lý luận Chính trị đạt 38%. Trong khi đó số công chức chưa học chiếm tỷ lệ cao: 13 công chức chiếm gần 62%. Quận Đồ Sơn có 9/18 người đã học lớp trung cấp Lý luận Chính trị đạt 50%. Trong khi đó số công chức chưa học 9 người chiếm 50%. Như vậy, tính bình quân có 44% công chức văn hóa - xã hội đã học qua chương trình Bồi dưỡng Lý luận Chính trị, còn 66% công chức văn hoá - xã hội chưa học qua một lớp bồi dưỡng Lý luận Chính trị nào. Các quận cần có ngay kế hoạch cho cán bộ đi học để hoàn thiện văn bằng theo quy định tiêu chuẩn chức danh, mặt khác để họ nâng cao nhận thức, thái độ chính trị, tư tưởng phục vụ công tác. Ngoài ra cần có kế hoạch lồng ghép nội dung bồi dưỡng lý luận chính trị trong chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để đội ngũ này liên tục được trau dồi về tư tưởng, đạo đức cách mạng vì văn hoá tư tưởng là một mặt trận 31
  • 36. đòi hỏi sự kiên định, bền bỉ, kiên trì và thận trọng, người làm công tác văn hóa tư tưởng được ví như người chiến sỹ trên mặt trận không tiếng súng nhưng cũng không kém phần gay go, ác liệt và đầy dẫy thử thách. Nên họ cần được bồi dưỡng thường xuyên, liên tục để không dao động, ngã lòng trước những cám dỗ, những đổi thay. - Lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành: Ngoài kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở cần phải được bồi dưỡng kiến thức quản lý ngành. Với số liệu khảo sát, điều tra thu thập được đã thể hiện ở bảng tổng hợp số liệu điều tra đã nói lên thực trạng của việc công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở được trang bị kiến thức quản lý ngành. Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều mở các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, du lịch và gia đình cho các cán bộ công chức làm công tác văn hóa - xã hội. Tuy nhiên thời gian tập huấn ngắn và các lĩnh vực tập huấn như du lịch, gia đình chưa được bồi dưỡng nhiều như lĩnh vực văn hóa. Với những gì đã trình bày ở trên, tuy chưa thể hiện hết thực trạng của đội ngũ công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở nói chung nhưng thông qua số liệu thu được qua khảo sát điều tra quận Hồng Bàng và Đồ Sơn đã phần nào làm rõ những điểm hợp lý và những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết. 2.2. Đánh giá chung thực trạng đội ngũ công chức văn hoá- xã hội làm công tác quản lý các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình cấp cơ sở trong tình hình hiện nay. 2.2.1. Những kết quả đã đạt được. Hình ảnh người cán bộ, công chức cấp cơ sở gần như hiện thân của người cán bộ công quyền nói chung trong mắt người dân. Người dân tiếp xúc với chính quyền đầu tiên và trực tiếp nhất là tiếp xúc với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Đặc thù công việc của cán bộ, công chức cấp xã rất phức tạp, trực tiếp nghe và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống thường nhật của người dân thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cán bộ, công chức cấp xã nói 32
  • 37. chung và công chức văn hoá - xã hội nói riêng đã chứng tỏ được tinh thần yêu nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện có kết quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương, đa số họ là đảng viên Đảng cộng sản Việt nam được rèn luyện và thử thách trong phong trào cách mạng, nhiệt tình với nghề, là những người tích cực đi theo đường lối văn nghệ của Đảng thực hiện tốt tiêu chuẩn của người cán bộ cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thành thạo khi thực hiện và triển khai công tác văn hóa - xã hội, qua đó đưa văn hoá thấm sâu vào toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội ở địa phương, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể. Là người cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về văn hoá, thể dục thể thao và gia đình. Qua đó giúp cho Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm sự phù hợp và chưa phù hợp của những quy định của mình để thể chế văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình ngày càng hoàn thiện và có tính thực thi cao. Hầu hết họ được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm chỉ đạo của Đảng, nội dung quản lý của Nhà nước, có trình độ học vấn, thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh đó họ còn là những người yêu nghề, yêu ngành, nhiệt tình, năng động và sáng tạo khi tổ chức các hoạt động phong trào quần chúng thu hút đông đảo người dân tham gia. Có địa phương dưới sự giúp đỡ của công chức văn hóa - xã hội đã thành lập được các câu lạc bộ và đi vào hoạt động thường xuyên tạo thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thể thao lành mạnh hạn chế các tệ nạn xã hội. Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các quốc gia xích lại gần nhau, cùng nhau hợp tác trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và đã làm cho biên giới quốc gia không thể là rào cản đối với những quốc gia có thiện chí, trung thực và mong muốn sự hợp tác đó trên phương diện bình đẳng cùng có lợi. Sự hợp tác đó cũng đã làm cho văn hóa, du lịch, thể thao vượt biên giới quốc gia len lỏi trong đời sống hàng ngày của người dân thậm chí nó còn lấn áp những nét truyền thống của dân 33
  • 38. tộc làm cho vốn văn hoá dân tộc ngày càng bị mai một. Trước thực trạng đó công chức văn hoá - xã hội cơ sở đã chủ động, tích cực bám sát địa bàn tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích cho người dân thấy được cái hay, cái đẹp và giá trị đích thực của những giá trị truyền thống đồng thời chỉ ra những cái đáng được trân trọng và học hỏi của các quốc gia khác cũng như lên án mạnh mẽ những hành vi phản văn hoá đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Nhờ có sự khôn khéo, kiên trì đó của công chức văn hoá - xã hội cơ sở mà các giá trị của văn hoá, di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, gia phong, truyền thống gia đình được đảm bảo. Có được những kết quả kể trên phải kể đến sự phối kết hợp giữa những yếu tố bên ngoài và cấc yếu tố bên trong. * Nguyên nhân khách quan - Hầu hết công chức văn hóa - xã hội được Đảng đào tạo, rèn luyện từ trong số Đảng viên của mình trở thành người có phẩm chất chính trị, kiên định lập trường, tư tưởng rõ ràng, sẵn sàng đảm đương nhiệm vụ khó khăn, gian khổ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt đến đội ngũ cán bộ công chức cơ sở trong đó có công chức văn hoá - xã hội. Quy định chức danh và một định biên cho công chức làm công tác văn hoá - xã hội, quy định chế độ hưởng lương từ ngân sách Nhà nước cũng như các quyền lợi khác, đã làm cho công chức văn hoá- xã hội yên tâm công tác và cống hiến cho ngành, địa phương . - Nhà nước có chính sách khuyến khích cán bộ chuyên trách văn hoá - xã hội công tác trong ngành lâu năm có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ thì được xem xét chuyển thành công chức nhà nước (theo Luật Cán bộ, Công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008) trở thành động lực cho công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Các cấp, các ngành của địa phương đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ của công chức văn hoá - xã hội một 34
  • 39. cách tốt nhất trong điều kiện hoàn cảnh có thể như phòng làm việc, trang bị máy tính, nối mạng internet, nâng cấp thư viện đầu tư nhiều đầu sách có giá trị và các phương tiện hỗ trợ khi tác nghiệp. - Dành một phần ngân sách Nhà nước và của địa phương mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. - Có chính sách khuyến khích động viên, tuyên dương những công chức tiêu biểu đặc biệt đối với những công chức hoạt động ở những địa bàn khó khăn, phức tạp, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Đồng thời cũng kiên quyết xử lý đối với những người vi phạm. - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho công chức văn hoá - xã hội cơ sở có được những phương tiện hỗ trợ để lĩnh hội tri thức mới một cách nhanh nhất. - Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu thưởng thức văn hoá, du lịch, thể thao ngày càng đa dạng, phong phú. Xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng thu hút đông đảo nhân dân tham gia đóng góp vật chất lẫn tinh thần làm cho các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa ngày càng phong phú và đa dạng - Trình độ dân trí ngày càng phát triển tạo thuận lợi cho người dân trong việc nhận thức và tiếp nhận các vấn đề văn hoá - xã hội. - Xu thế hội nhập toàn cầu trên các lĩnh vực của đời sống xã hội tạo điều kiện cho công chức văn hoá - xã hội cơ sở được giao lưu học hỏi các giá trị văn hoá nhân loại một cách thuận lợi. - Sự thay đổi trong nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và trong quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của công chức văn hóa - xã hội. Đặc biệt, trong phiên họp của Chính phủ đã ban hành chương trình hành động của mình trong việc thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để triển khai nhiệm vụ này Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 17 tháng 11 năm 2009 về Phê duyệt Đề án” Đào tạo nghề cho lao động nông 35
  • 40. thôn đến năm 2020” theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong đó chiếm một phần không nhỏ xác định mục tiêu, chiến lược, lộ trình về đào tạo cán bộ, công chức xã nói chung trong đó có cán bộ công chức văn hóa - xã hội nói riêng mới thấy chưa bao giờ họ được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc như vậy. - Phương hướng cải cách hành chính trong chính quyền cơ sở về tăng cường quyền lực cho địa phương, tính tự chủ trong hoạt động công tác đang được chú trọng thực hiện Bên cạnh nguyên nhân kể trên chúng ta không thể không kể đến nguyên nhân mang tính quyết định bên trong. * Nguyên nhân chủ quan - Hầu hết công chức văn hoá- xã hội cấp cơ sở là người sống gắn bó với gia đình, họ hàng và bà con thân thích với quê hương bản quán nên am hiểu phong tục tập quán, tâm lý của đồng bào mình do đó có sức cảm hóa nhân dân trong việc tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời họ là những người có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, ý thức phấn đấu và niềm say mê đối với nghề. - Có lòng yêu nghề, xác định được nội dung công việc phải tiến hành, lường trước được những khó khăn xảy ra, luôn có ý thức tự giác và khát vọng vươn lên, mong muốn được cống hiến cho xã hội, địa phương. - Về cơ bản họ được đào tạo trở thành người có bản lĩnh chính trị, phẩm chất tốt và lập trường vững vàng trước mọi cám dỗ của đời sống. - Sự khuyến khích, ủng hộ nhiệt tình từ phía gia đình làm họ yên tâm công tác. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công chức văn hoá - xã hội còn bộc lộ những điểm nhược điểm cần khắc phục. 2.2.2. Những mặt hạn chế 36
  • 41. - Văn hoá - xã hội ở cơ sở là một lĩnh vực có phạm vi hoạt động rộng, đa dạng và phong phú, nguồn hình thành đội ngũ công chức văn hóa - xã hội làm công tác quản lý lĩnh vực này cũng rất đa dạng, nguồn cán bộ từ các ngành, lĩnh vực khác chuyển sang chiếm số lượng không nhỏ. Điều đó có thuận lợi là đáp ứng nhanh về số lượng cán bộ cần bố trí vào các vị trí công tác nhưng lại gặp khó khăn là số đông cán bộ chưa được đào tạo lại về chuyên môn, chưa cập nhật kiến thức mới, kiến thức chuyên ngành. Do vậy một số cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của nhiệm vụ đặt ra. - Trình độ lý luận chính trị của một bộ phận công chức còn thấp nên có những trường hợp không lĩnh hội đầy đủ thậm chí hiểu sai quan điểm chỉ đạo của Đảng và nội dung quản lý của Nhà nước cũng như thiếu những cơ sở lý luận để vận dụng vào tình hình thực tế làm cho không ít các vụ việc giải quyết đi sai quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước gây ra sự hoài nghi trong nhân dân. - Lĩnh vực công tác không phù hợp với chuyên ngành đào tạo nên chưa phát huy hết khả năng, năng lực công tác, qua khảo sát thì số công chức công tác đúng chuyên môn đào tạo cao nhất cũng chỉ lên tới 20,5% còn lại ở các chuyên ngành khác - Một số cán bộ công chức rời bỏ nhiệm sở chuyển sang làm việc cho khu vực tư nhân với mong muốn tìm thu nhập cao hơn. - Tri thức và năng lực quản lý Nhà nước về văn hoá - xã hội, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong công tác quản lý còn nhiều hạn chế nên khi có vụ việc cần được giải quyết còn lúng túng. - Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số cán bộ công chức chưa cao, vẫn còn hiện tượng quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong thi hành công vụ, tâm lý ngại đến địa bàn dân cư nắm tình hình thực tế nên không ít vụ việc không được phát hiện kịp thời thậm chí còn nắm thông tin không chính xác làm giảm lòng tin của dân vào cơ quan nhà nước. - Một số cán bộ, công chức chưa thật gần dân, thân dân. 37
  • 42. - Còn có một bộ phận cán bộ, công chức hiểu biết về phong tục, tập quán, các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương còn hạn chế nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở địa phương. Số liệu trên mặc dù cho tới thời điểm hiện nay đã có sự thay đổi nhưng về cơ bản thực trạng chung không có sự thay đổi nhiều. Đây cũng chính là vấn đề đặt ra rất lớn trong chiến lược quy hoạch và sử dụng cán bộ cơ sở của Việt nam cũng như của thành phố. - Một số cán bộ, công chức cho rằng thời gian làm công tác văn hóa - xã hội là khoảng thời gian bước đệm để chuyển làm công việc khác tốt hơn nên xảy ra trường hợp cán bộ, công chức thạo việc lại xin chuyển hoặc được chuyển qua công việc khác thay vào đó là cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc được chuyển từ ngành khác sang. Có những hạn chế kể trên phải kể đến những nguyên nhân sau: * Nguyên nhân khách quan - Nhận thức về công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình và công chức cấp cơ sở làm công tác văn hóa - xã hội chưa đúng đắn, chưa nhận thấy được tầm quan trọng của văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trong đời sống xã hội ở địa phương cũng như chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ công chức trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình. Do đó, trong một thời gian dài chúng ta chỉ chú trọng đến sự phát triển kinh tế lấy chỉ tiêu đạt được của kinh tế làm thước đo cho sự phát triển mà chưa thật sự chú trọng đến nền tảng tinh thần của xã hội nên dẫn đến tình trạng nhiều di tích bị xuống cấp, phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng bị lãng quên, nhiều nét văn hóa truyền thống dân tộc địa phương bị mai một, truyền thống gia đình bị xem nhẹ v.v. Mặt khác tồn tại quan điểm cho rằng ai làm công tác văn hóa - xã hội này cũng được thậm chí cả nhũng người không có chuyên môn, nghiệp vụ nên cán bộ nông nghiệp, y tế, đoàn thanh niên v.v đều có thể trở thành cán bộ văn hoá - xã hội. - Sự bất cập của bộ máy Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương: nếu như ở Trung ương chúng ta có ba Bộ chủ quản là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 38 Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3r10mII Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 43. phụ trách quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về vấn đề lao động, thương binh và xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông trong khi đó cán bộ thực thi nhiệm vụ của cả ba Bộ kể trên ở tuyến cơ sở lại chỉ có một định biên công chức văn hóa - xã hội, liệu rằng với khối lượng công việc như vậy thì chất lượng công việc có được đảm bảo? - Trong một thời gian dài các cơ quan Nhà nước và ngay chính bản thân các công chức văn hoá - xã hội cấp cơ sở chưa xác định được quản lý văn hoá - xã hội là một nghề và cần phải đầu tư về vật chất, nhân lực cho thoả đáng - Công chức văn hóa - xã hội cơ sở được học các lớp: Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính còn rất ít (số liệu đã được thể hiện trong khảo sát tại bảng 2). Đồng thời việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý ngành cũng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc khi thao tác nghiệp vụ còn nhiều lúng túng, hiệu quả không cao. Qua đó có thể thấy kiến thức quản lý nhà nước , quản lý ngành, các kỹ năng, kỹ xảo chưa được cập nhật thường xuyên và đầy đủ cho đội ngũ này. - Việc xây dựng tiêu chuẩn của người công chức văn hoá - xã hội cơ sở của Nhà nước còn chậm( năm 2004 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 xác định tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã). - Công tác quy hoạch, phân loại các bộ, công chức trong thời gian qua còn nhiều bất cập. - Bước sang nền kinh tế thị trường, công chức văn hoá - xã hội cơ sở còn nhiều lúng túng chưa bắt kịp với cơ chế mới, với sự hội nhập, với khoa học, kỹ thuật hiện đại. - Chính sách sử dụng cán bộ, công chức chưa hợp lý nên chưa động viên cán bộ tâm huyết với nghề. - Chế độ lương phụ cấp chưa kịp thời, thoả đáng so với khối lượng công việc mà họ đảm nhiệm. - Trong một số trường hợp công chức làm tốt gây dựng được phong trào, tổ chức lại điều sang làm công tác khác. 39 Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3r10mII Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net