SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ HẢI LONG
HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI CẤP CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TÊN TÁC GIẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT KINH TẾ
Trà vinh, 2020
TÊNHỌCVIÊNLUẬNVĂNTHẠCSỸCHUYÊNNGÀNHNĂMBẢOVỆ:2020
NĂM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TÊN TÁC GIẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
Ngành:
Mã ngành:
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TRÀ VINH – NĂM 2020
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
ICOMOS
International Council On Monuments and Sites
Hội đồng Quốc tế về Di tíchvà Di chỉ
CHXHCN Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
VH, TT&DL Văn hóa - Thể thao và Du lịch
DSVHTG Di sản văn hóa thế giới
UBND Ủy ban nhân dân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “.................” là đề tài nghiên cứu độc lập của
riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu
tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình
nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác.
Trà Vinh, ngày tháng năm 2020
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Trà
Vinh, khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người
đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại
trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS. ……, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn
thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được
những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trà Vinh, ngày tháng năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Phước - vùng đất sơn nguyên huyền thoại, nơi sinh sống của cộng
đồng 41 dân tộc anh em với nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu truyền thống
cách mạng. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, Bình Phước từng là căn cứ
địa vững chắc, hậu cứ quan trọng của cách mạng, là địa bàn trọng yếu trên tuyến
chiến lược Bắc - Nam từ Nam Tây Nguyên đến miền Đông Nam bộ; là nơi lựa
chọn xây dựng căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, lãnh đạo quân
dân làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần to lớn vào đại thắng mùa
Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quá trình lịch sử
đó đã sáng tạo nên một di sản văn hóa của tỉnh Bình Phước vừa phong phú, vừa
đa dạng và đặc sắc.
Quản lý nhà nước về văn hóa là một bộ phận nói chung của quản lý nhà
nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, do những đặc thù của
văn hóa, quản lý nhà nước cũng có nhiều điểm riêng. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường, xã hội hóa văn hóa thì vai trò của Nhà nước lại càng không thể
thiếu, nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những mặt trái của thị
trường, định hướng nền văn hóa được bảo vệ, gìn giữ, phát triển phù hợp mục
tiêu chung của chủ nghĩa xã hội.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trước
yêu cầu trên, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn
hóa là một yêu cầu rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Di sản văn hóa Bình Phước nói chung, di sản văn hóa vật thể Bình Phước
nói riêng, luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của
tỉnh nhà. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Bình Phước đang tiến bước trên con
đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Sự phát triển kinh tế - xã hội
theo mục tiêu công nghiệp hiện đại, sự tăng trưởng kinh tế với môi trường sống
trong điều kiện hiện nay có những thay đổi đã, đang và tiếp tục có những tác
động đến hoạt động quản lý văn hóa trên địa bàn tỉnh: Ngân sách đầu tư cho văn
hóa thấp; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ làm công tác văn hóa
chưa hợp lý; công tác quản lý có lúc, có nơi còn buông lỏng, chưa được quan
tâm sâu sát; chưa phát huy hết giá trị các di tích và tài nguyên du lịch văn hóa
....
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực
trạng về quản lý di sản văn hóa của tỉnh Bình Phước, là một công chức hiện
đang công tác tại cơ quan hành chính của địa phương tác giả nhận thấy việc
tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh là yêu
cầu cấp thiết của hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và quản lý
nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể nói riêng. Do vậy, trước tình
hình trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Phước về di sản văn hóa vật thể” làm chủ đề nghiên cứu cho luận
văn thạc sỹ Luật học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Mục tiêu của luận văn là phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn
hóa vật thể, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu
quả, hiệu lực quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Bình
Phước nói riêng và trên cả nước ta nói chung trong những năm tới.
- Mục tiêu cụ thể:
Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước của Ủy ban
nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam.
Làm rõ thực trạng quy định về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
tỉnh về di sản văn hóa vật thể từ thực tiễn tỉnh Bình Phước.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhà nước của Ủy
ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến để tài
Thời gian qua, có nhiều bài viết, đề tài, công trình nghiên cứu về di sản văn
hóa vật thể. Các tác giả chủ yếu nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau, một số
công trình nghiên cứu một cách khái quát hoặc mang tính chất giới thiệu pháp
luật về di sản văn hóa vật thể ở nước ta, cụ thể như: TrầnXuân Lực, Quản lý nhà
nướcvềvăn hóa trên địabànhuyệnTamNông, tỉnhPhúThọ(2017), Luận văn thạc
sỹQuảnlý văn hóa; Lê Thị Bích Thuận (2013), “Quản lý di sản văn hóa vật thểở
Hà Nội”, Tạp chí Văn hóa nghệthuật, (số 352); Nguyễn Sỹ Toản(2017), “Quảnlý
disảnvăn hóavật thểở Hà Nội”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (số 398); Minh An
(2017), “Trăn trở quản lý, khai thác di sản văn hóa”, Sài Gòn Giải phóng,
[http://www.sggp.org.vn/tran-tro-quan-ly-khai-thac-di-san-van-hoa-
472478.html} (truy cập ngày 16/02/2019); ThS. Nguyễn Mạnh Cường (2018),
Cách mạng 4.0 và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, Tạp chí Du lịch,
[http://www.vtr.org.vn/cach-mang-40-va-van-de-bao-ton-di-san-van-hoa-
dan-toc.html] (truy cập ngày 16/02/2019)....
Các đề tài, công trình nhiên cứu nói trên đã cung cấp một lượng kiến thức,
thôngtin lớn liên quanđếnđềtài nghiên cứu, đềcập đến nhiều khía cạnh khác nhau
đốivớiquyđịnh pháp luật về lĩnh vực disảnvăn hóa vật thể và hoàn thiện quy định
pháp luật về lĩnhvực này. Song các nội dung nghiên cứu chưa cập nhật đầy đủ và
chưa đảm bảo tính hệ thống về tổ chức quản lý lĩnh vực di sản văn hóa vật thể.
Trêncơ sở kếthừa những kếtquả, thành tựunghiên cứucủacác côngtrìnhkhoahọc
về vấn đềnày đãcôngbố,tác giảmuốn tiếp tục nghiên cứu, đồng thời đưa ra những
kiến nghị về mặt bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa
bàn tỉnh Bình Phước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước ta về di sản văn hóa và quản lý nhà nước về di sản văn
hóa.
Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa
học xã hội, sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành
như: luật học, sử học, triết học, xã hội học. Tổng hợp, phân tích các công trình
nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp
lý và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể ở nước ta
hiện nay. Phương pháp này chủ yếu áp dụng tại chương 1.
Tại chương 2, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân
tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chuyên môn của chính quyền địa phương và
phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng, đề xuất các quan điểm, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân về di sản
văn hóa vật thể ở Bình Phước và ở các địa phương khác trong thời gian tới.
5. Phạm vi giới hạn đề tài
- Phạm vi nội dung:Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận,
pháp lý và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân
dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể.
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Phạm vi thời gian:Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tình về di sản
văn hóa vật thể ở tỉnh Bình Phướctừ năm 2015 đến nay.
6. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật thực định và
thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật
thể từ thực tiễn tỉnh Bình Phước.
- Đối tượng khảo sát: Các khu du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh; bảo tàng
trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung luận văn gồm 2 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước của Ủy ban nhân
dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Phước về di sản văn hóa vật thể và kiến nghị hoàn thiện
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ DI SẢN VĂN
HÓA VẬT THỂ
1.1. Khái niệm di sản văn hóa và di sản văn hóa vật thể
1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau nhưng có thể hiểu văn hóa là sản phẩm
của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con
người và xã hội. Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người,
duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong
quá trình hành động của con người và vận động của xã hội, được biểu hiện qua
các kiểu - hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Các giá trị văn hóa là cốt
lõi của văn hóa. Giá trị văn hóa chứa đựng, kết tinh trong di sản văn hóa và
thông qua di sản văn hóa để thực hiện các chức năng xã hội.
Di sảnvăn hóalà hệ giá trị cơ bản, trọngyếu và bền vững theo thời gian trong
văn hóacủa mỗidân tộc. Đảngta trongHội nghị Trung ương 5 khóaVIII đãđưa ra
định nghĩadisản văn hóanhư sau: “Disản văn hóa là tàisản vôgiá, gắn kết cộng
đồng dântộc, là cốt lõi của bản sắcdântộc, cơ sở đểsáng tạonhữnggiá trịmớivà
giao lưu văn hóa” [Đảng Cộng sản Việt Nam 1998: 63].
Luật Di sản văn hóa định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm văn hóa phi vật
thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”1
1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa vật thể
Di sản văn hóa vật thể được hiểu là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia. UNESCO định nghĩa di sản văn hóa vật thể như sau: “Di
sản văn hóa vật thể baogồm các công trình và các khu vực, các tượng đài, hiện
vật... mà đượcxem là đáng được bảo tồn cho tương lai. Các di sản văn hóa vật
thể nàycó ý nghĩa vềmặtkhảocổ, kiến trúc, khoa học hoặckỹ thuật của một nền
văn hóa cụ thể.”2Luật Di sản văn hóa định nghĩa “Di sản văn hóa vật thể là sản
phẩm vậtchấtcó giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.”3
Di sản văn hóa vật thể ở đây có thể hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể
“sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một hình thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới
dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu
sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Di sản văn hóa vật
thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử. Tuy
nhiên, di sản văn hóa vật thể luôn chịu sự thách thức trước quy luật bào mòn của
thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau; luôn đứng trước nguy cơ
biến dạng hoặc thay đổi so với nguyên gốc.
Theo quy định tạiVăn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013
Luật di sản văn hóa: Di sản văn hóa vật thể gồm có di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di tích lịch sử -
văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quố
c gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học.Di
tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
1Điều 1, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
2UNESCO (1972), “Công ước về Di sản văn hóa 1972”, kỳ họp thứ 17 tại Paris ngày 16/11/1972,
3 Khoản 2, Điều 4, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu
của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát
triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc
đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát
triển kiến trúc, nghệ thuật.4
Di tích lịch sử - văn hóa có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, liên
quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội; là nơi
ghi dấu những công sức, trí tuệ của con người qua quá trình lao động, sáng
tạo. Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của nhân loại, là những bằng
chứng cụ thể, chính xác nhất chứng minh cho một thời kỳ phát triển của
lịch sử, chứa đựng những giá trị về mặt vật chất và tinh thần.
Di tích lịch sử - văn hóa tồn tại không chỉ là dấu mốc về thời gian đã
qua của dân tộc mà còn là những vết son sáng của nền văn hóa hiện tại thể
hiện đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ qua từng thời kỳ.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợ
p
giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm
mỹ,khoa học.Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa
dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những
dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.5
4 Khoản 1, Điều 28, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.Bảo vật quốc gia phải
có các tiêu chí sau đây:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của
đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu
biểu; hoặc là tác phẩm nghệthuậtnổitiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị
thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là
sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác
dụng thúcđẩyxã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu
vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử
trái đất, lịch sử tự nhiên.6
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh (di tích) được chia thành:
1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng
của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển
của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô
thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
5 Khoản 2, Điều 28, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
6 Khoản 1, Điều 41, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng
của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị,
văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến
trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô
thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc,
nghệ thuật Việt Nam;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của
văn hóa khảo cổ;
d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá
trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển
biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh
nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô
thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến
trúc, nghệ thuật Việt Nam;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn
hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh
quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc
gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh
học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
1.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh
về di sản văn hóa vật thể
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước của Ủy ban nhân
dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể
- Quản lý nhà nuớc là một khái niệm có nội hàm rộng, được hiểu theo hai
phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.7
+ Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước
nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm
vụ, chức năng của nhà nước.Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tất
cả các cơ quan nhà nước của bộ máy nhà nước bao gồm ba cơ quan: lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Nhân dân cũng là chủ thể quản lý hành chính nhà nước
Theo nghĩa rộng khi thực hiện quyền trưng cầu dân ý - bỏ phiếu toàn dân hoặc
tham gia quản lý nhà nước bằng các hình thức khác. Các tổ chức xã hội, các cơ
quan xã hội,... cũng là chủ thể quản lý nhà nước theo nghĩa rộng nếu được nhà
nước trao quyền thực hiện chức năng nhà nước.
+Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan
hành chính nhà nước thực hiện. Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, pháp luật
và điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động
chấp hành và điều hành nhà nước (hay thường gọi đơn giản là hoạt động chấp
hành và điều hành). Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là
toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đứng đầu là Chính phủ, các
cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cán bộ, công chức trực thuộc. Vì vậy, trong thực
tiễn quản lý và lý luận khoa học pháp lý chúng còn được gọi là các cơ quan quản
lý nhà nước.
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa là thiết lập cơ sở pháp lý và khoa học -
7
Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, tr. 16.
công cụ quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục
tiêu cơ bản đặt ra.
Về bản chất, quản lý di sản văn hóa là quản lý các hoạt động của con
người, cộng đồng xã hội (nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, phát huy
giá trị,…) có thể tác động ở cả hai chiều thuận và nghịch tới di sản văn hóa. Như
vậy, cũng có thể hiểu, quản lý di sản văn hóa là thiết lập mối quan hệ gắn bó
giữa cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và cộng đồng dân cư địa phương nơi
có di sản cần được bảo vệ, phát huy.
Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy
nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân
tỉnh về về di sản văn hóa vật thể là một dạng quản lý mang tính quyền lực nhà
nước, được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và
giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn hóa,
điều chỉnh hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác văn hóa
nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị di tích văn hóa.
Trong giới hạn của Luận văn và trên cơ sở những khái niệm trên, quản lý
nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể được hiểu theo
nghĩa hẹp:Là quá trìnhỦyban nhândân tỉnh áp dụng các cách thức, biện pháp
cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tăng cường quản lý,
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể theo quy định pháp luật.
1.2.2. Đặcđiểm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn
hóa vật thể
a) Về chủ thể quản lý:
Hiện nay, các cơ quan liên quan đến quản lý di sản văn hóa vật thể ở cấp
tỉnh có thể phân chia theo hai hệ thống gồm quản lý hành chính và quản lý
chuyên môn. Hệ thống quản lý hành chính từ Trung ương đến địa phương gồm:
Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND
các xã, phường, thị trấn. Các cơ quan quản lý theo ngành dọc chuyên môn gồm:
Bộ VH, TT&DL, Sở VH, TT&DL, các phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện,
các Ban Quản lý di tích trực thuộc.
Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp năm
2003, UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ: “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo
vệ, trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, công
trình văn hoá, nghệ thuật theo thẩm quyền; hướng dẫn xây dựng nếp sống văn
minh, gia đình văn hoá”8
Theo Luật Di sản văn hóa, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với di sản của
UBND cấp tỉnh được quy định: Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịchkhi nhận được thông báo về
di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện
pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.9 “UBND
các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý
nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.”10
UBND nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật
thể tại địa phương, thông qua nhiệm vụ, quyền hạn được giao, UBND tỉnh ban
hành các văn bản về quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóatrên điạ bàn tỉnh, giao Sở VH, TT&DL là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp tham mưu và quản lý thực
hiện, báo cáo UBND tỉnh về công tác văn hóa như: kiểm kê và lập hồ sơ di sản
văn hóa vật thể; theo dõi, giám sát thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật; thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật....
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành có liên quan
phối hợp với Sở VH, TT&DL thực hiện công tác tham mưu, phối hợp quản lý,
hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà
nước di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh.
8Khoản 3, Điều 89, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp năm2003.
9 Khoản 2, Điều 33,Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
10 Khoản 4, Điều 55,Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
b) Về khách thể quản lý: Cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động liên quan
đến di sản văn hóa vật thể tại địa phương như: Kiểm kê, thăm dò, khai quật, tu
bổ, phục hồi, bảo quản, …
c) Mục đích của quản lý nhà nước nhằm giữ gìn, phát huy các di sản văn
hóa vậtthể địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
d) Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể: Luật Tổ
chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Luật Di sản văn hóa; Luật Xây dựng;
Luật Du lịch... Trên cơ sở các văn bản luật trên, Chính phủ và các Bộ, ngành có
liên quan đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư như: Nghị định số 98/2010/NĐ-
CP ngày 21/9/2010 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn
hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số
70/2012/NĐ- CP ngày 18/9/2012 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê
duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam - thắng cảnh; Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chínhphủ quy
định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các công trình quan trọng quốc
gia; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một
số điều về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL
ngày 30/12/2013 hướng dẫn xác lập chi phí quy hoạch, dựán, báo cáo kinh tế - kỹ
thuật bảo quản, phục hồi di tích...; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết
định của UBND cấp tỉnh có liên quan đến di sản văn hóavà các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
e) Cách thức quản lý: Đảm bảo tính liên tục, kịp thời và linh hoạt trong
thực hiện hoạt động tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện công tác văn hóa, đảm
bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ
Nghị quyết của HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo
để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhấttrong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóatrên toàn tỉnh.
1.3.Nội dung quản lý nhà nước về di dản văn hóa vật thể của UBND
tỉnh
1.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật
thể
Một trong những công tác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt
động quản lý di sản văn hóa vật thể đó là lên kế hoạch thanh, kiểm tra hoạt động
này trên mọi phương diện nhằm phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động này là: Sở Văn hóa, thể thao và du
lịch, ủy ban nhân dân các cấp đã lên các kế hoạch thanh kiểm tra đột xuất các
địa điểm quản lý về di sản văn hóa qua từng đợt hoặc đột xuất nói chung.
Việc quy hoạch địa bàn là việc các cơ quan chức năng sắp xếp bố trí các cơ
sở tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa đã được định sẵn phù
hợp với các tiêu chí đề ra. Việc quy hoạch và thực hiện quản lý quản lý nhà
nước về di sản văn hóa nhằm đảm bảo quyền lợi của NN và cộng đồng nhân dân
là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý và là trách nhiệm và quyền
lợi của các tổ chức cá nhân nói chung.
Việc xây dựng quy hoạch quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở nước ta
được xây dựng với mục tiêu là: Xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước về di
sản văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức lại hoạt động theo đúng
các quy định của pháp luật. Nâng cao nhận thức về bảo vệ các di sản văn hóa
của người dân. Việc quy hoạch về di sản văn hóa cần phù hợp với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu
cầu về văn hóa. Việc quy hoạch phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa
phương có bước đi phù hợp để giải quyết những yêu cầu trước mắt và định
hướng lâu dài nhằm thực hiện các văn bản về quản lý DSVH có hiệu quả. Như
vậy, có thể khẳng định rằng sự vào cuộc quyết liệt của thanh tra chuyên ngành
từ Trung ương đến địa phương, cùng với việc sử dụng biện pháp buộc đã tạo ra
sức răn đe mạnh, kết hợp với sự lên án mạnh mẽ của dư luận, sự giám sát chặt
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54061
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (19)

Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
Luận án: Vai trò của pháp luật trong giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOTLuận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
Luận văn: Văn hóa đảm bảo đời sống của người Nùng Cháo, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội AnLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hoá TP Hội An
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
“Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính t...
 
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
Vai trò của hệ thống chính trị trong quyền làm chủ của nhân dân, HAY - Gửi mi...
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
Luận án: Thực hiện chính sách dân tộc ở miền Bắc nước Lào, HAY - Gửi miễn phí...
 
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nayĐời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
Đời sống văn hoá của dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1019
 
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
Phân tích ảnh hưởng của môt trường văn hóa đến hoạt động marketing tại hai qu...
 
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAYĐề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
Đề tài: Phòng chống diễn biến hòa bình về chính trị tư tưởng, HAY
 
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến HưngKết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
 
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
 

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn hóa vật thể

Similar to Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn hóa vật thể (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa,9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
Nghiên Cứu Hiện Trạng Tiêu Dùng Văn Hóa Ở Phường Đạo Long Tp Phan Rang Tháp C...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long An
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long AnLuận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long An
Luận văn: Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tỉnh Long An
 
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAYLuận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAY
Luận văn: Quản lý về lễ hội truyền thống tỉnh Long An,HAY
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa Đền Đức Đệ Nhị, HAY, 9đ
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOTĐề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
 
Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đQuản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa Ở Thị Xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính ...
nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính ...nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính ...
nâng cao chất lượng công chức làm công tác văn hóa tại các đơn vị hành chính ...
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOTLuận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Quản lý về di tích lịch sử văn hóa tại Đắk Lắk, HOT
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 

Recently uploaded (18)

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 

Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn hóa vật thể

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ HẢI LONG HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI CẤP CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH ĐẠI HỌC TRÀ VINH TÊN TÁC GIẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ LUẬN VĂN THẠC SĨ: LUẬT KINH TẾ Trà vinh, 2020 TÊNHỌCVIÊNLUẬNVĂNTHẠCSỸCHUYÊNNGÀNHNĂMBẢOVỆ:2020 NĂM
  • 2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH ĐẠI HỌC TRÀ VINH TÊN TÁC GIẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ Ngành: Mã ngành: LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TRÀ VINH – NĂM 2020
  • 3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc ICOMOS International Council On Monuments and Sites Hội đồng Quốc tế về Di tíchvà Di chỉ CHXHCN Việt Nam Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam VH, TT&DL Văn hóa - Thể thao và Du lịch DSVHTG Di sản văn hóa thế giới UBND Ủy ban nhân dân
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “.................” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Việt Nam. Các số liệu là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác. Trà Vinh, ngày tháng năm 2020 Tác giả
  • 5. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Trà Vinh, khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. ……, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Trà Vinh, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  • 6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Phước - vùng đất sơn nguyên huyền thoại, nơi sinh sống của cộng đồng 41 dân tộc anh em với nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu truyền thống cách mạng. Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, Bình Phước từng là căn cứ địa vững chắc, hậu cứ quan trọng của cách mạng, là địa bàn trọng yếu trên tuyến chiến lược Bắc - Nam từ Nam Tây Nguyên đến miền Đông Nam bộ; là nơi lựa chọn xây dựng căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam, lãnh đạo quân dân làm nên chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần to lớn vào đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quá trình lịch sử đó đã sáng tạo nên một di sản văn hóa của tỉnh Bình Phước vừa phong phú, vừa đa dạng và đặc sắc. Quản lý nhà nước về văn hóa là một bộ phận nói chung của quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, do những đặc thù của văn hóa, quản lý nhà nước cũng có nhiều điểm riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xã hội hóa văn hóa thì vai trò của Nhà nước lại càng không thể thiếu, nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những mặt trái của thị trường, định hướng nền văn hóa được bảo vệ, gìn giữ, phát triển phù hợp mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Trước yêu cầu trên, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di sản văn hóa là một yêu cầu rất quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Di sản văn hóa Bình Phước nói chung, di sản văn hóa vật thể Bình Phước nói riêng, luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển của tỉnh nhà. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Bình Phước đang tiến bước trên con
  • 7. đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Sự phát triển kinh tế - xã hội theo mục tiêu công nghiệp hiện đại, sự tăng trưởng kinh tế với môi trường sống trong điều kiện hiện nay có những thay đổi đã, đang và tiếp tục có những tác động đến hoạt động quản lý văn hóa trên địa bàn tỉnh: Ngân sách đầu tư cho văn hóa thấp; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cán bộ làm công tác văn hóa chưa hợp lý; công tác quản lý có lúc, có nơi còn buông lỏng, chưa được quan tâm sâu sát; chưa phát huy hết giá trị các di tích và tài nguyên du lịch văn hóa .... Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực trạng về quản lý di sản văn hóa của tỉnh Bình Phước, là một công chức hiện đang công tác tại cơ quan hành chính của địa phương tác giả nhận thấy việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh là yêu cầu cấp thiết của hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và quản lý nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể nói riêng. Do vậy, trước tình hình trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn hóa vật thể” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ Luật học. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận văn là phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói riêng và trên cả nước ta nói chung trong những năm tới. - Mục tiêu cụ thể: Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể ở Việt Nam. Làm rõ thực trạng quy định về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể từ thực tiễn tỉnh Bình Phước.
  • 8. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến để tài Thời gian qua, có nhiều bài viết, đề tài, công trình nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể. Các tác giả chủ yếu nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau, một số công trình nghiên cứu một cách khái quát hoặc mang tính chất giới thiệu pháp luật về di sản văn hóa vật thể ở nước ta, cụ thể như: TrầnXuân Lực, Quản lý nhà nướcvềvăn hóa trên địabànhuyệnTamNông, tỉnhPhúThọ(2017), Luận văn thạc sỹQuảnlý văn hóa; Lê Thị Bích Thuận (2013), “Quản lý di sản văn hóa vật thểở Hà Nội”, Tạp chí Văn hóa nghệthuật, (số 352); Nguyễn Sỹ Toản(2017), “Quảnlý disảnvăn hóavật thểở Hà Nội”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (số 398); Minh An (2017), “Trăn trở quản lý, khai thác di sản văn hóa”, Sài Gòn Giải phóng, [http://www.sggp.org.vn/tran-tro-quan-ly-khai-thac-di-san-van-hoa- 472478.html} (truy cập ngày 16/02/2019); ThS. Nguyễn Mạnh Cường (2018), Cách mạng 4.0 và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, Tạp chí Du lịch, [http://www.vtr.org.vn/cach-mang-40-va-van-de-bao-ton-di-san-van-hoa- dan-toc.html] (truy cập ngày 16/02/2019).... Các đề tài, công trình nhiên cứu nói trên đã cung cấp một lượng kiến thức, thôngtin lớn liên quanđếnđềtài nghiên cứu, đềcập đến nhiều khía cạnh khác nhau đốivớiquyđịnh pháp luật về lĩnh vực disảnvăn hóa vật thể và hoàn thiện quy định pháp luật về lĩnhvực này. Song các nội dung nghiên cứu chưa cập nhật đầy đủ và chưa đảm bảo tính hệ thống về tổ chức quản lý lĩnh vực di sản văn hóa vật thể. Trêncơ sở kếthừa những kếtquả, thành tựunghiên cứucủacác côngtrìnhkhoahọc về vấn đềnày đãcôngbố,tác giảmuốn tiếp tục nghiên cứu, đồng thời đưa ra những kiến nghị về mặt bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
  • 9. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về di sản văn hóa và quản lý nhà nước về di sản văn hóa. Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội, sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành như: luật học, sử học, triết học, xã hội học. Tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể ở nước ta hiện nay. Phương pháp này chủ yếu áp dụng tại chương 1. Tại chương 2, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, báo cáo chuyên môn của chính quyền địa phương và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân về di sản văn hóa vật thể ở Bình Phước và ở các địa phương khác trong thời gian tới. 5. Phạm vi giới hạn đề tài - Phạm vi nội dung:Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể. - Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước. - Phạm vi thời gian:Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tình về di sản văn hóa vật thể ở tỉnh Bình Phướctừ năm 2015 đến nay. 6. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu pháp luật thực định và thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể từ thực tiễn tỉnh Bình Phước.
  • 10. - Đối tượng khảo sát: Các khu du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh; bảo tàng trên địa bàn tỉnh. 7. Kết cấu luận văn Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 2 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn hóa vật thể và kiến nghị hoàn thiện
  • 11. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ 1.1. Khái niệm di sản văn hóa và di sản văn hóa vật thể 1.1.1. Khái niệm di sản văn hóa Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau nhưng có thể hiểu văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động của con người và vận động của xã hội, được biểu hiện qua các kiểu - hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người, cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra. Các giá trị văn hóa là cốt lõi của văn hóa. Giá trị văn hóa chứa đựng, kết tinh trong di sản văn hóa và thông qua di sản văn hóa để thực hiện các chức năng xã hội. Di sảnvăn hóalà hệ giá trị cơ bản, trọngyếu và bền vững theo thời gian trong văn hóacủa mỗidân tộc. Đảngta trongHội nghị Trung ương 5 khóaVIII đãđưa ra định nghĩadisản văn hóanhư sau: “Disản văn hóa là tàisản vôgiá, gắn kết cộng đồng dântộc, là cốt lõi của bản sắcdântộc, cơ sở đểsáng tạonhữnggiá trịmớivà giao lưu văn hóa” [Đảng Cộng sản Việt Nam 1998: 63]. Luật Di sản văn hóa định nghĩa: “Di sản văn hóa bao gồm văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử,
  • 12. văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”1 1.1.2. Khái niệm di sản văn hóa vật thể Di sản văn hóa vật thể được hiểu là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. UNESCO định nghĩa di sản văn hóa vật thể như sau: “Di sản văn hóa vật thể baogồm các công trình và các khu vực, các tượng đài, hiện vật... mà đượcxem là đáng được bảo tồn cho tương lai. Các di sản văn hóa vật thể nàycó ý nghĩa vềmặtkhảocổ, kiến trúc, khoa học hoặckỹ thuật của một nền văn hóa cụ thể.”2Luật Di sản văn hóa định nghĩa “Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vậtchấtcó giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.”3 Di sản văn hóa vật thể ở đây có thể hiểu là những sản phẩm văn hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một hình thức tồn tại của văn hóa chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Di sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu ấn lịch sử. Tuy nhiên, di sản văn hóa vật thể luôn chịu sự thách thức trước quy luật bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau; luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi so với nguyên gốc. Theo quy định tạiVăn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa: Di sản văn hóa vật thể gồm có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quố c gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học.Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây: 1Điều 1, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa. 2UNESCO (1972), “Công ước về Di sản văn hóa 1972”, kỳ họp thứ 17 tại Paris ngày 16/11/1972, 3 Khoản 2, Điều 4, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
  • 13. a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương; b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu; d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.4 Di tích lịch sử - văn hóa có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa, xã hội; là nơi ghi dấu những công sức, trí tuệ của con người qua quá trình lao động, sáng tạo. Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản quý giá của nhân loại, là những bằng chứng cụ thể, chính xác nhất chứng minh cho một thời kỳ phát triển của lịch sử, chứa đựng những giá trị về mặt vật chất và tinh thần. Di tích lịch sử - văn hóa tồn tại không chỉ là dấu mốc về thời gian đã qua của dân tộc mà còn là những vết son sáng của nền văn hóa hiện tại thể hiện đỉnh cao giá trị chân - thiện - mỹ qua từng thời kỳ. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợ p giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ,khoa học.Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây: a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu; b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.5 4 Khoản 1, Điều 28, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
  • 14. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây: a) Là hiện vật gốc độc bản; b) Là hiện vật có hình thức độc đáo; c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệthuậtnổitiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúcđẩyxã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.6 Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (di tích) được chia thành: 1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm: a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương; 5 Khoản 2, Điều 28, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa. 6 Khoản 1, Điều 41, Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
  • 15. d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương. 2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ; d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù. 3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới; d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc
  • 16. gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới. 1.2. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể - Quản lý nhà nuớc là một khái niệm có nội hàm rộng, được hiểu theo hai phạm vi nghĩa rộng và nghĩa hẹp.7 + Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước của bộ máy nhà nước bao gồm ba cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhân dân cũng là chủ thể quản lý hành chính nhà nước Theo nghĩa rộng khi thực hiện quyền trưng cầu dân ý - bỏ phiếu toàn dân hoặc tham gia quản lý nhà nước bằng các hình thức khác. Các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội,... cũng là chủ thể quản lý nhà nước theo nghĩa rộng nếu được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng nhà nước. +Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, pháp luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và các luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước (hay thường gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành). Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đứng đầu là Chính phủ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cán bộ, công chức trực thuộc. Vì vậy, trong thực tiễn quản lý và lý luận khoa học pháp lý chúng còn được gọi là các cơ quan quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa là thiết lập cơ sở pháp lý và khoa học - 7 Nguyễn Cửu Việt (2010), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 16.
  • 17. công cụ quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản đặt ra. Về bản chất, quản lý di sản văn hóa là quản lý các hoạt động của con người, cộng đồng xã hội (nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị,…) có thể tác động ở cả hai chiều thuận và nghịch tới di sản văn hóa. Như vậy, cũng có thể hiểu, quản lý di sản văn hóa là thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và cộng đồng dân cư địa phương nơi có di sản cần được bảo vệ, phát huy. Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý. Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về về di sản văn hóa vật thể là một dạng quản lý mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác văn hóa, điều chỉnh hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác văn hóa nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị di tích văn hóa. Trong giới hạn của Luận văn và trên cơ sở những khái niệm trên, quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể được hiểu theo nghĩa hẹp:Là quá trìnhỦyban nhândân tỉnh áp dụng các cách thức, biện pháp cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể theo quy định pháp luật. 1.2.2. Đặcđiểm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về di sản văn hóa vật thể a) Về chủ thể quản lý: Hiện nay, các cơ quan liên quan đến quản lý di sản văn hóa vật thể ở cấp tỉnh có thể phân chia theo hai hệ thống gồm quản lý hành chính và quản lý chuyên môn. Hệ thống quản lý hành chính từ Trung ương đến địa phương gồm: Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn. Các cơ quan quản lý theo ngành dọc chuyên môn gồm:
  • 18. Bộ VH, TT&DL, Sở VH, TT&DL, các phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, các Ban Quản lý di tích trực thuộc. Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp năm 2003, UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ: “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh, công trình văn hoá, nghệ thuật theo thẩm quyền; hướng dẫn xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”8 Theo Luật Di sản văn hóa, thẩm quyền quản lý nhà nước đối với di sản của UBND cấp tỉnh được quy định: Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịchkhi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.9 “UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.”10 UBND nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa vật thể tại địa phương, thông qua nhiệm vụ, quyền hạn được giao, UBND tỉnh ban hành các văn bản về quản lý, hướng dẫn thực hiện các chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóatrên điạ bàn tỉnh, giao Sở VH, TT&DL là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp tham mưu và quản lý thực hiện, báo cáo UBND tỉnh về công tác văn hóa như: kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa vật thể; theo dõi, giám sát thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.... Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp với Sở VH, TT&DL thực hiện công tác tham mưu, phối hợp quản lý, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà nước di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh. 8Khoản 3, Điều 89, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp năm2003. 9 Khoản 2, Điều 33,Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa. 10 Khoản 4, Điều 55,Văn bản hợp nhất số: 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 Luật di sản văn hóa.
  • 19. b) Về khách thể quản lý: Cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động liên quan đến di sản văn hóa vật thể tại địa phương như: Kiểm kê, thăm dò, khai quật, tu bổ, phục hồi, bảo quản, … c) Mục đích của quản lý nhà nước nhằm giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa vậtthể địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. d) Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Luật Di sản văn hóa; Luật Xây dựng; Luật Du lịch... Trên cơ sở các văn bản luật trên, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư như: Nghị định số 98/2010/NĐ- CP ngày 21/9/2010 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ- CP ngày 18/9/2012 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam - thắng cảnh; Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chínhphủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các công trình quan trọng quốc gia; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 quy định chi tiết một số điều về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 hướng dẫn xác lập chi phí quy hoạch, dựán, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, phục hồi di tích...; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của UBND cấp tỉnh có liên quan đến di sản văn hóavà các văn bản pháp luật khác có liên quan. e) Cách thức quản lý: Đảm bảo tính liên tục, kịp thời và linh hoạt trong thực hiện hoạt động tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện công tác văn hóa, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh trong từng giai đoạn cụ thể. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhấttrong tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóatrên toàn tỉnh.
  • 20. 1.3.Nội dung quản lý nhà nước về di dản văn hóa vật thể của UBND tỉnh 1.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Một trong những công tác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động quản lý di sản văn hóa vật thể đó là lên kế hoạch thanh, kiểm tra hoạt động này trên mọi phương diện nhằm phát hiện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động này là: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, ủy ban nhân dân các cấp đã lên các kế hoạch thanh kiểm tra đột xuất các địa điểm quản lý về di sản văn hóa qua từng đợt hoặc đột xuất nói chung. Việc quy hoạch địa bàn là việc các cơ quan chức năng sắp xếp bố trí các cơ sở tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa đã được định sẵn phù hợp với các tiêu chí đề ra. Việc quy hoạch và thực hiện quản lý quản lý nhà nước về di sản văn hóa nhằm đảm bảo quyền lợi của NN và cộng đồng nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan quản lý và là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức cá nhân nói chung. Việc xây dựng quy hoạch quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở nước ta được xây dựng với mục tiêu là: Xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tổ chức lại hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Nâng cao nhận thức về bảo vệ các di sản văn hóa của người dân. Việc quy hoạch về di sản văn hóa cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu về văn hóa. Việc quy hoạch phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương có bước đi phù hợp để giải quyết những yêu cầu trước mắt và định hướng lâu dài nhằm thực hiện các văn bản về quản lý DSVH có hiệu quả. Như vậy, có thể khẳng định rằng sự vào cuộc quyết liệt của thanh tra chuyên ngành
  • 21. từ Trung ương đến địa phương, cùng với việc sử dụng biện pháp buộc đã tạo ra sức răn đe mạnh, kết hợp với sự lên án mạnh mẽ của dư luận, sự giám sát chặt DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54061 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562