SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------
Phạm Văn Phú
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG
HỌ BỌ HUNG (COLEOPTERA: SCARABAEIDAE)
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------
Phạm Văn Phú
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG
HỌ BỌ HUNG (COLEOPTERA: SCARABAEIDAE)
Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 8420101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Phạm Thị Nhị
PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh
Hà Nội – 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân
thành nhất tới TS. Phạm Thị Nhị và PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh. Những ngƣời
thầy, ngƣời cô đã truyền thụ cho tôi nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu, những
kiến thức chuyên môn và những lời động viên khích lệ trong suốt khoảng thời gian
tôi làm luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, các cô, các cán bộ
của Bộ môn Động vật học ứng dụng, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học khoa học Tự
Nhiên và Phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã
tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi có thể học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn một
cách tốt nhất.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Văn Anh, các
học viên và sinh viên đã và đang học tập tại Bộ môn Động vật – Sinh thái, Khoa
Sinh hóa, Trƣờng Đại học Tây Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ để tôi có thể thực
hiện các chuyến điều tra, khảo sát tại khu vực nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân, những
ngƣời luôn sát cánh, động viên và làm chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tôi vƣợt
qua những khó khăn trong học tập và nghiên cứu khoa học để tôi có thể giành đƣợc
kết quả cao nhất.
Luận văn tốt nghiệp này đƣợc hỗ trợ một phần bởi đề tài cấp cơ sở Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật, mã số IEBR.DT.07/16-17; đề tài cấp Bộ Giáo dục và
Đào tạo, mã số B2016-TTB-01; đề tài hỗ trợ cán bộ trẻ cấp cơ sở, mã số
IEBR.CNT.03/18 và quỹ học bổng Nagao (NEF).
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả sự quan tâm và giúp
đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu Scarabaeidae....................................................................3
1.1.1. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở miền Đông Phương (Oriental
Region) và một số nước lân cận..........................................................................3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở Việt Nam và KBTTN Copia..........11
1.2. Vị trí của Scarabaeidae trong thang phân loại ...............................................14
1.3. Vòng đời và đặc điểm hình thái của Scarabaeidae ........................................15
1.3.1 Vòng đời của Scarabaeidae .....................................................................15
1.3.2 Đặc điểm hình thái của Scarabaeidae .....................................................16
1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đa dạng sinh học khu vực
nghiên cứu.............................................................................................................18
1.4.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................18
1.4.2. Địa hình...................................................................................................18
1.4.3. Khí hậu và thủy văn.................................................................................19
1.4.4. Đất đai.....................................................................................................20
1.4.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................21
1.4.6. Đa dạng sinh học ....................................................................................21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..........................................................................................................24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................24
2.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................24
2.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................27
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên.................................................27
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................28
2.4.3 Phân tích, xử lý số liệu.............................................................................28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................30
3.1. Thành phần loài côn trùng họ Bọ hung tại KBTTN Copia............................30
3.2. Các loài Scarabaeidae ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam, các
loài có giá trị bảo tồn và các loài chỉ đƣợc đinh danh đến giống ở KBTTN Copia
...............................................................................................................................40
3.2.1. Các loài ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam ...................40
3.2.2. Các loài cần được ưu tiên bảo tồn..........................................................51
3.2.3. Các loài chỉ được định danh đến giống..................................................55
3.3. Cấu trúc thành phần loài côn trùng họ Bọ hung ở 3 sinh cảnh rừng khác nhau
...............................................................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................92
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Đặc điểm các sinh cảnh rừng nghiên cứu....................................................24
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La .......30
Bảng 3. Thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La.....................33
Bảng 4. Các chỉ số đa dạng sinh học (d, H) và chỉ số tƣơng đồng Sorensen (K) giữa
các sinh cảnh nghiên cứu ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La .........................................89
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Vị trí phân loại của họ Bọ hung trong thang phân loại................................15
Hình 2. Vòng đời của các loài thuộc họ Scarabaeidae..............................................16
Hình 3. Đặc điểm hình thái ngoài (A) và cơ quan sinh dục đực (B) cá thể trƣởng
thành họ Bọ hung ......................................................................................................17
Hình 4. Các sinh cảnh rừng nghiên cứu....................................................................25
Hình 5. Bản đồ KBTTN Copia, tỉnh Sơn La và vị trí các điểm thu mẫu..................26
Hình 6. Thu mẫu ngoài thực địa bằng bẫy UV (trái) và bẫy đèn (phải) ...................27
Hình 7. Số lƣợng giống và loài theo từng phân họ của Scarabaeidae tại KBTTN
Copia .........................................................................................................................31
Hình 8. Tỷ lệ (%) số giống và số loài của từng phân họ Scarabaeidae tại KBTTN
Copia .........................................................................................................................32
Hình 9. Số lƣợng loài theo từng giống họ Bọ hung đƣợc ghi nhận tại KBTTN Copia
...................................................................................................................................33
Hình 10. Anomala collotra Zhang & Lin, 2008........................................................41
Hình 11. Anomala iwasei Myiake, 1994...................................................................42
Hình 12. Anomala lignea Arrow, 1917.....................................................................43
Hình 13. Anomala parallela Benderitter, 1929.........................................................44
Hình 14. Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817)........................................................45
Hình 15. Anomala zornella Prokofiev, 2015 ............................................................46
Hình 16. Dedalopterus bezdekorum Zidek & Krajcik, 2007 (a-h), Dedalopterus
malyszi Bunalski, 2001 (a’-d’)..................................................................................47
Hình 17. Ectinohoplia suturalis Preudhomme & Borre, 1886 .................................48
Hình 18. Hoplia cyanosignata Myiake, 1994...........................................................49
Hình 19. Mimela plicatulla Lin, 1990.......................................................................51
Hình 20. Cheirotomus battareli (Pouillade, 1913) ...................................................52
Hình 21. Eupatorus gracilicornis (Arrow, 1908) .....................................................53
Hình 22. Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015 ....................................................54
Hình 23. Kibakoganea opaca, (Muramoto, 1993)....................................................55
Hình 24. Anomala sp.1..............................................................................................56
Hình 25. Anomala sp.2..............................................................................................58
Hình 26. Apogonia sp.1.............................................................................................59
Hình 27. Callistethus sp............................................................................................61
Hình 28. Cyphochilus sp.1 ........................................................................................62
Hình 29. Cyphochilus sp.2 ........................................................................................63
Hình 30. Cyphochilus sp.3 ........................................................................................65
Hình 31. Cyphochilus sp.4 ........................................................................................67
Hình 32. Glenopopillia sp.........................................................................................68
Hình 33. Holotrichia sp.1..........................................................................................70
Hình 34. Holotrichia sp.2..........................................................................................71
Hình 35. Holotrichia sp.3..........................................................................................73
Hình 36. Holotrichia sp.4..........................................................................................74
Hình 37. Hoplia sp. ...................................................................................................76
Hình 38. Maladera sp.1 ............................................................................................77
Hình 39. Maladera sp.2 ............................................................................................79
Hình 40. Mimela sp...................................................................................................81
Hình 41. Miridiba sp.................................................................................................83
Hình 42. Pachyserica sp.1 ........................................................................................84
Hình 43. Pachyserica sp.2 ........................................................................................86
Hình 44. Sophrops sp. ...............................................................................................87
Hình 45. Số lƣợng cá thể, giống và loài tại các sinh cảnh rừng nghiên cứu ở
KBTTN Copia (Tháng 04-05/2016) .........................................................................88
Hình 46. Sơ đồ cây thể hiện mức độ tƣơng đồng về thành phần loài Scarabaeidae
giữa 3 sinh cảnh nghiên cứu......................................................................................90
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bẫy Đèn: BĐ
Cộng sự: cs.
Khu Bảo tồn Thiên nhiên: KBTTN
Thuận Châu, Sơn La: TCSL
Vƣờn Quốc Gia: VQG
1
MỞ ĐẦU
Họ Bọ hung Scarabaeidae Latreille, 1802 là họ lớn nhất trong số 12 họ của
liên họ Scarabaeoidea và là một trong những họ có số lƣợng loài lớn nhất của bộ
Cánh cứng (Coleoptera). Hiện có khoảng 1900 giống đƣợc mô tả và khoảng
27.000 loài đã đƣợc định tên (Bouchard et al., 2017) [30]. Không chỉ đa dạng về
thành phần loài, các đại diện của họ Bọ hung còn có nguồn thức ăn và môi trƣờng
sống đa dạng: một số loài ăn phân, ăn thực vật bị phân hủy hoặc xác chết; một số
loài ăn các bộ phận của thực vật nhƣ: rễ, thân, lá, hoa, củ…; một số loài sống
trong tổ hoặc hang của động vật có xƣơng sống; một số ít loài ăn các loài nấm. Do
đó chúng có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái: là mắt xích tạo nên các
chuỗi và lƣới thức ăn, một số loài thụ phấn cho cây giúp tăng năng suất cây trồng,
chúng góp phần vào chu trình phân hủy chất thải của động thực vật, làm màu mỡ
đất đai...
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân loại họ Bọ
hung. Theo quan điểm của Smith (2006) [113], họ Bọ hung đƣợc chia làm 19
phân họ. Tại Việt Nam, dựa theo quan điểm này đã ghi nhận sự có mặt của 7 phân
họ: Aphodiinae, Cetoniinae, Dynastinae, Melolonthinae, Orphninae, Rutelinae và
Scarabaeinae.
Hiện nay, nhiều loài trong họ Bọ hung đang đứng trƣớc các nguy cơ bị đe
dọa cao, do việc tàn phá hệ sinh thái, săn bắt và mua bán trái phép. Hơn nữa, do
nhiều ngƣời dân thiếu kiến thức về bảo tồn, nên thƣờng xuyên bắt các loài côn
trùng về làm thực phẩm, đặc biệt là những loài đƣợc ghi trong Sách đỏ và Danh
lục đỏ Việt Nam.
Chính bởi sự đa dạng và cấp thiết đó, các loài họ Bọ hung đã và đang đƣợc
quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam.
2
Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia đƣợc thành lập năm 2002, nằm trên địa bàn
3 xã Co Mạ, Chiềng Bôm và Long Hẹ của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, cách
thành phố Sơn La 70 km về phía Đông. Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm,
trong năm 2016 tại huyện Thuân Châu, tỉnh Sơn La có 130 điểm có nguy cơ cháy
rừng. Trong đó KBTTN Copia đƣợc coi là một điểm nóng về cháy rừng với 84
điểm [125].
Khu Bảo tồn Copia ở độ cao lớn và chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc
nên nhiệt độ trung bình năm tƣơng đối thấp (190
C). Hằng năm xuất hiện sƣơng
muối và băng giá. Băng giá, mƣa tuyết cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 2016 ở các
tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt ở KBTTN Copia với địa hình núi cao khiến
nhiều cây cối trong rừng của khu bảo tồn bị đổ, lá rơi xuống tạo thành thảm thực
vật khô dễ bốc cháy. Trong khi đó nhiệt độ mấy ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4
luôn ở mức cao và việc đốt rừng làm nƣơng rẫy trong giai đoạn này của ngƣời
dân địa phƣơng đã gây cháy hàng loạt khu rừng đặc dụng tại KBTTN này khiến
cho thảm thực vật, các loài động vật bị suy giảm mạnh, trong đó có các loài côn
trùng.
Từ khi thành lập đến nay, tại đây đã có một công trình nghiên cứu về họ Bọ
Hung của Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (2009) [14]. Do đó để có
những dẫn liệu mới, mang tính cập nhật về khu hệ và đánh giá sự thay đổi cấu trúc
thành phần loài côn trùng họ Bọ hung giữa các sinh cảnh rừng khác nhau, chúng
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ Bọ hung
(Coleoptera: Scarabaeidae) ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”,
nhằm mục tiêu:
- Xác định thành phần loài côn trùng họ Bọ hung ở KBTTN Copia tỉnh Sơn
La.
- So sánh cấu trúc thành phần loài côn trùng họ Bọ hung ở một số sinh cảnh
rừng khác nhau.
3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu Scarabaeidae
1.1.1. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở miền Đông Phương (Oriental Region)
và một số nước lân cận
Ngày nay, các nhà khoa học đều thống nhất chia các lục địa ra 6 miền địa lý
động vật khác nhau: miền Cổ Bắc (Palaearctic Region), miền Tân Bắc (Nearctic
region), miền Đông Phƣơng (Oriental Region), miền Ethiopi (Ethiopin Region),
miền Tân Nhiệt Đới (Neotropical Region) và miền Australia (Australian Region).
Trong đó miền địa lý động vật Đông Phƣơng (Oriental Region) bao gồm toàn bộ
phần nhiệt đới và cận nhiệt đới lục địa châu Á, từ Tiểu Á ở phía Tây đến đảo Riou –
Kiou ở phía Đông. Cảnh quan miền đa dạng, có nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau:
rừng nhiệt đới phát triển ở phía Đông, sa mạc ở phía Tây, savan lớn ở Ấn Độ, rừng
nƣớc ngập mặn ở ven biển, cánh đồng rộng ở Trung Quốc, Ấn Độ, núi cao ở miền
Trung và Nam. Rừng ẩm nhiệt đới của miền Đông Phƣơng tập trung ở Đông
Dƣơng, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. Khu hệ động vật miền Đông
Phƣơng rất phong phú và đa dạng, mang tính chất nhiệt đới hoàn toàn, đồng thời có
tính lục địa rõ ràng và có đầy đủ các dạng, mặc dù có sự xâm nhập của các yếu tố
Cổ Bắc và Australia (Lê Vũ Khôi và cs., 2015) [3]. Hai phân miền Ấn Độ (Indian)
và Đông Dƣơng (Indochina) của miền Đông Phƣơng là những trung tâm đa dạng
sinh học hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Gosh (1996) ở phân miền Indian có
khoảng 51.000 loài côn trùng chiếm 6,08% các loài côn trùng trên toàn thế giới,
trong đó bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 15.000 (chiếm 29,4%) [43]. Mới đây, năm
2018, Lee & Duwal đã ghi nhận có 19.697 loài côn trùng (chiếm 1,96 %) đƣợc ghi
nhận ở phân miền Indochina, trong đó Coleoptera có 3.653 loài chiếm 1,4% tổng số
loài đƣợc ghi nhận trên toàn thế giới [69].
Ở miền Đông Phƣơng và một số nƣớc lân cận, các công trình nghiên cứu về
họ côn trùng này đƣợc tiến hành khá sớm từ những năm cuối thế kỷ XIX và còn
4
phát triển mạnh đến ngày nay. Các nghiên cứu này phần lớn đƣợc thực hiện bởi
các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản và Phƣơng Tây.
Những năm cuối thế kỷ XIX, Burmeister (1847) và Fairmaire (1893) là hai
tác giả có những nghiên cứu đầu tiên về họ Bọ hung ở miền Đông Phƣơng. Năm
1847, Burmeister thực hiện nghiên cứu về 2 giống Xylophila và Pectinicornia. Sau
đó, năm 1893 Fairmaire đã tiến hành nghiên cứu về khu hệ cánh cứng ở vùng
Tokin, trong đó có các loài thuộc họ Bọ hung (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hƣờng,
2005) [9].
Trong những năm của thế kỷ XX, Moser (1912, 1914, 1915) đã có hàng
loạt các nghiên cứu về họ Melolonthidae, những nghiên cứu này đã công bố một
số loài mới thuộc giống Holotrichia và Pentelia (dẫn theo Nguyễn Thị Thu
Hƣờng, 2005) [9]. Vitalis (1921) đã thực hiện nghiên cứu về khu hệ côn trùng
vùng Đông Dƣơng, trong đó có các loài thuộc họ Bọ hung. Paulian (1945, 1959)
đã thực hiện các nghiên cứu về khu hệ cánh cứng thuộc họ Bọ hung ở khu vực
Đông Dƣơng; Balthasar (1963) đã tiến hành nghiên cứu về phân họ Scarabaeinae
ở miền Cổ Bắc và miền Đông Phƣơng; Matchatschke (1972, 1974) công bố danh
sách các loài thuộc phân họ Rutelinae trên toàn thế giới (dẫn theo Nguyễn Thị Thu
Hƣờng, 2005) [9]. Frey (1973) đã công bố một số loài mới thuộc phân họ
Melolonthinae với mẫu vật thu đƣợc từ các nƣớc miền Đông Phƣơng [123]. René
Mikšić (1976) xuất bản cuốn sách chuyên khảo về phân họ Cetoniinae ở miền Cổ
Bắc và miền Đông Phƣơng [124]. Endrodi (1985) đã thực hiện nghiên cứu về
phân họ Dynastinae trên toàn thế giới [40]. Young (1989) thực hiện một nghiên
cứu về sự phân bố và phân loại học cho các loài thuộc phân họ Euchirinae trên
toàn thế giới [118]. Sabatinelli (1994) đã tiến hành nghiên cứu về giống Mimela
Kirby, 1825 tại 3 nƣớc Thái Lan, Việt Nam và Nê-pan, kết quả đã mô tả 5 loài
mới thuộc giống này cho khoa học dựa trên các mẫu chuẩn từ Thái Lan, ghi nhận
bổ sung 9 loài cho khu hệ Thái Lan, 3 loài cho khu hệ Việt Nam và 1 loài cho khu
hệ Nê-pan [109]. Itoh (1995, 1997) thực hiện các nghiên cứu về họ Melolonthidae
ở Thái Lan, khu vực Đông Nam Á và các loài thuộc giống Holotrichia ở Nhật Bản
5
(dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hƣờng, 2005) [9]. Browne & Schooltz (1998) đã
nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại của các phân họ trong họ Bọ hung và
điều chỉnh lại vị trí một số giống của một số phân họ [32].
Trong những năm 2000 đến 2010, tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và
miền Đông Phƣơng nói chung, có hàng loạt các công trình nghiên cứu về họ Bọ
hung của các tác giả: Yamaya & Shigeto (2000, 2001), Wada (2001, 2002, 2003,
2004, 2005, 2006), Ioth (2003), Jameson & Wada (2004), Nagai (2004),
Maramuto (2004), Kieth (2005), Iwase (2005), Ochi & Kon (2005, 2006, 2007),
Kobayashi (2007, 2008, 2009 & 2010)...Wada, từ 2001 đến 2006 đã có dãy các
công trình về giống Parastasia (Rutelinae) ở các nƣớc miền Đông Phƣơng [115].
Năm 2004, Jameson & Wada nghiên cứu về giống Peltontus ở Đông Nam Á, kết
quả: nghiên cứu này đã phát hiện đƣợc 11 loài mới cho khoa học [50]. Trong 3
năm từ 2005 – 2007, Ochi & Kon, đã thực hiện hàng loạt các công trình nghiên
cứu về Bọ hung ăn phân ở các nƣớc khu vực Đông Nam Á [98]. Bezdek (2004)
đƣa ra danh mục các loài thuộc tộc Diplotaxini (Melolonthinae) của thế giới cũ
(Old world), tác giả chỉ ra rằng các loài thuộc tộc Diplotaxini đƣợc phân bố ở 4
miền địa lý động vật khác nhau: miền Tân Bắc, miền Đông Phƣơng, miền Ethiopi
và miền Tân Nhiệt Đới, trong đó theo sự ghi nhận phân bố của các loài thì miền
Đông Phƣơng có số lƣợng loài đƣợc ghi nhận lớn nhất [26]. Hai loài mới thuộc
giống Paratrichius từ các nƣớc Đông Nam Á đƣợc mô tả bởi Iwase vào năm 2005
[46]. Kobayashi (2007, 2008, 2009, 2010), đã mô tả 5 loài mới thuộc giống
Adoretus (Rutelinae) và có một số nghiên cứu về giống Apoginia (Melolonthinae)
dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ các nƣớc khu vực Đông Nam Á [53, 57]. Năm 2007,
dựa trên việc phân tích 48 taxa, sử dụng 47 đặc điểm hình thái và cấu trúc bộ phận
sinh dục đực và cái (genitalia) CoCa-Abia đã đƣa ra mối quan hệ chủng loại phát
sinh của các tộc, các giống và các phân giống thuộc phân họ Melolonthinae. Kết
quả cho thấy: phân họ Melolonthinae là một nhóm đa phát sinh (paraphyletic),
trong khi đó đơn phát sinh (monophyletic) của các giống Holotrichia, Trichesthes,
Phyllophaga và các phân giống của nó còn có nhiều ghi vấn [37]. Cũng trong năm
6
này, Zidek & Krajcik đã đƣa ra những lƣu ý về hệ thống phân loại của các loài
thuộc giống Dedalopterus (Melolonthinae), theo kết quả của nghiên cứu tất cả các
loài thuộc giống này đều đƣợc ghi nhận ở miền Đông Phƣơng (Trung Quốc, Lào,
Cam-pu-chia và Việt Nam), đồng thời nghiên cứu cũng mô tả hai loài mới D.
bezdekorum và D. fencil cho khoa học (1 cho Lào và 1 cho Trung Quốc) [121].
Năm 2010, Ochi, Kon & Kawahara đã mô tả 4 loài mới thuộc giống Gilletianus
dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ các nƣớc khu vực Đông Nam Á [99].
Những nghiên cứu từ sau 2010 đến nay: Zorn (2011) đã mô tả 12 loài mới
cho khoa học thuộc giống Anomala Samouelle, 1819 dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ
các nƣớc Đông Nam Á (Việt Nam 7 loài, Lào 1 loài, Cam-pu-chia 1 loài) và Nam
Trung Quốc (3 loài) [122]. Năm 2011, Kobayashi, đã tiếp tục thực hiện nghiên cứu
trên giống Apogonia ở các nƣớc Đông Nam Á; đây là công bố thứ 5 của ông về
giống này ở khu vực này [62]. Cũng trong năm này Bezděk & Kobayashi đã đƣa ra
những tên đồng vật mới, loài mới và ghi nhận phân bố mới của một số loài thuộc
giống Apogonia ở miền Đông Phƣơng [27]. Năm 2012, Kobayashi thực hiện nghiên
cứu trên giống Spinanomala (Rutelinae) trên toàn miền Đông Phƣơng [58]. Cũng
trong năm này, một danh mục của các loài thuộc phân họ Euchirinae trên toàn thế
giới đƣợc thiết lập bởi Muramoto [91]; Fujioka & Kobayashi đã hực hiện nghiên
cứu về nhóm loài Callistethus auronitens (Rutelinae) ở khu vực Đông Nam Á và
Nam Á [42]. Trong năm 2013, Kobayashi & Fujioka đã có các nghiên cứu về một
số giống: Pseudosinghala (Rutelinae), Paratrichius (Trichiinae), Ectinohoplia
(Melolonthinae) ở các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á [63-65]. Prokofiev (2014)
đã cung cấp dữ liệu về đặc điểm hình thái, danh pháp và ghi nhận phân bố mới cho
35 loài Bọ hung thuộc 14 giống ở khu vực châu Á và châu Mỹ [106]. Cũng trong
năm này, Wang et al. đã đƣa ra một bản tóm tắt sơ lƣợc về giống Tocama
(Melolonthinae), nghiên cứu chỉ ra rằng tại vùng Đông Phƣơng có 11 loài thuộc
giống này, trong đó 3 loài mới đều đƣợc công bố tại Trung Quốc [116]. Kobayashi
(2017) mô tả 2 loài mới cho khoa học thuộc giống Ectinohoplia với mẫu vật thu
đƣợc từ Lào, Thái Lan và Trung Quốc [67]. Gần đây, Lu và cs. (2018) đã đƣa ra hệ
7
thống phân loại các loài thuộc giống Glenopopillia (Rutelinae), một điều đáng lƣu ý
là tất cả các loài thuộc giống này đều có sự phân bố ở miền Đông Phƣơng
(Bangladesh, Nam Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Lào và Việt Nam). Nghiên cứu cũng
đã ghi nhận 4 loài mới cho khoa học tại các nƣớc: Trung Quốc và Lào (1 loài), Ấn
Độ (1 loài), Việt Nam (2 loài), nâng tổng số loài hiện biết tại Việt Nam lên 5/10 loài
đƣợc ghi nhận trên toàn miền [77].
Để làm rõ hơn tình hình nghiên cứu trong miền Đông Phƣơng và lân cận,
dƣới đây chúng tôi điểm qua tình hình nghiên cứu ở một số quốc gia:
Trong miền Đông Phƣơng, Ấn Độ là một trong những quốc gia có những
nghiên đầy đủ và cập nhật nhất về khu hệ Scarabaeidae. Các nghiên cứu đƣợc bắt
đầu từ khá sớm và còn phát triển mạnh đến ngày nay, có hàng loạt các công trình
nhƣ: Arrow (1910, 1917, 1931) [21-23], Balthasar (1963a, 1963b, 1964), Milksic
(1977), Endrodi (1985), Kuijten (1983), Chandra (1986, 1999), Gupta (1986),
Kabakob (2006) và Krikken (2009). Những nghiên cứu chi tiết, đầy đủ về họ Bọ
hung ở miền Trung Ấn Độ đƣợc thực hiện bởi Chandra (2000, 2003), Chandra &
Ahiwar (2007), Chandra & Singh (2010), Chandra & Gupta (2011; 2012 a,b,c,
2013) [36], Gupta, Chandra & Khan (2014) [44]. Chandra (2000) đã công bố một
danh sách đầy đủ của 96 loài họ Bọ hung ở Madya Pradesh, Ấn Độ [34]. Sau đó,
trong nghiên cứu tập trung về đa dạng các loài họ Bọ hung ở miền trung Ấn Độ,
Chandra & Ahiwar (2007) đã công bố một danh sách về các loài Bọ hung ở
Madhya Pradesh và Chhattisgarh, nghiên cứu này đã ghi nhận 124 loài và phân
loài thuộc 45 giống, 11 phân họ của họ Bọ hung [35]. Chandra & Gupta (2013)
với một công bố trên tạp chí Journal of Threatened taxa đã ghi nhận 43 loài thuộc
25 giống, 16 tộc và 8 phân họ của 2 họ Hybosoridae và Scarabaeidae thuộc liên họ
Scrabaeoidea (trong đó họ Hybosoridae chỉ ghi nhận 1 giống, 1 loài) cho khu Bảo
tồn Động vật hoang dã Barnawapara, Chhattisgarp [36]. Gupta, Chandra & Khan
(2014) đã cập nhật danh sách 61 loài thuộc 30 giống, 19 tộc và 7 phân họ của 3 họ
(Geotrupidae, Hybosoridae và Scarabaeidae) ở khu Bảo tồn Hổ Pench, Madhya
Pradesh, Ấn Độ. Trong đó họ Sarabaeidae bao gồm 58 loài thuộc 27 giống, 16 tộc,
8
5 phân họ; đồng thời nghiên cứu đã bổ sung một cách chi tiết về mẫu vật nghiên
cứu, cũng nhƣ sự phân bố của 54 loài trong số 58 loài này ở Ấn Độ và trên Thế
giới [44]. Ahrens & Fabrizi (2016) đã cho xuất bản một cuốn chuyên khảo về tộc
Sericini (phân họ Melolonthinae) [20]. Trong cuốn chuyên khảo này Ahrens và cs.
đã đƣa ra danh sách 660 loài, bổ sung 9 nhóm loài có taxa không chắc chắn trƣớc
đây. Tất cả các mẫu chuẩn cũng nhƣ bản mô tả đặc điểm hình thái và cơ quan sinh
dục đực chi tiết của tất cả 600 loài đƣợc ghi nhận ở Ấn Độ và các nƣớc trong khu
vực. Trong 600 loài đƣợc ghi nhận ở quốc gia này có 127 loài là loài mới và 1
phân giống mới.
Thái Lan là một trong những quốc gia có các nghiên cứu về họ Bọ hung
phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Tại Thái Lan có một số công trình
nghiên cứu nhƣ: Cracow (1992) [38], đã thực hiện một nghiên cứu về phân họ
Aphodiinae ở quốc gia này, kết quả đã ghi nhận ghi nhận 43 loài thuộc phân họ
này ở Thái Lan. Trong đó 36 loài đƣợc cung cấp đầy đủ dẫn liệu về sự phân bố,
miêu tả và hình vẽ chi tiết. Nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận 2 giống, 25 loài
thuộc phân họ Aphodiinae cho khu hệ côn trùng Thái Lan. Miyake & Yamaguchi
(1998) đã đƣa ra một số lƣu ý trên các loài Bọ hung và mô tả 4 loài mới dựa trên
mẫu vật thu đƣợc ở miền Đông Thái Lan [86]. Năm 2008, Pisuth đã cho xuất bản
cuốn sách chuyên khảo về khu hệ cánh cứng tại Thái Lan, trong đó có các loài
thuộc họ Bọ hung [103]. 154 loài Bọ hung thuộc 15 giống 7 tộc đƣợc ghi nhận cho
khu hệ côn trùng Thái Lan với mẫu vật thu đƣợc từ miền Đông Bắc nƣớc này bởi
Hanboosong et al.(1999) [46]. Trong đó giống Onthophagus có số lƣợng loài lớn
nhất với 103 loài chiếm 66,88%. Sau đó 4 năm, Hanboosong et al. ghi nhận 21
loài thuộc giống Copris và 3 loài thuộc giống Microcopris cho khu hệ côn trùng
Thái Lan. Trong đó 3 loài: Copris uenoi, C. lannathai và C. mongkhoni là loài
mới cho khoa học [43]. Những năm gần đây có các nghiên cứu của Masumoto et
al. (2012, 2014, 2015) [80-82], Kobayashi (2015, 2017, 2018) [59-61]. Cụ thể:
Matsumoto, Ochi & Sakchoowong (2012) [80] thực hiện nghiên cứu về các loài
Bọ hung thuộc phân họ Scarabaeinae ở Khao Yai, miền Trung Thái Lan đƣợc thu
9
bởi Maruyama. Matsumoto & Ochi (2014, 2015), nghiên cứu về mối quan hệ của
các loài thuộc nhóm loài Parascatonomus funebris (Scarabaeinae: Onthophagini)
ở miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan và ghi nhận 5 loài mới thuộc Onthophagus
(Scarabaeinae) [81, 82]. Kobayashi (2015) thực hiện các nghiên cứu trên giống
Apogonia và mô tả 3 loài mới thuộc giống này [59]. Trong 2 năm 2017 và 2018,
Kobayashi tiếp tục nghiên cứu về 2 giống: Tetraserica (Melolonthinae, Sericini)
trên cả nƣớc và Adoretus (Rutelinae) ở miền Bắc Thái Lan [60, 61].
Tại Trung Quốc, You-Wei (1954), ghi nhận 13 loài thuộc giống
Holotrichia, đồng thời phân tích các đặc điểm hình thái, các tên đồng vật
(synonyms), cung cấp khóa định loại tới 3 phân giống: Plendina, Eotrichia và
Holotrichia và tới 13 loài thuộc 3 phân giống này [119]. Cũng chính tác giả này
đã ghi nhận 5 loài thuộc giống Malaisius tại Trung Quốc vào năm 1990, trong đó
có 4 loài là loài mới cho khoa học. Tuy nhiên sau đó 8 năm (1998) Sabatinelli &
Pontualle đã chuyển 4 loài mới sang giống Dedalopterus dựa trên việc phân tích
một số đặc điểm hình thái sai khác giữa các loài thuộc giống này với hai giống
Malaisius và Cyphochilus; đồng thời các tác giả đã mô tả 2 loài mới thuộc giống
này cho khoa học [110]. Lin (1996) thực hiện nghiên cứu trên nhóm loài Anomala
cupripes, nghiên cứu mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, cấu tạo và hình ảnh cơ
quan sinh dục đực của 8 loài và 2 phân loài. Đồng thời tác giả cũng cung cấp một
khóa định loại đến loài và phân loài thuộc nhóm này [72]. Jinzhong & Lin (1999)
[51] đã đƣa ra một dẫn liệu bƣớc đầu của 77 loài thuộc 11 họ của liên họ
Scarabaeoidea ở Bắc Kinh. Trong đó các họ Aphodiidae, Cetoniidae, Dynastidae,
Hopliidae, Melolonthidae, Rutelidae, Trichiidae, Sericidae đều là những phân họ
và tộc trong họ Scarabaeidae theo quan điểm của Smith (2006). Cũng trong năm
này, Lin đã thực hiện một nghiên cứu trên giống Callistopopillia (Rutelinae) ở
nƣớc này. Kết quả: nghiên cứu đã ghi nhận 5 loài, trong đó có 2 loài mới cho khoa
học Callistopopillia scabrata và C. seperata đƣợc mô tả [73]. Lin (2000), đã thực
hiện nghiên cứu trên các loài thuộc nhóm loài Anomala semicastanea, nghiên cứu
đã ghi nhận 5 loài, trong đó có 3 loài mới cho khoa học đƣợc mô tả từ quốc gia
10
này. Đồng thời tác giả đã chỉ ra rằng loài Anomala amoena là tên đồng vật của
loài A. rufithorax [74]. Năm 2007, Bai et al. đã ghi nhận 15 loài thuộc giống
Caccobius (phân họ Scarabaeinae) tại Trung Quốc, trong đó loài Caccobius
(Caccobius) excavatus là loài mới cho khoa học dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ
Jilong, Xizang [24]. Một năm sau, 10 loài thuộc nhóm loài Anomala sinica từ
Trung Quốc đƣợc ghi nhận bởi Zhang & Lin [120]; trong đó có tới 7 loài và 1
phân loài là mới cho khoa học, đồng thời tác giả cũng cung cấp khóa định loại tới
loài của các loài thuộc nhóm loài này. Li et al. (2016) đã đƣa ra tổng quan về tình
hình phân loại của giống Oreoderus (tộc Valgini) tại Trung Quốc, nghiên cứu dựa
trên sự mô phỏng cấu trúc hình học của các đặc điểm hình thái: tấm lƣng ngực
(pronotum), cánh cứng (elytra), đốt ống chân trƣớc (protibia) và nhánh trái của cơ
quan sinh dục đực (left paramere), nghiên cứu cũng mô tả 3 loài mới Oreoderus
dasytibialis, O. brevitarsus và O. oblongus cho khoa học [71]. Bên cạnh đó, tại
Trung Quốc những năm gần đây đã có hàng loạt nghiên cứu về các giống thuộc
tộc Sericini (phân họ Melolonthinae): Gastroserica Brenske, 1897, Neoserica
Brenske, 1894, Tetraserica Arhens, 2004, Lasioserica Brenske, 1896,
Gynaecoserica Brenske, 1896, Nipponoserica Nomura, 1972 và Paraserica
Reitter, 1896 đƣợc thực hiện bởi Arhens et al. (2014 a-c), Liu et al. (2011, 2014 a-
e, 2015, 2017) [75, 76].
Khu hệ côn trùng họ Bọ hung tại Nhật Bản đƣợc nghiên cứu từ khá sớm bởi
Waterhouse (1875). Nghiên cứu này đã đƣa ra danh sách cũng nhƣ sự mô tả của
106 loài thuộc 6 phân họ (Aphodiinae, Cetoniinae, Dynastinae, Melolonthinae,
Rutelinae và Scarabaeinae [117]. Lewis (1895), đã thực hiện nghiên cứu về họ Bọ
hung ở Nhật Bản và đƣa ra một số lƣu ý về chúng [70]. Sau gần nửa thế kỉ,
Sawada (1940) đã nghiên cứu và đƣa ra một tổng quan của các loài thuộc giống
Apogonia ở nƣớc này [112]. Ishida & Fujioka (1988) đã liệt kê danh sách các loài
thuộc họ Bọ hung tại Nhật Bản [47]. Trong các năm 2000, 2001, 2002, 2006 và
2011, Ochi và cs. đã có hàng loạt các nghiên cứu về nhóm Bọ hung ăn phân
(coprophagous lamellicorn beetles) tại quốc gia này [97]. Nối tiếp các nghiên cứu
11
về khu hệ Bọ hung tại Nhật Bản, Fujioka (2001) đã đƣa ra danh sách các loài Bọ
Hung tại quốc gia này [41]. Trong hai năm 2009 & 2010, Kobayashi đã thực hiện
các nghiên cứu trên 6 giống: Anomala, Apogonia, Maladera, Mimela,
Nipponoserica, Serica (phân họ Melolonthinae) tại Nhật Bản [54-56].
Khu hệ Scarabaeoidea nói chung và Scarabaeidae nói riêng tại Hàn Quốc
đƣợc thực hiện khá muộn so với các nƣớc trong khu vực. Các dẫn liệu bƣớc đầu
về khu hệ Scarabaeidae của Hàn Quốc đƣợc thực hiện bởi Kim (2000, 2001). Gần
đây, trong cuốn khu hệ côn trùng của Hàn Quốc (Insect fauna of Korea) tập 12,
xuất bản năm 2012 của Kim về liên họ Scarabaeoidea đã đƣa ra danh sách của 104
loài thuộc 8 họ. Trong đó ghi nhận 33 loài thuộc 7 giống của họ Scarabaeidae, 50
loài thuộc 8 giống của họ Aphodiidae và 3 loài thuộc 2 giống của họ Aegiallidae
[52]. Trong đó 2 giống Onthophagus (Scarabaeidae) và Aphodius (Aphodiidae) có
số lƣợng loài chiếm ƣu thế so với các giống khác, lần lƣợt là 21 và 40 loài. Cũng
trong năm này, Bayartogtokh và cs. đã ghi nhận 236 loài thuộc 79 giống (44 phân
giống), 13 họ của liên họ Scarabaeoidea tại nƣớc này. Trong đó họ Aegialiidae có
3 loài 1 giống (2 phân giống), Aphodiidae có 53 loài 7 giống (25 phân giống),
Cetoniidae có 18 loài 13 giống (8 phân giống), Dynastidae có 3 loài thuộc 3 giống,
Melolonthidae có 55 loài thuộc 19 giống (2 phân giống), Rutelinae có 35 loài loài
thuộc 11 giống (3 phân giống) và Scarabaeidae có 33 loài thuộc 7 giống (6 phân
giống) [25].
1.1.2. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở Việt Nam và KBTTN Copia
Ở nƣớc ta, những nghiên cứu về họ Bọ hung đƣợc thực hiện từ rất sớm
nhƣng các công trình nghiên cứu lúc bấy giờ đều do các tác giả nƣớc ngoài thực
hiện và đƣợc tiến hành trên quy mô rộng nhƣ khu vực Đông Dƣơng hoặc Đông
Nam Á, thậm chí là Châu Á. Do đó, số liệu thu đƣợc hầu hết chỉ ghi nhận ở các
địa danh nhƣ miền Bắc, miền Trung, miền Nam hoặc là chỉ đến cấp tỉnh.
Trong những năm đầu thế kỉ XXI, tại Việt Nam có một số công trình
nghiên cứu về họ Scarabaeidae. Những nghiên cứu này phần lớn là sự mô tả các
12
loài mới cho khoa học đƣợc thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Nhật Bản nhƣ:
Miyake & Muramoto (1992, 2003), Miyake (1996), Marumoto (2002, 2003, 2011,
2013), Wada (2003) và Iwase (2005). Miyake & Muramoto (2003) mô tả 1 loài
mới thuộc giống Kibakoganea (Rutelinae) [85]. Muramoto (2002) đã mô tả một
loài mới thuộc giống Frushtorferia (Rutelinae) với mẫu vật thu đƣợc từ miền
Nam, Việt Nam [87]. Iwase (2005) [49] mô tả loài mới Tibiotrichius violaceus.
Muramoto (2003, 2004, 2013) mô tả hai loài loài mới thuộc giống
Didrepanephorus (Rutelinae) và 1 loài thuộc giồng Eophileurus (Dynastinae) [88,
89, 92]. Cũng thực hiện nghiên cứu trên giống Eophileurus, năm 2011, Muramoto
đã mô tả loài mới E. ryuheii cho khoa học [90]. Matsumoto (2013) mô tả ba loài
mới thuộc giống Holotrichia (Melolonthinae) [79]. Năm 2016, Kobayashi &
Fujioka đã mô tả loài mới Polyphylla vietnamica và 1 phân loài mới Polyphylla
simoni kontumensis với mẫu chuẩn thu đƣợc ở núi Ngọc Linh, tỉnh Kom Tum
[66]. Năm 2017, Kobayashi đã mô tả 3 loài mới cho khoa học thuộc giống
Apogonia (Melolonthinae) [67] và Minkina mô tả 1 loài mới thuộc giống
Rhyparus [84]. Gần đây nhất, Ochi và cộng sự (2018) ghi nhận 1 loài mới thuộc
giống Rhyparus (Aphidiinae) [100].
Trong giai đoạn này, còn có một số nghiên cứu của các tác giả Phƣơng Tây
nhƣ: Năm 2001, dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở Cha-Pa (Sa Pa) miền Bắc nƣớc ta,
Bunalski đã mô tả loài mới Dedalopterus malyszi cho khoa học [29]. Đây cũng là
lần đầu tiên giống Dedalopterus đƣợc ghi nhận ở Việt Nam, trƣớc đây giống này
mới chỉ đƣợc ghi nhận ở Trung Quốc. Prokofiev (2013) đã mô tả 7 loài mới cho
khoa học thuộc giống Anomala dựa trên mẫu vật thu đƣợc tại Đà Lạt (6 loài) và
Phú Quốc (1 loài); đồng thời mô tả 1 giống mới Dalatamal cho khoa học với mẫu
vật thu đƣợc tại Đà Lạt [104, 105]. Prokofiev & Zorn (2016) đã công bố 2 loài
mới cho khoa học và ghi nhận bổ sung 12 loài thuộc giống Mimela (phân họ
Rutelinae) dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở các tỉnh miền Nam [108]. Một năm sau
đó, Prokofiev & Uliana thực hiện một nghiên cứu về phân giống Granida của
giống Polyphylla. Nghiên cứu này đã mô tả lại 2 loài Kobayashi & Fujioka đã mô
13
tả, đồng thời nghiên cứu đƣa ra những lƣu ý với các loài gần gũi và mở rộng sự
phân bố của các loài này ở Việt Nam [107].
Các công trình của các tác giả trong nƣớc đƣợc thực hiện sau 1954, trong
đó có các công trình nhƣ: Viện Bảo vệ thực vật (1976); Ủy ban Khoa học nhà
nƣớc (1981); Nguyễn Thị Thu Hƣờng (2004, 2005) [6-10]; Nguyễn Thị Thu
Hƣờng và Đặng Đức Khƣơng (2005) [11], Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân
Huệ (2005, 2007, 2009) [12-14]; Tạ Huy Thịnh và cs (2005, 2008) [18, 19].
Nguyễn Thị Thu Hƣờng (2004), đã liệt kê danh sách các loài thuộc giống
Popillia (phân họ Rutelinae) cho khu hệ côn trùng Việt Nam và 3 loài thuộc giống
Onitis (phân họ Scarabaeinae) ở khu vực trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh
Phúc) [6, 7]. Một năm sau, Nguyễn Thị Thu Hƣờng đã ghi nhận hai loài thuộc
giống Prodoretus (phân họ Rutelinae), bốn loài thuộc giống Fruhstorferia (phân
họ Rutelinae), trong đó hai loài Prodoretus malabariensis và Fruhstorferia
dohertyi đƣợc ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ côn trùng Việt Nam [8]. Nguyễn
Thị Thu Hƣờng và cs. (2005), dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở VQG Xuân Sơn (Phú
Thọ, 2004) đã nghiên cứu và xác định đƣợc 48 loài thuộc 6 phân họ Scarabaeidae,
trong đó 38 loài đã đƣợc định danh còn 10 loài mới chỉ đƣợc định loại đến giống;
nghiên cứu đã bổ sung cho khu hệ côn trùng nƣớc ta 11 loài [9]. Hai năm sau đó,
cũng chính các tác giả này đã đƣa ra danh sách của 70 loài thuộc 6 phân họ
Scarabaeidae ở KBTTN Pù Mát (Nghệ An), trong đó có 65 loài đƣợc định tên, 5
loài định loại đến giống, bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam 14 loài. Đồng
thời nghiên cứu cũng cung cấp dẫn liệu về sự phân bố trên thế giới và Việt Nam
của 65 loài đã định đƣợc tên khoa học [13].
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, một số loài mới đƣợc phát hiện bởi các tác giả
trong nƣớc nhƣ: Nguyễn Thị Thu Hƣờng và cs (2006) đã ghi nhận một loài mới
cho khoa học thuộc giống Mimela với mẫu vật thu đƣợc ở núi Ngọc Linh, tỉnh
Quảng Nam [96]. Đỗ Mạnh Cƣơng (2013) cũng đã ghi nhận một loài mới cho
khoa học thuộc giống Kibakoganea dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở khu vực sông
14
Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam [39]. Gần đây nhất, Bùi Văn Bắc và cs.
(2018) đã ghi nhận hai loài mới thuộc giống Copris Geoffroy, 1762
(Scarabaeinae) với mẫu vật thu đƣợc từ Cao Bằng và Thanh Hóa; bên cạnh đó
nghiên cứu này còn ghi nhận bổ sung loài Copris (Copris) szechouanicus cho khu
hệ côn trùng nƣớc ta [28].
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã thống kê đƣợc ở Việt
Nam có khoảng 700 loài thuộc 7 phân họ của họ Bọ hung. Trong đó có nhiều loài
mới cho khoa học, nhiều loài đặc hữu và có giá trị bảo tồn. Điều này chứng tỏ
rằng côn trùng họ Bọ hung nói riêng và khu hệ côn trùng nƣớc ta nói chung có
tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn.
Tại KBTTN Copia, công trình nghiên cứu về họ Bọ Hung của Nguyễn Thị
Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (2009) đã ghi nhận 41 loài thuộc 23 giống của 6
phân họ, trong đó đã xác định đƣợc tên khoa học của 37 loài, 4 loài còn lại chƣa
đƣợc định danh. Nghiên cứu này, đã ghi nhận bổ sung 5 loài cho khu hệ côn trùng
Việt Nam, đó là: Antritrogus nigriconis, Apogonia abicalis, Apogonia cribricollis,
Adoretus minutus, Strigoderma trichaspis [14].
1.2. Vị trí của Scarabaeidae trong thang phân loại
Họ Bọ hung (Scarabaeidae) thuộc liên họ Scarabaeoidea, phân bộ Polyphaga,
bộ Cánh cứng (Coleoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân khớp
(Arthropoda) và giới Động vật (Animalia) (Hình 1).
15
Hình 1. Vị trí phân loại của họ Bọ hung trong thang phân loại
1.3. Vòng đời và đặc điểm hình thái của Scarabaeidae
1.3.1 Vòng đời của Scarabaeidae
Cũng nhƣ các loài cánh cứng khác, côn trùng họ Bọ hung (Scarabaeidae) trải
qua biến thái hoàn toàn với 4 giai đoạn phát triển: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng
thành. Các cá thể cái trƣởng thành thƣờng đẻ trứng trong đất, trong phân hoặc trong
các chất đang phân hủy (xác động thực vật) (Hình 2). Ở nhiều loài, ấu trùng ăn rễ
cây, một số loài ăn phân và xác động thực vật. Ở những nơi có khí hậu lạnh, ấu
trùng thƣờng di chuyển sâu hơn vào đất để tránh nhiệt độ thấp và chúng sẽ phát
triển đến giai đoạn trƣởng thành vào đầu mùa hè.
16
Hình 2. Vòng đời của các loài thuộc họ Scarabaeidae
a. Bọ hung ăn phân, b. Các loài Bọ hung khác
(Nguồn: a. Mackereth et al., 2013 [78]; b. Michael & Daniel, 1999 [83])
1.3.2 Đặc điểm hình thái của Scarabaeidae
Các cá thể trƣởng thành trong họ Bọ hung có kích thƣớc cơ thể thay đổi rất
đa dạng từ vài mm đến 100 mm, màu sắc cũng rất thay đổi từ những loài đen nhất
thuộc phân họ Scarabaeinae đến những loài trắng nhất thuộc giống Cyphochilus
(Christmas beetles) thuộc phân họ Melolonthinae. Cơ thể rắn chắc, hình oval hoặc
thuôn dài, thƣờng hơi lồi, đốt bàn chân trƣớc có 5 đốt; ăng-ten có 8 – 11 đốt trong
đó có 3 đến 7 đốt cuối xẻ thùy hoặc kéo dài tạo thành hình chùy, ăng-ten dạng
17
lamellate. Đốt ống chân trƣớc mảnh, phẳng dẹt, có rãnh thô hoặc có răng ở mép
ngoài (Hình 3).
Hình 3. Đặc điểm hình thái ngoài (A) và cơ quan sinh dục đực (B) cá thể
trƣởng thành họ Bọ hung
a, mặt trên cơ thể; b, đầu; c, ăng-ten; d, đốt sinh dục; e, đốt ngực giữa; f, chân trƣớc;
g, chân giữa; h, chân sau.
(Nguồn: A. Sarkar et al., 2015 [111] và B. Lin, 2000 [74])
18
1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đa dạng sinh học khu
vực nghiên cứu
1.4.1 Vị trí địa lý
KBTTN Copia nằm ở phía Tây - Nam thị trấn Thuận Châu, cách thành phố
Sơn La 70 km về phía Tây; gồm các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La [17].
- Phía Bắc giáp Tiểu khu 245a, 242 và 234 thuộc xã Long Hẹ và xã Chiềng
Bôm.
- Phía Nam giáp 2 xã Chiềng Phung và xã Nậm Ty của huyện Sông Mã.
- Phía Đông giáp Tiểu khu 256, 265, 279 thuộc xã Nậm Lầu và xã Púng Tra.
- Phía Tây giáp Tiểu khu 246, 259, 271a thuộc xã Co Mạ.
Trên tọa độ: 210
17’30’’ đến 210
25’54’’ vĩ độ Bắc.
1030
32’00’’ đến 1030
44’00’’ kinh độ Đông [17].
1.4.2. Địa hình
KBTTN có độ cao dao động trong khoảng từ 550m đến trên 2000m, độ cao
trung bình khu vực vào khoảng 1100 – 1200 m. Dải núi cao nhất Trông Sia - Copia
- Long Nọi với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m nhƣ Copia (1816,8 m), Trông Sia
(1742,6 m) ở phía Tây Nam đỉnh Copia, Long Nọi (1687 m) ở phía Đông Bắc đỉnh
Copia, chạy theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc chia khu bảo tồn thành hai phần
chính. Phần Đông Nam chiếm diện tích lớn hơn chủ yếu là lƣu vực của suối Nậm
Ty thuộc lƣu vực sông Mã có đặc trƣng địa hình thấp dần theo hƣớng Tây Bắc -
Đông Nam; phần Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn song tính trung bình lại cao hơn, có
xu thế thấp dần về Tây Bắc đối với phần diện tích lƣu vực Hủa Nhử của sông Mã và
về phía Đông Bắc đối với lƣu vực suối Nhộp đổ về sông Đà. Rìa Tây Nam của khu
rừng đặc dụng có dải núi kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam với nhiều đỉnh
cao 1500 – 1700 m là đƣờng chia nƣớc lƣu vực Hủa Nhử và Nậm Ty với Nậm Pin.
19
Lƣu vực các suối thuộc hệ thống sông Đà chiếm diện tích khá khiêm tốn ở phần
Tây Bắc Khu rừng đặc dụng, đƣợc phân cách với lƣu vực Hủa Nhử [17].
1.4.3. Khí hậu và thủy văn
Về khí hậu:
Khí hậu KBTTN Copia mang tính chất nhiệt đới gió mùa của khu Tây Bắc,
một năm có 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9.
- Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 -1.600mm/năm, tập trung vào tháng 6 đến
tháng 8, chiếm 70% lƣợng mƣa cả năm.
- Nhiệt độ trung bình năm 190
C (bình quân tối cao 320
C, bình quân tối thấp
140
C).
- Độ ẩm độ trung bình 85% (độ ẩm tối cao 90%, độ ẩm tối thấp 70%).
Copia ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp bị khô hanh và
vùng này còn bị ảnh hƣởng gió Lào rất mạnh mẽ vào tháng 3-4.
Tháng 12 và đầu tháng 1 thƣờng xuất hiện sƣơng muối gây nhiều thiệt hại
cho cây trồng và ảnh hƣởng sức khỏe vật nuôi và ngƣời dân ở đây [17].
Về thủy văn:
Hệ thống sông, suối gồm:
- Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của Suối
Nậm Muội đổ ra sông Đà.
- Hệ thống suối Hủa Lƣơng, Hủa Nhử (Suối Đen) bắt nguồn từ lƣu vực Tây
Bắc Copia, chảy hƣớng Tây và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về lƣu vực Sông Mã.
20
- Hệ thống suối Nậm Lu, suối Kép, Hủa Ty, suối Lầu, suối Ty chảy ra sông
Mã. Ngoài ra còn có một số suối chi phối KBTTN Copia nhƣ suối Liếp, suối Nậm
Cang...
- Độ dài các dòng suối trong khu Bảo tồn khoảng trên 80km (tổng chiều dài
của các suối lớn và nhỏ) [17].
1.4.4. Đất đai
KBTTN Copia gồm các loại đất chính sau:
- Đất mùn vàng xám núi cao: ở độ cao 1.500 - 2.000m so với mực nƣớc biển,
hình thành trên đá mẹ Masma axít, đá phiến thạch sót tập trung ở dãy giông chính
Trông Sia, Copia, Long Nọi hoặc trên dãy từ đỉnh núi Câu Đƣờng đi đỉnh núi Huổi
Một, Huổi Viếng.
Đất Feralit mùn có màu vàng gạch cua nhạt trên độ cao 1.000m đến 1.500m,
tập trung ở dãy núi Đông Nam của giông chính thuộc khu vực Gieo Bay.
Đất Feralit vàng nâu trên đất sét và đá biến chất nằm ở độ cao 1.200 -
1.500m.
Đất Feralit biến đổi do canh tác nƣơng rẫy hay do bồi tụ ven suối. Đất tầng A
có độ dày trên 1m, độ dốc 150
- 250
, đất tốt có nhiều khả năng phục hồi rừng tái sinh
tự nhiên.
Đánh giá chung các loại đất ở KBTTN Copia:
- Tầng đất từ trung bình đến dày (trong khoảng 0,5m đến 1m);
- Độ phì của đất còn khá cao, đất còn nhiều tính chất đất rừng;
- Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình;
- Độ PH qua xác định nhanh có trị số 5,5 đến 6,5;
- Tỷ lệ mùn trong đất khá cao đặc biệt vùng đất nằm trong khu rừng kín
thƣờng xanh của khu bảo tồn;
21
- Đất rừng tơi xốp còn nhiều khả năng giúp tái sinh phục hồi rừng nếu hạn
chế đƣợc tình trạng đốt nƣơng làm rẫy của ngƣời dân [17]
1.4.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
Các xã thuộc KBTTN Copia là những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó
khăn. Đời sống nhân dân trong xã đang còn rất nhiều khó khăn, với diện tích rộng
lớn nhƣng đa phần là đất trống đồi trọc nên diện tích đất nông nghiệp có thể canh
tác ít. Tổng dân số 3 xã là 14.946 nhân khẩu với các dân tộc: Mông, Mƣờng, Thái,
Kháng,… dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chỉ dƣới 1% tổng số dân cƣ tại đây. Đây cũng là
các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao với trung bình 53 %, trong đó xã có số hộ nghèo cao
nhất là xã Co Mạ có 564 hộ nghèo chiếm 58,5 %. KBTTN cách trung tâm huyện
Thuận Châu không xa nhƣng do địa hình phức tạp lại không thuận lợi về thời tiết
nên tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp chủ
yếu là sản xuất lúa nƣơng, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp hầu nhƣ chƣa có. Chăn
nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình có quy mô nhỏ với các loại gia súc gia
cầm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng, chƣa phát triển đại gia súc nên
hiệu quả kinh tế chƣa cao dù có nhiều ƣu thế [17].
Có thể thấy rằng, các xã nằm trong KBTTN Copia tình hình kinh tế rất khó
khăn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng và theo
kịp các xã khác trong vùng, những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của các cấp,
ngành, các tổ chức trong và ngoài nƣớc, nên tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển
biến tích cực.
1.4.6. Đa dạng sinh học
Thảm thực vật KBTTN Copia gồm 5 kiểu: Rừng kín hỗn giao cây lá rộng,
lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác (phân bố ở độ cao từ 1700 – 1821
m); rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác (độ
cao từ 800 – 1700 m); rừng thứ sinh; trảng cỏ cây bụi cao và rừng trồng. Tổng
cộng đã xác định đƣợc 609 loài thực vật bậc cao thuộc 406 chi của 149 họ trong 5
22
ngành thực vật. Trong đó có 21 loài quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007
(cấp EN có 5 loài, cấp VU có 16 loài). Tài nguyên thực vật ở KBTTN Copia rất
phong phú gồm nhóm cho vật liệu xây dựng (238 loài), nhóm cho tinh dầu (15
loài), nhóm cây cho nhuộm màu (9 loài), nhóm cây cho lƣơng thực (10 loài), rau
ăn (43 loài), lấy quả (37 loài), cây làm thuốc (337 loài) [17]
Về khu hệ thú, đã điều tra, thống kê đƣợc 65 loài thú thuộc 25 họ, 8 bộ.
Trong đó có 17 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, (EN – 7 loài, VU – 8 loài,
CR – 1 loài, LR – 1 loài) và 18 loài có trong Nghị định 32 chính phủ (NĐ
32/2006/NĐCP) (8 loài thuộc nhóm IB, 10 loài thuộc IIB) [17]
Về khu hệ chim, tại KBTTN Copia đã thống kê đƣợc 184 loài chim, thuộc
47 họ, 14 bộ. Trong đó có 20 loài chim quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam năm
2007 và Nghị định 32/2006/NĐCP của Chính phủ và 6 phân loài đặc hữu [17]
Về khu hệ lƣỡng cƣ, bò sát. Đã xác định ở KBTTN Copia có 108 loài lƣỡng
cƣ, bò sát, thuộc 73 giống 26 họ, 4 bộ. Trong đó lớp Lƣỡng cƣ ghi nhận 47 loài
thuộc 23 giống 7 họ, lớp Bò sát 61 loài thuộc 50 giống 19 họ [17].
Về khu hệ côn trùng, nghiên cứu của Lê Xuân Huệ và cs (2009) đã ghi nhận
237 loài côn trùng thuộc 4 bộ, 32 họ, 172 giống. Trong đó bộ Cánh cứng thu đƣợc
bao gồm 11 họ: Scarabaeidae, Chrysomelidae, Meloidae, Passalidae, Cerambycidae,
Cicindellidae, Coccinellidae, Langrulidae, Lucanidae và Tenebrionidae. Hai họ
Cerambycidae và Chrysomelidae có số lƣợng loài và giống lớn nhất trong bộ cánh
cứng, lần lƣợt là 23 giống, 41 loài và 24 giống, 27 loài; 2 họ Meloidae và Passalidae
mỗi họ chỉ ghi nhận đƣợc 1 giống 1 loài [4].
Trong thời gian 4 năm từ 2011-2015, Nguyễn Thị Phƣơng Liên cùng các
tác giả khác đã ghi nhận 18 loài ong vàng (Vespidae) trong đó mô tả 2 loài mới dựa
trên mẫu vật thu tại khu vực nghiên cứu này (Nguyễn Thị Phƣơng Liên & Phạm
23
Huy Phong, 2011 [5]; Nguyen et al., 2011 [95]; Nguyen, 2015a, b [93-94]). Pham
et al. (2013a,b) đã ghi nhận 2 loài ong cự (Ichneumonidae) tại Copia [101, 102].
Phạm Thị Nhị và cs. (2016), đã ghi nhận 255 loài cánh màng thuộc 32 họ.
Trong đó họ Ong cự (Ichneumonidae) có số lƣợng loài lớn nhất với 106 loài, tiếp
theo là họ Braconidae với 48 loài, hai họ Formicidae và Scelionidae mỗi họ có 12
loài. Có tới 13 họ chỉ ghi nhận đƣợc sự có mặt của 1 loài [16].
Cao Thị Kim Thu (2017) đã công bố danh sách 12 loài cánh úp (Plecoptera)
[2], Cũng trong năm này, Phạm Thị Nhị và cs đã ghi nhận 110 loài ngài lớn
(Lepidoptera : Heterocera) tại KBTTN này, nghiên cứu đã bổ sung 5 loài ngài cho
khu hệ côn trùng Việt Nam [15].
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên, cho đến nay tại Copia đã ghi nhận
trong danh sách 479 loài côn trùng. Trong đó có 334 loài đã xác định đƣợc tên
khoa học.
Nhƣ đã nêu ở trên có thể thấy KBTTN Copia có điều kiện tự nhiên hết sức
phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các loài sinh
vật và là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao.
24
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn này là các cá thể trƣởng thành của các
loài thuộc họ Bọ hung (Scarabaeidae) thu đƣợc ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Khảo sát thực địa đƣợc chia làm 3 đợt:
Đợt 1: từ ngày 27/4 – 2/5/2016 (mẫu vật trong chuyến khảo sát này đƣợc
thu bởi Hoàng Vũ Trụ, với sự tài trợ của đề tài IEBR.DT.07/16-17 và B2016-
TTB-01).
Đợt 2: từ ngày 2/9 – 5/9/2016
Đợt 3: từ ngày 13/05 – 16/05/2017
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Điều tra thực địa đƣợc tiến hành ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La (Hình 5).
Nghiên cứu tiến hành khảo sát, thu thập mẫu vật Scarabaeidae tại 3 sinh cảnh
rừng khác nhau: rừng chƣa bị tác động bởi cháy rừng (rừng tốt, ký hiệu SC1), rừng
mới cháy khoảng 4 – 6 tuần (ký hiệu SC2) và rừng đang phục hồi sau cháy từ 1 – 3
năm (ký hiệu SC3) (Hình 4). Mỗi sinh cảnh khảo sát có diện tích khoảng 10.000m2
Bảng 1. Đặc điểm các sinh cảnh rừng nghiên cứu
Sinh cảnh SC1 SC2 SC3
Đặc điểm
Sinh cảnh rừng tốt,
hai bên rừng có
nhiều cây gỗ lớn, tán
rộng, lâu năm, chiều
cao trung bình
Sinh cảnh rừng
mới cháy, toàn bộ
thảm thực vật bị
đốt cháy, rừng chỉ
còn lại thân của
Sinh cảnh rừng
đang phục hồi,
thảm thực vật của
rừng chủ yếu là
những cây gỗ nhỏ
25
khoảng 25 – 40 m,
đƣờng kính thân dao
động trong khoảng
0,2 – 0,5 m. Bên
cạnh các cây gỗ còn
có nhiêu cây thân
leo, trảng có và cây
bụi, trong rừng có
nhiều lối mòn nhỏ
(Hình 4a).
các cây thân gỗ
chơ lá (Hình 4b).
và vừa, rừng trồng
và rừng đang tái
sinh tự nhiên, tán
hẹp và thƣa, chiều
cao trung bình 10 –
20 m; chủ yếu là
cây keo, các cây
thân leo, cây bụi
(Hình 4c).
Tọa độ các điểm khảo sát:
Bẫy đèn tại sinh cảnh SC1: 21°19’50.1”N 103°35’30.0”E (xã Co Mạ).
Bẫy đèn tại sinh cảnh SC2: 21°21’11.0”N 103°36’24.3”E (xã Chiềng Bôm).
Bẫy đèn tại sinh cảnh SC3: 21°22’09.5”N 103° 37’35.4”E (xã Chiềng Bôm).
Phân tích, định loại mẫu vật đƣợc thực hiện tại phòng Hệ thống học côn
trùng, viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
Hình 4. Các sinh cảnh rừng nghiên cứu
a, sinh cảnh SC1; b, sinh cảnh SC2; c, sinh cảnh SC3.
(Nguồn: Phạm Thị Nhị và cs., 2016 [16])
26
(Nguồn: Phạm Văn Anh, 2016)
(Nguồn: Google maps, 2018)
Hình 5. Bản đồ KBTTN Copia, tỉnh Sơn La và vị trí các điểm thu mẫu
27
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên
Mẫu vật Scarabaeidae đƣợc thu cả vào ban ngày và ban đêm. Tiến hành thu
mẫu côn trùng họ Bọ hung bằng các phƣơng bằng các phƣơng pháp vợt tay, bẫy
đèn và bẫy UV. Thu mẫu bằng vợt tay đƣợc thực hiện dọc theo các tuyến đƣờng
ven rừng và lối mòn trong rừng thuộc địa phận các xã: Co Mạ và Chiềng Bôm.
Các loài đƣợc thu bằng phƣơng pháp này không đƣợc sử dụng để so sánh về thành
phần loài giữa các dạng sinh cảnh nghiên cứu, mà để bổ sung dẫn liệu về thành
phần loài.
Bẫy đèn đƣợc đặt trong khoảng thời gian khống chế từ 19 – 23h, bẫy UV
đƣợc đặt qua đêm từ 18h30 ngày hôm trƣớc đến 6h30 sáng ngày hôm sau. Tại mỗi
sinh cảnh đặt 1 bẫy đèn và 1 bẫy UV trong mỗi đợt khảo sát.
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2016)
Hình 6. Thu mẫu ngoài thực địa bằng bẫy UV (trái) và bẫy đèn (phải)
Mẫu vật sau khi thu đƣợc xử lý, bảo quản trong cồn 700
, hoặc gây chết bằng
etyl axetat sau đó bảo quản khô trong đệm bông đặt trong các hộp kín có chứa
băng phiến.
Các số liệu sinh thái nhƣ thảm thực vật, độ cao, độ ẩm, nhiệt độ, tọa độ
GPS…đều đƣợc thu thập đầy đủ ngoài thực địa.
28
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Mẫu vật sau khi mang về phòng thí nghiệm đƣợc xử lý, lên tiêu bản, sấy
khô và đƣợc bảo quản trong phòng lạnh.
Quan sát và định loại các loài Scarabaeidae: tiến hành quan sát các đặc
điểm hình thái (râu đầu, bụng, chân, ngực, cánh...) và cơ quan sinh dục đực bằng
kính soi nổi Olympus SZ61 và định loại theo các tài liệu đã đƣợc công bố trong
nƣớc và trên thế giới: Arrow (1910, 1917, 1931) [21-23], Arhens (2016) [20],
Nguyễn Thị Thu Hƣờng (2004, 2005) [6, 8][10-12]…
Phƣơng pháp tách bộ phận sinh dục đực:
B1: Mẫu vật đƣợc làm ẩm trong nƣớc ấm 40 – 50°C, trong khoảng 4 – 8h.
B2: Cố định mẫu vật lên tấm xốp, lấy panh nhọn nhẹ nhàng tách phần khớp
giữa đốt bụng cuối và đốt sinh dục.
B3: Quan sát và gắp bộ phận sinh dục, cần lƣu ý gắp nhẹ nhàng, cẩn thận
tránh việc làm gãy hoặc nát, dẫn đến biến dạng khó quan sát.
B4: Cơ quan sinh dục sau khi tách đƣợc xử lý trong dung dịch KOH 10%
trong khoảng 24h để làm sạch.
B5: Sau đó cơ quan sinh dục đƣợc đính trên mảnh tam giác nhỏ, bằng bìa
cứng, đƣợc cố định trên kim côn trùng. (Để tránh nhầm lẫn giữa các loài cần ghi
etyket đầy đủ và đính kèm).
Mẫu vật đƣợc chụp ảnh bằng hệ thống kính soi nổi Leica M80 có gắn
camera Leica IC80HD. Sau đó ảnh đƣợc xử lý bằng phần mềm CombineZP và
Picture Collage Maker.
Đánh giá các loài bị đe dọa: theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1].
2.4.3 Phân tích, xử lý số liệu
Chỉ số tương đồng Sorensen:
K = 2c / (a+b)
29
Trong đó c là tổng số loài đƣợc ghi nhận ở cả hai điểm và a là số loài đƣợc
ghi nhận ở điểm A, b là số loài đƣợc ghi nhận ở điểm B. Chỉ số tƣơng đồng càng
cao thì độ tƣơng đồng về thành phần loài giữa hai sinh cảnh càng lớn (0 ≤ K ≤ 1).
Các chỉ số đa dạng sinh học:
Chỉ số phong phú loài Margalef: Dùng để xác định tính đa dạng hay độ
phong phú về loài của quần xã. Chỉ số Margalef cao thể hiện tính phong phú cao
về loài của quần xã tại khu vực nghiên cứu.
d = (S - 1)/logN
Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner: Dùng để tính sự đa dạng loài trong quần
xã. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner cao thể hiện tính đa dạng cao của quần xã,
đồng thời thể hiện tính đồng đều cao về cá thể giữa các loài trong quần xã.
H’ = -(ni/N)log(ni/N)
Trong đó S là tổng số loài thu đƣợc, N là tổng số cá thể thu đƣợc, ni là số cá
thể của loài i.
Phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm Microsotf Excel 2007 và PAST 3.2.
30
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thành phần loài côn trùng họ Bọ hung tại KBTTN Copia
Kết quả phân tích, định loại 775 mẫu vật bọ hung thu đƣợc từ các chuyến
khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu trong 2 năm 2016 và 2017 đã xác định
đƣợc 80 loài thuộc 37 giống 6 phân họ của họ Bọ hung (Bảng 3).
Kết hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân
Huệ (NTTH & LXH), 2009 [14], cho đến nay khu hệ côn trùng họ Bọ hung tại
KBTTN Copia đã xác định 115 loài thuộc 46 giống 6 phân họ (Bảng 3). Cấu trúc
thành phần loài tại khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La
STT Phân họ
Giống Loài
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Aphodiinae 1 2,17 1 0,87
2 Cetoniinae 9 19,57 11 9,57
3 Dynastinae 5 10,87 6 5,22
4 Melolonthinae 18 39,13 35 30,43
5 Rutelinae 9 19,57 54 46,96
6 Scarabaeinae 4 8,70 8 6,96
Tổng 46 100 115 100
Sự đa dạng về loài của họ Bọ hung ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La đƣợc thể
hiện qua số lƣợng taxon bậc giống và bậc loài. Số lƣợng các taxon bậc giống và bậc
loài theo từng phân họ đƣợc thể hiện qua Hình 7.
31
Hình 7. Số lƣợng giống và loài theo từng phân họ của Scarabaeidae tại KBTTN
Copia
Về bậc giống: trong số 6 phân họ đƣợc ghi nhận tại KBTTN Copia, phân họ
Melolonthinae có số lƣợng chiếm ƣu thế với 18 giống chiếm 39,13%. Tiếp theo là 2
phân họ Cetoniinae và Rutelinae cùng có 9 giống chiếm 19,57%. Phân họ
Dynastinae có 5 giống chiếm 10,87%. Phân họ Scarabaeinae có 4 giống chiếm
8,7%. Phân họ Aphodiinae có số lƣợng taxon bậc giống ít nhất với 1 giống chiếm
2,17%.
Về bậc loài: sự khác nhau giữa các phân họ tại khu vực nghiên cứu đƣợc thể
hiện rất rõ ở số lƣợng các taxon bậc loài. Sự đa dạng về taxon bậc loài có sự thay
đổi vị trí ở hai phân họ đứng đầu. Phân họ Rutelinae chỉ có 9 taxon bậc giống đƣợc
ghi nhận nhƣng có tới 54 taxon bậc loài chiếm 46,96% tổng số loài thu đƣợc. Trong
khi đó phân họ Melolonthinae có tới 18 taxon bậc giống nhƣng chỉ ghi nhận đƣợc
35 taxon bậc loài chiếm 30,43%. Phân họ Cetoniinae có 11 taxon bậc loài chiếm
9,57%. Hai phân họ Scarabaeinae và Dynastinae có số lƣợng taxon bậc loài lần lƣợt
là 8 và 6 chiếm 6,96% và 5,22%. Phân họ Aphodiinae chỉ có 1 chiếm 0,87%. Để
1
9
5
18
9
4
46
1
11
6
35
54
8
115
0
20
40
60
80
100
120
140
Giống
Loài
32
thấy rõ hơn sự khác biệt này, tỷ lệ (%) số giống và loài theo từng phân họ đƣợc thể
hiện qua Hình 8.
a. Tỷ lệ % số giống; b. Tỷ lệ % số loài.
Hình 8. Tỷ lệ (%) số giống và số loài của từng phân họ Scarabaeidae tại
KBTTN Copia
Khi xét số lƣợng taxon bậc loài theo từng giống đƣợc ghi nhận, có thể thấy
giống Anomala thuộc phân họ Rutelinae có số lƣợng loài chiếm ƣu thế hơn hẳn các
giống khác với 32 loài chiếm 27,83% tổng số loài thu đƣợc. Giống Popillia có 7
loài, chiếm 6,09%. Ba giống Cyphochilus, Mimela và Holotrichia mỗi giống có 5
loài chiếm 4,35%. Giống Apogoina có 4 loài chiếm 3,48%. Các giống Adoretus,
Glycyphana, Maladera, Melolontha và Onthophagus mỗi giống có 3 loài, chiếm
2,61%. Theo sau là 6 giống Copris, Dicaulocephalus, Glenopopillia, Hoplia, Onitis,
Pachyserica với 2 loài mỗi giống, chiếm 1,74%. 29 giống còn lại, mỗi giống chỉ ghi
nhận đƣợc sự có mặt của 1 loài, chiếm 0,87% (Hình 9).
2.17
19.57
10.87
39.13
19.57
8.70 Aphodiinae
Cetoniinae
Dynastinae
Melolonthinae
Rutelinae
Scarabaeinae
0.87
9.57 5.22
30.43
46.96
6.96
Aphodiinae
Cetoniinae
Dynastinae
Melolonthinae
Rutelinae
Scarabaeinae
a b
33
Hình 9. Số lƣợng loài theo từng giống họ Bọ hung đƣợc ghi nhận tại KBTTN
Copia
Khu hệ côn trùng họ Bọ hung tại KBTTN Copia đã xác định 115 loài thuộc
46 giống, trong đó có 90 loài thuộc 41 giống 6 phân họ đƣợc định danh. Nghiên cứu
của chúng tôi đã bổ sung cho khu hệ côn trùng KBTTN Copia 53 loài đã đƣợc định
danh. Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La
STT Tên khoa học
NTTH &
LXH, 2009
Nghiên cứu
này
I. Phân họ Aphodiinae
1 Aphodius pilifer Paulian, 1934♦
+
1
3
1
32
1
4
1 1 1
2
5
1 1 1 1 1 1
2
1 1 1 1 1 1
2
3
5
2
1 1
3 3
6
1
2
3
2
7
1 1 1 1 1 1 1 1
0
5
10
15
20
25
30
35
Aphodius
Adoretus
Adoretosoma
Anomala
Antitrogus
Apogonia
Bombodes
Callistehtus
Catharsius
Copris
Cyphochilus
Cheirotomus
Clinteria
Dasylepida
Dasyvalgus
Dedalopterus
Dicranocephualus
Dicaulocephalus
Ectinohoplia
Eophileurus
Eupatorus
Exolontha
Gametis
Gastroserica
Glenopopillia
Glycyphana
Holotrichia
Hoplia
Kibakoganea
Lepidiota
Maladera
Melolontha
Mimela
Miridiba
Onitis
Onthophagus
Pachyserica
Popillia
Sophrops
Strigoderma
Taeniodera
Thoracoplia
Trichius
Trichogomphus
Valgus
Xylotrupes
34
II. Phân họ Cetoniinae
2 Bombodes vitalisi Bourgoin, 1914♦
+
3 Clinteria ducalis White, 1856 +
4 Dasyvalgus carbonarius Arrow, 1910♦
+
5 Dicranocephualus wallichii Hope, 1861 +
6
Gametis bealiae (Gory & Percheron,
1833)♦
+
7
Glycyphana binotata Gory & Percheron,
1833
+
8 Glycyphana nepalensis Kraatz, 1894♦
+
9 Glycyphana nicobarica Janson, 1877 +
10 Taeniodera zebraea Fairmaire, 1893♦
+
11 Trichius vitalisi Bourgoin, 1915 +
12 Valgus tokinensis Arrow, 1944 +
III. Phân họ Dynastinae
13 Dicaulocephalus feae Gestro, 1888 +
14
Dicaulocephalus fruhstorferi (Ohaus,
1901)♦
+
15 Eophileurus confinis Prell, 1913♦
+
16 Eupatorus gracilicornis Arrow, 1908Δ
+ +
17 Trichogomphus mongol Arrow, 1908♦
+
18 Xylotrupes gideon (Linnaeus, 1767)♦
+
IV. Phân họ Melolonthinae
19 Antitrogus nigriconis Blackb, 1911 +
20 Apogonia apicalis Moser, 1908 +
21 Apogonia cribricollis Burm, 1855 + +
22 Apogonia sp. +
23 Apogonia sp.1 +
35
24 Cheirotomus battareli Pouilaule, 1913Δ
+ +
25 Cyphochilus tonkinensis Brenske, 1903♦
+
26 Cyphochilus sp.1 +
27 Cyphochilus sp.2 +
28 Cyphochilus sp.3 +
29 Cyphochilus sp.4 +
30 Dasylepida nana (Sharp, 1876)♦
+
31
Dedalopterus bezdekorum
Zidek & Krajcik, 2007*♦
+
32
Ectinohoplia suturalis Preudhomme de
Borre, 1886*♦
+
33 Exolontha pennata (Sharp, 1876)♦
+
34 Gastroserica pickai Ahrens, 2000♦
+
35
Holotrichia cochinchina (Nonfried,
1891)♦
+
36 Holotrichia sp.1 +
37 Holotrichia sp.2 +
38 Holotrichia sp.3 +
39 Holotrichia sp.4 +
40 Hoplia cyanosignata Miyake, 1994*♦
+
41 Hoplia sp. +
42 Lepidiota tridens Sharp, 1876♦
+
43 Maladera cavifrons Reitt, 1896 +
44 Maladera sp.1 +
45 Maladera sp.2 +
46 Melolontha alboplagiata Brenske, 1898 +
47 Melolontha maculata Zhang, 1983♦
+
48 Melolontha sp. +
36
49 Miridiba sp. +
50 Pachyserica sp.1 +
51 Pachyserica sp.2 +
52 Thoracoplia pictipes (Fairmaire, 1889)♦
+
53 Sophrops sp. +
V. Phân họ Rutelinae
54 Adoretus convexus Burmeister, 1855 +
55 Adoretus minutus Brenske, 1893 + +
56 Adoretus tokinensis Ohaus, 1914 +
57 Adoretosoma crassipes Ohaus, 1905 +
58 Anomala anguliceps Arrow, 1917♦
+
59
Anomala bidoupnensis Prokofiev,
2015**♦
+
60 Anomala bilunata Fairmaire, 1888♦
+
61 Anomala brevidens Ohaus, 1914♦
+
62 Anoma collotra Zhang & Lin, 2008*♦
+
63 Anomala cupripes Hope, 1893 +
64
Anomala harpagophysa Prokofiev,
2014♦
+
65 Anomala hirsutoides Lin, 1996♦
+
66 Anomala nigripes Nonfried, 1892♦
+
67 Anomala glandulicolis Ohaus, 1915 +
68 Anomala iridicolis Ohaus, 1914 +
69 Anomala nubeculosa Ohaus, 1905♦
+
70 Anomala nupta Ohaus, 1905 +
71 Anomala iwasei Myiake, 1994*♦
+
72 Anomala laevisulcata Fairmaire, 1888♦
+
73 Anomala lignea Arrow, 1917*♦
+
37
74 Anomala luminosa Benderitter, 1929 +
75 Anomala palleola (Gyllenhal, 1817) +
76 Anomala parallela Benderitter, 1929*♦
+
77 Anomala perplexa (Hope, 1893)♦
+
78 Anomala praecoxalis Ohaus, 1914♦
+
79
Anomala rufiventris Kolla &
Redtenbacher, 1842♦
+
80 Anomala russiventris Fairmaire 1893♦
+
81 Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817)*♦
+
82 Anomala variivestis Arrow, 1917♦
+
83 Anomala vitalisi Ohaus, 1914♦
+
84 Anomala viridisericea Ohaus, 1905♦
+
85 Anomala xanthonota Arrow, 1917 +
86 Anomala zornella Prokofiev, 2015*♦
+
87 Anomala sp. +
88 Anomala sp.1 +
89 Anomala sp.2 +
90 Callistethus sp. +
91 Glenopopillia maculata Lin, 1980♦
+
92 Glenopopillia sp. +
93
Kibakoganea opaca (Muramoto,
1993)**♦
+
94 Mimela amabilis Arrow, 1908 +
95 Mimela fruhstorferi Ohaus, 1902 +
96 Mimela plictulla Lin, 1990*♦
+
97 Mimela rectangular Lin, 1990♦
+
98 Mimela specularis Ohaus, 1902 +
99 Mimela sp. +
38
100 Popillia amabilis Newman, 1838♦
+
101 Popillia anomaloides Kraatz, 1892 +
102 Popillia cyanea Hope, 1831 + +
103 Popillia histeroidea Gyllenhal, 1817 +
104 Popillia japonia Newman, 1841♦
+
105 Popillia sp. +
106 Popillia mutans Newman, 1838♦
+
107 Strigoderma trichaspis Ohaus, 1914 +
VI. Phân họ Scarabaeinae
108 Catharsius molosussus Linnaeus, 1758 + +
109 Copris magicus Harold, 1881♦
+
110 Copris signatus Walk, 1858 +
111 Onitis virens Lansberg, 1875 +
112 Onitis spinipes Drury, 1770 +
113 Onthophagus amatus Blancharch, 1853 +
114 Onthophagus tragus (Fabricius, 1792)♦
+
115
Onthophagus vaulogeri Boucomont,
1923♦
+
Tổng 41 80
* Loài ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam. ** Loài đặc hữu của Việt
Nam. ♦
Loài đƣợc định danh ghi nhận bổ sung cho KBTTN Copia.
Δ
Loài đƣợc ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. + Có mặt tại khu vực nghiên cứu
Một điểm cần lƣu ý trong bảng thành phần loài này là loài Dedalopterus
bezdekorum trƣớc đây đƣợc chúng tôi định danh là loài Dedalopterus malyszi.
Nhƣng trên thực tế khi tiến hành kiểm tra lại mẫu vật, đối chiếu các đặc điểm hình
thái và đặc điểm cơ quan sinh dục đực trong mô tả gốc của hai loài này. Kết quả cho
thấy chúng thực sự là loài Dedalopterus bezdekorum. Đặc điểm mô tả của loài này
cùng những so sánh về đặc điểm hình thái và cơ quan sinh dục đực với loài
39
Dedalopterus malyszi sẽ đƣợc trình bày ở phần 3.2. Bên cạnh đó, loài Dasylepida
nana (Sharp, 1876) và Thoracoplia pictipes (Fairmaire,1989) trƣớc đây đƣợc chúng
tôi xác định lần lƣợt là loài Dasylepida fissa Moser, 1913 và Ectinohoplia scutellata
Arrow, 1921; tuy nhiên khi thảm khảo các tài liệu thì kết quả cho thấy chúng đều là
tên đồng vật của hai loài nói trên.
Dựa vào Bảng 2, kết quả nghiên cứu cho thấy 10 loài thuộc 5 giống 2 phân
họ lần đầu tiên đƣợc ghi nhận cho khu hệ côn trùng Việt Nam. Đó là: Anomala
collotra, A. iwasei, A. lignea, A. parallela, A. varicolor, A. zonella, Dedalopterus
bezdekorum, Ectinohoplia suturalis, Hoplia cyanosignata, Mimela plictulla. Hai
loài Eupatorus gracilicornis và Cheirotomus battareli đƣợc ghi nhận trong sách đỏ
Việt Nam (2007) cấp VU A 1a,d D (Sẽ nguy cấp) và EN A 1a, b,c D (Nguy cấp).
Đồng thời tại KBTTN Copia cũng ghi nhận sự có mặt của 2 loài là đặc hữu của Việt
Nam: Anomala bidoupnensis, Kibakoganea opaca.
Trong tổng số 115 loài đƣợc ghi nhận tại KBTTN Copia, có 25 loài chỉ đƣợc
ghi nhận đến giống, trong đó Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (2009) ghi
nhận 4 loài: Apogonia sp., Melolontha sp., Anomala sp. và Popillia sp. Nghiên cứu
của chúng tôi với mẫu vật thu đƣợc trong hai năm 2016 và 2017, ghi nhận 21 loài
thuộc 12 giống: Anomala (2 loài), Apogonia (1 loài), Callistethus (1 loài),
Cyphochilus (4 loài), Holotrichia (4 loài), Hoplia (1 loài), Maladera (2 loài),
Mimela (1 loài), Miridiba (1 loài), Pachyserica (2 loài), Sophrops (1 loài), và
Glenopopillia (1 loài). Bởi lẽ, một số loài trong số các loài này chỉ thu đƣợc cá thể
cái ( Cyphochilus sp.1, Glenopopillia sp., Sophrops sp.…), một số loài thuộc các
giống có số lƣợng loài rất lớn (Giống Anomala có tới gần 2000 loài) và các loài còn
lại là do thiếu tài liệu định loại.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣờng & Lê Xuân Huệ (2009) [14]
ghi nhận 37 loài đã đƣợc định danh, tuy nhiên trong nghiên cứu này của chúng tôi
chỉ ghi nhận lại sự có mặt của 6 loài: Eupatorus gracilicornis, Apogonia
cribricollis, Cheirotomus battareli, Adoretus minutus, Popillia cyanea, Cathasius
molosussus. Nghiên cứu của NTTH và LXH (2009) ghi nhận sự có mặt của 7 giống
40
Clinteria, Dicronocephalus, Trichius, Valgus, Antitrogus, Strigoderma, Onitis; tuy
nhiên nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận lại đƣợc sự có mặt của các giống
này. Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận bổ sung cho KBTTN Copia 23 giống, đó
là: Aphodius, Bombodes, Dasyvalgus, Gametis, Taeniodera, Eophileurus,
Trichogomphus, Xylotrupes, Dasylepida, Dedalopterus, Ectinohoplia, Exolontha,
Gastroserica, Holotrichia, Hoplia, Lepidiota, Miridiba, Pachyserica, Thoracoplia,
Sophrops, Callistethus, Glenopopillia, Kibakoganea. Phần lớn các giống này chỉ
ghi nhận đƣợc sự có mặt của 1 loài duy nhất.
3.2. Các loài Scarabaeidae ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam,
các loài có giá trị bảo tồn và các loài chỉ đƣợc đinh danh đến giống ở KBTTN
Copia
3.2.1. Các loài ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam
Nhƣ đã trình bày ở trên, 10 loài thuộc 5 giống 2 phân họ lần đầu tiên đƣợc
ghi nhận cho khu hệ côn trùng Việt Nam. Trong số 10 loài này giống Anomala
thuộc phân họ Rutelinae có 6 loài, các giống Dedalopterus, Ectinohoplia, Hoplia,
Mimela mỗi giống có 1 loài.
1. Anomala collotra Zhang & Lin, 2008 (Hình 10a-e)
Mẫu vật nghiên cứu: 1♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ;
1♂, Chiềng Bôm, TCSL, 01.v.2016, Phạm Văn Phú; 1♂, Co Mạ, TCSL, BĐ,
13.v.2017, Phạm Văn Phú.
Chiều dài cơ thể 18 – 18,5 mm, chiều rộng cơ thể 11 – 11,5 mm.
Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu xánh lá, tấm lƣng ngực trƣớc có 1 đƣờng các
chấm lõm nhỏ ở giữa, chạy dọc; đốt sinh dục màu xanh đậm, với hai mép bên có
màu nâu vàng; mép bên của của các đốt bụng 1 đến 4 có nhiều lông nhung, không
có hình dạng nhất định; tấm bụng của paramere có một hố sâu kéo dài, đỉnh của tấm
bụng có một mấu hình tam giác.
Phân bố trên thế giới: Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma.
41
Hình 10. Anomala collotra Zhang & Lin, 2008
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, đốt sinh dục ; cơ quan sinh dục đực (c – e):
c, nhìn ngang; d, nhìn từ mặt lƣng; e, nhìn từ mặt bụng.
2. Anomala iwasei Myiake, 1994 (Hình 11a-f)
Mẫu vật nghiên cứu: 4♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 3♂,
cùng địa điểm, BĐ, 14.v.2017, Phạm Văn Phú.
Chiều dài cơ thể 12,5 – 14,5 mm, chiều rộng cơ thể 6,5 – 7 mm.
Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu nâu hoặc màu nâu sẫm. Mặt trên và mặt dƣới
đƣợc phủ khá dày lông, nhƣng rất ngắn (Hình 11a). Cánh cứng có các chấm lõm
xếp thành hàng chạy song song tạo thành các gờ nổi rõ. Đốt sinh dục rất lồi, đƣợc
phủ bởi những lông ngắn màu xám nhƣng không dày (Hình 11c). Cơ quan sinh dục
đực: paramere rộng ở phần gốc và hẹp ở phần đỉnh, có một vài cái lông ở phần hơi
lõm và một vài cái tròn giữa mặt lƣng, có 1 răng nhỏ ở gờ trong và trƣớc cái răng
của gờ trong đột ngột tạo thành góc cong ở giữa, phần đỉnh và mép dƣới của
42
paramere đƣợc phủ bởi những lông dài, tấm bụng kéo dài bằng paramere, có hình
nón từ gốc đến chùy đỉnh, có một cái gờ dọc theo đƣờng giữa mặt trên, gờ dƣới có 2
cái răng ở gần cuối (Hình 11d-f).
Phân bố trên thế giới: Trung Quốc, Lào.
Hình 11. Anomala iwasei Myiake, 1994
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, đầu và tấm lƣng ngực trƣớc; c, đốt sinh dục; cơ quan
sinh dục đực (d – e): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt bụng; f, nhìn từ mặt lƣng.
3. Anomala lignea Arrow, 1917 (Hình 12a-f)
Mẫu vật nghiên cứu: 4♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ;
4♂, cùng địa điểm, 3 BĐ và 1 bẫy UV, 14.v.2017, Phạm Văn Phú.
Chiều dài cơ thể 13 – 14,5 mm, chiều rộng cơ thể 7 – 8 mm.
Đặc điểm chẩn loại: loài này có đặc điểm hình thái ngoài rất giống với loài
Anomala iwasei. Tuy nhiên, cơ quan sinh dục hoàn toàn khác biệt: paramere rộng
và ngắn, hơi bị thắt lại ở giữa, có góc khá rõ ở phía trƣớc mép trong của tấm bụng,
43
gần phần nhô lên của hai nhánh bên trái và bên phải có những hàng lông mềm chạy
dọc theo mép trƣớc, có một vài lông ở phần giữa và sƣờn bên; tấm bụng dài, lõm
xuống và co thắt ở giữa, tạo 2 nhánh ở đỉnh (Hình 12d-f).
Phân bố trên thế giới: Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc.
Hình 12. Anomala lignea Arrow, 1917
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, phần sau cơ thể nhìn từ mặt lƣng; c, đầu và tấm lƣng
ngực trƣớc; cơ quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn
từ mặt bụng.
4. Anomala parallela Benderitter, 1929 (Hình 13a-f)
Mẫu vật nghiên cứu: 3♂11♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.v.2016, Hoàng Vũ Trụ.
Mô tả: chiều dài cơ thể 15 – 18 mm, chiều rộng cơ thể 8 – 10 mm
Trên mỗi cánh cứng có hai dải màu đen chạy dọc đối xứng nhau qua đƣờng
nối hai cánh, hai dải ở gần mép ngoài chạy dọc từ vai cánh đến đỉnh cánh, hai dải
trong màu nhạt hơn và bắt đầu từ khoảng ½ chiều dài cánh đến đỉnh cánh (Hình
44
13a, b). Đốt sinh dục nhẵn chỉ có một vài chấm lõm phân bố rải rác, xung quanh
mét ở phần đỉnh có các lông màu vàng nâu (Hình 13c). Cơ quan sinh dục đực:
paramere có dạng lƣợn sóng, bóng, mịn, không có lông, đỉnh của 2 nhánh trái và
phải thu nhỏ uốn cong tạo thành hình cái móc, phần trƣớc tạo thành thùy lƣợn tròn.
Khi nhìn từ mặt lƣng đỉnh của hai móc chạm nhau ở giữa tạo thành hình chữ V
(Hình 13d – f).
Phân bố trên thế giới: Lào
Hình 13. Anomala parallela Benderitter, 1929
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cánh cứng; c, đốt sinh dục; cơ quan sinh dục
đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt bụng; f, nhìn từ mặt lƣng.
5. Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817) (Hình 14a-f)
Mẫu vật nghiên cứu: 16♂5♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.v.2016, Hoàng Vũ Trụ.
Chiều dài cơ thể 14 – 16 mm, chiều rộng cơ thể 8 – 9 mm.
45
Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu vàng đến màu vàng nâu; tấm lƣng ngực
trƣớc có 2 mảng màu đen và các chấm lõm đều nhau.Viền cánh cứng, mép xung
quanh mảnh tam giác cánh, vai cánh và đỉnh cánh phía sau thƣờng có màu đen
(Hình 13a-c). Cánh cứng có các chấm lõm khá sâu, xếp thành hàng chạy song song.
Đốt ống chân trƣớc có 2 răng phát triển và 1 răng ở gốc chỉ hơi nhô (Hình 14a). Đốt
sinh dục có các nếp nhăn ngang (Hình 14c). Paramere ngắn, hai nhánh lƣợn tròn,
đối xứng nhau, tấm bụng chỉ bằng ½ chiều dài hai nhánh, đỉnh lƣợn tròn.
Phân bố trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lan-ca, Cam-pu-chia, Nê-
pan, Đài Loan.
Hình 14. Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817)
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cơ thể nhìn từ mặt bụng; c, đốt sinh dục; cơ quan sinh
dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn từ mặt bụng.
6. Anomala zornella Prokofiev, 2015 (Hình 15a-f)
Mẫu vật nghiên cứu: 5♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ.
46
Mô tả: chiều dài cơ thể 11 – 12 mm, chiều rộng cơ thể 6 – 7 mm.
Đặc điểm chẩn loại: trán hơi lõm, mép sau của tấm lƣng ngực trƣớc rộng và
nhọn, các hàng chấm lõm trên cánh cứng dễ thấy, lông trên các tấm ngực ngắn; đốt
sinh dục nhẵn, chỉ có một vài lông màu vàng, đốt bàn cuối chân trƣớc có răng ở
gốc; răng trên đốt ống chân trƣớc nhọn.
Phân bố trên thế giới: Lào
Hình 15. Anomala zornella Prokofiev, 2015
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; c, đốt sinh dục; cơ
quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn từ mặt bụng.
7. Dedalopterus bezdekorum Zidek & Krajcik, 2007 (Hình 16a-h)
Mẫu vật nghiên cứu: 5♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 1♂,
Chiềng Bôm, TCSL, BĐ, 04.ix.2016; 1♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 13.v.2017, Phạm Văn
Phú.
Chiều dài cơ thể 16,5 – 19,5 mm, chiều rộng cơ thể 7, 5 – 8,5 mm.
47
Đặc điểm chẩn loại: đƣờng khớp nối giữa 2 cánh đƣợc phủ bởi các lớp vảy
hẹp màu vàng trắng, độ rộng của vùng này chỉ bằng gần ½ độ rộng của các đƣờng
interval (Hình 16b). Chùy ăng-ten 3 đốt, lớn hơn 2 lần chiều dài các đốt còn lại
cộng vào (Hình 16a). Đốt cuối của xúc biện hàm (maxillar palp) mặt lƣng có một
vùng chai sần. Đốt sinh dục đƣợc phủ kín bởi hỗn hợp các vảy có hình dạng từ bầu
dục nhỏ đến mũi mác dài màu vàng trắng, mật độ dày hơn ở phía sát mép, xung
quanh mép còn có các lông màu vàng nhạt, đỉnh của đốt sinh dục hơi nhọn, ở một
vài cá thể còn có hình dạng giống gai nhọn (Hình 16c).
Phân bố trên thế giới: Lào, Cam-pu-chia
Trong nghiên cứu trƣớc đây, chúng tôi đã xếp loài này là loài Dedalopterus
malyszi, tuy nhiên chúng đƣợc phân biệt bởi một số đặc điểm sau: các vảy ở đƣờng
khớp hai cánh của loài Dedalopterus bezdekorum là những vảy nhỏ hình bầu dục
màu vàng trắng, còn của loài Dedalopterus malyszi là những vảy gần tròn màu
trắng. Hơn nữa paramere của loài Dedalopterus bezdekorum có 2 nhánh gần bằng
nhau, phần giữa hơi lõm, phần gốc nhô lên (Hình 16a – h).
Hình 16. Dedalopterus bezdekorum Zidek & Krajcik, 2007 (a-h), Dedalopterus
malyszi Bunalski, 2001 (a’-d’)
48
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cánh cứng; c, đốt sinh dục; d, cơ thể nhìn
ngang; cơ quan sinh dục đực: e, f, c’, b’, d’ nhìn ngang; g, nhìn từ mặt bụng; h, a’
nhìn từ mặt lƣng. (a’ – d’: Zidek & Krajcik, 2007)
8. Ectinohoplia suturalis Preudhomme & Borre, 1886 (Hình 17a-f)
Mẫu vật nghiên cứu: 3♂1♀, Co Mạ, TCSL, vợt tay, 01.v.2016, Hoàng Vũ
Trụ.
Mô tả: chiều dài cơ thể 8,3 – 8,5 mm, chiều rộng cơ thể 3,5 – 4 mm.
Đặc điểm chẩn loại: đƣờng nối giữa 2 cánh, mảnh tam giác cánh, đốt ngực
giữa (mesonotum) và 2/3 dọc đƣờng giữa đƣợc phủ bởi các lớp vảy bạc ánh xanh da
trời (Hình 17a). Đốt sinh dục không đƣợc phủ kín bởi cánh cứng, đƣợc phủ kín bởi
các lớp vảy màu ánh bạc, xung quanh mép có các lông cứng màu xám, gốc không
có hai mảng màu đen. Chân dài. Cơ quan sinh dục đực: nhỏ và mảnh, phần
paramere dài hơn ngốc; phần paramere gập về phía nhánh gốc, hai nhánh paramere
đối xứng, đỉnh của 2 nhánh mở rộng và hơi lõm ở mặt dƣới (Hình 17d – f).
Phân bố trên thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc.
Hình 17. Ectinohoplia suturalis Preudhomme & Borre, 1886
49
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cơ thể nhìn từ mặt bụng; c, phần đầu cơ thể nhìn từ
mặt lƣng; cơ quan sinh dục đực (d-f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn từ
mặt bụng.
9. Hoplia cyanosignata Miyake, 1994 (Hình 18a-e)
Mẫu vật nghiên cứu: 5♂, Co Mạ, TCSL, vợt tay, 01.v.2016, Hoàng Vũ Trụ.
Chiều dài cơ thể 6,4 – 7,0 mm, chiều rộng cơ thể 3,0 – 3,2 mm.
Đặc điểm chẩn loại: mặt trên cơ thể hoàn toàn đƣợc phủ vảy tròn, màu đen,
kèm thêm là những vảy mỏng màu bạc. Tấm lƣng ngực trƣớc và cánh cứng có
những mảng vảy màu vàng ánh kim, đƣợc sắp xếp đối xứng nhau qua trục cơ thể.
Đốt sinh dục và mặt dƣới cơ thể đƣợc phủ bởi những vảy màu vàng ánh kim (Hình
18b). Chân dài; ăng-ten 10 đốt; cánh cứng nhô cao hơn ở phía trƣớc đƣờng giữa, có
các hàng lông cứng ngắn hơi dựng đứng. Đốt sinh dục hiếm khi rộng lớn hơn dài,
có các lông cứng ngắn, màu trắng phân bó rải rác. Mỗi mảnh bụng có 1 hàng lông
cứng ngắn, màu gần trắng chạy ngang.
Phân bố trên thế giới: Thái Lan.
Hình 18. Hoplia cyanosignata Myiake, 1994
Tải bản FULL (118 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
50
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cơ thể nhìn từ mặt bụng; cơ quan sinh dục đực (c – e):
c, nhìn ngang; d, nhìn từ mặt lƣng; e, nhìn từ mặt bụng.
10. Mimela plicatulla Lin, 1990 (Hình 19a-f)
Mẫu vật nghiên cứu: 20♂4♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016 và 02.v.2016,
Hoàng Vũ Trụ.
Chiều dài cơ thể 16,5 – 17 mm, chiều rộng cơ thể 8,5 – 10 mm.
Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu vàng xanh, bóng. Hai bên tấm lƣng ngực
trƣớc có các chấm lõm lớn, xếp sát nhau tạo thành 2 mảng lõm dễ thấy (Hình 19a).
Đối sinh dục màu xanh tối, nhẵn và bóng, chỉ có một vài lông ngắn, phân bố rất
thƣa (Hình 19c). Cơ quan sinh dục đực: paramere đối xứng, rộng ở phần gốc và hẹp
hơn ở phần đỉnh, phần đỉnh cong, nhánh trái và nhánh phải chạm nhau ở đƣờng trục
giữa tạo nên hình bầu dục; tấm bụng hẹp ở giữa và mở rộng về hai đầu, chạm đếm
½ chiều dài của paramere (Hình 19d – f).
Loài này rất giống với loài Mimela amphichroma Prokofiev & Zorn, 2016
đƣợc mô tả từ Bi-doup, Lâm Đồng nƣớc ta. Tuy nhiên paramere của loài M.
amphichroma cong hơn, 2 nhánh không đều nhau.
Phân bố trên thế giới: Trung Quốc
Tải bản FULL (118 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
51
Hình 19. Mimela plicatulla Lin, 1990
(Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018)
a, phần trƣớc cơ thể nhìn từ mặt lƣng, b, mấu lồi ngực trƣớc; c, đốt sinh dục; cơ
quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt bụng; f, nhìn từ mặt lƣng.
3.2.2. Các loài cần được ưu tiên bảo tồn
Qua các đợt điều tra, khảo sát thực địa chúng tôi đã thu thập và xác định
đƣợc 2 loài côn trùng quý hiếm: Cheirotonus battareli (Pouillaude, 1913) và
Eupatorus gracilicornis (Arrow, 1908) đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm
2007. Hai loài Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015 và Kibakoganea opaca,
(Muramoto, 1993) là đặc hữu của Việt Nam đƣợc ghi nhận tại KBTTN này.
1. Cheirotonus battareli (Pouillaude, 1913)
Tên Việt Nam: Cua bay hoa nâu
Tình trạng bảo tồn : EN A 1a, b,c D.
Mẫu vật nghiên cứu : 1♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ;
2♀, cùng địa điểm, BĐ (1), 13.v.2017 và bẫy UV (1), 14.v.2017, Phạm Văn Phú.
6734391

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 10 GẮN KẾT CUỘC SỐ...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
Luận văn: Tổ chức dạy học chương Cảm ứng điện từ vật lí 11 THPT theo hướng tă...
 
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh họcNghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
Nghiên cứu công nghệ thủy phân và lên men đồng thời lục bình thành cồn sinh học
 
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
Luận văn: Phát triển năng lực đánh giá lịch sử của học sinh trong dạy học lịc...
 
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
 
Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...
 
Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng xử lý thuốc kháng sinh họ β- lactam trong môi t...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệmPhát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua việc sử dụng thí nghiệm
 
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy họcLuận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
Luận án: Sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học
 
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
Sản xuất nấm paecilomyces sp. để phòng trừ tuyến trùng meloidogyne sp. gây hạ...
 
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdfGiáo trình Bệnh thủy sản.pdf
Giáo trình Bệnh thủy sản.pdf
 
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
Làm giàu một số sản phẩm thiên nhiên bằng chiết tách enzym, HAY - Gửi miễn ph...
 
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAOĐề tài  thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
Đề tài thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ĐIỂM CAO
 
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tửPhương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
Phương pháp chemometric để xác định các chất có phổ hấp thụ phân tử
 
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicacoBáo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
Báo cáo thực tập tại nhà máy hóa chất biên hòa vicaco
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
Sử dụng chế phẩm thảo mộc trong sản xuất rau họ hoa thập tự
Sử dụng chế phẩm thảo mộc trong sản xuất rau họ hoa thập tựSử dụng chế phẩm thảo mộc trong sản xuất rau họ hoa thập tự
Sử dụng chế phẩm thảo mộc trong sản xuất rau họ hoa thập tự
 

Similar to Nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ bọ hung (coleoptera scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la - luận văn th s. sinh học 6734391

Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Quocphong Nguyen
 

Similar to Nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ bọ hung (coleoptera scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la - luận văn th s. sinh học 6734391 (20)

Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
Mức độ đa dạng và đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng sinh học ốc cạn (Land Snails) ở khu vực xã La Hi...
 
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
Nghiên cứu phân loại chi cóc (spondias l.) ở việt nam dựa trên hình thái và p...
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
 
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếmLuận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
 
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
 
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếmMôi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng ...
 
Luận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson, 9đ
Luận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson, 9đLuận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson, 9đ
Luận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson, 9đ
 
Luận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson ở đầm Cầu Hai, ...
Luận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson ở đầm Cầu Hai, ...Luận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson ở đầm Cầu Hai, ...
Luận văn: Sự phân bố của cỏ biển Halophila beccarii Ascherson ở đầm Cầu Hai, ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
 
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù MôngĐa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
 
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 

More from jackjohn45

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 

Nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ bọ hung (coleoptera scarabaeidae) ở khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh sơn la - luận văn th s. sinh học 6734391

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- Phạm Văn Phú NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG HỌ BỌ HUNG (COLEOPTERA: SCARABAEIDAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- Phạm Văn Phú NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG HỌ BỌ HUNG (COLEOPTERA: SCARABAEIDAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 8420101.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Nhị PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh Hà Nội – 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Phạm Thị Nhị và PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh. Những ngƣời thầy, ngƣời cô đã truyền thụ cho tôi nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu, những kiến thức chuyên môn và những lời động viên khích lệ trong suốt khoảng thời gian tôi làm luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, các cô, các cán bộ của Bộ môn Động vật học ứng dụng, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học khoa học Tự Nhiên và Phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi có thể học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn một cách tốt nhất. Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Văn Anh, các học viên và sinh viên đã và đang học tập tại Bộ môn Động vật – Sinh thái, Khoa Sinh hóa, Trƣờng Đại học Tây Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ để tôi có thể thực hiện các chuyến điều tra, khảo sát tại khu vực nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngƣời thân, những ngƣời luôn sát cánh, động viên và làm chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp tôi vƣợt qua những khó khăn trong học tập và nghiên cứu khoa học để tôi có thể giành đƣợc kết quả cao nhất. Luận văn tốt nghiệp này đƣợc hỗ trợ một phần bởi đề tài cấp cơ sở Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, mã số IEBR.DT.07/16-17; đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2016-TTB-01; đề tài hỗ trợ cán bộ trẻ cấp cơ sở, mã số IEBR.CNT.03/18 và quỹ học bổng Nagao (NEF). Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu Scarabaeidae....................................................................3 1.1.1. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở miền Đông Phương (Oriental Region) và một số nước lân cận..........................................................................3 1.1.2. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở Việt Nam và KBTTN Copia..........11 1.2. Vị trí của Scarabaeidae trong thang phân loại ...............................................14 1.3. Vòng đời và đặc điểm hình thái của Scarabaeidae ........................................15 1.3.1 Vòng đời của Scarabaeidae .....................................................................15 1.3.2 Đặc điểm hình thái của Scarabaeidae .....................................................16 1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu.............................................................................................................18 1.4.1 Vị trí địa lý ...............................................................................................18 1.4.2. Địa hình...................................................................................................18 1.4.3. Khí hậu và thủy văn.................................................................................19 1.4.4. Đất đai.....................................................................................................20 1.4.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................21 1.4.6. Đa dạng sinh học ....................................................................................21 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................24 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................24 2.2. Thời gian nghiên cứu .....................................................................................24 2.3. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................24
  • 5. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................27 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên.................................................27 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................28 2.4.3 Phân tích, xử lý số liệu.............................................................................28 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................30 3.1. Thành phần loài côn trùng họ Bọ hung tại KBTTN Copia............................30 3.2. Các loài Scarabaeidae ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam, các loài có giá trị bảo tồn và các loài chỉ đƣợc đinh danh đến giống ở KBTTN Copia ...............................................................................................................................40 3.2.1. Các loài ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam ...................40 3.2.2. Các loài cần được ưu tiên bảo tồn..........................................................51 3.2.3. Các loài chỉ được định danh đến giống..................................................55 3.3. Cấu trúc thành phần loài côn trùng họ Bọ hung ở 3 sinh cảnh rừng khác nhau ...............................................................................................................................88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................92
  • 6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Đặc điểm các sinh cảnh rừng nghiên cứu....................................................24 Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La .......30 Bảng 3. Thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La.....................33 Bảng 4. Các chỉ số đa dạng sinh học (d, H) và chỉ số tƣơng đồng Sorensen (K) giữa các sinh cảnh nghiên cứu ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La .........................................89
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Vị trí phân loại của họ Bọ hung trong thang phân loại................................15 Hình 2. Vòng đời của các loài thuộc họ Scarabaeidae..............................................16 Hình 3. Đặc điểm hình thái ngoài (A) và cơ quan sinh dục đực (B) cá thể trƣởng thành họ Bọ hung ......................................................................................................17 Hình 4. Các sinh cảnh rừng nghiên cứu....................................................................25 Hình 5. Bản đồ KBTTN Copia, tỉnh Sơn La và vị trí các điểm thu mẫu..................26 Hình 6. Thu mẫu ngoài thực địa bằng bẫy UV (trái) và bẫy đèn (phải) ...................27 Hình 7. Số lƣợng giống và loài theo từng phân họ của Scarabaeidae tại KBTTN Copia .........................................................................................................................31 Hình 8. Tỷ lệ (%) số giống và số loài của từng phân họ Scarabaeidae tại KBTTN Copia .........................................................................................................................32 Hình 9. Số lƣợng loài theo từng giống họ Bọ hung đƣợc ghi nhận tại KBTTN Copia ...................................................................................................................................33 Hình 10. Anomala collotra Zhang & Lin, 2008........................................................41 Hình 11. Anomala iwasei Myiake, 1994...................................................................42 Hình 12. Anomala lignea Arrow, 1917.....................................................................43 Hình 13. Anomala parallela Benderitter, 1929.........................................................44 Hình 14. Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817)........................................................45 Hình 15. Anomala zornella Prokofiev, 2015 ............................................................46 Hình 16. Dedalopterus bezdekorum Zidek & Krajcik, 2007 (a-h), Dedalopterus malyszi Bunalski, 2001 (a’-d’)..................................................................................47 Hình 17. Ectinohoplia suturalis Preudhomme & Borre, 1886 .................................48 Hình 18. Hoplia cyanosignata Myiake, 1994...........................................................49 Hình 19. Mimela plicatulla Lin, 1990.......................................................................51 Hình 20. Cheirotomus battareli (Pouillade, 1913) ...................................................52 Hình 21. Eupatorus gracilicornis (Arrow, 1908) .....................................................53 Hình 22. Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015 ....................................................54 Hình 23. Kibakoganea opaca, (Muramoto, 1993)....................................................55
  • 8. Hình 24. Anomala sp.1..............................................................................................56 Hình 25. Anomala sp.2..............................................................................................58 Hình 26. Apogonia sp.1.............................................................................................59 Hình 27. Callistethus sp............................................................................................61 Hình 28. Cyphochilus sp.1 ........................................................................................62 Hình 29. Cyphochilus sp.2 ........................................................................................63 Hình 30. Cyphochilus sp.3 ........................................................................................65 Hình 31. Cyphochilus sp.4 ........................................................................................67 Hình 32. Glenopopillia sp.........................................................................................68 Hình 33. Holotrichia sp.1..........................................................................................70 Hình 34. Holotrichia sp.2..........................................................................................71 Hình 35. Holotrichia sp.3..........................................................................................73 Hình 36. Holotrichia sp.4..........................................................................................74 Hình 37. Hoplia sp. ...................................................................................................76 Hình 38. Maladera sp.1 ............................................................................................77 Hình 39. Maladera sp.2 ............................................................................................79 Hình 40. Mimela sp...................................................................................................81 Hình 41. Miridiba sp.................................................................................................83 Hình 42. Pachyserica sp.1 ........................................................................................84 Hình 43. Pachyserica sp.2 ........................................................................................86 Hình 44. Sophrops sp. ...............................................................................................87 Hình 45. Số lƣợng cá thể, giống và loài tại các sinh cảnh rừng nghiên cứu ở KBTTN Copia (Tháng 04-05/2016) .........................................................................88 Hình 46. Sơ đồ cây thể hiện mức độ tƣơng đồng về thành phần loài Scarabaeidae giữa 3 sinh cảnh nghiên cứu......................................................................................90
  • 9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bẫy Đèn: BĐ Cộng sự: cs. Khu Bảo tồn Thiên nhiên: KBTTN Thuận Châu, Sơn La: TCSL Vƣờn Quốc Gia: VQG
  • 10. 1 MỞ ĐẦU Họ Bọ hung Scarabaeidae Latreille, 1802 là họ lớn nhất trong số 12 họ của liên họ Scarabaeoidea và là một trong những họ có số lƣợng loài lớn nhất của bộ Cánh cứng (Coleoptera). Hiện có khoảng 1900 giống đƣợc mô tả và khoảng 27.000 loài đã đƣợc định tên (Bouchard et al., 2017) [30]. Không chỉ đa dạng về thành phần loài, các đại diện của họ Bọ hung còn có nguồn thức ăn và môi trƣờng sống đa dạng: một số loài ăn phân, ăn thực vật bị phân hủy hoặc xác chết; một số loài ăn các bộ phận của thực vật nhƣ: rễ, thân, lá, hoa, củ…; một số loài sống trong tổ hoặc hang của động vật có xƣơng sống; một số ít loài ăn các loài nấm. Do đó chúng có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái: là mắt xích tạo nên các chuỗi và lƣới thức ăn, một số loài thụ phấn cho cây giúp tăng năng suất cây trồng, chúng góp phần vào chu trình phân hủy chất thải của động thực vật, làm màu mỡ đất đai... Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân loại họ Bọ hung. Theo quan điểm của Smith (2006) [113], họ Bọ hung đƣợc chia làm 19 phân họ. Tại Việt Nam, dựa theo quan điểm này đã ghi nhận sự có mặt của 7 phân họ: Aphodiinae, Cetoniinae, Dynastinae, Melolonthinae, Orphninae, Rutelinae và Scarabaeinae. Hiện nay, nhiều loài trong họ Bọ hung đang đứng trƣớc các nguy cơ bị đe dọa cao, do việc tàn phá hệ sinh thái, săn bắt và mua bán trái phép. Hơn nữa, do nhiều ngƣời dân thiếu kiến thức về bảo tồn, nên thƣờng xuyên bắt các loài côn trùng về làm thực phẩm, đặc biệt là những loài đƣợc ghi trong Sách đỏ và Danh lục đỏ Việt Nam. Chính bởi sự đa dạng và cấp thiết đó, các loài họ Bọ hung đã và đang đƣợc quan tâm nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam.
  • 11. 2 Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia đƣợc thành lập năm 2002, nằm trên địa bàn 3 xã Co Mạ, Chiềng Bôm và Long Hẹ của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 70 km về phía Đông. Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm lâm, trong năm 2016 tại huyện Thuân Châu, tỉnh Sơn La có 130 điểm có nguy cơ cháy rừng. Trong đó KBTTN Copia đƣợc coi là một điểm nóng về cháy rừng với 84 điểm [125]. Khu Bảo tồn Copia ở độ cao lớn và chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình năm tƣơng đối thấp (190 C). Hằng năm xuất hiện sƣơng muối và băng giá. Băng giá, mƣa tuyết cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 2016 ở các tỉnh miền núi phía bắc, đặc biệt ở KBTTN Copia với địa hình núi cao khiến nhiều cây cối trong rừng của khu bảo tồn bị đổ, lá rơi xuống tạo thành thảm thực vật khô dễ bốc cháy. Trong khi đó nhiệt độ mấy ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 luôn ở mức cao và việc đốt rừng làm nƣơng rẫy trong giai đoạn này của ngƣời dân địa phƣơng đã gây cháy hàng loạt khu rừng đặc dụng tại KBTTN này khiến cho thảm thực vật, các loài động vật bị suy giảm mạnh, trong đó có các loài côn trùng. Từ khi thành lập đến nay, tại đây đã có một công trình nghiên cứu về họ Bọ Hung của Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (2009) [14]. Do đó để có những dẫn liệu mới, mang tính cập nhật về khu hệ và đánh giá sự thay đổi cấu trúc thành phần loài côn trùng họ Bọ hung giữa các sinh cảnh rừng khác nhau, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ Bọ hung (Coleoptera: Scarabaeidae) ở khu Bảo tồn Thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La”, nhằm mục tiêu: - Xác định thành phần loài côn trùng họ Bọ hung ở KBTTN Copia tỉnh Sơn La. - So sánh cấu trúc thành phần loài côn trùng họ Bọ hung ở một số sinh cảnh rừng khác nhau.
  • 12. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lƣợc sử nghiên cứu Scarabaeidae 1.1.1. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở miền Đông Phương (Oriental Region) và một số nước lân cận Ngày nay, các nhà khoa học đều thống nhất chia các lục địa ra 6 miền địa lý động vật khác nhau: miền Cổ Bắc (Palaearctic Region), miền Tân Bắc (Nearctic region), miền Đông Phƣơng (Oriental Region), miền Ethiopi (Ethiopin Region), miền Tân Nhiệt Đới (Neotropical Region) và miền Australia (Australian Region). Trong đó miền địa lý động vật Đông Phƣơng (Oriental Region) bao gồm toàn bộ phần nhiệt đới và cận nhiệt đới lục địa châu Á, từ Tiểu Á ở phía Tây đến đảo Riou – Kiou ở phía Đông. Cảnh quan miền đa dạng, có nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau: rừng nhiệt đới phát triển ở phía Đông, sa mạc ở phía Tây, savan lớn ở Ấn Độ, rừng nƣớc ngập mặn ở ven biển, cánh đồng rộng ở Trung Quốc, Ấn Độ, núi cao ở miền Trung và Nam. Rừng ẩm nhiệt đới của miền Đông Phƣơng tập trung ở Đông Dƣơng, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. Khu hệ động vật miền Đông Phƣơng rất phong phú và đa dạng, mang tính chất nhiệt đới hoàn toàn, đồng thời có tính lục địa rõ ràng và có đầy đủ các dạng, mặc dù có sự xâm nhập của các yếu tố Cổ Bắc và Australia (Lê Vũ Khôi và cs., 2015) [3]. Hai phân miền Ấn Độ (Indian) và Đông Dƣơng (Indochina) của miền Đông Phƣơng là những trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Gosh (1996) ở phân miền Indian có khoảng 51.000 loài côn trùng chiếm 6,08% các loài côn trùng trên toàn thế giới, trong đó bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 15.000 (chiếm 29,4%) [43]. Mới đây, năm 2018, Lee & Duwal đã ghi nhận có 19.697 loài côn trùng (chiếm 1,96 %) đƣợc ghi nhận ở phân miền Indochina, trong đó Coleoptera có 3.653 loài chiếm 1,4% tổng số loài đƣợc ghi nhận trên toàn thế giới [69]. Ở miền Đông Phƣơng và một số nƣớc lân cận, các công trình nghiên cứu về họ côn trùng này đƣợc tiến hành khá sớm từ những năm cuối thế kỷ XIX và còn
  • 13. 4 phát triển mạnh đến ngày nay. Các nghiên cứu này phần lớn đƣợc thực hiện bởi các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản và Phƣơng Tây. Những năm cuối thế kỷ XIX, Burmeister (1847) và Fairmaire (1893) là hai tác giả có những nghiên cứu đầu tiên về họ Bọ hung ở miền Đông Phƣơng. Năm 1847, Burmeister thực hiện nghiên cứu về 2 giống Xylophila và Pectinicornia. Sau đó, năm 1893 Fairmaire đã tiến hành nghiên cứu về khu hệ cánh cứng ở vùng Tokin, trong đó có các loài thuộc họ Bọ hung (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hƣờng, 2005) [9]. Trong những năm của thế kỷ XX, Moser (1912, 1914, 1915) đã có hàng loạt các nghiên cứu về họ Melolonthidae, những nghiên cứu này đã công bố một số loài mới thuộc giống Holotrichia và Pentelia (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hƣờng, 2005) [9]. Vitalis (1921) đã thực hiện nghiên cứu về khu hệ côn trùng vùng Đông Dƣơng, trong đó có các loài thuộc họ Bọ hung. Paulian (1945, 1959) đã thực hiện các nghiên cứu về khu hệ cánh cứng thuộc họ Bọ hung ở khu vực Đông Dƣơng; Balthasar (1963) đã tiến hành nghiên cứu về phân họ Scarabaeinae ở miền Cổ Bắc và miền Đông Phƣơng; Matchatschke (1972, 1974) công bố danh sách các loài thuộc phân họ Rutelinae trên toàn thế giới (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hƣờng, 2005) [9]. Frey (1973) đã công bố một số loài mới thuộc phân họ Melolonthinae với mẫu vật thu đƣợc từ các nƣớc miền Đông Phƣơng [123]. René Mikšić (1976) xuất bản cuốn sách chuyên khảo về phân họ Cetoniinae ở miền Cổ Bắc và miền Đông Phƣơng [124]. Endrodi (1985) đã thực hiện nghiên cứu về phân họ Dynastinae trên toàn thế giới [40]. Young (1989) thực hiện một nghiên cứu về sự phân bố và phân loại học cho các loài thuộc phân họ Euchirinae trên toàn thế giới [118]. Sabatinelli (1994) đã tiến hành nghiên cứu về giống Mimela Kirby, 1825 tại 3 nƣớc Thái Lan, Việt Nam và Nê-pan, kết quả đã mô tả 5 loài mới thuộc giống này cho khoa học dựa trên các mẫu chuẩn từ Thái Lan, ghi nhận bổ sung 9 loài cho khu hệ Thái Lan, 3 loài cho khu hệ Việt Nam và 1 loài cho khu hệ Nê-pan [109]. Itoh (1995, 1997) thực hiện các nghiên cứu về họ Melolonthidae ở Thái Lan, khu vực Đông Nam Á và các loài thuộc giống Holotrichia ở Nhật Bản
  • 14. 5 (dẫn theo Nguyễn Thị Thu Hƣờng, 2005) [9]. Browne & Schooltz (1998) đã nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại của các phân họ trong họ Bọ hung và điều chỉnh lại vị trí một số giống của một số phân họ [32]. Trong những năm 2000 đến 2010, tại khu vực Đông Nam Á nói riêng và miền Đông Phƣơng nói chung, có hàng loạt các công trình nghiên cứu về họ Bọ hung của các tác giả: Yamaya & Shigeto (2000, 2001), Wada (2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006), Ioth (2003), Jameson & Wada (2004), Nagai (2004), Maramuto (2004), Kieth (2005), Iwase (2005), Ochi & Kon (2005, 2006, 2007), Kobayashi (2007, 2008, 2009 & 2010)...Wada, từ 2001 đến 2006 đã có dãy các công trình về giống Parastasia (Rutelinae) ở các nƣớc miền Đông Phƣơng [115]. Năm 2004, Jameson & Wada nghiên cứu về giống Peltontus ở Đông Nam Á, kết quả: nghiên cứu này đã phát hiện đƣợc 11 loài mới cho khoa học [50]. Trong 3 năm từ 2005 – 2007, Ochi & Kon, đã thực hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu về Bọ hung ăn phân ở các nƣớc khu vực Đông Nam Á [98]. Bezdek (2004) đƣa ra danh mục các loài thuộc tộc Diplotaxini (Melolonthinae) của thế giới cũ (Old world), tác giả chỉ ra rằng các loài thuộc tộc Diplotaxini đƣợc phân bố ở 4 miền địa lý động vật khác nhau: miền Tân Bắc, miền Đông Phƣơng, miền Ethiopi và miền Tân Nhiệt Đới, trong đó theo sự ghi nhận phân bố của các loài thì miền Đông Phƣơng có số lƣợng loài đƣợc ghi nhận lớn nhất [26]. Hai loài mới thuộc giống Paratrichius từ các nƣớc Đông Nam Á đƣợc mô tả bởi Iwase vào năm 2005 [46]. Kobayashi (2007, 2008, 2009, 2010), đã mô tả 5 loài mới thuộc giống Adoretus (Rutelinae) và có một số nghiên cứu về giống Apoginia (Melolonthinae) dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ các nƣớc khu vực Đông Nam Á [53, 57]. Năm 2007, dựa trên việc phân tích 48 taxa, sử dụng 47 đặc điểm hình thái và cấu trúc bộ phận sinh dục đực và cái (genitalia) CoCa-Abia đã đƣa ra mối quan hệ chủng loại phát sinh của các tộc, các giống và các phân giống thuộc phân họ Melolonthinae. Kết quả cho thấy: phân họ Melolonthinae là một nhóm đa phát sinh (paraphyletic), trong khi đó đơn phát sinh (monophyletic) của các giống Holotrichia, Trichesthes, Phyllophaga và các phân giống của nó còn có nhiều ghi vấn [37]. Cũng trong năm
  • 15. 6 này, Zidek & Krajcik đã đƣa ra những lƣu ý về hệ thống phân loại của các loài thuộc giống Dedalopterus (Melolonthinae), theo kết quả của nghiên cứu tất cả các loài thuộc giống này đều đƣợc ghi nhận ở miền Đông Phƣơng (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam), đồng thời nghiên cứu cũng mô tả hai loài mới D. bezdekorum và D. fencil cho khoa học (1 cho Lào và 1 cho Trung Quốc) [121]. Năm 2010, Ochi, Kon & Kawahara đã mô tả 4 loài mới thuộc giống Gilletianus dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ các nƣớc khu vực Đông Nam Á [99]. Những nghiên cứu từ sau 2010 đến nay: Zorn (2011) đã mô tả 12 loài mới cho khoa học thuộc giống Anomala Samouelle, 1819 dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ các nƣớc Đông Nam Á (Việt Nam 7 loài, Lào 1 loài, Cam-pu-chia 1 loài) và Nam Trung Quốc (3 loài) [122]. Năm 2011, Kobayashi, đã tiếp tục thực hiện nghiên cứu trên giống Apogonia ở các nƣớc Đông Nam Á; đây là công bố thứ 5 của ông về giống này ở khu vực này [62]. Cũng trong năm này Bezděk & Kobayashi đã đƣa ra những tên đồng vật mới, loài mới và ghi nhận phân bố mới của một số loài thuộc giống Apogonia ở miền Đông Phƣơng [27]. Năm 2012, Kobayashi thực hiện nghiên cứu trên giống Spinanomala (Rutelinae) trên toàn miền Đông Phƣơng [58]. Cũng trong năm này, một danh mục của các loài thuộc phân họ Euchirinae trên toàn thế giới đƣợc thiết lập bởi Muramoto [91]; Fujioka & Kobayashi đã hực hiện nghiên cứu về nhóm loài Callistethus auronitens (Rutelinae) ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á [42]. Trong năm 2013, Kobayashi & Fujioka đã có các nghiên cứu về một số giống: Pseudosinghala (Rutelinae), Paratrichius (Trichiinae), Ectinohoplia (Melolonthinae) ở các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á [63-65]. Prokofiev (2014) đã cung cấp dữ liệu về đặc điểm hình thái, danh pháp và ghi nhận phân bố mới cho 35 loài Bọ hung thuộc 14 giống ở khu vực châu Á và châu Mỹ [106]. Cũng trong năm này, Wang et al. đã đƣa ra một bản tóm tắt sơ lƣợc về giống Tocama (Melolonthinae), nghiên cứu chỉ ra rằng tại vùng Đông Phƣơng có 11 loài thuộc giống này, trong đó 3 loài mới đều đƣợc công bố tại Trung Quốc [116]. Kobayashi (2017) mô tả 2 loài mới cho khoa học thuộc giống Ectinohoplia với mẫu vật thu đƣợc từ Lào, Thái Lan và Trung Quốc [67]. Gần đây, Lu và cs. (2018) đã đƣa ra hệ
  • 16. 7 thống phân loại các loài thuộc giống Glenopopillia (Rutelinae), một điều đáng lƣu ý là tất cả các loài thuộc giống này đều có sự phân bố ở miền Đông Phƣơng (Bangladesh, Nam Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Lào và Việt Nam). Nghiên cứu cũng đã ghi nhận 4 loài mới cho khoa học tại các nƣớc: Trung Quốc và Lào (1 loài), Ấn Độ (1 loài), Việt Nam (2 loài), nâng tổng số loài hiện biết tại Việt Nam lên 5/10 loài đƣợc ghi nhận trên toàn miền [77]. Để làm rõ hơn tình hình nghiên cứu trong miền Đông Phƣơng và lân cận, dƣới đây chúng tôi điểm qua tình hình nghiên cứu ở một số quốc gia: Trong miền Đông Phƣơng, Ấn Độ là một trong những quốc gia có những nghiên đầy đủ và cập nhật nhất về khu hệ Scarabaeidae. Các nghiên cứu đƣợc bắt đầu từ khá sớm và còn phát triển mạnh đến ngày nay, có hàng loạt các công trình nhƣ: Arrow (1910, 1917, 1931) [21-23], Balthasar (1963a, 1963b, 1964), Milksic (1977), Endrodi (1985), Kuijten (1983), Chandra (1986, 1999), Gupta (1986), Kabakob (2006) và Krikken (2009). Những nghiên cứu chi tiết, đầy đủ về họ Bọ hung ở miền Trung Ấn Độ đƣợc thực hiện bởi Chandra (2000, 2003), Chandra & Ahiwar (2007), Chandra & Singh (2010), Chandra & Gupta (2011; 2012 a,b,c, 2013) [36], Gupta, Chandra & Khan (2014) [44]. Chandra (2000) đã công bố một danh sách đầy đủ của 96 loài họ Bọ hung ở Madya Pradesh, Ấn Độ [34]. Sau đó, trong nghiên cứu tập trung về đa dạng các loài họ Bọ hung ở miền trung Ấn Độ, Chandra & Ahiwar (2007) đã công bố một danh sách về các loài Bọ hung ở Madhya Pradesh và Chhattisgarh, nghiên cứu này đã ghi nhận 124 loài và phân loài thuộc 45 giống, 11 phân họ của họ Bọ hung [35]. Chandra & Gupta (2013) với một công bố trên tạp chí Journal of Threatened taxa đã ghi nhận 43 loài thuộc 25 giống, 16 tộc và 8 phân họ của 2 họ Hybosoridae và Scarabaeidae thuộc liên họ Scrabaeoidea (trong đó họ Hybosoridae chỉ ghi nhận 1 giống, 1 loài) cho khu Bảo tồn Động vật hoang dã Barnawapara, Chhattisgarp [36]. Gupta, Chandra & Khan (2014) đã cập nhật danh sách 61 loài thuộc 30 giống, 19 tộc và 7 phân họ của 3 họ (Geotrupidae, Hybosoridae và Scarabaeidae) ở khu Bảo tồn Hổ Pench, Madhya Pradesh, Ấn Độ. Trong đó họ Sarabaeidae bao gồm 58 loài thuộc 27 giống, 16 tộc,
  • 17. 8 5 phân họ; đồng thời nghiên cứu đã bổ sung một cách chi tiết về mẫu vật nghiên cứu, cũng nhƣ sự phân bố của 54 loài trong số 58 loài này ở Ấn Độ và trên Thế giới [44]. Ahrens & Fabrizi (2016) đã cho xuất bản một cuốn chuyên khảo về tộc Sericini (phân họ Melolonthinae) [20]. Trong cuốn chuyên khảo này Ahrens và cs. đã đƣa ra danh sách 660 loài, bổ sung 9 nhóm loài có taxa không chắc chắn trƣớc đây. Tất cả các mẫu chuẩn cũng nhƣ bản mô tả đặc điểm hình thái và cơ quan sinh dục đực chi tiết của tất cả 600 loài đƣợc ghi nhận ở Ấn Độ và các nƣớc trong khu vực. Trong 600 loài đƣợc ghi nhận ở quốc gia này có 127 loài là loài mới và 1 phân giống mới. Thái Lan là một trong những quốc gia có các nghiên cứu về họ Bọ hung phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Á. Tại Thái Lan có một số công trình nghiên cứu nhƣ: Cracow (1992) [38], đã thực hiện một nghiên cứu về phân họ Aphodiinae ở quốc gia này, kết quả đã ghi nhận ghi nhận 43 loài thuộc phân họ này ở Thái Lan. Trong đó 36 loài đƣợc cung cấp đầy đủ dẫn liệu về sự phân bố, miêu tả và hình vẽ chi tiết. Nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận 2 giống, 25 loài thuộc phân họ Aphodiinae cho khu hệ côn trùng Thái Lan. Miyake & Yamaguchi (1998) đã đƣa ra một số lƣu ý trên các loài Bọ hung và mô tả 4 loài mới dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở miền Đông Thái Lan [86]. Năm 2008, Pisuth đã cho xuất bản cuốn sách chuyên khảo về khu hệ cánh cứng tại Thái Lan, trong đó có các loài thuộc họ Bọ hung [103]. 154 loài Bọ hung thuộc 15 giống 7 tộc đƣợc ghi nhận cho khu hệ côn trùng Thái Lan với mẫu vật thu đƣợc từ miền Đông Bắc nƣớc này bởi Hanboosong et al.(1999) [46]. Trong đó giống Onthophagus có số lƣợng loài lớn nhất với 103 loài chiếm 66,88%. Sau đó 4 năm, Hanboosong et al. ghi nhận 21 loài thuộc giống Copris và 3 loài thuộc giống Microcopris cho khu hệ côn trùng Thái Lan. Trong đó 3 loài: Copris uenoi, C. lannathai và C. mongkhoni là loài mới cho khoa học [43]. Những năm gần đây có các nghiên cứu của Masumoto et al. (2012, 2014, 2015) [80-82], Kobayashi (2015, 2017, 2018) [59-61]. Cụ thể: Matsumoto, Ochi & Sakchoowong (2012) [80] thực hiện nghiên cứu về các loài Bọ hung thuộc phân họ Scarabaeinae ở Khao Yai, miền Trung Thái Lan đƣợc thu
  • 18. 9 bởi Maruyama. Matsumoto & Ochi (2014, 2015), nghiên cứu về mối quan hệ của các loài thuộc nhóm loài Parascatonomus funebris (Scarabaeinae: Onthophagini) ở miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan và ghi nhận 5 loài mới thuộc Onthophagus (Scarabaeinae) [81, 82]. Kobayashi (2015) thực hiện các nghiên cứu trên giống Apogonia và mô tả 3 loài mới thuộc giống này [59]. Trong 2 năm 2017 và 2018, Kobayashi tiếp tục nghiên cứu về 2 giống: Tetraserica (Melolonthinae, Sericini) trên cả nƣớc và Adoretus (Rutelinae) ở miền Bắc Thái Lan [60, 61]. Tại Trung Quốc, You-Wei (1954), ghi nhận 13 loài thuộc giống Holotrichia, đồng thời phân tích các đặc điểm hình thái, các tên đồng vật (synonyms), cung cấp khóa định loại tới 3 phân giống: Plendina, Eotrichia và Holotrichia và tới 13 loài thuộc 3 phân giống này [119]. Cũng chính tác giả này đã ghi nhận 5 loài thuộc giống Malaisius tại Trung Quốc vào năm 1990, trong đó có 4 loài là loài mới cho khoa học. Tuy nhiên sau đó 8 năm (1998) Sabatinelli & Pontualle đã chuyển 4 loài mới sang giống Dedalopterus dựa trên việc phân tích một số đặc điểm hình thái sai khác giữa các loài thuộc giống này với hai giống Malaisius và Cyphochilus; đồng thời các tác giả đã mô tả 2 loài mới thuộc giống này cho khoa học [110]. Lin (1996) thực hiện nghiên cứu trên nhóm loài Anomala cupripes, nghiên cứu mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, cấu tạo và hình ảnh cơ quan sinh dục đực của 8 loài và 2 phân loài. Đồng thời tác giả cũng cung cấp một khóa định loại đến loài và phân loài thuộc nhóm này [72]. Jinzhong & Lin (1999) [51] đã đƣa ra một dẫn liệu bƣớc đầu của 77 loài thuộc 11 họ của liên họ Scarabaeoidea ở Bắc Kinh. Trong đó các họ Aphodiidae, Cetoniidae, Dynastidae, Hopliidae, Melolonthidae, Rutelidae, Trichiidae, Sericidae đều là những phân họ và tộc trong họ Scarabaeidae theo quan điểm của Smith (2006). Cũng trong năm này, Lin đã thực hiện một nghiên cứu trên giống Callistopopillia (Rutelinae) ở nƣớc này. Kết quả: nghiên cứu đã ghi nhận 5 loài, trong đó có 2 loài mới cho khoa học Callistopopillia scabrata và C. seperata đƣợc mô tả [73]. Lin (2000), đã thực hiện nghiên cứu trên các loài thuộc nhóm loài Anomala semicastanea, nghiên cứu đã ghi nhận 5 loài, trong đó có 3 loài mới cho khoa học đƣợc mô tả từ quốc gia
  • 19. 10 này. Đồng thời tác giả đã chỉ ra rằng loài Anomala amoena là tên đồng vật của loài A. rufithorax [74]. Năm 2007, Bai et al. đã ghi nhận 15 loài thuộc giống Caccobius (phân họ Scarabaeinae) tại Trung Quốc, trong đó loài Caccobius (Caccobius) excavatus là loài mới cho khoa học dựa trên mẫu vật thu đƣợc từ Jilong, Xizang [24]. Một năm sau, 10 loài thuộc nhóm loài Anomala sinica từ Trung Quốc đƣợc ghi nhận bởi Zhang & Lin [120]; trong đó có tới 7 loài và 1 phân loài là mới cho khoa học, đồng thời tác giả cũng cung cấp khóa định loại tới loài của các loài thuộc nhóm loài này. Li et al. (2016) đã đƣa ra tổng quan về tình hình phân loại của giống Oreoderus (tộc Valgini) tại Trung Quốc, nghiên cứu dựa trên sự mô phỏng cấu trúc hình học của các đặc điểm hình thái: tấm lƣng ngực (pronotum), cánh cứng (elytra), đốt ống chân trƣớc (protibia) và nhánh trái của cơ quan sinh dục đực (left paramere), nghiên cứu cũng mô tả 3 loài mới Oreoderus dasytibialis, O. brevitarsus và O. oblongus cho khoa học [71]. Bên cạnh đó, tại Trung Quốc những năm gần đây đã có hàng loạt nghiên cứu về các giống thuộc tộc Sericini (phân họ Melolonthinae): Gastroserica Brenske, 1897, Neoserica Brenske, 1894, Tetraserica Arhens, 2004, Lasioserica Brenske, 1896, Gynaecoserica Brenske, 1896, Nipponoserica Nomura, 1972 và Paraserica Reitter, 1896 đƣợc thực hiện bởi Arhens et al. (2014 a-c), Liu et al. (2011, 2014 a- e, 2015, 2017) [75, 76]. Khu hệ côn trùng họ Bọ hung tại Nhật Bản đƣợc nghiên cứu từ khá sớm bởi Waterhouse (1875). Nghiên cứu này đã đƣa ra danh sách cũng nhƣ sự mô tả của 106 loài thuộc 6 phân họ (Aphodiinae, Cetoniinae, Dynastinae, Melolonthinae, Rutelinae và Scarabaeinae [117]. Lewis (1895), đã thực hiện nghiên cứu về họ Bọ hung ở Nhật Bản và đƣa ra một số lƣu ý về chúng [70]. Sau gần nửa thế kỉ, Sawada (1940) đã nghiên cứu và đƣa ra một tổng quan của các loài thuộc giống Apogonia ở nƣớc này [112]. Ishida & Fujioka (1988) đã liệt kê danh sách các loài thuộc họ Bọ hung tại Nhật Bản [47]. Trong các năm 2000, 2001, 2002, 2006 và 2011, Ochi và cs. đã có hàng loạt các nghiên cứu về nhóm Bọ hung ăn phân (coprophagous lamellicorn beetles) tại quốc gia này [97]. Nối tiếp các nghiên cứu
  • 20. 11 về khu hệ Bọ hung tại Nhật Bản, Fujioka (2001) đã đƣa ra danh sách các loài Bọ Hung tại quốc gia này [41]. Trong hai năm 2009 & 2010, Kobayashi đã thực hiện các nghiên cứu trên 6 giống: Anomala, Apogonia, Maladera, Mimela, Nipponoserica, Serica (phân họ Melolonthinae) tại Nhật Bản [54-56]. Khu hệ Scarabaeoidea nói chung và Scarabaeidae nói riêng tại Hàn Quốc đƣợc thực hiện khá muộn so với các nƣớc trong khu vực. Các dẫn liệu bƣớc đầu về khu hệ Scarabaeidae của Hàn Quốc đƣợc thực hiện bởi Kim (2000, 2001). Gần đây, trong cuốn khu hệ côn trùng của Hàn Quốc (Insect fauna of Korea) tập 12, xuất bản năm 2012 của Kim về liên họ Scarabaeoidea đã đƣa ra danh sách của 104 loài thuộc 8 họ. Trong đó ghi nhận 33 loài thuộc 7 giống của họ Scarabaeidae, 50 loài thuộc 8 giống của họ Aphodiidae và 3 loài thuộc 2 giống của họ Aegiallidae [52]. Trong đó 2 giống Onthophagus (Scarabaeidae) và Aphodius (Aphodiidae) có số lƣợng loài chiếm ƣu thế so với các giống khác, lần lƣợt là 21 và 40 loài. Cũng trong năm này, Bayartogtokh và cs. đã ghi nhận 236 loài thuộc 79 giống (44 phân giống), 13 họ của liên họ Scarabaeoidea tại nƣớc này. Trong đó họ Aegialiidae có 3 loài 1 giống (2 phân giống), Aphodiidae có 53 loài 7 giống (25 phân giống), Cetoniidae có 18 loài 13 giống (8 phân giống), Dynastidae có 3 loài thuộc 3 giống, Melolonthidae có 55 loài thuộc 19 giống (2 phân giống), Rutelinae có 35 loài loài thuộc 11 giống (3 phân giống) và Scarabaeidae có 33 loài thuộc 7 giống (6 phân giống) [25]. 1.1.2. Lược sử nghiên cứu Scarabaeidae ở Việt Nam và KBTTN Copia Ở nƣớc ta, những nghiên cứu về họ Bọ hung đƣợc thực hiện từ rất sớm nhƣng các công trình nghiên cứu lúc bấy giờ đều do các tác giả nƣớc ngoài thực hiện và đƣợc tiến hành trên quy mô rộng nhƣ khu vực Đông Dƣơng hoặc Đông Nam Á, thậm chí là Châu Á. Do đó, số liệu thu đƣợc hầu hết chỉ ghi nhận ở các địa danh nhƣ miền Bắc, miền Trung, miền Nam hoặc là chỉ đến cấp tỉnh. Trong những năm đầu thế kỉ XXI, tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về họ Scarabaeidae. Những nghiên cứu này phần lớn là sự mô tả các
  • 21. 12 loài mới cho khoa học đƣợc thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Nhật Bản nhƣ: Miyake & Muramoto (1992, 2003), Miyake (1996), Marumoto (2002, 2003, 2011, 2013), Wada (2003) và Iwase (2005). Miyake & Muramoto (2003) mô tả 1 loài mới thuộc giống Kibakoganea (Rutelinae) [85]. Muramoto (2002) đã mô tả một loài mới thuộc giống Frushtorferia (Rutelinae) với mẫu vật thu đƣợc từ miền Nam, Việt Nam [87]. Iwase (2005) [49] mô tả loài mới Tibiotrichius violaceus. Muramoto (2003, 2004, 2013) mô tả hai loài loài mới thuộc giống Didrepanephorus (Rutelinae) và 1 loài thuộc giồng Eophileurus (Dynastinae) [88, 89, 92]. Cũng thực hiện nghiên cứu trên giống Eophileurus, năm 2011, Muramoto đã mô tả loài mới E. ryuheii cho khoa học [90]. Matsumoto (2013) mô tả ba loài mới thuộc giống Holotrichia (Melolonthinae) [79]. Năm 2016, Kobayashi & Fujioka đã mô tả loài mới Polyphylla vietnamica và 1 phân loài mới Polyphylla simoni kontumensis với mẫu chuẩn thu đƣợc ở núi Ngọc Linh, tỉnh Kom Tum [66]. Năm 2017, Kobayashi đã mô tả 3 loài mới cho khoa học thuộc giống Apogonia (Melolonthinae) [67] và Minkina mô tả 1 loài mới thuộc giống Rhyparus [84]. Gần đây nhất, Ochi và cộng sự (2018) ghi nhận 1 loài mới thuộc giống Rhyparus (Aphidiinae) [100]. Trong giai đoạn này, còn có một số nghiên cứu của các tác giả Phƣơng Tây nhƣ: Năm 2001, dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở Cha-Pa (Sa Pa) miền Bắc nƣớc ta, Bunalski đã mô tả loài mới Dedalopterus malyszi cho khoa học [29]. Đây cũng là lần đầu tiên giống Dedalopterus đƣợc ghi nhận ở Việt Nam, trƣớc đây giống này mới chỉ đƣợc ghi nhận ở Trung Quốc. Prokofiev (2013) đã mô tả 7 loài mới cho khoa học thuộc giống Anomala dựa trên mẫu vật thu đƣợc tại Đà Lạt (6 loài) và Phú Quốc (1 loài); đồng thời mô tả 1 giống mới Dalatamal cho khoa học với mẫu vật thu đƣợc tại Đà Lạt [104, 105]. Prokofiev & Zorn (2016) đã công bố 2 loài mới cho khoa học và ghi nhận bổ sung 12 loài thuộc giống Mimela (phân họ Rutelinae) dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở các tỉnh miền Nam [108]. Một năm sau đó, Prokofiev & Uliana thực hiện một nghiên cứu về phân giống Granida của giống Polyphylla. Nghiên cứu này đã mô tả lại 2 loài Kobayashi & Fujioka đã mô
  • 22. 13 tả, đồng thời nghiên cứu đƣa ra những lƣu ý với các loài gần gũi và mở rộng sự phân bố của các loài này ở Việt Nam [107]. Các công trình của các tác giả trong nƣớc đƣợc thực hiện sau 1954, trong đó có các công trình nhƣ: Viện Bảo vệ thực vật (1976); Ủy ban Khoa học nhà nƣớc (1981); Nguyễn Thị Thu Hƣờng (2004, 2005) [6-10]; Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Đặng Đức Khƣơng (2005) [11], Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (2005, 2007, 2009) [12-14]; Tạ Huy Thịnh và cs (2005, 2008) [18, 19]. Nguyễn Thị Thu Hƣờng (2004), đã liệt kê danh sách các loài thuộc giống Popillia (phân họ Rutelinae) cho khu hệ côn trùng Việt Nam và 3 loài thuộc giống Onitis (phân họ Scarabaeinae) ở khu vực trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) [6, 7]. Một năm sau, Nguyễn Thị Thu Hƣờng đã ghi nhận hai loài thuộc giống Prodoretus (phân họ Rutelinae), bốn loài thuộc giống Fruhstorferia (phân họ Rutelinae), trong đó hai loài Prodoretus malabariensis và Fruhstorferia dohertyi đƣợc ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ côn trùng Việt Nam [8]. Nguyễn Thị Thu Hƣờng và cs. (2005), dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở VQG Xuân Sơn (Phú Thọ, 2004) đã nghiên cứu và xác định đƣợc 48 loài thuộc 6 phân họ Scarabaeidae, trong đó 38 loài đã đƣợc định danh còn 10 loài mới chỉ đƣợc định loại đến giống; nghiên cứu đã bổ sung cho khu hệ côn trùng nƣớc ta 11 loài [9]. Hai năm sau đó, cũng chính các tác giả này đã đƣa ra danh sách của 70 loài thuộc 6 phân họ Scarabaeidae ở KBTTN Pù Mát (Nghệ An), trong đó có 65 loài đƣợc định tên, 5 loài định loại đến giống, bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam 14 loài. Đồng thời nghiên cứu cũng cung cấp dẫn liệu về sự phân bố trên thế giới và Việt Nam của 65 loài đã định đƣợc tên khoa học [13]. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, một số loài mới đƣợc phát hiện bởi các tác giả trong nƣớc nhƣ: Nguyễn Thị Thu Hƣờng và cs (2006) đã ghi nhận một loài mới cho khoa học thuộc giống Mimela với mẫu vật thu đƣợc ở núi Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam [96]. Đỗ Mạnh Cƣơng (2013) cũng đã ghi nhận một loài mới cho khoa học thuộc giống Kibakoganea dựa trên mẫu vật thu đƣợc ở khu vực sông
  • 23. 14 Bung, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam [39]. Gần đây nhất, Bùi Văn Bắc và cs. (2018) đã ghi nhận hai loài mới thuộc giống Copris Geoffroy, 1762 (Scarabaeinae) với mẫu vật thu đƣợc từ Cao Bằng và Thanh Hóa; bên cạnh đó nghiên cứu này còn ghi nhận bổ sung loài Copris (Copris) szechouanicus cho khu hệ côn trùng nƣớc ta [28]. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã thống kê đƣợc ở Việt Nam có khoảng 700 loài thuộc 7 phân họ của họ Bọ hung. Trong đó có nhiều loài mới cho khoa học, nhiều loài đặc hữu và có giá trị bảo tồn. Điều này chứng tỏ rằng côn trùng họ Bọ hung nói riêng và khu hệ côn trùng nƣớc ta nói chung có tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn. Tại KBTTN Copia, công trình nghiên cứu về họ Bọ Hung của Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (2009) đã ghi nhận 41 loài thuộc 23 giống của 6 phân họ, trong đó đã xác định đƣợc tên khoa học của 37 loài, 4 loài còn lại chƣa đƣợc định danh. Nghiên cứu này, đã ghi nhận bổ sung 5 loài cho khu hệ côn trùng Việt Nam, đó là: Antritrogus nigriconis, Apogonia abicalis, Apogonia cribricollis, Adoretus minutus, Strigoderma trichaspis [14]. 1.2. Vị trí của Scarabaeidae trong thang phân loại Họ Bọ hung (Scarabaeidae) thuộc liên họ Scarabaeoidea, phân bộ Polyphaga, bộ Cánh cứng (Coleoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân khớp (Arthropoda) và giới Động vật (Animalia) (Hình 1).
  • 24. 15 Hình 1. Vị trí phân loại của họ Bọ hung trong thang phân loại 1.3. Vòng đời và đặc điểm hình thái của Scarabaeidae 1.3.1 Vòng đời của Scarabaeidae Cũng nhƣ các loài cánh cứng khác, côn trùng họ Bọ hung (Scarabaeidae) trải qua biến thái hoàn toàn với 4 giai đoạn phát triển: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Các cá thể cái trƣởng thành thƣờng đẻ trứng trong đất, trong phân hoặc trong các chất đang phân hủy (xác động thực vật) (Hình 2). Ở nhiều loài, ấu trùng ăn rễ cây, một số loài ăn phân và xác động thực vật. Ở những nơi có khí hậu lạnh, ấu trùng thƣờng di chuyển sâu hơn vào đất để tránh nhiệt độ thấp và chúng sẽ phát triển đến giai đoạn trƣởng thành vào đầu mùa hè.
  • 25. 16 Hình 2. Vòng đời của các loài thuộc họ Scarabaeidae a. Bọ hung ăn phân, b. Các loài Bọ hung khác (Nguồn: a. Mackereth et al., 2013 [78]; b. Michael & Daniel, 1999 [83]) 1.3.2 Đặc điểm hình thái của Scarabaeidae Các cá thể trƣởng thành trong họ Bọ hung có kích thƣớc cơ thể thay đổi rất đa dạng từ vài mm đến 100 mm, màu sắc cũng rất thay đổi từ những loài đen nhất thuộc phân họ Scarabaeinae đến những loài trắng nhất thuộc giống Cyphochilus (Christmas beetles) thuộc phân họ Melolonthinae. Cơ thể rắn chắc, hình oval hoặc thuôn dài, thƣờng hơi lồi, đốt bàn chân trƣớc có 5 đốt; ăng-ten có 8 – 11 đốt trong đó có 3 đến 7 đốt cuối xẻ thùy hoặc kéo dài tạo thành hình chùy, ăng-ten dạng
  • 26. 17 lamellate. Đốt ống chân trƣớc mảnh, phẳng dẹt, có rãnh thô hoặc có răng ở mép ngoài (Hình 3). Hình 3. Đặc điểm hình thái ngoài (A) và cơ quan sinh dục đực (B) cá thể trƣởng thành họ Bọ hung a, mặt trên cơ thể; b, đầu; c, ăng-ten; d, đốt sinh dục; e, đốt ngực giữa; f, chân trƣớc; g, chân giữa; h, chân sau. (Nguồn: A. Sarkar et al., 2015 [111] và B. Lin, 2000 [74])
  • 27. 18 1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu 1.4.1 Vị trí địa lý KBTTN Copia nằm ở phía Tây - Nam thị trấn Thuận Châu, cách thành phố Sơn La 70 km về phía Tây; gồm các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La [17]. - Phía Bắc giáp Tiểu khu 245a, 242 và 234 thuộc xã Long Hẹ và xã Chiềng Bôm. - Phía Nam giáp 2 xã Chiềng Phung và xã Nậm Ty của huyện Sông Mã. - Phía Đông giáp Tiểu khu 256, 265, 279 thuộc xã Nậm Lầu và xã Púng Tra. - Phía Tây giáp Tiểu khu 246, 259, 271a thuộc xã Co Mạ. Trên tọa độ: 210 17’30’’ đến 210 25’54’’ vĩ độ Bắc. 1030 32’00’’ đến 1030 44’00’’ kinh độ Đông [17]. 1.4.2. Địa hình KBTTN có độ cao dao động trong khoảng từ 550m đến trên 2000m, độ cao trung bình khu vực vào khoảng 1100 – 1200 m. Dải núi cao nhất Trông Sia - Copia - Long Nọi với nhiều đỉnh núi cao trên 1500 m nhƣ Copia (1816,8 m), Trông Sia (1742,6 m) ở phía Tây Nam đỉnh Copia, Long Nọi (1687 m) ở phía Đông Bắc đỉnh Copia, chạy theo hƣớng Tây Nam - Đông Bắc chia khu bảo tồn thành hai phần chính. Phần Đông Nam chiếm diện tích lớn hơn chủ yếu là lƣu vực của suối Nậm Ty thuộc lƣu vực sông Mã có đặc trƣng địa hình thấp dần theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam; phần Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn song tính trung bình lại cao hơn, có xu thế thấp dần về Tây Bắc đối với phần diện tích lƣu vực Hủa Nhử của sông Mã và về phía Đông Bắc đối với lƣu vực suối Nhộp đổ về sông Đà. Rìa Tây Nam của khu rừng đặc dụng có dải núi kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam với nhiều đỉnh cao 1500 – 1700 m là đƣờng chia nƣớc lƣu vực Hủa Nhử và Nậm Ty với Nậm Pin.
  • 28. 19 Lƣu vực các suối thuộc hệ thống sông Đà chiếm diện tích khá khiêm tốn ở phần Tây Bắc Khu rừng đặc dụng, đƣợc phân cách với lƣu vực Hủa Nhử [17]. 1.4.3. Khí hậu và thủy văn Về khí hậu: Khí hậu KBTTN Copia mang tính chất nhiệt đới gió mùa của khu Tây Bắc, một năm có 2 mùa rõ rệt: - Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. - Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 -1.600mm/năm, tập trung vào tháng 6 đến tháng 8, chiếm 70% lƣợng mƣa cả năm. - Nhiệt độ trung bình năm 190 C (bình quân tối cao 320 C, bình quân tối thấp 140 C). - Độ ẩm độ trung bình 85% (độ ẩm tối cao 90%, độ ẩm tối thấp 70%). Copia ảnh hƣởng gió mùa Đông Bắc làm nhiệt độ hạ thấp bị khô hanh và vùng này còn bị ảnh hƣởng gió Lào rất mạnh mẽ vào tháng 3-4. Tháng 12 và đầu tháng 1 thƣờng xuất hiện sƣơng muối gây nhiều thiệt hại cho cây trồng và ảnh hƣởng sức khỏe vật nuôi và ngƣời dân ở đây [17]. Về thủy văn: Hệ thống sông, suối gồm: - Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của Suối Nậm Muội đổ ra sông Đà. - Hệ thống suối Hủa Lƣơng, Hủa Nhử (Suối Đen) bắt nguồn từ lƣu vực Tây Bắc Copia, chảy hƣớng Tây và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về lƣu vực Sông Mã.
  • 29. 20 - Hệ thống suối Nậm Lu, suối Kép, Hủa Ty, suối Lầu, suối Ty chảy ra sông Mã. Ngoài ra còn có một số suối chi phối KBTTN Copia nhƣ suối Liếp, suối Nậm Cang... - Độ dài các dòng suối trong khu Bảo tồn khoảng trên 80km (tổng chiều dài của các suối lớn và nhỏ) [17]. 1.4.4. Đất đai KBTTN Copia gồm các loại đất chính sau: - Đất mùn vàng xám núi cao: ở độ cao 1.500 - 2.000m so với mực nƣớc biển, hình thành trên đá mẹ Masma axít, đá phiến thạch sót tập trung ở dãy giông chính Trông Sia, Copia, Long Nọi hoặc trên dãy từ đỉnh núi Câu Đƣờng đi đỉnh núi Huổi Một, Huổi Viếng. Đất Feralit mùn có màu vàng gạch cua nhạt trên độ cao 1.000m đến 1.500m, tập trung ở dãy núi Đông Nam của giông chính thuộc khu vực Gieo Bay. Đất Feralit vàng nâu trên đất sét và đá biến chất nằm ở độ cao 1.200 - 1.500m. Đất Feralit biến đổi do canh tác nƣơng rẫy hay do bồi tụ ven suối. Đất tầng A có độ dày trên 1m, độ dốc 150 - 250 , đất tốt có nhiều khả năng phục hồi rừng tái sinh tự nhiên. Đánh giá chung các loại đất ở KBTTN Copia: - Tầng đất từ trung bình đến dày (trong khoảng 0,5m đến 1m); - Độ phì của đất còn khá cao, đất còn nhiều tính chất đất rừng; - Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình; - Độ PH qua xác định nhanh có trị số 5,5 đến 6,5; - Tỷ lệ mùn trong đất khá cao đặc biệt vùng đất nằm trong khu rừng kín thƣờng xanh của khu bảo tồn;
  • 30. 21 - Đất rừng tơi xốp còn nhiều khả năng giúp tái sinh phục hồi rừng nếu hạn chế đƣợc tình trạng đốt nƣơng làm rẫy của ngƣời dân [17] 1.4.5. Điều kiện kinh tế - xã hội Các xã thuộc KBTTN Copia là những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn. Đời sống nhân dân trong xã đang còn rất nhiều khó khăn, với diện tích rộng lớn nhƣng đa phần là đất trống đồi trọc nên diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác ít. Tổng dân số 3 xã là 14.946 nhân khẩu với các dân tộc: Mông, Mƣờng, Thái, Kháng,… dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chỉ dƣới 1% tổng số dân cƣ tại đây. Đây cũng là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao với trung bình 53 %, trong đó xã có số hộ nghèo cao nhất là xã Co Mạ có 564 hộ nghèo chiếm 58,5 %. KBTTN cách trung tâm huyện Thuận Châu không xa nhƣng do địa hình phức tạp lại không thuận lợi về thời tiết nên tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nƣơng, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp hầu nhƣ chƣa có. Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình có quy mô nhỏ với các loại gia súc gia cầm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng, chƣa phát triển đại gia súc nên hiệu quả kinh tế chƣa cao dù có nhiều ƣu thế [17]. Có thể thấy rằng, các xã nằm trong KBTTN Copia tình hình kinh tế rất khó khăn, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng và theo kịp các xã khác trong vùng, những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của các cấp, ngành, các tổ chức trong và ngoài nƣớc, nên tình hình kinh tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực. 1.4.6. Đa dạng sinh học Thảm thực vật KBTTN Copia gồm 5 kiểu: Rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác (phân bố ở độ cao từ 1700 – 1821 m); rừng kín lá rộng thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới núi thấp đã bị khai thác (độ cao từ 800 – 1700 m); rừng thứ sinh; trảng cỏ cây bụi cao và rừng trồng. Tổng cộng đã xác định đƣợc 609 loài thực vật bậc cao thuộc 406 chi của 149 họ trong 5
  • 31. 22 ngành thực vật. Trong đó có 21 loài quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 (cấp EN có 5 loài, cấp VU có 16 loài). Tài nguyên thực vật ở KBTTN Copia rất phong phú gồm nhóm cho vật liệu xây dựng (238 loài), nhóm cho tinh dầu (15 loài), nhóm cây cho nhuộm màu (9 loài), nhóm cây cho lƣơng thực (10 loài), rau ăn (43 loài), lấy quả (37 loài), cây làm thuốc (337 loài) [17] Về khu hệ thú, đã điều tra, thống kê đƣợc 65 loài thú thuộc 25 họ, 8 bộ. Trong đó có 17 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, (EN – 7 loài, VU – 8 loài, CR – 1 loài, LR – 1 loài) và 18 loài có trong Nghị định 32 chính phủ (NĐ 32/2006/NĐCP) (8 loài thuộc nhóm IB, 10 loài thuộc IIB) [17] Về khu hệ chim, tại KBTTN Copia đã thống kê đƣợc 184 loài chim, thuộc 47 họ, 14 bộ. Trong đó có 20 loài chim quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định 32/2006/NĐCP của Chính phủ và 6 phân loài đặc hữu [17] Về khu hệ lƣỡng cƣ, bò sát. Đã xác định ở KBTTN Copia có 108 loài lƣỡng cƣ, bò sát, thuộc 73 giống 26 họ, 4 bộ. Trong đó lớp Lƣỡng cƣ ghi nhận 47 loài thuộc 23 giống 7 họ, lớp Bò sát 61 loài thuộc 50 giống 19 họ [17]. Về khu hệ côn trùng, nghiên cứu của Lê Xuân Huệ và cs (2009) đã ghi nhận 237 loài côn trùng thuộc 4 bộ, 32 họ, 172 giống. Trong đó bộ Cánh cứng thu đƣợc bao gồm 11 họ: Scarabaeidae, Chrysomelidae, Meloidae, Passalidae, Cerambycidae, Cicindellidae, Coccinellidae, Langrulidae, Lucanidae và Tenebrionidae. Hai họ Cerambycidae và Chrysomelidae có số lƣợng loài và giống lớn nhất trong bộ cánh cứng, lần lƣợt là 23 giống, 41 loài và 24 giống, 27 loài; 2 họ Meloidae và Passalidae mỗi họ chỉ ghi nhận đƣợc 1 giống 1 loài [4]. Trong thời gian 4 năm từ 2011-2015, Nguyễn Thị Phƣơng Liên cùng các tác giả khác đã ghi nhận 18 loài ong vàng (Vespidae) trong đó mô tả 2 loài mới dựa trên mẫu vật thu tại khu vực nghiên cứu này (Nguyễn Thị Phƣơng Liên & Phạm
  • 32. 23 Huy Phong, 2011 [5]; Nguyen et al., 2011 [95]; Nguyen, 2015a, b [93-94]). Pham et al. (2013a,b) đã ghi nhận 2 loài ong cự (Ichneumonidae) tại Copia [101, 102]. Phạm Thị Nhị và cs. (2016), đã ghi nhận 255 loài cánh màng thuộc 32 họ. Trong đó họ Ong cự (Ichneumonidae) có số lƣợng loài lớn nhất với 106 loài, tiếp theo là họ Braconidae với 48 loài, hai họ Formicidae và Scelionidae mỗi họ có 12 loài. Có tới 13 họ chỉ ghi nhận đƣợc sự có mặt của 1 loài [16]. Cao Thị Kim Thu (2017) đã công bố danh sách 12 loài cánh úp (Plecoptera) [2], Cũng trong năm này, Phạm Thị Nhị và cs đã ghi nhận 110 loài ngài lớn (Lepidoptera : Heterocera) tại KBTTN này, nghiên cứu đã bổ sung 5 loài ngài cho khu hệ côn trùng Việt Nam [15]. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên, cho đến nay tại Copia đã ghi nhận trong danh sách 479 loài côn trùng. Trong đó có 334 loài đã xác định đƣợc tên khoa học. Nhƣ đã nêu ở trên có thể thấy KBTTN Copia có điều kiện tự nhiên hết sức phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các loài sinh vật và là khu vực có mức độ đa dạng sinh học cao.
  • 33. 24 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn này là các cá thể trƣởng thành của các loài thuộc họ Bọ hung (Scarabaeidae) thu đƣợc ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La. 2.2. Thời gian nghiên cứu Khảo sát thực địa đƣợc chia làm 3 đợt: Đợt 1: từ ngày 27/4 – 2/5/2016 (mẫu vật trong chuyến khảo sát này đƣợc thu bởi Hoàng Vũ Trụ, với sự tài trợ của đề tài IEBR.DT.07/16-17 và B2016- TTB-01). Đợt 2: từ ngày 2/9 – 5/9/2016 Đợt 3: từ ngày 13/05 – 16/05/2017 2.3. Địa điểm nghiên cứu Điều tra thực địa đƣợc tiến hành ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La (Hình 5). Nghiên cứu tiến hành khảo sát, thu thập mẫu vật Scarabaeidae tại 3 sinh cảnh rừng khác nhau: rừng chƣa bị tác động bởi cháy rừng (rừng tốt, ký hiệu SC1), rừng mới cháy khoảng 4 – 6 tuần (ký hiệu SC2) và rừng đang phục hồi sau cháy từ 1 – 3 năm (ký hiệu SC3) (Hình 4). Mỗi sinh cảnh khảo sát có diện tích khoảng 10.000m2 Bảng 1. Đặc điểm các sinh cảnh rừng nghiên cứu Sinh cảnh SC1 SC2 SC3 Đặc điểm Sinh cảnh rừng tốt, hai bên rừng có nhiều cây gỗ lớn, tán rộng, lâu năm, chiều cao trung bình Sinh cảnh rừng mới cháy, toàn bộ thảm thực vật bị đốt cháy, rừng chỉ còn lại thân của Sinh cảnh rừng đang phục hồi, thảm thực vật của rừng chủ yếu là những cây gỗ nhỏ
  • 34. 25 khoảng 25 – 40 m, đƣờng kính thân dao động trong khoảng 0,2 – 0,5 m. Bên cạnh các cây gỗ còn có nhiêu cây thân leo, trảng có và cây bụi, trong rừng có nhiều lối mòn nhỏ (Hình 4a). các cây thân gỗ chơ lá (Hình 4b). và vừa, rừng trồng và rừng đang tái sinh tự nhiên, tán hẹp và thƣa, chiều cao trung bình 10 – 20 m; chủ yếu là cây keo, các cây thân leo, cây bụi (Hình 4c). Tọa độ các điểm khảo sát: Bẫy đèn tại sinh cảnh SC1: 21°19’50.1”N 103°35’30.0”E (xã Co Mạ). Bẫy đèn tại sinh cảnh SC2: 21°21’11.0”N 103°36’24.3”E (xã Chiềng Bôm). Bẫy đèn tại sinh cảnh SC3: 21°22’09.5”N 103° 37’35.4”E (xã Chiềng Bôm). Phân tích, định loại mẫu vật đƣợc thực hiện tại phòng Hệ thống học côn trùng, viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. Hình 4. Các sinh cảnh rừng nghiên cứu a, sinh cảnh SC1; b, sinh cảnh SC2; c, sinh cảnh SC3. (Nguồn: Phạm Thị Nhị và cs., 2016 [16])
  • 35. 26 (Nguồn: Phạm Văn Anh, 2016) (Nguồn: Google maps, 2018) Hình 5. Bản đồ KBTTN Copia, tỉnh Sơn La và vị trí các điểm thu mẫu
  • 36. 27 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài tự nhiên Mẫu vật Scarabaeidae đƣợc thu cả vào ban ngày và ban đêm. Tiến hành thu mẫu côn trùng họ Bọ hung bằng các phƣơng bằng các phƣơng pháp vợt tay, bẫy đèn và bẫy UV. Thu mẫu bằng vợt tay đƣợc thực hiện dọc theo các tuyến đƣờng ven rừng và lối mòn trong rừng thuộc địa phận các xã: Co Mạ và Chiềng Bôm. Các loài đƣợc thu bằng phƣơng pháp này không đƣợc sử dụng để so sánh về thành phần loài giữa các dạng sinh cảnh nghiên cứu, mà để bổ sung dẫn liệu về thành phần loài. Bẫy đèn đƣợc đặt trong khoảng thời gian khống chế từ 19 – 23h, bẫy UV đƣợc đặt qua đêm từ 18h30 ngày hôm trƣớc đến 6h30 sáng ngày hôm sau. Tại mỗi sinh cảnh đặt 1 bẫy đèn và 1 bẫy UV trong mỗi đợt khảo sát. (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2016) Hình 6. Thu mẫu ngoài thực địa bằng bẫy UV (trái) và bẫy đèn (phải) Mẫu vật sau khi thu đƣợc xử lý, bảo quản trong cồn 700 , hoặc gây chết bằng etyl axetat sau đó bảo quản khô trong đệm bông đặt trong các hộp kín có chứa băng phiến. Các số liệu sinh thái nhƣ thảm thực vật, độ cao, độ ẩm, nhiệt độ, tọa độ GPS…đều đƣợc thu thập đầy đủ ngoài thực địa.
  • 37. 28 2.4.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Mẫu vật sau khi mang về phòng thí nghiệm đƣợc xử lý, lên tiêu bản, sấy khô và đƣợc bảo quản trong phòng lạnh. Quan sát và định loại các loài Scarabaeidae: tiến hành quan sát các đặc điểm hình thái (râu đầu, bụng, chân, ngực, cánh...) và cơ quan sinh dục đực bằng kính soi nổi Olympus SZ61 và định loại theo các tài liệu đã đƣợc công bố trong nƣớc và trên thế giới: Arrow (1910, 1917, 1931) [21-23], Arhens (2016) [20], Nguyễn Thị Thu Hƣờng (2004, 2005) [6, 8][10-12]… Phƣơng pháp tách bộ phận sinh dục đực: B1: Mẫu vật đƣợc làm ẩm trong nƣớc ấm 40 – 50°C, trong khoảng 4 – 8h. B2: Cố định mẫu vật lên tấm xốp, lấy panh nhọn nhẹ nhàng tách phần khớp giữa đốt bụng cuối và đốt sinh dục. B3: Quan sát và gắp bộ phận sinh dục, cần lƣu ý gắp nhẹ nhàng, cẩn thận tránh việc làm gãy hoặc nát, dẫn đến biến dạng khó quan sát. B4: Cơ quan sinh dục sau khi tách đƣợc xử lý trong dung dịch KOH 10% trong khoảng 24h để làm sạch. B5: Sau đó cơ quan sinh dục đƣợc đính trên mảnh tam giác nhỏ, bằng bìa cứng, đƣợc cố định trên kim côn trùng. (Để tránh nhầm lẫn giữa các loài cần ghi etyket đầy đủ và đính kèm). Mẫu vật đƣợc chụp ảnh bằng hệ thống kính soi nổi Leica M80 có gắn camera Leica IC80HD. Sau đó ảnh đƣợc xử lý bằng phần mềm CombineZP và Picture Collage Maker. Đánh giá các loài bị đe dọa: theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [1]. 2.4.3 Phân tích, xử lý số liệu Chỉ số tương đồng Sorensen: K = 2c / (a+b)
  • 38. 29 Trong đó c là tổng số loài đƣợc ghi nhận ở cả hai điểm và a là số loài đƣợc ghi nhận ở điểm A, b là số loài đƣợc ghi nhận ở điểm B. Chỉ số tƣơng đồng càng cao thì độ tƣơng đồng về thành phần loài giữa hai sinh cảnh càng lớn (0 ≤ K ≤ 1). Các chỉ số đa dạng sinh học: Chỉ số phong phú loài Margalef: Dùng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài của quần xã. Chỉ số Margalef cao thể hiện tính phong phú cao về loài của quần xã tại khu vực nghiên cứu. d = (S - 1)/logN Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner: Dùng để tính sự đa dạng loài trong quần xã. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner cao thể hiện tính đa dạng cao của quần xã, đồng thời thể hiện tính đồng đều cao về cá thể giữa các loài trong quần xã. H’ = -(ni/N)log(ni/N) Trong đó S là tổng số loài thu đƣợc, N là tổng số cá thể thu đƣợc, ni là số cá thể của loài i. Phân tích thống kê: Sử dụng phần mềm Microsotf Excel 2007 và PAST 3.2.
  • 39. 30 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thành phần loài côn trùng họ Bọ hung tại KBTTN Copia Kết quả phân tích, định loại 775 mẫu vật bọ hung thu đƣợc từ các chuyến khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu trong 2 năm 2016 và 2017 đã xác định đƣợc 80 loài thuộc 37 giống 6 phân họ của họ Bọ hung (Bảng 3). Kết hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (NTTH & LXH), 2009 [14], cho đến nay khu hệ côn trùng họ Bọ hung tại KBTTN Copia đã xác định 115 loài thuộc 46 giống 6 phân họ (Bảng 3). Cấu trúc thành phần loài tại khu vực nghiên cứu đƣợc trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Cấu trúc thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La STT Phân họ Giống Loài Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Aphodiinae 1 2,17 1 0,87 2 Cetoniinae 9 19,57 11 9,57 3 Dynastinae 5 10,87 6 5,22 4 Melolonthinae 18 39,13 35 30,43 5 Rutelinae 9 19,57 54 46,96 6 Scarabaeinae 4 8,70 8 6,96 Tổng 46 100 115 100 Sự đa dạng về loài của họ Bọ hung ở KBTTN Copia, tỉnh Sơn La đƣợc thể hiện qua số lƣợng taxon bậc giống và bậc loài. Số lƣợng các taxon bậc giống và bậc loài theo từng phân họ đƣợc thể hiện qua Hình 7.
  • 40. 31 Hình 7. Số lƣợng giống và loài theo từng phân họ của Scarabaeidae tại KBTTN Copia Về bậc giống: trong số 6 phân họ đƣợc ghi nhận tại KBTTN Copia, phân họ Melolonthinae có số lƣợng chiếm ƣu thế với 18 giống chiếm 39,13%. Tiếp theo là 2 phân họ Cetoniinae và Rutelinae cùng có 9 giống chiếm 19,57%. Phân họ Dynastinae có 5 giống chiếm 10,87%. Phân họ Scarabaeinae có 4 giống chiếm 8,7%. Phân họ Aphodiinae có số lƣợng taxon bậc giống ít nhất với 1 giống chiếm 2,17%. Về bậc loài: sự khác nhau giữa các phân họ tại khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện rất rõ ở số lƣợng các taxon bậc loài. Sự đa dạng về taxon bậc loài có sự thay đổi vị trí ở hai phân họ đứng đầu. Phân họ Rutelinae chỉ có 9 taxon bậc giống đƣợc ghi nhận nhƣng có tới 54 taxon bậc loài chiếm 46,96% tổng số loài thu đƣợc. Trong khi đó phân họ Melolonthinae có tới 18 taxon bậc giống nhƣng chỉ ghi nhận đƣợc 35 taxon bậc loài chiếm 30,43%. Phân họ Cetoniinae có 11 taxon bậc loài chiếm 9,57%. Hai phân họ Scarabaeinae và Dynastinae có số lƣợng taxon bậc loài lần lƣợt là 8 và 6 chiếm 6,96% và 5,22%. Phân họ Aphodiinae chỉ có 1 chiếm 0,87%. Để 1 9 5 18 9 4 46 1 11 6 35 54 8 115 0 20 40 60 80 100 120 140 Giống Loài
  • 41. 32 thấy rõ hơn sự khác biệt này, tỷ lệ (%) số giống và loài theo từng phân họ đƣợc thể hiện qua Hình 8. a. Tỷ lệ % số giống; b. Tỷ lệ % số loài. Hình 8. Tỷ lệ (%) số giống và số loài của từng phân họ Scarabaeidae tại KBTTN Copia Khi xét số lƣợng taxon bậc loài theo từng giống đƣợc ghi nhận, có thể thấy giống Anomala thuộc phân họ Rutelinae có số lƣợng loài chiếm ƣu thế hơn hẳn các giống khác với 32 loài chiếm 27,83% tổng số loài thu đƣợc. Giống Popillia có 7 loài, chiếm 6,09%. Ba giống Cyphochilus, Mimela và Holotrichia mỗi giống có 5 loài chiếm 4,35%. Giống Apogoina có 4 loài chiếm 3,48%. Các giống Adoretus, Glycyphana, Maladera, Melolontha và Onthophagus mỗi giống có 3 loài, chiếm 2,61%. Theo sau là 6 giống Copris, Dicaulocephalus, Glenopopillia, Hoplia, Onitis, Pachyserica với 2 loài mỗi giống, chiếm 1,74%. 29 giống còn lại, mỗi giống chỉ ghi nhận đƣợc sự có mặt của 1 loài, chiếm 0,87% (Hình 9). 2.17 19.57 10.87 39.13 19.57 8.70 Aphodiinae Cetoniinae Dynastinae Melolonthinae Rutelinae Scarabaeinae 0.87 9.57 5.22 30.43 46.96 6.96 Aphodiinae Cetoniinae Dynastinae Melolonthinae Rutelinae Scarabaeinae a b
  • 42. 33 Hình 9. Số lƣợng loài theo từng giống họ Bọ hung đƣợc ghi nhận tại KBTTN Copia Khu hệ côn trùng họ Bọ hung tại KBTTN Copia đã xác định 115 loài thuộc 46 giống, trong đó có 90 loài thuộc 41 giống 6 phân họ đƣợc định danh. Nghiên cứu của chúng tôi đã bổ sung cho khu hệ côn trùng KBTTN Copia 53 loài đã đƣợc định danh. Kết quả đƣợc trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Thành phần loài họ Bọ hung tại KBTTN Copia, tỉnh Sơn La STT Tên khoa học NTTH & LXH, 2009 Nghiên cứu này I. Phân họ Aphodiinae 1 Aphodius pilifer Paulian, 1934♦ + 1 3 1 32 1 4 1 1 1 2 5 1 1 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 2 3 5 2 1 1 3 3 6 1 2 3 2 7 1 1 1 1 1 1 1 1 0 5 10 15 20 25 30 35 Aphodius Adoretus Adoretosoma Anomala Antitrogus Apogonia Bombodes Callistehtus Catharsius Copris Cyphochilus Cheirotomus Clinteria Dasylepida Dasyvalgus Dedalopterus Dicranocephualus Dicaulocephalus Ectinohoplia Eophileurus Eupatorus Exolontha Gametis Gastroserica Glenopopillia Glycyphana Holotrichia Hoplia Kibakoganea Lepidiota Maladera Melolontha Mimela Miridiba Onitis Onthophagus Pachyserica Popillia Sophrops Strigoderma Taeniodera Thoracoplia Trichius Trichogomphus Valgus Xylotrupes
  • 43. 34 II. Phân họ Cetoniinae 2 Bombodes vitalisi Bourgoin, 1914♦ + 3 Clinteria ducalis White, 1856 + 4 Dasyvalgus carbonarius Arrow, 1910♦ + 5 Dicranocephualus wallichii Hope, 1861 + 6 Gametis bealiae (Gory & Percheron, 1833)♦ + 7 Glycyphana binotata Gory & Percheron, 1833 + 8 Glycyphana nepalensis Kraatz, 1894♦ + 9 Glycyphana nicobarica Janson, 1877 + 10 Taeniodera zebraea Fairmaire, 1893♦ + 11 Trichius vitalisi Bourgoin, 1915 + 12 Valgus tokinensis Arrow, 1944 + III. Phân họ Dynastinae 13 Dicaulocephalus feae Gestro, 1888 + 14 Dicaulocephalus fruhstorferi (Ohaus, 1901)♦ + 15 Eophileurus confinis Prell, 1913♦ + 16 Eupatorus gracilicornis Arrow, 1908Δ + + 17 Trichogomphus mongol Arrow, 1908♦ + 18 Xylotrupes gideon (Linnaeus, 1767)♦ + IV. Phân họ Melolonthinae 19 Antitrogus nigriconis Blackb, 1911 + 20 Apogonia apicalis Moser, 1908 + 21 Apogonia cribricollis Burm, 1855 + + 22 Apogonia sp. + 23 Apogonia sp.1 +
  • 44. 35 24 Cheirotomus battareli Pouilaule, 1913Δ + + 25 Cyphochilus tonkinensis Brenske, 1903♦ + 26 Cyphochilus sp.1 + 27 Cyphochilus sp.2 + 28 Cyphochilus sp.3 + 29 Cyphochilus sp.4 + 30 Dasylepida nana (Sharp, 1876)♦ + 31 Dedalopterus bezdekorum Zidek & Krajcik, 2007*♦ + 32 Ectinohoplia suturalis Preudhomme de Borre, 1886*♦ + 33 Exolontha pennata (Sharp, 1876)♦ + 34 Gastroserica pickai Ahrens, 2000♦ + 35 Holotrichia cochinchina (Nonfried, 1891)♦ + 36 Holotrichia sp.1 + 37 Holotrichia sp.2 + 38 Holotrichia sp.3 + 39 Holotrichia sp.4 + 40 Hoplia cyanosignata Miyake, 1994*♦ + 41 Hoplia sp. + 42 Lepidiota tridens Sharp, 1876♦ + 43 Maladera cavifrons Reitt, 1896 + 44 Maladera sp.1 + 45 Maladera sp.2 + 46 Melolontha alboplagiata Brenske, 1898 + 47 Melolontha maculata Zhang, 1983♦ + 48 Melolontha sp. +
  • 45. 36 49 Miridiba sp. + 50 Pachyserica sp.1 + 51 Pachyserica sp.2 + 52 Thoracoplia pictipes (Fairmaire, 1889)♦ + 53 Sophrops sp. + V. Phân họ Rutelinae 54 Adoretus convexus Burmeister, 1855 + 55 Adoretus minutus Brenske, 1893 + + 56 Adoretus tokinensis Ohaus, 1914 + 57 Adoretosoma crassipes Ohaus, 1905 + 58 Anomala anguliceps Arrow, 1917♦ + 59 Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015**♦ + 60 Anomala bilunata Fairmaire, 1888♦ + 61 Anomala brevidens Ohaus, 1914♦ + 62 Anoma collotra Zhang & Lin, 2008*♦ + 63 Anomala cupripes Hope, 1893 + 64 Anomala harpagophysa Prokofiev, 2014♦ + 65 Anomala hirsutoides Lin, 1996♦ + 66 Anomala nigripes Nonfried, 1892♦ + 67 Anomala glandulicolis Ohaus, 1915 + 68 Anomala iridicolis Ohaus, 1914 + 69 Anomala nubeculosa Ohaus, 1905♦ + 70 Anomala nupta Ohaus, 1905 + 71 Anomala iwasei Myiake, 1994*♦ + 72 Anomala laevisulcata Fairmaire, 1888♦ + 73 Anomala lignea Arrow, 1917*♦ +
  • 46. 37 74 Anomala luminosa Benderitter, 1929 + 75 Anomala palleola (Gyllenhal, 1817) + 76 Anomala parallela Benderitter, 1929*♦ + 77 Anomala perplexa (Hope, 1893)♦ + 78 Anomala praecoxalis Ohaus, 1914♦ + 79 Anomala rufiventris Kolla & Redtenbacher, 1842♦ + 80 Anomala russiventris Fairmaire 1893♦ + 81 Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817)*♦ + 82 Anomala variivestis Arrow, 1917♦ + 83 Anomala vitalisi Ohaus, 1914♦ + 84 Anomala viridisericea Ohaus, 1905♦ + 85 Anomala xanthonota Arrow, 1917 + 86 Anomala zornella Prokofiev, 2015*♦ + 87 Anomala sp. + 88 Anomala sp.1 + 89 Anomala sp.2 + 90 Callistethus sp. + 91 Glenopopillia maculata Lin, 1980♦ + 92 Glenopopillia sp. + 93 Kibakoganea opaca (Muramoto, 1993)**♦ + 94 Mimela amabilis Arrow, 1908 + 95 Mimela fruhstorferi Ohaus, 1902 + 96 Mimela plictulla Lin, 1990*♦ + 97 Mimela rectangular Lin, 1990♦ + 98 Mimela specularis Ohaus, 1902 + 99 Mimela sp. +
  • 47. 38 100 Popillia amabilis Newman, 1838♦ + 101 Popillia anomaloides Kraatz, 1892 + 102 Popillia cyanea Hope, 1831 + + 103 Popillia histeroidea Gyllenhal, 1817 + 104 Popillia japonia Newman, 1841♦ + 105 Popillia sp. + 106 Popillia mutans Newman, 1838♦ + 107 Strigoderma trichaspis Ohaus, 1914 + VI. Phân họ Scarabaeinae 108 Catharsius molosussus Linnaeus, 1758 + + 109 Copris magicus Harold, 1881♦ + 110 Copris signatus Walk, 1858 + 111 Onitis virens Lansberg, 1875 + 112 Onitis spinipes Drury, 1770 + 113 Onthophagus amatus Blancharch, 1853 + 114 Onthophagus tragus (Fabricius, 1792)♦ + 115 Onthophagus vaulogeri Boucomont, 1923♦ + Tổng 41 80 * Loài ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam. ** Loài đặc hữu của Việt Nam. ♦ Loài đƣợc định danh ghi nhận bổ sung cho KBTTN Copia. Δ Loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007. + Có mặt tại khu vực nghiên cứu Một điểm cần lƣu ý trong bảng thành phần loài này là loài Dedalopterus bezdekorum trƣớc đây đƣợc chúng tôi định danh là loài Dedalopterus malyszi. Nhƣng trên thực tế khi tiến hành kiểm tra lại mẫu vật, đối chiếu các đặc điểm hình thái và đặc điểm cơ quan sinh dục đực trong mô tả gốc của hai loài này. Kết quả cho thấy chúng thực sự là loài Dedalopterus bezdekorum. Đặc điểm mô tả của loài này cùng những so sánh về đặc điểm hình thái và cơ quan sinh dục đực với loài
  • 48. 39 Dedalopterus malyszi sẽ đƣợc trình bày ở phần 3.2. Bên cạnh đó, loài Dasylepida nana (Sharp, 1876) và Thoracoplia pictipes (Fairmaire,1989) trƣớc đây đƣợc chúng tôi xác định lần lƣợt là loài Dasylepida fissa Moser, 1913 và Ectinohoplia scutellata Arrow, 1921; tuy nhiên khi thảm khảo các tài liệu thì kết quả cho thấy chúng đều là tên đồng vật của hai loài nói trên. Dựa vào Bảng 2, kết quả nghiên cứu cho thấy 10 loài thuộc 5 giống 2 phân họ lần đầu tiên đƣợc ghi nhận cho khu hệ côn trùng Việt Nam. Đó là: Anomala collotra, A. iwasei, A. lignea, A. parallela, A. varicolor, A. zonella, Dedalopterus bezdekorum, Ectinohoplia suturalis, Hoplia cyanosignata, Mimela plictulla. Hai loài Eupatorus gracilicornis và Cheirotomus battareli đƣợc ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam (2007) cấp VU A 1a,d D (Sẽ nguy cấp) và EN A 1a, b,c D (Nguy cấp). Đồng thời tại KBTTN Copia cũng ghi nhận sự có mặt của 2 loài là đặc hữu của Việt Nam: Anomala bidoupnensis, Kibakoganea opaca. Trong tổng số 115 loài đƣợc ghi nhận tại KBTTN Copia, có 25 loài chỉ đƣợc ghi nhận đến giống, trong đó Nguyễn Thị Thu Hƣờng và Lê Xuân Huệ (2009) ghi nhận 4 loài: Apogonia sp., Melolontha sp., Anomala sp. và Popillia sp. Nghiên cứu của chúng tôi với mẫu vật thu đƣợc trong hai năm 2016 và 2017, ghi nhận 21 loài thuộc 12 giống: Anomala (2 loài), Apogonia (1 loài), Callistethus (1 loài), Cyphochilus (4 loài), Holotrichia (4 loài), Hoplia (1 loài), Maladera (2 loài), Mimela (1 loài), Miridiba (1 loài), Pachyserica (2 loài), Sophrops (1 loài), và Glenopopillia (1 loài). Bởi lẽ, một số loài trong số các loài này chỉ thu đƣợc cá thể cái ( Cyphochilus sp.1, Glenopopillia sp., Sophrops sp.…), một số loài thuộc các giống có số lƣợng loài rất lớn (Giống Anomala có tới gần 2000 loài) và các loài còn lại là do thiếu tài liệu định loại. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hƣờng & Lê Xuân Huệ (2009) [14] ghi nhận 37 loài đã đƣợc định danh, tuy nhiên trong nghiên cứu này của chúng tôi chỉ ghi nhận lại sự có mặt của 6 loài: Eupatorus gracilicornis, Apogonia cribricollis, Cheirotomus battareli, Adoretus minutus, Popillia cyanea, Cathasius molosussus. Nghiên cứu của NTTH và LXH (2009) ghi nhận sự có mặt của 7 giống
  • 49. 40 Clinteria, Dicronocephalus, Trichius, Valgus, Antitrogus, Strigoderma, Onitis; tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận lại đƣợc sự có mặt của các giống này. Nghiên cứu của chúng tôi đã ghi nhận bổ sung cho KBTTN Copia 23 giống, đó là: Aphodius, Bombodes, Dasyvalgus, Gametis, Taeniodera, Eophileurus, Trichogomphus, Xylotrupes, Dasylepida, Dedalopterus, Ectinohoplia, Exolontha, Gastroserica, Holotrichia, Hoplia, Lepidiota, Miridiba, Pachyserica, Thoracoplia, Sophrops, Callistethus, Glenopopillia, Kibakoganea. Phần lớn các giống này chỉ ghi nhận đƣợc sự có mặt của 1 loài duy nhất. 3.2. Các loài Scarabaeidae ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam, các loài có giá trị bảo tồn và các loài chỉ đƣợc đinh danh đến giống ở KBTTN Copia 3.2.1. Các loài ghi nhận bổ sung cho khu hệ côn trùng Việt Nam Nhƣ đã trình bày ở trên, 10 loài thuộc 5 giống 2 phân họ lần đầu tiên đƣợc ghi nhận cho khu hệ côn trùng Việt Nam. Trong số 10 loài này giống Anomala thuộc phân họ Rutelinae có 6 loài, các giống Dedalopterus, Ectinohoplia, Hoplia, Mimela mỗi giống có 1 loài. 1. Anomala collotra Zhang & Lin, 2008 (Hình 10a-e) Mẫu vật nghiên cứu: 1♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 1♂, Chiềng Bôm, TCSL, 01.v.2016, Phạm Văn Phú; 1♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 13.v.2017, Phạm Văn Phú. Chiều dài cơ thể 18 – 18,5 mm, chiều rộng cơ thể 11 – 11,5 mm. Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu xánh lá, tấm lƣng ngực trƣớc có 1 đƣờng các chấm lõm nhỏ ở giữa, chạy dọc; đốt sinh dục màu xanh đậm, với hai mép bên có màu nâu vàng; mép bên của của các đốt bụng 1 đến 4 có nhiều lông nhung, không có hình dạng nhất định; tấm bụng của paramere có một hố sâu kéo dài, đỉnh của tấm bụng có một mấu hình tam giác. Phân bố trên thế giới: Trung Quốc, Lào, Mi-an-ma.
  • 50. 41 Hình 10. Anomala collotra Zhang & Lin, 2008 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, đốt sinh dục ; cơ quan sinh dục đực (c – e): c, nhìn ngang; d, nhìn từ mặt lƣng; e, nhìn từ mặt bụng. 2. Anomala iwasei Myiake, 1994 (Hình 11a-f) Mẫu vật nghiên cứu: 4♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 3♂, cùng địa điểm, BĐ, 14.v.2017, Phạm Văn Phú. Chiều dài cơ thể 12,5 – 14,5 mm, chiều rộng cơ thể 6,5 – 7 mm. Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu nâu hoặc màu nâu sẫm. Mặt trên và mặt dƣới đƣợc phủ khá dày lông, nhƣng rất ngắn (Hình 11a). Cánh cứng có các chấm lõm xếp thành hàng chạy song song tạo thành các gờ nổi rõ. Đốt sinh dục rất lồi, đƣợc phủ bởi những lông ngắn màu xám nhƣng không dày (Hình 11c). Cơ quan sinh dục đực: paramere rộng ở phần gốc và hẹp ở phần đỉnh, có một vài cái lông ở phần hơi lõm và một vài cái tròn giữa mặt lƣng, có 1 răng nhỏ ở gờ trong và trƣớc cái răng của gờ trong đột ngột tạo thành góc cong ở giữa, phần đỉnh và mép dƣới của
  • 51. 42 paramere đƣợc phủ bởi những lông dài, tấm bụng kéo dài bằng paramere, có hình nón từ gốc đến chùy đỉnh, có một cái gờ dọc theo đƣờng giữa mặt trên, gờ dƣới có 2 cái răng ở gần cuối (Hình 11d-f). Phân bố trên thế giới: Trung Quốc, Lào. Hình 11. Anomala iwasei Myiake, 1994 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, đầu và tấm lƣng ngực trƣớc; c, đốt sinh dục; cơ quan sinh dục đực (d – e): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt bụng; f, nhìn từ mặt lƣng. 3. Anomala lignea Arrow, 1917 (Hình 12a-f) Mẫu vật nghiên cứu: 4♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 4♂, cùng địa điểm, 3 BĐ và 1 bẫy UV, 14.v.2017, Phạm Văn Phú. Chiều dài cơ thể 13 – 14,5 mm, chiều rộng cơ thể 7 – 8 mm. Đặc điểm chẩn loại: loài này có đặc điểm hình thái ngoài rất giống với loài Anomala iwasei. Tuy nhiên, cơ quan sinh dục hoàn toàn khác biệt: paramere rộng và ngắn, hơi bị thắt lại ở giữa, có góc khá rõ ở phía trƣớc mép trong của tấm bụng,
  • 52. 43 gần phần nhô lên của hai nhánh bên trái và bên phải có những hàng lông mềm chạy dọc theo mép trƣớc, có một vài lông ở phần giữa và sƣờn bên; tấm bụng dài, lõm xuống và co thắt ở giữa, tạo 2 nhánh ở đỉnh (Hình 12d-f). Phân bố trên thế giới: Mi-an-ma, Thái Lan, Trung Quốc. Hình 12. Anomala lignea Arrow, 1917 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, phần sau cơ thể nhìn từ mặt lƣng; c, đầu và tấm lƣng ngực trƣớc; cơ quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn từ mặt bụng. 4. Anomala parallela Benderitter, 1929 (Hình 13a-f) Mẫu vật nghiên cứu: 3♂11♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.v.2016, Hoàng Vũ Trụ. Mô tả: chiều dài cơ thể 15 – 18 mm, chiều rộng cơ thể 8 – 10 mm Trên mỗi cánh cứng có hai dải màu đen chạy dọc đối xứng nhau qua đƣờng nối hai cánh, hai dải ở gần mép ngoài chạy dọc từ vai cánh đến đỉnh cánh, hai dải trong màu nhạt hơn và bắt đầu từ khoảng ½ chiều dài cánh đến đỉnh cánh (Hình
  • 53. 44 13a, b). Đốt sinh dục nhẵn chỉ có một vài chấm lõm phân bố rải rác, xung quanh mét ở phần đỉnh có các lông màu vàng nâu (Hình 13c). Cơ quan sinh dục đực: paramere có dạng lƣợn sóng, bóng, mịn, không có lông, đỉnh của 2 nhánh trái và phải thu nhỏ uốn cong tạo thành hình cái móc, phần trƣớc tạo thành thùy lƣợn tròn. Khi nhìn từ mặt lƣng đỉnh của hai móc chạm nhau ở giữa tạo thành hình chữ V (Hình 13d – f). Phân bố trên thế giới: Lào Hình 13. Anomala parallela Benderitter, 1929 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cánh cứng; c, đốt sinh dục; cơ quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt bụng; f, nhìn từ mặt lƣng. 5. Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817) (Hình 14a-f) Mẫu vật nghiên cứu: 16♂5♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.v.2016, Hoàng Vũ Trụ. Chiều dài cơ thể 14 – 16 mm, chiều rộng cơ thể 8 – 9 mm.
  • 54. 45 Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu vàng đến màu vàng nâu; tấm lƣng ngực trƣớc có 2 mảng màu đen và các chấm lõm đều nhau.Viền cánh cứng, mép xung quanh mảnh tam giác cánh, vai cánh và đỉnh cánh phía sau thƣờng có màu đen (Hình 13a-c). Cánh cứng có các chấm lõm khá sâu, xếp thành hàng chạy song song. Đốt ống chân trƣớc có 2 răng phát triển và 1 răng ở gốc chỉ hơi nhô (Hình 14a). Đốt sinh dục có các nếp nhăn ngang (Hình 14c). Paramere ngắn, hai nhánh lƣợn tròn, đối xứng nhau, tấm bụng chỉ bằng ½ chiều dài hai nhánh, đỉnh lƣợn tròn. Phân bố trên thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lan-ca, Cam-pu-chia, Nê- pan, Đài Loan. Hình 14. Anomala varicolor (Gyllenhal, 1817) (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cơ thể nhìn từ mặt bụng; c, đốt sinh dục; cơ quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn từ mặt bụng. 6. Anomala zornella Prokofiev, 2015 (Hình 15a-f) Mẫu vật nghiên cứu: 5♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ.
  • 55. 46 Mô tả: chiều dài cơ thể 11 – 12 mm, chiều rộng cơ thể 6 – 7 mm. Đặc điểm chẩn loại: trán hơi lõm, mép sau của tấm lƣng ngực trƣớc rộng và nhọn, các hàng chấm lõm trên cánh cứng dễ thấy, lông trên các tấm ngực ngắn; đốt sinh dục nhẵn, chỉ có một vài lông màu vàng, đốt bàn cuối chân trƣớc có răng ở gốc; răng trên đốt ống chân trƣớc nhọn. Phân bố trên thế giới: Lào Hình 15. Anomala zornella Prokofiev, 2015 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; c, đốt sinh dục; cơ quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn từ mặt bụng. 7. Dedalopterus bezdekorum Zidek & Krajcik, 2007 (Hình 16a-h) Mẫu vật nghiên cứu: 5♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 1♂, Chiềng Bôm, TCSL, BĐ, 04.ix.2016; 1♂, Co Mạ, TCSL, BĐ, 13.v.2017, Phạm Văn Phú. Chiều dài cơ thể 16,5 – 19,5 mm, chiều rộng cơ thể 7, 5 – 8,5 mm.
  • 56. 47 Đặc điểm chẩn loại: đƣờng khớp nối giữa 2 cánh đƣợc phủ bởi các lớp vảy hẹp màu vàng trắng, độ rộng của vùng này chỉ bằng gần ½ độ rộng của các đƣờng interval (Hình 16b). Chùy ăng-ten 3 đốt, lớn hơn 2 lần chiều dài các đốt còn lại cộng vào (Hình 16a). Đốt cuối của xúc biện hàm (maxillar palp) mặt lƣng có một vùng chai sần. Đốt sinh dục đƣợc phủ kín bởi hỗn hợp các vảy có hình dạng từ bầu dục nhỏ đến mũi mác dài màu vàng trắng, mật độ dày hơn ở phía sát mép, xung quanh mép còn có các lông màu vàng nhạt, đỉnh của đốt sinh dục hơi nhọn, ở một vài cá thể còn có hình dạng giống gai nhọn (Hình 16c). Phân bố trên thế giới: Lào, Cam-pu-chia Trong nghiên cứu trƣớc đây, chúng tôi đã xếp loài này là loài Dedalopterus malyszi, tuy nhiên chúng đƣợc phân biệt bởi một số đặc điểm sau: các vảy ở đƣờng khớp hai cánh của loài Dedalopterus bezdekorum là những vảy nhỏ hình bầu dục màu vàng trắng, còn của loài Dedalopterus malyszi là những vảy gần tròn màu trắng. Hơn nữa paramere của loài Dedalopterus bezdekorum có 2 nhánh gần bằng nhau, phần giữa hơi lõm, phần gốc nhô lên (Hình 16a – h). Hình 16. Dedalopterus bezdekorum Zidek & Krajcik, 2007 (a-h), Dedalopterus malyszi Bunalski, 2001 (a’-d’)
  • 57. 48 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cánh cứng; c, đốt sinh dục; d, cơ thể nhìn ngang; cơ quan sinh dục đực: e, f, c’, b’, d’ nhìn ngang; g, nhìn từ mặt bụng; h, a’ nhìn từ mặt lƣng. (a’ – d’: Zidek & Krajcik, 2007) 8. Ectinohoplia suturalis Preudhomme & Borre, 1886 (Hình 17a-f) Mẫu vật nghiên cứu: 3♂1♀, Co Mạ, TCSL, vợt tay, 01.v.2016, Hoàng Vũ Trụ. Mô tả: chiều dài cơ thể 8,3 – 8,5 mm, chiều rộng cơ thể 3,5 – 4 mm. Đặc điểm chẩn loại: đƣờng nối giữa 2 cánh, mảnh tam giác cánh, đốt ngực giữa (mesonotum) và 2/3 dọc đƣờng giữa đƣợc phủ bởi các lớp vảy bạc ánh xanh da trời (Hình 17a). Đốt sinh dục không đƣợc phủ kín bởi cánh cứng, đƣợc phủ kín bởi các lớp vảy màu ánh bạc, xung quanh mép có các lông cứng màu xám, gốc không có hai mảng màu đen. Chân dài. Cơ quan sinh dục đực: nhỏ và mảnh, phần paramere dài hơn ngốc; phần paramere gập về phía nhánh gốc, hai nhánh paramere đối xứng, đỉnh của 2 nhánh mở rộng và hơi lõm ở mặt dƣới (Hình 17d – f). Phân bố trên thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc. Hình 17. Ectinohoplia suturalis Preudhomme & Borre, 1886
  • 58. 49 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cơ thể nhìn từ mặt bụng; c, phần đầu cơ thể nhìn từ mặt lƣng; cơ quan sinh dục đực (d-f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt lƣng; f, nhìn từ mặt bụng. 9. Hoplia cyanosignata Miyake, 1994 (Hình 18a-e) Mẫu vật nghiên cứu: 5♂, Co Mạ, TCSL, vợt tay, 01.v.2016, Hoàng Vũ Trụ. Chiều dài cơ thể 6,4 – 7,0 mm, chiều rộng cơ thể 3,0 – 3,2 mm. Đặc điểm chẩn loại: mặt trên cơ thể hoàn toàn đƣợc phủ vảy tròn, màu đen, kèm thêm là những vảy mỏng màu bạc. Tấm lƣng ngực trƣớc và cánh cứng có những mảng vảy màu vàng ánh kim, đƣợc sắp xếp đối xứng nhau qua trục cơ thể. Đốt sinh dục và mặt dƣới cơ thể đƣợc phủ bởi những vảy màu vàng ánh kim (Hình 18b). Chân dài; ăng-ten 10 đốt; cánh cứng nhô cao hơn ở phía trƣớc đƣờng giữa, có các hàng lông cứng ngắn hơi dựng đứng. Đốt sinh dục hiếm khi rộng lớn hơn dài, có các lông cứng ngắn, màu trắng phân bó rải rác. Mỗi mảnh bụng có 1 hàng lông cứng ngắn, màu gần trắng chạy ngang. Phân bố trên thế giới: Thái Lan. Hình 18. Hoplia cyanosignata Myiake, 1994 Tải bản FULL (118 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 59. 50 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, cơ thể nhìn từ mặt lƣng; b, cơ thể nhìn từ mặt bụng; cơ quan sinh dục đực (c – e): c, nhìn ngang; d, nhìn từ mặt lƣng; e, nhìn từ mặt bụng. 10. Mimela plicatulla Lin, 1990 (Hình 19a-f) Mẫu vật nghiên cứu: 20♂4♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016 và 02.v.2016, Hoàng Vũ Trụ. Chiều dài cơ thể 16,5 – 17 mm, chiều rộng cơ thể 8,5 – 10 mm. Đặc điểm chẩn loại: cơ thể màu vàng xanh, bóng. Hai bên tấm lƣng ngực trƣớc có các chấm lõm lớn, xếp sát nhau tạo thành 2 mảng lõm dễ thấy (Hình 19a). Đối sinh dục màu xanh tối, nhẵn và bóng, chỉ có một vài lông ngắn, phân bố rất thƣa (Hình 19c). Cơ quan sinh dục đực: paramere đối xứng, rộng ở phần gốc và hẹp hơn ở phần đỉnh, phần đỉnh cong, nhánh trái và nhánh phải chạm nhau ở đƣờng trục giữa tạo nên hình bầu dục; tấm bụng hẹp ở giữa và mở rộng về hai đầu, chạm đếm ½ chiều dài của paramere (Hình 19d – f). Loài này rất giống với loài Mimela amphichroma Prokofiev & Zorn, 2016 đƣợc mô tả từ Bi-doup, Lâm Đồng nƣớc ta. Tuy nhiên paramere của loài M. amphichroma cong hơn, 2 nhánh không đều nhau. Phân bố trên thế giới: Trung Quốc Tải bản FULL (118 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 60. 51 Hình 19. Mimela plicatulla Lin, 1990 (Nguồn: Phạm Văn Phú, 2018) a, phần trƣớc cơ thể nhìn từ mặt lƣng, b, mấu lồi ngực trƣớc; c, đốt sinh dục; cơ quan sinh dục đực (d – f): d, nhìn ngang; e, nhìn từ mặt bụng; f, nhìn từ mặt lƣng. 3.2.2. Các loài cần được ưu tiên bảo tồn Qua các đợt điều tra, khảo sát thực địa chúng tôi đã thu thập và xác định đƣợc 2 loài côn trùng quý hiếm: Cheirotonus battareli (Pouillaude, 1913) và Eupatorus gracilicornis (Arrow, 1908) đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007. Hai loài Anomala bidoupnensis Prokofiev, 2015 và Kibakoganea opaca, (Muramoto, 1993) là đặc hữu của Việt Nam đƣợc ghi nhận tại KBTTN này. 1. Cheirotonus battareli (Pouillaude, 1913) Tên Việt Nam: Cua bay hoa nâu Tình trạng bảo tồn : EN A 1a, b,c D. Mẫu vật nghiên cứu : 1♂1♀, Co Mạ, TCSL, BĐ, 28.iv.2016, Hoàng Vũ Trụ; 2♀, cùng địa điểm, BĐ (1), 13.v.2017 và bẫy UV (1), 14.v.2017, Phạm Văn Phú. 6734391