SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======
BÙI THỊ MỸ DUNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA
VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ
TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
HÀ NỘI, 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
======
BÙI THỊ MỸ DUNG
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA
VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ
TIỀN PHONG,HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Duy Trinh
HÀ NỘI, 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã được nhiều
sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới:
Ban chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, Tiến sĩ và cán bộ của bộ môn
Động vật học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 - đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ khoa
học - kỹ thuật và hướng dẫn tôi để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên
cứu. Trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình ông Phan Văn Minh đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp các thông tin cần biết khi thu mẫu và nghiên cứu tại đất
trồng mướp đắng của gia đình.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Duy Trinh
công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội - người thầy đã định hướng những bước
đi đầu tiên và cũng là người luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn tới bạn Phạm Thị Thu Hà, bạn Nguyễn Như Huyền và
bạn Nguyễn Viết Thị Vân sinh viên k41 - Khoa Sinh - KTNN Trường
ĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu, tách lọc mẫu và
bảo quản mẫu.
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình,
bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, cổ vũ tinh thần để tôi
hoàn thành tốt khóa luận của mình và kết thúc chương trình học đúng hạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Bùi Thị Mỹ Dung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả trong khóa luận này hoàn toàn
trung thực, không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác. Đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Công trình nghiên cứu này chưa được công bố trên bất kì một tư liệu
nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thực
hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin, số liệu trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Bùi Thị Mỹ Dung
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu Viết tắt
1 -1 Tầng đất 0 - 10cm
2 -2 Tầng đất 10 - 20cm
3 MĐTB Mật độ trung bình
4 H' Chỉ số đa dạng loài
5 J' Chỉ số đồng đều
6 S Số lượng loài theo tầng phân bố
7 TS Tiến sĩ
8 Lần 1 Lần thu mẫu thứ nhất
9 Lần 2 Lần thu mẫu thứ hai
10 sp. Chưa xác định được tên
11 cs. Cộng sự
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới.................. 4
1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)..................... 4
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) .................. 4
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve
giáp (Acari: Oribatida) ...................................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam.................. 6
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida).................... 6
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) .................. 6
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quầ xã Ve
giáp (Acari: Oribatida). ..................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 9
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 9
2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 11
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa.................................................................... 11
2.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................................... 12
2.4.3. Phương pháp xác định danh lục loài và cấu trúc quần xã Ve giáp
(Acari: Oribatida)............................................................................................ 13
2.4.3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ...................................... 13
2.4.3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)..................................... 13
2.4.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu .......................................... 13
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 15
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng cây
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 15
3.1.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong................................................................ 15
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong............................... 21
3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong................................................................. 22
3.2.1. Đa dạng thành phần loài........................................................................ 23
3.2.2. Mật độ trung bình.................................................................................. 23
3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H' và chỉ số đồng đều J'......................................... 23
3.2.4. Các loài ưu thế....................................................................................... 24
3.2.4.1. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong các tầng thẳng đứng ....... 24
3.2.4.2. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong 2 lần thu mẫu.................. 26
3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong... 28
3.3.1. Ảnh hưởng của độ dẫn điện đến cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 28
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) tại đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong .............................. 30
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh mục loài Ve giáp tại các tầng đất phân bố tại đất truồng mướp
đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong................................................... 17
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp tại đất trồng ............... 21
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 21
Bảng 3.3. Một số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp trong 2 lần theo các
tầng phân bố .................................................................................................... 22
Bảng 3.4. Số lượng các thể của Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng ...... 24
tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong............................................................ 24
Bảng 3.5. Các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu
thuộc xã Tiền Phong theo 2 lần thu mẫu (đơn vị %) ...................................... 26
Bảng 3.6. Ảnh hưởng độ dẫn điện đối với cấu trúc của quần xã Ve giáp tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ............................... 28
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong............................... 30
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Ve giáp ...............................................................9
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao.10
Hình 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo tầng thẳng đứng ở đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong.............................................23
Hình 3.2. Cấu trúc ưu thế của quần xã Ve giáp ở đất trồng mướp đắng tại khu
Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ..............................................................................25
Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida tại đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu thuộc xã tiền Phong theo 2 lần thu mẫu.......................................27
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mướp đắng (còn gọi là Khổ qua) là một cây leo thuộc họ Bầu bí, có quả
ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Mướp đắng không chỉ là
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phần ăn được trong quả mướp
đắng chiểm khoảng 95% (Viện dược liệu), 1993 [16], là một trong ngũ vị
được con người ưa thích: Đắng-cay-chua-chát-ngọt. Ngoài ra, nó còn là một
dược liệu quý, cụ thể như có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các
loại rau, dưa, bí có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào,
phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng,…. Chất
glycoside có tác dụng làm giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ
trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch
của cơ thể kháng tế bào ung thư (Hội dược liệu Việt Nam VIMAMES) [15].
Môi trường đất là một môi trường sống rất đặc thù, với cấu trúc phúc
tạp, trong đó chứa cả một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Ve
giáp (Acari: Oribatida) là những động vật có kích thước nhỏ mật độ quần thể
lớn, đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố rộng, rất nhạy cảm với
những biến đổi của môi trường sống (Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]. Do mật độ
quần thể lớn, có thể đạt tới hàng trăm nghìn cá thể trên một mét vuông đất,
thành phần loài đa dạng nên việc nghiên cứu đầy đủ nhóm động vật này sẽ
góp phần làm chủ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đánh giá đặc điểm khu
hệ và tính chất địa động vật (Vũ Quang Mạnh, 2003) [5].
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý trung gian và chuyển tiếp của nhiều trung
tâm phát sinh và phát tán, di cư của nhiều nhóm động vật trong đó có hệ động
vật Ve giáp. Cho đến nay khu hệ động vật Ve giáp Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ ở các vùng lãnh thổ (Nguyễn
Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh, 2012) [11].
Hiện nay, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh có diện tích đất trồng nông
nghiệp rất lớn. Cũng như ở những nơi khác để đạt được năng suất và tránh sâu
bệnh nên các loại phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng cho cây trồng. Vì
2
vậy các quần xã động vật đất bị ảnh hưởng một phần nào đó mà cụ thể là
quần xã ve giáp.
Việt Nam là một trong những Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao
nhất thế giới. Đa dạng sinh học là sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Khái
niệm này bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông
hồ và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ: Loài, hệ sinh thái và thông tin di
truyền/nguồn gen (Tài liệu internet) [28].
Đa dạng loài bao gồm các loài động vật, thực vật và vi khuẩn. Mỗi cá
thể sinh vật có đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao
phối với nhau sinh sản ra thế hệ tương lai; Đa dạng hệ sinh thái bao gồm các
khu vực như hồ, rừng, rạn san hô. Ở đó các loài thực vật, động vật và vi sinh
vật tồn tại cùng nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau; Đa dạng thông tin di truyền
bên trong mỗi cơ thể bao gồm hình thành nên loài, chúng có thể sống và phân
chia. Có sự khác biệt nhỏ giữa các thành viên của loài (Tài liệu internet) [28].
Với tất cả các lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đa
dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng thuộc
xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội”
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, nhiệt độ)
đến sự phân bố, thành phần loài và các chỉ số sinh học của quần xã Ve giáp ở
đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định thành phần loài, phân tích độ đa dạng và sự phân bố của Ve
giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền
Phong.
Tìm hiểu một số chỉ số định lượng của ve giáp (số loài, mật độ trung
bình, chỉ số đa dạng H', chỉ số đồng đều J' và độ ưu thế D).
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, nhiệt độ)
đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng mướp đắng tại
khu Giọc dầu tại xã Tiền Phong.
3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá vai trò chỉ thị của Ve giáp (Acari: Oribatida) đặc trưng cho
môi trường đất ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong.
Cung cấp thêm bằng chứng về tính đa dạng sinh học Ve giáp (Acari:
Oribatida) của xã Tiền Phong. Bổ sung cho người dân dẫn liệu mới về nguồn
tài nguyên đất phong phú và hữu ích.
Lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn
điện, nhiệt độ) ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
đến thành phần loài và cấu trúc của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo
chiều sâu thẳng đứng trong đất (từ 0 - 10cm và 10 - 20cm).
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài bổ sung dữ liệu về thành phần loài Ve giáp, góp phần đánh giá
tài nguyên đa dạng động vật tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc
xã Tiền Phong và khảo sát cấu trúc quần xã Ve giáp, góp phần dự đoán ảnh
hưởng của người dân tác động đến hệ sinh thái đất tại đây.
4
NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
Năm 2004, theo Karasawa S. thành phần loài Ve giáp do sự ảnh hưởng
của sự phân cắt địa lý ít hơn so với thành phần loài Ve giáp chịu ảnh hưởng
của sự đa dạng vi sinh cảnh (Microhabitat). Tác giả thu thập mẫu Ve giáp ở
hai hòn đảo các xa nhau 470km với 3 mức độ chiều cao lần lượt là 0 - 50cm,
50 - 100cm và 100 - 150cm so với mặt đất từ lá cây, vỏ cây, rễ cây, đất nền và
tảo biển, kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: Ở đầu rễ cây và vỏ thân cây khác
với ở lá cây, đất nền và tảo biển về thành phần loài quần xã Ve giáp; Ở cùng
một kiểu khuynh hướng giống nhau hơn so với những quần xã thuộc các sinh
cảnh khác nhau nhưng cùng một địa điểm (Karasawa S., 2004) [20].
Một trong những công trình nghiên cứu về Acari sớm nhất là của tác
giả Berlese. Chỉ từ năm 1881 đến 1923, ông đứng tên một mình hoặc là đồng
tác giả của 73 công trình nghiên cứu về Acari, Microarthropoda,
Scorpiones.Trong đó ông đã mô tả khoảng hơn 120 loài ve giáp (Acari:
Oribatida). Tuy nhiên tất cả những loài do Berlese mô tả đều viết bằng tiếng
la tinh, rất ngắn gọn, chỉ gồm một vài nét gạch đầu dòng vì thế sau này các
loài do Berlese mô tả, đã được Hammen (2009) tu chỉnh, sắp xếp lại dựa trên
hệ thống phân loại của Grandjean (1954) và công bố trong công trình
“Berlese’s primitive Oribatida mites” (Hammen L. Van Der, 2009) (Zipcode
Zoo.com) (Tài liệu internet) [26], [27].
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)
Ve giáp (Acari: Oribatida) là một trong những nhóm động vật có số
lượng áp đảo trong đất. Chúng có vai trò rất quan trọng trong lưới thức ăn
thông qua sự phân hủy các chất hữu cơ và vi sinh vật lan truyền trong đất. Vì
sự phong phú cao của các loài phổ biến Tectocepheus velatus sarekensis và
Punctoribates punctum nên mật độ Ve giáp giảm nhẹ không đáng kể với độ
5
tuổi môi trường sống (Janet Wissuwa, Jörg-Alfred Salamon, Thomas Frank,
2013 ) [19].
Archaur và cs. đã nhận định rằng sự khô hạn sẽ làm giảm độ phong
phú của nhiều loài trừ một số trường hợp ngoại lệ (một số taxon) trong thời kì
khô hạn hoặc ngay sau thời kì này có thể tăng số lượng (Archaux F., Wolter
V., 2006) [17].
1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã
Ve giáp (Acari: Oribatida)
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phân bố, độ
đa dạng loài và độ đồng đều của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) cũng
được các tác giả quan tâm. Năm 2003, Maraun và cs., đã chỉ ra bất kì tổ hợp
nào của các nhân tố sử dụng đất như: Phương thưc canh tác, thuốc trừ dâu,
phân bón, ….. đều ảnh hưởng tới môi trường sống và các sinh vật đất trong hệ
sinh thái (Maraun et al., 2003) [22].
Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) ở đất treo và các yếu tố hữu sinh, vô sinh gây nên sự đa dạng của
chúng. Theo tác giả, Ve giáp (Acari: Oribatida) là một trong những nhóm
Chân khớp chiếm ưu thế về số lượng trong đất treo. Từ sinh cảnh này thu
được không ít hơn 50 loài (Karasawa S., 2004) [21].
Năm 2006, Zaitsev et al., tiến hành nghiên cứu tại nhiều quốc gia châu
Âu (Hà Lan - Matxcova thuộc Nga) trong điều kiện rừng rụng lá theo mùa và
đưa ra kết luận khí hậu có ảnh hưởng đến mật độ trung bình của quần xã Ve
giáp. Cụ thể, theo chiều từ Tây sang Đông, mật độ trung bình các loài sống
trên bề mặt thảm lá giảm. Sinh cảnh rừng rụng lá theo mùa của Hà Lan có
MĐTB và độ đa dạng H' là từ 57139 cá thể/ m3
đến 28194 cá thể/ m3
và 19,0
loài/ mẫu; tại Đức có 40313 cá thể/ m3
và 24,6 loài/ mẫu; tại Ba Lan có 78092
cá thể/ m3
và 35,1 loài/ mẫu; tại Nga có 6424 cá thể/ m3
và 19 loài/ mẫu
(Zaitsev et al., 2006) [25].
Có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của Ve giáp
(Acari: Oribatida) theo các hướng: chỉ thị cho chất lượng đất ở mức độ loài
6
hay quần xã, chỉ thị cho thuốc trừ sâu, phân bón,… sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp, chỉ thị cho môi trường đô thị.
1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
Năm 1995, Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa giới thiệu danh sách gồm
146 loài và phân loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam đồng thời tiến
hành phân tích đặc điểm thành phần loài của chúng (Vũ Quang Mạnh, Vương
Thị Hòa, 1995) [7].
Năm 2006, Ve giáp trong cấu trúc nhóm Chân khớp bé
(Microarthropoda) đã được Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh nghiên cứu ở
các đai cao địa lý của vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Theo kết quả
nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của thời tiết đến sự phân bố của nhóm chân
khớp bé theo tầng là rất cao, đã phát hiện được 8 họ (Vũ Quang Mạnh, Đào
Duy Trinh, 2006) [8].
Năm 2012, tác giả Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu về
thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ghi nhận được 106 loài và 1 phân
loài thuộc 73 giống, 40 họ của 25 liên họ Ve giáp (Acari: Oribatida); kết quả
đã bổ sung 8 họ, 36 giống và 78 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam ở
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình (Nguyễn Hải Tiến,
Vũ Quang Mạnh, 2012) [11].
Năm 2015, tác giả Đào Duy Trinh nghiên cứu về thành phần loài và
cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) đã nhận định có 48 loài, thuộc 33
giống, 21 họ. Trong đó có 2 loài chưa định tên là Cultroribula sp. và
Unguizetes sp. Có 2 họ có số lượng giống và loài nhiều nhất trong tổng số 21
họ là họ Xylobatidae và Otocepheidae, cụ thể có 4 - 5 giống và 7 loài, các họ
còn lại chỉ có 1 - 2 loài/ họ. Tại sinh cảnh cảnh vườn quanh nhà, đất canh tác
và tràng cỏ cây bụi ở vườn Quốc gia Tam Đảo (Đào Duy Trinh, 2015) [12].
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)
Năm 2012, Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh,
"Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo mùa ở hệ sinh
7
thái đất rừng VQG Xuân Sơn, Phú Thọ". Kết quả của nghiên cứu cho thấy khi
chuyển mùa từ mừa khô sang mùa mưa các giá trị số lượng loài, mật độ trung
bình, chỉ số đa dạng H', chỉ số đồng đều J' ở các sinh cảnh nghiên cứu khác
nhau đều có sự thay đổi rất rõ rệt (Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh, Đào
Duy Trinh, 2012) [3].
Vũ Quang Mạnh và Đào Duy Trinh đã chỉ ra rằng: Cấu trúc Ve giáp
biến đổi theo tầng sâu của đất, số lượng loài và độ đa dạng loài giảm từ tầng
đấy A1 xuống tầng đất A2. Sự phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) theo
chiều sâu của đất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vô sinh, hữu sinh của đất
cũng như hoạt động của con người. Khi đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của
quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) trong hệ sinh thái đất ở Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, Phú Thọ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2013) [9].
Công trình nghiên cứu thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) ở rùng nhân tác có độ cao 989m tại vườn quốc gia Tam Đảo. Đã
ghi nhận được 54 loài trong 38 giống thuộc 22 họ, trong đó có 6 loài thuộc
dạng sp.. Tầng đất A1 nhiều loài nhất (34 loài), thứ hai là tầng thảm mục (32
loài), tầng đất A2 (28 loài) và thấp nhất là tầng rêu (23 loài). Có 14 loài ưu thế
và phổ biến chiếm từ 5,19% đến 25,44%. Loài Scheloribates là loài chiếm ưu
thế ở cả 4 tầng phân bố ( Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, 2017) [13].
Năm 2017, Đỗ Thị Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu
về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ghi nhận được 59 loài thuộc 34
giống, 20 họ, trong đó có 5 loài thuộc dạng sp.; bổ sung thêm 38 loài mới cho
khu hệ Ve giáp ở địa điểm nghiên cứu và 15 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt
Nam thay đổi theo 4 loại đất ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam (Đỗ Thị
Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh, 2017) [4].
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quầ xã
Ve giáp (Acari: Oribatida).
Năm 2014, Tạ Mạnh Cường, Đào Duy Trinh nghiên cứu tại Vườn Quốc
gia Tam Đảo đai cao trên 700m ghi nhận được 15 loài và 16 loài thuộc bộ
Oribatida ưu thế cho cả 4 tầng phân bố và 12 loài ưu thế trong các tầng sâu
của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu thế chung cho tầng đất. Các chỉ số
8
định lượng của Oribatida có sự khác biệt giữa 2 đai cao: Đai cao 700 - 900m
(S = 17; S1 = 73; MĐTB = 4520; H' = 3,2277; J' = 0.904); Đai cao 900 -
1252m (S = 19; S1 = 73; MĐTB = 5480; H' = 2,348; J' = 0.8162) (Tạ Mạnh
Cường, Đào Duy Trinh, 2014) [2].
Năm 2017, Đào Duy Trinh và Phan Trọng Trường nghiên cứu trên đất
trồng cải củ tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, xác định được 16 loài, thuộc 12 giống và 10 họ. Trong các vùng
sinh cảnh có tác động của phân Urê có số lượng loài nhiều nhất (11 loài). Độ
đa dạng loài cũng đạt lớn nhất ở sinh cảnh có tác động của phân Urê (Đào
Duy Trinh, Phan Trọng Trường, 2017) [14].
9
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) thuộc
ngành Chân khớp (Arthropoda), Phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
phân lớp Ve bét (Acari).
Đặc điểm hình thái phân loại Ve giáp:
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Ve giáp (Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015)
[6], [24]
Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi chân I, II, III và IV.
Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II.
Gnathosoma là phần hàm miệng.
Camerostoma là khoang che đôi kìm và phụ miệng.
Prodorsum là tấm giáp đầu ngực.
Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ gồm 2 đôi chân trước.
Podosoma là phần ngực bao gồm 4 đôi chân.
Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp sinh
dục (G) và 2 đôi chân sau.
Notogaster là tấm giáp lưng.
10
Anogenital region là vùng hậu môn - sinh dục bao gồm giáp hậu môn và giáp
sinh dục.
Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao
(Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015) [6], [24]
a. Mặt lưng b. Mặt bụng c. Mặt bên
ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella.
le, in, ss: Lông mọc trên lamell, lông interlamella, lông sensilus.
Bothridium: Gốc của lông sensilus.
Exa và Exp: Lông trước gốc bothridium và lông sau gốc bothridium.
tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dưới và chạy song song với lamella.
cuspis: Phần đỉnh của tấm lamella, không chìa lên bề mặt cơ thể.
prolamela: Phần tấm kéo dài ở trước lamella, không chìa lên trên bề mặt cơ
thể.c1, c2, c3, cp, d1, d2, e1, e2, f1, f2,h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các lông
notogaster ở Ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dưới miệng; 1a,
1b, 1c và 2a, 3a, 3b, 3c và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres 1, 2, 3 và 4;
11
ap1, ap2, ap3, ap4, ap5, ap sej., ap.st.: Các mấu lồi trong apodemes; ep1, ep2,
ep3, ep4: Các gân cơ epimeres của gốc chân; pd1, pd2, pd3, pd4: Các tấm
pedotecta phủ mặt trên của gốc các chân; ia, ih, im, ips, iad, ian: Các khe cắt
lyrifissures.G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông
sinh dục và các lông quanh sinh dục.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Tiến hành thu mẫu đất ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu, xóm
Đông, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ở các tầng -1 (0 - 10
cm), -2 (10 - 20 cm).
2.3. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành lấy mẫu theo 2 lần thu mẫu:
Lần thu mẫu thứ nhất: 26/08/2018 với tổng số mẫu là 10.
Lần thu mẫu thứ hai: 30/09/2018 với tổng số mẫu là 10.
Tổng số mẫu định tính đất thu được thể hiện trong bảng sau:
Tầng đất Tầng đất 0 - 10cm Tầng đất 10 - 20cm
Tổng
Thời gian 26/08 30/09 26/08 30/09
Tổng số 5 5 5 5 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5 x 5 x 10)cm, túi nilong đựng mẫu, bút dạ không xóa, thức đo có
chia xentimet, cân tiểu li, sổ nhật ký thực địa (Trần Đình Nghĩa) [10].
Thu mẫu: Để có những số liệu của đề tài có độ chính xác cao cần thu
mẫu tại thực địa theo phương pháp sau:
Tầng đất -1 và -2: Mẫu đất được lấy tại tầng có độ sâu từ 0 - 10cm (tính
từ mặt đất) kí hiệu là tầng -1, và tại độ sâu từ 10 - 20cm ký hiệu là tầng -2.
Kích thước của mỗi mẫu là (5 x 5 x 10)cm.
12
Cách thu Mẫu: Thu mẫu tại ruộng trồng mướp đắng, mỗi lần thu ở 5 vị
trí trong ruộng tương đương với các tầng (tổng 10 mẫu). Lấy lặp lại 2 lần tại
mỗi tầng và cùng một địa điểm nghiên cứu.
Các mẫu sau khi thu được cho vào 1 túi riêng buộc chặt, bên ngoài
dùng bút dạ không xóa ghi các thông số: Tầng đất, ngày tháng, địa điểm,…
lấy mẫu và được ghi vào sổ thực địa. Mẫu được đem về phòng thí nghiệm để
phân tích từ 5 - 7 ngày sau khi thu mẫu (Vũ Quang Mạnh, 2007) [6].
2.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Dụng cụ tách Ve giáp
(Acari: Oribatida) ra khỏi mẫu: Bóng điện 100W, Rây lọc, phễu lọc, ống
nghiệm 10cm, băng dính,…
Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: Đĩa petri, lam kính,
lamen, ống hút, kim tách mẫu, giấy thấm, bông,…
Hóa chất sử dung: Cồn 900
, formol 4%,…
* Định loại Ve giáp (Acari: Oribatida)
Mẫu Ve giáp (Acari: Oribatida), trước khi được định loại cần được tẩy
màu, làm trong vỏ kitin cứng. Quan sát dưới kính lúp: Dựa vào đặc điểm hình
dạng ngoài, dùng kim tách sơ bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau,
quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng rồi ngược lại. Khi
mẫu ở đúng tư thế ta chuyển mẫu sang kính hiển vi [6], [24].
Sau khi quá trình định loại Ve giáp (Acari: Oribatida) hoàn thành, các
loài được đo kích thước và chụp ảnh. Các cá thể cùng 1 loài để chung vào một
ống nghiệm, dùng dung dịch định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can ghi
các thông số tên loài cần thiết bằng bút chì rồi nít lại bằng bông không thấm
nước; tất cả ống nghiệm được đặt chung vào lọ thủy tinh lớn chứa formol 4%
để bảo quản lâu dài. Ghi tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký
phòng thí nghiệm [6], [24].
Danh sách các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) được sắp xếp theo hệ
thống cây chủng loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và
Balogp P., 1992 [18]. Các loài trong cùng 1 giống được sắp xếp theo vần a, b,
13
c. Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của tác giả:
Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015 [6], [24].
Tất cả các mẫu ve giáp (Acari: Oribatida) sau khi phân tích, xử lý và
định loại đều được TS. Đào Duy Trinh kiểm định lại.
2.4.3. Phương pháp xác định danh lục loài và cấu trúc quần xa Ve giáp
(Acari: Oribatida)
2.4.3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)
Dùng phương pháp thu mẫu tại khu vực đất trồng mướp đắng và định
loại mẫu để đưa ra danh sách thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida).
2.4.3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)
Nghiên cứu cấu trúc quần xa Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong, tiến hành phân tích 4 chỉ
số định lượng cơ bản của Ve giáp bao gồm: Số lượng loài, mật độ trung bình
(cá thế/m3
đất), chỉ số đa dạng loài H' (Chỉ số Shannon - Waever) và chỉ số
đồng đều J' (chỉ số Pielou). Đồng thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4
chỉ số định lượng này theo sinh cảnh và độ sâu của đất.
2.4.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên
nền phần mềm primer, 2001; Phần mềm Excel 2003 [23].
* Số lượng loài: Số lượng loài được tính bằng tổng số loài có mặt trong
điểm nghiên cứu tại tất cả các lần thu mẫu (với đất là cá thể/m3
).
* Mật độ trung bình: Mật độ trung bình được tính số lượng cá thể
trung bình có tại tất cả các lần thu mẫu của địa điểm nghiên cứu (với đất là cá
thể/m3
).
* Phân tích độ ưu thế (D)
14
Trong đó: na: Số lượng cá thể của loài a.
N: Tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay theo
địa điểm.
Theo Ermilov và Chistyakov, 2007: Loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ưu
thế là những loài có độ ưu thế đạt giá trị 5% trở lên.
* Phân tích chỉ số đa dạng loài (H'):
Chỉ số (H') Shannon - Weaner: Được sử dụng để tính sự đa dạng loài
hay số lượng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của
các loài.
1
1
s
i i
i
n n
H n
N N

 
   
 

Trong đó: s: Số lượng loài thu được.
ni: Số lượng cá thể của loài thứ i.
N: Tổng số cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu.
Giá trị H' dao động trong khoảng 0 đến ∞. Chỉ số đa dạng của quần xã
phụ thuộc vào 2 yếu tố là số lượng loài và tính đồng đều về sự phong phú của
các loài trong quần xã. Một khu vực có số lượng loài hoặc số cá thể nhiều
chưa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng ở khía cạnh nào đó cho
biết tính trạng của quần xã và là một chỉ tiêu có thể đánh giá được tính đa
dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực.
* Phân tích chỉ số đồng đều (J') - Chỉ số Pielou
Trong đó: H': Chỉ số đa dạng loài.
S: Số loài có trong sinh cảnh
Giá trị J' dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng cây
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
3.1.1. Thành phần loài Ve giáp ( Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng
tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Qua nghiên cứu thực nghiệm đã thu được 21 loài: Hoplophorella
cuneiseta Mahunka, 1988; Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905);
Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961); Indotritia completa Mahunka, 1987;
Indotritia sp.; Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954; Tectocepheus sp.;
Scheloribates fimbriatus Thor, 1930; Scheloribates pallidulus (C. L. Koch,
1840); Scheloribates sp.; Truncopes orientalis Mahunka, 1987; Subpirnodus
mirabilis Mahunka, 1988; Lamellobates palustris Hammer, 1958;
Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987; Eremobelba sp.; Eremulus evenifer
Berlese, 1913; Eremulus sp.; Zetochestes saltator Oudemans, 1915;
Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958); Peloribates kaszabi Mahunka, 1988;
Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 thuộc 10 họ:
Phthiracaridae perty, 1841; Oribotritiidae grandjean, 1954; Tectocepheidae
grandjean, 1954; Scheloribatidae grandjean, 1953; Oripodidae jacot, 1925;
Austrachipteriidae luxton, 1985; Eremobelbidae balogh, 1961; Eremulidae
grandjean, 1965; Zetorchestidae michael, 1898; Haplozetidae grandjean,
1936. 13 giống: Hoplophorella Berlese, 1923; Papillacarus Kunst, 1959;
Indotrritia Mahunka, 1988; Tectocepheus Berlese, 1913; Scheloribates
Berlese, 1908; Truncopes Grandjean, 1956; Subpirnodus Mahunka, 1988;
Lamellobates Hammer, 1958; Eremobelba Berlese, 1908; Eremulus Berlese,
1908; Zetochestes Berlese, 1888; Rostrozetes Sellnick, 1925; Peloribates
Berlese, 1908 tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
(bảng 3.1) với số lượng tại các tầng đất là khác nhau: Tầng đất 0 - 10cm có 11
loài tầng 10 - 20cm có 13 loài (bảng 3.1).
16
Dựa vào bảng 3.1 ta thấy có 2 loài xuất hiện tại 2 lần thu mẫu là:
Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840); Lamellobates palustris Hammer,
1958 và loài Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) xuất hiện tại 2 tầng
phân bố và tại 2 lần thu mẫu.
17
Bảng 3.1. Danh mục loài Ve giáp tại các tầng đất phân bố tại đất truồng mướp đắng tại khu Giọc dầu
thuộc xã Tiền Phong
STT
Họ/Giống/Loài
Lần thu mẫu
thứ nhất
Lần thu mẫu
thứ hai
Chung 2 lần
Họ Giống Loài -1 -2 -1 -2 -1 -2
I PHTHIRACARIDAE PERTY, 1841
I-1 Hoplophorella Berlese, 1923
1 Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988 x x
II LOHMANNIIDAE BERLESE, 1916
II-1 Papillacarus Kunst, 1959
2 Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905) x x
3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 x x
II-2 Indotrritia Mahunka, 1988
4 Indotritia completa Mahunka, 1987 x x
5 Indotritia sp. x x
18
III TECTOCEPHEIDAE GRANDJEAN, 1954
III-1 Tectocepheus Berlese, 1913
6 Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954 x x
7 Tectocepheus sp. x x
IV SCHELORIBATIDAE GRANDJEAN, 1953
IV-1 Scheloribates Berlese, 1908
8 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 x x
9 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) x x x x
10 Scheloribates sp. x x
V ORIPODIDAE JACOT, 1925
V-1 Truncopes Grandjean, 1956
11 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 x x x x
V-2 Subpirnodus Mahunka, 1988
12 Subpirnodus mirabilis Mahunka, 1988 x x
19
VI AUSTRACHIPTERIIDAE LUXTON, 1985
VI-1 Lamellobates Hammer, 1958
13 Lamellobates palustris Hammer, 1958 x x x
14 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 x x
VII EREMOBELBIDAE BALOGH, 1961
VII-1 Eremobelba Berlese, 1908
15 Eremobelba sp. x x
VIII EREMULIDAE GRANDJEAN, 1965
VIII-1 Eremulus Berlese, 1908
16 Eremulus evenifer Berlese, 1913 x x
17 Eremulus sp. x x
IX ZETORCHESTIDAE MICHAEL, 1898
IX-1 Zetochestes Berlese, 1888
18 Zetochestes saltator Oudemans, 1915 x x
X HAPLOZETIDAE GRANDJEAN, 1936
X-1 Rostrozetes Sellnick, 1925
19 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) x x
20
X-2 Peloribates Berlese, 1908
20 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 x x x x
21
Peloribates pseudoporosus Balogh et
Mahunka, 1967
x x
Tổng số loài theo tầng phân bố 6 4 8 7 12 12
Tổng số loài theo lần thu mẫu 9 14
Tổng chung cho 2 lần thu mẫu 21
Ghi chú:
-1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 - 20cm Số la mã: Số thứ tự họ
Số tự nhiên: Số tứ tự loài Số la mã - số tự nhiên: Số thứ tự giống x: Loài xuất hiện ở khu phân bố
21
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Phân tích thành phần phân loại học các loài Oribatida thu được kết quả
trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp tại đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
STT Họ
Giống Loài
Số
lượng
%
Số
lượng
%
1 Phthira Caridae Perty, 1841 1 7,69 1 4,76
2 Lohmanniidae berlese, 1916 2 15,38 4 19,05
3 Tectocepheidae Grandjean, 1954 1 7,69 2 9,52
4 Scheloribatidae Grandjean, 1953 1 7,69 3 14,29
5 Oripodidae Jacot, 1925 2 15,38 2 9,52
6 Austrachipteriidae luxton, 1985 1 7,69 2 9,52
7 Eremobelba Balogh,1961 1 7,69 1 4,76
8 Eremulidae Grandjean, 1965 1 7,69 2 9,52
9 Zetorchestes Berlese, 1888 1 7,69 1 4,76
10 Haplozetidae Grandjen, 1936 2 15,38 3 14,29
Tổng số 13 100,00 21 100,00
Dựa vào kết quả ở bảng 3.2 ta thấy:
Trong tổng số 10 họ đã thu được, họ Lohmanniidae berlese, 1916 có số
lượng loài và giống tương đối nhiều hơn so với các họ còn lại, cụ thể có 2
giống và 4 loài, đạt tỷ lệ cao nhất trong tổng số 20 loài và 12 giống đã thu
được tại khu vực nghiên cứu (chiếm 15,38% tổng số loài và 19,05% tổng số
giống).
Có 3 họ đạt tỷ lệ số giống và số loài thấp nhất trong tổng số các giống,
các loài đã thu được là họ Phthira Caridae Perty, 1841; Eremobelba
Balogh,1961; Zetorchestes Berlese, 1888 đều chỉ có 1 giống và 1 loài tương
ứng với 7,69% tổng số giống và 4,76% tổng số loài.
22
Có 3 họ có 1 giống và 2 loài (chiếm 7,69% tổng số giống và 9,52%
tổng số loài) là họ Tectocepheidae Grandjean, 1954; Austrachipteriidae
luxton, 1985; Eremulidae Grandjean, 1965.
Có 1 họ có 2 giống và 2 loài (chiếm 15,38% tổng số giống và 9,52%
tổng số loài) là họ Oripodidae Jacot, 1925.
Có 1 họ có 1 giống và 3 loài (chiếm 7,69% tổng số giống và 14,29%
tổng số loài) là họ Scheloribatidae Grandjean, 1953.
Có 1 họ có 2 giống và 3 loài (chiếm 15,38% tổng số giống và 14,29%
tổng số loài) là họ Haplozetidae Grandjen, 1936.
3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp
đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Bảng 3.3. Một số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp trong 2 lần theo các
tầng phân bố
Các chỉ số
Các tầng phân bố
Tầng đất 0 – 10cm Tầng đất 10 – 20cm
S 11 13
S1 21
MĐTB 21600 15200
H' 2,179 2,452
J' 0,9087 0,9558
Ghi chú:
S: Số lượng loài theo tầng phân bố S1: Tổng số lượng loài
MĐTB: Mật độ trung bình H': Chỉ số đa dạng loài
J': Chỉ số đồng đều
23
3.2.1. Đa dạng thành phần loài
Hình 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo tầng thẳng đứng tại đất trồng
mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Ghi chú:
-1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 - 20cm
Thành phần loài Ve giáp thu tại mỗi tầng đất tại điểm thu mẫu được thể
hiện qua bảng 3.3 và hình 3.1. Số lượng loài tập chung nhiều nhất tại tầng đất
10 - 20cm (13 loài) và số lượng tập chung ít hơn tại tầng đất 0 - 10cm (11
loài). Số lượng loài tại 2 tầng đất chênh lệch nhau ít (2 loài).
3.2.2. Mật độ trung bình
MĐTB được tính bằng số lượng cá thể/m3
đất. Từ bảng 3.3 cho thấy
MĐTB của Ve giáp tại 2 tầng phân bố như sau: Tầng 0 - 10cm là 21600 cá
thể/m3
, tầng 10 - 20cm là 15200 cá thể/m3
. Như vậy tầng đất 0 - 10cm có
MĐTB cao hơn so với tầng đất 10 - 20cm tại điểm thu mẫu.
3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H' và chỉ số đồng đều J'
Theo chiều sâu thẳng đúng trong đất tại 2 tầng 0 - 10cm; 10 - 20cm thì
độ đa dạng loài H' và độ đồng đều J' đều tăng. Cụ thể, H' tăng từ 2,179 lên
2,452; J' tăng từ 0,9087 lên 0,9558.
Tại tầng đất 10 - 20cm có độ đa dạng H' (2,452) và độ đồng đều J'
(0,9558) cao nhất. Do số lượng loài Oribatida nhiều và số cá thể của mỗi loài
có sự chênh lệch nhau nhiều.
24
3.2.4. Các loài ưu thế
3.2.4.1. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong các tầng thẳng đứng
Bảng 3.4. Số lượng các thể của Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng
tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
STT
Loài ưu thế
Tầng phân bố
-1 -2
Số
lượng
Loài
ưu thế
D (%)
Số
lượng
Loài
ưu thế
D (%)
1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 6 27,27
2 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 6 27,27
3
Scheloribates pallidulus (C. L.
Koch, 1840)
3 13,64 2 8,70
4 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 2 8,70
5
Lamellobates palustris Hammer,
1958
2 9,09 2 8,70
6
peloribates pseudoporosus Balogh
et Mahunka, 1967
2 8,70
7 Indotritia completa Mahunka, 1987 4 17,39
8 Indotritia sp. 2 8,70
9 Eremulus evenifer Berlese, 1913 3 13,04
Ghi chú:
-1: Tầng đất từ 0 - 10cm -2: Tầng đất từ 10 - 20cm
25
Hình 3.2. Cấu trúc ưu thế của quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng
tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Ghi chú:
Các số thứ tự từ 1 - 9 trên trục hoành là các số tương ứng với tên loài có
ở bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 ta thấy có 5 loài ưu thế tại tầng đất 0 - 10cm với độ ưu
thế dao động từ 9,09% đến 27,27%. Tầng đất 10 - 20cm có 7 loài ưu thế dao
động từ 8,70% đến 17,39%.
Từ bảng 3.4 và hình 3.3 cho thấy trong số 9 loài ưu thế, có 2 loài ưu thế
tại cả 2 tầng đất với độ ưu thế khá cao là: Scheloribates pallidulus (C. L.
Koch, 1840) tương ứng với 13,64% và 8,70%. Lamellobates palustris
Hammer, 1958 tương ứng với 9,09% và 8,70% tại tầng đất 0 - 10 cm và 10 -
20cm. Có 2 loài chỉ chiếm ưu thế tại tầng đất 0 - 10cm là Truncopes orientalis
Mahunka, 1987; Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 tương ứng với độ ưu thế
đều là 27,27% và 5 loài chỉ chiếm ưu thế tại tầng đất 10 - 20cm là Peloribates
kaszabi Mahunka, 1988 (8,70%); Peloribates pseudoporosus Balogh et
Mahunka, 1967 (8,70%); Indotritia completa Mahunka, 1987 (17,39%);
Indotritia sp. (8,70%); Eremulus evenifer Berlese, 1913 (13,04%). Có thể nói
đây là các loài có vùng phân bố rộng, khả năng thích nghi cao với môi trường
đất tại điểm thu mẫu.
26
3.2.4.2. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong 2 lần thu mẫu.
Các loài ưu thế trong 2 lần thu mẫu thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.3.
Bảng 3.5. Các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc
dầu thuộc xã Tiền Phong theo 2 lần thu mẫu (đơn vị %)
STT
Các tầng phân bố
Lần thu mẫu
thứ nhất
Lần thu mẫu
thứ 2
-1 -2 -1 -2
Loài ưu thế Độ ưu thế
1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 26,67 28,57
2 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 40,00
3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 6,67
4 Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988 6,67
5 Lamellobates palustris Hammer, 1958 13,33
6 Scheloribates sp. 6,67
7 Eremobelba sp. 8,33
8 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 8,33 8,33
9 Indotritia completa Mahunka, 1987 33,33
10 Indotritia sp. 16,67
11
Scheloribates pallidulus (C. L. Koch,
1840)
42,86 16,67
12
Tectocepheus cuspidentatus Knulle,
1954
14,29
13 Papillacarus aciculatus (Berlese, 1905) 14,29
14 Eremulus evenifer Berlese, 1913 25,00
15 Eremulus sp. 8,33
16 Zetochestes saltator Oudemans, 1915 11 8,33
17
peloribates pseudoporosus Balogh et
Mahunka, 1967
16.67
18
Lamellobates ocularis Jeleva et Vu,
1987
8,33
19 Tectocepheus sp. 8,33
20 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) 11 8,33
21 Subpirnodus mirabilis Mahunka, 1988 8,33
27
Ghi chú:
-1: Tầng đất từ 0-10cm -2: Tầng đất 10-20cm
Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida tại đất trồng mướp đắng tại khu
Giọc dầu thuộc xã tiền Phong theo 2 lần thu mẫu
Ghi chú:
Các số thứ tự từ 1 - 21 trên trục hoành là số tương ứng tên loài có trong
bảng 3.5.
Qua bảng 3.4 và hình 3.2 ta thấy có 21 loài ưu thế chung cả 2 lần, trong
đó: Tại lần thu mẫu thứ 1, tầng đất 0 - 10cm có 6 loài ưu thế, tầng đất 10 -
20cm có 6 loài ưu thế (lần thu mẫu thứ 2), tầng đất 0 - 10cm có 5 loài ưu thế,
tầng đất 10 - 20cm có 9 loài ưu thế. Tầng đất 10 - 20cm có loài Scheloribates
pallidulus (C. L. Koch, 1840) ưu thế với độ ưu thế cao nhất 42,86% (lần thu
mẫu thứ nhất), tầng đất 0 - 10cm có loài Scheloribates fimbriatus Thor, 1930
28
có độ ưu thế là 40,00%; Tầng đất 0 - 10cm có loài Indotritia completa
Mahunka, 1987 có độ ưu thế là 33,33%, tầng đất 10 - 20cm có loài Eremulus
evenifer Berlese, 1913 có độ ưu thế là 25,00%(lần thu mẫu thứ 2).
Kết quả phân tích các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng
thuộc xã tiền Phong cho thấy tất cả các loài ưu thế đều có mặt tại 2 tầng đất 0
- 10cm và 10 - 20cm.
3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp
(Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã
Tiền Phong
3.3.1. Ảnh hưởng của độ dẫn điện đến cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất
trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Bảng 3.6. Ảnh hưởng độ dẫn điện đối với cấu trúc của quần xã Ve giáp tại
đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
Các chỉ số
Các tầng phân bố
-1 -2
Lần thu mẫu
thứ nhất
Lần thu mẫu
thứ hai
Lần thu
mẫu thứ
nhất
Lần thu
mẫu thứ hai
Độ dẫn điện 0,9 0,5 0,8 1,1
S 6 6 4 9
MĐTB 12000 9600 5600 9600
H' 1,529 1,676 1,277 2,095
J' 0,8535 0,9355 0,9212 0,9534
Ghi chú:
-1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 -20cm
S: Số lượng loài theo tầng phân bố J': Chỉ số đồng đều
H': Chỉ số đa dạng loài MĐTB: Mật độ trung bình
29
Độ dẫn điện của đất là một trong những yếu tố sinh thái quan trọng có
tác động trực tiếp đến các giai đoạn sống của sinh vật: Sinh trưởng, phát
triển,… và độ dinh dưỡng của đất. Đo độ dẫn điện là việc làm cần thiết để ước
lượng độ mặn của đất. Có nghĩa là nồng độ muối càng cao thì độ dẫn điện
càng mạnh. Tùy từng loại sinh vật mà độ dẫn điện cao hay thấp tạo điều kiện
thuận lợi hoặc bất lợi hoặc không ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh trưởng
và phát triển của sinh vật.
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dẫn điện tới cấu trúc quần xã Ve giáp
qua 2 lần thu mẫu được thế hiện ở bảng 3.7.
Phân tích bảng 3.7 cho thấy:
Tại tầng đất 0 - 10cm số lượng Ve giáp đều là 6 loài tại cả 2 lần thu
mẫu và tại tầng đất 10 - 20cm số loài Ve giáp lại tăng từ 4 loài (ở lần thu mẫu
thứ 1) lên còn 9 loài (ở lần thu mẫu thứ 2). Từ kết quả này cho chúng ta thấy
độ dẫn điện có ảnh hưởng tới số loài trong khu vực nghiên cứu.
Tại tầng đất 0 - 10cm, MĐTB của Ve giáp giảm cùng với độ dẫn điện,
từ 11200 cá thể/m3
(lần thu mẫu thứ 1) xuống 9600 cá thể/m3
(lần thu mẫu thứ
2); Tại tầng đất 10 - 20cm khi độ dẫn điện tăng thì MĐTB của Ve giáp cũng
tăng từ 5600 cá thể/m3
lên 9600 cá thể/m3
, chứng tỏ MĐTB của quần xã Ve
giáp tăng tỉ lệ thuận với độ dẫn điện đất tại điểm nghiên cứu.
Chỉ số độ đa dạng H': Độ dẫn điện tại tầng đất 0 - 10cm giảm thì chỉ số
đa dạng H' tăng, từ 1,529 tăng 1,676; Tại tầng đất 10 - 20cm, độ dẫn điện tăng
thì độ đa dạng H' cũng tăng từ 1,277 lên 2,095.
Chỉ số độ đồng đều J': Độ dẫn điện tại tầng đất 0 - 10cm giảm thì độ
đồng đều J' tăng từ 0,8535 lên 0,9355; Tại tầng đất 10 - 20cm, độ dẫn điện
tăng thì độ đồng đều J' cũng tăng từ 0,9212 lên 0,9534.
30
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) tại đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất
trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong
Các chỉ số
Các tầng phân bố
-1 -2
Lần thu mẫu
thứ nhất
Lần thu
mẫu thứ hai
Lần thu mẫu
thứ nhất
Lần thu
mẫu thứ hai
Nhiệt độ
(°C)
30 28,8 29,7 28,9
S 6 6 4 9
MĐTB 11200 7200 9600 8800
H' 1,529 1,676 1,277 2,095
J' 0,8535 0,9355 0,9212 0,9534
Ghi chú:
-1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 - 20cm
S: Số lượng loài theo tầng phân bố J': Chỉ số đồng đều
H': Chỉ số đa dạng loài MĐTB: Mật độ trung bình
Qua kết quả bảng 3.8 ta thấy: Tại tầng đất 0 - 10cm khi nhiệt độ giảm
từ 300
C (lần thu mẫu thứ 1) xuống 28,80
C (lần thu mẫu thứ 2) số loài Ve giáp
là 6 loài ở cả 2 lần thu mẫu. Tại tầng đất 10 - 20cm, nhiệt độ giảm từ 29,70
C
(lần thu mẫu thứ 1) xuống 28,90
C (lần thu mẫu thứ 2) thì số loài Ve giáp tăng
từ 4 loài (lần thu mẫu thứ 1) lên 9 loài (lần thu mẫu thứ 2). Tại nhiệt độ
28,90
C (lần thu mẫu thứ 2) tầng đất 10 - 20cm có số lượng loài cao nhất 9
loài; nhiệt độ 29,70
C (lần thu mẫu thứ 2) tầng đất 10 - 20cm có số lượng loài
ít nhất 4 loài.
Khi nhiệt độ giảm thì MĐTB tại 2 tầng đất đều giảm từ 11200 cá
thể/m3
xuống 7200 cá thể/m3
tại tầng đất 0 - 10cm và từ 9600 cá thể/m3
xuống
8800 cá thể/m3
tại tầng đất 10 - 20cm.
31
Khi nhiệt độ giảm, chỉ số đa dạng H' tại 2 tầng đất đều tăng từ 1,529 lên
1,676 tại tầng đất 0 - 10cm và từ 1,277 lên 2,095 tại tầng đất 10 - 20cm. Tại
nhiệt độ 28,90
C chỉ số đa dạng H' có giá trị cao nhất 2,095 tại lần thu mẫu thứ
2 tầng đất 10 - 20cm và tại nhiệt độ 29,70
C có giá trị thấp nhất 1,277 tại lần
thu mẫu thứ 1 tầng đất 0 - 10cm.
Khi nhiệt độ giảm, chỉ số đồng đều J' tại 2 tầng đất đều tăng từ 0,8535
lên 0,9355 ở tầng đất 0 - 10cm và từ 0,9212 lên 0,9534 tại tầng đất 10 - 20cm.
Tại nhiệt độ 28,90
C chỉ số đồng đều J' có giá trị cao nhất 0,9534 tại lần thu
mẫu thứ 2 tầng đất 10 - 20cm và tại nhiệt độ 300
C có giá trị thấp nhất 0,8535
tại lần thu mẫu thứ 1 tầng đất 0 - 10cm.
32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng thuộc xã
Tiền Phong ghi nhận có 21 loài thuộc 13 giống và 10 họ, trong đó có 5 loài
sp., tầng đất 0 - 10cm có 11 loài và tầng đất 10 - 20cm có 13 loài. Có 9 loài
ưu thế theo tầng thẳng đứng, trong đó có 2 loài Scheloribates pallidulus (C. L.
Koch, 1840); Lamellobates palustris Hammer, 1958 chiếm ưu thế tại 2 tầng
đất. 21 loài ưu thế trong 2 lần thu mẫu, kết quả phân tích cho thấy các loài Ve
giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong
đều có mặt tại 2 tầng đất 0 - 10cm và 10 - 20cm.
Có 2 loài xuất hiện tại 2 lần thu mẫu là: Scheloribates pallidulus (C. L.
Koch, 1840); Lamellobates palustris Hammer, 1958 và loài Scheloribates
pallidulus (C. L. Koch, 1840) xuất hiện tại 2 tầng phân bố tại 2 lần thu mẫu.
Mật độ trung bình của quần xã Ve giáp: Tầng đất 0 - 10cm là 21600 cá
thể/m3
cao hơn tầng đất 10 - 20cm là 15200 cá thể/m3
. Chỉ số đa dạng loài H'
tại tầng đất 10 - 20cm là 2,452 cao hơn tại tầng đất 0 - 10cm là 2,179. Chỉ số
đồng đều J' tại tầng đất 10 - 20cm là 0,9558 cao hơn tại tầng đất 0 - 10cm là
0,9087.
Độ dẫn điện đo được tại sinh cảnh nghiên cứu khá cao, từ 0,3 -
1,1mS/m, tại tầng đất 0 - 10cm khi độ dẫn điện giảm (0,9 - 0,5 mS/m), chỉ số
đa dạng loài H', chỉ số đồng đều J’ tăng không đáng kể, số lượng loài bằng
nhau 6 loài và MĐTB giảm từ 12000 - 9600. Nhưng tại tầng đất 10 - 20 cm
khi độ dẫn điện tăng (0,8 - 1,1mS/m) thì số lượng loài, MĐTB, chỉ số đa dạng
loài H' tăng khá cao (Số lượng loài từ 4 - 9; MĐTB từ 5600 - 9600; H' từ
1,277 - 2,095); chỉ số đồng đều J’ cũng tăng nhưng không đáng kể.
Nhiệt độ ít ảnh hưởng tới chỉ số đa dạng loài H' và chỉ số đồng đều J'
của quần xã Ve giáp nhưng lại ảnh hưởng lớn tới MĐTB và số lượng loài Ve
giáp tại điểm thu mẫu. Cụ thể, khi nhiệt độ tại 2 tầng đất đều giảm (từ 300
C -
28,80
C và 29,70
C - 28,90
C) thì chỉ số đa dạng loài H'; chỉ số đồng đều J' đều
tăng nhưng không đáng kể; MĐTB giảm (từ 11200 - 7200 và 9600 - 8800);
33
Số lượng loài tại tầng đất 10 - 20cm tăng từ 4 - 9 loài, riêng tại tầng đất 0 -
10cm thì có số lượng loài bằng nhau 6 loài.
KIẾN NGHỊ
Kết quả ghi nhận và đánh giá về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái
đến thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida mới chỉ đạt được ở mức độ
tương đối do điều kiện nghiên cứu có hạn. Do đó cần có thêm đề tài nghiên
cứu và điều kiện nghiên cứu để có thể đánh giá chính xác hơn sự tác động của
các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida, từ đó đưa ra các biện pháp
bảo tồn đa dạng hệ sinh thái đất.
34
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Thị Thắm, Đào Duy Trinh, Dương
Thị Thanh (2017), "Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại sinh cảnh
rừng tự nhiên, rừng trồng và vùng phụ cận tại vườn Quốc gia Ba Vì", Hội
nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ VII
20/10/2017.
2. Tạ Mạnh Cường, Đào Duy Trinh, (2014), Nghiên cứu vai trò chỉ thị
của bộ Oribatida ở đai cao trên 700m Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hội nghị côn
trùng học quốc gia lần thứ 8. Nxb Nông nghiệp.
3. Tạ Mạnh Cường, Vũ Mạnh Quang, Đào Duy Trinh (2012), "Nghiên
cứu cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa khô và mùa mưa ở vườn quốc gia
Xuân Sơn, Phú Thọ", Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 số
18/2012.
4. Đỗ Thị Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh, (2017), " Nghiên
cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo 4 loại đất ở vùng đồng
bằng sông Hồng, Việt Nam", Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội Tập 33, số 4
(2017).
5. Vũ Quang Mạnh (2003), Sinh thái học đất, Nxb Đại học sư phạm Hà
Nội.
6. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp
Oribatida, Nxb KH và KT, 21.
7. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, (1995), "Danh sách các loài Ve
giáp đất (Acari: Oribatida) ở Việt Nam", Tạp chí sinh học, 17 (3).
8. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, (2006), "Ve giáp họ Oppiidae
Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Gran
djean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983", Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà
Nội, T, XXII, 4.
35
9. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2013), "Đánh giá vai trò chỉ thị
sinh học của quần xã Oribatida trong hệ sinh thái đất ở VQG Xuân Sơn, Phú
Thọ", Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, số 26 (5).
10. Trần Đình Nghĩa (chủ biên), (2005), Sổ tay thực tập thiên nhiên,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh, (2012), "Nghiên cứu thành
phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh
Quảng Bình", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công
Nghệ 28.
12. Đào Duy Trinh, (2015), “Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp
(Acari: Oribatida) ở sinh cảnh vườn quanh nhà, đất canh tác và các tràng cỏ
cây bụi vườn quốc gia Tam Đảo”, Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển nông
thôn tháng 9/2015.
13. Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, (2017), “Thành phần và cấu
trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác độ cao 989m tại vườn
quốc gia Tam Đảo”. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên Sinh vật,
Hội Nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII 20/10/2017.
14. Đào Duy Trinh, Phan Trọng Trường, (2017), "Nghiên cứu phân Urê
đến sự biến động về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)", Hội nghị
Côn trùng học Quốc gia lần thứ 9, NXB Nông nghiệp.
15. Quả mướp đắng: Thức ăn ngon vị thuốc quý, báo điện tử. Hội dược
liệu Việt Nam VIMAMES.
16. Viện dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam.
TIẾNG ANH
17. Archaux F., Wolter V. (2006), "Impact of summer drought on forest
biodiversity: What do me know?" Ann. For Sci., 63.
18. Balogh. J and Balogh P., (1992), The Oribatid Genera of the
World, HNHM Press, Budapest, V.1 and 2.
36
19. Janet Wissuwa, Jörg-Alfred Salamon, Thomas Frank, (2013).
Oribatida (Acari) in grassy arable fallows are more affected by soil properties
than habitat age and plant species. European Journal of Soil Biology 59.
20. Karasawa S. (2004), "Effects of microhabitat diversity and
geographical isolation on Oribatida mite (Acari: Oribatida) communites in
mangrove forests", Biologocal Lett., 43.
21. Karasawa S. (2004), "Effects of microhabitat diversity and
geographical isolation on Oribatida mite (Acari: Oribatida) communites in
mangrove forests", Pedobiologia, 48(3).
22. Maraun M., Scheu S. (2003), "The structure of Oribated mite
communites (Acari, Oribatida): pattems, mechanisms and implications for
future research", Ecography 23.
23. Primer-E Ltd. (2001), Primer 5 for Windows, Version 5.2.4, 2001.
24. Vu Quang Manh (2015), The Oribatis Mite Fauna (Acari: Oribatida
of Vietnam - Systenmatics, Zoogeography and Formation, Pensoft, 2015.
25. Zaitsev A,S., Wolters V. (2006), "Geographic determinants of
Oribatid mite communities Structure and diversity across Europe: a
longitudinal Perspective", European Jour. Of Soil Biology 42.
INTERNET
26.http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%B
B%91c_gia_C%C3%A1t_B%C3%A0
27. http://www.Hammen L. van D. (2009), Berlese’s primitive
Oribatida mites.
28.http://biodiversity.wwviews.org/wp-content/uploads/2011/11/WW/
Views-on-Biodiversity-Information-material-for-Citizens-Vietnamese.pdf
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. TỔNG SỐ CÁ THỂ, SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ MĐTB CỦA VE GIÁP
TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ TIỀN PHONG
TẦNG ĐẤT 0 - 10cm
STT Tên loài
Lần lấy mẫu 1 (26/08/2018) Lần lấy mẫu 2 (30/09/2018) Chung 2 lần
Số lượng Tổng %UT Số lượng Tổng %UT Tổng %UT
1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 2/1/1 4 26.67% 0% 4 14.81%
2 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 1/1/4 6 40.00% 0% 6 22.22%
3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 1 1 6.67% 0% 1 3.70%
4
Hoplophorella cuneiseta Mahunka,
1988
1 1 6.67% 0% 1 3.70%
5 Lamellobates palustris Hammer, 1958 2 2 13.33% 1/1 2 16.67% 4 14.81%
6 Scheloribates sp. 1 1 6.67% 0% 1 3.70%
7 Eremobelba sp. 0% 1 1 8.33% 1 3.70%
8 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 0% 1 1 8.33% 1 3.70%
9 Indotritia completa Mahunka, 1987 0% 1/2/1 4 33.33% 4 14.81%
10 Indotritia sp. 0% 2 2 16.67% 2 7.41%
11
Scheloribates pallidulus (C. L. Koch,
1840)
0% 1/1 2 16.67% 2 7.41%
Tổng số cá thể 15 12 27
Tổng số loài 6 6 11
Mật độ trung bình 12000 9600 21600
TẦNG ĐẤT 10 - 20cm
STT Tên loài
lần lấy mẫu 1 (26/08/2018) lần lấy mẫu 2 (30/09/2018) Chung 2 đợt
Số
lượng
Tổng %UT
Số
lượng
Tổng %UT Tổng %UT
1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 2 2 28.57% 0% 2 10.53%
2
Scheloribates pallidulus (C. L. Koch,
1840)
1/2 3 42.86% 0% 3 15.79%
3 Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954 1 1 14.29% 0% 1 5.26%
4 Papillacarus aciculatus (Berlese, 1905) 1 1 14.29% 0% 1 5.26%
5 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 0% 1 1 8.33% 1 5.26%
6 Eremulus evenifer Berlese, 1913 0% 1/2 3 25.00% 3 15.79%
7 Eremulus sp. 0% 1 1 8.33% 1 5.26%
8 Zetochestes saltator Oudemans, 1915 0% 1 1 8.33% 1 5.26%
9
peloribates pseudoporosus Balogh et
Mahunka, 1967
0% 1/1 2 16.67% 2 10.53%
10 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 0% 1 1 8.33% 1 5.26%
11 Tectocepheus sp. 0% 1 1 8.33% 1 5.26%
12 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) 0% 1 1 8.33% 1 5.26%
13 Subpirnodus mirabilis Mahunka, 1988 0% 1 1 8.33% 1 5.26%
Tổng số cá thể 7 12 19
Tổng số loài 4 9 13
Mật độ trung bình 5600 9600 15200
PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH PHÂN TÍCH MẪU VÀ ĐỊNH LOẠI
MẪU TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI VE GIÁP
ACARI: ORIBATIDA
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM
PRIMER
PRIMER 4/12/2019
DIVERSE
Univariate Diversity indices
Lần thu mẫu thứ 1:
Sample S N J' H'(loge)
A1 6 15 0.8535 1.529
A2 4 7 0.9212 1.277
Chung 9 22 0.8651 1.901
Lần thu mẫu thứ 2:
Sample S N J' H'(loge)
A1 6 12 0.9355 1.676
A2 9 12 0.9534 2.095
CHUNG 14 24 0.9552 2.521
Chung cả 2 lần:
Sample S N J' H'(loge)
A1 11 27 0.9087 2.179
A2 13 19 0.9558 2.452
Chung 21 46 0.9141 2.783

More Related Content

What's hot

Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...Hao Duong Van
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...hanhha12
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (19)

Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đặc tính liên kết O-glycan của lectin từ rong đỏ, HAY - Gửi miễn ph...
 
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối rễ cây cam canh, cây cam v2 tạ...
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
 
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mốiLuận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
Luận văn: Nghiên cứu thành phần loài, đặc trưng phân bố của mối
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
 
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận án: Quá trình phục hồi rừng tự nhiên tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc nhân tố phiên mã ở cây đậ...
 
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
Đánh Giá Hiện Trạng Thoát Nước Và Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Của Thành Phố Vĩn...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sông hồng đoạn chảy qua thành phố hà nội ...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nướcĐề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
đáNh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại farm l...
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
Nghiên cứu một số đặc điểm và đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại lá thông nh...
 

Similar to Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng thuộc xã tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Quocphong Nguyen
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuanHải Nguyễn
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...nataliej4
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng thuộc xã tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội (20)

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đất trồng hoa cúc thuộ...
 
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp tại đồi chè khu thống nhất...
 
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
Khóa luận Phân lập và định danh một số vi sinh vật có khả năng kích thích sin...
 
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của dân tộc h’mông tại xã trung...
 
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương   cinamomum balansae trồng nă...
Nghiên cứu sinh trưởng và chăm sóc cây gù hương cinamomum balansae trồng nă...
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền quần thể Bách xanh tự nhiên (Calocedru...
 
Luan van ths nguyen minh hai chuan
Luan van ths nguyen minh hai   chuanLuan van ths nguyen minh hai   chuan
Luan van ths nguyen minh hai chuan
 
Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAY
Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAYSự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAY
Sự tạo mô sẹo và dịch treo tế bào từ giống lúa một bụi đỏ, HAY
 
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đGiải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
Giải pháp bảo tồn, sử dụng tài nguyên cây thuốc tại tỉnh Gia Lai, 9đ
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
Nghiên cứu bảo quản thanh long ruột trắng sau thu hoạch bằng màng gelatin kết...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
Nghiên Cứu Thành Phần Loài Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên lâm phần có loài cây nghiến gân ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiếnLuận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
Luận án: Biện pháp kỹ thuật theo hướng thâm canh lúa cải tiến
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng thuộc xã tiền phong, huyện mê linh, thành phố hà nội

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== BÙI THỊ MỸ DUNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ TIỀN PHONG, HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học HÀ NỘI, 2019
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN ====== BÙI THỊ MỸ DUNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ TIỀN PHONG,HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Duy Trinh HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận, tôi đã được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các đơn vị và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, Tiến sĩ và cán bộ của bộ môn Động vật học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 - đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ khoa học - kỹ thuật và hướng dẫn tôi để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu. Trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình ông Phan Văn Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin cần biết khi thu mẫu và nghiên cứu tại đất trồng mướp đắng của gia đình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Duy Trinh công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội - người thầy đã định hướng những bước đi đầu tiên và cũng là người luôn theo sát, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin cảm ơn tới bạn Phạm Thị Thu Hà, bạn Nguyễn Như Huyền và bạn Nguyễn Viết Thị Vân sinh viên k41 - Khoa Sinh - KTNN Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu, tách lọc mẫu và bảo quản mẫu. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, cổ vũ tinh thần để tôi hoàn thành tốt khóa luận của mình và kết thúc chương trình học đúng hạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Bùi Thị Mỹ Dung
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu, kết quả trong khóa luận này hoàn toàn trung thực, không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Công trình nghiên cứu này chưa được công bố trên bất kì một tư liệu nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Bùi Thị Mỹ Dung
  • 5. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Viết tắt 1 -1 Tầng đất 0 - 10cm 2 -2 Tầng đất 10 - 20cm 3 MĐTB Mật độ trung bình 4 H' Chỉ số đa dạng loài 5 J' Chỉ số đồng đều 6 S Số lượng loài theo tầng phân bố 7 TS Tiến sĩ 8 Lần 1 Lần thu mẫu thứ nhất 9 Lần 2 Lần thu mẫu thứ hai 10 sp. Chưa xác định được tên 11 cs. Cộng sự
  • 6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 NỘI DUNG....................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới.................. 4 1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)..................... 4 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) .................. 4 1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ...................................................................................... 5 1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam.................. 6 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida).................... 6 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) .................. 6 1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quầ xã Ve giáp (Acari: Oribatida). ..................................................................................... 7 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................... 9
  • 7. 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 9 2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 11 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 11 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 11 2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa.................................................................... 11 2.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..................................................... 12 2.4.3. Phương pháp xác định danh lục loài và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)............................................................................................ 13 2.4.3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ...................................... 13 2.4.3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)..................................... 13 2.4.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu .......................................... 13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................... 15 3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng cây mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 15 3.1.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong................................................................ 15 3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong............................... 21 3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong................................................................. 22 3.2.1. Đa dạng thành phần loài........................................................................ 23 3.2.2. Mật độ trung bình.................................................................................. 23 3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H' và chỉ số đồng đều J'......................................... 23 3.2.4. Các loài ưu thế....................................................................................... 24 3.2.4.1. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong các tầng thẳng đứng ....... 24 3.2.4.2. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong 2 lần thu mẫu.................. 26
  • 8. 3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong... 28 3.3.1. Ảnh hưởng của độ dẫn điện đến cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 28 3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong .............................. 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Danh mục loài Ve giáp tại các tầng đất phân bố tại đất truồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong................................................... 17 Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp tại đất trồng ............... 21 mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong......................................... 21 Bảng 3.3. Một số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp trong 2 lần theo các tầng phân bố .................................................................................................... 22 Bảng 3.4. Số lượng các thể của Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng ...... 24 tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong............................................................ 24 Bảng 3.5. Các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong theo 2 lần thu mẫu (đơn vị %) ...................................... 26 Bảng 3.6. Ảnh hưởng độ dẫn điện đối với cấu trúc của quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ............................... 28 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong............................... 30
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Ve giáp ...............................................................9 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao.10 Hình 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo tầng thẳng đứng ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong.............................................23 Hình 3.2. Cấu trúc ưu thế của quần xã Ve giáp ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong ..............................................................................25 Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã tiền Phong theo 2 lần thu mẫu.......................................27
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mướp đắng (còn gọi là Khổ qua) là một cây leo thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Mướp đắng không chỉ là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phần ăn được trong quả mướp đắng chiểm khoảng 95% (Viện dược liệu), 1993 [16], là một trong ngũ vị được con người ưa thích: Đắng-cay-chua-chát-ngọt. Ngoài ra, nó còn là một dược liệu quý, cụ thể như có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng,…. Chất glycoside có tác dụng làm giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư (Hội dược liệu Việt Nam VIMAMES) [15]. Môi trường đất là một môi trường sống rất đặc thù, với cấu trúc phúc tạp, trong đó chứa cả một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú. Ve giáp (Acari: Oribatida) là những động vật có kích thước nhỏ mật độ quần thể lớn, đa dạng về thành phần loài, đặc điểm phân bố rộng, rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống (Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]. Do mật độ quần thể lớn, có thể đạt tới hàng trăm nghìn cá thể trên một mét vuông đất, thành phần loài đa dạng nên việc nghiên cứu đầy đủ nhóm động vật này sẽ góp phần làm chủ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đánh giá đặc điểm khu hệ và tính chất địa động vật (Vũ Quang Mạnh, 2003) [5]. Việt Nam nằm ở vị trí địa lý trung gian và chuyển tiếp của nhiều trung tâm phát sinh và phát tán, di cư của nhiều nhóm động vật trong đó có hệ động vật Ve giáp. Cho đến nay khu hệ động vật Ve giáp Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ và chưa đồng bộ ở các vùng lãnh thổ (Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh, 2012) [11]. Hiện nay, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh có diện tích đất trồng nông nghiệp rất lớn. Cũng như ở những nơi khác để đạt được năng suất và tránh sâu bệnh nên các loại phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng cho cây trồng. Vì
  • 12. 2 vậy các quần xã động vật đất bị ảnh hưởng một phần nào đó mà cụ thể là quần xã ve giáp. Việt Nam là một trong những Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Đa dạng sinh học là sự đa dạng của sự sống trên trái đất. Khái niệm này bao gồm các loài thực vật, động vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông hồ và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 mức độ: Loài, hệ sinh thái và thông tin di truyền/nguồn gen (Tài liệu internet) [28]. Đa dạng loài bao gồm các loài động vật, thực vật và vi khuẩn. Mỗi cá thể sinh vật có đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau sinh sản ra thế hệ tương lai; Đa dạng hệ sinh thái bao gồm các khu vực như hồ, rừng, rạn san hô. Ở đó các loài thực vật, động vật và vi sinh vật tồn tại cùng nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau; Đa dạng thông tin di truyền bên trong mỗi cơ thể bao gồm hình thành nên loài, chúng có thể sống và phân chia. Có sự khác biệt nhỏ giữa các thành viên của loài (Tài liệu internet) [28]. Với tất cả các lý do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học và phân bố của ve giáp thuộc đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, nhiệt độ) đến sự phân bố, thành phần loài và các chỉ số sinh học của quần xã Ve giáp ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định thành phần loài, phân tích độ đa dạng và sự phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong. Tìm hiểu một số chỉ số định lượng của ve giáp (số loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng H', chỉ số đồng đều J' và độ ưu thế D). Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, nhiệt độ) đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu tại xã Tiền Phong.
  • 13. 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Đánh giá vai trò chỉ thị của Ve giáp (Acari: Oribatida) đặc trưng cho môi trường đất ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong. Cung cấp thêm bằng chứng về tính đa dạng sinh học Ve giáp (Acari: Oribatida) của xã Tiền Phong. Bổ sung cho người dân dẫn liệu mới về nguồn tài nguyên đất phong phú và hữu ích. Lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (độ dẫn điện, nhiệt độ) ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong đến thành phần loài và cấu trúc của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo chiều sâu thẳng đứng trong đất (từ 0 - 10cm và 10 - 20cm). 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài bổ sung dữ liệu về thành phần loài Ve giáp, góp phần đánh giá tài nguyên đa dạng động vật tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong và khảo sát cấu trúc quần xã Ve giáp, góp phần dự đoán ảnh hưởng của người dân tác động đến hệ sinh thái đất tại đây.
  • 14. 4 NỘI DUNG Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới 1.1.1 Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) Năm 2004, theo Karasawa S. thành phần loài Ve giáp do sự ảnh hưởng của sự phân cắt địa lý ít hơn so với thành phần loài Ve giáp chịu ảnh hưởng của sự đa dạng vi sinh cảnh (Microhabitat). Tác giả thu thập mẫu Ve giáp ở hai hòn đảo các xa nhau 470km với 3 mức độ chiều cao lần lượt là 0 - 50cm, 50 - 100cm và 100 - 150cm so với mặt đất từ lá cây, vỏ cây, rễ cây, đất nền và tảo biển, kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: Ở đầu rễ cây và vỏ thân cây khác với ở lá cây, đất nền và tảo biển về thành phần loài quần xã Ve giáp; Ở cùng một kiểu khuynh hướng giống nhau hơn so với những quần xã thuộc các sinh cảnh khác nhau nhưng cùng một địa điểm (Karasawa S., 2004) [20]. Một trong những công trình nghiên cứu về Acari sớm nhất là của tác giả Berlese. Chỉ từ năm 1881 đến 1923, ông đứng tên một mình hoặc là đồng tác giả của 73 công trình nghiên cứu về Acari, Microarthropoda, Scorpiones.Trong đó ông đã mô tả khoảng hơn 120 loài ve giáp (Acari: Oribatida). Tuy nhiên tất cả những loài do Berlese mô tả đều viết bằng tiếng la tinh, rất ngắn gọn, chỉ gồm một vài nét gạch đầu dòng vì thế sau này các loài do Berlese mô tả, đã được Hammen (2009) tu chỉnh, sắp xếp lại dựa trên hệ thống phân loại của Grandjean (1954) và công bố trong công trình “Berlese’s primitive Oribatida mites” (Hammen L. Van Der, 2009) (Zipcode Zoo.com) (Tài liệu internet) [26], [27]. 1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) Ve giáp (Acari: Oribatida) là một trong những nhóm động vật có số lượng áp đảo trong đất. Chúng có vai trò rất quan trọng trong lưới thức ăn thông qua sự phân hủy các chất hữu cơ và vi sinh vật lan truyền trong đất. Vì sự phong phú cao của các loài phổ biến Tectocepheus velatus sarekensis và Punctoribates punctum nên mật độ Ve giáp giảm nhẹ không đáng kể với độ
  • 15. 5 tuổi môi trường sống (Janet Wissuwa, Jörg-Alfred Salamon, Thomas Frank, 2013 ) [19]. Archaur và cs. đã nhận định rằng sự khô hạn sẽ làm giảm độ phong phú của nhiều loài trừ một số trường hợp ngoại lệ (một số taxon) trong thời kì khô hạn hoặc ngay sau thời kì này có thể tăng số lượng (Archaux F., Wolter V., 2006) [17]. 1.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) Nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến sự phân bố, độ đa dạng loài và độ đồng đều của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) cũng được các tác giả quan tâm. Năm 2003, Maraun và cs., đã chỉ ra bất kì tổ hợp nào của các nhân tố sử dụng đất như: Phương thưc canh tác, thuốc trừ dâu, phân bón, ….. đều ảnh hưởng tới môi trường sống và các sinh vật đất trong hệ sinh thái (Maraun et al., 2003) [22]. Năm 2004, Karasawa đã nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở đất treo và các yếu tố hữu sinh, vô sinh gây nên sự đa dạng của chúng. Theo tác giả, Ve giáp (Acari: Oribatida) là một trong những nhóm Chân khớp chiếm ưu thế về số lượng trong đất treo. Từ sinh cảnh này thu được không ít hơn 50 loài (Karasawa S., 2004) [21]. Năm 2006, Zaitsev et al., tiến hành nghiên cứu tại nhiều quốc gia châu Âu (Hà Lan - Matxcova thuộc Nga) trong điều kiện rừng rụng lá theo mùa và đưa ra kết luận khí hậu có ảnh hưởng đến mật độ trung bình của quần xã Ve giáp. Cụ thể, theo chiều từ Tây sang Đông, mật độ trung bình các loài sống trên bề mặt thảm lá giảm. Sinh cảnh rừng rụng lá theo mùa của Hà Lan có MĐTB và độ đa dạng H' là từ 57139 cá thể/ m3 đến 28194 cá thể/ m3 và 19,0 loài/ mẫu; tại Đức có 40313 cá thể/ m3 và 24,6 loài/ mẫu; tại Ba Lan có 78092 cá thể/ m3 và 35,1 loài/ mẫu; tại Nga có 6424 cá thể/ m3 và 19 loài/ mẫu (Zaitsev et al., 2006) [25]. Có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò chỉ thị sinh học của Ve giáp (Acari: Oribatida) theo các hướng: chỉ thị cho chất lượng đất ở mức độ loài
  • 16. 6 hay quần xã, chỉ thị cho thuốc trừ sâu, phân bón,… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, chỉ thị cho môi trường đô thị. 1.2. Tình hình nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) Năm 1995, Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa giới thiệu danh sách gồm 146 loài và phân loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở Việt Nam đồng thời tiến hành phân tích đặc điểm thành phần loài của chúng (Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, 1995) [7]. Năm 2006, Ve giáp trong cấu trúc nhóm Chân khớp bé (Microarthropoda) đã được Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh nghiên cứu ở các đai cao địa lý của vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của thời tiết đến sự phân bố của nhóm chân khớp bé theo tầng là rất cao, đã phát hiện được 8 họ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [8]. Năm 2012, tác giả Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ghi nhận được 106 loài và 1 phân loài thuộc 73 giống, 40 họ của 25 liên họ Ve giáp (Acari: Oribatida); kết quả đã bổ sung 8 họ, 36 giống và 78 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình (Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh, 2012) [11]. Năm 2015, tác giả Đào Duy Trinh nghiên cứu về thành phần loài và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) đã nhận định có 48 loài, thuộc 33 giống, 21 họ. Trong đó có 2 loài chưa định tên là Cultroribula sp. và Unguizetes sp. Có 2 họ có số lượng giống và loài nhiều nhất trong tổng số 21 họ là họ Xylobatidae và Otocepheidae, cụ thể có 4 - 5 giống và 7 loài, các họ còn lại chỉ có 1 - 2 loài/ họ. Tại sinh cảnh cảnh vườn quanh nhà, đất canh tác và tràng cỏ cây bụi ở vườn Quốc gia Tam Đảo (Đào Duy Trinh, 2015) [12]. 1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) Năm 2012, Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, "Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo mùa ở hệ sinh
  • 17. 7 thái đất rừng VQG Xuân Sơn, Phú Thọ". Kết quả của nghiên cứu cho thấy khi chuyển mùa từ mừa khô sang mùa mưa các giá trị số lượng loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng H', chỉ số đồng đều J' ở các sinh cảnh nghiên cứu khác nhau đều có sự thay đổi rất rõ rệt (Tạ Mạnh Cường, Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2012) [3]. Vũ Quang Mạnh và Đào Duy Trinh đã chỉ ra rằng: Cấu trúc Ve giáp biến đổi theo tầng sâu của đất, số lượng loài và độ đa dạng loài giảm từ tầng đấy A1 xuống tầng đất A2. Sự phân bố của Ve giáp (Acari: Oribatida) theo chiều sâu của đất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố vô sinh, hữu sinh của đất cũng như hoạt động của con người. Khi đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) trong hệ sinh thái đất ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ (Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2013) [9]. Công trình nghiên cứu thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rùng nhân tác có độ cao 989m tại vườn quốc gia Tam Đảo. Đã ghi nhận được 54 loài trong 38 giống thuộc 22 họ, trong đó có 6 loài thuộc dạng sp.. Tầng đất A1 nhiều loài nhất (34 loài), thứ hai là tầng thảm mục (32 loài), tầng đất A2 (28 loài) và thấp nhất là tầng rêu (23 loài). Có 14 loài ưu thế và phổ biến chiếm từ 5,19% đến 25,44%. Loài Scheloribates là loài chiếm ưu thế ở cả 4 tầng phân bố ( Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, 2017) [13]. Năm 2017, Đỗ Thị Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ghi nhận được 59 loài thuộc 34 giống, 20 họ, trong đó có 5 loài thuộc dạng sp.; bổ sung thêm 38 loài mới cho khu hệ Ve giáp ở địa điểm nghiên cứu và 15 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam thay đổi theo 4 loại đất ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam (Đỗ Thị Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh, 2017) [4]. 1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quầ xã Ve giáp (Acari: Oribatida). Năm 2014, Tạ Mạnh Cường, Đào Duy Trinh nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đai cao trên 700m ghi nhận được 15 loài và 16 loài thuộc bộ Oribatida ưu thế cho cả 4 tầng phân bố và 12 loài ưu thế trong các tầng sâu của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu thế chung cho tầng đất. Các chỉ số
  • 18. 8 định lượng của Oribatida có sự khác biệt giữa 2 đai cao: Đai cao 700 - 900m (S = 17; S1 = 73; MĐTB = 4520; H' = 3,2277; J' = 0.904); Đai cao 900 - 1252m (S = 19; S1 = 73; MĐTB = 5480; H' = 2,348; J' = 0.8162) (Tạ Mạnh Cường, Đào Duy Trinh, 2014) [2]. Năm 2017, Đào Duy Trinh và Phan Trọng Trường nghiên cứu trên đất trồng cải củ tại vườn Sinh học khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, xác định được 16 loài, thuộc 12 giống và 10 họ. Trong các vùng sinh cảnh có tác động của phân Urê có số lượng loài nhiều nhất (11 loài). Độ đa dạng loài cũng đạt lớn nhất ở sinh cảnh có tác động của phân Urê (Đào Duy Trinh, Phan Trọng Trường, 2017) [14].
  • 19. 9 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda), Phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), phân lớp Ve bét (Acari). Đặc điểm hình thái phân loại Ve giáp: Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Ve giáp (Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015) [6], [24] Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi chân I, II, III và IV. Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II. Gnathosoma là phần hàm miệng. Camerostoma là khoang che đôi kìm và phụ miệng. Prodorsum là tấm giáp đầu ngực. Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ gồm 2 đôi chân trước. Podosoma là phần ngực bao gồm 4 đôi chân. Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp sinh dục (G) và 2 đôi chân sau. Notogaster là tấm giáp lưng.
  • 20. 10 Anogenital region là vùng hậu môn - sinh dục bao gồm giáp hậu môn và giáp sinh dục. Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV. Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Ve giáp bậc cao (Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015) [6], [24] a. Mặt lưng b. Mặt bụng c. Mặt bên ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella. le, in, ss: Lông mọc trên lamell, lông interlamella, lông sensilus. Bothridium: Gốc của lông sensilus. Exa và Exp: Lông trước gốc bothridium và lông sau gốc bothridium. tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dưới và chạy song song với lamella. cuspis: Phần đỉnh của tấm lamella, không chìa lên bề mặt cơ thể. prolamela: Phần tấm kéo dài ở trước lamella, không chìa lên trên bề mặt cơ thể.c1, c2, c3, cp, d1, d2, e1, e2, f1, f2,h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các lông notogaster ở Ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dưới miệng; 1a, 1b, 1c và 2a, 3a, 3b, 3c và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres 1, 2, 3 và 4;
  • 21. 11 ap1, ap2, ap3, ap4, ap5, ap sej., ap.st.: Các mấu lồi trong apodemes; ep1, ep2, ep3, ep4: Các gân cơ epimeres của gốc chân; pd1, pd2, pd3, pd4: Các tấm pedotecta phủ mặt trên của gốc các chân; ia, ih, im, ips, iad, ian: Các khe cắt lyrifissures.G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông sinh dục và các lông quanh sinh dục. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Tiến hành thu mẫu đất ở đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu, xóm Đông, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ở các tầng -1 (0 - 10 cm), -2 (10 - 20 cm). 2.3. Thời gian nghiên cứu Tiến hành lấy mẫu theo 2 lần thu mẫu: Lần thu mẫu thứ nhất: 26/08/2018 với tổng số mẫu là 10. Lần thu mẫu thứ hai: 30/09/2018 với tổng số mẫu là 10. Tổng số mẫu định tính đất thu được thể hiện trong bảng sau: Tầng đất Tầng đất 0 - 10cm Tầng đất 10 - 20cm Tổng Thời gian 26/08 30/09 26/08 30/09 Tổng số 5 5 5 5 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ nhật cỡ (5 x 5 x 10)cm, túi nilong đựng mẫu, bút dạ không xóa, thức đo có chia xentimet, cân tiểu li, sổ nhật ký thực địa (Trần Đình Nghĩa) [10]. Thu mẫu: Để có những số liệu của đề tài có độ chính xác cao cần thu mẫu tại thực địa theo phương pháp sau: Tầng đất -1 và -2: Mẫu đất được lấy tại tầng có độ sâu từ 0 - 10cm (tính từ mặt đất) kí hiệu là tầng -1, và tại độ sâu từ 10 - 20cm ký hiệu là tầng -2. Kích thước của mỗi mẫu là (5 x 5 x 10)cm.
  • 22. 12 Cách thu Mẫu: Thu mẫu tại ruộng trồng mướp đắng, mỗi lần thu ở 5 vị trí trong ruộng tương đương với các tầng (tổng 10 mẫu). Lấy lặp lại 2 lần tại mỗi tầng và cùng một địa điểm nghiên cứu. Các mẫu sau khi thu được cho vào 1 túi riêng buộc chặt, bên ngoài dùng bút dạ không xóa ghi các thông số: Tầng đất, ngày tháng, địa điểm,… lấy mẫu và được ghi vào sổ thực địa. Mẫu được đem về phòng thí nghiệm để phân tích từ 5 - 7 ngày sau khi thu mẫu (Vũ Quang Mạnh, 2007) [6]. 2.4.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Dụng cụ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Dụng cụ tách Ve giáp (Acari: Oribatida) ra khỏi mẫu: Bóng điện 100W, Rây lọc, phễu lọc, ống nghiệm 10cm, băng dính,… Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: Đĩa petri, lam kính, lamen, ống hút, kim tách mẫu, giấy thấm, bông,… Hóa chất sử dung: Cồn 900 , formol 4%,… * Định loại Ve giáp (Acari: Oribatida) Mẫu Ve giáp (Acari: Oribatida), trước khi được định loại cần được tẩy màu, làm trong vỏ kitin cứng. Quan sát dưới kính lúp: Dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim tách sơ bộ chúng thành nhóm có hình thù giống nhau, quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng rồi ngược lại. Khi mẫu ở đúng tư thế ta chuyển mẫu sang kính hiển vi [6], [24]. Sau khi quá trình định loại Ve giáp (Acari: Oribatida) hoàn thành, các loài được đo kích thước và chụp ảnh. Các cá thể cùng 1 loài để chung vào một ống nghiệm, dùng dung dịch định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can ghi các thông số tên loài cần thiết bằng bút chì rồi nít lại bằng bông không thấm nước; tất cả ống nghiệm được đặt chung vào lọ thủy tinh lớn chứa formol 4% để bảo quản lâu dài. Ghi tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký phòng thí nghiệm [6], [24]. Danh sách các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) được sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. và Balogp P., 1992 [18]. Các loài trong cùng 1 giống được sắp xếp theo vần a, b,
  • 23. 13 c. Định loại tên loài theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của tác giả: Vũ Quang Mạnh, 2007, 2015 [6], [24]. Tất cả các mẫu ve giáp (Acari: Oribatida) sau khi phân tích, xử lý và định loại đều được TS. Đào Duy Trinh kiểm định lại. 2.4.3. Phương pháp xác định danh lục loài và cấu trúc quần xa Ve giáp (Acari: Oribatida) 2.4.3.1. Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) Dùng phương pháp thu mẫu tại khu vực đất trồng mướp đắng và định loại mẫu để đưa ra danh sách thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida). 2.4.3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) Nghiên cứu cấu trúc quần xa Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong, tiến hành phân tích 4 chỉ số định lượng cơ bản của Ve giáp bao gồm: Số lượng loài, mật độ trung bình (cá thế/m3 đất), chỉ số đa dạng loài H' (Chỉ số Shannon - Waever) và chỉ số đồng đều J' (chỉ số Pielou). Đồng thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4 chỉ số định lượng này theo sinh cảnh và độ sâu của đất. 2.4.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên nền phần mềm primer, 2001; Phần mềm Excel 2003 [23]. * Số lượng loài: Số lượng loài được tính bằng tổng số loài có mặt trong điểm nghiên cứu tại tất cả các lần thu mẫu (với đất là cá thể/m3 ). * Mật độ trung bình: Mật độ trung bình được tính số lượng cá thể trung bình có tại tất cả các lần thu mẫu của địa điểm nghiên cứu (với đất là cá thể/m3 ). * Phân tích độ ưu thế (D)
  • 24. 14 Trong đó: na: Số lượng cá thể của loài a. N: Tổng số cá thể của toàn bộ mẫu theo sinh cảnh hay theo địa điểm. Theo Ermilov và Chistyakov, 2007: Loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ưu thế là những loài có độ ưu thế đạt giá trị 5% trở lên. * Phân tích chỉ số đa dạng loài (H'): Chỉ số (H') Shannon - Weaner: Được sử dụng để tính sự đa dạng loài hay số lượng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của các loài. 1 1 s i i i n n H n N N           Trong đó: s: Số lượng loài thu được. ni: Số lượng cá thể của loài thứ i. N: Tổng số cá thể trong sinh cảnh nghiên cứu. Giá trị H' dao động trong khoảng 0 đến ∞. Chỉ số đa dạng của quần xã phụ thuộc vào 2 yếu tố là số lượng loài và tính đồng đều về sự phong phú của các loài trong quần xã. Một khu vực có số lượng loài hoặc số cá thể nhiều chưa hẳn nơi đó có tính đa dạng cao. Chỉ số đa dạng ở khía cạnh nào đó cho biết tính trạng của quần xã và là một chỉ tiêu có thể đánh giá được tính đa dạng về khu hệ động, thực vật của một khu vực. * Phân tích chỉ số đồng đều (J') - Chỉ số Pielou Trong đó: H': Chỉ số đa dạng loài. S: Số loài có trong sinh cảnh Giá trị J' dao động trong khoảng từ 0 đến 1.
  • 25. 15 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng cây mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong 3.1.1. Thành phần loài Ve giáp ( Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong Qua nghiên cứu thực nghiệm đã thu được 21 loài: Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988; Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905); Papillacarus hirsutus (Aoki, 1961); Indotritia completa Mahunka, 1987; Indotritia sp.; Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954; Tectocepheus sp.; Scheloribates fimbriatus Thor, 1930; Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840); Scheloribates sp.; Truncopes orientalis Mahunka, 1987; Subpirnodus mirabilis Mahunka, 1988; Lamellobates palustris Hammer, 1958; Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987; Eremobelba sp.; Eremulus evenifer Berlese, 1913; Eremulus sp.; Zetochestes saltator Oudemans, 1915; Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958); Peloribates kaszabi Mahunka, 1988; Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 thuộc 10 họ: Phthiracaridae perty, 1841; Oribotritiidae grandjean, 1954; Tectocepheidae grandjean, 1954; Scheloribatidae grandjean, 1953; Oripodidae jacot, 1925; Austrachipteriidae luxton, 1985; Eremobelbidae balogh, 1961; Eremulidae grandjean, 1965; Zetorchestidae michael, 1898; Haplozetidae grandjean, 1936. 13 giống: Hoplophorella Berlese, 1923; Papillacarus Kunst, 1959; Indotrritia Mahunka, 1988; Tectocepheus Berlese, 1913; Scheloribates Berlese, 1908; Truncopes Grandjean, 1956; Subpirnodus Mahunka, 1988; Lamellobates Hammer, 1958; Eremobelba Berlese, 1908; Eremulus Berlese, 1908; Zetochestes Berlese, 1888; Rostrozetes Sellnick, 1925; Peloribates Berlese, 1908 tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong (bảng 3.1) với số lượng tại các tầng đất là khác nhau: Tầng đất 0 - 10cm có 11 loài tầng 10 - 20cm có 13 loài (bảng 3.1).
  • 26. 16 Dựa vào bảng 3.1 ta thấy có 2 loài xuất hiện tại 2 lần thu mẫu là: Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840); Lamellobates palustris Hammer, 1958 và loài Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) xuất hiện tại 2 tầng phân bố và tại 2 lần thu mẫu.
  • 27. 17 Bảng 3.1. Danh mục loài Ve giáp tại các tầng đất phân bố tại đất truồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong STT Họ/Giống/Loài Lần thu mẫu thứ nhất Lần thu mẫu thứ hai Chung 2 lần Họ Giống Loài -1 -2 -1 -2 -1 -2 I PHTHIRACARIDAE PERTY, 1841 I-1 Hoplophorella Berlese, 1923 1 Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988 x x II LOHMANNIIDAE BERLESE, 1916 II-1 Papillacarus Kunst, 1959 2 Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905) x x 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 x x II-2 Indotrritia Mahunka, 1988 4 Indotritia completa Mahunka, 1987 x x 5 Indotritia sp. x x
  • 28. 18 III TECTOCEPHEIDAE GRANDJEAN, 1954 III-1 Tectocepheus Berlese, 1913 6 Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954 x x 7 Tectocepheus sp. x x IV SCHELORIBATIDAE GRANDJEAN, 1953 IV-1 Scheloribates Berlese, 1908 8 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 x x 9 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) x x x x 10 Scheloribates sp. x x V ORIPODIDAE JACOT, 1925 V-1 Truncopes Grandjean, 1956 11 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 x x x x V-2 Subpirnodus Mahunka, 1988 12 Subpirnodus mirabilis Mahunka, 1988 x x
  • 29. 19 VI AUSTRACHIPTERIIDAE LUXTON, 1985 VI-1 Lamellobates Hammer, 1958 13 Lamellobates palustris Hammer, 1958 x x x 14 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 x x VII EREMOBELBIDAE BALOGH, 1961 VII-1 Eremobelba Berlese, 1908 15 Eremobelba sp. x x VIII EREMULIDAE GRANDJEAN, 1965 VIII-1 Eremulus Berlese, 1908 16 Eremulus evenifer Berlese, 1913 x x 17 Eremulus sp. x x IX ZETORCHESTIDAE MICHAEL, 1898 IX-1 Zetochestes Berlese, 1888 18 Zetochestes saltator Oudemans, 1915 x x X HAPLOZETIDAE GRANDJEAN, 1936 X-1 Rostrozetes Sellnick, 1925 19 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) x x
  • 30. 20 X-2 Peloribates Berlese, 1908 20 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 x x x x 21 Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 x x Tổng số loài theo tầng phân bố 6 4 8 7 12 12 Tổng số loài theo lần thu mẫu 9 14 Tổng chung cho 2 lần thu mẫu 21 Ghi chú: -1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 - 20cm Số la mã: Số thứ tự họ Số tự nhiên: Số tứ tự loài Số la mã - số tự nhiên: Số thứ tự giống x: Loài xuất hiện ở khu phân bố
  • 31. 21 3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong Phân tích thành phần phân loại học các loài Oribatida thu được kết quả trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Ve giáp tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong STT Họ Giống Loài Số lượng % Số lượng % 1 Phthira Caridae Perty, 1841 1 7,69 1 4,76 2 Lohmanniidae berlese, 1916 2 15,38 4 19,05 3 Tectocepheidae Grandjean, 1954 1 7,69 2 9,52 4 Scheloribatidae Grandjean, 1953 1 7,69 3 14,29 5 Oripodidae Jacot, 1925 2 15,38 2 9,52 6 Austrachipteriidae luxton, 1985 1 7,69 2 9,52 7 Eremobelba Balogh,1961 1 7,69 1 4,76 8 Eremulidae Grandjean, 1965 1 7,69 2 9,52 9 Zetorchestes Berlese, 1888 1 7,69 1 4,76 10 Haplozetidae Grandjen, 1936 2 15,38 3 14,29 Tổng số 13 100,00 21 100,00 Dựa vào kết quả ở bảng 3.2 ta thấy: Trong tổng số 10 họ đã thu được, họ Lohmanniidae berlese, 1916 có số lượng loài và giống tương đối nhiều hơn so với các họ còn lại, cụ thể có 2 giống và 4 loài, đạt tỷ lệ cao nhất trong tổng số 20 loài và 12 giống đã thu được tại khu vực nghiên cứu (chiếm 15,38% tổng số loài và 19,05% tổng số giống). Có 3 họ đạt tỷ lệ số giống và số loài thấp nhất trong tổng số các giống, các loài đã thu được là họ Phthira Caridae Perty, 1841; Eremobelba Balogh,1961; Zetorchestes Berlese, 1888 đều chỉ có 1 giống và 1 loài tương ứng với 7,69% tổng số giống và 4,76% tổng số loài.
  • 32. 22 Có 3 họ có 1 giống và 2 loài (chiếm 7,69% tổng số giống và 9,52% tổng số loài) là họ Tectocepheidae Grandjean, 1954; Austrachipteriidae luxton, 1985; Eremulidae Grandjean, 1965. Có 1 họ có 2 giống và 2 loài (chiếm 15,38% tổng số giống và 9,52% tổng số loài) là họ Oripodidae Jacot, 1925. Có 1 họ có 1 giống và 3 loài (chiếm 7,69% tổng số giống và 14,29% tổng số loài) là họ Scheloribatidae Grandjean, 1953. Có 1 họ có 2 giống và 3 loài (chiếm 15,38% tổng số giống và 14,29% tổng số loài) là họ Haplozetidae Grandjen, 1936. 3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong Bảng 3.3. Một số định lượng cấu trúc quần xã Ve giáp trong 2 lần theo các tầng phân bố Các chỉ số Các tầng phân bố Tầng đất 0 – 10cm Tầng đất 10 – 20cm S 11 13 S1 21 MĐTB 21600 15200 H' 2,179 2,452 J' 0,9087 0,9558 Ghi chú: S: Số lượng loài theo tầng phân bố S1: Tổng số lượng loài MĐTB: Mật độ trung bình H': Chỉ số đa dạng loài J': Chỉ số đồng đều
  • 33. 23 3.2.1. Đa dạng thành phần loài Hình 3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida theo tầng thẳng đứng tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong Ghi chú: -1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 - 20cm Thành phần loài Ve giáp thu tại mỗi tầng đất tại điểm thu mẫu được thể hiện qua bảng 3.3 và hình 3.1. Số lượng loài tập chung nhiều nhất tại tầng đất 10 - 20cm (13 loài) và số lượng tập chung ít hơn tại tầng đất 0 - 10cm (11 loài). Số lượng loài tại 2 tầng đất chênh lệch nhau ít (2 loài). 3.2.2. Mật độ trung bình MĐTB được tính bằng số lượng cá thể/m3 đất. Từ bảng 3.3 cho thấy MĐTB của Ve giáp tại 2 tầng phân bố như sau: Tầng 0 - 10cm là 21600 cá thể/m3 , tầng 10 - 20cm là 15200 cá thể/m3 . Như vậy tầng đất 0 - 10cm có MĐTB cao hơn so với tầng đất 10 - 20cm tại điểm thu mẫu. 3.2.3. Chỉ số đa dạng loài H' và chỉ số đồng đều J' Theo chiều sâu thẳng đúng trong đất tại 2 tầng 0 - 10cm; 10 - 20cm thì độ đa dạng loài H' và độ đồng đều J' đều tăng. Cụ thể, H' tăng từ 2,179 lên 2,452; J' tăng từ 0,9087 lên 0,9558. Tại tầng đất 10 - 20cm có độ đa dạng H' (2,452) và độ đồng đều J' (0,9558) cao nhất. Do số lượng loài Oribatida nhiều và số cá thể của mỗi loài có sự chênh lệch nhau nhiều.
  • 34. 24 3.2.4. Các loài ưu thế 3.2.4.1. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong các tầng thẳng đứng Bảng 3.4. Số lượng các thể của Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong STT Loài ưu thế Tầng phân bố -1 -2 Số lượng Loài ưu thế D (%) Số lượng Loài ưu thế D (%) 1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 6 27,27 2 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 6 27,27 3 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) 3 13,64 2 8,70 4 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 2 8,70 5 Lamellobates palustris Hammer, 1958 2 9,09 2 8,70 6 peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 2 8,70 7 Indotritia completa Mahunka, 1987 4 17,39 8 Indotritia sp. 2 8,70 9 Eremulus evenifer Berlese, 1913 3 13,04 Ghi chú: -1: Tầng đất từ 0 - 10cm -2: Tầng đất từ 10 - 20cm
  • 35. 25 Hình 3.2. Cấu trúc ưu thế của quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong Ghi chú: Các số thứ tự từ 1 - 9 trên trục hoành là các số tương ứng với tên loài có ở bảng 3.4. Qua bảng 3.4 ta thấy có 5 loài ưu thế tại tầng đất 0 - 10cm với độ ưu thế dao động từ 9,09% đến 27,27%. Tầng đất 10 - 20cm có 7 loài ưu thế dao động từ 8,70% đến 17,39%. Từ bảng 3.4 và hình 3.3 cho thấy trong số 9 loài ưu thế, có 2 loài ưu thế tại cả 2 tầng đất với độ ưu thế khá cao là: Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) tương ứng với 13,64% và 8,70%. Lamellobates palustris Hammer, 1958 tương ứng với 9,09% và 8,70% tại tầng đất 0 - 10 cm và 10 - 20cm. Có 2 loài chỉ chiếm ưu thế tại tầng đất 0 - 10cm là Truncopes orientalis Mahunka, 1987; Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 tương ứng với độ ưu thế đều là 27,27% và 5 loài chỉ chiếm ưu thế tại tầng đất 10 - 20cm là Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 (8,70%); Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 (8,70%); Indotritia completa Mahunka, 1987 (17,39%); Indotritia sp. (8,70%); Eremulus evenifer Berlese, 1913 (13,04%). Có thể nói đây là các loài có vùng phân bố rộng, khả năng thích nghi cao với môi trường đất tại điểm thu mẫu.
  • 36. 26 3.2.4.2. Các loài Ve giáp ưu thế và phổ biến trong 2 lần thu mẫu. Các loài ưu thế trong 2 lần thu mẫu thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.3. Bảng 3.5. Các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong theo 2 lần thu mẫu (đơn vị %) STT Các tầng phân bố Lần thu mẫu thứ nhất Lần thu mẫu thứ 2 -1 -2 -1 -2 Loài ưu thế Độ ưu thế 1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 26,67 28,57 2 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 40,00 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 6,67 4 Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988 6,67 5 Lamellobates palustris Hammer, 1958 13,33 6 Scheloribates sp. 6,67 7 Eremobelba sp. 8,33 8 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 8,33 8,33 9 Indotritia completa Mahunka, 1987 33,33 10 Indotritia sp. 16,67 11 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) 42,86 16,67 12 Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954 14,29 13 Papillacarus aciculatus (Berlese, 1905) 14,29 14 Eremulus evenifer Berlese, 1913 25,00 15 Eremulus sp. 8,33 16 Zetochestes saltator Oudemans, 1915 11 8,33 17 peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 16.67 18 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 8,33 19 Tectocepheus sp. 8,33 20 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) 11 8,33 21 Subpirnodus mirabilis Mahunka, 1988 8,33
  • 37. 27 Ghi chú: -1: Tầng đất từ 0-10cm -2: Tầng đất 10-20cm Hình 3.3. Cấu trúc ưu thế của quần xã Oribatida tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã tiền Phong theo 2 lần thu mẫu Ghi chú: Các số thứ tự từ 1 - 21 trên trục hoành là số tương ứng tên loài có trong bảng 3.5. Qua bảng 3.4 và hình 3.2 ta thấy có 21 loài ưu thế chung cả 2 lần, trong đó: Tại lần thu mẫu thứ 1, tầng đất 0 - 10cm có 6 loài ưu thế, tầng đất 10 - 20cm có 6 loài ưu thế (lần thu mẫu thứ 2), tầng đất 0 - 10cm có 5 loài ưu thế, tầng đất 10 - 20cm có 9 loài ưu thế. Tầng đất 10 - 20cm có loài Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) ưu thế với độ ưu thế cao nhất 42,86% (lần thu mẫu thứ nhất), tầng đất 0 - 10cm có loài Scheloribates fimbriatus Thor, 1930
  • 38. 28 có độ ưu thế là 40,00%; Tầng đất 0 - 10cm có loài Indotritia completa Mahunka, 1987 có độ ưu thế là 33,33%, tầng đất 10 - 20cm có loài Eremulus evenifer Berlese, 1913 có độ ưu thế là 25,00%(lần thu mẫu thứ 2). Kết quả phân tích các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng thuộc xã tiền Phong cho thấy tất cả các loài ưu thế đều có mặt tại 2 tầng đất 0 - 10cm và 10 - 20cm. 3.3. Ảnh hưởng một số yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong 3.3.1. Ảnh hưởng của độ dẫn điện đến cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong Bảng 3.6. Ảnh hưởng độ dẫn điện đối với cấu trúc của quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong Các chỉ số Các tầng phân bố -1 -2 Lần thu mẫu thứ nhất Lần thu mẫu thứ hai Lần thu mẫu thứ nhất Lần thu mẫu thứ hai Độ dẫn điện 0,9 0,5 0,8 1,1 S 6 6 4 9 MĐTB 12000 9600 5600 9600 H' 1,529 1,676 1,277 2,095 J' 0,8535 0,9355 0,9212 0,9534 Ghi chú: -1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 -20cm S: Số lượng loài theo tầng phân bố J': Chỉ số đồng đều H': Chỉ số đa dạng loài MĐTB: Mật độ trung bình
  • 39. 29 Độ dẫn điện của đất là một trong những yếu tố sinh thái quan trọng có tác động trực tiếp đến các giai đoạn sống của sinh vật: Sinh trưởng, phát triển,… và độ dinh dưỡng của đất. Đo độ dẫn điện là việc làm cần thiết để ước lượng độ mặn của đất. Có nghĩa là nồng độ muối càng cao thì độ dẫn điện càng mạnh. Tùy từng loại sinh vật mà độ dẫn điện cao hay thấp tạo điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi hoặc không ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dẫn điện tới cấu trúc quần xã Ve giáp qua 2 lần thu mẫu được thế hiện ở bảng 3.7. Phân tích bảng 3.7 cho thấy: Tại tầng đất 0 - 10cm số lượng Ve giáp đều là 6 loài tại cả 2 lần thu mẫu và tại tầng đất 10 - 20cm số loài Ve giáp lại tăng từ 4 loài (ở lần thu mẫu thứ 1) lên còn 9 loài (ở lần thu mẫu thứ 2). Từ kết quả này cho chúng ta thấy độ dẫn điện có ảnh hưởng tới số loài trong khu vực nghiên cứu. Tại tầng đất 0 - 10cm, MĐTB của Ve giáp giảm cùng với độ dẫn điện, từ 11200 cá thể/m3 (lần thu mẫu thứ 1) xuống 9600 cá thể/m3 (lần thu mẫu thứ 2); Tại tầng đất 10 - 20cm khi độ dẫn điện tăng thì MĐTB của Ve giáp cũng tăng từ 5600 cá thể/m3 lên 9600 cá thể/m3 , chứng tỏ MĐTB của quần xã Ve giáp tăng tỉ lệ thuận với độ dẫn điện đất tại điểm nghiên cứu. Chỉ số độ đa dạng H': Độ dẫn điện tại tầng đất 0 - 10cm giảm thì chỉ số đa dạng H' tăng, từ 1,529 tăng 1,676; Tại tầng đất 10 - 20cm, độ dẫn điện tăng thì độ đa dạng H' cũng tăng từ 1,277 lên 2,095. Chỉ số độ đồng đều J': Độ dẫn điện tại tầng đất 0 - 10cm giảm thì độ đồng đều J' tăng từ 0,8535 lên 0,9355; Tại tầng đất 10 - 20cm, độ dẫn điện tăng thì độ đồng đều J' cũng tăng từ 0,9212 lên 0,9534.
  • 40. 30 3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) tại đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong Các chỉ số Các tầng phân bố -1 -2 Lần thu mẫu thứ nhất Lần thu mẫu thứ hai Lần thu mẫu thứ nhất Lần thu mẫu thứ hai Nhiệt độ (°C) 30 28,8 29,7 28,9 S 6 6 4 9 MĐTB 11200 7200 9600 8800 H' 1,529 1,676 1,277 2,095 J' 0,8535 0,9355 0,9212 0,9534 Ghi chú: -1: Tầng đất 0 - 10cm -2: Tầng đất 10 - 20cm S: Số lượng loài theo tầng phân bố J': Chỉ số đồng đều H': Chỉ số đa dạng loài MĐTB: Mật độ trung bình Qua kết quả bảng 3.8 ta thấy: Tại tầng đất 0 - 10cm khi nhiệt độ giảm từ 300 C (lần thu mẫu thứ 1) xuống 28,80 C (lần thu mẫu thứ 2) số loài Ve giáp là 6 loài ở cả 2 lần thu mẫu. Tại tầng đất 10 - 20cm, nhiệt độ giảm từ 29,70 C (lần thu mẫu thứ 1) xuống 28,90 C (lần thu mẫu thứ 2) thì số loài Ve giáp tăng từ 4 loài (lần thu mẫu thứ 1) lên 9 loài (lần thu mẫu thứ 2). Tại nhiệt độ 28,90 C (lần thu mẫu thứ 2) tầng đất 10 - 20cm có số lượng loài cao nhất 9 loài; nhiệt độ 29,70 C (lần thu mẫu thứ 2) tầng đất 10 - 20cm có số lượng loài ít nhất 4 loài. Khi nhiệt độ giảm thì MĐTB tại 2 tầng đất đều giảm từ 11200 cá thể/m3 xuống 7200 cá thể/m3 tại tầng đất 0 - 10cm và từ 9600 cá thể/m3 xuống 8800 cá thể/m3 tại tầng đất 10 - 20cm.
  • 41. 31 Khi nhiệt độ giảm, chỉ số đa dạng H' tại 2 tầng đất đều tăng từ 1,529 lên 1,676 tại tầng đất 0 - 10cm và từ 1,277 lên 2,095 tại tầng đất 10 - 20cm. Tại nhiệt độ 28,90 C chỉ số đa dạng H' có giá trị cao nhất 2,095 tại lần thu mẫu thứ 2 tầng đất 10 - 20cm và tại nhiệt độ 29,70 C có giá trị thấp nhất 1,277 tại lần thu mẫu thứ 1 tầng đất 0 - 10cm. Khi nhiệt độ giảm, chỉ số đồng đều J' tại 2 tầng đất đều tăng từ 0,8535 lên 0,9355 ở tầng đất 0 - 10cm và từ 0,9212 lên 0,9534 tại tầng đất 10 - 20cm. Tại nhiệt độ 28,90 C chỉ số đồng đều J' có giá trị cao nhất 0,9534 tại lần thu mẫu thứ 2 tầng đất 10 - 20cm và tại nhiệt độ 300 C có giá trị thấp nhất 0,8535 tại lần thu mẫu thứ 1 tầng đất 0 - 10cm.
  • 42. 32 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu quần xã Ve giáp tại đất trồng mướp đắng thuộc xã Tiền Phong ghi nhận có 21 loài thuộc 13 giống và 10 họ, trong đó có 5 loài sp., tầng đất 0 - 10cm có 11 loài và tầng đất 10 - 20cm có 13 loài. Có 9 loài ưu thế theo tầng thẳng đứng, trong đó có 2 loài Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840); Lamellobates palustris Hammer, 1958 chiếm ưu thế tại 2 tầng đất. 21 loài ưu thế trong 2 lần thu mẫu, kết quả phân tích cho thấy các loài Ve giáp ưu thế tại đất trồng mướp đắng tại khu Giọc dầu thuộc xã Tiền Phong đều có mặt tại 2 tầng đất 0 - 10cm và 10 - 20cm. Có 2 loài xuất hiện tại 2 lần thu mẫu là: Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840); Lamellobates palustris Hammer, 1958 và loài Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) xuất hiện tại 2 tầng phân bố tại 2 lần thu mẫu. Mật độ trung bình của quần xã Ve giáp: Tầng đất 0 - 10cm là 21600 cá thể/m3 cao hơn tầng đất 10 - 20cm là 15200 cá thể/m3 . Chỉ số đa dạng loài H' tại tầng đất 10 - 20cm là 2,452 cao hơn tại tầng đất 0 - 10cm là 2,179. Chỉ số đồng đều J' tại tầng đất 10 - 20cm là 0,9558 cao hơn tại tầng đất 0 - 10cm là 0,9087. Độ dẫn điện đo được tại sinh cảnh nghiên cứu khá cao, từ 0,3 - 1,1mS/m, tại tầng đất 0 - 10cm khi độ dẫn điện giảm (0,9 - 0,5 mS/m), chỉ số đa dạng loài H', chỉ số đồng đều J’ tăng không đáng kể, số lượng loài bằng nhau 6 loài và MĐTB giảm từ 12000 - 9600. Nhưng tại tầng đất 10 - 20 cm khi độ dẫn điện tăng (0,8 - 1,1mS/m) thì số lượng loài, MĐTB, chỉ số đa dạng loài H' tăng khá cao (Số lượng loài từ 4 - 9; MĐTB từ 5600 - 9600; H' từ 1,277 - 2,095); chỉ số đồng đều J’ cũng tăng nhưng không đáng kể. Nhiệt độ ít ảnh hưởng tới chỉ số đa dạng loài H' và chỉ số đồng đều J' của quần xã Ve giáp nhưng lại ảnh hưởng lớn tới MĐTB và số lượng loài Ve giáp tại điểm thu mẫu. Cụ thể, khi nhiệt độ tại 2 tầng đất đều giảm (từ 300 C - 28,80 C và 29,70 C - 28,90 C) thì chỉ số đa dạng loài H'; chỉ số đồng đều J' đều tăng nhưng không đáng kể; MĐTB giảm (từ 11200 - 7200 và 9600 - 8800);
  • 43. 33 Số lượng loài tại tầng đất 10 - 20cm tăng từ 4 - 9 loài, riêng tại tầng đất 0 - 10cm thì có số lượng loài bằng nhau 6 loài. KIẾN NGHỊ Kết quả ghi nhận và đánh giá về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida mới chỉ đạt được ở mức độ tương đối do điều kiện nghiên cứu có hạn. Do đó cần có thêm đề tài nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu để có thể đánh giá chính xác hơn sự tác động của các yếu tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida, từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn đa dạng hệ sinh thái đất.
  • 44. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Thị Thu Anh, Nguyễn Thị Thắm, Đào Duy Trinh, Dương Thị Thanh (2017), "Thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) tại sinh cảnh rừng tự nhiên, rừng trồng và vùng phụ cận tại vườn Quốc gia Ba Vì", Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ VII 20/10/2017. 2. Tạ Mạnh Cường, Đào Duy Trinh, (2014), Nghiên cứu vai trò chỉ thị của bộ Oribatida ở đai cao trên 700m Vườn Quốc gia Tam Đảo. Hội nghị côn trùng học quốc gia lần thứ 8. Nxb Nông nghiệp. 3. Tạ Mạnh Cường, Vũ Mạnh Quang, Đào Duy Trinh (2012), "Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida theo mùa khô và mùa mưa ở vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ", Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 số 18/2012. 4. Đỗ Thị Duyên, Lại Thu Hiền, Vũ Quang Mạnh, (2017), " Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) theo 4 loại đất ở vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam", Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội Tập 33, số 4 (2017). 5. Vũ Quang Mạnh (2003), Sinh thái học đất, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội. 6. Vũ Quang Mạnh (2007), Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve giáp Oribatida, Nxb KH và KT, 21. 7. Vũ Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, (1995), "Danh sách các loài Ve giáp đất (Acari: Oribatida) ở Việt Nam", Tạp chí sinh học, 17 (3). 8. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, (2006), "Ve giáp họ Oppiidae Grandjean, 1954 (Acari: Oribatida) ở Việt Nam, II, Phân họ Oppiinae Gran djean, 1951 và Multioppiinae Balogh, 1983", Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, T, XXII, 4.
  • 45. 35 9. Vũ Quang Mạnh, Đào Duy Trinh (2013), "Đánh giá vai trò chỉ thị sinh học của quần xã Oribatida trong hệ sinh thái đất ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ", Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, số 26 (5). 10. Trần Đình Nghĩa (chủ biên), (2005), Sổ tay thực tập thiên nhiên, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Hải Tiến, Vũ Quang Mạnh, (2012), "Nghiên cứu thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ 28. 12. Đào Duy Trinh, (2015), “Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở sinh cảnh vườn quanh nhà, đất canh tác và các tràng cỏ cây bụi vườn quốc gia Tam Đảo”, Tạp chí Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tháng 9/2015. 13. Đào Duy Trinh, Nguyễn Thị Hằng, (2017), “Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác độ cao 989m tại vườn quốc gia Tam Đảo”. Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên Sinh vật, Hội Nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII 20/10/2017. 14. Đào Duy Trinh, Phan Trọng Trường, (2017), "Nghiên cứu phân Urê đến sự biến động về thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida)", Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 9, NXB Nông nghiệp. 15. Quả mướp đắng: Thức ăn ngon vị thuốc quý, báo điện tử. Hội dược liệu Việt Nam VIMAMES. 16. Viện dược liệu (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam. TIẾNG ANH 17. Archaux F., Wolter V. (2006), "Impact of summer drought on forest biodiversity: What do me know?" Ann. For Sci., 63. 18. Balogh. J and Balogh P., (1992), The Oribatid Genera of the World, HNHM Press, Budapest, V.1 and 2.
  • 46. 36 19. Janet Wissuwa, Jörg-Alfred Salamon, Thomas Frank, (2013). Oribatida (Acari) in grassy arable fallows are more affected by soil properties than habitat age and plant species. European Journal of Soil Biology 59. 20. Karasawa S. (2004), "Effects of microhabitat diversity and geographical isolation on Oribatida mite (Acari: Oribatida) communites in mangrove forests", Biologocal Lett., 43. 21. Karasawa S. (2004), "Effects of microhabitat diversity and geographical isolation on Oribatida mite (Acari: Oribatida) communites in mangrove forests", Pedobiologia, 48(3). 22. Maraun M., Scheu S. (2003), "The structure of Oribated mite communites (Acari, Oribatida): pattems, mechanisms and implications for future research", Ecography 23. 23. Primer-E Ltd. (2001), Primer 5 for Windows, Version 5.2.4, 2001. 24. Vu Quang Manh (2015), The Oribatis Mite Fauna (Acari: Oribatida of Vietnam - Systenmatics, Zoogeography and Formation, Pensoft, 2015. 25. Zaitsev A,S., Wolters V. (2006), "Geographic determinants of Oribatid mite communities Structure and diversity across Europe: a longitudinal Perspective", European Jour. Of Soil Biology 42. INTERNET 26.http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn_qu%E1%B B%91c_gia_C%C3%A1t_B%C3%A0 27. http://www.Hammen L. van D. (2009), Berlese’s primitive Oribatida mites. 28.http://biodiversity.wwviews.org/wp-content/uploads/2011/11/WW/ Views-on-Biodiversity-Information-material-for-Citizens-Vietnamese.pdf
  • 47. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. TỔNG SỐ CÁ THỂ, SỐ LƯỢNG LOÀI VÀ MĐTB CỦA VE GIÁP TẠI ĐẤT TRỒNG MƯỚP ĐẮNG THUỘC XÃ TIỀN PHONG TẦNG ĐẤT 0 - 10cm STT Tên loài Lần lấy mẫu 1 (26/08/2018) Lần lấy mẫu 2 (30/09/2018) Chung 2 lần Số lượng Tổng %UT Số lượng Tổng %UT Tổng %UT 1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 2/1/1 4 26.67% 0% 4 14.81% 2 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 1/1/4 6 40.00% 0% 6 22.22% 3 Papilacarus undrirostratus Aoki, 1964 1 1 6.67% 0% 1 3.70% 4 Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988 1 1 6.67% 0% 1 3.70% 5 Lamellobates palustris Hammer, 1958 2 2 13.33% 1/1 2 16.67% 4 14.81% 6 Scheloribates sp. 1 1 6.67% 0% 1 3.70% 7 Eremobelba sp. 0% 1 1 8.33% 1 3.70% 8 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 0% 1 1 8.33% 1 3.70% 9 Indotritia completa Mahunka, 1987 0% 1/2/1 4 33.33% 4 14.81% 10 Indotritia sp. 0% 2 2 16.67% 2 7.41% 11 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) 0% 1/1 2 16.67% 2 7.41% Tổng số cá thể 15 12 27 Tổng số loài 6 6 11 Mật độ trung bình 12000 9600 21600
  • 48. TẦNG ĐẤT 10 - 20cm STT Tên loài lần lấy mẫu 1 (26/08/2018) lần lấy mẫu 2 (30/09/2018) Chung 2 đợt Số lượng Tổng %UT Số lượng Tổng %UT Tổng %UT 1 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 2 2 28.57% 0% 2 10.53% 2 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) 1/2 3 42.86% 0% 3 15.79% 3 Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954 1 1 14.29% 0% 1 5.26% 4 Papillacarus aciculatus (Berlese, 1905) 1 1 14.29% 0% 1 5.26% 5 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 0% 1 1 8.33% 1 5.26% 6 Eremulus evenifer Berlese, 1913 0% 1/2 3 25.00% 3 15.79% 7 Eremulus sp. 0% 1 1 8.33% 1 5.26% 8 Zetochestes saltator Oudemans, 1915 0% 1 1 8.33% 1 5.26% 9 peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 0% 1/1 2 16.67% 2 10.53% 10 Lamellobates ocularis Jeleva et Vu, 1987 0% 1 1 8.33% 1 5.26% 11 Tectocepheus sp. 0% 1 1 8.33% 1 5.26% 12 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) 0% 1 1 8.33% 1 5.26% 13 Subpirnodus mirabilis Mahunka, 1988 0% 1 1 8.33% 1 5.26% Tổng số cá thể 7 12 19 Tổng số loài 4 9 13 Mật độ trung bình 5600 9600 15200
  • 49. PHỤ LỤC 2. HÌNH ẢNH PHÂN TÍCH MẪU VÀ ĐỊNH LOẠI MẪU TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2
  • 50. PHỤ LỤC 3. HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI VE GIÁP ACARI: ORIBATIDA
  • 51. PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU BẰNG PHẦN MỀM PRIMER PRIMER 4/12/2019 DIVERSE Univariate Diversity indices Lần thu mẫu thứ 1: Sample S N J' H'(loge) A1 6 15 0.8535 1.529 A2 4 7 0.9212 1.277 Chung 9 22 0.8651 1.901 Lần thu mẫu thứ 2: Sample S N J' H'(loge) A1 6 12 0.9355 1.676 A2 9 12 0.9534 2.095 CHUNG 14 24 0.9552 2.521 Chung cả 2 lần: Sample S N J' H'(loge) A1 11 27 0.9087 2.179 A2 13 19 0.9558 2.452 Chung 21 46 0.9141 2.783