SlideShare a Scribd company logo
1 of 107
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……/……
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THUỲ VÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC
BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……/……
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THUỲ VÂN
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC
BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60.34.04.03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Thái Thanh Hà
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu
khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thuỳ Vân
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc
gia, Lãnh đạo Cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung,
Khoa Sau đại học thuộc Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy giáo, cô
giáo, các bạn học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS. TS. Thái Thanh Hà đã tận tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận
văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và các cán bộ Chi cục
Kiểm lâm Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện
thuận lợi và khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH
VỰC BẢO VỆ RỪNG...................................................................................... 6
1.1. Lý luận về rừng và bảo vệ rừng ................................................................. 6
1.1.1. Rừng..................................................................................................... 6
1.1.2. Bảo vệ rừng........................................................................................11
1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng..............................................15
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ......................15
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng..............16
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng.....................18
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ........................21
1.2.5. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng...........................25
1.3. Kinh nghiệm và bài học trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
ở một số địa phƣơng........................................................................................27
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ở một số địa
phƣơng .........................................................................................................27
1.3.2. Bài học về quản lý nhà nƣớc đối với công tác bảo vệ rừng ..............33
Tiểu kết Chƣơng 1...........................................................................................34
iv
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO
VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016..................35
2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Bình .......................................35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng
của tỉnh Quảng Bình ....................................................................................35
2.1.2. Hiện trạng rừng và tình hình xâm hại rừng ở tỉnh Quảng Bình ........39
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình .....................................................................................................46
2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng của tỉnh Quảng Bình.......46
2.2.2. Ban hành các văn bản quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừng ...............52
2.2.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng .....................................55
2.2.4. Quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng............57
2.2.5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng..............60
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo
vệ rừng .........................................................................................................61
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh
Quảng Bình .....................................................................................................62
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ
rừng ..............................................................................................................62
2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ
rừng ..............................................................................................................65
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về công
tác bảo vệ rừng.............................................................................................66
Tiểu kết Chƣơng 2...........................................................................................68
Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH .......69
3.1. Quan điểm, định hƣớng về bảo vệ rừng...................................................69
v
3.1.1. Quan điểm về bảo vệ rừng.................................................................69
3.1.2. Định hƣớng về bảo vệ rừng ...............................................................71
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh
Quảng Bình .....................................................................................................73
3.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lƣợng kiểm lâm..73
3.2.2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng................76
3.2.3. Thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh để huy động nguồn
lực cho công tác bảo vệ rừng .......................................................................78
3.2.4. Đầu tƣ cho phát triển sản xuất của ngƣời dân sống gần rừng ...........80
3.2.5. Thực hiện rộng rãi mô hình quản lý rừng cộng đồng........................81
3.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ
rừng ..............................................................................................................83
3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành và tỉnh Quảng Bình ..........86
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành .................................86
3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình ...................................................87
Tiểu kết Chƣơng 3...........................................................................................88
KẾT LUẬN.....................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................94
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANQP An ninh, quốc phòng
BVR Bảo vệ rừng
BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng
HĐND Hội đồng nhân dân
KT-XH Kinh tế - xã hội
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng
QLNN Quản lý nhà nƣớc
QPPL Quy phạm pháp luật
RĐD Rừng đặc dụng
RPH Rừng phòng hộ
RSX Rừng sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng
UBND Uỷ ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy mô rừng theo nguồn gốc giai đoạn 2012-2016.......................40
Bảng 2.2. Phân bố diện tích rừng theo địa bàn giai đoạn 2012-2016.............41
Bảng 2.3. Quy mô rừng theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012-2016...........43
Bảng 2.4. Diện tích BVR giai đoạn 2008-2020 của tỉnh Quảng Bình............56
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Diễn biến độ che phủ của rừng giai đoạn 2012-2016 ................44
Biểu đồ 2.2. Số vụ vi phạm trong lĩnh vực BVR giai đoạn 2012-2016..........45
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn
Việt Nam là một nƣớc có diện tích rừng khá lớn. Thống kê của Bộ
NN&PTNT cho thấy tính đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng toàn quốc là
lên 14.061.856 ha, trong đó diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là
13.520.984 ha với độ che phủ là 40,84% [43]. Với diện tích và độ che phủ lớn
nhƣ vậy, rừng nƣớc ta có vai trò rất quan trọng, không chỉ trên phƣơng diện
môi trƣờng sinh thái mà còn trên phƣơng diện KT-XH, văn hoá, khoa học và
ANQP…
Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong nhiều năm trƣớc đây, diện tích và
chất lƣợng rừng liên tục bị suy giảm mà nguyên nhân chủ yếu một mặt là tình
trạng gia tăng dân số và di dân tự do tiếp diễn công với phƣơng thức sử dụng
đất nông, lâm nghiệp ít hiệu quả đã tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng
diện tích đất nông nghiệp; mặt khác là do nhu cầu lâm sản ngày càng tăng
đang tạo sức ép đối với tài nguyên rừng và môi trƣờng, đặc biệt đối với rừng
tự nhiên [37].
Mặc dù thời gian qua, công tác BVR rừng đã đƣợc Nhà nƣớc ta quan
tâm thực hiện và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, nhƣng theo đánh giá
của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu
kém, thể hiện ở tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái
pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích
RPH liên tục giảm qua các năm; các vụ việc chống ngƣời thi hành công vụ
BVR tiếp tục diễn ra gay gắt với tính chất ngày càng nghiêm trọng; công tác
PCCCR còn nhiều bất cập; diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, sạt lở đất
rừng tăng cao… [6]
2
Từ lý do vấn đề nêu trên, để bảo tồn bền vững tài nguyên rừng, đáp ứng
cho nhu cầu của đời sống xã hội hiện nay và trong tƣơng lai, cần thiết phải có
biện pháp tăng cƣờng QLNN về công tác BVR, xuất phát từ tầm quan trọng
của rừng, từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng cũng nhƣ từ tính xã hội của công
tác BVR…
Là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, Quảng Bình có diện tích
rừng che phủ lớn. Thống kê đến hết năm 2012, toàn tỉnh Quảng Bình có
574.950,5 ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên với tỷ lệ 92,2% [7].
Rừng Quảng Bình cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi
trƣờng, phát triển kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng ANQP của địa phƣơng. Tuy
nhiên, cũng do việc quản lý sử dụng chƣa bền vững và nhu cầu lớn về đất
rừng và lâm sản cho phát triển KT-XH mà diện tích rừng Quảng Bình trong
những năm qua cũng bị suy giảm. Tính đến hết năm 2016, diện tích rừng
Quảng Bình chỉ còn lại 539.990,7 ha, trong đó tỷ lệ rừng tự nhiên giảm xuống
còn 92,1% [11]. Với tình trạng khai thác trái phép và chặt phá cũng nhƣ đốt
rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thƣờng xuyên xảy ra nhƣ thời gian qua,
nếu không có những biện pháp quyết liệt để BVR thì diện tích rừng sẽ tiếp tục
suy giảm, không chỉ gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn làm ảnh hƣởng
xấu đến môi trƣờng môi sinh và sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. Cùng
với đó với mục tiêu nâng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2020 lên 621.056 ha
nhƣ Quy hoạch BV&PTR của tỉnh đã xác định cũng khó có thể đạt đƣợc. [31]
Chính vì vậy, song song với việc thực hiện các biện pháp phát triển
rừng, thì việc áp dụng các biện pháp hữu hiệu để BVR nhằm ngăn chặn tình
trạng tài nguyên rừng bị xâm hại là vấn đề cấp bách hiện nay đối với tỉnh
Quảng Bình. Trong bối cảnh đó, không thể không tăng cƣờng QLNN đối với
công tác BVR trên địa bàn để bảo tồn tài nguyên rừng hiện có và góp phần
vào việc thực hiện thành công mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm
3
2020 đạt 69-70% nhƣ Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đặt ra. [32]
Xuất phát từ lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “QLNN về công tác
BVR tại tỉnh Quảng Bình” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn to lớn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài Luận văn
Từ trƣớc đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về QLNN đối với lĩnh
vực BVR và đã đề cập đƣợc nhiều vần đế lý luận và thực tiễn liên quan đến
hoạt động QLNN về công tác BVR. Chẳng hạn: luận án tiến sĩ “QLNN về xã
hội hoá BV&PTR ở Tây Nguyên” của tác giả Lê Văn Từ (2015); luận án tiến
sĩ “QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực BVR ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Hà Công Tuấn (2006); luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện QLNN về BV&PTR
ở Quảng Ninh” của tác giả Phạm Tùng Đông (2009); luận văn thạc sĩ “Tăng
cƣờng hiệu lực QLNN về BV&PTR Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Huy
Hoàng (2002)…
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả, đến thời điểm hiện nay chƣa có
công trình nghiên cứu nào về đề tài QLNN trong công tác BVR tại tỉnh
Quảng Bình đƣợc thực hiện dƣới dạng một luận văn, luận án. Mặt khác, với
sự khác biệt về phƣơng pháp tiếp cận vấn đề và phạm vi nghiên cứu (cả về
không gian và thời gian), đề tài “QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng
Bình” vẫn là một đề tài mới, không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu đã
đƣợc công bố trƣớc đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn
* Mục đích:
Mục đích của Luận văn là nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp tăng
cƣờng QLNN đối với công tác BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
4
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN
trong lĩnh vực BVR
- Đánh giá thực trạng QLNN về công tác BVR trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình trong những năm gần đây.
- Đề xuất những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm tăng cƣờng
QLNN đối với lĩnh vực BVR của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác BVR và hoạt động
QLNN về công tác BVR.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN trong lĩnh vực
BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó, số liệu nghiên cứu đƣợc giới
hạn trong giai đoạn 2012-2016; các giải pháp đƣợc đề xuất của đề tài có tầm
nhìn đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn sử dụng một hệ thống
đa dạng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ tổng hợp, phân tích, so
sánh trên cơ sở thế giới quan duy vật và phƣơng pháp luận biện chứng.
- Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn
đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài cũng nhƣ tổng kết thực tiễn
hoạt động QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình và tổng kết, rút kinh
nghiệm từ hoạt động QLNN về công tác BVR của các địa phƣơng đƣợc
nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong việc luận giải, chứng
minh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, trong việc đánh giá tình hình BVR
5
và hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR của tỉnh Quảng Bình thời gian qua
cũng nhƣ trong việc đánh giá và lựa chọn giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt
động này trong thời gian tới.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc đánh giá hiện
trạng về rừng, tình hình BVR và hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR của
tỉnh Quảng Bình.
- Việc tổng hợp, phân tích làm cơ sở để đƣa ra các nhận xét, đánh giá
trong Luận văn đều đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng thời kỳ gắn
với điều kiện KT-XH đặc trƣng của thời kỳ đó. Các giải pháp và kiến nghị
đƣa ra là xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh Quảng Bình và có tính đến
khuynh hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Chính vì vậy nên phƣơng pháp
nghiên cứu của Luận văn là phù hợp với thế giới quan duy vật và phƣơng
pháp luận biện chứng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Ý nghĩa lý luận: hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về
QLNN trong lĩnh vực BVR ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo đối
với tỉnh Quảng Bình và các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận văn đƣợc
chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về QLNN trong lĩnh vực BVR
Chƣơng 2. Thực trạng QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình
Chƣơng 3. Giải pháp tăng cƣờng QLNN về công tác BVR tại tỉnh
Quảng Bình.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG
1.1. Lý luận về rừng và bảo vệ rừng
1.1.1. Rừng
1.1.1.1. Khái niệm về rừng
Có nhiều quan niệm khác nhau về rừng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
BV&PTR, khái niệm về rừng đƣợc hiểu nhƣ sau:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành phần chính có độ che phủ của
tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất RSX,
đất RPH, đất RĐD. [21]
Theo khái niệm trên, thành phần của rừng bao gồm nhiều yếu tố: quần
thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi
trƣờng khác (nƣớc, không khí, cảnh quan thiên nhiên) [26]. Do đó hoạt động
BVR phải hƣớng tới bảo vệ toàn bộ các yếu tố này.
1.1.1.2. Phân loại rừng
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng đƣợc phân thành 3 loại:
Thứ nhất, rừng phòng hộ: là loại rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo
vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên
tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trƣờng. RPH bao gồm:
- RPH đầu nguồn: là rừng đƣợc xác lập nhằm tăng cƣờng khả năng
7
điều tiết nguồn nƣớc cho các dòng chảy, hồ chứa nƣớc, hạn chế lũ lụt, giảm
xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du.
- RPH chắn gió, chắn cát bay: là rừng đƣợc xác lập nhằm giảm cƣờng
độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cƣ,
khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác.
- RPH chắn sóng, lấn biển: là rừng đƣợc xác lập nhằm ngăn cản sóng,
chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế
tự nhiên của hệ sinh thái.
- RPH bảo vệ môi trƣờng: là rừng đƣợc xác lập nhằm điều hòa khí hậu,
chống ô nhiễm môi trƣờng, tạo cảnh quan ở khu dân cƣ, khu đô thị, khu công
nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi. [21], [36], [41]
Thứ hai, rừng đặc dụng: là loại rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo tồn
thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật
rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng
cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi
trƣờng. RĐD bao gồm:
- Vƣờn quốc gia: là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập
nƣớc, hải đảo, có diện tích đủ lớn đƣợc xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ
sinh thái đặc trƣng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít
từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
- Khu bảo tồn thiên nhiên, gồm khu dự trữ thiên nhiên (là khu vực có
rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nƣớc, hải đảo,
đƣợc xác lập để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái chƣa hoặc ít bị biến đổi; có
các loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm hoặc đang nguy cấp) và khu bảo tồn loài
- sinh cảnh (là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc có
hợp phần đất ngập nƣớc đƣợc xác lập để bảo tồn loài, bảo vệ môi trƣờng sống
8
nhằm duy trì nơi cƣ trú và sự tồn tại lâu dài của các loài sinh vật đặc hữu, quý
hiếm hoặc đang nguy cấp).
- Khu bảo vệ cảnh quan: là khu vực có rừng và sinh cảnh tự nhiên trên
đất liền hoặc ở vùng đất ngập nƣớc, hải đảo, đƣợc hình thành do có sự tác
động qua lại giữa con ngƣời và tự nhiên, làm cho khu rừng và sinh cảnh ngày
càng có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hoá, lịch sử
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: là rừng và đất rừng
đƣợc thành lập nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, thực nghiệm khoa học,
đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp. [21], [27], [41]
Thứ ba, rừng sản xuất: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để SXKD gỗ,
lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng. RSX
đƣợc phân loại thành: RSX là rừng tự nhiên; RSX là rừng trồng; rừng giống
(gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận). [21], [40], [41]
1.1.1.3. Vai trò của rừng
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nƣớc, là bộ phận quan trọng của
môi trƣờng sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế và gắn liền với đời
sống của nhân dân [21]. Vai trò của rừng đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng
diện, từ môi trƣờng sinh thái đến KT-XH, văn hóa, du lịch, nghiên cứu khoa
học và ANQP. Cụ thể nhƣ sau:
* Vai trò của rừng trên phương diện môi trường sinh thái
Rừng nói chung và RPH nói riêng, là thành phần quan trọng của môi
trƣờng sinh thái, có khả năng bảo vệ đất, bảo vệ nƣớc, hạn chế thiên tai, điều
hòa khí hậu, cung cấp khí O2 và tiêu thụ khí CO2, tạo điều kiện thuận lợi cho
môi trƣờng sống.
Với thảm thực vật phong phú, độ che phủ cao, rừng có tác dụng phòng
9
hộ trên nhiều mặt:
- Rừng là công cụ góp phần giảm lũ, tăng lƣu lƣợng kiệt của sông suối.
- Rừng làm chức năng chắn sóng, chắn gió và cát bay, bảo vệ cho đê
biển, chống sự xâm nhập của cồn cát vào đồng ruộng…
- Rừng làm chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trƣờng sinh thái.
- Rừng là kho dự trữ và bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của
quốc gia, là ngân hàng bảo vệ các nguồn gen các loài động thực vật, bảo vệ đa
dạng sinh học. [36], [37]
* Vai trò của rừng trên phương diện KT-XH
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, tạo nguồn
gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu xã hội và đời sống nhân
dân. Đối với mỗi quốc gia, rừng có nhiều chủng loại khác nhau và cho sản
phẩm gỗ với tính năng tác dụng khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu đa dạng
của con ngƣời: làm nguyên liệu cho các ngành giấy, diêm, chế tạo các loại
công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt, làm vật liệu xây dựng…
Rừng là tƣ liệu sản xuất của ngành lâm nghiệp. Đó là một ngành kinh tế
kỹ thuật đặc thù, có vị trí KT-XH và môi trƣờng rất quan trọng. Ở Việt Nam,
ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng hơn một nửa lãnh thổ đất nƣớc, liên quan
trực tiếp đến đời sống của khoảng 25 triệu đồng bào (hơn 1/3 dân số nông
thôn), trong đó có hơn 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Với vị thế là tƣ liệu
sản xuất cơ bản của ngành kinh tế quan trọng này, rừng có vai trò quan trọng
trong việc tạo cơ sở để phát triển lâm nghiệp, góp phần vào sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo cho
nông dân miền núi. [37]
* Vai trò của rừng trên phương diện văn hóa, du lịch và nghiên cứu
10
khoa học
Lịch sử khảo cổ cho thấy rừng có vai trò quan trọng trong việc hình
thành hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của xã hội
loài ngƣời.
Ở Việt Nam, địa bàn rừng núi là nơi cƣ trú của cộng đồng các dân tộc,
gắn gó chặt chẽ với đời sống của hàng triệu ngƣời dân sống trong rừng và gần
rừng. Có thể nói rừng chính là cái nôi sản sinh ra các dòng văn hóa dân tộc, là
nguồn sống của cả cộng đồng, tạo ra chất keo gắn bó cộng đồng. Rừng nƣớc
ta có chứa đựng nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị văn hóa cao, mang tính lịch sự
truyền thống văn hóa của dân tộc. Các dạng tài nguyên sinh vật, môi trƣờng
từ rừng tạo nên các cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, tạo điều kiện thích
hợp để phục vụ nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cho con ngƣời và là tiềm năng
lớn để phát triển du lịch sinh thái, đồng thời là nơi giáo dục lòng yêu thiên
nhiên, yêu quê hƣơng đất nƣớc. [37]
Ngoài ra, rừng còn là một khối thống nhất và hoàn chỉnh giữa sinh vật
và ngoại cảnh, chứa đựng nhiều vấn đề phải nghiên cứu và phân tích trên các
lĩnh vực nhƣ: y học, sinh học, hóa học… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của con ngƣời.
* Vai trò của rừng trên phương diện ANQP
Bên cạnh các vai trò kể trên, rừng còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh
vực ANQP [37]. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã chứng minh
rừng có ảnh hƣởng rất to lớn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các
phƣơng án phòng thủ và chiến đấu. Từ các khu rừng phía bắc Tổ quốc, đến
rừng núi Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các khu rừng ngập mặn ven biển…
đều có các căn cứ, chiến khu, kho hậu cần, quân y viện, công binh xƣởng và
là nơi che chở cho hàng binh đoàn bộ đội ta trú quân, triển khai lực lƣợng
11
chuẩn bị tác chiến. Đồng thời rừng cũng là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực
phẩm, vật liệu tại chỗ và dƣợc liệu phục vụ cho kế hoạch chiến đấu của bộ đội
ta trong những giai đoạn gay go ác liệt nhất - “rừng che bộ đội, rừng vây quân
thù”, góp phần tạo nên những chiến thắng to lớn trong lịch sử chống giặc
ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Đối với các quốc gia có rừng, đặc biệt ở những nƣớc có rừng biên giới,
rừng còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn
chặn những hiện tƣợng xâm lấn trái phép từ bên ngoài vào.
1.1.2. Bảo vệ rừng
1.1.2.1. Khái niệm bảo vệ rừng
Đã có nhiều quan niệm khác nhau về BVR. Theo tác giả Nguyễn Huy
Hoàng (2002), BVR là việc sử dụng các biện pháp, các công cụ quản lý mà
chủ yếu bằng pháp luật kết hợp với giáo dục truyền thống, đạo đức xã hội để
giữ gìn vốn rừng hiện có; phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng;
nuôi dƣỡng, phát triển thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ nƣớc, bảo vệ đất
và các tài nguyên khác trong môi trƣờng rừng [20, tr.11]. Còn theo tác giả
Phạm Tùng Đông (2009), BVR là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn hệ
sinh thái hiện có, bảo gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu
tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh
học của rừng, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái [16, tr.12]. Tác
giả Lê Văn Từ (2015) quan niệm rằng BVR là tổng thể các hoạt động của tổ
chức và cá nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu
cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng
và các yếu tố môi trƣờng khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh quan
môi trƣờng sinh thái [47, tr.21]….
Mặc dù có cách quan niệm khác nhau, nhƣng khái niệm BVR của các
12
tác giả đều có một số điểm chung là:
Thứ nhất, BVR là hoạt động có chủ đích của con ngƣời.
Thứ hai, đối tƣợng tác động của hoạt động BVR là toàn bộ quần thể
sinh thái của rừng.
Thứ ba, mục đích của BVR là duy trì hoặc bảo tồn quần thể sinh thái
của rừng (hay tài nguyên rừng).
Từ những phân tích nhƣ trên, trong luận văn này, tác giả quan niệm:
BVR là hoạt động có chủ đích của con người tác động lên toàn bộ quần thể
sinh thái của rừng nhằm duy trì, bảo tồn quần thể sinh thái của rừng (hay tài
nguyên rừng).
1.1.2.2. Nội dung bảo vệ rừng
Theo quy định của pháp luật về BV&PTR, nội dung BVR bao gồm:
* Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Khi tiến hành các hoạt động SXKD hoặc có những hoạt động khác
ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trƣởng và phát triển của các
loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật BV&PTR, pháp luật về
bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật,
pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hƣởng
đến hệ sinh thái rừng, sinh trƣởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải
thực hiện việc đánh giá tác động môi trƣờng theo quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trƣờng và chỉ đƣợc thực hiện các hoạt động đó sau khi đƣợc cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép.
* Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
13
- Bảo vệ thực vật rừng:
+ Những loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nguồn gen thực vật
rừng quý, hiếm phải đƣợc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt.
+ Việc khai thác chính thực vật rừng chỉ đƣợc thực hiện ở các khu rừng
đã có chủ rừng đƣợc Nhà nƣớc giao rừng hoặc cho thuê rừng.
+ Việc khai thác gỗ và lâm sản, khai thác tận dụng, tận thu gỗ trong
rừng tự nhiên, trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vƣờn rừng phải thực hiện
theo quy chế quản lý rừng.
- Bảo vệ động vật rừng:
+ Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật
rừng quý, hiếm phải đƣợc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt.
+ Những loài động vật rừng thông thƣờng khi săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt
phải theo quy định của Bộ NN&PTNT.
* Phòng cháy, chữa cháy rừng
- Chủ rừng phải có phƣơng án PCCCR; khi trồng rừng mới tập trung
phải thiết kế và xây dựng đƣờng ranh, kênh, mƣơng ngăn lửa, chòi canh lửa,
biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa
cháy; chấp hành sự hƣớng dẫn, kiểm tra của cơ quan QLNN có thẩm quyền.
- Trƣờng hợp đƣợc đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nƣơng rẫy, dọn
đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trƣớc mùa khô hanh hoặc dùng lửa
trong sinh hoạt thì ngƣời đốt lửa phải thực hiện các biện pháp PCCCR.
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên
các công trình đi qua rừng nhƣ đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng dây tải điện và
hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp
hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp PCCCR
14
của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và chủ rừng.
- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo
ngay cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; chịu trách nhiệm khắc phục hậu
quả; trong trƣờng hợp cần thiết, UBND các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền
huy động mọi lực lƣợng, phƣơng tiện cần thiết ở địa phƣơng, điều hành sự
phối hợp giữa các lực lƣợng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả.
- Trong trƣờng hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây
thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo
các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
- Cơ quan Kiểm lâm các cấp và Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có
trách nhiệm hƣớng dẫn chủ rừng xây dựng phƣơng án PCCCR.
* Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Việc trồng cây rừng, nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực
hiện theo đúng pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.
- Chủ rừng phải chấp hành đầy đủ các biện pháp về phòng, trừ sinh vật
hại rừng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại rừng và
phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện các biện pháp phòng, trừ theo
hƣớng dẫn của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Nhà nƣớc khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào
việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
- Bộ NN&PTNT dự báo tình hình dịch bệnh, hƣớng dẫn các biện pháp
phòng, trừ sinh vật hại rừng.
- UBND các cấp tổ chức, chỉ đạo các lực lƣợng để diệt trừ sinh vật hại
rừng trong phạm vi địa phƣơng, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang
các địa phƣơng khác.
15
* Quản lý hoạt động kinh doanh, vận chuyển và chế biến lâm sản
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh lâm sản phải đảm bảo trƣớc cơ quan
pháp luật về nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp.
- Lâm sản do tổ chức, cá nhân mua, bán, vận chuyển, chế biến phải có
chứng từ hợp pháp theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; việc
đóng dấu búa kiểm lâm lên gỗ thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ NN&PTNT.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến lâm sản khi nhập, xuất lâm sản
phải ghi chép vào sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo mẫu thống nhất và chịu
sự giám sát, kiểm tra của Bộ NN&PTNT.
- Việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái
nhập thực vật rừng, động vật rừng, các sản phẩm của chúng và các mẫu vật có
nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc do gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo
và các loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm, thông thƣờng thực hiện
theo quy định của Chính phủ, công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài thực vật,
động vật hoang dã nguy cấp (CITES) và các điều ƣớc quốc tế khác mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập. [21], [24]
1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.
QLNN là một dạng quản lý do Nhà nƣớc làm chủ thể định hƣớng điều hành,
chi phối,... để đạt đƣợc mục tiêu KT-XH trong những giai đoạn lịch sử nhất
định [17].
QLNN phải dựa trên cơ sở pháp luật và thẩm quyền của cơ quan nhà
16
nƣớc. Đặc trƣng của QLNN là mang tính công quyền: cơ quan quản lý đƣợc
công dân ủy quyền thực hiện một số hoạt động nhất định và các tổ chức, cá
nhân phải chấp hành sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc. Mỗi cơ quan QLNN
có bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản
lý đƣợc giao. Về bản chất, QLNN là sự tác động của các chủ thể mang quyền
lực nhà nƣớc tới các khách thể quản lý nhằm thực hiện các chức năng của nhà
nƣớc. Chủ thể QLNN bao gồm cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà
nƣớc ủy quyền thực hiện quyền QLNN. Khách thể của QLNN là công dân,
các tổ chức cấu thành xã hội và các quá trình diễn ra trong xã hội của một
quốc gia cụ thể [45].
Từ những phân tích nhƣ trên kết hợp với khái niệm BVR đƣợc đƣa ra ở
mục 1.1.2.1, có thể quan niệm: QLNN về công tác BVR là sự tác động có tổ
chức của Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng được Nhà nước quy
định dựa trên cơ sở pháp luật đối với công tác BVR nhằm duy trì, bảo tồn
quần thể sinh thái của rừng (hay tài nguyên rừng).
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
Để bảo tồn và phát huy đƣợc nguồn lợi từ rừng, thì hoạt động QLNN
về BRV là hết sức cần thiết xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của rừng
Rừng là tài nguyên quan trọng và quý giá của quốc gia, đồng thời là
thành phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên. Do đó, rừng, tài nguyên rừng
và đất rừng phải đƣợc quản lý tốt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho xã
hội, kinh tế, sinh thái và văn hóa, tinh thần của các thế hệ hiện nay và tƣơng
lai. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích về kinh tế, rừng còn có vai trò quan
trọng trong việc giữ đất, giữ nƣớc, điều hòa không khí, bảo vệ môi trƣờng
sinh thái và đảm bảo ANQP [37]. Vì vậy, Nhà nƣớc phải quản lý công tác
17
BVR nhằm đảm bảo tài nguyên rừng đƣợc khai thác và sử dụng một cách có
hiệu quả, phục vụ cho lợi ích chung của toàn cộng đồng.
Thứ hai, xuất phát từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng
Mặc dù rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo nhƣng vẫn có thể bị cạn
kiệt nếu chúng không đƣợc quản lý, bảo vệ và phát triển theo một chế độ
thích hợp. Thực tế cho thấy, trƣớc sức ép của nhu cầu phát triển xã hội, với
nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể (năm 1943,
Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn
9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi
năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất) [37]. Đằng sau việc mất rừng là kéo
theo nhiều thảm họa nhƣ sự xói mòn, cằn cỗi và nghèo kiệt đất đai, là hạn
hán, lũ lụt triền miên, những động vật, thực vật quý hiếm bị mất dần.
Xuất phát từ tầm quan trọng của rừng và sự hữu hạn của tài nguyên
rừng, nên bên cạnh việc trồng rừng và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp
lý, việc BVR là hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng
cũng nhƣ của các quốc gia. Vì vậy, cần thiết phải có sự quản lý, định hƣớng
và điều tiết của Nhà nƣớc để thỏa mãn lợi ích cho cộng đồng hiện tại, đồng
thời đảm bảo lợi ích cho các thế hệ mai sau.
Thứ ba, xuất phát từ tính xã hội của công tác BVR
Ở bất kì quốc gia nào, BVR là một công việc có sự tham gia của nhiều
đối tƣợng, bao gồm cả chủ rừng, các cơ quan nhà nƣớc và các đối tƣợng khác
có liên quan. Vì vậy, nó đòi hỏi không chỉ là sự tham gia, phối hợp của nhiều
ngành, nhiều cấp và nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà còn là sự phối hợp thống
nhất hành động của cả khu vực, của toàn cầu. Còn nói riêng ở Việt Nam, pháp
luật về BV&PTR quy định trách nhiệm BVR thuộc về toàn xã hội. [21], [37]
Để thực hiện đƣợc điều này thì chỉ có Nhà nƣớc mới có khả năng tổ
18
chức, quản lý các hoạt động đó. Chính bởi thế, đòi hỏi phải có sự quản lý của
Nhà nƣớc đối với công tác BVR.
Thứ tư, xuất phát từ mức độ suy thoái rừng của nƣớc ta
Bên cạnh các lý do nêu trên, việc QLNN đối với công tác BVR ở Việt
Nam còn xuất phát từ lý do về mức độ suy thoái rừng. Qua quá trình phát
triển, độ che phủ của rừng Việt Nam đã bị thu hẹp đáng kể, chất lƣợng và tính
đa dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục suy giảm, ở một số địa
phƣơng, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
khai thác bất hợp pháp, làm nƣơng rẫy… [37]. Những mất mát này đã gây ra
nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả sự phát triển của xã
hội một cách lâu dài. Hiện tƣợng lũ ống, lũ quét, hạn hạn, sụt lở đất bất
thƣờng xảy ra thời gian qua có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái
rừng [37]. Chính vì vậy, bên cạnh việc trồng và phát triển rừng, phải làm tốt
công tác BVR, mà trong đó không thể thiếu vắng sự QLNN đối với hoạt động
này.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
QLNN về công tác BVR là một bộ phận không tách rời của hoạt động
quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung, do đó phải tuân thủ các nguyên tắc
chung trong quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣ: nguyên tắc Ðảng lãnh đạo
trong quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý
hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa… [48], [45]. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm và vai trò của
rừng cũng nhƣ đặc điểm của công tác BVR, hoạt động QLNN về công tác
BVR cần chú trọng các nguyên tắc đặc thù cơ bản sau đây:
1.2.3.1. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước
Rừng có vai trò rất to lớn đối với cuộc sống của con ngƣời và đối với
19
nền KT-XH, do đó việc Nhà nƣớc thống nhất quản lý trong lĩnh vực BVR là
cần thiết, vì điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu chung của cả xã hội.
Quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo
luật pháp và đƣợc thể hiện trên nhiều mặt nhƣ: quyền giao đất, giao rừng, cho
thuê rừng đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn
bản,quyền định giá rừng, quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quyền
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng và xử lý những hành
vi vi phạm luật BV&PTR.
Pháp luật hiện hành quy định Nhà nƣớc thống nhất quản lý và định đoạt
đối với rừng tự nhiên và rừng đƣợc phát triển bằng vốn của Nhà nƣớc, rừng
do Nhà nƣớc nhận chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng;
động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi
trƣờng rừng. Tuy nhiên, Nhà nƣớc có thể trao quyền sử dụng rừng cho chủ
rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng
rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ
rừng [21].
1.2.3.2. Bảo đảm sự phát triển bền vững
Rừng là một bộ phận của môi trƣờng tự nhiên, đồng thời cũng là một
thành phần tƣ liệu sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Do đó, việc khai thác,
bảo vệ cũng nhƣ phát triển rừng phải đáp ứng yêu cầu về khả năng tái tạo của
rừng nhằm đảm bảo môi trƣờng sống cũng nhƣ điều kiện sản xuất của con
ngƣời. Điều đó có nghĩa là hoạt động QLNN trong công tác BVR là phải đảm
bảo sự phát triển bền vững.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động QLNN trong lĩnh
vực BVR phải bảo đảm phát triển bền vững về KT-XH, môi trƣờng, ANQP;
phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp;
20
đúng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của cả nƣớc và địa phƣơng, tuân thủ
theo quy chế quản lý rừng do Thủ tƣớng Chính phủ quy định. [21]
1.2.3.3. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích
Rừng là một quần thể sinh thái có rất nhiều chức năng khác nhau, bao
gồm cả bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, bảo
vệ môi trƣờng…[21] Ngoài ra, do các nguồn lợi mà rừng mang lại là rất lớn,
đặc biệt là nguồn lợi kinh tế, nên rừng có vai trò quan trọng đối với nhiều đối
tƣợng trong xã hội, bao gồm cả các tầng lớp dân cƣ (đặc biệt là dân cƣ sinh
sống gần rừng) và Nhà nƣớc. Chính vì vậy, QLNN trong lĩnh vực BRV phải
đáp ứng đƣợc yêu cầu kết hợp hài hoà giữa các lợi ích.
Theo quy định của pháp luật về BV&PTR, QLNN trong lĩnh vực BVR
phải đảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế
của chủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên;
giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho ngƣời làm nghề rừng
sống chủ yếu bằng nghề rừng [21].
Việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích đƣợc thực hiện thông
qua công tác quy hoạch rừng, chính sách tài chính trong lĩnh vực BVR và các
quy định về quyền, nghĩa vụ của Nhà nƣớc và của chủ rừng.
1.2.3.4. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ
Tuy diện tích rừng phân bổ giữa các địa phƣơng là không giống nhau,
nhƣng tất các tỉnh, thành phố của nƣớc ta đều có rừng. Chính vì vậy mỗi địa
phƣơng đều phải thực hiện công tác BVR và QLNN trong công tác BVR, và
địa phƣơng chính là nơi cung cấp lực lƣợng quan trọng trong công tác BVR.
Trong khi đó, BVR là một lĩnh vực có nhiều đặc thù về kinh tế - kĩ thuật nên
hoạt động QLNN đối với lĩnh vực này phải tuân thủ theo những quy trình,
quy phạm đƣợc cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành. Do đó, QLNN về
21
công tác BVR phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ.
Nguyên tắc này đƣợc thể hiện rất rõ trong quy định của pháp luật Việt
Nam, mà theo đó, Chính phủ thống nhất QLNN về BV&PTR và giao Bộ
NN&PTNT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện QLNN về BV&PTR
trong phạm vi cả nƣớc, còn UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN
về BV&PTR tại địa phƣơng theo thẩm quyền. Ngoài ra, nguyên tắc này cũng
đƣợc thể hiện ở việc giao Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ƣơng đến cấp huyện và cán
bộ lâm nghiệp ở những xã, phƣờng, thị trấn có rừng hoặc ở việc giao Bộ
trƣởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của
kiểm lâm (là lực lƣợng chuyên trách của Nhà nƣớc có chức năng BVR, giúp
Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND các cấp thực hiện QLNN về
BVR, bảo đảm chấp hành pháp luật về BV&PTR). [21], [28]
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
Pháp luật hiện hành quy định hoạt động QLNN trong lĩnh vực
BV&PTR có rất nhiều nội dung. Từ những quy định đó, có thể khái quát các
nội dung cơ bản của QLNN về công tác BVR nhƣ sau:
1.2.4.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý trong lĩnh
vực bảo vệ rừng
Văn bản quản lý trong lĩnh vực BVR là những văn bản không chỉ cung
cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan QLNN đối với
ngƣời khai thác, sử dụng rừng nhằm thực hiện các chủ trƣơng, quy định của
Nhà nƣớc.
Công tác xây dựng văn bản quản lý là một nội dung quan trọng không
thể thiếu trong hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR. Dựa trên việc ban
hành các văn bản này, Nhà nƣớc buộc các đối tƣợng khai thác, sử dụng rừng
22
phải thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng rừng theo một khuôn khổ
do Nhà nƣớc đặt ra.
Văn bản quản lý trong lĩnh vực BVR có hai loại: văn bản QPPL (luật,
nghị định, thông tƣ…) và các văn bản khác của cơ quan QLNN (quyết định
hành chính, chỉ thị, công văn...). Đó là phƣơng tiện để QLNN, để thể chế hoá
và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân; mặt khác nó
còn cung cấp các quy định và chế tài mà thiếu nó thì không thể quản lý đƣợc.
1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên
phạm vi cả nước và ở từng địa phương
Hiểu một cách đơn giản, quy hoạch, kế hoạch BV&PTR là một hệ
thống các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp do Nhà nƣớc đặt ra và đƣợc Nhà
nƣớc đảm bảo thực hiện nhằm BV&PTR trong một thời kỳ nhất định. Theo
quy định của pháp luật, kỳ quy hoạch BV&PTR là 10 năm, còn kỳ kế hoạch
là 5 năm và đƣợc cụ thể hoá thành kế hoạch hàng năm. Việc lập quy hoạch,
kế hoạch BV&PTR trong phạm vi cả nƣớc do Bộ NN&PTNT tổ chức thực
hiện; còn việc lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của các cấp địa phƣơng
(tỉnh, huyện, xã) do UBND cùng cấp tổ chức thực hiện.
Để xây dựng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR, các cơ quan QLNN phải
căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH, ANQP, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của cả nƣớc và của từng địa phƣơng; kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch BV&PTR kỳ trƣớc; điều kiện tự nhiên, dân sinh, KT-XH,
khả năng tài chính; hiện trạng, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để
trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR phải bảo đảm khai thác,
sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái
23
rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và phải tuân thủ
các nguyên tắc và trình tự do pháp luật quy định. [21], [24]
1.2.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực bảo vệ rừng
Con ngƣời là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định trong mọi
hoạt động QLNN. Nhận định này có thể đƣợc minh chứng rõ nhất qua câu nói
nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.
Đối với hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR, vấn đề đào tạo, bồi
dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng và cần thiết bởi
nƣớc ta có diện tích rừng tƣơng đối lớn và đa phần diện tích rừng thƣờng
phân bổ ở những địa bàn hẻo lánh hoặc hiểm trở, việc quản lý đòi hỏi phải có
sự tham gia của nhiều ngƣời. Mặt khác, BVR là một lĩnh vực có tính đặc thù
và có yêu cầu cao về tính chuyên môn, do đó nguồn nhân lực tham gia vào
hoạt động BVR cũng nhƣ hoạt động QLNN về công tác BVR cần phải đƣợc
đào tạo để trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Nếu công tác quản lý,
đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này không đƣợc chú trọng
thì sẽ khó đạt đƣợc mục tiêu về BVR mà Nhà nƣớc đặt ra.
1.2.4.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một phần trong hoạt động QLNN
nói chung, trong đó có QLNN về công tác BVR. Do đó, việc tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về BVR là việc mà các cơ quan QLNN trong lĩnh vực
BVR đƣơng nhiên phải thực hiện để mọi thành phần trong xã hội đều có nhận
thức đúng đắn và đầy đủ về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực BVR,
bởi theo quy định của pháp luật, thì toàn dân đều có trách nhiệm BVR. [21]
Nhƣ đã phân tích ở mục 1.2.4.3, rừng nƣớc ta thƣờng phân bố ở những
địa bàn xa xôi, hẻo lánh hoặc có địa hình khó khăn, hiểm trở. Đi cùng với đó,
ngƣời dân sống ở các địa bàn có rừng thƣờng có trình độ nhận thức không cao
24
[37]. Mặt khác, do rừng là một quần thể phức tạp, nên các QPPL điều chỉnh
hoạt động BVR cũng vì thế mà có thể khó hiểu đối với nhiều ngƣời dân. Xuất
phát từ những lý do trên, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR là một
việc làm cần thiết của hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm tuyên truyền và
phổ biến pháp luật về BVR đƣợc giao cho nhiều cơ quan, bao gồm:
- Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tƣ pháp chỉ đạo việc tổ chức
tuyên truyền giáo dục Luật BV&PTR ở tất cả các cấp, các ngành, trong cán
bộ và nhân dân.
- Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí có kế
hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật BV&PTR cho nhân dân.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đƣa nội dung Luật BV&PTR vào
chƣơng trình giảng dạy của các trƣờng ở mọi cấp học.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung
ƣơng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về BV&PTR trong ngành, đoàn thể, tổ chức, địa
phƣơng mình. [21], [24]
1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng
Thanh tra, kiểm tra cũng là một nội dung không thể thiếu trong hoạt
động QLNN chung, trong đó có QLNN về công tác BVR [18], [45]. Đây là
hoạt động thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc đối với đối
tƣợng quản lý của mình, mà cụ thể là đối với việc quản lý, sử dụng rừng.
Thanh tra, kiểm tra là nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng rừng
25
đƣợc tuân thủ theo đúng pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra ngoài việc
phát hiện những sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc, ngăn
ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài ra, công tác này cũng có thể giúp
phát hiện những điều bất hợp lý trong chủ trƣơng, chính sách, pháp luật để có
kiến nghị bổ sung chỉnh sửa kịp thời. Việc thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện
thƣờng xuyên hoặc đột xuất, có thể khi có hoặc không có dấu hiệu vi phạm.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trƣờng hợp vi phạm pháp
luật về BVR sẽ bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, cụ thể:
- Ngƣời phá rừng, đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng
trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua
bán, kinh doanh, vận chuyển trái phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định
khác của pháp luật về BVR thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
hành chính (bị cảnh cáo hoặc phạt tiền, bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức
xử phạt bổ sung; bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả)
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ngƣời lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp
luật trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử
dụng rừng, cho phép sử dụng rừng, khai thác lâm sản; thiếu tinh thần trách
nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về
BVR; bao che cho ngƣời vi phạm pháp luật về BVR hoặc có hành vi khác vi
phạm các quy định của Luật BV&PTR thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ngƣời nào có hành vi vi phạm pháp luật về BVR gây thiệt hại cho
Nhà nƣớc, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, ngoài việc bị xử lý theo các quy định
nói trên, còn phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. [21], [25]
1.2.5. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
26
Hệ thống cơ quan QLNN về BVR nằm trong hệ thống cơ quan QLNN
nói chung và đƣợc tổ chức thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng với cơ
cấu tổ chức nhƣ sau:
- Chính phủ là cơ quan thống nhất QLNN về BVR.
- Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện QLNN về
BVR trên phạm vi toàn quốc.
- Bộ TN&MT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang
bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với
Bộ NN&PTNT thực hiện QLNN về BVR.
- UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã) có trách nhiệm thực hiện QLNN về
BVR tại địa phƣơng theo thẩm quyền. [21]
Các cơ quan QLNN trong lĩnh vực BVR có thể đƣợc phân loại thành 2
nhóm, gồm (i) cơ quan QLNN có thẩm quyền chung và (ii) cơ quan QLNN có
thẩm quyền chuyên ngành. Trong đó, nhóm (i) gồm Chính phủ và UBND các
cấp, còn nhóm (ii) đƣợc tổ chức thống nhất từ trung ƣơng đến cấp huyện gồm:
- Cơ quan thực hiện QLNN chuyên ngành về BVR ở Trung ƣơng là Bộ
NN&PTNT với cơ quan giúp việc là Tổng cục Lâm nghiệp.
- Cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN chuyên ngành về
BVR là Sở NN&PTNT.
- Cơ quan giúp UBND cấp huyện thực hiện QLNN chuyên ngành về
BVR là Phòng NN&PTNT và Hạt Kiểm lâm.
- Cấp xã (nơi có rừng) có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ
tịch UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về BVR. [24]
Trong hệ thống cơ quan QLNN có thẩm quyền chuyên ngành về BVR,
bên cạnh Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và Phòng NN&PTNT còn có cơ
27
quan chuyên trách về công tác BVR với cơ cấu tổ chức nhƣ sau:
- Ở Trung ƣơng: Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ
NN&PTNT.
- Ở cấp tỉnh: Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN&PTNT.
- Ở cấp huyện: Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm
lâm quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã.
- Ở Vƣờn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên
nhiên, Khu RĐD khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu RPH đầu nguồn
có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể
thành lập Hạt Kiểm lâm RĐD, Hạt kiểm lâm RPH theo quy định của pháp
luật. [21], [28], [44]
1.3. Kinh nghiệm và bài học trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ
rừng ở một số địa phƣơng
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ở một số
địa phƣơng
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn (hơn 870 ngàn ha), rừng tự
nhiên giàu tài nguyên còn khá lớn, trong đó chủ yếu tập trung ở Vƣờn Quốc
gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và dọc tuyến biên giới Việt
Lào. Tất cả đều thuộc vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích
gần 1,1 triệu ha đƣợc tổ chức UNESCO công nhận đầu năm 2007.
Tuy nhiên, do buôn bán gỗ và lâm sản luôn đem lại lợi nhuận cao, nhu
cầu gỗ làm vật liệu xây dựng còn rất lớn, đời sống của đồng bào dân tộc phần
lớn còn khó khăn, lâm tặc hoạt động ngày càng tinh vi, táo tợn nên công tác
BVR cũng nhƣ QLNN về BVR trên địa bàn tỉnh Nghệ An gặp nhiều khó
28
khăn. Để giải quyết những khó khăn này và nâng cao hiệu quả QLNN về
BVR, tỉnh Nghệ An đã tổ chức thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:
Một là: Thƣờng xuyên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về
BVR với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhờ đó đã làm cho đội ngũ cán
bộ chính quyền (nhất là các xã, thôn bản ở miền núi) thấy đƣợc vai trò trách
nhiệm, chủ động phối hợp cùng với kiểm lâm, giúp các chủ rừng giải quyết
tồn tại, xử lý những vi phạm lâm luật, từng bƣớc lập lại trật tự trong quản lý
BVR, quản lý lâm sản. Vì vậy, những điạ bàn, vùng rừng xảy ra chặt phá,
khai thác trái phép đƣợc xử lý kịp thời.
Nhận thức đƣợc vai trò của rừng, tác dụng và những lợi nhuận thu đƣợc
từ rừng nhiều hộ gia đình, cá nhân đã hăng hái nhận đất, nhận rừng để bảo vệ
và trồng rừng. Phong trào toàn dân tham gia các tổ đội BVR, PCCCR; việc tố
giác, giáo dục cảm hoá các đối tƣợng vi phạm về rừng phát triển sâu rộng tạo
tiền đề vững chắc cho việc xã hội hoá nghề rừng.
Hai là: Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn, BVR cấp xã đẩy mạnh hoạt động
nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời các đầu nậu, lâm tặc, các điểm nóng về
khai thác, chặt phá rừng, các tụ điểm tàng trữ, cất giấu lâm sản để đề xuất
phƣơng án triệt phá từ gốc tham mƣu cho chính quyền. Nhờ vậy đã hạn chế
đƣợc việc chặn bắt, rƣợt đuổi trên các tuyến giao thông vừa kém tác dụng,
vừa gây phản cảm; đồng thời hạn chế sự chống đối của các đối tƣợng, đảm
bảo an toàn sức khoẻ, tính mạng của kiểm lâm viên.
Đội ngũ kiểm lâm viên địa bàn và BVR cấp xã của Nghệ An thời gian
qua đã tham mƣu tốt cho chính quyền địa phƣơng, hàng năm giúp UBND xã
xây dựng phƣơng án, giải pháp BVR của địa phƣơng rất có hiệu quả, số vụ vi
phạm đƣợc phát hiện, xử lý tại gốc chiếm hơn 50%.
Ba là: Các Đội kiểm lâm cơ động, Tổ đặc nhiệm tăng cƣờng tuần tra
29
trinh sát nắm địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng Công an, Bộ đội
biên phòng; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tạo nguồn tin báo tin cậy, vững
chắc; kịp thời cơ động bắt giữ, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm lâm luật.
Mặc dù đã dỡ bỏ các chốt kiểm soát lâm sản trên các tuyến giao thông,
nhƣng Kiểm lâm Nghệ An vẫn kiểm tra, đánh trúng, bắt đúng những tụ điểm
tàng trữ, những vụ vận chuyển gỗ, động vật rừng trên các tuyến giao thông
qua địa bàn Nghệ An. Trong đó, có nhiều vụ vận chuyển gỗ và động vật rừng
quý hiếm và có khối lƣợng lớn đƣợc nguỵ trang cất giấu tinh vi từ Lào và các
tỉnh phía Nam chuyển qua, lập hồ sơ đề nghị khởi tố hàng chục vụ.
Bốn là: Tăng cƣờng công tác khuyến lâm, xây dựng triển khai thực
hiện các dự án về phát triển kinh tế lâm nghiệp, các mô hình sản xuất nông
lâm kết hợp... nhằm nâng cao thu nhập nâng cao đời sống, xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào miền núi, hạn chế sống dựa vào rừng, phá rừng làm rẫy
để hạn chế áp lực tấn công vào rừng.
Các Hạt Kiểm lâm trên địa bàn đã tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án
về trồng rừng nhƣ Dự án trồng rừng nguyên liệu 147, trồng rừng thay thế sản
xuất nƣơng rẫy, trồng RPH và một số dự án lâm nghiệp xã hội khác. Ngoài ra,
mỗi năm còn triển khai thực hiện từ 4 - 6 mô hình quản lý BVR, nông lâm kết
hợp trên các vùng sinh thái khác nhau, tạo bài học kinh nghiệm cho việc
chuyển đổi phong tục tập quán về canh tác bền vững ở miền núi.
Năm là: Xây dựng đội ngũ công chức Kiểm lâm toàn năng, trong sạch
vững mạnh.
Cùng với việc tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, bồi
dƣỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, Chi cục Kiểm
lâm Nghệ An đã thành lập Ban chống tiêu cực nội ngành, thƣờng xuyên kiểm
tra để phát hiện và xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân trong lực lƣợng vi
30
phạm đạo đức nghề nghiệp, tiếp tay cho lâm tặc.
Nhờ triển khai đồng bộ và thực hiện tốt các giải pháp trên đây, Kiểm
lâm Nghệ An đã chủ động ngăn chặn có hiệu quả những tác động xấu đến
rừng. Số vụ vi phạm lâm luật càng ngày càng giảm, năm sau giảm hơn năm
trƣớc từ 15-20%. Đi cùng với đó là các vụ chống ngƣời thi hành công vụ cũng
giảm rất mạnh. Tài nguyên rừng đƣợc giữ vững và phát triển, độ che phủ rừng
của Nghệ An tăng lên từng năm và Nghệ An đƣợc đánh giá là một trong
những tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng khá nhất cả nƣớc. [14]
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích rừng là 414.565 ha chiếm gần
60% diện tích tự nhiên, gồm 9 huyện thị xã, thành phố, có 180 xã, phƣờng.
Diện tích đất có rừng, rừng giầu tài nguyên tập trung chủ yếu ở 7 huyện là
Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang
Chải. Đặc biệt huyện Văn Yên có khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Huyện Mù
Cang Chải khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải. [13], [22]
Trong những năm qua thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg và
Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣởng Chính phủ về ban hành một
số chính sách tăng cƣờng công tác BVR, lực lƣợng Kiểm lâm Yên Bái đã
từng bƣớc đổi mới phƣơng thức hoạt động tăng cƣờng về cơ sở. Đến hết năm
2015, Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đã đƣa hơn 165 cán bộ kiểm lâm phụ trách
địa bàn phụ trách 165 xã có rừng, nhằm giúp chính quyền địa phƣơng thực
hiện chức năng QLNN về công tác quản lý BVR.
Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều hạn chế ở các địa phƣơng đó là: Chất
lƣợng QLNN ở nhiều xã về công tác quản lý BVR còn chƣa đƣợc chú trọng,
tình trạng diễn ra mua bán diện tích rừng tự nhiên, đất lâm nghiệp trái phép,
các chủ rừng thực hiện cải tạo rừng, khai thác tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản
31
chƣa đúng đối tƣợng; chủ rừng và đối tƣợng lợi dụng khai thác gỗ và lâm sản
khu vực giáp ranh và giầu tài nguyên vẫn còn xảy ra ở một số địa phƣơng;
hầu hết các xã và huyện chƣa lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR. Nguyên
nhân chủ yếu là ở một số địa phƣơng chƣa thực hiện đúng trách nhiệm về
triển khai thực hiện BV&PTR, PCCCR theo quy định của pháp luật; một bộ
phận cán bộ Kiểm lâm địa bàn chƣa làm tốt công tác tham mƣu và thừa hành
pháp luật ở cơ sở theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN về nhiệm vụ công
chức kiểm lâm địa bàn; nhiều chủ rừng tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế quản
lý thiếu chặt chẽ ở địa phƣơng làm không đúng quy định của pháp luật trong
công tác quản lý BVR. Để thực hiện tốt công tác QLNN về BVR ở địa
phƣơng, tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện một số giải pháp sau đây:
Một là: Cơ quan Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên
môn, cơ quan chức năng của UBND huyện, căn cứ văn bản quy phạm pháp
luật về BV&PTR, đặc biệt là Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣởng
Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác BVR. Tham mƣu
giúp chính quyền địa phƣơng làm rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể trong việc
QLNN quản lý BVR và làm rõ chức năng tham mƣu của cơ quan Kiểm lâm
về các lĩnh vực BV&PTR, PCCCR; giúp UBND cấp trên thực hiện tốt chức
năng thanh tra, kiểm tra đối với UBND cấp dƣới và chủ rừng về thực hiện quy
hoạch, kế hoạch BV&PTR ở địa phƣơng.
Hai là: Lực lƣợng Kiểm lâm tích cực tham mƣu giúp UBND cấp
huyện, xã điều tra, khảo sát diện tích rừng và đất lâm nghiệp xây dựng kế
hoạch BV&PTR và triển khai thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn
liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản
xuất lâm nghiệp; lập quy hoạch BV&PTR đến năm 2020 ở địa phƣơng. Hàng
năm căn cứ theo quy hoạch và kế hoạch BV&PTR đƣợc phê duyệt và tình
hình hoạt động lâm nghiệp ở địa phƣơng, các địa phƣơng lập kế hoạch
32
BV&PTR, PCCCR và tổ chức chỉ đạo, điều hành quyết liệt triển khai thực
hiện tốt các nội dung của kế hoạch về BV&PTR, PCCCR đã đƣợc ban hành.
Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR, đổi
mới nội dung hình thức tuyên truyền, chuyển hƣớng xây dựng mô hình tuyên
truyền ở cộng đồng dân cƣ và tổ chức chính trị - xã hội nhƣ chi bộ Đảng, Mặt
trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân, các nhà trƣờng. Nội dung tài liệu tuyên truyền đƣợc biên tập ngắn gọn,
dễ hiểu, dễ thực hiện theo các chủ đề về hỏi, đáp; các mô hình trực quan, các
tiểu phẩm hay, nhằm lôi cuốn, lan toả đến mọi tầng lớn nhân dân, tạo đƣợc dƣ
luận tốt ủng hộ tích cực tham gia BV&PTR, PCCCR, lên án và đẩy lùi các
hành vi xâm hại tài nguyên ở địa phƣơng, đơn vị.
Bốn là: Đẩy mạnh, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng
nhiệm vụ của UBND cấp trên đối với cấp dƣới, theo định kỳ hàng quý và đột
xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý BVR; làm rõ
trách nhiệm của tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật, không
hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý BVR ở địa phƣơng, đơn vị. Thực
hiện nghiêm việc xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm và không
hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra phá rừng, khai thác rừng trái phép, cháy rừng
ở địa phƣơng, đơn vị.
Năm là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ các cơ quan trong khối nội chính,
các cơ quan có liên quan để làm tốt công tác quản lý BVR ở địa phƣơng, đơn
vị; đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của lực lƣợng Kiểm lâm trong tình
hình mới về tham mƣu và thừa hành pháp luật, xác định rõ vị trí vai trò nòng
cốt, tiên phong trên mặt trận BVR, PCCCR, chống buôn lậu lâm sản. Mỗi cán
bộ, công chức Kiểm lâm đƣợc yêu cầu tuân thủ, chấp hành nghiêm quy định
của pháp luật, phẩm chất đạo đức trong sạch; nâng cao năng lực công tác, giỏi
33
chuyên môn nghiệp vụ về quản lý BVR; làm tốt công tác dân vận, vận động
nhân dân tích cực tham gia BV&PTR, PCCCR, phát triển kinh tế rừng, giữ
vững ổn định an ninh rừng bền vững ở các địa phƣơng trong tỉnh, góp phần
xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhờ thực hiện tốt các giải pháp nói trên, hiệu quả công tác BV&PTR,
PCCCR ở các huyện trong toàn tỉnh Yên Bái đã và đang từng bƣớc chuyển
biến nhất định; nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền đƣợc
nâng lên; an ninh rừng tiếp tục ổn định, các hành vi xâm hại tài nguyên rừng
đã đƣợc kiểm soát và đẩy lùi đến mức thấp nhất. [22]
1.3.2. Bài học về quản lý nhà nƣớc đối với công tác bảo vệ rừng
Từ kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về BVR nêu trên của tỉnh
Nghệ An và tỉnh Yên Bái, có thể rút ra một số bài học nhƣ sau:
Một là: Cần làm tốt công tác tuyên truyên, giáo dục pháp luật về BVR
bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về BVR, trong đó
chú trọng áp dụng các hình thức phù hợp với trình độ của ngƣời dân sống gần
khu vực có rừng.
Hai là: Cần quan tâm xây dựng lực lƣợng kiểm lâm đủ mạnh để tổ
chức thực hiện công tác BVR, trong đó bao gồm cả việc bổ sung nhân lực,
trang bị kiến thức chuyên môn và giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ,
công chức kiểm lâm.
Ba là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa lực lƣợng kiểm lâm và các cơ
quan liên quan trong việc thực hiện công tác BVR; lực lƣợng kiểm lâm phải
tích cực tham mƣu cho chính quyền trong hoạt động QLNN về BRV.
Bốn là: Tăng cƣờng công tác khuyến lâm, phát triển lâm nghiệp nhằm
tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời dân, từ đó hạn chế việc
34
chặt phá rừng và khai thác lâm sản trái phép.
Năm là: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời tăng cƣờng
tuần tra, trinh sát nắm địa bàn để phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi
phạm pháp luật về BVR.
Tiểu kết Chƣơng 1
Những nghiên cứu mang tính lý luận đƣợc trình bày ở Chƣơng 1 giúp
rút ra một số kết luận sau đây:
Một là: Rừng có vai trò rất to lớn đối với môi trƣờng sống cũng nhƣ sự
phát triển KT-XH và bảo vệ ANQP, do đó việc thực hiện các giải pháp để
BVR có ý nghĩa rất quan trọng.
Hai là: QLNN là hoạt động quan trọng và cần thiết trong lĩnh vực
BVR. Sự cần thiết của hoạt động này xuất phát từ tầm quan trọng của rừng, từ
sự hữu hạn của tài nguyên rừng và tính xã hội của công tác BVR cũng nhƣ từ
mức độ suy thoái rừng ở nƣớc ta.
Ba là: Hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR có nội dung đa dạng và
phức tạp, đƣợc thực hiện theo quy định chặt chẽ của pháp luật, tuân thủ những
nguyên tắc chung về QLNN và nguyên tắc đặc thù của QLNN trong BVR.
Những kết luận trên là nền tảng cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng
QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình thời gian qua. Xa hơn nữa, từ
những vấn đề lý luận đã đƣợc làm sáng tỏ đó còn có thể cho phép hình thành
những quan điểm, định hƣớng và đề xuất các các giải pháp phù hợp nhằm
tăng cƣờng QLNN trong lĩnh vực BVR của địa phƣơng này thời gian tới.
35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC
BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016
2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến tài nguyên
rừng của tỉnh Quảng Bình
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, nằm trải dài
từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía đông giáp biển, phía
Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Tỉnh có chung biên giới với
Lào 201,87 km ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh lỵ của Quảng
Bình là thành phố Đồng Hới, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Bắc và cách
Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam theo đƣờng Quốc lộ 1A.
Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.066 km2
.
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. Toàn bộ
diện tích đƣợc chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi
và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình có đặc trƣng chủ
yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn
tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu nhƣ toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-
1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp,
phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng
là những tràng cát ven biển có dạng lƣỡi liềm hoặc dẻ quạt.
Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ
36
(là hợp lƣu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hòa và sông
Dinh với tổng lƣu lƣợng 4 tỷ m³/năm. Các sông này do nhiều lƣu vực hợp
thành và đều bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn đổ ra biển.
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí
hậu của phía Bắc và phía Nam và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.000 -
2.300mm/năm. Thời gian mƣa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô
từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24o
C - 25o
C. Ba tháng có nhiệt
độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Tài nguyên đất đƣợc chia làm hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng
bằng và hệ pheralit ở vùng đồi, núi với 15 loại và các nhóm chính nhƣ nhóm
đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn
80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm
5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhƣ vàng, pyrít, sắt,
kẽm, mangan, titan. Một số khoáng sản phi kim loại nhƣ mỏ đất sét, cao lanh,
đá vôi, các mỏ nƣớc nóng thiên nhiên, có trữ lƣợng lớn để phát triển công
nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng và sản xuất nƣớc khoáng quy mô lớn.
Vùng ven biển có tiềm năng rất lớn về các loại sa khoáng nhƣ titan, cát thạch
anh, đây là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thủy tinh cao cấp.
Quảng Bình có hệ thống hang động kỳ vĩ, hoành tráng của khu vực Di
sản thiên nhiên thế giời Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có sức
thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến với Quảng Bình.
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trƣờng Sơn - nơi có
khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm.
Đặc biệt là hệ sinh học đa dạng ở Quảng Bình nằm ở vùng núi khu vực Phong
37
Nha - Kẻ Bàng, có nhiều loài quý hiếm nhƣ vọc Hà Tĩnh, gấu, hổ, sao la,
mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào đen, trĩ...
Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống, loài, có nhiều loại gỗ quý
nhƣ lim, gụ, mun, huynh và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác.
Quảng Bình có vùng biển rộng, bờ biển dài hội tụ nhiều tiềm năng, lợi
thế. Dọc bờ biển có 5 cửa sông chính và vùng đầm phá thuận lợi cho nuôi
trồng thủy sản. Bờ biển Quảng Bình có thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích
đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng với trữ lƣợng lớn.
Nguồn lợi hải sản biển đa dạng, phong phú về loài (1.650 loài), có những loại
quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống, mực nang, san hô quý. Bờ
biển có nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên các cảng biển
nƣớc sâu cho phép Quảng Bình phát triển kinh tổng hợp về biển. [12]
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nằm trên trục hành lang phát triển kinh tế Đông Tây từ biển Đông Việt
Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nƣớc thuộc khu vực Trung - Nam
Châu Á, Quảng Bình có lợi thế trong chiến lƣợc phát triển trục hành lang kinh
tế Đông - Tây. Với vị trí địa kinh tế là cửa ngõ phía Đông của cả vùng Trung
Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma, Quảng Bình rất có lợi thế trong xuất
khẩu hàng hóa với các đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng
(TPP); kết nối thị trƣờng trong nƣớc với khu vực và thế giới.
Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tƣơng đối thuận lợi. Tuyến
đƣờng sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các
vùng dân cƣ và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng
Bình với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vận tải đƣờng biển và đƣờng sông là
một lợi thế của tỉnh, với 05 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng
Hòn La. Đặc biệt, cảng biển Hòn La là nơi có mực nƣớc sâu, mặt nƣớc rộng
38
lớn, xung quanh là quần thể đảo che chắn gió, tàu trọng tải lớn ra vào, neo đậu
rất thuận lợi. Sân bay Đồng Hới đã đƣợc nâng cấp hiện đại để đón đƣợc các
máy bay hạng nặng. Các dịch vụ viễn thông, truyền hình, điện lực, cấp nƣớc,
hệ thống ngân hàng phát triển đồng bộ, hiện đại đã góp phần mạnh mẽ vào
thúc đẩy phát triển KT-XH, ANQP của tỉnh.
Dân số Quảng Bình năm 2014 có 868.174 ngƣời. Phần lớn cƣ dân địa
phƣơng là ngƣời Kinh. Dân tộc ít ngƣời thuộc 02 nhóm chính là Chứt (Sách,
Mày, Rục, Arem, Mã Liềng) và Bru - Vân Kiều (Vân Kiều, Khùa, Trì, Ma
Coong), sống tập trung ở 2 huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số
xã tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cƣ phân bố không đồng
đều, 84,80% sống ở vùng đồng bằng; nguồn lao động lớn, dồi dào chiếm
52,26% dân số. Lực lƣợng lao động đến năm 2015 đã qua đào tạo đạt 60%,
trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36%.
Quảng Bình là tỉnh kinh tế thuần nông, tỷ trọng lao động trong nông
nghiệp cao 79,6%, cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 47,7%, công
nghiệp - xây dựng 16,6%, dịch vụ 35,7%; thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp.
Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tƣơng
đối đồng bộ. Các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung cấp chuyên
nghiệp đang đƣợc đầu tƣ cả chiều sâu lẫn quy mô, chất lƣợng đáp ứng đƣợc
nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cử nhân, kỹ sƣ, công nhân lành nghề... phục
vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di sản văn hóa Bàu Tró, nhiều di
tích lịch sử nhƣ Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành cổ của thời Trịnh -
Nguyễn... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng
và đƣợc truyền tụng từ đời này sang đời khác nhƣ “Bát danh hƣơng'” Sơn,
Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim. Nhiều danh nhân tiền bối, tƣớng lĩnh tài
39
ba, học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xƣa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn
hóa, xã hội nhƣ Dƣơng Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh,
Hoàng Kế Viêm, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp... Không chỉ vậy, Quảng Bình
còn là nơi đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh nổi tiếng, nhiều điểm
dừng chân, nghỉ dƣỡng kỳ thú nhƣ bãi tắm Đá Nhảy, Biển Nhật Lệ, Vũng
Chùa - Đảo Yến, vịnh Hòn La, suối nƣớc nóng Bang, Núi Thần Đinh, di tích
Bàu Tró và hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích đƣờng Hồ Chí Minh
huyền thoại, với các địa danh đáng nhớ là Cha Lo, Cổng Trời, Bến phà Xuân
Sơn, Long Đại, Sông Gianh... Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản thiên nhiên thế
giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động kỳ vĩ,
trong đó Sơn Đoòng đƣợc cho là hang động lớn nhất và đẹp nhất thế giới.
[12]
2.1.2. Hiện trạng rừng và tình hình xâm hại rừng ở tỉnh Quảng Bình
2.1.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng
Quảng Bình là một tỉnh có diện tích rừng khá lớn, trong đó chủ yếu là
rừng tự nhiên. Năm 2012, toàn tỉnh Quảng Bình có 574.900,5 ha rừng, trong
đó diện tích rừng tự nhiên là 530.058,3 ha (chiếm 92,2%), diện tích rừng
trồng là 44.842,2 ha (chiếm 7,8%). [7]
Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có
xu hƣớng giảm dần. Đến hết năm 2016, diện tích rừng toàn tỉnh còn lại là
539.990,70 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 497.331,43 ha (chiếm
92,1%), diện tích rừng trồng 42.659,27 ha (chiếm 7,9 %) [11]. Diễn biến về
diện tích và tỷ trọng các loại rừng theo nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình đƣợc thể hiện trên Bảng 2.1.
40
Bảng 2.1. Quy mô rừng theo nguồn gốc giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: ha
Năm
Chỉ tiêu/
Loại rừng
Rừng tự nhiên Rừng trồng
Tổng
diện tíchDiện tích
Tỷ
trọng
Diện tích
Tỷ
trọng
2012
Diện tích 530.058,3 92,2% 44.842,2 7,8% 574.900,5
Tốc độ
tăng/giảm
N/A N/A N/A N/A N/A
2013
Diện tích 511.089,2 92,0% 44.442,5 8,0% 555.531,7
Tốc độ
tăng/giảm
-3,6% -0,9% -3,4%
2014
Diện tích 509.390,2 90,7% 52.230,7 9,3% 561.620,9
Tốc độ
tăng/giảm
-0,3% 17,5% 1,1%
2015
Diện tích 506.530,5 89,9% 56.907,2 10,1% 563.437,7
Tốc độ
tăng/giảm
-0,6% 9,0% 0,3%
2016
Diện tích 497.331,4 92,1% 42.659,3 7,9% 539.990,7
Tốc độ
tăng/giảm
-1,8% -25,0% -4,2%
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình các năm 2012-2016
Rừng của Quảng Bình đƣợc phân bố trên khắp các huyện, thị xã và
thành phố, tuy nhiên việc phân bố diễn ra không đều. Diện tích rừng tập trung
chủ yếu ở 2 huyện là Bố Trạch và Minh Hóa, cụ thể đến hết năm 2016 diện
tích rừng của huyện Bố Trạch là 151.197,4 ha (chiếm 28%) và huyện Minh
Hóa là 102.598,2 ha (chiếm 19%) [11]. Diễn biến về phân bố rừng theo địa
bàn của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2016 đƣợc thể hiện trên Bảng 2.2.
41
Bảng 2.2. Phân bố diện tích rừng theo địa bàn giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: ha
Địa
bàn
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Chỉ
tiêu
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Thành
phố
Đồng
Hới
Diện
tích
7.154,9 N/A 5.908,2
-
17,4%
5.715,9 -3,3% 5.689,2 -0,5% 5.021,9
-
11,7%
Tỷ
trọng
1,2% 1,1% 1,0% 1,0% 0,9%
Thị xã
Ba
Đồn
Diện
tích
6.700,0 N/A 6.700,0 0,0% 4.076,0
-
39,2%
4.082,0 0,1% 3.671,9
-
10,0%
Tỷ
trọng
1,2% 1,2% 0,7% 0,7% 0,7%
Huyện
Minh
Hóa
Diện
tích
106.949,7 N/A 107.358,3 0,4% 106.664,5 -0,6% 106.628,0 0,0% 102.598,2 -3,8%
Tỷ
trọng
18,6% 19,3% 19,0% 18,9% 19,0%
Huyện
Tuyên
Diện
tích
82.936,1 N/A 82.656,3 -0,3% 81.747,7 -1,1% 82.327,9 0,7% 78.298,7 -4,9%
42
Hóa Tỷ
trọng
14,4% 14,9% 14,6% 14,6% 14,5%
Huyện
Quảng
Trạch
Diện
tích
23.536,1 N/A 21.081,4
-
10,4%
21.196,5 0,5% 23.596,9 11,3% 21.599,6 -8,5%
Tỷ
trọng
4,1% 3,8% 3,8% 4,2% 4,0%
Huyện
Bố
Trạch
Diện
tích
162.271,1 N/A 154.523,1 -4,8% 161.884,5 4,8% 161.999,7 0,1% 151.197,4 -6,7%
Tỷ
trọng
28,2% 27,8% 28,8% 28,8% 28,0%
Huyện
Quảng
Ninh
Diện
tích
88.523,7 N/A 86.510,9 -2,3% 84.574,0 -2,2% 84.681,9 0,1% 84.778,5 0,1%
Tỷ
trọng
15,4% 15,6% 15,1% 15,0% 15,7%
Huyện
Lệ
Thủy
Diện
tích
96.828,7 N/A 90.793,3 -6,2% 93.761,8 3,3% 94.522,1 0,8% 92.824,4 -1,8%
Tỷ
trọng
16,8% 16,3% 16,7% 16,8% 17,2%
Tổng
diện tích
574.900,5 N/A 555.531,7 -3,4% 561.620,9 1,1% 563.437,7 0,3% 539.990,7 -4,2%
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình các năm 2012-2016
43
Bảng 2.3. Quy mô rừng theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: ha
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
Loại
rừng
Chỉ
tiêu
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Diện tích
Tốc
độ
tăng
/giảm
Rừng
phòng
hộ
Diện
tích
186.144 N/A 178.347 -4,2% 178.690 0,2% 179.063 0,2% 176.554 -1,4%
Tỷ
trọng
32,4% 32,1% 31,8% 31,8% 32,7%
Rừng
đặc
dụng
Diện
tích
142.764 N/A 151.369 6,0% 151.369 0,0% 151.369 0,0% 131.953 -12,8%
Tỷ
trọng
24,8% 27,2% 27,0% 26,9% 24,4%
Rừng
sản
xuất
Diện
tích
245.992,5 N/A 225.815,7 -8,2% 231.561,9 2,5% 233.005,7 0,6% 231.483,7 -0,7%
Tỷ
trọng
42,8% 40,6% 41,2% 41,4% 42,9%
Tổng
diện tích
574.900,5 N/A 555.531,7 -3,4% 561.620,9 1,1% 563.437,7 0,3% 539.990,7 -4,2%
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình các năm 2012-2016
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền sử dụng đất nông nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Vi phạm pháp luật đất đai trên tỉnh Nam Định, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình PhướcLuận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
Luận văn: Nhân thân người phạm tội giết người tỉnh Bình Phước
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai Tại Tỉnh An Giang...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai Tại Tỉnh An Giang...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai Tại Tỉnh An Giang...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Bảo Vệ Tài Nguyên Đất Đai Tại Tỉnh An Giang...
 
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt NamLuận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
Luận văn: Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật của Việt Nam
 
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoánLuận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
Luận văn: Bảo vệ và phát triển rừng bằng phương thức giao khoán
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Đề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAY
Đề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAYĐề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAY
Đề tài ngành Luật: Pháp luật bảo vệ tài nguyên đất đai, 9 Đ,HAY
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quyền sử dụng đất nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều traLuận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
Luận văn: Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Cơ quan cảnh sát điều tra
 
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Bào chữa theo pháp luật cho người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại tỉnh Nam Định
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOTLuận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng tỉnh Quảng Nam, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịchĐề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
Đề tài: Pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch
 

Similar to Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình

Similar to Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình (20)

BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về lâm sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về lâm sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về lâm sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về lâm sản, HAY
 
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Quản lý về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOTĐề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
Đề tài: Quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm tại TPHCM, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi TrườngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường
 
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trườngLuận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
Quản lý bằng pháp luật về bảo vệ môi trường tại Hải Dương, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
Luận văn: Quản lý nhà nước bằng pháp luật về bảo vệ môi trường
 
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng HớiĐề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
Đề tài: Quản lý môi trường khu công nghiêp Tây Bắc Đồng Hới
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây BắcLuận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
Luận văn:Quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiêp Tây Bắc
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang
Luận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBangLuận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang
Luận văn: Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang
 
Luận văn: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang...Luận văn: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS huyệ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ ThủyQuản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS huyện Lệ Thủy
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
Luận Văn Nghiên Cứu Giải Pháp Triển Khai Có Hiệu Quả Chương Trình Giảm Nghèo ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 

Đề tài: Quản lí nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại Quảng Bình

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……/…… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THUỲ VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……/…… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THUỲ VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Thái Thanh Hà THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thuỳ Vân
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Lãnh đạo Cơ sở Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung, Khoa Sau đại học thuộc Học viện Hành chính Quốc gia và các thầy giáo, cô giáo, các bạn học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS. TS. Thái Thanh Hà đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo và các cán bộ Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích tôi hoàn thành luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  • 5. iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.........................................................................vii MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG...................................................................................... 6 1.1. Lý luận về rừng và bảo vệ rừng ................................................................. 6 1.1.1. Rừng..................................................................................................... 6 1.1.2. Bảo vệ rừng........................................................................................11 1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng..............................................15 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ......................15 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng..............16 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng.....................18 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ........................21 1.2.5. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng...........................25 1.3. Kinh nghiệm và bài học trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ở một số địa phƣơng........................................................................................27 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ở một số địa phƣơng .........................................................................................................27 1.3.2. Bài học về quản lý nhà nƣớc đối với công tác bảo vệ rừng ..............33 Tiểu kết Chƣơng 1...........................................................................................34
  • 6. iv Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016..................35 2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Bình .......................................35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng của tỉnh Quảng Bình ....................................................................................35 2.1.2. Hiện trạng rừng và tình hình xâm hại rừng ở tỉnh Quảng Bình ........39 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .....................................................................................................46 2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng của tỉnh Quảng Bình.......46 2.2.2. Ban hành các văn bản quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừng ...............52 2.2.3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng .....................................55 2.2.4. Quản lý nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng............57 2.2.5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng..............60 2.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng .........................................................................................................61 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình .....................................................................................................62 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ..............................................................................................................62 2.3.2. Một số tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ..............................................................................................................65 2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng.............................................................................................66 Tiểu kết Chƣơng 2...........................................................................................68 Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH .......69 3.1. Quan điểm, định hƣớng về bảo vệ rừng...................................................69
  • 7. v 3.1.1. Quan điểm về bảo vệ rừng.................................................................69 3.1.2. Định hƣớng về bảo vệ rừng ...............................................................71 3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình .....................................................................................................73 3.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lƣợng kiểm lâm..73 3.2.2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ rừng................76 3.2.3. Thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh để huy động nguồn lực cho công tác bảo vệ rừng .......................................................................78 3.2.4. Đầu tƣ cho phát triển sản xuất của ngƣời dân sống gần rừng ...........80 3.2.5. Thực hiện rộng rãi mô hình quản lý rừng cộng đồng........................81 3.2.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng ..............................................................................................................83 3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành và tỉnh Quảng Bình ..........86 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành .................................86 3.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Quảng Bình ...................................................87 Tiểu kết Chƣơng 3...........................................................................................88 KẾT LUẬN.....................................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................94
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQP An ninh, quốc phòng BVR Bảo vệ rừng BV&PTR Bảo vệ và phát triển rừng HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN Ngân sách nhà nƣớc PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng QLNN Quản lý nhà nƣớc QPPL Quy phạm pháp luật RĐD Rừng đặc dụng RPH Rừng phòng hộ RSX Rừng sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TN&MT Tài nguyên và Môi trƣờng UBND Uỷ ban nhân dân
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Quy mô rừng theo nguồn gốc giai đoạn 2012-2016.......................40 Bảng 2.2. Phân bố diện tích rừng theo địa bàn giai đoạn 2012-2016.............41 Bảng 2.3. Quy mô rừng theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012-2016...........43 Bảng 2.4. Diện tích BVR giai đoạn 2008-2020 của tỉnh Quảng Bình............56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Diễn biến độ che phủ của rừng giai đoạn 2012-2016 ................44 Biểu đồ 2.2. Số vụ vi phạm trong lĩnh vực BVR giai đoạn 2012-2016..........45
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn Việt Nam là một nƣớc có diện tích rừng khá lớn. Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy tính đến ngày 31/12/2015, diện tích rừng toàn quốc là lên 14.061.856 ha, trong đó diện tích rừng để tính độ che phủ toàn quốc là 13.520.984 ha với độ che phủ là 40,84% [43]. Với diện tích và độ che phủ lớn nhƣ vậy, rừng nƣớc ta có vai trò rất quan trọng, không chỉ trên phƣơng diện môi trƣờng sinh thái mà còn trên phƣơng diện KT-XH, văn hoá, khoa học và ANQP… Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong nhiều năm trƣớc đây, diện tích và chất lƣợng rừng liên tục bị suy giảm mà nguyên nhân chủ yếu một mặt là tình trạng gia tăng dân số và di dân tự do tiếp diễn công với phƣơng thức sử dụng đất nông, lâm nghiệp ít hiệu quả đã tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp; mặt khác là do nhu cầu lâm sản ngày càng tăng đang tạo sức ép đối với tài nguyên rừng và môi trƣờng, đặc biệt đối với rừng tự nhiên [37]. Mặc dù thời gian qua, công tác BVR rừng đã đƣợc Nhà nƣớc ta quan tâm thực hiện và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, nhƣng theo đánh giá của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, thể hiện ở tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, nhất là đối với rừng tự nhiên vẫn tiếp tục diễn ra phức tạp; diện tích RPH liên tục giảm qua các năm; các vụ việc chống ngƣời thi hành công vụ BVR tiếp tục diễn ra gay gắt với tính chất ngày càng nghiêm trọng; công tác PCCCR còn nhiều bất cập; diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, sạt lở đất rừng tăng cao… [6]
  • 11. 2 Từ lý do vấn đề nêu trên, để bảo tồn bền vững tài nguyên rừng, đáp ứng cho nhu cầu của đời sống xã hội hiện nay và trong tƣơng lai, cần thiết phải có biện pháp tăng cƣờng QLNN về công tác BVR, xuất phát từ tầm quan trọng của rừng, từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng cũng nhƣ từ tính xã hội của công tác BVR… Là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, Quảng Bình có diện tích rừng che phủ lớn. Thống kê đến hết năm 2012, toàn tỉnh Quảng Bình có 574.950,5 ha rừng, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên với tỷ lệ 92,2% [7]. Rừng Quảng Bình cũng có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng ANQP của địa phƣơng. Tuy nhiên, cũng do việc quản lý sử dụng chƣa bền vững và nhu cầu lớn về đất rừng và lâm sản cho phát triển KT-XH mà diện tích rừng Quảng Bình trong những năm qua cũng bị suy giảm. Tính đến hết năm 2016, diện tích rừng Quảng Bình chỉ còn lại 539.990,7 ha, trong đó tỷ lệ rừng tự nhiên giảm xuống còn 92,1% [11]. Với tình trạng khai thác trái phép và chặt phá cũng nhƣ đốt rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thƣờng xuyên xảy ra nhƣ thời gian qua, nếu không có những biện pháp quyết liệt để BVR thì diện tích rừng sẽ tiếp tục suy giảm, không chỉ gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng môi sinh và sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. Cùng với đó với mục tiêu nâng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2020 lên 621.056 ha nhƣ Quy hoạch BV&PTR của tỉnh đã xác định cũng khó có thể đạt đƣợc. [31] Chính vì vậy, song song với việc thực hiện các biện pháp phát triển rừng, thì việc áp dụng các biện pháp hữu hiệu để BVR nhằm ngăn chặn tình trạng tài nguyên rừng bị xâm hại là vấn đề cấp bách hiện nay đối với tỉnh Quảng Bình. Trong bối cảnh đó, không thể không tăng cƣờng QLNN đối với công tác BVR trên địa bàn để bảo tồn tài nguyên rừng hiện có và góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh năm
  • 12. 3 2020 đạt 69-70% nhƣ Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đặt ra. [32] Xuất phát từ lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình” là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Luận văn Từ trƣớc đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu về QLNN đối với lĩnh vực BVR và đã đề cập đƣợc nhiều vần đế lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động QLNN về công tác BVR. Chẳng hạn: luận án tiến sĩ “QLNN về xã hội hoá BV&PTR ở Tây Nguyên” của tác giả Lê Văn Từ (2015); luận án tiến sĩ “QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực BVR ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Hà Công Tuấn (2006); luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện QLNN về BV&PTR ở Quảng Ninh” của tác giả Phạm Tùng Đông (2009); luận văn thạc sĩ “Tăng cƣờng hiệu lực QLNN về BV&PTR Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2002)… Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả, đến thời điểm hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu nào về đề tài QLNN trong công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình đƣợc thực hiện dƣới dạng một luận văn, luận án. Mặt khác, với sự khác biệt về phƣơng pháp tiếp cận vấn đề và phạm vi nghiên cứu (cả về không gian và thời gian), đề tài “QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình” vẫn là một đề tài mới, không trùng lắp với các đề tài nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đây. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn * Mục đích: Mục đích của Luận văn là nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp tăng cƣờng QLNN đối với công tác BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
  • 13. 4 * Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN trong lĩnh vực BVR - Đánh giá thực trạng QLNN về công tác BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây. - Đề xuất những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm tăng cƣờng QLNN đối với lĩnh vực BVR của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác BVR và hoạt động QLNN về công tác BVR. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, trong đó, số liệu nghiên cứu đƣợc giới hạn trong giai đoạn 2012-2016; các giải pháp đƣợc đề xuất của đề tài có tầm nhìn đến năm 2020. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, Luận văn sử dụng một hệ thống đa dạng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau nhƣ tổng hợp, phân tích, so sánh trên cơ sở thế giới quan duy vật và phƣơng pháp luận biện chứng. - Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài cũng nhƣ tổng kết thực tiễn hoạt động QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình và tổng kết, rút kinh nghiệm từ hoạt động QLNN về công tác BVR của các địa phƣơng đƣợc nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng trong việc luận giải, chứng minh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, trong việc đánh giá tình hình BVR
  • 14. 5 và hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR của tỉnh Quảng Bình thời gian qua cũng nhƣ trong việc đánh giá và lựa chọn giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động này trong thời gian tới. - Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu trong việc đánh giá hiện trạng về rừng, tình hình BVR và hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR của tỉnh Quảng Bình. - Việc tổng hợp, phân tích làm cơ sở để đƣa ra các nhận xét, đánh giá trong Luận văn đều đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng thời kỳ gắn với điều kiện KT-XH đặc trƣng của thời kỳ đó. Các giải pháp và kiến nghị đƣa ra là xuất phát từ tình hình thực tế của tỉnh Quảng Bình và có tính đến khuynh hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Chính vì vậy nên phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn là phù hợp với thế giới quan duy vật và phƣơng pháp luận biện chứng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn - Ý nghĩa lý luận: hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về QLNN trong lĩnh vực BVR ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: đề xuất một số giải pháp có giá trị tham khảo đối với tỉnh Quảng Bình và các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về QLNN trong lĩnh vực BVR Chƣơng 2. Thực trạng QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình Chƣơng 3. Giải pháp tăng cƣờng QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình.
  • 15. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ RỪNG 1.1. Lý luận về rừng và bảo vệ rừng 1.1.1. Rừng 1.1.1.1. Khái niệm về rừng Có nhiều quan niệm khác nhau về rừng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực BV&PTR, khái niệm về rừng đƣợc hiểu nhƣ sau: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất RSX, đất RPH, đất RĐD. [21] Theo khái niệm trên, thành phần của rừng bao gồm nhiều yếu tố: quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác (nƣớc, không khí, cảnh quan thiên nhiên) [26]. Do đó hoạt động BVR phải hƣớng tới bảo vệ toàn bộ các yếu tố này. 1.1.1.2. Phân loại rừng Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng đƣợc phân thành 3 loại: Thứ nhất, rừng phòng hộ: là loại rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trƣờng. RPH bao gồm: - RPH đầu nguồn: là rừng đƣợc xác lập nhằm tăng cƣờng khả năng
  • 16. 7 điều tiết nguồn nƣớc cho các dòng chảy, hồ chứa nƣớc, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du. - RPH chắn gió, chắn cát bay: là rừng đƣợc xác lập nhằm giảm cƣờng độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cƣ, khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác. - RPH chắn sóng, lấn biển: là rừng đƣợc xác lập nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái. - RPH bảo vệ môi trƣờng: là rừng đƣợc xác lập nhằm điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trƣờng, tạo cảnh quan ở khu dân cƣ, khu đô thị, khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi. [21], [36], [41] Thứ hai, rừng đặc dụng: là loại rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng. RĐD bao gồm: - Vƣờn quốc gia: là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nƣớc, hải đảo, có diện tích đủ lớn đƣợc xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trƣng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp. - Khu bảo tồn thiên nhiên, gồm khu dự trữ thiên nhiên (là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nƣớc, hải đảo, đƣợc xác lập để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái chƣa hoặc ít bị biến đổi; có các loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm hoặc đang nguy cấp) và khu bảo tồn loài - sinh cảnh (là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nƣớc đƣợc xác lập để bảo tồn loài, bảo vệ môi trƣờng sống
  • 17. 8 nhằm duy trì nơi cƣ trú và sự tồn tại lâu dài của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoặc đang nguy cấp). - Khu bảo vệ cảnh quan: là khu vực có rừng và sinh cảnh tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nƣớc, hải đảo, đƣợc hình thành do có sự tác động qua lại giữa con ngƣời và tự nhiên, làm cho khu rừng và sinh cảnh ngày càng có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hoá, lịch sử - Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: là rừng và đất rừng đƣợc thành lập nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp. [21], [27], [41] Thứ ba, rừng sản xuất: là rừng đƣợc sử dụng chủ yếu để SXKD gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng. RSX đƣợc phân loại thành: RSX là rừng tự nhiên; RSX là rừng trồng; rừng giống (gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận). [21], [40], [41] 1.1.1.3. Vai trò của rừng Rừng là tài nguyên quý báu của đất nƣớc, là bộ phận quan trọng của môi trƣờng sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế và gắn liền với đời sống của nhân dân [21]. Vai trò của rừng đƣợc thể hiện trên nhiều phƣơng diện, từ môi trƣờng sinh thái đến KT-XH, văn hóa, du lịch, nghiên cứu khoa học và ANQP. Cụ thể nhƣ sau: * Vai trò của rừng trên phương diện môi trường sinh thái Rừng nói chung và RPH nói riêng, là thành phần quan trọng của môi trƣờng sinh thái, có khả năng bảo vệ đất, bảo vệ nƣớc, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, cung cấp khí O2 và tiêu thụ khí CO2, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng sống. Với thảm thực vật phong phú, độ che phủ cao, rừng có tác dụng phòng
  • 18. 9 hộ trên nhiều mặt: - Rừng là công cụ góp phần giảm lũ, tăng lƣu lƣợng kiệt của sông suối. - Rừng làm chức năng chắn sóng, chắn gió và cát bay, bảo vệ cho đê biển, chống sự xâm nhập của cồn cát vào đồng ruộng… - Rừng làm chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trƣờng sinh thái. - Rừng là kho dự trữ và bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, là ngân hàng bảo vệ các nguồn gen các loài động thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học. [36], [37] * Vai trò của rừng trên phương diện KT-XH Rừng có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, tạo nguồn gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu xã hội và đời sống nhân dân. Đối với mỗi quốc gia, rừng có nhiều chủng loại khác nhau và cho sản phẩm gỗ với tính năng tác dụng khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của con ngƣời: làm nguyên liệu cho các ngành giấy, diêm, chế tạo các loại công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt, làm vật liệu xây dựng… Rừng là tƣ liệu sản xuất của ngành lâm nghiệp. Đó là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có vị trí KT-XH và môi trƣờng rất quan trọng. Ở Việt Nam, ngành lâm nghiệp quản lý sử dụng hơn một nửa lãnh thổ đất nƣớc, liên quan trực tiếp đến đời sống của khoảng 25 triệu đồng bào (hơn 1/3 dân số nông thôn), trong đó có hơn 7 triệu đồng bào dân tộc thiểu số. Với vị thế là tƣ liệu sản xuất cơ bản của ngành kinh tế quan trọng này, rừng có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ sở để phát triển lâm nghiệp, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo cho nông dân miền núi. [37] * Vai trò của rừng trên phương diện văn hóa, du lịch và nghiên cứu
  • 19. 10 khoa học Lịch sử khảo cổ cho thấy rừng có vai trò quan trọng trong việc hình thành hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời. Ở Việt Nam, địa bàn rừng núi là nơi cƣ trú của cộng đồng các dân tộc, gắn gó chặt chẽ với đời sống của hàng triệu ngƣời dân sống trong rừng và gần rừng. Có thể nói rừng chính là cái nôi sản sinh ra các dòng văn hóa dân tộc, là nguồn sống của cả cộng đồng, tạo ra chất keo gắn bó cộng đồng. Rừng nƣớc ta có chứa đựng nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị văn hóa cao, mang tính lịch sự truyền thống văn hóa của dân tộc. Các dạng tài nguyên sinh vật, môi trƣờng từ rừng tạo nên các cảnh quan thiên nhiên đẹp và hùng vĩ, tạo điều kiện thích hợp để phục vụ nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe cho con ngƣời và là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, đồng thời là nơi giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hƣơng đất nƣớc. [37] Ngoài ra, rừng còn là một khối thống nhất và hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh, chứa đựng nhiều vấn đề phải nghiên cứu và phân tích trên các lĩnh vực nhƣ: y học, sinh học, hóa học… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. * Vai trò của rừng trên phương diện ANQP Bên cạnh các vai trò kể trên, rừng còn giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực ANQP [37]. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã chứng minh rừng có ảnh hƣởng rất to lớn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các phƣơng án phòng thủ và chiến đấu. Từ các khu rừng phía bắc Tổ quốc, đến rừng núi Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các khu rừng ngập mặn ven biển… đều có các căn cứ, chiến khu, kho hậu cần, quân y viện, công binh xƣởng và là nơi che chở cho hàng binh đoàn bộ đội ta trú quân, triển khai lực lƣợng
  • 20. 11 chuẩn bị tác chiến. Đồng thời rừng cũng là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, vật liệu tại chỗ và dƣợc liệu phục vụ cho kế hoạch chiến đấu của bộ đội ta trong những giai đoạn gay go ác liệt nhất - “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, góp phần tạo nên những chiến thắng to lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đối với các quốc gia có rừng, đặc biệt ở những nƣớc có rừng biên giới, rừng còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn chặn những hiện tƣợng xâm lấn trái phép từ bên ngoài vào. 1.1.2. Bảo vệ rừng 1.1.2.1. Khái niệm bảo vệ rừng Đã có nhiều quan niệm khác nhau về BVR. Theo tác giả Nguyễn Huy Hoàng (2002), BVR là việc sử dụng các biện pháp, các công cụ quản lý mà chủ yếu bằng pháp luật kết hợp với giáo dục truyền thống, đạo đức xã hội để giữ gìn vốn rừng hiện có; phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng; nuôi dƣỡng, phát triển thực vật rừng, động vật rừng; bảo vệ nƣớc, bảo vệ đất và các tài nguyên khác trong môi trƣờng rừng [20, tr.11]. Còn theo tác giả Phạm Tùng Đông (2009), BVR là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn hệ sinh thái hiện có, bảo gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái [16, tr.12]. Tác giả Lê Văn Từ (2015) quan niệm rằng BVR là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác; bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng sinh thái [47, tr.21]…. Mặc dù có cách quan niệm khác nhau, nhƣng khái niệm BVR của các
  • 21. 12 tác giả đều có một số điểm chung là: Thứ nhất, BVR là hoạt động có chủ đích của con ngƣời. Thứ hai, đối tƣợng tác động của hoạt động BVR là toàn bộ quần thể sinh thái của rừng. Thứ ba, mục đích của BVR là duy trì hoặc bảo tồn quần thể sinh thái của rừng (hay tài nguyên rừng). Từ những phân tích nhƣ trên, trong luận văn này, tác giả quan niệm: BVR là hoạt động có chủ đích của con người tác động lên toàn bộ quần thể sinh thái của rừng nhằm duy trì, bảo tồn quần thể sinh thái của rừng (hay tài nguyên rừng). 1.1.2.2. Nội dung bảo vệ rừng Theo quy định của pháp luật về BV&PTR, nội dung BVR bao gồm: * Bảo vệ hệ sinh thái rừng - Khi tiến hành các hoạt động SXKD hoặc có những hoạt động khác ảnh hƣởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trƣởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật BV&PTR, pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hƣởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trƣởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trƣờng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng và chỉ đƣợc thực hiện các hoạt động đó sau khi đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép. * Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
  • 22. 13 - Bảo vệ thực vật rừng: + Những loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nguồn gen thực vật rừng quý, hiếm phải đƣợc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. + Việc khai thác chính thực vật rừng chỉ đƣợc thực hiện ở các khu rừng đã có chủ rừng đƣợc Nhà nƣớc giao rừng hoặc cho thuê rừng. + Việc khai thác gỗ và lâm sản, khai thác tận dụng, tận thu gỗ trong rừng tự nhiên, trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vƣờn rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng. - Bảo vệ động vật rừng: + Những loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen động vật rừng quý, hiếm phải đƣợc quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt. + Những loài động vật rừng thông thƣờng khi săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt phải theo quy định của Bộ NN&PTNT. * Phòng cháy, chữa cháy rừng - Chủ rừng phải có phƣơng án PCCCR; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đƣờng ranh, kênh, mƣơng ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; chấp hành sự hƣớng dẫn, kiểm tra của cơ quan QLNN có thẩm quyền. - Trƣờng hợp đƣợc đốt lửa trong rừng, gần rừng để dọn nƣơng rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trƣớc mùa khô hanh hoặc dùng lửa trong sinh hoạt thì ngƣời đốt lửa phải thực hiện các biện pháp PCCCR. - Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xây dựng, tiến hành các hoạt động trên các công trình đi qua rừng nhƣ đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng dây tải điện và hoạt động du lịch sinh thái, hoạt động khác ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy; tuân thủ các biện pháp PCCCR
  • 23. 14 của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và chủ rừng. - Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả; trong trƣờng hợp cần thiết, UBND các cấp có trách nhiệm và thẩm quyền huy động mọi lực lƣợng, phƣơng tiện cần thiết ở địa phƣơng, điều hành sự phối hợp giữa các lực lƣợng để kịp thời chữa cháy rừng có hiệu quả. - Trong trƣờng hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp thì việc chữa cháy rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp. - Cơ quan Kiểm lâm các cấp và Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có trách nhiệm hƣớng dẫn chủ rừng xây dựng phƣơng án PCCCR. * Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng - Việc trồng cây rừng, nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo đúng pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y. - Chủ rừng phải chấp hành đầy đủ các biện pháp về phòng, trừ sinh vật hại rừng, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại rừng và phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện các biện pháp phòng, trừ theo hƣớng dẫn của cơ quan chức năng có thẩm quyền. - Nhà nƣớc khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. - Bộ NN&PTNT dự báo tình hình dịch bệnh, hƣớng dẫn các biện pháp phòng, trừ sinh vật hại rừng. - UBND các cấp tổ chức, chỉ đạo các lực lƣợng để diệt trừ sinh vật hại rừng trong phạm vi địa phƣơng, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang các địa phƣơng khác.
  • 24. 15 * Quản lý hoạt động kinh doanh, vận chuyển và chế biến lâm sản - Tổ chức, cá nhân kinh doanh lâm sản phải đảm bảo trƣớc cơ quan pháp luật về nguồn gốc gỗ, lâm sản hợp pháp. - Lâm sản do tổ chức, cá nhân mua, bán, vận chuyển, chế biến phải có chứng từ hợp pháp theo quy định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; việc đóng dấu búa kiểm lâm lên gỗ thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ NN&PTNT. - Tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến lâm sản khi nhập, xuất lâm sản phải ghi chép vào sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản theo mẫu thống nhất và chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ NN&PTNT. - Việc nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực vật rừng, động vật rừng, các sản phẩm của chúng và các mẫu vật có nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc do gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo và các loài động vật, thực vật hoang dã quý, hiếm, thông thƣờng thực hiện theo quy định của Chính phủ, công ƣớc quốc tế về buôn bán các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp (CITES) và các điều ƣớc quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. [21], [24] 1.2. Quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. QLNN là một dạng quản lý do Nhà nƣớc làm chủ thể định hƣớng điều hành, chi phối,... để đạt đƣợc mục tiêu KT-XH trong những giai đoạn lịch sử nhất định [17]. QLNN phải dựa trên cơ sở pháp luật và thẩm quyền của cơ quan nhà
  • 25. 16 nƣớc. Đặc trƣng của QLNN là mang tính công quyền: cơ quan quản lý đƣợc công dân ủy quyền thực hiện một số hoạt động nhất định và các tổ chức, cá nhân phải chấp hành sự quản lý của cơ quan nhà nƣớc. Mỗi cơ quan QLNN có bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý đƣợc giao. Về bản chất, QLNN là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nƣớc tới các khách thể quản lý nhằm thực hiện các chức năng của nhà nƣớc. Chủ thể QLNN bao gồm cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân đƣợc nhà nƣớc ủy quyền thực hiện quyền QLNN. Khách thể của QLNN là công dân, các tổ chức cấu thành xã hội và các quá trình diễn ra trong xã hội của một quốc gia cụ thể [45]. Từ những phân tích nhƣ trên kết hợp với khái niệm BVR đƣợc đƣa ra ở mục 1.1.2.1, có thể quan niệm: QLNN về công tác BVR là sự tác động có tổ chức của Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng được Nhà nước quy định dựa trên cơ sở pháp luật đối với công tác BVR nhằm duy trì, bảo tồn quần thể sinh thái của rừng (hay tài nguyên rừng). 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng Để bảo tồn và phát huy đƣợc nguồn lợi từ rừng, thì hoạt động QLNN về BRV là hết sức cần thiết xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ tầm quan trọng của rừng Rừng là tài nguyên quan trọng và quý giá của quốc gia, đồng thời là thành phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên. Do đó, rừng, tài nguyên rừng và đất rừng phải đƣợc quản lý tốt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau cho xã hội, kinh tế, sinh thái và văn hóa, tinh thần của các thế hệ hiện nay và tƣơng lai. Bên cạnh việc đem lại những lợi ích về kinh tế, rừng còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất, giữ nƣớc, điều hòa không khí, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đảm bảo ANQP [37]. Vì vậy, Nhà nƣớc phải quản lý công tác
  • 26. 17 BVR nhằm đảm bảo tài nguyên rừng đƣợc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, phục vụ cho lợi ích chung của toàn cộng đồng. Thứ hai, xuất phát từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng Mặc dù rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo nhƣng vẫn có thể bị cạn kiệt nếu chúng không đƣợc quản lý, bảo vệ và phát triển theo một chế độ thích hợp. Thực tế cho thấy, trƣớc sức ép của nhu cầu phát triển xã hội, với nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể (năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất) [37]. Đằng sau việc mất rừng là kéo theo nhiều thảm họa nhƣ sự xói mòn, cằn cỗi và nghèo kiệt đất đai, là hạn hán, lũ lụt triền miên, những động vật, thực vật quý hiếm bị mất dần. Xuất phát từ tầm quan trọng của rừng và sự hữu hạn của tài nguyên rừng, nên bên cạnh việc trồng rừng và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý, việc BVR là hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của rừng cũng nhƣ của các quốc gia. Vì vậy, cần thiết phải có sự quản lý, định hƣớng và điều tiết của Nhà nƣớc để thỏa mãn lợi ích cho cộng đồng hiện tại, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các thế hệ mai sau. Thứ ba, xuất phát từ tính xã hội của công tác BVR Ở bất kì quốc gia nào, BVR là một công việc có sự tham gia của nhiều đối tƣợng, bao gồm cả chủ rừng, các cơ quan nhà nƣớc và các đối tƣợng khác có liên quan. Vì vậy, nó đòi hỏi không chỉ là sự tham gia, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều thế hệ nối tiếp nhau, mà còn là sự phối hợp thống nhất hành động của cả khu vực, của toàn cầu. Còn nói riêng ở Việt Nam, pháp luật về BV&PTR quy định trách nhiệm BVR thuộc về toàn xã hội. [21], [37] Để thực hiện đƣợc điều này thì chỉ có Nhà nƣớc mới có khả năng tổ
  • 27. 18 chức, quản lý các hoạt động đó. Chính bởi thế, đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nƣớc đối với công tác BVR. Thứ tư, xuất phát từ mức độ suy thoái rừng của nƣớc ta Bên cạnh các lý do nêu trên, việc QLNN đối với công tác BVR ở Việt Nam còn xuất phát từ lý do về mức độ suy thoái rừng. Qua quá trình phát triển, độ che phủ của rừng Việt Nam đã bị thu hẹp đáng kể, chất lƣợng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên nhiều nơi vẫn tiếp tục suy giảm, ở một số địa phƣơng, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nƣơng rẫy… [37]. Những mất mát này đã gây ra nhiều tổn thất lớn về kinh tế, về công ăn việc làm và cả sự phát triển của xã hội một cách lâu dài. Hiện tƣợng lũ ống, lũ quét, hạn hạn, sụt lở đất bất thƣờng xảy ra thời gian qua có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng [37]. Chính vì vậy, bên cạnh việc trồng và phát triển rừng, phải làm tốt công tác BVR, mà trong đó không thể thiếu vắng sự QLNN đối với hoạt động này. 1.2.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng QLNN về công tác BVR là một bộ phận không tách rời của hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc nói chung, do đó phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣ: nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nƣớc; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa… [48], [45]. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm và vai trò của rừng cũng nhƣ đặc điểm của công tác BVR, hoạt động QLNN về công tác BVR cần chú trọng các nguyên tắc đặc thù cơ bản sau đây: 1.2.3.1. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước Rừng có vai trò rất to lớn đối với cuộc sống của con ngƣời và đối với
  • 28. 19 nền KT-XH, do đó việc Nhà nƣớc thống nhất quản lý trong lĩnh vực BVR là cần thiết, vì điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu chung của cả xã hội. Quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo luật pháp và đƣợc thể hiện trên nhiều mặt nhƣ: quyền giao đất, giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cƣ thôn bản,quyền định giá rừng, quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng và xử lý những hành vi vi phạm luật BV&PTR. Pháp luật hiện hành quy định Nhà nƣớc thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng đƣợc phát triển bằng vốn của Nhà nƣớc, rừng do Nhà nƣớc nhận chuyển quyền sở hữu RSX là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trƣờng rừng. Tuy nhiên, Nhà nƣớc có thể trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu RSX là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng [21]. 1.2.3.2. Bảo đảm sự phát triển bền vững Rừng là một bộ phận của môi trƣờng tự nhiên, đồng thời cũng là một thành phần tƣ liệu sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Do đó, việc khai thác, bảo vệ cũng nhƣ phát triển rừng phải đáp ứng yêu cầu về khả năng tái tạo của rừng nhằm đảm bảo môi trƣờng sống cũng nhƣ điều kiện sản xuất của con ngƣời. Điều đó có nghĩa là hoạt động QLNN trong công tác BVR là phải đảm bảo sự phát triển bền vững. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR phải bảo đảm phát triển bền vững về KT-XH, môi trƣờng, ANQP; phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp;
  • 29. 20 đúng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của cả nƣớc và địa phƣơng, tuân thủ theo quy chế quản lý rừng do Thủ tƣớng Chính phủ quy định. [21] 1.2.3.3. Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích Rừng là một quần thể sinh thái có rất nhiều chức năng khác nhau, bao gồm cả bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trƣờng…[21] Ngoài ra, do các nguồn lợi mà rừng mang lại là rất lớn, đặc biệt là nguồn lợi kinh tế, nên rừng có vai trò quan trọng đối với nhiều đối tƣợng trong xã hội, bao gồm cả các tầng lớp dân cƣ (đặc biệt là dân cƣ sinh sống gần rừng) và Nhà nƣớc. Chính vì vậy, QLNN trong lĩnh vực BRV phải đáp ứng đƣợc yêu cầu kết hợp hài hoà giữa các lợi ích. Theo quy định của pháp luật về BV&PTR, QLNN trong lĩnh vực BVR phải đảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nƣớc với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của chủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho ngƣời làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng [21]. Việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích đƣợc thực hiện thông qua công tác quy hoạch rừng, chính sách tài chính trong lĩnh vực BVR và các quy định về quyền, nghĩa vụ của Nhà nƣớc và của chủ rừng. 1.2.3.4. Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ Tuy diện tích rừng phân bổ giữa các địa phƣơng là không giống nhau, nhƣng tất các tỉnh, thành phố của nƣớc ta đều có rừng. Chính vì vậy mỗi địa phƣơng đều phải thực hiện công tác BVR và QLNN trong công tác BVR, và địa phƣơng chính là nơi cung cấp lực lƣợng quan trọng trong công tác BVR. Trong khi đó, BVR là một lĩnh vực có nhiều đặc thù về kinh tế - kĩ thuật nên hoạt động QLNN đối với lĩnh vực này phải tuân thủ theo những quy trình, quy phạm đƣợc cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành. Do đó, QLNN về
  • 30. 21 công tác BVR phải kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Nguyên tắc này đƣợc thể hiện rất rõ trong quy định của pháp luật Việt Nam, mà theo đó, Chính phủ thống nhất QLNN về BV&PTR và giao Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện QLNN về BV&PTR trong phạm vi cả nƣớc, còn UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN về BV&PTR tại địa phƣơng theo thẩm quyền. Ngoài ra, nguyên tắc này cũng đƣợc thể hiện ở việc giao Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ƣơng đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phƣờng, thị trấn có rừng hoặc ở việc giao Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm (là lực lƣợng chuyên trách của Nhà nƣớc có chức năng BVR, giúp Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT và Chủ tịch UBND các cấp thực hiện QLNN về BVR, bảo đảm chấp hành pháp luật về BV&PTR). [21], [28] 1.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng Pháp luật hiện hành quy định hoạt động QLNN trong lĩnh vực BV&PTR có rất nhiều nội dung. Từ những quy định đó, có thể khái quát các nội dung cơ bản của QLNN về công tác BVR nhƣ sau: 1.2.4.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừng Văn bản quản lý trong lĩnh vực BVR là những văn bản không chỉ cung cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan QLNN đối với ngƣời khai thác, sử dụng rừng nhằm thực hiện các chủ trƣơng, quy định của Nhà nƣớc. Công tác xây dựng văn bản quản lý là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR. Dựa trên việc ban hành các văn bản này, Nhà nƣớc buộc các đối tƣợng khai thác, sử dụng rừng
  • 31. 22 phải thực hiện các quy định về khai thác, sử dụng rừng theo một khuôn khổ do Nhà nƣớc đặt ra. Văn bản quản lý trong lĩnh vực BVR có hai loại: văn bản QPPL (luật, nghị định, thông tƣ…) và các văn bản khác của cơ quan QLNN (quyết định hành chính, chỉ thị, công văn...). Đó là phƣơng tiện để QLNN, để thể chế hoá và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân; mặt khác nó còn cung cấp các quy định và chế tài mà thiếu nó thì không thể quản lý đƣợc. 1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương Hiểu một cách đơn giản, quy hoạch, kế hoạch BV&PTR là một hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp do Nhà nƣớc đặt ra và đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo thực hiện nhằm BV&PTR trong một thời kỳ nhất định. Theo quy định của pháp luật, kỳ quy hoạch BV&PTR là 10 năm, còn kỳ kế hoạch là 5 năm và đƣợc cụ thể hoá thành kế hoạch hàng năm. Việc lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR trong phạm vi cả nƣớc do Bộ NN&PTNT tổ chức thực hiện; còn việc lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR của các cấp địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) do UBND cùng cấp tổ chức thực hiện. Để xây dựng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR, các cơ quan QLNN phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau nhƣ: chiến lƣợc, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, ANQP, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nƣớc và của từng địa phƣơng; kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch BV&PTR kỳ trƣớc; điều kiện tự nhiên, dân sinh, KT-XH, khả năng tài chính; hiện trạng, nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch BV&PTR phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái
  • 32. 23 rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và phải tuân thủ các nguyên tắc và trình tự do pháp luật quy định. [21], [24] 1.2.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực bảo vệ rừng Con ngƣời là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định trong mọi hoạt động QLNN. Nhận định này có thể đƣợc minh chứng rõ nhất qua câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Đối với hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR, vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng và cần thiết bởi nƣớc ta có diện tích rừng tƣơng đối lớn và đa phần diện tích rừng thƣờng phân bổ ở những địa bàn hẻo lánh hoặc hiểm trở, việc quản lý đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ngƣời. Mặt khác, BVR là một lĩnh vực có tính đặc thù và có yêu cầu cao về tính chuyên môn, do đó nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động BVR cũng nhƣ hoạt động QLNN về công tác BVR cần phải đƣợc đào tạo để trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Nếu công tác quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này không đƣợc chú trọng thì sẽ khó đạt đƣợc mục tiêu về BVR mà Nhà nƣớc đặt ra. 1.2.4.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng Tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một phần trong hoạt động QLNN nói chung, trong đó có QLNN về công tác BVR. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR là việc mà các cơ quan QLNN trong lĩnh vực BVR đƣơng nhiên phải thực hiện để mọi thành phần trong xã hội đều có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực BVR, bởi theo quy định của pháp luật, thì toàn dân đều có trách nhiệm BVR. [21] Nhƣ đã phân tích ở mục 1.2.4.3, rừng nƣớc ta thƣờng phân bố ở những địa bàn xa xôi, hẻo lánh hoặc có địa hình khó khăn, hiểm trở. Đi cùng với đó, ngƣời dân sống ở các địa bàn có rừng thƣờng có trình độ nhận thức không cao
  • 33. 24 [37]. Mặt khác, do rừng là một quần thể phức tạp, nên các QPPL điều chỉnh hoạt động BVR cũng vì thế mà có thể khó hiểu đối với nhiều ngƣời dân. Xuất phát từ những lý do trên, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR là một việc làm cần thiết của hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm tuyên truyền và phổ biến pháp luật về BVR đƣợc giao cho nhiều cơ quan, bao gồm: - Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tƣ pháp chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền giáo dục Luật BV&PTR ở tất cả các cấp, các ngành, trong cán bộ và nhân dân. - Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật BV&PTR cho nhân dân. - Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch đƣa nội dung Luật BV&PTR vào chƣơng trình giảng dạy của các trƣờng ở mọi cấp học. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ƣơng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BV&PTR trong ngành, đoàn thể, tổ chức, địa phƣơng mình. [21], [24] 1.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng Thanh tra, kiểm tra cũng là một nội dung không thể thiếu trong hoạt động QLNN chung, trong đó có QLNN về công tác BVR [18], [45]. Đây là hoạt động thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc đối với đối tƣợng quản lý của mình, mà cụ thể là đối với việc quản lý, sử dụng rừng. Thanh tra, kiểm tra là nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng rừng
  • 34. 25 đƣợc tuân thủ theo đúng pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra ngoài việc phát hiện những sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Ngoài ra, công tác này cũng có thể giúp phát hiện những điều bất hợp lý trong chủ trƣơng, chính sách, pháp luật để có kiến nghị bổ sung chỉnh sửa kịp thời. Việc thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện thƣờng xuyên hoặc đột xuất, có thể khi có hoặc không có dấu hiệu vi phạm. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về BVR sẽ bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, cụ thể: - Ngƣời phá rừng, đốt rừng, huỷ hoại tài nguyên rừng; khai thác rừng trái phép; săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép; mua bán, kinh doanh, vận chuyển trái phép lâm sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về BVR thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính (bị cảnh cáo hoặc phạt tiền, bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung; bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Ngƣời lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật trong việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, cho phép sử dụng rừng, khai thác lâm sản; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thi hành pháp luật về BVR; bao che cho ngƣời vi phạm pháp luật về BVR hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật BV&PTR thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Ngƣời nào có hành vi vi phạm pháp luật về BVR gây thiệt hại cho Nhà nƣớc, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, ngoài việc bị xử lý theo các quy định nói trên, còn phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. [21], [25] 1.2.5. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng
  • 35. 26 Hệ thống cơ quan QLNN về BVR nằm trong hệ thống cơ quan QLNN nói chung và đƣợc tổ chức thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng với cơ cấu tổ chức nhƣ sau: - Chính phủ là cơ quan thống nhất QLNN về BVR. - Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện QLNN về BVR trên phạm vi toàn quốc. - Bộ TN&MT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện QLNN về BVR. - UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã) có trách nhiệm thực hiện QLNN về BVR tại địa phƣơng theo thẩm quyền. [21] Các cơ quan QLNN trong lĩnh vực BVR có thể đƣợc phân loại thành 2 nhóm, gồm (i) cơ quan QLNN có thẩm quyền chung và (ii) cơ quan QLNN có thẩm quyền chuyên ngành. Trong đó, nhóm (i) gồm Chính phủ và UBND các cấp, còn nhóm (ii) đƣợc tổ chức thống nhất từ trung ƣơng đến cấp huyện gồm: - Cơ quan thực hiện QLNN chuyên ngành về BVR ở Trung ƣơng là Bộ NN&PTNT với cơ quan giúp việc là Tổng cục Lâm nghiệp. - Cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN chuyên ngành về BVR là Sở NN&PTNT. - Cơ quan giúp UBND cấp huyện thực hiện QLNN chuyên ngành về BVR là Phòng NN&PTNT và Hạt Kiểm lâm. - Cấp xã (nơi có rừng) có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về BVR. [24] Trong hệ thống cơ quan QLNN có thẩm quyền chuyên ngành về BVR, bên cạnh Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và Phòng NN&PTNT còn có cơ
  • 36. 27 quan chuyên trách về công tác BVR với cơ cấu tổ chức nhƣ sau: - Ở Trung ƣơng: Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT. - Ở cấp tỉnh: Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở NN&PTNT. - Ở cấp huyện: Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Hạt Kiểm lâm quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã. - Ở Vƣờn Quốc gia có diện tích từ 7.000 ha trở lên, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Khu RĐD khác có diện tích từ 15.000 ha trở lên, Khu RPH đầu nguồn có diện tích từ 20.000 ha rừng trở lên và có nguy cơ bị xâm hại cao, có thể thành lập Hạt Kiểm lâm RĐD, Hạt kiểm lâm RPH theo quy định của pháp luật. [21], [28], [44] 1.3. Kinh nghiệm và bài học trong quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ở một số địa phƣơng 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về công tác bảo vệ rừng ở một số địa phƣơng 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn (hơn 870 ngàn ha), rừng tự nhiên giàu tài nguyên còn khá lớn, trong đó chủ yếu tập trung ở Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và dọc tuyến biên giới Việt Lào. Tất cả đều thuộc vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích gần 1,1 triệu ha đƣợc tổ chức UNESCO công nhận đầu năm 2007. Tuy nhiên, do buôn bán gỗ và lâm sản luôn đem lại lợi nhuận cao, nhu cầu gỗ làm vật liệu xây dựng còn rất lớn, đời sống của đồng bào dân tộc phần lớn còn khó khăn, lâm tặc hoạt động ngày càng tinh vi, táo tợn nên công tác BVR cũng nhƣ QLNN về BVR trên địa bàn tỉnh Nghệ An gặp nhiều khó
  • 37. 28 khăn. Để giải quyết những khó khăn này và nâng cao hiệu quả QLNN về BVR, tỉnh Nghệ An đã tổ chức thực hiện một số giải pháp nhƣ sau: Một là: Thƣờng xuyên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhờ đó đã làm cho đội ngũ cán bộ chính quyền (nhất là các xã, thôn bản ở miền núi) thấy đƣợc vai trò trách nhiệm, chủ động phối hợp cùng với kiểm lâm, giúp các chủ rừng giải quyết tồn tại, xử lý những vi phạm lâm luật, từng bƣớc lập lại trật tự trong quản lý BVR, quản lý lâm sản. Vì vậy, những điạ bàn, vùng rừng xảy ra chặt phá, khai thác trái phép đƣợc xử lý kịp thời. Nhận thức đƣợc vai trò của rừng, tác dụng và những lợi nhuận thu đƣợc từ rừng nhiều hộ gia đình, cá nhân đã hăng hái nhận đất, nhận rừng để bảo vệ và trồng rừng. Phong trào toàn dân tham gia các tổ đội BVR, PCCCR; việc tố giác, giáo dục cảm hoá các đối tƣợng vi phạm về rừng phát triển sâu rộng tạo tiền đề vững chắc cho việc xã hội hoá nghề rừng. Hai là: Chỉ đạo kiểm lâm địa bàn, BVR cấp xã đẩy mạnh hoạt động nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời các đầu nậu, lâm tặc, các điểm nóng về khai thác, chặt phá rừng, các tụ điểm tàng trữ, cất giấu lâm sản để đề xuất phƣơng án triệt phá từ gốc tham mƣu cho chính quyền. Nhờ vậy đã hạn chế đƣợc việc chặn bắt, rƣợt đuổi trên các tuyến giao thông vừa kém tác dụng, vừa gây phản cảm; đồng thời hạn chế sự chống đối của các đối tƣợng, đảm bảo an toàn sức khoẻ, tính mạng của kiểm lâm viên. Đội ngũ kiểm lâm viên địa bàn và BVR cấp xã của Nghệ An thời gian qua đã tham mƣu tốt cho chính quyền địa phƣơng, hàng năm giúp UBND xã xây dựng phƣơng án, giải pháp BVR của địa phƣơng rất có hiệu quả, số vụ vi phạm đƣợc phát hiện, xử lý tại gốc chiếm hơn 50%. Ba là: Các Đội kiểm lâm cơ động, Tổ đặc nhiệm tăng cƣờng tuần tra
  • 38. 29 trinh sát nắm địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng Công an, Bộ đội biên phòng; xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tạo nguồn tin báo tin cậy, vững chắc; kịp thời cơ động bắt giữ, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm lâm luật. Mặc dù đã dỡ bỏ các chốt kiểm soát lâm sản trên các tuyến giao thông, nhƣng Kiểm lâm Nghệ An vẫn kiểm tra, đánh trúng, bắt đúng những tụ điểm tàng trữ, những vụ vận chuyển gỗ, động vật rừng trên các tuyến giao thông qua địa bàn Nghệ An. Trong đó, có nhiều vụ vận chuyển gỗ và động vật rừng quý hiếm và có khối lƣợng lớn đƣợc nguỵ trang cất giấu tinh vi từ Lào và các tỉnh phía Nam chuyển qua, lập hồ sơ đề nghị khởi tố hàng chục vụ. Bốn là: Tăng cƣờng công tác khuyến lâm, xây dựng triển khai thực hiện các dự án về phát triển kinh tế lâm nghiệp, các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp... nhằm nâng cao thu nhập nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi, hạn chế sống dựa vào rừng, phá rừng làm rẫy để hạn chế áp lực tấn công vào rừng. Các Hạt Kiểm lâm trên địa bàn đã tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án về trồng rừng nhƣ Dự án trồng rừng nguyên liệu 147, trồng rừng thay thế sản xuất nƣơng rẫy, trồng RPH và một số dự án lâm nghiệp xã hội khác. Ngoài ra, mỗi năm còn triển khai thực hiện từ 4 - 6 mô hình quản lý BVR, nông lâm kết hợp trên các vùng sinh thái khác nhau, tạo bài học kinh nghiệm cho việc chuyển đổi phong tục tập quán về canh tác bền vững ở miền núi. Năm là: Xây dựng đội ngũ công chức Kiểm lâm toàn năng, trong sạch vững mạnh. Cùng với việc tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn cho cán bộ, công chức, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An đã thành lập Ban chống tiêu cực nội ngành, thƣờng xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân trong lực lƣợng vi
  • 39. 30 phạm đạo đức nghề nghiệp, tiếp tay cho lâm tặc. Nhờ triển khai đồng bộ và thực hiện tốt các giải pháp trên đây, Kiểm lâm Nghệ An đã chủ động ngăn chặn có hiệu quả những tác động xấu đến rừng. Số vụ vi phạm lâm luật càng ngày càng giảm, năm sau giảm hơn năm trƣớc từ 15-20%. Đi cùng với đó là các vụ chống ngƣời thi hành công vụ cũng giảm rất mạnh. Tài nguyên rừng đƣợc giữ vững và phát triển, độ che phủ rừng của Nghệ An tăng lên từng năm và Nghệ An đƣợc đánh giá là một trong những tỉnh có diện tích rừng và độ che phủ rừng khá nhất cả nƣớc. [14] 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái Yên Bái là tỉnh miền núi có diện tích rừng là 414.565 ha chiếm gần 60% diện tích tự nhiên, gồm 9 huyện thị xã, thành phố, có 180 xã, phƣờng. Diện tích đất có rừng, rừng giầu tài nguyên tập trung chủ yếu ở 7 huyện là Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đặc biệt huyện Văn Yên có khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, Huyện Mù Cang Chải khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải. [13], [22] Trong những năm qua thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg và Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣởng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác BVR, lực lƣợng Kiểm lâm Yên Bái đã từng bƣớc đổi mới phƣơng thức hoạt động tăng cƣờng về cơ sở. Đến hết năm 2015, Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đã đƣa hơn 165 cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn phụ trách 165 xã có rừng, nhằm giúp chính quyền địa phƣơng thực hiện chức năng QLNN về công tác quản lý BVR. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều hạn chế ở các địa phƣơng đó là: Chất lƣợng QLNN ở nhiều xã về công tác quản lý BVR còn chƣa đƣợc chú trọng, tình trạng diễn ra mua bán diện tích rừng tự nhiên, đất lâm nghiệp trái phép, các chủ rừng thực hiện cải tạo rừng, khai thác tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản
  • 40. 31 chƣa đúng đối tƣợng; chủ rừng và đối tƣợng lợi dụng khai thác gỗ và lâm sản khu vực giáp ranh và giầu tài nguyên vẫn còn xảy ra ở một số địa phƣơng; hầu hết các xã và huyện chƣa lập quy hoạch, kế hoạch BV&PTR. Nguyên nhân chủ yếu là ở một số địa phƣơng chƣa thực hiện đúng trách nhiệm về triển khai thực hiện BV&PTR, PCCCR theo quy định của pháp luật; một bộ phận cán bộ Kiểm lâm địa bàn chƣa làm tốt công tác tham mƣu và thừa hành pháp luật ở cơ sở theo Quyết định số 83/2007/QĐ-BNN về nhiệm vụ công chức kiểm lâm địa bàn; nhiều chủ rừng tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế quản lý thiếu chặt chẽ ở địa phƣơng làm không đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý BVR. Để thực hiện tốt công tác QLNN về BVR ở địa phƣơng, tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện một số giải pháp sau đây: Một là: Cơ quan Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn, cơ quan chức năng của UBND huyện, căn cứ văn bản quy phạm pháp luật về BV&PTR, đặc biệt là Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣởng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cƣờng công tác BVR. Tham mƣu giúp chính quyền địa phƣơng làm rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể trong việc QLNN quản lý BVR và làm rõ chức năng tham mƣu của cơ quan Kiểm lâm về các lĩnh vực BV&PTR, PCCCR; giúp UBND cấp trên thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra đối với UBND cấp dƣới và chủ rừng về thực hiện quy hoạch, kế hoạch BV&PTR ở địa phƣơng. Hai là: Lực lƣợng Kiểm lâm tích cực tham mƣu giúp UBND cấp huyện, xã điều tra, khảo sát diện tích rừng và đất lâm nghiệp xây dựng kế hoạch BV&PTR và triển khai thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp; lập quy hoạch BV&PTR đến năm 2020 ở địa phƣơng. Hàng năm căn cứ theo quy hoạch và kế hoạch BV&PTR đƣợc phê duyệt và tình hình hoạt động lâm nghiệp ở địa phƣơng, các địa phƣơng lập kế hoạch
  • 41. 32 BV&PTR, PCCCR và tổ chức chỉ đạo, điều hành quyết liệt triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch về BV&PTR, PCCCR đã đƣợc ban hành. Ba là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVR, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, chuyển hƣớng xây dựng mô hình tuyên truyền ở cộng đồng dân cƣ và tổ chức chính trị - xã hội nhƣ chi bộ Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các nhà trƣờng. Nội dung tài liệu tuyên truyền đƣợc biên tập ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện theo các chủ đề về hỏi, đáp; các mô hình trực quan, các tiểu phẩm hay, nhằm lôi cuốn, lan toả đến mọi tầng lớn nhân dân, tạo đƣợc dƣ luận tốt ủng hộ tích cực tham gia BV&PTR, PCCCR, lên án và đẩy lùi các hành vi xâm hại tài nguyên ở địa phƣơng, đơn vị. Bốn là: Đẩy mạnh, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ của UBND cấp trên đối với cấp dƣới, theo định kỳ hàng quý và đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý BVR; làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm pháp luật, không hoàn thành nhiệm vụ trong công tác quản lý BVR ở địa phƣơng, đơn vị. Thực hiện nghiêm việc xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm và không hoàn thành nhiệm vụ để xảy ra phá rừng, khai thác rừng trái phép, cháy rừng ở địa phƣơng, đơn vị. Năm là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ các cơ quan trong khối nội chính, các cơ quan có liên quan để làm tốt công tác quản lý BVR ở địa phƣơng, đơn vị; đổi mới, nâng cao chất lƣợng hoạt động của lực lƣợng Kiểm lâm trong tình hình mới về tham mƣu và thừa hành pháp luật, xác định rõ vị trí vai trò nòng cốt, tiên phong trên mặt trận BVR, PCCCR, chống buôn lậu lâm sản. Mỗi cán bộ, công chức Kiểm lâm đƣợc yêu cầu tuân thủ, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, phẩm chất đạo đức trong sạch; nâng cao năng lực công tác, giỏi
  • 42. 33 chuyên môn nghiệp vụ về quản lý BVR; làm tốt công tác dân vận, vận động nhân dân tích cực tham gia BV&PTR, PCCCR, phát triển kinh tế rừng, giữ vững ổn định an ninh rừng bền vững ở các địa phƣơng trong tỉnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Nhờ thực hiện tốt các giải pháp nói trên, hiệu quả công tác BV&PTR, PCCCR ở các huyện trong toàn tỉnh Yên Bái đã và đang từng bƣớc chuyển biến nhất định; nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền đƣợc nâng lên; an ninh rừng tiếp tục ổn định, các hành vi xâm hại tài nguyên rừng đã đƣợc kiểm soát và đẩy lùi đến mức thấp nhất. [22] 1.3.2. Bài học về quản lý nhà nƣớc đối với công tác bảo vệ rừng Từ kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về BVR nêu trên của tỉnh Nghệ An và tỉnh Yên Bái, có thể rút ra một số bài học nhƣ sau: Một là: Cần làm tốt công tác tuyên truyên, giáo dục pháp luật về BVR bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về BVR, trong đó chú trọng áp dụng các hình thức phù hợp với trình độ của ngƣời dân sống gần khu vực có rừng. Hai là: Cần quan tâm xây dựng lực lƣợng kiểm lâm đủ mạnh để tổ chức thực hiện công tác BVR, trong đó bao gồm cả việc bổ sung nhân lực, trang bị kiến thức chuyên môn và giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ, công chức kiểm lâm. Ba là: Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa lực lƣợng kiểm lâm và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện công tác BVR; lực lƣợng kiểm lâm phải tích cực tham mƣu cho chính quyền trong hoạt động QLNN về BRV. Bốn là: Tăng cƣờng công tác khuyến lâm, phát triển lâm nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho ngƣời dân, từ đó hạn chế việc
  • 43. 34 chặt phá rừng và khai thác lâm sản trái phép. Năm là: Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đồng thời tăng cƣờng tuần tra, trinh sát nắm địa bàn để phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về BVR. Tiểu kết Chƣơng 1 Những nghiên cứu mang tính lý luận đƣợc trình bày ở Chƣơng 1 giúp rút ra một số kết luận sau đây: Một là: Rừng có vai trò rất to lớn đối với môi trƣờng sống cũng nhƣ sự phát triển KT-XH và bảo vệ ANQP, do đó việc thực hiện các giải pháp để BVR có ý nghĩa rất quan trọng. Hai là: QLNN là hoạt động quan trọng và cần thiết trong lĩnh vực BVR. Sự cần thiết của hoạt động này xuất phát từ tầm quan trọng của rừng, từ sự hữu hạn của tài nguyên rừng và tính xã hội của công tác BVR cũng nhƣ từ mức độ suy thoái rừng ở nƣớc ta. Ba là: Hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BVR có nội dung đa dạng và phức tạp, đƣợc thực hiện theo quy định chặt chẽ của pháp luật, tuân thủ những nguyên tắc chung về QLNN và nguyên tắc đặc thù của QLNN trong BVR. Những kết luận trên là nền tảng cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về công tác BVR tại tỉnh Quảng Bình thời gian qua. Xa hơn nữa, từ những vấn đề lý luận đã đƣợc làm sáng tỏ đó còn có thể cho phép hình thành những quan điểm, định hƣớng và đề xuất các các giải pháp phù hợp nhằm tăng cƣờng QLNN trong lĩnh vực BVR của địa phƣơng này thời gian tới.
  • 44. 35 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2012-2016 2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng của tỉnh Quảng Bình 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Bình là một tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam, nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía đông giáp biển, phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Tỉnh có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh lỵ của Quảng Bình là thành phố Đồng Hới, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam theo đƣờng Quốc lộ 1A. Diện tích tự nhiên của Quảng Bình là 8.066 km2 . Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình có đặc trƣng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu nhƣ toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000- 1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lƣỡi liềm hoặc dẻ quạt. Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ
  • 45. 36 (là hợp lƣu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lƣu lƣợng 4 tỷ m³/năm. Các sông này do nhiều lƣu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn đổ ra biển. Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. Thời gian mƣa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24o C - 25o C. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8. Tài nguyên đất đƣợc chia làm hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi, núi với 15 loại và các nhóm chính nhƣ nhóm đất cát, đất phù sa và đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích. Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhƣ vàng, pyrít, sắt, kẽm, mangan, titan. Một số khoáng sản phi kim loại nhƣ mỏ đất sét, cao lanh, đá vôi, các mỏ nƣớc nóng thiên nhiên, có trữ lƣợng lớn để phát triển công nghiệp xi măng, vật liệu xây dựng và sản xuất nƣớc khoáng quy mô lớn. Vùng ven biển có tiềm năng rất lớn về các loại sa khoáng nhƣ titan, cát thạch anh, đây là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thủy tinh cao cấp. Quảng Bình có hệ thống hang động kỳ vĩ, hoành tráng của khu vực Di sản thiên nhiên thế giời Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến với Quảng Bình. Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trƣờng Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt là hệ sinh học đa dạng ở Quảng Bình nằm ở vùng núi khu vực Phong
  • 46. 37 Nha - Kẻ Bàng, có nhiều loài quý hiếm nhƣ vọc Hà Tĩnh, gấu, hổ, sao la, mang lớn, gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mào đen, trĩ... Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống, loài, có nhiều loại gỗ quý nhƣ lim, gụ, mun, huynh và nhiều loại mây tre, lâm sản quý khác. Quảng Bình có vùng biển rộng, bờ biển dài hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế. Dọc bờ biển có 5 cửa sông chính và vùng đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Bờ biển Quảng Bình có thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng với trữ lƣợng lớn. Nguồn lợi hải sản biển đa dạng, phong phú về loài (1.650 loài), có những loại quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống, mực nang, san hô quý. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên các cảng biển nƣớc sâu cho phép Quảng Bình phát triển kinh tổng hợp về biển. [12] 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Nằm trên trục hành lang phát triển kinh tế Đông Tây từ biển Đông Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nƣớc thuộc khu vực Trung - Nam Châu Á, Quảng Bình có lợi thế trong chiến lƣợc phát triển trục hành lang kinh tế Đông - Tây. Với vị trí địa kinh tế là cửa ngõ phía Đông của cả vùng Trung Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma, Quảng Bình rất có lợi thế trong xuất khẩu hàng hóa với các đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP); kết nối thị trƣờng trong nƣớc với khu vực và thế giới. Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tƣơng đối thuận lợi. Tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A, đƣờng Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cƣ và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vận tải đƣờng biển và đƣờng sông là một lợi thế của tỉnh, với 05 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng Hòn La. Đặc biệt, cảng biển Hòn La là nơi có mực nƣớc sâu, mặt nƣớc rộng
  • 47. 38 lớn, xung quanh là quần thể đảo che chắn gió, tàu trọng tải lớn ra vào, neo đậu rất thuận lợi. Sân bay Đồng Hới đã đƣợc nâng cấp hiện đại để đón đƣợc các máy bay hạng nặng. Các dịch vụ viễn thông, truyền hình, điện lực, cấp nƣớc, hệ thống ngân hàng phát triển đồng bộ, hiện đại đã góp phần mạnh mẽ vào thúc đẩy phát triển KT-XH, ANQP của tỉnh. Dân số Quảng Bình năm 2014 có 868.174 ngƣời. Phần lớn cƣ dân địa phƣơng là ngƣời Kinh. Dân tộc ít ngƣời thuộc 02 nhóm chính là Chứt (Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng) và Bru - Vân Kiều (Vân Kiều, Khùa, Trì, Ma Coong), sống tập trung ở 2 huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số xã tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cƣ phân bố không đồng đều, 84,80% sống ở vùng đồng bằng; nguồn lao động lớn, dồi dào chiếm 52,26% dân số. Lực lƣợng lao động đến năm 2015 đã qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 36%. Quảng Bình là tỉnh kinh tế thuần nông, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp cao 79,6%, cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 47,7%, công nghiệp - xây dựng 16,6%, dịch vụ 35,7%; thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp. Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tƣơng đối đồng bộ. Các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp đang đƣợc đầu tƣ cả chiều sâu lẫn quy mô, chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cử nhân, kỹ sƣ, công nhân lành nghề... phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di sản văn hóa Bàu Tró, nhiều di tích lịch sử nhƣ Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, thành cổ của thời Trịnh - Nguyễn... Trong quá trình lịch sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và đƣợc truyền tụng từ đời này sang đời khác nhƣ “Bát danh hƣơng'” Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim. Nhiều danh nhân tiền bối, tƣớng lĩnh tài
  • 48. 39 ba, học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xƣa và nay trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa, xã hội nhƣ Dƣơng Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp... Không chỉ vậy, Quảng Bình còn là nơi đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh nổi tiếng, nhiều điểm dừng chân, nghỉ dƣỡng kỳ thú nhƣ bãi tắm Đá Nhảy, Biển Nhật Lệ, Vũng Chùa - Đảo Yến, vịnh Hòn La, suối nƣớc nóng Bang, Núi Thần Đinh, di tích Bàu Tró và hệ thống di tích lịch sử văn hóa, di tích đƣờng Hồ Chí Minh huyền thoại, với các địa danh đáng nhớ là Cha Lo, Cổng Trời, Bến phà Xuân Sơn, Long Đại, Sông Gianh... Đặc biệt, Quảng Bình có Di sản thiên nhiên thế giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với hệ thống hang động kỳ vĩ, trong đó Sơn Đoòng đƣợc cho là hang động lớn nhất và đẹp nhất thế giới. [12] 2.1.2. Hiện trạng rừng và tình hình xâm hại rừng ở tỉnh Quảng Bình 2.1.2.1. Hiện trạng tài nguyên rừng Quảng Bình là một tỉnh có diện tích rừng khá lớn, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên. Năm 2012, toàn tỉnh Quảng Bình có 574.900,5 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 530.058,3 ha (chiếm 92,2%), diện tích rừng trồng là 44.842,2 ha (chiếm 7,8%). [7] Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có xu hƣớng giảm dần. Đến hết năm 2016, diện tích rừng toàn tỉnh còn lại là 539.990,70 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 497.331,43 ha (chiếm 92,1%), diện tích rừng trồng 42.659,27 ha (chiếm 7,9 %) [11]. Diễn biến về diện tích và tỷ trọng các loại rừng theo nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đƣợc thể hiện trên Bảng 2.1.
  • 49. 40 Bảng 2.1. Quy mô rừng theo nguồn gốc giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: ha Năm Chỉ tiêu/ Loại rừng Rừng tự nhiên Rừng trồng Tổng diện tíchDiện tích Tỷ trọng Diện tích Tỷ trọng 2012 Diện tích 530.058,3 92,2% 44.842,2 7,8% 574.900,5 Tốc độ tăng/giảm N/A N/A N/A N/A N/A 2013 Diện tích 511.089,2 92,0% 44.442,5 8,0% 555.531,7 Tốc độ tăng/giảm -3,6% -0,9% -3,4% 2014 Diện tích 509.390,2 90,7% 52.230,7 9,3% 561.620,9 Tốc độ tăng/giảm -0,3% 17,5% 1,1% 2015 Diện tích 506.530,5 89,9% 56.907,2 10,1% 563.437,7 Tốc độ tăng/giảm -0,6% 9,0% 0,3% 2016 Diện tích 497.331,4 92,1% 42.659,3 7,9% 539.990,7 Tốc độ tăng/giảm -1,8% -25,0% -4,2% Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình các năm 2012-2016 Rừng của Quảng Bình đƣợc phân bố trên khắp các huyện, thị xã và thành phố, tuy nhiên việc phân bố diễn ra không đều. Diện tích rừng tập trung chủ yếu ở 2 huyện là Bố Trạch và Minh Hóa, cụ thể đến hết năm 2016 diện tích rừng của huyện Bố Trạch là 151.197,4 ha (chiếm 28%) và huyện Minh Hóa là 102.598,2 ha (chiếm 19%) [11]. Diễn biến về phân bố rừng theo địa bàn của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2016 đƣợc thể hiện trên Bảng 2.2.
  • 50. 41 Bảng 2.2. Phân bố diện tích rừng theo địa bàn giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: ha Địa bàn Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Chỉ tiêu Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Thành phố Đồng Hới Diện tích 7.154,9 N/A 5.908,2 - 17,4% 5.715,9 -3,3% 5.689,2 -0,5% 5.021,9 - 11,7% Tỷ trọng 1,2% 1,1% 1,0% 1,0% 0,9% Thị xã Ba Đồn Diện tích 6.700,0 N/A 6.700,0 0,0% 4.076,0 - 39,2% 4.082,0 0,1% 3.671,9 - 10,0% Tỷ trọng 1,2% 1,2% 0,7% 0,7% 0,7% Huyện Minh Hóa Diện tích 106.949,7 N/A 107.358,3 0,4% 106.664,5 -0,6% 106.628,0 0,0% 102.598,2 -3,8% Tỷ trọng 18,6% 19,3% 19,0% 18,9% 19,0% Huyện Tuyên Diện tích 82.936,1 N/A 82.656,3 -0,3% 81.747,7 -1,1% 82.327,9 0,7% 78.298,7 -4,9%
  • 51. 42 Hóa Tỷ trọng 14,4% 14,9% 14,6% 14,6% 14,5% Huyện Quảng Trạch Diện tích 23.536,1 N/A 21.081,4 - 10,4% 21.196,5 0,5% 23.596,9 11,3% 21.599,6 -8,5% Tỷ trọng 4,1% 3,8% 3,8% 4,2% 4,0% Huyện Bố Trạch Diện tích 162.271,1 N/A 154.523,1 -4,8% 161.884,5 4,8% 161.999,7 0,1% 151.197,4 -6,7% Tỷ trọng 28,2% 27,8% 28,8% 28,8% 28,0% Huyện Quảng Ninh Diện tích 88.523,7 N/A 86.510,9 -2,3% 84.574,0 -2,2% 84.681,9 0,1% 84.778,5 0,1% Tỷ trọng 15,4% 15,6% 15,1% 15,0% 15,7% Huyện Lệ Thủy Diện tích 96.828,7 N/A 90.793,3 -6,2% 93.761,8 3,3% 94.522,1 0,8% 92.824,4 -1,8% Tỷ trọng 16,8% 16,3% 16,7% 16,8% 17,2% Tổng diện tích 574.900,5 N/A 555.531,7 -3,4% 561.620,9 1,1% 563.437,7 0,3% 539.990,7 -4,2% Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình các năm 2012-2016
  • 52. 43 Bảng 2.3. Quy mô rừng theo mục đích sử dụng giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: ha Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Loại rừng Chỉ tiêu Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Diện tích Tốc độ tăng /giảm Rừng phòng hộ Diện tích 186.144 N/A 178.347 -4,2% 178.690 0,2% 179.063 0,2% 176.554 -1,4% Tỷ trọng 32,4% 32,1% 31,8% 31,8% 32,7% Rừng đặc dụng Diện tích 142.764 N/A 151.369 6,0% 151.369 0,0% 151.369 0,0% 131.953 -12,8% Tỷ trọng 24,8% 27,2% 27,0% 26,9% 24,4% Rừng sản xuất Diện tích 245.992,5 N/A 225.815,7 -8,2% 231.561,9 2,5% 233.005,7 0,6% 231.483,7 -0,7% Tỷ trọng 42,8% 40,6% 41,2% 41,4% 42,9% Tổng diện tích 574.900,5 N/A 555.531,7 -3,4% 561.620,9 1,1% 563.437,7 0,3% 539.990,7 -4,2% Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình các năm 2012-2016