SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÙI THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI
Hà nội, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÙI THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI
NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà nội, 2012
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương
trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 17, giai đoạn 2009 - 2011.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các cán bộ tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, các cán bộ giáo viên Cơ sở 2 - Trường Đại học
Lâm nghiệp. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Võ Đại
Hải - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền
đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt
thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học, Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm
nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài cũng như thu thập số liệu ngoại
nghiệp phục vụ cho luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Đồng Nai, tháng 4 năm 2012
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC.................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3
1.1. Trên thế giới .....................................................................................................3
1.2. Trong nước ......................................................................................................8
3. Thảo luận...........................................................................................................13
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..........................................................................................................................15
2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................16
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận đề tài.............................................................16
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung................................................................19
2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................19
2.4.3.1. Thu thập số liệu đã có.........................................................................19
2.4.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA).....................20
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .....................................................23
2. 4.4.1. Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp.........................................23
2.4.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế..............................................24
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.................................25
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................25
3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................25
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới .........................................................................25
3.1.2. Địa hình và địa thế..................................................................................25
3.1.3. Khí hậu thủy văn .....................................................................................26
iii
3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu..............................................................................26
3.1.3.2. Thủy văn ...........................................................................................26
3.1.4. Đất đai.....................................................................................................27
3.1.5. Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp........................................27
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................29
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động...................................................................29
3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục..................................................................30
3.2.2.1. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................30
3.2.2.2. Y tế ....................................................................................................30
3.2.2.3. Giáo dục ...........................................................................................31
3.2.3. Lịch sử - Văn hóa....................................................................................31
3.3. Nhận xét và đánh giá chung ..........................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................33
4.1. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản
lý rừng tại xã Mã Đà..............................................................................................33
4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên................................................................33
4.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội .............................................41
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý rừng của KBT thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
tại xã Mã Đà ..........................................................................................................54
4.2.1. Tiềm lực của Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai ...................54
2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................54
4.2.1.2. Tiềm lực của KBT .............................................................................55
4.2.2. Phân tích các mối đe dọa tới tài nguyên rừng của KBT thiên nhiên - Văn
hóa Đồng Nai tại xã Mã Đà ..............................................................................57
4.2.3. Tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Mã Đà............63
4.3. Vai trò của người dân trong công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã
Mã Đà ....................................................................................................................66
4.3.1. Sơ đồ Venn mô tả vai trò của các bên liên quan .....................................66
iv
4.3.2. Phân tích SWOT công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người
dân .....................................................................................................................71
4.4. Đề xuất định hướng một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên
rừng có sự tham gia của người dân tại xã Mã Đà..................................................75
4.4.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền...................................................................75
4.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức đồng quản lý ................................................76
4.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao sinh kế của người dân ...................................79
4.4.4. Nhóm giải pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản
...........................................................................................................................82
4.4.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................84
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................87
1. Kết luận .............................................................................................................87
2. Tồn tại................................................................................................................89
3. Kiến nghị ...........................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải
ĐDSH Đa dạng sinh học
GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
HGĐ Hộ gia đình
IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
QLR Quản lý rừng
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
THPT Trung học phổ thông
TK Tiểu khu
UBND Ủy ban nhân dân
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu hình
vẽ
Tên hình vẽ Trang
2.1 Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài 17
4.1 Trạng thái rừng IIIA1 tại TK 93B 42
4.2 Rừng trạng thái IIB tại TK 102 42
4.3 Cơ cấu tổ chức tại Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai 56
4.4 Khai thác gỗ củi tại xã Mã Đà 60
4.5 Sơ đồ Venn mô tả vai trò của các bên liên quan 68
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1 Kết quả lựa chọn các ấp nghiên cứu tại xã Mã Đà 21
3.1 Diện tích rừng và đất rừng tại xã Mã Đà 28
4.1
Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên ảnh
hưởng đến công tác quản lý rừng của xã Mã Đà
34
4.2
Những thuận lợi và khó khăn của yếu tố kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến công tác quản lý rừng tại xã Mã Đà
43
4.3 Cơ cấu đất đai sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Mã Đà 50
4.4 Thu nhập bình quân của các hộ phỏng vấn tại các ấp 52
4.5
Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của cán bộ trong
KBT
57
4.6 Đánh giá các mối đe dọa đến tài nguyên rừng tại xã Mã Đà 59
4.7 Giá bán một số loại động vật rừng tại xã Mã Đà 60
4.8 Các trạm quản lý bảo vệ rừng tại xã Mã Đà 64
4.9 Vai trò của các bên liên quan trong công tác QLBVR 68
4.10 Nhu cầu của người dân đối với một số loại lâm sản 71
4.11 Phân tích SWOT đối với vông tác QLBVR 73
4.12
Tổng hợp kết quả đánh giá và xếp hạng các loài cây trồng có
sự tham gia của người dân
82
4.13 Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loại lâm sản 86
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ những năm 1991, ngành Lâm nghiệp ở nước ta đã có những chuyển biến
tích cực chuyển đổi từ cơ chế quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã
hội, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, các
biện pháp nhằm quản lý rừ ng đa mục đích, quản lý rừ ng bền vững, hợp tác quản lý
trong quản lý rừ ng, mô hình lâm nghiê ̣p xã hội,… ngày càng được thực hiê ̣n đầy đủ
phát huy tối đa các lợi ích tổng hợp mà rừng mang lại nhằm đạt được bền vững
không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả các mặt xã hội và môi trường sinh thái. Trong
đó, quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ngày càng được đề cao và bước đầu
đã có những kết quả tích cực. Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng là một
phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện
vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác
chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và các bên liên quan nhằm quản lý các nguồn
tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của
cộng đồng sống trong và gần rừng.
Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được thành lập cuối năm 2004
trên cơ sở sáp nhập 2 lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà và 1 phần lâm trường Vĩnh An
trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, trong đó xã Mã Đà có tới 1.725 hộ sống trong Khu
bảo tồn (số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2008) và có diện tích nằm trong vùng
quy hoạch rừng đặc dụng Khu bảo tồn rất lớn: 23.654,5ha, chiếm 86% diện tích
toàn xã. Trong bối cảnh có nhiều diện tích đất rừng trước kia là rừng sản xuất nay
chuyển thành rừng phòng hộ, đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý tài nguyên
rừng như:
(i) Biện pháp nào để bảo tồn tài nguyên rừng ở đây bền vững nhất trong bối
cảnh đất rừng sản xuất chuyển sang thành đất rừng phòng hộ với nhiều
chính sách quản lý rừng nghiêm ngặt hơn;
(ii) Làm thế nào để thu hút và nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc
quản lý tài nguyên rừng trong khu vực với các cơ chế và chính sách hiện
hành?
2
(iii) Làm thế nào để tạo ra sự công bằng trong việc hưởng các lợi ích từ rừng
trong cộng đồng ?
Như vậy, xu thế phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân cư ở xã Mã
Đà là khách quan và cần thiết nhằm thu hút, nâng cao sự tham gia của cộng
đồng để đóng góp vào công tác bảo tồn chung của Khu bảo tồn thiên nhiên - văn
hóa Đồng Nai. Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu một số
giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã Mã Đà
thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai” đặt ra là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm về mặt cơ sở lý
luận và thực tiễn trong quan lý rừng dựa vào cộng đồng ở nước ta, từng bước
thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, rừng là nhà của 300 triệu người và 1,6 tỷ người trên trái đất sống
phụ thuộc trực tiếp vào rừng (FAO, 2011). Rừng mang lại nhiều giá trị về kinh tế,
xã hội và môi trường. Rừng cung cấp: gỗ, củi, lương thực, thực phẩm, dược liệu,…
Đồng thời, rừng có vai trò quan trọng trong việc duy trì những điều kiện sinh thái
cần thiết để duy trì các hoạt động sống của con người. Hiện nay, rừng đang bị tàn
phá nghiêm trọng để phục vụ cho nhu cầu của con người. Nghiên cứu mới nhất của
Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) công bố cho biết: Nạn phá rừng
trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm thế giới mất tới 13
triệu héc ta rừng, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha. Do vậy, việc
thành lập các khu rừng cấm, các vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là vô
cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng mọi biện pháp cố gắng để quản lý bảo vệ các
khu rừng cấm quốc gia thường gây ra những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân, cộng
đồng địa phương với quốc gia tạo ra khó khăn không nhỏ cho việc quản lý bảo vệ
rừng. Như vậy, các biện pháp quản lý rừng bền vững “không thể tách rời khỏi các
nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần của người dân địa phương” (Đại hội
các vườn quốc gia toàn cầu, 1993) [18]. Đây cũng là xuất phát điểm của những ý
tưởng quản lý rừng bền vững - quản lý rừng nhằm phát huy đồng thời những giá trị
về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng.
* Khái niệm về quản lý rừng bền vững
Nội dung của quản lý rừng bền vững rất phong phú và đa dạng với những khác
biệt nhất định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng quốc gia,
song người ta cũng đang cố gắng đưa ra những khái niệm để diễn đạt bản chất của
nó. Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO) thì “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản
lý những diện tích rừng cố định nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất
liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể
những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác
động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xã hội” [33]. Hiệp ước Helsinki thì định
4
nghĩa “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để
duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng
thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng
trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu,
không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” [1].
* Các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý rừng bền vững
Chính sách của nhà nước về các giải pháp kinh tế, xã hội có vai trò rất quan
trọng công tác quản lý rừng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết đi ̣
nh tới hiệu
quả của công tác quản lý rừ ng đó là sự rõ ràng trong quyền sử dụng/sở hữu rừ ng và
đất rừ ng; nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những nơi mà quyền sở hữu/sử dụng về
rừng và đất rừng không được xác định rõ thì tài nguyên rừng nhanh chóng bị khai
thác cạn kiệt và chuyển sang các mục đích sử dụng khác, không khuyến khích được
việc bảo vệ đất, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức vì lợi ích kinh tế trước
mắt. Vì vậy, sự tham gia của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất được xem
là một trong những chìa khoá để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số nghiên cứu
cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trò quan trọng trong việc
giải quyết những vấn đề về sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [16].
Với mục đích quản lý rừng bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được
thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm tới việc quản lý
bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra nhằm thực
hiện quản lý rừng theo hướng bền vững. Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi
Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu
giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên giữa Ban quản lý vườn và các cộng đồng dân cư. Nghiên cứu của Wild
và Mutebi, 1996 tại vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và MgaHinga Grorilla
thuộc Uganda, thì hợp tác quản lý được thực hiện giữa ban quản lý vườn quốc gia
và cộng đồng dân cư. Hai bên thỏa thuận ký kết quy ước cho phép người dân khai
thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài
5
nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng. Đồng quản lý chỉ có hai đối tác là
ban quản lý và cộng đồng dân cư [35].
Ở Nam Phi, Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000), trong báo cáo “Hợp
tác quản lý của người dân ở Nam Phi: Phạm vi vận động” đã nghiên cứu các hoạt
động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia Richtersveld là khu vực giàu có về tài
nguyên thiên nhiên và mỏ kim cương [24]. Các cộng đồng dân cư ở đây là những
người di cư từ tỉnh Cape tới chủ yếu làm nghề khai thác kim cương. Tuy nhiên, đời
sống của người dân vẫn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc
trong các hầm mỏ nguy hiểm. Người dân nhận thức chưa cao về bảo tồn thiên
nhiên, trong khi đó công việc của họ làm ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của Vườn
quốc gia. Ban quản lý vườn quốc gia đã phải nghiên cứu phương thức bảo tồn trong
nhiều năm và cho đến năm 1991 mới chính thức tìm ra được phương thức hợp tác
quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản
lý bảo vệ tài nguyên (Contractual Agreement). Trong đó, người dân cam kết bảo vệ
đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ
người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội
khác.
Ở Canada, trong bài viết của Sherry, E.E., (1999) về đồng quản lý vườn quốc
gia Vutut, vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hóa của người
thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được
lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn
tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của Vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã kết
hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban
quản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên
và phát triển kinh tế xã hội, còn người dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó.
Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa chính sách của chính
quyền và bản sắc của truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của
công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn di sản văn hóa. Đồng quản lý ở vườn quốc gia
6
Vutut được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp
giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân [14].
Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của Madagascar, để
thực hiện quản lý rừng bền vững, chính phủ đảm bảo cho người dân được quyền
chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép
giữ gìn những trật tự truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần
rừng. Ngược lại, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ
sinh thái trong khu vực [18].
Tháng 9/2001 tại Chiang Mai – Thái Lan đã tổ chức một hội thảo quốc tế về
Lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quản
lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hội thảo đã
khẳng định các vấn đề trong phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực bao
gồm:
- Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên rừng cho cộng
đồng.
- Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan để
phát triển lâm nghiệp cộng đồng.
- Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp
cộng đồng.
- Phát triển các cách tiếp cận cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng các kế
hoạch quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng.
Thực tế, các nước ASEAN đã có nhiều chính sách áp dụng làm cải thiện chính
sách, thể chế, tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa,... để phát
triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Trong đó, Thailand được coi là quốc gia có
nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu
rừng bảo vệ. Bink Man W. (1988) trong nghiên cứu của mình thực hiện tại làng Ban
Pong, tỉnh S. Risaket, Thái Lan chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ thuộc vào
rừng để chăn thả gia súc và thu hái tài nguyên lâm sản như: củi đun và hoa quả
7
trong rừng. Tuy nhiên, đây là một minh hoạ rất cần thiết của người dân địa phương
tham gia vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển (FAO, 1996) [32].
Ở Philippines, chiến lược Quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học nêu rõ rằng:
"Điều chủ chốt dẫn đến thắng lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học là phải bảo đảm rằng
các cộng đồng địa phương, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mọi quyết
định về chính sách liên quan đến môi trường, sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch
và quản lý đối với bảo tồn đa dạng sinh học" [34]
Ở Inđônêxia, công ty Lâm nghiệp dưới sự hỗ trợ của nhà nước chọn đất và
hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng
sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình làng Lâm nghiệp
“Ladang” rất được chú ý [23].
Ngoài ra, các chính sách liên quan đến sự công bằng trong hưởng lợi tài
nguyên thiên nhiên như các “dịch vụ chi trả môi trường” được coi là một hướng đi
mới giải quyết các vấn đề nghèo đói ở các vùng nông thôn châu Á – nơi người dân
sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Trong đó, khái niệm “chi trả môi trường” được
sử dụng phổ biến là: cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có rang buộc
về mặt pháp lý và với hợp đồng này thi có một hay nhiều người mua chi trả các dịch
vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ cho một hay nhiều
người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất
định cho một giai đoạn xác định tạo ra các dịch vụ sinh thái thỏa thuận.
Từ năm 2002, Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ dự án
Đền đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp
(RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động bao gồm: Sumberjaya, Bungo và
Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippines; Kulekhani ở Nepal
và 12 điểm học tập tại châu Á. Mục đích của RUPES là “xây dựng cơ chế mới để
cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở châu Á”
thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm đền đáp người nghèo vùng cao
về các dịch vụ môi trường họ cung cấp cho các cộng đồng trong nước và trên
phạm vi toàn cầu [17].
8
Các mô hình quản lý bền vững các khu bảo vệ được nêu trên đã góp phần
quan trọng trong quản lý bền vững tài nguyên rừng. Chúng đã đưa ra được một số
chính sách như chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội,… và một số giải pháp như đồng quản lý, quản lý có sự tham gia của người
dân,… Tuy nhiên, các mô hình trên chỉ phù hợp với một số quốc gia và khu bảo vệ
có tiềm năng du lịch, tài nguyên, đất đai phù hợp.
1.2. Trong nước
Từ năm 1999 với sự tài trợ của các dự án phi chính phủ, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn đã thành lập nhóm lâm nghiệp cộng đồng quốc gia để đánh giá
và đề xuất các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt nam. Tuy nhiên, từ năm
1997 khái niệm đồng quản lý tài nguyên rừng đã được đưa vào tại khóa tập huấn về
“Kết hợp bảo tồn và phát triển” (Integrated Conservation and Development – ICD)
tổ chức tại Vườn quốc gia Cát Tiên, do quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tài trợ.
Tuy mới chỉ dừng lại ở khái niệm và lý thuyết cơ bản, nhưng việc triển khai các dự
án tập huấn về đồng quản lý đã mang lại một làn gió mới trong công tác quản lý bền
vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam.
* Chính sách nhà nước liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng
- Giao rừng và đất rừng phòng hộ
Giao rừ ng và đất rừ ng phòng hộtới chủ sở hữu, sử dụng cụ thể được xem là
giải pháp phục hồi, bảo vê ̣rừ ng phòng hộ rất có hiê ̣u quả và đã được thể chế hóa
trong các văn bản luâ ̣t như: Luật Đất đai năm 1993, 1998 và 2003 [25]; [26]; [27],
Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 [28], Nghị định số 02/CP, Nghị định
163/1999/NĐ-CP [5]; [7]. Đối tượng giao đất rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ,
các tổ chức của Nhà nước, lực lượng vũ trang; một số rừng phòng hộ đầu nguồn ít
xung yếu, đất khu phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện để thành lập
Ban Quản lý rừng thì giao cho các tổ chức khác, chi cục kiểm lâm, hộ gia đình, cá
nhân,... theo hướng dẫn của Bộ NN & PTNT. Hạn mức và thời hạn giao đất theo
quy định của Nhà nước (30 - 50 năm), rừng phòng hộ đầu nguồn, giao cho Ban
9
quản lý rừng phòng hộ; rừng phòng hộ kết hợp với mục đích khác giao cho tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân,...
- Cho thuê, giao khoán đất và thu hồi rừng phòng hộ
Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: Nhà nước cho tổ
chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ phát triển rừng kết hợp
sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng,
du lịch sinh thái, môi trường [28].
Viê ̣c quy đi ̣
nh về viê ̣c giao khoán rừ ng và đất rừ ng phòng hộđược thực hiê ̣n
theo Quyết định số 202/TTg ngày 02 tháng 05 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và
trồng rừng, theo đó đối tượng được phép giao đất, giao rừ ng phòng hộ bao gồm:
Các ban quản lý rừ ng phòng hộ, Ban quản lý dự án 661 về rừ ng phòng hộvà các hộ
được nhâ ̣n khoán bao gồm: hộ gia đình; cá nhân; các cơ quan; đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang; các trường học; các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế gọi chung là
hộ nhận khoán (Điều 2 - Quyết định số 202/TTg).
Hạn mức giao, thời hạn giao, cho thuê đất, cho thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi
rừng thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm
2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Chính sách đầu tư và tín dụng
Chính phủ và các tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho hộ gia đình
tham gia bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ như: Cấp tiền trồng rừng, bảo vệ rừng,
vay vốn không lãi, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, hỗ trợ cho
hộ gia đình tự bỏ vốn trồng rừng (từ 50.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/ha), suất đầu tư
là 2,5; 4; 6; 10 triệu đồng/ha (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) [6],... Ngoài ra, đầu
tư nước ngoài cũng được ưu đãi (Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000), đầu tư
khoa học công nghệ và môi trường trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ
thuật,... (Quyết định 225/1999/QĐ-TTg, ngày 10/12/1999) [8]. Tín dụng ưu đãi đầu
tư, thương mại và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở các hình thức khác
10
nhau như cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng với mức vay và lãi suất ưu
đãi khi có đảm bảo tiền vay của các cấp có thẩm quyền hoặc phương án sản xuất
hiệu quả. Đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập là các
hoạt động kinh doanh, buôn chuyến các loại hàng hoá là nông, lâm sản chưa qua
chế biến, khuyến khích các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với
người sản xuất (Nghị quyết số 9/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000, Thông tư số
91/2000/TT/BTC ngày 6/9/2000) [9].
- Khai thác rừng phòng hộ và hưởng lợi
Theo quy đi ̣
nh ta ̣i điều 24 Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và
rừng sản xuất là rừng tự nhiên (ban hành theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg
ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về quyền lợi của các hộ nhận
khoán và tham gia đầu tư xây dựng rừng phòng hộ như sau:
+ Trường hợp nhà nước đầu tư vốn và giao khoán cho các hộ gia đình, tổ
chức, cá nhân tham gia trồng mới, khoanh nuôi phục hồi rừ ng, bảo vê ̣rừ ng nếu đảm
bảo những nghĩa vụ theo hợp đồng được giao thì được hưởng quyền lợi sau: được
hưởng sản phẩm tỉa thưa, các sản phẩm không gây ha ̣i tới tán rừ ng (hoa, quả,
nhựa,…), được nhâ ̣n tiền công khoán bảo vê ̣ rừ ng, tiền hỗ trợ trồng mới, khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh rừ ng, được khai thác củi khô,…
+ Trường hợp hộ tự đầu tư trồng mới rừ ng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
rừng thì được hưởng 100% sản phẩm nông nghiê ̣p và lâm nghiệp khi rừ ng đa ̣t tuổi
khai thác. Viê ̣c thực hiê ̣n khai thác gỗ và lâm sản đối với rừ ng phòng hộđược thực
hiê ̣n theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 05/01/1999, Điều 47 Luật
Bảo vệ phát triển rừng năm 2004) [3]; [28]. Quy chế quản lý ba loại rừng (ban hành
kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001), quy định tính nguyên
tắc về khai thác tận dụng lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng trồng,
rừng được phục hồi bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên từ đất không có rừng với thủ
tục khai thác, thực hiện khai thác, kiểm tra giám sát việc thực hiện phải theo đúng
quy định [11].
11
Ngoài ra, còn nhiều quy định về quyền hưởng lợi của cá nhân và tổ chức của
bên thuê khoán, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được thể hiện ở nhiều văn bản
khác (Thông tư liên tịch số 28/1999/TT-LT ngày 3/2/1999 của Bộ NN&PTNT, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quyết định 661/TTg
ngày 27/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ [2]); Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg
ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia
đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [10]; Quyết
định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý rừng,… [12]
- Chi trả các dịch vụ môi trường
Dịch vụ chi trả môi trường là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Ở Việt
Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ
môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là theo nghĩa bảo vệ môi
trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng trong
Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn. Tuy nhiên, nếu hiểu “việc chi trả dịch vụ sinh thái” là được hiểu là
việc chi trả phí dịch vụ mà môi trường mang lại thì nó hoàn toàn phù hợp với Điều
130 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 [29]. Hoạt động này thực hiện trên
nguyên tắc “người sử dụng/người gây ô nhiễm trả tiền dịch vụ môi trường”. Người
sử dụng ở đây là những người hưởng lợi từ dịch vụ hệ sinh thái và họ phải trả phí
cho các dịch vụ này và bất kỳ ai phá hoại môi trường đều phải bồi thường cho
những thiệt hại họ gây ra.
Sơn La và Lâm Đồng là hai tỉnh đầu tiên ở nước ta thực hiện dịch vụ chi trả
môi trường trong ngành Lâm nghiệp [17]. Trong đó, vùng đầu nguồn của hồ thủy
điện Trị An cũng là một đối tượng của dự án. Nghiên cứu thử nghiệm này cũng cho
thấy các chi phí và lợi ích của việc bảo vệ đầu nguồn nước là những yêu cầu chính
để thuyết phục người mua tham gia.
- Bảo tồn đa dạng sinh học
12
Luật Đa dạng sinh học, 2008 quy định bảo tồn đa dạng sinh học là trách
nhiệm của Nhà nước và mọi người dân, trong đó chính sách của nhà nước luôn
khuyến khích đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chứ c, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến
bộ khoa học, công nghê ̣, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững
đa dạng sinh học [30]. Đồng thời phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói,
giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp
pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn
* Các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý rừng bền vững có sự
tham gia của cộng đồng
Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và cộng sự (2002) đã có nghiên cứu về phối
hợp quản lý và bảo tồn ở KBTTN Pù Luông. Các tác giả đánh giá nghịch lý về sử
dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản
vùng đệm khu BTTN Pù Luông. Nghiên cứu này đã đưa ra được một số đánh giá,
phân tích về sự phụ thuộc của người dân đối với công tác quản lý rừng đặc dụng
[35].
Ngày 4/8/2003, một hội thảo về “ý tưởng thành lập khu bảo tồn thiên nhiên
Phu Xai Lai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh, Nghệ
An. Hội thảo đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn. Tuy nhiên, hội thảo
cũng chưa thống nhất các nguyên tắc đồng quản lý và giải quyết triệt để vấn đề.
Tác giả Nguyễn Quốc Dựng (2004) khi “Nghiên cứu đề xuất một số nguyên
tắc và giải pháp đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh” đã khẳng định:
sự tham gia của người dân không chỉ dừng lại ở mức tham gia một cách thụ động,
mà cần phải nâng cao hơn nữa như được chuyển giao quyền lực, chủ động tham gia
tiến tới đồng quản lý rừng đặc dụng. Điều đó cho thấy vai trò của cộng đồng tham
gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng vô cùng quan trọng, đôi khi đóng vai trò chủ
chốt [14].
Hoàng Quốc Xạ (2005), đã xác định các hình thức tác động và nguyên nhân
tác động khi nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại
vùng đệm VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp được tác giả đưa ra tuy bao
13
hàm nhiều lĩnh vực song chưa dựa trên các yếu tố đã được phân tích cụ thể tại khu
vực nghiên cứu và chưa thể hiện được tính khả thi của các giải pháp đưa ra [36].
Việc xây dựng vùng đệm Kỳ Thượng ở KBTTN Kẻ Gỗ đã được Võ Quý và
Đồng Nguyên Thụy (2001) nghiên cứu và chỉ ra rằng, để có thể bảo vệ được rừng
thì cần thiết phải cộng tác với nhân dân địa phương, động viên họ bảo vệ rừng và
nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách giúp họ nâng cao năng suất lúa, thực hiện
nông lâm kết hợp, tổ chức trồng cây ăn quả, nuôi ong, xây dựng thủy điện nhỏ cho
gia đình,… Huấn luyện người dân cách xây dựng và quản lý vùng đệm, sử dụng bền
vững tài nguyên rừng, giảm bớt sức ép lên rừng [34].
Năm 2005, tác giả Bảo Huy thực hiện đề tài: Xây dựng mô hình quản lý rừng
và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai; đề tài
nêu rõ giao đất giao rừng chính là tiền đề phát triển phương thức quản lý rừng dựa
vào cộng đồng [16].
Lê Văn Gọi (2009) trong “Nghiên cứu sinh kế có phụ thuộc vào rừng của
người dân tại xã Mã Đà thuộc KBTTN và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đã
bước đầu đề xuất được các giải pháp cho sinh kế và xây dựng được khung sinh kế
cho các nhóm dân cư tại xã Mã Đà [15].
Tô Bá Thanh (2009), trong đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa
dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại xã Mã Đà thuộc KBT thiên nhiên và di tích
Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đã chỉ ra được các yếu tố thúc đẩy và cản trở người dân
tham gia vào công tác quản lý đa dạng sinh học. Từ đó, tác giả đã đề xuất được một
số giải pháp liên quan đến kinh tế, xã hội, kỹ thuật nhằm thúc đẩy các hoạt động
bảo vệ đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng người dân [32].
3. Thảo luận
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu cho thấy:
- Xu hướng phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng là khách quan trong
phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hưóng thu hút sự tham gia của
các cộng đồng để đóng góp và tiến trình quản lý rừng bền vững
14
- Quản lý rừng cộng đồng trước hết là nhằm tìm kiếm giải pháp cải thiện đời
sống người dân dựa vào các hoạt động lâm nghiệp
- Có nhiều chính sách nhà nước quy định liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và
quy định chính sách hưởng lợi từ rừng chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của nhà nước
đến tài nguyên rừng và người dân sống trong và gần rừng
Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại các vấn đề nổi cộm như:
(i) Người dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn; nhưng họ
vẫn chưa ý thức được vai trò của rừng và giá trị bảo tồn của rừng.
(ii) Hành lang pháp lý đã có nhưng chưa đi vào cuộc sống của người dân, thậm
chí họ còn không biết đến quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.
(iii) Vấn đề cân bằng lợi ích của các bên liên quan có vai trò đặc biệt quan
trọng, mặc dù vậy cơ chế và khung pháp lý cho vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo và lợi
ích của người dân dưới vai trò người bán các dịch vụ sinh thái còn thấp, chưa đáp
ứng được mong đợi của người dân.
Như vậy, nghiên cứu các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng đặt ra là
cần thiết và phù hợp với xu thế chung.
15
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực
tiễn cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu BTTN - Văn
hóa Đồng Nai.
* Mục tiêu cụ thể
Về khoa học:
- Làm rõ được thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở xã Mã Đà.
- Xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản lý rừng dựa vào cộng
đồng xã Mã Đà.
Về thực tiễn:
- Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng có sự
tham gia của cộng đồng ở xã Mã Đà thuộc Khu BTTN - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng
Nai.
2.2. Đối tượng và giới hạn của nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
+ Các hình thức, biện pháp tổ chức, quản lý tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc
Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai.
+ Những tác động của cộng đồng đến công tác quản lý tài nguyên rừng.
+ Kiến thức bản địa và nguyện vọng của người dân trong quản lý tài nguyên rừng.
+ Nguồn tài nguyên rừng tại xã Mã Đà.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
+ Về địa điểm: Chỉ giới hạn trong xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
+ Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tài
nguyên rừng, những giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã
Đà, thuộc KBTTN - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.
16
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây:
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến công tác quản
lý, bảo vệ rừng ở xã Mã Đà.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ở xã Mã Đà.
- Phân tích vai trò của người dân trong công tác quản lý rừng bền vững của xã Mã
Đà.
- Đề xuất định hướng một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng
có sự tham gia của người dân tại xã Mã Đà.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận đề tài
Nghiên cứu này xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá các nhân tố chi phối đặc thù
đến công tác bảo tồn ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai như vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu vực
nghiên cứu, cơ chế, chính sách,… từ đó nhìn nhận rõ mối quan hệ của công tác quản lý
bảo tồn tài nguyên rừng với các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương để thấy rõ được
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và vai trò của các bên liên quan đối
với công tác bảo tồn tài nguyên rừng ở đây. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu xem xét hiệu
quả của các giải pháp đã áp dụng, những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ
sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã
Đà. Phương hướng giải quyết vấn đề được khái quát hóa qua sơ đồ sau:
17
Hình 2.1: Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài
Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu được xem xét trên các quan điểm sau:
- Quan điểm hệ thống: Rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, vừa là
một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội và bản thân nó cũng là một hệ thống hoàn
chỉnh.
+ Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên: Sự tồn tại và phát triển của rừng
phụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác trong hệ thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật, vv...
Do rừng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên mà có thể quản lý rừng
bằng tác động vào các yếu tố tự nhiên. Trên quan điểm hệ thống có thể xem
Thu thập thông tin, tài
liê ̣u đã có
Khảo sát tổng thể khu
vực nghiên cứ u
Đánh giá công tác quản
lý rừ ng
Phân tích ảnh
hưởng của yếu
tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội
tới quản lý
rừ ng
Đánh giá thực
tra ̣ng quản lý
rừ ng
Phân tích vai
trò của các bên
có liên quan
Phân tích SWOT
Đề xuất giải pháp
18
những giải pháp quản lý rừng như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự
nhiên để ổn định thành phần và các mối quan hệ trong hệ sinh thái rừng. Vì vậy,
việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến công tác quản lý rừng
là cần thiết.
+ Rừng cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của
nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai thác
lâm sản, làm nương rẫy, đốt than, săn bắt chim thú, phát triển du lịch, vv... Các
hoạt động này lại phụ thuộc vào mức sống kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu
thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận, vv... Ngoài ra, rừng cũng tác động mạnh
mẽ tới các yếu tố kinh tế thông qua việc cung cấp nguyên liệu, năng lượng và
thông tin cho nhiều hoạt động kinh tế của con người. Vì có quan hệ chặt chẽ với
các yếu tố trong hệ thống kinh tế nên có thể quản lý rừng bằng việc tác động vào
những yếu tố kinh tế.
+ Rừng cũng là một thực thể xã hội. Sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc
nhiều vào hoạt động của con người. Những hoạt động đó theo hướng bảo vệ và
phát triển rừng hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như
nhận thức về giá trị của rừng, ý thức với pháp luật nhà nước, trách nhiệm với
cộng đồng, kiến thức về quản lý rừng, văn hoá, phong tục tập quán liên quan đến
quản lý rừng, vv... Do rừng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội nên có
thể quản lý rừng bằng cách tác động vào những yếu tố xã hội. Vì vậy, việc phân
tích những ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến rừng và hiệu quả quản lý rừng là rất
cần thiết và quan trọng.
- Quản lý rừng bền vững phải là những hoạt động tổng hợp và đa ngành:
Quản lý rừng là hoạt động mang tính kỹ thuật, nhưng cũng là hoạt động mang tính kinh
tế - xã hội sâu sắc. Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng sẽ bao gồm cả những giải
pháp khoa học công nghệ và những giải pháp kinh tế - xã hội. Những giải pháp này sẽ
liên quan đến các ngành như Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Địa chính, Giao
thông, Môi trường, Văn hoá, Giáo dục, Quốc phòng, vv...
19
- Quản lý rừng bền vững phải là hoạt động phát triển: Quản lý rừng bền vững
vừa phải bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên vừa phải hướng vào cải thiện chất lượng
cuộc sống con người. Vì vậy nghiên cứu quản lý rừng bền vững phải được thực hiện
theo cách tiếp cận của nghiên cứu phát triển.
- Quản lý rừng bền vững cần phải có sự tham gia: Nằm trên một địa bàn rộng
lớn, rừng có mối liên quan chặt chẽ với đời sống xã hội đặc biệt là đối với những người
dân sống gần rừng. Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của
Ban quản lý khu bảo tồn mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó đặc
biệt chú ý đến sự tham gia của những người dân sống gần rừng.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung
Điều tra, khảo sát kết hợp với các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn
có sự tham gia (PRA) để thu thập các số liệu, sử dụng phương pháp toán thống kê để
xử lý các số liệu trên máy vi tính với phần mềm thông dụng Excel.
2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.3.1. Thu thập số liệu đã có
Áp dụng phương pháp kế thừa tài liệu. Những tài liệu được đề tài kế thừa gồm:
- Vị trí địa lý, địa hình, đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thuỷ văn, thực vật, động vật,
số liệu thống kê tài nguyên đất đai; dân số, dân tộc, phân bố dân cư, tỷ lệ gia tăng dân
số, tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán, ngành nghề sản xuất, thu
nhập và đời sống; chính sách về kinh tế - xã hội,…
- Những kết quả nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng ở địa phương.
- Những tài liệu về kinh nghiệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng của các nước,
những nguyên tắc và tiêu chuẩn quản lý rừng của các tổ chức quốc tế.
- Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như
Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính
sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,
được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp
về rừng và đất lâm nghiệp.
20
- Quan sát trực tiếp giúp thu thập thông tin và kiểm chứng một số thông tin thu
thập được liên quan đến hiện trạng sử dụng đất và cách thức quản lý tài nguyên thiên
nhiên của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu.
2.4.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)
a, Lựa chọn địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ các xã thuộc
KBTTN&VH Đồng Nai. Các số liệu thứ cấp được thu thập, bảng câu hỏi phỏng vấn
HGĐ được kiểm tra về tính phù hợp để thuận tiện cho quá trình thu thập số liệu chính
thức.
*Nguyên tắc chọn xã nghiên cứu:
- Nguyên tắc chung: Địa điểm được chọn nghiên cứu phải là đại diện tương đối
cho toàn khu vực.
- Nguyên tắc cụ thể:
+ Xã có nhiều cộng đồng dân cư sống trong rừng, sống phụ thuộc vào tài
nguyên rừng
+ Xã nằm trọn vẹn trong KBT có thành phần dân cư đa dạng di cư từ nhiều
vùng khác nhau tới sinh sống. Thành phần dân cư sẽ quyết định đến phương thức sản
xuất, sinh kế của cộng đồng, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cũng như mức độ nhận
thức và tiếp thu những kiến thức mới.
+ Xã đại diện cho điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận để phát
triển kinh tế, ...
+ Xã được lựa chọn nghiên cứu phải có các loại hình canh tác sản xuất nông
nghiệp điển hình cho khu vực.
+ Xã, ấp đều đảm bảo có đủ loại kinh tế hộ: (1) Hộ Nghèo; (2) Hộ trung bình;
(3) Hộ khá.
- Kết quả lựa chọn xã nghiên cứu:
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên đối với các xã thuộc Khu bảo tồn thiên
nhiên văn hóa Đồng Nai cho thấy xã Mã Đà đáp ứng được các tiêu chí mà đề tài đưa
ra. Mã Đà là xã nghèo nhất và có nhiều cụm dân cư nằm sâu trong rừng so với 2 xã còn
21
lại, do vậy những tác động của người dân vào rừng cũng thường xuyên hơn.
*Nguyên tắc lựa chọn ấp
- Nguyên tắc lựa chọn: Lựa chọn các ấp nằm trong rừng.
- Kết quả lựa chọn ấp nghiên cứu: Đề tài lựa chọn 6/7 ấp của xã Mã Đà để
làm địa điểm nghiên cứu bao gồm: ấp 2,3,4,5,6,7. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng
2.1:
Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn các ấp nghiên cứu tại xã Mã Đà
TT Ấp Vị trí Ghi chú
1 1 Ngoài rừng Không lựa chọn
2 2 Trong rừng
Lựa chọn
3 3 Trong rừng
4 4 Trong rừng
5 5 Trong rừng
6 6 Trong rừng
7 7 Trong rừng
* Dung lượng mẫu và tiêu chí lựa chọn các hộ điều tra
- Trong điều kiện thời gian và khả năng cho phép, đề tài tiến hành điều tra 80
hộ gia đình và 10 cán bộ kiểm lâm trong KBT.
- Tiêu chí lựa chọn hộ điều tra là: Từ tổng số lượng hộ điều tra, đề tài xác định
số hộ điều tra cho từng thôn. Các hộ được điều tra phân bổ đều theo ba nhóm đối
tượng: nghèo, trung bình, khá.
- Tiêu chí phân biệt hộ nghèo, trung bình và giàu:
+ Hộ nghèo: Tiêu chuẩn hộ nghèo được qui định theo chuẩn Quốc gia và
được xác định theo như hướng dẫn của Bộ Lao động và thương binh xã hội. Thông
tin tham khảo có trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo
giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTG ngày 8/7/2005. Tiêu
chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn trong năm 2008 được xác định bằng thu nhập
hàng tháng theo đầu người là bằng hoặc dưới 200.000 VND, và đến đầu năm 2009,
chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lên mức 450.000 VND. Theo sự đánh giá của rừng
22
đặc dụng về mức sống tối thiểu năm 2009, thông qua phỏng vấn cho việc chuẩn bị
báo cáo tham vấn xã hội và theo sự hiểu biết các cán bộ rừng đặc dụng về các đối
tượng có liên quan, cho thấy rằng mức này là phù hợp với mức trần của UBND tỉnh
Đồng Nai đã quy định.
Mức sống tối thiểu của tỉnh Đồng Nai của năm 2009 là 450.000 đồng. Thực
hiện theo tinh thần Nghị quyết 52/NQ-HĐND tỉnh về chương trình mục tiêu Quốc
gia giảm nghèo giai đoạn (2006 – 2010).
+ Hộ trung bình: Hộ trung bình là những hộ gia đình có mức thu nhập
bình quân đầu người cao hơn 450.000 VND/tháng, nhưng thấp hơn 800.000
VND/ tháng. Mức cao nhất này tùy thuộc vào cán bộ của rừng đặc dụng dựa trên
hiểu biết của họ về địa phương.
+ Hộ khá : Hộ khả giá là hộ mà các thành viên của hộ có mức thu nhập
theo đầu người hoặc theo tháng cao hơn mức cao nhất của hộ trung bình là (cao hơn
800.000 VND/tháng).
- Số lượng hộ được phỏng vấn tại các ấp được phân bổ như sau:
Ấp 2 3 4 5 6 7
Số lượng 12 19 13 10 15 10
b, Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp điều tra bằng anketa (bảng hỏi): Trong phương pháp điều tra xã
hội học truyền thống này, phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi được sử dụng như
một công cụ đặc trưng nhất để thu thập thông tin. Bảng hỏi sẽ được tư vấn thiết kế theo
mục tiêu công việc, theo từng nhóm đối tượng khác nhau, trên cơ sở sự hỗ trợ, tham
vấn của cán bộKBT và kết quả điều tra sơ bộ của đề tài (phụ biểu 1).
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn bán cấu trúc được triển khai trên cơ sở các
câu hỏi đã được định trước theo các chủ để: Thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa của
người dân, thực trạng quản lý và sử dụng các tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, hiệu
quả sử dụng các tài nguyên, nguyên nhân của sử dụng không hợp lý và làm suy thoái
tài nguyên rừng. Hình thức phỏng vấn này sẽ giúp làm rõ hơn các thông tin cả định tính
lẫn định lượng (phụ biểu 2).
23
c, Sử dụng các công cụ PRA khác
* Các công cụ phân tích quan hệ và ảnh hưởng
- Sơ đồ tổ chức – Venn: Sơ đồ Venn về tổ chức nhằm phân tích tổ chức và xây
dựng sơ đồ các mối quan hệ của các đối tượng khác nhau, đồng thời xác định tầm
quan trọng và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các đối tượng đó trong quản lý tài
nguyên rừng.
- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức nếu áp dụng các biện pháp quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia
của người dân.
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2. 4.4.1. Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp
Các số liệu, thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽ được thống
kê, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng
quan điểm. Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương pháp
SWOT, khung logic và bằng bảng tính thông dụng Excel, đối chiếu với kết quả điều tra
nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm
quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết
đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau:
- Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến quản lý
rừng.
- Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý
rừng.
- Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng tại địa điểm nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá vai trò của các bên liên quan đến quản lý rừng.
- Phân tích, đánh giá mức độ tham gia của người dân trong quản lý rừng.
- Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng
mắc về chế độ chính sách trong quản lý rừng.
24
2.4.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
Người nông dân sử dụng vốn ít và không áp dụng nhiều biện pháp quay vòng
vốn hiệu quả, do đó đề tài sử dụng phương pháp tĩnh để đánh giá hiệu quả kinh tế hộ
gia đình tại khu vực nghiên cứu.
+ Phương pháp tĩnh:
Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động
của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động của giá trị đồng tiền.
Tổng lợi nhuận: P=TN-CP
25
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Xã Mã Đà nằm trọn vẹn trong Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai,
có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng tại Khu Bảo
tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai nói riêng và Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
nói chung.
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới
Xã Mã Đà nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng lưu vực phía Tây sông
Đồng Nai, nằm trọn vẹn trong Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, có
tổng diện tích tự nhiên: 27.497 ha.
Phạm vi ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp : Tỉnh Bình Phước và xã Phú Lý.
- Phía Nam giáp : Hồ Trị An và xã Hiếu Liêm.
- Phía Đông giáp: Hồ Trị An.
- Phía Tây giáp : Tỉnh Bình Phước.
Vị trí địa lý của KBT rất thuận lợi cho mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh
học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và
vùng miền Đông Nam bộ.
3.1.2. Địa hình và địa thế
Nằm trong khu vực địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng
xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ, địa hình xã Mã Đà
thuộc dạng địa hình vùng đồi với 3 cấp độ cao: đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao;
độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Độ chênh cao
giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 m,
thấp nhất: 20 m, bình quân: 100 - 120 mét; độ dốc lớn nhất: 350
, độ dốc bình quân:
80
- 100
. Dạng địa hình đồi không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp mà
còn thuận lợi cho việc sử dụng vào các công trình xây dựng, giao thông và bố trí
dân cư,…
26
3.1.3. Khí hậu thủy văn
3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu
Mã Đà nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm:
- Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi và nền nhiệt cao.
- Lượng mưa trung bình năm từ: 2.000 - 2.800 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 250
C - 270
C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 290
C - 380
C.
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 180
C - 250
C.
- Độ ẩm tương đối 80 - 82%.
- Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc - Tây Nam.
- Ít có gió bão và sương muối.
Đặc điểm khí hậu của Khu bảo tồn đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển của
các loài động thực vật và hệ sinh thái các khu rừng kín đặc trưng cho vùng Đông
Nam Bộ
3.1.3.2. Thủy văn
- Phía Bắc và Tây Bắc có suối Mã Đà, là suối lớn và là đường ranh giới của
Khu Bảo tồn thiên nhiên với tỉnh Bình Phước.
- Phía Đông và Nam có hồ Trị An là hồ dự trữ và cung cấp nước cho hoạt
động của nhà máy thuỷ điện Trị An; diện tích lúc ngập nước vào khoảng 32.400
ha có xen lẫn một số đảo nhỏ trên hồ. Đây là nơi lý tưởng để phát triển nghề đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản, đầu tư phát triển du lịch, nhất là các môn thể thao như
dù kéo, cano trượt nước; nghỉ dưỡng trên các hòn đảo giữa hồ; tham quan các làng
nuôi cá bè, câu cá giải trí,… Ngoài ra, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện tích
trên 400 ha và hồ Vườn Ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc
nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và công tác PCCCR của đơn vị.
27
- Trong khu vực, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ
đổ vào hồ Trị An và sông Bé như: suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà Hào,... Đa
phần các suối nhỏ đều cạn nước vào mùa khô.
3.1.4. Đất đai
Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của các đơn vị chuyên môn (Đại học Nông
lâm TPHCM và Phân viện điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp TPHCM), đất trong
khu vực chủ yếu và phổ biến là nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ. Ngoài ra, còn
có nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, phân bố ven sông Đồng
Nai, sông Mã Đà và ven hồ Trị An và nhóm đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá
Bazan, tập trung ở một vài khu đồi trong khu vực. Diện tích các loại đất này
không nhiều.
Nhìn chung, đất trong vùng có tầng đất mặt không dày, quá trình Feralit hóa
diễn ra tương đối mạnh ở những nơi không có rừng, song chất lượng còn tốt và
tương đối thuận lợi cho công tác sản xuất nông - lâm nghiệp, thành phần cơ giới
chủ yếu là sét pha cát.
3.1.5. Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Xã Mã Đà nằm trọn vẹn trong phân khu phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn
thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai với diện tích tự nhiên: 27.497 ha, xã Mã Đà có
diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất rừng tại xã Mã Đà
TT Hạng mục Đơn vị tính Diện tích
1 Diện tích rừng tự nhiên ha 21.527,4
2 Diện tích rừng trồng ha 1.599,7
3 Diện tích đất nông nghiệp ha 2.171,1
4 Diện tích đất trống lâm nghiệp ha 495,7
5 Diện tích đất khác ha 1.703,1
* Rừng tự nhiên
Với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn (21.527,4 ha) xã Mã Đà có nguồn tài
nguyên động, thực vật rừng rất phong phú.
28
+ Tài nguyên thực vật:
Đặc trưng của rừng trong KBT nói chung và xã Mã Đà nói riêng là hệ sinh
thái rừng cây họ Dầu, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
và đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, ví dụ: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa); Dáng
hương trái to (Pterocarpus macrocarpus); Vên vên (Anisoptera costata Korth);
Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre),... Trong đó, tài nguyên cây gỗ chiếm
tỷ lệ rất cao với 45%, tài nguyên cây thuốc chiếm 24,8%. Khu hệ thực vật ở đây
có quan hệ mật thiết với khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Nhìn chung, dạng sống của các loài thực vật chủ yếu thuộc gỗ lớn và gỗ nhỏ
chiếm tới 60%. Các loài dây leo và cỏ cũng khá phong phú chiếm tới 27%. Còn lại
là các loài thực vật và thực vật phụ sinh, ký sinh.
+ Tài nguyên động vật
- Các loài thú: xác định được 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ.
- Các loài chim: xác định được tổng số 259 loài chim thuộc 53 họ, 18 bộ.
- Các loài bò sát, ếch nhái: xác định được 97 loài bò sát và ếch nhái, bao
gồm: 64 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ và 33 loài ếch nhái thuộc 5 họ và 1 bộ.
- Côn Trùng: xác định được 1189 loài, thuộc 112 họ của 10 bộ.
- Các loài cá: xác định được 99 loài, 29 họ, 11 bộ.
Trong đó có nhiều loài quý hiếm ghi trong Danh lục đỏ của IUCN (2007) và
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007).
Tóm lại, tài nguyên động, thực vật rừng tại xã Mã Đà rất phong phú, diện
tích rừng ở đây là sinh cảnh cho nhiều loài động vật rừng lớn di cư từ vườn quốc
gia Cát Tiên và vùng lõi của KBT tại xã Phú Lý như: voi, bò tót,…; đồng thời là
nơi sinh sống của nhiều loài động vật nhỏ như: chồn, sóc, gà rừng,…
* Rừng trồng:
Diện tích rừng trồng của đơn vị trồng chủ yếu các loài cây: Keo lá tràm, Keo
tai tượng, Keo lai giâm hom và các loài cây gỗ lớn bản địa: Sao đen, Dầu rái, Dầu
song nàng, Bằng lăng, với hai phương thức trồng chính là: thuần loại hoặc hỗn
giao phụ trợ - cây gỗ lớn,… Phần lớn diện tích rừng trồng trước đây được trồng
29
theo phương thức quảng canh trên đất hoang hóa bạc màu do bị nhiễm chất độc
hóa học trong chiến tranh và hậu quả của việc khai thác rừng không hợp lý, mục
đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.
Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, năm 2009 KBT đã
trồng khôi phục được 494,9 ha. Rừng được trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản
địa trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp
kỹ thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện
xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của
lớp thảm tươi dưới tán rừng; cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa có giá
trị và đặc trưng của khu vực như: Gõ đỏ, Gõ mật, Sao đen, Dầu song nàng, Dầu
rái, Bằng lăng, Giáng hương,… với mật độ trồng từ 300-600 cây/ha.
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Xã Mã Đà có 1.725 hộ với 7.959 khẩu, được tổ chức thành 7 ấp. Đa số dân
cư từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ
với nhiều hình thức khác nhau: di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An, cán bộ
công nhân viên Lâm trường và công nhân xây dựng lòng hồ Trị An về nghỉ chế độ
ở lại lập nghiệp, Việt kiều Campuchia hồi hương, dân khai phá vùng kinh tế mới
do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc, miền Trung,… Dân cư trong xã
chủ yếu sống trong và gần rừng, đời sống phụ thuộc vào rừng. Do đó, rừng không
chỉ là nguồn lợi kinh tế mà còn là môi trường sống của họ.
Trên địa bản xã có 10 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh là chủ yếu
chiếm 97,16%, phần còn lại là các dân tộc: Ch’ro chiếm 0,75%, Khơ me chiếm
0,58%, dân tộc Thổ và Hoa chiếm 0,35%, dân tộc Tày chiếm 0,29%, dân tộc Tày
và Nùng cùng chiếm 0,17%, dân tộc Mường chiếm 0,11% và dân tộc Stiêng chỉ
chiếm 0,06%.
Tổng nhân khẩu trong xã trong tuổi lao động là: 4.752 người, trong đó nam
chiếm 52% và nữ 48%; chủ yếu hoạt động nông lâm nghiệp (chiếm 95%), thương
mại dịch vụ và các hoạt động khác có tỷ trọng rất thấp (chiếm 5%). Đa phần lao
30
động có trình độ văn hóa tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình
độ văn hóa trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao
động chân tay là chính (Nguồn Khu BTTN, 2010).
3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục
3.2.2.1. Cơ sở hạ tầng
- Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng nhìn chung đã
được cải thiện nhờ sự hỗ trợ của các dự án như Chương trình 135, Chương trình
giao thông nông thôn. Các trục đường chính bao gồm:
+ Đường 761, xuất phát từ đường 767 tại chợ Mã Đà vào xã Phú Lý đi qua
lâm phần của KBT : 30 km, hiện đã được trải bê tông nhựa.
+ Đường 322 xuất phát từ ngã 3 Bà Hào đến sông Mã Đà: 10 km
Ngoài ra, còn có đường be nối các trục đường chính đến các trạm kiểm lâm
và các khu dân cư. Tuy giao thông khá thuận tiện nhưng chất lượng các đường be
nối nhìn chung không tốt, gây ảnh hưởng đến việc chuyên chở nông sản của người
dân, đặc biệt trong mùa mưa.
- Hệ thống điện trong khu vực được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ bản,
đường điện trung thế đã được đầu tư xây dựng đến trung tâm xã và dọc trục lộ
chính (đường tỉnh 761), tuy nhiên do dân cư phân bố không tập trung và có nhiều
cụm ở quá sâu trong các khu rừng nên nguồn điện chỉ được hạ thế để phục vụ sinh
họat và sản xuất ở khu vực trung tâm và các cụm dân cư lớn ven đường. Do vậy,
phần nào hạn chế tác dụng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa của địa
phương.
3.2.2.2. Y tế
Hệ thống y tế tuyến cơ sở được Nhà nước quan tâm đầu tư, xã đã có trạm y tế
xây dựng kiên cố. Tại trạm có 05 giường bệnh, 05 cán bộ y tế (y sĩ, y tá, nữ hộ
sinh). Nhìn chung, các cán bộ y tế xã đều phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc
chuyên môn và phải thực hiện cùng một lúc nhiều chương trình trên địa bàn như
truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt
rét, quản lý bệnh lao, bệnh phong, bệnh xã hội khác,… Điều kiện trang thiết bị,
31
phương tiện khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn còn rất nghèo nàn, từ
đó phần nào hạn chế kết quả khám chữa bệnh, nhất là đối với những bệnh nhân
mắc bệnh hiểm nghèo và sinh sống xa trung tâm của xã.
3.2.2.3. Giáo dục
Hiện nay, xã đã có trường mẫu giáo (1 cơ sở chính và 5 phân hiệu), tiểu học
và trường trung học cơ sở, học sinh có thể học THPT tại xã Phú Lý (phân hiệu
THPT Trị An) học tại Thị trấn Vĩnh An. Tuy đã có 1 tuyến xe bus chuyên đưa đón
các em học sinh nhưng đối với các hộ gia đình ở sâu trong rừng điều kiện đi học
của các em học sinh còn hạn chế; vì vậy, dễ dẫn tới tình trạng bỏ học.
3.2.3. Lịch sử - Văn hóa
Tại địa bàn KBT có 02 di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp quốc gia,
đó là:
- Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ (1962-1967).
- Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962).
Đây là căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ của quân và dân miền Đông Nam bộ, 2 di tích này đã được Nhà nước đầu tư
trùng tu, tôn tạo.
3.3. Nhận xét và đánh giá chung
* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên của khu bảo tồn nói chung và xã Mã Đà nói riêng hội đủ
những yếu tố có thể khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự
nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ; tạo ra
phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn Quốc gia Cát Tiên, bảo
tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã.
- Khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn, người dân có truyền thống canh
tác nông lâm nghiệp và bảo vệ rừng
- Xã nằm trong quy hoạch ổn định khu dân cư của UBND tỉnh Đồng Nai, tạo
điều kiện người dân phát triển kinh tế và phát triển rừng
- Hệ thống giao thông thuận lợi, gần các đường quốc lộ.
32
* Khó khăn
- Dân cư có trình độ văn hóa thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn do đó
vẫn còn sống phụ thuộc nhiều vào rừng.
- Dân cư với thành phần và phân bố không thống nhất ảnh hưởng đến công tác
quản lý rừng và hoạt động bảo tồn thiên nhiên tại Khu bảo tồn.
- Sự thay đổi về quy định nhà nước về quản lý sử dụng rừng và đất rừng ảnh
hưởng lớn đến công tác quản lý bảo tổn tài nguyên rừng.
- Nhiều cụm dân cư vẫn sống sâu trong rừng và diện tích canh tác của người
dân nằm sát cạnh với diện tích rừng của KBT.
33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản
lý rừng tại xã Mã Đà
4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên
Các yếu tố tự nhiên như diện tích, danh giới, địa hình,… có ảnh hưởng rất
lớn tới công tác quản lý rừng của các đơn vị nói chung và ở xã Mã Đà nói riêng. Do
vậy, việc xác định các yếu tố thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên tới công tác
quản lý rừng của xã Mã Đà là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý
rừng bền vững. Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã
xác định một số yếu tố tự nhiên chính gây ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý rừng
của xã Mã Đà, kết quả được thể hiện tại bảng 4.1.
Bảng 4.1: Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến
công tác quản lý rừng của xã Mã Đà
Yếu tố tự nhiên Thuận lợi Khó khăn
1. Vị trí địa lý và
phạm vi ranh
giới
- Ranh giới dễ xác định.
- Giao thông thuận lợi cho
công tác tuần tra canh gác,
bảo vệ rừng do có các trục
đường giao thông đi xuyên
qua những khu rừng tự
nhiên và rừng trồng.
- Địa bàn rộng, tiếp giáp với nhiều
địa phương, hồ lớn, đặc biệt là các
địa phương không có rừng.
- Đường giao thông đi xuyên rừng
do vậy tạo điều kiện cho các đối
tượng khai thác, săn bắt động vật
hoang dã, vận chuyển lâm sản trái
phép có thể dễ dàng trà trộn để
xâm nhập vào rừng và thực hiện
hành vi vi phạm.
2. Địa hình, đất
đai
- Địa hình chủ yếu có độ
dốc cao, chia cắt bởi hệ
thống suối nhỏ nên hạn chế
được tác động của lâm tặc
vào rừng.
- Một phần diện tích có địa
hình bằng phẳng, đất đai
màu mỡ thuận lợi cho sự
phát triển của các loài cây
- Địa hình dốc, chia cắt gây khó
khăn cho công tác quản lý, bảo vệ
đặc biệt khi lực lượng tuần tra
mỏng, trang thiết bị thiếu.
- Địa hình, đất đai không phù hợp
canh tác cây nông nghiệp, đặc biệt
là lúa nước làm ảnh hưởng tới an
ninh lương thực và gây sức ép cho
công tác bảo tồn rừng.
34
lâm nghiệp, cây ăn quả,
cây công nghiệp và công
tác phục hồi rừng.
- Đối với địa hình bằng phẳng:
thuận tiện cho lâm tặc xâm nhập
vào rừng trái phép từ mọi phía vào
bất kỳ mùa nào trong năm.
- Đất tầng mỏng, quá trình Feralit
diễn ra mạnh, xói mòn lớn làm
giảm sức sản xuất của đất đai.
3. Khí hậu, thủy
văn
- Lượng mưa lớn, ít gió
bão và sương muối nên
thuận lợi cho công tác bảo
tồn và phát triển đa dạng
sinh học tại Khu bảo tồn.
- Có nhiều suối, hồ tự
nhiên và nhân tạo thuận lợi
cho công tác phòng chống
cháy rừng vào mùa khô
hạn, cung cấp nước uống
cho các loài động vật và
sản xuất nông lâm nghiệp.
- Lượng mưa lớn, phân bố theo
mùa, tập trung chủ yếu vào mùa
mưa gây lũ lụt, mùa khô thiếu
nước sản xuất.
- Hệ thống đường tuần tra bảo vệ
bị chia cắt vào mùa mưa do hệ
thống khe suối nhiều.
- Mực nước các sông suối vào mùa
mưa dâng cao sát rừng tạo điều
kiện thuận lợi cho lâm tặc lấy cắp
và vận chuyển lâm sản bằng đường
thủy.
4. Tài nguyên
rừng
- Tài nguyên rừng rộng
lớn, giá trị đa dạng sinh
học cao, nhiều loài động
thực vật đặc hữu và rừng
có vai trò quan trọng trong
việc phát huy tác dụng
phòng hộ đầu nguồn nên
thu hút sự quan tâm đầu tư
rất lớn.
- Diện tích rừng lớn nhưng nhiều
diện tích rừng còn nghèo đòi hỏi
ngoài nỗ lực bảo vệ, bảo tồn còn
phải đi liền với công tác phục hồi
rừng.
- Sinh cảnh sống của nhiều loài thú
lớn đang bị phá hủy.
- Diện tích rừng lớn cũng gây khó
khăn cho công tác tuần tra bảo vệ
rừng.
- Rừng nằm xen kẽ với người dân
nên gây khó khăn trong công tác
ngăn chặn và xử lý vi phạm vào tài
nguyên rừng.
* Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới
35
- Với vị trí địa lý: Nằm ở trung tâm KBT ngoài phần diện tích giáp ranh với
xã Phú Lý và Hiếu Liêm đều trực thuộc KBT nên 3 xã có thể dễ dàng phối hợp
giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý bảo vệ rừng. Nhưng với diện tích
không nhỏ còn lại tiếp giáp với tỉnh Bình Phước và hồ Trị An đã gây rất nhiều khó
khăn trong công tác tuần tra, canh gác và bảo vệ rừng:
+ Đối với phần ranh giới tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, do một bên có
rừng, một bên không có rừng nên rất thuận lợi cho lâm tặc xâm nhập khai thác và
vận chuyển trái phép tài nguyên rừng; đồng thời việc phối hợp vây bắt lâm tặc
giữa các cơ quan chức năng liên quan rất hạn chế, do vậy gây ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác bảo vệ rừng ở đây.
+ Phần diện tích tiếp giáp hồ Trị An tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc vận
chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt vào mùa mưa.
- Giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường đi xuyên qua các lâm phần của
khu bảo tồn. Các tuyến giao thông giúp kết nối các cụm dân cư với nhau và trung
tâm xã, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế trong xã. Mặt khác, giao thông
cũng ảnh hưởng tích cực đến công tác tuần tra bảo vệ rừng và phát triển các loại
hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên, lượng người đi lại lớn, nhiều thành phần phức tạp
nên gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng; đặc biệt, vận chuyển động vật
rừng trái phép.
* Địa hình, đất đai
- Địa hình:
Nằm trong địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng xuống
vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ, địa hình xã Mã Đà phù hợp với
canh tác lâm nghiệp loài cây bản địa như: Sao, dầu,… Thêm vào đó, địa hình ở đây
cũng rất phù hợp với các loài cây công nghiệp và ăn quả dài ngày - đây cũng là loài
cây trồng sản xuất chủ yếu của xã. Do vậy, địa hình tại đây tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và ăn quả.
Tuy nhiên, địa hình tại đây lại không phù hợp với sản xuất nông nghiệp, cụ
thể là diện tích trồng lúa nước chiếm diện tích rất nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến an
36
ninh lương thực trong xã, đặc biệt trong điều kiện nhiều hộ dân sống biệt lập và
cách xa trung tâm xã. Do vậy, sức ép lên tài nguyên rừng cũng gia tăng, nhất là
trong những tháng nông nhàn.
Địa hình có những tác động sau đây:
+ Địa hình dốc hạn chế được một số hành vi trái phép tác động đến rừng
nhưng cũng gây không ít trở ngại cho công tác tuần tra, canh gác và nghiên cứu
khoa học của lực lượng kiểm lâm và cán bộ bảo tồn. Ngoài ra, địa hình dốc cũng gia
tăng nguy cơ xói mòn đất, ảnh hưởng đến công tác phục hồi rừng.
+ Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát bảo vệ
tài nguyên rừng nhưng cũng tạo điều kiện cho lâm tặc xâm nhập khai thác tài
nguyên rừng từ mọi phía.
Mặt khác, địa hình tại đây còn bị chia cắt bởi hệ thống khe suối nhỏ đổ vào
lòng hồ Trị An, sông Mã Đà. Do vậy, lực lượng kiểm lâm rất khó khăn trong việc
tuần tra, canh gác tài nguyên rừng vào mùa mưa.
Tóm lại, địa hình xã Mã Đà có nhiều điều kiện thuận lợi để bảo vệ, bảo tồn
và phát triển các loài cây bản địa vùng Đông Nam bộ và phát triển kinh tế hộ gia
đình thông qua sản xuất các loài cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Tuy nhiên,
để đạt được hiệu quả cao, các cơ quan quản lý cần ưu tiên cho việc đảm bảo an ninh
lương thực cho toàn xã, đặc biệt trong tháng giáp hạt.
- Đất đai:
Đất đai tại địa điểm nghiên cứu rất phù hợp cho các loài cây lâm nghiệp bản
địa. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức trong quá khứ đã làm suy giảm chất
lượng đất ở những diện tích đất trống, gây khó khăn cho công tác phục hồi rừng.
Đất có tầng đất mặt mỏng, quá trình Feralit diễn ra mạnh cũng làm giảm năng suất
cây trồng trong xã. Do đó, người dân phải có sự đầu tư về vật tư và kỹ thuật để cải
tạo chất lượng đất canh tác để có năng suất cây trồng cao nhất. Mặt khác, diện tích
đất có chất lượng tốt nhất vùng: đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có diện tích
không nhiều và phân bố không tập trung đã ảnh hưởng đến sự đa dạng và chất
lượng của các loài cây rừng phục hồi.
37
Mặc dù có một số hạn chế nhưng điều kiện thổ nhưỡng của khu vực nghiên
cứu phù hợp với phát triển cây lâm nghiệp, phù hợp với mục tiêu bảo tồn và phát
triển các loài cây bản địa của KBT.
* Khí hậu, thủy văn
- Thuận lợi:
+ Xã Mã Đà có điều kiện khí hậu ôn hòa, ít có những hiện tượng thời tiết cực
đoan như: sương muối, gió, bão,… điều này hạn chế được các tác động có hại đến
diện tích rừng và cây công nghiệp, cây ăn quả của người dân. Nhiệt độ, độ ẩm, bức
xã mặt trời thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loài cây nhiệt đới. Điều kiện
khí hậu tại khu vực nghiên cứu thuận lợi cho công tác phục hồi rừng.
+ Hệ thống suối, hồ dày đặc trong đó có nhiều hồ lớn như: Hồ Trị An, hồ Bà
Hào, hồ Vườn Ươm,… có trữ lượng nước lớn góp phần quan trọng trong việc cung
cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, nước uống cho các loài động thực vật vào
mùa khô hạn và phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó, hệ thống song suối cũng tạo
nên ranh giới tự nhiên giúp cho cán bộ khu bảo tồn tuần tra, giám sát tài nguyên
rừng thuận lợi hơn.
+ Xã Mã Đà có khả năng lấy nước ngầm ở độ sâu 10-15m đến 35-50m, trữ
lượng đạt: 1,090,000 m3
/ngày. Như vậy, lượng nước ngầm cung cấp đủ cho sinh
hoạt của người dân và một phần cho canh tác nông nghiệp. Nếu có sự đầu tư về
khoa học kỹ thuật và kinh tế để cải thiện hệ thống tưới tiêu trong toàn xã sẽ tăng
diện tích canh tác hiệu quả vào mùa khô.
- Khó khăn:
Lượng mưa trong năm lớn trên 2.000 mm, phân bố không đồng đều các
tháng trong năm tập trung vào tháng 7, 8, 9 (60%) đã chi phối mạnh mẽ sản xuất
nông - lâm nghiệp và ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ rừng, cụ thể:
+ Mùa mưa: Mùa mưa kéo dài 6 tháng và chiếm 90% tổng lượng mưa cả
năm, chỉ riêng các tháng 7, 8, 9 lượng mưa đã chiếm 60% lượng mưa cả năm. Mưa
lớn, tập trung theo mùa kết hợp với địa hình dốc làm tăng nguy cơ xói mòn, giảm
độ phì của đất, đặc biệt vùng đất trống. Vào các tháng 7 đến tháng 10 thường xuất
38
hiện lũ, nước trên sông Đồng Nai lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực
địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những năm mưa lớn hồ Trị An xả ở mức độ tối
đa. Lượng mưa thay đổi lớn trong năm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý
bảo vệ và sản xuất nông lâm nghiệp trong xã:
Lượng mưa thay đổi lớn trong năm dẫn đến tăng diện tích bán ngập của hồ
Trị An tạo điều kiện cho các cây Mai dương xâm nhập mạnh, hạn chế diện tích rừng
tự nhiên. Sự phát triển mạnh mẽ của cây Mai dương trong khu vực ảnh hưởng rất
lớn đến giá trị đa dạng sinh học của những diện tích rừng ven hồ, làm thay đổi sinh
cảnh sống của các loài động vật sống ở đây.
Hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo ra sự chia cắt về địa hình nên sự khó khăn
trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vào mùa mưa. Ngoài ra, mực nước tại hồ Trị
An dâng cao áp sát rừng tạo điều kiện cho lâm tặc lợi dụng để phá rừng và có thể dễ
dàng vận chuyển ra ngoài mà không đi qua các chốt quản lý bảo vệ rừng.
Lượng mưa phân bố không đều ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông
nghiệp, mùa mưa (vụ hè thu) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính,
ngược lại mùa khô (vụ đông xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém. Vì vậy,
ngoại trừ những diện tích đất được tưới, còn lại hầu hết chỉ sản xuất được trong mùa
mưa.
+ Mùa khô: Lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả
năm, trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi
cả năm. Mùa khô lượng dòng chảy nhỏ, nước trên sông Đồng Nai xuống thấp, nên
khả năng cung cấp nước bị hạn chế hơn. Do đó, dẫn đến tình trạng thiếu nước canh
tác cho người dân. Mặt khác, lượng mưa thấp và lượng bốc hơi cao rất dễ xảy ra
nguy cơ cháy rừng. Đặc biệt, đối với họ cây Sao dầu, lượng vật rơi rụng đặc biệt lớn
trong mùa khô, càng đẩy nguy cơ cháy rừng lên cao.
Các suối, hồ lớn như: Suối Mã Đà, hồ Trị An,… tạo ra con đường vận
chuyển các loại lâm sản được khai thác trái phép đưa sang tỉnh bạn để tiêu thụ mà
rất khó kiểm soát, bảo vệ.
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai
Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai

More Related Content

What's hot

Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020
Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020
Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020PT NGOC HIEN
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpBuu Dang
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

What's hot (20)

Luận văn: Môi trường biển và ven biển Hải Phòng, HOT
Luận văn: Môi trường biển và ven biển Hải Phòng, HOTLuận văn: Môi trường biển và ven biển Hải Phòng, HOT
Luận văn: Môi trường biển và ven biển Hải Phòng, HOT
 
Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020
Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020
Chiến lược kinh doanh Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre 2016-2020
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt NamLuận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Tuyển dụng nhân lực tại công ty In Hồng Hà, HAY
Luận văn: Tuyển dụng nhân lực tại công ty In Hồng Hà, HAYLuận văn: Tuyển dụng nhân lực tại công ty In Hồng Hà, HAY
Luận văn: Tuyển dụng nhân lực tại công ty In Hồng Hà, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đối với quản lý gia công xuất khẩu giày da, 9 ĐIỂM!
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAYLuận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
Luận văn: Phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty nhựa, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm Kinh Đô tại công ty Hùng Duy!
Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm Kinh Đô tại công ty Hùng Duy!Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm Kinh Đô tại công ty Hùng Duy!
Phân tích hoạt động phân phối sản phẩm Kinh Đô tại công ty Hùng Duy!
 
Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Bảo Hành Xe Của Đại Lý Ô Tô Hyundai
Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Bảo Hành Xe Của  Đại Lý Ô Tô HyundaiĐánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Bảo Hành Xe Của  Đại Lý Ô Tô Hyundai
Đánh Giá Chất Lượng Dịch Vụ Bảo Hành Xe Của Đại Lý Ô Tô Hyundai
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bất động sản của khách hàn...
 
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viênLuận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
Luận văn: Kỹ năng thích ứng với môi trường học tập của sinh viên
 
Luận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thông
Luận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thôngLuận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thông
Luận án: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản kí cho học sinh phổ thông
 
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấpChuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
Chuyên đề quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung cấp
 
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
Thực trạng và giải pháp cho quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công TyKhóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty
 
Luận văn: Văn hoá doanh nghiệp tại công ty Canon Việt Nam
Luận văn: Văn hoá doanh nghiệp tại công ty Canon Việt NamLuận văn: Văn hoá doanh nghiệp tại công ty Canon Việt Nam
Luận văn: Văn hoá doanh nghiệp tại công ty Canon Việt Nam
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty mayĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
 

Similar to Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai (20)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh  sdt/...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty cổ phần nước sạch quảng ninh sdt/...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch
Đề tài: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty nước sạch
 
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát BàLuận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
Luận văn: Nghiên cứu, đánh giá nguồn vốn thiên nhiên ở quần đảo Cát Bà
 
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng BìnhPhát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu họcLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ ChiLuận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
Luận Văn Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Củ Chi
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm Hòa
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm HòaChăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm Hòa
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại huyện Chiêm Hòa
 
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
LV: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công, HAY!
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
 
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
Luận án: Nghiên cứu chiến lược sinh kế của người dân ven biển tỉnh Thái Bình ...
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
Luận văn: Xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Thái Bình Dương đến n...
 
Luận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa Bình
Luận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa BìnhLuận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa Bình
Luận Văn Chất Lượng Lao Động Gián Tiếp Tại Công Ty Xây Dựng Hòa Bình
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPTLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT
 
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAYLuận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
Luận văn: Dạy học tích hợp trong môn Địa Lí 10 THPT, HAY
 
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi DưỡngVai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
Vai Trò Của Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Khuyết Tật Học Nghề Tại Trung Tâm Nuôi Dưỡng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ngãi
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã mã đà thuộc khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa đồng nai

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI Hà nội, 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP BÙI THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ MÃ ĐÀ THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà nội, 2012
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 17, giai đoạn 2009 - 2011. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Sau đại học cũng như của các cán bộ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai, các cán bộ giáo viên Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Võ Đại Hải - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Đại học, Cơ sở 2 - Trường Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai đề tài cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Đồng Nai, tháng 4 năm 2012
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC.................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ............................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ........................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3 1.1. Trên thế giới .....................................................................................................3 1.2. Trong nước ......................................................................................................8 3. Thảo luận...........................................................................................................13 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................................15 2.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................16 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận đề tài.............................................................16 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung................................................................19 2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .........................................................19 2.4.3.1. Thu thập số liệu đã có.........................................................................19 2.4.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA).....................20 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .....................................................23 2. 4.4.1. Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp.........................................23 2.4.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế..............................................24 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI.................................25 KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................................................25 3.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................25 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới .........................................................................25 3.1.2. Địa hình và địa thế..................................................................................25 3.1.3. Khí hậu thủy văn .....................................................................................26
  • 5. iii 3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu..............................................................................26 3.1.3.2. Thủy văn ...........................................................................................26 3.1.4. Đất đai.....................................................................................................27 3.1.5. Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp........................................27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................29 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động...................................................................29 3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục..................................................................30 3.2.2.1. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................30 3.2.2.2. Y tế ....................................................................................................30 3.2.2.3. Giáo dục ...........................................................................................31 3.2.3. Lịch sử - Văn hóa....................................................................................31 3.3. Nhận xét và đánh giá chung ..........................................................................31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................33 4.1. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý rừng tại xã Mã Đà..............................................................................................33 4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên................................................................33 4.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã hội .............................................41 4.2. Đánh giá thực trạng quản lý rừng của KBT thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tại xã Mã Đà ..........................................................................................................54 4.2.1. Tiềm lực của Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai ...................54 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................54 4.2.1.2. Tiềm lực của KBT .............................................................................55 4.2.2. Phân tích các mối đe dọa tới tài nguyên rừng của KBT thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai tại xã Mã Đà ..............................................................................57 4.2.3. Tình hình thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tại xã Mã Đà............63 4.3. Vai trò của người dân trong công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã Đà ....................................................................................................................66 4.3.1. Sơ đồ Venn mô tả vai trò của các bên liên quan .....................................66
  • 6. iv 4.3.2. Phân tích SWOT công tác quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân .....................................................................................................................71 4.4. Đề xuất định hướng một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại xã Mã Đà..................................................75 4.4.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền...................................................................75 4.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức đồng quản lý ................................................76 4.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao sinh kế của người dân ...................................79 4.4.4. Nhóm giải pháp quản lý, khai thác sử dụng bền vững một số loại lâm sản ...........................................................................................................................82 4.4.5. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ....................................................84 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................87 1. Kết luận .............................................................................................................87 2. Tồn tại................................................................................................................89 3. Kiến nghị ...........................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Diễn giải ĐDSH Đa dạng sinh học GAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt HGĐ Hộ gia đình IUCN Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QLR Quản lý rừng SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức THPT Trung học phổ thông TK Tiểu khu UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
  • 8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1 Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài 17 4.1 Trạng thái rừng IIIA1 tại TK 93B 42 4.2 Rừng trạng thái IIB tại TK 102 42 4.3 Cơ cấu tổ chức tại Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai 56 4.4 Khai thác gỗ củi tại xã Mã Đà 60 4.5 Sơ đồ Venn mô tả vai trò của các bên liên quan 68
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Kết quả lựa chọn các ấp nghiên cứu tại xã Mã Đà 21 3.1 Diện tích rừng và đất rừng tại xã Mã Đà 28 4.1 Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng của xã Mã Đà 34 4.2 Những thuận lợi và khó khăn của yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng tại xã Mã Đà 43 4.3 Cơ cấu đất đai sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Mã Đà 50 4.4 Thu nhập bình quân của các hộ phỏng vấn tại các ấp 52 4.5 Kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của cán bộ trong KBT 57 4.6 Đánh giá các mối đe dọa đến tài nguyên rừng tại xã Mã Đà 59 4.7 Giá bán một số loại động vật rừng tại xã Mã Đà 60 4.8 Các trạm quản lý bảo vệ rừng tại xã Mã Đà 64 4.9 Vai trò của các bên liên quan trong công tác QLBVR 68 4.10 Nhu cầu của người dân đối với một số loại lâm sản 71 4.11 Phân tích SWOT đối với vông tác QLBVR 73 4.12 Tổng hợp kết quả đánh giá và xếp hạng các loài cây trồng có sự tham gia của người dân 82 4.13 Đề xuất quản lý và khai thác bền vững một số loại lâm sản 86
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ những năm 1991, ngành Lâm nghiệp ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực chuyển đổi từ cơ chế quản lý lâm nghiệp Nhà nước sang Lâm nghiệp xã hội, nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng, các biện pháp nhằm quản lý rừ ng đa mục đích, quản lý rừ ng bền vững, hợp tác quản lý trong quản lý rừ ng, mô hình lâm nghiê ̣p xã hội,… ngày càng được thực hiê ̣n đầy đủ phát huy tối đa các lợi ích tổng hợp mà rừng mang lại nhằm đạt được bền vững không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả các mặt xã hội và môi trường sinh thái. Trong đó, quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ngày càng được đề cao và bước đầu đã có những kết quả tích cực. Quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng là một phương thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và các bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa của cộng đồng sống trong và gần rừng. Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai được thành lập cuối năm 2004 trên cơ sở sáp nhập 2 lâm trường Hiếu Liêm, Mã Đà và 1 phần lâm trường Vĩnh An trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, trong đó xã Mã Đà có tới 1.725 hộ sống trong Khu bảo tồn (số liệu điều tra dân sinh kinh tế năm 2008) và có diện tích nằm trong vùng quy hoạch rừng đặc dụng Khu bảo tồn rất lớn: 23.654,5ha, chiếm 86% diện tích toàn xã. Trong bối cảnh có nhiều diện tích đất rừng trước kia là rừng sản xuất nay chuyển thành rừng phòng hộ, đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý tài nguyên rừng như: (i) Biện pháp nào để bảo tồn tài nguyên rừng ở đây bền vững nhất trong bối cảnh đất rừng sản xuất chuyển sang thành đất rừng phòng hộ với nhiều chính sách quản lý rừng nghiêm ngặt hơn; (ii) Làm thế nào để thu hút và nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên rừng trong khu vực với các cơ chế và chính sách hiện hành?
  • 11. 2 (iii) Làm thế nào để tạo ra sự công bằng trong việc hưởng các lợi ích từ rừng trong cộng đồng ? Như vậy, xu thế phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng dân cư ở xã Mã Đà là khách quan và cần thiết nhằm thu hút, nâng cao sự tham gia của cộng đồng để đóng góp vào công tác bảo tồn chung của Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại xã Mã Đà thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai” đặt ra là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn trong quan lý rừng dựa vào cộng đồng ở nước ta, từng bước thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.
  • 12. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Trên thế giới, rừng là nhà của 300 triệu người và 1,6 tỷ người trên trái đất sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng (FAO, 2011). Rừng mang lại nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng cung cấp: gỗ, củi, lương thực, thực phẩm, dược liệu,… Đồng thời, rừng có vai trò quan trọng trong việc duy trì những điều kiện sinh thái cần thiết để duy trì các hoạt động sống của con người. Hiện nay, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng để phục vụ cho nhu cầu của con người. Nghiên cứu mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) công bố cho biết: Nạn phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động, mỗi năm thế giới mất tới 13 triệu héc ta rừng, tương đương với diện tích của đất nước Bồ Đào Nha. Do vậy, việc thành lập các khu rừng cấm, các vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhưng mọi biện pháp cố gắng để quản lý bảo vệ các khu rừng cấm quốc gia thường gây ra những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân, cộng đồng địa phương với quốc gia tạo ra khó khăn không nhỏ cho việc quản lý bảo vệ rừng. Như vậy, các biện pháp quản lý rừng bền vững “không thể tách rời khỏi các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và tinh thần của người dân địa phương” (Đại hội các vườn quốc gia toàn cầu, 1993) [18]. Đây cũng là xuất phát điểm của những ý tưởng quản lý rừng bền vững - quản lý rừng nhằm phát huy đồng thời những giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường của rừng. * Khái niệm về quản lý rừng bền vững Nội dung của quản lý rừng bền vững rất phong phú và đa dạng với những khác biệt nhất định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng quốc gia, song người ta cũng đang cố gắng đưa ra những khái niệm để diễn đạt bản chất của nó. Theo tổ chức Gỗ nhiệt đới (ITTO) thì “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những diện tích rừng cố định nhằm đạt được những mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý và xã hội” [33]. Hiệp ước Helsinki thì định
  • 13. 4 nghĩa “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” [1]. * Các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý rừng bền vững Chính sách của nhà nước về các giải pháp kinh tế, xã hội có vai trò rất quan trọng công tác quản lý rừng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết đi ̣ nh tới hiệu quả của công tác quản lý rừ ng đó là sự rõ ràng trong quyền sử dụng/sở hữu rừ ng và đất rừ ng; nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những nơi mà quyền sở hữu/sử dụng về rừng và đất rừng không được xác định rõ thì tài nguyên rừng nhanh chóng bị khai thác cạn kiệt và chuyển sang các mục đích sử dụng khác, không khuyến khích được việc bảo vệ đất, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức vì lợi ích kinh tế trước mắt. Vì vậy, sự tham gia của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng đất được xem là một trong những chìa khoá để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ truyền thống trong xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề về sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [16]. Với mục đích quản lý rừng bền vững, các khu bảo vệ (protected areas) được thành lập ngày càng nhiều, nhiều quốc gia trên thế giới đã quan tâm tới việc quản lý bền vững các khu bảo vệ. Nhiều chính sách và giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện quản lý rừng theo hướng bền vững. Năm 1996, tại Vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và Mgahinga Gorilla thuộc Uganda, Wild và Mutebi đã nghiên cứu giải pháp quản lý, khai thác bền vững một số lâm sản và quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữa Ban quản lý vườn và các cộng đồng dân cư. Nghiên cứu của Wild và Mutebi, 1996 tại vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và MgaHinga Grorilla thuộc Uganda, thì hợp tác quản lý được thực hiện giữa ban quản lý vườn quốc gia và cộng đồng dân cư. Hai bên thỏa thuận ký kết quy ước cho phép người dân khai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài
  • 14. 5 nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng. Đồng quản lý chỉ có hai đối tác là ban quản lý và cộng đồng dân cư [35]. Ở Nam Phi, Moenieba Isaacs và Najma Mohamed (2000), trong báo cáo “Hợp tác quản lý của người dân ở Nam Phi: Phạm vi vận động” đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia Richtersveld là khu vực giàu có về tài nguyên thiên nhiên và mỏ kim cương [24]. Các cộng đồng dân cư ở đây là những người di cư từ tỉnh Cape tới chủ yếu làm nghề khai thác kim cương. Tuy nhiên, đời sống của người dân vẫn rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Người dân nhận thức chưa cao về bảo tồn thiên nhiên, trong khi đó công việc của họ làm ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. Ban quản lý vườn quốc gia đã phải nghiên cứu phương thức bảo tồn trong nhiều năm và cho đến năm 1991 mới chính thức tìm ra được phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này chủ yếu dựa trên hương ước quản lý bảo vệ tài nguyên (Contractual Agreement). Trong đó, người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình, còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác. Ở Canada, trong bài viết của Sherry, E.E., (1999) về đồng quản lý vườn quốc gia Vutut, vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hóa của người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của Vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội, còn người dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc của truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn di sản văn hóa. Đồng quản lý ở vườn quốc gia
  • 15. 6 Vutut được đánh giá là rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân [14]. Theo Shuchenmann (1999), tại Vườn quốc gia Andringitra của Madagascar, để thực hiện quản lý rừng bền vững, chính phủ đảm bảo cho người dân được quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những trật tự truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Ngược lại, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực [18]. Tháng 9/2001 tại Chiang Mai – Thái Lan đã tổ chức một hội thảo quốc tế về Lâm nghiệp cộng đồng, trong đó đã phản ánh nhu cầu phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hội thảo đã khẳng định các vấn đề trong phát triển lâm nghiệp cộng đồng trong khu vực bao gồm: - Phân cấp và chuyển giao quyền sở hữu và sử dụng tài nguyên rừng cho cộng đồng. - Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các cộng đồng và các bên liên quan để phát triển lâm nghiệp cộng đồng. - Phát triển một hệ thống chính sách đồng bộ hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp cộng đồng. - Phát triển các cách tiếp cận cả về kỹ thuật và xã hội để xây dựng các kế hoạch quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng. Thực tế, các nước ASEAN đã có nhiều chính sách áp dụng làm cải thiện chính sách, thể chế, tiếp cận, phát triển công nghệ trên cơ sở kiến thức bản địa,... để phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Trong đó, Thailand được coi là quốc gia có nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý các khu rừng bảo vệ. Bink Man W. (1988) trong nghiên cứu của mình thực hiện tại làng Ban Pong, tỉnh S. Risaket, Thái Lan chỉ ra rằng các tầng lớp nghèo phải phụ thuộc vào rừng để chăn thả gia súc và thu hái tài nguyên lâm sản như: củi đun và hoa quả
  • 16. 7 trong rừng. Tuy nhiên, đây là một minh hoạ rất cần thiết của người dân địa phương tham gia vào việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án phát triển (FAO, 1996) [32]. Ở Philippines, chiến lược Quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học nêu rõ rằng: "Điều chủ chốt dẫn đến thắng lợi cho bảo tồn đa dạng sinh học là phải bảo đảm rằng các cộng đồng địa phương, những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mọi quyết định về chính sách liên quan đến môi trường, sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và quản lý đối với bảo tồn đa dạng sinh học" [34] Ở Inđônêxia, công ty Lâm nghiệp dưới sự hỗ trợ của nhà nước chọn đất và hướng dẫn người dân trồng cây nông - lâm nghiệp, sau hai năm nông dân sử dụng sản phẩm nông nghiệp và bàn giao lại rừng cho Công ty, mô hình làng Lâm nghiệp “Ladang” rất được chú ý [23]. Ngoài ra, các chính sách liên quan đến sự công bằng trong hưởng lợi tài nguyên thiên nhiên như các “dịch vụ chi trả môi trường” được coi là một hướng đi mới giải quyết các vấn đề nghèo đói ở các vùng nông thôn châu Á – nơi người dân sống phụ thuộc rất nhiều vào rừng. Trong đó, khái niệm “chi trả môi trường” được sử dụng phổ biến là: cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có rang buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thi có một hay nhiều người mua chi trả các dịch vụ hệ sinh thái xác định bằng cách trả tiền mặt hoặc các hỗ trợ cho một hay nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định tạo ra các dịch vụ sinh thái thỏa thuận. Từ năm 2002, Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ dự án Đền đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động bao gồm: Sumberjaya, Bungo và Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippines; Kulekhani ở Nepal và 12 điểm học tập tại châu Á. Mục đích của RUPES là “xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao ở châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm đền đáp người nghèo vùng cao về các dịch vụ môi trường họ cung cấp cho các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu [17].
  • 17. 8 Các mô hình quản lý bền vững các khu bảo vệ được nêu trên đã góp phần quan trọng trong quản lý bền vững tài nguyên rừng. Chúng đã đưa ra được một số chính sách như chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,… và một số giải pháp như đồng quản lý, quản lý có sự tham gia của người dân,… Tuy nhiên, các mô hình trên chỉ phù hợp với một số quốc gia và khu bảo vệ có tiềm năng du lịch, tài nguyên, đất đai phù hợp. 1.2. Trong nước Từ năm 1999 với sự tài trợ của các dự án phi chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập nhóm lâm nghiệp cộng đồng quốc gia để đánh giá và đề xuất các mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Việt nam. Tuy nhiên, từ năm 1997 khái niệm đồng quản lý tài nguyên rừng đã được đưa vào tại khóa tập huấn về “Kết hợp bảo tồn và phát triển” (Integrated Conservation and Development – ICD) tổ chức tại Vườn quốc gia Cát Tiên, do quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tài trợ. Tuy mới chỉ dừng lại ở khái niệm và lý thuyết cơ bản, nhưng việc triển khai các dự án tập huấn về đồng quản lý đã mang lại một làn gió mới trong công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. * Chính sách nhà nước liên quan đến lâm nghiệp cộng đồng - Giao rừng và đất rừng phòng hộ Giao rừ ng và đất rừ ng phòng hộtới chủ sở hữu, sử dụng cụ thể được xem là giải pháp phục hồi, bảo vê ̣rừ ng phòng hộ rất có hiê ̣u quả và đã được thể chế hóa trong các văn bản luâ ̣t như: Luật Đất đai năm 1993, 1998 và 2003 [25]; [26]; [27], Luật bảo vệ phát triển rừng 2004 [28], Nghị định số 02/CP, Nghị định 163/1999/NĐ-CP [5]; [7]. Đối tượng giao đất rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ, các tổ chức của Nhà nước, lực lượng vũ trang; một số rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu, đất khu phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện để thành lập Ban Quản lý rừng thì giao cho các tổ chức khác, chi cục kiểm lâm, hộ gia đình, cá nhân,... theo hướng dẫn của Bộ NN & PTNT. Hạn mức và thời hạn giao đất theo quy định của Nhà nước (30 - 50 năm), rừng phòng hộ đầu nguồn, giao cho Ban
  • 18. 9 quản lý rừng phòng hộ; rừng phòng hộ kết hợp với mục đích khác giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,... - Cho thuê, giao khoán đất và thu hồi rừng phòng hộ Điều 25 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định: Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, môi trường [28]. Viê ̣c quy đi ̣ nh về viê ̣c giao khoán rừ ng và đất rừ ng phòng hộđược thực hiê ̣n theo Quyết định số 202/TTg ngày 02 tháng 05 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng, theo đó đối tượng được phép giao đất, giao rừ ng phòng hộ bao gồm: Các ban quản lý rừ ng phòng hộ, Ban quản lý dự án 661 về rừ ng phòng hộvà các hộ được nhâ ̣n khoán bao gồm: hộ gia đình; cá nhân; các cơ quan; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang; các trường học; các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế gọi chung là hộ nhận khoán (Điều 2 - Quyết định số 202/TTg). Hạn mức giao, thời hạn giao, cho thuê đất, cho thuê rừng, thu hồi đất, thu hồi rừng thực hiện theo Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Chính sách đầu tư và tín dụng Chính phủ và các tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư cho hộ gia đình tham gia bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ như: Cấp tiền trồng rừng, bảo vệ rừng, vay vốn không lãi, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, hỗ trợ cho hộ gia đình tự bỏ vốn trồng rừng (từ 50.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/ha), suất đầu tư là 2,5; 4; 6; 10 triệu đồng/ha (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) [6],... Ngoài ra, đầu tư nước ngoài cũng được ưu đãi (Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000), đầu tư khoa học công nghệ và môi trường trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật,... (Quyết định 225/1999/QĐ-TTg, ngày 10/12/1999) [8]. Tín dụng ưu đãi đầu tư, thương mại và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở các hình thức khác
  • 19. 10 nhau như cho vay, hỗ trợ lãi suất và bảo lãnh tín dụng với mức vay và lãi suất ưu đãi khi có đảm bảo tiền vay của các cấp có thẩm quyền hoặc phương án sản xuất hiệu quả. Đối tượng không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập là các hoạt động kinh doanh, buôn chuyến các loại hàng hoá là nông, lâm sản chưa qua chế biến, khuyến khích các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp với người sản xuất (Nghị quyết số 9/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000, Thông tư số 91/2000/TT/BTC ngày 6/9/2000) [9]. - Khai thác rừng phòng hộ và hưởng lợi Theo quy đi ̣ nh ta ̣i điều 24 Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên (ban hành theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ) quy định về quyền lợi của các hộ nhận khoán và tham gia đầu tư xây dựng rừng phòng hộ như sau: + Trường hợp nhà nước đầu tư vốn và giao khoán cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia trồng mới, khoanh nuôi phục hồi rừ ng, bảo vê ̣rừ ng nếu đảm bảo những nghĩa vụ theo hợp đồng được giao thì được hưởng quyền lợi sau: được hưởng sản phẩm tỉa thưa, các sản phẩm không gây ha ̣i tới tán rừ ng (hoa, quả, nhựa,…), được nhâ ̣n tiền công khoán bảo vê ̣ rừ ng, tiền hỗ trợ trồng mới, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừ ng, được khai thác củi khô,… + Trường hợp hộ tự đầu tư trồng mới rừ ng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng thì được hưởng 100% sản phẩm nông nghiê ̣p và lâm nghiệp khi rừ ng đa ̣t tuổi khai thác. Viê ̣c thực hiê ̣n khai thác gỗ và lâm sản đối với rừ ng phòng hộđược thực hiê ̣n theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 05/01/1999, Điều 47 Luật Bảo vệ phát triển rừng năm 2004) [3]; [28]. Quy chế quản lý ba loại rừng (ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001), quy định tính nguyên tắc về khai thác tận dụng lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng được phục hồi bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên từ đất không có rừng với thủ tục khai thác, thực hiện khai thác, kiểm tra giám sát việc thực hiện phải theo đúng quy định [11].
  • 20. 11 Ngoài ra, còn nhiều quy định về quyền hưởng lợi của cá nhân và tổ chức của bên thuê khoán, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được thể hiện ở nhiều văn bản khác (Thông tư liên tịch số 28/1999/TT-LT ngày 3/2/1999 của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện quyết định 661/TTg ngày 27/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ [2]); Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [10]; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng,… [12] - Chi trả các dịch vụ môi trường Dịch vụ chi trả môi trường là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng phổ biến hơn thuật ngữ dịch vụ môi trường bởi vì dịch vụ môi trường đang được hiểu là theo nghĩa bảo vệ môi trường như các vấn đề ô nhiễm. Thuật ngữ dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng trong Luật Đa dạng sinh học và khung chính sách thí điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, nếu hiểu “việc chi trả dịch vụ sinh thái” là được hiểu là việc chi trả phí dịch vụ mà môi trường mang lại thì nó hoàn toàn phù hợp với Điều 130 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 [29]. Hoạt động này thực hiện trên nguyên tắc “người sử dụng/người gây ô nhiễm trả tiền dịch vụ môi trường”. Người sử dụng ở đây là những người hưởng lợi từ dịch vụ hệ sinh thái và họ phải trả phí cho các dịch vụ này và bất kỳ ai phá hoại môi trường đều phải bồi thường cho những thiệt hại họ gây ra. Sơn La và Lâm Đồng là hai tỉnh đầu tiên ở nước ta thực hiện dịch vụ chi trả môi trường trong ngành Lâm nghiệp [17]. Trong đó, vùng đầu nguồn của hồ thủy điện Trị An cũng là một đối tượng của dự án. Nghiên cứu thử nghiệm này cũng cho thấy các chi phí và lợi ích của việc bảo vệ đầu nguồn nước là những yêu cầu chính để thuyết phục người mua tham gia. - Bảo tồn đa dạng sinh học
  • 21. 12 Luật Đa dạng sinh học, 2008 quy định bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi người dân, trong đó chính sách của nhà nước luôn khuyến khích đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tổ chứ c, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghê ̣, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học [30]. Đồng thời phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn * Các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell và cộng sự (2002) đã có nghiên cứu về phối hợp quản lý và bảo tồn ở KBTTN Pù Luông. Các tác giả đánh giá nghịch lý về sử dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản vùng đệm khu BTTN Pù Luông. Nghiên cứu này đã đưa ra được một số đánh giá, phân tích về sự phụ thuộc của người dân đối với công tác quản lý rừng đặc dụng [35]. Ngày 4/8/2003, một hội thảo về “ý tưởng thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Phu Xai Lai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh, Nghệ An. Hội thảo đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn. Tuy nhiên, hội thảo cũng chưa thống nhất các nguyên tắc đồng quản lý và giải quyết triệt để vấn đề. Tác giả Nguyễn Quốc Dựng (2004) khi “Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh” đã khẳng định: sự tham gia của người dân không chỉ dừng lại ở mức tham gia một cách thụ động, mà cần phải nâng cao hơn nữa như được chuyển giao quyền lực, chủ động tham gia tiến tới đồng quản lý rừng đặc dụng. Điều đó cho thấy vai trò của cộng đồng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ rừng vô cùng quan trọng, đôi khi đóng vai trò chủ chốt [14]. Hoàng Quốc Xạ (2005), đã xác định các hình thức tác động và nguyên nhân tác động khi nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương đến tài nguyên rừng tại vùng đệm VQG Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ. Các giải pháp được tác giả đưa ra tuy bao
  • 22. 13 hàm nhiều lĩnh vực song chưa dựa trên các yếu tố đã được phân tích cụ thể tại khu vực nghiên cứu và chưa thể hiện được tính khả thi của các giải pháp đưa ra [36]. Việc xây dựng vùng đệm Kỳ Thượng ở KBTTN Kẻ Gỗ đã được Võ Quý và Đồng Nguyên Thụy (2001) nghiên cứu và chỉ ra rằng, để có thể bảo vệ được rừng thì cần thiết phải cộng tác với nhân dân địa phương, động viên họ bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách giúp họ nâng cao năng suất lúa, thực hiện nông lâm kết hợp, tổ chức trồng cây ăn quả, nuôi ong, xây dựng thủy điện nhỏ cho gia đình,… Huấn luyện người dân cách xây dựng và quản lý vùng đệm, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, giảm bớt sức ép lên rừng [34]. Năm 2005, tác giả Bảo Huy thực hiện đề tài: Xây dựng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng dân tộc thiểu số Jrai và Bahnar, tỉnh Gia Lai; đề tài nêu rõ giao đất giao rừng chính là tiền đề phát triển phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng [16]. Lê Văn Gọi (2009) trong “Nghiên cứu sinh kế có phụ thuộc vào rừng của người dân tại xã Mã Đà thuộc KBTTN và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đã bước đầu đề xuất được các giải pháp cho sinh kế và xây dựng được khung sinh kế cho các nhóm dân cư tại xã Mã Đà [15]. Tô Bá Thanh (2009), trong đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại xã Mã Đà thuộc KBT thiên nhiên và di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai” đã chỉ ra được các yếu tố thúc đẩy và cản trở người dân tham gia vào công tác quản lý đa dạng sinh học. Từ đó, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp liên quan đến kinh tế, xã hội, kỹ thuật nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng người dân [32]. 3. Thảo luận Tổng quan các vấn đề nghiên cứu cho thấy: - Xu hướng phát triển quản lý rừng dựa vào cộng đồng là khách quan trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hưóng thu hút sự tham gia của các cộng đồng để đóng góp và tiến trình quản lý rừng bền vững
  • 23. 14 - Quản lý rừng cộng đồng trước hết là nhằm tìm kiếm giải pháp cải thiện đời sống người dân dựa vào các hoạt động lâm nghiệp - Có nhiều chính sách nhà nước quy định liên quan đến quản lý bảo vệ rừng và quy định chính sách hưởng lợi từ rừng chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đến tài nguyên rừng và người dân sống trong và gần rừng Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại các vấn đề nổi cộm như: (i) Người dân có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn; nhưng họ vẫn chưa ý thức được vai trò của rừng và giá trị bảo tồn của rừng. (ii) Hành lang pháp lý đã có nhưng chưa đi vào cuộc sống của người dân, thậm chí họ còn không biết đến quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân. (iii) Vấn đề cân bằng lợi ích của các bên liên quan có vai trò đặc biệt quan trọng, mặc dù vậy cơ chế và khung pháp lý cho vấn đề này vẫn còn lỏng lẻo và lợi ích của người dân dưới vai trò người bán các dịch vụ sinh thái còn thấp, chưa đáp ứng được mong đợi của người dân. Như vậy, nghiên cứu các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng đặt ra là cần thiết và phù hợp với xu thế chung.
  • 24. 15 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài nhằm góp phần xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai. * Mục tiêu cụ thể Về khoa học: - Làm rõ được thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở xã Mã Đà. - Xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với quản lý rừng dựa vào cộng đồng xã Mã Đà. Về thực tiễn: - Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng có sự tham gia của cộng đồng ở xã Mã Đà thuộc Khu BTTN - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. 2.2. Đối tượng và giới hạn của nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: + Các hình thức, biện pháp tổ chức, quản lý tài nguyên rừng tại xã Mã Đà thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. + Những tác động của cộng đồng đến công tác quản lý tài nguyên rừng. + Kiến thức bản địa và nguyện vọng của người dân trong quản lý tài nguyên rừng. + Nguồn tài nguyên rừng tại xã Mã Đà. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: + Về địa điểm: Chỉ giới hạn trong xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. + Về nội dung nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến tài nguyên rừng, những giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã Đà, thuộc KBTTN - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai.
  • 25. 16 2.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây: - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến công tác quản lý, bảo vệ rừng ở xã Mã Đà. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ở xã Mã Đà. - Phân tích vai trò của người dân trong công tác quản lý rừng bền vững của xã Mã Đà. - Đề xuất định hướng một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân tại xã Mã Đà. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận đề tài Nghiên cứu này xuất phát từ việc khảo sát, đánh giá các nhân tố chi phối đặc thù đến công tác bảo tồn ở xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu, cơ chế, chính sách,… từ đó nhìn nhận rõ mối quan hệ của công tác quản lý bảo tồn tài nguyên rừng với các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương để thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và vai trò của các bên liên quan đối với công tác bảo tồn tài nguyên rừng ở đây. Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu xem xét hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng, những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại xã Mã Đà. Phương hướng giải quyết vấn đề được khái quát hóa qua sơ đồ sau:
  • 26. 17 Hình 2.1: Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài Trên cơ sở đó, vấn đề nghiên cứu được xem xét trên các quan điểm sau: - Quan điểm hệ thống: Rừng vừa là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, vừa là một bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội và bản thân nó cũng là một hệ thống hoàn chỉnh. + Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên: Sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc vào những quy luật của tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong hệ thống tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, sinh vật, vv... Do rừng có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên mà có thể quản lý rừng bằng tác động vào các yếu tố tự nhiên. Trên quan điểm hệ thống có thể xem Thu thập thông tin, tài liê ̣u đã có Khảo sát tổng thể khu vực nghiên cứ u Đánh giá công tác quản lý rừ ng Phân tích ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tới quản lý rừ ng Đánh giá thực tra ̣ng quản lý rừ ng Phân tích vai trò của các bên có liên quan Phân tích SWOT Đề xuất giải pháp
  • 27. 18 những giải pháp quản lý rừng như là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên để ổn định thành phần và các mối quan hệ trong hệ sinh thái rừng. Vì vậy, việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đến công tác quản lý rừng là cần thiết. + Rừng cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như trồng rừng, khai thác lâm sản, làm nương rẫy, đốt than, săn bắt chim thú, phát triển du lịch, vv... Các hoạt động này lại phụ thuộc vào mức sống kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị trường, khả năng đầu tư, lợi nhuận, vv... Ngoài ra, rừng cũng tác động mạnh mẽ tới các yếu tố kinh tế thông qua việc cung cấp nguyên liệu, năng lượng và thông tin cho nhiều hoạt động kinh tế của con người. Vì có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trong hệ thống kinh tế nên có thể quản lý rừng bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế. + Rừng cũng là một thực thể xã hội. Sự tồn tại và phát triển của rừng phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người. Những hoạt động đó theo hướng bảo vệ và phát triển rừng hay tàn phá rừng luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố xã hội như nhận thức về giá trị của rừng, ý thức với pháp luật nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng, kiến thức về quản lý rừng, văn hoá, phong tục tập quán liên quan đến quản lý rừng, vv... Do rừng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội nên có thể quản lý rừng bằng cách tác động vào những yếu tố xã hội. Vì vậy, việc phân tích những ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến rừng và hiệu quả quản lý rừng là rất cần thiết và quan trọng. - Quản lý rừng bền vững phải là những hoạt động tổng hợp và đa ngành: Quản lý rừng là hoạt động mang tính kỹ thuật, nhưng cũng là hoạt động mang tính kinh tế - xã hội sâu sắc. Vì vậy, những giải pháp quản lý rừng sẽ bao gồm cả những giải pháp khoa học công nghệ và những giải pháp kinh tế - xã hội. Những giải pháp này sẽ liên quan đến các ngành như Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Địa chính, Giao thông, Môi trường, Văn hoá, Giáo dục, Quốc phòng, vv...
  • 28. 19 - Quản lý rừng bền vững phải là hoạt động phát triển: Quản lý rừng bền vững vừa phải bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên vừa phải hướng vào cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Vì vậy nghiên cứu quản lý rừng bền vững phải được thực hiện theo cách tiếp cận của nghiên cứu phát triển. - Quản lý rừng bền vững cần phải có sự tham gia: Nằm trên một địa bàn rộng lớn, rừng có mối liên quan chặt chẽ với đời sống xã hội đặc biệt là đối với những người dân sống gần rừng. Vì vậy, công tác quản lý bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của Ban quản lý khu bảo tồn mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó đặc biệt chú ý đến sự tham gia của những người dân sống gần rừng. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu chung Điều tra, khảo sát kết hợp với các công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) để thu thập các số liệu, sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý các số liệu trên máy vi tính với phần mềm thông dụng Excel. 2.4.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.4.3.1. Thu thập số liệu đã có Áp dụng phương pháp kế thừa tài liệu. Những tài liệu được đề tài kế thừa gồm: - Vị trí địa lý, địa hình, đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thuỷ văn, thực vật, động vật, số liệu thống kê tài nguyên đất đai; dân số, dân tộc, phân bố dân cư, tỷ lệ gia tăng dân số, tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán, ngành nghề sản xuất, thu nhập và đời sống; chính sách về kinh tế - xã hội,… - Những kết quả nghiên cứu liên quan đến quản lý rừng ở địa phương. - Những tài liệu về kinh nghiệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng của các nước, những nguyên tắc và tiêu chuẩn quản lý rừng của các tổ chức quốc tế. - Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
  • 29. 20 - Quan sát trực tiếp giúp thu thập thông tin và kiểm chứng một số thông tin thu thập được liên quan đến hiện trạng sử dụng đất và cách thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu. 2.4.3.2. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) a, Lựa chọn địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn sau khi khảo sát sơ bộ các xã thuộc KBTTN&VH Đồng Nai. Các số liệu thứ cấp được thu thập, bảng câu hỏi phỏng vấn HGĐ được kiểm tra về tính phù hợp để thuận tiện cho quá trình thu thập số liệu chính thức. *Nguyên tắc chọn xã nghiên cứu: - Nguyên tắc chung: Địa điểm được chọn nghiên cứu phải là đại diện tương đối cho toàn khu vực. - Nguyên tắc cụ thể: + Xã có nhiều cộng đồng dân cư sống trong rừng, sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng + Xã nằm trọn vẹn trong KBT có thành phần dân cư đa dạng di cư từ nhiều vùng khác nhau tới sinh sống. Thành phần dân cư sẽ quyết định đến phương thức sản xuất, sinh kế của cộng đồng, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng cũng như mức độ nhận thức và tiếp thu những kiến thức mới. + Xã đại diện cho điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận để phát triển kinh tế, ... + Xã được lựa chọn nghiên cứu phải có các loại hình canh tác sản xuất nông nghiệp điển hình cho khu vực. + Xã, ấp đều đảm bảo có đủ loại kinh tế hộ: (1) Hộ Nghèo; (2) Hộ trung bình; (3) Hộ khá. - Kết quả lựa chọn xã nghiên cứu: Tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên đối với các xã thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai cho thấy xã Mã Đà đáp ứng được các tiêu chí mà đề tài đưa ra. Mã Đà là xã nghèo nhất và có nhiều cụm dân cư nằm sâu trong rừng so với 2 xã còn
  • 30. 21 lại, do vậy những tác động của người dân vào rừng cũng thường xuyên hơn. *Nguyên tắc lựa chọn ấp - Nguyên tắc lựa chọn: Lựa chọn các ấp nằm trong rừng. - Kết quả lựa chọn ấp nghiên cứu: Đề tài lựa chọn 6/7 ấp của xã Mã Đà để làm địa điểm nghiên cứu bao gồm: ấp 2,3,4,5,6,7. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.1: Bảng 2.1: Kết quả lựa chọn các ấp nghiên cứu tại xã Mã Đà TT Ấp Vị trí Ghi chú 1 1 Ngoài rừng Không lựa chọn 2 2 Trong rừng Lựa chọn 3 3 Trong rừng 4 4 Trong rừng 5 5 Trong rừng 6 6 Trong rừng 7 7 Trong rừng * Dung lượng mẫu và tiêu chí lựa chọn các hộ điều tra - Trong điều kiện thời gian và khả năng cho phép, đề tài tiến hành điều tra 80 hộ gia đình và 10 cán bộ kiểm lâm trong KBT. - Tiêu chí lựa chọn hộ điều tra là: Từ tổng số lượng hộ điều tra, đề tài xác định số hộ điều tra cho từng thôn. Các hộ được điều tra phân bổ đều theo ba nhóm đối tượng: nghèo, trung bình, khá. - Tiêu chí phân biệt hộ nghèo, trung bình và giàu: + Hộ nghèo: Tiêu chuẩn hộ nghèo được qui định theo chuẩn Quốc gia và được xác định theo như hướng dẫn của Bộ Lao động và thương binh xã hội. Thông tin tham khảo có trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTG ngày 8/7/2005. Tiêu chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn trong năm 2008 được xác định bằng thu nhập hàng tháng theo đầu người là bằng hoặc dưới 200.000 VND, và đến đầu năm 2009, chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lên mức 450.000 VND. Theo sự đánh giá của rừng
  • 31. 22 đặc dụng về mức sống tối thiểu năm 2009, thông qua phỏng vấn cho việc chuẩn bị báo cáo tham vấn xã hội và theo sự hiểu biết các cán bộ rừng đặc dụng về các đối tượng có liên quan, cho thấy rằng mức này là phù hợp với mức trần của UBND tỉnh Đồng Nai đã quy định. Mức sống tối thiểu của tỉnh Đồng Nai của năm 2009 là 450.000 đồng. Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 52/NQ-HĐND tỉnh về chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn (2006 – 2010). + Hộ trung bình: Hộ trung bình là những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn 450.000 VND/tháng, nhưng thấp hơn 800.000 VND/ tháng. Mức cao nhất này tùy thuộc vào cán bộ của rừng đặc dụng dựa trên hiểu biết của họ về địa phương. + Hộ khá : Hộ khả giá là hộ mà các thành viên của hộ có mức thu nhập theo đầu người hoặc theo tháng cao hơn mức cao nhất của hộ trung bình là (cao hơn 800.000 VND/tháng). - Số lượng hộ được phỏng vấn tại các ấp được phân bổ như sau: Ấp 2 3 4 5 6 7 Số lượng 12 19 13 10 15 10 b, Phương pháp phỏng vấn Phương pháp điều tra bằng anketa (bảng hỏi): Trong phương pháp điều tra xã hội học truyền thống này, phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi được sử dụng như một công cụ đặc trưng nhất để thu thập thông tin. Bảng hỏi sẽ được tư vấn thiết kế theo mục tiêu công việc, theo từng nhóm đối tượng khác nhau, trên cơ sở sự hỗ trợ, tham vấn của cán bộKBT và kết quả điều tra sơ bộ của đề tài (phụ biểu 1). - Phỏng vấn bán cấu trúc: Phỏng vấn bán cấu trúc được triển khai trên cơ sở các câu hỏi đã được định trước theo các chủ để: Thực trạng đời sống kinh tế, văn hóa của người dân, thực trạng quản lý và sử dụng các tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, hiệu quả sử dụng các tài nguyên, nguyên nhân của sử dụng không hợp lý và làm suy thoái tài nguyên rừng. Hình thức phỏng vấn này sẽ giúp làm rõ hơn các thông tin cả định tính lẫn định lượng (phụ biểu 2).
  • 32. 23 c, Sử dụng các công cụ PRA khác * Các công cụ phân tích quan hệ và ảnh hưởng - Sơ đồ tổ chức – Venn: Sơ đồ Venn về tổ chức nhằm phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ các mối quan hệ của các đối tượng khác nhau, đồng thời xác định tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các đối tượng đó trong quản lý tài nguyên rừng. - Sử dụng phương pháp phân tích SWOT: phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nếu áp dụng các biện pháp quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân. 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2. 4.4.1. Phương pháp thống kê phân tích tổng hợp Các số liệu, thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽ được thống kê, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm. Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương pháp SWOT, khung logic và bằng bảng tính thông dụng Excel, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau: - Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến quản lý rừng. - Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý rừng. - Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng tại địa điểm nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá vai trò của các bên liên quan đến quản lý rừng. - Phân tích, đánh giá mức độ tham gia của người dân trong quản lý rừng. - Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý rừng.
  • 33. 24 2.4.4.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế Người nông dân sử dụng vốn ít và không áp dụng nhiều biện pháp quay vòng vốn hiệu quả, do đó đề tài sử dụng phương pháp tĩnh để đánh giá hiệu quả kinh tế hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu. + Phương pháp tĩnh: Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động của giá trị đồng tiền. Tổng lợi nhuận: P=TN-CP
  • 34. 25 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU Xã Mã Đà nằm trọn vẹn trong Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai nói riêng và Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai nói chung. 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới Xã Mã Đà nằm phía Bắc tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng lưu vực phía Tây sông Đồng Nai, nằm trọn vẹn trong Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, có tổng diện tích tự nhiên: 27.497 ha. Phạm vi ranh giới cụ thể như sau: - Phía Bắc giáp : Tỉnh Bình Phước và xã Phú Lý. - Phía Nam giáp : Hồ Trị An và xã Hiếu Liêm. - Phía Đông giáp: Hồ Trị An. - Phía Tây giáp : Tỉnh Bình Phước. Vị trí địa lý của KBT rất thuận lợi cho mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ. 3.1.2. Địa hình và địa thế Nằm trong khu vực địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ, địa hình xã Mã Đà thuộc dạng địa hình vùng đồi với 3 cấp độ cao: đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao; độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây. Độ chênh cao giữa các khu vực không nhiều và có sự chuyển tiếp từ từ. Độ cao lớn nhất: 368 m, thấp nhất: 20 m, bình quân: 100 - 120 mét; độ dốc lớn nhất: 350 , độ dốc bình quân: 80 - 100 . Dạng địa hình đồi không chỉ thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp mà còn thuận lợi cho việc sử dụng vào các công trình xây dựng, giao thông và bố trí dân cư,…
  • 35. 26 3.1.3. Khí hậu thủy văn 3.1.3.1. Đặc điểm khí hậu Mã Đà nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao đều trong năm: - Mùa mưa thường từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng bốc hơi và nền nhiệt cao. - Lượng mưa trung bình năm từ: 2.000 - 2.800 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9. - Nhiệt độ trung bình hàng năm: 250 C - 270 C. + Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 290 C - 380 C. + Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 180 C - 250 C. - Độ ẩm tương đối 80 - 82%. - Hướng gió thịnh hành: Đông Bắc - Tây Nam. - Ít có gió bão và sương muối. Đặc điểm khí hậu của Khu bảo tồn đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển của các loài động thực vật và hệ sinh thái các khu rừng kín đặc trưng cho vùng Đông Nam Bộ 3.1.3.2. Thủy văn - Phía Bắc và Tây Bắc có suối Mã Đà, là suối lớn và là đường ranh giới của Khu Bảo tồn thiên nhiên với tỉnh Bình Phước. - Phía Đông và Nam có hồ Trị An là hồ dự trữ và cung cấp nước cho hoạt động của nhà máy thuỷ điện Trị An; diện tích lúc ngập nước vào khoảng 32.400 ha có xen lẫn một số đảo nhỏ trên hồ. Đây là nơi lý tưởng để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, đầu tư phát triển du lịch, nhất là các môn thể thao như dù kéo, cano trượt nước; nghỉ dưỡng trên các hòn đảo giữa hồ; tham quan các làng nuôi cá bè, câu cá giải trí,… Ngoài ra, trên địa bàn còn có hồ Bà Hào diện tích trên 400 ha và hồ Vườn Ươm trên 20 ha, luôn ổn định mực nước phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và công tác PCCCR của đơn vị.
  • 36. 27 - Trong khu vực, địa hình bị chia cắt nhẹ bởi hệ thống gồm rất nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Trị An và sông Bé như: suối Cây Sung, suối Sai, suối Bà Hào,... Đa phần các suối nhỏ đều cạn nước vào mùa khô. 3.1.4. Đất đai Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của các đơn vị chuyên môn (Đại học Nông lâm TPHCM và Phân viện điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp TPHCM), đất trong khu vực chủ yếu và phổ biến là nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ. Ngoài ra, còn có nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, phân bố ven sông Đồng Nai, sông Mã Đà và ven hồ Trị An và nhóm đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, tập trung ở một vài khu đồi trong khu vực. Diện tích các loại đất này không nhiều. Nhìn chung, đất trong vùng có tầng đất mặt không dày, quá trình Feralit hóa diễn ra tương đối mạnh ở những nơi không có rừng, song chất lượng còn tốt và tương đối thuận lợi cho công tác sản xuất nông - lâm nghiệp, thành phần cơ giới chủ yếu là sét pha cát. 3.1.5. Tình hình tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp Xã Mã Đà nằm trọn vẹn trong phân khu phục hồi sinh thái của Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai với diện tích tự nhiên: 27.497 ha, xã Mã Đà có diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch cụ thể như sau: Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất rừng tại xã Mã Đà TT Hạng mục Đơn vị tính Diện tích 1 Diện tích rừng tự nhiên ha 21.527,4 2 Diện tích rừng trồng ha 1.599,7 3 Diện tích đất nông nghiệp ha 2.171,1 4 Diện tích đất trống lâm nghiệp ha 495,7 5 Diện tích đất khác ha 1.703,1 * Rừng tự nhiên Với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn (21.527,4 ha) xã Mã Đà có nguồn tài nguyên động, thực vật rừng rất phong phú.
  • 37. 28 + Tài nguyên thực vật: Đặc trưng của rừng trong KBT nói chung và xã Mã Đà nói riêng là hệ sinh thái rừng cây họ Dầu, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, ví dụ: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa); Dáng hương trái to (Pterocarpus macrocarpus); Vên vên (Anisoptera costata Korth); Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre),... Trong đó, tài nguyên cây gỗ chiếm tỷ lệ rất cao với 45%, tài nguyên cây thuốc chiếm 24,8%. Khu hệ thực vật ở đây có quan hệ mật thiết với khu hệ thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên. Nhìn chung, dạng sống của các loài thực vật chủ yếu thuộc gỗ lớn và gỗ nhỏ chiếm tới 60%. Các loài dây leo và cỏ cũng khá phong phú chiếm tới 27%. Còn lại là các loài thực vật và thực vật phụ sinh, ký sinh. + Tài nguyên động vật - Các loài thú: xác định được 85 loài thuộc 27 họ, 10 bộ. - Các loài chim: xác định được tổng số 259 loài chim thuộc 53 họ, 18 bộ. - Các loài bò sát, ếch nhái: xác định được 97 loài bò sát và ếch nhái, bao gồm: 64 loài bò sát thuộc 13 họ, 2 bộ và 33 loài ếch nhái thuộc 5 họ và 1 bộ. - Côn Trùng: xác định được 1189 loài, thuộc 112 họ của 10 bộ. - Các loài cá: xác định được 99 loài, 29 họ, 11 bộ. Trong đó có nhiều loài quý hiếm ghi trong Danh lục đỏ của IUCN (2007) và ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Tóm lại, tài nguyên động, thực vật rừng tại xã Mã Đà rất phong phú, diện tích rừng ở đây là sinh cảnh cho nhiều loài động vật rừng lớn di cư từ vườn quốc gia Cát Tiên và vùng lõi của KBT tại xã Phú Lý như: voi, bò tót,…; đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật nhỏ như: chồn, sóc, gà rừng,… * Rừng trồng: Diện tích rừng trồng của đơn vị trồng chủ yếu các loài cây: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Keo lai giâm hom và các loài cây gỗ lớn bản địa: Sao đen, Dầu rái, Dầu song nàng, Bằng lăng, với hai phương thức trồng chính là: thuần loại hoặc hỗn giao phụ trợ - cây gỗ lớn,… Phần lớn diện tích rừng trồng trước đây được trồng
  • 38. 29 theo phương thức quảng canh trên đất hoang hóa bạc màu do bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh và hậu quả của việc khai thác rừng không hợp lý, mục đích chính là phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. Trong khuôn khổ của dự án trồng và khôi phục rừng, năm 2009 KBT đã trồng khôi phục được 494,9 ha. Rừng được trồng hỗn giao nhiều loài cây gỗ bản địa trên lô, ít nhất từ 2 loài trở lên; quá trình chăm sóc rừng áp dụng các biện pháp kỹ thuật có tác dụng tổng hợp vừa chăm sóc cây trồng vừa ưu tiên tạo điều kiện xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ, cây bụi và sự phục hồi của lớp thảm tươi dưới tán rừng; cây trồng chính là những loài cây gỗ bản địa có giá trị và đặc trưng của khu vực như: Gõ đỏ, Gõ mật, Sao đen, Dầu song nàng, Dầu rái, Bằng lăng, Giáng hương,… với mật độ trồng từ 300-600 cây/ha. 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động Xã Mã Đà có 1.725 hộ với 7.959 khẩu, được tổ chức thành 7 ấp. Đa số dân cư từ nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ với nhiều hình thức khác nhau: di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An, cán bộ công nhân viên Lâm trường và công nhân xây dựng lòng hồ Trị An về nghỉ chế độ ở lại lập nghiệp, Việt kiều Campuchia hồi hương, dân khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc, miền Trung,… Dân cư trong xã chủ yếu sống trong và gần rừng, đời sống phụ thuộc vào rừng. Do đó, rừng không chỉ là nguồn lợi kinh tế mà còn là môi trường sống của họ. Trên địa bản xã có 10 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh là chủ yếu chiếm 97,16%, phần còn lại là các dân tộc: Ch’ro chiếm 0,75%, Khơ me chiếm 0,58%, dân tộc Thổ và Hoa chiếm 0,35%, dân tộc Tày chiếm 0,29%, dân tộc Tày và Nùng cùng chiếm 0,17%, dân tộc Mường chiếm 0,11% và dân tộc Stiêng chỉ chiếm 0,06%. Tổng nhân khẩu trong xã trong tuổi lao động là: 4.752 người, trong đó nam chiếm 52% và nữ 48%; chủ yếu hoạt động nông lâm nghiệp (chiếm 95%), thương mại dịch vụ và các hoạt động khác có tỷ trọng rất thấp (chiếm 5%). Đa phần lao
  • 39. 30 động có trình độ văn hóa tiểu học hoặc trung học cơ sở, một số lao động có trình độ văn hóa trung học phổ thông, không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính (Nguồn Khu BTTN, 2010). 3.2.2. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục 3.2.2.1. Cơ sở hạ tầng - Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng nhìn chung đã được cải thiện nhờ sự hỗ trợ của các dự án như Chương trình 135, Chương trình giao thông nông thôn. Các trục đường chính bao gồm: + Đường 761, xuất phát từ đường 767 tại chợ Mã Đà vào xã Phú Lý đi qua lâm phần của KBT : 30 km, hiện đã được trải bê tông nhựa. + Đường 322 xuất phát từ ngã 3 Bà Hào đến sông Mã Đà: 10 km Ngoài ra, còn có đường be nối các trục đường chính đến các trạm kiểm lâm và các khu dân cư. Tuy giao thông khá thuận tiện nhưng chất lượng các đường be nối nhìn chung không tốt, gây ảnh hưởng đến việc chuyên chở nông sản của người dân, đặc biệt trong mùa mưa. - Hệ thống điện trong khu vực được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ bản, đường điện trung thế đã được đầu tư xây dựng đến trung tâm xã và dọc trục lộ chính (đường tỉnh 761), tuy nhiên do dân cư phân bố không tập trung và có nhiều cụm ở quá sâu trong các khu rừng nên nguồn điện chỉ được hạ thế để phục vụ sinh họat và sản xuất ở khu vực trung tâm và các cụm dân cư lớn ven đường. Do vậy, phần nào hạn chế tác dụng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. 3.2.2.2. Y tế Hệ thống y tế tuyến cơ sở được Nhà nước quan tâm đầu tư, xã đã có trạm y tế xây dựng kiên cố. Tại trạm có 05 giường bệnh, 05 cán bộ y tế (y sĩ, y tá, nữ hộ sinh). Nhìn chung, các cán bộ y tế xã đều phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc chuyên môn và phải thực hiện cùng một lúc nhiều chương trình trên địa bàn như truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, quản lý bệnh lao, bệnh phong, bệnh xã hội khác,… Điều kiện trang thiết bị,
  • 40. 31 phương tiện khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trên địa bàn còn rất nghèo nàn, từ đó phần nào hạn chế kết quả khám chữa bệnh, nhất là đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và sinh sống xa trung tâm của xã. 3.2.2.3. Giáo dục Hiện nay, xã đã có trường mẫu giáo (1 cơ sở chính và 5 phân hiệu), tiểu học và trường trung học cơ sở, học sinh có thể học THPT tại xã Phú Lý (phân hiệu THPT Trị An) học tại Thị trấn Vĩnh An. Tuy đã có 1 tuyến xe bus chuyên đưa đón các em học sinh nhưng đối với các hộ gia đình ở sâu trong rừng điều kiện đi học của các em học sinh còn hạn chế; vì vậy, dễ dẫn tới tình trạng bỏ học. 3.2.3. Lịch sử - Văn hóa Tại địa bàn KBT có 02 di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp quốc gia, đó là: - Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ (1962-1967). - Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962). Đây là căn cứ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của quân và dân miền Đông Nam bộ, 2 di tích này đã được Nhà nước đầu tư trùng tu, tôn tạo. 3.3. Nhận xét và đánh giá chung * Thuận lợi - Điều kiện tự nhiên của khu bảo tồn nói chung và xã Mã Đà nói riêng hội đủ những yếu tố có thể khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ; tạo ra phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn Quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã. - Khu rừng đặc dụng có diện tích tự nhiên lớn, người dân có truyền thống canh tác nông lâm nghiệp và bảo vệ rừng - Xã nằm trong quy hoạch ổn định khu dân cư của UBND tỉnh Đồng Nai, tạo điều kiện người dân phát triển kinh tế và phát triển rừng - Hệ thống giao thông thuận lợi, gần các đường quốc lộ.
  • 41. 32 * Khó khăn - Dân cư có trình độ văn hóa thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn do đó vẫn còn sống phụ thuộc nhiều vào rừng. - Dân cư với thành phần và phân bố không thống nhất ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng và hoạt động bảo tồn thiên nhiên tại Khu bảo tồn. - Sự thay đổi về quy định nhà nước về quản lý sử dụng rừng và đất rừng ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý bảo tổn tài nguyên rừng. - Nhiều cụm dân cư vẫn sống sâu trong rừng và diện tích canh tác của người dân nằm sát cạnh với diện tích rừng của KBT.
  • 42. 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý rừng tại xã Mã Đà 4.1.1. Ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như diện tích, danh giới, địa hình,… có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý rừng của các đơn vị nói chung và ở xã Mã Đà nói riêng. Do vậy, việc xác định các yếu tố thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên tới công tác quản lý rừng của xã Mã Đà là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp quản lý rừng bền vững. Từ kết quả nghiên cứu, khảo sát tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã xác định một số yếu tố tự nhiên chính gây ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý rừng của xã Mã Đà, kết quả được thể hiện tại bảng 4.1. Bảng 4.1: Những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến công tác quản lý rừng của xã Mã Đà Yếu tố tự nhiên Thuận lợi Khó khăn 1. Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới - Ranh giới dễ xác định. - Giao thông thuận lợi cho công tác tuần tra canh gác, bảo vệ rừng do có các trục đường giao thông đi xuyên qua những khu rừng tự nhiên và rừng trồng. - Địa bàn rộng, tiếp giáp với nhiều địa phương, hồ lớn, đặc biệt là các địa phương không có rừng. - Đường giao thông đi xuyên rừng do vậy tạo điều kiện cho các đối tượng khai thác, săn bắt động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái phép có thể dễ dàng trà trộn để xâm nhập vào rừng và thực hiện hành vi vi phạm. 2. Địa hình, đất đai - Địa hình chủ yếu có độ dốc cao, chia cắt bởi hệ thống suối nhỏ nên hạn chế được tác động của lâm tặc vào rừng. - Một phần diện tích có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi cho sự phát triển của các loài cây - Địa hình dốc, chia cắt gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ đặc biệt khi lực lượng tuần tra mỏng, trang thiết bị thiếu. - Địa hình, đất đai không phù hợp canh tác cây nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước làm ảnh hưởng tới an ninh lương thực và gây sức ép cho công tác bảo tồn rừng.
  • 43. 34 lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp và công tác phục hồi rừng. - Đối với địa hình bằng phẳng: thuận tiện cho lâm tặc xâm nhập vào rừng trái phép từ mọi phía vào bất kỳ mùa nào trong năm. - Đất tầng mỏng, quá trình Feralit diễn ra mạnh, xói mòn lớn làm giảm sức sản xuất của đất đai. 3. Khí hậu, thủy văn - Lượng mưa lớn, ít gió bão và sương muối nên thuận lợi cho công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn. - Có nhiều suối, hồ tự nhiên và nhân tạo thuận lợi cho công tác phòng chống cháy rừng vào mùa khô hạn, cung cấp nước uống cho các loài động vật và sản xuất nông lâm nghiệp. - Lượng mưa lớn, phân bố theo mùa, tập trung chủ yếu vào mùa mưa gây lũ lụt, mùa khô thiếu nước sản xuất. - Hệ thống đường tuần tra bảo vệ bị chia cắt vào mùa mưa do hệ thống khe suối nhiều. - Mực nước các sông suối vào mùa mưa dâng cao sát rừng tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc lấy cắp và vận chuyển lâm sản bằng đường thủy. 4. Tài nguyên rừng - Tài nguyên rừng rộng lớn, giá trị đa dạng sinh học cao, nhiều loài động thực vật đặc hữu và rừng có vai trò quan trọng trong việc phát huy tác dụng phòng hộ đầu nguồn nên thu hút sự quan tâm đầu tư rất lớn. - Diện tích rừng lớn nhưng nhiều diện tích rừng còn nghèo đòi hỏi ngoài nỗ lực bảo vệ, bảo tồn còn phải đi liền với công tác phục hồi rừng. - Sinh cảnh sống của nhiều loài thú lớn đang bị phá hủy. - Diện tích rừng lớn cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng. - Rừng nằm xen kẽ với người dân nên gây khó khăn trong công tác ngăn chặn và xử lý vi phạm vào tài nguyên rừng. * Vị trí địa lý và phạm vi ranh giới
  • 44. 35 - Với vị trí địa lý: Nằm ở trung tâm KBT ngoài phần diện tích giáp ranh với xã Phú Lý và Hiếu Liêm đều trực thuộc KBT nên 3 xã có thể dễ dàng phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý bảo vệ rừng. Nhưng với diện tích không nhỏ còn lại tiếp giáp với tỉnh Bình Phước và hồ Trị An đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác tuần tra, canh gác và bảo vệ rừng: + Đối với phần ranh giới tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, do một bên có rừng, một bên không có rừng nên rất thuận lợi cho lâm tặc xâm nhập khai thác và vận chuyển trái phép tài nguyên rừng; đồng thời việc phối hợp vây bắt lâm tặc giữa các cơ quan chức năng liên quan rất hạn chế, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng ở đây. + Phần diện tích tiếp giáp hồ Trị An tạo điều kiện thuận lợi cho lâm tặc vận chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt vào mùa mưa. - Giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường đi xuyên qua các lâm phần của khu bảo tồn. Các tuyến giao thông giúp kết nối các cụm dân cư với nhau và trung tâm xã, có tác động tích cực đến phát triển kinh tế trong xã. Mặt khác, giao thông cũng ảnh hưởng tích cực đến công tác tuần tra bảo vệ rừng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái. Tuy nhiên, lượng người đi lại lớn, nhiều thành phần phức tạp nên gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng; đặc biệt, vận chuyển động vật rừng trái phép. * Địa hình, đất đai - Địa hình: Nằm trong địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Bảo Lộc - Lâm Đồng xuống vùng địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ, địa hình xã Mã Đà phù hợp với canh tác lâm nghiệp loài cây bản địa như: Sao, dầu,… Thêm vào đó, địa hình ở đây cũng rất phù hợp với các loài cây công nghiệp và ăn quả dài ngày - đây cũng là loài cây trồng sản xuất chủ yếu của xã. Do vậy, địa hình tại đây tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và ăn quả. Tuy nhiên, địa hình tại đây lại không phù hợp với sản xuất nông nghiệp, cụ thể là diện tích trồng lúa nước chiếm diện tích rất nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến an
  • 45. 36 ninh lương thực trong xã, đặc biệt trong điều kiện nhiều hộ dân sống biệt lập và cách xa trung tâm xã. Do vậy, sức ép lên tài nguyên rừng cũng gia tăng, nhất là trong những tháng nông nhàn. Địa hình có những tác động sau đây: + Địa hình dốc hạn chế được một số hành vi trái phép tác động đến rừng nhưng cũng gây không ít trở ngại cho công tác tuần tra, canh gác và nghiên cứu khoa học của lực lượng kiểm lâm và cán bộ bảo tồn. Ngoài ra, địa hình dốc cũng gia tăng nguy cơ xói mòn đất, ảnh hưởng đến công tác phục hồi rừng. + Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát bảo vệ tài nguyên rừng nhưng cũng tạo điều kiện cho lâm tặc xâm nhập khai thác tài nguyên rừng từ mọi phía. Mặt khác, địa hình tại đây còn bị chia cắt bởi hệ thống khe suối nhỏ đổ vào lòng hồ Trị An, sông Mã Đà. Do vậy, lực lượng kiểm lâm rất khó khăn trong việc tuần tra, canh gác tài nguyên rừng vào mùa mưa. Tóm lại, địa hình xã Mã Đà có nhiều điều kiện thuận lợi để bảo vệ, bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa vùng Đông Nam bộ và phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua sản xuất các loài cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, các cơ quan quản lý cần ưu tiên cho việc đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã, đặc biệt trong tháng giáp hạt. - Đất đai: Đất đai tại địa điểm nghiên cứu rất phù hợp cho các loài cây lâm nghiệp bản địa. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức trong quá khứ đã làm suy giảm chất lượng đất ở những diện tích đất trống, gây khó khăn cho công tác phục hồi rừng. Đất có tầng đất mặt mỏng, quá trình Feralit diễn ra mạnh cũng làm giảm năng suất cây trồng trong xã. Do đó, người dân phải có sự đầu tư về vật tư và kỹ thuật để cải tạo chất lượng đất canh tác để có năng suất cây trồng cao nhất. Mặt khác, diện tích đất có chất lượng tốt nhất vùng: đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có diện tích không nhiều và phân bố không tập trung đã ảnh hưởng đến sự đa dạng và chất lượng của các loài cây rừng phục hồi.
  • 46. 37 Mặc dù có một số hạn chế nhưng điều kiện thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu phù hợp với phát triển cây lâm nghiệp, phù hợp với mục tiêu bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa của KBT. * Khí hậu, thủy văn - Thuận lợi: + Xã Mã Đà có điều kiện khí hậu ôn hòa, ít có những hiện tượng thời tiết cực đoan như: sương muối, gió, bão,… điều này hạn chế được các tác động có hại đến diện tích rừng và cây công nghiệp, cây ăn quả của người dân. Nhiệt độ, độ ẩm, bức xã mặt trời thuận lợi cho việc trồng và phát triển các loài cây nhiệt đới. Điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu thuận lợi cho công tác phục hồi rừng. + Hệ thống suối, hồ dày đặc trong đó có nhiều hồ lớn như: Hồ Trị An, hồ Bà Hào, hồ Vườn Ươm,… có trữ lượng nước lớn góp phần quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, nước uống cho các loài động thực vật vào mùa khô hạn và phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó, hệ thống song suối cũng tạo nên ranh giới tự nhiên giúp cho cán bộ khu bảo tồn tuần tra, giám sát tài nguyên rừng thuận lợi hơn. + Xã Mã Đà có khả năng lấy nước ngầm ở độ sâu 10-15m đến 35-50m, trữ lượng đạt: 1,090,000 m3 /ngày. Như vậy, lượng nước ngầm cung cấp đủ cho sinh hoạt của người dân và một phần cho canh tác nông nghiệp. Nếu có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật và kinh tế để cải thiện hệ thống tưới tiêu trong toàn xã sẽ tăng diện tích canh tác hiệu quả vào mùa khô. - Khó khăn: Lượng mưa trong năm lớn trên 2.000 mm, phân bố không đồng đều các tháng trong năm tập trung vào tháng 7, 8, 9 (60%) đã chi phối mạnh mẽ sản xuất nông - lâm nghiệp và ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ rừng, cụ thể: + Mùa mưa: Mùa mưa kéo dài 6 tháng và chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng các tháng 7, 8, 9 lượng mưa đã chiếm 60% lượng mưa cả năm. Mưa lớn, tập trung theo mùa kết hợp với địa hình dốc làm tăng nguy cơ xói mòn, giảm độ phì của đất, đặc biệt vùng đất trống. Vào các tháng 7 đến tháng 10 thường xuất
  • 47. 38 hiện lũ, nước trên sông Đồng Nai lớn có năm gây hiện tượng ngập úng ở khu vực địa hình thấp thuộc hạ lưu, nhất là những năm mưa lớn hồ Trị An xả ở mức độ tối đa. Lượng mưa thay đổi lớn trong năm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ và sản xuất nông lâm nghiệp trong xã: Lượng mưa thay đổi lớn trong năm dẫn đến tăng diện tích bán ngập của hồ Trị An tạo điều kiện cho các cây Mai dương xâm nhập mạnh, hạn chế diện tích rừng tự nhiên. Sự phát triển mạnh mẽ của cây Mai dương trong khu vực ảnh hưởng rất lớn đến giá trị đa dạng sinh học của những diện tích rừng ven hồ, làm thay đổi sinh cảnh sống của các loài động vật sống ở đây. Hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo ra sự chia cắt về địa hình nên sự khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vào mùa mưa. Ngoài ra, mực nước tại hồ Trị An dâng cao áp sát rừng tạo điều kiện cho lâm tặc lợi dụng để phá rừng và có thể dễ dàng vận chuyển ra ngoài mà không đi qua các chốt quản lý bảo vệ rừng. Lượng mưa phân bố không đều ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, mùa mưa (vụ hè thu) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ đông xuân), cây cối khô cằn phát triển rất kém. Vì vậy, ngoại trừ những diện tích đất được tưới, còn lại hầu hết chỉ sản xuất được trong mùa mưa. + Mùa khô: Lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm, trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm. Mùa khô lượng dòng chảy nhỏ, nước trên sông Đồng Nai xuống thấp, nên khả năng cung cấp nước bị hạn chế hơn. Do đó, dẫn đến tình trạng thiếu nước canh tác cho người dân. Mặt khác, lượng mưa thấp và lượng bốc hơi cao rất dễ xảy ra nguy cơ cháy rừng. Đặc biệt, đối với họ cây Sao dầu, lượng vật rơi rụng đặc biệt lớn trong mùa khô, càng đẩy nguy cơ cháy rừng lên cao. Các suối, hồ lớn như: Suối Mã Đà, hồ Trị An,… tạo ra con đường vận chuyển các loại lâm sản được khai thác trái phép đưa sang tỉnh bạn để tiêu thụ mà rất khó kiểm soát, bảo vệ.