SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
----------- o0o -----------
NguyÔn chÝ bÝnh
QU¸ TR×NH CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU NGµNH KINH TÕ
TRONG C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I HãA ë TØNH NINH B×NH
Tõ N¡M 1992 §ÕN NAY: KINH NGHIÖM Vµ GI¶I PH¸P
Chuyªn ngµnh: kinh tÕ häc (lÞch sö kinh tÕ)
M· sè: 62310101
LUËN ¸N TIÕN Sü KINH TÕ
Ng­êi h­íng dÉn khoa häc:
1. pgs.ts. ph¹m thÞ quý
2. pgs.ts. lª quèc héi
hµ néi - 2014
i
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học:
PGS.TS Phạm Thị Quý và PGS.TS Lê Quốc Hội
thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Các số liệu nêu trong luận án này đều được thu thập từ
những nguồn gốc hợp pháp và có trích dẫn rõ ràng. Những tài
liệu đặc biệt đều đã được sự đồng ý của tác giả khi trích dẫn
và sử dụng trong Luận án. Những kết quả trong luận án chưa
từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Chí Bính
LỜI CAM ĐOAN
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu
sắc đến tất cả các tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành và bảo vệ
luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Nhân đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia
đình, bạn bè và người thân đã động viên tinh thần và tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu để đạt được kết quả hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!
Tác giả luận án
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ........................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA..13
1.1. Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế......................13
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế.............................13
1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế......................................... 17
1.1.3. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế................................20
1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.......................................................................................................29
1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa................... 29
1.2.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.................................................................................................................32
1.2.3. Cách thức chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.........................................................................................................................34
1.2.4. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.................................................................................................................35
1.2.5. Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................................37
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.............................................................................................42
iv
1.3. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.......................................................................................................49
1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong các mô hình công nghiệp hóa
trên thế giới.................................................................................................................49
1.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của một số địa phương...........................................................................54
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NINH BÌNH....... 62
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình........62
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Ninh Bình...........................................................62
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Ninh Bình................................................64
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1992-2012.................................................66
2.2.1. Chủ trương và chính sách của Ninh Bình về chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa..............................................................66
2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Ninh Bình........................................................................................74
2.3. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ninh Bình.....................................................118
2.3.1. Kết quả đạt được....................................................................................118
2.3.2. Hạn chế...................................................................................................123
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................127
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI NINH BÌNH..........................................131
3.1. Bài học kinh nghiệm về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Ninh Bình.............................................. 131
3.2. Quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Ninh Bình.......................................................138
v
3.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới....................................................138
3.2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tại Ninh Bình........................................................................................141
3.3. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Ninh Bình............................................ 149
3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh... 149
3.3.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.......................................150
3.3.3. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................. 152
3.3.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm................................................. 154
3.3.5. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ.......................................... 156
3.3.6. Tăng cường đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng...................................... 157
3.3.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách............................................................... 159
3.3.8. Thực hiện các giải pháp cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng
ngành........................................................................................................................ 161
KẾT LUẬN............................................................................................................. 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ.....................165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................166
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Diễn giải
ASEAN (The Association of Southeast Asian
Nations)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CCKT Cơ cấu kinh tế
CCNKT Cơ cấu ngành kinh tế
CDCC Chuyển dịch cơ cấu
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CSHT Cơ sở tạ tầng
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FDI (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF (International Monetary Fund) Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KHCN Khoa học công nghệ
KHH Kế hoạch hóa
NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NSNN Ngân sách Nhà nước
ODA (Official Development Assistance) Hỗ trợ phát triển chính thức
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
VLXD Vật liệu xây dựng
WB (The World Bank) Ngân hàng Thế giới
WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới
vii
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu ngành theo GDP của Ninh Bình....................................75
Bảng 2.2: So sánh chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình với cả nước và khu vực
đồng bằng sông Hồng năm 2000 và năm 2010..........................................................78
Bảng 2.3: Giá trị và tỷ trọng GDP trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng của
Ninh Bình, 1992 -2012...............................................................................................80
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, giai đoạn
1992-2012...................................................................................................................84
Bảng 2.5: Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Ninh Bình giai đoạn
1992-2012.................................................................................................................. 87
Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1992-2012................. 89
Bảng 2.7: Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành lâm nghiệp Ninh Bình giai đoạn
1992-2012.................................................................................................................. 91
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 1993 -2012...... 93
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất và cơ cấu của nuôi các loại cá......................................... 95
Bảng 2.10: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành dịch vụ Ninh Bình giai đoạn
1992 – 2012............................................................................................................... 97
Bảng 2.11: Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành Vật liệu xây dựng.......................100
Bảng 2.12: Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành sản xuất thép.............................. 103
Bảng 2.13: Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành viễn thông.................................. 105
Bảng 2.14: Doanh thu ngành du lịch Ninh Bình qua các năm................................ 108
Bảng 2.15: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn
1992 – 2012............................................................................................................. 111
Bảng 2.16: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo nội bộ các ngành kinh tế, giai
đoạn 1992 - 2012......................................................................................................113
Bảng 2.17: Giá trị và cơ cấu hàng xuất khẩu tại Ninh Bình, giai đoạn 1992-2012 116
Bảng 3.1: Các phương án chuyển dịch CCNKT tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.... 141
Bảng 3.2: Dự báo chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp..................................... 144
viii
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Xu hướng chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình............................76
Biểu đồ 2.2: Xu hướng chuyển dịch của từng ngành trong ngành công nghiệp và
xây dựng..................................................................................................................... 82
Biểu đồ 2.3: Chuyển dịch trong nhóm ngành nông, lâm và thủy sản, từ 1992-2012.... 85
Biểu đồ 2.4: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, 1992-2012........... 110
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) là một trong những nội dung
chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên phạm vi từng
nước và từng địa phương. Thực tế cho thấy, việc tạo lập cơ cấu kinh tế hợp lý theo
hướng CNH, HĐH, trong đó có CCNKT, có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng
và phát triển bền vững của một nền kinh tế và địa phương. Đến nay, mặc dù đã có
nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và CCNKT, nhưng vấn
đề chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của một địa phương lại chưa được
nghiên cứu đầy đủ. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống vấn đề
chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH đã và đang được các nhà khoa học quan tâm
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, CCNKT cả nước và ở từng địa phương
đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, cho đến nay, những yếu kém
cơ bản về CCNKT ở nước ta vẫn chưa được khắc phục. Nền kinh tế chủ yếu vẫn
dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động chi phí thấp. Tỷ trọng công
nghiệp chế biến tăng chậm trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và khai
khoáng còn cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) như tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, bảo hiểm... còn thấp.
CCNKT địa phương và vùng lãnh thổ cũng tồn tại nhiều bất cập. Trên thực tế, chính
quyền cấp tỉnh còn ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT hợp lý theo hướng
CNH, HĐH và thường theo đuổi mô hình phát triển và CCNKT tương tự nhau. Các
địa phương cũng ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT dựa trên các lợi thế
tương đối và lợi thế cạnh tranh của địa phương mình trên cơ sở định hướng phát triển
cả nước và các vùng liên quan. Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương cạnh tranh
nhau trong huy động các nguồn lực cho chuyển dịch CCNKT, làm cho việc sử dụng
các nguồn lực này trên cả nước và ở từng địa phương trở nên kém hiệu quả.
2
Từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, cùng với thực hiện CNH, HĐH, quá trình
chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, phù
hợp với động thái phát triển kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH. Điều
đó tạo thêm nhiều ngành nghề mới, việc làm mới, gia tăng giá trị hàng hóa xuất
khẩu và qua đó góp phần tạo tăng trưởng kinh tế của địa phương. Chính những kết
quả kinh tế đạt được đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội và tạo thế và lực để
tỉnh Ninh Bình cùng cả nước hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ
bản trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên trong sự chuyển dịch CCNKT ở tỉnh
Ninh Bình vẫn bộc lộ không ít những hạn chế. Điều dễ nhận thấy là tốc độ chuyển
dịch CCNKT vẫn chưa thực sự theo đúng kỳ vọng của tỉnh; hiệu quả và chất lượng
của chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH vẫn ẩn chứa những nhân tố
thiếu bền vững. Trong chuyển dịch CCNKT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất
cập bắt nguồn từ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ
chính sách huy động và sử dụng nguồn lực, chính sách đầu tư phát triển...
Từ lý luận và thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu chuyển dịch
CCNKT trong CNH, HĐH của Ninh Bình và tác động của nó đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh. Do đó Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992
đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của Luận án.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Vấn đề chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH đã được các trường phái, các
lý thuyết kinh tế từ trước đến nay đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau và với nhiều
cách tiếp cận khác nhau.
Lý thuyết của Max (1909) về CCNKT đã đưa ra các phạm trù về CCNKT và
cơ cấu kinh tế hợp lý. Theo Max, CCNKT hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá
trình tái sản xuất mở rộng. CCNKT hợp lý phải đáp ứng các điều kiện như phù hợp
3
với các quy luật khách quan; phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị khu vực và thế
giới; phản ánh khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực kinh tế trong nước [79].
Lý thuyết “cất cánh” được trình bày trong nghiên cứu của Rostow (1960) đã
chỉ ra rằng quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải trải
qua 5 giai đoạn tuần tự và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng CCNKT đặc trưng thể
hiện bản chất phát triển của giai đoạn đó. Như vậy lý thuyết này đã chỉ ra một sự
lựa chọn hợp lý về dạng CCNKT tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định
của mỗi quốc gia. [85]
Lý thuyết nhị nguyên của Lewis (1954) giải thích quá trình và cơ chế chuyển
dịch cơ cấu của nền kinh tế từ khu vực nông nghiệp với năng suất thấp và dư thừa
lao động sang khu vực công nghiệp có năng suất cao và có khả năng tự tích lũy. Về
cơ bản lý thuyết này đã phản ánh được một số quy luật khách quan của sự chuyển
dịch giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa chuyển
dịch dân cư và đô thị hóa trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển. Tuy nhiên, mô hình này đã có một số hạn chế do các giả thuyết đưa ra không
phù hợp với thực tế của các nước đang phát triển hiện nay. [77]
Phê phán quan điểm dư thừa lao động trong nông nghiệp của lý thuyết Lewis,
các nhà kinh tế đại diện cho trường phái tân cổ điển cho rằng trong quá trình chuyển
dịch và phát triển kinh tế cần đầu tư cho cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp
theo hướng nâng cao năng suất lao động ở khu vực nông nghiệp và khu vực công
nghiệp cần đầu tư theo chiều sâu. Như vậy, lý thuyết của trường phái tân cổ điển
nhấn mạnh đến động lực tích lũy ở cả hai khu vực kinh tế trong đó khu vực công
nghiệp cần được ưu tiên, quan tâm nhiều hơn.
Trên cơ sở những giả thuyết mang tính kế thừa và phát triển của Lewis, quan
điểm thống nhất với trường phái tân cổ điển và dựa trên những đặc điểm kinh tế của
các nước châu Á, Oshima (1986) đã đưa ra lý thuyết mới về mối quan hệ giữa công
nghiệp và nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế do nông
nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp trong điều kiện cụ thể của các
nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á gió mùa. Oshima cũng đưa ra những nội
4
dung cụ thể của trong quá trình chuyển dịch CCNKT để hướng tới một nền kinh tế
phát triển.
Lý thuyết phát triển cân đối của Nurkse (1961) và Rosentein-Rodan (1943)
không sắp xếp thứ tự mức độ quan tâm đến các ngành trong nền kinh tế mà cho
rằng phải phát triển đồng đều ở tất cả các ngành kinh tế để chuyển dịch cơ cấu kinh
tế (CCKT) một cách nhanh chóng. Lý thuyết này phù hợp với các nước đang phát
triển thực hiện CNH theo hướng nội hoặc thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên khi áp
dụng vào thực tế thì đã bộc lộ nhiều nhược điểm, nhất là trong quá trình hội nhập và
toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. [80]
Akamatsu (1956) đã đưa ra lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay”
để giải thích sự bắt kịp của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển và
nhấn mạnh chuyển dịch CCNKT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đuổi kịp
này. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những ngành nào cần thúc đẩy trong mỗi giai đoạn
CNH. Cho đến đầu thập niên 1990, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng
áp dụng lý thuyết đàn nhạn bay để giải thích sự lan tỏa của công nghiệp tại các nước
Đông Á là có cơ sở. [67]
Syrquin (1988) đã đưa ra lý thuyết chuyển dịch CCKT miêu tả khá tổng thể
và chính xác về sự phát triển và chuyển dịch CCKT thời kỳ hiện đại. Công trình này
đã tóm tắt quá trình phát triển và chuyển dịch CCKT của một quốc gia thành 3 giai
đoạn: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa và nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu
này cũng chỉ ra đặc trưng của CCNKT trong từng giai đoạn đó. [86]
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây đã thách thức các nhà kinh tế
xem xét lại sự phù hợp của các lý thuyết kinh tế hiện có. Tiếp nối những nỗ lực để
lấp đầy các khoảng trống tri thức trong quá trình phát triển, trên cơ sở đúc kết từ
những kinh nghiệm trong quá khứ và những lý thuyết kinh tế trước đây, Lin (2007)
đã đưa ra học thuyết CCKT mới. Nghiên cứu này khẳng định phát triển kinh tế
không phải là một thứ gì đó có thể chia thành các giai đoạn cứng nhắc và cấu trúc
kinh tế tối ưu của mỗi nước là khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu
5
này còn nhấn mạnh đến vai trò của thị trường và nhà nước trong quá trình chuyển
dịch và phát triển kinh tế.
Như vậy, hầu hết các lý thuyết về chuyển dịch CCKT đều coi vấn đề chuyển
dịch CCNKT là một trong những nội dung quan trọng của sự phát triển trong thời
kỳ công nghiệp hóa. Các lý thuyết này chỉ ra rằng hình thức chuyển dịch
CCNKTcủa các nước trong thời kỳ CNH, HĐH diễn ra rất phong phú, đa dạng và
khó tìm thấy một khuôn mẫu chung duy nhất cho mọi quốc gia. Đồng thời, các lý
thuyết kinh tế cũng nêu ra những quan điểm mang tính nguyên tắc là phải xây dựng
một CCKT có sự liên kết, thúc đẩy, lôi kéo lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Nhiều lý thuyết còn nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc đánh giá và
khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tìm ra một CCKT riêng và thích
hợp cho nước mình.
2.2. Tổng quan nghiên cứu thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Ở Việt Nam, vấn đề chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH đã
được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề chuyển dịch CCNKT, đặc biệt là đề cập và phân tích một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT ở trên phạm vi cả nước, ở một số ngành và địa
phương, trong đó tiêu biểu là:
Ngô Đình Giao (1994) với công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”. Nội dung cơ bản của công trình này
là nghiên cứu những cơ sở lý luận và sự cần thiết của chuyển dịch CCKT theo
hướng công nghiệp hóa. Đồng thời công trình còn đề xuất những phương hướng và
biện pháp chuyển dịch CCKT ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là
công trình nghiên cứu tổng hợp trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung
mà chưa đề cập chi tiết về CCNKT trong điều kiện hội nhập và CNH, HĐH, đặc
biệt là chuyển dịch CCNKT của một địa phương. [31]
Đỗ Hoài Nam (2006) chủ biên công trình “Chuyển dịch cơ cấu ngành và
phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn”. Công trình này đã tập trung đưa
ra những quan điểm, phương pháp tiếp cận vấn đề chuyển dịch CCNKT nhằm phát
6
triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn. Công trình này mới đề cập đến chuyển
dịch CCNKT trên phạm vi cả nước xét trên góc độ nhằm phát triển các ngành kinh
tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam nói chung mà chưa đề cập chi tiết vấn đề
chuyển dịch CCNKT ở một địa phương cụ thể. [15]
Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999) đồng chủ biên công trình
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” đã
trình bày rõ về luận cứ khoa học của chuyển dịch CCKT theo hướng hội nhập và
thực trạng chuyển dịch CCNKT nước ta trong giai đoạn 1991 – 1997. Công trình
tập trung chủ yếu vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu ba nhóm ngành lớn của nền kinh
tế, các vấn đề chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và vùng kinh tế chỉ được đề
cập ở mức độ là các vấn đề liên quan để bảo đảm tính hệ thống. Để đảm bảo các
luận cứ có tính thực tiễn và tính thực tế của các nhận xét cũng như kiến nghị, ngoài
việc tập trung nghiên cứu ba nhóm ngành, công trình cũng chú trọng khảo sát thêm
tình hình chuyển dịch CCKT ở một số vùng và một số địa phương trong thời kỳ
1991 – 1997. [41]
Lê Đình Thắng (1998) đã thực hiện công trình về “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn – những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Công trình nghiên cứu đã làm
nổi bật cơ sở khoa học, thực trạng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch CCKT
nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, công trình còn đưa ra những quan điểm, phương
hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông thôn
Việt Nam đến năm 2000. Tuy nhiên, công trình đề cập đến những vấn đề chung của
CCKT nông thôn cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần nên
không chú trọng nghiên cứu sâu về CCNKT của một địa phương cụ thể. [22]
Đề tài cấp Nhà nước do Lương Xuân Quỳ (2000) chủ nhiệm có sự tham gia
của nhiều nhà khoa học kinh tế đầu ngành “Cơ cấu các thành phần kinh tế trong cơ
chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đề tài đã làm rõ
những vấn đề lý luận và quan điểm về thành phần kinh tế, cơ cấu và vị trí các thành
phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở
nước ta. Trên cơ sở các lý thuyết về CCKT và các mô hình, đề tài đã đánh giá thực
7
trạng xây dựng và phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi
mới đến năm 2000, từ đó góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học và
các giải pháp cho việc định hướng các chính sách đối với các thành phần kinh tế
nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội trong cơ cấu thành phần kinh tế của Việt
Nam. Tuy nhiên, vấn đề chuyển dịch CCNKT trong bối cảnh CNH, HĐH và hội
nhập chưa được nghiên cứu và đề cập một cách có hệ thống. [27]
Công trình “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thị Bích Hường (2005) đã đi sâu nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi CCNKT trong tiến trình hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế. Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng chuyển đổi
CCNKT ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thời gian
qua. Công trình đề cập phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi
CCNKT ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thời gian
tới. Công trình còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch
CCNKT trong hội nhập, chỉ rõ đâu là nhân tố nội sinh, đâu là nhân tố ngoại sinh.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ,
yếu tố bên ngoài là vô cùng quan trọng, để phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước,
sự chuyển dịch CCNKT phải theo hướng nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của
nước đó. Ngoài chuyển dịch nói chung, công trình đã đề cập đến việc chuyển dịch nội
ngành từ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Tuy vậy, công trình cũng chỉ đề cấp tới
CCKT chung của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập mà chưa đề cấp đến khía cạnh
chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH mà đặc biệt ở một địa phương cụ thể. [42]
Phan Công Nghĩa (2007) với nghiên cứu “Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế - nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”.
Công trình này nghiên cứu sâu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu thống kê
CCKT, cũng như nghiên cứu CCKT nông nghiệp và nông thôn theo thành phần
kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch của nó theo hướng CNH, HĐH.
Do đó, công trình không nghiên cứu hệ thống và sâu sắc về thực trạng chuyển dịch
CCNKT ở Việt Nam. [48]
8
Ở cấp độ địa phương, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch
CCNKT. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
Ở Hà Nội, Lê Văn Hoạt (1999) đã thực hiện nghiên cứu “Phân tích động
thái của cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 1991 - 1998 và đề xuất kiến nghị về
phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 2000 –
2005”. Công trình này đã đề cập đến các vấn đề lý luận về CCKT và đi sâu phân
tích, đánh giá, nghiên cứu các động thái chuyển dịch CCKT ở cả ngành kinh tế,
thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Đặc biệt là việc đề xuất các giải pháp cũng như
kiến nghị về phương hướng nhằm chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2000 –
2005 có chú ý gắn với đặc thù của thủ đô. Công trình nghiên cứu cũng cho biết sự biến
đổi, tăng giảm tỷ trọng các ngành của kinh tế thủ đô trong CNH, HĐH. [26]
Công trình nghiên cứu của Nghiêm Xuân Đạt (2005) đã đưa ra những luận
cứ khoa học thực hiện chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010.
Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu việc chuyển dịch CCKT thủ đô
Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 hướng đến kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội với những luận cứ khoa học thuyết phục. [29]
Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu của Nguyễn Đình Dương (2006) đã phân
tích và dự báo CCKT thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Công trình này đã trình bày khá
đầy đủ về cơ sở lý luận của CCKT và đi sâu nghiên cứu về thực trạng CCKT cũng
như đề xuất các biện pháp chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Tác giả
cũng chỉ rõ cơ sở phương pháp luận về chuyển dịch CCNKT của thủ đô, đề cập đến
những luận cứ xuất phát từ thực tiễn qua những thời kỳ phát triển, đặc điểm văn hóa –
lịch sử, đặc biệt ở cả trạng thái động và trạng thái tĩnh của thủ đô Hà Nội. [35]
Ở Hải Phòng, Nguyễn Văn Giang (2010) đã thực hiện công trình về “Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nền kinh tế thị trường ở thành phố Hải Phòng”.
Công trình đã đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận về CCKT, CCNKT, phân tích
thực trạng CCKT thành phố Hải Phòng, đặc biệt là việc rút ra các kinh nghiệm và
giải pháp nhằm chuyển dịch CCKT thành phố Hải Phòng. Công trình chủ yếu tập
9
trung đề cập đến CCKT nói chung của một địa phương nặng về công nghiệp và dịch
vụ vận tải, logistics như Hải Phòng. Công trình chưa đề cập toàn diện đến chuyển
dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH. [45]
Đào Văn Hiệp (2005) phân tích đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng
của nó đến chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH ở Hải Phòng. Tác giả
đã phân tích và làm rõ được thực trạng đầu tư nước ngoài và chuyển dịch CCNKT
ở Hải Phòng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác động của FDI đến chuyển dịch
CCNKT ở Hải Phòng theo hướng CNH, HĐH, tác giả đã đề xuất phương hướng và
giải pháp thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch CCNKT theo
hướng CNH, HĐH ở Hải Phòng. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu đề cập đến ảnh
hưởng của FDI với chuyển dịch CCNKT trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và
giải pháp thu hút FDI vào Hải Phòng mà chưa đề cập đến giải pháp chuyển dịch
CCNKT theo hướng CNH, HĐH. [12]
Ở Bắc Ninh, Nguyễn Hùng Quân (2009) đã thực hiện công trình nghiên cứu
về xác lập CCKT hợp lý ở Bắc Ninh. Công trình đã đề cập đến tình hình chuyển
dịch CCKT của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Với xu hướng phấn đấu để đến
năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy mạnh
phát triển kinh tế, tạo ra CCNKT phù hợp và hiệu quả. Công trình cũng đưa ra một
số hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCNKT ở Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả
đã đề ra một số biện pháp khả thi để thúc đẩy chuyển dịch CCNKT của Bắc Ninh
hợp lý và hiệu quả. [37]
Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy đến nay các công trình nghiên cứu chưa
đi sâu nghiên cứu về nội dung và tiêu chí của chuyển dịch CCNKT theo hướng
CNN, HĐH. Bên cạnh đó, các công trình cũng chưa đi đâu vào nghiên cứu quá trình
và động thái chuyển dịch CCNKT cũng như sự gắn kết giữa chuyển dịch CCNKT
với quá trình thực hiện CNH, HĐH ở một địa phương cụ thể. Ngoài ra, chưa có
công trình nào nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH ở
tỉnh Ninh Bình. Do vậy, nghiên cứu này sẽ giải quyết những khoảng trống nghiên
cứu này.
10
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển
dịch CCNKT trong CNH, HĐH.
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở tỉnh Ninh Bình
từ năm 1992 đến 2012; từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về chuyển
dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình trong thời gian qua.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình chuyển
dịch CCNKT của Ninh Bình trong CNH, HĐH theo hướng hiệu quả và bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trong CNH, HĐH.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu toàn bộ địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCNKT tỉnh Ninh
Bình từ năm 1992 (từ khi tái lập tỉnh) đến năm 2012 và đề xuất những giải pháp đến
năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCNKT theo
ba ngành lớn là nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ và chuyển
dịch trong nội bộ của từng ngành đó. Tuy nhiên, những vấn đề về cơ cấu thành phần
kinh tế, cơ cấu vùng cũng được xem xét ở mức độ cần thiết nhằm góp phần làm rõ mối
liên hệ và tác động đối với chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận:
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu.
11
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
+ Các số liệu thống kê về tình hình CCNKT và chuyển dịch CCNKT của
tỉnh Ninh Bình từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Ninh Bình.
+ Các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh Ninh Bình, báo cáo của
các Sở, ngành của tỉnh Ninh Bình về các chủ trương, chính sách liên quan đến tình
hình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch CCNKT.
+ Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về chuyển dịch CCNKT
và CNH, HĐH.
- Phương pháp lịch sử: Miêu tả, trình bày diễn biến của quá trình chuyển
dịch CCNKT và cơ cấu nội bộ từng ngành một cách đầy đủ, chi tiết, khách quan ở
Ninh Bình từ 1992 đến 2012.
- Phɵɳng pháp logic: Từ diễn biến của quá trình chuyển dịch CCNKT tìm ra
những bản chất và đặc trưng của chuyển dịch CCNKT và rút ra những đánh giá,
nhận định về xu hướng chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình.
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương
đối, số bình quân... để tính toán và mô tả quá trình chuyển dịch CCNKT, từ đó đưa
ra những đánh giá về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình.
- Phương pháp thống kê so sánh: Bằng các số liệu và chỉ tiêu (tuyệt đối,
tương đối, tốc độ) về chuyển dịch CCNKT để đưa ra so sánh chuyển dịch CCNKT
giữa các thời kỳ ở Binh Bình, so sánh giữa chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình với
các địa phương khác trong nước.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin tư vấn các nhà quản lý, các nhà hoạch
định chính sách của địa phương về quá trình chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài và đóng góp của luận án
Thực hiện nghiên cứu đề tài này thực sự cần thiết, đặc biệt đối với tỉnh Ninh
Bình và luận án có những đóng góp chính sau đây:
- Góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch
CCNKT trong CNH, HĐH. Cụ thể, luận án đã làm rõ nội hàm, các chỉ tiêu đánh giá và
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 54117
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân h...
 
Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
 
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOTCấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
Cấu trúc vốn các doanh nghiệp ngành xây dựng chứng khoán, HOT
 
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệLuận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAYĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực tại công ty du lịch, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà về đầu tư trực tiếp nước ngoài, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà về đầu tư trực tiếp nước ngoài, HOTLuận văn: Quản lý Nhà về đầu tư trực tiếp nước ngoài, HOT
Luận văn: Quản lý Nhà về đầu tư trực tiếp nước ngoài, HOT
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các bệnh viện Trung ương trên ...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuếLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người nộp thuế
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàngYếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
Yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng
 
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
 
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 

Similar to Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp (20)

Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAYLuận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
Luận văn: Quản lí về công tác thanh niên tại tỉnh Gia Lai, HAY
 
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
Luận văn: Thu Hút Nguồn nhân lực chất lượng cao cho đơn vị sự nghiệp.
 
LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...
LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...
LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...
 
Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...
Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...
Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...
 
La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...
La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...
La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...
 
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông  ...
Luận án: Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông ...
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
 
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
 
Luận án: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế ...
Luận án: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế ...Luận án: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế ...
Luận án: Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Luận án: Nghiên cứu tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale) của các doa...
Luận án: Nghiên cứu tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale) của các doa...Luận án: Nghiên cứu tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale) của các doa...
Luận án: Nghiên cứu tính kinh tế theo qui mô (Economies of scale) của các doa...
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ AnLuận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
Luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn ThôngPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
 
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp

  • 1. Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ----------- o0o ----------- NguyÔn chÝ bÝnh QU¸ TR×NH CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU NGµNH KINH TÕ TRONG C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I HãA ë TØNH NINH B×NH Tõ N¡M 1992 §ÕN NAY: KINH NGHIÖM Vµ GI¶I PH¸P Chuyªn ngµnh: kinh tÕ häc (lÞch sö kinh tÕ) M· sè: 62310101 LUËN ¸N TIÕN Sü KINH TÕ Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: 1. pgs.ts. ph¹m thÞ quý 2. pgs.ts. lª quèc héi hµ néi - 2014
  • 2. i Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học: PGS.TS Phạm Thị Quý và PGS.TS Lê Quốc Hội thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Các số liệu nêu trong luận án này đều được thu thập từ những nguồn gốc hợp pháp và có trích dẫn rõ ràng. Những tài liệu đặc biệt đều đã được sự đồng ý của tác giả khi trích dẫn và sử dụng trong Luận án. Những kết quả trong luận án chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Chí Bính LỜI CAM ĐOAN
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các tổ chức và cá nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành và bảo vệ luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Nhân đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để đạt được kết quả hôm nay. Xin chân thành cảm ơn tất cả! Tác giả luận án
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii MỤC LỤC..................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................. vi DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ........................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA..13 1.1. Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế......................13 1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế.............................13 1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế......................................... 17 1.1.3. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế................................20 1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.......................................................................................................29 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa................... 29 1.2.2. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................................................................................................32 1.2.3. Cách thức chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.........................................................................................................................34 1.2.4. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.................................................................................................................35 1.2.5. Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa....................................................................................37 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.............................................................................................42
  • 5. iv 1.3. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.......................................................................................................49 1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới.................................................................................................................49 1.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một số địa phương...........................................................................54 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NINH BÌNH....... 62 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình........62 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Ninh Bình...........................................................62 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Ninh Bình................................................64 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1992-2012.................................................66 2.2.1. Chủ trương và chính sách của Ninh Bình về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa..............................................................66 2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ninh Bình........................................................................................74 2.3. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ninh Bình.....................................................118 2.3.1. Kết quả đạt được....................................................................................118 2.3.2. Hạn chế...................................................................................................123 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................127 CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI NINH BÌNH..........................................131 3.1. Bài học kinh nghiệm về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Ninh Bình.............................................. 131 3.2. Quan điểm và phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Ninh Bình.......................................................138
  • 6. v 3.2.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới....................................................138 3.2.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Ninh Bình........................................................................................141 3.3. Các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Ninh Bình............................................ 149 3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh... 149 3.3.2. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.......................................150 3.3.3. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................. 152 3.3.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm................................................. 154 3.3.5. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ.......................................... 156 3.3.6. Tăng cường đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng...................................... 157 3.3.7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách............................................................... 159 3.3.8. Thực hiện các giải pháp cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng ngành........................................................................................................................ 161 KẾT LUẬN............................................................................................................. 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ.....................165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................166
  • 7. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Diễn giải ASEAN (The Association of Southeast Asian Nations) Hiệp hội các nước Đông Nam Á CCKT Cơ cấu kinh tế CCNKT Cơ cấu ngành kinh tế CDCC Chuyển dịch cơ cấu CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CSHT Cơ sở tạ tầng DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ FDI (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài IMF (International Monetary Fund) Quỹ Tiền tệ Quốc tế KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KHH Kế hoạch hóa NN và PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NSNN Ngân sách Nhà nước ODA (Official Development Assistance) Hỗ trợ phát triển chính thức TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa VLXD Vật liệu xây dựng WB (The World Bank) Ngân hàng Thế giới WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 2.1: Giá trị và cơ cấu ngành theo GDP của Ninh Bình....................................75 Bảng 2.2: So sánh chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình với cả nước và khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2000 và năm 2010..........................................................78 Bảng 2.3: Giá trị và tỷ trọng GDP trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng của Ninh Bình, 1992 -2012...............................................................................................80 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản, giai đoạn 1992-2012...................................................................................................................84 Bảng 2.5: Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Ninh Bình giai đoạn 1992-2012.................................................................................................................. 87 Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1992-2012................. 89 Bảng 2.7: Giá trị và cơ cấu sản xuất ngành lâm nghiệp Ninh Bình giai đoạn 1992-2012.................................................................................................................. 91 Bảng 2.8: Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 1993 -2012...... 93 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất và cơ cấu của nuôi các loại cá......................................... 95 Bảng 2.10: Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành dịch vụ Ninh Bình giai đoạn 1992 – 2012............................................................................................................... 97 Bảng 2.11: Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành Vật liệu xây dựng.......................100 Bảng 2.12: Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành sản xuất thép.............................. 103 Bảng 2.13: Giá trị sản xuất và cơ cấu của ngành viễn thông.................................. 105 Bảng 2.14: Doanh thu ngành du lịch Ninh Bình qua các năm................................ 108 Bảng 2.15: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1992 – 2012............................................................................................................. 111 Bảng 2.16: Số lượng và cơ cấu lao động phân theo nội bộ các ngành kinh tế, giai đoạn 1992 - 2012......................................................................................................113 Bảng 2.17: Giá trị và cơ cấu hàng xuất khẩu tại Ninh Bình, giai đoạn 1992-2012 116 Bảng 3.1: Các phương án chuyển dịch CCNKT tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.... 141 Bảng 3.2: Dự báo chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp..................................... 144
  • 9. viii Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Xu hướng chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình............................76 Biểu đồ 2.2: Xu hướng chuyển dịch của từng ngành trong ngành công nghiệp và xây dựng..................................................................................................................... 82 Biểu đồ 2.3: Chuyển dịch trong nhóm ngành nông, lâm và thủy sản, từ 1992-2012.... 85 Biểu đồ 2.4: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế, 1992-2012........... 110
  • 10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên phạm vi từng nước và từng địa phương. Thực tế cho thấy, việc tạo lập cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng CNH, HĐH, trong đó có CCNKT, có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển bền vững của một nền kinh tế và địa phương. Đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và CCNKT, nhưng vấn đề chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của một địa phương lại chưa được nghiên cứu đầy đủ. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống vấn đề chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH đã và đang được các nhà khoa học quan tâm trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, CCNKT cả nước và ở từng địa phương đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, cho đến nay, những yếu kém cơ bản về CCNKT ở nước ta vẫn chưa được khắc phục. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động chi phí thấp. Tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và khai khoáng còn cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, bảo hiểm... còn thấp. CCNKT địa phương và vùng lãnh thổ cũng tồn tại nhiều bất cập. Trên thực tế, chính quyền cấp tỉnh còn ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT hợp lý theo hướng CNH, HĐH và thường theo đuổi mô hình phát triển và CCNKT tương tự nhau. Các địa phương cũng ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT dựa trên các lợi thế tương đối và lợi thế cạnh tranh của địa phương mình trên cơ sở định hướng phát triển cả nước và các vùng liên quan. Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương cạnh tranh nhau trong huy động các nguồn lực cho chuyển dịch CCNKT, làm cho việc sử dụng các nguồn lực này trên cả nước và ở từng địa phương trở nên kém hiệu quả.
  • 11. 2 Từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, cùng với thực hiện CNH, HĐH, quá trình chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với động thái phát triển kinh tế của địa phương theo hướng CNH, HĐH. Điều đó tạo thêm nhiều ngành nghề mới, việc làm mới, gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu và qua đó góp phần tạo tăng trưởng kinh tế của địa phương. Chính những kết quả kinh tế đạt được đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội và tạo thế và lực để tỉnh Ninh Bình cùng cả nước hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên trong sự chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình vẫn bộc lộ không ít những hạn chế. Điều dễ nhận thấy là tốc độ chuyển dịch CCNKT vẫn chưa thực sự theo đúng kỳ vọng của tỉnh; hiệu quả và chất lượng của chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH vẫn ẩn chứa những nhân tố thiếu bền vững. Trong chuyển dịch CCNKT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập bắt nguồn từ công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ chính sách huy động và sử dụng nguồn lực, chính sách đầu tư phát triển... Từ lý luận và thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của Ninh Bình và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của Luận án. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Vấn đề chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH đã được các trường phái, các lý thuyết kinh tế từ trước đến nay đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau và với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Lý thuyết của Max (1909) về CCNKT đã đưa ra các phạm trù về CCNKT và cơ cấu kinh tế hợp lý. Theo Max, CCNKT hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng. CCNKT hợp lý phải đáp ứng các điều kiện như phù hợp
  • 12. 3 với các quy luật khách quan; phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị khu vực và thế giới; phản ánh khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực kinh tế trong nước [79]. Lý thuyết “cất cánh” được trình bày trong nghiên cứu của Rostow (1960) đã chỉ ra rằng quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải trải qua 5 giai đoạn tuần tự và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng CCNKT đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn đó. Như vậy lý thuyết này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng CCNKT tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia. [85] Lý thuyết nhị nguyên của Lewis (1954) giải thích quá trình và cơ chế chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế từ khu vực nông nghiệp với năng suất thấp và dư thừa lao động sang khu vực công nghiệp có năng suất cao và có khả năng tự tích lũy. Về cơ bản lý thuyết này đã phản ánh được một số quy luật khách quan của sự chuyển dịch giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa chuyển dịch dân cư và đô thị hóa trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mô hình này đã có một số hạn chế do các giả thuyết đưa ra không phù hợp với thực tế của các nước đang phát triển hiện nay. [77] Phê phán quan điểm dư thừa lao động trong nông nghiệp của lý thuyết Lewis, các nhà kinh tế đại diện cho trường phái tân cổ điển cho rằng trong quá trình chuyển dịch và phát triển kinh tế cần đầu tư cho cả hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp theo hướng nâng cao năng suất lao động ở khu vực nông nghiệp và khu vực công nghiệp cần đầu tư theo chiều sâu. Như vậy, lý thuyết của trường phái tân cổ điển nhấn mạnh đến động lực tích lũy ở cả hai khu vực kinh tế trong đó khu vực công nghiệp cần được ưu tiên, quan tâm nhiều hơn. Trên cơ sở những giả thuyết mang tính kế thừa và phát triển của Lewis, quan điểm thống nhất với trường phái tân cổ điển và dựa trên những đặc điểm kinh tế của các nước châu Á, Oshima (1986) đã đưa ra lý thuyết mới về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu từ nền kinh tế do nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp trong điều kiện cụ thể của các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á gió mùa. Oshima cũng đưa ra những nội
  • 13. 4 dung cụ thể của trong quá trình chuyển dịch CCNKT để hướng tới một nền kinh tế phát triển. Lý thuyết phát triển cân đối của Nurkse (1961) và Rosentein-Rodan (1943) không sắp xếp thứ tự mức độ quan tâm đến các ngành trong nền kinh tế mà cho rằng phải phát triển đồng đều ở tất cả các ngành kinh tế để chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) một cách nhanh chóng. Lý thuyết này phù hợp với các nước đang phát triển thực hiện CNH theo hướng nội hoặc thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì đã bộc lộ nhiều nhược điểm, nhất là trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. [80] Akamatsu (1956) đã đưa ra lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay” để giải thích sự bắt kịp của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển và nhấn mạnh chuyển dịch CCNKT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đuổi kịp này. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những ngành nào cần thúc đẩy trong mỗi giai đoạn CNH. Cho đến đầu thập niên 1990, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng áp dụng lý thuyết đàn nhạn bay để giải thích sự lan tỏa của công nghiệp tại các nước Đông Á là có cơ sở. [67] Syrquin (1988) đã đưa ra lý thuyết chuyển dịch CCKT miêu tả khá tổng thể và chính xác về sự phát triển và chuyển dịch CCKT thời kỳ hiện đại. Công trình này đã tóm tắt quá trình phát triển và chuyển dịch CCKT của một quốc gia thành 3 giai đoạn: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa và nền kinh tế phát triển. Nghiên cứu này cũng chỉ ra đặc trưng của CCNKT trong từng giai đoạn đó. [86] Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây đã thách thức các nhà kinh tế xem xét lại sự phù hợp của các lý thuyết kinh tế hiện có. Tiếp nối những nỗ lực để lấp đầy các khoảng trống tri thức trong quá trình phát triển, trên cơ sở đúc kết từ những kinh nghiệm trong quá khứ và những lý thuyết kinh tế trước đây, Lin (2007) đã đưa ra học thuyết CCKT mới. Nghiên cứu này khẳng định phát triển kinh tế không phải là một thứ gì đó có thể chia thành các giai đoạn cứng nhắc và cấu trúc kinh tế tối ưu của mỗi nước là khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Nghiên cứu
  • 14. 5 này còn nhấn mạnh đến vai trò của thị trường và nhà nước trong quá trình chuyển dịch và phát triển kinh tế. Như vậy, hầu hết các lý thuyết về chuyển dịch CCKT đều coi vấn đề chuyển dịch CCNKT là một trong những nội dung quan trọng của sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa. Các lý thuyết này chỉ ra rằng hình thức chuyển dịch CCNKTcủa các nước trong thời kỳ CNH, HĐH diễn ra rất phong phú, đa dạng và khó tìm thấy một khuôn mẫu chung duy nhất cho mọi quốc gia. Đồng thời, các lý thuyết kinh tế cũng nêu ra những quan điểm mang tính nguyên tắc là phải xây dựng một CCKT có sự liên kết, thúc đẩy, lôi kéo lẫn nhau trong quá trình phát triển. Nhiều lý thuyết còn nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc đánh giá và khai thác các nguồn lực bên trong và bên ngoài để tìm ra một CCKT riêng và thích hợp cho nước mình. 2.2. Tổng quan nghiên cứu thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Ở Việt Nam, vấn đề chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch CCNKT, đặc biệt là đề cập và phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT ở trên phạm vi cả nước, ở một số ngành và địa phương, trong đó tiêu biểu là: Ngô Đình Giao (1994) với công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”. Nội dung cơ bản của công trình này là nghiên cứu những cơ sở lý luận và sự cần thiết của chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa. Đồng thời công trình còn đề xuất những phương hướng và biện pháp chuyển dịch CCKT ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu tổng hợp trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung mà chưa đề cập chi tiết về CCNKT trong điều kiện hội nhập và CNH, HĐH, đặc biệt là chuyển dịch CCNKT của một địa phương. [31] Đỗ Hoài Nam (2006) chủ biên công trình “Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn”. Công trình này đã tập trung đưa ra những quan điểm, phương pháp tiếp cận vấn đề chuyển dịch CCNKT nhằm phát
  • 15. 6 triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn. Công trình này mới đề cập đến chuyển dịch CCNKT trên phạm vi cả nước xét trên góc độ nhằm phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam nói chung mà chưa đề cập chi tiết vấn đề chuyển dịch CCNKT ở một địa phương cụ thể. [15] Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999) đồng chủ biên công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” đã trình bày rõ về luận cứ khoa học của chuyển dịch CCKT theo hướng hội nhập và thực trạng chuyển dịch CCNKT nước ta trong giai đoạn 1991 – 1997. Công trình tập trung chủ yếu vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu ba nhóm ngành lớn của nền kinh tế, các vấn đề chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và vùng kinh tế chỉ được đề cập ở mức độ là các vấn đề liên quan để bảo đảm tính hệ thống. Để đảm bảo các luận cứ có tính thực tiễn và tính thực tế của các nhận xét cũng như kiến nghị, ngoài việc tập trung nghiên cứu ba nhóm ngành, công trình cũng chú trọng khảo sát thêm tình hình chuyển dịch CCKT ở một số vùng và một số địa phương trong thời kỳ 1991 – 1997. [41] Lê Đình Thắng (1998) đã thực hiện công trình về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Công trình nghiên cứu đã làm nổi bật cơ sở khoa học, thực trạng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, công trình còn đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch CCKT nông thôn Việt Nam đến năm 2000. Tuy nhiên, công trình đề cập đến những vấn đề chung của CCKT nông thôn cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần nên không chú trọng nghiên cứu sâu về CCNKT của một địa phương cụ thể. [22] Đề tài cấp Nhà nước do Lương Xuân Quỳ (2000) chủ nhiệm có sự tham gia của nhiều nhà khoa học kinh tế đầu ngành “Cơ cấu các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận và quan điểm về thành phần kinh tế, cơ cấu và vị trí các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta. Trên cơ sở các lý thuyết về CCKT và các mô hình, đề tài đã đánh giá thực
  • 16. 7 trạng xây dựng và phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2000, từ đó góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học và các giải pháp cho việc định hướng các chính sách đối với các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội trong cơ cấu thành phần kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề chuyển dịch CCNKT trong bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập chưa được nghiên cứu và đề cập một cách có hệ thống. [27] Công trình “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thị Bích Hường (2005) đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi CCNKT trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng chuyển đổi CCNKT ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thời gian qua. Công trình đề cập phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi CCNKT ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thời gian tới. Công trình còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCNKT trong hội nhập, chỉ rõ đâu là nhân tố nội sinh, đâu là nhân tố ngoại sinh. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, yếu tố bên ngoài là vô cùng quan trọng, để phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước, sự chuyển dịch CCNKT phải theo hướng nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nước đó. Ngoài chuyển dịch nói chung, công trình đã đề cập đến việc chuyển dịch nội ngành từ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Tuy vậy, công trình cũng chỉ đề cấp tới CCKT chung của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập mà chưa đề cấp đến khía cạnh chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH mà đặc biệt ở một địa phương cụ thể. [42] Phan Công Nghĩa (2007) với nghiên cứu “Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”. Công trình này nghiên cứu sâu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu thống kê CCKT, cũng như nghiên cứu CCKT nông nghiệp và nông thôn theo thành phần kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch của nó theo hướng CNH, HĐH. Do đó, công trình không nghiên cứu hệ thống và sâu sắc về thực trạng chuyển dịch CCNKT ở Việt Nam. [48]
  • 17. 8 Ở cấp độ địa phương, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch CCNKT. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Ở Hà Nội, Lê Văn Hoạt (1999) đã thực hiện nghiên cứu “Phân tích động thái của cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 1991 - 1998 và đề xuất kiến nghị về phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 2000 – 2005”. Công trình này đã đề cập đến các vấn đề lý luận về CCKT và đi sâu phân tích, đánh giá, nghiên cứu các động thái chuyển dịch CCKT ở cả ngành kinh tế, thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Đặc biệt là việc đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị về phương hướng nhằm chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 có chú ý gắn với đặc thù của thủ đô. Công trình nghiên cứu cũng cho biết sự biến đổi, tăng giảm tỷ trọng các ngành của kinh tế thủ đô trong CNH, HĐH. [26] Công trình nghiên cứu của Nghiêm Xuân Đạt (2005) đã đưa ra những luận cứ khoa học thực hiện chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu việc chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 hướng đến kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với những luận cứ khoa học thuyết phục. [29] Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu của Nguyễn Đình Dương (2006) đã phân tích và dự báo CCKT thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Công trình này đã trình bày khá đầy đủ về cơ sở lý luận của CCKT và đi sâu nghiên cứu về thực trạng CCKT cũng như đề xuất các biện pháp chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Tác giả cũng chỉ rõ cơ sở phương pháp luận về chuyển dịch CCNKT của thủ đô, đề cập đến những luận cứ xuất phát từ thực tiễn qua những thời kỳ phát triển, đặc điểm văn hóa – lịch sử, đặc biệt ở cả trạng thái động và trạng thái tĩnh của thủ đô Hà Nội. [35] Ở Hải Phòng, Nguyễn Văn Giang (2010) đã thực hiện công trình về “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nền kinh tế thị trường ở thành phố Hải Phòng”. Công trình đã đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận về CCKT, CCNKT, phân tích thực trạng CCKT thành phố Hải Phòng, đặc biệt là việc rút ra các kinh nghiệm và giải pháp nhằm chuyển dịch CCKT thành phố Hải Phòng. Công trình chủ yếu tập
  • 18. 9 trung đề cập đến CCKT nói chung của một địa phương nặng về công nghiệp và dịch vụ vận tải, logistics như Hải Phòng. Công trình chưa đề cập toàn diện đến chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH. [45] Đào Văn Hiệp (2005) phân tích đầu tư trực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch CCKT ngành theo hướng CNH, HĐH ở Hải Phòng. Tác giả đã phân tích và làm rõ được thực trạng đầu tư nước ngoài và chuyển dịch CCNKT ở Hải Phòng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tác động của FDI đến chuyển dịch CCNKT ở Hải Phòng theo hướng CNH, HĐH, tác giả đã đề xuất phương hướng và giải pháp thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH ở Hải Phòng. Tuy nhiên, công trình này chủ yếu đề cập đến ảnh hưởng của FDI với chuyển dịch CCNKT trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và giải pháp thu hút FDI vào Hải Phòng mà chưa đề cập đến giải pháp chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH. [12] Ở Bắc Ninh, Nguyễn Hùng Quân (2009) đã thực hiện công trình nghiên cứu về xác lập CCKT hợp lý ở Bắc Ninh. Công trình đã đề cập đến tình hình chuyển dịch CCKT của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Với xu hướng phấn đấu để đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo ra CCNKT phù hợp và hiệu quả. Công trình cũng đưa ra một số hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCNKT ở Bắc Ninh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số biện pháp khả thi để thúc đẩy chuyển dịch CCNKT của Bắc Ninh hợp lý và hiệu quả. [37] Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy đến nay các công trình nghiên cứu chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung và tiêu chí của chuyển dịch CCNKT theo hướng CNN, HĐH. Bên cạnh đó, các công trình cũng chưa đi đâu vào nghiên cứu quá trình và động thái chuyển dịch CCNKT cũng như sự gắn kết giữa chuyển dịch CCNKT với quá trình thực hiện CNH, HĐH ở một địa phương cụ thể. Ngoài ra, chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH ở tỉnh Ninh Bình. Do vậy, nghiên cứu này sẽ giải quyết những khoảng trống nghiên cứu này.
  • 19. 10 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH. - Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến 2012; từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình trong thời gian qua. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình trong CNH, HĐH theo hướng hiệu quả và bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong CNH, HĐH. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu toàn bộ địa bàn tỉnh Ninh Bình - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCNKT tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 (từ khi tái lập tỉnh) đến năm 2012 và đề xuất những giải pháp đến năm 2020. - Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCNKT theo ba ngành lớn là nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ và chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành đó. Tuy nhiên, những vấn đề về cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng cũng được xem xét ở mức độ cần thiết nhằm góp phần làm rõ mối liên hệ và tác động đối với chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu.
  • 20. 11 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: + Các số liệu thống kê về tình hình CCNKT và chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Ninh Bình. + Các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh Ninh Bình, báo cáo của các Sở, ngành của tỉnh Ninh Bình về các chủ trương, chính sách liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch CCNKT. + Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về chuyển dịch CCNKT và CNH, HĐH. - Phương pháp lịch sử: Miêu tả, trình bày diễn biến của quá trình chuyển dịch CCNKT và cơ cấu nội bộ từng ngành một cách đầy đủ, chi tiết, khách quan ở Ninh Bình từ 1992 đến 2012. - Phɵɳng pháp logic: Từ diễn biến của quá trình chuyển dịch CCNKT tìm ra những bản chất và đặc trưng của chuyển dịch CCNKT và rút ra những đánh giá, nhận định về xu hướng chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình. - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... để tính toán và mô tả quá trình chuyển dịch CCNKT, từ đó đưa ra những đánh giá về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình. - Phương pháp thống kê so sánh: Bằng các số liệu và chỉ tiêu (tuyệt đối, tương đối, tốc độ) về chuyển dịch CCNKT để đưa ra so sánh chuyển dịch CCNKT giữa các thời kỳ ở Binh Bình, so sánh giữa chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình với các địa phương khác trong nước. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin tư vấn các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của địa phương về quá trình chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài và đóng góp của luận án Thực hiện nghiên cứu đề tài này thực sự cần thiết, đặc biệt đối với tỉnh Ninh Bình và luận án có những đóng góp chính sau đây: - Góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH. Cụ thể, luận án đã làm rõ nội hàm, các chỉ tiêu đánh giá và
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 54117 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562