SlideShare a Scribd company logo
1 of 123
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN SĨ HUẤN
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHAN MINH TIẾN
Thừa Thiên Huế, năm 2017
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Sĩ Huấn
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tác giả
được sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy giáo, cô giáo, được sự quan tâm
tạo điều kiện của cơ quan, sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình. Với những tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Đào
tạo sau đại học Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế; quý thầy giáo, cô
giáo và Hội đồng khoa học nhà trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phan Minh Tiến người thầy trực tiếp
giảng dạy và hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào Quảng Trị;
Lãnh đạo UBND huyện Đakrông; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nôị vụ,
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đakrông; các trường Tiểu học trên địa bàn
huyện Đakrông; quý thầy giáo, cô giáo Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo
viên các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đakông đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài này.
Xin bày tỏ tình cảm chân thành, biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo và đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Sĩ Huấn
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cám ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................7
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................7
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................8
7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC....................................................................9
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................9
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................9
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.....................................................................10
1.2. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................12
1.2.1. Quản lý giáo dục.....................................................................................12
1.2.2. Quản lý nhà trường.................................................................................13
1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý...........................................................................15
1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học ................................16
1.3. Trường Tiểu học và đội ngũ CBQL trường Tiểu học....................................17
1.3.1. Trường Tiểu học.....................................................................................17
1.3.2. Đội ngũ CBQL trường Tiểu học.............................................................19
1.4. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học .....................................26
1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học giai đoạn hiện nay....26
1.4.2. Mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học.........27
2
1.4.3. Nội dung của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học........28
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học34
1.5.1. Các yếu tố khách quan............................................................................34
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...............................................................................35
Tiểu kết Chương 1.....................................................................................................36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC
HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ..........................................................37
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị .............................................................................................................37
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư......................................................................37
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................38
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát
triển giáo dục - đào tạo .....................................................................................39
2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục- đào tạo nói chung và giáo dục
Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.............................................................40
2.2.1. Tình hình chung về giáo dục- đào tạo huyện Đakrông ..........................40
2.2.2. Về tình hình giáo dục Tiểu học ..............................................................42
2.3. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng.........................................................45
2.3.1. Mục đích khảo sát...................................................................................45
2.3.2. Nội dung khảo sát...................................................................................45
2.3.3. Đối tượng và phương pháp khảo sát.......................................................46
2.4. Thực trạng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị .............................................................................................................46
2.4.1. Về số lượng CBQL trường Tiểu học......................................................46
2.4.2. Cơ cấu về độ tuổi, giới tính, đảng viên, thâm niên quản lý....................47
2.4.3. Về chất lượng đội ngũ CBQL trường Tiểu học (chuyên môn, chính trị,
nghiệp vụ, phẩm chất và năng lực quản lý)......................................................48
2.5. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện
Đakrông, tỉnh Quảng Trị.......................................................................................54
2.5.1. Về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường Tiểu học........................54
2.5.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường Tiểu học ..........56
2.5.3. Về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL
trường Tiểu học .................................................................................................57
3
2.5.4. Về công tác đánh giá, xếp loại CBQL trường Tiểu học.........................58
2.5.5. Về chế độ chính sách, các điều kiện làm việc cho đội ngũ CBQL trường
Tiểu học ............................................................................................................60
2.6. Đánh giá chung về thực trạng........................................................................61
2.6.1. Những kết quả đạt được .........................................................................61
2.6.2. Hạn chế, bất cập .....................................................................................63
2.6.3. Nguyên nhân...........................................................................................65
Tiểu kết Chương 2.....................................................................................................67
Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ..................68
3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp..................................................................68
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện........................................................68
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển..........................................68
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ..........................................................68
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả ............................................69
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các Trường Tiểu học huyện
Đakrông, tỉnh Quảng Trị.......................................................................................69
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức và hiệu quả sự phối hợp giữa
Phòng GD&ĐT với các đơn vị liên quan về công tác phát triển đội ngũ CBQL
trường Tiểu học ................................................................................................69
3.2.2. Nhóm biện pháp về công tác tổ chức cán bộ..........................................72
3.2.3. Nhóm biện pháp về tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động của đội ngũ
CBQL trường Tiểu học.....................................................................................89
3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................92
3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất ..................................................................................................................93
Tiểu kết chương 3......................................................................................................94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................95
1. Kết luận.............................................................................................................95
2. Khuyến nghị......................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................98
PHỤ LỤC
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBGV : Cán bộ giáo viên
CBQL : Cán bộ quản lý
CCG : Cần cố gắng
CĐSP : Cao đẳng sư phạm
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNTT : Công nghệ thông tin
CSVC : Cơ sở vật chất
ĐH : Đại học
GD : Giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
GDNN- GDTX : Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên
GV : Giáo viên
HĐND : Hội đồng nhân dân
HS : Học sinh
HT : Hiệu trưởng
HTCTTH : Hoàn thành chương trình Tiểu học
KH&CN : Khoa học và công nghệ
KT- XH : Kinh tế- xã hội
KTV : Kỹ thuật viên
NVQL : Nghiệp vụ quản lý
PCGDTH- CMC : Phổ cập giáo dục Tiểu học- chống mù chữ
PHT : Phó hiệu trưởng
PTCS : Phổ thông cơ sở
PTDTBT THCS : Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở
PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú
QLGD : Quản lý giáo dục
TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
THSP : Trung học sư phạm
UBND : Uỷ ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XHH : Xã hội hóa
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, giáo viên và học sinh Tiểu học năm học 2014- 2015
đến năm học 2016- 2017...........................................................................................42
Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông (Số
liệu năm học 2016- 2017) .........................................................................................43
Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ Giáo viên TH trong biên chế huyện Đakrông.............43
Bảng 2.4. Xếp loại hạnh kiểm học sinh Tiểu học huyện Đakrông ...........................44
Bảng 2.5. Xếp loại học lực môn Tiếng Việt, Toán đối với học sinh Tiểu học huyện
Đakrông từ năm học 2014- 2015 đến năm học 2016- 2017......................................45
Bảng 2.6. Tình hình đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông...............46
Bảng 2.7. Thống kê số lượng, độ tuổi, giới tính, đảng viên......................................47
Bảng 2.8. Thống kê về thâm niên của đội ngũ CBQL trường Tiểu học...................48
Bảng 2.9. Thống kê về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ CBQL ....48
Bảng 2.10. Thống kê về trình độ Ngoại ngữ và Tin học của đội ngũ CBQL ...........49
Bảng 2.11. Thống kê trình độ nghiệp vụ QLGD ......................................................50
Bảng 2.12. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ CBQL............50
Bảng 2.13. Thưc trạng về năng lực quản lý của đội ngũ CBQL...............................52
Bảng 2.14. Thưc trạng về phong cách lãnh đạo của đội ngũ CBQL ........................53
Bảng 2.15. Thống kê số lượng CBQL trường tiểu học được đào tạo, bồi dưỡng
Chính trị, QLGD qua các năm ..................................................................................56
Bảng 2.16. Thống kê số CBQL trường Tiểu học được bổ nhiệm, luân chuyển,
miễn nhiệm................................................................................................................57
Bảng 2.17. Thống kê kết quả đánh giá, xếp loại CBQL ...........................................58
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp......93
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh m trên phạm
vi toàn thế giới, sự phát triển về khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự hình thành nền
kinh tế tri thức trở thành một xu thế khách quan. Nguồn lực con người - nhân tố
hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội đang được các quốc gia đặc biệt quan tâm.
Trong bối cảnh đó, vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết,
bởi chính giáo dục và đào tạo s tạo ra nguồn lực người vô tận, tạo ra động lực quan
trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.
Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo. Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã xác định: t tr n o v o t o
m t tron n n n qu n tr n t s n p n n p n
u n p t u n u n on n - ếu t n s p t tr n
tăn tr n n n v n v n [15]. Đại hội XII tiếp tục khẳng định:
G o c là qu s n ầu. Phát tri n giáo d v o t o nhằm nâng cao
ân trí o t o nhân l c, b ỡng nhân tài [17].
Nói về vị trí, vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: C n là cái
g c c a m i công vi . Mu n v c thành công hoặc thất b u do cán b t t
hoặ ém . Bất c chính sách, công tác gì nếu có cán b t t thì thành công, t c là
có lãi. Không có cán b t t thì hỏng vi c, t c là lỗ v n [26].
Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu: M c tiêu là
xây d n n ũ n o v n qu n lý giáo d ợc chu n o m b o
chất ợn v s ợn ng b v ấu, ặc bi t chú tr ng nâng cao b n
ĩn ín trị, ph m chất, l i s n n tâm t n c a nhà giáo; thông qua
vi c qu n lý, phát tri n ún ịn ớng và có hi u qu s nghi p giáo d nâng
cao chất ợn o t o ngu n nhân l p ng nh n ò ỏi ngày càng cao c a
s nghi p công nghi p hoá, hi n o ất n ớ [1].
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có một vị trí đặc biệt
quan trọng, bởi đây là cấp học “nền móng” đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành,
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
7
cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để trường Tiểu học hoàn thành tốt
sứ mệnh của mình ngoài việc xây dựng và phát đội ngũ giáo viên thì việc lãnh đạo
và quản lý là yếu tố hết sức quan trọng. CBQL trường học là lực lượng nòng cốt tổ
chức thực hiện các mục tiêu giáo dục, là nhân tố quyết định trong sự phát triển của
các nhà trường. CBQL phải có đầy đủ phẩm chất và năng lực quản lý để thực hiện
mục tiêu giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói
chung, CBQL trường Tiểu học nói riêng là một việc làm cần thiết góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của người CBQL và công tác cán bộ, trong những
năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đakrông, tỉnh Quảng Trị luôn bám sát các chủ
trương, Nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương, quan tâm
xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục, coi đó
là lực lượng then chốt bảo đảm cho sự phát triển giáo dục của huyện nhà. Nhưng nhìn
chung, đội ngũ CBQL trường Tiểu học thuộc huyện Đakrông hiện nay xét về số
lượng, cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của nền giáo
dục, còn có những mặt hạn chế và bất cập nhất định. Vì vậy, vấn đề xây dựng, phát
triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục tại các trường Tiểu
học thuộc huyện Đakrông trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và rất cần thiết.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện
pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
CBQL ở các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, đáp ứng với yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý trường học và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường
Tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
8
4. Giả thuyết khoa học
Cán bộ quản lý cùng với đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục. Nếu đề xuất và thực
hiện đồng bộ các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học một cách khoa
học phù hợp với thực tiễn, đặc điểm nhà trường, điều kiện của địa phương thì có thể
nâng cao được chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh
Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường
Tiểu học.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ
CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học
huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân
loại tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của công tác phát triển đội ngũ CBQL
trường Tiểu học.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp: Điều tra, quan sát sư phạm, tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, trao đổi,… nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng
công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có nhiều
chức danh quản lý như: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn.
Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu trên đối tượng Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng trường Tiểu học.
9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung.
Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được
mục đích đề ra. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động
mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những
yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý. Quản lý là một chức năng
lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi con người bắt đầu hình
thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách
là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần
thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung nhằm đạt
kết quả tốt hơn, năng suất cao hơn.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trước Công Nguyên, tại Trung Hoa cổ đại đã xuất hiện các tư tưởng quản lý
của Khổng Tử nhằm mục đích đào tạo lớp người cai trị xã hội. Trên cơ sở của o
n ân , Khổng Tử và các học trò của Ông đã tiếp cận một cách khái quát các yếu tố
n ân v ễ n ân v n ĩ n ân v trí n ân v ũn n ân v tín n ân v ợ ợ
v n ĩ ợ v t n vào việc truyền đạo (dạy học). Mục đích dạy học của
Khổng Tử lúc đương thời là đúc kết các yếu tố trên để đi đến việc định ra các hình
mẫu về phẩm chất và năng lực của tầng lớp những người quản lý xã hội chuyên
nghiệp như “quân tử” và “ ẻ sĩ”. Tư tưởng trên, tuy chưa thực sự chuyên sâu về
quản lý, nhưng đã thể hiện những quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
trong xã hội lúc bấy giờ [12; tr 9].
Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò quản lý, các nhà lý
luận quản lý quốc tế như: Frederick Winslow Taylor (1856- 1915) người Mỹ với
công trình nghiên cứu “Những nguyên tắc quản lý khoa học”, ông đã đưa ra các
nguyên tắc quản lý khoa học xác định các phương pháp hoàn thành mỗi loại công
việc, tuyển chọn và huấn luyện công nhân, sự hợp tác cần thiết của người quản lý với
10
người được quản lý, bổn phận của người quản lý; Henri Fayol (1841 -1925) là kĩ sư
công nghiệp người Pháp với công trình nghiên cứu “Tổng quát về quản lý hành
chính”, theo ông nếu người quản lý có đủ phẩm chất và năng lực kết hợp nhuần
nhuyễn các chức năng, quy tắc và nguyên tắc quản lý thì chất lượng và hiệu quả hoạt
động của tổ chức được nâng cao.
V.A Xukhomlinxki- Nhà giáo dục học Xô-viết khi tổng kết những kinh
nghiệm quản lý chuyên môn trong vai trò là hiệu trưởng nhà trường cho rằng “Kết
quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn
các hoạt động dạy học”. Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự phân
công, sự phối hợp chặt ch , thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng
để đạt được mục tiêu đề ra.
C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ
đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình
điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Trước hết phải nói đến tư tưởng của Hồ Chí Minh (1890- 1969), sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và luôn xem là vị trí
hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Là người sáng lập, lãnh đạo
và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của
cán bộ. Người chỉ rõ: C n m n v . Mu n v t n
côn oặ t ất u o n t t oặ ém [26].
Tư tưởng về công tác cán bộ của Người không chỉ phát huy vai trò trong
cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra
điều chỉnh… phải có người đứng đầu. Từ khi đất nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng
XHCN, mở cửa và hội nhập thì việc đổi mới và nâng cao hoạt động quản lý xã hội
đã trở thành nhiệm vụ bức xúc. Đã đến lúc chúng ta cần phải nâng cao năng lực của
đội ngũ CBQL, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong mọi lĩnh vực của
cuộc sống xã hội. Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương, nghị quyết quy định về
11
xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung như Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày
30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kì
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) nhấn mạnh:
“Cần làm tốt việc phát hiện, lựa chọn, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo…” và chỉ ra “vấn đề cán bộ vẫn là khâu then chốt có ý nghĩa
quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng” [13, tr. 63].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ CNH,
HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là
nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của
đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [16, tr. 63].
Đại hội XII của Đảng xác định các chủ trương, phương hướng đổi mới mạnh
m công tác cán bộ, trong đó xác định rõ: Tiếp t y m nh th c hi n Chiến ợc
cán b th i kỳ y m nh công nghi p hóa, hi n ất n ớc.
Với xu thế kế thừa, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã chắt lọc những vấn đề
tinh hoa của các tác phẩm về quản lý để thể hiện trong các công trình nghiên cứu
của mình về những vấn đề về chất lượng của người quản lý, đã xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu về quản lý giáo dục có giá trị đó là: Giáo trình khoa học quản lý
của Phạm Trọng Mạnh [25].
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng Chủ biên) với cuốn Luận o
o v nân o ất ợn n ũ n tron t ỳ m n n
n p o n o ất n ớ [35].
Nguyễn Minh Đạo với cuốn C s o qu n ý [18].
Đại cương về khoa học quản lý của Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [9].
Bên cạnh đó, một số bài viết đề cập đến quản lý giáo dục như: Vấn đề kinh tế
thị trường, quản lý nhà nước và quyền tự chủ các trường học của Trần Thị Bích
Liễu- Viện KHGD đăng trên tạp chí giáo dục số 43 tháng 11/2002. Một số luận văn
Thạc sĩ QLGD cũng đã nghiên cứu vấn đề này ở một số địa phương như: Biện pháp
phát triển đội ngũ CBQL các trường TH tỉnh Khánh Hòa …
Nhìn chung, vấn đề chất lượng CBQL trường học và phát triển đội ngũ
CBQL trường học đã được nghiên cứu ở bình diện lý luận và ở một số địa phương
cụ thể, tuy nhiên, trước những cơ hội và thách thức mới của thời đại, của sự nghiệp
12
phát triển giáo dục, trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị chưa có đề tài nào
nghiên cứu một cách cụ thể về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường học.
Vấn đề nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường
TH huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn trong
việc đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục TH của địa phương trong điều kiện hiện nay.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý giáo dục
Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản chất
của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã
hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát
triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được thừa kế, bổ sung, hoàn thiện và trên
cơ sở đó không ngừng phát triển.
Quản lý giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế
hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và tất
nhiên cả những cấu phần tài chính và vật chất của các hoạt động đó nữa. Do đó,
quản lý giáo dục là một quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức
năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề
ra. Hoặc “Quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý
thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra”.
Theo M.I. Kônđacốp: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức
và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ
thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế
hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như
những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [27].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản
lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này
sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xá định [19, tr.61].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành
theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy- học, giáo dục thế hệ
trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [29, tr.31].
Trong thực tế, quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức
13
của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học- giáo dục nhằm
làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra.
Cũng có thể hiểu: Qu n ý o m t qu trìn tr n v t n
u qu v t n m t êu o t o tr n ín s o qu
nân o u qu ầu t o o nân o ất ợn o .
Như vậy, quan niệm về QLGD có những cách diễn đạt khác nhau, song mỗi
cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể QLGD, khách thể QLGD,
ngoài ra còn phải kể tới các cách thức (phương pháp QLGD) và công cụ (hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật) quản lý giáo dục.
1.2.2. Quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức, cơ sở giáo dục mang tính nhà nước- xã hội là nơi
tác động qua lại với môi trường đó. Nhà trường là một bộ phận của cộng đồng và
trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân. Từ cội nguồn lịch sử, người ta đã
đưa ra định nghĩa về nhà trường như sau: “Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt
của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một
nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo
kinh nghiệm xã hội nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân
cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.”
Theo Nguyễn Mạnh Cường: “Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt trong
một hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho sự duy trì và phát triển của xã hội loài người” [11].
Quản lý nhà trường chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ
quản lý thực hiện chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình.
Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm thực
hiện chức năng nhiệm vụ của nhà trường mà trọng tâm là quá trình dạy học.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành GD&ĐT đối với thế hệ trẻ và từng học sinh, việc quản lý nhà trường phổ
thông là quản lý hoạt động dạy và học làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này
đến trạng thái khác để tiến tới mục tiêu đào tạo” [29, tr. 33].
Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Quản lý trường học là quản lý giáo
dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn
14
trên trường, các nhà quản lý trong trường do Hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản
lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý
là con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học- công nghệ và thông
tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính
sách, cơ chế và chuẩn hiện có” [22, tr. 7-9].
Tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [20, tr. 34].
Nhà trường thực hiện chức năng truyền bá những kinh nghiệm lịch sử của xã
hội loài người, nền văn hóa nhân loại thông qua quá trình dạy học. Quá trình dạy
học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và người học
đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định.
Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế
chuyên biệt của xã hội để giáo dục thế hệ trẻ thành công dân hữu ích. Thiết chế đó có
mục đích rõ ràng có tổ chức chặt ch được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc
thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được.
Bản chất của nhà trường đã được khẳng định bởi tính mục đích cũng như
cách thức vận hành của nó và một điều khẳng định nữa là: Khi nhà trường thực hiện
chức năng giáo dục trong xã hội cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc in dấu ấn sâu đậm
trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Có thể hiểu: Nhà trường là thiết chế thực hiện hóa sứ mệnh của nền giáo dục
trong đời sống KT- XH, Quản lý nhà trường phải lấy quản lý việc dạy học là khâu
cơ bản, việc dạy học phải xuất phát từ người học và hướng vào người học.
Có nhiều tác giả, nhiều cách hiểu về quản lý nhà trường nhưng vẫn nỗi bật
lên cái chung, cái bản chất của quản lý nhà trường là hệ thống của những tác động
có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý làm cho nhà trường vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng để thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành
giáo dục. Vì vậy, quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện. Đó là:
- Quản lý đội ngũ nhà giáo
- Quản lý học sinh
- Quản lý quá trình dạy học- giáo dục
- Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học
15
- Quản lý tài chính trong trường học
- Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng bên ngoài
Như vậy có thể hiểu: Qu n ý n tr n n n t n ợp qu uật
t qu n ý n tr n ( u tr n ) ến t qu n ý n tr n
( o v ên n ân v ên v s n ...) n ằm o t n o v
n tr n t tớ m t êu p t tr n o n tr n .
1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý
Đ n ũ: Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số
đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” [37, tr. 339].
Hiện nay, khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng
rãi như đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ trí thức; đội ngũ y, bác sĩ; đội ngũ giáo
viên; đội ngũ nghệ sĩ… theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ đó là tổ
chức nhiều người tập hợp thành một lực lượng hoàn chỉnh, được tổ chức thành một
lực lượng chiến đấu. Các quan niệm về đội ngũ tuy có khác nhau nhưng đều thống
nhất ở chỗ, đội ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng, thực hiện một hay
một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để đạt được kết quả cụ thể nào đó.
Với các cách hiểu như trên, có thể hiểu chung: Đ n ũ m t tập t n
n ùn m í lý t n th c hi n công vi c hoặc nhi m v ợc giao
t eo s ỉ u t n n ất ế o b o m yêu cầu v th i gian và chất
ợng ắn vớ n u v qu n ợ vật ất v t n t ần.
C n : theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học: “Cán bộ là người làm
công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với nhười thường,
không có chức vụ” [37, tr. 109]. Như vậy, khái niệm “cán bộ” bao gồm không chỉ
những người lãnh đạo và các nhà chuyên môn làm việc trong bộ máy nhà nước mà còn
làm việc trong các hợp tác xã, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ
chức xã hội nghề nghiệp…
Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã
hội. Xã hội ngày càng phát triển thì trình độ tổ chức, điều kiển cũng phải phát triển
như một tất yếu khách quan. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đang là
vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Vậy quản lý là gì? Có
nhiều cách hiểu, tùy theo cách tiếp cận:
16
Hoạt động quản lý là tác động có định hướng có mục đích của chủ thể quản
lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm
cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức.
Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học xác định: quản lý là tổ chức
và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. [37, tr. 800]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức
có định hướng của chủ thể quản lý (người tổ chức hay tổ chức quản lý) lên khách
thể quản lý (đối tượng) về các mặt chính trị, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống
các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi
trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [18].
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định
hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các
tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
đổi của môi trường”.
Giáo trình quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia:
“Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hoạt động của
con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và
đúng ý chí của người quản lý”.
Như vậy có thể hiểu: Qu n lý t n ịn ớng, có m í a
ch th qu n lý (n i qu n lý) ến khách th qu n lý (n i bị qu n lý) trong m t
tổ ch c nhằm làm cho tổ ch c vận n v t m í a tổ ch c.
Từ các cách hiểu trên, có thể khái niệm: Đ n ũ n qu n lý là nh ng
n i th c hi n ch năn qu n lý n ầu h th ng với ch c danh nhất ịnh và
chịu hoàn toàn trách nhi m v h th ng do mình ph trách hay n n n t
n n n m t êu n ất ịn t n qu n n n ; n n n
t m qu n r qu ết ịn ù ợ p ân qu n uỷ qu n.
1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học
Theo từ điển tiếng Việt viện ngôn ngữ học xác định: Phát triển là biến đổi hoặc
làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.
Phát triển là thuật ngữ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: phát
triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, sản xuất phát triển, bước
phát triển nhảy vọt… Theo quan điểm Triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện sự
17
thay đổi tăng tiến cả về chất, cả về không gian lẫn thời gian của sự vật, hiện tượng
và con người trong xã hội. Vậy nên, phát triển được hiểu là sự tăng trưởng, sự
chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tiến lên.
Phát triển đội ngũ CBQL trường TH thực chất là phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực giáo dục nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý trong trường học
nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong giáo dục và đào tạo.
Phát triển đội ngũ CBQL trường TH là một quá trình tạo ra sự biến đổi về số
lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí vị trí việc làm, độ
tuổi, giới tính, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về kiến thức kĩ
năng, thái độ nhân cách của người CBQL giáo dục đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao
động của công tác quản lý và đào tạo của ngành giáo dục. Chất lượng là yếu tố quan
trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TH.
Phát triển đội ngũ CBQL gồm 3 khâu có liên quan chặt ch , mật thiết với
nhau đó là: phát hiện- lựa chọn, đào tạo- bồi dưỡng và sử dụng.
Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo chuyển
biến căn bản, mạnh m về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày
càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân
thì đội ngũ nhà giáo và đặc biệt là CBQL giáo dục là lực lượng nồng cốt có vai trò,
nhiệm vụ thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục. Tuy nhiên
hiện nay, CBQL giáo dục còn bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu… đang đặt
ra cần phải phát triển CBQL giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
1.3. Trƣờng Tiểu học và đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học
1.3.1. Trường Tiểu học
1.3.1.1. Vị trí c a tr ng Ti u h c
Tại Điều 2, Điều lệ trường TH ghi rõ: trường TH là cơ sở giáo dục phổ thông
của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu
riêng [4].
Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp TH có một vị trí hết sức quan trọng,
bởi đây là cấp học giáo dục “nền móng” của giáo dục phổ thông để xây dựng một
“con người mới”.
Theo Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của chính phủ Quy định cơ cấu
khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và
đào tạo của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mỗi cấp học, bậc học
18
đều có một vị trí, vai trò nhất định và có tính liên thông bậc học dưới làm cơ sở tiền
đề và nền tảng cho bậc học trên trong đó có giáo dục Tiểu học.
Điều 27, Luật Giáo dục 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục TH là: “Giáo
dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để
học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [30].
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Bộ Chính trị tiến hành kiểm
điểm Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và đề cập đến định hướng chiến lược phát
triển giáo dục- đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá: đó là nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào
năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Trong định hướng đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại
ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát
triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…” [2, tr. 4].
1.3.1.2. Nhi m v và quy n h n c a tr ng Ti u h c
Theo quy định tại Điều lệ trường TH (Ban hành kèm theo Thông tư số
41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo),
trường TH có những nhiệm vụ và quyền hạn [4]:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục
tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp TH do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.
2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em
đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng
đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo
dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự
phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành
chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường
được phân công phụ trách.
3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
19
5. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
6. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của pháp luật.
7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện
hoạt động giáo dục.
8. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các
hoạt động xã hội trong cộng đồng.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Đội ngũ CBQL trường Tiểu học
1.3.2.1. Đ n ũ CBQL tr ng Ti u h c
Đội ngũ CBQL trường TH trong phạm vi nghiên cứu bao gồm Hiệu trưởng,
Phó hiệu trưởng do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm đối với các trường TH công
lập, công nhận đối với trường TH tư thục. Hiệu trưởng trường TH vừa là người lãnh
đạo, vừa là người quản lý đơn vị trường học có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy
định tại Điều lệ trường TH và các văn bản khác của nhà nước. Phó hiệu trưởng là
người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước
pháp luật về công việc được giao. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó hiệu
trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
1.3.2.2. Vị trí, nhi m v quy n h n c a CBQL tr ng Ti u h c
* Vị trí của CBQL trường Tiểu học
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng,
quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục Việt Nam
ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người
Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục
phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.
Đổi mới giáo dục là tất yếu vì sự phát triển của xã hội, vì nhu cầu của cuộc
sống và vì trách nhiệm của nhà trường. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở
cửa, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt ch với nhu cầu thực tiễn xã hội, với việc
nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhà giáo thay vì đơn thuần
truyền thụ kiến thức chuyển sang vai trò hướng dẫn cho người học phương pháp tư
duy, hình thành năng lực thực hành, phát triển trí tuệ, thể chất, phát triển phẩm chất
và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.
20
Đổi mới nhà trường ngày nay không chỉ là đổi mới nội dung chương trình,
phương pháp dạy học mà còn đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường. Trong đó,
đổi mới quản lý giáo dục là khâu then chốt. CBQL là trung tâm đoàn kết và là người
quyết định đến tất cả các hoạt động của tổ chức, CBQL là những người có ảnh
hưởng lớn nhất trong hệ thống quản lý ngành, đến kết quả học tập của học sinh. Cụ
thể, CBQL thích văn nghệ thì học sinh dễ làm văn nghệ; CBQL thích thể thao thì
học sinh thích thể thao; phong cách làm việc của CBQL s ảnh hưởng đến cả môi
trường hoạt động của nhà trường; sự quan tâm, chú ý của CBQL đến cái gì…s ảnh
hưởng chi phối văn hoá nhà trường; CBQL có vai trò quyết định, chi phối sự phát
triển văn hoá nhà trường. Nhà trường đem lại hạnh phúc đi học cho trẻ em, tạo điều
kiện thuận lợi để mọi người đều có thể học tập; học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình; học để phát triển, hoàn thiện nhân cách để
sống tốt đẹp hơn.
Với phương châm giáo dục học sinh phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh; đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”,
“dạy người” và định hướng nghề nghiệp, Giáo dục TH tiếp tục thực hiện giáo dục
toàn diện về đức, trí, thể, mĩ góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh, Hình thành
và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích
cực ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc
sống, khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, Giáo dục TH phải đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp; thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục TH mức độ 1, mức độ 2,
mức độ 3 góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Trước những yêu
cầu đổi mới giáo dục, đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
CBQL trường TH có một vị trí vô cùng quan trọng trong nhà trường.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL trường Tiểu học
Hi u tr ng tr ng Ti u h c có các nhi m v và quy n h n:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên
chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
21
- Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài
sản của nhà trường;
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận,
giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả
đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận
việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối
tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham
gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các
chính sách ưu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị
- xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
- Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội
cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
Phó hi u tr ng tr ng Ti u h c có các nhi m v và quy n h n:
- Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
- Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham
gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các
chính sách ưu đãi theo quy định.
1.3.2.3. Nh ng yêu cầu v ph m chất v năn c c a CBQL tr ng Ti u h c trong
o n hi n nay
Phẩm chất là yếu tố không thể thiếu được của CBQL. Phẩm chất là biểu hiện
những đặc tính quý báu được thể hiện trong cuộc sống trong sạch và lành mạnh,
mẫu mực, chống lại sự bất công, phấn đấu cho sự công bằng, văn minh. Công bằng
không phải là bình quân dàn đều mà là biết giải quyết mối quan hệ lợi ích của mọi
người, thực hiện cho được những công việc vì lợi ích của xã hội và lợi ích của tập
thể. Phẩm chất còn được thể hiện ở chỗ không dùng uy lực, áp chế, chà đạp người
khác để nâng mình lên; không lợi dụng chức quyền để thu vén cá nhân như tham ô,
móc ngoặc, hối lộ, nịnh hót cấp trên, trù dập cấp dưới.
Năng lực là yếu tố quan trọng của CBQL. Năng lực biểu hiện tổng hợp các
khả năng tiếp thu và tích luỹ kiến thức, thông tin, có khả năng chọn lọc, xử lý thông
tin, vận dụng vào thực tiễn, có khả năng thích nghi với sự thay đổi kể cả những lúc
22
khó khăn. Do đó, năng lực chiếm vị trí quan trọng đặc biệt, bởi nó quyết định giá trị
đích thực của người CBQL với tư cách là một chủ thể tác động vào tự nhiên và xã
hội có làm thay đổi được sự phát triển của hệ thống hay không.
Yêu cầu đối với CBQL trường TH bao gồm các yếu tố: bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp; trình độ chuyên
môn, năng lực quản lý nhằm đảm bảo cho người CBQL trường TH đáp ứng được
các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kì mới.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, CBQL trường Tiểu học đảm bảo các tiêu
chuẩn sau [5]:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp
Ph m chất chính trị
- Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc
nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp
luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường;
- Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ công dân;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng
phí; thực hành tiết kiệm.
Đ o c ngh nghi p
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với
nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường;
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
của nhà trường;
- Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi;
- Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín
nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.
L i s ng, tác phong
- Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung;
- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và
môi trường giáo dục;
- Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
23
Giao tiếp và ng xử
- Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh;
- Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo
viên, nhân viên;
- Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh;
- Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong GD học sinh.
H c tập, b ỡng
- Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức;
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường;
- Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn
luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm
Trìn chuyên môn
- Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục
đối với giáo viên tiểu học;
- Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học;
- Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả
phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương;
- Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan
đến giáo dục tiểu học.
Nghi p v s p m
- Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục
nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh;
- Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm của giáo dục tiểu học;
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng
dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục.
Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trƣờng Tiểu học
Hi u biết nghi p v qu n lý
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định;
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong
lãnh đạo, quản lý nhà trường.
24
Xây d ng và tổ ch c th c hi n quy ho ch, kế ho ch phát tri n n tr ng
- Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy
hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện
và phù hợp;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.
Qu n lý tổ ch c b máy, cán b o v ên n ân v ên n tr ng
- Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo
quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất
lượng giáo dục;
- Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực
hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Qu n lý h c sinh
- Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác
phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương;
- Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh không
bỏ học;
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của học sinh.
Qu n lý ho t ng d y h c và giáo d c
- Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng
khối lớp;
- Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học
sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của giáo viên và học sinh;
- Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ
học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định;
- Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy
định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh
và trẻ em trên địa bàn.
25
Qu n lý tài chính, tài s n n tr ng
- Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và
giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả;
- Quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục.
Qu n lý hành chính và h th ng thông tin
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong
nhà trường;
- Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định;
- Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt
động dạy học và giáo dục của nhà trường;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định.
Tổ ch c ki m tra, ki m ịnh chất ợng giáo d c
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và
quản lý của nhà trường theo quy định;
- Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý;
- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;
- Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề
ra các giải pháp phát triển nhà trường.
Th c hi n dân ch trong ho t ng c n tr ng
- Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định;
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ
chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng
đồng và xã hội
Tổ ch c ph i hợp vớ ìn c sinh
- Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống,
văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học;
- Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện
giáo dục toàn diện đối với học sinh.
26
Ph i hợp gi n tr n v ị p n
- Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục tiểu
học trên địa bàn;
- Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính
trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực
hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định;
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt
động xã hội trong cộng đồng.
1.4. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học
1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học giai đoạn hiện nay
Ngày nay, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy
vọt, tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc về đời
sống vật chất và tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó, hội nhập và đổi mới giáo dục
đang diễn ra trên quy mô toàn cầu đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục,
từ quan niệm về chất lượng đến xây dựng nhân cách người học, đến cách thức tổ
chức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục … Trong đời sống xã hội, giáo dục và
đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời
đại. Các quốc gia đã nhận thức vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục và quyết tâm
đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động, hiệu quả hơn những yêu
cầu đối với sự phát triển của đất nước, Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Về phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là một trong những quan
điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời khẳng định vai trò quyết định
của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ
CBQL trong điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày mở rộng và phát triển. Hội
nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: “Xây dựng đội
ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện. Đảm bảo đủ số lượng, đạt yêu
cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đặc biệt đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đồng thời quan tâm xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục đủ sức, đủ tài cùng với đội
ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà” [15].
Để phát triển giáo dục, cần phải có sự tương hỗ của nhiều yếu tố: nguồn tài
chính, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của xã hội. Trong các yếu tố
27
đó, giáo viên và CBQL là nhân tố không thể gì thay thế được, họ chính là điều kiện
tiên quyết đảm bảo chất lượng giáo dục quốc gia.
Phát triển đội ngũ CBQL trường TH thực chất là phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực giáo dục, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo quản lý trong đơn vị nhà
trường đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục và đào tạo, nâng cao thương hiệu, vị thế
nhà trường.
Xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải có những tư duy mới và những chính
sách, giải pháp tích cực để phát triển, trong đó cần ưu tiên phát triển đội ngũ CBQL
nhằm đáp ứng quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước.
1.4.2. Mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học
Đội ngũ CBQL giáo dục được xem là lực lượng tiên phong dẫn dắt sự nghiệp
giáo dục- đào tạo, là nhân tố quyết định sự phát triển giáo dục và đào tạo, biến chủ
trương, mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước thành hiện thực.
Khi áp dụng khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” vào phát triển đội ngũ
CBQL trường TH thì “CBQL” chính là “thành viên” và “đội ngũ” là “nguồn nhân
lực”. Thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH nói riêng, CBQL
giáo dục nói chung s thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần tích cực
phát triển nguồn nhân lực của xã hội.
Để phát triển đội ngũ CBQL trường TH cần tiến hành đồng bộ các giải pháp
nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường TH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có
trình độ chuyên môn, kiến thức- kĩ năng quản lý, thái độ nghề nghiệp tốt. Quá trình
phát triển đội ngũ CBQL trường TH cũng là quá trình làm cho đội ngũ này thích
ứng được với sự thay đổi mạnh m của xã hội, có khả năng sáng tạo để thực hiện
mục tiêu của nhà trường, tìm thấy sự gắn bó với nhà trường (thấy mục tiêu của cá
nhân trong mục tiêu của nhà trường, thấy sự phát triển của cá nhân gắn liền với sự
phát triển của nhà trường). Thực chất của phát triển đội ngũ là tạo ra sự gắn bó giữa
chuẩn nghề nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng hợp lý, đồng
thời tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CBQL trường TH phát triển và đánh giá
đội ngũ CBQL trường TH một cách khoa học, chính xác.
Như vậy, mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH là tạo ra
đội ngũ CBQL trường TH đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (có trình độ chuyên
môn, có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý nhà trường), phù hợp về cơ cấu
28
nhằm thực hiện tốt các yêu cầu quản lý và phát triển trường học theo yêu cầu hiện tại,
đồng thời đảm bảo đội ngũ kế cận cho tương lai.
1.4.3. Nội dung của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học
Phát triển đội ngũ CBQL trường TH là quá trình xây dựng đội ngũ CBQL
trường TH đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm, đảm bảo
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu quản lý trường học.
Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường TH cũng là quá trình liên tục nhằm
thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ CBQL trường TH cho hoàn thiện hơn, làm
cho đội ngũ CBQL trường TH ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu
cầu quản lý trường TH trong thời kì CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, từng bước tiếp
cận với trình độ quản lý trường phổ thông của các nước phát triển trên thế giới.
Phát triển đội ngũ CBQL trường TH là một quá trình khép kín, bao gồm sự
tích cực tự vận động phát triển của người CBQL và sự thúc đẩy của môi trường (sự
vận động phát triển của nhà trường, xã hội, đồng nghiệp) đối với CBQL, trong đó,
sự tích cực tự vận động phát triển của người CBQL giữ vai trò quan trọng, đảm bảo
cho sự trưởng thành về nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người
CBQL trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của nhà trường TH nói riêng
và sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nói chung.
Phát triển đội ngũ CBQL trường TH chính là tìm cách để đạt hiệu suất cao
nhất của của việc phát triển nguồn nhân lực, đó là:
- Tạo ra sự biến đổi về số lượng không chỉ đảm bảo số lượng CBQL theo yêu
cầu hiện tại mà còn đảm bảo tính kế cận, thừa kế của nhiệm kì tiếp theo.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để toàn bộ đội ngũ CBQL trường
TH đạt đến sự chuẩn hóa về trình độ, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề
nghiệp, năng lực quản lý, quyết định.
- Bổ nhiệm, bố trí một cách hợp lý đồng bộ với các yếu tố số lượng, cơ cấu
đội ngũ CBQL.
- Thực hiện các chế độ chính sách, chế độ, đảm bảo sức khỏe (thể lực, trí lực,
tâm lực) cho đội ngũ CBQL trường Tiểu học.
- Tạo môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ CBQL trường TH nâng cao
hiệu quả làm việc, thực hiện dân chủ hóa giúp CBQL phát huy mọi tiềm năng cá
nhân và phát triển bản thân.
29
1.4.3.1. Xây d ng kế ho ch, quy ho n ũ CBQL tr ng Ti u h c
Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH là quá trình xác lập những mục tiêu
của tổ chức biên chế, tiêu chuẩn chức danh của đội ngũ CBQL cần có trong tương
lai. Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy
hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ghi rõ mục
đích của công tác quy hoạch cán bộ là: “Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược
trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa
các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. Chuẩn bị từ xa
và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị
vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp
vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [3, tr. 3].
Quy hoạch đội ngũ CBQL là một trong những hoạt động quản lý của người
quản lý, có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết số lượng, chất
lượng, độ tuổi, trình độ chuyên môn, cơ cấu giới tính của từng CBQL và cả đội ngũ
CBQL, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhằm tìm ra các biện pháp
nâng cao chất lượng (Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn
và năng lực thực tiễn) cho CBQL để họ có được khả năng, năng lực hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Công tác quy hoạch CBQL phải có tính ổn định, xác định được nhu cầu
nguồn nhân lực CBQL trong giai đoạn và định hướng phát triển của ngành, của địa
phương để lập kế hoạch rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch CBQL phù hợp, đảm
bảo đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Công tác quy hoạch CBQL
phải đảm bảo dân chủ, khách quan và công khai; thể hiện tính “động” tính “mở”
trong quy hoạch. Cán bộ quy hoạch phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định,
có triển vọng phát triển; không thực hiện quy hoạch cán bộ mang tính hình thức.
Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa số
lượng, chất lượng và cơ cấu. Số lượng đưa vào quy hoạch chức danh CBQL (Hiệu
trưởng, Phó Hiệu trưởng) phải quy hoạch từ 2- 4 người vào một chức danh. Quy
hoạch một người không quá 2 chức danh, không quy hoạch một chức danh quá 4
người, tạo điều kiện cho việc lựa chọn nhân sự khi bổ sung CBQL và chuẩn bị nhân
sự thay thế khi cần thiết. Cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho CBQL hỗ trợ nhau trong
quá trình làm việc, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của từng người.
30
Trên cơ sở đánh giá CBQL hàng năm và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ,
giáo viên, căn cứ nhu cầu CBQL trường TH theo quy mô hạng trường và chuẩn
Hiệu trưởng để rà soát, bổ sung quy hoạch, quy hoạch mới CBQL đủ số lượng, hợp
lý về cơ cấu (độ tuổi, giới tính), có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chủ động nguồn cán
bộ cho từng giai đoạn phát triển nhà trường.
Định kỳ hàng năm, các trường TH phải tổ chức công tác rà soát quy hoạch
theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo thứ tự ưu tiên vừa
đảm bảo nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên vừa đảm bảo việc tổ chức kế hoạch
dạy học và các nhiệm vụ chuyên môn khác.
1.4.3.2. Bổ nhi m, sử d ng, luân chuy n, miễn nhi m n ũ CBQL tr ng Ti u h c
Bổ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử
cán bộ, công chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị;
Luân chuyển là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công
chức lãnh đạo giữ một chức vụ lãnh đạo mới trong quá trình thực hiện công tác quy
hoạch và đào tạo bồi dưỡng; Miễn nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức lãnh đạo
khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm [33].
Bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ cán bộ công chức nói
chung, CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ. Bổ
nhiệm, sử dụng chính xác CBQL là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế
hoạch phát triển đội ngũ CBQL.
Miễn nhiệm là thực chất làm cho đội ngũ CBQL luôn luôn đảm bảo yêu cầu
về tiêu chuẩn, điều kiện của đội ngũ, không để cho đội ngũ CBQL có những thành
viên không đạt yêu cầu, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là một hình
thức nâng cao chất lượng đội ngũ.
Luân chuyển CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ CBQL được
đồng đều trong các tổ chức, tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu CBQL, làm cho chất
lượng công tác quản lý được nâng lên. Đây là biện pháp để người CBQL có điều
kiện so sánh, thử nghiệm nghiệp vụ quản lý trước những thay đổi, phát triển của
đơn vị mới, tránh những lối mòn trong quá trình quản lý của mình.
1.4.3.3. Đ o t o, b ỡn n ũ CBQL tr ng Ti u h c
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao về
chuẩn trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hành chính, lý luận và thực tiễn quản
31
lý; nâng cao trình độ, năng lực cho từng cán bộ và đội ngũ CBQL. Bản chất của
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là chuẩn hoá đội ngũ CBQL, đảm bảo
chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp
để họ có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của mình, để
xây dựng phát triển đội ngũ CBQL thì không thể bỏ qua khâu đào tạo, bồi dưỡng.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH là góp phần nâng cao trình độ,
phẩm chất và năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc. Bồi dưỡng
đội ngũ CBQL trường TH là phát triển năng lực, kiến thức, kĩ năng… để đội ngũ có cơ
hội củng cố, mở mang nâng cao chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ đang làm bằng nhiều
hình thức, mức độ khác nhau hướng đến chuẩn xác định. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ CBQL và dự nguồn đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng chương trình hợp lý, nội
dung phù hợp, sát với thực tiễn của người đào tạo và người được đào tạo là rất cần thiết,
quyết định hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả lao động.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH là việc làm tất yếu, có giá trị
làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, giúp
đội ngũ CBQL trường TH nắm được những kĩ năng quản lý hiểu biết về chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục một cách đầy
đủ, có hệ thống để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Những kĩ năng quản lý, hiểu
biết này có được nhờ các quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu và được đào
tạo, bồi dưỡng qua các lớp bồi dưỡng CBQL trường phổ thông trước hoặc sau khi
được bổ nhiệm. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH là rất cần thiết,
giúp CBQL nắm được một cách hệ thống lý luận về quản lý, có khả năng nghiên
cứu, đúc kết kinh nghiệm quản lý từ thực tiễn, làm phong phú thêm cho lý luận và
quản lý. Công tác quản lý ngày nay được xem như là một nghề, đòi hỏi nhiều năng
lực tổng hợp và mang tính nghệ thuật cao trong khi những phẩm chất, kĩ năng quản
lý trên chưa được trang bị trong thời gian học nghề dạy học ở trường Sư phạm.
Mặt khác, trong quá trình phát triển xã hội, nhà trường không ngừng thay
đổi, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo cũng như CBQL phải ngày càng hoàn thiện, bổ sung
những tri thức mới. Để đáp ứng yêu cầu này, nhà giáo cũng như CBQL phải tham
gia đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu, chương trình nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
cơ bản về quản lý trường học, nâng cao năng lực cho CBQL trường phổ thông về
lãnh đạo và quản lý nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm
nhìn với hành động, phát huy những giá trị của tổ chức và xã hội theo định hướng
32
đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ công
cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nhằm thực hiện tốt công đào tạo, bồi dưỡng các nhà trường cần căn cứ chiến
lược phát triển của nhà trường, thực trạng đội ngũ, xác định nội dung cần bồi
dưỡng, các hình thức bồi dưỡng phù hợp; quan tâm đến công tác đạo tạo đạt chuẩn
và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, tăng cường công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng
của đội ngũ CBQL trường Tiểu học.
1.4.3.4. Ki m tr n n ũ CBQL tr ng Ti u h c
Kiểm tra là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Thông qua chức
năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động để
thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện các quyết
định quản lý ở mức độ nào, phát hiện những sai phạm, trì trệ, đánh giá thực trạng, tìm
ra nguyên nhân để đề xuất các biện pháp điều chỉnh, khắc phục nhằm thực hiện tốt kế
hoạch đề ra. Qua kiểm tra phát hiện nhân tố tích cực động viên khích lệ, nhân rộng
điển hình quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL để hoạt động
quản lý đạt hiệu quả hơn, đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ
sung chính sách và các quy định phù hợp, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục.
Đánh giá cũng là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Đánh giá
chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác
quản lý, cơ quan, chủ thể quản lý nói chung và công tác tổ chức cán bộ nói riêng. Đánh
giá chất lượng đội ngũ CBQL không chỉ để biết được thực trạng của đội ngũ mà qua đó
còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc đề ra
những kế hoạch phù hợp, có tính khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội
ngũ. Kết quả đánh giá đội ngũ CBQL là cơ sở cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh bản thân
để thích ứng với hoạt động quản lý trong tổ chức, phù hợp với tiêu chuẩn. Đánh giá đội
ngũ CBQL có liên quan mật thiết với việc phát triển đội ngũ CBQL.
Việc đánh giá CBQL trường TH được thực hiện theo quy trình: CBQL tự
đánh giá; cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia đánh giá; cơ quan
quản lý cấp trên đánh giá. Đánh giá chuẩn CBQL được thực hiện chấm điểm trên cơ
sở có hệ thống minh chứng, vì vậy, kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành
nhiệm vụ khá chính xác.
Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường TH là một nhiệm vụ quan
trọng trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT. Thông qua hoạt động kiểm tra
33
để nắm bắt thông tin, tình hình, đánh giá chính xác, khách quan hoạt động quản lý
trong nhà trường và hoạt động của đơn vị trên cơ sở đối chiếu với các quy định của
Luật Giáo duc, hệ thống các văn bản hướng dẫn hoạt động QLGD trong nhà trường
phổ thông. Kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm
của CBQL trường học. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường TH phải đảm bảo
khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời không làm cản trở các hoạt động đang diễn
ra của nhà trường, của CBQL; việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên kết quả thực
hiện nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt là chất lượng, hiệu quả giáo dục. Kiểm tra,
đánh giá hoạt động quản lý của CBQL trường TH tập trung vào các nhóm năng lực
cơ bản như: Xác định tầm nhìn, mục tiêu chiến lược nhà trường, năng lực điều hành
các hoạt động, năng lực quản lý các nguồn lực... Việc kiểm tra, đánh giá CBQL có
thể tiến hành dưới nhiều hình thức: Định kì hay đột xuất, đánh giá theo chuẩn, theo
chuyên đề, đánh giá phân loại hàng năm.
Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường TH có vai trò quan trọng trong
QLGD nói chung và xây dựng đội ngũ CBQL trường TH nói riêng. Lý luận và thực
tiễn quản lý đã khẳng định: “Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm
tra thì coi như không có lãnh đạo”.
1.4.3.5. Tổ ch u ki n hỗ trợ công tác phát tri n n ũ CBQL tr ng Ti u h c
Kết quả hoạt động của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động
lực thúc đẩy. Chế độ chính sách đãi ngộ đối với CBQL còn mang tính đầu tư cho
nhân lực như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Từ chính sách đãi ngộ thỏa đáng
mà chất lượng đội ngũ được nâng lên, thực hiện chính sách đãi ngộ là một trong
những hoạt động quản lý của cơ quan quản lý và của người quản lý.
Thực hiện chế độ, chính sách các điều kiện hỗ trợ tạo động lực cho hoạt động
của đội ngũ CBQL trường TH là quá trình tạo lập những điều kiện tốt nhất để cho
CBQL phát triển được phẩm chất, các năng lực ở mức độ cao nhất và thực hiện
nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Đó là việc xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách
theo quy định của Pháp luật, phù hợp với điều kiện của địa phương, tạo hành lang
pháp lý tốt nhất cho CBQL thực hiện chức năng nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ và kịp
thời chế độ, chính sách đối với nhà giáo, CBQL giáo dục, đặc biệt là đội ngũ nhà
giáo, CBQL công tác ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó
khăn; thực hiện tốt các chế độ nâng ngạch, chuyển ngạch, nâng lương định kỳ, nâng
lương trước thời hạn, chế độ đi học và có chế độ thích hợp khích lệ sự phấn đấu
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông

More Related Content

What's hot

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...nataliej4
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơinataliej4
 

What's hot (9)

Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCSLuận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
Luận văn: Quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS
 
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản trong phần đọc - hiểu văn bản
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản trong phần đọc - hiểu văn bảnLuận văn: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản trong phần đọc - hiểu văn bản
Luận văn: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản trong phần đọc - hiểu văn bản
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện ĐakrôngLuận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
Luận văn: Quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông
 
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông HàLuận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
Luận văn: Quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS TP Đông Hà
 
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC THƠ DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA HO...
 
Luận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
Luận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dụcLuận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
Luận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
 
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơiGiáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua tổ chức hoạt động vui chơi
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
 
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải LăngLuận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
Luận văn: Quản lý dạy học tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Lăng
 

Similar to Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông (20)

Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh THCS huyện Đakrông,...
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên lớp 1...
 
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
Luận văn: Biện pháp quản lí HĐDH của hiệu trưởng các trường THCS huyện Gio Li...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCSLuận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
 
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
Luận văn; Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở...
 
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...
Luận văn: Xác định nội dung và phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động n...
 
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
Luận văn: Công tác quy hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn h...
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long XuyênLuận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
Luận văn: Quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở TP Long Xuyên
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ s...
 
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
Luận văn: Biện pháp quản lí hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS thành phố Đ...
 
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
Luận văn: Biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu...
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục về kỹ năng sống, 9đ
 
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh họcPhát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy sinh học
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN SĨ HUẤN BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. PHAN MINH TIẾN Thừa Thiên Huế, năm 2017
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Sĩ Huấn
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tác giả được sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy giáo, cô giáo, được sự quan tâm tạo điều kiện của cơ quan, sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Với những tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế; quý thầy giáo, cô giáo và Hội đồng khoa học nhà trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Phan Minh Tiến người thầy trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành Luận văn. Xin chân thành gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào Quảng Trị; Lãnh đạo UBND huyện Đakrông; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nôị vụ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đakrông; các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đakrông; quý thầy giáo, cô giáo Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đakông đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này. Xin bày tỏ tình cảm chân thành, biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Sĩ Huấn
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cám ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................7 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................7 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................8 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................8 7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................8 NỘI DUNG ................................................................................................................9 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC....................................................................9 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................9 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................9 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước.....................................................................10 1.2. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................12 1.2.1. Quản lý giáo dục.....................................................................................12 1.2.2. Quản lý nhà trường.................................................................................13 1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý...........................................................................15 1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học ................................16 1.3. Trường Tiểu học và đội ngũ CBQL trường Tiểu học....................................17 1.3.1. Trường Tiểu học.....................................................................................17 1.3.2. Đội ngũ CBQL trường Tiểu học.............................................................19 1.4. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học .....................................26 1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học giai đoạn hiện nay....26 1.4.2. Mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học.........27
  • 5. 2 1.4.3. Nội dung của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học........28 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học34 1.5.1. Các yếu tố khách quan............................................................................34 1.5.2. Các yếu tố chủ quan ...............................................................................35 Tiểu kết Chương 1.....................................................................................................36 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ..........................................................37 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị .............................................................................................................37 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư......................................................................37 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................38 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục - đào tạo .....................................................................................39 2.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục- đào tạo nói chung và giáo dục Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.............................................................40 2.2.1. Tình hình chung về giáo dục- đào tạo huyện Đakrông ..........................40 2.2.2. Về tình hình giáo dục Tiểu học ..............................................................42 2.3. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng.........................................................45 2.3.1. Mục đích khảo sát...................................................................................45 2.3.2. Nội dung khảo sát...................................................................................45 2.3.3. Đối tượng và phương pháp khảo sát.......................................................46 2.4. Thực trạng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị .............................................................................................................46 2.4.1. Về số lượng CBQL trường Tiểu học......................................................46 2.4.2. Cơ cấu về độ tuổi, giới tính, đảng viên, thâm niên quản lý....................47 2.4.3. Về chất lượng đội ngũ CBQL trường Tiểu học (chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ, phẩm chất và năng lực quản lý)......................................................48 2.5. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.......................................................................................54 2.5.1. Về công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường Tiểu học........................54 2.5.2. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường Tiểu học ..........56 2.5.3. Về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường Tiểu học .................................................................................................57
  • 6. 3 2.5.4. Về công tác đánh giá, xếp loại CBQL trường Tiểu học.........................58 2.5.5. Về chế độ chính sách, các điều kiện làm việc cho đội ngũ CBQL trường Tiểu học ............................................................................................................60 2.6. Đánh giá chung về thực trạng........................................................................61 2.6.1. Những kết quả đạt được .........................................................................61 2.6.2. Hạn chế, bất cập .....................................................................................63 2.6.3. Nguyên nhân...........................................................................................65 Tiểu kết Chương 2.....................................................................................................67 Chƣơng 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ..................68 3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp..................................................................68 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện........................................................68 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển..........................................68 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ..........................................................68 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả ............................................69 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các Trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.......................................................................................69 3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức và hiệu quả sự phối hợp giữa Phòng GD&ĐT với các đơn vị liên quan về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học ................................................................................................69 3.2.2. Nhóm biện pháp về công tác tổ chức cán bộ..........................................72 3.2.3. Nhóm biện pháp về tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động của đội ngũ CBQL trường Tiểu học.....................................................................................89 3.2.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp.............................................................92 3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..................................................................................................................93 Tiểu kết chương 3......................................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................................95 1. Kết luận.............................................................................................................95 2. Khuyến nghị......................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................98 PHỤ LỤC
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBGV : Cán bộ giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý CCG : Cần cố gắng CĐSP : Cao đẳng sư phạm CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất ĐH : Đại học GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GDNN- GDTX : Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên GV : Giáo viên HĐND : Hội đồng nhân dân HS : Học sinh HT : Hiệu trưởng HTCTTH : Hoàn thành chương trình Tiểu học KH&CN : Khoa học và công nghệ KT- XH : Kinh tế- xã hội KTV : Kỹ thuật viên NVQL : Nghiệp vụ quản lý PCGDTH- CMC : Phổ cập giáo dục Tiểu học- chống mù chữ PHT : Phó hiệu trưởng PTCS : Phổ thông cơ sở PTDTBT THCS : Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú QLGD : Quản lý giáo dục TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông THSP : Trung học sư phạm UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHH : Xã hội hóa
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, giáo viên và học sinh Tiểu học năm học 2014- 2015 đến năm học 2016- 2017...........................................................................................42 Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý các trường Tiểu học huyện Đakrông (Số liệu năm học 2016- 2017) .........................................................................................43 Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ Giáo viên TH trong biên chế huyện Đakrông.............43 Bảng 2.4. Xếp loại hạnh kiểm học sinh Tiểu học huyện Đakrông ...........................44 Bảng 2.5. Xếp loại học lực môn Tiếng Việt, Toán đối với học sinh Tiểu học huyện Đakrông từ năm học 2014- 2015 đến năm học 2016- 2017......................................45 Bảng 2.6. Tình hình đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông...............46 Bảng 2.7. Thống kê số lượng, độ tuổi, giới tính, đảng viên......................................47 Bảng 2.8. Thống kê về thâm niên của đội ngũ CBQL trường Tiểu học...................48 Bảng 2.9. Thống kê về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của đội ngũ CBQL ....48 Bảng 2.10. Thống kê về trình độ Ngoại ngữ và Tin học của đội ngũ CBQL ...........49 Bảng 2.11. Thống kê trình độ nghiệp vụ QLGD ......................................................50 Bảng 2.12. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ CBQL............50 Bảng 2.13. Thưc trạng về năng lực quản lý của đội ngũ CBQL...............................52 Bảng 2.14. Thưc trạng về phong cách lãnh đạo của đội ngũ CBQL ........................53 Bảng 2.15. Thống kê số lượng CBQL trường tiểu học được đào tạo, bồi dưỡng Chính trị, QLGD qua các năm ..................................................................................56 Bảng 2.16. Thống kê số CBQL trường Tiểu học được bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm................................................................................................................57 Bảng 2.17. Thống kê kết quả đánh giá, xếp loại CBQL ...........................................58 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp......93
  • 9. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra mạnh m trên phạm vi toàn thế giới, sự phát triển về khoa học, kỹ thuật và công nghệ, sự hình thành nền kinh tế tri thức trở thành một xu thế khách quan. Nguồn lực con người - nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội đang được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh đó, vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi chính giáo dục và đào tạo s tạo ra nguồn lực người vô tận, tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng đã xác định: t tr n o v o t o m t tron n n n qu n tr n t s n p n n p n u n p t u n u n on n - ếu t n s p t tr n tăn tr n n n v n v n [15]. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: G o c là qu s n ầu. Phát tri n giáo d v o t o nhằm nâng cao ân trí o t o nhân l c, b ỡng nhân tài [17]. Nói về vị trí, vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: C n là cái g c c a m i công vi . Mu n v c thành công hoặc thất b u do cán b t t hoặ ém . Bất c chính sách, công tác gì nếu có cán b t t thì thành công, t c là có lãi. Không có cán b t t thì hỏng vi c, t c là lỗ v n [26]. Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu: M c tiêu là xây d n n ũ n o v n qu n lý giáo d ợc chu n o m b o chất ợn v s ợn ng b v ấu, ặc bi t chú tr ng nâng cao b n ĩn ín trị, ph m chất, l i s n n tâm t n c a nhà giáo; thông qua vi c qu n lý, phát tri n ún ịn ớng và có hi u qu s nghi p giáo d nâng cao chất ợn o t o ngu n nhân l p ng nh n ò ỏi ngày càng cao c a s nghi p công nghi p hoá, hi n o ất n ớ [1]. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là cấp học “nền móng” đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
  • 10. 7 cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Để trường Tiểu học hoàn thành tốt sứ mệnh của mình ngoài việc xây dựng và phát đội ngũ giáo viên thì việc lãnh đạo và quản lý là yếu tố hết sức quan trọng. CBQL trường học là lực lượng nòng cốt tổ chức thực hiện các mục tiêu giáo dục, là nhân tố quyết định trong sự phát triển của các nhà trường. CBQL phải có đầy đủ phẩm chất và năng lực quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường Tiểu học nói riêng là một việc làm cần thiết góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của người CBQL và công tác cán bộ, trong những năm qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo Đakrông, tỉnh Quảng Trị luôn bám sát các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương, quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục, coi đó là lực lượng then chốt bảo đảm cho sự phát triển giáo dục của huyện nhà. Nhưng nhìn chung, đội ngũ CBQL trường Tiểu học thuộc huyện Đakrông hiện nay xét về số lượng, cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục, còn có những mặt hạn chế và bất cập nhất định. Vì vậy, vấn đề xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục tại các trường Tiểu học thuộc huyện Đakrông trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và rất cần thiết. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý trường học và công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
  • 11. 8 4. Giả thuyết khoa học Cán bộ quản lý cùng với đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục. Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học một cách khoa học phù hợp với thực tiễn, đặc điểm nhà trường, điều kiện của địa phương thì có thể nâng cao được chất lượng đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học. 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. 5.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, phân loại tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học. 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng các phương pháp: Điều tra, quan sát sư phạm, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, trao đổi,… nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi nghiên cứu Đội ngũ CBQL các trường Tiểu học huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có nhiều chức danh quản lý như: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn. Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu trên đối tượng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học.
  • 12. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TIỂU HỌC 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động chung. Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức mạnh để đạt được mục đích đề ra. Trong lịch sử phát triển loài người xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là quản lý. Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung nhằm đạt kết quả tốt hơn, năng suất cao hơn. 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Trước Công Nguyên, tại Trung Hoa cổ đại đã xuất hiện các tư tưởng quản lý của Khổng Tử nhằm mục đích đào tạo lớp người cai trị xã hội. Trên cơ sở của o n ân , Khổng Tử và các học trò của Ông đã tiếp cận một cách khái quát các yếu tố n ân v ễ n ân v n ĩ n ân v trí n ân v ũn n ân v tín n ân v ợ ợ v n ĩ ợ v t n vào việc truyền đạo (dạy học). Mục đích dạy học của Khổng Tử lúc đương thời là đúc kết các yếu tố trên để đi đến việc định ra các hình mẫu về phẩm chất và năng lực của tầng lớp những người quản lý xã hội chuyên nghiệp như “quân tử” và “ ẻ sĩ”. Tư tưởng trên, tuy chưa thực sự chuyên sâu về quản lý, nhưng đã thể hiện những quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trong xã hội lúc bấy giờ [12; tr 9]. Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về vai trò quản lý, các nhà lý luận quản lý quốc tế như: Frederick Winslow Taylor (1856- 1915) người Mỹ với công trình nghiên cứu “Những nguyên tắc quản lý khoa học”, ông đã đưa ra các nguyên tắc quản lý khoa học xác định các phương pháp hoàn thành mỗi loại công việc, tuyển chọn và huấn luyện công nhân, sự hợp tác cần thiết của người quản lý với
  • 13. 10 người được quản lý, bổn phận của người quản lý; Henri Fayol (1841 -1925) là kĩ sư công nghiệp người Pháp với công trình nghiên cứu “Tổng quát về quản lý hành chính”, theo ông nếu người quản lý có đủ phẩm chất và năng lực kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, quy tắc và nguyên tắc quản lý thì chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức được nâng cao. V.A Xukhomlinxki- Nhà giáo dục học Xô-viết khi tổng kết những kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong vai trò là hiệu trưởng nhà trường cho rằng “Kết quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn các hoạt động dạy học”. Cùng với nhiều tác giả khác ông đã nhấn mạnh đến sự phân công, sự phối hợp chặt ch , thống nhất quản lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra. C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Trước hết phải nói đến tư tưởng của Hồ Chí Minh (1890- 1969), sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và luôn xem là vị trí hàng đầu trong xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, hơn ai hết Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ. Người chỉ rõ: C n m n v . Mu n v t n côn oặ t ất u o n t t oặ ém [26]. Tư tưởng về công tác cán bộ của Người không chỉ phát huy vai trò trong cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp điều hành, kiểm tra điều chỉnh… phải có người đứng đầu. Từ khi đất nước ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập thì việc đổi mới và nâng cao hoạt động quản lý xã hội đã trở thành nhiệm vụ bức xúc. Đã đến lúc chúng ta cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương, nghị quyết quy định về
  • 14. 11 xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung như Nghị quyết số 42- NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) nhấn mạnh: “Cần làm tốt việc phát hiện, lựa chọn, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo…” và chỉ ra “vấn đề cán bộ vẫn là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định toàn bộ sự nghiệp cách mạng” [13, tr. 63]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [16, tr. 63]. Đại hội XII của Đảng xác định các chủ trương, phương hướng đổi mới mạnh m công tác cán bộ, trong đó xác định rõ: Tiếp t y m nh th c hi n Chiến ợc cán b th i kỳ y m nh công nghi p hóa, hi n ất n ớc. Với xu thế kế thừa, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã chắt lọc những vấn đề tinh hoa của các tác phẩm về quản lý để thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình về những vấn đề về chất lượng của người quản lý, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục có giá trị đó là: Giáo trình khoa học quản lý của Phạm Trọng Mạnh [25]. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (đồng Chủ biên) với cuốn Luận o o v nân o ất ợn n ũ n tron t ỳ m n n n p o n o ất n ớ [35]. Nguyễn Minh Đạo với cuốn C s o qu n ý [18]. Đại cương về khoa học quản lý của Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [9]. Bên cạnh đó, một số bài viết đề cập đến quản lý giáo dục như: Vấn đề kinh tế thị trường, quản lý nhà nước và quyền tự chủ các trường học của Trần Thị Bích Liễu- Viện KHGD đăng trên tạp chí giáo dục số 43 tháng 11/2002. Một số luận văn Thạc sĩ QLGD cũng đã nghiên cứu vấn đề này ở một số địa phương như: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH tỉnh Khánh Hòa … Nhìn chung, vấn đề chất lượng CBQL trường học và phát triển đội ngũ CBQL trường học đã được nghiên cứu ở bình diện lý luận và ở một số địa phương cụ thể, tuy nhiên, trước những cơ hội và thách thức mới của thời đại, của sự nghiệp
  • 15. 12 phát triển giáo dục, trên địa bàn huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường học. Vấn đề nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường TH huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục TH của địa phương trong điều kiện hiện nay. 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý giáo dục Giáo dục là một dạng hoạt động đặc biệt có nguồn gốc từ xã hội. Bản chất của hoạt động giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc, nhân loại được thừa kế, bổ sung, hoàn thiện và trên cơ sở đó không ngừng phát triển. Quản lý giáo dục được hiểu như việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và tất nhiên cả những cấu phần tài chính và vật chất của các hoạt động đó nữa. Do đó, quản lý giáo dục là một quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra. Hoặc “Quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra”. Theo M.I. Kônđacốp: “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến Trường) nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [27]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xá định [19, tr.61]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy- học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [29, tr.31]. Trong thực tế, quản lý giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có tổ chức
  • 16. 13 của các cơ quan QLGD các cấp tới các thành tố của quá trình dạy học- giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước đề ra. Cũng có thể hiểu: Qu n ý o m t qu trìn tr n v t n u qu v t n m t êu o t o tr n ín s o qu nân o u qu ầu t o o nân o ất ợn o . Như vậy, quan niệm về QLGD có những cách diễn đạt khác nhau, song mỗi cách định nghĩa đều đề cập tới các yếu tố cơ bản: Chủ thể QLGD, khách thể QLGD, ngoài ra còn phải kể tới các cách thức (phương pháp QLGD) và công cụ (hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) quản lý giáo dục. 1.2.2. Quản lý nhà trường Trường học là một tổ chức, cơ sở giáo dục mang tính nhà nước- xã hội là nơi tác động qua lại với môi trường đó. Nhà trường là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân. Từ cội nguồn lịch sử, người ta đã đưa ra định nghĩa về nhà trường như sau: “Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm xã hội nói trên đạt được các mục tiêu mà xã hội đó đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm của xã hội.” Theo Nguyễn Mạnh Cường: “Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt trong một hệ thống tổ chức xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội loài người” [11]. Quản lý nhà trường chính là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý thực hiện chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình. Đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà trường mà trọng tâm là quá trình dạy học. Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD&ĐT đối với thế hệ trẻ và từng học sinh, việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy và học làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để tiến tới mục tiêu đào tạo” [29, tr. 33]. Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn
  • 17. 14 trên trường, các nhà quản lý trong trường do Hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học- công nghệ và thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và chuẩn hiện có” [22, tr. 7-9]. Tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [20, tr. 34]. Nhà trường thực hiện chức năng truyền bá những kinh nghiệm lịch sử của xã hội loài người, nền văn hóa nhân loại thông qua quá trình dạy học. Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong bối cảnh hiện đại, nhà trường được thừa nhận rộng rãi như một thiết chế chuyên biệt của xã hội để giáo dục thế hệ trẻ thành công dân hữu ích. Thiết chế đó có mục đích rõ ràng có tổ chức chặt ch được cung ứng các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện chức năng của mình mà không một thiết chế nào có thể thay thế được. Bản chất của nhà trường đã được khẳng định bởi tính mục đích cũng như cách thức vận hành của nó và một điều khẳng định nữa là: Khi nhà trường thực hiện chức năng giáo dục trong xã hội cụ thể, bản sắc văn hóa dân tộc in dấu ấn sâu đậm trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Có thể hiểu: Nhà trường là thiết chế thực hiện hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống KT- XH, Quản lý nhà trường phải lấy quản lý việc dạy học là khâu cơ bản, việc dạy học phải xuất phát từ người học và hướng vào người học. Có nhiều tác giả, nhiều cách hiểu về quản lý nhà trường nhưng vẫn nỗi bật lên cái chung, cái bản chất của quản lý nhà trường là hệ thống của những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng để thực hiện mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục. Vì vậy, quản lý nhà trường là phải quản lý toàn diện. Đó là: - Quản lý đội ngũ nhà giáo - Quản lý học sinh - Quản lý quá trình dạy học- giáo dục - Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học
  • 18. 15 - Quản lý tài chính trong trường học - Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng bên ngoài Như vậy có thể hiểu: Qu n ý n tr n n n t n ợp qu uật t qu n ý n tr n ( u tr n ) ến t qu n ý n tr n ( o v ên n ân v ên v s n ...) n ằm o t n o v n tr n t tớ m t êu p t tr n o n tr n . 1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý Đ n ũ: Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng” [37, tr. 339]. Hiện nay, khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như đội ngũ cán bộ, công chức; đội ngũ trí thức; đội ngũ y, bác sĩ; đội ngũ giáo viên; đội ngũ nghệ sĩ… theo cách hiểu của thuật ngữ quân sự về đội ngũ đó là tổ chức nhiều người tập hợp thành một lực lượng hoàn chỉnh, được tổ chức thành một lực lượng chiến đấu. Các quan niệm về đội ngũ tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở chỗ, đội ngũ là tập hợp một số người thành một lực lượng, thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nhất định để đạt được kết quả cụ thể nào đó. Với các cách hiểu như trên, có thể hiểu chung: Đ n ũ m t tập t n n ùn m í lý t n th c hi n công vi c hoặc nhi m v ợc giao t eo s ỉ u t n n ất ế o b o m yêu cầu v th i gian và chất ợng ắn vớ n u v qu n ợ vật ất v t n t ần. C n : theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học: “Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với nhười thường, không có chức vụ” [37, tr. 109]. Như vậy, khái niệm “cán bộ” bao gồm không chỉ những người lãnh đạo và các nhà chuyên môn làm việc trong bộ máy nhà nước mà còn làm việc trong các hợp tác xã, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp… Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì trình độ tổ chức, điều kiển cũng phải phát triển như một tất yếu khách quan. Quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Vậy quản lý là gì? Có nhiều cách hiểu, tùy theo cách tiếp cận:
  • 19. 16 Hoạt động quản lý là tác động có định hướng có mục đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức. Theo từ điển tiếng Việt của viện ngôn ngữ học xác định: quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. [37, tr. 800] Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức có định hướng của chủ thể quản lý (người tổ chức hay tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng) về các mặt chính trị, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [18]. Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường”. Giáo trình quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia: “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý”. Như vậy có thể hiểu: Qu n lý t n ịn ớng, có m í a ch th qu n lý (n i qu n lý) ến khách th qu n lý (n i bị qu n lý) trong m t tổ ch c nhằm làm cho tổ ch c vận n v t m í a tổ ch c. Từ các cách hiểu trên, có thể khái niệm: Đ n ũ n qu n lý là nh ng n i th c hi n ch năn qu n lý n ầu h th ng với ch c danh nhất ịnh và chịu hoàn toàn trách nhi m v h th ng do mình ph trách hay n n n t n n n m t êu n ất ịn t n qu n n n ; n n n t m qu n r qu ết ịn ù ợ p ân qu n uỷ qu n. 1.2.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học Theo từ điển tiếng Việt viện ngôn ngữ học xác định: Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển là thuật ngữ được dùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, sản xuất phát triển, bước phát triển nhảy vọt… Theo quan điểm Triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện sự
  • 20. 17 thay đổi tăng tiến cả về chất, cả về không gian lẫn thời gian của sự vật, hiện tượng và con người trong xã hội. Vậy nên, phát triển được hiểu là sự tăng trưởng, sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tiến lên. Phát triển đội ngũ CBQL trường TH thực chất là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý trong trường học nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong giáo dục và đào tạo. Phát triển đội ngũ CBQL trường TH là một quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí vị trí việc làm, độ tuổi, giới tính, biểu hiện ở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về kiến thức kĩ năng, thái độ nhân cách của người CBQL giáo dục đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động của công tác quản lý và đào tạo của ngành giáo dục. Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường TH. Phát triển đội ngũ CBQL gồm 3 khâu có liên quan chặt ch , mật thiết với nhau đó là: phát hiện- lựa chọn, đào tạo- bồi dưỡng và sử dụng. Trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến căn bản, mạnh m về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân thì đội ngũ nhà giáo và đặc biệt là CBQL giáo dục là lực lượng nồng cốt có vai trò, nhiệm vụ thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục. Tuy nhiên hiện nay, CBQL giáo dục còn bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu… đang đặt ra cần phải phát triển CBQL giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. 1.3. Trƣờng Tiểu học và đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học 1.3.1. Trường Tiểu học 1.3.1.1. Vị trí c a tr ng Ti u h c Tại Điều 2, Điều lệ trường TH ghi rõ: trường TH là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng [4]. Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp TH có một vị trí hết sức quan trọng, bởi đây là cấp học giáo dục “nền móng” của giáo dục phổ thông để xây dựng một “con người mới”. Theo Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của chính phủ Quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mỗi cấp học, bậc học
  • 21. 18 đều có một vị trí, vai trò nhất định và có tính liên thông bậc học dưới làm cơ sở tiền đề và nền tảng cho bậc học trên trong đó có giáo dục Tiểu học. Điều 27, Luật Giáo dục 2005 đã xác định mục tiêu của giáo dục TH là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [30]. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội X, Bộ Chính trị tiến hành kiểm điểm Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và đề cập đến định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá: đó là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020. Trong định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…” [2, tr. 4]. 1.3.1.2. Nhi m v và quy n h n c a tr ng Ti u h c Theo quy định tại Điều lệ trường TH (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), trường TH có những nhiệm vụ và quyền hạn [4]: 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp TH do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. 2. Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách. 3. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. 4. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.
  • 22. 19 5. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. 6. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. 7. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. 8. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. 9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Đội ngũ CBQL trường Tiểu học 1.3.2.1. Đ n ũ CBQL tr ng Ti u h c Đội ngũ CBQL trường TH trong phạm vi nghiên cứu bao gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng do Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm đối với các trường TH công lập, công nhận đối với trường TH tư thục. Hiệu trưởng trường TH vừa là người lãnh đạo, vừa là người quản lý đơn vị trường học có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ trường TH và các văn bản khác của nhà nước. Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về công việc được giao. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm. 1.3.2.2. Vị trí, nhi m v quy n h n c a CBQL tr ng Ti u h c * Vị trí của CBQL trường Tiểu học Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục Việt Nam ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Đổi mới giáo dục là tất yếu vì sự phát triển của xã hội, vì nhu cầu của cuộc sống và vì trách nhiệm của nhà trường. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt ch với nhu cầu thực tiễn xã hội, với việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin. Nhà giáo thay vì đơn thuần truyền thụ kiến thức chuyển sang vai trò hướng dẫn cho người học phương pháp tư duy, hình thành năng lực thực hành, phát triển trí tuệ, thể chất, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.
  • 23. 20 Đổi mới nhà trường ngày nay không chỉ là đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học mà còn đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường. Trong đó, đổi mới quản lý giáo dục là khâu then chốt. CBQL là trung tâm đoàn kết và là người quyết định đến tất cả các hoạt động của tổ chức, CBQL là những người có ảnh hưởng lớn nhất trong hệ thống quản lý ngành, đến kết quả học tập của học sinh. Cụ thể, CBQL thích văn nghệ thì học sinh dễ làm văn nghệ; CBQL thích thể thao thì học sinh thích thể thao; phong cách làm việc của CBQL s ảnh hưởng đến cả môi trường hoạt động của nhà trường; sự quan tâm, chú ý của CBQL đến cái gì…s ảnh hưởng chi phối văn hoá nhà trường; CBQL có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển văn hoá nhà trường. Nhà trường đem lại hạnh phúc đi học cho trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đều có thể học tập; học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình; học để phát triển, hoàn thiện nhân cách để sống tốt đẹp hơn. Với phương châm giáo dục học sinh phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh; đảm bảo hài hòa giữa “dạy chữ”, “dạy người” và định hướng nghề nghiệp, Giáo dục TH tiếp tục thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh, Hình thành và phát triển động cơ, thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, Giáo dục TH phải đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp; thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục TH mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3 góp phần nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS. Trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện CBQL trường TH có một vị trí vô cùng quan trọng trong nhà trường. * Nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL trường Tiểu học Hi u tr ng tr ng Ti u h c có các nhi m v và quy n h n: - Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; - Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
  • 24. 21 - Quản lý hành chính; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường; - Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách; - Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định; - Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; - Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. Phó hi u tr ng tr ng Ti u h c có các nhi m v và quy n h n: - Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công; - Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền; - Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định. 1.3.2.3. Nh ng yêu cầu v ph m chất v năn c c a CBQL tr ng Ti u h c trong o n hi n nay Phẩm chất là yếu tố không thể thiếu được của CBQL. Phẩm chất là biểu hiện những đặc tính quý báu được thể hiện trong cuộc sống trong sạch và lành mạnh, mẫu mực, chống lại sự bất công, phấn đấu cho sự công bằng, văn minh. Công bằng không phải là bình quân dàn đều mà là biết giải quyết mối quan hệ lợi ích của mọi người, thực hiện cho được những công việc vì lợi ích của xã hội và lợi ích của tập thể. Phẩm chất còn được thể hiện ở chỗ không dùng uy lực, áp chế, chà đạp người khác để nâng mình lên; không lợi dụng chức quyền để thu vén cá nhân như tham ô, móc ngoặc, hối lộ, nịnh hót cấp trên, trù dập cấp dưới. Năng lực là yếu tố quan trọng của CBQL. Năng lực biểu hiện tổng hợp các khả năng tiếp thu và tích luỹ kiến thức, thông tin, có khả năng chọn lọc, xử lý thông tin, vận dụng vào thực tiễn, có khả năng thích nghi với sự thay đổi kể cả những lúc
  • 25. 22 khó khăn. Do đó, năng lực chiếm vị trí quan trọng đặc biệt, bởi nó quyết định giá trị đích thực của người CBQL với tư cách là một chủ thể tác động vào tự nhiên và xã hội có làm thay đổi được sự phát triển của hệ thống hay không. Yêu cầu đối với CBQL trường TH bao gồm các yếu tố: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp; trình độ chuyên môn, năng lực quản lý nhằm đảm bảo cho người CBQL trường TH đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kì mới. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, CBQL trường Tiểu học đảm bảo các tiêu chuẩn sau [5]: Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp Ph m chất chính trị - Yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam; - Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; - Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; - Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm. Đ o c ngh nghi p - Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; - Hoàn thành nhiệm vụ được giao và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ; chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhà trường; - Không lợi dụng chức quyền vì mục đích vụ lợi; - Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường. L i s ng, tác phong - Sống trung thực, giản dị, nhân ái, độ lượng, bao dung; - Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; - Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
  • 26. 23 Giao tiếp và ng xử - Thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh; - Gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; - Hợp tác và tôn trọng cha mẹ học sinh; - Hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong GD học sinh. H c tập, b ỡng - Học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; - Tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm Trìn chuyên môn - Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo viên tiểu học; - Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học; - Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; - Có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học. Nghi p v s p m - Có khả năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh; - Có khả năng hướng dẫn tư vấn, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo dục tiểu học; - Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc nơi công tác phục vụ cho hoạt động quản lý và giáo dục. Tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý trƣờng Tiểu học Hi u biết nghi p v qu n lý - Hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; - Vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ quản lý trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.
  • 27. 24 Xây d ng và tổ ch c th c hi n quy ho ch, kế ho ch phát tri n n tr ng - Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường; - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; - Xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học. Qu n lý tổ ch c b máy, cán b o v ên n ân v ên n tr ng - Thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; quản lý hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; - Sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; - Tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục. Qu n lý h c sinh - Tổ chức huy động trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn đi học, thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại địa phương; - Tổ chức và quản lý học sinh theo quy định, có biện pháp để học sinh không bỏ học; - Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh theo quy định; - Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh. Qu n lý ho t ng d y h c và giáo d c - Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục của toàn trường và từng khối lớp; - Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng học sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh; - Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng học sinh năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém; tổ chức giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong trường tiểu học theo quy định; - Quản lý việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh theo quy định; tổ chức kiểm tra và xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh và trẻ em trên địa bàn.
  • 28. 25 Qu n lý tài chính, tài s n n tr ng - Huy động và sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường đúng quy định của pháp luật, hiệu quả; - Quản lý sử dụng tài sản đúng mục đích và theo quy định của pháp luật; - Tổ chức xây dựng, bảo quản, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường theo yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục. Qu n lý hành chính và h th ng thông tin - Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý hành chính trong nhà trường; - Quản lý và sử dụng các loại hồ sơ, sổ sách theo đúng quy định; - Xây dựng và sử dụng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường; - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định. Tổ ch c ki m tra, ki m ịnh chất ợng giáo d c - Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý của nhà trường theo quy định; - Chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lý; - Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định; - Sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề ra các giải pháp phát triển nhà trường. Th c hi n dân ch trong ho t ng c n tr ng - Xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội Tổ ch c ph i hợp vớ ìn c sinh - Tổ chức tuyên truyền trong cha mẹ học sinh và cộng đồng về truyền thống, văn hóa nhà trường, mục tiêu của giáo dục tiểu học; - Tổ chức phối hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện giáo dục toàn diện đối với học sinh.
  • 29. 26 Ph i hợp gi n tr n v ị p n - Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để phát triển giáo dục tiểu học trên địa bàn; - Tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường, thực hiện công khai các nguồn lực và kết quả giáo dục theo quy định; - Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. 1.4. Công tác phát triển đội ngũ CBQL trƣờng Tiểu học 1.4.1. Sự cần thiết phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học giai đoạn hiện nay Ngày nay, khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt, tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc về đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Bên cạnh đó, hội nhập và đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng đến xây dựng nhân cách người học, đến cách thức tổ chức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục … Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Các quốc gia đã nhận thức vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục và quyết tâm đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động, hiệu quả hơn những yêu cầu đối với sự phát triển của đất nước, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là một trong những quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL trong điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày mở rộng và phát triển. Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện. Đảm bảo đủ số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, đặc biệt đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời quan tâm xây dựng đội ngũ CBQL giáo dục đủ sức, đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà” [15]. Để phát triển giáo dục, cần phải có sự tương hỗ của nhiều yếu tố: nguồn tài chính, nguồn lực con người, cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của xã hội. Trong các yếu tố
  • 30. 27 đó, giáo viên và CBQL là nhân tố không thể gì thay thế được, họ chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo chất lượng giáo dục quốc gia. Phát triển đội ngũ CBQL trường TH thực chất là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo quản lý trong đơn vị nhà trường đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục và đào tạo, nâng cao thương hiệu, vị thế nhà trường. Xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải có những tư duy mới và những chính sách, giải pháp tích cực để phát triển, trong đó cần ưu tiên phát triển đội ngũ CBQL nhằm đáp ứng quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng, Nhà nước. 1.4.2. Mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học Đội ngũ CBQL giáo dục được xem là lực lượng tiên phong dẫn dắt sự nghiệp giáo dục- đào tạo, là nhân tố quyết định sự phát triển giáo dục và đào tạo, biến chủ trương, mục tiêu phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước thành hiện thực. Khi áp dụng khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” vào phát triển đội ngũ CBQL trường TH thì “CBQL” chính là “thành viên” và “đội ngũ” là “nguồn nhân lực”. Thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH nói riêng, CBQL giáo dục nói chung s thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần tích cực phát triển nguồn nhân lực của xã hội. Để phát triển đội ngũ CBQL trường TH cần tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường TH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn, kiến thức- kĩ năng quản lý, thái độ nghề nghiệp tốt. Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường TH cũng là quá trình làm cho đội ngũ này thích ứng được với sự thay đổi mạnh m của xã hội, có khả năng sáng tạo để thực hiện mục tiêu của nhà trường, tìm thấy sự gắn bó với nhà trường (thấy mục tiêu của cá nhân trong mục tiêu của nhà trường, thấy sự phát triển của cá nhân gắn liền với sự phát triển của nhà trường). Thực chất của phát triển đội ngũ là tạo ra sự gắn bó giữa chuẩn nghề nghiệp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng với việc sử dụng hợp lý, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ CBQL trường TH phát triển và đánh giá đội ngũ CBQL trường TH một cách khoa học, chính xác. Như vậy, mục tiêu của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH là tạo ra đội ngũ CBQL trường TH đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, có năng lực quản lý nhà trường), phù hợp về cơ cấu
  • 31. 28 nhằm thực hiện tốt các yêu cầu quản lý và phát triển trường học theo yêu cầu hiện tại, đồng thời đảm bảo đội ngũ kế cận cho tương lai. 1.4.3. Nội dung của công tác phát triển đội ngũ CBQL trường Tiểu học Phát triển đội ngũ CBQL trường TH là quá trình xây dựng đội ngũ CBQL trường TH đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm, đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và mục tiêu quản lý trường học. Quá trình phát triển đội ngũ CBQL trường TH cũng là quá trình liên tục nhằm thay đổi thực trạng hiện tại của đội ngũ CBQL trường TH cho hoàn thiện hơn, làm cho đội ngũ CBQL trường TH ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý trường TH trong thời kì CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, từng bước tiếp cận với trình độ quản lý trường phổ thông của các nước phát triển trên thế giới. Phát triển đội ngũ CBQL trường TH là một quá trình khép kín, bao gồm sự tích cực tự vận động phát triển của người CBQL và sự thúc đẩy của môi trường (sự vận động phát triển của nhà trường, xã hội, đồng nghiệp) đối với CBQL, trong đó, sự tích cực tự vận động phát triển của người CBQL giữ vai trò quan trọng, đảm bảo cho sự trưởng thành về nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, nhân cách của người CBQL trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển của nhà trường TH nói riêng và sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo nói chung. Phát triển đội ngũ CBQL trường TH chính là tìm cách để đạt hiệu suất cao nhất của của việc phát triển nguồn nhân lực, đó là: - Tạo ra sự biến đổi về số lượng không chỉ đảm bảo số lượng CBQL theo yêu cầu hiện tại mà còn đảm bảo tính kế cận, thừa kế của nhiệm kì tiếp theo. - Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để toàn bộ đội ngũ CBQL trường TH đạt đến sự chuẩn hóa về trình độ, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản lý, quyết định. - Bổ nhiệm, bố trí một cách hợp lý đồng bộ với các yếu tố số lượng, cơ cấu đội ngũ CBQL. - Thực hiện các chế độ chính sách, chế độ, đảm bảo sức khỏe (thể lực, trí lực, tâm lực) cho đội ngũ CBQL trường Tiểu học. - Tạo môi trường làm việc tốt nhất để đội ngũ CBQL trường TH nâng cao hiệu quả làm việc, thực hiện dân chủ hóa giúp CBQL phát huy mọi tiềm năng cá nhân và phát triển bản thân.
  • 32. 29 1.4.3.1. Xây d ng kế ho ch, quy ho n ũ CBQL tr ng Ti u h c Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH là quá trình xác lập những mục tiêu của tổ chức biên chế, tiêu chuẩn chức danh của đội ngũ CBQL cần có trong tương lai. Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ghi rõ mục đích của công tác quy hoạch cán bộ là: “Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị. Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [3, tr. 3]. Quy hoạch đội ngũ CBQL là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý, có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết số lượng, chất lượng, độ tuổi, trình độ chuyên môn, cơ cấu giới tính của từng CBQL và cả đội ngũ CBQL, đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng (Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn) cho CBQL để họ có được khả năng, năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác quy hoạch CBQL phải có tính ổn định, xác định được nhu cầu nguồn nhân lực CBQL trong giai đoạn và định hướng phát triển của ngành, của địa phương để lập kế hoạch rà soát, bổ sung, xây dựng quy hoạch CBQL phù hợp, đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Công tác quy hoạch CBQL phải đảm bảo dân chủ, khách quan và công khai; thể hiện tính “động” tính “mở” trong quy hoạch. Cán bộ quy hoạch phải đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định, có triển vọng phát triển; không thực hiện quy hoạch cán bộ mang tính hình thức. Quy hoạch đội ngũ CBQL trường TH phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Số lượng đưa vào quy hoạch chức danh CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) phải quy hoạch từ 2- 4 người vào một chức danh. Quy hoạch một người không quá 2 chức danh, không quy hoạch một chức danh quá 4 người, tạo điều kiện cho việc lựa chọn nhân sự khi bổ sung CBQL và chuẩn bị nhân sự thay thế khi cần thiết. Cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho CBQL hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của từng người.
  • 33. 30 Trên cơ sở đánh giá CBQL hàng năm và thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, căn cứ nhu cầu CBQL trường TH theo quy mô hạng trường và chuẩn Hiệu trưởng để rà soát, bổ sung quy hoạch, quy hoạch mới CBQL đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu (độ tuổi, giới tính), có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để chủ động nguồn cán bộ cho từng giai đoạn phát triển nhà trường. Định kỳ hàng năm, các trường TH phải tổ chức công tác rà soát quy hoạch theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo thứ tự ưu tiên vừa đảm bảo nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên vừa đảm bảo việc tổ chức kế hoạch dạy học và các nhiệm vụ chuyên môn khác. 1.4.3.2. Bổ nhi m, sử d ng, luân chuy n, miễn nhi m n ũ CBQL tr ng Ti u h c Bổ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vị; Luân chuyển là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo giữ một chức vụ lãnh đạo mới trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng; Miễn nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức lãnh đạo khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm [33]. Bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm đội ngũ cán bộ công chức nói chung, CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ. Bổ nhiệm, sử dụng chính xác CBQL là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL. Miễn nhiệm là thực chất làm cho đội ngũ CBQL luôn luôn đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện của đội ngũ, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đạt yêu cầu, không đáp ứng được yêu cầu công việc. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ. Luân chuyển CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ CBQL được đồng đều trong các tổ chức, tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu CBQL, làm cho chất lượng công tác quản lý được nâng lên. Đây là biện pháp để người CBQL có điều kiện so sánh, thử nghiệm nghiệp vụ quản lý trước những thay đổi, phát triển của đơn vị mới, tránh những lối mòn trong quá trình quản lý của mình. 1.4.3.3. Đ o t o, b ỡn n ũ CBQL tr ng Ti u h c Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao về chuẩn trình độ chuyên môn, lý luận chính trị hành chính, lý luận và thực tiễn quản
  • 34. 31 lý; nâng cao trình độ, năng lực cho từng cán bộ và đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là chuẩn hoá đội ngũ CBQL, đảm bảo chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp để họ có đủ điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng quyền hạn của mình, để xây dựng phát triển đội ngũ CBQL thì không thể bỏ qua khâu đào tạo, bồi dưỡng. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH là góp phần nâng cao trình độ, phẩm chất và năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH là phát triển năng lực, kiến thức, kĩ năng… để đội ngũ có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ đang làm bằng nhiều hình thức, mức độ khác nhau hướng đến chuẩn xác định. Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và dự nguồn đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng chương trình hợp lý, nội dung phù hợp, sát với thực tiễn của người đào tạo và người được đào tạo là rất cần thiết, quyết định hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả lao động. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH là việc làm tất yếu, có giá trị làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, giúp đội ngũ CBQL trường TH nắm được những kĩ năng quản lý hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục một cách đầy đủ, có hệ thống để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Những kĩ năng quản lý, hiểu biết này có được nhờ các quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu và được đào tạo, bồi dưỡng qua các lớp bồi dưỡng CBQL trường phổ thông trước hoặc sau khi được bổ nhiệm. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường TH là rất cần thiết, giúp CBQL nắm được một cách hệ thống lý luận về quản lý, có khả năng nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm quản lý từ thực tiễn, làm phong phú thêm cho lý luận và quản lý. Công tác quản lý ngày nay được xem như là một nghề, đòi hỏi nhiều năng lực tổng hợp và mang tính nghệ thuật cao trong khi những phẩm chất, kĩ năng quản lý trên chưa được trang bị trong thời gian học nghề dạy học ở trường Sư phạm. Mặt khác, trong quá trình phát triển xã hội, nhà trường không ngừng thay đổi, đòi hỏi đội ngũ nhà giáo cũng như CBQL phải ngày càng hoàn thiện, bổ sung những tri thức mới. Để đáp ứng yêu cầu này, nhà giáo cũng như CBQL phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Mục tiêu, chương trình nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý trường học, nâng cao năng lực cho CBQL trường phổ thông về lãnh đạo và quản lý nhà trường trong môi trường có nhiều thay đổi, biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị của tổ chức và xã hội theo định hướng
  • 35. 32 đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng GD&ĐT phục vụ công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhằm thực hiện tốt công đào tạo, bồi dưỡng các nhà trường cần căn cứ chiến lược phát triển của nhà trường, thực trạng đội ngũ, xác định nội dung cần bồi dưỡng, các hình thức bồi dưỡng phù hợp; quan tâm đến công tác đạo tạo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn, tăng cường công tác tự đào tạo, tự bồi dưỡng của đội ngũ CBQL trường Tiểu học. 1.4.3.4. Ki m tr n n ũ CBQL tr ng Ti u h c Kiểm tra là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Thông qua chức năng kiểm tra mà chủ thể quản lý nắm bắt và điều chỉnh kịp thời các hoạt động để thực hiện tốt mục tiêu đã xác định. Kiểm tra nhằm xem xét việc thực hiện các quyết định quản lý ở mức độ nào, phát hiện những sai phạm, trì trệ, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân để đề xuất các biện pháp điều chỉnh, khắc phục nhằm thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra phát hiện nhân tố tích cực động viên khích lệ, nhân rộng điển hình quản lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL để hoạt động quản lý đạt hiệu quả hơn, đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách và các quy định phù hợp, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục. Đánh giá cũng là một trong những chức năng của quy trình quản lý. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu trong công tác quản lý, cơ quan, chủ thể quản lý nói chung và công tác tổ chức cán bộ nói riêng. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL không chỉ để biết được thực trạng của đội ngũ mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc đề ra những kế hoạch phù hợp, có tính khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Kết quả đánh giá đội ngũ CBQL là cơ sở cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh bản thân để thích ứng với hoạt động quản lý trong tổ chức, phù hợp với tiêu chuẩn. Đánh giá đội ngũ CBQL có liên quan mật thiết với việc phát triển đội ngũ CBQL. Việc đánh giá CBQL trường TH được thực hiện theo quy trình: CBQL tự đánh giá; cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia đánh giá; cơ quan quản lý cấp trên đánh giá. Đánh giá chuẩn CBQL được thực hiện chấm điểm trên cơ sở có hệ thống minh chứng, vì vậy, kết quả đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ khá chính xác. Công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường TH là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý của Phòng GD&ĐT. Thông qua hoạt động kiểm tra
  • 36. 33 để nắm bắt thông tin, tình hình, đánh giá chính xác, khách quan hoạt động quản lý trong nhà trường và hoạt động của đơn vị trên cơ sở đối chiếu với các quy định của Luật Giáo duc, hệ thống các văn bản hướng dẫn hoạt động QLGD trong nhà trường phổ thông. Kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm của CBQL trường học. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường TH phải đảm bảo khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời không làm cản trở các hoạt động đang diễn ra của nhà trường, của CBQL; việc kiểm tra, đánh giá phải dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt là chất lượng, hiệu quả giáo dục. Kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý của CBQL trường TH tập trung vào các nhóm năng lực cơ bản như: Xác định tầm nhìn, mục tiêu chiến lược nhà trường, năng lực điều hành các hoạt động, năng lực quản lý các nguồn lực... Việc kiểm tra, đánh giá CBQL có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: Định kì hay đột xuất, đánh giá theo chuẩn, theo chuyên đề, đánh giá phân loại hàng năm. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường TH có vai trò quan trọng trong QLGD nói chung và xây dựng đội ngũ CBQL trường TH nói riêng. Lý luận và thực tiễn quản lý đã khẳng định: “Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà không có kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. 1.4.3.5. Tổ ch u ki n hỗ trợ công tác phát tri n n ũ CBQL tr ng Ti u h c Kết quả hoạt động của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy. Chế độ chính sách đãi ngộ đối với CBQL còn mang tính đầu tư cho nhân lực như “tái sản xuất” trong quản lý kinh tế. Từ chính sách đãi ngộ thỏa đáng mà chất lượng đội ngũ được nâng lên, thực hiện chính sách đãi ngộ là một trong những hoạt động quản lý của cơ quan quản lý và của người quản lý. Thực hiện chế độ, chính sách các điều kiện hỗ trợ tạo động lực cho hoạt động của đội ngũ CBQL trường TH là quá trình tạo lập những điều kiện tốt nhất để cho CBQL phát triển được phẩm chất, các năng lực ở mức độ cao nhất và thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Đó là việc xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách theo quy định của Pháp luật, phù hợp với điều kiện của địa phương, tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho CBQL thực hiện chức năng nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ, chính sách đối với nhà giáo, CBQL giáo dục, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo, CBQL công tác ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; thực hiện tốt các chế độ nâng ngạch, chuyển ngạch, nâng lương định kỳ, nâng lương trước thời hạn, chế độ đi học và có chế độ thích hợp khích lệ sự phấn đấu