SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trần Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7
1.1. Khái lược các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án 7
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 23
1.3. Giải thuyết và câu hỏi nghiên cứu 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN 28
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về bảo vệ thông tin
cá nhân 28
2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân 49
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân 56
2.4. Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về
bảo vệ thông tin cá nhân và những giá trị có thể tham khảo cho
Việt Nam 59
Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 74
3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ năm
1945 đến nay 74
3.2. Những thành tựu của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt
Nam hiện nay và nguyên nhân 82
3.3. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam
hiện nay và nguyên nhân 107
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 126
4.1. Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam 126
4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam 131
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANM : An ninh mạng
ATTTM : An toàn thông tin mạng
APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
APPI : Luật Bảo vệ thông tin cá nhân Nhật Bản
APPS : Các nguyên tắc về quyền riêng tư của Úc
BLDS : Bộ luật dân sự
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
CƯQT : Công ước quốc tế
CNTT : Công nghệ thông tin
DPA : Cơ quan bảo vệ Dữ liệu Thuỵ Điển
ĐƯQT : Điều ước quốc tế
FTC : Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ
GDPR : Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PDA : Đạo luật Dữ liệu cá nhân Thuỵ Điển
PPC : Cơ quan bảo vệ Thông tin cá nhân Nhật Bản
QCD : Quyền công dân
QCN : Quyền con người
TTCN : Thông tin cá nhân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
''Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa'' vừa là
nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện
nay [34, tr.171]. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng và
quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) trong
thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp luật (HTPL) bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là
một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập pháp.
Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước những nhu
cầu ngày càng cao về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, điện
thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, các TTCN của
con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ, sử dụng, quản lý như một tài sản
có giá trị đối với bản thân các chủ thể TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức,
cơ quan Nhà nước. Nhưng bên cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các
TTCN có thể bị khai thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn
tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo
vệ TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn nóng
bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015 cho biết: "Cuối
tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện
hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web của cơ quan nhà nước với tên
miền ".gov.vn". Trung tuần tháng 3/2015, hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng
dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên
một số trang mạng. Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ
hổng của môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và
lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại, mạng botnet; tồn tại
các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông tin cao" [22]. Cũng theo Báo
cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại nguy cơ mất an
toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên
mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá
2
Đảng, Nhà nước; nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên
minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng
toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193
quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt 24 bậc
về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng mất an toàn thông
tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay.
Về mặt lý luận, pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
nhiều khoảng trống, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Từ bản
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, Nhà nước ta luôn ghi nhận việc
bảo vệ đời sống riêng tư. Hiến pháp 2013 đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi
của quyền riêng tư, trong đó có bảo vệ TTCN tại Điều 21, 22. Thể chế hoá tinh thần
của Hiến pháp, các Bộ luật như: Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hình sự (BLHS),
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn
bản khác có liên quan đã bước đầu được sửa đổi, bổ sung. Đây là cơ sở quan trọng
cho việc xây dựng và HTPL về bảo vệ TTCN. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật
quy định về vấn đề này còn nhiều bất cập như: chưa quy định thống nhất khái niệm
về TTCN, chưa quy định đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ TTCN, chưa quy định đầy
đủ giới hạn bảo vệ TTCN, chưa quy định chi tiết trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ
TTCN một cách hiệu quả, nhiều hành vi liên quan tới việc bảo vệ TTCN chưa được
quy định trong pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ TTCN
vẫn chưa thực sự được quy định rõ ràng. Mặt khác, các quy định pháp luật về bảo
vệ TTCN còn nằm rải trong các luật chuyên ngành và nhiều văn bản dưới luật,
những nội dung quy định này còn chồng chéo, mâu thuẫn do sự hạn chế trong kỹ
thuật lập pháp, dẫn đến tình trạng khó khăn khi thực hiện pháp luật. Việt Nam là
thành viên của nhiều cam kết quốc tế và khu vực về QCN, trong đó có những cam
kết liên quan đến bảo vệ TTCN cần tiếp tục được nội luật hoá vào pháp luật quốc
gia. Việc thiếu những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN sẽ làm giảm
tính hiệu quả của việc thúc đẩy, bảo vệ QCN trong thực tiễn ở Việt Nam.
Trước những vấn đề bức thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, cho thấy
thấy viẹ c triển khai nghiên cứu các thực trạng, đề xuất quan điểm giải pháp hoàn
thiẹ n pháp luật về bảo vệ TTCN mang tính thời sự, cấp bách. Những quy định của
pháp luật một mặt phải bảo vệ TTCN của con người song mặt khác phải đáp ứng
được sự đòi hỏi của quản lý của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích công cộng, bảo đảm
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phục vụ công cuộc xây dựng chính
3
phủ điện tử, phòng chống tham nhũng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất
nước, đặc biệt là trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Trong thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu về TTCN, bảo vệ TTCN, song chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống và trực tiếp HTPL về bảo vệ TTCN. Chính vì vậy,
Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận án với nội dung: "Hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay" với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ cho việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy QCN ở
Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích của Luận án là phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc HTPL về
bảo vệ TTCN, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam,
từ đó đề xuất và luận chứng những quan điểm, giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, phân tích và đưa ra các khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về
bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN; làm rõ những đặc điểm, vai trò và nội dung
của pháp luật về bảo vệ TTCN; nghiên cứu các tiêu chí để xác định mức độ hoàn
thiện của pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt
Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN ở một số nước trên thế giới và
rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ TTCN
trên co sở đó chỉ ra đu ợc những u u điểm cần phát huy và những hạn chế cần
khắc phục và nguyên nhân của thực trạng này.
Ba là, xây dựng nhận thức chung về bảo vệ TTCN và đề xuất các quan điểm
và giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tu ợng nghiên cứu của luạ n án là những vấn đề lý luạ n và thực tiễn
của pháp luạ t về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay dưới góc độ lý luận và
lịch sử về Nhà nước và pháp luật.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ TTCN tại Việt Nam,
có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế ở Việt Nam và số liệu, tài liệu nước ngoài để so
sánh, đối chiếu.
- Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông tin
thuộc về cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên cứu các
thông tin riêng của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật nhà nước. Bảo vệ TTCN mà
luận án nghiên cứu chủ yếu trong pháp luật nội dung mà không nghiên cứu sâu pháp
luật tố tụng, chỉ để cập khái quát đến 3 văn bản pháp luật là Bộ luật Tố tụng Hình
sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính.
- Thời gian nghiên cứu: Thời điểm nghiên cứu của luận án bắt đầu từ năm
1946 đến nay, tức là từ thời điểm có bản Hiến pháp đầu tiên cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và
pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực thi dân chủ, bảo đảm QCN, QCD.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê- nin để nghiên cứu
các nội dung trong đề tài, chủ yếu là phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phân
tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể của các khoa học chuyên ngành như: phương pháp hệ thống,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, toạ đàm.
Các phương pháp trên được vận dụng đồng bộ, có sự kết hợp và độc lập
tương đối. Các phu o ng pháp đu ợc sử dụng nhằm làm rõ nọ i dung co bản
của đề tài, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các
chu o ng.
Do tính chất của từng chu o ng, từng phần nên trong mỗi chu o ng, mỗi
nọ i dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng mọ t trong các phu o ng pháp trên
làm chủ đạo.
Phu o ng pháp phân tích tài liẹ u cũng được sử dụng triệt để trong
5
Chương 1 để phân tích cả tài liẹ u so cấp và tài liẹ u thứ cấp. Tài liẹ u so cấp
bao gồm các va n bản pháp luạ t và Va n kiẹ n của Đảng có liên quan, các vụ
viẹ c, các số liẹ u thống kê chính thức của co quan nhà nu ớc có thẩm quyền.
Tài liẹ u thứ cấp bao gồm đề tài nghiên cứu, sách, các bài báo, tạp chí, kết luạ n
phân tích đã đu ợc các tác giả trong nước và nước ngoài thực hiện thực hiẹ n.
Phu o ng pháp phân tích tổng hợp đu ợc sử dụng trong Chương 2, 3 và 4
để tổng hợp các số liẹ u, tri thức nhằm mục đích để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá
thực trạng, đu a ra những luạ n giải, nhạ n xét và đề xuất về quan điểm giải pháp
của HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
Phu o ng pháp luạ t học so sánh được sử dụng trong Chương 1 để làm rõ
tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp
này tiếp tục được tác giả sử dụng ở Chương 2 để so sánh pháp luật về bảo vệ TTCN
của một số nước trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng
được cho Việt Nam.
Phương pháp lịch sử áp dụng trong Chương 3 để tái hiện lại sự quá trình
phát triển của hệ thống pháp luật một cách trung thực.
Phương pháp logic cũng được sử dụng trong Chương 3 để nhận rõ sự phát
triển và nguyên nhân của sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực này.
Phu o ng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng trong
Chương 2, 3 và 4. Trong quá trình thực hiẹ n luạ n án, tác giả dựa trên cơ sở lý
luận để phân tích các vấn đề thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay, từ
đó rút ra những vấn đề lý luận mới.
Phương pháp chuyên gia, toạ đàm để thu thập ý kiến và đưa ra các nhận định
kết luận, đề xuất của luận án. Đề tài luận án gần đây thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu, một số hội thảo khoa học đã được tổ chức. Nghiên cứu sinh đã tích
cực tham gia và thảo luận tại các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về vấn đề này để
được trao đổi quan điểm, thu thập thông tin liên quan đến đề tài luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình khoa học nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo vệ TTCN ở
Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có
một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
6
Thứ nhất, công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận về
pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học về
TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt
Nam và phân tích nội hàm các khái niệm này.
Thứ hai, luận án chỉ ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò, tiêu
chí và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận
án khái quát hóa một số quy định pháp luật mang tính điển hình của quốc tế và một
số quốc gia, đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án đánh giá tổng quát thực trạng các quy định pháp luật ở Việt
Nam hiện nay về bảo vệ TTCN, nêu lên những thành tựu cũng như phát hiện và chỉ
ra những bất cập còn tồn tại, chưa tương thích trong những quy định của pháp luật
về bảo vệ TTCN và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng.
Thứ tư, luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang
tính toàn diện HTPL về bảo vệ TTCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực
thi pháp luật về bảo vệ TTCN, bảo đảm quyền riêng tư của con người. Những giải
pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập trong
thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của pháp luật
về bảo vệ TTCN. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp phần vào việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN cũng như cơ chế bảo đảm thực thi
pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác
nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về về bảo vệ TTCN ở
Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu nghiên cứu, giảng dạy tại những cơ sở đào tạo pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
án gồm có 4 chương, 12 tiết.
7
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI LƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Bảo vệ TTCN từ góc độ của quyền riêng tư, đã được quan tâm và đề cập đến
trong một số công trình nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiên còn khá hạn chế. Bên cạnh
một số ít các luận án, luận văn, sách, thì các công trình chủ yếu trong lĩnh vực này
là các bài báo, tạp chí mà chưa có đề tài khoa học tầm cỡ nào quan tâm nghiên cứu.
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân
Luận văn Thạc sĩ của Vũ Anh Tuấn, Bảo mật và an toàn thông tin trong
thương mại điện tử [105], là một nghiên cứu chuyên ngành công nghệ thông tin
(CNTT). Tác giả đã khẳng định thương mại điện tử, nhất là đối với các giao dịch
mang tính nhạy cảm cần phải có những cơ chế đảm bảo bảo mật và an toàn. Thành
công của luận văn chính là việc có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu để xây dựng
các kỹ thuật bảo mật và an toàn trong thương mại điện tử với một số tính năng cơ
bản như: hệ thống chứng thực, các cơ chế phân bố khoá tự động, mã hoá các thông
tin, kỹ thuật ngăn ngừa các rủi ro trong thương mại điện tử. Đây là một gợi ý cho
nghiên cứu sinh về phương thức bảo vệ TTCN dựa trên công nghệ.
Bài nghiên cứu của Bùi Thanh Liêm, ''Bảo vệ TTCN trên mạng: Vấn đề không
thể xem nhẹ'' [49, tr.20-21, 27]. Trong bài viết này tác giả đã chỉ rõ thực trạng người
dùng còn xem nhẹ việc bảo vệ TTCN trên mạng. Tác giả nêu lên qua việc khảo sát các
trang mạng xã hội như Facebook, Voutube, Twitter, Zing Me, Tamtay.vn, website
thương mại điện tử hay các trang rao vặt... và các trang blog cá nhân thì người dùng sẽ
dễ dàng để lộ các TTCN. Theo tác giả: thói quen và sự vô tư của người sử dụng có thể
khiến họ dễ dàng bị vi phạm về TTCN. Tác giả cũng đã chỉ ra các cơ sở pháp lý để bảo
vệ người tiêu dùng trên mạng qua việc phân tích các văn bản pháp luật và chỉ ra một số
"mẹo" để người dùng có thể tự bảo vệ TTCN của mình một cách an toàn.
Bài nghiên cứu của Hà Nguyên, ''Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin
của bệnh nhân'' [53]. Bài viết khẳng định nếu bệnh nhân không được đảm bảo
những quyền đó thì họ sẽ e ngại thông báo cho thầy thuốc những thông tin có tính
riêng tư mà lại có giá trị chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân. Khi nền Y học phát
9
triển, những loại bệnh xã hội, như bệnh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục,
mang trong đó cả đạo đức, nhân phẩm của bệnh nhân trong quan hệ xã hội; các loại
bệnh tâm thần, tâm lý, các căng thẳng từ mối quan hệ trong gia đình cộng đồng thì
thông tin càng mang đặc tính riêng tư cao. Trong thời đại CNTT đa truyền thông
tiến như vũ bão hiện nay, việc rò rỉ thông tin có tính cách riêng tư càng trở nên có
nguy cơ cao hơn bao giờ hết, tính riêng tư và bảo mật của bệnh nhân cũng nằm
trong mối nguy cơ đó. Tác giả cũng chỉ ra một số trường hợp ngoại lệ bác sĩ,
chuyên viên quản lý hồ sơ bệnh lý có thể cung cấp thông tin mà không cần giấy uỷ
quyền của đương sự. Bài viết này gợi mở cho luận án của nghiên cứu sinh về bảo vệ
TTCN của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Bài nghiên cứu ''Các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN'' [56, tr.33-
34]. Đây là một bài viết được dịch từ tiếng nước ngoài và có sự đánh giá, nhận định
về các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN toàn cầu. Bài viết đưa ra khái
niệm: TTCN bao gồm các loại thông tin và dữ liệu khác nhau như nhận dạng số, các
mối quan hệ, sở thích, hành vi, sức khoẻ, dữ liệu tài chính cũng như các dữ liệu do
các tổ chức công cộng lưu giữ đồng thời gợi mở nhiều cơ hội kinh doanh liên quan
đến TTCN. Trước những cơ hội kinh doanh liên quan đến TTCN, đòi hỏi các chủ
thể kinh doanh phải xây dựng các dịch vụ và các nhu cầu kinh doanh dựa trên 3
thành phần chính: sự cho phép, minh bạch và chia sẻ giá trị. Bài viết đã mang đến
một cách nhìn nhận mới về TTCN, đó là nó có thể trở thành một sản phẩm thương
mại và đem lại lợi ích cho con người trong thời đại ngày nay, nếu chúng ta đảm bảo
được sự tôn trọng và không vi phạm các TTCN.
Bài nghiên cứu của Cao Xuân Quảng, "Bảo vệ TTCN trong các giao dịch
tiêu dùng" [59, tr.26-28]. Tác giả đã nêu: TTCN trong thời đại kỹ thuật số bao gồm
nhiều trường thông tin, trong đó đặc biệt quan trọng là các thông tin liên quan đến
tài chính, đến số định danh hoặc các TTCN khác. Những thiệt hại phát sinh từ việc
TTCN bị đánh cắp có quy mô rất lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều bên trong nền
kinh tế". Tác giả cũng khẳng định rõ việc đánh mất TTCN là mất tất cả, vì mất
TTCN, nguy cơ với người tiêu dùng là thiệt hại trực tiếp về tài chính. Bên cạnh đó,
người tiêu dùng còn đứng trước nguy cơ bị tấn công từ những khía cạnh khác như:
lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ, xúc phạm… Với những nguy cơ này, trong nhiều trường
hợp những thiệt hại sẽ là rất lớn về tài chính thậm chí không thể đo lường được
bằng tiền. Trong bài viết tác giả cũng nêu rõ trách nhiệm của người tiêu dùng trong
việc bảo vệ TTCN.
10
Bài nghiên cứu của Lê Thị Nhã, ''Bảo vệ quyền riêng tư nhìn từ trách nhiệm
truyền thông'' [54, tr.15-17]. Trong bài viết này tác giả đi sâu vào tìm hiểu quyền
riêng tư và việc bảo vệ quyền riêng tư qua những văn bản pháp luật hiện hành. Theo
tác giả quyền riêng tư, bảo vệ bí mật đời tư được các nhà chuyên môn và dư luận xã
hội đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Quyền bất khả xâm phạm về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình liệu có được bảo đảm trước sự phát
triển của CNTT và mạng xã hội? Đâu là ranh giới của báo chí với thông tin riêng tư?
Bài viết đặc biệt đi sâu phân tích một số biểu hiện vi phạm quyền riêng tư trên các
phương tiện truyền thông hiện nay. Tác giả cũng nêu lên những vấn đề gặp phải trong
việc bảo vệ quyền riêng tư hiện nay khi truyền thông đưa tin, đó là: luật pháp chưa có
hướng dẫn cụ thể về quyền riêng tư, bí mật đời tư; ý thức, trách nhiệm, đạo đức của
những người làm báo chí truyền thông khi thông tin về những vấn đề riêng tư.
1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứupháp luật vềbảo vệthông tin cá nhân
Đề tài cấp Bộ của Nguyễn Thị Hạnh, Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí
mật dữ liệu cá nhân [43]. Đây là một nghiên cứu khá toàn diện đầu tiên ở nước ta
về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân (DLCN). Trong đề tài
này, các tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật
DLCN trong đó các tác giả đã nêu cụ thể về lịch sử hình thành quyền bí mật DLCN,
khái niệm quyền bí mật DLCN, cũng như tầm quan trọng, đặc điểm, nội dung, mối
quan hệ của quyền này và các quyền khác. Công trình nghiên cứu này cũng đã phân
tích thực trạng của cơ chế thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam và đưa ra các
giải pháp và kiến nghị đề xuất ban hành Luật bảo vệ DLCN. Ưu điểm của đề tài là
nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam có so sánh,
đối chiếu và học tập kinh nghiệm từ các quốc gia và khu vực tiến bộ trên thế giới
trong lĩnh vực này.
Cuốn sách Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số
quốc gia của Thái Thị Tuyết Dung [25]. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm quyền riêng
tư và nội dung của nó, đồng thời cũng nêu lên lịch sử hình thành của khái niệm này.
Tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm về quyền riêng tư và đã khẳng định khái niệm
này đã ra đời và phát triển từ trước khi nó chính thức được công nhận là một quyền
cơ bản trong các ĐƯQT. Điểm nổi bật của cuốn sách là đã kể ra các văn bản quốc tế
và các mô hình bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới. Tác giả cũng đưa ra nhận xét
rằng: cho đến nay ở Việt Nam quyền riêng tư của công dân vẫn là một chế định luật
tương đối non trẻ và đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện. Tác giả cũng đề cập
11
đến quyền riêng tư trong mối quan hệ với quyền tiếp cận thông tin, cơ chế bảo mật
trên internet... Cuốn sách đã mang đến những nội dung cơ bản về mặt lý luận, bước
đầu đặt ra những nội dung cơ bản cho việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ TTCN.
Luận án của Lê Đình Nghị, Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật
Dân sự Việt Nam [51]. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển trong quy định của
pháp luật Việt Nam về quyền bí mật đời tư. Tác giả phân tích các khái niệm cụ thể
như bí mật, đời tư, bí mật đời tư, quyền bí mật đời tư. Luận án đã phân tích so sánh
dựa trên cơ sở đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra
giải pháp HTPL quyền bí mật đời tư trong hệ thống các quyền nhân thân ở Việt
Nam. Công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sâu về quyền bảo vệ bí mật đời
tư trong một ngành luật đó là luật Dân sự.
Luận văn của Võ Tuấn Anh, Bí mật đời tư, lý luận và thực tiễn [3]. Với kết
quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã góp phần giúp hiểu rõ hơn thế nào là bí
mật đời tư, mức độ bảo vệ bí mật đời tư của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức đến
đâu để tránh tình trạng TTCN bị phơi bày cũng như tránh xúc phạm đến bí mật đời
tư của người khác. Luận văn phân tích những qui định cụ thể của pháp luật, tìm hiểu
về vấn đề QCN, chính sách của Đảng trong việc bảo vệ quyền nhân thân, quyền bí
mật đời tư. Tác giả cũng cho rằng, tuy là vấn đề cấp thiết của xã hội, và đã được ghi
nhận ở nhiều văn bản luật về quyền bí mật đời tư nhưng khái niệm chính xác thế
nào là bí mật đời tư vẫn còn bỏ ngỏ, gây khó khăn khi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bí
mật đời tư.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Trang, Quyền được bảo vệ đời tư
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam [101]. Theo tác giả, quyền được bảo
vệ đời tư (hay quyền về đời tư, quyền riêng tư - the right to privacy) là một QCN cơ
bản đã được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc, của các khu
vực. Tác giả cũng nêu lên thực tiễn xâm phạm đời tư cá nhân đang là vấn đề nhức
nhối, có tính phổ biến ở Việt Nam, gây ra những tác động tiêu cực đến trật tự, an
toàn xã hội. Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền được bảo vệ đời tư ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính dự báo, bị lạc hậu so với sự phát triển
của đời sống xã hội, các quy định có nhiều điểm không tương thích, phần nhiều mới
chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, có rất ít các quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ
pháp luật này. Theo tác giả, để khắc phục tình trạng này, nhà nước cần ban hành,
sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được bảo vệ đời tư trong các văn bản pháp luật
12
hiện hành đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi và thống nhất với các văn kiện quốc
tế có liên quan; cần tiến hành rà soát một cách chi tiết và có hệ thống các văn bản
trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về bảo vệ quyền riêng tư.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Việt Hà, Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ
TTCN của người tiêu dùng trong thương mại điện tử [39]. Theo tác giả, TTCN cũng
ngày càng trở thành một vấn đề nóng vì chúng có thể thể được truyền lan nhanh
chóng trên mạng, hệ thống thông tin tạo nền tảng cho hầu hết các hoạt động chính
trị, kinh tế, xã hội. Luận văn nêu một số vấn đề lý luận của pháp luạ t về bảo vệ
TTCN của ngu ời tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử như khái niệm TTCN,
khái niệm bảo vệ TTC của người tiêu dùng. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng
pháp luạ t Viẹ t Nam về bảo vẹ TTCN của người tiêu dùng trong thu o ng
mại điẹ n tử tác giả cho rằng quyền này hiẹ n nay đang bị xâm phạm nghiêm
trọng mà nguyên nhân là từ phía các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sự buông lỏng,
chu a sát sao của các co quan quản lý nhà nu ớc, nhu ng nguyên nhân chủ yếu
là do không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu rõ về quyền đu ợc bảo vệ TTCN
của mình. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiẹ n pháp luạ t và nâng
cao hiẹ u quả thực thi pháp luạ t về bảo vẹ TTCN của ngu ời tiêu dùng trong
thu o ng mại điẹ n tử ở Viẹ t Nam.
Bài nghiên cứu của Trần Văn Biên, ''Pháp luật về vấn đề bảo vệ TTCN trên
mạng internet'' [10, tr.45-51]. Tác giả đã chỉ rõ nguy cơ TTCN bị xâm phạm trên
môi trường mạng với các hành vi vi phạm phổ biến khác nhau. Trong giao dịch điện
tử, sự e ngại lớn nhất là bị mất các thông tin liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc
các thông tin về giao dịch sử dụng thẻ trong quá trình diễn ra giao dịch. Đặc biệt tác
giả còn lưu ý đến việc phát tán TTCN về bí mật đời tư. Với tính chất là một bài viết
chuyên ngành luật học, tác giả đã có thành công lớn trong việc hệ thống lại các quy
định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ TTCN trên môi trường internet và chỉ ra cần
phải thực hiện tốt pháp luật để bảo đảm các giao dịch điện tử diễn ra.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Huy Dũng, ''Pháp luật của Việt Nam và các
nước trên thế giới về bảo vệ TTCN'' [27, tr.24-29]. Thành công lớn nhất của bài viết
là đã đưa ra tổng quan các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam. Tác giả đã
khẳng định "Bảo vệ TTCN" là một trong những quyền cơ bản của con người. Tác giả
đã khái quát hoá nội dung bảo vệ TTCN của pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực cụ
thể như dân sự, bảo vệ người tiêu dùng, giao dịch điện tử, viễn thông, CNTT. Trong
nội dung kinh nghiệm nước ngoài, tác giả đã điểm đến khá nhiều quốc gia nổi bật như:
13
Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Hồng Kông, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc… Trong
bài viết này, tác giả còn bàn luận về những khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ TTCN như: riêng tư, bảo mật, thông tin và DLCN.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên An:
''Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ
tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh'' [106, tr.33-36]. Đây là một bài viết có tính khảo
sát, đánh giá cao thông qua các phương pháp xã hội học. Bài viết đề cập đến thực
trạng các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ
tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả khảo sát, các tác giả đã
khẳng định người thành niên trẻ tuổi cần nâng cao hơn nữa ý thức về bí mật đời tư,
giáo dục và tự giáo dục thái độ, nhu cầu, động cơ đúng đắn, rèn luyện thói quen
không xâm phạm bí mật đời tư người khác đồng thời pháp luật cần có những quy
định và chế tài cụ thể đối với lĩnh vực này. Qua nghiên cứu này, tác giả luận án có
thêm một góc nhìn mới về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ TTCN từ góc độ
thực tiễn của đời sống xã hội.
Bài nghiên cứu của Đinh Tiến Dũng, ''Quyền riêng tư trong Hiến pháp 2013
và các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật'' [28, tr.23-25]. Tác giả đã đưa ra lịch sử
pháp luật về quyền riêng tư từ năm 1945 đến nay, phân tích sự phát triển trong quy
định của Hiến pháp 2013 và trong những văn bản pháp luật cụ thể như Luật Báo
chí, BLDS, Luật Bưu chính, Luật CNTT. Điểm nổi bật của bài viết đồng thời là
những gợi ý quan trọng cho Luận án của nghiên cứu sinh, đó là đã chỉ ra một số hạn
chế về pháp luật và thực tiễn trong bảo vệ quyền riêng tư và đề xuất các biện pháp
bảo đảm quyền riêng tư như: hoàn chỉnh và cụ thể hoá hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về QCN, QCD, trong đó có quyền riêng tư; phải tiếp tục hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin, thường xuyên nghiên cứu đổi mới hình
thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để người
dân hiểu được quyền của mình; Nhà nước cần có cơ chế cho các cơ quan tổ chức, cá
nhân tham gia vào môi trường thông tin mở nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc bí
mật đời tư của công dân.
Bài nghiên cứu của Đinh Thị Lan Anh, ''Bảo vệ TTCN trong thương mại
điện tử theo pháp luật Việt Nam'' [2, tr.29-33]. Trong bài viết này tác giả cho rằng
TTCN đã và đang trở thành thứ hàng hoá mang lại giá trị lợi nhuận cho doanh
nghiệp, vì vậy TTCN có thể bị mất an toàn dưới nhiều hình thức tấn công mạng và
cũng sẵn sàng có các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà tiết lộ thông tin của khách hàng.
14
Tác giả cũng phân tích một cách khá đầy đủ và chi tiết các văn bản pháp luật có liên
quan đến việc bảo vệ TTCN trong Thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam và chỉ
rõ điểm còn hạn chế bất cập trong pháp luật về bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử.
Sự gợi ý của tác giả về những giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc bảo vệ TTCN trong
thương mại điện tử cũng là một hướng tiếp tục có thể nghiên cứu trong Luận án.
Bài nghiên cứu của Lê Văn Sua, "Quyền bí mật đời tư theo quy định của
pháp luật dân sự: Cần được hướng dẫn" [89]. Tác giả nhận định cho đến nay, pháp
luật nước ta vẫn chưa có quy định rõ ràng về "bí mật đời tư" là gì, phạm vi của "bí
mật đời tư" như thế nào, mà chỉ có một số quy định về vấn đề này trong Hiến pháp
2013; BLDS 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, BLHS 1999. Trong bài viết tác giả
đã phân tích một số vụ án tiêu biểu liên quan đến quyền bí mật đời tư và đưa ra một
số giải pháp để giải quyết những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện pháp luật dân
dự liên quan đến lĩnh vực này. Tác giả cũng nêu lên phạm vi những thông tin thuộc
về "bí mật đời tư" của mỗi cá nhân: có phải mọi thông tin thuộc về cá nhân mà cá
nhân muốn giữ bí mật sẽ trở thành "bí mật đời tư" và được pháp luật bảo vệ. Theo tác
giả cần linh động trong việc xác định thông tin nào được cho là "bí mật đời tư".
Bài nghiên cứu của Hồng Phương, ''Quy định pháp luật về việc bảo vệ
TTCN'' [58, tr.33-35]. Tác giả nhận định, thông tin trên mạng giờ đây là tài sản có
giá trị đặc biệt của mỗi cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia. Tác giả khẳng
định, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ. Tác giả cho rằng,
Hiến pháp, BLDS, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) và nhiều
văn bản pháp luật chuyên ngành như các luật về viễn thông, CNTT, giao dịch điện
tử đều đã có quy định về quyền cơ bản của công dân và bảo vệ TTCN. Tác giả đánh
giá cao vai trò của Luật ATTTM, khi kết hợp cùng BLDS, Luật BVQLNTD và các
văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện
tử… sẽ tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ cho công tác bảo vệ TTCN
của người sử dụng trong kỷ nguyên Internet hiện nay, góp phần thúc đẩy hơn nữa
hoạt động giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bài nghiên cứu ''Quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam: Cơ sở pháp lý và
tình trạng xâm phạm'' của Lê Thế Nhân [55]. Bài nghiên cứu này đã đề cập đến một
đối tượng cần được bảo vệ quyền riêng tư nhưng lại rất dễ bị xâm phạm quyền riêng
tư chính là trẻ em. Tác giả khẳng định quyền riêng tư là một trong những quyền dân
sự cơ bản và quan trọng đối với trẻ em, với đặc điểm là nhóm yếu thế, trong bối
cảnh bùng nổ thông tin. Quyền riêng tư của trẻ em được quy định rõ ràng trong luật
15
pháp quốc tế như: Công ước quốc tế (CƯQT) về các quyền dân sự, chính trị 1966;
CƯQT về quyền trẻ em 1989. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam quy định chưa đầy
đủ về quyền riêng tư và thiếu vắng các quy định về quyền riêng tư của trẻ em. Bài
viết này đã góp phần mô tả bức tranh pháp lý và tình trạng thực thi quyền riêng tư
của trẻ em tại Việt Nam dưới góc độ báo chí; đồng thời khuyến nghị các giải pháp
giúp giảm trừ các hành vi xâm phạm.
Bài nghiên cứu của Thái Vĩnh Thắng, ''Bảo vệ quyền riêng tư ở Hoa Kỳ,
Pháp và những kinh nghiệm cho Việt Nam'' [96, tr.15-17]. Trong bài nghiên cứu
này tác giả đã phân tích cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư ở
Hoa Kỳ, Pháp thông qua các tình huống pháp luật hết sức cụ thể và chi tiết. Tác giả
đã nêu lên những cơ sở pháp lý và thực tiễn của bảo vệ bí mật đời tư ở Việt Nam.
Từ thực tiễn pháp luật của các quốc gia trên thế giới tác giả đã nêu lên những kinh
nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
Bài nghiên cứu của Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, ''Pháp luật bảo vệ quyền
bí mật DLCN trên thế giới và Việt Nam'' [37, tr.67]. Bên cạnh việc phân tích và làm
rõ khái niệm dữ liệu, DLCN và bí mật cá nhân bài viết đã nêu lên quyền bảo vệ bí
mật DLCN trong luật nhân quyền quốc tế và bước đầu rà soát những quy định về
quyền bảo vệ bí mật DLCN trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bài viết đưa ra
những gợi mở, kiến nghị để HTPL về quyền bảo vệ bí mật DLCN của Việt Nam đó
là xây dựng đạo luật riêng về bảo vệ bí mật DLCN và HTPL chuyên ngành về bảo
vệ bí mật cá nhân.
Bài nghiên cứu của Phùng Trung Tập, ''Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình'' [92, tr.22-24]. Trong bài viết này, tác giả cho rằng cá nhân
với tư cách chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, kinh tế, lao động,
thương mại và các quan hệ khác trong phạm vi thời gian và không gian nhất định.
Tác giả đã đưa ra cách hiểu của cá nhân về đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình
bất khả xâm phạm. Tác giả cũng nhận định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình không những được ghi nhận trong các CƯQT về QCN, mà
mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong
việc bảo vệ QCN tại quốc gia thành viên. Tác giả cho rằng cần thiết phải quy định
các khái niệm đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình cần phải được quy định cụ
thể trong pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện cho việc bảo đảm các QCN được thực
16
hiện trong thực tiễn.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân, ''Bảo vệ DLCN trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0'' [109, tr.6-9]. Tác giả đã nhận định: Ở Việt Nam, chế
định quyền riêng tư hay quyền bảo vệ TTCN đã được quy định tại nhiều văn bản
pháp luật. Tuy nhiên, các quy định này hiện nay phần lớn là các quy định về việc
bảo vệ quyền riêng tư trong đời sống nói chung, tức việc bảo vệ quyền này được
quy định theo một chế định chung không phân biệt là trong môi trường trực tuyến
(online) hay môi trường ngoại tuyến (offline). Gần đây, một số đạo luật chuyên
ngành mới có một số quy định, chủ yếu dưới dạng các nguyên tắc chung và chưa đủ
cụ thể, dành riêng cho việc bảo vệ TTCN trên internet hoặc môi trường số. Điều đó
cho thấy khung pháp lý của Việt Nam về vấn đề bảo vệ DLCN trong môi
trường internet và kỹ thuật số hiện nay còn rất mỏng, chưa có những quy định về
bảo vệ DLCN đối với những chủ thể ứng dụng/sử dụng công nghệ 4.0. Bài nghiên
cứu này đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về bảo vệ DLCN trong nền
công nghiệp 4.0, đặt ra những đòi hỏi và suy nghĩ cho các nhà hoạch định chính
sách khi giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan tới QCN và sự phát triển của
cách mạng công nghiệp hiện đại.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về quyền riêng tư và bảo vệ TTCN
có số lượng đồ sộ và nội dung phong phú và đi trước Việt Nam một thời gian dài.
Ngay từ năm 1890, với tác phẩm Quyền riêng tư -The rights to Privacy của Louis D
Brandeis và Warren, Samuel D. đã đề cập tới vấn đề này. Không chỉ với các nhà luật
học, nghiên cứu bảo vệ TTCN còn thu hút sự quan tâm của cả những nhà chính trị,
nhà nghiên cứu QCN, kỹ sư, bác sĩ, luật sư và nhiều người khác trong xã hội. Chính
vì vậy, trong những công trình nghiên cứu dưới đây, tác giả chỉ có thể lựa chọn một
số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp tới nội dung của luận án.
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân
Cuốn sách Privacy and the Commercial Use of Personal Information (Quyền
riêng tư và việc sử dụng TTCN mang tính thương mại) của Rubin, Paul H., Lenard,
Thomas M [156]. Trong 7 chương, cuốn sách đã phân tích mối quan hệ của thương
mại điện tử, thị trường và chính phủ, với những tác động tích cực và tiêu cực. Với
việc phát triển thương mại điện tử, một số khách hàng đã lo lắng về việc tiết lộ,
chuyển giao và bán TTCN mà các doanh nghiệp đã thu thập về họ. Những mối lo
ngại này đang làm chậm sự mở rộng thương mại điện tử, do vậy đặt ra nguy cơ đối
với tương lai tăng trưởng của nền kinh tế mới. Cuốn sách giải thích rằng không có
17
bằng chứng về tác động có hại đối với khách hàng thực sự hay sự thất bại của thị
trường mà có thể biện minh cho việc điều tiết quá mức của chính phủ đối với sự
riêng tư trên mạng.
Cuốn sách Personal Information Management (Quản lí TTCN) của William
Jones, Jaime Teevan [162]. Các tác giả đưa ra quan điểm về thông tin và quản lý
TTCN trong cuốn sách này đồng thời đưa ra các khái niệm liên quan đến quản lý
TTCN và cụ thể hoá nội dung của nó, chẳng hạn: Quản lý TTCN (PIM). Cuốn sách
đã nêu lên các dạng thức của TTCN nằm trong các tài liệu điện tử, thư điện tử, giấy
tờ, ảnh kỹ thuật số, âm nhạc, video, tin nhắn… Trong báo cáo tổng hợp của mình
tác giả đã tóm tắt các phán quyết của các tòa án Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ
liệu. Các bản án kéo dài trong thời gian hơn 15 năm, từ các quyết định đầu tiên vào
năm 2000 thông đến năm 2015. Bản tóm tắt được sắp xếp theo từng trường hợp
(theo trình tự thời gian của số hồ sơ) và theo chủ đề. Cùng với việc tóm tắt sơ bộ
các phán quyết của Toà án châu Âu liên quan đến bảo vệ dữ liệu và có dẫn chiếu
đến các quốc gia cụ thể như Áo, Thuỵ Điển, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ireland,
tác giả đã đưa ra các định nghĩa về DLCN, xử lý dữ liệu, DLCN nhạy cảm, chuyển
giao dữ liệu đến nước thứ ba, cân bằng quyền cơ bản đã được đề cập và so sánh, đối
chiếu ở các quốc gia khác nhau [143].
Cuốn sách Understanding Privacy (Hiểu về quyền riêng tư) của Daniel J.
Solove [124]. Cuốn sách đã đưa ra những nội dung cơ bản nhất về quyền riêng
tưtrong đó có khái niệm về quyền riêng tư. Tác giả phân tích cho người đọc cách
hiểu như thế nào là một hành vi vi phạm quyền riêng tư hoặc những hành động dễ
dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư. Tác giả cũng đề cập đến sự phát triển vượt bậc
của CNTT và mối quan tâm ngày càng tăng của con người đối với việc bảo vệ
quyền riêng tưcủa họ. Tác giả còn đưa ra những khía cạnh liên quan đến việc bảo vệ
quyền riêng tư từ góc độ bảo vệ các TTCN như: thu thập, xử lý, tiết lộ… TTCN.
Bài nghiên cứu ''The Right to Privacy'' (Quyền riêng tư) của Samuel D.
Warren; Louis D. Brandeis [157, pp.193-220]. Đây là một trong những ấn phẩm nổi
tiếng đầu tiên, là công trình kinh điển khi xem xét tới quyền riêng tư và bảo vệ
quyền riêng tư. Trong tác phẩm của mình, hai tác giả là Samuel D. Warren và Louis
D. Brandeis đã chính thức đề cập đến khái niệm này trong bài viết "The Right to
Privacy" (Quyền riêng tư) đã xác định quyền riêng tư là "quyền được ở một mình"
(The Right to be let alone). Các tác giả đã viết: mục đích của chúng tôi là xem xét
liệu luật hiện hành có quy định một nguyên tắc có thể được viện dẫn đúng cách để
18
bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân hay không; nếu có, bản chất và mức độ bảo vệ đó
là gì? Với khả năng ngày càng tăng của chính phủ, báo chí, và các cơ quan và tổ
chức khác để xâm chiếm các khía cạnh trước đây không thể tiếp cận của hoạt động
cá nhân, họ lập luận rằng luật phải phát triển để đáp ứng với thay đổi công
nghệ. Các lệnh cấm truyền thống chống xâm nhập, tấn công, phỉ báng và các hành
vi xâm phạm khác đã tạo ra các biện pháp bảo vệ đầy đủ trong các thời đại trước đó,
nhưng các nguyên tắc này không thể bảo vệ cá nhân khỏi sự lạm dụng của báo chí,
nhiếp ảnh gia hoặc người sở hữu bất kỳ thiết bị hiện đại để ghi lại hoặc tái tạo cảnh
hoặc âm thanh. Theo các tác giả, khi các hoạt động kinh doanh hiện đại và phát
minh ngày càng lớn thì cần có các biện pháp pháp lý để thực thi ranh giới xác định
giữa đời sống công cộng và tư nhân, chẳng hạn như được bảo vệ bởi luật hình sự và
nâng cao vai trò của Toà án trong việc bảo vệ quyền riêng tư.
Bài viết ''The Right to Information and Privacy: Balancing Rights and Managing
Conflicts'' (Quyền thông tin và quyền riêng tư: cân đối quyền và quản lí xung đột) của
David Banisar [125]. Bài viết cho rằng quyền riêng tư và quyền thông tin đều là những
QCN quan trọng trong xã hội thông tin hiện đại. Đối với hầu hết mọi người, hai quyền
này bổ trợ cho nhau trong việc đòi hỏi cách chính phủ phải có trách nhiệm với các cá
nhân. Tuy nhiên có xung đột tiềm tàng giữa các quyền ở chỗ có nhu cầu tiếp cận TTCN
từ phía các cơ quan chính phủ, khi hai quyền chồng chéo thì nhà nước cần phát triển các
cơ chế xác định vấn đề cốt lõi để hạn chế xung đột và cân đối quyền. Bài viết xem xét
các biện pháp mang tính cấu trúc và lập pháp để xác định tốt hơn và cân đối quyền riêng
tư và quyền thông tin. Cuốn sách đã đưa ra định nghĩa về: quyền thông tin; quyền riêng
tư đồng thời giải quyết mối quan hệ của hai quyền này. Bằng phương pháp nghiên cứu
tình huống ở một số quốc gia như: Ireland, Mexico, Slovenia, Anh tác giả đã làm rõ
những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và quyền thông tin.
Bài viết ''Property, Privacy, and Personal Data'' (Tài sản, sự riêng tư và
DLCN) của Paul M. Schwartz [147, tr.2056-2128]. Bài viết đã khẳng định vai trò
của công nghệ, máy tính hiện đại và mạng quốc tế đã tạo nên khả năng tập hợp,
truyền tải và chia sẻ lượng dữ liệu khổng lồ. Khả năng này tạo nên sự bùng nổ việc
buôn bán DLCN. Tác giả cũng đưa ra những những luận điểm ủng hộ và phản đối
thị trường mua bán DLCN, và kết luận rằng khi các quan điểm tự do chuyển
nhượng là không đủ để biện minh cho việc mua bán DLCN không có sự quản lý,
những mối lo ngại về sự thất bại của thị trường và mối quan tâm của cộng đồng đối
với "những cái chung mang tính chất riêng tư" được bảo vệ cũng chưa đủ để biện
19
minh cho việc cấm buôn bán.
Bài viết ''Personal Health Information Management: Consumers’ Perspectives''
(Quản lí thông tin sức khoẻ cá nhân: triển vọng của người tiêu dùng) của Andrea
Civan1, Meredith M. Skeels1, Anna Stolyar1, Wanda Pratt [115]. Bài viết đề cập đến
việc quản lý thông tin sức khoẻ của cá nhân thông qua khảo sát dữ liệu dựa trên
người lớn tại trường Đại học Whasington. Chúng bao gồm kiểm soát cá nhân, chia sẻ,
tích hợp, bảo mật và linh hoạt. Thông qua cuộc khảo sát, các tác giả cho rằng những
phát hiện của họ cung cấp những hiểu biết mới về những ý tưởng mới nổi trong
nghiên cứu và thiết kế CNTT sức khỏe người tiêu dùng. Theo các tác giả việc quản lí
thông tin sức khoẻ cá nhân (PHIM) liên quan đến các hoạt động hỗ trợ việc người
tiêu dùng truy cập, tham gia, tổ chức và sử dụng thông tin y tế cá nhân của mình.
Báo cáo về Bảo vệ dữ liệu và quyền con người lần thứ 14 [40]. Báo cáo này
đưa ra những vấn đề cơ bản của bảo vệ dữ liệu và con người trong đó có khái niệm về
DLCN bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, số bảo hiểm quốc gia của cá nhân được bảo
vệ theo Điều 8 Công ước nhân quyền châu Âu. Thông qua các hồ sơ y tế có được,
Toà án nhân quyền châu Âu đã nêu ra: việc bảo vệ DLCN, đặc biệt là dữ liệu y tế, vô
cùng quan trọng đối với quyền của một cá nhân được tôn trọng đời sống riêng và gia
đình, được đảm bảo bởi Điều 8 Công ước. Tôn trọng sự bảo mật dữ liệu y tế là
nguyên tắc sống còn của mọi hệ thống pháp luật của các bên tham gia công ước. Nó
không những mang tính then chốt đối với việc hiểu được sự riêng tư của một bệnh
nhân mà còn bảo vệ niềm tin vào y đức và dịch vụ y tế nói chung. Báo cáo đề cập đến
nghĩa vụ cung cấp DLCN, việc cung cấp DLCN không có sự chấp thuận, và thu thập,
lưu trữ DLCN đều là can thiệp vào quyền tôn trọng sự riêng tư của cá nhân.
Báo cáo Data Protection in the European: the role of National Data
Protection Authorities (Bảo vệ DLCN ở châu Âu: vai trò của các cơ quan bảo vệ dữ
liệu quốc gia) của European Union Agency for Fundamental Rights [132]. Báo cáo
khẳng định rõ tầm quan trọng của Cơ quan bảo vệ dữ liệu châu Âu, là công cụ trong
việc thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống bảo vệ dữ liệu ở nhiều quốc gia thành
viên. Bản báo cáo đã nêu lên những tiêu chuẩn chung Liên hợp quốc và châu Âu về
bảo vệ TTCN, nhìn nhận những quy định của pháp luật châu Âu về bảo vệ TTCN.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan bảo vệ TTCN quốc gia đã được báo
cáo phân tích cụ thể và chi tiết về. Đặc biệt, báo cáo đã đưa ra những kinh nghiệm
tốt cho việc thực hiện bảo vệ TTCN thông qua bộ máy là cơ quan quốc gia về bảo
20
vệ TTCN ở châu Âu.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
Cuốn sách Regulating Privacy: Data Protection and Public Policy in Europe
and the United States (Điều chỉnh sự riêng tư: Bảo vệ dữ liệu và chính sách công ở
châu Âu và Hoa Kỳ, năm 1992) của Colin J. Bennett [122]. Trong cuốn sách này,
tác giả đã nhận định cuộc cách mạng thông tin đã tạo nên những công nghệ để dễ
dàng thu thập TTCN, điều đó có thể xâm phạm đến quyền riêng tư của con người.
Thông qua sự phân tích, tác giả đã so sánh các cách thức, quan điểm về vấn đề bảo
vệ dữ liệu tại 4 quốc gia trong luật pháp Hoa Kỳ, Anh, Tây Đức và Thụy Điển từ
cuối những năm 1960 đến thập niên 1980 trong việc bảo vệ TTCN. Tác giả đã nhận
thấy pháp luật liên quan tới máy tính của các quốc gia có các nguyên tắc tương tự
nhau, nhưng việc thực thi các nguyên tắc này lại có sự khác biệt đáng kể, đó là: Hoa
Kỳ dựa vào sáng kiến của công dân và thực thi tư pháp; Anh sử dụng hệ thống đăng
ký; Đức đã xây dựng một cơ chế bảo vệ TTCN độc lập; và Thụy Điển sử dụng một
hệ thống cấp phép. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các yếu tố xã hội, chính trị
và công nghệ đến việc kiểm soát về thu thập và truyền đạt thông tin.
Cuốn sách The Right To Privacy: Gays, Lesbians, and the Constitution
Paperback (Quyền riêng tưđồng tính nam, đồng tính nữ và hiến pháp) của Vincent
Samar [160]. Tác giả nêu 2 mục đích chính của cuốn sách: một là, đặt nền tảng lý
thuyết chung về quyền riêng tư, ý nghĩa riêng tư là gì và quyền được bảo vệ riêng tư
hợp lý như thế nào và khi sự riêng tư xung đột với các quyền khác thì làm thế nào
để quyết định được quyền nào được ưu tiên; hai là: tác giả nêu ra những phân tích
của mình về vấn đề của đồng tính nam và đồng tính nữ cùng với các vấn đề như phá
thai, mang thai hộ, thử nghiệm ma tuý, quyền được chết… để minh hoạ cho nền
tảng hiến pháp chung. Từ góc độ tiếp cận của triết học và luật học, cuốn "Quyền
riêng tư: đồng tính nam, đồng tính nữ và hiến pháp" đã đề cập đến nhóm xã hội dễ
bị tổn thương này khá sớm. Theo quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tình
dục được áp dụng tại 24 bang thì quan hệ đồng giới mang tính tội phạm được áp
dụng đối với hàng triệu người sống ở Hoa Kỳ, vậy TTCN của họ liên quan tới tình
trạng nhiễm HIV, thụ tinh nhân tạo với đồng tính nam và đồng tính nữ được bảo vệ
như thế nào.
Cuốn sách The Right to Privacy Paperback (Quyền riêng tư) của Caroline
Kennedy và Ellen Alderman [118]. Từ cách tiếp cận các trường hợp nghiên cứu cụ
thể, các tác giả cho rằng mặc dù khái niệm sự riêng tư không xuất hiện trong Hiến
21
pháp, song mọi người đều có quyền riêng tư. Các tác giả nhắc lại lời của Louis D
Brandeis về "quyền được ở một mình", đặt ra những vấn đề hết sức cụ thể liên quan
tới mối quan hệ giữa công việc của cơ quan nhà nước, của chủ sử dụng lao động và
của người khác đối với sự riêng tư cá nhân. Trong "Quyền riêng tư", các tác giả đã
khảo sát các quyết định của toà án, tuyên bố của nguyên đơn về quyền riêng tư của
họ bị đe doạ bởi chính phủ, bởi doanh nghiệp, bởi các phương tiện truyền thông
hoặc bởi những người khác. Các tác giả đề cập đến những vấn đề như quyền lực của
các nhân viên luật pháp để tìm kiếm ma tuý, tính bảo mật của xét nghiệm AIDS,
phá thai. Thông qua việc nghiên cứu 6 lĩnh vực chung: sự riêng tư với thực thi pháp
luật; sự riêng tư và sự tự tin; riêng tư với báo chí; riêng tư với những "kẻ nhòm
ngó"; riêng tư tại nơi làm việc; riêng tư và thông tin, các tác giả đã cung cấp cho
độc giả những hiểu biết cơ bản về sự riêng tư và yêu cầu, đòi hỏi của con người về
quyền riêng tư của mình ở Hoa Kỳ vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Bộ sách Law, governance and technology series (Pháp luật, quản trị và công
nghệ) của P. Casanovas, G. Sartor biên tập [148], là tập hợp những nghiên cứu tiếp
cận liên ngành về luật, trí thông minh nhân tạo và CNTT. Qua cách tiếp cận nghiên
cứu này, các nhà luật học đã thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu về luật liên quan
tới CNTT và ứng dụng CNTT. Một nội dung quan trọng trong các nghiên cứu này
là các lĩnh vực như pháp luật về Internet như bảo vệ dữ liệu, quyền sở hữu trí tuệ,
quyền Internet.
Cuốn sách The Emergence of Personal Data Protection as a Fundamental
Right of the EU (Sự xuất hiện của bảo vệ DLCN như là một quyền con người cơ bản
của châu Âu) của Gloria González Fuster [133] là nghiên cứu nằm trong bộ sách
trên. Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu bảo vệ DLCN với tư cách là
một QCN cơ bản được chính thức công nhận là quyền cơ bản của châu Âu. Cùng
với nhận định có sự khác biệt giữa quyền riêng tư và quyền bảo vệ DLCN, các tác
giả cho rằng quyền này đóng vai trò quan trọng trong khi đưa ra khuôn khổ pháp lý
bảo vệ DLCN của châu Âu trong tương lai, với quan điểm thay thế quyền riêng tư.
Cuốn sách đã chỉ ra nguồn gốc của bảo vệ DLCN, nghiên cứu lại quyền riêng tư ở
Hoa Kỳ trong những năm 1960, cũng như sự phát triển tiên phong ở các nước châu
Âu và trong các tổ chức quốc tế, phân tích sự tham gia của châu Âu từ những năm
1970 cho đến sự ra đời của các đề xuất lập pháp vào năm 2012 về bảo vệ DLCN.
Cuốn sách gồm 4 nội dung chính: riêng tư và bảo vệ DLCN, xây dựng các tiêu
chuẩn quốc gia vê xử lý dữ liệu ở châu Âu, các vật liệu bảo vệ dữ liệu trong các
22
công cụ quốc tế và sự bắt đầu của bảo vệ dữ liệu của châu Âu.
Cuốn sách Reforming European Data Protection Law (Cải cách luật bảo vệ
dữ liệu châu Âu) của Paul de Hert [149]. Nằm trong bộ sách Luật, quản trị và công
nghệ, cuốn sách này là sự tổng kết kết quả của Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ
7 về máy tính, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư (International Conference on
Computers, Privacy and Data Protection,) CPDP 2014, tổ chức tại Brussels tháng
1/2014. Các tác giả đã đánh giá tính cấp thiết của công nghệ lưu trữ, tấn công trực
tuyến và tác động của việc lưu trữ dữ liệu đối và nguy cơ đối với sự riêng tư. Các
tác giả cũng xem xét đến sự đánh đổi giữa bảo vệ an ninh và sự riêng tư, các cách
thức hỗ trợ để bảo đảm sự riêng tư và bảo vệ dữ liệu. Cuốn sách này được soạn thảo
trong quá trình sửa đổi cơ bản luật bảo vệ dữ liệu châu Âu, đã đề xuất các cách tiếp
cận táo bạo và hợp lý trong quá trình sửa đổi cơ bản Chỉ thị bảo vệ dữ liệu châu Âu
năm 1995, đề cập đến mọi yêú tố trong lĩnh vực CNTT và công nghệ máy tính -
ICT gắn với sự riêng tư và bảo vệ dữ liệu.
Cuốn sách Data Protection and Privacy: The Age of Intelligent Machines,
(Quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu: thời đại của các loại phương tiện thông minh) của
Ronald Leenes, Rosamunde van Brakel, Serge Gutwirth, Paul De Hert [155]. Cuốn
sách này đã tập hợp các bài viết phân tích khái niệm, các vấn đề cụ thể, giải pháp và
thảo luận về thực thi liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu tại Hội nghị quốc
tế thường niên lần thứ 10 về máy tính, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư tổ chức tại
Brussels tháng 1/2017. Những vấn đề rất mới về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu liên
quan đến Quy định bảo vệ Dữ liệu chung châu Âu (GDPR) có hiệu lực vào tháng 5
năm 2018 thay thế Chỉ thị Directive 95/46/EU đã được đưa ra để phân tích, xem xét.
Nghiên cứu này nhận định GDPR đã làm hài hòa luật bảo vệ dữ liệu trên khắp châu
Âu, bảo vệ và trao quyền cho tất cả DLCN của công dân châu Â, đồng thời định hình
lại cách các tổ chức trên toàn khu vực trong tiếp cận quyền riêng tư về dữ liệu. Cuốn
sách còn đề cập đến những vấn đề quan trọng của GDPR về các thách thức an ninh
dữ liệu của nền công nghiệp 4.0, các dạng thức dữ liệu mới.
Bài nghiên cứu ''Creating Data Protection Legislation in the United States:
An Examination of Current Legislation in the European Union, Spain, and the
United States" (Lập pháp về bảo vệ dữ liệu ở Hoa Kỳ: kiểm nghiệm lập pháp hiện
tại ở Liên minh châu Âu, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ) của Jennifer M. Myers [140].
Bài nghiên cứu này ra đời sau khi có Chỉ thị về bảo vệ dữ liệu ở châu Âu 1995. Tác
23
giả đã nhận định, việc thiết lập bảo vệ dữ liệu ở Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà lập pháp
phải cân đối giữa quyền riêng tư với quyền tiếp cận thông tin. Qua nghiên cứu, tác
giả cho rằng việc xây dựng pháp luật về bảo vệ DLCN có thể cần hướng đến các
mục tiêu cao cả hơn mục tiêu thực tiễn ở Hoa Kỳ để có thể đảm bảo sự tiếp tục
tham gia của Hoa Kỳ vào thị trường thế giới. Hoa Kỳ cần xác định được tầm quan
trọng của việc xây dựng pháp luật bảo vệ dữ liệu vì Hoa Kỳ có công nghệ tiên tiến,
việc xây dựng pháp luật sẽ tạo ra cơ sở để các doanh nghiệp không phải lo ngại về
vấn đề bảo vệ dữ liệu khi chuyển giao cho Hoa Kỳ đồng thời xây dựng pháp luật
cũng là một bước tiến gần hơn đến việc bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân về dữ
liệu lưu trữ điện tử và nhằm ngăn chặn những vụ lạm dụng gia tăng do sử dụng trái
pháp luật đối với DLCN.
Bài nghiên cứu ''Personal Privacy in the Information Age: Comparison of
Internet Data Protection Regulations in the United Stats and European'' (Sự riêng tư
của cá nhân trong thời đại thông tin: So sánh các quy định bảo vệ dữ liệu mạng của
Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu) của Domingo R. Tan [130]. Từ cách tiếp cận các
văn bản pháp luật, tác giả đã nghiên cứu so sánh sự giống và khác nhau trong cách
thức bảo vệ TTCN trên internet của Hoa Kỳ và châu Âu. Trong nghiên cứu này tác
giả đã phân tích quyền riêng tư, quyền riêng tư trên internet, trong đó, phân tích
khái niệm DLCN trên internet một cách cụ thể và sâu sắc. Xuất phát từ các cách
tiếp cận khác nhau đối với bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu với yêu cầu xây
dựng pháp luật bảo vệ dữ liệu tổng hợp và Hoa Kỳ cho phép công nghiệp internet
phát triển cơ chế tự điều tiết, các tác giả đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ nên noi gương
châu Âu và xây dựng pháp luật bảo vệ dữ liệu tổng hợp để bảo vệc sự riêng tư cá
nhân trên internet.
Bài nghiên cứu ''The legal construction of privacy and data protection'' (Xây
dựng nền tảng pháp lý đối với vấn đề bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư) của Raphael
Gellert, Serge Gutwirht [154, pp. 522-530]. Trong nghiên cứu của mình, thông qua
việc mô tả và so sánh quyền riêng tư và bảo vệ TTCN các tác giả đã đưa ra nội dung
mang tính lý luận đó là bên cạnh sự tương đồng có sự khác biệt giữa các quyền
riêng tư và bảo vệ dữ liệu về mặt hình thức và nội dung. Các tác giả đã phân tích
những nội dung mang tính lý luận này thông qua tình huống thực tiễn liên quan tới
các hành vi bảo vệ TTCN như: máy quét toàn thân, công nghệ phát triển con người,
trình tự bộ gene. Dựa trên các trường hợp này, các tác giả đưa ra quan điểm dù hai
24
quyền có sự khác biệt song sau cùng vẫn đề cập đến bảo vệ TTCN.
1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONGLUẬN ÁN
1.2.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước đã
được liệt kê ở phần trên, tác giả có một số nhận xét như sau:
Bảo vệ TTCN là nội dung được quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu mới chỉ bước đầu đề cập đến
những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và HTPL về về bảo vệ TTCN trên thế
giới cũng như Việt Nam. Ở mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu liên quan
đến bảo vệ TTCN đã được đề cập đến với những nội dung cơ bản như lịch sử, khái
niệm, sự phát triển, cơ chế bảo đảm… đã cung cấp một cách nhìn tổng thể và cho
thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ TTCN trong thời đại ngày nay. Các công trình
nghiên cứu nước ngoài cho thấy việc HTPL ở một số quốc gia, đặc biệt là các quốc
gia châu Âu còn thể hiện qua việc pháp điển hoá việc bảo vệ TTCN trong các văn
bản pháp luật, được gọi là Luật bảo vệ DLCN. Văn bản pháp luật này của các quốc
gia thường đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết về bảo vệ TTCN hay bảo
vệ DLCN: từ khái niệm, đến nội dung, cách thức áp dụng và cơ quan bảo vệ, quyền
của chủ thể TTCN và nghĩa vụ của chủ thể bảo vệ TTCN. Ở các quốc gia theo hệ
thống pháp luật Anh - Mỹ thì án lệ được sử dụng linh hoạt để áp dụng giải quyết
các tranh chấp liên quan đến bảo vệ TTCN. Đó là thành tựu lớn cần học tập.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bảo vệ TTCN và pháp luật về bảo
vệ TTCN còn rất khiêm tốn. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về bảo vệ TTCN
chủ yếu là các bài viết trên tạp chí mà chưa có nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia
hay các sách được xuất bản. Các công trình nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra tầm
quan trọng của việc bảo vệ TTCN, đặc biệt là trong các lĩnh vực như CNTT,
thương mại điện tử, giao dịch qua internet... Một số công trình nghiên cứu đã đưa
ra số liệu khảo sát và chỉ ra rằng việc quan tâm đến bảo vệ TTCN của người dân
còn hạn chế và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ TTCN còn gặp nhiều khó khăn.
Các công trình nghiên cứu cũng nêu lên vấn đề bất cập còn tồn tại đó là: hệ thống
pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo vệ TTCN tuy đã bước đầu có những quy
định phù hợp với pháp luật quốc tế, song còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu các
quy định cụ thể, cần được điều chỉnh để có thể đáp ứng kịp với xu thế toàn cầu
hoá về mọi mặt của đất nước. Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này còn hết sức
25
sơ lược, những nội dung nghiên cứu về pháp luật bảo vệ TTCN chỉ ở một vài khía
cạnh ở từng lĩnh vực riêng biệt khác nhau. Có thể nhận định rằng, các công trình
nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam còn
hạn chế, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể bảo vệ TTCN, pháp
luật bảo vệ TTCN nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung cơ bản
của pháp luật về bảo vệ TTCN, chưa làm rõ được các tiêu chí để xác định mức độ
hoàn thiện của pháp luật, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về bảo
vệ TTCN ở Việt Nam.
1.2.2. Những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu nêu trên ở Việt Nam cũng như trên
thế giới đã mang lại một lượng thông tin khoa học về bảo vệ TTCN nói chung và pháp
luật về bảo vệ TTCN nói riêng song vẫn còn nhiều khoảng trống mà các công trình
nghiên cứu này chưa giải quyết để HTPL về bảo vệ TTCN, làm cơ sở để cơ quan nhà
nước, các tổ chức, cá nhân có cơ sở thực thi bảo vệ TTCN một cách đúng đắn và hiệu
quả. Chính vì vậy, trong luận án này, tác giả tiếp tục làm rõ các nội dung sau:
1.2.2.1. Về mặt lý luận
Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về
bảo vệ TTCN một cách toàn diện. Luận án sẽ nghiên cứu và làm rõ các khái niệm hiện
nay vẫn chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam như: Thông tin
cá nhân, bảo vệ TTCN và pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN. Khi phân
tích các khái niệm này, tác giả sẽ thực hiện việc so sánh, đối chiếu quy định của pháp
luật Việt Nam với những quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới để chỉ rõ tính tương thích cũng như sự khác biệt giữa pháp luật
Việt Nam với pháp luật quốc tế, giữa các quốc gia khi quy định về lĩnh vực này.
Hiện chưa có công trình nào chỉ ra đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật về
bảo vệ TTCN. Luận án nghiên cứu đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật về bảo vệ
TTCN góp phần làm rõ tầm quan trọng của pháp luật về bảo vệ TTCN, những vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung để HTPL Việt Nam về bảo vệ TTCN. Trong quá trình nghiên cứu
này, việc so sánh, đối chiếu pháp luật về bảo vệ TTCN trong nước với pháp luật về bảo
vệ TTCN ở một số nước trên thế giới và trong khu vực là hết sức cần thiết, từ đó đưa ra
những kinh nghiệm có thể vận dụng được ở Việt Nam hiện nay.
Luận án xây dựng hệ thống tiêu chí làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thiện
của pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
26
HTPL về bảo vệ TTCN.
1.2.2.1. Về mặt thực tiễn
Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về lịch sử phát triển
của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án xem xét, nghiên cứu, đánh giá sự phát triển
của pháp luật về bảo vệ TTCN từ năm 1946 đến nay tại Chương 3 của Luận án. Qua
mỗi giai đoạn, tác giả có sự phân tích, đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật và
rút ra những thành tựu và hạn chế của pháp luật bảo vệ TTCN ở Việt Nam. Từ đó
tác giả có cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp HTPL về
bảo vệ TTCN.
Chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng phát triển của pháp
luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam một cách toàn diện. Luận án phân tích, đánh giá
thực trạng pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam theo các tiêu chí đã được xác định
ở phần lý luận; chỉ ra những bước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng
thời tìm ra những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế,
nhược điểm đó. Không như các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật về bảo vệ TTCN
được quy định trong một hệ thống các văn bản pháp luật hết sức đồ sộ: từ kinh tế,
tài chính, dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, điện tử, viễn thông,
internet... Chính vì vậy, Luận án đã rà soát và hệ thống lại theo nhóm các quy định
pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể để nghiên cứu. Từ đó đánh giá vai trò cũng như
tác động của pháp luật về bảo vệ TTCN trong đời sống xã hội.
Luận án luận chứng và đề xuất hệ thống quan điểm, đề xuất các giải pháp cụ
thể, toàn diện nhằm HTPL về bảo vệ TTCN.
Với tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể khẳng định đề tài "Hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Viẹ t Nam hiẹ n nay" hoàn toàn
mới, không trùng lạ p với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố.
1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
Với kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và ca n cứ vào các lý thuyết có
liên quan đến chủ đề nghiên cứu, luạ n án đạ t ra giả thuyết nghiên cứu nhu sau:
Pháp luật bảo vệ TTCN đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và thực
hiện quyền riêng tư, một QCN quan trọng đã được Việt Nam hiến định trong Điều
21 Hiến pháp 2013. Trước những đòi hỏi của thực tiễn về nhu cầu của mỗi cá nhân
được bảo vệ thông tin của mình và yêu cầu nhà nước cần quản lý các thông tin đó
trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0 đang
27
diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, pháp luật về bảo vệ TTCN đã thể hiện nhiều bất
cập, với những khoảng trống cần được lấp đầy. Việc HTPL về bảo vệ TTCN một
mặt phải đáp ứng được yêu cầu tôn trọng và bảo vệ TTCN, mặt khác phải đảm bảo
hoạt động hiệu quả, minh bạch của cơ quan nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội. Do đó, pháp luật bảo vệ TTCN về mặt nội dung phải toàn diện với đầy
đủ các quy định về khái niệm về TTCN, nguyên tắc bảo vệ TTCN, giới hạn bảo vệ
TTCN; trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ TTCN, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ
TTCN, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ TTCN, về mặt hình thức
phải thống nhất, đồng bộ, cụ thể, khả thi.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luạ n án cần giải quyết mọ t số câu hỏi nghiên cứu quan trọng như sau:
1. Quan niẹ m nhu thế nào về TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ
TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN, vì sao hoàn thiện pháp luật bảo vệ TTCN đóng vai
trò quan trọng? Vai trò, đặc điểm và tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của Pháp
luật về bảo vệ TTCN là gì?
2. Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam qua các thời kỳ
như thế nào? Thực trạng của pháp luật về bảo vệ TTCN hiện nay như thế nào? Những
kết quả đạt đu ợc và những tồn tại, bất cạ p cũng những nguyên nhân của thực trạng
này là gì?
3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam cần xuất phát từ
những quan điểm mang tính định hu ớng nào? Các nhóm giải pháp nào cần đu ợc
áp dụng để hoàn HTPL về bảo vệ TTCN?
Kết luận chương 1
Qua việc nghiên cứu các tài liệu trong Tổng quan này, có thể nhận thấy các
công trình nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung cơ bản của bảo vệ TTCN. Bảo vệ
TTCN là khái niệm gắn liền với các khái niệm như đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình. Những vấn đề này từ lâu đã được quan tâm đề cập đến trong pháp
luật quốc tế cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật quốc gia. Quyền riêng tư đã được
Liên hợp quốc công nhận là QCN cần được bảo vệ và trên thực tế, rất nhiều quốc gia
trên thế giới đã công nhận và bảo vệ quyền này. Nhiều quốc gia còn ban hành luật
riêng với tên gọi: Luật bảo vệ TTCN hay Luật bảo vệ dữ liệu, Luật bảo vệ DLCN.
Hệ thống hoá các công trình đã được công bố cả trong và ngoài nước liên
quan mật thiết đến hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh; phân tích, đánh giá và
nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của các công trình này trong
28
việc giải quyết các vấn đề liên quan; những quan điểm, luận điểm đã được thừa
nhận rộng rãi, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong
những công trình nghiên cứu này; phân tích, đánh giá và nêu rõ những vấn đề còn
tồn tại liên quan đến hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong các công trình đã
đề cập, những vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để hoặc còn đang có ý
kiến khác nhau hoặc còn đang bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu.
Như vậy, việc nghiên cứu tổng thuật các tài liệu này đã mang đến cho
nghiên cứu sinh những định hướng để tiếp tục nghiên cứu HTPL về bảo vệ TTCN
ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp để bảo vệ TTCN nói riêng cũng như quyền
riêng tư của con người.
29
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN
2.1.1. Những khái niệm cơ bản trong pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân
2.1.1.1. Khái niệm "Thông tin cá nhân"
"Thông tin cá nhân" là một thuật ngữ được sử dụng trong cuộc sống đời
thường và trong các nghiên cứu khoa học. "Thông tin cá nhân" hợp thành bởi 2 từ là
"thông tin" và "cá nhân". Theo Từ điển Tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là một
danh từ được hiểu là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi [57, tr.1026, 1207].
Cá nhân là người riêng lẻ, phân biệt với tập thể hoặc xã hội [57, tr.126]. Như vậy có
thể hiểu đơn giản: Thông tin cá nhân là những thông tin về một người riêng lẻ, phân
biệt với người đó với những người khác. Trong lĩnh vực luật học, "Thông tin cá
nhân" là khái niệm gắn liền với quyền riêng tư. Trong các văn bản pháp luật quốc tế
và một số quốc gia người ta sử dụng thuật ngữ Thông tin cá nhân (personal
infomation) và DLCN (personal data).
Các văn bản pháp lý có tính quốc tế đã đưa ra những khái niệm về TTCN có
nét tương đồng và nét khác biệt. Hiệp ước 108 của châu Âu nêu "Dữ liệu cá nhân"
có nghĩa là bất kỳ thông tin liên quan đến một cá nhân được xác định hoặc mang
tính chất cá nhân [131]. Chỉ thị 95/46/EC (Directive 95/46/EC of the Eropean
Parliamant and of the Council) của châu Âu nêu: "Dữ liệu cá nhân có nghĩa là bất
kỳ thông tin liên quan đến một người được xác định hoặc có thể xác định; một
người có thể được xác định, trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt bằng cách tham chiếu
đến một số nhận dạng, cho một hoặc nhiều yếu tố đặc trưng cho bản sắc của họ về
thể chất, sinh lý, tâm thần, kinh tế, văn hóa, xã hội" [52]. Hướng dẫn bảo vệ bí mật
cá nhân và chuyển giao DLCN (Guidelines on the Protection of Privacy and
Transborder Data Flows of Personal Data) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD) ban hành nêu: "Dữ liệu cá nhân" có nghĩa là bất kỳ thông tin liên quan
đến một cá nhân được xác định hoặc có thể nhận dạng [144]. Khuôn khổ chung về
bảo vệ DLCN trong thương mại điện tử APEC đưa ra quan niệm: ''Thông tin cá
nhân là bất kỳ thông tin nào để xác định được hay có thể xác định được một cá
nhân cụ thể" [116].
30
Khái niệm TTCN có gốc gác gắn liền với quyền riêng tư, song phải đến tận
những năm 1980 khái niệm TTCN hay DLCN mới được sử dụng trong các văn bản
có tính chất quốc tế. Khác với khái niệm quyền riêng tư ra đời từ thủa sơ khai, gắn
liền với sự ra đời của Nhà nước thì sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc
đẩy sự ra đời của khái niệm TTCN này đồng thời cũng đòi hỏi phải đưa ra các biện
pháp để bảo vệ TTCN/DLCN của con người trong cuộc sống.
Nhiều quốc gia đã đưa ra những khía cạnh cụ thể của TTCN như sau:
Mô tả cá nhân (Personal
Descriptors)
Tên, tuổi, nơi sinh, ngày sinh, giới tính, cân nặng, chiều
cao, màu mắt, màu tóc, dấu vân tay
Số nhận dạng
(Identification Numbers)
ID Y tế, Số Bảo hiểm Xã hội (SIN), Số An Sinh Xã Hội
(SSN), số PIN, số thẻ tín dụng và thẻ tín dụng
Dân tộc (Ethnicity) Chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc
Sức khỏe (Health) Các khuyết tật thể chất hoặc tinh thần, lịch sử sức khoẻ
của gia đình hoặc cá nhân, hồ sơ sức khoẻ, loại máu, mã
DNA, đơn thuốc
Tài chính (Financial) Thu nhập, hồ sơ nợ, giao dịch, thói quen mua bán và chi tiêu
Việc làm (Employment) Hồ sơ nhân viên, lịch sử việc làm, đánh giá, phỏng vấn,
hành động kỷ luật
Tín dụng (Credit) Hồ sơ tín dụng, uy tín tín dụng, mức tín nhiệm tín dụng,
khả năng tín dụng
Hình sự (Criminal) Kết án, cáo buộc, tha bổng
Đời sống (Life) Tính cách, danh tiếng chung, đặc điểm cá nhân, địa vị xã
hội, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, liên kết chính trị và tín
ngưỡng, ý kiến, bình luận
Giáo dục (Education) Lịch sử giáo dục
Nguồn: [151].
Theo Từ điển Kinh doanh: "Dữ liệu cá nhân bao gồm các vấn đề cụ thể hơn
liên quan đến cả thể chất và tinh thần: bao gồm: (1)Tên, địa chỉ, địa chỉ email, số
điện thoại, (2) chủng tộc, quốc tịch, dân tộc, nguồn gốc, màu da, tín ngưỡng hoặc
tổ chức tôn giáo hay chính trị, (3) tuổi hay, giới tính, khuynh hướng tình dục, tình
trạng hôn nhân, tình trạng gia đình, (4) mã số định danh, mã số, ký hiệu, (5) vân
tay, nhóm máu, các đặc điểm di truyền, (6) lịch sử chăm sóc sức khỏe, (7) lịch sử
giáo dục, tài chính, hình sự, việc làm, (8) sáng tác cá nhân, và (9) quan điểm cá
nhân" [11].
31
Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều các văn bản pháp luật có quy định về khái
niệm TTCN với những cách gọi tên khác nhau: thông tin cá nhân, thông tin riêng, bí
mật cá nhân, bí mật cá nhân của người tiêu dùng, thông tin bí mật đời tư...
Trước Hiến pháp 2013, các khái niệm này đã được đề cập đến trong một số
văn bản pháp luật. Khái niệm thông tin riêng được sử dụng và định nghĩa tại Khoản
4 Điều 6 Luật Viễn thông 2009, theo đó thông tin riêng là những thông tin liên quan
đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy
được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác
mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp. Luật CNTT
2006 cũng sử dụng khái niệm thông tin riêng tại Điều 72, thông tin riêng là thông
tin hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường
mạng được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật. Khái niệm Thông tin riêng
theo Khoản 15 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng là thông tin trên mạng
của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công
khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính, địa chỉ cụ thể.
Khái niệm thông tin về bí mật đời tư được Luật Giao dịch điện tử 2005 sử
dụng, nhưng không đưa ra định nghĩa cụ thể. Luật BVQLNTD 2010 nêu tại Điều 6
lại nêu khái niệm bí mật thông tin của người tiêu dùng.
Tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, đã đưa ra khái niệm
TTCN theo đó: "Thông tin cá nhân là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính,
nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện
thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định của pháp luật" [19].
Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về
thương mại điện tử nêu: "Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh
một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y
tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin
khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật" [18]. Như vậy, những TTCN trong Nghị
định này không bao gồm thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân
tự công bố trên các phương tiện truyền thông.
Sau khi Hiến pháp 2013 ra đời, cụm từ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình được sử dụng tại Điều 21, BLDS 2015 Điều 38, tuy nhiên,
trong các văn bản này chưa đưa ra được định nghĩa thế nào là thông tin về đời sống
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019

More Related Content

What's hot

Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềThanh Trúc Lưu Hoàng
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nayLuận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOTLuận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
Luận văn: Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay, HOT
 
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
Luận án: Thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em Việt Nam hiện nay - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt NamLuận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
Luận văn: Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam
 
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Xác định cha, mẹ, con theo quy định của Luật Hôn Nhân - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân tại Quảng Ngãi, HAY
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đềTổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
Tổng hợp câu hỏi ôn thi tư pháp quốc tế theo chủ đề
 
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOTLuận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật biển, HOT
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà NộiLuận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
Luận văn: Đăng ký đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 tại Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếmLuận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm
 
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOTLuận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
Luận văn: Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng, HOT
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nayLuận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Bảo hiểm thất nghiệp theo pháp luật Việt Nam, HAY
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019

Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị nataliej4
 
Luật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNGLuật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNGtungvtqt
 
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịhieu anh
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...PinkHandmade
 
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...hanhha12
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luật an ninh mạng
Luật an ninh mạngLuật an ninh mạng
Luật an ninh mạngAnh Lê
 
pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửmeomavcu
 

Similar to LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019 (20)

Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đLuận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
 
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệuXử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
 
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
 
Luật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNGLuật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNG
 
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt NamLuận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
 
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
 
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAYLuận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọLuận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
 
Luật an ninh mạng
Luật an ninh mạngLuật an ninh mạng
Luật an ninh mạng
 
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
 
pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tử
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY_10241112052019

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊN HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Hồng Hạnh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7 1.1. Khái lược các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án 7 1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 23 1.3. Giải thuyết và câu hỏi nghiên cứu 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 28 2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 56 2.4. Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ thông tin cá nhân và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam 59 Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74 3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay 74 3.2. Những thành tựu của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 82 3.3. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 107 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 126 4.1. Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam 126 4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam 131 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANM : An ninh mạng ATTTM : An toàn thông tin mạng APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APPI : Luật Bảo vệ thông tin cá nhân Nhật Bản APPS : Các nguyên tắc về quyền riêng tư của Úc BLDS : Bộ luật dân sự BLHS : Bộ luật hình sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CƯQT : Công ước quốc tế CNTT : Công nghệ thông tin DPA : Cơ quan bảo vệ Dữ liệu Thuỵ Điển ĐƯQT : Điều ước quốc tế FTC : Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ GDPR : Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PDA : Đạo luật Dữ liệu cá nhân Thuỵ Điển PPC : Cơ quan bảo vệ Thông tin cá nhân Nhật Bản QCD : Quyền công dân QCN : Quyền con người TTCN : Thông tin cá nhân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ''Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa'' vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay [34, tr.171]. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng và quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) trong thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp luật (HTPL) bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập pháp. Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước những nhu cầu ngày càng cao về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, điện thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, các TTCN của con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ, sử dụng, quản lý như một tài sản có giá trị đối với bản thân các chủ thể TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Nhưng bên cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các TTCN có thể bị khai thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo vệ TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015 cho biết: "Cuối tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web của cơ quan nhà nước với tên miền ".gov.vn". Trung tuần tháng 3/2015, hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên một số trang mạng. Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ hổng của môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại, mạng botnet; tồn tại các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông tin cao" [22]. Cũng theo Báo cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại nguy cơ mất an toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá
  • 7. 2 Đảng, Nhà nước; nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193 quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt 24 bậc về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng mất an toàn thông tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay. Về mặt lý luận, pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, Nhà nước ta luôn ghi nhận việc bảo vệ đời sống riêng tư. Hiến pháp 2013 đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi của quyền riêng tư, trong đó có bảo vệ TTCN tại Điều 21, 22. Thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp, các Bộ luật như: Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản khác có liên quan đã bước đầu được sửa đổi, bổ sung. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và HTPL về bảo vệ TTCN. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này còn nhiều bất cập như: chưa quy định thống nhất khái niệm về TTCN, chưa quy định đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ TTCN, chưa quy định đầy đủ giới hạn bảo vệ TTCN, chưa quy định chi tiết trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ TTCN một cách hiệu quả, nhiều hành vi liên quan tới việc bảo vệ TTCN chưa được quy định trong pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ TTCN vẫn chưa thực sự được quy định rõ ràng. Mặt khác, các quy định pháp luật về bảo vệ TTCN còn nằm rải trong các luật chuyên ngành và nhiều văn bản dưới luật, những nội dung quy định này còn chồng chéo, mâu thuẫn do sự hạn chế trong kỹ thuật lập pháp, dẫn đến tình trạng khó khăn khi thực hiện pháp luật. Việt Nam là thành viên của nhiều cam kết quốc tế và khu vực về QCN, trong đó có những cam kết liên quan đến bảo vệ TTCN cần tiếp tục được nội luật hoá vào pháp luật quốc gia. Việc thiếu những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN sẽ làm giảm tính hiệu quả của việc thúc đẩy, bảo vệ QCN trong thực tiễn ở Việt Nam. Trước những vấn đề bức thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, cho thấy thấy viẹ c triển khai nghiên cứu các thực trạng, đề xuất quan điểm giải pháp hoàn thiẹ n pháp luật về bảo vệ TTCN mang tính thời sự, cấp bách. Những quy định của pháp luật một mặt phải bảo vệ TTCN của con người song mặt khác phải đáp ứng được sự đòi hỏi của quản lý của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích công cộng, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phục vụ công cuộc xây dựng chính
  • 8. 3 phủ điện tử, phòng chống tham nhũng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Trong thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về TTCN, bảo vệ TTCN, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và trực tiếp HTPL về bảo vệ TTCN. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận án với nội dung: "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay" với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy QCN ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Mục đích của Luận án là phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc HTPL về bảo vệ TTCN, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất và luận chứng những quan điểm, giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Một là, phân tích và đưa ra các khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN; làm rõ những đặc điểm, vai trò và nội dung của pháp luật về bảo vệ TTCN; nghiên cứu các tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam. Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ TTCN trên co sở đó chỉ ra đu ợc những u u điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của thực trạng này. Ba là, xây dựng nhận thức chung về bảo vệ TTCN và đề xuất các quan điểm và giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tu ợng nghiên cứu của luạ n án là những vấn đề lý luạ n và thực tiễn của pháp luạ t về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay dưới góc độ lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật.
  • 9. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ TTCN tại Việt Nam, có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế ở Việt Nam và số liệu, tài liệu nước ngoài để so sánh, đối chiếu. - Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông tin thuộc về cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên cứu các thông tin riêng của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật nhà nước. Bảo vệ TTCN mà luận án nghiên cứu chủ yếu trong pháp luật nội dung mà không nghiên cứu sâu pháp luật tố tụng, chỉ để cập khái quát đến 3 văn bản pháp luật là Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính. - Thời gian nghiên cứu: Thời điểm nghiên cứu của luận án bắt đầu từ năm 1946 đến nay, tức là từ thời điểm có bản Hiến pháp đầu tiên cho đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực thi dân chủ, bảo đảm QCN, QCD. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê- nin để nghiên cứu các nội dung trong đề tài, chủ yếu là phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của các khoa học chuyên ngành như: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, toạ đàm. Các phương pháp trên được vận dụng đồng bộ, có sự kết hợp và độc lập tương đối. Các phu o ng pháp đu ợc sử dụng nhằm làm rõ nọ i dung co bản của đề tài, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các chu o ng. Do tính chất của từng chu o ng, từng phần nên trong mỗi chu o ng, mỗi nọ i dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng mọ t trong các phu o ng pháp trên làm chủ đạo. Phu o ng pháp phân tích tài liẹ u cũng được sử dụng triệt để trong
  • 10. 5 Chương 1 để phân tích cả tài liẹ u so cấp và tài liẹ u thứ cấp. Tài liẹ u so cấp bao gồm các va n bản pháp luạ t và Va n kiẹ n của Đảng có liên quan, các vụ viẹ c, các số liẹ u thống kê chính thức của co quan nhà nu ớc có thẩm quyền. Tài liẹ u thứ cấp bao gồm đề tài nghiên cứu, sách, các bài báo, tạp chí, kết luạ n phân tích đã đu ợc các tác giả trong nước và nước ngoài thực hiện thực hiẹ n. Phu o ng pháp phân tích tổng hợp đu ợc sử dụng trong Chương 2, 3 và 4 để tổng hợp các số liẹ u, tri thức nhằm mục đích để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đu a ra những luạ n giải, nhạ n xét và đề xuất về quan điểm giải pháp của HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. Phu o ng pháp luạ t học so sánh được sử dụng trong Chương 1 để làm rõ tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này tiếp tục được tác giả sử dụng ở Chương 2 để so sánh pháp luật về bảo vệ TTCN của một số nước trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được cho Việt Nam. Phương pháp lịch sử áp dụng trong Chương 3 để tái hiện lại sự quá trình phát triển của hệ thống pháp luật một cách trung thực. Phương pháp logic cũng được sử dụng trong Chương 3 để nhận rõ sự phát triển và nguyên nhân của sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực này. Phu o ng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng trong Chương 2, 3 và 4. Trong quá trình thực hiẹ n luạ n án, tác giả dựa trên cơ sở lý luận để phân tích các vấn đề thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay, từ đó rút ra những vấn đề lý luận mới. Phương pháp chuyên gia, toạ đàm để thu thập ý kiến và đưa ra các nhận định kết luận, đề xuất của luận án. Đề tài luận án gần đây thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, một số hội thảo khoa học đã được tổ chức. Nghiên cứu sinh đã tích cực tham gia và thảo luận tại các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về vấn đề này để được trao đổi quan điểm, thu thập thông tin liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình khoa học nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
  • 11. 6 Thứ nhất, công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận về pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học về TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và phân tích nội hàm các khái niệm này. Thứ hai, luận án chỉ ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án khái quát hóa một số quy định pháp luật mang tính điển hình của quốc tế và một số quốc gia, đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam. Thứ ba, luận án đánh giá tổng quát thực trạng các quy định pháp luật ở Việt Nam hiện nay về bảo vệ TTCN, nêu lên những thành tựu cũng như phát hiện và chỉ ra những bất cập còn tồn tại, chưa tương thích trong những quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Thứ tư, luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện HTPL về bảo vệ TTCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN, bảo đảm quyền riêng tư của con người. Những giải pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập trong thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ TTCN. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN cũng như cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại những cơ sở đào tạo pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm có 4 chương, 12 tiết.
  • 12. 7
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. KHÁI LƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Bảo vệ TTCN từ góc độ của quyền riêng tư, đã được quan tâm và đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiên còn khá hạn chế. Bên cạnh một số ít các luận án, luận văn, sách, thì các công trình chủ yếu trong lĩnh vực này là các bài báo, tạp chí mà chưa có đề tài khoa học tầm cỡ nào quan tâm nghiên cứu. 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân Luận văn Thạc sĩ của Vũ Anh Tuấn, Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử [105], là một nghiên cứu chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT). Tác giả đã khẳng định thương mại điện tử, nhất là đối với các giao dịch mang tính nhạy cảm cần phải có những cơ chế đảm bảo bảo mật và an toàn. Thành công của luận văn chính là việc có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu để xây dựng các kỹ thuật bảo mật và an toàn trong thương mại điện tử với một số tính năng cơ bản như: hệ thống chứng thực, các cơ chế phân bố khoá tự động, mã hoá các thông tin, kỹ thuật ngăn ngừa các rủi ro trong thương mại điện tử. Đây là một gợi ý cho nghiên cứu sinh về phương thức bảo vệ TTCN dựa trên công nghệ. Bài nghiên cứu của Bùi Thanh Liêm, ''Bảo vệ TTCN trên mạng: Vấn đề không thể xem nhẹ'' [49, tr.20-21, 27]. Trong bài viết này tác giả đã chỉ rõ thực trạng người dùng còn xem nhẹ việc bảo vệ TTCN trên mạng. Tác giả nêu lên qua việc khảo sát các trang mạng xã hội như Facebook, Voutube, Twitter, Zing Me, Tamtay.vn, website thương mại điện tử hay các trang rao vặt... và các trang blog cá nhân thì người dùng sẽ dễ dàng để lộ các TTCN. Theo tác giả: thói quen và sự vô tư của người sử dụng có thể khiến họ dễ dàng bị vi phạm về TTCN. Tác giả cũng đã chỉ ra các cơ sở pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng trên mạng qua việc phân tích các văn bản pháp luật và chỉ ra một số "mẹo" để người dùng có thể tự bảo vệ TTCN của mình một cách an toàn. Bài nghiên cứu của Hà Nguyên, ''Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân'' [53]. Bài viết khẳng định nếu bệnh nhân không được đảm bảo những quyền đó thì họ sẽ e ngại thông báo cho thầy thuốc những thông tin có tính riêng tư mà lại có giá trị chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân. Khi nền Y học phát
  • 14. 9 triển, những loại bệnh xã hội, như bệnh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, mang trong đó cả đạo đức, nhân phẩm của bệnh nhân trong quan hệ xã hội; các loại bệnh tâm thần, tâm lý, các căng thẳng từ mối quan hệ trong gia đình cộng đồng thì thông tin càng mang đặc tính riêng tư cao. Trong thời đại CNTT đa truyền thông tiến như vũ bão hiện nay, việc rò rỉ thông tin có tính cách riêng tư càng trở nên có nguy cơ cao hơn bao giờ hết, tính riêng tư và bảo mật của bệnh nhân cũng nằm trong mối nguy cơ đó. Tác giả cũng chỉ ra một số trường hợp ngoại lệ bác sĩ, chuyên viên quản lý hồ sơ bệnh lý có thể cung cấp thông tin mà không cần giấy uỷ quyền của đương sự. Bài viết này gợi mở cho luận án của nghiên cứu sinh về bảo vệ TTCN của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Bài nghiên cứu ''Các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN'' [56, tr.33- 34]. Đây là một bài viết được dịch từ tiếng nước ngoài và có sự đánh giá, nhận định về các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN toàn cầu. Bài viết đưa ra khái niệm: TTCN bao gồm các loại thông tin và dữ liệu khác nhau như nhận dạng số, các mối quan hệ, sở thích, hành vi, sức khoẻ, dữ liệu tài chính cũng như các dữ liệu do các tổ chức công cộng lưu giữ đồng thời gợi mở nhiều cơ hội kinh doanh liên quan đến TTCN. Trước những cơ hội kinh doanh liên quan đến TTCN, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải xây dựng các dịch vụ và các nhu cầu kinh doanh dựa trên 3 thành phần chính: sự cho phép, minh bạch và chia sẻ giá trị. Bài viết đã mang đến một cách nhìn nhận mới về TTCN, đó là nó có thể trở thành một sản phẩm thương mại và đem lại lợi ích cho con người trong thời đại ngày nay, nếu chúng ta đảm bảo được sự tôn trọng và không vi phạm các TTCN. Bài nghiên cứu của Cao Xuân Quảng, "Bảo vệ TTCN trong các giao dịch tiêu dùng" [59, tr.26-28]. Tác giả đã nêu: TTCN trong thời đại kỹ thuật số bao gồm nhiều trường thông tin, trong đó đặc biệt quan trọng là các thông tin liên quan đến tài chính, đến số định danh hoặc các TTCN khác. Những thiệt hại phát sinh từ việc TTCN bị đánh cắp có quy mô rất lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều bên trong nền kinh tế". Tác giả cũng khẳng định rõ việc đánh mất TTCN là mất tất cả, vì mất TTCN, nguy cơ với người tiêu dùng là thiệt hại trực tiếp về tài chính. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn đứng trước nguy cơ bị tấn công từ những khía cạnh khác như: lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ, xúc phạm… Với những nguy cơ này, trong nhiều trường hợp những thiệt hại sẽ là rất lớn về tài chính thậm chí không thể đo lường được bằng tiền. Trong bài viết tác giả cũng nêu rõ trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc bảo vệ TTCN.
  • 15. 10 Bài nghiên cứu của Lê Thị Nhã, ''Bảo vệ quyền riêng tư nhìn từ trách nhiệm truyền thông'' [54, tr.15-17]. Trong bài viết này tác giả đi sâu vào tìm hiểu quyền riêng tư và việc bảo vệ quyền riêng tư qua những văn bản pháp luật hiện hành. Theo tác giả quyền riêng tư, bảo vệ bí mật đời tư được các nhà chuyên môn và dư luận xã hội đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình liệu có được bảo đảm trước sự phát triển của CNTT và mạng xã hội? Đâu là ranh giới của báo chí với thông tin riêng tư? Bài viết đặc biệt đi sâu phân tích một số biểu hiện vi phạm quyền riêng tư trên các phương tiện truyền thông hiện nay. Tác giả cũng nêu lên những vấn đề gặp phải trong việc bảo vệ quyền riêng tư hiện nay khi truyền thông đưa tin, đó là: luật pháp chưa có hướng dẫn cụ thể về quyền riêng tư, bí mật đời tư; ý thức, trách nhiệm, đạo đức của những người làm báo chí truyền thông khi thông tin về những vấn đề riêng tư. 1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứupháp luật vềbảo vệthông tin cá nhân Đề tài cấp Bộ của Nguyễn Thị Hạnh, Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân [43]. Đây là một nghiên cứu khá toàn diện đầu tiên ở nước ta về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân (DLCN). Trong đề tài này, các tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật DLCN trong đó các tác giả đã nêu cụ thể về lịch sử hình thành quyền bí mật DLCN, khái niệm quyền bí mật DLCN, cũng như tầm quan trọng, đặc điểm, nội dung, mối quan hệ của quyền này và các quyền khác. Công trình nghiên cứu này cũng đã phân tích thực trạng của cơ chế thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp và kiến nghị đề xuất ban hành Luật bảo vệ DLCN. Ưu điểm của đề tài là nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam có so sánh, đối chiếu và học tập kinh nghiệm từ các quốc gia và khu vực tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực này. Cuốn sách Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia của Thái Thị Tuyết Dung [25]. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm quyền riêng tư và nội dung của nó, đồng thời cũng nêu lên lịch sử hình thành của khái niệm này. Tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm về quyền riêng tư và đã khẳng định khái niệm này đã ra đời và phát triển từ trước khi nó chính thức được công nhận là một quyền cơ bản trong các ĐƯQT. Điểm nổi bật của cuốn sách là đã kể ra các văn bản quốc tế và các mô hình bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới. Tác giả cũng đưa ra nhận xét rằng: cho đến nay ở Việt Nam quyền riêng tư của công dân vẫn là một chế định luật tương đối non trẻ và đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện. Tác giả cũng đề cập
  • 16. 11 đến quyền riêng tư trong mối quan hệ với quyền tiếp cận thông tin, cơ chế bảo mật trên internet... Cuốn sách đã mang đến những nội dung cơ bản về mặt lý luận, bước đầu đặt ra những nội dung cơ bản cho việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ TTCN. Luận án của Lê Đình Nghị, Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam [51]. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển trong quy định của pháp luật Việt Nam về quyền bí mật đời tư. Tác giả phân tích các khái niệm cụ thể như bí mật, đời tư, bí mật đời tư, quyền bí mật đời tư. Luận án đã phân tích so sánh dựa trên cơ sở đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra giải pháp HTPL quyền bí mật đời tư trong hệ thống các quyền nhân thân ở Việt Nam. Công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sâu về quyền bảo vệ bí mật đời tư trong một ngành luật đó là luật Dân sự. Luận văn của Võ Tuấn Anh, Bí mật đời tư, lý luận và thực tiễn [3]. Với kết quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã góp phần giúp hiểu rõ hơn thế nào là bí mật đời tư, mức độ bảo vệ bí mật đời tư của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức đến đâu để tránh tình trạng TTCN bị phơi bày cũng như tránh xúc phạm đến bí mật đời tư của người khác. Luận văn phân tích những qui định cụ thể của pháp luật, tìm hiểu về vấn đề QCN, chính sách của Đảng trong việc bảo vệ quyền nhân thân, quyền bí mật đời tư. Tác giả cũng cho rằng, tuy là vấn đề cấp thiết của xã hội, và đã được ghi nhận ở nhiều văn bản luật về quyền bí mật đời tư nhưng khái niệm chính xác thế nào là bí mật đời tư vẫn còn bỏ ngỏ, gây khó khăn khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bí mật đời tư. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Trang, Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam [101]. Theo tác giả, quyền được bảo vệ đời tư (hay quyền về đời tư, quyền riêng tư - the right to privacy) là một QCN cơ bản đã được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc, của các khu vực. Tác giả cũng nêu lên thực tiễn xâm phạm đời tư cá nhân đang là vấn đề nhức nhối, có tính phổ biến ở Việt Nam, gây ra những tác động tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội. Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền được bảo vệ đời tư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính dự báo, bị lạc hậu so với sự phát triển của đời sống xã hội, các quy định có nhiều điểm không tương thích, phần nhiều mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, có rất ít các quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ pháp luật này. Theo tác giả, để khắc phục tình trạng này, nhà nước cần ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được bảo vệ đời tư trong các văn bản pháp luật
  • 17. 12 hiện hành đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi và thống nhất với các văn kiện quốc tế có liên quan; cần tiến hành rà soát một cách chi tiết và có hệ thống các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về bảo vệ quyền riêng tư. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Việt Hà, Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ TTCN của người tiêu dùng trong thương mại điện tử [39]. Theo tác giả, TTCN cũng ngày càng trở thành một vấn đề nóng vì chúng có thể thể được truyền lan nhanh chóng trên mạng, hệ thống thông tin tạo nền tảng cho hầu hết các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Luận văn nêu một số vấn đề lý luận của pháp luạ t về bảo vệ TTCN của ngu ời tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử như khái niệm TTCN, khái niệm bảo vệ TTC của người tiêu dùng. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng pháp luạ t Viẹ t Nam về bảo vẹ TTCN của người tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử tác giả cho rằng quyền này hiẹ n nay đang bị xâm phạm nghiêm trọng mà nguyên nhân là từ phía các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sự buông lỏng, chu a sát sao của các co quan quản lý nhà nu ớc, nhu ng nguyên nhân chủ yếu là do không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu rõ về quyền đu ợc bảo vệ TTCN của mình. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiẹ n pháp luạ t và nâng cao hiẹ u quả thực thi pháp luạ t về bảo vẹ TTCN của ngu ời tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử ở Viẹ t Nam. Bài nghiên cứu của Trần Văn Biên, ''Pháp luật về vấn đề bảo vệ TTCN trên mạng internet'' [10, tr.45-51]. Tác giả đã chỉ rõ nguy cơ TTCN bị xâm phạm trên môi trường mạng với các hành vi vi phạm phổ biến khác nhau. Trong giao dịch điện tử, sự e ngại lớn nhất là bị mất các thông tin liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc các thông tin về giao dịch sử dụng thẻ trong quá trình diễn ra giao dịch. Đặc biệt tác giả còn lưu ý đến việc phát tán TTCN về bí mật đời tư. Với tính chất là một bài viết chuyên ngành luật học, tác giả đã có thành công lớn trong việc hệ thống lại các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ TTCN trên môi trường internet và chỉ ra cần phải thực hiện tốt pháp luật để bảo đảm các giao dịch điện tử diễn ra. Bài nghiên cứu của Nguyễn Huy Dũng, ''Pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới về bảo vệ TTCN'' [27, tr.24-29]. Thành công lớn nhất của bài viết là đã đưa ra tổng quan các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam. Tác giả đã khẳng định "Bảo vệ TTCN" là một trong những quyền cơ bản của con người. Tác giả đã khái quát hoá nội dung bảo vệ TTCN của pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực cụ thể như dân sự, bảo vệ người tiêu dùng, giao dịch điện tử, viễn thông, CNTT. Trong nội dung kinh nghiệm nước ngoài, tác giả đã điểm đến khá nhiều quốc gia nổi bật như:
  • 18. 13 Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Hồng Kông, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc… Trong bài viết này, tác giả còn bàn luận về những khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực bảo vệ TTCN như: riêng tư, bảo mật, thông tin và DLCN. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên An: ''Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh'' [106, tr.33-36]. Đây là một bài viết có tính khảo sát, đánh giá cao thông qua các phương pháp xã hội học. Bài viết đề cập đến thực trạng các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả khảo sát, các tác giả đã khẳng định người thành niên trẻ tuổi cần nâng cao hơn nữa ý thức về bí mật đời tư, giáo dục và tự giáo dục thái độ, nhu cầu, động cơ đúng đắn, rèn luyện thói quen không xâm phạm bí mật đời tư người khác đồng thời pháp luật cần có những quy định và chế tài cụ thể đối với lĩnh vực này. Qua nghiên cứu này, tác giả luận án có thêm một góc nhìn mới về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ TTCN từ góc độ thực tiễn của đời sống xã hội. Bài nghiên cứu của Đinh Tiến Dũng, ''Quyền riêng tư trong Hiến pháp 2013 và các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật'' [28, tr.23-25]. Tác giả đã đưa ra lịch sử pháp luật về quyền riêng tư từ năm 1945 đến nay, phân tích sự phát triển trong quy định của Hiến pháp 2013 và trong những văn bản pháp luật cụ thể như Luật Báo chí, BLDS, Luật Bưu chính, Luật CNTT. Điểm nổi bật của bài viết đồng thời là những gợi ý quan trọng cho Luận án của nghiên cứu sinh, đó là đã chỉ ra một số hạn chế về pháp luật và thực tiễn trong bảo vệ quyền riêng tư và đề xuất các biện pháp bảo đảm quyền riêng tư như: hoàn chỉnh và cụ thể hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về QCN, QCD, trong đó có quyền riêng tư; phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin, thường xuyên nghiên cứu đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để người dân hiểu được quyền của mình; Nhà nước cần có cơ chế cho các cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia vào môi trường thông tin mở nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc bí mật đời tư của công dân. Bài nghiên cứu của Đinh Thị Lan Anh, ''Bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam'' [2, tr.29-33]. Trong bài viết này tác giả cho rằng TTCN đã và đang trở thành thứ hàng hoá mang lại giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì vậy TTCN có thể bị mất an toàn dưới nhiều hình thức tấn công mạng và cũng sẵn sàng có các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà tiết lộ thông tin của khách hàng.
  • 19. 14 Tác giả cũng phân tích một cách khá đầy đủ và chi tiết các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ TTCN trong Thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam và chỉ rõ điểm còn hạn chế bất cập trong pháp luật về bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử. Sự gợi ý của tác giả về những giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử cũng là một hướng tiếp tục có thể nghiên cứu trong Luận án. Bài nghiên cứu của Lê Văn Sua, "Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự: Cần được hướng dẫn" [89]. Tác giả nhận định cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định rõ ràng về "bí mật đời tư" là gì, phạm vi của "bí mật đời tư" như thế nào, mà chỉ có một số quy định về vấn đề này trong Hiến pháp 2013; BLDS 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, BLHS 1999. Trong bài viết tác giả đã phân tích một số vụ án tiêu biểu liên quan đến quyền bí mật đời tư và đưa ra một số giải pháp để giải quyết những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện pháp luật dân dự liên quan đến lĩnh vực này. Tác giả cũng nêu lên phạm vi những thông tin thuộc về "bí mật đời tư" của mỗi cá nhân: có phải mọi thông tin thuộc về cá nhân mà cá nhân muốn giữ bí mật sẽ trở thành "bí mật đời tư" và được pháp luật bảo vệ. Theo tác giả cần linh động trong việc xác định thông tin nào được cho là "bí mật đời tư". Bài nghiên cứu của Hồng Phương, ''Quy định pháp luật về việc bảo vệ TTCN'' [58, tr.33-35]. Tác giả nhận định, thông tin trên mạng giờ đây là tài sản có giá trị đặc biệt của mỗi cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia. Tác giả khẳng định, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ. Tác giả cho rằng, Hiến pháp, BLDS, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như các luật về viễn thông, CNTT, giao dịch điện tử đều đã có quy định về quyền cơ bản của công dân và bảo vệ TTCN. Tác giả đánh giá cao vai trò của Luật ATTTM, khi kết hợp cùng BLDS, Luật BVQLNTD và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử… sẽ tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ cho công tác bảo vệ TTCN của người sử dụng trong kỷ nguyên Internet hiện nay, góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bài nghiên cứu ''Quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam: Cơ sở pháp lý và tình trạng xâm phạm'' của Lê Thế Nhân [55]. Bài nghiên cứu này đã đề cập đến một đối tượng cần được bảo vệ quyền riêng tư nhưng lại rất dễ bị xâm phạm quyền riêng tư chính là trẻ em. Tác giả khẳng định quyền riêng tư là một trong những quyền dân sự cơ bản và quan trọng đối với trẻ em, với đặc điểm là nhóm yếu thế, trong bối cảnh bùng nổ thông tin. Quyền riêng tư của trẻ em được quy định rõ ràng trong luật
  • 20. 15 pháp quốc tế như: Công ước quốc tế (CƯQT) về các quyền dân sự, chính trị 1966; CƯQT về quyền trẻ em 1989. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam quy định chưa đầy đủ về quyền riêng tư và thiếu vắng các quy định về quyền riêng tư của trẻ em. Bài viết này đã góp phần mô tả bức tranh pháp lý và tình trạng thực thi quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam dưới góc độ báo chí; đồng thời khuyến nghị các giải pháp giúp giảm trừ các hành vi xâm phạm. Bài nghiên cứu của Thái Vĩnh Thắng, ''Bảo vệ quyền riêng tư ở Hoa Kỳ, Pháp và những kinh nghiệm cho Việt Nam'' [96, tr.15-17]. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã phân tích cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư ở Hoa Kỳ, Pháp thông qua các tình huống pháp luật hết sức cụ thể và chi tiết. Tác giả đã nêu lên những cơ sở pháp lý và thực tiễn của bảo vệ bí mật đời tư ở Việt Nam. Từ thực tiễn pháp luật của các quốc gia trên thế giới tác giả đã nêu lên những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Bài nghiên cứu của Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, ''Pháp luật bảo vệ quyền bí mật DLCN trên thế giới và Việt Nam'' [37, tr.67]. Bên cạnh việc phân tích và làm rõ khái niệm dữ liệu, DLCN và bí mật cá nhân bài viết đã nêu lên quyền bảo vệ bí mật DLCN trong luật nhân quyền quốc tế và bước đầu rà soát những quy định về quyền bảo vệ bí mật DLCN trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bài viết đưa ra những gợi mở, kiến nghị để HTPL về quyền bảo vệ bí mật DLCN của Việt Nam đó là xây dựng đạo luật riêng về bảo vệ bí mật DLCN và HTPL chuyên ngành về bảo vệ bí mật cá nhân. Bài nghiên cứu của Phùng Trung Tập, ''Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình'' [92, tr.22-24]. Trong bài viết này, tác giả cho rằng cá nhân với tư cách chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, thương mại và các quan hệ khác trong phạm vi thời gian và không gian nhất định. Tác giả đã đưa ra cách hiểu của cá nhân về đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình bất khả xâm phạm. Tác giả cũng nhận định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình không những được ghi nhận trong các CƯQT về QCN, mà mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ QCN tại quốc gia thành viên. Tác giả cho rằng cần thiết phải quy định các khái niệm đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình cần phải được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện cho việc bảo đảm các QCN được thực
  • 21. 16 hiện trong thực tiễn. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Vân, ''Bảo vệ DLCN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0'' [109, tr.6-9]. Tác giả đã nhận định: Ở Việt Nam, chế định quyền riêng tư hay quyền bảo vệ TTCN đã được quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, các quy định này hiện nay phần lớn là các quy định về việc bảo vệ quyền riêng tư trong đời sống nói chung, tức việc bảo vệ quyền này được quy định theo một chế định chung không phân biệt là trong môi trường trực tuyến (online) hay môi trường ngoại tuyến (offline). Gần đây, một số đạo luật chuyên ngành mới có một số quy định, chủ yếu dưới dạng các nguyên tắc chung và chưa đủ cụ thể, dành riêng cho việc bảo vệ TTCN trên internet hoặc môi trường số. Điều đó cho thấy khung pháp lý của Việt Nam về vấn đề bảo vệ DLCN trong môi trường internet và kỹ thuật số hiện nay còn rất mỏng, chưa có những quy định về bảo vệ DLCN đối với những chủ thể ứng dụng/sử dụng công nghệ 4.0. Bài nghiên cứu này đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về bảo vệ DLCN trong nền công nghiệp 4.0, đặt ra những đòi hỏi và suy nghĩ cho các nhà hoạch định chính sách khi giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan tới QCN và sự phát triển của cách mạng công nghiệp hiện đại. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới, những công trình nghiên cứu về quyền riêng tư và bảo vệ TTCN có số lượng đồ sộ và nội dung phong phú và đi trước Việt Nam một thời gian dài. Ngay từ năm 1890, với tác phẩm Quyền riêng tư -The rights to Privacy của Louis D Brandeis và Warren, Samuel D. đã đề cập tới vấn đề này. Không chỉ với các nhà luật học, nghiên cứu bảo vệ TTCN còn thu hút sự quan tâm của cả những nhà chính trị, nhà nghiên cứu QCN, kỹ sư, bác sĩ, luật sư và nhiều người khác trong xã hội. Chính vì vậy, trong những công trình nghiên cứu dưới đây, tác giả chỉ có thể lựa chọn một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan trực tiếp tới nội dung của luận án. 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân Cuốn sách Privacy and the Commercial Use of Personal Information (Quyền riêng tư và việc sử dụng TTCN mang tính thương mại) của Rubin, Paul H., Lenard, Thomas M [156]. Trong 7 chương, cuốn sách đã phân tích mối quan hệ của thương mại điện tử, thị trường và chính phủ, với những tác động tích cực và tiêu cực. Với việc phát triển thương mại điện tử, một số khách hàng đã lo lắng về việc tiết lộ, chuyển giao và bán TTCN mà các doanh nghiệp đã thu thập về họ. Những mối lo ngại này đang làm chậm sự mở rộng thương mại điện tử, do vậy đặt ra nguy cơ đối với tương lai tăng trưởng của nền kinh tế mới. Cuốn sách giải thích rằng không có
  • 22. 17 bằng chứng về tác động có hại đối với khách hàng thực sự hay sự thất bại của thị trường mà có thể biện minh cho việc điều tiết quá mức của chính phủ đối với sự riêng tư trên mạng. Cuốn sách Personal Information Management (Quản lí TTCN) của William Jones, Jaime Teevan [162]. Các tác giả đưa ra quan điểm về thông tin và quản lý TTCN trong cuốn sách này đồng thời đưa ra các khái niệm liên quan đến quản lý TTCN và cụ thể hoá nội dung của nó, chẳng hạn: Quản lý TTCN (PIM). Cuốn sách đã nêu lên các dạng thức của TTCN nằm trong các tài liệu điện tử, thư điện tử, giấy tờ, ảnh kỹ thuật số, âm nhạc, video, tin nhắn… Trong báo cáo tổng hợp của mình tác giả đã tóm tắt các phán quyết của các tòa án Liên minh châu Âu về bảo vệ dữ liệu. Các bản án kéo dài trong thời gian hơn 15 năm, từ các quyết định đầu tiên vào năm 2000 thông đến năm 2015. Bản tóm tắt được sắp xếp theo từng trường hợp (theo trình tự thời gian của số hồ sơ) và theo chủ đề. Cùng với việc tóm tắt sơ bộ các phán quyết của Toà án châu Âu liên quan đến bảo vệ dữ liệu và có dẫn chiếu đến các quốc gia cụ thể như Áo, Thuỵ Điển, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ireland, tác giả đã đưa ra các định nghĩa về DLCN, xử lý dữ liệu, DLCN nhạy cảm, chuyển giao dữ liệu đến nước thứ ba, cân bằng quyền cơ bản đã được đề cập và so sánh, đối chiếu ở các quốc gia khác nhau [143]. Cuốn sách Understanding Privacy (Hiểu về quyền riêng tư) của Daniel J. Solove [124]. Cuốn sách đã đưa ra những nội dung cơ bản nhất về quyền riêng tưtrong đó có khái niệm về quyền riêng tư. Tác giả phân tích cho người đọc cách hiểu như thế nào là một hành vi vi phạm quyền riêng tư hoặc những hành động dễ dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư. Tác giả cũng đề cập đến sự phát triển vượt bậc của CNTT và mối quan tâm ngày càng tăng của con người đối với việc bảo vệ quyền riêng tưcủa họ. Tác giả còn đưa ra những khía cạnh liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư từ góc độ bảo vệ các TTCN như: thu thập, xử lý, tiết lộ… TTCN. Bài nghiên cứu ''The Right to Privacy'' (Quyền riêng tư) của Samuel D. Warren; Louis D. Brandeis [157, pp.193-220]. Đây là một trong những ấn phẩm nổi tiếng đầu tiên, là công trình kinh điển khi xem xét tới quyền riêng tư và bảo vệ quyền riêng tư. Trong tác phẩm của mình, hai tác giả là Samuel D. Warren và Louis D. Brandeis đã chính thức đề cập đến khái niệm này trong bài viết "The Right to Privacy" (Quyền riêng tư) đã xác định quyền riêng tư là "quyền được ở một mình" (The Right to be let alone). Các tác giả đã viết: mục đích của chúng tôi là xem xét liệu luật hiện hành có quy định một nguyên tắc có thể được viện dẫn đúng cách để
  • 23. 18 bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân hay không; nếu có, bản chất và mức độ bảo vệ đó là gì? Với khả năng ngày càng tăng của chính phủ, báo chí, và các cơ quan và tổ chức khác để xâm chiếm các khía cạnh trước đây không thể tiếp cận của hoạt động cá nhân, họ lập luận rằng luật phải phát triển để đáp ứng với thay đổi công nghệ. Các lệnh cấm truyền thống chống xâm nhập, tấn công, phỉ báng và các hành vi xâm phạm khác đã tạo ra các biện pháp bảo vệ đầy đủ trong các thời đại trước đó, nhưng các nguyên tắc này không thể bảo vệ cá nhân khỏi sự lạm dụng của báo chí, nhiếp ảnh gia hoặc người sở hữu bất kỳ thiết bị hiện đại để ghi lại hoặc tái tạo cảnh hoặc âm thanh. Theo các tác giả, khi các hoạt động kinh doanh hiện đại và phát minh ngày càng lớn thì cần có các biện pháp pháp lý để thực thi ranh giới xác định giữa đời sống công cộng và tư nhân, chẳng hạn như được bảo vệ bởi luật hình sự và nâng cao vai trò của Toà án trong việc bảo vệ quyền riêng tư. Bài viết ''The Right to Information and Privacy: Balancing Rights and Managing Conflicts'' (Quyền thông tin và quyền riêng tư: cân đối quyền và quản lí xung đột) của David Banisar [125]. Bài viết cho rằng quyền riêng tư và quyền thông tin đều là những QCN quan trọng trong xã hội thông tin hiện đại. Đối với hầu hết mọi người, hai quyền này bổ trợ cho nhau trong việc đòi hỏi cách chính phủ phải có trách nhiệm với các cá nhân. Tuy nhiên có xung đột tiềm tàng giữa các quyền ở chỗ có nhu cầu tiếp cận TTCN từ phía các cơ quan chính phủ, khi hai quyền chồng chéo thì nhà nước cần phát triển các cơ chế xác định vấn đề cốt lõi để hạn chế xung đột và cân đối quyền. Bài viết xem xét các biện pháp mang tính cấu trúc và lập pháp để xác định tốt hơn và cân đối quyền riêng tư và quyền thông tin. Cuốn sách đã đưa ra định nghĩa về: quyền thông tin; quyền riêng tư đồng thời giải quyết mối quan hệ của hai quyền này. Bằng phương pháp nghiên cứu tình huống ở một số quốc gia như: Ireland, Mexico, Slovenia, Anh tác giả đã làm rõ những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và quyền thông tin. Bài viết ''Property, Privacy, and Personal Data'' (Tài sản, sự riêng tư và DLCN) của Paul M. Schwartz [147, tr.2056-2128]. Bài viết đã khẳng định vai trò của công nghệ, máy tính hiện đại và mạng quốc tế đã tạo nên khả năng tập hợp, truyền tải và chia sẻ lượng dữ liệu khổng lồ. Khả năng này tạo nên sự bùng nổ việc buôn bán DLCN. Tác giả cũng đưa ra những những luận điểm ủng hộ và phản đối thị trường mua bán DLCN, và kết luận rằng khi các quan điểm tự do chuyển nhượng là không đủ để biện minh cho việc mua bán DLCN không có sự quản lý, những mối lo ngại về sự thất bại của thị trường và mối quan tâm của cộng đồng đối với "những cái chung mang tính chất riêng tư" được bảo vệ cũng chưa đủ để biện
  • 24. 19 minh cho việc cấm buôn bán. Bài viết ''Personal Health Information Management: Consumers’ Perspectives'' (Quản lí thông tin sức khoẻ cá nhân: triển vọng của người tiêu dùng) của Andrea Civan1, Meredith M. Skeels1, Anna Stolyar1, Wanda Pratt [115]. Bài viết đề cập đến việc quản lý thông tin sức khoẻ của cá nhân thông qua khảo sát dữ liệu dựa trên người lớn tại trường Đại học Whasington. Chúng bao gồm kiểm soát cá nhân, chia sẻ, tích hợp, bảo mật và linh hoạt. Thông qua cuộc khảo sát, các tác giả cho rằng những phát hiện của họ cung cấp những hiểu biết mới về những ý tưởng mới nổi trong nghiên cứu và thiết kế CNTT sức khỏe người tiêu dùng. Theo các tác giả việc quản lí thông tin sức khoẻ cá nhân (PHIM) liên quan đến các hoạt động hỗ trợ việc người tiêu dùng truy cập, tham gia, tổ chức và sử dụng thông tin y tế cá nhân của mình. Báo cáo về Bảo vệ dữ liệu và quyền con người lần thứ 14 [40]. Báo cáo này đưa ra những vấn đề cơ bản của bảo vệ dữ liệu và con người trong đó có khái niệm về DLCN bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, số bảo hiểm quốc gia của cá nhân được bảo vệ theo Điều 8 Công ước nhân quyền châu Âu. Thông qua các hồ sơ y tế có được, Toà án nhân quyền châu Âu đã nêu ra: việc bảo vệ DLCN, đặc biệt là dữ liệu y tế, vô cùng quan trọng đối với quyền của một cá nhân được tôn trọng đời sống riêng và gia đình, được đảm bảo bởi Điều 8 Công ước. Tôn trọng sự bảo mật dữ liệu y tế là nguyên tắc sống còn của mọi hệ thống pháp luật của các bên tham gia công ước. Nó không những mang tính then chốt đối với việc hiểu được sự riêng tư của một bệnh nhân mà còn bảo vệ niềm tin vào y đức và dịch vụ y tế nói chung. Báo cáo đề cập đến nghĩa vụ cung cấp DLCN, việc cung cấp DLCN không có sự chấp thuận, và thu thập, lưu trữ DLCN đều là can thiệp vào quyền tôn trọng sự riêng tư của cá nhân. Báo cáo Data Protection in the European: the role of National Data Protection Authorities (Bảo vệ DLCN ở châu Âu: vai trò của các cơ quan bảo vệ dữ liệu quốc gia) của European Union Agency for Fundamental Rights [132]. Báo cáo khẳng định rõ tầm quan trọng của Cơ quan bảo vệ dữ liệu châu Âu, là công cụ trong việc thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống bảo vệ dữ liệu ở nhiều quốc gia thành viên. Bản báo cáo đã nêu lên những tiêu chuẩn chung Liên hợp quốc và châu Âu về bảo vệ TTCN, nhìn nhận những quy định của pháp luật châu Âu về bảo vệ TTCN. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan bảo vệ TTCN quốc gia đã được báo cáo phân tích cụ thể và chi tiết về. Đặc biệt, báo cáo đã đưa ra những kinh nghiệm tốt cho việc thực hiện bảo vệ TTCN thông qua bộ máy là cơ quan quốc gia về bảo
  • 25. 20 vệ TTCN ở châu Âu. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân Cuốn sách Regulating Privacy: Data Protection and Public Policy in Europe and the United States (Điều chỉnh sự riêng tư: Bảo vệ dữ liệu và chính sách công ở châu Âu và Hoa Kỳ, năm 1992) của Colin J. Bennett [122]. Trong cuốn sách này, tác giả đã nhận định cuộc cách mạng thông tin đã tạo nên những công nghệ để dễ dàng thu thập TTCN, điều đó có thể xâm phạm đến quyền riêng tư của con người. Thông qua sự phân tích, tác giả đã so sánh các cách thức, quan điểm về vấn đề bảo vệ dữ liệu tại 4 quốc gia trong luật pháp Hoa Kỳ, Anh, Tây Đức và Thụy Điển từ cuối những năm 1960 đến thập niên 1980 trong việc bảo vệ TTCN. Tác giả đã nhận thấy pháp luật liên quan tới máy tính của các quốc gia có các nguyên tắc tương tự nhau, nhưng việc thực thi các nguyên tắc này lại có sự khác biệt đáng kể, đó là: Hoa Kỳ dựa vào sáng kiến của công dân và thực thi tư pháp; Anh sử dụng hệ thống đăng ký; Đức đã xây dựng một cơ chế bảo vệ TTCN độc lập; và Thụy Điển sử dụng một hệ thống cấp phép. Tác giả còn nghiên cứu tác động của các yếu tố xã hội, chính trị và công nghệ đến việc kiểm soát về thu thập và truyền đạt thông tin. Cuốn sách The Right To Privacy: Gays, Lesbians, and the Constitution Paperback (Quyền riêng tưđồng tính nam, đồng tính nữ và hiến pháp) của Vincent Samar [160]. Tác giả nêu 2 mục đích chính của cuốn sách: một là, đặt nền tảng lý thuyết chung về quyền riêng tư, ý nghĩa riêng tư là gì và quyền được bảo vệ riêng tư hợp lý như thế nào và khi sự riêng tư xung đột với các quyền khác thì làm thế nào để quyết định được quyền nào được ưu tiên; hai là: tác giả nêu ra những phân tích của mình về vấn đề của đồng tính nam và đồng tính nữ cùng với các vấn đề như phá thai, mang thai hộ, thử nghiệm ma tuý, quyền được chết… để minh hoạ cho nền tảng hiến pháp chung. Từ góc độ tiếp cận của triết học và luật học, cuốn "Quyền riêng tư: đồng tính nam, đồng tính nữ và hiến pháp" đã đề cập đến nhóm xã hội dễ bị tổn thương này khá sớm. Theo quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề tình dục được áp dụng tại 24 bang thì quan hệ đồng giới mang tính tội phạm được áp dụng đối với hàng triệu người sống ở Hoa Kỳ, vậy TTCN của họ liên quan tới tình trạng nhiễm HIV, thụ tinh nhân tạo với đồng tính nam và đồng tính nữ được bảo vệ như thế nào. Cuốn sách The Right to Privacy Paperback (Quyền riêng tư) của Caroline Kennedy và Ellen Alderman [118]. Từ cách tiếp cận các trường hợp nghiên cứu cụ thể, các tác giả cho rằng mặc dù khái niệm sự riêng tư không xuất hiện trong Hiến
  • 26. 21 pháp, song mọi người đều có quyền riêng tư. Các tác giả nhắc lại lời của Louis D Brandeis về "quyền được ở một mình", đặt ra những vấn đề hết sức cụ thể liên quan tới mối quan hệ giữa công việc của cơ quan nhà nước, của chủ sử dụng lao động và của người khác đối với sự riêng tư cá nhân. Trong "Quyền riêng tư", các tác giả đã khảo sát các quyết định của toà án, tuyên bố của nguyên đơn về quyền riêng tư của họ bị đe doạ bởi chính phủ, bởi doanh nghiệp, bởi các phương tiện truyền thông hoặc bởi những người khác. Các tác giả đề cập đến những vấn đề như quyền lực của các nhân viên luật pháp để tìm kiếm ma tuý, tính bảo mật của xét nghiệm AIDS, phá thai. Thông qua việc nghiên cứu 6 lĩnh vực chung: sự riêng tư với thực thi pháp luật; sự riêng tư và sự tự tin; riêng tư với báo chí; riêng tư với những "kẻ nhòm ngó"; riêng tư tại nơi làm việc; riêng tư và thông tin, các tác giả đã cung cấp cho độc giả những hiểu biết cơ bản về sự riêng tư và yêu cầu, đòi hỏi của con người về quyền riêng tư của mình ở Hoa Kỳ vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Bộ sách Law, governance and technology series (Pháp luật, quản trị và công nghệ) của P. Casanovas, G. Sartor biên tập [148], là tập hợp những nghiên cứu tiếp cận liên ngành về luật, trí thông minh nhân tạo và CNTT. Qua cách tiếp cận nghiên cứu này, các nhà luật học đã thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu về luật liên quan tới CNTT và ứng dụng CNTT. Một nội dung quan trọng trong các nghiên cứu này là các lĩnh vực như pháp luật về Internet như bảo vệ dữ liệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền Internet. Cuốn sách The Emergence of Personal Data Protection as a Fundamental Right of the EU (Sự xuất hiện của bảo vệ DLCN như là một quyền con người cơ bản của châu Âu) của Gloria González Fuster [133] là nghiên cứu nằm trong bộ sách trên. Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu bảo vệ DLCN với tư cách là một QCN cơ bản được chính thức công nhận là quyền cơ bản của châu Âu. Cùng với nhận định có sự khác biệt giữa quyền riêng tư và quyền bảo vệ DLCN, các tác giả cho rằng quyền này đóng vai trò quan trọng trong khi đưa ra khuôn khổ pháp lý bảo vệ DLCN của châu Âu trong tương lai, với quan điểm thay thế quyền riêng tư. Cuốn sách đã chỉ ra nguồn gốc của bảo vệ DLCN, nghiên cứu lại quyền riêng tư ở Hoa Kỳ trong những năm 1960, cũng như sự phát triển tiên phong ở các nước châu Âu và trong các tổ chức quốc tế, phân tích sự tham gia của châu Âu từ những năm 1970 cho đến sự ra đời của các đề xuất lập pháp vào năm 2012 về bảo vệ DLCN. Cuốn sách gồm 4 nội dung chính: riêng tư và bảo vệ DLCN, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia vê xử lý dữ liệu ở châu Âu, các vật liệu bảo vệ dữ liệu trong các
  • 27. 22 công cụ quốc tế và sự bắt đầu của bảo vệ dữ liệu của châu Âu. Cuốn sách Reforming European Data Protection Law (Cải cách luật bảo vệ dữ liệu châu Âu) của Paul de Hert [149]. Nằm trong bộ sách Luật, quản trị và công nghệ, cuốn sách này là sự tổng kết kết quả của Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 7 về máy tính, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư (International Conference on Computers, Privacy and Data Protection,) CPDP 2014, tổ chức tại Brussels tháng 1/2014. Các tác giả đã đánh giá tính cấp thiết của công nghệ lưu trữ, tấn công trực tuyến và tác động của việc lưu trữ dữ liệu đối và nguy cơ đối với sự riêng tư. Các tác giả cũng xem xét đến sự đánh đổi giữa bảo vệ an ninh và sự riêng tư, các cách thức hỗ trợ để bảo đảm sự riêng tư và bảo vệ dữ liệu. Cuốn sách này được soạn thảo trong quá trình sửa đổi cơ bản luật bảo vệ dữ liệu châu Âu, đã đề xuất các cách tiếp cận táo bạo và hợp lý trong quá trình sửa đổi cơ bản Chỉ thị bảo vệ dữ liệu châu Âu năm 1995, đề cập đến mọi yêú tố trong lĩnh vực CNTT và công nghệ máy tính - ICT gắn với sự riêng tư và bảo vệ dữ liệu. Cuốn sách Data Protection and Privacy: The Age of Intelligent Machines, (Quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu: thời đại của các loại phương tiện thông minh) của Ronald Leenes, Rosamunde van Brakel, Serge Gutwirth, Paul De Hert [155]. Cuốn sách này đã tập hợp các bài viết phân tích khái niệm, các vấn đề cụ thể, giải pháp và thảo luận về thực thi liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu tại Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 10 về máy tính, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư tổ chức tại Brussels tháng 1/2017. Những vấn đề rất mới về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu liên quan đến Quy định bảo vệ Dữ liệu chung châu Âu (GDPR) có hiệu lực vào tháng 5 năm 2018 thay thế Chỉ thị Directive 95/46/EU đã được đưa ra để phân tích, xem xét. Nghiên cứu này nhận định GDPR đã làm hài hòa luật bảo vệ dữ liệu trên khắp châu Âu, bảo vệ và trao quyền cho tất cả DLCN của công dân châu Â, đồng thời định hình lại cách các tổ chức trên toàn khu vực trong tiếp cận quyền riêng tư về dữ liệu. Cuốn sách còn đề cập đến những vấn đề quan trọng của GDPR về các thách thức an ninh dữ liệu của nền công nghiệp 4.0, các dạng thức dữ liệu mới. Bài nghiên cứu ''Creating Data Protection Legislation in the United States: An Examination of Current Legislation in the European Union, Spain, and the United States" (Lập pháp về bảo vệ dữ liệu ở Hoa Kỳ: kiểm nghiệm lập pháp hiện tại ở Liên minh châu Âu, Tây Ban Nha và Hoa Kỳ) của Jennifer M. Myers [140]. Bài nghiên cứu này ra đời sau khi có Chỉ thị về bảo vệ dữ liệu ở châu Âu 1995. Tác
  • 28. 23 giả đã nhận định, việc thiết lập bảo vệ dữ liệu ở Hoa Kỳ đòi hỏi các nhà lập pháp phải cân đối giữa quyền riêng tư với quyền tiếp cận thông tin. Qua nghiên cứu, tác giả cho rằng việc xây dựng pháp luật về bảo vệ DLCN có thể cần hướng đến các mục tiêu cao cả hơn mục tiêu thực tiễn ở Hoa Kỳ để có thể đảm bảo sự tiếp tục tham gia của Hoa Kỳ vào thị trường thế giới. Hoa Kỳ cần xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật bảo vệ dữ liệu vì Hoa Kỳ có công nghệ tiên tiến, việc xây dựng pháp luật sẽ tạo ra cơ sở để các doanh nghiệp không phải lo ngại về vấn đề bảo vệ dữ liệu khi chuyển giao cho Hoa Kỳ đồng thời xây dựng pháp luật cũng là một bước tiến gần hơn đến việc bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân về dữ liệu lưu trữ điện tử và nhằm ngăn chặn những vụ lạm dụng gia tăng do sử dụng trái pháp luật đối với DLCN. Bài nghiên cứu ''Personal Privacy in the Information Age: Comparison of Internet Data Protection Regulations in the United Stats and European'' (Sự riêng tư của cá nhân trong thời đại thông tin: So sánh các quy định bảo vệ dữ liệu mạng của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu) của Domingo R. Tan [130]. Từ cách tiếp cận các văn bản pháp luật, tác giả đã nghiên cứu so sánh sự giống và khác nhau trong cách thức bảo vệ TTCN trên internet của Hoa Kỳ và châu Âu. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích quyền riêng tư, quyền riêng tư trên internet, trong đó, phân tích khái niệm DLCN trên internet một cách cụ thể và sâu sắc. Xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau đối với bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu với yêu cầu xây dựng pháp luật bảo vệ dữ liệu tổng hợp và Hoa Kỳ cho phép công nghiệp internet phát triển cơ chế tự điều tiết, các tác giả đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ nên noi gương châu Âu và xây dựng pháp luật bảo vệ dữ liệu tổng hợp để bảo vệc sự riêng tư cá nhân trên internet. Bài nghiên cứu ''The legal construction of privacy and data protection'' (Xây dựng nền tảng pháp lý đối với vấn đề bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư) của Raphael Gellert, Serge Gutwirht [154, pp. 522-530]. Trong nghiên cứu của mình, thông qua việc mô tả và so sánh quyền riêng tư và bảo vệ TTCN các tác giả đã đưa ra nội dung mang tính lý luận đó là bên cạnh sự tương đồng có sự khác biệt giữa các quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu về mặt hình thức và nội dung. Các tác giả đã phân tích những nội dung mang tính lý luận này thông qua tình huống thực tiễn liên quan tới các hành vi bảo vệ TTCN như: máy quét toàn thân, công nghệ phát triển con người, trình tự bộ gene. Dựa trên các trường hợp này, các tác giả đưa ra quan điểm dù hai
  • 29. 24 quyền có sự khác biệt song sau cùng vẫn đề cập đến bảo vệ TTCN. 1.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONGLUẬN ÁN 1.2.1. Đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước đã được liệt kê ở phần trên, tác giả có một số nhận xét như sau: Bảo vệ TTCN là nội dung được quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu mới chỉ bước đầu đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng và HTPL về về bảo vệ TTCN trên thế giới cũng như Việt Nam. Ở mức độ nhất định, các công trình nghiên cứu liên quan đến bảo vệ TTCN đã được đề cập đến với những nội dung cơ bản như lịch sử, khái niệm, sự phát triển, cơ chế bảo đảm… đã cung cấp một cách nhìn tổng thể và cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ TTCN trong thời đại ngày nay. Các công trình nghiên cứu nước ngoài cho thấy việc HTPL ở một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Âu còn thể hiện qua việc pháp điển hoá việc bảo vệ TTCN trong các văn bản pháp luật, được gọi là Luật bảo vệ DLCN. Văn bản pháp luật này của các quốc gia thường đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết về bảo vệ TTCN hay bảo vệ DLCN: từ khái niệm, đến nội dung, cách thức áp dụng và cơ quan bảo vệ, quyền của chủ thể TTCN và nghĩa vụ của chủ thể bảo vệ TTCN. Ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thì án lệ được sử dụng linh hoạt để áp dụng giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ TTCN. Đó là thành tựu lớn cần học tập. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về bảo vệ TTCN và pháp luật về bảo vệ TTCN còn rất khiêm tốn. Các công trình nghiên cứu trực tiếp về bảo vệ TTCN chủ yếu là các bài viết trên tạp chí mà chưa có nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia hay các sách được xuất bản. Các công trình nghiên cứu bước đầu đã chỉ ra tầm quan trọng của việc bảo vệ TTCN, đặc biệt là trong các lĩnh vực như CNTT, thương mại điện tử, giao dịch qua internet... Một số công trình nghiên cứu đã đưa ra số liệu khảo sát và chỉ ra rằng việc quan tâm đến bảo vệ TTCN của người dân còn hạn chế và việc thực hiện pháp luật về bảo vệ TTCN còn gặp nhiều khó khăn. Các công trình nghiên cứu cũng nêu lên vấn đề bất cập còn tồn tại đó là: hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam về bảo vệ TTCN tuy đã bước đầu có những quy định phù hợp với pháp luật quốc tế, song còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu các quy định cụ thể, cần được điều chỉnh để có thể đáp ứng kịp với xu thế toàn cầu hoá về mọi mặt của đất nước. Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu này còn hết sức
  • 30. 25 sơ lược, những nội dung nghiên cứu về pháp luật bảo vệ TTCN chỉ ở một vài khía cạnh ở từng lĩnh vực riêng biệt khác nhau. Có thể nhận định rằng, các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam còn hạn chế, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể bảo vệ TTCN, pháp luật bảo vệ TTCN nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ TTCN, chưa làm rõ được các tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam. 1.2.2. Những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu nêu trên ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã mang lại một lượng thông tin khoa học về bảo vệ TTCN nói chung và pháp luật về bảo vệ TTCN nói riêng song vẫn còn nhiều khoảng trống mà các công trình nghiên cứu này chưa giải quyết để HTPL về bảo vệ TTCN, làm cơ sở để cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có cơ sở thực thi bảo vệ TTCN một cách đúng đắn và hiệu quả. Chính vì vậy, trong luận án này, tác giả tiếp tục làm rõ các nội dung sau: 1.2.2.1. Về mặt lý luận Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ TTCN một cách toàn diện. Luận án sẽ nghiên cứu và làm rõ các khái niệm hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam như: Thông tin cá nhân, bảo vệ TTCN và pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN. Khi phân tích các khái niệm này, tác giả sẽ thực hiện việc so sánh, đối chiếu quy định của pháp luật Việt Nam với những quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để chỉ rõ tính tương thích cũng như sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, giữa các quốc gia khi quy định về lĩnh vực này. Hiện chưa có công trình nào chỉ ra đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án nghiên cứu đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật về bảo vệ TTCN góp phần làm rõ tầm quan trọng của pháp luật về bảo vệ TTCN, những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để HTPL Việt Nam về bảo vệ TTCN. Trong quá trình nghiên cứu này, việc so sánh, đối chiếu pháp luật về bảo vệ TTCN trong nước với pháp luật về bảo vệ TTCN ở một số nước trên thế giới và trong khu vực là hết sức cần thiết, từ đó đưa ra những kinh nghiệm có thể vận dụng được ở Việt Nam hiện nay. Luận án xây dựng hệ thống tiêu chí làm cơ sở để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến
  • 31. 26 HTPL về bảo vệ TTCN. 1.2.2.1. Về mặt thực tiễn Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về lịch sử phát triển của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án xem xét, nghiên cứu, đánh giá sự phát triển của pháp luật về bảo vệ TTCN từ năm 1946 đến nay tại Chương 3 của Luận án. Qua mỗi giai đoạn, tác giả có sự phân tích, đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật và rút ra những thành tựu và hạn chế của pháp luật bảo vệ TTCN ở Việt Nam. Từ đó tác giả có cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN. Chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá thực trạng phát triển của pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam một cách toàn diện. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam theo các tiêu chí đã được xác định ở phần lý luận; chỉ ra những bước phát triển, những ưu điểm cần phát huy, đồng thời tìm ra những hạn chế, nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, nhược điểm đó. Không như các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật về bảo vệ TTCN được quy định trong một hệ thống các văn bản pháp luật hết sức đồ sộ: từ kinh tế, tài chính, dân sự, hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, điện tử, viễn thông, internet... Chính vì vậy, Luận án đã rà soát và hệ thống lại theo nhóm các quy định pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể để nghiên cứu. Từ đó đánh giá vai trò cũng như tác động của pháp luật về bảo vệ TTCN trong đời sống xã hội. Luận án luận chứng và đề xuất hệ thống quan điểm, đề xuất các giải pháp cụ thể, toàn diện nhằm HTPL về bảo vệ TTCN. Với tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể khẳng định đề tài "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Viẹ t Nam hiẹ n nay" hoàn toàn mới, không trùng lạ p với bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. 1.3. GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu Với kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và ca n cứ vào các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, luạ n án đạ t ra giả thuyết nghiên cứu nhu sau: Pháp luật bảo vệ TTCN đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm và thực hiện quyền riêng tư, một QCN quan trọng đã được Việt Nam hiến định trong Điều 21 Hiến pháp 2013. Trước những đòi hỏi của thực tiễn về nhu cầu của mỗi cá nhân được bảo vệ thông tin của mình và yêu cầu nhà nước cần quản lý các thông tin đó trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0 đang
  • 32. 27 diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, pháp luật về bảo vệ TTCN đã thể hiện nhiều bất cập, với những khoảng trống cần được lấp đầy. Việc HTPL về bảo vệ TTCN một mặt phải đáp ứng được yêu cầu tôn trọng và bảo vệ TTCN, mặt khác phải đảm bảo hoạt động hiệu quả, minh bạch của cơ quan nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Do đó, pháp luật bảo vệ TTCN về mặt nội dung phải toàn diện với đầy đủ các quy định về khái niệm về TTCN, nguyên tắc bảo vệ TTCN, giới hạn bảo vệ TTCN; trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ TTCN, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ TTCN, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ TTCN, về mặt hình thức phải thống nhất, đồng bộ, cụ thể, khả thi. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Luạ n án cần giải quyết mọ t số câu hỏi nghiên cứu quan trọng như sau: 1. Quan niẹ m nhu thế nào về TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN, vì sao hoàn thiện pháp luật bảo vệ TTCN đóng vai trò quan trọng? Vai trò, đặc điểm và tiêu chí để đánh giá sự hoàn thiện của Pháp luật về bảo vệ TTCN là gì? 2. Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam qua các thời kỳ như thế nào? Thực trạng của pháp luật về bảo vệ TTCN hiện nay như thế nào? Những kết quả đạt đu ợc và những tồn tại, bất cạ p cũng những nguyên nhân của thực trạng này là gì? 3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam cần xuất phát từ những quan điểm mang tính định hu ớng nào? Các nhóm giải pháp nào cần đu ợc áp dụng để hoàn HTPL về bảo vệ TTCN? Kết luận chương 1 Qua việc nghiên cứu các tài liệu trong Tổng quan này, có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung cơ bản của bảo vệ TTCN. Bảo vệ TTCN là khái niệm gắn liền với các khái niệm như đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Những vấn đề này từ lâu đã được quan tâm đề cập đến trong pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật quốc gia. Quyền riêng tư đã được Liên hợp quốc công nhận là QCN cần được bảo vệ và trên thực tế, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận và bảo vệ quyền này. Nhiều quốc gia còn ban hành luật riêng với tên gọi: Luật bảo vệ TTCN hay Luật bảo vệ dữ liệu, Luật bảo vệ DLCN. Hệ thống hoá các công trình đã được công bố cả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh; phân tích, đánh giá và nêu rõ những mặt thành công và mức độ thành công của các công trình này trong
  • 33. 28 việc giải quyết các vấn đề liên quan; những quan điểm, luận điểm đã được thừa nhận rộng rãi, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong những công trình nghiên cứu này; phân tích, đánh giá và nêu rõ những vấn đề còn tồn tại liên quan đến hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong các công trình đã đề cập, những vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để hoặc còn đang có ý kiến khác nhau hoặc còn đang bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu. Như vậy, việc nghiên cứu tổng thuật các tài liệu này đã mang đến cho nghiên cứu sinh những định hướng để tiếp tục nghiên cứu HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp để bảo vệ TTCN nói riêng cũng như quyền riêng tư của con người.
  • 34. 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN 2.1.1. Những khái niệm cơ bản trong pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 2.1.1.1. Khái niệm "Thông tin cá nhân" "Thông tin cá nhân" là một thuật ngữ được sử dụng trong cuộc sống đời thường và trong các nghiên cứu khoa học. "Thông tin cá nhân" hợp thành bởi 2 từ là "thông tin" và "cá nhân". Theo Từ điển Tiếng Việt thì thông tin với nghĩa là một danh từ được hiểu là điều được truyền đi cho biết, tin truyền đi [57, tr.1026, 1207]. Cá nhân là người riêng lẻ, phân biệt với tập thể hoặc xã hội [57, tr.126]. Như vậy có thể hiểu đơn giản: Thông tin cá nhân là những thông tin về một người riêng lẻ, phân biệt với người đó với những người khác. Trong lĩnh vực luật học, "Thông tin cá nhân" là khái niệm gắn liền với quyền riêng tư. Trong các văn bản pháp luật quốc tế và một số quốc gia người ta sử dụng thuật ngữ Thông tin cá nhân (personal infomation) và DLCN (personal data). Các văn bản pháp lý có tính quốc tế đã đưa ra những khái niệm về TTCN có nét tương đồng và nét khác biệt. Hiệp ước 108 của châu Âu nêu "Dữ liệu cá nhân" có nghĩa là bất kỳ thông tin liên quan đến một cá nhân được xác định hoặc mang tính chất cá nhân [131]. Chỉ thị 95/46/EC (Directive 95/46/EC of the Eropean Parliamant and of the Council) của châu Âu nêu: "Dữ liệu cá nhân có nghĩa là bất kỳ thông tin liên quan đến một người được xác định hoặc có thể xác định; một người có thể được xác định, trực tiếp hoặc gián tiếp, đặc biệt bằng cách tham chiếu đến một số nhận dạng, cho một hoặc nhiều yếu tố đặc trưng cho bản sắc của họ về thể chất, sinh lý, tâm thần, kinh tế, văn hóa, xã hội" [52]. Hướng dẫn bảo vệ bí mật cá nhân và chuyển giao DLCN (Guidelines on the Protection of Privacy and Transborder Data Flows of Personal Data) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ban hành nêu: "Dữ liệu cá nhân" có nghĩa là bất kỳ thông tin liên quan đến một cá nhân được xác định hoặc có thể nhận dạng [144]. Khuôn khổ chung về bảo vệ DLCN trong thương mại điện tử APEC đưa ra quan niệm: ''Thông tin cá nhân là bất kỳ thông tin nào để xác định được hay có thể xác định được một cá nhân cụ thể" [116].
  • 35. 30 Khái niệm TTCN có gốc gác gắn liền với quyền riêng tư, song phải đến tận những năm 1980 khái niệm TTCN hay DLCN mới được sử dụng trong các văn bản có tính chất quốc tế. Khác với khái niệm quyền riêng tư ra đời từ thủa sơ khai, gắn liền với sự ra đời của Nhà nước thì sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự ra đời của khái niệm TTCN này đồng thời cũng đòi hỏi phải đưa ra các biện pháp để bảo vệ TTCN/DLCN của con người trong cuộc sống. Nhiều quốc gia đã đưa ra những khía cạnh cụ thể của TTCN như sau: Mô tả cá nhân (Personal Descriptors) Tên, tuổi, nơi sinh, ngày sinh, giới tính, cân nặng, chiều cao, màu mắt, màu tóc, dấu vân tay Số nhận dạng (Identification Numbers) ID Y tế, Số Bảo hiểm Xã hội (SIN), Số An Sinh Xã Hội (SSN), số PIN, số thẻ tín dụng và thẻ tín dụng Dân tộc (Ethnicity) Chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc dân tộc Sức khỏe (Health) Các khuyết tật thể chất hoặc tinh thần, lịch sử sức khoẻ của gia đình hoặc cá nhân, hồ sơ sức khoẻ, loại máu, mã DNA, đơn thuốc Tài chính (Financial) Thu nhập, hồ sơ nợ, giao dịch, thói quen mua bán và chi tiêu Việc làm (Employment) Hồ sơ nhân viên, lịch sử việc làm, đánh giá, phỏng vấn, hành động kỷ luật Tín dụng (Credit) Hồ sơ tín dụng, uy tín tín dụng, mức tín nhiệm tín dụng, khả năng tín dụng Hình sự (Criminal) Kết án, cáo buộc, tha bổng Đời sống (Life) Tính cách, danh tiếng chung, đặc điểm cá nhân, địa vị xã hội, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, liên kết chính trị và tín ngưỡng, ý kiến, bình luận Giáo dục (Education) Lịch sử giáo dục Nguồn: [151]. Theo Từ điển Kinh doanh: "Dữ liệu cá nhân bao gồm các vấn đề cụ thể hơn liên quan đến cả thể chất và tinh thần: bao gồm: (1)Tên, địa chỉ, địa chỉ email, số điện thoại, (2) chủng tộc, quốc tịch, dân tộc, nguồn gốc, màu da, tín ngưỡng hoặc tổ chức tôn giáo hay chính trị, (3) tuổi hay, giới tính, khuynh hướng tình dục, tình trạng hôn nhân, tình trạng gia đình, (4) mã số định danh, mã số, ký hiệu, (5) vân tay, nhóm máu, các đặc điểm di truyền, (6) lịch sử chăm sóc sức khỏe, (7) lịch sử giáo dục, tài chính, hình sự, việc làm, (8) sáng tác cá nhân, và (9) quan điểm cá nhân" [11].
  • 36. 31 Ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều các văn bản pháp luật có quy định về khái niệm TTCN với những cách gọi tên khác nhau: thông tin cá nhân, thông tin riêng, bí mật cá nhân, bí mật cá nhân của người tiêu dùng, thông tin bí mật đời tư... Trước Hiến pháp 2013, các khái niệm này đã được đề cập đến trong một số văn bản pháp luật. Khái niệm thông tin riêng được sử dụng và định nghĩa tại Khoản 4 Điều 6 Luật Viễn thông 2009, theo đó thông tin riêng là những thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp. Luật CNTT 2006 cũng sử dụng khái niệm thông tin riêng tại Điều 72, thông tin riêng là thông tin hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng được bảo đảm bí mật theo quy định của pháp luật. Khái niệm Thông tin riêng theo Khoản 15 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính, địa chỉ cụ thể. Khái niệm thông tin về bí mật đời tư được Luật Giao dịch điện tử 2005 sử dụng, nhưng không đưa ra định nghĩa cụ thể. Luật BVQLNTD 2010 nêu tại Điều 6 lại nêu khái niệm bí mật thông tin của người tiêu dùng. Tại Khoản 16 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, đã đưa ra khái niệm TTCN theo đó: "Thông tin cá nhân là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định của pháp luật" [19]. Theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử nêu: "Thông tin cá nhân là các thông tin góp phần định danh một cá nhân cụ thể, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật" [18]. Như vậy, những TTCN trong Nghị định này không bao gồm thông tin liên hệ công việc và những thông tin mà cá nhân tự công bố trên các phương tiện truyền thông. Sau khi Hiến pháp 2013 ra đời, cụm từ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được sử dụng tại Điều 21, BLDS 2015 Điều 38, tuy nhiên, trong các văn bản này chưa đưa ra được định nghĩa thế nào là thông tin về đời sống