SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 601.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT
HÀ NỘI - NĂM 2005
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
NGƢỜI TIÊU DÙNG ..................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
.....................................
6
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng
..........
6
1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
.......................................
13
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
......................................
14
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
....................
14
1.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ....................................................... 15
1.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................ 17
1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch
vụ
...................................................................................................................
18
1.3. Lƣợc sử phát triển của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt
Nam .............................................................................................................. 18
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1999
..................................................................
19
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay .......................................................... 21
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở
VIỆT NAM ......................................................................................................................
24
2.1. Pháp luật về chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và
cung cấp hàng hoá, dịch vụ ....................................................................... 24
2.1.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá,
dịch vụ đối với chất lượng, số lượng của hàng hoá, dịch vụ
.......................
24
2.1.2. Quy chế đối với nhãn mác .................................................................. 39
2.1.3. Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm ............................................................. 43
2.1.4. Nghĩa vụ bảo đảm sự trung thực về giá bán
........................................
47
2.1.5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ đối với các hợp đồng mẫu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
người tiêu dùng ............................................................................................. 49
2.1.6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ đối với các quảng cáo không trung thực xâm phạm lợi ích của
người tiêu dùng ............................................................................................ 52
2.2. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng
.............................................
56
2.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ............................................... 56
2.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................. 66
2.3. Quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
...................
68
2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
.......
68
2.3.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
..
69
2.3.3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
..........................................
70
2.4. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ............................................ 71
CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆT NAM .....................................................................................................
74
3.1. Phƣơng hƣớng chung hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu
dùng ở Việt Nam
...................................................................................................
74
3.1.1. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và phù hợp với hệ thống pháp luật
hiện hành ....................................................................................................... 75
3.1.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, người kinh doanh và
người tiêu dùng cũng như bảo vệ văn hoá, thuần phong mỹ tục, xây dựng
đạo đức kinh doanh lành mạnh...................................................................... 76
3.1.3. Cần tổ chức hệ thống cơ quan quản lý hoạt động bảo vệ người tiêu
dùng một cách khoa học, hợp lý ................................................................... 77
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt
Nam .............................................................................................................. 79
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sản xuất,
người cung cấp hàng hoá, dịch vụ
.................................................................
79
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
..
81
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về thủ tục khởi kiện, khiếu nại .................... 83
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu
dùng .............................................................................................................. 85
3.2.5. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu
dùng Việt Nam .............................................................................................. 86
3.2.6. Tăng cường vai trò của Luật Cạnh tranh, rà soát và hạn chế bớt lĩnh
vực độc quyền ............................................................................................... 87
KẾT LUẬN 89
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong một quốc gia văn minh, con ngƣời luôn là đối tƣợng đƣợc pháp
luật quan tâm bảo vệ. Với mong muốn xây dựng một xã hội công dân, một
Nhà nƣớc “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” 13, tr. 1 thì bên cạnh
việc tạo ra một khung pháp luật cho sự tự do cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp, pháp luật còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng khác là phải bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng, một lực lƣợng chủ yếu và đông đảo trong xã hội. Ở
Việt Nam, BVNTD đã trở thành vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của hầu
hết các lĩnh vực pháp luật nhƣ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thƣơng Mại,
Luật Hành Chính, Luật Cạnh tranh...
Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước có chính
sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, kinh doanh và quyền lợi của NTD.
Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền
kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật”.
Nhằm cụ thể hoá những quy định trong Hiến pháp và để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, ngày 27/04/1999, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc
hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1999.
Ngày 02/10/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hànhPháp lệnh BVNTD.
Qua 5 năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh và các Nghị định hƣớng dẫn
thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của NTD. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD ở Việt
Nam hiện còn diễn ra phổ biến. Pháp luật chƣa thực sự trở thành công cụ hữu
hiệu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời dân. Bản thân các quy định pháp
luật về lĩnh vực này chƣa sâu, chƣa đủ mạnh để đi vào cuộc sống. Hiệu lực
2
của những quy định trong Pháp lệnh rất yếu ớt. Trên thực tế, vấn đề này hoàn
toàn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời kinh doanh, vào sự hiểu biết và nhận thức
của ngƣời dân. Trong cuộc sống, NTD luôn phải tự tìm cách bảo vệ mình
trƣớc khi “trông chờ” vào sự can thiệp của Nhà nƣớc. Do đó, việc nghiên cứu
hoàn thiện pháp luật BVNTD làm cho nó trở thành một công cụ đích thực
trong việc duy trì trật tự và ổn định xã hội là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là:
“Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phải thừa nhận rằng, pháp luật BVNTD ở Việt Nam còn rất non trẻ so
với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Song, đã xuất hiện một số
công trình của một số tác giả nghiên cứu về một số vấn đề có liên quan đến
lĩnh vực pháp luật BVNTD (nhƣ pháp luật Cạnh tranh, vấn đề xuất xứ, nhãn
hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết công nghệ) nhƣ: PGS. TS. Nguyễn
Nhƣ Phát, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Viện Nghiên
cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, Điều kiện Thương mại chung và nguyên tắc tự do
khế ước, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2003; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ
Phát, Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh,
Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9, 2000; khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật
của tác giả Đỗ Thị Thanh Thuỷ với đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động
quảng cáo không trung thực xâm phạm đến lợi ích của NTD”; Thạc sỹ Ngô
Vĩnh Bạch Dƣơng: Bảo vệ quyền lợi NTD trong pháp luật cạnh tranh, Tạp
chí Nhà Nƣớc và Pháp luật số 11, 2000...
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh của pháp luật
BVNTD ở Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, vẫn chƣa có một nghiên cứu tổng
thể, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về pháp luật BVNTD. Những nghiên cứu
trên mới chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh nào đó của vấn đề bảo vệ
quyền lợi NTD và nhìn chung, những vấn đề đặt ra chƣa đƣợc giải quyết triệt
để.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3
3.1. Mục đích
- Làm rõ đƣợc những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật BVNTD theo
quy định của pháp luật Việt Nam nhƣ khái niệm, đặc điểm, đối tƣợng, phạm
vi điều chỉnh, quyền và trách nhiệm của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ
quyền lợi NTD; tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm...
- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam (pháp luật nội dung và pháp
luật hình thức) về bảo vệ quyền lợi NTD theo Pháp lệnh BVNTD năm 1999,
Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thƣơng mại năm 1997, Luật Cạnh tranh năm
2004, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và một số Pháp lệnh, Nghị định và
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Qua đó rút ra nguyên nhân của
những khuyết điểm, yếu kém và tìm các giải pháp có hiệu quả để BVNTD.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những quan hệ xã hội về vấn đề
bảo vệ quyền lợi NTD đƣợc pháp luật điều chỉnh, có phân tích và so sánh với
những quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại và Luật Cạnh tranh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật BVNTD, khái niệm mới xuất hiện trong tài liệu pháp lý ở Việt
Nam trong thời gian gầy đây, là một lĩnh vực rất rộng và có biên giới với
nhiều lĩnh vực và chế định pháp luật khác nhau. Thông thƣờng, khi nói tới
pháp luật BVNTD, ngƣời ta hình dung hai lĩnh vực pháp luật liên quan đến
quyền, trách nhiệm của NTD và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc về hay liên quan
đến pháp luật BVNTD còn có nhiều lĩnh vực pháp luật khác nữa nhƣ: pháp
luật cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá,
pháp luật về quảng cáo, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật về
điều kiện thƣơng mại chung. Bên cạnh đó, khi xem xét pháp luật BVNTD từ
phƣơng diện xã hội học pháp luật, các nhà luật học còn quan tâm đến cả cơ
chế chuyển hoá pháp luật BVNTD vào cuộc sống nhƣ những vấn đề về tổ
chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVNTD, về trình tự
4
và thủ tục giải quyết khiếu nại và khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài
phán cũng nhƣ khả năng áp dụng các chế tài. Trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn, tác giả xin đƣợc tập trung nghiên cứu bốn lĩnh vực đó là: trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ; quyền và
nghĩa vụ của NTD; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD và vấn đề thủ
tục khởi kiện, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận của học
thuyết Mác - LêNin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, đồng thời, tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự
nghiệp đổi mới. Từ phƣơng pháp này, luận văn sẽ xác định mối liên hệ giữa
các hiện tƣợng, sự việc nhằm đánh giá các vấn đề một cách khoa học.
Trên cơ sở các phƣơng pháp khoa học nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp,
lịch sử và thống kê... luận văn sẽ khái quát sơ lƣợc quá trình hình thành và
phát triển của pháp luật BVNTD ở Việt Nam để từ đó đi sâu phân tích những
nét đặc thù của các quy định pháp luật về BVNTD. Cũng từ quá trình phân
tích và tổng hợp đó, luận văn so sánh những quy định pháp luật BVNTD của
Việt Nam với quy định pháp luật BVNTD của một số nƣớc trên thế giới để
tìm ra những nét chung và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BVNTD cho
phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng
phƣơng pháp liên hệ giữa thực tiễn giải quyết của toà án với các quy định của
pháp luật.
5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, luận văn giúp cho bản thân tác giả nhận thức về những
điểm quan trọng nhất, đáng chú ý nhất về pháp luật BVNTD ở Việt Nam cũng
nhƣ những bất cập còn tồn tại. Việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền lợi
NTD còn phục vụ trực tiếp cho quá trình hoàn thiện, pháp điển hoá pháp lệnh,
tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, có lẽ đây là nghiên cứu đầu tiên mang tính tổng thể, có
hệ thống, có phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật BVNTD ở Việt Nam và
đƣa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện, góp một phần nhỏ bé vào việc
5
bảo vệ quyền lợi của NTD.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
bố cục gồm 03 chƣơng:
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
NGƢỜI TIÊU DÙNG
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT
NAM
CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU
DÙNG Ở VIỆN NAM
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG
1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng
6
1.1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng
Nhƣ chúng ta đều biết, tiêu dùng là một khâu của quá trình sản xuất. Đó
là chi tiêu cho các hàng hoá và dịch vụ của NTD và các tổ chức phi kinh tế:
“Tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất”
5, tr. 1640 . Đây là một trong những hoạt động cơ bản và tự nhiên của con
ngƣời, “Tiêu dùng là một hoạt động tác động đến một vật bằng cách sử dụng
nó, là việc sử dụng một vật bằng cách làm cạn kiệt vật đó” 4, tr. 312 .
Có sản xuất mới có tiêu dùng, không có sản xuất thì cũng không có tiêu
dùng và ngƣợc lại. Mỗi ngƣời chúng ta, hàng ngày, hàng giờ đều phải tiêu
dùng các hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình
nhƣng đã bao giờ chúng ta tự hỏi vậy NTD là ai?
Ra đời và tồn tại gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, khái niệm NTD là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. NTD là
ngƣời mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của bản
thân hoặc gia đình mình, là NTD cuối cùng “end consumer”. Sản phẩm hàng
hoá qua sử dụng của NTD sẽ dần mất đi, nói chung không đƣợc tái tạo lại.
Ngƣời tiêu dùng “consumer”, “consommateur” là “người mua, sử dụng
hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và
tổ chức” 23, tr. 1 .
Luật BVNTD của Thái Lan năm 1979 định nghĩa: “NTD là người mua
hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người
được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà
kinh doanh”.
Luật BVNTD của Ấn Độ ngày 24/12/1986 quan niệm “NTD” là bất cứ
ngƣời nào:
+ Mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã
thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái
niệm này bao gồm cả những ngƣời sử dụng hàng hoá đó ngoài ngƣời trực tiếp
mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán
một phần, hoặc theo cách trả dần một khi cách này đƣợc ngƣời đó tán thành;
7
nhƣng khái niệm này không bao gồm ngƣời mua hàng hoá đó để bán lại hoặc
vì các mục đích thƣơng mại.
+ Thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán hoặc đã
thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái
niệm này bao gồm cả những ngƣời đƣợc hƣởng dịch vụ đó ngoài ngƣời trực
tiếp thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã
thanh toán và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi dịch
vụ này có sự tán thành của ngƣời đã đƣợc nhắc đến đầu tiên ở trên.
Luật BVNTD ở Liên Xô cũ định nghĩa NTD là “công dân sử dụng, mua,
đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng”.
Luật BVNTD của Séc và Xlôvăc số 634 ngày 16/12/1992 định nghĩa
“NTD là người vì mình hoặc vì các thành viên của gia đình mình mua sắm
sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ để tiêu dùng cho mục đích cá nhân”.
Luật Tiêu dùng của CHLB Đức định nghĩa NTD là ngƣời sử dụng hàng
hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình, hay nói
cách khác đó là “NTD cuối cùng”, “end consumer”.
Luật Tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải
chủ doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ
không nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để phục vụ cho
gia đình hoặc bản thân” 22, tr. 24 .
“NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân, gia
đình hoặc hộ gia đình mà không có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử
dụng sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, không phải nhằm mục đích kinh
doanh” 4, tr. 311 .
“NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm mục đích cuối cùng là
tiêu dùng hoặc sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình” 11, tr. 3 .
Hầu hết luật BVNTD của các nƣớc đều chỉ áp dụng cho mục đích tiêu
dùng cá nhân và gia đình, không dùng cho tiêu dùng sản xuất vì trong phạm
vi sản xuất và tiêu dùng cho sản xuất các nƣớc đều đã có nhiều quy định chi
tiết, chặt chẽ trong nhiều đạo luật và quy định dƣới luật cho nhiều lĩnh vực
8
khác nhau. Bên cạnh những điểm chung đó, định nghĩa của mỗi nƣớc lại có
những sắc thái riêng khác nhau:
+ Định nghĩa của Thái Lan hơi hẹp chỉ bao gồm “hoặc mua, hoặc sử
dụng”.
+ Định nghĩa của Ấn Độ nêu đƣợc nhiều chi tiết cụ thể cho những tình
huống khác nhau nhƣng chỉ rõ ý mua hàng, thuê dịch vụ còn vấn đề sử dụng
thì chƣa thật rõ ràng.
+ Định nghĩa của Liên Xô (cũ) chỉ dùng đƣợc cho hàng hoá, thiếu khâu
dịch vụ.
+ Định nghĩa của Séc và Xlôvăc không nói đến vấn đề sử dụng hàng
hoá.
Những định nghĩa và quan niệm trên là rất quan trọng vì nó sẽ xác định
ai là NTD, ai là ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ trong các chính sách và pháp luật, quy
định đƣợc ban hành về bảo vệ NTD của mỗi nƣớc.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NTD nhƣng qua những định nghĩa
trên, có thể xác định phạm vi của khái niệm NTD nhƣ sau:
Thứ nhất, NTD có thể là:
+ Ngƣời mua hàng hoá hoặc dịch vụ (Theo Đại Từ điển Tiếng Việt
“Hàng hoá là sản vật dùng để bán nói chung”. Theo Điều 5 Luật Thƣơng mại,
hàng hoá đƣợc hiểu là các tài sản hữu hình gồm: máy móc, thiết bị, nhiên liệu,
vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng và
nhà ở dùng để kinh doanh. Nhƣ vậy, khái niệm “hàng hoá” theo Luật Thƣơng
mại đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp. Theo tác giả, cần xem xét lại khái niệm này.
9
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định
quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá định nghĩa: “Sản phẩm là
kết quả của các hoạt động, các quá trình, bao gồm dịch vụ, phần mềm, phần
cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến. Hàng hoá là sản phẩm
được đưa vào tiêu dùng thông qua trao đổi, buôn bán”. Cũng theo Đại Từ
điển Tiếng Việt “Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng”. Các
dịch vụ gắn với hoạt động mua bán hàng hoá theo Luật Thƣơng mại cũng
đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các dịch vụ đƣợc liệt kê trong Điều 45
Luật Thƣơng mại, ví dụ dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ giám định hàng
hoá. Các hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá cũng chỉ
đƣợc hiểu bao gồm: khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày giới thiệu
hàng hoá và hội chợ, triển lãm thƣơng mại).
+ Ngƣời sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ;
+ Ngƣời mua và sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ.
Thứ hai, hàng hoá và dịch vụ đó nhằm phục vụ cho cá nhân và gia đình
hoặc tập thể với mục đích tiêu dùng cá nhân, không phải với mục đích để
buôn đi bán lại kiếm lời, cũng không phải với mục đích để sản xuất. “Tập thể”
ở đây đƣợc hiểu là một cộng đồng cùng sống, cùng sinh hoạt với nhau và
cùng có những nhu cầu về tiêu dùng cá nhân (không phải tiêu dùng sản xuất)
ví dụ trẻ em ở nhà trẻ, học sinh, sinh viên ở nội trú, các đơn vị lao động có
nhà bếp chung, nơi ăn nghỉ chung v.v... Có thể phân biệt giữa tiêu dùng cho
sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân theo sơ đồ sau:
TIÊU DÙNG
TIÊU DÙNG
CHO MỤC ĐÍCH SẢN
XUẤT
CHO MỤC ĐÍCH
SINH HOẠT CÁ NHÂN
10
Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh BVNTD xác định:
“1. Những quy định của Nghị định này điều chỉnh đối với tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức,
cá nhân, gia đình.
2. Người mua sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu
dùng, sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình bao gồm:
a. Người mua và là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ đã mua cho chính
bản thân mình;
b. Người mua hàng hoá, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho
tổ chức sử dụng;
c. Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hoá, dịch vụ do người khác
mua hoặc do được cho, tặng”.
Đồng thời, Điều 3 Nghị định này quy định: “Người mua, sử dụng hàng
hoá, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều
chỉnh của Nghị định này”. Nhƣ vậy, khái niệm NTD và phạm vi điều chỉnh
của Pháp lệnh BVNTD Việt Nam cũng tƣơng đồng với quy định của Quốc tế
về NTD (CI) và pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới.
Sự khác nhau giữa “người tiêu dùng” và “khách hàng”:
Khách hàng (thuật ngữ Tiếng Anh là “customer”, “client”) là ngƣời mua
hàng hoá hoặc dịch vụ. Khác với NTD “end consumer”, khách hàng là ngƣời
mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho bản thân hoặc để làm nguyên liệu cho
sản xuất (ngƣời sản xuất mua sản phẩm về để tiếp tục gia công, chế biến trong
quá trình sản xuất để làm ra hàng hoá) hoặc là ngƣời lƣu thông mua hàng hoá
NGƢỜI
SẢN XUẤT
NGƢỜI
TIÊU DÙNG
11
về để bán buôn hoặc bán lẻ, hoặc là ngƣời làm dịch vụ mua hàng hoá về để
phục vụ cho quá trình thực hiện dịch vụ của mình. Trƣờng hợp khách hàng
mua hàng hoá hay dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân cho bản
thân, gia đình hoặc tập thể thì khách hàng ở đây sẽ đồng nghĩa với khái niệm
NTD. “NTD” là một thuật ngữ pháp lý còn “khách hàng” không phải là một
thuật ngữ pháp lý.
1.1.1.2. Nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng
Quan hệ trong xã hội chủ yếu là giữa NTD và ngƣời sản xuất, kinh
doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa NTD với các
nhà sản xuất, kinh doanh, NTD luôn là ngƣời yếu thế và chịu thiệt thòi. Điều
này thực sự đã hạn chế sự phát triển của xã hội. Vì vậy, từ hàng trăm năm
nay, ở nhiều nƣớc đã đặt ra vấn đề NTD, chống lại sự lạm dụng của những
nhà sản xuất, kinh doanh làm thiệt hại đến quyền lợi của NTD và chống lại
những bất công trong xã hội.
Ở những nƣớc mà nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, ngoài
việc buôn bán, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau thì quan hệ kinh tế
chủ yếu là quan hệ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và NTD.
Bảo vệ lợi ích của NTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất
cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt cấp bách đối với các nƣớc đang phát
triển, bởi vì xét từ khía cạnh kinh tế học, thì tiêu dùng là một khâu của quá
trình tái sản xuất; là mục đích và điều kiện tiên quyết của sản xuất. BVNTD
thực chất cũng là bảo vệ sản xuất, bảo đảm cho sản xuất phát triển vừa hiệu
quả, vừa đúng hƣớng. Xét từ góc độ xã hội - nhân văn thì rõ ràng con ngƣời là
trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển bền vững, toàn diện và lâu
dài; con ngƣời có quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh;
NTD có quyền đƣợc hƣởng các sản phẩm an toàn, phù hợp với khả năng và
điều kiện của mình.
NTD là tất cả mọi ngƣời, là lớp ngƣời đông đảo nhất, giữ vị trí trung tâm
của nền kinh tế. Trong cơ chế thị trƣờng, NTD thƣờng đƣợc suy tôn là
“Thƣợng đế”. Vậy mà, có lúc các vị “Thƣợng đế” vẫn phải phiền lòng với
những nỗi khổ thời cơ chế thị trƣờng. Trên thực tế, NTD đang là nạn nhân của
12
một số thủ đoạn kinh doanh bất lƣơng, các quảng cáo không trung thực, lừa
gạt, của tệ làm hàng giả, thiếu an toàn và vệ sinh, của việc làm tổn hại và huỷ
diệt môi trƣờng sống.
Trong nền kinh tế, thị trƣờng chủ yếu do tiêu dùng điều tiết. Ở nƣớc nào
cũng vậy, NTD bao giờ cũng là lực lƣợng đông đảo nhất trong xã hội, là lớp
ngƣời có ảnh hƣởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của Nhà
nƣớc hay của khu vực tƣ nhân. Theo thống kê, ở Mỹ, khối lƣợng giao dịch
của NTD chiếm đến 65% tổng số giao dịch của cả nƣớc, chính phủ và các
doanh nghiệp chỉ đóng góp 35% 11, tr. 3 . Mức sống của ngƣời dân càng
đƣợc cải thiện thì mức độ tiêu dùng càng cao. Việc mua bán, sử dụng hàng
hoá và dịch vụ của NTD là chỉ số quan trọng định hƣớng cho sự phát triển của
nền kinh tế. 200 năm trƣớc đây, nhà kinh tế học Adam Smith đã viết: “Tiêu
dùng là kết quả và mục đích duy nhất của sản xuất và lợi ích của nhà sản xuất
cũng gắn liền vào đó chừng nào mà lợi ích của nhà sản xuất còn cần thiết cho
việc thúc đẩy lợi ích của NTD” 11, tr. 3 . Với vai trò là NTD, chúng ta phải
tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ trong suốt cả đời ngƣời trong khi chúng ta
chỉ làm việc đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Tuy là số đông,
nhƣng NTD không đƣợc tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ
của họ cũng rất ít đƣợc lắng nghe. So với những ngƣời chuyên môn, thì ở
những lĩnh vực nhất định, NTD kém hiểu biết hơn, không tƣơng xứng về trình
độ với những vấn đề kinh tế, văn hoá và khả năng mua bán so với các nhà sản
xuất, phân phối, quảng cáo và các nhà buôn. NTD có quyền đƣợc dùng các
sản phẩm an toàn. BVNTD góp phần cổ vũ sự phát triển kinh tế, xã hội một
cách đúng đắn, công bằng và hợp lý.
1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Theo nghĩa chung nhất “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà
nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm
tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội” 39, tr. 226 .
“Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” là tổng hợp các biện pháp đƣợc Nhà
nƣớc quy định và bảo đảm thực hiện để bảo đảm quyền lợi của ngƣời mua và
sử dụng hàng hoá, dịch vụ; ngăn chặn những ngƣời bán hàng, làm hàng có
13
hành vi gian dối... để thu lợi bất chính (bao gồm các biện pháp pháp luật, kinh
tế, văn hoá, xã hội). Nói cách khác, BVNTD chính là làm cho các quyền của
NTD đƣợc thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, trong số các công cụ chủ yếu
đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để BVNTD thì pháp luật là công cụ có hiệu quả hơn
cả vì nó là phƣơng thức đƣa các công cụ BVNTD khác vào cuộc sống trong
điều kiện Nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân.
“Luật Bảo vệ người tiêu dùng là luật của bang hoặc liên bang được ban
hành nhằm BVNTD trước những hành vi thương mại hoặc hoạt động tín dụng
không lành mạnh có liên quan đến hàng tiêu dùng, đồng thời BVNTD trước
những hàng hoá nguy hại hoặc hàng giả” 4, tr. 312 .
“Luật Người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những giao dịch
liên quan đến NTD, đó là việc sử dụng tín dụng, tiêu dùng hàng hoá, bất động
sản hoặc những dịch vụ phục vụ cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình” 4,
tr. 312 .
Theo quan điểm chiếm ƣu thế trong luật học Pháp, luật tiêu dùng là tổng
thể các quy phạm pháp luật nhằm bảo hộ lợi ích của NTD hàng hoá và dịch
vụ 22, tr. 24 . Ngoài những quy phạm của luật dân sự và thƣơng mại, luật
tiêu dùng còn chứa đựng những quy phạm của luật hành chính, luật tố tụng
hình sự.
Từ những định nghĩa trên, tác giả mạnh dạn xây dựng khái niệm pháp
luật BVNTD nhƣ sau: Pháp luật BVNTD là hệ thống các nguyên tắc và quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng.
1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Pháp luật BVNTD có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Việc Nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp
luật quy định việc bảo vệ quyền lợi NTD không những làm cho quyền lợi
NTD đƣợc bảo vệ tốt hơn mà còn làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng là duy trì và bồi dƣỡng cho một
14
động lực quan trọng về kinh tế. Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì vấn
đề NTD và BVNTD càng cần đề ra một cách nghiêm túc và cấp thiết.
BVNTD ở Việt Nam là vấn đề rất quan trọng. Hiến pháp năm 1992 nêu
rõ, Nhà nƣớc có chính sách bảo vệ quyền lợi của NTD. Điều 623 Bộ luật Dân
sự đã quy định về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền lợi của NTD. Pháp
lệnh BVNTD ra đời năm 1999 là công cụ pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ
quyền lợi NTD, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc trong giai đoạn cách mạng mới. Các văn bản pháp luật về BVNTD
nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của NTD; bảo vệ sự ổn định và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách
định ra trách nhiệm của Nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng và của các
nhà sản xuất, kinh doanh; định ra các biện pháp đồng bộ để bảo vệ và đề cao
quyền lợi của NTD. Việc thực hiện pháp luật BVNTD còn góp phần ổn định
an ninh trật tự xã hội, nâng cao cuộc sống, ổn định và phát triển kinh tế.
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng
Phát biểu tại Thƣợng viện Mỹ ngày 15/3/1962, cố Tổng thống Mỹ Giôn-
Ken-nơ-đi nói: “NTD theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là nhóm
người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết
định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là nhóm người
quan trọng độc nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý tới” 14, tr.
1 .
Tuyên bố Ken-nơ-đi lúc đầu chỉ đề cập đến 4 quyền cơ bản của NTD là:
quyền đƣợc an toàn; quyền đƣợc thông tin; quyền đƣợc lựa chọn và quyền
đƣợc bày tỏ quan điểm. Bốn quyền này là cốt lõi trong cƣơng lĩnh của các tổ
chức NTD trên thế giới hồi đó. Ngày nay, hầu hết các tổ chức NTD của các
nƣớc đƣợc tập hợp lại trong Tổ chức Quốc tế NTD - CI.
Qua quá trình hoạt động thực tiễn Quốc tế NTD và các tổ chức NTD các
nƣớc đã bổ sung thêm 4 quyền của NTD. Đó là các quyền: quyền đƣợc thoả
mãn những nhu cầu cơ bản; quyền đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng; quyền đƣợc
giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; quyền đƣợc có môi trƣờng sống lành mạnh và
bền vững.
Mã tài liệu : 600012
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAYLuận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
Luận án: Giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án ở nước ta, HAY
 
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAYĐề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Biện pháp bảo đảm trong hoạt động của các ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụngĐề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
Đề tài: Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tửBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hônBáo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Báo cáo thực tập pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOTLuận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt nam, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
Đề tài: Pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của một số nước - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOTLuận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
Luận văn: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo luật, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 

Similar to Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị

Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docxNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfNuioKila
 

Similar to Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docxLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam.docx
 
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luậtLuận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
Luận văn: Bảo hộ sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm theo luật
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhânLuận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
Luận án: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luậtLuận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
 
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đPháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
Pháp luật Quảng cáo với việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, 9đ
 
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong vệ sinh san toàn thực phẩm
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong vệ sinh san toàn thực phẩmBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong vệ sinh san toàn thực phẩm
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong vệ sinh san toàn thực phẩm
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOT
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOTĐề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOT
Đề tài: Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động theo luật, HOT
 
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOTBồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, HOT
 
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoàiQuyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Quyền lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phầnLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty, HOT
 
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
 
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOTLuận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùngLuận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
 
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.docBảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
Bảo Hộ Nhãn Hiệu Chứng Nhận Ở Việt Nam Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2005.doc
 

More from hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2005
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHÙNG THỊ LAN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 601.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT HÀ NỘI - NĂM 2005
  • 3. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG ..................................................................................................... 6 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ..................................... 6 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng .......... 6 1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ....................................... 13 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ...................................... 14 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng .................... 14 1.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ....................................................... 15 1.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................ 17 1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ................................................................................................................... 18 1.3. Lƣợc sử phát triển của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam .............................................................................................................. 18
  • 4. 1.3.1. Giai đoạn trước năm 1999 .................................................................. 19 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay .......................................................... 21 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 24 2.1. Pháp luật về chế độ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ ....................................................................... 24 2.1.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối với chất lượng, số lượng của hàng hoá, dịch vụ ....................... 24 2.1.2. Quy chế đối với nhãn mác .................................................................. 39 2.1.3. Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm ............................................................. 43 2.1.4. Nghĩa vụ bảo đảm sự trung thực về giá bán ........................................ 47 2.1.5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với các hợp đồng mẫu xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng ............................................................................................. 49 2.1.6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với các quảng cáo không trung thực xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng ............................................................................................ 52
  • 5. 2.2. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng ............................................. 56 2.2.1. Các quyền cơ bản của người tiêu dùng ............................................... 56 2.2.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng ............................................................. 66 2.3. Quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ................... 68 2.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ....... 68 2.3.2. Thẩm quyền quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .. 69 2.3.3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .......................................... 70 2.4. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ............................................ 71 CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ..................................................................................................... 74 3.1. Phƣơng hƣớng chung hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam ................................................................................................... 74 3.1.1. Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành ....................................................................................................... 75 3.1.2. Bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng cũng như bảo vệ văn hoá, thuần phong mỹ tục, xây dựng đạo đức kinh doanh lành mạnh...................................................................... 76 3.1.3. Cần tổ chức hệ thống cơ quan quản lý hoạt động bảo vệ người tiêu
  • 6. dùng một cách khoa học, hợp lý ................................................................... 77 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam .............................................................................................................. 79 3.2.1. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sản xuất, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ ................................................................. 79 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng .. 81 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về thủ tục khởi kiện, khiếu nại .................... 83 3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng .............................................................................................................. 85 3.2.5. Tăng cường vai trò của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam .............................................................................................. 86 3.2.6. Tăng cường vai trò của Luật Cạnh tranh, rà soát và hạn chế bớt lĩnh vực độc quyền ............................................................................................... 87 KẾT LUẬN 89
  • 7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong một quốc gia văn minh, con ngƣời luôn là đối tƣợng đƣợc pháp luật quan tâm bảo vệ. Với mong muốn xây dựng một xã hội công dân, một Nhà nƣớc “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” 13, tr. 1 thì bên cạnh việc tạo ra một khung pháp luật cho sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, pháp luật còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng khác là phải bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, một lực lƣợng chủ yếu và đông đảo trong xã hội. Ở Việt Nam, BVNTD đã trở thành vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của hầu hết các lĩnh vực pháp luật nhƣ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Thƣơng Mại, Luật Hành Chính, Luật Cạnh tranh... Điều 28 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, kinh doanh và quyền lợi của NTD. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí nghiêm minh theo pháp luật”. Nhằm cụ thể hoá những quy định trong Hiến pháp và để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi NTD, ngày 27/04/1999, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/10/1999. Ngày 02/10/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hànhPháp lệnh BVNTD. Qua 5 năm triển khai thực hiện, Pháp lệnh và các Nghị định hƣớng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD ở Việt Nam hiện còn diễn ra phổ biến. Pháp luật chƣa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời dân. Bản thân các quy định pháp luật về lĩnh vực này chƣa sâu, chƣa đủ mạnh để đi vào cuộc sống. Hiệu lực
  • 8. 2 của những quy định trong Pháp lệnh rất yếu ớt. Trên thực tế, vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của ngƣời kinh doanh, vào sự hiểu biết và nhận thức của ngƣời dân. Trong cuộc sống, NTD luôn phải tự tìm cách bảo vệ mình trƣớc khi “trông chờ” vào sự can thiệp của Nhà nƣớc. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật BVNTD làm cho nó trở thành một công cụ đích thực trong việc duy trì trật tự và ổn định xã hội là vấn đề thời sự cấp bách hiện nay. Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phải thừa nhận rằng, pháp luật BVNTD ở Việt Nam còn rất non trẻ so với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Song, đã xuất hiện một số công trình của một số tác giả nghiên cứu về một số vấn đề có liên quan đến lĩnh vực pháp luật BVNTD (nhƣ pháp luật Cạnh tranh, vấn đề xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá, tên thƣơng mại, bí quyết công nghệ) nhƣ: PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Viện Nghiên cứu Nhà nƣớc và Pháp luật, Điều kiện Thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2003; PGS. TS. Nguyễn Nhƣ Phát, Đối tượng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9, 2000; khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật của tác giả Đỗ Thị Thanh Thuỷ với đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo không trung thực xâm phạm đến lợi ích của NTD”; Thạc sỹ Ngô Vĩnh Bạch Dƣơng: Bảo vệ quyền lợi NTD trong pháp luật cạnh tranh, Tạp chí Nhà Nƣớc và Pháp luật số 11, 2000... Các nghiên cứu trên đã đề cập đến một số khía cạnh của pháp luật BVNTD ở Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, vẫn chƣa có một nghiên cứu tổng thể, đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về pháp luật BVNTD. Những nghiên cứu trên mới chỉ đề cập một hoặc một số khía cạnh nào đó của vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD và nhìn chung, những vấn đề đặt ra chƣa đƣợc giải quyết triệt để. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  • 9. 3 3.1. Mục đích - Làm rõ đƣợc những vấn đề pháp lý cơ bản của pháp luật BVNTD theo quy định của pháp luật Việt Nam nhƣ khái niệm, đặc điểm, đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh, quyền và trách nhiệm của NTD; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD; tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm... - Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam (pháp luật nội dung và pháp luật hình thức) về bảo vệ quyền lợi NTD theo Pháp lệnh BVNTD năm 1999, Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thƣơng mại năm 1997, Luật Cạnh tranh năm 2004, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và một số Pháp lệnh, Nghị định và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Qua đó rút ra nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém và tìm các giải pháp có hiệu quả để BVNTD. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những quan hệ xã hội về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD đƣợc pháp luật điều chỉnh, có phân tích và so sánh với những quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại và Luật Cạnh tranh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Pháp luật BVNTD, khái niệm mới xuất hiện trong tài liệu pháp lý ở Việt Nam trong thời gian gầy đây, là một lĩnh vực rất rộng và có biên giới với nhiều lĩnh vực và chế định pháp luật khác nhau. Thông thƣờng, khi nói tới pháp luật BVNTD, ngƣời ta hình dung hai lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền, trách nhiệm của NTD và trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh hai lĩnh vực pháp luật cơ bản này, thuộc về hay liên quan đến pháp luật BVNTD còn có nhiều lĩnh vực pháp luật khác nữa nhƣ: pháp luật cạnh tranh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật về quảng cáo, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật về điều kiện thƣơng mại chung. Bên cạnh đó, khi xem xét pháp luật BVNTD từ phƣơng diện xã hội học pháp luật, các nhà luật học còn quan tâm đến cả cơ chế chuyển hoá pháp luật BVNTD vào cuộc sống nhƣ những vấn đề về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về BVNTD, về trình tự
  • 10. 4 và thủ tục giải quyết khiếu nại và khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài phán cũng nhƣ khả năng áp dụng các chế tài. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đƣợc tập trung nghiên cứu bốn lĩnh vực đó là: trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của NTD; quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi NTD và vấn đề thủ tục khởi kiện, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - LêNin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời, tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới. Từ phƣơng pháp này, luận văn sẽ xác định mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, sự việc nhằm đánh giá các vấn đề một cách khoa học. Trên cơ sở các phƣơng pháp khoa học nhƣ: so sánh, phân tích, tổng hợp, lịch sử và thống kê... luận văn sẽ khái quát sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của pháp luật BVNTD ở Việt Nam để từ đó đi sâu phân tích những nét đặc thù của các quy định pháp luật về BVNTD. Cũng từ quá trình phân tích và tổng hợp đó, luận văn so sánh những quy định pháp luật BVNTD của Việt Nam với quy định pháp luật BVNTD của một số nƣớc trên thế giới để tìm ra những nét chung và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật BVNTD cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Ngoài ra, luận văn còn vận dụng phƣơng pháp liên hệ giữa thực tiễn giải quyết của toà án với các quy định của pháp luật. 5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt lý luận, luận văn giúp cho bản thân tác giả nhận thức về những điểm quan trọng nhất, đáng chú ý nhất về pháp luật BVNTD ở Việt Nam cũng nhƣ những bất cập còn tồn tại. Việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD còn phục vụ trực tiếp cho quá trình hoàn thiện, pháp điển hoá pháp lệnh, tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, có lẽ đây là nghiên cứu đầu tiên mang tính tổng thể, có hệ thống, có phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật BVNTD ở Việt Nam và đƣa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện, góp một phần nhỏ bé vào việc
  • 11. 5 bảo vệ quyền lợi của NTD. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc bố cục gồm 03 chƣơng: CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM CHƢƠNG 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆN NAM CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng và nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng
  • 12. 6 1.1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng Nhƣ chúng ta đều biết, tiêu dùng là một khâu của quá trình sản xuất. Đó là chi tiêu cho các hàng hoá và dịch vụ của NTD và các tổ chức phi kinh tế: “Tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất” 5, tr. 1640 . Đây là một trong những hoạt động cơ bản và tự nhiên của con ngƣời, “Tiêu dùng là một hoạt động tác động đến một vật bằng cách sử dụng nó, là việc sử dụng một vật bằng cách làm cạn kiệt vật đó” 4, tr. 312 . Có sản xuất mới có tiêu dùng, không có sản xuất thì cũng không có tiêu dùng và ngƣợc lại. Mỗi ngƣời chúng ta, hàng ngày, hàng giờ đều phải tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân, gia đình nhƣng đã bao giờ chúng ta tự hỏi vậy NTD là ai? Ra đời và tồn tại gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, khái niệm NTD là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. NTD là ngƣời mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu của bản thân hoặc gia đình mình, là NTD cuối cùng “end consumer”. Sản phẩm hàng hoá qua sử dụng của NTD sẽ dần mất đi, nói chung không đƣợc tái tạo lại. Ngƣời tiêu dùng “consumer”, “consommateur” là “người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức” 23, tr. 1 . Luật BVNTD của Thái Lan năm 1979 định nghĩa: “NTD là người mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh”. Luật BVNTD của Ấn Độ ngày 24/12/1986 quan niệm “NTD” là bất cứ ngƣời nào: + Mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này bao gồm cả những ngƣời sử dụng hàng hoá đó ngoài ngƣời trực tiếp mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi cách này đƣợc ngƣời đó tán thành;
  • 13. 7 nhƣng khái niệm này không bao gồm ngƣời mua hàng hoá đó để bán lại hoặc vì các mục đích thƣơng mại. + Thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này bao gồm cả những ngƣời đƣợc hƣởng dịch vụ đó ngoài ngƣời trực tiếp thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi dịch vụ này có sự tán thành của ngƣời đã đƣợc nhắc đến đầu tiên ở trên. Luật BVNTD ở Liên Xô cũ định nghĩa NTD là “công dân sử dụng, mua, đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng”. Luật BVNTD của Séc và Xlôvăc số 634 ngày 16/12/1992 định nghĩa “NTD là người vì mình hoặc vì các thành viên của gia đình mình mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ để tiêu dùng cho mục đích cá nhân”. Luật Tiêu dùng của CHLB Đức định nghĩa NTD là ngƣời sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân hoặc gia đình, hay nói cách khác đó là “NTD cuối cùng”, “end consumer”. Luật Tiêu dùng Pháp định nghĩa: “NTD được hiểu là người không phải chủ doanh nghiệp, tức là thể nhân mua các sản phẩm và dùng các dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động nghề nghiệp, kiếm lợi nhuận để phục vụ cho gia đình hoặc bản thân” 22, tr. 24 . “NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ để sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình mà không có ý định bán lại; là một tự nhiên nhân sử dụng sản phẩm phục vụ mục đích cá nhân, không phải nhằm mục đích kinh doanh” 4, tr. 311 . “NTD là người mua hàng hoá hoặc dịch vụ nhằm mục đích cuối cùng là tiêu dùng hoặc sử dụng cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình” 11, tr. 3 . Hầu hết luật BVNTD của các nƣớc đều chỉ áp dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân và gia đình, không dùng cho tiêu dùng sản xuất vì trong phạm vi sản xuất và tiêu dùng cho sản xuất các nƣớc đều đã có nhiều quy định chi tiết, chặt chẽ trong nhiều đạo luật và quy định dƣới luật cho nhiều lĩnh vực
  • 14. 8 khác nhau. Bên cạnh những điểm chung đó, định nghĩa của mỗi nƣớc lại có những sắc thái riêng khác nhau: + Định nghĩa của Thái Lan hơi hẹp chỉ bao gồm “hoặc mua, hoặc sử dụng”. + Định nghĩa của Ấn Độ nêu đƣợc nhiều chi tiết cụ thể cho những tình huống khác nhau nhƣng chỉ rõ ý mua hàng, thuê dịch vụ còn vấn đề sử dụng thì chƣa thật rõ ràng. + Định nghĩa của Liên Xô (cũ) chỉ dùng đƣợc cho hàng hoá, thiếu khâu dịch vụ. + Định nghĩa của Séc và Xlôvăc không nói đến vấn đề sử dụng hàng hoá. Những định nghĩa và quan niệm trên là rất quan trọng vì nó sẽ xác định ai là NTD, ai là ngƣời sẽ đƣợc bảo vệ trong các chính sách và pháp luật, quy định đƣợc ban hành về bảo vệ NTD của mỗi nƣớc. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NTD nhƣng qua những định nghĩa trên, có thể xác định phạm vi của khái niệm NTD nhƣ sau: Thứ nhất, NTD có thể là: + Ngƣời mua hàng hoá hoặc dịch vụ (Theo Đại Từ điển Tiếng Việt “Hàng hoá là sản vật dùng để bán nói chung”. Theo Điều 5 Luật Thƣơng mại, hàng hoá đƣợc hiểu là các tài sản hữu hình gồm: máy móc, thiết bị, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng và nhà ở dùng để kinh doanh. Nhƣ vậy, khái niệm “hàng hoá” theo Luật Thƣơng mại đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp. Theo tác giả, cần xem xét lại khái niệm này.
  • 15. 9 Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 quy định quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá định nghĩa: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quá trình, bao gồm dịch vụ, phần mềm, phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chế biến. Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào tiêu dùng thông qua trao đổi, buôn bán”. Cũng theo Đại Từ điển Tiếng Việt “Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng”. Các dịch vụ gắn với hoạt động mua bán hàng hoá theo Luật Thƣơng mại cũng đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các dịch vụ đƣợc liệt kê trong Điều 45 Luật Thƣơng mại, ví dụ dịch vụ giao nhận hàng hoá, dịch vụ giám định hàng hoá. Các hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá cũng chỉ đƣợc hiểu bao gồm: khuyến mại, quảng cáo thƣơng mại, trƣng bày giới thiệu hàng hoá và hội chợ, triển lãm thƣơng mại). + Ngƣời sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ; + Ngƣời mua và sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ. Thứ hai, hàng hoá và dịch vụ đó nhằm phục vụ cho cá nhân và gia đình hoặc tập thể với mục đích tiêu dùng cá nhân, không phải với mục đích để buôn đi bán lại kiếm lời, cũng không phải với mục đích để sản xuất. “Tập thể” ở đây đƣợc hiểu là một cộng đồng cùng sống, cùng sinh hoạt với nhau và cùng có những nhu cầu về tiêu dùng cá nhân (không phải tiêu dùng sản xuất) ví dụ trẻ em ở nhà trẻ, học sinh, sinh viên ở nội trú, các đơn vị lao động có nhà bếp chung, nơi ăn nghỉ chung v.v... Có thể phân biệt giữa tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt cá nhân theo sơ đồ sau: TIÊU DÙNG TIÊU DÙNG CHO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT CÁ NHÂN
  • 16. 10 Điều 2 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh BVNTD xác định: “1. Những quy định của Nghị định này điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình. 2. Người mua sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình bao gồm: a. Người mua và là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình; b. Người mua hàng hoá, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng; c. Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hoá, dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng”. Đồng thời, Điều 3 Nghị định này quy định: “Người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này”. Nhƣ vậy, khái niệm NTD và phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh BVNTD Việt Nam cũng tƣơng đồng với quy định của Quốc tế về NTD (CI) và pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới. Sự khác nhau giữa “người tiêu dùng” và “khách hàng”: Khách hàng (thuật ngữ Tiếng Anh là “customer”, “client”) là ngƣời mua hàng hoá hoặc dịch vụ. Khác với NTD “end consumer”, khách hàng là ngƣời mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho bản thân hoặc để làm nguyên liệu cho sản xuất (ngƣời sản xuất mua sản phẩm về để tiếp tục gia công, chế biến trong quá trình sản xuất để làm ra hàng hoá) hoặc là ngƣời lƣu thông mua hàng hoá NGƢỜI SẢN XUẤT NGƢỜI TIÊU DÙNG
  • 17. 11 về để bán buôn hoặc bán lẻ, hoặc là ngƣời làm dịch vụ mua hàng hoá về để phục vụ cho quá trình thực hiện dịch vụ của mình. Trƣờng hợp khách hàng mua hàng hoá hay dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân cho bản thân, gia đình hoặc tập thể thì khách hàng ở đây sẽ đồng nghĩa với khái niệm NTD. “NTD” là một thuật ngữ pháp lý còn “khách hàng” không phải là một thuật ngữ pháp lý. 1.1.1.2. Nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng Quan hệ trong xã hội chủ yếu là giữa NTD và ngƣời sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ. Trong mối quan hệ giữa NTD với các nhà sản xuất, kinh doanh, NTD luôn là ngƣời yếu thế và chịu thiệt thòi. Điều này thực sự đã hạn chế sự phát triển của xã hội. Vì vậy, từ hàng trăm năm nay, ở nhiều nƣớc đã đặt ra vấn đề NTD, chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất, kinh doanh làm thiệt hại đến quyền lợi của NTD và chống lại những bất công trong xã hội. Ở những nƣớc mà nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, ngoài việc buôn bán, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau thì quan hệ kinh tế chủ yếu là quan hệ giữa các nhà sản xuất, kinh doanh và NTD. Bảo vệ lợi ích của NTD là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các quốc gia trên thế giới và đặc biệt cấp bách đối với các nƣớc đang phát triển, bởi vì xét từ khía cạnh kinh tế học, thì tiêu dùng là một khâu của quá trình tái sản xuất; là mục đích và điều kiện tiên quyết của sản xuất. BVNTD thực chất cũng là bảo vệ sản xuất, bảo đảm cho sản xuất phát triển vừa hiệu quả, vừa đúng hƣớng. Xét từ góc độ xã hội - nhân văn thì rõ ràng con ngƣời là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triển bền vững, toàn diện và lâu dài; con ngƣời có quyền đƣợc hƣởng một cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh; NTD có quyền đƣợc hƣởng các sản phẩm an toàn, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. NTD là tất cả mọi ngƣời, là lớp ngƣời đông đảo nhất, giữ vị trí trung tâm của nền kinh tế. Trong cơ chế thị trƣờng, NTD thƣờng đƣợc suy tôn là “Thƣợng đế”. Vậy mà, có lúc các vị “Thƣợng đế” vẫn phải phiền lòng với những nỗi khổ thời cơ chế thị trƣờng. Trên thực tế, NTD đang là nạn nhân của
  • 18. 12 một số thủ đoạn kinh doanh bất lƣơng, các quảng cáo không trung thực, lừa gạt, của tệ làm hàng giả, thiếu an toàn và vệ sinh, của việc làm tổn hại và huỷ diệt môi trƣờng sống. Trong nền kinh tế, thị trƣờng chủ yếu do tiêu dùng điều tiết. Ở nƣớc nào cũng vậy, NTD bao giờ cũng là lực lƣợng đông đảo nhất trong xã hội, là lớp ngƣời có ảnh hƣởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của Nhà nƣớc hay của khu vực tƣ nhân. Theo thống kê, ở Mỹ, khối lƣợng giao dịch của NTD chiếm đến 65% tổng số giao dịch của cả nƣớc, chính phủ và các doanh nghiệp chỉ đóng góp 35% 11, tr. 3 . Mức sống của ngƣời dân càng đƣợc cải thiện thì mức độ tiêu dùng càng cao. Việc mua bán, sử dụng hàng hoá và dịch vụ của NTD là chỉ số quan trọng định hƣớng cho sự phát triển của nền kinh tế. 200 năm trƣớc đây, nhà kinh tế học Adam Smith đã viết: “Tiêu dùng là kết quả và mục đích duy nhất của sản xuất và lợi ích của nhà sản xuất cũng gắn liền vào đó chừng nào mà lợi ích của nhà sản xuất còn cần thiết cho việc thúc đẩy lợi ích của NTD” 11, tr. 3 . Với vai trò là NTD, chúng ta phải tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ trong suốt cả đời ngƣời trong khi chúng ta chỉ làm việc đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Tuy là số đông, nhƣng NTD không đƣợc tổ chức lại nên họ khó có sức mạnh, tiếng nói đơn lẻ của họ cũng rất ít đƣợc lắng nghe. So với những ngƣời chuyên môn, thì ở những lĩnh vực nhất định, NTD kém hiểu biết hơn, không tƣơng xứng về trình độ với những vấn đề kinh tế, văn hoá và khả năng mua bán so với các nhà sản xuất, phân phối, quảng cáo và các nhà buôn. NTD có quyền đƣợc dùng các sản phẩm an toàn. BVNTD góp phần cổ vũ sự phát triển kinh tế, xã hội một cách đúng đắn, công bằng và hợp lý. 1.1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Theo nghĩa chung nhất “pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội” 39, tr. 226 . “Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng” là tổng hợp các biện pháp đƣợc Nhà nƣớc quy định và bảo đảm thực hiện để bảo đảm quyền lợi của ngƣời mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ; ngăn chặn những ngƣời bán hàng, làm hàng có
  • 19. 13 hành vi gian dối... để thu lợi bất chính (bao gồm các biện pháp pháp luật, kinh tế, văn hoá, xã hội). Nói cách khác, BVNTD chính là làm cho các quyền của NTD đƣợc thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, trong số các công cụ chủ yếu đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để BVNTD thì pháp luật là công cụ có hiệu quả hơn cả vì nó là phƣơng thức đƣa các công cụ BVNTD khác vào cuộc sống trong điều kiện Nhà nƣớc pháp quyền và xã hội công dân. “Luật Bảo vệ người tiêu dùng là luật của bang hoặc liên bang được ban hành nhằm BVNTD trước những hành vi thương mại hoặc hoạt động tín dụng không lành mạnh có liên quan đến hàng tiêu dùng, đồng thời BVNTD trước những hàng hoá nguy hại hoặc hàng giả” 4, tr. 312 . “Luật Người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh những giao dịch liên quan đến NTD, đó là việc sử dụng tín dụng, tiêu dùng hàng hoá, bất động sản hoặc những dịch vụ phục vụ cho cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình” 4, tr. 312 . Theo quan điểm chiếm ƣu thế trong luật học Pháp, luật tiêu dùng là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm bảo hộ lợi ích của NTD hàng hoá và dịch vụ 22, tr. 24 . Ngoài những quy phạm của luật dân sự và thƣơng mại, luật tiêu dùng còn chứa đựng những quy phạm của luật hành chính, luật tố tụng hình sự. Từ những định nghĩa trên, tác giả mạnh dạn xây dựng khái niệm pháp luật BVNTD nhƣ sau: Pháp luật BVNTD là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. 1.1.3. Vai trò của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng Pháp luật BVNTD có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD; tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi NTD. Việc Nhà nƣớc ban hành các văn bản pháp luật quy định việc bảo vệ quyền lợi NTD không những làm cho quyền lợi NTD đƣợc bảo vệ tốt hơn mà còn làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng là duy trì và bồi dƣỡng cho một
  • 20. 14 động lực quan trọng về kinh tế. Nền kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì vấn đề NTD và BVNTD càng cần đề ra một cách nghiêm túc và cấp thiết. BVNTD ở Việt Nam là vấn đề rất quan trọng. Hiến pháp năm 1992 nêu rõ, Nhà nƣớc có chính sách bảo vệ quyền lợi của NTD. Điều 623 Bộ luật Dân sự đã quy định về bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm quyền lợi của NTD. Pháp lệnh BVNTD ra đời năm 1999 là công cụ pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi NTD, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn cách mạng mới. Các văn bản pháp luật về BVNTD nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD; bảo vệ sự ổn định và cải thiện đời sống nhân dân bằng cách định ra trách nhiệm của Nhà nƣớc, của chính quyền địa phƣơng và của các nhà sản xuất, kinh doanh; định ra các biện pháp đồng bộ để bảo vệ và đề cao quyền lợi của NTD. Việc thực hiện pháp luật BVNTD còn góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao cuộc sống, ổn định và phát triển kinh tế. 1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng Phát biểu tại Thƣợng viện Mỹ ngày 15/3/1962, cố Tổng thống Mỹ Giôn- Ken-nơ-đi nói: “NTD theo định nghĩa, bao gồm toàn thể chúng ta. Họ là nhóm người đông đảo nhất, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các quyết định về kinh tế, dù là của nhà nước hay tư nhân. Vậy mà họ là nhóm người quan trọng độc nhất mà quan điểm của họ thường không được chú ý tới” 14, tr. 1 . Tuyên bố Ken-nơ-đi lúc đầu chỉ đề cập đến 4 quyền cơ bản của NTD là: quyền đƣợc an toàn; quyền đƣợc thông tin; quyền đƣợc lựa chọn và quyền đƣợc bày tỏ quan điểm. Bốn quyền này là cốt lõi trong cƣơng lĩnh của các tổ chức NTD trên thế giới hồi đó. Ngày nay, hầu hết các tổ chức NTD của các nƣớc đƣợc tập hợp lại trong Tổ chức Quốc tế NTD - CI. Qua quá trình hoạt động thực tiễn Quốc tế NTD và các tổ chức NTD các nƣớc đã bổ sung thêm 4 quyền của NTD. Đó là các quyền: quyền đƣợc thoả mãn những nhu cầu cơ bản; quyền đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng; quyền đƣợc giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; quyền đƣợc có môi trƣờng sống lành mạnh và bền vững.
  • 21. Mã tài liệu : 600012 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562