SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT
Mã số: 62 38 01 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Trần Thị Hồng Hạnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7
1.1. Khái lược các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án 7
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 23
1.3. Giải thuyết và câu hỏi nghiên cứu 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN 28
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về bảo vệ thông tin
cá nhân 28
2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân 49
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân 56
2.4. Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về
bảo vệ thông tin cá nhân và những giá trị có thể tham khảo cho
Việt Nam 59
Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY 74
3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về bảo vệ
thông tin cá nhân ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ năm
1945 đến nay 74
3.2. Những thành tựu của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt
Nam hiện nay và nguyên nhân 82
3.3. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam
hiện nay và nguyên nhân 107
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 126
4.1. Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam 126
4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở
Việt Nam 131
KẾT LUẬN 151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANM : An ninh mạng
ATTTM : An toàn thông tin mạng
APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
APPI : Luật Bảo vệ thông tin cá nhân Nhật Bản
APPS : Các nguyên tắc về quyền riêng tư của Úc
BLDS : Bộ luật dân sự
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
CƯQT : Công ước quốc tế
CNTT : Công nghệ thông tin
DPA : Cơ quan bảo vệ Dữ liệu Thuỵ Điển
ĐƯQT : Điều ước quốc tế
FTC : Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ
GDPR : Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PDA : Đạo luật Dữ liệu cá nhân Thuỵ Điển
PPC : Cơ quan bảo vệ Thông tin cá nhân Nhật Bản
QCD : Quyền công dân
QCN : Quyền con người
TTCN : Thông tin cá nhân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
''Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa'' vừa là
nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện
nay [34, tr.171]. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng và
quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) trong
thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp luật (HTPL) bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là
một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập pháp.
Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước những nhu
cầu ngày càng cao về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, điện
thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, các TTCN của
con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ, sử dụng, quản lý như một tài sản
có giá trị đối với bản thân các chủ thể TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức,
cơ quan Nhà nước. Nhưng bên cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các
TTCN có thể bị khai thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn
tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo
vệ TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn nóng
bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015 cho biết: "Cuối
tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện
hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web của cơ quan nhà nước với tên
miền ".gov.vn". Trung tuần tháng 3/2015, hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng
dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên
một số trang mạng. Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ
hổng của môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và
lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại, mạng botnet; tồn tại
các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông tin cao" [22]. Cũng theo Báo
cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại nguy cơ mất an
toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên
mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá
2
Đảng, Nhà nước; nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên
minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng
toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193
quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt 24 bậc
về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng mất an toàn thông
tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay.
Về mặt lý luận, pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
nhiều khoảng trống, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Từ bản
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, Nhà nước ta luôn ghi nhận việc
bảo vệ đời sống riêng tư. Hiến pháp 2013 đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi
của quyền riêng tư, trong đó có bảo vệ TTCN tại Điều 21, 22. Thể chế hoá tinh thần
của Hiến pháp, các Bộ luật như: Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hình sự (BLHS),
Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn
bản khác có liên quan đã bước đầu được sửa đổi, bổ sung. Đây là cơ sở quan trọng
cho việc xây dựng và HTPL về bảo vệ TTCN. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật
quy định về vấn đề này còn nhiều bất cập như: chưa quy định thống nhất khái niệm
về TTCN, chưa quy định đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ TTCN, chưa quy định đầy
đủ giới hạn bảo vệ TTCN, chưa quy định chi tiết trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ
TTCN một cách hiệu quả, nhiều hành vi liên quan tới việc bảo vệ TTCN chưa được
quy định trong pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ TTCN
vẫn chưa thực sự được quy định rõ ràng. Mặt khác, các quy định pháp luật về bảo
vệ TTCN còn nằm rải trong các luật chuyên ngành và nhiều văn bản dưới luật,
những nội dung quy định này còn chồng chéo, mâu thuẫn do sự hạn chế trong kỹ
thuật lập pháp, dẫn đến tình trạng khó khăn khi thực hiện pháp luật. Việt Nam là
thành viên của nhiều cam kết quốc tế và khu vực về QCN, trong đó có những cam
kết liên quan đến bảo vệ TTCN cần tiếp tục được nội luật hoá vào pháp luật quốc
gia. Việc thiếu những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN sẽ làm giảm
tính hiệu quả của việc thúc đẩy, bảo vệ QCN trong thực tiễn ở Việt Nam.
Trước những vấn đề bức thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, cho thấy
thấy viẹ c triển khai nghiên cứu các thực trạng, đề xuất quan điểm giải pháp hoàn
thiẹ n pháp luật về bảo vệ TTCN mang tính thời sự, cấp bách. Những quy định của
pháp luật một mặt phải bảo vệ TTCN của con người song mặt khác phải đáp ứng
được sự đòi hỏi của quản lý của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích công cộng, bảo đảm
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phục vụ công cuộc xây dựng chính
3
phủ điện tử, phòng chống tham nhũng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất
nước, đặc biệt là trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
Trong thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu về TTCN, bảo vệ TTCN, song chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống và trực tiếp HTPL về bảo vệ TTCN. Chính vì vậy,
Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận án với nội dung: "Hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay" với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ cho việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy QCN ở
Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích của Luận án là phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc HTPL về
bảo vệ TTCN, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam,
từ đó đề xuất và luận chứng những quan điểm, giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Một là, phân tích và đưa ra các khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về
bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN; làm rõ những đặc điểm, vai trò và nội dung
của pháp luật về bảo vệ TTCN; nghiên cứu các tiêu chí để xác định mức độ hoàn
thiện của pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt
Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN ở một số nước trên thế giới và
rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ TTCN
trên co sở đó chỉ ra đu ợc những u u điểm cần phát huy và những hạn chế cần
khắc phục và nguyên nhân của thực trạng này.
Ba là, xây dựng nhận thức chung về bảo vệ TTCN và đề xuất các quan điểm
và giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tu ợng nghiên cứu của luạ n án là những vấn đề lý luạ n và thực tiễn
của pháp luạ t về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay dưới góc độ lý luận và
lịch sử về Nhà nước và pháp luật.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ TTCN tại Việt Nam,
có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế ở Việt Nam và số liệu, tài liệu nước ngoài để so
sánh, đối chiếu.
- Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông tin
thuộc về cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên cứu các
thông tin riêng của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật nhà nước. Bảo vệ TTCN mà
luận án nghiên cứu chủ yếu trong pháp luật nội dung mà không nghiên cứu sâu pháp
luật tố tụng, chỉ để cập khái quát đến 3 văn bản pháp luật là Bộ luật Tố tụng Hình
sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính.
- Thời gian nghiên cứu: Thời điểm nghiên cứu của luận án bắt đầu từ năm
1946 đến nay, tức là từ thời điểm có bản Hiến pháp đầu tiên cho đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và
pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực thi dân chủ, bảo đảm QCN, QCD.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê- nin để nghiên cứu
các nội dung trong đề tài, chủ yếu là phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phân
tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể của các khoa học chuyên ngành như: phương pháp hệ thống,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, toạ đàm.
Các phương pháp trên được vận dụng đồng bộ, có sự kết hợp và độc lập
tương đối. Các phu o ng pháp đu ợc sử dụng nhằm làm rõ nọ i dung co bản
của đề tài, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các
chu o ng.
Do tính chất của từng chu o ng, từng phần nên trong mỗi chu o ng, mỗi
nọ i dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng mọ t trong các phu o ng pháp trên
làm chủ đạo.
Phu o ng pháp phân tích tài liẹ u cũng được sử dụng triệt để trong
5
Chương 1 để phân tích cả tài liẹ u so cấp và tài liẹ u thứ cấp. Tài liẹ u so cấp
bao gồm các va n bản pháp luạ t và Va n kiẹ n của Đảng có liên quan, các vụ
viẹ c, các số liẹ u thống kê chính thức của co quan nhà nu ớc có thẩm quyền.
Tài liẹ u thứ cấp bao gồm đề tài nghiên cứu, sách, các bài báo, tạp chí, kết luạ n
phân tích đã đu ợc các tác giả trong nước và nước ngoài thực hiện thực hiẹ n.
Phu o ng pháp phân tích tổng hợp đu ợc sử dụng trong Chương 2, 3 và 4
để tổng hợp các số liẹ u, tri thức nhằm mục đích để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá
thực trạng, đu a ra những luạ n giải, nhạ n xét và đề xuất về quan điểm giải pháp
của HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
Phu o ng pháp luạ t học so sánh được sử dụng trong Chương 1 để làm rõ
tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp
này tiếp tục được tác giả sử dụng ở Chương 2 để so sánh pháp luật về bảo vệ TTCN
của một số nước trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng
được cho Việt Nam.
Phương pháp lịch sử áp dụng trong Chương 3 để tái hiện lại sự quá trình
phát triển của hệ thống pháp luật một cách trung thực.
Phương pháp logic cũng được sử dụng trong Chương 3 để nhận rõ sự phát
triển và nguyên nhân của sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực này.
Phu o ng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng trong
Chương 2, 3 và 4. Trong quá trình thực hiẹ n luạ n án, tác giả dựa trên cơ sở lý
luận để phân tích các vấn đề thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay, từ
đó rút ra những vấn đề lý luận mới.
Phương pháp chuyên gia, toạ đàm để thu thập ý kiến và đưa ra các nhận định
kết luận, đề xuất của luận án. Đề tài luận án gần đây thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu, một số hội thảo khoa học đã được tổ chức. Nghiên cứu sinh đã tích
cực tham gia và thảo luận tại các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về vấn đề này để
được trao đổi quan điểm, thu thập thông tin liên quan đến đề tài luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình khoa học nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo vệ TTCN ở
Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có
một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
6
Thứ nhất, công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận về
pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học về
TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt
Nam và phân tích nội hàm các khái niệm này.
Thứ hai, luận án chỉ ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò, tiêu
chí và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận
án khái quát hóa một số quy định pháp luật mang tính điển hình của quốc tế và một
số quốc gia, đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án đánh giá tổng quát thực trạng các quy định pháp luật ở Việt
Nam hiện nay về bảo vệ TTCN, nêu lên những thành tựu cũng như phát hiện và chỉ
ra những bất cập còn tồn tại, chưa tương thích trong những quy định của pháp luật
về bảo vệ TTCN và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng.
Thứ tư, luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang
tính toàn diện HTPL về bảo vệ TTCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực
thi pháp luật về bảo vệ TTCN, bảo đảm quyền riêng tư của con người. Những giải
pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập trong
thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của pháp luật
về bảo vệ TTCN. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp phần vào việc hoàn
thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN cũng như cơ chế bảo đảm thực thi
pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác
nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về về bảo vệ TTCN ở
Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu nghiên cứu, giảng dạy tại những cơ sở đào tạo pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
án gồm có 4 chương, 12 tiết.
7
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. KHÁI LƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Bảo vệ TTCN từ góc độ của quyền riêng tư, đã được quan tâm và đề cập đến
trong một số công trình nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiên còn khá hạn chế. Bên cạnh
một số ít các luận án, luận văn, sách, thì các công trình chủ yếu trong lĩnh vực này
là các bài báo, tạp chí mà chưa có đề tài khoa học tầm cỡ nào quan tâm nghiên cứu.
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân
Luận văn Thạc sĩ của Vũ Anh Tuấn, Bảo mật và an toàn thông tin trong
thương mại điện tử [105], là một nghiên cứu chuyên ngành công nghệ thông tin
(CNTT). Tác giả đã khẳng định thương mại điện tử, nhất là đối với các giao dịch
mang tính nhạy cảm cần phải có những cơ chế đảm bảo bảo mật và an toàn. Thành
công của luận văn chính là việc có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu để xây dựng
các kỹ thuật bảo mật và an toàn trong thương mại điện tử với một số tính năng cơ
bản như: hệ thống chứng thực, các cơ chế phân bố khoá tự động, mã hoá các thông
tin, kỹ thuật ngăn ngừa các rủi ro trong thương mại điện tử. Đây là một gợi ý cho
nghiên cứu sinh về phương thức bảo vệ TTCN dựa trên công nghệ.
Bài nghiên cứu của Bùi Thanh Liêm, ''Bảo vệ TTCN trên mạng: Vấn đề không
thể xem nhẹ'' [49, tr.20-21, 27]. Trong bài viết này tác giả đã chỉ rõ thực trạng người
dùng còn xem nhẹ việc bảo vệ TTCN trên mạng. Tác giả nêu lên qua việc khảo sát các
trang mạng xã hội như Facebook, Voutube, Twitter, Zing Me, Tamtay.vn, website
thương mại điện tử hay các trang rao vặt... và các trang blog cá nhân thì người dùng sẽ
dễ dàng để lộ các TTCN. Theo tác giả: thói quen và sự vô tư của người sử dụng có thể
khiến họ dễ dàng bị vi phạm về TTCN. Tác giả cũng đã chỉ ra các cơ sở pháp lý để bảo
vệ người tiêu dùng trên mạng qua việc phân tích các văn bản pháp luật và chỉ ra một số
"mẹo" để người dùng có thể tự bảo vệ TTCN của mình một cách an toàn.
Bài nghiên cứu của Hà Nguyên, ''Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin
của bệnh nhân'' [53]. Bài viết khẳng định nếu bệnh nhân không được đảm bảo
những quyền đó thì họ sẽ e ngại thông báo cho thầy thuốc những thông tin có tính
riêng tư mà lại có giá trị chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân. Khi nền Y học phát
9
triển, những loại bệnh xã hội, như bệnh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục,
mang trong đó cả đạo đức, nhân phẩm của bệnh nhân trong quan hệ xã hội; các loại
bệnh tâm thần, tâm lý, các căng thẳng từ mối quan hệ trong gia đình cộng đồng thì
thông tin càng mang đặc tính riêng tư cao. Trong thời đại CNTT đa truyền thông
tiến như vũ bão hiện nay, việc rò rỉ thông tin có tính cách riêng tư càng trở nên có
nguy cơ cao hơn bao giờ hết, tính riêng tư và bảo mật của bệnh nhân cũng nằm
trong mối nguy cơ đó. Tác giả cũng chỉ ra một số trường hợp ngoại lệ bác sĩ,
chuyên viên quản lý hồ sơ bệnh lý có thể cung cấp thông tin mà không cần giấy uỷ
quyền của đương sự. Bài viết này gợi mở cho luận án của nghiên cứu sinh về bảo vệ
TTCN của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội.
Bài nghiên cứu ''Các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN'' [56, tr.33-
34]. Đây là một bài viết được dịch từ tiếng nước ngoài và có sự đánh giá, nhận định
về các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN toàn cầu. Bài viết đưa ra khái
niệm: TTCN bao gồm các loại thông tin và dữ liệu khác nhau như nhận dạng số, các
mối quan hệ, sở thích, hành vi, sức khoẻ, dữ liệu tài chính cũng như các dữ liệu do
các tổ chức công cộng lưu giữ đồng thời gợi mở nhiều cơ hội kinh doanh liên quan
đến TTCN. Trước những cơ hội kinh doanh liên quan đến TTCN, đòi hỏi các chủ
thể kinh doanh phải xây dựng các dịch vụ và các nhu cầu kinh doanh dựa trên 3
thành phần chính: sự cho phép, minh bạch và chia sẻ giá trị. Bài viết đã mang đến
một cách nhìn nhận mới về TTCN, đó là nó có thể trở thành một sản phẩm thương
mại và đem lại lợi ích cho con người trong thời đại ngày nay, nếu chúng ta đảm bảo
được sự tôn trọng và không vi phạm các TTCN.
Bài nghiên cứu của Cao Xuân Quảng, "Bảo vệ TTCN trong các giao dịch
tiêu dùng" [59, tr.26-28]. Tác giả đã nêu: TTCN trong thời đại kỹ thuật số bao gồm
nhiều trường thông tin, trong đó đặc biệt quan trọng là các thông tin liên quan đến
tài chính, đến số định danh hoặc các TTCN khác. Những thiệt hại phát sinh từ việc
TTCN bị đánh cắp có quy mô rất lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều bên trong nền
kinh tế". Tác giả cũng khẳng định rõ việc đánh mất TTCN là mất tất cả, vì mất
TTCN, nguy cơ với người tiêu dùng là thiệt hại trực tiếp về tài chính. Bên cạnh đó,
người tiêu dùng còn đứng trước nguy cơ bị tấn công từ những khía cạnh khác như:
lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ, xúc phạm… Với những nguy cơ này, trong nhiều trường
hợp những thiệt hại sẽ là rất lớn về tài chính thậm chí không thể đo lường được
bằng tiền. Trong bài viết tác giả cũng nêu rõ trách nhiệm của người tiêu dùng trong
việc bảo vệ TTCN.
10
Bài nghiên cứu của Lê Thị Nhã, ''Bảo vệ quyền riêng tư nhìn từ trách nhiệm
truyền thông'' [54, tr.15-17]. Trong bài viết này tác giả đi sâu vào tìm hiểu quyền
riêng tư và việc bảo vệ quyền riêng tư qua những văn bản pháp luật hiện hành. Theo
tác giả quyền riêng tư, bảo vệ bí mật đời tư được các nhà chuyên môn và dư luận xã
hội đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Quyền bất khả xâm phạm về đời
sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình liệu có được bảo đảm trước sự phát
triển của CNTT và mạng xã hội? Đâu là ranh giới của báo chí với thông tin riêng tư?
Bài viết đặc biệt đi sâu phân tích một số biểu hiện vi phạm quyền riêng tư trên các
phương tiện truyền thông hiện nay. Tác giả cũng nêu lên những vấn đề gặp phải trong
việc bảo vệ quyền riêng tư hiện nay khi truyền thông đưa tin, đó là: luật pháp chưa có
hướng dẫn cụ thể về quyền riêng tư, bí mật đời tư; ý thức, trách nhiệm, đạo đức của
những người làm báo chí truyền thông khi thông tin về những vấn đề riêng tư.
1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứupháp luật vềbảo vệthông tin cá nhân
Đề tài cấp Bộ của Nguyễn Thị Hạnh, Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí
mật dữ liệu cá nhân [43]. Đây là một nghiên cứu khá toàn diện đầu tiên ở nước ta
về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân (DLCN). Trong đề tài
này, các tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật
DLCN trong đó các tác giả đã nêu cụ thể về lịch sử hình thành quyền bí mật DLCN,
khái niệm quyền bí mật DLCN, cũng như tầm quan trọng, đặc điểm, nội dung, mối
quan hệ của quyền này và các quyền khác. Công trình nghiên cứu này cũng đã phân
tích thực trạng của cơ chế thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam và đưa ra các
giải pháp và kiến nghị đề xuất ban hành Luật bảo vệ DLCN. Ưu điểm của đề tài là
nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam có so sánh,
đối chiếu và học tập kinh nghiệm từ các quốc gia và khu vực tiến bộ trên thế giới
trong lĩnh vực này.
Cuốn sách Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số
quốc gia của Thái Thị Tuyết Dung [25]. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm quyền riêng
tư và nội dung của nó, đồng thời cũng nêu lên lịch sử hình thành của khái niệm này.
Tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm về quyền riêng tư và đã khẳng định khái niệm
này đã ra đời và phát triển từ trước khi nó chính thức được công nhận là một quyền
cơ bản trong các ĐƯQT. Điểm nổi bật của cuốn sách là đã kể ra các văn bản quốc tế
và các mô hình bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới. Tác giả cũng đưa ra nhận xét
rằng: cho đến nay ở Việt Nam quyền riêng tư của công dân vẫn là một chế định luật
tương đối non trẻ và đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện. Tác giả cũng đề cập
11
đến quyền riêng tư trong mối quan hệ với quyền tiếp cận thông tin, cơ chế bảo mật
trên internet... Cuốn sách đã mang đến những nội dung cơ bản về mặt lý luận, bước
đầu đặt ra những nội dung cơ bản cho việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ TTCN.
Luận án của Lê Đình Nghị, Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật
Dân sự Việt Nam [51]. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển trong quy định của
pháp luật Việt Nam về quyền bí mật đời tư. Tác giả phân tích các khái niệm cụ thể
như bí mật, đời tư, bí mật đời tư, quyền bí mật đời tư. Luận án đã phân tích so sánh
dựa trên cơ sở đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra
giải pháp HTPL quyền bí mật đời tư trong hệ thống các quyền nhân thân ở Việt
Nam. Công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sâu về quyền bảo vệ bí mật đời
tư trong một ngành luật đó là luật Dân sự.
Luận văn của Võ Tuấn Anh, Bí mật đời tư, lý luận và thực tiễn [3]. Với kết
quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã góp phần giúp hiểu rõ hơn thế nào là bí
mật đời tư, mức độ bảo vệ bí mật đời tư của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức đến
đâu để tránh tình trạng TTCN bị phơi bày cũng như tránh xúc phạm đến bí mật đời
tư của người khác. Luận văn phân tích những qui định cụ thể của pháp luật, tìm hiểu
về vấn đề QCN, chính sách của Đảng trong việc bảo vệ quyền nhân thân, quyền bí
mật đời tư. Tác giả cũng cho rằng, tuy là vấn đề cấp thiết của xã hội, và đã được ghi
nhận ở nhiều văn bản luật về quyền bí mật đời tư nhưng khái niệm chính xác thế
nào là bí mật đời tư vẫn còn bỏ ngỏ, gây khó khăn khi các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bí
mật đời tư.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Trang, Quyền được bảo vệ đời tư
trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam [101]. Theo tác giả, quyền được bảo
vệ đời tư (hay quyền về đời tư, quyền riêng tư - the right to privacy) là một QCN cơ
bản đã được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc, của các khu
vực. Tác giả cũng nêu lên thực tiễn xâm phạm đời tư cá nhân đang là vấn đề nhức
nhối, có tính phổ biến ở Việt Nam, gây ra những tác động tiêu cực đến trật tự, an
toàn xã hội. Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền được bảo vệ đời tư ở Việt
Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính dự báo, bị lạc hậu so với sự phát triển
của đời sống xã hội, các quy định có nhiều điểm không tương thích, phần nhiều mới
chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, có rất ít các quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ
pháp luật này. Theo tác giả, để khắc phục tình trạng này, nhà nước cần ban hành,
sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được bảo vệ đời tư trong các văn bản pháp luật
12
hiện hành đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi và thống nhất với các văn kiện quốc
tế có liên quan; cần tiến hành rà soát một cách chi tiết và có hệ thống các văn bản
trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về bảo vệ quyền riêng tư.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Việt Hà, Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ
TTCN của người tiêu dùng trong thương mại điện tử [39]. Theo tác giả, TTCN cũng
ngày càng trở thành một vấn đề nóng vì chúng có thể thể được truyền lan nhanh
chóng trên mạng, hệ thống thông tin tạo nền tảng cho hầu hết các hoạt động chính
trị, kinh tế, xã hội. Luận văn nêu một số vấn đề lý luận của pháp luạ t về bảo vệ
TTCN của ngu ời tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử như khái niệm TTCN,
khái niệm bảo vệ TTC của người tiêu dùng. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng
pháp luạ t Viẹ t Nam về bảo vẹ TTCN của người tiêu dùng trong thu o ng
mại điẹ n tử tác giả cho rằng quyền này hiẹ n nay đang bị xâm phạm nghiêm
trọng mà nguyên nhân là từ phía các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sự buông lỏng,
chu a sát sao của các co quan quản lý nhà nu ớc, nhu ng nguyên nhân chủ yếu
là do không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu rõ về quyền đu ợc bảo vệ TTCN
của mình. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiẹ n pháp luạ t và nâng
cao hiẹ u quả thực thi pháp luạ t về bảo vẹ TTCN của ngu ời tiêu dùng trong
thu o ng mại điẹ n tử ở Viẹ t Nam.
Bài nghiên cứu của Trần Văn Biên, ''Pháp luật về vấn đề bảo vệ TTCN trên
mạng internet'' [10, tr.45-51]. Tác giả đã chỉ rõ nguy cơ TTCN bị xâm phạm trên
môi trường mạng với các hành vi vi phạm phổ biến khác nhau. Trong giao dịch điện
tử, sự e ngại lớn nhất là bị mất các thông tin liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc
các thông tin về giao dịch sử dụng thẻ trong quá trình diễn ra giao dịch. Đặc biệt tác
giả còn lưu ý đến việc phát tán TTCN về bí mật đời tư. Với tính chất là một bài viết
chuyên ngành luật học, tác giả đã có thành công lớn trong việc hệ thống lại các quy
định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ TTCN trên môi trường internet và chỉ ra cần
phải thực hiện tốt pháp luật để bảo đảm các giao dịch điện tử diễn ra.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Huy Dũng, ''Pháp luật của Việt Nam và các
nước trên thế giới về bảo vệ TTCN'' [27, tr.24-29]. Thành công lớn nhất của bài viết
là đã đưa ra tổng quan các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam. Tác giả đã
khẳng định "Bảo vệ TTCN" là một trong những quyền cơ bản của con người. Tác giả
đã khái quát hoá nội dung bảo vệ TTCN của pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực cụ
thể như dân sự, bảo vệ người tiêu dùng, giao dịch điện tử, viễn thông, CNTT. Trong
nội dung kinh nghiệm nước ngoài, tác giả đã điểm đến khá nhiều quốc gia nổi bật như:
13
Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Hồng Kông, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc… Trong
bài viết này, tác giả còn bàn luận về những khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực
bảo vệ TTCN như: riêng tư, bảo mật, thông tin và DLCN.
Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên An:
''Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ
tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh'' [106, tr.33-36]. Đây là một bài viết có tính khảo
sát, đánh giá cao thông qua các phương pháp xã hội học. Bài viết đề cập đến thực
trạng các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ
tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả khảo sát, các tác giả đã
khẳng định người thành niên trẻ tuổi cần nâng cao hơn nữa ý thức về bí mật đời tư,
giáo dục và tự giáo dục thái độ, nhu cầu, động cơ đúng đắn, rèn luyện thói quen
không xâm phạm bí mật đời tư người khác đồng thời pháp luật cần có những quy
định và chế tài cụ thể đối với lĩnh vực này. Qua nghiên cứu này, tác giả luận án có
thêm một góc nhìn mới về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ TTCN từ góc độ
thực tiễn của đời sống xã hội.
Bài nghiên cứu của Đinh Tiến Dũng, ''Quyền riêng tư trong Hiến pháp 2013
và các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật'' [28, tr.23-25]. Tác giả đã đưa ra lịch sử
pháp luật về quyền riêng tư từ năm 1945 đến nay, phân tích sự phát triển trong quy
định của Hiến pháp 2013 và trong những văn bản pháp luật cụ thể như Luật Báo
chí, BLDS, Luật Bưu chính, Luật CNTT. Điểm nổi bật của bài viết đồng thời là
những gợi ý quan trọng cho Luận án của nghiên cứu sinh, đó là đã chỉ ra một số hạn
chế về pháp luật và thực tiễn trong bảo vệ quyền riêng tư và đề xuất các biện pháp
bảo đảm quyền riêng tư như: hoàn chỉnh và cụ thể hoá hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về QCN, QCD, trong đó có quyền riêng tư; phải tiếp tục hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin, thường xuyên nghiên cứu đổi mới hình
thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để người
dân hiểu được quyền của mình; Nhà nước cần có cơ chế cho các cơ quan tổ chức, cá
nhân tham gia vào môi trường thông tin mở nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc bí
mật đời tư của công dân.
Bài nghiên cứu của Đinh Thị Lan Anh, ''Bảo vệ TTCN trong thương mại
điện tử theo pháp luật Việt Nam'' [2, tr.29-33]. Trong bài viết này tác giả cho rằng
TTCN đã và đang trở thành thứ hàng hoá mang lại giá trị lợi nhuận cho doanh
nghiệp, vì vậy TTCN có thể bị mất an toàn dưới nhiều hình thức tấn công mạng và
cũng sẵn sàng có các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà tiết lộ thông tin của khách hàng.
14
Tác giả cũng phân tích một cách khá đầy đủ và chi tiết các văn bản pháp luật có liên
quan đến việc bảo vệ TTCN trong Thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam và chỉ
rõ điểm còn hạn chế bất cập trong pháp luật về bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử.
Sự gợi ý của tác giả về những giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc bảo vệ TTCN trong
thương mại điện tử cũng là một hướng tiếp tục có thể nghiên cứu trong Luận án.
Bài nghiên cứu của Lê Văn Sua, "Quyền bí mật đời tư theo quy định của
pháp luật dân sự: Cần được hướng dẫn" [89]. Tác giả nhận định cho đến nay, pháp
luật nước ta vẫn chưa có quy định rõ ràng về "bí mật đời tư" là gì, phạm vi của "bí
mật đời tư" như thế nào, mà chỉ có một số quy định về vấn đề này trong Hiến pháp
2013; BLDS 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, BLHS 1999. Trong bài viết tác giả
đã phân tích một số vụ án tiêu biểu liên quan đến quyền bí mật đời tư và đưa ra một
số giải pháp để giải quyết những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện pháp luật dân
dự liên quan đến lĩnh vực này. Tác giả cũng nêu lên phạm vi những thông tin thuộc
về "bí mật đời tư" của mỗi cá nhân: có phải mọi thông tin thuộc về cá nhân mà cá
nhân muốn giữ bí mật sẽ trở thành "bí mật đời tư" và được pháp luật bảo vệ. Theo tác
giả cần linh động trong việc xác định thông tin nào được cho là "bí mật đời tư".
Bài nghiên cứu của Hồng Phương, ''Quy định pháp luật về việc bảo vệ
TTCN'' [58, tr.33-35]. Tác giả nhận định, thông tin trên mạng giờ đây là tài sản có
giá trị đặc biệt của mỗi cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia. Tác giả khẳng
định, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ. Tác giả cho rằng,
Hiến pháp, BLDS, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) và nhiều
văn bản pháp luật chuyên ngành như các luật về viễn thông, CNTT, giao dịch điện
tử đều đã có quy định về quyền cơ bản của công dân và bảo vệ TTCN. Tác giả đánh
giá cao vai trò của Luật ATTTM, khi kết hợp cùng BLDS, Luật BVQLNTD và các
văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện
tử… sẽ tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ cho công tác bảo vệ TTCN
của người sử dụng trong kỷ nguyên Internet hiện nay, góp phần thúc đẩy hơn nữa
hoạt động giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bài nghiên cứu ''Quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam: Cơ sở pháp lý và
tình trạng xâm phạm'' của Lê Thế Nhân [55]. Bài nghiên cứu này đã đề cập đến một
đối tượng cần được bảo vệ quyền riêng tư nhưng lại rất dễ bị xâm phạm quyền riêng
tư chính là trẻ em. Tác giả khẳng định quyền riêng tư là một trong những quyền dân
sự cơ bản và quan trọng đối với trẻ em, với đặc điểm là nhóm yếu thế, trong bối
cảnh bùng nổ thông tin. Quyền riêng tư của trẻ em được quy định rõ ràng trong luật
15
pháp quốc tế như: Công ước quốc tế (CƯQT) về các quyền dân sự, chính trị 1966;
CƯQT về quyền trẻ em 1989. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam quy định chưa đầy
đủ về quyền riêng tư và thiếu vắng các quy định về quyền riêng tư của trẻ em. Bài
viết này đã góp phần mô tả bức tranh pháp lý và tình trạng thực thi quyền riêng tư
của trẻ em tại Việt Nam dưới góc độ báo chí; đồng thời khuyến nghị các giải pháp
giúp giảm trừ các hành vi xâm phạm.
Bài nghiên cứu của Thái Vĩnh Thắng, ''Bảo vệ quyền riêng tư ở Hoa Kỳ,
Pháp và những kinh nghiệm cho Việt Nam'' [96, tr.15-17]. Trong bài nghiên cứu
này tác giả đã phân tích cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư ở
Hoa Kỳ, Pháp thông qua các tình huống pháp luật hết sức cụ thể và chi tiết. Tác giả
đã nêu lên những cơ sở pháp lý và thực tiễn của bảo vệ bí mật đời tư ở Việt Nam.
Từ thực tiễn pháp luật của các quốc gia trên thế giới tác giả đã nêu lên những kinh
nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam.
Bài nghiên cứu của Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, ''Pháp luật bảo vệ quyền
bí mật DLCN trên thế giới và Việt Nam'' [37, tr.67]. Bên cạnh việc phân tích và làm
rõ khái niệm dữ liệu, DLCN và bí mật cá nhân bài viết đã nêu lên quyền bảo vệ bí
mật DLCN trong luật nhân quyền quốc tế và bước đầu rà soát những quy định về
quyền bảo vệ bí mật DLCN trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bài viết đưa ra
những gợi mở, kiến nghị để HTPL về quyền bảo vệ bí mật DLCN của Việt Nam đó
là xây dựng đạo luật riêng về bảo vệ bí mật DLCN và HTPL chuyên ngành về bảo
vệ bí mật cá nhân.
Bài nghiên cứu của Phùng Trung Tập, ''Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình'' [92, tr.22-24]. Trong bài viết này, tác giả cho rằng cá nhân
với tư cách chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, kinh tế, lao động,
thương mại và các quan hệ khác trong phạm vi thời gian và không gian nhất định.
Tác giả đã đưa ra cách hiểu của cá nhân về đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình
bất khả xâm phạm. Tác giả cũng nhận định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình không những được ghi nhận trong các CƯQT về QCN, mà
mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong
việc bảo vệ QCN tại quốc gia thành viên. Tác giả cho rằng cần thiết phải quy định
các khái niệm đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình cần phải được quy định cụ
thể trong pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện cho việc bảo đảm các QCN được thực
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 53729
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Thư viện Tài liệu mẫu
 

What's hot (20)

Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thểLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
 
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Tự do giao kết hợp đồng -  vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Tự do giao kết hợp đồng - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ sau ly hôn, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAYLuận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
Luận án: Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, HAY
 
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...Khóa  luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
Khóa luận Lao động chưa thành niên theo pháp luật lao động việt nam hiện nay...
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAYLuận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao độngLuận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
Luận văn: Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 ĐiểmLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Công Ty Luật, 9 Điểm
 
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 

Similar to Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị nataliej4
 
Luật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNGLuật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNGtungvtqt
 
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịhieu anh
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...PinkHandmade
 
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...hanhha12
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luật an ninh mạng
Luật an ninh mạngLuật an ninh mạng
Luật an ninh mạngAnh Lê
 
pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửmeomavcu
 

Similar to Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay (20)

Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đLuận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
 
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệuXử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
 
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
 
Luật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNGLuật AN TOÀN MẠNG
Luật AN TOÀN MẠNG
 
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghịPháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến...
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt NamLuận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
 
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
 
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAYLuận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Cổ Đông trong công ty cổ phần, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận quyền con người, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọLuận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
Luận văn: Chống trục lợi bảo hiểm theo pháp luật bảo hiểm nhân thọ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
Luận văn thạc sĩ luật kinh tế Bảo hộ quyền sở hữu Công Nghiệp đối với chỉ dẫn...
 
Luật an ninh mạng
Luật an ninh mạngLuật an ninh mạng
Luật an ninh mạng
 
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
 
pháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tửpháp luật trong thương mại điện tử
pháp luật trong thương mại điện tử
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 

Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2018
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀLỊCH SỬ NHÀNƯỚC VÀPHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TƯỜNG DUY KIÊN HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Hồng Hạnh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7 1.1. Khái lược các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án 7 1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 23 1.3. Giải thuyết và câu hỏi nghiên cứu 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN 28 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 28 2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 49 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân 56 2.4. Pháp luật quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ thông tin cá nhân và những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam 59 Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74 3.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến nay 74 3.2. Những thành tựu của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 82 3.3. Hạn chế của pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân 107 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 126 4.1. Các quan điểm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam 126 4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam 131 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANM : An ninh mạng ATTTM : An toàn thông tin mạng APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APPI : Luật Bảo vệ thông tin cá nhân Nhật Bản APPS : Các nguyên tắc về quyền riêng tư của Úc BLDS : Bộ luật dân sự BLHS : Bộ luật hình sự BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CƯQT : Công ước quốc tế CNTT : Công nghệ thông tin DPA : Cơ quan bảo vệ Dữ liệu Thuỵ Điển ĐƯQT : Điều ước quốc tế FTC : Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ GDPR : Bộ luật bảo vệ dữ liệu chung của châu Âu OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PDA : Đạo luật Dữ liệu cá nhân Thuỵ Điển PPC : Cơ quan bảo vệ Thông tin cá nhân Nhật Bản QCD : Quyền công dân QCN : Quyền con người TTCN : Thông tin cá nhân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ''Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa'' vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay [34, tr.171]. Để bảo đảm Nhà nước pháp quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì pháp luật cần bảo đảm thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng và quyền lực của dân, bảo vệ quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD) trong thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp luật (HTPL) bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác lập pháp. Về mặt thực tiễn, bảo vệ TTCN ngày càng trở nên cấp bách trước những nhu cầu ngày càng cao về sự riêng tư, nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Ngày nay, thông qua các phương tiện hiện đại như máy tính, điện thoại thông minh, qua internet, mạng xã hội và nhiều ứng dụng khác, các TTCN của con người có thể dễ dàng được thu thập, chia sẻ, sử dụng, quản lý như một tài sản có giá trị đối với bản thân các chủ thể TTCN cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan Nhà nước. Nhưng bên cạnh lợi ích mà những hoạt động đó mang lại, các TTCN có thể bị khai thác vì những mục đích không đúng đắn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Mặc dù an toàn thông tin và bảo vệ TTCN được nhà nước coi trọng, song bảo vệ TTCN vẫn là vấn đề thực tiễn nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay. Báo cáo An toàn Thông tin mạng 2015 cho biết: "Cuối tháng 5/2015, khoảng 1.000 trang web của Việt Nam bị tấn công thay đổi giao diện hoặc tải tệp tin trái phép, trong đó có 10 trang web của cơ quan nhà nước với tên miền ".gov.vn". Trung tuần tháng 3/2015, hơn 50.000 tài khoản của người sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lớn bị công khai trên một số trang mạng. Nhóm tin tặc với tên gọi DIE Group đã tiến hành khai thác lỗ hổng của môđun tra cứu thông tin khách hàng trên một máy chủ cũ để tấn công và lấy trộm thông tin. Trong năm, hệ thống thông tin của nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp bị tấn công mạng; lây nhiễm phần mềm độc hại, mạng botnet; tồn tại các điểm yếu, lỗ hổng có nguy cơ mất an toàn thông tin cao" [22]. Cũng theo Báo cáo An toàn thông tin mạng 2015, cho thấy ở Việt Nam đang tồn tại nguy cơ mất an toàn, nguy cơ bị lừa đảo trên mạng xã hội; nguy cơ bị giả mạo tổ chức, cá nhân trên mạng xã hội như giả mạo thư điện tử, giả mạo tài khoản mạng xã hội, mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phát tán thông tin tuyên truyền chống phá
  • 7. 2 Đảng, Nhà nước; nguy cơ lây nhiễm phần mềm độc hại trên mạng xã hội. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã công bố Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index - GCI) của Việt Nam năm 2014 là 76/193 quốc gia, đến năm 2017, Việt Nam xếp hạng 100/193 quốc gia. Việc bị tụt 24 bậc về Chỉ số an toàn thông tin mạng đã thể hiện phần nào tình trạng mất an toàn thông tin, trong đó có TTCN ở nước ta hiện nay. Về mặt lý luận, pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp 2013, Nhà nước ta luôn ghi nhận việc bảo vệ đời sống riêng tư. Hiến pháp 2013 đã mở rộng một cách toàn diện phạm vi của quyền riêng tư, trong đó có bảo vệ TTCN tại Điều 21, 22. Thể chế hoá tinh thần của Hiến pháp, các Bộ luật như: Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản khác có liên quan đã bước đầu được sửa đổi, bổ sung. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và HTPL về bảo vệ TTCN. Mặc dù vậy, các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này còn nhiều bất cập như: chưa quy định thống nhất khái niệm về TTCN, chưa quy định đầy đủ các nguyên tắc bảo vệ TTCN, chưa quy định đầy đủ giới hạn bảo vệ TTCN, chưa quy định chi tiết trình tự, thủ tục và cơ quan bảo vệ TTCN một cách hiệu quả, nhiều hành vi liên quan tới việc bảo vệ TTCN chưa được quy định trong pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong bảo vệ TTCN vẫn chưa thực sự được quy định rõ ràng. Mặt khác, các quy định pháp luật về bảo vệ TTCN còn nằm rải trong các luật chuyên ngành và nhiều văn bản dưới luật, những nội dung quy định này còn chồng chéo, mâu thuẫn do sự hạn chế trong kỹ thuật lập pháp, dẫn đến tình trạng khó khăn khi thực hiện pháp luật. Việt Nam là thành viên của nhiều cam kết quốc tế và khu vực về QCN, trong đó có những cam kết liên quan đến bảo vệ TTCN cần tiếp tục được nội luật hoá vào pháp luật quốc gia. Việc thiếu những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ TTCN sẽ làm giảm tính hiệu quả của việc thúc đẩy, bảo vệ QCN trong thực tiễn ở Việt Nam. Trước những vấn đề bức thiết về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, cho thấy thấy viẹ c triển khai nghiên cứu các thực trạng, đề xuất quan điểm giải pháp hoàn thiẹ n pháp luật về bảo vệ TTCN mang tính thời sự, cấp bách. Những quy định của pháp luật một mặt phải bảo vệ TTCN của con người song mặt khác phải đáp ứng được sự đòi hỏi của quản lý của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích công cộng, bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phục vụ công cuộc xây dựng chính
  • 8. 3 phủ điện tử, phòng chống tham nhũng, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Trong thời gian qua, ở Việt Nam, mặc dù đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về TTCN, bảo vệ TTCN, song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và trực tiếp HTPL về bảo vệ TTCN. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu Luận án với nội dung: "Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay" với mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng tới mục tiêu bảo đảm và thúc đẩy QCN ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Mục đích của Luận án là phân tích làm rõ cơ sở lý luận của việc HTPL về bảo vệ TTCN, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, từ đó đề xuất và luận chứng những quan điểm, giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Một là, phân tích và đưa ra các khái niệm TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN; làm rõ những đặc điểm, vai trò và nội dung của pháp luật về bảo vệ TTCN; nghiên cứu các tiêu chí để xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật; các yếu tố ảnh hưởng đến việc HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam. Luận án nghiên cứu pháp luật về bảo vệ TTCN ở một số nước trên thế giới và rút ra những giá trị có thể tham khảo đối với Việt Nam. Hai là, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật bảo vệ TTCN trên co sở đó chỉ ra đu ợc những u u điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của thực trạng này. Ba là, xây dựng nhận thức chung về bảo vệ TTCN và đề xuất các quan điểm và giải pháp HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tu ợng nghiên cứu của luạ n án là những vấn đề lý luạ n và thực tiễn của pháp luạ t về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay dưới góc độ lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật.
  • 9. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ TTCN tại Việt Nam, có sử dụng số liệu, tài liệu thực tế ở Việt Nam và số liệu, tài liệu nước ngoài để so sánh, đối chiếu. - Nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu việc bảo vệ những thông tin thuộc về cá nhân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, không nghiên cứu các thông tin riêng của tổ chức, bí mật quốc gia, bí mật nhà nước. Bảo vệ TTCN mà luận án nghiên cứu chủ yếu trong pháp luật nội dung mà không nghiên cứu sâu pháp luật tố tụng, chỉ để cập khái quát đến 3 văn bản pháp luật là Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính. - Thời gian nghiên cứu: Thời điểm nghiên cứu của luận án bắt đầu từ năm 1946 đến nay, tức là từ thời điểm có bản Hiến pháp đầu tiên cho đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực thi dân chủ, bảo đảm QCN, QCD. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học Mác Lê- nin để nghiên cứu các nội dung trong đề tài, chủ yếu là phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của các khoa học chuyên ngành như: phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, toạ đàm. Các phương pháp trên được vận dụng đồng bộ, có sự kết hợp và độc lập tương đối. Các phu o ng pháp đu ợc sử dụng nhằm làm rõ nọ i dung co bản của đề tài, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các chu o ng. Do tính chất của từng chu o ng, từng phần nên trong mỗi chu o ng, mỗi nọ i dung nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng mọ t trong các phu o ng pháp trên làm chủ đạo. Phu o ng pháp phân tích tài liẹ u cũng được sử dụng triệt để trong
  • 10. 5 Chương 1 để phân tích cả tài liẹ u so cấp và tài liẹ u thứ cấp. Tài liẹ u so cấp bao gồm các va n bản pháp luạ t và Va n kiẹ n của Đảng có liên quan, các vụ viẹ c, các số liẹ u thống kê chính thức của co quan nhà nu ớc có thẩm quyền. Tài liẹ u thứ cấp bao gồm đề tài nghiên cứu, sách, các bài báo, tạp chí, kết luạ n phân tích đã đu ợc các tác giả trong nước và nước ngoài thực hiện thực hiẹ n. Phu o ng pháp phân tích tổng hợp đu ợc sử dụng trong Chương 2, 3 và 4 để tổng hợp các số liẹ u, tri thức nhằm mục đích để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đu a ra những luạ n giải, nhạ n xét và đề xuất về quan điểm giải pháp của HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. Phu o ng pháp luạ t học so sánh được sử dụng trong Chương 1 để làm rõ tình hình nghiên cứu, chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Phương pháp này tiếp tục được tác giả sử dụng ở Chương 2 để so sánh pháp luật về bảo vệ TTCN của một số nước trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng được cho Việt Nam. Phương pháp lịch sử áp dụng trong Chương 3 để tái hiện lại sự quá trình phát triển của hệ thống pháp luật một cách trung thực. Phương pháp logic cũng được sử dụng trong Chương 3 để nhận rõ sự phát triển và nguyên nhân của sự phát triển của pháp luật trong lĩnh vực này. Phu o ng pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng trong Chương 2, 3 và 4. Trong quá trình thực hiẹ n luạ n án, tác giả dựa trên cơ sở lý luận để phân tích các vấn đề thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Viẹ t Nam hiẹ n nay, từ đó rút ra những vấn đề lý luận mới. Phương pháp chuyên gia, toạ đàm để thu thập ý kiến và đưa ra các nhận định kết luận, đề xuất của luận án. Đề tài luận án gần đây thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, một số hội thảo khoa học đã được tổ chức. Nghiên cứu sinh đã tích cực tham gia và thảo luận tại các cuộc hội thảo, tọa đàm khoa học về vấn đề này để được trao đổi quan điểm, thu thập thông tin liên quan đến đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình khoa học nghiên cứu vấn đề pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam một cách toàn diện và có hệ thống. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có một số đóng góp mới về mặt khoa học như sau:
  • 11. 6 Thứ nhất, công trình nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận về pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam, luận án đã xây dựng khái niệm khoa học về TTCN, bảo vệ TTCN, pháp luật về bảo vệ TTCN, HTPL về bảo vệ TTCN ở Việt Nam và phân tích nội hàm các khái niệm này. Thứ hai, luận án chỉ ra và phân tích những đặc điểm, nội dung, vai trò, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ TTCN. Luận án khái quát hóa một số quy định pháp luật mang tính điển hình của quốc tế và một số quốc gia, đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam. Thứ ba, luận án đánh giá tổng quát thực trạng các quy định pháp luật ở Việt Nam hiện nay về bảo vệ TTCN, nêu lên những thành tựu cũng như phát hiện và chỉ ra những bất cập còn tồn tại, chưa tương thích trong những quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN và chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Thứ tư, luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mang tính toàn diện HTPL về bảo vệ TTCN, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN, bảo đảm quyền riêng tư của con người. Những giải pháp này có tính mới, có cơ sở khoa học, góp phần giải quyết những bất cập trong thực tiễn về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án góp phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ TTCN. Những nghiên cứu, đề xuất của luận án góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ TTCN cũng như cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ TTCN ở Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác nghiên cứu lập pháp cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về về bảo vệ TTCN ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại những cơ sở đào tạo pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm có 4 chương, 12 tiết.
  • 12. 7
  • 13. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1. KHÁI LƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Bảo vệ TTCN từ góc độ của quyền riêng tư, đã được quan tâm và đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu ở nước ta, tuy nhiên còn khá hạn chế. Bên cạnh một số ít các luận án, luận văn, sách, thì các công trình chủ yếu trong lĩnh vực này là các bài báo, tạp chí mà chưa có đề tài khoa học tầm cỡ nào quan tâm nghiên cứu. 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu bảo vệ thông tin cá nhân Luận văn Thạc sĩ của Vũ Anh Tuấn, Bảo mật và an toàn thông tin trong thương mại điện tử [105], là một nghiên cứu chuyên ngành công nghệ thông tin (CNTT). Tác giả đã khẳng định thương mại điện tử, nhất là đối với các giao dịch mang tính nhạy cảm cần phải có những cơ chế đảm bảo bảo mật và an toàn. Thành công của luận văn chính là việc có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu để xây dựng các kỹ thuật bảo mật và an toàn trong thương mại điện tử với một số tính năng cơ bản như: hệ thống chứng thực, các cơ chế phân bố khoá tự động, mã hoá các thông tin, kỹ thuật ngăn ngừa các rủi ro trong thương mại điện tử. Đây là một gợi ý cho nghiên cứu sinh về phương thức bảo vệ TTCN dựa trên công nghệ. Bài nghiên cứu của Bùi Thanh Liêm, ''Bảo vệ TTCN trên mạng: Vấn đề không thể xem nhẹ'' [49, tr.20-21, 27]. Trong bài viết này tác giả đã chỉ rõ thực trạng người dùng còn xem nhẹ việc bảo vệ TTCN trên mạng. Tác giả nêu lên qua việc khảo sát các trang mạng xã hội như Facebook, Voutube, Twitter, Zing Me, Tamtay.vn, website thương mại điện tử hay các trang rao vặt... và các trang blog cá nhân thì người dùng sẽ dễ dàng để lộ các TTCN. Theo tác giả: thói quen và sự vô tư của người sử dụng có thể khiến họ dễ dàng bị vi phạm về TTCN. Tác giả cũng đã chỉ ra các cơ sở pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng trên mạng qua việc phân tích các văn bản pháp luật và chỉ ra một số "mẹo" để người dùng có thể tự bảo vệ TTCN của mình một cách an toàn. Bài nghiên cứu của Hà Nguyên, ''Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân'' [53]. Bài viết khẳng định nếu bệnh nhân không được đảm bảo những quyền đó thì họ sẽ e ngại thông báo cho thầy thuốc những thông tin có tính riêng tư mà lại có giá trị chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân. Khi nền Y học phát
  • 14. 9 triển, những loại bệnh xã hội, như bệnh lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục, mang trong đó cả đạo đức, nhân phẩm của bệnh nhân trong quan hệ xã hội; các loại bệnh tâm thần, tâm lý, các căng thẳng từ mối quan hệ trong gia đình cộng đồng thì thông tin càng mang đặc tính riêng tư cao. Trong thời đại CNTT đa truyền thông tiến như vũ bão hiện nay, việc rò rỉ thông tin có tính cách riêng tư càng trở nên có nguy cơ cao hơn bao giờ hết, tính riêng tư và bảo mật của bệnh nhân cũng nằm trong mối nguy cơ đó. Tác giả cũng chỉ ra một số trường hợp ngoại lệ bác sĩ, chuyên viên quản lý hồ sơ bệnh lý có thể cung cấp thông tin mà không cần giấy uỷ quyền của đương sự. Bài viết này gợi mở cho luận án của nghiên cứu sinh về bảo vệ TTCN của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Bài nghiên cứu ''Các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN'' [56, tr.33- 34]. Đây là một bài viết được dịch từ tiếng nước ngoài và có sự đánh giá, nhận định về các cơ hội kinh doanh trong nền kinh tế TTCN toàn cầu. Bài viết đưa ra khái niệm: TTCN bao gồm các loại thông tin và dữ liệu khác nhau như nhận dạng số, các mối quan hệ, sở thích, hành vi, sức khoẻ, dữ liệu tài chính cũng như các dữ liệu do các tổ chức công cộng lưu giữ đồng thời gợi mở nhiều cơ hội kinh doanh liên quan đến TTCN. Trước những cơ hội kinh doanh liên quan đến TTCN, đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải xây dựng các dịch vụ và các nhu cầu kinh doanh dựa trên 3 thành phần chính: sự cho phép, minh bạch và chia sẻ giá trị. Bài viết đã mang đến một cách nhìn nhận mới về TTCN, đó là nó có thể trở thành một sản phẩm thương mại và đem lại lợi ích cho con người trong thời đại ngày nay, nếu chúng ta đảm bảo được sự tôn trọng và không vi phạm các TTCN. Bài nghiên cứu của Cao Xuân Quảng, "Bảo vệ TTCN trong các giao dịch tiêu dùng" [59, tr.26-28]. Tác giả đã nêu: TTCN trong thời đại kỹ thuật số bao gồm nhiều trường thông tin, trong đó đặc biệt quan trọng là các thông tin liên quan đến tài chính, đến số định danh hoặc các TTCN khác. Những thiệt hại phát sinh từ việc TTCN bị đánh cắp có quy mô rất lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều bên trong nền kinh tế". Tác giả cũng khẳng định rõ việc đánh mất TTCN là mất tất cả, vì mất TTCN, nguy cơ với người tiêu dùng là thiệt hại trực tiếp về tài chính. Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn đứng trước nguy cơ bị tấn công từ những khía cạnh khác như: lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ, xúc phạm… Với những nguy cơ này, trong nhiều trường hợp những thiệt hại sẽ là rất lớn về tài chính thậm chí không thể đo lường được bằng tiền. Trong bài viết tác giả cũng nêu rõ trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc bảo vệ TTCN.
  • 15. 10 Bài nghiên cứu của Lê Thị Nhã, ''Bảo vệ quyền riêng tư nhìn từ trách nhiệm truyền thông'' [54, tr.15-17]. Trong bài viết này tác giả đi sâu vào tìm hiểu quyền riêng tư và việc bảo vệ quyền riêng tư qua những văn bản pháp luật hiện hành. Theo tác giả quyền riêng tư, bảo vệ bí mật đời tư được các nhà chuyên môn và dư luận xã hội đề cập đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình liệu có được bảo đảm trước sự phát triển của CNTT và mạng xã hội? Đâu là ranh giới của báo chí với thông tin riêng tư? Bài viết đặc biệt đi sâu phân tích một số biểu hiện vi phạm quyền riêng tư trên các phương tiện truyền thông hiện nay. Tác giả cũng nêu lên những vấn đề gặp phải trong việc bảo vệ quyền riêng tư hiện nay khi truyền thông đưa tin, đó là: luật pháp chưa có hướng dẫn cụ thể về quyền riêng tư, bí mật đời tư; ý thức, trách nhiệm, đạo đức của những người làm báo chí truyền thông khi thông tin về những vấn đề riêng tư. 1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứupháp luật vềbảo vệthông tin cá nhân Đề tài cấp Bộ của Nguyễn Thị Hạnh, Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân [43]. Đây là một nghiên cứu khá toàn diện đầu tiên ở nước ta về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật dữ liệu cá nhân (DLCN). Trong đề tài này, các tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật DLCN trong đó các tác giả đã nêu cụ thể về lịch sử hình thành quyền bí mật DLCN, khái niệm quyền bí mật DLCN, cũng như tầm quan trọng, đặc điểm, nội dung, mối quan hệ của quyền này và các quyền khác. Công trình nghiên cứu này cũng đã phân tích thực trạng của cơ chế thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp và kiến nghị đề xuất ban hành Luật bảo vệ DLCN. Ưu điểm của đề tài là nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bí mật DLCN ở Việt Nam có so sánh, đối chiếu và học tập kinh nghiệm từ các quốc gia và khu vực tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực này. Cuốn sách Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia của Thái Thị Tuyết Dung [25]. Cuốn sách đã đưa ra khái niệm quyền riêng tư và nội dung của nó, đồng thời cũng nêu lên lịch sử hình thành của khái niệm này. Tác giả đã đưa ra nhiều quan điểm về quyền riêng tư và đã khẳng định khái niệm này đã ra đời và phát triển từ trước khi nó chính thức được công nhận là một quyền cơ bản trong các ĐƯQT. Điểm nổi bật của cuốn sách là đã kể ra các văn bản quốc tế và các mô hình bảo vệ quyền riêng tư trên thế giới. Tác giả cũng đưa ra nhận xét rằng: cho đến nay ở Việt Nam quyền riêng tư của công dân vẫn là một chế định luật tương đối non trẻ và đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện. Tác giả cũng đề cập
  • 16. 11 đến quyền riêng tư trong mối quan hệ với quyền tiếp cận thông tin, cơ chế bảo mật trên internet... Cuốn sách đã mang đến những nội dung cơ bản về mặt lý luận, bước đầu đặt ra những nội dung cơ bản cho việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ TTCN. Luận án của Lê Đình Nghị, Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam [51]. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển trong quy định của pháp luật Việt Nam về quyền bí mật đời tư. Tác giả phân tích các khái niệm cụ thể như bí mật, đời tư, bí mật đời tư, quyền bí mật đời tư. Luận án đã phân tích so sánh dựa trên cơ sở đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra giải pháp HTPL quyền bí mật đời tư trong hệ thống các quyền nhân thân ở Việt Nam. Công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sâu về quyền bảo vệ bí mật đời tư trong một ngành luật đó là luật Dân sự. Luận văn của Võ Tuấn Anh, Bí mật đời tư, lý luận và thực tiễn [3]. Với kết quả nghiên cứu của Luận văn, tác giả đã góp phần giúp hiểu rõ hơn thế nào là bí mật đời tư, mức độ bảo vệ bí mật đời tư của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức đến đâu để tránh tình trạng TTCN bị phơi bày cũng như tránh xúc phạm đến bí mật đời tư của người khác. Luận văn phân tích những qui định cụ thể của pháp luật, tìm hiểu về vấn đề QCN, chính sách của Đảng trong việc bảo vệ quyền nhân thân, quyền bí mật đời tư. Tác giả cũng cho rằng, tuy là vấn đề cấp thiết của xã hội, và đã được ghi nhận ở nhiều văn bản luật về quyền bí mật đời tư nhưng khái niệm chính xác thế nào là bí mật đời tư vẫn còn bỏ ngỏ, gây khó khăn khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bí mật đời tư. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Huyền Trang, Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam [101]. Theo tác giả, quyền được bảo vệ đời tư (hay quyền về đời tư, quyền riêng tư - the right to privacy) là một QCN cơ bản đã được quy định trong nhiều văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc, của các khu vực. Tác giả cũng nêu lên thực tiễn xâm phạm đời tư cá nhân đang là vấn đề nhức nhối, có tính phổ biến ở Việt Nam, gây ra những tác động tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội. Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền được bảo vệ đời tư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập, thiếu tính dự báo, bị lạc hậu so với sự phát triển của đời sống xã hội, các quy định có nhiều điểm không tương thích, phần nhiều mới chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, có rất ít các quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ pháp luật này. Theo tác giả, để khắc phục tình trạng này, nhà nước cần ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định về quyền được bảo vệ đời tư trong các văn bản pháp luật
  • 17. 12 hiện hành đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi và thống nhất với các văn kiện quốc tế có liên quan; cần tiến hành rà soát một cách chi tiết và có hệ thống các văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về bảo vệ quyền riêng tư. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Việt Hà, Pháp luật Việt Nam với việc bảo vệ TTCN của người tiêu dùng trong thương mại điện tử [39]. Theo tác giả, TTCN cũng ngày càng trở thành một vấn đề nóng vì chúng có thể thể được truyền lan nhanh chóng trên mạng, hệ thống thông tin tạo nền tảng cho hầu hết các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội. Luận văn nêu một số vấn đề lý luận của pháp luạ t về bảo vệ TTCN của ngu ời tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử như khái niệm TTCN, khái niệm bảo vệ TTC của người tiêu dùng. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng pháp luạ t Viẹ t Nam về bảo vẹ TTCN của người tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử tác giả cho rằng quyền này hiẹ n nay đang bị xâm phạm nghiêm trọng mà nguyên nhân là từ phía các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sự buông lỏng, chu a sát sao của các co quan quản lý nhà nu ớc, nhu ng nguyên nhân chủ yếu là do không phải người tiêu dùng nào cũng hiểu rõ về quyền đu ợc bảo vệ TTCN của mình. Từ đó, tác giả đề ra một số giải pháp hoàn thiẹ n pháp luạ t và nâng cao hiẹ u quả thực thi pháp luạ t về bảo vẹ TTCN của ngu ời tiêu dùng trong thu o ng mại điẹ n tử ở Viẹ t Nam. Bài nghiên cứu của Trần Văn Biên, ''Pháp luật về vấn đề bảo vệ TTCN trên mạng internet'' [10, tr.45-51]. Tác giả đã chỉ rõ nguy cơ TTCN bị xâm phạm trên môi trường mạng với các hành vi vi phạm phổ biến khác nhau. Trong giao dịch điện tử, sự e ngại lớn nhất là bị mất các thông tin liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc các thông tin về giao dịch sử dụng thẻ trong quá trình diễn ra giao dịch. Đặc biệt tác giả còn lưu ý đến việc phát tán TTCN về bí mật đời tư. Với tính chất là một bài viết chuyên ngành luật học, tác giả đã có thành công lớn trong việc hệ thống lại các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ TTCN trên môi trường internet và chỉ ra cần phải thực hiện tốt pháp luật để bảo đảm các giao dịch điện tử diễn ra. Bài nghiên cứu của Nguyễn Huy Dũng, ''Pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới về bảo vệ TTCN'' [27, tr.24-29]. Thành công lớn nhất của bài viết là đã đưa ra tổng quan các văn bản pháp lý hiện hành của Việt Nam. Tác giả đã khẳng định "Bảo vệ TTCN" là một trong những quyền cơ bản của con người. Tác giả đã khái quát hoá nội dung bảo vệ TTCN của pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực cụ thể như dân sự, bảo vệ người tiêu dùng, giao dịch điện tử, viễn thông, CNTT. Trong nội dung kinh nghiệm nước ngoài, tác giả đã điểm đến khá nhiều quốc gia nổi bật như:
  • 18. 13 Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Hồng Kông, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc… Trong bài viết này, tác giả còn bàn luận về những khái niệm cơ bản liên quan đến lĩnh vực bảo vệ TTCN như: riêng tư, bảo mật, thông tin và DLCN. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Tứ, Đinh Quang Ngọc, Võ Nguyên An: ''Thực trạng hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh'' [106, tr.33-36]. Đây là một bài viết có tính khảo sát, đánh giá cao thông qua các phương pháp xã hội học. Bài viết đề cập đến thực trạng các hành vi xâm phạm bí mật đời tư người khác của người trưởng thành trẻ tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua kết quả khảo sát, các tác giả đã khẳng định người thành niên trẻ tuổi cần nâng cao hơn nữa ý thức về bí mật đời tư, giáo dục và tự giáo dục thái độ, nhu cầu, động cơ đúng đắn, rèn luyện thói quen không xâm phạm bí mật đời tư người khác đồng thời pháp luật cần có những quy định và chế tài cụ thể đối với lĩnh vực này. Qua nghiên cứu này, tác giả luận án có thêm một góc nhìn mới về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ TTCN từ góc độ thực tiễn của đời sống xã hội. Bài nghiên cứu của Đinh Tiến Dũng, ''Quyền riêng tư trong Hiến pháp 2013 và các biện pháp bảo đảm bằng pháp luật'' [28, tr.23-25]. Tác giả đã đưa ra lịch sử pháp luật về quyền riêng tư từ năm 1945 đến nay, phân tích sự phát triển trong quy định của Hiến pháp 2013 và trong những văn bản pháp luật cụ thể như Luật Báo chí, BLDS, Luật Bưu chính, Luật CNTT. Điểm nổi bật của bài viết đồng thời là những gợi ý quan trọng cho Luận án của nghiên cứu sinh, đó là đã chỉ ra một số hạn chế về pháp luật và thực tiễn trong bảo vệ quyền riêng tư và đề xuất các biện pháp bảo đảm quyền riêng tư như: hoàn chỉnh và cụ thể hoá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về QCN, QCD, trong đó có quyền riêng tư; phải tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các kênh thông tin, thường xuyên nghiên cứu đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để người dân hiểu được quyền của mình; Nhà nước cần có cơ chế cho các cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia vào môi trường thông tin mở nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc bí mật đời tư của công dân. Bài nghiên cứu của Đinh Thị Lan Anh, ''Bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam'' [2, tr.29-33]. Trong bài viết này tác giả cho rằng TTCN đã và đang trở thành thứ hàng hoá mang lại giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp, vì vậy TTCN có thể bị mất an toàn dưới nhiều hình thức tấn công mạng và cũng sẵn sàng có các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà tiết lộ thông tin của khách hàng.
  • 19. 14 Tác giả cũng phân tích một cách khá đầy đủ và chi tiết các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ TTCN trong Thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam và chỉ rõ điểm còn hạn chế bất cập trong pháp luật về bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử. Sự gợi ý của tác giả về những giải pháp để bảo đảm tốt hơn việc bảo vệ TTCN trong thương mại điện tử cũng là một hướng tiếp tục có thể nghiên cứu trong Luận án. Bài nghiên cứu của Lê Văn Sua, "Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự: Cần được hướng dẫn" [89]. Tác giả nhận định cho đến nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định rõ ràng về "bí mật đời tư" là gì, phạm vi của "bí mật đời tư" như thế nào, mà chỉ có một số quy định về vấn đề này trong Hiến pháp 2013; BLDS 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005, BLHS 1999. Trong bài viết tác giả đã phân tích một số vụ án tiêu biểu liên quan đến quyền bí mật đời tư và đưa ra một số giải pháp để giải quyết những khó khăn, bất cập trong việc thực hiện pháp luật dân dự liên quan đến lĩnh vực này. Tác giả cũng nêu lên phạm vi những thông tin thuộc về "bí mật đời tư" của mỗi cá nhân: có phải mọi thông tin thuộc về cá nhân mà cá nhân muốn giữ bí mật sẽ trở thành "bí mật đời tư" và được pháp luật bảo vệ. Theo tác giả cần linh động trong việc xác định thông tin nào được cho là "bí mật đời tư". Bài nghiên cứu của Hồng Phương, ''Quy định pháp luật về việc bảo vệ TTCN'' [58, tr.33-35]. Tác giả nhận định, thông tin trên mạng giờ đây là tài sản có giá trị đặc biệt của mỗi cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia. Tác giả khẳng định, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ. Tác giả cho rằng, Hiến pháp, BLDS, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành như các luật về viễn thông, CNTT, giao dịch điện tử đều đã có quy định về quyền cơ bản của công dân và bảo vệ TTCN. Tác giả đánh giá cao vai trò của Luật ATTTM, khi kết hợp cùng BLDS, Luật BVQLNTD và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử… sẽ tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ cho công tác bảo vệ TTCN của người sử dụng trong kỷ nguyên Internet hiện nay, góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bài nghiên cứu ''Quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam: Cơ sở pháp lý và tình trạng xâm phạm'' của Lê Thế Nhân [55]. Bài nghiên cứu này đã đề cập đến một đối tượng cần được bảo vệ quyền riêng tư nhưng lại rất dễ bị xâm phạm quyền riêng tư chính là trẻ em. Tác giả khẳng định quyền riêng tư là một trong những quyền dân sự cơ bản và quan trọng đối với trẻ em, với đặc điểm là nhóm yếu thế, trong bối cảnh bùng nổ thông tin. Quyền riêng tư của trẻ em được quy định rõ ràng trong luật
  • 20. 15 pháp quốc tế như: Công ước quốc tế (CƯQT) về các quyền dân sự, chính trị 1966; CƯQT về quyền trẻ em 1989. Mặc dù vậy, pháp luật Việt Nam quy định chưa đầy đủ về quyền riêng tư và thiếu vắng các quy định về quyền riêng tư của trẻ em. Bài viết này đã góp phần mô tả bức tranh pháp lý và tình trạng thực thi quyền riêng tư của trẻ em tại Việt Nam dưới góc độ báo chí; đồng thời khuyến nghị các giải pháp giúp giảm trừ các hành vi xâm phạm. Bài nghiên cứu của Thái Vĩnh Thắng, ''Bảo vệ quyền riêng tư ở Hoa Kỳ, Pháp và những kinh nghiệm cho Việt Nam'' [96, tr.15-17]. Trong bài nghiên cứu này tác giả đã phân tích cơ sở lý luận pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền riêng tư ở Hoa Kỳ, Pháp thông qua các tình huống pháp luật hết sức cụ thể và chi tiết. Tác giả đã nêu lên những cơ sở pháp lý và thực tiễn của bảo vệ bí mật đời tư ở Việt Nam. Từ thực tiễn pháp luật của các quốc gia trên thế giới tác giả đã nêu lên những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Bài nghiên cứu của Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, ''Pháp luật bảo vệ quyền bí mật DLCN trên thế giới và Việt Nam'' [37, tr.67]. Bên cạnh việc phân tích và làm rõ khái niệm dữ liệu, DLCN và bí mật cá nhân bài viết đã nêu lên quyền bảo vệ bí mật DLCN trong luật nhân quyền quốc tế và bước đầu rà soát những quy định về quyền bảo vệ bí mật DLCN trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bài viết đưa ra những gợi mở, kiến nghị để HTPL về quyền bảo vệ bí mật DLCN của Việt Nam đó là xây dựng đạo luật riêng về bảo vệ bí mật DLCN và HTPL chuyên ngành về bảo vệ bí mật cá nhân. Bài nghiên cứu của Phùng Trung Tập, ''Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình'' [92, tr.22-24]. Trong bài viết này, tác giả cho rằng cá nhân với tư cách chủ thể độc lập trong quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, thương mại và các quan hệ khác trong phạm vi thời gian và không gian nhất định. Tác giả đã đưa ra cách hiểu của cá nhân về đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình bất khả xâm phạm. Tác giả cũng nhận định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình không những được ghi nhận trong các CƯQT về QCN, mà mỗi quốc gia thành viên đều phải tuân thủ thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ QCN tại quốc gia thành viên. Tác giả cho rằng cần thiết phải quy định các khái niệm đời sống riêng tư của cá nhân, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình cần phải được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện cho việc bảo đảm các QCN được thực
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 53729 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562