SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN XUÂN THỦY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN
ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHAN XUÂN THỦY
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN
ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM TUẤN ANH
HÀ NỘI, 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng
xã hội tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu
sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào.
Tác giả luận văn
Phan Xuân Thủy
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI
8
1.1. Thông tin trên mạng xã hội 8
1.2.
1.3.
Quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng
xã hội của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
18
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY
34
2.1. Thực trạng về các mạng xã hội trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay
34
2.2.
2.3.
Thực trạng quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng
xã hội tại Việt Nam hiện nay
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thông tin đối
với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay
39
52
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI
MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
58
3.1. Định hướng quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng
xã hội tại Việt Nam hiện nay
58
3.2. Một số giải pháp cơ bản tăng cường quản lý nhà nước
về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay
65
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CNTT : Công nghệ thông tin
KT-XH : Kinh tế - xã hội
MXH : Mạng xã hội
QLNN : Quản lý nhà nước
TT&TT : Thông tin và truyền thông
TTĐT : Thông tin điện tử
HĐND : Hội đồng nhân dân
UBND : Ủy ban nhân dân
TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 : Sơ đồ hệ thống thông tin 14
Hình 1.2 : Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin 15
v
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, Internet nói chung và
mạng xã hội (MXH) nói riêng ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu như
một xu thế tất yếu khách quan. Sau hơn 20 năm ra đời, MXH đã trở thành một
công cụ đặc biệt đáp ứng vô cùng hữu hiệu nhu cầu của con người trong việc
chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè mà không còn những trở ngại về khoảng cách
thời gian, không gian địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc giữa các quốc gia; MXH
đang trở nên phổ biến hơn và ngày càng thu hút lượng người dùng đông đảo trên
khắp thế giới. Ở Việt Nam, theo Trung tâm Internet Việt Nam, tính đến cuối năm
2018, cả nước có trên 60 triệu người sử dụng Internet, gấp đôi số người sử dụng
năm 2011, tương ứng với hơn 60% dân số, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam
Á, sau Singapore (80%), Malaysia (trên 70%). Chỉ tính 17 năm qua, từ năm 2001
đến năm 2018, số lượng người sử dụng Internet tăng trung bình mỗi năm 15-
18%. Trong số hơn 60 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, có gần 30 triệu
khách hàng của Google, 15 triệu của Yahoo, có trên 48 triệu khách của Facebook
(người dùng có thể sử dụng đồng thời các MXH). Khác với Yahoo, đang có xu
hướng giảm lượng người dùng, riêng Facebook, đã có mức tăng từ 4 triệu người
dùng vào cuối năm 2011 lên trên 35 triệu người dùng cuối vào năm 2016 và đạt
trên 48 triệu người dùng tính đến tháng 4/2018. Cùng với sự phát triển mạng mẽ
của Internet thì xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm….
Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng khắp toàn cầu, điển hình là Facebook,
Twitter, YouTube, Google, Yahoochat, Gmail, Zalo... Riêng Facebook, chỉ sau
mấy năm ra đời, MXH này đã có hơn một tỷ người khắp thế giới sử dụng, hơn
một nửa trong đó sử dụng hàng ngày.Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia
có người dùng, với 59 triệu người dùng vào tháng 7 năm 2018. Bên cạnh đó là
sự xuất hiện vào năm 2005 của MXH chia sẻ video lớn nhất hiện nay - Youtube.
2
Đến nay, với hơn 1 tỷ người dùng, tương đương 1/7 dân số thế giới, MXH chia
sẻ video này đang tạo xu hướng thông tin, giải trí mới, với các kênh Youtube
phổ biến nhất, thu hút người xem còn đông hơn lượng khán giả của nhiều kênh
truyền hình lớn [22].
Những lợi ích mà MXH mang lại cho chúng ta là rất lớn, cho phép người sử
dụng tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin. Tuy nhiên, thời gian qua,
tình trạng nhiều trang thông tin cá nhân, blog vi phạm bản quyền nghiêm trọng,
đăng tải hoặc cố ý trích dẫn nội dung không phù hợp từ các trang thông tin điện
tử (TTĐT) được tạo lập với mục đích xấu, hay trích dẫn xuyên tạc nội dung từ
trang TTĐT, trang báo chí chính thống, lập các trang web mạo danh cá nhân để
cung cấp, truyền tải thông tin kiểu “lập lờ đánh lận con đen” gây mất an ninh
thông tin, tác động không tốt đến an toàn xã hội. Ngoài ra, còn có không ít đối
tượng lợi dụng trang thông tin cá nhân để truyền bá các quan điểm chính trị sai
trái, lối sống lệch lạc, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, kích động bạo
lực, khiêu dâm… nhằm phá hoại an ninh truyền thông, an ninh tư tưởng, văn hóa
và an ninh chính trị quốc gia…, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, nhất là
đối với giới trẻ. Chính vì vậy, việc kiểm soát, quản lý thông tin trên MXH ở Việt
Nam hiện nay đã trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: "Quản lý nhà nước về
thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Đây là vấn
đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về thông tin và truyền thông (TT&TT)
nói chung và đối với thông tin trên các trang MXH nói riêng trong bối cảnh hiện
nay là vấn đề được khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm; các
vấn đề này được đề cập trong nhiều quy định pháp lý, công trình nghiên cứu, đề
tài khoa học, bài viết, luận văn, tiêu biểu như:
3
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia
đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018). Đây
là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng nhằm định hướng cho hoạt động phát
triển và quản lý thông tin trên môi trường Internet nói chung trong đó có MXH.
Bộ TT&TT có văn bản hướng dẫn cụ thể về Quản lý MXH và trang TTĐT
(Thông tư số 09 /2014/TT-BTTT); Nội dung của Thông tư này quy định điều kiện
về quản lý thông tin đối với MXH nêu rõ phải bảo đảm người sử dụng đồng ý
thỏa thuận sử dụng dịch vụ MXH bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử
dụng được các dịch vụ, tiện ích của MXH; có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ
ngay nội dung vi phạm quy định, chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện
hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có biện pháp bảo vệ bí
mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo đảm quyền quyết
định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình
hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Điều kiện về tên miền quy định, đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là
cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên
cơ quan báo chí; trang thông tin điện tử (TTĐT) tổng hợp và MXH của cùng một
tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền. Tên miền phải còn
thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân
thủ theo đúng quy định của Bộ TT&TT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên
Internet.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Hường với bài viết: “Quản lý MXH trên hệ thống
phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 405,
tháng 3 - 2018. Nội dung của bài viết đề cập đến một số vấn đề đặt ra trong việc
quản lý MXH trong bối cảnh hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ với bài viết: “Mạng xã hội nhận diện và định
hướng quản lý”, Tạp chí Thế giới và Việt Nam tháng 6/2018. Nội dung của bài
viết đề cập đến việc phát triển các MXH tại Việt Nam cũng như quan điểm của
4
Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý loại hình này trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và
thông tin điện tử, với bài viết "Những thách thức trong công tác quản lý thông
tin trên MXH ở nước ta hiện nay", đăng trên trang thông tin điện tử
https://tuyengiao.vn; Nội dung bài viết đề cập đến những thách thức trong công
tác quản lý thông tin trên không gian MXH và đề xuất một số giải pháp quản lý
hiệu quả vấn đề này.
Ngày 01/01/2019 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 do Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành có hiệu lực. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng nhất trong việc quản lý thông tin trên Internet nói chung và MXH nói
riêng. Luật này gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo
vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia,
phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ
an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật nhằm
bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định
đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa,
phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.
Nhìn chung, các quy định pháp lý và các công trình nghiên cứu nêu trên đã
giúp tác giả hệ thống hóa và hình thành cơ sở lý luận về công tác QLNN, công
tác QLNN về TT&TT. Tuy nhiên, nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
của các công trình đã công bố mới chỉ nêu lên một phần nội dung trong công tác
QLNN về thông tin nói chung, trong đó có thông tin trên MXH; góc độ tiếp cận
công tác quản lý thông tin trên MXH rất khác so với quản lý thông tin trên báo
chí, trên xuất bản phẩm in. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề
tài cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu, phân tích sâu về khía cạnh quản lý
thông tin trên MXH. Do vậy, có thể khẳng định đối tượng, phạm vi và nội dung
nghiên cứu của đề tài không có sự trùng lặp.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động QLNN về thông tin đối với
MXH; thực trạng công tác QLNN về thông tin về mặt pháp lý và công tác tổ
chức cũng như đánh giá hiệu quả công tác QLNN về thông tin đối với các trang
MXH phổ biến tại nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ
bản tăng cường QLNN về thông tin đối với MXH ở nước ta trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất, hệ thống hoá, phân tích, bổ sung, hoàn thiện và làm rõ một số
cơ sở lý luận về hoạt động QLNN về thông tin đối với MXH;
- Thứ hai, phân tích thực trạng QLNN về thông tin đối với MXH tại Việt
Nam trong thời gian qua, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những
vấn đề hạn chế, bất cập và nguyên nhân;
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác QLNN
về thông tin đối với MXH.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thông tin trên MXH; cách thức nắm bắt, kiểm soát nguồn thông tin truyền
tải trên MXH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay (giai đoạn chính thức
Internet hoạt động tại Việt Nam);
- Về không gian: Tại Việt Nam;
- Về nội dung: Giới hạn trong 5-10 trang MXH phổ biến nhất ở Việt Nam,
bao gồm: facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Mocha, Google+, Line… Với
quy mô của đề tài cũng như do tính đặc trưng của nội dung nghiên cứu, tác giả
6
không đủ khả năng tổ chức các cuộc khảo sát, điều tra trên cả nước mà sử dụng
thông tin, kết quả thống kê của các tổ chức nghiên cứu xã hội trong và ngoài
nước, thống kê Internet về hoạt động của một số MXH phổ biến ở Việt Nam
trong nghiên cứu của mình.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy
vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận đánh giá công tác QLNN về thông tin
đối với MXH ở Việt Nam, trên cơ sở có cách nhìn mới về quản lý thông tin nói
chung và MXH nói riêng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay; đồng thời các lý
thuyết về khoa học quản lý, QLNN cũng được vận dụng vào quá trình nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, sơ đồ hóa. Cụ thể:
Chương 1 của luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ
thống hóa lý thuyết nhằm tập trung làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về thông tin
đối với MXH;
Chương 2 của luận văn sử dụng phương pháp: tổng hợp, thống kê, so sánh,
sơ đồ hóa để làm rõ thực trạng QLNN về thông tin đối với MXH;
Chương 3 của luận văn sử dụng phương pháp: phân tích, tổng hợp để đề
xuất kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường QLNN về thông tin đối với MXH.
6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật quy định về
quản lý MXH tại Việt Nam, tập hợp kinh nghiệm QLNN về thông tin đối với
MXH của một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất cách thức tiếp cận, xây dựng
giải pháp cho công tác QLNN về thông tin đối với MXH tại Việt Nam phù hợp
với trình độ dân trí, phong tục tập quán, hệ thống pháp lý của Việt Nam và hệ
7
thống pháp luật quốc tế.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học của QLNN về thông
tin đối với MXH trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn hoạt động
QLNN về thông tin đối với MXH trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế
QLNN về thông tin đối với MXH phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam,
có tính đến trình độ dân trí, phong tục tập quán… góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả QLNN đối với thông tin đối với MXH ở Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI
1.1. Thông tin trên mạng xã hội
1.1.1. Thông tin
1.1.1.1. Khái niệm
Ngày nay, trong đời sống hàng ngày, ở đâu cũng thấy mọi người nói tới
thông tin: thông tin là nguồn lực của sự phát triển; chúng ta đang sống trong thời
đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin, một xã hội thông tin đang hình
thành v.v... Quả thật thông tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học
cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ,
mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào
đó. Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã diễn ra, về
những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm và sẽ làm; và điều đó luôn xác định bản
chất và chất lượng của những mối tương tác của con người; vậy thông tin là gì?
Thông tin là một vấn đề phức tạp chứa đựng nhiều nội dung đa dạng và
phong phú vì thế nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí ngay các từ
điển cũng không thể có một định nghĩ thống nhất. Ví dụ từ điển Oxford English
Dictionary thì cho rằng thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là
tri thức, tin tức. Một số từ điển thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức –
Thông tin là điều mà người ta biết, hoặc thông tin là sự chuyển giao tri thức làm
tăng thêm sự hiểu biết của con người [24].
Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do
thông tin là trừu tượng, nó tồn tại ở nhiều hình thức, nhiều quá trình khác nhau.
Trong cuốn “Bùng nổ truyền thông” [23], thuật ngữ Information” (thông
tin) xuất phát từ tiếng Latin “Information”; Theo cách hiểu hiện đại, thuật ngữ
9
này hiểu theo 2 nghĩa:
Một là, “Thông tin” được hiểu theo nghĩa là động từ là nói một hành động
cụ thể để tạo ra một hình dạng;
Hai là, “Thông tin” được hiểu theo danh từ là nói về sự truyền đạt một ý
tưởng, một khái niệm, một biểu tượng hay là một sự mô tả. Hai hướng nghĩa này
cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức
và truyền đạt. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin được
sử dụng ở nhiều ngành, nhiều mức độ khác nhau và luôn phát triển nên thuật ngữ
thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó.
Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội
(thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh… hay nói rộng hơn bằng tất
cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người,
Trong lĩnh vực viễn thông – tin học, thông tin là toàn bộ hoạt động nhằm
mục đích vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thông điệp.
Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu dựa
trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng.
Trong lĩnh vực báo chí, thông tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn ngữ
sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của
thực tại.
Như vậy, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin, nhưng khái niệm thông tin mà
các nhà báo sử dụng hoàn toàn khác với những khái niệm thông tin mà các nhà
kỹ thuật viễn thông xử lý hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo.
Tóm lại, từ sự phân tích trên, trong luận văn này, tác giả nghiên cứu thống
nhất hiểu thông tin theo nghĩa thông thường, là tất cả các sự kiện, sự việc, ý
tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình
thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ
người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ
liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
10
1.1.1.2. Các thuộc tính của thông tin
Thông tin tiềm tàng khắp nơi trong xã hội. Đó là các nguồn thông tin về lao
động, đất đai, tài nguyên, môi trường; thông tin về các tổ chức và các hoạt động
kinh tế, xã hội; thông tin về khoa học và công nghệ; thông tin về sản xuất, kinh
doanh v.v... Nhưng thông tin chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được truyền đi, phổ
biến và được sử dụng. Có thể nói bản chất của thông tin nằm trong sự giao lưu
của nó. Nói cách khác thuộc tính cơ bản của thông tin là giao lưu, tương tác.
Để phân biệt nội dung thông tin cần truyền đi và cách thức chuyển giao
thông tin người ta tách nội dung thông tin ra khỏi hình thức biểu diễn nó. Các
hình thức biểu diễn thông tin (các ký hiệu, dấu hiệu, hình ảnh ...) là hữu hạn.
Nhưng nội dung của thông tin (khái niệm, ý tưởng, sự kiện, tên v.v...) thì vô hạn.
Trong trường hợp thông tin có một hình thức biểu diễn, quá trình chuyển giao
thông tin chính là quá trình truyền các ký hiệu biểu diễn nó. Những ý tưởng mới
sẽ được truyền đi bằng một tổ hợp mới của một số hữu hạn các ký hiệu (chữ cái,
chữ số…). Trong đời sống hàng ngày thông tin được biểu diễn bằng ngôn ngữ.
Khi đó thông tin được diễn tả bằng cú pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ mà
người ta sử dụng.
Lý thuyết thông tin xác nhận rằng càng nhiều tín hiệu sinh ra từ nguồn phát
tin thì càng có nhiều thông tin được truyền đi. Khi đó thông tin được mô tả bằng
sự thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn; chất lượng và hàm lượng
của thông tin còn phụ thuộc vào nguồn nhận thông tin, đó là năng lực tiếp nhận
thông tin và xử lý thông tin.
Thông báo được chuyển đi bằng ghi tín hiệu lên một dạng vật chất trung
gian, tức là một cái giá, gọi là vật mang tin. Vật mang tin có thể là giấy, gỗ,
sóng điện từ, băng từ, v.v... Về mặt lý thuyết mỗi vật mang tin đều có khả năng
xác định giới hạn số lượng các tín hiệu mà nó có thể chứa đựng trên đơn vị
không gian hay đơn vị thời gian. Các kỹ sư truyền thông có trách nhiệm truyền
11
đi chính xác, đầy đủ các tín hiệu. Nhưng họ không cần quan tâm đến nội dung
cũng như chất lượng của thông tin. Rõ ràng là việc truyền đi chính xác một
thông tin không chính xác không làm cho thông tin này trở nên "tốt hơn".
Trong một nghiên cứu mới đây, người ta thấy có bốn yếu tố tác động đến
chất lượng thông tin và đem lại giá trị cho nó. Đó là: tính chính xác, phạm vi bao
quát của nội dung, tính cập nhật và tần số sử dụng. Trong đó quan trọng nhất là
nội dung, thứ đến là tính chính xác.
Trên bình diện tổng quát, ta thấy rằng thông tin có giá trị là những thông tin
có tính chất riêng biệt và thông tin có tính chất dự báo. Tính chất riêng biệt làm
cho thông tin phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Còn tính chất dự báo cho
phép người ta có thể lựa chọn một quyết định trong nhiều khả năng cho phép. Có
thể nói thêm rằng giá trị nhận thức của thông tin dự báo liên quan mật thiết đến
tính đúng đắn của việc lựa chọn quyết định.
Trên một ý nghĩa rộng hơn, giá trị của thông tin nằm trong quyền lực tổ
chức của nó. Thông tin phản ánh cái xác định, trật tự trong các mối quan hệ của
tổ chức. Thông tin có giá trị cao cho phép người ta có thể làm môi trường tốt lên
và có thể ra những quyết định đối phó được với sự thay đổi của hoàn cảnh. Tính
chất quyền lực này của thông tin còn nằm trong cách nó có thể tượng trưng cho
những kiến trúc vật chất và tinh thần và được phản ánh trong các định nghĩa của
từ điển về động từ "thông tin": "Thông tin là sắp xếp, hình thành, tạo thành (trí
tuệ và tính cách...) bằng cách truyền đạt kiến thức" (Oxford English Dictionary)
Sự vật luôn vận động, ở trạng thái bất định và chứa đựng tính ngẫu nhiên.
Tăng lượng tin tức về một hiện tượng nào đó cũng là giảm độ chưa biết hoặc độ
bất định của nó, làm tăng khả năng nắm bắt, dự báo độ biến động của nó. Vì vậy
trên quan điểm của lý thuyết thông tin thì thông tin là sự loại trừ tính bất định
của hiện tượng ngẫu nhiên.
Tính trật tự đối lập với cái bất định và ngẫu nhiên là thuộc tính cơ bản của
thông tin mà Lý thuyết thông tin của Claude E. Shanon phát hiện. Với ý nghĩa đó
12
thông tin là lượng đo trật tự nhân tạo chống lại sự hỗn độn của tự nhiên. Chính
điều đó giải thích ý nghĩa to lớn của thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của
con người.
Hiện nay người ta thừa nhận rằng vật chất, năng lượng, thông tin và bản
sắc văn hoá dân tộc là các nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện cách mạng và công nghệ đang diễn ra với
quy mô lớn như hiện nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp của xã hội, thì thông tin khoa học và công nghệ thật sự trở thành
nguồn lực quan trọng tạo nên những ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi nước.
Nếu như trước đây các nền kinh tế đều dựa chủ yếu vào các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, lấy việc khai thác và chế biến các tài nguyên thiên nhiên là
nguồn chủ yếu tạo ra các của cải và sự giàu có cho xã hội, thì từ những năm cuối
của thế kỷ XX, thông tin đã được xem là một nguồn tài nguyên kinh tế, giống
như các tài nguyên khác như vật chất, lao động, tiền vốn... Bởi vì việc sở hữu, sử
dụng và khai thác thông tin có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều quá trình
vật lý và nhận thức. Ngày nay các hoạt động liên quan đến xử lý thông tin trong
công nghiệp chế tạo cũng như trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và con
người tăng lên đáng kể. Khác với các nguồn tài nguyên khác, tài nguyên thông
tin có thể mở rộng phát triển không ngừng và hầu như chỉ bị hạn chế bởi thời
gian và khả năng nhận thức của con người. Khả năng mở rộng này thể hiện ở các
thuộc tính sau đây: (1) thông tin lan truyền một cách tự nhiên; (2) khi sử dụng
thông tin không bao giờ bị cạn đi, mà trái lại càng trở nên phong phú do được tái
tạo và bổ sung thêm các nguồn thông tin mới; (3) thông tin có thể chia sẻ, nhưng
không mất đi trong giao dịch.
Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, khả năng truyền với tốc
độ rất cao và khả năng đem lại ưu thế cho người nắm giữ nó, thông tin đã thực
sự trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội như nghiên cứu, giáo dục, xuất
bản, tiếp thị và cả hoạt động chính trị. Mối quan tâm của xã hội đối với việc sử
13
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin đã mở rộng từ các lĩnh vực
truyền thống như thư viện, lưu trữ sang các tổ chức, các cơ quan, các ngành. Bây
giờ ở đâu người ta cũng quan tâm đến việc quản lý và khai thác các nguồn tài
nguyên thông tin.
Một khía cạnh nhận thức thứ hai về vai trò của thông tin trong những năm
gần đây là ngày nay ở nhiều nước thông tin đã trở thành hàng hoá. Điều đó đã
thúc đẩy hình thành một bộ phận mới trong nền kinh tế quốc dân, đó là khu vực
dịch vụ thông tin. Khu vực này ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ
thông tin đa dạng và đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
Người ta thấy rằng khối lượng và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông
tin đã trở thành tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước.
1.1.1.3. Vai trò của thông tin
Vai trò của thông tin trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng, nó thúc
đẩy tiến trình phát triển của mọi lĩnh vực. Thông tin làm nên những cuộc cách
mạng mang tính đột phá của nền văn minh nhân loại.
Trong cuộc sống con người, mọi hoạt động đều không thể thiếu vai trò của
thông tin, đây là điều kiện quan trọng để thực hiện hay quyết định một công việc.
Việc chuyển tải và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng đã thúc đẩy tiến
trình phát triển các hoạt động KT-XH. Các công ty quốc tế hoạt động, cạnh tranh
nhau nhờ nắm bắt và khai thác được khối lượng thông tin nhanh chóng và hữu
ích. Nhờ đó mà người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng
đắn và mang tính sống còn.
Một đất nước văn minh thì nhất định công nghệ thông tin cũng phát triển
tương ứng. Xã hội càng phát triển thì vai trò của thông tin càng trở nên quan
trọng, là yếu tố hàng đầu làm nên sức cạnh tranh kinh tế, chính trị và văn hóa của
một quốc gia. Thông tin là sức mạnh, là tiền bạc vì nó có một vị thế tiên phong
trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay.
Công nghệ thông tin ngày một phát triển với quy mô và tốc độ rộng. Đặc
14
biệt là sự xuất hiện của Internet, điều này đã thực sự làm nên một cuộc cách
mạng thông tin của thời đại chúng ta. Nhờ đó mà con người có thể thông tin và
giao tiếp với nhau vào bất cứ thời điểm nào, có thể tiếp nhận được cả âm thanh
và hình ảnh trong cùng một thời điểm, nó xoá nhoà khái niệm khoảng cách, biên
giới. Vì vậy mà nhiều người cho rằng, thế giới ngày nay là thế giới phẳng. Mọi
diễn tiến sự kiện cuộc sống, mọi tri thức đều được phổ biến ở phạm vi toàn cầu,
rất thuận tiện cho sự tiếp nhận thông tin của con người, xóa nhòa đi mọi khoảng
cách về hiểu biết tri thức và trình độ phát triển. Thông tin sẽ phát huy hết vai trò
của mình khi chúng được tập hợp thành hệ thống và xử lý thông tin. Do vậy,
song song với khái niệm thông tin sẽ có khái niệm hệ thống thông tin
(Information System - IS). Đây là một tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau
cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin để hỗ trợ việc
ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt
động trong một đơn vị, tổ chức.
Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống thông tin
Các chức năng chính của một hệ thống thông tin là thu thập dữ liệu từ trong
nội bộ tổ chức, đơn vị và từ môi trường bên ngoài để lưu trữ và xử lý thành
thông tin có ý nghĩa, rồi phân phối thông tin ấy đến những người hoặc tổ chức
cần sử dụng. Để hệ thống hoạt động hiệu quả nó phải được tổ chức, quản lý một
cách chặt chẽ, hệ thống thông tin không chỉ là các máy móc, phần mềm, nó còn
Tổ chức
Thu thập
xử lý lưu
trữ truyền
đạt
Dữ liệu Thông tin
Môi trường
Môi
trường
Môi trường
Môi
trường
15
bao gồm những yếu tố sau:
Hình 1.2: Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin
Như vậy, hệ thống thông tin có 5 thành phần chính:
Thứ nhất, phần cứng (Hardware), là các cơ phận (vật lý), các thiết bị hữu
hình cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn
phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ,
các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, card đồ
họa VGA, card wifi, card âm thanh, bộ phận tản nhiệt Cooler,...
Thứ hai, phần mềm (Software), là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị
(Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự
xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số
nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Phần mềm
thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần
cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp
dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác. Như vậy, phần mềm là
một khái niệm trừu tượng và nó hoạt động trên hệ thống phần cứng mới có thể
thực thi các “lệnh” hoặc “chỉ thị”.
Thứ ba, dữ liệu (database), là hình thức lưu giữ các sự kiện, ý tưởng, tin tức
16
và các thực thể cần quản lý, dữ liệu tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: con số, kí tự,
văn bản, hình ảnh, âm thanh. Dữ liệu của hệ thống thông tin là dự liệu được số
hoá và tổ chức thành các cơ sở dữ liệu và các cơ sở tri thức.
Thứ tư, mạng viễn thông (networking), là hệ thống tập hợp các thiết bị, các
mạng máy tính, bao gồm các giao thức truyền thông để truyền dữ liệu từ nơi này
đến nơi khác trongphạm vi địa lý rộng lớn. Ngày nay, mạng nội bộ, mạng
Internet là hệ thống mạng cần có để mọi loại hình tổ chức có thể ứng dụng
CNTT thực hiện thành công kinh doanh và thương mại điện tử.
Thứ năm, con người (human), là chủ thể trong các hoạt động, trong hệ
thống thông tin con người tham gia dưới hai hình thức hoặc sử dụng thông tin
hoặc những người tổ chức thực hiện hệ thống thông tin. Đó là những người tham
gia quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống. Họ có thể là các nhà quản lý, đại diện
bán hàng, người điều hành sản xuất và đơn giản là người cần thông tin, học sinh,
giáo viên...
1.1.2. Mạng xã hội
1.1.2.1. Khái niệm mạng xã hội
MXH (Social network sites) là một ứng dụng giúp kết nối mọi người
thông qua dịch vụ Internet, giúp người dùng có thể chia sẻ, trao đổi, tương tác
thông tin với nhau. Người dùng có thể liên kết với nhau dù họ ở bất cứ đâu, chỉ
cần có Internet.
MXH hay còn gọi MXH ảo là một khái niệm mới được hình thành trong
thập niên cuối của thế kỉ XX, bắt đầu bằng sự ra đời của Classmates.com (1995),
SixDegrees (1997), kế đến là sự nở rộ của một loạt các trang mạng khác như
Friendster (2002), MySpace, Bebo, Facebook (2005); một số mạng xã hội được
người dùng sử dụng nhiều nhất ở nước ta là: Facebook, Youtube,
Zalo, Instagram, Zing me… Với sự phát triển nhanh chóng của hình thức xã hội
ảo này, MXH được định nghĩa rất khác nhau tùy theo hướng tiếp cận:
Theo cách tiếp cận toán học thì MXH là một hệ thống gồm các đỉnh (node)
17
gắn kết với nhau thành một mạng gồm các liên kết.
Hay tiếp cận theo xã hội, nhấn mạnh yếu tố con người, MXH được nghiên
cứu trên quan hệ cá nhân - cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội. Mạng lưới
xã hội được hiểu là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội. Các
thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn là các nhóm xã
hội... Khi mạng lưới xã hội này được thiết lập và phát triển thông qua phương
tiện truyền thông Internet, nó được hiểu là MXH ảo.
Như vậy, có thể hiểu MXH là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở
thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau. Khi các cá nhân
tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi,
thời gian trở nên vô nghĩa. Những người sử dụng MXH được gọi là cư dân
mạng. Nhờ vào những ưu việt này mà MXH đang có tốc độ lan truyền chóng
mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở giới trẻ trên toàn thế giới.
Còn ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật tại khoản 22 Điều 3 Nghị
định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng, theo đó: MXH là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng
người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và
trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân,
diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và
các hình thức dịch vụ tương tự khác.
1.1.2.2. Đặc điểm của mạng xã hội
MXH trên Internet bao gồm các đặc điểm nổi bật: tính liên kết cộng đồng,
tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ. Trong đó:
- Tính liên kết cộng đồng: Đây là đặc điểm nổi bật của MXH cho phép mở
rộng phạm vi kết nối giữa người với người trong không gian đa dạng. Người sử
dụng có thể trở thành bạn của nhau thông qua việc gửi liên kết mời kết bạn, mà
không cần gặp gỡ trực tiếp. Việc gửi liên kết này tạo ra một cộng đồng mạng với
số lượng thành viên lớn. Những người chia sẻ cùng một mối quan tâm cũng có thể
tập hợp lại thành các nhóm trên MXH, thường xuyên giao lưu, chia sẻ trên mạng
18
thông qua việc bình luận hay dẫn các đường liên kết trên trang chung của nhóm.
- Tính đa phương tiện: Hoạt động theo nguyên lý của trang thông tin điện
tử, MXH có rất nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh,
hình ảnh động... Sau khi đăng kí mở một tài khoản, người sử dụng có thể tự do
xây dựng một không gian riêng cho bản thân. Nhờ các tiện ích và dịch vụ mà
MXH cung cấp, người dùng có thể chia sẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh,
video... Không những vậy, họ có thể tham gia vào các trò chơi trực tuyến đòi hỏi
có nhiều người cùng tham gia, gửi tin nhắn, chat với bạn bè, từ đó tạo dựng các
mối quan hệ mới trong xã hội ảo.
- Tính tương tác: Thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin được truyền đi và sau
đó được phản hồi từ phía người nhận, mà còn phụ thuộc vào cách người dùng sử
dụng ứng dụng của MXH. Đặc điểm này biểu hiện qua cấu trúc mô đun chức
năng của MXH.
- Khả năng truyền tải và lưa trữ lượng thông tin khổng lồ: Tất cả các
MXH đều có những ứng dụng tương tự nhau như đăng trạng thái, nhạc hoặc
video clip, viết bài..., nhưng được phân bổ dung lượng khác nhau. Các trang
MXH lưu trữ thông tin và nhóm sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, nhờ đó,
người sử dụng có thể truy cập và tìm lại lượng thông tin khổng lồ đã từng được
đăng tải trước đó.
1.2. Quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
QLNN về thông tin đối với MXH là hoạt động QLNN chuyên ngành thông
tin và truyền thông, do vậy trước khi đi tìm hiểu khái niệm này, chúng ta cần có
cách hiểu thống nhất về thuật ngữ QLNN.
QLNN là một thuật ngữ được sử dụng khá phố biến ở nước ta với nhiều
cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là hai cách tiếp cận theo
nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ cơ
19
quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đến
các cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các
cấp; cơ quan kiểm sát như Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân
dân các cấp. Với nghĩa rộng này thì QLNN chức năng tổng thể của bộ máy nhà
nước với tư cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chức
công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính
nhà nước (quản lý hành chính nhà nước) như Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang
bộ, UBND các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Theo nghĩa này
thì hoạt động QLNN không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà
nước mà nó là hoạt động điều hành công việc hàng ngày của hệ thống bộ máy
hành chính nhà nước.
Dù theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì hoạt động QLNN cũng có những đặc
điểm cơ bản phán ảnh bản chất của hoạt động QLNN như sau:
- Chủ thể QLNN là các cơ quan QLNN;
- Khách thể QLNN là quá trình xã hội và hoạt động của con người;
- QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành;
- QLNN là hoạt động mang tính trực tiếp của Nhà nước trên mọi lĩnh vực,
mọi ngành, mọi mặt của đời sống;
- QLNN là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo; mang tính chính trị,
dân chủ, khoa học và được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy, con người
và nguồn lực vật chất, kỹ thuật và nhiều nguồn lực khác.
Từ việc tìm hiểu và nghiên cứu các khái niệm QLNN của các học giả, các
nhà nghiên cứu có thể rút ra một khái niệm chung nhất về QLNN như sau:
QLNN là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của
nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và
phát triển đất nước [11].
Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động QLNN cũng được chuyên môn
20
hóa, đây chính là cơ sở khách quan của việc phân chia hoạt động QLNN thành
các quản lý chuyên ngành khác nhau, trong đó có hoạt động thông tin truyền
thông và quản lý thông tin trên các trang thông tin điện tử, trang MXH.
Như vậy, từ cách hiểu về khái niệm QLNN, tác giả cho rằng: “QLNN về thông
tin đối với MXH là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước của các
cơ quan QLNN lên các quá trình và hành vi trong lĩnh vực thông tin và truyền
thông của các MXH cung cấp dịch vụ trực tuyến và người sử dụng MXH”.
Có sự khác biệt giữa QLNN về thông tin đối với MXH và thông tin trên trang
báo chí. Thông tin trên báo chí được cung cấp bởi các phóng viên và được sự biên
tập và chịu trách nhiệm bởi Ban biên tập và được điều chỉnh bởi Luật Báo chí.
Đối tượng QLNN đối với MXH là hành vi và thông tin của người dùng đưa
ra và chịu chi phối chính bởi quy định của nhà cung cấp dịch vụ nên phải có góc
nhìn khác và mới về cách thức quản lý, với MXH, mỗi người dùng là một “trung
tâm truyền thông”, một “cơ quan ngôn luận” của cá nhân, mà tuỳ vào mức độ
ảnh hưởng của cá nhân đó sẽ có những tác động nhất định đến xã hội.
1.2.2. Nội dung, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về thông tin
đối với mạng xã hội
1.2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
Nhà nước thống nhất việc quản lý thông tin đối với MXH như sau:
- Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và những văn bản liên
quan đến thông tin và truyền thông, Internet trong đó bao gồm cả MXH.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thông tin và truyền thông.
Trên cơ sở chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển thông tin và truyền thông,
Nhà nước xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển, ứng dụng thông tin,
Internet, MXH phục vụ nhu cầu thông tin trong đời sống xã hội;
- Ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách,quản lý và sử dụng thông tin trên
Internet nói chung và MXH nói riêng.
- Ban hành các định mức, tiểu chuẩn về nội dung thông tin, kỹ thuật, các
chuẩn mực thông tin trên môi trường Internet và MXH. Nhà nước mà đại diện là
21
ngành Thông tin và truyền thông thống nhất quản lý các định mức, tiêu chuẩn kỹ
thuật có liên quan đến ngành TT&TT;
- Xây dựng chính sách cán bộ, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên
môn, chuyên môn sâu cho từng lĩnh TT&TT;
- Thực hiện chức năng thanh kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của
người dùng MXH cũng như các nhà cung cấp dịch vụ MXH.
1.2.2.2. Phương pháp quản lý thông tin đối với mạng xã hội
Để thực hiện chức năng QLNN về thông tin đối với MXH, các cơ quan
QLNN sử dụng một số phương quản lý như sau:
- Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế trong quản lý là phương pháp tác động của chủ thể
vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như thuế, tiền
thưởng, tiền phạt, giá cả, tín dụng... Quản lý thông tin đối với MXH bằng
phương pháp kinh tế nghĩa là thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để
hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng
tham gia cung cấp và sử dụng thông tin đối với MXH. Như vậy, phương pháp
kinh tế là phương pháp chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia
vào quá trình cung cấp và sử dụng thông tin trên MXH, kết hợp hài hòa lợi ích
của Nhà nước, xã hội, chủ đầu tư, và của tập thể.
- Phương pháp hành chính
Đây là phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực KT-XH. Đó là cách thức
tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng những quyết
định hành chính và hành vi hành chính. Phương pháp này thể hiện ở hai mặt, tĩnh
và động. Về mặt tĩnh, thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức
thông qua việc thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa tổ chức. Về mặt động của phương
pháp là sự tác động thông qua quá trình điều kiển tức thời khi xuất hiện những
vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý.
- Phương pháp giáo dục
Giáo dục được coi là một phương pháp hữu hiệu và quan trọng trong quản
22
lý thông tin đối với MXH. Bởi lẽ trong hoạt động quản lý thông tin trên MXH,
con người là đối tượng trung tâm, nên phải giáo dục và hướng các cá nhân tương
tác theo hướng có lợi cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Phương pháp này
tập trung vào giáo dục thái độ, nhận thức, cách thức tiếp nhận và xử lý thông tin
trước những luồng thông tin tràn lan trên MXH… Khác với lĩnh vực khác,
phương pháp này rất quan trọng vì bản thân người sử dụng MXH phải tự bảo vệ,
sàng lọc thông tin trên MXH để đảm bảo thông tin đó thực sự hữu ích, đồng thời
không để bản thân bị lôi kéo, kích động bởi thông tin trái chiều.
- Phương pháp định hướng và làm gương
Tác giả cho rằng, đây là phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất để quản
lý thông tin đối với mạng xã hội, quản lý bằng cách dẫn dắt, làm gương rồi kéo
theo là cách thức có sự khác biệt với khái niệm quản lý lâu nay; có thể gọi đây là
phương pháp quản lý mềm.
Phương pháp này hiệu quả nhưng khó thực hiện bằng cách biện pháp hành
chính, đòi hỏi năng lực, tầm nhìn, kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông của
các cá nhân/cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý.
- Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý
Để quản lý có hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nói chung và quản lý
thông tin đối với MXH nói riêng cần vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý.
Bởi thông tin đối với MXH khá đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng. Do
vậy, trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu quản lý cần có sự vận dụng linh
hoạt các biện pháp quản lý khác nhau.
1.2.2.3. Các công cụ quản lý thông tin đối với mạng xã hội
Trong hoạt động QLNN có thể sử dụng nhiều công cụ để quản lý thông tin
đối với MXH, dưới đây là một số công cụ chủ yếu:
- Các quy hoạch tổng thể và chi tiết, các quy hoạch tổng thể và chi tiết của
ngành TT&TT, là ngành được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý mạng
truyền thông nói chung và mạng xã hội nói riêng.
- Các kế hoạch, các kế hoạch định hướng và các kế hoạch triển khai cụ thể
23
về đầu tư của ngành và của các đơn vị cụ thể. Ngày nay, có thể nói, MXH có tác
động tới mọi cá nhân, mọi ngành và toàn xã hội, vì vậy công tác quản lý MXH
đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả mọi ngành.
- Hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật về thông tin trên môi trường
Internet như Luật Báo chí năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Công
nghệ thông tin 2006, Luật An toàn thông tin mạng 2015… và những văn bản
hướng dẫn thi hành luật sẽ tạo thành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để Nhà nước
sử dụng để quản lý thông tin đối với MXH một cách hiệu quả.
- Các định mức và tiêu chuẩn, là những căn cứ quan trọng để các cơ quan
QLNN tiến hành hoạt động quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về hành vi
và tương tác trên MXH là một khái niệm mở, phụ thuộc nhiều vào nhận thức của
người sử dụng, phong tục tập quán của cư dân.
Ngoài ra, các cơ quan thực hiện chức năng quản nhà nước còn sử dụng một
số biện pháp hỗ trợ trong quá trình quản lý, như các chính sách và đòn bẩy về
kinh tế.
1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
Với sự bùng nổ của CNTT, mạng Internet nói chung và MXH nói riêng
ngày càng có tác động sâu sắc đến xã hội, với xu hướng ảnh hưởng ngày càng
tăng. MXH và CNTT đang từng bước thay đổi cách thức tương tác, giao tiếp;
thay đổi phương thức tiếp nhận và xử lý thông tin… từ đó ảnh hưởng đến quyết
định của mỗi cá nhân, tổ chức.
Sự cần thiết phải QLNN về thông tin đối với MXH tại Việt Nam hiện nay
xuất phát từ 2 lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của MXH nói chung và thông tin trên MXH
nói riêng.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trực tuyến và Internet như ngày này,
chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của MXH mang đến cho mỗi cá nhân
cũng như toàn xã hội. Lợi ích này đã khiến cho trong một thời gian rất ngắn, chỉ
hơn 2 thập kỷ đã có tới ½ lượt dân số trên thế giới sử dụng MXH, trong đó uớc
24
tính Facebook có khoảng 2,234 tỷ người dùng. Tiếp theo là YouTube và
WhatsApp khi cùng có 1,5 tỷ người dùng. Đứng thứ 3 là Messenger với khoảng
1,3 tỷ người dùng [12]. Đáng chú ý là WhatsApp và Messenger là các ứng dụng
thuộc sở hữu của Facebook, là một công cụ thuận tiện, dễ dàng giới thiệu bản
thân mình với mọi người, qua đó, giúp người sử dụng tìm kiếm những cơ hội
phát triển khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, họ còn tiếp nhận thông tin, học
hỏi kiến thức và kỹ năng giúp hoàn thiện bản thân. MXH còn là môi trường kinh
doanh vô cùng lý tưởng để quảng cáo sản phẩm, giúp người kinh doanh có thể
tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng với chi phí thấp hơn kinh doanh
truyền thống. Đây là điều mà bất kỳ kênh truyền thông nào cũng mơ ước và chưa
từng có kênh truyền thông nào đạt được con số người dùng như trên. Do vậy, có
thể khẳng định vai trò thống lĩnh của MXH trong TT&TT ngày nay. Chúng ta
cũng có thể thấy rằng với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng,
MXH ở nước ta đã, đang và sẽ mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật là:
- MXH là cách thức truyền tin nhanh và đồng thời đến mọi nơi có Internet:
Quản lý và sử dụng tốt MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố
niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự
điều hành của Chính phủ. MXH đã được một số cơ quan QLNN từ Trung ương
đến địa phương sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với
người dân. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến
khích người dân đồng hành cùng Chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư
luận trên MXH.
- MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng
sống của con người: MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến
thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua MXH giúp họ có thể nắm
bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình.
Đồng thời có thể học hỏi được nhiều kiến thức phổ biến trên MXH mà không
mất chi phí, góp phần giảm chi phí xã hội trong giáo dục và đào tạo.
25
- MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng: Văn
hóa MXH là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng lớn
đến văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, MXH cho
phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày
một thuận tiện hơn. Nhờ MXH mà nhiều hoạt kinh doanh khởi nghiệp của giới
trẻ đã thành công, mang lại nhiều động lực cho phát triển cộng đồng.
- MXH góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa
của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook,
Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy
mọi người xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc
khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một
dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các
giá trị văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, MXH, thông tin trên MXH nói
chung cũng hàm chứa nhiều tiêu cực như:
- MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi
dụng tiến hành phá hoại tư tưởng: Trong những năm qua, các thế lực thù địch,
phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn tài khoản MXH vào các hoạt động
tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện
xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường để chống phá
Nhà nước, chống phá chế độ...
- MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật Nhà nước: Trong số khoảng 48
triệu người dân Việt Nam sử dụng MXH, có không ít người là cán bộ, đảng viên,
làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều
người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động
của cơ quan, đơn vị lên MXH hoặc sử dụng MXH làm công cụ liên lạc, trao đổi.
Trong khi đó, hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số cán bộ,
đảng viên chưa cao, trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ
26
lộ lọt bí mật Nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ lọt bí mật nhà nước trên Internet,
nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật trên MXH, tạo diễn đàn xuyên
tạc, nói xấu chính quyền. MXH cũng là công cụ thường được tin tặc sử dụng để
lan truyền virut máy tính.
- MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa: MXH phát triển làm
gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi MXH phát triển thì dòng
chảy của những tác động văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về
quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ. Tình trạng nhiễu
loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến
các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Điều này tạo nên những tiêu cực trong
cộng đồng khi mà không ít những người sử dụng MXH thiếu khả năng phân tích
và nhận định thông tin.
- MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng
hoạt động. Với đặc tính ảo, MXH thường xuyên được các đối tượng phạm tội về
hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản
ảo để bán hàng, kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến
hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu
thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm
cách đánh cắp, trục lợi. Một số đối tượng còn sử dụng MXH làm công cụ liên lạc
trong quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu
nổ và các hoạt động phạm tội khác.
Thứ hai, xuất phát từ những hạn chế trong QLNN về thông tin đối với
MXH. Với những bất cập như đã nêu ở trên, tác động tiêu cực đến rất nhiều hoạt
động trong đời sống KT-XH, văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, do MXH phát
triển quá nhanh trong khi đó hoạt động QLNN về thông tin trên MXH còn chưa
thực sự có hiệu quả, chưa bắt kịp sự phát triển của MXH. Chưa có biện pháp
quản lý hữu hiệu đối với những thông tin giả, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu
Đảng, Nhà nước, chế độ, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động, dẫn dắt, điều
hành các hoạt động biểu tình, bạo loạn, lật đổ, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa
27
bình” tại Việt Nam. Đồng thời với tính chất lan truyền thông tin rất nhanh nhưng
không phải thông tin nào trên MXH cũng đủ tin cậy, trong khi đó người sử dụng
MXH ở nước ta còn nhiều hạn chế về nhận thức nên dễ bị lợi dụng, kích động.
Do vậy, vấn đề đặt ra là đi đôi với việc chấp nhận và phát triển MXH cần phải có
sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng để MXH thực sự có ích và
mang lại hiệu quả tốt nhất.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội
của một số quốc gia
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trên thế giới không có quốc gia nào quản lý Internet nói chung và MXH
chặt chẽ như ở Trung Quốc. Ban đầu khi Internet xuất hiện tại Trung Quốc, nhà
nước Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều để phát triển công nghệ kỹ thuật mới, cơ
sở hạ tầng truyền thông nhằm phục vụ cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài
đến Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Internet nói chung và MXH nói riêng phát triển
mạnh mẽ, song song với lợi ích mà nó mang lại thì cũng tạo ra những quan ngại
về an ninh mạng. Điều này khiến cho các nhà quản lý của Trung Quốc lo lắng và
buộc họ phải đưa ra các biện pháp cứng rắn được coi là nhất thế giới để quản lý
thông tin trên Internet và MXH. Hệ thống quy định của Trung Quốc tập trung vào:
(1). Quy chế tạm thời về việc quản lý thông tin mạng máy tính kết nối quốc
tế. Trong đó quy định “Không một đơn vị hoặc cá nhân nào được phép tự tạo ra
những kết nối quốc tế trực tiếp. Tất cả những kết nối trực tiếp với Internet phải
thông qua 4 nhà cung cấp mạng chính của Trung Quốc là: ChinaNet, GBNet,
CERNET và CTSNET”.
(2). Pháp lệnh về Bảo vệ an ninh của các hệ thống thông tin máy tính, trong
đó quy định việc “giám sát, kiểm tra và hướng dẫn công tác bảo vệ an ninh” và
“điều tra và truy tố các trường hợp phạm pháp”.
28
(3). Pháp lệnh quy định, trong đó định nghĩa “thông tin độc hại” và chỉ ra 5
loại hoạt động có hại liên quan đến việc sử dụng Internet.
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc xác định cấp độ quản lý Internet với 3
cấp độ:
Một là, quản lý các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng: Một trong
những kế hoạch quan trọng của chính quyền Trung Quốc liên quan đến việc
quản lý Internet đối với các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng.
Hai là, quản lý các nhà cung cấp nội dung Internet: Bước đầu tiên, Trung
Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải có trách nhiệm ngăn chặn
người sử dụng tiếp cận với các thông tin chính trị nhạy cảm. Bước tiếp theo là
ngăn chặn các nhà cung cấp dịch vụ - đa số là các nhà cung cấp nội địa, một vài
trong số đó là những doanh nghiệp có đầu tư của nước ngoài - lưu trữ những nội
dung chính trị nhạy cảm. Bước thứ ba hướng đến các nhà cung cấp nội dung
Internet với mục đích thương mại hoặc phi thương mại? Nếu muốn có và duy trì
giấy phép hoạt động ở Trung Quốc, các nhà cung cấp nội dung Internet cần phải
ngăn chặn sự xuất hiện các nội dung “nhạy cảm” liên quan đến chính trị thông
qua các phương tiện kiểm duyệt nội dung tự động hoặc được thực hiện bởi nhân
viên của họ.
Ba là, quản lý thư điện tử và các MXH: Cũng như ở hầu hết các quốc gia
khác, các dịch vụ thư điện tử được lưu trữ trên máy chủ bên trong Trung Quốc
nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan hành pháp về thông tin người dùng và bản
sao các thông tin được liên lạc bằng thư điện tử. Điện thoại di động và các dịch
vụ chat trên Internet được phép hoạt động ở Trung Quốc cũng được yêu cầu lọc
các nội dung nhạy cảm về chính trị [25].
Bên cạnh đó việc quản lý nội dung thông tin trên Internet bằng quy định
pháp lý, Trung Quốc còn có các biện pháp ngoài luật như xây dựng bức tường
lửa “Great Wall Firewall”, giới công nghệ các nước phương tây gọi nó là “Vạn
Lý Trường thành trên mạng”. Bức tường lửa này được tạo dựng bởi những bức
tường lửa chuẩn trên các proxy server (máy chủ), những bức tường này ngăn
29
việc truy cập tới các nội dung bằng cách chặn vào địa chỉ IP Route được chỉ
định.Với hệ thống này, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn chủ động trong việc
tìm kiếm và ngăn chặn các nguồn tin mà họ nghĩ rằng sẽ gieo rắc những tư tưởng
không tốt cho người dân và gây ra những bất lợi cho Chính phủ.
Bên cạnh việc sử dụng Great Wall Firewall, Trung Quốc còn phát triển một
dự án với tên gọi “Lá chắn”, hay Golden Shield. Dự án này là một phần của
Great Wall Firewall. Golden Shield, đã được hoàn thành vào năm 2005. Khác
với công việc chính của Great Wall Firewall là ngăn chặn, Golden Shield tập
trung vào việc giám sát và kiểm duyệt người dùng. Hệ thống này được vận hành
bởi Cục An ninh công cộng (PSB) và lực lượng cảnh sát Trung Quốc.
Khi những nội dung, thông tin nhạy cảm được gửi qua email hoặc đăng tải
trên Internet bị phát hiện bởi Golden Shield, một vài lực lượng đặc biệt có thể được
cử đến, nếu nghiêm trọng thì bị bắt giữ ngay để điều tra. Có thể nói rằng, với sự
xuất hiện của Great Wall Firewall và Golden Shield Chính phủ Trung Quốc đang có
trong tay một công cụ đắc lực để vận hành Internet và báo chí điện tử [25].
Bên cạnh đó, với lợi thế có số dân cư lớn, Nhà nước Trung Quốc đã khuyến
khích MXH nội địa phát triển, khi MXH nội địa đủ lớn thì cấm các MXH quốc
tế không chấp nhận quy định của pháp luật Trung Quốc.
* Kinh nghiệm của Australia
Australia là quốc gia có khung văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện về an
ninh mạng, bao gồm: Đạo luật về tội phạm mạng; Đạo luật về thư điện tử rác;
Đạo luật về viễn thông và Đạo luật bảo mật. Trong đó, Đạo luật về tội phạm
mạng cung cấp các quy định toàn diện về các tội liên quan đến Internet và máy
tính như truy cập, xâm nhập máy tính trái phép, làm hỏng dữ liệu và cản trở truy
cập đến máy tính, ăn cắp dữ liệu, gian lận máy tính, rình rập trên mạng, quấy rối
và sở hữu các nội dung khiêu dâm và ấu dâm. Đạo luật đã đưa ra một số quyền
điều tra về tội phạm hình sự nhằm bảo vệ an ninh, độ tin cậy, tính nguyên vẹn
của dữ liệu máy tính và truyền thông điện tử. Ngoài ra, đạo luật tăng cường khả
30
năng áp dụng những điều khoản về khám xét và thu giữ hiện có liên quan đến dữ
liệu điện tử được lưu trữ.
Mới đây nhất, Luật An ninh mạng đã được thông qua. Theo các nhà lập
pháp, quy định này là điều thiết yếu để duy trì an ninh quốc gia và là một công
cụ quan trọng của chính quyền trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố và đảm
bảo an toàn, an ninh thông tin mạng.
Luật này cho phép cơ quan chức năng có thể truy cập vào các tin nhắn bị
mã hoá của người dùng 3 cấp độ nhằm giúp các cơ quan này truy cập vào những
dữ liệu bị mã hoá. Ở cấp độ thứ nhất, chính quyền sẽ gửi yêu cầu về việc trợ
giúp tự nguyện nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tới các công ty công nghệ. Với cấp
độ thứ 2, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp bộ giải
mã trong trường hợp họ nắm trong tay giải pháp này. Trong trường hợp thứ 3 và
cũng là trường hợp nghiêm trọng nhất, Tổng chưởng lý (người đứng đầu cơ quan
tư pháp liên bang) sẽ đưa ra một thông báo yêu cầu các công ty công nghệ phải
xây dựng một công cụ giải mã nhằm trợ giúp cho công tác thực thi pháp luật.
* Kinh nghiệm của Đức
Việc siết chặt quản lý các MXH đã được các nhà lập pháp Đức đặt ra từ
nhiều năm trước. Cựu Bộ trưởng Tư pháp và nay là Bộ trưởng Ngoại giao Đức
Heiko Maas từng thúc đẩy mạnh mẽ việc phạt tiền nặng đối với các mạng xã hội
vi phạm luật pháp, đặc biệt trong vấn đề kiểm soát tin tức giả mạo (Fake News).
Mùa Hè năm 2017, Quốc hội Liên bang Đức đã thông qua luật về quản lý
mạng xã hội (NetzDG), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Đây là
công cụ pháp lý mới nhất và mạnh nhất nhằm quản lý các hoạt động của MXH,
đảm bảo môi trường lành mạnh nhất có thể cho người dùng.
Theo luật này, những dịch vụ MXH tại Đức nếu để xảy ra tình trạng người
dùng lăng mạ, gây thù oán hay phát tán các tin tức giả mạo sẽ đối mặt với án
phạt rất nặng, có thể lên đến 50 triệu euro, tương đương khoảng 1.350 tỷ đồng.
Đức cũng muốn dùng công cụ pháp lý này để hạn chế các loại hình tội phạm trên
31
môi trường mạng xã hội, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức cực đoan, các
nhóm khủng bố.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội dù không hài lòng nhưng vẫn buộc
phải tuân thủ các quy định mới của luật NetzDG. Facebook, YouTube, Twitter...,
theo đó đã đầu tư các công cụ mạnh để lọc những nội dung vi phạm, cũng như
cho phép người dùng khiếu nại đồng thời tiến hành xử lý các phản hồi trong
vòng 24 giờ.
Đức hiện có khoảng 38 triệu người sử dụng các mạng xã hội, trong đó
Whats app chiếm tỷ lệ cao nhất với 79%, tiếp đến là Facebook với 59%,
Instagram với 30%. Twitter chỉ xếp thứ 5 về mức độ phổ biến tại Đức, sau cả
YouTube và Snapchat.
Theo thống kê của các nhà quản lý, có khoảng 310.000 tài khoản Facebook
của người tại Đức bị ảnh hưởng trong vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica.
Tính trong toàn khu vực châu Âu, khoảng 2,7 triệu tài khoản có tên trong số 87
triệu tài khoản Facebook trên thế giới bị Cambridge Analytica sử dụng trái phép
các thông tin cá nhân.
Kết quả thăm dò của tạp chí Focus hồi cuối tháng Ba cho thấy khoảng 49%
người dùng ở Đức có ý định đóng tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội, bao
gồm Facebook, Instagram và Twitter. Lo ngại về việc thiếu các biện pháp bảo vệ
dữ liệu là một trong những nguyên nhân chính khiến người dùng muốn đóng các
tài khoản trên MXH.
Bên cạnh đó, EU đã thiết lập những quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng
5/2018, theo đó yêu cầu các công ty truyền thông xã hội bảo mật tốt hơn đối với
các thông tin cá nhân trên mạng nếu không sẽ phải chịu phạt tối đa 4% thu nhập
hàng năm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Đức cho rằng những biện pháp này
chưa đủ tính răn đe và nhấn mạnh cần phải có những luật định rõ ràng với các
công ty truyền thông xã hội. [26]
1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam
Quản lý MXH nói chung và thông tin đối với MXH nói riêng có thể tham
32
khảo kinh nghiệm của các nước phát triển, đi trước trong lĩnh vực truyền thông.
Tuy nhiên, luật pháp, phong tục tập quán, trình độ dân trí và cả thể chế chính trị
mỗi nước khác nhau, nên việc nắm bắt kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế là
cả một quá trình nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến và hoàn thiện.
Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn về quản lý thông tin đối với mạng
Internet nói chung và MXH nói riêng của một số quốc gia trên thế giới, tác giả
rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả công
tác QLNN về thông tin đối với MXH như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống các quy định pháp lý toàn diện tạo hành
lang pháp lý cho hoạt động của các trang MXH tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc
triển khai và quản lý hoạt động quản lý thông tin đối với MXH của các cơ quan
QLNN trong từng giai đoạn khác nhau.
Hành lang pháp lý này vừa phải phù hợp với luật pháp hiện hành của Việt
Nam, với phong tục tập quán, trình độ dân trí của Việt Nam nhưng không được
trái với hệ thống pháp luật quốc tế.
Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu tầm
quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN nói chung và sử
dụng thông tin đối với MXH nói riêng. Để người dân thấy được vai trò truyền
thông nhanh chóng của MXH nhưng cũng cần cảnh giác, chắt lọc thông tin trên
MXH. Đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ quản lý là người có bản lĩnh chắt lọc
thông tin. Bởi vậy, cần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền về việc sử dụng
MXH cũng như thông tin trên MXH.
Thứ ba, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý trong lĩnh vực TT&TT, nâng cao trình độ của đội ngũ này, đủ năng lực,
trình độ trong mọi nhiệm vụ.
Cần có đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ làm công tác quản lý để có thể tạo ra
những tấm gương, sự ảnh hưởng đủ sức dẫn dắt dư luận và hành vi xã hội. Đào
tạo lớp cán bộ này không chỉ chú trọng đào tạo về trình độ kỹ thuật, kỹ năng làm
33
việc mà còn phải đào tạo, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng.
Thứ tư, cần có kế hoạch trang bị cơ sở vật chất nhằm phát huy hiệu quả sử
dụng cơ sở vật chất này.Những trang thiết bị đắt tiền, thiếu vốn đầu tư thì phải
có kế hoạch đầu tư từng bước, không đợi đến lúc có đủ mới mua sắm. Đây là vấn
đề quan trọng và không dễ thực hiện, bởi đầu tư nhiều nhưng không sử dụng
được hoặc thiếu sự bảo quản thì không đem lại kết quả. Bên cạnh đó, với tốc độ
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin, trang thiết bị rất nhanh
chóng bị lạc hậu nên khi đầu tư cần tính đến khả năng kế thừa, nâng cấp thiết bị.
Mặt khác, cần tính toán thật kỹ vấn đề nuôi sống các hoạt động này và phục vụ
đắc lực cho việc quản lý thông tin nói chung và thông tin đối với MXH nói riêng.
Thứ năm,, quản lý thông tin đối với MXH không giống với các đối tượng
quản lý truyền thống lâu nay, đây là một đối tượng quản lý “mềm”, không có
giới hạn về không gian, biên giới, không có tiêu chí cứng để áp đặt… công tác
quản lý phải vừa đúng pháp luật Việt Nam vừa phù hợp pháp luật quốc tế.
Thứ sáu, quản lý thông tin đối với MXH không chỉ là việc điều chỉnh hành
vi, thông tin trên MXH đúng pháp luật mà còn là công tác sử dụng, ứng dụng
thông tin đó vào công tác phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội.
Tiểu kết Chương 1
Sự ra đời ồ ạt của các MXH thời gian gần đây ở Việt Nam cũng như trên
toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới trong việc chia sẽ, sử dụng thông tin
trên môi trường Internet nói chung. Điều này tạo nên những lợi ích nhất định
trong việc phát triển của kênh truyền thông cộng đồng, phục vụ đắc lực cho sự
phát triển KT-XH của không chỉ một quốc gia mà còn cả trên thế giới. Tuy
nhiên, do đặc tính của MXH là: Tính liên kết cộng đồng, tính đa phương tiện;
tính tương tác và khả năng truyền tải, lưu giữ một lượng thông tin khổng lồ nên
MXH cũng trở nên khó kiểm soát, đặc biệt là thông tin trên đó nếu Nhà nước
không có biện pháp quản lý hữu hiệu. Do vậy, để đảm bảo các thông tin đối với
34
MXH thật sự hữu ích cần thiết phải có sự QLNN đối với loại hình thông tin và
dịch vụ này.
35
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN
ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng về các mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
2.1.1. Mạng xã hội trên thế giới
Mở đầu cho kỷ nguyên MXH là vào năm 1995 với sự ra đời của trang
Classmate với mục đích kết nối bạn học với khoảng 50 triệu người dùng tại thời
điểm này, đây được coi là một con số kỷ lục thời đó, khi mà trào lưu dùng
Internet còn ở thời kỳ khai sinh. Tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào
năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Trong giai đoạn này
còn thêm 2 trang website khác ra đời nhằm đối trọng với Classmates.com đó
là Care2.com và Opendiary.com.
Sự phát triển của các MXH thực sự nở rộ từ năm 2001 đến 2007 khi mà
trong giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các MXH như năm 2004 là
MySpace với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu
hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày. Năm 2005 là MXH khổng lồ
Facebook ra mắt, đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống MXH trực tuyến với
nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công
cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook
Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc.
Sau Facebook là hàng loạt các MXH đình đám xuất hiện trên thế giới như:
kênh Youtube được coi là MXH lớn thứ 2 thế giới với kho video đa dạng, nhiều
lĩnh vực. Youtube thu hút được lượt người dùng lớn bởi nhiều chương trình
partner hay và chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với người sử dụng. Tiếp đó là
Google+ tập trung nhiều vào sự trao đổi giữa bạn bè và gia đình. Chúng cũng
liên tục thúc đẩy sự tương tác thông qua các tính năng như chia sẻ ảnh, chia sẽ
các trạng thái cảm xúc hoặc chơi các trò chơi xã hội. Và What App cũng được
36
xem là MXH phát triển nhanh nhất hiện nay và cho đến nay số lượng người dùng
đã cán mốc 1 tỷ người và trở thành trang MXH phổ biến. Hoặc Tumblr là một
dịch vụ tiểu blog và MXH do Tumblr, Inc. sở hữu và vận hành. Trang web cho
phép người dùng đăng tải các nội dung đa phương tiện lên một trang blog, đồng
thời theo dõi blog của những người dùng khác. Cũng không kém phần phổ biến
là MXH như Instagram là một ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên
Apple iOS, Android và Windows Phone. Mọi người có thể tải ảnh hoặc video
lên dịch vụ và chia sẻ chúng với người theo dõi của mình hoặc với một nhóm
bạn bè chọn lọc. Hay Twitter là một trang MXH cho người sử dụng có thể tải
hình ảnh lên, viết và đọc nội dung có độ dài giới hạn. Ngoài ra còn hàng loạt các
MXH khác nhau, con số này khó có thể thống kế được bởi lẽ ngày nay MXH đã
trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Các doanh
nghiệp cũng sớm nắm bắt được điều này và rất nhiều trong số họ đã phát triển
nhanh chóng để thương hiệu của mình có chỗ đứng trên các trang MXH phổ
biến.
Bên cạnh những trang MXH nổi tiếng trên toàn thế giới có mặt ở hầu hết
các quốc gia như đã nêu ở trên thì tại mỗi một quốc gia sẽ có những MXH “nội
địa” cũng phát triển mạnh mẽ không kém các MXH toàn cầu; như ở Trung
Quốc, do các chính sách quản lý chặt chẽ, ở đất nước này chỉ có các MXH “nội
địa” hoạt động nhưng số lượng người dùng cũng đông đảo không kém gì so với
MXH toàn cầu như Weibo là sự “lai tạo” giữa 2 MXH phổ biến là Twitter và
Facebook, một MXH nổi tiếng tại Trung Quốc đã có đến 222 triệu người theo
dõi và 100 triệu người dùng hàng ngày. Mỗi ngày số lượng tin nhắn trên Weibo
lên đến 100 triệu tin, chiếm trên 30% người dùng Internetở quốc gia có tới 1.3 tỷ
dân này. Hay như WeChat là một công cụ liên lạc di động mới và mạnh
mẽ. WeChat hỗ trợ gửi tin nhắn thoại, video, ảnh và văn bản. Baidu là một
trang mạng giống như những diễn đàn trực tuyến, người dùng có thể xem nội
dung mà không cần phải đăng nhập. Bên cạnh đó Baidu còn cung cấp nhiều dịch
37
vụ, bao gồm một công cụ tìm kiếm chung cho các trang web, các tệp âm thanh
và hình ảnh. Renren là một MXH phổ biến đối với sinh viên đại học Trung
Quốc. Khác với các MXH khác Renren là MXH đầu tiên của Trung Quốc với
chính sách đăng ký bắt buộc người sử dụng phải sử dụng họ tên thật. Youku là
trang mạng cho phép người dùng tải lên các video có độ dài tùy ý. Một trang
mạng có số lượng người truy cập cao mỗi ngày. Số lượng người sử dụng Youku
ngày càng tăng với tốc độ lớn. Trang mạng này cũng đã có những tính năng mới
hấp dẫn người dùng.
MXH có thể phát triển mạnh mẽ và được sử dụng nhiều trên thế giới là đặc
điểm và những lợi ích mà nó mang lại như:
- Thứ nhất, đây là trang thông tin mở, các hình ảnh, video, clip, bài viết, tin
tức… được lưu hành và chia sẻ chính là nội dung của MXH và do chính các
thành viên tự sáng tạo ra. Xu hướng chung là ngày càng nhiều người sử dụng
những thông tin trên MXH sẽ trở thành kho lưu trữ nội dung khổng lồ, nhưng
nguồn thông tin khổng lồ này lại không có cơ quan nào giám sát, kiểm duyệt nội
dung, chất lượng, hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, quan điểm của
mỗi người tham gia chia sẻ với nhau.
Thứ hai, nguồn tin phong phú, đa dạng, với những tin tức thời sự, bình luận,
quan điểm cá nhân của bất kỳ ai hoặc những hình ảnh, video, clip… về sự việc nào
đó do chính các thành viên của MXH chia sẻ, cung cấp. Mặt khác, MXH còn tích
hợp nhiều công cụ vui chơi, giải trí có thể đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên.
Thứ ba, độ tương tác cao, giao tiếp thuận lợi, các thành viên chia sẻ thông tin
và tương tác trực tuyến với nhau theo các cách rất đơn giản như: thích, bình luận,
ảnh, trò chuyện; và sử dụng các ứng dụng, kết nối về một nội dung hay một trang
web nào đó. Nhờ vậy, người dùng MXH có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ,
tương tác ở bất cứ đâu với gia đình, bạn bè, xã hội... Cũng có thể liên kết thông
qua tích hợp nhiều trang mạng và website khác nhau một cách nhanh chóng.
Thứ tư, đa dạng về không gian và thời gian, các thành viên có thể truy cập
38
tham gia MXH ở bất kỳ đâu mà ở đó có dịch vụ Internet… với cách thức cũng đa
dạng như: điện thoại di động thông minh, máy tính bàn, máy tính xách tay, máy
tính bảng… để kết nối Internet, nên tính chủ động, linh hoạt rất cao.
Như đã phân tích ở trên, có thể thấy MXH đã và đang phát triển nhanh
chóng, hiệu quả đã vượt ra ngoài giới hạn về không gian và thời gian, có vai trò
ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Tuy nhiên, do tính đặc thù
cao nên việc kiểm soát thông tin trên MXH là không dễ, các nguồn thông tin
đúng, sai khó bề kiểm chứng; tốc độ phát tán rộng rãi, nhanh chóng thông qua rất
nhiều hình thức khác nhau. Nếu một thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, vu
khống, xúc phạm cá nhân hay tổ chức, hình ảnh nhạy cảm, phản cảm… sẽ gây
tác động tiêu cực đến nhiều người; MXH còn có thể là môi trường để các thế lực
thù địch lợi dụng phá hoại một quốc gia hay tổ chức nào đó mà họ muốn. Vì vậy,
tính hai mặt của MXH đều được các nước quan tâm quản lý.
2.1.2. Mạng xã hội và thông tin trên mạng xã hội ở Việt Nam
Song song với những MXH lớn của thế giới như đã trình bày ở phần trên thì
tại Việt Nam cũngcó sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt MXH thuần Việt
như ZoomBan, Yobanbe, FaceViet.com, VietSpace, Clip.vn. Yume, Tamtay.vn,
Truongxua.vn, ZingMe, Go.vn, Zalo, Zing Me, Tinh tế… Một số MXH vẫn tồn
tại và phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục là một công cụ làm việc, ứng dụng giải
trí, nguồn thông tin quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Ở Việt
Nam mỗi năm xuất hiện rất nhiều các trang MXH được cấp phép hoạt động, tính
đến nay đã có hơn 360 MXH. Tuy nhiên, không phải mạng “nội địa” nào cũng
được đón nhận và có số lượng người dùng đông đảo. Phần lớn MXH đang được
ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam là những mạng lớn đang được sử
dụng trên thế giới như Facebook, Youtube, Google, Messenger,
Instagram…Trong đó, đặc điểm sử dụng MXH ở nước ta tập trung vào một số
điểm như:
Về đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi 15
39
tuổi đến 40 tuổi. Nhóm đối tượng này lại gồm 2 thành phần chủ yếu là học sinh,
sinh viên và người đang đi làm. Nhìn chung họ là những người trẻ, có điều kiện
tiếp cận với máy tính và mạng Internet ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
nhanh nhạy trong việc tiếp thu được những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như
những trào lưu mới trên thế giới. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu báo
chí, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thì thời gian truy cập mạng trung
bình của các nhóm đối tượng trong một ngày là khoảng 3,7 giờ. Đây là một con
số khá cao. Tuy nhiên, thời gian truy cập mạng của các đối tượng còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như không gian, tính chất công việc, mục đích truy
cập... Facebook là trang MXH có số người sử dụng nhiều nhất, tiếp theo
Facebook, Zingme vốn là một MXH kèm theo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe
nhạc, đọc tin tức, chia sẻ video... trong thời gian gần đây, Zalo là trang mạng xã
hội đang được người dùng chú ý, trong đó có cả một số cơ quan nhà nước đang
ứng dụng để truyền tải thông tin cho hoạt động điều hành công tác hàng ngày.
Về động cơ và mục đích truy cập Internet và sử dụng MXH khá khác nhau,
tuy nhiên tập trung nhiều vào các nội dung như: nhu cầu chia sẻ thông tin; liên
lạc và giao tiếp; giải trí, thương mại và trao đổi. Trong đó nhu cầu thông tin
được coi là một nhu cầu khá lớn nhưng cũng là nhu cầu đặt ra nhiều thách thức
cho các nhà quản lý như:
Cần chặn thông tin độc hại, thông tin xấu, tin giả. Theo khảo sát của
chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy, các trường hợp phát
ngôn gây thù ghét của người sử dụng MXH tại Việt Nam thể hiện tập trung: nói
xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc
(37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo
(15,09%) [6].
Bên cạnh đó, dưới sự phát triển của CNTT và sự bùng nổ và phát triển như
vũ bão của thông tin trên mạng Internet, vấn đề về an toàn, an ninh mạng đang
ngày càng gặp nhiều thách thức. Do các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng
40
và diễn biễn phức tạp. Một vấn đề hiện nay của an toàn bảo mật thông tin là các
lỗ hổng từ các hệ thống phần mềm và phần cứng. Ví dụ, dịch vụ MXH LinkIn
đang phải đối mặt với các tấn công thông qua E-mail và tính năng InMail. Hay
qua tính năng ViewAs của dịch vụ MXH Facebook đã khiến hơn 50 triệu tài
khoản bị tấn công. Kiểu tấn công qua MXH như thế này không phải là mới
nhưng rất khó ngăn chặn. Bên cạnh đó, các hệ thống phần cứng cũng gặp các lỗi
dựa trên tính năng Bluetooth của các hệ điều hành Android, Windows và Linux.
Các thông tin hay mã độc có thể bị đánh cắp hay phát tán mà người dùng không
thể can thiệp được.
Trước những thực tế trên, đòi hỏi nước ta phải có nhiều chủ trương, chính
sách và các biện pháp nhằm phát triển và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên
Internet nói chung và MXH nói riêng.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại
Việt Nam hiện nay
2.2.1. Cơ sở pháp pháp lý quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã
hội tại Việt Nam hiện nay
Để thực hiện chức năng QLNN về TT&TT nói chung và quản lý thông tin
trên MXH, đồng thời trước những bất cập trong việc sử dụng MXH và thông tin
trên MXH gây mất an toàn, an ninh thông tin, nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách và các biện pháp nhằm phát triển và đảm bảo an toàn, an ninh thông
tin trên MXH. Sau đây là một số đạo luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi
hành, chi tiết hóa các quy định tại các đạo luật như:
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006, được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006. Luật có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2007, Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển
CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ
của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT
được coi là môi trường nền tảng cho các hoạt động của TT&TT và MXH.
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam
Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam

More Related Content

What's hot

Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sựTé Lầu
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
 
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao độngVai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
Vai trò của tổ chức công đoàn trong bảo vệ quyền người lao động
 
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt NamLuận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Thi hành án dân sự
Thi hành án dân sựThi hành án dân sự
Thi hành án dân sự
 
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách pháp luật hôn nhân và gia đình, HOT
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Doanh Nghiệp, Dễ Làm Điểm Cao
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú YênBáo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
Báo Cáo Thực Tập Tại Viện Kiểm Sát Nhân Dân Huyện Thanh Chương, Tỉnh Phú Yên
 
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hônĐề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAYLuận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
 
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOTLuận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản trị công ty cổ phần, HOT
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt NamLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng TrịLuận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
Luận văn: Pháp luật về việc làm và giải quyết việc làm tại Quảng Trị
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOTLuận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
Luận văn: Các hình thức xử lý kỷ luật lao động trong pháp luật, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đìnhLuận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
Luận văn: Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng, chống bạo lực gia đình
 

Similar to Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam

Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuMot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuCat Van Khoi
 
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận Văn 1800
 
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nayLuận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfHOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfHanaTiti
 
BaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptx
BaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptxBaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptx
BaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptxD19CQAT01NNGUYENQUOC
 
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021Nguyen Trung
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...luanvantrust
 
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị nataliej4
 

Similar to Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam (20)

Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đLuận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
Luận văn: Qui định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Internet, 9đ
 
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuMot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
 
Luanan nguyen minhthang
Luanan nguyen minhthangLuanan nguyen minhthang
Luanan nguyen minhthang
 
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ  Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
 
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
Luận án: Quản lý nhà nước về báo chí điện tử ở Việt Nam hiện nay - Gửi miễn p...
 
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nayLuận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay
 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfHOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Quản lý về tôn giáo của UNBD cấp huyện tỉnh Quảng Bình
 
Cơ sở lý luận pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam.docxCơ sở lý luận pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận pháp luật về an ninh mạng của Việt Nam.docx
 
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã HộiLuận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
Luận Văn Quyền Tự Do Ngôn Luận Trên Mạng Xã Hội
 
BaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptx
BaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptxBaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptx
BaoCao_PPLNCKH_Final_Nhom1_D19AT.pptx
 
ti nua lam.pptx
ti nua lam.pptxti nua lam.pptx
ti nua lam.pptx
 
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Cho Vay Kinh Doanh Bất Động Sản Tại Ngân Hàng HDBank
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông xã hội tới hoạt động kinh doanh trực tu...
 
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam thực trạng và một số khuyến nghị
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho thanh niên tỉnh Quảng Bình, 9đ
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, HAY!
 
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 

Luận văn: Quản lý về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN XUÂN THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN XUÂN THỦY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TUẤN ANH HÀ NỘI, 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận văn Phan Xuân Thủy
  • 4. ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI 8 1.1. Thông tin trên mạng xã hội 8 1.2. 1.3. Quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam 18 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 34 2.1. Thực trạng về các mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay 34 2.2. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay 39 52 Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 58 3.1. Định hướng quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay 58 3.2. Một số giải pháp cơ bản tăng cường quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay 65 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ CNTT : Công nghệ thông tin KT-XH : Kinh tế - xã hội MXH : Mạng xã hội QLNN : Quản lý nhà nước TT&TT : Thông tin và truyền thông TTĐT : Thông tin điện tử HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Ủy ban nhân dân TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam
  • 6. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Hình 1.1 : Sơ đồ hệ thống thông tin 14 Hình 1.2 : Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin 15
  • 7. v
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, Internet nói chung và mạng xã hội (MXH) nói riêng ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu như một xu thế tất yếu khách quan. Sau hơn 20 năm ra đời, MXH đã trở thành một công cụ đặc biệt đáp ứng vô cùng hữu hiệu nhu cầu của con người trong việc chia sẻ thông tin, kết nối bạn bè mà không còn những trở ngại về khoảng cách thời gian, không gian địa lý, ngôn ngữ, văn hóa, dân tộc giữa các quốc gia; MXH đang trở nên phổ biến hơn và ngày càng thu hút lượng người dùng đông đảo trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, theo Trung tâm Internet Việt Nam, tính đến cuối năm 2018, cả nước có trên 60 triệu người sử dụng Internet, gấp đôi số người sử dụng năm 2011, tương ứng với hơn 60% dân số, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore (80%), Malaysia (trên 70%). Chỉ tính 17 năm qua, từ năm 2001 đến năm 2018, số lượng người sử dụng Internet tăng trung bình mỗi năm 15- 18%. Trong số hơn 60 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, có gần 30 triệu khách hàng của Google, 15 triệu của Yahoo, có trên 48 triệu khách của Facebook (người dùng có thể sử dụng đồng thời các MXH). Khác với Yahoo, đang có xu hướng giảm lượng người dùng, riêng Facebook, đã có mức tăng từ 4 triệu người dùng vào cuối năm 2011 lên trên 35 triệu người dùng cuối vào năm 2016 và đạt trên 48 triệu người dùng tính đến tháng 4/2018. Cùng với sự phát triển mạng mẽ của Internet thì xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm…. Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng khắp toàn cầu, điển hình là Facebook, Twitter, YouTube, Google, Yahoochat, Gmail, Zalo... Riêng Facebook, chỉ sau mấy năm ra đời, MXH này đã có hơn một tỷ người khắp thế giới sử dụng, hơn một nửa trong đó sử dụng hàng ngày.Việt Nam xếp thứ 7 trong số các quốc gia có người dùng, với 59 triệu người dùng vào tháng 7 năm 2018. Bên cạnh đó là sự xuất hiện vào năm 2005 của MXH chia sẻ video lớn nhất hiện nay - Youtube.
  • 9. 2 Đến nay, với hơn 1 tỷ người dùng, tương đương 1/7 dân số thế giới, MXH chia sẻ video này đang tạo xu hướng thông tin, giải trí mới, với các kênh Youtube phổ biến nhất, thu hút người xem còn đông hơn lượng khán giả của nhiều kênh truyền hình lớn [22]. Những lợi ích mà MXH mang lại cho chúng ta là rất lớn, cho phép người sử dụng tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng nhiều trang thông tin cá nhân, blog vi phạm bản quyền nghiêm trọng, đăng tải hoặc cố ý trích dẫn nội dung không phù hợp từ các trang thông tin điện tử (TTĐT) được tạo lập với mục đích xấu, hay trích dẫn xuyên tạc nội dung từ trang TTĐT, trang báo chí chính thống, lập các trang web mạo danh cá nhân để cung cấp, truyền tải thông tin kiểu “lập lờ đánh lận con đen” gây mất an ninh thông tin, tác động không tốt đến an toàn xã hội. Ngoài ra, còn có không ít đối tượng lợi dụng trang thông tin cá nhân để truyền bá các quan điểm chính trị sai trái, lối sống lệch lạc, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc, kích động bạo lực, khiêu dâm… nhằm phá hoại an ninh truyền thông, an ninh tư tưởng, văn hóa và an ninh chính trị quốc gia…, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, nhất là đối với giới trẻ. Chính vì vậy, việc kiểm soát, quản lý thông tin trên MXH ở Việt Nam hiện nay đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: "Quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Đây là vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Công tác quản lý nhà nước (QLNN) về thông tin và truyền thông (TT&TT) nói chung và đối với thông tin trên các trang MXH nói riêng trong bối cảnh hiện nay là vấn đề được khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm; các vấn đề này được đề cập trong nhiều quy định pháp lý, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, bài viết, luận văn, tiêu biểu như:
  • 10. 3 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018). Đây là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng nhằm định hướng cho hoạt động phát triển và quản lý thông tin trên môi trường Internet nói chung trong đó có MXH. Bộ TT&TT có văn bản hướng dẫn cụ thể về Quản lý MXH và trang TTĐT (Thông tư số 09 /2014/TT-BTTT); Nội dung của Thông tư này quy định điều kiện về quản lý thông tin đối với MXH nêu rõ phải bảo đảm người sử dụng đồng ý thỏa thuận sử dụng dịch vụ MXH bằng phương thức trực tuyến thì mới có thể sử dụng được các dịch vụ, tiện ích của MXH; có cơ chế phối hợp để có thể loại bỏ ngay nội dung vi phạm quy định, chậm nhất sau 03 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác. Điều kiện về tên miền quy định, đối với tổ chức, doanh nghiệp không phải là cơ quan báo chí, dãy ký tự tạo nên tên miền không được giống hoặc trùng với tên cơ quan báo chí; trang thông tin điện tử (TTĐT) tổng hợp và MXH của cùng một tổ chức, doanh nghiệp không được sử dụng cùng một tên miền. Tên miền phải còn thời hạn sử dụng ít nhất là 06 tháng tại thời điểm đề nghị cấp phép và phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ TT&TT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. Tác giả Nguyễn Thị Lan Hường với bài viết: “Quản lý MXH trên hệ thống phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 405, tháng 3 - 2018. Nội dung của bài viết đề cập đến một số vấn đề đặt ra trong việc quản lý MXH trong bối cảnh hiện nay. Tác giả Nguyễn Thế Kỷ với bài viết: “Mạng xã hội nhận diện và định hướng quản lý”, Tạp chí Thế giới và Việt Nam tháng 6/2018. Nội dung của bài viết đề cập đến việc phát triển các MXH tại Việt Nam cũng như quan điểm của
  • 11. 4 Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý loại hình này trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, với bài viết "Những thách thức trong công tác quản lý thông tin trên MXH ở nước ta hiện nay", đăng trên trang thông tin điện tử https://tuyengiao.vn; Nội dung bài viết đề cập đến những thách thức trong công tác quản lý thông tin trên không gian MXH và đề xuất một số giải pháp quản lý hiệu quả vấn đề này. Ngày 01/01/2019 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành có hiệu lực. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất trong việc quản lý thông tin trên Internet nói chung và MXH nói riêng. Luật này gồm 7 chương, 43 điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Nhìn chung, các quy định pháp lý và các công trình nghiên cứu nêu trên đã giúp tác giả hệ thống hóa và hình thành cơ sở lý luận về công tác QLNN, công tác QLNN về TT&TT. Tuy nhiên, nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các công trình đã công bố mới chỉ nêu lên một phần nội dung trong công tác QLNN về thông tin nói chung, trong đó có thông tin trên MXH; góc độ tiếp cận công tác quản lý thông tin trên MXH rất khác so với quản lý thông tin trên báo chí, trên xuất bản phẩm in. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu, phân tích sâu về khía cạnh quản lý thông tin trên MXH. Do vậy, có thể khẳng định đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài không có sự trùng lặp.
  • 12. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động QLNN về thông tin đối với MXH; thực trạng công tác QLNN về thông tin về mặt pháp lý và công tác tổ chức cũng như đánh giá hiệu quả công tác QLNN về thông tin đối với các trang MXH phổ biến tại nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản tăng cường QLNN về thông tin đối với MXH ở nước ta trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, hệ thống hoá, phân tích, bổ sung, hoàn thiện và làm rõ một số cơ sở lý luận về hoạt động QLNN về thông tin đối với MXH; - Thứ hai, phân tích thực trạng QLNN về thông tin đối với MXH tại Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những vấn đề hạn chế, bất cập và nguyên nhân; - Thứ ba, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác QLNN về thông tin đối với MXH. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thông tin trên MXH; cách thức nắm bắt, kiểm soát nguồn thông tin truyền tải trên MXH. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 1997 đến nay (giai đoạn chính thức Internet hoạt động tại Việt Nam); - Về không gian: Tại Việt Nam; - Về nội dung: Giới hạn trong 5-10 trang MXH phổ biến nhất ở Việt Nam, bao gồm: facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Mocha, Google+, Line… Với quy mô của đề tài cũng như do tính đặc trưng của nội dung nghiên cứu, tác giả
  • 13. 6 không đủ khả năng tổ chức các cuộc khảo sát, điều tra trên cả nước mà sử dụng thông tin, kết quả thống kê của các tổ chức nghiên cứu xã hội trong và ngoài nước, thống kê Internet về hoạt động của một số MXH phổ biến ở Việt Nam trong nghiên cứu của mình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm duy vật biện chứng, quan điểm duy vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận đánh giá công tác QLNN về thông tin đối với MXH ở Việt Nam, trên cơ sở có cách nhìn mới về quản lý thông tin nói chung và MXH nói riêng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay; đồng thời các lý thuyết về khoa học quản lý, QLNN cũng được vận dụng vào quá trình nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, sơ đồ hóa. Cụ thể: Chương 1 của luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa lý thuyết nhằm tập trung làm rõ cơ sở lý luận của QLNN về thông tin đối với MXH; Chương 2 của luận văn sử dụng phương pháp: tổng hợp, thống kê, so sánh, sơ đồ hóa để làm rõ thực trạng QLNN về thông tin đối với MXH; Chương 3 của luận văn sử dụng phương pháp: phân tích, tổng hợp để đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường QLNN về thông tin đối với MXH. 6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý MXH tại Việt Nam, tập hợp kinh nghiệm QLNN về thông tin đối với MXH của một số nước trên thế giới, từ đó đề xuất cách thức tiếp cận, xây dựng giải pháp cho công tác QLNN về thông tin đối với MXH tại Việt Nam phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán, hệ thống pháp lý của Việt Nam và hệ
  • 14. 7 thống pháp luật quốc tế. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở khoa học của QLNN về thông tin đối với MXH trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực tiễn hoạt động QLNN về thông tin đối với MXH trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế QLNN về thông tin đối với MXH phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam, có tính đến trình độ dân trí, phong tục tập quán… góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với thông tin đối với MXH ở Việt Nam hiện nay. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
  • 15. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI 1.1. Thông tin trên mạng xã hội 1.1.1. Thông tin 1.1.1.1. Khái niệm Ngày nay, trong đời sống hàng ngày, ở đâu cũng thấy mọi người nói tới thông tin: thông tin là nguồn lực của sự phát triển; chúng ta đang sống trong thời đại thông tin; một nền công nghiệp thông tin, một xã hội thông tin đang hình thành v.v... Quả thật thông tin (Information) là khái niệm cơ bản của khoa học cũng là khái niệm trung tâm của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó. Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông tin về những điều đã diễn ra, về những cái người ta đã biết, đã nói, đã làm và sẽ làm; và điều đó luôn xác định bản chất và chất lượng của những mối tương tác của con người; vậy thông tin là gì? Thông tin là một vấn đề phức tạp chứa đựng nhiều nội dung đa dạng và phong phú vì thế nó được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí ngay các từ điển cũng không thể có một định nghĩ thống nhất. Ví dụ từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức. Một số từ điển thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức – Thông tin là điều mà người ta biết, hoặc thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người [24]. Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin là trừu tượng, nó tồn tại ở nhiều hình thức, nhiều quá trình khác nhau. Trong cuốn “Bùng nổ truyền thông” [23], thuật ngữ Information” (thông tin) xuất phát từ tiếng Latin “Information”; Theo cách hiểu hiện đại, thuật ngữ
  • 16. 9 này hiểu theo 2 nghĩa: Một là, “Thông tin” được hiểu theo nghĩa là động từ là nói một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng; Hai là, “Thông tin” được hiểu theo danh từ là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm, một biểu tượng hay là một sự mô tả. Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức và truyền đạt. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin được sử dụng ở nhiều ngành, nhiều mức độ khác nhau và luôn phát triển nên thuật ngữ thông tin cũng có những cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó. Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh… hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người, Trong lĩnh vực viễn thông – tin học, thông tin là toàn bộ hoạt động nhằm mục đích vận chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thông điệp. Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng. Trong lĩnh vực báo chí, thông tin được dùng để nói đến chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng, chỉ cần nó thể hiện một nhân tố của thực tại. Như vậy, cùng sử dụng thuật ngữ thông tin, nhưng khái niệm thông tin mà các nhà báo sử dụng hoàn toàn khác với những khái niệm thông tin mà các nhà kỹ thuật viễn thông xử lý hoặc thông tin mà các nhà tin học chế tạo. Tóm lại, từ sự phân tích trên, trong luận văn này, tác giả nghiên cứu thống nhất hiểu thông tin theo nghĩa thông thường, là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
  • 17. 10 1.1.1.2. Các thuộc tính của thông tin Thông tin tiềm tàng khắp nơi trong xã hội. Đó là các nguồn thông tin về lao động, đất đai, tài nguyên, môi trường; thông tin về các tổ chức và các hoạt động kinh tế, xã hội; thông tin về khoa học và công nghệ; thông tin về sản xuất, kinh doanh v.v... Nhưng thông tin chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được truyền đi, phổ biến và được sử dụng. Có thể nói bản chất của thông tin nằm trong sự giao lưu của nó. Nói cách khác thuộc tính cơ bản của thông tin là giao lưu, tương tác. Để phân biệt nội dung thông tin cần truyền đi và cách thức chuyển giao thông tin người ta tách nội dung thông tin ra khỏi hình thức biểu diễn nó. Các hình thức biểu diễn thông tin (các ký hiệu, dấu hiệu, hình ảnh ...) là hữu hạn. Nhưng nội dung của thông tin (khái niệm, ý tưởng, sự kiện, tên v.v...) thì vô hạn. Trong trường hợp thông tin có một hình thức biểu diễn, quá trình chuyển giao thông tin chính là quá trình truyền các ký hiệu biểu diễn nó. Những ý tưởng mới sẽ được truyền đi bằng một tổ hợp mới của một số hữu hạn các ký hiệu (chữ cái, chữ số…). Trong đời sống hàng ngày thông tin được biểu diễn bằng ngôn ngữ. Khi đó thông tin được diễn tả bằng cú pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ mà người ta sử dụng. Lý thuyết thông tin xác nhận rằng càng nhiều tín hiệu sinh ra từ nguồn phát tin thì càng có nhiều thông tin được truyền đi. Khi đó thông tin được mô tả bằng sự thống kê và tổ hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn; chất lượng và hàm lượng của thông tin còn phụ thuộc vào nguồn nhận thông tin, đó là năng lực tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin. Thông báo được chuyển đi bằng ghi tín hiệu lên một dạng vật chất trung gian, tức là một cái giá, gọi là vật mang tin. Vật mang tin có thể là giấy, gỗ, sóng điện từ, băng từ, v.v... Về mặt lý thuyết mỗi vật mang tin đều có khả năng xác định giới hạn số lượng các tín hiệu mà nó có thể chứa đựng trên đơn vị không gian hay đơn vị thời gian. Các kỹ sư truyền thông có trách nhiệm truyền
  • 18. 11 đi chính xác, đầy đủ các tín hiệu. Nhưng họ không cần quan tâm đến nội dung cũng như chất lượng của thông tin. Rõ ràng là việc truyền đi chính xác một thông tin không chính xác không làm cho thông tin này trở nên "tốt hơn". Trong một nghiên cứu mới đây, người ta thấy có bốn yếu tố tác động đến chất lượng thông tin và đem lại giá trị cho nó. Đó là: tính chính xác, phạm vi bao quát của nội dung, tính cập nhật và tần số sử dụng. Trong đó quan trọng nhất là nội dung, thứ đến là tính chính xác. Trên bình diện tổng quát, ta thấy rằng thông tin có giá trị là những thông tin có tính chất riêng biệt và thông tin có tính chất dự báo. Tính chất riêng biệt làm cho thông tin phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Còn tính chất dự báo cho phép người ta có thể lựa chọn một quyết định trong nhiều khả năng cho phép. Có thể nói thêm rằng giá trị nhận thức của thông tin dự báo liên quan mật thiết đến tính đúng đắn của việc lựa chọn quyết định. Trên một ý nghĩa rộng hơn, giá trị của thông tin nằm trong quyền lực tổ chức của nó. Thông tin phản ánh cái xác định, trật tự trong các mối quan hệ của tổ chức. Thông tin có giá trị cao cho phép người ta có thể làm môi trường tốt lên và có thể ra những quyết định đối phó được với sự thay đổi của hoàn cảnh. Tính chất quyền lực này của thông tin còn nằm trong cách nó có thể tượng trưng cho những kiến trúc vật chất và tinh thần và được phản ánh trong các định nghĩa của từ điển về động từ "thông tin": "Thông tin là sắp xếp, hình thành, tạo thành (trí tuệ và tính cách...) bằng cách truyền đạt kiến thức" (Oxford English Dictionary) Sự vật luôn vận động, ở trạng thái bất định và chứa đựng tính ngẫu nhiên. Tăng lượng tin tức về một hiện tượng nào đó cũng là giảm độ chưa biết hoặc độ bất định của nó, làm tăng khả năng nắm bắt, dự báo độ biến động của nó. Vì vậy trên quan điểm của lý thuyết thông tin thì thông tin là sự loại trừ tính bất định của hiện tượng ngẫu nhiên. Tính trật tự đối lập với cái bất định và ngẫu nhiên là thuộc tính cơ bản của thông tin mà Lý thuyết thông tin của Claude E. Shanon phát hiện. Với ý nghĩa đó
  • 19. 12 thông tin là lượng đo trật tự nhân tạo chống lại sự hỗn độn của tự nhiên. Chính điều đó giải thích ý nghĩa to lớn của thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiện nay người ta thừa nhận rằng vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc văn hoá dân tộc là các nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện cách mạng và công nghệ đang diễn ra với quy mô lớn như hiện nay, khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, thì thông tin khoa học và công nghệ thật sự trở thành nguồn lực quan trọng tạo nên những ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi nước. Nếu như trước đây các nền kinh tế đều dựa chủ yếu vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lấy việc khai thác và chế biến các tài nguyên thiên nhiên là nguồn chủ yếu tạo ra các của cải và sự giàu có cho xã hội, thì từ những năm cuối của thế kỷ XX, thông tin đã được xem là một nguồn tài nguyên kinh tế, giống như các tài nguyên khác như vật chất, lao động, tiền vốn... Bởi vì việc sở hữu, sử dụng và khai thác thông tin có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều quá trình vật lý và nhận thức. Ngày nay các hoạt động liên quan đến xử lý thông tin trong công nghiệp chế tạo cũng như trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và con người tăng lên đáng kể. Khác với các nguồn tài nguyên khác, tài nguyên thông tin có thể mở rộng phát triển không ngừng và hầu như chỉ bị hạn chế bởi thời gian và khả năng nhận thức của con người. Khả năng mở rộng này thể hiện ở các thuộc tính sau đây: (1) thông tin lan truyền một cách tự nhiên; (2) khi sử dụng thông tin không bao giờ bị cạn đi, mà trái lại càng trở nên phong phú do được tái tạo và bổ sung thêm các nguồn thông tin mới; (3) thông tin có thể chia sẻ, nhưng không mất đi trong giao dịch. Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, khả năng truyền với tốc độ rất cao và khả năng đem lại ưu thế cho người nắm giữ nó, thông tin đã thực sự trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội như nghiên cứu, giáo dục, xuất bản, tiếp thị và cả hoạt động chính trị. Mối quan tâm của xã hội đối với việc sử
  • 20. 13 dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin đã mở rộng từ các lĩnh vực truyền thống như thư viện, lưu trữ sang các tổ chức, các cơ quan, các ngành. Bây giờ ở đâu người ta cũng quan tâm đến việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thông tin. Một khía cạnh nhận thức thứ hai về vai trò của thông tin trong những năm gần đây là ngày nay ở nhiều nước thông tin đã trở thành hàng hoá. Điều đó đã thúc đẩy hình thành một bộ phận mới trong nền kinh tế quốc dân, đó là khu vực dịch vụ thông tin. Khu vực này ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng và đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Người ta thấy rằng khối lượng và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin đã trở thành tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. 1.1.1.3. Vai trò của thông tin Vai trò của thông tin trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy tiến trình phát triển của mọi lĩnh vực. Thông tin làm nên những cuộc cách mạng mang tính đột phá của nền văn minh nhân loại. Trong cuộc sống con người, mọi hoạt động đều không thể thiếu vai trò của thông tin, đây là điều kiện quan trọng để thực hiện hay quyết định một công việc. Việc chuyển tải và tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng đã thúc đẩy tiến trình phát triển các hoạt động KT-XH. Các công ty quốc tế hoạt động, cạnh tranh nhau nhờ nắm bắt và khai thác được khối lượng thông tin nhanh chóng và hữu ích. Nhờ đó mà người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và mang tính sống còn. Một đất nước văn minh thì nhất định công nghệ thông tin cũng phát triển tương ứng. Xã hội càng phát triển thì vai trò của thông tin càng trở nên quan trọng, là yếu tố hàng đầu làm nên sức cạnh tranh kinh tế, chính trị và văn hóa của một quốc gia. Thông tin là sức mạnh, là tiền bạc vì nó có một vị thế tiên phong trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Công nghệ thông tin ngày một phát triển với quy mô và tốc độ rộng. Đặc
  • 21. 14 biệt là sự xuất hiện của Internet, điều này đã thực sự làm nên một cuộc cách mạng thông tin của thời đại chúng ta. Nhờ đó mà con người có thể thông tin và giao tiếp với nhau vào bất cứ thời điểm nào, có thể tiếp nhận được cả âm thanh và hình ảnh trong cùng một thời điểm, nó xoá nhoà khái niệm khoảng cách, biên giới. Vì vậy mà nhiều người cho rằng, thế giới ngày nay là thế giới phẳng. Mọi diễn tiến sự kiện cuộc sống, mọi tri thức đều được phổ biến ở phạm vi toàn cầu, rất thuận tiện cho sự tiếp nhận thông tin của con người, xóa nhòa đi mọi khoảng cách về hiểu biết tri thức và trình độ phát triển. Thông tin sẽ phát huy hết vai trò của mình khi chúng được tập hợp thành hệ thống và xử lý thông tin. Do vậy, song song với khái niệm thông tin sẽ có khái niệm hệ thống thông tin (Information System - IS). Đây là một tập hợp các yếu tố có liên quan với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định, phân tích tình hình, lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt động trong một đơn vị, tổ chức. Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống thông tin Các chức năng chính của một hệ thống thông tin là thu thập dữ liệu từ trong nội bộ tổ chức, đơn vị và từ môi trường bên ngoài để lưu trữ và xử lý thành thông tin có ý nghĩa, rồi phân phối thông tin ấy đến những người hoặc tổ chức cần sử dụng. Để hệ thống hoạt động hiệu quả nó phải được tổ chức, quản lý một cách chặt chẽ, hệ thống thông tin không chỉ là các máy móc, phần mềm, nó còn Tổ chức Thu thập xử lý lưu trữ truyền đạt Dữ liệu Thông tin Môi trường Môi trường Môi trường Môi trường
  • 22. 15 bao gồm những yếu tố sau: Hình 1.2: Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin Như vậy, hệ thống thông tin có 5 thành phần chính: Thứ nhất, phần cứng (Hardware), là các cơ phận (vật lý), các thiết bị hữu hình cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD, card đồ họa VGA, card wifi, card âm thanh, bộ phận tản nhiệt Cooler,... Thứ hai, phần mềm (Software), là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác. Như vậy, phần mềm là một khái niệm trừu tượng và nó hoạt động trên hệ thống phần cứng mới có thể thực thi các “lệnh” hoặc “chỉ thị”. Thứ ba, dữ liệu (database), là hình thức lưu giữ các sự kiện, ý tưởng, tin tức
  • 23. 16 và các thực thể cần quản lý, dữ liệu tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: con số, kí tự, văn bản, hình ảnh, âm thanh. Dữ liệu của hệ thống thông tin là dự liệu được số hoá và tổ chức thành các cơ sở dữ liệu và các cơ sở tri thức. Thứ tư, mạng viễn thông (networking), là hệ thống tập hợp các thiết bị, các mạng máy tính, bao gồm các giao thức truyền thông để truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi khác trongphạm vi địa lý rộng lớn. Ngày nay, mạng nội bộ, mạng Internet là hệ thống mạng cần có để mọi loại hình tổ chức có thể ứng dụng CNTT thực hiện thành công kinh doanh và thương mại điện tử. Thứ năm, con người (human), là chủ thể trong các hoạt động, trong hệ thống thông tin con người tham gia dưới hai hình thức hoặc sử dụng thông tin hoặc những người tổ chức thực hiện hệ thống thông tin. Đó là những người tham gia quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống. Họ có thể là các nhà quản lý, đại diện bán hàng, người điều hành sản xuất và đơn giản là người cần thông tin, học sinh, giáo viên... 1.1.2. Mạng xã hội 1.1.2.1. Khái niệm mạng xã hội MXH (Social network sites) là một ứng dụng giúp kết nối mọi người thông qua dịch vụ Internet, giúp người dùng có thể chia sẻ, trao đổi, tương tác thông tin với nhau. Người dùng có thể liên kết với nhau dù họ ở bất cứ đâu, chỉ cần có Internet. MXH hay còn gọi MXH ảo là một khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối của thế kỉ XX, bắt đầu bằng sự ra đời của Classmates.com (1995), SixDegrees (1997), kế đến là sự nở rộ của một loạt các trang mạng khác như Friendster (2002), MySpace, Bebo, Facebook (2005); một số mạng xã hội được người dùng sử dụng nhiều nhất ở nước ta là: Facebook, Youtube, Zalo, Instagram, Zing me… Với sự phát triển nhanh chóng của hình thức xã hội ảo này, MXH được định nghĩa rất khác nhau tùy theo hướng tiếp cận: Theo cách tiếp cận toán học thì MXH là một hệ thống gồm các đỉnh (node)
  • 24. 17 gắn kết với nhau thành một mạng gồm các liên kết. Hay tiếp cận theo xã hội, nhấn mạnh yếu tố con người, MXH được nghiên cứu trên quan hệ cá nhân - cộng đồng để tạo thành mạng lưới xã hội. Mạng lưới xã hội được hiểu là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội. Các thực thể xã hội này không nhất thiết chỉ là các cá nhân mà còn là các nhóm xã hội... Khi mạng lưới xã hội này được thiết lập và phát triển thông qua phương tiện truyền thông Internet, nó được hiểu là MXH ảo. Như vậy, có thể hiểu MXH là một dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau. Khi các cá nhân tham gia vào xã hội ảo thì khoảng cách về không gian địa lý, giới tính, độ tuổi, thời gian trở nên vô nghĩa. Những người sử dụng MXH được gọi là cư dân mạng. Nhờ vào những ưu việt này mà MXH đang có tốc độ lan truyền chóng mặt ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở giới trẻ trên toàn thế giới. Còn ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, theo đó: MXH là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. 1.1.2.2. Đặc điểm của mạng xã hội MXH trên Internet bao gồm các đặc điểm nổi bật: tính liên kết cộng đồng, tính tương tác, khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ. Trong đó: - Tính liên kết cộng đồng: Đây là đặc điểm nổi bật của MXH cho phép mở rộng phạm vi kết nối giữa người với người trong không gian đa dạng. Người sử dụng có thể trở thành bạn của nhau thông qua việc gửi liên kết mời kết bạn, mà không cần gặp gỡ trực tiếp. Việc gửi liên kết này tạo ra một cộng đồng mạng với số lượng thành viên lớn. Những người chia sẻ cùng một mối quan tâm cũng có thể tập hợp lại thành các nhóm trên MXH, thường xuyên giao lưu, chia sẻ trên mạng
  • 25. 18 thông qua việc bình luận hay dẫn các đường liên kết trên trang chung của nhóm. - Tính đa phương tiện: Hoạt động theo nguyên lý của trang thông tin điện tử, MXH có rất nhiều tiện ích nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh động... Sau khi đăng kí mở một tài khoản, người sử dụng có thể tự do xây dựng một không gian riêng cho bản thân. Nhờ các tiện ích và dịch vụ mà MXH cung cấp, người dùng có thể chia sẻ đường dẫn, tệp âm thanh, hình ảnh, video... Không những vậy, họ có thể tham gia vào các trò chơi trực tuyến đòi hỏi có nhiều người cùng tham gia, gửi tin nhắn, chat với bạn bè, từ đó tạo dựng các mối quan hệ mới trong xã hội ảo. - Tính tương tác: Thể hiện không chỉ ở chỗ thông tin được truyền đi và sau đó được phản hồi từ phía người nhận, mà còn phụ thuộc vào cách người dùng sử dụng ứng dụng của MXH. Đặc điểm này biểu hiện qua cấu trúc mô đun chức năng của MXH. - Khả năng truyền tải và lưa trữ lượng thông tin khổng lồ: Tất cả các MXH đều có những ứng dụng tương tự nhau như đăng trạng thái, nhạc hoặc video clip, viết bài..., nhưng được phân bổ dung lượng khác nhau. Các trang MXH lưu trữ thông tin và nhóm sắp xếp chúng theo trình tự thời gian, nhờ đó, người sử dụng có thể truy cập và tìm lại lượng thông tin khổng lồ đã từng được đăng tải trước đó. 1.2. Quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội QLNN về thông tin đối với MXH là hoạt động QLNN chuyên ngành thông tin và truyền thông, do vậy trước khi đi tìm hiểu khái niệm này, chúng ta cần có cách hiểu thống nhất về thuật ngữ QLNN. QLNN là một thuật ngữ được sử dụng khá phố biến ở nước ta với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là hai cách tiếp cận theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước từ cơ
  • 26. 19 quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đến các cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp; cơ quan kiểm sát như Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Với nghĩa rộng này thì QLNN chức năng tổng thể của bộ máy nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực và mang tính pháp quyền, là tổ chức công quyền quản lý toàn xã hội bằng các hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Theo nghĩa hẹp, QLNN là hoạt động của riêng hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (quản lý hành chính nhà nước) như Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Theo nghĩa này thì hoạt động QLNN không bao gồm hoạt động lập pháp và tư pháp của Nhà nước mà nó là hoạt động điều hành công việc hàng ngày của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước. Dù theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì hoạt động QLNN cũng có những đặc điểm cơ bản phán ảnh bản chất của hoạt động QLNN như sau: - Chủ thể QLNN là các cơ quan QLNN; - Khách thể QLNN là quá trình xã hội và hoạt động của con người; - QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành; - QLNN là hoạt động mang tính trực tiếp của Nhà nước trên mọi lĩnh vực, mọi ngành, mọi mặt của đời sống; - QLNN là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo; mang tính chính trị, dân chủ, khoa học và được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy, con người và nguồn lực vật chất, kỹ thuật và nhiều nguồn lực khác. Từ việc tìm hiểu và nghiên cứu các khái niệm QLNN của các học giả, các nhà nghiên cứu có thể rút ra một khái niệm chung nhất về QLNN như sau: QLNN là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển đất nước [11]. Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động QLNN cũng được chuyên môn
  • 27. 20 hóa, đây chính là cơ sở khách quan của việc phân chia hoạt động QLNN thành các quản lý chuyên ngành khác nhau, trong đó có hoạt động thông tin truyền thông và quản lý thông tin trên các trang thông tin điện tử, trang MXH. Như vậy, từ cách hiểu về khái niệm QLNN, tác giả cho rằng: “QLNN về thông tin đối với MXH là sự tác động có tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan QLNN lên các quá trình và hành vi trong lĩnh vực thông tin và truyền thông của các MXH cung cấp dịch vụ trực tuyến và người sử dụng MXH”. Có sự khác biệt giữa QLNN về thông tin đối với MXH và thông tin trên trang báo chí. Thông tin trên báo chí được cung cấp bởi các phóng viên và được sự biên tập và chịu trách nhiệm bởi Ban biên tập và được điều chỉnh bởi Luật Báo chí. Đối tượng QLNN đối với MXH là hành vi và thông tin của người dùng đưa ra và chịu chi phối chính bởi quy định của nhà cung cấp dịch vụ nên phải có góc nhìn khác và mới về cách thức quản lý, với MXH, mỗi người dùng là một “trung tâm truyền thông”, một “cơ quan ngôn luận” của cá nhân, mà tuỳ vào mức độ ảnh hưởng của cá nhân đó sẽ có những tác động nhất định đến xã hội. 1.2.2. Nội dung, phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội 1.2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội Nhà nước thống nhất việc quản lý thông tin đối với MXH như sau: - Nhà nước xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và những văn bản liên quan đến thông tin và truyền thông, Internet trong đó bao gồm cả MXH. - Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thông tin và truyền thông. Trên cơ sở chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển thông tin và truyền thông, Nhà nước xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển, ứng dụng thông tin, Internet, MXH phục vụ nhu cầu thông tin trong đời sống xã hội; - Ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách,quản lý và sử dụng thông tin trên Internet nói chung và MXH nói riêng. - Ban hành các định mức, tiểu chuẩn về nội dung thông tin, kỹ thuật, các chuẩn mực thông tin trên môi trường Internet và MXH. Nhà nước mà đại diện là
  • 28. 21 ngành Thông tin và truyền thông thống nhất quản lý các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến ngành TT&TT; - Xây dựng chính sách cán bộ, đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên môn sâu cho từng lĩnh TT&TT; - Thực hiện chức năng thanh kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của người dùng MXH cũng như các nhà cung cấp dịch vụ MXH. 1.2.2.2. Phương pháp quản lý thông tin đối với mạng xã hội Để thực hiện chức năng QLNN về thông tin đối với MXH, các cơ quan QLNN sử dụng một số phương quản lý như sau: - Phương pháp kinh tế Phương pháp kinh tế trong quản lý là phương pháp tác động của chủ thể vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như thuế, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, tín dụng... Quản lý thông tin đối với MXH bằng phương pháp kinh tế nghĩa là thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia cung cấp và sử dụng thông tin đối với MXH. Như vậy, phương pháp kinh tế là phương pháp chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình cung cấp và sử dụng thông tin trên MXH, kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, xã hội, chủ đầu tư, và của tập thể. - Phương pháp hành chính Đây là phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực KT-XH. Đó là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng những quyết định hành chính và hành vi hành chính. Phương pháp này thể hiện ở hai mặt, tĩnh và động. Về mặt tĩnh, thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua việc thể chế hóa và tiêu chuẩn hóa tổ chức. Về mặt động của phương pháp là sự tác động thông qua quá trình điều kiển tức thời khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý. - Phương pháp giáo dục Giáo dục được coi là một phương pháp hữu hiệu và quan trọng trong quản
  • 29. 22 lý thông tin đối với MXH. Bởi lẽ trong hoạt động quản lý thông tin trên MXH, con người là đối tượng trung tâm, nên phải giáo dục và hướng các cá nhân tương tác theo hướng có lợi cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Phương pháp này tập trung vào giáo dục thái độ, nhận thức, cách thức tiếp nhận và xử lý thông tin trước những luồng thông tin tràn lan trên MXH… Khác với lĩnh vực khác, phương pháp này rất quan trọng vì bản thân người sử dụng MXH phải tự bảo vệ, sàng lọc thông tin trên MXH để đảm bảo thông tin đó thực sự hữu ích, đồng thời không để bản thân bị lôi kéo, kích động bởi thông tin trái chiều. - Phương pháp định hướng và làm gương Tác giả cho rằng, đây là phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất để quản lý thông tin đối với mạng xã hội, quản lý bằng cách dẫn dắt, làm gương rồi kéo theo là cách thức có sự khác biệt với khái niệm quản lý lâu nay; có thể gọi đây là phương pháp quản lý mềm. Phương pháp này hiệu quả nhưng khó thực hiện bằng cách biện pháp hành chính, đòi hỏi năng lực, tầm nhìn, kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông của các cá nhân/cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý. - Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý Để quản lý có hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nói chung và quản lý thông tin đối với MXH nói riêng cần vận dụng kết hợp các phương pháp quản lý. Bởi thông tin đối với MXH khá đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng. Do vậy, trên cơ sở hoàn cảnh cụ thể và mục tiêu quản lý cần có sự vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý khác nhau. 1.2.2.3. Các công cụ quản lý thông tin đối với mạng xã hội Trong hoạt động QLNN có thể sử dụng nhiều công cụ để quản lý thông tin đối với MXH, dưới đây là một số công cụ chủ yếu: - Các quy hoạch tổng thể và chi tiết, các quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành TT&TT, là ngành được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý mạng truyền thông nói chung và mạng xã hội nói riêng. - Các kế hoạch, các kế hoạch định hướng và các kế hoạch triển khai cụ thể
  • 30. 23 về đầu tư của ngành và của các đơn vị cụ thể. Ngày nay, có thể nói, MXH có tác động tới mọi cá nhân, mọi ngành và toàn xã hội, vì vậy công tác quản lý MXH đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả mọi ngành. - Hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật về thông tin trên môi trường Internet như Luật Báo chí năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018, Luật Công nghệ thông tin 2006, Luật An toàn thông tin mạng 2015… và những văn bản hướng dẫn thi hành luật sẽ tạo thành hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để Nhà nước sử dụng để quản lý thông tin đối với MXH một cách hiệu quả. - Các định mức và tiêu chuẩn, là những căn cứ quan trọng để các cơ quan QLNN tiến hành hoạt động quản lý hiệu quả. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về hành vi và tương tác trên MXH là một khái niệm mở, phụ thuộc nhiều vào nhận thức của người sử dụng, phong tục tập quán của cư dân. Ngoài ra, các cơ quan thực hiện chức năng quản nhà nước còn sử dụng một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình quản lý, như các chính sách và đòn bẩy về kinh tế. 1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội Với sự bùng nổ của CNTT, mạng Internet nói chung và MXH nói riêng ngày càng có tác động sâu sắc đến xã hội, với xu hướng ảnh hưởng ngày càng tăng. MXH và CNTT đang từng bước thay đổi cách thức tương tác, giao tiếp; thay đổi phương thức tiếp nhận và xử lý thông tin… từ đó ảnh hưởng đến quyết định của mỗi cá nhân, tổ chức. Sự cần thiết phải QLNN về thông tin đối với MXH tại Việt Nam hiện nay xuất phát từ 2 lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của MXH nói chung và thông tin trên MXH nói riêng. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin trực tuyến và Internet như ngày này, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của MXH mang đến cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Lợi ích này đã khiến cho trong một thời gian rất ngắn, chỉ hơn 2 thập kỷ đã có tới ½ lượt dân số trên thế giới sử dụng MXH, trong đó uớc
  • 31. 24 tính Facebook có khoảng 2,234 tỷ người dùng. Tiếp theo là YouTube và WhatsApp khi cùng có 1,5 tỷ người dùng. Đứng thứ 3 là Messenger với khoảng 1,3 tỷ người dùng [12]. Đáng chú ý là WhatsApp và Messenger là các ứng dụng thuộc sở hữu của Facebook, là một công cụ thuận tiện, dễ dàng giới thiệu bản thân mình với mọi người, qua đó, giúp người sử dụng tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, họ còn tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng giúp hoàn thiện bản thân. MXH còn là môi trường kinh doanh vô cùng lý tưởng để quảng cáo sản phẩm, giúp người kinh doanh có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng với chi phí thấp hơn kinh doanh truyền thống. Đây là điều mà bất kỳ kênh truyền thông nào cũng mơ ước và chưa từng có kênh truyền thông nào đạt được con số người dùng như trên. Do vậy, có thể khẳng định vai trò thống lĩnh của MXH trong TT&TT ngày nay. Chúng ta cũng có thể thấy rằng với nội dung phong phú và cách thức sử dụng dễ dàng, MXH ở nước ta đã, đang và sẽ mang lại rất nhiều tiện ích, nổi bật là: - MXH là cách thức truyền tin nhanh và đồng thời đến mọi nơi có Internet: Quản lý và sử dụng tốt MXH ngày càng góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự điều hành của Chính phủ. MXH đã được một số cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương sử dụng một cách có hiệu quả, giúp thu hẹp khoảng cách với người dân. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích người dân đồng hành cùng Chính phủ, góp phần thiết thực định hướng dư luận trên MXH. - MXH góp phần tích cực vào sự phát triển nhận thức, tư duy và kỹ năng sống của con người: MXH đang ngày càng trở thành nơi cung cấp tin tức, kiến thức về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua MXH giúp họ có thể nắm bắt được các xu thế của đời sống phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình. Đồng thời có thể học hỏi được nhiều kiến thức phổ biến trên MXH mà không mất chi phí, góp phần giảm chi phí xã hội trong giáo dục và đào tạo.
  • 32. 25 - MXH góp phần tích cực vào sự phát triển của văn hóa cộng đồng: Văn hóa MXH là một bộ phận của văn hóa cộng đồng và có ảnh hưởng ngày càng lớn đến văn hóa cộng đồng. Nhờ áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, MXH cho phép người dùng có thể kết nối, tương tác với bạn bè, gia đình, cộng đồng ngày một thuận tiện hơn. Nhờ MXH mà nhiều hoạt kinh doanh khởi nghiệp của giới trẻ đã thành công, mang lại nhiều động lực cho phát triển cộng đồng. - MXH góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các MXH, nhất là MXH xuyên quốc gia như Facebook, Youtube… đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đẩy mọi người xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên thế giới. Thông qua MXH, thế giới biết đến Việt Nam hơn như một dân tộc yêu chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động với một kho tàng các giá trị văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, MXH, thông tin trên MXH nói chung cũng hàm chứa nhiều tiêu cực như: - MXH đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng: Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã lập ra và sử dụng hàng ngàn tài khoản MXH vào các hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường để chống phá Nhà nước, chống phá chế độ... - MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật Nhà nước: Trong số khoảng 48 triệu người dân Việt Nam sử dụng MXH, có không ít người là cán bộ, đảng viên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị lên MXH hoặc sử dụng MXH làm công cụ liên lạc, trao đổi. Trong khi đó, hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ
  • 33. 26 lộ lọt bí mật Nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ lọt bí mật nhà nước trên Internet, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật trên MXH, tạo diễn đàn xuyên tạc, nói xấu chính quyền. MXH cũng là công cụ thường được tin tặc sử dụng để lan truyền virut máy tính. - MXH tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa: MXH phát triển làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi MXH phát triển thì dòng chảy của những tác động văn hóa trở nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Điều này tạo nên những tiêu cực trong cộng đồng khi mà không ít những người sử dụng MXH thiếu khả năng phân tích và nhận định thông tin. - MXH đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng hoạt động. Với đặc tính ảo, MXH thường xuyên được các đối tượng phạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài khoản ảo để bán hàng, kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh cắp, trục lợi. Một số đối tượng còn sử dụng MXH làm công cụ liên lạc trong quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và các hoạt động phạm tội khác. Thứ hai, xuất phát từ những hạn chế trong QLNN về thông tin đối với MXH. Với những bất cập như đã nêu ở trên, tác động tiêu cực đến rất nhiều hoạt động trong đời sống KT-XH, văn hóa của đất nước. Tuy nhiên, do MXH phát triển quá nhanh trong khi đó hoạt động QLNN về thông tin trên MXH còn chưa thực sự có hiệu quả, chưa bắt kịp sự phát triển của MXH. Chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với những thông tin giả, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chế độ, lôi kéo, tập hợp lực lượng, kích động, dẫn dắt, điều hành các hoạt động biểu tình, bạo loạn, lật đổ, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa
  • 34. 27 bình” tại Việt Nam. Đồng thời với tính chất lan truyền thông tin rất nhanh nhưng không phải thông tin nào trên MXH cũng đủ tin cậy, trong khi đó người sử dụng MXH ở nước ta còn nhiều hạn chế về nhận thức nên dễ bị lợi dụng, kích động. Do vậy, vấn đề đặt ra là đi đôi với việc chấp nhận và phát triển MXH cần phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng để MXH thực sự có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội của một số quốc gia * Kinh nghiệm của Trung Quốc Trên thế giới không có quốc gia nào quản lý Internet nói chung và MXH chặt chẽ như ở Trung Quốc. Ban đầu khi Internet xuất hiện tại Trung Quốc, nhà nước Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều để phát triển công nghệ kỹ thuật mới, cơ sở hạ tầng truyền thông nhằm phục vụ cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đến Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Internet nói chung và MXH nói riêng phát triển mạnh mẽ, song song với lợi ích mà nó mang lại thì cũng tạo ra những quan ngại về an ninh mạng. Điều này khiến cho các nhà quản lý của Trung Quốc lo lắng và buộc họ phải đưa ra các biện pháp cứng rắn được coi là nhất thế giới để quản lý thông tin trên Internet và MXH. Hệ thống quy định của Trung Quốc tập trung vào: (1). Quy chế tạm thời về việc quản lý thông tin mạng máy tính kết nối quốc tế. Trong đó quy định “Không một đơn vị hoặc cá nhân nào được phép tự tạo ra những kết nối quốc tế trực tiếp. Tất cả những kết nối trực tiếp với Internet phải thông qua 4 nhà cung cấp mạng chính của Trung Quốc là: ChinaNet, GBNet, CERNET và CTSNET”. (2). Pháp lệnh về Bảo vệ an ninh của các hệ thống thông tin máy tính, trong đó quy định việc “giám sát, kiểm tra và hướng dẫn công tác bảo vệ an ninh” và “điều tra và truy tố các trường hợp phạm pháp”.
  • 35. 28 (3). Pháp lệnh quy định, trong đó định nghĩa “thông tin độc hại” và chỉ ra 5 loại hoạt động có hại liên quan đến việc sử dụng Internet. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc xác định cấp độ quản lý Internet với 3 cấp độ: Một là, quản lý các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng: Một trong những kế hoạch quan trọng của chính quyền Trung Quốc liên quan đến việc quản lý Internet đối với các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Hai là, quản lý các nhà cung cấp nội dung Internet: Bước đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải có trách nhiệm ngăn chặn người sử dụng tiếp cận với các thông tin chính trị nhạy cảm. Bước tiếp theo là ngăn chặn các nhà cung cấp dịch vụ - đa số là các nhà cung cấp nội địa, một vài trong số đó là những doanh nghiệp có đầu tư của nước ngoài - lưu trữ những nội dung chính trị nhạy cảm. Bước thứ ba hướng đến các nhà cung cấp nội dung Internet với mục đích thương mại hoặc phi thương mại? Nếu muốn có và duy trì giấy phép hoạt động ở Trung Quốc, các nhà cung cấp nội dung Internet cần phải ngăn chặn sự xuất hiện các nội dung “nhạy cảm” liên quan đến chính trị thông qua các phương tiện kiểm duyệt nội dung tự động hoặc được thực hiện bởi nhân viên của họ. Ba là, quản lý thư điện tử và các MXH: Cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, các dịch vụ thư điện tử được lưu trữ trên máy chủ bên trong Trung Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan hành pháp về thông tin người dùng và bản sao các thông tin được liên lạc bằng thư điện tử. Điện thoại di động và các dịch vụ chat trên Internet được phép hoạt động ở Trung Quốc cũng được yêu cầu lọc các nội dung nhạy cảm về chính trị [25]. Bên cạnh đó việc quản lý nội dung thông tin trên Internet bằng quy định pháp lý, Trung Quốc còn có các biện pháp ngoài luật như xây dựng bức tường lửa “Great Wall Firewall”, giới công nghệ các nước phương tây gọi nó là “Vạn Lý Trường thành trên mạng”. Bức tường lửa này được tạo dựng bởi những bức tường lửa chuẩn trên các proxy server (máy chủ), những bức tường này ngăn
  • 36. 29 việc truy cập tới các nội dung bằng cách chặn vào địa chỉ IP Route được chỉ định.Với hệ thống này, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm và ngăn chặn các nguồn tin mà họ nghĩ rằng sẽ gieo rắc những tư tưởng không tốt cho người dân và gây ra những bất lợi cho Chính phủ. Bên cạnh việc sử dụng Great Wall Firewall, Trung Quốc còn phát triển một dự án với tên gọi “Lá chắn”, hay Golden Shield. Dự án này là một phần của Great Wall Firewall. Golden Shield, đã được hoàn thành vào năm 2005. Khác với công việc chính của Great Wall Firewall là ngăn chặn, Golden Shield tập trung vào việc giám sát và kiểm duyệt người dùng. Hệ thống này được vận hành bởi Cục An ninh công cộng (PSB) và lực lượng cảnh sát Trung Quốc. Khi những nội dung, thông tin nhạy cảm được gửi qua email hoặc đăng tải trên Internet bị phát hiện bởi Golden Shield, một vài lực lượng đặc biệt có thể được cử đến, nếu nghiêm trọng thì bị bắt giữ ngay để điều tra. Có thể nói rằng, với sự xuất hiện của Great Wall Firewall và Golden Shield Chính phủ Trung Quốc đang có trong tay một công cụ đắc lực để vận hành Internet và báo chí điện tử [25]. Bên cạnh đó, với lợi thế có số dân cư lớn, Nhà nước Trung Quốc đã khuyến khích MXH nội địa phát triển, khi MXH nội địa đủ lớn thì cấm các MXH quốc tế không chấp nhận quy định của pháp luật Trung Quốc. * Kinh nghiệm của Australia Australia là quốc gia có khung văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện về an ninh mạng, bao gồm: Đạo luật về tội phạm mạng; Đạo luật về thư điện tử rác; Đạo luật về viễn thông và Đạo luật bảo mật. Trong đó, Đạo luật về tội phạm mạng cung cấp các quy định toàn diện về các tội liên quan đến Internet và máy tính như truy cập, xâm nhập máy tính trái phép, làm hỏng dữ liệu và cản trở truy cập đến máy tính, ăn cắp dữ liệu, gian lận máy tính, rình rập trên mạng, quấy rối và sở hữu các nội dung khiêu dâm và ấu dâm. Đạo luật đã đưa ra một số quyền điều tra về tội phạm hình sự nhằm bảo vệ an ninh, độ tin cậy, tính nguyên vẹn của dữ liệu máy tính và truyền thông điện tử. Ngoài ra, đạo luật tăng cường khả
  • 37. 30 năng áp dụng những điều khoản về khám xét và thu giữ hiện có liên quan đến dữ liệu điện tử được lưu trữ. Mới đây nhất, Luật An ninh mạng đã được thông qua. Theo các nhà lập pháp, quy định này là điều thiết yếu để duy trì an ninh quốc gia và là một công cụ quan trọng của chính quyền trong cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng. Luật này cho phép cơ quan chức năng có thể truy cập vào các tin nhắn bị mã hoá của người dùng 3 cấp độ nhằm giúp các cơ quan này truy cập vào những dữ liệu bị mã hoá. Ở cấp độ thứ nhất, chính quyền sẽ gửi yêu cầu về việc trợ giúp tự nguyện nhằm bảo vệ an ninh quốc gia tới các công ty công nghệ. Với cấp độ thứ 2, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp bộ giải mã trong trường hợp họ nắm trong tay giải pháp này. Trong trường hợp thứ 3 và cũng là trường hợp nghiêm trọng nhất, Tổng chưởng lý (người đứng đầu cơ quan tư pháp liên bang) sẽ đưa ra một thông báo yêu cầu các công ty công nghệ phải xây dựng một công cụ giải mã nhằm trợ giúp cho công tác thực thi pháp luật. * Kinh nghiệm của Đức Việc siết chặt quản lý các MXH đã được các nhà lập pháp Đức đặt ra từ nhiều năm trước. Cựu Bộ trưởng Tư pháp và nay là Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas từng thúc đẩy mạnh mẽ việc phạt tiền nặng đối với các mạng xã hội vi phạm luật pháp, đặc biệt trong vấn đề kiểm soát tin tức giả mạo (Fake News). Mùa Hè năm 2017, Quốc hội Liên bang Đức đã thông qua luật về quản lý mạng xã hội (NetzDG), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Đây là công cụ pháp lý mới nhất và mạnh nhất nhằm quản lý các hoạt động của MXH, đảm bảo môi trường lành mạnh nhất có thể cho người dùng. Theo luật này, những dịch vụ MXH tại Đức nếu để xảy ra tình trạng người dùng lăng mạ, gây thù oán hay phát tán các tin tức giả mạo sẽ đối mặt với án phạt rất nặng, có thể lên đến 50 triệu euro, tương đương khoảng 1.350 tỷ đồng. Đức cũng muốn dùng công cụ pháp lý này để hạn chế các loại hình tội phạm trên
  • 38. 31 môi trường mạng xã hội, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức cực đoan, các nhóm khủng bố. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội dù không hài lòng nhưng vẫn buộc phải tuân thủ các quy định mới của luật NetzDG. Facebook, YouTube, Twitter..., theo đó đã đầu tư các công cụ mạnh để lọc những nội dung vi phạm, cũng như cho phép người dùng khiếu nại đồng thời tiến hành xử lý các phản hồi trong vòng 24 giờ. Đức hiện có khoảng 38 triệu người sử dụng các mạng xã hội, trong đó Whats app chiếm tỷ lệ cao nhất với 79%, tiếp đến là Facebook với 59%, Instagram với 30%. Twitter chỉ xếp thứ 5 về mức độ phổ biến tại Đức, sau cả YouTube và Snapchat. Theo thống kê của các nhà quản lý, có khoảng 310.000 tài khoản Facebook của người tại Đức bị ảnh hưởng trong vụ bê bối dữ liệu Cambridge Analytica. Tính trong toàn khu vực châu Âu, khoảng 2,7 triệu tài khoản có tên trong số 87 triệu tài khoản Facebook trên thế giới bị Cambridge Analytica sử dụng trái phép các thông tin cá nhân. Kết quả thăm dò của tạp chí Focus hồi cuối tháng Ba cho thấy khoảng 49% người dùng ở Đức có ý định đóng tài khoản cá nhân trên các mạng xã hội, bao gồm Facebook, Instagram và Twitter. Lo ngại về việc thiếu các biện pháp bảo vệ dữ liệu là một trong những nguyên nhân chính khiến người dùng muốn đóng các tài khoản trên MXH. Bên cạnh đó, EU đã thiết lập những quy định mới sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2018, theo đó yêu cầu các công ty truyền thông xã hội bảo mật tốt hơn đối với các thông tin cá nhân trên mạng nếu không sẽ phải chịu phạt tối đa 4% thu nhập hàng năm. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Đức cho rằng những biện pháp này chưa đủ tính răn đe và nhấn mạnh cần phải có những luật định rõ ràng với các công ty truyền thông xã hội. [26] 1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam Quản lý MXH nói chung và thông tin đối với MXH nói riêng có thể tham
  • 39. 32 khảo kinh nghiệm của các nước phát triển, đi trước trong lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên, luật pháp, phong tục tập quán, trình độ dân trí và cả thể chế chính trị mỗi nước khác nhau, nên việc nắm bắt kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế là cả một quá trình nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến và hoàn thiện. Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn về quản lý thông tin đối với mạng Internet nói chung và MXH nói riêng của một số quốc gia trên thế giới, tác giả rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác QLNN về thông tin đối với MXH như sau: Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống các quy định pháp lý toàn diện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các trang MXH tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc triển khai và quản lý hoạt động quản lý thông tin đối với MXH của các cơ quan QLNN trong từng giai đoạn khác nhau. Hành lang pháp lý này vừa phải phù hợp với luật pháp hiện hành của Việt Nam, với phong tục tập quán, trình độ dân trí của Việt Nam nhưng không được trái với hệ thống pháp luật quốc tế. Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để mọi người hiểu tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLNN nói chung và sử dụng thông tin đối với MXH nói riêng. Để người dân thấy được vai trò truyền thông nhanh chóng của MXH nhưng cũng cần cảnh giác, chắt lọc thông tin trên MXH. Đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ quản lý là người có bản lĩnh chắt lọc thông tin. Bởi vậy, cần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền về việc sử dụng MXH cũng như thông tin trên MXH. Thứ ba, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực TT&TT, nâng cao trình độ của đội ngũ này, đủ năng lực, trình độ trong mọi nhiệm vụ. Cần có đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ làm công tác quản lý để có thể tạo ra những tấm gương, sự ảnh hưởng đủ sức dẫn dắt dư luận và hành vi xã hội. Đào tạo lớp cán bộ này không chỉ chú trọng đào tạo về trình độ kỹ thuật, kỹ năng làm
  • 40. 33 việc mà còn phải đào tạo, rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng. Thứ tư, cần có kế hoạch trang bị cơ sở vật chất nhằm phát huy hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất này.Những trang thiết bị đắt tiền, thiếu vốn đầu tư thì phải có kế hoạch đầu tư từng bước, không đợi đến lúc có đủ mới mua sắm. Đây là vấn đề quan trọng và không dễ thực hiện, bởi đầu tư nhiều nhưng không sử dụng được hoặc thiếu sự bảo quản thì không đem lại kết quả. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin, trang thiết bị rất nhanh chóng bị lạc hậu nên khi đầu tư cần tính đến khả năng kế thừa, nâng cấp thiết bị. Mặt khác, cần tính toán thật kỹ vấn đề nuôi sống các hoạt động này và phục vụ đắc lực cho việc quản lý thông tin nói chung và thông tin đối với MXH nói riêng. Thứ năm,, quản lý thông tin đối với MXH không giống với các đối tượng quản lý truyền thống lâu nay, đây là một đối tượng quản lý “mềm”, không có giới hạn về không gian, biên giới, không có tiêu chí cứng để áp đặt… công tác quản lý phải vừa đúng pháp luật Việt Nam vừa phù hợp pháp luật quốc tế. Thứ sáu, quản lý thông tin đối với MXH không chỉ là việc điều chỉnh hành vi, thông tin trên MXH đúng pháp luật mà còn là công tác sử dụng, ứng dụng thông tin đó vào công tác phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiểu kết Chương 1 Sự ra đời ồ ạt của các MXH thời gian gần đây ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới đã tạo ra một làn sóng mới trong việc chia sẽ, sử dụng thông tin trên môi trường Internet nói chung. Điều này tạo nên những lợi ích nhất định trong việc phát triển của kênh truyền thông cộng đồng, phục vụ đắc lực cho sự phát triển KT-XH của không chỉ một quốc gia mà còn cả trên thế giới. Tuy nhiên, do đặc tính của MXH là: Tính liên kết cộng đồng, tính đa phương tiện; tính tương tác và khả năng truyền tải, lưu giữ một lượng thông tin khổng lồ nên MXH cũng trở nên khó kiểm soát, đặc biệt là thông tin trên đó nếu Nhà nước không có biện pháp quản lý hữu hiệu. Do vậy, để đảm bảo các thông tin đối với
  • 41. 34 MXH thật sự hữu ích cần thiết phải có sự QLNN đối với loại hình thông tin và dịch vụ này.
  • 42. 35 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN ĐỐI VỚI MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực trạng về các mạng xã hội trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay 2.1.1. Mạng xã hội trên thế giới Mở đầu cho kỷ nguyên MXH là vào năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học với khoảng 50 triệu người dùng tại thời điểm này, đây được coi là một con số kỷ lục thời đó, khi mà trào lưu dùng Internet còn ở thời kỳ khai sinh. Tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Trong giai đoạn này còn thêm 2 trang website khác ra đời nhằm đối trọng với Classmates.com đó là Care2.com và Opendiary.com. Sự phát triển của các MXH thực sự nở rộ từ năm 2001 đến 2007 khi mà trong giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của hàng loạt các MXH như năm 2004 là MySpace với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày. Năm 2005 là MXH khổng lồ Facebook ra mắt, đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống MXH trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc. Sau Facebook là hàng loạt các MXH đình đám xuất hiện trên thế giới như: kênh Youtube được coi là MXH lớn thứ 2 thế giới với kho video đa dạng, nhiều lĩnh vực. Youtube thu hút được lượt người dùng lớn bởi nhiều chương trình partner hay và chính sách đãi ngộ hấp dẫn đối với người sử dụng. Tiếp đó là Google+ tập trung nhiều vào sự trao đổi giữa bạn bè và gia đình. Chúng cũng liên tục thúc đẩy sự tương tác thông qua các tính năng như chia sẻ ảnh, chia sẽ các trạng thái cảm xúc hoặc chơi các trò chơi xã hội. Và What App cũng được
  • 43. 36 xem là MXH phát triển nhanh nhất hiện nay và cho đến nay số lượng người dùng đã cán mốc 1 tỷ người và trở thành trang MXH phổ biến. Hoặc Tumblr là một dịch vụ tiểu blog và MXH do Tumblr, Inc. sở hữu và vận hành. Trang web cho phép người dùng đăng tải các nội dung đa phương tiện lên một trang blog, đồng thời theo dõi blog của những người dùng khác. Cũng không kém phần phổ biến là MXH như Instagram là một ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên Apple iOS, Android và Windows Phone. Mọi người có thể tải ảnh hoặc video lên dịch vụ và chia sẻ chúng với người theo dõi của mình hoặc với một nhóm bạn bè chọn lọc. Hay Twitter là một trang MXH cho người sử dụng có thể tải hình ảnh lên, viết và đọc nội dung có độ dài giới hạn. Ngoài ra còn hàng loạt các MXH khác nhau, con số này khó có thể thống kế được bởi lẽ ngày nay MXH đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. Các doanh nghiệp cũng sớm nắm bắt được điều này và rất nhiều trong số họ đã phát triển nhanh chóng để thương hiệu của mình có chỗ đứng trên các trang MXH phổ biến. Bên cạnh những trang MXH nổi tiếng trên toàn thế giới có mặt ở hầu hết các quốc gia như đã nêu ở trên thì tại mỗi một quốc gia sẽ có những MXH “nội địa” cũng phát triển mạnh mẽ không kém các MXH toàn cầu; như ở Trung Quốc, do các chính sách quản lý chặt chẽ, ở đất nước này chỉ có các MXH “nội địa” hoạt động nhưng số lượng người dùng cũng đông đảo không kém gì so với MXH toàn cầu như Weibo là sự “lai tạo” giữa 2 MXH phổ biến là Twitter và Facebook, một MXH nổi tiếng tại Trung Quốc đã có đến 222 triệu người theo dõi và 100 triệu người dùng hàng ngày. Mỗi ngày số lượng tin nhắn trên Weibo lên đến 100 triệu tin, chiếm trên 30% người dùng Internetở quốc gia có tới 1.3 tỷ dân này. Hay như WeChat là một công cụ liên lạc di động mới và mạnh mẽ. WeChat hỗ trợ gửi tin nhắn thoại, video, ảnh và văn bản. Baidu là một trang mạng giống như những diễn đàn trực tuyến, người dùng có thể xem nội dung mà không cần phải đăng nhập. Bên cạnh đó Baidu còn cung cấp nhiều dịch
  • 44. 37 vụ, bao gồm một công cụ tìm kiếm chung cho các trang web, các tệp âm thanh và hình ảnh. Renren là một MXH phổ biến đối với sinh viên đại học Trung Quốc. Khác với các MXH khác Renren là MXH đầu tiên của Trung Quốc với chính sách đăng ký bắt buộc người sử dụng phải sử dụng họ tên thật. Youku là trang mạng cho phép người dùng tải lên các video có độ dài tùy ý. Một trang mạng có số lượng người truy cập cao mỗi ngày. Số lượng người sử dụng Youku ngày càng tăng với tốc độ lớn. Trang mạng này cũng đã có những tính năng mới hấp dẫn người dùng. MXH có thể phát triển mạnh mẽ và được sử dụng nhiều trên thế giới là đặc điểm và những lợi ích mà nó mang lại như: - Thứ nhất, đây là trang thông tin mở, các hình ảnh, video, clip, bài viết, tin tức… được lưu hành và chia sẻ chính là nội dung của MXH và do chính các thành viên tự sáng tạo ra. Xu hướng chung là ngày càng nhiều người sử dụng những thông tin trên MXH sẽ trở thành kho lưu trữ nội dung khổng lồ, nhưng nguồn thông tin khổng lồ này lại không có cơ quan nào giám sát, kiểm duyệt nội dung, chất lượng, hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, quan điểm của mỗi người tham gia chia sẻ với nhau. Thứ hai, nguồn tin phong phú, đa dạng, với những tin tức thời sự, bình luận, quan điểm cá nhân của bất kỳ ai hoặc những hình ảnh, video, clip… về sự việc nào đó do chính các thành viên của MXH chia sẻ, cung cấp. Mặt khác, MXH còn tích hợp nhiều công cụ vui chơi, giải trí có thể đáp ứng nhu cầu của mỗi thành viên. Thứ ba, độ tương tác cao, giao tiếp thuận lợi, các thành viên chia sẻ thông tin và tương tác trực tuyến với nhau theo các cách rất đơn giản như: thích, bình luận, ảnh, trò chuyện; và sử dụng các ứng dụng, kết nối về một nội dung hay một trang web nào đó. Nhờ vậy, người dùng MXH có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ, tương tác ở bất cứ đâu với gia đình, bạn bè, xã hội... Cũng có thể liên kết thông qua tích hợp nhiều trang mạng và website khác nhau một cách nhanh chóng. Thứ tư, đa dạng về không gian và thời gian, các thành viên có thể truy cập
  • 45. 38 tham gia MXH ở bất kỳ đâu mà ở đó có dịch vụ Internet… với cách thức cũng đa dạng như: điện thoại di động thông minh, máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng… để kết nối Internet, nên tính chủ động, linh hoạt rất cao. Như đã phân tích ở trên, có thể thấy MXH đã và đang phát triển nhanh chóng, hiệu quả đã vượt ra ngoài giới hạn về không gian và thời gian, có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Tuy nhiên, do tính đặc thù cao nên việc kiểm soát thông tin trên MXH là không dễ, các nguồn thông tin đúng, sai khó bề kiểm chứng; tốc độ phát tán rộng rãi, nhanh chóng thông qua rất nhiều hình thức khác nhau. Nếu một thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm cá nhân hay tổ chức, hình ảnh nhạy cảm, phản cảm… sẽ gây tác động tiêu cực đến nhiều người; MXH còn có thể là môi trường để các thế lực thù địch lợi dụng phá hoại một quốc gia hay tổ chức nào đó mà họ muốn. Vì vậy, tính hai mặt của MXH đều được các nước quan tâm quản lý. 2.1.2. Mạng xã hội và thông tin trên mạng xã hội ở Việt Nam Song song với những MXH lớn của thế giới như đã trình bày ở phần trên thì tại Việt Nam cũngcó sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt MXH thuần Việt như ZoomBan, Yobanbe, FaceViet.com, VietSpace, Clip.vn. Yume, Tamtay.vn, Truongxua.vn, ZingMe, Go.vn, Zalo, Zing Me, Tinh tế… Một số MXH vẫn tồn tại và phát triển đã, đang và sẽ tiếp tục là một công cụ làm việc, ứng dụng giải trí, nguồn thông tin quan trọng trong cuộc sống của người Việt Nam. Ở Việt Nam mỗi năm xuất hiện rất nhiều các trang MXH được cấp phép hoạt động, tính đến nay đã có hơn 360 MXH. Tuy nhiên, không phải mạng “nội địa” nào cũng được đón nhận và có số lượng người dùng đông đảo. Phần lớn MXH đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam là những mạng lớn đang được sử dụng trên thế giới như Facebook, Youtube, Google, Messenger, Instagram…Trong đó, đặc điểm sử dụng MXH ở nước ta tập trung vào một số điểm như: Về đối tượng sử dụng mạng Internet thường xuyên nhất là nhóm lứa tuổi 15
  • 46. 39 tuổi đến 40 tuổi. Nhóm đối tượng này lại gồm 2 thành phần chủ yếu là học sinh, sinh viên và người đang đi làm. Nhìn chung họ là những người trẻ, có điều kiện tiếp cận với máy tính và mạng Internet ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhanh nhạy trong việc tiếp thu được những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như những trào lưu mới trên thế giới. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu báo chí, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thì thời gian truy cập mạng trung bình của các nhóm đối tượng trong một ngày là khoảng 3,7 giờ. Đây là một con số khá cao. Tuy nhiên, thời gian truy cập mạng của các đối tượng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như không gian, tính chất công việc, mục đích truy cập... Facebook là trang MXH có số người sử dụng nhiều nhất, tiếp theo Facebook, Zingme vốn là một MXH kèm theo nhiều dịch vụ tiện ích như nghe nhạc, đọc tin tức, chia sẻ video... trong thời gian gần đây, Zalo là trang mạng xã hội đang được người dùng chú ý, trong đó có cả một số cơ quan nhà nước đang ứng dụng để truyền tải thông tin cho hoạt động điều hành công tác hàng ngày. Về động cơ và mục đích truy cập Internet và sử dụng MXH khá khác nhau, tuy nhiên tập trung nhiều vào các nội dung như: nhu cầu chia sẻ thông tin; liên lạc và giao tiếp; giải trí, thương mại và trao đổi. Trong đó nhu cầu thông tin được coi là một nhu cầu khá lớn nhưng cũng là nhu cầu đặt ra nhiều thách thức cho các nhà quản lý như: Cần chặn thông tin độc hại, thông tin xấu, tin giả. Theo khảo sát của chương trình nghiên cứu Internet và xã hội (VPIS) cho thấy, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng MXH tại Việt Nam thể hiện tập trung: nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%) [6]. Bên cạnh đó, dưới sự phát triển của CNTT và sự bùng nổ và phát triển như vũ bão của thông tin trên mạng Internet, vấn đề về an toàn, an ninh mạng đang ngày càng gặp nhiều thách thức. Do các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng
  • 47. 40 và diễn biễn phức tạp. Một vấn đề hiện nay của an toàn bảo mật thông tin là các lỗ hổng từ các hệ thống phần mềm và phần cứng. Ví dụ, dịch vụ MXH LinkIn đang phải đối mặt với các tấn công thông qua E-mail và tính năng InMail. Hay qua tính năng ViewAs của dịch vụ MXH Facebook đã khiến hơn 50 triệu tài khoản bị tấn công. Kiểu tấn công qua MXH như thế này không phải là mới nhưng rất khó ngăn chặn. Bên cạnh đó, các hệ thống phần cứng cũng gặp các lỗi dựa trên tính năng Bluetooth của các hệ điều hành Android, Windows và Linux. Các thông tin hay mã độc có thể bị đánh cắp hay phát tán mà người dùng không thể can thiệp được. Trước những thực tế trên, đòi hỏi nước ta phải có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp nhằm phát triển và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên Internet nói chung và MXH nói riêng. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay 2.2.1. Cơ sở pháp pháp lý quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay Để thực hiện chức năng QLNN về TT&TT nói chung và quản lý thông tin trên MXH, đồng thời trước những bất cập trong việc sử dụng MXH và thông tin trên MXH gây mất an toàn, an ninh thông tin, nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách và các biện pháp nhằm phát triển và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên MXH. Sau đây là một số đạo luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, chi tiết hóa các quy định tại các đạo luật như: - Luật Công nghệ thông tin năm 2006, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/6/2006. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007, Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT được coi là môi trường nền tảng cho các hoạt động của TT&TT và MXH.