SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÀO THỊ THU HƢƠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
ĐÀO THỊ THU HƢƠNG
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG
Hà Nội – 2016
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...............................Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO
VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM........................................ 7
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bảo vệ
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.............................................................................7
1.1.1. Khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm .................................................7
1.1.2. Tiêu chí xác định động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............13
1.1.3. Phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...........................15
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm...17
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm..................17
1.2.2. Các biện pháp bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.............................20
1.2.3. Tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đối với
bảo tồn đa dạng sinh học ..........................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmError! Bookmark not
defined.
1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ........... Error!
Bookmark not defined.
1.3.2. Sự cần thiết phải bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bằng pháp luậtError!
Bookmark not defined.
1.3.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và tiêu
chí đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm...Error!
Bookmark not defined.
1.3.4. Nội dung của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam
.......................................................................................................Error! Bookmark not defined.
1.4. Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở một số quốc gia trên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ ..................................Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Kinh nghiệm của Namibia...............................Error! Bookmark not defined.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ và Namibia đối với Việt Nam trong việc bảo vệ
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...........................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM........Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
tại Việt Nam..............................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
tại Việt Nam ..............................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
tại Việt Nam...............................................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm tại Việt Nam ..............................................Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại
Việt Nam ...................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
tại Việt Nam...............................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm tại Việt Nam......................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm tại Việt Nam.......................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam
...................................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Đánh giá quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại
Việt Nam....................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm tại Việt Nam......................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Đánh giá việc thực hiện hợp tác quốc tế trong bảo vệ động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm ...........................................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM........Error! Bookmark not defined.
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm tại Việt Nam .....................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
tại Việt Nam ..............................................................Error! Bookmark not defined.
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại
Việt Nam ...................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm ...................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm ...................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm ...........................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật .....Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...........................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 21
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tài nguyên đa dạng sinh học nhất
thế giới. Với diện tích chỉ 331.698 km2
[83], chiếm chưa đến 1% diện tích trái đất, Việt
Nam sở hữu hơn 10% số loài sinh vật được biết đến [61]. Trong đó, các loài động vật
rừng là một mắt xích quan trọng của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này.
Mặc dù vậy, trong thời gian qua, những loài động vật rừng như hổ, tê giác, tê
tê … đang dần dần biến mất. Việt Nam xếp hạng thứ 16 trong số 152 quốc gia được
nghiên cứu về tỷ lệ của các loài ĐVHD có nguy cơ bị đe dọa cao nhất và nằm trong
15 nước có số loài thú bị đe dọa [81]. Nguyên nhân chính là do nạn săn bắn, buôn
bán, nuôi nhốt, tàng trữ, tiêu thụ bất hợp pháp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm,
các bộ phận và dẫn xuất của chúng, và do nhu cầu tiêu dùng rất lớn các sản phẩm từ
động vật ở nước ta.
Đánh giá được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm đối với bảo tồn ĐDSH, Việt Nam đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc
ngăn cấm, xử lý các hành vi vi phạm, và tăng cường thực thi pháp luật, trong đó
phải kể đến việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ để điều chỉnh
như các quy định trong Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10, sửa đổi, bổ sung năm
2009; Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015; Luật Bảo vệ và Phát triển
Rừng năm 2004; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; và hàng loạt các Nghị định,
Thông tư quy định vấn đề quản lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật
rừng. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế trong lĩnh vực
bảo vệ, bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó phải kể đến Công
ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy
cấp) năm 1994, Công ước CBD (Công ước về Đa dạng sinh học) năm 1992…
Tuy nhiên, do lợi nhuận thu được từ kinh doanh động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm mang lại mà tội phạm về môi trường ngày càng gia tăng. Trong khi đó,
hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
2
chế, chưa đem lại hiệu quả thực tiễn cao. Do vậy, nhất thiết cần có sự phân tích,
đánh giá, so sánh và điều chỉnh các quy phạm pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ, bảo
tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam.
Qua nghiên cứu lý luận đến thực tiễn vấn đề bảo vệ động vật rừng tại Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đề tài “Pháp luật về bảo vệ động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam” sẽ cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn,
học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, chỉ rõ nguyên nhân, lý giải những tồn
tại, vướng mắc nhằm tìm ra những giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật bảo vệ động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên phương diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật
học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và chưa có nhiều đề tài,
công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới.
Liên quan đến lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam, đã có nhiều
công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Bùi Thị Hà, Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015: “Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở
Việt Nam”; bài nghiên cứu “Những vướng mắc, bất cập từ quy định về định giá tài
sản trong tố tụng hình sự” của ThS. Lê Văn Sua đăng trên Tạp chí Cảnh sát nhân
dân thứ Hai, 27/04/2015 (GMT+7); bài nghiên cứu “Áp dụng thực thi pháp luật liên
quan đến các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm” của tác giả Trần Trọng
Anh Tuấn, Tạp chí Môi Trường số 7-2015; bài nghiên cứu “Nghiên cứu một số quy
định pháp luật về bảo vệ và phát triển thực vật, động vật hoang dã ở Việt Nam” của
Nguyễn Thanh Huyền, tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 6/2011;
“Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta và
một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục” của Đặng Thu Hiền, tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 5/2011; “Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng
Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã
quý hiếm” của Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009; bài nghiên cứu
“Một số vấn đề về pháp lý trong xử lý các tội phạm liên quan đến động vật hoang dã,
3
quý, hiếm” của Kiểm sát viên Trịnh Ngọc Chính đăng trên Viện Kiểm sát nhân dân
tỉnh Lạng Sơn, thứ Năm, 15/10/2015 09:14:53 (GMT+7).
Trong lĩnh vực bảo vệ Đa dạng sinh học, có thể kể tên một số công trình nghiên
cứu như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Đặng Thị Thu Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2006: “Pháp luật về bảo vệ Đa dạng sinh học ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật
học của Lương Thị Huyền Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014: “Pháp luật về
bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con
Cuông, tỉnh Nghệ An”. Ngoài ra còn có các bài viết như “Pháp luật về bảo tồn đa dạng
sinh học, thực trạng và tồn tại trước khi có Luật Đa dạng sinh học” của TS. Nguyễn
Văn Tài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133 năm 2008;
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về pháp luật bảo vệ
động vật hoang dã và đa dạng sinh học, trong đó có một số vấn đề liên quan như
định giá tài sản trong tố tụng hình sự liên quan đến động vật thuộc danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm; phân tích việc thực thi pháp luật liên quan đến các loài động
vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm. Các bài viết này chủ yếu tập trung vào pháp luật
bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học và phân tích một trong
những khía cạnh nằm trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm Trên cơ sở kế thừa các kết quả từ những công trình nghiên cứu trên, người
viết nhận thấy việc nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của pháp luật và
thực trạng pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa trên thực tiễn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về bảo vệ động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam.
Với đối tượng nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt nội
dung bao gồm nghiên cứu những quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng
nguy cấp quý hiếm; gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; xuất, nhập khẩu
động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các văn bản luật và văn bản dưới luật, nghiên cứu thực
4
trạng thực hiện pháp luật hiện hành. Luận văn cũng có đề cập đến kinh nghiệm quốc
tế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra đánh giá
pháp luật và những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo
vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Về mặt thời gian, luận văn
nghiên cứu các quy định pháp luật và thực trạng pháp luật vào thời điểm thực hiện
luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam và chỉ khái
quát kinh nghiệm của một số quốc gia trên quốc tế nhằm rút ra bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam, hướng tới hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được xây dựng nhằm mục đích làm rõ những vấn đề sau:
 Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
 Phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm
 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm tại Việt Nam
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
 Làm rõ những vấn đề lí luận của pháp luật về bảo vệ động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam
 Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện
pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
 Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, luận
văn đã sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin, dựa trên
đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách kinh tế- xã hội và các
nội dung khác có liên quan. Trong những trường hợp cụ thể, luận văn kết hợp sử
5
dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân
tích…nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó, phương pháp phân tích để làm
rõ những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm; phương pháp so sánh giữa pháp luật của Việt Nam với pháp luật quốc
tế về bảo vệ ĐVHD nói chung và các loài nguy cấp, quý, hiếm nói riêng, giữa nội tại
các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam để chỉ ra những mặt tích cực và hạn
chế của các quy định pháp luật hiện hành; phương pháp tổng hợp, thống kê các số
liệu thực tế về thực trạng bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam,
thực trạng bảo vệ ĐVHD của một số quốc gia trên thế giới, cũng như thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật làm dẫn chứng minh họa cho luận văn.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến pháp luật bảo vệ động vật
hoang dã hay bảo vệ đa dạng sinh học nhưng đề tài này không trùng lặp với những đề
tài nghiên cứu trước đó vì đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về bảo vệ động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp cụ thể sau:
- Về tư liệu: Hệ thống hóa các tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động
bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam.
- Về nội dung:
Thứ nhất, khái quát hóa các quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm tại Việt Nam; đưa ra bức tranh toàn cảnh về pháp luật điều chỉnh
lĩnh vực này.
Thứ hai, thông qua nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật hiện hành, luận văn
đối chiếu với thực trạng thực hiện pháp luật để phân tích, đánh giá, tìm ra những bất
cập trong các quy định về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam.
Luận văn cũng nghiên cứu, đối chiếu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới.
6
Thứ ba, qua việc nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật, luận văn đề
xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm tại Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại
Việt Nam.
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại
Việt Nam.
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bảo
vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.1.1. Khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Hiện nay, các văn bản pháp luật Việt Nam đưa ra nhiều khái niệm liên quan
đến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004 định nghĩa: “Loài
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế,
khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt
chủng thuộc Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ
quy định chế độ quản lý, bảo vệ” [25, Điều 3]. Định nghĩa này cũng được nhắc lại
tại Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006
về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [5, Điều 2].
Qua định nghĩa trên về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có thể thấy bốn
vấn đề như sau:
Một là sự phân bố môi trường sống của loài động vật rừng.
Hai là tính quý, hiếm của loài động vật rừng thể hiện trong những đóng góp
quan trọng của loài đó đối với các lĩnh vực của cuộc sống.
Ba là tính nguy cấp của loài thể hiện ở số lượng loài còn ít trong tự nhiên hoặc
có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bốn là loài động vật đó phải được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành của Việt Nam, cụ thể là nằm trong Danh mục các loài động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm.
Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích các thành tố cấu thành nên khái niệm này như sau:
Thứ nhất, động vật rừng là các loài động vật có môi trường sống nằm trong
hệ sinh thái rừng. Đây là một hệ sinh thái điển hình với tổng diện tích chiếm đến 1/3
8
diện tích đất liền của Trái đất, khoảng 40 triệu km2
[60]. Với diện tích bao phủ lớn
như vậy, rừng là môi trường sống lý tưởng cho sự phát triển đa dạng của các loài
động vật và thực vật. Khi xem xét khái niệm động vật rừng, cần phân biệt khái niệm
này với một số thuật ngữ khác thường gặp như ĐVHD, động vật nuôi, động vật thủy
sinh, và các loài chim di cư. Theo Wikipedia Bách khoa toàn thư mở thì ĐVHD là
các loài động vật sống trong tự nhiên ở khắp mọi nơi trên trái đất, trong các hệ sinh
thái đa dạng như sa mạc, đồng bằng, rừng núi, đại dương… và chưa được thuần hóa
[79]. So với khái niệm động vật rừng, khái niệm ĐVHD có nội hàm rộng hơn, theo
đó ĐVHD bao hàm cả động vật rừng và nhiều loài động vật khác trong tự nhiên.
Trong khi đó, động vật nuôi, khác với hai khái niệm trên, được dùng để chỉ các loài
động vật đã được con người thuần hóa vì mục đích hữu dụng hay thương mại.
Cũng theo Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, động vật thủy sinh bao gồm loài có
xương sống và không xương sống sống chủ yếu dưới nước trong quãng đời của chúng
[80]. Còn từ điển biology-online định nghĩa, động vật thủy sinh là các loài động vật
sống trong các môi trường nước khác nhau như đại dương, biển, sông, hồ, ao… [54]
Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng các loài thủy sinh sống ở các sông, suối nằm trong rừng
vẫn được coi là động vật rừng. Ví dụ: Cá cóc Tam Đảo, có danh pháp khoa học là
Paramesotriton deloustali, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu sống tại các khe suối
rậm rạp sâu trong rừng Tam Đảo, Việt Nam [22]. Cá cóc Tam Đảo nằm trong Danh
mục IIB – Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nghị định số
32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm. Tương tự như vậy, các loài chim như bồ câu, yến, vẹt… có môi
trường sống trong rừng vẫn được coi là động vật rừng, khác với các loài chim di cư.
Khi nhắc đến các loài chim di cư là nhắc đến tập tính di chuyển đều đặn theo mùa hàng
năm của chúng, việc di cư nhằm mục đích đáp ứng sự thay đổi thức ăn, sinh cảnh hoặc
thời tiết. Thông thường sự di cư ở chim là sự di chuyển từ phía bắc xuống phía nam
dọc theo đường bay giữa vùng sinh sản và vùng trú đông [72]. Chúng không sinh sống
tại một khu vực cố định, ngược lại chúng có thể bay liên tục trong rất nhiều ngày
để tìm nguồn thức ăn mới, hoặc theo tập quán sinh sản, hoặc tìm một nơi có điều kiện
9
khí hậu thích nghi với chu kỳ sinh trưởng của chúng, do môi trường sống đa dạng và
linh hoạt như vậy, chúng cũng không được xếp loại nhóm động vật rừng.
Thứ hai, khái niệm “nguy cấp” được dùng để chỉ khả năng tuyệt chủng của
một loài trong tương lai. Khái niệm này được đề cập đến trong Sách đỏ của IUCN
(International Union for Conservation of Nature and Naturajjl Resources) hay gọi
tắt là Sách Đỏ IUCN (IUCN Red List of Threatened Species) – Danh sách về tình
trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Một loài bị
coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao
trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp [46]. Các yếu tố
như số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên, sự suy giảm quần thể theo thời gian, tỷ lệ
sinh sản, khu phân bố của loài, các mối đe dọa từ bên ngoài sẽ được xem xét khi
đánh giá tính nguy cấp của một loài.
Thứ ba, các giá trị đặc biệt mà loài động vật rừng mang lại trong lĩnh vực kinh
tế, khoa học, môi trường được giải thích trong Điều 6 Nghị định của Chính phủ số
160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ
quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể,
một loài có giá trị đặc biệt về kinh tế khi loài đó mang lại nguồn lợi kinh tế cao khi
được đem ra giao dịch trên thị trường. Giá trị đặc biệt về khoa học được thể hiện ở
chỗ loài đó mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống. Còn giá trị đặc
biệt về môi trường là khi loài đó giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng
sinh thái; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên [9, Điều
6]. Có thể thấy, yếu tố tính quý, hiếm và tính nguy cấp của loài có sự tác động qua lại
lẫn nhau. Loài động vật rừng mang trong mình những giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa
học, hay môi trường chắc chắn sẽ là đối tượng bị con người khai thác nhiều hơn trong
tự nhiên, dẫn đến khả năng tuyệt chủng cao hơn các loài thông thường khác. Ngược
lại, nếu loài đó có số lượng còn ít trong tự nhiên, đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng mà nguyên nhân không phải do sự tác động của con người mà là các thảm họa
từ tự nhiên gây ra thì loài đó cũng đương nhiên mang giá trị đặc biệt trong việc bảo
10
tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái, do vậy, nếu đem ra giao dịch
trên thị trường, cũng sẽ mang lại giá trị cao về kinh tế.
Thứ tư, về danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt
Nam. Hiện nay ở Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam là tài liệu khoa học trong đó công bố
danh sách các loài động vật và thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý, hiếm, đang bị
giảm sút số lượng, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Mặc
dù vậy, đây chỉ là tài liệu dùng để tra cứu, nâng cao nhận thức của người dân về đa
dạng sinh học và mang tính tham khảo tạo căn cứ cho Nhà nước xây dựng các văn
bản pháp luật liên quan đến tài nguyên sinh vật chứ không hề có hiệu lực pháp lý
hay nói cách khác, không phải tất cả các loài động vật có tên trong Sách đỏ sẽ được
pháp luật bảo vệ như một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo quy định
của pháp luật Việt Nam, các loài động vật được coi là động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm nếu nằm trong Danh mục Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành
kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu: “Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
là những loài động vật có môi trường sống nằm trong hệ sinh thái rừng, số lượng
còn ít và đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên trong
một tương lai rất gần, mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống; có
khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa; và có vai trò quyết định trong việc
duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính
độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên, được pháp luật Việt Nam công nhận”.
Cũng cần làm rõ khái niệm “động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” với khái niệm
“loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Luật đa dạng sinh học năm 2008 định
nghĩa về “loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” như sau: Một là, các loài đó bao
gồm: loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, Hai là,
có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn
hóa - lịch sử, Ba là, số lượng loài còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng [26, Điều 3]. Danh
mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được ban hành kèm theo Nghị
11
định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ
quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Thuật ngữ
“được ưu tiên bảo vệ” trong khái niệm trên đã cho thấy đây là nhóm loài có chế độ bảo
vệ cao nhất trong pháp luật Việt Nam.
So sánh khái niệm Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và Động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm:
Bảng 1.1: Bảng so sánh
Tiêu chí Loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc
ƣu tiên bảo vệ
Động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm
Khái niệm Loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã,
giống cây trồng, giống vật nuôi,
vi sinh vật và nấm đặc hữu, có
giá trị đặc biệt về khoa học, y tế,
kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi
trường hoặc văn hóa - lịch sử mà
số lượng còn ít hoặc bị đe dọa
tuyệt chủng.
Loài động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm là loài động vật có giá trị đặc
biệt về kinh tế, khoa học và môi
trường, số lượng còn ít trong tự
nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt
chủng thuộc Danh mục các loài
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
do Chính phủ quy định chế độ
quản lý, bảo vệ.
Đa dạng
loài
Bao gồm cả động vật, thực vật,
vi sinh vật, nấm
Chỉ bao gồm động vật rừng
Địa điểm
phân bố
Phân bố đa dạng ở nhiều môi
trường sống khác nhau
Chỉ phân bố ở rừng
Tình trạng
loài
Mức độ nguy cấp, số lượng cá
thể còn ít, hoặc đang bị đe dọa
tuyệt chủng
Mức độ nguy cấp, số lượng còn ít
trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị
tuyệt chủng
Giá trị đặc
biệt
Có giá trị đặc biệt về một trong
các lĩnh vực sau: khoa học, y tế,
kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi
trường hoặc văn hóa - lịch sử
Có giá trị đặc biệt về một trong
các lĩnh vực kinh tế, khoa học, và
môi trường
12
Mức độ
bảo vệ
Được ưu tiên bảo vệ - mức độ
bảo vệ cao nhất
Được bảo vệ ở mức độ thấp hơn
(Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về
Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định số
160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ
quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ)
Từ bảng 1.1, có thể thấy loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có sự đa
dạng cả về loài lẫn về môi trường phân bố, do vậy giá trị đặc biệt của loài cũng được
mở rộng ra nhiều lĩnh vực hơn so với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên,
yếu tố tình trạng loài chưa được làm rõ giữa hai khái niệm. Mặc dù Điều 5 Nghị định
số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ
quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ có nêu ra
tiêu chí xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng,
nhưng các tiêu chí này lại được căn cứ theo tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN về tình
trạng “nguy cấp” của loài, do đó, tiêu chí này cũng có thể được áp dụng cho nhóm
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Còn trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30
tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm lại
không nêu rõ tiêu chí xác định loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm mà chỉ quy
định trách nhiệm theo dõi diễn biến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó,
UBND các cấp sau khi theo dõi, thống kê, đánh giá và tổng hợp tình trạng động vật
rừng thuộc địa phương sẽ báo cáo lên BNN-PTNT, BNN-PTNT phối hợp với
BTNMT tổng hợp tình trạng của toàn quốc và lập nên Danh mục Động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm. Do không có tiêu chí phân loại cụ thể mà có rất nhiều loài động vật
đồng thời nằm trong cả hai danh mục: Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP và Danh mục các loài
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số
32/2006/NĐ-CP, gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật.
Ngoài ra, theo mức độ nguy cấp, còn có sự phân biệt giữa động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm với động vật rừng thông thường. Tại Thông tư số 90/2008/TT-BNN
13
của BNN-PTNT: Hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu,
Mục II Giải thích một số từ ngữ có nhắc đến khái niệm “động vật rừng thông
thường”. Theo đó, các nhà làm luật đã dùng phương pháp loại trừ để định nghĩa
khái niệm động vật rừng thông thường, cụ thể: động vật rừng thông thường là các
loài động vật không nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các
Phụ lục I, II của Công ước về Buôn bán quốc tế các loài ĐVHD nguy cấp (sau đây
viết tắt là Công ước CITES [1].
1.1.2. Tiêu chí xác định động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm
2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
không đưa ra tiêu chí xác định thế nào là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy
nhiên, dựa trên khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có thể hiểu một loài
động vật để được xếp vào nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần phải thỏa
mãn một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất, môi trường sống của loài động vật thuộc hệ sinh thái rừng.
Thứ hai, loài động vật rừng đang nằm trong tình trạng nguy cấp. Dựa theo
tiêu chuẩn của sách đỏ IUCN thì: Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất
nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên
nhiên trong một tương lai gần, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào dưới đây:
Một là, suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây dựa trên (và xác định
được) một trong những điểm như sau: quan sát trực tiếp; chỉ số về sự phong phú
thích hợp đối với taxon đó; sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và/hay chất lượng
nơi sinh cư; mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng, tác động của các taxon di
nhập, lai tạo, dịch bệnh, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh hoặc ký sinh.
- Suy giảm ít nhất 50%, theo quan sát, ước tính, suy đoán hoặc phỏng đoán
trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất)
- Suy giảm ít nhất 50%, theo dự đoán hoặc phỏng đoán, sẽ xảy ra trong 10
năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất)
14
Hai là, khu phân bố ước tính dưới 5000 km2
, hoặc nơi cư trú ước tính dưới
500km2
, ngoài ra còn chỉ ra được ít nhất 2 trong các điểm dưới đây:
- Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở không quá 5 điểm.
- Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các
yếu tố sau: Khu phân bố, nơi cư trú, phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư, số
địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể, số lượng cá thể trưởng thành.
- Dao động cực lớn của một yếu tố bất kỳ nào dưới đây: Khu phân bố, nơi cư
trú, số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể, số lượng cá thể trưởng thành.
Ba là, quần thể ước tính dưới 2500 cá thể trưởng thành và một trong các điểm
dưới đây:
- Suy giảm liên tục ước tính ít nhất 20% trong 5 năm cuối hoặc 2 thế hệ cuối
(lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc:
- Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán hoặc suy đoán về số lượng cá thể
trưởng thành và cấu trúc quần thể dưới một trong các dạng sau: Bị chia cắt
nghiêm trọng (nghĩa là không một tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá
thể trưởng thành); tất cả các cá thể chỉ ở trong một tiểu quần thể duy nhất.
Bốn là, quần thể ước tính chỉ dưới 250 cá thể trưởng thành.
Năm là, phân tích định lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít
nhất là 20% trong 20 năm tới hoặc 5 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) [46].
Dựa trên các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN trên, Nghị định số 160/2013/NĐ-
CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ cũng nêu ra tiêu chí
xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng phù hợp với
các điều kiện tự nhiên ở Việt Nam. Các tiêu chí đó là [9, Điều 5]:
- Có sự suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười
năm gần nhất hoặc ba thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự
báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba thế hệ tiếp theo tính từ thời
điểm đánh giá;
15
- Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2
và quần thể bị chia cắt nghiêm
trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú;
- Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành thuộc một trong các
trường hợp: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ
20% trở lên trong năm năm gần nhất hoặc hai thế hệ cuối tính đến thời điểm
đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể
có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể
trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất;
- Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành;
- Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20
năm tiếp theo hoặc năm thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ.
Thứ ba, tính quý, hiếm của loài có mối quan hệ mật thiết với mức độ nguy cấp
của loài động vật rừng. Tính quý, hiếm được xác định căn cứ theo quy định tại Điều
6 Nghị định của Chính phủ số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu
chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm,
được ưu tiên bảo vệ như đã được phân tích ở mục trên trên.
1.1.3. Phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam
Theo Nghị định số 32/ 2006/ NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính
phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì động vật rừng
nguy cấp, quy hiếm được phân thành 2 nhóm:
 Nhóm 1: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
 Nhóm 2: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 32/ 2006/ NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 quy
định về Tiêu chí phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau [5, tr1]:
Nhóm IB là các loài động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc
có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ
tuyệt chủng cao; Nhóm IIB gồm những loài động vật rừng có giá trị về khoa học,
môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên
hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
16
Tuy nhiên, khi Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013
của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ ra đời, có đến 69 loài động vật rừng trùng
với Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về Quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, do vậy, chế độ quản lý đối với
69 loài động vật này được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2013, tức là được áp dụng theo quy chế của loài nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [9, Điều 19]. Như vậy, trên thực tế, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm được ưu tiên bảo vệ theo
Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Tiêu
chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ, nhóm IB và nhóm IIB theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày
30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm.
Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, người ta không phân loại động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm như ở Việt Nam mà phân loại ĐVHD theo mức độ nguy cấp tương
ứng với các tiêu chí của IUCN. Theo tiêu chí đánh giá của IUCN cho Sách đỏ, các
loài sinh vật thiên nhiên được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa
tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population
size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ phân tách quần
thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation), cụ thể
như sau [46]:
- Tuyệt chủng (Extinct, EX): Một loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng
chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
- Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild, EW): Một loài bị coi là tuyệt
chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và
hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa,
năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá
17
thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và
dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm
thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào
chăm sóc của con người.
- Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered, CR): Một loài được coi là cực kỳ
nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao
trong một tương lai rất gần, khi quần thể loài suy giảm đến 80% hoặc diện
tích phân bố chỉ còn trên khoảng 100 km².
- Nguy cấp (Endangered, EN): Một loài bị coi là nguy cấp khi nó phải đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần
nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
- Sắp nguy cấp (tiếng Anh: Vulnerable, viết tắt VU): Một loài bị đánh giá là sắp
nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp (EN) nhưng phải
đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai
không xa. Quần thể của chúng bị suy giảm 20% hoặc diện tích phân bố chỉ
còn khoảng 20000km².
- Sắp bị đe dọa (Near Threatened): Một loài bị đánh giá là sắp bị đe dọa khi nó
sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương
lai không xa.
- Ít quan tâm (Least Concern)
- Thiếu dữ liệu (Data Deficient)
- Không được đánh giá (Not Evaluated)
Có thể thấy, việc phân loại ĐVHD theo các tiêu chí của IUCN nêu trên giúp
tạo lập một cơ chế đồng nhất để bảo vệ các loài ĐVHD, tránh sự chồng chéo về
danh mục loài cũng như chồng chéo khi thực thi và áp dụng pháp luật.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Theo từ điển Tiếng Việt, từ “bảo vệ” có nghĩa: chống lại mọi sự hủy hoại,
xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn. Còn “bảo tồn” có nghĩa là gìn giữ (cái
18
mang ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung), không để bị tổn thất, mất mát [23].
Khoản 1 Điều 3 Luật ĐDSH số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã đưa
ra khái niệm về “bảo tồn ĐDSH” như sau: “Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong
phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi
trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi
trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên ; nuôi, trồng, chăm sóc loà i thuộc Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dà i cá c mẫu
vật di truyền” [26, Điều 3]. Từ điển Wikipedia Bách khoa toàn thư mở định nghĩa
“Bảo tồn loài hoang dã là hoạt động bảo vệ các loài thực vật, ĐVHD và môi trường
sống của chúng. Mục đích của việc bảo tồn loài hoang dã là để đảm bảo môi trường
thiên nhiên cho thế hệ tương lai và giúp thế hệ tương lai nhận thức rõ được tầm quan
trọng của việc bảo vệ các loài hoang dã, các khu vực hoang dã đối với con người và
các giống, loài khác” [79]. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản luật chưa có khái
niệm về “bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” mà chỉ nêu ra các quy định quản
lý hoạt động này. Cụ thể, Điều 5 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm
2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định:
Một là, những khu rừng có động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập
trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của
pháp luật. Đối với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu
rừng đặc dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện
hành của pháp luật.
Hai là, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng
công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong
khu rừng có động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị
định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ba là, nghiêm cấm những hành vi sau đây:
- Săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
19
- Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu,
nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và
quy định hiện hành của pháp luật [5, Điều 5].
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
như sau: “Bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là một hoạt động trong chuỗi các
hoạt động nhằm bảo tồn loài hoang dã, bảo tồn ĐDSH, có sự phối hợp của các chủ thể
khác nhau, được thực hiện qua các công cụ, phương thức và hình thức khác nhau”.
Do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là những loài động vật đang đứng
trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên nên việc bảo vệ động vật rừng
nguy cấp quý, hiếm mang những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được diễn ra một cách
nghiêm ngặt, thể hiện qua việc đảm bảo môi trường sống và điều kiện của loài động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiêm cấm các hành vi gây tổn hại đến sự tồn tại và phát
triển của những loài động vật này; khuyến khích, tăng cường phát triển hoạt động
nghiên cứu, khảo sát, duy trì và phát triển nguồn gen động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm; ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như tăng cường khả năng
thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên thực
tế. Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần liên tục được cập nhật
cho phù hợp với điều kiện thực tế và được bảo vệ ở mức độ cao hơn so với các loài
ĐVHD thông thường.
Thứ hai, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được diễn ra trên diện
rộng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Khi một loài động vật biến mất
trong tự nhiên, cả chuỗi sinh học và hệ sinh thái sẽ có sự biến chuyển mạnh mẽ và
sự ảnh hưởng này không chỉ diễn ra trong phạm vi một khu vực, trong ranh giới một
địa phương hay một quốc gia mà mang tính chất toàn cầu. Do đó, việc bảo vệ động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cũng phải được thực hiện trên diện rộng và không bị
giới hạn về mặt không gian. Khi nguy cơ cho các loài động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm ngày càng lớn thì hoạt động bảo vệ cần phải được diễn ra liên tục, đồng bộ,
đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ và kịp thời, không bị giới hạn về mặt thời gian.
20
Thứ ba, các chủ thể tham gia bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm rất
đa dạng, từ cá nhân cho đến các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức liên chính
phủ, quốc gia, hiệp hội liên quốc gia. Có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ trong hoạt
động bảo vệ cũng như chia sẻ trách nhiệm, được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác
nhau như cấp độ cá nhân; cấp độ cộng đồng; cấp độ địa phương, vùng; cấp độ quốc
gia; cấp độ quốc tế [42].
Thứ tư, đây là một trong những chuỗi hành động để bảo vệ tăng trưởng xanh và
là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia nhằm gìn giữ, bảo tồn
cho thế hệ tương lai những nguồn gen quý hiếm và cơ hội được sống trong môi trường
sinh thái đa dạng, được thực hiện qua các phương thức, hình thức khác nhau.
1.2.2. Các biện pháp bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Một là, biê ̣n phá p tổ chứ c – chính trị
Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ môi
trường, bảo vệ ĐDSH nói chung và bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nói
riêng. Chính trị là mối quan hệ phát sinh giữa các giai cấp , các nhóm người trong xã
hội nhằm thực hiê ̣n quyền lực chính tri ̣ . Các biện pháp chính trị được thực hiện
nhằm xây dựng hoă ̣c củng cố quyền lự c và ảnh hưởng chính tri ̣. Ở Việt Nam , các
biê ̣n pháp chính tri ̣được thể hiện ở việc Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề bảo
vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vào cương lĩnh, chiến lược hành động nhằm
làm tăng thêm tính chất toàn diện , đúng đắn và khả thi của cương lĩnh , chiến lược
đó để trên cơ sở nâng cao vai trò lãnh đa ̣o của Đảng trong xã hội.
Hai là, biê ̣n phá p kinh tế
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lí
vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Sử dụng biê ̣n pháp kinh tế là sử dụng đến những
đòn bẩy lợi ích kinh tế . Thực chất của phương pháp kinh tế trong bảo vê ̣ động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm là việc dùng những lợi ích vật chất đ ể kích thích chủ thể
thực hiê ̣n những hoa ̣t động có lợi, đồng thời phải chịu những thiệt hại về mặt kinh tế
khi có những hành vi gây tổn thất đến việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm. Các biện pháp kinh tế này bao gồm: Thành lập các quỹ bảo vệ động vật rừng
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Thông tư số 90/2008/TT-
BNN ngày 28/08/2008 hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử
lý tịch thu, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Quyết định số 3322/QĐ-
BNN-TCLN ngày 28 tháng 07 năm 2014 về công bố hiện trạng rừng toàn
quốc năm 2013, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên
tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày
08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội
phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia giai đoạn 2011 – 2015”, Hà Nội.
5. Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 về quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
7. Chính phủ (2011), Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về nông nghiệp,
Hà Nội
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 Quy định
về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
22
9. Chính phủ (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu
chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm, được ưu tiên bảo vệ, Hà Nội.
10. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường, Hà Nội.
11. Chính phủ (2015), Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày
11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý
rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
12. Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội và Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam
- Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), “Báo cáo
tư vấn – Đánh giá một số tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của chính
sách về buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam”, Hà Nội.
13. Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2015), Bản tóm lược chính sách về kiểm soát
buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam.
14. GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh (2014), Cần kiểm soát chặt chẽ việc gây nuôi
động vật hoang dã tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số 12/2014.
15. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Tĩnh, Phạm Việt Hùng (2015), Thực
trạng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Cục Bảo tồn Đa dạng
sinh học – Tổng cục Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường – Đại học Quốc gia Hà Nội .
16. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã và Cục kiểm lâm Việt Nam (2008),
Trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã ở Việt Nam: Vấn nạn hay giải pháp
cho bảo tồn?, Hà Nội.
17. Kiểm sát viên Trịnh Ngọc Chính (2015), “Một số vấn đề về pháp lý trong xử
lý các tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, quý, hiếm”, Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thứ Năm, 15/10/2015 09:14:53 (GMT+7).
23
18. Liên Hợp Quốc (1973), Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã nguy cấp (CITES).
19. Liên Hợp Quốc (1992), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD).
20. Nguyễn Duy Giảng (2009),“Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng
Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
hoang dã quý hiếm”, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009.
21. Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Việt Dũng (2015), Chồng lấn quyền sử dụng đất:
Thách thức cho quy hoạch và quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Hồng Đức, Hà Nội.
22. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam –
Phần 1: Động vật, Hà Nội.
23. Nhóm Việt ngữ (2016), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Hồng
Đức
24. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26 tháng
11 năm 2003, Hà Nội.
25. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng số 29/2004/QH11 ngày 03
tháng 12 năm 2004, Hà Nội.
26. Quốc hội (2008), Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11
năm 2008, Hà Nội.
27. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm
2009, Hà Nội.
28. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm
2015, Hà Nội.
29. ThS. Bùi Thị Hà (2015),“Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt
Nam”, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. ThS. Lê Văn Sua, “Những vướng mắc, bất cập từ quy định về định giá tài
sản trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, thứ Hai, 27/04/2015
(GMT+7)
24
31. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12
năm 2003 Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010,
tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
32. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05
năm 2007 Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng
sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”, Hà Nội.
33. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09
năm 2012 Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
34. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21 tháng 05
năm 2013 Phê duyệt đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-
2020”, Hà Nội.
35. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07
năm 2013 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
36. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01
năm 2014 Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả
nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
37. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04
năm 2014 Phê duyệt chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014-
2022, Hà Nội.
38. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10
năm 2014 Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
39. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2015), Bản tin về nạn buôn bán động vật
hoang dã số 2 – tháng 11/2015, Hà Nội.
40. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2016), Bản tin về nạn buôn bán động vật
hoang dã tháng 09/2016, Hà Nội.
25
41. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2016), Gây nuôi thương mại các loài động
vật hoang dã tại Việt Nam, Hà Nội.
42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất
bản Công an nhân dân
II. Tài liệu tiếng Anh
43. CIC Technical Series Publication No. 1 (2008), Best Practices in Sustainable
Hunting A Guide to Best Practices From Around the World, Hungary, pp.
48-52.
44. Nature Conservation Amendment Act, 1996 – Luật bảo tồn thiên nhiên sửa
đổi năm 1996 của Namibia.
45. SSN Species Survival Network, CoP17 CITES DIGEST, September 2016
46. SSN Species Survival Network, IUCN Red List Categories and Criteria –
Version 3.1 Second Edition, 9 February 2000
47. The Idian Wildlife (Protection) Act, 1972 – Đạo luật bảo vệ các loài hoang
dã của Ấn Độ năm 1972.
48. The Wildlife Protection Amendment Bill, 2013 – Luật sửa đổi về bảo vệ các
loài hoang dã năm 2013.
49. The Constitution of the Republic of Namibia, 1990 (as amended up to 2010)
– Hiến pháp nước Cộng hòa Namibia năm 1990, được sửa đổi năm 2010.
III. Trang thông tin điện tử
50. http://www.baomoi.com/bao-ve-dong-vat-hoang-da-viec-lam-cap-
bach/c/17871469.epi
51. http://baotintuc.vn/xa-hoi/dong-vat-sach-do-chet-vi-vuong-luat-
20151124221624817.htm
52. http://bidoupnuiba.gov.vn/vi/hoptacquocte-left/408-hot-ng-va-kt-qu-hp-tac-
quc-t.html
53. http://bidoupnuiba.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id
=345%3Anhung-van-de-quan-ly-rung-dac-dung-o-viet-
nam&catid=43%3Abao-ton-thien-nhien&Itemid=70&lang=vi
26
54. http://www.biology-online.org/dictionary/Aquatic
55. http://disanthegioi.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=60881&sitepage
id=276
56. http://www.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/tai-nguyen/bat-giu-vu-tang-
tru-5-ta-dong-vat-hoang-da-tai-nghe-an-a81496.html
57. http://www.hanoitourist.com.vn/kinhnghiemtour/kinhnghiem/1930-bai-h-c-
v-b-o-v-di-s-n-s-ng-c-a-namibia
58. http://khoahoc.tv/1-7-trieu-euro-xay-dung-khu-bao-ton-sao-la-32350
59. http://khoahoc.tv/trung-tam-cuu-ho-dong-vat-hoang-da-dau-tien-o-mien-
nam-2324
60. http://moitruong.com.vn/tai-nguyen-thien-nhien/moi-truong-tu-nhien/tai-
nguyen-rung-cua-trai-dat-gio-ra-sao--15339.htm
61. http://moitruong.com.vn/tin-tuc-su-kien/ngay-quoc-te-da-dang-sinh-hoc-va-
nhung-con-so-10748.htm
62. http://mtcnx.com/tin-tuc/70/da-dang-sinh-hoc-viet-nam--dac-trung-va-tam-
quan-trong.html
63. http://suckhoedoisong.vn/anh-quoc-cam-ket-ho-tro-viet-nam-bao-ve-dong-vat-
hoang-da-n111934.html
64. http://thanhnien.vn/kinh-doanh/lap-trung-tam-cuu-ho-dong-vat-hoang-da-
72215.html
65. http://thiennhien.org/bao-ve-dong-vat/bao-ve-ho
66. http://thiennhien.org/bao-ve-dong-vat/bao-ve-gau
67. thiennhien.org/tin-hoat-dong/1452-hoi-nghi-cac-nuoc-thanh-vien-cites-17-
thanh-cong-va-nhung-thach-thuc
68. http://tongcuclamnghiep.gov.vn/tin-tong-cuc/tang-cuong-hop-tac-phong-chong-
toi-pham-buon-ban-dong-vat-hoang-da-xuyen-bien-gioi-voi-cac-nuoc-chau-phi-
a2789
69. http://thst.vn/t/bao-dong-tinh-trang-san-bat-buon-ban-dong-vat-hoang-da
27
70. http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-TPP//11607/toan-van-noi-dung-
hiep-dinh-tpp
71. http://www.tinmoitruong.vn/home/print_detail/48447
72. http://www.vietnambirdwatching.net/2013/11/chim-di-cu-migrant-birds.html
73. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ben-trong-trung-tam-cuu-ho-gau-tam-dao-
2397687.html
74. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viet-nam-chi-con-5-con-ho-ngoai-tu-
nhien-3385918.html
75. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tranh-cai-ve-cap-phep-gay-nuoi-thuong-
mai-te-te-3440142.html
76. http://vtv.vn/xa-hoi/hon-100-loai-dong-vat-hoang-da-bi-buon-ban-truc-tuyen-
ngang-nhien-tren-internet-20151123052513739.htm
77. http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/thuc-day-hop-tac-quoc-te-phong-chong-buon-
ban-dong-vat-hoang-da-20161004161836384.htm
78. https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_national_parks_of_India
79. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%C3%A0i_hoang_d%C3%A3
80. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt_t
h%E1%BB%A7y_sinh
81. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_%C4%91%E1%BB%99ng_v
%E1%BA%ADt_Vi%E1%BB%87t_Nam
82. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%8
1n_v%E1%BB%AFng
83. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...PinkHandmade
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, HOT, HAY
 
Luận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đLuận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đ
Luận văn: Pháp luật lao động về người khuyết tật, HAY, 9đ
 
Luận văn: Quản lý về bảo vệ động vật hoang dã tại Quảng Bình
Luận văn: Quản lý về bảo vệ động vật hoang dã tại Quảng BìnhLuận văn: Quản lý về bảo vệ động vật hoang dã tại Quảng Bình
Luận văn: Quản lý về bảo vệ động vật hoang dã tại Quảng Bình
 
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: An toàn lao động theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sảnĐề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
Đề tài: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt NamLuận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
Luận văn: Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luậtLuận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
Luận văn: Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ theo luật
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ THÔNG TIN CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM H...
 
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đPháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
Pháp luật về bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, 9đ
 
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
 
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sảnHợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm

đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học
đánh giá nguy cơ suy giảm sinh họcđánh giá nguy cơ suy giảm sinh học
đánh giá nguy cơ suy giảm sinh họcHung Pham Thai
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (20)

Luận văn: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm
Luận văn: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếmLuận văn: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm
Luận văn: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm
 
Đề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOTĐề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng, HOT
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếmLuận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
 
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếmLuận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận án: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trườngLuận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Luận văn: Luật tục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
 
đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học
đánh giá nguy cơ suy giảm sinh họcđánh giá nguy cơ suy giảm sinh học
đánh giá nguy cơ suy giảm sinh học
 
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù MôngĐa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
Đa dạng loài, phân bố của hệ lưỡng cư và bò sát ở đèo Cù Mông
 
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOTKiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hủy hoại rừng, HOT
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAYLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên du lịch ở Việt Nam, HAY
 
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao KhoánBảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Bằng Phương Thức Giao Khoán
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và sinh thái của m...
Đề tài:  Nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và sinh thái của m...Đề tài:  Nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và sinh thái của m...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm thích nghi hình thái, cấu tạo và sinh thái của m...
 
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
Nghiên cứu tính đa dạng về thành phần loài bò sát, lưỡng cư tại vườn quốc gia...
 
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAYLuận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
Luận án: Sinh thái học quần thể bảo tồn loài Rồng đất, HAY
 
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đXử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
Xử phạt vi phạm trong quản lý và bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Luận văn: Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý hiếm

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO THỊ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀO THỊ THU HƢƠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. DOÃN HỒNG NHUNG Hà Nội – 2016
  • 3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...............................Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM........................................ 7 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.............................................................................7 1.1.1. Khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm .................................................7 1.1.2. Tiêu chí xác định động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............13 1.1.3. Phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...........................15 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm...17 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm..................17 1.2.2. Các biện pháp bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.............................20 1.2.3. Tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đối với bảo tồn đa dạng sinh học ..........................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmError! Bookmark not defined. 1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ........... Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Sự cần thiết phải bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bằng pháp luậtError! Bookmark not defined. 1.3.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và tiêu chí đánh giá hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm...Error! Bookmark not defined. 1.3.4. Nội dung của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam .......................................................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 4. 1.4. Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.........Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Kinh nghiệm của Ấn Độ ..................................Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Kinh nghiệm của Namibia...............................Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ và Namibia đối với Việt Nam trong việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...........................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM........Error! Bookmark not defined. 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam..............................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ..............................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ..............................................Error! Bookmark not defined. 2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam......................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam.......................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Thực trạng thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam...............Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...................................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 5. 2.3.1. Đánh giá quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam....................................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam......................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.3. Đánh giá việc thực hiện hợp tác quốc tế trong bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...........................................................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TẠI VIỆT NAM........Error! Bookmark not defined. 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam .....................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ..............................................................Error! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam ...................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ...........................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Giải pháp tăng cường thực hiện pháp luật .....Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...........................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 21 PHỤ LỤC
  • 6.
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tài nguyên đa dạng sinh học nhất thế giới. Với diện tích chỉ 331.698 km2 [83], chiếm chưa đến 1% diện tích trái đất, Việt Nam sở hữu hơn 10% số loài sinh vật được biết đến [61]. Trong đó, các loài động vật rừng là một mắt xích quan trọng của nguồn tài nguyên đa dạng sinh học này. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, những loài động vật rừng như hổ, tê giác, tê tê … đang dần dần biến mất. Việt Nam xếp hạng thứ 16 trong số 152 quốc gia được nghiên cứu về tỷ lệ của các loài ĐVHD có nguy cơ bị đe dọa cao nhất và nằm trong 15 nước có số loài thú bị đe dọa [81]. Nguyên nhân chính là do nạn săn bắn, buôn bán, nuôi nhốt, tàng trữ, tiêu thụ bất hợp pháp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, các bộ phận và dẫn xuất của chúng, và do nhu cầu tiêu dùng rất lớn các sản phẩm từ động vật ở nước ta. Đánh giá được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đối với bảo tồn ĐDSH, Việt Nam đã thể hiện nhiều nỗ lực trong việc ngăn cấm, xử lý các hành vi vi phạm, và tăng cường thực thi pháp luật, trong đó phải kể đến việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ để điều chỉnh như các quy định trong Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015; Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; và hàng loạt các Nghị định, Thông tư quy định vấn đề quản lý và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, trong đó phải kể đến Công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) năm 1994, Công ước CBD (Công ước về Đa dạng sinh học) năm 1992… Tuy nhiên, do lợi nhuận thu được từ kinh doanh động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm mang lại mà tội phạm về môi trường ngày càng gia tăng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật tại Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
  • 8. 2 chế, chưa đem lại hiệu quả thực tiễn cao. Do vậy, nhất thiết cần có sự phân tích, đánh giá, so sánh và điều chỉnh các quy phạm pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ, bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Qua nghiên cứu lý luận đến thực tiễn vấn đề bảo vệ động vật rừng tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, đề tài “Pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam” sẽ cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác, chỉ rõ nguyên nhân, lý giải những tồn tại, vướng mắc nhằm tìm ra những giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên phương diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đề cập tới. Liên quan đến lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Bùi Thị Hà, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015: “Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam”; bài nghiên cứu “Những vướng mắc, bất cập từ quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự” của ThS. Lê Văn Sua đăng trên Tạp chí Cảnh sát nhân dân thứ Hai, 27/04/2015 (GMT+7); bài nghiên cứu “Áp dụng thực thi pháp luật liên quan đến các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm” của tác giả Trần Trọng Anh Tuấn, Tạp chí Môi Trường số 7-2015; bài nghiên cứu “Nghiên cứu một số quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển thực vật, động vật hoang dã ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Huyền, tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tháng 6/2011; “Công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở nước ta và một số khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục” của Đặng Thu Hiền, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 5/2011; “Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” của Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009; bài nghiên cứu “Một số vấn đề về pháp lý trong xử lý các tội phạm liên quan đến động vật hoang dã,
  • 9. 3 quý, hiếm” của Kiểm sát viên Trịnh Ngọc Chính đăng trên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thứ Năm, 15/10/2015 09:14:53 (GMT+7). Trong lĩnh vực bảo vệ Đa dạng sinh học, có thể kể tên một số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ Luật học của Đặng Thị Thu Hải, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006: “Pháp luật về bảo vệ Đa dạng sinh học ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học của Lương Thị Huyền Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014: “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”. Ngoài ra còn có các bài viết như “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại trước khi có Luật Đa dạng sinh học” của TS. Nguyễn Văn Tài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133 năm 2008; Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã và đa dạng sinh học, trong đó có một số vấn đề liên quan như định giá tài sản trong tố tụng hình sự liên quan đến động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; phân tích việc thực thi pháp luật liên quan đến các loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm. Các bài viết này chủ yếu tập trung vào pháp luật bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học và phân tích một trong những khía cạnh nằm trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Trên cơ sở kế thừa các kết quả từ những công trình nghiên cứu trên, người viết nhận thấy việc nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của pháp luật và thực trạng pháp luật bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trên thực tiễn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Với đối tượng nghiên cứu trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài về mặt nội dung bao gồm nghiên cứu những quy định của pháp luật về quản lý động vật rừng nguy cấp quý hiếm; gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; xuất, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại các văn bản luật và văn bản dưới luật, nghiên cứu thực
  • 10. 4 trạng thực hiện pháp luật hiện hành. Luận văn cũng có đề cập đến kinh nghiệm quốc tế điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra đánh giá pháp luật và những khuyến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật và thực trạng pháp luật vào thời điểm thực hiện luận văn. Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam và chỉ khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia trên quốc tế nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, hướng tới hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn được xây dựng nhằm mục đích làm rõ những vấn đề sau:  Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;  Phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm  Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:  Làm rõ những vấn đề lí luận của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam  Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm  Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, luận văn đã sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin, dựa trên đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách kinh tế- xã hội và các nội dung khác có liên quan. Trong những trường hợp cụ thể, luận văn kết hợp sử
  • 11. 5 dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích…nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu. Trong đó, phương pháp phân tích để làm rõ những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; phương pháp so sánh giữa pháp luật của Việt Nam với pháp luật quốc tế về bảo vệ ĐVHD nói chung và các loài nguy cấp, quý, hiếm nói riêng, giữa nội tại các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam để chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành; phương pháp tổng hợp, thống kê các số liệu thực tế về thực trạng bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam, thực trạng bảo vệ ĐVHD của một số quốc gia trên thế giới, cũng như thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật làm dẫn chứng minh họa cho luận văn. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến pháp luật bảo vệ động vật hoang dã hay bảo vệ đa dạng sinh học nhưng đề tài này không trùng lặp với những đề tài nghiên cứu trước đó vì đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. Luận văn đã có những đóng góp cụ thể sau: - Về tư liệu: Hệ thống hóa các tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. - Về nội dung: Thứ nhất, khái quát hóa các quy định pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam; đưa ra bức tranh toàn cảnh về pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này. Thứ hai, thông qua nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật hiện hành, luận văn đối chiếu với thực trạng thực hiện pháp luật để phân tích, đánh giá, tìm ra những bất cập trong các quy định về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ở Việt Nam. Luận văn cũng nghiên cứu, đối chiếu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số quốc gia trên thế giới.
  • 12. 6 Thứ ba, qua việc nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn pháp luật, luận văn đề xuất một số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam hiện nay. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. - Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam. - Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam.
  • 13. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 1.1.1. Khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Hiện nay, các văn bản pháp luật Việt Nam đưa ra nhiều khái niệm liên quan đến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng năm 2004 định nghĩa: “Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ” [25, Điều 3]. Định nghĩa này cũng được nhắc lại tại Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [5, Điều 2]. Qua định nghĩa trên về động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có thể thấy bốn vấn đề như sau: Một là sự phân bố môi trường sống của loài động vật rừng. Hai là tính quý, hiếm của loài động vật rừng thể hiện trong những đóng góp quan trọng của loài đó đối với các lĩnh vực của cuộc sống. Ba là tính nguy cấp của loài thể hiện ở số lượng loài còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Bốn là loài động vật đó phải được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam, cụ thể là nằm trong Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích các thành tố cấu thành nên khái niệm này như sau: Thứ nhất, động vật rừng là các loài động vật có môi trường sống nằm trong hệ sinh thái rừng. Đây là một hệ sinh thái điển hình với tổng diện tích chiếm đến 1/3
  • 14. 8 diện tích đất liền của Trái đất, khoảng 40 triệu km2 [60]. Với diện tích bao phủ lớn như vậy, rừng là môi trường sống lý tưởng cho sự phát triển đa dạng của các loài động vật và thực vật. Khi xem xét khái niệm động vật rừng, cần phân biệt khái niệm này với một số thuật ngữ khác thường gặp như ĐVHD, động vật nuôi, động vật thủy sinh, và các loài chim di cư. Theo Wikipedia Bách khoa toàn thư mở thì ĐVHD là các loài động vật sống trong tự nhiên ở khắp mọi nơi trên trái đất, trong các hệ sinh thái đa dạng như sa mạc, đồng bằng, rừng núi, đại dương… và chưa được thuần hóa [79]. So với khái niệm động vật rừng, khái niệm ĐVHD có nội hàm rộng hơn, theo đó ĐVHD bao hàm cả động vật rừng và nhiều loài động vật khác trong tự nhiên. Trong khi đó, động vật nuôi, khác với hai khái niệm trên, được dùng để chỉ các loài động vật đã được con người thuần hóa vì mục đích hữu dụng hay thương mại. Cũng theo Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, động vật thủy sinh bao gồm loài có xương sống và không xương sống sống chủ yếu dưới nước trong quãng đời của chúng [80]. Còn từ điển biology-online định nghĩa, động vật thủy sinh là các loài động vật sống trong các môi trường nước khác nhau như đại dương, biển, sông, hồ, ao… [54] Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng các loài thủy sinh sống ở các sông, suối nằm trong rừng vẫn được coi là động vật rừng. Ví dụ: Cá cóc Tam Đảo, có danh pháp khoa học là Paramesotriton deloustali, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu sống tại các khe suối rậm rạp sâu trong rừng Tam Đảo, Việt Nam [22]. Cá cóc Tam Đảo nằm trong Danh mục IIB – Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tương tự như vậy, các loài chim như bồ câu, yến, vẹt… có môi trường sống trong rừng vẫn được coi là động vật rừng, khác với các loài chim di cư. Khi nhắc đến các loài chim di cư là nhắc đến tập tính di chuyển đều đặn theo mùa hàng năm của chúng, việc di cư nhằm mục đích đáp ứng sự thay đổi thức ăn, sinh cảnh hoặc thời tiết. Thông thường sự di cư ở chim là sự di chuyển từ phía bắc xuống phía nam dọc theo đường bay giữa vùng sinh sản và vùng trú đông [72]. Chúng không sinh sống tại một khu vực cố định, ngược lại chúng có thể bay liên tục trong rất nhiều ngày để tìm nguồn thức ăn mới, hoặc theo tập quán sinh sản, hoặc tìm một nơi có điều kiện
  • 15. 9 khí hậu thích nghi với chu kỳ sinh trưởng của chúng, do môi trường sống đa dạng và linh hoạt như vậy, chúng cũng không được xếp loại nhóm động vật rừng. Thứ hai, khái niệm “nguy cấp” được dùng để chỉ khả năng tuyệt chủng của một loài trong tương lai. Khái niệm này được đề cập đến trong Sách đỏ của IUCN (International Union for Conservation of Nature and Naturajjl Resources) hay gọi tắt là Sách Đỏ IUCN (IUCN Red List of Threatened Species) – Danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới. Một loài bị coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp [46]. Các yếu tố như số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên, sự suy giảm quần thể theo thời gian, tỷ lệ sinh sản, khu phân bố của loài, các mối đe dọa từ bên ngoài sẽ được xem xét khi đánh giá tính nguy cấp của một loài. Thứ ba, các giá trị đặc biệt mà loài động vật rừng mang lại trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường được giải thích trong Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Cụ thể, một loài có giá trị đặc biệt về kinh tế khi loài đó mang lại nguồn lợi kinh tế cao khi được đem ra giao dịch trên thị trường. Giá trị đặc biệt về khoa học được thể hiện ở chỗ loài đó mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống. Còn giá trị đặc biệt về môi trường là khi loài đó giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên [9, Điều 6]. Có thể thấy, yếu tố tính quý, hiếm và tính nguy cấp của loài có sự tác động qua lại lẫn nhau. Loài động vật rừng mang trong mình những giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, hay môi trường chắc chắn sẽ là đối tượng bị con người khai thác nhiều hơn trong tự nhiên, dẫn đến khả năng tuyệt chủng cao hơn các loài thông thường khác. Ngược lại, nếu loài đó có số lượng còn ít trong tự nhiên, đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng mà nguyên nhân không phải do sự tác động của con người mà là các thảm họa từ tự nhiên gây ra thì loài đó cũng đương nhiên mang giá trị đặc biệt trong việc bảo
  • 16. 10 tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái, do vậy, nếu đem ra giao dịch trên thị trường, cũng sẽ mang lại giá trị cao về kinh tế. Thứ tư, về danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo pháp luật Việt Nam. Hiện nay ở Việt Nam, Sách đỏ Việt Nam là tài liệu khoa học trong đó công bố danh sách các loài động vật và thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý, hiếm, đang bị giảm sút số lượng, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã tuyệt chủng trong tự nhiên. Mặc dù vậy, đây chỉ là tài liệu dùng để tra cứu, nâng cao nhận thức của người dân về đa dạng sinh học và mang tính tham khảo tạo căn cứ cho Nhà nước xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến tài nguyên sinh vật chứ không hề có hiệu lực pháp lý hay nói cách khác, không phải tất cả các loài động vật có tên trong Sách đỏ sẽ được pháp luật bảo vệ như một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các loài động vật được coi là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nếu nằm trong Danh mục Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu: “Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là những loài động vật có môi trường sống nằm trong hệ sinh thái rừng, số lượng còn ít và đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên trong một tương lai rất gần, mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn và chọn tạo giống; có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa; và có vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã; hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên, được pháp luật Việt Nam công nhận”. Cũng cần làm rõ khái niệm “động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” với khái niệm “loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Luật đa dạng sinh học năm 2008 định nghĩa về “loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ” như sau: Một là, các loài đó bao gồm: loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, Hai là, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử, Ba là, số lượng loài còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng [26, Điều 3]. Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được ban hành kèm theo Nghị
  • 17. 11 định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Thuật ngữ “được ưu tiên bảo vệ” trong khái niệm trên đã cho thấy đây là nhóm loài có chế độ bảo vệ cao nhất trong pháp luật Việt Nam. So sánh khái niệm Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm: Bảng 1.1: Bảng so sánh Tiêu chí Loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Khái niệm Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ. Đa dạng loài Bao gồm cả động vật, thực vật, vi sinh vật, nấm Chỉ bao gồm động vật rừng Địa điểm phân bố Phân bố đa dạng ở nhiều môi trường sống khác nhau Chỉ phân bố ở rừng Tình trạng loài Mức độ nguy cấp, số lượng cá thể còn ít, hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng Mức độ nguy cấp, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng Giá trị đặc biệt Có giá trị đặc biệt về một trong các lĩnh vực sau: khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử Có giá trị đặc biệt về một trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, và môi trường
  • 18. 12 Mức độ bảo vệ Được ưu tiên bảo vệ - mức độ bảo vệ cao nhất Được bảo vệ ở mức độ thấp hơn (Nguồn: Tổng hợp từ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ) Từ bảng 1.1, có thể thấy loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có sự đa dạng cả về loài lẫn về môi trường phân bố, do vậy giá trị đặc biệt của loài cũng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực hơn so với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, yếu tố tình trạng loài chưa được làm rõ giữa hai khái niệm. Mặc dù Điều 5 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ có nêu ra tiêu chí xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng các tiêu chí này lại được căn cứ theo tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN về tình trạng “nguy cấp” của loài, do đó, tiêu chí này cũng có thể được áp dụng cho nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Còn trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm lại không nêu rõ tiêu chí xác định loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm mà chỉ quy định trách nhiệm theo dõi diễn biến động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó, UBND các cấp sau khi theo dõi, thống kê, đánh giá và tổng hợp tình trạng động vật rừng thuộc địa phương sẽ báo cáo lên BNN-PTNT, BNN-PTNT phối hợp với BTNMT tổng hợp tình trạng của toàn quốc và lập nên Danh mục Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Do không có tiêu chí phân loại cụ thể mà có rất nhiều loài động vật đồng thời nằm trong cả hai danh mục: Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP và Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, gây khó khăn trong việc thực thi pháp luật. Ngoài ra, theo mức độ nguy cấp, còn có sự phân biệt giữa động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm với động vật rừng thông thường. Tại Thông tư số 90/2008/TT-BNN
  • 19. 13 của BNN-PTNT: Hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu, Mục II Giải thích một số từ ngữ có nhắc đến khái niệm “động vật rừng thông thường”. Theo đó, các nhà làm luật đã dùng phương pháp loại trừ để định nghĩa khái niệm động vật rừng thông thường, cụ thể: động vật rừng thông thường là các loài động vật không nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các Phụ lục I, II của Công ước về Buôn bán quốc tế các loài ĐVHD nguy cấp (sau đây viết tắt là Công ước CITES [1]. 1.1.2. Tiêu chí xác định động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam Như đã phân tích ở trên, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không đưa ra tiêu chí xác định thế nào là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, dựa trên khái niệm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có thể hiểu một loài động vật để được xếp vào nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, cần phải thỏa mãn một số tiêu chí như sau: Thứ nhất, môi trường sống của loài động vật thuộc hệ sinh thái rừng. Thứ hai, loài động vật rừng đang nằm trong tình trạng nguy cấp. Dựa theo tiêu chuẩn của sách đỏ IUCN thì: Một taxon được coi là nguy cấp khi chưa phải là rất nguy cấp nhưng đang đứng trước một nguy cơ rất lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong một tương lai gần, được xác định bởi một tiêu chuẩn bất kỳ nào dưới đây: Một là, suy giảm quần thể dưới bất kỳ dạng nào dưới đây dựa trên (và xác định được) một trong những điểm như sau: quan sát trực tiếp; chỉ số về sự phong phú thích hợp đối với taxon đó; sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố và/hay chất lượng nơi sinh cư; mức độ khai thác hiện tại hoặc khả năng, tác động của các taxon di nhập, lai tạo, dịch bệnh, chất ô nhiễm, vật cạnh tranh hoặc ký sinh. - Suy giảm ít nhất 50%, theo quan sát, ước tính, suy đoán hoặc phỏng đoán trong 10 năm cuối hoặc 3 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) - Suy giảm ít nhất 50%, theo dự đoán hoặc phỏng đoán, sẽ xảy ra trong 10 năm tới hoặc 3 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất)
  • 20. 14 Hai là, khu phân bố ước tính dưới 5000 km2 , hoặc nơi cư trú ước tính dưới 500km2 , ngoài ra còn chỉ ra được ít nhất 2 trong các điểm dưới đây: - Bị chia cắt nghiêm trọng hoặc chỉ tồn tại ở không quá 5 điểm. - Suy giảm liên tục, theo quan sát, suy đoán hoặc dự đoán, của một trong các yếu tố sau: Khu phân bố, nơi cư trú, phạm vi hoặc chất lượng nơi sinh cư, số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể, số lượng cá thể trưởng thành. - Dao động cực lớn của một yếu tố bất kỳ nào dưới đây: Khu phân bố, nơi cư trú, số địa điểm tìm thấy hoặc số tiểu quần thể, số lượng cá thể trưởng thành. Ba là, quần thể ước tính dưới 2500 cá thể trưởng thành và một trong các điểm dưới đây: - Suy giảm liên tục ước tính ít nhất 20% trong 5 năm cuối hoặc 2 thế hệ cuối (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) hoặc: - Suy giảm liên tục, theo quan sát, dự đoán hoặc suy đoán về số lượng cá thể trưởng thành và cấu trúc quần thể dưới một trong các dạng sau: Bị chia cắt nghiêm trọng (nghĩa là không một tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành); tất cả các cá thể chỉ ở trong một tiểu quần thể duy nhất. Bốn là, quần thể ước tính chỉ dưới 250 cá thể trưởng thành. Năm là, phân tích định lượng cho thấy xác suất bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên ít nhất là 20% trong 20 năm tới hoặc 5 thế hệ tới (lấy khoảng thời gian nào dài nhất) [46]. Dựa trên các tiêu chuẩn của Sách đỏ IUCN trên, Nghị định số 160/2013/NĐ- CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ cũng nêu ra tiêu chí xác định loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng phù hợp với các điều kiện tự nhiên ở Việt Nam. Các tiêu chí đó là [9, Điều 5]: - Có sự suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong mười năm gần nhất hoặc ba thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 10 năm hoặc ba thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá;
  • 21. 15 - Nơi cư trú hoặc phân bố ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bố, nơi cư trú; - Quần thể loài ước tính dưới 2.500 cá thể trưởng thành thuộc một trong các trường hợp: suy giảm liên tục theo quan sát hoặc ước tính số lượng cá thể từ 20% trở lên trong năm năm gần nhất hoặc hai thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; suy giảm liên tục số lượng cá thể trưởng thành, cấu trúc quần thể có dạng bị chia cắt và không có tiểu quần thể nào ước tính có trên 250 cá thể trưởng thành hoặc chỉ có một tiểu quần thể duy nhất; - Quần thể loài ước tính có dưới 250 cá thể trưởng thành; - Xác suất bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên của loài từ 20% trở lên trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc năm thế hệ tiếp theo tính từ thời điểm lập hồ sơ. Thứ ba, tính quý, hiếm của loài có mối quan hệ mật thiết với mức độ nguy cấp của loài động vật rừng. Tính quý, hiếm được xác định căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định của Chính phủ số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ như đã được phân tích ở mục trên trên. 1.1.3. Phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại Việt Nam Theo Nghị định số 32/ 2006/ NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì động vật rừng nguy cấp, quy hiếm được phân thành 2 nhóm:  Nhóm 1: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại  Nhóm 2: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 32/ 2006/ NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 quy định về Tiêu chí phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau [5, tr1]: Nhóm IB là các loài động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao; Nhóm IIB gồm những loài động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
  • 22. 16 Tuy nhiên, khi Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ ra đời, có đến 69 loài động vật rừng trùng với Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, do vậy, chế độ quản lý đối với 69 loài động vật này được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013, tức là được áp dụng theo quy chế của loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ [9, Điều 19]. Như vậy, trên thực tế, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm được ưu tiên bảo vệ theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về Tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, nhóm IB và nhóm IIB theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, người ta không phân loại động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như ở Việt Nam mà phân loại ĐVHD theo mức độ nguy cấp tương ứng với các tiêu chí của IUCN. Theo tiêu chí đánh giá của IUCN cho Sách đỏ, các loài sinh vật thiên nhiên được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation), cụ thể như sau [46]: - Tuyệt chủng (Extinct, EX): Một loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. - Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild, EW): Một loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa, năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá
  • 23. 17 thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người. - Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered, CR): Một loài được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần, khi quần thể loài suy giảm đến 80% hoặc diện tích phân bố chỉ còn trên khoảng 100 km². - Nguy cấp (Endangered, EN): Một loài bị coi là nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp. - Sắp nguy cấp (tiếng Anh: Vulnerable, viết tắt VU): Một loài bị đánh giá là sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. Quần thể của chúng bị suy giảm 20% hoặc diện tích phân bố chỉ còn khoảng 20000km². - Sắp bị đe dọa (Near Threatened): Một loài bị đánh giá là sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. - Ít quan tâm (Least Concern) - Thiếu dữ liệu (Data Deficient) - Không được đánh giá (Not Evaluated) Có thể thấy, việc phân loại ĐVHD theo các tiêu chí của IUCN nêu trên giúp tạo lập một cơ chế đồng nhất để bảo vệ các loài ĐVHD, tránh sự chồng chéo về danh mục loài cũng như chồng chéo khi thực thi và áp dụng pháp luật. 1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Theo từ điển Tiếng Việt, từ “bảo vệ” có nghĩa: chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn. Còn “bảo tồn” có nghĩa là gìn giữ (cái
  • 24. 18 mang ý nghĩa lịch sử thuộc tài sản chung), không để bị tổn thất, mất mát [23]. Khoản 1 Điều 3 Luật ĐDSH số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã đưa ra khái niệm về “bảo tồn ĐDSH” như sau: “Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên ; nuôi, trồng, chăm sóc loà i thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dà i cá c mẫu vật di truyền” [26, Điều 3]. Từ điển Wikipedia Bách khoa toàn thư mở định nghĩa “Bảo tồn loài hoang dã là hoạt động bảo vệ các loài thực vật, ĐVHD và môi trường sống của chúng. Mục đích của việc bảo tồn loài hoang dã là để đảm bảo môi trường thiên nhiên cho thế hệ tương lai và giúp thế hệ tương lai nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài hoang dã, các khu vực hoang dã đối với con người và các giống, loài khác” [79]. Tuy nhiên, hiện nay trong các văn bản luật chưa có khái niệm về “bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm” mà chỉ nêu ra các quy định quản lý hoạt động này. Cụ thể, Điều 5 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định: Một là, những khu rừng có động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật. Đối với động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật. Hai là, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường. Ba là, nghiêm cấm những hành vi sau đây: - Săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
  • 25. 19 - Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật [5, Điều 5]. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau: “Bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là một hoạt động trong chuỗi các hoạt động nhằm bảo tồn loài hoang dã, bảo tồn ĐDSH, có sự phối hợp của các chủ thể khác nhau, được thực hiện qua các công cụ, phương thức và hình thức khác nhau”. Do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là những loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tự nhiên nên việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp quý, hiếm mang những đặc điểm như sau: Thứ nhất, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được diễn ra một cách nghiêm ngặt, thể hiện qua việc đảm bảo môi trường sống và điều kiện của loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiêm cấm các hành vi gây tổn hại đến sự tồn tại và phát triển của những loài động vật này; khuyến khích, tăng cường phát triển hoạt động nghiên cứu, khảo sát, duy trì và phát triển nguồn gen động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như tăng cường khả năng thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên thực tế. Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cần liên tục được cập nhật cho phù hợp với điều kiện thực tế và được bảo vệ ở mức độ cao hơn so với các loài ĐVHD thông thường. Thứ hai, bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được diễn ra trên diện rộng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Khi một loài động vật biến mất trong tự nhiên, cả chuỗi sinh học và hệ sinh thái sẽ có sự biến chuyển mạnh mẽ và sự ảnh hưởng này không chỉ diễn ra trong phạm vi một khu vực, trong ranh giới một địa phương hay một quốc gia mà mang tính chất toàn cầu. Do đó, việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cũng phải được thực hiện trên diện rộng và không bị giới hạn về mặt không gian. Khi nguy cơ cho các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ngày càng lớn thì hoạt động bảo vệ cần phải được diễn ra liên tục, đồng bộ, đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ và kịp thời, không bị giới hạn về mặt thời gian.
  • 26. 20 Thứ ba, các chủ thể tham gia bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm rất đa dạng, từ cá nhân cho đến các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức liên chính phủ, quốc gia, hiệp hội liên quốc gia. Có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động bảo vệ cũng như chia sẻ trách nhiệm, được thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau như cấp độ cá nhân; cấp độ cộng đồng; cấp độ địa phương, vùng; cấp độ quốc gia; cấp độ quốc tế [42]. Thứ tư, đây là một trong những chuỗi hành động để bảo vệ tăng trưởng xanh và là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia nhằm gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ tương lai những nguồn gen quý hiếm và cơ hội được sống trong môi trường sinh thái đa dạng, được thực hiện qua các phương thức, hình thức khác nhau. 1.2.2. Các biện pháp bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Một là, biê ̣n phá p tổ chứ c – chính trị Chính trị được coi là một trong những biện pháp quan trọng của bảo vệ môi trường, bảo vệ ĐDSH nói chung và bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nói riêng. Chính trị là mối quan hệ phát sinh giữa các giai cấp , các nhóm người trong xã hội nhằm thực hiê ̣n quyền lực chính tri ̣ . Các biện pháp chính trị được thực hiện nhằm xây dựng hoă ̣c củng cố quyền lự c và ảnh hưởng chính tri ̣. Ở Việt Nam , các biê ̣n pháp chính tri ̣được thể hiện ở việc Đảng Cộng sản Việt Nam đưa vấn đề bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vào cương lĩnh, chiến lược hành động nhằm làm tăng thêm tính chất toàn diện , đúng đắn và khả thi của cương lĩnh , chiến lược đó để trên cơ sở nâng cao vai trò lãnh đa ̣o của Đảng trong xã hội. Hai là, biê ̣n phá p kinh tế Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lí vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Sử dụng biê ̣n pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lợi ích kinh tế . Thực chất của phương pháp kinh tế trong bảo vê ̣ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là việc dùng những lợi ích vật chất đ ể kích thích chủ thể thực hiê ̣n những hoa ̣t động có lợi, đồng thời phải chịu những thiệt hại về mặt kinh tế khi có những hành vi gây tổn thất đến việc bảo vệ động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Các biện pháp kinh tế này bao gồm: Thành lập các quỹ bảo vệ động vật rừng
  • 27. 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Thông tư số 90/2008/TT- BNN ngày 28/08/2008 hướng dẫn xử lý tang vật là động vật rừng sau khi xử lý tịch thu, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Quyết định số 3322/QĐ- BNN-TCLN ngày 28 tháng 07 năm 2014 về công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao (2007), Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08/03/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015”, Hà Nội. 5. Chính phủ (2006), Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội. 6. Chính phủ (2006), Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội. 7. Chính phủ (2011), Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về nông nghiệp, Hà Nội 8. Chính phủ (2013), Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội.
  • 28. 22 9. Chính phủ (2013), Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ, Hà Nội. 10. Chính phủ (2013), Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội. 11. Chính phủ (2015), Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, Hà Nội. 12. Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam - Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội và Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam - Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), “Báo cáo tư vấn – Đánh giá một số tác động về môi trường, kinh tế và xã hội của chính sách về buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam”, Hà Nội. 13. Cục bảo tồn đa dạng sinh học (2015), Bản tóm lược chính sách về kiểm soát buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam. 14. GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh (2014), Cần kiểm soát chặt chẽ việc gây nuôi động vật hoang dã tại Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số 12/2014. 15. Hoàng Thị Thanh Nhàn, Trần Kim Tĩnh, Phạm Việt Hùng (2015), Thực trạng quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học – Tổng cục Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội . 16. Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã và Cục kiểm lâm Việt Nam (2008), Trang trại nuôi nhốt động vật hoang dã ở Việt Nam: Vấn nạn hay giải pháp cho bảo tồn?, Hà Nội. 17. Kiểm sát viên Trịnh Ngọc Chính (2015), “Một số vấn đề về pháp lý trong xử lý các tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, quý, hiếm”, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thứ Năm, 15/10/2015 09:14:53 (GMT+7).
  • 29. 23 18. Liên Hợp Quốc (1973), Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). 19. Liên Hợp Quốc (1992), Công ước về Đa dạng sinh học (CBD). 20. Nguyễn Duy Giảng (2009),“Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng Điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm”, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009. 21. Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Việt Dũng (2015), Chồng lấn quyền sử dụng đất: Thách thức cho quy hoạch và quản lý rừng đặc dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 22. Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam – Phần 1: Động vật, Hà Nội. 23. Nhóm Việt ngữ (2016), Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Hồng Đức 24. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, Hà Nội. 25. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004, Hà Nội. 26. Quốc hội (2008), Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008, Hà Nội. 27. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009, Hà Nội. 28. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, Hà Nội. 29. ThS. Bùi Thị Hà (2015),“Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam”, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 30. ThS. Lê Văn Sua, “Những vướng mắc, bất cập từ quy định về định giá tài sản trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, thứ Hai, 27/04/2015 (GMT+7)
  • 30. 24 31. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 256/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội. 32. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 31 tháng 05 năm 2007 Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”, Hà Nội. 33. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 34. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 763/QĐ-TTg ngày 21 tháng 05 năm 2013 Phê duyệt đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013- 2020”, Hà Nội. 35. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2013 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 36. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2014 Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 37. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2014 Phê duyệt chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014- 2022, Hà Nội. 38. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 39. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2015), Bản tin về nạn buôn bán động vật hoang dã số 2 – tháng 11/2015, Hà Nội. 40. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2016), Bản tin về nạn buôn bán động vật hoang dã tháng 09/2016, Hà Nội.
  • 31. 25 41. Trung tâm giáo dục thiên nhiên (2016), Gây nuôi thương mại các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, Hà Nội. 42. Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Môi trường, Nhà xuất bản Công an nhân dân II. Tài liệu tiếng Anh 43. CIC Technical Series Publication No. 1 (2008), Best Practices in Sustainable Hunting A Guide to Best Practices From Around the World, Hungary, pp. 48-52. 44. Nature Conservation Amendment Act, 1996 – Luật bảo tồn thiên nhiên sửa đổi năm 1996 của Namibia. 45. SSN Species Survival Network, CoP17 CITES DIGEST, September 2016 46. SSN Species Survival Network, IUCN Red List Categories and Criteria – Version 3.1 Second Edition, 9 February 2000 47. The Idian Wildlife (Protection) Act, 1972 – Đạo luật bảo vệ các loài hoang dã của Ấn Độ năm 1972. 48. The Wildlife Protection Amendment Bill, 2013 – Luật sửa đổi về bảo vệ các loài hoang dã năm 2013. 49. The Constitution of the Republic of Namibia, 1990 (as amended up to 2010) – Hiến pháp nước Cộng hòa Namibia năm 1990, được sửa đổi năm 2010. III. Trang thông tin điện tử 50. http://www.baomoi.com/bao-ve-dong-vat-hoang-da-viec-lam-cap- bach/c/17871469.epi 51. http://baotintuc.vn/xa-hoi/dong-vat-sach-do-chet-vi-vuong-luat- 20151124221624817.htm 52. http://bidoupnuiba.gov.vn/vi/hoptacquocte-left/408-hot-ng-va-kt-qu-hp-tac- quc-t.html 53. http://bidoupnuiba.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =345%3Anhung-van-de-quan-ly-rung-dac-dung-o-viet- nam&catid=43%3Abao-ton-thien-nhien&Itemid=70&lang=vi
  • 32. 26 54. http://www.biology-online.org/dictionary/Aquatic 55. http://disanthegioi.cinet.gov.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=60881&sitepage id=276 56. http://www.doisongphapluat.com/to-quoc-xanh/tai-nguyen/bat-giu-vu-tang- tru-5-ta-dong-vat-hoang-da-tai-nghe-an-a81496.html 57. http://www.hanoitourist.com.vn/kinhnghiemtour/kinhnghiem/1930-bai-h-c- v-b-o-v-di-s-n-s-ng-c-a-namibia 58. http://khoahoc.tv/1-7-trieu-euro-xay-dung-khu-bao-ton-sao-la-32350 59. http://khoahoc.tv/trung-tam-cuu-ho-dong-vat-hoang-da-dau-tien-o-mien- nam-2324 60. http://moitruong.com.vn/tai-nguyen-thien-nhien/moi-truong-tu-nhien/tai- nguyen-rung-cua-trai-dat-gio-ra-sao--15339.htm 61. http://moitruong.com.vn/tin-tuc-su-kien/ngay-quoc-te-da-dang-sinh-hoc-va- nhung-con-so-10748.htm 62. http://mtcnx.com/tin-tuc/70/da-dang-sinh-hoc-viet-nam--dac-trung-va-tam- quan-trong.html 63. http://suckhoedoisong.vn/anh-quoc-cam-ket-ho-tro-viet-nam-bao-ve-dong-vat- hoang-da-n111934.html 64. http://thanhnien.vn/kinh-doanh/lap-trung-tam-cuu-ho-dong-vat-hoang-da- 72215.html 65. http://thiennhien.org/bao-ve-dong-vat/bao-ve-ho 66. http://thiennhien.org/bao-ve-dong-vat/bao-ve-gau 67. thiennhien.org/tin-hoat-dong/1452-hoi-nghi-cac-nuoc-thanh-vien-cites-17- thanh-cong-va-nhung-thach-thuc 68. http://tongcuclamnghiep.gov.vn/tin-tong-cuc/tang-cuong-hop-tac-phong-chong- toi-pham-buon-ban-dong-vat-hoang-da-xuyen-bien-gioi-voi-cac-nuoc-chau-phi- a2789 69. http://thst.vn/t/bao-dong-tinh-trang-san-bat-buon-ban-dong-vat-hoang-da
  • 33. 27 70. http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/hiep-dinh-TPP//11607/toan-van-noi-dung- hiep-dinh-tpp 71. http://www.tinmoitruong.vn/home/print_detail/48447 72. http://www.vietnambirdwatching.net/2013/11/chim-di-cu-migrant-birds.html 73. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ben-trong-trung-tam-cuu-ho-gau-tam-dao- 2397687.html 74. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viet-nam-chi-con-5-con-ho-ngoai-tu- nhien-3385918.html 75. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tranh-cai-ve-cap-phep-gay-nuoi-thuong- mai-te-te-3440142.html 76. http://vtv.vn/xa-hoi/hon-100-loai-dong-vat-hoang-da-bi-buon-ban-truc-tuyen- ngang-nhien-tren-internet-20151123052513739.htm 77. http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/thuc-day-hop-tac-quoc-te-phong-chong-buon- ban-dong-vat-hoang-da-20161004161836384.htm 78. https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_national_parks_of_India 79. https://vi.wikipedia.org/wiki/Lo%C3%A0i_hoang_d%C3%A3 80. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt_t h%E1%BB%A7y_sinh 81. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87_%C4%91%E1%BB%99ng_v %E1%BA%ADt_Vi%E1%BB%87t_Nam 82. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%8 1n_v%E1%BB%AFng 83. https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam