SlideShare a Scribd company logo
1 of 179
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HỒNG LÊ
NH÷NG VÊN §Ò LÝ LUËN Vµ THùC TIÔN
VÒ B¶O VÖ QUYÒN PHô N÷ B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù
ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HỒNG LÊ
NH÷NG VÊN §Ò LÝ LUËN Vµ THùC TIÔN
VÒ B¶O VÖ QUYÒN PHô N÷ B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù
ë VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 62 38 01 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS TRỊNH VĂN THANH
2. TS. TRỊNH TIẾN VIỆT
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và từ
những nguồn hợp pháp. Những kết luận khoa học của luận án
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Thị Hồng Lê
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước............................................................14
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....................................................26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ
BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ...............................................................28
2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp
luật hình sự.................................................................................................28
2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ............................28
2.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự..................35
2.2. Đặc điểm và các phương thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật
hình sự ........................................................................................................39
2.2.1. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ...............39
2.2.2. Các phƣơng thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự .................42
2.3. Các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế đối với việc bảo vệ quyền
phụ nữ bằng pháp luật hình sự................................................................45
2.3.1. Các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp
luật hình sự ..................................................................................................45
2.3.2. Kinh nghiệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở một số
quốc gia trên thế giới...................................................................................52
Chương 3: THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ..........................................................................62
3.1. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong lịch sử
lập pháp.......................................................................................................62
3.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1945...........................................................................62
3.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1985...............................................67
3.1.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến trƣớc năm 1999...............................................70
3.2. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong
thực tiễn pháp luật ....................................................................................74
3.2.1. Nội dung các quyđịnh bảo vệ quyền phụ nữ trong Bộ luật hình sự năm1999.......74
3.2.2. Hạn chế của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong Bộ luật hình sự
năm 1999.....................................................................................................84
3.3. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong
thực tiễn áp dụng pháp luật .....................................................................94
3.3.1. Kết quả áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của Bộ luật hình
sự năm 1999 ................................................................................................94
3.3.2. Tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của
Bộ luật hình sự năm 1999 .........................................................................100
3.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ
quyền phụ nữ của Bộ luật hình sự năm 1999............................................108
Chương 4: HOÀN THIỆN VÀ ĐẢM BẢO THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH BẢO
VỆ QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN NAY ................................................................................................116
4.1. Những yêu cầu và nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo
vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay............116
4.1.1. Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ
nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay .........................................116
4.1.2. Những nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ
trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay ..............................................120
4.2. Định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền
phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay ............................128
4.2.1. Định hƣớng tiếp tục hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ
trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay ..............................................128
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp
luật hình sự Việt Nam hiện nay.................................................................134
4.3. Một số giải pháp đảm bảo thực thi các quy định bảo vệ quyền phụ
nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam ...................................................138
4.3.1. Nhóm giải pháp về xây dựng, kiện toàn lực lƣợng...................................138
4.3.2. Nhóm giải pháp về giải thích pháp luật và tuyên truyền, giáo dục...........139
4.3.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các cơ chế hỗ trợ nạn nhân của các tội
xâm phạm quyền phụ nữ ...........................................................................141
KẾT LUẬN............................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐỀN LUẬN ÁN .....................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................152
PHỤ LỤC...............................................................................................................163
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội phá thai trái
phép ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 95
Bảng 3.2. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội giết con mới
đẻ ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 96
Bảng 3.3. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về các tội có nạn
nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là phụ nữ ở các Tòa án cấp
tỉnh và huyện trên toàn quốc 97
Bảng 3.4. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội xâm phạm
quyền bình đẳng của phụ nữ ở các Tòa án cấp tỉnh và
huyện trên toàn quốc 97
Bảng 3.5. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm quyền tự
do và an toàn về tình dục ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện
trên toàn quốc 98
Bảng 3.6. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các tội liên quan đến mại
dâm ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 98
Bảng 3.7. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội mua bán phụ
nữ (mua bán ngƣời) ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên
toàn quốc 99
Bảng 3.8. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về một số tội xâm
phạm quyền tự do hôn nhân ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện
trên toàn quốc 99
Bảng 3.9. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội ngƣợc đãi
hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng... ở các Tòa án cấp
tỉnh và huyện trên toàn quốc 101
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1. Miền khái niệm quyền phụ nữ trong các quyền con ngƣời
của phụ nữ 33
Biểu đồ 3.1. Diễn biến theo số lƣợng các vụ án đã xét xử sơ thẩm về
các loại tội phạm có nạn nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là
phụ nữ 100
Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân
trong các vụ án hiếp dâm, cƣỡng dâm theo tỉ lệ 102
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Phụ nữ - “một nửa của nhân loại” - không chỉ có khả năng đóng góp cho sự
tiến bộ của thế giới ngang bằng với nam giới mà còn mang thiên chức thiêng liêng
làm vợ, làm mẹ là cội nguồn hạnh phúc của loài ngƣời. Với những phẩm giá đó,
phụ nữ xứng đáng đƣợc tôn vinh bởi mọi lực lƣợng xã hội. Tuy nhiên, những đặc
thù về sinh học và sự tồn tại của định kiến xã hội khiến cho phụ nữ đã và đang phải
gánh chịu rất nhiều sự phân biệt đối xử, các hình thức bạo hành, xâm hại tình dục và
những cản trở đối với việc thực hiện thiên chức cũng nhƣ sự tiến bộ mọi mặt của
họ. Bởi vậy, trong các văn kiện pháp lý, trong các hoạt động nghiên cứu cũng nhƣ
thực tiễn về quyền con ngƣời trên thế giới, phụ nữ đƣợc đƣợc xác định là một trong
“các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng” (vulnerable groups) - là khái niệm chỉ tới
những nhóm ngƣời có nguy cơ cao bị tổn thƣơng về quyền con ngƣời [19, tr.229].
Trên cơ sở nhận thức đó, pháp luật quốc tế đã nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ quyền phụ
nữ ở phƣơng diện quyền con ngƣời nói chung cũng nhƣ quyền đặc thù giới nói
riêng bằng nhiều văn kiện pháp lý quan trọng nhƣ: Hiến chƣơng liên hiệp quốc năm
1945; Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948; Công ƣớc về trấn áp
việc buôn ngƣời và bóc lột mại dâm ngƣời khác năm 1949; Công ƣớc về các quyền
chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ƣớc về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm
1957; Công ƣớc về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết hôn và việc kết hôn tự
nguyện năm 1962; Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ năm 1979 (CEDAW)…
Bởi vậy, việc bảo vệ quyền phụ nữ đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ trọng yếu
đối với pháp luật của mọi quốc gia trên thế giới, nhất là pháp luật hình sự - lĩnh vực
pháp luật vốn mang tƣ cách của ngành luật bảo vệ trong hệ thống pháp luật quốc
gia. Để bảo vệ quyền phụ nữ, ngoài những quy định nhằm bảo vệ quyền con ngƣời
nói chung, luật hình sự còn cần phải có những quy định riêng, quy định nhấn mạnh
cho phù hợp với đặc điểm giới và tính chất dễ bị tổn thƣơng của đối tƣợng bảo vệ.
Đáp ứng các yêu cầu trên, Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999 sửa
2
đổi, bổ sung năm 2009 đã có những biện pháp bảo vệ quyền phụ nữ trực tiếp và
mạnh mẽ nhất thông qua việc tội phạm hoá và trừng trị nghiêm khắc những hành vi
xâm hại các quyền phụ nữ; quy định nguyên tắc bình đẳng, trong đó có bình đẳng
về giới trong quan hệ pháp luật hình sự để loại bỏ mọi yếu tố có thể tạo ra sự phân
biệt đối xử, hạn chế đối với phụ nữ; đảm bảo các tiêu chuẩn chung về quyền phụ nữ
trong quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) và hệ thống hình phạt... Tuy nhiên,
bản thân các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết nhƣ: bỏ lọt một số
hành vi có tính chất tội phạm hoặc một số dạng của tội phạm cụ thể xâm phạm
quyền phụ nữ; không mô tả cấu thành tội phạm hoặc mô tả không rõ ràng, không sát
với thực tế tội phạm; chƣa đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực pháp lý quốc tế hoặc
chƣa tƣơng thích với quy định của Hiến pháp và các đạo luật khác của Việt Nam...
Mặc dù BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã khắc phục một số trong
những hạn chế kể trên nhƣng nhiều vấn đề trong đó vẫn chƣa đƣợc BLHS mới giải
quyết triệt để, đòi hỏi phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
Mặc dù pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đã có một hệ thống quy định
nhằm bảo vệ quyền phụ nữ nhƣng trên thực tế tình hình tội phạm xâm hại tình dục,
bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, phạm tội với phụ nữ mang thai… vẫn đang
diễn biến phức tạp theo chiều hƣớng gia tăng. Theo kết quả từ Nghiên cứu quốc
gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 thì có 58% phụ nữ từng
kết hôn đã từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực: thể xác, tinh thần hoặc tình
dục bởi chồng; 35% phụ nữ Việt Nam đã từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục
trong đời bởi bất kỳ một ai đó [89, tr.51, 67]. Chỉ riêng các vụ phạm tội xâm hại
tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao,
trong 06 năm từ 2008 đến 2013, Tòa án các cấp đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm
8772 vụ với 10265 bị cáo [86, tr.5]. Có nhiều dạng hành vi xâm phạm nghiêm
trọng quyền phụ nữ diễn ra phổ biến trên thực tế nhƣng không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nhƣ: phá thai vì lý do giới tính, quấy rối tình dục… Thực trạng trên
xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó những hạn chế tự
thân các quy định của BLHS là một nguyên nhân cơ bản. Bởi vậy, đầu tƣ nghiên
cứu để hoàn thiện quy định đồng thời tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực
thi của pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ nữ là một đòi hỏi cấp thiết.
3
Thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam đều
cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp
luật hình sự nƣớc ta hiện nay là hết sức cấp thiết nhƣng trong khoa học luật hình sự
đề tài này còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Những năm gần đây đã có một số công
trình khoa học liên quan đến đề tài, tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết ở quy mô bài
viết trên tạp chí chuyên ngành hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề bảo vệ
quyền phụ nữ hay đề cập đến đề tài này với tƣ cách là một nội dung, khía cạnh
trong đề tài tổng quát hơn (cụ thể: xem phần tổng quan tình hình nghiên cứu dƣới
đây). Tuy đạt đƣợc một số thành tựu ban đầu nhƣng các nghiên cứu hiện nay chƣa
giải quyết đƣợc một cách tổng thể những vấn đề lý luận và thực tiễn về đề tài cũng
nhƣ chƣa có tác động sâu sắc đến việc cải cách quy định pháp luật hình sự nhằm
nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền phụ nữ. Vì vậy, việc tiếp tục đầu tƣ nghiên cứu
đề tài trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp thiết.
Những đòi hỏi về mặt lý luận, thực tiễn kể trên cho thấy việc tiến hành nghiên
cứu đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay là hoàn
toàn cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những
vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt
Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ với mục đích nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề
bảo vệ quyền phụ nữ dƣới góc độ luật hình sự nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện,
nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Việc nghiên cứu đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền
phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hƣớng đến mục đích chính là: nghiên
cứu các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở Việt Nam về khía
cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng nhằm kiến nghị giải pháp hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả áp dụng của những quy định này.
Phục vụ mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ:
- Xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình
sự, trong đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản nhƣ: khái niệm, đặc điểm, tính cần
thiết, các phƣơng thức, những chuẩn mực pháp lý quốc tế đối với việc bảo vệ quyền
phụ nữ bằng pháp luật hình sự;
4
- Phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ
quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam;
- Nghiên cứu so sánh các các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong lịch sử
pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật các quốc gia trên thế giới để tham khảo,
học tập kinh nghiệm lập pháp.
- Xác định phƣơng hƣớng, đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp
dụng của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án đúng nhƣ tên gọi của nó là: những vấn đề
lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ
trong pháp luật hình sự Việt Nam dƣới góc độ của khoa học luật hình sự với phạm
vi những vấn đề nghiên cứu cụ thể gồm:
- Các luận điểm khoa học của các học giả trong nƣớc và một số nƣớc trên thế
giới liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.
- Hệ thống các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng
pháp luật hình sự và các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở
một số quốc gia nhƣ: Liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức.
- Hệ thống các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt
Nam từ thế kỷ XV cho đến nay.
- Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự bảo vệ quyền phụ nữ ở
Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2016.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận là phép duy vật biện
chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
và Nhà nƣớc ta về chính sách hình sự, lý luận luật hình sự và vấn đề giới.
Phƣơng pháp tiếp cận đồng thời là cơ sở khoa học của luận án là tiếp cận
dựa trên quyền con người, “lấy quyền con ngƣời làm trung tâm để xem xét và giải
quyết vấn đề” [25, tr.18]. Với phƣơng pháp tiếp cận này, luận án lấy các chuẩn mực
chung về quyền con ngƣời của phụ nữ làm tiêu chí cơ bản để đánh giá và hoàn thiện
các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
5
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử
dụng bao gồm:
- Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp các quan điểm, nhận thức lý luận liên quan
đến khái niệm, đặc điểm, phƣơng thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự;
- Phƣơng pháp phân tích: phân tích nội dung quy định pháp luật hình sự để
làm rõ những khía cạnh thể hiện của việc bảo vệ quyền phụ nữ; phân tích số liệu, vụ
việc cụ thể để đánh giá vấn đề trên phƣơng diện thực tiễn.
- Phƣơng pháp so sánh: so sánh lịch sử để làm rõ sự phát triển của các quy
định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam, so sánh nội dung quy
định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc
tế, các quy định tƣơng ứng trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để đánh
giá mức độ tƣơng thích, học hỏi kinh nghiệm hoàn thiện những quy định này.
- Phƣơng pháp thống kê: thống kê số liệu xét xử, tƣ liệu thực tiễn liên quan đến
việc áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: đƣợc sử dụng trong việc phỏng vấn, khảo
sát những vấn đề liên quan đến nhận thức, áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ
nữ trong pháp luật hình sự.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án sau khi bảo vệ thành công sẽ là công trình khoa học pháp lý đầu tiên
của đất nƣớc ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện và
chuyên sâu đối với đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. Luận án giải
quyết những vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền
phụ nữ pháp luật hình sự ở Việt Nam với những đóng góp dƣới đây:
- Lần đầu tiên hệ thống hóa và đánh giá tổng quan về sự thể hiện, phát triển
của các quan điểm về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong khoa học luật hình sự trong
và ngoài nƣớc.
- Lần đầu tiên xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp
luật hình sự, trong đó làm sáng tỏ những nhận thức lý luận thiết yếu về vấn đề này;
- Lần đầu tiên đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh thể hiện
nội dung bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam trên cơ sở phân
tích quy phạm pháp luật thực định, đối chiếu lịch sử, so sánh pháp luật; Đánh giá sát
6
thực thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS và xác định
nguyên nhân hạn chế trong áp dụng các quy định này.
- Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu kể trên, luận án đạt đƣợc kết quả
quan trọng nhất là: Đề xuất định hƣớng hoàn thiện, kiến nghị mô hình lập pháp cụ
thể cho việc tiếp tục hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS; đề
xuất có hệ thống các giải pháp đảm bảo thực thi các quy định này.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học
luật hình sự Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về vấn đề bảo vệ
quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học. Trong quá
trình thực hiện luận án, tác giả đã công bố các công trình khoa học trên một số sách
báo pháp lý nhằm đóng góp trong khoa học luật hình sự Việt Nam những tri thức lý
luận, thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.
Về mặt thực tiễn: Những phát hiện của luận án trong đánh giá thực trạng và
thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ pháp trong luật hình sự Việt
Nam; những kiến nghị của luận án về giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi
những quy định này có thể phục vụ đắc lực cho công tác lập pháp cũng nhƣ áp dụng
pháp luật ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền
phụ nữ nói riêng, quyền con ngƣời nói chung bằng pháp luật hình sự.
Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học -
luật gia, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên thuộc chuyên
ngành Tƣ pháp hình sự trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học tại Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án đƣợc cơ cấu thành 04 chƣơng, cụ thể:
- Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Chương 2. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật
hình sự.
- Chương 3. Thực tiễn bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam.
- Chương 4. Hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy định bảo vệ quyền phụ
nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.
7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trƣớc nhu cầu cấp bách của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ, những nghiên
cứu nhằm đề xuất chính sách, pháp luật, biện pháp hành động để bảo vệ các quyền
của phụ nữ đã và đang đƣợc triển khai đẩy mạnh trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam. Riêng trong lĩnh vực khoa học luật hình sự, trƣờng phái nữ quyền
(ferminism in criminal law) đã tạo nên một “làn sóng” nghiên cứu trên thế giới bắt
đầu từ những năm 1920, tạo ra ảnh hƣởng đáng kể đối với việc hình thành các quy
định pháp luật quốc tế và cải cách pháp luật quốc gia theo hƣớng chú trọng bảo vệ
quyền phụ nữ [112, pp.3-4]. Ở Việt Nam, đề tài này mới đƣợc quan tâm, chú ý trong
khoa học luật hình sự những năm gần đây và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định.
Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình, tham chiếu kết quả của những nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc chính là một trong các cơ sở quan trọng để kiến tạo nền tảng lý
luận, định hƣớng nghiên cứu và làm căn cứ đề xuất những kiến nghị hữu ích của luận
án tiến sĩ về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam.
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự đƣợc các
nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau, có thể tiếp
cận đề tài ở cấp độ nghiên cứu đa ngành luật học hoặc chuyên ngành luật hình sự
hay tội phạm học.
1.1.1. Các nghiên cứu đa ngành luật học
Trong khoa học pháp lý ở nƣớc ta đã có những nghiên cứu về đề tài bảo vệ
quyền phụ nữ, trong đó đề cập đến pháp luật hình sự với tƣ cách một trong những
công cụ bảo vệ quyền phụ nữ bên cạnh các ngành luật, các công cụ khác. Tuy
nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ dƣới góc
độ thực tiễn, có thể là những phân tích đối với pháp luật thực định hoặc đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ.
8
a. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn pháp luật về bảo vệ quyền phụ
nữ có một số sách tham khảo, giáo trình điển hình sau:
1) Sách Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật và thực
tiễn thi hành pháp luật ở Việt nam của Luật gia Ngô Bá Thành do NXB Chính trị
Quốc gia xuất bản năm 2000;
2) Giáo trình Lý luận chung về quyền con người của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2009. Trong đó vấn đề quyền phụ
nữ thể hiện tập trung ở Chƣơng VI - “Luật quốc tế về quyền của một số nhóm ngƣời
dễ bị tổn thƣơng” và Mục 9.3, Chƣơng IX - “Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị
tổn thƣơng trong pháp luật Việt Nam”;
3) Sách tham khảo Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn
thương của Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời và quyền công dân - Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động xã hội xuất bản năm 2011.
Các công trình trên đã đề cập đến quyền phụ nữ với tính chất một bộ phận
không thể tách rời của quyền con ngƣời và là quyền con ngƣời đặc thù của nhóm xã
hội dễ bị tổn thƣơng; phân tích nội dung các quy định về quyền phụ nữ trong pháp
luật quốc tế, pháp luật Việt Nam (bao gồm pháp luật hình sự). Tuy nhiên, các công
trình này rất ít đề cập đến khía cạnh lý luận của vấn đề, chỉ tập trung vào phân tích,
giải thích pháp luật thực định mà chƣa đƣa ra những đánh giá sâu sắc đối với nội
dung quy định cũng nhƣ thực tiễn thực thi. Vì thế, các nghiên cứu này cũng không
đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật
nói chung, pháp luật hình sự nói riêng [36]; [76]; [94].
Bên cạnh các công trình nghiên cứu lớn kể trên còn có một số bài viết về đề
tài bảo vệ quyền phụ nữ đăng các tạp chí chuyên ngành luật nhƣ: 1) “Bảo vệ quyền
phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của TS. Nguyễn
Hồng Bắc, Tạp chí Luật học, số Đặc san tháng 3 năm 2004; 2) “Bạo lực với phụ nữ
và trẻ em dƣới góc độ nhân quyền” của TS. Lƣu Bình Nhƣỡng trên Tạp chí Luật
học, số 2 năm 2009; 3) “Tổng quan về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam”
của TS. Lƣu Bình Nhƣỡng trên Tạp chí Luật học, số 2 năm 2010; 4) “Pháp luật bảo
vệ phụ nữ, trẻ em nhằm phòng chống bạo lực gia đình và một số giải pháp hoàn
9
thiện” của TS Nguyễn Cảnh Quý trên Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 6 năm
2010... Đây cũng là những công trình tập trung vào mục đích phân tích các quy định
nhằm bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật trong nƣớc hoặc quốc tế, bao gồm luật
hình sự, nhƣng chỉ ở quy mô bài viết.
b. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền
phụ nữ tiêu biểu là một số đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ sau:
1) Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam của Tổng
cục Thống kê, năm 2010;
2) Báo cáo nghiên cứu: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam: Bức
tranh khái quát và khung pháp lý để giải quyết do Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã
hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện năm 2012;
3) Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bạo lực
gia đình ở Việt Nam hiện nay do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
thực hiện, nghiệm thu năm 2014.
Những nghiên cứu này có thiên hƣớng đi sâu vào đánh giá diễn biến thực
tiễn của các hành vi xâm hại các quyền an ninh cá nhân, tự do và an toàn tình dục
phụ nữ và mức độ đáp ứng của hệ thống pháp luật trƣớc diễn biến thực tiễn ấy.
Trong đó, những quy định pháp luật hình sự có liên quan đƣợc phân tích sâu sắc về
khía cạnh khả năng bảo vệ phụ nữ trƣớc những loại bạo lực chủ yếu nhằm vào nữ
giới. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đƣợc đề xuất với tƣ
cách là một trong các giải pháp phòng, chống hành vi xâm hại các quyền phụ nữ
nêu trên. Tuy đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự nhƣng các công trình này
đều không đi đến kiến giải lập pháp cụ thể [8]; [89]; [109].
1.1.2. Các nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự
Riêng trong khoa học luật hình sự ở Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu
quy mô lớn, chuyên biệt về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ. Ở một số công trình
nghiên cứu lớn, việc bảo vệ quyền phụ nữ đƣợc đề cập đến với tƣ cách một khía
cạnh của đề tài tổng quát hơn hoặc có công trình chỉ nghiên cứu riêng về một trong
các nội dung, khía cạnh của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.
Các nghiên cứu này tập trung vào hai hƣớng nghiên cứu chính: Bảo vệ quyền phụ
10
nữ trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự; Bảo vệ quyền phụ nữ
trên phƣơng diện thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự.
a. Nhóm nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp luật hình
sự liên quan đến đề tài có các công trình tiêu biểu nhƣ sau:
1) Sách chuyên khảo Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
theo luật hình sự Việt Nam của tập thể tác giả do TS. Trịnh Tiến Việt chủ biên, xuất
bản năm 2010. Cuốn sách này không giải quyết một cách tổng quát vấn đề bảo vệ
quyền phụ nữ mà chỉ đề cập đến hành vi xâm hại quyền bình đẳng của phụ nữ với
tƣ cách một trong những hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ cơ bản
của công dân. Liên quan đến Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, tác phẩm
phân tích nội dung quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, so sánh với quy định
tƣơng ứng của pháp luật một số nƣớc trên thế giới, đánh giá thực tiễn thi hành quy
định này và kiến nghị hoàn thiện BLHS nhằm bảo vệ hiệu quả hơn quyền bình đẳng
của phụ nữ [107].
2) Sách chuyên khảo: Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt
Nam xuất bản năm 2010 tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
do TS. Võ Thị Kim Oanh chủ biên [60]. Các chuyên đề trong cuốn sách này tập
trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ ở các khía cạnh thực tiễn pháp luật
hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án. Duy nhất trong chuyên đề đầu tiên “Những
vấn đề chung về bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp
hình sự”, tác giả Lê Văn Cảm đã khái quát một số đặc điểm, yêu cầu của việc bảo
vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự - những tri
thức có thể tham khảo trong việc tạo dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ
nữ bằng pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về hình phạt tử hình
trong chuyên đề thứ hai và thứ tƣ của cuốn sách cũng tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền
phụ nữ khi nghiên cứu quy định liên quan đến hình phạt này trong pháp luật hình sự
thực định ở Việt Nam [60, tr.5 -70].
3) Sách chuyên khảo: Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự của
tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, xuất bản tại nhà xuất bản
Hồng Đức năm 2015. Cuốn sách là công trình có tính khái quát cao về những vấn
11
đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quyền con ngƣời trong tƣ pháp hình sự nói
chung. Trong đó, Chƣơng 1 và Chƣơng 2 đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận cơ bản về
quyền con ngƣời trong pháp luật hình sự nhƣ khái niệm, ý nghĩa, các khía cạnh thể
hiện, các cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời trong tƣ pháp hình sự [14]. Tuy không
trực tiếp nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nhƣng những kết quả nghiên
cứu của cuốn sách đã cung cấp một hệ thống nhận thức khá toàn diện về lý luận
cũng nhƣ thực tiễn pháp luật liên quan đến quyền con ngƣời trong pháp luật hình sự
mà bao gồm trong đó các quyền phụ nữ.
Bên cạnh các công trình quy mô lớn nêu trên còn có một số công trình tuy ở
quy mô bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành nhƣng lại là những nghiên cứu
chuyên biệt dƣới góc độ luật hình sự về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ. Trong đó phải
kể đến những nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu dƣới đây:
- TS. Phạm Hồng Hải (2001), “Bộ luật hình sự năm 1999 với vấn đề bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ và trẻ em”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 155 [29, tr.15-29];
- TS. Đỗ Đức Hồng Hà (2008), “Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt
Nam trong việc bảo vệ phụ nữ”, Tạp chí Luật học, số 3 [27, tr.9-17];
- TS. Đỗ Đức Hồng Hà (2009),“Pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ phụ nữ khỏi
những hành vi bạo lực”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 10 [28, tr.65-71, 82-83];
- TS. Dƣơng Tuyết Miên (2010), “Pháp luật hình sự Lào với việc bảo vệ
quyền của người phụ nữ”, Tạp chí Luật học, số 2 (số chuyên đề về Quyền của phụ
nữ theo pháp luật các nƣớc ASEAN) [51, tr.52-57];
- PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong Luật
Hồng Đức (Lê Triều hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương đại”, Tạp
chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 28 [62, tr.199-203].
Hầu hết các bài viết này đều tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong
pháp luật hình sự ở phƣơng diện thực tiễn pháp luật. Trong đó cũng có nghiên cứu
về nữ quyền dƣới góc độ lịch sử hoặc so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với các
quốc gia khác. Về kết quả nghiên cứu, nhìn chung các bài viết chủ yếu đã chỉ ra và
phân tích những quy định có ý nghĩa bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở
nƣớc ta, một số ít trong đó đã tiến xa hơn khi bƣớc đầu đánh giá phê bình và kiến
12
nghị những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật thực định nhằm nâng cao hiệu quả
bảo vệ các quyền phụ nữ.
b. Nhóm nghiên cứu trên phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật liên
quan đến đề tài có các công trình tiêu biểu nhƣ:
1) Báo cáo Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt
Nam do Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc thực hiện năm 2013. Đây là một nghiên cứu
thực tiễn về tình hình phụ nữ trong hệ thống tƣ pháp hình sự ở nƣớc ta dƣới nhiều
góc độ. Một mặt, Báo cáo đánh giá tình hình phụ nữ với tƣ cách là nạn nhân chủ
yếu của các loại hình bạo lực trên cơ sở giới và những đáp ứng của hệ thống tƣ pháp
hình sự đối với việc hỗ trợ các nạn nhân này. Đồng thời, nghiên cứu này cũng phân
tích tổng quan về tình hình phụ nữ ở tƣ cách là ngƣời phạm tội và những chính
sách, phản ứng của hệ thống tƣ pháp hình sự đối với phụ nữ phạm tội. Mặt khác,
công trình còn xem xét vị thế của phụ nữ trong hệ thống cơ quan tƣ pháp hình sự,
những khó khăn đối với giới này khi công tác trên cƣơng vị đó và ảnh hƣởng của nó
đối với việc đảm bảo các quyền phụ nữ ở tất cả những tƣ cách trong hệ thống tƣ
pháp nêu trên. Dựa trên những đánh giá thực tiễn đó, các chuyên ra nghiên cứu đã
đề xuất những khuyến nghị có giá trị quan trọng giúp Nhà nƣớc Việt Nam trong nỗ
lực đảm bảo hiệu quả các quyền và vị thế bình đẳng của phụ nữ trong hệ thống tƣ
pháp hình sự [17].
2) Báo cáo Đánh giá về kiểm soát và khởi tố tình trạng bạo lực tình dục đối
với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam do Bộ Tƣ pháp thực hiện năm 2014. Báo cáo
tập trung đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn xử lý tội phạm xâm hại tình
dục phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở phân tích quy định pháp luật, đánh giá tình hình
khởi tố, xét xử các vụ án, Báo cáo tìm ra nguyên nhân hạn chế, phát hiện các
khoảng trống về pháp luật và các cơ chế thực thi để đƣa ra những đề xuất hoàn
thiện, cải cách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền tự do và an toàn về tình dục của phụ nữ,
trẻ em gái trƣớc sự xâm hại của tội phạm [9].
1.1.3. Các nghiên cứu chuyên ngành tội phạm học
Liên quan đến bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, các công trình
nghiên cứu thuộc chuyên ngành tội phạm học đề cập đến các quy định pháp luật
13
hình sự với tƣ cách là công cụ đắc lực trong đấu tranh phòng chống các tội phạm
xâm hại quyền phụ nữ. Ở nhóm nghiên cứu này có một số công trình tiêu biểu sau:
1) Sách chuyên khảo: Công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ
em ở Việt Nam của tác giả Trần Minh Hƣởng xuất bản năm 2008. Nghiên cứu này
không đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nói chung mà tập trung vào một loại
hành vi hành vi tƣớc đoạt quyền tự do, bóc lột, chà đạp nhân phẩm của phụ nữ là
mua bán phụ nữ. Tác giả đã hệ thống hóa các văn bản pháp luật quốc tế, quốc gia về
phòng, chống buôn bán và bảo vệ phụ nữ, trẻ em làm nền tảng cho việc đánh giá
diễn biến của tội phạm, tình hình hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm này
trong thực tế. Trong các kiến nghị mà tác giả đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
phòng, chống loại tội phạm này cũng bao hàm kiến nghị hoàn thiện các quy định có
liên quan của Bộ luật hình sự [35].
2) Sách chuyên khảo: Hoạt động phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của lực lượng cảnh sát nhân dân của T.S. Phạm
Minh Chiêu, xuất bản năm 2012 tại NXB Công an nhân dân. Cuốn sách nghiên cứu
các tội phạm về bạo lực gia đình dƣới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
Những đánh giá về đặc điểm, tình hình tội phạm trong đó đã chỉ ra rằng phụ nữ là nạn
nhân chủ yếu của các tội phạm về bạo lực gia đình và định kiến, sự bất bình đẳng giới
đối với phụ nữ là một trong những nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này. Liên
quan đến pháp luật hình sự với tƣ cách là một công cụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm
về bạo lực gia đình, tác giả đã phân tích một số điểm hạn chế của quy định pháp luật
hình sự hiện hành và kiến nghị hoàn thiện những quy định này [15]. Tuy nhiên, do
đối tƣợng nghiên cứu chính là hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm về bạo lực
gia đình của lực lƣợng cảnh sát nhân dân nên những vấn đề liên quan đến pháp luật
hình sự trong cuốn sách không phải là nội dung chủ đạo.
3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Đấu tranh
phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn hiện nay do TS.
Chu Thị Trang Vân làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2010. Đề tài đã khái quát một
số vấn đề lý luận về tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Phân tích quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội buôn bán phụ nữ, trẻ em ở các phƣơng diện: đặc điểm,
14
dấu hiệu pháp lý đặc trƣng và đƣờng lối xử lý; Đánh giá diễn biến, phƣơng thức, thủ
đoạn phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em và thực
tiễn đấu tranh, xử lý các tội phạm này trong 05 năm từ 2004 đến 2009; Kiến nghị
các giải pháp lập pháp và các giải pháp khác góp phần đấu tranh có hiệu quả với tội
phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em [101].
Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu nào chuyên biệt về đề tài
bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. Các công trình quy mô lớn có thể đề
cập đến đề tài với tƣ cách là một trong các đối tƣợng nghiên cứu hoặc chỉ đề cập
đến một khía cạnh, nội dung cụ thể của đề tài. Một số công trình có hƣớng nghiên
cứu riêng về đề tài thì chỉ ở quy mô bài viết đăng tạp chí và chủ yếu đánh giá thành
tựu, hạn chế của pháp luật thực định mà chƣa nghiên cứu tổng quát cả khía cạnh lý
luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật. Nhìn chung, ở Việt Nam chƣa có công trình
nào nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về đề tài bảo vệ quyền phụ
nữ bằng pháp luật hình sự, đặc biệt là ở cấp độ luận án tiến sĩ.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Chiếm số lƣợng đông đảo nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng nên
phụ nữ luôn là đối tƣợng quan trọng trong các nghiên cứu về nhân quyền trên thế
giới. Trong khoa học luật hình sự quốc tế, các nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền
phụ nữ khá sôi động và phong phú. Trong đó có cả những công trình có tính khái
quát về vấn đề nữ quyền trong luật hình sự cũng nhƣ công trình chỉ đi sâu vào một
khía cạnh, nội dung cụ thể của đề tài này. Cụ thể có thể chia thành ba nhóm nghiên
cứu: 1) Những nghiên cứu chung về các vấn đề nữ quyền trong pháp luật hình sự; 2)
Những nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ; 3) Những nghiên cứu
về trách nhiệm hình sự (TNHS) và hình phạt đối với phụ nữ phạm tội.
1.2.1. Những nghiên cứu chung về quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự
Các công trình nghiên cứu này thƣờng đƣợc xếp vào trƣờng phái nữ quyền
trong luật hình sự (ferminism in criminal law). Ở nhóm này các nhà nghiên cứu lấy
lập trƣờng nữ quyền làm căn cứ để đánh giá nội dung quy định pháp luật hình sự
hoặc hệ thống thực thi những quy định ấy với một số công trình tiêu biểu nhƣ:
- Sách chuyên khảo Những khía cạnh nữ quyền trong luật hình sự (Feminist
15
perspectives on criminal law) của tập thể tác giả do Donald Nicolson và Lois
Bibbings (giảng viên Đại học Bristol) đồng chủ biên, xuất bản năm 2000. Cuốn
sách phê bình những khiếm khuyết của luật hình sự thực định trong việc bảo vệ
quyền phụ nữ cả ở tƣ cách nạn nhân và ngƣời phạm tội. Ba hạn chế cơ bản đƣợc các
tác giả tập trung phê phán là: sự bảo vệ không đầy đủ đối với phụ nữ, sự phân biệt
đối xử và cấu trúc giới của luật hình sự. Phân tích nội dung quy định và thực tiễn
thực thi pháp luật hình sự ở Anh Quốc, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cơ
bản nhƣ: Do pháp luật nhìn nhận từ quan điểm nam giới về hành vi hiếp dâm nên
hành vi này nhất định phải thỏa mãn dấu hiệu giao cấu bằng cơ thể mới cấu thành
tội phạm còn những hành vi tƣơng tự nhƣng thông qua công cụ khác thì không cấu
thành tội phạm này và hiếp dâm trong hôn nhân hầu nhƣ không bị xử lý bởi quan
điểm rằng trƣờng hợp này đã có sự đồng thuận quan hệ tình dục ngay từ thời điểm
kết hôn; Việc áp dụng quy định pháp luật về hiếp dâm trong thực tế tỏ rõ sự phân
biệt đối xử khi xem xét phẩm hạnh của phụ nữ, gần nhƣ bỏ qua hiếp dâm đối với
gái mại dâm hoặc truy ngƣợc lại quá khứ tình dục của nạn nhân khi xem xét tội
phạm; Cấu trúc giới trong những khuôn mẫu hành vi thiết lập bởi quy định pháp
luật dƣờng nhƣ khiến cho các nữ tội phạm giống nhƣ kẻ tâm thần, thiếu tự chủ hoặc
đơn cử nhƣ mô típ của phòng vệ chính đáng luôn phải là phản ứng tức thời khiến
cho sự phản ứng của phụ nữ sau khi chịu bạo lực kéo dài không đƣợc xem xét là
phòng vệ chính đáng... Nhìn chung cuốn sách đã đƣa ra những chỉ trích sâu sắc về
khía cạnh nữ quyền đối với pháp luật thực định ở Anh, tuy nhiên không đƣa ra giải
pháp cải cách cụ thể [118].
- Sách chuyên khảo Chủ nghĩa nữ quyền và tư pháp hình sự: Một cái nhìn
lịch sử (Feminism and criminal justice: A historical perspective) của tác Anne
Logan xuất bản tại Anh năm 2008. Đúng nhƣ tựa đề, cuốn sách cung cấp một cái
nhìn lịch sử về ảnh hƣởng của phong trào nữ quyền đối với việc cải cách hệ thống
tƣ pháp hình sự theo hƣớng cải thiện vị thế của phụ nữ trong hệ thống này. Những
thay đổi về vai trò của phụ nữ đƣợc tác giả cung cấp qua những tƣ liệu thực tiễn
phong phú về số lƣợng, vị trí của nữ giới trong hệ thống cơ quan tƣ pháp nhƣ: thẩm
phán, thành viên bồi thẩm đoàn; công chức, ủy viên hội đồng, thanh tra, thống đốc
16
trong nhà tù. Với nguồn số liệu dồi dào đƣợc thống kê từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế
kỷ 21, tác giả đã chỉ ra rằng vị trí của phụ nữ trong hệ thống tƣ pháp hình sự đã
đƣợc cải thiện rõ rệt, tuy sẽ còn gặp nhiều rào cản nhƣng có triển vọng rõ ràng. Và
đó là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo nữ quyền đƣợc tôn trọng,
thực thi trong hệ thống tƣ pháp hình sự [112].
Bên cạnh các nghiên cứu có quy mô lớn, còn có rất nhiều nghiên cứu ở cấp
độ bài viết nhƣng là những đánh giá sâu sắc về pháp luật hình sự trên lập trƣờng
bảo vệ nữ quyền. Tiêu biểu phải kể đến một số tác phẩm sau:
- Bài viết “Luật học nữ quyền: tại sao luật pháp phải cân nhắc những lập
trƣờng của nữ giới” đăng trên Tạp chí trường luật William Mitchell, Hoa Kỳ
(“Feminist jurisprudence: Why law must consider women's perspectives”, William
Mitchell Magazine, USA) năm 1991 của tác giả Ann Juergens. Bài viết đã chỉ trích
những quy định pháp luật hình sự đƣợc xây dựng với tƣ duy nam giới. Những vấn
đề cơ bản nhƣ phƣơng diện chủ quan, khách quan của tội phạm hoàn toàn xuất phát
từ ý tƣởng về tâm lý và hành vi của nam giới. Thêm vào đó tình trạng thiểu số của
phụ nữ công tác trong hệ thống cơ quan tƣ pháp hình sự (qua số liệu thực tế ở bang
Minnesota, Hoa Kỳ) khiến cho việc thực thi pháp luật hình sự cũng phản ánh tƣ duy
nam giới. Tác giả đặt ra những giả định về sự thay đổi của luật hình sự nếu đƣợc
xây dựng trên quan điểm của nữ giới. Từ đó, tác giả luận chứng cho yêu cầu phải
xem xét đến quan điểm của phụ nữ trong công tác lập pháp và đòi hỏi sự thay đổi
lập trƣờng tƣ duy của cả hệ thống tƣ pháp hình sự. Tuy nhiên, tác giả chỉ đặt ra yêu
cầu chứ không làm rõ phƣơng hƣớng hay nội dung cụ thể cần phải cải cách trong
quy định pháp luật và công tác áp dụng để đảm bảo sự trung tính, công bằng của
pháp luật hình sự [111, pp.31-35].
- Bài viết “Thách thức nữ quyền trong luật hình sự” của Stephen J. Schulhofer
trên Tạp chí luật Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ (“The feminist challenge in criminal
law”, University of Pennsylvania Law Review) năm 1995. Bài viết đề cập đến vấn
đề bảo vệ quyền phụ nữ dƣới góc độ nghiên cứu pháp luật thực định và thực tiễn thực
thi pháp luật hình sự. Những phân tích của tác giả chỉ ra rằng các quy định của luật
hình sự đƣợc thiết kế cũng nhƣ áp dụng bởi khuôn mẫu nam giới về hành vi và tƣ
17
tƣởng. Chính những quy định có vẻ bề ngoài bênh vực và nƣơng nhẹ đối với phụ nữ
lại làm mất đi sự bình đẳng về tƣ cách của phụ nữ khi đối mặt với hệ thống tƣ pháp
hình sự. Tác giả cũng phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt, thi hành án để chỉ ra tác
động nghiêm trọng hơn của các hình phạt đối với phụ nữ so với nam giới và những
bất lợi mà tính chất thiểu số của nữ phạm nhân trong nhà tù mang lại cho chính họ.
Mặc dù đƣa ra nhiều chỉ trích xác đáng về phƣơng diện nữ quyền đối với luật hình sự
nhƣng bài viết không đề xuất giải pháp cho những hạn chế này [139, pp.2151-2207].
- Bài viết “Những thành tựu, thất bại “thông thƣờng” của nữ quyền và luật
hình sự” trên Tạp chí nghiên cứu luật công và lý thuyết pháp lý Georgetown (“The
“normal” successes and failures of feminism and the criminal law”, Georgetown
Public Law and Legal Theory Research Paper) năm 2000 của Victoria Nourse. Bài
viết rất đặc biệt khi chỉ ra rằng những thành tựu trong cải cách pháp luật nhằm bảo
vệ nữ quyền cũng đồng thời bộc lộ những thất bại của công cuộc ấy. Ví dụ: Cải
cách luật về hiếp dâm đã loại bỏ yêu cầu phải có dấu hiệu sự kháng cự của ngƣời
phụ nữ nhƣng thực tế áp dụng lại vẫn đòi hỏi chứng minh dấu hiệu này; Luật hiếp
dâm không loại trừ hiếp dâm trong hôn nhân nhƣng hành vi này thực tế hầu nhƣ
không bị truy cứu; Quy định về bạo lực gia đình đổi mới theo hƣớng tăng cƣờng
ủng hộ phụ nữ nhƣng lại không thừa nhận phản ứng của ngƣời phụ nữ sau quãng
thời gian dài chịu bạo hành là hành vi phòng vệ chính đáng... Những nhìn nhận
mang tính chất phê bình ở đây có ý nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục cải cách nhằm
nâng cao giá trị bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật hình sự nhƣng phƣơng án cải
cách cụ thể không đƣợc tác giả trực tiếp đề xuất [143, pp.951-978].
1.2.2. Những nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ
Đây là nhóm nghiên cứu khá sôi động, thƣờng tập trung vào các quy định
pháp luật hình sự hoặc chính sách thực thi pháp luật hình sự nhằm chống lại một
hoặc một số loại tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ. Trong nhóm nghiên cứu này
phải kể đến một số công trình có tầm cỡ nhƣ:
- Sách Bạo lực chống lại phụ nữ - Một tầm nhìn quốc tế (Violence against
women - An international perspective) xuất bản năm 2008 của các nhà tội phạm học
Canada và Phần Lan là Holly Johnson, Natalia Ollus và Sami Nevala. Công trình
18
nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu đƣa ra những giải pháp phòng chống bạo lực đối
với phụ nữ trên toàn thế giới thông qua điều tra thực tiễn ở 09 quốc gia: Argentina,
Australia, Canada, Costa Rica, Đan Mạch, Indonesia, Italy, Kazakhstan, Phần Lan,
Philippines, Serbia, Thụy Sĩ và Ukraine. Làm cơ sở cho việc đánh giá thực tiễn, các
tác giả đã phân tích tổng quan quy định pháp luật quốc tế liên quan đến bạo lực
chống lại phụ nữ. Khi đánh giá tình hình bạo lực chống lại phụ nữ, công trình đồng
thời đánh giá phản ứng và mức độ đáp ứng của hệ thống tƣ pháp hình sự ở các quốc
gia đƣợc khảo sát trƣớc vấn đề này. Cải cách pháp luật hình sự, hệ thống cơ quan tƣ
pháp hình sự cũng là một trong những giải pháp mà các tác giả kiến nghị nhằm
ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ trên toàn cầu [127].
- Sách Ngăn chặn bạo lực gia đình: Lý thuyết, chính sách và thực tiễn
(Tackling domestic violence: Theories, policies and practice) của Lynne Harne và Jill
Radford phát hành năm 2008 tại Anh Quốc. Cuốn sách là kết quả từ những nghiên
cứu của các tác giả trong 10 năm tham gia đào tạo chuyên gia ứng phó bạo lực gia
đình cho lực lƣợng cảnh sát, luật sƣ, các tổ chức hỗ trợ phụ nữ cho ở nƣớc Anh, Bắc
Ireland, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuốn sách có cách tiếp cận đa ngành đối với vấn
đề bạo lực gia đình trên lập trƣờng bảo vệ phụ nữ và trẻ em với tƣ cách nạn nhân của
loại bạo lực này. Mặc dù lấy trung tâm nghiên cứu ở Anh nhƣng nghiên cứu phản ánh
những biến đổi liên quan đến vấn đề trên toàn cầu. Các tác giả đã làm rõ bản chất, các
mức độ biểu hiện của bạo lực gia đình, trong đó mức độ biểu hiện cực đoan nhất là
một loại tội phạm trên cơ sở giới; đƣa ra những đánh giá về tác động của bạo lực gia
đình lên sức khỏe, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em; phân tích các quy định của pháp
luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ trẻ em liên quan đến vấn đề bạo
lực gia đình, đánh giá phê bình đối với những phản ứng của pháp luật trƣớc bạo lực
gia đình; đánh giá tác động tích cực của phong trào nữ quyền đối với cải cách chính
sách, pháp luật về bạo lực gia đình; khuyến nghị các giải pháp phòng chống bạo lực
gia đình. Tuy nhiên các giải pháp mà nghiên cứu đề xuất chủ yếu trên phƣơng diện
hành động thực tiễn chứ không bao gồm giải pháp về mặt lập pháp [132].
Bên cạnh các công trình ở quy mô sách chuyên khảo, trong khoa học luật
hình sự quốc tế còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí danh tiếng, nghiên cứu
19
về phản ứng của pháp luật hình sự đối với các loại tội phạm chủ yếu nhằm phụ nữ.
Trong đó phải kể đến:
- Nghiên cứu so sánh pháp luật về hiếp dâm của Gilbert Geis năm 1978: “Hiếp
dâm trong hôn nhân: Pháp luật và cải cách pháp luật ở Anh, Hoa Kỳ và Thụy Điển”,
Tạp chí luật Adelaide, Úc (“Rape in marriage: Law and law reform in England, The
United States and Sweden”, Adelaide Law Review, Australia). Bài viết phân tích sự
thay đổi quan niệm về hiếp dâm trong hôn nhân theo thời gian qua các quy định
pháp luật và vụ việc cụ thể ở ba nƣớc Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển. Vào cuối thế kỷ 19
ở các quốc gia này, hiếp dâm có nghĩa là hành vi bạo lực tình dục đối với một ngƣời
phụ nữ xa lạ, ngoài vợ và ngƣời tình bởi vì hôn nhân, tình yêu đƣợc coi nhƣ thỏa
thuận trong đó ngƣời phụ nữ tự nguyện trao thân thể mình ngay từ đầu cho nam
giới. Đến đầu thế kỷ 20, những cáo buộc về hành vi hiếp dâm trong hôn nhân bắt
đầu xuất hiện trƣớc tòa án. Pháp luật các quốc gia này dần thừa nhận có hiếp dâm
trong hôn nhân nhƣng phải chứng minh đƣợc yếu tố bạo lực thể xác hay để lại
thƣơng tích. Đến thập niên 50, 60 của thế kỷ 20, quan điểm về hiếp dâm trong hôn
nhân đã thay đổi, đó là hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của ngƣời vợ. Tác
giả cho rằng việc thừa nhận hiếp dâm trong hôn nhân, thay đổi quan niệm về bản
chất của tội phạm theo hƣớng này là đúng đắn vì luật pháp dựa vào tính chất, hậu
quả của hành vi để xác định tội phạm chứ không dựa vào mối quan hệ giữa thủ
phạm với nạn nhân [123, pp. 284-303].
- Bài viết “Cải cách luật hiếp dâm ở Canada: những thành tựu và hạn chế lập
pháp” trên Tạp chí Quốc tế về xử lý tội phạm và tội phạm học so sánh (“Rape Law
reform in Canada: The success and limits of legislation”, International Journal of
Offender Therapy and Comparative Criminology) của Kwong-leung Tang năm 1998.
Phù hợp với khuynh hƣớng nghiên cứu chủ đạo của tạp chí, bài viết là một đánh giá
mang tính lịch sử và so sánh quốc tế về những cải cách trong quy đinh pháp luật về
hiếp dâm ở Canada. Trƣớc tiên, tác giả nhìn nhận luật về hiếp dâm ở Canada là
phƣơng tiện quan trọng trong việc bảo vệ tự do và nhân phẩm của phụ nữ. Tác giả
phê bình quy định về hiếp dâm ở Canada trƣớc cải cách năm 1983 ở những khía
cạnh nhƣ: không coi tội phạm hiếp dâm là hành vi xâm hại đối với bản thân ngƣời
20
phụ nữ bị cƣỡng hiếp mà là sự xúc phạm đối với ngƣời cha hoặc chồng của cô ấy;
đòi hỏi hành vi hiếp dâm phải bị tố giác ngay sau khi xảy ra, nếu không cáo buộc sẽ
vô giá trị; hiếp dâm trong hôn nhân không phải tội phạm bởi ngƣời chồng có quyền
sở hữu đối với cơ thể vợ; truy xét uy tín và nhân cách của ngƣời phụ nữ bị hiếp dâm
khi xem xét tội phạm... Sau cải cách năm 1983, hiếp dâm đã đƣợc luật pháp Canada
xếp vào một loại bạo lực mà nạn nhân chủ yếu là nữ giới, hiếp dâm trong hôn nhân
cũng bị coi là tội phạm và việc truy ngƣợc lịch sử tình dục, uy tín của nạn nhân bị
cấm, hình phạt đối với các tội phạm về tình dục cũng nghiêm khắc hơn, cao nhất có
thể là án tử hình. Tác giả cũng so sánh quy định về hiếp dâm theo luật Canada so
với một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Ví dụ, giống nhƣ ở Anh, luật Canada sau
cải cách xác định cốt lõi của hiếp dâm là quan hệ tình dục mà không có sự đồng ý
của ngƣời phụ nữ, khác với khu vực Bắc Mỹ vốn xác định phƣơng thức bạo lực để
thực hiện hành vi giao cấu mới là bản chất của vấn đề. Tuy thừa nhận những bƣớc
tiến về mặt lập pháp đối với tội phạm hiếp dâm nhƣng tác giả cho rằng những cải
cách này chƣa thực sự hiệu quả bởi những con số thống kê cho thấy tội phạm về
tình dục vẫn gia tăng. Theo tác giả, những giải pháp thiết thực hơn là: giáo dục nhận
thức xã hội về tấn công tình dục, nâng cao ý thức cảnh giác cho phụ nữ, trẻ em gái,
thành lập các cơ quan chuyên ứng phó với bạo lực tình dục, thu hút các tổ chức,
cộng đồng tham gia đấu tranh với hình thức bạo lực này [131, pp.258-270].
- Bài viết “Luật hình sự và tội phạm tình dục: những cải cách gần đây trong
luật hình sự Đức” (Penal Law and Sexuality: Recent Reforms in German Criminal
Law) của Giáo sƣ Tatjana Hörnle (Đại học Humboldt - Đức) trên Tạp chí luật hình
sự Buffalo, tập 3, năm 2000. Những phân tích của tác giả đã cho thấy sự thay đổi
lớn lao trong quan điểm về các tội phạm tình dục trong quá trình phát triển của luật
hình sự Đức. Từ khi BLHS Đức đƣợc ban hành trong thế kỷ 19 đến trƣớc năm
1973, các tội phạm tình dục đƣợc coi là loại vi phạm về đạo đức. Sau cải cách năm
1973, những hành vi này chính thức đƣợc coi là hành vi xâm phạm sự tự chủ về tình
dục - loại tội phạm chống lại con ngƣời. Năm 1997 đƣợc coi là một năm luật hình
sự Đức có nhiều cải cách đặc biệt cho nữ quyền liên quan đến hành vi hiếp dâm.
Trƣớc đó, luật đòi hỏi hiếp dâm phải có yếu tố bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo
21
lực. Do vậy, trƣờng hợp ngƣời phụ nữ bị quan hệ tình dục trái ý muốn khi đang
say chất kích thích hoặc ốm yếu, mệt mỏi không đƣợc coi là hiếp dâm. Sau năm
1997, việc quan hệ tình dục trái ý muốn do nạn nhân ở trong tình trạng yếu thế
hoặc không thể tự vệ bắt đầu đƣợc coi là hiếp dâm. Trƣớc năm 1997, nạn nhân của
hiếp dâm nhất định phải là phụ nữ và chỉ hành vi giao cấu mới cấu thành tội hiếp
dâm nên thủ phạm chắc chắn là nam giới (trƣờng hợp phụ nữ bị cƣỡng bức thực
hiện hành vi quan hệ tình dục đồng tính không phải là hiếp dâm). Sau đó quan
điểm này đã đƣợc mở rộng, và cho đến nay, luật hình sự Đức không có yêu cầu
nào về giới tính của thủ phạm hay nạn nhân của hành vi hiếp dâm. Hơn nữa,
những hành vi quan hệ tình dục đồng tính hoặc hành vi tƣơng tự giao cấu cũng cấu
thành tội hiếp dâm [140, pp.639-685].
- Bài viết “Phản ứng hình sự đối với bạo lực gia đình” của Heather Douglas
trên Tạp chí Luật Sysney năm 2008 (“The criminal response to dometic violence”,
Sydney Law Review). Trong khi các nhà hoạt động nữ quyền luôn vận động việc ghi
nhận bạo lực gia đình là một loại tội phạm thì tác giả lại cảnh báo những bất lợi do
việc tội phạm hóa hành vi này đem lại. Theo tác giả, nếu không tội phạm hóa bạo
lực gia đình thì hành vi này vẫn có thể xử lý về hình sự nhƣ bất kỳ một dạng bạo lực
nào khác. Và thực tế, từ khi pháp luật ở Úc công nhận bạo lực gia đình là tội phạm
thì hình phạt quy định cho tội phạm này lại chủ yếu là hình phạt tiền và án treo, rất
nhẹ so với các hình thức bạo lực tƣơng tự nhƣng đối với ngƣời xa lạ. Mặt khác, các
con số thực tiễn tác giả đƣa ra cho thấy phần lớn phụ nữ không tố giác hay trông
cậy vào sự giúp đỡ của hệ thống tƣ pháp hình sự khi bị bạo lực gia đình bởi tâm lý
ngại tiếp xúc với cảnh sát, sợ tan vỡ gia đình, lo lắng về ảnh hƣởng đối với trẻ em
khi gia đình vƣớng mắc vào tố tụng hình sự, sợ bạo lực tiếp tục tăng lên do ngƣời
chồng trả thù sau khi thụ án (những mức án vốn không mấy nghiêm khắc)... Trên cơ
sở những phân tích của mình, tác giả cho rằng phải quy định hình phạt nghiêm khắc
hơn đối với bạo lực gia đình hoặc không cần tội phạm hóa hành vi bạo lực gia đình
mà áp dụng các quy định về tội phạm bạo lực nói chung để xử lý. Và các biện pháp
phòng ngừa bạo lực gia đình cần đƣợc ƣu tiên trƣớc khi vấn đề diễn biến đến mức
phải xử lý về hình sự [126, pp.439-469].
22
- Bài viết “Quan điểm nữ quyền đối với hiếp dâm vị thành niên trong luật
hình sự Trung Quốc” đăng trên Tạp chí Trung tâm Tự do thuộc Trƣờng Luật của
Đại học Cincinmati (“Feminist perspective to teenage rape in Chinese criminal
law”, Freedom Center Journal - University of Cincinmati College of Law) của tác
giả Gulazat Tursun năm 2010. Bài viết này là một phân tích phê bình đối với quy
định về hiếp dâm trong luật hình sự Trung Quốc. Luật nƣớc này coi mọi giao cấu
với trẻ em gái dƣới 14 tuổi là hiếp dâm nhƣng lại loại trừ trƣờng hợp giao cấu với
sự đồng ý trẻ em gái dƣới 14 tuổi mà ngƣời đó không biết, không thể biết đƣợc cô
gái này dƣới 14 tuổi và hành vi giao cấu gây hại không nghiêm trọng. Theo tác giả,
quy định loại trừ này là không hợp lý về mặt logic cũng nhƣ trên phƣơng diện nữ
quyền. Thứ nhất, bởi pháp luật Trung Quốc xác định những ngƣời chƣa đủ 14 tuổi
là ngƣời chƣa có năng lực đầy đủ trong việc nhận thức, điều khiển hành vi của mình
nên liệu việc đồng ý của họ thực sự có ý nghĩa? Thứ hai, không thể có hành vi quan
hệ tình dục với vị thành niên mà không gây hại nghiêm trọng bởi nếu không chịu
thiệt hại về thể chất thì những tổn thƣơng đối với tinh thần và bất lợi cho sự hình
thành nhân cách của trẻ là không thể tránh khỏi. Về phƣơng diện nữ quyền, những
hậu quả nguy hại của hành vi này rõ rệt hơn nhiều. Đối với trẻ em gái, nhất là ở
châu Á vốn không đƣợc chú ý giáo dục về giới tính thì việc mang thai ngoài ý
muốn, mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục rất dễ xảy ra dẫn đến tổn thƣơng
cho cơ thể chƣa phát triển toàn diện, ảnh hƣởng đến cơ hội học tập, phát triển sự
nghiệp và xây dựng hạnh phúc gia đình trong tƣơng lai. Chƣa kể đến chính sách dân
số của Trung Quốc chỉ cho phép sinh một con sẽ khiến việc mang thai ngoài ý
muốn trở thành sự tƣớc đoạt quyền thực hiện thiên chức làm mẹ của bé gái khi lớn
lên. Gulazat Tursun vạch ra những phê bình sâu sắc nhƣ vậy nhằm gợi mở định
hƣớng nữ quyền cho các nhà lập pháp Trung Quốc trong cải cách quy định về hiếp
dâm nhƣng ông không đề xuất kiến giải lập pháp cụ thể [124, pp.35-46].
- Nghiên cứu so sánh luật hình sự Đức và luật hình sự Israel về “Phẩm giá con
ngƣời với tƣ cách một lợi ích đƣợc bảo vệ trong luật hình sự” trên Tạp chí luật học
Israel (“Human dignity as a protected interest in criminal law”, Israel Law Review)
năm 2011 của Giáo sƣ Tatjana Hörnle (Đức) và Giáo sƣ Mordechai Kremnitzer
23
(Viện hàn lâm Israel). Xác định phẩm giá con ngƣời là một lợi ích đƣợc luật hình sự
bảo vệ, các tác giả đã chỉ ra những quy định cấm đoán trong Bộ luật Hình sự Đức
và Bộ luật Hình sự Israel nhằm bảo vệ nhóm khách thể này. Trong đó, phần lớn
những hành vi bị cấm đƣợc các tác giả xác định là có đối tƣợng bị xâm hại chủ yếu
là phụ nữ nhƣ: hiếp dâm, quấy rối tình dục, khiêu dâm, buôn bán ngƣời vì mục đích
mại dâm. Các quy định liên quan đến những hành vi này trong luật hình sự của hai
quốc gia phản ánh chính sách coi trọng phẩm giá con ngƣời, đặc biệt là phụ nữ. Tuy
nhiên, theo các tác giả, xét từ góc độ nữ quyền cần phải cân nhắc thêm một số vấn
đề nhƣ: 1) Theo luật của cả hai nƣớc thì việc phát hành các tác phẩm khiêu dâm với
ngƣời lớn, do diễn viên là ngƣời thành niên thực hiện không phải là tội phạm cho dù
chứa đựng yếu tố bạo lực tình dục với phụ nữ, hiếp dâm hay tình dục giữa ngƣời
với động vật. Đây rõ ràng là một sự lăng mạ nhân phẩm tồi tệ, cần đƣợc tội phạm
hóa. 2) Luật của Đức và Israel đều không cấm mại dâm mà chỉ cấm buôn bán ngƣời
vì mục đích mại dâm. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự Đức thì bất kỳ hình thức
buôn bán ngƣời vì mục đích mại dâm nào cũng là tội phạm còn Bộ luật Hình sự
Israel chỉ coi trƣờng hợp có yếu tố lừa dối, cƣỡng bức đối tƣợng (ngƣời phụ nữ bị
bán không đồng ý) để buôn bán ngƣời vì mục đích mại dâm mới là tội phạm. Điều
này cần xem xét lại bởi việc buôn bán con ngƣời dù bằng cách này thì cũng chà đạp
nghiêm trọng nhân phẩm do nó không thừa nhận tƣ cách con ngƣời của ngƣời bị
mua bán mà chỉ coi họ nhƣ vật thể, hàng hóa [141, pp.143-167].
- Nghiên cứu về tội phạm quốc tế xâm hại phụ nữ đăng trên Tạp chí Luật của
phụ nữ cấp tiến năm 2013 của Elena Gekker: “Hiếp dâm, nô lệ tình dục và hôn nhân
cƣỡng bức trƣớc Tòa án Hình sự Quốc tế” (“Rape, sexual slavery, and forced
marriage at the International Criminal Court”, Hastings Women’s Law Journal
Volume 25). Tác giả đánh giá sự thay đổi quan điểm về các tội ác chống lại con
ngƣời trên cơ sở sự xâm hại tình dục qua lịch sử xét xử các tội ác chiến tranh của Tòa
án Hình sự Quốc tế. Trƣớc Thế chiến II, những tội phạm này không đƣợc xem xét
cùng các tội ác chiến tranh khác. Sau đó, các Tòa án đặc biệt đƣợc thành lập xét xử
các tội ác ở Rwanda, Nam Tƣ cũ, Kunarac, Sierra Leoni, Campuchia (Khmer đỏ) có
xét xử các tội ác hiếp dâm, nô lệ tình dục nhƣng không đề cập đến cƣỡng bức hôn
24
nhân. Lần đầu tiên vào năm 2004, tòa án Hình sự đặc biệt thiết lập cho vụ Bogora của
Congo đã xét xử các bị cáo các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại, trong
đó có tội cƣỡng bức hôn nhân. Tuy nhiên, tội cƣỡng bức hôn nhân đã không thành lập
do không đủ cơ sở pháp lý mặc dù có đầy đủ bằng chứng. Trên cơ sở phân tích thực
tiễn đó, tác giả lập luận rằng cƣỡng bức hôn nhân cần đƣợc coi là tội ác chống lại con
ngƣời về tình dục nhƣ tội hiếp dâm và nô lệ tình dục để đảm bảo cơ sở pháp lý cho
việc truy tố những hành vi này. Sở dĩ nhƣ vậy bởi vì hôn nhân cƣỡng bức, đặc biệt là
trong chiến tranh không thực nhằm đến mối quan hệ ràng buộc về hôn nhân với
ngƣời phụ nữ mà hƣớng tới mục tiêu tình dục là chính [119, pp.105-134].
1.2.3. Những nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với phụ
nữ phạm tội
Các công trình ở nhóm này thƣờng tập trung nghiên cứu khía cạnh tội phạm
học hoặc thực thi pháp luật hình sự. Sở dĩ nhƣ vậy vì trong xã hội tiến bộ, luật hình
sự thực định hầu nhƣ không chứa đựng nội dung có thể tổn hại nhân quyền chính
đáng của phụ nữ. Chỉ có điều, sự tồn tại của định kiến giới, tƣ tƣởng phân biệt đối
xử trong hệ thống thực thi pháp luật hoặc chính bản thân đặc điểm giới có thể đem
đến những bất lợi về nhân quyền cho ngƣời phụ nữ phạm tội. Một số công trình tiêu
biểu theo định hƣớng nghiên cứu này phải kể đến nhƣ:
- Cuốn sách Phụ nữ phạm tội - nữ giới vi phạm pháp luật và hệ thống tư
pháp hình sự (Offending women - Female lawbreaker and ciminal justice system)
của Anni Worral xuất bản tại Anh Quốc năm 1990. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu
thực nghiệm này nhằm tìm hiểu lý do tại sao các tòa án và cơ quan phúc lợi xã hội đối
xử khác biệt đáng kể giữa ngƣời phạm tội là nữ giới so với nam giới phạm tội. Phân
tích của tác giả dựa trên thông tin thu thập đƣợc từ nhiều hồ sơ vụ án và các cuộc
phỏng vấn với một số lƣợng lớn các phạm nhân nữ, quan tòa, nhân viên quản chế, luật
sƣ và nhà tâm thần học ở đất nƣớc mình. Từ đó, nghiên cứu đi đến kết luận rằng các nữ
phạm nhân phải chịu đựng sự đàn áp rất tinh vi, phức tạp do định kiến của các chuyên
gia cải huấn hoặc nhà quản lý phúc lợi xã hội. Chủ yếu do tƣ tƣởng bảo thủ về đạo đức
của phụ nữ khiến cho những ngƣời thực thi pháp luật mặc nhiên kết luận rằng phụ nữ
phạm tội là đặc biệt xấu xa. Do đó họ thƣờng tập trung vào trừng trị, quản lý phòng
ngừa mà ít tạo cơ hội tái hòa nhập cho các nữ phạm nhân [113].
25
- Cuốn sách Hình phạt khắc nghiệt: Những trải nghiệm quốc tế về hình phạt
tù đối với phụ nữ (Harsh punishment: International experiences of women’s
imprisonment) của các tác giả Sandy Cook và Sussan Davies, xuất bản tại Hoa Kỳ
năm 1999. Thông qua nghiên cứu thực tiễn thi hành hình phạt tù đối với phụ nữ ở
Hoa Kỳ, Canada, Anh, New Zealand, Ba Lan và Thái Lan, các tác giả đã chỉ ra sự
khắc nghiệt và những vấn đề bất cập trong áp dụng, thực thi hình phạt tù đối với
phụ nữ. Chính tƣ tƣởng “nƣơng nhẹ” đối với phụ nữ trong hệ thống tƣ pháp hình sự
(vốn phổ biến trên thế giới) khiến cho những phụ nữ bị áp dụng hình phạt tù đƣợc
nhìn nhận là hạng ngƣời không thể dung thứ. Vì vậy, trong tù họ thƣờng bị đối xử
khắc nghiệt, chịu nhiều hình thức kỷ luật mang tính trừng phạt hơn là cải tạo. Bên
cạnh đó, tỉ lệ phụ nữ phạm tội vốn thấp, số lƣợng phụ nữ chịu án tù lại càng thấp hơn
nên các vấn đề của phạm nhân nữ thƣờng ít đƣợc quan tâm. Kết quả là nữ phạm nhân
thƣờng xuyên phải đối mặt với tình trạng bị lạm dụng tình dục, bạo hành, thiếu sự
chăm sóc về sức khỏe sản phụ khoa... Những vấn đề tâm lý do bị tách khỏi gia đình,
con cái thƣờng gặp ở các nữ phạm nhân cũng ít đƣợc quan tâm vì nam tù nhân hiếm
gặp phải vấn đề này. Điều đó dễ dẫn đến khủng hoảng tâm lý và tái phạm tội với tính
chất bạo lực ở nữ tù nhân sau khi đƣợc phóng thích. Từ những kết luận nghiên cứu
trên, các tác giả khuyến nghị việc hạn chế án phạt tù đối với nữ bị cáo, thay thế bằng
các hình phạt không tách rời khỏi cộng đồng, gia đình; đồng thời cải cách chế độ nhà
tù để chú trọng đến những đặc thù giới của nữ phạm nhân [137].
- Chƣơng 10 “Phụ nữ và bạo lực” trong sách Nghiên cứu về tội phạm bạo lực:
những mối tương quan của nó của Scott Mire và Cliff Roberson xuất bản tại Anh Quốc
năm 2011 (Chapter 10 - “Female and Violence” in Scott Mire and Cliff Roberson
(2011), The study of violent crime: Its correlates and concerns). Trong chƣơng sách
này các tác giả cung cấp tƣ liệu về lịch sử và diễn biến thực tiễn của tình trạng phụ nữ
phạm tội bạo lực ở Mỹ và Châu Âu. Phân tích các yếu tố tƣơng quan với tình hình tội
phạm này, các tác giả chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ có hành vi phạm tội bạo lực rất thấp so
với nam giới và nguyên nhân sâu xa, chủ yếu là do bản thân họ vốn là nạn nhân của
bạo lực gia đình hoặc phân biệt đối xử. Do đó, trừng phạt không phải giải pháp hữu
hiệu nhất cho vấn đề phụ nữ phạm tội bạo lực mà đảm bảo an ninh cá nhân, quyền bình
đẳng của họ mới là cách phòng ngừa hiệu quả [138, pp.155-169].
26
Tựu chung lại, mặc dù rất sôi động nhƣng các nghiên cứu trên thế giới cũng
nhƣ ở Việt Nam, dù nghiên cứu toàn bộ vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ hay đi sâu
nghiên cứu một nội dung, khía cạnh cụ thể của đề tài nhƣng đều chủ yếu là các đánh
giá về pháp luật thực định hoặc thực tiễn áp dụng các quy định này, hầu nhƣ chƣa
có nghiên cứu nào đồng thời giải quyết sâu sắc, toàn diện các vấn đề lý luận, thực
tiễn về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến
đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự cho thấy các nghiên cứu đều
thống nhất về các vấn đề sau:
1) Thừa nhận bảo vệ quyền phụ nữ là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ
bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật hình sự;
2) Xác định trọng tâm của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình
sự là hƣớng tới bảo vệ quyền con ngƣời đặc thù của phụ nữ - quyền thực hiện thiên
chức làm mẹ và đƣợc bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức này cùng với các quyền
con ngƣời dễ bị tổn thƣơng do chủ thể của quyền là phụ nữ nhƣ: quyền bình đẳng
giới, quyền tự do và an toàn về tình dục, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự
do hôn nhân;
3) Khẳng định việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự gắn liền với
những đặc thù giới của phụ nữ và có những khó khăn, thách thức xuất phát từ quan
điểm xã hội về nữ giới.
Tuy có sự thống nhất cơ bản về nội dung, định hƣớng nghiên cứu nhƣng
những công trình nghiên cứu điển hình về đề tài hầu hết vẫn tập trung vào khía cạnh
thực tiễn pháp lý, chƣa chú trọng khía cạnh lý luận. Về kết quả nghiên cứu, các
công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra những phê bình sâu sắc trên phƣơng diện nữ
quyền đối với quy định của pháp luật hình sự nhằm thúc đẩy các nhà lập pháp tiến
hành cải cách nhƣng hầu hết không đề xuất phƣơng án lập pháp cụ thể. Một số
nghiên cứu đề xuất các biện pháp thế mạnh trong việc bảo vệ phụ nữ chống lại các
tội phạm chủ yếu nhằm vào giới này nhƣng không chạm tới một hệ thống đồng bộ
của các giải pháp lập pháp và hành động thực tiễn.
27
Từ kết quả khảo sát tình hình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy những vấn
đề cần tập trung nghiên cứu và nghiên cứu sâu sắc hơn để có một cái nhìn toàn diện
về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam bao gồm:
1) Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng
pháp luật hình sự, trong đó làm rõ những nhận thức cơ bản nhƣ: khái niệm, đặc điểm,
phƣơng thức, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự;
2) Tiếp tục đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc hiện trạng các quy định nhằm
bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam;
3) Khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng và chỉ ra nguyên nhân của những tồn
tại, hạn chế trong áp dụng các quy định pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ
nữ ở Việt Nam;
4) Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy
định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
28
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ BẰNG
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
Những nhận thức lý luận chuẩn mực và thực tiễn áp dụng của các quy định
pháp luật chính là cơ sở đối sánh quan trọng nhất cho việc việc đánh giá, hoàn thiện
bản thân các quy định ấy. Vì vậy, để đánh giá, hoàn thiện những quy định nhằm bảo
vệ quyền phụ nữ trong BLHS Việt Nam hiện nay, nhất định phải làm rõ những vấn
đề lý luận cơ bản nhƣ: khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết, ý nghĩa, các phƣơng thức
bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.
2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật
hình sự
2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự
Để thiết lập một định nghĩa khoa học về việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp
luật hình sự, trƣớc hết phải làm rõ khái niệm trung tâm của định nghĩa này là quyền
phụ nữ. Khái niệm quyền phụ nữ gồm hai yếu tố cần đƣợc giải mã: một là chủ thể
của các quyền ấy - phụ nữ; hai là phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ.
Về phụ nữ - chủ thể của các quyền phụ nữ: trên phƣơng diện ý nghĩa của ngôn
từ, “phụ nữ” cùng với một số từ khác nhƣ “đàn bà”, “con gái” có đặc điểm chung là
ám chỉ tới nữ giới. Phân biệt với nam giới, dƣới khía cạnh sinh học, nữ giới đƣợc cho
là những ngƣời thuộc giống cái, tức là ngƣời mang những đặc điểm giới tính đƣợc xã
hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở một cách tự nhiên khi cơ thể họ hoàn
thiện bình thƣờng. Tuy nhiên, “phụ nữ” là một thuật ngữ có tính phân biệt cao hơn
“nữ giới” về khía cạnh lứa tuổi hoặc tình trạng hôn nhân. Trong đời sống dân sự, từ
“phụ nữ” thƣờng đƣợc dùng để chỉ nữ giới trƣởng thành [110, tr.1272] nhằm phân
biệt với trẻ em hoặc vị thành niên mang giới tính nữ hoặc “phụ nữ” còn có thể còn
đƣợc hiểu là nữ giới đã kết hôn trong sự so sánh với từ “con gái” để chỉ nữ giới
chƣa kết hôn.
Mặc dù vậy, khi tiếp cận dƣới góc độ nhân quyền, khái niệm “phụ nữ” lại
không mang ý nghĩa phân biệt nhƣ trên mà chỉ tới toàn bộ nữ giới. Văn kiện pháp lý
29
quốc tế quan trọng nhất về quyền phụ nữ - Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW) - tuy không xác định phụ nữ gồm
những ngƣời nào nhƣng đã khẳng định việc chống lại mọi hành vi phân biệt đối xử
với phụ nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ nhƣ thế nào (Điều 1) và ghi nhận
quyền bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm quyền bình
đẳng trong học tập của trẻ em gái (Điều 10). Theo đó, Công ƣớc CEDAW hƣớng tới
bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời thuộc nữ giới không kể họ đã kết hôn hay
chƣa, là ngƣời trƣởng thành hay trẻ em.
Sau Công ƣớc CEDAW, một văn kiện quốc tế chuyên biệt về quyền phụ nữ
khác - Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 - đã thể hiện rõ lập trƣờng
bảo vệ quyền phụ nữ là hƣớng tới tất mọi phụ nữ không phân biệt lứa tuổi, xuất
thân, địa vị xã hội, tình trạng kinh tế... Trong Lời nói đầu, Tuyên bố này ghi nhận
mối quan ngại về bạo lực đối với phụ nữ nhƣ sau:
Lo ngại rằng, một số nhóm phụ nữ, chẳng hạn nhƣ phụ nữ thuộc
các nhóm thiểu số, phụ nữ bản xứ, phụ nữ tỵ nạn, phụ nữ nhập cƣ, phụ
nữ đang sống trong những cộng đồng nông thôn xa xôi, phụ nữ trong
hoàn cảnh bần hàn, phụ nữ trong các nhà giam, trẻ em gái, phụ nữ khuyết
tật, phụ nữ cao tuổi và phụ nữ trong những hoàn cảnh có xung đột vũ
trang, là những ngƣời đặc biệt dễ có nguy cơ phải chịu bạo lực.
Cách tiếp cận khái niệm phụ nữ với ý nghĩa là mọi nữ giới, không phân biệt
về bất kể yếu tố nào, kể các tuổi tác nhƣ trên tiếp tục đƣợc khẳng định bởi Tuyên bố
Vienna tại Hội nghị thế giới về quyền con ngƣời năm 1993, ngay tại Phần 1 (đoạn
thứ 18): “Các quyền của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền
và không thể tách rời khỏi các quyền mang tính phổ biến của con ngƣời” [48].
Nhƣ vậy, dƣới góc độ nhân quyền, phụ nữ với tƣ cách chủ thể của các quyền
phụ nữ đƣợc hiểu thống nhất là tất cả các cá nhân thuộc giới nữ, bao gồm cả trẻ em
gái. Có thể có quan điểm ngƣợc lại cho rằng trẻ em gái không thuộc nhóm chủ thể
này mà là chủ thể của các quyền trẻ em. Tuy nhiên, khi đã nói đến cụm từ “trẻ em
gái” nghĩa là nhấn mạnh về phƣơng diện giới tính nữ của trẻ em đó, nếu không liên
quan đến khía cạnh này thì chỉ cần sử dụng thuật ngữ chung là “trẻ em”. Bởi vậy,
30
các quyền của trẻ em gái là những quyền gắn với yếu tố giới tính nữ của trẻ em đó
chứ không phải quyền gắn với yếu tố lứa tuổi của họ.
Liên quan đến giới tính, thực tiễn xã hội hiện nay cũng đặt ra một vấn đề
khác là liệu những ngƣời vốn không phải nữ giới thực hiện việc chuyển giới để trở
thành nữ giới và những ngƣời vốn là nữ giới đã thực hiện chuyển giới để trở thành
nam giới có đƣợc coi là phụ nữ trong bối cảnh của việc bảo vệ quyền phụ nữ. Tuy
nhiên, đối với giới tính mới của những ngƣời này, việc có đƣợc thừa nhận hay
không còn tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia. Không ai có thể phủ nhận việc
bản thân họ là những con ngƣời và có những nhân quyền nhƣ mọi cá nhân con
ngƣời. Nhƣng vấn đề bảo vệ nhân quyền của những ngƣời này chắc chắn phải gắn
với những đặc thù riêng của việc chuyển giới. Bởi vậy, khi đề cập đến vấn đề bảo
vệ quyền phụ nữ, nghiên cứu này thống nhất rằng: Phụ nữ - với tư cách chủ thể của
các quyền phụ nữ - là những người mang giới tính nữ một cách tự nhiên, không
phân biệt về tuổi tác, xuất thân, thành phần xã hội, địa vị, tình trạng kinh tế hay bất
cứ yếu tố nào khác.
Về phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ, trong khoa học pháp lý
tồn tại những cách hiểu khác nhau. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quyền phụ nữ
thƣờng hƣớng đến nội dung các quyền thể hiện trong pháp luật thực định hoặc thực
tiễn bảo hộ, thực thi những quyền ấy. Vậy nên khái niệm quyền phụ nữ, nữ quyền
hay quyền của phụ nữ chƣa từng đƣợc các nhà khoa học Việt Nam khái quát. Trên
thế giới, các nghiên cứu về nữ quyền đã tạo thành một trƣờng phái luật học phát
triển mạnh [112, pp.3-4] nhƣng xung quanh khái niệm quyền phụ nữ vẫn tồn tại
những cách hiểu khác nhau. Tuy rằng các nhà nghiên cứu đều thống nhất quyền phụ
nữ là các nhân quyền thuộc về phụ nữ nhƣng lại có đến ba luồng quan điểm khác
nhau về phạm vi của các quyền ấy nhƣ sau: thứ nhất là các đặc quyền của riêng nữ
giới; thứ hai là quyền bình đẳng về mọi quyền con ngƣời của phụ nữ với nam giới
và thứ ba là các quyền con ngƣời phản ánh đặc điểm giới của phụ nữ.
Các hiểu thứ nhất đƣợc Fran. P. Hosken - nhà hoạt động xã hội, nhà nữ
quyền Mỹ gốc Australia, ngƣời thành lập Mạng lƣới Phụ nữ Quốc tế năm 1975, đề
cập đến trong Quý san Nhân quyền của Đại học Johns Hopkins nhƣ sau: “Quyền
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân, HOT
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt NamĐè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
Đè tài: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Những loại người đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính theo pháp luật hiện nay, 9đ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sảnHợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
Hợp đồng chuyển nhượng dự án trong kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đLuận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
Luận văn: Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số, 9đ
 
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOTLuận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
Luận văn: Hòa giải ở cơ sở (qua thực tiễn tỉnh Hải Dương), HOT
 
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội
 
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội tham ô tài sản trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 

Similar to Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT

Similar to Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT (20)

Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đLuận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sựLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánĐề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Đề tài: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ ánLuận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
Luận văn: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể trong điều tra vụ án
 
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOTLuận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Căn cứ quyết định hình phạt theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo Bộ luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOTLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân, HOT
 
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giamLuận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
Luận văn: Bảo vệ quyền công dân của phạm nhân tại các trại giam
 
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợiTội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
 
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAY
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAYLuận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAY
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAY
 
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
 
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con ngườiTrách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
Trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người
 
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng...
 
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Các tình tiết tăng nặng theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOTLuận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
Luận văn: Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử, HOT
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 

Luận văn: Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HỒNG LÊ NH÷NG VÊN §Ò LÝ LUËN Vµ THùC TIÔN VÒ B¶O VÖ QUYÒN PHô N÷ B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ HỒNG LÊ NH÷NG VÊN §Ò LÝ LUËN Vµ THùC TIÔN VÒ B¶O VÖ QUYÒN PHô N÷ B»NG PH¸P LUËT H×NH Sù ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 62 38 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS TRỊNH VĂN THANH 2. TS. TRỊNH TIẾN VIỆT HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực và từ những nguồn hợp pháp. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Hồng Lê
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..............................................................7 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước............................................................14 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ....................................................26 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ...............................................................28 2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự.................................................................................................28 2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ............................28 2.1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự..................35 2.2. Đặc điểm và các phương thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ........................................................................................................39 2.2.1. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ...............39 2.2.2. Các phƣơng thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự .................42 2.3. Các chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự................................................................45 2.3.1. Các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ..................................................................................................45 2.3.2. Kinh nghiệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở một số quốc gia trên thế giới...................................................................................52
  • 5. Chương 3: THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM ..........................................................................62 3.1. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong lịch sử lập pháp.......................................................................................................62 3.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1945...........................................................................62 3.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1985...............................................67 3.1.3. Giai đoạn từ năm 1985 đến trƣớc năm 1999...............................................70 3.2. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong thực tiễn pháp luật ....................................................................................74 3.2.1. Nội dung các quyđịnh bảo vệ quyền phụ nữ trong Bộ luật hình sự năm1999.......74 3.2.2. Hạn chế của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong Bộ luật hình sự năm 1999.....................................................................................................84 3.3. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong thực tiễn áp dụng pháp luật .....................................................................94 3.3.1. Kết quả áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của Bộ luật hình sự năm 1999 ................................................................................................94 3.3.2. Tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của Bộ luật hình sự năm 1999 .........................................................................100 3.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ của Bộ luật hình sự năm 1999............................................108 Chương 4: HOÀN THIỆN VÀ ĐẢM BẢO THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................116 4.1. Những yêu cầu và nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay............116 4.1.1. Những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay .........................................116 4.1.2. Những nội dung cần hoàn thiện của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay ..............................................120 4.2. Định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay ............................128
  • 6. 4.2.1. Định hƣớng tiếp tục hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay ..............................................128 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.................................................................134 4.3. Một số giải pháp đảm bảo thực thi các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam ...................................................138 4.3.1. Nhóm giải pháp về xây dựng, kiện toàn lực lƣợng...................................138 4.3.2. Nhóm giải pháp về giải thích pháp luật và tuyên truyền, giáo dục...........139 4.3.3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện các cơ chế hỗ trợ nạn nhân của các tội xâm phạm quyền phụ nữ ...........................................................................141 KẾT LUẬN............................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐỀN LUẬN ÁN .....................................................................................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................152 PHỤ LỤC...............................................................................................................163
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 3.1. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội phá thai trái phép ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 95 Bảng 3.2. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội giết con mới đẻ ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 96 Bảng 3.3. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về các tội có nạn nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là phụ nữ ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 97 Bảng 3.4. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 97 Bảng 3.5. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các tội xâm phạm quyền tự do và an toàn về tình dục ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 98 Bảng 3.6. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm các tội liên quan đến mại dâm ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 98 Bảng 3.7. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội mua bán phụ nữ (mua bán ngƣời) ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 99 Bảng 3.8. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về một số tội xâm phạm quyền tự do hôn nhân ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 99 Bảng 3.9. Số liệu thống kê xét xử sơ thẩm vụ án về tội ngƣợc đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng... ở các Tòa án cấp tỉnh và huyện trên toàn quốc 101
  • 8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1. Miền khái niệm quyền phụ nữ trong các quyền con ngƣời của phụ nữ 33 Biểu đồ 3.1. Diễn biến theo số lƣợng các vụ án đã xét xử sơ thẩm về các loại tội phạm có nạn nhân là phụ nữ hoặc chủ yếu là phụ nữ 100 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa thủ phạm và nạn nhân trong các vụ án hiếp dâm, cƣỡng dâm theo tỉ lệ 102
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Phụ nữ - “một nửa của nhân loại” - không chỉ có khả năng đóng góp cho sự tiến bộ của thế giới ngang bằng với nam giới mà còn mang thiên chức thiêng liêng làm vợ, làm mẹ là cội nguồn hạnh phúc của loài ngƣời. Với những phẩm giá đó, phụ nữ xứng đáng đƣợc tôn vinh bởi mọi lực lƣợng xã hội. Tuy nhiên, những đặc thù về sinh học và sự tồn tại của định kiến xã hội khiến cho phụ nữ đã và đang phải gánh chịu rất nhiều sự phân biệt đối xử, các hình thức bạo hành, xâm hại tình dục và những cản trở đối với việc thực hiện thiên chức cũng nhƣ sự tiến bộ mọi mặt của họ. Bởi vậy, trong các văn kiện pháp lý, trong các hoạt động nghiên cứu cũng nhƣ thực tiễn về quyền con ngƣời trên thế giới, phụ nữ đƣợc đƣợc xác định là một trong “các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng” (vulnerable groups) - là khái niệm chỉ tới những nhóm ngƣời có nguy cơ cao bị tổn thƣơng về quyền con ngƣời [19, tr.229]. Trên cơ sở nhận thức đó, pháp luật quốc tế đã nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ quyền phụ nữ ở phƣơng diện quyền con ngƣời nói chung cũng nhƣ quyền đặc thù giới nói riêng bằng nhiều văn kiện pháp lý quan trọng nhƣ: Hiến chƣơng liên hiệp quốc năm 1945; Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời năm 1948; Công ƣớc về trấn áp việc buôn ngƣời và bóc lột mại dâm ngƣời khác năm 1949; Công ƣớc về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ƣớc về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Công ƣớc về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết hôn và việc kết hôn tự nguyện năm 1962; Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW)… Bởi vậy, việc bảo vệ quyền phụ nữ đƣợc đặt ra nhƣ một nhiệm vụ trọng yếu đối với pháp luật của mọi quốc gia trên thế giới, nhất là pháp luật hình sự - lĩnh vực pháp luật vốn mang tƣ cách của ngành luật bảo vệ trong hệ thống pháp luật quốc gia. Để bảo vệ quyền phụ nữ, ngoài những quy định nhằm bảo vệ quyền con ngƣời nói chung, luật hình sự còn cần phải có những quy định riêng, quy định nhấn mạnh cho phù hợp với đặc điểm giới và tính chất dễ bị tổn thƣơng của đối tƣợng bảo vệ. Đáp ứng các yêu cầu trên, Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999 sửa
  • 10. 2 đổi, bổ sung năm 2009 đã có những biện pháp bảo vệ quyền phụ nữ trực tiếp và mạnh mẽ nhất thông qua việc tội phạm hoá và trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm hại các quyền phụ nữ; quy định nguyên tắc bình đẳng, trong đó có bình đẳng về giới trong quan hệ pháp luật hình sự để loại bỏ mọi yếu tố có thể tạo ra sự phân biệt đối xử, hạn chế đối với phụ nữ; đảm bảo các tiêu chuẩn chung về quyền phụ nữ trong quy định về trách nhiệm hình sự (TNHS) và hệ thống hình phạt... Tuy nhiên, bản thân các quy định này vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết nhƣ: bỏ lọt một số hành vi có tính chất tội phạm hoặc một số dạng của tội phạm cụ thể xâm phạm quyền phụ nữ; không mô tả cấu thành tội phạm hoặc mô tả không rõ ràng, không sát với thực tế tội phạm; chƣa đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực pháp lý quốc tế hoặc chƣa tƣơng thích với quy định của Hiến pháp và các đạo luật khác của Việt Nam... Mặc dù BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã khắc phục một số trong những hạn chế kể trên nhƣng nhiều vấn đề trong đó vẫn chƣa đƣợc BLHS mới giải quyết triệt để, đòi hỏi phải đƣợc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Mặc dù pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đã có một hệ thống quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ nhƣng trên thực tế tình hình tội phạm xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, phạm tội với phụ nữ mang thai… vẫn đang diễn biến phức tạp theo chiều hƣớng gia tăng. Theo kết quả từ Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam năm 2010 thì có 58% phụ nữ từng kết hôn đã từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực: thể xác, tinh thần hoặc tình dục bởi chồng; 35% phụ nữ Việt Nam đã từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục trong đời bởi bất kỳ một ai đó [89, tr.51, 67]. Chỉ riêng các vụ phạm tội xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong 06 năm từ 2008 đến 2013, Tòa án các cấp đã xét xử theo thủ tục sơ thẩm 8772 vụ với 10265 bị cáo [86, tr.5]. Có nhiều dạng hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền phụ nữ diễn ra phổ biến trên thực tế nhƣng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhƣ: phá thai vì lý do giới tính, quấy rối tình dục… Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó những hạn chế tự thân các quy định của BLHS là một nguyên nhân cơ bản. Bởi vậy, đầu tƣ nghiên cứu để hoàn thiện quy định đồng thời tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ nữ là một đòi hỏi cấp thiết.
  • 11. 3 Thực tiễn pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam đều cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự nƣớc ta hiện nay là hết sức cấp thiết nhƣng trong khoa học luật hình sự đề tài này còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Những năm gần đây đã có một số công trình khoa học liên quan đến đề tài, tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết ở quy mô bài viết trên tạp chí chuyên ngành hoặc chỉ nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ hay đề cập đến đề tài này với tƣ cách là một nội dung, khía cạnh trong đề tài tổng quát hơn (cụ thể: xem phần tổng quan tình hình nghiên cứu dƣới đây). Tuy đạt đƣợc một số thành tựu ban đầu nhƣng các nghiên cứu hiện nay chƣa giải quyết đƣợc một cách tổng thể những vấn đề lý luận và thực tiễn về đề tài cũng nhƣ chƣa có tác động sâu sắc đến việc cải cách quy định pháp luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền phụ nữ. Vì vậy, việc tiếp tục đầu tƣ nghiên cứu đề tài trong giai đoạn hiện nay là hết sức cấp thiết. Những đòi hỏi về mặt lý luận, thực tiễn kể trên cho thấy việc tiến hành nghiên cứu đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hiện nay là hoàn toàn cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam” để thực hiện luận án tiến sĩ với mục đích nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ dƣới góc độ luật hình sự nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Việc nghiên cứu đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hƣớng đến mục đích chính là: nghiên cứu các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở Việt Nam về khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng nhằm kiến nghị giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của những quy định này. Phục vụ mục đích nghiên cứu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ: - Xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trong đó làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản nhƣ: khái niệm, đặc điểm, tính cần thiết, các phƣơng thức, những chuẩn mực pháp lý quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự;
  • 12. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam; - Nghiên cứu so sánh các các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật các quốc gia trên thế giới để tham khảo, học tập kinh nghiệm lập pháp. - Xác định phƣơng hƣớng, đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tƣợng nghiên cứu của luận án đúng nhƣ tên gọi của nó là: những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam dƣới góc độ của khoa học luật hình sự với phạm vi những vấn đề nghiên cứu cụ thể gồm: - Các luận điểm khoa học của các học giả trong nƣớc và một số nƣớc trên thế giới liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. - Hệ thống các chuẩn mực quốc tế đối với việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự và các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở một số quốc gia nhƣ: Liên bang Nga, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức. - Hệ thống các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ XV cho đến nay. - Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2016. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận là phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về chính sách hình sự, lý luận luật hình sự và vấn đề giới. Phƣơng pháp tiếp cận đồng thời là cơ sở khoa học của luận án là tiếp cận dựa trên quyền con người, “lấy quyền con ngƣời làm trung tâm để xem xét và giải quyết vấn đề” [25, tr.18]. Với phƣơng pháp tiếp cận này, luận án lấy các chuẩn mực chung về quyền con ngƣời của phụ nữ làm tiêu chí cơ bản để đánh giá và hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
  • 13. 5 Trong quá trình thực hiện đề tài, các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng bao gồm: - Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp các quan điểm, nhận thức lý luận liên quan đến khái niệm, đặc điểm, phƣơng thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự; - Phƣơng pháp phân tích: phân tích nội dung quy định pháp luật hình sự để làm rõ những khía cạnh thể hiện của việc bảo vệ quyền phụ nữ; phân tích số liệu, vụ việc cụ thể để đánh giá vấn đề trên phƣơng diện thực tiễn. - Phƣơng pháp so sánh: so sánh lịch sử để làm rõ sự phát triển của các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam, so sánh nội dung quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế, các quy định tƣơng ứng trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới để đánh giá mức độ tƣơng thích, học hỏi kinh nghiệm hoàn thiện những quy định này. - Phƣơng pháp thống kê: thống kê số liệu xét xử, tƣ liệu thực tiễn liên quan đến việc áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam. - Phƣơng pháp điều tra xã hội học: đƣợc sử dụng trong việc phỏng vấn, khảo sát những vấn đề liên quan đến nhận thức, áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án sau khi bảo vệ thành công sẽ là công trình khoa học pháp lý đầu tiên của đất nƣớc ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên sâu đối với đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. Luận án giải quyết những vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo vệ quyền phụ nữ pháp luật hình sự ở Việt Nam với những đóng góp dƣới đây: - Lần đầu tiên hệ thống hóa và đánh giá tổng quan về sự thể hiện, phát triển của các quan điểm về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ trong khoa học luật hình sự trong và ngoài nƣớc. - Lần đầu tiên xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trong đó làm sáng tỏ những nhận thức lý luận thiết yếu về vấn đề này; - Lần đầu tiên đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc các khía cạnh thể hiện nội dung bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam trên cơ sở phân tích quy phạm pháp luật thực định, đối chiếu lịch sử, so sánh pháp luật; Đánh giá sát
  • 14. 6 thực thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS và xác định nguyên nhân hạn chế trong áp dụng các quy định này. - Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu kể trên, luận án đạt đƣợc kết quả quan trọng nhất là: Đề xuất định hƣớng hoàn thiện, kiến nghị mô hình lập pháp cụ thể cho việc tiếp tục hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS; đề xuất có hệ thống các giải pháp đảm bảo thực thi các quy định này. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã công bố các công trình khoa học trên một số sách báo pháp lý nhằm đóng góp trong khoa học luật hình sự Việt Nam những tri thức lý luận, thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. Về mặt thực tiễn: Những phát hiện của luận án trong đánh giá thực trạng và thực tiễn áp dụng các quy định bảo vệ quyền phụ nữ pháp trong luật hình sự Việt Nam; những kiến nghị của luận án về giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi những quy định này có thể phục vụ đắc lực cho công tác lập pháp cũng nhƣ áp dụng pháp luật ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng, quyền con ngƣời nói chung bằng pháp luật hình sự. Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên thuộc chuyên ngành Tƣ pháp hình sự trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học tại Việt Nam. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án đƣợc cơ cấu thành 04 chƣơng, cụ thể: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Chương 2. Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. - Chương 3. Thực tiễn bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam. - Chương 4. Hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay.
  • 15. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trƣớc nhu cầu cấp bách của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ, những nghiên cứu nhằm đề xuất chính sách, pháp luật, biện pháp hành động để bảo vệ các quyền của phụ nữ đã và đang đƣợc triển khai đẩy mạnh trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Riêng trong lĩnh vực khoa học luật hình sự, trƣờng phái nữ quyền (ferminism in criminal law) đã tạo nên một “làn sóng” nghiên cứu trên thế giới bắt đầu từ những năm 1920, tạo ra ảnh hƣởng đáng kể đối với việc hình thành các quy định pháp luật quốc tế và cải cách pháp luật quốc gia theo hƣớng chú trọng bảo vệ quyền phụ nữ [112, pp.3-4]. Ở Việt Nam, đề tài này mới đƣợc quan tâm, chú ý trong khoa học luật hình sự những năm gần đây và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình, tham chiếu kết quả của những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc chính là một trong các cơ sở quan trọng để kiến tạo nền tảng lý luận, định hƣớng nghiên cứu và làm căn cứ đề xuất những kiến nghị hữu ích của luận án tiến sĩ về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam. 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, cấp độ khác nhau, có thể tiếp cận đề tài ở cấp độ nghiên cứu đa ngành luật học hoặc chuyên ngành luật hình sự hay tội phạm học. 1.1.1. Các nghiên cứu đa ngành luật học Trong khoa học pháp lý ở nƣớc ta đã có những nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ, trong đó đề cập đến pháp luật hình sự với tƣ cách một trong những công cụ bảo vệ quyền phụ nữ bên cạnh các ngành luật, các công cụ khác. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ dƣới góc độ thực tiễn, có thể là những phân tích đối với pháp luật thực định hoặc đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ.
  • 16. 8 a. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ có một số sách tham khảo, giáo trình điển hình sau: 1) Sách Sự bình đẳng về cơ hội kinh tế của phụ nữ trong pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt nam của Luật gia Ngô Bá Thành do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2000; 2) Giáo trình Lý luận chung về quyền con người của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2009. Trong đó vấn đề quyền phụ nữ thể hiện tập trung ở Chƣơng VI - “Luật quốc tế về quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng” và Mục 9.3, Chƣơng IX - “Quyền của một số nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng trong pháp luật Việt Nam”; 3) Sách tham khảo Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương của Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời và quyền công dân - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động xã hội xuất bản năm 2011. Các công trình trên đã đề cập đến quyền phụ nữ với tính chất một bộ phận không thể tách rời của quyền con ngƣời và là quyền con ngƣời đặc thù của nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng; phân tích nội dung các quy định về quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam (bao gồm pháp luật hình sự). Tuy nhiên, các công trình này rất ít đề cập đến khía cạnh lý luận của vấn đề, chỉ tập trung vào phân tích, giải thích pháp luật thực định mà chƣa đƣa ra những đánh giá sâu sắc đối với nội dung quy định cũng nhƣ thực tiễn thực thi. Vì thế, các nghiên cứu này cũng không đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng [36]; [76]; [94]. Bên cạnh các công trình nghiên cứu lớn kể trên còn có một số bài viết về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ đăng các tạp chí chuyên ngành luật nhƣ: 1) “Bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” của TS. Nguyễn Hồng Bắc, Tạp chí Luật học, số Đặc san tháng 3 năm 2004; 2) “Bạo lực với phụ nữ và trẻ em dƣới góc độ nhân quyền” của TS. Lƣu Bình Nhƣỡng trên Tạp chí Luật học, số 2 năm 2009; 3) “Tổng quan về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam” của TS. Lƣu Bình Nhƣỡng trên Tạp chí Luật học, số 2 năm 2010; 4) “Pháp luật bảo vệ phụ nữ, trẻ em nhằm phòng chống bạo lực gia đình và một số giải pháp hoàn
  • 17. 9 thiện” của TS Nguyễn Cảnh Quý trên Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 6 năm 2010... Đây cũng là những công trình tập trung vào mục đích phân tích các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật trong nƣớc hoặc quốc tế, bao gồm luật hình sự, nhƣng chỉ ở quy mô bài viết. b. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ tiêu biểu là một số đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ sau: 1) Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam của Tổng cục Thống kê, năm 2010; 2) Báo cáo nghiên cứu: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam: Bức tranh khái quát và khung pháp lý để giải quyết do Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thực hiện năm 2012; 3) Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay do Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, nghiệm thu năm 2014. Những nghiên cứu này có thiên hƣớng đi sâu vào đánh giá diễn biến thực tiễn của các hành vi xâm hại các quyền an ninh cá nhân, tự do và an toàn tình dục phụ nữ và mức độ đáp ứng của hệ thống pháp luật trƣớc diễn biến thực tiễn ấy. Trong đó, những quy định pháp luật hình sự có liên quan đƣợc phân tích sâu sắc về khía cạnh khả năng bảo vệ phụ nữ trƣớc những loại bạo lực chủ yếu nhằm vào nữ giới. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đƣợc đề xuất với tƣ cách là một trong các giải pháp phòng, chống hành vi xâm hại các quyền phụ nữ nêu trên. Tuy đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật hình sự nhƣng các công trình này đều không đi đến kiến giải lập pháp cụ thể [8]; [89]; [109]. 1.1.2. Các nghiên cứu chuyên ngành luật hình sự Riêng trong khoa học luật hình sự ở Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu quy mô lớn, chuyên biệt về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ. Ở một số công trình nghiên cứu lớn, việc bảo vệ quyền phụ nữ đƣợc đề cập đến với tƣ cách một khía cạnh của đề tài tổng quát hơn hoặc có công trình chỉ nghiên cứu riêng về một trong các nội dung, khía cạnh của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. Các nghiên cứu này tập trung vào hai hƣớng nghiên cứu chính: Bảo vệ quyền phụ
  • 18. 10 nữ trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự; Bảo vệ quyền phụ nữ trên phƣơng diện thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. a. Nhóm nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực tiễn pháp luật hình sự liên quan đến đề tài có các công trình tiêu biểu nhƣ sau: 1) Sách chuyên khảo Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân theo luật hình sự Việt Nam của tập thể tác giả do TS. Trịnh Tiến Việt chủ biên, xuất bản năm 2010. Cuốn sách này không giải quyết một cách tổng quát vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ mà chỉ đề cập đến hành vi xâm hại quyền bình đẳng của phụ nữ với tƣ cách một trong những hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân. Liên quan đến Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ, tác phẩm phân tích nội dung quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, so sánh với quy định tƣơng ứng của pháp luật một số nƣớc trên thế giới, đánh giá thực tiễn thi hành quy định này và kiến nghị hoàn thiện BLHS nhằm bảo vệ hiệu quả hơn quyền bình đẳng của phụ nữ [107]. 2) Sách chuyên khảo: Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt Nam xuất bản năm 2010 tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh do TS. Võ Thị Kim Oanh chủ biên [60]. Các chuyên đề trong cuốn sách này tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ ở các khía cạnh thực tiễn pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án. Duy nhất trong chuyên đề đầu tiên “Những vấn đề chung về bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự”, tác giả Lê Văn Cảm đã khái quát một số đặc điểm, yêu cầu của việc bảo vệ các quyền con ngƣời bằng pháp luật trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự - những tri thức có thể tham khảo trong việc tạo dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. Bên cạnh đó, những nghiên cứu về hình phạt tử hình trong chuyên đề thứ hai và thứ tƣ của cuốn sách cũng tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ khi nghiên cứu quy định liên quan đến hình phạt này trong pháp luật hình sự thực định ở Việt Nam [60, tr.5 -70]. 3) Sách chuyên khảo: Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự của tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, xuất bản tại nhà xuất bản Hồng Đức năm 2015. Cuốn sách là công trình có tính khái quát cao về những vấn
  • 19. 11 đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quyền con ngƣời trong tƣ pháp hình sự nói chung. Trong đó, Chƣơng 1 và Chƣơng 2 đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận cơ bản về quyền con ngƣời trong pháp luật hình sự nhƣ khái niệm, ý nghĩa, các khía cạnh thể hiện, các cơ chế bảo đảm quyền con ngƣời trong tƣ pháp hình sự [14]. Tuy không trực tiếp nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nhƣng những kết quả nghiên cứu của cuốn sách đã cung cấp một hệ thống nhận thức khá toàn diện về lý luận cũng nhƣ thực tiễn pháp luật liên quan đến quyền con ngƣời trong pháp luật hình sự mà bao gồm trong đó các quyền phụ nữ. Bên cạnh các công trình quy mô lớn nêu trên còn có một số công trình tuy ở quy mô bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành nhƣng lại là những nghiên cứu chuyên biệt dƣới góc độ luật hình sự về vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ. Trong đó phải kể đến những nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu dƣới đây: - TS. Phạm Hồng Hải (2001), “Bộ luật hình sự năm 1999 với vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số 155 [29, tr.15-29]; - TS. Đỗ Đức Hồng Hà (2008), “Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ phụ nữ”, Tạp chí Luật học, số 3 [27, tr.9-17]; - TS. Đỗ Đức Hồng Hà (2009),“Pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ phụ nữ khỏi những hành vi bạo lực”, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 10 [28, tr.65-71, 82-83]; - TS. Dƣơng Tuyết Miên (2010), “Pháp luật hình sự Lào với việc bảo vệ quyền của người phụ nữ”, Tạp chí Luật học, số 2 (số chuyên đề về Quyền của phụ nữ theo pháp luật các nƣớc ASEAN) [51, tr.52-57]; - PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (2012), “Bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong Luật Hồng Đức (Lê Triều hình luật) - Tính tiến bộ, nhân văn và giá trị đương đại”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, số 28 [62, tr.199-203]. Hầu hết các bài viết này đều tiếp cận vấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ trong pháp luật hình sự ở phƣơng diện thực tiễn pháp luật. Trong đó cũng có nghiên cứu về nữ quyền dƣới góc độ lịch sử hoặc so sánh pháp luật hình sự Việt Nam với các quốc gia khác. Về kết quả nghiên cứu, nhìn chung các bài viết chủ yếu đã chỉ ra và phân tích những quy định có ý nghĩa bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở nƣớc ta, một số ít trong đó đã tiến xa hơn khi bƣớc đầu đánh giá phê bình và kiến
  • 20. 12 nghị những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật thực định nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền phụ nữ. b. Nhóm nghiên cứu trên phương diện thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến đề tài có các công trình tiêu biểu nhƣ: 1) Báo cáo Đánh giá tình hình phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam do Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc thực hiện năm 2013. Đây là một nghiên cứu thực tiễn về tình hình phụ nữ trong hệ thống tƣ pháp hình sự ở nƣớc ta dƣới nhiều góc độ. Một mặt, Báo cáo đánh giá tình hình phụ nữ với tƣ cách là nạn nhân chủ yếu của các loại hình bạo lực trên cơ sở giới và những đáp ứng của hệ thống tƣ pháp hình sự đối với việc hỗ trợ các nạn nhân này. Đồng thời, nghiên cứu này cũng phân tích tổng quan về tình hình phụ nữ ở tƣ cách là ngƣời phạm tội và những chính sách, phản ứng của hệ thống tƣ pháp hình sự đối với phụ nữ phạm tội. Mặt khác, công trình còn xem xét vị thế của phụ nữ trong hệ thống cơ quan tƣ pháp hình sự, những khó khăn đối với giới này khi công tác trên cƣơng vị đó và ảnh hƣởng của nó đối với việc đảm bảo các quyền phụ nữ ở tất cả những tƣ cách trong hệ thống tƣ pháp nêu trên. Dựa trên những đánh giá thực tiễn đó, các chuyên ra nghiên cứu đã đề xuất những khuyến nghị có giá trị quan trọng giúp Nhà nƣớc Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo hiệu quả các quyền và vị thế bình đẳng của phụ nữ trong hệ thống tƣ pháp hình sự [17]. 2) Báo cáo Đánh giá về kiểm soát và khởi tố tình trạng bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam do Bộ Tƣ pháp thực hiện năm 2014. Báo cáo tập trung đánh giá các quy định pháp luật và thực tiễn xử lý tội phạm xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em. Trên cơ sở phân tích quy định pháp luật, đánh giá tình hình khởi tố, xét xử các vụ án, Báo cáo tìm ra nguyên nhân hạn chế, phát hiện các khoảng trống về pháp luật và các cơ chế thực thi để đƣa ra những đề xuất hoàn thiện, cải cách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền tự do và an toàn về tình dục của phụ nữ, trẻ em gái trƣớc sự xâm hại của tội phạm [9]. 1.1.3. Các nghiên cứu chuyên ngành tội phạm học Liên quan đến bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, các công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành tội phạm học đề cập đến các quy định pháp luật
  • 21. 13 hình sự với tƣ cách là công cụ đắc lực trong đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm hại quyền phụ nữ. Ở nhóm nghiên cứu này có một số công trình tiêu biểu sau: 1) Sách chuyên khảo: Công tác phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam của tác giả Trần Minh Hƣởng xuất bản năm 2008. Nghiên cứu này không đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ nói chung mà tập trung vào một loại hành vi hành vi tƣớc đoạt quyền tự do, bóc lột, chà đạp nhân phẩm của phụ nữ là mua bán phụ nữ. Tác giả đã hệ thống hóa các văn bản pháp luật quốc tế, quốc gia về phòng, chống buôn bán và bảo vệ phụ nữ, trẻ em làm nền tảng cho việc đánh giá diễn biến của tội phạm, tình hình hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm này trong thực tế. Trong các kiến nghị mà tác giả đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống loại tội phạm này cũng bao hàm kiến nghị hoàn thiện các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự [35]. 2) Sách chuyên khảo: Hoạt động phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của lực lượng cảnh sát nhân dân của T.S. Phạm Minh Chiêu, xuất bản năm 2012 tại NXB Công an nhân dân. Cuốn sách nghiên cứu các tội phạm về bạo lực gia đình dƣới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Những đánh giá về đặc điểm, tình hình tội phạm trong đó đã chỉ ra rằng phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của các tội phạm về bạo lực gia đình và định kiến, sự bất bình đẳng giới đối với phụ nữ là một trong những nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này. Liên quan đến pháp luật hình sự với tƣ cách là một công cụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình, tác giả đã phân tích một số điểm hạn chế của quy định pháp luật hình sự hiện hành và kiến nghị hoàn thiện những quy định này [15]. Tuy nhiên, do đối tƣợng nghiên cứu chính là hoạt động đấu tranh phòng ngừa tội phạm về bạo lực gia đình của lực lƣợng cảnh sát nhân dân nên những vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự trong cuốn sách không phải là nội dung chủ đạo. 3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: Đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn hiện nay do TS. Chu Thị Trang Vân làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2010. Đề tài đã khái quát một số vấn đề lý luận về tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội buôn bán phụ nữ, trẻ em ở các phƣơng diện: đặc điểm,
  • 22. 14 dấu hiệu pháp lý đặc trƣng và đƣờng lối xử lý; Đánh giá diễn biến, phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em và thực tiễn đấu tranh, xử lý các tội phạm này trong 05 năm từ 2004 đến 2009; Kiến nghị các giải pháp lập pháp và các giải pháp khác góp phần đấu tranh có hiệu quả với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em [101]. Tóm lại, ở Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu nào chuyên biệt về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. Các công trình quy mô lớn có thể đề cập đến đề tài với tƣ cách là một trong các đối tƣợng nghiên cứu hoặc chỉ đề cập đến một khía cạnh, nội dung cụ thể của đề tài. Một số công trình có hƣớng nghiên cứu riêng về đề tài thì chỉ ở quy mô bài viết đăng tạp chí và chủ yếu đánh giá thành tựu, hạn chế của pháp luật thực định mà chƣa nghiên cứu tổng quát cả khía cạnh lý luận lẫn thực tiễn áp dụng pháp luật. Nhìn chung, ở Việt Nam chƣa có công trình nào nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, đặc biệt là ở cấp độ luận án tiến sĩ. 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Chiếm số lƣợng đông đảo nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thƣơng nên phụ nữ luôn là đối tƣợng quan trọng trong các nghiên cứu về nhân quyền trên thế giới. Trong khoa học luật hình sự quốc tế, các nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ khá sôi động và phong phú. Trong đó có cả những công trình có tính khái quát về vấn đề nữ quyền trong luật hình sự cũng nhƣ công trình chỉ đi sâu vào một khía cạnh, nội dung cụ thể của đề tài này. Cụ thể có thể chia thành ba nhóm nghiên cứu: 1) Những nghiên cứu chung về các vấn đề nữ quyền trong pháp luật hình sự; 2) Những nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ; 3) Những nghiên cứu về trách nhiệm hình sự (TNHS) và hình phạt đối với phụ nữ phạm tội. 1.2.1. Những nghiên cứu chung về quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Các công trình nghiên cứu này thƣờng đƣợc xếp vào trƣờng phái nữ quyền trong luật hình sự (ferminism in criminal law). Ở nhóm này các nhà nghiên cứu lấy lập trƣờng nữ quyền làm căn cứ để đánh giá nội dung quy định pháp luật hình sự hoặc hệ thống thực thi những quy định ấy với một số công trình tiêu biểu nhƣ: - Sách chuyên khảo Những khía cạnh nữ quyền trong luật hình sự (Feminist
  • 23. 15 perspectives on criminal law) của tập thể tác giả do Donald Nicolson và Lois Bibbings (giảng viên Đại học Bristol) đồng chủ biên, xuất bản năm 2000. Cuốn sách phê bình những khiếm khuyết của luật hình sự thực định trong việc bảo vệ quyền phụ nữ cả ở tƣ cách nạn nhân và ngƣời phạm tội. Ba hạn chế cơ bản đƣợc các tác giả tập trung phê phán là: sự bảo vệ không đầy đủ đối với phụ nữ, sự phân biệt đối xử và cấu trúc giới của luật hình sự. Phân tích nội dung quy định và thực tiễn thực thi pháp luật hình sự ở Anh Quốc, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cơ bản nhƣ: Do pháp luật nhìn nhận từ quan điểm nam giới về hành vi hiếp dâm nên hành vi này nhất định phải thỏa mãn dấu hiệu giao cấu bằng cơ thể mới cấu thành tội phạm còn những hành vi tƣơng tự nhƣng thông qua công cụ khác thì không cấu thành tội phạm này và hiếp dâm trong hôn nhân hầu nhƣ không bị xử lý bởi quan điểm rằng trƣờng hợp này đã có sự đồng thuận quan hệ tình dục ngay từ thời điểm kết hôn; Việc áp dụng quy định pháp luật về hiếp dâm trong thực tế tỏ rõ sự phân biệt đối xử khi xem xét phẩm hạnh của phụ nữ, gần nhƣ bỏ qua hiếp dâm đối với gái mại dâm hoặc truy ngƣợc lại quá khứ tình dục của nạn nhân khi xem xét tội phạm; Cấu trúc giới trong những khuôn mẫu hành vi thiết lập bởi quy định pháp luật dƣờng nhƣ khiến cho các nữ tội phạm giống nhƣ kẻ tâm thần, thiếu tự chủ hoặc đơn cử nhƣ mô típ của phòng vệ chính đáng luôn phải là phản ứng tức thời khiến cho sự phản ứng của phụ nữ sau khi chịu bạo lực kéo dài không đƣợc xem xét là phòng vệ chính đáng... Nhìn chung cuốn sách đã đƣa ra những chỉ trích sâu sắc về khía cạnh nữ quyền đối với pháp luật thực định ở Anh, tuy nhiên không đƣa ra giải pháp cải cách cụ thể [118]. - Sách chuyên khảo Chủ nghĩa nữ quyền và tư pháp hình sự: Một cái nhìn lịch sử (Feminism and criminal justice: A historical perspective) của tác Anne Logan xuất bản tại Anh năm 2008. Đúng nhƣ tựa đề, cuốn sách cung cấp một cái nhìn lịch sử về ảnh hƣởng của phong trào nữ quyền đối với việc cải cách hệ thống tƣ pháp hình sự theo hƣớng cải thiện vị thế của phụ nữ trong hệ thống này. Những thay đổi về vai trò của phụ nữ đƣợc tác giả cung cấp qua những tƣ liệu thực tiễn phong phú về số lƣợng, vị trí của nữ giới trong hệ thống cơ quan tƣ pháp nhƣ: thẩm phán, thành viên bồi thẩm đoàn; công chức, ủy viên hội đồng, thanh tra, thống đốc
  • 24. 16 trong nhà tù. Với nguồn số liệu dồi dào đƣợc thống kê từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 21, tác giả đã chỉ ra rằng vị trí của phụ nữ trong hệ thống tƣ pháp hình sự đã đƣợc cải thiện rõ rệt, tuy sẽ còn gặp nhiều rào cản nhƣng có triển vọng rõ ràng. Và đó là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo nữ quyền đƣợc tôn trọng, thực thi trong hệ thống tƣ pháp hình sự [112]. Bên cạnh các nghiên cứu có quy mô lớn, còn có rất nhiều nghiên cứu ở cấp độ bài viết nhƣng là những đánh giá sâu sắc về pháp luật hình sự trên lập trƣờng bảo vệ nữ quyền. Tiêu biểu phải kể đến một số tác phẩm sau: - Bài viết “Luật học nữ quyền: tại sao luật pháp phải cân nhắc những lập trƣờng của nữ giới” đăng trên Tạp chí trường luật William Mitchell, Hoa Kỳ (“Feminist jurisprudence: Why law must consider women's perspectives”, William Mitchell Magazine, USA) năm 1991 của tác giả Ann Juergens. Bài viết đã chỉ trích những quy định pháp luật hình sự đƣợc xây dựng với tƣ duy nam giới. Những vấn đề cơ bản nhƣ phƣơng diện chủ quan, khách quan của tội phạm hoàn toàn xuất phát từ ý tƣởng về tâm lý và hành vi của nam giới. Thêm vào đó tình trạng thiểu số của phụ nữ công tác trong hệ thống cơ quan tƣ pháp hình sự (qua số liệu thực tế ở bang Minnesota, Hoa Kỳ) khiến cho việc thực thi pháp luật hình sự cũng phản ánh tƣ duy nam giới. Tác giả đặt ra những giả định về sự thay đổi của luật hình sự nếu đƣợc xây dựng trên quan điểm của nữ giới. Từ đó, tác giả luận chứng cho yêu cầu phải xem xét đến quan điểm của phụ nữ trong công tác lập pháp và đòi hỏi sự thay đổi lập trƣờng tƣ duy của cả hệ thống tƣ pháp hình sự. Tuy nhiên, tác giả chỉ đặt ra yêu cầu chứ không làm rõ phƣơng hƣớng hay nội dung cụ thể cần phải cải cách trong quy định pháp luật và công tác áp dụng để đảm bảo sự trung tính, công bằng của pháp luật hình sự [111, pp.31-35]. - Bài viết “Thách thức nữ quyền trong luật hình sự” của Stephen J. Schulhofer trên Tạp chí luật Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ (“The feminist challenge in criminal law”, University of Pennsylvania Law Review) năm 1995. Bài viết đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ dƣới góc độ nghiên cứu pháp luật thực định và thực tiễn thực thi pháp luật hình sự. Những phân tích của tác giả chỉ ra rằng các quy định của luật hình sự đƣợc thiết kế cũng nhƣ áp dụng bởi khuôn mẫu nam giới về hành vi và tƣ
  • 25. 17 tƣởng. Chính những quy định có vẻ bề ngoài bênh vực và nƣơng nhẹ đối với phụ nữ lại làm mất đi sự bình đẳng về tƣ cách của phụ nữ khi đối mặt với hệ thống tƣ pháp hình sự. Tác giả cũng phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt, thi hành án để chỉ ra tác động nghiêm trọng hơn của các hình phạt đối với phụ nữ so với nam giới và những bất lợi mà tính chất thiểu số của nữ phạm nhân trong nhà tù mang lại cho chính họ. Mặc dù đƣa ra nhiều chỉ trích xác đáng về phƣơng diện nữ quyền đối với luật hình sự nhƣng bài viết không đề xuất giải pháp cho những hạn chế này [139, pp.2151-2207]. - Bài viết “Những thành tựu, thất bại “thông thƣờng” của nữ quyền và luật hình sự” trên Tạp chí nghiên cứu luật công và lý thuyết pháp lý Georgetown (“The “normal” successes and failures of feminism and the criminal law”, Georgetown Public Law and Legal Theory Research Paper) năm 2000 của Victoria Nourse. Bài viết rất đặc biệt khi chỉ ra rằng những thành tựu trong cải cách pháp luật nhằm bảo vệ nữ quyền cũng đồng thời bộc lộ những thất bại của công cuộc ấy. Ví dụ: Cải cách luật về hiếp dâm đã loại bỏ yêu cầu phải có dấu hiệu sự kháng cự của ngƣời phụ nữ nhƣng thực tế áp dụng lại vẫn đòi hỏi chứng minh dấu hiệu này; Luật hiếp dâm không loại trừ hiếp dâm trong hôn nhân nhƣng hành vi này thực tế hầu nhƣ không bị truy cứu; Quy định về bạo lực gia đình đổi mới theo hƣớng tăng cƣờng ủng hộ phụ nữ nhƣng lại không thừa nhận phản ứng của ngƣời phụ nữ sau quãng thời gian dài chịu bạo hành là hành vi phòng vệ chính đáng... Những nhìn nhận mang tính chất phê bình ở đây có ý nghĩa gợi mở cho việc tiếp tục cải cách nhằm nâng cao giá trị bảo vệ quyền phụ nữ của pháp luật hình sự nhƣng phƣơng án cải cách cụ thể không đƣợc tác giả trực tiếp đề xuất [143, pp.951-978]. 1.2.2. Những nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ Đây là nhóm nghiên cứu khá sôi động, thƣờng tập trung vào các quy định pháp luật hình sự hoặc chính sách thực thi pháp luật hình sự nhằm chống lại một hoặc một số loại tội phạm xâm phạm quyền phụ nữ. Trong nhóm nghiên cứu này phải kể đến một số công trình có tầm cỡ nhƣ: - Sách Bạo lực chống lại phụ nữ - Một tầm nhìn quốc tế (Violence against women - An international perspective) xuất bản năm 2008 của các nhà tội phạm học Canada và Phần Lan là Holly Johnson, Natalia Ollus và Sami Nevala. Công trình
  • 26. 18 nghiên cứu hƣớng đến mục tiêu đƣa ra những giải pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trên toàn thế giới thông qua điều tra thực tiễn ở 09 quốc gia: Argentina, Australia, Canada, Costa Rica, Đan Mạch, Indonesia, Italy, Kazakhstan, Phần Lan, Philippines, Serbia, Thụy Sĩ và Ukraine. Làm cơ sở cho việc đánh giá thực tiễn, các tác giả đã phân tích tổng quan quy định pháp luật quốc tế liên quan đến bạo lực chống lại phụ nữ. Khi đánh giá tình hình bạo lực chống lại phụ nữ, công trình đồng thời đánh giá phản ứng và mức độ đáp ứng của hệ thống tƣ pháp hình sự ở các quốc gia đƣợc khảo sát trƣớc vấn đề này. Cải cách pháp luật hình sự, hệ thống cơ quan tƣ pháp hình sự cũng là một trong những giải pháp mà các tác giả kiến nghị nhằm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ trên toàn cầu [127]. - Sách Ngăn chặn bạo lực gia đình: Lý thuyết, chính sách và thực tiễn (Tackling domestic violence: Theories, policies and practice) của Lynne Harne và Jill Radford phát hành năm 2008 tại Anh Quốc. Cuốn sách là kết quả từ những nghiên cứu của các tác giả trong 10 năm tham gia đào tạo chuyên gia ứng phó bạo lực gia đình cho lực lƣợng cảnh sát, luật sƣ, các tổ chức hỗ trợ phụ nữ cho ở nƣớc Anh, Bắc Ireland, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuốn sách có cách tiếp cận đa ngành đối với vấn đề bạo lực gia đình trên lập trƣờng bảo vệ phụ nữ và trẻ em với tƣ cách nạn nhân của loại bạo lực này. Mặc dù lấy trung tâm nghiên cứu ở Anh nhƣng nghiên cứu phản ánh những biến đổi liên quan đến vấn đề trên toàn cầu. Các tác giả đã làm rõ bản chất, các mức độ biểu hiện của bạo lực gia đình, trong đó mức độ biểu hiện cực đoan nhất là một loại tội phạm trên cơ sở giới; đƣa ra những đánh giá về tác động của bạo lực gia đình lên sức khỏe, nhân phẩm của phụ nữ, trẻ em; phân tích các quy định của pháp luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ trẻ em liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình, đánh giá phê bình đối với những phản ứng của pháp luật trƣớc bạo lực gia đình; đánh giá tác động tích cực của phong trào nữ quyền đối với cải cách chính sách, pháp luật về bạo lực gia đình; khuyến nghị các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên các giải pháp mà nghiên cứu đề xuất chủ yếu trên phƣơng diện hành động thực tiễn chứ không bao gồm giải pháp về mặt lập pháp [132]. Bên cạnh các công trình ở quy mô sách chuyên khảo, trong khoa học luật hình sự quốc tế còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí danh tiếng, nghiên cứu
  • 27. 19 về phản ứng của pháp luật hình sự đối với các loại tội phạm chủ yếu nhằm phụ nữ. Trong đó phải kể đến: - Nghiên cứu so sánh pháp luật về hiếp dâm của Gilbert Geis năm 1978: “Hiếp dâm trong hôn nhân: Pháp luật và cải cách pháp luật ở Anh, Hoa Kỳ và Thụy Điển”, Tạp chí luật Adelaide, Úc (“Rape in marriage: Law and law reform in England, The United States and Sweden”, Adelaide Law Review, Australia). Bài viết phân tích sự thay đổi quan niệm về hiếp dâm trong hôn nhân theo thời gian qua các quy định pháp luật và vụ việc cụ thể ở ba nƣớc Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển. Vào cuối thế kỷ 19 ở các quốc gia này, hiếp dâm có nghĩa là hành vi bạo lực tình dục đối với một ngƣời phụ nữ xa lạ, ngoài vợ và ngƣời tình bởi vì hôn nhân, tình yêu đƣợc coi nhƣ thỏa thuận trong đó ngƣời phụ nữ tự nguyện trao thân thể mình ngay từ đầu cho nam giới. Đến đầu thế kỷ 20, những cáo buộc về hành vi hiếp dâm trong hôn nhân bắt đầu xuất hiện trƣớc tòa án. Pháp luật các quốc gia này dần thừa nhận có hiếp dâm trong hôn nhân nhƣng phải chứng minh đƣợc yếu tố bạo lực thể xác hay để lại thƣơng tích. Đến thập niên 50, 60 của thế kỷ 20, quan điểm về hiếp dâm trong hôn nhân đã thay đổi, đó là hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của ngƣời vợ. Tác giả cho rằng việc thừa nhận hiếp dâm trong hôn nhân, thay đổi quan niệm về bản chất của tội phạm theo hƣớng này là đúng đắn vì luật pháp dựa vào tính chất, hậu quả của hành vi để xác định tội phạm chứ không dựa vào mối quan hệ giữa thủ phạm với nạn nhân [123, pp. 284-303]. - Bài viết “Cải cách luật hiếp dâm ở Canada: những thành tựu và hạn chế lập pháp” trên Tạp chí Quốc tế về xử lý tội phạm và tội phạm học so sánh (“Rape Law reform in Canada: The success and limits of legislation”, International Journal of Offender Therapy and Comparative Criminology) của Kwong-leung Tang năm 1998. Phù hợp với khuynh hƣớng nghiên cứu chủ đạo của tạp chí, bài viết là một đánh giá mang tính lịch sử và so sánh quốc tế về những cải cách trong quy đinh pháp luật về hiếp dâm ở Canada. Trƣớc tiên, tác giả nhìn nhận luật về hiếp dâm ở Canada là phƣơng tiện quan trọng trong việc bảo vệ tự do và nhân phẩm của phụ nữ. Tác giả phê bình quy định về hiếp dâm ở Canada trƣớc cải cách năm 1983 ở những khía cạnh nhƣ: không coi tội phạm hiếp dâm là hành vi xâm hại đối với bản thân ngƣời
  • 28. 20 phụ nữ bị cƣỡng hiếp mà là sự xúc phạm đối với ngƣời cha hoặc chồng của cô ấy; đòi hỏi hành vi hiếp dâm phải bị tố giác ngay sau khi xảy ra, nếu không cáo buộc sẽ vô giá trị; hiếp dâm trong hôn nhân không phải tội phạm bởi ngƣời chồng có quyền sở hữu đối với cơ thể vợ; truy xét uy tín và nhân cách của ngƣời phụ nữ bị hiếp dâm khi xem xét tội phạm... Sau cải cách năm 1983, hiếp dâm đã đƣợc luật pháp Canada xếp vào một loại bạo lực mà nạn nhân chủ yếu là nữ giới, hiếp dâm trong hôn nhân cũng bị coi là tội phạm và việc truy ngƣợc lịch sử tình dục, uy tín của nạn nhân bị cấm, hình phạt đối với các tội phạm về tình dục cũng nghiêm khắc hơn, cao nhất có thể là án tử hình. Tác giả cũng so sánh quy định về hiếp dâm theo luật Canada so với một số quốc gia, khu vực trên thế giới. Ví dụ, giống nhƣ ở Anh, luật Canada sau cải cách xác định cốt lõi của hiếp dâm là quan hệ tình dục mà không có sự đồng ý của ngƣời phụ nữ, khác với khu vực Bắc Mỹ vốn xác định phƣơng thức bạo lực để thực hiện hành vi giao cấu mới là bản chất của vấn đề. Tuy thừa nhận những bƣớc tiến về mặt lập pháp đối với tội phạm hiếp dâm nhƣng tác giả cho rằng những cải cách này chƣa thực sự hiệu quả bởi những con số thống kê cho thấy tội phạm về tình dục vẫn gia tăng. Theo tác giả, những giải pháp thiết thực hơn là: giáo dục nhận thức xã hội về tấn công tình dục, nâng cao ý thức cảnh giác cho phụ nữ, trẻ em gái, thành lập các cơ quan chuyên ứng phó với bạo lực tình dục, thu hút các tổ chức, cộng đồng tham gia đấu tranh với hình thức bạo lực này [131, pp.258-270]. - Bài viết “Luật hình sự và tội phạm tình dục: những cải cách gần đây trong luật hình sự Đức” (Penal Law and Sexuality: Recent Reforms in German Criminal Law) của Giáo sƣ Tatjana Hörnle (Đại học Humboldt - Đức) trên Tạp chí luật hình sự Buffalo, tập 3, năm 2000. Những phân tích của tác giả đã cho thấy sự thay đổi lớn lao trong quan điểm về các tội phạm tình dục trong quá trình phát triển của luật hình sự Đức. Từ khi BLHS Đức đƣợc ban hành trong thế kỷ 19 đến trƣớc năm 1973, các tội phạm tình dục đƣợc coi là loại vi phạm về đạo đức. Sau cải cách năm 1973, những hành vi này chính thức đƣợc coi là hành vi xâm phạm sự tự chủ về tình dục - loại tội phạm chống lại con ngƣời. Năm 1997 đƣợc coi là một năm luật hình sự Đức có nhiều cải cách đặc biệt cho nữ quyền liên quan đến hành vi hiếp dâm. Trƣớc đó, luật đòi hỏi hiếp dâm phải có yếu tố bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo
  • 29. 21 lực. Do vậy, trƣờng hợp ngƣời phụ nữ bị quan hệ tình dục trái ý muốn khi đang say chất kích thích hoặc ốm yếu, mệt mỏi không đƣợc coi là hiếp dâm. Sau năm 1997, việc quan hệ tình dục trái ý muốn do nạn nhân ở trong tình trạng yếu thế hoặc không thể tự vệ bắt đầu đƣợc coi là hiếp dâm. Trƣớc năm 1997, nạn nhân của hiếp dâm nhất định phải là phụ nữ và chỉ hành vi giao cấu mới cấu thành tội hiếp dâm nên thủ phạm chắc chắn là nam giới (trƣờng hợp phụ nữ bị cƣỡng bức thực hiện hành vi quan hệ tình dục đồng tính không phải là hiếp dâm). Sau đó quan điểm này đã đƣợc mở rộng, và cho đến nay, luật hình sự Đức không có yêu cầu nào về giới tính của thủ phạm hay nạn nhân của hành vi hiếp dâm. Hơn nữa, những hành vi quan hệ tình dục đồng tính hoặc hành vi tƣơng tự giao cấu cũng cấu thành tội hiếp dâm [140, pp.639-685]. - Bài viết “Phản ứng hình sự đối với bạo lực gia đình” của Heather Douglas trên Tạp chí Luật Sysney năm 2008 (“The criminal response to dometic violence”, Sydney Law Review). Trong khi các nhà hoạt động nữ quyền luôn vận động việc ghi nhận bạo lực gia đình là một loại tội phạm thì tác giả lại cảnh báo những bất lợi do việc tội phạm hóa hành vi này đem lại. Theo tác giả, nếu không tội phạm hóa bạo lực gia đình thì hành vi này vẫn có thể xử lý về hình sự nhƣ bất kỳ một dạng bạo lực nào khác. Và thực tế, từ khi pháp luật ở Úc công nhận bạo lực gia đình là tội phạm thì hình phạt quy định cho tội phạm này lại chủ yếu là hình phạt tiền và án treo, rất nhẹ so với các hình thức bạo lực tƣơng tự nhƣng đối với ngƣời xa lạ. Mặt khác, các con số thực tiễn tác giả đƣa ra cho thấy phần lớn phụ nữ không tố giác hay trông cậy vào sự giúp đỡ của hệ thống tƣ pháp hình sự khi bị bạo lực gia đình bởi tâm lý ngại tiếp xúc với cảnh sát, sợ tan vỡ gia đình, lo lắng về ảnh hƣởng đối với trẻ em khi gia đình vƣớng mắc vào tố tụng hình sự, sợ bạo lực tiếp tục tăng lên do ngƣời chồng trả thù sau khi thụ án (những mức án vốn không mấy nghiêm khắc)... Trên cơ sở những phân tích của mình, tác giả cho rằng phải quy định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với bạo lực gia đình hoặc không cần tội phạm hóa hành vi bạo lực gia đình mà áp dụng các quy định về tội phạm bạo lực nói chung để xử lý. Và các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình cần đƣợc ƣu tiên trƣớc khi vấn đề diễn biến đến mức phải xử lý về hình sự [126, pp.439-469].
  • 30. 22 - Bài viết “Quan điểm nữ quyền đối với hiếp dâm vị thành niên trong luật hình sự Trung Quốc” đăng trên Tạp chí Trung tâm Tự do thuộc Trƣờng Luật của Đại học Cincinmati (“Feminist perspective to teenage rape in Chinese criminal law”, Freedom Center Journal - University of Cincinmati College of Law) của tác giả Gulazat Tursun năm 2010. Bài viết này là một phân tích phê bình đối với quy định về hiếp dâm trong luật hình sự Trung Quốc. Luật nƣớc này coi mọi giao cấu với trẻ em gái dƣới 14 tuổi là hiếp dâm nhƣng lại loại trừ trƣờng hợp giao cấu với sự đồng ý trẻ em gái dƣới 14 tuổi mà ngƣời đó không biết, không thể biết đƣợc cô gái này dƣới 14 tuổi và hành vi giao cấu gây hại không nghiêm trọng. Theo tác giả, quy định loại trừ này là không hợp lý về mặt logic cũng nhƣ trên phƣơng diện nữ quyền. Thứ nhất, bởi pháp luật Trung Quốc xác định những ngƣời chƣa đủ 14 tuổi là ngƣời chƣa có năng lực đầy đủ trong việc nhận thức, điều khiển hành vi của mình nên liệu việc đồng ý của họ thực sự có ý nghĩa? Thứ hai, không thể có hành vi quan hệ tình dục với vị thành niên mà không gây hại nghiêm trọng bởi nếu không chịu thiệt hại về thể chất thì những tổn thƣơng đối với tinh thần và bất lợi cho sự hình thành nhân cách của trẻ là không thể tránh khỏi. Về phƣơng diện nữ quyền, những hậu quả nguy hại của hành vi này rõ rệt hơn nhiều. Đối với trẻ em gái, nhất là ở châu Á vốn không đƣợc chú ý giáo dục về giới tính thì việc mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục rất dễ xảy ra dẫn đến tổn thƣơng cho cơ thể chƣa phát triển toàn diện, ảnh hƣởng đến cơ hội học tập, phát triển sự nghiệp và xây dựng hạnh phúc gia đình trong tƣơng lai. Chƣa kể đến chính sách dân số của Trung Quốc chỉ cho phép sinh một con sẽ khiến việc mang thai ngoài ý muốn trở thành sự tƣớc đoạt quyền thực hiện thiên chức làm mẹ của bé gái khi lớn lên. Gulazat Tursun vạch ra những phê bình sâu sắc nhƣ vậy nhằm gợi mở định hƣớng nữ quyền cho các nhà lập pháp Trung Quốc trong cải cách quy định về hiếp dâm nhƣng ông không đề xuất kiến giải lập pháp cụ thể [124, pp.35-46]. - Nghiên cứu so sánh luật hình sự Đức và luật hình sự Israel về “Phẩm giá con ngƣời với tƣ cách một lợi ích đƣợc bảo vệ trong luật hình sự” trên Tạp chí luật học Israel (“Human dignity as a protected interest in criminal law”, Israel Law Review) năm 2011 của Giáo sƣ Tatjana Hörnle (Đức) và Giáo sƣ Mordechai Kremnitzer
  • 31. 23 (Viện hàn lâm Israel). Xác định phẩm giá con ngƣời là một lợi ích đƣợc luật hình sự bảo vệ, các tác giả đã chỉ ra những quy định cấm đoán trong Bộ luật Hình sự Đức và Bộ luật Hình sự Israel nhằm bảo vệ nhóm khách thể này. Trong đó, phần lớn những hành vi bị cấm đƣợc các tác giả xác định là có đối tƣợng bị xâm hại chủ yếu là phụ nữ nhƣ: hiếp dâm, quấy rối tình dục, khiêu dâm, buôn bán ngƣời vì mục đích mại dâm. Các quy định liên quan đến những hành vi này trong luật hình sự của hai quốc gia phản ánh chính sách coi trọng phẩm giá con ngƣời, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, theo các tác giả, xét từ góc độ nữ quyền cần phải cân nhắc thêm một số vấn đề nhƣ: 1) Theo luật của cả hai nƣớc thì việc phát hành các tác phẩm khiêu dâm với ngƣời lớn, do diễn viên là ngƣời thành niên thực hiện không phải là tội phạm cho dù chứa đựng yếu tố bạo lực tình dục với phụ nữ, hiếp dâm hay tình dục giữa ngƣời với động vật. Đây rõ ràng là một sự lăng mạ nhân phẩm tồi tệ, cần đƣợc tội phạm hóa. 2) Luật của Đức và Israel đều không cấm mại dâm mà chỉ cấm buôn bán ngƣời vì mục đích mại dâm. Tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sự Đức thì bất kỳ hình thức buôn bán ngƣời vì mục đích mại dâm nào cũng là tội phạm còn Bộ luật Hình sự Israel chỉ coi trƣờng hợp có yếu tố lừa dối, cƣỡng bức đối tƣợng (ngƣời phụ nữ bị bán không đồng ý) để buôn bán ngƣời vì mục đích mại dâm mới là tội phạm. Điều này cần xem xét lại bởi việc buôn bán con ngƣời dù bằng cách này thì cũng chà đạp nghiêm trọng nhân phẩm do nó không thừa nhận tƣ cách con ngƣời của ngƣời bị mua bán mà chỉ coi họ nhƣ vật thể, hàng hóa [141, pp.143-167]. - Nghiên cứu về tội phạm quốc tế xâm hại phụ nữ đăng trên Tạp chí Luật của phụ nữ cấp tiến năm 2013 của Elena Gekker: “Hiếp dâm, nô lệ tình dục và hôn nhân cƣỡng bức trƣớc Tòa án Hình sự Quốc tế” (“Rape, sexual slavery, and forced marriage at the International Criminal Court”, Hastings Women’s Law Journal Volume 25). Tác giả đánh giá sự thay đổi quan điểm về các tội ác chống lại con ngƣời trên cơ sở sự xâm hại tình dục qua lịch sử xét xử các tội ác chiến tranh của Tòa án Hình sự Quốc tế. Trƣớc Thế chiến II, những tội phạm này không đƣợc xem xét cùng các tội ác chiến tranh khác. Sau đó, các Tòa án đặc biệt đƣợc thành lập xét xử các tội ác ở Rwanda, Nam Tƣ cũ, Kunarac, Sierra Leoni, Campuchia (Khmer đỏ) có xét xử các tội ác hiếp dâm, nô lệ tình dục nhƣng không đề cập đến cƣỡng bức hôn
  • 32. 24 nhân. Lần đầu tiên vào năm 2004, tòa án Hình sự đặc biệt thiết lập cho vụ Bogora của Congo đã xét xử các bị cáo các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại, trong đó có tội cƣỡng bức hôn nhân. Tuy nhiên, tội cƣỡng bức hôn nhân đã không thành lập do không đủ cơ sở pháp lý mặc dù có đầy đủ bằng chứng. Trên cơ sở phân tích thực tiễn đó, tác giả lập luận rằng cƣỡng bức hôn nhân cần đƣợc coi là tội ác chống lại con ngƣời về tình dục nhƣ tội hiếp dâm và nô lệ tình dục để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc truy tố những hành vi này. Sở dĩ nhƣ vậy bởi vì hôn nhân cƣỡng bức, đặc biệt là trong chiến tranh không thực nhằm đến mối quan hệ ràng buộc về hôn nhân với ngƣời phụ nữ mà hƣớng tới mục tiêu tình dục là chính [119, pp.105-134]. 1.2.3. Những nghiên cứu về trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với phụ nữ phạm tội Các công trình ở nhóm này thƣờng tập trung nghiên cứu khía cạnh tội phạm học hoặc thực thi pháp luật hình sự. Sở dĩ nhƣ vậy vì trong xã hội tiến bộ, luật hình sự thực định hầu nhƣ không chứa đựng nội dung có thể tổn hại nhân quyền chính đáng của phụ nữ. Chỉ có điều, sự tồn tại của định kiến giới, tƣ tƣởng phân biệt đối xử trong hệ thống thực thi pháp luật hoặc chính bản thân đặc điểm giới có thể đem đến những bất lợi về nhân quyền cho ngƣời phụ nữ phạm tội. Một số công trình tiêu biểu theo định hƣớng nghiên cứu này phải kể đến nhƣ: - Cuốn sách Phụ nữ phạm tội - nữ giới vi phạm pháp luật và hệ thống tư pháp hình sự (Offending women - Female lawbreaker and ciminal justice system) của Anni Worral xuất bản tại Anh Quốc năm 1990. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm này nhằm tìm hiểu lý do tại sao các tòa án và cơ quan phúc lợi xã hội đối xử khác biệt đáng kể giữa ngƣời phạm tội là nữ giới so với nam giới phạm tội. Phân tích của tác giả dựa trên thông tin thu thập đƣợc từ nhiều hồ sơ vụ án và các cuộc phỏng vấn với một số lƣợng lớn các phạm nhân nữ, quan tòa, nhân viên quản chế, luật sƣ và nhà tâm thần học ở đất nƣớc mình. Từ đó, nghiên cứu đi đến kết luận rằng các nữ phạm nhân phải chịu đựng sự đàn áp rất tinh vi, phức tạp do định kiến của các chuyên gia cải huấn hoặc nhà quản lý phúc lợi xã hội. Chủ yếu do tƣ tƣởng bảo thủ về đạo đức của phụ nữ khiến cho những ngƣời thực thi pháp luật mặc nhiên kết luận rằng phụ nữ phạm tội là đặc biệt xấu xa. Do đó họ thƣờng tập trung vào trừng trị, quản lý phòng ngừa mà ít tạo cơ hội tái hòa nhập cho các nữ phạm nhân [113].
  • 33. 25 - Cuốn sách Hình phạt khắc nghiệt: Những trải nghiệm quốc tế về hình phạt tù đối với phụ nữ (Harsh punishment: International experiences of women’s imprisonment) của các tác giả Sandy Cook và Sussan Davies, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1999. Thông qua nghiên cứu thực tiễn thi hành hình phạt tù đối với phụ nữ ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, New Zealand, Ba Lan và Thái Lan, các tác giả đã chỉ ra sự khắc nghiệt và những vấn đề bất cập trong áp dụng, thực thi hình phạt tù đối với phụ nữ. Chính tƣ tƣởng “nƣơng nhẹ” đối với phụ nữ trong hệ thống tƣ pháp hình sự (vốn phổ biến trên thế giới) khiến cho những phụ nữ bị áp dụng hình phạt tù đƣợc nhìn nhận là hạng ngƣời không thể dung thứ. Vì vậy, trong tù họ thƣờng bị đối xử khắc nghiệt, chịu nhiều hình thức kỷ luật mang tính trừng phạt hơn là cải tạo. Bên cạnh đó, tỉ lệ phụ nữ phạm tội vốn thấp, số lƣợng phụ nữ chịu án tù lại càng thấp hơn nên các vấn đề của phạm nhân nữ thƣờng ít đƣợc quan tâm. Kết quả là nữ phạm nhân thƣờng xuyên phải đối mặt với tình trạng bị lạm dụng tình dục, bạo hành, thiếu sự chăm sóc về sức khỏe sản phụ khoa... Những vấn đề tâm lý do bị tách khỏi gia đình, con cái thƣờng gặp ở các nữ phạm nhân cũng ít đƣợc quan tâm vì nam tù nhân hiếm gặp phải vấn đề này. Điều đó dễ dẫn đến khủng hoảng tâm lý và tái phạm tội với tính chất bạo lực ở nữ tù nhân sau khi đƣợc phóng thích. Từ những kết luận nghiên cứu trên, các tác giả khuyến nghị việc hạn chế án phạt tù đối với nữ bị cáo, thay thế bằng các hình phạt không tách rời khỏi cộng đồng, gia đình; đồng thời cải cách chế độ nhà tù để chú trọng đến những đặc thù giới của nữ phạm nhân [137]. - Chƣơng 10 “Phụ nữ và bạo lực” trong sách Nghiên cứu về tội phạm bạo lực: những mối tương quan của nó của Scott Mire và Cliff Roberson xuất bản tại Anh Quốc năm 2011 (Chapter 10 - “Female and Violence” in Scott Mire and Cliff Roberson (2011), The study of violent crime: Its correlates and concerns). Trong chƣơng sách này các tác giả cung cấp tƣ liệu về lịch sử và diễn biến thực tiễn của tình trạng phụ nữ phạm tội bạo lực ở Mỹ và Châu Âu. Phân tích các yếu tố tƣơng quan với tình hình tội phạm này, các tác giả chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ có hành vi phạm tội bạo lực rất thấp so với nam giới và nguyên nhân sâu xa, chủ yếu là do bản thân họ vốn là nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc phân biệt đối xử. Do đó, trừng phạt không phải giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề phụ nữ phạm tội bạo lực mà đảm bảo an ninh cá nhân, quyền bình đẳng của họ mới là cách phòng ngừa hiệu quả [138, pp.155-169].
  • 34. 26 Tựu chung lại, mặc dù rất sôi động nhƣng các nghiên cứu trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam, dù nghiên cứu toàn bộ vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ hay đi sâu nghiên cứu một nội dung, khía cạnh cụ thể của đề tài nhƣng đều chủ yếu là các đánh giá về pháp luật thực định hoặc thực tiễn áp dụng các quy định này, hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đồng thời giải quyết sâu sắc, toàn diện các vấn đề lý luận, thực tiễn về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự cho thấy các nghiên cứu đều thống nhất về các vấn đề sau: 1) Thừa nhận bảo vệ quyền phụ nữ là một nội dung quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ quyền con ngƣời bằng pháp luật hình sự; 2) Xác định trọng tâm của vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự là hƣớng tới bảo vệ quyền con ngƣời đặc thù của phụ nữ - quyền thực hiện thiên chức làm mẹ và đƣợc bảo hộ đặc biệt đối với thiên chức này cùng với các quyền con ngƣời dễ bị tổn thƣơng do chủ thể của quyền là phụ nữ nhƣ: quyền bình đẳng giới, quyền tự do và an toàn về tình dục, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền tự do hôn nhân; 3) Khẳng định việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự gắn liền với những đặc thù giới của phụ nữ và có những khó khăn, thách thức xuất phát từ quan điểm xã hội về nữ giới. Tuy có sự thống nhất cơ bản về nội dung, định hƣớng nghiên cứu nhƣng những công trình nghiên cứu điển hình về đề tài hầu hết vẫn tập trung vào khía cạnh thực tiễn pháp lý, chƣa chú trọng khía cạnh lý luận. Về kết quả nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trên đã đƣa ra những phê bình sâu sắc trên phƣơng diện nữ quyền đối với quy định của pháp luật hình sự nhằm thúc đẩy các nhà lập pháp tiến hành cải cách nhƣng hầu hết không đề xuất phƣơng án lập pháp cụ thể. Một số nghiên cứu đề xuất các biện pháp thế mạnh trong việc bảo vệ phụ nữ chống lại các tội phạm chủ yếu nhằm vào giới này nhƣng không chạm tới một hệ thống đồng bộ của các giải pháp lập pháp và hành động thực tiễn.
  • 35. 27 Từ kết quả khảo sát tình hình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy những vấn đề cần tập trung nghiên cứu và nghiên cứu sâu sắc hơn để có một cái nhìn toàn diện về đề tài bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam bao gồm: 1) Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trong đó làm rõ những nhận thức cơ bản nhƣ: khái niệm, đặc điểm, phƣơng thức, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự; 2) Tiếp tục đánh giá một cách cụ thể, sâu sắc hiện trạng các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam; 3) Khảo sát, đánh giá thực tiễn áp dụng và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong áp dụng các quy định pháp luật hình sự nhằm bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam; 4) Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi các quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự Việt Nam.
  • 36. 28 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Những nhận thức lý luận chuẩn mực và thực tiễn áp dụng của các quy định pháp luật chính là cơ sở đối sánh quan trọng nhất cho việc việc đánh giá, hoàn thiện bản thân các quy định ấy. Vì vậy, để đánh giá, hoàn thiện những quy định nhằm bảo vệ quyền phụ nữ trong BLHS Việt Nam hiện nay, nhất định phải làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhƣ: khái niệm, đặc điểm, sự cần thiết, ý nghĩa, các phƣơng thức bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự. 2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự 2.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự Để thiết lập một định nghĩa khoa học về việc bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự, trƣớc hết phải làm rõ khái niệm trung tâm của định nghĩa này là quyền phụ nữ. Khái niệm quyền phụ nữ gồm hai yếu tố cần đƣợc giải mã: một là chủ thể của các quyền ấy - phụ nữ; hai là phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ. Về phụ nữ - chủ thể của các quyền phụ nữ: trên phƣơng diện ý nghĩa của ngôn từ, “phụ nữ” cùng với một số từ khác nhƣ “đàn bà”, “con gái” có đặc điểm chung là ám chỉ tới nữ giới. Phân biệt với nam giới, dƣới khía cạnh sinh học, nữ giới đƣợc cho là những ngƣời thuộc giống cái, tức là ngƣời mang những đặc điểm giới tính đƣợc xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở một cách tự nhiên khi cơ thể họ hoàn thiện bình thƣờng. Tuy nhiên, “phụ nữ” là một thuật ngữ có tính phân biệt cao hơn “nữ giới” về khía cạnh lứa tuổi hoặc tình trạng hôn nhân. Trong đời sống dân sự, từ “phụ nữ” thƣờng đƣợc dùng để chỉ nữ giới trƣởng thành [110, tr.1272] nhằm phân biệt với trẻ em hoặc vị thành niên mang giới tính nữ hoặc “phụ nữ” còn có thể còn đƣợc hiểu là nữ giới đã kết hôn trong sự so sánh với từ “con gái” để chỉ nữ giới chƣa kết hôn. Mặc dù vậy, khi tiếp cận dƣới góc độ nhân quyền, khái niệm “phụ nữ” lại không mang ý nghĩa phân biệt nhƣ trên mà chỉ tới toàn bộ nữ giới. Văn kiện pháp lý
  • 37. 29 quốc tế quan trọng nhất về quyền phụ nữ - Công ƣớc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW) - tuy không xác định phụ nữ gồm những ngƣời nào nhƣng đã khẳng định việc chống lại mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ bất kể tình trạng hôn nhân của họ nhƣ thế nào (Điều 1) và ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm quyền bình đẳng trong học tập của trẻ em gái (Điều 10). Theo đó, Công ƣớc CEDAW hƣớng tới bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời thuộc nữ giới không kể họ đã kết hôn hay chƣa, là ngƣời trƣởng thành hay trẻ em. Sau Công ƣớc CEDAW, một văn kiện quốc tế chuyên biệt về quyền phụ nữ khác - Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993 - đã thể hiện rõ lập trƣờng bảo vệ quyền phụ nữ là hƣớng tới tất mọi phụ nữ không phân biệt lứa tuổi, xuất thân, địa vị xã hội, tình trạng kinh tế... Trong Lời nói đầu, Tuyên bố này ghi nhận mối quan ngại về bạo lực đối với phụ nữ nhƣ sau: Lo ngại rằng, một số nhóm phụ nữ, chẳng hạn nhƣ phụ nữ thuộc các nhóm thiểu số, phụ nữ bản xứ, phụ nữ tỵ nạn, phụ nữ nhập cƣ, phụ nữ đang sống trong những cộng đồng nông thôn xa xôi, phụ nữ trong hoàn cảnh bần hàn, phụ nữ trong các nhà giam, trẻ em gái, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ cao tuổi và phụ nữ trong những hoàn cảnh có xung đột vũ trang, là những ngƣời đặc biệt dễ có nguy cơ phải chịu bạo lực. Cách tiếp cận khái niệm phụ nữ với ý nghĩa là mọi nữ giới, không phân biệt về bất kể yếu tố nào, kể các tuổi tác nhƣ trên tiếp tục đƣợc khẳng định bởi Tuyên bố Vienna tại Hội nghị thế giới về quyền con ngƣời năm 1993, ngay tại Phần 1 (đoạn thứ 18): “Các quyền của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền và không thể tách rời khỏi các quyền mang tính phổ biến của con ngƣời” [48]. Nhƣ vậy, dƣới góc độ nhân quyền, phụ nữ với tƣ cách chủ thể của các quyền phụ nữ đƣợc hiểu thống nhất là tất cả các cá nhân thuộc giới nữ, bao gồm cả trẻ em gái. Có thể có quan điểm ngƣợc lại cho rằng trẻ em gái không thuộc nhóm chủ thể này mà là chủ thể của các quyền trẻ em. Tuy nhiên, khi đã nói đến cụm từ “trẻ em gái” nghĩa là nhấn mạnh về phƣơng diện giới tính nữ của trẻ em đó, nếu không liên quan đến khía cạnh này thì chỉ cần sử dụng thuật ngữ chung là “trẻ em”. Bởi vậy,
  • 38. 30 các quyền của trẻ em gái là những quyền gắn với yếu tố giới tính nữ của trẻ em đó chứ không phải quyền gắn với yếu tố lứa tuổi của họ. Liên quan đến giới tính, thực tiễn xã hội hiện nay cũng đặt ra một vấn đề khác là liệu những ngƣời vốn không phải nữ giới thực hiện việc chuyển giới để trở thành nữ giới và những ngƣời vốn là nữ giới đã thực hiện chuyển giới để trở thành nam giới có đƣợc coi là phụ nữ trong bối cảnh của việc bảo vệ quyền phụ nữ. Tuy nhiên, đối với giới tính mới của những ngƣời này, việc có đƣợc thừa nhận hay không còn tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia. Không ai có thể phủ nhận việc bản thân họ là những con ngƣời và có những nhân quyền nhƣ mọi cá nhân con ngƣời. Nhƣng vấn đề bảo vệ nhân quyền của những ngƣời này chắc chắn phải gắn với những đặc thù riêng của việc chuyển giới. Bởi vậy, khi đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ, nghiên cứu này thống nhất rằng: Phụ nữ - với tư cách chủ thể của các quyền phụ nữ - là những người mang giới tính nữ một cách tự nhiên, không phân biệt về tuổi tác, xuất thân, thành phần xã hội, địa vị, tình trạng kinh tế hay bất cứ yếu tố nào khác. Về phạm vi quyền trong khái niệm quyền phụ nữ, trong khoa học pháp lý tồn tại những cách hiểu khác nhau. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về quyền phụ nữ thƣờng hƣớng đến nội dung các quyền thể hiện trong pháp luật thực định hoặc thực tiễn bảo hộ, thực thi những quyền ấy. Vậy nên khái niệm quyền phụ nữ, nữ quyền hay quyền của phụ nữ chƣa từng đƣợc các nhà khoa học Việt Nam khái quát. Trên thế giới, các nghiên cứu về nữ quyền đã tạo thành một trƣờng phái luật học phát triển mạnh [112, pp.3-4] nhƣng xung quanh khái niệm quyền phụ nữ vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau. Tuy rằng các nhà nghiên cứu đều thống nhất quyền phụ nữ là các nhân quyền thuộc về phụ nữ nhƣng lại có đến ba luồng quan điểm khác nhau về phạm vi của các quyền ấy nhƣ sau: thứ nhất là các đặc quyền của riêng nữ giới; thứ hai là quyền bình đẳng về mọi quyền con ngƣời của phụ nữ với nam giới và thứ ba là các quyền con ngƣời phản ánh đặc điểm giới của phụ nữ. Các hiểu thứ nhất đƣợc Fran. P. Hosken - nhà hoạt động xã hội, nhà nữ quyền Mỹ gốc Australia, ngƣời thành lập Mạng lƣới Phụ nữ Quốc tế năm 1975, đề cập đến trong Quý san Nhân quyền của Đại học Johns Hopkins nhƣ sau: “Quyền