SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TRẦN ANH QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
NGÀNH: LUẬT HỌC
NIÊN KHÓA: 2014 - 2018
Quảng Bình, năm 2018
ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẢNG NINH,
TỈNH QUẢNG BÌNH
Ngành: Luật học
Niên khóa: 2014 - 2018
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN ANH QUỲNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ PHAN THỊ THU HIỀN
Quảng Bình, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu
trong đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ
và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi
cũng xin cam đoan rằng đây là đề tài do tôi tự nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và
thực tiễn nghiên cứu, các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện
Trần Anh Quỳnh
THỐNG KÊ TRÍCH DẪN
STT Tác giả tài liệu trích dẫn Trang Khóa luận
Tần suất trích
dẫn
1
GS.TS Nguyễn Ngọc
Hòa (2015a)
32, 33, 34 03
2
GS.TS Nguyễn Ngọc
Hòa (2015b)
14, 22 02
3
GS.TSKH Lê Cảm
(2005)
15 01
4
Nguyễn Như Ý, Đỗ
Xuân Việt, Phan Xuân
Thành (2006)
74 01
5
Nguyễn Thanh Tùng
(2013)
24, 34, 79, 83 04
6
Nguyễn Thị Thu Ba
(2016)
14, 78 02
7 TCT (2018) 45 01
8
TS Trần Văn Biên, TS
Đinh Thế Hưng (2017)
16, 40, 41, 42, 44 05
9
TS Trịnh Tiến Việt
(2013)
22, 28 02
10
TS Trịnh Tiến Việt
(2015)
78, 84 02
11
Th.s Đinh Văn Quế
(2003)
15 01
12
Th.s Hoàng Văn Hùng
(2007)
16 01
13
Th.s Trần Văn Dâu
(2016)
14, 16 02
14
Viện ngôn ngữ học
(2003)
18, 23, 25 03
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................
THỐNG KÊ TRÍCH DẪN........................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................ 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... 8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ............................................... 9
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 10
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 10
2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................. 13
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 15
3.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 15
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 16
4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 16
4.2. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 16
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................. 16
6. Cơ cấu của khóa luận..................................................................................... 17
NỘI DUNG............................................................................................................. 18
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................... 18
1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự
Việt Nam.................................................................................................................. 18
1.1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam ....................... 18
1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành ................................................................................................................. 20
1.2. Đồng phạm và các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản ........................... 34
1.2.1. Đồng phạm trộm cắp tài sản ......................................................................... 34
1.2.2. Các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản............................................... 36
1.3. Hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản theo Bộ Luật hình sự hiện hành ......... 41
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH.................. 49
2.1. Khái quát chung về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình............................... 49
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 ................. 52
2.3. Một số tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn huyện Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 và những
nguyên nhân cơ bản................................................................................................. 68
2.3.1. Một số tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật............... 69
2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại..................................................................... 73
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH
QUẢNG BÌNH........................................................................................................ 76
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn
hiện nay.................................................................................................................... 76
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn huyện Quảng Ninh...................................................................................... 78
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự........................... 78
3.2.2. Nhóm giải pháp thực thi ................................................................................ 83
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 99
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKS: Biển kiểm soát
BLDS: Bộ luật dân sự
BLHS: Bộ luật hình sự
CTTP: Cấu thành tội phạm
TAND: Tòa án nhân dân
THTT: Tiến hành tố tụng
TNHS: Trách nhiệm hình sự
TTCTS: Tội trộm cắp tài sản
TTHS: Tố tụng hình sự
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 2.1. Cơ cấu và tỷ lệ (%) tội phạm đã bị khởi tố từ năm 2014 đến tháng 03 năm
2018 trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình......................................... 49
Bảng 2.2. Cơ cấu và tỷ lệ (%) tội trộm cắp tài sản trong nhóm tội phạm xâm phạm
sở hữu từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018......................................................... 540
Bảng 2.3. Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
theo Cấu thành tội phạm........................................................................................ 562
Bảng 2.4. Loại và mức hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình..................................... 584
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình theo Cấu thành tội phạm ................................................................... 562
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng ....................... 595
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện
đất nước, bắt đầu bằng cải cách kinh tế đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Sự
chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại
hình sở hữu khác nhau. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng bên
cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực do mặt trái
của nền kinh tế thị trường mang lại như: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, các
tệ nạn xã hội là cơ sở phát sinh các loại tội phạm, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh và
trật tự xã hội đi theo khuynh hướng xấu. Chính những nhược điểm này đã tạo điều kiện
hay người ta ví nó như mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn xã hội phát triển về cả phạm vi và số
lượng.
Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất, mức độ, hành vi phạm tội ngày càng nguy
hiểm trong đó phải kể đến các loại tội phạm như: tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản, tội
cướp giật tài sản,.. những loại tội này xảy ra khá phổ biến và phức tạp, đã gây ra những
hậu quả rất nghiêm trọng. Nó xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ đó là quyền sở hữu của con người. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của
quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng
mọi biện pháp, trong đó biện pháp pháp lý hình sự là biện pháp thể hiện kiên quyết nhất ý
chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Ở nước ta,
quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp
luật trong các lĩnh vực như: dân sự, hình sự,… Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp,
của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh
nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…” [12, Điều 32]. Đây là quyền cơ bản gắn
liền với lợi ích cá nhân của mỗi con người, có đảm bảo được quyền này thì mới khích lệ,
động viên mọi người vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát
triển đất nước. Trong Bộ luật dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản của mình. Tất cả mọi cá
nhân, tổ chức khác đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ sở hữu đó, không phân biệt
tôn giáo, giai cấp hay màu da. Nếu chủ thể nào xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác
mà gây thiệt hại thì phải bối thường toàn bộ, kịp thời, tương ứng với thiệt hại xảy ra.
Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định về các tội
phạm xâm phạm quyền sở hữu. Đây cũng là một trong những nhóm tội được quy định
sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Kế
thừa Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra
đời, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ
03 thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm
2018, một lần nữa khẳng định chính sách của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền sở
hữu thông qua các quy định tại chương XVI của Bộ luật.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước,
diễn biến tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu nói
riêng hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng vụ án, số người
phạm tội lẫn mức độ nghiêm trọng, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội và gây thiệt hại
lớn về tài sản của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tài sản của công dân là bất khả xâm
phạm, được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tài sản của người
khác dưới mọi hình thức. Tài sản là công sức, mồ hôi của người lao động, tài sản là
phương tiện, là công cụ, là sản phẩm của người lao động làm ra. Trong số các tội phạm
xâm phạm sở hữu, Tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản
và xảy ra khá phổ biến. Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về
Tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã
hội nhưng còn không ít người đã vô lương tâm, bất chấp pháp luật, đi trái với chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đã lợi dụng sơ hở của người khác để biến
tài sản của người khác thành tài sản của mình mà không đổ mồ hôi công sức.
Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa, xã
hội của huyện Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nền kinh tế phát triển, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình
tội phạm những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của Viện kiểm sát
nhân dân huyện Quảng Ninh, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 trên địa bàn
huyện Quảng Ninh đã xảy ra 132 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra 33
vụ. Trong đó, các tội xâm phạm sở hữu 70 vụ, chiếm tỷ lệ 53,03%. Đặc biệt đáng chú ý là
đã xảy ra 49 vụ trộm cắp tài sản. Tội trộm cắp tài sản xảy ra khá thường xuyên trên một
phạm vi rộng đã và đang là một vấn nạn nổi cộm ở huyện Quảng Ninh. Tình hình của
loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và rất chuyên nghiệp, số vụ
mà mức độ vi phạm, hành vi phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, đã trực tiếp gây
nên những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho một bộ phận dân cư, các cơ quan tổ chức
đóng trên địa bàn, phá hoại chính cá nhân và gia đình người phạm tội, làm ảnh hưởng đến
“hình ảnh một huyện đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa” theo mục
tiêu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Quảng Ninh. Mặc dù các cơ quan chức
năng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, nhất là việc phát hiện và làm hạn
chế các nguyên nhân làm phát sinh Tội trộm cắp tài sản song chưa đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử đã cho thấy việc áp dụng pháp luật về
Tội trộm cắp tài sản của những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan Điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án còn nhiều hạn chế. Do đó, loại tội phạm này ngày càng diễn biến phức
tạp, gây dư luận không tốt cho xã hội, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với
pháp luật, ảnh hưởng đến hình ảnh và mục tiêu phát triển của huyện. Vì vậy, việc làm
sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử các loại
tội phạm này ở huyện Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 là
cần thiết, trên cơ sở đó tìm giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp hình sự và giải pháp về
mặt thực tiễn nhằm góp phần phòng, chống TTCTS, đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã
hội. Trước những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc nghiên cứu
một tội phạm cụ thể trong luật hình sự Việt Nam dưới góc nhìn thực tiễn tại một địa
phương có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn đáp ứng được những đòi
hỏi của thực tiễn áp dụng nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định này trong
BLHS.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên, là một người công dân Việt Nam, một
người con của quê hương Quảng Ninh, Quảng Bình, trước tình hình tội phạm ngày càng
gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đặc biệt là Tội trộm cắp tài sản đang trở thành
một điểm nóng gây nhiều nguy hại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự
trên địa bàn huyện, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trộm
cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tôi quyết định chọn vấn đề : “Tội trộm cắp tài
sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”
làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội trộm cắp tài sản (TTCTS) là tội có tính phổ biến cao trong xã hội, chiếm phần
lớn trong các tội phạm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân
nên đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn. Đến nay, ở các
mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố
như: luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, giáo trình và một số bài
viết bình luận án,... được thể hiện trên ba bình diện sau:
* Nhóm thứ nhất, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo.
- GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2015), “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam”
(Tập I và Tập II), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội;
- Ths. Đinh Văn Quế (2006), Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Bộ luật hình
sự” Phần Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích các dấu
hiệu pháp lý của TTCTS;
- GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), “Giáo trình Tội phạm học”, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội;
- VKSND tối cao (2015), “Sách trắng” về tình hình tội phạm ở Việt Nam năm 2015;
- TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên) (2017), “Bình luận
khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Nxb. Thế giới đã
phân tích các dấu hiệu pháp lý của TTCTS theo BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017 hiện hành.
* Nhóm thứ hai, các luận văn, luận án tiến sĩ luật học như:
- Nguyễn Ngọc Chí (2001), “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”,
Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, đã nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu một
cách toàn diện, có hệ thống và trên hai bình diện: tội phạm học và luật hình sự, có nhận
xét đánh giá về tình hình các tội xâm phạm sở hữu, phân tích có hệ thống chính sách hình
sự, nguyên tắc xử lý trong đó có đề cập đến TTCTS;
- Hoàng Văn Hùng (2007), “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội
phạm này ở Việt Nam”, Bộ tư pháp, đã nghiên cứu TTCTS trong luật hình sự Việt Nam,
phân tích thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này, có những giải pháp để
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản;
- Nguyễn Việt Hùng (2014), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra
Tội trộm cắp tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa
bàn tỉnh Quảng Trị”, Học viện Cảnh sát nhân dân;
- Phùng Đặng Hoài Thanh (2015), “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tỉnh Tiền
Giang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Học viện khoa học xã hội;
* Nhóm thứ ba, các tác phẩm, bài báo khoa học như:
- Nguyễn Văn Trượng (2008), Bài viết “Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với
TTCTS” đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân (TAND) số 4, tháng 2/2008;
- Trần Mạnh Hà (2006), Bài viết “Định tội danh Tội trộm cắp tài sản qua một số dấu
hiệu đặc trưng”, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Hà Tây đăng trên Tạp chí Nghề
Luật số 5/2006;
- Ths. Thái Chí Bình (2014), Bài viết “Tội trộm cắp tài sản - một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” đăng ngày 23/12/2014 trên Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp;
- TH, Bài viết “Cảnh báo tội phạm trộm cắp tài sản ở lứa tuổi vị thành niên” đăng ngày
27/11/2017 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Công an tỉnh Quảng Bình;
Như vậy, có thể thấy, các công trình nghiên cứu về TTCTS khá phong phú, song so
với yêu cầu thực tiễn thì còn khiêm tốn, chỉ dừng lại mức chung, khái quát nhất, chưa có
công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về TTCTS một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ
thống từ lý luận của một tội phạm cụ thể đến thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật trong
phạm vi của một địa phương nhất định. Đặc biệt, chưa có đề tài nghiên cứu nào nói rõ về
TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn
đề TTCTS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Quảng Ninh trong thời
điểm hiện tại là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Đề tài đã tiếp thu kết quả của các công trình đã công bố và đi sâu tìm hiểu toàn diện
về TTCTS, tìm ra những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, những vấn đề cơ bản
về trách nhiệm hình sự (TNHS) của người phạm tội, đồng thời phát hiện những điểm bất
hợp lý trong trong các quy định đó, đưa ra ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật về TTCTS. Với cách tiếp cận riêng, đề tài tập trung nghiên cứu chi tiết những nội
dung lý luận của tội trộm cắp tài sản, dựa trên những thông tin từ thực tiễn của huyện
Quảng Ninh (từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018) làm rõ thêm một số vấn đề trong hoạt
động áp dụng quy định pháp luật về TTCTS nhằm tiếp tục góp phần giúp các cơ quan tố
tụng thực thi pháp luật hình sự, cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương có được bức
tranh toàn cảnh về hoạt động áp dụng pháp luật đối với Tội trộm cắp tài sản theo quy
định của BLHS Việt Nam. Từ đó, có những định hướng và giải pháp góp phần đem lại
niềm tin cho nhân dân và chính quyền huyện trong công cuộc đảm bảo trật tự - an toàn xã
hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác áp dụng pháp luật hình sự và thực
trạng tình hình của Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình, khóa luận đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của
BLHS về TTCTS và các giải pháp đối với các cơ quan áp dụng pháp luật trên địa phương
nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn
huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu:
Đưa ra khái niệm, làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS theo Điều
173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) làm căn cứ phân biệt tội trộm cắp tài
sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác. Nghiên cứu TTCTS trong mối quan hệ với các
quy định khác của luật hình sự như: chế định đồng phạm, chế định các giai đoạn thực
hiện tội phạm...
Phân tích thực trạng áp dụng quy định về TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Bình
từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018.
Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS, các văn bản
hướng dẫn thi hành về TTCTS và các giải pháp đối với các cơ quan áp dụng pháp luật
trên địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống TTCTS trên
địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về
TTCTS, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về TTCTS trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018.
Không gian: trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về quan điểm đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên
cứu cụ thể:
Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, phân loại, hệ thống hoá và khái quát hóa những vấn đề lý luận trong các công trình
nghiên cứu có liên quan đến TTCTS và công tác phòng, chống loại TTCTS trên địa bàn
huyện Quảng Ninh làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
Các phương pháp thống kê: đề tài sử dụng các phương pháp thống kê nhằm đưa ra
đặc điểm số liệu về thực trạng và động thái của tình hình TTCTS, xác định các mối liên
hệ phụ thuộc giữa các số liệu thống kê của thực trạng và động thái của tình hình áp dụng
pháp luật về TTCTS với quá trình đấu tranh, phòng chống TTCTS trên địa bàn huyện.
Các nghiên cứu thống kê được tiến hành qua 3 giai đoạn: thu thập số liệu, tổng hợp và
phân tích. Tôi thu thập số liệu, nguồn thông tin từ TAND huyện Quảng Ninh, VKSND
huyện Quảng Ninh.
Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạng, tình hình TTCTS và áp
dụng pháp luật về TTCTS diễn ra qua các năm trên địa bàn huyện.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt
và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu đạt hiệu quả cao giữa lý luận và thực
tiễn đối với TTCTS.
6. Cơ cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu
trúc thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình
sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
NỘI DUNG
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản trong luật
hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam
Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Trong khoa học luật hình sự,
tội phạm và nội dung của khái niệm tội phạm là những vấn đề quan trọng nhất. Nó phản
ánh rõ nét và đầy đủ bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị - xã hội cũng như những
đặc điểm pháp lý của luật hình sự quốc gia, đồng thời nó còn được xem như là điều kiện
cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa
trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm pháp lý khác... Theo pháp luật hình sự hiện hành
ở nước ta, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017). Theo đó, tội phạm được định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định
của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” [20, Điều 8].
Như vậy, khái niệm trên đã phản ánh những đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau: là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi và phải xâm phạm đến
các quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ. Do đó, khái niệm một tội phạm cụ thể - TTCTS,
chính là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung) đã nêu ở trên.
Trước hết cần khẳng định rằng, lịch sử lập pháp Việt Nam và các nước trên thế giới
tồn tại hai khuynh hướng khác nhau quy định về TTCTS trong văn bản pháp luật hình
sự. Khuynh hướng thứ nhất, không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm trộm cắp
tài sản, mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh hướng thứ hai, có quy phạm định nghĩa về
khái niệm TTCTS. Trong các bộ luật phong kiến của Việt Nam trước đây, hai khuynh
hướng trên được thể hiện ra rất rõ rệt tại quy phạm pháp luật hình sự về TTCTS. Bộ
luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long tuy quy định nhiều tội trộm cắp cụ thể nhưng
không có quy phạm định nghĩa về khái niệm của tội này. Ngược lại, Bộ luật Hoàng
Việt luật lệ lại có quy định về khái niệm TTCTS [11, tr. 14].
Nghiên cứu pháp luật hình sự, một số nước trên thế giới cho thấy, quy định về
TTCTS có khuynh hướng trên. Các nước như Liên bang Nga, Cộng hoà liên bang Đức,
Nhật Bản…thuộc khuynh hướng đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm TTCTS. Rất
ít nước như nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa…theo khuynh hướng không có quy
định về khái niệm TTCTS. Điều 158 BLHS Liên bang Nga năm 1996 đưa ra định nghĩa
pháp lý của khái niệm trộm cắp: “Trộm cắp là (hành vi) bí mật chiếm đoạt tài sản của
người khác” [13, tr. 7].Trên cơ sở khái niệm này, có thể xác định được dấu hiệu cơ bản
về tội phạm này như sau: hành vi trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản, sự chiếm đoạt
tài sản được thực hiện một cách bí mật, tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của người
khác.
Tại Việt Nam, về mặt lý luận, trong sách báo pháp lý cũng đã đưa ra định nghĩa
khoa học của khái niệm TTCTS. Giáo trình luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội
đưa ra định nghĩa của khái niệm TTCTS như sau: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén
lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ” [2, tr. 137]. Khái niệm trên đã miêu tả dấu hiệu
hành vi khách quan của tội phạm, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt, việc chiếm
đoạt được thực hiện lén lút, tài sản bị chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu của chủ
sở hữu. Tuy nhiên, khái niệm không thể hiện rõ rệt một số dấu hiệu pháp lý khác của
TTCTS như: dấu hiệu về lỗi của người phạm tội, dấu hiệu về độ tuổi và năng lực TNHS
của chủ thể tội phạm.
Còn theo Th.s Đinh Văn Quế thì “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của
chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe
doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý
tài sản” [8, tr. 116]. Theo khái niệm này thì chưa chỉ ra được khách thể cũng như chủ thể
của tội trộm cắp tài sản.
Trong các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta không có quy phạm định nghĩa
về khái niệm Tội trộm cắp tài sản, các quy định chỉ nêu tội danh với những khung hình
phạt khác nhau. Tại Điều 173, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội
trộm cắp tài sản như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ hai triệu
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm…” [20, Điều 173].
Để đưa ra được khái niệm TTCTS, cần lưu ý rằng TTCTS phải thoả mãn đầy đủ các
dấu hiệu của tội phạm, mà theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Cảm, phải thể hiện ba bình
diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan – tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý – tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c)
bình diện chủ quan – tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [3, tr. 35].
Dựa vào cơ sở phân tích các quan điểm ở trên, tác giả kết luận như sau: TTCTS là
hành vi lén lút, bí mật lấy tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình
thức cố ý, xâm phạm quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật.
1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự
Việt Nam hiện hành
Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và
mặt chủ quan. Trong BLHS Việt Nam hiện hành, TTCTS được quy định tại Điều 173,
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm bốn yếu tố nêu trên. Để làm rõ
thực trạng áp dụng pháp luật về TTCTS trên địa bản huyện Quảng Ninh thì chúng ta cần
phải tìm hiểu dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS.
1.1.2.1. Khách thể của Tội trộm cắp tài sản
Theo khoa học luật hình sự, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Bất kỳ tội phạm nào cũng đều xâm hại đến một
hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ bằng cách gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội đó [5, tr. 31].
TTCTS thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, khách thể của TTCTS là quan hệ sở hữu
tài sản. Theo Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản. Khi xâm phạm đến quyền sở
hữu của người chủ tài sản, TTCTS đồng thời xâm phạm cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt. Các quyền sở hữu về tài sản được Nhà nước bảo hộ trên cơ sở quy định của
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và văn bản pháp luật khác [12, tr.
24 ].
Quan hệ sở hữu tài sản là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền định đoạt tài sản được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Pháp luật dân sự Việt Nam
quy định một người được coi là chủ sở hữu tài sản khi người đó có đầy đủ ba quyền
năng: quyền chiếm hữu là quyền quản lý, chi phối tài sản; quyền sử dụng là quyền khai
thác các lợi ích vật chất và tinh thần từ tài sản; quyền định đoạt là quyền quyết định số
phận của tài sản như bán, cho thuê... Khi có hành vi trộm cắp tài sản (hành vi chiếm đoạt
tài sản) làm cho chủ sở hữu tài sản không có khả năng thực hiện được các quyền năng đó
của mình trên thực tế, nghĩa là quyền sở hữu tài sản của họ bị xâm phạm.
Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm, không thể không tìm hiểu đối tượng tác
động của tội phạm vì mỗi tội phạm đều xâm hại tới khách thể nhất định thông qua việc
tác động đến một đối tượng cụ thể. Vì là quan hệ xã hội nên khách thể của tội phạm được
cấu thành bởi ba bộ phận là chủ thể của quan hệ xã hội (con người), đối tượng của quan
hệ xã hội (các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan), nội dung của quan hệ xã hội (sự
hoạt động bình thường của các chủ thể) [13, tr. 9].
Để xác định tài sản là đối tượng tác động của TTCTS trước hết phải tìm hiểu quy
định về tài sản tại Bộ luật dân sự năm 2015. So với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật
dân sự năm 2015 cũng đã có những sửa đổi trong quy định về tài sản. Nếu BLDS năm
2005 không đưa ra định nghĩa về tài sản mà chỉ quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [17, Điều 163] thì tại BLDS năm 2015 đã đưa ra
định nghĩa như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” [18, Điều 105].
Điều luật này cũng phân loại “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản
và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Như vậy, Bộ
luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn về tài sản, tạo thuận lợi trong quá
trình áp dụng pháp luật.
Đối với hành vi trộm cắp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản thì
khách thể của TTCTS là quan hệ sở hữu tài sản, vậy đối với những tài sản không thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản như: tài sản do chiếm hữu bất hợp pháp, tài sản
do phạm tội mà có... thì những tài sản mà người bị chiếm đoạt có được không được pháp
luật thừa nhận và bảo vệ. Đối với TTCTS, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản
của người khác, đó là sự dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác
thành tài sản của mình làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản. Vì vậy, đối tượng
tác động của TTCTS là tài sản, nhưng không phải mọi loại tài sản như quy định của
BLDS năm 2015 đều là đối tượng tác động của TTCTS. Tài sản là đối tượng tác động
của TTCTS phải có những đặc điểm nhất định, đó phải là tài sản có chủ sở hữu hoặc
đang có sự quản lý, phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, hữu hình, có giá trị và
giá trị sử dụng. Có thể phân định như sau:
Thứ nhất, tài sản là đối tượng tác động của TTCTS:
Tài sản được xác định là đối tượng của TTCTS phải nằm trong sự quản lý của chủ sở
hữu hoặc những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Về mặt vật lý, tài sản là đối tượng
tác động của TTCTS phải là một dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, có thể nhìn thấy
được và dịch chuyển được, bao gồm:
Mội là, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước
Hai là, tài sản phải đang trong vòng kiểm soát của chủ sở hữu, người quản lý tài sản,
kể cả tài sản do chiếm hữu không hợp pháp như: tài sản do phạm tội mà có, tài sản có
được do mua nhầm của kẻ gian… Tài sản là đối tượng tác động của TTCTS có thể là tài
sản hợp pháp tức là những loại tài sản được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu theo
các căn cứ: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển
quyền sở hữu; thu hoa lợi, lợi tức; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do
pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên…; chiếm hữu tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do
BLDS quy định… hoặc có thể là tài sản bất hợp pháp như do phạm tội, vi phạm pháp
luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự mà có. Tuy nhiên, do pháp luật hình sự không
loại trừ tính chất hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng tác động của TTCTS vì vậy,
tài sản hợp pháp hay bất hợp pháp đều có thể là đối tượng tác động của TTCTS. Chẳng
hạn, lợi dụng lúc trời tối vắng vẻ, A rủ B lén lút vào nhà C trộm dây chuyền C để trên
bàn. Do trời tối nên cả 02 thỏa thuận, A sẽ giữ sợi dây chuyền, đến sáng hôm sau sẽ
mang đi bán chia nhau tiêu xài. Tuy nhiên, tối hôm đó, do A ngủ say nên không cất sợi
dây chuyền cẩn thận để D chiếm đoạt. Do hàng xóm phát hiện nên D bị bắt giữ cùng tang
vật. Theo định giá của cơ quan chuyên môn, sợi dây chuyền có giá 12 triệu đồng. Trong
trường hợp này, rõ ràng sợi dây chuyền là tài sản bất hợp pháp (do phạm tội mà có) nhưng D
vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 173 BLHS.
Ba là, tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng. Chẳng hạn, đối với vật thì không phải
mọi loại vật mà chỉ những vật có giá trị, ý nghĩa nhất định. Bởi vì, theo từ điển Tiếng
Việt, vật được hiểu là “cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết
được”[9, tr. 1106]. Thông qua khái niệm về “vật”, ta có thể hiểu cái có hình khối tức có
kích thước, có trọng lượng mà con người có thể nhận biết được thông qua các giác quan
như mắt nhìn, tay sờ, cầm, nắm. Qua đó, chúng ta cảm giác được nặng, nhẹ, to, nhỏ. Cho
nên vật có muôn hình, muôn vẽ. Khi phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì người phạm
tội đều nhắm đến những đặc điểm mà tài sản đó có và vật cũng không ngoại lệ. Đó có thể
là giá trị tiềm ẩn của vật, ý nghĩa về một khía cạnh nào đó được nhiều người thừa nhận…
Cho nên, một vật chỉ có thể là đối tượng tác động của TTCTS khi nó có giá trị hoặc giá
trị sử dụng nhất định.
Bốn là, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình.
Năm là, tài sản là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về
mặt tinh thần đối với người bị hại.
Thứ hai, Tài sản không phải là đối tượng tác động của TTCTS:
Một là, "quyền tài sản" mặc dù trị giá được bằng tiền nhưng không phải là đối tượng
tác động của TTCTS do đây là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn
liền với quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận. Do
đó, nó không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được.
Hai là, tài sản là “bất động sản” cũng không phải là đối tượng tác động của TTCTS
do nó có tính chất vật lý cố định, không thể dịch chuyển được như: đất đai, nhà, công
trình xây dựng gắn liền với đất đai... Tuy nhiên, có một số động sản mà pháp luật dân sự
quy định là bất động sản do công dụng của nó (tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công
trình xây dựng) như: cánh cửa gắn với ngôi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì vẫn là đối
tượng tác động của TTCTS.
Ba là, những tài sản tuy là động sản, nhưng cũng không thuộc đối tượng tác động
của TTCTS như:
Tài sản vô chủ do đây loại tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài
sản đó. Khi không xác định được chủ sở hữu thì không thể có căn cứ chứng minh có sự
xâm phạm quyền sở hữu hay chiếm đoạt trái phép.
Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc đây là những loại tài sản mà chủ sở hữu mất
quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý ngoài ý chí của mình.
Hành vi lấy đi tài sản của mình, do mình quản lý hoặc tài sản không còn nằm
trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị bỏ quên, đánh rơi, tài sản vô chủ, hoặc tài
sản chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu thì không phải là hành vi trộm cắp tài sản mà có
thể cấu thành tội khác như tội Chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại Điều 176,
BLHS năm 2015...
Bốn là, những tài sản không thuộc sở hữu của một chủ thể cụ thể và không có giá trị
nếu không được khai thác, sử dụng như: nước biển, gió trời, không khí…
Năm là, những giấy tờ có giá trị nhưng không trực tiếp chuyển thành tiền được. Ví
dụ như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán, giấy nợ…
Sáu là, tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt. Một người có hành
vi lén lút chiếm đoạt tài sản nhưng những tài sản đó có giá trị đặc biệt hoặc có ý nghĩa
quan trọng, đặc biệt mà BLHS quy định đó là đối tượng tác động của một tội khác thì họ
không phạm tội trộm cắp tài sản mà phạm tội khác tương ứng do BLHS quy định. Chẳng
hạn, người có hành vi lén lút chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác
được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính thì không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về TTCTS mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật
hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 159, BLHS). Tương tự
như vậy, người có hành vi chiếm đoạt các tài sản sau cũng không phạm tội trộm cắp tài
sản mà phạm tội tương ứng với hành vi mà BLHS quy định như: vũ khí quân dụng, ma
tuý, hàng cấm, máy bay, tàu thuỷ… Nếu người phạm tội trộm cắp những loại tài sản này
thì tuỳ trường hợp cụ thể mà có thể phạm phải những tội phạm khác như: chất ma túy
(Điều 252 Tội chiếm đoạt chất ma túy); tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất
ma túy (Điều 253 Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma
túy); tàu thủy, tàu bay (Điều 282 Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); vũ khí quân dụng,
phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện
kỹ thuật quân sự); vật liệu nổ (Điều 305 Tội chiếm đoạt vật liệu nổ),...
Bảy là, theo Bộ luật dân sự 2015, bất động sản và động sản có thể là tài sản hình
thành trong tương lai. Đây cũng không phải đối tượng tác động của TTCTS do chưa có
sự hiện hữu thực tế, không thể thực hiện hành vi chiếm đoạt khi chưa có sự tồn tại của tài
sản, cũng không thể xác định chủ sở hữu đối với tài sản này.
Tại Khoản 1, Điều 173, BLHS năm 2015 quy định, đối tượng tác động của TTCTS
phải là tài sản của người khác. Một người có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình thì không phạm tội. Tuy nhiên, có hai trường hợp đặc biệt:
Một là, trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của
mình vẫn phạm tội trộm cắp tài sản khi tài sản đó đã được người phạm tội chuyển giao
cho người khác quản lý (cho thuê, cho mượn, cầm cố…) và người phạm tội đã có hành vi
lén lút chiếm đoạt tài sản đó. Chẳng hạn, A cầm xe cho mô tô cho B với số tiền 5 triệu
đồng. Sau đó, A mang tiền đến nhà B chuộc xe nhưng không thấy ai nên A đã lén lút dẫn
xe đi đến địa phương khác bán. Khi quay trở về, A vẫn đến nhà B yêu cầu được chuộc lại
xe. Do xe đã mất nên B phải trả cho A giá trị chiếc xe mà A đã cầm trước đó. Trong
trường hợp này, mặc dù, A có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình
nhưng A vẫn phạm tội trộm cắp tài sản.
Xét hành vi phạm tội trong trường hợp này, thấy rằng, tuy người phạm tội tác
động đến tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhưng thực chất lại nhằm gây thiệt hại về
tài sản cho người khác.
Hai là, trong trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của người phạm tội không
được chuyển giao cho người khác quản lý nhưng vì một lý do nào đó mà thoát khỏi (có
thể chỉ là tạm thời) sự quản lý của người phạm tội và khi thực hiện hành vi, người phạm
tội hoàn toàn không biết đó là tài sản của bản thân thì người đó vẫn phạm tội trộm cắp tài
sản. Ví dụ: A rủ B đi trộm tài sản nhà ông C. Nhân lúc ông C đang ngủ, A và B đã lẻn
vào nhà lấy trộm được một hộp bên trong đựng 01 chiếc nhẫn vàng 2 chỉ. Sau khi chiếm
đoạt được, A và B thỏa thuận A sẽ mang chiếc nhẫn này đi bán, tiền kiếm được sẽ chia
đôi. Nhưng khi về nhà, A nhận ra đó là chiếc nhẫn của mình. Sáng hôm sau, A ra hiệu
cầm đồ để cầm chiếc nhẫn, đang đi trên đường thì bị Công an bắt về hành vi trộm cắp tài
sản, tang vật lại chính là chiếc nhẫn của A. Trong trường hợp này, mặc dù, chiếc nhẫn
vàng là của A bị thất lạc nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TTCTS.
Bởi vì, dấu hiệu “tài sản của người khác” chỉ có giá trị đối với mặt chủ quan của
người phạm tội. Họ cho rằng đó là tài sản của người khác nên mới lén lút chiếm đoạt,
chứ không bắt buộc bản chất tài sản phải là của người khác. Cho nên, việc A chiếm đoạt
được chính chiếc nhẫn của mình chỉ là sự ngẫu nhiên chứ không phải là việc mà A đã ý
thức được trước đó. Việc xác định nguồn gốc tài sản chỉ có giá trị đối với vấn đề xử lý tài
sản đó.
Như vậy, để xác định tài sản là đối tượng tác động của TTCTS, Cơ quan tiến hành tố
tụng bên cạnh việc nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan còn cần căn cứ
vào các điều kiện cụ thể trong từng trường hợp. Ví dụ: muốn xác định tài sản là di vật, cổ
vật cần căn cứ vào các quy định của Luật Di sản văn hóa; việc xác định tài sản trộm cắp
là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình thì tài sản đó phải là tài sản đặc
biệt quan trọng, là chỗ dựa, phương tiện mưu sinh duy nhất của người bị hại và gia đình
mà nếu mất đi tài sản đó thì người bị hại và gia đình lâm vào tình trạng khó khăn…
1.1.2.2. Mặt khách quan của Tội trộm cắp tài sản
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm bao
gồm: hành vi (khách quan) nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cũng như những biểu
hiện bên ngoài khác liên quan đến việc thực hiện tội phạm như: công cụ phương tiện, địa
điểm, thời gian phạm tội... [6, tr. 98].
Biểu hiện thứ nhất thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi phạm tội.
BLHS quy định tội phạm phải được thể hiện bằng hành vi. Theo đó, hành vi khách
quan của tội phạm là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan
được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển, có tính nguy hiểm cho xã hội và được quy
định trong BLHS. Hành vi thuộc mặt khách quan của TTCTS là hành vi chiếm đoạt tài
sản của người khác một cách lén lút.
Trong đó, chiếm đoạt được hiểu là “hành vi cố ý chuyển dịch bất hợp pháp – có thể
là là dịch chuyển về mặt pháp lý, có thể là về mặt thực tế, trong đó người chiếm đoạt đã
sử dụng biện pháp, phương thức không được pháp luật cho phép tước bỏ quyền chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp
của người đó” [2, tr. 234].
Theo như khái niệm trên thì mọi hành vi dịch chuyển tài sản bất hợp pháp đều phạm
tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác có liên quan. Chẳng
hạn, một người thực hiện hành vi dịch chuyển bất hợp pháp với những loại tài sản là đối
tượng của tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên người thực hiện hành vi đó không có mục đích
chiếm đoạt thì người đó không phạm tội. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử
vụ án trộm cắp tài sản việc xác định mục đích chiếm đoạt là vô cùng quan trọng nhằm
xác định đúng hành vi phạm tội trộm cắp tài sản. Hành vi chiếm đoạt làm cho chủ tài sản
mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho
người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
Tuy nhiên, chủ sở hữu không mất quyền sở hữu của mình mà chỉ mất khả năng thực tế
thực hiện các quyền cụ thể. Cho nên, hành vi chiếm đoạt trong TTCTS xâm phạm các
quyền năng của chủ sở hữu, làm cho chủ sở hữu mất khả năng thực hiện quyền sở hữu
của mình trên thực tế.
Đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của TTCTS là hành vi lén lút, không có việc lén
lút thì không phải là trộm cắp. Các nghiên cứu đều xem lén lút là thủ đoạn chiếm đoạt
của TTCTS và đã lén lút thì có nghĩa là bí mật, không công khai. Nếu một hành vi chiếm
đoạt tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản (gọi tắt là
chủ tài sản) thì không thể coi đó là hành vi trộm cắp, mà hành vi trộm cắp phải được thực
hiện một cách lén lút, vụng trộm với chủ tài sản. “lén lút” là hành vi: “cố giấu diếm,
vụng trộm không để lộ ra do có ý gian” [9, tr. 467]. Trong TTCTS, hành vi lén lút chiếm
đoạt tài sản phải có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong những dấu hiệu đó sẽ
không thể hiện được bản chất của sự lén lút, bởi nếu làm một việc quang minh thì không
bao giờ phải lén lút. Nói cách khác, lén lút là hành vi của một người cố ý thực hiện một
việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm mục
đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ. Người phạm tội không những chỉ có ý thức che
giấu hành vi mà còn có ý thức che giấu tính bất hợp pháp của hành vi đó.
Hành vi khách quan của tội này khác với các tội chiếm đoạt tài sản khác ở dấu hiệu
lén lút trong hành vi chiếm đoạt tài sản mà người khác đang quản lý (trong sự chiếm hữu
của người khác, trong khu vực quản lý, bảo quản). Nếu một người có hành vi trộm cắp
tài sản của người khác, đã chiếm đoạt được tài sản nhưng sau đó bị phát hiện và chống
trả để giữ bằng được tài sản đó thì hành vi phạm tội đã chuyển hóa từ TTCTS sang Tội
cướp tài sản được quy định tại Điều 168, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên, nếu tất cả các hành vi lén lút của TTCTS đều được thực hiện một cách
giấu diếm, vụng trộm thì việc nhận biết chúng sẽ dễ dàng hơn và việc định tội danh cũng
sẽ đơn giản hơn. Nhưng bởi thực tế, hành vi lén lút có nhiều cách thể hiện. Có những
hành vi lén lút được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm (trường hợp che giấu toàn
bộ sự việc phạm tội), ví dụ: Nguyễn Thị B là người giúp việc cho gia đình anh H, nhân
lúc chủ nhà đi vắng B đã lấy trộm tài sản rồi bỏ đi. Nhưng cũng có những hành vi lén lút
lại được thực hiện một cách công khai, trắng trợn không có ý định che đậy hay giấu diếm
hành vi của người phạm tội (trường hợp chỉ che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài
sản) [10, tr. 10]. Sự công khai ở đây có hai hình thức:
Một là, công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi: là trường hợp người phạm tội
chỉ thực hiện việc lén lút với chủ tài sản, còn những người xung quanh, người phạm tội
không cần giấu diếm hay che đậy hành vi vi phạm pháp luật của mình như: người phạm
tội ngang nhiên móc trộm ví của chủ tài sản ngay trước sự chứng kiến của những người
xung quanh nhân lúc chủ tài sản không để ý.
Hai là, công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã
được che đậy: là trường hợp người phạm tội công khai thực hiện hành vi trộm cắp tài
sản, nhưng bản chất tội phạm của hành vi được che đậy, ngụy trang bằng những thủ đoạn
khác, ví dụ: người phạm tội giả là nhân viên chở hàng của công ty đã ngang nhiên chở
hàng ra khỏi công ty trước sự chứng kiến của nhân viên trong công ty.
Như vậy, dù là hành vi chiếm đoạt được thực hiện công khai hay giấu diếm thì đều có
chung bản chất là lén lút chiếm đoạt đối với chủ tài sản. Trường hợp hành vi chiếm đoạt
được thực hiện công khai trước mắt những người không có trách nhiệm đối với tài sản hoặc
không hiểu bản chất của hành vi thì vẫn là trộm cắp tài sản.
Trên đây đã đề cập đến hành vi trộm cắp tài sản, đó là hành vi lén lút chiếm đoạt tài
sản đối với chủ tài sản. Chủ tài sản có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách
nhiệm đối với tài sản (gọi là người quản lý tài sản).
Một là, đối với chủ sở hữu tài sản. Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật
dân sự là người có đầy đủ ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản, những quyền năng này được pháp luật ghi nhận bảo vệ và không bị giới
hạn, gián đoạn.
Hai là, đối với người quản lý tài sản. Trước hết “quản lý” được hiểu là “trông coi
giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [9, tr. 800]. Như vậy, người quản lý tài sản là
người đang nắm giữ, trông coi, bảo vệ tài sản nhưng không phải chủ sở hữu và không có
quyền định đoạt tài sản đó:
Người quản lý tài sản có thể là người trực tiếp quản lý tài sản khi tài sản đang
nằm trong sự chi phối trực tiếp của họ hoặc là người quản lý gián tiếp khi họ không trực
tiếp nắm giữ tài sản nhưng do tính chất công việc nên họ có trách nhiệm trông coi bảo vệ
tài sản (ví dụ: Tiền của cơ quan do thủ quỹ trực tiếp quản lý nhưng hết giờ làm việc bảo
vệ có trách nhiệm trông coi số tài sản đó) hoặc khi tài sản đó là của cơ quan Nhà nước
nhưng để nơi công cộng sinh hoạt chung như: công tơ điện do người trông coi trạm biến
áp quản lý nhưng được đặt ở bên đường;
Người quản lý tài sản cũng có thể là người quản lý trong trường hợp bình thường
khi được chủ sở hữu giao quản lý tài sản thông qua hợp đồng trông giữ tài sản, hoặc là
người quản lý tài sản trong trường hợp đặc biệt, khi có sự kiện pháp lý xảy ra sẽ phát sinh
trách nhiệm quản lý tài sản, thực tế thường là trường hợp người đó tự nguyện đứng ra
trông coi quản lý tài sản cho chủ sở hữu. Ví dụ: khi chủ nhà đi vắng thì nhà bị cháy, hàng
xóm đã dập đám cháy và bảo vệ tài sản cho chủ nhà chờ khi chủ nhà về sẽ giao lại tài sản
hoặc khi chủ sở hữu không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình; hoặc A và B đang đi xe
trên đường thì bị tai nạn, A ngất đi còn B vẫn tỉnh táo, khi đó phát sinh trách nhiệm quản lý
tài sản của B đối với tài sản của A.
Trong trường hợp trên, bất kể đó là chủ sở hữu hay người quản lý tài sản, người
quản lý trực tiếp hay gián tiếp, người quản lý trong trường hợp bình thường hay trường
hợp đặc biệt thì người phạm tội muốn chiếm đoạt tài sản đều phải lén lút với những
người này.
Nội dung biểu hiện thứ hai thuộc mặt khách quan của TTCTS là hậu quả nguy
hiểm cho xã hội của tội phạm.
Hậu quả nguy hiểm của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những
quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự, được thể hiện thông qua sự biến đổi
tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành nên khách thể (đối tượng tác động của
tội phạm). Bất kỳ tội phạm nào cũng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội
nhưng dấu hiệu hậu quả của tội phạm không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội
phạm.
Đối với TTCTS, hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện qua sự biến đổi tình trạng
bình thường của tài sản được gọi là thiệt hại về tài sản, thể hiện dưới dạng tài sản bị
chiếm đoạt. Trong cấu thành TTCTS, hậu quả của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt có
giá trị ở mức nhất định (từ hai triệu đồng trở lên - trong trường hợp thông thường), dựa
vào mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt điều luật đã phân chia thành các khung hình phạt
tương ứng với các mức độ hậu quả đó.
Nội dung biểu hiện thứ ba thuộc mặt khách quan của tội phạm là mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Theo nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam: một người phải chịu trách nhiệm về
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của họ gây ra, tức là giữa hành vi phạm
tội và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Đối với TTCTS, hậu quả thiệt hại về
tài sản (mất tài sản) chính là kết quả của hành vi trộm cắp tài sản.
Ngoài dấu hiệu hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội, trong mặt khách quan của tội
phạm còn có công cụ, phương tiện phạm tội. Đối với cấu thành cơ bản của TTCTS, công
cụ, phương tiện phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định dấu
hiệu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì
những dấu hiệu này góp phần xác định tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội, và cũng thông qua đó giúp chúng ta xác định được những nguyên nhân và
điều kiện phạm tội để từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu cho công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm. Đồng thời, đối với trường hợp một người có hành vi lén lút chiếm đoạt
tài sản người khác nhưng sử dụng công cụ, phương tiện tinh vi như: mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thì người thực hiện hành vi chiếm đoạt
không phạm tội trộm cắp tài sản mà phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài được quy định tại Điều
290, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
1.1.2.3. Chủ thể của Tội trộm cắp tài sản
Theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Chỉ người nào phạm
một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp
nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới
phải chịu trách nhiệm hình sự” [20, Điều 2] và “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện...” [20, Điều 8].
Như vậy có thể thấy, theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm có thể là con
người cụ thể hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định
trong BLHS. Chủ thể của TTCTS theo luật hình sự Việt Nam là cá nhân, nhưng không
phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của TTCTS. Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam
phải có tính có lỗi, do vậy chỉ những người có lỗi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm, đó là người có năng lực TNHS và đạt độ
tuổi luật định.
Năng lực TNHS là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình theo đòi hỏi
của xã hội. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều
khiển được hành vi đó. Do đó chỉ những người có năng lực TNHS mới có thể trở thành
chủ thể của tội phạm. Luật hình sự Việt Nam không quy định thế nào là người có năng
lực TNHS mà chỉ quy định những trường hợp được coi là không có năng lực TNHS
(Điều 21) và tuổi chịu TNHS (Điều 12), theo đó một người khi đạt độ tuổi luật định và
không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS thì đương nhiên được coi là người có
năng lực TNHS.
Điều 12, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người từ đủ 16
tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ
luật này có quy định khác; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một
trong các điều theo Khoản 2 Điều này”. Điểm c,d, Khoản 1, Điều 9, BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do
Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; Tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà
mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15
năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về TTCTS
theo Khoản 3, 4, Điều 173, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Người từ đủ
16 tuổi phải chịu TNHS về TTCTS trong mọi trường hợp phạm tội.
1.1.2.4. Mặt chủ quan của Tội trộm cắp tài sản
Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao
gồm: Lỗi của người phạm tội, mục đích phạm tội, động cơ phạm tội trong đó lỗi là yếu tố
được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm [6, tr. 101].
Nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt nam, một người phải
chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội khi họ có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó.
Người thực hiện hành vi bị coi là có lỗi nếu họ có sự tự do lựa chọn thực hiện hành vi đó
trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Do vậy,
lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.
Đối với TTCTS, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi
chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác
hoặc đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của
mình khi thực hiện hành vi chiếm đoạt. Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ hành
vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm có thể xảy
ra. Về mặt ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, mong muốn chiếm đoạt
được tài sản, hậu quả này người phạm tội đã thấy trước và nó hoàn toàn phù hợp với mục
đích của người phạm tội.
Biểu hiện thứ hai thuộc mặt chủ quan của TTCTS là mục đích phạm tội. Mục đích
phạm tội được hiểu là kết quả mà người phạm tội hướng tới, nhằm đạt được khi thực hiện
tội phạm. Mục đích của người phạm tội trộm cắp tài sản là mục đích chiếm đoạt. Người
phạm tội mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác biến nó thành tài sản của
mình. Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi này đã thể hiện
được mục đích của người phạm tội, tuy nó không được nhà làm luật quy định trong cấu
thành tội phạm nhưng nó là dấu hiệu bắt buộc, mục đích này luôn được đặt ra trước khi
người phạm tội thực hiện tội phạm.
Ngoài ra còn phải kể đến động cơ phạm tội, đó là động lực bên trong thúc đẩy người
phạm tội thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội trong TTCTS là động cơ vụ lợi, nhưng
đó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành TTCTS.
1.2. Đồng phạm và các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản
1.2.1. Đồng phạm trộm cắp tài sản
Tội phạm nói chung cũng như TTCTS nói riêng không chỉ thực hiện bởi một người
mà có thể được thực hiện bởi nhiều người mà giữa họ đã có sự thống nhất ý chí, cố ý
cùng thực hiện một tội phạm, trường hợp phạm tội đặc biệt này trong khoa học luật hình
sự gọi là đồng phạm.
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong
một vụ án có nhiều người tham gia. Khái niệm đồng phạm được quy định như sau:
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.” [20,
Điều 17]. Như vậy, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều
người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội
nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Giữa những
người phạm tội đó có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự
tiếp nhận về mặt ý chí giữa những người phạm tội.
Từ khái niệm trên có thể rút ra một số dấu hiệu về đồng phạm trộm cắp tài sản như
sau:
Thứ nhất, dấu hiệu về mặt khách quan: đồng phạm trộm cắp tài sản phải có từ
hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện là chủ thế của tội phạm, tức là đủ
14 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS. Đồng thời, những
người đồng phạm đó cùng thực hiện TTCTS với một trong các hành vi sau:
Hành vi trực tiếp thực hiện trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là người thực
hành;
Hành vi cầm đầu, chủ mưu, chỉ huy việc thực hiện trộm cắp tài sản, người có hành
vi này là người tổ chức;
Hành vi dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện trộm cắp tài sản, người có
hành vi này là người xúi giục;
Hành vi giúp đỡ về vật chất hay tinh thần cho người khác thực hiện trộm cắp tài
sản, người có hành vi này gọi là người giúp sức.
Ví dụ: A có ý định trộm cắp tài sản nên đã bàn với B và nhờ B đánh bộ chìa khóa
đề mở cửa vào nhà người khác trộm cắp tài sản. Trong trường hợp này A và B là đồng
phạm, A là người thực hành còn B là người giúp sức.
Thứ hai, dấu hiệu về mặt chủ quan: trước hết, lỗi của những người đồng phạm
trộm cắp tài sản là lỗi cố ý. Mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình
mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác.
Về lý trí, mỗi người đồng phạm biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và
đều biết những người khác cũng có hành vi nguy hiểm cùng với mình. Đồng thời, mỗi
người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây
ra và hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.
Về ý chí, những người đồng phạm mong muốn có hoạt động chung và cùng mong
muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của những người đồng phạm khi thực hiện TTCTS là
chiếm đoạt được tài sản.
Trong thực tế, đồng phạm trộm cắp tài sản được thể hiện dưới những hình thức khác
nhau như: đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước,
đồng phạm giản đơn và phạm tội có tổ chức trong đó phạm tội trộm cắp tài sản có tổ
chức là hình thức đồng phạm phổ biến, gây thiệt hại lớn cho xã hội.
Đối với đồng phạm trộm cắp tài sản, không chỉ có đồng phạm hành động mà còn có
đồng phạm không hành động. Đó là trường hợp những người đồng phạm trộm cắp tài sản
không hành động phạm tội, ví dụ: A thỏa thuận với B là bảo vệ của công ty C không
khóa cửa kho để đến đêm A vào kho lấy trộm tài sản của công y C. Trong trường hợp
này A và B là đồng phạm trộm cắp tài sản, A là người thực hành còn B là người giúp sức
(không hành động phạm tội).
Các quy định của BLHS năm 2015 về đồng phạm mang tính kế thừa những quy định
của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, việc vận dụng đúng khái niệm đồng phạm trong thực
tiễn tố tụng để giải quyết các vụ án là rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu
kỹ lưỡng để có thể áp dụng các quy định pháp luật này một cách chính xác và đạt hiệu
quả cao.
1.2.2. Các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản
Tội phạm không phải lúc nào cũng được thực hiện đến cùng mà có thể được thực
hiện ở những mức độ khác nhau do nhiều nguyên nhân mà trong khoa học luật hình sự
gọi là các giai đoạn thực hiện tội phạm.
Nghiên cứu các giai đoạn thực hiện tội phạm giúp xác định đúng TNHS của người
phạm tội. Ở mỗi giai đoạn phạm tội, BLHS có các quy định khác nhau về TNHS của
người phạm tội. Để nghiên cứu TTCTS một cách toàn diện, cần nghiên cứu về các giai
đoạn thực hiện TTCTS. Theo đó, các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực
hiện tội phạm tội trộm cắp tài sản bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội
phạm hoàn thành.
1.2.2.1. Chuẩn bị phạm Tội trộm cắp tài sản
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần
thiết cho việc thực hiện tội phạm [1, tr. 162]. Thời điểm sớm nhất của giai đoạn này là
khi người phạm tội bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hay tinh thần giúp
cho việc thực hiện tội phạm có thể xảy ra hoặc xảy ra thuận lợi hơn. Thời điểm muộn
nhất của giai đoạn này là trước khi người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội
được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Tất cả những hành vi được thực hiện trong giai
đoạn này đều chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản - là đối tượng
tác động của TTCTS để gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là khách thể của tội phạm.
Hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thường là những hành vi sau: hành vi
chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, ví dụ như: người phạm tội đã chuẩn bị sẵn kìm
để cậy cửa đột nhập vào nhà người khác lấy trộm tài sản; hành vi chuẩn bị kế hoạch,
thăm dò địa điểm phạm tội hay thăm dò người quen nạn nhân, người bị hại, ví dụ: người
phạm tội đóng giả là khách lạ qua đường làm quen chủ nhà và xin ngủ nhờ qua đêm với
ý định nửa đêm chờ lúc chủ nhà ngủ say sẽ lấy trộm tài sản.
Đối với TTCTS có thể không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà nhiều trường hợp
người phạm tội không có sự chuẩn bị từ trước cho việc thực hiện tội phạm mà chỉ lợi
dụng sơ hở, chủ quan của chủ tài sản nên nảy sinh ý định trộm cắp, ví dụ: A đang đi chơi
về thì thấy một chiếc xe đạp dựng ngoài cổng nhà B nên đã dắt chiếc xe đạp đó đi.
Theo quy định tại Điều 147, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì ở giai
đoạn này người phạm tội chưa có hành vi chiếm đoạt tài sản nên họ chỉ phải chịu TNHS
về TTCTS rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo Điều 14, BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người chuẩn bị phạm tội quy định tại
một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121,
123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu
trách nhiệm hình sự”. Như vậy, theo BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì ở
giai đoạn này người phạm tội không phải chịu TNHS về TTCTS.
1.2.2.2. Phạm Tội trộm cắp tài sản chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội [1, tr. 164].
Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được mô tả trong
cấu thành tội phạm nhưng đã không thực hiện được đến cùng. Hành vi phạm tội chưa
thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, có thể người
phạm tội thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan như: người phạm tội đang
mở khóa định đột nhập vào nhà lấy trộm tài sản thì bị chủ nhà phát hiện hoặc người
phạm tội đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa thực hiện được đến cùng,
chưa gây thiệt hại tài sản, ví dụ: người phạm tội đang giấu tài sản vừa chiếm được thì bị
chủ tài sản phát hiện thu giữ...
Phân tích các dấu hiệu (đặc điểm) của phạm tội chưa đạt cho thấy:
Về phương diện khách quan: phạm tội TCTS chưa đạt bao gồm bốn dấu hiệu (đặc
điểm) cơ bản sau:
Đây là một giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành (hay sơ bộ) thứ hai trong các giai
đoạn phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp.
Chủ thể đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội
phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173, BLHS (hay nói một cách khác,
hành vi phạm tội chưa đạt đã xâm phạm đến các quan hệ sở hữu tài sản được luật hình sự
xác lập và bảo vệ).
Chủ thể chưa (hoặc không) thực hiện được hành vi phạm tội đến cùng (có nghĩ
hành vi của người này chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu
thành tội phạm) là do nguyên nhân khách quan khác nhau nào đó ngoài ý muốn chủ quan
của người phạm tội.
Hậu quả của tội phạm mà người phạm tội mong muốn đạt được đã không xảy ra
hoặc nếu có thể xảy ra thì chưa thỏa mãn với hậu quả được quy định trong cấu thành tội
phạm tương ứng tại Điều 173, BLHS năm 2015.
Về phương diện chủ quan: Phạm tội chưa đạt bao gồm hai dấu hiệu (đặc điểm) cơ
bản sau:
Lỗi của người phạm tội trong giai đoạn này là cố ý trực tiếp vì lý luận khoa
học luật hình sự đã chứng minh, mặt lập pháp hình sự đã ghi nhận và thực tiễn xét xử đã
thừa nhận chỉ có lỗi cố ý trực tiếp mới tồn tại các giai đoạn phạm tội.
Mục đích phạm tội là mong muốn thực hiện hoàn thành hành vi phạm tội và mong
muốn cho hậu quả của tội phạm xảy ra, nhưng hậu quả không xảy ra như dự định của
người phạm tội.
Như vậy qua các phân tích ở trên cho thấy, ở giai đoạn này, bản thân người phạm tội
muốn thực hiện tội phạm đến cùng nhằm chiếm đoạt được tài sản nhưng do nguyên nhân
ngoài ý muốn người phạm tội đã không thực hiện được tội phạm đến cùng. Do đó, theo
quy định tại Điều 15, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) họ phải chịu TNHS
về TTCTS.
1.2.2.3. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành
Tội phạm hoàn thành là giai đoạn phạm tội mà hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các
dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm [1, tr. 168]. Khi tội phạm hoàn thành đã
thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội.
TTCTS là tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi đã gây ra hậu quả
là thiệt hại tài sản. Nhưng trên thực tế việc xác định thời điểm hoàn thành của TTCTS
không đơn giản, còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tội phạm hoàn thành
khi người phạm tội đã tạo ra được khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản cho mình. Còn có ý kiến cho rằng, tội phạm hoàn thành khi chủ sở hữu mất
khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của mình trên thực tế [10, tr.
26].
Có thể thấy rằng, hành vi chiếm đoạt tài sản là quá trình tạo khả năng chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản cho người phạm tội đồng thời làm mất việc thực hiện các quyền
năng đó trên thực tế của chủ sở hữu. Song hai quá trình này không phải lúc nào cũng diễn
ra đồng thời, mà có khi người phạm tội đã làm mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của
chủ sở hữu nhưng chưa tạo ra được khả năng thực hiện các quyền đó cho mình, ví dụ:
người phạm tội đã lấy trộm được một số máy móc của xí nghiệp A nhưng do máy móc
quá cồng kềnh nên giấu vào một nơi chưa mang được về nhà. Khi chủ sở hữu mất đi khả
năng thực hiện các quyền của mình đối với tài sản thì quyền sở hữu của họ đã bị xâm
phạm, vì vậy thời điểm hoàn thành của TTCTS là kể từ khi chủ sở hữu tài sản mất khả
năng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình trên thực tế,
không cần biết người phạm tội đã thực hiện được các quyền đó hay chưa.
Từ thực tiễn xét xử, có thể xác định thời điểm hoàn thành TTCTS dựa vào tính chất
của tài sản bị chiếm đoạt như sau: nếu tài sản nhỏ gọn dễ cất giấu thì thời điểm hoàn
thành tội phạm là kể từ khi người phạm tội đã cất giấu được tài sản đó; nếu tài sản cồng
kềnh và có khu vực bảo quản riêng thì tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội đã
mang tài sản ra khỏi khu vực bảo quản đó; nếu tài sản cồng kềnh và không có khu vực
bảo quản riêng thì tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội đã dịch chuyển tài khoản
đó khỏi vị trí ban đầu.
Nếu căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt thì TTCTS hoàn thành trong các thời
điểm sau: khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản có trị giá từ hai triệu đồng trở
lên, khi người phạm tội đã chiếm được tài sản có trị giá dưới hai triệu đồng nhưng “đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt “, “đã bị kết án về TTCTS hoặc về
một trong các tội: cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản;
cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản; sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích”, “gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh, trật tự, an toàn xã hội”, “tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của
người bị hại và gia đình họ” hoặc “Tài sản bị chiếm đoạt là di vật, cổ vật” .
Đối với TTCTS, đồng phạm và các giai đoạn thực hiện tội phạm có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau. Ở giai đoạn tội phạm hoàn thành nhưng chưa kết thúc vẫn có thể có đồng
phạm bởi vì vấn đề còn có thể tham gia tiếp với tư cách là người đồng phạm hay không
không phụ thuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành mà phụ thuộc vào thời điểm tội
phạm kết thúc. Hơn nữa, đối với đồng phạm tội trộm cắp tài sản, những người đồng
phạm không chỉ muốn dừng lại ở việc hoàn thành tội phạm mà đều hướng tới mục đích
chung là chiếm đoạt được tài sản, biến tài sản đó thành tài sản của mình song mục đích
này trên thực tế không dễ gì đạt được, những người đồng phạm vẫn cần phối hợp hành
động để chiếm được và kiểm soát được tài sản đó, ví dụ: A đã lấy trộm được một số tài
sản của cơ quan B nhưng sợ bị phát hiện nên đã đem giấu vào một nơi khác mà chưa
mang về nhà (TTCTS đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc), hôm sau A gọi C đến giúp
mình mang số tài sản đó về nhà rồi đưa đi bán, chia nhau tiêu xài cá nhân. Ở đây, A và B
là đồng phạm trộm cắp tài sản ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc.
Như vậy, qua việc tìm hiểu dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS có thể thấy: TTCTS
là hành vi lén lút, bí mật lấy tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt, do người có
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức cố ý, xâm
phạm quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. TTCTS có thể được thực hiện
dưới hình thức thông thường, có thể được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Nó có
thể được thực hiện đến cùng khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, làm chủ sở
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình
Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đPhòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
Phòng ngừa tình hình các tội phạm về ma túy tại Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên QuangLuận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
Luận văn: Tội đánh bạc trong luật hình sự tại tỉnh Tuyên Quang
 
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà NẵngLuận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phòng ngừa tội phạm quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCMLuận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
Luận văn: Nguyên nhân điều kiện tội trộm cắp tài sản tại TPHCM
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đLuận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
Luận văn: Tình hình tội giết người tại TPHCM (2011 - 2015), 9đ
 
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà NộiLuận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Tội phạm về cờ bạc theo pháp luật Hình sự tại Hà Nội
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sựLuận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
Luận văn: Tội đánh bạc tổ chức đánh bạc theo pháp luật hình sự
 
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sựLuận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
Luận văn: Tội mua bán người theo quy định của pháp luật hình sự
 
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng NaiLuận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
Luận văn: Phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản tại Đồng Nai
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 

Similar to Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợiTội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...nataliej4
 

Similar to Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (20)

Luận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước
Luận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nướcLuận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước
Luận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước
 
Luận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng, HAY
Luận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng, HAYLuận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng, HAY
Luận văn: Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
 
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sựLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự
 
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAYLuận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội phá hoại chính sách đoàn kết trong Luật hình sự, HAY
 
Luận án: Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta
Luận án: Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước taLuận án: Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta
Luận án: Đấu tranh phòng, chống tội cướp giật tài sản ở nước ta
 
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợiTội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
Tội lợi dụng chức vụ gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
 
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAY
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAYLuận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAY
Luận văn: Tội lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ, HAY
 
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAYĐề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
 
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
 
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
Áp dụng pháp luật trong điều tra tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ...
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đLuận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
Luận văn: Quy định của pháp luật về tội xâm hại tình dục trẻ em, 9đ
 
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận án: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Tội cướp giật tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRẦN ANH QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH NGÀNH: LUẬT HỌC NIÊN KHÓA: 2014 - 2018 Quảng Bình, năm 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH Ngành: Luật học Niên khóa: 2014 - 2018 SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN ANH QUỲNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THẠC SĨ PHAN THỊ THU HIỀN Quảng Bình, năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong đề tài chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi cũng xin cam đoan rằng đây là đề tài do tôi tự nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, các thông tin trích dẫn trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc. Sinh viên thực hiện Trần Anh Quỳnh
  • 4. THỐNG KÊ TRÍCH DẪN STT Tác giả tài liệu trích dẫn Trang Khóa luận Tần suất trích dẫn 1 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (2015a) 32, 33, 34 03 2 GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (2015b) 14, 22 02 3 GS.TSKH Lê Cảm (2005) 15 01 4 Nguyễn Như Ý, Đỗ Xuân Việt, Phan Xuân Thành (2006) 74 01 5 Nguyễn Thanh Tùng (2013) 24, 34, 79, 83 04 6 Nguyễn Thị Thu Ba (2016) 14, 78 02 7 TCT (2018) 45 01 8 TS Trần Văn Biên, TS Đinh Thế Hưng (2017) 16, 40, 41, 42, 44 05 9 TS Trịnh Tiến Việt (2013) 22, 28 02 10 TS Trịnh Tiến Việt (2015) 78, 84 02 11 Th.s Đinh Văn Quế (2003) 15 01 12 Th.s Hoàng Văn Hùng (2007) 16 01
  • 5. 13 Th.s Trần Văn Dâu (2016) 14, 16 02 14 Viện ngôn ngữ học (2003) 18, 23, 25 03
  • 6. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... THỐNG KÊ TRÍCH DẪN........................................................................................ MỤC LỤC ................................................................................................................ 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... 8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ............................................... 9 MỞ ĐẦU................................................................................................................. 10 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 10 2. Tình hình nghiên cứu đề tài............................................................................. 13 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 15 3.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 15 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 15 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 16 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 16 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 16 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.............................................. 16 6. Cơ cấu của khóa luận..................................................................................... 17 NỘI DUNG............................................................................................................. 18 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM................................................... 18 1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam.................................................................................................................. 18 1.1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam ....................... 18 1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành ................................................................................................................. 20 1.2. Đồng phạm và các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản ........................... 34 1.2.1. Đồng phạm trộm cắp tài sản ......................................................................... 34 1.2.2. Các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản............................................... 36 1.3. Hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản theo Bộ Luật hình sự hiện hành ......... 41
  • 7. Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH.................. 49 2.1. Khái quát chung về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình............................... 49 2.2. Thực tiễn áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 ................. 52 2.3. Một số tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 và những nguyên nhân cơ bản................................................................................................. 68 2.3.1. Một số tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật............... 69 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại..................................................................... 73 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH........................................................................................................ 76 3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn hiện nay.................................................................................................................... 76 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh...................................................................................... 78 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự........................... 78 3.2.2. Nhóm giải pháp thực thi ................................................................................ 83 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 99
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BKS: Biển kiểm soát BLDS: Bộ luật dân sự BLHS: Bộ luật hình sự CTTP: Cấu thành tội phạm TAND: Tòa án nhân dân THTT: Tiến hành tố tụng TNHS: Trách nhiệm hình sự TTCTS: Tội trộm cắp tài sản TTHS: Tố tụng hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH Bảng 2.1. Cơ cấu và tỷ lệ (%) tội phạm đã bị khởi tố từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình......................................... 49 Bảng 2.2. Cơ cấu và tỷ lệ (%) tội trộm cắp tài sản trong nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018......................................................... 540 Bảng 2.3. Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình theo Cấu thành tội phạm........................................................................................ 562 Bảng 2.4. Loại và mức hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình..................................... 584 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình theo Cấu thành tội phạm ................................................................... 562 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng ....................... 595
  • 10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, bắt đầu bằng cải cách kinh tế đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Sự chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành nhiều thành phần kinh tế với nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực do mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại như: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, các tệ nạn xã hội là cơ sở phát sinh các loại tội phạm, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội đi theo khuynh hướng xấu. Chính những nhược điểm này đã tạo điều kiện hay người ta ví nó như mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn xã hội phát triển về cả phạm vi và số lượng. Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất, mức độ, hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm trong đó phải kể đến các loại tội phạm như: tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản,.. những loại tội này xảy ra khá phổ biến và phức tạp, đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Nó xâm phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đó là quyền sở hữu của con người. Với vai trò là nền tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp, trong đó biện pháp pháp lý hình sự là biện pháp thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm tới chế độ sở hữu. Ở nước ta, quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực như: dân sự, hình sự,… Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác…” [12, Điều 32]. Đây là quyền cơ bản gắn liền với lợi ích cá nhân của mỗi con người, có đảm bảo được quyền này thì mới khích lệ, động viên mọi người vận dụng hết khả năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước. Trong Bộ luật dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử
  • 11. dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản của mình. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức khác đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ sở hữu đó, không phân biệt tôn giáo, giai cấp hay màu da. Nếu chủ thể nào xâm phạm đến tài sản của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bối thường toàn bộ, kịp thời, tương ứng với thiệt hại xảy ra. Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu. Đây cũng là một trong những nhóm tội được quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Kế thừa Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra đời, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 03 thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2018, một lần nữa khẳng định chính sách của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền sở hữu thông qua các quy định tại chương XVI của Bộ luật. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước, diễn biến tình hình tội phạm nói chung cũng như các tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng hết sức phức tạp và đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng vụ án, số người phạm tội lẫn mức độ nghiêm trọng, gây mất ổn định trật tự an toàn xã hội và gây thiệt hại lớn về tài sản của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Tài sản của công dân là bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tài sản của người khác dưới mọi hình thức. Tài sản là công sức, mồ hôi của người lao động, tài sản là phương tiện, là công cụ, là sản phẩm của người lao động làm ra. Trong số các tội phạm xâm phạm sở hữu, Tội trộm cắp tài sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản và xảy ra khá phổ biến. Ở mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về Tội trộm cắp tài sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội nhưng còn không ít người đã vô lương tâm, bất chấp pháp luật, đi trái với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đã lợi dụng sơ hở của người khác để biến tài sản của người khác thành tài sản của mình mà không đổ mồ hôi công sức. Thực hiện công cuộc đổi mới, trong những năm qua, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, tình hình
  • 12. tội phạm những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Theo thống kê của Viện kiểm sát nhân dân huyện Quảng Ninh, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017 trên địa bàn huyện Quảng Ninh đã xảy ra 132 vụ phạm pháp hình sự, trung bình mỗi năm xảy ra 33 vụ. Trong đó, các tội xâm phạm sở hữu 70 vụ, chiếm tỷ lệ 53,03%. Đặc biệt đáng chú ý là đã xảy ra 49 vụ trộm cắp tài sản. Tội trộm cắp tài sản xảy ra khá thường xuyên trên một phạm vi rộng đã và đang là một vấn nạn nổi cộm ở huyện Quảng Ninh. Tình hình của loại tội phạm này có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp và rất chuyên nghiệp, số vụ mà mức độ vi phạm, hành vi phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng hơn, đã trực tiếp gây nên những thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho một bộ phận dân cư, các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn, phá hoại chính cá nhân và gia đình người phạm tội, làm ảnh hưởng đến “hình ảnh một huyện đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa” theo mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Quảng Ninh. Mặc dù các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, nhất là việc phát hiện và làm hạn chế các nguyên nhân làm phát sinh Tội trộm cắp tài sản song chưa đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử đã cho thấy việc áp dụng pháp luật về Tội trộm cắp tài sản của những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án còn nhiều hạn chế. Do đó, loại tội phạm này ngày càng diễn biến phức tạp, gây dư luận không tốt cho xã hội, làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với pháp luật, ảnh hưởng đến hình ảnh và mục tiêu phát triển của huyện. Vì vậy, việc làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của Tội trộm cắp tài sản và thực tiễn xét xử các loại tội phạm này ở huyện Quảng Ninh trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018 là cần thiết, trên cơ sở đó tìm giải pháp hoàn thiện về mặt lập pháp hình sự và giải pháp về mặt thực tiễn nhằm góp phần phòng, chống TTCTS, đảm bảo an ninh - trật tự, an toàn xã hội. Trước những đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc nghiên cứu một tội phạm cụ thể trong luật hình sự Việt Nam dưới góc nhìn thực tiễn tại một địa phương có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn áp dụng nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện chế định này trong BLHS.
  • 13. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nói trên, là một người công dân Việt Nam, một người con của quê hương Quảng Ninh, Quảng Bình, trước tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, đặc biệt là Tội trộm cắp tài sản đang trở thành một điểm nóng gây nhiều nguy hại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn huyện, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tôi quyết định chọn vấn đề : “Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội trộm cắp tài sản (TTCTS) là tội có tính phổ biến cao trong xã hội, chiếm phần lớn trong các tội phạm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân nên đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn. Đến nay, ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: luận văn, luận án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, giáo trình và một số bài viết bình luận án,... được thể hiện trên ba bình diện sau: * Nhóm thứ nhất, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo. - GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2015), “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam” (Tập I và Tập II), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; - Ths. Đinh Văn Quế (2006), Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự” Phần Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của TTCTS; - GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), “Giáo trình Tội phạm học”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; - VKSND tối cao (2015), “Sách trắng” về tình hình tội phạm ở Việt Nam năm 2015; - TS. Trần Văn Biên và TS. Đinh Thế Hưng (đồng chủ biên) (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”, Nxb. Thế giới đã phân tích các dấu hiệu pháp lý của TTCTS theo BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 hiện hành. * Nhóm thứ hai, các luận văn, luận án tiến sĩ luật học như:
  • 14. - Nguyễn Ngọc Chí (2001), “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, đã nghiên cứu về các tội xâm phạm sở hữu một cách toàn diện, có hệ thống và trên hai bình diện: tội phạm học và luật hình sự, có nhận xét đánh giá về tình hình các tội xâm phạm sở hữu, phân tích có hệ thống chính sách hình sự, nguyên tắc xử lý trong đó có đề cập đến TTCTS; - Hoàng Văn Hùng (2007), “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam”, Bộ tư pháp, đã nghiên cứu TTCTS trong luật hình sự Việt Nam, phân tích thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm này, có những giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản; - Nguyễn Việt Hùng (2014), “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra Tội trộm cắp tài sản của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Học viện Cảnh sát nhân dân; - Phùng Đặng Hoài Thanh (2015), “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Học viện khoa học xã hội; * Nhóm thứ ba, các tác phẩm, bài báo khoa học như: - Nguyễn Văn Trượng (2008), Bài viết “Một số vấn đề cần hoàn thiện đối với TTCTS” đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân (TAND) số 4, tháng 2/2008; - Trần Mạnh Hà (2006), Bài viết “Định tội danh Tội trộm cắp tài sản qua một số dấu hiệu đặc trưng”, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Hà Tây đăng trên Tạp chí Nghề Luật số 5/2006; - Ths. Thái Chí Bình (2014), Bài viết “Tội trộm cắp tài sản - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đăng ngày 23/12/2014 trên Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp; - TH, Bài viết “Cảnh báo tội phạm trộm cắp tài sản ở lứa tuổi vị thành niên” đăng ngày 27/11/2017 trên Trang thông tin điện tử tổng hợp Công an tỉnh Quảng Bình; Như vậy, có thể thấy, các công trình nghiên cứu về TTCTS khá phong phú, song so với yêu cầu thực tiễn thì còn khiêm tốn, chỉ dừng lại mức chung, khái quát nhất, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về TTCTS một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống từ lý luận của một tội phạm cụ thể đến thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật trong phạm vi của một địa phương nhất định. Đặc biệt, chưa có đề tài nghiên cứu nào nói rõ về
  • 15. TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề TTCTS theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Quảng Ninh trong thời điểm hiện tại là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài đã tiếp thu kết quả của các công trình đã công bố và đi sâu tìm hiểu toàn diện về TTCTS, tìm ra những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, những vấn đề cơ bản về trách nhiệm hình sự (TNHS) của người phạm tội, đồng thời phát hiện những điểm bất hợp lý trong trong các quy định đó, đưa ra ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về TTCTS. Với cách tiếp cận riêng, đề tài tập trung nghiên cứu chi tiết những nội dung lý luận của tội trộm cắp tài sản, dựa trên những thông tin từ thực tiễn của huyện Quảng Ninh (từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018) làm rõ thêm một số vấn đề trong hoạt động áp dụng quy định pháp luật về TTCTS nhằm tiếp tục góp phần giúp các cơ quan tố tụng thực thi pháp luật hình sự, cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động áp dụng pháp luật đối với Tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS Việt Nam. Từ đó, có những định hướng và giải pháp góp phần đem lại niềm tin cho nhân dân và chính quyền huyện trong công cuộc đảm bảo trật tự - an toàn xã hội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn công tác áp dụng pháp luật hình sự và thực trạng tình hình của Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, khóa luận đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của BLHS về TTCTS và các giải pháp đối với các cơ quan áp dụng pháp luật trên địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu: Đưa ra khái niệm, làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS theo Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) làm căn cứ phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác. Nghiên cứu TTCTS trong mối quan hệ với các
  • 16. quy định khác của luật hình sự như: chế định đồng phạm, chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm... Phân tích thực trạng áp dụng quy định về TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Bình từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của BLHS, các văn bản hướng dẫn thi hành về TTCTS và các giải pháp đối với các cơ quan áp dụng pháp luật trên địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TTCTS, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hình sự về TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: từ năm 2014 đến tháng 03 năm 2018. Không gian: trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta về quan điểm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Các phương pháp nghiên cứu lý luận: đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá và khái quát hóa những vấn đề lý luận trong các công trình nghiên cứu có liên quan đến TTCTS và công tác phòng, chống loại TTCTS trên địa bàn huyện Quảng Ninh làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp thống kê: đề tài sử dụng các phương pháp thống kê nhằm đưa ra đặc điểm số liệu về thực trạng và động thái của tình hình TTCTS, xác định các mối liên
  • 17. hệ phụ thuộc giữa các số liệu thống kê của thực trạng và động thái của tình hình áp dụng pháp luật về TTCTS với quá trình đấu tranh, phòng chống TTCTS trên địa bàn huyện. Các nghiên cứu thống kê được tiến hành qua 3 giai đoạn: thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích. Tôi thu thập số liệu, nguồn thông tin từ TAND huyện Quảng Ninh, VKSND huyện Quảng Ninh. Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạng, tình hình TTCTS và áp dụng pháp luật về TTCTS diễn ra qua các năm trên địa bàn huyện. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu đạt hiệu quả cao giữa lý luận và thực tiễn đối với TTCTS. 6. Cơ cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
  • 18. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực nhất trong xã hội. Trong khoa học luật hình sự, tội phạm và nội dung của khái niệm tội phạm là những vấn đề quan trọng nhất. Nó phản ánh rõ nét và đầy đủ bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị - xã hội cũng như những đặc điểm pháp lý của luật hình sự quốc gia, đồng thời nó còn được xem như là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm pháp lý khác... Theo pháp luật hình sự hiện hành ở nước ta, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, tội phạm được định nghĩa như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự” [20, Điều 8]. Như vậy, khái niệm trên đã phản ánh những đặc điểm cơ bản của tội phạm như sau: là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi và phải xâm phạm đến các quan hệ xã hội được BLHS bảo vệ. Do đó, khái niệm một tội phạm cụ thể - TTCTS, chính là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung) đã nêu ở trên.
  • 19. Trước hết cần khẳng định rằng, lịch sử lập pháp Việt Nam và các nước trên thế giới tồn tại hai khuynh hướng khác nhau quy định về TTCTS trong văn bản pháp luật hình sự. Khuynh hướng thứ nhất, không đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm trộm cắp tài sản, mặc nhiên thừa nhận nó. Khuynh hướng thứ hai, có quy phạm định nghĩa về khái niệm TTCTS. Trong các bộ luật phong kiến của Việt Nam trước đây, hai khuynh hướng trên được thể hiện ra rất rõ rệt tại quy phạm pháp luật hình sự về TTCTS. Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long tuy quy định nhiều tội trộm cắp cụ thể nhưng không có quy phạm định nghĩa về khái niệm của tội này. Ngược lại, Bộ luật Hoàng Việt luật lệ lại có quy định về khái niệm TTCTS [11, tr. 14]. Nghiên cứu pháp luật hình sự, một số nước trên thế giới cho thấy, quy định về TTCTS có khuynh hướng trên. Các nước như Liên bang Nga, Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản…thuộc khuynh hướng đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm TTCTS. Rất ít nước như nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa…theo khuynh hướng không có quy định về khái niệm TTCTS. Điều 158 BLHS Liên bang Nga năm 1996 đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm trộm cắp: “Trộm cắp là (hành vi) bí mật chiếm đoạt tài sản của người khác” [13, tr. 7].Trên cơ sở khái niệm này, có thể xác định được dấu hiệu cơ bản về tội phạm này như sau: hành vi trộm cắp là hành vi chiếm đoạt tài sản, sự chiếm đoạt tài sản được thực hiện một cách bí mật, tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản của người khác. Tại Việt Nam, về mặt lý luận, trong sách báo pháp lý cũng đã đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm TTCTS. Giáo trình luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra định nghĩa của khái niệm TTCTS như sau: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ” [2, tr. 137]. Khái niệm trên đã miêu tả dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt, việc chiếm đoạt được thực hiện lén lút, tài sản bị chiếm đoạt là tài sản đang thuộc sở hữu của chủ sở hữu. Tuy nhiên, khái niệm không thể hiện rõ rệt một số dấu hiệu pháp lý khác của TTCTS như: dấu hiệu về lỗi của người phạm tội, dấu hiệu về độ tuổi và năng lực TNHS của chủ thể tội phạm.
  • 20. Còn theo Th.s Đinh Văn Quế thì “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản” [8, tr. 116]. Theo khái niệm này thì chưa chỉ ra được khách thể cũng như chủ thể của tội trộm cắp tài sản. Trong các văn bản pháp luật hình sự của Nhà nước ta không có quy phạm định nghĩa về khái niệm Tội trộm cắp tài sản, các quy định chỉ nêu tội danh với những khung hình phạt khác nhau. Tại Điều 173, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội trộm cắp tài sản như sau: “Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…” [20, Điều 173]. Để đưa ra được khái niệm TTCTS, cần lưu ý rằng TTCTS phải thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, mà theo Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Cảm, phải thể hiện ba bình diện với năm đặc điểm (dấu hiệu) của nó là: a) bình diện khách quan – tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội; b) bình diện pháp lý – tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự; c) bình diện chủ quan – tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi [3, tr. 35]. Dựa vào cơ sở phân tích các quan điểm ở trên, tác giả kết luận như sau: TTCTS là hành vi lén lút, bí mật lấy tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức cố ý, xâm phạm quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành tội phạm Tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. Trong BLHS Việt Nam hiện hành, TTCTS được quy định tại Điều 173, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm bốn yếu tố nêu trên. Để làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về TTCTS trên địa bản huyện Quảng Ninh thì chúng ta cần phải tìm hiểu dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS.
  • 21. 1.1.2.1. Khách thể của Tội trộm cắp tài sản Theo khoa học luật hình sự, khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Bất kỳ tội phạm nào cũng đều xâm hại đến một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội đó [5, tr. 31]. TTCTS thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu, khách thể của TTCTS là quan hệ sở hữu tài sản. Theo Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam, quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt về tài sản. Khi xâm phạm đến quyền sở hữu của người chủ tài sản, TTCTS đồng thời xâm phạm cả ba quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Các quyền sở hữu về tài sản được Nhà nước bảo hộ trên cơ sở quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và văn bản pháp luật khác [12, tr. 24 ]. Quan hệ sở hữu tài sản là quan hệ xã hội trong đó quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định một người được coi là chủ sở hữu tài sản khi người đó có đầy đủ ba quyền năng: quyền chiếm hữu là quyền quản lý, chi phối tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác các lợi ích vật chất và tinh thần từ tài sản; quyền định đoạt là quyền quyết định số phận của tài sản như bán, cho thuê... Khi có hành vi trộm cắp tài sản (hành vi chiếm đoạt tài sản) làm cho chủ sở hữu tài sản không có khả năng thực hiện được các quyền năng đó của mình trên thực tế, nghĩa là quyền sở hữu tài sản của họ bị xâm phạm. Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm, không thể không tìm hiểu đối tượng tác động của tội phạm vì mỗi tội phạm đều xâm hại tới khách thể nhất định thông qua việc tác động đến một đối tượng cụ thể. Vì là quan hệ xã hội nên khách thể của tội phạm được cấu thành bởi ba bộ phận là chủ thể của quan hệ xã hội (con người), đối tượng của quan hệ xã hội (các sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan), nội dung của quan hệ xã hội (sự hoạt động bình thường của các chủ thể) [13, tr. 9]. Để xác định tài sản là đối tượng tác động của TTCTS trước hết phải tìm hiểu quy định về tài sản tại Bộ luật dân sự năm 2015. So với Bộ luật dân sự năm 2005 thì Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã có những sửa đổi trong quy định về tài sản. Nếu BLDS năm
  • 22. 2005 không đưa ra định nghĩa về tài sản mà chỉ quy định “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [17, Điều 163] thì tại BLDS năm 2015 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” [18, Điều 105]. Điều luật này cũng phân loại “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”. Như vậy, Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn về tài sản, tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật. Đối với hành vi trộm cắp tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản thì khách thể của TTCTS là quan hệ sở hữu tài sản, vậy đối với những tài sản không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản như: tài sản do chiếm hữu bất hợp pháp, tài sản do phạm tội mà có... thì những tài sản mà người bị chiếm đoạt có được không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Đối với TTCTS, hành vi phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, đó là sự dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản. Vì vậy, đối tượng tác động của TTCTS là tài sản, nhưng không phải mọi loại tài sản như quy định của BLDS năm 2015 đều là đối tượng tác động của TTCTS. Tài sản là đối tượng tác động của TTCTS phải có những đặc điểm nhất định, đó phải là tài sản có chủ sở hữu hoặc đang có sự quản lý, phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể, hữu hình, có giá trị và giá trị sử dụng. Có thể phân định như sau: Thứ nhất, tài sản là đối tượng tác động của TTCTS: Tài sản được xác định là đối tượng của TTCTS phải nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu hoặc những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Về mặt vật lý, tài sản là đối tượng tác động của TTCTS phải là một dạng vật chất cụ thể, tồn tại hữu hình, có thể nhìn thấy được và dịch chuyển được, bao gồm: Mội là, tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước Hai là, tài sản phải đang trong vòng kiểm soát của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, kể cả tài sản do chiếm hữu không hợp pháp như: tài sản do phạm tội mà có, tài sản có được do mua nhầm của kẻ gian… Tài sản là đối tượng tác động của TTCTS có thể là tài sản hợp pháp tức là những loại tài sản được xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu theo
  • 23. các căn cứ: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu; thu hoa lợi, lợi tức; được thừa kế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên…; chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do BLDS quy định… hoặc có thể là tài sản bất hợp pháp như do phạm tội, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự mà có. Tuy nhiên, do pháp luật hình sự không loại trừ tính chất hợp pháp hoặc bất hợp pháp của đối tượng tác động của TTCTS vì vậy, tài sản hợp pháp hay bất hợp pháp đều có thể là đối tượng tác động của TTCTS. Chẳng hạn, lợi dụng lúc trời tối vắng vẻ, A rủ B lén lút vào nhà C trộm dây chuyền C để trên bàn. Do trời tối nên cả 02 thỏa thuận, A sẽ giữ sợi dây chuyền, đến sáng hôm sau sẽ mang đi bán chia nhau tiêu xài. Tuy nhiên, tối hôm đó, do A ngủ say nên không cất sợi dây chuyền cẩn thận để D chiếm đoạt. Do hàng xóm phát hiện nên D bị bắt giữ cùng tang vật. Theo định giá của cơ quan chuyên môn, sợi dây chuyền có giá 12 triệu đồng. Trong trường hợp này, rõ ràng sợi dây chuyền là tài sản bất hợp pháp (do phạm tội mà có) nhưng D vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 173 BLHS. Ba là, tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng. Chẳng hạn, đối với vật thì không phải mọi loại vật mà chỉ những vật có giá trị, ý nghĩa nhất định. Bởi vì, theo từ điển Tiếng Việt, vật được hiểu là “cái có hình khối, tồn tại trong không gian, có thể nhận biết được”[9, tr. 1106]. Thông qua khái niệm về “vật”, ta có thể hiểu cái có hình khối tức có kích thước, có trọng lượng mà con người có thể nhận biết được thông qua các giác quan như mắt nhìn, tay sờ, cầm, nắm. Qua đó, chúng ta cảm giác được nặng, nhẹ, to, nhỏ. Cho nên vật có muôn hình, muôn vẽ. Khi phát sinh ý định chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội đều nhắm đến những đặc điểm mà tài sản đó có và vật cũng không ngoại lệ. Đó có thể là giá trị tiềm ẩn của vật, ý nghĩa về một khía cạnh nào đó được nhiều người thừa nhận… Cho nên, một vật chỉ có thể là đối tượng tác động của TTCTS khi nó có giá trị hoặc giá trị sử dụng nhất định. Bốn là, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình. Năm là, tài sản là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
  • 24. Thứ hai, Tài sản không phải là đối tượng tác động của TTCTS: Một là, "quyền tài sản" mặc dù trị giá được bằng tiền nhưng không phải là đối tượng tác động của TTCTS do đây là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn liền với quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận. Do đó, nó không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được. Hai là, tài sản là “bất động sản” cũng không phải là đối tượng tác động của TTCTS do nó có tính chất vật lý cố định, không thể dịch chuyển được như: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai... Tuy nhiên, có một số động sản mà pháp luật dân sự quy định là bất động sản do công dụng của nó (tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng) như: cánh cửa gắn với ngôi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì vẫn là đối tượng tác động của TTCTS. Ba là, những tài sản tuy là động sản, nhưng cũng không thuộc đối tượng tác động của TTCTS như: Tài sản vô chủ do đây loại tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Khi không xác định được chủ sở hữu thì không thể có căn cứ chứng minh có sự xâm phạm quyền sở hữu hay chiếm đoạt trái phép. Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc đây là những loại tài sản mà chủ sở hữu mất quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý ngoài ý chí của mình. Hành vi lấy đi tài sản của mình, do mình quản lý hoặc tài sản không còn nằm trong sự quản lý của chủ tài sản như tài sản bị bỏ quên, đánh rơi, tài sản vô chủ, hoặc tài sản chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu thì không phải là hành vi trộm cắp tài sản mà có thể cấu thành tội khác như tội Chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại Điều 176, BLHS năm 2015... Bốn là, những tài sản không thuộc sở hữu của một chủ thể cụ thể và không có giá trị nếu không được khai thác, sử dụng như: nước biển, gió trời, không khí… Năm là, những giấy tờ có giá trị nhưng không trực tiếp chuyển thành tiền được. Ví dụ như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán, giấy nợ… Sáu là, tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt. Một người có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản nhưng những tài sản đó có giá trị đặc biệt hoặc có ý nghĩa
  • 25. quan trọng, đặc biệt mà BLHS quy định đó là đối tượng tác động của một tội khác thì họ không phạm tội trộm cắp tài sản mà phạm tội khác tương ứng do BLHS quy định. Chẳng hạn, người có hành vi lén lút chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TTCTS mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 159, BLHS). Tương tự như vậy, người có hành vi chiếm đoạt các tài sản sau cũng không phạm tội trộm cắp tài sản mà phạm tội tương ứng với hành vi mà BLHS quy định như: vũ khí quân dụng, ma tuý, hàng cấm, máy bay, tàu thuỷ… Nếu người phạm tội trộm cắp những loại tài sản này thì tuỳ trường hợp cụ thể mà có thể phạm phải những tội phạm khác như: chất ma túy (Điều 252 Tội chiếm đoạt chất ma túy); tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); tàu thủy, tàu bay (Điều 282 Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ); vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); vật liệu nổ (Điều 305 Tội chiếm đoạt vật liệu nổ),... Bảy là, theo Bộ luật dân sự 2015, bất động sản và động sản có thể là tài sản hình thành trong tương lai. Đây cũng không phải đối tượng tác động của TTCTS do chưa có sự hiện hữu thực tế, không thể thực hiện hành vi chiếm đoạt khi chưa có sự tồn tại của tài sản, cũng không thể xác định chủ sở hữu đối với tài sản này. Tại Khoản 1, Điều 173, BLHS năm 2015 quy định, đối tượng tác động của TTCTS phải là tài sản của người khác. Một người có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì không phạm tội. Tuy nhiên, có hai trường hợp đặc biệt: Một là, trong trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình vẫn phạm tội trộm cắp tài sản khi tài sản đó đã được người phạm tội chuyển giao cho người khác quản lý (cho thuê, cho mượn, cầm cố…) và người phạm tội đã có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đó. Chẳng hạn, A cầm xe cho mô tô cho B với số tiền 5 triệu đồng. Sau đó, A mang tiền đến nhà B chuộc xe nhưng không thấy ai nên A đã lén lút dẫn xe đi đến địa phương khác bán. Khi quay trở về, A vẫn đến nhà B yêu cầu được chuộc lại
  • 26. xe. Do xe đã mất nên B phải trả cho A giá trị chiếc xe mà A đã cầm trước đó. Trong trường hợp này, mặc dù, A có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng A vẫn phạm tội trộm cắp tài sản. Xét hành vi phạm tội trong trường hợp này, thấy rằng, tuy người phạm tội tác động đến tài sản thuộc quyền sở hữu của mình nhưng thực chất lại nhằm gây thiệt hại về tài sản cho người khác. Hai là, trong trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu của người phạm tội không được chuyển giao cho người khác quản lý nhưng vì một lý do nào đó mà thoát khỏi (có thể chỉ là tạm thời) sự quản lý của người phạm tội và khi thực hiện hành vi, người phạm tội hoàn toàn không biết đó là tài sản của bản thân thì người đó vẫn phạm tội trộm cắp tài sản. Ví dụ: A rủ B đi trộm tài sản nhà ông C. Nhân lúc ông C đang ngủ, A và B đã lẻn vào nhà lấy trộm được một hộp bên trong đựng 01 chiếc nhẫn vàng 2 chỉ. Sau khi chiếm đoạt được, A và B thỏa thuận A sẽ mang chiếc nhẫn này đi bán, tiền kiếm được sẽ chia đôi. Nhưng khi về nhà, A nhận ra đó là chiếc nhẫn của mình. Sáng hôm sau, A ra hiệu cầm đồ để cầm chiếc nhẫn, đang đi trên đường thì bị Công an bắt về hành vi trộm cắp tài sản, tang vật lại chính là chiếc nhẫn của A. Trong trường hợp này, mặc dù, chiếc nhẫn vàng là của A bị thất lạc nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về TTCTS. Bởi vì, dấu hiệu “tài sản của người khác” chỉ có giá trị đối với mặt chủ quan của người phạm tội. Họ cho rằng đó là tài sản của người khác nên mới lén lút chiếm đoạt, chứ không bắt buộc bản chất tài sản phải là của người khác. Cho nên, việc A chiếm đoạt được chính chiếc nhẫn của mình chỉ là sự ngẫu nhiên chứ không phải là việc mà A đã ý thức được trước đó. Việc xác định nguồn gốc tài sản chỉ có giá trị đối với vấn đề xử lý tài sản đó. Như vậy, để xác định tài sản là đối tượng tác động của TTCTS, Cơ quan tiến hành tố tụng bên cạnh việc nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan còn cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể trong từng trường hợp. Ví dụ: muốn xác định tài sản là di vật, cổ vật cần căn cứ vào các quy định của Luật Di sản văn hóa; việc xác định tài sản trộm cắp là phương tiện sống chính của người bị hại và gia đình thì tài sản đó phải là tài sản đặc
  • 27. biệt quan trọng, là chỗ dựa, phương tiện mưu sinh duy nhất của người bị hại và gia đình mà nếu mất đi tài sản đó thì người bị hại và gia đình lâm vào tình trạng khó khăn… 1.1.2.2. Mặt khách quan của Tội trộm cắp tài sản Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm bao gồm: hành vi (khách quan) nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cũng như những biểu hiện bên ngoài khác liên quan đến việc thực hiện tội phạm như: công cụ phương tiện, địa điểm, thời gian phạm tội... [6, tr. 98]. Biểu hiện thứ nhất thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi phạm tội. BLHS quy định tội phạm phải được thể hiện bằng hành vi. Theo đó, hành vi khách quan của tội phạm là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển, có tính nguy hiểm cho xã hội và được quy định trong BLHS. Hành vi thuộc mặt khách quan của TTCTS là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút. Trong đó, chiếm đoạt được hiểu là “hành vi cố ý chuyển dịch bất hợp pháp – có thể là là dịch chuyển về mặt pháp lý, có thể là về mặt thực tế, trong đó người chiếm đoạt đã sử dụng biện pháp, phương thức không được pháp luật cho phép tước bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đang thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý hợp pháp của người đó” [2, tr. 234]. Theo như khái niệm trên thì mọi hành vi dịch chuyển tài sản bất hợp pháp đều phạm tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác có liên quan. Chẳng hạn, một người thực hiện hành vi dịch chuyển bất hợp pháp với những loại tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên người thực hiện hành vi đó không có mục đích chiếm đoạt thì người đó không phạm tội. Vì vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án trộm cắp tài sản việc xác định mục đích chiếm đoạt là vô cùng quan trọng nhằm xác định đúng hành vi phạm tội trộm cắp tài sản. Hành vi chiếm đoạt làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Tuy nhiên, chủ sở hữu không mất quyền sở hữu của mình mà chỉ mất khả năng thực tế
  • 28. thực hiện các quyền cụ thể. Cho nên, hành vi chiếm đoạt trong TTCTS xâm phạm các quyền năng của chủ sở hữu, làm cho chủ sở hữu mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của mình trên thực tế. Đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của TTCTS là hành vi lén lút, không có việc lén lút thì không phải là trộm cắp. Các nghiên cứu đều xem lén lút là thủ đoạn chiếm đoạt của TTCTS và đã lén lút thì có nghĩa là bí mật, không công khai. Nếu một hành vi chiếm đoạt tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản (gọi tắt là chủ tài sản) thì không thể coi đó là hành vi trộm cắp, mà hành vi trộm cắp phải được thực hiện một cách lén lút, vụng trộm với chủ tài sản. “lén lút” là hành vi: “cố giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra do có ý gian” [9, tr. 467]. Trong TTCTS, hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản phải có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong những dấu hiệu đó sẽ không thể hiện được bản chất của sự lén lút, bởi nếu làm một việc quang minh thì không bao giờ phải lén lút. Nói cách khác, lén lút là hành vi của một người cố ý thực hiện một việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết, nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ. Người phạm tội không những chỉ có ý thức che giấu hành vi mà còn có ý thức che giấu tính bất hợp pháp của hành vi đó. Hành vi khách quan của tội này khác với các tội chiếm đoạt tài sản khác ở dấu hiệu lén lút trong hành vi chiếm đoạt tài sản mà người khác đang quản lý (trong sự chiếm hữu của người khác, trong khu vực quản lý, bảo quản). Nếu một người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác, đã chiếm đoạt được tài sản nhưng sau đó bị phát hiện và chống trả để giữ bằng được tài sản đó thì hành vi phạm tội đã chuyển hóa từ TTCTS sang Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy nhiên, nếu tất cả các hành vi lén lút của TTCTS đều được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm thì việc nhận biết chúng sẽ dễ dàng hơn và việc định tội danh cũng sẽ đơn giản hơn. Nhưng bởi thực tế, hành vi lén lút có nhiều cách thể hiện. Có những hành vi lén lút được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm (trường hợp che giấu toàn bộ sự việc phạm tội), ví dụ: Nguyễn Thị B là người giúp việc cho gia đình anh H, nhân lúc chủ nhà đi vắng B đã lấy trộm tài sản rồi bỏ đi. Nhưng cũng có những hành vi lén lút lại được thực hiện một cách công khai, trắng trợn không có ý định che đậy hay giấu diếm
  • 29. hành vi của người phạm tội (trường hợp chỉ che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài sản) [10, tr. 10]. Sự công khai ở đây có hai hình thức: Một là, công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi: là trường hợp người phạm tội chỉ thực hiện việc lén lút với chủ tài sản, còn những người xung quanh, người phạm tội không cần giấu diếm hay che đậy hành vi vi phạm pháp luật của mình như: người phạm tội ngang nhiên móc trộm ví của chủ tài sản ngay trước sự chứng kiến của những người xung quanh nhân lúc chủ tài sản không để ý. Hai là, công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã được che đậy: là trường hợp người phạm tội công khai thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, nhưng bản chất tội phạm của hành vi được che đậy, ngụy trang bằng những thủ đoạn khác, ví dụ: người phạm tội giả là nhân viên chở hàng của công ty đã ngang nhiên chở hàng ra khỏi công ty trước sự chứng kiến của nhân viên trong công ty. Như vậy, dù là hành vi chiếm đoạt được thực hiện công khai hay giấu diếm thì đều có chung bản chất là lén lút chiếm đoạt đối với chủ tài sản. Trường hợp hành vi chiếm đoạt được thực hiện công khai trước mắt những người không có trách nhiệm đối với tài sản hoặc không hiểu bản chất của hành vi thì vẫn là trộm cắp tài sản. Trên đây đã đề cập đến hành vi trộm cắp tài sản, đó là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đối với chủ tài sản. Chủ tài sản có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc người có trách nhiệm đối với tài sản (gọi là người quản lý tài sản). Một là, đối với chủ sở hữu tài sản. Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự là người có đầy đủ ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản, những quyền năng này được pháp luật ghi nhận bảo vệ và không bị giới hạn, gián đoạn. Hai là, đối với người quản lý tài sản. Trước hết “quản lý” được hiểu là “trông coi giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” [9, tr. 800]. Như vậy, người quản lý tài sản là người đang nắm giữ, trông coi, bảo vệ tài sản nhưng không phải chủ sở hữu và không có quyền định đoạt tài sản đó: Người quản lý tài sản có thể là người trực tiếp quản lý tài sản khi tài sản đang nằm trong sự chi phối trực tiếp của họ hoặc là người quản lý gián tiếp khi họ không trực
  • 30. tiếp nắm giữ tài sản nhưng do tính chất công việc nên họ có trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản (ví dụ: Tiền của cơ quan do thủ quỹ trực tiếp quản lý nhưng hết giờ làm việc bảo vệ có trách nhiệm trông coi số tài sản đó) hoặc khi tài sản đó là của cơ quan Nhà nước nhưng để nơi công cộng sinh hoạt chung như: công tơ điện do người trông coi trạm biến áp quản lý nhưng được đặt ở bên đường; Người quản lý tài sản cũng có thể là người quản lý trong trường hợp bình thường khi được chủ sở hữu giao quản lý tài sản thông qua hợp đồng trông giữ tài sản, hoặc là người quản lý tài sản trong trường hợp đặc biệt, khi có sự kiện pháp lý xảy ra sẽ phát sinh trách nhiệm quản lý tài sản, thực tế thường là trường hợp người đó tự nguyện đứng ra trông coi quản lý tài sản cho chủ sở hữu. Ví dụ: khi chủ nhà đi vắng thì nhà bị cháy, hàng xóm đã dập đám cháy và bảo vệ tài sản cho chủ nhà chờ khi chủ nhà về sẽ giao lại tài sản hoặc khi chủ sở hữu không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình; hoặc A và B đang đi xe trên đường thì bị tai nạn, A ngất đi còn B vẫn tỉnh táo, khi đó phát sinh trách nhiệm quản lý tài sản của B đối với tài sản của A. Trong trường hợp trên, bất kể đó là chủ sở hữu hay người quản lý tài sản, người quản lý trực tiếp hay gián tiếp, người quản lý trong trường hợp bình thường hay trường hợp đặc biệt thì người phạm tội muốn chiếm đoạt tài sản đều phải lén lút với những người này. Nội dung biểu hiện thứ hai thuộc mặt khách quan của TTCTS là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Hậu quả nguy hiểm của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự, được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành nên khách thể (đối tượng tác động của tội phạm). Bất kỳ tội phạm nào cũng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng dấu hiệu hậu quả của tội phạm không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Đối với TTCTS, hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của tài sản được gọi là thiệt hại về tài sản, thể hiện dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt. Trong cấu thành TTCTS, hậu quả của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt có
  • 31. giá trị ở mức nhất định (từ hai triệu đồng trở lên - trong trường hợp thông thường), dựa vào mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt điều luật đã phân chia thành các khung hình phạt tương ứng với các mức độ hậu quả đó. Nội dung biểu hiện thứ ba thuộc mặt khách quan của tội phạm là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Theo nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam: một người phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của họ gây ra, tức là giữa hành vi phạm tội và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau. Đối với TTCTS, hậu quả thiệt hại về tài sản (mất tài sản) chính là kết quả của hành vi trộm cắp tài sản. Ngoài dấu hiệu hành vi phạm tội, thủ đoạn phạm tội, trong mặt khách quan của tội phạm còn có công cụ, phương tiện phạm tội. Đối với cấu thành cơ bản của TTCTS, công cụ, phương tiện phạm tội không phải là yếu tố bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định dấu hiệu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Bởi vì những dấu hiệu này góp phần xác định tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, và cũng thông qua đó giúp chúng ta xác định được những nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời, đối với trường hợp một người có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản người khác nhưng sử dụng công cụ, phương tiện tinh vi như: mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thì người thực hiện hành vi chiếm đoạt không phạm tội trộm cắp tài sản mà phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài được quy định tại Điều 290, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). 1.1.2.3. Chủ thể của Tội trộm cắp tài sản Theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [20, Điều 2] và “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện...” [20, Điều 8].
  • 32. Như vậy có thể thấy, theo luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm có thể là con người cụ thể hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong BLHS. Chủ thể của TTCTS theo luật hình sự Việt Nam là cá nhân, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của TTCTS. Tội phạm theo luật hình sự Việt Nam phải có tính có lỗi, do vậy chỉ những người có lỗi trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mới có thể là chủ thể của tội phạm, đó là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Năng lực TNHS là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình theo đòi hỏi của xã hội. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển được hành vi đó. Do đó chỉ những người có năng lực TNHS mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm. Luật hình sự Việt Nam không quy định thế nào là người có năng lực TNHS mà chỉ quy định những trường hợp được coi là không có năng lực TNHS (Điều 21) và tuổi chịu TNHS (Điều 12), theo đó một người khi đạt độ tuổi luật định và không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS thì đương nhiên được coi là người có năng lực TNHS. Điều 12, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều theo Khoản 2 Điều này”. Điểm c,d, Khoản 1, Điều 9, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
  • 33. Như vậy, người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về TTCTS theo Khoản 3, 4, Điều 173, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Người từ đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về TTCTS trong mọi trường hợp phạm tội. 1.1.2.4. Mặt chủ quan của Tội trộm cắp tài sản Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: Lỗi của người phạm tội, mục đích phạm tội, động cơ phạm tội trong đó lỗi là yếu tố được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm [6, tr. 101]. Nguyên tắc lỗi là nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt nam, một người phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội khi họ có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó. Người thực hiện hành vi bị coi là có lỗi nếu họ có sự tự do lựa chọn thực hiện hành vi đó trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Do vậy, lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý. Đối với TTCTS, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình khi thực hiện hành vi chiếm đoạt. Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. Về mặt ý chí, người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, mong muốn chiếm đoạt được tài sản, hậu quả này người phạm tội đã thấy trước và nó hoàn toàn phù hợp với mục đích của người phạm tội. Biểu hiện thứ hai thuộc mặt chủ quan của TTCTS là mục đích phạm tội. Mục đích phạm tội được hiểu là kết quả mà người phạm tội hướng tới, nhằm đạt được khi thực hiện tội phạm. Mục đích của người phạm tội trộm cắp tài sản là mục đích chiếm đoạt. Người phạm tội mong muốn chiếm đoạt được tài sản của người khác biến nó thành tài sản của mình. Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản, hành vi này đã thể hiện được mục đích của người phạm tội, tuy nó không được nhà làm luật quy định trong cấu
  • 34. thành tội phạm nhưng nó là dấu hiệu bắt buộc, mục đích này luôn được đặt ra trước khi người phạm tội thực hiện tội phạm. Ngoài ra còn phải kể đến động cơ phạm tội, đó là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội phạm. Động cơ phạm tội trong TTCTS là động cơ vụ lợi, nhưng đó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành TTCTS. 1.2. Đồng phạm và các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản 1.2.1. Đồng phạm trộm cắp tài sản Tội phạm nói chung cũng như TTCTS nói riêng không chỉ thực hiện bởi một người mà có thể được thực hiện bởi nhiều người mà giữa họ đã có sự thống nhất ý chí, cố ý cùng thực hiện một tội phạm, trường hợp phạm tội đặc biệt này trong khoa học luật hình sự gọi là đồng phạm. Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Khái niệm đồng phạm được quy định như sau: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.” [20, Điều 17]. Như vậy, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm. Giữa những người phạm tội đó có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí giữa những người phạm tội. Từ khái niệm trên có thể rút ra một số dấu hiệu về đồng phạm trộm cắp tài sản như sau: Thứ nhất, dấu hiệu về mặt khách quan: đồng phạm trộm cắp tài sản phải có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện là chủ thế của tội phạm, tức là đủ 14 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp không có năng lực TNHS. Đồng thời, những người đồng phạm đó cùng thực hiện TTCTS với một trong các hành vi sau: Hành vi trực tiếp thực hiện trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là người thực hành;
  • 35. Hành vi cầm đầu, chủ mưu, chỉ huy việc thực hiện trộm cắp tài sản, người có hành vi này là người tổ chức; Hành vi dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện trộm cắp tài sản, người có hành vi này là người xúi giục; Hành vi giúp đỡ về vật chất hay tinh thần cho người khác thực hiện trộm cắp tài sản, người có hành vi này gọi là người giúp sức. Ví dụ: A có ý định trộm cắp tài sản nên đã bàn với B và nhờ B đánh bộ chìa khóa đề mở cửa vào nhà người khác trộm cắp tài sản. Trong trường hợp này A và B là đồng phạm, A là người thực hành còn B là người giúp sức. Thứ hai, dấu hiệu về mặt chủ quan: trước hết, lỗi của những người đồng phạm trộm cắp tài sản là lỗi cố ý. Mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Về lý trí, mỗi người đồng phạm biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết những người khác cũng có hành vi nguy hiểm cùng với mình. Đồng thời, mỗi người đồng phạm còn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Về ý chí, những người đồng phạm mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của những người đồng phạm khi thực hiện TTCTS là chiếm đoạt được tài sản. Trong thực tế, đồng phạm trộm cắp tài sản được thể hiện dưới những hình thức khác nhau như: đồng phạm có thông mưu trước và đồng phạm không có thông mưu trước, đồng phạm giản đơn và phạm tội có tổ chức trong đó phạm tội trộm cắp tài sản có tổ chức là hình thức đồng phạm phổ biến, gây thiệt hại lớn cho xã hội. Đối với đồng phạm trộm cắp tài sản, không chỉ có đồng phạm hành động mà còn có đồng phạm không hành động. Đó là trường hợp những người đồng phạm trộm cắp tài sản không hành động phạm tội, ví dụ: A thỏa thuận với B là bảo vệ của công ty C không khóa cửa kho để đến đêm A vào kho lấy trộm tài sản của công y C. Trong trường hợp này A và B là đồng phạm trộm cắp tài sản, A là người thực hành còn B là người giúp sức (không hành động phạm tội).
  • 36. Các quy định của BLHS năm 2015 về đồng phạm mang tính kế thừa những quy định của BLHS năm 1999. Tuy nhiên, việc vận dụng đúng khái niệm đồng phạm trong thực tiễn tố tụng để giải quyết các vụ án là rất quan trọng. Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể áp dụng các quy định pháp luật này một cách chính xác và đạt hiệu quả cao. 1.2.2. Các giai đoạn thực hiện Tội trộm cắp tài sản Tội phạm không phải lúc nào cũng được thực hiện đến cùng mà có thể được thực hiện ở những mức độ khác nhau do nhiều nguyên nhân mà trong khoa học luật hình sự gọi là các giai đoạn thực hiện tội phạm. Nghiên cứu các giai đoạn thực hiện tội phạm giúp xác định đúng TNHS của người phạm tội. Ở mỗi giai đoạn phạm tội, BLHS có các quy định khác nhau về TNHS của người phạm tội. Để nghiên cứu TTCTS một cách toàn diện, cần nghiên cứu về các giai đoạn thực hiện TTCTS. Theo đó, các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm tội trộm cắp tài sản bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. 1.2.2.1. Chuẩn bị phạm Tội trộm cắp tài sản Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm [1, tr. 162]. Thời điểm sớm nhất của giai đoạn này là khi người phạm tội bắt đầu có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hay tinh thần giúp cho việc thực hiện tội phạm có thể xảy ra hoặc xảy ra thuận lợi hơn. Thời điểm muộn nhất của giai đoạn này là trước khi người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Tất cả những hành vi được thực hiện trong giai đoạn này đều chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của tài sản - là đối tượng tác động của TTCTS để gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu là khách thể của tội phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản thường là những hành vi sau: hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, ví dụ như: người phạm tội đã chuẩn bị sẵn kìm để cậy cửa đột nhập vào nhà người khác lấy trộm tài sản; hành vi chuẩn bị kế hoạch, thăm dò địa điểm phạm tội hay thăm dò người quen nạn nhân, người bị hại, ví dụ: người
  • 37. phạm tội đóng giả là khách lạ qua đường làm quen chủ nhà và xin ngủ nhờ qua đêm với ý định nửa đêm chờ lúc chủ nhà ngủ say sẽ lấy trộm tài sản. Đối với TTCTS có thể không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội mà nhiều trường hợp người phạm tội không có sự chuẩn bị từ trước cho việc thực hiện tội phạm mà chỉ lợi dụng sơ hở, chủ quan của chủ tài sản nên nảy sinh ý định trộm cắp, ví dụ: A đang đi chơi về thì thấy một chiếc xe đạp dựng ngoài cổng nhà B nên đã dắt chiếc xe đạp đó đi. Theo quy định tại Điều 147, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì ở giai đoạn này người phạm tội chưa có hành vi chiếm đoạt tài sản nên họ chỉ phải chịu TNHS về TTCTS rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo Điều 14, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: “Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy, theo BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì ở giai đoạn này người phạm tội không phải chịu TNHS về TTCTS. 1.2.2.2. Phạm Tội trộm cắp tài sản chưa đạt Phạm tội chưa đạt là giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội [1, tr. 164]. Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng đã không thực hiện được đến cùng. Hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm, có thể người phạm tội thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan như: người phạm tội đang mở khóa định đột nhập vào nhà lấy trộm tài sản thì bị chủ nhà phát hiện hoặc người phạm tội đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa thực hiện được đến cùng, chưa gây thiệt hại tài sản, ví dụ: người phạm tội đang giấu tài sản vừa chiếm được thì bị chủ tài sản phát hiện thu giữ... Phân tích các dấu hiệu (đặc điểm) của phạm tội chưa đạt cho thấy: Về phương diện khách quan: phạm tội TCTS chưa đạt bao gồm bốn dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản sau:
  • 38. Đây là một giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành (hay sơ bộ) thứ hai trong các giai đoạn phạm tội do lỗi cố ý trực tiếp. Chủ thể đã bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173, BLHS (hay nói một cách khác, hành vi phạm tội chưa đạt đã xâm phạm đến các quan hệ sở hữu tài sản được luật hình sự xác lập và bảo vệ). Chủ thể chưa (hoặc không) thực hiện được hành vi phạm tội đến cùng (có nghĩ hành vi của người này chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm) là do nguyên nhân khách quan khác nhau nào đó ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Hậu quả của tội phạm mà người phạm tội mong muốn đạt được đã không xảy ra hoặc nếu có thể xảy ra thì chưa thỏa mãn với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm tương ứng tại Điều 173, BLHS năm 2015. Về phương diện chủ quan: Phạm tội chưa đạt bao gồm hai dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản sau: Lỗi của người phạm tội trong giai đoạn này là cố ý trực tiếp vì lý luận khoa học luật hình sự đã chứng minh, mặt lập pháp hình sự đã ghi nhận và thực tiễn xét xử đã thừa nhận chỉ có lỗi cố ý trực tiếp mới tồn tại các giai đoạn phạm tội. Mục đích phạm tội là mong muốn thực hiện hoàn thành hành vi phạm tội và mong muốn cho hậu quả của tội phạm xảy ra, nhưng hậu quả không xảy ra như dự định của người phạm tội. Như vậy qua các phân tích ở trên cho thấy, ở giai đoạn này, bản thân người phạm tội muốn thực hiện tội phạm đến cùng nhằm chiếm đoạt được tài sản nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn người phạm tội đã không thực hiện được tội phạm đến cùng. Do đó, theo quy định tại Điều 15, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) họ phải chịu TNHS về TTCTS. 1.2.2.3. Tội trộm cắp tài sản hoàn thành
  • 39. Tội phạm hoàn thành là giai đoạn phạm tội mà hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm [1, tr. 168]. Khi tội phạm hoàn thành đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội. TTCTS là tội phạm có cấu thành vật chất, tội phạm hoàn thành khi đã gây ra hậu quả là thiệt hại tài sản. Nhưng trên thực tế việc xác định thời điểm hoàn thành của TTCTS không đơn giản, còn nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã tạo ra được khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cho mình. Còn có ý kiến cho rằng, tội phạm hoàn thành khi chủ sở hữu mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của mình trên thực tế [10, tr. 26]. Có thể thấy rằng, hành vi chiếm đoạt tài sản là quá trình tạo khả năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cho người phạm tội đồng thời làm mất việc thực hiện các quyền năng đó trên thực tế của chủ sở hữu. Song hai quá trình này không phải lúc nào cũng diễn ra đồng thời, mà có khi người phạm tội đã làm mất khả năng thực hiện quyền sở hữu của chủ sở hữu nhưng chưa tạo ra được khả năng thực hiện các quyền đó cho mình, ví dụ: người phạm tội đã lấy trộm được một số máy móc của xí nghiệp A nhưng do máy móc quá cồng kềnh nên giấu vào một nơi chưa mang được về nhà. Khi chủ sở hữu mất đi khả năng thực hiện các quyền của mình đối với tài sản thì quyền sở hữu của họ đã bị xâm phạm, vì vậy thời điểm hoàn thành của TTCTS là kể từ khi chủ sở hữu tài sản mất khả năng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình trên thực tế, không cần biết người phạm tội đã thực hiện được các quyền đó hay chưa. Từ thực tiễn xét xử, có thể xác định thời điểm hoàn thành TTCTS dựa vào tính chất của tài sản bị chiếm đoạt như sau: nếu tài sản nhỏ gọn dễ cất giấu thì thời điểm hoàn thành tội phạm là kể từ khi người phạm tội đã cất giấu được tài sản đó; nếu tài sản cồng kềnh và có khu vực bảo quản riêng thì tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội đã mang tài sản ra khỏi khu vực bảo quản đó; nếu tài sản cồng kềnh và không có khu vực bảo quản riêng thì tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội đã dịch chuyển tài khoản đó khỏi vị trí ban đầu.
  • 40. Nếu căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt thì TTCTS hoàn thành trong các thời điểm sau: khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản có trị giá từ hai triệu đồng trở lên, khi người phạm tội đã chiếm được tài sản có trị giá dưới hai triệu đồng nhưng “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt “, “đã bị kết án về TTCTS hoặc về một trong các tội: cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản; cướp giật tài sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích”, “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội”, “tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” hoặc “Tài sản bị chiếm đoạt là di vật, cổ vật” . Đối với TTCTS, đồng phạm và các giai đoạn thực hiện tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ở giai đoạn tội phạm hoàn thành nhưng chưa kết thúc vẫn có thể có đồng phạm bởi vì vấn đề còn có thể tham gia tiếp với tư cách là người đồng phạm hay không không phụ thuộc vào thời điểm tội phạm hoàn thành mà phụ thuộc vào thời điểm tội phạm kết thúc. Hơn nữa, đối với đồng phạm tội trộm cắp tài sản, những người đồng phạm không chỉ muốn dừng lại ở việc hoàn thành tội phạm mà đều hướng tới mục đích chung là chiếm đoạt được tài sản, biến tài sản đó thành tài sản của mình song mục đích này trên thực tế không dễ gì đạt được, những người đồng phạm vẫn cần phối hợp hành động để chiếm được và kiểm soát được tài sản đó, ví dụ: A đã lấy trộm được một số tài sản của cơ quan B nhưng sợ bị phát hiện nên đã đem giấu vào một nơi khác mà chưa mang về nhà (TTCTS đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc), hôm sau A gọi C đến giúp mình mang số tài sản đó về nhà rồi đưa đi bán, chia nhau tiêu xài cá nhân. Ở đây, A và B là đồng phạm trộm cắp tài sản ở giai đoạn tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa kết thúc. Như vậy, qua việc tìm hiểu dấu hiệu pháp lý hình sự của TTCTS có thể thấy: TTCTS là hành vi lén lút, bí mật lấy tài sản của người khác với mục đích chiếm đoạt, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện dưới hình thức cố ý, xâm phạm quyền sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. TTCTS có thể được thực hiện dưới hình thức thông thường, có thể được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Nó có thể được thực hiện đến cùng khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, làm chủ sở