SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN VĂN MẠNH
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
DO CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN VĂN MẠNH
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG
NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
DO CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Tài chính công
Mã số: 834201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: Nguyễn Ngọc Hùng
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng. Các số liệu và kết quả sử dụng trong bài luận
văn này là hoàn toàn trung thực và trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Phan Văn Mạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Đào tạo Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc
Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công
chức ngành Thuế tỉnh Đồng Tháp, những người đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc
cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu cho tôi trong quá trình tìm tư
liệu tại cơ quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng10 năm 2019
Người thực hiện đề tài
Phan Văn Mạnh
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2
3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu: ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2
4.1. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................2
4.2. Dữ liệu nghiên cứu:....................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .........................................................2
6. Kết cấu của luận văn .........................................................................................3
CHƯƠNG 1..........................................................................................................4
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH .....................................4
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................4
1.1. Khái niệm và phân loại nợ thuế......................................................................4
1.1.1. Khái niệm thuế ........................................................................................4
1.1.2. Khái niệm nợ thuế ...................................................................................5
1.1.3. Đặc điểm của nợ thuế..............................................................................6
1.1.4. Phân loại nợ thuế.....................................................................................8
1.2. Vai trò và yêu cầu của quản lý nợ thuế ........................................................11
1.2.1. Vai trò quản lý nợ thuế..........................................................................11
iv
1.2.2. Yêu cầu quản lý nợ thuế.......................................................................12
1.2.3. Các Phương pháp quản lý nợ thuế.........................................................12
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................13
1.4. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số tỉnh thành...................................17
1.4.1. Tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh. ............................................................17
1.4.2. Cục Thuế tỉnh Cà Mau. .........................................................................19
1.4.3. Cục Thuế thành phố Hải Phòng ............................................................21
1.4.4. Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế ..........................................................21
1.4.5. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk .........................................................................22
1.4.6. Bài học cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.................................................23
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế .............................................25
1.5.1. Nhóm yếu tố từ phía cơ quan quản lý thuế ...........................................25
1.5.2. Nhóm yếu tố tác động do thời thời tiết, khí hậu....................................26
1.5.3. Nhóm yếu tố từ phía người nộp thuế.....................................................26
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................28
CHƯƠNG 2........................................................................................................29
THỰC TRẠNG NỢ THUẾ VÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ...........................................29
2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.......................................................29
2.1.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. ........29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp: ....................................29
2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản
lý. 31
2.2.1. Các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. .................................31
2.2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp...............................................32
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng
Tháp quản lý......................................................................................................36
v
2.3. Thực trạng quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế Đồng
Tháp.......................................................................................................................38
2.3.1. Tình hình thu tiền thuế nợ .....................................................................38
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế.....................................................40
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp của Cục
Thuế Đồng Tháp. ..................................................................................................46
2.4.1. Những thành quả ...................................................................................46
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................47
2.4.2.1. Những hạn chế................................................................................47
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế...............................................................50
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................54
CHƯƠNG 3........................................................................................................55
GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NỢ THUẾ...................................55
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DO CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ .55
3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp.........55
3.1.1. Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế ..............55
3.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người nộp thuế..................56
3.1.3. Tăng cường trách nhiệm của phòng Quản lý nợ và công chức thuế trong
công tác quản lý nợ thuế ...................................................................................57
3.2. Một số kiến nghị về hệ thống pháp luật liên quan quản lý thuế...................59
3.2.1. Kiến nghị với Tổng cục Thuế................................................................59
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Tháp ..................................................60
3.2.3. Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan .......................................61
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................62
KẾT LUẬN ........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................65
vi
iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CQT : Cơ quan thuế
DN : Doanh nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
KBNN : Kho bạc nhà nước
NNT : Người nộp thuế
NSNN : Ngân sách nhà nước
QLN : Quản lý nợ
QLN&CCNT : Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
TMS : Ứng dụng quản lý thuế tập (Tax Managment System)
UBND : Ủy ban nhân dân
vi
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1
Bảng phân loại các doanh nghiệp do Cục Thuế
tỉnh Đồng Tháp quản lý
31
Bảng 2.2 Tình hình thu NSNN của tỉnh Đồng Tháp 32
Bảng 2.3
Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục
Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý
34
Bảng 2.4
Tình hình nợ thuế phân theo loại hình doanh
nghiệp
35
Bảng 2.5
Tình hình thu NSNN và nợ đọng thuế của các
doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
quản lý
38
Bảng 2.6
Tình hình nợ thuế theo sắc thuế của các doanh
nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý
41
Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ thuế phân loại theo tính chất nợ thuế 44
vi
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Số hiệu/hình Tên hình/đồ thị Trang
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp 30
Đồ thị 2.1
Tình hình nợ đọng thuế của các doanh nghiệp
do Cục Thuế quản lý
39
vi
vii
TÓM TẮT
Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá thực trạng nợ thuế và quản lý nợ của
các doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục
Thuế quản lý. Do đó, luận văn tìm hiểu cơ sở lý thuyết về công tác quản lý nợ,
nguyên nhân nợ. Từ cơ sở này, luận văn phân tích thực trạng công tác quản lý nợ
thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ thuế của các doanh nghiệp. Dựa trên những
phân tích này, tác giả chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân trong thực tiễn. Từ đó, tác
giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để khắc phục tình trạng nợ thuế thuế của
các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý.
Nghiên cứu cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền
và đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh
nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý, đó là: (1) Tăng cường công tác quản lý,
đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế; (2) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người
nộp thuế; (3) Tăng cường trách nhiệm của phòng Quản lý nợ và công chức thuế
trong công tác quản lý nợ thuế.
Tác giả hy vọng đây là những giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn có thể
triển khai để góp phần khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục
Thuế Đồng Tháp quản lý.
Từ khóa: Khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp ./.
x
ABSTRACT
The main objective of the thesis was to evaluate the current status of tax debt
and debt management of businesses find the cause of the business tax debt by the
Taxation Department Management. Hence the thesis learn the theoretical basis of
the management of debt owed cause. From this base the thesis analyzed the
situation of arrears management and factors affecting the tax debt of enterprises.
Based on this analysis the authors point out the causes limited in practice. From that
authors make recommendations appropriate solutions to overcome the tax debts of
the business tax due to the Tax Department of Dong Thap management. The study
also made recommendations to the competent authority and the proposed three
solutions to overcome the tax debts of enterprises by the Taxation Department of
Dong Thap management that is (1) Intensify management and compulsive urge tax
liabilities (2) promote education taxpayers (3) strengthen the responsibility of the
debt management office and tax officers in the management of tax debt. The author
hopes this is the solution meaningful and practical science can be deployed to help
to redress the tax liabilities of the enterprise by managing the Tax Department of
Dong Thap.
Keywords: Overcome the situation of the business tax debt./.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, tiền thu từ thuế đảm
bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng như đảm bảo an sinh xã hội.
Thuế có đặc điểm là một khoản thu không hoàn trả trực tiếp và liên quan đến lợi
ích trực tiếp của người nộp thuế nên trong thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp… vẫn còn tâm lý chây ì nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế, thậm chí còn có
hiện tượng trốn thuế làm cho số nợ đọng thuế còn rất lớn, nhiều khoản nợ thuế tồn
tại nhiều năm không có khả năng thu, nhiều đối tượng có nợ thuế đã không còn tồn
tại do bị giải thể, mất tích… gây thất thu lớn cho NSNN; Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007 và Luật
số 21/2012/QH13 sửa đổi Luật quản lý thuế có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Hệ
thống quản lý thu thuế từ quản lý theo sắc thuế nay chuyển sang quản lý theo chức
năng đó là: Chức năng Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Chức năng Kê khai -
kế toán thuế; Chức năng Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế và chức năng Thanh tra
kiểm tra thuế. Như vậy quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một khâu quan trọng
trong hệ thống quản lý thuế, là một chức năng chính của quản lý thuế. Trong bối
cảnh nền kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, số nợ
đọng về thuế diễn ra phổ biến. Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế có vai
trò quan trọng trong việc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho
NSNN nhằm chống thất thu thuế cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của
đối tượng nộp thuế đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Trong bối cảnh
đó Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai công tác quản lý thuế trong đó
có công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã mang lại kết quả tích cực, song vẫn
còn gặp nhiều khó khăn tồn nợ đọng do Quyết định Thanh tra, kiểm tra từ năm 2000
đến nay, doanh nghiệp tự ngưng nghỉ kinh doanh, giải thể không đúng Luật Doanh
nghiệp, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, một số doanh nghiệp bị truy tố hình sự vẫn
còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp nợ khó thu có xu hướng tăng hàng tháng, đây là vấn
2
đề bức xúc cần có giải pháp khắc phục. Xuất phát từ những luận cứ trên nên tôi
chọn đề tài “Giải pháp khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do
Cục Thuế Đồng Tháp quản lý” để làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng nợ thuế và quản lý nợ
thuế của các doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ thuế của các
doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng nợ thuế và quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp.
3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu:
Thực trạng nợ thuế và quản lý nợ của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh
Đồng Tháp từ 2012 - 2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia để phân tích, đánh giá tình trạng nợ thuế
và quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý, từ đó
tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ thuế và đề xuất các giải pháp khắc phục.
4.2. Dữ liệu nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các nguồn dữ liệu sau:
- Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo công tác quản lý nợ và báo cáo tổng kết năm
công tác thuế của Cục Thuế Đồng Tháp từ năm 2012 đến năm 2018.
- Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn Lãnh đạo quản lý nợ và các công chức làm
công tác quản lý nợ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài thêm bằng chứng thực nghiệm về nợ thuế
và quản lý nợ thuế của doanh nghiệp.
3
- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý thuế và người
đọc có nhu cầu.
- Là cơ sở quan trọng cho Cục Thuế tỉnh Đồng tháp nâng cao hiệu quả quản
lý thuế, chống nợ thuế.
- Giúp các nhà làm luật có căn cứ hoàn thiện chính sách thuế, khắc phục tình
trạng nợ thuế.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 03 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài.
Chương 2: Thực trạng nợ thuế và quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp tại
Cục Thuế Đồng Tháp quản lý.
Chương 3: Giải pháp khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do
Cục Thuế Đồng Tháp quản lý.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm và phân loại nợ thuế.
1.1.1. Khái niệm thuế.
Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước.
Gaston Jeze trong cuốn: “Tài chính công” xuất bản năm 1998 từ Kessinger
Pbublising, LLC cho rằng: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác
định, không hoàn trả trực tiếp cho công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con
đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của Nhà nước”. Đây là khái niệm
được ra đời khá sớm và cũng nổi tiếng về thuế, có tính chất khái quát cao được coi
là cơ sở của các khái niệm sau này. Tuy nhiên, khái niệm này cũng không phân định
thuế được bù đắp vào công việc gì và trong nhiều trường hợp, thuế không chỉ bù
đắp chi tiêu mà còn dùng để phát triển kinh tế, xã hội.
Tác giả Joseph E. Stiglitz. Trong cuốn “Economics of Public Sector” từ nhà
xuất bản Third Edition, WW. Norton & Company năm 2010 thì định nghĩa “Thuế
hay thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần
nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của
Nhà nước. Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch,
tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập,
hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội”.
Tại Điều 4, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 khái
niệm về thuế như sau: “Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nộp thuế theo quy
5
định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia gia quản lý thuế”.
Như vậy, mặc dù có nhiều các định nghĩa về thuế nhưng chúng ta đều có
thể nhận thấy nét chung sau: Thuế không chỉ là nguồn thu chính của quốc gia mà
còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước. Đây là khoản thu nộp
mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội phải nộp cho Nhà
nước khi đủ điều kiện nhất định. Mối quan hệ gắn bó này giữa nhà nước và NNT
không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã
hội nào cũng thể hiện thỏa mãn các nhu cầu phát triển về kinh tế và xã hội của quốc
gia đó.
1.1.2. Khái niệm nợ thuế.
Thuế là một khoản thu có tính chất bắt buộc, mang tính pháp lý cao. Mỗi
khoản thuế phát sinh được xác định trên cơ sở thu nhập của người nộp thuế và sẽ trở
thành khoản nộp bắt buộc mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà
nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn vì lý do nào đó, người nộp thuế chưa nộp hoặc
không nộp thuế cho nhà nước theo thời hạn quy định, hình thành một khoản nợ
thuế.
Nợ thuế là hiện tượng người nộp thuế không nộp đầy đủ và đúng hạn số
thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.
Có thể hiểu nợ thuế ở khía cạnh đầy đủ hơn là tiền nợ thuế như sau: Tiền nợ
thuế là khoản tiền được xác định là phải nộp vào ngân sách nhà nước đúng theo quy
định của pháp luật nhưng hiện nay vẫn chưa được thực hiện và còn tồn đọng ở
những đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp khoản thuế này cho các cơ quan nhà
nước.
Theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế định nghĩa
tiền thuế nợ như sau: Nợ thuế là các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ
đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách
nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền
6
thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách
nhà nước.
Trong khái niệm “nợ thuế” cần hiểu rõ về một số thuật ngữ như người “nợ
thuế, mức nợ thuế, thời điểm bắt đầu tính nợ, thời điểm kết thúc tính nợ,...Những
thuật ngữ này đều được định nghĩa rõ ràng trong Mục III của Quyết định số
1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục Thuế.
Người nợ thuế là người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ theo định nghĩa nêu
trên.
Thời điểm bắt đầu nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày tiếp theo ngày hết
hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản thuế nợ (ngày thanh toán) là
ngày khoản nợ được nộp vào ngân sách nhà nước.
Khoản nợ là số tiền thuế bắt đầu được tính nợ hay được gọi là bắt đầu phát
sinh tiền thuế nợ.
Số ngày nợ thuế của một khoản thuế nợ là khoảng thời gian liên tục tính
theo ngày, kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm kết thúc tính nợ, bao gồm
cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Đặc điểm của nợ thuế.
- Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến. Đây là đặc điểm đầu tiên của nợ
thuế do nó là hành vi tâm lý phổ biến của các người nộp thuế, bởi:
+ Thứ nhất, hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của
NNT. Điều này được giải thích là do trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế
khác nhau, tuy nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhập
của các thể nhân hay pháp nhân trong nền kinh tế. Mỗi một pháp nhân khi có hoạt
động kinh tế đều chịu nhiều loại thuế khác nhau cùng một lúc như: thuế GTGT,
TNDN, TNCN, Môn bài... Nói cách khác, thuế là một hình thức phân phối thu nhập
có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước dù họ muốn
hay không. Đó là lý do tại sao hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích
kinh tế của người nộp thuế.
7
+ Thứ hai, tình trạng trốn tránh nộp thuế hiện nay là tình trạng phổ biến
không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới. Điều này cũng bởi vì
hành vi nộp thuế ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của NNT. Việc họ trốn tránh nộp
thuế sẽ giúp lợi ích họ có được nhiều hơn và điều này dẫn đến hành vi nộp thuế
chậm hoặc trốn nộp thuế ngày càng tăng lên. Và khi tình trạng trốn thuế, gian lận
thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến thì vừa làm thất thu NSNN, vừa không đảm
bảo công bằng xã hội. Hay nói cách khác, những NNT luôn tìm mọi cách để tối
thiểu hóa số thuế mà họ phải nộp. Một trong các cách đó là nợ thuế.
+ Thứ ba, do đặc điểm của Việt Nam, khi mà trình độ nhận thức xã hội về
thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của
việc nộp thuế chưa phê phán lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ
trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuế theo đúng pháp luật. Tình trạng trốn thuế,
gian lận thuế nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu ngân sách nhà nước,
vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Hay nói cách khác, những người nộp thuế
luôn tìm mọi cách để tối thiểu hóa số thuế mà họ phải nộp. Một trong các cách đó là
nợ thuế.
- Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế: Thuế luôn gắn liền với thu
nhập. Nhà nước thực hiện thu thuế thông qua quá trình phân phối lại tổng sản phẩm
xã hội và thu nhập quốc dân, mà kết quả của nó là một phần thu nhập của NNT
được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp
phát hoặc quyền lợi nào khác cho NNT, cũng không cần biết NNT đã chuẩn bị được
khoản thu nhập đó hay chưa. Cũng bởi vì việc nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp lên tình
hình kinh tế, tài chính của NNT nên việc nợ thuế, nộp thuế chậm đã thường xuyên
xảy ra. Các quy phạm pháp luật về thuế cũng như các vấn đề pháp luật liên quan
khác đến thuế ở tất các các nước trên thế giới quy định rõ đây là hành vi vi phạm
pháp luật. Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung
do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Việc chậm nộp,
nợ hoặc trốn thuế được cho là hành vi vi phạm những quy định bắt buộc này trong
8
pháp luật liên quan đến thuế. Những quy định này luôn luôn đề cập đến các phạm vi
điều chỉnh như: Mức nộp thuế, NNT, thời gian phải nộp thuế... tuy nhiên không
phải NNT nào cũng thực hiện tốt điều này.
Như vậy hành vi nợ thuế là hành vi vi phạm luật thuế của người nộp thuế
bằng cách chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật thuế.
Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế: Trốn thuế là hành vi cố ý vi phạm
pháp luật của người nộp thuế bằng mọi hình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế
phải nộp vào NSNN. Còn nợ thuế mới chỉ là hành vi dây dưa, chậm nộp thuế khi
quá thời hạn nộp theo quy định của pháp luật. Tất nhiên, trong một số trường hợp
việc nợ thuế có thể là một hành vi nằm trong chuỗi hành vi nhằm trốn thuế. Chẳng
hạn như, một số doanh nghiệp cố tình nợ một số thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Nợ thuế khác với hành vi tránh thuế: Tránh thuế là hành vi lợi dụng sơ hở
của luật thuế để giảm nghĩa vụ thuế. Đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật
mà là hành vi lợi dụng những điểm yếu trong pháp luật về thuế để làm lợi cho mình.
Tránh thuế xuất phát từ những nhược điểm trong hệ thống pháp luật về thuế của
quốc gia, vì vậy quản lý và phát hiện tránh thuế có ý nghĩa cơ sở cho việc sửa đổi,
bổ sung pháp luật thuế. Còn nợ thuế thì khác hoàn toàn về bản chất đó là nghĩa vụ
đã được luật pháp xác định nhưng cố tình dây dưa, chậm nộp cho các cơ quan thu
thuế.
1.1.4. Phân loại nợ thuế.
Phân loại nợ thuế là công tác cần thiết giúp việc quản lý nợ thuế đạt hiệu
quả. Để việc đôn đốc, thu hồi nợ đạt kết quả cao thì nợ thuế phải được phân loại
một cách cụ thể rõ ràng để cán bộ quản lý thuế sử dụng các biện pháp thu hồi nợ
phù hợp. Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ
thuế theo mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế thì nợ
thuế được phân loại thành 3 loại: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có
khả năng thu.
9
- Nợ có khả năng thu: Theo thống kê, khoản nợ thuộc nhóm này thường
chủ yếu là các khoản nợ mới phát sinh sau thời hạn nộp thuế được quy định tại các
văn bản pháp quy về thuế. Do vậy, nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế
của người nợ thuế được xác định phải nộp vào Ngân sách nhà nước nhưng đã hết
thời hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp, đồng thời không thuộc
nhóm nợ khó thu và nhóm nợ không có khả năng thu. Tùy thuộc vào tính chất, mục
đích thu nợ của từng thời kỳ kinh tế xã hội thì cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ
có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm
nộp từ 30 ngày đến 90 ngày và nợ thuế quá 90 ngày.
- Nợ khó thu: Theo cách phân loại này, nợ khó thu bao gồm số tiền thuế nợ
của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự hoặc đang chờ
bản án hoặc kết luận của cơ quan pháp luật nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp
thuế hoặc nợ của người nợ thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; nợ
đang chờ giải quyết theo Luật phá sản. Khi người nộp thuế rơi vào tình trạng này
thì có thể có trường hợp cơ quan điều tra đã phong tỏa tài khoản, sổ sách kế toán
nên người nộp thuế không thể thực hiện việc nộp thuế hoặc người nộp thuế đã nộp
thuế nhưng phải nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra nên trên sổ theo dõi thu nộp
của cơ quan thuế vẫn báo nợ. Khi người nộp thuế đang bị điều tra, khởi tố liên quan
đến nghĩa vụ thuế hoặc không liên quan đến nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế phải
tạm thời phân loại các khoản nợ của người nộp thuế này vào nhóm nợ khó thu để
chờ kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền. Đối với người nộp thuế gặp khó
khăn về tài chính hoặc ngừng và tạm ngừng kinh doanh thì việc tiếp xúc với người
nộp thuế để thu nợ là khó khăn nên phân loại vào nhóm này để có biện pháp quản lý
theo dõi phù hợp. Tương tự, đối với trường hợp nợ đang chờ giải quyết theo Luật
phá sản thì số tiền thuế nợ của người nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp
hoặc đang trong thời gian làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ
tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật thì cũng cần được phân vào nhóm này để
cơ quan thuế có biện pháp quản lý thích hợp.
10
- Nợ không có khả năng thu: Việc phân loại nợ vào nhóm này chủ yếu căn
cứ vào tình trạng tồn tại của người nộp thuế. Người nộp thuế hầu hết đã ngừng hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh, bao gồm các khoản nợ
thuộc các trường hợp như nợ của người nợ thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản
nhưng không làm các thủ tục, trình tự giải thể phá sản đúng pháp luật nên chưa có
đủ căn cứ pháp lý để xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của trường hợp
này là khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ dẫn đến không còn khả năng thanh
toán. Trường hợp người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể phá sản nhưng đang
được cơ quan có thẩm quyền thụ lý để giải quyết cho phép khoanh nợ thì cũng phải
đưa vào nhóm này để sau khi có quyết định khoanh nợ thì sẽ chuyển sang nhóm nợ
không có khả năng thu này.
Ngoài ra, nợ thuế của một loại đối tượng khác cũng có thể coi là không có
khả năng thu, đó là nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ trốn. Hầu hết đây là các doanh
nghiệp ma, chỉ thành lập để mua bán hóa đơn, không thực tế kinh doanh.
- Nợ chờ xử lý: Khác với việc phân loại nợ theo các nhóm trên thì nợ chờ
xử lý căn cứ vào tính chất của khoản nợ và áp dụng đối với người nộp thuế
đang tồn tại để phân loại. Do vậy, các khoản nợ thuộc các trường hợp được đưa vào
nhóm nợ chờ xử lý để theo dõi thường bao gồm:
Thứ nhất, nợ đang chờ điều chỉnh: Là số tiền nợ thuế của người nợ thuế do
người nợ thuế hoặc cơ quan thuế có sai sót khi kê khai thuế, tính thuế đang làm thủ
tục để điều chỉnh lại hoặc do tạm tính số thuế phải nộp cao hơn số phát sinh. Tức
là, số tiền nợ do người nộp thuế đã kê khai số thuế tạm nộp hàng kỳ theo quy định
nhưng thực tế thuế phát sinh phải nộp thấp hơn so với số thuế đã kê khai tạm nộp,
đang làm thủ tục điều chỉnh lại. Ngoài ra, trong nhóm này còn có số tiền nợ do
chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, tiền thuế đã nộp vào tài khoản thu ngân
sách nhà nước nhưng do chứng từ luân chuyển chưa kịp thời hoặc thất lạc nên trên
sổ thuế vẫn ghi nợ.
Thứ hai, nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ: là số tiền nợ thuế của người nợ
thuế đang trong thời gian làm các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý miễn,
11
giảm, xóa nợ theo quy định của pháp luật về thuế; cá nhân được cơ quan pháp luật
coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp
tiền thuế, tiền phạt còn nợ; nợ của người nợ thuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện
các khoản thanh toán theo quy định của Luật phá sản mà không còn tài sản để nộp
tiền thuế, tiền phạt. Khi người nộp thuế đang có nợ thuế do đến kỳ phải thực hiện kê
khai thuế đúng hạn nhưng theo quy định của pháp luật về thuế họ sẽ được miễn,
giảm hoặc được xử lý cho ghi thu, ghi chi và đang làm thủ tục thì tạm thời đưa vào
nhóm nợ chờ xử lý này để theo dõi chứ không áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu
nợ.
Thứ ba, theo quy định của pháp luật về thuế và xử lý khiếu nại tố cáo thì
trong quá trình khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý,
người nộp thuế vẫn phải nộp các khoản thuế vào NSNN. Do đó, phát sinh thêm
khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại của người nộp thuế, xử lý thoái trả tiền thuế khi có
quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nợ này được đưa vào một
trong hai nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu.
Thứ tư, nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ là số tiền thuế nợ của người nộp
thuế đã được xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc đang trong thời hạn làm các thủ tục
tại cơ quan thuế đã được xử lý giãn nợ theo quy định.
1.2. Vai trò và yêu cầu của quản lý nợ thuế.
1.2.1. Vai trò quản lý nợ thuế.
Hiện nay, cùng với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế là sự phát triển
ngày càng nhanh chóng của các doanh nghiệp với những khó khăn nhất định trong
việc chấp hành pháp luật quản lý thuế. Do đó, việc tăng cường công tác quản lý
thuế, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ thuế có vai trò quan trọng trong công
tác quản lý thuế cũng như trong hoạt động kinh tế xã hội. Cụ thể là:
Thứ nhất, quản lý nợ thuế để quản lý, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ
của người nộp thuế, đảm bảo người nộp thuế nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời
vào ngân sách nhà nước; đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng
phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách nhà nước đúng hạn.
12
Thứ hai, quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của nhà
nước, chống thất thoát ngân sách nhà nước. Đảm bảo các chính sách thuế được thực
hiện đúng và triệt để thông qua cơ quan thuế có các tác động, can thiệp kịp thời và
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thời hạn nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân
thủ của người nộp thuế.
Thứ ba, việc quản lý nợ thuế đảm bảo cơ quan thuế có biện pháp thu nợ phù
hợp, hiệu quả; mặt khác quản lý nợ là một thước đo để đánh giá hiệu quả của công
tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năng khác như thanh
tra, kiểm tra chống thất thu thuế.
1.2.2. Yêu cầu quản lý nợ thuế.
Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, trong quản lý thuế nói chung và quản lý đầy đủ, không bỏ sót các
khoản thu của ngân sách nhà nước, vì nếu quản lý không chặt chẽ, không bao quát
hết các khoản thu sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước, khi đó sẽ gây khó khăn
cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế.
Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có
các biện pháp quản lý phù hợp. Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh việc phân loại
nợ theo tiêu thức đã trình bày ở trên thì phải đảm bảo việc phân loại chính xác tính
chất của các khoản nợ thuế; Để từ đó cơ quan thuế đánh giá, xem xét và đưa ra các
biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trong từng thời kỳ phát
triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ đầy đủ, kịp thời, tránh thất thu ngân sách nhà
nước. Yêu cầu này là yêu cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ thuế và mục tiêu
của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong toàn ngành nói chung và của
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nói riêng.
1.2.3. Các Phương pháp quản lý nợ thuế
- Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện.
- Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch.
- Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ.
13
- Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế.
- Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ như: Ban thông báo tiền nợ; Trích tiền
từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại
KBNN, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản; Ngăn chặn tạm dừng xuất
cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của DN còn nợ tiền thuế, tiền phạt; Khấu
trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập theo quy định; Thông báo hóa đơn không
còn giá trị; Kê biên tài sản, bán đấu gía tài sản kê biên theo quy định của pháp luật
để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; Thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, giấy phép hành nghề.
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nợ thuế tại các đơn vị,
cơ quan quản lý thuế, nhưng mỗi công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác
nhau, tại các địa phương khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tôi
đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan
đến đề tài như sau:
- TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Quản lý thuế của nhà nước nhằm tăng
cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội)”, Luận
án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn
cơ sở lý luận về quản lý thuế nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm tăng cường sự
tuân thủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là sự tự nguyện tuân thủ. Tác giả đã tiến
hành khảo sát và nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế như là một biến số đại diện cho
tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu các yếu tố thuộc
các nhóm khác nhau tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, xác định
nguyên nhân thuộc quản thuế cản trở sự tuân thủ và khẳng định vai trò quản lý thu
thuế của nhà nước trong việc tác động lên các yếu tố này nhằm tăng cường sự tuân
thủ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu thuế nhằm tăng cường mức độ tuân
thủ của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Tháp trong thời gian tới.
14
- TS. Vũ Văn Cường (2012), “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị
trườngnở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ, trường
Đại học Luật Hà Nội. Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật quản lý thuế
hiện hành ở Việt Nam, làm rõ khái niệm, bản chất, các yếu tố chi phối pháp luật
quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa ra những nguyên nhân,
kết luận về thực trạng pháp luật quản lý thuế và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý
thuế. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đó xây dựng nền tảng khoa học cho
việc xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý thuế, đồng thời tạo cơ sở khoa học thống nhất để nghiên cứu hoàn thiện
từng bộ phận pháp luật quản lý thuế Việt Nam nói riêng và cả hệ thống pháp luật
thuế Việt Nam nói chung.
- Phạm Việt Hà (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ
thuế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành Thuế năm 2012-2013 (Tổng cục
Thuế). Đề tài nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về quản
lý nợ thuế bao gồm khái niệm quản lý nợ thuế, vị trí vai trò của công tác quản lý nợ
thuế, nội dung quản lý nợ thuế và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ
thuế. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế ở Việt Nam được chỉ rõ thông qua khái
quát chung về tình hình quản lý nợ thuế, tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế, những kết
quả đạt được của công tác quản lý nợ thuế, một số hạn chế và nguyên nhân cụ thể.
Bên cạnh đó, đề tài đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa Quản lý nợ và cưỡng chế
nợ thuế, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
nợ thuế trên cơ sở bối cảnh kinh tế xã hội, chính sách về quản lý thuế với một số
nhóm giải pháp liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nợ thuế như: Cần thiết phải
xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, trong đó có dữ liệu về người nộp thuế,
trong đó có dữ liệu về quản lý nợ thuế để đáp ứng nhu cầu quản lý của cơ quan thuế
các cấp, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong việc đôn đốc thu nợ; tăng cường
đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro,
phân loại người nợ thuế…
15
- TS. Phạm Xuân Hòa (2014), “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, trường Đại học
Kinh tế Quốc dân. Đề tài đã làm rõ gánh nặng thuế của doanh nghiệp hiện nay, chỉ
rõ gánh nặng thuế làm giảm lợi nhuận giữ lại, nguồn lực tài chính quan trọng của
doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, việc hoàn thiện
chính sách thuế để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là đòi hỏi khách quan.
Tác giả đã đề xuất sáu quan điểm trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đề xuất các qui định ưu đãi thiết
thực hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nổi bật là: cho phép doanh
nghiệp trừ 150% chi phí thực tế đầu tư vào khoa học công nghệ; ưu đãi thuế TNDN
cho doanh nghiệp mới thành lập; giảm thiểu các mức thuế suất thuế GTGT…
- GS. TS. Sử Đình Thành và Cộng sự, Tạp chí phát triển kinh tế, 26 (3), 02 -
26, “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập quốc tế đến năm
2020” (Ngày duyệt đăng: 16/3/2015). Nghiên cứu cho rằng hệ thống thuế Việt Nam
đã được điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu cơ bản của cơ chế kinh tế thị trường và
các điều kiện pháp lý cần thiết cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
cũng như hội nhập quốc tế. Gần đây, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược
cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu nâng tổng thu thuế lên
đến 23% - 24% GDP. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện rằng tăng quy mô thu thuế
gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, thời gian tới Việt Nam cần vượt qua
nhiều thách thức trong quá trình cải cách thuế, cụ thể là: mở rộng cơ sở thuế, đơn
giản hóa quản lý thuế theo tiêu chuẩn quốc tế, và hài hòa hệ thống thuế giữa các
thành viên ASEAN.
- Ths. Hoàng Văn Hải (2014), “Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại
Cục Thuế Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Luận văn tổng hợp những lý luận về công tác quản lý thu thuế, quản lý nợ thuế. Từ
cơ sở đó, tác giả tìm hiểu, tổng kết lại những ưu điểm và hạn chế của công tác quản
lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Ths. Hoàng Văn Hải
cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn
16
tỉnh Vĩnh Phúc. Nghiên cứu của Ths. Hoàng Văn Hải có ý nghĩa tham khảo về mặt
lý luận trong quá trình tác giả viết luận văn, cũng như việc vận dụng những kinh
nghiệm trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của Cục thuế tỉnh Vĩnh
Phúc, làm bài học cho Cục thuế tỉnh Đồng Tháp.
- Ths. Hoàng Thị Kim Uyên (2014), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành
nghĩa vụ nộp thuế theo Pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận Văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện
hành về nợ thuế, quản lý thuế, các biện pháp cưỡng chế được sử dụng để thi hành
nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam hiện nay và so sánh với pháp luật của một số nước
trên thế giới. Luận văn cũng tìm hiểu thực tiễn áp dụng, triển khai các quy định đó ở
một số tỉnh thành trong cả nước và đưa ra một số đánh giá về thực trạng pháp luật,
về thực tiễn thi hành pháp luật các biện pháp cưỡng chế chấp hành nghĩa vụ nộp
thuế ở nước ta. Sau đó, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp để hoàn
thiện pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và trong giai đoạn
tới.
Ngoài ra cũng còn một số đề tài nghiên cứu về quản lý nợ thuế tại các cơ
quan thuế khác như: Nguyễn Việt Hà (2010), “Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ
thuế tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, Luận Văn Thạc sĩ, trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ Quản lý nợ và
cưỡng chế nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một chức
năng chính của mô hình quản lý thuế trong cơ chế tự khai - tự nộp thuế. Mô hình có
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức thuân thủ pháp luật thuế đối tượng
nộp thuế, đảm bảo thu đúng thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho ngân sách nhà nước
nhằm chống thất thu thuế, để đảm bảo công bằng giữa đối các đối tượng nộp thuế
trong việc thu nộp thuế. Quản lý được nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn
đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá
chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý thuế. Qua những nghiên cứu về tổng
hợp các lý luận cơ bản về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như nêu
được cơ sở của việc nợ thuế, nguyên nhân và hậu quả của việc nợ thuế, luận văn
17
góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về việc sử dụng chính sách và các biện pháp
quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Qua khảo sát thực trạng của công tác Quản lý
nợ và cưỡng chế nợ thuế, những việc làm chưa được và chưa được làm được, luận
văn đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Đông Anh.
Các đề tài trên đã đề cập đến một góc độ cụ thể trong công tác quản lý thuế
của một đối tượng người nộp thuế hoặc một sắc thuế tại cơ quan thuế, mà chưa có
công trình nào nghiên cứu độc lập và tổng quát về quản lý nợ thuế đối với các
doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. Vì vậy, việc thực hiện đề tài
này mang tính thời sự và cấp thiết trong việc đưa ra giải pháp quản lý nợ hiệu quả
hơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số tỉnh thành.
1.4.1. Tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2017 ngành Thuế Quảng Ninh đã theo dõi chặt chẽ diễn biến nợ đọng
để phân tích, phân loại nợ và áp dụng đồng bộ các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế.
Cục Thuế tỉnh cũng giao chỉ tiêu thu nợ cho từng đơn vị, từng công chức được giao
nhiệm vụ quản lý nợ thuế; đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch để thu hồi nợ thuế
có hiệu quả, báo cáo hằng ngày tiến độ thu nợ đối với các tháng cuối năm, riêng
tháng 12 thu hơn 80 tỷ tiền thuế nợ đọng. Ngành Thuế đã phối hợp với kho bạc nhà
nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý và cấp phát vốn...
cung cấp thông tin, thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN.
Cùng với ban hành các quyết định cưỡng chế, cơ quan thuế còn gửi văn bản
đề nghị các ngân hàng phối hợp cung cấp thông tin đối với những người nộp thuế
đang thực hiện biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng
để khi tài khoản có phát sinh giao dịch thì dừng giao dịch và thông báo cho cơ quan
thuế để thực hiện thu tiền thuế nợ theo đúng quy định. Đồng thời, ban hành 67.876
thông báo (bằng 100% số đối tượng phải ban hành) tiền thuế nợ và tiền chậm nộp
tiền thuế, tiền chậm nộp gửi người nộp thuế. Công khai thông tin của 207 người nộp
thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp lên các phương tiện thông tin đại
18
chúng với tổng số tiền là 130,8 tỷ đồng. Cấp 224 số hóa đơn lẻ cho người nộp
thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng,
đồng thời thu 11 tỷ đồng tiền thuế.
Dù đạt được một số kết quả, nhưng thực tế, nợ thuế vẫn luôn là vấn đề
“nóng” mà ngành Thuế phải đối mặt. Nhiều doanh nghiệp nợ thuế tới hàng tỷ đồng.
Đơn cử hồi cuối năm 2017, Cục Thuế tỉnh đã phải công khai danh sách 76 doanh
nghiệp có số nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp kéo dài đến hết tháng 9 với tổng số
nợ trên 75 tỷ đồng. Theo phân tích của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, số nợ thuế tăng
là do nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Một số người nộp
thuế có số nợ lớn kéo dài, mất khả năng thanh toán, hoặc không còn kinh doanh
nhưng chưa làm thủ tục ngừng, hằng tháng vẫn nộp tờ khai thuế nhưng không có
khả năng trả nợ tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp hằng tháng tăng lên. Số người nộp
thuế còn nợ thuế mới bỏ kinh doanh làm tăng số nợ khó thu; người nộp thuế bỏ kinh
doanh từ các kỳ trước vẫn bị tính chậm nộp dẫn đến số tiền thuế nợ khó thu ngày
càng tăng…
Hầu hết các đơn vị ngừng, nghỉ kinh doanh và bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký
nên cơ quan thuế không thể áp dụng được biện pháp thu nợ hay cưỡng chế. Trong
khi đó, cơ chế chính sách đối với việc thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền
từ tài khoản ngân hàng gặp nhiều khó khăn do khi đã phát sinh số nợ thuế
lớn, người nộp thuế thường không để số dư tiền gửi trong tài khoản ngân hàng; các
tổ chức tín dụng thường cung cấp thông tin không kịp thời, doanh nghiệp đã kịp rút
hết tiền gửi trong tài khoản. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực sau 5 ngày (đối với
quyết định cưỡng chế qua ngân hàng) và sau 3 ngày (đối với quyết định bằng hình
thức thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng), nhưng trong thời gian này, đối
tượng bị cưỡng chế đã kịp rút hết tiền từ tài khoản làm giảm tính hiệu lực và hiệu
quả của quyết định cưỡng chế. Với mục tiêu năm 2018, toàn ngành phấn đấu kết
quả thu nợ thuế đạt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao với tổng số nợ dưới 5% tổng số thu
NSNN trên địa bàn. Vì thế, Cục Thuế tỉnh đã tăng cường các giải pháp quản lý nợ
và cưỡng chế nợ. Theo đó, phối hợp, đề nghị các đoàn thanh tra, kiểm tra cung cấp
19
tài khoản giao dịch tại các ngân hàng đối với người nộp thuế chưa đăng ký tài
khoản để ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả. Lập danh sách tiền
thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tăng sau thanh tra, kiểm tra còn tồn trên hệ thống,
phối hợp cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra đôn đốc người nộp thuế nộp vào ngân
sách nhà nước.
Lập kế hoạch cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế hằng tháng đối với người
nộp thuế có số tiền thuế nợ từ 5 triệu đồng trở lên, giao kế hoạch cho công chức làm
công tác quản lý nợ trên toàn ngành. Ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện
pháp trích tiền từ tài khoản và phong tỏa tài khoản đối với 100% doanh nghiệp nợ
thuế từ 91-120 ngày. Áp dụng kịp thời biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn
không còn giá trị sử dụng đối với các doanh nghiệp nợ thuế ngay sau khi quyết định
cưỡng chế trích tiền từ tài khoản hết hiệu lực mà vẫn chưa thu được hoặc thu chưa
đủ tiền thuế nợ, đồng thời phát hành công văn gửi ngân hàng phối hợp cung cấp
thông tin để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
Ngành Thuế cũng sẽ lập danh sách đơn vị xây dựng cơ bản ngoài tỉnh còn
nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp gửi Ban quản lý dự án, Kho bạc nhà nước
phối hợp thu tiền thuế nợ trước khi thanh toán hoặc cưỡng chế nợ thuế bằng biện
pháp phối hợp với cơ quan chức năng thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh...
1.4.2. Cục Thuế tỉnh Cà Mau.
Thời gian qua, ngành thuế Cà Mau đã nỗ lực xử lý các khoản nợ thuế khó
thu, nợ chờ xử lý đồng thời tích cực đôn đốc thu nộp, áp dụng đồng bộ các biện
pháp xử lý nợ thuế đối với khoản nợ có khả năng thu nộp vào ngân sách nhà nước,
từ đó làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách, pháp luật của
người nộp thuế trên địa bàn.
Để đạt được chỉ tiêu Tổng cục Thuế đề ra là tổng nợ chiếm dưới 5% trên
tổng số thu NSNN, ngành thuế tỉnh đã tích cực đôn đốc, xử lý thu nộp và áp dụng
đồng bộ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế như: Ban hành Thông báo
tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp (Mẫu số 07/QLN); Quyết định cưỡng chế
20
nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, Thông báo hóa đơn không còn giá trị
sử dụng đối với những đối tượng chây ỳ không nộp thuế. Tính đến 31/12/2015, nhờ
chủ động thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, đã thu
được 83.392 triệu đồng tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2014 chuyển sang, đạt tổng
số nợ thuế đến cuối năm 2015 giảm so với cuối năm 2014 là 71.800 triệu đồng, tỷ lệ
giảm là 21,56%.
Cục Thuế tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện đối với từng khoản nợ
khó thu, nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh và nợ có khả năng thu. Đối với nợ khó thu,
do xác định lại đúng chất nợ của từng đối tượng nợ thuế ngừng, nghỉ, bỏ trốn, tự
giải thể không khai báo với cơ quan thuế theo đúng Quy trình quản lý nợ thuế, đồng
thời được Tổng cục Thuế loại ra không đưa vào ứng dụng Quản lý thuế tập trung.
Nợ chờ xử lý giảm nhờ tích cực tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nộp xử lý
thu nợ thuế, đặc biệt các khoản nợ tiền sử dụng đất. Còn đối với nợ có khả năng thu
thì giảm so với năm trước do đã thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động người nộp thuế nộp đúng thời gian quy định, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng
tiền thuế kéo dài trong nhiều kỳ tính thuế. Tỷ lệ nợ có khả năng thu đến cuối năm
2015 chiếm 2,02% trên tổng số thực thu NSNN năm 2015, vượt chỉ tiêu Tổng cục
Thuế giao. Tập trung xử lý nợ đọng tiền thuế ngay ở kỳ nợ thuế đầu tiên, không để
xảy ra trường hợp nợ dây dưa qua nhiều kỳ làm phát sinh số nợ lớn khó xử lý. Kiên
quyết xử lý mạnh mẽ các trường hợp người nộp thuế có hành vi chiếm dụng tiền
thuế nhằm hạn chế thất thu NSNN đến mức thấp.
Ngoài ra, công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế được sắp xếp thống nhất
từ Cục Thuế tới các Chi cục Thuế. Các quy trình quản lý nợ thuế do Tổng cục Thuế
ban hành đã làm cơ sở đưa công tác quản lý nợ thuế vào nề nếp, từng bước có hiệu
quả. Chương trình ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế đã hiện đại hóa công tác
quản lý nợ thuế, đáp ứng yêu cầu tổng hợp, chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế. Chỉ
tiêu thu nợ thuế được xây dựng hàng năm làm căn cứ chỉ đạo, điều hành thu nợ và
coi đây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ thuế, để lãnh đạo Cục
Thuế xem xét thi đua khen thưởng cho toàn ngành thuế tỉnh Cà Mau.
21
1.4.3. Cục Thuế thành phố Hải Phòng
Xác định nhiệm vụ thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm, chủ yếu để đánh giá chất lượng công tác quản lý thuế, lãnh đạo Cục
thuế thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các biện pháp từ
việc rà soát, phân loại nợ, đôn đốc thu nộp và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy
định định tại Thông tư của Bộ Tài chính; Tăng cường nguồn nhân lực cho Bộ phận
thu nợ thuế các cấp, phối hợp với Trung tâm viễn thông thành phố Hải Phòng nhắn
tin nợ thuế hàng tháng đối với chủ doanh nghiệp có số nợ thuế lớn. Tham mưu với
các cấp chính quyền chỉ đạo UBND các quận, huyện thành lập các đoàn kiểm tra
đôn đốc thu nợ thuế, tập trung kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp nợ thuế lớn, để đôn
đốc thu hồi nợ thuế. Công bố công khai một số doanh nghiệp có số nợ thuế lớn trên
trang website của Cục Thuế thành phố Hải Phòng. Kết quả, năm 2013 đã thu nợ của
năm 2012 chuyển sang là 507,3 tỷ đồng, trong đó, bằng biện pháp quản lý nợ là
490,5 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 16.758,6 triệu đồng.
1.4.4. Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế
Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai đồng
bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, và hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
trên địa bàn đã thu được những kết quả hết sức tích cực.
Thứ nhất, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền để người nộp thuế
nắm bắt đầy đủ chính sách. Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên – Huế định kỳ tổ chức các
buổi tập huấn cho các đơn vị chi trả thu nhập khi có thay đổi về chính sách thuế,
giúp các đơn vị nắm bắt kịp thời văn bản chính sách. Cùng với đó, thường xuyên
phối hợp với Hội đồng giáo dục pháp luật của Tỉnh, huyện, thị xã và thành phố
trong việc lồng ghép tuyên truyền các chính sách pháp luật thuế đến từng tổ chức cá
nhân nộp thuế.
Thứ hai, tổ chức tốt phong trào thi đua: Phát động thi đua theo từng tháng,
quý và cuối tháng, quý đều có đánh giá, phân loại cán bộ công chức tích cực, hoàn
22
thành xuất sắc nhiệm vụ để bình xét phân loại, đề xuất hình thức và danh hiệu khen
thưởng thích đáng khơi dậy ý thức phấn đấu.
Thứ ba, xây dựng các sáng kiến, cải tiến phù hợp và triển khai có hiệu quả
góp phần tăng thu bù đắp các khoản hụt do chính sách giảm thu.
- Thống kê số thuế đã nộp của năm trước liền kề: Hằng năm trên cơ sở số
thực thu, tiến hành lựa chọn các đơn vị, các cá nhân có số thực nộp ngân sách lớn,
trong số gần 90.000 đối tượng nộp thuế và 3.800 đơn vị chi trả, Cục đã chọn các cá
nhân người nộp thuế có mức nộp từ 200 triệu đồng trở lên, và cơ quan chi trả nộp từ
500 triệu đồng trở lên/năm để lập danh sách theo dõi việc kê khai thu nộp năm tới.
Với cách làm này, cơ quan Thuế chỉ lọc ra danh sách khoảng 500 trên tổng số gần
93.800 đơn vị chi trả và cá nhân, giao cho mỗi công chức theo dõi từ 70 - 80 đơn vị
chi trả và cá nhân để thường xuyên nắm chắc, phân tích phục vụ cho nhiệm vụ thu.
- Biện pháp quản lý hộ kinh doanh khoán thuế: Cục Thuế coi trọng việc
tăng cường chỉ đạo các chi cục thuế phối hợp chặt chẽ cấp ủy, chính quyền các cấp,
hội đồng tư vấn thuế để đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
của người nộp thuế, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình kinh doanh,
trên cơ sở đó mà hiệp thương mức thuế khoán và thực hiện đúng quy trình quản lý
hộ theo phương châm “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”.
1.4.5. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk
Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, tổng nợ thuế trên địa bàn tỉnh tính đến thời
điểm 31/3/2019 là 975 tỷ đồng. Số nợ trên so với thời điểm 28/2/2019 tăng 54 tỷ
đồng, so với thời điểm 31/12/2018 tăng 116 tỷ đồng.
Để giảm nợ thuế, không để số nợ vượt quá 5% tổng thu ngân sách theo chỉ
đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế Đắk Lắk cho biết, từ nay đến cuối năm 2019 sẽ
tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, tích cực
tham mưu với UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác thu
nợ thuế.
Cục Thuế Đắk Lắk sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp như: Thực hiện
giao ban công tác nợ hàng tháng, giao chỉ tiêu thu nợ đến từng lãnh đạo phòng, lãnh
23
đạo Chi cục Thuế, lãnh đạo Đội thuế và từng công chức và thực hiện chế độ báo cáo
kết quả thu nợ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. Lấy kết quả thu nợ làm tiêu chí
đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm của các đơn vị.
Ngoài ra, Cục Thuế sẽ tổ chức kiểm tra công tác quản lý thu nợ thuế tại các
Chi cục Thuế trực thuộc, nhằm đánh giá chính xác công tác quản lý điều hành thu
nợ tại các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời có giải pháp và chỉ đạo phù hợp với
thực tế của từng địa phương.
Đặc biệt, ngoài các biện pháp như đôn đốc qua điện thoại, gửi email, gửi
thông báo bằng văn bản, áp dụng các biện pháp cưỡng chế… Cục Thuế Đắk Lắk
còn thành lập các tổ đôn đốc thu nợ thuế, trực tiếp đến từng DN đôn đốc thu nộp
các khoản nợ thuế. Tổ công tác sẽ đến trụ sở DN nợ thuế để xác minh chính xác số
nợ thuế, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ thuế, đôn đốc, động viện DN sắp xếp, bố
trí nguồn tài chính để nộp kịp thời các khoản nợ thuế vào ngân sách nhà nước. Bên
cạnh đó, cơ quan thuế cũng cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy
định của pháp luật. Trong quý I/2019, chỉ tính riêng tại Văn phòng Cục Thuế Đắk
Lắk đã tổ chức trực tiếp đôn đốc tại trụ sở người nộp thuế với 102 doanh nghiệp.
Nếu tính cả các Chi cục Thuế trực thuộc, trong quý I/2019 đã ban hành 1.269 quyết
định cưỡng chế nợ thuế, với số tiền trên 130 tỷ đồng.
Thực hiện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng 2.158 lượt người
nộp thuế, với tổng số tiền nợ thuế gần 252 tỷ đồng, sau công khai đã thu được hơn
25 tỷ đồng.
1.4.6. Bài học cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Một là, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong
công tác quản lý nợ thuế: các bộ phận quản lý nợ, bộ phận Kê khai - Kế toán thuế,
bộ phận Kiểm tra thuế thực hiện phối hợp rà soát đối chiếu, điều chỉnh các khoản
nợ đảm bảo số liệu trên ứng dụng của cơ quan thuế chính xác và thống nhất với
người nộp thuế; đối với các Chi cục Thuế phải thực hiện quản lý nợ trên ứng dụng
đã triển khai, yêu cầu tất cả các Chi cục Thuế phải thực hiện quản lý nợ trên ứng
24
dụng và truyền báo cáo nợ thuế về Cục Thuế qua ứng dụng mạng internet và quản
lý hệ thống.
Hai là, tăng cường thực hiện đôn đốc thu hồi các khoản nợ: Đối với các
doanh nghiệp có khoản nợ trên 90 ngày thực hiện việc đôn đốc nợ như gọi điện
thoại, yêu cầu người nộp thuế thực hiện cam kết trả nợ thuế trong vòng 90 ngày,
ban hành đầy đủ thông báo nợ thuế và tiền phạt chậm nộp. Đối với các doanh
nghiệp có khoản nợ trên 90 ngày, ban hành 100% thông báo sẽ áp dụng biện pháp
cưỡng chế nợ thuế; triển khai xác minh thông tin giao dịch tài khoản ngân hàng
thương mại, tổ chức tín dụng, xác minh tình hình tài chính của doanh nghiệp; Phối
hợp với Kho bạc nhà nước xác minh và thu thập thông tin tình hình thanh toán vốn
qua kho bạc. Cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế.
Các tổ đôn đốc thu và thu hồi nợ thuế của Cục Thuế phải triển khai tổ chức
có hiệu quả theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ thuế. Tổ đôn đốc thu
nộp phải lên kế hoạch chi tiết và tiến hành làm việc với từng người nợ thuế ở tất cả
các lĩnh vực và địa bàn, đặc bàn, đặc biệt đối tượng nợ thuế lớn và các địa bàn trọng
điểm.
Ba là, tranh thu sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong việc đôn đốc
thu hồi nợ thuế. Báo cáo kịp thời tình hình diễn biến nợ thuế với các cấp ủy Đảng
và chính quyền địa phương; đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp
để xử lý nợ đọng phù hợp. Tuyên truyền thông báo trên phương tiện truyền hình,
truyền thanh huyện, xã, phường, thị trấn đối với các doanh nghiệp cố tình dây dưa
nợ thuế.
Bốn là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng theo đúng quy trình
Quản lý nợ, quy trình cưỡng chế nợ thuế và yêu cầu của Tổng cục Thuế, Cục Thuế;
báo cáo phải đảm bảo đúng, đầy đủ mẫu biểu và kịp thời, đồng thời phản ánh kết
quả triển khai các biện pháp và kết quả thu nợ thuế.
25
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế.
1.5.1. Nhóm yếu tố từ phía cơ quan quản lý thuế.
Thứ nhất, quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ hợp
lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ
thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Một cơ quan
thuế xây dựng và thiết lập được một quy trình quản lý nợ thuế tốt, phù hợp với đơn
vị sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý nợ thuế. Bởi vì, quy trình
quản lý nợ thuế hiệu quả sẽ góp phần tạo nền tảng tốt để các bộ phận kết hợp ăn ý
với nhau và các khâu quản lý được thực hiện một cách hợp ký, tránh tình trạng
chồng chéo trong quá trình thực hiện.
Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành thuế, đặc biệt là công cụ hỗ trợ
quản lý thuế như hệ thống phần mền hỗ trợ về khê khai - kế toán thuế, quản lý nợ
thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ. Cơ quan thuế có
nhận thức và có những biện pháp nâng cao, cải thiện tình hình ứng dụng các công
nghệ hiện đại trong quản lý thuế sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác quản
lý nợ thuế, bởi những công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu sức lao động, tăng độ chính
xác của các thông tin, giảm lượng việc cần làm, từ đó cán bộ có nhiều thời gian hơn
để có thể làm những công tác khác, góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý nợ
thuế tại cơ quan.
Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác
quản lý nợ đọng. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế.
Sự đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế nền kinh tế và xã hội. Sự đồng bộ và
thống nhất trong chính sách, pháp luật là kim chỉ nam cho các hoạt động quản lý
của cơ quan thuế, đồng thời tạo môi trường thuận lợi, lành mạnh để người dân thực
thi pháp luật thuế. Các chính sách thuế còn phải có sự linh hoạt nhất định đối với
hoàn cảnh thực tiễn của nền kinh tế xã hội mới thúc đà cho việc thực hiện luật thuế
cũng như công tác quản lý nợ đọng diễn ra hiệu quả. Điển hình trong những trường
hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan
thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc
26
quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó đánh giá hiệu quả quản lý nợ và cưỡng
chế nợ thuế lại càng không chính xác.
Thứ tư, trình độ nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ làm công
tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến
mọi thành bại của quản lý. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng không nằm
ngoài quy luật này. Do vậy trình độ của các công chức thuế trong công tác quản lý
nợ thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác thu hồi nợ, hoàn thiện hơn
công tác quản lý nợ đọng.
1.5.2. Nhóm yếu tố tác động do thời thời tiết, khí hậu
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và
mùa nắng. Là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản luôn
duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua
giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng bên cạnh những
thuận lợi đã đạt được, bên cạnh đó phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi
diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu do xâm nhập mặn nghiêm trọng
ở Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống
nhân dân và doanh nghiệp.
1.5.3. Nhóm yếu tố từ phía người nộp thuế.
Thứ nhất, ý thức của người nộp thuế tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với nhà nước của người nộp thuế. Nhận thức được nghĩa vụ nộp thuế của
mình không. Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỷ lệ
thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Khi người dân có ý thức chấp hành luật
thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế; hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Từ đó,
công tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu người
dân có ý thức chấp hành luật thuế kém sẽ tìm mọi cách trốn, tránh thuế nhằm làm
giảm nghĩa vụ thuế dẫn đến làm giảm hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Thực
tế, khi người dân nhận thức được quyền lợi họ sẽ được hưởng những hàng hóa dịch
vụ công cộng mà Nhà nước cũng cấp họ sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối
với nhà nước là đóng thuế cho nhà nước. Vì vậy, công tác tuyên truyền tốt có thể
27
nâng cao được nhận thức của người dân và cải thiện tình hình thực hiện nghĩa vụ
thuế của người nộp thuế.
Thứ hai, sự hiểu biết của người nộp thuế về luật thuế, những yêu cầu của
luật thuế, thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế tác động tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế
đối với nhà nước. Người nộp thuế có ý thức tuân thủ luật thuế nhưng thiếu sự hiểu
biết về luật thuế, các yêu cầu của luật thuế và thủ tục hoàn thành luật thuế dẫn đến
sai sót trong quá trình tuân thủ luật thuế. Điều này làm gia tăng tỷ lệ lỗi trong kê
khai và thanh toán thuế, tăng chí phí tuân thủ thuế và cản trở sự tuân thủ. Đặc biệt ở
các nước đang phát triển, trình độ và kiến thức cơ bản về pháp luật thuế, kế toán của
người nộp thuế còn hạn chế dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác quản lý thuế nói
chug và quản lý nợ đọng nói riêng.
28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã đề cập đến những nội dung cơ bản cơ sở lý luận về nợ
thuế. Đã nêu lên những khái niệm cơ bản về thuế, nợ thuế, phân loại nợ thuế.
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế như: từ phía cơ quan thuế,
yếu tố môi trường kinh tế - xã hội, yếu tố người nộp thuế đến công tác quản lý nợ
thuế. Đặc biệt tìm hiểu kinh nghiệm công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế tỉnh Cà
Mau là một đơn vị gần giống với các điều kiện hoạt động của Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp. Những kinh nghiệm tốt của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, Cục Thuế thành phố
Hải Phòng; Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên – Huế và Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã phần
nào giúp ích cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp tiếp tục khắc phục tình trạng nợ thuế
của các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Nội dung chương 1 làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và
đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế
tỉnh Đồng Tháp quản lý sẽ đề cập tại chương 2 và chương 3.
29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ THUẾ VÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ
2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
2.1.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
Đồng Tháp là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới tiếp
giáp với nước bạn Campuchia trên 52km, tiếp giáp các tỉnh Long An, An Giang,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang với diện tích tự nhiên là 3.378 km2
có 12 huyện,
thị, thành phố (9 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố với 144 xã, phường, thị trấn),
tổng dân số toàn tỉnh là 1.687.291 người (kết quả điều tra dân số 2016).
Chức năng của Cục Thuế Đồng Tháp là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế,
có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu
khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ
của ngành Thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thực hiện theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC
ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu
tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và Quyết định số 320/QĐ-BTC
ngày 28/02/2019 của Bộ Tài chính quy định số lượng phòng thực hiện chức năng tham
mưu, quản lý thuế và phòng Thanh tra - Kiểm tra thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục
Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng
thuộc Cục Thuế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp:
Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp gồm có 01 Cục trưởng, 01 Phó Cục trưởng, tính
đến ngày 01/3/2019 Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có tổng số 484 biên chế không kể
hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP làm công tác bảo vệ, lái xe tạp vụ. Cơ cấu tổ
chức 10 Phòng chức năng và 12 Chi cục Thuế và trực thuộc Cục Thuế và 80 Đội
Thuế trực thuộc Chi cục Thuế như sau: ( xem hình 2.1)
30
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP
LÃNH ĐẠO CỤC
10 ĐƠN VỊ CẤP PHÒNG THAM
MƯU, GIÚP VIỆC
12 CHI CỤC THUẾ
(1) Văn phòng (1) Chi Cục Thuế thị xã Hồng Ngự
(2) Phòng Tuyên truyền-Hỗ trợ người nộp
thuế
(2) Chi Cục Thuế huyện Hồng Ngự
(3) Phòng Kê khai và Kế toán thuế (3) Chi cục Thuế huyện Tam Nông
(4) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ
thuế
(4) Chi cục Thuế huyện Tân Hồng
(5) Phòng Thanh tra - Kiểm tra 1 (5) Chi cục Thuế huyện Tháp Mười
(6) Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2 (6) Chi cục Thuế huyện Cao Lãnh
(7) Phòng Tin học (7) Chi cục Thuế huyện Lấp Vò
(8) Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế (8) Chi cục Thuế huyện Lai Vung
(9) Phòng Tổ chức cán bộ (9) Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc
(10) Phòng Kiểm tra nội bộ (10) Chi cục Thuế huyện Châu Thành
(11) Chi cục Thuế thành phố Cao Lãnh
(12) Chi cục Thuế huyện Thanh Bình
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
31
2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp quản lý.
2.2.1. Các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.
Cùng với sự phát triển kinh tế cả nước, tỉnh Đồng Tháp trong những năm
gần đây được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, tốc độ kinh
tế tăng trưởng kinh tế nhanh. Theo đó, số lượng doanh nghiệp cũng gia tăng, đặc
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực hiện quá trình cổ phần hóa, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần thay
vào đó là sự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang loại hình công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý tất
cả các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa
bàn tỉnh, cùng với một phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng dưới đây thể
hiện những doanh nghiệp mà Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý.
Bảng: 2.1. Bảng phân loại các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
quản lý
Đvt:Số lượng doanh nghiệp
S
T
T
Loại hình
doanh
nghiệp
NĂM
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1
Doanh
nghiệp có
vốn nhà
nước
59
(17,2%)
60
(16,9%)
58
(15,9%)
60
(15,5%)
53
(13,4%)
59
(14,3%)
59
(14%)
2
Doanh
nghiệp có
vốn đầu tư
nước ngoài
25
(7,2%)
26
(7,3%)
26
(7,1%)
29
(7,4%)
30
(7,5%)
31
(7,5%)
31
(7,4%)
3
Doanh
nghiệp ngoài
quốc doanh
259
(75,5%
267
(75,6%)
280
(76,9%)
298
(77%)
312
78,9%
320
78%
329
78,5%
Tổng số 343 353 364 387 395 410 419
Nguồn: Phòng Kê khai – Kế toán thuế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
32
Theo bảng số liệu cho thấy, số lượng doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp quản lý ngày càng tăng nhưng chủ yếu doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm
tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể năm 2012, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp chỉ có 343 doanh
nghiệp, đến năm 2013 tăng lên 2,91% so với năm 2012, đến năm 2015 thì tăng
6,3% so với năm 2014, đến năm 2018 Cục Thuế quản lý 419 doanh nghiệp tăng
22,12% so với năm 2012 do đó đòi hỏi Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp cần phải có đội
ngũ cán bộ, công chức thuế đủ về số lượng và trình độ để có thể quản lý doanh
nghiệp hiệu quả nhất. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh
Đồng Tháp đang ngày càng gia tăng về số lượng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài thường là những doanh nghiệp có đóng góp ngân sách nhà nước lớn
đồng thời có ý thức khá tốt trong việc thu nộp ngân sách, ít tình trạng nợ đọng, nợ
khó thu. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số
doanh nghiệp mà Cục Thuế quản lý đây là khu vực doanh nghiệp khá phức tạp, với
nhiều loại hình doanh nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt ý thức
tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp khu vực này còn khá thấp. Đây là một
khó khăn trong việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng mà Cục
thuế tỉnh Đồng Tháp cần phải đối mặt.
2.2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển kinh tế toàn tỉnh những năm qua thì tổng số thu ngân
sách nhà nước của tỉnh Đồng Tháp cũng tăng lên đáng kể thể hiện tình hình thu
ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 – 2018 của tỉnh Đồng Tháp sau:
Bảng 2.2 Tình hình thu NSNN của tỉnh Đồng Tháp
ĐVT: triệu đồng
S
T
T
Nội
dung
Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1
Tổng dự
toán thu
NSNN
3.400.000 4.007.000 3.690.000 3.445.000 5.200.000 6.480.000 6.585.000
33
S
T
T
Nội
dung
Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
2
Kết quả
thu
NSNN
4.031.068 4.196.622 3.963.523 4.858.917 6.187.074 6.720.100 6.855.144
3
Phần
trăm đạt
được so
với dự
toán
118,6% 104,7% 107,4% 141,0% 119% 103,7% 104,1%
Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Theo bảng trên, nhận thấy số thu ngân sách tăng qua các năm. So với dự
toán, cụ thể năm 2012 thực hiện thu NSNN vượt mức dự toán 18,6%. Năm 2013 thu
ngân sách đạt 4,7% tăng thu so với năm 2012 là 4,1%. Năm 2015 thu NSNN đạt
4.858.917 triệu đồng, vượt dự toán 41% đồng thời tăng thu so với năm 2014 là
22,5%. Đến năm 2018 thu NSNN đạt 6.855.144 triệu đồng tăng thu so với năm
2017 là 2% tình hình thu tăng và vượt dự toán là do Cục Thuế tăng cường công tác
chỉ đạo thu toàn ngành tập trung lực lượng đôn đốc người nộp thuế nộp đủ các loại
thuế, khoản thu vào NSNN nhất là các khoản thuế phải nộp theo kiến nghị của kiểm
toán nhà nước, Đoàn thanh tra, Kiểm tra… Đồng thời đẩy mạnh công tác đôn đốc
thu hồi nợ, thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản
lý thuế. Riêng năm 2014 mặc dù thu ngân sách vượt dự toán nhưng số thu giảm
5,5% so với năm 2013 nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực nông, lâm, thủy sản đang gặp khó khăn về thị trường và giá cả xuất khẩu, vì
phải cạnh tranh quyết liệt đối với các nước trong khu vực và ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế, thị trường quốc tế bị thu hẹp, giá bán sản phẩm luôn có chiều hướng
giảm, chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu,
hiệu quả kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, âm thuế liên tục đã tác động ảnh hưởng
làm giảm số thu nộp NSNN. Đây là kết quả thu ngân sách khá khả quan trong giai
đoạn 2012-2018 mà tỉnh Đồng Tháp đạt được. Đồng thời cũng đặt ra vấn đề quản lý
34
thu song song với quản lý nợ như thế nào cho hiệu quả nhất đối với cơ quan thuế
tỉnh Đồng Tháp.
Bảng 2.3. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng
Tháp quản lý
ĐVT: Triệu đồng
S
T
T
Nội
dung
Năm
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1
Tổng dự
toán thu
NSNN
3.400.000 4.007.000 3.690.000 3.445.000 5.200.000 6.480.000 6.585.000
2
Kết quả
thu
NSNN
4.031.068 4.196.622 3.963.523 4.858.917 6.187.074 6.720.100 6.855.144
3
Phần
trăm đạt
được so
với dự
toán
118,6% 104,7% 107,4% 141,0% 119% 103,7% 104,1%
4
Tổng số
thuế nợ
353.530 420.904 410.114 438.809 486.684 526.083 592.948
5
Tỷ lệ nợ
tăng
119%
(19,1%)
97,43%
(2,57%)
107%
(7%)
110,9%
(10,9%)
108,1%
(8,1%)
112,7%
(12,7%)
6
Tỷ lệ
nợ/Tổng
thu
NSNN
8,77% 10,02% 10,34% 9% 7,8% 7,82% 9,3%
Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
Nhìn chung trong 7 năm qua công tác thu thuế vượt kế hoạch, với tốc độ
tăng thu khá cao, tương đối ổn định. Bên cạnh đó, tổng số nợ cũng tăng dần theo
từng năm. Năm 2012 tổng nợ 353.530 triệu đồng, năm 2013 là 420.904 triệu đồng
tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2012. Đến năm 2016 tăng đột biến lên 486.684
triệu đồng, tỷ lệ nợ tăng đến 10,9% so với cùng kỳ năm 2015. Đến năm 2017 tỷ lệ
nợ giảm xuống còn 8,1% nhưng tổng nợ vẫn ở mức 526.083 triệu đồng. Đến năm
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp

More Related Content

Similar to Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp

Similar to Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp (20)

Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
Đề tài luận văn 2024 Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ...
 
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
Luận văn: Tăng cường quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ...
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂMLuận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty tnhh thương mạ...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty tnhh thương mạ...Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty tnhh thương mạ...
Thực trạng công tác kế toán thuế gtgt và thuế tndn tại công ty tnhh thương mạ...
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục ThuếLuận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
Luận Văn Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân Tại Chi Cục Thuế
 
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Tăng cường quản lý thuế GTGT với hộ kinh doanh cá thể, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long Biên
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long BiênĐề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long Biên
Đề tài: Công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp quận Long Biên
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc...
 
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhĐề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đề tài: Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La - TẢI FREE ZALO: 0934 ...
 
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Kiểm Soát Hoạt Động Mua Sắm Tài Sản Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thu...
 
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
Tăng cường quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trê...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt NamLuận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
 
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhânĐề tài Thuế thu nhập cá nhân
Đề tài Thuế thu nhập cá nhân
 
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay  sdt/ ...
Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở việt nam hiện nay sdt/ ...
 
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thuế Thu nhập doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Luận Văn Khắc Phục Tình Trạng Nợ Thuế Của Các Doanh Nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN MẠNH GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DO CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN VĂN MẠNH GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DO CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 834201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS: Nguyễn Ngọc Hùng TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng. Các số liệu và kết quả sử dụng trong bài luận văn này là hoàn toàn trung thực và trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phan Văn Mạnh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Đào tạo Sau đại học đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức ngành Thuế tỉnh Đồng Tháp, những người đã tạo điều kiện hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề nghiên cứu cho tôi trong quá trình tìm tư liệu tại cơ quan. Tôi xin trân trọng cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng10 năm 2019 Người thực hiện đề tài Phan Văn Mạnh
  • 5. iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu:................................................................................2 3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu: ...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2 4.1. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................2 4.2. Dữ liệu nghiên cứu:....................................................................................2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .........................................................2 6. Kết cấu của luận văn .........................................................................................3 CHƯƠNG 1..........................................................................................................4 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH .....................................4 NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................................................4 1.1. Khái niệm và phân loại nợ thuế......................................................................4 1.1.1. Khái niệm thuế ........................................................................................4 1.1.2. Khái niệm nợ thuế ...................................................................................5 1.1.3. Đặc điểm của nợ thuế..............................................................................6 1.1.4. Phân loại nợ thuế.....................................................................................8 1.2. Vai trò và yêu cầu của quản lý nợ thuế ........................................................11 1.2.1. Vai trò quản lý nợ thuế..........................................................................11
  • 6. iv 1.2.2. Yêu cầu quản lý nợ thuế.......................................................................12 1.2.3. Các Phương pháp quản lý nợ thuế.........................................................12 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...........................................13 1.4. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số tỉnh thành...................................17 1.4.1. Tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh. ............................................................17 1.4.2. Cục Thuế tỉnh Cà Mau. .........................................................................19 1.4.3. Cục Thuế thành phố Hải Phòng ............................................................21 1.4.4. Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế ..........................................................21 1.4.5. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk .........................................................................22 1.4.6. Bài học cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.................................................23 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế .............................................25 1.5.1. Nhóm yếu tố từ phía cơ quan quản lý thuế ...........................................25 1.5.2. Nhóm yếu tố tác động do thời thời tiết, khí hậu....................................26 1.5.3. Nhóm yếu tố từ phía người nộp thuế.....................................................26 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................28 CHƯƠNG 2........................................................................................................29 THỰC TRẠNG NỢ THUẾ VÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ...........................................29 2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp.......................................................29 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. ........29 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp: ....................................29 2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. 31 2.2.1. Các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. .................................31 2.2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp...............................................32 2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý......................................................................................................36
  • 7. v 2.3. Thực trạng quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế Đồng Tháp.......................................................................................................................38 2.3.1. Tình hình thu tiền thuế nợ .....................................................................38 2.3.2. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế.....................................................40 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp của Cục Thuế Đồng Tháp. ..................................................................................................46 2.4.1. Những thành quả ...................................................................................46 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ........................................47 2.4.2.1. Những hạn chế................................................................................47 2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế...............................................................50 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................54 CHƯƠNG 3........................................................................................................55 GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NỢ THUẾ...................................55 CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DO CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ .55 3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp.........55 3.1.1. Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế ..............55 3.1.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người nộp thuế..................56 3.1.3. Tăng cường trách nhiệm của phòng Quản lý nợ và công chức thuế trong công tác quản lý nợ thuế ...................................................................................57 3.2. Một số kiến nghị về hệ thống pháp luật liên quan quản lý thuế...................59 3.2.1. Kiến nghị với Tổng cục Thuế................................................................59 3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Đồng Tháp ..................................................60 3.2.3. Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức liên quan .......................................61 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................62 KẾT LUẬN ........................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................65
  • 8. vi iv DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CQT : Cơ quan thuế DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng KBNN : Kho bạc nhà nước NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách nhà nước QLN : Quản lý nợ QLN&CCNT : Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. TMS : Ứng dụng quản lý thuế tập (Tax Managment System) UBND : Ủy ban nhân dân
  • 9. vi v DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Bảng phân loại các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý 31 Bảng 2.2 Tình hình thu NSNN của tỉnh Đồng Tháp 32 Bảng 2.3 Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý 34 Bảng 2.4 Tình hình nợ thuế phân theo loại hình doanh nghiệp 35 Bảng 2.5 Tình hình thu NSNN và nợ đọng thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý 38 Bảng 2.6 Tình hình nợ thuế theo sắc thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý 41 Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ thuế phân loại theo tính chất nợ thuế 44
  • 10. vi vi DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Số hiệu/hình Tên hình/đồ thị Trang Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp 30 Đồ thị 2.1 Tình hình nợ đọng thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý 39
  • 11. vi vii TÓM TẮT Mục tiêu chính của luận văn là đánh giá thực trạng nợ thuế và quản lý nợ của các doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý. Do đó, luận văn tìm hiểu cơ sở lý thuyết về công tác quản lý nợ, nguyên nhân nợ. Từ cơ sở này, luận văn phân tích thực trạng công tác quản lý nợ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến nợ thuế của các doanh nghiệp. Dựa trên những phân tích này, tác giả chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân trong thực tiễn. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để khắc phục tình trạng nợ thuế thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý. Nghiên cứu cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền và đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý, đó là: (1) Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế; (2) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người nộp thuế; (3) Tăng cường trách nhiệm của phòng Quản lý nợ và công chức thuế trong công tác quản lý nợ thuế. Tác giả hy vọng đây là những giải pháp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn có thể triển khai để góp phần khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý. Từ khóa: Khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp ./.
  • 12. x ABSTRACT The main objective of the thesis was to evaluate the current status of tax debt and debt management of businesses find the cause of the business tax debt by the Taxation Department Management. Hence the thesis learn the theoretical basis of the management of debt owed cause. From this base the thesis analyzed the situation of arrears management and factors affecting the tax debt of enterprises. Based on this analysis the authors point out the causes limited in practice. From that authors make recommendations appropriate solutions to overcome the tax debts of the business tax due to the Tax Department of Dong Thap management. The study also made recommendations to the competent authority and the proposed three solutions to overcome the tax debts of enterprises by the Taxation Department of Dong Thap management that is (1) Intensify management and compulsive urge tax liabilities (2) promote education taxpayers (3) strengthen the responsibility of the debt management office and tax officers in the management of tax debt. The author hopes this is the solution meaningful and practical science can be deployed to help to redress the tax liabilities of the enterprise by managing the Tax Department of Dong Thap. Keywords: Overcome the situation of the business tax debt./.
  • 13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nước, tiền thu từ thuế đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng như đảm bảo an sinh xã hội. Thuế có đặc điểm là một khoản thu không hoàn trả trực tiếp và liên quan đến lợi ích trực tiếp của người nộp thuế nên trong thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… vẫn còn tâm lý chây ì nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế, thậm chí còn có hiện tượng trốn thuế làm cho số nợ đọng thuế còn rất lớn, nhiều khoản nợ thuế tồn tại nhiều năm không có khả năng thu, nhiều đối tượng có nợ thuế đã không còn tồn tại do bị giải thể, mất tích… gây thất thu lớn cho NSNN; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2007 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi Luật quản lý thuế có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Hệ thống quản lý thu thuế từ quản lý theo sắc thuế nay chuyển sang quản lý theo chức năng đó là: Chức năng Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Chức năng Kê khai - kế toán thuế; Chức năng Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế và chức năng Thanh tra kiểm tra thuế. Như vậy quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một chức năng chính của quản lý thuế. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, số nợ đọng về thuế diễn ra phổ biến. Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằm chống thất thu thuế cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Trong bối cảnh đó Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai công tác quản lý thuế trong đó có công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã mang lại kết quả tích cực, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn tồn nợ đọng do Quyết định Thanh tra, kiểm tra từ năm 2000 đến nay, doanh nghiệp tự ngưng nghỉ kinh doanh, giải thể không đúng Luật Doanh nghiệp, bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, một số doanh nghiệp bị truy tố hình sự vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp nợ khó thu có xu hướng tăng hàng tháng, đây là vấn
  • 14. 2 đề bức xúc cần có giải pháp khắc phục. Xuất phát từ những luận cứ trên nên tôi chọn đề tài “Giải pháp khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý” để làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng nợ thuế và quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng nợ thuế và quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu: Thực trạng nợ thuế và quản lý nợ của các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp từ 2012 - 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia để phân tích, đánh giá tình trạng nợ thuế và quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ thuế và đề xuất các giải pháp khắc phục. 4.2. Dữ liệu nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các nguồn dữ liệu sau: - Dữ liệu thứ cấp: Báo cáo công tác quản lý nợ và báo cáo tổng kết năm công tác thuế của Cục Thuế Đồng Tháp từ năm 2012 đến năm 2018. - Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn Lãnh đạo quản lý nợ và các công chức làm công tác quản lý nợ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Kết quả nghiên cứu của đề tài thêm bằng chứng thực nghiệm về nợ thuế và quản lý nợ thuế của doanh nghiệp.
  • 15. 3 - Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý thuế và người đọc có nhu cầu. - Là cơ sở quan trọng cho Cục Thuế tỉnh Đồng tháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống nợ thuế. - Giúp các nhà làm luật có căn cứ hoàn thiện chính sách thuế, khắc phục tình trạng nợ thuế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau: Chương 1: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Thực trạng nợ thuế và quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp tại Cục Thuế Đồng Tháp quản lý. Chương 3: Giải pháp khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế Đồng Tháp quản lý.
  • 16. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm và phân loại nợ thuế. 1.1.1. Khái niệm thuế. Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước. Gaston Jeze trong cuốn: “Tài chính công” xuất bản năm 1998 từ Kessinger Pbublising, LLC cho rằng: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi phí của Nhà nước”. Đây là khái niệm được ra đời khá sớm và cũng nổi tiếng về thuế, có tính chất khái quát cao được coi là cơ sở của các khái niệm sau này. Tuy nhiên, khái niệm này cũng không phân định thuế được bù đắp vào công việc gì và trong nhiều trường hợp, thuế không chỉ bù đắp chi tiêu mà còn dùng để phát triển kinh tế, xã hội. Tác giả Joseph E. Stiglitz. Trong cuốn “Economics of Public Sector” từ nhà xuất bản Third Edition, WW. Norton & Company năm 2010 thì định nghĩa “Thuế hay thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước. Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội”. Tại Điều 4, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 khái niệm về thuế như sau: “Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Nộp thuế theo quy
  • 17. 5 định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia gia quản lý thuế”. Như vậy, mặc dù có nhiều các định nghĩa về thuế nhưng chúng ta đều có thể nhận thấy nét chung sau: Thuế không chỉ là nguồn thu chính của quốc gia mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của Nhà nước. Đây là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội phải nộp cho Nhà nước khi đủ điều kiện nhất định. Mối quan hệ gắn bó này giữa nhà nước và NNT không thay đổi trong những xã hội có chế độ kinh tế, chính trị khác nhau. Bất kể xã hội nào cũng thể hiện thỏa mãn các nhu cầu phát triển về kinh tế và xã hội của quốc gia đó. 1.1.2. Khái niệm nợ thuế. Thuế là một khoản thu có tính chất bắt buộc, mang tính pháp lý cao. Mỗi khoản thuế phát sinh được xác định trên cơ sở thu nhập của người nộp thuế và sẽ trở thành khoản nộp bắt buộc mà người nộp thuế phải có nghĩa vụ chuyển giao cho Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn vì lý do nào đó, người nộp thuế chưa nộp hoặc không nộp thuế cho nhà nước theo thời hạn quy định, hình thành một khoản nợ thuế. Nợ thuế là hiện tượng người nộp thuế không nộp đầy đủ và đúng hạn số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế. Có thể hiểu nợ thuế ở khía cạnh đầy đủ hơn là tiền nợ thuế như sau: Tiền nợ thuế là khoản tiền được xác định là phải nộp vào ngân sách nhà nước đúng theo quy định của pháp luật nhưng hiện nay vẫn chưa được thực hiện và còn tồn đọng ở những đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp khoản thuế này cho các cơ quan nhà nước. Theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế định nghĩa tiền thuế nợ như sau: Nợ thuế là các khoản tiền thuế; phí, lệ phí; các khoản thu từ đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật (gọi chung là tiền
  • 18. 6 thuế) nhưng đã hết thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách nhà nước. Trong khái niệm “nợ thuế” cần hiểu rõ về một số thuật ngữ như người “nợ thuế, mức nợ thuế, thời điểm bắt đầu tính nợ, thời điểm kết thúc tính nợ,...Những thuật ngữ này đều được định nghĩa rõ ràng trong Mục III của Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục Thuế. Người nợ thuế là người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ theo định nghĩa nêu trên. Thời điểm bắt đầu nợ đối với một khoản thuế nợ là ngày tiếp theo ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Thời điểm kết thúc tính nợ đối với một khoản thuế nợ (ngày thanh toán) là ngày khoản nợ được nộp vào ngân sách nhà nước. Khoản nợ là số tiền thuế bắt đầu được tính nợ hay được gọi là bắt đầu phát sinh tiền thuế nợ. Số ngày nợ thuế của một khoản thuế nợ là khoảng thời gian liên tục tính theo ngày, kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đến thời điểm kết thúc tính nợ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Đặc điểm của nợ thuế. - Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến. Đây là đặc điểm đầu tiên của nợ thuế do nó là hành vi tâm lý phổ biến của các người nộp thuế, bởi: + Thứ nhất, hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của NNT. Điều này được giải thích là do trong hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, tuy nhiên các sắc thuế dù trực tiếp hay gián tiếp đều đánh vào thu nhập của các thể nhân hay pháp nhân trong nền kinh tế. Mỗi một pháp nhân khi có hoạt động kinh tế đều chịu nhiều loại thuế khác nhau cùng một lúc như: thuế GTGT, TNDN, TNCN, Môn bài... Nói cách khác, thuế là một hình thức phân phối thu nhập có tính chất bắt buộc mà mọi người có nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước dù họ muốn hay không. Đó là lý do tại sao hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế.
  • 19. 7 + Thứ hai, tình trạng trốn tránh nộp thuế hiện nay là tình trạng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới. Điều này cũng bởi vì hành vi nộp thuế ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của NNT. Việc họ trốn tránh nộp thuế sẽ giúp lợi ích họ có được nhiều hơn và điều này dẫn đến hành vi nộp thuế chậm hoặc trốn nộp thuế ngày càng tăng lên. Và khi tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn khá phổ biến thì vừa làm thất thu NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Hay nói cách khác, những NNT luôn tìm mọi cách để tối thiểu hóa số thuế mà họ phải nộp. Một trong các cách đó là nợ thuế. + Thứ ba, do đặc điểm của Việt Nam, khi mà trình độ nhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của việc nộp thuế chưa phê phán lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận tiền thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuế theo đúng pháp luật. Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế nợ đọng thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu ngân sách nhà nước, vừa không đảm bảo công bằng xã hội. Hay nói cách khác, những người nộp thuế luôn tìm mọi cách để tối thiểu hóa số thuế mà họ phải nộp. Một trong các cách đó là nợ thuế. - Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế: Thuế luôn gắn liền với thu nhập. Nhà nước thực hiện thu thuế thông qua quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, mà kết quả của nó là một phần thu nhập của NNT được chuyển giao bắt buộc cho Nhà nước mà không kèm theo bất kỳ một sự cấp phát hoặc quyền lợi nào khác cho NNT, cũng không cần biết NNT đã chuẩn bị được khoản thu nhập đó hay chưa. Cũng bởi vì việc nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp lên tình hình kinh tế, tài chính của NNT nên việc nợ thuế, nộp thuế chậm đã thường xuyên xảy ra. Các quy phạm pháp luật về thuế cũng như các vấn đề pháp luật liên quan khác đến thuế ở tất các các nước trên thế giới quy định rõ đây là hành vi vi phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật thuế là các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các chủ thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Việc chậm nộp, nợ hoặc trốn thuế được cho là hành vi vi phạm những quy định bắt buộc này trong
  • 20. 8 pháp luật liên quan đến thuế. Những quy định này luôn luôn đề cập đến các phạm vi điều chỉnh như: Mức nộp thuế, NNT, thời gian phải nộp thuế... tuy nhiên không phải NNT nào cũng thực hiện tốt điều này. Như vậy hành vi nợ thuế là hành vi vi phạm luật thuế của người nộp thuế bằng cách chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thuế. Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế: Trốn thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của người nộp thuế bằng mọi hình thức, thủ đoạn để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN. Còn nợ thuế mới chỉ là hành vi dây dưa, chậm nộp thuế khi quá thời hạn nộp theo quy định của pháp luật. Tất nhiên, trong một số trường hợp việc nợ thuế có thể là một hành vi nằm trong chuỗi hành vi nhằm trốn thuế. Chẳng hạn như, một số doanh nghiệp cố tình nợ một số thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Nợ thuế khác với hành vi tránh thuế: Tránh thuế là hành vi lợi dụng sơ hở của luật thuế để giảm nghĩa vụ thuế. Đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật mà là hành vi lợi dụng những điểm yếu trong pháp luật về thuế để làm lợi cho mình. Tránh thuế xuất phát từ những nhược điểm trong hệ thống pháp luật về thuế của quốc gia, vì vậy quản lý và phát hiện tránh thuế có ý nghĩa cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật thuế. Còn nợ thuế thì khác hoàn toàn về bản chất đó là nghĩa vụ đã được luật pháp xác định nhưng cố tình dây dưa, chậm nộp cho các cơ quan thu thuế. 1.1.4. Phân loại nợ thuế. Phân loại nợ thuế là công tác cần thiết giúp việc quản lý nợ thuế đạt hiệu quả. Để việc đôn đốc, thu hồi nợ đạt kết quả cao thì nợ thuế phải được phân loại một cách cụ thể rõ ràng để cán bộ quản lý thuế sử dụng các biện pháp thu hồi nợ phù hợp. Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợ thuế theo mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuế thì nợ thuế được phân loại thành 3 loại: nợ có khả năng thu, nợ khó thu và nợ không có khả năng thu.
  • 21. 9 - Nợ có khả năng thu: Theo thống kê, khoản nợ thuộc nhóm này thường chủ yếu là các khoản nợ mới phát sinh sau thời hạn nộp thuế được quy định tại các văn bản pháp quy về thuế. Do vậy, nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác định phải nộp vào Ngân sách nhà nước nhưng đã hết thời hạn nộp theo quy định của pháp luật mà chưa nộp, đồng thời không thuộc nhóm nợ khó thu và nhóm nợ không có khả năng thu. Tùy thuộc vào tính chất, mục đích thu nợ của từng thời kỳ kinh tế xã hội thì cơ quan thuế có thể tiếp tục chia nợ có khả năng thu hồi thành các loại: nợ thuế chậm nộp dưới 30 ngày, nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày và nợ thuế quá 90 ngày. - Nợ khó thu: Theo cách phân loại này, nợ khó thu bao gồm số tiền thuế nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự hoặc đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quan pháp luật nên chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế hoặc nợ của người nợ thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; nợ đang chờ giải quyết theo Luật phá sản. Khi người nộp thuế rơi vào tình trạng này thì có thể có trường hợp cơ quan điều tra đã phong tỏa tài khoản, sổ sách kế toán nên người nộp thuế không thể thực hiện việc nộp thuế hoặc người nộp thuế đã nộp thuế nhưng phải nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra nên trên sổ theo dõi thu nộp của cơ quan thuế vẫn báo nợ. Khi người nộp thuế đang bị điều tra, khởi tố liên quan đến nghĩa vụ thuế hoặc không liên quan đến nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế phải tạm thời phân loại các khoản nợ của người nộp thuế này vào nhóm nợ khó thu để chờ kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền. Đối với người nộp thuế gặp khó khăn về tài chính hoặc ngừng và tạm ngừng kinh doanh thì việc tiếp xúc với người nộp thuế để thu nợ là khó khăn nên phân loại vào nhóm này để có biện pháp quản lý theo dõi phù hợp. Tương tự, đối với trường hợp nợ đang chờ giải quyết theo Luật phá sản thì số tiền thuế nợ của người nợ thuế đã có quyết định phá sản doanh nghiệp hoặc đang trong thời gian làm thủ tục phá sản doanh nghiệp nhưng chưa làm các thủ tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật thì cũng cần được phân vào nhóm này để cơ quan thuế có biện pháp quản lý thích hợp.
  • 22. 10 - Nợ không có khả năng thu: Việc phân loại nợ vào nhóm này chủ yếu căn cứ vào tình trạng tồn tại của người nộp thuế. Người nộp thuế hầu hết đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh, bao gồm các khoản nợ thuộc các trường hợp như nợ của người nợ thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản nhưng không làm các thủ tục, trình tự giải thể phá sản đúng pháp luật nên chưa có đủ căn cứ pháp lý để xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của trường hợp này là khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ dẫn đến không còn khả năng thanh toán. Trường hợp người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể phá sản nhưng đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý để giải quyết cho phép khoanh nợ thì cũng phải đưa vào nhóm này để sau khi có quyết định khoanh nợ thì sẽ chuyển sang nhóm nợ không có khả năng thu này. Ngoài ra, nợ thuế của một loại đối tượng khác cũng có thể coi là không có khả năng thu, đó là nợ thuế của các doanh nghiệp bỏ trốn. Hầu hết đây là các doanh nghiệp ma, chỉ thành lập để mua bán hóa đơn, không thực tế kinh doanh. - Nợ chờ xử lý: Khác với việc phân loại nợ theo các nhóm trên thì nợ chờ xử lý căn cứ vào tính chất của khoản nợ và áp dụng đối với người nộp thuế đang tồn tại để phân loại. Do vậy, các khoản nợ thuộc các trường hợp được đưa vào nhóm nợ chờ xử lý để theo dõi thường bao gồm: Thứ nhất, nợ đang chờ điều chỉnh: Là số tiền nợ thuế của người nợ thuế do người nợ thuế hoặc cơ quan thuế có sai sót khi kê khai thuế, tính thuế đang làm thủ tục để điều chỉnh lại hoặc do tạm tính số thuế phải nộp cao hơn số phát sinh. Tức là, số tiền nợ do người nộp thuế đã kê khai số thuế tạm nộp hàng kỳ theo quy định nhưng thực tế thuế phát sinh phải nộp thấp hơn so với số thuế đã kê khai tạm nộp, đang làm thủ tục điều chỉnh lại. Ngoài ra, trong nhóm này còn có số tiền nợ do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, tiền thuế đã nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước nhưng do chứng từ luân chuyển chưa kịp thời hoặc thất lạc nên trên sổ thuế vẫn ghi nợ. Thứ hai, nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ: là số tiền nợ thuế của người nợ thuế đang trong thời gian làm các thủ tục tại cơ quan thuế để được xử lý miễn,
  • 23. 11 giảm, xóa nợ theo quy định của pháp luật về thuế; cá nhân được cơ quan pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ; nợ của người nợ thuế bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của Luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. Khi người nộp thuế đang có nợ thuế do đến kỳ phải thực hiện kê khai thuế đúng hạn nhưng theo quy định của pháp luật về thuế họ sẽ được miễn, giảm hoặc được xử lý cho ghi thu, ghi chi và đang làm thủ tục thì tạm thời đưa vào nhóm nợ chờ xử lý này để theo dõi chứ không áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu nợ. Thứ ba, theo quy định của pháp luật về thuế và xử lý khiếu nại tố cáo thì trong quá trình khiếu nại khi cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định xử lý, người nộp thuế vẫn phải nộp các khoản thuế vào NSNN. Do đó, phát sinh thêm khoản nợ chờ xử lý do khiếu nại của người nộp thuế, xử lý thoái trả tiền thuế khi có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền thì nợ này được đưa vào một trong hai nhóm nợ có khả năng thu hoặc nợ không có khả năng thu. Thứ tư, nợ đang được khoanh nợ, giãn nợ là số tiền thuế nợ của người nộp thuế đã được xử lý cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc đang trong thời hạn làm các thủ tục tại cơ quan thuế đã được xử lý giãn nợ theo quy định. 1.2. Vai trò và yêu cầu của quản lý nợ thuế. 1.2.1. Vai trò quản lý nợ thuế. Hiện nay, cùng với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế là sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các doanh nghiệp với những khó khăn nhất định trong việc chấp hành pháp luật quản lý thuế. Do đó, việc tăng cường công tác quản lý thuế, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ thuế có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế cũng như trong hoạt động kinh tế xã hội. Cụ thể là: Thứ nhất, quản lý nợ thuế để quản lý, theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế, đảm bảo người nộp thuế nộp các khoản thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước; đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách nhà nước đúng hạn.
  • 24. 12 Thứ hai, quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của nhà nước, chống thất thoát ngân sách nhà nước. Đảm bảo các chính sách thuế được thực hiện đúng và triệt để thông qua cơ quan thuế có các tác động, can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thời hạn nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Thứ ba, việc quản lý nợ thuế đảm bảo cơ quan thuế có biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; mặt khác quản lý nợ là một thước đo để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năng khác như thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. 1.2.2. Yêu cầu quản lý nợ thuế. Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thứ nhất, trong quản lý thuế nói chung và quản lý đầy đủ, không bỏ sót các khoản thu của ngân sách nhà nước, vì nếu quản lý không chặt chẽ, không bao quát hết các khoản thu sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước, khi đó sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế. Thứ hai, phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế có các biện pháp quản lý phù hợp. Để thực hiện yêu cầu này, bên cạnh việc phân loại nợ theo tiêu thức đã trình bày ở trên thì phải đảm bảo việc phân loại chính xác tính chất của các khoản nợ thuế; Để từ đó cơ quan thuế đánh giá, xem xét và đưa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Thứ ba, phải đảm bảo thu nợ đầy đủ, kịp thời, tránh thất thu ngân sách nhà nước. Yêu cầu này là yêu cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ thuế và mục tiêu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trong toàn ngành nói chung và của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp nói riêng. 1.2.3. Các Phương pháp quản lý nợ thuế - Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện. - Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch. - Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ.
  • 25. 13 - Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế. - Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ như: Ban thông báo tiền nợ; Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại KBNN, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản; Ngăn chặn tạm dừng xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của DN còn nợ tiền thuế, tiền phạt; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập theo quy định; Thông báo hóa đơn không còn giá trị; Kê biên tài sản, bán đấu gía tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; Thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, giấy phép hành nghề. 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý nợ thuế tại các đơn vị, cơ quan quản lý thuế, nhưng mỗi công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau, tại các địa phương khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tôi đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài như sau: - TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), “Quản lý thuế của nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp (nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội)”, Luận án Tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý thuế nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm tăng cường sự tuân thủ của các doanh nghiệp, đặc biệt là sự tự nguyện tuân thủ. Tác giả đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu hành vi tuân thủ thuế như là một biến số đại diện cho tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu các yếu tố thuộc các nhóm khác nhau tác động đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp, xác định nguyên nhân thuộc quản thuế cản trở sự tuân thủ và khẳng định vai trò quản lý thu thuế của nhà nước trong việc tác động lên các yếu tố này nhằm tăng cường sự tuân thủ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế thu thuế nhằm tăng cường mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Tháp trong thời gian tới.
  • 26. 14 - TS. Vũ Văn Cường (2012), “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trườngnở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội. Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật quản lý thuế hiện hành ở Việt Nam, làm rõ khái niệm, bản chất, các yếu tố chi phối pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa ra những nguyên nhân, kết luận về thực trạng pháp luật quản lý thuế và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đó xây dựng nền tảng khoa học cho việc xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đồng thời tạo cơ sở khoa học thống nhất để nghiên cứu hoàn thiện từng bộ phận pháp luật quản lý thuế Việt Nam nói riêng và cả hệ thống pháp luật thuế Việt Nam nói chung. - Phạm Việt Hà (2012), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành Thuế năm 2012-2013 (Tổng cục Thuế). Đề tài nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế bao gồm khái niệm quản lý nợ thuế, vị trí vai trò của công tác quản lý nợ thuế, nội dung quản lý nợ thuế và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế ở Việt Nam được chỉ rõ thông qua khái quát chung về tình hình quản lý nợ thuế, tổ chức bộ máy quản lý nợ thuế, những kết quả đạt được của công tác quản lý nợ thuế, một số hạn chế và nguyên nhân cụ thể. Bên cạnh đó, đề tài đã chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản nợ thuế trên cơ sở bối cảnh kinh tế xã hội, chính sách về quản lý thuế với một số nhóm giải pháp liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nợ thuế như: Cần thiết phải xây dựng cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, trong đó có dữ liệu về người nộp thuế, trong đó có dữ liệu về quản lý nợ thuế để đáp ứng nhu cầu quản lý của cơ quan thuế các cấp, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong việc đôn đốc thu nợ; tăng cường đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro, phân loại người nợ thuế…
  • 27. 15 - TS. Phạm Xuân Hòa (2014), “Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đề tài đã làm rõ gánh nặng thuế của doanh nghiệp hiện nay, chỉ rõ gánh nặng thuế làm giảm lợi nhuận giữ lại, nguồn lực tài chính quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, việc hoàn thiện chính sách thuế để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là đòi hỏi khách quan. Tác giả đã đề xuất sáu quan điểm trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đề xuất các qui định ưu đãi thiết thực hơn nữa cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nổi bật là: cho phép doanh nghiệp trừ 150% chi phí thực tế đầu tư vào khoa học công nghệ; ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp mới thành lập; giảm thiểu các mức thuế suất thuế GTGT… - GS. TS. Sử Đình Thành và Cộng sự, Tạp chí phát triển kinh tế, 26 (3), 02 - 26, “Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo cam kết hội nhập quốc tế đến năm 2020” (Ngày duyệt đăng: 16/3/2015). Nghiên cứu cho rằng hệ thống thuế Việt Nam đã được điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu cơ bản của cơ chế kinh tế thị trường và các điều kiện pháp lý cần thiết cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO cũng như hội nhập quốc tế. Gần đây, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu nâng tổng thu thuế lên đến 23% - 24% GDP. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện rằng tăng quy mô thu thuế gây bất lợi cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, thời gian tới Việt Nam cần vượt qua nhiều thách thức trong quá trình cải cách thuế, cụ thể là: mở rộng cơ sở thuế, đơn giản hóa quản lý thuế theo tiêu chuẩn quốc tế, và hài hòa hệ thống thuế giữa các thành viên ASEAN. - Ths. Hoàng Văn Hải (2014), “Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Cục Thuế Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Luận văn tổng hợp những lý luận về công tác quản lý thu thuế, quản lý nợ thuế. Từ cơ sở đó, tác giả tìm hiểu, tổng kết lại những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc. Ths. Hoàng Văn Hải cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn
  • 28. 16 tỉnh Vĩnh Phúc. Nghiên cứu của Ths. Hoàng Văn Hải có ý nghĩa tham khảo về mặt lý luận trong quá trình tác giả viết luận văn, cũng như việc vận dụng những kinh nghiệm trong công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, làm bài học cho Cục thuế tỉnh Đồng Tháp. - Ths. Hoàng Thị Kim Uyên (2014), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo Pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận Văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về nợ thuế, quản lý thuế, các biện pháp cưỡng chế được sử dụng để thi hành nghĩa vụ nộp thuế ở Việt Nam hiện nay và so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới. Luận văn cũng tìm hiểu thực tiễn áp dụng, triển khai các quy định đó ở một số tỉnh thành trong cả nước và đưa ra một số đánh giá về thực trạng pháp luật, về thực tiễn thi hành pháp luật các biện pháp cưỡng chế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế ở nước ta. Sau đó, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật sao cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay và trong giai đoạn tới. Ngoài ra cũng còn một số đề tài nghiên cứu về quản lý nợ thuế tại các cơ quan thuế khác như: Nguyễn Việt Hà (2010), “Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”, Luận Văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế, là một chức năng chính của mô hình quản lý thuế trong cơ chế tự khai - tự nộp thuế. Mô hình có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức thuân thủ pháp luật thuế đối tượng nộp thuế, đảm bảo thu đúng thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho ngân sách nhà nước nhằm chống thất thu thuế, để đảm bảo công bằng giữa đối các đối tượng nộp thuế trong việc thu nộp thuế. Quản lý được nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những thước đo cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý thuế. Qua những nghiên cứu về tổng hợp các lý luận cơ bản về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như nêu được cơ sở của việc nợ thuế, nguyên nhân và hậu quả của việc nợ thuế, luận văn
  • 29. 17 góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận về việc sử dụng chính sách và các biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Qua khảo sát thực trạng của công tác Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, những việc làm chưa được và chưa được làm được, luận văn đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Đông Anh. Các đề tài trên đã đề cập đến một góc độ cụ thể trong công tác quản lý thuế của một đối tượng người nộp thuế hoặc một sắc thuế tại cơ quan thuế, mà chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập và tổng quát về quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. Vì vậy, việc thực hiện đề tài này mang tính thời sự và cấp thiết trong việc đưa ra giải pháp quản lý nợ hiệu quả hơn tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số tỉnh thành. 1.4.1. Tại Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh. Năm 2017 ngành Thuế Quảng Ninh đã theo dõi chặt chẽ diễn biến nợ đọng để phân tích, phân loại nợ và áp dụng đồng bộ các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế. Cục Thuế tỉnh cũng giao chỉ tiêu thu nợ cho từng đơn vị, từng công chức được giao nhiệm vụ quản lý nợ thuế; đề ra các biện pháp thực hiện kế hoạch để thu hồi nợ thuế có hiệu quả, báo cáo hằng ngày tiến độ thu nợ đối với các tháng cuối năm, riêng tháng 12 thu hơn 80 tỷ tiền thuế nợ đọng. Ngành Thuế đã phối hợp với kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý và cấp phát vốn... cung cấp thông tin, thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN. Cùng với ban hành các quyết định cưỡng chế, cơ quan thuế còn gửi văn bản đề nghị các ngân hàng phối hợp cung cấp thông tin đối với những người nộp thuế đang thực hiện biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng để khi tài khoản có phát sinh giao dịch thì dừng giao dịch và thông báo cho cơ quan thuế để thực hiện thu tiền thuế nợ theo đúng quy định. Đồng thời, ban hành 67.876 thông báo (bằng 100% số đối tượng phải ban hành) tiền thuế nợ và tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp gửi người nộp thuế. Công khai thông tin của 207 người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp lên các phương tiện thông tin đại
  • 30. 18 chúng với tổng số tiền là 130,8 tỷ đồng. Cấp 224 số hóa đơn lẻ cho người nộp thuế bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng, đồng thời thu 11 tỷ đồng tiền thuế. Dù đạt được một số kết quả, nhưng thực tế, nợ thuế vẫn luôn là vấn đề “nóng” mà ngành Thuế phải đối mặt. Nhiều doanh nghiệp nợ thuế tới hàng tỷ đồng. Đơn cử hồi cuối năm 2017, Cục Thuế tỉnh đã phải công khai danh sách 76 doanh nghiệp có số nợ thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp kéo dài đến hết tháng 9 với tổng số nợ trên 75 tỷ đồng. Theo phân tích của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, số nợ thuế tăng là do nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Một số người nộp thuế có số nợ lớn kéo dài, mất khả năng thanh toán, hoặc không còn kinh doanh nhưng chưa làm thủ tục ngừng, hằng tháng vẫn nộp tờ khai thuế nhưng không có khả năng trả nợ tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp hằng tháng tăng lên. Số người nộp thuế còn nợ thuế mới bỏ kinh doanh làm tăng số nợ khó thu; người nộp thuế bỏ kinh doanh từ các kỳ trước vẫn bị tính chậm nộp dẫn đến số tiền thuế nợ khó thu ngày càng tăng… Hầu hết các đơn vị ngừng, nghỉ kinh doanh và bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký nên cơ quan thuế không thể áp dụng được biện pháp thu nợ hay cưỡng chế. Trong khi đó, cơ chế chính sách đối với việc thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng gặp nhiều khó khăn do khi đã phát sinh số nợ thuế lớn, người nộp thuế thường không để số dư tiền gửi trong tài khoản ngân hàng; các tổ chức tín dụng thường cung cấp thông tin không kịp thời, doanh nghiệp đã kịp rút hết tiền gửi trong tài khoản. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực sau 5 ngày (đối với quyết định cưỡng chế qua ngân hàng) và sau 3 ngày (đối với quyết định bằng hình thức thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng), nhưng trong thời gian này, đối tượng bị cưỡng chế đã kịp rút hết tiền từ tài khoản làm giảm tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định cưỡng chế. Với mục tiêu năm 2018, toàn ngành phấn đấu kết quả thu nợ thuế đạt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao với tổng số nợ dưới 5% tổng số thu NSNN trên địa bàn. Vì thế, Cục Thuế tỉnh đã tăng cường các giải pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ. Theo đó, phối hợp, đề nghị các đoàn thanh tra, kiểm tra cung cấp
  • 31. 19 tài khoản giao dịch tại các ngân hàng đối với người nộp thuế chưa đăng ký tài khoản để ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế có hiệu quả. Lập danh sách tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tăng sau thanh tra, kiểm tra còn tồn trên hệ thống, phối hợp cùng các đoàn thanh tra, kiểm tra đôn đốc người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Lập kế hoạch cưỡng chế và thực hiện cưỡng chế hằng tháng đối với người nộp thuế có số tiền thuế nợ từ 5 triệu đồng trở lên, giao kế hoạch cho công chức làm công tác quản lý nợ trên toàn ngành. Ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản và phong tỏa tài khoản đối với 100% doanh nghiệp nợ thuế từ 91-120 ngày. Áp dụng kịp thời biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với các doanh nghiệp nợ thuế ngay sau khi quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản hết hiệu lực mà vẫn chưa thu được hoặc thu chưa đủ tiền thuế nợ, đồng thời phát hành công văn gửi ngân hàng phối hợp cung cấp thông tin để thực hiện cưỡng chế nợ thuế. Ngành Thuế cũng sẽ lập danh sách đơn vị xây dựng cơ bản ngoài tỉnh còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp gửi Ban quản lý dự án, Kho bạc nhà nước phối hợp thu tiền thuế nợ trước khi thanh toán hoặc cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp phối hợp với cơ quan chức năng thu hồi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... 1.4.2. Cục Thuế tỉnh Cà Mau. Thời gian qua, ngành thuế Cà Mau đã nỗ lực xử lý các khoản nợ thuế khó thu, nợ chờ xử lý đồng thời tích cực đôn đốc thu nộp, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ thuế đối với khoản nợ có khả năng thu nộp vào ngân sách nhà nước, từ đó làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách, pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn. Để đạt được chỉ tiêu Tổng cục Thuế đề ra là tổng nợ chiếm dưới 5% trên tổng số thu NSNN, ngành thuế tỉnh đã tích cực đôn đốc, xử lý thu nộp và áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế như: Ban hành Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp (Mẫu số 07/QLN); Quyết định cưỡng chế
  • 32. 20 nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với những đối tượng chây ỳ không nộp thuế. Tính đến 31/12/2015, nhờ chủ động thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, đã thu được 83.392 triệu đồng tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2014 chuyển sang, đạt tổng số nợ thuế đến cuối năm 2015 giảm so với cuối năm 2014 là 71.800 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 21,56%. Cục Thuế tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp thực hiện đối với từng khoản nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh và nợ có khả năng thu. Đối với nợ khó thu, do xác định lại đúng chất nợ của từng đối tượng nợ thuế ngừng, nghỉ, bỏ trốn, tự giải thể không khai báo với cơ quan thuế theo đúng Quy trình quản lý nợ thuế, đồng thời được Tổng cục Thuế loại ra không đưa vào ứng dụng Quản lý thuế tập trung. Nợ chờ xử lý giảm nhờ tích cực tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nộp xử lý thu nợ thuế, đặc biệt các khoản nợ tiền sử dụng đất. Còn đối với nợ có khả năng thu thì giảm so với năm trước do đã thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người nộp thuế nộp đúng thời gian quy định, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng tiền thuế kéo dài trong nhiều kỳ tính thuế. Tỷ lệ nợ có khả năng thu đến cuối năm 2015 chiếm 2,02% trên tổng số thực thu NSNN năm 2015, vượt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao. Tập trung xử lý nợ đọng tiền thuế ngay ở kỳ nợ thuế đầu tiên, không để xảy ra trường hợp nợ dây dưa qua nhiều kỳ làm phát sinh số nợ lớn khó xử lý. Kiên quyết xử lý mạnh mẽ các trường hợp người nộp thuế có hành vi chiếm dụng tiền thuế nhằm hạn chế thất thu NSNN đến mức thấp. Ngoài ra, công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế được sắp xếp thống nhất từ Cục Thuế tới các Chi cục Thuế. Các quy trình quản lý nợ thuế do Tổng cục Thuế ban hành đã làm cơ sở đưa công tác quản lý nợ thuế vào nề nếp, từng bước có hiệu quả. Chương trình ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế đã hiện đại hóa công tác quản lý nợ thuế, đáp ứng yêu cầu tổng hợp, chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế. Chỉ tiêu thu nợ thuế được xây dựng hàng năm làm căn cứ chỉ đạo, điều hành thu nợ và coi đây là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ thuế, để lãnh đạo Cục Thuế xem xét thi đua khen thưởng cho toàn ngành thuế tỉnh Cà Mau.
  • 33. 21 1.4.3. Cục Thuế thành phố Hải Phòng Xác định nhiệm vụ thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu để đánh giá chất lượng công tác quản lý thuế, lãnh đạo Cục thuế thành phố Hải Phòng đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các biện pháp từ việc rà soát, phân loại nợ, đôn đốc thu nộp và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định định tại Thông tư của Bộ Tài chính; Tăng cường nguồn nhân lực cho Bộ phận thu nợ thuế các cấp, phối hợp với Trung tâm viễn thông thành phố Hải Phòng nhắn tin nợ thuế hàng tháng đối với chủ doanh nghiệp có số nợ thuế lớn. Tham mưu với các cấp chính quyền chỉ đạo UBND các quận, huyện thành lập các đoàn kiểm tra đôn đốc thu nợ thuế, tập trung kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp nợ thuế lớn, để đôn đốc thu hồi nợ thuế. Công bố công khai một số doanh nghiệp có số nợ thuế lớn trên trang website của Cục Thuế thành phố Hải Phòng. Kết quả, năm 2013 đã thu nợ của năm 2012 chuyển sang là 507,3 tỷ đồng, trong đó, bằng biện pháp quản lý nợ là 490,5 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 16.758,6 triệu đồng. 1.4.4. Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế Trong những năm qua, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn đã thu được những kết quả hết sức tích cực. Thứ nhất, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền để người nộp thuế nắm bắt đầy đủ chính sách. Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên – Huế định kỳ tổ chức các buổi tập huấn cho các đơn vị chi trả thu nhập khi có thay đổi về chính sách thuế, giúp các đơn vị nắm bắt kịp thời văn bản chính sách. Cùng với đó, thường xuyên phối hợp với Hội đồng giáo dục pháp luật của Tỉnh, huyện, thị xã và thành phố trong việc lồng ghép tuyên truyền các chính sách pháp luật thuế đến từng tổ chức cá nhân nộp thuế. Thứ hai, tổ chức tốt phong trào thi đua: Phát động thi đua theo từng tháng, quý và cuối tháng, quý đều có đánh giá, phân loại cán bộ công chức tích cực, hoàn
  • 34. 22 thành xuất sắc nhiệm vụ để bình xét phân loại, đề xuất hình thức và danh hiệu khen thưởng thích đáng khơi dậy ý thức phấn đấu. Thứ ba, xây dựng các sáng kiến, cải tiến phù hợp và triển khai có hiệu quả góp phần tăng thu bù đắp các khoản hụt do chính sách giảm thu. - Thống kê số thuế đã nộp của năm trước liền kề: Hằng năm trên cơ sở số thực thu, tiến hành lựa chọn các đơn vị, các cá nhân có số thực nộp ngân sách lớn, trong số gần 90.000 đối tượng nộp thuế và 3.800 đơn vị chi trả, Cục đã chọn các cá nhân người nộp thuế có mức nộp từ 200 triệu đồng trở lên, và cơ quan chi trả nộp từ 500 triệu đồng trở lên/năm để lập danh sách theo dõi việc kê khai thu nộp năm tới. Với cách làm này, cơ quan Thuế chỉ lọc ra danh sách khoảng 500 trên tổng số gần 93.800 đơn vị chi trả và cá nhân, giao cho mỗi công chức theo dõi từ 70 - 80 đơn vị chi trả và cá nhân để thường xuyên nắm chắc, phân tích phục vụ cho nhiệm vụ thu. - Biện pháp quản lý hộ kinh doanh khoán thuế: Cục Thuế coi trọng việc tăng cường chỉ đạo các chi cục thuế phối hợp chặt chẽ cấp ủy, chính quyền các cấp, hội đồng tư vấn thuế để đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người nộp thuế, thường xuyên bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình kinh doanh, trên cơ sở đó mà hiệp thương mức thuế khoán và thực hiện đúng quy trình quản lý hộ theo phương châm “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”. 1.4.5. Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk cho biết, tổng nợ thuế trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm 31/3/2019 là 975 tỷ đồng. Số nợ trên so với thời điểm 28/2/2019 tăng 54 tỷ đồng, so với thời điểm 31/12/2018 tăng 116 tỷ đồng. Để giảm nợ thuế, không để số nợ vượt quá 5% tổng thu ngân sách theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế Đắk Lắk cho biết, từ nay đến cuối năm 2019 sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, tích cực tham mưu với UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác thu nợ thuế. Cục Thuế Đắk Lắk sẽ triển khai quyết liệt các giải pháp như: Thực hiện giao ban công tác nợ hàng tháng, giao chỉ tiêu thu nợ đến từng lãnh đạo phòng, lãnh
  • 35. 23 đạo Chi cục Thuế, lãnh đạo Đội thuế và từng công chức và thực hiện chế độ báo cáo kết quả thu nợ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. Lấy kết quả thu nợ làm tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng cuối năm của các đơn vị. Ngoài ra, Cục Thuế sẽ tổ chức kiểm tra công tác quản lý thu nợ thuế tại các Chi cục Thuế trực thuộc, nhằm đánh giá chính xác công tác quản lý điều hành thu nợ tại các huyện, thị xã, thành phố để kịp thời có giải pháp và chỉ đạo phù hợp với thực tế của từng địa phương. Đặc biệt, ngoài các biện pháp như đôn đốc qua điện thoại, gửi email, gửi thông báo bằng văn bản, áp dụng các biện pháp cưỡng chế… Cục Thuế Đắk Lắk còn thành lập các tổ đôn đốc thu nợ thuế, trực tiếp đến từng DN đôn đốc thu nộp các khoản nợ thuế. Tổ công tác sẽ đến trụ sở DN nợ thuế để xác minh chính xác số nợ thuế, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ thuế, đôn đốc, động viện DN sắp xếp, bố trí nguồn tài chính để nộp kịp thời các khoản nợ thuế vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cũng cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Trong quý I/2019, chỉ tính riêng tại Văn phòng Cục Thuế Đắk Lắk đã tổ chức trực tiếp đôn đốc tại trụ sở người nộp thuế với 102 doanh nghiệp. Nếu tính cả các Chi cục Thuế trực thuộc, trong quý I/2019 đã ban hành 1.269 quyết định cưỡng chế nợ thuế, với số tiền trên 130 tỷ đồng. Thực hiện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng 2.158 lượt người nộp thuế, với tổng số tiền nợ thuế gần 252 tỷ đồng, sau công khai đã thu được hơn 25 tỷ đồng. 1.4.6. Bài học cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Một là, cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong công tác quản lý nợ thuế: các bộ phận quản lý nợ, bộ phận Kê khai - Kế toán thuế, bộ phận Kiểm tra thuế thực hiện phối hợp rà soát đối chiếu, điều chỉnh các khoản nợ đảm bảo số liệu trên ứng dụng của cơ quan thuế chính xác và thống nhất với người nộp thuế; đối với các Chi cục Thuế phải thực hiện quản lý nợ trên ứng dụng đã triển khai, yêu cầu tất cả các Chi cục Thuế phải thực hiện quản lý nợ trên ứng
  • 36. 24 dụng và truyền báo cáo nợ thuế về Cục Thuế qua ứng dụng mạng internet và quản lý hệ thống. Hai là, tăng cường thực hiện đôn đốc thu hồi các khoản nợ: Đối với các doanh nghiệp có khoản nợ trên 90 ngày thực hiện việc đôn đốc nợ như gọi điện thoại, yêu cầu người nộp thuế thực hiện cam kết trả nợ thuế trong vòng 90 ngày, ban hành đầy đủ thông báo nợ thuế và tiền phạt chậm nộp. Đối với các doanh nghiệp có khoản nợ trên 90 ngày, ban hành 100% thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế; triển khai xác minh thông tin giao dịch tài khoản ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, xác minh tình hình tài chính của doanh nghiệp; Phối hợp với Kho bạc nhà nước xác minh và thu thập thông tin tình hình thanh toán vốn qua kho bạc. Cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ thuế. Các tổ đôn đốc thu và thu hồi nợ thuế của Cục Thuế phải triển khai tổ chức có hiệu quả theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ thuế. Tổ đôn đốc thu nộp phải lên kế hoạch chi tiết và tiến hành làm việc với từng người nợ thuế ở tất cả các lĩnh vực và địa bàn, đặc bàn, đặc biệt đối tượng nợ thuế lớn và các địa bàn trọng điểm. Ba là, tranh thu sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế. Báo cáo kịp thời tình hình diễn biến nợ thuế với các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương; đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để xử lý nợ đọng phù hợp. Tuyên truyền thông báo trên phương tiện truyền hình, truyền thanh huyện, xã, phường, thị trấn đối với các doanh nghiệp cố tình dây dưa nợ thuế. Bốn là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng theo đúng quy trình Quản lý nợ, quy trình cưỡng chế nợ thuế và yêu cầu của Tổng cục Thuế, Cục Thuế; báo cáo phải đảm bảo đúng, đầy đủ mẫu biểu và kịp thời, đồng thời phản ánh kết quả triển khai các biện pháp và kết quả thu nợ thuế.
  • 37. 25 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế. 1.5.1. Nhóm yếu tố từ phía cơ quan quản lý thuế. Thứ nhất, quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế. Quy trình quản lý nợ hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế. Một cơ quan thuế xây dựng và thiết lập được một quy trình quản lý nợ thuế tốt, phù hợp với đơn vị sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý nợ thuế. Bởi vì, quy trình quản lý nợ thuế hiệu quả sẽ góp phần tạo nền tảng tốt để các bộ phận kết hợp ăn ý với nhau và các khâu quản lý được thực hiện một cách hợp ký, tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình thực hiện. Thứ hai, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành thuế, đặc biệt là công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mền hỗ trợ về khê khai - kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến công tác quản lý nợ. Cơ quan thuế có nhận thức và có những biện pháp nâng cao, cải thiện tình hình ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý thuế sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý nợ thuế, bởi những công nghệ này sẽ giúp giảm thiểu sức lao động, tăng độ chính xác của các thông tin, giảm lượng việc cần làm, từ đó cán bộ có nhiều thời gian hơn để có thể làm những công tác khác, góp phần tăng hiệu quả công tác quản lý nợ thuế tại cơ quan. Thứ ba, chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ đọng. Chính sách, pháp luật phải đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế. Sự đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế nền kinh tế và xã hội. Sự đồng bộ và thống nhất trong chính sách, pháp luật là kim chỉ nam cho các hoạt động quản lý của cơ quan thuế, đồng thời tạo môi trường thuận lợi, lành mạnh để người dân thực thi pháp luật thuế. Các chính sách thuế còn phải có sự linh hoạt nhất định đối với hoàn cảnh thực tiễn của nền kinh tế xã hội mới thúc đà cho việc thực hiện luật thuế cũng như công tác quản lý nợ đọng diễn ra hiệu quả. Điển hình trong những trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính phạt nộp chậm lại càng cho số nợ đọng tăng lên, sẽ càng làm cho việc
  • 38. 26 quản lý thu nợ gặp nhiều khó khăn. Khi đó đánh giá hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế lại càng không chính xác. Thứ tư, trình độ nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành bại của quản lý. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế cũng không nằm ngoài quy luật này. Do vậy trình độ của các công chức thuế trong công tác quản lý nợ thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác thu hồi nợ, hoàn thiện hơn công tác quản lý nợ đọng. 1.5.2. Nhóm yếu tố tác động do thời thời tiết, khí hậu Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng. Là địa phương có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng bên cạnh những thuận lợi đã đạt được, bên cạnh đó phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu do xâm nhập mặn nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, bão lũ đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống nhân dân và doanh nghiệp. 1.5.3. Nhóm yếu tố từ phía người nộp thuế. Thứ nhất, ý thức của người nộp thuế tác động đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước của người nộp thuế. Nhận thức được nghĩa vụ nộp thuế của mình không. Ý thức chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng tỷ lệ thuận với ý thức và trách nhiệm nộp thuế. Khi người dân có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế; hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra. Từ đó, công tác quản lý thu thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn. Nếu người dân có ý thức chấp hành luật thuế kém sẽ tìm mọi cách trốn, tránh thuế nhằm làm giảm nghĩa vụ thuế dẫn đến làm giảm hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Thực tế, khi người dân nhận thức được quyền lợi họ sẽ được hưởng những hàng hóa dịch vụ công cộng mà Nhà nước cũng cấp họ sẽ thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với nhà nước là đóng thuế cho nhà nước. Vì vậy, công tác tuyên truyền tốt có thể
  • 39. 27 nâng cao được nhận thức của người dân và cải thiện tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Thứ hai, sự hiểu biết của người nộp thuế về luật thuế, những yêu cầu của luật thuế, thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế tác động tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Người nộp thuế có ý thức tuân thủ luật thuế nhưng thiếu sự hiểu biết về luật thuế, các yêu cầu của luật thuế và thủ tục hoàn thành luật thuế dẫn đến sai sót trong quá trình tuân thủ luật thuế. Điều này làm gia tăng tỷ lệ lỗi trong kê khai và thanh toán thuế, tăng chí phí tuân thủ thuế và cản trở sự tuân thủ. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, trình độ và kiến thức cơ bản về pháp luật thuế, kế toán của người nộp thuế còn hạn chế dẫn tới nhiều khó khăn trong công tác quản lý thuế nói chug và quản lý nợ đọng nói riêng.
  • 40. 28 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 đã đề cập đến những nội dung cơ bản cơ sở lý luận về nợ thuế. Đã nêu lên những khái niệm cơ bản về thuế, nợ thuế, phân loại nợ thuế. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế như: từ phía cơ quan thuế, yếu tố môi trường kinh tế - xã hội, yếu tố người nộp thuế đến công tác quản lý nợ thuế. Đặc biệt tìm hiểu kinh nghiệm công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế tỉnh Cà Mau là một đơn vị gần giống với các điều kiện hoạt động của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Những kinh nghiệm tốt của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, Cục Thuế thành phố Hải Phòng; Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên – Huế và Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đã phần nào giúp ích cho Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp tiếp tục khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp trong thời gian tới. Nội dung chương 1 làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý sẽ đề cập tại chương 2 và chương 3.
  • 41. 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NỢ THUẾ VÀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ ĐỒNG THÁP QUẢN LÝ 2.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp 2.1.1. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia trên 52km, tiếp giáp các tỉnh Long An, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang với diện tích tự nhiên là 3.378 km2 có 12 huyện, thị, thành phố (9 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố với 144 xã, phường, thị trấn), tổng dân số toàn tỉnh là 1.687.291 người (kết quả điều tra dân số 2016). Chức năng của Cục Thuế Đồng Tháp là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thực hiện theo Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và Quyết định số 320/QĐ-BTC ngày 28/02/2019 của Bộ Tài chính quy định số lượng phòng thực hiện chức năng tham mưu, quản lý thuế và phòng Thanh tra - Kiểm tra thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục Thuế. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp: Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp gồm có 01 Cục trưởng, 01 Phó Cục trưởng, tính đến ngày 01/3/2019 Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có tổng số 484 biên chế không kể hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP làm công tác bảo vệ, lái xe tạp vụ. Cơ cấu tổ chức 10 Phòng chức năng và 12 Chi cục Thuế và trực thuộc Cục Thuế và 80 Đội Thuế trực thuộc Chi cục Thuế như sau: ( xem hình 2.1)
  • 42. 30 TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP LÃNH ĐẠO CỤC 10 ĐƠN VỊ CẤP PHÒNG THAM MƯU, GIÚP VIỆC 12 CHI CỤC THUẾ (1) Văn phòng (1) Chi Cục Thuế thị xã Hồng Ngự (2) Phòng Tuyên truyền-Hỗ trợ người nộp thuế (2) Chi Cục Thuế huyện Hồng Ngự (3) Phòng Kê khai và Kế toán thuế (3) Chi cục Thuế huyện Tam Nông (4) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế (4) Chi cục Thuế huyện Tân Hồng (5) Phòng Thanh tra - Kiểm tra 1 (5) Chi cục Thuế huyện Tháp Mười (6) Phòng Thanh tra - Kiểm tra 2 (6) Chi cục Thuế huyện Cao Lãnh (7) Phòng Tin học (7) Chi cục Thuế huyện Lấp Vò (8) Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế (8) Chi cục Thuế huyện Lai Vung (9) Phòng Tổ chức cán bộ (9) Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc (10) Phòng Kiểm tra nội bộ (10) Chi cục Thuế huyện Châu Thành (11) Chi cục Thuế thành phố Cao Lãnh (12) Chi cục Thuế huyện Thanh Bình Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
  • 43. 31 2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. 2.2.1. Các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Cùng với sự phát triển kinh tế cả nước, tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây được đánh giá là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, tốc độ kinh tế tăng trưởng kinh tế nhanh. Theo đó, số lượng doanh nghiệp cũng gia tăng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện quá trình cổ phần hóa, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần thay vào đó là sự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý tất cả các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, cùng với một phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng dưới đây thể hiện những doanh nghiệp mà Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý. Bảng: 2.1. Bảng phân loại các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý Đvt:Số lượng doanh nghiệp S T T Loại hình doanh nghiệp NĂM 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Doanh nghiệp có vốn nhà nước 59 (17,2%) 60 (16,9%) 58 (15,9%) 60 (15,5%) 53 (13,4%) 59 (14,3%) 59 (14%) 2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 25 (7,2%) 26 (7,3%) 26 (7,1%) 29 (7,4%) 30 (7,5%) 31 (7,5%) 31 (7,4%) 3 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 259 (75,5% 267 (75,6%) 280 (76,9%) 298 (77%) 312 78,9% 320 78% 329 78,5% Tổng số 343 353 364 387 395 410 419 Nguồn: Phòng Kê khai – Kế toán thuế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp
  • 44. 32 Theo bảng số liệu cho thấy, số lượng doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý ngày càng tăng nhưng chủ yếu doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể năm 2012, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp chỉ có 343 doanh nghiệp, đến năm 2013 tăng lên 2,91% so với năm 2012, đến năm 2015 thì tăng 6,3% so với năm 2014, đến năm 2018 Cục Thuế quản lý 419 doanh nghiệp tăng 22,12% so với năm 2012 do đó đòi hỏi Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức thuế đủ về số lượng và trình độ để có thể quản lý doanh nghiệp hiệu quả nhất. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Tháp đang ngày càng gia tăng về số lượng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường là những doanh nghiệp có đóng góp ngân sách nhà nước lớn đồng thời có ý thức khá tốt trong việc thu nộp ngân sách, ít tình trạng nợ đọng, nợ khó thu. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm số lượng lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp mà Cục Thuế quản lý đây là khu vực doanh nghiệp khá phức tạp, với nhiều loại hình doanh nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp khu vực này còn khá thấp. Đây là một khó khăn trong việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng mà Cục thuế tỉnh Đồng Tháp cần phải đối mặt. 2.2.2. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế toàn tỉnh những năm qua thì tổng số thu ngân sách nhà nước của tỉnh Đồng Tháp cũng tăng lên đáng kể thể hiện tình hình thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 – 2018 của tỉnh Đồng Tháp sau: Bảng 2.2 Tình hình thu NSNN của tỉnh Đồng Tháp ĐVT: triệu đồng S T T Nội dung Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng dự toán thu NSNN 3.400.000 4.007.000 3.690.000 3.445.000 5.200.000 6.480.000 6.585.000
  • 45. 33 S T T Nội dung Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2 Kết quả thu NSNN 4.031.068 4.196.622 3.963.523 4.858.917 6.187.074 6.720.100 6.855.144 3 Phần trăm đạt được so với dự toán 118,6% 104,7% 107,4% 141,0% 119% 103,7% 104,1% Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Theo bảng trên, nhận thấy số thu ngân sách tăng qua các năm. So với dự toán, cụ thể năm 2012 thực hiện thu NSNN vượt mức dự toán 18,6%. Năm 2013 thu ngân sách đạt 4,7% tăng thu so với năm 2012 là 4,1%. Năm 2015 thu NSNN đạt 4.858.917 triệu đồng, vượt dự toán 41% đồng thời tăng thu so với năm 2014 là 22,5%. Đến năm 2018 thu NSNN đạt 6.855.144 triệu đồng tăng thu so với năm 2017 là 2% tình hình thu tăng và vượt dự toán là do Cục Thuế tăng cường công tác chỉ đạo thu toàn ngành tập trung lực lượng đôn đốc người nộp thuế nộp đủ các loại thuế, khoản thu vào NSNN nhất là các khoản thuế phải nộp theo kiến nghị của kiểm toán nhà nước, Đoàn thanh tra, Kiểm tra… Đồng thời đẩy mạnh công tác đôn đốc thu hồi nợ, thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Riêng năm 2014 mặc dù thu ngân sách vượt dự toán nhưng số thu giảm 5,5% so với năm 2013 nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đang gặp khó khăn về thị trường và giá cả xuất khẩu, vì phải cạnh tranh quyết liệt đối với các nước trong khu vực và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, thị trường quốc tế bị thu hẹp, giá bán sản phẩm luôn có chiều hướng giảm, chính sách bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, âm thuế liên tục đã tác động ảnh hưởng làm giảm số thu nộp NSNN. Đây là kết quả thu ngân sách khá khả quan trong giai đoạn 2012-2018 mà tỉnh Đồng Tháp đạt được. Đồng thời cũng đặt ra vấn đề quản lý
  • 46. 34 thu song song với quản lý nợ như thế nào cho hiệu quả nhất đối với cơ quan thuế tỉnh Đồng Tháp. Bảng 2.3. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp quản lý ĐVT: Triệu đồng S T T Nội dung Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1 Tổng dự toán thu NSNN 3.400.000 4.007.000 3.690.000 3.445.000 5.200.000 6.480.000 6.585.000 2 Kết quả thu NSNN 4.031.068 4.196.622 3.963.523 4.858.917 6.187.074 6.720.100 6.855.144 3 Phần trăm đạt được so với dự toán 118,6% 104,7% 107,4% 141,0% 119% 103,7% 104,1% 4 Tổng số thuế nợ 353.530 420.904 410.114 438.809 486.684 526.083 592.948 5 Tỷ lệ nợ tăng 119% (19,1%) 97,43% (2,57%) 107% (7%) 110,9% (10,9%) 108,1% (8,1%) 112,7% (12,7%) 6 Tỷ lệ nợ/Tổng thu NSNN 8,77% 10,02% 10,34% 9% 7,8% 7,82% 9,3% Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp Nhìn chung trong 7 năm qua công tác thu thuế vượt kế hoạch, với tốc độ tăng thu khá cao, tương đối ổn định. Bên cạnh đó, tổng số nợ cũng tăng dần theo từng năm. Năm 2012 tổng nợ 353.530 triệu đồng, năm 2013 là 420.904 triệu đồng tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2012. Đến năm 2016 tăng đột biến lên 486.684 triệu đồng, tỷ lệ nợ tăng đến 10,9% so với cùng kỳ năm 2015. Đến năm 2017 tỷ lệ nợ giảm xuống còn 8,1% nhưng tổng nợ vẫn ở mức 526.083 triệu đồng. Đến năm