SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ BÌNH
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG ĐỒNG PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ BÌNH
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG ĐỒNG PHẠM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60 38 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Hải
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM 7
1.1. Khái niệm, các đặc trưng cơ bản và ý nghĩa của đồng phạm 7
1.1.1. Khái niệm đồng phạm 7
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của đồng phạm 13
1.1.3. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm 16
1.2. Những loại người đồng phạm 17
1.2.1. Người thực hành 18
1.2.2. Người tổ chức 21
1.2.3. Người xúi giục 23
1.2.4. Người giúp sức 25
1.3. Các hình thức đồng phạm 27
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH
HÌNH PHẠT
32
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt 32
2.1.1. Khái niệm quyết định hình phạt 32
2.1.2 Ý nghĩa của quyết định hình phạt 37
2.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt 39
2.2.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình 40
phạt
2.2.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt 42
2.2.3. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt 43
2.2.4. Nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt 45
2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt 47
2.3.1. Các quy định của Bộ luật hình sự 48
2.3.2. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 50
2.3.3. Nhân thân người phạm tội 53
2.3.4. Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự 55
Chương 3: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
58
3.1. Nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm 58
3.1.1. Các nguyên tắc của quyết định hình phạt trong đồng phạm 58
3.1.2. Các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm 66
3.2. Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm 74
3.3. Hoàn thiện chế định quyết định hình phạt trong đồng phạm 86
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1 Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết
công tác xét xử các loại vụ án qua các năm 2005 - 2009
74
3.2 Số lượng các vụ án có đồng phạm 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được về mọi mặt của đời sống
xã hội thì vẫn còn tồn tại không ít những hiện tượng tiêu cực. Tình hình tội
phạm vẫn diễn biến phức tạp, chưa có chiều hướng giảm, số lượng các vụ án
hình sự mà các tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng hơn, trong đó có nhiều vụ
án lớn và ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Thực tiễn cho thấy, tội phạm
được thực hiện thông qua hình thức đồng phạm đang có xu hướng gia tăng.
Tính chất nguy hiểm, phức tạp và hậu quả của nó gây ra cho xã hội ngày càng
cao. Việc Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục ghi nhận chế định đồng phạm
trong đó có các quy định cụ thể về đồng phạm đánh dấu một bước phát triển
về chất trong hoạt động lập pháp hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tiễn
áp dụng chế định đồng phạm trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động
xét xử nói riêng thì thấy còn có nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là vấn đề quyết
định hình phạt trong đồng phạm. Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa
chọn một hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội. Khi quyết định
hình phạt trong đồng phạm, nhiều Tòa án đã gặp không ít khó khăn do một số
quy định về quyết định hình phạt còn mang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ,
một số quy định khác còn chưa theo kịp tiến trình phát triển của đời sống kinh
tế xã hội... Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng
cao hiệu quả của hình phạt. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ
thống đề tài "Quyết định hình phạt trong đồng phạm", làm rõ hơn về mặt lý
luận nhằm góp phần vào việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hình sự Việt
Nam là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế, đặc
biệt khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội
dung liên quan đến chế định đồng phạm, chế định quyết định hình phạt. Đáng
chú ý là những công trình sau:
- Vấn đề pháp lý của quy phạm "nguyên tắc quyết định hình phạt" tại
Điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam (Một số vấn đề lý luận-thực tiễn và hoàn
thiện pháp luật), của TSKH. Lê Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1+2/1989.
- Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Chương VII "Quyết
định hình phạt", trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Tập 1
phần chung" do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001.
- Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, của Dương Tuyết
Miên, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003.
- Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Mục VI,
Chương XIII "Quyết định hình phạt", trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 1999 - Phần chung", của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 2000.
- Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Mục VI,
Chương XIX "Quyết định hình phạt", trong sách: "Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam phần chung" của Trung tâm đào tạo từ xa - Đại học Huế, do TS.Võ
Khánh Vinh chủ biên, Nxb Giáo dục, 2001.
- Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Chương XVI
"Quyết định hình phạt", của ThS. Trịnh Quốc Toản, trong sách: "Giáo trình
Luật hình sự Việt Nam phần chung" (tái bản lần thứ nhất), do TSKH Lê Cảm
chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập và giải quyết nhiều
vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Tuy
nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chế định đồng
3
phạm, chế định quyết định hình phạt một cách riêng lẻ. Có một số công trình
đề cập đến mối liên hệ giữa hai chế định này nhưng chỉ được xem xét mối
liên hệ giữa hai chế định này như khối kiến thức cơ bản ở một phần, một mục
trong các giáo trình giảng dạy, một chương của sách chuyên khảo hay một
phần của luận văn, luận án mà chưa có công trình nào đề cập đến việc nghiên
cứu với đúng tên gọi "Quyết định hình phạt trong đồng phạm" một cách có hệ
thống, toàn diện ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học.
Là người công tác trong ngành tòa án, có điều kiện nắm bắt tình hình
tội phạm cũng như tiếp xúc với thực tiễn công tác xét xử, tôi thấy tình hình tội
phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm có diễn biến phức tạp và xu
hướng ngày càng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất, mức độ
nghiêm trọng, hậu quả thiệt hại..., gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự và
an toàn xã hội. Bởi vậy, tôi đã chọn đề tài "Quyết định hình phạt trong đồng
phạm" để viết luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trước yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm nói chung, đặc biệt là những tội phạm được thực hiện bằng hình thức
đồng phạm, Luận văn này nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn về mặt lý
luận những vấn đề quyết định hình phạt trong vụ án đồng phạm, góp phần
nâng cao hơn nữa hiệu quả của quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có
đồng phạm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này nghiên cứu quyết định hình
phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm mà cụ thể là các vấn đề như:
- Một số vấn đề chung về đồng phạm;
4
- Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt;
- Nguyên tắc quyết định hình phạt trong đồng phạm;
- Các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm;
- Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quyết định
hình phạt trong đồng phạm;
- Việc áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm
trong thực tiễn xét xử.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quyết định hình phạt trong đồng phạm dưới góc
độ luật hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh
phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu
của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà
nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố
tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình
nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà
khoa học luật hình sự.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ vấn đề tư
đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng
hợp, thống kê;... Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản
pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo
của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Tòa án nhân dân tối
5
cao hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành có liên
quan đến nội dung của đề tài, những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm
trong các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao
và địa phương... để phân tích, tổng hợp các luận chứng, các vấn đề được
nghiên cứu trong luận văn.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định
hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm. Trong luận văn này, tác giả đã
giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau:
- Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về
chế định như: (1) Một số vấn đề chung về đồng phạm bao gồm: khái niệm,
đặc trưng cơ bản và ý nghĩa của đồng phạm; những loại người đồng phạm;
các hình thức đồng phạm. (2) Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt;
các nguyên tắc của quyết định hình phạt; các căn cứ quyết định hình phạt.
- Nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm;
- Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm;
- Một số kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định quyết định hình
phạt trong đồng phạm, đề xuất các hướng hoàn thiện pháp luật hình sự, các
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có
đồng phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và
toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong vụ
án hình sự có đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc
sỹ luật học. Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả đã đưa ra những kết
6
quả nghiên cứu trong các tạp chí khoa học pháp lý, kết quả nghiên cứu của
một số nhà khoa học pháp lý.
6.2 .Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn góp phần vào việc quyết định hình phạt trong đồng phạm
của cơ quan Tòa án, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm
của chế định quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm trong
lĩnh vực lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn; góp phần cá
thể hóa hình phạt và cá thể hóa tội phạm. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu
tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp
và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng
và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở
nước ta hiện nay.
Ở chừng mực nhất định có thể khẳng định rằng, đây là nghiên cứu
chuyên khảo đồng bộ đầu tiên về quyết định hình phạt trong đồng phạm ở cấp
độ Luận văn thạc sĩ. quyết định. Đồng thời tác giả luận văn còn chỉ ra những
vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng chế định này, trên cơ sở đó đưa ra
một số kiến giải nhằm hoàn thiện chế định quyết định hình phạt trong đồng
phạm
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đồng phạm.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận chung về quyết định hình phạt.
Chương 3: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, thực tiễn áp dụng.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM
1.1.KHÁI NIỆM,CÁCĐẶCTRƢNGCƠ BẢNVÀÝNGHĨA CỦAĐỒNG PHẠM
1.1.1. Khái niệm đồng phạm
Nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm cho
thấy một tội phạm có thể do một hoặc nhiều người thực hiện. Được coi là
đồng phạm khi những người phạm tội có chung hành động và cùng cố ý thực
hiện một tội phạm cụ thể. Pháp luật hình sự các nước quan niệm không giống
nhau về khái niệm đồng phạm. Điểm qua quy định của một số nước trên thế
giới quy định về khái niệm đồng phạm thấy rằng:
Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định về người đồng phạm là người
phối hợp với người khác cùng thực hiện một hành vi phạm tội hoặc một người
tìm cách xúi giục người khác phạm tội hoặc đề nghị người khác phạm tội.
Hình phạt đối với người đồng phạm được quy định nhẹ hơn hình phạt nặng
nhất và có thể thấp hơn hình phạt nhẹ nhất áp dụng đối với tội đã hoàn thành
(Điều 2 Chương 23).
Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định: "Khi xét xử từng người đồng
phạm phải căn cứ vào việc người đó tham gia thực hiện tội phạm do cố ý hay
vô ý" {Điều 4 (Chương 23)}. Như vậy, luật hình sự một số nước quan niệm
đồng phạm có cả trong những tội phạm thực hiện do lỗi vô ý.
Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định về khái niệm người đồng phạm
bao gồm người "đồng chính phạm" và "người xúi giục, người giúp sức". Theo
đó, hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là những chính
phạm (Điều 60). Người xúi giục người khác hoặc xui người xúi giục sẽ bị xử
lý như người chính phạm (Điều 61). Người giúp đỡ chính phạm và người xui
người giúp đỡ chính phạm là người giúp sức (Điều 62). Hình phạt đối với
8
người giúp sức được giảm nhẹ hơn so với hình phạt đối với chính phạm (Điều
63). Người xúi giục hoặc giúp sức thực hiện một tội phạm mà đối với tội đó
bị xử phạt giam hình sự hoặc bị phạt tiền về tội hình sự nhỏ thì không bị xử
phạt, trừ trường hợp có quy định khác (Điều 64).
Bộ luật hình sự Pháp cũng quy định về chính phạm và đồng phạm
(tòng phạm). Theo đó, chính phạm là người thực hiện các hành vi bị coi là tội
phạm hoặc chuẩn bị thực hiện một trọng tội hoặc khinh tội trong trường hợp
luật quy định (Điều 121.4). Người có ý thức giúp đỡ hoặc trợ lực và đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị hoặc thực hiện tội phạm bị coi là đồng
phạm của một trọng tội hoặc khinh tội. Người dùng tặng vật, hứa hẹn, đe dọa,
dùng mệnh lệnh, lạm dụng chức vụ hoặc quyền hạn để xúi giục hoặc có các
chỉ dẫn để cho người khác thực hiện tội phạm cũng bị coi là đồng phạm (Điều
121.7). Người đồng phạm bị phạt như chính phạm (Điều 121.6).
Về các loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người
đồng phạm, Điều 133 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định:
"các loại người đồng phạm gồm người thực hành, người tổ chức, người xúi giục
và người giúp sức". Bộ luật hình sự Liên bang Nga, giống như Bộ luật hình sự
nước ta, quan niệm đồng phạm chỉ có trong các tội phạm cố ý. Điều 32 Bộ
luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định: "Hai hay nhiều người cùng
cố ý tham gia thực hiện một tội cố ý là đồng phạm".
Vấn đề đồng phạm được luật hình sự Việt Nam quy định từ sớm.
Quốc triều hình luật tuy chưa có quy định về khái niệm nhưng cũng đã đề cập
đến vấn đề đồng phạm tại một số điều như Điều 35, Điều 36, Điều 116, Điều
411, Điều 412, Điều 454, Điều 469, Điều 539 (1). Các điều trên không quy
định về khái niệm đồng phạm mà chỉ quy định về những người đồng phạm,
bao gồm: thủ phạm, kẻ chủ mưu, kẻ tòng phạm (người xúi giục, người giúp
sức), đồng thời đã có những quy định phân hóa trách nhiệm hình sự của
những người đồng phạm. Ví dụ, Điều 53 Quốc triều hình luật quy định:
9
"Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a
tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả người trong một nhà cùng phạm tội, chỉ
bắt tội người tôn trưởng" [28, tr. 53].
Điều 469 Quốc triều hình luật quy định:
Đồng mưu đánh người bị thương thì kẻ nào đánh nhiều đòn
nặng là thủ phạm; kẻ chủ mưu cũng phải cùng một tội; còn người
tòng phạm thì được giảm một bậc; đánh đến chết thì xem xét chết vì
thương tích nào, kẻ đánh thương tích ấy nặng tội. Nếu không xét
được rõ ràng thì kẻ hạ thủ sau cùng xử nặng tội. Nếu đánh loạn xạ
không biết ai đánh trước sau, nhiều ít thì kẻ chủ mưu nặng tội nhất,
còn kẻ khác đều xử giảm tội một bậc [28, tr. 170-171].
Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, lý luận và thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự nước ta đã sử dụng thuật ngữ "cộng phạm" để nói về khái
niệm đồng phạm. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 1963 của ngành Tòa
án, "coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí và hành
động, nghĩa là hoặc tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức, hoặc trực tiếp
cùng tham gia tội phạm để cùng đạt tới kết quả phạm tội". Theo quan niệm
này, dấu hiệu xác định đồng phạm là hai người trở lên cùng chung ý chí và
hành động nhằm đạt kết quả phạm tội.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhằm bảo vệ chính quyền
nhân dân non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, bảo vệ trật tự
xã hội mới Nhà nước ta đã ban hành một số sắc lệnh về việc trừng trị một số
tội phạm trong đó có quy định việc xử lý các trường hợp cộng phạm theo
nguyên tắc "Những người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của các tội
phạm cũng bị xử lý như chính phạm" [16].
Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định: "Người phạm tội đưa
hối lộ và nhận hối lộ có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là 3/4 tài sản. Những
người đồng phạm khác cũng bị xử phạt như trên".
10
Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 đã quy
định về các loại người đồng phạm và phân hóa trách nhiệm hình sự khá rõ đối
với từng người người đồng phạm, tùy thuộc tính chất và mức độ tham gia
phạm tội của họ. Điều 2 Pháp lệnh trên quy định nguyên tắc trừng trị bọn
phản cách mạng là "nghiêm trị bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, bọn thủ ác, bọn
ngoan cố chống lại cách mạng; khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị
lừa phỉnh, lầm đường và những kẻ thật thà hối cải, giảm nhẹ hình phạt hoặc
miễn hình phạt cho những kẻ lập công chuộc tội".
Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng đã phân hóa trách nhiệm
hình sự của các loại người: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, xúi giục, người hoạt
động đắc lực, người tham gia, giúp đỡ. Ví dụ, Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các
tội phản cách mạng khi đề cập tội xâm phạm an ninh lãnh thổ đã quy định:
Kẻ nào xâm nhập lãnh thổ, phá hoại an ninh của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa thì bị xử phạt như sau:
a) Bọn cầm đầu, chỉ huy, bọn có tội ác nghiêm trọng thì bị
phạt tù từ 12 năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình;
b) Bọn tham gia thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm;
c) Kẻ nào tiếp tế, chỉ đường, giúp đỡ cho bọn nói trên hoạt
động thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm [39].
Trong các pháp lệnh được ban hành dù vẫn chưa đưa ra khái niệm về
đồng phạm nhưng nhận thức và quy định về đồng phạm đã có bước tiến bộ
đáng kể. Đáng chú ý nhất là các văn bản nêu trên đã nêu nguyên tắc xử lý: khi
xét xử cần phân biệt giữa các hình thức đồng phạm khác nhau, phân biệt giữa
hành vi "oa trữ" tức là hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do chiếm đoạt được
mà có là cộng phạm (nếu có hứa hẹn trước) với hành vi "oa trữ" không là
cộng phạm mà là một hành vi phạm tội riêng biệt (nếu không có hứa hẹn
trước). Tòa án nhân dân tối cao đã có một số văn bản hướng dẫn khái niệm về
cộng phạm đối với một số tội phạm cụ thể [31, tr. 29-32].
11
Như vậy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 thì chưa có
một căn bản pháp luật hình sự nào quy định thống nhất về khái niệm cộng
phạm đối với tội phạm nói chung. Để có cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xử
lý về hình sự đối với những trường hợp nhiều người có ý cùng thực hiện một
tội phạm, Bộ luật hình sự đã có điều luật riêng quy định về đồng phạm.
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định đồng phạm là trường hợp "có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm".
Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể đưa ra định
nghĩa khoa học về khái niệm đồng phạm như sau: "Đồng phạm là hình thức
phạm tội do cố ý được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của hai người trở
lên" [10, tr. 458].
Điều 20 Bộ luật hình sự nước ta quy định khái niệm đồng phạm ngay
tại khoản 1, sau đó mới quy định các loại người đồng phạm tại khoản 2. Như
vậy, để được coi là người đồng phạm với vai trò là người tổ chức, người xúi
giục, người giúp sức thì trước hết những người này phải thỏa mãn dấu hiệu
đồng phạm tại khoản 1, nghĩa là phải thỏa mãn dấu hiệu hai người trở lên cố ý
cùng thực hiện một tội phạm.
Quan điểm phổ biến trong lý luận luật hình sự và thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự hiện nay cho rằng, để được coi là "cố ý cùng thực hiện một
tội phạm" trong vụ đồng phạm thì ngoài việc mỗi người tham gia vào việc
phạm tội phải có lỗi cố ý, ít nhất họ còn phải nhận thức được sự cố ý tham gia
vào việc phạm tội của người thứ hai cùng với mình để thực hiện một tội
phạm. Xuất phát từ quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự và từ quan điểm phổ
biến trên, nảy sinh vấn đề là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức
cho người khác thực hiện tội phạm nhưng không thỏa mãn dấu hiệu đồng
phạm, ngoài một số điều luật quy định trách nhiệm hình sự riêng đối với
những người này thì lại không có cơ sở để truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình
sự đối với họ. Ví dụ, vì những động cơ cá nhân nào đó mà một người xúi giục
12
người khác phạm một tội cụ thể, sau đó lại đi báo với cơ quan cơ thẩm quyền
bắt giữ người đó hoặc một người giúp sức cho người khác thực hiện tội phạm
nhưng người được giúp sức (người trực tiếp thực hiện tội phạm) lại không
nhận biết được sự giúp sức đó. Trong những trường hợp này, theo lý luận luật
hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta thì không có quan hệ
đồng phạm vì không có sự cùng cố ý giữa người xúi giục hoặc giúp sức với
người trực tiếp thực hiện tội phạm. Vậy thì người xúi giục và người giúp sức
trong trường hợp này có phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập không? Bộ luật
hình sự nước ta chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự của người xúi
giục hay giúp sức người khác phạm tội nhưng không đồng phạm với người đó
(trừ một số trường hợp hành vi xúi giục đã được xây dựng thành cấu thành tội
phạm độc lập). Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, trong trường hợp người xúi
giục hoặc giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng không thỏa mãn dấu
hiệu đồng phạm thì vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về hành
vi xúi giục hoặc giúp sức thực hiện tội phạm. Tên tội danh trong trường hợp
này có thể là tập hợp từ xúi giục hoặc giúp sức với từ chỉ tên tội mà người đó
xúi giục hoặc giúp sức. Điều luật viện dẫn cho trường hợp này sẽ là điều luật
xác định tội mà người đó xúi giục hoặc giúp sức cùng điều luật quy định về
người xúi giục hoặc giúp sức.
Quan điểm này có yếu tố hợp lý là phản ánh được bản chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi xúi giục và hành vi giúp sức trong trường hợp những
hành vi này không đồng phạm và đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và
chống các loại hành vi nguy hiểm cho xã hội đáng kể bằng các biện pháp xử
lý hình sự. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập, theo cách diễn đạt tại khoản 2
Điều 20 Bộ luật hình sự thì hành vi xúi giục và giúp sức chỉ là hành vi xúi
giục, giúp sức với tính cách là hành vi đồng phạm, khi đã thỏa mãn dấu hiệu
đồng phạm tại khoản 1 điều này. Vì vậy, việc viện dẫn quy định tại khoản 2
Điều 20 Bộ luật hình sự để áp dụng cho người có hành vi xúi giục hoặc giúp
13
sức người khác thực hiện tội phạm, nhưng không đồng phạm để giải quyết
vấn đề trách nhiệm hình sự hay quyết định hình phạt của người đó cần được
cân nhắc thêm.
1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của đồng phạm
Theo nội dung khái niệm về đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật
hình sự năm 1999, tội phạm được coi là đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu
hiệu đặc trưng và bắt buộc sau:
a. Những dấu hiệu khách quan
Thứ nhất, có sự tham gia của hai người trở lên thực hiện một tội
phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc thuộc về mặt khách quan của đồng phạm, nếu
thiếu về số lượng người tham gia thực hiện một tội phạm thì sẽ không có cầu
thành đồng phạm. Tội phạm do một người thực hiện chỉ là trường hợp phạm
tội riêng lẻ, cấu thành tội phạm độc lập, hậu quả phạm tội là do hành động và
ý chí của một người gây ra. Chỉ khi có từ hai người trở lên tham gia thực hiện
tội phạm thì mới có sự bàn bạc và cùng nhau hành động [6, tr. 218].
Trong đồng phạm, những người tham gia thực hiện tội phạm đều phải có
đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm, tức là họ phải có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Riêng đối với
người thực hành còn phải có thêm dấu hiệu của chủ thể đặc biệt nếu cấu thành
tội phạm của tội mà cả bọn cùng tham gia thực hiện đòi hỏi. Nếu trong một vụ
án có nhiều người tham gia thực hiện nhưng chỉ có một người tham gia thỏa
mãn các điều kiện về chủ thể thì vụ án đó không có đồng phạm [30, tr. 16].
Ngoài ra, mỗi người đều phải có hành vi tham gia vào tội phạm. Những hành
vi này có thể là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức, hành vi
xúi giục hoặc là hành vi giúp sức. Nếu không có một trong những loại hành vi
này thì không thể coi là cùng tham gia thực hiện một tội phạm, như vậy cũng
không thể coi là người đồng phạm được.
14
Trong đồng phạm đòi hỏi mỗi người đều phải có hành vi tham gia vào
việc thực hiện tội phạm và những hành vi này phải có tính chất nguy hiểm đang
kể cho xã hội được coi là tội phạm. Khi có nhiều người cùng tham gia vào việc
thực hiện tội phạm, không phải mọi người đều tham gia như nhau mà có người
tham gia ít, có người tham gia nhiều, có sự tham gia của họ có tính chất quyết
định đến hoạt động tội phạm chung, hậu quả phạm tội chung nhưng có hành vi
của họ chỉ có tác động nhỏ, về hình thức hành vi của người này cũng là hành vi
đồng phạm nhưng vì tác động thực tế của nó là nhỏ nhặt, tính nguy hiểm cho xã
hội không đáng kể nên không coi là hành vi đồng phạm, không là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác (khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự).
Thứ hai, có sự cùng chung hành động của người tham gia vào việc
thực hiện một tội phạm. Cùng tham gia thực hiện tội phạm có nghĩa là trong
đồng phạm, mỗi người phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm
hoặc là hành vi trực tiếp thực hiện hoặc là hành vi tổ chức hoặc là hành vi xúi
giục hoặc là hành vi giúp sức. Những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội
đáng kể của họ được thực hiện trong mối liên kết thống nhất, qua lại lẫn nhau.
Hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi của
người khác, có ảnh hưởng tác động đến hành vi đó, làm cho nó thay đổi về
chất, có hiệu quả hơn. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho hoạt
động tội phạm của cả bọn "nhằm thực hiện một tội phạm nhất định và để đạt
được một kết quả phạm tội thống nhất" [29, tr. 196]. Hậu quả của tội phạm là
là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người cùng tham gia thực hiện
tội phạm mang lại. Hành vi của người thực hành là nguyên nhận trực tiếp làm
phát sinh hậu quả chung, còn hành vi của người khác thông qua hành vi của
người thực hành mà gây ra hậu quả đó. Những hành vi của người tổ chức,
người xúi giục bao giờ cũng phải xảy ra trước hành vi của người thực hành.
Còn hành vi của người giúp sức có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với hành
vi phạm tội của người thực hành nhưng không khi nào xảy ra sau khi hành vi
của người thực hành đã kết thúc [6, tr. 220].
15
b. Những dấu hiện chủ quan
Thứ nhất, có sự cùng cố ý của những người tham gia thực hiện tội
phạm. Nếu thiếu dấu hiện này thi mặc dù hành vi của những người phạm tội
thỏa mãn dấu hiệu khách quan ở trên cũng sẽ không có đồng phạm mà chỉ là
hình thực nhiều người cùng phạm một tội [30, tr. 23]. Trong cuốn "Những vấn
đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam" tác giả Nguyễn Niên
cho rằng: "Sự cùng cố ý phạm tội làm cho ý chí của những người đồng phạm
được thống nhất với nhau và hành động phạm tội của mỗi người đều thống nhất
trong sự chi phối chung của sự cùng cố ý thực hiện một tội phạm" [19, tr. 149].
Sự cùng cố ý trong đồng phạm phải được thể hiện ở hai mặt lý trí và ý chí.
Mỗi người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm đều biết được hoạt động
phạm tội của nhau; đều ý thức được rằng, bằng hành vi phạm tội của mình
cùng với những hành vi phạm tội của những người khác, mình đã phạm tội
hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Tuy nhận thức được hành vi của mình gây
nguy hiểm cho xã hội nhưng những người đồng phạm vẫn thực hiện vì mong
muốn có hoạt động phạm tội chung và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho
hậu quả xảy ra.
Theo luật hình sự Việt Nam thì đồng phạm chỉ đặt ra đối với những
trường hợp cùng phạm tội cố ý. Ở những tội phạm được thực hiện với lỗi vô
ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không có sự bàn bạc thỏa thuận
cùng nhau thực hiện tội phạm, không mong muốn hoặc không bỏ mặc cho
hậu quả xảy ra, giữa họ không có sự cùng cố ý nên trong trường hợp này
không có đồng phạm xảy ra. Mỗi người phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập
về hành vi vô ý phạm tội của mình [6, tr. 222].
Thứ hai, có mục đích trong đồng phạm. Với những tội phạm luật hình
sự quy định mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
thì những người đồng phạm phải có mục đích phạm tội đó. Nếu không thỏa
mãn dấu hiệu cùng mục đích phạm tội thì sẽ không có đồng phạm. Đối với
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51050
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (18)

Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAYLuận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
Luận văn: Hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà NộiLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại Hà Nội
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án phạt tù từ thực tiễn TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật tại Tp Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt namLuận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
Luận văn: Tổng hợp hình phạt theo pháp luật hình sự việt nam
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tộiLuận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
 
Hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù
Hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tùHình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù
Hình phạt tù có thời hạn và tái hòa nhập đối với người mãn hạn tù
 
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sựĐề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
Đề tài: Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự
 
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
Luận văn: Quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt theo pháp luật - Gửi miễ...
 
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đLuận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
Luận văn: Chứng minh trong giai đoạn điều tra tội giết người, 9đ
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
 
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết ngườiĐịnh tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
Định tội đối với tội phạm có đồng phạm trong một số vụ án giết người
 
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
LUẬN VĂN ĐỊNH TỘI DANH TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CẦN GIUỘC, TỈNH LONG AN_10250712052019
 
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễnLuận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
Luận văn: Thi hành án phạt tù ở Việt Nam - vấn đề lý luận, thực tiễn
 
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà NẵngLuận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 

Similar to Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY

Similar to Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY (20)

Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luậtLuận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
 
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đThi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAY
Luận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAYLuận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAY
Luận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAY
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đTình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
 
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sựLuận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
Luận văn: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo luật hình sự
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, 9d - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAYLuận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Vấn đề về chế định án tích trong luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...
Luận văn: Quyết định hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Nam Định - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt chính theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCMLuận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
Luận văn: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự tại TPHCM
 
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAYĐề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đLuận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
Luận văn: Thi hành án treo từ thực tiễn tại TPHCM, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
 
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội tại Nam Định, 9đ - Gửi miễn ...
 
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
Các hình thức đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” (trên cơ sở thực tiễn đị...
 
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đLuận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BÌNH QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2010
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ BÌNH QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM Chuyên ngành : Luật hình sự Mã số : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Hải HÀ NỘI - 2010
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM 7 1.1. Khái niệm, các đặc trưng cơ bản và ý nghĩa của đồng phạm 7 1.1.1. Khái niệm đồng phạm 7 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của đồng phạm 13 1.1.3. Ý nghĩa của khái niệm đồng phạm 16 1.2. Những loại người đồng phạm 17 1.2.1. Người thực hành 18 1.2.2. Người tổ chức 21 1.2.3. Người xúi giục 23 1.2.4. Người giúp sức 25 1.3. Các hình thức đồng phạm 27 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT 32 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt 32 2.1.1. Khái niệm quyết định hình phạt 32 2.1.2 Ý nghĩa của quyết định hình phạt 37 2.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt 39 2.2.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình 40
  • 4. phạt 2.2.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt 42 2.2.3. Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt 43 2.2.4. Nguyên tắc công bằng trong quyết định hình phạt 45 2.3. Các căn cứ quyết định hình phạt 47 2.3.1. Các quy định của Bộ luật hình sự 48 2.3.2. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội 50 2.3.3. Nhân thân người phạm tội 53 2.3.4. Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự 55 Chương 3: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG ĐỒNG PHẠM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 58 3.1. Nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm 58 3.1.1. Các nguyên tắc của quyết định hình phạt trong đồng phạm 58 3.1.2. Các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm 66 3.2. Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm 74 3.3. Hoàn thiện chế định quyết định hình phạt trong đồng phạm 86 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 3.1 Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về tổng kết công tác xét xử các loại vụ án qua các năm 2005 - 2009 74 3.2 Số lượng các vụ án có đồng phạm 75
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được về mọi mặt của đời sống xã hội thì vẫn còn tồn tại không ít những hiện tượng tiêu cực. Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, chưa có chiều hướng giảm, số lượng các vụ án hình sự mà các tòa án phải thụ lý, giải quyết tăng hơn, trong đó có nhiều vụ án lớn và ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Thực tiễn cho thấy, tội phạm được thực hiện thông qua hình thức đồng phạm đang có xu hướng gia tăng. Tính chất nguy hiểm, phức tạp và hậu quả của nó gây ra cho xã hội ngày càng cao. Việc Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục ghi nhận chế định đồng phạm trong đó có các quy định cụ thể về đồng phạm đánh dấu một bước phát triển về chất trong hoạt động lập pháp hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng chế định đồng phạm trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động xét xử nói riêng thì thấy còn có nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là vấn đề quyết định hình phạt trong đồng phạm. Quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn một hình phạt cụ thể để áp dụng đối với người phạm tội. Khi quyết định hình phạt trong đồng phạm, nhiều Tòa án đã gặp không ít khó khăn do một số quy định về quyết định hình phạt còn mang tính khái quát cao, chưa chặt chẽ, một số quy định khác còn chưa theo kịp tiến trình phát triển của đời sống kinh tế xã hội... Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả của hình phạt. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đề tài "Quyết định hình phạt trong đồng phạm", làm rõ hơn về mặt lý luận nhằm góp phần vào việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam là yêu cầu cấp thiết, đáp ứng quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
  • 7. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các nội dung liên quan đến chế định đồng phạm, chế định quyết định hình phạt. Đáng chú ý là những công trình sau: - Vấn đề pháp lý của quy phạm "nguyên tắc quyết định hình phạt" tại Điều 37 Bộ luật hình sự Việt Nam (Một số vấn đề lý luận-thực tiễn và hoàn thiện pháp luật), của TSKH. Lê Cảm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1+2/1989. - Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Chương VII "Quyết định hình phạt", trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Tập 1 phần chung" do TS. Uông Chu Lưu chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001. - Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, của Dương Tuyết Miên, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003. - Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Mục VI, Chương XIII "Quyết định hình phạt", trong sách: "Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần chung", của ThS. Đinh Văn Quế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000. - Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Mục VI, Chương XIX "Quyết định hình phạt", trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung" của Trung tâm đào tạo từ xa - Đại học Huế, do TS.Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Giáo dục, 2001. - Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Chương XVI "Quyết định hình phạt", của ThS. Trịnh Quốc Toản, trong sách: "Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung" (tái bản lần thứ nhất), do TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2003. Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập và giải quyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu chế định đồng
  • 8. 3 phạm, chế định quyết định hình phạt một cách riêng lẻ. Có một số công trình đề cập đến mối liên hệ giữa hai chế định này nhưng chỉ được xem xét mối liên hệ giữa hai chế định này như khối kiến thức cơ bản ở một phần, một mục trong các giáo trình giảng dạy, một chương của sách chuyên khảo hay một phần của luận văn, luận án mà chưa có công trình nào đề cập đến việc nghiên cứu với đúng tên gọi "Quyết định hình phạt trong đồng phạm" một cách có hệ thống, toàn diện ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học. Là người công tác trong ngành tòa án, có điều kiện nắm bắt tình hình tội phạm cũng như tiếp xúc với thực tiễn công tác xét xử, tôi thấy tình hình tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm có diễn biến phức tạp và xu hướng ngày càng gia tăng không chỉ về số vụ mà cả về tính chất, mức độ nghiêm trọng, hậu quả thiệt hại..., gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự và an toàn xã hội. Bởi vậy, tôi đã chọn đề tài "Quyết định hình phạt trong đồng phạm" để viết luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trước yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung, đặc biệt là những tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm, Luận văn này nhằm mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn về mặt lý luận những vấn đề quyết định hình phạt trong vụ án đồng phạm, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này nghiên cứu quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm mà cụ thể là các vấn đề như: - Một số vấn đề chung về đồng phạm;
  • 9. 4 - Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt; - Nguyên tắc quyết định hình phạt trong đồng phạm; - Các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm; - Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quyết định hình phạt trong đồng phạm; - Việc áp dụng các quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm trong thực tiễn xét xử. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quyết định hình phạt trong đồng phạm dưới góc độ luật hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, về tính nhân đạo của pháp luật, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật, xã hội học pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự và triết học, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ vấn đề tư đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê;... Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhà nước và những giải thích thống nhất có tính chất chỉ đạo của thực tiễn xét xử thuộc lĩnh vực pháp luật hình sự do Tòa án nhân dân tối
  • 10. 5 cao hoặc của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ương ban hành có liên quan đến nội dung của đề tài, những số liệu thống kê, tổng kết hàng năm trong các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và địa phương... để phân tích, tổng hợp các luận chứng, các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn hoàn thành sẽ là chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đồng bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm. Trong luận văn này, tác giả đã giải quyết về mặt lý luận những vấn đề sau: - Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận về chế định như: (1) Một số vấn đề chung về đồng phạm bao gồm: khái niệm, đặc trưng cơ bản và ý nghĩa của đồng phạm; những loại người đồng phạm; các hình thức đồng phạm. (2) Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt; các nguyên tắc của quyết định hình phạt; các căn cứ quyết định hình phạt. - Nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt trong đồng phạm; - Thực tiễn quyết định hình phạt trong đồng phạm; - Một số kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện chế định quyết định hình phạt trong đồng phạm, đề xuất các hướng hoàn thiện pháp luật hình sự, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có đồng phạm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đây là đề tài nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học. Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả đã đưa ra những kết
  • 11. 6 quả nghiên cứu trong các tạp chí khoa học pháp lý, kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học pháp lý. 6.2 .Ý nghĩa thực tiễn Luận văn góp phần vào việc quyết định hình phạt trong đồng phạm của cơ quan Tòa án, cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạm của chế định quyết định hình phạt trong vụ án hình sự có đồng phạm trong lĩnh vực lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn; góp phần cá thể hóa hình phạt và cá thể hóa tội phạm. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực pháp luật, cũng như phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay. Ở chừng mực nhất định có thể khẳng định rằng, đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên về quyết định hình phạt trong đồng phạm ở cấp độ Luận văn thạc sĩ. quyết định. Đồng thời tác giả luận văn còn chỉ ra những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng chế định này, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến giải nhằm hoàn thiện chế định quyết định hình phạt trong đồng phạm 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đồng phạm. Chương 2: Một số vấn đề lý luận chung về quyết định hình phạt. Chương 3: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, thực tiễn áp dụng.
  • 12. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG PHẠM 1.1.KHÁI NIỆM,CÁCĐẶCTRƢNGCƠ BẢNVÀÝNGHĨA CỦAĐỒNG PHẠM 1.1.1. Khái niệm đồng phạm Nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm cho thấy một tội phạm có thể do một hoặc nhiều người thực hiện. Được coi là đồng phạm khi những người phạm tội có chung hành động và cùng cố ý thực hiện một tội phạm cụ thể. Pháp luật hình sự các nước quan niệm không giống nhau về khái niệm đồng phạm. Điểm qua quy định của một số nước trên thế giới quy định về khái niệm đồng phạm thấy rằng: Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định về người đồng phạm là người phối hợp với người khác cùng thực hiện một hành vi phạm tội hoặc một người tìm cách xúi giục người khác phạm tội hoặc đề nghị người khác phạm tội. Hình phạt đối với người đồng phạm được quy định nhẹ hơn hình phạt nặng nhất và có thể thấp hơn hình phạt nhẹ nhất áp dụng đối với tội đã hoàn thành (Điều 2 Chương 23). Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định: "Khi xét xử từng người đồng phạm phải căn cứ vào việc người đó tham gia thực hiện tội phạm do cố ý hay vô ý" {Điều 4 (Chương 23)}. Như vậy, luật hình sự một số nước quan niệm đồng phạm có cả trong những tội phạm thực hiện do lỗi vô ý. Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định về khái niệm người đồng phạm bao gồm người "đồng chính phạm" và "người xúi giục, người giúp sức". Theo đó, hai hoặc nhiều người cùng thực hiện một tội phạm đều là những chính phạm (Điều 60). Người xúi giục người khác hoặc xui người xúi giục sẽ bị xử lý như người chính phạm (Điều 61). Người giúp đỡ chính phạm và người xui người giúp đỡ chính phạm là người giúp sức (Điều 62). Hình phạt đối với
  • 13. 8 người giúp sức được giảm nhẹ hơn so với hình phạt đối với chính phạm (Điều 63). Người xúi giục hoặc giúp sức thực hiện một tội phạm mà đối với tội đó bị xử phạt giam hình sự hoặc bị phạt tiền về tội hình sự nhỏ thì không bị xử phạt, trừ trường hợp có quy định khác (Điều 64). Bộ luật hình sự Pháp cũng quy định về chính phạm và đồng phạm (tòng phạm). Theo đó, chính phạm là người thực hiện các hành vi bị coi là tội phạm hoặc chuẩn bị thực hiện một trọng tội hoặc khinh tội trong trường hợp luật quy định (Điều 121.4). Người có ý thức giúp đỡ hoặc trợ lực và đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị hoặc thực hiện tội phạm bị coi là đồng phạm của một trọng tội hoặc khinh tội. Người dùng tặng vật, hứa hẹn, đe dọa, dùng mệnh lệnh, lạm dụng chức vụ hoặc quyền hạn để xúi giục hoặc có các chỉ dẫn để cho người khác thực hiện tội phạm cũng bị coi là đồng phạm (Điều 121.7). Người đồng phạm bị phạt như chính phạm (Điều 121.6). Về các loại người đồng phạm và trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, Điều 133 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định: "các loại người đồng phạm gồm người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức". Bộ luật hình sự Liên bang Nga, giống như Bộ luật hình sự nước ta, quan niệm đồng phạm chỉ có trong các tội phạm cố ý. Điều 32 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996 quy định: "Hai hay nhiều người cùng cố ý tham gia thực hiện một tội cố ý là đồng phạm". Vấn đề đồng phạm được luật hình sự Việt Nam quy định từ sớm. Quốc triều hình luật tuy chưa có quy định về khái niệm nhưng cũng đã đề cập đến vấn đề đồng phạm tại một số điều như Điều 35, Điều 36, Điều 116, Điều 411, Điều 412, Điều 454, Điều 469, Điều 539 (1). Các điều trên không quy định về khái niệm đồng phạm mà chỉ quy định về những người đồng phạm, bao gồm: thủ phạm, kẻ chủ mưu, kẻ tòng phạm (người xúi giục, người giúp sức), đồng thời đã có những quy định phân hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Ví dụ, Điều 53 Quốc triều hình luật quy định:
  • 14. 9 "Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc. Nếu tất cả người trong một nhà cùng phạm tội, chỉ bắt tội người tôn trưởng" [28, tr. 53]. Điều 469 Quốc triều hình luật quy định: Đồng mưu đánh người bị thương thì kẻ nào đánh nhiều đòn nặng là thủ phạm; kẻ chủ mưu cũng phải cùng một tội; còn người tòng phạm thì được giảm một bậc; đánh đến chết thì xem xét chết vì thương tích nào, kẻ đánh thương tích ấy nặng tội. Nếu không xét được rõ ràng thì kẻ hạ thủ sau cùng xử nặng tội. Nếu đánh loạn xạ không biết ai đánh trước sau, nhiều ít thì kẻ chủ mưu nặng tội nhất, còn kẻ khác đều xử giảm tội một bậc [28, tr. 170-171]. Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta đã sử dụng thuật ngữ "cộng phạm" để nói về khái niệm đồng phạm. Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 1963 của ngành Tòa án, "coi là cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ý chí và hành động, nghĩa là hoặc tổ chức, hoặc xúi giục, hoặc giúp sức, hoặc trực tiếp cùng tham gia tội phạm để cùng đạt tới kết quả phạm tội". Theo quan niệm này, dấu hiệu xác định đồng phạm là hai người trở lên cùng chung ý chí và hành động nhằm đạt kết quả phạm tội. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nhằm bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được, bảo vệ trật tự xã hội mới Nhà nước ta đã ban hành một số sắc lệnh về việc trừng trị một số tội phạm trong đó có quy định việc xử lý các trường hợp cộng phạm theo nguyên tắc "Những người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của các tội phạm cũng bị xử lý như chính phạm" [16]. Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định: "Người phạm tội đưa hối lộ và nhận hối lộ có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là 3/4 tài sản. Những người đồng phạm khác cũng bị xử phạt như trên".
  • 15. 10 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 đã quy định về các loại người đồng phạm và phân hóa trách nhiệm hình sự khá rõ đối với từng người người đồng phạm, tùy thuộc tính chất và mức độ tham gia phạm tội của họ. Điều 2 Pháp lệnh trên quy định nguyên tắc trừng trị bọn phản cách mạng là "nghiêm trị bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, bọn thủ ác, bọn ngoan cố chống lại cách mạng; khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường và những kẻ thật thà hối cải, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt cho những kẻ lập công chuộc tội". Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng đã phân hóa trách nhiệm hình sự của các loại người: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, xúi giục, người hoạt động đắc lực, người tham gia, giúp đỡ. Ví dụ, Điều 6 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng khi đề cập tội xâm phạm an ninh lãnh thổ đã quy định: Kẻ nào xâm nhập lãnh thổ, phá hoại an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì bị xử phạt như sau: a) Bọn cầm đầu, chỉ huy, bọn có tội ác nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình; b) Bọn tham gia thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm; c) Kẻ nào tiếp tế, chỉ đường, giúp đỡ cho bọn nói trên hoạt động thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm [39]. Trong các pháp lệnh được ban hành dù vẫn chưa đưa ra khái niệm về đồng phạm nhưng nhận thức và quy định về đồng phạm đã có bước tiến bộ đáng kể. Đáng chú ý nhất là các văn bản nêu trên đã nêu nguyên tắc xử lý: khi xét xử cần phân biệt giữa các hình thức đồng phạm khác nhau, phân biệt giữa hành vi "oa trữ" tức là hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do chiếm đoạt được mà có là cộng phạm (nếu có hứa hẹn trước) với hành vi "oa trữ" không là cộng phạm mà là một hành vi phạm tội riêng biệt (nếu không có hứa hẹn trước). Tòa án nhân dân tối cao đã có một số văn bản hướng dẫn khái niệm về cộng phạm đối với một số tội phạm cụ thể [31, tr. 29-32].
  • 16. 11 Như vậy, trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 thì chưa có một căn bản pháp luật hình sự nào quy định thống nhất về khái niệm cộng phạm đối với tội phạm nói chung. Để có cơ sở pháp lý thống nhất cho việc xử lý về hình sự đối với những trường hợp nhiều người có ý cùng thực hiện một tội phạm, Bộ luật hình sự đã có điều luật riêng quy định về đồng phạm. Khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định đồng phạm là trường hợp "có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm". Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học luật hình sự, có thể đưa ra định nghĩa khoa học về khái niệm đồng phạm như sau: "Đồng phạm là hình thức phạm tội do cố ý được thực hiện với sự cố ý cùng tham gia của hai người trở lên" [10, tr. 458]. Điều 20 Bộ luật hình sự nước ta quy định khái niệm đồng phạm ngay tại khoản 1, sau đó mới quy định các loại người đồng phạm tại khoản 2. Như vậy, để được coi là người đồng phạm với vai trò là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức thì trước hết những người này phải thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm tại khoản 1, nghĩa là phải thỏa mãn dấu hiệu hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Quan điểm phổ biến trong lý luận luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự hiện nay cho rằng, để được coi là "cố ý cùng thực hiện một tội phạm" trong vụ đồng phạm thì ngoài việc mỗi người tham gia vào việc phạm tội phải có lỗi cố ý, ít nhất họ còn phải nhận thức được sự cố ý tham gia vào việc phạm tội của người thứ hai cùng với mình để thực hiện một tội phạm. Xuất phát từ quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự và từ quan điểm phổ biến trên, nảy sinh vấn đề là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người khác thực hiện tội phạm nhưng không thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm, ngoài một số điều luật quy định trách nhiệm hình sự riêng đối với những người này thì lại không có cơ sở để truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự đối với họ. Ví dụ, vì những động cơ cá nhân nào đó mà một người xúi giục
  • 17. 12 người khác phạm một tội cụ thể, sau đó lại đi báo với cơ quan cơ thẩm quyền bắt giữ người đó hoặc một người giúp sức cho người khác thực hiện tội phạm nhưng người được giúp sức (người trực tiếp thực hiện tội phạm) lại không nhận biết được sự giúp sức đó. Trong những trường hợp này, theo lý luận luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước ta thì không có quan hệ đồng phạm vì không có sự cùng cố ý giữa người xúi giục hoặc giúp sức với người trực tiếp thực hiện tội phạm. Vậy thì người xúi giục và người giúp sức trong trường hợp này có phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập không? Bộ luật hình sự nước ta chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự của người xúi giục hay giúp sức người khác phạm tội nhưng không đồng phạm với người đó (trừ một số trường hợp hành vi xúi giục đã được xây dựng thành cấu thành tội phạm độc lập). Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, trong trường hợp người xúi giục hoặc giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng không thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm thì vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về hành vi xúi giục hoặc giúp sức thực hiện tội phạm. Tên tội danh trong trường hợp này có thể là tập hợp từ xúi giục hoặc giúp sức với từ chỉ tên tội mà người đó xúi giục hoặc giúp sức. Điều luật viện dẫn cho trường hợp này sẽ là điều luật xác định tội mà người đó xúi giục hoặc giúp sức cùng điều luật quy định về người xúi giục hoặc giúp sức. Quan điểm này có yếu tố hợp lý là phản ánh được bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi xúi giục và hành vi giúp sức trong trường hợp những hành vi này không đồng phạm và đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống các loại hành vi nguy hiểm cho xã hội đáng kể bằng các biện pháp xử lý hình sự. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập, theo cách diễn đạt tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự thì hành vi xúi giục và giúp sức chỉ là hành vi xúi giục, giúp sức với tính cách là hành vi đồng phạm, khi đã thỏa mãn dấu hiệu đồng phạm tại khoản 1 điều này. Vì vậy, việc viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật hình sự để áp dụng cho người có hành vi xúi giục hoặc giúp
  • 18. 13 sức người khác thực hiện tội phạm, nhưng không đồng phạm để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự hay quyết định hình phạt của người đó cần được cân nhắc thêm. 1.1.2. Đặc trƣng cơ bản của đồng phạm Theo nội dung khái niệm về đồng phạm quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999, tội phạm được coi là đồng phạm đòi hỏi phải có những dấu hiệu đặc trưng và bắt buộc sau: a. Những dấu hiệu khách quan Thứ nhất, có sự tham gia của hai người trở lên thực hiện một tội phạm. Đây là dấu hiệu bắt buộc thuộc về mặt khách quan của đồng phạm, nếu thiếu về số lượng người tham gia thực hiện một tội phạm thì sẽ không có cầu thành đồng phạm. Tội phạm do một người thực hiện chỉ là trường hợp phạm tội riêng lẻ, cấu thành tội phạm độc lập, hậu quả phạm tội là do hành động và ý chí của một người gây ra. Chỉ khi có từ hai người trở lên tham gia thực hiện tội phạm thì mới có sự bàn bạc và cùng nhau hành động [6, tr. 218]. Trong đồng phạm, những người tham gia thực hiện tội phạm đều phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm, tức là họ phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Riêng đối với người thực hành còn phải có thêm dấu hiệu của chủ thể đặc biệt nếu cấu thành tội phạm của tội mà cả bọn cùng tham gia thực hiện đòi hỏi. Nếu trong một vụ án có nhiều người tham gia thực hiện nhưng chỉ có một người tham gia thỏa mãn các điều kiện về chủ thể thì vụ án đó không có đồng phạm [30, tr. 16]. Ngoài ra, mỗi người đều phải có hành vi tham gia vào tội phạm. Những hành vi này có thể là hành vi trực tiếp thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục hoặc là hành vi giúp sức. Nếu không có một trong những loại hành vi này thì không thể coi là cùng tham gia thực hiện một tội phạm, như vậy cũng không thể coi là người đồng phạm được.
  • 19. 14 Trong đồng phạm đòi hỏi mỗi người đều phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm và những hành vi này phải có tính chất nguy hiểm đang kể cho xã hội được coi là tội phạm. Khi có nhiều người cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm, không phải mọi người đều tham gia như nhau mà có người tham gia ít, có người tham gia nhiều, có sự tham gia của họ có tính chất quyết định đến hoạt động tội phạm chung, hậu quả phạm tội chung nhưng có hành vi của họ chỉ có tác động nhỏ, về hình thức hành vi của người này cũng là hành vi đồng phạm nhưng vì tác động thực tế của nó là nhỏ nhặt, tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể nên không coi là hành vi đồng phạm, không là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự). Thứ hai, có sự cùng chung hành động của người tham gia vào việc thực hiện một tội phạm. Cùng tham gia thực hiện tội phạm có nghĩa là trong đồng phạm, mỗi người phải có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội phạm hoặc là hành vi trực tiếp thực hiện hoặc là hành vi tổ chức hoặc là hành vi xúi giục hoặc là hành vi giúp sức. Những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể của họ được thực hiện trong mối liên kết thống nhất, qua lại lẫn nhau. Hành vi của người này hỗ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác, có ảnh hưởng tác động đến hành vi đó, làm cho nó thay đổi về chất, có hiệu quả hơn. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho hoạt động tội phạm của cả bọn "nhằm thực hiện một tội phạm nhất định và để đạt được một kết quả phạm tội thống nhất" [29, tr. 196]. Hậu quả của tội phạm là là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người cùng tham gia thực hiện tội phạm mang lại. Hành vi của người thực hành là nguyên nhận trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung, còn hành vi của người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả đó. Những hành vi của người tổ chức, người xúi giục bao giờ cũng phải xảy ra trước hành vi của người thực hành. Còn hành vi của người giúp sức có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với hành vi phạm tội của người thực hành nhưng không khi nào xảy ra sau khi hành vi của người thực hành đã kết thúc [6, tr. 220].
  • 20. 15 b. Những dấu hiện chủ quan Thứ nhất, có sự cùng cố ý của những người tham gia thực hiện tội phạm. Nếu thiếu dấu hiện này thi mặc dù hành vi của những người phạm tội thỏa mãn dấu hiệu khách quan ở trên cũng sẽ không có đồng phạm mà chỉ là hình thực nhiều người cùng phạm một tội [30, tr. 23]. Trong cuốn "Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam" tác giả Nguyễn Niên cho rằng: "Sự cùng cố ý phạm tội làm cho ý chí của những người đồng phạm được thống nhất với nhau và hành động phạm tội của mỗi người đều thống nhất trong sự chi phối chung của sự cùng cố ý thực hiện một tội phạm" [19, tr. 149]. Sự cùng cố ý trong đồng phạm phải được thể hiện ở hai mặt lý trí và ý chí. Mỗi người đồng phạm trong việc thực hiện tội phạm đều biết được hoạt động phạm tội của nhau; đều ý thức được rằng, bằng hành vi phạm tội của mình cùng với những hành vi phạm tội của những người khác, mình đã phạm tội hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Tuy nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội nhưng những người đồng phạm vẫn thực hiện vì mong muốn có hoạt động phạm tội chung và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Theo luật hình sự Việt Nam thì đồng phạm chỉ đặt ra đối với những trường hợp cùng phạm tội cố ý. Ở những tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, người phạm tội không có ý định phạm tội, không có sự bàn bạc thỏa thuận cùng nhau thực hiện tội phạm, không mong muốn hoặc không bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, giữa họ không có sự cùng cố ý nên trong trường hợp này không có đồng phạm xảy ra. Mỗi người phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về hành vi vô ý phạm tội của mình [6, tr. 222]. Thứ hai, có mục đích trong đồng phạm. Với những tội phạm luật hình sự quy định mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì những người đồng phạm phải có mục đích phạm tội đó. Nếu không thỏa mãn dấu hiệu cùng mục đích phạm tội thì sẽ không có đồng phạm. Đối với
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51050 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562