SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
1
®¹i häc quèc gia hµ néi
khoa luËt
phïng ®¨ng tr-êng
Mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn
vÒ chÕ ®Þnh ¸n tÝch trong luËt h×nh sù viÖt nam
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Hµ néi - 2014
2
®¹i häc quèc gia hµ néi
khoa luËt
phïng ®¨ng tr-êng
Mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn
vÒ chÕ ®Þnh ¸n tÝch trong luËt h×nh sù viÖt nam
Chuyªn ngµnh : LuËt h×nh sù
M· sè : 60 38 40
luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Ph¹m M¹nh Hïng
Hµ néi - 2014
3
LỜI CAM ĐOAN
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu
khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn
trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung
thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng
®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phùng Đăng Trƣờng
4
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục cá c từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ
ĐỊNH ÁN TÍCH
7
1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về án tích trong luật hình
sự Việt Nam
7
1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 7
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999 8
1.1.3. Giai đoa ̣n từ năm 1999 đến nay 9
1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của chế định án tích 10
1.2.1. Khái niệm án tích 10
1.2.2. Các đặc điểm pháp lý cơ bản của án tích 13
1.2.3. Bản chất pháp lý của án tích 18
1.3. Án tích theo quy định của một số nước trên thế giới 18
1.3.1. Án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Liên Bang Nga 18
1.3.2. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa
21
1.3.3. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự Thụy Điển 22
1.3.4. Án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản 23
5
Chương 2: CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
26
2.1. Chế định án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999
26
2.2. Thực tiễn áp dụng chế định án tích 41
2.2.1. Tình hình áp dụng chế định án tích 41
2.2.2. Một số vướng mắc, tồn tại khi áp dụng chế định án tích 44
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHẾ
ĐỊNH ÁN TÍCH
52
3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về chế định án 52
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định án tích 59
3.2.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền và giải thích
pháp luật
59
3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ, năng lực của
đội ngũ cán bộ các cơ quan áp dụng pháp luật
61
3.2.3.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp
luật
64
3.2.4.
Tăng cường quan hệ phối hợp và kiểm soát lẫn nhau
giữa các cơ quan hữu quan trong việc áp dụng pháp luật
về án tích
65
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1 Số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử trong cả nước từ năm
2009 đến năm 2013
42
7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
TAND : Tòa án nhân dân
TNHS : Trách nhiệm hình sự
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội khóa X, kỳ
họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi, bổ sung năm
2009 là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong
việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần giữ gìn,
duy trì trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, đã được kế thừa và tiếp thu những tinh thần
và sự tiến bộ của BLHS năm 1985 nhưng kể từ năm 1999 đến nay, BLHS năm
1999 đã bộc lộ những bất cập không chỉ trong thực tiễn áp dụng các quy định của
pháp luật hình sự mà cả trên phương diện nhận thức và lý luận.
Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện
nay, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận và đưa ra các kiến giải lập pháp
là vô cùng cần thiết và quan trọng không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói
riêng mà đối với cả hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung.
Án tích là một trong những chế đi ̣nh rất quan trọng trong phần chung của
BLHS. Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt nhận thức và lý luận là một đòi hỏi
cấp bách, không chỉ góp phần làm cho nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về
chế định án tích mà còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác
các quy định của pháp luật hình sự. Bảo đảm các quyền con người, quyền và lợi ích
chính đáng của công dân.
Từ trước đến nay, về mặt lý luận, vẫn chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách tổng thể, toàn diện và có hệ thống vấn đề liên quan đến chế định án
tích. Ngoài ra, việc hiểu vấn đề liên quan đến án tích cũng còn có nhiều quan điểm
9
khác nhau và chưa thống nhất. Như vậy, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu
một cách toàn diện và sâu sắc, điều đó đặt ra yêu cầu hết sức cần thiết trong điều
kiện hiện nay.
Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện về
mặt lý luận vấn đề liên quan đến chế định án tích để đưa ra các lý giải khoa học và
mô hình lý luận vấn đề này đồng thời cũng đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần
hoàn thiện pháp luật hình sự mà cụ thể là BLHS Việt Nam để giải quyết các vấn đề
còn bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy phạm này của các cơ
quan tiến hành tố tụng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn xây dựng
nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay.
Từ những lý do phân tích trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua nghiên cứu và tham khảo BLHS của một số nước trên thế giới, BLHS
Việt Nam năm 1985, năm 1999 thì có thể thấy án tích là một trong những chế định
quan trọng và phức tạp trong pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu về chế định này
vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn chung, đã có một số bài viết, khóa luận
tốt nghiệp lý giải vấn đề trên góc độ lý luận nhưng vẫn chưa đưa ra được một bức
tranh tổng quát cũng như các kiến giải lập pháp về chế định này.
Ở Việt Nam, chế định án tích và các chế định liên quan đến chế định này
đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Xuân Nghiệp, luận văn thạc sĩ luật học năm 2006; đề tài “Chế định xóa án
tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khóa luận tốt nghiệp
cử nhân năm 2003.
10
Ngoài ra, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau đây:
GS.TSKH Lê Văn Cảm, Mục VII, Chương VIII – Các biện pháp tha miễn trong
luật hình sự, sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học
luật hình sự (Phần chung), Nhà xuất bản (NXB) Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005;
TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Mục VI, Chương XVII – Thời hiệu thi hành bản án,
miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và xóa án tích,
Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người chưa
thành niên phạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học quốc
gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
Bên cạnh đó còn có các bài viết sau đây: Hồ Sĩ Sơn, “Án tích theo luật hình
sự Viêt Nam 1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2001; Phạm Hồng Hải,
“Xóa án”, trong sách: Mô hình lý luận về BLHS Việt Nam. NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1993;…
Từ một số nội dung đề cập ở trên cho thấy các công trình và bài viết
nghiên cứu liên quan đến chế định án tích đã đưa ra những quan điểm và phần
nào đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản mà lý luận và thực tiễn áp dụng các
quy phạm pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình này
đã cho thấy, chế định án tích với tư cách là một trong những chế định quan trọng
và cơ bản trong pháp luật hình sự nhưng chế định này hiện nay vẫn còn nhiều
thiếu sót và bất cập.
Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của khoa học luật hình sự, về lý luận
cũng như thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu đề
tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt
Nam” là một đòi hỏi khách quan và cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
11
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện để làm
sáng tỏ về mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích
trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập để đưa ra các
kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Nâng cao hiệu
quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Về mặt lý luận: Tập trung nghiên cứu xung quanh nội dung của chế định
này trong pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định án tích trong luật
hình sự Việt Nam với chế định án tích trong luật hình sự một số nước trên thế
giới để làm sáng tỏ về mặt lý luận của chế định này trong luật hình sự Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm
pháp luật của chế định án tích trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước
ta. Từ đó tìm ra những thiếu sót, bất cập và những vướng mắc của việc áp dụng
pháp luật hình sự liên quan đến chế định này trên thực tế, qua đó đưa ra được mô
hình lý luận về chế định án tích và đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về
chế định này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết vấn đề chế định án tích theo pháp luật
hình sự Việt Nam. Đồng thời, đề cập đến một số quy phạm liên quan đến luật tố
tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự,… những vấn đề liên quan đến án tích và
xóa án tích chưa được đề cập trong pháp luật hình sự của nước ta.
12
Luận văn nghiên cứu về chế định án tích không chỉ trong quy định của
BLHS Việt Nam năm 1985, năm 1999 mà còn nghiên cứu cả các quy phạm về
chế định này trước khi có BLHS năm 1985.
Đồng thời luận văn cũng phân tích một số quy định về chế định án tích
trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới.
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài luận văn còn được
thực hiện trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải
cách tư pháp để thể hiện. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
và đặc thù như: phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và so sánh.
5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Nghiên cứu về chế định án tích có ý nghĩa và vai trò to lớn về mặt lý luận
và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật hình sự, vì đây là công trình đầu
tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn
đề án tích. Luận văn có những điểm mới cơ bản là:
- Tập trung vào nghiên cứu một cách đồng bộ, thống nhất về mặt lý luận
nội dung cơ bản của chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm cơ bản và chủ yếu của quá trình hình
thành và phát triển chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu làm sáng tỏ và chỉ ra những bất cập, hạn chế đối với các quy
định về chế định án tích trong việc áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn.
13
- Đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định án tích góp phần
vào việc hoàn thiện hơn nữa BLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam XHCN hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định án tích
Chương 2: Chế định án tích theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và
thực tiễn áp dụng
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và một số giải pháp nâng cao
hiệu quả của việc áp dụng chế định án tích
14
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH
1.1. Khái quát lịch sử các quy phạm pháp luật về án tích từ năm
1945 đến khi có bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985
Án tích là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật hình sự.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, thời kỳ đất nước ta mới
thành lập chính quyền và trải qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, các nhà
làm luật thời kỳ này vẫn chưa thực quan tâm đúng mức và ghi nhận nó. Mặc dù
vậy, chế định này cũng đã được đề cập rải rác trong một số văn bản pháp luật của
nước ta trong giai đoạn này. Ngày 20 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm
thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 52 về đại
xá được đăng trên tờ Việt Nam Công báo, số 7, trang 78, tại Điều 4 của Sắc lệnh
số 52 quy định: “Những tội được xá miễn đều coi như không phạm bao giờ…”
hay tại Điều 6 của Sắc lệnh: “Cấm tất cả các công chức hành chính pháp và các
thẩm phán viên không được nhắc đến, hoặc trong hồ sơ một vết tích gì về những
tội đã được xá…”. Ngày 01 tháng 12 năm 1961, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao
ban hành Thông tư 2308/NCLP về xóa án đối với người được hưởng án treo; ngày
05 tháng 7 năm 1963, TAND tối cao có Công văn số 1082/NCLP khẳng đi ̣nh :
“Tòa án không thể coi một người đã bị án treo nhưng đã được xóa bỏ , nay la ̣i
phạm tội mới, như là tái phạm”. Như vâ ̣y, từ rất sớm trong pháp luâ ̣t hình sựViê ̣t
Nam, án tích đã được ghi nhâ ̣n, là một trong những căn cứ quan trọng đối với Tòa
án cũng như các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền áp dụng đối với người
phạm tội. Theo pháp luâ ̣t thời kỳ này thì người đang có án tích mà pha ̣ m tội mới
cũng có thể bị xem xét việc tái phạm.
15
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999
Ngày 27 tháng 6 năm 1985, BLHS đầu tiên của nước ta được Quốc hội
Khóa VII kỳ họp thứ 9 thông qua. Đây là mô ̣t sự kiê ̣n quan tro ̣ng đánh dấu mô ̣t
bước tiến lớn đối với luâ ̣t hình sự nước ta . Chế đi ̣nh án tích đã chính thứ c được
ghi nhâ ̣n trong một văn bản pháp lý có giá tri ̣cao này. Tại Chương 6 quy đi ̣nh về
viê ̣c quyết đi ̣nh hình pha ̣t , miễn, giảm hình phạt. Chế đi ̣nh án tích được gọi với
cái tên là xóa án và được quy định từ Điều 52 đến Điều 56, ngoài ra còn một
trường hợp đă ̣c biê ̣t là xóa án trong trường hợp người chưa thành niên pha ̣m tội
(Điều 67).
Án tích ngoài việc chính thứ c được ghi nhâ ̣n trong BLHS Viê ̣t Nam năm
1985, các văn bản dưới luật cụ thể là các Thông tư đã kịp thời được ban hành để
hướng dẫn các quy đi ̣nh liên quan đến án tích trong BLHS. Ngày 01 tháng 8 năm
1986, TAND tối cao đã phố i hợp với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao,
Bô ̣Tư pháp , BộNội vụ (nay là Bô ̣Công an ) ban hành Thông tư liên ngành số
02/TTLN quy đi ̣nh về viê ̣c xóa án, hướng dẫn cụthể về thẩm quyền xóa án , điều
kiê ̣n cụthể để được xó a án, thủ tục xóa án,… Theo đó, người bi ̣kết án muốn xin
xóa án thì phải nộp đơn xin xóa án cho Tòa án cấp sơ thẩm đồng thời là chung
thẩm tội pha ̣m cũ của mình, kèm theo các giấy tờ chứng minh về việc chấp hành
xong bản án và không phạm tội mới khi còn mang án tích. Trong trường hợp xóa
án theo quyết định của Tòa án hoặc trong trường hợp đặc biệt thì cần phải có
thêm giấy tờ xác nhâ ̣n về thái độchấp hành pháp luâ ̣t của chính quyề n đi ̣a
phương nơi người bi ̣kết án thường trú . Thông tư liên ngành này sau đó gần ba
năm đã được sử a đổi , bổ sung bằng Thông tư l iên ngành số 03/TTLN ngày 15
tháng 7 năm 1989.
Chế đi ̣nh án tích lần đầu tiên được ghi nhâ ̣n trong BLH S Viê ̣t Nam năm
1985 cùng các văn bản pháp lý khác đã tạo một hành lang pháp lý tương đối đầy
đủ và rõ ràng, là căn cứ pháp luật quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan
16
tiến hành tố tụng thực thi pháp luâ ̣t đúng vớ i các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t . Ngoài
ra, viê ̣c chính thứ c ghi nhâ ̣n án tích trong BLHS Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n này ,
với viê ̣c quy đi ̣nh một số các điều luâ ̣t quy đi ̣nh về viê ̣c xóa đi án tích khi người
bị kết án đã đủ các yêu cầu của pháp luâ ̣t để ho ̣được đương nhiên được xóa án
tích hoặc được Tòa án xóa đi vết xấu trong lý lịch của họ , giúp cho họ được xóa
đi những mă ̣c cảm về hành vi vi pha ̣ m pháp luâ ̣t do ho ̣đã gây ra đ ồng thời
khuyến khích họ tích cực lao động đ ể trở thành người có ích cho xã hội . Tuy
nhiên, viê ̣c quy đi ̣nh án tích trong giai đoa ̣n này vẫn chưa được rõ ràng , chưa
đảm bảo được nô ̣i dung cũng như kỹ thuâ ̣t lâ ̣p pháp , viê ̣c sử dụng thuâ ̣t ngữ
“Xóa án” là không chính xác , mà phải là “Xóa án tích” mới đúng được ý nghĩa
của nó, hay vẫn chưa được ra được mô ̣t khái niê ̣m khoa học thế nào là án tích,…
1.1.3. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay
Ngày 21 tháng 12 năm 1999, BLHS Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội
Khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua. Đây là lần pháp điển hóa thứ hai, chế đi ̣nh án tích
đã được kế thừa và có sự đổi mới nhiều so với BLHS năm 1985. Thuâ ̣t ngữ “xóa
án” đã được thay đổi bằng“xóa á n tích”.
Ngoài ra, chế đi ̣nh án tích trong BLHS năm1999 được ghi nhâ ̣n trong một
chương riêng biê ̣t (Chương IX), khác hẳn với chế định án tích trong BLHS năm
1985, điều đó thể hiê ̣n ở viê ̣c nhà làm luâ ̣t nước ta đã đánh giá được tầm quan tro ̣ng
của chế định này trong pháp luật hình sự. Về thời ha ̣n để được xóa án tích trong
BLHS năm 1999 cũng được mở rộng hơn so với BLHS năm1985. Trong giai đoa ̣n
từ năm 1999 đến nay BLHS năm 1999 đã được sử a đổi, bổ sung một số điều cho
phù hợp với tình hình mới.
Chế đi ̣nh án tích ngoài viê ̣c quy đi ̣nh trong BLHS năm1999 được sử a đổi,
bổ sung năm 2009. Hiê ̣n nay, chế định còn được quy định trong các luật và thông tư
hướng dẫn các điều của BLHS, như Luâ ̣t Lý li ̣ch tư pháp năm2010, Nghị quyết số
01/2000/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 04 tháng 8
17
năm 2000 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của BLHS
năm 1999,… Mă ̣c dù, chế đi ̣nh án tích so với các giai đoa ̣n trước đã có những ưu
điểm, tiến bộmới. Song quy đi ̣nh về án tích trong BLHS năm 1999 được sử a đổi,
bổ sung năm2009 qua quá trình áp dụng trên thực tế vẫn bô ̣c lộnhững bất câ ̣p ngay
trên cả phương diê ̣n lý luâ ̣n. Và để đáp ứng yêu cầu trong giai đoa ̣n xây dựng nhà
nước pháp quyền Viê ̣t Nam xã hội chủ nghĩa hiê ̣n nay , nhất là trong lĩnh vực tư
pháp hình sự thì việc pháp điển hóa lần thứ ba BLHS Viê ̣t Nam năm 1999 là một
đòi hỏi cần thiết và cấp bách theo hướng ghi nhâ ̣n án tích trong mô ̣t chương độc lâ ̣p
trong BLHS mới với tên gọi “án tích”, trong đó có quy đi ̣nh khái niê ̣m án tích, thời
điểm bắt đầu và kết thúc án tích, xóa án tích, các trường hợp đương nhiên được xóa
án tích, cơ quan ra quyết đi ̣nh xóa án tích, thủ tục để được xóa án tích,… Như vậy,
mới đảm bảo yêu cầu về mặt lập pháp và dễ dàng được áp dụng trên thực tế.
1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của chế định án tích
1.2.1. Khái niệm án tích
Trong giai đoạn xây dựng NNPQ và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay,
việc nghiên cứu chế định án tích trong luật hình sự là một yêu cầu hết sức quan
trọng và cần thiết. Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến
ngày 27 tháng 6 năm 1985 Quốc hội mới thông qua BLHS đầu tiên, và trong
BLHS này chính thức ghi nhận về mặt lập pháp chế định án tích được quy định ở
các Điều 40, 52, 53, 54, 55, 55 và 67 trong Phần chung của BLHS với tư cách là
một chế định độc lập, mặc dù cách gọi chưa thật sự chính xác trên phương diện
luật học và ngôn ngữ đó là “Xóa án”. Đến lần pháp điển hóa thứ hai BLHS vào
năm 1999, chế định án tích đã được quy định hoàn thiện hơn.
Mặc dù vậy, trong BLHS Việt Nam năm 1999, Điều 63 mới chỉ quy định
thế nào là xóa án tích, trong khi đó còn chưa quy định thế nào là án tích(?).
18
Trên phương diện nghiên cứu học thuật, rõ ràng án tích là một chế định
quan trọng trong pháp luật hình sự. Bởi vì, chế định án tích có liên quan đến một
số quy định khác trong luật hình sự như việc xem xét để xóa án tích hay để xác
định tái phạm, tái phạm nguy hiểm,... Việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý
luận khái niệm án tích không những tạo ra một cách hiểu thống nhất mà còn giúp
cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp áp dụng đúng đắn và chính
xác các quy định của BLHS về vấn đề án tích.
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam và trên thế giới hiện nay, ở mức
độ nhất định cũng đã có một số bài viết đề cập về chế định án tích. Ở Việt Nam
có một số quan điểm về án tích như sau:
1) GS.TSKH Lê Cảm, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng:
Án tích là hậu quả pháp lý của việc người bị kết án bị áp dụng
hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là
giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện TNHS, được thể hiện trong việc
người bị kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án (bao gồm hình phạt
chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Tòa án) nhưng
vẫn chưa hết án tích hoặc chưa được xóa án tích theo các quy định của
pháp luật hình sự [3, tr.829].
2) PGS.TS, Luật sư Phạm Hồng Hải coi án tích là hậu quả pháp lý của bản
án kết tội mà Tòa án tuyên đối với người phạm tội, là một tình tiết có ý nghĩa pháp
lý trong việc đánh giá tính chất nguy hiểm của tội phạm và của người phạm tội khi
tội phạm được thực hiện trong thời gian người ấy mang án tích [12, tr.276].
3) PGS.TS Hồ Sĩ Sơn, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng:
Án tích là vết tích đã từng bị kết án của người phạm tội, xuất
hiện khi người đó đã chấp hành xong hình phạt và được xóa để được
19
coi như là chưa bị kết án nếu người này đáp ứng được những điều kiện
do BLHS quy định hoặc tồn tại khi người bị kết án đã chấp hành xong
hình phạt nhưng chưa đáp ứng được những điều kiện đó và vẫn bị coi
là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm theo BLHS năm 1999 (Điều 49)
hoặc phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà theo BLHS vết tích đã
từng bị kết án đối với hành vi ấy là yếu tố cấu thành tội phạm [40,
tr.65].
4) Th.S Nguyễn Xuân Nghiệp có quan điểm rằng:
Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội mà người bị kết
án phải gánh chịu hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp
luật, gánh chịu trong thời hạn nhất định kể từ khi bản án đó có hiệu lực
pháp luật cho đến khi hậu quả pháp lý đó được xóa bỏ theo quy định
của pháp luật [24, tr.12].
5) Th.S Nguyễn Thị Lan, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội coi “án
tích” là một dấu án, cho thấy người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội và
xóa án tích là việc pháp luật hình sự cho phép xóa đi dấu tích về quá khứ tội lỗi
của một người đã từng bị kết án sau khi người đó đã thỏa mãn đầy đủ những điều
kiện được quy định trong BLHS [20, tr.12-13].
Trong khoa học luật hình sự Liên Xô cũ và Liên bang Nga hiện nay,
chế định án tích cũng có một số các quan điểm sau đây:
1) GS.TSKH luật Zelđôv X.L cho rằng:
Án tích gồm ba bộ phận hợp thành: i) Khoảng thời gian từ khi
bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi bắt đầu thi hành hình
phạt; ii) trong thời gian đang chấp hành hình phạt và iii) khoảng thời
gian từ khi chấp hành hình phạt (miễn việc chấp hành hình phạt) cho
đến thời điểm hết án tích hoặc án tích đã được Tòa án xóa [3, Tr.826]
20
2) GS.TSKH luật Vittenberg G.B coi án tích, đó là tình trạng pháp lý
hình sự đối với chủ thể do việc người này bị Tòa án xử phạt một biện pháp hình
phạt nào đó về tội phạm đã thực hiện [3, Tr.826]
3) GS.TSKH luật Nheznamôva Z.A quan niệm rằng:
Án tích - đó là một yếu tố, một bộ phận cấu thành của TNHS
với tư cách là hậu quả của sự kiện phạm tội và như vậy, án tích là tình
trạng pháp lý đặc biệt của một người được tạo ra do người này bị kết án
một hình phạt nhất định đối với tội phạm mà tình trạng ấy được thể hiện
bằng khả năng đưa đến các hậu quả nhất định (các hạn chế về quyền) có
tính chất pháp lý chung và tính chất pháp lý hình sự [3, Tr.827]
Như vậy, trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng như trên thế giới có
nhiều quan điểm khác nhau về án tích , dưới góc độ nghiên cứu và thực tiễn áp
dụng chế định này, chúng ta có thể đưa ra khái niệm án tích như sau: Án tích là
một phần nội dung của trách nhiệm hình sự, là hậu quả pháp lý bất lợi và là đặc
điểm xấu về nhân thân của người bị kết án bị áp dụng hình phạt.
1.2.2. Các đặc điểm pháp lý cơ bản của án tích
- Đặc điểm thứ nhất: Án tích là một phần nội dung của trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối
với người thực hiện hành vi bị BLHS coi là tội phạm. Vì vậy, với đặc trưng của
án tích là một phần nội dung của trách nhiệm hình sự (TNHS) đồng nghĩa với
việc nó cũng là một loại trách nhiệm pháp lý. Cho nên, nếu không có việc thực
hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm thì không thể bị truy cứu TNHS và
không thể bị Tòa án kết tội, từ đó sẽ không phát sinh án tích.
Thực tế áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, để quy kết hành vi nào
đó là tội phạm và buộc người thực hiện hành vi phải chịu TNHS, người áp dụng
pháp luật phải trên cơ sở đối chiếu hành vi đã thực hiện với các dấu hiệu của cấu
21
thành tội phạm được quy định trong BLHS, chứ không thể áp đặt theo ý thức chủ
quan. Nếu trong quá trình áp dụng pháp luật, người áp dụng pháp luật xác định
được hành vi của một người thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được
BLHS quy định thì mới có thể kết luận hành vi đó là tội phạm và được thể hiện
bằng bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị kết án phải
chịu TNHS về hành vi vi phạm pháp luật của mình đồng thời người đó phải
mang án tích trong một thời gian theo quy định của pháp luật hình sự.
Cùng với bản án kết tội của Tòa án và hình phạt mà Tòa án quyết định
đối với người phạm tội, án tích đối với người bị kết án cũng là một trong những
hình thức thể hiện nội dung của TNHS. TNHS và các dạng trách nhiệm pháp lý
khác có thể có những điểm gần giống nhau về hình thức thể hiện. Ví dụ, TNHS và
trách nhiệm hành chính đều có hình thức xử lý là cảnh cáo và phạt tiền, nhưng
cảnh cáo và phạt tiền trong luật hình sự khác với cảnh cáo và phạt tiền của hình
thức xử phạt vi phạm hành chính ở chỗ, người bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền trong
luật hình sự luôn gắn liền với hậu quả pháp lý là người đó bị coi là có án tích.
Án tích gắn liền với bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Một người bị coi là còn án tích nghĩa là bản án kết tội đối với người đó vẫn còn
hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người bị kết án chưa được xóa án tích lại
phạm tội mới thì dấu hiệu án tích có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến
việc giải quyết TNHS của người đó. Người chưa được xóa án tích lại phạm tội
mới có thể bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (Điều 49 BLHS) và với
việc bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội phải chịu TNHS
nặng hơn những người không có án tích phạm tội khi các điều kiện khác giống
nhau (người tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm có thể bị áp dụng khung hình phạt
tăng nặng của tội phạm đã thực hiện hoặc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS
quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS). Án tích luôn tồn tại cùng với bản án
kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thể hiện sự lên án của Nhà nước đối
22
với người phạm tội. Nói cách khác, án tích chính là một phần nội dung của TNHS,
thể hiện hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu đồng thời thể
hiện tính nghiêm khắc của pháp luật hình sự đối với người phạm tội.
- Đặc điểm thứ hai: Án tích là hậu quả pháp lý bất lợi của người bị kết
án bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Lý luận và thực tiễn cho thấy không phải bất cứ người phạm tội nào đã
bị kết án và bản án của người đó đã có hiệu lực pháp luật cũng đều mang án tích.
Ví dụ, trong trường hợp người phạm tội đã bị kết án nhưng được miễn hình phạt
(khoản 1 Điều 64 BLHS). Những trường hợp mang án tích chỉ là những người bị
kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và bị áp dụng hình
phạt theo quy định của BLHS. Ngoài ra, những người bị kết án nhưng được áp
dụng các biện pháp tư pháp như đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã,
phường, thị trấn theo quy định tại Điều 70 BLHS hay biện pháp bồi thường về
vật chất, buộc công khai xin lỗi người bị hại theo quy định tại Điều 42 BLHS thì
sẽ không phải chịu hậu quả pháp lý này. Như vậy, rõ ràng chế định này cũng
chính là đặc trưng cơ bản đánh giá mức độ nghiêm khắc của hình phạt so với các
biện pháp tư pháp khác.
Sự bất lợi của một người khi mang án tích được thể hiện ở chỗ.
Thứ nhất: Nếu người đang trong thời gian mang án tích lại phạm tội mới
do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý thì sẽ
xác định là tái phạm (khoản 1 Điều 49 BLHS) hay người đã bị kết án về tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm và chưa được xóa
án tích mà lại phạm tội do cố ý thì được xác định là tái phạm nguy hiểm (khoản
2 Điều 49 BLHS). Như vậy, sự bất lợi đó là việc người đang mang án tích có thể
bị áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 48 BLHS trong
quá trình định khung hình phạt và quyết định hình phạt.
23
Việc mang án tích hay chưa được xóa án tích là dấu hiệu quan trọng để
xem xét hành vi phạm tội của một người có phải là tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm hay không và do đó có áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS đối với người
đó hay không. Ví dụ: khoản 1 Điều 93 (Tội giết người) quy định: Người nào giết
người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến
hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: p) Tái phạm nguy hiểm; điểm đ khoản
2 Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em); điểm g khoản 2 Điều 113 (Tội cưỡng dâm),…
Từ phương diện nghiên cứu và thực tế xét xử cho thấy, nếu người đang mang án
tích và chưa được xóa án tích nếu phạm tội mới thì tùy theo mức độ nguy hiểm do
hành vi phạm tội gây ra sẽ là căn cứ để xác định việc tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm, đó là các tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại Điều 48 BLHS.
Thứ hai: Trong lý lịch tư pháp của người mang án tích và các giấy tờ
chứng thực về nhân thân người đó sẽ ghi “có tiền án”, như vậy rõ ràng án tích như
một “vết nhơ” trong lý lịch của người mang án tích, điều đó có thể dẫn đến việc
kỳ thị của xã hội, cũng như sẽ gây khó khăn cho người mang án tích khi người đó
tham gia vào các giao dịch thương mại, kinh kế hay các hoạt động xã hội,...
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở một số lĩnh vực, pháp luật cũng
hạn chế quyền của người đang còn mang án tích. Ví dụ: Tại Điều 17 khoản 4
Luật Luật sư năm 2006 quy định về điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề
luật sư thì người “đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý
hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng,
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”[37] thì
không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, ngoài ra theo Luật nuôi con nuôi
năm 2010, Điều 14 quy định về thì người sau đây không được nhận nuôi con
nuôi:
Người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác;
24
ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có
công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa
thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ
em.[39]
Như vậy, rõ ràng người mang án tích bị hạn chế một số quyền của mình
trong cuộc sống hằng ngày và việc quy định của pháp luật áp dụng đối với người
đang mang án tích như vậy là hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ chính sách phòng
ngừa tội phạm nói chung trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Đặc điểm thứ ba: Án tích là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị
kết án.
Người phạm tội ngoài việc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi
bị tuyên trong bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đồng thời còn để lại
“dấu vết” xấu về nhân thân khi còn mang án tích. Việc xác định một người còn
mang án tích hay đã hết án tích có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá nhân
thân của người phạm tội là tốt hay xấu, từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng có căn
cứ để xác định và đánh giá tính nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra và áp dụng
chính xác các quy định của BLHS đối với người phạm tội căn cứ vào các tình tiết
giảm nhẹ hay tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 46, 48 BLHS.
Án tích phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và bị áp
dụng hình phạt còn thể hiện ở chỗ nó chỉ ra rằng người đang mang án tích từng
là một “tội phạm” đã thực hiện hành vi nguy hiểm và gây ra những hậu quả
nguy hại cho xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.
Tuy nhiên, án tích phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết
án và bị áp dụng hình phạt chỉ được hiểu khi người đó đang còn án tích, khi đã
xóa án tích hoặc trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích thì việc phạm
25
tội của họ trước đây không được coi là nhân thân xấu để căn cứ quyết định hình
phạt trong tố tụng hay trong các quan hệ xã hội khác.
1.2.3. Bản chất pháp lý của án tích
Từ sự phân tích các đặc điểm cơ bản trên đây của án tích cũng như trên
phương diện lý luận khoa học luật hình sự và thực tiễn áp dụng các quy phạm
pháp luật hình sự về án tích, chúng ta có thể khẳng định bản chất pháp lý của án
tích như sau:
Án tích là một chế đi ̣nh quan trọng trong pháp luật hình sự, việc xóa bỏ đi
án tích thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta được quy
định trong BLHS, người bị kết án sẽ chấm dứt hoàn toàn TNHS khi người đó đáp
ứng được đầy đủ những điều kiện và yêu cầu của pháp luật hình sự để Tòa án ra
quyết định xóa án tích hay trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích.
1.3. Án tích theo pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1. Án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga
Bộluâ ̣t hình sự Liên bang Nga được Đuma Quốc gia tức Hạ Nghị viện
Nga thông qua ngày 24 tháng 5 năm 1996 và được Hội đồng Liên bang Nga tức
Thượng Nghị viện Nga phê chuẩn ngày 05 tháng 6 năm 1996 là một công cụ hữu
hiệu, sắc bén bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân Nga, chế độ
sở hữu, trật tự an toàn xã hội nước Nga,… Cũng giống như BLHS Việt Nam,
BLHS Liên bang Nga bao gồm hai phần, Phần Chung và Phần riêng (Phần các
tội phạm), ngoài ra BLHS Liên bang Nga được chia làm các mục, từ Mục I đến
Mục XII và tổng cộng có 34 chương. Xuất phát từ tầm quan trọng của chế định
án tích trong pháp luật hình sự, các nhà làm luật Liên bang Nga đã quy định án
tích trong một chương riêng, đó là Chương 13 quy định về đại xá, đặc xá và án
tích thuộc Mục IV Phần chung của BLHS Liên bang Nga. Cụ thể, chế định án
tích được quy định tại Điều 86 BLHS Liên bang Nga năm 1996. Ngoài ra, liên
26
quan đến chế định án tích này, Điều 95 còn quy định về thời ha ̣n xóa án tích đ ối
với người chưa thành niên phạm tội.
Tương tự BLHS Việt Nam năm 1999, BLHS Liên bang Nga cũng không
đưa ra khái niệm pháp lý thế nào là án tích, mặc dù tên của điều luật quy định
“án tích”. Khoản 1 Điều 86 BLHS Liên bang Nga được quy định:
Người bị kết án do thực hiện tội phạm được coi là có án tích
(tiền án) kể từ ngày bản án bắt đầu có hiệu lực cho tới thời điểm trả
xong án tích hoặc thời điểm xóa bỏ án tích. Án tích sẽ được xét tới
trong trường hợp tái phạm tội và khi áp dụng hình phạt [48].
Như vâ ̣y, so sánh với quy đi ̣nh ta ̣i Điều 49 BLHS Viê ̣t Nam thì khoản 1
Điều 86 BLHS Liên bang Nga cũng quy đi ̣nh án tích khi xem xét trong trường
hợp tái pha ̣m hay xem xét vấn đề án tích khi áp dụng hình pha ̣t.
Theo khoản 2 Điều 86 thì: “Người được miễn chấp hành hình pha ̣t s ẽ
được coi là không có án tích (tiền án)”[48]. Quy đi ̣nh này hoàn toàn giống với
khoản 1 Điều 64 BLHS Viê ̣t Nam trong trường hợp người bi ̣kết án được miễn
chấp hành hình pha ̣t thì họđư ợc coi là không có án tích và do vâ ̣y h ọ đương
nhiên được xóa án tích.
Sự khác nhau về chế đi ̣nh án tích trong BLHS Liên bang Nga và BLHS
Viê ̣t Nam ở chỗ , trong BLHS Liên bang Nga quy đi ̣nh khi nào thì án tích được
trả xong với một loạt các quy định về thời hạn khi đ ã chấp hành xong hình phạt
hay trong trường hợp người pha ̣m tô ̣i bi ̣kết án nhưng cho hưởng án treo khi đã
hết thời ha ̣n thử thách và trong BLHS Liên bang Nga không quy đi ̣nh và phân
biê ̣t loa ̣i án mà người pha ̣m tội đã thực hiê ̣n như các tội pha ̣m xâm pha ̣m an ninh
quốc gia, tội chống loài người , tô ̣i pha ̣m chiến tranh ,… để xem xét đến viê ̣c trả
án tích, còn án tích trong BLHS Việt Nam nếu người bị kết án sau khi chấp hành
xong bản án hoă ̣c từ khi hết t hời hiê ̣u thi hành bản án , người đã bi ̣kết án không
27
phạm tội mới trong một thời hạn nhất định được quy định tại khoản 2 Điều 64
BLHS Viê ̣t Nam thì người đã bi ̣kết án sẽ đương nhiên được xóa án tích , trừ
trường hợp pha ̣m tội quy đi ̣nh ta ̣i Chương XI và Chương XXIV thì phải do Tòa
án quyết định. Về cơ bản, nô ̣i dung khoản 3 Điều 86 BLHS Liên bang Nga khá
giống với quy đi ̣nh ta ̣i Điều 64 BLHS Viê ̣t Nam . Sự khác biê ̣t cơ bản nhất là
trong BLHS Viê ̣t Nam c ó phân biệt loại tội để xem xét đến án tích của người bị
kết án, còn trong BLHS Liên bang Nga không có quy định này và trong BLHS
Viê ̣t Nam khi xem xét vấn đề án tích để người bi ̣kết án được xóa đi án tích còn
xem xét đến người bi ̣kết án sau khi chấp hành xong bản án , họ có phạm tội mới
hay không và khi được xóa đi án tích thì người bi ̣kết án sẽ được Tòa án cấp giấy
chứ ng nhâ ̣n còn trong BLHS Liên bang Nga không có quy đi ̣nh này.
Về vấn đề người phạm tội, sau khi đã chấp hành xong hình pha ̣t có nhiều
tiến bộthì theo yêu cầu của người đó, Tòa án có thể xem xét xóa bỏ án tích trước
thời ha ̣n so với quy đi ̣nh . Khoản 5 Điều 86 quy đi ̣nh: “Nếu người pha ̣m tội sau
khi chấp hành xong hình pha ̣t đã có hành vi xử sự gương mẫu thì theo đơn yêu
cầu của người này Tòa án có thể xóa bỏ án tích trước khi hết thời ha ̣n trả xong án
tích” [48]. So sánh với Điều 66 BLHS Viê ̣t Nam thì nội du ng của điều luâ ̣t này
quy đi ̣nh này khá giống nhau . Tuy nhiên, trong BLHS Viê ̣t Nam còn có thêm
điều kiê ̣n đối với người bi ̣kết án là phải đảm bảo được thời gian thử thách ít nhất
một phần ba thời ha ̣n quy đi ̣nh thì mới được Tòa án xem xét để xóa án tích trước
thời ha ̣n so với quy đi ̣nh khi đáp ứ ng được các điều kiê ̣n để được xem xét xóa án
tích trong trường hợp đặc biệt, còn trong BLHS Liên bang Nga không có quy định
điều kiê ̣n về thời ha ̣n nàyđể Tòa án xóa bỏ án tích trước thời gian quy định.
Khoản 6 Điều 86, nội dung cuối cùng của chế đi ̣nh án tích quy đi ̣nh: “Trả
xong án tích hoă ̣c xóa bỏ án tích sẽ hủy bỏ tất cả những hâ ̣u quả pháp lý liên
quan đến án tích” [48]. Cũng giống như BLHS Việt Nam, người bị kết án sau khi
trả xong án tích hoặc được xóa án tích thì họ sẽ chấm dứt hoàn toàn TNHS và
28
không phải gánh chịu bất cứ một hậu quả pháp lý nào phát sinh liên quan đến án
tích. Như vâ ̣y, quy đi ̣nh này đã phản ánh được chính sách hình sự nhân đạo đối
với người pha ̣m tội của Nhà nước Liên bang Nga.
Tóm lại, qua nghiên cứ u và phân tích chế đi ̣nh án tích trong BLHS Liên
bang Nga năm 1996 và so sánh với chế định đó trong BLHS Việ t Nam năm
1999. Chúng ta thấy về cơ bản nội dung chế định án tích được quy định trong hai
Bô ̣luâ ̣t là tương đối giống nhau , đều thể hiện được chính sách hình nhân đạo áp
dụng đối với người phạm tội đồng thời là căn cứ phá p lý quan trọng để xác đi ̣nh
tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay quyết định hình phạt.
1.3.2. Án tích theo quy đi ̣nh của B ộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa
Khi nghiên cứu toàn bộ Phần chung của BLHS nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, chúng ta thấy không có quy định nào riêng về án tích. Tuy vậy, một
số vấn đề về án tích có thể được rút ra từ chế định tái phạm được quy định tại các
Điều 65, Điều 66 Mục 2 Chương IV của Phần chung BLHS.
Theo quy định tại Điều 65 của BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa thì người phạm tội bị phạt tù có thời hạn trở lên, trong vòng 5 năm, sau khi
chấp hành xong bản án hoặc ân xá, lại phạm tội đáng bị xử phạt tù có thời hạn
trở lên thì phải chịu hình phạt nặng hơn, trừ trường hợp phạm tội do vô ý. Trong
trường hợp người phạm tội được ân xá thì thời hạn quy định ở trên được tính từ
ngày được tha.
Còn tại Điều 66 thì quy định đối với người phạm tội xâm phạm an ninh
quốc gia thì bất cứ lúc nào sau khi chấp hành xong hình phạt hoặc được hưởng ân
xá lại tiếp tục phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì bị coi là tái phạm.
Như vậy, đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, án tích sẽ tồn tại suốt
đời đối với người phạm tội xâm phạm các điều từ Điều 102 đến Điều 113 của
29
Chương I, Phần các tội phạm của BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Các tội phạm còn lại thì ngoài 5 năm sau khi chấp hành xong bản án tù có thời
hạn thì không bị coi là tái phạm.
Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không đặt ra vấn đề
án tích riêng như BLHS Việt Nam nên không có các quy định cụ thể về án tích
và các vấn đề khác liên quan đến án tích. Vấn đề này chỉ được xem xét khi người
bị kết án phạm tội mới.
Khi giải quyết vấn đề này, BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có
sự phân hóa rất lớn: tội vô ý, tội bị xử lý bằng các hình phạt không phải là tù
không phát sinh án tích; chỉ những tội bị xử phạt tù có thời hạn mới được coi là
có án tích.
Như vậy, so sánh với quy định về án tích của một số nước đã đề cập như
BLHS Việt Nam và BLHS Liên bang Nga rõ ràng BLHS nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa cũng có một số ưu điểm nhất định khi quy định một mức thời
hạn chung để tính tái phạm đó là 5 năm đối với những người phạm tội tù có thời
hạn, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và nên chăng khi quy định vấn đề án
tích, đặc biệt là thời hạn để xóa án tích trong BLHS Việt Nam trong lần pháp
điển hóa tới, chúng ta cần thống nhất một mức thời gian để tránh sự rườm rà và
phức tạp như cách tính hiện nay trong BLHS Việt Nam hiện hành, giúp các cơ
quan tư pháp và các cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong quá trình áp
dụng các quy định của BLHS nói chung và đặc biệt là chế định án tích nói riêng.
1.3.3. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự Thụy Điển
Bộluâ ̣t hình sựThụy Điển được Ngh ị viện thông qua năm 1962, có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1965 và được sửa đổi gần đây nhất vào ngày 01
tháng 5 năm 1999, bao gồm 38 chương và được cơ cấu thành ba phần , Phần một
là những quy định chung , Phần hai quy đi ̣nh về các tội pha ̣m và Phần ba quy
30
đi ̣nh về chế t ài. Qua nghiên cứ u các quy đi ̣nh trong BLHS Thụy Điển chúng ta
thấy không có quy đi ̣nh nào trực tiếp quy đi ̣nh về án tích trong BLHS nước này .
Tuy nhiên, cũng giống như BLHS Việt Nam năm 1999, BLHS Liên Bang Nga
năm 1996 và BLHS ở một số nước khác trên thế giới , khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t ,
ngoài việc xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm , Tòa án còn cân
nhắc trước đây bi ̣cáo đã bi ̣coi là có tội (có án tích ) hay chưa. Theo Điều 4
Chương 30 (lựa chọn chế tài ) BLHS Thụy Điển quy đi ̣nh : “Khi quyết đi ̣nh hình
phạt tù, ngoài tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm , Tòa án có thể cân
nhắc trước đây bi ̣cáo đã bi ̣coi là có tội cho viê ̣c thực hiê ̣n tội pha ̣m hay chưa”
[49]. Như vâ ̣y, mă ̣c dù BLHS Thụy Điển không có một điều luâ ̣t nào trực tiếp
quy đi ̣nh thế nào là án tích nhưng khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t đối với người pha ̣m
tội, Tòa án vẫn cân nhắc đến yếu tố này . Dưới góc độnghiên cứ u lý luâ ̣n về luâ ̣t
hình sự và so sánh các quy định thuộc Phần chung của BLHS một số nước có
nền pháp luâ ̣t phát triển trên thế giới , đă ̣c biê ̣t là chế đi ̣nh án tích mà chúng ta
đang nghiên cứ u , thì rõ ràng về mặt lập p háp BLHS Thụy Điển còn thiếu chặt
chẽ và không có sự liên kết rõ ràng các quy định với nhau giữa Phần chung và
Phần các tội pha ̣m.
1.3.4. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự Nhật Bản
Bộluâ ̣t hình sự Nhâ ̣t Bản hiê ̣n hành được sử a đổi, bổ sung gần đây nhất
vào ngày 24 tháng 6 năm 2011, bao gồm hai phần , 40 chương và 264 điều. Án
tích được quy định tại Điều 34-2 trong BLHS Nhâ ̣t Bản. Điều 34-2 quy đi ̣nh:
1. Người nào đã chấp hành xong hình pha ̣t tù cấm cố (giam giữ
trong trại giam) trở lên, hoă ̣c đã được miễn chấp hành hình pha ̣t ấy , đã
quá 10 năm, mà không bị mức án phạt tiền trở lên thì được coi như
chưa can án.
31
Người đã chấp hành xong hình pha ̣t dưới mứ c pha ̣t tiền hoă ̣c
đã được miễn chấp hành hình pha ̣t ấy , trong vòng 5 năm mà không bi ̣
phạt tiền trở lên về một tội khác thì cũng tương tự như vậy.
2. Người đã được tuyên án miễn hình pha ̣t kể từ ngày bản án có
hiê ̣u lực trong vòng 2 năm mà không bi ̣án pha ̣t tiền trở lên về một tội
khác, thì được coi như chưa can án. [13]
Như vâ ̣y, từ những quy đi ̣nh ta ̣i Điều 34-2, cũng giống như BLHS Việt
Nam. Các nhà làm luật Nhật Bản đã không đưa ra được một khái niệm khoa ho ̣c
thế nào là án tích trong BLHS. Ngoài ra, cũng như BLHS Việt Nam, BLHS Nhâ ̣t
Bản cũng không quy định thời điểm bắt đầu có án tích và thời điểm hết án tích .
Nghiên cứ u kỹ điều luâ ̣t và so sánh nó với quy đi ̣nh về án tích trong BLHS Việt
nam và BLHS Liên bang Nga , chúng ta không thấy có trường hợp đặc biệt nào
để Tòa án xem xét , quyết đi ̣nh xóa đi án tích sớm hơn so với thời ha ̣n quy đi ̣nh
đối với người đã chấp hành xong bản án để được công nhâ ̣n là không còn án tích,
ví dụ như người bị kết án có thành tích xuất sắc sau khi chấp hành xong hình
phạt tù, lâ ̣p công,… và với quy đi ̣nh như vâ ̣y , án tích chỉ được xóa trong một
trường hợp duy nhất giống với đương nhiên xóa án tích trong BLHS Viê ̣t Nam .
Theo khoản 2 Điều 34-2 thì người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích
khi đã qua mô ̣t thời gian nhất đi ̣nh là hai năm , điều này khác với quy đi ̣nh trong
BLHS Viê ̣t Nam và Liên bang Nga, khi được miễn hình pha ̣t thì người bi ̣kết án
coi như đã hết án tích mà không cần phải trải qua một khoảng thời gian thử thách
nào. Một điểm khác biê ̣t nữa là trong Phần chung của BLHS Nhâ ̣t Bản , án tích
không được quy đi ̣nh dùng làm căn cứ khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t và xác đi ̣nh tái
phạm. Theo quy đi ̣nh của Điều 56 BLHS Nhâ ̣t Bản thì khi xác đi ̣nh tái pha ̣m ,
người đã bi ̣pha ̣t tù giam , kể từ ngày chấp hành xong hình pha ̣t hoă ̣c kể từ ngày
được miễn chấp hành hình pha ̣t trong vòng 5 năm la ̣i pha ̣m tô ̣i mới và bi ̣xử pha ̣t
32
tù giam có thời hạn thì được coi là tái phạm mà không cần xem xét người đó còn
án tích hay không.
Điểm giống nhau về án tích so với quy đi ̣nh củ a BLHS Viê ̣t Nam là
BLHS Nhâ ̣t Bản cũng đưa ra một thời gian nhất đi ̣nh đối với người đã chấp hành
xong hình pha ̣t tù thì được xem xét là không còn án tích, mă ̣c dù ở mỗi nước thời
gian đó là khác nhau.
Tóm lại , mă ̣c dù ch ế định án tích theo quy định của BLHS Nhật Bản
chưa thâ ̣t sự chă ̣t chẽ về mă ̣t nội dung , không có quy đi ̣nh án tích là căn cứ khi
quyết đi ̣nh hình pha ̣t hay xác đi ̣nh viê ̣c tái pha ̣m . Tuy nhiên, nhìn chung một số
quy đi ̣nh của nó rất tương đồng với chế đi ̣nh án tích trong BLHS Viê ̣t Nam.
33
Chương 2
CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Chế định án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999
BLHS Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) không quy định
án tích trong một chương riêng mà mới chỉ quy định một nội dung của án tích đó
là vấn đề xóa án tích, chưa có định nghĩa thế nào là án tích và các nội dung xung
quanh vấn đề này như thời điểm bắt đầu có án tích, thời điểm kết thúc án tích,…
Theo quy định của BLHS Việt Nam hiện hành thì chế định án tích được thể hiện
với các nội dung sau đây:
- Thứ nhất là vấn đề xóa án tích
Điều 63 về xóa án tích quy định: “Người bị kết án được xóa án tích theo
quy định tại các Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này. Người được xóa án tích
coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận” [30].
Xóa án tích là sự thừa nhận về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang
án tích và vì vậy không còn chịu hậu quả nào do việc kết án mang lại hay nói cách
khác xóa án tích là việc chấm dứt hoàn toàn TNHS đối với người bị kết án.
Trong pháp luật hình sự, kết án là một sự kiện pháp lý, Tòa án không chỉ
buộc tội mà còn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Với bản án buộc tội
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng với quyết định hình phạt, người bị kết
án phải chấp hành hình phạt. Như vậy, việc kết án là một hiện tượng khách quan
không thể xóa bỏ, đó chính là lý do tại sao ở Chương IX BLHS Việt Nam năm
1999 không dùng thuật ngữ “xóa án” như cách gọi của BLHS năm 1985 mà lại
34
dùng thuật ngữ “xóa án tích” với cách hiểu theo nghĩa gốc là án vốn dĩ đã tồn
tại, chỉ có thể xóa được “vết tích” của án đó mà thôi.
Việc Tòa án kết án một người là sự đánh giá chính thức về mặt Nhà
nước đối với hành vi phạm tội mà người đó đã gây ra cho xã hội. Hậu quả trực
tiếp của sự đánh giá đó là người phạm tội phải chịu hình phạt và mang án tích
trong một thời gian nhất định, thời gian từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp
luật cho đến khi được xóa án tích theo quyết định của Tòa án hay đương nhiên
được xóa án tích. Nếu trong thời gian này (thời gian chưa được xóa án tích),
người bị kết án lại phạm tội mới thì sẽ căn cứ để xem xét hành vi phạm tội đó là
vi phạm hành chính hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong lĩnh vực hình sự.
Đồng thời là căn cứ để hạn chế một số quyền công dân như quyền xuất, nhập
cảnh, hành nghề luật sư,…
Ngoài ra, BLHS quy định xóa án tích còn thể hiện chính sách hình sự
nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người đã chấp hành xong hình phạt,
tạo điều kiện cho họ làm ăn và sớm hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có
ích cho xã hội.
Trong lần pháp điển hóa lần thứ hai, BLHS Việt Nam năm 1999 khẳng
định lại một lần nữa: “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án”. Như vậy,
từ thời điểm được xóa án tích, họ trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt
pháp lý và không cá nhân hoặc cơ quan nào có thể căn cứ vào sự kiện họ từng bị
kết án để hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sau khi được xóa án tích,
mọi giấy tờ về căn cước, lý lịch của người từng bị kết án đều được ghi là “chưa
can án” hoặc “tiền án: không”, điều đó thể hiện chính sách hình sự nhân đạo
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
- Thứ hai là về đương nhiên xóa án tích
35
Đương nhiên xóa án tích được quy định tại Điều 64 BLHS Việt Nam
năm 1999, Điều 64 quy định như sau:
Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương
XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản
án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội
mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải
tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến
mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm
năm. [30]
Mặc dù BLHS chưa đưa ra khái niệm pháp lý thế nào là đương nhiên
xóa án tích, nhưng theo một số quan niệm phổ biến thì: “đương nhiên xóa án tích
là trường hợp người bị kết án mặc nhiên được coi là chưa can án mà không cần
phải có sự xem xét, quyết định của Tòa án” [22, tr.24]
Khác với việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án, người bị kết án
phải có đơn xin yêu cầu cấp giấy chứng nhận xóa án tích khi đáp ứng được đầy
đủ các yêu cầu theo luật định, thì đương nhiên xóa án tích tránh được những thủ
tục pháp lý phức tạp mà người được xóa án tích theo quyết định của Tòa án phải
làm như viết đơn và xin các giấy tờ chứng nhận kèm theo gửi tới Tòa án có thẩm
quyền sau đó chờ phán quyết của Tòa án thì mới được coi là chưa can án.
36
Điều 64 BLHS quy định về đương nhiên được xóa án tích được áp
dụng đối với hai nhóm người: Người được miễn hình phạt và người bị kết án
không phải về các tội được quy định tại Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh
quốc gia và Chương XXIV - Các tội phá hoại hòa bình chống loài người và tội
phạm chiến tranh trong BLHS nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết
thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn được quy
định trong điều này.
So với quy định của Điều 53 BLHS năm 1985 về đương nhiên xóa án
tích, Điều 64 BLHS năm 1999 quy định phạm vi rộng hơn đối với các tội thuộc
trường hợp đương nhiên xóa án tích. Ngoài ra, về thời gian để được đương nhiên
xóa án tích thì BLHS năm 1999 được rút ngắn đáng kể so với BLHS năm 1985,
như trong trường hợp người bị kết án không phải chấp hành án phạt tù hoặc phạt
tù nhưng cho hưởng án treo thì thời hạn mà BLHS năm 1985 quy định là ba năm
còn BLHS năm 1999 thời gian được rút ngắn xuống còn một năm. Ví dụ: Ngày
22/01/2009, TAND huyện TĐ tỉnh VP xử phạt anh Khổng Văn S mười tháng tù
về “Tội trộm cắp tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18
tháng kể từ ngày tuyên bản án sơ thẩm, đến ngày 22/07/2010, anh Khổng Văn S
đã chấp hành xong bản án. Như vậy, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 64 BLHS
năm 1999 thì đến ngày 22/07/2011 anh Khổng Văn S đương nhiên được xóa án
tích và từ ngày 22/07/2011 anh Khổng Văn S coi như chưa bị kết án. Với quy
định này rõ ràng BLHS năm 1999 đã thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của
Đảng và Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng và đề cao quyền con người và quyền
công dân.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 64 BLHS có thể thấy người được miễn hình
phạt là người hết án tích vì họ đương nhiên được xóa án tích. Về vấn đề miễn
hình phạt thì theo quy định tại Điều 54 BLHS: “Người phạm tội có thể được
miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định
37
tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng
chưa đến mức được miễn TNHS” [30]. Như vậy, người được miễn hình phạt
mặc dù chưa được miễn TNHS nhưng việc phạm tội của họ gây nguy hại không
lớn cho xã hội và trong quá trình điều tra người phạm tội thành khẩn khai báo, tố
giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải,… nên đáng được khoan
hồng đặc biệt, vì vậy người phạm tội được miễn hình phạt và người đó đương
nhiên được xóa án tích.
Theo khoản 2 Điều 64 BLHS thì người bị kết án không phải về các tội
xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm
chiến tranh, nếu từ khi chấp hành xong bản án theo mức thời gian một năm, ba
năm, năm năm và bảy năm hoặc từ khi hết hiệu lực thi hành bản án, người đó
không phạm tội mới thì sẽ đương nhiên được xóa án tích, các mốc thời gian một
năm, ba năm, năm năm hoặc bảy năm là tùy thuộc vào loại hình phạt và mức độ
hình phạt chính mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội khi họ đã thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, các mốc thời gian
đó chính là thời gian thử thách đối với người phạm tội sau khi đã chấp hành
xong hình phạt để được xóa án tích. Như vậy, có thể thấy thời gian thử thách
phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà người phạm tội đã gây ra, người phạm tội
gây ra hậu quả càng nghiêm trọng và bị Tòa án tuyên phạt mức án càng cao thì
đồng nghĩa với việc người đó sẽ phải nhận thời gian thử thách càng lâu hơn để
được đương nhiên xóa án tích.
Về vấn đề thời hạn, khoản 2 Điều 64 BLHS quy định hai mốc thời
điểm: Chấp hành xong bản án và hết thời hiệu thi hành bản án. Thứ nhất là liên
quan đến chấp hành xong bản án, theo Điều 67 BLHS năm 1999 thì thời hạn để
đương nhiên được xóa án tích phải căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Tuy
vậy, việc chấp hành xong bản án không chỉ là chấp hành xong hình phạt chính
mà còn bao gồm cả việc chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định
38
khác của Tòa án đối với bản án. Theo quy định tại khoản 4 Điều 64 BLHS thì
người được miễn chấp hành hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành
xong hình phạt. Thứ hai, là liên quan đến hết thời hiệu thi hành bản án. Vấn đề
này được quy định tại Điều 55 BLHS năm 1999 cũng như tại Nghị quyết số
01/2007/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 02 tháng 10
năm 2007 quy định về thời hiệu thi hành bản án và xóa án tích trong những
trường hợp rơi vào thời hiệu thi hành bản án. Theo đó, thời hiệu thi hành bản án
hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án
không phải chấp hành bản án đã tuyên và do vậy người bị kết án đương nhiên
được xóa án tích. Tuy nhiên, nếu trong thời hạn tính thời hiệu thi hành bản bán
đó mà người bị kết án lại phạm tội mới thì thời hiệu thi hành bản án sẽ được tính
lại kể từ ngày phạm tội mới. Ví dụ: Vũ Văn Đ bị Tòa án cấp sơ thẩm huyện H
xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS
và bị tuyên phạt 03 năm tù. Sau đó Đ có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ tội. Tại bản
án phúc thẩm hình sự số 26/HSPT ngày 23 tháng 10 năm 2010, Tòa án cấp phúc
thẩm tỉnh G tuyên y án sơ thẩm. Vũ Văn Đ vẫn chưa bị bắt chấp hành hình phạt
tù. Ngày 18 tháng 11 năm 2010, Đ tiếp tục thực hiện hành vi “hiếp dâm”. Như
vậy, thời hiệu thi hành bản án về tội “Cố ý gây thương tích” đối với Đ được tính
lại kể từ ngày Đ phạm tội mới là ngày 18 tháng 11 năm 2010. Còn thời hiệu thi
hành bản án “hiếp dâm” được tính từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật.
Tuy vậy, theo quy định tại Điều 56 BLHS năm 1999 thì sẽ không áp
dụng thời hiệu thi hành bản án đối với người nào phạm vào một trong các tội
được quy định tại Chương XI và Chương XXIV của BLHS. Theo khoản 2 Điều
64 BLHS, nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm khách
thể được quy định tại Chương XI và Chương XXIV của BLHS thì sẽ không
được trong diện trường hợp đương nhiên được xóa án tích và việc xóa án tích đối
với người phạm tội trong trường hợp này do Tòa án xem xét, quyết định. Ngoài
ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 55 BLHS, việc áp dụng thời hiệu đối với các
39
trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm
năm, do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng
VKSND tối cao. Như vậy, khi hết thời hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 55
BLHS mà người phạm tội không cố tình trốn tránh khi có lệnh truy nã của Cơ
quan điều tra (CQĐT) và không phạm tội mới quy định tại khoản 2 Điều 64
BLHS thì được tính vào thời hạn để đương nhiên được xóa án tích.
Liên quan đến thời hạn để người bị kết án đương nhiên được xóa án
tích, vấn đề được đặt ra là ngoài việc quy định thời hạn để người bị kết án đương
nhiên được xóa án tích theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLHS thì thời gian để
xóa án tích có thể được rút ngắn so với quy định hay không và nếu có thì do ai
hoặc cơ quan nào có thẩm quyền quyết định. Theo Điều 66 BLHS năm 1999 quy
định như sau:
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ
rệt và đã lập công, được cơ quan tổ chức nơi người đó công tác hoặc
chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể
được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo được ít nhất một
phần ba thời hạn quy định. [30]
Như vậy, ngoài việc ấn định một thời gian nhất định thử thách đối với
người bị kết án để đương nhiên được xóa án tích thì khi người bị kết án nếu có
những biểu hiện tiến bộ rõ rệt hoặc có những thành tích khác đáp ứng được các
yêu cầu, quy định của pháp luật thì có thể được Tòa án xem xét quyết định xóa
án tích trước thời hạn quy định.
- Thứ ba là về xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Điều 65 BLHS năm 1999 quy định:
1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã
bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ
40
luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân
thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết
án trong các trường hợp sau đây:
a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời
hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu
thi hành bản án;
b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không
phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án
hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;
c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong
thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời
hiệu thi hành bản án.
2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ
một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở
đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích [30].
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án khác với đương nhiên được xóa
án tích ở chỗ người bị kết án được Tòa án xem xét, quyết định xóa án tích và cấp
giấy chứng nhận cho người đó. Theo quy định của pháp luật hình sự, xóa án tích
theo quyết định của Tòa án chỉ áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm
phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm
chiến tranh. Để được Tòa án xem xét xóa án tích, người bị kết án phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS. Như vậy, nếu so sánh
về thời gian thử thách thì thời gian thử thách để Tòa án xóa án tích dài hơn so
với việc đương nhiên được xóa án tích, điều này thể hiện chính sách hình sự nhất
quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc phân hóa TNHS.
41
Ngoài những điều kiện như thời gian thử thách bắt buộc đối với người bị
kết án tính từ khi chấp hành xong bản án và điều kiện không phạm tội mới trong
khoảng thời gian đó. Khi Tòa án xem xét quyết định xóa án tích cho những
người bị kết án quy định tại Điều 65 BLHS phải căn cứ vào tính chất của tội
phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao
động của người bị kết án.
Theo quy định tại Điều 65 BLHS, vấn đề đặt ra là Tòa án sẽ đánh giá như
thế nào về tính chất của tội phạm đã thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành
pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án. Về nhân thân, tính chất của tội
phạm đã thực hiện, nhân thân người phạm tội thường đã được đánh giá và thể
hiện trong bản án, còn vấn đề về thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động
của người bị kết án thì Tòa án sẽ thông qua bản nhận xét và các giấy tờ xác nhận
khác của cơ quan thi hành án, cơ quan nhà nước hay chính quyền địa phương nơi
người bị kết án cư trú hay làm việc. Vấn đề Tòa án đánh giá người phạm tội như
thế nào về tính chất phạm tội của họ hay thái độ lao động của người bị kết án
được căn cứ tại Thông tư liên ngành số 02 ngày 01 tháng 8 năm 1986 giữa Bộ
Nội vụ, Bộ Tư pháp, TAND tối cao và VKSND tối cao. Đồng thời khi Tòa án
quyết định xóa án tích cho người chấp hành xong bản án cũng căn cứ vào quy
định của Thông tư này, và cũng theo Thông tư này thì người muốn được xóa án
tích phải làm đơn gửi cho Tòa án kèm theo các giấy tờ xác nhận họ có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật để được xóa án tích hay không. Sau khi nhận
được đơn và các giấy tờ hợp lệ kèm theo, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm kiểm
tra những điều kiện để được xóa án tích, ngoài ra nếu thấy cần thiết có thể tiến
hành xác minh sự thật của những giấy tờ đó. Khi hồ sơ đã đầy đủ, Chánh án
chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp và trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận
được hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải cho ý kiến và gửi trả hồ sơ
cho Tòa án. Chánh án ra quyết định xóa án tích hoặc bác đơn xin xóa án tích
(nếu trường hợp bác đơn xin xóa án tích phải nêu rõ lý do trong quyết định).
42
Quyết định xóa án tích phải gửi cho người bị kết án, VKSND cùng cấp, Công an
cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn nơi người được xóa án tích thường trú.
Trong trường hợp có dấu hiệu cho rằng quyết định của Tòa án là phiến
diện, sai trái hoặc chưa đúng với quy định của pháp luật thì VKSND có quyền
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nếu quyết định xóa án tích của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm thì có thể bị kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 BLHS thì người bị bác đơn
xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị
bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích. Những
lần sau xin xóa án tích, người đã bị kết án chỉ cần nộp thêm những giấy tờ chứng
minh họ đã khắc phục những thiếu sót trước đây là lý do họ chưa được xóa án
tích. Người xin xóa án tích do Tòa án quyết định khi nộp đơn xin xóa án tích
phải nộp một khoản lệ phí theo quy định.
Như vậy, thủ tục và quy trình xóa án tích của Tòa án được quy định khá
chặt chẽ, có sự tham gia, phối hợp của các cơ quan có liên quan và chính quyền
địa phương, đảm bảo sự dân chủ và khách quan. Từ đó cho thấy sự chặt chẽ và
thận trọng trong việc xóa án tích đối với tội phạm có tính chất nguy hiểm cao
cho xã hội được quy định tại Chương XI và Chương XXIV BLHS.
Tóm lại, xóa án tích theo quyết định của Tòa án chỉ áp dụng đối với
những người phạm tội thuộc Chương XI và Chương XXIV BLHS với những
điều kiện được quy định chặt chẽ tương ứng với hành vi nguy hiểm của người đã
gây ra cho xã hội. Điều đó thể hiện chính sách phân hóa tội phạm trong pháp luật
hình sự Việt Nam đồng thời cũng thể chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và
Nhà nước ta đối với người phạm tội khi người đó đã chấp hành xong bản án và
đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS và các
quy định khác theo quy định của pháp luật.
- Thứ tư là quy định về xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
43
Để khuyến khích người bị kết án tích cực rèn luyện, sớm hòa nhập với
cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Điều 66 BLHS Việt Nam năm
1999 quy định về xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Theo Điều 66 quy định
như sau:
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ
rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc
chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể
được Toà án xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một
phần ba thời hạn quy định. [30]
Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là trường hợp rút ngắn thời hạn để
được xóa án tích sớm hơn với quy định chung của pháp luật hình sự, áp dụng đối
với một số trường hợp đặc biệt dựa trên sự tiến bộ của người bị kết án. Người bị
kết án không phân biệt đã phạm tội nào có thể được xóa án tích trước thời hạn
theo quy định của pháp luật hình sự nếu bảo đảm đủ các điều kiện sau đây.
Thứ nhất, người bị kết án sau khi chấp hành xong bản án đã có những
biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công. Căn cứ điểm a Mục 11 Nghị quyết số
01/2000/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 04 tháng 8
năm 2000 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của BLHS
năm 1999 thì: “Có sự tiến bộ rõ rệt là sau khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi
hết thời hiệu thi hành bản án đã hòa nhập vào cộng đồng, tham gia làm ăn lương
thiện, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước...”
[44]. Như vậy, sự “tiến bộ rõ rệt” ở đây được hiểu chính là thái độ chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật và quyết tâm mong muốn hòa nhập cộng đồng. Còn
hành động “đã lập công” thì cũng tại điểm a Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ
- HĐTP quy định là “có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất,
chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc
chứng nhận” [44]. Ở đây cần lưu ý là theo Điều 66 BLHS năm 1999 thì người bị
44
kết án phải đảm bảo có hai điều kiện đó là “có những tiến bộ rõ rệt” và “đã lập
công” để được xem xét xóa án tích sớm hơn so với quy định chung.
Thứ hai, người bị kết án phải được cơ quan, tổ chức nơi họ công tác hoặc
chính quyền địa phương nơi họ thường trú đề nghị xóa án tích sớm hơn theo quy
định. Đây là một căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét quyết định đối với người
bị kết án khi họ đã đáp ứng được tất cả các điều kiện và yêu cầu của pháp luật
hình sự để được xóa án tích sớm hơn.
Thứ ba, Người bị kết án phải đảm bảo chấp hành tối thiểu một phần ba
thời hạn quy định tại Điều 64 và Điều 65 BLHS năm 1999 (thời hạn đó được
tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án).
Thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
do Tòa án quyết định.
Như vậy, với quy định của Điều 66 BLHS năm 1999 trong trường hợp
người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan,
tổ chức nơi họ công tác hoặc chính quyền địa phương nơi họ thường trú đề nghị
và người bị kết án đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời gian theo quy định tính từ
khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án thì được Tòa
án xem xét, quyết định xóa án tích sớm hơn so với quy định của pháp luật hình
sự. Điều này thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối
với người bị kết án khi họ đã chấp hành tốt chính sách, chủ trương của Đảng và
pháp luật của Nhà nước ta như có biểu hiện tiến bộ, lập công chuộc tội, có thành
tích xuất sắc trong chiến đấu, học tập, quyết tâm hòa nhập cộng đồng,…
Thứ năm là vấn đề xóa án tích áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội
Người chưa thành niên là đối tượng đặc biệt trong pháp luật hình sự.
BLHS Việt Nam năm 1999 quy định một chương riêng (Chương X) quy định đối
45
với người chưa thành niên phạm tội. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội
cũng có những quy định riêng và phải tuân theo những quy tắc nhất định đối với
các đối tượng này. Điều 77 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định:
1. Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là
một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này.
2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những
biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì
không bị coi là có án tích.[30]
Đối tượng áp dụng trong trường hợp này là người chưa thành niên phạm
tội và bị áp dụng hình phạt. Nếu người chưa thành niên phạm tội mà Tòa án áp
dụng các biện pháp tư pháp như giáo dục tại xã, phường, trị trấn hoặc đưa vào
trường giáo dưỡng thì không bị coi là có án tích.
Tại khoản 1 Điều 77 BLHS quy định “Thời hạn để xóa án tích đối với
người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật
này”[30]. Như vậy, xuất phát từ chính sách hình sự nhân đạo đặc biệt của Đảng
và Nhà nước ta đối với đối tượng là người chưa thành niên phạm tội thì thời hạn
để xóa án tích được rút ngắn một phần hai so với quy định chung. Thủ tục cấp
giấy chứng nhận xóa án tích cho người chưa thành niên phạm tội cũng được thực
hiện theo quy định tại Điều 270 BLTTHS năm 2003 và hướng dẫn tại Mục III
của Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 01 tháng 8 năm 1986 giữa TAND tối
cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ.
- Thứ sáu là cách tính thời hạn để xóa án tích
Điều 67 BLHS năm 1999 quy định:
1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của
Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
46
2. Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để
xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.
3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong
hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng
được coi như đã chấp hành xong hình phạt [30].
Về cách tính thời hạn để xóa án tích được thực hiện như sau:
Thứ nhất, thời hạn để được xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
Thời hạn để xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, nghĩa là
thời hạn một năm, ba năm, năm năm,… được quy định tại Điều 64 và Điều 65
BLHS năm 1999, làm căn cứ từ hình phạt chính trong bản án mà Tòa án đã
tuyên đối với người phạm tội. Hình phạt chính là sự đánh giá của Tòa án đối với
hành vi phạm tội và người phạm tội. Đồng thời bản án kết tội bao giờ cũng có
một hình phạt chính, còn hình phạt bổ sung thì có thể có hoặc không. Hình phạt
ở đây được hiểu là hình phạt được Tòa án tuyên và đã có hiệu lực pháp luật. Căn
cứ điểm b Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP thì:
Khi áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm
1999 cần chú ý là thời hạn để xóa án tích được căn cứ vào hình phạt
chính đã tuyên, mà không căn cứ vào hình phạt bổ sung; thời hạn đó
bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình
phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt
đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.[44]
Thứ hai, nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì thời hạn để xóa
án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.
Đây là quy định nhằm giáo dục người bị kết án đề cao ý thức tuân thủ
pháp luật để sớm được xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự. Việc
47
người bị kết án tiếp tục phạm tội mới khi vẫn còn án tích, chứng tỏ họ vẫn chưa
thực sự hoàn lương, chưa thực sự mong muốn trở thành người có ích cho xã hội.
Do vậy, quy định thời hạn để xóa án tích cũ được tính từ ngày chấp hành xong
bản án mới đối với người phạm tội mới khi vẫn còn án tích thể hiện tính răn đe,
nghiêm khắc của pháp luật đối họ. Tuy nhiên, việc xác định thời hạn xóa án tích
của các bản án trong trường hợp này vẫn phải độc lập với nhau do xóa án tích là
xóa bỏ hậu quả pháp lý đối với người bị kết án theo từng bản án, do vậy không
thể gộp hai bản án hình sự cộng lại để xem xét việc xóa án tích.
Thứ ba: Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình
phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. Thời hạn để
xóa án tích của một người được bắt đầu kể từ ngày chấp hành xong hình phạt
chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt
đầu được tính kể từ ngày người đó chấp hành xong hình phạt chính.
Theo hướng dẫn tại điểm c Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP
thì chỉ được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các
quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây:
Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính,
hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;
Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt
bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có
người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã
bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt,... thay cho người bị kết
án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi
thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);
48
Người bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo đã chấp hành
xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình
phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (nếu có) [44].
Thứ tư, người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được
coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 67 BLHS năm 1999 thì người bị kết án
bị Tòa án tuyên nhưng cho họ được miễn chấp hành hình phạt còn lại thì trong
trường hợp này họ được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Đối với hình phạt
tù nhưng người bị kết án được hưởng án treo, thì thời điểm chấp hành xong hình
phạt được tính từ ngày hết thời hạn thử thách mà không phạm tội mới, còn đối
với hình phạt cảnh cáo thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bản án coi như
được chấp hành xong.
2.2. Thực tiễn áp dụng chế định án tích
2.2.1. Tình hình áp dụng chế định án tích
Án tích là một chế đi ̣nh độc lâ ̣p trong luâ ̣t hình sựViê ̣t Nam . Viê ̣c quy
đi ̣nh xóa đi án tích của người đã bi ̣kết án thể hiê ̣n chính sách hình sự nhân đa ̣o
của Đảng và Nhà nước ta nhằm khuyến khích những người bị kết án sau khi
chấp hành xong bản án thực hiê ̣n tốt các chủ trương , chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất để trở thành công dân có ích
cho xã hội , đồng thời cũng là mô ̣t chế đi ̣nh nhằm răn đe và ph òng ngừa việc
phạm tội có thể xảy ra bởi khi chưa xóa bỏ đi án tích mà phạm tội mới có thể bị
áp dụng hình phạt nặng hơn và đồng nghĩa với việc thời gian để xóa bỏ đi án tích
cũng kéo dài hơn.
Để đánh giá đúng tình hình áp dụng chế định án tích thì cần phải phân tích
và đánh giá qua thực tiễn xét xử của từng năm và cả giai đoạn để rút ra những
nhận định, đánh giá về việc áp dụng chế định án tích trong tình hình hiện nay.
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (18)

Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAYLuận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
Luận văn: Án treo và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự
Đề tài: Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sựĐề tài: Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự
Đề tài: Phạt tiền với tư cách hình phạt bổ sung trong luật hình sự
 
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà NẵngLuận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOTLuận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
Luận văn: Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử, HOT
 
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc NinhLuận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
Luận văn: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Bắc Ninh
 
Luận văn: Pháp luật về quyết định hình phạt phạm tội có tổ chức
Luận văn: Pháp luật về quyết định hình phạt phạm tội có tổ chứcLuận văn: Pháp luật về quyết định hình phạt phạm tội có tổ chức
Luận văn: Pháp luật về quyết định hình phạt phạm tội có tổ chức
 
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luậtLuận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
Luận văn: Thi hành các hình phạt không tước tự do theo pháp luật
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOTLuận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOT
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, HAYLuận văn: Áp dụng pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Áp dụng pháp luật về đặc xá ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Xóa án tích theo pháp luật hình sự tỉnh Phú Thọ, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
 
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
Luận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữLuận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
Luận văn: Hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ
 

Similar to Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT

ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiXét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT (20)

Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đThi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
Thi hành hình phạt không tước tự do theo pháp luật tại Bắc Giang, 9đ
 
Luận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận án: Nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC...
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAYLuận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
Luận văn: Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, HAY
 
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sựBiện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
Biện pháp bắt người đang bị truy nã theo luật tố tụng hình sự
 
Thi hành án phạt tù đối với người bị kết án là người chưa thành niên
Thi hành án phạt tù đối với người bị kết án là người chưa thành niênThi hành án phạt tù đối với người bị kết án là người chưa thành niên
Thi hành án phạt tù đối với người bị kết án là người chưa thành niên
 
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
Luận án: Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét x...
 
Luận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAYLuận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAY
Luận văn: Xóa án tích trong luật hình sự tại TP Đà Nẵng, HAY
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng NaiXét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
 
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấnĐề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
Đề tài: So sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và thẩm vấn
 
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề tái phạm theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAY
Luận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAYLuận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAY
Luận văn: Thi hành hình phạt tù theo pháp luật thi hành án, HAY
 
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAYLuận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
Luận văn: Quyết định hình phạt trong đồng phạm, HAY
 
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAYĐề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
Đề tài: Quyết định hình phạt tù có thời hạn theo luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Áp dụng hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
Đề tài: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luậ...
 
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đTình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại quận Long Biên, 9đ
 
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAYĐề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Đề tài: Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận văn: Chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam, HOT

  • 1. 1 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt phïng ®¨ng tr-êng Mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ chÕ ®Þnh ¸n tÝch trong luËt h×nh sù viÖt nam luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2014
  • 2. 2 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt phïng ®¨ng tr-êng Mét sè vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn vÒ chÕ ®Þnh ¸n tÝch trong luËt h×nh sù viÖt nam Chuyªn ngµnh : LuËt h×nh sù M· sè : 60 38 40 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Ph¹m M¹nh Hïng Hµ néi - 2014
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phùng Đăng Trƣờng
  • 4. 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục cá c từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH 7 1.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự về án tích trong luật hình sự Việt Nam 7 1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 7 1.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999 8 1.1.3. Giai đoa ̣n từ năm 1999 đến nay 9 1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của chế định án tích 10 1.2.1. Khái niệm án tích 10 1.2.2. Các đặc điểm pháp lý cơ bản của án tích 13 1.2.3. Bản chất pháp lý của án tích 18 1.3. Án tích theo quy định của một số nước trên thế giới 18 1.3.1. Án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Liên Bang Nga 18 1.3.2. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 21 1.3.3. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự Thụy Điển 22 1.3.4. Án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản 23
  • 5. 5 Chương 2: CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 26 2.1. Chế định án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 26 2.2. Thực tiễn áp dụng chế định án tích 41 2.2.1. Tình hình áp dụng chế định án tích 41 2.2.2. Một số vướng mắc, tồn tại khi áp dụng chế định án tích 44 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH 52 3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về chế định án 52 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế định án tích 59 3.2.1. Tăng cường công tác hướng dẫn, tuyên truyền và giải thích pháp luật 59 3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cơ quan áp dụng pháp luật 61 3.2.3. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật 64 3.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan hữu quan trong việc áp dụng pháp luật về án tích 65 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
  • 6. 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Số vụ án và bị cáo đưa ra xét xử trong cả nước từ năm 2009 đến năm 2013 42
  • 7. 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự TAND : Tòa án nhân dân TNHS : Trách nhiệm hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc cũng như bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần giữ gìn, duy trì trật tự an toàn xã hội. Mặc dù, đã được kế thừa và tiếp thu những tinh thần và sự tiến bộ của BLHS năm 1985 nhưng kể từ năm 1999 đến nay, BLHS năm 1999 đã bộc lộ những bất cập không chỉ trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự mà cả trên phương diện nhận thức và lý luận. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp hiện nay, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận và đưa ra các kiến giải lập pháp là vô cùng cần thiết và quan trọng không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự nói riêng mà đối với cả hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Án tích là một trong những chế đi ̣nh rất quan trọng trong phần chung của BLHS. Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt nhận thức và lý luận là một đòi hỏi cấp bách, không chỉ góp phần làm cho nhận thức một cách đúng đắn và khoa học về chế định án tích mà còn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng chính xác các quy định của pháp luật hình sự. Bảo đảm các quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Từ trước đến nay, về mặt lý luận, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và có hệ thống vấn đề liên quan đến chế định án tích. Ngoài ra, việc hiểu vấn đề liên quan đến án tích cũng còn có nhiều quan điểm
  • 9. 9 khác nhau và chưa thống nhất. Như vậy, đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc, điều đó đặt ra yêu cầu hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay. Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện về mặt lý luận vấn đề liên quan đến chế định án tích để đưa ra các lý giải khoa học và mô hình lý luận vấn đề này đồng thời cũng đưa ra các kiến giải lập pháp góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự mà cụ thể là BLHS Việt Nam để giải quyết các vấn đề còn bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay. Từ những lý do phân tích trên đây, chúng tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Qua nghiên cứu và tham khảo BLHS của một số nước trên thế giới, BLHS Việt Nam năm 1985, năm 1999 thì có thể thấy án tích là một trong những chế định quan trọng và phức tạp trong pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu về chế định này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn chung, đã có một số bài viết, khóa luận tốt nghiệp lý giải vấn đề trên góc độ lý luận nhưng vẫn chưa đưa ra được một bức tranh tổng quát cũng như các kiến giải lập pháp về chế định này. Ở Việt Nam, chế định án tích và các chế định liên quan đến chế định này đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Nghiệp, luận văn thạc sĩ luật học năm 2006; đề tài “Chế định xóa án tích trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khóa luận tốt nghiệp cử nhân năm 2003.
  • 10. 10 Ngoài ra, về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình sau đây: GS.TSKH Lê Văn Cảm, Mục VII, Chương VIII – Các biện pháp tha miễn trong luật hình sự, sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nhà xuất bản (NXB) Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; TSKH. Lê Cảm (chủ biên), Mục VI, Chương XVII – Thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và xóa án tích, Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự (TNHS) đối với người chưa thành niên phạm tội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003. Bên cạnh đó còn có các bài viết sau đây: Hồ Sĩ Sơn, “Án tích theo luật hình sự Viêt Nam 1999”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12/2001; Phạm Hồng Hải, “Xóa án”, trong sách: Mô hình lý luận về BLHS Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993;… Từ một số nội dung đề cập ở trên cho thấy các công trình và bài viết nghiên cứu liên quan đến chế định án tích đã đưa ra những quan điểm và phần nào đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản mà lý luận và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự đặt ra. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình này đã cho thấy, chế định án tích với tư cách là một trong những chế định quan trọng và cơ bản trong pháp luật hình sự nhưng chế định này hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập. Xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của khoa học luật hình sự, về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự. Việc nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam” là một đòi hỏi khách quan và cần thiết trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
  • 11. 11 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách đồng bộ, toàn diện để làm sáng tỏ về mặt lý luận và khoa học những nội dung cơ bản của chế định án tích trong pháp luật hình sự Việt Nam, đồng thời chỉ ra những bất cập để đưa ra các kiến giải lập pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự. Nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Về mặt lý luận: Tập trung nghiên cứu xung quanh nội dung của chế định này trong pháp hình sự Việt Nam, đồng thời so sánh chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam với chế định án tích trong luật hình sự một số nước trên thế giới để làm sáng tỏ về mặt lý luận của chế định này trong luật hình sự Việt Nam. - Về mặt thực tiễn: Tập trung vào nghiên cứu việc áp dụng các quy phạm pháp luật của chế định án tích trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở nước ta. Từ đó tìm ra những thiếu sót, bất cập và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến chế định này trên thực tế, qua đó đưa ra được mô hình lý luận về chế định án tích và đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định này. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết vấn đề chế định án tích theo pháp luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, đề cập đến một số quy phạm liên quan đến luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự,… những vấn đề liên quan đến án tích và xóa án tích chưa được đề cập trong pháp luật hình sự của nước ta.
  • 12. 12 Luận văn nghiên cứu về chế định án tích không chỉ trong quy định của BLHS Việt Nam năm 1985, năm 1999 mà còn nghiên cứu cả các quy phạm về chế định này trước khi có BLHS năm 1985. Đồng thời luận văn cũng phân tích một số quy định về chế định án tích trong pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới. 4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đề tài luận văn còn được thực hiện trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp để thể hiện. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể và đặc thù như: phương pháp phân tích, tổng hợp, logic và so sánh. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Nghiên cứu về chế định án tích có ý nghĩa và vai trò to lớn về mặt lý luận và thực tiễn đối với việc hoàn thiện pháp luật hình sự, vì đây là công trình đầu tiên ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề án tích. Luận văn có những điểm mới cơ bản là: - Tập trung vào nghiên cứu một cách đồng bộ, thống nhất về mặt lý luận nội dung cơ bản của chế định án tích theo luật hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm cơ bản và chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển chế định án tích trong luật hình sự Việt Nam. - Nghiên cứu làm sáng tỏ và chỉ ra những bất cập, hạn chế đối với các quy định về chế định án tích trong việc áp dụng các quy phạm này vào thực tiễn.
  • 13. 13 - Đề xuất mô hình kiến giải lập pháp cụ thể về chế định án tích góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa BLHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN hiện nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định án tích Chương 2: Chế định án tích theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 và thực tiễn áp dụng Chương 3: Hoàn thiện pháp luật hình sự và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định án tích
  • 14. 14 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH 1.1. Khái quát lịch sử các quy phạm pháp luật về án tích từ năm 1945 đến khi có bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 1.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985 Án tích là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, thời kỳ đất nước ta mới thành lập chính quyền và trải qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, các nhà làm luật thời kỳ này vẫn chưa thực quan tâm đúng mức và ghi nhận nó. Mặc dù vậy, chế định này cũng đã được đề cập rải rác trong một số văn bản pháp luật của nước ta trong giai đoạn này. Ngày 20 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 52 về đại xá được đăng trên tờ Việt Nam Công báo, số 7, trang 78, tại Điều 4 của Sắc lệnh số 52 quy định: “Những tội được xá miễn đều coi như không phạm bao giờ…” hay tại Điều 6 của Sắc lệnh: “Cấm tất cả các công chức hành chính pháp và các thẩm phán viên không được nhắc đến, hoặc trong hồ sơ một vết tích gì về những tội đã được xá…”. Ngày 01 tháng 12 năm 1961, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao ban hành Thông tư 2308/NCLP về xóa án đối với người được hưởng án treo; ngày 05 tháng 7 năm 1963, TAND tối cao có Công văn số 1082/NCLP khẳng đi ̣nh : “Tòa án không thể coi một người đã bị án treo nhưng đã được xóa bỏ , nay la ̣i phạm tội mới, như là tái phạm”. Như vâ ̣y, từ rất sớm trong pháp luâ ̣t hình sựViê ̣t Nam, án tích đã được ghi nhâ ̣n, là một trong những căn cứ quan trọng đối với Tòa án cũng như các cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền áp dụng đối với người phạm tội. Theo pháp luâ ̣t thời kỳ này thì người đang có án tích mà pha ̣ m tội mới cũng có thể bị xem xét việc tái phạm.
  • 15. 15 1.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999 Ngày 27 tháng 6 năm 1985, BLHS đầu tiên của nước ta được Quốc hội Khóa VII kỳ họp thứ 9 thông qua. Đây là mô ̣t sự kiê ̣n quan tro ̣ng đánh dấu mô ̣t bước tiến lớn đối với luâ ̣t hình sự nước ta . Chế đi ̣nh án tích đã chính thứ c được ghi nhâ ̣n trong một văn bản pháp lý có giá tri ̣cao này. Tại Chương 6 quy đi ̣nh về viê ̣c quyết đi ̣nh hình pha ̣t , miễn, giảm hình phạt. Chế đi ̣nh án tích được gọi với cái tên là xóa án và được quy định từ Điều 52 đến Điều 56, ngoài ra còn một trường hợp đă ̣c biê ̣t là xóa án trong trường hợp người chưa thành niên pha ̣m tội (Điều 67). Án tích ngoài việc chính thứ c được ghi nhâ ̣n trong BLHS Viê ̣t Nam năm 1985, các văn bản dưới luật cụ thể là các Thông tư đã kịp thời được ban hành để hướng dẫn các quy đi ̣nh liên quan đến án tích trong BLHS. Ngày 01 tháng 8 năm 1986, TAND tối cao đã phố i hợp với Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao, Bô ̣Tư pháp , BộNội vụ (nay là Bô ̣Công an ) ban hành Thông tư liên ngành số 02/TTLN quy đi ̣nh về viê ̣c xóa án, hướng dẫn cụthể về thẩm quyền xóa án , điều kiê ̣n cụthể để được xó a án, thủ tục xóa án,… Theo đó, người bi ̣kết án muốn xin xóa án thì phải nộp đơn xin xóa án cho Tòa án cấp sơ thẩm đồng thời là chung thẩm tội pha ̣m cũ của mình, kèm theo các giấy tờ chứng minh về việc chấp hành xong bản án và không phạm tội mới khi còn mang án tích. Trong trường hợp xóa án theo quyết định của Tòa án hoặc trong trường hợp đặc biệt thì cần phải có thêm giấy tờ xác nhâ ̣n về thái độchấp hành pháp luâ ̣t của chính quyề n đi ̣a phương nơi người bi ̣kết án thường trú . Thông tư liên ngành này sau đó gần ba năm đã được sử a đổi , bổ sung bằng Thông tư l iên ngành số 03/TTLN ngày 15 tháng 7 năm 1989. Chế đi ̣nh án tích lần đầu tiên được ghi nhâ ̣n trong BLH S Viê ̣t Nam năm 1985 cùng các văn bản pháp lý khác đã tạo một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ và rõ ràng, là căn cứ pháp luật quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan
  • 16. 16 tiến hành tố tụng thực thi pháp luâ ̣t đúng vớ i các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t . Ngoài ra, viê ̣c chính thứ c ghi nhâ ̣n án tích trong BLHS Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n này , với viê ̣c quy đi ̣nh một số các điều luâ ̣t quy đi ̣nh về viê ̣c xóa đi án tích khi người bị kết án đã đủ các yêu cầu của pháp luâ ̣t để ho ̣được đương nhiên được xóa án tích hoặc được Tòa án xóa đi vết xấu trong lý lịch của họ , giúp cho họ được xóa đi những mă ̣c cảm về hành vi vi pha ̣ m pháp luâ ̣t do ho ̣đã gây ra đ ồng thời khuyến khích họ tích cực lao động đ ể trở thành người có ích cho xã hội . Tuy nhiên, viê ̣c quy đi ̣nh án tích trong giai đoa ̣n này vẫn chưa được rõ ràng , chưa đảm bảo được nô ̣i dung cũng như kỹ thuâ ̣t lâ ̣p pháp , viê ̣c sử dụng thuâ ̣t ngữ “Xóa án” là không chính xác , mà phải là “Xóa án tích” mới đúng được ý nghĩa của nó, hay vẫn chưa được ra được mô ̣t khái niê ̣m khoa học thế nào là án tích,… 1.1.3. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay Ngày 21 tháng 12 năm 1999, BLHS Việt Nam hiện hành đã được Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua. Đây là lần pháp điển hóa thứ hai, chế đi ̣nh án tích đã được kế thừa và có sự đổi mới nhiều so với BLHS năm 1985. Thuâ ̣t ngữ “xóa án” đã được thay đổi bằng“xóa á n tích”. Ngoài ra, chế đi ̣nh án tích trong BLHS năm1999 được ghi nhâ ̣n trong một chương riêng biê ̣t (Chương IX), khác hẳn với chế định án tích trong BLHS năm 1985, điều đó thể hiê ̣n ở viê ̣c nhà làm luâ ̣t nước ta đã đánh giá được tầm quan tro ̣ng của chế định này trong pháp luật hình sự. Về thời ha ̣n để được xóa án tích trong BLHS năm 1999 cũng được mở rộng hơn so với BLHS năm1985. Trong giai đoa ̣n từ năm 1999 đến nay BLHS năm 1999 đã được sử a đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với tình hình mới. Chế đi ̣nh án tích ngoài viê ̣c quy đi ̣nh trong BLHS năm1999 được sử a đổi, bổ sung năm 2009. Hiê ̣n nay, chế định còn được quy định trong các luật và thông tư hướng dẫn các điều của BLHS, như Luâ ̣t Lý li ̣ch tư pháp năm2010, Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 04 tháng 8
  • 17. 17 năm 2000 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của BLHS năm 1999,… Mă ̣c dù, chế đi ̣nh án tích so với các giai đoa ̣n trước đã có những ưu điểm, tiến bộmới. Song quy đi ̣nh về án tích trong BLHS năm 1999 được sử a đổi, bổ sung năm2009 qua quá trình áp dụng trên thực tế vẫn bô ̣c lộnhững bất câ ̣p ngay trên cả phương diê ̣n lý luâ ̣n. Và để đáp ứng yêu cầu trong giai đoa ̣n xây dựng nhà nước pháp quyền Viê ̣t Nam xã hội chủ nghĩa hiê ̣n nay , nhất là trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì việc pháp điển hóa lần thứ ba BLHS Viê ̣t Nam năm 1999 là một đòi hỏi cần thiết và cấp bách theo hướng ghi nhâ ̣n án tích trong mô ̣t chương độc lâ ̣p trong BLHS mới với tên gọi “án tích”, trong đó có quy đi ̣nh khái niê ̣m án tích, thời điểm bắt đầu và kết thúc án tích, xóa án tích, các trường hợp đương nhiên được xóa án tích, cơ quan ra quyết đi ̣nh xóa án tích, thủ tục để được xóa án tích,… Như vậy, mới đảm bảo yêu cầu về mặt lập pháp và dễ dàng được áp dụng trên thực tế. 1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của chế định án tích 1.2.1. Khái niệm án tích Trong giai đoạn xây dựng NNPQ và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu chế định án tích trong luật hình sự là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết. Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đến ngày 27 tháng 6 năm 1985 Quốc hội mới thông qua BLHS đầu tiên, và trong BLHS này chính thức ghi nhận về mặt lập pháp chế định án tích được quy định ở các Điều 40, 52, 53, 54, 55, 55 và 67 trong Phần chung của BLHS với tư cách là một chế định độc lập, mặc dù cách gọi chưa thật sự chính xác trên phương diện luật học và ngôn ngữ đó là “Xóa án”. Đến lần pháp điển hóa thứ hai BLHS vào năm 1999, chế định án tích đã được quy định hoàn thiện hơn. Mặc dù vậy, trong BLHS Việt Nam năm 1999, Điều 63 mới chỉ quy định thế nào là xóa án tích, trong khi đó còn chưa quy định thế nào là án tích(?).
  • 18. 18 Trên phương diện nghiên cứu học thuật, rõ ràng án tích là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự. Bởi vì, chế định án tích có liên quan đến một số quy định khác trong luật hình sự như việc xem xét để xóa án tích hay để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm,... Việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận khái niệm án tích không những tạo ra một cách hiểu thống nhất mà còn giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan tư pháp áp dụng đúng đắn và chính xác các quy định của BLHS về vấn đề án tích. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam và trên thế giới hiện nay, ở mức độ nhất định cũng đã có một số bài viết đề cập về chế định án tích. Ở Việt Nam có một số quan điểm về án tích như sau: 1) GS.TSKH Lê Cảm, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: Án tích là hậu quả pháp lý của việc người bị kết án bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án và là giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện TNHS, được thể hiện trong việc người bị kết án mặc dù đã chấp hành xong bản án (bao gồm hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Tòa án) nhưng vẫn chưa hết án tích hoặc chưa được xóa án tích theo các quy định của pháp luật hình sự [3, tr.829]. 2) PGS.TS, Luật sư Phạm Hồng Hải coi án tích là hậu quả pháp lý của bản án kết tội mà Tòa án tuyên đối với người phạm tội, là một tình tiết có ý nghĩa pháp lý trong việc đánh giá tính chất nguy hiểm của tội phạm và của người phạm tội khi tội phạm được thực hiện trong thời gian người ấy mang án tích [12, tr.276]. 3) PGS.TS Hồ Sĩ Sơn, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng: Án tích là vết tích đã từng bị kết án của người phạm tội, xuất hiện khi người đó đã chấp hành xong hình phạt và được xóa để được
  • 19. 19 coi như là chưa bị kết án nếu người này đáp ứng được những điều kiện do BLHS quy định hoặc tồn tại khi người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa đáp ứng được những điều kiện đó và vẫn bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm theo BLHS năm 1999 (Điều 49) hoặc phải chịu TNHS về hành vi phạm tội mà theo BLHS vết tích đã từng bị kết án đối với hành vi ấy là yếu tố cấu thành tội phạm [40, tr.65]. 4) Th.S Nguyễn Xuân Nghiệp có quan điểm rằng: Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội mà người bị kết án phải gánh chịu hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, gánh chịu trong thời hạn nhất định kể từ khi bản án đó có hiệu lực pháp luật cho đến khi hậu quả pháp lý đó được xóa bỏ theo quy định của pháp luật [24, tr.12]. 5) Th.S Nguyễn Thị Lan, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội coi “án tích” là một dấu án, cho thấy người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội và xóa án tích là việc pháp luật hình sự cho phép xóa đi dấu tích về quá khứ tội lỗi của một người đã từng bị kết án sau khi người đó đã thỏa mãn đầy đủ những điều kiện được quy định trong BLHS [20, tr.12-13]. Trong khoa học luật hình sự Liên Xô cũ và Liên bang Nga hiện nay, chế định án tích cũng có một số các quan điểm sau đây: 1) GS.TSKH luật Zelđôv X.L cho rằng: Án tích gồm ba bộ phận hợp thành: i) Khoảng thời gian từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi bắt đầu thi hành hình phạt; ii) trong thời gian đang chấp hành hình phạt và iii) khoảng thời gian từ khi chấp hành hình phạt (miễn việc chấp hành hình phạt) cho đến thời điểm hết án tích hoặc án tích đã được Tòa án xóa [3, Tr.826]
  • 20. 20 2) GS.TSKH luật Vittenberg G.B coi án tích, đó là tình trạng pháp lý hình sự đối với chủ thể do việc người này bị Tòa án xử phạt một biện pháp hình phạt nào đó về tội phạm đã thực hiện [3, Tr.826] 3) GS.TSKH luật Nheznamôva Z.A quan niệm rằng: Án tích - đó là một yếu tố, một bộ phận cấu thành của TNHS với tư cách là hậu quả của sự kiện phạm tội và như vậy, án tích là tình trạng pháp lý đặc biệt của một người được tạo ra do người này bị kết án một hình phạt nhất định đối với tội phạm mà tình trạng ấy được thể hiện bằng khả năng đưa đến các hậu quả nhất định (các hạn chế về quyền) có tính chất pháp lý chung và tính chất pháp lý hình sự [3, Tr.827] Như vậy, trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về án tích , dưới góc độ nghiên cứu và thực tiễn áp dụng chế định này, chúng ta có thể đưa ra khái niệm án tích như sau: Án tích là một phần nội dung của trách nhiệm hình sự, là hậu quả pháp lý bất lợi và là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án bị áp dụng hình phạt. 1.2.2. Các đặc điểm pháp lý cơ bản của án tích - Đặc điểm thứ nhất: Án tích là một phần nội dung của trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là một loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người thực hiện hành vi bị BLHS coi là tội phạm. Vì vậy, với đặc trưng của án tích là một phần nội dung của trách nhiệm hình sự (TNHS) đồng nghĩa với việc nó cũng là một loại trách nhiệm pháp lý. Cho nên, nếu không có việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm thì không thể bị truy cứu TNHS và không thể bị Tòa án kết tội, từ đó sẽ không phát sinh án tích. Thực tế áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, để quy kết hành vi nào đó là tội phạm và buộc người thực hiện hành vi phải chịu TNHS, người áp dụng pháp luật phải trên cơ sở đối chiếu hành vi đã thực hiện với các dấu hiệu của cấu
  • 21. 21 thành tội phạm được quy định trong BLHS, chứ không thể áp đặt theo ý thức chủ quan. Nếu trong quá trình áp dụng pháp luật, người áp dụng pháp luật xác định được hành vi của một người thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được BLHS quy định thì mới có thể kết luận hành vi đó là tội phạm và được thể hiện bằng bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị kết án phải chịu TNHS về hành vi vi phạm pháp luật của mình đồng thời người đó phải mang án tích trong một thời gian theo quy định của pháp luật hình sự. Cùng với bản án kết tội của Tòa án và hình phạt mà Tòa án quyết định đối với người phạm tội, án tích đối với người bị kết án cũng là một trong những hình thức thể hiện nội dung của TNHS. TNHS và các dạng trách nhiệm pháp lý khác có thể có những điểm gần giống nhau về hình thức thể hiện. Ví dụ, TNHS và trách nhiệm hành chính đều có hình thức xử lý là cảnh cáo và phạt tiền, nhưng cảnh cáo và phạt tiền trong luật hình sự khác với cảnh cáo và phạt tiền của hình thức xử phạt vi phạm hành chính ở chỗ, người bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền trong luật hình sự luôn gắn liền với hậu quả pháp lý là người đó bị coi là có án tích. Án tích gắn liền với bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Một người bị coi là còn án tích nghĩa là bản án kết tội đối với người đó vẫn còn hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người bị kết án chưa được xóa án tích lại phạm tội mới thì dấu hiệu án tích có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết TNHS của người đó. Người chưa được xóa án tích lại phạm tội mới có thể bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (Điều 49 BLHS) và với việc bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội phải chịu TNHS nặng hơn những người không có án tích phạm tội khi các điều kiện khác giống nhau (người tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm có thể bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng của tội phạm đã thực hiện hoặc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS). Án tích luôn tồn tại cùng với bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, thể hiện sự lên án của Nhà nước đối
  • 22. 22 với người phạm tội. Nói cách khác, án tích chính là một phần nội dung của TNHS, thể hiện hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu đồng thời thể hiện tính nghiêm khắc của pháp luật hình sự đối với người phạm tội. - Đặc điểm thứ hai: Án tích là hậu quả pháp lý bất lợi của người bị kết án bị áp dụng hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Lý luận và thực tiễn cho thấy không phải bất cứ người phạm tội nào đã bị kết án và bản án của người đó đã có hiệu lực pháp luật cũng đều mang án tích. Ví dụ, trong trường hợp người phạm tội đã bị kết án nhưng được miễn hình phạt (khoản 1 Điều 64 BLHS). Những trường hợp mang án tích chỉ là những người bị kết án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và bị áp dụng hình phạt theo quy định của BLHS. Ngoài ra, những người bị kết án nhưng được áp dụng các biện pháp tư pháp như đưa vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Điều 70 BLHS hay biện pháp bồi thường về vật chất, buộc công khai xin lỗi người bị hại theo quy định tại Điều 42 BLHS thì sẽ không phải chịu hậu quả pháp lý này. Như vậy, rõ ràng chế định này cũng chính là đặc trưng cơ bản đánh giá mức độ nghiêm khắc của hình phạt so với các biện pháp tư pháp khác. Sự bất lợi của một người khi mang án tích được thể hiện ở chỗ. Thứ nhất: Nếu người đang trong thời gian mang án tích lại phạm tội mới do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý thì sẽ xác định là tái phạm (khoản 1 Điều 49 BLHS) hay người đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; đã tái phạm và chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý thì được xác định là tái phạm nguy hiểm (khoản 2 Điều 49 BLHS). Như vậy, sự bất lợi đó là việc người đang mang án tích có thể bị áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 48 BLHS trong quá trình định khung hình phạt và quyết định hình phạt.
  • 23. 23 Việc mang án tích hay chưa được xóa án tích là dấu hiệu quan trọng để xem xét hành vi phạm tội của một người có phải là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm hay không và do đó có áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS đối với người đó hay không. Ví dụ: khoản 1 Điều 93 (Tội giết người) quy định: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: p) Tái phạm nguy hiểm; điểm đ khoản 2 Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em); điểm g khoản 2 Điều 113 (Tội cưỡng dâm),… Từ phương diện nghiên cứu và thực tế xét xử cho thấy, nếu người đang mang án tích và chưa được xóa án tích nếu phạm tội mới thì tùy theo mức độ nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra sẽ là căn cứ để xác định việc tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, đó là các tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại Điều 48 BLHS. Thứ hai: Trong lý lịch tư pháp của người mang án tích và các giấy tờ chứng thực về nhân thân người đó sẽ ghi “có tiền án”, như vậy rõ ràng án tích như một “vết nhơ” trong lý lịch của người mang án tích, điều đó có thể dẫn đến việc kỳ thị của xã hội, cũng như sẽ gây khó khăn cho người mang án tích khi người đó tham gia vào các giao dịch thương mại, kinh kế hay các hoạt động xã hội,... Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở một số lĩnh vực, pháp luật cũng hạn chế quyền của người đang còn mang án tích. Ví dụ: Tại Điều 17 khoản 4 Luật Luật sư năm 2006 quy định về điều kiện được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì người “đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý”[37] thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, ngoài ra theo Luật nuôi con nuôi năm 2010, Điều 14 quy định về thì người sau đây không được nhận nuôi con nuôi: Người chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác;
  • 24. 24 ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.[39] Như vậy, rõ ràng người mang án tích bị hạn chế một số quyền của mình trong cuộc sống hằng ngày và việc quy định của pháp luật áp dụng đối với người đang mang án tích như vậy là hoàn toàn đúng đắn, xuất phát từ chính sách phòng ngừa tội phạm nói chung trong pháp luật hình sự Việt Nam. - Đặc điểm thứ ba: Án tích là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án. Người phạm tội ngoài việc phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi bị tuyên trong bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, đồng thời còn để lại “dấu vết” xấu về nhân thân khi còn mang án tích. Việc xác định một người còn mang án tích hay đã hết án tích có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá nhân thân của người phạm tội là tốt hay xấu, từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ để xác định và đánh giá tính nguy hiểm do hành vi phạm tội gây ra và áp dụng chính xác các quy định của BLHS đối với người phạm tội căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 46, 48 BLHS. Án tích phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và bị áp dụng hình phạt còn thể hiện ở chỗ nó chỉ ra rằng người đang mang án tích từng là một “tội phạm” đã thực hiện hành vi nguy hiểm và gây ra những hậu quả nguy hại cho xã hội được Nhà nước và pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, án tích phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án và bị áp dụng hình phạt chỉ được hiểu khi người đó đang còn án tích, khi đã xóa án tích hoặc trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích thì việc phạm
  • 25. 25 tội của họ trước đây không được coi là nhân thân xấu để căn cứ quyết định hình phạt trong tố tụng hay trong các quan hệ xã hội khác. 1.2.3. Bản chất pháp lý của án tích Từ sự phân tích các đặc điểm cơ bản trên đây của án tích cũng như trên phương diện lý luận khoa học luật hình sự và thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về án tích, chúng ta có thể khẳng định bản chất pháp lý của án tích như sau: Án tích là một chế đi ̣nh quan trọng trong pháp luật hình sự, việc xóa bỏ đi án tích thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta được quy định trong BLHS, người bị kết án sẽ chấm dứt hoàn toàn TNHS khi người đó đáp ứng được đầy đủ những điều kiện và yêu cầu của pháp luật hình sự để Tòa án ra quyết định xóa án tích hay trong trường hợp đương nhiên được xóa án tích. 1.3. Án tích theo pháp luật hình sự một số nước trên thế giới 1.3.1. Án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Liên bang Nga Bộluâ ̣t hình sự Liên bang Nga được Đuma Quốc gia tức Hạ Nghị viện Nga thông qua ngày 24 tháng 5 năm 1996 và được Hội đồng Liên bang Nga tức Thượng Nghị viện Nga phê chuẩn ngày 05 tháng 6 năm 1996 là một công cụ hữu hiệu, sắc bén bảo vệ các quyền và tự do của con người và công dân Nga, chế độ sở hữu, trật tự an toàn xã hội nước Nga,… Cũng giống như BLHS Việt Nam, BLHS Liên bang Nga bao gồm hai phần, Phần Chung và Phần riêng (Phần các tội phạm), ngoài ra BLHS Liên bang Nga được chia làm các mục, từ Mục I đến Mục XII và tổng cộng có 34 chương. Xuất phát từ tầm quan trọng của chế định án tích trong pháp luật hình sự, các nhà làm luật Liên bang Nga đã quy định án tích trong một chương riêng, đó là Chương 13 quy định về đại xá, đặc xá và án tích thuộc Mục IV Phần chung của BLHS Liên bang Nga. Cụ thể, chế định án tích được quy định tại Điều 86 BLHS Liên bang Nga năm 1996. Ngoài ra, liên
  • 26. 26 quan đến chế định án tích này, Điều 95 còn quy định về thời ha ̣n xóa án tích đ ối với người chưa thành niên phạm tội. Tương tự BLHS Việt Nam năm 1999, BLHS Liên bang Nga cũng không đưa ra khái niệm pháp lý thế nào là án tích, mặc dù tên của điều luật quy định “án tích”. Khoản 1 Điều 86 BLHS Liên bang Nga được quy định: Người bị kết án do thực hiện tội phạm được coi là có án tích (tiền án) kể từ ngày bản án bắt đầu có hiệu lực cho tới thời điểm trả xong án tích hoặc thời điểm xóa bỏ án tích. Án tích sẽ được xét tới trong trường hợp tái phạm tội và khi áp dụng hình phạt [48]. Như vâ ̣y, so sánh với quy đi ̣nh ta ̣i Điều 49 BLHS Viê ̣t Nam thì khoản 1 Điều 86 BLHS Liên bang Nga cũng quy đi ̣nh án tích khi xem xét trong trường hợp tái pha ̣m hay xem xét vấn đề án tích khi áp dụng hình pha ̣t. Theo khoản 2 Điều 86 thì: “Người được miễn chấp hành hình pha ̣t s ẽ được coi là không có án tích (tiền án)”[48]. Quy đi ̣nh này hoàn toàn giống với khoản 1 Điều 64 BLHS Viê ̣t Nam trong trường hợp người bi ̣kết án được miễn chấp hành hình pha ̣t thì họđư ợc coi là không có án tích và do vâ ̣y h ọ đương nhiên được xóa án tích. Sự khác nhau về chế đi ̣nh án tích trong BLHS Liên bang Nga và BLHS Viê ̣t Nam ở chỗ , trong BLHS Liên bang Nga quy đi ̣nh khi nào thì án tích được trả xong với một loạt các quy định về thời hạn khi đ ã chấp hành xong hình phạt hay trong trường hợp người pha ̣m tô ̣i bi ̣kết án nhưng cho hưởng án treo khi đã hết thời ha ̣n thử thách và trong BLHS Liên bang Nga không quy đi ̣nh và phân biê ̣t loa ̣i án mà người pha ̣m tội đã thực hiê ̣n như các tội pha ̣m xâm pha ̣m an ninh quốc gia, tội chống loài người , tô ̣i pha ̣m chiến tranh ,… để xem xét đến viê ̣c trả án tích, còn án tích trong BLHS Việt Nam nếu người bị kết án sau khi chấp hành xong bản án hoă ̣c từ khi hết t hời hiê ̣u thi hành bản án , người đã bi ̣kết án không
  • 27. 27 phạm tội mới trong một thời hạn nhất định được quy định tại khoản 2 Điều 64 BLHS Viê ̣t Nam thì người đã bi ̣kết án sẽ đương nhiên được xóa án tích , trừ trường hợp pha ̣m tội quy đi ̣nh ta ̣i Chương XI và Chương XXIV thì phải do Tòa án quyết định. Về cơ bản, nô ̣i dung khoản 3 Điều 86 BLHS Liên bang Nga khá giống với quy đi ̣nh ta ̣i Điều 64 BLHS Viê ̣t Nam . Sự khác biê ̣t cơ bản nhất là trong BLHS Viê ̣t Nam c ó phân biệt loại tội để xem xét đến án tích của người bị kết án, còn trong BLHS Liên bang Nga không có quy định này và trong BLHS Viê ̣t Nam khi xem xét vấn đề án tích để người bi ̣kết án được xóa đi án tích còn xem xét đến người bi ̣kết án sau khi chấp hành xong bản án , họ có phạm tội mới hay không và khi được xóa đi án tích thì người bi ̣kết án sẽ được Tòa án cấp giấy chứ ng nhâ ̣n còn trong BLHS Liên bang Nga không có quy đi ̣nh này. Về vấn đề người phạm tội, sau khi đã chấp hành xong hình pha ̣t có nhiều tiến bộthì theo yêu cầu của người đó, Tòa án có thể xem xét xóa bỏ án tích trước thời ha ̣n so với quy đi ̣nh . Khoản 5 Điều 86 quy đi ̣nh: “Nếu người pha ̣m tội sau khi chấp hành xong hình pha ̣t đã có hành vi xử sự gương mẫu thì theo đơn yêu cầu của người này Tòa án có thể xóa bỏ án tích trước khi hết thời ha ̣n trả xong án tích” [48]. So sánh với Điều 66 BLHS Viê ̣t Nam thì nội du ng của điều luâ ̣t này quy đi ̣nh này khá giống nhau . Tuy nhiên, trong BLHS Viê ̣t Nam còn có thêm điều kiê ̣n đối với người bi ̣kết án là phải đảm bảo được thời gian thử thách ít nhất một phần ba thời ha ̣n quy đi ̣nh thì mới được Tòa án xem xét để xóa án tích trước thời ha ̣n so với quy đi ̣nh khi đáp ứ ng được các điều kiê ̣n để được xem xét xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, còn trong BLHS Liên bang Nga không có quy định điều kiê ̣n về thời ha ̣n nàyđể Tòa án xóa bỏ án tích trước thời gian quy định. Khoản 6 Điều 86, nội dung cuối cùng của chế đi ̣nh án tích quy đi ̣nh: “Trả xong án tích hoă ̣c xóa bỏ án tích sẽ hủy bỏ tất cả những hâ ̣u quả pháp lý liên quan đến án tích” [48]. Cũng giống như BLHS Việt Nam, người bị kết án sau khi trả xong án tích hoặc được xóa án tích thì họ sẽ chấm dứt hoàn toàn TNHS và
  • 28. 28 không phải gánh chịu bất cứ một hậu quả pháp lý nào phát sinh liên quan đến án tích. Như vâ ̣y, quy đi ̣nh này đã phản ánh được chính sách hình sự nhân đạo đối với người pha ̣m tội của Nhà nước Liên bang Nga. Tóm lại, qua nghiên cứ u và phân tích chế đi ̣nh án tích trong BLHS Liên bang Nga năm 1996 và so sánh với chế định đó trong BLHS Việ t Nam năm 1999. Chúng ta thấy về cơ bản nội dung chế định án tích được quy định trong hai Bô ̣luâ ̣t là tương đối giống nhau , đều thể hiện được chính sách hình nhân đạo áp dụng đối với người phạm tội đồng thời là căn cứ phá p lý quan trọng để xác đi ̣nh tái phạm, tái phạm nguy hiểm hay quyết định hình phạt. 1.3.2. Án tích theo quy đi ̣nh của B ộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Khi nghiên cứu toàn bộ Phần chung của BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chúng ta thấy không có quy định nào riêng về án tích. Tuy vậy, một số vấn đề về án tích có thể được rút ra từ chế định tái phạm được quy định tại các Điều 65, Điều 66 Mục 2 Chương IV của Phần chung BLHS. Theo quy định tại Điều 65 của BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì người phạm tội bị phạt tù có thời hạn trở lên, trong vòng 5 năm, sau khi chấp hành xong bản án hoặc ân xá, lại phạm tội đáng bị xử phạt tù có thời hạn trở lên thì phải chịu hình phạt nặng hơn, trừ trường hợp phạm tội do vô ý. Trong trường hợp người phạm tội được ân xá thì thời hạn quy định ở trên được tính từ ngày được tha. Còn tại Điều 66 thì quy định đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì bất cứ lúc nào sau khi chấp hành xong hình phạt hoặc được hưởng ân xá lại tiếp tục phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia thì bị coi là tái phạm. Như vậy, đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, án tích sẽ tồn tại suốt đời đối với người phạm tội xâm phạm các điều từ Điều 102 đến Điều 113 của
  • 29. 29 Chương I, Phần các tội phạm của BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các tội phạm còn lại thì ngoài 5 năm sau khi chấp hành xong bản án tù có thời hạn thì không bị coi là tái phạm. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không đặt ra vấn đề án tích riêng như BLHS Việt Nam nên không có các quy định cụ thể về án tích và các vấn đề khác liên quan đến án tích. Vấn đề này chỉ được xem xét khi người bị kết án phạm tội mới. Khi giải quyết vấn đề này, BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có sự phân hóa rất lớn: tội vô ý, tội bị xử lý bằng các hình phạt không phải là tù không phát sinh án tích; chỉ những tội bị xử phạt tù có thời hạn mới được coi là có án tích. Như vậy, so sánh với quy định về án tích của một số nước đã đề cập như BLHS Việt Nam và BLHS Liên bang Nga rõ ràng BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng có một số ưu điểm nhất định khi quy định một mức thời hạn chung để tính tái phạm đó là 5 năm đối với những người phạm tội tù có thời hạn, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và nên chăng khi quy định vấn đề án tích, đặc biệt là thời hạn để xóa án tích trong BLHS Việt Nam trong lần pháp điển hóa tới, chúng ta cần thống nhất một mức thời gian để tránh sự rườm rà và phức tạp như cách tính hiện nay trong BLHS Việt Nam hiện hành, giúp các cơ quan tư pháp và các cơ quan thực thi pháp luật dễ dàng hơn trong quá trình áp dụng các quy định của BLHS nói chung và đặc biệt là chế định án tích nói riêng. 1.3.3. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự Thụy Điển Bộluâ ̣t hình sựThụy Điển được Ngh ị viện thông qua năm 1962, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1965 và được sửa đổi gần đây nhất vào ngày 01 tháng 5 năm 1999, bao gồm 38 chương và được cơ cấu thành ba phần , Phần một là những quy định chung , Phần hai quy đi ̣nh về các tội pha ̣m và Phần ba quy
  • 30. 30 đi ̣nh về chế t ài. Qua nghiên cứ u các quy đi ̣nh trong BLHS Thụy Điển chúng ta thấy không có quy đi ̣nh nào trực tiếp quy đi ̣nh về án tích trong BLHS nước này . Tuy nhiên, cũng giống như BLHS Việt Nam năm 1999, BLHS Liên Bang Nga năm 1996 và BLHS ở một số nước khác trên thế giới , khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t , ngoài việc xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm , Tòa án còn cân nhắc trước đây bi ̣cáo đã bi ̣coi là có tội (có án tích ) hay chưa. Theo Điều 4 Chương 30 (lựa chọn chế tài ) BLHS Thụy Điển quy đi ̣nh : “Khi quyết đi ̣nh hình phạt tù, ngoài tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm , Tòa án có thể cân nhắc trước đây bi ̣cáo đã bi ̣coi là có tội cho viê ̣c thực hiê ̣n tội pha ̣m hay chưa” [49]. Như vâ ̣y, mă ̣c dù BLHS Thụy Điển không có một điều luâ ̣t nào trực tiếp quy đi ̣nh thế nào là án tích nhưng khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t đối với người pha ̣m tội, Tòa án vẫn cân nhắc đến yếu tố này . Dưới góc độnghiên cứ u lý luâ ̣n về luâ ̣t hình sự và so sánh các quy định thuộc Phần chung của BLHS một số nước có nền pháp luâ ̣t phát triển trên thế giới , đă ̣c biê ̣t là chế đi ̣nh án tích mà chúng ta đang nghiên cứ u , thì rõ ràng về mặt lập p háp BLHS Thụy Điển còn thiếu chặt chẽ và không có sự liên kết rõ ràng các quy định với nhau giữa Phần chung và Phần các tội pha ̣m. 1.3.4. Án tích theo quy đi ̣nh của Bộ luật hình sự Nhật Bản Bộluâ ̣t hình sự Nhâ ̣t Bản hiê ̣n hành được sử a đổi, bổ sung gần đây nhất vào ngày 24 tháng 6 năm 2011, bao gồm hai phần , 40 chương và 264 điều. Án tích được quy định tại Điều 34-2 trong BLHS Nhâ ̣t Bản. Điều 34-2 quy đi ̣nh: 1. Người nào đã chấp hành xong hình pha ̣t tù cấm cố (giam giữ trong trại giam) trở lên, hoă ̣c đã được miễn chấp hành hình pha ̣t ấy , đã quá 10 năm, mà không bị mức án phạt tiền trở lên thì được coi như chưa can án.
  • 31. 31 Người đã chấp hành xong hình pha ̣t dưới mứ c pha ̣t tiền hoă ̣c đã được miễn chấp hành hình pha ̣t ấy , trong vòng 5 năm mà không bi ̣ phạt tiền trở lên về một tội khác thì cũng tương tự như vậy. 2. Người đã được tuyên án miễn hình pha ̣t kể từ ngày bản án có hiê ̣u lực trong vòng 2 năm mà không bi ̣án pha ̣t tiền trở lên về một tội khác, thì được coi như chưa can án. [13] Như vâ ̣y, từ những quy đi ̣nh ta ̣i Điều 34-2, cũng giống như BLHS Việt Nam. Các nhà làm luật Nhật Bản đã không đưa ra được một khái niệm khoa ho ̣c thế nào là án tích trong BLHS. Ngoài ra, cũng như BLHS Việt Nam, BLHS Nhâ ̣t Bản cũng không quy định thời điểm bắt đầu có án tích và thời điểm hết án tích . Nghiên cứ u kỹ điều luâ ̣t và so sánh nó với quy đi ̣nh về án tích trong BLHS Việt nam và BLHS Liên bang Nga , chúng ta không thấy có trường hợp đặc biệt nào để Tòa án xem xét , quyết đi ̣nh xóa đi án tích sớm hơn so với thời ha ̣n quy đi ̣nh đối với người đã chấp hành xong bản án để được công nhâ ̣n là không còn án tích, ví dụ như người bị kết án có thành tích xuất sắc sau khi chấp hành xong hình phạt tù, lâ ̣p công,… và với quy đi ̣nh như vâ ̣y , án tích chỉ được xóa trong một trường hợp duy nhất giống với đương nhiên xóa án tích trong BLHS Viê ̣t Nam . Theo khoản 2 Điều 34-2 thì người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích khi đã qua mô ̣t thời gian nhất đi ̣nh là hai năm , điều này khác với quy đi ̣nh trong BLHS Viê ̣t Nam và Liên bang Nga, khi được miễn hình pha ̣t thì người bi ̣kết án coi như đã hết án tích mà không cần phải trải qua một khoảng thời gian thử thách nào. Một điểm khác biê ̣t nữa là trong Phần chung của BLHS Nhâ ̣t Bản , án tích không được quy đi ̣nh dùng làm căn cứ khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t và xác đi ̣nh tái phạm. Theo quy đi ̣nh của Điều 56 BLHS Nhâ ̣t Bản thì khi xác đi ̣nh tái pha ̣m , người đã bi ̣pha ̣t tù giam , kể từ ngày chấp hành xong hình pha ̣t hoă ̣c kể từ ngày được miễn chấp hành hình pha ̣t trong vòng 5 năm la ̣i pha ̣m tô ̣i mới và bi ̣xử pha ̣t
  • 32. 32 tù giam có thời hạn thì được coi là tái phạm mà không cần xem xét người đó còn án tích hay không. Điểm giống nhau về án tích so với quy đi ̣nh củ a BLHS Viê ̣t Nam là BLHS Nhâ ̣t Bản cũng đưa ra một thời gian nhất đi ̣nh đối với người đã chấp hành xong hình pha ̣t tù thì được xem xét là không còn án tích, mă ̣c dù ở mỗi nước thời gian đó là khác nhau. Tóm lại , mă ̣c dù ch ế định án tích theo quy định của BLHS Nhật Bản chưa thâ ̣t sự chă ̣t chẽ về mă ̣t nội dung , không có quy đi ̣nh án tích là căn cứ khi quyết đi ̣nh hình pha ̣t hay xác đi ̣nh viê ̣c tái pha ̣m . Tuy nhiên, nhìn chung một số quy đi ̣nh của nó rất tương đồng với chế đi ̣nh án tích trong BLHS Viê ̣t Nam.
  • 33. 33 Chương 2 CHẾ ĐỊNH ÁN TÍCH THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Chế định án tích theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 BLHS Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) không quy định án tích trong một chương riêng mà mới chỉ quy định một nội dung của án tích đó là vấn đề xóa án tích, chưa có định nghĩa thế nào là án tích và các nội dung xung quanh vấn đề này như thời điểm bắt đầu có án tích, thời điểm kết thúc án tích,… Theo quy định của BLHS Việt Nam hiện hành thì chế định án tích được thể hiện với các nội dung sau đây: - Thứ nhất là vấn đề xóa án tích Điều 63 về xóa án tích quy định: “Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận” [30]. Xóa án tích là sự thừa nhận về mặt pháp lý người bị kết án không còn mang án tích và vì vậy không còn chịu hậu quả nào do việc kết án mang lại hay nói cách khác xóa án tích là việc chấm dứt hoàn toàn TNHS đối với người bị kết án. Trong pháp luật hình sự, kết án là một sự kiện pháp lý, Tòa án không chỉ buộc tội mà còn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Với bản án buộc tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng với quyết định hình phạt, người bị kết án phải chấp hành hình phạt. Như vậy, việc kết án là một hiện tượng khách quan không thể xóa bỏ, đó chính là lý do tại sao ở Chương IX BLHS Việt Nam năm 1999 không dùng thuật ngữ “xóa án” như cách gọi của BLHS năm 1985 mà lại
  • 34. 34 dùng thuật ngữ “xóa án tích” với cách hiểu theo nghĩa gốc là án vốn dĩ đã tồn tại, chỉ có thể xóa được “vết tích” của án đó mà thôi. Việc Tòa án kết án một người là sự đánh giá chính thức về mặt Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà người đó đã gây ra cho xã hội. Hậu quả trực tiếp của sự đánh giá đó là người phạm tội phải chịu hình phạt và mang án tích trong một thời gian nhất định, thời gian từ khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi được xóa án tích theo quyết định của Tòa án hay đương nhiên được xóa án tích. Nếu trong thời gian này (thời gian chưa được xóa án tích), người bị kết án lại phạm tội mới thì sẽ căn cứ để xem xét hành vi phạm tội đó là vi phạm hành chính hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong lĩnh vực hình sự. Đồng thời là căn cứ để hạn chế một số quyền công dân như quyền xuất, nhập cảnh, hành nghề luật sư,… Ngoài ra, BLHS quy định xóa án tích còn thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người đã chấp hành xong hình phạt, tạo điều kiện cho họ làm ăn và sớm hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Trong lần pháp điển hóa lần thứ hai, BLHS Việt Nam năm 1999 khẳng định lại một lần nữa: “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án”. Như vậy, từ thời điểm được xóa án tích, họ trở thành người hoàn toàn bình thường về mặt pháp lý và không cá nhân hoặc cơ quan nào có thể căn cứ vào sự kiện họ từng bị kết án để hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sau khi được xóa án tích, mọi giấy tờ về căn cước, lý lịch của người từng bị kết án đều được ghi là “chưa can án” hoặc “tiền án: không”, điều đó thể hiện chính sách hình sự nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. - Thứ hai là về đương nhiên xóa án tích
  • 35. 35 Đương nhiên xóa án tích được quy định tại Điều 64 BLHS Việt Nam năm 1999, Điều 64 quy định như sau: Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích: 1. Người được miễn hình phạt. 2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây: a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm; c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm. [30] Mặc dù BLHS chưa đưa ra khái niệm pháp lý thế nào là đương nhiên xóa án tích, nhưng theo một số quan niệm phổ biến thì: “đương nhiên xóa án tích là trường hợp người bị kết án mặc nhiên được coi là chưa can án mà không cần phải có sự xem xét, quyết định của Tòa án” [22, tr.24] Khác với việc xóa án tích theo quyết định của Tòa án, người bị kết án phải có đơn xin yêu cầu cấp giấy chứng nhận xóa án tích khi đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo luật định, thì đương nhiên xóa án tích tránh được những thủ tục pháp lý phức tạp mà người được xóa án tích theo quyết định của Tòa án phải làm như viết đơn và xin các giấy tờ chứng nhận kèm theo gửi tới Tòa án có thẩm quyền sau đó chờ phán quyết của Tòa án thì mới được coi là chưa can án.
  • 36. 36 Điều 64 BLHS quy định về đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với hai nhóm người: Người được miễn hình phạt và người bị kết án không phải về các tội được quy định tại Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và Chương XXIV - Các tội phá hoại hòa bình chống loài người và tội phạm chiến tranh trong BLHS nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn được quy định trong điều này. So với quy định của Điều 53 BLHS năm 1985 về đương nhiên xóa án tích, Điều 64 BLHS năm 1999 quy định phạm vi rộng hơn đối với các tội thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích. Ngoài ra, về thời gian để được đương nhiên xóa án tích thì BLHS năm 1999 được rút ngắn đáng kể so với BLHS năm 1985, như trong trường hợp người bị kết án không phải chấp hành án phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì thời hạn mà BLHS năm 1985 quy định là ba năm còn BLHS năm 1999 thời gian được rút ngắn xuống còn một năm. Ví dụ: Ngày 22/01/2009, TAND huyện TĐ tỉnh VP xử phạt anh Khổng Văn S mười tháng tù về “Tội trộm cắp tài sản” nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng kể từ ngày tuyên bản án sơ thẩm, đến ngày 22/07/2010, anh Khổng Văn S đã chấp hành xong bản án. Như vậy, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1999 thì đến ngày 22/07/2011 anh Khổng Văn S đương nhiên được xóa án tích và từ ngày 22/07/2011 anh Khổng Văn S coi như chưa bị kết án. Với quy định này rõ ràng BLHS năm 1999 đã thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự tôn trọng và đề cao quyền con người và quyền công dân. Căn cứ vào khoản 1 Điều 64 BLHS có thể thấy người được miễn hình phạt là người hết án tích vì họ đương nhiên được xóa án tích. Về vấn đề miễn hình phạt thì theo quy định tại Điều 54 BLHS: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định
  • 37. 37 tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn TNHS” [30]. Như vậy, người được miễn hình phạt mặc dù chưa được miễn TNHS nhưng việc phạm tội của họ gây nguy hại không lớn cho xã hội và trong quá trình điều tra người phạm tội thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải,… nên đáng được khoan hồng đặc biệt, vì vậy người phạm tội được miễn hình phạt và người đó đương nhiên được xóa án tích. Theo khoản 2 Điều 64 BLHS thì người bị kết án không phải về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh, nếu từ khi chấp hành xong bản án theo mức thời gian một năm, ba năm, năm năm và bảy năm hoặc từ khi hết hiệu lực thi hành bản án, người đó không phạm tội mới thì sẽ đương nhiên được xóa án tích, các mốc thời gian một năm, ba năm, năm năm hoặc bảy năm là tùy thuộc vào loại hình phạt và mức độ hình phạt chính mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội khi họ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, các mốc thời gian đó chính là thời gian thử thách đối với người phạm tội sau khi đã chấp hành xong hình phạt để được xóa án tích. Như vậy, có thể thấy thời gian thử thách phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà người phạm tội đã gây ra, người phạm tội gây ra hậu quả càng nghiêm trọng và bị Tòa án tuyên phạt mức án càng cao thì đồng nghĩa với việc người đó sẽ phải nhận thời gian thử thách càng lâu hơn để được đương nhiên xóa án tích. Về vấn đề thời hạn, khoản 2 Điều 64 BLHS quy định hai mốc thời điểm: Chấp hành xong bản án và hết thời hiệu thi hành bản án. Thứ nhất là liên quan đến chấp hành xong bản án, theo Điều 67 BLHS năm 1999 thì thời hạn để đương nhiên được xóa án tích phải căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Tuy vậy, việc chấp hành xong bản án không chỉ là chấp hành xong hình phạt chính mà còn bao gồm cả việc chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định
  • 38. 38 khác của Tòa án đối với bản án. Theo quy định tại khoản 4 Điều 64 BLHS thì người được miễn chấp hành hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Thứ hai, là liên quan đến hết thời hiệu thi hành bản án. Vấn đề này được quy định tại Điều 55 BLHS năm 1999 cũng như tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 02 tháng 10 năm 2007 quy định về thời hiệu thi hành bản án và xóa án tích trong những trường hợp rơi vào thời hiệu thi hành bản án. Theo đó, thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên và do vậy người bị kết án đương nhiên được xóa án tích. Tuy nhiên, nếu trong thời hạn tính thời hiệu thi hành bản bán đó mà người bị kết án lại phạm tội mới thì thời hiệu thi hành bản án sẽ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới. Ví dụ: Vũ Văn Đ bị Tòa án cấp sơ thẩm huyện H xét xử về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS và bị tuyên phạt 03 năm tù. Sau đó Đ có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ tội. Tại bản án phúc thẩm hình sự số 26/HSPT ngày 23 tháng 10 năm 2010, Tòa án cấp phúc thẩm tỉnh G tuyên y án sơ thẩm. Vũ Văn Đ vẫn chưa bị bắt chấp hành hình phạt tù. Ngày 18 tháng 11 năm 2010, Đ tiếp tục thực hiện hành vi “hiếp dâm”. Như vậy, thời hiệu thi hành bản án về tội “Cố ý gây thương tích” đối với Đ được tính lại kể từ ngày Đ phạm tội mới là ngày 18 tháng 11 năm 2010. Còn thời hiệu thi hành bản án “hiếp dâm” được tính từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 56 BLHS năm 1999 thì sẽ không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với người nào phạm vào một trong các tội được quy định tại Chương XI và Chương XXIV của BLHS. Theo khoản 2 Điều 64 BLHS, nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm khách thể được quy định tại Chương XI và Chương XXIV của BLHS thì sẽ không được trong diện trường hợp đương nhiên được xóa án tích và việc xóa án tích đối với người phạm tội trong trường hợp này do Tòa án xem xét, quyết định. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 55 BLHS, việc áp dụng thời hiệu đối với các
  • 39. 39 trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao. Như vậy, khi hết thời hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 55 BLHS mà người phạm tội không cố tình trốn tránh khi có lệnh truy nã của Cơ quan điều tra (CQĐT) và không phạm tội mới quy định tại khoản 2 Điều 64 BLHS thì được tính vào thời hạn để đương nhiên được xóa án tích. Liên quan đến thời hạn để người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, vấn đề được đặt ra là ngoài việc quy định thời hạn để người bị kết án đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLHS thì thời gian để xóa án tích có thể được rút ngắn so với quy định hay không và nếu có thì do ai hoặc cơ quan nào có thẩm quyền quyết định. Theo Điều 66 BLHS năm 1999 quy định như sau: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn quy định. [30] Như vậy, ngoài việc ấn định một thời gian nhất định thử thách đối với người bị kết án để đương nhiên được xóa án tích thì khi người bị kết án nếu có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt hoặc có những thành tích khác đáp ứng được các yêu cầu, quy định của pháp luật thì có thể được Tòa án xem xét quyết định xóa án tích trước thời hạn quy định. - Thứ ba là về xóa án tích theo quyết định của Tòa án Điều 65 BLHS năm 1999 quy định: 1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối với những người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ
  • 40. 40 luật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp sau đây: a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án. 2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích [30]. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án khác với đương nhiên được xóa án tích ở chỗ người bị kết án được Tòa án xem xét, quyết định xóa án tích và cấp giấy chứng nhận cho người đó. Theo quy định của pháp luật hình sự, xóa án tích theo quyết định của Tòa án chỉ áp dụng đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh. Để được Tòa án xem xét xóa án tích, người bị kết án phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS. Như vậy, nếu so sánh về thời gian thử thách thì thời gian thử thách để Tòa án xóa án tích dài hơn so với việc đương nhiên được xóa án tích, điều này thể hiện chính sách hình sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc phân hóa TNHS.
  • 41. 41 Ngoài những điều kiện như thời gian thử thách bắt buộc đối với người bị kết án tính từ khi chấp hành xong bản án và điều kiện không phạm tội mới trong khoảng thời gian đó. Khi Tòa án xem xét quyết định xóa án tích cho những người bị kết án quy định tại Điều 65 BLHS phải căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án. Theo quy định tại Điều 65 BLHS, vấn đề đặt ra là Tòa án sẽ đánh giá như thế nào về tính chất của tội phạm đã thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án. Về nhân thân, tính chất của tội phạm đã thực hiện, nhân thân người phạm tội thường đã được đánh giá và thể hiện trong bản án, còn vấn đề về thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án thì Tòa án sẽ thông qua bản nhận xét và các giấy tờ xác nhận khác của cơ quan thi hành án, cơ quan nhà nước hay chính quyền địa phương nơi người bị kết án cư trú hay làm việc. Vấn đề Tòa án đánh giá người phạm tội như thế nào về tính chất phạm tội của họ hay thái độ lao động của người bị kết án được căn cứ tại Thông tư liên ngành số 02 ngày 01 tháng 8 năm 1986 giữa Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, TAND tối cao và VKSND tối cao. Đồng thời khi Tòa án quyết định xóa án tích cho người chấp hành xong bản án cũng căn cứ vào quy định của Thông tư này, và cũng theo Thông tư này thì người muốn được xóa án tích phải làm đơn gửi cho Tòa án kèm theo các giấy tờ xác nhận họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để được xóa án tích hay không. Sau khi nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ kèm theo, Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm kiểm tra những điều kiện để được xóa án tích, ngoài ra nếu thấy cần thiết có thể tiến hành xác minh sự thật của những giấy tờ đó. Khi hồ sơ đã đầy đủ, Chánh án chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp và trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải cho ý kiến và gửi trả hồ sơ cho Tòa án. Chánh án ra quyết định xóa án tích hoặc bác đơn xin xóa án tích (nếu trường hợp bác đơn xin xóa án tích phải nêu rõ lý do trong quyết định).
  • 42. 42 Quyết định xóa án tích phải gửi cho người bị kết án, VKSND cùng cấp, Công an cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn nơi người được xóa án tích thường trú. Trong trường hợp có dấu hiệu cho rằng quyết định của Tòa án là phiến diện, sai trái hoặc chưa đúng với quy định của pháp luật thì VKSND có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nếu quyết định xóa án tích của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm thì có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 BLHS thì người bị bác đơn xin xóa án tích lần đầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích. Những lần sau xin xóa án tích, người đã bị kết án chỉ cần nộp thêm những giấy tờ chứng minh họ đã khắc phục những thiếu sót trước đây là lý do họ chưa được xóa án tích. Người xin xóa án tích do Tòa án quyết định khi nộp đơn xin xóa án tích phải nộp một khoản lệ phí theo quy định. Như vậy, thủ tục và quy trình xóa án tích của Tòa án được quy định khá chặt chẽ, có sự tham gia, phối hợp của các cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương, đảm bảo sự dân chủ và khách quan. Từ đó cho thấy sự chặt chẽ và thận trọng trong việc xóa án tích đối với tội phạm có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội được quy định tại Chương XI và Chương XXIV BLHS. Tóm lại, xóa án tích theo quyết định của Tòa án chỉ áp dụng đối với những người phạm tội thuộc Chương XI và Chương XXIV BLHS với những điều kiện được quy định chặt chẽ tương ứng với hành vi nguy hiểm của người đã gây ra cho xã hội. Điều đó thể hiện chính sách phân hóa tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam đồng thời cũng thể chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội khi người đó đã chấp hành xong bản án và đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS và các quy định khác theo quy định của pháp luật. - Thứ tư là quy định về xóa án tích trong trường hợp đặc biệt
  • 43. 43 Để khuyến khích người bị kết án tích cực rèn luyện, sớm hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Điều 66 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định về xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Theo Điều 66 quy định như sau: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Toà án xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định. [30] Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là trường hợp rút ngắn thời hạn để được xóa án tích sớm hơn với quy định chung của pháp luật hình sự, áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt dựa trên sự tiến bộ của người bị kết án. Người bị kết án không phân biệt đã phạm tội nào có thể được xóa án tích trước thời hạn theo quy định của pháp luật hình sự nếu bảo đảm đủ các điều kiện sau đây. Thứ nhất, người bị kết án sau khi chấp hành xong bản án đã có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công. Căn cứ điểm a Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ngày 04 tháng 8 năm 2000 về hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của BLHS năm 1999 thì: “Có sự tiến bộ rõ rệt là sau khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án đã hòa nhập vào cộng đồng, tham gia làm ăn lương thiện, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước...” [44]. Như vậy, sự “tiến bộ rõ rệt” ở đây được hiểu chính là thái độ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và quyết tâm mong muốn hòa nhập cộng đồng. Còn hành động “đã lập công” thì cũng tại điểm a Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP quy định là “có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận” [44]. Ở đây cần lưu ý là theo Điều 66 BLHS năm 1999 thì người bị
  • 44. 44 kết án phải đảm bảo có hai điều kiện đó là “có những tiến bộ rõ rệt” và “đã lập công” để được xem xét xóa án tích sớm hơn so với quy định chung. Thứ hai, người bị kết án phải được cơ quan, tổ chức nơi họ công tác hoặc chính quyền địa phương nơi họ thường trú đề nghị xóa án tích sớm hơn theo quy định. Đây là một căn cứ quan trọng để Tòa án xem xét quyết định đối với người bị kết án khi họ đã đáp ứng được tất cả các điều kiện và yêu cầu của pháp luật hình sự để được xóa án tích sớm hơn. Thứ ba, Người bị kết án phải đảm bảo chấp hành tối thiểu một phần ba thời hạn quy định tại Điều 64 và Điều 65 BLHS năm 1999 (thời hạn đó được tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án). Thẩm quyền, thủ tục xem xét, quyết định xóa án tích trong trường hợp đặc biệt do Tòa án quyết định. Như vậy, với quy định của Điều 66 BLHS năm 1999 trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi họ công tác hoặc chính quyền địa phương nơi họ thường trú đề nghị và người bị kết án đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời gian theo quy định tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án thì được Tòa án xem xét, quyết định xóa án tích sớm hơn so với quy định của pháp luật hình sự. Điều này thể hiện chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với người bị kết án khi họ đã chấp hành tốt chính sách, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta như có biểu hiện tiến bộ, lập công chuộc tội, có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, học tập, quyết tâm hòa nhập cộng đồng,… Thứ năm là vấn đề xóa án tích áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên là đối tượng đặc biệt trong pháp luật hình sự. BLHS Việt Nam năm 1999 quy định một chương riêng (Chương X) quy định đối
  • 45. 45 với người chưa thành niên phạm tội. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội cũng có những quy định riêng và phải tuân theo những quy tắc nhất định đối với các đối tượng này. Điều 77 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định: 1. Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này. 2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bị coi là có án tích.[30] Đối tượng áp dụng trong trường hợp này là người chưa thành niên phạm tội và bị áp dụng hình phạt. Nếu người chưa thành niên phạm tội mà Tòa án áp dụng các biện pháp tư pháp như giáo dục tại xã, phường, trị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng thì không bị coi là có án tích. Tại khoản 1 Điều 77 BLHS quy định “Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này”[30]. Như vậy, xuất phát từ chính sách hình sự nhân đạo đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với đối tượng là người chưa thành niên phạm tội thì thời hạn để xóa án tích được rút ngắn một phần hai so với quy định chung. Thủ tục cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người chưa thành niên phạm tội cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 270 BLTTHS năm 2003 và hướng dẫn tại Mục III của Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 01 tháng 8 năm 1986 giữa TAND tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ. - Thứ sáu là cách tính thời hạn để xóa án tích Điều 67 BLHS năm 1999 quy định: 1. Thời hạn để xóa án tích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
  • 46. 46 2. Nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới, thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới. 3. Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. 4. Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt [30]. Về cách tính thời hạn để xóa án tích được thực hiện như sau: Thứ nhất, thời hạn để được xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên. Thời hạn để xóa án tích căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, nghĩa là thời hạn một năm, ba năm, năm năm,… được quy định tại Điều 64 và Điều 65 BLHS năm 1999, làm căn cứ từ hình phạt chính trong bản án mà Tòa án đã tuyên đối với người phạm tội. Hình phạt chính là sự đánh giá của Tòa án đối với hành vi phạm tội và người phạm tội. Đồng thời bản án kết tội bao giờ cũng có một hình phạt chính, còn hình phạt bổ sung thì có thể có hoặc không. Hình phạt ở đây được hiểu là hình phạt được Tòa án tuyên và đã có hiệu lực pháp luật. Căn cứ điểm b Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP thì: Khi áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật hình sự năm 1999 cần chú ý là thời hạn để xóa án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, mà không căn cứ vào hình phạt bổ sung; thời hạn đó bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.[44] Thứ hai, nếu chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì thời hạn để xóa án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới. Đây là quy định nhằm giáo dục người bị kết án đề cao ý thức tuân thủ pháp luật để sớm được xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự. Việc
  • 47. 47 người bị kết án tiếp tục phạm tội mới khi vẫn còn án tích, chứng tỏ họ vẫn chưa thực sự hoàn lương, chưa thực sự mong muốn trở thành người có ích cho xã hội. Do vậy, quy định thời hạn để xóa án tích cũ được tính từ ngày chấp hành xong bản án mới đối với người phạm tội mới khi vẫn còn án tích thể hiện tính răn đe, nghiêm khắc của pháp luật đối họ. Tuy nhiên, việc xác định thời hạn xóa án tích của các bản án trong trường hợp này vẫn phải độc lập với nhau do xóa án tích là xóa bỏ hậu quả pháp lý đối với người bị kết án theo từng bản án, do vậy không thể gộp hai bản án hình sự cộng lại để xem xét việc xóa án tích. Thứ ba: Việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án. Thời hạn để xóa án tích của một người được bắt đầu kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ ngày người đó chấp hành xong hình phạt chính. Theo hướng dẫn tại điểm c Mục 11 Nghị quyết số 01/2000/NQ - HĐTP thì chỉ được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây: Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án; Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt,... thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);
  • 48. 48 Người bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo đã chấp hành xong thời gian thử thách, trong trường hợp đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án (nếu có) [44]. Thứ tư, người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Theo quy định tại khoản 4 Điều 67 BLHS năm 1999 thì người bị kết án bị Tòa án tuyên nhưng cho họ được miễn chấp hành hình phạt còn lại thì trong trường hợp này họ được coi như đã chấp hành xong hình phạt. Đối với hình phạt tù nhưng người bị kết án được hưởng án treo, thì thời điểm chấp hành xong hình phạt được tính từ ngày hết thời hạn thử thách mà không phạm tội mới, còn đối với hình phạt cảnh cáo thì sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bản án coi như được chấp hành xong. 2.2. Thực tiễn áp dụng chế định án tích 2.2.1. Tình hình áp dụng chế định án tích Án tích là một chế đi ̣nh độc lâ ̣p trong luâ ̣t hình sựViê ̣t Nam . Viê ̣c quy đi ̣nh xóa đi án tích của người đã bi ̣kết án thể hiê ̣n chính sách hình sự nhân đa ̣o của Đảng và Nhà nước ta nhằm khuyến khích những người bị kết án sau khi chấp hành xong bản án thực hiê ̣n tốt các chủ trương , chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực lao động sản xuất để trở thành công dân có ích cho xã hội , đồng thời cũng là mô ̣t chế đi ̣nh nhằm răn đe và ph òng ngừa việc phạm tội có thể xảy ra bởi khi chưa xóa bỏ đi án tích mà phạm tội mới có thể bị áp dụng hình phạt nặng hơn và đồng nghĩa với việc thời gian để xóa bỏ đi án tích cũng kéo dài hơn. Để đánh giá đúng tình hình áp dụng chế định án tích thì cần phải phân tích và đánh giá qua thực tiễn xét xử của từng năm và cả giai đoạn để rút ra những nhận định, đánh giá về việc áp dụng chế định án tích trong tình hình hiện nay.