SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM VĂN MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ
TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM VĂN MINH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ
TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS Trần Minh Trưởng
2. PGS,TS Nguyễn Minh Đức
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Phạm Văn Minh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn
đề luận án tiếp tục giải quyết 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ
KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 29
2.1. Một số khái niệm 29
2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và
vũ khí trong hoạt động quân sự 35
2.3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 54
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 63
3.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất của mối quan hệ giữa con người và
vũ khí trong hoạt động quân sự 63
3.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong hoạt động quân sự 80
3.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa con người
và vũ khí trong hoạt động quân sự 89
CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG SỰ
NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 110
4.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí
trong hoạt động quân sự 110
4.2. Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong hoạt động quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
hiện nay 128
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
VKCNC : Vũ khí công nghệ cao
VKTBKT : Vũ khí trang bị kỹ thuật
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chiến lược quân sự
thiên tài, người đặt nền móng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,
nền quốc phòng toàn dân và nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam trong
thời đại mới. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là luôn coi
trọng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động
quân sự, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam để đánh thắng
mọi kẻ thù xâm lược. Bởi vì, trong hoạt động quân sự, con người và vũ khí là
hai yếu tố cơ bản nhất làm nên sức mạnh. Hai yếu tố này có mối quan hệ mật
thiết, tác động biện chứng qua lại với nhau. Trong đó, con người là nhân tố
giữ vai trò quyết định, còn vũ khí là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nhận thức và
chỉ đạo giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí, là cơ sở để
xây dựng và nâng cao sức mạnh quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong
hoạt động quân sự là một tư tưởng khoa học, đúng đắn, sáng tạo được kiểm
nghiệm qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy là một trong những cơ
sở khoa học quan trọng cho việc hình thành đường lối cách mạng, đường lối
quân sự của Đảng, đã dẫn dắt quân đội và nhân dân Việt Nam đến những thắng
lợi huyền thoại trong quá khứ khi đánh thắng những cường quốc tư bản xâm
lược có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn nhiều lần, nhất là vũ khí trang bị
kỹ thuật (VKTBKT) quân sự hiện đại, đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn; đồng
thời, cổ vũ, động viên nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh giải phóng dân
tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân thế giới.
Đặc biệt, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện tại cũng như tương
lai sau này, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí
trong hoạt động quân sự vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục là nền tảng tư tưởng
soi đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, tăng
2
cường sức mạnh quân sự của đất nước. Vì thế, tư tưởng của Người không chỉ
có ý nghĩa dân tộc to lớn mà còn mang những giá trị thời đại sâu sắc.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước những diễn biến nhanh
chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, nhất
là những xung đột, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông
đang diễn ra ngày một gay gắt, đặt ra những yêu cầu mới về sức mạnh quân sự,
quốc phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, lợi dụng sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thế lực hiếu chiến đang ra sức chế tạo,
sản xuất hàng loạt các loại VKTBKT quân sự hiện đại, đẩy chiến tranh tới một
trình độ cao hơn - chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao (VKCNC). Cùng với
đó, các lực lượng hiếu chiến đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm
khuếch trương, đề cao và tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí, hạ thấp vai trò của
con người trong hoạt động quân sự. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
tâm lý tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, như tâm lý lo sợ trước sức
mạnh của vũ khí hiện đại, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sức mạnh của lực
lượng và phương tiện hiện có, thiếu quyết tâm chiến đấu và lòng tin vào sức
mạnh chính trị - tinh thần của con người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Tình hình trên đòi hỏi cần phải làm rõ cơ sở khoa học của mối quan hệ
giữa con người và vũ khí, nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của con
người, sự quan trọng và cần thiết của vũ khí. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng nâng
cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về mối quan hệ giữa con
người và vũ khí; xây dựng và củng cố niềm tin vào sức mạnh của con người,
sức mạnh của nhân tố chính trị - tinh thần, sức mạnh của chính nghĩa; đồng
thời, nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán, loại bỏ những quan điểm,
nhận thức sai lầm, phiến diện và những luận điệu xuyên tạc, chống phá của
các thế lực thù địch; đặc biệt, có những biện pháp giải quyết tốt mối quan hệ
giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tạo ra sức mạnh tổng hợp
để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu một cách cơ bản, nhằm hệ thống
hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong
3
hoạt động quân sự, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối quân sự của
Đảng, cũng như xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng
bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình
hiện nay là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc.
Do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự” làm đề tài luận án
Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chi Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động
quân sự. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số định hướng nhằm tiếp tục
vận dụng và phát huy hơn nữa tư tưởng của Người trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ cơ sở hình thành và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
- Hệ thống hóa và luận giải làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
- Nêu lên những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
con người và vũ khí trong hoạt động quân sự đối với cách mạng Việt Nam và
thế giới.
- Đề xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong
hoạt động quân sự.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành
và quá trình phát triển, những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự;
những yếu tố tác động và định hướng vận dụng tư tưởng của Người trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con người và vũ khí trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn
quân sự của cách mạng Việt Nam.
- Về thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
từ năm 1920 đến năm 1969. Tuy nhiên, để làm rõ giá trị và định hướng vận
dụng, luận án cũng cập nhật thêm thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước và sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội cách mạng, nhất là
những quan điểm về xây dựng nhân tố con người và bảo đảm VKTBKT quân
sự cho cách mạng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử
dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, luận án
còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: nghiên cứu tài liệu, phân
tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, quy nạp - diễn dịch, diễn dịch - quy
nạp, hệ thống hóa, khái quát hóa, v.v...
Tùy từng nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, luận án sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp.
5
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được luận án sử dụng chủ yếu ở
chương tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm xem xét, đánh giá tổng quan
các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Qua đó, khái
quát kết quả nghiên cứu, rút ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn
đề luận án cần tiếp tục giải quyết.
Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp -
diễn dịch và diễn dịch - quy nạp để làm rõ các khái niệm có liên, cũng như
xây dựng khái niệm trung tâm của luận án là tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm hệ thống hóa, làm rõ quá trình
hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong hoạt động quân sự thông qua các tác phẩm, các sự kiện
theo trình tự thời gian.
Phương pháp lôgíc được sử dụng chủ yếu và kết hợp với các phương
pháp khác như hệ thống hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng
kết thực tiễn nhằm luận giải, làm rõ những nội dung cơ bản, giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động
quân sự. Đồng thời, những phương pháp này cũng được sử dụng để luận giải,
làm rõ những định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần bước đầu xây dựng khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
- Hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở hình thành, quá trình phát triển, nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ
khí trong hoạt động quân sự.
- Làm rõ những giá trị và nêu lên định hướng nhằm vận dụng và phát
huy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án bước đầu khái quát hóa, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở
hình thành, quá trình phát triển và những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng
Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân
sự. Đồng thời, luận án cũng phân tích làm rõ những yếu tố tác động và đề
xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho
việc giáo dục nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ và
nhân dân về sức mạnh con người - sức mạnh đích thực trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc; đấu tranh phê phán những quan điểm, nhận thức sai lầm, những luận
điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng, phát triển tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
vào việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong xây dựng
quân đội, củng cố quốc phòng, nâng cao sức mạnh quân sự của đất nước để
bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, luận án cũng có thể làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu, giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường trong và
ngoài quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã
công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án và danh mục tại liệu tham
khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Sức mạnh quân sự là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó con
người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản nhất. Do đó, vấn đề con người, vũ khí và
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự đã trở thành
đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng
quân sự trên thế giới và đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án được công bố, tiêu biểu như một số công trình sau:
Cuốn sách Chiến tranh luận của Claudơvít [36], đây là một công trình
nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận quân sự của nhà tư tưởng quân sự
nổi tiếng ở nước Phổ. Trong đó, tác giả tập trung bàn luận về nguồn gốc, đặc
điểm, biểu hiện của chiến tranh. Đặc biệt, tác giả luận giải làm rõ vai trò, mối
quan hệ giữa các yếu tố cơ bản của hoạt động quân sự trong chiến tranh, nhất
là về nhân tố tinh thần của con người và yếu tố vũ khí. Theo ông, đây là 2 yếu
tố cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động quân sự, song tinh thần của con
người là yếu tố quyết định. Trong cuốn Bàn về Chiến tranh (tập 1) [37],
Claudơvít cũng nhấn mạnh tới vai trò nhân tố tinh thần của con người trong
chiến tranh khi cho rằng: “Những hiện tượng vật chất chỉ là cái cán bằng gỗ
còn những hiện tượng tinh thần mới thực sự là kim khí quý, là lưỡi gươm
sáng quắc” [37, tr.197]. Theo đó, Claudơvít đã tuyệt đối hóa và đề cao vai
nhân tố tinh thần của con người, coi đây là nhân tố cơ bản nhất, có ý nghĩa
quyết định đến sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia.
Cuốn sách Khoa học kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại của G.J. Pơ-
Cơ-Rôp-Sky [61] đã đi sâu nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề khoa
học kỹ thuật có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa học quân sự. Từ đó, tác giả nêu
lên những triển vọng và hướng nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự. Đặc
8
biệt, tác giả làm rõ vai trò của khoa học kỹ thuật nhất là khoa học kỹ thuật
quân sự đối với sức mạnh quân sự trong chiến tranh hiện đại. Đây là công
trình rất có giá trị, đã giải quyết được một số vấn đề về mặt lý luận trong việc
luận giải vai trò của khoa học kỹ thuật, của vũ khí trong chiến tranh.
Là một công trình nghiên cứu cơ bản về mối quan hệ giữa con người và
khí tài kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại, cuốn sách Con người và khí tài kỹ
thuật trong chiến tranh hiện đại của V.K. A-Bra-Mốp [159] đã bàn luận khá
kỹ về đặc điểm và vai trò của khí tài kỹ thuật; vai trò quyết định của con
người trong chiến tranh hiện đại; phê phán quan điểm của các học giả tư sản
về vai trò của con người và vũ khí trong chiến tranh. Tác giả cho rằng: “Con
người và khí tài kỹ thuật là công cụ chủ yếu của chiến tranh… ” [159, tr.3] và
trong chiến tranh hiện đại, vũ khí kỹ thuật ngày càng có vai trò to lớn nhưng
không hạ thấp vai trò của con người mà trái lại càng nâng cao vai trò con
người. Cuốn sách đã cung cấp thêm các luận cứ khoa học, làm rõ một số khía
cạnh về vai trò của con người và vũ khí trong chiến tranh.
Cuốn sách Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng sẵn sàng chiến đấu
của tác giả M.V. Ph Run-đe [92] cũng là một công trình nghiên cứu chuyên
sâu và trình bày một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến việc xây dựng
quân đội và củng cố quốc phòng như sự cần thiết, yêu cầu, nội dung, biện
pháp xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, tăng cường sức mạnh quân
sự nhằm chuẩn bị tốt nhất và sẵn sàng chiến đấu cao nhất để bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò, ý nghĩa quyết định của việc chuẩn bị về con
người và VKTBKT, khoa học kỹ thuật đối với hoạt động quân sự. Đặc biệt, về
mối quan hệ biện chứng giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự,
tác giả nhấn mạnh: “Đặc điểm của quân sự hiện đại là kỹ thuật được áp dụng
một cách rộng rãi và hết sức phức tạp. Ngoài sự am hiểu về kỹ thuật và tinh
thần giác ngộ, việc áp dụng kỹ thuật còn đòi hỏi mỗi chiến sĩ phải nhanh
nhẹn, hoạt bát, cơ động và chính xác trong động tác” [92, tr.365].
9
Một công trình nghiên cứu khoa học của tập thể tác giả là các tướng
lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học quân sự Xô Viết, cuốn sách Những vấn đề phương
pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự do Thượng tướng Gien-tốp A.X
(chủ biên) [66]. Cuốn sách gồm 22 chương và chia làm 4 phần nghiên cứu
chuyên sâu về những vấn đề phương pháp luận quan trọng nhất của lý luận và
thực tiễn quân sự. Dưới ánh sáng của những biến chuyển sâu sắc trong đời
sống chính trị xã hội và những sự thay đổi căn bản trong lĩnh vực quân sự, các
tác giả nêu ra những kết luận có căn cứ khoa học cho hoạt động thực tiễn của
người chỉ huy quân sự, trong đó có việc giải quyết mối quan hệ giữa con
người và vũ khí.
Cuốn sách Vietnam - Dernières ré flexions sur une guerre (Việt Nam -
Suy nghĩ cuối cùng về chiến tranh) của Bernard Fall [165] đã trình bày một
cách khái quát chặng đường 30 năm chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả
nhấn mạnh, những thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam gắn liền với vai trò
to lớn và có ý nghĩa quyết định của Hồ Chí Minh - Người hoạch định và
quyết định những chiến lược và sách lược quan trọng trong những thời điểm
quyết định. Đặc biệt, theo tác giả thành công lớn nhất của Hồ Chí Minh là đã
phát huy sức mạnh con người, sức mạnh của dân tộc tạo ra sức mạnh tổng
hợp hơn hẳn đối phương để giành chiến thắng.
Tái hiện lại bối cảnh chiến tranh Việt Nam, cuốn sách Genesis of a
tragedy: The historical background to the Vietnam War (Nguồn gốc của bi
kịch: thông tin căn bản về lịch sử của chiến tranh Việt Nam) của P.J. Honey
[175] đã dành hẳn một chương để luận giải làm rõ vai trò lãnh đạo của Hồ Chí
Minh và Võ Nguyên Giáp trong việc động viên và phát huy sức người, sức
của, sức mạnh của nhân dân Việt Nam cho trận chiến quyết định ở Điện Biên
Phủ, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế tạo ra sự vượt trội về lực
lượng và vũ khí trang bị, cùng với chiến lược chắc chắn, lòng dũng cảm hy
10
sinh của con người nên đã giành được thắng lợi huyền thoại trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Nam dưới góc độ là một cuộc chiến
tranh hậu cần, cuốn sách A War of Logistics: Parachutes and Porters in
Indochina, 1945-1954 (Chiến tranh Hậu cần: Dù và Người khuân vác ở Bán
đảo Đông Dương, 1945-1954) của Charles R. Shrader [164], đã đánh giá, so
sánh cuộc đọ sức giữa những đoàn người vận chuyển lương thực, thực phẩm,
thuốc men và vũ khí trang bị của cả hai bên tham chiến. Theo tác giả, trong
cuộc đọ sức ấy, mặc dù vũ khí trang bị cũng như điều kiện vật chất thua kém
hơn đối phương rất nhiều, nhưng Việt Nam đã giành được thắng lợi. Tác giả
khẳng định, thắng lợi của Việt Nam là nhờ có lãnh tụ Hồ Chí Minh với đường
lối lãnh đạo sáng suốt, biết phát huy sức mạnh của con người, của tinh thần
đoàn kết, đức hy sinh, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm, lại biết tận dụng sự
ủng hộ giúp đỡ của quốc tế nên đã tạo ra ưu thế và giành được thắng lợi.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên sâu kể trên, còn có
nhiều công trình nghiên cứu khác dưới góc độ bài báo khoa học bàn về mối
quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Tiêu biểu như bài
viết Phê phán quan niệm tư sản về mối quan hệ giữa con người và vũ khí của
tác giả A. Pu-pơ-cô [1]. Bằng lý luận khoa học sắc bén, minh chứng thực tiễn
sinh động, tác giả đã đấu tranh phê phán quan điểm của các học giả tư sản về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí, khi họ đặt tách biệt con người với
VKTBKT, tuyệt đối hóa vai trò kỹ thuật quân sự trong đấu tranh vũ trang, cổ
vũ chạy đua vũ trang. Trên cơ sở học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tác giả khẳng định: Thế giới quan Cộng sản, tinh thần quốc tế vô sản
và tinh thần yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) được biểu hiện là sức
mạnh tinh thần của quân nhân trong quân đội và hạm đội giữ vai trò quyết
định trong điều kiện chiến tranh hiện đại.
Bài viết Không được xem nhẹ vũ khí kỹ thuật thấp của tác giả Cảnh Hải
Châu, An Quốc Hoa [32], bên cạnh việc chỉ rõ ưu thế cùng với chi phí cao của
11
vũ khí trang bị hiện đại trong chiến tranh, các tác giả cũng nhấn mạnh tới vai
trò và những ưu thế không thể xem nhẹ của vũ khí kỹ thuật thấp, đồng thời
khẳng định trong chiến tranh kể cả chiến tranh hiện đại không phải lúc nào
cũng “lấy công nghệ cao trị công nghệ cao” mà vẫn có thể thực hiện được
việc “lấy yếu thắng mạnh”. Từ đó, tác giả kết luận, trong chiến tranh và trên
chiến trường vũ khí kỹ thuật thấp có thể tác chiến sát cánh cùng vũ khí kỹ
thuật cao.
Khẳng định con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản, không thể tách rời
trong sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, sức mạnh quân sự, bài viết
Thực hiện sự kết hợp tốt nhất giữa con người và vũ khí của tác giả Mao Hiển
Bằng [10] cho rằng, để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội chẳng
những phải coi trọng bản thân từng yếu tố mà còn phải coi trọng sự kết hợp
giữa các yếu tố. Theo tác giả, muốn kết hợp một cách tốt nhất giữa con người
và vũ khí, trước hết, phải tìm kiếm và kết hợp những con người ưu tú nhất với
những vũ khí tiên tiến nhất. Đồng thời, cần phải tăng cường giáo dục, huấn
luyện con người - đây là cầu nối để kết hợp giữa con người và vũ khí. Tác giả
nhấn mạnh, vấn đề mấu chốt và hiệu quả của việc kết hợp này được thể hiện
trực tiếp trong thời chiến. Do đó, trong thời bình cần giáo dục và huấn luyện
cho con người như trong thực tiễn chiến đấu để nâng cao bản lĩnh và tinh thần
cũng như kỹ năng của họ.
Ngoài những công trình tiêu biểu trên đây, có thể kể đến một số công
trình khác cũng đã ít nhiều bàn đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí
trong hoạt động quân sự, như bài viết Nhân tố con người trong tác chiến liên
hợp của quân đội Mỹ của tác giả Thái Diên Đông [58], bài viết Hợp nhất con
người với trang bị trong huấn luyện sát chiến đấu thực tế của lực lượng tên
lửa phòng không của tác giả Trương Diệc Trì [136], bài viết Liên kết giữa con
người và computer - chìa khóa để xây dựng hệ thống chỉ huy lực lượng của
tác giả A.Reznichenko [2]…
12
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên
đây đã ít nhiều bàn luận, làm rõ vai trò, mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa
con người và vũ khí trong hoạt động quân sự dưới các góc độ, phương diện
khác nhau.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự nói
chung và trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng cũng là đề tài thu hút được
nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà khoa học và các tướng lĩnh, sĩ quan
quân đội quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình liên quan đến vấn đề này đã
được công bố và rất có giá trị tham khảo đối với luận án.
- Những công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong hoạt động quân sự
Cuốn sách Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [24] đã
trình bày sự phát triển của ngành kỹ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, cuốn sách làm rõ những quan
điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam trong việc tìm kiếm các nguồn vũ khí cho cách mạng. Qua đó, cuốn
sách làm nổi bật vai trò của con người trong việc nghiên cứu, chế tạo, sản
xuất và sử dụng VKTBKT quân sự, góp phần to lớn tạo nên sức mạnh tổng
hợp cho cách mạng Việt Nam để giành thắng lợi.
Tiếp cận từ góc độ triết học, cuốn sách Quan hệ giữa con người và vũ
khí trong chiến tranh hiện đại của Vũ Quang Tạo [121] đã luận giải mối quan
hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh hiện đại - chiến tranh sử dụng
VKCNC. Theo tác giả, trong chiến tranh hiện đại, vai trò của con người
không những không giảm đi mà ngày càng tăng lên do những đòi hỏi ngày
càng cao của việc chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại. Do đó, để chống lại
cuộc tiến công của địch bằng VKCNC, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì cần phải
hoàn thiện hơn nữa mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Trên cơ sở luận
13
giải, làm rõ vai trò của con người và vũ khí, tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc.
Bộ sách Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam của Viện Lịch quân sự
Việt Nam, gồm 5 tập [15, 16, 17, 18, 19]. Đây là một công trình khoa học
quân sự chuyên sâu, tổng kết và trình bày một cách hệ thống, chi tiết những tư
tưởng quân sự lớn của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ thứ III Tr.CN cho đến năm
1975. Thông qua việc khái quát và phân tích những quan điểm, tư tưởng quân
sự của các nhà tư tưởng quân sự kiệt xuất của dân tộc như Lê Hoàn, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…, bộ sách
đã làm nổi bật tính độc đáo, sáng tạo và tài thao lược quân sự của các tướng
lĩnh và nhân dân Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt ở tập IV
của bộ sách đã nêu khá rõ những tư tưởng quân sự lớn của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đường lối quân sự và chỉ đạo cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), trong đó có tư tưởng
về phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, đồng thời
tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế; tư tưởng về bạo lực cách mạng và
nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; tư
tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân…
Là kết quả nghiên cứu và tổng kết lịch sử phát triển ngành kỹ thuật và
khoa học công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ, cuốn sách Đặc trưng
công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng của Trương Khánh
Châu và Lê Thế Mẫu [34] đã trình bày sự ra đời và phát triển của công nghệ
quân sự Việt Nam, chủ yếu là sự phát triển của vũ khí trang bị. Thông qua
việc phân tích sự ra đời và phát triển của vũ khí quân sự Việt Nam, từ những
vũ khí thô sơ thời Hùng Vương đến những loại vũ khí được chế tạo có sử
dụng thuốc nổ hay còn gọi là hỏa khí vào cuối thời nhà Trần, đến các loại vũ
khí hiện đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tác
giả khái quát nên những đặc trưng cơ bản của công nghệ quân sự Việt Nam,
14
mà nổi bật là sự sáng tạo trong tìm kiếm nguồn vũ khí để trang bị cho lực
lượng vũ trang và nhân dân; nghệ thuật kết hợp sử dụng đan xen, đa dạng
nhiều loại vũ khí trong chiến đấu; sự thông minh, sáng tạo, linh hoạt trong sử
dụng và phát huy uy lực của vũ khí...
Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng
yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam của Đỗ Văn Dạo [40] đã
đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển nguồn nhân
lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội. Theo tác
giả, trong bối cảnh hiện nay, hiện đại hóa quân đội đang đặt ra yêu cầu cấp
bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ… Hiện đại hóa không phải là xây dựng quân
đội nhà nghề, lấy vũ khí trang bị làm yếu tố quyết định mà xây dựng một
quân đội thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ phải lấy chất lượng con
người làm then chốt. Vì vậy, hiện đại hóa quân đội cần phải hiện đại hóa cả
con người, vũ khí trang bị, cơ cấu tổ chức biên chế và nghệ thuật quân sự…
Ngoài ra, còn một số bài viết trên các tạp chí khoa học rất có giá trị liên
quan đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự như
bài viết Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh - nhìn từ góc
độ lịch sử dân tộc của Hoàng Xuân Nhiên [110] đã nghiên cứu, thống kê và
luận giải mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh từ góc độ
lịch sử. Cụ thể, tác giả đi sâu phân tích việc giải quyết mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc từ khi khai quốc mở nước, chống giặc ngoại xâm đến chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc trong thời kỳ mới. Trong đó, tác giả khẳng định một cách nhất quán
con người là nhân tố giữ vai trò quyết định trong hoạt động quân sự.
Bài viết Bàn về yếu tố chính trị tinh thần trong chiến lược bảo vệ Tổ
quốc thời kỳ mới của tác giả Đỗ Đức Tuệ [139] đã chỉ rõ vai trò hết sức quan
trọng và sự cần thiết phải bồi dưỡng nhân tố chính trị tinh thần cho quân đội
và nhân dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Tác giả đặc biệt
15
nhấn mạnh tới việc giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu nước, niềm tin, ý
chí quyết tâm và sự trung thành của cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, nêu cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu
tranh chống lại âm mưu thù đoạn chống phá của các thế lực thù địch để củng
cố và giữ vững niềm tin và quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân đội
và nhân dân.
Bài viết Quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về mối quan hệ
giữa con người và vũ khí trang bị kỹ thuật của Dương Hồng Anh [5] cũng
phân tích làm rõ quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - vị tướng quân
sự, chính trị song toàn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Theo tác giả
phân tích, quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn có sự thống nhất
cao cả về lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn, đó là con người giữ vai trò quyết
định đối với vũ khí kỹ thuật trong hoạt động quân sự. Theo đó, tác giả khẳng
định “Kỹ thuật là rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định là tinh thần, là con
người” [5, tr.70]. Tác giả cũng nhấn mạnh, vũ khí kỹ thuật là do con người
làm ra và phải do con người sử dụng. Kỹ thuật ngày càng tinh xảo, phức tạp
thì vai trò của con người càng quan trọng. Cho nên, đầu tư hiện đại hóa quân
đội là cần thiết, nhưng việc giữ vững bản chất cách mạng của Quân đội lại là
nhân tố quan trọng hơn và có ý nghĩa quyết định.
Bài viết Quan điểm của Đại tướng Hoàng Văn Thái về mối quan hệ
giữa con người và vũ khí trong chiến tranh cách mạng của Ngô Nhật Dương
và Nguyễn Văn Quang [42] đã nêu và phân tích những quan điểm cơ bản của
Đại tướng Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội
nhân dân Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con con người và vũ khí trong chiến tranh cách mạng. Các tác
giả của bài viết nhấn mạnh: theo quan điểm của Đại tướng Hoàng Văn Thái,
con người và vũ khí, kỹ thuật và chính trị là một khối thống nhất. Hai mặt đó
đều có vị trí và tác dụng của nó, đồng thời chúng có sự tác động qua lại lẫn
16
nhau. Chính trị bảo đảm phương hướng phát triển đúng đắn cho kỹ thuật, con
người là trung tâm và làm chủ kỹ thuật…
Liên quan đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động
quân sự, bước đầu đã có một số luận án, luận văn lấy đó làm đề tài nghiên
cứu. Tiêu biểu như Luận án Phó Tiến sĩ Triết học Mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay của Phạm Thanh Sơn [120]. Từ góc độ triết học, tác giả đi sâu luận
giải bản chất, vai trò mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sức mạnh
chiến đấu của quân đội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số phương hướng,
giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả của việc giải quyết mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay.
Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nâng cao chất lượng nhân tố
con người trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện
nay của Hoàng Quang Đạt [56] đi sâu phân tích, luận giải và làm rõ về nhân
tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Theo tác giả, nhân tố
con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội bao gồm sức mạnh của cá
nhân con người riêng lẻ và sức mạnh tổng hợp của tập thể con người với đầy
đủ những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hoạt động quân
sự. Về vai trò của nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội,
tác giả khẳng định con người là chủ thể của quá trình chiến đấu, trực tiếp điều
khiển vũ khí và các phương tiện vật chất khác. Sự phát triển của công nghệ
hiện đại ngày nay chỉ có thể làm tăng lên gấp nhiều lần sức mạnh của con
người, nhưng hoàn toàn không thay thế được con người.
Luận án Tiến sĩ Triết học Vai trò ngày càng tăng của nhân tố tinh thần
quân đội nhân dân Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay
của Đào Huy Hiệp [67] đã phân tích, luận giải làm rõ khái niệm, đặc điểm,
vai trò nhân tố chính trị tinh thần của quân đội; đồng thời nghiên cứu làm rõ
thực trạng, những yêu cầu mới đặt ra và những giải pháp cơ bản nhằm xây
17
dựng và phát huy nhân tố tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam trong
bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt
động quân sự, tác giả khẳng định: Sức mạnh chiến đấu của quân đội cách
mạng là sức mạnh tổng hợp của những yếu tố vật chất và tinh thần. Đó là sự
thống nhất biện chứng của các yếu tố cơ bản: quân số; biên chế tổ chức lực
lượng; tinh thần chiến đấu; ý thức kỷ luật; trình độ huấn luyện kỹ, chiến thuật
quân sự; trình độ khoa học nghệ thuật quân sự; số lượng và chất lượng
VKTBKT; năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý của đội ngũ cán bộ… Các yếu tố
cơ bản trên đều có vị trí, vai trò nhất định. thường xuyên tác động lẫn nhau
tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Vì vậy, để nâng cao sức mạnh
chiến đấu của quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, không
chỉ quan tâm nâng cao chất lượng của từng yếu tố, mà còn phải rất coi trọng
nâng cao chất lượng tổng hợp của các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất,
đặc biệt là sự kết hợp giữa con người và vũ khí.
Luận án Tiến sĩ Sử học Việt Nam tranh thủ nguồn viện trợ quân sự của
các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975) của Nguyễn Văn Quyền [119] đã nghiên cứu, làm rõ bối cảnh
tình hình và yêu cầu về tranh thủ nguồn viện trợ quân sự từ các nước XHCN
trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Đặc biệt, luận án đã làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh về tranh thủ nguồn viện trợ quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa
cũng như những hoạt động thực tiễn trong việc tranh thủ nguồn viện trợ và
kết quả viện trợ thực tế của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam từ năm
1954 đến năm 1975.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây của các tác giả trong
nước đã ít nhiều để cập đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt
động quân sự ở nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Đây
là những công trình rất có giá trị để luận án tham khảo khi luận giải làm rõ tư
18
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động
quân sự.
- Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
Với tư cách là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của
Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong hoạt động quân sự nói riêng luôn thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài luận án, rất có giá trị đã được công bố. Nổi bật là các công
trình nghiên cứu sau:
Cuốn sách Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt
Nam của Trường Chinh [35] đã trình bày một cách khái quát tư tưởng quân sự
cơ bản của Hồ Chí Minh, bao gồm những quan điểm về bạo lực cách mạng và
đấu tranh vũ trang, về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân và căn cứ địa cách mạng… Đặc biệt, tác giả có nhấn mạnh và làm rõ
quan điểm “Người trước, súng sau” của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực
lượng vũ trang cũng như tiến hành đấu tranh vũ trang cách mạng. Tác giả cho
rằng, quan điểm đặc sắc đó của Người đã là kim chỉ nam chỉ đạo mọi hoạt
động lý luận cũng như thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, góp
phần to lớn trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giành
chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại.
Cuốn sách Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh của
Phạm Văn Đồng [59] đã trình bày một cách có hệ thống nguồn gốc, quá trình
hình thành và phát triển cùng những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản
Việt Nam; về Nhà nước; về nhân dân; về chủ nghĩa quốc tế vô sản… Đặc
biệt, cuốn sách đã khái quát những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Hồ Chí
Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới phương châm chỉ đạo
19
kháng chiến rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, đó là kháng chiến toàn dân, toàn
diện; phát huy sức mạnh toàn dân tộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, lấy ít
địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, vừa kháng chiến vừa xây dựng lực lượng,
giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, v.v...
Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam
của Võ Nguyên Giáp [63] đã trình bày khá chi tiết những nội dung cơ bản
của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh như tư tưởng về bạo lực cách mạng; tư
tưởng về khởi nghĩa vũ trang toàn dân; tư tưởng chiến tranh toàn dân, toàn
diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính; tư tưởng về xây dựng lực lượng
chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân… Về xây dựng lực lượng vũ trang
nhân dân, tác giả nhấn mạnh tới luận điểm “Người trước, súng sau” [63,
tr.255] và coi đây là phương hướng chiến lược trong xây dựng quân đội, xây
dựng lực lượng vũ trang.
Trên đây là những công trình nghiên cứu của những nhân chứng lịch
sử, những người học trò xuất sắc, cộng sự thân cận, gần gũi và đã cùng Chủ
tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và từng bước hiện thực hóa tư
tưởng của Người trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, để đưa công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đến thắng
lợi hoàn toàn. Những tác phẩm này đã trình bày một cách khách quan, toàn
diện, trung thực, đầy đủ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và nội
dung cơ bản của tư tưởng cách mạng, tư tưởng quân sự cũng như những công
hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam. Vì thế, đây
là những tài liệu rất có giá trị đối với việc nghiên cứu đề tài luận án.
Ngoài ra, cuốn sách Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh của Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam [26] cũng giới thiệu một cách khá toàn diện và hệ thống tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh bao gồm từ nguồn gốc, quá trình hình thành và
phát triển, nội dung tư tưởng. Đặc biệt cuốn sách đã làm sáng tỏ tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa; về khởi nghĩa vũ trang
và chiến tranh cách mạng; về chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ
20
trang nhân dân; về nghệ thuật quân sự; về xây dựng căn cứ địa cách mạng và
hậu phương vững chắc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, v.v...
Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò nhân tố chính trị - tinh
thần trong chiến tranh của Nguyễn Mạnh Hưởng [87] đã trình bày tương đối
đầy đủ những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò nhân tố
chính trị tinh thần trong chiến tranh và yêu cầu vận dụng vào sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt, dựa trên cơ sở truyền thống dân tộc,
quan điểm mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã phân tích, luận giải
mối quan hệ giữa nhân tố chính trị tinh thần với các yếu tố khác trong chiến
tranh, nhất là với yếu tố vật chất, kỹ thuật. Theo tác giả, nhân tố chính trị tinh
thần thuộc về con người, nó là sức mạnh tổng hợp được tạo nên từ nhiều yếu
tố, như lập trường tư tưởng và ý chí quyết tâm của con người. Nó có quan hệ
mật thiết với các yếu tố khác, nhất là với VKTBKT.
Là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước
(KX.DL.92-12: Nghiên cứu một số vấn đề chiến lược trong lịch sử 30 năm
chiến tranh giải phóng (1945-1975)), cuốn sách Giải quyết một số vấn đề kỹ
thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến (1945-1975) của Viện Lịch sử Quân
sự Việt Nam [25] đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể đường lối, quan điểm
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong việc giải quyết các vấn đề về kỹ thuật quân sự, chủ yếu là vũ khí trang
bị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ
quốc. Qua đó, cuốn sách nêu lên một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược về kỹ
thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát
triển ngành kỹ thuật quân sự của quân đội hiên nay.
Cuốn sách Hồ Chí Minh nhà chiến lược quân sự thiên tài của Viện
Lịch sử Quân sự Việt Nam [23] đã tập hợp những bài viết tiêu biểu của một
số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, các
nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng quân sự Hồ Chí
Minh. Các bài viết tập trung phân tích, luận giải, làm rõ những cống hiến vĩ
21
đại của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quân sự đối với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam; khẳng định tính sáng tạo, giá trị lý luận và thực
tiễn to lớn của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Nổi bật trong cuốn sách có bài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam của tác giả Lê Văn Thái. Bài viết phân tích một cách khá sâu
sắc những quan điểm của Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong
xây dựng quân đôi và khẳng định: “Tư tưởng phát huy nhân tố con người,
“Người trước, súng sau” là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng
quân đội, đào tạo cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [23, tr.372].
Với dung lượng 247 trang, cuốn sách Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
của Trần Thị Minh Tuyết [140] trình bày một cách khá toàn diện và hệ thống
những vấn đề cơ bản về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, bao gồm khái niệm,
đặc điểm, cơ sở hình thành, quá trình phát triển, nội dung và giá trị vận dụng
trong giai đoạn hiện nay. Một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh mà tác giả đề cập trong cuốn sách đó là tư tưởng về xây
dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Ở đây, tác giả dành một phần để phân
tích, làm rõ quan điểm “Người trước, súng sau”, chú trọng nhân tố con người
trong xây dựng lực lượng vũ trang của Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học đề cập và luận giải những nội
dung cơ bản trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Tiêu biểu như bài viết Tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người của Nguyễn Văn Tài
[122] đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với tư cách là một
thực thể xã hội, bao hàm sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người
xã hội, sự thống nhất giữa con người với giai cấp và nhân loại. Tác giả nhấn
mạnh con người có vai trò to lớn và quyết định sự phát triển của xã hội. Vì
vậy, cần phải phát huy nhân tố con người trên tất cả các phương diện của đời
sống xã hội, kể cả trên phương diện quân sự.
22
Bài viết Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa trong chiến
tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc của Nguyễn Bá Dương [41] đã phân tích
một cách sâu sắc cơ sở khoa học và những nội dung cơ bản, ý nghĩa của tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Tác giả nhấn
mạnh, nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ
trang là quan điểm “Người trước, súng sau”. Bởi vì, vũ khí là cần, nhưng
quan trọng hơn là con người làm ra súng, vác súng, sử dụng súng.
Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò con người và phát huy nhân
tố con người trong lĩnh vực hoạt động quân sự của Nguyễn Văn Thế [126] đã
chỉ rõ, theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, vấn đề đáng sợ của cách mạng
không phải là thiếu vũ khí, mà chỉ sợ có vũ khí lại không có người sử dụng.
Cho nên, cách mạng muốn thành công thì phải thực hiện phương châm
“Người trước, súng sau”, tức là phải coi trọng và phát huy nhân tố con người,
đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng vũ khí trong hoạt động quân sự.
Đây là một trong những sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh trong xây dựng
lực lượng vũ trang, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tư
tưởng này cũng hoàn toàn đối lập với quan điểm của những người theo học
thuyết “vũ khí luận” và cũng xa lạ với quan điểm tuyệt đối hóa vai trò con
người, phủ nhận vai trò các yếu tố khác.
Bài viết Vận dụng luận điểm “Người trước, súng sau” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh phát huy nhân tố con người trong chiến tranh công nghệ cao của
Nguyễn Quang Oánh [111] cũng đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí thông qua luận điểm “Người trước,
súng sau”. Đặc biệt, tác giả liên hệ, vận dụng quan điểm đó của Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh
phát triển công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp, sản xuất,
mua sắm vũ khí trang bị, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng
và phát huy nhân tố con người.
23
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn, luận án bước đầu nghiên cứu về
tư tưởng Hồ Chí Minh và ít nhiều đề cập đến tư tưởng của Người về vấn đề
con người và vũ khí như Luận án Tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa - hiện
đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Lê Quang Hoan [68], tiếp cận từ góc độ triết
học, tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người đối với
sự phát triển của xã hội và việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa,
đồng thời làm rõ những giải pháp cơ bản nhằm vận dụng phát huy nhân tố con
người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận án Tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con
người toàn diện của Nguyễn Hữu Công [38] đã đề cập đến những nội dung cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, bao gồm
cả đức - trí - thể - mỹ. Từ đó, tác giả khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không
những có giá trị to lớn trong việc chỉ đạo, xây dựng và phát triển sự nghiệp
giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và phát triển con người toàn diện trước đây mà
còn tiếp tục soi đường, chỉ lối cho chiến lược trồng người, xây dựng và phát
triển con người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay.
Từ góc độ khoa học quân sự, tác giả Đỗ Thanh Minh trong Luận án
Tiến sĩ Quân sự Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít
địch nhiều vào sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng thủ chiến lược [93]
đã phân tích làm rõ cơ sở khoa học và những nội dung cơ bản của việc nghiên
cứu vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều vào sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng thủ chiến lược. Trong đó,
tác giả nhấn mạnh thực chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy nhỏ thắng lớn,
lấy ít địch nhiều là nghệ thuật phát huy súc mạnh tổng hợp trong tổ chức và
sử dụng lực lượng để một dân tộc nhỏ hơn, một quân đội ít hơn, với vũ khí
24
trang bị kém hiện đại hơn nhưng vẫn có thể đánh thắng kẻ thù xâm lược có
đội quân đông hơn, có vũ khí trang bị hiện đại hơn” [93, tr.23]. Cũng theo tác
giả, sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù của dân tộc ta được tạo ra từ
việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với vũ khí trang bị, trong đó
con người luôn đóng vai trò quyết định và vũ khí trang bị là yếu tố không thể
thiếu được. Đây chính là một trong những nét đặc sắc, thể hiện tính khoa học
và sáng tạo của nhà tư tưởng, nhà chiến lược quân sự Hồ Chí Minh đã được
kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Tác giả Lê Thị Hương trong Luận án Tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hồ
Chí Minh về con người, về xây dựng con người và sự vận dụng tư tưởng đó
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay [86] đã nghiên cứu và trình bày
một cách có hệ thống những vấn đề nguồn gốc hình thành và nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng con người; quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và xây dựng con người; đánh giá một
số thành tựu, hạn chế của việc xây dựng con người trong công cuộc đổi mới
và đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm tiếp tực xây dựng và phát triển
con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả
chỉ rõ Hồ Chí Minh đã tiếp cận con người từ phương diện cá nhân và phương
diện xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ thể của con người đối với mọi
hoạt động của xã hội. Con người là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu vừa là động
lực của sự phát triển xã hội. Vì thế, trong chiến lược xây dựng và phát triển
con người phải luôn quan tâm xây dựng con người một cách toàn diện cả về
đạo đức, trí tuệ, sức khỏe và thẩm mỹ.
Luận án Chính trị học Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chính trị
trong Quân đội nhân dân Việt Nam và vận dụng trong giai đoạn hiện nay của
Đàm Thế Vinh [158] đã nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam,
thực trạng và phương hướng, biện pháp vận dụng trong giai đoạn hiện nay.
25
Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
chính trị trong quân đội. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới quan điểm của Hồ
Chí Minh trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; làm
tốt công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựng và phát huy nhân tố con người,
phát huy sức mạnh nhân tố chính trị - tinh thần của các bộ, chiến sĩ trong xây
dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, những công trình khoa học trên đây, bằng nhiều cách tiếp cận
khác nhau đã ít nhiều đưa ra các luận cứ khoa học, trình bày, phân tích, luận
giải làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư
tưởng quân sự của Người nói riêng, trong đó có vấn đề con người và vũ khí,
mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động quân sự. Đây là những công trình bổ
ích, rất có giá trị tham khảo để luận án hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ
LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án trên
đây cho thấy:
Một là, một số công trình nghiên cứu đã bước đầu trình bày được nội
hàm một số khái niệm có liên quan như khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh, con người, vũ khí, mối quan hệ giữa con người
và vũ khí trong chiến tranh. Tuy nhiên, khái niệm trung tâm của đề tài là tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí thì chưa có
công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Hai là, nhìn chung các công trình nghiên cứu đã ít nhiều bàn về nguồn
gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng quân
sự Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có tư tưởng về mối quan hệ giữa con
người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Tuy nhiên, do giới hạn bởi phạm vi
nghiên cứu nên các tác phẩm trên đây mới chỉ nghiên cứu và trình bày một
26
cách hệ thống nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đến nay, chưa có công trình nào
nghiên cứu và trình bày đầy đủ, hệ thống cơ sở hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động
quân sự.
Ba là, hầu hết các công trình nghiên cứu ít nhiều đã đề cập đến nội
dung mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự theo các
góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
mới chỉ dừng lại ở góc độ bài viết, trình bày một cách sơ lược, khái quát, chưa
có công trình nào nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, toàn diện về tư
tưởng này của Người.
Bốn là, một số công trình nghiên cứu nêu trên đã bước đầu làm rõ giá
trị và sự vận dụng phát triển tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong thực tiễn
cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở
phạm vi bài báo khoa học hoặc bài viết tham luận nên không thể trình bày đầy
đủ các vấn đề về việc vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, nhất là tư
tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
Như vậy, cho đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu liên
quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người, hay đề cập
tới mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự dưới các
góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách cơ bản, hệ thống, toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
Tác giả luận án sẽ kế thừa, tiếp thu và phát triển những thành quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đã đạt được trước đây. Đồng thời, tiếp tục
27
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí
trong hoạt động quân sự một cách cơ bản, chuyên sâu và hệ thống với tính
cách là một tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập. Do đó,
luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề cụ thể sau:
Một là, xây dựng khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
Hai là, bổ sung, phát triển, làm rõ hơn cơ sở hình thành, quá trình phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong
hoạt động quân sự.
Ba là, trình bày một cách hệ thống và toàn diện những nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong
hoạt động quân sự.
Bốn là, làm rõ giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự là một
nội dung đặc sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đã dẫn dắt cách mạng
Việt Nam đến những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc và tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay. Vì thế, thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về mối quan hệ
giữa con người và vũ khí nói riêng dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau
tùy theo mục đích nghiên cứu.
Mỗi công trình nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định trong
việc làm sáng tỏ cơ sở hình thành, quá trình phát triển, những nội dung cơ
bản cũng như giá trị to lớn của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó có
28
tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, một số công trình nghiên
cứu còn phân tích đánh giá làm rõ những yêu cầu và quan điểm, biện pháp
vận dụng và phát triển những tư tưởng ấy trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
Mặc dù đã được đề cập ít nhiều trong các công trình nghiên cứu trước
đây, song tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí
trong hoạt động quân sự mới chỉ dừng lại ở phạm vi những bài nghiên cứu
ban đầu, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cơ bản và
hệ thống. Tác giả luận án sẽ tiếp thu những kết quả nghiên cứu ấy, đồng thời
tích cực thu thập, xử lý, đánh giá tổng quan các công trình, tài liệu có liên
quan để làm sáng tỏ những vấn đề mà mục tiêu, nhiệm vụ luận án đã đề ra.
29
Chương 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI
VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2.1.1. Hoạt động quân sự
Quân sự là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội. Ở phương Tây,
quân sự được hiểu là các hoạt động có liên quan đến lực lượng vũ trang, đến
chiến tranh, đến binh lính. Ở phương Đông thường dùng thuật ngữ “việc
binh” để diễn tả những hoạt động này. Tuy nhiên, thuật ngữ “việc binh” có
nội dung rộng lớn, mang tính chất toàn diện và tổng hợp cao hơn. Nó không
giới hạn ở quân đội, chiến tranh, binh lính mà bao quát tất cả các hoạt động có
liên quan đến việc tạo nguồn sức mạnh và sử dụng sức mạnh tinh thần và vật
chất của dân tộc để cứu nước và giữ nước.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “hoạt động quân sự” được dùng phổ biến để chỉ
tất cả các hành động quân sự hoặc mang mục đích quân sự. Theo Từ điển
Bách khoa quân sự Việt Nam của Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự - Bộ
Quốc phòng, hoạt động quân sự được hiểu là:
những hành động quân sự hoặc có mục đích quân sự. Như xây dựng
các kế hoạch quân sự, tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng làng xã
chiến đấu, phát động và tiến hành chiến tranh du kích, tổ chức và
thực hành động viên thời chiến, xây dựng căn cứ quân sự (sân bay,
bến cảng…), những hành động chiến đấu của bộ đội và sự giúp đỡ
trực tiếp cho các hành động chiến đấu (làm đường, tải đạn, cứu
thương…) [13, tr.485].
Từ khái niệm trên, có thể thấy hoạt động quân sự là các hành động của
con người trong việc chuẩn bị chiến đấu, thực hành chiến đấu và các hành
động khác nhằm phục vụ cho mục địch quân sự.
Như vậy, hoạt động quân sự là tất cả các hành động của con người
trong lĩnh vực quân sự hoặc mang mục đích quân sự.
30
2.1.2. Con người trong hoạt động quân sự
Con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên. Để tồn tại và
phát triển, con người không ngừng nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và
bản thân, hình thành nên các mối quan hệ xã hội của mình. Điều này đã được
C. Mác khẳng định: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [28, tr.10]. Từ điển Bách khoa Việt Nam
cũng chỉ rõ: “con người vừa là sản phẩm của sự phát triển xã hội, vừa là chủ
thể của sự phát triển ấy” [84, tr.566]. Những quan niệm này cho thấy: Thứ
nhất: Con người là một thực thể sinh học và xã hội. Thứ hai: Bản chất con
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Thứ ba: Con người vừa là sản
phẩm vừa là chủ thể của lịch sử.
Trên cơ sở quan niệm chung về “con người”, nội hàm khái niệm “con
người trong hoạt động quân sự” được hiểu trước hết là những cá nhân hiện
thực, những thực thể xã hội sinh động có sự thống nhất giữa mặt sinh học và
mặt xã hội, giữa yếu tố vật chất và tinh thần, cùng toàn bộ những hành động
quân sự hoặc mang mục đích quân sự. Con người trong hoạt động quân sự
còn là những tập thể quân sự gồm các thành viên được gắn kết với nhau theo
một cơ chế tổ chức quân sự thống nhất và chặt chẽ, nhằm thực hiện tốt các
nhiệm vụ mang mục đích quân sự.
Theo đó, con người trong hoạt động quân sự ở Việt Nam là các cán bộ,
chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, trong thế trận chiến tranh nhân
dân Việt Nam, toàn dân đều tham gia vào hoạt động quân sự. Cho nên, ngoài
lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt trực tiếp thực hiện các hành động
quân sự, còn có đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động mang
mục đích quân sự để phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, con người trong hoạt động quân sự là những cá nhân và tập
thể trực tiếp sử dụng vũ khí để chiến đấu hoặc gián tiếp tham gia chiến đấu
thông qua các hành động phục vụ chiến đấu và các hành động khác mang
31
mục đích quân sự. Trong đó, con người trong lực lượng vũ trang là lực lượng
nòng cốt.
2.1.3. Vũ khí trong hoạt động quân sự
Vũ khí là một yếu tố vật chất quan trọng không thể thiếu trong hoạt
động quân sự. Dưới sự điều khiển của con người, vũ khí là cơ sở vật chất tạo
ra sức mạnh chủ yếu trong hoạt động quân sự. Theo Từ điển Bách khoa quân
sự Việt Nam, khái niệm vũ khí trong hoạt động quân sự được hiểu là “phương
tiện kỹ thuật hoặc tổ hợp phương tiện kỹ thuật dùng tiêu diệt đối phương
trong đấu tranh vũ trang” [13, tr.1179].
Khái niệm trên cho thấy, vũ khí trong hoạt động quân sự là những
phương tiện kỹ thuật quân sự mà con người sử dụng để tiêu diệt đối phương
trong đấu tranh vũ trang. Chúng bao gồm các phương tiện trực tiếp tiêu diệt
đối phương, các phương tiện đưa đến mục tiêu và các phương tiện bảo đảm,
hỗ trợ khác. Hay nói cách khác, vũ khí là những phương tiện chiến đấu và bổ
trợ chiến đấu. Phương tiện chiến đấu là các khí tài trực tiếp tham gia chiến
đấu như: súng đạn, phương tiện cơ giới, phương tiện thông tin, trinh sát, chỉ
huy, ngụy trang, v.v... Phương tiện bổ trợ chiến đấu là những máy móc vận
tải, sửa chữa, các phương tiện bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, v.v...
Khái niệm vũ khí vừa mang tính xác định lại vừa không xác định. Là
khái niệm xác định khi nó được phân biệt với các công cụ không chuyên biệt
khác, như “công cụ tinh thần”. Là khái niệm không xác định, vì ngoài vũ khí
chuyên dùng, còn có các phương tiện vật chất mà trong những tình huống cụ
thể nhất định, có thể được sử dụng với tư cách là vũ khí như nước, lửa, v.v...
Như vậy, vũ khí trong hoạt động quân sự là những phương tiện kỹ
thuật được con người sử dụng như một công cụ để chiến đấu tiêu diệt đối
phương và phục vụ cho những hành động mang mục đích quân sự.
2.1.4. Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự
Hoạt động quân sự là những hành động chiến đấu tiêu diệt đối phương
và các hành động khác mang mục đích quân sự của con người. Hoạt động
32
quân sự được diễn ra với những hành động chủ yếu của con người và vũ khí.
Cho nên, con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản nhất trong hoạt động quân
sự. Điều này đã được Ph. Ăngghen khẳng định: “Vũ trang, biên chế, tổ chức,
chiến lược, chiến thuật phụ thuộc trước hết... việc phát minh ra những vũ khí
tốt hơn và thay đổi trong nhân lực, tức là người lính” [114, tr.39]. V.I. Lênin
cũng chỉ rõ: “Dù là quân đội giỏi nhất, dù là những người trung thành nhất với
cách mạng, cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được trang bị
vũ khí, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ” [149, tr.359].
Trong hoạt động quân sự, con người là chủ thể sáng tạo ra vũ khí và
sử dụng vũ khí như một công cụ để thực hiện các hành động quân sự theo ý
chí của mình, nhằm đạt được những mục đích quân sự đã đề ra. Về phần
mình, vũ khí cần có sự điều khiển của con người để phát huy được sức
mạnh và khả năng tiềm ẩn sẵn có thành hiện thực. Đồng thời, bằng uy lực
và sức mạnh của mình, vũ khí giúp con người thực hiện được ý chí chiến
đấu của họ. Do đó, con người và vũ khí luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong hoạt động quân sự. Hay nói cách khác, con người và vũ khí có
mối quan hệ biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất là hoạt động quân
sự. Đây cũng là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu nhất, có ý nghĩa quyết định
sức mạnh trong hoạt động quân sự.
Việc xem xét, giải quyết mối quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp đến
sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang cũng như sức mạnh quân sự của
mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mối quan hệ và sự ảnh hưởng này luôn thay đổi và
phát triển theo các hoạt động quân sự. Trong sự thay đổi và phát triển ấy, con
người luôn là chủ thể giữ vai trò quyết định, vũ khí là cơ sở vật chất của hoạt
động quân sự và tác động to lớn trở lại con người. Do đó, cần phải có sự kết
hợp chặt chẽ giữa con người với vũ khí để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho
hoạt động quân sự.
Như vậy, mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân
sự là sự liên hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người và
33
vũ khí. Trong đó, con người là chủ thể giữ vai trò quyết định, vũ khí là yếu tố
quan trọng của hoạt động quân sự.
2.1.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ
khí trong hoạt động quân sự
Là một nhà chiến lược quân sự xuất sắc của dân tộc, Hồ Chí Minh
thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động quân sự của đất nước.
Theo Người sức mạnh của hoạt động quân sự là sức mạnh tổng hợp các yếu
tố vật chất và tinh thần của cả đất nước, cả dân tộc trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Trong đó, con người và vũ khí là những yếu tố cơ bản
nhất, có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa con
người và vũ khí sẽ góp phần phát huy cao nhất sức mạnh tinh thần và trí
tuệ của con người cũng như nâng cao hiệu quả uy lực của vũ khí, từ đó tạo
ra sức mạnh tổng hợp cho hoạt động quân sự. Đặc biệt, đối với cách mạng
Việt Nam, tiến hành chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn mọi mặt, lại phải chiến đấu
chống lại kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần cả về kinh tế và quân sự, nhất là
VKTBKT quân sự hiện đại thì việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa con
người và vũ khí càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Nắm vững phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà
chiến lược quân sự tài ba Hồ Chí Minh đã có những lập luận khoa học và
thuyết phục về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân
sự. Theo Người, vũ khí là quan trọng và cần thiết cho cách mạng, nhưng
con người còn quan trọng và cần thiết hơn. Bởi con người là chủ thể sáng
tạo và điều khiển vũ khí, làm cho vũ khí phát huy được uy lực và sức mạnh
trong chiến đấu. Cho nên, phải tuyên truyền vận động đông đảo quần chúng
nhân dân tham gia cách mạng, có nhân dân là sẽ có vũ khí. Cùng với đó,
bằng tư duy quân sự sáng suốt, Người sớm nhận thấy sự cần thiết của vũ
khí đối với con người trong hoạt động quân sự. Vũ khí là công cụ, phương
34
tiện chiến đấu của con người, là cơ sở vật chất nối dài các giác quan của
con người, làm cho con người mạnh mẽ hơn trong chiến đấu. Cho nên, bên
cạnh việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, cần phải tìm kiếm
nguồn vũ khí và không ngừng nâng cao chất lượng vũ khí trong hoạt động
quân sự. Với những quan điểm khoa học và đúng đắn, sáng tạo đó, Hồ Chí
Minh đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong
thực tiễn quân sự Việt Nam, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho lực lượng vũ
trang và cách mạng để giành chiến thắng trước kẻ thù.
Nghiên cứu về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự nói riêng, các
nhà lãnh đạo của Đảng, các tướng lĩnh quân đội, các nhà khoa học đã bước
đầu đề cập và khái quát một số nội hàm chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về
mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
Trong tác phẩm Hồ Chí Minh và những vấn đề quân sự của cách mạng
Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã khái quát tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí
Minh về giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí là: “Trong tác chiến
phải phát huy tinh thần và dựa vào ưu thế chính trị để đánh địch; vũ khí thô
sơ, nhưng tinh thần dũng cảm, biết tích cực tìm địch mà đánh, hễ đánh là
quyết thắng, trong mọi trường hợp gay go, quyết liệt đều phải có tinh thần
“cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh” [35, tr.28].
Trong tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng khẳng định: “Nét nổi bật trong
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang là “Người
trước, súng sau”, “vũ khí là cần nhưng quan trọng hơn là con người vác
súng”” [63, tr.225].
Nhà nghiên cứu Song Thành trong tác phẩm Hồ Chí Minh nhà tư tưởng
lỗi lạc cũng khái quát: “Trong quan hệ giữa con người và vũ khí, Người nêu
các quan điểm “Người trước, súng sau”. Đề cao con người nhưng không xem
35
nhẹ vai trò của vũ khí, kỹ thuật, nhắc nhở phải biết phát huy cao độ uy lực của
vũ khí có trong tay để chiến thắng”[123, tr.596].
Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đều thống nhất khẳng định:
“Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Hồ Chí Minh đã nêu lên một
quan điểm hết sức quan trọng, đó là quan điểm “Người trước, súng sau”.
Người và vũ khí là cần thiết, là không thể thiếu trong việc xây dựng lực lượng
vũ trang, nhưng điều quyết định là con người cầm vũ khí” [83, tr.250-251].
Từ sự phân tích trên và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, có thể
xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí
trong hoạt động quân sự là hệ thống những quan điểm cơ bản về con người,
vũ khí và sự tác động biện chứng qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người
và vũ khí trong hoạt động quân sự; những chủ trương, biện pháp giải quyết
mối quan hệ giữa con người và vũ khí, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để
giành thắng lợi trong hoạt động quân sự của cách mạng Việt Nam”. Nói một
cách ngắn gọn hơn, đó là tư tưởng giải quyết mối quan hệ giữa con người và
vũ khí trong điều kiện thực tiễn quân sự của cách mạng Việt Nam.
Với khái niệm trên, luận án đã tiếp cận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự” với tính cách là
một tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập. Cách tiếp cận này,
bước đầu chỉ ra những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan
hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, nhất là về nội dung và
giá trị của tư tưởng.
2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
2.2.1. Truyền thống giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ
khí trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
rất hào hùng, vẻ vang. Mặc dù phải đấu tranh chống kẻ thù xâm lược mạnh
36
hơn gấp nhiều lần, nhưng dân tộc Việt Nam luôn biết cách để giành được
chiến thắng. Một trong những nét nổi bật, góp phần to lớn làm nên thắng lợi
đó là bởi dân tộc Việt Nam luôn biết kết hợp chặt chẽ giữa con người và vũ
khí trong các hoạt động quân sự để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Kinh nghiệm
quý báu này đã trở thành một trong những truyền thống quân sự độc đáo của
dân tộc Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
Đế chống lại kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh, quân số đông,
dân tộc Việt Nam phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, trong đó
sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của con người luôn được đặt lên hàng
đầu. Nhiều vị vua hiền giỏi việc nước, nhiều anh hùng dân tộc đã đưa ra
những quan niệm chủ trương đúng đắn nhằm phát huy nhân tố con người
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Lý Thường Kiệt ở thế kỷ XI là một
trong những đại diện tiêu biểu cho tư tưởng ấy. Ông luôn “làm việc thì siêng
năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ
quần chúng, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên dân kính trọng” [157,
tr.362]. Trần Hưng Đạo ở thế kỷ XIII từng khuyên vua Trần Anh Tông kế
sách giữ nước đó là: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc đó là thượng
sách để giữ nước” [90, tr.118]. Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV cũng chỉ ra cội
nguồn của sức mạnh giữ nước chính là lòng dân, “chở thuyền và lật thuyền
cũng là dân”[135, tr.87]...
Thấy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, những nhà quân sự
kiệt xuất của dân tộc Việt Nam luôn biết dựa vào nhân dân, tổ chức, động
viên trăm họ cùng nhau đứng lên đánh giặc, giữ nước. Lý Thường Kiệt dẫn
quân vào đất Tống triệt phá các căn cứ quân sự của giặc ở Ung Châu - Khâm
Châu - Liêm Châu (1075), ông đã huy động được cả quân triều đình, quân
địa phương vùng miền núi và đông đảo nhân dân đi theo, ủng hộ giúp đỡ.
Hoặc nhà Trần, ba lần tổ chức kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên là ba
lần thực hiện chủ trương “cả nước đánh giặc”. Vì thế, đã tiêu diệt, tiêu hao
nhiều sinh lực địch làm tinh thần chúng suy sụp, mất sức chiến đấu dẫn đến
37
thất bại. Sau này, Trần Hưng Đạo đã tổng kết nguyên nhân của thắng lợi đó
là do “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức” nên đã đánh tan
quân giặc.
Tinh thần ấy cũng được thể hiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống
quân Minh của nhà Lê ở thế kỷ XV. Lê Lợi và Nguyễn Trãi không những
thấy sức mạnh của tinh thần yêu nước và chính nghĩa, sức mạnh của nhân
dân, mà còn biết dựa vào dân, thực hiện đoàn kết và tổ chức nhân dân đánh
giặc cứu nước. Vì vậy, quân khởi nghĩa không chiến đấu đơn độc, lẻ loi mà
luôn được sự hưởng ứng, tham gia của các tầng lớp nhân dân yêu nước.
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỷ XVIII nêu khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu
chia cho người nghèo” đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân,
nhất là nông dân tham gia. Trong cuộc đại phá quân Thanh ở Thăng Long
đầu xuân Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân đã được đông đảo nhân dân Bắc Hà
hưởng ứng, khiến cho quân “đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như nước thủy
triều dâng”. Vì thế, chỉ trong vòng 6 ngày đêm (từ ngày 25 đến 30-1-1789),
10 vạn quân của Quang Trung đã phá tan tành hơn 29 vạn quân Thanh... Đó
là những minh chứng sinh động cho kinh nghiệm phát huy sức mạnh toàn
dân, đánh giặc trong nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Cùng với việc chăm lo sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân trong đấu
tranh chống giặc ngoại xâm, dân tộc Việt Nam cũng rất coi trọng việc rèn đúc
chiến cụ, sắm sửa, chế tạo và sử dụng vũ khí để chống giặc.
Do phải thường xuyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ngay từ rất sớm
dân tộc Việt Nam đã biết chế tạo và sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau để
chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Buổi đầu chống giặc, vũ khí được chế tạo từ
những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, như tre, nứa, gỗ, đá... thành các loại
cung nỏ, dao, kiếm, rìu, búa... Về sau, với sự phát triển của kỹ thuật, vũ khí
được chế tạo bằng kim loại như đồng, sắt, thuốc nổ...
Ngay từ nhà nước Văn Lang, người Việt đã biết chế tạo nhiều thứ vũ
khí để đánh giặc như các loại cung nỏ bắn tên nứa, tên tre vót nhọn hoặc mũi
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ

More Related Content

What's hot

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Man_Ebook
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêm
Kelvin Hoàng
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
Học Huỳnh Bá
 
Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1).
Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1). Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1).
Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1).
Nguyễn Ngọc Hoàng
 
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóaQuan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Son Lã
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Kelsi Luist
 

What's hot (20)

Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
 
slide Văn Miếu Quốc Tử Giám
slide Văn Miếu Quốc Tử Giámslide Văn Miếu Quốc Tử Giám
slide Văn Miếu Quốc Tử Giám
 
Power point của khiêm
Power point của khiêmPower point của khiêm
Power point của khiêm
 
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
 
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lýđốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
đốI tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO TranTim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
Tim hieu cach mang thang 8 1945 by TinhBGO Tran
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà GiangLuận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
Luận văn: Tội mua bán người, mua bán trẻ em tại tỉnh Hà Giang
 
Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1).
Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1). Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1).
Thuyết trình chương 6 cntbnndq (1).
 
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
Chng1ttnghchinh 121023115826-phpapp02
 
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
Bài Giảng Những Vấn Đề Tâm Lý Tập Thể
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
 
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAYLuận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
Luận văn: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, HAY
 
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóaQuan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân.
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbsclTài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
 

Similar to TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ

Similar to TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ (20)

Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
Luận án: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNVQ...
 
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
Luận văn: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị hiện nay theo TTNV...
 
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
Xây dựng Quân đội nhân dân chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
Luận án: Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng C...
 
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công anVận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
Vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con ngườiTư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và quyền con người
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ QUYỀN CON NGƯỜI_10310112052019
 
Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nh...
Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nh...Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nh...
Công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nh...
 
Ban dich day quoc phong
Ban dich day quoc phongBan dich day quoc phong
Ban dich day quoc phong
 
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
Đổi mới giáo dục lý luận chính trị trong các học viện quân sự, HAY - Gửi miễn...
 
Luận án: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay th...
Luận án: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay th...Luận án: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay th...
Luận án: Xây dựng phong cách ứng xử của Công an nhân dân Việt Nam hiện nay th...
 
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệVai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
Vai trò của UBND phường thực hiện về pháp luật về dân quân tự vệ
 
Đề tài: Nguồn nhân lực trong hệ thống báo chí Công an Nhân dân
Đề tài: Nguồn nhân lực trong hệ thống báo chí Công an Nhân dânĐề tài: Nguồn nhân lực trong hệ thống báo chí Công an Nhân dân
Đề tài: Nguồn nhân lực trong hệ thống báo chí Công an Nhân dân
 
Quốc-phòng.docx
Quốc-phòng.docxQuốc-phòng.docx
Quốc-phòng.docx
 
Vận dụng tư tưởng dân là gốc của Hồ Chí Minh vào công tác dân vận ở thành phố...
Vận dụng tư tưởng dân là gốc của Hồ Chí Minh vào công tác dân vận ở thành phố...Vận dụng tư tưởng dân là gốc của Hồ Chí Minh vào công tác dân vận ở thành phố...
Vận dụng tư tưởng dân là gốc của Hồ Chí Minh vào công tác dân vận ở thành phố...
 
Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà NẵngLuận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
Luận văn: Pháp luật về quốc phòng của UBND cấp xã Tp Đà Nẵng
 
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAYLuận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
Luận án: Quan niệm về con người trong triết học của C.Mác, HAY
 
Ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng cu...
Ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng cu...Ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng cu...
Ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng cu...
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện ...
 
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
Luận án: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh - Gửi miễn phí q...
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN MINH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN MINH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Trần Minh Trưởng 2. PGS,TS Nguyễn Minh Đức HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Văn Minh
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 7 1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 29 2.1. Một số khái niệm 29 2.2. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 35 2.3. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 54 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 63 3.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất của mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 63 3.2. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 80 3.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 89 CHƯƠNG 4: GIÁ TRỊ VÀ ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 110 4.1. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự 110 4.2. Định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 128 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ VKCNC : Vũ khí công nghệ cao VKTBKT : Vũ khí trang bị kỹ thuật XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chiến lược quân sự thiên tài, người đặt nền móng cho việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là luôn coi trọng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Bởi vì, trong hoạt động quân sự, con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản nhất làm nên sức mạnh. Hai yếu tố này có mối quan hệ mật thiết, tác động biện chứng qua lại với nhau. Trong đó, con người là nhân tố giữ vai trò quyết định, còn vũ khí là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nhận thức và chỉ đạo giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí, là cơ sở để xây dựng và nâng cao sức mạnh quân sự trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự là một tư tưởng khoa học, đúng đắn, sáng tạo được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy là một trong những cơ sở khoa học quan trọng cho việc hình thành đường lối cách mạng, đường lối quân sự của Đảng, đã dẫn dắt quân đội và nhân dân Việt Nam đến những thắng lợi huyền thoại trong quá khứ khi đánh thắng những cường quốc tư bản xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn nhiều lần, nhất là vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) quân sự hiện đại, đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn; đồng thời, cổ vũ, động viên nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân thế giới. Đặc biệt, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện tại cũng như tương lai sau này, tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục là nền tảng tư tưởng soi đường, chỉ lối cho công cuộc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, tăng
  • 7. 2 cường sức mạnh quân sự của đất nước. Vì thế, tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa dân tộc to lớn mà còn mang những giá trị thời đại sâu sắc. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, nhất là những xung đột, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo trên Biển Đông đang diễn ra ngày một gay gắt, đặt ra những yêu cầu mới về sức mạnh quân sự, quốc phòng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, lợi dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các thế lực hiếu chiến đang ra sức chế tạo, sản xuất hàng loạt các loại VKTBKT quân sự hiện đại, đẩy chiến tranh tới một trình độ cao hơn - chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao (VKCNC). Cùng với đó, các lực lượng hiếu chiến đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm khuếch trương, đề cao và tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí, hạ thấp vai trò của con người trong hoạt động quân sự. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, như tâm lý lo sợ trước sức mạnh của vũ khí hiện đại, hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sức mạnh của lực lượng và phương tiện hiện có, thiếu quyết tâm chiến đấu và lòng tin vào sức mạnh chính trị - tinh thần của con người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Tình hình trên đòi hỏi cần phải làm rõ cơ sở khoa học của mối quan hệ giữa con người và vũ khí, nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của con người, sự quan trọng và cần thiết của vũ khí. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về mối quan hệ giữa con người và vũ khí; xây dựng và củng cố niềm tin vào sức mạnh của con người, sức mạnh của nhân tố chính trị - tinh thần, sức mạnh của chính nghĩa; đồng thời, nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán, loại bỏ những quan điểm, nhận thức sai lầm, phiến diện và những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch; đặc biệt, có những biện pháp giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu một cách cơ bản, nhằm hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong
  • 8. 3 hoạt động quân sự, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối quân sự của Đảng, cũng như xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình hiện nay là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất sâu sắc. Do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự” làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Hồ Chi Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số định hướng nhằm tiếp tục vận dụng và phát huy hơn nữa tư tưởng của Người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ cơ sở hình thành và quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Hệ thống hóa và luận giải làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Nêu lên những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. - Đề xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự.
  • 9. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, cơ sở hình thành và quá trình phát triển, những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự; những yếu tố tác động và định hướng vận dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Về không gian: Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn quân sự của cách mạng Việt Nam. - Về thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự từ năm 1920 đến năm 1969. Tuy nhiên, để làm rõ giá trị và định hướng vận dụng, luận án cũng cập nhật thêm thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận của luận án Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội cách mạng, nhất là những quan điểm về xây dựng nhân tố con người và bảo đảm VKTBKT quân sự cho cách mạng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, luận án còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, quy nạp - diễn dịch, diễn dịch - quy nạp, hệ thống hóa, khái quát hóa, v.v... Tùy từng nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu một cách phù hợp.
  • 10. 5 Phương pháp nghiên cứu tài liệu được luận án sử dụng chủ yếu ở chương tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm xem xét, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Qua đó, khái quát kết quả nghiên cứu, rút ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp - diễn dịch và diễn dịch - quy nạp để làm rõ các khái niệm có liên, cũng như xây dựng khái niệm trung tâm của luận án là tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm hệ thống hóa, làm rõ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự thông qua các tác phẩm, các sự kiện theo trình tự thời gian. Phương pháp lôgíc được sử dụng chủ yếu và kết hợp với các phương pháp khác như hệ thống hóa, khái quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn nhằm luận giải, làm rõ những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Đồng thời, những phương pháp này cũng được sử dụng để luận giải, làm rõ những định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 5. Đóng góp mới của luận án - Góp phần bước đầu xây dựng khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Hệ thống và làm sáng tỏ cơ sở hình thành, quá trình phát triển, nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Làm rõ những giá trị và nêu lên định hướng nhằm vận dụng và phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
  • 11. 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án bước đầu khái quát hóa, hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở hình thành, quá trình phát triển và những nội dung cơ bản, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Đồng thời, luận án cũng phân tích làm rõ những yếu tố tác động và đề xuất một số định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học cho việc giáo dục nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về sức mạnh con người - sức mạnh đích thực trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh phê phán những quan điểm, nhận thức sai lầm, những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng, phát triển tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vào việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, nâng cao sức mạnh quân sự của đất nước để bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, luận án cũng có thể làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh ở các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án và danh mục tại liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
  • 12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Sức mạnh quân sự là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản nhất. Do đó, vấn đề con người, vũ khí và mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng quân sự trên thế giới và đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được công bố, tiêu biểu như một số công trình sau: Cuốn sách Chiến tranh luận của Claudơvít [36], đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận quân sự của nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng ở nước Phổ. Trong đó, tác giả tập trung bàn luận về nguồn gốc, đặc điểm, biểu hiện của chiến tranh. Đặc biệt, tác giả luận giải làm rõ vai trò, mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản của hoạt động quân sự trong chiến tranh, nhất là về nhân tố tinh thần của con người và yếu tố vũ khí. Theo ông, đây là 2 yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động quân sự, song tinh thần của con người là yếu tố quyết định. Trong cuốn Bàn về Chiến tranh (tập 1) [37], Claudơvít cũng nhấn mạnh tới vai trò nhân tố tinh thần của con người trong chiến tranh khi cho rằng: “Những hiện tượng vật chất chỉ là cái cán bằng gỗ còn những hiện tượng tinh thần mới thực sự là kim khí quý, là lưỡi gươm sáng quắc” [37, tr.197]. Theo đó, Claudơvít đã tuyệt đối hóa và đề cao vai nhân tố tinh thần của con người, coi đây là nhân tố cơ bản nhất, có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia. Cuốn sách Khoa học kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại của G.J. Pơ- Cơ-Rôp-Sky [61] đã đi sâu nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng sâu sắc đến khoa học quân sự. Từ đó, tác giả nêu lên những triển vọng và hướng nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự. Đặc
  • 13. 8 biệt, tác giả làm rõ vai trò của khoa học kỹ thuật nhất là khoa học kỹ thuật quân sự đối với sức mạnh quân sự trong chiến tranh hiện đại. Đây là công trình rất có giá trị, đã giải quyết được một số vấn đề về mặt lý luận trong việc luận giải vai trò của khoa học kỹ thuật, của vũ khí trong chiến tranh. Là một công trình nghiên cứu cơ bản về mối quan hệ giữa con người và khí tài kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại, cuốn sách Con người và khí tài kỹ thuật trong chiến tranh hiện đại của V.K. A-Bra-Mốp [159] đã bàn luận khá kỹ về đặc điểm và vai trò của khí tài kỹ thuật; vai trò quyết định của con người trong chiến tranh hiện đại; phê phán quan điểm của các học giả tư sản về vai trò của con người và vũ khí trong chiến tranh. Tác giả cho rằng: “Con người và khí tài kỹ thuật là công cụ chủ yếu của chiến tranh… ” [159, tr.3] và trong chiến tranh hiện đại, vũ khí kỹ thuật ngày càng có vai trò to lớn nhưng không hạ thấp vai trò của con người mà trái lại càng nâng cao vai trò con người. Cuốn sách đã cung cấp thêm các luận cứ khoa học, làm rõ một số khía cạnh về vai trò của con người và vũ khí trong chiến tranh. Cuốn sách Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng sẵn sàng chiến đấu của tác giả M.V. Ph Run-đe [92] cũng là một công trình nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng như sự cần thiết, yêu cầu, nội dung, biện pháp xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, tăng cường sức mạnh quân sự nhằm chuẩn bị tốt nhất và sẵn sàng chiến đấu cao nhất để bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò, ý nghĩa quyết định của việc chuẩn bị về con người và VKTBKT, khoa học kỹ thuật đối với hoạt động quân sự. Đặc biệt, về mối quan hệ biện chứng giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tác giả nhấn mạnh: “Đặc điểm của quân sự hiện đại là kỹ thuật được áp dụng một cách rộng rãi và hết sức phức tạp. Ngoài sự am hiểu về kỹ thuật và tinh thần giác ngộ, việc áp dụng kỹ thuật còn đòi hỏi mỗi chiến sĩ phải nhanh nhẹn, hoạt bát, cơ động và chính xác trong động tác” [92, tr.365].
  • 14. 9 Một công trình nghiên cứu khoa học của tập thể tác giả là các tướng lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học quân sự Xô Viết, cuốn sách Những vấn đề phương pháp luận của lý luận và thực tiễn quân sự do Thượng tướng Gien-tốp A.X (chủ biên) [66]. Cuốn sách gồm 22 chương và chia làm 4 phần nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề phương pháp luận quan trọng nhất của lý luận và thực tiễn quân sự. Dưới ánh sáng của những biến chuyển sâu sắc trong đời sống chính trị xã hội và những sự thay đổi căn bản trong lĩnh vực quân sự, các tác giả nêu ra những kết luận có căn cứ khoa học cho hoạt động thực tiễn của người chỉ huy quân sự, trong đó có việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Cuốn sách Vietnam - Dernières ré flexions sur une guerre (Việt Nam - Suy nghĩ cuối cùng về chiến tranh) của Bernard Fall [165] đã trình bày một cách khái quát chặng đường 30 năm chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh, những thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam gắn liền với vai trò to lớn và có ý nghĩa quyết định của Hồ Chí Minh - Người hoạch định và quyết định những chiến lược và sách lược quan trọng trong những thời điểm quyết định. Đặc biệt, theo tác giả thành công lớn nhất của Hồ Chí Minh là đã phát huy sức mạnh con người, sức mạnh của dân tộc tạo ra sức mạnh tổng hợp hơn hẳn đối phương để giành chiến thắng. Tái hiện lại bối cảnh chiến tranh Việt Nam, cuốn sách Genesis of a tragedy: The historical background to the Vietnam War (Nguồn gốc của bi kịch: thông tin căn bản về lịch sử của chiến tranh Việt Nam) của P.J. Honey [175] đã dành hẳn một chương để luận giải làm rõ vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trong việc động viên và phát huy sức người, sức của, sức mạnh của nhân dân Việt Nam cho trận chiến quyết định ở Điện Biên Phủ, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế tạo ra sự vượt trội về lực lượng và vũ khí trang bị, cùng với chiến lược chắc chắn, lòng dũng cảm hy
  • 15. 10 sinh của con người nên đã giành được thắng lợi huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Nam dưới góc độ là một cuộc chiến tranh hậu cần, cuốn sách A War of Logistics: Parachutes and Porters in Indochina, 1945-1954 (Chiến tranh Hậu cần: Dù và Người khuân vác ở Bán đảo Đông Dương, 1945-1954) của Charles R. Shrader [164], đã đánh giá, so sánh cuộc đọ sức giữa những đoàn người vận chuyển lương thực, thực phẩm, thuốc men và vũ khí trang bị của cả hai bên tham chiến. Theo tác giả, trong cuộc đọ sức ấy, mặc dù vũ khí trang bị cũng như điều kiện vật chất thua kém hơn đối phương rất nhiều, nhưng Việt Nam đã giành được thắng lợi. Tác giả khẳng định, thắng lợi của Việt Nam là nhờ có lãnh tụ Hồ Chí Minh với đường lối lãnh đạo sáng suốt, biết phát huy sức mạnh của con người, của tinh thần đoàn kết, đức hy sinh, lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm, lại biết tận dụng sự ủng hộ giúp đỡ của quốc tế nên đã tạo ra ưu thế và giành được thắng lợi. Bên cạnh những công trình nghiên cứu chuyên sâu kể trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu khác dưới góc độ bài báo khoa học bàn về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Tiêu biểu như bài viết Phê phán quan niệm tư sản về mối quan hệ giữa con người và vũ khí của tác giả A. Pu-pơ-cô [1]. Bằng lý luận khoa học sắc bén, minh chứng thực tiễn sinh động, tác giả đã đấu tranh phê phán quan điểm của các học giả tư sản về mối quan hệ giữa con người và vũ khí, khi họ đặt tách biệt con người với VKTBKT, tuyệt đối hóa vai trò kỹ thuật quân sự trong đấu tranh vũ trang, cổ vũ chạy đua vũ trang. Trên cơ sở học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả khẳng định: Thế giới quan Cộng sản, tinh thần quốc tế vô sản và tinh thần yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN) được biểu hiện là sức mạnh tinh thần của quân nhân trong quân đội và hạm đội giữ vai trò quyết định trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Bài viết Không được xem nhẹ vũ khí kỹ thuật thấp của tác giả Cảnh Hải Châu, An Quốc Hoa [32], bên cạnh việc chỉ rõ ưu thế cùng với chi phí cao của
  • 16. 11 vũ khí trang bị hiện đại trong chiến tranh, các tác giả cũng nhấn mạnh tới vai trò và những ưu thế không thể xem nhẹ của vũ khí kỹ thuật thấp, đồng thời khẳng định trong chiến tranh kể cả chiến tranh hiện đại không phải lúc nào cũng “lấy công nghệ cao trị công nghệ cao” mà vẫn có thể thực hiện được việc “lấy yếu thắng mạnh”. Từ đó, tác giả kết luận, trong chiến tranh và trên chiến trường vũ khí kỹ thuật thấp có thể tác chiến sát cánh cùng vũ khí kỹ thuật cao. Khẳng định con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản, không thể tách rời trong sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, sức mạnh quân sự, bài viết Thực hiện sự kết hợp tốt nhất giữa con người và vũ khí của tác giả Mao Hiển Bằng [10] cho rằng, để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội chẳng những phải coi trọng bản thân từng yếu tố mà còn phải coi trọng sự kết hợp giữa các yếu tố. Theo tác giả, muốn kết hợp một cách tốt nhất giữa con người và vũ khí, trước hết, phải tìm kiếm và kết hợp những con người ưu tú nhất với những vũ khí tiên tiến nhất. Đồng thời, cần phải tăng cường giáo dục, huấn luyện con người - đây là cầu nối để kết hợp giữa con người và vũ khí. Tác giả nhấn mạnh, vấn đề mấu chốt và hiệu quả của việc kết hợp này được thể hiện trực tiếp trong thời chiến. Do đó, trong thời bình cần giáo dục và huấn luyện cho con người như trong thực tiễn chiến đấu để nâng cao bản lĩnh và tinh thần cũng như kỹ năng của họ. Ngoài những công trình tiêu biểu trên đây, có thể kể đến một số công trình khác cũng đã ít nhiều bàn đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, như bài viết Nhân tố con người trong tác chiến liên hợp của quân đội Mỹ của tác giả Thái Diên Đông [58], bài viết Hợp nhất con người với trang bị trong huấn luyện sát chiến đấu thực tế của lực lượng tên lửa phòng không của tác giả Trương Diệc Trì [136], bài viết Liên kết giữa con người và computer - chìa khóa để xây dựng hệ thống chỉ huy lực lượng của tác giả A.Reznichenko [2]…
  • 17. 12 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trên đây đã ít nhiều bàn luận, làm rõ vai trò, mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự dưới các góc độ, phương diện khác nhau. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự nói chung và trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng cũng là đề tài thu hút được nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà khoa học và các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình liên quan đến vấn đề này đã được công bố và rất có giá trị tham khảo đối với luận án. - Những công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự Cuốn sách Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [24] đã trình bày sự phát triển của ngành kỹ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt, cuốn sách làm rõ những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tìm kiếm các nguồn vũ khí cho cách mạng. Qua đó, cuốn sách làm nổi bật vai trò của con người trong việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và sử dụng VKTBKT quân sự, góp phần to lớn tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam để giành thắng lợi. Tiếp cận từ góc độ triết học, cuốn sách Quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh hiện đại của Vũ Quang Tạo [121] đã luận giải mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh hiện đại - chiến tranh sử dụng VKCNC. Theo tác giả, trong chiến tranh hiện đại, vai trò của con người không những không giảm đi mà ngày càng tăng lên do những đòi hỏi ngày càng cao của việc chế tạo và sử dụng vũ khí hiện đại. Do đó, để chống lại cuộc tiến công của địch bằng VKCNC, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì cần phải hoàn thiện hơn nữa mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Trên cơ sở luận
  • 18. 13 giải, làm rõ vai trò của con người và vũ khí, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Bộ sách Lịch sử Tư tưởng quân sự Việt Nam của Viện Lịch quân sự Việt Nam, gồm 5 tập [15, 16, 17, 18, 19]. Đây là một công trình khoa học quân sự chuyên sâu, tổng kết và trình bày một cách hệ thống, chi tiết những tư tưởng quân sự lớn của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ thứ III Tr.CN cho đến năm 1975. Thông qua việc khái quát và phân tích những quan điểm, tư tưởng quân sự của các nhà tư tưởng quân sự kiệt xuất của dân tộc như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…, bộ sách đã làm nổi bật tính độc đáo, sáng tạo và tài thao lược quân sự của các tướng lĩnh và nhân dân Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt ở tập IV của bộ sách đã nêu khá rõ những tư tưởng quân sự lớn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đường lối quân sự và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), trong đó có tư tưởng về phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế; tư tưởng về bạo lực cách mạng và nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân… Là kết quả nghiên cứu và tổng kết lịch sử phát triển ngành kỹ thuật và khoa học công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ, cuốn sách Đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng của Trương Khánh Châu và Lê Thế Mẫu [34] đã trình bày sự ra đời và phát triển của công nghệ quân sự Việt Nam, chủ yếu là sự phát triển của vũ khí trang bị. Thông qua việc phân tích sự ra đời và phát triển của vũ khí quân sự Việt Nam, từ những vũ khí thô sơ thời Hùng Vương đến những loại vũ khí được chế tạo có sử dụng thuốc nổ hay còn gọi là hỏa khí vào cuối thời nhà Trần, đến các loại vũ khí hiện đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tác giả khái quát nên những đặc trưng cơ bản của công nghệ quân sự Việt Nam,
  • 19. 14 mà nổi bật là sự sáng tạo trong tìm kiếm nguồn vũ khí để trang bị cho lực lượng vũ trang và nhân dân; nghệ thuật kết hợp sử dụng đan xen, đa dạng nhiều loại vũ khí trong chiến đấu; sự thông minh, sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng và phát huy uy lực của vũ khí... Cuốn sách Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam của Đỗ Văn Dạo [40] đã đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội. Theo tác giả, trong bối cảnh hiện nay, hiện đại hóa quân đội đang đặt ra yêu cầu cấp bách nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ… Hiện đại hóa không phải là xây dựng quân đội nhà nghề, lấy vũ khí trang bị làm yếu tố quyết định mà xây dựng một quân đội thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ phải lấy chất lượng con người làm then chốt. Vì vậy, hiện đại hóa quân đội cần phải hiện đại hóa cả con người, vũ khí trang bị, cơ cấu tổ chức biên chế và nghệ thuật quân sự… Ngoài ra, còn một số bài viết trên các tạp chí khoa học rất có giá trị liên quan đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự như bài viết Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh - nhìn từ góc độ lịch sử dân tộc của Hoàng Xuân Nhiên [110] đã nghiên cứu, thống kê và luận giải mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh từ góc độ lịch sử. Cụ thể, tác giả đi sâu phân tích việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc từ khi khai quốc mở nước, chống giặc ngoại xâm đến chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Trong đó, tác giả khẳng định một cách nhất quán con người là nhân tố giữ vai trò quyết định trong hoạt động quân sự. Bài viết Bàn về yếu tố chính trị tinh thần trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới của tác giả Đỗ Đức Tuệ [139] đã chỉ rõ vai trò hết sức quan trọng và sự cần thiết phải bồi dưỡng nhân tố chính trị tinh thần cho quân đội và nhân dân trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Tác giả đặc biệt
  • 20. 15 nhấn mạnh tới việc giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, lòng yêu nước, niềm tin, ý chí quyết tâm và sự trung thành của cán bộ, chiến sĩ quân đội và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, nêu cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu thù đoạn chống phá của các thế lực thù địch để củng cố và giữ vững niềm tin và quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của quân đội và nhân dân. Bài viết Quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trang bị kỹ thuật của Dương Hồng Anh [5] cũng phân tích làm rõ quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - vị tướng quân sự, chính trị song toàn, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Theo tác giả phân tích, quan điểm của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh luôn có sự thống nhất cao cả về lý luận cũng như chỉ đạo thực tiễn, đó là con người giữ vai trò quyết định đối với vũ khí kỹ thuật trong hoạt động quân sự. Theo đó, tác giả khẳng định “Kỹ thuật là rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết định là tinh thần, là con người” [5, tr.70]. Tác giả cũng nhấn mạnh, vũ khí kỹ thuật là do con người làm ra và phải do con người sử dụng. Kỹ thuật ngày càng tinh xảo, phức tạp thì vai trò của con người càng quan trọng. Cho nên, đầu tư hiện đại hóa quân đội là cần thiết, nhưng việc giữ vững bản chất cách mạng của Quân đội lại là nhân tố quan trọng hơn và có ý nghĩa quyết định. Bài viết Quan điểm của Đại tướng Hoàng Văn Thái về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh cách mạng của Ngô Nhật Dương và Nguyễn Văn Quang [42] đã nêu và phân tích những quan điểm cơ bản của Đại tướng Hoàng Văn Thái - Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con con người và vũ khí trong chiến tranh cách mạng. Các tác giả của bài viết nhấn mạnh: theo quan điểm của Đại tướng Hoàng Văn Thái, con người và vũ khí, kỹ thuật và chính trị là một khối thống nhất. Hai mặt đó đều có vị trí và tác dụng của nó, đồng thời chúng có sự tác động qua lại lẫn
  • 21. 16 nhau. Chính trị bảo đảm phương hướng phát triển đúng đắn cho kỹ thuật, con người là trung tâm và làm chủ kỹ thuật… Liên quan đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, bước đầu đã có một số luận án, luận văn lấy đó làm đề tài nghiên cứu. Tiêu biểu như Luận án Phó Tiến sĩ Triết học Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay của Phạm Thanh Sơn [120]. Từ góc độ triết học, tác giả đi sâu luận giải bản chất, vai trò mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả của việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Quân sự Nâng cao chất lượng nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay của Hoàng Quang Đạt [56] đi sâu phân tích, luận giải và làm rõ về nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội. Theo tác giả, nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội bao gồm sức mạnh của cá nhân con người riêng lẻ và sức mạnh tổng hợp của tập thể con người với đầy đủ những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của hoạt động quân sự. Về vai trò của nhân tố con người trong sức mạnh chiến đấu của quân đội, tác giả khẳng định con người là chủ thể của quá trình chiến đấu, trực tiếp điều khiển vũ khí và các phương tiện vật chất khác. Sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay chỉ có thể làm tăng lên gấp nhiều lần sức mạnh của con người, nhưng hoàn toàn không thay thế được con người. Luận án Tiến sĩ Triết học Vai trò ngày càng tăng của nhân tố tinh thần quân đội nhân dân Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay của Đào Huy Hiệp [67] đã phân tích, luận giải làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò nhân tố chính trị tinh thần của quân đội; đồng thời nghiên cứu làm rõ thực trạng, những yêu cầu mới đặt ra và những giải pháp cơ bản nhằm xây
  • 22. 17 dựng và phát huy nhân tố tinh thần của Quân đội nhân dân Việt Nam trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, tác giả khẳng định: Sức mạnh chiến đấu của quân đội cách mạng là sức mạnh tổng hợp của những yếu tố vật chất và tinh thần. Đó là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố cơ bản: quân số; biên chế tổ chức lực lượng; tinh thần chiến đấu; ý thức kỷ luật; trình độ huấn luyện kỹ, chiến thuật quân sự; trình độ khoa học nghệ thuật quân sự; số lượng và chất lượng VKTBKT; năng lực tổ chức chỉ huy, quản lý của đội ngũ cán bộ… Các yếu tố cơ bản trên đều có vị trí, vai trò nhất định. thường xuyên tác động lẫn nhau tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Vì vậy, để nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, không chỉ quan tâm nâng cao chất lượng của từng yếu tố, mà còn phải rất coi trọng nâng cao chất lượng tổng hợp của các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất, đặc biệt là sự kết hợp giữa con người và vũ khí. Luận án Tiến sĩ Sử học Việt Nam tranh thủ nguồn viện trợ quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) của Nguyễn Văn Quyền [119] đã nghiên cứu, làm rõ bối cảnh tình hình và yêu cầu về tranh thủ nguồn viện trợ quân sự từ các nước XHCN trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, luận án đã làm rõ những quan điểm cơ bản của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về tranh thủ nguồn viện trợ quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa cũng như những hoạt động thực tiễn trong việc tranh thủ nguồn viện trợ và kết quả viện trợ thực tế của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây của các tác giả trong nước đã ít nhiều để cập đến mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự ở nhiều khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Đây là những công trình rất có giá trị để luận án tham khảo khi luận giải làm rõ tư
  • 23. 18 tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. - Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự Với tư cách là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự nói riêng luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức và cá nhân. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, rất có giá trị đã được công bố. Nổi bật là các công trình nghiên cứu sau: Cuốn sách Hồ Chủ tịch và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam của Trường Chinh [35] đã trình bày một cách khái quát tư tưởng quân sự cơ bản của Hồ Chí Minh, bao gồm những quan điểm về bạo lực cách mạng và đấu tranh vũ trang, về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và căn cứ địa cách mạng… Đặc biệt, tác giả có nhấn mạnh và làm rõ quan điểm “Người trước, súng sau” của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang cũng như tiến hành đấu tranh vũ trang cách mạng. Tác giả cho rằng, quan điểm đặc sắc đó của Người đã là kim chỉ nam chỉ đạo mọi hoạt động lý luận cũng như thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, góp phần to lớn trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại. Cuốn sách Những nhận thức cơ bản về Tư tưởng Hồ Chí Minh của Phạm Văn Đồng [59] đã trình bày một cách có hệ thống nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển cùng những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về Nhà nước; về nhân dân; về chủ nghĩa quốc tế vô sản… Đặc biệt, cuốn sách đã khái quát những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Hồ Chí Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới phương châm chỉ đạo
  • 24. 19 kháng chiến rất đặc sắc của Hồ Chí Minh, đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện; phát huy sức mạnh toàn dân tộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, vừa kháng chiến vừa xây dựng lực lượng, giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, v.v... Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam của Võ Nguyên Giáp [63] đã trình bày khá chi tiết những nội dung cơ bản của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh như tư tưởng về bạo lực cách mạng; tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang toàn dân; tư tưởng chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính; tư tưởng về xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân… Về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tác giả nhấn mạnh tới luận điểm “Người trước, súng sau” [63, tr.255] và coi đây là phương hướng chiến lược trong xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vũ trang. Trên đây là những công trình nghiên cứu của những nhân chứng lịch sử, những người học trò xuất sắc, cộng sự thân cận, gần gũi và đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và từng bước hiện thực hóa tư tưởng của Người trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, để đưa công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn. Những tác phẩm này đã trình bày một cách khách quan, toàn diện, trung thực, đầy đủ nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và nội dung cơ bản của tư tưởng cách mạng, tư tưởng quân sự cũng như những công hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam. Vì thế, đây là những tài liệu rất có giá trị đối với việc nghiên cứu đề tài luận án. Ngoài ra, cuốn sách Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [26] cũng giới thiệu một cách khá toàn diện và hệ thống tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bao gồm từ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, nội dung tư tưởng. Đặc biệt cuốn sách đã làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa; về khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; về chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ
  • 25. 20 trang nhân dân; về nghệ thuật quân sự; về xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương vững chắc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, v.v... Cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò nhân tố chính trị - tinh thần trong chiến tranh của Nguyễn Mạnh Hưởng [87] đã trình bày tương đối đầy đủ những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò nhân tố chính trị tinh thần trong chiến tranh và yêu cầu vận dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đặc biệt, dựa trên cơ sở truyền thống dân tộc, quan điểm mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã phân tích, luận giải mối quan hệ giữa nhân tố chính trị tinh thần với các yếu tố khác trong chiến tranh, nhất là với yếu tố vật chất, kỹ thuật. Theo tác giả, nhân tố chính trị tinh thần thuộc về con người, nó là sức mạnh tổng hợp được tạo nên từ nhiều yếu tố, như lập trường tư tưởng và ý chí quyết tâm của con người. Nó có quan hệ mật thiết với các yếu tố khác, nhất là với VKTBKT. Là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước (KX.DL.92-12: Nghiên cứu một số vấn đề chiến lược trong lịch sử 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975)), cuốn sách Giải quyết một số vấn đề kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến (1945-1975) của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [25] đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể đường lối, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giải quyết các vấn đề về kỹ thuật quân sự, chủ yếu là vũ khí trang bị trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, cuốn sách nêu lên một số vấn đề có ý nghĩa chiến lược về kỹ thuật quân sự trong 30 năm kháng chiến, làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển ngành kỹ thuật quân sự của quân đội hiên nay. Cuốn sách Hồ Chí Minh nhà chiến lược quân sự thiên tài của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam [23] đã tập hợp những bài viết tiêu biểu của một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh, sĩ quan quân đội, các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Các bài viết tập trung phân tích, luận giải, làm rõ những cống hiến vĩ
  • 26. 21 đại của Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quân sự đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; khẳng định tính sáng tạo, giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Nổi bật trong cuốn sách có bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam của tác giả Lê Văn Thái. Bài viết phân tích một cách khá sâu sắc những quan điểm của Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người trong xây dựng quân đôi và khẳng định: “Tư tưởng phát huy nhân tố con người, “Người trước, súng sau” là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng quân đội, đào tạo cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [23, tr.372]. Với dung lượng 247 trang, cuốn sách Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh của Trần Thị Minh Tuyết [140] trình bày một cách khá toàn diện và hệ thống những vấn đề cơ bản về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, bao gồm khái niệm, đặc điểm, cơ sở hình thành, quá trình phát triển, nội dung và giá trị vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những nội dung cơ bản trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh mà tác giả đề cập trong cuốn sách đó là tư tưởng về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Ở đây, tác giả dành một phần để phân tích, làm rõ quan điểm “Người trước, súng sau”, chú trọng nhân tố con người trong xây dựng lực lượng vũ trang của Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn một số bài báo khoa học đề cập và luận giải những nội dung cơ bản trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí. Tiêu biểu như bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người của Nguyễn Văn Tài [122] đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với tư cách là một thực thể xã hội, bao hàm sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội, sự thống nhất giữa con người với giai cấp và nhân loại. Tác giả nhấn mạnh con người có vai trò to lớn và quyết định sự phát triển của xã hội. Vì vậy, cần phải phát huy nhân tố con người trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội, kể cả trên phương diện quân sự.
  • 27. 22 Bài viết Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh - giá trị và ý nghĩa trong chiến tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc của Nguyễn Bá Dương [41] đã phân tích một cách sâu sắc cơ sở khoa học và những nội dung cơ bản, ý nghĩa của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Tác giả nhấn mạnh, nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang là quan điểm “Người trước, súng sau”. Bởi vì, vũ khí là cần, nhưng quan trọng hơn là con người làm ra súng, vác súng, sử dụng súng. Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò con người và phát huy nhân tố con người trong lĩnh vực hoạt động quân sự của Nguyễn Văn Thế [126] đã chỉ rõ, theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, vấn đề đáng sợ của cách mạng không phải là thiếu vũ khí, mà chỉ sợ có vũ khí lại không có người sử dụng. Cho nên, cách mạng muốn thành công thì phải thực hiện phương châm “Người trước, súng sau”, tức là phải coi trọng và phát huy nhân tố con người, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng vũ khí trong hoạt động quân sự. Đây là một trong những sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tư tưởng này cũng hoàn toàn đối lập với quan điểm của những người theo học thuyết “vũ khí luận” và cũng xa lạ với quan điểm tuyệt đối hóa vai trò con người, phủ nhận vai trò các yếu tố khác. Bài viết Vận dụng luận điểm “Người trước, súng sau” của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy nhân tố con người trong chiến tranh công nghệ cao của Nguyễn Quang Oánh [111] cũng đi sâu phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí thông qua luận điểm “Người trước, súng sau”. Đặc biệt, tác giả liên hệ, vận dụng quan điểm đó của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp, sản xuất, mua sắm vũ khí trang bị, cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát huy nhân tố con người.
  • 28. 23 Bên cạnh đó, còn có một số luận văn, luận án bước đầu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và ít nhiều đề cập đến tư tưởng của Người về vấn đề con người và vũ khí như Luận án Tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay của Lê Quang Hoan [68], tiếp cận từ góc độ triết học, tác giả phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người đối với sự phát triển của xã hội và việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đồng thời làm rõ những giải pháp cơ bản nhằm vận dụng phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện của Nguyễn Hữu Công [38] đã đề cập đến những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, bao gồm cả đức - trí - thể - mỹ. Từ đó, tác giả khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh không những có giá trị to lớn trong việc chỉ đạo, xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng và phát triển con người toàn diện trước đây mà còn tiếp tục soi đường, chỉ lối cho chiến lược trồng người, xây dựng và phát triển con người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ góc độ khoa học quân sự, tác giả Đỗ Thanh Minh trong Luận án Tiến sĩ Quân sự Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều vào sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng thủ chiến lược [93] đã phân tích làm rõ cơ sở khoa học và những nội dung cơ bản của việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều vào sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng thủ chiến lược. Trong đó, tác giả nhấn mạnh thực chất của tư tưởng Hồ Chí Minh về “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều là nghệ thuật phát huy súc mạnh tổng hợp trong tổ chức và sử dụng lực lượng để một dân tộc nhỏ hơn, một quân đội ít hơn, với vũ khí
  • 29. 24 trang bị kém hiện đại hơn nhưng vẫn có thể đánh thắng kẻ thù xâm lược có đội quân đông hơn, có vũ khí trang bị hiện đại hơn” [93, tr.23]. Cũng theo tác giả, sức mạnh tổng hợp để đánh thắng kẻ thù của dân tộc ta được tạo ra từ việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với vũ khí trang bị, trong đó con người luôn đóng vai trò quyết định và vũ khí trang bị là yếu tố không thể thiếu được. Đây chính là một trong những nét đặc sắc, thể hiện tính khoa học và sáng tạo của nhà tư tưởng, nhà chiến lược quân sự Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tác giả Lê Thị Hương trong Luận án Tiến sĩ Triết học Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng con người và sự vận dụng tư tưởng đó trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay [86] đã nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống những vấn đề nguồn gốc hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng con người; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và xây dựng con người; đánh giá một số thành tựu, hạn chế của việc xây dựng con người trong công cuộc đổi mới và đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm tiếp tực xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả chỉ rõ Hồ Chí Minh đã tiếp cận con người từ phương diện cá nhân và phương diện xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ thể của con người đối với mọi hoạt động của xã hội. Con người là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Vì thế, trong chiến lược xây dựng và phát triển con người phải luôn quan tâm xây dựng con người một cách toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, sức khỏe và thẩm mỹ. Luận án Chính trị học Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam và vận dụng trong giai đoạn hiện nay của Đàm Thế Vinh [158] đã nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, thực trạng và phương hướng, biện pháp vận dụng trong giai đoạn hiện nay.
  • 30. 25 Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác chính trị trong quân đội. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựng và phát huy nhân tố con người, phát huy sức mạnh nhân tố chính trị - tinh thần của các bộ, chiến sĩ trong xây dựng quân đội và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, những công trình khoa học trên đây, bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau đã ít nhiều đưa ra các luận cứ khoa học, trình bày, phân tích, luận giải làm rõ một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng quân sự của Người nói riêng, trong đó có vấn đề con người và vũ khí, mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động quân sự. Đây là những công trình bổ ích, rất có giá trị tham khảo để luận án hoàn thành nhiệm vụ đề ra. 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án trên đây cho thấy: Một là, một số công trình nghiên cứu đã bước đầu trình bày được nội hàm một số khái niệm có liên quan như khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, con người, vũ khí, mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong chiến tranh. Tuy nhiên, khái niệm trung tâm của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Hai là, nhìn chung các công trình nghiên cứu đã ít nhiều bàn về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Tuy nhiên, do giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu nên các tác phẩm trên đây mới chỉ nghiên cứu và trình bày một
  • 31. 26 cách hệ thống nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu và trình bày đầy đủ, hệ thống cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Ba là, hầu hết các công trình nghiên cứu ít nhiều đã đề cập đến nội dung mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự theo các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự mới chỉ dừng lại ở góc độ bài viết, trình bày một cách sơ lược, khái quát, chưa có công trình nào nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, toàn diện về tư tưởng này của Người. Bốn là, một số công trình nghiên cứu nêu trên đã bước đầu làm rõ giá trị và sự vận dụng phát triển tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở phạm vi bài báo khoa học hoặc bài viết tham luận nên không thể trình bày đầy đủ các vấn đề về việc vận dụng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, nhất là tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Như vậy, cho đến nay đã có một số công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người, hay đề cập tới mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. 1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Tác giả luận án sẽ kế thừa, tiếp thu và phát triển những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã đạt được trước đây. Đồng thời, tiếp tục
  • 32. 27 nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự một cách cơ bản, chuyên sâu và hệ thống với tính cách là một tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập. Do đó, luận án sẽ tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề cụ thể sau: Một là, xây dựng khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Hai là, bổ sung, phát triển, làm rõ hơn cơ sở hình thành, quá trình phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Ba là, trình bày một cách hệ thống và toàn diện những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Bốn là, làm rõ giá trị và định hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Tiểu kết chương 1 Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự là một nội dung đặc sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đến những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Vì thế, thời gian vừa qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí nói riêng dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Mỗi công trình nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định trong việc làm sáng tỏ cơ sở hình thành, quá trình phát triển, những nội dung cơ bản cũng như giá trị to lớn của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, trong đó có
  • 33. 28 tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự đối với cách mạng Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, một số công trình nghiên cứu còn phân tích đánh giá làm rõ những yêu cầu và quan điểm, biện pháp vận dụng và phát triển những tư tưởng ấy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mặc dù đã được đề cập ít nhiều trong các công trình nghiên cứu trước đây, song tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự mới chỉ dừng lại ở phạm vi những bài nghiên cứu ban đầu, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, cơ bản và hệ thống. Tác giả luận án sẽ tiếp thu những kết quả nghiên cứu ấy, đồng thời tích cực thu thập, xử lý, đánh giá tổng quan các công trình, tài liệu có liên quan để làm sáng tỏ những vấn đề mà mục tiêu, nhiệm vụ luận án đã đề ra.
  • 34. 29 Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Hoạt động quân sự Quân sự là một lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội. Ở phương Tây, quân sự được hiểu là các hoạt động có liên quan đến lực lượng vũ trang, đến chiến tranh, đến binh lính. Ở phương Đông thường dùng thuật ngữ “việc binh” để diễn tả những hoạt động này. Tuy nhiên, thuật ngữ “việc binh” có nội dung rộng lớn, mang tính chất toàn diện và tổng hợp cao hơn. Nó không giới hạn ở quân đội, chiến tranh, binh lính mà bao quát tất cả các hoạt động có liên quan đến việc tạo nguồn sức mạnh và sử dụng sức mạnh tinh thần và vật chất của dân tộc để cứu nước và giữ nước. Ở Việt Nam, thuật ngữ “hoạt động quân sự” được dùng phổ biến để chỉ tất cả các hành động quân sự hoặc mang mục đích quân sự. Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam của Trung tâm Từ điển Bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng, hoạt động quân sự được hiểu là: những hành động quân sự hoặc có mục đích quân sự. Như xây dựng các kế hoạch quân sự, tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng làng xã chiến đấu, phát động và tiến hành chiến tranh du kích, tổ chức và thực hành động viên thời chiến, xây dựng căn cứ quân sự (sân bay, bến cảng…), những hành động chiến đấu của bộ đội và sự giúp đỡ trực tiếp cho các hành động chiến đấu (làm đường, tải đạn, cứu thương…) [13, tr.485]. Từ khái niệm trên, có thể thấy hoạt động quân sự là các hành động của con người trong việc chuẩn bị chiến đấu, thực hành chiến đấu và các hành động khác nhằm phục vụ cho mục địch quân sự. Như vậy, hoạt động quân sự là tất cả các hành động của con người trong lĩnh vực quân sự hoặc mang mục đích quân sự.
  • 35. 30 2.1.2. Con người trong hoạt động quân sự Con người là sản phẩm của quá trình tiến hóa tự nhiên. Để tồn tại và phát triển, con người không ngừng nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân, hình thành nên các mối quan hệ xã hội của mình. Điều này đã được C. Mác khẳng định: “Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” [28, tr.10]. Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng chỉ rõ: “con người vừa là sản phẩm của sự phát triển xã hội, vừa là chủ thể của sự phát triển ấy” [84, tr.566]. Những quan niệm này cho thấy: Thứ nhất: Con người là một thực thể sinh học và xã hội. Thứ hai: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Thứ ba: Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử. Trên cơ sở quan niệm chung về “con người”, nội hàm khái niệm “con người trong hoạt động quân sự” được hiểu trước hết là những cá nhân hiện thực, những thực thể xã hội sinh động có sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, giữa yếu tố vật chất và tinh thần, cùng toàn bộ những hành động quân sự hoặc mang mục đích quân sự. Con người trong hoạt động quân sự còn là những tập thể quân sự gồm các thành viên được gắn kết với nhau theo một cơ chế tổ chức quân sự thống nhất và chặt chẽ, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mang mục đích quân sự. Theo đó, con người trong hoạt động quân sự ở Việt Nam là các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam, toàn dân đều tham gia vào hoạt động quân sự. Cho nên, ngoài lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt trực tiếp thực hiện các hành động quân sự, còn có đông đảo quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động mang mục đích quân sự để phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Như vậy, con người trong hoạt động quân sự là những cá nhân và tập thể trực tiếp sử dụng vũ khí để chiến đấu hoặc gián tiếp tham gia chiến đấu thông qua các hành động phục vụ chiến đấu và các hành động khác mang
  • 36. 31 mục đích quân sự. Trong đó, con người trong lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt. 2.1.3. Vũ khí trong hoạt động quân sự Vũ khí là một yếu tố vật chất quan trọng không thể thiếu trong hoạt động quân sự. Dưới sự điều khiển của con người, vũ khí là cơ sở vật chất tạo ra sức mạnh chủ yếu trong hoạt động quân sự. Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, khái niệm vũ khí trong hoạt động quân sự được hiểu là “phương tiện kỹ thuật hoặc tổ hợp phương tiện kỹ thuật dùng tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang” [13, tr.1179]. Khái niệm trên cho thấy, vũ khí trong hoạt động quân sự là những phương tiện kỹ thuật quân sự mà con người sử dụng để tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang. Chúng bao gồm các phương tiện trực tiếp tiêu diệt đối phương, các phương tiện đưa đến mục tiêu và các phương tiện bảo đảm, hỗ trợ khác. Hay nói cách khác, vũ khí là những phương tiện chiến đấu và bổ trợ chiến đấu. Phương tiện chiến đấu là các khí tài trực tiếp tham gia chiến đấu như: súng đạn, phương tiện cơ giới, phương tiện thông tin, trinh sát, chỉ huy, ngụy trang, v.v... Phương tiện bổ trợ chiến đấu là những máy móc vận tải, sửa chữa, các phương tiện bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, v.v... Khái niệm vũ khí vừa mang tính xác định lại vừa không xác định. Là khái niệm xác định khi nó được phân biệt với các công cụ không chuyên biệt khác, như “công cụ tinh thần”. Là khái niệm không xác định, vì ngoài vũ khí chuyên dùng, còn có các phương tiện vật chất mà trong những tình huống cụ thể nhất định, có thể được sử dụng với tư cách là vũ khí như nước, lửa, v.v... Như vậy, vũ khí trong hoạt động quân sự là những phương tiện kỹ thuật được con người sử dụng như một công cụ để chiến đấu tiêu diệt đối phương và phục vụ cho những hành động mang mục đích quân sự. 2.1.4. Mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự Hoạt động quân sự là những hành động chiến đấu tiêu diệt đối phương và các hành động khác mang mục đích quân sự của con người. Hoạt động
  • 37. 32 quân sự được diễn ra với những hành động chủ yếu của con người và vũ khí. Cho nên, con người và vũ khí là hai yếu tố cơ bản nhất trong hoạt động quân sự. Điều này đã được Ph. Ăngghen khẳng định: “Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến lược, chiến thuật phụ thuộc trước hết... việc phát minh ra những vũ khí tốt hơn và thay đổi trong nhân lực, tức là người lính” [114, tr.39]. V.I. Lênin cũng chỉ rõ: “Dù là quân đội giỏi nhất, dù là những người trung thành nhất với cách mạng, cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được trang bị vũ khí, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy đủ” [149, tr.359]. Trong hoạt động quân sự, con người là chủ thể sáng tạo ra vũ khí và sử dụng vũ khí như một công cụ để thực hiện các hành động quân sự theo ý chí của mình, nhằm đạt được những mục đích quân sự đã đề ra. Về phần mình, vũ khí cần có sự điều khiển của con người để phát huy được sức mạnh và khả năng tiềm ẩn sẵn có thành hiện thực. Đồng thời, bằng uy lực và sức mạnh của mình, vũ khí giúp con người thực hiện được ý chí chiến đấu của họ. Do đó, con người và vũ khí luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động quân sự. Hay nói cách khác, con người và vũ khí có mối quan hệ biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất là hoạt động quân sự. Đây cũng là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu nhất, có ý nghĩa quyết định sức mạnh trong hoạt động quân sự. Việc xem xét, giải quyết mối quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang cũng như sức mạnh quân sự của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mối quan hệ và sự ảnh hưởng này luôn thay đổi và phát triển theo các hoạt động quân sự. Trong sự thay đổi và phát triển ấy, con người luôn là chủ thể giữ vai trò quyết định, vũ khí là cơ sở vật chất của hoạt động quân sự và tác động to lớn trở lại con người. Do đó, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa con người với vũ khí để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho hoạt động quân sự. Như vậy, mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự là sự liên hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người và
  • 38. 33 vũ khí. Trong đó, con người là chủ thể giữ vai trò quyết định, vũ khí là yếu tố quan trọng của hoạt động quân sự. 2.1.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự Là một nhà chiến lược quân sự xuất sắc của dân tộc, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động quân sự của đất nước. Theo Người sức mạnh của hoạt động quân sự là sức mạnh tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần của cả đất nước, cả dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong đó, con người và vũ khí là những yếu tố cơ bản nhất, có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí sẽ góp phần phát huy cao nhất sức mạnh tinh thần và trí tuệ của con người cũng như nâng cao hiệu quả uy lực của vũ khí, từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp cho hoạt động quân sự. Đặc biệt, đối với cách mạng Việt Nam, tiến hành chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn mọi mặt, lại phải chiến đấu chống lại kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần cả về kinh tế và quân sự, nhất là VKTBKT quân sự hiện đại thì việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người và vũ khí càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nắm vững phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhà tư tưởng, nhà chiến lược quân sự tài ba Hồ Chí Minh đã có những lập luận khoa học và thuyết phục về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Theo Người, vũ khí là quan trọng và cần thiết cho cách mạng, nhưng con người còn quan trọng và cần thiết hơn. Bởi con người là chủ thể sáng tạo và điều khiển vũ khí, làm cho vũ khí phát huy được uy lực và sức mạnh trong chiến đấu. Cho nên, phải tuyên truyền vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, có nhân dân là sẽ có vũ khí. Cùng với đó, bằng tư duy quân sự sáng suốt, Người sớm nhận thấy sự cần thiết của vũ khí đối với con người trong hoạt động quân sự. Vũ khí là công cụ, phương
  • 39. 34 tiện chiến đấu của con người, là cơ sở vật chất nối dài các giác quan của con người, làm cho con người mạnh mẽ hơn trong chiến đấu. Cho nên, bên cạnh việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, cần phải tìm kiếm nguồn vũ khí và không ngừng nâng cao chất lượng vũ khí trong hoạt động quân sự. Với những quan điểm khoa học và đúng đắn, sáng tạo đó, Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong thực tiễn quân sự Việt Nam, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho lực lượng vũ trang và cách mạng để giành chiến thắng trước kẻ thù. Nghiên cứu về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự nói riêng, các nhà lãnh đạo của Đảng, các tướng lĩnh quân đội, các nhà khoa học đã bước đầu đề cập và khái quát một số nội hàm chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự. Trong tác phẩm Hồ Chí Minh và những vấn đề quân sự của cách mạng Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã khái quát tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí là: “Trong tác chiến phải phát huy tinh thần và dựa vào ưu thế chính trị để đánh địch; vũ khí thô sơ, nhưng tinh thần dũng cảm, biết tích cực tìm địch mà đánh, hễ đánh là quyết thắng, trong mọi trường hợp gay go, quyết liệt đều phải có tinh thần “cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh” [35, tr.28]. Trong tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng khẳng định: “Nét nổi bật trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang là “Người trước, súng sau”, “vũ khí là cần nhưng quan trọng hơn là con người vác súng”” [63, tr.225]. Nhà nghiên cứu Song Thành trong tác phẩm Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc cũng khái quát: “Trong quan hệ giữa con người và vũ khí, Người nêu các quan điểm “Người trước, súng sau”. Đề cao con người nhưng không xem
  • 40. 35 nhẹ vai trò của vũ khí, kỹ thuật, nhắc nhở phải biết phát huy cao độ uy lực của vũ khí có trong tay để chiến thắng”[123, tr.596]. Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đều thống nhất khẳng định: “Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Hồ Chí Minh đã nêu lên một quan điểm hết sức quan trọng, đó là quan điểm “Người trước, súng sau”. Người và vũ khí là cần thiết, là không thể thiếu trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, nhưng điều quyết định là con người cầm vũ khí” [83, tr.250-251]. Từ sự phân tích trên và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, có thể xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự là hệ thống những quan điểm cơ bản về con người, vũ khí và sự tác động biện chứng qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự; những chủ trương, biện pháp giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong hoạt động quân sự của cách mạng Việt Nam”. Nói một cách ngắn gọn hơn, đó là tư tưởng giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong điều kiện thực tiễn quân sự của cách mạng Việt Nam. Với khái niệm trên, luận án đã tiếp cận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự” với tính cách là một tư tưởng chỉnh thể, một đối tượng nghiên cứu độc lập. Cách tiếp cận này, bước đầu chỉ ra những vấn đề cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong hoạt động quân sự, nhất là về nội dung và giá trị của tư tưởng. 2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ VŨ KHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ 2.2.1. Truyền thống giải quyết mối quan hệ giữa con người và vũ khí trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước rất hào hùng, vẻ vang. Mặc dù phải đấu tranh chống kẻ thù xâm lược mạnh
  • 41. 36 hơn gấp nhiều lần, nhưng dân tộc Việt Nam luôn biết cách để giành được chiến thắng. Một trong những nét nổi bật, góp phần to lớn làm nên thắng lợi đó là bởi dân tộc Việt Nam luôn biết kết hợp chặt chẽ giữa con người và vũ khí trong các hoạt động quân sự để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Kinh nghiệm quý báu này đã trở thành một trong những truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Đế chống lại kẻ thù xâm lược có tiềm lực quân sự mạnh, quân số đông, dân tộc Việt Nam phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, trong đó sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của con người luôn được đặt lên hàng đầu. Nhiều vị vua hiền giỏi việc nước, nhiều anh hùng dân tộc đã đưa ra những quan niệm chủ trương đúng đắn nhằm phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Lý Thường Kiệt ở thế kỷ XI là một trong những đại diện tiêu biểu cho tư tưởng ấy. Ông luôn “làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ quần chúng, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên dân kính trọng” [157, tr.362]. Trần Hưng Đạo ở thế kỷ XIII từng khuyên vua Trần Anh Tông kế sách giữ nước đó là: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc đó là thượng sách để giữ nước” [90, tr.118]. Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV cũng chỉ ra cội nguồn của sức mạnh giữ nước chính là lòng dân, “chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”[135, tr.87]... Thấy được sức mạnh của quần chúng nhân dân, những nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc Việt Nam luôn biết dựa vào nhân dân, tổ chức, động viên trăm họ cùng nhau đứng lên đánh giặc, giữ nước. Lý Thường Kiệt dẫn quân vào đất Tống triệt phá các căn cứ quân sự của giặc ở Ung Châu - Khâm Châu - Liêm Châu (1075), ông đã huy động được cả quân triều đình, quân địa phương vùng miền núi và đông đảo nhân dân đi theo, ủng hộ giúp đỡ. Hoặc nhà Trần, ba lần tổ chức kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên là ba lần thực hiện chủ trương “cả nước đánh giặc”. Vì thế, đã tiêu diệt, tiêu hao nhiều sinh lực địch làm tinh thần chúng suy sụp, mất sức chiến đấu dẫn đến
  • 42. 37 thất bại. Sau này, Trần Hưng Đạo đã tổng kết nguyên nhân của thắng lợi đó là do “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức” nên đã đánh tan quân giặc. Tinh thần ấy cũng được thể hiện nổi bật trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Lê ở thế kỷ XV. Lê Lợi và Nguyễn Trãi không những thấy sức mạnh của tinh thần yêu nước và chính nghĩa, sức mạnh của nhân dân, mà còn biết dựa vào dân, thực hiện đoàn kết và tổ chức nhân dân đánh giặc cứu nước. Vì vậy, quân khởi nghĩa không chiến đấu đơn độc, lẻ loi mà luôn được sự hưởng ứng, tham gia của các tầng lớp nhân dân yêu nước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ở thế kỷ XVIII nêu khẩu hiệu “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân tham gia. Trong cuộc đại phá quân Thanh ở Thăng Long đầu xuân Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân đã được đông đảo nhân dân Bắc Hà hưởng ứng, khiến cho quân “đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như nước thủy triều dâng”. Vì thế, chỉ trong vòng 6 ngày đêm (từ ngày 25 đến 30-1-1789), 10 vạn quân của Quang Trung đã phá tan tành hơn 29 vạn quân Thanh... Đó là những minh chứng sinh động cho kinh nghiệm phát huy sức mạnh toàn dân, đánh giặc trong nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam. Cùng với việc chăm lo sức dân, phát huy sức mạnh toàn dân trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dân tộc Việt Nam cũng rất coi trọng việc rèn đúc chiến cụ, sắm sửa, chế tạo và sử dụng vũ khí để chống giặc. Do phải thường xuyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm, ngay từ rất sớm dân tộc Việt Nam đã biết chế tạo và sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau để chiến đấu với kẻ thù xâm lược. Buổi đầu chống giặc, vũ khí được chế tạo từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, như tre, nứa, gỗ, đá... thành các loại cung nỏ, dao, kiếm, rìu, búa... Về sau, với sự phát triển của kỹ thuật, vũ khí được chế tạo bằng kim loại như đồng, sắt, thuốc nổ... Ngay từ nhà nước Văn Lang, người Việt đã biết chế tạo nhiều thứ vũ khí để đánh giặc như các loại cung nỏ bắn tên nứa, tên tre vót nhọn hoặc mũi