SlideShare a Scribd company logo
1 of 5
BÀI KIỂM TRA
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ
CÂU HỎI
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay. Trong quản lý kinh tế Nhà nước phải làm gì để khắc phục những nhược
điểm đó?
BÀI LÀM
* Khái niệm Kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người
bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và
số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
Hiểu ngắn gọn nhất về kinh tế thị trường đó chính là: người bán thì
cần tiền, người mua thì cần sản phẩm/dịch vụ do người bán cung cấp và cả
2 nhóm đối tượng này tác động qua lại với nhau qua luật cung-cầu.
* Khái quát kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Từ nhận thức, quan điểm phủ nhận kinh tế thị trường, xem kinh tế thị
trường là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa tư bản, đối lập kinh tế thị trường
với chủ nghĩa xã hội đến nhận thức kinh tế thị trường là giá trị chung của
nhân loại. Từ một nước nghèo, kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, nhất định phải phát triển nền kinh tế thị trường, sử dụng kinh tế thị
trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đại hội IX
của Đảng (2001),lần đầu tiên xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó là mô hình kinh tế tổng quát của
nước ta trong thời kỳ quá độ.
* Ưu điểm và nhược điểm của nền Kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Xuất phát từ việc cần kíp phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế,
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập
trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường (KTTT)và hội nhập quốc
tế. Chủ trương đó nhanh chóng được các nhà đầu tư trong, ngoài nước và
đông đảo người sản xuất, tiêu dùng hưởng ứng. Các doanh nghiệp tư nhân
trong nước và có vốn nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, hộ nông dân
chuyển sang kinh doanh hàng hóa, hộ tư thương phát triển mạnh, thị trường
hàng hóa và dịch vụ phát triển với quy mô ngày càng lớn, chủng loại phong
phú hơn. Thị trường tài chính, nhất là thị trường tín dụng và chứng khoán
phát triển khá nhanh. Thị trường bất động sản, thị trường lao động và khoa
học - công nghệ, dù còn chưa phát triển một cách chuẩn tắc, nhưng cũng
đã hình thành. Xuất khẩu, nhập khẩu phát triển mạnh, đưa nước ta trở thành
nước có nền kinh tế mở ở mức độ cao trong khu vực.
Tuy nhiên, các yếu tố xã hội chủ nghĩa (XHCN) hoặc xuất hiện nhưng
không có hiệu quả, hoặc chưa rõ nét. Cụ thể là, thành phần kinh tế nhà nước
tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu quả thấp. Thậm chí một
số tập đoàn kinh tế nhà nước lớn lâm vào tình trạng mất vốn, phá sản, nợ
nần (nợ của doanh nghiệp nhà nước đến năm 2013 đạt con số hơn 1 triệu
tỷ đồng). Hợp tác xã còn yếu kém hơn, đặc biệt là không hấp dẫn nông dân.
Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu theo chính sách ngắn hạn, hiệu lực
và hiệu quả thấp, các vấn đề về lũng đoạn thị trường, gian lận, hàng giả…
diễn ra phổ biến. Nhà nước làm mất dần niềm tin ở nhân dân do quản lý nền
kinh tế chưa thực sự hiệu quả và công bằng, do “lợi ích nhóm” chi phối nên
nhiều chính sách kinh tế chưa thực sự xuất phát từ lợi ích chung của quảng
đại nhân dân lao động. Sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng gia tăng, tệ
quan liêu, lãng phí và tham nhũng chưa được ngăn ngừa hiệu quả. Số đông
người dân làm nông nghiệp có thu nhập thấp, hầu như rất khó thoát nghèo.
Tất cả những vấn đề đó một lần nữa lại đặt ra câu hỏi: tính XHCN của
nền KTTT ở đâu? Mặc dù từ Đại hội XI đã nhấn mạnh, vấn đề đổi mới mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, coi hoàn thiện thể chế KTTT định
hướng XHCN là một trong ba đột phá chiến lược…, nhưng nhiều năm đã
trôi qua mà chủ trương ấy vẫn chưa đem lại thành quả như mong muốn:
Kinh tế vĩ mô tuy cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc, còn phải đối mặt
với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế phục hồi còn chậm, việc thực hiện
tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng gặp nhiều
khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu. Những kết quả bước đầu của việc
thực hiện ba đột phá chiến lược chưa đủ để tạo ra sự chuyển biến về chất
trong đổi mới mô hình tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng chưa thật sự
được nâng cao và duy trì một cách bền vững. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội
còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn
nhiều bất cập. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu
cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi. An ninh chính trị vẫn
còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định; bảo vệ chủ quyền quốc
gia còn nhiều thách thức; trật tự, an toàn xã hội vẫn còn nhiều bức xúc.
Thực tiễn cũng cho thấy, nền KTTT định hướng XHCN có sự khác biệt
với nền KTTT tư bản chủ nghĩa, thể hiện chính là ở chỗ ai làm chủ sức mạnh
kinh tế và sức mạnh chính trị trong một nước. Trong nền KTTT tư bản chủ
nghĩa: đó là giới chủ; trong nền KTTT định hướng XHCN: đó là đông
đảo nhân dân lao động.
Đó là sự khác biệt duy nhất. Các mặt kỹ thuật và tổ chức còn lại của
KTTT như nguyên tắc trao đổi hàng hóa, kỹ thuật kiểm soát nền KTTT, kỹ
thuật tổ chức quản lý để nền kinh tế quốc dân nói chung, mỗi tổ chức kinh
tế nói riêng hoạt động ở trạng thái hiệu quả đều có thể chung nhau giữa hai
loại nước (KKTT tư bản chủ nghĩa và KTTT định hướng XHCN) vì đó là
thành quả tiến hóa mang tính nhận thức và khoa học của loài người.
* Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, trong đó có những yêu cầu cơ bản sau cần khắc phục:
Một là, các cơ quan nhà nước cần tích cực tìm ra “điểm nghẽn” trong tiến
trình phát triển thông qua việc lắng nghe các ý kiến từ xã hội, từ cộng đồng
doanh nghiệp, từ các diễn đàn trao đổi, từ các tư vấn, gợi ý chính sách...
Thể chế cần bảo đảm huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực cho
phát triển, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn đầu tư tài chính,
nguồn ngân sách nhà nước... Cần có thể chế phân bổ nguồn lực đầu tư cho
phát triển thực sự hiệu quả, khắc phục sự đầu tư dàn trải, đầu tư mà cơ sở
xác định hiệu quả chưa thực sự rõ ràng. Sự phân bổ nguồn lực cho phát
triển cần dựa vào tín hiệu của thị trường. Cần cải thiện khả năng tiếp cận tín
dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận vốn của nông dân, của
các nhóm thiểu số trong xã hội.
Hai là, Nhà nước cần có lộ trình giải quyết thực sự chủ động, tích cực đối
với các mục tiêu cụ thể. Về thể chế, Nhà nước cần cải thiện môitrường kinh
doanh, đa dạng hóa các kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính
quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia
một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình hoạch định chính sách, pháp
luật để quá trình hoạch định này gắn với thực tiễn, nhận được sự đồng thuận
từ quá trình hoạch định đến quá trình thực thi.
Ba là, Nhà nước cần thiết lập được thể chế thúc đẩy sự sáng tạo, cụ thể là
cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điềukiện thuận lợi để thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp, sáng tạo, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời
sống kinh tế, xã hội. Tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới,
sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù
hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, như có cơ
chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ
chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; có chính
sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối
cộng đồng khoa học và công nghệ của người Việt Nam ở nước ngoài và
cộng đồng trong nước. Xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính
nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công
nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và các công nghệ tiên tiến khác.
Bốn là, Nhà nước cần giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mâu thuẫn giữa
phát triển nhanh và bền vững; giữa toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và xu
hướng bảo hộ; giữa việc cắt giảm hàng rào thuế quan và việc gia tăng hàng
rào phi thuế quan; giữa các hiệp định thương mại song phương và các hiệp
định thương mại của một quốc gia với các tổ chức, khu vực...
Năm là, Nhà nước cần bảo đảm sự phát triển đồng bộ của các thị trường,
đẩy mạnh thị trường vốn và tiền tệ với hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch;
đẩy nhanh tiến trình thẩm định, định giá các doanh nghiệp nhà nước. Xây
dựng hành lang pháp lý cho các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ,các hình
thức thanh toán mới, cho vay ngang hàng, hạn chế tình trạng “tín dụng đen”.
Quan tâm hơn tới kiểm soát bội chi ngân sách, nợ nước ngoài của quốc gia;
cải cách cơ chế thu, chi ngân sách, kể cả cơ chế phân cấp thu, chi ngân
sách của các địa phương, để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Sáu là, giải quyết có hiệu quả “điểm nghẽn” về kết cấu hạ tầng và chất lượng
nguồn nhân lực. Nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng ở nước ta tăng lên mỗi
năm. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng góp phần vào tăng trưởng trong trung hạn
và dài hạn, vì vậy, Nhà nước cần lập kế hoạch và ưu tiên đầu tư các dự án
kết cấu hạ tầng xương sống của quốc gia. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây
dựng môi trường pháp lý hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư
nhân. Các hoạt động này bao gồm xây dựng khung pháp lý toàn diện về đối
tác công - tư và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính trong nước,
đồng thời bảo đảm hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là một
nội dung quan trọng trong chương trình về kết cấu hạ tầng. Phát triển kết
cấu hạ tầng theo các hình thức đối tác công - tư cần phải được tiếp cận theo
hướng là hoạt động nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển từ xã hội.
Trong đó, cần lựa chọn các đối tác có đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ
thuật, bởi các đối tác thiếu năng lực tài chính có thể ảnh hưởng đến tiến độ
triển khai, chất lượng công trình và sự ổn định của thị trường tài chính;
nhưng quan trọng hơn cả là những đối tác có dự án dựa trên công nghệ
hiện đại, ứng dụng sâu và rộng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học
trên nền tảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo.
Bảy là, Nhà nước cần nâng cao năng lực dự báo về biến động của đời sống
kinh tế - xã hội trong khu vực và trên thế giới, có khả năng đưa ra những gợi
ý, những định hướng nhằm giảm “sốc” từ những biến động bất lợi của thị
trường khu vực và quốc tế. Nhà nước cũng cần là chủ thể cung cấp kịp thời
những thông tin về thị trường, những tín hiệu thị trường nhằm định hướng
cho hoạt động của các doanh nghiệp bắt kịp với diễn biến thực tế. Quản trị
nhà nước cần có tầm tư duy khu vực và toàn cầu, tìm ra giá trị của Việt Nam
trong các chuỗi sản xuất, các chuỗi giá trị để thực sự bắt nhịp với dòng chảy
phát triển chung của nhân loại.
Tám là, xây dựng chính quyền số, chính quyền thông minh với khả năng
chia sẻ các dữ liệu quản lý nhà nước cần được đặt ra và triển khai thực hiện
có hiệu quả, tạo ra sự phối hợp liên ngành, liên vùng, khai thác lợi thế so
sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi ngành, lĩnh vực, tạo ra sự kết nối
cho phát triển. Mỗi bộ, ngành, địa phương cần chủ động cắt giảm thủ tục
hành chính, những thủ tục có thể trở thành rào cản cho các hoạt động kinh
tế - xã hội, để thủ tục hành chính vừa bảo đảm sự chặt chẽ cần thiết, vừa
thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo
đảm sự linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi và thay thế nhanh công
nghệ hiện đại, công nghệ số của doanh nghiệp. Phương thức quản lý nhà
nước cần được đổi mới, tương thích với việc ứng dụng các thành tựu của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong mọi mặt của hoạt động kinh
tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế, trong thời đại công nghệ
số và trí tuệ nhân tạo./.

More Related Content

What's hot

bài thuyết trình nguyên lý 2
bài thuyết trình nguyên lý 2bài thuyết trình nguyên lý 2
bài thuyết trình nguyên lý 2bùi phượng
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịHan Nguyen
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượngvanhuyqt
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1Mon Le
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâyhuynhchauthi
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Mô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biếnMô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biếnCẩm Thu Ninh
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chínhhuongmuathu0105
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Thích Hô Hấp
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhNgọc Yến Lê Thị
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktBuinuong993
 
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊChuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊThắng Nguyễn
 
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...Minh Chanh
 
Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnHuy Nguyễn Tiến
 

What's hot (20)

Nguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toánNguyên lý kế toán
Nguyên lý kế toán
 
bài thuyết trình nguyên lý 2
bài thuyết trình nguyên lý 2bài thuyết trình nguyên lý 2
bài thuyết trình nguyên lý 2
 
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trịQuản trị học - Ra quyết định quản trị
Quản trị học - Ra quyết định quản trị
 
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAYLuận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
Luận án: Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, HAY
 
kinh tế lượng
kinh tế lượngkinh tế lượng
kinh tế lượng
 
đáP án
đáP ánđáP án
đáP án
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 1
 
chống đi đôi với xây
chống đi đôi với xâychống đi đôi với xây
chống đi đôi với xây
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Mô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biếnMô hình hổi qui đơn biến
Mô hình hổi qui đơn biến
 
Quản trị tài chính
Quản trị tài chínhQuản trị tài chính
Quản trị tài chính
 
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
Đề tài: Học thuyết kinh tế của John Maynard Keynes và ứng dụng học thuyết kin...
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanhTriết lý và Đạo đức kinh doanh
Triết lý và Đạo đức kinh doanh
 
Cau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtktCau hoi on tap lschtkt
Cau hoi on tap lschtkt
 
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊChuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
Chuong3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT THỐNG KÊ
 
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ  TS. BÙI QUANG...
Chương II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ VÀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TS. BÙI QUANG...
 
Trường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điểnTrường phái tân cổ điển
Trường phái tân cổ điển
 
Văn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của ViettelVăn hóa kinh doanh của Viettel
Văn hóa kinh doanh của Viettel
 

Similar to Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Cat Love
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốihuyentrangnh3
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...NuioKila
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)USSH, VNU - Vietnam
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVy Vu Vơ
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tài chính học
Tài chính họcTài chính học
Tài chính họcThngH19
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaChủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaThảo Nguyễn
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...YenPhuong16
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (20)

Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Cau 1+2+3
Cau 1+2+3Cau 1+2+3
Cau 1+2+3
 
Câu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lốiCâu hỏi đường lối
Câu hỏi đường lối
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
 
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
Tim hieu kinh te truyen hinh (2)
 
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
Từ lý thuyết về kinh tế thị trường đến thực tiễn xây dựng kinh tế thị trường ...
 
TV
TVTV
TV
 
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước taVai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
Vai trò của tài chính công trong nền kinh tế nước ta
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường định ...
 
Tài chính học
Tài chính họcTài chính học
Tài chính học
 
Thaoluan12345
Thaoluan12345Thaoluan12345
Thaoluan12345
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN  TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN TỔNG QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
Co che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moiCo che quan ly VN truoc doi moi
Co che quan ly VN truoc doi moi
 
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩaChủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
Chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa
 
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
Phân tích quá trình hình thành và phát triển của mô hình kinh tế thị trường t...
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam h...
 
1644903.pdf
1644903.pdf1644903.pdf
1644903.pdf
 

Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

  • 1. BÀI KIỂM TRA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CÂU HỎI Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trong quản lý kinh tế Nhà nước phải làm gì để khắc phục những nhược điểm đó? BÀI LÀM * Khái niệm Kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Hiểu ngắn gọn nhất về kinh tế thị trường đó chính là: người bán thì cần tiền, người mua thì cần sản phẩm/dịch vụ do người bán cung cấp và cả 2 nhóm đối tượng này tác động qua lại với nhau qua luật cung-cầu. * Khái quát kinh tế thị trường ở Việt Nam: Từ nhận thức, quan điểm phủ nhận kinh tế thị trường, xem kinh tế thị trường là đặc trưng riêng có của chủ nghĩa tư bản, đối lập kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội đến nhận thức kinh tế thị trường là giá trị chung của nhân loại. Từ một nước nghèo, kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất định phải phát triển nền kinh tế thị trường, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đại hội IX của Đảng (2001),lần đầu tiên xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. * Ưu điểm và nhược điểm của nền Kinh tế thị trường ở Việt Nam: Xuất phát từ việc cần kíp phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường (KTTT)và hội nhập quốc tế. Chủ trương đó nhanh chóng được các nhà đầu tư trong, ngoài nước và đông đảo người sản xuất, tiêu dùng hưởng ứng. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước và có vốn nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều, hộ nông dân chuyển sang kinh doanh hàng hóa, hộ tư thương phát triển mạnh, thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển với quy mô ngày càng lớn, chủng loại phong phú hơn. Thị trường tài chính, nhất là thị trường tín dụng và chứng khoán
  • 2. phát triển khá nhanh. Thị trường bất động sản, thị trường lao động và khoa học - công nghệ, dù còn chưa phát triển một cách chuẩn tắc, nhưng cũng đã hình thành. Xuất khẩu, nhập khẩu phát triển mạnh, đưa nước ta trở thành nước có nền kinh tế mở ở mức độ cao trong khu vực. Tuy nhiên, các yếu tố xã hội chủ nghĩa (XHCN) hoặc xuất hiện nhưng không có hiệu quả, hoặc chưa rõ nét. Cụ thể là, thành phần kinh tế nhà nước tuy chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nhưng hiệu quả thấp. Thậm chí một số tập đoàn kinh tế nhà nước lớn lâm vào tình trạng mất vốn, phá sản, nợ nần (nợ của doanh nghiệp nhà nước đến năm 2013 đạt con số hơn 1 triệu tỷ đồng). Hợp tác xã còn yếu kém hơn, đặc biệt là không hấp dẫn nông dân. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu theo chính sách ngắn hạn, hiệu lực và hiệu quả thấp, các vấn đề về lũng đoạn thị trường, gian lận, hàng giả… diễn ra phổ biến. Nhà nước làm mất dần niềm tin ở nhân dân do quản lý nền kinh tế chưa thực sự hiệu quả và công bằng, do “lợi ích nhóm” chi phối nên nhiều chính sách kinh tế chưa thực sự xuất phát từ lợi ích chung của quảng đại nhân dân lao động. Sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng gia tăng, tệ quan liêu, lãng phí và tham nhũng chưa được ngăn ngừa hiệu quả. Số đông người dân làm nông nghiệp có thu nhập thấp, hầu như rất khó thoát nghèo. Tất cả những vấn đề đó một lần nữa lại đặt ra câu hỏi: tính XHCN của nền KTTT ở đâu? Mặc dù từ Đại hội XI đã nhấn mạnh, vấn đề đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, coi hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN là một trong ba đột phá chiến lược…, nhưng nhiều năm đã trôi qua mà chủ trương ấy vẫn chưa đem lại thành quả như mong muốn: Kinh tế vĩ mô tuy cơ bản ổn định nhưng chưa vững chắc, còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế phục hồi còn chậm, việc thực hiện tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu. Những kết quả bước đầu của việc thực hiện ba đột phá chiến lược chưa đủ để tạo ra sự chuyển biến về chất trong đổi mới mô hình tăng trưởng. Chất lượng tăng trưởng chưa thật sự được nâng cao và duy trì một cách bền vững. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác quản lý tài nguyên, môi trường còn nhiều bất cập. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi. An ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định; bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều thách thức; trật tự, an toàn xã hội vẫn còn nhiều bức xúc. Thực tiễn cũng cho thấy, nền KTTT định hướng XHCN có sự khác biệt với nền KTTT tư bản chủ nghĩa, thể hiện chính là ở chỗ ai làm chủ sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị trong một nước. Trong nền KTTT tư bản chủ
  • 3. nghĩa: đó là giới chủ; trong nền KTTT định hướng XHCN: đó là đông đảo nhân dân lao động. Đó là sự khác biệt duy nhất. Các mặt kỹ thuật và tổ chức còn lại của KTTT như nguyên tắc trao đổi hàng hóa, kỹ thuật kiểm soát nền KTTT, kỹ thuật tổ chức quản lý để nền kinh tế quốc dân nói chung, mỗi tổ chức kinh tế nói riêng hoạt động ở trạng thái hiệu quả đều có thể chung nhau giữa hai loại nước (KKTT tư bản chủ nghĩa và KTTT định hướng XHCN) vì đó là thành quả tiến hóa mang tính nhận thức và khoa học của loài người. * Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có những yêu cầu cơ bản sau cần khắc phục: Một là, các cơ quan nhà nước cần tích cực tìm ra “điểm nghẽn” trong tiến trình phát triển thông qua việc lắng nghe các ý kiến từ xã hội, từ cộng đồng doanh nghiệp, từ các diễn đàn trao đổi, từ các tư vấn, gợi ý chính sách... Thể chế cần bảo đảm huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn đầu tư tài chính, nguồn ngân sách nhà nước... Cần có thể chế phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển thực sự hiệu quả, khắc phục sự đầu tư dàn trải, đầu tư mà cơ sở xác định hiệu quả chưa thực sự rõ ràng. Sự phân bổ nguồn lực cho phát triển cần dựa vào tín hiệu của thị trường. Cần cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận vốn của nông dân, của các nhóm thiểu số trong xã hội. Hai là, Nhà nước cần có lộ trình giải quyết thực sự chủ động, tích cực đối với các mục tiêu cụ thể. Về thể chế, Nhà nước cần cải thiện môitrường kinh doanh, đa dạng hóa các kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình hoạch định chính sách, pháp luật để quá trình hoạch định này gắn với thực tiễn, nhận được sự đồng thuận từ quá trình hoạch định đến quá trình thực thi. Ba là, Nhà nước cần thiết lập được thể chế thúc đẩy sự sáng tạo, cụ thể là cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điềukiện thuận lợi để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo, nuôi dưỡng sự sáng tạo trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, như có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; kết nối
  • 4. cộng đồng khoa học và công nghệ của người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước. Xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác. Bốn là, Nhà nước cần giải quyết những mâu thuẫn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mâu thuẫn giữa phát triển nhanh và bền vững; giữa toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và xu hướng bảo hộ; giữa việc cắt giảm hàng rào thuế quan và việc gia tăng hàng rào phi thuế quan; giữa các hiệp định thương mại song phương và các hiệp định thương mại của một quốc gia với các tổ chức, khu vực... Năm là, Nhà nước cần bảo đảm sự phát triển đồng bộ của các thị trường, đẩy mạnh thị trường vốn và tiền tệ với hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch; đẩy nhanh tiến trình thẩm định, định giá các doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng hành lang pháp lý cho các mô hình kinh tế số, kinh tế chia sẻ,các hình thức thanh toán mới, cho vay ngang hàng, hạn chế tình trạng “tín dụng đen”. Quan tâm hơn tới kiểm soát bội chi ngân sách, nợ nước ngoài của quốc gia; cải cách cơ chế thu, chi ngân sách, kể cả cơ chế phân cấp thu, chi ngân sách của các địa phương, để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Sáu là, giải quyết có hiệu quả “điểm nghẽn” về kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng ở nước ta tăng lên mỗi năm. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng góp phần vào tăng trưởng trong trung hạn và dài hạn, vì vậy, Nhà nước cần lập kế hoạch và ưu tiên đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng xương sống của quốc gia. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng môi trường pháp lý hiệu quả nhằm thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Các hoạt động này bao gồm xây dựng khung pháp lý toàn diện về đối tác công - tư và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính trong nước, đồng thời bảo đảm hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là một nội dung quan trọng trong chương trình về kết cấu hạ tầng. Phát triển kết cấu hạ tầng theo các hình thức đối tác công - tư cần phải được tiếp cận theo hướng là hoạt động nhằm thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển từ xã hội. Trong đó, cần lựa chọn các đối tác có đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, bởi các đối tác thiếu năng lực tài chính có thể ảnh hưởng đến tiến độ triển khai, chất lượng công trình và sự ổn định của thị trường tài chính; nhưng quan trọng hơn cả là những đối tác có dự án dựa trên công nghệ hiện đại, ứng dụng sâu và rộng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trên nền tảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo.
  • 5. Bảy là, Nhà nước cần nâng cao năng lực dự báo về biến động của đời sống kinh tế - xã hội trong khu vực và trên thế giới, có khả năng đưa ra những gợi ý, những định hướng nhằm giảm “sốc” từ những biến động bất lợi của thị trường khu vực và quốc tế. Nhà nước cũng cần là chủ thể cung cấp kịp thời những thông tin về thị trường, những tín hiệu thị trường nhằm định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp bắt kịp với diễn biến thực tế. Quản trị nhà nước cần có tầm tư duy khu vực và toàn cầu, tìm ra giá trị của Việt Nam trong các chuỗi sản xuất, các chuỗi giá trị để thực sự bắt nhịp với dòng chảy phát triển chung của nhân loại. Tám là, xây dựng chính quyền số, chính quyền thông minh với khả năng chia sẻ các dữ liệu quản lý nhà nước cần được đặt ra và triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo ra sự phối hợp liên ngành, liên vùng, khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi ngành, lĩnh vực, tạo ra sự kết nối cho phát triển. Mỗi bộ, ngành, địa phương cần chủ động cắt giảm thủ tục hành chính, những thủ tục có thể trở thành rào cản cho các hoạt động kinh tế - xã hội, để thủ tục hành chính vừa bảo đảm sự chặt chẽ cần thiết, vừa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sự linh hoạt, thích ứng nhanh với sự thay đổi và thay thế nhanh công nghệ hiện đại, công nghệ số của doanh nghiệp. Phương thức quản lý nhà nước cần được đổi mới, tương thích với việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong mọi mặt của hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế, trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo./.