SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÊ VĂN TRỌNG
NGHIÊNCỨUBỆNHSÁNLÁRUỘTỞVỊT
TẠIMỘT SỐĐỊAPHƯƠNGTHUỘCTỈNHTHÁINGUYÊN
VÀBIỆNPHÁPPHÒNGTRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60 62 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGÔ NHẬT THẮNG
2. TS. ĐỖ TRUNG CỨ
THÁI NGUYÊN - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Trọng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, em xin trân
trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn
thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ
bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
- Lãnh đạo, cán bộ Viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, Trung tâm
Chẩn đoán Thú y Trung ương và cán bộ Trạm thú y các huyện Định Hóa, Phú
Lương, Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài.
- Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Ngô Nhật Thắng, TS. Đỗ Trung Cứ, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Lê Văn Trọng
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................4
1.1.1. Những hiểu biết về sán lá ký sinh ở ruột vịt........................................4
1.1.2. Những hiểu biết về bệnh sán lá ruột ở vịt..........................................17
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..............................25
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................25
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .....................................................30
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU....................................................................................................................................32
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................32
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu...........................................................................32
2.1.3 Thời gian nghiên cứu..........................................................................32
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................................................32
2.2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................32
2.2.2 Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm.........................................................33
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................33
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt..................................33
2.3.2. Nghiên bệnh sán lá ruột ở vịt.............................................................33
2.3.3. Biện pháp phòng và trị bệnh sán lá ruột cho vịt................................33
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................33
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...........................................................33
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu.........................................................................35
2.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu ...........................................................35
2.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của vịt bị nhiễm
sán lá ruột ...........................................................................................36
2.4.5. Phương pháp mổ khám và thu thập mẫu ...........................................36
2.4.6.Phương pháp làm tiêu bản để xác định tên khoa học.........................39
2.4.7. Phương pháp định danh các loài sán lá ruột......................................40
iv
2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể
ở cơ quan tiêu hoá (ruột, manh tràng) do sán lá ruột gây ra ..............40
2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt .........42
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.......................................................................44
2.5.1. Một số tham số thống kê....................................................................44
2.5.2. Một số công thức tính tỷ lệ (%).........................................................45
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình ..................................45
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................47
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở VỊT TẠI MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................47
3.1.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên......................................................................47
3.1.2. Phân bố các loài sán lá ruột ở vịt tại các địa phương thuộc tỉnh
Thái Nguyên.......................................................................................50
3.1.3. Đặc điểm phân loại các loài sán lá ruột ở vịt xác định được tại
Thái Nguyên.......................................................................................52
3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên......................................................................56
3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi..........................62
3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ....................67
3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH SÁN LÁ RUỘT
Ở VỊT .................................................................................................................................73
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt bị bệnh sán lá ruột..............................73
3.2.2. Bệnh tích đại thể và vi thể ở ruột của vịt do sán lá ruột gây ra.........75
3.3. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH SÁN LÁ RUỘT CHO VỊT...................85
3.3.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số loại thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt....86
3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh sán lá ruột cho vịt .......87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................................89
1. Kết luận....................................................................................................89
2. Đề nghị.....................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................91
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
% : Tỷ lệ phần trăm
mm : Milimét
µm : Micrômét
kg : Kilôgam
mg : Miligam
TT : Thể trọng
cs : Cộng sự
- : Đến
> : Lớn hơn
< : Nhỏ hơn
≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt.......................................................47
Bảng 3.2. Phân bố các loài sán lá ruột ở vịt tại các địa phương....................................51
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương (qua xét nghiệm phân)....56
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương..........................................57
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi (qua xét nghiệm phân)....................62
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi (qua mổ khám).................................63
Bảng 3.7. Biến động nhiễm các loài sán lá ruột ở vịt theo tuổi.....................................66
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua xét nghiệm phận) ....68
Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua mổ khám)..........................68
Bảng 3.10. Biến động nhiễm các loài sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ ............................71
Bảng 3.11. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt bị bệnh sán lá ruột.....74
Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể ở ruột vịt do sán lá ruột gây ra.........................................76
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu ................79
Bảng 3.14. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt....................86
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vòng đời loài Echinostoma revolutum...........................................................15
Hình 2.1. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt thu thập qua mổ khám vịt....................................37
Hình 2.2. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt.................................................................................38
Hình 2.3 Ảnh mẫu sán lá ruột sơ bộ phân loại và để chết tự nhiên trong nước......38
Hình 2.4. Ảnh mẫu sán lá ruột được ép mỏng và bảo quản trong cồn 700
..................39
Hình 2.5. Ảnh thuốc sử dụng để tẩy sán lá ruột cho vịt.................................................43
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm từng loài sán lá ruột ở vịt tại tỉnh Thái Nguyên......50
Hình 3.2. Ảnh sán Echinostoma revolutum trưởng thành.............................................53
Hình 3.3. Ảnh sán Echinostoma miyagawai trưởng thành............................................54
Hình 3.4. Ảnh sán Echinoparyphium revuvatum trưởng thành....................................55
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương.........................59
Hình 3.6. Ảnh trứng sán lá ruột trên 1 vi trường qua xét nghiệm phân........................60
Hình 3.7. Ảnh trứng sán lá ruột ở độ phóng đại 600 dưới kính hiển vi........................60
Hình 3.8. Ảnh sán lá ký sinh ở ruột non của vịt..............................................................61
Hình 3.9. Ảnh sán lá ký sinh ở ruột già của vịt...............................................................61
Hình 3.10. Ảnh sán lá ký sinh ở manh tràng của vịt......................................................61
Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi.............................................64
Hình 3.12. Biểu đồ biến động nhiễm từng loài sán lá ruột theo tuổi vịt.......................67
Hình 3.13. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ.......................................70
Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ.......................................71
Hình 3.15. Biểu đồ biến động nhiễm từng loài sán lá ruột ở vịt theo mùa...................72
Hình 3.16. Ảnh sán lá ruột và bệnh tích đại thể ở ruột non do sán lá gây ra...........77
Hình 3.17. Ảnh sán lá ruột và bệnh tích đại thể ở ruột già do sán lá gây ra.................78
Hình 3.18. Ảnh sán lá ruột gây xuất huyết lấm tấm ở 2 bên manh tràng.....................78
Hình 3.19. Ảnh niêm mạc ruột non bị thoái hoá (1), lông nhung bị đứt nát (2)
(Độ phóng đại 100 lần).................................................................................81
viii
Hình 3.20. Ảnh niêm mạc ruột non bị thoái hoá (1), lông nhung ruột bị đứt nát
(2) (Độ phóng đại 200 lần)...........................................................................81
Hình 3.21. Ảnh các tế bào viêm xuất hiện ở lớp niêm mạc ruột non (1) (Độ
phóng đại 400 lần).........................................................................................82
Hình 3.22. Ảnh niêm mạc ruột già thoái hoá (1), bong tróc (2) (Độ phóng đại
100 lần)............................................................................................................82
Hình 3.23. Ảnh niêm mạc ruột già bị bong tróc, thoái hoá (1); Xuất huyết ở niêm
mạc (2) (Độ phóng đại 200 lần)...................................................................83
Hình 3.24. Ảnh xuất hiện các tế bào viêm ở lớp niêm mạc ruột già (1) (Độ
phóng đại 400 lần).........................................................................................83
Hình 3.25. Ảnh niêm mạc manh tràng tổn thương (1), xuất huyết (2) (Độ phóng
đại 100 lần).......................................................................................................84
Hình 3.26. Ảnh niêm mạc manh tràng tổn thương (1), xuất huyết (2) trong lớp
niêm mạc. (Độ phóng đại 200 lần)................................................................84
Hình 3.27. Ảnh xâm nhiễm của các tế bào viêm trong lớp niêm mạc manh tràng
(Độ phóng đại 400 lần)...................................................................................85
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, chăn nuôi là một nghề sản xuất truyền thống, luôn giữ vai
trò quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền
kinh tế nói chung, trong đó, chăn nuôi gia cầm luôn giữ vị trí quan trọng thứ
hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Với nhiều phương thức
chăn nuôi phong phú, đa dạng nghề chăn nuôi gia cầm đã góp phần giải quyết
công ăn việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm nước ta nói chung và tỉnh Thái
Nguyên nói riêng đã và đang phát triển rất mạnh, tốc độ tăng hàng năm tương
đối cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009) và Cục Thống
kê Thái Nguyên (2009), trong gần 5 năm trở lại đây, biến động đàn gia cầm
của cả nước và tỉnh Thái Nguyên như sau:
Cả nước:
Năm
Gia cầm
(triệu con)
Vịt
(triệu con)
2005 219,91 >60
2008 253,51 67,18
Thái Nguyên:
Năm
Gia cầm
(triệu con)
Vịt
(triệu con)
2005 4,699 0.81
2009 6,068 1.1
Những số liệu trên cho thấy, số lượng đàn gia cầm nói chung và số
lượng đàn vịt nói riêng đều có chiều hướng tăng lên qua các năm.
Chăn nuôi vịt đáp ứng nhanh nhu cầu về thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao, chất lượng tốt cho đời sống xã hội và cung cấp một nguồn nguyên
liệu dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp chế biến.
2
Vịt là loài vật dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khác nhau,
đặc biệt chúng thích nghi cao với đời sống ở các vùng có nhiều nước như ao,
hồ, sông, ngòi... Mặt khác vịt là loài ham kiếm mồi, nên chăn nuôi vịt có thể
tận dụng được nguồn thức ăn từ động vật thuỷ sinh (ốc, cá...) và lương thực
rơi vãi sau thu hoạch lúa. Chính vì những lý do trên mà nghề nuôi vịt phát
triển rộng rãi ở nhiều nơi, được coi là một nghề xoá đói giảm nghèo.
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) đã định hướng phát triển đàn gia
cầm, thuỷ cầm đến năm 2015 như sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn gia
cầm nước ta đạt từ 560 - 580 triệu con, trong đó đàn thuỷ cầm phấn đấu đạt
80 triệu con’’
Hiện nay, ở nước ta nghề chăn nuôi vịt đã và đang tồn tại 3 phương thức
chăn nuôi chính, đó là chăn thả tự do, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi
công nghiệp. Tuy nhiên, chăn thả tự do vẫn là phương thức chăn nuôi phổ biến.
Hình thức chăn nuôi này thường mang tính tự phát, nhỏ lẻ và lạc hậu, nên vấn
đề phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh do ký sinh trùng nói riêng thường
ít được quan tâm, do vậy tỷ lệ nhiễm giun sán ở vịt khá cao.
Mặt khác, nước ta nằm trong vùng có thời tiết, khí hậu nóng ẩm, đây là
điều kiện rất thuận lợi cho nhiều loại vật chủ trung gian của các loài giun, sán
phát triển mạnh, dẫn tới khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng do vậy
bệnh ký sinh trùng ở vịt thường xuyên xảy ra, gây nhiều thiệt hại cho nghề
nuôi vịt.
Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [40] cho biết: Bệnh ký sinh
trùng làm giảm khả năng sinh trưởng của vịt tới 30% so với bình thường và
làm giảm sản lượng trứng từ 25 - 40%. Khi nhiễm giun sán, vịt thường dễ bị
kế phát các bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Trong những bệnh ký sinh trùng ở vịt, bệnh sán lá ruột là bệnh phổ biến
và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi vịt. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004)
[19] bệnh sán lá ruột thường diễn ra quanh năm, ở mọi lứa tuổi vịt; bệnh xảy
3
ra ở khắp các vùng miền trong cả nước, làm giảm khả năng sinh trưởng, phát
triển và giảm sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất trong việc khống chế dịch
bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng, nhằm bảo vệ sức khoẻ của
đàn vịt và nâng cao khả năng cho sản phẩm của chúng, đồng thời có cơ sở đề
xuất các biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột một cách có hiệu quả, phù hợp
với điều kiện chăn nuôi hiện nay, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
bệnh sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và
biện pháp phòng trị”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp
phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về bệnh sán lá ruột ở vịt tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó có cơ
sở để xây dựng quy trình phòng, trị bệnh sán lá ruột cho vịt.
4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin
khoa học về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng
trị bệnh sán lá ruột cho vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên,
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột ở
vịt có hiệu quả, nhằm hạn chế sự nhiễm sán lá ruột cho vịt, từ đó hạn chế
những thiệt hại do bệnh gây ra.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Sán lá ký sinh ở ruột vịt
1.1.1.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt
Sán lá ký sinh ruột gia cầm nói chung và ở vịt nói riêng gồm nhiều loài
thuộc lớp Trematoda Rudolphi 1808. Ở Việt Nam, thành phần loài sán lá ruột
của rất phong phú, phân bố rộng ở khắp các vùng miền trong cả nước và gây
tác hại lớn đối với ngành chăn nuôi. Số lượng, thành phần các loài sán lá ruột
ký sinh ở vịt đã được một số tác giả nghiên cứu và tổng hợp.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [44], Nguyễn Thị Lê (1995) [26],
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29] ghi nhận có 18
loài sán lá ruột ký sinh, gây bệnh cho vịt ở Việt Nam, chúng phân bố rộng ở
khắp các tỉnh nước ta, danh sách các loài gồm có:
- Echinostoma revolutum Frolich, 1802. Nơi phát hiện: Hà Đông (1940);
Lạng Sơn (1962); Lại Châu, Sơn La (1963); Yên Bái, Cao Bằng (1965), Nam
Định (1969); Bắc Thái (1969-1971); Hà Nội (1971) và Nam Định (1973).
- Echinostoma miyagawai Ishu, 1932. Nơi phát hiện: Lạng Sơn (1962),
Thanh Hoá (1964), Hải Phòng (1960), Bắc Thái (1969-1971), Nam Hà
(1971), Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974).
- Echinostoma paraulum Dietz, 1909. Nơi phát hiện: Lạng Sơn, Hải
Phòng, Bắc Thái, Hà Nội, Nam Hà, Hà Bắc, Hà Tĩnh.
- Echinostoma robustum Yamaguti, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng,
Tuyên Quang, Sơn La, Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Nam Hà,
Hà Bắc, Hà Tĩnh.
- Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941. Nơi phát hiện: Hà Bắc.
5
- Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873. Nơi phát hiện: Hải
Phòng (1960), Lạng Sơn (1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Yên Bái
(1964), Bắc Thái (1969-1971), Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974).
- Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja - Pawlowskaja, 1953.
Nơi phát hiện : Hà Nội, Nam Hà.
- Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872. Nơi phát hiện: Lạng Sơn
(1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Cao Bằng (1965), Hà Nội (1971),
Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974).
- Echinochasmmus beleocephalus Linstow, 1873. Nơi phát hiện: Hải
Phòng (1960), Hà Nội (1971), Hà Bắc (1973).
- Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926. Nơi phát hiện: Yên Bái, Hà
Bắc, Hà Tây.
- Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905. Nơi phát hiện: Hải Phòng.
- Notocotylus indicus Lal, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng, Nam Hà.
- Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932. Nơi phát hiện: cả nước.
- Catatropis verrucosa Frohlich, 1978. Nơi phát hiện: Toàn quốc.
- Procerovum cheni Hsii, 1950. Nơi phát hiện: Hà Nội, Nam Hà.
- Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944. Nơi phát hiện: Hải Phòng.
- Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970. Nơi phát hiện: Hà Bắc,
Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà.
- Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909. Nơi phát hiện: Hà Tây, Hà
Nội, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.
Vị trí của các loài sán lá ruột trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành: Plathelminthes Schneider, 1873
Lớp: Trematoda Rudolphi,1808
Phân lớp: Digenea Van Beneden, 1858
Bộ: Echinostomida Skrjabin et Schulz, 1937
6
Phân bộ: Echinostomata Skrjabin et Schulz, 1937
Họ: Echinostomatidae Poche, 1926
Phân họ Echinostomatinae Odhner, 1911
Giống: Echinostoma Rudolphi, 1809
Loài: Echinostoma revolutum Frolich, 1802
Loài: Echinostoma miyagawai Ishu, 1932
Loài: Echinostoma robustum Yamaguti, 1935
Loài: Echinostoma paraulum Dietz, 1909
Giống Echinoparyphium Dietz, 1909
Loài: Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873
Loài: Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja-
Pawlowskaja, 1953
Loài: Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941
Phân họ: Hypoderaeinae Skrjabin et Baschkirova, 1956
Giống: Hypoderaeum Dietz, 1909
Loài: Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872
Họ: Echinochasmidae Odher, 1910
Giống: Echinochasmus Dietz, 1909
Loài: Echinochasmus beleocephalus Linstow, 1873
Loài: Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926
Bộ: Notocotylida Skrjabin et Schuslz, 1937
Phân bộ: Notocotylada Skrjabin et Schuslz, 1937
Họ: Notocotylidae Luhe, 1909
Giống: Notocotylus Diesing, 1839
Loài: Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905
Loài: Notocotylus indicus Lal, 1935
Loài: Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932
7
Giống: Catatropis Odhner, 1905
Loài: Catatropis verrucosa Frohlich, 1978
Bộ: Opisthorchida La Rue, 1957
Phân bộ: Opisthorchiada La Rue, 1957
Họ: Haplorchidae Looss, 1899
Giống: Procerovum Onji et Nishio, 1916
Loài: Procerovum cheni Hsii, 1950
Bộ: Plagiorchiida La Rue, 1957
Phân bộ: Plagiorchiata La Rue, 1957
Họ: Microphallidae Travassos, 1920
Giống: Microphallus Ward, 1901
Loài: Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944
Giống: Levinseniella Stile et Hassall, 1901
Loài: Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970
Giống: Maritrema Nicoll, 1907
Loài: Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909
Ký sinh và gây bệnh cho vịt gồm có những loài phổ biến: Echinostoma
revolutum. Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum, Echinostoma
robustum, Echinopararyphium recurvalum, Hypoderaeum conoideum. (Trịnh Văn
Thịnh và cs (1982) [41], Phạm Sỹ Lăng, và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs
(2006) [37]).
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của một số loài sán lá ruột ký sinh phổ
biến ở vịt
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], hình thái chung của sán lá ruột
là cơ thể dẹt, có dạng hình lá, có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng. Kích
thước có thể rất biến đổi, bé nhất khoảng vài mm và lớn nhất không vượt quá 2
cm. Cơ thể phủ lớp tiểu bì (gai cutin), xung quanh giác miệng có móc kitin lớn.
8
Các giác bám, móc bám, gai, vẩy giúp sán bán chắc vào ruột của vật chủ. Sán
lá không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Nội quan gồm có hệ tiêu hoá, bài tiết,
thần kinh và sinh dục.
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinostoma revolutum, (Frohlich,
1802) Dietz, 1908
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1993) [25], Nguyễn Thị Lê và cs (2000)
[29], loài Echinostoma revolutum được mô tả như sau:
Chiều dài trung bình cơ thể dao động từ 5,72 - 6,98 mm, chiều rộng từ
1,12 - 1,42 mm. Tuy nhiên, có nhiều cá thể đạt kích thước 10,32 - 13,32 x
2,40 - 2,50mm. Viền cổ rộng 0,73 - 1,03 mm. Có 37 móc gồm 15 móc lưng
xếp thành 2 hàng, kích thước 0,101- 0,109 x 0,025 mm. Mỗi thùy bên có 6
móc (0,093 - 0,126 x 0,029 mm) và 5 móc thùy bụng (0,093 – 0,122 x 0,025
mm). Kích thước giác miệng 0,23 - 0,44 x 0,27 - 0,45 mm. Trước hầu dài
0,13- 0,16 mm. Hầu 0,15-0,37 x 0,15 – 0,27mm. Thực quản dài 0,86 - 1,14
mm. Giác bụng phát triển, kích thước 0,69 - 1,22 x 0,69 - 1,18 mm. Hai nhánh
ruột kéo dài về mút sau cơ thể.
Tinh hoàn hình ovan hoặc hơi phân thùy theo chiều dọc. Kích thước tinh
hoàn trước 0,34 - 1,41 x 0,43 - 1,06 mm, tinh hoàn sau 0,36 - 1,41 x 0,34 - 1,04
mm. Túi sinh dục nằm ở mặt lưng ở nửa trước giác bụng, bên trong chứa túi
chứa tinh hình ống. Kích thước túi sinh dục 0,234 - 0,453 x 0,069 - 0,314 mm.
Buồng trứng tròn hoặc ô van, nằm trước tinh hoàn, kích thước 0,18 -
0,43 x 0,25 - 0,645 mm. Thể Mêlit nằm ngay sau buồng trứng và có kích
thước lớn hơn buồng trứng.
Tuyến noãn hoàng nằm 2 bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo
dài đến mút sau cơ thể, không che lấp hai mút nhánh ruột và khoảng trống
phía sau tinh hoàn.
Tử cung tương đối dài, chứa nhiều trứng. Trứng hình ôvan, màu vàng
sáng, kích thước 0,076 - 0,105 x 0,051 - 0,084 mm. Ống bài tiết chính ở phần
9
sau cơ thể, gấp khúc 1- 2 vòng trước lỗ thoát. Ở những sán già, tử cung không
còn trứng, các cơ quan sinh dục như buồng trứng, tinh hoàn, tuyến noãn
hoàng có xu hướng teo đi.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006)
[37] loài Echinostoma revolutum dài 3-13mm, rộng 0,88 - 2mm, vành khăn có
35-37 móc nhỏ. Tử cung xếp có thứ tự, ngay sau giác bụng và chứa nhiều
trứng. Trứng hình bầu dục, dài 0,009 - 0,132mm, rộng 0,05 - 0,073mm, màu
vàng, một đầu trứng có nắp.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [40] cho biết: sán dài 10 - 22 mm, rộng 2 -
2,5 mm. Thân có màu hồng hay đỏ nhạt, dẹt, đoạn trước có chỗ thu hẹp lại
thành cái cổ.
* Đặc điểm loài Echinostoma miyagawai Ishu, 1932
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1993) [25], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27],
Nguyễn Thị Lê (2000) [29], loài này có hình thái cấu tạo như sau:
Cơ thể sán dài 6,9 - 12,0 mm, rộng nhất ở vùng tử cung và tinh hoàn
0,77 - 2,32 mm. Bề mặt phía trước cơ thể đến ngang buồng trứng phủ gai bé.
Viền cổ rộng 0,54 - 0,67 mm, có 37 móc gồm 13 móc lưng xếp thành 2 hàng,
7 móc bên và 5 móc thùy bụng mỗi bên. Kích thước móc bên 0,89 - 0,093 x
0,23 mm, móc thùy bụng 0,089 - 0,096 x 0,023 mm.
Giác miệng 0,19 - 0,23 x 0,21 - 0,29 mm. Giác bụng 0,57 - 0,91 x 0,57 -
0,63 mm, nằm gần ở 1/4 chiều dài cơ thể. Trước hầu dài 0,075 - 0,084 mm.
Hầu 0,230 - 0,320 x 0,251 - 0,258 mm. Thực quản dài 0,77 - 0,93 mm. Hai
nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể, thường bị tuyến noãn hoàng che lấp.
Túi sinh dục nằm chính giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng, đáy túi
kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,32 - 0,49 x 0,21 - 0,32 mm.
Tinh hoàn phân thùy, hình dạng rất biến đổi, thường từ 3 đến 7 thùy
sâu. Kích thước tinh hoàn trước 0,39 - 0,62 x 0,36 - 0,49 mm.
10
Buồng trứng hình ôvan, kích thước 0,27 - 0,36 x 0,27 - 0,38 mm. Thể
mêlit nằm ngay sau buồng trứng, kích thước 0,19 - 0,39 x 0,23 - 0,25 mm.
Tuyến noãn hoàng nằm hai bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo
dài đến mút sau cơ thể và lấp đầy khoảng trống phía sau tinh hoàn, che lấp cả 2
mút ruột. Ống bài tiết thẳng, không gấp khúc ở phần cuối cơ thể. Tử cung phát
triển, chứa nhiều trứng, kích thước 0,089 - 0,093 x 0,053 - 0,056 mm.
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinostoma paraulum Dietz, 1909
Kích thước từ 6 - 10 mm x 0,8 - 1,4 mm, vòng gai miệng gồm 37 gai,
27 gai nằm ở vòng phía lưng và hai cạnh bên mỗi bên 5 gai. Giác miệng
đường kính 0,25 - 0,3 mm, giác bụng 0,72 - 0,88 mm ở khoảng cuối 1/4 thân
trước. Thực quản dài 0,4 - 0,6 mm.
Hai tinh hoàn xếp trên dưới nhau, cái trên thường có 3 thuỳ, cái dưới
bốn thuỳ. Buồng trứng ở ngay sát trước tinh hoàn. Kích thước trứng 0,100 x
0,070 mm. (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978 [40])
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinoparyphium recurvatum Linstow, 1873
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29],
loài này có đặc điểm: kích thước cơ thể bé, dài 2,48 mm, rộng 0,45 mm (ở
vùng giác bụng). Bề mặt cơ thể ở phía trước đến ngang giác bụng phủ gai
cutin lớn. Viền cổ có 45 móc, mỗi thùy bụng có 4 móc, kích thước 0,044 -
0,065 x 0,009 - 0,012 mm. Còn lại 37 móc xếp thành 2 hàng, kích thước
0,042 - 0,049 x 0,009 mm.
Giác miệng 0,008 x 0,105 mm. Hầu 0,088 x 0,084 mm. Giác bụng tròn
hoặc kéo dọc, nằm ở 1/3 chiều dài của cơ thể, kích thước 0,297 x 0,258 mm.
Thực quản dài 0,28 m, hai nhánh ruột kéo dài đến mút sau cơ thể.
Túi sinh dục hình bầu dục, nằm giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng,
kích thước 0,252 x 0,105 mm.
Tinh hoàn hình ôvan, cái này nằm sau cái kia ở nửa sau cơ thể. Tinh
hoàn trước 0,297 x 0,193 mm, tinh hoàn sau 0,320 x 0,172 mm.
11
Buồng trứng tròn hoặc hình ôvan, nằm trước tinh hoàn, đường kính
0,127mm. Thể mêlit lớn, nằm giữa buồng trứng và tinh hoàn trước. Tuyến noãn
hoàng gồm nhiều bao noãn lớn kéo dài từ sau giác bụng đến gần mút cơ thể. Tử
cung ngắn, chứa ít trứng, kích thước trứng 0,077 - 0,084 x 0,051 mm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37],
loài Echinoparyphium recurvatum: Dài 2 - 5 mm, rộng 0,4 - 0,85 mm. Phần
trước thân có những gai cuticun nằm thứ tự xen kẽ nhau. Đầu sán có cấu tạo
vành khăn hình quả thận, đường kính 0,220 - 0,385 mm. Trứng có màu vàng
nâu, hình bầu dục, vỏ nhẵn, một đầu trứng có nắp, đầu còn lại có chồi nhỏ.
Kích thước trứng từ 0,082 - 0,098 mm x 0,053 - 0,061mm.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [40] đã mô tả: Sán dài 4,5 mm, rộng 0,5-
0,8 mm. Vòng gai đầu có 45 móc, trong đó ở hai góc mỗi bên có bốn cái, hai
cạnh bên có ba cái. Tinh hoàn không chia thuỳ, hình bầu dục và xếp sát nhau.
* Đặc điểm loài Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja-
Pawlowskaja, 1953
Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29] đã mô tả: cơ thể sán dài 6,0 mm, rộng
1,0 mm. Bề mặt cơ thể ở phía trước đến mép sau giác bụng phủ gai bé. Viền
cổ rộng 0,37 - 0,48 mm, có 43 móc xếp thành 2 hàng, kích thước 0,064 x
0,012 mm. Mỗi thùy bụng có 5 móc. Giác miệng nhỏ hơn giác bụng 5 - 5,5
lần. Giác bụng 0,26 - 0,39 x 0,26 - 0,36 mm.
Túi sinh dục kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,213 - 0,267 x
0,100 - 0,120 mm.
Tinh hoàn hình bầu dục, kích thước 0,26 - 0,406 x 0,13 - 0,21 mm.
Buồng trứng hình ôvan, kích thước 0,23 x 0,13 mm. Tử cung chứa 7 - 19
trứng, kích thước trứng 0,096 - 0,106 x 0,053 mm.
* Đặc điểm loài sán lá ruột Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29], kích thước cơ thể trung bình
của loài này là 4,88 - 5,93 x 1,04 - 1,11 mm. Viền cổ rộng 0,418 mm, có 37
12
móc, mỗi bên có 5 móc thùy bụng, kích thước 0,070 - 0,075 x 0,013 - 0,016
mm. Móc lưng xếp 2 hàng, kích thước 0,069 x 0,015 mm. Móc bên xếp một
hàng, kích thước 0,070 x 0,013 mm. Bề mặt của cơ thể từ mút trước đến giác
bụng hoặc mép sau buồng trứng phủ gai nhỏ. Giác miệng 0,124 - 0,138 x
0,165 - 0,179 mm. Trước hầu dài 0,041- 0,055 mm. Hầu 0,124 - 0,165 x
0,151 - 0,165 mm. Thực quản dài 0,207 - 0,276 mm. Hai nhánh ruột kéo dài
về mút sau cơ thể. Giác bụng tròn, đường kính 0,621 - 0,662 mm.
Túi sinh dục lớn, hình ôvan, kích thước 0,368 - 0,414 x 0,234 mm, nằm
giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng.
Tinh hoàn hình ôvan hoặc gần tròn, cái nọ trước cái kia ở phần sau cơ
thể. Tinh hoàn trước 0,455 - 0,469 x 0,621- 0,662 mm, tinh hoàn sau 0,441 -
0,469 x 0,386 - 0,414 mm.
Buồng trứng hình tròn hoặc ôvan, nằm ngang phía trước tinh hoàn, kích
thước 0,124 - 0,165 x 0,234 - 0,276 mm. Thể Mêlit lớn hơn buồng trứng, nằm
giữa buồng trứng và tinh hoàn trước.
Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn có kích thước không đều nhau,
nằm cách mép sau giác bụng 0,096 - 0,234 mm kéo dài về phía sau cơ thể và
không che lấp 2 mút ruột. Phía sau tinh hoàn, tuyến noãn hoàng không nối
liền lại với nhau.
Tử cung ngắn chứa ít trứng (40 -50 trứng). Trứng hình ôvan, kích thước
0,096 x 0,060 - 0,069 mm.
* Đặc điểm loài sán Hypoderaeum conoideum (Bloch, 1782) Dietz, 1909
Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29] đã mô tả như sau: Cơ thể sán dài
8,02- 13,26 mm, rộng 1,39 - 2,02 mm, phần trước cơ thể phủ gai. Đầu ngắn,
đĩa bám kém phát triển, rộng 0,414 - 0,621 mm. Có 47 - 53 móc, xếp thành 2
hàng, móc lưng 0,015 - 0,027 x 0,007 - 0,013 mm, móc bên 0,027 - 0,030 x
0,010 mm, móc bụng 0,033 x 0,013 - 0,015 mm. Giác miệng 0,165 - 0,276 x
13
0,193 - 0,331 mm. Trước hầu dài 0,027 mm. Hầu 0,151 - 0,234 x 0,138 -
0,234mm. Thực quản dài 0,096 - 0,207 mm. Giác bụng lớn nằm gần giác
miệng, kích thước 0,828 - 1,131 x 0,876 - 1,150 mm. Hai nhánh ruột chẻ đôi
trước giác bụng kéo dài đến mút sau cơ thể.
Tinh hoàn hình ôvan, cái này nằm sau cái kia, ở chính giữa nửa sau cơ
thể, kích thước tinh hoàn trước 0,690 - 1,352 x 0,345 - 0,579 mm và tinh hoàn
sau 0,828 - 1,352 x 0,303 - 0,552 mm.
Túi sinh dục hình ôvan hoặc hình quả lê, đáy túi kéo dài đến giữa giác
bụng chứa túi chứa tinh và gai sinh dục dài, kích thước 0,690 - 0,828 x 0,276
mm. Lỗ sinh dục nằm ngay sau nhánh ruột chẻ đôi.
Buồng trứng hình ôvan, nằm ngang phía trước tinh hoàn, kích thước
0,248 - 0,414 x 0,372 - 0,455 mm. Thể Mêlit nằm ngay sau buồng trứng.
tuyến noãn hoàng bắt đầu ở phía sau giác bụng, kéo dài đến mút sau cơ thể
nhưng không che lấp hai mút ruột. Tử cung dài chứa nhiều trứng, kích thước
trứng 0,082 - 0,090 x 0,055 - 0,060 mm.
1.1.1.3. Vòng đời của sán lá ruột vịt
Mỗi loài sán lá có vòng đời riêng, nhưng nhìn chung vòng đời của các
loài sán lá như sau: Sán trưởng thành ký sinh, thụ tinh và đẻ trứng, trứng
theo phân ra ngoài. Ở môi trường ngoài, gặp điều kiện thích hợp phôi trong
trứng phát triển thành mao ấu (Miracidium), mao ấu thoát vỏ ra ngoài bơi
trong nước, mao ấu chỉ tồn tại một vài ngày. Trong thời gian này nó tích cực
tìm ký chủ trung gian (KCTG), vào ký chủ trung gian, mao ấu rụng lông và
biến thành bào ấu (Sporocyst). Sau một thời gian, bào ấu sinh sản vô tính
cho ra nhiều lôi ấu (Redia). Redia tiếp tục sinh sản vô tính cho ra nhiều vĩ ấu
(Cercaria). Vĩ ấu chui ra khỏi KCTG. Với những sán lá cần 2 KCTG thì vĩ
ấu tiếp tục chui vào KCTG thứ 2 và biến thành Metacercaria. Vào cơ thể vật
chủ chúng phát triển thành sán trưởng thành (Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [15]).
14
Chu kỳ sinh học của sán lá ruột đã được một số tác giả nghiên cứu và
nêu chi tiết như sau:
Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs
(2006) [37] cho biết: Sán trưởng thành ký sinh ở ruột, thường xuyên thải
trứng ra ngoài theo phân. Ở môi trường ngoài, gặp điều kiện thích hợp, sau
12 đến 17 ngày mao ấu (Miracidium) hình thành trong trứng, sau đó thoát vỏ
và bơi tự do trong nước. Nếu gặp ký chủ trung gian thích hợp, mao ấu chui
vào ký chủ trung gian, tiếp tục phát triển thành bào ấu (Asporocyst).
Bằng phương pháp sinh sản vô tính, bào ấu sinh ra nhiều lôi ấu
(redia). Lôi ấu lại sinh sản vô tính ra nhiều vĩ ấu (Cercaria). Chúng chui ra
khỏi ký chủ trung gian bơi tự do trong nước khoảng 10-12 giờ. Trong thời
gian này, nếu vĩ ấu xâm nhập được vào ký chủ bổ sung là những ốc nước
ngọt và nòng nọc, vĩ ấu rụng đuôi, tạo vỏ bọc xung quanh và biến thành
nang kén (Metacercaria). Những vĩ ấu không gặp ký chủ bổ sung sẽ bị chết.
Vịt nhiễm sán do ăn phải ký chủ bổ sung có chứa Metacercaria hoặc
nuốt phải Metacercaria do nhuyễn thể thải ra. Sau khi xâm nhập vào ký chủ
cuối cùng, Metacercaria tiếp tục phát triển thành sán trưởng thành và đẻ
trứng sau 10 - 12 ngày.
Dương Công Thuận (2005) [43] cho rằng: Vòng đời của các loài sán
lá ruột phát triển qua 2 ký chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài gặp
điều kiện thuận lợi (ấm và có nước) sau 10-30 ngày nở thành mao ấu, mao
ấu xâm nhập vào ký chủ trung gian thứ nhất rồi qua các giai đoạn phát triển
khác và cuối cùng là hậu vĩ ấu (Metacercaria) đóng kén trong ốc hoặc
chuyển sang ký chủ trung gian thứ 2 (ốc nước ngọt, ếch, nòng nọc). Thời
gian từ khi vào cơ thể ốc đến khi hình thành hậu vĩ ấu là 50 ngày. Ký chủ
ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh. Thời gian từ ấu trùng sán trở thành sán trưởng
thành trong ruột là 15-20 ngày.
15
Hình 1.1. Vòng đời loài Echinostoma revolutum
(Nguồn: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân 2004 [19])
Về chu kỳ sinh học của loài sán lá ruột Soulsby E.J.L. (1982) [55] cho
biết: Trứng loài Echinostoma revolutum sau khi thải ra ngoài môi trường gặp
điều kiện thuận lợi, trong vòng 3 tuần trứng nở thành Miracidium và nó xâm
nhập vào một trong những vật chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt và phát
triển thành Cercaria. Cercaria phát triển trong vòng 2 - 3 tuần và thoát ra khỏi
cơ thể ốc ra ngoài môi trường. Nó có thể xâm nhập lại ký chủ trung gian cũ
hoặc các ký chủ trung gian khác. Khi ký chủ cuối cùng ăn phải ốc có chứa ấu
trùng, trong có thể ký chủ chúng phát triển thành sán trưởng thành trong 15 -
19 ngày.
Harvey Tohnston và cs (1941) [50] nghiên cứu về vòng đời của
Echinostoma revolutum ở Nam Australia, tác giả cho biết: Cercaria của loài
này thoát ra khỏi ký chủ trung gian trước giữa trưa và có thể sống hơn 24
16
giờ. Kích thước redia hầu hết thường khoảng 200-900µm. Gan của ốc bị
nhiễm nang sán có màu cam sáng là bởi các Redia.
1.1.1.4. Ký chủ trung gian của sán lá ruột
Ký chủ trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh sán lá
ruột ở vịt và các loài vật nuôi khác.
Ký chủ trung gian thứ nhất của sán lá ruột ký sinh ở vịt là những loài ốc
nước ngọt: Radix ovata, Radix cularia, Galba palustris, Planorbis limnaea. Ký chủ
trung gian bổ sung cũng là những ốc nước ngọt thuộc các giống Radix, Planorbis
và nòng nọc (Rana temporaria) (Phan Thế Việt và cs (1977) [44]).
Soulsby E.J.L (1982) [55] cho biết: Loài Echinostoma revolutum có ký
chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc nước ngọt: Lymneae stagnalis,
L.attenuate, (Radix) pereger hay L.swnhoei. Ký chủ trung gian thứ 2 là các
loài ốc trên hoặc nòng nọc Rana temporaria.
Echinoparyphium recuvatum: Ký chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc nước
ngọt: Lymnaea ovata, L.auricularia, L.palustris, L.stagnalis, Planorbis. P.corneus..,
Ký chủ trung gian thứ 2 là ếch, nòng nọc và một số ốc nước ngọt khác.
Ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu về ký chủ trung gian của các
loài sán lá ruột ký sinh ở vịt.
Gần đây Bùi Thị Dung và cs (2007) [4] nghiên cứu về tình hình nhiễm ấu
trùng sán lá ở ốc nước ngọt và vai trò của ốc trong sự truyền bệnh sán lá cho
người và vật nuôi tại huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), các tác giả cho biết: qua
thu thập 10879 mẫu ốc nước ngọt thuộc 16 loài, có 639 ốc bị nhiễm ấu trùng sán
lá, chiếm tỷ lệ 5,78%. Trong 16 loài ốc, có 8 loài ốc nhiễm ấu trùng sán lá, đây là
những loài đóng vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá cho người và vật
nuôi. Tác giả tìm thấy ấu trùng của 10 loài sán lá ký sinh ở các loài ốc thu được,
thuộc 6 nhóm Cercaria, trong đó có nhóm Cercaria của các loài thuộc giống
17
Echinostoma, nhóm này chiếm tỷ lệ 24,56% và là 1 trong 3 nhóm gây bệnh sán
lá cho người và vật nuôi.
1.1.2. Bệnh sán lá ruột ở vịt
Bệnh sán lá ruột ở vịt do nhiều loài sán gây ra, sán lá ruột không những
gây bệnh cho vịt, gà, ngỗng, bồ câu, một số loài chim hoang mà còn gây bệnh
cho một số động vật có vú khác và kể cả con người. Các loài sán lá ruột gây
bệnh phổ biến là các loài thuộc họ Echinostomatidae.
1.1.2.1. Dịch tễ học bệnh sán lá ruột vịt
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006)
[37] cho biết: Bệnh sán lá ruột gia cầm gặp phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, ở nước ta bệnh thấy ở khắp các vùng. Bệnh phân bố ở hầu hết các tỉnh
miền Bắc nước ta, loài phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho gia cầm là
Echinostoma revolutum. Gia cầm bị nhiễm nhiều, bệnh phát nặng ở vùng
đồng bằng, nhất là những nơi gần ao, hồ, ruộng, vũng nước... có nhiều ký chủ
bổ sung.
Bệnh phát quanh năm, nhưng gia cầm mắc bệnh tăng vào mùa hè, khi
nhuyễn thể và nòng nọc phát triển nhiều. Cuối thu và đông, nhiệt độ giảm
xuống, số lượng nhuyễn thể, nòng nọc giảm đi; gia cầm ít tiếp xúc với ký chủ
trung gian thì mức độ nhiễm cũng giảm.
Những gia cầm thường xuyên tiếp xúc với nước như vịt, ngỗng... mức
độ nhiễm sán nặng hơn những gia cầm ở cạn như gà, gà tây...
Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1976) [13] cũng cho rằng, bệnh phổ biến ở
khắp các vùng trong cả nước, vùng đồng bằng nhiễm nhiều hơn so với vùng núi
và trung du; Vịt, ngan ngỗng là những loài thường xuyên tiếp xúc với nước nên
mức độ nhiễm nặng hơn gia cầm cạn.
Nguồn gieo rắc mầm bệnh ra ngoài môi trường, không những là vịt, gà, ngan,
ngỗng, bồ câu mà còn gặp ở các động vật khác như chuột, các loài chim hoang...
18
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16] cho biết, yếu tố đầu tiên và quan
trọng chi phối thành phần loài của khu hệ ký sinh trùng ở động vật là tuổi của
vật chủ.
Nghiên cứu khu hệ sán lá ở chim và thú vùng Hà Bắc nước ta Nguyễn
Thị Lê (1980) [21] cho rằng: ở vịt non tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán thấp
hơn 55,3%), so với vịt trưởng thành (100%); vịt nhiễm giun sán quanh năm,
nhưng cao nhất vào tháng 4, tháng 9 (100%) và thấp nhất vào tháng 2, tháng 3
(28,5%), tháng 10 và tháng 11(44,4%).
1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của bệnh sán lá ruột vịt
Sán lá ruột gây bệnh thông qua những tác động gây hại như: chiếm đoạt
chất dinh dưỡng, đầu độc và tác động cơ giới nhưng chủ yếu gây bệnh bằng
tác động cơ giới, sán trưởng thành dùng giác bám bám chặt vào niêm mạc
ruột non làm tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột.
Theo Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) [40], Phạm Sỹ Lăng,
Phan Địch Lân (2001) [18] sán ký sinh trong đường tiêu hoá gây viêm niêm
mạc đường tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá (ruột, gan). Sán ký sinh ở các vi trí
khác nhau nhưng tác động gây bệnh cho ký chủ tập trung vào các tác động cơ
giới, chiếm đoạt chất dinh dưỡng và đầu độc.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [14] cho biết: các móc bám, giác bám
của sán ký sinh bám vào các cơ quan gây ra những tổn thương cơ học dẫn tới
viêm loét, xuất huyết và hoại tử các nội quan, đặc biệt là cơ quan tiêu hoá.
Nguyễn Thị Lê (1998) [28] cho rằng: đôi khi vật ký sinh không sử
dụng trực tiếp thức ăn của vật chủ mà lấy các Vitamin của vật chủ làm thức
ăn, hoặc tiết ra các chất ức chế các men làm giảm khả năng trao đổi chất bình
thường của cơ thể vật chủ.
Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) [40] cho biết: tác động chiếm
đoạt chất dinh dưỡng diễn ra liên tục trong thời gian dài với số lượng lớn các
19
loài giun sán ký sinh sẽ làm cho con vật còi cọc, thiếu máu, gầy còm và có thể
gây chết. Những tác động bắt buộc để giun sán tự nuôi sống đó là ăn các mô,
cướp một phần thức ăn của ký chủ, hút máu của ký chủ
Trong quá trình sống ký sinh, một số giun sán phân tiết, bài xuất những
chất độc, ký chủ hấp thu và bị trúng độc với những biểu hiện rối loạn thần
kinh (co giật, run rẩy, đi đứng siêu vẹo...), gây dung huyết, thiếu máu (Trịnh
Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái, 1978 [40]). Trong trường hợp độc tố làm biến
đổi thành phần máu thường làm tăng số lượng bạch cầu ái toan và dẫn tới
những biến đổi bệnh lý của vỏ não (Nguyễn Thị Lê, 1998 [28]).
1.1.2.3. Triệu trứng và bệnh tích bệnh sán lá ruột v t
Vịt mắc bệnh nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào số lượng sán nhiều hay ít,
triệu chứng chủ yếu thường gặp là: ăn kém, gầy yếu, ỉa chảy...
Nghiên cứu về triệu chứng của vịt bị nhiễm sán lá ruột Phạm Sỹ Lăng
và cs (2001) [18], (2004) [19] cho biết: khi nhiễm sán ở cường độ cao vịt có
biểu hiện yếu toàn thân, ỉa chảy đôi khi có lẫn máu, kiệt sức nhanh, suy
nhược, lông xơ xác, mất khả năng sinh sản, ngừng sinh trưởng, phát triển,
thường bị chết do kiệt sức. Mổ khám vịt mắc bệnh thấy bệnh tích chủ yếu:
niêm mạc ruột viêm, chảy máu, viêm cata ở từng vùng.
Theo Nguyễn Đình Bảo và cs (2003) [1] quan sát vịt nhiễm sán lá thấy
biểu hiện rõ nhất là vịt gầy yếu, còi cọc, ở vịt đẻ còn có dấu hiệu giảm đẻ. Mổ
khám vịt có nhiễm sán lá thấy hiện tượng xung huyết, xuất huyết và bong,
tróc niêm mạc ruột.
Trần Văn Bình (2006) [2] mô tả vịt bị nhiễm sán lá đường tiêu hóa có
biểu hiện: bỏ ăn, khát nước, ngại bơi lội. Trường hợp bị nặng vịt đi bằng đầu
gối, co rúm các ngón chân, ỉa chảy ra máu. Mổ khám thấy ruột non xuất huyết.
Nguyễn Thát (1975) [36] cho rằng: triệu chứng bệnh sán lá ruột phụ
thuộc vào cường độ nhiễm sán lá. Ở vịt non thường thấy bỏ ăn, ỉa chảy và gầy
20
yếu; ở con trưởng thành thường gầy yếu, chậm lớn, giảm đẻ, giảm tăng trọng.
Khi mổ khám thường thấy ruột non viêm chảy máu, quá trình viêm lây lan
đến manh tràng, trong manh tràng có chất vữa hoá, thành ruột mỏng.
1.1.2.4. Chẩn đoán bệnh sán lá ruột ở vịt
Chẩn đoán bệnh sán lá ruột ở vịt có thể tiến hành trên cả vịt sống hay
vịt đã chết .
- Đối với vịt còn sống: Để chẩn đoán vịt bị bệnh sán lá ruột cần quan
sát những biểu hiện lâm sàng như: thể trạng vịt gầy yếu, ỉa chảy... đồng thời
phải căn cứ vào những đặc điểm dịch tễ như tuổi mắc bệnh, mùa vụ và
phương thức chăn nuôi... Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những biểu hiện lâm
sàng và các đặc điểm dịch tễ để chẩn đoán vịt mắc bệnh sán lá ruột sẽ khó
chính xác, vì bệnh ký sinh trùng thường có những biểu hiện lâm sàng tương
tự nhau. Do vậy, để chẩn đoán chính xác vịt bị bệnh sán lá ruột phải tiến hành
xét nghiệm phân tìm trứng sán bằng phương pháp gạn rửa sa lắng (Benedek).
- Đối với vịt đã chết hoặc nghi mắc bệnh: dùng phương pháp mổ khám
kiểm tra bệnh tích và tìm sán ký sinh.
Theo Trần Văn Bình (2006) [2], chẩn đoán bệnh ở thuỷ cầm nói chung
có thể dựa trên nguyên tắc chẩn đoán lâm sàng sau: sử dụng tổng hợp các
phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh một cách hệ thống nhằm phát
hiện kịp thời một số triệu chứng lâm sàng của bệnh. Căn cứ vào kết quả chẩn
đoán lâm sàng chúng ta thu được những thông tin về tình trạng sức khoẻ của
từng cá thể cũng như tổng thể của đàn. Việc chẩn đoán lâm sàng có ý nghĩa
lớn trong công tác phòng bệnh.
Hồ Văn Nam (1982) [31] và Cao Xuân Ngọc (1997) [33] cũng đưa ra
phương pháp chẩn đoán trên động vật sống để theo dõi triệu chứng lâm sàng
và phương pháp giải phẫu bệnh để xác định bệnh.
Hà Duy Ngọ (1990) [32] nhận xét: phương pháp kiểm tra tìm trứng, ấu
trùng là phương pháp kinh điển chủ yếu để xác định giun sán ký sinh ở vật chủ.
21
Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) [40] cho biết: chẩn đoán bệnh
giun sán không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng vì triệu chứng của bệnh giun
sán không điển hình, nên cần phải tìm thấy căn bệnh bằng cách phát hiện
trứng và giun sán trưởng thành.
Theo Bowman D.D. (1995) [46], Bowman D.D. và Lynn R.C (1999)
[47] có thể sử dụng các phương pháp miễn dịch để chẩn đoán bệnh ký sinh
trùng như phương pháp ngưng kết (SAT), phương pháp ELISA và phương
pháp huỳnh quang gián tiếp IFAT.
Như vậy, những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho
thấy: để chẩn đoán bệnh giun sán nói chung, bệnh sán lá ruột ở vịt nói riêng
có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng đơn giản và được sử
dụng nhiều nhất là các phương pháp: quan sát những biểu hiện triệu chứng
lâm sàng của bệnh, xét nghiệm mẫu phân tìm trứng, phương pháp mổ khám,
nhưng phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là mổ khám.
1.1.2.5. Phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt
* Phòng bệnh:
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], sán lá ruột gây tác hại rất lớn đối với
chăn nuôi gia cầm, cho nên việc phòng bệnh sán lá ruột là rất cần thiết, người
chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp tổng hợp sau:
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi.
- Định kỳ diệt sạch sán trong cơ thể gia cầm bằng các thuốc tẩy trừ.
- Thu gom phân hàng ngày và tiêu diệt trứng sán thải ra ngoài bằng
cách ủ phân.
- Diệt ký chủ trung gian (ốc, nòng nọc...), ký chủ bổ sung ở khu vực
chăn thả bằng vôi bột.
- Nuôi nhốt riêng vịt non với vịt trưởng thành.
- Ở những nơi ao hồ có nhiều mầm bệnh, gia cầm non phải được nuôi
đến 2 - 3 tháng tuổi trên những sân khô ráo.
22
- Không làm chuồng ở gần ao hồ, ruộng nước
Vận dụng học thuyết Skrjabin để đề ra biện pháp phòng chống bệnh
giun sán, Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27] cho biết: biện pháp hữu hiệu để
phòng bệnh sán lá là biện pháp phòng chống tổng hợp, nghĩa là ở những vùng
sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất
cả các giai đoạn phát triển của trứng ở môi trường ngoại cảnh.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Skrjabin K.I. (1963) [45] muốn thanh
toán bệnh giun sán phải dự phòng có tính chủ động: Dùng tất cả các phương
pháp vật lý (ánh sáng, nhiệt độ), hoá học (thuốc), cơ giới, sinh học... để tiêu
diệt giun sán trên cơ thể ký chủ, ở ngoại cảnh và ở tất cả giai đoạn phát dục
(trứng, ấu trùng, giun sán trưởng thành).
* Điều trị:
Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004) [19], gia cầm bị sán lá ruột có
thể dùng những loại thuốc sau:
- CCl4: liều 2 - 4ml/con, tiêm qua diều hoặc cho uống qua ống cao su.
- Filixan: liều 0,3-0,4 g/kg thể trọng, cho cùng với thức ăn.
Chu Thị Thơm và cs (2006) [37] cho biết, một số thuốc và liều lượng
thuốc dùng để tẩy sán lá ruột cho vịt như sau: Arecolin: liều 0,002 g/kg thể
trọng, pha dưới dạng dung dịch, nồng độ 1:1000. Devermin: 60mg/1gia cầm.
Fenbendazol: 40mg/kg TT. Praziquantel: 20 - 25 mg/kgTT.
Nguyễn Hữu Hưng (2005) [10] nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá ruột ký
sinh trên vịt tại tỉnh Vĩnh Long và thí nghiệm thử hiệu lực 2 loại thuốc
Albendazol và Mebendazol, tác giả cho biết: thuốc Albendazol liều 50mg/kg và
75mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày liên tục hoặc Mebendazol liều 20mg/kg và
30mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày đều cho hiệu quả tẩy sạch sán lá ruột
(100%). Thuốc không gây ra phản ứng phụ trong thời gian thí nghiệm.
23
Mebendazol là thuốc trị giun sán thuộc nhóm Benzimidazol. Đây là
loại thuốc sử dụng trong nhân y và thú y. Thuốc có phổ chống giun sán rộng,
liều cao có tác dụng trên cả nang sán lá, sán dây ký sinh ở gia súc, gia cầm.
(Nguồn:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b3/Mebendazol.s
vg/421px-Mebendazol.svg.png&imgrefurl [56])
Mebendazol có công thức phân tử là C16H13N3O3. Tính chất: thuốc dạng
bột màu trắng hoặc vàng nhạt. Có tên thương mại như. Menben, Vermox,
Mebenvet.
Cơ chế tác dụng: Mebendazol và các thuốc thuộc nhóm Benzimidazol
tác dụng chủ yếu bằng cách gắn vào các ống dẫn, ngăn cản sự trùng ngưng các
ống dẫn trong quá trình lắp ráp các vi ống và gây ra các thay đổi thoái hoá cấu
trúc ở ruột. Tác động trước hết là ức chế hoạt tính của men fumarate
reductase, sau đó làm rối loạn các vi ống thiết yếu đối với việc tiết nhiều
enzyme của giun sán (Phạm Đức Chương và cs, 2003 [3]).
Nguyễn Hữu Hưng (2007) [12] nghiên cứu về giun sán ký sinh ở vịt tại
đồng bằng Sông Cửu Long và thí nghiệm thuốc phòng trị một số loài giun sán
chủ yếu, tác giả sử dụng một số loại thuốc cho thấy hiệu lực tẩy cao đối với sán
lá ruột ở vịt. Các loại thuốc đều an toàn, không gây phản ứng. Trong đó:
- Albendazol với liều 50mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn liên tục 7
ngày cho hiệu quả tẩy sạch sán lá ruột 100%.
- Fenbendazol 8 mg/kg thể trọng và mebendazol 20mg/kg thể trọng cho
ăn liên tục 7 ngày, đạt hiệu quả cao trong việc tẩy trừ sán lá ruột và sán dây.
24
Fenbendazol: Là thuốc được sử dụng rộng rãi cho nhiều loài động vật để
tẩy giun sán đường ruột, là dẫn xuất của imidazol, thuộc nhóm benzimidazol.
Tên thương mại: Bio-Fenbendazol.
(Nguồn:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b3/Mebend
azol.svg/421px-Mebendazol.svg.png&imgrefurl [56])
Tính chất của Fenbendazol: là thuốc dạng bột màu trắng, không mùi, ít
hoà tan trong nước.
Cơ chế tác động của Fenbendazol cũng như các benzimidazol khác, là sự
liên kết với tubulin trong tế bào ruột của giun sán, ngăn trở sự kết nối các
microtubulin để hình thành chuỗi tubulin cần thiết cho sự hấp thu glucose và bài
tiết nhiều loại enzzyme, trong đó hiệu quả được biết đến nhiều nhất là ức chế
men fumarate reductase.
Phổ tác dụng: Fenbendazol có phổ tác dụng rộng với nhiều loài giun sán
ký sinh ở động vật nuôi và con người.
Trần Văn Bình (2006) [2], Nguyễn Huy Hoàng (1999) [7] cho rằng, có một
số loại thuốc có hiệu lực tốt trong điều trị bệnh sán lá đường tiêu hoá cho vịt:
- Fasciolid, liều 1 ml/25kgTT, cho uống trực tiếp hoặc pha vào 2 lít nước,
dùng một liều duy nhất.
- Dimetridazol, trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,5 -1%, cho ăn liên tục từ tuần thứ 3
đến trước lúc đẻ.
- Mebendazol, dạng gói, liều 2g/4kgTT.
- Bột hạt cau: 1-2g/vịt trưởng thành.
25
Theo Phan Lục và cs (2006) [30], có thể dùng các loại thuốc sau để tẩy
sán lá ruột: Devermin cho ăn liều 60 mg/kg thể trọng; Fenbendazol liều 40
mg/kg thể trọng, cho ăn; Praziquantel liều 20-25 mg/kg thể trọng;
Fubendazole cho ăn liều 10-50mg/kg thể trọng và Arecolin liều 0,002 g/kg
thể trọng. Tất cả các loại thuốc này đều có hiệu quả tẩy sán lá ruột cho vịt.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện rất thuận
lợi cho bệnh giun sán ở vịt phát triển. Mặt khác, do tập quán chăn nuôi vịt ở
nhiều vùng còn lạc hậu nên đàn vịt nuôi luôn tồn tại và lưu hành nhiều loài
giun sán ký sinh, trong đó có loài sán lá ruột.
Từ trước năm 1954 cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình của
các nhà khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
thành phần, sự phân bố của các loài giun sán ký sinh và gây hại cho vịt, trong
đó đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới các loài sán lá ruột gây hại
cho vịt và các loại gia cầm khác.
Từ năm 1954 trở về trước:
Trong thời gian này, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học về ký sinh trùng ở vịt, nhưng nghiên cứu về sán lá ruột còn
hạn chế, công trình nghiên cứu còn ít, chưa toàn diện.
Thời kỳ từ 1954 đến 1975:
Ở nước ta bắt đầu giai đoạn phát triển lĩnh vực nghiên cứu về ký sinh
trùng học, đặc biệt là lĩnh vực giun sán học, nhằm xác định thành phần loài và
xây dựng quy trình phòng chống các bệnh giun sán nguy hiểm đối với con
người và vật nuôi. Trong giai đoạn này, nghiên cứu về sán lá ruột ở vịt đã được
một số nhà khoa học trong nước chú ý và đã đưa ra kết quả về thành phần loài,
tỷ lệ nhiễm một số loài sán lá ruột tại một số địa phương trong cả nước.
26
Từ năm 1962, ở nước ta nhiều đoàn điều tra do Uỷ ban Khoa học và kỹ
thuật nhà nước chủ trì, gồm nhiều cơ quan và các trường đạo học đã tiến hành
điều tra ở tất cả các tỉnh phía Bắc, mổ khám 942 chim (161 loài) và 651con thú
(61 loài). Những kết quả đã được Trịnh Văn Thịnh (1963) [39] công bố: trong
28 loài giun sán ký sinh ở vịt có 16 loài thuộc lớp sán lá.
Nghiên cứu về thành phần giun sán ký sinh ở vịt tại huyện Thanh Trì -
Hà Nội, Nguyễn Thị Lê (1971) [20] cho biết: Qua mổ khảo sát trên 55 vịt tác
giả thấy vịt nhiễm 33 loài giun sán. Trong đó nhiễm sán lá cao nhất (18 loài)
với tỷ lệ 88,90%, cường độ nhiễm từ 1 - 265 con/cá thể vịt. Trong 8 loài sán
lá mới tìm thấy ở vịt miền Bắc nước ta có 4 loài ký sinh ở ruột: Echinostoma
paraulum, Echinostoma robustum, Echinostoma nordiana và Echinochasmus
beleocephalus.
Trong nghiên cứu này, Nguyễn Thị Lê (1971) [20] cũng ghi nhận, ở vịt
con cường độ nhiễm cao nhưng thành phần loài giun sán thấp, ở vịt già thì
ngược lại, cường độ nhiễm thấp nhưng thành phần loài giun sán phòng phú
hơn. Các loài sán lá ruột phân bố phổ biến rộng khắp là Nototylus intestinalis
(40%), Hypoderaeun conodeum (32%), Echinostoma revolutum (29,10%),
Echinostoma miyagawai (21,80%).
Từ năm 1975 đến nay: nghiên cứu về khu hệ giun sán ở vịt được các
nhà khoa học tiếp tục thực hiện ở một số tỉnh trong cả nước, thành phần, tỷ lệ
nhiễm loài sán lá ruột ký sinh ở vịt được một số tác giả công bố.
Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1975) [17] cho biết kết quả điều tra về
tình hình nhiễm giun sán ở vịt tại vùng Lục Bình (Nam Hà) từ năm 1971 -
1974 đã phát hiện 9 loài giun sán ký sinh ở vịt, có 2 loài sán lá ruột ký sinh:
Echinostoma revolutum, Echinoparyphium recuvatum.
Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở
nước ta, các tác giả Phan Thế Việt và cs (1977) [44] đã tổng hợp và xuất bản
27
cuốn sách “Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam”. Các tác giả đã sắp xếp,
giới thiệu đầy đủ và chi tiết những thông tin về thành phần loài, vịt trí và hệ
thống phân loại 769 loài giun sán ở Việt Nam, trong đó có 251 loài sán lá.
Theo các tác giả, sán lá ký sinh ở vịt gồm 34 loài, có 8 loài ký sinh ở ruột:
Echinostoma revolutum, Echinostoma paraulum, Echinostoma robustum.
Echinoparyphium recurvatum, Hypoderaeum conoideum, Echinochasmmus
beleocephalus, Notocotylus indicus, Echinostoma miyagawai.
Nguyễn Thị Lê và cs (1987) [22] đã công bố thành phần sán lá ở vịt
vùng chiêm trũng thuộc các tỉnh Hà Nội, Hà Sơn Bình và Hà Nam Ninh.
Hồ Thị Thuận (1988) [42] khảo sát giun sán ký sinh ở vịt Anh Đào
nuôi chạy đồng thuộc quận Thủ Đức, Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh) cho
biết vịt nhiễm 21 loài giun sán, trong đó có 6 loài sán lá. Cường độ nhiễm cao
ở vịt non nhưng thành phần loài ít, ngược lại vịt già cường độ nhiễm thấp
nhưng thành phần loài phong phú hơn.
Nguyễn Thị Lê (1989) [23] cho biết: mổ khám 275 vịt tại 4 địa điểm
thuộc hai tỉnh Hà Sơn Bình và Hà Nam Ninh cho thấy vịt bị nhiễm vịt nhiễm
giun sán ở tất cả các lứa tuổi và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở vịt từ 97 - 100%.
Vịt nhiễm nặng nhất là sán lá (94,97%). Thành phần loài khá đa dạng và
phòng phú với 25 loài sán lá.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29] đã xuất
bản những cuốn sách “Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam” và cuốn
“Động vật chí Việt Nam” dựa trên những nghiên cứu về thành phần, đặc
điểm hình thái, vị trí ký sinh... của nhiều loài giun sán ký sinh ở gia súc, gia
cầm ở Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước. Các tác giả cho biết: Ở
Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm loài giun sán ký sinh, trong đó có
trên 30 loài sán lá. Danh mục các loài sán lá ký sinh ruột ở vịt nước ta gồm có:
28
Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinoparyphium nordiana,
Echinoparyphium paracinctum, Echinoparyphium recuvatum, Hypoderaum
conoideum, Echinochasmus beleocephalus, Echinochasmus japonicus, Notocotylus
indicus, Notocotylus intestinalis, Notocotylus aegyptiacus, Catatropis verrucosa.
Huỳnh Tấn Phúc (2001) [34] cho biết, mổ khám 120 vịt tại huyện Bình
Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) phát hiện 18 loài giun sán, có 9 loài sán lá.
Tỷ lệ nhiễm giun sán trung bình là 61,7%.
Nguyễn Hữu Hưng và cs (2002) [9] nghiên cứu về tình hình giun sán
trên vịt thả đồng tại tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh, tác giả mổ khám 671 vịt, tìm
thấy 10 loài sán lá, với tỷ lệ nhiễm chiếm tới 62,74%, vịt nhiễm ở tất cả các lứa
tuổi, cao nhất ở vịt trên 4 tháng tuổi. Trong đó, các loài sán lá ruột tìm thấy là
Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum và
Hypoderaum conodeum. Cả hai tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh đều tìm thấy các loài
này nhưng tỷ lệ nhiễm từng loài sán lá ruột ở có sự khác nhau rõ rệt. Loài
Echinostoma revolutum ở Cần Thơ là 8,13% và ở Trà Vinh là 26,20%; loài
Echinostoma myiagawai ở Cần Thơ là 30,05%, ở Trà Vinh chỉ là 11,35%.
Theo Nguyễn Hữu Phước và cs (2002) [35] cho thấy, vịt tại huyện Thốt
Nốt (Cần Thơ) nhiễm giun sán ở cả 3 lớp: sán lá, sán dây và giun tròn, tỉ lệ
nhiễm là 74,43%, trong đó nhiễm sán lá là 60,02%. Vịt ở các lứa tuổi đều bị
nhiễm cao, cao nhất là vịt từ 1- 2 tháng tuổi, thấp nhất là trên 4 tháng tuổi;
nuôi thả đồng tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn nuôi thả vườn.
Mổ khám 120 vịt của 4 huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn
Đình Bảo và cs (2003) [1] tìm thấy 287 mẫu sán lá ký sinh. Trong 7 loài phát
hiện có 4 loài sán lá đường ruột: Hypoderaum conoideum, Echinostoma
revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinoparyphium recuvatum. Tác giả nhận
xét: phổ biến phân bố rộng gồm 4 loài, trong đó có 3 loài sán lá ruột: loài
Echinostoma miyagawai tìm thấy ở 8/8 điểm điều tra, 2 loài Hypoderaum
conoideum, Echinostoma revolutum tìm thấy ở 7/8 điểm điều tra. Về tỷ lệ và
29
cường độ nhiễm tác giả cho biết: Tỷ lệ nhiễm chung các loài sán lá là 32,5%,
trong đó nhiễm sán lá ruột là 19,16% với cường độ nhiễm từ 3 - 18 sán/vịt.
Nguyễn Hữu Hưng (2005) [10] mổ khám 177 vịt tại 3 huyện Măng Thít,
Tam Bình, Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long để tìm hiểu về tình hình nhiễm
sán lá ruột ký sinh ở vịt, tác giả phát hiện: có 4 loài phổ biến nhất là
Echinoparyphium recuvatum, Echinostoma robustum, Echinostoma revolutum
và Hypodraum conoideum
Mổ khám 3776 vịt nuôi chạy đồng theo hai vụ chăn thả ở 4 lứa tuổi vịt
tại 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Hữu Hưng và cs (2006) [11],
Nguyễn Hữu Hưng (2007) [12] cho biết: phát hiện vịt nhiễm giun sán rất cao
(82,55%) và định danh được 27 loài. Trong đó có 13 loài sán lá (8 loài sán lá
đường tiêu hoá), tỷ nhiễm sán lá 73,45%. Tác giả cho biết: tỷ lệ nhiễm phụ
thuộc vào phương thức chăn nuôi, vùng sinh thái, mùa vụ và lứa tuổi của vịt.
Tỷ lệ nhiễm cao thấy ở các loài: Echinostoma revolutum (23,89%),
Hypoderaum conoideum (23,04%), Echinostoma miyagawai (22,75%),
Echinoparyphium recuvatum (16,53%). Đặc biệt, phổ biến và phân bố rộng ở
khắp các điểm khảo sát là 3 loài sán lá đường tiêu hoá: Echinoparyphium
recuvatum, Hypoderaum conoideum, Echinostoma revolutum có khả năng lây
nhiễm từ vịt sang người.
Nguyễn Xuân Dương (2008) [6] công bố công trình nghiên cứu về thành
phần loài giun sán ký sinh ở vịt vùng Đồng bằng Sông Hồng, tác giả cho biết:
Thành phần loài sán giun sán ký sinh ở vịt tại đồng bằng Sông Hồng rất phong
phú và đa dạng. Vịt nhiễm 18 loài sán lá, những loài sán lá ký sinh ở ruột vịt gồm
có: Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Hypoderaum conoideum,
Echinochasmidae beleocephalus, Echinochasmus japonicus, Notocotylus indicus,
Microphallus pseudogonocotyla. Tác giả nhận xét: thành phần loài giun sán của
vịt có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng (Trong 18 loài sán lá tìm thấy ở đồng
bằng Sông Hồng, có 9 loài không tìm thấy ở đồng bằng Sông Cửu Long).
30
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [39], sán lá ruột ký sinh ở vịt gồm nhiều
loài, được tìm thấy ở nhiều nơi thế giới. Sự phân bố của chúng ở mỗi vùng,
mỗi quốc gia phụ thuộc vào những yếu tố: khu hệ động thực vật, điều kiện địa
lý, khí hậu, sinh thái và phương thức chăn nuôi khác nhau.
Trong những thập kỷ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học trên thế giới về khu hệ ký sinh trùng ở vịt, các tác giả cho biết
sự đa dạng và phong phú về thành phần các loài giun, sán ở vịt. Trong số
hàng trăm loài giun, sán được phát hiện, có nhiều loài sán lá ruột ký sinh và
gây hại cho vịt.
Ở Hàn Quốc, Kee-Seo EOM và Han - Jong RIM (1984) [52], đã mổ
khám 105 vịt ở các thành phố Ichon Dun, Fusan, Chunchon, Yanggu và
Taejeon. Tác giả đã tìm thấy 6 loài sán lá, trong đó có các loài ký sinh ở ruột:
Echinostoma miyagawai, Echinochasmus japonicus.
Ở Peshawar (Pakistan), Khan và cs (1980 -1983) [53] nghiên cứu tình
hình nhiễm giun sán ở vịt (Anas creacca), các tác giả đã phát hiện 3 loài sán
lá, trong đó có 2 loài ký sinh phổ biến ở đường tiêu hoá vịt: Echinostoma
paraulum và Echinoparyphium recurvatum.
Chullabusapa (1992) [48] mổ kiểm tra 200 vịt tại Bangkurad Amphur
Bangyai, tỉnh Nonthaburi ở Thái Lan đã phát hiện vịt nhiễm giun sán với tỷ lệ
66%, với 6 loài giun sán ký sinh, trong đó có 2 loài sán lá ký sinh ở ruột
Echinostoma revolutum và Hypoderaeum conoideum. Nguyên nhân là do vịt
ăn phải vật chủ trung gian mang mầm bệnh sán lá có trong môi trừng nước
trong mùa mưa.
Mổ khảo sát 129 vịt tại Mexico, Farias và cs (1986) [49] phát hiện 25
loài giun sán ký sinh trong đường tiêu hoá của vịt, có 3 loài sán lá ký sinh ở
ruột: Echinoparyphium recuvatum, Echinostoma revolutum và Hypoderaeum
conoideum.
31
Kulisic, Lepojep (1994) [54], mổ khám tìm sán lá ký sinh ở 100 vịt
nuôi gia đình ở khu vực Belgrade (Nam Tư), kết quả cho thấy vịt ở khu vực
này nhiễm rất cao, với tỷ lệ 72%. Tác giả định danh được 13 loài giun sán ký
sinh ở vịt, có 4 loài sán lá ruột (Echinostoma revolutum, Notocotilus
imbricatus, Hypoderaum conoideum, Echinoparyphium recuvatum) Tác giả
nhận xét tỷ lệ nhiễm sán lá ở vịt phụ thuộc vào mùa vụ, tập quán chăn nuôi và
điều kiện sinh thái ở mỗi vùng.
Tóm lại, những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy:
- Thành phần loài sán lá ruột ở vịt rất đa dạng, phong phú, trong đó
những loài phổ biến có vai trò gây bệnh sán lá ruột cho vịt và các loài gia cầm
khác gồm có các loài: Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai,
Echinostoma recuvatum, Hypoderaum conoideum.
- Vịt nhiễm sán lá ruột với tỷ lệ cao, cường độ nhiễm lớn, một vịt có
thể nhiễm từ một đến nhiều loài sán.
- Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình nhiễm sán lá ruột ở vịt bao
gồm: thời tiết, khí hậu, tuổi, mùa vụ và phương thức chăn nuôi.
- Trong quá trình ký sinh, sán lá ruột gây hại thông qua nhiều tác động
(cơ giới, chiếm đoạt chất dinh dưỡng, độc tố...), làm cho vịt gầy yếu, ỉa chảy
và có thể chết khi nhiễm nặng.
- Những phương pháp thường sử dụng để chẩn đoán bệnh sán lá ruột:
căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và các đặc điểm dịch tễ của bệnh kết hợp với
phương pháp soi phân tìm trứng. Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là
phương pháp mổ khám tìm sán ký sinh.
- Có nhiều loại hoá dược có tác dụng tốt trong tẩy sán lá ruột cho vịt
cần sử dụng những thuốc đặc hiệu để có hiệu lực tẩy cao nhất.
- Để phòng bệnh sán lá ruột ở vịt cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng
hợp theo quan điểm của Skrjabin K.I. (1963) [45].
32
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vịt ở các lứa tuổi nuôi tại 3 huyện Phú Lương, Đại Từ và Định Hoá
thuộc tỉnh Thái Nguyên.
- Bệnh sán lá ruột ở vịt.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm triển khai: Huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá thuộc tỉnh
Thái Nguyên.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Địa điểm xác định loài: Phòng Ký sinh trùng - Viện Sinh thái và Tài
Nguyên sinh vật - Hà Nội.
- Địa điểm làm tiêu bản vi thể: Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
- Vịt và mẫu phân vịt ở các lứa tuổi (dưới 3 tháng tuổi, 3 - 6 tháng và
trên 6 tháng) nuôi tại một số địa phương của 3 huyện: Phú Lương, Đại Từ,
Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
- Mẫu sán lá ruột thu thập được qua mổ khám (để xác định thành phần loài).
- Mẫu ruột của vịt bị nhiễm sán lá ruột thu thập qua mổ khám (để làm
tiêu bản vi thể).
33
2.2.2 Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ gồm:
- Kính hiển vi quang học, kính lúp, máy ảnh.
- Hoá chất: Cồn, Formaldehyde...
- Dụng cụ thuỷ tinh: cốc, lọ, đũa thuỷ tinh, lam kính, la men, hộp lồng.
- Dụng cụ mổ khám: Kéo, dao, khay mổ khám và một số vật dụng khác.
- Thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt: Bio-Fenbendazole và Menben.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt
- Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt (qua mổ khám).
- Phân bố các loài sán lá ruột ký sinh ở vịt tại các địa phương (qua mổ khám).
- Đặc điểm phân loại các loài sán lá ruột phát hiện (qua mổ khám).
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi.
- Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo mùa vụ.
2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán lá ruột ở vịt
2.3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của vịt bị bệnh sán lá ruột
2.3.2.2. Bệnh tích của bệnh sán lá ruột ở vịt
- Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hoá vịt bị bệnh sán lá ruột.
- Bệnh tích vi thể ở đường tiêu hoá vịt bị bệnh sán lá ruột.
2.3.3. Biện pháp phòng và trị bệnh sán lá ruột cho vịt
2.3.3.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt.
2.3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh sán lá ruột cho vịt.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
* Bố trí điều tra tình hình nhiễm sán lá ruột ở vịt.
Mổ khám 309 vịt nuôi tại 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên. Mẫu được
chọn ngẫu nhiên.
34
Huyện Phú Lương: 109 con;
Huyện Đại Từ: 114 con;
Huyện Định Hoá: 86 con;
Trong đó:
+ Vịt ở các lứa tuổi vịt:
Dưới 3 tháng tuổi: 98 con;
3-6 tháng tuổi: 108 con;
Trên 6 tháng tuổi: 103 con;
+ Số lượng vịt trong 2 mùa vụ:
Hè - Thu: 163 con;
Đông - Xuân: 146 con.
- Thu thập và xét nghiệm 1322 mẫu phân vịt tại các địa phương, ở các
lứa tuổi khác nhau (từ dưới 3 tháng đến trên 6 tháng tuổi), thời gian khác nhau.
Trong đó:
+ Số mẫu từng huyện là:
432 mẫu ở huyện Phú Lương;
521 mẫu ở huyện Đại Từ;
369 mẫu ở huyện Định Hoá.
+ Số lượng mẫu theo tuổi:
417 mẫu: ở độ tuổi dưới 3 tháng
470 mẫu: từ 3-6 tháng tuổi.
435 mẫu: trên 6 tháng tuổi
+ Số lượng mẫu theo mùa vụ:
677 mẫu: vụ Đông - Xuân
645 mẫu: vụ Hè - Thu
Với mỗi chỉ tiêu, lấy tiêu chí của chỉ tiêu đó để xác định tỷ lệ và cường độ
nhiễm sán lá ruột và các yếu tố khác phải đảm bảo tương đối đồng đều.
35
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu
- Phương pháp lấy mẫu phân:
Mẫu phân được thu thập theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc tại
các hộ nuôi, các trại chăn nuôi vịt.
Lấy mẫu phân mới thải của vịt ở các lứa tuổi tại 3 huyện Phú Lương,
Đại Từ và Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên. Mỗi huyện lấy ở 3 xã. Mẫu phân là
lượng phân thải ra trong một lần thải của vịt.
Để riêng từng mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi túi đều ghi
nhãn: địa điểm lấy mẫu, tuổi vịt, mùa vụ lấy mẫu (những thông tin này cũng
được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét
nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký
sinh trùng.
2.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán lá ruột qua xét nghiệm phân:
Tất cả mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng
(Benedek). Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là dùng nước lã có tỷ
trọng nhẹ hơn tỷ trọng của trứng sán lá, do tỷ trọng của trứng sán lá lớn hơn
tỷ trọng của nước lã nên trứng sẽ lắng xuống dưới. (Phạm Văn Khuê, Phan
Lục, 1996 [14]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs 1999, [15])
Phương pháp gạn rửa sa lắng tiến hành như sau: Lấy mẫu phân cho vào
cốc thuỷ tinh có nước lã, khuấy mạnh cho tan, lọc qua lưới lọc vào một bình
tam giác, để yên cho lắng cặn xuống, gạn nước ở trên đi; lại cho nước vào, để
yên 15 phút cho lắng xuống và gạn nước ở trên đi... Làm liên tục nhiều lần
cho đến khi nước trong suốt, gạn nước đi và cho cặn vào hộp lồng soi kính
hiển vi tìm trứng sán lá ruột, soi kính hiển vi có độ phóng đại 100 lần, đếm số
trứng sán lá ruột/vi trường. Những mẫu xét nghiệm thấy có trứng sán lá ruột
được đánh giá là có nhiễm và ngược lại là không nhiễm
36
- Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán qua mổ khám:
Căn cứ vào các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài (tuổi, mùa vụ, địa
phương), trong quá trình mổ khám ghi lại số vịt nhiễm sán vào nhật ký để xác
định tỷ lệ nhiễm. Cường độ nhiễm sán qua mổ khám được xác định bằng cách
đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi vịt trong quá trình mổ khám và định loại.
2.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của vịt bị nhiễm sán
lá ruột
Chúng tôi sử dụng phương pháp chẩn đoán cơ bản là quan sát những
biểu hiện của vịt: Thể trạng, ăn uống, vận động và trạng thái phân.
2.4.5. Phương pháp mổ khám và thu thập mẫu
Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp mổ khám không toàn
diện của Skrjabin K.I. (1963) [45], với mục đích xác định tỷ lệ, cường độ
nhiễm sán lá ruột và quan sát những biến đổi đại thể của cơ quan tiêu hoá do
sán lá ruột gây ra.
Căn cứ vào nội dung nghiên cứu, sau khi điều tra thu thập thông tin về
nguồn gốc, lứa tuổi của vịt tại các địa điểm điều tra, vịt được chọn ngẫu nhiên
để tiến hành mổ khám.
Trước khi mổ khám làm chết vịt, sau đó mổ từ hậu môn đến xương ức
để bộc lộ các nội quan, tách riêng từng bộ phận, lấy cơ quan tiêu hoá để kiểm
tra (Lấy từ ruột non đến hậu môn).
Ruột non, ruột già, manh tràng được tách riêng và kiểm tra từng phần.
Dùng kéo mũi nhọn cắt dọc theo thành ruột, quan sát bằng mắt thường và
kính lúp để phát hiện sán lá ruột và thu mẫu sán trong chất chứa (sau khi gạn
rửa sa lắng chất chứa) và những sán còn bám trên niêm mạc cho vào đĩa Petri.
Sau khi định loại sơ bộ, mỗi loài sán lá ruột được bảo quản ở lọ riêng (sơ bộ
định danh). Mẫu vật sán của mỗi vịt cũng được để riêng.
37
Mẫu sán lá ruột thu thập đều được bảo quản trong cồn 700
. Cách làm
như sau: để sán chết tự nhiên trong nước, sau khi rửa sạch, ép mỏng giữa 2
phiến kính rồi đặt vào bình thuỷ tinh có chứa cồn 700
.
Sau thời gian ép mẫu, chuyển sang các ống nghiệm chứa cồn 700
và
ghi nhãn, nhãn ghi rõ: vị trí ký sinh, lớp, số lượng sán, số lượng vịt mổ khám,
tuổi vịt, địa điểm và thời gian mổ khám... Những thông tin ghi trên nhãn cũng
được ghi đầy đủ vào sổ mổ khám.
Cách ghi nhãn:
Hình 2.1. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt thu thập qua mổ khám vịt
Vịt số
Giống
Ngày tuổi
Địa điểm mổ khám
Sơ bộ định danh
Số lượng
Vị trí ký sinh
Ngày lấy mẫu
38
Hình 2.2. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt
Hình 2.3 Ảnh mẫu sán lá ruột sơ bộ phân loại và để chết tự nhiên trong nước
39
Hình 2.4. Ảnh mẫu sán lá ruột được ép mỏng và bảo quản trong cồn 700
2.4.6. Phương pháp làm tiêu bản để xác định tên loài sán
Làm tiêu bản để xác định loài sán lá ruột bằng phương pháp nhuộm
Carmin (Nguyễn Thị Lê và cs 1996 [27]). Cụ thể như sau:
- Phương pháp làm tiêu bản tạm thời:
Đặt mẫu sán lên lam kính, nhỏ một giọt dung dịch hỗn hợp gồm
glyxerin + axít lactic + nước cất theo tỷ lệ 1:1:1 hoặc có thể làm trong mẫu
bằng glyxerin mà không cần axít lactic. Thời gian làm trong mẫu tuỳ thuộc
vào kích thước và độ dày mỏng của mẫu.
- Làm tiêu bản cố định theo phương pháp nhuộm Carmin và gắn
Baume canada:
Pha dung dịch nhuộm Carmin: Lấy 5g Carmin nghiền nhỏ cho vào bình
tam giác chứa 5ml HCl và 5ml nước cất, để yên sau 1 giờ, sau đó cho thêm 200ml
cồn 900
, lắc đều, đậy nút bông, đun cách thuỷ cho đến khi Carmin tan hết, để 1
ngày rồi lọc. Dung dịch để sau 1 tuần đến 10 ngày mới dùng.
40
Các bước tiến hành làm tiêu bản nhuộm carmin:
- Nhuộm: Cho mẫu vào dung dịch nhuộm từ 5 phút đến 1 giờ tuỳ độ
lớn của mẫu, đến khi mẫu bắt màu đẹp là được. Trường hợp bắt màu quá đậm,
có thể làm nhạt màu bằng cách cho mẫu sán vào dung dịch cồn - axít HCl 1%
(100ml cồn 700
pha với 1ml HCl).
- Rút nước: Vớt mẫu sán ra, cho lần lượt vào dung dịch cồn ở các nồng
độ: 700
, 900
, 950
để rút nước, mỗi nồng độ ngâm trong 5 đến 7 phút.
- Làm trong mẫu bằng dung dịch Xylen + cồn 960
theo tỷ lệ 1:1 trong
thời gian 1 - 2 phút.
- Cố định tiêu bản: Nhỏ lên lam kính 1 - 2 giọt Baume canada, đặt mẫu
vào, nhỏ tiếp 1 giọt Baume canada lên trên rồi đậy lamen lại. Để tiêu bản cho
đến khô là được.
2.4.7. Phương pháp định danh các loài sán lá ruột
Việc định danh phân loại các loài sán lá ruột ký sinh ở vịt dựa vào những
đặc điểm hình thái, kích thước, cấu tạo theo hệ thống định loại sán lá (Nguyễn
Thị Lê và cs, 1996 [27]).
Quan sát hình thái, giác bám, ruột, tinh hoàn, buồng trứng, tử cung,
tuyến noãn hoàng trên tiêu bản nhuộm Carmin.
Sau khi phân loại xong, thay nhãn cho các lọ mẫu. Nhãn ghi rõ số vịt
mổ khám, nơi ký sinh, tên loài sán lá ruột, số lượng, địa điểm, ngày tháng mổ
khám, người mổ khám.
Kết quả định danh được ghi vào sổ mổ khám.
2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể ở
cơ quan tiêu hoá (ruột, manh tràng) do sán lá ruột gây ra
- Bệnh tích đại thể được xác định bằng cách quan sát kỹ những tổn thương
ở niêm mạc ruột của những vịt bị nhiễm sán lá ruột. Quan sát bằng mắt thường
qua kính lúp các phần ruột vịt để tìm bệnh tích của bệnh.
41
- Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể bằng phương pháp làm tiêu bản tổ
chức học theo quy trình tẩm đúc Parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin, đọc kết
quả dưới kính hiển vi quang học Labophot - 2 và chụp ảnh bằng máy ảnh gắn
trên kính hiển vi.
Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo thứ tự các bước sau:
+ Lấy bệnh phẩm: Cắt phần bệnh phẩm có nhiều sán lá ruột ký sinh
(ruột non, ruột già và manh tràng).
+ Cố định bằng dung dịch Formol 10% với tỷ lệ 1 phần bệnh phẩm với
9 phần Formol 10%.
+ Sau khi cố định, rửa tổ chức dưới vòi nước chảy nhẹ từ 12 - 24 giờ để
loại bỏ Formol có trong tổ chức.
+ Khử nước: Dùng cồn tuyệt đối để rút nước trong bệnh phẩm ra.
+ Làm trong tiêu bản: Ngâm bệnh phẩm qua hệ thống Xylen để làm
trong bệnh phẩm.
+ Tẩm Parafin: Ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đã đựng
Parafin nóng chảy, để ở tủ ấm nhiệt độ 560
C.
+ Đổ Block: Rót Parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ
chức (bệnh phẩm) đã tẩm Parafin vào, khi Parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc
khuôn. Sửa lại Block cho vuông vắn.
+ Cắt và dán mảnh: Cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microtocom, độ dày mảnh
cắt 3 - 4 µm. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng
trứng gà 1 phần, Glyxerin 1 phần; 1 ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml nước cất).
+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin - Eosin. Phương
pháp tiến hành như sau:
Trước tiên tẩy nến bằng Xylen, sau đó ngâm tiêu bản tổ chức vào cồn
Ethanol 96% trong 5 phút. Tiêu bản tổ chức được rửa dưới dòng nước chảy
nhẹ trong 5 phút và nhuộm Hematoxilin trong 5 phút, sau đó lại rửa nước
42
trong 15 phút và nhuộm Eosin trong 1- 2 phút. Rửa nước (dưới dòng nước
chảy nhẹ) và làm khô tiêu bản trong dung dịch cồn có nồng độ tăng dần 96%
đến 100% với thời gian giảm dần từ 5 phút đến 2 phút.
2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt
Chúng tôi sử dụng 2 loại thuốc Menben và Bio-Fenbendazol để tẩy cho
những vịt bị nhiễm sán lá ruột.
Đặc điểm của 2 loại thuốc tẩy Menben và Bio-Fenbendazol:
1. Menben:
Là thuốc dạng bột, đóng gói 25g, do Công ty thuốc thú y Safa- Vedic
sản xuất.
Công dụng: Thuốc có tác dụng liên tục trong 72 giờ. Tiêu diệt giun sán
ngay trong đường ruột. Hiệu quả cao đối với nhiều loại giun sán.
Thành phần: Mebendazol: 30g/gói 1000g.
Liều lượng: đối với vịt, gà dùng 1 gói 25g/75kg thể trọng
Cách dùng: trộn thức ăn hoặc hoà nước cho uống.
2. Bio-Fenbendazole:
Là thuốc dạng bột, đóng gói 10g, được sản xuất bởi Công ty thuốc thú y
Bio - Pharmachemic.
Thành phần: Trong 100g có chứa 3,8g Fenbendazol.
Công dụng: Thuốc dùng để tẩy các loại giun sán ở gia súc, gia cầm. Ở
gà vịt dùng để tẩy sán lá, sán dây và một số loại giun tròn.
Liều lượng và cách dùng: Đối với gà, vịt trộn với thức ăn, liều 1g/2kg
thể trọng, cho ăn liên tục trong 3 ngày.
Trong quá trình dùng thuốc, theo dõi phản ứng của vịt. Sau khi cho vịt
sử dụng thuốc 15 ngày tiến hành mổ khám kiểm tra tìm sán lá ruột, từ đó làm
cơ sở để xác định hiệu lực tẩy của thuốc.
- Nếu mổ khám tất cả số vịt dùng thuốc không tìm thấy còn sán lá ruột
thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để với sán lá ruột.
43
- Nếu vẫn thấy sán lá ruột ký sinh nhưng tỷ lệ nhiễm thấp và số lượng
sán ký sinh ít hay giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với sán lá ruột
nhưng chưa triệt để.
- Nếu tỷ lệ nhiễm còn cao, số lượng sán không giảm so với kết quả mổ
khảo sát trước khi dùng thuốc thì xác định thuốc không có hiệu lực tẩy hoặc
có hiệu lực tẩy rất thấp.
Xác định độ an toàn của thuốc bằng cách theo dõi trạng thái sinh lý của
vịt và các phản ứng phụ trước và sau khi dùng thuốc. Các chỉ tiêu theo dõi
chủ yếu là: ăn uống, vận động, các phản ứng khác.
Hình 2.5. Ảnh thuốc sử dụng để tẩy sán lá ruột cho vịt
Phương pháp chọn mẫu và bố trí thí nghiệm thử nghiệm thuốc:
Nguyên tắc bố trí thí nghiệm: Chọn vịt phải đảm bảo các yếu tố thí nghiệm,
số vịt đã chọn phải đồng đều về tuổi, khối lượng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
Chọn mẫu và thử nghiệm thuốc: chọn vịt từ những đàn chăn thả tự do,
5 tháng tuổi của các hộ có quy mô đàn từ 50 con trở lên, khối lượng bình quân
44
1,3 kg/vịt, có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá cao thông qua xét nghiệm phân
và mổ khảo sát (qua mổ khảo sát 10% thấy cường độ nhiễm từ 20-32 sán/vịt,
xét nghiệm phân có từ 8 - 13 trứng/vi trường).
Trước khi dùng thuốc xét nghiệm phân từng cá thể vịt xác định tất cả
vịt đều nhiễm sán lá ruột. Sau đó tiến hành phân lô và dùng thuốc để tẩy. 15
ngày sau khi dùng thuốc, kiểm tra hiệu lực tẩy của thuốc bằng phương pháp
mổ khám toàn bộ số vịt dùng thuốc.
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.5.1. Một số tham số thống kê
Số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học
(Nguyễn Văn Thiện, 1997 [37]) trên phần mềm Minitab 1.4 và Excel 2003.
Một số tham số thống kê được sử dụng:
- Số trung bình: 1
=
=
∑
n
i
i
X
X
n
- Sai số của số trung bình: ( 30)
1
=± ≤
−
X
X
S
m n
n
( 30)
=± >
X
X
S
m n
n
- Độ lệch tiêu chuẩn:
2
2 1
1
1
=
=
 
 
 
−
 
 
 
=
−
∑
∑
n
i
n
i
i
i
X
X
X
n
S
n
(n ≤ 30)
2
2 1
1
=
=
 
 
 
−
 
 
 
=
∑
∑
n
i
n
i
i
i
X
X
X
n
S
n
(n > 30)
45
Trong đó: X : Số trung bình
n : Dung lượng mẫu
x
m
: Sai số của số trung bình
X
S
: Độ lệch tiêu chuẩn
Xi : Giá trị của mẫu (i = 1, 2, 3...n)
1
=
∑
n
i : Tổng giá trị X
2.5.2. Một số công thức tính tỷ lệ (%)
Số vịt nhiễm
- Tỷ lệ nhiễm (%) =
Số vịt kiểm tra
x 100
Số vịt nhiễm ở mỗi cường độ
- Cường độ nhiễm (%) =
Số vịt nhiễm
x 100
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình
* Đối với tính trạng định tính như tỷ lệ nhiễm công thức tính tTN là:
- Bước 1: Tính tTN, công thức tính như sau:
1 2
TN 2 2
P1 P2
|P -P |
t =
m m
+
Trong đó:
- P1 và P2 : Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột của nhóm 1 và nhóm 2.
- mp1 và mp2: Sai số của P1 và P2.
1
1 1
p
1
p .q
m =
n
; 2
2 2
p
2
p .q
m =
n
- n1 và n2 : Dung lượng mẫu của nhóm 1 và nhóm 2.
46
+ Bước 2: Tìm t∝ ứng với độ tự do γ và các mức xác suất khác nhau:
0,05 - 0,01 và 0,001. (γ = n1 + n2 - 2).
+ Bước 3: So sánh tTN với t∝ để tìm xác suất xuất hiện giá trị tTN hoàn
toàn do ngẫu nhiên sinh ra.
+ Bước 4: Xác định mức độ sai khác nhau giữa hai số trung bình.
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

More Related Content

What's hot

Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảebookbkmt
 
Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019
Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019
Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019PinkHandmade
 
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợnThu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợnSinhKy-HaNam
 
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các PhườngLuận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các PhườngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdfGiáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdfMan_Ebook
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công tyKhóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công tyOnTimeVitThu
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quảCông nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
Công nghệ sấy lạnh để sấy một số loại rau quả
 
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phòng hội chứng tiêu chảy của lợn thịt, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên.
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên.Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên.
Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên.
 
Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019
Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019
Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019
 
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y   c3. bệnh sán lá ruột lợnThu y   c3. bệnh sán lá ruột lợn
Thu y c3. bệnh sán lá ruột lợn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các PhườngLuận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
Luận Văn Các Nhân Tố Gắn Với Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ, Công Chức Các Phường
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
Luận án: Nâng cao năng suất trứng của vịt triết giang và vịt TC - Gửi miễn ph...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
 
Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...
Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...
Xây dựng chương trình tiên quyết (gmp, ssop) và bước đầu thiết lập hệ thống q...
 
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóngNghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
Nghiên cứu trích ly pectin từ vỏ thanh long bằng phương pháp vi sóng
 
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdfGiáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
Giáo trình chăn nuôi cơ bản.pdf
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cao su của các nông hộ xã Phong Mỹ...
 
Khóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công tyKhóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về hoàn thiện đãi ngộ nhân sự tại công ty
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Lữ Hành
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Lữ HànhKhóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Lữ Hành
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Lữ Hành
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
Luận án: Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò và biện pháp
Luận án: Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò và biện phápLuận án: Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò và biện pháp
Luận án: Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò và biện pháp
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 

Similar to Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...nataliej4
 
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...nataliej4
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Man_Ebook
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị (20)

Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
Nghiên Cứu Sự Lưu Hành Của Salmonella Typhimurium Và Salmonella Enteritidis T...
 
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Th...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
 
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóaTiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
 
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soiLuận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tốLuận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
Luận văn: Khả năng tập chống chịu của khoai tây trước các yếu tố
 
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Khả năng tập chống chịu hạn hán của khoai tây, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
 
Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng
 Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng
Hóa trị phác đồ FOLFOX4 kết hợp Bevacizumab trong ung thư đại tràng
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
 
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
Luận án tiến sĩ nghiên cứu tạo dòng cây dưa hấu (citrulus lanatus thumb.) chu...
 
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
Luận án: Xác định một số đặc điểm vi sinh của Escherichia coli sinh beta lact...
 
Đề tài: Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổi
Đề tài: Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổiĐề tài: Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổi
Đề tài: Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổi
 
Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổi
Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổiSự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổi
Sự phân bố kiểu gen CYP1A1, CYP2D6 ở bệnh nhân ung thư phổi
 
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâuLuận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
Luận án: Chế tạo Kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở đàn trâu
 
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vậtPhân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
Phân lập thử nghiệm hoạt tính sinh học của hoạt chất từ thực vật
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hoá mô miễ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ VĂN TRỌNG NGHIÊNCỨUBỆNHSÁNLÁRUỘTỞVỊT TẠIMỘT SỐĐỊAPHƯƠNGTHUỘCTỈNHTHÁINGUYÊN VÀBIỆNPHÁPPHÒNGTRỊ Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60 62 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGÔ NHẬT THẮNG 2. TS. ĐỖ TRUNG CỨ THÁI NGUYÊN - 2010
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Trọng
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, em xin trân trọng cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. - Lãnh đạo, cán bộ Viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và cán bộ Trạm thú y các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. - Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: TS. Ngô Nhật Thắng, TS. Đỗ Trung Cứ, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lê Văn Trọng
  • 4. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................4 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................4 1.1.1. Những hiểu biết về sán lá ký sinh ở ruột vịt........................................4 1.1.2. Những hiểu biết về bệnh sán lá ruột ở vịt..........................................17 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..............................25 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................25 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .....................................................30 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................................................32 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................32 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu...........................................................................32 2.1.3 Thời gian nghiên cứu..........................................................................32 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................................................32 2.2.1. Mẫu nghiên cứu .................................................................................32 2.2.2 Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm.........................................................33 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................................33 2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt..................................33 2.3.2. Nghiên bệnh sán lá ruột ở vịt.............................................................33 2.3.3. Biện pháp phòng và trị bệnh sán lá ruột cho vịt................................33 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................33 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...........................................................33 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu.........................................................................35 2.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu ...........................................................35 2.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của vịt bị nhiễm sán lá ruột ...........................................................................................36 2.4.5. Phương pháp mổ khám và thu thập mẫu ...........................................36 2.4.6.Phương pháp làm tiêu bản để xác định tên khoa học.........................39 2.4.7. Phương pháp định danh các loài sán lá ruột......................................40
  • 5. iv 2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá (ruột, manh tràng) do sán lá ruột gây ra ..............40 2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt .........42 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.......................................................................44 2.5.1. Một số tham số thống kê....................................................................44 2.5.2. Một số công thức tính tỷ lệ (%).........................................................45 2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình ..................................45 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................47 3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở VỊT TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN................................................................47 3.1.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên......................................................................47 3.1.2. Phân bố các loài sán lá ruột ở vịt tại các địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên.......................................................................................50 3.1.3. Đặc điểm phân loại các loài sán lá ruột ở vịt xác định được tại Thái Nguyên.......................................................................................52 3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên......................................................................56 3.1.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi..........................62 3.1.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ....................67 3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH SÁN LÁ RUỘT Ở VỊT .................................................................................................................................73 3.2.1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt bị bệnh sán lá ruột..............................73 3.2.2. Bệnh tích đại thể và vi thể ở ruột của vịt do sán lá ruột gây ra.........75 3.3. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH SÁN LÁ RUỘT CHO VỊT...................85 3.3.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số loại thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt....86 3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh sán lá ruột cho vịt .......87 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................................89 1. Kết luận....................................................................................................89 2. Đề nghị.....................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................91
  • 6. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT % : Tỷ lệ phần trăm mm : Milimét µm : Micrômét kg : Kilôgam mg : Miligam TT : Thể trọng cs : Cộng sự - : Đến > : Lớn hơn < : Nhỏ hơn ≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng
  • 7. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt.......................................................47 Bảng 3.2. Phân bố các loài sán lá ruột ở vịt tại các địa phương....................................51 Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương (qua xét nghiệm phân)....56 Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương..........................................57 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi (qua xét nghiệm phân)....................62 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi (qua mổ khám).................................63 Bảng 3.7. Biến động nhiễm các loài sán lá ruột ở vịt theo tuổi.....................................66 Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua xét nghiệm phận) ....68 Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ (qua mổ khám)..........................68 Bảng 3.10. Biến động nhiễm các loài sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ ............................71 Bảng 3.11. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của vịt bị bệnh sán lá ruột.....74 Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể ở ruột vịt do sán lá ruột gây ra.........................................76 Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu ................79 Bảng 3.14. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt....................86
  • 8. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vòng đời loài Echinostoma revolutum...........................................................15 Hình 2.1. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt thu thập qua mổ khám vịt....................................37 Hình 2.2. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt.................................................................................38 Hình 2.3 Ảnh mẫu sán lá ruột sơ bộ phân loại và để chết tự nhiên trong nước......38 Hình 2.4. Ảnh mẫu sán lá ruột được ép mỏng và bảo quản trong cồn 700 ..................39 Hình 2.5. Ảnh thuốc sử dụng để tẩy sán lá ruột cho vịt.................................................43 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm từng loài sán lá ruột ở vịt tại tỉnh Thái Nguyên......50 Hình 3.2. Ảnh sán Echinostoma revolutum trưởng thành.............................................53 Hình 3.3. Ảnh sán Echinostoma miyagawai trưởng thành............................................54 Hình 3.4. Ảnh sán Echinoparyphium revuvatum trưởng thành....................................55 Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương.........................59 Hình 3.6. Ảnh trứng sán lá ruột trên 1 vi trường qua xét nghiệm phân........................60 Hình 3.7. Ảnh trứng sán lá ruột ở độ phóng đại 600 dưới kính hiển vi........................60 Hình 3.8. Ảnh sán lá ký sinh ở ruột non của vịt..............................................................61 Hình 3.9. Ảnh sán lá ký sinh ở ruột già của vịt...............................................................61 Hình 3.10. Ảnh sán lá ký sinh ở manh tràng của vịt......................................................61 Hình 3.11. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi.............................................64 Hình 3.12. Biểu đồ biến động nhiễm từng loài sán lá ruột theo tuổi vịt.......................67 Hình 3.13. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ.......................................70 Hình 3.14. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo mùa vụ.......................................71 Hình 3.15. Biểu đồ biến động nhiễm từng loài sán lá ruột ở vịt theo mùa...................72 Hình 3.16. Ảnh sán lá ruột và bệnh tích đại thể ở ruột non do sán lá gây ra...........77 Hình 3.17. Ảnh sán lá ruột và bệnh tích đại thể ở ruột già do sán lá gây ra.................78 Hình 3.18. Ảnh sán lá ruột gây xuất huyết lấm tấm ở 2 bên manh tràng.....................78 Hình 3.19. Ảnh niêm mạc ruột non bị thoái hoá (1), lông nhung bị đứt nát (2) (Độ phóng đại 100 lần).................................................................................81
  • 9. viii Hình 3.20. Ảnh niêm mạc ruột non bị thoái hoá (1), lông nhung ruột bị đứt nát (2) (Độ phóng đại 200 lần)...........................................................................81 Hình 3.21. Ảnh các tế bào viêm xuất hiện ở lớp niêm mạc ruột non (1) (Độ phóng đại 400 lần).........................................................................................82 Hình 3.22. Ảnh niêm mạc ruột già thoái hoá (1), bong tróc (2) (Độ phóng đại 100 lần)............................................................................................................82 Hình 3.23. Ảnh niêm mạc ruột già bị bong tróc, thoái hoá (1); Xuất huyết ở niêm mạc (2) (Độ phóng đại 200 lần)...................................................................83 Hình 3.24. Ảnh xuất hiện các tế bào viêm ở lớp niêm mạc ruột già (1) (Độ phóng đại 400 lần).........................................................................................83 Hình 3.25. Ảnh niêm mạc manh tràng tổn thương (1), xuất huyết (2) (Độ phóng đại 100 lần).......................................................................................................84 Hình 3.26. Ảnh niêm mạc manh tràng tổn thương (1), xuất huyết (2) trong lớp niêm mạc. (Độ phóng đại 200 lần)................................................................84 Hình 3.27. Ảnh xâm nhiễm của các tế bào viêm trong lớp niêm mạc manh tràng (Độ phóng đại 400 lần)...................................................................................85
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở nước ta, chăn nuôi là một nghề sản xuất truyền thống, luôn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế nói chung, trong đó, chăn nuôi gia cầm luôn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Với nhiều phương thức chăn nuôi phong phú, đa dạng nghề chăn nuôi gia cầm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã và đang phát triển rất mạnh, tốc độ tăng hàng năm tương đối cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2009) và Cục Thống kê Thái Nguyên (2009), trong gần 5 năm trở lại đây, biến động đàn gia cầm của cả nước và tỉnh Thái Nguyên như sau: Cả nước: Năm Gia cầm (triệu con) Vịt (triệu con) 2005 219,91 >60 2008 253,51 67,18 Thái Nguyên: Năm Gia cầm (triệu con) Vịt (triệu con) 2005 4,699 0.81 2009 6,068 1.1 Những số liệu trên cho thấy, số lượng đàn gia cầm nói chung và số lượng đàn vịt nói riêng đều có chiều hướng tăng lên qua các năm. Chăn nuôi vịt đáp ứng nhanh nhu cầu về thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt cho đời sống xã hội và cung cấp một nguồn nguyên liệu dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp chế biến.
  • 11. 2 Vịt là loài vật dễ nuôi, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu khác nhau, đặc biệt chúng thích nghi cao với đời sống ở các vùng có nhiều nước như ao, hồ, sông, ngòi... Mặt khác vịt là loài ham kiếm mồi, nên chăn nuôi vịt có thể tận dụng được nguồn thức ăn từ động vật thuỷ sinh (ốc, cá...) và lương thực rơi vãi sau thu hoạch lúa. Chính vì những lý do trên mà nghề nuôi vịt phát triển rộng rãi ở nhiều nơi, được coi là một nghề xoá đói giảm nghèo. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) đã định hướng phát triển đàn gia cầm, thuỷ cầm đến năm 2015 như sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn gia cầm nước ta đạt từ 560 - 580 triệu con, trong đó đàn thuỷ cầm phấn đấu đạt 80 triệu con’’ Hiện nay, ở nước ta nghề chăn nuôi vịt đã và đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi chính, đó là chăn thả tự do, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, chăn thả tự do vẫn là phương thức chăn nuôi phổ biến. Hình thức chăn nuôi này thường mang tính tự phát, nhỏ lẻ và lạc hậu, nên vấn đề phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh do ký sinh trùng nói riêng thường ít được quan tâm, do vậy tỷ lệ nhiễm giun sán ở vịt khá cao. Mặt khác, nước ta nằm trong vùng có thời tiết, khí hậu nóng ẩm, đây là điều kiện rất thuận lợi cho nhiều loại vật chủ trung gian của các loài giun, sán phát triển mạnh, dẫn tới khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng do vậy bệnh ký sinh trùng ở vịt thường xuyên xảy ra, gây nhiều thiệt hại cho nghề nuôi vịt. Trịnh Văn Thịnh và Đỗ Dương Thái (1978) [40] cho biết: Bệnh ký sinh trùng làm giảm khả năng sinh trưởng của vịt tới 30% so với bình thường và làm giảm sản lượng trứng từ 25 - 40%. Khi nhiễm giun sán, vịt thường dễ bị kế phát các bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại lớn về kinh tế. Trong những bệnh ký sinh trùng ở vịt, bệnh sán lá ruột là bệnh phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho chăn nuôi vịt. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19] bệnh sán lá ruột thường diễn ra quanh năm, ở mọi lứa tuổi vịt; bệnh xảy
  • 12. 3 ra ở khắp các vùng miền trong cả nước, làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển và giảm sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất trong việc khống chế dịch bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng, nhằm bảo vệ sức khoẻ của đàn vịt và nâng cao khả năng cho sản phẩm của chúng, đồng thời có cơ sở đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột một cách có hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăn nuôi hiện nay, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bệnh sán lá ruột ở vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về bệnh sán lá ruột ở vịt tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó có cơ sở để xây dựng quy trình phòng, trị bệnh sán lá ruột cho vịt. 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý lâm sàng và biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột cho vịt tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên, - Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt có hiệu quả, nhằm hạn chế sự nhiễm sán lá ruột cho vịt, từ đó hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.
  • 13. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Sán lá ký sinh ở ruột vịt 1.1.1.1. Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt Sán lá ký sinh ruột gia cầm nói chung và ở vịt nói riêng gồm nhiều loài thuộc lớp Trematoda Rudolphi 1808. Ở Việt Nam, thành phần loài sán lá ruột của rất phong phú, phân bố rộng ở khắp các vùng miền trong cả nước và gây tác hại lớn đối với ngành chăn nuôi. Số lượng, thành phần các loài sán lá ruột ký sinh ở vịt đã được một số tác giả nghiên cứu và tổng hợp. Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [44], Nguyễn Thị Lê (1995) [26], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29] ghi nhận có 18 loài sán lá ruột ký sinh, gây bệnh cho vịt ở Việt Nam, chúng phân bố rộng ở khắp các tỉnh nước ta, danh sách các loài gồm có: - Echinostoma revolutum Frolich, 1802. Nơi phát hiện: Hà Đông (1940); Lạng Sơn (1962); Lại Châu, Sơn La (1963); Yên Bái, Cao Bằng (1965), Nam Định (1969); Bắc Thái (1969-1971); Hà Nội (1971) và Nam Định (1973). - Echinostoma miyagawai Ishu, 1932. Nơi phát hiện: Lạng Sơn (1962), Thanh Hoá (1964), Hải Phòng (1960), Bắc Thái (1969-1971), Nam Hà (1971), Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974). - Echinostoma paraulum Dietz, 1909. Nơi phát hiện: Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Thái, Hà Nội, Nam Hà, Hà Bắc, Hà Tĩnh. - Echinostoma robustum Yamaguti, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng, Tuyên Quang, Sơn La, Thanh Hoá, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Nam Hà, Hà Bắc, Hà Tĩnh. - Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941. Nơi phát hiện: Hà Bắc.
  • 14. 5 - Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873. Nơi phát hiện: Hải Phòng (1960), Lạng Sơn (1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Yên Bái (1964), Bắc Thái (1969-1971), Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974). - Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja - Pawlowskaja, 1953. Nơi phát hiện : Hà Nội, Nam Hà. - Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872. Nơi phát hiện: Lạng Sơn (1962), Sơn La (1963), Thanh Hoá (1964), Cao Bằng (1965), Hà Nội (1971), Hà Bắc (1973-1974), Hà Tĩnh (1974). - Echinochasmmus beleocephalus Linstow, 1873. Nơi phát hiện: Hải Phòng (1960), Hà Nội (1971), Hà Bắc (1973). - Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926. Nơi phát hiện: Yên Bái, Hà Bắc, Hà Tây. - Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905. Nơi phát hiện: Hải Phòng. - Notocotylus indicus Lal, 1935. Nơi phát hiện: Hải Phòng, Nam Hà. - Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932. Nơi phát hiện: cả nước. - Catatropis verrucosa Frohlich, 1978. Nơi phát hiện: Toàn quốc. - Procerovum cheni Hsii, 1950. Nơi phát hiện: Hà Nội, Nam Hà. - Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944. Nơi phát hiện: Hải Phòng. - Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970. Nơi phát hiện: Hà Bắc, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hà. - Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909. Nơi phát hiện: Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Vị trí của các loài sán lá ruột trong hệ thống phân loại động vật như sau: Ngành: Plathelminthes Schneider, 1873 Lớp: Trematoda Rudolphi,1808 Phân lớp: Digenea Van Beneden, 1858 Bộ: Echinostomida Skrjabin et Schulz, 1937
  • 15. 6 Phân bộ: Echinostomata Skrjabin et Schulz, 1937 Họ: Echinostomatidae Poche, 1926 Phân họ Echinostomatinae Odhner, 1911 Giống: Echinostoma Rudolphi, 1809 Loài: Echinostoma revolutum Frolich, 1802 Loài: Echinostoma miyagawai Ishu, 1932 Loài: Echinostoma robustum Yamaguti, 1935 Loài: Echinostoma paraulum Dietz, 1909 Giống Echinoparyphium Dietz, 1909 Loài: Echinoparyphium recurvatum Linstaw, 1873 Loài: Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja- Pawlowskaja, 1953 Loài: Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941 Phân họ: Hypoderaeinae Skrjabin et Baschkirova, 1956 Giống: Hypoderaeum Dietz, 1909 Loài: Hypoderaeum conoideum Bloch, 1872 Họ: Echinochasmidae Odher, 1910 Giống: Echinochasmus Dietz, 1909 Loài: Echinochasmus beleocephalus Linstow, 1873 Loài: Echinochasmus japonicus Tanabe, 1926 Bộ: Notocotylida Skrjabin et Schuslz, 1937 Phân bộ: Notocotylada Skrjabin et Schuslz, 1937 Họ: Notocotylidae Luhe, 1909 Giống: Notocotylus Diesing, 1839 Loài: Notocotylus aegyptiacus Odhner, 1905 Loài: Notocotylus indicus Lal, 1935 Loài: Notocotylus intestinalis Tubangui, 1932
  • 16. 7 Giống: Catatropis Odhner, 1905 Loài: Catatropis verrucosa Frohlich, 1978 Bộ: Opisthorchida La Rue, 1957 Phân bộ: Opisthorchiada La Rue, 1957 Họ: Haplorchidae Looss, 1899 Giống: Procerovum Onji et Nishio, 1916 Loài: Procerovum cheni Hsii, 1950 Bộ: Plagiorchiida La Rue, 1957 Phân bộ: Plagiorchiata La Rue, 1957 Họ: Microphallidae Travassos, 1920 Giống: Microphallus Ward, 1901 Loài: Microphallus pseudogonocotyla Chen, 1944 Giống: Levinseniella Stile et Hassall, 1901 Loài: Levinseniella cryptacetabula Oschmarin, 1970 Giống: Maritrema Nicoll, 1907 Loài: Maritrema subdolum Jagerakiold, 1909 Ký sinh và gây bệnh cho vịt gồm có những loài phổ biến: Echinostoma revolutum. Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum, Echinostoma robustum, Echinopararyphium recurvalum, Hypoderaeum conoideum. (Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [41], Phạm Sỹ Lăng, và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37]). 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của một số loài sán lá ruột ký sinh phổ biến ở vịt Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], hình thái chung của sán lá ruột là cơ thể dẹt, có dạng hình lá, có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng. Kích thước có thể rất biến đổi, bé nhất khoảng vài mm và lớn nhất không vượt quá 2 cm. Cơ thể phủ lớp tiểu bì (gai cutin), xung quanh giác miệng có móc kitin lớn.
  • 17. 8 Các giác bám, móc bám, gai, vẩy giúp sán bán chắc vào ruột của vật chủ. Sán lá không có hệ tuần hoàn và hô hấp. Nội quan gồm có hệ tiêu hoá, bài tiết, thần kinh và sinh dục. * Đặc điểm loài sán lá ruột Echinostoma revolutum, (Frohlich, 1802) Dietz, 1908 Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1993) [25], Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29], loài Echinostoma revolutum được mô tả như sau: Chiều dài trung bình cơ thể dao động từ 5,72 - 6,98 mm, chiều rộng từ 1,12 - 1,42 mm. Tuy nhiên, có nhiều cá thể đạt kích thước 10,32 - 13,32 x 2,40 - 2,50mm. Viền cổ rộng 0,73 - 1,03 mm. Có 37 móc gồm 15 móc lưng xếp thành 2 hàng, kích thước 0,101- 0,109 x 0,025 mm. Mỗi thùy bên có 6 móc (0,093 - 0,126 x 0,029 mm) và 5 móc thùy bụng (0,093 – 0,122 x 0,025 mm). Kích thước giác miệng 0,23 - 0,44 x 0,27 - 0,45 mm. Trước hầu dài 0,13- 0,16 mm. Hầu 0,15-0,37 x 0,15 – 0,27mm. Thực quản dài 0,86 - 1,14 mm. Giác bụng phát triển, kích thước 0,69 - 1,22 x 0,69 - 1,18 mm. Hai nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể. Tinh hoàn hình ovan hoặc hơi phân thùy theo chiều dọc. Kích thước tinh hoàn trước 0,34 - 1,41 x 0,43 - 1,06 mm, tinh hoàn sau 0,36 - 1,41 x 0,34 - 1,04 mm. Túi sinh dục nằm ở mặt lưng ở nửa trước giác bụng, bên trong chứa túi chứa tinh hình ống. Kích thước túi sinh dục 0,234 - 0,453 x 0,069 - 0,314 mm. Buồng trứng tròn hoặc ô van, nằm trước tinh hoàn, kích thước 0,18 - 0,43 x 0,25 - 0,645 mm. Thể Mêlit nằm ngay sau buồng trứng và có kích thước lớn hơn buồng trứng. Tuyến noãn hoàng nằm 2 bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo dài đến mút sau cơ thể, không che lấp hai mút nhánh ruột và khoảng trống phía sau tinh hoàn. Tử cung tương đối dài, chứa nhiều trứng. Trứng hình ôvan, màu vàng sáng, kích thước 0,076 - 0,105 x 0,051 - 0,084 mm. Ống bài tiết chính ở phần
  • 18. 9 sau cơ thể, gấp khúc 1- 2 vòng trước lỗ thoát. Ở những sán già, tử cung không còn trứng, các cơ quan sinh dục như buồng trứng, tinh hoàn, tuyến noãn hoàng có xu hướng teo đi. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37] loài Echinostoma revolutum dài 3-13mm, rộng 0,88 - 2mm, vành khăn có 35-37 móc nhỏ. Tử cung xếp có thứ tự, ngay sau giác bụng và chứa nhiều trứng. Trứng hình bầu dục, dài 0,009 - 0,132mm, rộng 0,05 - 0,073mm, màu vàng, một đầu trứng có nắp. Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [40] cho biết: sán dài 10 - 22 mm, rộng 2 - 2,5 mm. Thân có màu hồng hay đỏ nhạt, dẹt, đoạn trước có chỗ thu hẹp lại thành cái cổ. * Đặc điểm loài Echinostoma miyagawai Ishu, 1932 Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1993) [25], Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29], loài này có hình thái cấu tạo như sau: Cơ thể sán dài 6,9 - 12,0 mm, rộng nhất ở vùng tử cung và tinh hoàn 0,77 - 2,32 mm. Bề mặt phía trước cơ thể đến ngang buồng trứng phủ gai bé. Viền cổ rộng 0,54 - 0,67 mm, có 37 móc gồm 13 móc lưng xếp thành 2 hàng, 7 móc bên và 5 móc thùy bụng mỗi bên. Kích thước móc bên 0,89 - 0,093 x 0,23 mm, móc thùy bụng 0,089 - 0,096 x 0,023 mm. Giác miệng 0,19 - 0,23 x 0,21 - 0,29 mm. Giác bụng 0,57 - 0,91 x 0,57 - 0,63 mm, nằm gần ở 1/4 chiều dài cơ thể. Trước hầu dài 0,075 - 0,084 mm. Hầu 0,230 - 0,320 x 0,251 - 0,258 mm. Thực quản dài 0,77 - 0,93 mm. Hai nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể, thường bị tuyến noãn hoàng che lấp. Túi sinh dục nằm chính giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng, đáy túi kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,32 - 0,49 x 0,21 - 0,32 mm. Tinh hoàn phân thùy, hình dạng rất biến đổi, thường từ 3 đến 7 thùy sâu. Kích thước tinh hoàn trước 0,39 - 0,62 x 0,36 - 0,49 mm.
  • 19. 10 Buồng trứng hình ôvan, kích thước 0,27 - 0,36 x 0,27 - 0,38 mm. Thể mêlit nằm ngay sau buồng trứng, kích thước 0,19 - 0,39 x 0,23 - 0,25 mm. Tuyến noãn hoàng nằm hai bên cơ thể, bắt đầu từ phía sau giác bụng kéo dài đến mút sau cơ thể và lấp đầy khoảng trống phía sau tinh hoàn, che lấp cả 2 mút ruột. Ống bài tiết thẳng, không gấp khúc ở phần cuối cơ thể. Tử cung phát triển, chứa nhiều trứng, kích thước 0,089 - 0,093 x 0,053 - 0,056 mm. * Đặc điểm loài sán lá ruột Echinostoma paraulum Dietz, 1909 Kích thước từ 6 - 10 mm x 0,8 - 1,4 mm, vòng gai miệng gồm 37 gai, 27 gai nằm ở vòng phía lưng và hai cạnh bên mỗi bên 5 gai. Giác miệng đường kính 0,25 - 0,3 mm, giác bụng 0,72 - 0,88 mm ở khoảng cuối 1/4 thân trước. Thực quản dài 0,4 - 0,6 mm. Hai tinh hoàn xếp trên dưới nhau, cái trên thường có 3 thuỳ, cái dưới bốn thuỳ. Buồng trứng ở ngay sát trước tinh hoàn. Kích thước trứng 0,100 x 0,070 mm. (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1978 [40]) * Đặc điểm loài sán lá ruột Echinoparyphium recurvatum Linstow, 1873 Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29], loài này có đặc điểm: kích thước cơ thể bé, dài 2,48 mm, rộng 0,45 mm (ở vùng giác bụng). Bề mặt cơ thể ở phía trước đến ngang giác bụng phủ gai cutin lớn. Viền cổ có 45 móc, mỗi thùy bụng có 4 móc, kích thước 0,044 - 0,065 x 0,009 - 0,012 mm. Còn lại 37 móc xếp thành 2 hàng, kích thước 0,042 - 0,049 x 0,009 mm. Giác miệng 0,008 x 0,105 mm. Hầu 0,088 x 0,084 mm. Giác bụng tròn hoặc kéo dọc, nằm ở 1/3 chiều dài của cơ thể, kích thước 0,297 x 0,258 mm. Thực quản dài 0,28 m, hai nhánh ruột kéo dài đến mút sau cơ thể. Túi sinh dục hình bầu dục, nằm giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng, kích thước 0,252 x 0,105 mm. Tinh hoàn hình ôvan, cái này nằm sau cái kia ở nửa sau cơ thể. Tinh hoàn trước 0,297 x 0,193 mm, tinh hoàn sau 0,320 x 0,172 mm.
  • 20. 11 Buồng trứng tròn hoặc hình ôvan, nằm trước tinh hoàn, đường kính 0,127mm. Thể mêlit lớn, nằm giữa buồng trứng và tinh hoàn trước. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn lớn kéo dài từ sau giác bụng đến gần mút cơ thể. Tử cung ngắn, chứa ít trứng, kích thước trứng 0,077 - 0,084 x 0,051 mm. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37], loài Echinoparyphium recurvatum: Dài 2 - 5 mm, rộng 0,4 - 0,85 mm. Phần trước thân có những gai cuticun nằm thứ tự xen kẽ nhau. Đầu sán có cấu tạo vành khăn hình quả thận, đường kính 0,220 - 0,385 mm. Trứng có màu vàng nâu, hình bầu dục, vỏ nhẵn, một đầu trứng có nắp, đầu còn lại có chồi nhỏ. Kích thước trứng từ 0,082 - 0,098 mm x 0,053 - 0,061mm. Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [40] đã mô tả: Sán dài 4,5 mm, rộng 0,5- 0,8 mm. Vòng gai đầu có 45 móc, trong đó ở hai góc mỗi bên có bốn cái, hai cạnh bên có ba cái. Tinh hoàn không chia thuỳ, hình bầu dục và xếp sát nhau. * Đặc điểm loài Echinoparyphium paracinctum Bychowskaja- Pawlowskaja, 1953 Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29] đã mô tả: cơ thể sán dài 6,0 mm, rộng 1,0 mm. Bề mặt cơ thể ở phía trước đến mép sau giác bụng phủ gai bé. Viền cổ rộng 0,37 - 0,48 mm, có 43 móc xếp thành 2 hàng, kích thước 0,064 x 0,012 mm. Mỗi thùy bụng có 5 móc. Giác miệng nhỏ hơn giác bụng 5 - 5,5 lần. Giác bụng 0,26 - 0,39 x 0,26 - 0,36 mm. Túi sinh dục kéo dài đến giữa giác bụng, kích thước 0,213 - 0,267 x 0,100 - 0,120 mm. Tinh hoàn hình bầu dục, kích thước 0,26 - 0,406 x 0,13 - 0,21 mm. Buồng trứng hình ôvan, kích thước 0,23 x 0,13 mm. Tử cung chứa 7 - 19 trứng, kích thước trứng 0,096 - 0,106 x 0,053 mm. * Đặc điểm loài sán lá ruột Echinoparyphium nordiana Baschkirova, 1941 Theo Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29], kích thước cơ thể trung bình của loài này là 4,88 - 5,93 x 1,04 - 1,11 mm. Viền cổ rộng 0,418 mm, có 37
  • 21. 12 móc, mỗi bên có 5 móc thùy bụng, kích thước 0,070 - 0,075 x 0,013 - 0,016 mm. Móc lưng xếp 2 hàng, kích thước 0,069 x 0,015 mm. Móc bên xếp một hàng, kích thước 0,070 x 0,013 mm. Bề mặt của cơ thể từ mút trước đến giác bụng hoặc mép sau buồng trứng phủ gai nhỏ. Giác miệng 0,124 - 0,138 x 0,165 - 0,179 mm. Trước hầu dài 0,041- 0,055 mm. Hầu 0,124 - 0,165 x 0,151 - 0,165 mm. Thực quản dài 0,207 - 0,276 mm. Hai nhánh ruột kéo dài về mút sau cơ thể. Giác bụng tròn, đường kính 0,621 - 0,662 mm. Túi sinh dục lớn, hình ôvan, kích thước 0,368 - 0,414 x 0,234 mm, nằm giữa nhánh ruột chẻ đôi và giác bụng. Tinh hoàn hình ôvan hoặc gần tròn, cái nọ trước cái kia ở phần sau cơ thể. Tinh hoàn trước 0,455 - 0,469 x 0,621- 0,662 mm, tinh hoàn sau 0,441 - 0,469 x 0,386 - 0,414 mm. Buồng trứng hình tròn hoặc ôvan, nằm ngang phía trước tinh hoàn, kích thước 0,124 - 0,165 x 0,234 - 0,276 mm. Thể Mêlit lớn hơn buồng trứng, nằm giữa buồng trứng và tinh hoàn trước. Tuyến noãn hoàng gồm nhiều bao noãn có kích thước không đều nhau, nằm cách mép sau giác bụng 0,096 - 0,234 mm kéo dài về phía sau cơ thể và không che lấp 2 mút ruột. Phía sau tinh hoàn, tuyến noãn hoàng không nối liền lại với nhau. Tử cung ngắn chứa ít trứng (40 -50 trứng). Trứng hình ôvan, kích thước 0,096 x 0,060 - 0,069 mm. * Đặc điểm loài sán Hypoderaeum conoideum (Bloch, 1782) Dietz, 1909 Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [29] đã mô tả như sau: Cơ thể sán dài 8,02- 13,26 mm, rộng 1,39 - 2,02 mm, phần trước cơ thể phủ gai. Đầu ngắn, đĩa bám kém phát triển, rộng 0,414 - 0,621 mm. Có 47 - 53 móc, xếp thành 2 hàng, móc lưng 0,015 - 0,027 x 0,007 - 0,013 mm, móc bên 0,027 - 0,030 x 0,010 mm, móc bụng 0,033 x 0,013 - 0,015 mm. Giác miệng 0,165 - 0,276 x
  • 22. 13 0,193 - 0,331 mm. Trước hầu dài 0,027 mm. Hầu 0,151 - 0,234 x 0,138 - 0,234mm. Thực quản dài 0,096 - 0,207 mm. Giác bụng lớn nằm gần giác miệng, kích thước 0,828 - 1,131 x 0,876 - 1,150 mm. Hai nhánh ruột chẻ đôi trước giác bụng kéo dài đến mút sau cơ thể. Tinh hoàn hình ôvan, cái này nằm sau cái kia, ở chính giữa nửa sau cơ thể, kích thước tinh hoàn trước 0,690 - 1,352 x 0,345 - 0,579 mm và tinh hoàn sau 0,828 - 1,352 x 0,303 - 0,552 mm. Túi sinh dục hình ôvan hoặc hình quả lê, đáy túi kéo dài đến giữa giác bụng chứa túi chứa tinh và gai sinh dục dài, kích thước 0,690 - 0,828 x 0,276 mm. Lỗ sinh dục nằm ngay sau nhánh ruột chẻ đôi. Buồng trứng hình ôvan, nằm ngang phía trước tinh hoàn, kích thước 0,248 - 0,414 x 0,372 - 0,455 mm. Thể Mêlit nằm ngay sau buồng trứng. tuyến noãn hoàng bắt đầu ở phía sau giác bụng, kéo dài đến mút sau cơ thể nhưng không che lấp hai mút ruột. Tử cung dài chứa nhiều trứng, kích thước trứng 0,082 - 0,090 x 0,055 - 0,060 mm. 1.1.1.3. Vòng đời của sán lá ruột vịt Mỗi loài sán lá có vòng đời riêng, nhưng nhìn chung vòng đời của các loài sán lá như sau: Sán trưởng thành ký sinh, thụ tinh và đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Ở môi trường ngoài, gặp điều kiện thích hợp phôi trong trứng phát triển thành mao ấu (Miracidium), mao ấu thoát vỏ ra ngoài bơi trong nước, mao ấu chỉ tồn tại một vài ngày. Trong thời gian này nó tích cực tìm ký chủ trung gian (KCTG), vào ký chủ trung gian, mao ấu rụng lông và biến thành bào ấu (Sporocyst). Sau một thời gian, bào ấu sinh sản vô tính cho ra nhiều lôi ấu (Redia). Redia tiếp tục sinh sản vô tính cho ra nhiều vĩ ấu (Cercaria). Vĩ ấu chui ra khỏi KCTG. Với những sán lá cần 2 KCTG thì vĩ ấu tiếp tục chui vào KCTG thứ 2 và biến thành Metacercaria. Vào cơ thể vật chủ chúng phát triển thành sán trưởng thành (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [15]).
  • 23. 14 Chu kỳ sinh học của sán lá ruột đã được một số tác giả nghiên cứu và nêu chi tiết như sau: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37] cho biết: Sán trưởng thành ký sinh ở ruột, thường xuyên thải trứng ra ngoài theo phân. Ở môi trường ngoài, gặp điều kiện thích hợp, sau 12 đến 17 ngày mao ấu (Miracidium) hình thành trong trứng, sau đó thoát vỏ và bơi tự do trong nước. Nếu gặp ký chủ trung gian thích hợp, mao ấu chui vào ký chủ trung gian, tiếp tục phát triển thành bào ấu (Asporocyst). Bằng phương pháp sinh sản vô tính, bào ấu sinh ra nhiều lôi ấu (redia). Lôi ấu lại sinh sản vô tính ra nhiều vĩ ấu (Cercaria). Chúng chui ra khỏi ký chủ trung gian bơi tự do trong nước khoảng 10-12 giờ. Trong thời gian này, nếu vĩ ấu xâm nhập được vào ký chủ bổ sung là những ốc nước ngọt và nòng nọc, vĩ ấu rụng đuôi, tạo vỏ bọc xung quanh và biến thành nang kén (Metacercaria). Những vĩ ấu không gặp ký chủ bổ sung sẽ bị chết. Vịt nhiễm sán do ăn phải ký chủ bổ sung có chứa Metacercaria hoặc nuốt phải Metacercaria do nhuyễn thể thải ra. Sau khi xâm nhập vào ký chủ cuối cùng, Metacercaria tiếp tục phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng sau 10 - 12 ngày. Dương Công Thuận (2005) [43] cho rằng: Vòng đời của các loài sán lá ruột phát triển qua 2 ký chủ trung gian. Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi (ấm và có nước) sau 10-30 ngày nở thành mao ấu, mao ấu xâm nhập vào ký chủ trung gian thứ nhất rồi qua các giai đoạn phát triển khác và cuối cùng là hậu vĩ ấu (Metacercaria) đóng kén trong ốc hoặc chuyển sang ký chủ trung gian thứ 2 (ốc nước ngọt, ếch, nòng nọc). Thời gian từ khi vào cơ thể ốc đến khi hình thành hậu vĩ ấu là 50 ngày. Ký chủ ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh. Thời gian từ ấu trùng sán trở thành sán trưởng thành trong ruột là 15-20 ngày.
  • 24. 15 Hình 1.1. Vòng đời loài Echinostoma revolutum (Nguồn: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân 2004 [19]) Về chu kỳ sinh học của loài sán lá ruột Soulsby E.J.L. (1982) [55] cho biết: Trứng loài Echinostoma revolutum sau khi thải ra ngoài môi trường gặp điều kiện thuận lợi, trong vòng 3 tuần trứng nở thành Miracidium và nó xâm nhập vào một trong những vật chủ trung gian là các loài ốc nước ngọt và phát triển thành Cercaria. Cercaria phát triển trong vòng 2 - 3 tuần và thoát ra khỏi cơ thể ốc ra ngoài môi trường. Nó có thể xâm nhập lại ký chủ trung gian cũ hoặc các ký chủ trung gian khác. Khi ký chủ cuối cùng ăn phải ốc có chứa ấu trùng, trong có thể ký chủ chúng phát triển thành sán trưởng thành trong 15 - 19 ngày. Harvey Tohnston và cs (1941) [50] nghiên cứu về vòng đời của Echinostoma revolutum ở Nam Australia, tác giả cho biết: Cercaria của loài này thoát ra khỏi ký chủ trung gian trước giữa trưa và có thể sống hơn 24
  • 25. 16 giờ. Kích thước redia hầu hết thường khoảng 200-900µm. Gan của ốc bị nhiễm nang sán có màu cam sáng là bởi các Redia. 1.1.1.4. Ký chủ trung gian của sán lá ruột Ký chủ trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh sán lá ruột ở vịt và các loài vật nuôi khác. Ký chủ trung gian thứ nhất của sán lá ruột ký sinh ở vịt là những loài ốc nước ngọt: Radix ovata, Radix cularia, Galba palustris, Planorbis limnaea. Ký chủ trung gian bổ sung cũng là những ốc nước ngọt thuộc các giống Radix, Planorbis và nòng nọc (Rana temporaria) (Phan Thế Việt và cs (1977) [44]). Soulsby E.J.L (1982) [55] cho biết: Loài Echinostoma revolutum có ký chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc nước ngọt: Lymneae stagnalis, L.attenuate, (Radix) pereger hay L.swnhoei. Ký chủ trung gian thứ 2 là các loài ốc trên hoặc nòng nọc Rana temporaria. Echinoparyphium recuvatum: Ký chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc nước ngọt: Lymnaea ovata, L.auricularia, L.palustris, L.stagnalis, Planorbis. P.corneus.., Ký chủ trung gian thứ 2 là ếch, nòng nọc và một số ốc nước ngọt khác. Ở nước ta chưa có công trình nghiên cứu về ký chủ trung gian của các loài sán lá ruột ký sinh ở vịt. Gần đây Bùi Thị Dung và cs (2007) [4] nghiên cứu về tình hình nhiễm ấu trùng sán lá ở ốc nước ngọt và vai trò của ốc trong sự truyền bệnh sán lá cho người và vật nuôi tại huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), các tác giả cho biết: qua thu thập 10879 mẫu ốc nước ngọt thuộc 16 loài, có 639 ốc bị nhiễm ấu trùng sán lá, chiếm tỷ lệ 5,78%. Trong 16 loài ốc, có 8 loài ốc nhiễm ấu trùng sán lá, đây là những loài đóng vai trò vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá cho người và vật nuôi. Tác giả tìm thấy ấu trùng của 10 loài sán lá ký sinh ở các loài ốc thu được, thuộc 6 nhóm Cercaria, trong đó có nhóm Cercaria của các loài thuộc giống
  • 26. 17 Echinostoma, nhóm này chiếm tỷ lệ 24,56% và là 1 trong 3 nhóm gây bệnh sán lá cho người và vật nuôi. 1.1.2. Bệnh sán lá ruột ở vịt Bệnh sán lá ruột ở vịt do nhiều loài sán gây ra, sán lá ruột không những gây bệnh cho vịt, gà, ngỗng, bồ câu, một số loài chim hoang mà còn gây bệnh cho một số động vật có vú khác và kể cả con người. Các loài sán lá ruột gây bệnh phổ biến là các loài thuộc họ Echinostomatidae. 1.1.2.1. Dịch tễ học bệnh sán lá ruột vịt Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], Chu Thị Thơm và cs (2006) [37] cho biết: Bệnh sán lá ruột gia cầm gặp phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, ở nước ta bệnh thấy ở khắp các vùng. Bệnh phân bố ở hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta, loài phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho gia cầm là Echinostoma revolutum. Gia cầm bị nhiễm nhiều, bệnh phát nặng ở vùng đồng bằng, nhất là những nơi gần ao, hồ, ruộng, vũng nước... có nhiều ký chủ bổ sung. Bệnh phát quanh năm, nhưng gia cầm mắc bệnh tăng vào mùa hè, khi nhuyễn thể và nòng nọc phát triển nhiều. Cuối thu và đông, nhiệt độ giảm xuống, số lượng nhuyễn thể, nòng nọc giảm đi; gia cầm ít tiếp xúc với ký chủ trung gian thì mức độ nhiễm cũng giảm. Những gia cầm thường xuyên tiếp xúc với nước như vịt, ngỗng... mức độ nhiễm sán nặng hơn những gia cầm ở cạn như gà, gà tây... Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1976) [13] cũng cho rằng, bệnh phổ biến ở khắp các vùng trong cả nước, vùng đồng bằng nhiễm nhiều hơn so với vùng núi và trung du; Vịt, ngan ngỗng là những loài thường xuyên tiếp xúc với nước nên mức độ nhiễm nặng hơn gia cầm cạn. Nguồn gieo rắc mầm bệnh ra ngoài môi trường, không những là vịt, gà, ngan, ngỗng, bồ câu mà còn gặp ở các động vật khác như chuột, các loài chim hoang...
  • 27. 18 Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [16] cho biết, yếu tố đầu tiên và quan trọng chi phối thành phần loài của khu hệ ký sinh trùng ở động vật là tuổi của vật chủ. Nghiên cứu khu hệ sán lá ở chim và thú vùng Hà Bắc nước ta Nguyễn Thị Lê (1980) [21] cho rằng: ở vịt non tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán thấp hơn 55,3%), so với vịt trưởng thành (100%); vịt nhiễm giun sán quanh năm, nhưng cao nhất vào tháng 4, tháng 9 (100%) và thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 (28,5%), tháng 10 và tháng 11(44,4%). 1.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh của bệnh sán lá ruột vịt Sán lá ruột gây bệnh thông qua những tác động gây hại như: chiếm đoạt chất dinh dưỡng, đầu độc và tác động cơ giới nhưng chủ yếu gây bệnh bằng tác động cơ giới, sán trưởng thành dùng giác bám bám chặt vào niêm mạc ruột non làm tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột. Theo Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) [40], Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2001) [18] sán ký sinh trong đường tiêu hoá gây viêm niêm mạc đường tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá (ruột, gan). Sán ký sinh ở các vi trí khác nhau nhưng tác động gây bệnh cho ký chủ tập trung vào các tác động cơ giới, chiếm đoạt chất dinh dưỡng và đầu độc. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [14] cho biết: các móc bám, giác bám của sán ký sinh bám vào các cơ quan gây ra những tổn thương cơ học dẫn tới viêm loét, xuất huyết và hoại tử các nội quan, đặc biệt là cơ quan tiêu hoá. Nguyễn Thị Lê (1998) [28] cho rằng: đôi khi vật ký sinh không sử dụng trực tiếp thức ăn của vật chủ mà lấy các Vitamin của vật chủ làm thức ăn, hoặc tiết ra các chất ức chế các men làm giảm khả năng trao đổi chất bình thường của cơ thể vật chủ. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) [40] cho biết: tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng diễn ra liên tục trong thời gian dài với số lượng lớn các
  • 28. 19 loài giun sán ký sinh sẽ làm cho con vật còi cọc, thiếu máu, gầy còm và có thể gây chết. Những tác động bắt buộc để giun sán tự nuôi sống đó là ăn các mô, cướp một phần thức ăn của ký chủ, hút máu của ký chủ Trong quá trình sống ký sinh, một số giun sán phân tiết, bài xuất những chất độc, ký chủ hấp thu và bị trúng độc với những biểu hiện rối loạn thần kinh (co giật, run rẩy, đi đứng siêu vẹo...), gây dung huyết, thiếu máu (Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái, 1978 [40]). Trong trường hợp độc tố làm biến đổi thành phần máu thường làm tăng số lượng bạch cầu ái toan và dẫn tới những biến đổi bệnh lý của vỏ não (Nguyễn Thị Lê, 1998 [28]). 1.1.2.3. Triệu trứng và bệnh tích bệnh sán lá ruột v t Vịt mắc bệnh nặng hay nhẹ tuỳ thuộc vào số lượng sán nhiều hay ít, triệu chứng chủ yếu thường gặp là: ăn kém, gầy yếu, ỉa chảy... Nghiên cứu về triệu chứng của vịt bị nhiễm sán lá ruột Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [18], (2004) [19] cho biết: khi nhiễm sán ở cường độ cao vịt có biểu hiện yếu toàn thân, ỉa chảy đôi khi có lẫn máu, kiệt sức nhanh, suy nhược, lông xơ xác, mất khả năng sinh sản, ngừng sinh trưởng, phát triển, thường bị chết do kiệt sức. Mổ khám vịt mắc bệnh thấy bệnh tích chủ yếu: niêm mạc ruột viêm, chảy máu, viêm cata ở từng vùng. Theo Nguyễn Đình Bảo và cs (2003) [1] quan sát vịt nhiễm sán lá thấy biểu hiện rõ nhất là vịt gầy yếu, còi cọc, ở vịt đẻ còn có dấu hiệu giảm đẻ. Mổ khám vịt có nhiễm sán lá thấy hiện tượng xung huyết, xuất huyết và bong, tróc niêm mạc ruột. Trần Văn Bình (2006) [2] mô tả vịt bị nhiễm sán lá đường tiêu hóa có biểu hiện: bỏ ăn, khát nước, ngại bơi lội. Trường hợp bị nặng vịt đi bằng đầu gối, co rúm các ngón chân, ỉa chảy ra máu. Mổ khám thấy ruột non xuất huyết. Nguyễn Thát (1975) [36] cho rằng: triệu chứng bệnh sán lá ruột phụ thuộc vào cường độ nhiễm sán lá. Ở vịt non thường thấy bỏ ăn, ỉa chảy và gầy
  • 29. 20 yếu; ở con trưởng thành thường gầy yếu, chậm lớn, giảm đẻ, giảm tăng trọng. Khi mổ khám thường thấy ruột non viêm chảy máu, quá trình viêm lây lan đến manh tràng, trong manh tràng có chất vữa hoá, thành ruột mỏng. 1.1.2.4. Chẩn đoán bệnh sán lá ruột ở vịt Chẩn đoán bệnh sán lá ruột ở vịt có thể tiến hành trên cả vịt sống hay vịt đã chết . - Đối với vịt còn sống: Để chẩn đoán vịt bị bệnh sán lá ruột cần quan sát những biểu hiện lâm sàng như: thể trạng vịt gầy yếu, ỉa chảy... đồng thời phải căn cứ vào những đặc điểm dịch tễ như tuổi mắc bệnh, mùa vụ và phương thức chăn nuôi... Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng và các đặc điểm dịch tễ để chẩn đoán vịt mắc bệnh sán lá ruột sẽ khó chính xác, vì bệnh ký sinh trùng thường có những biểu hiện lâm sàng tương tự nhau. Do vậy, để chẩn đoán chính xác vịt bị bệnh sán lá ruột phải tiến hành xét nghiệm phân tìm trứng sán bằng phương pháp gạn rửa sa lắng (Benedek). - Đối với vịt đã chết hoặc nghi mắc bệnh: dùng phương pháp mổ khám kiểm tra bệnh tích và tìm sán ký sinh. Theo Trần Văn Bình (2006) [2], chẩn đoán bệnh ở thuỷ cầm nói chung có thể dựa trên nguyên tắc chẩn đoán lâm sàng sau: sử dụng tổng hợp các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh một cách hệ thống nhằm phát hiện kịp thời một số triệu chứng lâm sàng của bệnh. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán lâm sàng chúng ta thu được những thông tin về tình trạng sức khoẻ của từng cá thể cũng như tổng thể của đàn. Việc chẩn đoán lâm sàng có ý nghĩa lớn trong công tác phòng bệnh. Hồ Văn Nam (1982) [31] và Cao Xuân Ngọc (1997) [33] cũng đưa ra phương pháp chẩn đoán trên động vật sống để theo dõi triệu chứng lâm sàng và phương pháp giải phẫu bệnh để xác định bệnh. Hà Duy Ngọ (1990) [32] nhận xét: phương pháp kiểm tra tìm trứng, ấu trùng là phương pháp kinh điển chủ yếu để xác định giun sán ký sinh ở vật chủ.
  • 30. 21 Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978) [40] cho biết: chẩn đoán bệnh giun sán không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng vì triệu chứng của bệnh giun sán không điển hình, nên cần phải tìm thấy căn bệnh bằng cách phát hiện trứng và giun sán trưởng thành. Theo Bowman D.D. (1995) [46], Bowman D.D. và Lynn R.C (1999) [47] có thể sử dụng các phương pháp miễn dịch để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như phương pháp ngưng kết (SAT), phương pháp ELISA và phương pháp huỳnh quang gián tiếp IFAT. Như vậy, những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: để chẩn đoán bệnh giun sán nói chung, bệnh sán lá ruột ở vịt nói riêng có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng đơn giản và được sử dụng nhiều nhất là các phương pháp: quan sát những biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, xét nghiệm mẫu phân tìm trứng, phương pháp mổ khám, nhưng phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là mổ khám. 1.1.2.5. Phòng trị bệnh sán lá ruột ở vịt * Phòng bệnh: Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2004) [19], sán lá ruột gây tác hại rất lớn đối với chăn nuôi gia cầm, cho nên việc phòng bệnh sán lá ruột là rất cần thiết, người chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp tổng hợp sau: - Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, khu vực chăn nuôi. - Định kỳ diệt sạch sán trong cơ thể gia cầm bằng các thuốc tẩy trừ. - Thu gom phân hàng ngày và tiêu diệt trứng sán thải ra ngoài bằng cách ủ phân. - Diệt ký chủ trung gian (ốc, nòng nọc...), ký chủ bổ sung ở khu vực chăn thả bằng vôi bột. - Nuôi nhốt riêng vịt non với vịt trưởng thành. - Ở những nơi ao hồ có nhiều mầm bệnh, gia cầm non phải được nuôi đến 2 - 3 tháng tuổi trên những sân khô ráo.
  • 31. 22 - Không làm chuồng ở gần ao hồ, ruộng nước Vận dụng học thuyết Skrjabin để đề ra biện pháp phòng chống bệnh giun sán, Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27] cho biết: biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh sán lá là biện pháp phòng chống tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của trứng ở môi trường ngoại cảnh. Tuy nhiên, theo quan điểm của Skrjabin K.I. (1963) [45] muốn thanh toán bệnh giun sán phải dự phòng có tính chủ động: Dùng tất cả các phương pháp vật lý (ánh sáng, nhiệt độ), hoá học (thuốc), cơ giới, sinh học... để tiêu diệt giun sán trên cơ thể ký chủ, ở ngoại cảnh và ở tất cả giai đoạn phát dục (trứng, ấu trùng, giun sán trưởng thành). * Điều trị: Theo Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (2004) [19], gia cầm bị sán lá ruột có thể dùng những loại thuốc sau: - CCl4: liều 2 - 4ml/con, tiêm qua diều hoặc cho uống qua ống cao su. - Filixan: liều 0,3-0,4 g/kg thể trọng, cho cùng với thức ăn. Chu Thị Thơm và cs (2006) [37] cho biết, một số thuốc và liều lượng thuốc dùng để tẩy sán lá ruột cho vịt như sau: Arecolin: liều 0,002 g/kg thể trọng, pha dưới dạng dung dịch, nồng độ 1:1000. Devermin: 60mg/1gia cầm. Fenbendazol: 40mg/kg TT. Praziquantel: 20 - 25 mg/kgTT. Nguyễn Hữu Hưng (2005) [10] nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá ruột ký sinh trên vịt tại tỉnh Vĩnh Long và thí nghiệm thử hiệu lực 2 loại thuốc Albendazol và Mebendazol, tác giả cho biết: thuốc Albendazol liều 50mg/kg và 75mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày liên tục hoặc Mebendazol liều 20mg/kg và 30mg/kg thể trọng dùng trong 7 ngày đều cho hiệu quả tẩy sạch sán lá ruột (100%). Thuốc không gây ra phản ứng phụ trong thời gian thí nghiệm.
  • 32. 23 Mebendazol là thuốc trị giun sán thuộc nhóm Benzimidazol. Đây là loại thuốc sử dụng trong nhân y và thú y. Thuốc có phổ chống giun sán rộng, liều cao có tác dụng trên cả nang sán lá, sán dây ký sinh ở gia súc, gia cầm. (Nguồn:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b3/Mebendazol.s vg/421px-Mebendazol.svg.png&imgrefurl [56]) Mebendazol có công thức phân tử là C16H13N3O3. Tính chất: thuốc dạng bột màu trắng hoặc vàng nhạt. Có tên thương mại như. Menben, Vermox, Mebenvet. Cơ chế tác dụng: Mebendazol và các thuốc thuộc nhóm Benzimidazol tác dụng chủ yếu bằng cách gắn vào các ống dẫn, ngăn cản sự trùng ngưng các ống dẫn trong quá trình lắp ráp các vi ống và gây ra các thay đổi thoái hoá cấu trúc ở ruột. Tác động trước hết là ức chế hoạt tính của men fumarate reductase, sau đó làm rối loạn các vi ống thiết yếu đối với việc tiết nhiều enzyme của giun sán (Phạm Đức Chương và cs, 2003 [3]). Nguyễn Hữu Hưng (2007) [12] nghiên cứu về giun sán ký sinh ở vịt tại đồng bằng Sông Cửu Long và thí nghiệm thuốc phòng trị một số loài giun sán chủ yếu, tác giả sử dụng một số loại thuốc cho thấy hiệu lực tẩy cao đối với sán lá ruột ở vịt. Các loại thuốc đều an toàn, không gây phản ứng. Trong đó: - Albendazol với liều 50mg/kg thể trọng, trộn vào thức ăn liên tục 7 ngày cho hiệu quả tẩy sạch sán lá ruột 100%. - Fenbendazol 8 mg/kg thể trọng và mebendazol 20mg/kg thể trọng cho ăn liên tục 7 ngày, đạt hiệu quả cao trong việc tẩy trừ sán lá ruột và sán dây.
  • 33. 24 Fenbendazol: Là thuốc được sử dụng rộng rãi cho nhiều loài động vật để tẩy giun sán đường ruột, là dẫn xuất của imidazol, thuộc nhóm benzimidazol. Tên thương mại: Bio-Fenbendazol. (Nguồn:http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b3/Mebend azol.svg/421px-Mebendazol.svg.png&imgrefurl [56]) Tính chất của Fenbendazol: là thuốc dạng bột màu trắng, không mùi, ít hoà tan trong nước. Cơ chế tác động của Fenbendazol cũng như các benzimidazol khác, là sự liên kết với tubulin trong tế bào ruột của giun sán, ngăn trở sự kết nối các microtubulin để hình thành chuỗi tubulin cần thiết cho sự hấp thu glucose và bài tiết nhiều loại enzzyme, trong đó hiệu quả được biết đến nhiều nhất là ức chế men fumarate reductase. Phổ tác dụng: Fenbendazol có phổ tác dụng rộng với nhiều loài giun sán ký sinh ở động vật nuôi và con người. Trần Văn Bình (2006) [2], Nguyễn Huy Hoàng (1999) [7] cho rằng, có một số loại thuốc có hiệu lực tốt trong điều trị bệnh sán lá đường tiêu hoá cho vịt: - Fasciolid, liều 1 ml/25kgTT, cho uống trực tiếp hoặc pha vào 2 lít nước, dùng một liều duy nhất. - Dimetridazol, trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,5 -1%, cho ăn liên tục từ tuần thứ 3 đến trước lúc đẻ. - Mebendazol, dạng gói, liều 2g/4kgTT. - Bột hạt cau: 1-2g/vịt trưởng thành.
  • 34. 25 Theo Phan Lục và cs (2006) [30], có thể dùng các loại thuốc sau để tẩy sán lá ruột: Devermin cho ăn liều 60 mg/kg thể trọng; Fenbendazol liều 40 mg/kg thể trọng, cho ăn; Praziquantel liều 20-25 mg/kg thể trọng; Fubendazole cho ăn liều 10-50mg/kg thể trọng và Arecolin liều 0,002 g/kg thể trọng. Tất cả các loại thuốc này đều có hiệu quả tẩy sán lá ruột cho vịt. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh giun sán ở vịt phát triển. Mặt khác, do tập quán chăn nuôi vịt ở nhiều vùng còn lạc hậu nên đàn vịt nuôi luôn tồn tại và lưu hành nhiều loài giun sán ký sinh, trong đó có loài sán lá ruột. Từ trước năm 1954 cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về đặc điểm sinh học, thành phần, sự phân bố của các loài giun sán ký sinh và gây hại cho vịt, trong đó đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới các loài sán lá ruột gây hại cho vịt và các loại gia cầm khác. Từ năm 1954 trở về trước: Trong thời gian này, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về ký sinh trùng ở vịt, nhưng nghiên cứu về sán lá ruột còn hạn chế, công trình nghiên cứu còn ít, chưa toàn diện. Thời kỳ từ 1954 đến 1975: Ở nước ta bắt đầu giai đoạn phát triển lĩnh vực nghiên cứu về ký sinh trùng học, đặc biệt là lĩnh vực giun sán học, nhằm xác định thành phần loài và xây dựng quy trình phòng chống các bệnh giun sán nguy hiểm đối với con người và vật nuôi. Trong giai đoạn này, nghiên cứu về sán lá ruột ở vịt đã được một số nhà khoa học trong nước chú ý và đã đưa ra kết quả về thành phần loài, tỷ lệ nhiễm một số loài sán lá ruột tại một số địa phương trong cả nước.
  • 35. 26 Từ năm 1962, ở nước ta nhiều đoàn điều tra do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật nhà nước chủ trì, gồm nhiều cơ quan và các trường đạo học đã tiến hành điều tra ở tất cả các tỉnh phía Bắc, mổ khám 942 chim (161 loài) và 651con thú (61 loài). Những kết quả đã được Trịnh Văn Thịnh (1963) [39] công bố: trong 28 loài giun sán ký sinh ở vịt có 16 loài thuộc lớp sán lá. Nghiên cứu về thành phần giun sán ký sinh ở vịt tại huyện Thanh Trì - Hà Nội, Nguyễn Thị Lê (1971) [20] cho biết: Qua mổ khảo sát trên 55 vịt tác giả thấy vịt nhiễm 33 loài giun sán. Trong đó nhiễm sán lá cao nhất (18 loài) với tỷ lệ 88,90%, cường độ nhiễm từ 1 - 265 con/cá thể vịt. Trong 8 loài sán lá mới tìm thấy ở vịt miền Bắc nước ta có 4 loài ký sinh ở ruột: Echinostoma paraulum, Echinostoma robustum, Echinostoma nordiana và Echinochasmus beleocephalus. Trong nghiên cứu này, Nguyễn Thị Lê (1971) [20] cũng ghi nhận, ở vịt con cường độ nhiễm cao nhưng thành phần loài giun sán thấp, ở vịt già thì ngược lại, cường độ nhiễm thấp nhưng thành phần loài giun sán phòng phú hơn. Các loài sán lá ruột phân bố phổ biến rộng khắp là Nototylus intestinalis (40%), Hypoderaeun conodeum (32%), Echinostoma revolutum (29,10%), Echinostoma miyagawai (21,80%). Từ năm 1975 đến nay: nghiên cứu về khu hệ giun sán ở vịt được các nhà khoa học tiếp tục thực hiện ở một số tỉnh trong cả nước, thành phần, tỷ lệ nhiễm loài sán lá ruột ký sinh ở vịt được một số tác giả công bố. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1975) [17] cho biết kết quả điều tra về tình hình nhiễm giun sán ở vịt tại vùng Lục Bình (Nam Hà) từ năm 1971 - 1974 đã phát hiện 9 loài giun sán ký sinh ở vịt, có 2 loài sán lá ruột ký sinh: Echinostoma revolutum, Echinoparyphium recuvatum. Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu về ký sinh trùng ở nước ta, các tác giả Phan Thế Việt và cs (1977) [44] đã tổng hợp và xuất bản
  • 36. 27 cuốn sách “Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam”. Các tác giả đã sắp xếp, giới thiệu đầy đủ và chi tiết những thông tin về thành phần loài, vịt trí và hệ thống phân loại 769 loài giun sán ở Việt Nam, trong đó có 251 loài sán lá. Theo các tác giả, sán lá ký sinh ở vịt gồm 34 loài, có 8 loài ký sinh ở ruột: Echinostoma revolutum, Echinostoma paraulum, Echinostoma robustum. Echinoparyphium recurvatum, Hypoderaeum conoideum, Echinochasmmus beleocephalus, Notocotylus indicus, Echinostoma miyagawai. Nguyễn Thị Lê và cs (1987) [22] đã công bố thành phần sán lá ở vịt vùng chiêm trũng thuộc các tỉnh Hà Nội, Hà Sơn Bình và Hà Nam Ninh. Hồ Thị Thuận (1988) [42] khảo sát giun sán ký sinh ở vịt Anh Đào nuôi chạy đồng thuộc quận Thủ Đức, Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết vịt nhiễm 21 loài giun sán, trong đó có 6 loài sán lá. Cường độ nhiễm cao ở vịt non nhưng thành phần loài ít, ngược lại vịt già cường độ nhiễm thấp nhưng thành phần loài phong phú hơn. Nguyễn Thị Lê (1989) [23] cho biết: mổ khám 275 vịt tại 4 địa điểm thuộc hai tỉnh Hà Sơn Bình và Hà Nam Ninh cho thấy vịt bị nhiễm vịt nhiễm giun sán ở tất cả các lứa tuổi và tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở vịt từ 97 - 100%. Vịt nhiễm nặng nhất là sán lá (94,97%). Thành phần loài khá đa dạng và phòng phú với 25 loài sán lá. Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [27], Nguyễn Thị Lê (2000) [29] đã xuất bản những cuốn sách “Giun sán ký sinh ở gia cầm Việt Nam” và cuốn “Động vật chí Việt Nam” dựa trên những nghiên cứu về thành phần, đặc điểm hình thái, vị trí ký sinh... của nhiều loài giun sán ký sinh ở gia súc, gia cầm ở Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nước. Các tác giả cho biết: Ở Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm loài giun sán ký sinh, trong đó có trên 30 loài sán lá. Danh mục các loài sán lá ký sinh ruột ở vịt nước ta gồm có:
  • 37. 28 Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinoparyphium nordiana, Echinoparyphium paracinctum, Echinoparyphium recuvatum, Hypoderaum conoideum, Echinochasmus beleocephalus, Echinochasmus japonicus, Notocotylus indicus, Notocotylus intestinalis, Notocotylus aegyptiacus, Catatropis verrucosa. Huỳnh Tấn Phúc (2001) [34] cho biết, mổ khám 120 vịt tại huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh) phát hiện 18 loài giun sán, có 9 loài sán lá. Tỷ lệ nhiễm giun sán trung bình là 61,7%. Nguyễn Hữu Hưng và cs (2002) [9] nghiên cứu về tình hình giun sán trên vịt thả đồng tại tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh, tác giả mổ khám 671 vịt, tìm thấy 10 loài sán lá, với tỷ lệ nhiễm chiếm tới 62,74%, vịt nhiễm ở tất cả các lứa tuổi, cao nhất ở vịt trên 4 tháng tuổi. Trong đó, các loài sán lá ruột tìm thấy là Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma paraulum và Hypoderaum conodeum. Cả hai tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh đều tìm thấy các loài này nhưng tỷ lệ nhiễm từng loài sán lá ruột ở có sự khác nhau rõ rệt. Loài Echinostoma revolutum ở Cần Thơ là 8,13% và ở Trà Vinh là 26,20%; loài Echinostoma myiagawai ở Cần Thơ là 30,05%, ở Trà Vinh chỉ là 11,35%. Theo Nguyễn Hữu Phước và cs (2002) [35] cho thấy, vịt tại huyện Thốt Nốt (Cần Thơ) nhiễm giun sán ở cả 3 lớp: sán lá, sán dây và giun tròn, tỉ lệ nhiễm là 74,43%, trong đó nhiễm sán lá là 60,02%. Vịt ở các lứa tuổi đều bị nhiễm cao, cao nhất là vịt từ 1- 2 tháng tuổi, thấp nhất là trên 4 tháng tuổi; nuôi thả đồng tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn nuôi thả vườn. Mổ khám 120 vịt của 4 huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Nguyễn Đình Bảo và cs (2003) [1] tìm thấy 287 mẫu sán lá ký sinh. Trong 7 loài phát hiện có 4 loài sán lá đường ruột: Hypoderaum conoideum, Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinoparyphium recuvatum. Tác giả nhận xét: phổ biến phân bố rộng gồm 4 loài, trong đó có 3 loài sán lá ruột: loài Echinostoma miyagawai tìm thấy ở 8/8 điểm điều tra, 2 loài Hypoderaum conoideum, Echinostoma revolutum tìm thấy ở 7/8 điểm điều tra. Về tỷ lệ và
  • 38. 29 cường độ nhiễm tác giả cho biết: Tỷ lệ nhiễm chung các loài sán lá là 32,5%, trong đó nhiễm sán lá ruột là 19,16% với cường độ nhiễm từ 3 - 18 sán/vịt. Nguyễn Hữu Hưng (2005) [10] mổ khám 177 vịt tại 3 huyện Măng Thít, Tam Bình, Vũng Liêm thuộc tỉnh Vĩnh Long để tìm hiểu về tình hình nhiễm sán lá ruột ký sinh ở vịt, tác giả phát hiện: có 4 loài phổ biến nhất là Echinoparyphium recuvatum, Echinostoma robustum, Echinostoma revolutum và Hypodraum conoideum Mổ khám 3776 vịt nuôi chạy đồng theo hai vụ chăn thả ở 4 lứa tuổi vịt tại 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Hữu Hưng và cs (2006) [11], Nguyễn Hữu Hưng (2007) [12] cho biết: phát hiện vịt nhiễm giun sán rất cao (82,55%) và định danh được 27 loài. Trong đó có 13 loài sán lá (8 loài sán lá đường tiêu hoá), tỷ nhiễm sán lá 73,45%. Tác giả cho biết: tỷ lệ nhiễm phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi, vùng sinh thái, mùa vụ và lứa tuổi của vịt. Tỷ lệ nhiễm cao thấy ở các loài: Echinostoma revolutum (23,89%), Hypoderaum conoideum (23,04%), Echinostoma miyagawai (22,75%), Echinoparyphium recuvatum (16,53%). Đặc biệt, phổ biến và phân bố rộng ở khắp các điểm khảo sát là 3 loài sán lá đường tiêu hoá: Echinoparyphium recuvatum, Hypoderaum conoideum, Echinostoma revolutum có khả năng lây nhiễm từ vịt sang người. Nguyễn Xuân Dương (2008) [6] công bố công trình nghiên cứu về thành phần loài giun sán ký sinh ở vịt vùng Đồng bằng Sông Hồng, tác giả cho biết: Thành phần loài sán giun sán ký sinh ở vịt tại đồng bằng Sông Hồng rất phong phú và đa dạng. Vịt nhiễm 18 loài sán lá, những loài sán lá ký sinh ở ruột vịt gồm có: Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Hypoderaum conoideum, Echinochasmidae beleocephalus, Echinochasmus japonicus, Notocotylus indicus, Microphallus pseudogonocotyla. Tác giả nhận xét: thành phần loài giun sán của vịt có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng (Trong 18 loài sán lá tìm thấy ở đồng bằng Sông Hồng, có 9 loài không tìm thấy ở đồng bằng Sông Cửu Long).
  • 39. 30 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [39], sán lá ruột ký sinh ở vịt gồm nhiều loài, được tìm thấy ở nhiều nơi thế giới. Sự phân bố của chúng ở mỗi vùng, mỗi quốc gia phụ thuộc vào những yếu tố: khu hệ động thực vật, điều kiện địa lý, khí hậu, sinh thái và phương thức chăn nuôi khác nhau. Trong những thập kỷ qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về khu hệ ký sinh trùng ở vịt, các tác giả cho biết sự đa dạng và phong phú về thành phần các loài giun, sán ở vịt. Trong số hàng trăm loài giun, sán được phát hiện, có nhiều loài sán lá ruột ký sinh và gây hại cho vịt. Ở Hàn Quốc, Kee-Seo EOM và Han - Jong RIM (1984) [52], đã mổ khám 105 vịt ở các thành phố Ichon Dun, Fusan, Chunchon, Yanggu và Taejeon. Tác giả đã tìm thấy 6 loài sán lá, trong đó có các loài ký sinh ở ruột: Echinostoma miyagawai, Echinochasmus japonicus. Ở Peshawar (Pakistan), Khan và cs (1980 -1983) [53] nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ở vịt (Anas creacca), các tác giả đã phát hiện 3 loài sán lá, trong đó có 2 loài ký sinh phổ biến ở đường tiêu hoá vịt: Echinostoma paraulum và Echinoparyphium recurvatum. Chullabusapa (1992) [48] mổ kiểm tra 200 vịt tại Bangkurad Amphur Bangyai, tỉnh Nonthaburi ở Thái Lan đã phát hiện vịt nhiễm giun sán với tỷ lệ 66%, với 6 loài giun sán ký sinh, trong đó có 2 loài sán lá ký sinh ở ruột Echinostoma revolutum và Hypoderaeum conoideum. Nguyên nhân là do vịt ăn phải vật chủ trung gian mang mầm bệnh sán lá có trong môi trừng nước trong mùa mưa. Mổ khảo sát 129 vịt tại Mexico, Farias và cs (1986) [49] phát hiện 25 loài giun sán ký sinh trong đường tiêu hoá của vịt, có 3 loài sán lá ký sinh ở ruột: Echinoparyphium recuvatum, Echinostoma revolutum và Hypoderaeum conoideum.
  • 40. 31 Kulisic, Lepojep (1994) [54], mổ khám tìm sán lá ký sinh ở 100 vịt nuôi gia đình ở khu vực Belgrade (Nam Tư), kết quả cho thấy vịt ở khu vực này nhiễm rất cao, với tỷ lệ 72%. Tác giả định danh được 13 loài giun sán ký sinh ở vịt, có 4 loài sán lá ruột (Echinostoma revolutum, Notocotilus imbricatus, Hypoderaum conoideum, Echinoparyphium recuvatum) Tác giả nhận xét tỷ lệ nhiễm sán lá ở vịt phụ thuộc vào mùa vụ, tập quán chăn nuôi và điều kiện sinh thái ở mỗi vùng. Tóm lại, những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: - Thành phần loài sán lá ruột ở vịt rất đa dạng, phong phú, trong đó những loài phổ biến có vai trò gây bệnh sán lá ruột cho vịt và các loài gia cầm khác gồm có các loài: Echinostoma revolutum, Echinostoma miyagawai, Echinostoma recuvatum, Hypoderaum conoideum. - Vịt nhiễm sán lá ruột với tỷ lệ cao, cường độ nhiễm lớn, một vịt có thể nhiễm từ một đến nhiều loài sán. - Những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình nhiễm sán lá ruột ở vịt bao gồm: thời tiết, khí hậu, tuổi, mùa vụ và phương thức chăn nuôi. - Trong quá trình ký sinh, sán lá ruột gây hại thông qua nhiều tác động (cơ giới, chiếm đoạt chất dinh dưỡng, độc tố...), làm cho vịt gầy yếu, ỉa chảy và có thể chết khi nhiễm nặng. - Những phương pháp thường sử dụng để chẩn đoán bệnh sán lá ruột: căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và các đặc điểm dịch tễ của bệnh kết hợp với phương pháp soi phân tìm trứng. Phương pháp chẩn đoán chính xác nhất là phương pháp mổ khám tìm sán ký sinh. - Có nhiều loại hoá dược có tác dụng tốt trong tẩy sán lá ruột cho vịt cần sử dụng những thuốc đặc hiệu để có hiệu lực tẩy cao nhất. - Để phòng bệnh sán lá ruột ở vịt cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp theo quan điểm của Skrjabin K.I. (1963) [45].
  • 41. 32 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Vịt ở các lứa tuổi nuôi tại 3 huyện Phú Lương, Đại Từ và Định Hoá thuộc tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh sán lá ruột ở vịt. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm triển khai: Huyện Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá thuộc tỉnh Thái Nguyên. - Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Địa điểm xác định loài: Phòng Ký sinh trùng - Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật - Hà Nội. - Địa điểm làm tiêu bản vi thể: Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010. 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1. Mẫu nghiên cứu - Vịt và mẫu phân vịt ở các lứa tuổi (dưới 3 tháng tuổi, 3 - 6 tháng và trên 6 tháng) nuôi tại một số địa phương của 3 huyện: Phú Lương, Đại Từ, Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. - Mẫu sán lá ruột thu thập được qua mổ khám (để xác định thành phần loài). - Mẫu ruột của vịt bị nhiễm sán lá ruột thu thập qua mổ khám (để làm tiêu bản vi thể).
  • 42. 33 2.2.2 Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm Dụng cụ gồm: - Kính hiển vi quang học, kính lúp, máy ảnh. - Hoá chất: Cồn, Formaldehyde... - Dụng cụ thuỷ tinh: cốc, lọ, đũa thuỷ tinh, lam kính, la men, hộp lồng. - Dụng cụ mổ khám: Kéo, dao, khay mổ khám và một số vật dụng khác. - Thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt: Bio-Fenbendazole và Menben. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá ruột ở vịt - Thành phần loài sán lá ruột ký sinh ở vịt (qua mổ khám). - Phân bố các loài sán lá ruột ký sinh ở vịt tại các địa phương (qua mổ khám). - Đặc điểm phân loại các loài sán lá ruột phát hiện (qua mổ khám). - Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở vịt tại các địa phương. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột ở vịt theo tuổi. - Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột theo mùa vụ. 2.3.2. Nghiên cứu bệnh lý và lâm sàng của bệnh sán lá ruột ở vịt 2.3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của vịt bị bệnh sán lá ruột 2.3.2.2. Bệnh tích của bệnh sán lá ruột ở vịt - Bệnh tích đại thể ở đường tiêu hoá vịt bị bệnh sán lá ruột. - Bệnh tích vi thể ở đường tiêu hoá vịt bị bệnh sán lá ruột. 2.3.3. Biện pháp phòng và trị bệnh sán lá ruột cho vịt 2.3.3.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy sán lá ruột cho vịt. 2.3.3.2. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh sán lá ruột cho vịt. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm * Bố trí điều tra tình hình nhiễm sán lá ruột ở vịt. Mổ khám 309 vịt nuôi tại 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên. Mẫu được chọn ngẫu nhiên.
  • 43. 34 Huyện Phú Lương: 109 con; Huyện Đại Từ: 114 con; Huyện Định Hoá: 86 con; Trong đó: + Vịt ở các lứa tuổi vịt: Dưới 3 tháng tuổi: 98 con; 3-6 tháng tuổi: 108 con; Trên 6 tháng tuổi: 103 con; + Số lượng vịt trong 2 mùa vụ: Hè - Thu: 163 con; Đông - Xuân: 146 con. - Thu thập và xét nghiệm 1322 mẫu phân vịt tại các địa phương, ở các lứa tuổi khác nhau (từ dưới 3 tháng đến trên 6 tháng tuổi), thời gian khác nhau. Trong đó: + Số mẫu từng huyện là: 432 mẫu ở huyện Phú Lương; 521 mẫu ở huyện Đại Từ; 369 mẫu ở huyện Định Hoá. + Số lượng mẫu theo tuổi: 417 mẫu: ở độ tuổi dưới 3 tháng 470 mẫu: từ 3-6 tháng tuổi. 435 mẫu: trên 6 tháng tuổi + Số lượng mẫu theo mùa vụ: 677 mẫu: vụ Đông - Xuân 645 mẫu: vụ Hè - Thu Với mỗi chỉ tiêu, lấy tiêu chí của chỉ tiêu đó để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ruột và các yếu tố khác phải đảm bảo tương đối đồng đều.
  • 44. 35 2.4.2. Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp lấy mẫu phân: Mẫu phân được thu thập theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc tại các hộ nuôi, các trại chăn nuôi vịt. Lấy mẫu phân mới thải của vịt ở các lứa tuổi tại 3 huyện Phú Lương, Đại Từ và Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên. Mỗi huyện lấy ở 3 xã. Mẫu phân là lượng phân thải ra trong một lần thải của vịt. Để riêng từng mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, trên mỗi túi đều ghi nhãn: địa điểm lấy mẫu, tuổi vịt, mùa vụ lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng. 2.4.3. Phương pháp xét nghiệm mẫu - Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm sán lá ruột qua xét nghiệm phân: Tất cả mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp gạn rửa sa lắng (Benedek). Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là dùng nước lã có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của trứng sán lá, do tỷ trọng của trứng sán lá lớn hơn tỷ trọng của nước lã nên trứng sẽ lắng xuống dưới. (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [14]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs 1999, [15]) Phương pháp gạn rửa sa lắng tiến hành như sau: Lấy mẫu phân cho vào cốc thuỷ tinh có nước lã, khuấy mạnh cho tan, lọc qua lưới lọc vào một bình tam giác, để yên cho lắng cặn xuống, gạn nước ở trên đi; lại cho nước vào, để yên 15 phút cho lắng xuống và gạn nước ở trên đi... Làm liên tục nhiều lần cho đến khi nước trong suốt, gạn nước đi và cho cặn vào hộp lồng soi kính hiển vi tìm trứng sán lá ruột, soi kính hiển vi có độ phóng đại 100 lần, đếm số trứng sán lá ruột/vi trường. Những mẫu xét nghiệm thấy có trứng sán lá ruột được đánh giá là có nhiễm và ngược lại là không nhiễm
  • 45. 36 - Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán qua mổ khám: Căn cứ vào các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài (tuổi, mùa vụ, địa phương), trong quá trình mổ khám ghi lại số vịt nhiễm sán vào nhật ký để xác định tỷ lệ nhiễm. Cường độ nhiễm sán qua mổ khám được xác định bằng cách đếm số lượng sán ký sinh ở mỗi vịt trong quá trình mổ khám và định loại. 2.4.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của vịt bị nhiễm sán lá ruột Chúng tôi sử dụng phương pháp chẩn đoán cơ bản là quan sát những biểu hiện của vịt: Thể trạng, ăn uống, vận động và trạng thái phân. 2.4.5. Phương pháp mổ khám và thu thập mẫu Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp mổ khám không toàn diện của Skrjabin K.I. (1963) [45], với mục đích xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm sán lá ruột và quan sát những biến đổi đại thể của cơ quan tiêu hoá do sán lá ruột gây ra. Căn cứ vào nội dung nghiên cứu, sau khi điều tra thu thập thông tin về nguồn gốc, lứa tuổi của vịt tại các địa điểm điều tra, vịt được chọn ngẫu nhiên để tiến hành mổ khám. Trước khi mổ khám làm chết vịt, sau đó mổ từ hậu môn đến xương ức để bộc lộ các nội quan, tách riêng từng bộ phận, lấy cơ quan tiêu hoá để kiểm tra (Lấy từ ruột non đến hậu môn). Ruột non, ruột già, manh tràng được tách riêng và kiểm tra từng phần. Dùng kéo mũi nhọn cắt dọc theo thành ruột, quan sát bằng mắt thường và kính lúp để phát hiện sán lá ruột và thu mẫu sán trong chất chứa (sau khi gạn rửa sa lắng chất chứa) và những sán còn bám trên niêm mạc cho vào đĩa Petri. Sau khi định loại sơ bộ, mỗi loài sán lá ruột được bảo quản ở lọ riêng (sơ bộ định danh). Mẫu vật sán của mỗi vịt cũng được để riêng.
  • 46. 37 Mẫu sán lá ruột thu thập đều được bảo quản trong cồn 700 . Cách làm như sau: để sán chết tự nhiên trong nước, sau khi rửa sạch, ép mỏng giữa 2 phiến kính rồi đặt vào bình thuỷ tinh có chứa cồn 700 . Sau thời gian ép mẫu, chuyển sang các ống nghiệm chứa cồn 700 và ghi nhãn, nhãn ghi rõ: vị trí ký sinh, lớp, số lượng sán, số lượng vịt mổ khám, tuổi vịt, địa điểm và thời gian mổ khám... Những thông tin ghi trên nhãn cũng được ghi đầy đủ vào sổ mổ khám. Cách ghi nhãn: Hình 2.1. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt thu thập qua mổ khám vịt Vịt số Giống Ngày tuổi Địa điểm mổ khám Sơ bộ định danh Số lượng Vị trí ký sinh Ngày lấy mẫu
  • 47. 38 Hình 2.2. Ảnh mẫu sán lá ruột ở vịt Hình 2.3 Ảnh mẫu sán lá ruột sơ bộ phân loại và để chết tự nhiên trong nước
  • 48. 39 Hình 2.4. Ảnh mẫu sán lá ruột được ép mỏng và bảo quản trong cồn 700 2.4.6. Phương pháp làm tiêu bản để xác định tên loài sán Làm tiêu bản để xác định loài sán lá ruột bằng phương pháp nhuộm Carmin (Nguyễn Thị Lê và cs 1996 [27]). Cụ thể như sau: - Phương pháp làm tiêu bản tạm thời: Đặt mẫu sán lên lam kính, nhỏ một giọt dung dịch hỗn hợp gồm glyxerin + axít lactic + nước cất theo tỷ lệ 1:1:1 hoặc có thể làm trong mẫu bằng glyxerin mà không cần axít lactic. Thời gian làm trong mẫu tuỳ thuộc vào kích thước và độ dày mỏng của mẫu. - Làm tiêu bản cố định theo phương pháp nhuộm Carmin và gắn Baume canada: Pha dung dịch nhuộm Carmin: Lấy 5g Carmin nghiền nhỏ cho vào bình tam giác chứa 5ml HCl và 5ml nước cất, để yên sau 1 giờ, sau đó cho thêm 200ml cồn 900 , lắc đều, đậy nút bông, đun cách thuỷ cho đến khi Carmin tan hết, để 1 ngày rồi lọc. Dung dịch để sau 1 tuần đến 10 ngày mới dùng.
  • 49. 40 Các bước tiến hành làm tiêu bản nhuộm carmin: - Nhuộm: Cho mẫu vào dung dịch nhuộm từ 5 phút đến 1 giờ tuỳ độ lớn của mẫu, đến khi mẫu bắt màu đẹp là được. Trường hợp bắt màu quá đậm, có thể làm nhạt màu bằng cách cho mẫu sán vào dung dịch cồn - axít HCl 1% (100ml cồn 700 pha với 1ml HCl). - Rút nước: Vớt mẫu sán ra, cho lần lượt vào dung dịch cồn ở các nồng độ: 700 , 900 , 950 để rút nước, mỗi nồng độ ngâm trong 5 đến 7 phút. - Làm trong mẫu bằng dung dịch Xylen + cồn 960 theo tỷ lệ 1:1 trong thời gian 1 - 2 phút. - Cố định tiêu bản: Nhỏ lên lam kính 1 - 2 giọt Baume canada, đặt mẫu vào, nhỏ tiếp 1 giọt Baume canada lên trên rồi đậy lamen lại. Để tiêu bản cho đến khô là được. 2.4.7. Phương pháp định danh các loài sán lá ruột Việc định danh phân loại các loài sán lá ruột ký sinh ở vịt dựa vào những đặc điểm hình thái, kích thước, cấu tạo theo hệ thống định loại sán lá (Nguyễn Thị Lê và cs, 1996 [27]). Quan sát hình thái, giác bám, ruột, tinh hoàn, buồng trứng, tử cung, tuyến noãn hoàng trên tiêu bản nhuộm Carmin. Sau khi phân loại xong, thay nhãn cho các lọ mẫu. Nhãn ghi rõ số vịt mổ khám, nơi ký sinh, tên loài sán lá ruột, số lượng, địa điểm, ngày tháng mổ khám, người mổ khám. Kết quả định danh được ghi vào sổ mổ khám. 2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể và những biến đổi vi thể ở cơ quan tiêu hoá (ruột, manh tràng) do sán lá ruột gây ra - Bệnh tích đại thể được xác định bằng cách quan sát kỹ những tổn thương ở niêm mạc ruột của những vịt bị nhiễm sán lá ruột. Quan sát bằng mắt thường qua kính lúp các phần ruột vịt để tìm bệnh tích của bệnh.
  • 50. 41 - Nghiên cứu biến đổi bệnh lý vi thể bằng phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc Parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin, đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học Labophot - 2 và chụp ảnh bằng máy ảnh gắn trên kính hiển vi. Phương pháp làm tiêu bản vi thể theo thứ tự các bước sau: + Lấy bệnh phẩm: Cắt phần bệnh phẩm có nhiều sán lá ruột ký sinh (ruột non, ruột già và manh tràng). + Cố định bằng dung dịch Formol 10% với tỷ lệ 1 phần bệnh phẩm với 9 phần Formol 10%. + Sau khi cố định, rửa tổ chức dưới vòi nước chảy nhẹ từ 12 - 24 giờ để loại bỏ Formol có trong tổ chức. + Khử nước: Dùng cồn tuyệt đối để rút nước trong bệnh phẩm ra. + Làm trong tiêu bản: Ngâm bệnh phẩm qua hệ thống Xylen để làm trong bệnh phẩm. + Tẩm Parafin: Ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào các cốc đã đựng Parafin nóng chảy, để ở tủ ấm nhiệt độ 560 C. + Đổ Block: Rót Parafin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ chức (bệnh phẩm) đã tẩm Parafin vào, khi Parafin đông đặc hoàn toàn thì bóc khuôn. Sửa lại Block cho vuông vắn. + Cắt và dán mảnh: Cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microtocom, độ dày mảnh cắt 3 - 4 µm. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng gà 1 phần, Glyxerin 1 phần; 1 ml hỗn hợp trên pha trong 19 ml nước cất). + Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin - Eosin. Phương pháp tiến hành như sau: Trước tiên tẩy nến bằng Xylen, sau đó ngâm tiêu bản tổ chức vào cồn Ethanol 96% trong 5 phút. Tiêu bản tổ chức được rửa dưới dòng nước chảy nhẹ trong 5 phút và nhuộm Hematoxilin trong 5 phút, sau đó lại rửa nước
  • 51. 42 trong 15 phút và nhuộm Eosin trong 1- 2 phút. Rửa nước (dưới dòng nước chảy nhẹ) và làm khô tiêu bản trong dung dịch cồn có nồng độ tăng dần 96% đến 100% với thời gian giảm dần từ 5 phút đến 2 phút. 2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy sán lá ruột ở vịt Chúng tôi sử dụng 2 loại thuốc Menben và Bio-Fenbendazol để tẩy cho những vịt bị nhiễm sán lá ruột. Đặc điểm của 2 loại thuốc tẩy Menben và Bio-Fenbendazol: 1. Menben: Là thuốc dạng bột, đóng gói 25g, do Công ty thuốc thú y Safa- Vedic sản xuất. Công dụng: Thuốc có tác dụng liên tục trong 72 giờ. Tiêu diệt giun sán ngay trong đường ruột. Hiệu quả cao đối với nhiều loại giun sán. Thành phần: Mebendazol: 30g/gói 1000g. Liều lượng: đối với vịt, gà dùng 1 gói 25g/75kg thể trọng Cách dùng: trộn thức ăn hoặc hoà nước cho uống. 2. Bio-Fenbendazole: Là thuốc dạng bột, đóng gói 10g, được sản xuất bởi Công ty thuốc thú y Bio - Pharmachemic. Thành phần: Trong 100g có chứa 3,8g Fenbendazol. Công dụng: Thuốc dùng để tẩy các loại giun sán ở gia súc, gia cầm. Ở gà vịt dùng để tẩy sán lá, sán dây và một số loại giun tròn. Liều lượng và cách dùng: Đối với gà, vịt trộn với thức ăn, liều 1g/2kg thể trọng, cho ăn liên tục trong 3 ngày. Trong quá trình dùng thuốc, theo dõi phản ứng của vịt. Sau khi cho vịt sử dụng thuốc 15 ngày tiến hành mổ khám kiểm tra tìm sán lá ruột, từ đó làm cơ sở để xác định hiệu lực tẩy của thuốc. - Nếu mổ khám tất cả số vịt dùng thuốc không tìm thấy còn sán lá ruột thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để với sán lá ruột.
  • 52. 43 - Nếu vẫn thấy sán lá ruột ký sinh nhưng tỷ lệ nhiễm thấp và số lượng sán ký sinh ít hay giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với sán lá ruột nhưng chưa triệt để. - Nếu tỷ lệ nhiễm còn cao, số lượng sán không giảm so với kết quả mổ khảo sát trước khi dùng thuốc thì xác định thuốc không có hiệu lực tẩy hoặc có hiệu lực tẩy rất thấp. Xác định độ an toàn của thuốc bằng cách theo dõi trạng thái sinh lý của vịt và các phản ứng phụ trước và sau khi dùng thuốc. Các chỉ tiêu theo dõi chủ yếu là: ăn uống, vận động, các phản ứng khác. Hình 2.5. Ảnh thuốc sử dụng để tẩy sán lá ruột cho vịt Phương pháp chọn mẫu và bố trí thí nghiệm thử nghiệm thuốc: Nguyên tắc bố trí thí nghiệm: Chọn vịt phải đảm bảo các yếu tố thí nghiệm, số vịt đã chọn phải đồng đều về tuổi, khối lượng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Chọn mẫu và thử nghiệm thuốc: chọn vịt từ những đàn chăn thả tự do, 5 tháng tuổi của các hộ có quy mô đàn từ 50 con trở lên, khối lượng bình quân
  • 53. 44 1,3 kg/vịt, có tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá cao thông qua xét nghiệm phân và mổ khảo sát (qua mổ khảo sát 10% thấy cường độ nhiễm từ 20-32 sán/vịt, xét nghiệm phân có từ 8 - 13 trứng/vi trường). Trước khi dùng thuốc xét nghiệm phân từng cá thể vịt xác định tất cả vịt đều nhiễm sán lá ruột. Sau đó tiến hành phân lô và dùng thuốc để tẩy. 15 ngày sau khi dùng thuốc, kiểm tra hiệu lực tẩy của thuốc bằng phương pháp mổ khám toàn bộ số vịt dùng thuốc. 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 2.5.1. Một số tham số thống kê Số liệu thu thập được được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 1997 [37]) trên phần mềm Minitab 1.4 và Excel 2003. Một số tham số thống kê được sử dụng: - Số trung bình: 1 = = ∑ n i i X X n - Sai số của số trung bình: ( 30) 1 =± ≤ − X X S m n n ( 30) =± > X X S m n n - Độ lệch tiêu chuẩn: 2 2 1 1 1 = =       −       = − ∑ ∑ n i n i i i X X X n S n (n ≤ 30) 2 2 1 1 = =       −       = ∑ ∑ n i n i i i X X X n S n (n > 30)
  • 54. 45 Trong đó: X : Số trung bình n : Dung lượng mẫu x m : Sai số của số trung bình X S : Độ lệch tiêu chuẩn Xi : Giá trị của mẫu (i = 1, 2, 3...n) 1 = ∑ n i : Tổng giá trị X 2.5.2. Một số công thức tính tỷ lệ (%) Số vịt nhiễm - Tỷ lệ nhiễm (%) = Số vịt kiểm tra x 100 Số vịt nhiễm ở mỗi cường độ - Cường độ nhiễm (%) = Số vịt nhiễm x 100 2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình * Đối với tính trạng định tính như tỷ lệ nhiễm công thức tính tTN là: - Bước 1: Tính tTN, công thức tính như sau: 1 2 TN 2 2 P1 P2 |P -P | t = m m + Trong đó: - P1 và P2 : Tỷ lệ nhiễm sán lá ruột của nhóm 1 và nhóm 2. - mp1 và mp2: Sai số của P1 và P2. 1 1 1 p 1 p .q m = n ; 2 2 2 p 2 p .q m = n - n1 và n2 : Dung lượng mẫu của nhóm 1 và nhóm 2.
  • 55. 46 + Bước 2: Tìm t∝ ứng với độ tự do γ và các mức xác suất khác nhau: 0,05 - 0,01 và 0,001. (γ = n1 + n2 - 2). + Bước 3: So sánh tTN với t∝ để tìm xác suất xuất hiện giá trị tTN hoàn toàn do ngẫu nhiên sinh ra. + Bước 4: Xác định mức độ sai khác nhau giữa hai số trung bình.