SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
TRƯƠNG THỊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA LỢN (ASCARIOSIS)
TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60 62 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN QUANG
2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM LAN
THÁI NGUYÊN - 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trương Thị Thu Trang
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp của mình,
em xin trân trọng cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn
thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ
bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
- Lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, lãnh đạo và
cán bộ Chi cục Thú y, Trạm thú y các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
- Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Nguyễn Văn Quang, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trương Thị Thu Trang
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................i
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................xii
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................xii
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum.............................. xii
1.1.2. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)................................................... xxiii
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN ................. xxxviii
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................. xxxviii
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................. xli
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................xliii
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................... xliii
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... xliii
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... xliii
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... xliii
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................... xliii
2.2.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................ xliii
2.2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm................................................... xliv
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................xliv
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)............. xliv
2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)...................................xlv
2.3.3. Biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn...................................xlv
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................xlv
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu.....................................................................xlv
2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu...................................................... xlvi
2.4.3. Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng
giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh..................... xlviii
2.4.4. Phương pháp gây nhiễm cho lợn.................................................. xlix
iv
2.4.5. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh
giun đũa............................................................................................. lii
2.4.6. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ số huyết
học của lợn bị bệnh giun đũa và lợn khỏe........................................ lii
2.4.7. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh với số
trứng trong một gam phân ................................................................ lii
2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể, vi thể.............................. lii
2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn........... liv
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .........................................................liv
2.5.1. Một số tham số thống kê ................................................................ liv
2.5.2. Một số công thức tính tỷ lệ (%) .......................................................lv
2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình ................................ lvi
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................lviii
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN ................................... lviii
3.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn ở 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên lviii
3.1.2. Nghiên cứu ô nhiễm của trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh........ lxxiv
3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA LỢN.............................................lxxxi
3.2.1. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................... lxxxi
3.2.2. Bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm ........... lxxxiii
3.2.3. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa do nhiễm tự nhiên
ở các địa phương.............................................................................xcii
3.2.4. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị bệnh giun đũa .xciii
3.2.5. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh ở lợn
và số trứng giun đũa trong một gam phân.....................................xcix
3.3. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH GIUN ĐŨA CHO LỢN.................ci
KẾT LUẬN..................................................................................................... cvi
1. Kết luận...................................................................................................cvi
2. Đề nghị...................................................................................................cvii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................cviii
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
- : Đến
% : Tỷ lệ phần trăm
≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng
< : Nhỏ hơn
> : Lớn hơn
mm : Milimét
mg : Miligam
Kg : Kilôgam
TT : Thứ tự
TT : Thể trọng
cs : Cộng sự
VSTY : Vệ sinh thú y
CN : Công nghiệp
TT : Truyền thống
Đ- X : Đông - Xuân
H- T : Hè - Thu
TGN : Trước gây nhiễm
SGN : Sau gây nhiễm
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc
tỉnh Thái Nguyên...........................................................................lviii
Bảng 3.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn...........................lxii
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn........................lxv
Bảng 3.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng VSTY.....lxvi
Bảng 3.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo mùa vụ....................lxix
Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo phương thức chăn nuôilxxii
Bảng 3.7. Sự ô nhiễm trứng giun đũa ở ngoại cảnh....................................lxxiv
Bảng 3.8 Thời gian trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh
trong phân ở ngoại cảnh ..............................................................lxxvi
Bảng 3.9. Thời gian sống của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở
ngoại cảnh.....................................................................................lxxx
Bảng 3.10. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................lxxxii
Bảng 3.11. Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm........lxxxiv
Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm.................lxxxvi
Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu......... xc
Bảng 3.14. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa ở các huyện ........xcii
Bảng 3.15. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố
giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ .........................................xciii
Bảng 3.16. So sánh công thức bạch giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻxcvi
Bảng 3.17. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh ở lợn và
số trứng giun đũa trong một gam phân.............................................. c
Bảng 3.18 Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn............................................... ci
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Ảnh cấu tạo môi giun đũa lợn, đuôi giun đũa đực.........................xiii
Hình 1.2. Ảnh giun đũa lợn............................................................................xiv
Hình 1.3. Ảnh trứng giun đũa lợn Ascarris suum...........................................xv
Hình 2.1. Ảnh mẫu phân để tự nhiên ở nhiệt độ và ẩmđộ không khí bình thường xlviii
Hình 2.2. Ảnh mẫu phân được bổ sung nước hàng ngày để duy trì ướt nhão..xlix
Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây nhiễm giun đũa cho lợn.........................l
Hình 2.4. Ảnh gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................................l
Hình 2.5. Ảnh thí nghiệm gây nhiễm giun đũa cho lợn....................................li
Hình 2.6. Ảnh các thuốc dùng tẩy giun đũa ở lợn ..........................................liv
Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh
Thái Nguyên ....................................................................................lix
Hình 3.2 Biểu đồ cường độ nhiễm giun đũa lợn tại các địa phương...............lx
Hình 3.3. Ảnh mẫu phân lợn nhiễm giun đũa nặng........................................lxi
Hình 3.4. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tuổi .....................................lxiv
Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ....lxviii
Hình 3.6. Ảnh lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém........................lxviii
Hình 3.7. Ảnh lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém..........................lxix
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn theo mùa vụ..........................lxxi
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun A.suum theo phương thức chăn nuôi.lxxiii
Hình 3.10. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa 2 nhân...lxxviii
Hình 3.11. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa 4 nhân...lxxviii
Hình 3.12. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa ấu trùng..lxxix
Hình 3.13. Ảnh ấu trùng nằm cuộn tròn trong trứng có sức gây bệnh .......lxxix
Hình 3.14. Ảnh trứng giun đũa có sức gây bệnh bị chết.............................lxxxi
viii
Hình 3.15. Ảnh biểu hiện lâm sàng của lợn số 1 ở ngày 35 sau gây nhiễm
....................................................................................................lxxxv
Hình 3.16. Ảnh giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn..............................lxxxviii
Hình 3.17. Ảnh gan có nhiều điểm hoại tử mầu trắng............................lxxxviii
Hình 3.18. Ảnh ruột non viêm cata, xuất huyết......................................lxxxviii
Hình 3.19. Ảnh ruột non xuất huyết (ảnh chụp qua kính lúp)..................lxxxix
Hình 3.20. Ảnh mẫu giun đũa lợn thu thập ở ruột non lợn gây nhiễm số 1
...................................................................................................lxxxix
Hình 3.21. Ảnh niêm mạc ruột bị tổn thương, xuất huyết (1), lông nhung bị
đứt nát (2) (Độ phóng đại 150 lần).................................................. xci
Hình 3.22. Ảnh niêm mạc ruột bị tổn thương, xuất huyết ở lớp niêm mạc (Độ
phóng đại 400 lần)........................................................................... xci
Hình 3.23. Ảnh các tế bào viêm, bạch cầu ái toan (1) và hồng cầu (2) xuất hiện
nhiều ở niêm mạc ruột (Độ phóng đại 600 lần)...............................xcii
Hình 3.24. Biểu đồ so sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc
tố giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ ...................................... xcv
Hình 3.25. Biểu đồ so sánh công thức bạch cầu giữa lợn khoẻ và lợn bị bệnh
giun đũa......................................................................................... xcix
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, chăn nuôi đã là một nghề quen thuộc của người dân Việt Nam
nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng. Chăn nuôi với nhiều phương
thức phong phú đa dạng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao
thu nhập cho người dân, trong đó chăn nuôi lợn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong hệ thống chăn nuôi, vì lợn là loài gia súc được nuôi nhiều và cung
cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người.
Trong gần một thập kỷ qua, chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước
phát triển rất quan trọng với tốc độ tăng hàng năm tương đối cao.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) [76], Cục Thống
kê Thái Nguyên (2007) [6], Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên (2010)
[43], trong những năm gần đây, số lượng đàn lợn trong cả nước nói chung và
tỉnh Thái Nguyên nói riêng có sự tăng lên đáng kể hàng năm.
Theo Chu Minh Khôi (2009) [74]: “Chăn nuôi lợn được coi là một
trong những ngành chăn nuôi chủ lực trong sản xuất nông nghiệp”.
Với vai trò cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người, thịt lợn
luôn chiếm tỷ lệ cao từ 76 - 77% tổng sản lượng thịt các loại trong cả nước,
Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy (2010) [75] cho biết: Theo ước tính
của Cục chăn nuôi, mỗi tháng cả nước ta sản xuất và tiêu thụ khoảng 290 -
300 nghìn tấn thịt lợn hơi. Năm 2009 tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng
x
trong cả nước là 2,93 triệu tấn. Dự báo, tổng sản lượng này trong 6 tháng đầu
năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi lợn đối với con
người và xã hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) [1], đã định hướng phát
triển đàn lợn ở Việt Nam như sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn lợn của
Việt Nam đạt 32,9 triệu con và đến năm 2020 đạt 34,7 triệu con. Tổng sản
lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2015 đạt 3,9 triệu tấn và con số này sẽ
tăng lên 4,8 triệu tấn năm 2020”
Mặc dù được coi là một trong những ngành chủ lực của sản xuất nông
nghiệp nhưng chăn nuôi lợn vẫn gặp không ít khó khăn, những khó khăn mà
ngành chăn nuôi lợn gặp phải đó chính là việc quản lý chất lượng thức ăn,
chất lượng thuốc thú y lưu thông trên thị trường cũng như quản lý con giống.
Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi lợn. Ngoài
những khó khăn kể trên, sản xuất chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay còn chịu
ảnh hưởng rất lớn từ thị trường quốc tế nhất là khi nước ta chính thức ra nhập
WTO (Theo Vũ Đình Tôn, 2009 [59]).
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là nỗi lo ngại lớn nhất của người chăn nuôi vì
bệnh tật làm cho con vật giảm khả năng sinh trưởng, phát triển, giảm sức đề
kháng và làm giảm hiệu quả kinh tế. Đứng trước vấn đề dịch bệnh, các trại
chăn nuôi và nông hộ đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào công tác phòng và
trị bệnh cho đàn vật nuôi. Tuy nhiên bệnh giun sán gây ra hầu như chưa được
quan tâm đúng mức. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm nên có khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng, gây nhiều
bệnh ký sinh trùng cho đàn gia súc, gia cầm. Trong các bệnh ký sinh trùng ở
lợn, bệnh giun đũa lợn là một bệnh khá phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho
chăn nuôi lợn, tỷ lệ mắc bệnh của đàn có thể lên tới 80 - 90% (Bùi Quý Huy,
2006 [12]), giảm năng suất thịt đến 30% (Phan Địch Lân và cs, 2005 [32],
xi
Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2006 [28]). Mặt khác, sự truyền lây giun đũa
lợn sang người đã được nhiều tác giả đề cập đến từ lâu, song, trong mấy năm
trở lại đây người nhiễm ấu trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội
chứng Loeffler và các phản ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng
đặc trưng: thở khò khè, ho, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin trong máu. Đây cũng
là một vấn đề đáng quan tâm của bệnh ký sinh trùng truyền lây sang người
nói chung và bệnh giun đũa lợn nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh nói chung
và bệnh ký sinh trùng nói riêng để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, nâng cao
năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) tại
một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp
phòng bệnh giun đũa lợn (Ascariosis).
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun
đũa ở lợn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun
đũa cho lợn có hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn của tỉnh
Thái Nguyên phát triển.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin
khoa học về đặc điểm dịch tễ của bệnh giun đũa lợn tại một số địa phương
thuộc tỉnh Thái Nguyên, về khả năng tồn tại và phát triển của trứng giun đũa
ở ngoại cảnh, về đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh, về biện pháp phòng trị
bệnh có hiệu quả.
xii
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng và điều trị bệnh giun
đũa lợn có hiệu quả, hạn chế sự nhiễm giun đũa cho lợn, từ đó hạn chế những
thiệt hại do bệnh gây ra.
xiii
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum
1.1.1.1. Vị trí của giun đũa Ascaris suum trong hệ thống phân loại động vật
Giun đũa lợn là những giun tròn thuộc họ Ascarididae (bộ phụ
Ascaridata), loài Ascaris suum. Chúng ký sinh và gây bệnh giun đũa ở lợn.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [61], giun đũa lợn Ascaris suum có vị
trí trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp: Nematoda Rudolphi,1808
Phân lớp: Secernenea Linstow, 1905
Bộ: Spirurida Chitwood,1933
Phân bộ: Ascaridata Skrjabin et Schulz, 1940
Họ: Ascarididae Baird, 1853
Phân họ: Ascaridoidea Railliet et Henry, 1915
Giống: Ascaris Linnaeus, 1758
Loài: Ascaris suum Goeze, 1782
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước, cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
* Đặc điểm hình thái, kích thước và cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum
Giun đũa là loài giun tròn lớn nhất ký sinh ở ruột non của lợn.
Nghiên cứu về hình thái giun đũa lợn, Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [21] cho biết: Giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi
nhọn, đầu có ba môi bao quanh (một môi ở phía lưng, hai môi ở phía bụng)
trên rìa môi có một hàm răng cưa rất rõ.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], Phan Địch Lân và cs (2005)
[32], cấu tạo của răng cưa giữa hai loài giun đũa lợn và giun đũa người có sự
xiv
khác nhau, hàng răng cưa của giun đũa người không rõ bằng răng cưa của
giun đũa lợn.
Giun đực dài 12 - 25 cm, đường kính 3 mm. Giun cái dài 30 - 35 cm,
đường kính 5 - 6 mm. Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong
về phía bụng, đuôi giun cái thì thẳng. Giun đực có 2 gai giao hợp bằng nhau, dài
khoảng 1,2 - 2 mm và không có túi giao hợp (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [55]).
Hình 1.1. Ảnh cấu tạo môi giun đũa lợn, đuôi giun đũa đực
(Nguồn: Phạm Văn Khuê, 1996 [19])
Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [51], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9]
giun đũa lợn có hình thái, kích thước như sau:
Giun đũa thân dài, hình trụ, hai đầu thót mầu trắng sữa, thân cứng và
đàn hồi. Chóp đầu mang ba môi, bờ môi có răng cưa rất nhỏ, môi bọc lấy
miệng, một môi ở phía lưng, đáy môi có hai gai thịt; hai môi kia ở giữa phía
cạnh và bụng và chỉ có một gai thịt.
Con đực dài 15 - 20 cm, đường kính từ 3,2 - 4,4 mm. Đoạn đuôi cong
về phía bụng mang hai gai giao hợp ngắn, bằng nhau, hơi cong. Trên mặt
bụng ở mỗi bên có từ 69 - 75 gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu môn, những gai thịt
xếp trên một hoặc hai hàng, một gai thịt lẻ ở trước hậu môn.
xv
Con cái dài từ 20 - 30 cm, đường kính từ 5 - 6 mm, đoạn sau thẳng.
Đuôi mang hậu môn về phía bụng (ở gần chóp đuôi). Hậu môn có hình dạng
một cái khe ngang, bọc hai môi gồ lên. Âm hộ có hình dáng một lỗ nhỏ hình
bầu dục, gần về phía bụng khoảng một phần ba đoạn trước thân, ngang một
vùng có một cái vòng thắt lại một chút (gọi là thắt lưng).
Hình 1.2. Ảnh giun đũa lợn
(Nguồn http://www.nehu.ac.in/BIC/HelMinth_Parasite_NE [73])
Giun đũa có cấu tạo giống các loại giun tròn khác: Tiết diện ngang tròn.
Dưới vỏ cutin dày là lớp hạ bì cùng với hệ cơ tơ hợp thành bao biểu mô cơ.
Chúng chỉ có một lớp cơ dọc nên chỉ có cách vận chuyển duy nhất là cong
gập cơ thể. Xoang cơ thể là xoang nguyên sinh khá rộng và chứa đầy dịch
(Trần Tố và cs, 2002 [58]).
* Đặc điểm hình thái, cấu tạo trứng giun đũa Ascaris suum
Trứng giun đũa lợn có hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,056 -
0,087×0,046 - 0,067 mm, vỏ rất dầy, có 4 lớp vỏ, lớp ngoài cùng là màng
protit, nhấp nhô làn sóng, do tác dụng dịch mật nên màng có mầu vàng cánh
dán (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).
xvi
Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8] cho biết: Trứng giun đũa có hình bầu
dục hoặc oval, vỏ dầy, bề mặt nhăn nheo, mầu vàng, trong có nhân mầu vàng
thẫm. Kích thước 45 - 85 x 35 - 55µ m. Vỏ trứng giun đũa có tác dụng phòng
vệ cao trong vòng đời phát triển của giun. Vỏ trứng được chia thành 3 lớp cơ
bản: một lớp noãn hoàng bên ngoài, một lớp kitin ở giữa và một lớp lipid ở
trong. Lớp lipid bên trong có tác giả gọi là màng noãn hoàng và lớp noãn
hoàng thực sự là màng bên ngoài cùng. Ở Ascaris còn có một lớp uterine ở
bên ngoài lắng trên trứng, lớp này cũng được gọi là lớp protein, nó có một
phức hợp protein acid - mucopolysaccharide. Lớp noãn hoàng bên ngoài của
Ascaris dầy khoảng 0,05µ m và là lipo - protein. Lớp kitin ở giữa chứa chất
kitin, thành phần khác nhau tuỳ loài. Ở họ Ascaroides và Oxyuroidea lớp này
phần lớn là kitin ít protein. Song ở Trichuis và Calpillaria lại có nhiều protein
ít kitin. Lớp lipid (bên trong) là proteolipid có một lượng lớn ascaroside
esters, chắc chắn nó có vai trò trong sự đề kháng của trứng với các điều kiện
môi trường khắc nghiệt với các hoá chất.
Hình 1.3. Ảnh trứng giun đũa lợn Ascarris suum
(Nguồn:http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=280&detail [71])
Nghiên cứu về cấu tạo trứng của A.suum tác giả Phan Địch Lân (1996)
[31] cho biết: Vỏ trứng giun đũa rất dày nên có sức đề kháng rất mạnh với tất
xvii
cả các loại hoá chất (axit, bazơ), chống đỡ kém với sự khô ráo và ánh nắng
mặt trời chiếu trực tiếp. Trứng giun đũa lợn gồm 4 lớp:
+ Lớp trong cùng của trứng có tác dụng bảo vệ phôi thai giúp cho các
chất hữu cơ không ảnh hưởng đến trứng.
+ Hai lớp giữa giữ cho chất lỏng của trứng không bốc hơi.
+ Lớp protit ngoài cùng có mầu cánh dán, giữ cho tia tử ngoại không
xâm nhập vào bên trong.
1.1.1.3. Vòng đời của giun đũa lợn
Vòng đời (hay chu kỳ sinh học) của giun đũa lợn đã được nghiên cứu
hoàn chỉnh và có nhiều tác giả ghi nhận. Nghiên cứu về vòng đời giun đũa lợn
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28] cho
biết: Vòng đời giun đũa lợn không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt
phải trứng giun đũa có sức gây bệnh rồi phát triển thành giun trưởng thành.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1968) [52], trong ruột của lợn, giun đũa có con
đực, con cái. Chúng giao hợp với nhau, giun cái thụ tinh và đẻ trứng. Trứng
khi thải qua phân đã có phôi thai.
Giun cái đẻ trung bình 1 con là 27 triệu trứng, mỗi ngày đẻ 200.000
trứng. Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp oxygen, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp
(khoảng 240
C) sau 2 tuần thành phôi thai, qua 1 tuần nữa phôi thai lột xác
thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này lợn nuốt phải thì ấu trùng nở ra ở
ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan. Một số ít chui vào ống
lâm ba màng treo ruột rồi vào gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu
trùng di hành tới phổi, sớm nhất là sau 18 giờ và muộn nhất là sau 12 ngày
vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới phổi ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III.
Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với
niêm dịch ấu trùng lên hầu rồi xuống ruột non, lột xác lần nữa thành giun
trưởng thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần. Trong khi di hành một
xviii
số ấu trùng vào một vài khí quan khác như lách, tuyến giáp trạng, não...hoàn
thành vòng đời cần 54 - 62 ngày (Lương Văn Huấn và cs, 1997 [14]; Nguyễn
Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).
Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], đã nghiên cứu và bổ sung chi tiết hơn
chu kỳ sinh học của A.suum: Sau khi nuốt trứng có ấu trùng, trứng nở dưới
ảnh hưởng của một số yếu tố ở ruột (đặc biệt là áp lực CO2). CO2 thâm nhập
nhanh qua nhiều màng và tế bào, tác động vào cơ quan nhận cảm, cơ quan
nhận cảm kích thích neurosecretion tiết ra các men tham gia vào quá trình nở.
Phần lớn trứng nở ở tá tràng nhưng một số ở dạ dày. Sau khi có kích thích nở,
một dịch chứa ít nhất 2 men chitinase và esterase được tiết ra. Những men này
tác động vào vỏ kitin và lipid của màng trứng và giúp cho ấu trùng thoát ra
ngoài hoặc ở giai đoạn 2 (đã lột xác một lần trong trứng) hoặc vẫn còn lớp vỏ
ở giai đoạn 1. Ấu trùng này rất nhỏ, chúng lách qua những tế bào của vách
ruột mà theo đường máu về gan và ở gan vài ngày, lột xác thành ấu trùng kỳ
3. Sau đó ấu trùng 3 rời gan vào máu tới tim, qua động mạch phổi vào phổi, ở
đó 4 - 7 ngày. Ấu trùng phá vỡ mao mạch vào phế nang ở đó lột xác thành ấu
trùng 4 rồi di hành tới phế quản, khí quản rồi tới họng. Ấu trùng 4 được nuốt
trở lại ruột, tại đây chúng phát triển nhanh thành giun trưởng thành đực và cái.
Chúng lại giao hợp với nhau, đẻ trứng tiếp tục một vòng đời mới. Chu kỳ phát
triển của A.suum ở lợn khoảng 40 - 53 ngày.
Quan điểm của tác giả Trịnh Văn Thịnh (1968) [52] về thời gian hoàn
thành vòng đời của giun đũa lợn (từ khi trứng có phôi thai vào cơ thể lợn đến
khi thành giun trưởng thành và đẻ trứng) phải mất từ 2 đến 2 tháng rưỡi.
Tuổi thọ của giun đũa không quá 7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun theo
phân ra ngoài. Nhưng gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền
nhiễm, sốt cao...) thì tuổi thọ của giun ngắn lại. Số lượng giun có thể vài con
tới trên một nghìn con trong một cơ thể lợn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]).
xix
Theo Lương Văn Huấn và cs (1997) [14], giun đũa lợn không truyền
qua bào thai và không truyền qua sữa.
Như vậy, chu kỳ phát triển của giun đũa lợn chỉ có một vật chủ là lợn,
không có vật chủ trung gian, nhưng có giai đoạn phát triển bên ngoài môi
trường vì thế gọi là chu kỳ phát triển qua đất (Trần Tố và cs, 2002 [58]).
1.1.1.4. Sự phát triển của trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1985) [56] cho biết: Sự phát dục của trứng
thành phôi thai ngoài thiên nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, ẩm độ và
mùa vụ. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm theo dõi sự phát triển của trứng tại
Hà Nội, kết quả cho thấy, thời gian này là 12 - 13 ngày ở 320
C và 20 - 28
ngày ở nhiệt độ 24 - 250
C.
Trứng giun đũa lợn khi thải qua phân chưa có phôi thai. Trứng tiếp tục
phát triển phụ thuộc vào áp lực oxy, ẩm độ, nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ
22 - 330
C trong vòng 9 - 13 ngày tế bào trứng phát triển thành ấu trùng nằm
cuộn tròn trong trứng (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [9]).
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], nhiệt độ thích hợp cho trứng
phát triển là 250
C, khi nhiệt độ xuống thấp (120
C) trứng phát triển chậm.
Trứng ở sâu 3 m, nhiệt độ đất trong khoảng 26 - 330
C, độ ẩm đất từ 9,5 - 19%
thì 89% trứng phát triển. Trứng ngừng phát triển ở điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm đất thấp (-4,80
C đến -13,40
C và 6,3 - 17%).
Nghiên cứu về điều kiện thích hợp cho trứng phát triển thành trứng có
sức gây bệnh, tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [26] cho biết: Điều kiện
nhiệt độ để trứng phát triển là 15 đến 350
C nhưng điều kiện thích hợp nhất
cho trứng phát triển là 30 đến 330
C và ẩm độ 80 - 95%.
Theo nhận xét của Nguyễn Văn Đức (2005) [10], trứng giun được thải
ra môi trường đã chứa phôi dâu, gặp điều kiện thuận lợi sau 10 - 15 ngày phát
triển thành ấu trùng cảm nhiễm nằm cuộn tròn trong vỏ trứng.
xx
Như vậy, trứng giun đũa lợn được thải theo phân ra môi trường đã có
phôi thai, tuy nhiên lúc này phôi thai mới chỉ là một khối đồng nhất, gặp điều
kiện thuận lợi phôi thai sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng. Thời gian
phát triển từ giai đoạn phôi thai đến giai đoạn ấu trùng xâm nhiễm trong trứng
tuỳ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và mùa vụ. Thông thường thời gian phát triển
này là 9 - 15 ngày ở nhiệt độ 30 - 330
C và 20 - 28 ngày ở nhiệt độ 24 - 250
C.
1.1.1.5. Sức đề kháng của giun đũa và trứng giun đũa
Tiêu diệt trứng giun sán là một mục tiêu quan trọng trong công tác
phòng chống các bệnh ký sinh trùng. Chính vì vậy, nghiên cứu sức đề kháng
của trứng giun đũa với các loại hoá chất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
công tác phòng chống bệnh giun đũa ở lợn.
Về sức đề kháng của trứng giun đũa được khá nhiều tác giả chú ý
nghiên cứu và các tác giả này đều có quan điểm thống nhất rằng trứng giun
đũa có vỏ rất dầy được cấu tạo bởi 4 lớp nên có sức đề kháng mạnh với nhiều
chất hoá học và ngoại cảnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], trong phòng thí nghiệm, trứng
giun đũa phát triển thành phôi thai bình thường trong dung dịch phormol 2%,
acid acetic và lactic 20%. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trứng
chết trong một vài tuần, bị phá huỷ trong NaOH 10% ở 700
C trong vòng 15 -
20 phút, vỏ kitin của trứng có thể bị dung giải bởi acid piric đặc và formalin
10% làm cho trứng không nở và ấu trùng trở nên không gây nhiễm.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], trứng giun đũa có sức đề
kháng mạnh với một số chất hoá học như creolin 3%, dung dịch bão hoà
sulfat đồng, axit sunfuric 10%, hypochlorit canxi 10% không diệt được trứng,
song, vào mùa hè ánh nắng chiếu trực tiếp lên đất cát thì trứng bị chết nhanh.
Trứng cần oxy để phát triển trong môi trường yếm khí, nếu thiếu oxy trứng
không phát triển được nhưng vẫn duy trì sức sống, vì thế trứng sống được một
thời gian ở nước bẩn hoặc ở môi trường thiếu oxy.
xxi
Trứng giun đũa cũng có thể bị chết khi gặp một trong ba điều kiện sau:
Độ ẩm quá thấp; độ ẩm quá thấp và nhiệt độ cao; độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi
nhiệt độ 45 - 500
C trứng chết trong nửa giờ. Và ở nhiệt độ từ 660
C trở lên
trứng giun đũa rất dễ bị chết (Bùi Quý Huy, 2006 [12]). Chính vì vậy mà việc
ủ phân để tăng nhiệt độ trong đống phân sẽ diệt hết trứng giun đũa.
Theo quan điểm của Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14],
thì trứng giun A.suum có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh. Trứng có
thể sống ở môi trường bên ngoài một vài năm.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1976) [53] cho rằng: Trong dung dịch tyrode
(NaCl 8g, KCl 20g, CaCl2 0,2g, MgCl2 0,1g, Na2CO3 1g, glucoza 1g, nước cất
1000ml) giun đũa có thể sống nhiều ngày, khi thay đổi pH của môi trường, đặc
biệt khi chuyển sang môi trường axit hoặc môi trường quá bazơ thì giun đũa
tăng cường hoạt động. Còn với trứng của giun đũa, trong suốt mùa xuân, hè
chúng đều có điều kiện phát triển, tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể thì sự
phát triển đó cũng có sự sai khác. Tác giả cho biết:
- Nếu có ánh sáng chiếu trực tiếp vào môi trường có trứng giun đũa thì
tác dụng huỷ diệt trứng xảy ra nhanh và rõ rệt. Với số giờ nắng là 97 giờ, số
bức xạ là 259 kcal/cm2
sau bốn ngày 76% trứng giun đũa bị huỷ diệt.
- Nhiệt độ trung bình là 280
C và độ ẩm bình quân là 86% ở môi trường
tự nhiên thấy trứng giun đũa phát triển rất thuận lợi.
- Môi trường có bóng râm mát là môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của trứng giun đũa. Dưới bóng râm mát, 78% trứng giun đũa có thể phát triển
tới giai đoạn ấu trùng.
Một thử nghiệm sức đề kháng của trứng giun đũa với các hoá chất đã
được Phạm Văn Chức (1980) [2] tiến hành. Tác giả đã nghiên cứu hiệu lực
diệt trứng của các chất hoá học ở ba giai đoạn phát triển của trứng (trứng chưa
phân chia, trứng hình thành ấu trùng kỳ I, trứng hình thành ấu trùng xâm
nhiễm). Kết quả cho thấy:
xxii
- Nuôi trứng trong môi trường là acid vô cơ mạnh (acid sunfuric, nitric,
photphoric, clohidric) với nồng độ 10% trứng đều có thể phát triển đến giai
đoạn xâm nhiễm, vỏ trứng không bị phá hoại. Còn nếu nuôi trứng trong môi
trường acid hữu cơ vỏ kitin của trứng không bị ảnh hưởng và trứng có thể
phát triển trong dung dịch 20% của các loại acid này.
- Trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh với các loại bazơ như NaOH,
Ca(OH)2. Nuôi trứng trong dung dịch NaOH 10% chỉ thấy lớp vỏ ngoài cùng
tan đi làm mất vỏ sần sùi bên ngoài, khi nâng nhiệt độ lên 700
C thì hiệu lực
các bazơ tăng và làm trứng chết sau 15 - 20 phút.
- Các chất sát trùng và oxy hoá mạnh: Lizon là chất có khả năng diệt
trứng cao, trứng ở giai đoạn chưa phân chia chỉ cần nồng độ 2 phần vạn tác
động trong 15 - 20 phút là tiêu diệt được hết. Trứng có ấu trùng xâm nhiễm, khi
xử lý với nồng độ như trên sau 45 phút thì trứng mất khả năng xâm nhiễm động
vật thí nghiệm. Hipoclorit natri (HClONa) nồng độ 10% trở lên làm trứng bị
dung giải, và ở nồng độ 5%, điều chỉnh về pH = 6 thì trứng chết sau 60 phút.
Như vậy, tổng hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả về sức đề kháng
của trứng giun đũa chúng tôi nhận thấy: Trứng giun đũa có sức đề kháng
mạnh với nhiều chất hoá học nhưng lại rất dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng.
1.1.1.6. Về ấu trùng giun đũa lợn
Tìm hiểu về sự phát triển của ấu trùng giun đũa lợn A.suum trong giun
đất Perionoyx excavatus, Phan Lục và Nguyễn Đức Tâm (2000) [39] đã
nghiên cứu trên 511 giun đất quanh khu vực nuôi lợn ở ngoại thành Hà Nội và
tìm thấy ấu trùng Nematoda ký sinh. 30,5 % giun đất bị nhiễm ấu trùng
Nematoda với cường độ 1 - 3 ấu trùng/giun trong đó có ấu trùng giun đũa lợn.
Gây nhiễm nhân tạo cho 85 giun đất Perionoyx excavatus, sau 30 ngày đã
phát hiện được 17/85 (20%) giun đất nhiễm ấu trùng A.suum vẫn ở giai đoạn
gây nhiễm nhưng không còn nằm trong vỏ trứng. Cường độ nhiễm ấu trùng
A.suum trong giun đất Peryonyx excavatus là 1 - 4 ấu trùng/giun.
xxiii
Các tác giả này còn cho biết, trong giun đất, ấu trùng A.suum tồn tại tới
25 ngày với tỷ lệ nhiễm 6,7%. Ở trong giun đất, ấu trùng A.suum có sự tăng
trưởng về kích thước và cấu tạo ống tiêu hoá.
Như vậy, giun đất nhiễm trứng giun đũa lợn có sức gây bệnh thì trứng
này sẽ phát triển thành ấu trùng trong giun đất, khi đó những giun đất này
được coi là nguồn tàng trữ mầm bệnh. Hay nói cách khác giun đất đã tạo điều
kiện cho ấu trùng giun đũa lợn tồn tại, phát triển, chờ cơ hội xâm nhập vào cơ
thể để ký sinh và gây hại cho lợn.
1.1.1.7. Mối quan hệ giữa giun đũa lợn và giun đũa người
Nghiên cứu về khả năng nhiễm chéo giữa giun đũa lợn và giun đũa
người Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [21] cho biết: Gây nhiễm nhân tạo thấy giun đũa người có thể nhiễm
cho lợn và giun đũa lợn có thể nhiễm cho người. Tuy nhiên xét về mặt dịch tễ,
ở một khu vực lợn bị nhiễm giun đũa với tỷ lệ rất cao nhưng người nhiễm
giun đũa không cao, hoặc người nhiễm với tỷ lệ rất cao nhưng lợn nhiễm
không cao. Điều đó chứng tỏ giun đũa ở lợn và ở người là khác loài và không
có liên quan trực tiếp.
Về hình thể hai loài giun đũa lợn và giun đũa người đều có màu trắng
sữa hoặc màu trắng hồng, giun đũa lợn dài hơn giun đũa người nhưng đường
kính của giun đũa lợn lại nhỏ hơn so với giun đũa người (Hoàng Văn Tân và
cs, 2006 [44]).
Phạm Văn Khuê (1982) [17] cho biết: Giun đũa lợn có khả năng lây
truyền giữa lợn và người.
Nghiên cứu về hai loài giun đũa này, tác giả Bùi Quý Huy (2006) [12]
cho biết: Giun đũa lợn A.suum có nhiều đặc điểm hình thái, cấu tạo kháng
nguyên tương tự giun đũa người A.lumbricoides. Sự di chuyển của hai loài này
cũng giống nhau: Gan - phổi - ruột non. Do những đặc điểm trên nên bệnh giun
xxiv
đũa lợn có thể truyền sang người nhưng hiếm thấy giun đũa lợn phát triển
thành giun trưởng thành trong ruột non người. Tuy nhiên, người nhiễm ấu
trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội chứng Loeffler và các phản
ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng đặc trưng thở khò khè, ho, sốt,
tăng bạch cầu ưa eosin trong máu.
1.1.2. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)
1.1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do giun đũa gây ra
Theo Lương Văn Huấn (1998) [15], ở Việt Nam lợn nhiễm giun sán nói
chung làm giảm tăng trọng từ 1 - 3 kg/con/tháng.
Bệnh giun đũa lợn là bệnh nội ký sinh trùng quan trọng nhất, gây nhiều
tổn thất cho chăn nuôi lợn do làm lợn chậm lớn, giảm trọng lượng, có tỷ lệ lợn
chết và tổn thương gan, bệnh là tiền đề gây bội nhiễm hàng loạt bệnh truyền
nhiễm đường tiêu hoá và hô hấp ở lợn (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2002 [63])
Vấn đề này cũng đã được các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1985) [56]; Phan
Địch Lân và cs, (2005) [32]; Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết:
Lợn con mắc bệnh giun đũa thường phát dục không đầy đủ, lượng sản phẩm
của lợn thịt có thể giảm 30%, bệnh nặng có thể làm chết lợn.
Đề cập đến tác hại của giun đũa, Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết:
Giun đũa lợn gây tác hại bằng nhiều cách: bằng cơ giới, bằng độc tố, bằng
cách dọn đường cho các bệnh truyền nhiễm khác dễ dàng xâm nhập, bằng
chiếm đoạt dinh dưỡng của ký chủ. Tuy nhiên tác hại lớn nhất của chúng là
gây nên các bệnh có diễn biến mạn tính, làm giảm sức sinh trưởng và sinh sản
và làm giảm sản phẩm chăn nuôi. Đối với gia súc non, bệnh giun đũa lợn là
bệnh gây thiệt hại nhiều nhất ở nước ta.
Một loạt các công trình nghiên cứu về tác hại của giun đũa đối với cơ
thể lợn đã được tiến hành, các tác giả đều thống nhất: Tác dụng bám của giun;
khi ấu trùng chui vào thành ruột, sự di hành của ấu trùng tạo ra các vết thương
xxv
cho cơ thể lợn và chính đó là cửa ngõ để xâm nhập các bệnh khác, gây xuất
huyết, huỷ hoại tế bào gan; làm mạch máu ở phổi bị vỡ, gây viêm phổi. Khi
giun trưởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét, khi quá nhiều làm tắc và
thủng ruột, có khi chúng vào ống dẫn mật gây hoàng đản. Giun đũa còn tiết
độc tố gây nhiễm độc thần kinh, con vật có triệu trứng thần kinh như tê liệt
hoặc hưng phấn (đặc biệt ở lợn con) và làm lợn gầy còm, chậm lớn. (Phạm
Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [19], Nguyễn Thị Lê, 1998 [37], Nguyễn Thị
Kim Lan và cs, 1999 [21], Phan Địch Lân và cs, 2005 [32]), Phạm Sỹ Lăng và
cs, 2007 [29]).
Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14] cho biết: Giun trưởng
thành ký sinh làm viêm lớp cơ ở ruột, gây loét. Giun đũa sử dụng nhiều Ca2+
làm cho gia súc bị co giật, mềm, còi xương.
Theo một nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [23], (2009)
[25], giun đũa A.suum là nguyên nhân gây tiêu chảy cho đàn lợn nuôi ở một số
địa phương của tỉnh Thái Nguyên. Lợn bị tiêu chảy nhiễm giun đũa nhiều hơn và
nặng hơn rõ rệt so với lợn phân bình thường.
1.1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun đũa lợn
* Phân bố bệnh giun đũa lợn
Theo Bùi Quý Huy (2006) [12], bệnh giun đũa lợn phổ biến ở khắp mọi
nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất ở các nước có khí hậu nóng ẩm, tỷ lệ mắc
bệnh có thể tới 80 - 90%.
Ở nước ta, điều tra ở các nông trường quốc doanh, lợn nuôi tập trung
hay nuôi tại các nông hộ, lợn ở miền núi, trung du, đồng bằng đều nhiễm giun
đũa. Nguyên nhân là do khí hậu nước ta nóng ẩm, thuận lợi cho trứng giun
phát triển, mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chưa tốt, chưa ủ phân,
bón phân tươi vào ruộng trồng thức ăn cho lợn.
Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14], bệnh giun đũa
lợn phân bố rộng rãi khắp mọi nơi, ở mọi vùng và mọi giống lợn.
xxvi
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về bệnh giun đũa lợn của các tác giả
trong nước cho thấy: Bệnh giun đũa lợn phân bố rộng khắp trong cả nước
(Trịnh Văn Thịnh, 1963 [50]; Phan Thế Việt, 1977 [61]; Bùi Lập, 1979 [33];
Phạm Văn Khuê, 1982 [17]; Phạm Văn Chức (1986) [3], [4]; Lương Văn
Huấn, 1995 [13]; Nguyễn Đăng Khải, 1996 [20]; Vũ Tứ Mỹ, 1999 [40]).
* Động vật mắc bệnh
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về loài mắc bệnh giun đũa lợn, các tác giả đều thống nhất rằng: cả lợn
nhà và lợn rừng đều có khả năng nhiễm loài giun này.
Tác giả Phan Thế Việt (1977) [61] cho biết: Nghiên cứu vấn đề này có
ý nghĩa thực tiễn trong việc quản lý các nguồn dịch và tìm biện pháp tổng hợp
phòng chống bệnh giun sán ký sinh.
Giun đũa lợn ký sinh và gây bệnh ở ruột non của ký chủ. Trịnh Văn
Thịnh (1963) [50] cho biết: giun thường không cắm đầu vào niêm mạc ruột và
ở yên một chỗ mà chúng tự do và di động luôn luôn trong ống ruột
* Biến động nhiễm giun đũa theo tuổi
Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết: Lợn con từ 1 - 4
tháng tuổi nhiễm giun đũa lợn với tỷ lệ và cường độ cao hơn lợn từ 6 tháng
trở lên, lợn trên 1 năm ít thấy nhiễm giun đũa.
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [54], tuổi lợn bị nhiễm các loại
giun tròn nặng nhất từ 2 - 6 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm cao từ 49,0 - 65,9%.
Nghiên cứu về biến động nhiễm giun đũa theo tuổi, Lương Văn Huấn
và cs, 1997 [14] cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,82%; 3 - 4 tháng
nhiễm 67,1%; 5 - 7 tháng nhiễm 62,6 %; > 7 tháng nhiễm 40,6%.
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19] có nhận xét: Tỷ lệ nhiễm
giun đũa cao ở lứa tuổi dưới 2 tháng đến 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm
dần: giai đoạn dưới 2 tháng nhiễm 39,2%; 3 - 4 tháng nhiễm 48,0%; 5 - 7
tháng nhiễm 58,3 %; và trên 8 tháng là 40,6%.
xxvii
Do giun đũa lợn không truyền qua bào thai và không truyền qua sữa
nên lợn con mới đẻ chưa mang mầm bệnh, chúng chỉ nhiễm giun đũa trong
quá trình nuôi dưỡng.
Như vậy, lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm giun đũa, lợn đang
trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh giun đũa và bệnh phát triển nhanh
hơn, nặng hơn so với lợn trưởng thành (nhiễm với tỷ lệ cao và nặng nhất là ở
tháng thứ 4). Lợn trên 1 năm tuổi mắc giun đũa biểu hiện lâm sàng ít hơn,
hoặc không biểu hiện lâm sàng, song chúng là động vật mang trùng và là
nguồn bệnh nguy hiểm đối với lợn con.
* Về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở lợn
Phạm Văn Khuê (1982) [17], đã công bố về tỷ lệ nhiễm A.suum ở lợn
vùng đồng bằng Sông Hồng là khá cao với tỷ lệ nhiễm trung bình là 35,3%.
Nghiên cứu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tác giả Lương Văn
Huấn (1995) [13] cho biết: Tình hình nhiễm giun sán của lợn là 87,8% trong
đó A.suum là 64,30%.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Phan Địch Lân và cs
(2005) [32], tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa qua mổ khám như sau:
- Nghĩa Lộ 43,5% Cường độ nhiễm trung bình 5,4 giun
- Quảng Ninh 26,65% Cường độ nhiễm trung bình 4,5 giun
- Hà Bắc 42,1% Cường độ nhiễm trung bình 9,2 giun
- Thanh Hoá 13,2% Cường độ nhiễm trung bình 3,0 giun
- Hải Hưng 40,5% Cường độ nhiễm trung bình 4,8 giun
- Nam Hà 33,3% Cường độ nhiễm trung bình 21,5 giun
- Hà Tĩnh 43,6% Cường độ nhiễm trung bình 5,9 giun
Lương Văn Huấn (1998) [15] cho biết: Qua mổ khám 891 lợn thuộc 4
lứa tuổi và xét nghiệm phân của 5.044 lợn thuộc 12 tỉnh thành phía Nam cho
thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là 53%.
xxviii
Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn tỉnh Thái Nguyên
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [25] cho biết: Lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ
khá cao 31,90 - 34,19%.
Như vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là khá cao, và tỷ lệ nhiễm này có sự
sai khác giữa các vùng miền. Tuy nhiên, qua các kết quả nghiên cứu của các
tác giả trên thì tính từ năm 1982 đến nay, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên đàn lợn
vẫn chưa có chiều hướng giảm.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn
Mùa vụ
Bệnh giun đũa nói riêng và các bệnh ký sinh trùng nói chung đều thấy
quanh năm, song tỷ lệ nhiễm thường thấy nhiều hơn, nặng hơn vào các mùa
ấm (xuân, hè, thu).
Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi
Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi (vệ sinh chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi, thức ăn nước uống, môi trường xung quanh, xử lý phân rác thải...)
cũng được coi là yếu tố làm tăng khả năng cảm nhiễm giun đũa ở lợn.
Trần Tố và cs (2002) [58], cũng có chung quan điểm đó, theo tác giả thì
chu kỳ phát triển của giun đũa lợn là chu kỳ phát triển qua đất, nên việc vệ
sinh chuồng trại, thức ăn nước uống là biện pháp quan trọng trong công tác
phòng bệnh.
Trịnh Văn Thịnh (1985) [56] cho biết: Bệnh giun đũa lây nhiễm quanh
năm ở các cơ sở chăn nuôi có điều kiện vệ sinh kém và môi trường bị ô
nhiễm. Lợn nhiễm giun đũa do nuốt phải trứng chứa ấu trùng có sức gây bệnh
chủ yếu từ nền chuồng. Vì thế nếu thu gom phân và ủ phân thường xuyên,
không để cho trứng kịp nở thành phôi thai thì hạn chế được sự lây lan bệnh
giữa các lợn trong cùng một ô chuồng.
xxix
Chuồng trại, phương thức chăn nuôi, thức ăn dinh dưỡng
Nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến tỷ lệ nhiễm
giun đũa, Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14] cho biết: Lợn chăn
nuôi theo hướng công nghiệp nhiễm thấp hơn so với lợn chăn nuôi gia đình.
Thức ăn dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự nhiễm giun
sán ở lợn. Nghiên cứu về vấn đề này, Trịnh Văn Thịnh (1963) [50], (1985)
[56] cho biết: Ăn thiếu và vệ sinh thú y kém làm tăng rõ rệt tỷ lệ cảm nhiễm
giun đũa (từ 3,5% đến 5,8%, thậm chí có thể tăng đến 27%) đối với cùng
giống và cùng tuổi lợn. Do vậy, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng cũng là
một trong những biện pháp hữu hiệu phòng chống bệnh giun đũa ở lợn.
- Ngoài ra các yếu tố stress cũng đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ
phát triển bệnh giun sán. Các yếu tố này bao gồm: chuồng trại chật chội, thức
ăn kém dinh dưỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột...
* Đường bài xuất mầm bệnh
Lợn mắc bệnh thải trứng theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh những
trứng này được phát tán rộng rãi và bắt đầu quá trình phát triển để trở thành
trứng giun đũa có sức gây bệnh.
* Con đường lây nhiễm của bệnh giun đũa lợn
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19]; Nguyễn Thị Kim Lan
và cs (1999) [21], thì sự truyền lây bệnh giun đũa như sau:
+ Lây nhiễm trực tiếp: lợn bệnh bài xuất trứng giun đũa qua phân,
những trứng này phát tán trên nền chuồng, máng ăn, máng uống. Vì vậy lợn
khoẻ dễ dàng bị nhiễm trứng giun đũa. Lây nhiễm trực tiếp chủ yếu giữa lợn
bệnh và lợn khoẻ trong cùng một ô chuồng. Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu khi
bú sữa mẹ, nuốt phải trứng bám ở đầu vú lợn mẹ.
+ Lây nhiễm gián tiếp: dụng cụ chăn nuôi, người chăm sóc... cũng là tác
nhân mang mầm bệnh. Đây là những yếu tố trung gian góp phần lây nhiễm giun
đũa từ lợn bệnh sang lợn khoẻ từ ô chuồng này sang ô chuồng khác.
xxx
Ngoài ra ruồi, chuột cũng có thể phân tán trứng giun, gió cuốn trứng
giun theo bụi, mang trứng giun đũa từ chuồng này sang chuồng khác gây phát
tán mầm bệnh.
1.1.2.3. Bệnh lý, lâm sàng bệnh giun đũa lợn
* Cơ chế sinh bệnh
Giải thích cơ chế sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn các tác giả đều thống
nhất: Thời kỳ ấu trùng hay trưởng thành đều gây bệnh. Khi ấu trùng chui vào
thành ruột, gây tổn thương, mở đường cho vi khuẩn vào cơ thể. Khi ấu trùng
giun đũa di hành qua phổi làm bệnh suyễn lợn càng nặng hơn và tỷ lệ phát bệnh
có thể tăng gấp 10 lần. Ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển tới phế bào làm
mạch máu bị vỡ nên ở phổi có nhiều điểm xuất huyết, gây ra viêm phổi, triệu
chứng viêm còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm, có thể kéo dài 4 - 15 ngày, có khi
làm con vật chết. Thức ăn thiếu vitamin A làm lợn con dễ bị viêm phổi do giun
đũa gây ra. Khi ấu trùng theo máu về gan, tác động đến mạch máu gây lấm tấm
xuất huyết, đồng thời huỷ hoại tế bào gan. Khi thành giun trưởng thành thì tác
dụng gây viêm giảm dần. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non làm niêm mạc
ruột non bị loét, nếu quá nhiều làm tắc và thủng ruột. Giun đũa còn tiết độc tố
gây nhiễm độc thần kinh trung ương và mạch máu khiến con vật có triệu chứng
thần kinh tê liệt hoặc hưng phấn. Ngoài ra, trong quá trình trao đổi chất giun còn
thải cặn bã gây độc làm lợn gầy còm chậm lớn. (Phan Địch Lân và cs, 1996 [31];
Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [19]; Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương,
1997 [14]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]; Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, 2006
[28]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007 [29]).
* Triệu chứng của lợn bị bệnh giun đũa
Tác hại của bệnh giun đũa nặng hay nhẹ tuỳ theo số lượng giun có
trong cơ thể lợn nhiều hay ít, đã nhiễm vào lợn lâu hay chóng và tuỳ theo sức
chống đỡ của từng cơ thể lợn (cụ thể là điều kiện nuôi dưỡng và vệ sinh).
xxxi
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng của lợn bị
bệnh giun đũa. Về lâm sàng của bệnh giun đũa lợn, các tác giả đều thấy: súc
vật non thường phát bệnh ở thể cấp tính (giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi), súc vật
trưởng thành và súc vật già thì bệnh thường ở thể mãn tính. Thể bệnh nặng
thể hiện viêm ruột, đau bụng, ỉa chảy, đặc biệt là gầy yếu, suy nhược, còi cọc
và thiếu máu. Đôi khi giun đũa chọc thủng ruột rơi vào xoang bụng gây chết đột
ngột hoặc viêm phúc mạc cấp. Thể mãn tính cũng thể hiện các triệu chứng trên
nhưng không rõ rệt. (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]; Phan Địch Lân và
cs, 2005 [32]; Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, 2006 [28], Phạm Sỹ Lăng và cs,
2007 [29]).
Một số tác giả cho biết, lợn bị bệnh giun đũa cũng giống như mắc các
bệnh ký sinh trùng khác nói chung có sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu.
Theo các tác giả, lợn bị bệnh ký sinh trùng thì số lượng hồng cầu giảm, hàm
lượng huyết sắc tố giảm, tăng bạch cầu eosin, giảm bạch cầu trung tính. (Trịnh
Văn Thịnh, 1968 [52]; Soulsby E.J.L, 1982 [70]; Cao Văn và cs, 2003 [60]).
Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa, Trịnh Văn
Thịnh (1968) [52] cho biết thêm: Về phương diện bệnh lý, người ta chia bệnh
giun đũa lợn thành hai thể bệnh: Thể thông thường và thể đặc biệt. Cụ thể:
Thể bệnh thông thường: Thể hiện ở 4 loại triệu chứng sau đây
- Ỉa chảy không mạnh nhưng hay lặp lại, có biểu hiện đau bụng
- Lợn gầy yếu, lông xù, dáng điệu lờ đờ, chậm lớn, còi cọc, gầy rạc
- Một vài con bị co giật như động kinh
- Một vài con nổi những mụn mủ, hay mụn nước ngoài da, sau từ 5 - 6
ngày những mụn này khô đi và thành vẩy.
Thể bệnh đặc biệt: Gọi là thể bệnh đặc biệt vì ít thấy, nhưng đã bị thì
lợn thường chết. Trường hợp này, ruột lợn bị tắc do búi giun làm cho thức ăn
ứ lại sinh đau bụng dữ dội. Khi búi giun làm căng ruột quá, ruột có thể rách
hay vỡ ra, lợn chết nhanh.
xxxii
Giun đũa ở ruột non của lợn để hút thức ăn chuyển từ dạ dày xuống
nhưng giun cũng có thể trườn lên dạ dày, thực quản rồi ra mõm và ta thấy lợn
mửa ra giun. Hoặc từ họng giun chui ra khí quản vào phổi, gây viêm phổi và
ngạt thở, trường hợp này lợn chết nhanh. Giun đũa trưởng thành cũng có thể
chui vào ống mật, hoặc chui vào đó từ khi còn là ấu trùng đến khi giun lớn lên
làm tắc ống dẫn mật và làm lợn chết.
* Bệnh tích của lợn bị bệnh giun đũa
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Lương Văn Huấn và cs
(1997) [14], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28], đã mô tả những tổn thương
bệnh lý qua mổ khám những lợn nhiễm giun đũa nặng như sau:
Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám huyết mầu hồng thẫm. Khi
kiểm tra phổi thấy nhiều ấu trùng giun đũa.
Ruột có nhiều giun, lòng ruột chứa nhiều dịch nhầy, niêm mạc ruột có
tổn thương, tăng sinh dày ra.
Bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử mầu trắng.
Nếu lợn nhiễm giun đũa với số lợn lớn thì lòng ruột giãn rộng và sưng
to, gan phổi viêm, xơ hoá thành những vệt dài, ruột viêm cata, khi ruột bị vỡ
thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết.
1.1.2.4. Miễn dịch học bệnh giun đũa lợn
Tính miễn dịch chống các bệnh giun sán về nguyên tắc không khác các
loại miễn dịch khác, cũng là chức năng sinh lý bảo vệ cơ thể.
Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết: Tác dụng miễn dịch của ký chủ đối
với giun sán là hạn chế sự phát dục của giun sán, rút ngắn thời gian ký sinh.
Khi nhiễm ấu trùng giun đũa, cơ thể lợn hình thành trạng thái miễn
dịch. Miễn dịch giun đũa là miễn dịch mang trùng.
Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến sức miễn dịch của cơ thể,
trong đó có ảnh hưởng của tuổi đến sức miễn dịch, Trịnh Văn Thịnh (1963) [50]
xxxiii
cho biết: Ở nước ta nghé và lợn con mắc bệnh giun đũa với tỷ lệ nhiều hơn và
nặng hơn. Đến ngoài 2 tháng tuổi nghé đã bắt đầu có miễn dịch với Neoascaris
vitulorum, trong khi đó, lợn phải đến ngoài 6 tháng tuổi mới có một phần sức
chống đỡ với Ascaris suum.
Theo Đào Trọng Đạt (1995) [8], (1996) [9], ở lợn, miễn dịch bị động
qua nhau thai chỉ phòng vệ được 3 tuần lễ đầu. Chỉ lợn từ 2 - 5 tháng tuổi có
dấu hiệu lâm sàng của nhiễm A.suum, lợn già chịu đựng với giun tốt hơn và
ngăn cản sự di hành của ấu trùng. Do đó nó không nhiễm hoặc nhiễm mức độ
thấp và không có triệu chứng lâm sàng.
Ấu trùng A.suum có hoạt tính kháng nguyên cao hơn giun trưởng thành.
Các kháng nguyên bề mặt ấu trùng có thể gắn với một loạt kháng thể của ký
chủ khác nhau. Các ấu trùng non (16 - 25 giờ sau khi nhiễm) có thể bị phủ
protein của ký chủ, do đó, bằng cách giảm hoạt tính, nó đã thực hiện được bước
đầu xâm nhiễm vào ký chủ, sau 48 - 72 giờ các tế bào bạch cầu hạt kết dính
vào bề mặt ấu trùng đã được phủ và mất hạt, tạo nên một môi trường có hại cho
ấu trùng. Giai đoạn lột xác ấu trùng 2 thành ấu trùng 3 cũng là thời gian dung
giải kháng nguyên. Ở lợn đã được miễn dịch, đa số ấu trùng chết trong gan.
Hiện nay, áp dụng những thành tựu về miễn dịch học, người ta đã chế
tạo được các vắc xin chống các loại giun sán như: Dictyocaulus, Ascaris,
Haemonchus, Moniezia, Echinococcus, Ancylostoma...Hiệu lực miễn dịch của
các vắc xin này thường đạt từ 2 - 4 tháng. Ở nước ta, bước đầu đã có những
thử nghiệm chế vắc xin giun đũa và giun phổi (Đào Trọng Đạt, 1986 [7]).
1.1.2.5. Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn
Các tác giả: Trịnh Văn Thịnh, 1963 [50], Phạm Văn Khuê và Phan Lục
(1996) [19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phan Địch Lân và cs
(2005) [32], Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2006) [28], Phạm Sỹ Lăng và cs
(2007) [29], đều thống nhất việc áp dụng các phương pháp sau trong chẩn
đoán bệnh giun đũa lợn, đó là:
xxxiv
+ Dựa vào dịch tễ và triệu chứng: Trịnh Văn Thịnh (1968) [52], đã mô
tả các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa, để chẩn đoán bệnh đạt
hiệu quả, tác giả cho biết: Nếu thấy một vài triệu chứng, nhất là ỉa chảy, lông
xù, chậm lớn thì có thể nghi là chuồng lợn đã có bệnh, còn nếu thấy cả bốn
triệu chứng thì bệnh đã khá nặng và cần phải kịp thời chữa trị.
+ Đối với lợn dưới 2 tháng tuổi: Lợn con theo mẹ nếu có giun thì giun
chưa đẻ trứng. Bởi vậy muốn chẩn đoán bệnh, có thể mổ khám rồi tìm ấu trùng
ở phổi và gan. Phương pháp mổ khám toàn diện Skrjabin K.I và cs (1963)
[64] vẫn là phương pháp cho độ chính xác cao nhất.
+ Đối với lợn trên 2 tháng tuổi: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù
nổi để tìm trứng (thông dụng nhất là phương pháp Fuleborn). Ngoài ra, có thể
mổ khám tìm giun trưởng thành ở ruột non. Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu
Khương (1997) [14], khi kiểm tra phân bằng phương pháp Mc. Master, nếu có
từ 1.000 trứng/g phân coi như lợn bị nhiễm nặng và có triệu trứng lâm sàng.
+ Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì:
Có nhiều cách chế kháng nguyên tiêm nội bì, nhưng thường dùng cách
chế của Ecsop: Rửa sạch giun đũa còn sống, nghiền nát hoà với 2 phần nước cất,
cứ 1ml dung dịch trên cho thêm 8 g men tuyến tuỵ và 10 ml clorofoc, điều chỉnh
pH = 7,6 - 7,8. Để tủ ấm 7 - 12 ngày, giun tan hết thì ly tâm, lấy nước ở trên cho
vào lọ pha với cồn 960
, tỷ lệ 1:5 để cho kháng nguyên lắng xuống, lấy kháng
nguyên ở đáy cho vào lọ con để tủ ấm. Sau khi khô, bảo quản ở tủ lạnh trên 8
tháng vẫn không ảnh hưởng tới đặc tính kháng nguyên. Khi tiêm, pha loãng
1:200, có thể tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt.
Phương pháp chẩn đoán này rất tốt, không có phản ứng chéo đối với
lợn nhiễm giun tóc, giun kết hạt, giun đầu gai. Sau khi lợn nhiễm giun đũa từ
ngày thứ 8 đến ngày 11 bắt đầu có phản ứng dương tính. Phản ứng này duy trì
được 110 - 140 ngày. Thời gian phản ứng biến thái xuất hiện phù hợp với thời
xxxv
gian kháng thể tập trung trong máu sau khi nhiễm giun đũa và không phụ
thuộc vào giun trưởng thành ở ruột.
Các tác giả của nhiều công trình khác cũng cơ bản thống nhất về phương
pháp chẩn đoán bệnh giun đũa ở lợn như các tác giả trên (Soulsby E.J.L, 1982
[70]; Phạm Văn Khuê, 1982 [17]; Trịnh Văn Thịnh, 1982 [55]; Lương Văn
Huấn, 1995 [13]; Nguyễn Đăng Khải, 1996 [20]; Vũ Tứ Mỹ, 1999 [40];
Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [24]).
1.1.2.6. Biện pháp phòng, chống bệnh giun đũa ở lợn
* Điều trị bệnh giun đũa ở lợn bằng các hoá dược
Vấn đề điều trị bệnh do giun đũa A.suum bằng các hoá dược đã được chú
ý nghiên cứu từ lâu. Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [50], để chữa Acariosis cần
kết hợp ba biện pháp: cách ly con vật ốm; tẩy giun ngay lập tức bằng hoá dược,
tránh không cho nhiễm bệnh trở lại; đồng thời bồi dưỡng con vật ốm.
Những loại hoá dược thường được dùng để tẩy giun đũa cho lợn là:
Levamisole
(Nguồn: Phạm Đức Chương và cs (2003) [5])
Levamisole là đồng phân quay trái của dl- tetramisole, là một trong những
thuốc căn bản nhất chống giun tròn có phổ tác dụng rộng trên nhiều loài vật chủ
(dê, cừu, trâu, bò, lợn, gà), có tác dụng tốt đối với giun tròn đường tiêu hoá và ở
phổi. Levamisole hydrochloride có tác dụng làm liệt giun tròn do cơ giun co thắt.
Điều này đã được chứng minh khi cơ co thắt do Levamisole gây ra ở giun đũa
A.suum. Nói chung Levamisole liều 7,5 mg/kg TT hoặc 1,0 ml/10 kg TT) an toàn
và ít độc với lợn, hiệu quả tẩy sạch từ 90 - 100%. (Phạm Đức Chương và cs,
2003 [5]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003 [27]).
xxxvi
Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [29] cho biết: Phenothiazin dùng liều 0,5g/
kgTT, cho uống 2 buổi sáng liền, kết quả ra giun 70 - 100%; Piperazin adipinat
liều 0,3 - 0,5 g/kgTT và Mebenvet liều 0,5g/kgTT, tỷ lệ sạch giun A.suum trưởng
thành từ 90 - 100%.
Theo Phạm Đức Chương và cs (2003) [5], Ivermectin có phổ tác dụng
rộng đối với nhiều loại giun tròn. Ưu điểm của Ivermectin là tẩy được cả nội -
ngoại ký sinh trùng với một lượng vô cùng nhỏ (dưới 1mg/kg TT). Tác giả cho
biết: Tiêm dưới da liều 0,3 mg/kgTT đối với lợn cho phổ tác dụng rộng, liều
này có tác dụng với 94 - 100% các giai đoạn chưa trưởng thành của A.suum.
(Nguồn: Phạm Đức Chương và cs (2003) [5])
Trong điều trị bệnh giun đũa lợn còn có rất nhiều loại thuốc, những
thuốc thuộc nhóm Benzimidazole (bao gồm Thiabendazole, Flubendazole,
Fenbendazole, Albendazole, Oxfendazole...) cũng có tác dụng tẩy giun tròn.
Tuy nhiên, đôi khi tác dụng của các loại thuốc này đối với giun đũa còn
hạn chế (Phạm Đức Chương và cs, 2003 [5]).
Ngoài ra những thuốc sau đây cũng đã được ứng dụng tẩy giun đũa ở
nước ta: Silico fluarua natri (Na2SiF6), Tetraclorua cacbon, hạt cau, tinh dầu
thông, bột sử quân tử, lá đu đủ già tươi, Phenothiazin, Piperazin (Phan Địch Lân
và cs, 2005 [32]).
xxxvii
Những công trình trên cho thấy, có rất nhiều loại hoá dược điều trị bệnh
giun đũa lợn. Tuy nhiên, theo quan điểm của Skrjabin K.I và cs (1963) [64],
muốn thanh toán bệnh giun sán phải dự phòng có tính chất chủ động: dùng tất cả
các phương sách cơ giới, vật lý (ánh sáng, độ nóng), hoá học (thuốc) để diệt giun
sán ở ký chủ, ở ngoại cảnh và ở tất cả các giai đoạn phát triển (trứng, ấu trùng,
trưởng thành).
Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [22] cho biết: Điều trị bệnh giun sán cho
gia súc nói chung là chữa cho gia súc khỏi bệnh, diệt được ký sinh trùng trong
cơ thể là loại trừ được một con vật mang ký sinh trùng, loại trừ được một
nguồn reo rắc căn bệnh. Như vậy, đối với con vật bệnh là điều trị, nhưng đối
với những con vật khác lại là đề phòng. Vì vậy, phòng và trị bệnh giun sán là
hai vấn đề nhưng lại hoà quyện với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để đi đến mục đích
cuối cùng là diệt trừ bệnh giun sán.
* Phòng bệnh giun đũa lợn
Theo các nhà khoa học, để phòng bệnh giun đũa lợn cần áp dụng biện
pháp phòng trừ tổng hợp, bao gồm: định kỳ tẩy giun đũa cho lợn, ủ phân nhiệt
sinh học để diệt trứng giun đũa lợn hoặc ủ phân Biogas, tăng cường vệ sinh,
chăm sóc, nuôi dưỡng lợn để nâng cao sức đề kháng.
Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [36], biện pháp hữu hiệu để phòng
chống bệnh giun sán ở gia súc là biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp, nghĩa
là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu
quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun sán ở môi trường cũng như
trong cơ thể vật chủ.
Đề cập đến vấn đề này, Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], đã đưa
ra các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau:
- Diệt căn bệnh trong cơ thể lợn: Định kỳ tẩy giun cho lợn. Mỗi năm tẩy
mấy lần là tuỳ điều kiện của từng vùng và từng loại lợn.
xxxviii
- Diệt căn bệnh bên ngoài: Trứng giun đũa khuếch tán ra ngoài là nguyên
nhân chủ yếu làm căn bệnh lan tràn. Cần thực hiện các biện pháp sau đây:
+ Ủ phân diệt trứng: Có thể ủ phân theo phương pháp sau, diệt được cả
vi khuẩn đóng dấu và trứng giun đũa: Phân lợn 1.000 kg, lá xanh 200 kg, tro
bếp 60 kg. Tro bếp và lá xanh trộn lẫn nhau, một lớp phân phủ 1 lớp lá xanh
và tro, đánh đống thành hình chóp, mặt ngoài phủ rác. Ngoài ra, có thể ủ với
vôi bột 5 - 8%, ủ khoảng 15 ngày, nhiệt độ đạt 45 - 600
C thì diệt hết trứng giun
+ Diệt trứng giun bằng các biện pháp lý hoá: Dùng nước sôi hoặc các hoá
chất diệt trứng ở nền chuồng, sân chơi. Các loại thuốc hoá học có hiệu quả diệt
trứng giun như: Creolin, axít cacbonic kiềm tính, solidun pentachlorophenat,
666... Những thuốc như: Solidum sulfat, axít cacbonic hoặc kém hoặc không có
hiệu quả.
+ Thường xuyên quét dọn phân và rơm rác ở chuồng lợn, thay ổ cho lợn;
máng ăn, dụng cụ chăn nuôi cần định kỳ sát trùng. Đối với sân chơi có thể hót
lớp đất trên mặt rồi phủ một lớp đất mới và rắc vôi bột ở trên. Ngoài ra, cần chú
ý vệ sinh thức ăn, nước uống.
Phạm Văn khuê và Phan Lục (1996) [19] cho biết: Biện pháp phòng trừ
bệnh giun đũa lợn được áp dụng rộng rãi trong sản xuất như sau: Để tránh cho
lợn con nhiễm giun đũa, trước khi lợn mẹ đẻ, dùng nước xà phòng hoặc nước
nóng rửa toàn bộ cơ thể lợn mẹ, cọ sạch đất rác, trứng giun bám trên mình.
Tắm xong, cho lợn mẹ vào chuồng đẻ đã được sát trùng bằng nước nóng hoặc
nước tro; sau khi đẻ, cho lợn mẹ, lợn con nhốt chung chuồng đẻ. Những đàn
lợn con được áp dụng biện pháp này trong 3 hoặc 4 tháng đầu rất ít nhiễm
giun đũa.
Vũ Tứ Mỹ (1999) [40] cho biết: Hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã
áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong việc phòng bệnh giun tròn cho đàn
lợn bằng vắc xin chế tạo bằng phương pháp phóng xạ, với phương pháp này,
thời gian miễn dịch giun đũa có thể tới 4 tháng.
xxxix
Lương Văn Huấn và cs (1997) [14], cũng đề cập đến vấn đề phòng bệnh
giun đũa lợn bằng vắc xin như sau: Thu thập trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm,
chiếu phóng xạ 7.000 r (r là tia X, tia tử ngoại). Số lượng trứng là 500 - 2.000
trứng/liều vắc xin, cho lợn uống. Những lợn cho vắc xin tỷ lệ nhiễm giun đũa
giảm 4,7 lần so với lợn đối chứng và thời gian miễn dịch khoảng 4 tháng.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tổng hợp có hệ thống các công trình của các tác giả trong nước nghiên
cứu về giun đũa ở lợn và bệnh do nó gây ra, chúng tôi nhận thấy: Giun đũa
lợn được phân bố rộng khắp trong toàn quốc, gây bệnh vào tất cả các tháng
trong năm, gây bệnh cho lợn mọi lứa tuổi, mọi giống lợn và gây bệnh cho cả
lợn chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi tập trung.
Nghiên cứu về hình thể giun đũa lợn và giun đũa người, Hoàng Văn
Tân và cs (2006) [44] cho biết: Khi nghiên cứu 68 mẫu giun đũa, trong đó có
32 mẫu giun đũa người và 36 mẫu giun đũa lợn thấy hai loại giun này đều có
mầu trắng sữa hoặc trắng hồng tuỳ từng giun. Tuy nhiên khi quan sát tổng thể
thì thấy giun đũa lợn có chiều dài (24,95 cm) dài hơn giun đũa người (17,3 cm)
nhưng đường kính của giun đũa lợn (0,32 cm) lại nhỏ hơn so với giun đũa
người (0,4 cm).
Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở lợn vùng đồng bằng Sông
Hồng, Phạm Văn Khuê (1982) [17], [18] cho biết: Lợn vùng đồng bằng Sông
Hồng nhiễm A.suum với tỷ lệ khá cao, tỷ lệ nhiễm trung bình là 35,3% (biến
động từ 33,3% - 40,5%)
Điều tra sơ bộ giun sán ký sinh ở lợn của Nông Trường Cửu Long (tỉnh
Hà Đông cũ), Nguyễn Thị Lê (1966) [35] cho biết: Lợn của Nông trường
nhiễm giun đũa với tỷ lệ từ 25 - 50% và nhiễm rất nặng.
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun sán trên
đàn lợn tại một số địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng, Trần Văn Quyên
xl
và cs [2008) [42] cho biết: Xét nghiệm 221 mẫu phân lợn tại một số địa
phương, kết quả cho thấy lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ 22,4 - 37,3%.
Nghiên cứu về khu hệ giun sán của lợn miền Trung Trung bộ, Bùi Lập
(1979) [33]; Bùi Lập và cs (1988) [34], đã tiến hành mổ khám 702 lợn ở đồng
bằng, vùng núi và cao nguyên miền Trung Trung bộ, tìm thấy 24 loài giun sán
ký sinh, trong đó có 18 loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda), A.suum là một
loài phổ biến ở cả 3 vùng đồng bằng, vùng núi và cao nguyên miền Trung
Trung bộ với tỷ lệ nhiễm trung bình là 52,08%. Tác giả còn cho biết thêm, lợn
chưa cai sữa ở An Khê cũng đã nhiễm A.suum. Tuy nhiên, phần nhiều lợn
nhiễm với tỷ lệ cao ở độ tuổi 3 - 6 tháng và đây là loài giun có biến động
nhiễm theo tuổi (tỷ lệ nhiễm cao ở 2 - 4 tháng, sau đó có xu hướng giảm dần).
Phan Thế Việt (1990) [62], đã tiến hành xét nghiệm phân của 272 lợn,
mổ khám 75 lợn tại huyện An Khê tỉnh Gia Lai. Kết quả cho thấy, lợn ở
huyện An Khê đều bị nhiễm giun sán với tỷ lệ cao, nhiễm giun tròn với tỷ lệ
84,21%, trong đó nhiễm giun đũa (A.suum) từ 50% - 90%.
Xác định thành phần loài và đặc điểm sinh thái giun sán ký sinh ở lợn
Nam bộ qua mổ khám toàn diện 1.055 lợn, mổ khám không toàn diện 900 lợn
ở 7 lò mổ, ở 34 xã của 14 huyện, thị thuộc 6 tỉnh, thành phố ở Nam Bộ (Đồng
Nai, Sông Bé, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Minh Hải)
ở các vùng canh tác, địa hình và khí hậu khác nhau, Phạm Văn Khuê (1980)
[16], đã công bố kết như quả sau:
- Đàn lợn Nam bộ nhiễm giun sán với tỷ lệ cao (84,55%) và nhiễm đủ
cả 4 lớp (sán lá, sán dây, giun tròn, giun đầu gai), trong đó lợn nhiễm giun
tròn (Nematoda) với tỷ lệ 81,80%.
- Thành phần loài giun sán ký sinh ở lợn Nam bộ gồm 21 loài thuộc 17
giống và 4 lớp, trong đó có 13 loài thuộc lớp giun tròn.
xli
- Ascaris suum là một trong những loài có sức gây bệnh nặng, có tỷ lệ
nhiễm cao, phân bố rộng ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi (bao gồm cả
T.hydatigena, Ascarops sp, G.hispidum, Metastrongylus sp).
Điều tra tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn nuôi tại Thành phố Hồ Chí
Minh, Phạm Văn Chức (1986) [3] cho biết: Qua mổ khám 166 lợn và xét
nghiệm phân của 3.228 lợn, kết quả như sau: Lợn ở các trại chăn nuôi quốc
doanh có tỷ lệ nhiễm giun sán từ 38,8% - 83%, trong đó nhiễm giun đũa từ
2,9% (trại có qui mô lớn) - 76,9% (trại có qui mô nhỏ). Đàn lợn chăn nuôi gia
đình nhiễm giun sán đến 58,1%, trong đó nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao nhất
(42,8 - 46,4%).
Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở vùng đồng bằng Sông Cửu
Long, Phạm Văn Chức và cs (1986) [4], đã tiến hành xét nghiệm 14.425 mẫu
phân và mổ khám 158 lợn tại tỉnh Hậu Giang, kết quả cho thấy: Lợn tỉnh Hậu
Giang nhiễm giun đũa với tỷ lệ từ 20,7% - 55,6%, cường độ nhiễm biến động từ
1 - 69 giun/lợn.
Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [38] cho biết: Xét nghiệm 51 mẫu đất
vườn ở huyện Xuân Thuỷ - Nam Định, kết quả cho thấy có 31/51 mẫu phát
hiện thấy trứng giun đũa (60,78%) với cường độ nhiễm 2 - 12 trứng/10g đất.
Xét nghiệm các mẫu đất ở các vườn trồng rau, đất ruộng trồng rau đang đợi
vụ, đất đang trồng rau có tưới phân đều thấy trứng giun đũa với cường độ
nhiễm lần lượt là 8 - 29, 32 - 185, 185 trứng/10g đất.
Hoàng Văn Tân và cs (2007) [45], (2008) [46] cho biết: Nghiên cứu 68
mẫu giun đũa (32 mẫu giun đũa người và 36 mẫu giun đũa lợn) tại xã Phương
Trung huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, và nghiên cứu 51 mẫu giun đũa (36 mẫu
giun đũa người và 15 mẫu giun đũa lợn) tại xã Phụng Châu huyện Chương
Mỹ tỉnh Hà Tây, sau khi đã tách được ADN của các mẫu giun, tiến hành kỹ
thuật PCR, sản phẩm PCR lần 1 được điện di để kiểm tra sản phẩm, sau đó sử
dụng enzym Hae III để cắt ở vị trí giới hạn của giun đũa người tại nucleotid
xlii
358 và tại vị trí 131, 358 của giun đũa lợn. Kết quả các mẫu giun đũa người
chỉ có 2 băng với kích thước 610 bp và 370 bp; trong khi các mẫu giun đũa
lợn cho ra 3 băng lần lượt là 610 bp, 230 bp, 140 bp. Dựa vào số lượt băng và
kích thước của các băng, ta có thể phân biệt được giun đũa người và giun đũa
lợn. Trong kết quả nghiên cứu chưa phát hiện ca nhiễm chéo nào, tuy nhiên
có 15,62% mẫu giun đũa người ở xã Phương Trung huyện Thanh Oai và
13,88% mẫu giun đũa người ở xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ khi sử dụng
kỹ thuật điện di cho ra 4 băng, trong đó có cả những băng đặc trưng cho giun
đũa người và giun đũa lợn. Tác giả cho rằng, những giun này rất có thể là con
lai giữa giun đũa lợn và giun đũa người.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Skrjabin K.I và cs (1963) [64]; Nozais J.P và cs (1999) [65] cho biết:
Bệnh giun đũa lợn có sự phân bố rất rộng và được coi là một bệnh ký sinh
trùng toàn cầu, lây lan theo đường miệng.
Holmqvis A và cs (2002) [68] cho biết: A.suum ở lợn rất giống
A.lumbricoides ở người. Trứng giun đũa lợn có sức đề kháng cao với ngoại
cảnh. Theo tác giả thì số lượng trứng trong phân là một chỉ tiêu đánh giá
cường độ nhiễm giun đũa ở lợn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của giun T.suis và A.suum ký sinh đến sự thiếu
sắt của cơ thể lợn, Pedersen. S và cs (2001) [77] đã thí nghiệm trên 62 lợn ở
10 tuần tuổi và chia chúng làm 2 lô: Lô 1 gây nhiễm đồng thời 4.500 trứng
giun T.suis và 1.200 trứng giun A.suum. Lô 2: Đối chứng. Khẩu phần ăn của
lợn ở 2 lô là như nhau. Kết quả cho thấy, giun T.suis và A.suum ký sinh đã
làm cho cơ thể lợn thiếu sắt, ngoài ra số lượng hồng cầu trong máu của những
lợn này giảm thấp.
Lợn có thể bị nhiễm số lượng giun đũa khác nhau. Ở lợn 2 - 5 tháng
tuổi, giun gây tiêu chảy, giảm cân, gây viêm phổi, gây ho và có thể gây nhiễm
trùng phổi do ấu trùng di hành mang vi khuẩn vào, lợn con có thể chết. Bề
mặt gan của lợn bệnh có các đốm trắng hay còn gọi là điểm hoại tử ([72]).
xliii
Bowman D.D (1995) [66], Bowman D.D và Lynn R.C (1999) [67] cho
biết: Các phương pháp miễn dịch như phương pháp ngưng kết (SAT), phương
pháp ELISA, phương pháp huỳnh quang gián tiếp (IFAT) cũng được dùng
trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.
Theo Bowman D.D và Lynn R.C (1999) [67], kháng nguyên chẩn đoán
chế từ giun sán trưởng thành hoặc từ ấu trùng, hoặc từ dịch tiết của ấu trùng
và ký sinh trùng trưởng thành. Kháng thể có trong huyết thanh của vật chủ
nhiễm ký sinh trùng.
Tẩy giun trước khi trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt.
Phenothiazin- một trong những thuốc có tác dụng ức chế giun trưởng thành đẻ
trứng và tẩy được cả giun non được khuyên dùng để tẩy mang tính chất phòng
bệnh cho lợn (Bowman D.D, 1995 [66]).
Johanes Kaufmann (1996) [69] cho biết: Ivermectin với liều 300 µg/kg
TT cho hiệu quả tốt trong 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, cần chú ý tới lượng sữa của
lợn mẹ khi sử dụng thuốc này.
Cho lợn nuốt trứng đã được gây nhược độc bằng phương pháp chiếu tia
tử ngoại, kết quả là lợn không bị bệnh khi công cường độc. Trong những lợn
này xảy ra hiện tượng “tự chữa”, nghĩa là có hiện tượng tống giun ra khỏi ruột
xẩy ra ở lần lột xác từ ấu trùng 4 sang ấu trùng 5 (Soulsby E.J.L, 1982 [70]).
Lợn bị nhiễm giun đũa dễ dàng điều trị bằng dùng thuốc tẩy phù hợp,
ví dụ như piperazine. Các lợn nái mang thai cần được tẩy giun trước khi sinh
nở để tránh sự lây nhiễm giun sang lợn con. Một giun đũa cái có thể đẻ vài
trăm nghìn trứng mỗi ngày và thải chúng theo phân. Những trứng này sẽ vào
vật chủ mới, hoặc có thể tồn tại trong đất hoặc chuồng lợn khá lâu. Tại các
chuồng lợn nhiễm trứng giun đũa nên được quét dọn sạch sẽ và sát trùng bằng
xút ăn da (NaOH) trong 2 - 3 ngày, còn với khu vực đất nhiễm trứng giun cần
phải được cày xới và sử dụng trồng cấy hoặc chăn thả động vật khác trước khi
nuôi lợn ở đó ([72]).
xliv
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh giun đũa lợn.
- Trứng giun đũa và trứng giun đũa có sức gây bệnh.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm triển khai: huyện Định Hoá, Phú Lương và Đồng Hỷ - Thái Nguyên
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y -
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Chẩn Đoán - Chi cục Thú y
tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu máu, làm tiêu bản vi thể: Phòng Huyết học,
Phòng Ký sinh trùng - Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010.
2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
- Mẫu phân tươi của lợn các lứa tuổi nuôi tại một số địa phương của
huyện Định Hoá, Phú Lương và Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
- Mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi, mẫu
đất bề mặt vườn trồng cây thức ăn cho lợn.
- Lợn khoẻ 1 tháng tuổi: 6 con (3 con gây nhiễm giun đũa, 3 con đối chứng)
- Trứng giun đũa có sức gây bệnh.
- Mẫu máu của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm và của lợn đối
chứng, mẫu máu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh tự nhiên ở Thái Nguyên (để xác
định sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học).
- Mẫu ruột của lợn gây nhiễm giun đũa (để làm tiêu bản vi thể).
xlv
2.2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm
- Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master, kính lúp, máy ảnh.
- Dụng cụ thuỷ tinh: cốc, lọ, đũa thuỷ tinh, lam kính, la men.
- Các dụng cụ mổ khám: Kéo, dao, khay mổ khám và 1 số vật dụng khác.
- Hoá chất: Dung dịch NaCl bão hoà, dung dịch Barbagallo.
- Thuốc tẩy giun đũa lợn: Dextomax, Hanmectin - 25, Levamisol
+ Thuốc Dextomax (Doramectin 1%) được sản xuất tại Laboratorios
Pfizer LTAS Guarullhos, Sao Paulo, Brazil.
+ Thuốc Hanmectin - 25 (Ivermectin 2,5%) do công ty thuốc thú y
Hanvet sản xuất
+ Thuốc Levamisol (Levamisole 2%) do Công ty cổ phần thuốc thú y
trung ương I sản xuất
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)
2.3.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương của tỉnh
Thái Nguyên
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng VSTY
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo mùa vụ
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi
2.3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh
- Sự ô nhiễm trứng giun đũa lợn ở nền chuồng, xung quanh chuồng và
ở vườn (bãi) trồng cây thức ăn cho lợn.
- Thời gian và tỷ lệ trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây
bệnh trong phân ở ngoại cảnh.
- Thời gian sống của trứng giun đũa có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
xlvi
2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)
2.3.2.1. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn
2.3.2.2. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm
2.3.2.3. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa tự nhiên
2.3.2.4. Bệnh tích bệnh giun đũa lợn do gây nhiễm
2.3.2.5. Một số chỉ số huyết học của lợn bị bệnh giun đũa và lợn khỏe
2.3.2.6. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh với số trứng
trong một gam phân
2.3.2.7. Biến đổi vi thể ở ruột của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm nhân tạo
2.3.3. Biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn
2.3.3.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn
2.3.3.2. Độ an toàn của thuốc tẩy giun đũa lợn
2.3.3.3. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu
Mẫu được thu thập tại các nông hộ, các trại chăn nuôi lợn tập thể và gia
đình theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Mẫu được xét nghiệm trong
ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80
C không quá 3 ngày.
- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải của lợn các lứa tuổi ở một số xã
của huyện Định Hoá, Phú Lương và Đồng Hỷ - Thái Nguyên với lượng 20 –
30 g/mẫu. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi
nhãn: địa điểm, tuổi lợn, giống, tình trạng vệ sinh thú y, phương thức chăn
nuôi, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài).
- Mẫu cặn nền chuồng: Tại mỗi ô chuồng nuôi lợn lấy mẫu cặn ở 4 góc
chuồng và ở giữa, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 - 100g/mẫu).
Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi nhãn: địa điểm,
thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài).
xlvii
- Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi: Trong khoảng bán kính 5m
xung quanh chuồng lợn, cứ 10 - 15 m2
lấy một mẫu đất bề mặt (một mẫu khối
lượng 80 - 100g, được phối hợp bởi 4 mẫu ở bốn góc và 1 mẫu ở giữa). Mỗi
mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi nhãn: địa điểm,
thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài).
Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày.
- Mẫu đất bề mặt vườn, bãi trồng cây thức ăn cho lợn: Cứ 10 - 15 m2
lấy
một mẫu đất bề mặt (một mẫu khối lượng 80 - 100g, được phối hợp bởi 4 mẫu
ở bốn góc và 1 mẫu ở giữa). Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ, mỗi
túi đều có ghi nhãn: địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng
được ghi vào nhật ký đề tài).
- Mẫu máu: Lấy máu lợn đối chứng và lợn sau gây nhiễm 60 ngày, lợn
khoẻ và lợn bị bệnh giun đũa do nhiễm tự nhiên ở hốc mắt, mỗi lợn lấy 1 ml máu
- Bệnh phẩm: Ruột non của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm.
2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn
Tất cả các mẫu phân, mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh
chuồng và vườn trồng cây thức ăn cho lợn đều được xét nghiệp bằng phương
pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun đũa lợn
dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun đũa lợn
được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun đũa lợn:
Đếm số trứng giun đũa lợn trong 1g phân bằng phương pháp Mc.
Master (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [24])
Cân 4 gam phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (100 - 150 ml),
khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạn bỏ
nước, giữ lại cặn. Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa, khuấy đều cho
xlviii
tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1ml dung dịch phân nhỏ
đầy 2 buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi
(độ phóng đại 100). Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm,
rồi tính theo công thức sau:
Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 60
Số trứng/ 1 gam phân =
4
- Quy định các cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau:
≤ 400 trứng/g phân: nhiễm nhẹ (+)
> 400 - 700 trứng/g phân: nhiễm trung bình (+ +)
> 700 - 1000 trứng/g phân: nhiễm nặng (+ + +)
> 1000 trứng/g phân: nhiễm rất nặng (+ + + +)
- Quy định về lứa tuổi lợn: Tuổi lợn nghiên cứu được phân theo 4 lứa
tuổi: ≤ 2 tháng tuổi; > 2 - 4 tháng tuổi, > 4 - 6 tháng tuổi, > 6 tháng tuổi
- Quy định về tình trạng vệ sinh thú y theo 3 mức:
+ Tình trạng vệ sinh thú y tốt: Chuồng trại khô ráo, thoáng mát, sạch
sẽ, nền lát gạch, láng xi măng hay nền sàn, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi
khu vực chuồng nuôi. Chuồng, máng ăn, máng uống được cọ rửa hàng ngày.
Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau được rửa sạch trước khi cho lợn ăn. Định kỳ
khử trùng tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi.
+ Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: Nền chuồng được láng xi măng
hay nền gạch nhưng không được dọn phân và rửa chuồng, thường xuyên có
hiện tượng tồn lưu phân trong vòng vài ngày. Mỗi tuần cọ rửa máng ăn, máng
uống 1 - 2 lần, không thường xuyên rửa rau xanh trước khi cho lợn ăn.
+ Tình trạng vệ sinh thú y kém: Chuồng trại chật chội, nền chuồng láng
xi măng hay nền gạch hoặc nền đất ẩm thấp, không có rãnh thoát nước, rất ít
khi cọ rửa chuồng và dọn phân, thường xuyên có hiện tượng tồn lưu phân trong
chuồng một vài tuần. Rau xanh cũng không được rửa trước khi cho lợn ăn.
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị
Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

More Related Content

What's hot

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhLuận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhHọc kế toán thực tế
 
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátBáo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátLuanvantot.com 0934.573.149
 
“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...
“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...
“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...Viện Quản Trị Ptdn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú ThọĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOTLuận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
Luận văn thạc sĩ: Tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, HOT
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu Vinh Phát
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu Vinh PhátĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu Vinh Phát
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty xuất nhập khẩu Vinh Phát
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
 
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núiLuận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
Luận án: Xây dựng Nông thôn mới tại các tỉnh trung du và miền núi
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty tnhh thương mại vận tải hải đạ...
 
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhLuận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátBáo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
 
“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...
“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...
“ Hoàn thiện chính sách tiền lương tiền thưởng tại công ty co...
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
Công tác trả tiền lương và thưởng tại công ty thực phẩm, HAY, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tếLuận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
Luận văn: Hiệu quả công tác quản lý văn bản đi, đến tại Sở Y tế
 
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSCĐề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
Đề tài: Phân tích Báo cáo tài chính Công ty chứng khoán cổ phân HSC
 
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đ
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đLuận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đ
Luận văn: Đánh giá thực hiện công việc tại Công ty bê tông, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
 

Similar to Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...nataliej4
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đứcđáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đứcTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị (20)

Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
Nghiên Cứu Bệnh Sán Lá Ruột Ở Vịt Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyê...
 
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp...
 
luận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩluận văn thạc sĩ
luận văn thạc sĩ
 
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soiLuận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
Luận án: Nghiên cứu hiệu quả của tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi
 
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóaTiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Tiêm hoặc kẹp cầm máu qua nội soi ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Bệnh Nhân Viêm Phổi Bệnh Viện Có B...
 
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
Nghiên cứu nồng độ kháng thể anti ccp huyết thanh ở bệnh nhân viêm khớp dạng ...
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đứcđáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
đáNh giá kết quả điều trị phẫu thuật u sọ hầu tại bệnh viện việt đức
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
 
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
 
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
Luận án tiến sĩ y học tỷ lệ mắc và kiểu hình gen bệnh alpha và beta thalassem...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với Apri
Luận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với ApriLuận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với Apri
Luận án: Giá trị chẩn đoán xơ hóa gan bằng kỹ thuật Arfi với Apri
 
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
Khóa luận ngành y đa khoa Đánh Giá Kết Quả Điều Trị Vàng Da Tăng Bilirubin Gi...
 
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men ganTác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
Tác dụng của bài thuốc Tiểu sài hồ thang gia vị trong điều trị tăng men gan
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Nghiên Cứu Bệnh Giun Đũa Lợn (Ascariosis) Tại Một Số Địa Phương Thuộc Tỉnh Thái Nguyên Và Biện Pháp Phòng Trị

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRƯƠNG THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA LỢN (ASCARIOSIS) TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60 62 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN QUANG 2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ KIM LAN THÁI NGUYÊN - 2010
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trương Thị Thu Trang
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp của mình, em xin trân trọng cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể cán bộ, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. - Lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, lãnh đạo và cán bộ Chi cục Thú y, Trạm thú y các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. - Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn Văn Quang, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trương Thị Thu Trang
  • 4. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................i Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................xii 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI..........................................................xii 1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum.............................. xii 1.1.2. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)................................................... xxiii 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN ................. xxxviii 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.............................................. xxxviii 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................. xli Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................xliii 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU....................... xliii 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................... xliii 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... xliii 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ................................................................... xliii 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................... xliii 2.2.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................ xliii 2.2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm................................................... xliv 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................xliv 2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)............. xliv 2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis)...................................xlv 2.3.3. Biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn...................................xlv 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................xlv 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu.....................................................................xlv 2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu...................................................... xlvi 2.4.3. Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh..................... xlviii 2.4.4. Phương pháp gây nhiễm cho lợn.................................................. xlix
  • 5. iv 2.4.5. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa............................................................................................. lii 2.4.6. Phương pháp xét nghiệm máu để xác định một số chỉ số huyết học của lợn bị bệnh giun đũa và lợn khỏe........................................ lii 2.4.7. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh với số trứng trong một gam phân ................................................................ lii 2.4.8. Phương pháp xác định bệnh tích đại thể, vi thể.............................. lii 2.4.9. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn........... liv 2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .........................................................liv 2.5.1. Một số tham số thống kê ................................................................ liv 2.5.2. Một số công thức tính tỷ lệ (%) .......................................................lv 2.5.3. So sánh mức độ sai khác giữa 2 số trung bình ................................ lvi Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................lviii 3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN ................................... lviii 3.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn ở 3 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên lviii 3.1.2. Nghiên cứu ô nhiễm của trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh........ lxxiv 3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH GIUN ĐŨA LỢN.............................................lxxxi 3.2.1. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................... lxxxi 3.2.2. Bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm ........... lxxxiii 3.2.3. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa do nhiễm tự nhiên ở các địa phương.............................................................................xcii 3.2.4. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của lợn bị bệnh giun đũa .xciii 3.2.5. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh ở lợn và số trứng giun đũa trong một gam phân.....................................xcix 3.3. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH GIUN ĐŨA CHO LỢN.................ci KẾT LUẬN..................................................................................................... cvi 1. Kết luận...................................................................................................cvi 2. Đề nghị...................................................................................................cvii TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................cviii
  • 6. v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT - : Đến % : Tỷ lệ phần trăm ≤ : Nhỏ hơn hoặc bằng < : Nhỏ hơn > : Lớn hơn mm : Milimét mg : Miligam Kg : Kilôgam TT : Thứ tự TT : Thể trọng cs : Cộng sự VSTY : Vệ sinh thú y CN : Công nghiệp TT : Truyền thống Đ- X : Đông - Xuân H- T : Hè - Thu TGN : Trước gây nhiễm SGN : Sau gây nhiễm
  • 7. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên...........................................................................lviii Bảng 3.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn...........................lxii Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn........................lxv Bảng 3.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng VSTY.....lxvi Bảng 3.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo mùa vụ....................lxix Bảng 3.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo phương thức chăn nuôilxxii Bảng 3.7. Sự ô nhiễm trứng giun đũa ở ngoại cảnh....................................lxxiv Bảng 3.8 Thời gian trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh ..............................................................lxxvi Bảng 3.9. Thời gian sống của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh.....................................................................................lxxx Bảng 3.10. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................lxxxii Bảng 3.11. Biểu hiện lâm sàng của bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm........lxxxiv Bảng 3.12. Bệnh tích đại thể bệnh giun đũa ở lợn gây nhiễm.................lxxxvi Bảng 3.13. Tỷ lệ tiêu bản có bệnh tích vi thể trong số tiêu bản nghiên cứu......... xc Bảng 3.14. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa ở các huyện ........xcii Bảng 3.15. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ .........................................xciii Bảng 3.16. So sánh công thức bạch giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻxcvi Bảng 3.17. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh ở lợn và số trứng giun đũa trong một gam phân.............................................. c Bảng 3.18 Hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn............................................... ci
  • 8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Ảnh cấu tạo môi giun đũa lợn, đuôi giun đũa đực.........................xiii Hình 1.2. Ảnh giun đũa lợn............................................................................xiv Hình 1.3. Ảnh trứng giun đũa lợn Ascarris suum...........................................xv Hình 2.1. Ảnh mẫu phân để tự nhiên ở nhiệt độ và ẩmđộ không khí bình thường xlviii Hình 2.2. Ảnh mẫu phân được bổ sung nước hàng ngày để duy trì ướt nhão..xlix Hình 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm gây nhiễm giun đũa cho lợn.........................l Hình 2.4. Ảnh gây nhiễm giun đũa cho lợn.......................................................l Hình 2.5. Ảnh thí nghiệm gây nhiễm giun đũa cho lợn....................................li Hình 2.6. Ảnh các thuốc dùng tẩy giun đũa ở lợn ..........................................liv Hình 3.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................lix Hình 3.2 Biểu đồ cường độ nhiễm giun đũa lợn tại các địa phương...............lx Hình 3.3. Ảnh mẫu phân lợn nhiễm giun đũa nặng........................................lxi Hình 3.4. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tuổi .....................................lxiv Hình 3.5. Đồ thị tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng vệ sinh thú y ....lxviii Hình 3.6. Ảnh lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém........................lxviii Hình 3.7. Ảnh lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém..........................lxix Hình 3.8. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn theo mùa vụ..........................lxxi Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun A.suum theo phương thức chăn nuôi.lxxiii Hình 3.10. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa 2 nhân...lxxviii Hình 3.11. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa 4 nhân...lxxviii Hình 3.12. Ảnh trứng giun đũa lợn phát triển thành trứng chứa ấu trùng..lxxix Hình 3.13. Ảnh ấu trùng nằm cuộn tròn trong trứng có sức gây bệnh .......lxxix Hình 3.14. Ảnh trứng giun đũa có sức gây bệnh bị chết.............................lxxxi
  • 9. viii Hình 3.15. Ảnh biểu hiện lâm sàng của lợn số 1 ở ngày 35 sau gây nhiễm ....................................................................................................lxxxv Hình 3.16. Ảnh giun đũa ký sinh ở ruột non của lợn..............................lxxxviii Hình 3.17. Ảnh gan có nhiều điểm hoại tử mầu trắng............................lxxxviii Hình 3.18. Ảnh ruột non viêm cata, xuất huyết......................................lxxxviii Hình 3.19. Ảnh ruột non xuất huyết (ảnh chụp qua kính lúp)..................lxxxix Hình 3.20. Ảnh mẫu giun đũa lợn thu thập ở ruột non lợn gây nhiễm số 1 ...................................................................................................lxxxix Hình 3.21. Ảnh niêm mạc ruột bị tổn thương, xuất huyết (1), lông nhung bị đứt nát (2) (Độ phóng đại 150 lần).................................................. xci Hình 3.22. Ảnh niêm mạc ruột bị tổn thương, xuất huyết ở lớp niêm mạc (Độ phóng đại 400 lần)........................................................................... xci Hình 3.23. Ảnh các tế bào viêm, bạch cầu ái toan (1) và hồng cầu (2) xuất hiện nhiều ở niêm mạc ruột (Độ phóng đại 600 lần)...............................xcii Hình 3.24. Biểu đồ so sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố giữa lợn bị bệnh giun đũa và lợn khoẻ ...................................... xcv Hình 3.25. Biểu đồ so sánh công thức bạch cầu giữa lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun đũa......................................................................................... xcix
  • 10. ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ lâu, chăn nuôi đã là một nghề quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung và người dân Thái Nguyên nói riêng. Chăn nuôi với nhiều phương thức phong phú đa dạng đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó chăn nuôi lợn đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi, vì lợn là loài gia súc được nuôi nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người. Trong gần một thập kỷ qua, chăn nuôi lợn ở nước ta đã có những bước phát triển rất quan trọng với tốc độ tăng hàng năm tương đối cao. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010) [76], Cục Thống kê Thái Nguyên (2007) [6], Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên (2010) [43], trong những năm gần đây, số lượng đàn lợn trong cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng có sự tăng lên đáng kể hàng năm. Theo Chu Minh Khôi (2009) [74]: “Chăn nuôi lợn được coi là một trong những ngành chăn nuôi chủ lực trong sản xuất nông nghiệp”. Với vai trò cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người, thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ cao từ 76 - 77% tổng sản lượng thịt các loại trong cả nước, Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy (2010) [75] cho biết: Theo ước tính của Cục chăn nuôi, mỗi tháng cả nước ta sản xuất và tiêu thụ khoảng 290 - 300 nghìn tấn thịt lợn hơi. Năm 2009 tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng
  • 11. x trong cả nước là 2,93 triệu tấn. Dự báo, tổng sản lượng này trong 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009. Nhận thấy vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi lợn đối với con người và xã hội, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) [1], đã định hướng phát triển đàn lợn ở Việt Nam như sau: “Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn lợn của Việt Nam đạt 32,9 triệu con và đến năm 2020 đạt 34,7 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đến năm 2015 đạt 3,9 triệu tấn và con số này sẽ tăng lên 4,8 triệu tấn năm 2020” Mặc dù được coi là một trong những ngành chủ lực của sản xuất nông nghiệp nhưng chăn nuôi lợn vẫn gặp không ít khó khăn, những khó khăn mà ngành chăn nuôi lợn gặp phải đó chính là việc quản lý chất lượng thức ăn, chất lượng thuốc thú y lưu thông trên thị trường cũng như quản lý con giống. Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển chăn nuôi lợn. Ngoài những khó khăn kể trên, sản xuất chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường quốc tế nhất là khi nước ta chính thức ra nhập WTO (Theo Vũ Đình Tôn, 2009 [59]). Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn là nỗi lo ngại lớn nhất của người chăn nuôi vì bệnh tật làm cho con vật giảm khả năng sinh trưởng, phát triển, giảm sức đề kháng và làm giảm hiệu quả kinh tế. Đứng trước vấn đề dịch bệnh, các trại chăn nuôi và nông hộ đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào công tác phòng và trị bệnh cho đàn vật nuôi. Tuy nhiên bệnh giun sán gây ra hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên có khu hệ ký sinh trùng phong phú và đa dạng, gây nhiều bệnh ký sinh trùng cho đàn gia súc, gia cầm. Trong các bệnh ký sinh trùng ở lợn, bệnh giun đũa lợn là một bệnh khá phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi lợn, tỷ lệ mắc bệnh của đàn có thể lên tới 80 - 90% (Bùi Quý Huy, 2006 [12]), giảm năng suất thịt đến 30% (Phan Địch Lân và cs, 2005 [32],
  • 12. xi Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài, 2006 [28]). Mặt khác, sự truyền lây giun đũa lợn sang người đã được nhiều tác giả đề cập đến từ lâu, song, trong mấy năm trở lại đây người nhiễm ấu trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội chứng Loeffler và các phản ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng đặc trưng: thở khò khè, ho, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin trong máu. Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm của bệnh ký sinh trùng truyền lây sang người nói chung và bệnh giun đũa lợn nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh nói chung và bệnh ký sinh trùng nói riêng để đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị" 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, đặc điểm bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng bệnh giun đũa lợn (Ascariosis). 3. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ và bổ sung thêm những thông tin khoa học về bệnh giun đũa ở lợn, từ đó có cơ sở khoa học xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun đũa cho lợn có hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn của tỉnh Thái Nguyên phát triển. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ của bệnh giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên, về khả năng tồn tại và phát triển của trứng giun đũa ở ngoại cảnh, về đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh, về biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả.
  • 13. xii - Ý nghĩa thực tiễn: Đề ra những biện pháp phòng và điều trị bệnh giun đũa lợn có hiệu quả, hạn chế sự nhiễm giun đũa cho lợn, từ đó hạn chế những thiệt hại do bệnh gây ra.
  • 14. xiii Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa Ascaris suum 1.1.1.1. Vị trí của giun đũa Ascaris suum trong hệ thống phân loại động vật Giun đũa lợn là những giun tròn thuộc họ Ascarididae (bộ phụ Ascaridata), loài Ascaris suum. Chúng ký sinh và gây bệnh giun đũa ở lợn. Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [61], giun đũa lợn Ascaris suum có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau: Lớp: Nematoda Rudolphi,1808 Phân lớp: Secernenea Linstow, 1905 Bộ: Spirurida Chitwood,1933 Phân bộ: Ascaridata Skrjabin et Schulz, 1940 Họ: Ascarididae Baird, 1853 Phân họ: Ascaridoidea Railliet et Henry, 1915 Giống: Ascaris Linnaeus, 1758 Loài: Ascaris suum Goeze, 1782 1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, kích thước, cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum * Đặc điểm hình thái, kích thước và cấu tạo giun đũa lợn Ascaris suum Giun đũa là loài giun tròn lớn nhất ký sinh ở ruột non của lợn. Nghiên cứu về hình thái giun đũa lợn, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21] cho biết: Giun đũa lợn có màu trắng sữa, hình ống, hai đầu hơi nhọn, đầu có ba môi bao quanh (một môi ở phía lưng, hai môi ở phía bụng) trên rìa môi có một hàm răng cưa rất rõ. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], Phan Địch Lân và cs (2005) [32], cấu tạo của răng cưa giữa hai loài giun đũa lợn và giun đũa người có sự
  • 15. xiv khác nhau, hàng răng cưa của giun đũa người không rõ bằng răng cưa của giun đũa lợn. Giun đực dài 12 - 25 cm, đường kính 3 mm. Giun cái dài 30 - 35 cm, đường kính 5 - 6 mm. Phân biệt giun đực và giun cái: giun đực nhỏ, đuôi cong về phía bụng, đuôi giun cái thì thẳng. Giun đực có 2 gai giao hợp bằng nhau, dài khoảng 1,2 - 2 mm và không có túi giao hợp (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1982 [55]). Hình 1.1. Ảnh cấu tạo môi giun đũa lợn, đuôi giun đũa đực (Nguồn: Phạm Văn Khuê, 1996 [19]) Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [51], Đào Trọng Đạt và cs (1996) [9] giun đũa lợn có hình thái, kích thước như sau: Giun đũa thân dài, hình trụ, hai đầu thót mầu trắng sữa, thân cứng và đàn hồi. Chóp đầu mang ba môi, bờ môi có răng cưa rất nhỏ, môi bọc lấy miệng, một môi ở phía lưng, đáy môi có hai gai thịt; hai môi kia ở giữa phía cạnh và bụng và chỉ có một gai thịt. Con đực dài 15 - 20 cm, đường kính từ 3,2 - 4,4 mm. Đoạn đuôi cong về phía bụng mang hai gai giao hợp ngắn, bằng nhau, hơi cong. Trên mặt bụng ở mỗi bên có từ 69 - 75 gai thịt, có 7 gai thịt sau hậu môn, những gai thịt xếp trên một hoặc hai hàng, một gai thịt lẻ ở trước hậu môn.
  • 16. xv Con cái dài từ 20 - 30 cm, đường kính từ 5 - 6 mm, đoạn sau thẳng. Đuôi mang hậu môn về phía bụng (ở gần chóp đuôi). Hậu môn có hình dạng một cái khe ngang, bọc hai môi gồ lên. Âm hộ có hình dáng một lỗ nhỏ hình bầu dục, gần về phía bụng khoảng một phần ba đoạn trước thân, ngang một vùng có một cái vòng thắt lại một chút (gọi là thắt lưng). Hình 1.2. Ảnh giun đũa lợn (Nguồn http://www.nehu.ac.in/BIC/HelMinth_Parasite_NE [73]) Giun đũa có cấu tạo giống các loại giun tròn khác: Tiết diện ngang tròn. Dưới vỏ cutin dày là lớp hạ bì cùng với hệ cơ tơ hợp thành bao biểu mô cơ. Chúng chỉ có một lớp cơ dọc nên chỉ có cách vận chuyển duy nhất là cong gập cơ thể. Xoang cơ thể là xoang nguyên sinh khá rộng và chứa đầy dịch (Trần Tố và cs, 2002 [58]). * Đặc điểm hình thái, cấu tạo trứng giun đũa Ascaris suum Trứng giun đũa lợn có hình bầu dục hơi ngắn, kích thước 0,056 - 0,087×0,046 - 0,067 mm, vỏ rất dầy, có 4 lớp vỏ, lớp ngoài cùng là màng protit, nhấp nhô làn sóng, do tác dụng dịch mật nên màng có mầu vàng cánh dán (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]).
  • 17. xvi Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8] cho biết: Trứng giun đũa có hình bầu dục hoặc oval, vỏ dầy, bề mặt nhăn nheo, mầu vàng, trong có nhân mầu vàng thẫm. Kích thước 45 - 85 x 35 - 55µ m. Vỏ trứng giun đũa có tác dụng phòng vệ cao trong vòng đời phát triển của giun. Vỏ trứng được chia thành 3 lớp cơ bản: một lớp noãn hoàng bên ngoài, một lớp kitin ở giữa và một lớp lipid ở trong. Lớp lipid bên trong có tác giả gọi là màng noãn hoàng và lớp noãn hoàng thực sự là màng bên ngoài cùng. Ở Ascaris còn có một lớp uterine ở bên ngoài lắng trên trứng, lớp này cũng được gọi là lớp protein, nó có một phức hợp protein acid - mucopolysaccharide. Lớp noãn hoàng bên ngoài của Ascaris dầy khoảng 0,05µ m và là lipo - protein. Lớp kitin ở giữa chứa chất kitin, thành phần khác nhau tuỳ loài. Ở họ Ascaroides và Oxyuroidea lớp này phần lớn là kitin ít protein. Song ở Trichuis và Calpillaria lại có nhiều protein ít kitin. Lớp lipid (bên trong) là proteolipid có một lượng lớn ascaroside esters, chắc chắn nó có vai trò trong sự đề kháng của trứng với các điều kiện môi trường khắc nghiệt với các hoá chất. Hình 1.3. Ảnh trứng giun đũa lợn Ascarris suum (Nguồn:http://www.anova.com.vn/contents/article.asp?id=280&detail [71]) Nghiên cứu về cấu tạo trứng của A.suum tác giả Phan Địch Lân (1996) [31] cho biết: Vỏ trứng giun đũa rất dày nên có sức đề kháng rất mạnh với tất
  • 18. xvii cả các loại hoá chất (axit, bazơ), chống đỡ kém với sự khô ráo và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Trứng giun đũa lợn gồm 4 lớp: + Lớp trong cùng của trứng có tác dụng bảo vệ phôi thai giúp cho các chất hữu cơ không ảnh hưởng đến trứng. + Hai lớp giữa giữ cho chất lỏng của trứng không bốc hơi. + Lớp protit ngoài cùng có mầu cánh dán, giữ cho tia tử ngoại không xâm nhập vào bên trong. 1.1.1.3. Vòng đời của giun đũa lợn Vòng đời (hay chu kỳ sinh học) của giun đũa lợn đã được nghiên cứu hoàn chỉnh và có nhiều tác giả ghi nhận. Nghiên cứu về vòng đời giun đũa lợn Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28] cho biết: Vòng đời giun đũa lợn không cần vật chủ trung gian, lợn trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh rồi phát triển thành giun trưởng thành. Theo Trịnh Văn Thịnh (1968) [52], trong ruột của lợn, giun đũa có con đực, con cái. Chúng giao hợp với nhau, giun cái thụ tinh và đẻ trứng. Trứng khi thải qua phân đã có phôi thai. Giun cái đẻ trung bình 1 con là 27 triệu trứng, mỗi ngày đẻ 200.000 trứng. Trứng theo phân lợn ra ngoài gặp oxygen, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp (khoảng 240 C) sau 2 tuần thành phôi thai, qua 1 tuần nữa phôi thai lột xác thành trứng có sức gây bệnh. Trứng này lợn nuốt phải thì ấu trùng nở ra ở ruột, chui vào mạch máu niêm mạc, theo máu về gan. Một số ít chui vào ống lâm ba màng treo ruột rồi vào gan. Sau khi nhiễm 4 - 5 ngày thì hầu hết ấu trùng di hành tới phổi, sớm nhất là sau 18 giờ và muộn nhất là sau 12 ngày vẫn có ấu trùng vào phổi. Khi tới phổi ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ III. Ấu trùng này từ mạch máu phổi chui vào phế bào, qua khí quản, và cùng với niêm dịch ấu trùng lên hầu rồi xuống ruột non, lột xác lần nữa thành giun trưởng thành. Thời gian ấu trùng di hành là 2 - 3 tuần. Trong khi di hành một
  • 19. xviii số ấu trùng vào một vài khí quan khác như lách, tuyến giáp trạng, não...hoàn thành vòng đời cần 54 - 62 ngày (Lương Văn Huấn và cs, 1997 [14]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]). Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], đã nghiên cứu và bổ sung chi tiết hơn chu kỳ sinh học của A.suum: Sau khi nuốt trứng có ấu trùng, trứng nở dưới ảnh hưởng của một số yếu tố ở ruột (đặc biệt là áp lực CO2). CO2 thâm nhập nhanh qua nhiều màng và tế bào, tác động vào cơ quan nhận cảm, cơ quan nhận cảm kích thích neurosecretion tiết ra các men tham gia vào quá trình nở. Phần lớn trứng nở ở tá tràng nhưng một số ở dạ dày. Sau khi có kích thích nở, một dịch chứa ít nhất 2 men chitinase và esterase được tiết ra. Những men này tác động vào vỏ kitin và lipid của màng trứng và giúp cho ấu trùng thoát ra ngoài hoặc ở giai đoạn 2 (đã lột xác một lần trong trứng) hoặc vẫn còn lớp vỏ ở giai đoạn 1. Ấu trùng này rất nhỏ, chúng lách qua những tế bào của vách ruột mà theo đường máu về gan và ở gan vài ngày, lột xác thành ấu trùng kỳ 3. Sau đó ấu trùng 3 rời gan vào máu tới tim, qua động mạch phổi vào phổi, ở đó 4 - 7 ngày. Ấu trùng phá vỡ mao mạch vào phế nang ở đó lột xác thành ấu trùng 4 rồi di hành tới phế quản, khí quản rồi tới họng. Ấu trùng 4 được nuốt trở lại ruột, tại đây chúng phát triển nhanh thành giun trưởng thành đực và cái. Chúng lại giao hợp với nhau, đẻ trứng tiếp tục một vòng đời mới. Chu kỳ phát triển của A.suum ở lợn khoảng 40 - 53 ngày. Quan điểm của tác giả Trịnh Văn Thịnh (1968) [52] về thời gian hoàn thành vòng đời của giun đũa lợn (từ khi trứng có phôi thai vào cơ thể lợn đến khi thành giun trưởng thành và đẻ trứng) phải mất từ 2 đến 2 tháng rưỡi. Tuổi thọ của giun đũa không quá 7 - 10 tháng, hết tuổi thọ giun theo phân ra ngoài. Nhưng gặp điều kiện không thuận lợi (con vật bị bệnh truyền nhiễm, sốt cao...) thì tuổi thọ của giun ngắn lại. Số lượng giun có thể vài con tới trên một nghìn con trong một cơ thể lợn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]).
  • 20. xix Theo Lương Văn Huấn và cs (1997) [14], giun đũa lợn không truyền qua bào thai và không truyền qua sữa. Như vậy, chu kỳ phát triển của giun đũa lợn chỉ có một vật chủ là lợn, không có vật chủ trung gian, nhưng có giai đoạn phát triển bên ngoài môi trường vì thế gọi là chu kỳ phát triển qua đất (Trần Tố và cs, 2002 [58]). 1.1.1.4. Sự phát triển của trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh. Trịnh Văn Thịnh và cs (1985) [56] cho biết: Sự phát dục của trứng thành phôi thai ngoài thiên nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, ẩm độ và mùa vụ. Tác giả đã tiến hành thí nghiệm theo dõi sự phát triển của trứng tại Hà Nội, kết quả cho thấy, thời gian này là 12 - 13 ngày ở 320 C và 20 - 28 ngày ở nhiệt độ 24 - 250 C. Trứng giun đũa lợn khi thải qua phân chưa có phôi thai. Trứng tiếp tục phát triển phụ thuộc vào áp lực oxy, ẩm độ, nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ 22 - 330 C trong vòng 9 - 13 ngày tế bào trứng phát triển thành ấu trùng nằm cuộn tròn trong trứng (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [9]). Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển là 250 C, khi nhiệt độ xuống thấp (120 C) trứng phát triển chậm. Trứng ở sâu 3 m, nhiệt độ đất trong khoảng 26 - 330 C, độ ẩm đất từ 9,5 - 19% thì 89% trứng phát triển. Trứng ngừng phát triển ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đất thấp (-4,80 C đến -13,40 C và 6,3 - 17%). Nghiên cứu về điều kiện thích hợp cho trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh, tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2001) [26] cho biết: Điều kiện nhiệt độ để trứng phát triển là 15 đến 350 C nhưng điều kiện thích hợp nhất cho trứng phát triển là 30 đến 330 C và ẩm độ 80 - 95%. Theo nhận xét của Nguyễn Văn Đức (2005) [10], trứng giun được thải ra môi trường đã chứa phôi dâu, gặp điều kiện thuận lợi sau 10 - 15 ngày phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm nằm cuộn tròn trong vỏ trứng.
  • 21. xx Như vậy, trứng giun đũa lợn được thải theo phân ra môi trường đã có phôi thai, tuy nhiên lúc này phôi thai mới chỉ là một khối đồng nhất, gặp điều kiện thuận lợi phôi thai sẽ phát triển thành trứng chứa ấu trùng. Thời gian phát triển từ giai đoạn phôi thai đến giai đoạn ấu trùng xâm nhiễm trong trứng tuỳ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và mùa vụ. Thông thường thời gian phát triển này là 9 - 15 ngày ở nhiệt độ 30 - 330 C và 20 - 28 ngày ở nhiệt độ 24 - 250 C. 1.1.1.5. Sức đề kháng của giun đũa và trứng giun đũa Tiêu diệt trứng giun sán là một mục tiêu quan trọng trong công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng. Chính vì vậy, nghiên cứu sức đề kháng của trứng giun đũa với các loại hoá chất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác phòng chống bệnh giun đũa ở lợn. Về sức đề kháng của trứng giun đũa được khá nhiều tác giả chú ý nghiên cứu và các tác giả này đều có quan điểm thống nhất rằng trứng giun đũa có vỏ rất dầy được cấu tạo bởi 4 lớp nên có sức đề kháng mạnh với nhiều chất hoá học và ngoại cảnh. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [8], trong phòng thí nghiệm, trứng giun đũa phát triển thành phôi thai bình thường trong dung dịch phormol 2%, acid acetic và lactic 20%. Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trứng chết trong một vài tuần, bị phá huỷ trong NaOH 10% ở 700 C trong vòng 15 - 20 phút, vỏ kitin của trứng có thể bị dung giải bởi acid piric đặc và formalin 10% làm cho trứng không nở và ấu trùng trở nên không gây nhiễm. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [19], trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh với một số chất hoá học như creolin 3%, dung dịch bão hoà sulfat đồng, axit sunfuric 10%, hypochlorit canxi 10% không diệt được trứng, song, vào mùa hè ánh nắng chiếu trực tiếp lên đất cát thì trứng bị chết nhanh. Trứng cần oxy để phát triển trong môi trường yếm khí, nếu thiếu oxy trứng không phát triển được nhưng vẫn duy trì sức sống, vì thế trứng sống được một thời gian ở nước bẩn hoặc ở môi trường thiếu oxy.
  • 22. xxi Trứng giun đũa cũng có thể bị chết khi gặp một trong ba điều kiện sau: Độ ẩm quá thấp; độ ẩm quá thấp và nhiệt độ cao; độ ẩm và nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ 45 - 500 C trứng chết trong nửa giờ. Và ở nhiệt độ từ 660 C trở lên trứng giun đũa rất dễ bị chết (Bùi Quý Huy, 2006 [12]). Chính vì vậy mà việc ủ phân để tăng nhiệt độ trong đống phân sẽ diệt hết trứng giun đũa. Theo quan điểm của Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14], thì trứng giun A.suum có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh. Trứng có thể sống ở môi trường bên ngoài một vài năm. Trịnh Văn Thịnh và cs (1976) [53] cho rằng: Trong dung dịch tyrode (NaCl 8g, KCl 20g, CaCl2 0,2g, MgCl2 0,1g, Na2CO3 1g, glucoza 1g, nước cất 1000ml) giun đũa có thể sống nhiều ngày, khi thay đổi pH của môi trường, đặc biệt khi chuyển sang môi trường axit hoặc môi trường quá bazơ thì giun đũa tăng cường hoạt động. Còn với trứng của giun đũa, trong suốt mùa xuân, hè chúng đều có điều kiện phát triển, tuy nhiên trong từng điều kiện cụ thể thì sự phát triển đó cũng có sự sai khác. Tác giả cho biết: - Nếu có ánh sáng chiếu trực tiếp vào môi trường có trứng giun đũa thì tác dụng huỷ diệt trứng xảy ra nhanh và rõ rệt. Với số giờ nắng là 97 giờ, số bức xạ là 259 kcal/cm2 sau bốn ngày 76% trứng giun đũa bị huỷ diệt. - Nhiệt độ trung bình là 280 C và độ ẩm bình quân là 86% ở môi trường tự nhiên thấy trứng giun đũa phát triển rất thuận lợi. - Môi trường có bóng râm mát là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của trứng giun đũa. Dưới bóng râm mát, 78% trứng giun đũa có thể phát triển tới giai đoạn ấu trùng. Một thử nghiệm sức đề kháng của trứng giun đũa với các hoá chất đã được Phạm Văn Chức (1980) [2] tiến hành. Tác giả đã nghiên cứu hiệu lực diệt trứng của các chất hoá học ở ba giai đoạn phát triển của trứng (trứng chưa phân chia, trứng hình thành ấu trùng kỳ I, trứng hình thành ấu trùng xâm nhiễm). Kết quả cho thấy:
  • 23. xxii - Nuôi trứng trong môi trường là acid vô cơ mạnh (acid sunfuric, nitric, photphoric, clohidric) với nồng độ 10% trứng đều có thể phát triển đến giai đoạn xâm nhiễm, vỏ trứng không bị phá hoại. Còn nếu nuôi trứng trong môi trường acid hữu cơ vỏ kitin của trứng không bị ảnh hưởng và trứng có thể phát triển trong dung dịch 20% của các loại acid này. - Trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh với các loại bazơ như NaOH, Ca(OH)2. Nuôi trứng trong dung dịch NaOH 10% chỉ thấy lớp vỏ ngoài cùng tan đi làm mất vỏ sần sùi bên ngoài, khi nâng nhiệt độ lên 700 C thì hiệu lực các bazơ tăng và làm trứng chết sau 15 - 20 phút. - Các chất sát trùng và oxy hoá mạnh: Lizon là chất có khả năng diệt trứng cao, trứng ở giai đoạn chưa phân chia chỉ cần nồng độ 2 phần vạn tác động trong 15 - 20 phút là tiêu diệt được hết. Trứng có ấu trùng xâm nhiễm, khi xử lý với nồng độ như trên sau 45 phút thì trứng mất khả năng xâm nhiễm động vật thí nghiệm. Hipoclorit natri (HClONa) nồng độ 10% trở lên làm trứng bị dung giải, và ở nồng độ 5%, điều chỉnh về pH = 6 thì trứng chết sau 60 phút. Như vậy, tổng hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả về sức đề kháng của trứng giun đũa chúng tôi nhận thấy: Trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh với nhiều chất hoá học nhưng lại rất dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng. 1.1.1.6. Về ấu trùng giun đũa lợn Tìm hiểu về sự phát triển của ấu trùng giun đũa lợn A.suum trong giun đất Perionoyx excavatus, Phan Lục và Nguyễn Đức Tâm (2000) [39] đã nghiên cứu trên 511 giun đất quanh khu vực nuôi lợn ở ngoại thành Hà Nội và tìm thấy ấu trùng Nematoda ký sinh. 30,5 % giun đất bị nhiễm ấu trùng Nematoda với cường độ 1 - 3 ấu trùng/giun trong đó có ấu trùng giun đũa lợn. Gây nhiễm nhân tạo cho 85 giun đất Perionoyx excavatus, sau 30 ngày đã phát hiện được 17/85 (20%) giun đất nhiễm ấu trùng A.suum vẫn ở giai đoạn gây nhiễm nhưng không còn nằm trong vỏ trứng. Cường độ nhiễm ấu trùng A.suum trong giun đất Peryonyx excavatus là 1 - 4 ấu trùng/giun.
  • 24. xxiii Các tác giả này còn cho biết, trong giun đất, ấu trùng A.suum tồn tại tới 25 ngày với tỷ lệ nhiễm 6,7%. Ở trong giun đất, ấu trùng A.suum có sự tăng trưởng về kích thước và cấu tạo ống tiêu hoá. Như vậy, giun đất nhiễm trứng giun đũa lợn có sức gây bệnh thì trứng này sẽ phát triển thành ấu trùng trong giun đất, khi đó những giun đất này được coi là nguồn tàng trữ mầm bệnh. Hay nói cách khác giun đất đã tạo điều kiện cho ấu trùng giun đũa lợn tồn tại, phát triển, chờ cơ hội xâm nhập vào cơ thể để ký sinh và gây hại cho lợn. 1.1.1.7. Mối quan hệ giữa giun đũa lợn và giun đũa người Nghiên cứu về khả năng nhiễm chéo giữa giun đũa lợn và giun đũa người Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21] cho biết: Gây nhiễm nhân tạo thấy giun đũa người có thể nhiễm cho lợn và giun đũa lợn có thể nhiễm cho người. Tuy nhiên xét về mặt dịch tễ, ở một khu vực lợn bị nhiễm giun đũa với tỷ lệ rất cao nhưng người nhiễm giun đũa không cao, hoặc người nhiễm với tỷ lệ rất cao nhưng lợn nhiễm không cao. Điều đó chứng tỏ giun đũa ở lợn và ở người là khác loài và không có liên quan trực tiếp. Về hình thể hai loài giun đũa lợn và giun đũa người đều có màu trắng sữa hoặc màu trắng hồng, giun đũa lợn dài hơn giun đũa người nhưng đường kính của giun đũa lợn lại nhỏ hơn so với giun đũa người (Hoàng Văn Tân và cs, 2006 [44]). Phạm Văn Khuê (1982) [17] cho biết: Giun đũa lợn có khả năng lây truyền giữa lợn và người. Nghiên cứu về hai loài giun đũa này, tác giả Bùi Quý Huy (2006) [12] cho biết: Giun đũa lợn A.suum có nhiều đặc điểm hình thái, cấu tạo kháng nguyên tương tự giun đũa người A.lumbricoides. Sự di chuyển của hai loài này cũng giống nhau: Gan - phổi - ruột non. Do những đặc điểm trên nên bệnh giun
  • 25. xxiv đũa lợn có thể truyền sang người nhưng hiếm thấy giun đũa lợn phát triển thành giun trưởng thành trong ruột non người. Tuy nhiên, người nhiễm ấu trùng giun đũa lợn thì khá phổ biến, gây lên hội chứng Loeffler và các phản ứng tăng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng đặc trưng thở khò khè, ho, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin trong máu. 1.1.2. Bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) 1.1.2.1. Những thiệt hại kinh tế do giun đũa gây ra Theo Lương Văn Huấn (1998) [15], ở Việt Nam lợn nhiễm giun sán nói chung làm giảm tăng trọng từ 1 - 3 kg/con/tháng. Bệnh giun đũa lợn là bệnh nội ký sinh trùng quan trọng nhất, gây nhiều tổn thất cho chăn nuôi lợn do làm lợn chậm lớn, giảm trọng lượng, có tỷ lệ lợn chết và tổn thương gan, bệnh là tiền đề gây bội nhiễm hàng loạt bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá và hô hấp ở lợn (Nguyễn Hữu Vũ và cs, 2002 [63]) Vấn đề này cũng đã được các tác giả Trịnh Văn Thịnh (1985) [56]; Phan Địch Lân và cs, (2005) [32]; Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết: Lợn con mắc bệnh giun đũa thường phát dục không đầy đủ, lượng sản phẩm của lợn thịt có thể giảm 30%, bệnh nặng có thể làm chết lợn. Đề cập đến tác hại của giun đũa, Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết: Giun đũa lợn gây tác hại bằng nhiều cách: bằng cơ giới, bằng độc tố, bằng cách dọn đường cho các bệnh truyền nhiễm khác dễ dàng xâm nhập, bằng chiếm đoạt dinh dưỡng của ký chủ. Tuy nhiên tác hại lớn nhất của chúng là gây nên các bệnh có diễn biến mạn tính, làm giảm sức sinh trưởng và sinh sản và làm giảm sản phẩm chăn nuôi. Đối với gia súc non, bệnh giun đũa lợn là bệnh gây thiệt hại nhiều nhất ở nước ta. Một loạt các công trình nghiên cứu về tác hại của giun đũa đối với cơ thể lợn đã được tiến hành, các tác giả đều thống nhất: Tác dụng bám của giun; khi ấu trùng chui vào thành ruột, sự di hành của ấu trùng tạo ra các vết thương
  • 26. xxv cho cơ thể lợn và chính đó là cửa ngõ để xâm nhập các bệnh khác, gây xuất huyết, huỷ hoại tế bào gan; làm mạch máu ở phổi bị vỡ, gây viêm phổi. Khi giun trưởng thành ở ruột non làm niêm mạc bị loét, khi quá nhiều làm tắc và thủng ruột, có khi chúng vào ống dẫn mật gây hoàng đản. Giun đũa còn tiết độc tố gây nhiễm độc thần kinh, con vật có triệu trứng thần kinh như tê liệt hoặc hưng phấn (đặc biệt ở lợn con) và làm lợn gầy còm, chậm lớn. (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [19], Nguyễn Thị Lê, 1998 [37], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21], Phan Địch Lân và cs, 2005 [32]), Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007 [29]). Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14] cho biết: Giun trưởng thành ký sinh làm viêm lớp cơ ở ruột, gây loét. Giun đũa sử dụng nhiều Ca2+ làm cho gia súc bị co giật, mềm, còi xương. Theo một nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [23], (2009) [25], giun đũa A.suum là nguyên nhân gây tiêu chảy cho đàn lợn nuôi ở một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên. Lợn bị tiêu chảy nhiễm giun đũa nhiều hơn và nặng hơn rõ rệt so với lợn phân bình thường. 1.1.2.2. Dịch tễ học bệnh giun đũa lợn * Phân bố bệnh giun đũa lợn Theo Bùi Quý Huy (2006) [12], bệnh giun đũa lợn phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng nhiều nhất ở các nước có khí hậu nóng ẩm, tỷ lệ mắc bệnh có thể tới 80 - 90%. Ở nước ta, điều tra ở các nông trường quốc doanh, lợn nuôi tập trung hay nuôi tại các nông hộ, lợn ở miền núi, trung du, đồng bằng đều nhiễm giun đũa. Nguyên nhân là do khí hậu nước ta nóng ẩm, thuận lợi cho trứng giun phát triển, mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chưa tốt, chưa ủ phân, bón phân tươi vào ruộng trồng thức ăn cho lợn. Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14], bệnh giun đũa lợn phân bố rộng rãi khắp mọi nơi, ở mọi vùng và mọi giống lợn.
  • 27. xxvi Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về bệnh giun đũa lợn của các tác giả trong nước cho thấy: Bệnh giun đũa lợn phân bố rộng khắp trong cả nước (Trịnh Văn Thịnh, 1963 [50]; Phan Thế Việt, 1977 [61]; Bùi Lập, 1979 [33]; Phạm Văn Khuê, 1982 [17]; Phạm Văn Chức (1986) [3], [4]; Lương Văn Huấn, 1995 [13]; Nguyễn Đăng Khải, 1996 [20]; Vũ Tứ Mỹ, 1999 [40]). * Động vật mắc bệnh Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về loài mắc bệnh giun đũa lợn, các tác giả đều thống nhất rằng: cả lợn nhà và lợn rừng đều có khả năng nhiễm loài giun này. Tác giả Phan Thế Việt (1977) [61] cho biết: Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn trong việc quản lý các nguồn dịch và tìm biện pháp tổng hợp phòng chống bệnh giun sán ký sinh. Giun đũa lợn ký sinh và gây bệnh ở ruột non của ký chủ. Trịnh Văn Thịnh (1963) [50] cho biết: giun thường không cắm đầu vào niêm mạc ruột và ở yên một chỗ mà chúng tự do và di động luôn luôn trong ống ruột * Biến động nhiễm giun đũa theo tuổi Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (2006) [28] cho biết: Lợn con từ 1 - 4 tháng tuổi nhiễm giun đũa lợn với tỷ lệ và cường độ cao hơn lợn từ 6 tháng trở lên, lợn trên 1 năm ít thấy nhiễm giun đũa. Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [54], tuổi lợn bị nhiễm các loại giun tròn nặng nhất từ 2 - 6 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm cao từ 49,0 - 65,9%. Nghiên cứu về biến động nhiễm giun đũa theo tuổi, Lương Văn Huấn và cs, 1997 [14] cho biết: Lợn dưới 3 tháng tuổi nhiễm 49,82%; 3 - 4 tháng nhiễm 67,1%; 5 - 7 tháng nhiễm 62,6 %; > 7 tháng nhiễm 40,6%. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19] có nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun đũa cao ở lứa tuổi dưới 2 tháng đến 7 tháng tuổi, sau đó tỷ lệ nhiễm giảm dần: giai đoạn dưới 2 tháng nhiễm 39,2%; 3 - 4 tháng nhiễm 48,0%; 5 - 7 tháng nhiễm 58,3 %; và trên 8 tháng là 40,6%.
  • 28. xxvii Do giun đũa lợn không truyền qua bào thai và không truyền qua sữa nên lợn con mới đẻ chưa mang mầm bệnh, chúng chỉ nhiễm giun đũa trong quá trình nuôi dưỡng. Như vậy, lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm giun đũa, lợn đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh giun đũa và bệnh phát triển nhanh hơn, nặng hơn so với lợn trưởng thành (nhiễm với tỷ lệ cao và nặng nhất là ở tháng thứ 4). Lợn trên 1 năm tuổi mắc giun đũa biểu hiện lâm sàng ít hơn, hoặc không biểu hiện lâm sàng, song chúng là động vật mang trùng và là nguồn bệnh nguy hiểm đối với lợn con. * Về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở lợn Phạm Văn Khuê (1982) [17], đã công bố về tỷ lệ nhiễm A.suum ở lợn vùng đồng bằng Sông Hồng là khá cao với tỷ lệ nhiễm trung bình là 35,3%. Nghiên cứu ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tác giả Lương Văn Huấn (1995) [13] cho biết: Tình hình nhiễm giun sán của lợn là 87,8% trong đó A.suum là 64,30%. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Phan Địch Lân và cs (2005) [32], tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa qua mổ khám như sau: - Nghĩa Lộ 43,5% Cường độ nhiễm trung bình 5,4 giun - Quảng Ninh 26,65% Cường độ nhiễm trung bình 4,5 giun - Hà Bắc 42,1% Cường độ nhiễm trung bình 9,2 giun - Thanh Hoá 13,2% Cường độ nhiễm trung bình 3,0 giun - Hải Hưng 40,5% Cường độ nhiễm trung bình 4,8 giun - Nam Hà 33,3% Cường độ nhiễm trung bình 21,5 giun - Hà Tĩnh 43,6% Cường độ nhiễm trung bình 5,9 giun Lương Văn Huấn (1998) [15] cho biết: Qua mổ khám 891 lợn thuộc 4 lứa tuổi và xét nghiệm phân của 5.044 lợn thuộc 12 tỉnh thành phía Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là 53%.
  • 29. xxviii Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [25] cho biết: Lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ khá cao 31,90 - 34,19%. Như vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn là khá cao, và tỷ lệ nhiễm này có sự sai khác giữa các vùng miền. Tuy nhiên, qua các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì tính từ năm 1982 đến nay, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên đàn lợn vẫn chưa có chiều hướng giảm. * Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm giun đũa ở lợn Mùa vụ Bệnh giun đũa nói riêng và các bệnh ký sinh trùng nói chung đều thấy quanh năm, song tỷ lệ nhiễm thường thấy nhiều hơn, nặng hơn vào các mùa ấm (xuân, hè, thu). Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi Điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi (vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống, môi trường xung quanh, xử lý phân rác thải...) cũng được coi là yếu tố làm tăng khả năng cảm nhiễm giun đũa ở lợn. Trần Tố và cs (2002) [58], cũng có chung quan điểm đó, theo tác giả thì chu kỳ phát triển của giun đũa lợn là chu kỳ phát triển qua đất, nên việc vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống là biện pháp quan trọng trong công tác phòng bệnh. Trịnh Văn Thịnh (1985) [56] cho biết: Bệnh giun đũa lây nhiễm quanh năm ở các cơ sở chăn nuôi có điều kiện vệ sinh kém và môi trường bị ô nhiễm. Lợn nhiễm giun đũa do nuốt phải trứng chứa ấu trùng có sức gây bệnh chủ yếu từ nền chuồng. Vì thế nếu thu gom phân và ủ phân thường xuyên, không để cho trứng kịp nở thành phôi thai thì hạn chế được sự lây lan bệnh giữa các lợn trong cùng một ô chuồng.
  • 30. xxix Chuồng trại, phương thức chăn nuôi, thức ăn dinh dưỡng Nghiên cứu về ảnh hưởng của phương thức chăn nuôi đến tỷ lệ nhiễm giun đũa, Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14] cho biết: Lợn chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhiễm thấp hơn so với lợn chăn nuôi gia đình. Thức ăn dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự nhiễm giun sán ở lợn. Nghiên cứu về vấn đề này, Trịnh Văn Thịnh (1963) [50], (1985) [56] cho biết: Ăn thiếu và vệ sinh thú y kém làm tăng rõ rệt tỷ lệ cảm nhiễm giun đũa (từ 3,5% đến 5,8%, thậm chí có thể tăng đến 27%) đối với cùng giống và cùng tuổi lợn. Do vậy, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng chống bệnh giun đũa ở lợn. - Ngoài ra các yếu tố stress cũng đóng vai trò thúc đẩy mức độ và tốc độ phát triển bệnh giun sán. Các yếu tố này bao gồm: chuồng trại chật chội, thức ăn kém dinh dưỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột... * Đường bài xuất mầm bệnh Lợn mắc bệnh thải trứng theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh những trứng này được phát tán rộng rãi và bắt đầu quá trình phát triển để trở thành trứng giun đũa có sức gây bệnh. * Con đường lây nhiễm của bệnh giun đũa lợn Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], thì sự truyền lây bệnh giun đũa như sau: + Lây nhiễm trực tiếp: lợn bệnh bài xuất trứng giun đũa qua phân, những trứng này phát tán trên nền chuồng, máng ăn, máng uống. Vì vậy lợn khoẻ dễ dàng bị nhiễm trứng giun đũa. Lây nhiễm trực tiếp chủ yếu giữa lợn bệnh và lợn khoẻ trong cùng một ô chuồng. Lợn con nhiễm bệnh chủ yếu khi bú sữa mẹ, nuốt phải trứng bám ở đầu vú lợn mẹ. + Lây nhiễm gián tiếp: dụng cụ chăn nuôi, người chăm sóc... cũng là tác nhân mang mầm bệnh. Đây là những yếu tố trung gian góp phần lây nhiễm giun đũa từ lợn bệnh sang lợn khoẻ từ ô chuồng này sang ô chuồng khác.
  • 31. xxx Ngoài ra ruồi, chuột cũng có thể phân tán trứng giun, gió cuốn trứng giun theo bụi, mang trứng giun đũa từ chuồng này sang chuồng khác gây phát tán mầm bệnh. 1.1.2.3. Bệnh lý, lâm sàng bệnh giun đũa lợn * Cơ chế sinh bệnh Giải thích cơ chế sinh bệnh của bệnh giun đũa lợn các tác giả đều thống nhất: Thời kỳ ấu trùng hay trưởng thành đều gây bệnh. Khi ấu trùng chui vào thành ruột, gây tổn thương, mở đường cho vi khuẩn vào cơ thể. Khi ấu trùng giun đũa di hành qua phổi làm bệnh suyễn lợn càng nặng hơn và tỷ lệ phát bệnh có thể tăng gấp 10 lần. Ấu trùng từ mạch máu phổi di chuyển tới phế bào làm mạch máu bị vỡ nên ở phổi có nhiều điểm xuất huyết, gây ra viêm phổi, triệu chứng viêm còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm, có thể kéo dài 4 - 15 ngày, có khi làm con vật chết. Thức ăn thiếu vitamin A làm lợn con dễ bị viêm phổi do giun đũa gây ra. Khi ấu trùng theo máu về gan, tác động đến mạch máu gây lấm tấm xuất huyết, đồng thời huỷ hoại tế bào gan. Khi thành giun trưởng thành thì tác dụng gây viêm giảm dần. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non làm niêm mạc ruột non bị loét, nếu quá nhiều làm tắc và thủng ruột. Giun đũa còn tiết độc tố gây nhiễm độc thần kinh trung ương và mạch máu khiến con vật có triệu chứng thần kinh tê liệt hoặc hưng phấn. Ngoài ra, trong quá trình trao đổi chất giun còn thải cặn bã gây độc làm lợn gầy còm chậm lớn. (Phan Địch Lân và cs, 1996 [31]; Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [19]; Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương, 1997 [14]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2001 [26]; Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, 2006 [28]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007 [29]). * Triệu chứng của lợn bị bệnh giun đũa Tác hại của bệnh giun đũa nặng hay nhẹ tuỳ theo số lượng giun có trong cơ thể lợn nhiều hay ít, đã nhiễm vào lợn lâu hay chóng và tuỳ theo sức chống đỡ của từng cơ thể lợn (cụ thể là điều kiện nuôi dưỡng và vệ sinh).
  • 32. xxxi Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa. Về lâm sàng của bệnh giun đũa lợn, các tác giả đều thấy: súc vật non thường phát bệnh ở thể cấp tính (giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi), súc vật trưởng thành và súc vật già thì bệnh thường ở thể mãn tính. Thể bệnh nặng thể hiện viêm ruột, đau bụng, ỉa chảy, đặc biệt là gầy yếu, suy nhược, còi cọc và thiếu máu. Đôi khi giun đũa chọc thủng ruột rơi vào xoang bụng gây chết đột ngột hoặc viêm phúc mạc cấp. Thể mãn tính cũng thể hiện các triệu chứng trên nhưng không rõ rệt. (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [21]; Phan Địch Lân và cs, 2005 [32]; Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài, 2006 [28], Phạm Sỹ Lăng và cs, 2007 [29]). Một số tác giả cho biết, lợn bị bệnh giun đũa cũng giống như mắc các bệnh ký sinh trùng khác nói chung có sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu. Theo các tác giả, lợn bị bệnh ký sinh trùng thì số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng huyết sắc tố giảm, tăng bạch cầu eosin, giảm bạch cầu trung tính. (Trịnh Văn Thịnh, 1968 [52]; Soulsby E.J.L, 1982 [70]; Cao Văn và cs, 2003 [60]). Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa, Trịnh Văn Thịnh (1968) [52] cho biết thêm: Về phương diện bệnh lý, người ta chia bệnh giun đũa lợn thành hai thể bệnh: Thể thông thường và thể đặc biệt. Cụ thể: Thể bệnh thông thường: Thể hiện ở 4 loại triệu chứng sau đây - Ỉa chảy không mạnh nhưng hay lặp lại, có biểu hiện đau bụng - Lợn gầy yếu, lông xù, dáng điệu lờ đờ, chậm lớn, còi cọc, gầy rạc - Một vài con bị co giật như động kinh - Một vài con nổi những mụn mủ, hay mụn nước ngoài da, sau từ 5 - 6 ngày những mụn này khô đi và thành vẩy. Thể bệnh đặc biệt: Gọi là thể bệnh đặc biệt vì ít thấy, nhưng đã bị thì lợn thường chết. Trường hợp này, ruột lợn bị tắc do búi giun làm cho thức ăn ứ lại sinh đau bụng dữ dội. Khi búi giun làm căng ruột quá, ruột có thể rách hay vỡ ra, lợn chết nhanh.
  • 33. xxxii Giun đũa ở ruột non của lợn để hút thức ăn chuyển từ dạ dày xuống nhưng giun cũng có thể trườn lên dạ dày, thực quản rồi ra mõm và ta thấy lợn mửa ra giun. Hoặc từ họng giun chui ra khí quản vào phổi, gây viêm phổi và ngạt thở, trường hợp này lợn chết nhanh. Giun đũa trưởng thành cũng có thể chui vào ống mật, hoặc chui vào đó từ khi còn là ấu trùng đến khi giun lớn lên làm tắc ống dẫn mật và làm lợn chết. * Bệnh tích của lợn bị bệnh giun đũa Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Lương Văn Huấn và cs (1997) [14], Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [28], đã mô tả những tổn thương bệnh lý qua mổ khám những lợn nhiễm giun đũa nặng như sau: Lúc đầu phổi bị viêm, trên mặt phổi có đám huyết mầu hồng thẫm. Khi kiểm tra phổi thấy nhiều ấu trùng giun đũa. Ruột có nhiều giun, lòng ruột chứa nhiều dịch nhầy, niêm mạc ruột có tổn thương, tăng sinh dày ra. Bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử mầu trắng. Nếu lợn nhiễm giun đũa với số lợn lớn thì lòng ruột giãn rộng và sưng to, gan phổi viêm, xơ hoá thành những vệt dài, ruột viêm cata, khi ruột bị vỡ thì gây viêm phúc mạc và xuất huyết. 1.1.2.4. Miễn dịch học bệnh giun đũa lợn Tính miễn dịch chống các bệnh giun sán về nguyên tắc không khác các loại miễn dịch khác, cũng là chức năng sinh lý bảo vệ cơ thể. Đào Trọng Đạt (1986) [7] cho biết: Tác dụng miễn dịch của ký chủ đối với giun sán là hạn chế sự phát dục của giun sán, rút ngắn thời gian ký sinh. Khi nhiễm ấu trùng giun đũa, cơ thể lợn hình thành trạng thái miễn dịch. Miễn dịch giun đũa là miễn dịch mang trùng. Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến sức miễn dịch của cơ thể, trong đó có ảnh hưởng của tuổi đến sức miễn dịch, Trịnh Văn Thịnh (1963) [50]
  • 34. xxxiii cho biết: Ở nước ta nghé và lợn con mắc bệnh giun đũa với tỷ lệ nhiều hơn và nặng hơn. Đến ngoài 2 tháng tuổi nghé đã bắt đầu có miễn dịch với Neoascaris vitulorum, trong khi đó, lợn phải đến ngoài 6 tháng tuổi mới có một phần sức chống đỡ với Ascaris suum. Theo Đào Trọng Đạt (1995) [8], (1996) [9], ở lợn, miễn dịch bị động qua nhau thai chỉ phòng vệ được 3 tuần lễ đầu. Chỉ lợn từ 2 - 5 tháng tuổi có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm A.suum, lợn già chịu đựng với giun tốt hơn và ngăn cản sự di hành của ấu trùng. Do đó nó không nhiễm hoặc nhiễm mức độ thấp và không có triệu chứng lâm sàng. Ấu trùng A.suum có hoạt tính kháng nguyên cao hơn giun trưởng thành. Các kháng nguyên bề mặt ấu trùng có thể gắn với một loạt kháng thể của ký chủ khác nhau. Các ấu trùng non (16 - 25 giờ sau khi nhiễm) có thể bị phủ protein của ký chủ, do đó, bằng cách giảm hoạt tính, nó đã thực hiện được bước đầu xâm nhiễm vào ký chủ, sau 48 - 72 giờ các tế bào bạch cầu hạt kết dính vào bề mặt ấu trùng đã được phủ và mất hạt, tạo nên một môi trường có hại cho ấu trùng. Giai đoạn lột xác ấu trùng 2 thành ấu trùng 3 cũng là thời gian dung giải kháng nguyên. Ở lợn đã được miễn dịch, đa số ấu trùng chết trong gan. Hiện nay, áp dụng những thành tựu về miễn dịch học, người ta đã chế tạo được các vắc xin chống các loại giun sán như: Dictyocaulus, Ascaris, Haemonchus, Moniezia, Echinococcus, Ancylostoma...Hiệu lực miễn dịch của các vắc xin này thường đạt từ 2 - 4 tháng. Ở nước ta, bước đầu đã có những thử nghiệm chế vắc xin giun đũa và giun phổi (Đào Trọng Đạt, 1986 [7]). 1.1.2.5. Chẩn đoán bệnh giun đũa lợn Các tác giả: Trịnh Văn Thịnh, 1963 [50], Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [21], Phan Địch Lân và cs (2005) [32], Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (2006) [28], Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [29], đều thống nhất việc áp dụng các phương pháp sau trong chẩn đoán bệnh giun đũa lợn, đó là:
  • 35. xxxiv + Dựa vào dịch tễ và triệu chứng: Trịnh Văn Thịnh (1968) [52], đã mô tả các biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa, để chẩn đoán bệnh đạt hiệu quả, tác giả cho biết: Nếu thấy một vài triệu chứng, nhất là ỉa chảy, lông xù, chậm lớn thì có thể nghi là chuồng lợn đã có bệnh, còn nếu thấy cả bốn triệu chứng thì bệnh đã khá nặng và cần phải kịp thời chữa trị. + Đối với lợn dưới 2 tháng tuổi: Lợn con theo mẹ nếu có giun thì giun chưa đẻ trứng. Bởi vậy muốn chẩn đoán bệnh, có thể mổ khám rồi tìm ấu trùng ở phổi và gan. Phương pháp mổ khám toàn diện Skrjabin K.I và cs (1963) [64] vẫn là phương pháp cho độ chính xác cao nhất. + Đối với lợn trên 2 tháng tuổi: Kiểm tra phân bằng phương pháp phù nổi để tìm trứng (thông dụng nhất là phương pháp Fuleborn). Ngoài ra, có thể mổ khám tìm giun trưởng thành ở ruột non. Theo Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1997) [14], khi kiểm tra phân bằng phương pháp Mc. Master, nếu có từ 1.000 trứng/g phân coi như lợn bị nhiễm nặng và có triệu trứng lâm sàng. + Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái nội bì: Có nhiều cách chế kháng nguyên tiêm nội bì, nhưng thường dùng cách chế của Ecsop: Rửa sạch giun đũa còn sống, nghiền nát hoà với 2 phần nước cất, cứ 1ml dung dịch trên cho thêm 8 g men tuyến tuỵ và 10 ml clorofoc, điều chỉnh pH = 7,6 - 7,8. Để tủ ấm 7 - 12 ngày, giun tan hết thì ly tâm, lấy nước ở trên cho vào lọ pha với cồn 960 , tỷ lệ 1:5 để cho kháng nguyên lắng xuống, lấy kháng nguyên ở đáy cho vào lọ con để tủ ấm. Sau khi khô, bảo quản ở tủ lạnh trên 8 tháng vẫn không ảnh hưởng tới đặc tính kháng nguyên. Khi tiêm, pha loãng 1:200, có thể tiêm nội bì vành ngoài tai hoặc nhỏ vào xoang kết mạc mắt. Phương pháp chẩn đoán này rất tốt, không có phản ứng chéo đối với lợn nhiễm giun tóc, giun kết hạt, giun đầu gai. Sau khi lợn nhiễm giun đũa từ ngày thứ 8 đến ngày 11 bắt đầu có phản ứng dương tính. Phản ứng này duy trì được 110 - 140 ngày. Thời gian phản ứng biến thái xuất hiện phù hợp với thời
  • 36. xxxv gian kháng thể tập trung trong máu sau khi nhiễm giun đũa và không phụ thuộc vào giun trưởng thành ở ruột. Các tác giả của nhiều công trình khác cũng cơ bản thống nhất về phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa ở lợn như các tác giả trên (Soulsby E.J.L, 1982 [70]; Phạm Văn Khuê, 1982 [17]; Trịnh Văn Thịnh, 1982 [55]; Lương Văn Huấn, 1995 [13]; Nguyễn Đăng Khải, 1996 [20]; Vũ Tứ Mỹ, 1999 [40]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [24]). 1.1.2.6. Biện pháp phòng, chống bệnh giun đũa ở lợn * Điều trị bệnh giun đũa ở lợn bằng các hoá dược Vấn đề điều trị bệnh do giun đũa A.suum bằng các hoá dược đã được chú ý nghiên cứu từ lâu. Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [50], để chữa Acariosis cần kết hợp ba biện pháp: cách ly con vật ốm; tẩy giun ngay lập tức bằng hoá dược, tránh không cho nhiễm bệnh trở lại; đồng thời bồi dưỡng con vật ốm. Những loại hoá dược thường được dùng để tẩy giun đũa cho lợn là: Levamisole (Nguồn: Phạm Đức Chương và cs (2003) [5]) Levamisole là đồng phân quay trái của dl- tetramisole, là một trong những thuốc căn bản nhất chống giun tròn có phổ tác dụng rộng trên nhiều loài vật chủ (dê, cừu, trâu, bò, lợn, gà), có tác dụng tốt đối với giun tròn đường tiêu hoá và ở phổi. Levamisole hydrochloride có tác dụng làm liệt giun tròn do cơ giun co thắt. Điều này đã được chứng minh khi cơ co thắt do Levamisole gây ra ở giun đũa A.suum. Nói chung Levamisole liều 7,5 mg/kg TT hoặc 1,0 ml/10 kg TT) an toàn và ít độc với lợn, hiệu quả tẩy sạch từ 90 - 100%. (Phạm Đức Chương và cs, 2003 [5]; Phạm Sỹ Lăng và cs, 2003 [27]).
  • 37. xxxvi Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [29] cho biết: Phenothiazin dùng liều 0,5g/ kgTT, cho uống 2 buổi sáng liền, kết quả ra giun 70 - 100%; Piperazin adipinat liều 0,3 - 0,5 g/kgTT và Mebenvet liều 0,5g/kgTT, tỷ lệ sạch giun A.suum trưởng thành từ 90 - 100%. Theo Phạm Đức Chương và cs (2003) [5], Ivermectin có phổ tác dụng rộng đối với nhiều loại giun tròn. Ưu điểm của Ivermectin là tẩy được cả nội - ngoại ký sinh trùng với một lượng vô cùng nhỏ (dưới 1mg/kg TT). Tác giả cho biết: Tiêm dưới da liều 0,3 mg/kgTT đối với lợn cho phổ tác dụng rộng, liều này có tác dụng với 94 - 100% các giai đoạn chưa trưởng thành của A.suum. (Nguồn: Phạm Đức Chương và cs (2003) [5]) Trong điều trị bệnh giun đũa lợn còn có rất nhiều loại thuốc, những thuốc thuộc nhóm Benzimidazole (bao gồm Thiabendazole, Flubendazole, Fenbendazole, Albendazole, Oxfendazole...) cũng có tác dụng tẩy giun tròn. Tuy nhiên, đôi khi tác dụng của các loại thuốc này đối với giun đũa còn hạn chế (Phạm Đức Chương và cs, 2003 [5]). Ngoài ra những thuốc sau đây cũng đã được ứng dụng tẩy giun đũa ở nước ta: Silico fluarua natri (Na2SiF6), Tetraclorua cacbon, hạt cau, tinh dầu thông, bột sử quân tử, lá đu đủ già tươi, Phenothiazin, Piperazin (Phan Địch Lân và cs, 2005 [32]).
  • 38. xxxvii Những công trình trên cho thấy, có rất nhiều loại hoá dược điều trị bệnh giun đũa lợn. Tuy nhiên, theo quan điểm của Skrjabin K.I và cs (1963) [64], muốn thanh toán bệnh giun sán phải dự phòng có tính chất chủ động: dùng tất cả các phương sách cơ giới, vật lý (ánh sáng, độ nóng), hoá học (thuốc) để diệt giun sán ở ký chủ, ở ngoại cảnh và ở tất cả các giai đoạn phát triển (trứng, ấu trùng, trưởng thành). Nguyễn Thị Kim Lan (1999) [22] cho biết: Điều trị bệnh giun sán cho gia súc nói chung là chữa cho gia súc khỏi bệnh, diệt được ký sinh trùng trong cơ thể là loại trừ được một con vật mang ký sinh trùng, loại trừ được một nguồn reo rắc căn bệnh. Như vậy, đối với con vật bệnh là điều trị, nhưng đối với những con vật khác lại là đề phòng. Vì vậy, phòng và trị bệnh giun sán là hai vấn đề nhưng lại hoà quyện với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để đi đến mục đích cuối cùng là diệt trừ bệnh giun sán. * Phòng bệnh giun đũa lợn Theo các nhà khoa học, để phòng bệnh giun đũa lợn cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, bao gồm: định kỳ tẩy giun đũa cho lợn, ủ phân nhiệt sinh học để diệt trứng giun đũa lợn hoặc ủ phân Biogas, tăng cường vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng lợn để nâng cao sức đề kháng. Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [36], biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh giun sán ở gia súc là biện pháp phòng chống bệnh tổng hợp, nghĩa là ở những vùng sinh thái nhất định, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của giun sán ở môi trường cũng như trong cơ thể vật chủ. Đề cập đến vấn đề này, Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [19], đã đưa ra các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau: - Diệt căn bệnh trong cơ thể lợn: Định kỳ tẩy giun cho lợn. Mỗi năm tẩy mấy lần là tuỳ điều kiện của từng vùng và từng loại lợn.
  • 39. xxxviii - Diệt căn bệnh bên ngoài: Trứng giun đũa khuếch tán ra ngoài là nguyên nhân chủ yếu làm căn bệnh lan tràn. Cần thực hiện các biện pháp sau đây: + Ủ phân diệt trứng: Có thể ủ phân theo phương pháp sau, diệt được cả vi khuẩn đóng dấu và trứng giun đũa: Phân lợn 1.000 kg, lá xanh 200 kg, tro bếp 60 kg. Tro bếp và lá xanh trộn lẫn nhau, một lớp phân phủ 1 lớp lá xanh và tro, đánh đống thành hình chóp, mặt ngoài phủ rác. Ngoài ra, có thể ủ với vôi bột 5 - 8%, ủ khoảng 15 ngày, nhiệt độ đạt 45 - 600 C thì diệt hết trứng giun + Diệt trứng giun bằng các biện pháp lý hoá: Dùng nước sôi hoặc các hoá chất diệt trứng ở nền chuồng, sân chơi. Các loại thuốc hoá học có hiệu quả diệt trứng giun như: Creolin, axít cacbonic kiềm tính, solidun pentachlorophenat, 666... Những thuốc như: Solidum sulfat, axít cacbonic hoặc kém hoặc không có hiệu quả. + Thường xuyên quét dọn phân và rơm rác ở chuồng lợn, thay ổ cho lợn; máng ăn, dụng cụ chăn nuôi cần định kỳ sát trùng. Đối với sân chơi có thể hót lớp đất trên mặt rồi phủ một lớp đất mới và rắc vôi bột ở trên. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh thức ăn, nước uống. Phạm Văn khuê và Phan Lục (1996) [19] cho biết: Biện pháp phòng trừ bệnh giun đũa lợn được áp dụng rộng rãi trong sản xuất như sau: Để tránh cho lợn con nhiễm giun đũa, trước khi lợn mẹ đẻ, dùng nước xà phòng hoặc nước nóng rửa toàn bộ cơ thể lợn mẹ, cọ sạch đất rác, trứng giun bám trên mình. Tắm xong, cho lợn mẹ vào chuồng đẻ đã được sát trùng bằng nước nóng hoặc nước tro; sau khi đẻ, cho lợn mẹ, lợn con nhốt chung chuồng đẻ. Những đàn lợn con được áp dụng biện pháp này trong 3 hoặc 4 tháng đầu rất ít nhiễm giun đũa. Vũ Tứ Mỹ (1999) [40] cho biết: Hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong việc phòng bệnh giun tròn cho đàn lợn bằng vắc xin chế tạo bằng phương pháp phóng xạ, với phương pháp này, thời gian miễn dịch giun đũa có thể tới 4 tháng.
  • 40. xxxix Lương Văn Huấn và cs (1997) [14], cũng đề cập đến vấn đề phòng bệnh giun đũa lợn bằng vắc xin như sau: Thu thập trứng có chứa ấu trùng gây nhiễm, chiếu phóng xạ 7.000 r (r là tia X, tia tử ngoại). Số lượng trứng là 500 - 2.000 trứng/liều vắc xin, cho lợn uống. Những lợn cho vắc xin tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm 4,7 lần so với lợn đối chứng và thời gian miễn dịch khoảng 4 tháng. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GIUN ĐŨA LỢN 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tổng hợp có hệ thống các công trình của các tác giả trong nước nghiên cứu về giun đũa ở lợn và bệnh do nó gây ra, chúng tôi nhận thấy: Giun đũa lợn được phân bố rộng khắp trong toàn quốc, gây bệnh vào tất cả các tháng trong năm, gây bệnh cho lợn mọi lứa tuổi, mọi giống lợn và gây bệnh cho cả lợn chăn nuôi hộ gia đình và chăn nuôi tập trung. Nghiên cứu về hình thể giun đũa lợn và giun đũa người, Hoàng Văn Tân và cs (2006) [44] cho biết: Khi nghiên cứu 68 mẫu giun đũa, trong đó có 32 mẫu giun đũa người và 36 mẫu giun đũa lợn thấy hai loại giun này đều có mầu trắng sữa hoặc trắng hồng tuỳ từng giun. Tuy nhiên khi quan sát tổng thể thì thấy giun đũa lợn có chiều dài (24,95 cm) dài hơn giun đũa người (17,3 cm) nhưng đường kính của giun đũa lợn (0,32 cm) lại nhỏ hơn so với giun đũa người (0,4 cm). Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở lợn vùng đồng bằng Sông Hồng, Phạm Văn Khuê (1982) [17], [18] cho biết: Lợn vùng đồng bằng Sông Hồng nhiễm A.suum với tỷ lệ khá cao, tỷ lệ nhiễm trung bình là 35,3% (biến động từ 33,3% - 40,5%) Điều tra sơ bộ giun sán ký sinh ở lợn của Nông Trường Cửu Long (tỉnh Hà Đông cũ), Nguyễn Thị Lê (1966) [35] cho biết: Lợn của Nông trường nhiễm giun đũa với tỷ lệ từ 25 - 50% và nhiễm rất nặng. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn tại một số địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng, Trần Văn Quyên
  • 41. xl và cs [2008) [42] cho biết: Xét nghiệm 221 mẫu phân lợn tại một số địa phương, kết quả cho thấy lợn nhiễm giun đũa với tỷ lệ 22,4 - 37,3%. Nghiên cứu về khu hệ giun sán của lợn miền Trung Trung bộ, Bùi Lập (1979) [33]; Bùi Lập và cs (1988) [34], đã tiến hành mổ khám 702 lợn ở đồng bằng, vùng núi và cao nguyên miền Trung Trung bộ, tìm thấy 24 loài giun sán ký sinh, trong đó có 18 loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda), A.suum là một loài phổ biến ở cả 3 vùng đồng bằng, vùng núi và cao nguyên miền Trung Trung bộ với tỷ lệ nhiễm trung bình là 52,08%. Tác giả còn cho biết thêm, lợn chưa cai sữa ở An Khê cũng đã nhiễm A.suum. Tuy nhiên, phần nhiều lợn nhiễm với tỷ lệ cao ở độ tuổi 3 - 6 tháng và đây là loài giun có biến động nhiễm theo tuổi (tỷ lệ nhiễm cao ở 2 - 4 tháng, sau đó có xu hướng giảm dần). Phan Thế Việt (1990) [62], đã tiến hành xét nghiệm phân của 272 lợn, mổ khám 75 lợn tại huyện An Khê tỉnh Gia Lai. Kết quả cho thấy, lợn ở huyện An Khê đều bị nhiễm giun sán với tỷ lệ cao, nhiễm giun tròn với tỷ lệ 84,21%, trong đó nhiễm giun đũa (A.suum) từ 50% - 90%. Xác định thành phần loài và đặc điểm sinh thái giun sán ký sinh ở lợn Nam bộ qua mổ khám toàn diện 1.055 lợn, mổ khám không toàn diện 900 lợn ở 7 lò mổ, ở 34 xã của 14 huyện, thị thuộc 6 tỉnh, thành phố ở Nam Bộ (Đồng Nai, Sông Bé, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Kiên Giang, Minh Hải) ở các vùng canh tác, địa hình và khí hậu khác nhau, Phạm Văn Khuê (1980) [16], đã công bố kết như quả sau: - Đàn lợn Nam bộ nhiễm giun sán với tỷ lệ cao (84,55%) và nhiễm đủ cả 4 lớp (sán lá, sán dây, giun tròn, giun đầu gai), trong đó lợn nhiễm giun tròn (Nematoda) với tỷ lệ 81,80%. - Thành phần loài giun sán ký sinh ở lợn Nam bộ gồm 21 loài thuộc 17 giống và 4 lớp, trong đó có 13 loài thuộc lớp giun tròn.
  • 42. xli - Ascaris suum là một trong những loài có sức gây bệnh nặng, có tỷ lệ nhiễm cao, phân bố rộng ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi (bao gồm cả T.hydatigena, Ascarops sp, G.hispidum, Metastrongylus sp). Điều tra tình hình nhiễm giun sán trên đàn lợn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phạm Văn Chức (1986) [3] cho biết: Qua mổ khám 166 lợn và xét nghiệm phân của 3.228 lợn, kết quả như sau: Lợn ở các trại chăn nuôi quốc doanh có tỷ lệ nhiễm giun sán từ 38,8% - 83%, trong đó nhiễm giun đũa từ 2,9% (trại có qui mô lớn) - 76,9% (trại có qui mô nhỏ). Đàn lợn chăn nuôi gia đình nhiễm giun sán đến 58,1%, trong đó nhiễm giun đũa với tỷ lệ cao nhất (42,8 - 46,4%). Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Phạm Văn Chức và cs (1986) [4], đã tiến hành xét nghiệm 14.425 mẫu phân và mổ khám 158 lợn tại tỉnh Hậu Giang, kết quả cho thấy: Lợn tỉnh Hậu Giang nhiễm giun đũa với tỷ lệ từ 20,7% - 55,6%, cường độ nhiễm biến động từ 1 - 69 giun/lợn. Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [38] cho biết: Xét nghiệm 51 mẫu đất vườn ở huyện Xuân Thuỷ - Nam Định, kết quả cho thấy có 31/51 mẫu phát hiện thấy trứng giun đũa (60,78%) với cường độ nhiễm 2 - 12 trứng/10g đất. Xét nghiệm các mẫu đất ở các vườn trồng rau, đất ruộng trồng rau đang đợi vụ, đất đang trồng rau có tưới phân đều thấy trứng giun đũa với cường độ nhiễm lần lượt là 8 - 29, 32 - 185, 185 trứng/10g đất. Hoàng Văn Tân và cs (2007) [45], (2008) [46] cho biết: Nghiên cứu 68 mẫu giun đũa (32 mẫu giun đũa người và 36 mẫu giun đũa lợn) tại xã Phương Trung huyện Thanh Oai tỉnh Hà Tây, và nghiên cứu 51 mẫu giun đũa (36 mẫu giun đũa người và 15 mẫu giun đũa lợn) tại xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây, sau khi đã tách được ADN của các mẫu giun, tiến hành kỹ thuật PCR, sản phẩm PCR lần 1 được điện di để kiểm tra sản phẩm, sau đó sử dụng enzym Hae III để cắt ở vị trí giới hạn của giun đũa người tại nucleotid
  • 43. xlii 358 và tại vị trí 131, 358 của giun đũa lợn. Kết quả các mẫu giun đũa người chỉ có 2 băng với kích thước 610 bp và 370 bp; trong khi các mẫu giun đũa lợn cho ra 3 băng lần lượt là 610 bp, 230 bp, 140 bp. Dựa vào số lượt băng và kích thước của các băng, ta có thể phân biệt được giun đũa người và giun đũa lợn. Trong kết quả nghiên cứu chưa phát hiện ca nhiễm chéo nào, tuy nhiên có 15,62% mẫu giun đũa người ở xã Phương Trung huyện Thanh Oai và 13,88% mẫu giun đũa người ở xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ khi sử dụng kỹ thuật điện di cho ra 4 băng, trong đó có cả những băng đặc trưng cho giun đũa người và giun đũa lợn. Tác giả cho rằng, những giun này rất có thể là con lai giữa giun đũa lợn và giun đũa người. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Skrjabin K.I và cs (1963) [64]; Nozais J.P và cs (1999) [65] cho biết: Bệnh giun đũa lợn có sự phân bố rất rộng và được coi là một bệnh ký sinh trùng toàn cầu, lây lan theo đường miệng. Holmqvis A và cs (2002) [68] cho biết: A.suum ở lợn rất giống A.lumbricoides ở người. Trứng giun đũa lợn có sức đề kháng cao với ngoại cảnh. Theo tác giả thì số lượng trứng trong phân là một chỉ tiêu đánh giá cường độ nhiễm giun đũa ở lợn. Nghiên cứu ảnh hưởng của giun T.suis và A.suum ký sinh đến sự thiếu sắt của cơ thể lợn, Pedersen. S và cs (2001) [77] đã thí nghiệm trên 62 lợn ở 10 tuần tuổi và chia chúng làm 2 lô: Lô 1 gây nhiễm đồng thời 4.500 trứng giun T.suis và 1.200 trứng giun A.suum. Lô 2: Đối chứng. Khẩu phần ăn của lợn ở 2 lô là như nhau. Kết quả cho thấy, giun T.suis và A.suum ký sinh đã làm cho cơ thể lợn thiếu sắt, ngoài ra số lượng hồng cầu trong máu của những lợn này giảm thấp. Lợn có thể bị nhiễm số lượng giun đũa khác nhau. Ở lợn 2 - 5 tháng tuổi, giun gây tiêu chảy, giảm cân, gây viêm phổi, gây ho và có thể gây nhiễm trùng phổi do ấu trùng di hành mang vi khuẩn vào, lợn con có thể chết. Bề mặt gan của lợn bệnh có các đốm trắng hay còn gọi là điểm hoại tử ([72]).
  • 44. xliii Bowman D.D (1995) [66], Bowman D.D và Lynn R.C (1999) [67] cho biết: Các phương pháp miễn dịch như phương pháp ngưng kết (SAT), phương pháp ELISA, phương pháp huỳnh quang gián tiếp (IFAT) cũng được dùng trong chẩn đoán bệnh ký sinh trùng. Theo Bowman D.D và Lynn R.C (1999) [67], kháng nguyên chẩn đoán chế từ giun sán trưởng thành hoặc từ ấu trùng, hoặc từ dịch tiết của ấu trùng và ký sinh trùng trưởng thành. Kháng thể có trong huyết thanh của vật chủ nhiễm ký sinh trùng. Tẩy giun trước khi trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Phenothiazin- một trong những thuốc có tác dụng ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và tẩy được cả giun non được khuyên dùng để tẩy mang tính chất phòng bệnh cho lợn (Bowman D.D, 1995 [66]). Johanes Kaufmann (1996) [69] cho biết: Ivermectin với liều 300 µg/kg TT cho hiệu quả tốt trong 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, cần chú ý tới lượng sữa của lợn mẹ khi sử dụng thuốc này. Cho lợn nuốt trứng đã được gây nhược độc bằng phương pháp chiếu tia tử ngoại, kết quả là lợn không bị bệnh khi công cường độc. Trong những lợn này xảy ra hiện tượng “tự chữa”, nghĩa là có hiện tượng tống giun ra khỏi ruột xẩy ra ở lần lột xác từ ấu trùng 4 sang ấu trùng 5 (Soulsby E.J.L, 1982 [70]). Lợn bị nhiễm giun đũa dễ dàng điều trị bằng dùng thuốc tẩy phù hợp, ví dụ như piperazine. Các lợn nái mang thai cần được tẩy giun trước khi sinh nở để tránh sự lây nhiễm giun sang lợn con. Một giun đũa cái có thể đẻ vài trăm nghìn trứng mỗi ngày và thải chúng theo phân. Những trứng này sẽ vào vật chủ mới, hoặc có thể tồn tại trong đất hoặc chuồng lợn khá lâu. Tại các chuồng lợn nhiễm trứng giun đũa nên được quét dọn sạch sẽ và sát trùng bằng xút ăn da (NaOH) trong 2 - 3 ngày, còn với khu vực đất nhiễm trứng giun cần phải được cày xới và sử dụng trồng cấy hoặc chăn thả động vật khác trước khi nuôi lợn ở đó ([72]).
  • 45. xliv Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Bệnh giun đũa lợn. - Trứng giun đũa và trứng giun đũa có sức gây bệnh. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm triển khai: huyện Định Hoá, Phú Lương và Đồng Hỷ - Thái Nguyên - Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Chẩn Đoán - Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên. - Địa điểm xét nghiệm mẫu máu, làm tiêu bản vi thể: Phòng Huyết học, Phòng Ký sinh trùng - Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 7 năm 2010. 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1. Mẫu nghiên cứu - Mẫu phân tươi của lợn các lứa tuổi nuôi tại một số địa phương của huyện Định Hoá, Phú Lương và Đồng Hỷ - Thái Nguyên. - Mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi, mẫu đất bề mặt vườn trồng cây thức ăn cho lợn. - Lợn khoẻ 1 tháng tuổi: 6 con (3 con gây nhiễm giun đũa, 3 con đối chứng) - Trứng giun đũa có sức gây bệnh. - Mẫu máu của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm và của lợn đối chứng, mẫu máu của lợn khoẻ và lợn bị bệnh tự nhiên ở Thái Nguyên (để xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học). - Mẫu ruột của lợn gây nhiễm giun đũa (để làm tiêu bản vi thể).
  • 46. xlv 2.2.2. Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm - Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master, kính lúp, máy ảnh. - Dụng cụ thuỷ tinh: cốc, lọ, đũa thuỷ tinh, lam kính, la men. - Các dụng cụ mổ khám: Kéo, dao, khay mổ khám và 1 số vật dụng khác. - Hoá chất: Dung dịch NaCl bão hoà, dung dịch Barbagallo. - Thuốc tẩy giun đũa lợn: Dextomax, Hanmectin - 25, Levamisol + Thuốc Dextomax (Doramectin 1%) được sản xuất tại Laboratorios Pfizer LTAS Guarullhos, Sao Paulo, Brazil. + Thuốc Hanmectin - 25 (Ivermectin 2,5%) do công ty thuốc thú y Hanvet sản xuất + Thuốc Levamisol (Levamisole 2%) do Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương I sản xuất 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) 2.3.1.1. Tình hình nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo giống lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo tình trạng VSTY - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo mùa vụ - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa lợn theo phương thức chăn nuôi 2.3.1.2. Nghiên cứu sự ô nhiễm trứng giun đũa lợn ở ngoại cảnh - Sự ô nhiễm trứng giun đũa lợn ở nền chuồng, xung quanh chuồng và ở vườn (bãi) trồng cây thức ăn cho lợn. - Thời gian và tỷ lệ trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh. - Thời gian sống của trứng giun đũa có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
  • 47. xlvi 2.3.2. Nghiên cứu bệnh giun đũa lợn (Ascariosis) 2.3.2.1. Kết quả gây nhiễm giun đũa cho lợn 2.3.2.2. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm 2.3.2.3. Biểu hiện lâm sàng của lợn bị bệnh giun đũa tự nhiên 2.3.2.4. Bệnh tích bệnh giun đũa lợn do gây nhiễm 2.3.2.5. Một số chỉ số huyết học của lợn bị bệnh giun đũa và lợn khỏe 2.3.2.6. Xác định mối tương quan giữa số lượng giun đũa ký sinh với số trứng trong một gam phân 2.3.2.7. Biến đổi vi thể ở ruột của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm nhân tạo 2.3.3. Biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn 2.3.3.1. Xác định hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa lợn 2.3.3.2. Độ an toàn của thuốc tẩy giun đũa lợn 2.3.3.3. Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho lợn. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp lấy mẫu Mẫu được thu thập tại các nông hộ, các trại chăn nuôi lợn tập thể và gia đình theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Mẫu được xét nghiệm trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80 C không quá 3 ngày. - Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải của lợn các lứa tuổi ở một số xã của huyện Định Hoá, Phú Lương và Đồng Hỷ - Thái Nguyên với lượng 20 – 30 g/mẫu. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi nhãn: địa điểm, tuổi lợn, giống, tình trạng vệ sinh thú y, phương thức chăn nuôi, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). - Mẫu cặn nền chuồng: Tại mỗi ô chuồng nuôi lợn lấy mẫu cặn ở 4 góc chuồng và ở giữa, trộn đều được một mẫu xét nghiệm (khoảng 80 - 100g/mẫu). Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi nhãn: địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài).
  • 48. xlvii - Mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi: Trong khoảng bán kính 5m xung quanh chuồng lợn, cứ 10 - 15 m2 lấy một mẫu đất bề mặt (một mẫu khối lượng 80 - 100g, được phối hợp bởi 4 mẫu ở bốn góc và 1 mẫu ở giữa). Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi nhãn: địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày. - Mẫu đất bề mặt vườn, bãi trồng cây thức ăn cho lợn: Cứ 10 - 15 m2 lấy một mẫu đất bề mặt (một mẫu khối lượng 80 - 100g, được phối hợp bởi 4 mẫu ở bốn góc và 1 mẫu ở giữa). Mỗi mẫu được để riêng vào một túi nilon nhỏ, mỗi túi đều có ghi nhãn: địa điểm, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). - Mẫu máu: Lấy máu lợn đối chứng và lợn sau gây nhiễm 60 ngày, lợn khoẻ và lợn bị bệnh giun đũa do nhiễm tự nhiên ở hốc mắt, mỗi lợn lấy 1 ml máu - Bệnh phẩm: Ruột non của lợn bị bệnh giun đũa do gây nhiễm. 2.4.2. Phương pháp xét nghiệm mẫu - Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa lợn Tất cả các mẫu phân, mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và vườn trồng cây thức ăn cho lợn đều được xét nghiệp bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun đũa lợn dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun đũa lợn được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm. - Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun đũa lợn: Đếm số trứng giun đũa lợn trong 1g phân bằng phương pháp Mc. Master (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [24]) Cân 4 gam phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạn bỏ nước, giữ lại cặn. Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa, khuấy đều cho
  • 49. xlviii tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1ml dung dịch phân nhỏ đầy 2 buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 100). Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau: Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 60 Số trứng/ 1 gam phân = 4 - Quy định các cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau: ≤ 400 trứng/g phân: nhiễm nhẹ (+) > 400 - 700 trứng/g phân: nhiễm trung bình (+ +) > 700 - 1000 trứng/g phân: nhiễm nặng (+ + +) > 1000 trứng/g phân: nhiễm rất nặng (+ + + +) - Quy định về lứa tuổi lợn: Tuổi lợn nghiên cứu được phân theo 4 lứa tuổi: ≤ 2 tháng tuổi; > 2 - 4 tháng tuổi, > 4 - 6 tháng tuổi, > 6 tháng tuổi - Quy định về tình trạng vệ sinh thú y theo 3 mức: + Tình trạng vệ sinh thú y tốt: Chuồng trại khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, nền lát gạch, láng xi măng hay nền sàn, có rãnh thoát nước và phân ra khỏi khu vực chuồng nuôi. Chuồng, máng ăn, máng uống được cọ rửa hàng ngày. Thức ăn, nước uống sạch sẽ, rau được rửa sạch trước khi cho lợn ăn. Định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. + Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: Nền chuồng được láng xi măng hay nền gạch nhưng không được dọn phân và rửa chuồng, thường xuyên có hiện tượng tồn lưu phân trong vòng vài ngày. Mỗi tuần cọ rửa máng ăn, máng uống 1 - 2 lần, không thường xuyên rửa rau xanh trước khi cho lợn ăn. + Tình trạng vệ sinh thú y kém: Chuồng trại chật chội, nền chuồng láng xi măng hay nền gạch hoặc nền đất ẩm thấp, không có rãnh thoát nước, rất ít khi cọ rửa chuồng và dọn phân, thường xuyên có hiện tượng tồn lưu phân trong chuồng một vài tuần. Rau xanh cũng không được rửa trước khi cho lợn ăn.