SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN
Tên dự án:
“Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”
Cán bộ chủ trì: Nguyễn Ngọc Vững
CƠ QUAN CHỦ TRÌ: CỤC CHĂN NUÔI
CƠ QUAN THỰC HIỆN: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ONG
Hà nội, 2010
i
Mục lục
Nội dung Trang
Mục lục ............................................................................................................................ i
Danh mục các bảng.......................................................................................................iii
Danh mục các biểu đồ .................................................................................................. iv
I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu................................................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu lâu dài............................................................................................. 3
1.3. Nội dung và phương pháp .................................................................................. 4
1.3.1. Nội dung......................................................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp.................................................................................................. 4
1.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:.................................................. 4
1.3.2.2. Phương pháp thống kê:............................................................................ 5
1.3.2.3. Tập huấn phương pháp điều tra và thu thập số liệu................................ 5
1.3.2.4 Tiến hành điều tra:.................................................................................... 6
1.3.2.5. Xử lý số liệu: ............................................................................................ 6
1.3.3. Đối tượng ....................................................................................................... 6
1.3.4. Phạm vi........................................................................................................... 6
1.3.5. Thời gian và địa điểm.................................................................................... 6
II. KẾT QUẢ.................................................................................................................. 7
2.1. Tình hình chung .................................................................................................. 7
2.2. Cây nguồn mật, phấn.......................................................................................... 7
2.3. Số lượng đàn ong và số người nuôi ong........................................................... 17
2.3.1. Số lượng đàn ong......................................................................................... 17
2.3.2. Số người nuôi ong ....................................................................................... 19
2.4. Tổ chức, phương thức và kỹ thuật nuôi ong................................................... 20
2.4.1. Các phương thức nuôi ong ......................................................................... 20
2.4.2. Quy mô chăn nuôi ong ................................................................................ 20
2.4.3. Trình độ kỹ thuật đang được áp dụng ........................................................ 21
2.5. Dịch hại ong mật................................................................................................ 22
2.5.1. Ngoại ký sinh hại ong mật........................................................................... 23
2.5.2. Ngộ độc hóa học .......................................................................................... 24
ii
2.5.3. Bệnh gây hại với ấu trùng........................................................................... 25
2.5.4. Bệnh gây hại với ong trưởng thành............................................................ 27
2.6. Chất lượng giống ong và cơ cấu giống trong sản xuất................................... 28
2.6.1. Chất lượng giống......................................................................................... 28
2.6.2. Cơ cấu giống trong sản xuất....................................................................... 30
2.7. Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong ............. 31
2.7.1. Khai thác sản phẩm..................................................................................... 31
2.7.2. Năng suất mật ong....................................................................................... 34
2.7.3. Tiêu thụ sản phẩm ong................................................................................ 35
2.7.4. Giá trị sản xuất các sản phẩm ong ............................................................. 37
2.7.5. Sơ chế, đóng gói, bảo quản và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ... 39
2.8. Kinh tế, xã hội trong ngành ong ...................................................................... 40
2.8.1. Trình độ kỹ thuật của người nuôi ong ....................................................... 40
2.8.2. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 41
2.9. Các quy định, chính sách liên quan đến ngành ong....................................... 42
2.10. Hướng phát triển nuôi ong của người nuôi ong ........................................... 43
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................... 44
3.1. Kết luận.............................................................................................................. 44
3.2. Đề nghị................................................................................................................ 46
IV. PHỤ LỤC............................................................................................................... 47
4.1. Tập huấn phương pháp điều tra...................................................................... 47
4.2. Các hình ảnh điều tra tại tại trại ong, cơ sở sản xuất, phỏng vấn người
nuôi ong....................................................................................................................... 47
4.3. Một số loại cây nguồn mật, phấn chính .......................................................... 49
iii
Danh mục các bảng
Nội dung Trang
Bảng 1. Cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên ..................................................9
Bảng 2. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Sơn La ..............................................11
Bảng 3. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Đắc Lắc ............................................12
Bảng 4. Cây nguồn mật chính của tỉnh Tiền Giang .................................................14
Bảng 5. Cây nguồn mật chính của tỉnh Đồng Nai....................................................15
Bảng 6. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra và cả nước trong giai đoạn
2001-2007.......................................................................................................17
Bảng 7. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra từ 2008-2010 .........................18
Bảng 8. Số đàn ong (quy mô) trung bình của 1 trại ong ..........................................20
Bảng 9. Năng lực quản lý trại ong và trình độ nuôi ong ..........................................22
Bảng 10. Tình hình nhiễm ký sinh Tropilaelaps mercerdesae (Chí nhỏ)................23
Bảng 11. Tình hình nhiễm ký sinh Varroa destructor (Chí lớn)..............................23
Bảng 12.Các biện pháp điều trị ký sinh (chí nhỏ và chí lớn) ...................................24
Bảng 13. Tình hình ong chết do ngộ độc thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật......25
Bảng 14. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi lớn ..................................................25
Bảng 15. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi nhỏ..................................................26
Bảng 16.Các biện pháp điều trị bệnh ấu trùng tuổi nhỏ ...........................................26
Bảng 17. Tình hình đàn ong bị chết ong trưởng thành không rõ nguyên nhân........27
Bảng 18. Tình hình nhiễm bệnh Nosema spp...........................................................27
Bảng 19. Tình hình đàn ong bị các loại côn trùng khác phá hại (chủ yếu là các loài
ong đất, ong bò vẽ).........................................................................................28
Bảng 20. Chất lượng giống ong................................................................................28
Bảng 21. Sản lượng mật ong của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-
2007................................................................................................................31
Bảng 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2008-2010 .......32
Bảng 23. Sản lượng mật ong bình quân của trại ong ...............................................33
Bảng 24. Sản lượng phấn hoa và sáp ong trung bình của trại ong ...........................34
Bảng 25. Năng suất mật trung bình..........................................................................34
Bảng 26. Xuất khẩu mật ong của cả nước giai đoạn 2001-2007..............................35
Bảng 27. Xuất khẩu mật ong của các tỉnh điều tra từ năm 2008-2010 ....................36
Bảng 28. Tình hình tiêu thụ mật ong nội địa............................................................37
Bảng 29. Giá trị mật ong sản xuất ............................................................................38
Bảng 30. Giá trị các các sản phẩm khác như phấn hoa, sáp ong, sữa ong chúa.......38
Bảng 31. Kinh nghiệm và trình độ của người nuôi ong ...........................................41
Bảng 32. Lợi nhuận thu được từ nuôi ong................................................................42
Bảng 33. Hướng phát triển quy mô trại ong đến năm 2015 .....................................43
iv
Danh mục các biểu đồ
Nội dung Trang
Biểu đồ 1. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên..................... 10
Biểu đồ 2. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Hưng Yên....................................... 10
Biểu đồ 3. Tỷ lệ diện tích các loại cây Nông nghiệp của Hưng Yên ............................ 10
Biểu đồ 4. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Sơn La......................... 11
Biểu đồ 5. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Sơn La............................................ 11
Biểu đồ 6. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Sơn La................................... 12
Biểu đồ 7. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Sơn La .................................. 12
Biểu đồ 8. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đắc Lắc ........................ 13
Biểu đồ 9. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đắc Lắc.......................................... 13
Biểu đồ 10. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đắc Lắc............................... 13
Biểu đồ 11. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đắc Lắc.............................. 13
Biểu đồ 12. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Tiền Giang ................. 14
Biểu đồ 13. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang.......................... 14
Biểu đồ 14. Tỷ lệ diện tích các loại cây lâm nghiệp của Tiền Giang............................ 15
Biểu đồ 15. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang.......................... 15
Biểu đồ 16. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đồng Nai.................... 16
Biểu đồ 17. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đồng Nai...................................... 16
Biểu đồ 18. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đồng Nai............................. 16
Biểu đồ 19. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đồng Nai ............................ 16
Biểu đồ 20. Số lượng đàn ong mật của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn
2001-2007............................................................................................................ 17
Biểu đồ 21. Số người nuôi ong thuộc hội ong của các tỉnh điều tra.............................. 19
Biểu đồ 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007 ........ 32
1
I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thảm thực vật, nguồn hoa phong phú,
các sản phẩm ong được coi là chất bổ cho sức khoẻ con nguời, là tiền đề cho
nghề nuôi ong.
Ở nước ta nuôi ong nội (Apis cerana) đã có từ rất lâu, giống ong ngoại
(Apis mellifera ligustica) được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1960.
Ong mật cho con người những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như mật
ong, phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong, sáp ong...Các sản phẩm này được sử
dụng làm thực phẩm, là thành phần không thể thiếu của nhiều loại thực phẩm,
đồ uống, bài thuốc cổ truyền và là nguyên liệu của nhiều sản phẩm mỹ phẩm
cao cấp và nhiều sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ong
mật còn là tác nhân thụ phấn hiệu quả cho các loại cây trồng, cây rừng góp
phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và tăng năng suất, chất
lượng cây trồng, đặc biệt đối với các loại cây trồng cho hạt. Nuôi ong là một
nghề đặc biệt trong ngành nông nghiệp vì không bóc lột tài nguyên thiên
nhiên, không cần sử dụng đất đai, tạo công ăn việc làm cho nhiều lứa tuổi và
là một trong những công cụ hữu hiệu để xoá đói giảm nghèo cho vùng nông
thôn, vùng sâu vùng xa.
Năm 2007 ước tính cả nước có gần 900.000 đàn ong trong đó 650.000
đàn ong ngoại, và 250.000 đàn ong nội. Sản lượng năm 2008 ước đạt 19,6
nghìn tấn mật ong, 200 tấn sáp. Trong những năm gần đây nghề nuôi ong có
xu hướng tăng trưởng rõ rệt: số lượng đàn, sản lượng mật và lượng mật xuất
khẩu tăng khá nhanh nhờ chính sách về đầu tư vốn của nhà nước, đầu tư cho
nghiên cứu, khuyến nông ong và một yếu tố quan trọng là thị trường xuất
khẩu các sản phẩm ong tăng. Nuôi ong tạo công ăn việc làm cho một số lớn
lao động ở nước ta với số người nuôi ong trên 26.000 người, trong đó có trên
3.000 người nuôi ong chuyên nghiệp qui mô từ 300 đến trên 3.000 đàn ong/
người. Lợi nhuận bình quân thu từ một đàn ong là 180.000đ/đàn ong
ngoại/năm và 150.000 đồng/đàn ong nội/năm.
Từ năm 1985, nghề nuôi ong công nghiệp bắt đầu phát triển, số lượng
đàn ong, sản lượng mật đã được tăng lên và đây là năm đầu tiên Việt Nam
xuất khẩu mật ong. Mật ong là sản phẩm chăn nuôi duy nhất được xuất khẩu
sang Cộng đồng châu Âu từ những năm 1987 và cấp chứng nhận đủ điều kiện
để xuất khẩu vào thị trường EU từ năm 2001. Việt Nam là một trong 10 nước
xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới. Trong giai đoạn 1990-2009, mật
2
ong xuất khẩu chiếm đa số với tỷ lệ trên 85% tổng sản lượng, với tốc độ tăng
trưởng bình quân là 7%/năm. Từ năm 1984 đến 1997 thị trường chủ yếu là
các nước trong Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản. Thị trường chủ yếu hiện nay
là Hoa Kỳ sau khi bị Cộng đồng châu Âu ra lệnh tạm ngưng từ 6/2007, mặc
dù vậy năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khoảng 16.800
tấn mật ong kim ngạch đạt khoảng 35 triệu USD. Trong số các nước xuất
khẩu mật vào Hoa Kỳ, năm 2008 Việt Nam đứng vị trí thứ 1 và năm 2009
đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Brazil.
Vùng sản xuất mật ong chủ yếu ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Bộ. Cây
nguồn mật chính ở đây bao gồm: cao su, cà phê, điều, vải, nhãn, keo, tràm...
Phương thức nuôi và khai thác mật là những phương pháp cũ cần được nghiên
cứu cải tiến để tăng năng suất và chất lượng. Một số các bệnh, ký sinh ong
chưa được điều tra, nghiên cứu và đề ra các biện pháp phòng trị hiệu quả. Yêu
cầu của thị trường xuất khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
mật ong ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và
ngành (TCN) cho mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, ban hành từ năm 1990
nay đã trở nên lạc hậu so với các qui định tiêu chuẩn của thế giới (Codex
Alimentarius) và nhiều quốc gia nhập khẩu, do đó bộ tiêu chuẩn này cần phải
được cập nhật và xây dựng lại để ban hành.
Việt Nam có tiềm năng khai thác khoảng 40.000 tấn mật ong/ năm, nhờ
vào sự phát triển diện tích của các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, rừng
trồng và tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về số
lượng đàn ong, số người nuôi ong, quy mô sản xuất cũng như trữ lượng mật
của từng vùng nhất là ở những vùng nuôi ong trọng điểm có nguồn hoa phong
phú như Đắc Lắc, Gia Lai, Tiền Giang, Đồng Nai, Bắc Giang, Nam Định,
Hưng Yên, Sơn La… Do thiếu các dữ liệu về trữ lượng nguồn hoa đã gây ra
mất cân đối giữa lượng nguồn thức ăn tự nhiên cho ong trên hoa với số lượng
đàn ong. Ở một số vùng, có thời điểm, có tới hàng ngàn đàn ong đặt trên 1
diện tích rất nhỏ với nguồn hoa rải rác trong khi đó ở những vùng khác nguồn
hoa rất dồi dào thì lại chỉ lác đác vài trại ong. Hậu quả là, người nuôi ong
hoặc để lãng phí khả năng khai thác của đàn ong khi mật độ ong quá cao hoặc
là phát sinh lan truyền dịch bệnh giữa trại này với trại khác trong khi để phí
nhiều nguồn mật tự nhiên không khai thác. Nhiều trại ong trong cả nước và đa
số người nuôi ong thiếu kiến thức cơ bản vì không qua đào tạo nên trình độ
quản lý ong, phòng trừ dịch bệnh kém và sai, khai thác khi mật chưa chín nên
hiệu quả kinh tế vừa thấp, sản phẩm ong vừa có dư lượng kháng sinh, chất
3
lượng lại không ổn định. Kết quả là sản phẩm không xuẩt khẩu được do
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng để tiêu dùng và xuất
khẩu. Ngoài ra, sự suy thoái về chất lượng giống ong do việc làm giống của
người nuôi ong là tự phát, không có kiểm soát làm cho năng suất cũng như
khả năng kháng bệnh của đàn ong giảm sút. Người nuôi ong gặp nhiều rủi ro
và phụ thuộc vào sự biến động thất thường của thời tiết, sự lan tràn dịch bệnh,
thị trường tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin khoa học cũng như kết quả dự
báo về trữ lượng cây nguồn hoa, diễn biến tình hình dịch hại… Thống kê,
phân tích về tồn tại này từ đó đưa ra giải pháp là mấu chốt để đảm bảo hiệu
quả kinh tế ngành ong.
Gia nhập WTO, AFTA kèm theo kinh tế thị trường vừa là cơ hội nhưng
cũng là thách thức để phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và của
ngành ong nói riêng. Chỉ có điều tra, phân tích chi tiết, khoa học hiện trạng
ngành ong từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp mới đảm bảo cho ngành
ong phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế cao chính vì vậy TTNC&PTO
thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt
Nam”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam hiện nay về:
- Trữ lượng cây nguồn mật, phấn chính;
- Phương thức tổ chức và kỹ thuật chăn nuôi ong;
- Các dịch bệnh - kí sinh chính hại ong và cách phòng trị;
- Tình hình giống ong, hệ thống quản lý giống ong;
- Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong;
- Tình hình kinh tế và xã hội trong ngành ong;
- Các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong;
1.2.2. Mục tiêu lâu dài
Điều tra thu thập dự liệu làm cơ sở để đánh giá hiện trạng và tiềm
năng sản xuất ngành ong và đề xuất các giải pháp, qui hoạch và định
hướng phát triển tổng thể ngành ong cả nước nhằm phát triển hiệu quả bền
vững.
4
1.3. Nội dung và phương pháp
1.3.1. Nội dung
- Điều tra trữ lượng cây nguồn mật, phấn chính: Diện tích, phân bố, thời
gian cho mật, phấn của một số cây nguồn mật, phấn chính (cao su, cà
phê, điều, tràm, nhãn vải, keo tai tượng, táo...ngô, lúa ...).
- Số lượng đàn ong, số lượng người nuôi ong.
- Điều tra về hình thức tổ chức chăn nuôi ong (công ty, hợp tác xã, cơ
sở…), quy mô của các tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong, phương thức
chăn nuôi ong (nuôi ong di chuyển, nuôi ong cố định), trình độ kỹ thuật
đang được áp dụng.
- Điều tra, đánh giá tình hình dịch hại: thời gian, mức độ gây hại của các
bệnh, thuốc bảo vệ thực vật và kẻ thù chính hại ong và cách phòng trị.
- Điều tra chất lượng giống ong (thế đàn ong, sức đẻ trứng của ong chúa, tỉ
lệ cận huyết...), kỹ thuật chọn giống, tạo chúa, nhân đàn, cơ cấu và loại
giống, thị trường giống, hệ thống quản lý giống ong.
- Điều tra về sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong: loại
sản phẩm, năng suất sản phẩm, kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản,
phương thức tiêu thụ, giá sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tình hình kinh tế và xã hội trong ngành ong (số lượng người nuôi ong,
độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tham dự tập huấn nuôi ong, hiệu quả
kinh tế ngành ong, xóa đói giảm nghèo...).
- Điều tra về các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong.
- Tập huấn phương pháp điều tra cho các cán bộ thực hiện đề tài và cán bộ
địa phương phối hợp triển khai đề tài.
1.3.2. Phương pháp
1.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
- Điều tra trực tiếp trên thực địa, quan sát thực địa, chụp ảnh, phỏng vấn
trực tiếp theo phiếu điều tra với người nuôi ong, cán bộ công ty, xí
nghiệp, hợp tác xã nuôi, khai thác và chế biến sản phẩm, cán bộ hội ong,
cán bộ CLB nuôi ong, cán bộ khuyến nông, thú y về:
+ Diện tích, phân bố, thời gian cho mật, phấn của một số cây nguồn mật,
phấn chính cung cấp thức ăn cho ong.
+ Hình thức tổ chức chăn nuôi ong, quy mô của các tổ chức chăn nuôi ong,
phương thức chăn nuôi ong, trình độ kỹ thuật đang được áp dụng.
5
+ Dịch hại: thời gian, mức độ gây hại của các bệnh, thuốc bảo vệ thực vật
và kẻ thù chính hại ong và cách phòng trị.
+ Kỹ thuật chọn giống, tạo chúa, nhân đàn, cơ cấu và loại giống, hệ thống
quản lý giống ong.
+ Loại sản phẩm, năng suất sản phẩm, kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản,
phương thức tiêu thụ, giá sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với nghề nuôi ong, trong năm thường có 2 mùa, mùa khó khăn
cho nuôi ong do nguồn hoa khan hiếm đàn ong phát triển kém, chi phí
nhiều và mùa thuận lợi khi nguồn hoa phong phú, người nuôi ong phát
triển đàn và thu sản phẩm. Vì vậy phải tiến hành 2 đợt điều tra tại mỗi
điểm sử dụng phiếu điều tra. Tại mỗi tỉnh, phối hợp với Hội nuôi ong
lựa chọn ngẫu nhiên 20 người nuôi ong ở những vùng nuôi ong trọng
điểm để thu thập dữ liệu theo bộ phiếu điều tra.
- Phối hợp với người nuôi ong địa phương hoặc cơ sở nuôi ong tại địa
phương theo theo dõi định kỳ các chỉ tiêu sinh học, mức độ bệnh, ký
sinh, tỷ lệ cận huyết..... trực tiếp trên đàn ong: 30 đàn/ điểm điều tra.
1.3.2.2. Phương pháp thống kê:
Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các cơ quan chuyên môn về diện tích
hiện tại, hướng phát triển cây trồng, cây lâm nghiệp là nguồn hoa chính
cho ong; các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong...
1.3.2.3. Tập huấn phương pháp điều tra và thu thập số liệu
- Mỗi điểm điều tra chọn 3 người phối hợp để đào tạo phương pháp điều
thu thập, phân tích, xử lý số liệu. Sau khi đào tạo các học viên được thực
hành điều tra tại hiện trường.
- Đối tượng tham dự tập huấn: Cán bộ thực hiện dự án, cán bộ các Xí
nghiệp và Công ty ong; cơ sở chế biến, xuất khẩu sản phẩm ong; những
người nuôi ong có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên; cán bộ phòng nông
nghiệp huyện nơi điều tra.
6
1.3.2.4 Tiến hành điều tra:
- Cấp tỉnh/huyện điều tra bằng những câu hỏi thu thập số liệu thứ cấp và
phỏng vấn trực tiếp cán bộ liên quan (các công ty, xí nghiệp sản xuất,
nuôi ong, phòng ban cấp tỉnh/huyện...).
- Với người nuôi ong: Sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn về tình sản
xuất, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đầu vào, đầu ra sản phẩm và hiệu quả
sản xuất....
1.3.2.5. Xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm MS-Excel.
1.3.3. Đối tượng
Đối tượng là những hộ nuôi ong; các trại nuôi ong; các cơ sở, công ty,
xí nghiệp…. nuôi ong, sản xuất và chế biến sản phẩm ong cả với ong ngoại và
ong nội.
1.3.4. Phạm vi
- Tiêu chí lựa chọn điểm điều tra: là những vùng nuôi ong trọng điểm
trong cả nước, nơi có nghề nuôi ong phát triển; có nguồn hoa phong phú, tập
trung; có số lượng lớn về người nuôi ong và đàn ong. Trên cơ sở đó chúng tôi
chọn ra 5 tỉnh:
+ Miền Bắc: Tỉnh Sơn La (ong ngoại), tỉnh Hưng Yên (ong nội và ong
ngoại)
+ Tây nguyên: Đắc Lắc (ong ngoại)
+ Nam Bộ: Tiền Giang (ong nội và ong ngoại), Đồng Nai (ong nội và ong
ngoại).
- Tại mỗi tỉnh tiến hành điều tra 1-2 huyện theo tiêu chí trên.
1.3.5. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010
- Địa điểm:
+ Miền Bắc: Tỉnh Sơn La, tỉnh Hưng Yên
+ Tây nguyên: Đắc Lắc
+ Nam Bộ: Tiền Giang, Đồng Nai.
7
II. KẾT QUẢ
2.1. Tình hình chung
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới và thảm thực vật phong phú với
rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng nông nghiệp và cây công nghiệp do vậy
rất thuận lợi cho nghề nuôi ong. Việt Nam có 5 loài ong mật bản địa và 1 loài
ong nhập ngoại.Trong đó chỉ có hai loài ong mật có thể thuần hóa và nuôi
được là ong nội (Apis cerana) và ong ngoại (Apis mellifera).
Nghề nuôi ong nội cổ truyền đã có từ lâu đời trong đõ có bánh tổ cố định
hoặc thùng/đõ có thanh xà. Đến những năm 1960 mới được nuôi trong thùng
hiện đại có khung cầu di động. Loài ong nội Apis cerana có khoảng 8 phân
loài và 34 dạng sinh thái sinh sống tự nhiên ở châu Á. Hiện nay, ong nội ở
nước ta thuộc 2 phân loài là ong Apis cerana cerana và Apis cerana indica.
Ong ngoại được nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 với phân loài A.
m. ligustica. Đầu những năm 1980 Công ty Ong Trung ương nhập thêm 3
phân loài là A. m. caucasica, A. m. carpatica (từ Liên Xô cũ) và A. m.
mellifera (từ Cu Ba), năm 2001 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ong
nhập thêm 1 phân loài nữa là A. m. carnica (từ Đức và Áo), như vậy giống
ong ngoại hiện đang được nuôi ở nước ta thuộc 6 phân loài.
Cả nước có khoảng 26.000 người nuôi ong ở 54 tỉnh/thành phố trong số
64 tỉnh thành của cả nước (Theo tổng cục Thống kê và Hội nuôi ong Việt
Nam). Loài ong nội thích nghi với nguồn hoa rải rác do vậy được nuôi rộng
rãi ở các vùng rừng núi, đồng bằng và cả ở thành phố. Ong ngoại cần nguồn
hoa lớn, tập trung nên được nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai,
Kon Tum, Bình Phước) và Nam Bộ (Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần
Thơ, Đồng Tháp…). Gần đây ong ngoại được nuôi nhiều ở một số tỉnh miền
Bắc như Sơn La, Hưng Yên, Bắc Giang, Hoà Bình.
Sản phẩm khai thác của ngành ong gồm có mật ong, phấn hoa, sữa ong
chúa, sáp ong, keo ong… nhưng sản phẩm chủ yếu là mật ong.
2.2. Cây nguồn mật, phấn
Với nghề nuôi ong mật, để khai thác được mật thì yếu tố chi phối lớn
nhất là cây nguồn mật. Hiệu quả kinh tế của người nuôi ong, năng suất mật
của đàn ong phụ thuộc chủ yếu vào trữ lượng mật từ cây nguồn mật. Mỗi loại
cây nguồn mật có trữ lượng mật khác nhau và nó phụ thuộc vào đặc tính tiết
mật của loại cây đó cũng như diện tích và sự tập trung của loại cây nguồn mật
đó. Ong mật thu hoạch tất cả các loại dịch ngọt nhưng mật ong thì chủ yếu
8
được thu hoạch từ những loại cây nguồn mật, có loại cây nguồn mật tiết mật
từ lá, có loại tiết mật từ hoa. Loại cây nguồn mật lá chính của Việt Nam là
Cao su (mật từ Cao su lá già và Cao su lá non), Keo, Tràm. Số lượng loại cây
nguồn mật từ hoa rất đa dạng và phụ thuộc vào từng Vùng, từng tỉnh nhưng ở
Việt Nam thì chủ yếu là Cà phê, Điều, Nhãn, Vải, Chôm Chôm, Cỏ cúc áo,
Táo, Cỏ lào.
Mật ong khai thác được với trữ lượng lớn nhất và là nguồn mật xuất
khẩu chủ yếu từ cây Cao su, Cà phê và 3 năm trở lại đây còn có thêm mật từ
hoa Điều, Chôm chôm. Trong số 3 loại cây công nghiệp trên (Cao su, Cà phê,
Điều) thì diện tích Cao su là lớn nhất, năm 2009 cả nước có 674.200 hecta cây
Cao su, 537.000 hecta Cà phê và 398.100 hecta Điều. So với năm 1999 thì
diện tích của 3 loại cây nguồn mật chính của Việt Nam đều tăng, tỷ lệ tăng
diện tích cây Cao su là 41,4% (tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến
2009 đạt 6,12%/năm), Cà phê là 11% (tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm
1999 đến 2009 đạt 1,3%/năm) và Điều là 53,5% (tốc độ tăng trưởng bình
quân từ năm 1999 đến 2009 đạt 8,9%/năm). Các loại cây nguồn mật chính
đều có xu thế tăng về diện tích và hiện nay số lượng các loại cây nguồn mật
chính của Việt Nam cũng đang tăng lên. Ngoài nguồn mật Cao su, Cà phê,
Nhãn chủ yếu trước đây, đến nay các cây Keo, Tràm, Vải, Chôm Chôm, Mè
đã trở thành nguồn mật lớn. Sự tăng trưởng về diện tích và số lượng các loại
cây nguồn mật chính là tiềm năng cả về năng suất cũng như sản lượng mật
khai thác của ngành ong Việt Nam.
Cây nguồn mật lá không có phấn, cây nguồn mật hoa thì ong vừa khai
thác được mật, vừa thu hoạch được phấn. Trong nghề nuôi ong mật ong là sản
phẩm khai thác chính nhưng phấn hoa lại vô cùng quan trọng vì nó liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của người nuôi ong. Một số loại cây không cho
mật như Ngô, Lúa, Trinh nữ nhưng lại là những cây trồng rất quan trong nghề
nuôi ong vì nó cung cấp phấn hoa cho đàn ong phát triển.
Tiền Giang là 1 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cây nguồn mật nở
hoa gần như quanh năm nên tại đây 1 năm có thể khai thác mật tới trên 10
tháng. Tuy nhiên do chủ yếu là cây nguồn mật và lượng phấn rất ít, hơn nữa
lại khai thác mật quanh năm nên người nuôi ong ở đây phải cho ăn thức ăn
thay thế phấn hoa định kỳ 1 tuần 1 lần với lượng khoảng 1 kg cho 5 đàn.
Các tỉnh như Đồng Nai, Đắc Lắc việc cho ong ăn thức ăn bổ sung thay
thế phấn hoa chỉ trong vụ mật khai thác Cao su do cây Cao su cho mật lá.
9
Trước đây nghề nuôi ong của Sơn La không phải cho ăn thức ăn bổ sung
thay thế phấn hoa mà thậm trí còn thu hoạch được phấn hoa do cây nguồn
phấn vùng này rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay do có thêm vụ mật Keo nên nhìn
chung để khai thác được mật và tránh ong bị suy giảm mạnh thì người nuôi
ong phía Bắc hiện nay phải cho ăn thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa trong
thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 khi khai thác mật từ cây Keo.
Thức ăn bố sung thay thế phấn hoa thành phần chính là bột đậu nành có
trộn thêm với phấn hoa tự nhiên do người nuôi ong tự làm ra, tuy nhiên khu
vực phía Nam hiện nay có 1 số công ty sản xuất loại thức ăn này đóng bao sẵn
và người nuôi ong chỉ cần trộn cho ong ăn.
Kết quả điều tra về cây nguồn mật, phấn ở các tỉnh được trình bày trong
các bảng từ 1 đến 5.
Bảng 1. Cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên
Loại cây
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ %
Khả năng cho
mật/phấn
Thời vụ
nở hoa
Cây ăn quả 1.472
Vải nhỡ, vải thiều 46 3,1 +++/+ T2 – T3.
Nhãn 618 42,0 +++/+ T4
Táo 178 12,1 +++/+ T9-T10
Cam,chanh,bưởi 560 38,0 +/++ T2-T3
Xoài 10 0,7 +/+ T2-T3
Khác… 60 4,1 +/+ T2- T4
Cây nông nghiệp 2.1020
Lúa 2 vụ 16.720 79,5 -/++ T3,4,8,9
Ngô 3.500 16,7 -/+++ T3,4,8,9,11
Vừng 50 0,2 +++/+ T6,7
Bầu bí, dưa chuột 500 2,4 +/++ T3,4,5,6
Cây khác… 250 1,2 +/+ Cả năm
Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - không có
+ Với tỉnh Hưng Yên loại cây nguồn mật chính là cây Nhãn và cây Vải.
Ngoài ra các loại cây nguồn phấn khác cũng rất rồi rào như Lúa, Ngô các loại
cây nguồn hoa (có cả mật và phấn nhưng lượng chỉ đủ cho ong phát triển) như
Cam, Chanh, Bười, Bầu bí…
Hưng Yên là tỉnh đồng bằng nên loại cây nguồn hoa chính ít đa dạng và
chủ yếu chỉ có nhóm cây ăn quả và cây nông nghiệp. Nuôi ong ở Hưng Yên
có 2 thời điểm thuận lợi là từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10.
Vụ mật khai thác chính của Hưng Yên là Nhãn, Vải trong tháng 4 và vụ mật
phụ cuối tháng 9 (vụ mật Táo). Nhìn chung với loại cây nguồn mật như tỉnh
10
Hưng Yên thích hợp với nghề nuôi ong nội và nuôi ong di chuyển theo nguồn
hoa.
Hưng Yên là tỉnh có loại mật đặc sản là mật Nhãn với trữ lượng mật ong
khai thác từ cây này được đánh giá là lớn nhất cả nước và hương vị mật ong
cũng tốt nhất. Số liệu điều tra trong bảng 1 chúng tôi chỉ thống kê được từ
phòng nông nghiệp của 2 huyện Tiên Lữ và Khoái Châu.
Biểu đồ 1. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên
Biểu đồ 2. Tỷ lệ diện tích các loại cây
ăn quả của Hưng Yên
Biểu đồ 3. Tỷ lệ diện tích các loại cây
Nông nghiệp của Hưng Yên
+ Sơn La là 1 tỉnh miền núi phía Bắc, rừng tự nhiên rất phong phú các loại
cây nguồn mật phấn và được đánh giá là thuận lợi cho nghề nuôi ong nhất ở
phía Bắc, đặc biệt là khu vực huyện Mộc Châu, hàng năm người nuôi ong của
các tỉnh phía Bắc thường chuyển ong về Sơn La (huyện Mộc Châu) để dưỡng
ong vào các tháng vụ Hè-Thu. Ở đây có loại mật đặc sản từ hoa Cúc áo, ngoài
11
ra Sơn La còn có những loại cây nguồn mật khác như Nhãn (tập trung nhiều ở
Sông Mã), Vải, Cỏ lào và hiện nay còn có cả mật Keo, Cà phê…
Vụ mật chính của Sơn La từ tháng 3-4 và tháng 10-12. Sơn La còn là
tỉnh có sản lượng phấn khai thác rất lớn và lớn nhất trong 5 tỉnh điều tra. Loại
cây có thể khai thác được cả mật và phấn là cây Đơn kim (hay gọi là Cỏ Cúc
áo hoặc), do tập quán canh tác trên đất dốc (vùng đồi núi) nên ở đây cũng
khai thác được sản lượng lớn phấn Ngô (từ tháng 8-9).
Bảng 2. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Sơn La
Loại cây
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ %
Khả năng cho
mật/phấn
Thời vụ nở
hoa
Cây ăn quả 20.942
Vải 667 3,18 +++/+ T3 – T4.
Nhãn 13.204 63,05 +++/+ T4-T5
Xoài 4.350 20,77 +/+ T2-T3
Khác… 2721 12,99 +/+ Cả năm
Cây công nghiệp 28.100
Cà phê 3.600 12,81 +++/++ T11-T1
Cao su 20.000 71,17 +++/- T2-T4
Chè 4.500 16,01 +/+ T10-12
Cây lâm nghiệp 1.035.000
Keo các loại 1.035.000 100,00 ++/+
T3-7 (mật)
T9-11 (phấn)
Cây nông nghiệp 177.000
Lúa 45.000 25,42 -/++ T3,4,8,9
Ngô 132.000 74,58 -/+++ T3,4,8,9,11
Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có
Biểu đồ 4. Diện tích các loại cây nguồn
mật, phấn chính của Sơn La
Biểu đồ 5. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn
quả của Sơn La
12
Biểu đồ 6. Tỷ lệ diện tích các loại cây
công nghiệp của Sơn La
Biểu đồ 7. Tỷ lệ diện tích các loại cây
nông nghiệp của Sơn La
+ Đắc Lắc là tỉnh Tây Nguyên nên rất đa dạng về loại cây nguồn mật, cây
nguồn phấn. Đắc Lắc là tỉnh được đánh giá là có khả năng nuôi ong quanh
năm nhưng mùa vụ thuận lợi nhất cho nuôi ong từ tháng 9 đến tháng 4 năm
sau. Trước đây tỉnh này và Gia Lai được coi là những tỉnh thuận lợi nhất với
nghề nuôi ong của khu vực phía Nam. Vụ khai thác mật chính của tỉnh này từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cây nguồn mật chính của Đắc Lắc là Cà phê
và Cao Su.
Bảng 3. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Đắc Lắc
Loại cây
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ %
Khả năng cho
mật/phấn
Thời vụ
nở hoa
Cây ăn quả 3.589
Nhãn 230 6,4 +++/+ T3-T6
Cam, chanh, bưởi 504 14,0 +/++ T2-T4
Chôm chôm 290 8,1 +++/+ T3-T5
Xoài 593 16,5 +/+ T2-T3
Dừa 87 2,4 +/+ Cả năm
Khác… 1885 52,5 +/+ Cả năm
Cây công nghiệp 243.568
Cà phê 181.960 74,7 +++/++ T11-T1
Cao su 25.124 10,3 +++/- T2-T4
Điều 36.421 15,0 ++/+ T10-T12
Chè 63 0,03 +/+
Cây nông nghiệp 249.449
Lúa 127.616 51,2 -/++ T3,4,8,9
Ngô 121.833 48,8 -/+++ T3,4,8,9,11
Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có
13
Biểu đồ 10. Tỷ lệ diện tích các loại cây
công nghiệp của Đắc Lắc
Biểu đồ 11. Tỷ lệ diện tích các loại cây
nông nghiệp của Đắc Lắc
+ Tiền Giang là tỉnh trung tâm của nghề nuôi ong trong khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long. Ở đây chủng loại cây nguồn mật rất đa dạng và thời gian khai
thác mật của người nuôi ong đến trên 10 tháng/năm. Hiện nay người nuôi ong
của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền đông Nam bộ thường chuyển ong về
tỉnh này và các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu long để dưỡng ong trong
các vụ khó khăn, vụ nhân đàn hoặc để khai thác Nhãn.
Biểu đồ 8. Diện tích các loại cây nguồn
mật, phấn chính của Đắc Lắc
Biểu đồ 9. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn
quả của Đắc Lắc
14
Bảng 4. Cây nguồn mật chính của tỉnh Tiền Giang
Loại cây
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ %
Khả năng cho
mật/phấn
Thời vụ nở hoa
Cây ăn quả 8.352
Nhãn 1.654 19,80 +++/+ T3-T6
Táo 62 0,74 +++/+ T8-T10
Cam,chanh,bưởi 3.865 46,28 +/++ T2-T4
Chôm chôm 10 0,12 ++/+ T3-T5
Xoài 304 3,64 +/+ T2-T3
Dừa 1.002 12,00 ++/+ Cả năm
Khác… 1455 17,42 +/+ Cả năm
Cây lâm nghiệp 1.809
Tràm 9 0,50 ++/- T1-T4
Khác:Sú,vẹt,đước… 1.800 99,50 ++/++ T5-7
Cây nông nghiệp 254.474
Lúa 246.428 96,84 -/++ T3,4,8,9
Ngô 4.678 1,84 -/+++ T3,4,8,9,11
Bầu bí, dưa chuột 3.070 1,21 +/++ Cả năm
Khác… 298 0,12 +/+ Cả năm
Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có
Biểu đồ 12. Diện tích các loại cây nguồn
mật, phấn chính của Tiền Giang
Biểu đồ 13. Tỷ lệ diện tích các loại cây
nông nghiệp của Tiền Giang
15
Biểu đồ 14. Tỷ lệ diện tích các loại cây
lâm nghiệp của Tiền Giang
Biểu đồ 15. Tỷ lệ diện tích các loại cây
nông nghiệp của Tiền Giang
- Trong số các tỉnh miền đông Nam bộ thì Đồng Nai là 1 tỉnh trung tâm nằm
trong khu vực rất thuận lợi cho nghề nuôi ong với các vùng trồng Cao su, Cà
phê, Điều, Chôm chôm tập trung quy mô lớn.
Đồng Nai là tỉnh rất thuận lợi cho nghề nuôi ong chuyên nghiệp với số
lượng đàn lớn do cây nguồn hoa quy mô lớn và tập trung như Cà phê, Cao su,
Điều…
Bảng 5. Cây nguồn mật chính của tỉnh Đồng Nai
Loại cây
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ %
Khả năng cho
mật/phấn
Thời vụ nở hoa
Cây ăn quả 34.382
Nhãn 998 2,90 +++/+ T3-T6
Cam,chanh,bưởi 6.576 19,13 +/++ T2-T4
Chôm chôm 11.320 32,92 +++/+ T3-T5
Xoài 7.798 22,68 +/+ T2-T3
Dừa 490 1,43 ++/+ Cả năm
Khác… 7.200 20,94 +/+ Cả năm
Cây công nghiệp 125.200
Cà phê 17.800 14,22 +++/++ T11-T1
Cao su 42.800 34,19 +++/- T2-T4
Điều 64.600 51,60 ++/+ T10-T12
Cây lâm nghiệp 26.040
Keo các loại 25.000 96,00 ++/- Cả năm
Cây rừng 1.040,49 4 +/+ Cả năm
Cây nông nghiệp 130.228
Lúa 73.076 56,11 -/++ T3,4,8,9
Ngô 56.209 43,16 -/+++ T3,4,8,9,11
Vừng 273 0,21 +++/+ T7-T8
Bầu bí, dưa chuột 40 0,03 +/++ Cả năm
Khác… 630 0,48 +/+ Cả năm
Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có
16
Trong khu vực miền đông Nam bộ thì Đồng Nai là tỉnh thuận lợi nhất
cho nghề nuôi ong vì tỉnh này thuận lợi cho ong phát triển quanh năm và có
thể khai thác mật với thời gian dài hơn các tỉnh khác do có thêm các vụ mật từ
Chôm chôm và Nhãn và Điều.
Biểu đồ 18. Tỷ lệ diện tích các loại cây
công nghiệp của Đồng Nai
Biểu đồ 19. Tỷ lệ diện tích các loại cây
nông nghiệp của Đồng Nai
Đánh giá về trữ lượng cây nguồn mật và sản lượng mật thực tế cũng như
tiềm năng của 1 loại cây nguồn mật, phấn là rất khó vì phải căn cứ vào diện
tích, mật độ, tuổi cây, lượng mật (hoặc phấn) của 1 cây, thời gian cho mật
(hoặc phấn) trong năm. Hơn nữa, việc tiết mật của hoa và lá phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, tập quán canh tác, chất đất, giống cây của từng vùng, khu vực cụ
thể do vậy cùng là 1 loại cây nguồn mật nhưng ở khu vực này thì tiết mật với
trữ lượng lớn nhưng khu vực khác lại không có mật, cùng 1 loại cây (như Cao
su) nhưng có giốn không có mật. Ngoài ra, nghề nuôi ong là nghề di chuyển
theo nguồn hoa do vậy việc đánh giá trữ lượng cây nguồn mật dựa vào sản
lượng khai thác 1 loại cây của 1 tỉnh là rất khó vì người nuôi ong của tỉnh này
nhưng lại chuyển ong đến khai thác mật ở tỉnh khác.
Biểu đồ 16. Diện tích các loại cây nguồn
mật, phấn chính của Đồng Nai
Biểu đồ 17. Tỷ lệ diện tích các loại cây
ăn quả của Đồng Nai
17
2.3. Số lượng đàn ong và số người nuôi ong
2.3.1. Số lượng đàn ong
Số liệu về số đàn ong của cả nước và các tỉnh điều tra (theo Tổng cục
thống kê) được thể hiện trong bảng 6 và biểu đồ 20, qua đó cho thấy cả nước
đạt số đàn ong cao nhất năm 2007 với 864.222 đàn ong.
Trong 5 tỉnh điều tra thì Đắc Lắc luôn có số lượng đàn ong lớn nhất.
Tỉnh có số lượng đàn ong thấp nhất là Tiền Giang (những năm 2001, 2002,
2006) và tỉnh Hưng Yên (những năm 2003, 2005, 2007).
Bảng 6. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra và cả nước trong giai
đoạn 2001-2007
(Đơn vị: đàn ong)
Tỉnh
Năm Tốc độ
tăng
trưởng TB
(%/năm)
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Hưng Yên 3.742 3.686 3.692 3.924 4.232 12.882 336 -33,1
Sơn La 13.897 20.918 15.545 15.715 15.492 12.394 30.000 13,7
Đắc Lắc 35.000 86.000 161.000 142.989 156.492 160.851 177.627 31,1
Đồng Nai 24.500 29.300 40.178 58.067 66.349 60.248 78.403 21,4
Tiền Giang 1.618 3.070 7.991 5.197 5.870 3.134 4.626 19,1
Cả nước 277.251 386.335 592.222 672.352 689.508 678.987 864.222 20,9
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 20. Số lượng đàn ong mật của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai
đoạn 2001-2007
18
Tốc độ tăng trưởng bình quân về số đàn ong của cả nước giai đoạn 2001-
2007 đạt 20,9%/năm. Trong số 5 tỉnh điều tra thì tỉnh Đắc Lắc có tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt giá trị cao nhất (31,1%/năm) và thấp nhất là tỉnh Hưng
Yên (-33,1%/năm).
Số lượng đàn ong của các tỉnh có xu thế tăng trong giai đoạn 2001-2007,
chỉ duy nhất tỉnh Hưng Yên giảm mạnh năm 2007 mà không rõ nguyên nhân.
Trong số các tỉnh điều tra thì tỉnh Đồng Nai có số lượng đàn ong tăng
trưởng đều qua các năm từ 2001-2007.
Theo số liệu của Hội nuôi ong Việt Nam năm 2007 cả nước có khoảng
650 nghìn đàn ong ngoại (chiếm khoảng 75%), số còn lại là ong nội. Đắc Lắc
là tỉnh có số đàn ong cao nhất của cả nước.
Số liệu điều tra các tỉnh về số lượng đàn ong từ 2008-2010 được trình
bày trong bảng 7.
Bảng 7. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra từ 2008-2010
(Đơn vị: đàn ong)
Hội nuôi ong
các tỉnh
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ tăng
trưởng TB
(%/năm)
Hưng Yên 9.000 8.500 6.500 -15,02
Sơn La 22.000 25.000 30.000 16,77
Tiền Giang 50.000 60.000 75.000 22,47
Đồng Nai 120.000 210.000 170.000 19,02
Đắc Lắc 106.930 153.562 180.000 29,74
Qua bảng 7 cho thấy Tiền Giang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân
cao nhất (22,47%), thấp nhất là Hưng Yên (-15%). Năm 2010 tỉnh Đắc Lắc có
số đàn ong đạt cao nhất (180.000 đàn), thấp nhất là Hưng Yên (6.500 đàn).
Các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên có số lượng đàn ong cao hơn rất nhiều so
với các tỉnh phía Bắc trong số 5 tỉnh điều tra, Đắc Lắc và Đồng Nai (năm
2010) có số đàn gấp gần 30 lần Hưng Yên và gần 6 lần Sơn La.
Việc thống kê đầy đủ số lượng đàn ong của 1 tỉnh là rất khó do nghề
nuôi ong là nghề di chuyển theo nguồn hoa, người nuôi ong có thể ở tình này
nhưng nhưng lại thường xuyên đặt ong ở tỉnh khác, số liệu điều tra cũng khó
thống kê đầy đủ số đàn ong nuôi với quy mô hộ gia đình do vụ thuận lợi ong
phát triển nhưng vụ khó khăn có thể các hộ đó mất hết ong, hơn nữa ở cả 5
tỉnh điều tra các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có con số
thống kê về lĩnh vực chăn nuôi ong. Đối với nghề nuôi ong, số lượng đàn ong
19
biến động rất lớn ngay cả với trại ong vì đầu vụ nuôi dưỡng nhân đàn số
lượng đàn thường thấp nhưng đến vụ thuận lợi và vụ khai thác mật thì số
lượng đàn tăng cao hơn nhiều, vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện nguồn hoa,
khí hậu mỗi địa phương và kế hoạch đầu tư, phát triển của người nuôi ong.
2.3.2. Số người nuôi ong
Theo báo cáo của Hội nuôi ong Việt Nam, hiện nước ta có khoảng
26.000 người nuôi ong, có trên 20 công ty xuất khẩu, 12 hội ong địa phương,
các đơn vị này tập hợp trên 3000 người nuôi ong chuyên nghiệp.
Số liệu điều tra năm 2010 tại hội nuôi ong các tỉnh được trình bày trong biểu
đồ 21.
Biểu đồ 21. Số người nuôi ong thuộc hội ong của các tỉnh điều tra
Qua biểu đồ 21 cho thấy số lượng người nuôi ong chuyên nghiệp của hội
ong Đắc Lắc cao nhất, rồi đến Sơn La (đều trên 1500 người). Các tỉnh Hưng
Yên, Tiền Giang và Đồng Nai có số lượng dưới 300 người.
Trong ngành ong việc thống kê đầy đủ số người nuôi ong là rất khó vì
nuôi ong là nghề tự phát và người nuôi ong không đăng ký với bất cứ tổ chức
hay cơ quan nào, hơn nữa khi chúng tôi tiến hành điều tra thì lĩnh vực chăn
nuôi ong có nằm trong cơ cấu chăn nuôi của các Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn nhưng chưa được quan tâm do vậy số liệu về số người nuôi ong, số
đàn ong, sản lượng… không đầy đủ. Ngoài ra, nuôi ong di chuyển theo nguồn
hoa do vậy có những tỉnh (như Hưng Yên, Đắc Lắc, Đồng Nai) có thời điểm
số lượng đàn ong rất cao vào 1 vụ mật nào đó nhưng có lúc số lượng đàn ong
lại rất thấp khi vào vụ khó khăn. Có những người nuôi ong hộ khẩu của họ ở
tỉnh này nhưng lại nuôi ong và thường xuyên ở tỉnh khác.
20
2.4. Tổ chức, phương thức và kỹ thuật nuôi ong
2.4.1. Các phương thức nuôi ong
- Nuôi ong chuyên nghiệp: quy mô từ 150 đến 3.000 đàn, nuôi ong di
chuyển theo nguồn hoa.
- Nuôi ong bán chuyên nghiệp: qui mô từ 50-149 đàn ong/chủ trại, chủ
yếu đặt ong tại nhà nhưng di chuyển để khai thác mật trong một số vụ mật
chính hoặc khi nguồn hoa tại địa phương khan hiếm.
- Nuôi ong gia đình: quy mô từ 10 đến 49 đàn/hộ; thường nuôi ong nội
và đặt ong tại nhà rất ít di chuyển theo nguồn hoa.
- Nuôi ong theo sở thích: Có qui mô dưới 10 đàn, và nuôi tại chỗ, không
di chuyển.
- Săn mật ong từ các đàn ong mật hoang dã sống trong rừng.
Số liệu điều tra cho thấy 100% số người nuôi ong theo hình thức nuôi
ong di chuyển theo nguồn hoa để khai thác mật hoặc để dưỡng ong ở những
vùng có cây nguồn mật, phấn thuận lợi.
2.4.2. Quy mô chăn nuôi ong
Kết quả điều tra về quy mô nuôi ong được thể hiện trong bảng 8. Qua số
liệu bảng 8 cho thấy 1 trại ong nội hiện nay chỉ có quy mô dưới 130 đàn/trại
ong và những người nuôi ong này chủ yếu là nuôi ong bán chuyên nghiệp,
ngoài nuôi ong thì người nuôi ong còn tham gia vào sản xuất hoặc kinh doanh
lĩnh vực khác. Với ong ngoại thì quy mô trại ong của các tỉnh điều tra từ 150
đến gần 600 đàn.
Bảng 8. Số đàn ong (quy mô) trung bình của 1 trại ong
Tỉnh Giống ong nuôi
Số đàn ong (đàn)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Sơn La Ong ngoại 150,7 160,0 157,3
Hưng Yên Ong nội 134,1 142,2 126,8
Hưng Yên Ong ngoại 160,0 300,0 315,0
Đắc Lắc Ong ngoại 395,3 461,1 405,6
Đồng Nai Ong ngoại 340,5 349,5 339,5
Tiền Giang Ong ngoại 525,3 571,2 583,5
Tiền Giang Ong nội 191,7 56,7 38,7
Trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 số đàn ong của các trại ong nhìn
chung là tăng lên.
21
Trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 thì quy mô các trại ong đều có động
thái tăng dần về số đàn ong/trại ong. Nhìn chung người nuôi ong có xu hướng
tăng quy mô với giống ong ngoại.
Ở tất cả các tỉnh điều tra người nuôi ong đều di chuyển đàn ong đến
nguồn hoa thuận lợi để khai thác sản phẩm hoặc nuôi dương ong trung vụ khó
khăn. Ở miền Bắc người nuôi ong thường chuyển ong đến các địa điểm như
Bắc Giang, Hưng Yên hoặc Sông Mã (Sơn La) để khai thác Nhãn, Vải trong
tháng 3,4; đến Hòa Bình, Mộc Châu (Sơn La) để nuôi dưỡng ong từ tháng 5
đến tháng 10, khai thác mật Cúc áo từ tháng 10 đến tháng 11 và tại Yên Châu,
Sơn La hoặc Hòa Bình khai thác mật Cỏ lào tháng 12 đến tháng 2.
Cá tỉnh phía Nam có 1 vụ mật chính rất dài từ Cao su lá già, điều, Cao su
lá non, Cà phê, Chôm chôm và Nhãn từ cuối tháng 11 đến tháng tháng 5 tại
các tỉnh có nguồn hoa tập trung như Đồng Nai, Đắc Lắc, Gia Lai, Bình
Phước, Lâm Đồng. Vụ dưỡng ong người nuôi ong có thể chuyển ong đến các
vùng thuộc Đồng bằng sông Cửu long, Vũng tàu côn đảo, Phan thiết…. Riêng
các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long thì từ tháng 6 đến
tháng 10 người nuôi ong vẫn có thể khai thác được mật Nhãn, mật Tràm…
Vụ phấn hoa lớn nhất của phía Nam là vụ hoa Trinh nữ (tháng 10), khi đó
người nuôi ong chuyển ong đến các vùng nhiều trinh nữ để vừa phát triển đàn
ong, nhân đàn chuẩn bị cho vụ mật sắp tới và khai thác phấn tại Lâm Đồng,
Phan Thiết, Đồng Nai, Bình Phước, Vũng tàu côn đảo…
2.4.3. Trình độ kỹ thuật đang được áp dụng
Trong ngành ong những kỹ thuật cơ bản như đánh giá về sự phát triển
đàn ong, đánh giá mức độ cận huyết của giống ong đang nuôi và khả năng
phát hiện, điều trị bệnh là những kỹ thuật cơ bản thể hiện trình độ tay nghề
của người nuôi ong. Kết quả điều tra trong bảng 9.
22
Bảng 9. Năng lực quản lý trại ong và trình độ nuôi ong
Tỉnh
Tỷ lệ người
nuôi ong
theo dõi sức
đẻ trứng
trung bình
của ong
chúa (%)
Tỷ lệ
người
nuôi ong
theo dõi
tỷ lệ cận
huyết
(%)
Tỷ lệ người
nuôi ong biết
quản lý đàn
ong bằng
những kỹ
thuật đơn giản
(%)
Tỷ lệ
người
nuôi ong
biết tạo
chúa và
nhân đàn
ong (%)
Tỷ lệ người
nuôi ong
phát hiện
và điều trị
được bệnh,
dịch hại
ong (%)
Số lần
được tập
huấn/năm
(lần)
Sơn La 20,0 10,0 100,0 100,0 95,0 2,1
Hưng Yên 0 0 100,0 100,0 95,0 -
Đắc Lắc 45,0 0 95,0 100,0 95,0 2,5
Đồng Nai 0 0 100,0 100,0 100,0 1,6
Tiền Giang 0 0 100,0 100,0 100,0 1,9
Người nuôi ong của các tỉnh điều tra hàng năm đều được tập huấn về kỹ
thuật nuôi ong, phòng trị bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi do
Hội ong các tỉnh hoặc các công ty tổ chức, hoặc mời cán bộ kỹ thuật của
Trung tâm nghiêm cứu và Phát triển ong tập huấn. Số lần 1 người nuôi ong
được tập huấn kỹ thuật trung bình trên 1,5 đến 2,5 lần/năm.
Khi được hỏi về trình độ đánh giá sức đẻ trứng, tỷ lệ cận huyết của đàn
ong thì người nuôi ong của các tỉnh như Hưng Yên, Đồng Nai, Tiền Giang
hầu như không biết. Các tỉnh khác như Sơn La và Đắc Lắc tỷ lệ số người biết
cũng rất thấp.
Tuy nhiên ở tất cả các tỉnh điều tra người nuôi ong hầu như đều biết các
kỹ thuật đơn giản, cách tạo chúa, phát hiện và điều trị bệnh và ký sinh.
2.5. Dịch hại ong mật
Ong mật là côn trùng nên chúng bị rất nhiều loại dịch hại tấn công. Dịch
hại có thể tấn công trên các cấp ong trưởng thành, ấu trùng.
Với ong nội thì loại dịch hại chủ yếu là các bệnh Ấu trùng tuổi lớn, Ấu
trùng tuổi nhỏ, ỉa chảy, chết ong trưởng thành, côn trùng khác phá hại và bị
ngộ độc hóa học do thuốc bảo vệ thực vật.
Với ong ngoại loại dịch hại gây hại nặng nề nhất là ký sinh chí nhỏ.
Ngoài ra nó cũng bị các loại dịch hại khác tấn công như chí lớn, các bệnh với
ấu trùng, chết ong trưởng thành không rõ nguyên nhân và do nhiễm độc thuốc
bảo vệ thực vật, bị côn trùng khác phá hại…
Việc kiểm tra phát hiện bệnh dịch hại ong chủ yếu do người nuôi ong tự
kiểm tra và xác định nguyên nhân cũng nhưng tự đưa ra biện pháp điều trị.
Kết quả điều tra cả 5 tỉnh thấy 100% số người nuôi ong tự kiểm tra và tự mình
23
phát hiện các loại dịch bệnh hoặc ký sinh gây hại trên đàn ong, trại ong của
mình.
Khi đang ong đàn ong bị dịch, bệnh gây hại thì 100% số người nuôi ong
tự quyết định và đưa ra biện pháp điều trị. Hiện nay nghề nuôi ong chưa có sự
hỗ trợ của hệ thống thú y cơ sở trong việc phát hiện và điều trị dịch hại ong
mật.
2.5.1. Ngoại ký sinh hại ong mật
Kết quả điều tra về tình hình ngoại ký sinh và cách điều trị được thể hiện
từ bảng 10 đến bảng 12
Bảng 10. Tình hình nhiễm ký sinh Tropilaelaps mercedesae (Chí nhỏ)
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong bị
nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn
bị nhiễm
Mức độ nhiễm Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 100,0 39,4 60,0 - 40,0 Tháng 6-12
Hưng Yên 100,0 46,7 25,0 - 75,0 Cả năm
Đắc Lắc 95,0 52,4 76,5 5,9 17,6 Tháng 6-12
Đồng Nai 100,0 28,5 30,0 35,0 35,0 Cả năm
Tiền Giang 90,0 27,7 65,0 35,0 Cả năm
Bảng 11. Tình hình nhiễm ký sinh Varroa destructor (Chí lớn)
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong
bị nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn bị
nhiễm (%)
Mức độ nhiễm Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 80,0 39,4 25,0 37,5 37,5
Tháng 5-7 và
tháng 11,12
Hưng Yên 100,0 46,7 25,0 - 75,0 Cả năm
Đắc Lắc 95,0 52,4 43,8 56,3
Tháng 5-7 và
tháng 11,12
Đồng Nai 80,0 28,5 15,0 15,0 70,0 Cả năm
Tiền Giang 80,0 27,7 - Cả năm
Chí nhỏ là loại ký sinh chỉ gây hại trên nhộng ong còn chí lớn không chỉ
gây hại trên nhộng ong mà cả trên ong trưởng thành. Khi đàn ong bị nhiễm
chí và đặc biệt là nhộng bị nhiễm chí thì đàn ong trưởng thành nở ra bị các
loại khuyết tật như thân hình nhỏ, què chân, xoăn cánh…
Chí nhỏ là loại ký sinh trên nhộng ong và do vậy đàn ong nếu không có
nhộng thì chí sẽ không thể tồn tại được. Các kết quả nghiên cứu khoa học cho
thấy đàn ong nếu khuyết nhộng trên 2 ngày thì sẽ tiêu diệt được chí nhỏ.
Chính vì nguyên nhân này nên người nuôi ong áp dụng biện pháp như loại bỏ
cầu nhộng, nhốt hoặc thay chúa để đàn ong khuyết nhộng.
24
Bảng 12.Các biện pháp điều trị ký sinh (chí nhỏ và chí lớn)
Tỉnh
Biện pháp hóa học Kỹ thuật
Tỷ lệ trại ong
áp dụng biện
pháp kỹ thuật
kết hợp hóa
chất (%)
Tỷ lệ trại
ong dùng
thuốc
Manpu (%)
Dùng axít hữu cơ, tinh
dầu thực vật
Tỷ lệ
áp
dụng
(%)
Biện phápTỷ lệ áp
dụng
(%)
Loại hóa chất
Sơn la 55 35 Focmic 10
Thay chúa,
loại bỏ cầu
nhộng
80
Hưng Yên 0 75 Formic +Tràm 25 Thay chúa 50
Đắc Lắc 0 90 Formic 10 0
Tiền Giang 0 94 Formic + Tràm 6
Thay chúa,
chuyển
điểm
47
Đồng Nai 15 85
Formic+Tràm,
Long Não
0 100
Với các loại ký sinh, người nuôi ong hiện nay chủ yếu dựa vào các loại
hóa chất để điều trị như axit focmic, tinh dầu thực vật hoặc thuốc Manpu
(thành phần chính là chất Fluvalilate) của Trung Quốc. Người nuôi ong ở các
tỉnh điều tra phía Nam không dùng thuốc Manpu của Trung Quốc để điều trị
ký sinh mà họ chỉ dùng các loại axít hữu cơ và tinh dầu thực vật. Sơn La có
tới 55% số người nuôi ong vẫn sử dụng loại thuôc Manpu này. Khi đàn ong bị
nhiễm kỹ sinh nhìn chung người nuôi ong phối hợp cả biện pháp kỹ thuật như
thay chúa, nhốt chúa, loại bỏ cầu nhộng với biện pháp hóa học để điều trị. Tỷ
lệ người áp dụng đơn lẻ biện pháp kỹ thuật rất ít (0-25%). Người nuôi ong ở
Đắc Lắc chủ yếu dùng axít hữu cơ để diệt 2 loại ký sinh này.
2.5.2. Ngộ độc hóa học
Ngộ độc hóa học chủ yếu ở ong là ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.
Ong bị nhiễm độc thuốc hóa học và bệnh do thuốc thì người nuôi ong
phải chuyển đàn ong đi vùng khác.
Với các tỉnh Hưng Yên, Tiền Giang và Đồng Nai thì vấn đề thuốc bảo
vệ thực vật gây chết ong đang là thiệt hại rất lớn mà họ không thể giải quyết
được vì ong thường bị ngộ độc vào đúng các vụ mật chính trong năm. Hiên
nay loại thuốc bảo vệ thực vật nội hấp đang là nguy cơ gây thiệt hại lớn nhất
đến sự phát triển đàn ong ở các tỉnh như Tiền Giang, Đồng Nai. Với loại
thuốc nội hấp thời gian phân hủy chậm sẽ còn tồn dư trong mật ong và phấn
25
hoa, mức độ nhẹ có thể không gây chết đàn ong nhưng sẽ làm giảm sức sống
của ong do vậy đàn ong sẽ lụi dần hoặc không thể phát triển được.
Bảng 13. Tình hình ong chết do ngộ độc thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực
vật
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong
bị nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn bị
nhiễm (%)
Mức độ nhiễm Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 85,0 23,6 5,9 58,8 35,3 Cả năm
Hưng Yên 100,0 66,3 47,1 29,4 23,5
Tháng 2-4;
tháng 9-12
Đắc Lắc 60,0 20,6 28,6 - 71,4 Cả năm
Đồng Nai 80,0 47,9 66,7 - 33,3 Tháng 4-12
Tiền Giang 100,0 56,3 61,1 - 38,9
Tháng 2-4;
tháng 9-12
Ở các tỉnh như Hưng Yên và Tiền Giang người nông dân sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật bừa bãi không theo chỉ dẫn, họ phun thuốc ngay cả khi cây
trồng và cây ăn quả đang ra hoa, tung phấn nên gây hại rất lớn đến ngành
chăn nuôi ong.
2.5.3. Bệnh gây hại với ấu trùng
Với cả ong nội và ong ngoại đều bị bệnh gây hại trên ấu trùng, ở Việt
Nam 2 bệnh chủ yếu gây hại với ấu trùng ong mật là bệnh ấu trùng tuổi lớn
(hay ấu trùng túi) và ấu trùng tuổi nhỏ (hay thối ấu trùng châu Âu). Hiện nay
cả ong ngoại và ong nội đểu bị bệnh ấu trùng tuổi lớn gây hại nặng.
Bảng 14. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi lớn
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong bị
nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn bị
nhiễm (%)
Mức độ nhiễm Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 75,0 32,0 53,3 13,3 33,3
Tháng 10-
tháng 3
Hưng Yên 100,0 20,0 33,3 33,3 33,3 Cả năm
Đắc Lắc 80,0 38,0 69,2 - 30,8
Tháng 10-
tháng 3
Đồng Nai 35,0 8,0 33,3 - 66,7 Tháng 7-12
Tiền Giang 10,0 15,0 - 50,0 50,0 Tháng 5-10
Người nuôi ong đều biết bệnh ấu trùng tuổi lớn do virus gây ra nên họ
chủ yếu dùng biện pháp kỹ thuật như thay chúa, nhốt chúa, loại bỏ cầu bệnh
để điều trị bệnh này. Tất cả người nuôi ong đều không sử dụng biện pháp hóa
học (như thuốc hoặc các loại kháng sinh) để điều trị bệnh này vì họ đều biết
sẽ không có tác dụng.
26
Bảng 15. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi nhỏ
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong
bị nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn
bị nhiễm
(%)
Mức độ nhiễm
Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 40,0 23,8 25,0 50,0 25,0 Tháng 6-12
Hưng Yên 93,8 18,8 42,9 21,4 35,7 cả năm
Đắc Lắc 55,0 25,0 22,2 - 77,8 Tháng 3-4
Đồng Nai 15,0 9,3 - - - Tháng 5-10
Tiền Giang 5,0 10,0 - - - Tháng 1-2
Bệnh ấu trùng tuổi nhỏ thường gây hại cho ong nội nặng hơn ong ngoại.
Bảng 16.Các biện pháp điều trị bệnh ấu trùng tuổi nhỏ
Tỉnh
Dùng thuốc kháng sinh Biện pháp kỹ thuật Biện pháp
kỹ thuật
kết hợp
kháng
sinh (%)
Tỷ lệ áp
dụng
(%)
Loại kháng
sinh
Tỷ lệ
áp
dụng
(%)
Biện pháp
Sơn la 25 Kanamicine 75
Nuôi đàn ong đông
quân, thay chúa (nhốt
chúa), loại bỏ cầu bệnh
30
Hưng Yên 88
Kana.,
Strepto.,
Peni.
12
Loại bỏ cầu bệnh, thay
chúa, chuyển nguồn
hoa
100
Đắc Lắc 0 - 100
Nuôi đàn ong mạnh, rũ
bỏ cầu bệnh, thay chúa,
-chuyển nguồn hoa
-
Tiền Giang 0 - 100 nt -
Đồng Nai 0 - 100 nt -
Với bệnh ấu trùng tuổi nhỏ thì người nuôi ong các tỉnh phía bắc phần lớn
là sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Kanamicine, Streptomicine,
Penicinine, Tetramicine để điều trị và thậm trí 1 số người nuôi ong nội còn
cho ăn phòng. Tuy nhiên nhiều người nuôi ong, đặc biết khu vực phía Nam
không sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh này mà họ dùng biện pháp kỹ
thuật như loại bỏ cầu bệnh cho đàn ong đông quân, thay chúa, chuyển điểm
để điều trị bệnh vì mật ong của họ chủ yếu bán cho các công ty xuất khẩu mật
nên nếu mật có tồn dự kháng sinh sẽ bị trả lại hoặc bị phạt do thiệt hai gây ra,
hơn nữa với các hội ong khu vực phía Nam họ còn có cam kết về chất lượng
mật ong với từng người nuôi ong trong hội (như Đồng Nai, Tiền Giang). Do
thiếu thông tin về tồn dư kháng sinh có hại cho người tiêu dùng nên người
nuôi ong phía Bắc vẫn lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị loại bệnh này vì
27
việc bán mật ong cho thị trường tiêu thụ nội địa chưa có cơ quan nào giám sát
hoặc kiểm định.
2.5.4. Bệnh gây hại với ong trưởng thành
Ong trưởng thành ngoài việc bị ký sinh gây hại (Varroa destructror, hay
chí lớn) thì còn bị rất nhiều loại dịch hại khác như ngộ độc hóa học (do thuốc
bảo vệ thực vật là chủ yếu) và bị các bệnh do vi sinh vật gây ra như các loại
virus, vi khuẩn, nấm, Nosema spp., côn trùng hại ong… Kết quả điều tra về
các bệnh hại gây hại với ong trưởng thành được trình bày trong các bảng từ
17 đến bảng 19.
Bảng 17. Tình hình đàn ong bị chết ong trưởng thành không rõ nguyên
nhân
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong
bị nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn bị
nhiễm (%)
Mức độ nhiễm Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 75,0 60,9 53,3 - 46,7 Tháng 10-12
Hưng Yên
100,0 43,6 62,5 12,5 25,0
Tháng 1-5;
Tháng 10-12
Đắc Lắc 60,0 27,1 - 10,0 90,0 Tháng 10-12
Đồng Nai 80,0 18,8 20,0 20,0 60,0 Tháng 4-12
Tiền Giang 0,0 0,0 - - - -
Hiện nay người nuôi ong chưa có cách nào để điều trị bệnh này, biện
pháp mà họ áp dụng là thay chúa những đàn ong bị bệnh hoặc chuyển ong đến
địa điểm mới, nguồn hoa mới.
Bảng 18. Tình hình nhiễm bệnh Nosema spp.
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong
bị nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn bị
nhiễm (%)
Mức độ nhiễm Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 45,0 34,4 33,3 - 66,7 Tháng 9-2
Hưng Yên 20,0 1500,0 50,0 50,0 -
tháng 3-4;
tháng 12-1
Đắc Lắc 70,0 40,3 40,0 - 60,0 Tháng 9-2
Đồng Nai 75,0 44,5 50,0 50,0 tháng 11-3
Tiền Giang 55,0 44,2 18,2 36,4 45,5 Tháng 9-10
Nosema là loại bệnh gây hại trên ong thợ trưởng thành ở lứa tuổi đi khai
thác mật, khi bị bệnh người nuôi ong hầu như không biết cách điều trị, có
người thì cho ong ăn nước gừng… với hy vọng bệnh sẽ khỏi, nhiều người khi
trại ong của họ bị bệnh nặng họ chỉ biết thay chúa hoặc chuyển điểm đến
nguồn hoa mới.
28
Côn trùng phá hại ong chủ yếu là các loại ong bò vẽ, ong đất, Sơn La và
Đắc Lắc là bị phá hại nhiều. Người nuôi ong chỉ biết dùng vợt để tiêu diệt
chúng khi chúng đến tấn công đàn ong.
Bảng 19. Tình hình đàn ong bị các loại côn trùng khác phá hại (chủ yếu
là các loài ong đất, ong bò vẽ)
Tỉnh
Tỷ lệ trại ong
bị nhiễm (%)
Tỷ lệ đàn bị
nhiễm (%)
Mức độ nhiễm Thời gian
nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%)
Sơn La 75,0 16,0 6,7 26,7 66,7 Tháng 5-8
Hưng Yên - - - - - -
Đắc Lắc 80,0 18,1 9,1 - 90,9 Tháng 6-10
Đồng Nai - - - - - -
Tiền Giang - - - - - -
2.6. Chất lượng giống ong và cơ cấu giống trong sản xuất
2.6.1. Chất lượng giống
Giống ong được nuôi ở Việt Nam là ong ngoại và ong nội. Giống ong
ngoại yêu cầu nguồn hoa lớn, tập trung thích hợp với nghề nuôi ong chuyên
nghiệp, vận chuyển theo nguồn hoa do giống này cần đầu tư lớn (đầu tư về
đường cho ăn trong vụ nuôi dưỡng và chi phí vận chuyển theo nguồn hoa).
Giống ong nội thích hợp với nguồn hoa rải rác, ít tập trung nên phù hợp
với nuôi ong quy mô nhỏ (hộ gia đình, nuôi ong tại chỗ không di chuyển),
giống này cho năng suất thấp nhưng đầu tư ít hơn so với ong ngoại.
Kết quả đánh giá về chất lượng giống ong được trình bày trong bảng 20.
Bảng 20. Chất lượng giống ong
Tỉnh Giống ong
Sức đẻ trứng
(trứng/ngày đêm)
Thế đàn
(Cầu/đàn)
Tỷ lệ cận huyết
(%)
Hệ số nhân
đàn/năm
Sơn La Ong ngoại 887 7,8 9,4 1,6
Hưng Yên Ong nội 510 3,4 7,8 2,3
Hưng Yên Ong ngoại 853 7,5 8,6 1,5
Đắc Lắc Ong ngoại 926 7,2 6,2 2,6
Đồng Nai Ong ngoại 978 7,4 6,0 4,5
Tiền Giang Ong ngoại 1.067 8,7 7,3 1,3
Tiền Giang Ong nội 536 3,8 8,4 2,6
Với giống ong ngoại thấy sức đẻ trứng trung bình của ong chúa cao hơn
nhiều so với ong nội do vậy thế đàn của giống ong ngoại thường gấp hơn 2
lần so với ong nội. Sức đẻ trứng trung bình của ong chúa ong ngoại của các
tỉnh điều tra đều đạt trên 850 trứng/ngày đêm trong khi của ong nội dưới 550
29
trứng/ngày đêm. Thế đàn ong ngoại đều đạt trên 7 cầu/đàn nhưng của ong nội
không vượt quá 4 cầu/đàn.
Hệ số nhân đàn thể hiện khả năng tăng số đàn so với số đàn đầu kỳ và nó
phụ thuộc vào điều kiện nguồn hoa, khí hậu thời tiết, trình độ kỹ thuật của
người nuôi ong và khả năng đầu tư của người nuôi ong. Trong các tỉnh điều
tra thì Đồng Nai là tỉnh có hệ số nhân đàn cao nhất (đạt 4,5 đàn từ 1 đàn đầu
kỳ) và thấp nhất là Tiền Giang (chỉ tăng thêm khoảng 30% số đàn so với đầu
kỳ). Hệ số nhân đàn với Ong nội của 2 tỉnh Hưng Yên và Tiền Giang từ 2,3
đến 2,6 lần.
Kết quả theo dõi về tỷ lệ cận huyết thấy giống ong nội có tỷ lệ cận huyết
từ 7,8-8,4% và giống ong ngoại từ 6 đến 9,4%. Nếu tỷ lệ cận huyết của giống
ong trên 8,3% thì được coi là giống ong bị cận huyết nặng. Như vậy các tỉnh
Sơn La, Hưng Yên giống ong ngoại đang nuôi không đảm bảo về chất lượng
con giống. Các tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai và Tiền Giang người nuôi ong quan
tâm đến chất lượng con giống nhiều hơn do họ thường xuyên trao đổi ong
chúa giữa các vùng. Năm 2001 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong triển
khai dự án “Giống ong mật chất lượng cao” đã nhập 1 số giống từ các nước
Đức, Áo, Niu-dilân và đưa thử nghiệm ở các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và do
đó đây cũng là nguyên nhân làm tươi máu cho giống ong của các tỉnh khu vực
phía Nam, ngoài cải thiện về năng suất giống ong nhập về đã làm giảm tỷ lệ
cận huyết cho giống ong ngoại tại các tỉnh phía Nam. Ngoài ra còn một
nguyên nhân khác là một số người nuôi ong các tỉnh phía Nam đã nhập chúa
lậu từ các nước như Pháp, Trung Quốc…vào Việt Nam nên cũng làm cho tỷ
lệ cận huyết giảm. Việc nhập lậu ong giống là hành vi vi phạm pháp luật vì nó
có thể kéo theo hậu quả là đem cả những loại bệnh, dịch hại mà nước ta chưa
có vì ong nhập về không qua kiểm dịch và cách ly theo dõi. Một bài học cho
ngành ong Việt Nam những năm 1980 khi chúng ta nhập những đàn ong nội
của Trung Quốc và mang theo bệnh Ấu trùng tuổi lớn và làm cho nghề nuôi
ong nội của phía Bắc gần như bị xóa sổ và phải mất hơn 10 năm sau mới phục
hồi lại.
Trong 3 năm trở lại đây loại dịch hại phá hại ong rất nặng là loài chí nhỏ
(Tropilaelaps) và trại ong nào cũng đều bị nhiễm loại ký sinh này, cuối năm
2007 và năm 2008 các trại ong ngoại của khu vực phía Nam bị nhiễm nặng cả
với bệnh Ấu trùng tuổi lớn. Trước đây 2 loại dịch hại này với ong ngoại
không phải là dịch hại chính thì nay nó lại là vấn đề lớn với người nuôi ong.
Trong rất nhiều nguyên nhân như sự biến đổi khí hậu, sự lan truyền mạnh do
30
mật độ quần thể tăng tại 1 khu vực… nhưng nguyên nhân có thể là do việc
nhập lậu những giống ong từ các nước mà các loại dịch bệnh trên không có do
vậy giống ong đó không có khả năng kháng lại với những loại dịch bệnh mới
như chí nhỏ và bệnh Ấu trùng tuổi lớn. Việc nhập giống không qua theo dõi
thích nghi sẽ là nguy cơ khiến cho một số loại dịch hại đang là thứ yếu trở lên
vô cùng nguy hại và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của 1 ngành cũng như
hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Người nuôi ong của các tỉnh điều tra có kiến thức không cao về làm
giống, 100% số người được hỏi chỉ biết chọn những đàn tốt để làm chúa chứ
họ không hề chủ động tạo ong đực. Theo quy luật sinh học thì những đàn ong
năng suất không cao, sớm chia đàn tự nhiên lại thường hay sinh ra nhiều ong
đực và sinh ra ong đực sớm hơn các đàn giống chất lượng tốt và như vậy nếu
người nuôi ong không chọn những đàn tốt để chủ động tạo ong đực và loại bỏ
ong đực từ những đàn chất lượng kém thì dù ong chúa được tạo ra từ những
đàn tốt thì cũng chỉ đảm bảo tốt được 1 nửa và thế hệ sau ngoài vấn đề cận
huyết tăng thì năng suất và khả năng kháng bệnh cũng sẽ giảm (do ong chúa
và ong đực giao phối ngoài không trung nên không thể kiểm soát được).
2.6.2. Cơ cấu giống trong sản xuất
Giống ong nội được nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh có nghề chăn nuôi
ong do giống ong này phù hợp với điều kiện nguồn hoa rải rác. Ngoài ra, nuôi
giống ong này yêu cầu về đầu tư cho chăn nuôi không cao nên phù hợp với
quy mô nhỏ hộ gia đình.
Giống ong ngoại là giống nhập ngoại từ những năm 1960, giống ong này
năng suất cao nhưng yêu cầu nguồn hoa tập trung cả về trữ lượng và diện tích
cây nguồn mất, yêu cầu đầu tư cao và phải di chuyển theo nguồn hoa. Vì vậy
nuôi ong ngoại chỉ phù hợp với phương thức chăn nuôi ong di chuyển và với
những người nuôi ong chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
Giống ong nội của Việt Nam có 2 phân loài là Apis cerana indica (khu
vực miền Trung và phía Nam) và Apis cerana cerana (phía Bắc).
Với giống ong ngoại, Việt Nam có 2 lần nhập ong chúa bổ sung với 5
phân loài khác nhau trong các chương trình giống là những năng 1980 và năm
2010, trong các chương trình giống này đã tiến hành thử nghiệm giống tại các
tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng nhưng hiện nay ngành ong chưa có con
giống được công nhận. Trong sản xuất hiện nay giống ong ngoại có sự pha tạp
của nhiều phân loài.
31
Nghề nuôi ong của Việt Nam chưa có thị trường giống ong, người nuôi
ong tự chủ động tạo ong chúa để thay thế cho những đàn ong chúa già hoặc
khi nhân đàn ong. Một số người nuôi ong ở Đồng Nai và Đắc Lắc khi nghe
thấy có giống ong năng suất mật cao họ tìm đến mua 1 vài ong chúa và sử
dụng đến rất nhiều thế hệ sau cho cả trại ong của mình.
Với giống ong ngoại hiện có cả giống ong sữa (không rõ nguồn gốc từ
đâu) nhưng với giống này năng suất mật rất thấp do chủ yếu phát triển thế đàn
để khai thác sữa. Sự đan xem trong sản xuất cả giống sữa và giống mật khiến
cho khi người nuôi ong tạo chúa đã tạo ra thế hệ sau đàn ong tụt giảm về năng
suất mật.
2.7. Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong
2.7.1. Khai thác sản phẩm
Với ngành ong sản phẩm khai thác chính và chủ yếu là mật ong. Ngoài
mật ong các sản phẩm phụ có thể khai thác là phấn hoa, sáp ong, sữa ong
chúa, keo ong… trong số các sản phẩm phụ thì chủ yếu là phấn hoa và sáp
ong.
Về sản lượng mật ong khai thác thể hiện trong bảng 21 và biểu đồ 22 cho
thấy từ năm 2001-2003 và 2004-2006 đều có xu thế tăng. Nguyên nhân là do
thuận lợi về nguồn hoa và thời tiết nên năng suất tăng, cùng với việc mật ong
xuất khẩu được giá do vậy người nuôi ong đầu tư tốt hơn cho ong nên số
lượng đàn ong cũng tăng lên do vậy sản lượng tăng lên.
Bảng 21. Sản lượng mật ong của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai
đoạn 2001-2007
(Đơn vị: Tấn)
Tỉnh
Năm Tốc độ tăng
trưởng TB
(%/năm)2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Hưng Yên 122 440 456 463 458 234 825 37,5
Sơn La 350 500 450 457 450 362 600 9,4
Đắc Lắc 1.500 4.020 4.025 71 4.638 7.875 6.760 28,5
Đồng Nai 2.235 2.650 2.760 2.980 2.786 2.256 2.350 0,8
Tiền Giang* 22 31 78 24 27 19 12 -9,6
Cả nước 7.321 11.401 12.758 10.701 13.591 16.747 15.659 13,5
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Ghi chú: *: Sản lượng mật của Tiền Giang thấp một cách vô lý và không rõ
nguyên nhân, đề nghị xem xét lại số liệu này.
32
Năm 2004 và từ năm 2006 đến 2007 mặc dù số lượng đàn ong tăng
nhưng do tình hình thời tiết bất thuật, đặc biệt vào những vụ mật chính như
Cao su, Cà phê do vậy sản lượng những giai đoạn này đều giảm.
Trong 5 tỉnh điều tra thì Đắc Lắc luôn là tỉnh có sản lượng mật ong đạt
giá trị cao nhất (Trừ năm 2004 do mất mùa vụ Cao su và Cà phê).
Biểu đồ 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007
- Số liệu điều tra sản lượng mật ong từ 2008-2010 được trình bày trong
bảng 22, 23 và 24.
Bảng 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2008-
2010
Hội nuôi ong
các tỉnh
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tốc độ tăng
trưởng TB
(%/năm)
Hưng Yên 100 90 85 -7,80
Sơn La 500 600 800 26,49
Tiền Giang 3.000 3.600 2.500 -8,71
Đồng Nai 3.100 4.100 2.900 -3,28
Đắc Lắc 8.181 5.700 11.400 18,05
Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong bảng 22 cho thấy chỉ có 2
tỉnh Sơn La và Đắc Lắc là tăng (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 18 đến
26,5%/năm) còn các tỉnh đều giảm trong giai đoạn 2008-2010. Nguyên nhân
là do sự bất thuận về thời tiết trong vụ mật hoa do vậy năng suất và sản lượng
mật khai thác đều giảm.
Sản lượng mật của tỉnh Đắc Lắc trên 11 nghìn tấn năm 2010 tăng gấp
đôi so với năm 2009.
33
- Kết quả điều tra về sản lượng các loại sản phẩm ong bình quân khai
thác được của các trại nuôi ong được thể hiện trong bảng 23, 24.
Bảng 23. Sản lượng mật ong bình quân của trại ong
Tỉnh
Sản lượng mật (kg)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Sơn La 5.935,0 6.520,0 5.258,0
Hưng Yên 3.075,0 2.695,7 2.884,1
Đắc Lắc 13.450,0 14.631,6 16.785,7
Đồng Nai 11.775,0 9.345,0 12.760,0
Tiền Giang 19.785,0 17.845,0 18.906,7
Qua số liệu bảng 23 cho thấy sản lượng mật bình quân của các trại ong
trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2010 đều có động thái tăng (trừ tỉnh Sơn La
do số liệu điều tra chưa thống kê được hết vụ mật của tháng 12).
Tiền Giang là tỉnh có sản lượng mật ong bình quân/trại ong đạt giá trị
cao nhất (trên 18 tấn/trại ong) rồi đến Đắc Lắc và Đồng Nai.
Sản lượng mật bình quân của các trại ong các tỉnh miền Nam và Tây
Nguyên cao hơn rất nhiều so với các tỉnh phía Bắc. Năm 2010 sản lượng mật
1 trại ong của Tiền Giang gấp 6,6 lần Hưng Yên và 3,6 lần Sơn La. Với các
tỉnh Đồng bằng Sông cửu long 1 năm có rất nhiều vụ mật, người nuôi ong có
thể khai thác mật trên 10 tháng trong 1 năm ngoài ra cả khu vực miền Nam và
Tây Nguyên có rất nhiều diện tích cây nguồn mật tập trung với sản lương khai
thác lớn như Cà phê, Cao su, Điều… Còn các tỉnh phía Bắc cây nguồn mật rải
rác không tập trung và số lượng các loại cây nguồn mật chính ít hơn nhiều so
với miền Nam và Tây Nguyên. Ngoài yếu tố về cây nguồn mật thì số lượng
đàn ong quyết định lớn đến sản lượng mật khai thác, quy mô trại ong của các
tỉnh phía Nam cao hơn rất nhiều so với các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, các tỉnh
phía Nam nuôi ong ngoại là chính trong khi đó với Hưng Yên thì ong nội là
chủ yếu.
Các sản phẩm phụ của ngành ong là phấn hoa, sáp ong, sữa ong chúa.
Nhưng chủ yếu là sáp ong và phấn hoa. Trong số các tỉnh điều tra thì chỉ có
tỉnh Sơn La là khai thác được sữa ong chúa nhưng sản lượng không đáng kể
nên chúng tôi không thống kê.
Kết quả trong bảng 24 cho thấy sản lượng sáp khai thác được của các trại
ong (trừ tỉnh Hưng Yên) biến động từ 141,7 đến 415 kg/trại. Tỉnh Hưng Yên
do chủ yếu nuôi ong nội do vậy sản lượng sáp đạt rất thấp. Sản lượng sáp đạt
cao nhất là tỉnh Đắc Lắc.
34
Bảng 24. Sản lượng phấn hoa và sáp ong trung bình của trại ong
Tỉnh
Sản lượng sáp ong (kg) Sản lượng phấn hoa (kg)
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Sơn La 141,7 152,2 350,0 881,6 1.089,5 1.050,0
Hưng Yên 65,6 63,4 62,2 365,0 426,7 1.000,0
Đắc Lắc 312,7 350,0 415,0 293,4 303,5 329,4
Đồng Nai 223,5 213,9 234,2
Tiền Giang 317,6 302,4 297,5 65,0 50,0 100,0
Phấn hoa là sản phẩm chỉ ong ngoại mới có khả năng khai thác do vậy
kết quả trong bảng 24 là trung bình sản lượng phấn hoa với các trại nuôi ong
ngoại. Hai tỉnh miền Bắc là Hưng Yên và Sơn La có sản lượng phấn hoa
khoảng 1 tấn trong năm 2010 cao hơn từ 3-10 lần so với các tỉnh Đắc Lắc và
Tiền Giang. Các tỉnh miền Nam (Đồng Nai và Tiền Giang) lượng phấn hoa
khai thác được rất ít do các tỉnh này cây nguồn phấn rất ít và rải rác, hơn nữa
người nuôi ong thường chuyển ong tới các vùng khai thác mật lá như Cao su,
tràm hoặc những loại cây mật hoa nhưng lượng phấn rất ít như Nhãn, Điều
hoặc Cà phê. Đồng Nai người nuôi ong hầu như không khai thác phấn hoa.
2.7.2. Năng suất mật ong
Kết quả điều tra về năng suất mật ong/đàn trong 1 năm được chúng tôi
thực hiện trực tiếp trên các trại ong, kết quả được trình bày trong bảng 25.
Bảng 25. Năng suất mật trung bình
(Đơn vị: Kg/đàn/năm)
Tỉnh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình
Sơn La 39,4 40,8 33,4 37,9
Hưng Yên (Ong nội) 15,8 11,0 9,8 12,2
Hưng Yên (Ong ngoại) 46,9 27,3 32,5 35,6
Đắc Lắc 34,0 31,7 41,4 35,7
Đồng Nai 34,6 26,7 37,6 33,0
Tiền Giang (Ong ngoại) 43,1 36,4 36,3 38,6
Tiền Giang (Ong nội) 19,5 18,2 17,1 18,3
Trong 5 tỉnh điều tra thì chỉ có Tiền Giang và Hưng Yên là có ong nội.
Qua kết quả bảng 25 cho thấy năng suất mật ong nội của cả 2 tỉnh Tiền Giang
và Hưng Yên đều dưới 20 kg/đàn/năm. Năng suất mật trung bình cả 3 năm
với ong nội của Hưng Yên là 12,2 kg/đàn/năm và của Tiền Giang là 18,3
kg/đàn/năm
Với ong ngoại thì năng suất mật trong 3 năm (2008-2010) biến động
trong khoảng từ 27,3-46,9 kg/đàn/năm. Trung bình cả 3 năm đạt giá trị cao
35
nhất là tỉnh Tiền Giang (đạt 38,6 kg/đàn/năm), thấp nhất là Đồng Nai. Năng
suất mật Trung bình của các tỉnh điều tra đều đạt trên 33 kg/đàn/năm.
Năng suất mật của đàn ong phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hoa. Các tỉnh
phía Nam do đặc điểm là cây nguồn mật phong phú và tập trung nên số lần
khai thác mật trong 1 năm nhiều hơn do vậy năng suất mật cao hơn các tỉnh
phía Bắc.
2.7.3. Tiêu thụ sản phẩm ong
Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu của ngành ong là mật ong. Mật ong của
Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu. Theo thống kê của Hội ong Việt
Nam năm 2008 thì lượng mật tiêu thụ trong nước khoảng 3000 tấn (tương
đương 35 gam/người/năm).
- Xuất khẩu
Số liệu về xuất khẩu mật ong của Việt Nam (theo Hội nuôi ong Việt
Nam) được trình bày trong bảng 26.
Bảng 26. Xuất khẩu mật ong của cả nước giai đoạn 2001-2007
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm Tốc độ tăng
trưởng TB
(%/năm)2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Xuất khẩu Tấn 4.000 14.000 13.200 12.000 11.500 14.700 14.000 23,2
Kim
ngạch xuất
khẩu
Triệu
USD
5 20 25 13 10 20 25
30,8
Tỷ lệ mật
xuất khẩu
% 55 77 104 112 85 88 89
8,4
Giá mật
XK (1kg)
USD 1,2 1,4 1,9 1,1 0,9 1,4 1,8
7,2
(Nguồn: Hội nuôi ong Việt Nam)
Tỷ lệ lượng mật xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001-2007
đều đạt trên 55%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,9%/năm và cũng trong
giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu mật ong
của Việt Nam đạt 30,8%/năm. Năm 2007 Việt Nam thu được 25 triệu USD từ
xuất khẩu mật ong.
Sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2009
có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,2%/năm. Giá mật xuất khẩu có tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm. Năm 2003 mật ong Việt Nam xuất khẩu
đạt 1,9 USD/kg.
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

What's hot

Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng nataliej4
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...luanvantrust
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...Vu Huy
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
Giáo Trình Sản Xuất Tinh Bột Dong Riềng
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w... Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
Thuyết minh dự án đầu tư Trồng chuối Công nghệ cao 2000 ha tỉnh Bình Phước w...
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
Quản lý chiến lược công ty vinamilk_Nhận làm luận văn Miss Mai 0988.377.480
 
Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!
Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!
Hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty Bất động sản Gia, HAY!
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thônLuận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
Luận văn: Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn
 
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
Thuyết minh dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc | duanv...
 
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bòdự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
dự án đầu tư trang trại chăn nuôi trâu bò
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Đại học Kinh Tế, HAY!
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
 
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạoTư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
Tư vấn dự án nhà máy xay xát lúa gạo
 
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
Lập kế hoạch Marketing cho công ty chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu 1 nă...
 
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
[Nghiên cứu Marketing] Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
 
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện quản trị kinh doanh bất động sản, 9 ĐIỂM!
 

Similar to Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019

Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt namCẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt namNguyễn Tới
 
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt namCẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt namLoc Nguyen
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...nataliej4
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...HanaTiti
 
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảoNuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảoHo Chi Minh
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...Man_Ebook
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfMan_Ebook
 

Similar to Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019 (20)

Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
Bước đầu nghiên cứu quy trình sản xuất nước thanh long (hylocereus undatus) l...
 
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt namCẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
 
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt namCẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
Cẩm nang chẩn đoán bệnh cây ở việt nam
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Base...
 
Luận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow
Luận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt BasedowLuận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow
Luận án: Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow
 
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAYĐề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
Đề tài: Phân tích chuỗi cung ứng thanh trà trên địa bàn thành phố Huế, HAY
 
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấuTrồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
Trồng nấm mèo trên cơ chất vỏ trấu
 
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận án: Chế định mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
nhân trần tía.pdf
nhân trần tía.pdfnhân trần tía.pdf
nhân trần tía.pdf
 
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
Đánh Giá Thực Trạng Sử Dụng Hóa Chất Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghi...
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
 
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảoNuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
 
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôiLuận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
Luận án: Bệnh đơn bào do Leucocytozoon spp. gây ra ở gà nuôi
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản Sá sùng sipunculus nudus (Lin...
 
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyenbai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
bai mau luan van thac si dai hoc thai nguyen
 
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh trùng lizza tại công ty tại cô...
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giàu lycopen từ quả cà chua và đánh giá hiệu quả...
 
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Hiệu quả sản xuất rau thơm tại địa bàn xã Điện Nam, 9 ĐIỂM!
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”_10214812052019

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC CHĂN NUÔI BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐIỀU TRA CƠ BẢN Tên dự án: “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam” Cán bộ chủ trì: Nguyễn Ngọc Vững CƠ QUAN CHỦ TRÌ: CỤC CHĂN NUÔI CƠ QUAN THỰC HIỆN: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ONG Hà nội, 2010
  • 2. i Mục lục Nội dung Trang Mục lục ............................................................................................................................ i Danh mục các bảng.......................................................................................................iii Danh mục các biểu đồ .................................................................................................. iv I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu................................................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu lâu dài............................................................................................. 3 1.3. Nội dung và phương pháp .................................................................................. 4 1.3.1. Nội dung......................................................................................................... 4 1.3.2. Phương pháp.................................................................................................. 4 1.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:.................................................. 4 1.3.2.2. Phương pháp thống kê:............................................................................ 5 1.3.2.3. Tập huấn phương pháp điều tra và thu thập số liệu................................ 5 1.3.2.4 Tiến hành điều tra:.................................................................................... 6 1.3.2.5. Xử lý số liệu: ............................................................................................ 6 1.3.3. Đối tượng ....................................................................................................... 6 1.3.4. Phạm vi........................................................................................................... 6 1.3.5. Thời gian và địa điểm.................................................................................... 6 II. KẾT QUẢ.................................................................................................................. 7 2.1. Tình hình chung .................................................................................................. 7 2.2. Cây nguồn mật, phấn.......................................................................................... 7 2.3. Số lượng đàn ong và số người nuôi ong........................................................... 17 2.3.1. Số lượng đàn ong......................................................................................... 17 2.3.2. Số người nuôi ong ....................................................................................... 19 2.4. Tổ chức, phương thức và kỹ thuật nuôi ong................................................... 20 2.4.1. Các phương thức nuôi ong ......................................................................... 20 2.4.2. Quy mô chăn nuôi ong ................................................................................ 20 2.4.3. Trình độ kỹ thuật đang được áp dụng ........................................................ 21 2.5. Dịch hại ong mật................................................................................................ 22 2.5.1. Ngoại ký sinh hại ong mật........................................................................... 23 2.5.2. Ngộ độc hóa học .......................................................................................... 24
  • 3. ii 2.5.3. Bệnh gây hại với ấu trùng........................................................................... 25 2.5.4. Bệnh gây hại với ong trưởng thành............................................................ 27 2.6. Chất lượng giống ong và cơ cấu giống trong sản xuất................................... 28 2.6.1. Chất lượng giống......................................................................................... 28 2.6.2. Cơ cấu giống trong sản xuất....................................................................... 30 2.7. Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong ............. 31 2.7.1. Khai thác sản phẩm..................................................................................... 31 2.7.2. Năng suất mật ong....................................................................................... 34 2.7.3. Tiêu thụ sản phẩm ong................................................................................ 35 2.7.4. Giá trị sản xuất các sản phẩm ong ............................................................. 37 2.7.5. Sơ chế, đóng gói, bảo quản và hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm ... 39 2.8. Kinh tế, xã hội trong ngành ong ...................................................................... 40 2.8.1. Trình độ kỹ thuật của người nuôi ong ....................................................... 40 2.8.2. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 41 2.9. Các quy định, chính sách liên quan đến ngành ong....................................... 42 2.10. Hướng phát triển nuôi ong của người nuôi ong ........................................... 43 III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................... 44 3.1. Kết luận.............................................................................................................. 44 3.2. Đề nghị................................................................................................................ 46 IV. PHỤ LỤC............................................................................................................... 47 4.1. Tập huấn phương pháp điều tra...................................................................... 47 4.2. Các hình ảnh điều tra tại tại trại ong, cơ sở sản xuất, phỏng vấn người nuôi ong....................................................................................................................... 47 4.3. Một số loại cây nguồn mật, phấn chính .......................................................... 49
  • 4. iii Danh mục các bảng Nội dung Trang Bảng 1. Cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên ..................................................9 Bảng 2. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Sơn La ..............................................11 Bảng 3. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Đắc Lắc ............................................12 Bảng 4. Cây nguồn mật chính của tỉnh Tiền Giang .................................................14 Bảng 5. Cây nguồn mật chính của tỉnh Đồng Nai....................................................15 Bảng 6. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra và cả nước trong giai đoạn 2001-2007.......................................................................................................17 Bảng 7. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra từ 2008-2010 .........................18 Bảng 8. Số đàn ong (quy mô) trung bình của 1 trại ong ..........................................20 Bảng 9. Năng lực quản lý trại ong và trình độ nuôi ong ..........................................22 Bảng 10. Tình hình nhiễm ký sinh Tropilaelaps mercerdesae (Chí nhỏ)................23 Bảng 11. Tình hình nhiễm ký sinh Varroa destructor (Chí lớn)..............................23 Bảng 12.Các biện pháp điều trị ký sinh (chí nhỏ và chí lớn) ...................................24 Bảng 13. Tình hình ong chết do ngộ độc thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật......25 Bảng 14. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi lớn ..................................................25 Bảng 15. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi nhỏ..................................................26 Bảng 16.Các biện pháp điều trị bệnh ấu trùng tuổi nhỏ ...........................................26 Bảng 17. Tình hình đàn ong bị chết ong trưởng thành không rõ nguyên nhân........27 Bảng 18. Tình hình nhiễm bệnh Nosema spp...........................................................27 Bảng 19. Tình hình đàn ong bị các loại côn trùng khác phá hại (chủ yếu là các loài ong đất, ong bò vẽ).........................................................................................28 Bảng 20. Chất lượng giống ong................................................................................28 Bảng 21. Sản lượng mật ong của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001- 2007................................................................................................................31 Bảng 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2008-2010 .......32 Bảng 23. Sản lượng mật ong bình quân của trại ong ...............................................33 Bảng 24. Sản lượng phấn hoa và sáp ong trung bình của trại ong ...........................34 Bảng 25. Năng suất mật trung bình..........................................................................34 Bảng 26. Xuất khẩu mật ong của cả nước giai đoạn 2001-2007..............................35 Bảng 27. Xuất khẩu mật ong của các tỉnh điều tra từ năm 2008-2010 ....................36 Bảng 28. Tình hình tiêu thụ mật ong nội địa............................................................37 Bảng 29. Giá trị mật ong sản xuất ............................................................................38 Bảng 30. Giá trị các các sản phẩm khác như phấn hoa, sáp ong, sữa ong chúa.......38 Bảng 31. Kinh nghiệm và trình độ của người nuôi ong ...........................................41 Bảng 32. Lợi nhuận thu được từ nuôi ong................................................................42 Bảng 33. Hướng phát triển quy mô trại ong đến năm 2015 .....................................43
  • 5. iv Danh mục các biểu đồ Nội dung Trang Biểu đồ 1. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên..................... 10 Biểu đồ 2. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Hưng Yên....................................... 10 Biểu đồ 3. Tỷ lệ diện tích các loại cây Nông nghiệp của Hưng Yên ............................ 10 Biểu đồ 4. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Sơn La......................... 11 Biểu đồ 5. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Sơn La............................................ 11 Biểu đồ 6. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Sơn La................................... 12 Biểu đồ 7. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Sơn La .................................. 12 Biểu đồ 8. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đắc Lắc ........................ 13 Biểu đồ 9. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đắc Lắc.......................................... 13 Biểu đồ 10. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đắc Lắc............................... 13 Biểu đồ 11. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đắc Lắc.............................. 13 Biểu đồ 12. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Tiền Giang ................. 14 Biểu đồ 13. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang.......................... 14 Biểu đồ 14. Tỷ lệ diện tích các loại cây lâm nghiệp của Tiền Giang............................ 15 Biểu đồ 15. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang.......................... 15 Biểu đồ 16. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đồng Nai.................... 16 Biểu đồ 17. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đồng Nai...................................... 16 Biểu đồ 18. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đồng Nai............................. 16 Biểu đồ 19. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đồng Nai ............................ 16 Biểu đồ 20. Số lượng đàn ong mật của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007............................................................................................................ 17 Biểu đồ 21. Số người nuôi ong thuộc hội ong của các tỉnh điều tra.............................. 19 Biểu đồ 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007 ........ 32
  • 6. 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nhiệt đới có thảm thực vật, nguồn hoa phong phú, các sản phẩm ong được coi là chất bổ cho sức khoẻ con nguời, là tiền đề cho nghề nuôi ong. Ở nước ta nuôi ong nội (Apis cerana) đã có từ rất lâu, giống ong ngoại (Apis mellifera ligustica) được nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1960. Ong mật cho con người những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong, sáp ong...Các sản phẩm này được sử dụng làm thực phẩm, là thành phần không thể thiếu của nhiều loại thực phẩm, đồ uống, bài thuốc cổ truyền và là nguyên liệu của nhiều sản phẩm mỹ phẩm cao cấp và nhiều sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, ong mật còn là tác nhân thụ phấn hiệu quả cho các loại cây trồng, cây rừng góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và tăng năng suất, chất lượng cây trồng, đặc biệt đối với các loại cây trồng cho hạt. Nuôi ong là một nghề đặc biệt trong ngành nông nghiệp vì không bóc lột tài nguyên thiên nhiên, không cần sử dụng đất đai, tạo công ăn việc làm cho nhiều lứa tuổi và là một trong những công cụ hữu hiệu để xoá đói giảm nghèo cho vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Năm 2007 ước tính cả nước có gần 900.000 đàn ong trong đó 650.000 đàn ong ngoại, và 250.000 đàn ong nội. Sản lượng năm 2008 ước đạt 19,6 nghìn tấn mật ong, 200 tấn sáp. Trong những năm gần đây nghề nuôi ong có xu hướng tăng trưởng rõ rệt: số lượng đàn, sản lượng mật và lượng mật xuất khẩu tăng khá nhanh nhờ chính sách về đầu tư vốn của nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu, khuyến nông ong và một yếu tố quan trọng là thị trường xuất khẩu các sản phẩm ong tăng. Nuôi ong tạo công ăn việc làm cho một số lớn lao động ở nước ta với số người nuôi ong trên 26.000 người, trong đó có trên 3.000 người nuôi ong chuyên nghiệp qui mô từ 300 đến trên 3.000 đàn ong/ người. Lợi nhuận bình quân thu từ một đàn ong là 180.000đ/đàn ong ngoại/năm và 150.000 đồng/đàn ong nội/năm. Từ năm 1985, nghề nuôi ong công nghiệp bắt đầu phát triển, số lượng đàn ong, sản lượng mật đã được tăng lên và đây là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu mật ong. Mật ong là sản phẩm chăn nuôi duy nhất được xuất khẩu sang Cộng đồng châu Âu từ những năm 1987 và cấp chứng nhận đủ điều kiện để xuất khẩu vào thị trường EU từ năm 2001. Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu mật ong hàng đầu trên thế giới. Trong giai đoạn 1990-2009, mật
  • 7. 2 ong xuất khẩu chiếm đa số với tỷ lệ trên 85% tổng sản lượng, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 7%/năm. Từ năm 1984 đến 1997 thị trường chủ yếu là các nước trong Cộng đồng châu Âu và Nhật Bản. Thị trường chủ yếu hiện nay là Hoa Kỳ sau khi bị Cộng đồng châu Âu ra lệnh tạm ngưng từ 6/2007, mặc dù vậy năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ khoảng 16.800 tấn mật ong kim ngạch đạt khoảng 35 triệu USD. Trong số các nước xuất khẩu mật vào Hoa Kỳ, năm 2008 Việt Nam đứng vị trí thứ 1 và năm 2009 đứng vị trí thứ 2 chỉ sau Brazil. Vùng sản xuất mật ong chủ yếu ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Bắc Bộ. Cây nguồn mật chính ở đây bao gồm: cao su, cà phê, điều, vải, nhãn, keo, tràm... Phương thức nuôi và khai thác mật là những phương pháp cũ cần được nghiên cứu cải tiến để tăng năng suất và chất lượng. Một số các bệnh, ký sinh ong chưa được điều tra, nghiên cứu và đề ra các biện pháp phòng trị hiệu quả. Yêu cầu của thị trường xuất khẩu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mật ong ngày càng khắt khe và nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và ngành (TCN) cho mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, ban hành từ năm 1990 nay đã trở nên lạc hậu so với các qui định tiêu chuẩn của thế giới (Codex Alimentarius) và nhiều quốc gia nhập khẩu, do đó bộ tiêu chuẩn này cần phải được cập nhật và xây dựng lại để ban hành. Việt Nam có tiềm năng khai thác khoảng 40.000 tấn mật ong/ năm, nhờ vào sự phát triển diện tích của các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, rừng trồng và tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng đàn ong, số người nuôi ong, quy mô sản xuất cũng như trữ lượng mật của từng vùng nhất là ở những vùng nuôi ong trọng điểm có nguồn hoa phong phú như Đắc Lắc, Gia Lai, Tiền Giang, Đồng Nai, Bắc Giang, Nam Định, Hưng Yên, Sơn La… Do thiếu các dữ liệu về trữ lượng nguồn hoa đã gây ra mất cân đối giữa lượng nguồn thức ăn tự nhiên cho ong trên hoa với số lượng đàn ong. Ở một số vùng, có thời điểm, có tới hàng ngàn đàn ong đặt trên 1 diện tích rất nhỏ với nguồn hoa rải rác trong khi đó ở những vùng khác nguồn hoa rất dồi dào thì lại chỉ lác đác vài trại ong. Hậu quả là, người nuôi ong hoặc để lãng phí khả năng khai thác của đàn ong khi mật độ ong quá cao hoặc là phát sinh lan truyền dịch bệnh giữa trại này với trại khác trong khi để phí nhiều nguồn mật tự nhiên không khai thác. Nhiều trại ong trong cả nước và đa số người nuôi ong thiếu kiến thức cơ bản vì không qua đào tạo nên trình độ quản lý ong, phòng trừ dịch bệnh kém và sai, khai thác khi mật chưa chín nên hiệu quả kinh tế vừa thấp, sản phẩm ong vừa có dư lượng kháng sinh, chất
  • 8. 3 lượng lại không ổn định. Kết quả là sản phẩm không xuẩt khẩu được do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng để tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài ra, sự suy thoái về chất lượng giống ong do việc làm giống của người nuôi ong là tự phát, không có kiểm soát làm cho năng suất cũng như khả năng kháng bệnh của đàn ong giảm sút. Người nuôi ong gặp nhiều rủi ro và phụ thuộc vào sự biến động thất thường của thời tiết, sự lan tràn dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm do thiếu thông tin khoa học cũng như kết quả dự báo về trữ lượng cây nguồn hoa, diễn biến tình hình dịch hại… Thống kê, phân tích về tồn tại này từ đó đưa ra giải pháp là mấu chốt để đảm bảo hiệu quả kinh tế ngành ong. Gia nhập WTO, AFTA kèm theo kinh tế thị trường vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức để phát triển nông nghiệp Việt Nam nói chung và của ngành ong nói riêng. Chỉ có điều tra, phân tích chi tiết, khoa học hiện trạng ngành ong từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp mới đảm bảo cho ngành ong phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế cao chính vì vậy TTNC&PTO thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam”. 1.2. Mục tiêu 1.2.1. Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng sản xuất ngành ong Việt Nam hiện nay về: - Trữ lượng cây nguồn mật, phấn chính; - Phương thức tổ chức và kỹ thuật chăn nuôi ong; - Các dịch bệnh - kí sinh chính hại ong và cách phòng trị; - Tình hình giống ong, hệ thống quản lý giống ong; - Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong; - Tình hình kinh tế và xã hội trong ngành ong; - Các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong; 1.2.2. Mục tiêu lâu dài Điều tra thu thập dự liệu làm cơ sở để đánh giá hiện trạng và tiềm năng sản xuất ngành ong và đề xuất các giải pháp, qui hoạch và định hướng phát triển tổng thể ngành ong cả nước nhằm phát triển hiệu quả bền vững.
  • 9. 4 1.3. Nội dung và phương pháp 1.3.1. Nội dung - Điều tra trữ lượng cây nguồn mật, phấn chính: Diện tích, phân bố, thời gian cho mật, phấn của một số cây nguồn mật, phấn chính (cao su, cà phê, điều, tràm, nhãn vải, keo tai tượng, táo...ngô, lúa ...). - Số lượng đàn ong, số lượng người nuôi ong. - Điều tra về hình thức tổ chức chăn nuôi ong (công ty, hợp tác xã, cơ sở…), quy mô của các tổ chức, cá nhân chăn nuôi ong, phương thức chăn nuôi ong (nuôi ong di chuyển, nuôi ong cố định), trình độ kỹ thuật đang được áp dụng. - Điều tra, đánh giá tình hình dịch hại: thời gian, mức độ gây hại của các bệnh, thuốc bảo vệ thực vật và kẻ thù chính hại ong và cách phòng trị. - Điều tra chất lượng giống ong (thế đàn ong, sức đẻ trứng của ong chúa, tỉ lệ cận huyết...), kỹ thuật chọn giống, tạo chúa, nhân đàn, cơ cấu và loại giống, thị trường giống, hệ thống quản lý giống ong. - Điều tra về sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong: loại sản phẩm, năng suất sản phẩm, kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản, phương thức tiêu thụ, giá sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tình hình kinh tế và xã hội trong ngành ong (số lượng người nuôi ong, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tham dự tập huấn nuôi ong, hiệu quả kinh tế ngành ong, xóa đói giảm nghèo...). - Điều tra về các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong. - Tập huấn phương pháp điều tra cho các cán bộ thực hiện đề tài và cán bộ địa phương phối hợp triển khai đề tài. 1.3.2. Phương pháp 1.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: - Điều tra trực tiếp trên thực địa, quan sát thực địa, chụp ảnh, phỏng vấn trực tiếp theo phiếu điều tra với người nuôi ong, cán bộ công ty, xí nghiệp, hợp tác xã nuôi, khai thác và chế biến sản phẩm, cán bộ hội ong, cán bộ CLB nuôi ong, cán bộ khuyến nông, thú y về: + Diện tích, phân bố, thời gian cho mật, phấn của một số cây nguồn mật, phấn chính cung cấp thức ăn cho ong. + Hình thức tổ chức chăn nuôi ong, quy mô của các tổ chức chăn nuôi ong, phương thức chăn nuôi ong, trình độ kỹ thuật đang được áp dụng.
  • 10. 5 + Dịch hại: thời gian, mức độ gây hại của các bệnh, thuốc bảo vệ thực vật và kẻ thù chính hại ong và cách phòng trị. + Kỹ thuật chọn giống, tạo chúa, nhân đàn, cơ cấu và loại giống, hệ thống quản lý giống ong. + Loại sản phẩm, năng suất sản phẩm, kỹ thuật sơ chế, đóng gói, bảo quản, phương thức tiêu thụ, giá sản phẩm, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với nghề nuôi ong, trong năm thường có 2 mùa, mùa khó khăn cho nuôi ong do nguồn hoa khan hiếm đàn ong phát triển kém, chi phí nhiều và mùa thuận lợi khi nguồn hoa phong phú, người nuôi ong phát triển đàn và thu sản phẩm. Vì vậy phải tiến hành 2 đợt điều tra tại mỗi điểm sử dụng phiếu điều tra. Tại mỗi tỉnh, phối hợp với Hội nuôi ong lựa chọn ngẫu nhiên 20 người nuôi ong ở những vùng nuôi ong trọng điểm để thu thập dữ liệu theo bộ phiếu điều tra. - Phối hợp với người nuôi ong địa phương hoặc cơ sở nuôi ong tại địa phương theo theo dõi định kỳ các chỉ tiêu sinh học, mức độ bệnh, ký sinh, tỷ lệ cận huyết..... trực tiếp trên đàn ong: 30 đàn/ điểm điều tra. 1.3.2.2. Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu trực tiếp từ các cơ quan chuyên môn về diện tích hiện tại, hướng phát triển cây trồng, cây lâm nghiệp là nguồn hoa chính cho ong; các qui định và chính sách liên quan đến ngành ong... 1.3.2.3. Tập huấn phương pháp điều tra và thu thập số liệu - Mỗi điểm điều tra chọn 3 người phối hợp để đào tạo phương pháp điều thu thập, phân tích, xử lý số liệu. Sau khi đào tạo các học viên được thực hành điều tra tại hiện trường. - Đối tượng tham dự tập huấn: Cán bộ thực hiện dự án, cán bộ các Xí nghiệp và Công ty ong; cơ sở chế biến, xuất khẩu sản phẩm ong; những người nuôi ong có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên; cán bộ phòng nông nghiệp huyện nơi điều tra.
  • 11. 6 1.3.2.4 Tiến hành điều tra: - Cấp tỉnh/huyện điều tra bằng những câu hỏi thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn trực tiếp cán bộ liên quan (các công ty, xí nghiệp sản xuất, nuôi ong, phòng ban cấp tỉnh/huyện...). - Với người nuôi ong: Sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn về tình sản xuất, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đầu vào, đầu ra sản phẩm và hiệu quả sản xuất.... 1.3.2.5. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý thống kê trên phần mềm MS-Excel. 1.3.3. Đối tượng Đối tượng là những hộ nuôi ong; các trại nuôi ong; các cơ sở, công ty, xí nghiệp…. nuôi ong, sản xuất và chế biến sản phẩm ong cả với ong ngoại và ong nội. 1.3.4. Phạm vi - Tiêu chí lựa chọn điểm điều tra: là những vùng nuôi ong trọng điểm trong cả nước, nơi có nghề nuôi ong phát triển; có nguồn hoa phong phú, tập trung; có số lượng lớn về người nuôi ong và đàn ong. Trên cơ sở đó chúng tôi chọn ra 5 tỉnh: + Miền Bắc: Tỉnh Sơn La (ong ngoại), tỉnh Hưng Yên (ong nội và ong ngoại) + Tây nguyên: Đắc Lắc (ong ngoại) + Nam Bộ: Tiền Giang (ong nội và ong ngoại), Đồng Nai (ong nội và ong ngoại). - Tại mỗi tỉnh tiến hành điều tra 1-2 huyện theo tiêu chí trên. 1.3.5. Thời gian và địa điểm - Thời gian: từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010 - Địa điểm: + Miền Bắc: Tỉnh Sơn La, tỉnh Hưng Yên + Tây nguyên: Đắc Lắc + Nam Bộ: Tiền Giang, Đồng Nai.
  • 12. 7 II. KẾT QUẢ 2.1. Tình hình chung Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới và thảm thực vật phong phú với rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng nông nghiệp và cây công nghiệp do vậy rất thuận lợi cho nghề nuôi ong. Việt Nam có 5 loài ong mật bản địa và 1 loài ong nhập ngoại.Trong đó chỉ có hai loài ong mật có thể thuần hóa và nuôi được là ong nội (Apis cerana) và ong ngoại (Apis mellifera). Nghề nuôi ong nội cổ truyền đã có từ lâu đời trong đõ có bánh tổ cố định hoặc thùng/đõ có thanh xà. Đến những năm 1960 mới được nuôi trong thùng hiện đại có khung cầu di động. Loài ong nội Apis cerana có khoảng 8 phân loài và 34 dạng sinh thái sinh sống tự nhiên ở châu Á. Hiện nay, ong nội ở nước ta thuộc 2 phân loài là ong Apis cerana cerana và Apis cerana indica. Ong ngoại được nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 với phân loài A. m. ligustica. Đầu những năm 1980 Công ty Ong Trung ương nhập thêm 3 phân loài là A. m. caucasica, A. m. carpatica (từ Liên Xô cũ) và A. m. mellifera (từ Cu Ba), năm 2001 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ong nhập thêm 1 phân loài nữa là A. m. carnica (từ Đức và Áo), như vậy giống ong ngoại hiện đang được nuôi ở nước ta thuộc 6 phân loài. Cả nước có khoảng 26.000 người nuôi ong ở 54 tỉnh/thành phố trong số 64 tỉnh thành của cả nước (Theo tổng cục Thống kê và Hội nuôi ong Việt Nam). Loài ong nội thích nghi với nguồn hoa rải rác do vậy được nuôi rộng rãi ở các vùng rừng núi, đồng bằng và cả ở thành phố. Ong ngoại cần nguồn hoa lớn, tập trung nên được nuôi chủ yếu ở Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước) và Nam Bộ (Đồng Nai, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…). Gần đây ong ngoại được nuôi nhiều ở một số tỉnh miền Bắc như Sơn La, Hưng Yên, Bắc Giang, Hoà Bình. Sản phẩm khai thác của ngành ong gồm có mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong, keo ong… nhưng sản phẩm chủ yếu là mật ong. 2.2. Cây nguồn mật, phấn Với nghề nuôi ong mật, để khai thác được mật thì yếu tố chi phối lớn nhất là cây nguồn mật. Hiệu quả kinh tế của người nuôi ong, năng suất mật của đàn ong phụ thuộc chủ yếu vào trữ lượng mật từ cây nguồn mật. Mỗi loại cây nguồn mật có trữ lượng mật khác nhau và nó phụ thuộc vào đặc tính tiết mật của loại cây đó cũng như diện tích và sự tập trung của loại cây nguồn mật đó. Ong mật thu hoạch tất cả các loại dịch ngọt nhưng mật ong thì chủ yếu
  • 13. 8 được thu hoạch từ những loại cây nguồn mật, có loại cây nguồn mật tiết mật từ lá, có loại tiết mật từ hoa. Loại cây nguồn mật lá chính của Việt Nam là Cao su (mật từ Cao su lá già và Cao su lá non), Keo, Tràm. Số lượng loại cây nguồn mật từ hoa rất đa dạng và phụ thuộc vào từng Vùng, từng tỉnh nhưng ở Việt Nam thì chủ yếu là Cà phê, Điều, Nhãn, Vải, Chôm Chôm, Cỏ cúc áo, Táo, Cỏ lào. Mật ong khai thác được với trữ lượng lớn nhất và là nguồn mật xuất khẩu chủ yếu từ cây Cao su, Cà phê và 3 năm trở lại đây còn có thêm mật từ hoa Điều, Chôm chôm. Trong số 3 loại cây công nghiệp trên (Cao su, Cà phê, Điều) thì diện tích Cao su là lớn nhất, năm 2009 cả nước có 674.200 hecta cây Cao su, 537.000 hecta Cà phê và 398.100 hecta Điều. So với năm 1999 thì diện tích của 3 loại cây nguồn mật chính của Việt Nam đều tăng, tỷ lệ tăng diện tích cây Cao su là 41,4% (tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến 2009 đạt 6,12%/năm), Cà phê là 11% (tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến 2009 đạt 1,3%/năm) và Điều là 53,5% (tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 1999 đến 2009 đạt 8,9%/năm). Các loại cây nguồn mật chính đều có xu thế tăng về diện tích và hiện nay số lượng các loại cây nguồn mật chính của Việt Nam cũng đang tăng lên. Ngoài nguồn mật Cao su, Cà phê, Nhãn chủ yếu trước đây, đến nay các cây Keo, Tràm, Vải, Chôm Chôm, Mè đã trở thành nguồn mật lớn. Sự tăng trưởng về diện tích và số lượng các loại cây nguồn mật chính là tiềm năng cả về năng suất cũng như sản lượng mật khai thác của ngành ong Việt Nam. Cây nguồn mật lá không có phấn, cây nguồn mật hoa thì ong vừa khai thác được mật, vừa thu hoạch được phấn. Trong nghề nuôi ong mật ong là sản phẩm khai thác chính nhưng phấn hoa lại vô cùng quan trọng vì nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của người nuôi ong. Một số loại cây không cho mật như Ngô, Lúa, Trinh nữ nhưng lại là những cây trồng rất quan trong nghề nuôi ong vì nó cung cấp phấn hoa cho đàn ong phát triển. Tiền Giang là 1 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cây nguồn mật nở hoa gần như quanh năm nên tại đây 1 năm có thể khai thác mật tới trên 10 tháng. Tuy nhiên do chủ yếu là cây nguồn mật và lượng phấn rất ít, hơn nữa lại khai thác mật quanh năm nên người nuôi ong ở đây phải cho ăn thức ăn thay thế phấn hoa định kỳ 1 tuần 1 lần với lượng khoảng 1 kg cho 5 đàn. Các tỉnh như Đồng Nai, Đắc Lắc việc cho ong ăn thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa chỉ trong vụ mật khai thác Cao su do cây Cao su cho mật lá.
  • 14. 9 Trước đây nghề nuôi ong của Sơn La không phải cho ăn thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa mà thậm trí còn thu hoạch được phấn hoa do cây nguồn phấn vùng này rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay do có thêm vụ mật Keo nên nhìn chung để khai thác được mật và tránh ong bị suy giảm mạnh thì người nuôi ong phía Bắc hiện nay phải cho ăn thức ăn bổ sung thay thế phấn hoa trong thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8 khi khai thác mật từ cây Keo. Thức ăn bố sung thay thế phấn hoa thành phần chính là bột đậu nành có trộn thêm với phấn hoa tự nhiên do người nuôi ong tự làm ra, tuy nhiên khu vực phía Nam hiện nay có 1 số công ty sản xuất loại thức ăn này đóng bao sẵn và người nuôi ong chỉ cần trộn cho ong ăn. Kết quả điều tra về cây nguồn mật, phấn ở các tỉnh được trình bày trong các bảng từ 1 đến 5. Bảng 1. Cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên Loại cây Diện tích (ha) Tỷ lệ % Khả năng cho mật/phấn Thời vụ nở hoa Cây ăn quả 1.472 Vải nhỡ, vải thiều 46 3,1 +++/+ T2 – T3. Nhãn 618 42,0 +++/+ T4 Táo 178 12,1 +++/+ T9-T10 Cam,chanh,bưởi 560 38,0 +/++ T2-T3 Xoài 10 0,7 +/+ T2-T3 Khác… 60 4,1 +/+ T2- T4 Cây nông nghiệp 2.1020 Lúa 2 vụ 16.720 79,5 -/++ T3,4,8,9 Ngô 3.500 16,7 -/+++ T3,4,8,9,11 Vừng 50 0,2 +++/+ T6,7 Bầu bí, dưa chuột 500 2,4 +/++ T3,4,5,6 Cây khác… 250 1,2 +/+ Cả năm Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - không có + Với tỉnh Hưng Yên loại cây nguồn mật chính là cây Nhãn và cây Vải. Ngoài ra các loại cây nguồn phấn khác cũng rất rồi rào như Lúa, Ngô các loại cây nguồn hoa (có cả mật và phấn nhưng lượng chỉ đủ cho ong phát triển) như Cam, Chanh, Bười, Bầu bí… Hưng Yên là tỉnh đồng bằng nên loại cây nguồn hoa chính ít đa dạng và chủ yếu chỉ có nhóm cây ăn quả và cây nông nghiệp. Nuôi ong ở Hưng Yên có 2 thời điểm thuận lợi là từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Vụ mật khai thác chính của Hưng Yên là Nhãn, Vải trong tháng 4 và vụ mật phụ cuối tháng 9 (vụ mật Táo). Nhìn chung với loại cây nguồn mật như tỉnh
  • 15. 10 Hưng Yên thích hợp với nghề nuôi ong nội và nuôi ong di chuyển theo nguồn hoa. Hưng Yên là tỉnh có loại mật đặc sản là mật Nhãn với trữ lượng mật ong khai thác từ cây này được đánh giá là lớn nhất cả nước và hương vị mật ong cũng tốt nhất. Số liệu điều tra trong bảng 1 chúng tôi chỉ thống kê được từ phòng nông nghiệp của 2 huyện Tiên Lữ và Khoái Châu. Biểu đồ 1. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Hưng Yên Biểu đồ 2. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Hưng Yên Biểu đồ 3. Tỷ lệ diện tích các loại cây Nông nghiệp của Hưng Yên + Sơn La là 1 tỉnh miền núi phía Bắc, rừng tự nhiên rất phong phú các loại cây nguồn mật phấn và được đánh giá là thuận lợi cho nghề nuôi ong nhất ở phía Bắc, đặc biệt là khu vực huyện Mộc Châu, hàng năm người nuôi ong của các tỉnh phía Bắc thường chuyển ong về Sơn La (huyện Mộc Châu) để dưỡng ong vào các tháng vụ Hè-Thu. Ở đây có loại mật đặc sản từ hoa Cúc áo, ngoài
  • 16. 11 ra Sơn La còn có những loại cây nguồn mật khác như Nhãn (tập trung nhiều ở Sông Mã), Vải, Cỏ lào và hiện nay còn có cả mật Keo, Cà phê… Vụ mật chính của Sơn La từ tháng 3-4 và tháng 10-12. Sơn La còn là tỉnh có sản lượng phấn khai thác rất lớn và lớn nhất trong 5 tỉnh điều tra. Loại cây có thể khai thác được cả mật và phấn là cây Đơn kim (hay gọi là Cỏ Cúc áo hoặc), do tập quán canh tác trên đất dốc (vùng đồi núi) nên ở đây cũng khai thác được sản lượng lớn phấn Ngô (từ tháng 8-9). Bảng 2. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Sơn La Loại cây Diện tích (ha) Tỷ lệ % Khả năng cho mật/phấn Thời vụ nở hoa Cây ăn quả 20.942 Vải 667 3,18 +++/+ T3 – T4. Nhãn 13.204 63,05 +++/+ T4-T5 Xoài 4.350 20,77 +/+ T2-T3 Khác… 2721 12,99 +/+ Cả năm Cây công nghiệp 28.100 Cà phê 3.600 12,81 +++/++ T11-T1 Cao su 20.000 71,17 +++/- T2-T4 Chè 4.500 16,01 +/+ T10-12 Cây lâm nghiệp 1.035.000 Keo các loại 1.035.000 100,00 ++/+ T3-7 (mật) T9-11 (phấn) Cây nông nghiệp 177.000 Lúa 45.000 25,42 -/++ T3,4,8,9 Ngô 132.000 74,58 -/+++ T3,4,8,9,11 Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có Biểu đồ 4. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Sơn La Biểu đồ 5. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Sơn La
  • 17. 12 Biểu đồ 6. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Sơn La Biểu đồ 7. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Sơn La + Đắc Lắc là tỉnh Tây Nguyên nên rất đa dạng về loại cây nguồn mật, cây nguồn phấn. Đắc Lắc là tỉnh được đánh giá là có khả năng nuôi ong quanh năm nhưng mùa vụ thuận lợi nhất cho nuôi ong từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trước đây tỉnh này và Gia Lai được coi là những tỉnh thuận lợi nhất với nghề nuôi ong của khu vực phía Nam. Vụ khai thác mật chính của tỉnh này từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cây nguồn mật chính của Đắc Lắc là Cà phê và Cao Su. Bảng 3. Cây nguồn mật, phấn chính của tỉnh Đắc Lắc Loại cây Diện tích (ha) Tỷ lệ % Khả năng cho mật/phấn Thời vụ nở hoa Cây ăn quả 3.589 Nhãn 230 6,4 +++/+ T3-T6 Cam, chanh, bưởi 504 14,0 +/++ T2-T4 Chôm chôm 290 8,1 +++/+ T3-T5 Xoài 593 16,5 +/+ T2-T3 Dừa 87 2,4 +/+ Cả năm Khác… 1885 52,5 +/+ Cả năm Cây công nghiệp 243.568 Cà phê 181.960 74,7 +++/++ T11-T1 Cao su 25.124 10,3 +++/- T2-T4 Điều 36.421 15,0 ++/+ T10-T12 Chè 63 0,03 +/+ Cây nông nghiệp 249.449 Lúa 127.616 51,2 -/++ T3,4,8,9 Ngô 121.833 48,8 -/+++ T3,4,8,9,11 Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có
  • 18. 13 Biểu đồ 10. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đắc Lắc Biểu đồ 11. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đắc Lắc + Tiền Giang là tỉnh trung tâm của nghề nuôi ong trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ở đây chủng loại cây nguồn mật rất đa dạng và thời gian khai thác mật của người nuôi ong đến trên 10 tháng/năm. Hiện nay người nuôi ong của các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền đông Nam bộ thường chuyển ong về tỉnh này và các tỉnh khác thuộc đồng bằng sông Cửu long để dưỡng ong trong các vụ khó khăn, vụ nhân đàn hoặc để khai thác Nhãn. Biểu đồ 8. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đắc Lắc Biểu đồ 9. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đắc Lắc
  • 19. 14 Bảng 4. Cây nguồn mật chính của tỉnh Tiền Giang Loại cây Diện tích (ha) Tỷ lệ % Khả năng cho mật/phấn Thời vụ nở hoa Cây ăn quả 8.352 Nhãn 1.654 19,80 +++/+ T3-T6 Táo 62 0,74 +++/+ T8-T10 Cam,chanh,bưởi 3.865 46,28 +/++ T2-T4 Chôm chôm 10 0,12 ++/+ T3-T5 Xoài 304 3,64 +/+ T2-T3 Dừa 1.002 12,00 ++/+ Cả năm Khác… 1455 17,42 +/+ Cả năm Cây lâm nghiệp 1.809 Tràm 9 0,50 ++/- T1-T4 Khác:Sú,vẹt,đước… 1.800 99,50 ++/++ T5-7 Cây nông nghiệp 254.474 Lúa 246.428 96,84 -/++ T3,4,8,9 Ngô 4.678 1,84 -/+++ T3,4,8,9,11 Bầu bí, dưa chuột 3.070 1,21 +/++ Cả năm Khác… 298 0,12 +/+ Cả năm Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có Biểu đồ 12. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Tiền Giang Biểu đồ 13. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang
  • 20. 15 Biểu đồ 14. Tỷ lệ diện tích các loại cây lâm nghiệp của Tiền Giang Biểu đồ 15. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Tiền Giang - Trong số các tỉnh miền đông Nam bộ thì Đồng Nai là 1 tỉnh trung tâm nằm trong khu vực rất thuận lợi cho nghề nuôi ong với các vùng trồng Cao su, Cà phê, Điều, Chôm chôm tập trung quy mô lớn. Đồng Nai là tỉnh rất thuận lợi cho nghề nuôi ong chuyên nghiệp với số lượng đàn lớn do cây nguồn hoa quy mô lớn và tập trung như Cà phê, Cao su, Điều… Bảng 5. Cây nguồn mật chính của tỉnh Đồng Nai Loại cây Diện tích (ha) Tỷ lệ % Khả năng cho mật/phấn Thời vụ nở hoa Cây ăn quả 34.382 Nhãn 998 2,90 +++/+ T3-T6 Cam,chanh,bưởi 6.576 19,13 +/++ T2-T4 Chôm chôm 11.320 32,92 +++/+ T3-T5 Xoài 7.798 22,68 +/+ T2-T3 Dừa 490 1,43 ++/+ Cả năm Khác… 7.200 20,94 +/+ Cả năm Cây công nghiệp 125.200 Cà phê 17.800 14,22 +++/++ T11-T1 Cao su 42.800 34,19 +++/- T2-T4 Điều 64.600 51,60 ++/+ T10-T12 Cây lâm nghiệp 26.040 Keo các loại 25.000 96,00 ++/- Cả năm Cây rừng 1.040,49 4 +/+ Cả năm Cây nông nghiệp 130.228 Lúa 73.076 56,11 -/++ T3,4,8,9 Ngô 56.209 43,16 -/+++ T3,4,8,9,11 Vừng 273 0,21 +++/+ T7-T8 Bầu bí, dưa chuột 40 0,03 +/++ Cả năm Khác… 630 0,48 +/+ Cả năm Chú thích: Mật/phấn: +++ = cao, ++ = trung bình, + = ít, - = không có
  • 21. 16 Trong khu vực miền đông Nam bộ thì Đồng Nai là tỉnh thuận lợi nhất cho nghề nuôi ong vì tỉnh này thuận lợi cho ong phát triển quanh năm và có thể khai thác mật với thời gian dài hơn các tỉnh khác do có thêm các vụ mật từ Chôm chôm và Nhãn và Điều. Biểu đồ 18. Tỷ lệ diện tích các loại cây công nghiệp của Đồng Nai Biểu đồ 19. Tỷ lệ diện tích các loại cây nông nghiệp của Đồng Nai Đánh giá về trữ lượng cây nguồn mật và sản lượng mật thực tế cũng như tiềm năng của 1 loại cây nguồn mật, phấn là rất khó vì phải căn cứ vào diện tích, mật độ, tuổi cây, lượng mật (hoặc phấn) của 1 cây, thời gian cho mật (hoặc phấn) trong năm. Hơn nữa, việc tiết mật của hoa và lá phụ thuộc nhiều vào thời tiết, tập quán canh tác, chất đất, giống cây của từng vùng, khu vực cụ thể do vậy cùng là 1 loại cây nguồn mật nhưng ở khu vực này thì tiết mật với trữ lượng lớn nhưng khu vực khác lại không có mật, cùng 1 loại cây (như Cao su) nhưng có giốn không có mật. Ngoài ra, nghề nuôi ong là nghề di chuyển theo nguồn hoa do vậy việc đánh giá trữ lượng cây nguồn mật dựa vào sản lượng khai thác 1 loại cây của 1 tỉnh là rất khó vì người nuôi ong của tỉnh này nhưng lại chuyển ong đến khai thác mật ở tỉnh khác. Biểu đồ 16. Diện tích các loại cây nguồn mật, phấn chính của Đồng Nai Biểu đồ 17. Tỷ lệ diện tích các loại cây ăn quả của Đồng Nai
  • 22. 17 2.3. Số lượng đàn ong và số người nuôi ong 2.3.1. Số lượng đàn ong Số liệu về số đàn ong của cả nước và các tỉnh điều tra (theo Tổng cục thống kê) được thể hiện trong bảng 6 và biểu đồ 20, qua đó cho thấy cả nước đạt số đàn ong cao nhất năm 2007 với 864.222 đàn ong. Trong 5 tỉnh điều tra thì Đắc Lắc luôn có số lượng đàn ong lớn nhất. Tỉnh có số lượng đàn ong thấp nhất là Tiền Giang (những năm 2001, 2002, 2006) và tỉnh Hưng Yên (những năm 2003, 2005, 2007). Bảng 6. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra và cả nước trong giai đoạn 2001-2007 (Đơn vị: đàn ong) Tỉnh Năm Tốc độ tăng trưởng TB (%/năm) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hưng Yên 3.742 3.686 3.692 3.924 4.232 12.882 336 -33,1 Sơn La 13.897 20.918 15.545 15.715 15.492 12.394 30.000 13,7 Đắc Lắc 35.000 86.000 161.000 142.989 156.492 160.851 177.627 31,1 Đồng Nai 24.500 29.300 40.178 58.067 66.349 60.248 78.403 21,4 Tiền Giang 1.618 3.070 7.991 5.197 5.870 3.134 4.626 19,1 Cả nước 277.251 386.335 592.222 672.352 689.508 678.987 864.222 20,9 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Biểu đồ 20. Số lượng đàn ong mật của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007
  • 23. 18 Tốc độ tăng trưởng bình quân về số đàn ong của cả nước giai đoạn 2001- 2007 đạt 20,9%/năm. Trong số 5 tỉnh điều tra thì tỉnh Đắc Lắc có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt giá trị cao nhất (31,1%/năm) và thấp nhất là tỉnh Hưng Yên (-33,1%/năm). Số lượng đàn ong của các tỉnh có xu thế tăng trong giai đoạn 2001-2007, chỉ duy nhất tỉnh Hưng Yên giảm mạnh năm 2007 mà không rõ nguyên nhân. Trong số các tỉnh điều tra thì tỉnh Đồng Nai có số lượng đàn ong tăng trưởng đều qua các năm từ 2001-2007. Theo số liệu của Hội nuôi ong Việt Nam năm 2007 cả nước có khoảng 650 nghìn đàn ong ngoại (chiếm khoảng 75%), số còn lại là ong nội. Đắc Lắc là tỉnh có số đàn ong cao nhất của cả nước. Số liệu điều tra các tỉnh về số lượng đàn ong từ 2008-2010 được trình bày trong bảng 7. Bảng 7. Số lượng đàn ong mật của các tỉnh điều tra từ 2008-2010 (Đơn vị: đàn ong) Hội nuôi ong các tỉnh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ tăng trưởng TB (%/năm) Hưng Yên 9.000 8.500 6.500 -15,02 Sơn La 22.000 25.000 30.000 16,77 Tiền Giang 50.000 60.000 75.000 22,47 Đồng Nai 120.000 210.000 170.000 19,02 Đắc Lắc 106.930 153.562 180.000 29,74 Qua bảng 7 cho thấy Tiền Giang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (22,47%), thấp nhất là Hưng Yên (-15%). Năm 2010 tỉnh Đắc Lắc có số đàn ong đạt cao nhất (180.000 đàn), thấp nhất là Hưng Yên (6.500 đàn). Các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên có số lượng đàn ong cao hơn rất nhiều so với các tỉnh phía Bắc trong số 5 tỉnh điều tra, Đắc Lắc và Đồng Nai (năm 2010) có số đàn gấp gần 30 lần Hưng Yên và gần 6 lần Sơn La. Việc thống kê đầy đủ số lượng đàn ong của 1 tỉnh là rất khó do nghề nuôi ong là nghề di chuyển theo nguồn hoa, người nuôi ong có thể ở tình này nhưng nhưng lại thường xuyên đặt ong ở tỉnh khác, số liệu điều tra cũng khó thống kê đầy đủ số đàn ong nuôi với quy mô hộ gia đình do vụ thuận lợi ong phát triển nhưng vụ khó khăn có thể các hộ đó mất hết ong, hơn nữa ở cả 5 tỉnh điều tra các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không có con số thống kê về lĩnh vực chăn nuôi ong. Đối với nghề nuôi ong, số lượng đàn ong
  • 24. 19 biến động rất lớn ngay cả với trại ong vì đầu vụ nuôi dưỡng nhân đàn số lượng đàn thường thấp nhưng đến vụ thuận lợi và vụ khai thác mật thì số lượng đàn tăng cao hơn nhiều, vấn đề này tùy thuộc vào điều kiện nguồn hoa, khí hậu mỗi địa phương và kế hoạch đầu tư, phát triển của người nuôi ong. 2.3.2. Số người nuôi ong Theo báo cáo của Hội nuôi ong Việt Nam, hiện nước ta có khoảng 26.000 người nuôi ong, có trên 20 công ty xuất khẩu, 12 hội ong địa phương, các đơn vị này tập hợp trên 3000 người nuôi ong chuyên nghiệp. Số liệu điều tra năm 2010 tại hội nuôi ong các tỉnh được trình bày trong biểu đồ 21. Biểu đồ 21. Số người nuôi ong thuộc hội ong của các tỉnh điều tra Qua biểu đồ 21 cho thấy số lượng người nuôi ong chuyên nghiệp của hội ong Đắc Lắc cao nhất, rồi đến Sơn La (đều trên 1500 người). Các tỉnh Hưng Yên, Tiền Giang và Đồng Nai có số lượng dưới 300 người. Trong ngành ong việc thống kê đầy đủ số người nuôi ong là rất khó vì nuôi ong là nghề tự phát và người nuôi ong không đăng ký với bất cứ tổ chức hay cơ quan nào, hơn nữa khi chúng tôi tiến hành điều tra thì lĩnh vực chăn nuôi ong có nằm trong cơ cấu chăn nuôi của các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa được quan tâm do vậy số liệu về số người nuôi ong, số đàn ong, sản lượng… không đầy đủ. Ngoài ra, nuôi ong di chuyển theo nguồn hoa do vậy có những tỉnh (như Hưng Yên, Đắc Lắc, Đồng Nai) có thời điểm số lượng đàn ong rất cao vào 1 vụ mật nào đó nhưng có lúc số lượng đàn ong lại rất thấp khi vào vụ khó khăn. Có những người nuôi ong hộ khẩu của họ ở tỉnh này nhưng lại nuôi ong và thường xuyên ở tỉnh khác.
  • 25. 20 2.4. Tổ chức, phương thức và kỹ thuật nuôi ong 2.4.1. Các phương thức nuôi ong - Nuôi ong chuyên nghiệp: quy mô từ 150 đến 3.000 đàn, nuôi ong di chuyển theo nguồn hoa. - Nuôi ong bán chuyên nghiệp: qui mô từ 50-149 đàn ong/chủ trại, chủ yếu đặt ong tại nhà nhưng di chuyển để khai thác mật trong một số vụ mật chính hoặc khi nguồn hoa tại địa phương khan hiếm. - Nuôi ong gia đình: quy mô từ 10 đến 49 đàn/hộ; thường nuôi ong nội và đặt ong tại nhà rất ít di chuyển theo nguồn hoa. - Nuôi ong theo sở thích: Có qui mô dưới 10 đàn, và nuôi tại chỗ, không di chuyển. - Săn mật ong từ các đàn ong mật hoang dã sống trong rừng. Số liệu điều tra cho thấy 100% số người nuôi ong theo hình thức nuôi ong di chuyển theo nguồn hoa để khai thác mật hoặc để dưỡng ong ở những vùng có cây nguồn mật, phấn thuận lợi. 2.4.2. Quy mô chăn nuôi ong Kết quả điều tra về quy mô nuôi ong được thể hiện trong bảng 8. Qua số liệu bảng 8 cho thấy 1 trại ong nội hiện nay chỉ có quy mô dưới 130 đàn/trại ong và những người nuôi ong này chủ yếu là nuôi ong bán chuyên nghiệp, ngoài nuôi ong thì người nuôi ong còn tham gia vào sản xuất hoặc kinh doanh lĩnh vực khác. Với ong ngoại thì quy mô trại ong của các tỉnh điều tra từ 150 đến gần 600 đàn. Bảng 8. Số đàn ong (quy mô) trung bình của 1 trại ong Tỉnh Giống ong nuôi Số đàn ong (đàn) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Sơn La Ong ngoại 150,7 160,0 157,3 Hưng Yên Ong nội 134,1 142,2 126,8 Hưng Yên Ong ngoại 160,0 300,0 315,0 Đắc Lắc Ong ngoại 395,3 461,1 405,6 Đồng Nai Ong ngoại 340,5 349,5 339,5 Tiền Giang Ong ngoại 525,3 571,2 583,5 Tiền Giang Ong nội 191,7 56,7 38,7 Trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 số đàn ong của các trại ong nhìn chung là tăng lên.
  • 26. 21 Trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 thì quy mô các trại ong đều có động thái tăng dần về số đàn ong/trại ong. Nhìn chung người nuôi ong có xu hướng tăng quy mô với giống ong ngoại. Ở tất cả các tỉnh điều tra người nuôi ong đều di chuyển đàn ong đến nguồn hoa thuận lợi để khai thác sản phẩm hoặc nuôi dương ong trung vụ khó khăn. Ở miền Bắc người nuôi ong thường chuyển ong đến các địa điểm như Bắc Giang, Hưng Yên hoặc Sông Mã (Sơn La) để khai thác Nhãn, Vải trong tháng 3,4; đến Hòa Bình, Mộc Châu (Sơn La) để nuôi dưỡng ong từ tháng 5 đến tháng 10, khai thác mật Cúc áo từ tháng 10 đến tháng 11 và tại Yên Châu, Sơn La hoặc Hòa Bình khai thác mật Cỏ lào tháng 12 đến tháng 2. Cá tỉnh phía Nam có 1 vụ mật chính rất dài từ Cao su lá già, điều, Cao su lá non, Cà phê, Chôm chôm và Nhãn từ cuối tháng 11 đến tháng tháng 5 tại các tỉnh có nguồn hoa tập trung như Đồng Nai, Đắc Lắc, Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng. Vụ dưỡng ong người nuôi ong có thể chuyển ong đến các vùng thuộc Đồng bằng sông Cửu long, Vũng tàu côn đảo, Phan thiết…. Riêng các tỉnh như Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long thì từ tháng 6 đến tháng 10 người nuôi ong vẫn có thể khai thác được mật Nhãn, mật Tràm… Vụ phấn hoa lớn nhất của phía Nam là vụ hoa Trinh nữ (tháng 10), khi đó người nuôi ong chuyển ong đến các vùng nhiều trinh nữ để vừa phát triển đàn ong, nhân đàn chuẩn bị cho vụ mật sắp tới và khai thác phấn tại Lâm Đồng, Phan Thiết, Đồng Nai, Bình Phước, Vũng tàu côn đảo… 2.4.3. Trình độ kỹ thuật đang được áp dụng Trong ngành ong những kỹ thuật cơ bản như đánh giá về sự phát triển đàn ong, đánh giá mức độ cận huyết của giống ong đang nuôi và khả năng phát hiện, điều trị bệnh là những kỹ thuật cơ bản thể hiện trình độ tay nghề của người nuôi ong. Kết quả điều tra trong bảng 9.
  • 27. 22 Bảng 9. Năng lực quản lý trại ong và trình độ nuôi ong Tỉnh Tỷ lệ người nuôi ong theo dõi sức đẻ trứng trung bình của ong chúa (%) Tỷ lệ người nuôi ong theo dõi tỷ lệ cận huyết (%) Tỷ lệ người nuôi ong biết quản lý đàn ong bằng những kỹ thuật đơn giản (%) Tỷ lệ người nuôi ong biết tạo chúa và nhân đàn ong (%) Tỷ lệ người nuôi ong phát hiện và điều trị được bệnh, dịch hại ong (%) Số lần được tập huấn/năm (lần) Sơn La 20,0 10,0 100,0 100,0 95,0 2,1 Hưng Yên 0 0 100,0 100,0 95,0 - Đắc Lắc 45,0 0 95,0 100,0 95,0 2,5 Đồng Nai 0 0 100,0 100,0 100,0 1,6 Tiền Giang 0 0 100,0 100,0 100,0 1,9 Người nuôi ong của các tỉnh điều tra hàng năm đều được tập huấn về kỹ thuật nuôi ong, phòng trị bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi do Hội ong các tỉnh hoặc các công ty tổ chức, hoặc mời cán bộ kỹ thuật của Trung tâm nghiêm cứu và Phát triển ong tập huấn. Số lần 1 người nuôi ong được tập huấn kỹ thuật trung bình trên 1,5 đến 2,5 lần/năm. Khi được hỏi về trình độ đánh giá sức đẻ trứng, tỷ lệ cận huyết của đàn ong thì người nuôi ong của các tỉnh như Hưng Yên, Đồng Nai, Tiền Giang hầu như không biết. Các tỉnh khác như Sơn La và Đắc Lắc tỷ lệ số người biết cũng rất thấp. Tuy nhiên ở tất cả các tỉnh điều tra người nuôi ong hầu như đều biết các kỹ thuật đơn giản, cách tạo chúa, phát hiện và điều trị bệnh và ký sinh. 2.5. Dịch hại ong mật Ong mật là côn trùng nên chúng bị rất nhiều loại dịch hại tấn công. Dịch hại có thể tấn công trên các cấp ong trưởng thành, ấu trùng. Với ong nội thì loại dịch hại chủ yếu là các bệnh Ấu trùng tuổi lớn, Ấu trùng tuổi nhỏ, ỉa chảy, chết ong trưởng thành, côn trùng khác phá hại và bị ngộ độc hóa học do thuốc bảo vệ thực vật. Với ong ngoại loại dịch hại gây hại nặng nề nhất là ký sinh chí nhỏ. Ngoài ra nó cũng bị các loại dịch hại khác tấn công như chí lớn, các bệnh với ấu trùng, chết ong trưởng thành không rõ nguyên nhân và do nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, bị côn trùng khác phá hại… Việc kiểm tra phát hiện bệnh dịch hại ong chủ yếu do người nuôi ong tự kiểm tra và xác định nguyên nhân cũng nhưng tự đưa ra biện pháp điều trị. Kết quả điều tra cả 5 tỉnh thấy 100% số người nuôi ong tự kiểm tra và tự mình
  • 28. 23 phát hiện các loại dịch bệnh hoặc ký sinh gây hại trên đàn ong, trại ong của mình. Khi đang ong đàn ong bị dịch, bệnh gây hại thì 100% số người nuôi ong tự quyết định và đưa ra biện pháp điều trị. Hiện nay nghề nuôi ong chưa có sự hỗ trợ của hệ thống thú y cơ sở trong việc phát hiện và điều trị dịch hại ong mật. 2.5.1. Ngoại ký sinh hại ong mật Kết quả điều tra về tình hình ngoại ký sinh và cách điều trị được thể hiện từ bảng 10 đến bảng 12 Bảng 10. Tình hình nhiễm ký sinh Tropilaelaps mercedesae (Chí nhỏ) Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 100,0 39,4 60,0 - 40,0 Tháng 6-12 Hưng Yên 100,0 46,7 25,0 - 75,0 Cả năm Đắc Lắc 95,0 52,4 76,5 5,9 17,6 Tháng 6-12 Đồng Nai 100,0 28,5 30,0 35,0 35,0 Cả năm Tiền Giang 90,0 27,7 65,0 35,0 Cả năm Bảng 11. Tình hình nhiễm ký sinh Varroa destructor (Chí lớn) Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm (%) Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 80,0 39,4 25,0 37,5 37,5 Tháng 5-7 và tháng 11,12 Hưng Yên 100,0 46,7 25,0 - 75,0 Cả năm Đắc Lắc 95,0 52,4 43,8 56,3 Tháng 5-7 và tháng 11,12 Đồng Nai 80,0 28,5 15,0 15,0 70,0 Cả năm Tiền Giang 80,0 27,7 - Cả năm Chí nhỏ là loại ký sinh chỉ gây hại trên nhộng ong còn chí lớn không chỉ gây hại trên nhộng ong mà cả trên ong trưởng thành. Khi đàn ong bị nhiễm chí và đặc biệt là nhộng bị nhiễm chí thì đàn ong trưởng thành nở ra bị các loại khuyết tật như thân hình nhỏ, què chân, xoăn cánh… Chí nhỏ là loại ký sinh trên nhộng ong và do vậy đàn ong nếu không có nhộng thì chí sẽ không thể tồn tại được. Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy đàn ong nếu khuyết nhộng trên 2 ngày thì sẽ tiêu diệt được chí nhỏ. Chính vì nguyên nhân này nên người nuôi ong áp dụng biện pháp như loại bỏ cầu nhộng, nhốt hoặc thay chúa để đàn ong khuyết nhộng.
  • 29. 24 Bảng 12.Các biện pháp điều trị ký sinh (chí nhỏ và chí lớn) Tỉnh Biện pháp hóa học Kỹ thuật Tỷ lệ trại ong áp dụng biện pháp kỹ thuật kết hợp hóa chất (%) Tỷ lệ trại ong dùng thuốc Manpu (%) Dùng axít hữu cơ, tinh dầu thực vật Tỷ lệ áp dụng (%) Biện phápTỷ lệ áp dụng (%) Loại hóa chất Sơn la 55 35 Focmic 10 Thay chúa, loại bỏ cầu nhộng 80 Hưng Yên 0 75 Formic +Tràm 25 Thay chúa 50 Đắc Lắc 0 90 Formic 10 0 Tiền Giang 0 94 Formic + Tràm 6 Thay chúa, chuyển điểm 47 Đồng Nai 15 85 Formic+Tràm, Long Não 0 100 Với các loại ký sinh, người nuôi ong hiện nay chủ yếu dựa vào các loại hóa chất để điều trị như axit focmic, tinh dầu thực vật hoặc thuốc Manpu (thành phần chính là chất Fluvalilate) của Trung Quốc. Người nuôi ong ở các tỉnh điều tra phía Nam không dùng thuốc Manpu của Trung Quốc để điều trị ký sinh mà họ chỉ dùng các loại axít hữu cơ và tinh dầu thực vật. Sơn La có tới 55% số người nuôi ong vẫn sử dụng loại thuôc Manpu này. Khi đàn ong bị nhiễm kỹ sinh nhìn chung người nuôi ong phối hợp cả biện pháp kỹ thuật như thay chúa, nhốt chúa, loại bỏ cầu nhộng với biện pháp hóa học để điều trị. Tỷ lệ người áp dụng đơn lẻ biện pháp kỹ thuật rất ít (0-25%). Người nuôi ong ở Đắc Lắc chủ yếu dùng axít hữu cơ để diệt 2 loại ký sinh này. 2.5.2. Ngộ độc hóa học Ngộ độc hóa học chủ yếu ở ong là ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Ong bị nhiễm độc thuốc hóa học và bệnh do thuốc thì người nuôi ong phải chuyển đàn ong đi vùng khác. Với các tỉnh Hưng Yên, Tiền Giang và Đồng Nai thì vấn đề thuốc bảo vệ thực vật gây chết ong đang là thiệt hại rất lớn mà họ không thể giải quyết được vì ong thường bị ngộ độc vào đúng các vụ mật chính trong năm. Hiên nay loại thuốc bảo vệ thực vật nội hấp đang là nguy cơ gây thiệt hại lớn nhất đến sự phát triển đàn ong ở các tỉnh như Tiền Giang, Đồng Nai. Với loại thuốc nội hấp thời gian phân hủy chậm sẽ còn tồn dư trong mật ong và phấn
  • 30. 25 hoa, mức độ nhẹ có thể không gây chết đàn ong nhưng sẽ làm giảm sức sống của ong do vậy đàn ong sẽ lụi dần hoặc không thể phát triển được. Bảng 13. Tình hình ong chết do ngộ độc thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm (%) Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 85,0 23,6 5,9 58,8 35,3 Cả năm Hưng Yên 100,0 66,3 47,1 29,4 23,5 Tháng 2-4; tháng 9-12 Đắc Lắc 60,0 20,6 28,6 - 71,4 Cả năm Đồng Nai 80,0 47,9 66,7 - 33,3 Tháng 4-12 Tiền Giang 100,0 56,3 61,1 - 38,9 Tháng 2-4; tháng 9-12 Ở các tỉnh như Hưng Yên và Tiền Giang người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi không theo chỉ dẫn, họ phun thuốc ngay cả khi cây trồng và cây ăn quả đang ra hoa, tung phấn nên gây hại rất lớn đến ngành chăn nuôi ong. 2.5.3. Bệnh gây hại với ấu trùng Với cả ong nội và ong ngoại đều bị bệnh gây hại trên ấu trùng, ở Việt Nam 2 bệnh chủ yếu gây hại với ấu trùng ong mật là bệnh ấu trùng tuổi lớn (hay ấu trùng túi) và ấu trùng tuổi nhỏ (hay thối ấu trùng châu Âu). Hiện nay cả ong ngoại và ong nội đểu bị bệnh ấu trùng tuổi lớn gây hại nặng. Bảng 14. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi lớn Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm (%) Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 75,0 32,0 53,3 13,3 33,3 Tháng 10- tháng 3 Hưng Yên 100,0 20,0 33,3 33,3 33,3 Cả năm Đắc Lắc 80,0 38,0 69,2 - 30,8 Tháng 10- tháng 3 Đồng Nai 35,0 8,0 33,3 - 66,7 Tháng 7-12 Tiền Giang 10,0 15,0 - 50,0 50,0 Tháng 5-10 Người nuôi ong đều biết bệnh ấu trùng tuổi lớn do virus gây ra nên họ chủ yếu dùng biện pháp kỹ thuật như thay chúa, nhốt chúa, loại bỏ cầu bệnh để điều trị bệnh này. Tất cả người nuôi ong đều không sử dụng biện pháp hóa học (như thuốc hoặc các loại kháng sinh) để điều trị bệnh này vì họ đều biết sẽ không có tác dụng.
  • 31. 26 Bảng 15. Tình hình nhiễm bệnh Ấu trùng tuổi nhỏ Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm (%) Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 40,0 23,8 25,0 50,0 25,0 Tháng 6-12 Hưng Yên 93,8 18,8 42,9 21,4 35,7 cả năm Đắc Lắc 55,0 25,0 22,2 - 77,8 Tháng 3-4 Đồng Nai 15,0 9,3 - - - Tháng 5-10 Tiền Giang 5,0 10,0 - - - Tháng 1-2 Bệnh ấu trùng tuổi nhỏ thường gây hại cho ong nội nặng hơn ong ngoại. Bảng 16.Các biện pháp điều trị bệnh ấu trùng tuổi nhỏ Tỉnh Dùng thuốc kháng sinh Biện pháp kỹ thuật Biện pháp kỹ thuật kết hợp kháng sinh (%) Tỷ lệ áp dụng (%) Loại kháng sinh Tỷ lệ áp dụng (%) Biện pháp Sơn la 25 Kanamicine 75 Nuôi đàn ong đông quân, thay chúa (nhốt chúa), loại bỏ cầu bệnh 30 Hưng Yên 88 Kana., Strepto., Peni. 12 Loại bỏ cầu bệnh, thay chúa, chuyển nguồn hoa 100 Đắc Lắc 0 - 100 Nuôi đàn ong mạnh, rũ bỏ cầu bệnh, thay chúa, -chuyển nguồn hoa - Tiền Giang 0 - 100 nt - Đồng Nai 0 - 100 nt - Với bệnh ấu trùng tuổi nhỏ thì người nuôi ong các tỉnh phía bắc phần lớn là sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Kanamicine, Streptomicine, Penicinine, Tetramicine để điều trị và thậm trí 1 số người nuôi ong nội còn cho ăn phòng. Tuy nhiên nhiều người nuôi ong, đặc biết khu vực phía Nam không sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh này mà họ dùng biện pháp kỹ thuật như loại bỏ cầu bệnh cho đàn ong đông quân, thay chúa, chuyển điểm để điều trị bệnh vì mật ong của họ chủ yếu bán cho các công ty xuất khẩu mật nên nếu mật có tồn dự kháng sinh sẽ bị trả lại hoặc bị phạt do thiệt hai gây ra, hơn nữa với các hội ong khu vực phía Nam họ còn có cam kết về chất lượng mật ong với từng người nuôi ong trong hội (như Đồng Nai, Tiền Giang). Do thiếu thông tin về tồn dư kháng sinh có hại cho người tiêu dùng nên người nuôi ong phía Bắc vẫn lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị loại bệnh này vì
  • 32. 27 việc bán mật ong cho thị trường tiêu thụ nội địa chưa có cơ quan nào giám sát hoặc kiểm định. 2.5.4. Bệnh gây hại với ong trưởng thành Ong trưởng thành ngoài việc bị ký sinh gây hại (Varroa destructror, hay chí lớn) thì còn bị rất nhiều loại dịch hại khác như ngộ độc hóa học (do thuốc bảo vệ thực vật là chủ yếu) và bị các bệnh do vi sinh vật gây ra như các loại virus, vi khuẩn, nấm, Nosema spp., côn trùng hại ong… Kết quả điều tra về các bệnh hại gây hại với ong trưởng thành được trình bày trong các bảng từ 17 đến bảng 19. Bảng 17. Tình hình đàn ong bị chết ong trưởng thành không rõ nguyên nhân Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm (%) Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 75,0 60,9 53,3 - 46,7 Tháng 10-12 Hưng Yên 100,0 43,6 62,5 12,5 25,0 Tháng 1-5; Tháng 10-12 Đắc Lắc 60,0 27,1 - 10,0 90,0 Tháng 10-12 Đồng Nai 80,0 18,8 20,0 20,0 60,0 Tháng 4-12 Tiền Giang 0,0 0,0 - - - - Hiện nay người nuôi ong chưa có cách nào để điều trị bệnh này, biện pháp mà họ áp dụng là thay chúa những đàn ong bị bệnh hoặc chuyển ong đến địa điểm mới, nguồn hoa mới. Bảng 18. Tình hình nhiễm bệnh Nosema spp. Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm (%) Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 45,0 34,4 33,3 - 66,7 Tháng 9-2 Hưng Yên 20,0 1500,0 50,0 50,0 - tháng 3-4; tháng 12-1 Đắc Lắc 70,0 40,3 40,0 - 60,0 Tháng 9-2 Đồng Nai 75,0 44,5 50,0 50,0 tháng 11-3 Tiền Giang 55,0 44,2 18,2 36,4 45,5 Tháng 9-10 Nosema là loại bệnh gây hại trên ong thợ trưởng thành ở lứa tuổi đi khai thác mật, khi bị bệnh người nuôi ong hầu như không biết cách điều trị, có người thì cho ong ăn nước gừng… với hy vọng bệnh sẽ khỏi, nhiều người khi trại ong của họ bị bệnh nặng họ chỉ biết thay chúa hoặc chuyển điểm đến nguồn hoa mới.
  • 33. 28 Côn trùng phá hại ong chủ yếu là các loại ong bò vẽ, ong đất, Sơn La và Đắc Lắc là bị phá hại nhiều. Người nuôi ong chỉ biết dùng vợt để tiêu diệt chúng khi chúng đến tấn công đàn ong. Bảng 19. Tình hình đàn ong bị các loại côn trùng khác phá hại (chủ yếu là các loài ong đất, ong bò vẽ) Tỉnh Tỷ lệ trại ong bị nhiễm (%) Tỷ lệ đàn bị nhiễm (%) Mức độ nhiễm Thời gian nhiễmNặng (%) TB (%) Nhẹ (%) Sơn La 75,0 16,0 6,7 26,7 66,7 Tháng 5-8 Hưng Yên - - - - - - Đắc Lắc 80,0 18,1 9,1 - 90,9 Tháng 6-10 Đồng Nai - - - - - - Tiền Giang - - - - - - 2.6. Chất lượng giống ong và cơ cấu giống trong sản xuất 2.6.1. Chất lượng giống Giống ong được nuôi ở Việt Nam là ong ngoại và ong nội. Giống ong ngoại yêu cầu nguồn hoa lớn, tập trung thích hợp với nghề nuôi ong chuyên nghiệp, vận chuyển theo nguồn hoa do giống này cần đầu tư lớn (đầu tư về đường cho ăn trong vụ nuôi dưỡng và chi phí vận chuyển theo nguồn hoa). Giống ong nội thích hợp với nguồn hoa rải rác, ít tập trung nên phù hợp với nuôi ong quy mô nhỏ (hộ gia đình, nuôi ong tại chỗ không di chuyển), giống này cho năng suất thấp nhưng đầu tư ít hơn so với ong ngoại. Kết quả đánh giá về chất lượng giống ong được trình bày trong bảng 20. Bảng 20. Chất lượng giống ong Tỉnh Giống ong Sức đẻ trứng (trứng/ngày đêm) Thế đàn (Cầu/đàn) Tỷ lệ cận huyết (%) Hệ số nhân đàn/năm Sơn La Ong ngoại 887 7,8 9,4 1,6 Hưng Yên Ong nội 510 3,4 7,8 2,3 Hưng Yên Ong ngoại 853 7,5 8,6 1,5 Đắc Lắc Ong ngoại 926 7,2 6,2 2,6 Đồng Nai Ong ngoại 978 7,4 6,0 4,5 Tiền Giang Ong ngoại 1.067 8,7 7,3 1,3 Tiền Giang Ong nội 536 3,8 8,4 2,6 Với giống ong ngoại thấy sức đẻ trứng trung bình của ong chúa cao hơn nhiều so với ong nội do vậy thế đàn của giống ong ngoại thường gấp hơn 2 lần so với ong nội. Sức đẻ trứng trung bình của ong chúa ong ngoại của các tỉnh điều tra đều đạt trên 850 trứng/ngày đêm trong khi của ong nội dưới 550
  • 34. 29 trứng/ngày đêm. Thế đàn ong ngoại đều đạt trên 7 cầu/đàn nhưng của ong nội không vượt quá 4 cầu/đàn. Hệ số nhân đàn thể hiện khả năng tăng số đàn so với số đàn đầu kỳ và nó phụ thuộc vào điều kiện nguồn hoa, khí hậu thời tiết, trình độ kỹ thuật của người nuôi ong và khả năng đầu tư của người nuôi ong. Trong các tỉnh điều tra thì Đồng Nai là tỉnh có hệ số nhân đàn cao nhất (đạt 4,5 đàn từ 1 đàn đầu kỳ) và thấp nhất là Tiền Giang (chỉ tăng thêm khoảng 30% số đàn so với đầu kỳ). Hệ số nhân đàn với Ong nội của 2 tỉnh Hưng Yên và Tiền Giang từ 2,3 đến 2,6 lần. Kết quả theo dõi về tỷ lệ cận huyết thấy giống ong nội có tỷ lệ cận huyết từ 7,8-8,4% và giống ong ngoại từ 6 đến 9,4%. Nếu tỷ lệ cận huyết của giống ong trên 8,3% thì được coi là giống ong bị cận huyết nặng. Như vậy các tỉnh Sơn La, Hưng Yên giống ong ngoại đang nuôi không đảm bảo về chất lượng con giống. Các tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai và Tiền Giang người nuôi ong quan tâm đến chất lượng con giống nhiều hơn do họ thường xuyên trao đổi ong chúa giữa các vùng. Năm 2001 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ong triển khai dự án “Giống ong mật chất lượng cao” đã nhập 1 số giống từ các nước Đức, Áo, Niu-dilân và đưa thử nghiệm ở các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng và do đó đây cũng là nguyên nhân làm tươi máu cho giống ong của các tỉnh khu vực phía Nam, ngoài cải thiện về năng suất giống ong nhập về đã làm giảm tỷ lệ cận huyết cho giống ong ngoại tại các tỉnh phía Nam. Ngoài ra còn một nguyên nhân khác là một số người nuôi ong các tỉnh phía Nam đã nhập chúa lậu từ các nước như Pháp, Trung Quốc…vào Việt Nam nên cũng làm cho tỷ lệ cận huyết giảm. Việc nhập lậu ong giống là hành vi vi phạm pháp luật vì nó có thể kéo theo hậu quả là đem cả những loại bệnh, dịch hại mà nước ta chưa có vì ong nhập về không qua kiểm dịch và cách ly theo dõi. Một bài học cho ngành ong Việt Nam những năm 1980 khi chúng ta nhập những đàn ong nội của Trung Quốc và mang theo bệnh Ấu trùng tuổi lớn và làm cho nghề nuôi ong nội của phía Bắc gần như bị xóa sổ và phải mất hơn 10 năm sau mới phục hồi lại. Trong 3 năm trở lại đây loại dịch hại phá hại ong rất nặng là loài chí nhỏ (Tropilaelaps) và trại ong nào cũng đều bị nhiễm loại ký sinh này, cuối năm 2007 và năm 2008 các trại ong ngoại của khu vực phía Nam bị nhiễm nặng cả với bệnh Ấu trùng tuổi lớn. Trước đây 2 loại dịch hại này với ong ngoại không phải là dịch hại chính thì nay nó lại là vấn đề lớn với người nuôi ong. Trong rất nhiều nguyên nhân như sự biến đổi khí hậu, sự lan truyền mạnh do
  • 35. 30 mật độ quần thể tăng tại 1 khu vực… nhưng nguyên nhân có thể là do việc nhập lậu những giống ong từ các nước mà các loại dịch bệnh trên không có do vậy giống ong đó không có khả năng kháng lại với những loại dịch bệnh mới như chí nhỏ và bệnh Ấu trùng tuổi lớn. Việc nhập giống không qua theo dõi thích nghi sẽ là nguy cơ khiến cho một số loại dịch hại đang là thứ yếu trở lên vô cùng nguy hại và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của 1 ngành cũng như hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Người nuôi ong của các tỉnh điều tra có kiến thức không cao về làm giống, 100% số người được hỏi chỉ biết chọn những đàn tốt để làm chúa chứ họ không hề chủ động tạo ong đực. Theo quy luật sinh học thì những đàn ong năng suất không cao, sớm chia đàn tự nhiên lại thường hay sinh ra nhiều ong đực và sinh ra ong đực sớm hơn các đàn giống chất lượng tốt và như vậy nếu người nuôi ong không chọn những đàn tốt để chủ động tạo ong đực và loại bỏ ong đực từ những đàn chất lượng kém thì dù ong chúa được tạo ra từ những đàn tốt thì cũng chỉ đảm bảo tốt được 1 nửa và thế hệ sau ngoài vấn đề cận huyết tăng thì năng suất và khả năng kháng bệnh cũng sẽ giảm (do ong chúa và ong đực giao phối ngoài không trung nên không thể kiểm soát được). 2.6.2. Cơ cấu giống trong sản xuất Giống ong nội được nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh có nghề chăn nuôi ong do giống ong này phù hợp với điều kiện nguồn hoa rải rác. Ngoài ra, nuôi giống ong này yêu cầu về đầu tư cho chăn nuôi không cao nên phù hợp với quy mô nhỏ hộ gia đình. Giống ong ngoại là giống nhập ngoại từ những năm 1960, giống ong này năng suất cao nhưng yêu cầu nguồn hoa tập trung cả về trữ lượng và diện tích cây nguồn mất, yêu cầu đầu tư cao và phải di chuyển theo nguồn hoa. Vì vậy nuôi ong ngoại chỉ phù hợp với phương thức chăn nuôi ong di chuyển và với những người nuôi ong chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. Giống ong nội của Việt Nam có 2 phân loài là Apis cerana indica (khu vực miền Trung và phía Nam) và Apis cerana cerana (phía Bắc). Với giống ong ngoại, Việt Nam có 2 lần nhập ong chúa bổ sung với 5 phân loài khác nhau trong các chương trình giống là những năng 1980 và năm 2010, trong các chương trình giống này đã tiến hành thử nghiệm giống tại các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng nhưng hiện nay ngành ong chưa có con giống được công nhận. Trong sản xuất hiện nay giống ong ngoại có sự pha tạp của nhiều phân loài.
  • 36. 31 Nghề nuôi ong của Việt Nam chưa có thị trường giống ong, người nuôi ong tự chủ động tạo ong chúa để thay thế cho những đàn ong chúa già hoặc khi nhân đàn ong. Một số người nuôi ong ở Đồng Nai và Đắc Lắc khi nghe thấy có giống ong năng suất mật cao họ tìm đến mua 1 vài ong chúa và sử dụng đến rất nhiều thế hệ sau cho cả trại ong của mình. Với giống ong ngoại hiện có cả giống ong sữa (không rõ nguồn gốc từ đâu) nhưng với giống này năng suất mật rất thấp do chủ yếu phát triển thế đàn để khai thác sữa. Sự đan xem trong sản xuất cả giống sữa và giống mật khiến cho khi người nuôi ong tạo chúa đã tạo ra thế hệ sau đàn ong tụt giảm về năng suất mật. 2.7. Tình hình sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ong 2.7.1. Khai thác sản phẩm Với ngành ong sản phẩm khai thác chính và chủ yếu là mật ong. Ngoài mật ong các sản phẩm phụ có thể khai thác là phấn hoa, sáp ong, sữa ong chúa, keo ong… trong số các sản phẩm phụ thì chủ yếu là phấn hoa và sáp ong. Về sản lượng mật ong khai thác thể hiện trong bảng 21 và biểu đồ 22 cho thấy từ năm 2001-2003 và 2004-2006 đều có xu thế tăng. Nguyên nhân là do thuận lợi về nguồn hoa và thời tiết nên năng suất tăng, cùng với việc mật ong xuất khẩu được giá do vậy người nuôi ong đầu tư tốt hơn cho ong nên số lượng đàn ong cũng tăng lên do vậy sản lượng tăng lên. Bảng 21. Sản lượng mật ong của cả nước và các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007 (Đơn vị: Tấn) Tỉnh Năm Tốc độ tăng trưởng TB (%/năm)2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hưng Yên 122 440 456 463 458 234 825 37,5 Sơn La 350 500 450 457 450 362 600 9,4 Đắc Lắc 1.500 4.020 4.025 71 4.638 7.875 6.760 28,5 Đồng Nai 2.235 2.650 2.760 2.980 2.786 2.256 2.350 0,8 Tiền Giang* 22 31 78 24 27 19 12 -9,6 Cả nước 7.321 11.401 12.758 10.701 13.591 16.747 15.659 13,5 (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Ghi chú: *: Sản lượng mật của Tiền Giang thấp một cách vô lý và không rõ nguyên nhân, đề nghị xem xét lại số liệu này.
  • 37. 32 Năm 2004 và từ năm 2006 đến 2007 mặc dù số lượng đàn ong tăng nhưng do tình hình thời tiết bất thuật, đặc biệt vào những vụ mật chính như Cao su, Cà phê do vậy sản lượng những giai đoạn này đều giảm. Trong 5 tỉnh điều tra thì Đắc Lắc luôn là tỉnh có sản lượng mật ong đạt giá trị cao nhất (Trừ năm 2004 do mất mùa vụ Cao su và Cà phê). Biểu đồ 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2001-2007 - Số liệu điều tra sản lượng mật ong từ 2008-2010 được trình bày trong bảng 22, 23 và 24. Bảng 22. Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong giai đoạn 2008- 2010 Hội nuôi ong các tỉnh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tốc độ tăng trưởng TB (%/năm) Hưng Yên 100 90 85 -7,80 Sơn La 500 600 800 26,49 Tiền Giang 3.000 3.600 2.500 -8,71 Đồng Nai 3.100 4.100 2.900 -3,28 Đắc Lắc 8.181 5.700 11.400 18,05 Sản lượng mật ong của các tỉnh điều tra trong bảng 22 cho thấy chỉ có 2 tỉnh Sơn La và Đắc Lắc là tăng (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ 18 đến 26,5%/năm) còn các tỉnh đều giảm trong giai đoạn 2008-2010. Nguyên nhân là do sự bất thuận về thời tiết trong vụ mật hoa do vậy năng suất và sản lượng mật khai thác đều giảm. Sản lượng mật của tỉnh Đắc Lắc trên 11 nghìn tấn năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2009.
  • 38. 33 - Kết quả điều tra về sản lượng các loại sản phẩm ong bình quân khai thác được của các trại nuôi ong được thể hiện trong bảng 23, 24. Bảng 23. Sản lượng mật ong bình quân của trại ong Tỉnh Sản lượng mật (kg) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Sơn La 5.935,0 6.520,0 5.258,0 Hưng Yên 3.075,0 2.695,7 2.884,1 Đắc Lắc 13.450,0 14.631,6 16.785,7 Đồng Nai 11.775,0 9.345,0 12.760,0 Tiền Giang 19.785,0 17.845,0 18.906,7 Qua số liệu bảng 23 cho thấy sản lượng mật bình quân của các trại ong trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2010 đều có động thái tăng (trừ tỉnh Sơn La do số liệu điều tra chưa thống kê được hết vụ mật của tháng 12). Tiền Giang là tỉnh có sản lượng mật ong bình quân/trại ong đạt giá trị cao nhất (trên 18 tấn/trại ong) rồi đến Đắc Lắc và Đồng Nai. Sản lượng mật bình quân của các trại ong các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên cao hơn rất nhiều so với các tỉnh phía Bắc. Năm 2010 sản lượng mật 1 trại ong của Tiền Giang gấp 6,6 lần Hưng Yên và 3,6 lần Sơn La. Với các tỉnh Đồng bằng Sông cửu long 1 năm có rất nhiều vụ mật, người nuôi ong có thể khai thác mật trên 10 tháng trong 1 năm ngoài ra cả khu vực miền Nam và Tây Nguyên có rất nhiều diện tích cây nguồn mật tập trung với sản lương khai thác lớn như Cà phê, Cao su, Điều… Còn các tỉnh phía Bắc cây nguồn mật rải rác không tập trung và số lượng các loại cây nguồn mật chính ít hơn nhiều so với miền Nam và Tây Nguyên. Ngoài yếu tố về cây nguồn mật thì số lượng đàn ong quyết định lớn đến sản lượng mật khai thác, quy mô trại ong của các tỉnh phía Nam cao hơn rất nhiều so với các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, các tỉnh phía Nam nuôi ong ngoại là chính trong khi đó với Hưng Yên thì ong nội là chủ yếu. Các sản phẩm phụ của ngành ong là phấn hoa, sáp ong, sữa ong chúa. Nhưng chủ yếu là sáp ong và phấn hoa. Trong số các tỉnh điều tra thì chỉ có tỉnh Sơn La là khai thác được sữa ong chúa nhưng sản lượng không đáng kể nên chúng tôi không thống kê. Kết quả trong bảng 24 cho thấy sản lượng sáp khai thác được của các trại ong (trừ tỉnh Hưng Yên) biến động từ 141,7 đến 415 kg/trại. Tỉnh Hưng Yên do chủ yếu nuôi ong nội do vậy sản lượng sáp đạt rất thấp. Sản lượng sáp đạt cao nhất là tỉnh Đắc Lắc.
  • 39. 34 Bảng 24. Sản lượng phấn hoa và sáp ong trung bình của trại ong Tỉnh Sản lượng sáp ong (kg) Sản lượng phấn hoa (kg) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Sơn La 141,7 152,2 350,0 881,6 1.089,5 1.050,0 Hưng Yên 65,6 63,4 62,2 365,0 426,7 1.000,0 Đắc Lắc 312,7 350,0 415,0 293,4 303,5 329,4 Đồng Nai 223,5 213,9 234,2 Tiền Giang 317,6 302,4 297,5 65,0 50,0 100,0 Phấn hoa là sản phẩm chỉ ong ngoại mới có khả năng khai thác do vậy kết quả trong bảng 24 là trung bình sản lượng phấn hoa với các trại nuôi ong ngoại. Hai tỉnh miền Bắc là Hưng Yên và Sơn La có sản lượng phấn hoa khoảng 1 tấn trong năm 2010 cao hơn từ 3-10 lần so với các tỉnh Đắc Lắc và Tiền Giang. Các tỉnh miền Nam (Đồng Nai và Tiền Giang) lượng phấn hoa khai thác được rất ít do các tỉnh này cây nguồn phấn rất ít và rải rác, hơn nữa người nuôi ong thường chuyển ong tới các vùng khai thác mật lá như Cao su, tràm hoặc những loại cây mật hoa nhưng lượng phấn rất ít như Nhãn, Điều hoặc Cà phê. Đồng Nai người nuôi ong hầu như không khai thác phấn hoa. 2.7.2. Năng suất mật ong Kết quả điều tra về năng suất mật ong/đàn trong 1 năm được chúng tôi thực hiện trực tiếp trên các trại ong, kết quả được trình bày trong bảng 25. Bảng 25. Năng suất mật trung bình (Đơn vị: Kg/đàn/năm) Tỉnh Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Trung bình Sơn La 39,4 40,8 33,4 37,9 Hưng Yên (Ong nội) 15,8 11,0 9,8 12,2 Hưng Yên (Ong ngoại) 46,9 27,3 32,5 35,6 Đắc Lắc 34,0 31,7 41,4 35,7 Đồng Nai 34,6 26,7 37,6 33,0 Tiền Giang (Ong ngoại) 43,1 36,4 36,3 38,6 Tiền Giang (Ong nội) 19,5 18,2 17,1 18,3 Trong 5 tỉnh điều tra thì chỉ có Tiền Giang và Hưng Yên là có ong nội. Qua kết quả bảng 25 cho thấy năng suất mật ong nội của cả 2 tỉnh Tiền Giang và Hưng Yên đều dưới 20 kg/đàn/năm. Năng suất mật trung bình cả 3 năm với ong nội của Hưng Yên là 12,2 kg/đàn/năm và của Tiền Giang là 18,3 kg/đàn/năm Với ong ngoại thì năng suất mật trong 3 năm (2008-2010) biến động trong khoảng từ 27,3-46,9 kg/đàn/năm. Trung bình cả 3 năm đạt giá trị cao
  • 40. 35 nhất là tỉnh Tiền Giang (đạt 38,6 kg/đàn/năm), thấp nhất là Đồng Nai. Năng suất mật Trung bình của các tỉnh điều tra đều đạt trên 33 kg/đàn/năm. Năng suất mật của đàn ong phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hoa. Các tỉnh phía Nam do đặc điểm là cây nguồn mật phong phú và tập trung nên số lần khai thác mật trong 1 năm nhiều hơn do vậy năng suất mật cao hơn các tỉnh phía Bắc. 2.7.3. Tiêu thụ sản phẩm ong Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu của ngành ong là mật ong. Mật ong của Việt Nam sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu. Theo thống kê của Hội ong Việt Nam năm 2008 thì lượng mật tiêu thụ trong nước khoảng 3000 tấn (tương đương 35 gam/người/năm). - Xuất khẩu Số liệu về xuất khẩu mật ong của Việt Nam (theo Hội nuôi ong Việt Nam) được trình bày trong bảng 26. Bảng 26. Xuất khẩu mật ong của cả nước giai đoạn 2001-2007 Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tốc độ tăng trưởng TB (%/năm)2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Xuất khẩu Tấn 4.000 14.000 13.200 12.000 11.500 14.700 14.000 23,2 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 5 20 25 13 10 20 25 30,8 Tỷ lệ mật xuất khẩu % 55 77 104 112 85 88 89 8,4 Giá mật XK (1kg) USD 1,2 1,4 1,9 1,1 0,9 1,4 1,8 7,2 (Nguồn: Hội nuôi ong Việt Nam) Tỷ lệ lượng mật xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001-2007 đều đạt trên 55%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,9%/năm và cũng trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu mật ong của Việt Nam đạt 30,8%/năm. Năm 2007 Việt Nam thu được 25 triệu USD từ xuất khẩu mật ong. Sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2009 có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,2%/năm. Giá mật xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm. Năm 2003 mật ong Việt Nam xuất khẩu đạt 1,9 USD/kg.