SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- - - - - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HÀ THỊ KIM NGÂN
Huế, tháng 5 năm 2013
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- - - - - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Sinh viên thực hiện:
Hà Thị Kim Ngân
Lớp: K43KDNN
Niên khóa: 2009 - 2013
Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Trần Hạnh Lợi
Huế, tháng 5 năm 2013
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân i
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân ii
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................. viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................... xii
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................4
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................4
1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................4
1.1.1. Một số vấn đề về nghèo đói......................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói ....................................................................4
1.1.1.2. Đặc trưng của nghèo đói: ..................................................................6
1.1.1.3. Nguyên nhân của nghèo đói..............................................................8
1.1.1.4. Tiêu chí đánh giá nghèo đói..............................................................9
1.1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ
người nghèo..................................................................................................11
1.1.1.6. Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp quốc..................12
1.1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng đối với người nghèo...........................12
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng..........................................................................13
1.1.2.2. Khái niệm tín dụng đối với người nghèo ........................................13
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân iv
1.1.2.3. Đặc điểm tín dụng đối với người nghèo..........................................13
1.1.2.4. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo .......................................14
1.1.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo: .......................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................18
1.2.1. Kinh nghiệm về sự thành công của tín dụng người nghèo trên thế giới.....18
1.2.1.1. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của ngân hàng Grameen
(Bangladesh).................................................................................................18
1.2.1.2. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Malaysia...................19
1.2.1.3. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Thái Lan...................20
1.2.2. Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam...................20
1.2.3. Khái quát về hệ thống ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)..........22
1.2.3.1. Khái niệm về NHCSXH..................................................................22
1.2.3.2. Sự ra đời của NHCSXH Việt Nam .................................................22
1.2.3.3. Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo của NHCSXH........................23
Chương II: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH
QUẢNG NAM..............................................................................................................25
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..................................................................25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................25
2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................25
2.1.1.2. Khí hậu............................................................................................25
2.1.1.3. Nguồn nước và thủy văn .................................................................25
2.1.1.4. Địa hình và thổ nhưỡng...................................................................26
2.1.1.5. Tài nguyên biển...............................................................................26
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................26
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ..........................................................26
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................27
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng...................................................................28
2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế.............................................................29
2.1.2.5. Tình hình y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội........................................30
2.1.3. Tình hình nghèo đói của huyện Điện Bàn trong giai đoạn 2010 - 2012 ....31
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân v
2.2. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Điện Bàn.............................................33
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của PGD NHCSXH huyện Điện Bàn....33
2.2.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động...................................................34
2.2.3. Tình hình lao động của PGD NHCSXH huyện Điện Bàn .....................35
2.2.4. Đối tượng phục vụ..................................................................................36
2.2.5. Cơ chế tài chính......................................................................................37
2.2.6. Tình hình hoạt động của PGD NHCSXH huyện Điện Bàn giai đoạn
2010 - 2012.......................................................................................................39
2.3. Khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
huyện Điện Bàn.....................................................................................................42
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra......................................................42
2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động....................................................42
2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................43
2.3.1.3. Tình hình tư liệu sản xuất................................................................44
2.3.1.4. Tình hình nhà ở ...............................................................................45
2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHCSXH .............................45
2.3.3. Khả năng tiếp cận vốn vay từ NHCSXH của các hộ điều tra ................47
2.3.3.1. Nguồn thông tin vay........................................................................47
2.3.3.2. Đánh giá của hộ nghèo về khoản vay và thuận tiện trong việc tiếp
cận vốn vay ..................................................................................................48
2.3.3.3. Ý kiến của các hộ điều tra về nhu cầu vay vốn trong tương lai..........52
2.4. Tình hình sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nghèo ....................................52
2.4.1. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra......................................52
2.4.1.1. Mục đích sử dụng vốn vay trên khế ước và thực tế của các hộ
điều tra .........................................................................................................52
2.4.1.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra...............................54
2.4.2. Kết quả đạt được từ việc sử dụng vốn vay của các hộ điều tra..............57
2.4.3. Kết quả giảm nghèo sau khi sử dụng vốn vay của các hộ điều tra:........58
2.4.4. Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra......................................59
2.4.5. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ ..........................................................60
2.4.5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế ..................................................................60
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân vi
2.4.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội....................................................................61
2.4.6. Tác động của việc sử dụng vốn vay đến đời sống của hộ nghèo ...........61
2.4.6.1. Tác động đến tư liệu sản xuất..........................................................61
2.4.6.2. Tác động đến công ăn việc làm.......................................................62
2.4.6.3. Tác động đến tạo cơ sở vật chất mới...............................................63
2.4.6.4. Tác động đến thu nhập ....................................................................64
2.4.6.5. Tác động đến chi tiêu ......................................................................66
2.4.7. Những thuận lợi và khó khăn mà các hộ nghèo gặp phải trong việc sử
dụng vốn vay ....................................................................................................69
2.4.7.1. Thuận lợi .........................................................................................69
2.4.7.2. Khó khăn .........................................................................................70
Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CHO
HỘ NGHÈO.................................................................................................................71
3.1. Định hướng ....................................................................................................71
3.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH cho
người nghèo..........................................................................................................71
3.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương .......................................71
3.2.2. Đối với NHCSXH...................................................................................72
3.2.3. Đối với hộ nghèo ....................................................................................72
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay NHCSXH cho hộ nghèo72
3.3.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương .......................................72
3.3.2. Đối với NHCSXH...................................................................................73
3.3.3. Đối với hộ nghèo ....................................................................................75
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................76
1. Kết luận .................................................................................................................76
2. Kiến nghị...............................................................................................................76
2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương...............................................76
2.2. Đối với NHCSXH..........................................................................................77
2.3. Đối với hộ nghèo............................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................79
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BAAC : Ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng
BQ : Bình quân
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
ĐVT : Đơn vị tính
GQVL : Giải quyết việc làm
HN : Hộ nghèo
HSSV : Học sinh sinh viên
LĐNN : Lao động nước ngoài
MTTQ : Mặt trận tổ quốc
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
NHNo : Ngân hàng nông nghiệp
NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM : Ngân hàng thương mại
NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường
PGD : Phòng giao dịch
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn
UBND : Ủy ban nhân nhân
UNDP : United Nations Development Programme
XĐGN : XĐGN
XKLĐ : Xuất khẩu lao động
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn................................10
Bảng 2: Diện tích đất theo mục đích sử dụng.....................................................27
Bảng 3: Tình hình nghèo đói của huyện Điện Bàn giai đoạn 2010 - 2012.........32
Bảng 4: Tình hình nguồn vốn tại PGD NHCSXH huyện Điện Bàn giai đoạn
2010 - 2012..........................................................................................................37
Bảng 5: Tình hình chung về cho vay tại PGD NHCSXH huyện Điện Bàn........39
Bảng 6: Một số thông tin cơ bản của các hộ điều tra..........................................42
Bảng 7: Tình hình đất đai tính bình quân trên hộ điều tra..................................43
Bảng 8: Tình hình TLSX của các hộ điều tra .....................................................44
Bảng 9: Mức vốn vay của các hộ điều tra...........................................................46
Bảng 10: Nguồn thông tin của hộ về vốn vay của NHCSXH.............................47
Bảng 11: Đánh giá của hộ điều tra về khoản vay và tiếp cận vốn vay ...............48
Bảng 12: Nhu cầu vay vốn trong tương lai của các hộ điều tra..........................52
Bảng 13: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra ................................... 53
Bảng 14: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra................................... 55
Bảng 15: Kết quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra......................................57
Bảng 16: Kết quả giảm nghèo của các hộ điều tra..............................................58
Bảng 17: Tình hình trả nợ của các hộ điều tra....................................................59
Bảng 18: Cảm nhận của hộ về tác động vốn vay đến TLSX..............................61
Bảng 19: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến tạo công ăn việc làm....62
Bảng 20: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến tạo cơ sở vật chất mới..63
Bảng 21: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và thu nhập của hộ nghèo...........64
Bảng 22: Mức tăng thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay
vốn năm 2012......................................................................................................65
Bảng 23: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến thu nhập....................66
Bảng 24: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và chi tiêu của hộ nghèo.............67
Bảng 25: Mức tăng chi tiêu của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay
vốn năm 2012......................................................................................................68
Bảng 26: Cảm nhận của hộ về tác động của mức vốn vay đến chi tiêu..............68
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 1: Tỷ trọng hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích cho vay......................54
Sơ đồ
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay hộ nghèo............................................................................24
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức PGD NHCSXH huyện Điện Bàn.............................................34
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân x
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Xóa đói giảm nghèo đang là vấn đề được quan tâm lớn hiện nay không chỉ của
nước ta mà trên toàn thế giới. Trong khi các nước khác đã và đang có những chính
sách xóa đói giảm nghèo rất có hiệu quả thì Việt Nam cũng đã nhanh chóng triển khai
các chương trình hỗ trợ cho người nghèo có hiệu quả. Điển hình là hoạt động của
NHCSXH đã mang nguồn vốn đến với hộ nghèo trên cả nước, giúp các hộ có vốn để
sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, tùy theo điều
kiện của mỗi vùng, không phải hộ nghèo nào cũng được tiếp cận nguồn vốn dễ dàng
và không phải ai cũng sử dụng đồng vốn vay NHCSXH có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về
thực trạng đó em đã nghiên cứu các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH bàn huyện Điện
Bàn, phân tích về khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH và tình hình sử dụng vốn
vay của hộ nghèo, từ đó chỉ ra được kết quả, hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của
mức vốn vay đến công cuộc xóa đói giảm nghèo như thế nào.
Để thực hiện nghiên cứu, em đã chọn 3 xã đại diện cho huyện Điện Bàn là: Điện
Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam để tiến hành điều tra và thu thập số
liệu. Mỗi xã sẽ chọn ngẫu nhiên 20 hộ nghèo vay vốn tại PGD NHCSXH huyện để
phỏng vấn trực tiếp, lấy thông tin điền vào mẫu bảng hỏi đã được lập sẵn. Sau khi thu
thập thông tin, số liệu thứ cấp và sơ cấp xong thì tiến hành phân tích, xử lý số liệu điều
tra được. Từ đó đưa ra những kết luận và nhận xét cụ thể về khả năng tiếp cận và tình
hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Để lượng hóa tác động của vốn vay tín dụng đối
với hộ nghèo trong quá trình xóa đói giảm nghèo, nghiên cứu này chủ yếu sử dụng
phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến bằng phần mềm spss
Sau khi tiến hành phân tích đã giúp em hiểu rõ hơn về đặc điểm và thực trạng
nghèo đói trên địa bàn huyện, về hoạt động của PGD NHCSXH. Kết quả sau khi điều
tra cho thấy được tình hình chung của các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Nguồn tín
dụng ưu đãi của ngân hàng ngày càng đến gần với từng nhà hơn và các hộ nghèo dễ
tiếp cận với nó hơn, các hộ tiếp cận được với nguồn thông tin vay nhanh thông qua
chính quyền địa phương là các hội, đoàn thể ở tận nơi sinh sống. Các hộ khá hài lòng
với mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay, thái độ của cán bộ tín dụng, điểm giao dịch,
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân xi
thời gian nhận được tiền vay và đặc biệt là số hộ có nhu cầu vay tiếp trong tương lai
chiếm tỷ lệ cao với 81,67% (49 hộ).
Mục đích vay vốn của các hộ trên khế ước và thực tế sử dụng có sự thay đổi ít
nhiều. Trên khế ước chỉ vay để chăn nuôi, trồng trọt nhưng thực tế lại sử dụng cho các
mục đích khác nữa như buôn bán, cho con ăn học, xây dựng nhà ở. Thực tế thì các hộ
sử dụng vốn vay cho chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn với 43,33%. Tỷ lệ các hộ điều tra sử
dụng vốn vay sai mục đích vẫn còn cao, chiếm 35%. Các hộ nghèo vay vốn NHCSXH
với mức vốn vay bình quân 12,39 triệu đồng/hộ, hộ vay ít nhất là 2 triệu đồng, hộ vay
nhiều nhất là 21 triệu đồng. Tổng lượng vốn vay các hộ sử dụng cho chăn nuôi nhiều
nhất, tuy nhiên lượng vốn vay bình quân mà mỗi hộ đầu tư vào trồng trọt (12,03 triệu)
lại cao hơn chăn nuôi (11,96 triệu) điều đó cho thấy các hộ đang chú trọng mở rộng
đầu tư sản xuất trồng trọt, và đang giảm đầu tư vào chăn nuôi vì sợ gặp rủi ro dịch heo
tai xanh, cúm gia cầm.
Nhìn chung kết quả của việc sử dụng vốn vay của các hộ điều tra ở mức tốt, số
hộ đạt lợn nhuận dương khá cao với 45 hộ, từ đó kết quả giảm nghèo cũng có nhiều
khả quan với 13/60 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn 15 hộ sử dụng vốn vay không
mang lại lợi nhuận và bị lợi nhuận âm. Vì hầu hết các hộ đều chưa đến thời hạn trả tiền
vay và muốn dùng số tiền kiếm được đầu tư mở rộng sản xuất nên nợ đã trả thấp với
72,5 triệu đồng và 17 triệu đồng, nợ trong hạn còn cao với 671 triệu đồng. Nhờ sự
nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm của các cán bộ tín dụng, hội đoàn thể trong việc kiểm
tra, giám sát, đốc thúc các khoản vay mà nợ quá hạn của các hộ thấp với 17 triệu đồng.
Vốn vay giúp các hộ nghèo đầu tư mua sắm TLSX mới, nhằm phát huy tối đa các
tiềm lực về lao động, thời gian, đất đai... tạo thêm việc làm mới cho lao động trong gia
đình, nâng cao thu nhập cho các hộ từ đó tạo điều kiện cho chi tiêu, mua sắm, xây
dựng cơ sở vật chất mới phục vụ cho nhu cầu vật chất, tinh thần của hộ nghèo. Tín
dụng tác động đến thu nhập rõ nét hơn ở những mức vốn vay cao hơn. Những hộ
nghèo nào có mức vốn vay cao hơn sẽ có xác suất thoát nghèo cao hơn. Và tín dụng
cũng tác động đến chi tiêu khi mức vốn vay cao hơn thì chi tiêu của hộ cũng có khả
năng cao hơn. Từ đó ta thấy được rằng vốn vay tín dụng có tác động tích cực đến công
cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân xii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục Tên
A Bảng điều tra
B Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm spss 16.0
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân xiii
ĐƠN VỊ QUY ĐỔI
1$ : 20.910 VNĐ
1 sào : 500m2
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 1
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó vừa là tin
mừng vừa là nỗi lo ngại lớn cho chúng ta, bởi sự mất cân bằng giàu nghèo ngày càng
cao. Nghèo đói chẳng những là nỗi lo của mỗi gia đình mà còn là gánh nặng chung của
mọi xã hội, mọi quốc gia,vì thế công tác xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của của
Đảng và nhà nước và là một yêu cầu bức thiết không chỉ mang tính xã hội, tính nhân
đạo giữa con người với con người mà nó còn mang tính chất kinh tế. Bởi lẽ nền kinh tế
khi mà vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ nông dân nghèo sẽ kéo theo rất nhiều vấn
đề kinh tế xã hội khác, nền kinh tế khó có thể phát triển với tốc độ cao và ổn định.
Thực tế những năm qua cho thấy Đảng, nhà nước và địa phương đã triển khai
nhiều chương trình hỗ trợ cho người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, kết quả đã
đạt được những thành công nhất định. Một trong những trở ngại lớn nhất của người
nghèo hiện nay là thiếu vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải
quyết những vấn đề đó nhà nước đã có những chính sách thích đáng nhằm mục tiêu
xóa đói giảm nghèo và ngân hàng vì người nghèo ra đời theo nghị định số 525/TTG
ngày 31 tháng 8 năm 1995 của thủ tướng chính phủ và quyết định số 230/QĐ - NHG
ngày 1 tháng 9 năm 1995 của thống đốc ngân hàng Việt Nam, sau này trở thành
NHCSXH. Nhờ có nguồn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH, người nghèo đã có vốn để đầu
tư làm ăn, đời sống của bộ phận người dân nông thôn những năm gần đây đã có những
cải thiện đáng kể
NHCSXH huyện Điện Bàn là một trong những ngân hàng hoạt động có hiệu
quả, điển hình năm 2012 ngân hàng đứng thứ ba toàn tỉnh Quảng Nam. Đây là kết quả
nỗ lực không ngừng của các cán bộ nhân viên ngân hàng, các hội đoàn thể và chính
những người nghèo vay vốn. Tuy nhiên, thực tế tín dụng đối với hộ nghèo còn có
những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Việc tiếp cận đầy đủ, toàn diện nguồn vốn
NHCSXH của các hộ nghèo trên địa bàn huyện và hiệu quả sử dụng vốn vay của
những hộ vay vốn còn là vấn đề đang được quan tâm, bởi lẽ không phải người nghèo
nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH và không phải ai cũng có thể sử
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 2
dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Để tìm hiểu xem người nghèo tiếp cận và sử dụng
nguồn vốn như thế nào nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Khả năng tiếp cận nguồn
vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu các hộ nghèo, phân tích thực trạng khả năng tiếp cận
nguồn vốn vay từ NHCSXH, từ đó chỉ ra được đồng vốn mà người dân vay có hiệu
quả kinh tế - xã hội như thế nào trong cải thiện đời sống hộ nghèo và chiến lược giảm
nghèo quốc gia.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về vốn cho hộ nghèo vay với mục đích
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
- Đánh giá về tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2012
- Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH của hộ nghèo
- Phân tích về tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và sử
dụng có hiệu quả vốn vay đó
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay
của hộ nghèo nên đối tượng nghiên cứu ở đây là các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH
huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động cho vay của NHCSXH phục vụ các đối
tượng cho vay, chủ yếu tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh
Quảng Nam, mà cụ thể là 3 xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam
- Về thời gian: Số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài từ năm 2010 đến
năm 2012.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 3
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, điều
tra, xem xét các vấn đề đặt ra, đảm bảo tính khách quan và khoa học của vấn đề nghiên
cứu trong từng công việc cụ thể, từng giai đoạn cụ thể.
- Phương pháp chọn vùng nghiên cứu:
Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trên 3 xã, Điện Thắng Bắc,
Điện Thắng Trung và Điện Thắng Nam. Mỗi xã sẽ chọn ngẫu nhiên 20 hộ nghèo có
vay vốn tại ngân hàng để điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ để lấy thông
tin điền vào mẫu bảng hỏi.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
+ Các thông tin về địa bàn, những tài liệu thứ cấp và sơ cấp được thu tập từ các
nguồn như: các báo cáo tài chính từ phòng tín dụng NHCSXH, báo cáo cuối năm từ
các phòng ban như phòng lao động - thương binh xã hội, phòng thống kê…
Đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp qua việc phỏng vấn
trực tiếp 60 hộ nghèo có vay vốn NHCSXH để qua đó phần nào thấy được hiệu quả sử
dụng vốn của họ.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê so sánh: Tổng hợp dữ liệu từ các phần tử chọn mẫu.
Trên cơ sở đó tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa các tiêu chí đã được xác
định thông qua kết quả số chênh lệch và tỷ lệ phần trăm trong tổng thể.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các dữ liệu nghiên cứu đưa ra các kết
quả phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế cần nghiên cứu.
+ Sử dụng các biểu mẫu dựa vào những số liệu và kết quả phân tích được biểu
thị trong các bảng từ đó đưa ra những nhận xét cụ thể tình hình của đối tượng cần
nghiên cứu.
- Phương pháp xử lí số liệu:
Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm Microsoft excel và một phần xử
lí bằng phần mềm SPSS 16.0
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 4
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số vấn đề về nghèo đói
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói
Từ tiếng nói của người nghèo, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về
đói nghèo. Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế
của một quốc gia mà ta có các quan điểm khác nhau về nghèo đói.
Quan niệm trước đây
Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu
nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu
điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng
nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được
một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói
nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người
nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế (Nguyễn Vũ Phúc, n.d.)
Quan điểm hiện nay
Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được
hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau:
- Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về
định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình
của cộng đồng.
+ Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và
thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh
vực kinh tế.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 5
+ Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng.
- Năm 1998 UNDP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo khổ
của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo.
+ Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết
đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng và được nuôi dưỡng tạm đủ.
+ Sự nghèo khổ tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu
tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu.
+ Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định
như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ
yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác.
Quan niệm của Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo
đói, song ý kiến chung nhất cho rằng: Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2
khái niệm riêng biệt (Nguyễn Vũ Phúc, n.d.)
- Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần
những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
- Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu
và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ
dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và
thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất
học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND).
Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như
ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định
của cộng đồng”.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 6
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết
vấn đề nghèo đói và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Không thể lãng
quên nhóm cộng đồng yếu thế nhất, ít cơ hội theo kịp tiến trình phát triển mà chính
phủ với việc cải cách sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo
đói tự vươn lên xóa đói giảm nghèo.
1.1.1.2. Đặc trưng của nghèo đói:
- Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ
hộ nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh.
Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vấn giáp danh mức nghèo, do vậy chỉ cần những
điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ
lệ hộ nghèo.
Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất
hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ
bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy
mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói vì vậy
khi có dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính
mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo.
- Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn
Đa số người nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn,
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng đồng
bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán)
khiến cho các điều kiện sinh sống ở mức thấp. Đặc biệt, sự kém phát triển về cơ sở hạ
tầng của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác.
Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người cứu trợ đột xuất hàng
năm khá cao khoảng 1 - 1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộ
vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn rất lớn.
- Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn
Đói nghèo là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn, trình độ tay nghề thấp, ít
khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 7
- Nghèo đói trong khu vực thành thị
Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình
cao hơn mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đời sống không đều. Đa số người
nghèo thành thị đều làm việc không ổn định, thu nhập bấp bênh.
- Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống
có tỷ lệ nghèo đói khá cao. Số người nghèo tập trung tại các vùng núi phía Bắc, Bắc
Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hảo miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện
sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch
vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt
và thiên tai xảy ra thường xuyên.
- Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao ở nhóm dân tộc ít người
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực nhưng đời sống
của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân tộc
thiểu số chỉ chiếm tỷ lệ ít trong tổng số dân cư xong lại chiếm tỷ lệ cao về nghèo đói.
Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với
những khách hàng khác thể hiện:
- Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp.
- Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh. Chính vì
vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành
nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản xuất mang nặng tính tự
cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh doanh
thường thay đổi.
- Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo
cũng tác động tới nhu cầu tín dụng.
- Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở ngại,
người nghèo thường sinh sống ở những mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
- Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc
những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy mà nhu cầu vốn thường mang tính
thời vụ.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 8
1.1.1.3. Nguyên nhân của nghèo đói
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèo đói. Có những nguyên nhân
mang tính khách quan như: do sự không thuận lợi của điều kiện tự nhiên ở một số
vùng miền, do gặp phải những sự kiện bất thường trong cuộc sống như ốm, đau, bệnh
tật, tai nạn, do mặt trái của nền kinh tế thị trường mà chưa có sự can thiệp kịp thời của
chính phủ… cũng có những nguyên nhân mang tính chủ quan từ bản thân người nghèo
như: trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con, tập tục lạc hậu, lười biếng lao động. Để
hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào từng nguyên nhân cụ thể
1.1.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu
nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ
ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói:
Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng
cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân
nghèo đói của các hộ nông dân ở nước ta năm 2001 cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng
70% - 90% tổng số hộ được điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn
sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những nơi hẻo lánh,
giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học… Những khó khăn đó
làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh
dẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả.
- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng
nghèo đói trầm trọng.
- Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng tăng lên.
- Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng. Mặt khác do hậu
quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị góa
phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng đảm nhiệm
những công việc nặng nhọc.
- Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi hẻo
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 9
lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt
dịch bệnh… Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó
khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc
không bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút do lưu thông không kịp thời.
1.1.1.3.2. Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện tự nhiên: Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây ra những khó khăn đối
với ngành sản xuất nông nghiệp của các hộ nghèo. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt:
thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp,
giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có đã và đang kiềm hãm
sản xuất gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, một khu vực.
- Các chính sách của địa phương: Một số chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng,
trợ giá, trợ cước…) không đúng đối tượng đã làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị
trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa đã làm cho công tác xóa đói
giảm nghèo trở nên khó khăn và nan giải hơn.
Qua các cách tiếp cận trên đã giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết về các nguyên
nhân gây ra nghèo đói nhằm có những phương hướng cách thức hành động đúng đắn
để tấn công đẩy lùi nghèo đói, làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng
tốt đẹp hơn.
1.1.1.4. Tiêu chí đánh giá nghèo đói
- Tiêu chí đánh giá đói nghèo quốc tế:
Theo chuẩn quốc tế, đường đói nghèo được chia thành hai loại. Đường đói
nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo
thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương
thực, thực phẩm và chi lương thực, thực phẩm).
- Các tiêu chí đánh giá đói nghèo theo chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia:
Đến nay chuẩn nghèo đói quốc gia được chia ra làm 6 giai đoạn:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 10
Bảng 1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn
Loại hộ Địa bàn
Thu nhập bình quân/người/tháng qua các giai đoạn
1993 - 1995 1995 - 1997 1997 - 2000 2001 - 2005
Đói
Mọi vùng < 13 kg gạo < 13 kg gạo
Thành thị < 13 kg gạo
Nông thôn <8 kg gạo
Nghèo
Thành thị < 20 kg gạo < 25 kg gạo < 25 kg gạo 150.000 đ
Nông thôn < 15 kg gạo
Miền núi hải đảo < 15 kg gạo < 15 kg gạo 80.000 đ
Đồng bằng trung du < 20 kg gạo < 20 kg gạo 100.000 đ
(Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội)
+ Giai đoạn 2006 - 2010: Theo quyết định số 170/2005/QĐ - TTg của thủ
tướng chính phủ ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006 - 2010.
Chuẩn nghèo:
Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng
hoặc 2.500.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo.
Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng
hoặc 3.120.000 đồng/người năm trở xuống là hộ nghèo.
Chuẩn cận nghèo:
Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/tháng
đến 400.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/tháng là
hộ cận nghèo.
+ Giai đoạn 2011 - 2015: Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg của thủ tướng chính
phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.
Chuẩn nghèo:
Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng
hoặc 4.800.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 11
Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng
hoặc 6.000.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo.
Chuẩn cận nghèo:
Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/tháng
đến 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/người/tháng
đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
1.1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách
quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đặc biệt đối với nước ta, quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèo nàn, lạc hậu, tình trạng
đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ
người nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các
tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua,
khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát
triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của
sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: Mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng
nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình
nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra
những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa
giàu và nghèo. Tất nhiên, Chính phủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội
cho hộ nghèo vươn lên bằng những chính sách và giải pháp. Cụ thể là:
- Điều tra, nắm bắt được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chính sách
đồng bộ: tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ ở
những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi, đồng thời cung cấp
thông tin cần thiết để họ có thể tiếp cận với thị trường và hòa nhập với cộng đồng.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 12
- Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN của Thủ
tướng Chính phủ. Hàng năm, Chính phủ dành ra một tỷ lệ trong tổng chi ngân sách để
bổ sung quỹ cho vay XĐGN.
- Kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chương trình kinh tế
xã hội khác như: Chương trình khuyến nông, chương trình phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình hỗ trợ
các xã đặc biệt khó khăn, chương trình nước sạch nông thôn, dân số kế hoạch hóa gia
đình, xóa mù chữ…
- Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như: miễn
giảm thuế, viện phí, học phí… đối với hộ nghèo không còn khả năng lao động tạo ra
nguồn thu nhập, Nhà nước trợ cấp hàng tháng và vận động các tổ chức đoàn thể, quần
chúng, các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ
để giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm.
1.1.1.6. Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp quốc
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000, 189
quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố mục tiêu Thiên niên kỷ và cam kết đạt
được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Đây là sự đồng thuận chưa
từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọng toàn cầu
trong thế kỷ 21 cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này.
Trong 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam cam kết
thực hiện trong đó có mục tiêu về nghèo đói hiện đang được Đảng và nhà nước ta thực
hiện rất tích cực và Việt Nam cam kết phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành các mục
tiêu của Liên Hợp Quốc trong đó có chỉ tiêu giảm nghèo.
1.1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng đối với người nghèo
Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình XĐGN
nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. Để thấy được tính ưu việt
của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng ngân hàng đối với hộ nông
dân nghèo.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 13
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay
và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn, có lãi.
Qua đó, các quan hệ tín dụng dù được biểu diễn ở dưới các hình thức nào thì
cũng mang các đặc trưng sau:
+ Chỉ thay đổi quyền sử dụng xong không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng
+ Thời hạn sử dụng vốn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các
bên tham gia quan hệ tín dụng.
+ Chủ sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức
tín dụng.
1.1.2.2. Khái niệm tín dụng đối với người nghèo
Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho
những người nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một
thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng nguồn có thể hưởng
theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói
vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng.
1.1.2.3. Đặc điểm tín dụng đối với người nghèo
Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo các mục tiêu nguyên tắc, điều
kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các ngân hàng thương mại mà nó chứa
đựng những yếu tố cơ bản sau:
- Mục tiêu tín dụng: Tín dụng đối với hộ nghèo nhằm vào việc giúp những
người nghèo đói có vốn sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu
xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi lợi nhuận.
- Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản
xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực
nghèo đói được công bố trong từng thời kỳ. Thực hiện cho vay có hoàn trả (cả gốc và
lãi) theo kỳ hạn đã thõa thuận.
- Điều kiện cho vay: Tùy theo nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, địa phương khác
nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những
điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với hộ nghèo đó là khi vay vốn không phải thế
chấp tài sản.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 14
1.1.2.4. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo
Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân cơ bản và chủ yếu
là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kĩ thuật, kiến thức làm ăn là chìa khóa để
thoát nghèo. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào vòng luẩn quẩn, làm không
đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất mong được đảm bảo cuộc sống
tối thiểu hằng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa.
Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo
thủ với phương thức làm ăn truyền thống, sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu
kiến thức và kỹ thuật là lực cản làm hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Khi
giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực.
- Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói
Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân: Già, yếu, ốm, đau, không có sức lao
động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu
vốn… Trong thực tế bản chất những người nông dân là cần cù, tiết kiệm, nhưng nghèo
đói là do thiếu vốn để sản xuất, thâm canh, kinh doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều
kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn thoát nghèo. Khi có
vốn trong tay, với bản chất cần cù họ sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, hiệu quả hoạt động
kinh tế được nâng cao
Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc để tiếp tục duy trì cuộc sống họ
bằng lòng đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Chính vì thế, khi nguồn vốn tín dụng
đến tận tay người nghèo với số lượng lớn thì không còn thị trường cho các chủ cho vay
nặng lãi.
- Giúp người nghèo nâng cao với kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện
hoạt động sản xuất kinh doanh
Cung ứng vốn người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất
kinh doanh để xóa đói giảm nghèo thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã bắt
buột người vay phải có tính toán để hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải
học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy kinh nghiệm.Sản phẩm làm
ra được trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với nền kinh tế thị trường
một cách trực tiếp.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 15
- Góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội
Với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới
có năng suất cao vào sản xuất. Điều này đòi hỏi phải có một lượng lớn vốn thực hiện
được khuyến nông, lâm, ngư… những người nghèo phải được đầu tư vốn mới có khả
năng thực hiện được. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho những người
nghèo, đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ
khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp. Góp
phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại
phân công lao động trên xã hội.
- Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới
Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các
ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ, cụ thể của
nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương
trợ cho vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã
hội, của cấp ủy, của chính quyền đã có tác dụng:
+ Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế
ở địa phương.
+ Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của
mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế
gia đình, quyền lợi tổ chức hội thông qua việc vay vốn.
+ Thông qua các tổ chức tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có
hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân tương ái, giúp đỡ lẩn nhau tăng cường tình
làng, nghĩa xóm tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà nước.
+ Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an
ninh trật tự, an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra bộ mặt mới
trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 16
1.1.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo:
Khái niệm
Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả trước và sau khi tiến hành một hoạt động,
giữa kết quả đã có và kết quả sẽ có. Hiệu quả sử dụng vốn là một khái niệm tổng hợp
bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả sử dụng
vốn của hộ nghèo là sự thỏa mãn nhu cầu về sử dụng vốn của hộ nghèo, làm cho họ có
thể thoát nghèo đảm bảo một cuộc sống đầy đủ của họ trong xã hội và tạo ra những lợi
ích kinh tế mà xã hội thu được.
Xét về mặt kinh tế:
- Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát nghèo sau một quá trình xóa đói
giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng
vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, giải quyết công ăn
việc làm, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế .
- Giúp người xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn,
khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu nhập để trả
nợ Ngân hàng.
Xét về mặt xã hội:
- Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc
sống ở nông thôn, an sinh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt hạn chế được những mặt
tiêu cực.
- Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của
mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất. Nêu cao tinh thần tương
thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm.
- Thông qua công tác tín dụng đầu tư cho những người nghèo, đã trực tiếp góp
phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất,
tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần trực tiếp vào
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động
trên xã hội.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 17
Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo
Chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu phản
ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngân hàng về mặt kinh tế.
Nhưng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính toán được giữa lợi ích thu được với
chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tín dụng thông qua các chỉ tiêu.
- Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số hộ
nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo. Đây là chỉ tiêu đánh
giá về số lượng, chỉ tiêu này được tính lũy kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo
cáo kết quả.
Tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn = Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay đến
cuối kỳ trước + Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay trong kỳ báo cáo.
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của công
tác tín dụng.
Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn = (Tổng số hộ nghèo được vay vốn / Tổng số hộ
nghèo có trong danh sách) * 100
- Số tiền vay bình quân một hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ
nghèo ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng
được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không.
Số tiền cho vay bình quân một hộ = Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo /
Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo
- Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu
quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo là những
hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành.
Tổng số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ
- Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách di cư đi nơi
khác + Số hộ nghèo mới vào trong kỳ.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo:
- Ngoài những nhân tố khách quan như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… còn là
những nguyên nhân từ bản thân hộ nghèo như: Kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra
không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 18
- Do cơ sở hạ tầng kém phát triển ở vùng sâu, vùng xa, có nhiều xã đường giao
thông đi lại còn rất khó khăn nên nhiều hộ nghèo khi có đồng vốn trong tay thì việc
thực hiện những kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ cũng không hề thuận lợi.
- Vốn tín dụng ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, lồng ghép
các chương trình kinh tế - xã hội với nông nghiệp còn nhiều vấn đề khó khăn. Hơn nữa
trình độ dân trí chưa cao làm cản trở việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.
- Phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục
đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vốn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm về sự thành công của tín dụng người nghèo trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của ngân hàng Grameen
(Bangladesh)
Ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu
là phụ nữ nghèo. Để phát triển GB phải tự bù đắp các khoản chi phí hoạt động. Như
vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía
chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các
thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông
qua nhóm tiết kiệm và vay vốn, cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà
chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của ngân hàng rất
đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Tuy
nhiên, ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn
đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn
mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,16 ha đất canh tác và mức thu nhập
bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. GB được quyền đi vay để cho vayvà được
ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm
của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ.
GB được chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài
chính và luật ngân hàng hiện hàng của Bangladesh.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 19
Chương trình vi tín dụng của Ngân hàng Grameen đã làm thay đổi hẳn diện
mạo của các làng xã, rất thành công trong công tác giảm nghèo ở Bangladesh và một
số nước đang phát triển trên thế giới. Chương trình này là sự phối hợp ứng dụng giữa
các nguyên tắc kinh tế và động lực xã hội để giúp người nghèo“tự làm chủ mình”. Rõ
ràng chương trình vi tín dụng Grameen có thể áp dụng ở Việt Nam để giúp những
người nghèo khổ vượt qua các khó khăn đời sống triền miên, chỉ vì họ thiếu phương
tiện, vốn liếng cần thiết để sinh hoạt, hoặc không có cơ hội áp dụng kỹ thuật tân tiến
để tăng gia sản xuất. Hơn nữa, hiện tượng cho vay nợ chợ đen, ngắn hạn với lãi suất
rất cao xảy ra thường xuyên ở bất cứ nơi nào trong nước, từ thôn quê đến thành thị. Do
đó, cần có chính sách thích hợp để khuyến khích áp dụng triệt để các nguyên tắc vi tín
dụng của Ngân hàng Grameen trong hoàn cảnh đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp
thiết của các hộ đói nghèo, kém may mắn hiện nay, cũng như giảm bớt hiện tượng cho
vay tiêu cực đầy rẫy trong nước, trong khuynh hướng hiện đại hóa và hội nhập thế giới
của đất nước.
Nguyên nhân thành công của ngân hàng Grameen nhờ chính mục tiêu của
ngân hàng:
- Mở rộng địa vị ngân hàng đến với hộ nghèo.
- Loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi.
- Tạo cơ hội tự tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn
Bangladesh.
- Kết hợp những người phụ nữ vào những mô hình tổ chức phụ thuộc lẫn nhau,
nơi mà họ có thể hiểu và quản lý chính họ.
- Chuyển đổi từ chu kì lẫn quẫn “ thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp”
thành chu kì tiến bộ hơn“ thu nhập thấp, bơm tín dụng, đầu tư, thu nhập cao hơn, tiết
kiệm nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn.”
1.2.1.2. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Malaysia
Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho
lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận.
Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được chính phủ thành lập và cấp 100% vốn
tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung bình và dài hạn theo các dự án và các
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 20
chương trình đặc biệt. Ngoài ra, BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các
tổ chức tín dụng trung gian khác như: Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng.
Chính phủ còn buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động
được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay
đối với nông nghiệp - nông thôn. BPM không phải gửi tiền dữ trữ bắt buộc ở ngân
hàng trung ương và không phải nộp thuế cho nhà nước.
1.2.1.3. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Thái Lan
Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương
mại quốc doanh do chính phủ thành lập. Hàng năm được chính phủ tài trợ vốn để thực
hiện chương trình hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân
nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 33,80 USD/năm và những người nông dân
có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà
không cần phải thế chấp tài sản , chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết, bảo đảm của nhóm,
tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ
1 - 3 %/năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Kết quả là năm 1995 BAAC
tiếp cận được 85% khách hàng là nông dân và có tổng nguồn vốn là 5,52 triệu USD.
Sở dĩ có được điều này một phần do Chính phủ đã quy định các ngân hàng thương mại
khác phải dành 20% số vốn huy động để cho vay lĩnh vực nông thôn. Số vốn này có
thể cho vay trực tiếp hoặc gửi vào BAAC nhưng thông thường các ngân hàng thường
gửi vào BAAC.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế của người đi sau, Việt Nam
chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng hiệu quả
hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù
hợp tình hình nước ta lại là vấn đề đáng quan tâm, bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với
hoàn cảnh cũng như là điều kiện kinh tế của chính nước đó. Vì vậy, khi áp dụng cần
vận dụng một cách có sáng tạo vào các mô hình cụ thể của Việt Nam. Sự sáng tạo
như thế nào thể hiện ở trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua việc
nghiên cứu hoạt động ngân hàng một số nước rút ra được một số bài học có thể vận
dụng vào Việt Nam:
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 21
- Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía nhà nước vì cho
vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn, khó khăn này cần
có sự giúp đỡ tư phía nhà nước. Điều này các nước Thái lan và Ấn Độ đã làm. Sau đến
là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù
cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được.
- Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món
vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có tỷ suất lợi
nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã, ngân hàng làng, ngân hàng cổ phần…
để tạo kênh dẫn vốn tới nông dân, đặt biệt là nông dân nghèo. Các ngân hàng thương
mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hòa vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra
định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ bán lẽ tới hộ gia đình.
- Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên
đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám
sát món vay đến từng thành viên của nhóm… từ đó ngân hàng hoạch toán cho vay theo
từng nhóm chứ không tới từng thành viên.
- Đơn giản hóa thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng
việc đảm bảo nợ theo món vay.
- Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu
hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.
- Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho
vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ không huy
động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn
được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.
Tóm lại, thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước đều có cách làm
khác nhau, thành công ở một số nước bắt nguồn từ thực tiễn của chính nước đó. Ở Việt
Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước
trên thế giới về việc giải quyết nghèo đói. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc
giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tạo ra những hướng đi đúng đắn giữa các định
chế tài chính phục vụ vốn cho người nghèo ở nước ta với những giải pháp hợp lý giúp
cho hộ nghèo có thêm vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất vượt ra biên giới đói nghèo
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 22
1.2.3. Khái quát về hệ thống ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)
1.2.3.1. Khái niệm về NHCSXH
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, sẽ tồn tại những ngành
hàng, khu vực, đối tượng khách hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện
để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đó là các ngành hàng
mang tính lợi ích công cộng, những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chi phí đầu tư cao, rủi ro lớn. Vì vậy nhiều hộ dân, tổ
chức kinh tế ở vùng này thiếu thốn nhưng không đủ các điều kiện để vay vốn các Ngân
hàng thương mại. Tùy điều kiện và quan điểm của mỗi quốc gia, Chính phủ sẽ thiết lập
các kênh tín dụng hoặc các ngân hàng chuyên biệt để thực hiện chính sách cho vay các
nhóm đối tượng này.
Vào những năm 70, các nước trên thế giới đã bắt đầu nảy ra một ý tưởng về một
mô hình tín dụng cung cấp vốn cho người nghèo. Tùy vào lịch sử hình thành và hoạt
động mà ở mỗi quốc gia có những cách gọi khác nhau cho loại hình tín dụng này.
Nhưng ta có thể hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất, đó là các NHCSXH
NHCSXH là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người
nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục
tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối
đa về vốn cho các đối tượng đó. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và
không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại.
1.2.3.2. Sự ra đời của NHCSXH Việt Nam
Cuối năm 2002, trước yêu cầu của tiến trình hội nhập, đòi hỏi phải cơ cấu lại hệ
thống ngân hàng, từng bước tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại để
các ngân hàng thương mại rãnh tay vươn ra nắm giữ thị trường chuẩn bị cho tiến trình
hội nhập thương mại khu vực và quốc tế.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ “ Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng
của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước, chức năng cho vay của
ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại”.
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 23
Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong nghị quyết
IX: “Bằng nguồn lực của nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ,
giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo, nhóm dân cư nghèo”.
Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu XĐGN
là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/NĐ - CP về tín dụng
người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm sử dụng các nguồn lực tài chính
do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu
đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội.
Nghị định cho phép tập trung các nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực
hiện tín dụng chính sách nhằm khắc phục những tồn tại của thời kỳ trước đây là nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhưng do nhiều tổ chức cùng thực hiện nên việc
đầu tư dàn trải theo nhiều phương thức với nhiều mức lãi suất khác nhau, dẫn tới
chồng chéo, kém hiệu quả.
Theo đó, Nghị định cho phép thành lập NHCSXH để thực hiện tín dụng chính
sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại ngân
hàng phục vụ người nghèo, tách ra khỏi hệ thống NHNo&PTNT.
1.2.3.3. Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo của NHCSXH
Thủ tục cho vay hộ nghèo rất đơn giản. Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp
tài sản. Hộ nghèo nêu rõ mục đích xin vay tiền, số tiền xin vay và các cam kết của hộ
vay vốn đối với ngân hàng. Thủ tục cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn 01/CVHN (mẫu 01/ cho vay hộ nghèo)
- Sổ tiết kiệm và vay vốn mẫu số 02/ CVHN
- Danh sách hộ nghèo vay vốn mẫu 03/ CVHN
- Biên bản thành lập tổ và thông báo quy ước hoạt động của tổ
- Hợp đồng ủy thác thu nợ - thu lãi của tổ trưởng
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 24
Sơ đồ 1: Quy trình cho vay hộ nghèo
Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm
phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
Bước 2: Tổ TK&VV tổ chức họp tổ bình xét những hộ đủ kiện vay vốn, lập
danh sách 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận.
Bước 3: Tổ TK&VV hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị vay vốn gửi NHCSXH.
Bước 4: NHCSXH phê duyệt cho vay thông báo tới UBND cấp xã.
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho hội đoàn thể cấp xã.
Bước 6: Hội đoàn thể cấp xã thông báo cho tổ TK&VV.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo đến hộ vay thời gian, địa điểm giải ngân.
Bước 8: Ngân hàng giải ngân đến hộ vay.
Hộ nghèo Tổ TK&VV
NHCSXH UBND cấp xã
Tổ chức
chính trị XH
cấp xã
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 25
Chương II: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH
SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH
HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Địa bàn
huyện Điện Bàn trải dài từ 150
50’đến 150
57’vĩ độ Bắc và từ 1080
đến 1080
20’ kinh độ
Đông, cách thành phố Tam Kỳ 48 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về
phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà
Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An,
phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc (Cổng thông tin điện tử tỉnh
Quảng Nam.)
Với vị trí địa lý trên đã tạo cho Điện Bàn những yếu tố thuận lợi cho việc mở
rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong khu vực và các tỉnh trong nước.
2.1.1.2. Khí hậu
Huyện Điện Bàn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Một năm có hai mùa rõ
rệt: Mùa nóng (từ tháng 3 đến tháng 8), mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12). Mỗi năm
bão thường xuất hiện kết hợp với các trận lũ lụt làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện.
Nhiệt độ trung bình 25,50
C, độ ẩm trung bình 82,3%, lượng mưa bình quân năm
2000 - 2500mm, tập trung các tháng 9,10,11 (Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam.)
2.1.1.3. Nguồn nước và thủy văn
- Nguồn nước mặt: Hệ thống sông suối ở huyện nhiều, phân bố đều, rất thuận
lợi cho việc phân bố và sử dụng. Do vậy có đủ lượng nước tưới cho cây trồng quanh
năm, nên hầu hết lúa trong huyện thuộc dạng tưới tiêu chủ động.
Các con sông lớn trên địa bàn huyện như: Sông Thu Bồn, sông Bà Rén, sông
Vĩnh Điện, sông Yên, sông Bình Phước,…
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 26
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối tốt, độ sâu trung
bình 3 - 5m. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng đảm bảo yêu cầu trong sản
xuất và sinh hoạt hằng ngày.
Hệ thống thủy văn Điện Bàn chủ yếu là các con sông phân bố tương đối đồng
đều, thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho các cánh đồng là nguồn nước tưới chủ
yếu cho nông nghiệp.
2.1.1.4. Địa hình và thổ nhưỡng
Điện Bàn có địa hình tương đối bằng phẳng, mức độ chia cắt trung bình, phát
sinh từ sản phẩm phù sa sông biển, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Theo điều tra của viện Quy hoạch - Nông nghiệp thì trên địa bàn huyện có các
loại đất sau đây: Nhóm đất cát ven biển, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, đất xói mòn
trơ sỏi đá.
2.1.1.5. Tài nguyên biển
Điện Bàn có bờ biển dài gần 8 km, chạy qua các xã Điện Ngọc, Điện Dương,
nằm giữa tuyến ven biển Hội An - Đà Nẵng, có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế
biển như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch.
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Điện Bàn là một trong những huyện có đông dân số trong tỉnh. Dân số trung
bình năm 2011 toàn huyện là 201.455 người. Mật độ dân số khá cao 938 người/km2
.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm 2011 là 8,43%. Toàn huyện có 50.685 hộ gia
đình, bình quân có khoảng 3,97nhân khẩu/hộ. Dân số trong độ tuổi lao động có
122.004 người, chiếm 60,56%.
Lao động trong nền kinh tế năm 2011 là 114.835 người, lao động nông lâm ngư
nghiệp 95.072 người chiếm tỷ lệ 65,64% lao động xã hội, lao động ngành công nghiệp
- xây dựng cơ bản 27.625 người chiếm 20,06%, lao động thương mại, dịch vụ, du lịch
là 12.393 người chiếm 10,79%. Những năm gần đây, ngành công nghiệp, thương mại,
dịch vụ phát triển nên lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên lao
động sản xuất nông lâm ngư nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn (niên giám
thống kê Điện Bàn, 2011).
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 27
Chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn thấp, lao động được đào tạo nghề
chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là môi trường tự nhiên ngày càng ô
nhiễm bởi rác thải từ các khu công nghiệp, du lịch, dân cư chưa được giải quyết triệt
để. Cùng với đó là nạn khai thác trái phép cát lòng sông và tàn phá rừng đầu nguồn;
tình trạng sạt lở, cuốn trôi, bồi cát tại khu vực ven sông làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sản xuất và đời sống nhân dân các xã Điện Hồng, Điện Phước, Điện Thọ, Điện
Quang, Điện Trung, Điện Phong... Kinh tế hộ sản xuất nhỏ, manh mún, không thích
ứng được với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường...
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 2: Diện tích đất theo mục đích sử dụng
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu Tổng số
Trong đó:
Đất khu dân
cư nông thôn
Đất đô thị
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 21.471,00 21.265,64 205,36
A/ DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
+ Đất trồng lúa
+ Đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất nông nghiệp khác
B/ DIỆN TÍCH ĐẤT PHI NÔNG
NGHIỆP
1. Đất ở
10.131,37
9.586,96
8.959,02
5.669,65
3.289,37
627,94
323,71
78,91
244,80
210,04
10,66
8.607,81
3.049,15
10.065,71
9.525,57
8.924,10
5.637,20
3.286,90
601,47
323,71
78,91
244,80
205,77
10,66
8.469,46
3.004,05
65,66
61,39
34,92
32,45
2,47
26,47
-
-
-
4,27
-
138,35
45,10
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Hà Thị Kim Ngân 28
2. Đất chuyên dùng
3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng
6. Đất phi nông nghiệp khác
C/ DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
2.660,78
51,00
644,00
2.157,41
45,47
2.731,82
2.586,09
49,40
643,88
2.140,68
45,36
2.730,47
74,69
1,60
0,12
16,73
0,11
1,35
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2011)
Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển, có tổng diện tích tự nhiên 21.471 ha
bao gồm đất khu dân cư nông thôn với 21.265,64 ha và đất đô thị là 205,36 ha. Tổng
diện tích đất không thay đổi qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ theo mục đích sử dụng có sự
biến động qua các năm. Trong đó diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp10.131,37 ha
(chiếm 47,19%), do người dân trên địa bàn huyện chủ yếu làm nông với một nền sản
xuất nông nghiệp khá đa dạng. Nhìn vào bảng trên ta thấy trong diện tích đất nông
nghiệp có đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 9.586,96 ha trong đó
đất trồng lúa với diện tích 5.669,65 ha, đất nông nghiệp khác nhỏ nhất với 10,66 ha.
Đất phi nông nghiệp 8.607,81 ha (chiếm 40,09%), trong đó đất ở, đất chuyên dùng, đất
sông suối mặt nước chuyên dùng chiếm diện tích lớn hơn nhiều so với các loại đất
khác. Diện tích chưa sử dụng còn lớn chiếm 2.731,82 ha (chiếm 12,72% diện tích tự
nhiên). Từ thực trạng đó cần có một quy hoạch cụ thể và đầu tư hợp lý để canh tác
nông nghiệp cũng như khai thác, sử dụng đất có hiệu quả.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Trên địa bàn huyện có 825,79 km giao thông đường bộ bao gồm
đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và khoảng 700 km đường giao thông nông thôn.
Mạng lưới đường thuỷ của huyện có 5 sông chính với tổng chiều dài 51 km. Đường sắt
Bắc - Nam chạy qua huyện với tổng chiều dài 14,5 km. Nhìn chung, hệ thống giao
thông tương đối hoàn chỉnh, khép kín trên toàn huyện và phân bố đồng đều thuận lợi
cho giao lưu đi lại, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.
- Thuỷ lợi: Toàn huyện có 55 trạm bơm điện và 447,52 km kênh mương nội
đồng. Hầu hết các kênh mương chính đều được bê tông hoá và tu bổ hàng năm, bảo
đảm 100% diện tích lúa nước tưới tiên chủ động.
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY
Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, HOT
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
Luận văn: Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong khu vực công...
 
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hộiLuận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Luận văn: Cho vay học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
 
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
đáNh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và...
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
Luận văn: Hoạt động công tác xã hôi trong giảm nghèo bền vững, HAY!
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
Luận văn: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp lâu ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình ĐịnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản ở Bình Định
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
Luận án: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Thái Bình, HAY - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạngLuận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
Luận văn: Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY
Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAYLuận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY
Luận văn: Stress của giáo viên trường mầm non tư thục, HAY
 

Similar to Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...NuioKila
 
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...Man_Ebook
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...NOT
 
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên QuangQuản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quanghieu anh
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...luanvantrust
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayYenPhuong16
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY (20)

Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạnĐề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
Đề tài: Mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ của khách sạn
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoát nghèo và tái nghèo của các hộ dâ...
 
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
[123doc] - nghien-cuu-cac-bien-phap-ky-thuat-canh-tac-doi-voi-giong-lua-nep-c...
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua TrạngĐề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
Đề tài: Kỹ thuật canh tác đối với giống lúa nếp cạn Khẩu Nua Trạng
 
135 qua danh gia dau ki cuoi ki undp
135 qua danh gia dau ki cuoi ki   undp135 qua danh gia dau ki cuoi ki   undp
135 qua danh gia dau ki cuoi ki undp
 
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
Thực hiện công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinhNhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của học sinh
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
Đề tài giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay sản xuất, ĐIỂM 8,...
 
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay hộ sản xuất tại n...
 
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên QuangQuản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
Quản lý hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân xã Hùng Mỹ - Chiêm Hóa – Tuyên Quang
 
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
Luận án: Tổ chức môi trường ở nông thôn vùng đông bằng sông Hồng theo hướng h...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Phân chia di sản thừa kế - Những vấn đề lý lu...
 
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018Đề tài  giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công  ty Vinamilk,  2018
Đề tài giải pháp cải thiện khả năng thanh toán công ty Vinamilk, 2018
 
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
Nhận thức của cộng đồng địa phương về du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch ...
 
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - HayĐề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
Đề tài tốt nghiệp Du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội - Hay
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng ...
 
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...Đề tài  phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng,  ...
Đề tài phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty đầu tư và xây dựng, ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh thông qua dạy học...
 
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu họcLuận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
Luận văn: Phát triển năng lực cảm xúc – xã hội cho học sinh tiểu học
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Đề tài: Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀ THỊ KIM NGÂN Huế, tháng 5 năm 2013
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN - - - - - - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sinh viên thực hiện: Hà Thị Kim Ngân Lớp: K43KDNN Niên khóa: 2009 - 2013 Giáo viên hướng dẫn: Th.s Trần Hạnh Lợi Huế, tháng 5 năm 2013
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân i
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân ii
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................. viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................x DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................... xii Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................4 Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................4 1.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................4 1.1.1. Một số vấn đề về nghèo đói......................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói ....................................................................4 1.1.1.2. Đặc trưng của nghèo đói: ..................................................................6 1.1.1.3. Nguyên nhân của nghèo đói..............................................................8 1.1.1.4. Tiêu chí đánh giá nghèo đói..............................................................9 1.1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo..................................................................................................11 1.1.1.6. Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp quốc..................12 1.1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng đối với người nghèo...........................12 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng..........................................................................13 1.1.2.2. Khái niệm tín dụng đối với người nghèo ........................................13
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân iv 1.1.2.3. Đặc điểm tín dụng đối với người nghèo..........................................13 1.1.2.4. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo .......................................14 1.1.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo: .......................................16 1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................18 1.2.1. Kinh nghiệm về sự thành công của tín dụng người nghèo trên thế giới.....18 1.2.1.1. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của ngân hàng Grameen (Bangladesh).................................................................................................18 1.2.1.2. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Malaysia...................19 1.2.1.3. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Thái Lan...................20 1.2.2. Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam...................20 1.2.3. Khái quát về hệ thống ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH)..........22 1.2.3.1. Khái niệm về NHCSXH..................................................................22 1.2.3.2. Sự ra đời của NHCSXH Việt Nam .................................................22 1.2.3.3. Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo của NHCSXH........................23 Chương II: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM..............................................................................................................25 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..................................................................25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................25 2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................25 2.1.1.2. Khí hậu............................................................................................25 2.1.1.3. Nguồn nước và thủy văn .................................................................25 2.1.1.4. Địa hình và thổ nhưỡng...................................................................26 2.1.1.5. Tài nguyên biển...............................................................................26 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................26 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ..........................................................26 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................27 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng...................................................................28 2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế.............................................................29 2.1.2.5. Tình hình y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội........................................30 2.1.3. Tình hình nghèo đói của huyện Điện Bàn trong giai đoạn 2010 - 2012 ....31
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân v 2.2. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Điện Bàn.............................................33 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của PGD NHCSXH huyện Điện Bàn....33 2.2.2. Mô hình tổ chức và bộ máy hoạt động...................................................34 2.2.3. Tình hình lao động của PGD NHCSXH huyện Điện Bàn .....................35 2.2.4. Đối tượng phục vụ..................................................................................36 2.2.5. Cơ chế tài chính......................................................................................37 2.2.6. Tình hình hoạt động của PGD NHCSXH huyện Điện Bàn giai đoạn 2010 - 2012.......................................................................................................39 2.3. Khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Bàn.....................................................................................................42 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra......................................................42 2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động....................................................42 2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai................................................................43 2.3.1.3. Tình hình tư liệu sản xuất................................................................44 2.3.1.4. Tình hình nhà ở ...............................................................................45 2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHCSXH .............................45 2.3.3. Khả năng tiếp cận vốn vay từ NHCSXH của các hộ điều tra ................47 2.3.3.1. Nguồn thông tin vay........................................................................47 2.3.3.2. Đánh giá của hộ nghèo về khoản vay và thuận tiện trong việc tiếp cận vốn vay ..................................................................................................48 2.3.3.3. Ý kiến của các hộ điều tra về nhu cầu vay vốn trong tương lai..........52 2.4. Tình hình sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nghèo ....................................52 2.4.1. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra......................................52 2.4.1.1. Mục đích sử dụng vốn vay trên khế ước và thực tế của các hộ điều tra .........................................................................................................52 2.4.1.2. Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra...............................54 2.4.2. Kết quả đạt được từ việc sử dụng vốn vay của các hộ điều tra..............57 2.4.3. Kết quả giảm nghèo sau khi sử dụng vốn vay của các hộ điều tra:........58 2.4.4. Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra......................................59 2.4.5. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ ..........................................................60 2.4.5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế ..................................................................60
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân vi 2.4.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội....................................................................61 2.4.6. Tác động của việc sử dụng vốn vay đến đời sống của hộ nghèo ...........61 2.4.6.1. Tác động đến tư liệu sản xuất..........................................................61 2.4.6.2. Tác động đến công ăn việc làm.......................................................62 2.4.6.3. Tác động đến tạo cơ sở vật chất mới...............................................63 2.4.6.4. Tác động đến thu nhập ....................................................................64 2.4.6.5. Tác động đến chi tiêu ......................................................................66 2.4.7. Những thuận lợi và khó khăn mà các hộ nghèo gặp phải trong việc sử dụng vốn vay ....................................................................................................69 2.4.7.1. Thuận lợi .........................................................................................69 2.4.7.2. Khó khăn .........................................................................................70 Chương III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CHO HỘ NGHÈO.................................................................................................................71 3.1. Định hướng ....................................................................................................71 3.2. Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH cho người nghèo..........................................................................................................71 3.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương .......................................71 3.2.2. Đối với NHCSXH...................................................................................72 3.2.3. Đối với hộ nghèo ....................................................................................72 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay NHCSXH cho hộ nghèo72 3.3.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương .......................................72 3.3.2. Đối với NHCSXH...................................................................................73 3.3.3. Đối với hộ nghèo ....................................................................................75 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................76 1. Kết luận .................................................................................................................76 2. Kiến nghị...............................................................................................................76 2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương...............................................76 2.2. Đối với NHCSXH..........................................................................................77 2.3. Đối với hộ nghèo............................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................79
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BAAC : Ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng BQ : Bình quân Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc ĐVT : Đơn vị tính GQVL : Giải quyết việc làm HN : Hộ nghèo HSSV : Học sinh sinh viên LĐNN : Lao động nước ngoài MTTQ : Mặt trận tổ quốc NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNo : Ngân hàng nông nghiệp NHNo&PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường PGD : Phòng giao dịch SXKD : Sản xuất kinh doanh TK&VV : Tiết kiệm và vay vốn UBND : Ủy ban nhân nhân UNDP : United Nations Development Programme XĐGN : XĐGN XKLĐ : Xuất khẩu lao động
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn................................10 Bảng 2: Diện tích đất theo mục đích sử dụng.....................................................27 Bảng 3: Tình hình nghèo đói của huyện Điện Bàn giai đoạn 2010 - 2012.........32 Bảng 4: Tình hình nguồn vốn tại PGD NHCSXH huyện Điện Bàn giai đoạn 2010 - 2012..........................................................................................................37 Bảng 5: Tình hình chung về cho vay tại PGD NHCSXH huyện Điện Bàn........39 Bảng 6: Một số thông tin cơ bản của các hộ điều tra..........................................42 Bảng 7: Tình hình đất đai tính bình quân trên hộ điều tra..................................43 Bảng 8: Tình hình TLSX của các hộ điều tra .....................................................44 Bảng 9: Mức vốn vay của các hộ điều tra...........................................................46 Bảng 10: Nguồn thông tin của hộ về vốn vay của NHCSXH.............................47 Bảng 11: Đánh giá của hộ điều tra về khoản vay và tiếp cận vốn vay ...............48 Bảng 12: Nhu cầu vay vốn trong tương lai của các hộ điều tra..........................52 Bảng 13: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra ................................... 53 Bảng 14: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra................................... 55 Bảng 15: Kết quả sử dụng vốn vay của các hộ điều tra......................................57 Bảng 16: Kết quả giảm nghèo của các hộ điều tra..............................................58 Bảng 17: Tình hình trả nợ của các hộ điều tra....................................................59 Bảng 18: Cảm nhận của hộ về tác động vốn vay đến TLSX..............................61 Bảng 19: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến tạo công ăn việc làm....62 Bảng 20: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến tạo cơ sở vật chất mới..63 Bảng 21: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và thu nhập của hộ nghèo...........64 Bảng 22: Mức tăng thu nhập của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2012......................................................................................................65 Bảng 23: Cảm nhận của hộ về tác động của vốn vay đến thu nhập....................66 Bảng 24: Mối quan hệ giữa vốn vay tín dụng và chi tiêu của hộ nghèo.............67 Bảng 25: Mức tăng chi tiêu của hộ nghèo sau khi vay vốn so với trước khi vay vốn năm 2012......................................................................................................68 Bảng 26: Cảm nhận của hộ về tác động của mức vốn vay đến chi tiêu..............68
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 1: Tỷ trọng hộ nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích cho vay......................54 Sơ đồ Sơ đồ 1: Quy trình cho vay hộ nghèo............................................................................24 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức PGD NHCSXH huyện Điện Bàn.............................................34
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân x TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Xóa đói giảm nghèo đang là vấn đề được quan tâm lớn hiện nay không chỉ của nước ta mà trên toàn thế giới. Trong khi các nước khác đã và đang có những chính sách xóa đói giảm nghèo rất có hiệu quả thì Việt Nam cũng đã nhanh chóng triển khai các chương trình hỗ trợ cho người nghèo có hiệu quả. Điển hình là hoạt động của NHCSXH đã mang nguồn vốn đến với hộ nghèo trên cả nước, giúp các hộ có vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện của mỗi vùng, không phải hộ nghèo nào cũng được tiếp cận nguồn vốn dễ dàng và không phải ai cũng sử dụng đồng vốn vay NHCSXH có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về thực trạng đó em đã nghiên cứu các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH bàn huyện Điện Bàn, phân tích về khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo, từ đó chỉ ra được kết quả, hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của mức vốn vay đến công cuộc xóa đói giảm nghèo như thế nào. Để thực hiện nghiên cứu, em đã chọn 3 xã đại diện cho huyện Điện Bàn là: Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam để tiến hành điều tra và thu thập số liệu. Mỗi xã sẽ chọn ngẫu nhiên 20 hộ nghèo vay vốn tại PGD NHCSXH huyện để phỏng vấn trực tiếp, lấy thông tin điền vào mẫu bảng hỏi đã được lập sẵn. Sau khi thu thập thông tin, số liệu thứ cấp và sơ cấp xong thì tiến hành phân tích, xử lý số liệu điều tra được. Từ đó đưa ra những kết luận và nhận xét cụ thể về khả năng tiếp cận và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Để lượng hóa tác động của vốn vay tín dụng đối với hộ nghèo trong quá trình xóa đói giảm nghèo, nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy tuyến bằng phần mềm spss Sau khi tiến hành phân tích đã giúp em hiểu rõ hơn về đặc điểm và thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện, về hoạt động của PGD NHCSXH. Kết quả sau khi điều tra cho thấy được tình hình chung của các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Nguồn tín dụng ưu đãi của ngân hàng ngày càng đến gần với từng nhà hơn và các hộ nghèo dễ tiếp cận với nó hơn, các hộ tiếp cận được với nguồn thông tin vay nhanh thông qua chính quyền địa phương là các hội, đoàn thể ở tận nơi sinh sống. Các hộ khá hài lòng với mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay, thái độ của cán bộ tín dụng, điểm giao dịch,
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân xi thời gian nhận được tiền vay và đặc biệt là số hộ có nhu cầu vay tiếp trong tương lai chiếm tỷ lệ cao với 81,67% (49 hộ). Mục đích vay vốn của các hộ trên khế ước và thực tế sử dụng có sự thay đổi ít nhiều. Trên khế ước chỉ vay để chăn nuôi, trồng trọt nhưng thực tế lại sử dụng cho các mục đích khác nữa như buôn bán, cho con ăn học, xây dựng nhà ở. Thực tế thì các hộ sử dụng vốn vay cho chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn với 43,33%. Tỷ lệ các hộ điều tra sử dụng vốn vay sai mục đích vẫn còn cao, chiếm 35%. Các hộ nghèo vay vốn NHCSXH với mức vốn vay bình quân 12,39 triệu đồng/hộ, hộ vay ít nhất là 2 triệu đồng, hộ vay nhiều nhất là 21 triệu đồng. Tổng lượng vốn vay các hộ sử dụng cho chăn nuôi nhiều nhất, tuy nhiên lượng vốn vay bình quân mà mỗi hộ đầu tư vào trồng trọt (12,03 triệu) lại cao hơn chăn nuôi (11,96 triệu) điều đó cho thấy các hộ đang chú trọng mở rộng đầu tư sản xuất trồng trọt, và đang giảm đầu tư vào chăn nuôi vì sợ gặp rủi ro dịch heo tai xanh, cúm gia cầm. Nhìn chung kết quả của việc sử dụng vốn vay của các hộ điều tra ở mức tốt, số hộ đạt lợn nhuận dương khá cao với 45 hộ, từ đó kết quả giảm nghèo cũng có nhiều khả quan với 13/60 hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, vẫn còn 15 hộ sử dụng vốn vay không mang lại lợi nhuận và bị lợi nhuận âm. Vì hầu hết các hộ đều chưa đến thời hạn trả tiền vay và muốn dùng số tiền kiếm được đầu tư mở rộng sản xuất nên nợ đã trả thấp với 72,5 triệu đồng và 17 triệu đồng, nợ trong hạn còn cao với 671 triệu đồng. Nhờ sự nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm của các cán bộ tín dụng, hội đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát, đốc thúc các khoản vay mà nợ quá hạn của các hộ thấp với 17 triệu đồng. Vốn vay giúp các hộ nghèo đầu tư mua sắm TLSX mới, nhằm phát huy tối đa các tiềm lực về lao động, thời gian, đất đai... tạo thêm việc làm mới cho lao động trong gia đình, nâng cao thu nhập cho các hộ từ đó tạo điều kiện cho chi tiêu, mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất mới phục vụ cho nhu cầu vật chất, tinh thần của hộ nghèo. Tín dụng tác động đến thu nhập rõ nét hơn ở những mức vốn vay cao hơn. Những hộ nghèo nào có mức vốn vay cao hơn sẽ có xác suất thoát nghèo cao hơn. Và tín dụng cũng tác động đến chi tiêu khi mức vốn vay cao hơn thì chi tiêu của hộ cũng có khả năng cao hơn. Từ đó ta thấy được rằng vốn vay tín dụng có tác động tích cực đến công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân xii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục Tên A Bảng điều tra B Kết quả xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm spss 16.0
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân xiii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1$ : 20.910 VNĐ 1 sào : 500m2
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 1 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đó vừa là tin mừng vừa là nỗi lo ngại lớn cho chúng ta, bởi sự mất cân bằng giàu nghèo ngày càng cao. Nghèo đói chẳng những là nỗi lo của mỗi gia đình mà còn là gánh nặng chung của mọi xã hội, mọi quốc gia,vì thế công tác xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của của Đảng và nhà nước và là một yêu cầu bức thiết không chỉ mang tính xã hội, tính nhân đạo giữa con người với con người mà nó còn mang tính chất kinh tế. Bởi lẽ nền kinh tế khi mà vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ nông dân nghèo sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác, nền kinh tế khó có thể phát triển với tốc độ cao và ổn định. Thực tế những năm qua cho thấy Đảng, nhà nước và địa phương đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, kết quả đã đạt được những thành công nhất định. Một trong những trở ngại lớn nhất của người nghèo hiện nay là thiếu vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giải quyết những vấn đề đó nhà nước đã có những chính sách thích đáng nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và ngân hàng vì người nghèo ra đời theo nghị định số 525/TTG ngày 31 tháng 8 năm 1995 của thủ tướng chính phủ và quyết định số 230/QĐ - NHG ngày 1 tháng 9 năm 1995 của thống đốc ngân hàng Việt Nam, sau này trở thành NHCSXH. Nhờ có nguồn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH, người nghèo đã có vốn để đầu tư làm ăn, đời sống của bộ phận người dân nông thôn những năm gần đây đã có những cải thiện đáng kể NHCSXH huyện Điện Bàn là một trong những ngân hàng hoạt động có hiệu quả, điển hình năm 2012 ngân hàng đứng thứ ba toàn tỉnh Quảng Nam. Đây là kết quả nỗ lực không ngừng của các cán bộ nhân viên ngân hàng, các hội đoàn thể và chính những người nghèo vay vốn. Tuy nhiên, thực tế tín dụng đối với hộ nghèo còn có những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Việc tiếp cận đầy đủ, toàn diện nguồn vốn NHCSXH của các hộ nghèo trên địa bàn huyện và hiệu quả sử dụng vốn vay của những hộ vay vốn còn là vấn đề đang được quan tâm, bởi lẽ không phải người nghèo nào cũng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH và không phải ai cũng có thể sử
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 2 dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Để tìm hiểu xem người nghèo tiếp cận và sử dụng nguồn vốn như thế nào nên em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu các hộ nghèo, phân tích thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH, từ đó chỉ ra được đồng vốn mà người dân vay có hiệu quả kinh tế - xã hội như thế nào trong cải thiện đời sống hộ nghèo và chiến lược giảm nghèo quốc gia. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về vốn cho hộ nghèo vay với mục đích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo - Đánh giá về tình hình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2012 - Phân tích khả năng tiếp cận nguồn vốn NHCSXH của hộ nghèo - Phân tích về tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả vốn vay đó 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về khả năng tiếp cận nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo nên đối tượng nghiên cứu ở đây là các hộ nghèo vay vốn tại NHCSXH huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu hoạt động cho vay của NHCSXH phục vụ các đối tượng cho vay, chủ yếu tập trung vào chương trình cho vay hộ nghèo - Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, mà cụ thể là 3 xã Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện Thắng Nam - Về thời gian: Số liệu và thông tin sử dụng trong đề tài từ năm 2010 đến năm 2012.
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 3 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, điều tra, xem xét các vấn đề đặt ra, đảm bảo tính khách quan và khoa học của vấn đề nghiên cứu trong từng công việc cụ thể, từng giai đoạn cụ thể. - Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: Quá trình điều tra và thu thập số liệu được tiến hành trên 3 xã, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung và Điện Thắng Nam. Mỗi xã sẽ chọn ngẫu nhiên 20 hộ nghèo có vay vốn tại ngân hàng để điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ để lấy thông tin điền vào mẫu bảng hỏi. - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: + Các thông tin về địa bàn, những tài liệu thứ cấp và sơ cấp được thu tập từ các nguồn như: các báo cáo tài chính từ phòng tín dụng NHCSXH, báo cáo cuối năm từ các phòng ban như phòng lao động - thương binh xã hội, phòng thống kê… Đề tài còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp qua việc phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nghèo có vay vốn NHCSXH để qua đó phần nào thấy được hiệu quả sử dụng vốn của họ. - Phương pháp phân tích số liệu: + Phương pháp thống kê so sánh: Tổng hợp dữ liệu từ các phần tử chọn mẫu. Trên cơ sở đó tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa các tiêu chí đã được xác định thông qua kết quả số chênh lệch và tỷ lệ phần trăm trong tổng thể. + Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào các dữ liệu nghiên cứu đưa ra các kết quả phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế cần nghiên cứu. + Sử dụng các biểu mẫu dựa vào những số liệu và kết quả phân tích được biểu thị trong các bảng từ đó đưa ra những nhận xét cụ thể tình hình của đối tượng cần nghiên cứu. - Phương pháp xử lí số liệu: Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm Microsoft excel và một phần xử lí bằng phần mềm SPSS 16.0
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 4 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề về nghèo đói 1.1.1.1. Khái niệm về nghèo đói Từ tiếng nói của người nghèo, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về đói nghèo. Tuỳ thuộc vào cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà ta có các quan điểm khác nhau về nghèo đói. Quan niệm trước đây Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế (Nguyễn Vũ Phúc, n.d.) Quan điểm hiện nay Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau: - Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. + Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. + Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. + Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế.
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 5 + Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng. - Năm 1998 UNDP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo. + Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng và được nuôi dưỡng tạm đủ. + Sự nghèo khổ tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. + Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu. + Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác. Quan niệm của Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo đói, song ý kiến chung nhất cho rằng: Ở Việt Nam thì tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt (Nguyễn Vũ Phúc, n.d.) - Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. - Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND). Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 6 Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Không thể lãng quên nhóm cộng đồng yếu thế nhất, ít cơ hội theo kịp tiến trình phát triển mà chính phủ với việc cải cách sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên xóa đói giảm nghèo. 1.1.1.2. Đặc trưng của nghèo đói: - Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vấn giáp danh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo. - Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn Đa số người nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán) khiến cho các điều kiện sinh sống ở mức thấp. Đặc biệt, sự kém phát triển về cơ sở hạ tầng của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao khoảng 1 - 1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn rất lớn. - Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn Đói nghèo là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 7 - Nghèo đói trong khu vực thành thị Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện đời sống không đều. Đa số người nghèo thành thị đều làm việc không ổn định, thu nhập bấp bênh. - Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống có tỷ lệ nghèo đói khá cao. Số người nghèo tập trung tại các vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hảo miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên. - Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao ở nhóm dân tộc ít người Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực nhưng đời sống của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân tộc thiểu số chỉ chiếm tỷ lệ ít trong tổng số dân cư xong lại chiếm tỷ lệ cao về nghèo đói. Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với những khách hàng khác thể hiện: - Người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp. - Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi. - Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng. - Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở ngại, người nghèo thường sinh sống ở những mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém. - Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy mà nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 8 1.1.1.3. Nguyên nhân của nghèo đói Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nghèo đói. Có những nguyên nhân mang tính khách quan như: do sự không thuận lợi của điều kiện tự nhiên ở một số vùng miền, do gặp phải những sự kiện bất thường trong cuộc sống như ốm, đau, bệnh tật, tai nạn, do mặt trái của nền kinh tế thị trường mà chưa có sự can thiệp kịp thời của chính phủ… cũng có những nguyên nhân mang tính chủ quan từ bản thân người nghèo như: trình độ văn hóa thấp, gia đình đông con, tập tục lạc hậu, lười biếng lao động. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi vào từng nguyên nhân cụ thể 1.1.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan - Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân nghèo đói của các hộ nông dân ở nước ta năm 2001 cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộ được điều tra. - Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học… Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng xuất thấp, không hiệu quả. - Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng. - Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng tăng lên. - Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng. Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng đảm nhiệm những công việc nặng nhọc. - Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi hẻo
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 9 lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt dịch bệnh… Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị bán rẻ (do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút do lưu thông không kịp thời. 1.1.1.3.2. Nguyên nhân khách quan - Điều kiện tự nhiên: Sự khắc nghiệt của khí hậu đã gây ra những khó khăn đối với ngành sản xuất nông nghiệp của các hộ nghèo. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc không có đã và đang kiềm hãm sản xuất gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, một khu vực. - Các chính sách của địa phương: Một số chính sách trợ cấp (lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước…) không đúng đối tượng đã làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa đã làm cho công tác xóa đói giảm nghèo trở nên khó khăn và nan giải hơn. Qua các cách tiếp cận trên đã giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết về các nguyên nhân gây ra nghèo đói nhằm có những phương hướng cách thức hành động đúng đắn để tấn công đẩy lùi nghèo đói, làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn. 1.1.1.4. Tiêu chí đánh giá nghèo đói - Tiêu chí đánh giá đói nghèo quốc tế: Theo chuẩn quốc tế, đường đói nghèo được chia thành hai loại. Đường đói nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng lương thực, thực phẩm và chi lương thực, thực phẩm). - Các tiêu chí đánh giá đói nghèo theo chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia: Đến nay chuẩn nghèo đói quốc gia được chia ra làm 6 giai đoạn:
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 10 Bảng 1: Chuẩn mực đánh giá nghèo đói qua các giai đoạn Loại hộ Địa bàn Thu nhập bình quân/người/tháng qua các giai đoạn 1993 - 1995 1995 - 1997 1997 - 2000 2001 - 2005 Đói Mọi vùng < 13 kg gạo < 13 kg gạo Thành thị < 13 kg gạo Nông thôn <8 kg gạo Nghèo Thành thị < 20 kg gạo < 25 kg gạo < 25 kg gạo 150.000 đ Nông thôn < 15 kg gạo Miền núi hải đảo < 15 kg gạo < 15 kg gạo 80.000 đ Đồng bằng trung du < 20 kg gạo < 20 kg gạo 100.000 đ (Nguồn: Bộ lao động thương binh và xã hội) + Giai đoạn 2006 - 2010: Theo quyết định số 170/2005/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ ngày 8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010. Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng hoặc 2.500.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng hoặc 3.120.000 đồng/người năm trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 270.000 đồng/người/tháng đến 400.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. + Giai đoạn 2011 - 2015: Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg của thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Chuẩn nghèo: Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng hoặc 4.800.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 11 Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng hoặc 6.000.000 đồng/người/năm trở xuống là hộ nghèo. Chuẩn cận nghèo: Đối với khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân từ 401.000 đồng/người/tháng đến 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. Đối với khu vực thành thị: Thu nhập bình quân từ 501.000 đồng/người/tháng đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo. 1.1.1.5. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Đặc biệt đối với nước ta, quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm nghèo nàn, lạc hậu, tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ người nghèo trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tóm lại, hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: Mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo không thể thoát ra khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tất nhiên, Chính phủ không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho hộ nghèo vươn lên bằng những chính sách và giải pháp. Cụ thể là: - Điều tra, nắm bắt được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chính sách đồng bộ: tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ ở những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để họ có thể tiếp cận với thị trường và hòa nhập với cộng đồng.
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 12 - Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, Chính phủ dành ra một tỷ lệ trong tổng chi ngân sách để bổ sung quỹ cho vay XĐGN. - Kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chương trình kinh tế xã hội khác như: Chương trình khuyến nông, chương trình phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chương trình nước sạch nông thôn, dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ… - Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như: miễn giảm thuế, viện phí, học phí… đối với hộ nghèo không còn khả năng lao động tạo ra nguồn thu nhập, Nhà nước trợ cấp hàng tháng và vận động các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hình thức khác nhau. - Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ để giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm. 1.1.1.6. Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp quốc Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc năm 2000, 189 quốc gia thành viên nhất trí thông qua Tuyên bố mục tiêu Thiên niên kỷ và cam kết đạt được tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Đây là sự đồng thuận chưa từng có của các nhà lãnh đạo trên thế giới về những thách thức quan trọng toàn cầu trong thế kỷ 21 cũng như cam kết chung về việc giải quyết những thách thức này. Trong 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam cam kết thực hiện trong đó có mục tiêu về nghèo đói hiện đang được Đảng và nhà nước ta thực hiện rất tích cực và Việt Nam cam kết phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành các mục tiêu của Liên Hợp Quốc trong đó có chỉ tiêu giảm nghèo. 1.1.2. Tín dụng và vai trò của tín dụng đối với người nghèo Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình XĐGN nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. Để thấy được tính ưu việt của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 13 1.1.2.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả có thời hạn, có lãi. Qua đó, các quan hệ tín dụng dù được biểu diễn ở dưới các hình thức nào thì cũng mang các đặc trưng sau: + Chỉ thay đổi quyền sử dụng xong không thay đổi quyền sở hữu vốn tín dụng + Thời hạn sử dụng vốn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng. + Chủ sở hữu vốn tín dụng được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi tức tín dụng. 1.1.2.2. Khái niệm tín dụng đối với người nghèo Tín dụng đối với người nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động nhưng thiếu vốn để phát triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi, tùy theo từng nguồn có thể hưởng theo lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. 1.1.2.3. Đặc điểm tín dụng đối với người nghèo Tín dụng đối với người nghèo hoạt động theo các mục tiêu nguyên tắc, điều kiện riêng, khác với các loại hình tín dụng của các ngân hàng thương mại mà nó chứa đựng những yếu tố cơ bản sau: - Mục tiêu tín dụng: Tín dụng đối với hộ nghèo nhằm vào việc giúp những người nghèo đói có vốn sản xuất kinh doanh nâng cao đời sống, hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi lợi nhuận. - Nguyên tắc cho vay: Cho vay hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Hộ nghèo vay vốn phải là những hộ được xác định theo chuẩn mực nghèo đói được công bố trong từng thời kỳ. Thực hiện cho vay có hoàn trả (cả gốc và lãi) theo kỳ hạn đã thõa thuận. - Điều kiện cho vay: Tùy theo nguồn vốn, thời kỳ khác nhau, địa phương khác nhau có thể quy định các điều kiện cho phù hợp với thực tế. Nhưng một trong những điều kiện cơ bản nhất của tín dụng đối với hộ nghèo đó là khi vay vốn không phải thế chấp tài sản.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 14 1.1.2.4. Vai trò của tín dụng đối với người nghèo Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, có nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là do thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn. Vốn, kĩ thuật, kiến thức làm ăn là chìa khóa để thoát nghèo. Do không đáp ứng đủ vốn nhiều người rơi vào vòng luẩn quẩn, làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, cầm cố ruộng đất mong được đảm bảo cuộc sống tối thiểu hằng ngày, nhưng nguy cơ nghèo đói vẫn thường xuyên đe dọa. Mặt khác do thiếu kiến thức làm ăn nên họ chậm đổi mới tư duy làm ăn, bảo thủ với phương thức làm ăn truyền thống, sản phẩm sản xuất ra kém hiệu quả. Thiếu kiến thức và kỹ thuật là lực cản làm hạn chế tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực. - Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo đói Người nghèo đói do nhiều nguyên nhân: Già, yếu, ốm, đau, không có sức lao động, lười lao động, thiếu kiến thức trong sản xuất, do điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu vốn… Trong thực tế bản chất những người nông dân là cần cù, tiết kiệm, nhưng nghèo đói là do thiếu vốn để sản xuất, thâm canh, kinh doanh. Vì vậy vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn thoát nghèo. Khi có vốn trong tay, với bản chất cần cù họ sẽ tăng thu nhập, cải thiện đời sống. - Tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc để tiếp tục duy trì cuộc sống họ bằng lòng đi vay nặng lãi với mức lãi suất cao. Chính vì thế, khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng lớn thì không còn thị trường cho các chủ cho vay nặng lãi. - Giúp người nghèo nâng cao với kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh Cung ứng vốn người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để xóa đói giảm nghèo thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã bắt buột người vay phải có tính toán để hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải học hỏi, tìm tòi, sáng tạo trong lao động sản xuất, tích lũy kinh nghiệm.Sản phẩm làm ra được trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp.
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 15 - Góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội Với nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất. Điều này đòi hỏi phải có một lượng lớn vốn thực hiện được khuyến nông, lâm, ngư… những người nghèo phải được đầu tư vốn mới có khả năng thực hiện được. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho những người nghèo, đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp. Góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội. - Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp các ngành. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ, cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ cho vay vốn, tạo ra sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể chính trị xã hội, của cấp ủy, của chính quyền đã có tác dụng: + Tăng cường hiệu lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo kinh tế ở địa phương. + Tạo ra sự gắn bó giữa hội viên, đoàn viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý kinh tế gia đình, quyền lợi tổ chức hội thông qua việc vay vốn. + Thông qua các tổ chức tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có hoàn cảnh gần gũi, nêu cao tính tương thân tương ái, giúp đỡ lẩn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm tạo niềm tin ở dân đối với Đảng, Nhà nước. + Kết quả phát triển kinh tế đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, an ninh trật tự, an toàn xã hội phát triển tốt, hạn chế những mặt tiêu cực tạo ra bộ mặt mới trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 16 1.1.2.5. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo: Khái niệm Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả trước và sau khi tiến hành một hoạt động, giữa kết quả đã có và kết quả sẽ có. Hiệu quả sử dụng vốn là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo là sự thỏa mãn nhu cầu về sử dụng vốn của hộ nghèo, làm cho họ có thể thoát nghèo đảm bảo một cuộc sống đầy đủ của họ trong xã hội và tạo ra những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được. Xét về mặt kinh tế: - Tín dụng hộ nghèo giúp người nghèo thoát nghèo sau một quá trình xóa đói giảm nghèo cuộc sống đã khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế . - Giúp người xác định rõ trách nhiệm của mình trong quan hệ vay mượn, khuyến khích người nghèo sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh tạo thu nhập để trả nợ Ngân hàng. Xét về mặt xã hội: - Tín dụng cho hộ nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, an sinh, trật tự an toàn xã hội phát triển tốt hạn chế được những mặt tiêu cực. - Tăng cường sự gắn bó giữa các hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tình làng nghĩa xóm. - Thông qua công tác tín dụng đầu tư cho những người nghèo, đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần trực tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 17 Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo Chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hai chỉ tiêu này có điểm giống nhau đều là chỉ tiêu phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho khách hàng và Ngân hàng về mặt kinh tế. Nhưng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và tính toán được giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư tín dụng thông qua các chỉ tiêu. - Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo. Đây là chỉ tiêu đánh giá về số lượng, chỉ tiêu này được tính lũy kế từ hộ vay đầu tiên đến hết kỳ cần báo cáo kết quả. Tổng số lượt hộ nghèo được vay vốn = Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay đến cuối kỳ trước + Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay trong kỳ báo cáo. - Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của công tác tín dụng. Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn = (Tổng số hộ nghèo được vay vốn / Tổng số hộ nghèo có trong danh sách) * 100 - Số tiền vay bình quân một hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ nghèo ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không. Số tiền cho vay bình quân một hộ = Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo / Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo - Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành. Tổng số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo = Số hộ nghèo trong danh sách đầu kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách cuối kỳ - Số hộ nghèo trong danh sách di cư đi nơi khác + Số hộ nghèo mới vào trong kỳ. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo: - Ngoài những nhân tố khách quan như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… còn là những nguyên nhân từ bản thân hộ nghèo như: Kiến thức làm ăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sức cạnh tranh kém, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 18 - Do cơ sở hạ tầng kém phát triển ở vùng sâu, vùng xa, có nhiều xã đường giao thông đi lại còn rất khó khăn nên nhiều hộ nghèo khi có đồng vốn trong tay thì việc thực hiện những kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ cũng không hề thuận lợi. - Vốn tín dụng ngân hàng chưa đồng bộ với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với nông nghiệp còn nhiều vấn đề khó khăn. Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao làm cản trở việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. - Phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, vốn vay không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vốn. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kinh nghiệm về sự thành công của tín dụng người nghèo trên thế giới 1.2.1.1. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của ngân hàng Grameen (Bangladesh) Ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển GB phải tự bù đắp các khoản chi phí hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn, cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của ngân hàng rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Tuy nhiên, ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,16 ha đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. GB được quyền đi vay để cho vayvà được ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ. GB được chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hàng của Bangladesh.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 19 Chương trình vi tín dụng của Ngân hàng Grameen đã làm thay đổi hẳn diện mạo của các làng xã, rất thành công trong công tác giảm nghèo ở Bangladesh và một số nước đang phát triển trên thế giới. Chương trình này là sự phối hợp ứng dụng giữa các nguyên tắc kinh tế và động lực xã hội để giúp người nghèo“tự làm chủ mình”. Rõ ràng chương trình vi tín dụng Grameen có thể áp dụng ở Việt Nam để giúp những người nghèo khổ vượt qua các khó khăn đời sống triền miên, chỉ vì họ thiếu phương tiện, vốn liếng cần thiết để sinh hoạt, hoặc không có cơ hội áp dụng kỹ thuật tân tiến để tăng gia sản xuất. Hơn nữa, hiện tượng cho vay nợ chợ đen, ngắn hạn với lãi suất rất cao xảy ra thường xuyên ở bất cứ nơi nào trong nước, từ thôn quê đến thành thị. Do đó, cần có chính sách thích hợp để khuyến khích áp dụng triệt để các nguyên tắc vi tín dụng của Ngân hàng Grameen trong hoàn cảnh đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các hộ đói nghèo, kém may mắn hiện nay, cũng như giảm bớt hiện tượng cho vay tiêu cực đầy rẫy trong nước, trong khuynh hướng hiện đại hóa và hội nhập thế giới của đất nước. Nguyên nhân thành công của ngân hàng Grameen nhờ chính mục tiêu của ngân hàng: - Mở rộng địa vị ngân hàng đến với hộ nghèo. - Loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi. - Tạo cơ hội tự tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn Bangladesh. - Kết hợp những người phụ nữ vào những mô hình tổ chức phụ thuộc lẫn nhau, nơi mà họ có thể hiểu và quản lý chính họ. - Chuyển đổi từ chu kì lẫn quẫn “ thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp” thành chu kì tiến bộ hơn“ thu nhập thấp, bơm tín dụng, đầu tư, thu nhập cao hơn, tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn.” 1.2.1.2. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Malaysia Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung bình và dài hạn theo các dự án và các
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 20 chương trình đặc biệt. Ngoài ra, BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung gian khác như: Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Chính phủ còn buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với nông nghiệp - nông thôn. BPM không phải gửi tiền dữ trữ bắt buộc ở ngân hàng trung ương và không phải nộp thuế cho nhà nước. 1.2.1.3. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo ở Thái Lan Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng (BAAC) là ngân hàng thương mại quốc doanh do chính phủ thành lập. Hàng năm được chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 33,80 USD/năm và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản , chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết, bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1 - 3 %/năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Kết quả là năm 1995 BAAC tiếp cận được 85% khách hàng là nông dân và có tổng nguồn vốn là 5,52 triệu USD. Sở dĩ có được điều này một phần do Chính phủ đã quy định các ngân hàng thương mại khác phải dành 20% số vốn huy động để cho vay lĩnh vực nông thôn. Số vốn này có thể cho vay trực tiếp hoặc gửi vào BAAC nhưng thông thường các ngân hàng thường gửi vào BAAC. 1.2.2. Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế của người đi sau, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp tình hình nước ta lại là vấn đề đáng quan tâm, bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với hoàn cảnh cũng như là điều kiện kinh tế của chính nước đó. Vì vậy, khi áp dụng cần vận dụng một cách có sáng tạo vào các mô hình cụ thể của Việt Nam. Sự sáng tạo như thế nào thể hiện ở trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng một số nước rút ra được một số bài học có thể vận dụng vào Việt Nam:
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 21 - Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía nhà nước vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn, khó khăn này cần có sự giúp đỡ tư phía nhà nước. Điều này các nước Thái lan và Ấn Độ đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được. - Phát triển thị trường tài chính nông thôn và quản lý khách hàng cho những món vay nhỏ. Ngân hàng thương mại kinh doanh tín dụng đối với những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo thuận lợi để hỗ trợ các hợp tác xã, ngân hàng làng, ngân hàng cổ phần… để tạo kênh dẫn vốn tới nông dân, đặt biệt là nông dân nghèo. Các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ giám sát và điều hòa vốn tới các kênh dẫn vốn nêu trên, tạo ra định chế tài chính trung gian có thể đảm nhận dịch vụ bán lẽ tới hộ gia đình. - Tiết giảm đầu mối quản lý: Các ngân hàng thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho ban quản lý kiến thức khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay đến từng thành viên của nhóm… từ đó ngân hàng hoạch toán cho vay theo từng nhóm chứ không tới từng thành viên. - Đơn giản hóa thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng việc đảm bảo nợ theo món vay. - Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. - Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế. Tóm lại, thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước đều có cách làm khác nhau, thành công ở một số nước bắt nguồn từ thực tiễn của chính nước đó. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới về việc giải quyết nghèo đói. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tạo ra những hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ vốn cho người nghèo ở nước ta với những giải pháp hợp lý giúp cho hộ nghèo có thêm vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất vượt ra biên giới đói nghèo
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 22 1.2.3. Khái quát về hệ thống ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) 1.2.3.1. Khái niệm về NHCSXH Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, sẽ tồn tại những ngành hàng, khu vực, đối tượng khách hàng có sức cạnh tranh kém, không đủ các điều kiện để tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đó là các ngành hàng mang tính lợi ích công cộng, những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chi phí đầu tư cao, rủi ro lớn. Vì vậy nhiều hộ dân, tổ chức kinh tế ở vùng này thiếu thốn nhưng không đủ các điều kiện để vay vốn các Ngân hàng thương mại. Tùy điều kiện và quan điểm của mỗi quốc gia, Chính phủ sẽ thiết lập các kênh tín dụng hoặc các ngân hàng chuyên biệt để thực hiện chính sách cho vay các nhóm đối tượng này. Vào những năm 70, các nước trên thế giới đã bắt đầu nảy ra một ý tưởng về một mô hình tín dụng cung cấp vốn cho người nghèo. Tùy vào lịch sử hình thành và hoạt động mà ở mỗi quốc gia có những cách gọi khác nhau cho loại hình tín dụng này. Nhưng ta có thể hiểu theo nghĩa chung và rộng nhất, đó là các NHCSXH NHCSXH là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng đó. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại. 1.2.3.2. Sự ra đời của NHCSXH Việt Nam Cuối năm 2002, trước yêu cầu của tiến trình hội nhập, đòi hỏi phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, từng bước tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại để các ngân hàng thương mại rãnh tay vươn ra nắm giữ thị trường chuẩn bị cho tiến trình hội nhập thương mại khu vực và quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ “ Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước, chức năng cho vay của ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại”.
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 23 Về mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực của nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo, nhóm dân cư nghèo”. Vì vậy, việc thiết lập một loại hình Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu XĐGN là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 78/NĐ - CP về tín dụng người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội. Nghị định cho phép tập trung các nguồn lực tài chính của Nhà nước để thực hiện tín dụng chính sách nhằm khắc phục những tồn tại của thời kỳ trước đây là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nhưng do nhiều tổ chức cùng thực hiện nên việc đầu tư dàn trải theo nhiều phương thức với nhiều mức lãi suất khác nhau, dẫn tới chồng chéo, kém hiệu quả. Theo đó, Nghị định cho phép thành lập NHCSXH để thực hiện tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo, tách ra khỏi hệ thống NHNo&PTNT. 1.2.3.3. Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo của NHCSXH Thủ tục cho vay hộ nghèo rất đơn giản. Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản. Hộ nghèo nêu rõ mục đích xin vay tiền, số tiền xin vay và các cam kết của hộ vay vốn đối với ngân hàng. Thủ tục cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội gồm: - Giấy đề nghị vay vốn 01/CVHN (mẫu 01/ cho vay hộ nghèo) - Sổ tiết kiệm và vay vốn mẫu số 02/ CVHN - Danh sách hộ nghèo vay vốn mẫu 03/ CVHN - Biên bản thành lập tổ và thông báo quy ước hoạt động của tổ - Hợp đồng ủy thác thu nợ - thu lãi của tổ trưởng
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 24 Sơ đồ 1: Quy trình cho vay hộ nghèo Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) gửi tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Bước 2: Tổ TK&VV tổ chức họp tổ bình xét những hộ đủ kiện vay vốn, lập danh sách 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận. Bước 3: Tổ TK&VV hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị vay vốn gửi NHCSXH. Bước 4: NHCSXH phê duyệt cho vay thông báo tới UBND cấp xã. Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho hội đoàn thể cấp xã. Bước 6: Hội đoàn thể cấp xã thông báo cho tổ TK&VV. Bước 7: Tổ TK&VV thông báo đến hộ vay thời gian, địa điểm giải ngân. Bước 8: Ngân hàng giải ngân đến hộ vay. Hộ nghèo Tổ TK&VV NHCSXH UBND cấp xã Tổ chức chính trị XH cấp xã
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 25 Chương II: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI PGD NHCSXH HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. Địa bàn huyện Điện Bàn trải dài từ 150 50’đến 150 57’vĩ độ Bắc và từ 1080 đến 1080 20’ kinh độ Đông, cách thành phố Tam Kỳ 48 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 25 km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang và quận Ngũ Hành Sơn (thành phố Đà Nẵng), phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thành phố Hội An, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Đại Lộc (Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam.) Với vị trí địa lý trên đã tạo cho Điện Bàn những yếu tố thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các vùng trong khu vực và các tỉnh trong nước. 2.1.1.2. Khí hậu Huyện Điện Bàn nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng (từ tháng 3 đến tháng 8), mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12). Mỗi năm bão thường xuất hiện kết hợp với các trận lũ lụt làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện. Nhiệt độ trung bình 25,50 C, độ ẩm trung bình 82,3%, lượng mưa bình quân năm 2000 - 2500mm, tập trung các tháng 9,10,11 (Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam.) 2.1.1.3. Nguồn nước và thủy văn - Nguồn nước mặt: Hệ thống sông suối ở huyện nhiều, phân bố đều, rất thuận lợi cho việc phân bố và sử dụng. Do vậy có đủ lượng nước tưới cho cây trồng quanh năm, nên hầu hết lúa trong huyện thuộc dạng tưới tiêu chủ động. Các con sông lớn trên địa bàn huyện như: Sông Thu Bồn, sông Bà Rén, sông Vĩnh Điện, sông Yên, sông Bình Phước,…
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 26 - Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối tốt, độ sâu trung bình 3 - 5m. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng đảm bảo yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. Hệ thống thủy văn Điện Bàn chủ yếu là các con sông phân bố tương đối đồng đều, thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho các cánh đồng là nguồn nước tưới chủ yếu cho nông nghiệp. 2.1.1.4. Địa hình và thổ nhưỡng Điện Bàn có địa hình tương đối bằng phẳng, mức độ chia cắt trung bình, phát sinh từ sản phẩm phù sa sông biển, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Theo điều tra của viện Quy hoạch - Nông nghiệp thì trên địa bàn huyện có các loại đất sau đây: Nhóm đất cát ven biển, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, đất xói mòn trơ sỏi đá. 2.1.1.5. Tài nguyên biển Điện Bàn có bờ biển dài gần 8 km, chạy qua các xã Điện Ngọc, Điện Dương, nằm giữa tuyến ven biển Hội An - Đà Nẵng, có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và khai thác du lịch. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động Điện Bàn là một trong những huyện có đông dân số trong tỉnh. Dân số trung bình năm 2011 toàn huyện là 201.455 người. Mật độ dân số khá cao 938 người/km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong năm 2011 là 8,43%. Toàn huyện có 50.685 hộ gia đình, bình quân có khoảng 3,97nhân khẩu/hộ. Dân số trong độ tuổi lao động có 122.004 người, chiếm 60,56%. Lao động trong nền kinh tế năm 2011 là 114.835 người, lao động nông lâm ngư nghiệp 95.072 người chiếm tỷ lệ 65,64% lao động xã hội, lao động ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản 27.625 người chiếm 20,06%, lao động thương mại, dịch vụ, du lịch là 12.393 người chiếm 10,79%. Những năm gần đây, ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển nên lao động công nghiệp, dịch vụ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên lao động sản xuất nông lâm ngư nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn (niên giám thống kê Điện Bàn, 2011).
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 27 Chất lượng nguồn nhân lực của huyện còn thấp, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm bởi rác thải từ các khu công nghiệp, du lịch, dân cư chưa được giải quyết triệt để. Cùng với đó là nạn khai thác trái phép cát lòng sông và tàn phá rừng đầu nguồn; tình trạng sạt lở, cuốn trôi, bồi cát tại khu vực ven sông làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân các xã Điện Hồng, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong... Kinh tế hộ sản xuất nhỏ, manh mún, không thích ứng được với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường... 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Bảng 2: Diện tích đất theo mục đích sử dụng ĐVT: Ha Chỉ tiêu Tổng số Trong đó: Đất khu dân cư nông thôn Đất đô thị TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 21.471,00 21.265,64 205,36 A/ DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1. Đất sản xuất nông nghiệp - Đất trồng cây hàng năm + Đất trồng lúa + Đất trồng cây hàng năm khác - Đất trồng cây lâu năm 2. Đất lâm nghiệp - Đất rừng sản xuất - Đất rừng phòng hộ 3. Đất nuôi trồng thủy sản 4. Đất nông nghiệp khác B/ DIỆN TÍCH ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 1. Đất ở 10.131,37 9.586,96 8.959,02 5.669,65 3.289,37 627,94 323,71 78,91 244,80 210,04 10,66 8.607,81 3.049,15 10.065,71 9.525,57 8.924,10 5.637,20 3.286,90 601,47 323,71 78,91 244,80 205,77 10,66 8.469,46 3.004,05 65,66 61,39 34,92 32,45 2,47 26,47 - - - 4,27 - 138,35 45,10
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Hà Thị Kim Ngân 28 2. Đất chuyên dùng 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 6. Đất phi nông nghiệp khác C/ DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 2.660,78 51,00 644,00 2.157,41 45,47 2.731,82 2.586,09 49,40 643,88 2.140,68 45,36 2.730,47 74,69 1,60 0,12 16,73 0,11 1,35 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Điện Bàn năm 2011) Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển, có tổng diện tích tự nhiên 21.471 ha bao gồm đất khu dân cư nông thôn với 21.265,64 ha và đất đô thị là 205,36 ha. Tổng diện tích đất không thay đổi qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ theo mục đích sử dụng có sự biến động qua các năm. Trong đó diện tích lớn nhất là đất nông nghiệp10.131,37 ha (chiếm 47,19%), do người dân trên địa bàn huyện chủ yếu làm nông với một nền sản xuất nông nghiệp khá đa dạng. Nhìn vào bảng trên ta thấy trong diện tích đất nông nghiệp có đất sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 9.586,96 ha trong đó đất trồng lúa với diện tích 5.669,65 ha, đất nông nghiệp khác nhỏ nhất với 10,66 ha. Đất phi nông nghiệp 8.607,81 ha (chiếm 40,09%), trong đó đất ở, đất chuyên dùng, đất sông suối mặt nước chuyên dùng chiếm diện tích lớn hơn nhiều so với các loại đất khác. Diện tích chưa sử dụng còn lớn chiếm 2.731,82 ha (chiếm 12,72% diện tích tự nhiên). Từ thực trạng đó cần có một quy hoạch cụ thể và đầu tư hợp lý để canh tác nông nghiệp cũng như khai thác, sử dụng đất có hiệu quả. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng - Giao thông: Trên địa bàn huyện có 825,79 km giao thông đường bộ bao gồm đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và khoảng 700 km đường giao thông nông thôn. Mạng lưới đường thuỷ của huyện có 5 sông chính với tổng chiều dài 51 km. Đường sắt Bắc - Nam chạy qua huyện với tổng chiều dài 14,5 km. Nhìn chung, hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, khép kín trên toàn huyện và phân bố đồng đều thuận lợi cho giao lưu đi lại, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. - Thuỷ lợi: Toàn huyện có 55 trạm bơm điện và 447,52 km kênh mương nội đồng. Hầu hết các kênh mương chính đều được bê tông hoá và tu bổ hàng năm, bảo đảm 100% diện tích lúa nước tưới tiên chủ động.