SlideShare a Scribd company logo
1 of 150
Download to read offline
Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ĐBSCL
Chương trình Thoát
nước và Chống ngập Đô thị
Đồng bằng sông Cửu Long
Quy hoạch thoát nước
thành phố Long Xuyên
đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Tháng 9, 2019
Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ĐBSCL
Chương trình Thoát nước và Chống ngập
Đô thị Đồng bằng sông Cửu Long
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên
đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
TƯ VẤN EPTISA SỞ XÂY DỰNG AN GIANG
Trưởng đoàn tư vấn
(chữ ký)
John Block
Giám đốc/Phó GĐ
(chữ ký, đóng dấu)
Họ và Tên
Chủ nhiệm quy hoạch: (chữ ký) Đặng Thanh Lâm
Người kiểm tra/thẩm tra: (chữ ký) Họ và Tên
Tháng 9, 2019
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang i
Mục lục
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1.1. Giới thiệu Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị........................................................ 1
1.2. Sự cần thiết lập quy hoạch thoát nước..................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu quy hoạch thoát nước ................................................................................................ 2
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch...................................................................... 2
1.5. Căn cứ lập quy hoạch............................................................................................................... 2
1.6. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch ......................................................................................... 4
1.7. Thành phần báo cáo quy hoạch ............................................................................................... 5
2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................. 6
2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................................... 6
2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................................... 6
2.1.2 Đặc điểm địa hình................................................................................................................... 6
2.1.3 Đặc điểm địa chất................................................................................................................... 6
2.1.4 Đặc điểm khí hậu.................................................................................................................... 7
2.1.5 Đặc điểm thủy văn................................................................................................................ 11
2.1.6 Địa chất thủy văn.................................................................................................................. 17
2.1.7 Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng.......................................................................... 18
2.2 Điều kiện Kinh tế Xã hội .......................................................................................................... 22
2.2.1 Hiện trạng dân số ................................................................................................................. 22
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội......................................................................................... 22
2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật............................................................................................ 22
2.3.1 Hiện trạng giao thông ........................................................................................................... 22
2.3.2 Hiện trạng cấp nước............................................................................................................. 24
2.3.3 Hiện trạng cấp điện............................................................................................................... 24
2.3.4 Hiện trạng viễn thông............................................................................................................ 25
2.4 Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................................ 25
3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ............................................................................ 26
3.1 Hệ thống thoát nước mưa ....................................................................................................... 26
3.1.1 Nguồn nước mặt .................................................................................................................. 26
3.1.2 Hiện trạng mạng lưới thoát nước mưa ................................................................................. 26
3.1.3 Tình hình ngập úng đô thị..................................................................................................... 28
3.1.4 Hiện trạng các công trình đầu mối ........................................................................................ 37
3.1.5 Hiện trạng nền xây dựng ...................................................................................................... 37
3.2 Hiện trạng hệ thống thoát và xử lý nước thải........................................................................... 38
4. TÓM TẮT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN 2050................................................................................................. 39
4.1 Tóm tắt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố .................................................. 39
4.1.1 Phạm vi và quy mô lập quy hoạch ........................................................................................ 39
4.1.2 Mục tiêu và tính chất của đồ án quy hoạch........................................................................... 40
4.1.3 Dự báo quy mô dân số ......................................................................................................... 40
4.1.4 Dự báo nhu cầu sử dụng đất................................................................................................ 40
4.1.5 Định hướng phát triển không gian đô thị............................................................................... 41
4.1.6 Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật................................................................................. 42
4.1.7 Mục tiêu môi trường ............................................................................................................. 44
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang ii
4.2 Các dự án, chương trình và văn bản liên quan........................................................................ 44
5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ.......................................................................... 49
5.1 Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế......................................................................... 49
5.1.1 Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu ........................................................................................................ 49
5.1.2 Tiêu chí tổng quan của Quy hoạch thoát nước..................................................................... 49
5.1.3. Nguyên tắc thiết kế quy hoạch thoát nước........................................................................... 50
5.1.4. Các thông số kỹ thuật áp dụng cho quy hoạch thoát nước .................................................. 51
5.1.5. Cao độ san nền trong quy hoạch thoát nước....................................................................... 52
5.2 Tiêu chuẩn quy hoạch thoát nước ........................................................................................... 53
5.2.1. Các văn bản pháp lý............................................................................................................ 53
5.2.2. Xác định các chỉ tiêu thiết kế ............................................................................................... 53
6. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC ................................................................................................ 58
6.1 Phân lưu vực thoát nước mưa............................................................................................ 58
6.1.1. Các tiêu chí phân chia lưu vực thoát nước.......................................................................... 58
6.1.2. Đề xuất của Quy hoạch thủy lợi........................................................................................... 58
6.1.3. Đề xuất phân chia lưu vực thoát nước................................................................................. 59
6.2. Phân tích tính chất mặt phủ sau khi cập nhật quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển
không gian thành phố ................................................................................................................ 61
6.3. Kết quả tính toán thủy văn, thủy lực thoát nước mưa............................................................. 63
6.3.1. Mô hình thủy văn................................................................................................................. 63
6.3.2. Mô hình thủy lực.................................................................................................................. 64
6.4. Phương án, giải pháp thoát nước........................................................................................... 65
6.4.1. Về tổng thể.......................................................................................................................... 65
6.4.2. Quy hoạch thoát nước năm 2035 ........................................................................................ 66
6.4.4. Định hướng quy hoạch đến năm 2050................................................................................. 68
6.4.5. Giải pháp quy hoạch đến năm 2035 chi tiết cho các lưu vực............................................... 69
6.5 Tổng hợp đề xuất biện phát chống ngập, thoát nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 81
6.5.1 Các biện pháp xây dựng...................................................................................................... 81
6.5.2 Các biện pháp không xây dựng ........................................................................................... 83
7. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THEO CÁC GIAI ĐOẠN 2020-2030.................................. 83
7.1 Mục tiêu và nguyên tắc lựa chọn dự án ưu tiên .................................................................. 83
7.1.1 Đánh giá nhu cầu ............................................................................................................ 83
7.1.2 Nguyên tắc lựa chọn ....................................................................................................... 84
7.1.3 Mục tiêu của việc thực hiện dự án ưu tiên....................................................................... 84
7.2 Các dự án phát triển hệ thống thoát nước mưa.................................................................. 84
7.3 Các dự án phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải ................................................. 85
7.4 Danh mục các dự án ưu tiên trong giai đoạn đến 2025, 2030 và 2035 ............................... 85
8 VỐN VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ.............................................................................................. 88
8.1 Khái toán kinh phí đầu tư.................................................................................................... 88
8.2 Nguồn vốn và hình thức đầu tư .......................................................................................... 90
9 CHƯƠNG IX. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC....................................................... 90
9.1 Xác định phạm vi của đánh giá môi trường chiến lược ....................................................... 90
9.2 Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính .......................................................................... 90
9.3 Hiện trạng môi trường trước khi thực hiện quy hoạch......................................................... 92
9.4 Tác động đến môi trường khi thực hiện quy hoạch............................................................. 93
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang iii
9.4.1 Sự phù hợp mục tiêu quy hoạch với mục tiêu bảo vệ môi trường ................................... 93
9.4.2 Các tác động đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng:................................... 94
9.4.3 Các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng:................................................. 94
9.4.4 Các tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành.................................................. 95
9.5 Các biện pháp giảm thiểu ................................................................................................... 95
9.5.1 Các biện pháp giảm thiểu chung ..................................................................................... 95
9.5.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn trước xây dựng .............................................. 96
9.5.3 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn trước xây dựng .............................................. 96
9.6 Kế hoạch quản lý và chương trình giám sát chất lượng môi trường ................................... 98
9.6.1 Kế hoạch quản lý môi trường .......................................................................................... 98
9.6.2 Chương trình giám sát chất lượng môi trường................................................................ 99
9.7 Kết luận đánh giá môi trường chung................................................................................... 99
10 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC................................................... 100
10.1 Tổ chức quản lý quy hoạch thoát nước............................................................................. 100
10.2 Giải pháp thực hiện quy hoạch ......................................................................................... 100
11 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 101
PHỤ LỤC I: DANH MỤC CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TP LONG XUYÊN.............. 102
PHỤ LỤC II: DANH MỤC CHI TIẾT CÁC TUYẾN CỐNG THOÁT NƯỚC TP LONG XUYÊN .... 109
PHỤ LỤC III: TÍNH TOÁN THỦY LỰC THOÁT NƯỚC TP LONG XUYÊN................................. 121
3.1. Các thông số khí tượng, thủy văn......................................................................................... 121
3.1.1. Các thông số khí tượng ..................................................................................................... 121
3.2. Thiết lập mô hình thủy lực cho hệ thống thoát nước lưu vực nghiên cứu ............................. 122
3.2.2.1. Thiết lập mô hình cho các lưu vực.................................................................................. 122
3.2.2. Điều kiện biên mô hình ...................................................................................................... 124
3.3. Kịch bản tính toán................................................................................................................. 125
3.3. Kết quả thủy lực cống thoát nước......................................................................................... 125
3.3.1 Kết quả tính toán lưu vực 1-2-3-4:...................................................................................... 125
3.3.2 Kết quả tính toán lưu vực 5: ............................................................................................... 167
3.3.3 Kết quả tính toán lưu vực 6: ............................................................................................... 178
3.3.4 Kết quả tính toán lưu vực 7-8-10: ....................................................................................... 229
3.3.5 Kết quả tính toán lưu vực 9-11-12: ..................................................................................... 262
PHỤ LỤC IV: GIẢI TRÌNH BỔ SUNG, CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý BC GIỮA KỲ ...................... 287
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang i
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính TP Long Xuyên..................................................................................... 6
Hình 2: Bản đồ địa hình TP Long Xuyên.......................................................................................... 7
Hình 3: Lưu lượng lớn nhất thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000..................................... 13
Hình 4: Biểu đồ mực nước giờ trong mùa lũ 2011 trạm Long Xuyên............................................. 15
Hình 5: Cao độ mực nước đỉnh lũ 2011 theo mô phỏng bằng mô hình thủy lực............................ 17
Hình 6 Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP4.5....................... 19
Hình 7: Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP8.5...................... 20
Hình 8 Bản đồ hiện trạng hạ tầng TP Long Xuyên......................................................................... 28
Hình 9: Các vị trí ngập trong nội đô 2014 ...................................................................................... 31
Hình 10: Hình ảnh ngập lụt tại Long Xuyên tháng 9/2018.............................................................. 32
Hình 11: Bản đồ vị trí các điểm ngập úng nội đô do lũ năm 2018 .................................................. 33
Hình 12: bản đồ đô sâu ngập lũ max như năm 2000 và 2011........................................................ 34
Hình 13: Bản đồ cao độ mực nước lũ năm 2011 theo điều tra....................................................... 35
Hình 14: Hình ảnh lòng kênh thoát nước bị lấn chiếm, bồi lấp....................................................... 36
Hình 15: Bản đồ vị trí 07 khu chức năng TP Long Xuyên .............................................................. 42
Hình 16: Bản đồ cao độ nền các khu vực đại biểu......................................................................... 43
Hình 17: Bản đồ phân chia lưu vực, phân tán dòng chảy theo quy hoạch xây dựng...................... 44
Hình 18: Bản đồ vị trí các trạm xử lý nước thải theo quy hoạch xây dựng..................................... 44
Hình 19: Bản đồ bố trí công trình quy hoạch thủy lợi chống ngập TP Long Xuyên ........................ 47
Hình 20: Biểu đồ IDF trạm Châu Đốc ............................................................................................ 56
Hình 21: Bản đồ phân chia lưu vực thoát nước TP Long Xuyên.................................................... 61
Hình 22: Sơ họa mặt cắt cống thoát nước TP Long Xuyên ........................................................... 68
Hình 23: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 1 và 2 - TP Long Xuyên...................................... 70
Hình 24: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 3 và 4 - TP Long Xuyên...................................... 72
Hình 25: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 5 và 6 - TP Long Xuyên...................................... 74
Hình 26: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 7, 8 và 9 - TP Long Xuyên .................................. 76
Hình 27: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 10 và 11 - TP Long Xuyên .................................. 79
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang ii
Hình 28: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 12 - TP Long Xuyên............................................ 81
Hình 29: sơ đồ nhóm dự án trọng điểm giai đoạn đầu theo quy hoạch xây dựng TP Long Xuyên
(đến năm 2025)............................................................................................................................. 86
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Lượng mưa trung bình tháng trạm Long Xuyên 9
Bảng 2: Lượng mưa thời đoạn lớn nhất trong trạm Châu Đốc 10
Bảng 3: Đặc trưng mưa trận trạm Châu Đốc 10
Bảng 4: Lượng mưa X(mm) và cường độ mưa I(mm/h) theo thời đoạn trạm Châu Đốc với tần suất
P 11
Bảng 5: Mực nước đỉnh lũ các năm lũ lớn tại Tân Châu 13
Bảng 6: Mức nước lũ cao nhất tại một số vị trí vùng TGLX 14
Bảng 7: Đặc trưng mực nước tháng trạm Long Xuyên 14
Bảng 8: Tần suất mực nước năm và các tháng trạm Long Xuyên 14
Bảng 9: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2000 15
Bảng 10: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2011 16
Bảng 11 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP4.5 20
Bảng 12 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP8.5 20
Bảng 13: Thống kê diện tích đất TP Long Xuyên 25
Bảng 14: Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi TP Long Xuyên 26
Bảng 15: Thống kê hệ thống thoát nước đô thị Long Xuyên 27
Bảng 16: Các đoạn đường bị ảnh hưởng ngập năm 2014 29
Bảng 17: Tổng hợp thiệt hại do lũ lụt ở TP Long Xuyên 37
Bảng 18: Quy mô phát triển dân cư và diện tích đến năm 2035 ở các khu đô thị 39
Bảng 19 Các ô bao phương án quy hoạch thủy lợi chống ngập 47
Bảng 20: Tổng hợp kịch bản nước biển dâng 52
Bảng 21 Mực nước tính toán – mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (số năm) 52
Bảng 22: Bảng tổng hợp cao độ san nền 53
Bảng 23: Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P(năm) 53
Bảng 24: Lượng mưa thời đoạn lớn nhất trong trạm Châu Đốc 54
Bảng 25: Đặc trưng mưa trận trạm Châu Đốc 54
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang ii
Bảng 26: Lượng mưa X (mm) và cường độ mưa I(mm/h) thời đoạn trạm Châu Đốc với tần suất
P(%) hay T(năm) 55
Bảng 27: Tần suất mực nước năm và các tháng trạm Long Xuyên 56
Bảng 28: Hệ số dòng chảy cho phân tích thuỷ lực 57
Bảng 29 Phân chia lưu vực thoát nước mưa đô thị 59
Bảng 30: Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 62
Bảng 31: Hệ số mặt phủ khu vực nội thị thành phố Long Xuyên 63
Bảng 32: Mực nước max tại thành phố Long Xuyên qua các năm 65
Bảng 37: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa P. Bình Đức: 69
Bảng 33: Khối lượng tuyến cống lưu vực 3: 71
Bảng 38 Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa X. Mỹ Khánh: 73
Bảng 34: Bảng khối lượng tuyến cống lưu vực 5: 73
Bảng 35: Bảng khối lượng tuyến cống lưu vực 6: 75
Bảng 39: khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 7 75
Bảng 36: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 8: 77
Bảng 40: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 9: 77
Bảng 41: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa phường Mỹ Thới: 78
Bảng 42: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 12 80
Bảng 43: Tổng hợp khối lượng cống hiện trạng và xây dựng mới đến năm 2035 82
Bảng 44: Các tiểu dự án chống ngập cục bộ cho thành phố Long Xuyên 86
Bảng 45: Khái toán đầu tư quy hoạch hệ thống thoát nước thành phố Long Xuyên 89
Bảng 46: Thang đánh giá chất lượng môi trường không khí 92
Bảng 47: Thang đánh giá chất lượng môi trường nước 92
Bảng 48: Hệ thống kênh do thành phố quản lý 102
Bảng 49: Hệ thống kênh do xã, phường quản lý 103
Bảng 50: Thống kê các cống hiện trạng của TP. Long Xuyên 106
Bảng 51: Thống kê hiện trạng hệ thống kè 108
Bảng 52: Bảng tổng hợp các cống thoát nước 109
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FPP Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị
SECO Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ
UBND Ủy ban nhân dân
BXD Bộ Xây dựng
QH Quy hoạch
Viện QHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
Bộ TNMT Bộ Tài nguyên – Môi trường
TP Thành phố
TGLX Tứ giác Long Xuyên
BĐKH - NBD Biến đổi khí hậu – nước biển dâng
CT-ĐĐL Cấu trúc địa động lực
DTLV Diện tích lưu vực
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị
Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị (FPP) là một phần trong dự án 9 năm của GIZ
được khởi động từ tháng 9 năm 2012 nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức công cộng và
cộng đồng tại Việt Nam để thích ứng với tình trạng độ thị bị ngập úng nghiệm trọng và thường
xuyên hơn do sự gia tăng của biến đổi khí hậu. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, dự án của GIZ đã
theo đuổi phương pháp tiếp cận ở nhiều cấp độ (cấp quốc gia, cấp tỉnh và thành phố) nhằm tăng
cường năng lực về cả thể chế công thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cũng như nâng cao nhận
thức các cộng đồng địa phương và các biện pháp thích ứng. Ở cấp quốc gia, dự án tìm cách tạo
ra một khung chính sách cải cách cho khu vực đô thị nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở cấp
tỉnh và thành phố, mục đích là quản lý rủi ro lũ lụt. Với sự tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy
Sỹ (SECO), hợp phần này tập trung vào việc chuẩn bị các mô hình nguy cơ rủi ro ngập lụt và cập
nhật các kế hoạch sử dụng đất và thoát nước tại các thành phố trung tâm là Long Xuyên, Rạch
Giá và Cà Mau tại đồng bằng sông Cửu Long.
Nội dung dự án gồm:
 Phát triển, lắp đặt và vận hành mô hình rủi ro lũ lụt và hệ thống quản lý mô hình nguy cơ
ngập lụt tại các thành phố Long Xuyên, Rạch Giá and Cà Mau.
 Cung cấp dữ liệu, thông tin và phân tích từ mô hình rủi ro ngập lụt để giúp hướng dẫn lựa
chọn vị trí thích hợp cho việc lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm.
 Đánh giá và tích hợp dữ liệu từ các bản đồ phù hợp vào mô hình rủi ro ngập lụt.
 Thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý mô hình nguy cơ ngập lụt dựa trên công nghệ GIS
và công nghệ cơ sở dữ liệu.
 Sửa đổi quy hoạch thoát nước hiện hữu tại 3 thành phố dựa trên các kịch bản mô phòng
theo mô hình rủi ro lũ lụt.
 Đánh giá các hoạt động thí điểm được thự hiện trên hệ thống thoát nước đô thị bền vững ở
những nơi khác của Việt Nam.
 Lập quy hoạch thoát nước cho ba thành phố Long Xuyên, Rạch Giá và cà Mau.
 Xây dựng năng lực cho các cấp chính quyền địa phương có liên quan để vận hành hiệu quả
phẩn mềm mô hình hóa rủi ro ngập lụt.
1.2. Sự cần thiết lập quy hoạch thoát nước
Long Xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ, mưa lớn và sạt lở bờ sông. Gần đây, thời tiết bất thường bị trầm
trọng thêm bởi biến đổi khí hậu đã gây ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở nghiêm trọng dọc theo các
con sông và kênh rạch. Bên cạnh đó, sự sụt giảm đáng kể phù sa của dòng Mê-kông do các đập
ngăn nước, hoạt động khai thác cát thương mại quy mô lớn trên sông và sụt lún đất do khai thác
nước ngầm đã làm tồi tệ thêm tình trạng sạt lở ven sông ngòi và kênh rạch.
Hệ thống thoát nước xuống cấp và việc quản lý rác thải chưa thỏa đáng là những nhân tố chính
dẫn tới tình trạng ngập lụt cục bộ và tắc nghẽn dòng chảy thoát nước tại một số kênh rạch nội đô.
Ngập lụt diễn ra thường xuyên với độ sâu 30cm trong mùa mưa từ tháng 9 – tháng 10 hằng năm,
chủ yếu tại hai phường Mỹ Phước, Mỹ Long của thành phố Long Xuyên. Ngập lụt thường kéo dài
trong 2 giờ. Một dự án nâng cao kè bờ sông với chiều dài 3km đang được triển khai từ ngân sách
trung ương. Thành phố hiện có một hệ thống thoát nước chung đổ ra dòng sông Hậu. Cần cải tạo
và nâng cấp đáng kể hệ thống thoát nước đô thị để giảm tác động của lũ lụt.
Qua phân tích tổng hợp tình hình phát triển đô thị đặc biệt tình trạng ngập úng, thoát nước mưa và
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 2
xử lý nước thải đang là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết mặt khác làm cơ sở cho quản
lý và đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trong thời gian tới thì việc lập Quy hoạch thoát nước
thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết.
Nhiệm vụ lập Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm
2050 được UBND tỉnh An Giang phê duyệt tại Quyết định số 1624/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7
năm 2018 là sơ cở quan trọng cho thực hiện các nội dung của Quy hoạch.
1.3. Mục tiêu quy hoạch thoát nước
a) Cụ thể hóa định hướng quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên trong điều chỉnh Quy
hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035 có xem xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu.
b) Quy hoạch góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại ranh giới nghiên
cứu quy hoạch, cải thiện điều kiện vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội.
c) Xác định lưu vực tiêu thoát nước, hướng thoát nước mưa, vị trí quy mô các công trình đầu mối
(nếu có), mạng lưới thoát nước mưa.
d) Làm cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa
bàn thành phố Long Xuyên
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch
a) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch:
Phạm vi lập nghiên cứu là toàn thành phố Long Xuyên theo ranh giới hành chính hiện tại của
thành phố với quy mô 115,34km2 và có xét đến kết nối với vùng phụ cận.
Phạm vi lập Quy hoạch thoát nước tập trung trong khu vực đô thị hóa.
b) Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch:
Tập trung vào thoát nước mưa và có cập nhật các dự án thoát nước và xử lý nước thải.
1.5. Căn cứ lập quy hoạch
a) Các văn bản pháp lý
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 26/06/2014;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về Về thoát nước và xử lý
nước thải;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt
và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội
dung về Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 3
định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về hồ
sơ của nhiệm vụ và đô án Quy hoạch xây dựng vùng, Quy hoạch Đô thị và Quy hoạch xây
dựng khu chức năng đặc thù;
- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ v/v Điều chỉnh định
hướng quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2050;
- Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 Phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển
thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2050;
- Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ TN&MT phát hành năm
2016).
b) Các văn bản khác có liên quan:
- Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 27/08/2013 của UBND tỉnh An Giang. Về việc Phê
duyệt kế hoạch hành động chi tiết của các ngành, lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu
tỉnh An Giang trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia;
- Quyết định số 2274/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 Vv: Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 505/QĐ-UBND ngày 03/04/2012 của UBND tỉnh An Giang về Điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng TP Long Xuyên đến năm 2025;
- Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến
2050 (Báo cáo Đánh giá hiện trạng và ý tưởng quy hoạch năm 2016);
- Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh An Giang. Về việc Phê
duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng
đến 2030;
- Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh An Giang. Về việc phê duyệt
Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/06/2012 của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;
- Quyết định số 271/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh An Giang: Ban hành Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh An Giang;
- Kế hoạch số 655/KH-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh An Giang. Kế hoạch hành
động Về việc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu của nghành Xây dựng, giai đoạn 2016
– 2020;
- Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 31/12/2015 của UBND thành phố Long Xuyên: Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 thành phố Long Xuyên;
- Quy hoạch thủy lợi tổng thể ĐBSCL thích ứng với BĐKH-NBD (được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/ 2012;
- Quyết định số 5313/QĐ-BNN-TCTL ngày 20/12/2017 của Bộ NN&PTNT về Ban hành Quy
trình vận hành hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên;
- Quy hoạch kiểm soát và sử dụng nước lũ ĐBSCL theo quyết định số 144/QĐ-TTG ngày
21/6/1999 và Báo cáo Quy hoạch lũ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do
Viện QHTLMN đang thực hiện;
- Quyết định số 1773/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBDN tỉnh An Giang lê duyệt Quy
hoạch chi tiết thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020 (bao
gồm cả tiêu nước nông thôn và thành thị, kiểm soát lũ, kết hợp giao thông, thích ứng
BĐKH);
- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 4
ban hành trong Quyết định số 2139;
- Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm
2030. (Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam 12/2016);
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Long
Xuyên – Tỉnh An Giang;
- Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang (phần bản
vẽ);
- Các văn bản pháp luật liên quan (xây dựng, quản lý đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội tới năm 2020, chương trình quản lý đô thị và quản lý thoát nước);
- Số liệu, tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố, kịch bản biến
đổi khí hậu 2016 dựa trên các dự báo của Bộ TNMT năm 2016;
- Các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện thời;
- Bản đồ phạm vi ngập lụt đô thị TP Long Xuyên do tư vấn Eptisa thực hiện (dự kiến đến
tháng 9/2018);
- Bản đồ cao độ số (DEM) của toàn thành phố độ phân giải 5m*5m do tư vấn Eptisa lập dựa
trên bản đồ cao độ số của Bộ TNMT năm 2010 và chỉnh sửa dự trên số liệu khảo sát cao
độ đường phố năm 2018 do Eptisa thực hiện;
- Bản đồ khu vực quy hoạch, tỷ lệ 1/10.000-1/25.000 do vấn Eptisa lập dự trên bản đồ quy
hoạch xây dựng do Sở Xây dựng cấp;
- Các quy hoạch ngành khác.
c) Các nguồn tài liệu khác:
- Niên giám thống kê các năm 2014 -2018 thành phố Long Xuyên;
- Các dự án khác có liên quan trên địa bàn thành phố Long Xuyên;
- Các kết quả điều tra, khảo sát, các tài liệu số liệu có liên quan.
- Các quy hoạch chuyên ngành liên quan;
d) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:
- QCVN 07-2:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công
trình thoát nước.
- QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong
xây dựng
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây
dựng ban hành.
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- TCVN 5945:2010 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 về thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài
- Tiêu chuẩn thiết kế.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác có liên quan.
1.6. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch
Quy hoạch thoát nước đô thị là quy hoạch chuyên ngành được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ
thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị. Theo điều 5 thuộc Nghị định
80/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải ngày 06/08/2014,
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 5
nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành thoát nước phải làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước;
nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công
trình thoát nước. Do có tính đến tác động của biến đổi khí hậu vì vậy bổ sung thêm một số nội
dung, các nội dung nghiên cứu lập quy hoạch được đề xuất như sau:
a) Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển khu vực quy hoạch. Đánh
giá tổng quát về thực trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của khu vực quy
hoạch.
b) Nghiên cứu điều kiện thủy văn, khí hậu, hiện trạng sông ngòi, ao hồ các dữ liệu về chất lượng
nước của các sông.
c) Nghiên cứu đánh giá tổng hợp và toàn diện hiện trạng thoát nước của thành phố Long Xuyên
đặc biệt khả năng tiêu thoát nước mưa và ngập úng đô thị;
d) Rà soát, đánh giá các quy hoạch, dự án có liên quan đã và đang triển khai trên địa bàn
e) Rà soát, lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống thoát nước.
g) Phân tích các yếu tố gây ngập úng, tình hình ô nhiễm môi trường, đề xuất các giải pháp làm
giảm thiểu và thích ứng dưới tác động của biến đổi khí hậu;
h) Lựa chọn mô hình thoát nước; Phân tích thủy văn, thủy lực của các giải pháp thoát nước
i) Đề xuất các biện pháp phòng chống ngập; giảm thiểu ô nhiễm môi trường
k) Vị trí, quy mô công trình đầu mối, các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận;
l) Xác định hướng, vị trí, kích thước mạng lưới thoát nước, các điểm xả, cao trình mực nước, lưu
lượng tối đa, yêu cầu chất lượng nước tại điểm xả
m) Xác định các chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, sơ bộ tổng mức dự kiến nguồn vốn, hình
thức đầu tư và kế hoạch thực hiện
n) Đánh giá môi trường chiến lược.
1.7. Thành phần báo cáo quy hoạch
a. Bản vẽ quy hoạch thoát nước:
- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỷ lệ 1/25.000;
- Bản đồ hiện trạng hệ thống tiêu thoát nước mưa; vị trí, quy mô các công trình đầu mối tỷ lệ
1/10.000;
- Bản đồ hiện trạng ngập úng đô thị tỷ lệ 1/10.000;
- Bản đồ quy hoạch thoát nước toàn đô thị: 1/10.000;
- Bản đồ quy hoạch thoát nước cơ bản thể hiện: Phân vùng thoát nước; dự báo về vùng,
khu vực ngập úng; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; vị trí, quy mô các tuyến thoát
nước cấp 1, cấp 2 tỷ lệ 1/5.000;
- Các bản đồ khác có liên quan quy hoạch thoát nước theo quy định.
b. Báo cáo tóm tắt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, phụ lục và dự thảo tờ trình và quyết định phê
duyệt quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ đồ án quy hoạch.
Số lượng báo cáo và bản vẽ tuân thủ theo Thông tư 12/2016/TT-BXD, ngày 29/6/2016:
- Hồ sơ thẩm định trình Sở Xây dựng: 15 bản
- Hồ sơ phê duyệt: 03 bản
- Hồ sơ lưu trữ: 15 bản
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 6
2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Long Xuyên nằm ở khu vực phía bắc của Đồng bằng sông Cửu Long, bên bờ sông
Hậu, cách biên giới với Campuchia 60 km. Thành phố Long Xuyên là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang,
nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long. Long Xuyên là đô thị loại hai và là thành phố lớn thứ hai trong
vùng (sau Cần Thơ). Thành phố sớm trở thành đô thị loại I vào năm 2020. Giới hạn của thành
phố như sau (Hình 1):
- Phía Bắc giáp huyện Châu Thành;
- Phía Nam giáp TP. Cần Thơ;
- Phía Đông giáp sông Hậu và huyện Chợ Mới;
- Phía Tây giáp huyện Thoại Sơn.
Theo niên giám thống
kê năm 2018 (chi cục
thống kê thành phố
Long Xuyên), diện tích
thành phố là 115,36
km2 với dân số
286.638 người, mật độ
dân số 2.485
người/km2. Thành phố
có 11 phường: Mỹ
Bình, Mỹ Long, Đông
Xuyên, Mỹ Xuyên, Bình
Đức, Bình Khánh, Mỹ
Phước, Mỹ Quý, Mỹ
Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ
Hòa và 2 xã: Mỹ
Khánh, Mỹ Hòa Hưng.
Hình 1: Bản đồ hành
chính TP Long Xuyên
2.1.2 Đặc điểm địa
hình
Địa hình thành phố Long Xuyên bằng phẳng nhưng cao độ mặt đất tương đối thấp: cao độ mặt
đất trung bình từ 1 - 2,5m. Khu vực có cao độ mặt đất từ 2 - 3 m là khu vực nội ô gồm 2 phường
Mỹ Long, Mỹ Bình và ven trục quốc lộ 91. Khu vực có cao độ mặt đất từ 1,5 - 2,5m phần lớn là
ven các sông rạch chính như sông Hậu, rạch Long Xuyên và ven các trục lộ.
2.1.3 Đặc điểm địa chất
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 7
Cấu tạo địa tầng ở khu vực TP Long Xuyên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung có nguồn gốc
trầm tích biển, cột địa tầng được phân bố thành các phần chính như sau: Tầng có đất đỏ hoặc
xám trên cùng hình thành trong điều kiện trầm tích của sông Cửu Long, tầng đất xuất hiện tại
những nơi có thế đất cao. Tiếp theo tầng đất đỏ là tầng đất sét lam có bề dày đều đặn trung bình
từ 1,8 - 2,3m nằm trong khoảng trung bình từ +0,5 đến +2,0. Nhóm tinh thể thạch cao Sennite,
các lớp mùn, bã thực vật như rong, tảo, bần được xen kẽ chứng tỏ tầng sét lam được hình thành
trong điều kiện biển ẩm chứa nhiều gốc Sunfat, đây là yếu tố chủ yếu làm chua hoá chất. Đặc
tính của tầng sét lam là ngăn thấm rất tốt. Đất dưới tầng sét lam là bùn có phạm vi cỡ hạt rất
rộng từ sỏi, cát đến hạt bột và sét. Đặc tính của chúng là ở dạng bùn có tính chất phân ly trong
nước rõ rệt. Đây là tầng đất
mềm yếu, thấm nước mạnh
có chiều dày biến đổi từ vài
mét đến vài chục mét.
Hình 2: Bản đồ địa hình TP
Long Xuyên
2.1.4 Đặc điểm khí hậu
Thành phố Long Xuyên nằm
trong vùng có khí hậu nhiệt
đới gió mùa với 2 mùa phân
biệt khá rõ rệt là mùa khô từ
tháng XII đến tháng IV năm
sau, có gió thịnh hành là gió
Đông Bắc, và mùa mưa từ
tháng V đến tháng XI có gió
thịnh hành là gió mùa Tây
Nam.
Tại TP Long Xuyên có các
trạm đo mưa và trong tỉnh An
Giang có trạm quan trắc khí
tại TX Châu Đốc trạm quan
trắc đầy đủ 06 yếu tố khí
tượng bao gồm mưa, độ ẩm,
nhiệt độ, nắng, gió, bốc hơi.
a) Nhiệt độ:
Tỉnh An Giang nằm ở vị trí có vĩ độ thấp, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện
bức xạ mặt trời quanh năm dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới phía Bắc
mà chủ yếu bị chi phối của các khối không khí nóng ẩm phía Đông và Nam nên nhiệt độ trung
bình hàng năm cao (27,30C) và thay đổi từ 25,8 - 28,70C. Tháng IV nóng nhất, nhiệt độ bình
quân từ 27,3 - 30,00C. Tháng I thấp nhất, nhiệt độ bình quân từ 24,6 - 26,90C. Chênh lệch nhiệt
độ trung bình tháng trong năm khoảng 2,9 - 3,00C. Do tính biến động của khí hậu nên từng năm
cụ thể có sự dịch chuyển tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất trong năm. Trung
bình từ 80-90% số năm có nhiệt độ trung bình cao nhất xảy ra vào tháng IV và khoảng 10-20%
xảy ra vào tháng V.
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 8
b) Độ ẩm:
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng điều thấy rõ nét nhất là có quan hệ đồng biến với
mưa, nghĩa là lượng mưa lớn thì độ ẩm lớn và ngược lại, nhưng lại nghịch biến với nhiệt độ,
nhiệt độ càng cao thì độ ẩm càng giảm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm thay đổi từ 77,7%
đến 83,9%. Trong năm, tháng VII, VIII và IX độ ẩm trung bình đạt giá trị cao nhất (87÷89%).
Tháng II và III độ ẩm tương đối trung bình đạt giá trị thấp nhất 71÷83%.
c) Bốc hơi:
Lượng bốc hơi nước tại Long Xuyên cũng chịu ảnh hưởng theo mùa. Mùa khô lượng bốc hơi rất
lớn thường chiếm 2/3 lượng bốc hơi cả năm, mà cao nhất là vào tháng 3 (hơn 160 mm) lượng
bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 9 và tháng 10 là tháng có mưa nhiều và độ ẩm lớn (khoảng 80 mm).
Lượng bốc hơi cả năm tại Long Xuyên khoảng 1.300 mm. Mặc dù có lượng bốc hơi nước và có
mùa khô kéo dài nhưng khí hậu Long Xuyên vẫn thuộc loại ẩm.
d) Số giờ nắng:
Khu vực Long Xuyên có số giờ nắng trung bình khá cao, bình quân cả năm 6,7 giờ/ngày. Tháng
I-IV, số giờ nắng cao nhất (trung bình 7,4 - 8,2 giờ/ngày, trong trong đó cao nhất là tháng II “8,2
giờ/ngày”). Tháng VIII, IX có số giờ nắng thấp nhất “5,5 giờ/ngày”. Từ tháng VI trở đi số giờ nắng
giảm nhanh đến tháng IX và đạt giá trị cực tiểu 164 giờ vào tháng IX và sau đó lại tăng từ tháng
XI và đạt đỉnh vào tháng III năm sau. (245 giờ tại Châu Đốc).
e) Chế độ gió:
Trong năm có hai mùa gió: gió mùa Đông bắc thịnh hành từ tháng XI đến tháng IV và gió mùa
Tây nam thịnh hành từ tháng V đến tháng X. Gió mùa Đông bắc với thành phần chính là gió
hướng Đông chiếm 50-70% số lần xuất hiện trong tháng, tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất là
2,4 m/s (tháng VIII), tốc độ gió tức thời lớn nhất 20,0 m/s xảy vào tháng VI/1985 tại Châu Đốc.
Gió mùa Tây Nam với thành phần chính là gió hướng Tây, chiếm từ 40-50% số lần xuất hiện
trong tháng, tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất 1,8 m/s.
Thành phố Long Xuyên hầu như rất ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão xuất phát từ biển Đông; tuy
nhiên hàng năm cũng thường xuất hiện những cơn lốc, gió xoáy có sức gió khá mạnh gây thiệt
hại nhà cửa và hoa màu.
f) Đặc điểm mưa thành phố Long Xuyên
 Đặc điểm mưa năm, mưa tháng:
Chế độ mưa tại Long Xuyên ảnh hưởng theo 2 mùa gió, sự biến động của mưa tương đối phức
tạp nhưng mức độ biến động không lớn. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng V
đến XI chiếm 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình cả năm tại Long Xuyên từ 1.200 -
1.700 mm, trong đó mùa mưa chiếm từ 1.050 - 1.550 mm và tập trung nhiều nhất vào tháng X với
lượng mưa bình quân là 281,6mm (dao động từ từ 128 – 547 mm). Lượng mưa hàng năm tại
Long Xuyên không lớn với cường độ mưa trung bình một ngày là 3,4 mm, tuy nhiên lượng mưa
ngày lớn nhất lại lớn.
Lượng mưa trung bình tăng dần từ tháng V (nhiều năm là 128,8mm) và trung bình 14 ngày có
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 9
mưa, đạt giá trị lớn nhất vào tháng X. Sang tháng XI nhìn chung lượng mưa trung bình giảm
nhiều, chỉ còn khoảng bằng 2/3 lượng mưa tháng X (150 mm) với số ngày mưa trung bình 12
ngày/tháng.
 Đặc điểm lượng mưa nhóm ngày:
Phân tích tài liệu mưa ngày trạm Long Xuyên cho thấy khả năng xảy ra lượng mưa nhóm ngày
max ứng với các cấp cho thấy:
- Tháng IX và X khả năng xảy ra lượng mưa ngày trên 50 mm đạt giá trị cao nhất (>50%)
các tháng còn lại trên 15%.
- Lượng mưa 1 ngày max khá ổn định trong tháng IX và X, do vậy lượng mưa bình quân 1
ngày max tháng IX và X đạt ở mức lớn nhất (51,1-56,5 mm), các tháng còn lại, lượng mưa
bình quân 1 ngày max chỉ có từ 39,5-46,5 mm.
- Tháng IX và X, có khoảng 60-70% lượng mưa 5 ngày max bao gồm lượng mưa 3 ngày
max và 1 ngày max (lượng mưa 3 ngày max luôn bao gồm lượng mưa 1 ngày max). Các
tháng còn lại, khả năng bao trùm lượng mưa 5 ngày max trong 3 ngày max đều không quá
50% số năm quan trắc.
Bảng 1: Lượng mưa trung bình tháng trạm Long Xuyên
Đơn vị: mm
Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
1977 9,6 0,0 0,0 29,4 14,0 220,5 341,3 113,7 180,0 261,2 128,3 0,0 1,298
1978 0,2 0,0 0,0 106,0 265,7 166,8 187,0 181,7 222,9 295,8 115,7 35,8 1,578
1979 36,0 0,0 0,0 166,0 121,4 112,4 225,8 205,4 174,4 178,0 200,1 28,3 1,348
1983 5,5 0,0 0,0 3,0 89,3 88,2 199,1 300,3 260,6 228,6 148,6 0,0 1,323
1984 0,0 0,0 0,0 163,2 160,6 366,8 183,0 244,4 137,0 163,8 75,4 46,8 1,541
1985 0,0 3,1 0,0 110,0 275,2 100,0 138,6 176,0 320,0 284,3 123,8 31,7 1,563
1987 7,0 0,0 41,1 0,0 43,2 169,8 77,1 210,0 202,9 243,6 143,1 5,4 1,143
1988 2,3 27,0 0,0 10,2 199,0 84,6 294,9 78,1 239,5 203,1 109,7 3,2 1,252
1990 0,0 0,0 0,0 7,3 49,4 145,4 160,9 176,8 238,9 244,5 158,6 5,0 1,187
1993 0,0 0,0 16,2 12,9 57,5 189,9 184,7 124,5 210,4 301,6 96,0 21,5 1,215
1994 26,0 0,0 14,7 73,6 161,7 115,6 219,0 116,3 132,3 127,8 27,2 51,6 1,066
1995 0,0 0,0 0,5 35,5 26,2 123,4 120,2 331,8 345,5 359,3 134,3 83,4 1,560
1996 0,0 0,0 0,0 83,8 182,9 159,8 241,0 47,4 330,7 446,8 378,9 39,6 1,911
1997 0,0 38,0 3,3 82,0 172,5 54,1 130,8 141,1 192,7 297,8 124,8 0,0 1,237
1998 0,0 0,0 0,0 32,1 131,2 120,5 203,4 224,8 254,7 311,3 174,8 41,7 1,495
1999 50,3 45,9 57,7 280,2 131,3 196,9 407,0 245,0 75,2 547,2 298,2 25,2 2,360
2000 25,0 24,6 13,3 218,7 184,9 245,6 172,9 302,8 124,7 283,7 167,6 124 1,887
2001 0,3 1,0 94,1 185,8 111,6 280,1 159,3 189,0 182,8 362,7 24,1 17,0 1,608
2002 0,0 0,0 0,0 61,8 7,6 147,7 139,1 263,9 141,2 177,5 187,5 92,5 1,219
2003 0,0 0,0 0,0 3,0 220,1 90,0 311,8 201,0 250,5 352,5 22,7 10,5 1,462
2005 0,0 0,0 5,4 0,0 56,7 123,8 231,0 100,7 283,9 369,4 156,0 85,1 1,412
2006 11,8 5,4 162 32,1 191,3 145,9 266,2 219,9 229,5 274,9 94,1 6,2 1,639
2007 26,1 7,4 33,7 94,4 179,0 172,7 135,5 263,0 386,2 236,0 226,6 113 1,873
2010 24,0 0,0 2,1 7,8 38,3 107,8 258,3 173,8 157,5 365,8 344,0 40,2 1,520
2012 4,6 31,6 98,6 83,1 217,8 154,0 124,7 220,0 335,6 160,9 139,2 9,7 1,580
2013 4,5 7,6 0,0 51,8 121,0 254,6 207,2 238,0 303,9 192,4 114,6 22,3 1,518
2014 0,0 0,0 5,4 83,7 67,2 174,2 88,1 117,8 219,9 331,9 135,9 84,9 1,309
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 10
- Lượng mưa thờ i đoạn (mưa trận):
Tình hình ngập úng và khả năng tiêu thoát có liên quan mật thiết với mưa thời đoạn. Trong vùng
nghiên cứu không có trạm tự ghi mưa thời đoạn, do vậy, việc tính toán mưa thời đoạn phục vụ cho
việc nghiên cứu tiêu thoát cho TP Long Xuyên dựa vào tài liệu mưa thời đoạn trạm Châu Đốc
cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 45 km về phía Tây Bắc. Qua phân tích tài liệu thống kê
mưa thời đoạn trạm Châu Đốc cho thấy những trận mưa thường xảy ra trong thời gian ngắn với
thời gian từ 30 phút đến 120 phút, có những trận mưa kéo dài 2,5 đến 3,0 giờ hoặc hơn. Lượng
mưa đo được lớn nhất trong 15 phút là 41,6mm và trong 30 phút là 60,4 mm. Lượng mưa 3 giờ
lớn nhất là 103,5 mm xảy ra vào ngày 22/VIII/1999, lượng mưa trong 3 giờ trung bình nhiều năm
là 67,8 mm.
Bảng 2: Lượng mưa thời đoạn lớn nhất trong trạm Châu Đốc
Đơn vị: mm
TT Thời đoạn
Lượng mưa bình
quân
Lượng mưa lớn nhất
Ngày /tháng/năm
xuất hiện
1 15 phút 26,7 41,6 3/VI/2004
2 30 phút 40,4 60,4 28/IX/2008
3 45 phút 52,5 79,9 28/IX/2008
4 60 phút 59,9 92,8 26/VII/2007
5 120 phút 65,6 93,8 26/VII/2007
6 180 phút 67,8 103,5 22/VIII/1999
7 240 phút 70,5 104,1 22/VIII/1999
8 360 phút 72,8 105,9 13/X/2010
9 720 phút 76,5 106,5 13/X/2010
10 1440 phút 82,4 159,4 22/VIII/1999
Ghi chú: tài liệu thời kỳ 1995-2014
Theo kết quả tham vấn ở địa phương cho thấy nội ô TP Long Xuyên thường bị ngập với những
trận mưa kéo dài từ 3 giờ trở lên, thường là những trận mưa to, làm hệ thống tiêu thoát không kịp,
nước dềnh lên cao gây úng ngập tại những vùng có địa hình thấp và nhất là khu vực thiếu hệ
thống cống tiêu thoát hoặc khẩu độ tiêu thoát chưa đáp ứng với lượng nước mưa cần tiêu thoát.
Đây là cơ sở cho việc tính toán mô hình mưa thiết kế tiêu thoát nước mưa cho TP Long Xuyên.
Tài liệu liên quan mật thiết nhất đến việc tính toán khả năng tiêu thoát đô thị là mưa thời đoạn. Tuy
nhiên, nếu tính toán với tiêu chuẩn mưa trận nội ô 30 phút, 45 phút hay 60 phút thì cường độ mưa
khá lớn.
Qua phân tích tính toán tiêu chuẩn tính tiêu thoát nước cho TP Long Xuyên là tính cho mưa trận
180 phút trạm Châu Đốc với tần suất là 20% (tức trung bình 5 năm xuất hiện 01 lần trận mưa có
lượng mưa lớn hơn hoặc bằng lượng mưa tính toán thiết kế) với lượng mưa là 86,4mm.
Bảng 3: Đặc trưng mưa trận trạm Châu Đốc
Phút
Số
năm
Đặc trưng tần suất Lượng mưa thời đoạn (mm) ứng với tần suất
Cv Cs Xbq 0,5% 1% 2% 5% 10% 20% 50% 75%
15 20 0,30 0,38 27 50,8 48,1 45,3 41,2 37,7 33,7 26,5 21,3
30 20 0,32 0,37 41 79,4 75,1 70,6 64,0 58,3 51,8 40,3 31,8
45 20 0,34 0,36 53 105,6 99,8 93,5 84,5 76,8 67,9 52,0 40,5
60 20 0,34 0,21 60 116,6 110,6 104,2 94,7 86,6 76,9 59,3 45,9
120 20 0,31 0,22 66 122,9 116,9 110,4 100,9 92,7 83,0 65,3 51,8
180 20 0,32 0,25 68 129,3 122,8 115,8 105,6 96,8 86,4 67,6 53,5
240 20 0,32 0,22 71 134,2 127,5 120,3 109,8 100,6 89,8 70,2 55,3
360 20 0,30 0,21 73 134,8 128,2 121,2 110,9 102,0 91,5 72,2 57,6
720 20 0,30 0,18 76 138,6 132,1 125,0 114,6 105,6 95,0 75,3 60,3
1440 20 0,38 0,85 85 193,8 179,6 164,9 144,6 128,0 109,8 80,3 61,4
Ghi chú: Chuỗi số liệu 20 năm (1995-2014)
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 11
Bảng 4: Lượng mưa X(mm) và cường độ mưa I(mm/h) theo thời đoạn trạm Châu Đốc với tần suất
P
Phút
P0,5% P1% P2% P5% P10% P20% P50% P75%
X I X I X I X I X I X I X I X I
15 51 203 48 192 45 181 41 165 38 151 34 135 27 106 21 85
30 79 159 75 150 71 141 64 128 58 117 52 104 40 81 32 64
45 106 141 100 133 94 125 85 113 77 102 68 91 52 69 41 54
60 117 117 111 111 104 104 95 95 87 87 77 77 59 59 46 46
120 123 61 117 58 110 55 101 50 93 46 83 42 65 33 52 26
180 129 43 123 41 116 39 106 35 97 32 86 29 68 23 54 18
240 134 34 128 32 120 30 110 27 101 25 90 22 70 18 55 14
360 135 22 128 21 121 20 111 18 102 17 92 15 72 12 58 10
720 139 12 132 11 125 10 115 10 106 9 95 8 75 6 60 5
1440 194 8 180 7 165 7 145 6 128 5 110 5 80 3 61 3
2.1.5 Đặc điểm thủy văn
a) Đặc điểm thủy văn sông Mê Công
Thượng nguồn sông Mê Công (từ nguồn đến Chiang Saen, thuộc lãnh thổ Trung Quốc và
Myanmar) với chiều dài khoảng 1.800 km, diện tích gần 200.000 km2
có địa hình dạng núi cao
hiểm trở, lắm thác nhiều ghềnh. Hạ lưu (từ Chiang Saen đến biển, thuộc lãnh thổ Lào, Thái Lan,
Campuchia và Việt Nam) có chiều dài khoảng 2.400 km, diện tích gần 600.000 km2
có địa hình
phức tạp và đa dạng với tiềm năng phát triển thủy điện và nông nghiệp.
Nguồn cung cấp nước chính cho sông Mê Công là tuyết tan ở phần thượng lưu (diện tích hứng
nước chiếm khoảng 24% diện tích lưu vực (DTLV) và mưa ở phần hạ lưu Mê Công (khoảng 76%
DTLV). Chế độ dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa kiệt
từ tháng XII-V, thời gian kiệt nhất thường xảy vào cuối tháng III sang đầu tháng IV. Mùa lũ từ
tháng VI-X, đỉnh lũ thường xảy vào tháng VIII-IX.
Phần châu thổ sông Mê Công từ sau Kratie, có chế độ dòng chảy khá phức tạp, ảnh hưởng bởi cơ
chế điều tiết tự nhiên của Biển Hồ và sự chi phối bởi chế độ thủy triều. Nhìn chung, chế độ thủy
văn được phân thành hai mùa:
- Mùa kiệt từ XII-V, thời gian kiệt nhất thường xảy vào cuối tháng IV sang đầu tháng V, với
lưu lượng thay đổi từ 2.000-6.000 m3
/s;
- Mùa lũ từ tháng VI đến hết tháng XI, đỉnh lũ thường xảy vào tháng IX-X. Lũ lịch sử năm
2000 tại Kratie có tổng lượng lũ 90 ngày là 367 tỷ m3, 120 ngày (tháng VII-X) hơn 449 tỷ
m3, lớn nhất trong 76 năm qua (1926-2002); tổng lượng lũ năm 2000 vào ĐBSCL trong
thời kỳ từ 1/VII đến hết tháng XI đạt trên 425 tỷ m3.
Lũ sông Mekong chảy vào ĐBSCL theo dòng chính và từ các vùng ngập lụt Campuchia tràn
xuống. Tổng lưu lượng trung bình khoảng 38.000 m3/s (ứng với mức nước Tân Châu 4,40, Châu
Đốc 3,88). Những năm lũ lớn có thể đạt 40.000 - 45.000 m3/s, trong đó qua dòng chính khoảng
32.000 - 34.000 m3/s, chiếm khoảng 75 - 80%, lũ tràn qua biên giới 8.000 - 12.000 m3/s, chiếm tỷ
lệ 20 - 25%, trong đó vào TGLX khoảng 2.000 - 4.000 m3/s, vào ĐTM khoảng 6.000 - 9.000 m3/s.
Trên dòng chính lưu lượng qua Tân Châu 23.000 - 25.000 m3/s (chiếm 82 - 86%), qua Châu Đốc
khoảng 7.000 - 9.000 m3/s (chiếm 14 - 18%). Tổng lượng lũ vào ĐBSCL khoảng 350 - 400 tỷ m3,
trong đó theo dòng chính khoảng 80 - 85%, tràn qua biên giới khoàng 15 - 20%. Về mức nước, có
sự chênh lệch giữa sông Tiền và sông Hậu. Trong cùng thời điểm mức nước Tân Châu cao hơn
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 12
Châu Đốc khoảng 40 - 60 cm. Vì vậy, luôn luôn có sự chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu
qua các kênh nối giữa 2 sông này như Tân Châu - Châu Đốc, Vàm Nao .... trong đó Vàm Nao là
lớn nhất. Do có hướng chuyển nước này mà tỷ lệ phân phối nước giữa sông Tiền, sông Hậu tại
Mỹ Thuận - Cần Thơ là tương đối cân bằng (51% và 49%). Phần lớn lượng lũ ở ĐBSCL theo sông
chính chảy ra biển Đông, một phần theo hệ thống kênh rạch thoát ra biển Tây và sông Vàm Cỏ.
b) Đặc điểm thủy văn sông Cửu Long
 Thủy văn mùa kiệt
Tân Châu và Châu Đốc được xem là hai vị trí đầu nguồn sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu).
Tuy vẫn còn ảnh hưởng nhẹ thủy triều trong mùa lũ, nhưng chế độ dòng chảy tại đây vẫn thể hiện
khá rõ hai mùa: Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII kéo dài đến hết tháng VI và Mùa lũ kéo dài 5 tháng,
bắt đầu từ tháng VII đến hết tháng XI. Hàng năm, từ cuối tháng XI, khi lượng nước lũ từ thượng
nguồn chuyển về giảm cùng với thời kỳ mưa ít xảy ra trên toàn đồng bằng và cũng là lúc thủy triều
hoạt động mạnh trở lại. Các ảnh hưởng này có tính chất quyết định đến sự biến đổi mực nước ở
sông Cửu Long và các sông rạch nội đồng trong mùa kiệt. Tại khu vực thượng nguồn sông Tiền
(trạm Tân Châu) và sông Hậu (trạm Châu Đốc) mực nước giảm nhanh chóng từ cuối tháng XII,
đạt giá trị thấp nhất vào tháng IV sau đó tăng dần theo sự gia tăng lượng nước từ thượng nguồn
chuyển về.
Tài liệu lưu lượng bình quân tháng trạm Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) cho thấy
từ tháng XII, dòng chảy trung bình tháng trên cả 2 sông (Tiền và Hậu) lớn nhất (bình quân 13.000
m3/s) giảm nhanh và đạt giá trị nhỏ nhất vào tháng IV (khoảng 3.000 m3/s). Lưu lượng dòng chảy
sông Tiền qua Tân Châu chiếm khoảng 80% và sông Hậu qua Châu Đốc khoảng 20%. Dòng chảy
từ sông Tiền bổ sung cho sông Hậu qua sông Vàm Nao, sau hợp lưu sông Vàm Nao lưu lượng
dòng chảy hai sông đạt tỷ lệ tương đương nhau.
 Thủy văn mùa lũ
Hàng năm, thông thường từ tháng VII, khi lượng nước thượng nguồn dồn về nhiều làm cho mực
nước tại Tân Châu và Châu Đốc gia tăng nhanh chóng, tình hình ngập lụt bắt đầu xuất hiện ở khu
vực đầu nguồn ĐBSCL. Trong thời gian khoảng từ 15-31/VIII hàng năm, mực nước tại Tân Châu
thường ở mức trên 3,25 m và Châu Đốc trên 3,00 m. Tại Tân Châu, mực nước lũ cao nhất năm
thường xảy ra từ cuối tháng IX đến giữa tháng X. Thời gian duy trì mực nước trên 3,00 m tại Châu
Đốc và trên 3,25 m tại Tân Châu khoảng 3 tháng đối với năm lũ lớn và 2 tháng đối với năm lũ
trung bình. Thời kỳ lũ lớn, cường suất lũ lên trung bình 3-4 cm/ngày. Từ tháng XI trở đi lũ bắt đầu
rút với cường suất cao kể với 2-4 cm/ngày.
Lũ sông Mekong chảy vào ĐBSCL theo dòng chính và từ các vùng ngập lụt Campuchia tràn
xuống. Tổng lưu lượng trung bình khoảng 38.000 m3
/s (ứng với mức nước Tân Châu 4,40 m,
Châu Đốc 3,88 m). Những năm lũ lớn có thể đạt 40.000- 45.000 m3
/s, trong đó qua dòng chính
khoảng 32.000 -34.000 m3
/s, chiếm khoảng 75- 80%, lũ tràn qua biên giới 8.000-12.000 m3
/s,
chiếm tỷ lệ 20-25%, trong đó vào TGLX khoảng 2.000-4.000 m3
/s, vào ĐTM khoảng 6.000-9.000
m3
/s. Trên dòng chính lưu lượng qua Tân Châu 23.000-25.000 m3
/s (chiếm 82-86%), qua Châu
Đốc khoảng 7.000-9.000 m3
/s (chiếm 14-18%). Tổng lượng lũ vào ĐBSCL khoảng 350- 400 tỷ m3
,
trong đó theo dòng chính khoảng 80-85%, tràn qua biên giới khoảng 15-20%. Về mức nước, có sự
chênh lệch giữa sông Tiền và sông Hậu. Trong cùng thời điểm mức nước Tân Châu cao hơn
Châu Đốc khoảng 40-60 cm. Vì vậy, luôn luôn có sự chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu
qua các kênh nối giữa 2 sông này như Tân Châu-Châu Đốc, Vàm Nao... trong đó Vàm Nao là lớn
nhất. Do có hướng chuyển nước này mà tỷ lệ phân phối nước giữa sông Tiền, sông Hậu tại Mỹ
Thuận - Cần Thơ là tương đối cân bằng (51 và 49%). Phần lớn lượng lũ ở ĐBSCL theo sông
chính chảy ra biển Đông, một phần theo hệ thống kênh rạch thoát ra biển Tây và sông Vàm Cỏ.
Theo sự phân cấp lũ của Tổng cục Khí tượng-Thủy văn, với mức nước tại Tân Châu nhỏ hơn 4,0
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 13
m là lũ nhỏ, 4,0-4,5 m là lũ trung bình và lớn hơn 4,5 m là lũ lớn. Theo tần số xuất hiện thì lũ nhỏ
là 13,2%, lũ trung bình là 46,2%, lũ lớn là 40,6%. Tài liệu thống kê cho thấy trong 60 năm qua,
bình quân cứ 2 năm thì có 1 năm lũ vượt báo động cấp III (mức nước Tân Châu vượt 4,5 m);
trong khoảng thời gian 16 năm từ năm 1937-1952 mức nước các năm đều bằng hoặc vượt báo
động cấp III; đã có những thời kỳ 4 năm liên tục xẩy ra lũ lớn như các năm 1937-1940, mực nước
đỉnh lũ tại Tân Châu vượt 4,85 m, 1946-1949 mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt 4,60 m, 3 năm
liền 1994, 1995, 1996 mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt 4,60 m và gần đây, 3 năm liền 2000-
2001 đều có mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt qua 4,75 m. Như vậy, sự uy hiếp của lũ ở
ĐBSCL là rất lớn. Mực nước đỉnh lũ và thời gian xuât hiện tại Tân Châu và Châu Đốc của một số
năm lũ lớn xem Bảng …
Bảng 5: Mực nước đỉnh lũ các năm lũ lớn tại Tân Châu
Đơn vị: m
Năm 1961 1966 1978 1984 1991 1994 1996 2000 2011
Hmax 5,27 5,28 4,94 4,96 4,80 4,67 5,03 5,06 4,86
Ngày, tháng 11/10 27/9 09/10 13/10 13/10 03/10 07/10 23/9 01/X
SOÂNG HAÄU SOÂNG TIEÀN
7660 25500
75 275
c
2300-2500 1500-1700 700-800 3800-4200 10000-12000
8-10 3-4 18-20 50-55
200-400
0.2-0.5
3800-4200 2500-2800 4800-5200 1200-1400
18-20 10-12 21-23 6-8
TÖÙ GIAÙC LONG XUYEÂN ÑOÀNG THAÙP MÖÔØI
2500-2700
15-17
800-1000 3500-3700
4-6 19-22
Hình 3: Lưu lượng lớn nhất thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000
Ghi chú: - Số trên là tổng lưu lượng thoát qua tuyến, m3
/s;
- Số dưới là tổng lượng mùa lũ, tỷ m3
;
- Nguồn: QH lũ ĐBSCL, Viện QHTLMN 2013
Lũ thượng nguồn gây ngập lụt ĐBSCL với một diện tích rộng lớn ở phía Bắc do lũ sông Mekong
tràn về. Diện tích ngập lụt khoảng 1,4 triệu ha vào năm lũ nhỏ và khoảng 2 triệu ha vào năm lũ
lớn, với độ sâu ngập lũ từ 0,5-4,0m, thời gian ngập lụt từ 3-6 tháng.
Nước lũ vào vùng TGLX đã gây nên tình trạng ngập kéo dài, thời gian khoảng từ 3,5-4,5 tháng,
tùy từng nơi và tùy từng năm lũ lớn hay lũ nhỏ. Độ sâu ngập lớn nhất từ 0,5-4,0 m; khu Bắc kênh
Mạc Cần Dưng thường bị ngập kéo dài 3,0-4,0 tháng, độ sâu ngập lớn nhất 2,5-3,5 m; khu vực từ
kênh Mạc Cần Dưng đến lộ Ba Thê Mới có thời gian ngập 3-4 tháng, độ sâu ngập lớn nhất 2,0-3,0
m; khu vực Nam lộ Ba thê Mới đến kênh Rạch Gía Hà Tiên có thời gian ngập 2-3 tháng, độ sâu
ngập lớn nhất 1,0-2,0 m; khu vực TGHT có thời gian ngập 2-3 tháng, độ sâu ngập lớn nhất 1,0-2,0
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 14
m; khu vực ven biển thì chỉ có 1 dải hẹp ven kênh Rạch Gía-Hà Tiên bị ngập 0,5-1,0 m, còn phần
lớn diện tích ngập dưới 0,5 m. Dưới đây là các số liệu thống kê về tình hình ngập lụt ở vùng TGLX
(Bảng 3-11).
Bảng 6: Mức nước lũ cao nhất tại một số vị trí vùng TGLX
(Đơn vị: cm, Hệ cao độ quốc gia)
TT Trạm 1961 1966 1978 1984 1991 1994 1996 2000 2001 2002 2003 2011 2018
1 Châu Đốc 478 473 446 439 427 423 455 490 448 442 350 425 -
2 LongXuyên 268 269 273 242 241 240 244 263 245 254 220 281 270
3 Cần Thơ 193 184 190 184 182 200 191 179 186 - - 211 -
4 Cầu Sắt 13 - - 296 261 307 322 310 298 282 292 198 - -
5 Núi Sập - - 234 226 - 234 231 276 252 248 183 - -
6 Tân Hiệp 201 - 212 164 159 172 190 176 168 168 116 128 -
a) Đặc điểm lũ khu vực TP Long Xuyên
 Diễn biến mực nước trên sông chính
Thành phố Long Xuyên nằm trong vùng lũ ảnh hưởng mạnh, triều ảnh hưởng yếu. Chế độ thủy
văn mùa lũ quyết định đến các phương án thoát nước, chống ngập đô thị. TP Long Xuyên có sông
Hậu và mạng lưới kênh rạch khá dày, trong đó có một số kênh trục nối từ sông Hậu đến biển Tây.
Bảng 7: Đặc trưng mực nước tháng trạm Long Xuyên
Đơn vi: cm
Đặc
trưng I II III IV V VI VI VII VIII IX X XI XII
Max 194 173 166 155 149 158 158 201 244 279 281 254 227
BQmax 151 134 121 111 111 125 125 156 188 213 225 203 171
Min -68 -81 -98 -103 -105 -106 -106 -83 -26 24 45 0 -31
BQmin -20 -52 -72 -80 -80 -63 -63 -18 42 109 140 84 17
Biênđộ 262 296 264 258 254 264 264 284 270 255 236 254 258
BQ 76 56 41 30 27 42 42 78 123 163 185 152 106
Bảng 8: Tần suất mực nước năm và các tháng trạm Long Xuyên
Đơn vị: cm
Tháng Số năm Cv Cs Htb P0.5% P1% P2% P5% P10% P20% P25%
I 38 0.14 0.30 152 213 207 200 189 180 170 166
II 38 0.14 0.31 138 195 189 182 172 164 154 151
III 38 0.18 0.45 122 189 182 173 162 152 140 136
IV 38 0.18 0.42 114 176 169 162 151 142 131 127
V 38 0.22 0.22 112 181 173 165 154 144 132 128
VI 38 0.15 0.11 127 179 174 168 160 152 143 140
VII 38 0.15 0.26 157 224 217 209 198 188 177 173
VIII 38 0.14 0.21 190 262 255 246 234 224 212 207
IX 38 0.12 0.11 216 287 280 272 261 250 238 234
X 38 0.12 0.08 227 296 289 282 271 261 249 244
XI 38 0.12 0.06 206 271 265 258 247 238 227 223
XII 38 0.15 0.41 174 251 243 233 220 208 195 191
Năm 38 0.11 0.11 228 297 290 282 271 261 250 245
Ghi chú: Số liệu đến năm 2017
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 15
 Diễn biến mực nước, lưu lượng trên kênh rạch nội thành
Dựa vào tài liệu thu thập và khảo sát, đo đạc và điều tra trong các năm lũ lớn 2000 và 2011 để
đánh giá chế độ thủy văn và năng lực thoát nước của các kênh rạch chính trong thành phố Long
Xuyên.
- Năm 2000:
Do lượng nước lũ tràn qua biên giới và qua kênh Vĩnh Tế vào vùng TGLX là rất lớn, vì thế mực
nước trong nội đồng vùng TGLX cao. Vào tháng XI, khi mực nước trên sông Hậu đã xuống, mực
nước các trạm nội đồng có xu thế lớn hơn ngoài sông Hậu, lưu lượng nước có hướng chảy ra
sông Hậu. Kỳ đo lưu lượng tháng 11/2000 thấy lưu lượng bình quân tức thời kỳ đo qua 11 kênh
rạch trong nội ô thành phố Long Xuyên là 353 m3
/s, chảy ra sông Hậu.
Hình 4: Biểu đồ mực nước giờ trong mùa lũ 2011 trạm Long Xuyên
Bảng 9: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2000
TT Trạm đo Kênh/rạch
H
(cm)
Vtb (m/s) Q (m3
/s) Ghi chú
1 Cầu Cái Sắn Lớn Cái Sắn 187 0,262 102 Chảy ra sông Hậu
2 Cầu Cái Sắn Nhỏ Cái Sắn nhỏ 190 0,160 2,65 Chảy ra sông Hậu
3 Cầu Cái Dung Cái Dung 193 0,245 15,2 Chảy ra sông Hậu
4 Cầu Cái Sao Mới Cái Sao 198 0,237 25,9 Chảy ra sông Hậu
5 Cầu Rạch Gốc bé Rạch Gốc bé 203 0,174 8,06 Chảy ra sông Hậu
6 Cầu Rạch Gốc lớn Rạch Gòi 205 0,269 21,7 Chảy ra sông Hậu
7 Cầu Bà Thứ Bà Thứ 207 0,186 6,63 Chảy ra sông Hậu
8 Cầu ầm Bót Tầm Bót 209 0,192 14,6 Chảy ra sông Hậu
9 Cầu Thái Sơn Thái Sơn 212 0,225 7,50 Chảy ra sông Hậu
10 Cầu Tôn Đức Thắng Rạch Giá-Hà Tiên 223 0,170 149 Chảy ra sông Hậu
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 16
TT Trạm đo Kênh/rạch
H
(cm)
Vtb (m/s) Q (m3
/s) Ghi chú
11 Cầu Trà Ôn Kênh Trà Ôn 234 0,000 0,0 Không chảy
Lưu lượng kỳ đo chảy từ nội đồng TGLX ra sông Hậu 353 m3
/s
Lưu lượng kỳ đo chảy từ sông Hậu vào nội đồng TGLX 0,00 m3
/s
Ghi chú: Số liệu bình quân 4 lần đo năm lũ lớn 2000 (từ 7/XI đến 22/XI)
- Năm 2011:
Lượng nước lũ tràn qua biên giới và qua kênh Vĩnh Tế vào vùng TGLX cũng lớn, nhưng mực
nước trong nội đồng vùng TGLX có xu thế nhỏ hơn ngoài sông Hậu và lưu lượng lũ thoát ra về
phía biển Tây tốt. Mực nước trên sông Hậu trong thời kỳ đo lớn, vì thế lưu lượng nước chảy từ
sông Hậu vào nội đồng vùng TGLX. Lưu lượng 90 lần đo (từ tháng 10/VIII đến 15/XI/2011) thấy
lưu lượng bình quân qua 10 kênh rạch trong nội ô thành phố Long Xuyên (trừ kênh Rạch Giá –
Long Xuyên) là 9,54 m3
/s, chảy từ sông Hậu vào nội đồng TGLX.
Mô hình mô phỏng mực nước lũ năm 2011 cho thấy mực nước trong rạch nội vùng thấp hơn trên
sông Hậu, chênh mực nước từ sông Hậu đến ranh phía Tây của thành phố khoảng 40-50cm. Bản
đồ cao độ mực nước lũ năm 2011 toàn thành phố như Hình…
Bảng 10: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2011
TT Trạm đo Kênh Đặc trưng
H
(cm)
F (m2
)
Vmc
(m/s)
Q
(m3
/s)
Ghi chú
1
Cầu Cái
Sắn Lớn
Cái Sắn
Bình quân 142 386 0,083 -32,2 Sông Hậu chảy vào
Lớn nhất 197 427 0,946 -404 Sông Hậu chảy vào
Nhỏ nhất 82 347 0,890 309 Chảy ra sông Hậu
2
Cầu Cái
Dung
Cầu Cái
Dung
Bình quân 143 54,3 0,072 -3,89 Sông Hậu chảy vào
Lớn nhất 200 69,9 0,744 -52,0 Sông Hậu chảy vào
Nhỏ nhất 84 38,9 0,817 31,8 Chảy ra sông Hậu
3
Cầu Cái
Sao Mới
Cầu Cái
Sao
Bình quân 145 -20,5 Sông Hậu chảy vào
Lớn nhất 202 -146 Sông Hậu chảy vào
Nhỏ nhất 84 61,6 Chảy ra sông Hậu
4
Cầu Rạch
Gốc bé
Cầu Rạch
Gốc bé
Bình quân 146 49,9 0,077 -3,82 Sông Hậu chảy vào
Lớn nhất 203 66,9 0,459 -30,7 Sông Hậu chảy vào
Nhỏ nhất 85 35,6 0,537 19,1 Chảy ra sông Hậu
5
Cầu Rạch
Gốc lớn
Cầu Rạch
Gòi
Bình quân 148 49,8 0,057 -2,82 Sông Hậu chảy vào
Lớn nhất 206 68,1 0,460 -31,3 Sông Hậu chảy vào
Nhỏ nhất 86 32,7 0,517 16,9 Chảy ra sông Hậu
6
Cầu Tầm
Bót
Cầu Tầm
Bót
Bình quân 150 28,3 0,023 -0,66 Sông Hậu chảy vào
Lớn nhất 209 8,41 1,000 -8,41 Sông Hậu chảy vào
Nhỏ nhất 88 4,60 1,000 4,60 Chảy ra sông Hậu
7 Cầu Trà Ôn
Cầu Trà
Ôn
Bình quân 158 46,9 0,061 -2,85 Sông Hậu chảy vào
Lớn nhất 213 62,0 0,490 -30,4 Sông Hậu chảy vào
Nhỏ nhất 95 32,3 0,498 16,1 Chảy ra sông Hậu
Lưu lượng bình quân chảy (từ sông Hậu vào nội đồng) -9,54 m3
/s
Ghi chú: Số liệu bình quân 90 lần đo năm lũ lớn 2011 (từ 10/VIII đến 15/XI/2011)
- Hướng tiêu thoát các kênh rạch trong thành phố:
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 17
Phần lớn nước lũ từ phía sông Hậu chảy vào nội đồng vùng TGLX sau đó tiêu thoát ra phía biển
Tây. Đây là hướng tiêu thoát lũ chính cho vùng TGLX nói chung cũng như TP. Long Xuyên. Bởi
triều biển Tây là triều hỗn hợp thiên về nhật triều, thời gian triều lên và xuống xấp xỉ bằng nhau
(kéo dài 11,3-12,0 giờ). Các ngày triều cường thời gian triều lên kéo dài thêm 1,0-1,5 giờ. Biên độ
triều lớn nhất từ 1,1-1,2 m đối với thời kỳ triều cường và 0,6-0,8 m vào thời kỳ triều kém và với
thời gian duy trì mực nước thấp dài hơn khoảng thời gian duy trì mực nước cao, vì thế khả năng
tiêu thoát nước về biển Tây là tốt.
Hình 5: Cao độ mực nước đỉnh lũ 2011 theo mô phỏng bằng mô hình thủy lực
2.1.6 Địa chất thủy văn
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những đặc điểm địa chất thủy văn từ những tài liệu có sẵn, có
thể nhận xét khái quát về 7 tầng chứa nước hiện hữu trên địa bàn tỉnh An Giang như sau:
- Tầng chứa nước Holocen phân bố rộng khắp tỉnh An Giang (trừ một số diện tích nổi cao ở huyện
Tri Tôn) có chiều dày nhỏ, khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo, nước có độ tổng khoáng
hóa hầu hết lớn hơn 1g/l, chất lượng nước không đảm bảo cho cung cấp phục vụ sinh hoạt và ăn
uống.
- Tầng chứa nước Pleistocen trên phân bố khắp tỉnh An Giang, có chiều dày trung bình, khả năng
chứa nước từ giàu đến nghèo. Nước có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1g/l (M<1g/l) phân bố thành
hai khoảnh: khoảnh thứ nhất ở huyện Tri Tôn và thứ hai kéo dài từ phần phía đông bắc tỉnh dọc
theo sông Tiền Giang về phía nam thành phố Long Xuyên. Nước ở hai khoảnh này có thể khai
thác phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt cho các cụm dân cư cũng như các hộ gia đình.
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 18
- Tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên phân bố hầu như khắp tỉnh An Giang, có chiều dày trung
bình, khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo, nước có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1g/l (M<1g/l)
phân bố ở huyện Tri Tôn. Nước ở khoảnh này có thể khai thác phục vụ cung cấp cho ăn uống và
sinh hoạt cho các cụm dân cư cũng như các gia đình riêng lẻ.
- Tầng chứa nước Pleistocen dưới có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo.Trừ hai khoảng nước
nhạt ở phía đông (huyện Chợ Mới) và phía tây (vùng Bảy Núi), nước trong tầng này có độ tổng
khoáng hóa lớn hơn 1g/l, chất lượng nước kém, không đạt tiêu chuẩn phục vụ cho ăn uống và
sinh hoạt.
- Tầng chứa nước Pliocen giữa phân bố chủ yếu từ phần trung tâm kéo qua phía đông, có chiều
dày lớn, mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo. ở phần phía đông nam của tỉnh, bao gồm toàn bộ
TP. Long Xuyên, phía nam các huyện Thoại Sơn và Chợ Mới trên diện tích khoảng 549,3km2.
Trên vùng phân bố nước nhạt, nước dưới đất có thể khai thác dạng công nghiệp phục vụ cung
cấp cho ăn uống và sinh hoạt của Long Xuyên và các khu công nghiệp, các cụm dân cư.
- Tầng chứa nước Pliocen dưới có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo. Theo tài liệu hiện
có, nước trong tầng này có chất lượng kém, ít có ý nghĩa cho cung cấp ăn uống và sinh hoạt.
* Nhận xét: Từ năm 2015 trung bình vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị tụt giảm lượng nước
ngầm xuống 15m.
2.1.7 Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng
Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ TNMT công bố năm 2016 với
những thông tin cập nhật nhất về đánh giá những biểu hiện, xu thế biến đổi trong quá khứ, kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam.
Kịch bản biến đổi khí hậu xét đến sự biến đổi trong thế kỷ 21 của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ
(nhiệt độ trung bình năm, mùa và nhiệt độ cực trị), lượng mưa (mưa năm, mưa trong các mùa,
mưa cực trị) và một số hiện tượng khí hậu cực đoan (bão và áp thấp nhiệt đới, số ngày rét đậm,
rét hại, số ngày nắng nóng và hạn hán).
Kịch bản nước biển dâng xét đến xu thế dâng cao của mực nước biển trung bình do biến đổi khí
hậu (giãn nở nhiệt và động lực; tan băng của các sông băng, núi băng trên lục địa; cân bằng khối
lượng bề mặt băng ở Greenland; cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Nam Cực; động lực băng ở
Greenland; động lực băng ở Nam Cực; thay đổi lượng trữ nước trên lục địa; và điều chỉnh đẳng
tĩnh băng).
Bản đồ nguy cơ ngập được xây dựng dựa trên mực nước biển dâng trung bình do biến đổi khí
hậu.
Các yếu tố động lực khác có liên quan như sự nâng hạ địa chất, sự thay đổi địa hình, sụt lún đất
do khai thác nước ngầm, thay đổi đường bờ biển, ảnh hưởng của thủy triều, nước dâng do bão,
nước dâng do gió mùa, ảnh hưởng của các công trình thủy điện bậc thang, xâm nhập mặn… chưa
được xét đến trong kịch bản này. Các công trình giao thông và thủy lợi như đê biển, đê sông, đê
bao, đường giao thông… cũng chưa được xét đến khi xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước
biển dâng.
Theo kịch bản BĐKH-NBD 2016 khuyến nghị:
- Kịch bản RCP4.5 có thể được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình
mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn.
- Kịch bản RCP8.5 cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy
hoạch, kế hoạch dài hạn.
Những yếu tố đáng quan tâm đối với chống ngập và thoát nước đô thị ĐBSCL là sự biến đối
lượng mưa cực trị và nước biển dâng.
a) Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa cực trị
Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng trên
toàn lãnh thổ, phổ biến từ 10÷70%. Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Thừa Thiên - Huế đến Quảng
Nam và phía đông Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi khá giống với thời kỳ giữa thế kỷ
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 19
nhưng mức tăng lớn hơn và phạm vi tăng mở rộng hơn (Hình …).
Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng trên
cả nước, mức tăng từ 10÷70%, trong đó tăng nhiều hơn ở Đông Bắc, nam Tây Nguyên, cực nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi tương tự giữa thế kỷ nhưng lớn hơn về
mức độ và mở rộng hơn về phạm vi. Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, phía tây của Tây Bắc, nam
đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, bắc Tây Nguyên và Nam Bộ (Hình 18).
Hình 6 Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP4.5
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 20
Hình 7: Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP8.5
b) Kịch bản nước biển dâng
Các kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho các tỉnh ven biển Việt Nam và được tổng hợp
thành 9 khu vực ven biển và hải đảo bao gồm: (i) Khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Hòn Dáu; (ii)
Khu vực bờ biển từ Hòn Dấu đến Đèo Ngang; (iii) Khu vực bờ biển từ Đèo Ngang đến Đèo Hải
Vân; (iv) Khu vực bờ biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh; (v) Khu vực bờ biển từ Mũi Đại Lãnh
đến Mũi Kê Gà; (vi) Khu vực bờ biển từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau; (vii) Khu vực bờ biển từ Mũi
Cà Mau đến Kiên Giang; (viii) Khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; (ix) Khu vực quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
Bảng 11 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP4.5
Bảng 12 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP8.5
c) Mực nước dâng do bão
Một số nhận định được đưa ra trong báo cáo bao gồm: mực nước triều, nước dâng do bão và
nước dâng do bão kết hợp với thủy triều
- Khu vực từ TP. Hồ Chí Minh đến Cà Mau, nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra là 200 cm,
trong tương lai có thể lên đến trên 270 cm;
- Khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang, nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra là 120 cm,
trong tương lai có thể lên đến trên 210 cm.
d) Vấn đề sụt lún
Kịch bản BĐKH 2016 cung cấp một số thông tin chung về các nghiên cứu, đánh giá liên quan đến
sự nâng hạ địa chất, sụt lún đất do khai thác nước ngầm.
Hiện nay, một số nghiên cứu đã và đang được thực hiện cho các khu vực như đồng bằng sông
Cửu Long và dải ven biển miền Trung. Tuy nhiên chưa có đánh giá chính thức về tốc độ nâng hạ
địa chất trên phạm vi cả nước, đặc biệt là chưa có dự tính cho tương lai về nâng hạ địa chất.
 Nâng hạ địa chất
Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nâng hạ địa chất khu vực đồng bằng sông Cửu Long xác
định nguyên nhân dẫn đến sự nâng hạ địa chất có thể đến từ: (i) chuyển động kiến tạo từ từ ở
vùng lộ đá móng trước Holocen; (ii) nén cố kết trầm tích trẻ (sediment autocompaction - lún nông);
(iii) do khai thác nước ngầm; (iv) hoạt động nhân sinh (gia tải công trình, đô thị hóa, …), và (v) tính
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục
Trang 21
từ biến của đất đá. Tùy theo đặc điểm cấu trúc địa động lực mà các nguyên nhân này có thể ảnh
hưởng đến các khu vực cụ thể khác nhau. Các đánh giá chi tiết về xu thế nâng hạ địa chất khu
vực đồng bằng sông Cửu Long có thể tóm tắt như sau:
- Có sự phân hóa về xu thế nâng/hạ địa chất ở các khối cấu trúc địa động lực (CT - ĐĐL)
khác nhau với tốc độ hạ tuyệt đối trung bình nhỏ nhất là 2,3÷2,7mm ±1mm/năm, tốc độ hạ lớn
nhất là 19,9mm±3mm/năm, tốc độ trung bình hạ lớn nhất là 9,2mm±3mm/năm, tính trung bình hạ
là 6mm±3mm/năm, chiếm khoảng 67% diện tích vùng nghiên cứu, phát triển trên các địa hình cấu
tạo bởi trầm tích Holocen ở khối CT - ĐĐL Cà Mau - Phụng Hiệp và khối Vĩnh Long - Tân An.
- Chuyển dịch nâng tối thiểu là 0,8mm/năm đến lớn nhất là 20,6±3mm/năm, trung bình nhỏ
nhất là 2,7mm/năm và trung bình lớn nhất là 7,1mm±3mm/năm, ở các khối CT -ĐĐL có xu thế
nâng trung bình là 5,9mm±3mm/năm, chiếm gần 33% diện tích vùng nghiên cứu, phát triển trên
các lộ móng trầm tích Kainozoi ở khối CT - ĐĐL Đất Mũi - Châu Đốc và khối Đồng Nai - Vũng Tàu.
- Chuyển dịch đứng tại 5 mốc địa động lực ổn định và tin cậy nhất (A001, A007, A011,
A013, A016) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, tốc độ hạ trung bình là 2,7mm/năm,
tốc độ hạ lớn nhất là 19,9mm/năm (mốc A014 ở Cần Giờ), tốc độ nâng lớn nhất đạt 20,6mm/năm
(mốc A005 ở Hòn Đất).
- Chuyển dịch nâng hạ giữa các khối địa động lực trong hệ quy chiếu quốc tế IGb08 cho
thấy, khối cấu trúc địa động lực Hà Tiên – Kiên Hải có dấu hiệu hạ tuyệt đối với vận tốc
8,9mm/năm, khối Đất Mũi – Cà Mau có dấu hiệu nâng tuyệt đối với vận tốc 11,3 mm/năm, khối Cà
Mau – Phụng Hiệp có dấu hiệu hạ tuyệt đối với vận tốc 7,4 mm/năm và khối Vĩnh Long – Tân An
có dấu hiệu hạ tuyệt đối với vận tốc 11,8 mm/năm.
- Phân tích bước đầu từ mô hình địa động lực thành phần cho thấy, biên độ nâng hạ do cố
kết trầm tích Holocen từ 0÷4mm/năm, do khai thác nước ngầm làm hạ địa chất từ 0÷3,5mm/năm,
do chuyển động kiến tạo làm hạ từ 0÷1,5mm/lần dịch chuyển. Tổng các biên độ hạ thành phần ở
các đơn vị cấu trúc địa động lực thay đổi từ 0÷4,3mm/năm ở các vùng phát triển trầm tích
Holocen. Tổng biên độ nâng địa chất lớn nhất thay đổi từ 0÷6,7mm/năm ở các vùng lộ móng trầm
tích trước Kainozoi. Biên độ nâng lớn nhất của số liệu đo GPS lớn gấp gần 5 lần biên độ hạ lớn
nhất và gần 6 lần biên độ nâng lớn nhất xác định từ mô hình địa động lực. Tuy nhiên, tính trung
bình thì tốc độ hạ từ 05 mốc địa động lực ổn định nhất cho giá trị hạ chỉ khoảng 2,7 mm/năm, gần
bằng với biên độ hạ xác định từ mô hình địa động lực.
 Sụt lún do khai thác nước ngầm
Sụt lún địa chất là sự hạ thấp của bề mặt đất. Sụt lún địa chất có thể đến do nguyên nhân từ tự
nhiên do yếu tố địa chất hoặc cũng có thể đến từ con người như khai thác quá mức nước ngầm.
Sụt lún địa chất có thể diễn ra nhanh chóng hoặc diễn ra trong một khoảng hời gian dài.
Thay đổi độ cao bề mặt đất do yếu tố địa chất là một quá trình xảy ra liên tục trong các đồng bằng
châu thổ. Một số quá trình có thể làm nâng hay hạ độ cao bề mặt đất như tích tụ trầm tích, nén
chặt trầm tích, khử nước, xói mòn và bồi tụ hữu cơ. Sự thay đổi độ cao bề mặt đất có thể xảy ra
do sự nâng/hạ trong khu vực hoạt động kiến tạo hoặc lắng đọng phù sa tại khu vực đồng bằng.
Thực tế cho thấy, nhiều đồng bằng đã bị hạ thấp thay vì được nâng lên do bồi đắp phù sa. Nguyên
nhân là do nguồn trầm tích về khu vực đồng bằng bị thiếu hụt do các đập ở thượng nguồn và hồ
chứa thủy điện, các công trình kiểm soát lũ. Sụt lún tự nhiên do sự nén chặt trầm tích có thể lên
đến trên 10 mm/năm.
Khai thác nước ngầm quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến sụt lún địa chất. Hiện chưa có
đánh giá chính thức về tốc độ sụt lún địa chất do khai thác nước ngầm trên phạm vi cả nước và
nghiên cứu đánh giá và ước tính tốc độ nâng hạ địa chất trên phạm vi cả nước, đặc biệt là chưa
có dự tính cho tương lai về sụt lún địa chất do khai thác nước ngầm.
Theo kết quả ban đầu của nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam với Viện Địa kỹ thuật Na Uy (Norway
Geotechnical Institute - NGI) cho tỉnh Cà Mau thì tốc độ sụt lún địa chất do khai thác nước ngầm ở
Cà Mau là 1,9÷2,8 cm/năm. Tuy nhiên, ước tính về tốc độ sụt lún chỉ dựa vào mức độ khai thác
nước ngầm trên địa bàn tỉnh, mà chưa cho những đo đạc thực tế để kiểm chứng, vì vậy kết quả
chỉ mang tính tham khảo.
Ngày 12/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử
dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050
Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050

More Related Content

What's hot

Trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệp
Trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệpTrắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệp
Trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệpjackjohn45
 
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfMan_Ebook
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệp
Trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệpTrắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệp
Trắc nghiệm và đo lường trong giáo dục gs.tskh. lâm quang thiệp
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu họcLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
 
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
Phân lập, tuyển chọn các chủng vi khuẩn có hoạt tính keo tụ sinh học từ các a...
 
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
4.2.4. thiết kế nhà máy đồ hộp cá
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trang trại chăn nuôi lợn, HOT
 
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAYĐề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
 
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdfNghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất canh ngũ cốc ăn liền.pdf
 
Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ở Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
Đề tài: Nghiên cứu độ thõa mãn của khách du lịch khi đến Phú Quốc tỉnh Kiên G...
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdfNghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
Nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm thịt muối chua.pdf
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại công ty cổ ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bảnLuận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
 
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
Xây dựng nhà máy chế biến trái cây đông lạnh tỉnh Đăk Lăk - www.duanviet.com....
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ theo hướng ứng dụng, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cao sơn, huyện ...
 

Similar to Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...NuioKila
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...nataliej4
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.ssuser499fca
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toanSo tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toanJenifernguyen Nguyen
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 (20)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng c...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN “Hiện đại hoá ngành Lâm nghiệp và Tăng ...
 
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Nhà máy sản xuất Phân bón Việt Mỹ" 0918755356
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
 
Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.Báo cáo thực tập.
Báo cáo thực tập.
 
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đLuận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
Luận văn: Mô hình Mike Basin tính cân bằng nước sông Lam, 9đ
 
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông dinh ninh hòa bằng chỉ số ch...
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy Phân bón Việt Mỹ" tỉnh Long An 091875...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy Phân bón Việt Mỹ" tỉnh Long An 091875...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy Phân bón Việt Mỹ" tỉnh Long An 091875...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy Phân bón Việt Mỹ" tỉnh Long An 091875...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HAY
 
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toanSo tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
So tay huong dan quan ly tai chinh va ke toan
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về tài nguyên biền, 9 ĐIỂM
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóaPhát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
Phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng trong thời kì công nghiệp hóa
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An GiangLuận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050

  • 1. Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ĐBSCL Chương trình Thoát nước và Chống ngập Đô thị Đồng bằng sông Cửu Long Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 Tháng 9, 2019
  • 2. Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ĐBSCL Chương trình Thoát nước và Chống ngập Đô thị Đồng bằng sông Cửu Long Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 TƯ VẤN EPTISA SỞ XÂY DỰNG AN GIANG Trưởng đoàn tư vấn (chữ ký) John Block Giám đốc/Phó GĐ (chữ ký, đóng dấu) Họ và Tên Chủ nhiệm quy hoạch: (chữ ký) Đặng Thanh Lâm Người kiểm tra/thẩm tra: (chữ ký) Họ và Tên Tháng 9, 2019
  • 3. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang i Mục lục 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 1.1. Giới thiệu Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị........................................................ 1 1.2. Sự cần thiết lập quy hoạch thoát nước..................................................................................... 1 1.3. Mục tiêu quy hoạch thoát nước ................................................................................................ 2 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch...................................................................... 2 1.5. Căn cứ lập quy hoạch............................................................................................................... 2 1.6. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch ......................................................................................... 4 1.7. Thành phần báo cáo quy hoạch ............................................................................................... 5 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................. 6 2.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................................... 6 2.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................................................... 6 2.1.2 Đặc điểm địa hình................................................................................................................... 6 2.1.3 Đặc điểm địa chất................................................................................................................... 6 2.1.4 Đặc điểm khí hậu.................................................................................................................... 7 2.1.5 Đặc điểm thủy văn................................................................................................................ 11 2.1.6 Địa chất thủy văn.................................................................................................................. 17 2.1.7 Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng.......................................................................... 18 2.2 Điều kiện Kinh tế Xã hội .......................................................................................................... 22 2.2.1 Hiện trạng dân số ................................................................................................................. 22 2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội......................................................................................... 22 2.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật............................................................................................ 22 2.3.1 Hiện trạng giao thông ........................................................................................................... 22 2.3.2 Hiện trạng cấp nước............................................................................................................. 24 2.3.3 Hiện trạng cấp điện............................................................................................................... 24 2.3.4 Hiện trạng viễn thông............................................................................................................ 25 2.4 Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................................ 25 3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ............................................................................ 26 3.1 Hệ thống thoát nước mưa ....................................................................................................... 26 3.1.1 Nguồn nước mặt .................................................................................................................. 26 3.1.2 Hiện trạng mạng lưới thoát nước mưa ................................................................................. 26 3.1.3 Tình hình ngập úng đô thị..................................................................................................... 28 3.1.4 Hiện trạng các công trình đầu mối ........................................................................................ 37 3.1.5 Hiện trạng nền xây dựng ...................................................................................................... 37 3.2 Hiện trạng hệ thống thoát và xử lý nước thải........................................................................... 38 4. TÓM TẮT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ LONG XUYÊN ĐẾN NĂM 2035, TẦM NHÌN 2050................................................................................................. 39 4.1 Tóm tắt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố .................................................. 39 4.1.1 Phạm vi và quy mô lập quy hoạch ........................................................................................ 39 4.1.2 Mục tiêu và tính chất của đồ án quy hoạch........................................................................... 40 4.1.3 Dự báo quy mô dân số ......................................................................................................... 40 4.1.4 Dự báo nhu cầu sử dụng đất................................................................................................ 40 4.1.5 Định hướng phát triển không gian đô thị............................................................................... 41 4.1.6 Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật................................................................................. 42 4.1.7 Mục tiêu môi trường ............................................................................................................. 44
  • 4. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang ii 4.2 Các dự án, chương trình và văn bản liên quan........................................................................ 44 5. CÁC CHỈ TIÊU VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ.......................................................................... 49 5.1 Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế......................................................................... 49 5.1.1 Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu ........................................................................................................ 49 5.1.2 Tiêu chí tổng quan của Quy hoạch thoát nước..................................................................... 49 5.1.3. Nguyên tắc thiết kế quy hoạch thoát nước........................................................................... 50 5.1.4. Các thông số kỹ thuật áp dụng cho quy hoạch thoát nước .................................................. 51 5.1.5. Cao độ san nền trong quy hoạch thoát nước....................................................................... 52 5.2 Tiêu chuẩn quy hoạch thoát nước ........................................................................................... 53 5.2.1. Các văn bản pháp lý............................................................................................................ 53 5.2.2. Xác định các chỉ tiêu thiết kế ............................................................................................... 53 6. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC ................................................................................................ 58 6.1 Phân lưu vực thoát nước mưa............................................................................................ 58 6.1.1. Các tiêu chí phân chia lưu vực thoát nước.......................................................................... 58 6.1.2. Đề xuất của Quy hoạch thủy lợi........................................................................................... 58 6.1.3. Đề xuất phân chia lưu vực thoát nước................................................................................. 59 6.2. Phân tích tính chất mặt phủ sau khi cập nhật quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển không gian thành phố ................................................................................................................ 61 6.3. Kết quả tính toán thủy văn, thủy lực thoát nước mưa............................................................. 63 6.3.1. Mô hình thủy văn................................................................................................................. 63 6.3.2. Mô hình thủy lực.................................................................................................................. 64 6.4. Phương án, giải pháp thoát nước........................................................................................... 65 6.4.1. Về tổng thể.......................................................................................................................... 65 6.4.2. Quy hoạch thoát nước năm 2035 ........................................................................................ 66 6.4.4. Định hướng quy hoạch đến năm 2050................................................................................. 68 6.4.5. Giải pháp quy hoạch đến năm 2035 chi tiết cho các lưu vực............................................... 69 6.5 Tổng hợp đề xuất biện phát chống ngập, thoát nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 81 6.5.1 Các biện pháp xây dựng...................................................................................................... 81 6.5.2 Các biện pháp không xây dựng ........................................................................................... 83 7. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THEO CÁC GIAI ĐOẠN 2020-2030.................................. 83 7.1 Mục tiêu và nguyên tắc lựa chọn dự án ưu tiên .................................................................. 83 7.1.1 Đánh giá nhu cầu ............................................................................................................ 83 7.1.2 Nguyên tắc lựa chọn ....................................................................................................... 84 7.1.3 Mục tiêu của việc thực hiện dự án ưu tiên....................................................................... 84 7.2 Các dự án phát triển hệ thống thoát nước mưa.................................................................. 84 7.3 Các dự án phát triển hệ thống thu gom và xử lý nước thải ................................................. 85 7.4 Danh mục các dự án ưu tiên trong giai đoạn đến 2025, 2030 và 2035 ............................... 85 8 VỐN VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ.............................................................................................. 88 8.1 Khái toán kinh phí đầu tư.................................................................................................... 88 8.2 Nguồn vốn và hình thức đầu tư .......................................................................................... 90 9 CHƯƠNG IX. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC....................................................... 90 9.1 Xác định phạm vi của đánh giá môi trường chiến lược ....................................................... 90 9.2 Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính .......................................................................... 90 9.3 Hiện trạng môi trường trước khi thực hiện quy hoạch......................................................... 92 9.4 Tác động đến môi trường khi thực hiện quy hoạch............................................................. 93
  • 5. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang iii 9.4.1 Sự phù hợp mục tiêu quy hoạch với mục tiêu bảo vệ môi trường ................................... 93 9.4.2 Các tác động đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng:................................... 94 9.4.3 Các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng:................................................. 94 9.4.4 Các tác động đến môi trường trong giai đoạn vận hành.................................................. 95 9.5 Các biện pháp giảm thiểu ................................................................................................... 95 9.5.1 Các biện pháp giảm thiểu chung ..................................................................................... 95 9.5.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn trước xây dựng .............................................. 96 9.5.3 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn trước xây dựng .............................................. 96 9.6 Kế hoạch quản lý và chương trình giám sát chất lượng môi trường ................................... 98 9.6.1 Kế hoạch quản lý môi trường .......................................................................................... 98 9.6.2 Chương trình giám sát chất lượng môi trường................................................................ 99 9.7 Kết luận đánh giá môi trường chung................................................................................... 99 10 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC................................................... 100 10.1 Tổ chức quản lý quy hoạch thoát nước............................................................................. 100 10.2 Giải pháp thực hiện quy hoạch ......................................................................................... 100 11 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 101 PHỤ LỤC I: DANH MỤC CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TP LONG XUYÊN.............. 102 PHỤ LỤC II: DANH MỤC CHI TIẾT CÁC TUYẾN CỐNG THOÁT NƯỚC TP LONG XUYÊN .... 109 PHỤ LỤC III: TÍNH TOÁN THỦY LỰC THOÁT NƯỚC TP LONG XUYÊN................................. 121 3.1. Các thông số khí tượng, thủy văn......................................................................................... 121 3.1.1. Các thông số khí tượng ..................................................................................................... 121 3.2. Thiết lập mô hình thủy lực cho hệ thống thoát nước lưu vực nghiên cứu ............................. 122 3.2.2.1. Thiết lập mô hình cho các lưu vực.................................................................................. 122 3.2.2. Điều kiện biên mô hình ...................................................................................................... 124 3.3. Kịch bản tính toán................................................................................................................. 125 3.3. Kết quả thủy lực cống thoát nước......................................................................................... 125 3.3.1 Kết quả tính toán lưu vực 1-2-3-4:...................................................................................... 125 3.3.2 Kết quả tính toán lưu vực 5: ............................................................................................... 167 3.3.3 Kết quả tính toán lưu vực 6: ............................................................................................... 178 3.3.4 Kết quả tính toán lưu vực 7-8-10: ....................................................................................... 229 3.3.5 Kết quả tính toán lưu vực 9-11-12: ..................................................................................... 262 PHỤ LỤC IV: GIẢI TRÌNH BỔ SUNG, CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý BC GIỮA KỲ ...................... 287
  • 6. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang i DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Bản đồ hành chính TP Long Xuyên..................................................................................... 6 Hình 2: Bản đồ địa hình TP Long Xuyên.......................................................................................... 7 Hình 3: Lưu lượng lớn nhất thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000..................................... 13 Hình 4: Biểu đồ mực nước giờ trong mùa lũ 2011 trạm Long Xuyên............................................. 15 Hình 5: Cao độ mực nước đỉnh lũ 2011 theo mô phỏng bằng mô hình thủy lực............................ 17 Hình 6 Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP4.5....................... 19 Hình 7: Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP8.5...................... 20 Hình 8 Bản đồ hiện trạng hạ tầng TP Long Xuyên......................................................................... 28 Hình 9: Các vị trí ngập trong nội đô 2014 ...................................................................................... 31 Hình 10: Hình ảnh ngập lụt tại Long Xuyên tháng 9/2018.............................................................. 32 Hình 11: Bản đồ vị trí các điểm ngập úng nội đô do lũ năm 2018 .................................................. 33 Hình 12: bản đồ đô sâu ngập lũ max như năm 2000 và 2011........................................................ 34 Hình 13: Bản đồ cao độ mực nước lũ năm 2011 theo điều tra....................................................... 35 Hình 14: Hình ảnh lòng kênh thoát nước bị lấn chiếm, bồi lấp....................................................... 36 Hình 15: Bản đồ vị trí 07 khu chức năng TP Long Xuyên .............................................................. 42 Hình 16: Bản đồ cao độ nền các khu vực đại biểu......................................................................... 43 Hình 17: Bản đồ phân chia lưu vực, phân tán dòng chảy theo quy hoạch xây dựng...................... 44 Hình 18: Bản đồ vị trí các trạm xử lý nước thải theo quy hoạch xây dựng..................................... 44 Hình 19: Bản đồ bố trí công trình quy hoạch thủy lợi chống ngập TP Long Xuyên ........................ 47 Hình 20: Biểu đồ IDF trạm Châu Đốc ............................................................................................ 56 Hình 21: Bản đồ phân chia lưu vực thoát nước TP Long Xuyên.................................................... 61 Hình 22: Sơ họa mặt cắt cống thoát nước TP Long Xuyên ........................................................... 68 Hình 23: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 1 và 2 - TP Long Xuyên...................................... 70 Hình 24: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 3 và 4 - TP Long Xuyên...................................... 72 Hình 25: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 5 và 6 - TP Long Xuyên...................................... 74 Hình 26: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 7, 8 và 9 - TP Long Xuyên .................................. 76 Hình 27: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 10 và 11 - TP Long Xuyên .................................. 79
  • 7. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang ii Hình 28: Bản đồ quy hoạch thoát nước lưu vực 12 - TP Long Xuyên............................................ 81 Hình 29: sơ đồ nhóm dự án trọng điểm giai đoạn đầu theo quy hoạch xây dựng TP Long Xuyên (đến năm 2025)............................................................................................................................. 86
  • 8. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Lượng mưa trung bình tháng trạm Long Xuyên 9 Bảng 2: Lượng mưa thời đoạn lớn nhất trong trạm Châu Đốc 10 Bảng 3: Đặc trưng mưa trận trạm Châu Đốc 10 Bảng 4: Lượng mưa X(mm) và cường độ mưa I(mm/h) theo thời đoạn trạm Châu Đốc với tần suất P 11 Bảng 5: Mực nước đỉnh lũ các năm lũ lớn tại Tân Châu 13 Bảng 6: Mức nước lũ cao nhất tại một số vị trí vùng TGLX 14 Bảng 7: Đặc trưng mực nước tháng trạm Long Xuyên 14 Bảng 8: Tần suất mực nước năm và các tháng trạm Long Xuyên 14 Bảng 9: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2000 15 Bảng 10: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2011 16 Bảng 11 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP4.5 20 Bảng 12 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP8.5 20 Bảng 13: Thống kê diện tích đất TP Long Xuyên 25 Bảng 14: Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi TP Long Xuyên 26 Bảng 15: Thống kê hệ thống thoát nước đô thị Long Xuyên 27 Bảng 16: Các đoạn đường bị ảnh hưởng ngập năm 2014 29 Bảng 17: Tổng hợp thiệt hại do lũ lụt ở TP Long Xuyên 37 Bảng 18: Quy mô phát triển dân cư và diện tích đến năm 2035 ở các khu đô thị 39 Bảng 19 Các ô bao phương án quy hoạch thủy lợi chống ngập 47 Bảng 20: Tổng hợp kịch bản nước biển dâng 52 Bảng 21 Mực nước tính toán – mực nước cao nhất có chu kỳ theo tần suất (số năm) 52 Bảng 22: Bảng tổng hợp cao độ san nền 53 Bảng 23: Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P(năm) 53 Bảng 24: Lượng mưa thời đoạn lớn nhất trong trạm Châu Đốc 54 Bảng 25: Đặc trưng mưa trận trạm Châu Đốc 54
  • 9. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang ii Bảng 26: Lượng mưa X (mm) và cường độ mưa I(mm/h) thời đoạn trạm Châu Đốc với tần suất P(%) hay T(năm) 55 Bảng 27: Tần suất mực nước năm và các tháng trạm Long Xuyên 56 Bảng 28: Hệ số dòng chảy cho phân tích thuỷ lực 57 Bảng 29 Phân chia lưu vực thoát nước mưa đô thị 59 Bảng 30: Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 62 Bảng 31: Hệ số mặt phủ khu vực nội thị thành phố Long Xuyên 63 Bảng 32: Mực nước max tại thành phố Long Xuyên qua các năm 65 Bảng 37: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa P. Bình Đức: 69 Bảng 33: Khối lượng tuyến cống lưu vực 3: 71 Bảng 38 Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa X. Mỹ Khánh: 73 Bảng 34: Bảng khối lượng tuyến cống lưu vực 5: 73 Bảng 35: Bảng khối lượng tuyến cống lưu vực 6: 75 Bảng 39: khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 7 75 Bảng 36: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 8: 77 Bảng 40: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 9: 77 Bảng 41: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa phường Mỹ Thới: 78 Bảng 42: Khối lượng tuyến cống thoát nước mưa lưu vực 12 80 Bảng 43: Tổng hợp khối lượng cống hiện trạng và xây dựng mới đến năm 2035 82 Bảng 44: Các tiểu dự án chống ngập cục bộ cho thành phố Long Xuyên 86 Bảng 45: Khái toán đầu tư quy hoạch hệ thống thoát nước thành phố Long Xuyên 89 Bảng 46: Thang đánh giá chất lượng môi trường không khí 92 Bảng 47: Thang đánh giá chất lượng môi trường nước 92 Bảng 48: Hệ thống kênh do thành phố quản lý 102 Bảng 49: Hệ thống kênh do xã, phường quản lý 103 Bảng 50: Thống kê các cống hiện trạng của TP. Long Xuyên 106 Bảng 51: Thống kê hiện trạng hệ thống kè 108 Bảng 52: Bảng tổng hợp các cống thoát nước 109
  • 10. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FPP Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị SECO Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ UBND Ủy ban nhân dân BXD Bộ Xây dựng QH Quy hoạch Viện QHTLMN Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Bộ TNMT Bộ Tài nguyên – Môi trường TP Thành phố TGLX Tứ giác Long Xuyên BĐKH - NBD Biến đổi khí hậu – nước biển dâng CT-ĐĐL Cấu trúc địa động lực DTLV Diện tích lưu vực
  • 11. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị (FPP) là một phần trong dự án 9 năm của GIZ được khởi động từ tháng 9 năm 2012 nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức công cộng và cộng đồng tại Việt Nam để thích ứng với tình trạng độ thị bị ngập úng nghiệm trọng và thường xuyên hơn do sự gia tăng của biến đổi khí hậu. Kể từ khi bắt đầu vào năm 2012, dự án của GIZ đã theo đuổi phương pháp tiếp cận ở nhiều cấp độ (cấp quốc gia, cấp tỉnh và thành phố) nhằm tăng cường năng lực về cả thể chế công thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cũng như nâng cao nhận thức các cộng đồng địa phương và các biện pháp thích ứng. Ở cấp quốc gia, dự án tìm cách tạo ra một khung chính sách cải cách cho khu vực đô thị nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Ở cấp tỉnh và thành phố, mục đích là quản lý rủi ro lũ lụt. Với sự tài trợ của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), hợp phần này tập trung vào việc chuẩn bị các mô hình nguy cơ rủi ro ngập lụt và cập nhật các kế hoạch sử dụng đất và thoát nước tại các thành phố trung tâm là Long Xuyên, Rạch Giá và Cà Mau tại đồng bằng sông Cửu Long. Nội dung dự án gồm:  Phát triển, lắp đặt và vận hành mô hình rủi ro lũ lụt và hệ thống quản lý mô hình nguy cơ ngập lụt tại các thành phố Long Xuyên, Rạch Giá and Cà Mau.  Cung cấp dữ liệu, thông tin và phân tích từ mô hình rủi ro ngập lụt để giúp hướng dẫn lựa chọn vị trí thích hợp cho việc lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm.  Đánh giá và tích hợp dữ liệu từ các bản đồ phù hợp vào mô hình rủi ro ngập lụt.  Thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý mô hình nguy cơ ngập lụt dựa trên công nghệ GIS và công nghệ cơ sở dữ liệu.  Sửa đổi quy hoạch thoát nước hiện hữu tại 3 thành phố dựa trên các kịch bản mô phòng theo mô hình rủi ro lũ lụt.  Đánh giá các hoạt động thí điểm được thự hiện trên hệ thống thoát nước đô thị bền vững ở những nơi khác của Việt Nam.  Lập quy hoạch thoát nước cho ba thành phố Long Xuyên, Rạch Giá và cà Mau.  Xây dựng năng lực cho các cấp chính quyền địa phương có liên quan để vận hành hiệu quả phẩn mềm mô hình hóa rủi ro ngập lụt. 1.2. Sự cần thiết lập quy hoạch thoát nước Long Xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ, mưa lớn và sạt lở bờ sông. Gần đây, thời tiết bất thường bị trầm trọng thêm bởi biến đổi khí hậu đã gây ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở nghiêm trọng dọc theo các con sông và kênh rạch. Bên cạnh đó, sự sụt giảm đáng kể phù sa của dòng Mê-kông do các đập ngăn nước, hoạt động khai thác cát thương mại quy mô lớn trên sông và sụt lún đất do khai thác nước ngầm đã làm tồi tệ thêm tình trạng sạt lở ven sông ngòi và kênh rạch. Hệ thống thoát nước xuống cấp và việc quản lý rác thải chưa thỏa đáng là những nhân tố chính dẫn tới tình trạng ngập lụt cục bộ và tắc nghẽn dòng chảy thoát nước tại một số kênh rạch nội đô. Ngập lụt diễn ra thường xuyên với độ sâu 30cm trong mùa mưa từ tháng 9 – tháng 10 hằng năm, chủ yếu tại hai phường Mỹ Phước, Mỹ Long của thành phố Long Xuyên. Ngập lụt thường kéo dài trong 2 giờ. Một dự án nâng cao kè bờ sông với chiều dài 3km đang được triển khai từ ngân sách trung ương. Thành phố hiện có một hệ thống thoát nước chung đổ ra dòng sông Hậu. Cần cải tạo và nâng cấp đáng kể hệ thống thoát nước đô thị để giảm tác động của lũ lụt. Qua phân tích tổng hợp tình hình phát triển đô thị đặc biệt tình trạng ngập úng, thoát nước mưa và
  • 12. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 2 xử lý nước thải đang là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết mặt khác làm cơ sở cho quản lý và đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước trong thời gian tới thì việc lập Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết. Nhiệm vụ lập Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh An Giang phê duyệt tại Quyết định số 1624/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2018 là sơ cở quan trọng cho thực hiện các nội dung của Quy hoạch. 1.3. Mục tiêu quy hoạch thoát nước a) Cụ thể hóa định hướng quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên trong điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035 có xem xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. b) Quy hoạch góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại ranh giới nghiên cứu quy hoạch, cải thiện điều kiện vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. c) Xác định lưu vực tiêu thoát nước, hướng thoát nước mưa, vị trí quy mô các công trình đầu mối (nếu có), mạng lưới thoát nước mưa. d) Làm cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Long Xuyên 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch a) Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: Phạm vi lập nghiên cứu là toàn thành phố Long Xuyên theo ranh giới hành chính hiện tại của thành phố với quy mô 115,34km2 và có xét đến kết nối với vùng phụ cận. Phạm vi lập Quy hoạch thoát nước tập trung trong khu vực đô thị hóa. b) Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch: Tập trung vào thoát nước mưa và có cập nhật các dự án thoát nước và xử lý nước thải. 1.5. Căn cứ lập quy hoạch a) Các văn bản pháp lý - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 26/06/2014; - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014; - Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; - Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về Về thoát nước và xử lý nước thải; - Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; - Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về Quy hoạch xây dựng; - Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy
  • 13. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 3 định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; - Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đô án Quy hoạch xây dựng vùng, Quy hoạch Đô thị và Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù; - Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ v/v Điều chỉnh định hướng quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 Phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2050; - Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ TN&MT phát hành năm 2016). b) Các văn bản khác có liên quan: - Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 27/08/2013 của UBND tỉnh An Giang. Về việc Phê duyệt kế hoạch hành động chi tiết của các ngành, lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia; - Quyết định số 2274/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 Vv: Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 505/QĐ-UBND ngày 03/04/2012 của UBND tỉnh An Giang về Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Long Xuyên đến năm 2025; - Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050 (Báo cáo Đánh giá hiện trạng và ý tưởng quy hoạch năm 2016); - Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh An Giang. Về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến 2030; - Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của UBND tỉnh An Giang. Về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27/06/2012 của Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020; - Quyết định số 271/QĐ-UBND ngày 19/01/2017 của UBND tỉnh An Giang: Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh An Giang; - Kế hoạch số 655/KH-UBND ngày 06/12/2016 của UBND tỉnh An Giang. Kế hoạch hành động Về việc thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu của nghành Xây dựng, giai đoạn 2016 – 2020; - Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 31/12/2015 của UBND thành phố Long Xuyên: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 thành phố Long Xuyên; - Quy hoạch thủy lợi tổng thể ĐBSCL thích ứng với BĐKH-NBD (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/9/ 2012; - Quyết định số 5313/QĐ-BNN-TCTL ngày 20/12/2017 của Bộ NN&PTNT về Ban hành Quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Tứ giác Long Xuyên; - Quy hoạch kiểm soát và sử dụng nước lũ ĐBSCL theo quyết định số 144/QĐ-TTG ngày 21/6/1999 và Báo cáo Quy hoạch lũ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Viện QHTLMN đang thực hiện; - Quyết định số 1773/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 của UBDN tỉnh An Giang lê duyệt Quy hoạch chi tiết thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2020 (bao gồm cả tiêu nước nông thôn và thành thị, kiểm soát lũ, kết hợp giao thông, thích ứng BĐKH); - Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
  • 14. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 4 ban hành trong Quyết định số 2139; - Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030. (Viện Quy hoạch Xây dựng Miền Nam 12/2016); - Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; - Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang; - Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang (phần bản vẽ); - Các văn bản pháp luật liên quan (xây dựng, quản lý đô thị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tới năm 2020, chương trình quản lý đô thị và quản lý thoát nước); - Số liệu, tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh và thành phố, kịch bản biến đổi khí hậu 2016 dựa trên các dự báo của Bộ TNMT năm 2016; - Các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện thời; - Bản đồ phạm vi ngập lụt đô thị TP Long Xuyên do tư vấn Eptisa thực hiện (dự kiến đến tháng 9/2018); - Bản đồ cao độ số (DEM) của toàn thành phố độ phân giải 5m*5m do tư vấn Eptisa lập dựa trên bản đồ cao độ số của Bộ TNMT năm 2010 và chỉnh sửa dự trên số liệu khảo sát cao độ đường phố năm 2018 do Eptisa thực hiện; - Bản đồ khu vực quy hoạch, tỷ lệ 1/10.000-1/25.000 do vấn Eptisa lập dự trên bản đồ quy hoạch xây dựng do Sở Xây dựng cấp; - Các quy hoạch ngành khác. c) Các nguồn tài liệu khác: - Niên giám thống kê các năm 2014 -2018 thành phố Long Xuyên; - Các dự án khác có liên quan trên địa bàn thành phố Long Xuyên; - Các kết quả điều tra, khảo sát, các tài liệu số liệu có liên quan. - Các quy hoạch chuyên ngành liên quan; d) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng: - QCVN 07-2:2016/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát nước. - QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia – Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành. - QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. - QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - TCVN 5945:2010 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7957:2008 về thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác có liên quan. 1.6. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch Quy hoạch thoát nước đô thị là quy hoạch chuyên ngành được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị. Theo điều 5 thuộc Nghị định 80/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải ngày 06/08/2014,
  • 15. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 5 nhiệm vụ quy hoạch chuyên ngành thoát nước phải làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước. Do có tính đến tác động của biến đổi khí hậu vì vậy bổ sung thêm một số nội dung, các nội dung nghiên cứu lập quy hoạch được đề xuất như sau: a) Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển khu vực quy hoạch. Đánh giá tổng quát về thực trạng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng của khu vực quy hoạch. b) Nghiên cứu điều kiện thủy văn, khí hậu, hiện trạng sông ngòi, ao hồ các dữ liệu về chất lượng nước của các sông. c) Nghiên cứu đánh giá tổng hợp và toàn diện hiện trạng thoát nước của thành phố Long Xuyên đặc biệt khả năng tiêu thoát nước mưa và ngập úng đô thị; d) Rà soát, đánh giá các quy hoạch, dự án có liên quan đã và đang triển khai trên địa bàn e) Rà soát, lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống thoát nước. g) Phân tích các yếu tố gây ngập úng, tình hình ô nhiễm môi trường, đề xuất các giải pháp làm giảm thiểu và thích ứng dưới tác động của biến đổi khí hậu; h) Lựa chọn mô hình thoát nước; Phân tích thủy văn, thủy lực của các giải pháp thoát nước i) Đề xuất các biện pháp phòng chống ngập; giảm thiểu ô nhiễm môi trường k) Vị trí, quy mô công trình đầu mối, các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận; l) Xác định hướng, vị trí, kích thước mạng lưới thoát nước, các điểm xả, cao trình mực nước, lưu lượng tối đa, yêu cầu chất lượng nước tại điểm xả m) Xác định các chương trình và dự án đầu tư ưu tiên, sơ bộ tổng mức dự kiến nguồn vốn, hình thức đầu tư và kế hoạch thực hiện n) Đánh giá môi trường chiến lược. 1.7. Thành phần báo cáo quy hoạch a. Bản vẽ quy hoạch thoát nước: - Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỷ lệ 1/25.000; - Bản đồ hiện trạng hệ thống tiêu thoát nước mưa; vị trí, quy mô các công trình đầu mối tỷ lệ 1/10.000; - Bản đồ hiện trạng ngập úng đô thị tỷ lệ 1/10.000; - Bản đồ quy hoạch thoát nước toàn đô thị: 1/10.000; - Bản đồ quy hoạch thoát nước cơ bản thể hiện: Phân vùng thoát nước; dự báo về vùng, khu vực ngập úng; vị trí, quy mô các công trình đầu mối; vị trí, quy mô các tuyến thoát nước cấp 1, cấp 2 tỷ lệ 1/5.000; - Các bản đồ khác có liên quan quy hoạch thoát nước theo quy định. b. Báo cáo tóm tắt, báo cáo thuyết minh tổng hợp, phụ lục và dự thảo tờ trình và quyết định phê duyệt quy hoạch; đĩa CD lưu trữ toàn bộ đồ án quy hoạch. Số lượng báo cáo và bản vẽ tuân thủ theo Thông tư 12/2016/TT-BXD, ngày 29/6/2016: - Hồ sơ thẩm định trình Sở Xây dựng: 15 bản - Hồ sơ phê duyệt: 03 bản - Hồ sơ lưu trữ: 15 bản
  • 16. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 6 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Long Xuyên nằm ở khu vực phía bắc của Đồng bằng sông Cửu Long, bên bờ sông Hậu, cách biên giới với Campuchia 60 km. Thành phố Long Xuyên là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang, nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long. Long Xuyên là đô thị loại hai và là thành phố lớn thứ hai trong vùng (sau Cần Thơ). Thành phố sớm trở thành đô thị loại I vào năm 2020. Giới hạn của thành phố như sau (Hình 1): - Phía Bắc giáp huyện Châu Thành; - Phía Nam giáp TP. Cần Thơ; - Phía Đông giáp sông Hậu và huyện Chợ Mới; - Phía Tây giáp huyện Thoại Sơn. Theo niên giám thống kê năm 2018 (chi cục thống kê thành phố Long Xuyên), diện tích thành phố là 115,36 km2 với dân số 286.638 người, mật độ dân số 2.485 người/km2. Thành phố có 11 phường: Mỹ Bình, Mỹ Long, Đông Xuyên, Mỹ Xuyên, Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa và 2 xã: Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng. Hình 1: Bản đồ hành chính TP Long Xuyên 2.1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình thành phố Long Xuyên bằng phẳng nhưng cao độ mặt đất tương đối thấp: cao độ mặt đất trung bình từ 1 - 2,5m. Khu vực có cao độ mặt đất từ 2 - 3 m là khu vực nội ô gồm 2 phường Mỹ Long, Mỹ Bình và ven trục quốc lộ 91. Khu vực có cao độ mặt đất từ 1,5 - 2,5m phần lớn là ven các sông rạch chính như sông Hậu, rạch Long Xuyên và ven các trục lộ. 2.1.3 Đặc điểm địa chất
  • 17. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 7 Cấu tạo địa tầng ở khu vực TP Long Xuyên nói riêng và tỉnh An Giang nói chung có nguồn gốc trầm tích biển, cột địa tầng được phân bố thành các phần chính như sau: Tầng có đất đỏ hoặc xám trên cùng hình thành trong điều kiện trầm tích của sông Cửu Long, tầng đất xuất hiện tại những nơi có thế đất cao. Tiếp theo tầng đất đỏ là tầng đất sét lam có bề dày đều đặn trung bình từ 1,8 - 2,3m nằm trong khoảng trung bình từ +0,5 đến +2,0. Nhóm tinh thể thạch cao Sennite, các lớp mùn, bã thực vật như rong, tảo, bần được xen kẽ chứng tỏ tầng sét lam được hình thành trong điều kiện biển ẩm chứa nhiều gốc Sunfat, đây là yếu tố chủ yếu làm chua hoá chất. Đặc tính của tầng sét lam là ngăn thấm rất tốt. Đất dưới tầng sét lam là bùn có phạm vi cỡ hạt rất rộng từ sỏi, cát đến hạt bột và sét. Đặc tính của chúng là ở dạng bùn có tính chất phân ly trong nước rõ rệt. Đây là tầng đất mềm yếu, thấm nước mạnh có chiều dày biến đổi từ vài mét đến vài chục mét. Hình 2: Bản đồ địa hình TP Long Xuyên 2.1.4 Đặc điểm khí hậu Thành phố Long Xuyên nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa phân biệt khá rõ rệt là mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau, có gió thịnh hành là gió Đông Bắc, và mùa mưa từ tháng V đến tháng XI có gió thịnh hành là gió mùa Tây Nam. Tại TP Long Xuyên có các trạm đo mưa và trong tỉnh An Giang có trạm quan trắc khí tại TX Châu Đốc trạm quan trắc đầy đủ 06 yếu tố khí tượng bao gồm mưa, độ ẩm, nhiệt độ, nắng, gió, bốc hơi. a) Nhiệt độ: Tỉnh An Giang nằm ở vị trí có vĩ độ thấp, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều kiện bức xạ mặt trời quanh năm dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh cực đới phía Bắc mà chủ yếu bị chi phối của các khối không khí nóng ẩm phía Đông và Nam nên nhiệt độ trung bình hàng năm cao (27,30C) và thay đổi từ 25,8 - 28,70C. Tháng IV nóng nhất, nhiệt độ bình quân từ 27,3 - 30,00C. Tháng I thấp nhất, nhiệt độ bình quân từ 24,6 - 26,90C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng trong năm khoảng 2,9 - 3,00C. Do tính biến động của khí hậu nên từng năm cụ thể có sự dịch chuyển tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất và thấp nhất trong năm. Trung bình từ 80-90% số năm có nhiệt độ trung bình cao nhất xảy ra vào tháng IV và khoảng 10-20% xảy ra vào tháng V.
  • 18. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 8 b) Độ ẩm: Độ ẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng điều thấy rõ nét nhất là có quan hệ đồng biến với mưa, nghĩa là lượng mưa lớn thì độ ẩm lớn và ngược lại, nhưng lại nghịch biến với nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì độ ẩm càng giảm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm thay đổi từ 77,7% đến 83,9%. Trong năm, tháng VII, VIII và IX độ ẩm trung bình đạt giá trị cao nhất (87÷89%). Tháng II và III độ ẩm tương đối trung bình đạt giá trị thấp nhất 71÷83%. c) Bốc hơi: Lượng bốc hơi nước tại Long Xuyên cũng chịu ảnh hưởng theo mùa. Mùa khô lượng bốc hơi rất lớn thường chiếm 2/3 lượng bốc hơi cả năm, mà cao nhất là vào tháng 3 (hơn 160 mm) lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 9 và tháng 10 là tháng có mưa nhiều và độ ẩm lớn (khoảng 80 mm). Lượng bốc hơi cả năm tại Long Xuyên khoảng 1.300 mm. Mặc dù có lượng bốc hơi nước và có mùa khô kéo dài nhưng khí hậu Long Xuyên vẫn thuộc loại ẩm. d) Số giờ nắng: Khu vực Long Xuyên có số giờ nắng trung bình khá cao, bình quân cả năm 6,7 giờ/ngày. Tháng I-IV, số giờ nắng cao nhất (trung bình 7,4 - 8,2 giờ/ngày, trong trong đó cao nhất là tháng II “8,2 giờ/ngày”). Tháng VIII, IX có số giờ nắng thấp nhất “5,5 giờ/ngày”. Từ tháng VI trở đi số giờ nắng giảm nhanh đến tháng IX và đạt giá trị cực tiểu 164 giờ vào tháng IX và sau đó lại tăng từ tháng XI và đạt đỉnh vào tháng III năm sau. (245 giờ tại Châu Đốc). e) Chế độ gió: Trong năm có hai mùa gió: gió mùa Đông bắc thịnh hành từ tháng XI đến tháng IV và gió mùa Tây nam thịnh hành từ tháng V đến tháng X. Gió mùa Đông bắc với thành phần chính là gió hướng Đông chiếm 50-70% số lần xuất hiện trong tháng, tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất là 2,4 m/s (tháng VIII), tốc độ gió tức thời lớn nhất 20,0 m/s xảy vào tháng VI/1985 tại Châu Đốc. Gió mùa Tây Nam với thành phần chính là gió hướng Tây, chiếm từ 40-50% số lần xuất hiện trong tháng, tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất 1,8 m/s. Thành phố Long Xuyên hầu như rất ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão xuất phát từ biển Đông; tuy nhiên hàng năm cũng thường xuất hiện những cơn lốc, gió xoáy có sức gió khá mạnh gây thiệt hại nhà cửa và hoa màu. f) Đặc điểm mưa thành phố Long Xuyên  Đặc điểm mưa năm, mưa tháng: Chế độ mưa tại Long Xuyên ảnh hưởng theo 2 mùa gió, sự biến động của mưa tương đối phức tạp nhưng mức độ biến động không lớn. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa từ tháng V đến XI chiếm 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình cả năm tại Long Xuyên từ 1.200 - 1.700 mm, trong đó mùa mưa chiếm từ 1.050 - 1.550 mm và tập trung nhiều nhất vào tháng X với lượng mưa bình quân là 281,6mm (dao động từ từ 128 – 547 mm). Lượng mưa hàng năm tại Long Xuyên không lớn với cường độ mưa trung bình một ngày là 3,4 mm, tuy nhiên lượng mưa ngày lớn nhất lại lớn. Lượng mưa trung bình tăng dần từ tháng V (nhiều năm là 128,8mm) và trung bình 14 ngày có
  • 19. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 9 mưa, đạt giá trị lớn nhất vào tháng X. Sang tháng XI nhìn chung lượng mưa trung bình giảm nhiều, chỉ còn khoảng bằng 2/3 lượng mưa tháng X (150 mm) với số ngày mưa trung bình 12 ngày/tháng.  Đặc điểm lượng mưa nhóm ngày: Phân tích tài liệu mưa ngày trạm Long Xuyên cho thấy khả năng xảy ra lượng mưa nhóm ngày max ứng với các cấp cho thấy: - Tháng IX và X khả năng xảy ra lượng mưa ngày trên 50 mm đạt giá trị cao nhất (>50%) các tháng còn lại trên 15%. - Lượng mưa 1 ngày max khá ổn định trong tháng IX và X, do vậy lượng mưa bình quân 1 ngày max tháng IX và X đạt ở mức lớn nhất (51,1-56,5 mm), các tháng còn lại, lượng mưa bình quân 1 ngày max chỉ có từ 39,5-46,5 mm. - Tháng IX và X, có khoảng 60-70% lượng mưa 5 ngày max bao gồm lượng mưa 3 ngày max và 1 ngày max (lượng mưa 3 ngày max luôn bao gồm lượng mưa 1 ngày max). Các tháng còn lại, khả năng bao trùm lượng mưa 5 ngày max trong 3 ngày max đều không quá 50% số năm quan trắc. Bảng 1: Lượng mưa trung bình tháng trạm Long Xuyên Đơn vị: mm Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng 1977 9,6 0,0 0,0 29,4 14,0 220,5 341,3 113,7 180,0 261,2 128,3 0,0 1,298 1978 0,2 0,0 0,0 106,0 265,7 166,8 187,0 181,7 222,9 295,8 115,7 35,8 1,578 1979 36,0 0,0 0,0 166,0 121,4 112,4 225,8 205,4 174,4 178,0 200,1 28,3 1,348 1983 5,5 0,0 0,0 3,0 89,3 88,2 199,1 300,3 260,6 228,6 148,6 0,0 1,323 1984 0,0 0,0 0,0 163,2 160,6 366,8 183,0 244,4 137,0 163,8 75,4 46,8 1,541 1985 0,0 3,1 0,0 110,0 275,2 100,0 138,6 176,0 320,0 284,3 123,8 31,7 1,563 1987 7,0 0,0 41,1 0,0 43,2 169,8 77,1 210,0 202,9 243,6 143,1 5,4 1,143 1988 2,3 27,0 0,0 10,2 199,0 84,6 294,9 78,1 239,5 203,1 109,7 3,2 1,252 1990 0,0 0,0 0,0 7,3 49,4 145,4 160,9 176,8 238,9 244,5 158,6 5,0 1,187 1993 0,0 0,0 16,2 12,9 57,5 189,9 184,7 124,5 210,4 301,6 96,0 21,5 1,215 1994 26,0 0,0 14,7 73,6 161,7 115,6 219,0 116,3 132,3 127,8 27,2 51,6 1,066 1995 0,0 0,0 0,5 35,5 26,2 123,4 120,2 331,8 345,5 359,3 134,3 83,4 1,560 1996 0,0 0,0 0,0 83,8 182,9 159,8 241,0 47,4 330,7 446,8 378,9 39,6 1,911 1997 0,0 38,0 3,3 82,0 172,5 54,1 130,8 141,1 192,7 297,8 124,8 0,0 1,237 1998 0,0 0,0 0,0 32,1 131,2 120,5 203,4 224,8 254,7 311,3 174,8 41,7 1,495 1999 50,3 45,9 57,7 280,2 131,3 196,9 407,0 245,0 75,2 547,2 298,2 25,2 2,360 2000 25,0 24,6 13,3 218,7 184,9 245,6 172,9 302,8 124,7 283,7 167,6 124 1,887 2001 0,3 1,0 94,1 185,8 111,6 280,1 159,3 189,0 182,8 362,7 24,1 17,0 1,608 2002 0,0 0,0 0,0 61,8 7,6 147,7 139,1 263,9 141,2 177,5 187,5 92,5 1,219 2003 0,0 0,0 0,0 3,0 220,1 90,0 311,8 201,0 250,5 352,5 22,7 10,5 1,462 2005 0,0 0,0 5,4 0,0 56,7 123,8 231,0 100,7 283,9 369,4 156,0 85,1 1,412 2006 11,8 5,4 162 32,1 191,3 145,9 266,2 219,9 229,5 274,9 94,1 6,2 1,639 2007 26,1 7,4 33,7 94,4 179,0 172,7 135,5 263,0 386,2 236,0 226,6 113 1,873 2010 24,0 0,0 2,1 7,8 38,3 107,8 258,3 173,8 157,5 365,8 344,0 40,2 1,520 2012 4,6 31,6 98,6 83,1 217,8 154,0 124,7 220,0 335,6 160,9 139,2 9,7 1,580 2013 4,5 7,6 0,0 51,8 121,0 254,6 207,2 238,0 303,9 192,4 114,6 22,3 1,518 2014 0,0 0,0 5,4 83,7 67,2 174,2 88,1 117,8 219,9 331,9 135,9 84,9 1,309
  • 20. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 10 - Lượng mưa thờ i đoạn (mưa trận): Tình hình ngập úng và khả năng tiêu thoát có liên quan mật thiết với mưa thời đoạn. Trong vùng nghiên cứu không có trạm tự ghi mưa thời đoạn, do vậy, việc tính toán mưa thời đoạn phục vụ cho việc nghiên cứu tiêu thoát cho TP Long Xuyên dựa vào tài liệu mưa thời đoạn trạm Châu Đốc cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 45 km về phía Tây Bắc. Qua phân tích tài liệu thống kê mưa thời đoạn trạm Châu Đốc cho thấy những trận mưa thường xảy ra trong thời gian ngắn với thời gian từ 30 phút đến 120 phút, có những trận mưa kéo dài 2,5 đến 3,0 giờ hoặc hơn. Lượng mưa đo được lớn nhất trong 15 phút là 41,6mm và trong 30 phút là 60,4 mm. Lượng mưa 3 giờ lớn nhất là 103,5 mm xảy ra vào ngày 22/VIII/1999, lượng mưa trong 3 giờ trung bình nhiều năm là 67,8 mm. Bảng 2: Lượng mưa thời đoạn lớn nhất trong trạm Châu Đốc Đơn vị: mm TT Thời đoạn Lượng mưa bình quân Lượng mưa lớn nhất Ngày /tháng/năm xuất hiện 1 15 phút 26,7 41,6 3/VI/2004 2 30 phút 40,4 60,4 28/IX/2008 3 45 phút 52,5 79,9 28/IX/2008 4 60 phút 59,9 92,8 26/VII/2007 5 120 phút 65,6 93,8 26/VII/2007 6 180 phút 67,8 103,5 22/VIII/1999 7 240 phút 70,5 104,1 22/VIII/1999 8 360 phút 72,8 105,9 13/X/2010 9 720 phút 76,5 106,5 13/X/2010 10 1440 phút 82,4 159,4 22/VIII/1999 Ghi chú: tài liệu thời kỳ 1995-2014 Theo kết quả tham vấn ở địa phương cho thấy nội ô TP Long Xuyên thường bị ngập với những trận mưa kéo dài từ 3 giờ trở lên, thường là những trận mưa to, làm hệ thống tiêu thoát không kịp, nước dềnh lên cao gây úng ngập tại những vùng có địa hình thấp và nhất là khu vực thiếu hệ thống cống tiêu thoát hoặc khẩu độ tiêu thoát chưa đáp ứng với lượng nước mưa cần tiêu thoát. Đây là cơ sở cho việc tính toán mô hình mưa thiết kế tiêu thoát nước mưa cho TP Long Xuyên. Tài liệu liên quan mật thiết nhất đến việc tính toán khả năng tiêu thoát đô thị là mưa thời đoạn. Tuy nhiên, nếu tính toán với tiêu chuẩn mưa trận nội ô 30 phút, 45 phút hay 60 phút thì cường độ mưa khá lớn. Qua phân tích tính toán tiêu chuẩn tính tiêu thoát nước cho TP Long Xuyên là tính cho mưa trận 180 phút trạm Châu Đốc với tần suất là 20% (tức trung bình 5 năm xuất hiện 01 lần trận mưa có lượng mưa lớn hơn hoặc bằng lượng mưa tính toán thiết kế) với lượng mưa là 86,4mm. Bảng 3: Đặc trưng mưa trận trạm Châu Đốc Phút Số năm Đặc trưng tần suất Lượng mưa thời đoạn (mm) ứng với tần suất Cv Cs Xbq 0,5% 1% 2% 5% 10% 20% 50% 75% 15 20 0,30 0,38 27 50,8 48,1 45,3 41,2 37,7 33,7 26,5 21,3 30 20 0,32 0,37 41 79,4 75,1 70,6 64,0 58,3 51,8 40,3 31,8 45 20 0,34 0,36 53 105,6 99,8 93,5 84,5 76,8 67,9 52,0 40,5 60 20 0,34 0,21 60 116,6 110,6 104,2 94,7 86,6 76,9 59,3 45,9 120 20 0,31 0,22 66 122,9 116,9 110,4 100,9 92,7 83,0 65,3 51,8 180 20 0,32 0,25 68 129,3 122,8 115,8 105,6 96,8 86,4 67,6 53,5 240 20 0,32 0,22 71 134,2 127,5 120,3 109,8 100,6 89,8 70,2 55,3 360 20 0,30 0,21 73 134,8 128,2 121,2 110,9 102,0 91,5 72,2 57,6 720 20 0,30 0,18 76 138,6 132,1 125,0 114,6 105,6 95,0 75,3 60,3 1440 20 0,38 0,85 85 193,8 179,6 164,9 144,6 128,0 109,8 80,3 61,4 Ghi chú: Chuỗi số liệu 20 năm (1995-2014)
  • 21. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 11 Bảng 4: Lượng mưa X(mm) và cường độ mưa I(mm/h) theo thời đoạn trạm Châu Đốc với tần suất P Phút P0,5% P1% P2% P5% P10% P20% P50% P75% X I X I X I X I X I X I X I X I 15 51 203 48 192 45 181 41 165 38 151 34 135 27 106 21 85 30 79 159 75 150 71 141 64 128 58 117 52 104 40 81 32 64 45 106 141 100 133 94 125 85 113 77 102 68 91 52 69 41 54 60 117 117 111 111 104 104 95 95 87 87 77 77 59 59 46 46 120 123 61 117 58 110 55 101 50 93 46 83 42 65 33 52 26 180 129 43 123 41 116 39 106 35 97 32 86 29 68 23 54 18 240 134 34 128 32 120 30 110 27 101 25 90 22 70 18 55 14 360 135 22 128 21 121 20 111 18 102 17 92 15 72 12 58 10 720 139 12 132 11 125 10 115 10 106 9 95 8 75 6 60 5 1440 194 8 180 7 165 7 145 6 128 5 110 5 80 3 61 3 2.1.5 Đặc điểm thủy văn a) Đặc điểm thủy văn sông Mê Công Thượng nguồn sông Mê Công (từ nguồn đến Chiang Saen, thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Myanmar) với chiều dài khoảng 1.800 km, diện tích gần 200.000 km2 có địa hình dạng núi cao hiểm trở, lắm thác nhiều ghềnh. Hạ lưu (từ Chiang Saen đến biển, thuộc lãnh thổ Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) có chiều dài khoảng 2.400 km, diện tích gần 600.000 km2 có địa hình phức tạp và đa dạng với tiềm năng phát triển thủy điện và nông nghiệp. Nguồn cung cấp nước chính cho sông Mê Công là tuyết tan ở phần thượng lưu (diện tích hứng nước chiếm khoảng 24% diện tích lưu vực (DTLV) và mưa ở phần hạ lưu Mê Công (khoảng 76% DTLV). Chế độ dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa kiệt từ tháng XII-V, thời gian kiệt nhất thường xảy vào cuối tháng III sang đầu tháng IV. Mùa lũ từ tháng VI-X, đỉnh lũ thường xảy vào tháng VIII-IX. Phần châu thổ sông Mê Công từ sau Kratie, có chế độ dòng chảy khá phức tạp, ảnh hưởng bởi cơ chế điều tiết tự nhiên của Biển Hồ và sự chi phối bởi chế độ thủy triều. Nhìn chung, chế độ thủy văn được phân thành hai mùa: - Mùa kiệt từ XII-V, thời gian kiệt nhất thường xảy vào cuối tháng IV sang đầu tháng V, với lưu lượng thay đổi từ 2.000-6.000 m3 /s; - Mùa lũ từ tháng VI đến hết tháng XI, đỉnh lũ thường xảy vào tháng IX-X. Lũ lịch sử năm 2000 tại Kratie có tổng lượng lũ 90 ngày là 367 tỷ m3, 120 ngày (tháng VII-X) hơn 449 tỷ m3, lớn nhất trong 76 năm qua (1926-2002); tổng lượng lũ năm 2000 vào ĐBSCL trong thời kỳ từ 1/VII đến hết tháng XI đạt trên 425 tỷ m3. Lũ sông Mekong chảy vào ĐBSCL theo dòng chính và từ các vùng ngập lụt Campuchia tràn xuống. Tổng lưu lượng trung bình khoảng 38.000 m3/s (ứng với mức nước Tân Châu 4,40, Châu Đốc 3,88). Những năm lũ lớn có thể đạt 40.000 - 45.000 m3/s, trong đó qua dòng chính khoảng 32.000 - 34.000 m3/s, chiếm khoảng 75 - 80%, lũ tràn qua biên giới 8.000 - 12.000 m3/s, chiếm tỷ lệ 20 - 25%, trong đó vào TGLX khoảng 2.000 - 4.000 m3/s, vào ĐTM khoảng 6.000 - 9.000 m3/s. Trên dòng chính lưu lượng qua Tân Châu 23.000 - 25.000 m3/s (chiếm 82 - 86%), qua Châu Đốc khoảng 7.000 - 9.000 m3/s (chiếm 14 - 18%). Tổng lượng lũ vào ĐBSCL khoảng 350 - 400 tỷ m3, trong đó theo dòng chính khoảng 80 - 85%, tràn qua biên giới khoàng 15 - 20%. Về mức nước, có sự chênh lệch giữa sông Tiền và sông Hậu. Trong cùng thời điểm mức nước Tân Châu cao hơn
  • 22. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 12 Châu Đốc khoảng 40 - 60 cm. Vì vậy, luôn luôn có sự chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu qua các kênh nối giữa 2 sông này như Tân Châu - Châu Đốc, Vàm Nao .... trong đó Vàm Nao là lớn nhất. Do có hướng chuyển nước này mà tỷ lệ phân phối nước giữa sông Tiền, sông Hậu tại Mỹ Thuận - Cần Thơ là tương đối cân bằng (51% và 49%). Phần lớn lượng lũ ở ĐBSCL theo sông chính chảy ra biển Đông, một phần theo hệ thống kênh rạch thoát ra biển Tây và sông Vàm Cỏ. b) Đặc điểm thủy văn sông Cửu Long  Thủy văn mùa kiệt Tân Châu và Châu Đốc được xem là hai vị trí đầu nguồn sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu). Tuy vẫn còn ảnh hưởng nhẹ thủy triều trong mùa lũ, nhưng chế độ dòng chảy tại đây vẫn thể hiện khá rõ hai mùa: Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII kéo dài đến hết tháng VI và Mùa lũ kéo dài 5 tháng, bắt đầu từ tháng VII đến hết tháng XI. Hàng năm, từ cuối tháng XI, khi lượng nước lũ từ thượng nguồn chuyển về giảm cùng với thời kỳ mưa ít xảy ra trên toàn đồng bằng và cũng là lúc thủy triều hoạt động mạnh trở lại. Các ảnh hưởng này có tính chất quyết định đến sự biến đổi mực nước ở sông Cửu Long và các sông rạch nội đồng trong mùa kiệt. Tại khu vực thượng nguồn sông Tiền (trạm Tân Châu) và sông Hậu (trạm Châu Đốc) mực nước giảm nhanh chóng từ cuối tháng XII, đạt giá trị thấp nhất vào tháng IV sau đó tăng dần theo sự gia tăng lượng nước từ thượng nguồn chuyển về. Tài liệu lưu lượng bình quân tháng trạm Tân Châu (sông Tiền) và Châu Đốc (sông Hậu) cho thấy từ tháng XII, dòng chảy trung bình tháng trên cả 2 sông (Tiền và Hậu) lớn nhất (bình quân 13.000 m3/s) giảm nhanh và đạt giá trị nhỏ nhất vào tháng IV (khoảng 3.000 m3/s). Lưu lượng dòng chảy sông Tiền qua Tân Châu chiếm khoảng 80% và sông Hậu qua Châu Đốc khoảng 20%. Dòng chảy từ sông Tiền bổ sung cho sông Hậu qua sông Vàm Nao, sau hợp lưu sông Vàm Nao lưu lượng dòng chảy hai sông đạt tỷ lệ tương đương nhau.  Thủy văn mùa lũ Hàng năm, thông thường từ tháng VII, khi lượng nước thượng nguồn dồn về nhiều làm cho mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc gia tăng nhanh chóng, tình hình ngập lụt bắt đầu xuất hiện ở khu vực đầu nguồn ĐBSCL. Trong thời gian khoảng từ 15-31/VIII hàng năm, mực nước tại Tân Châu thường ở mức trên 3,25 m và Châu Đốc trên 3,00 m. Tại Tân Châu, mực nước lũ cao nhất năm thường xảy ra từ cuối tháng IX đến giữa tháng X. Thời gian duy trì mực nước trên 3,00 m tại Châu Đốc và trên 3,25 m tại Tân Châu khoảng 3 tháng đối với năm lũ lớn và 2 tháng đối với năm lũ trung bình. Thời kỳ lũ lớn, cường suất lũ lên trung bình 3-4 cm/ngày. Từ tháng XI trở đi lũ bắt đầu rút với cường suất cao kể với 2-4 cm/ngày. Lũ sông Mekong chảy vào ĐBSCL theo dòng chính và từ các vùng ngập lụt Campuchia tràn xuống. Tổng lưu lượng trung bình khoảng 38.000 m3 /s (ứng với mức nước Tân Châu 4,40 m, Châu Đốc 3,88 m). Những năm lũ lớn có thể đạt 40.000- 45.000 m3 /s, trong đó qua dòng chính khoảng 32.000 -34.000 m3 /s, chiếm khoảng 75- 80%, lũ tràn qua biên giới 8.000-12.000 m3 /s, chiếm tỷ lệ 20-25%, trong đó vào TGLX khoảng 2.000-4.000 m3 /s, vào ĐTM khoảng 6.000-9.000 m3 /s. Trên dòng chính lưu lượng qua Tân Châu 23.000-25.000 m3 /s (chiếm 82-86%), qua Châu Đốc khoảng 7.000-9.000 m3 /s (chiếm 14-18%). Tổng lượng lũ vào ĐBSCL khoảng 350- 400 tỷ m3 , trong đó theo dòng chính khoảng 80-85%, tràn qua biên giới khoảng 15-20%. Về mức nước, có sự chênh lệch giữa sông Tiền và sông Hậu. Trong cùng thời điểm mức nước Tân Châu cao hơn Châu Đốc khoảng 40-60 cm. Vì vậy, luôn luôn có sự chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu qua các kênh nối giữa 2 sông này như Tân Châu-Châu Đốc, Vàm Nao... trong đó Vàm Nao là lớn nhất. Do có hướng chuyển nước này mà tỷ lệ phân phối nước giữa sông Tiền, sông Hậu tại Mỹ Thuận - Cần Thơ là tương đối cân bằng (51 và 49%). Phần lớn lượng lũ ở ĐBSCL theo sông chính chảy ra biển Đông, một phần theo hệ thống kênh rạch thoát ra biển Tây và sông Vàm Cỏ. Theo sự phân cấp lũ của Tổng cục Khí tượng-Thủy văn, với mức nước tại Tân Châu nhỏ hơn 4,0
  • 23. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 13 m là lũ nhỏ, 4,0-4,5 m là lũ trung bình và lớn hơn 4,5 m là lũ lớn. Theo tần số xuất hiện thì lũ nhỏ là 13,2%, lũ trung bình là 46,2%, lũ lớn là 40,6%. Tài liệu thống kê cho thấy trong 60 năm qua, bình quân cứ 2 năm thì có 1 năm lũ vượt báo động cấp III (mức nước Tân Châu vượt 4,5 m); trong khoảng thời gian 16 năm từ năm 1937-1952 mức nước các năm đều bằng hoặc vượt báo động cấp III; đã có những thời kỳ 4 năm liên tục xẩy ra lũ lớn như các năm 1937-1940, mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt 4,85 m, 1946-1949 mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt 4,60 m, 3 năm liền 1994, 1995, 1996 mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt 4,60 m và gần đây, 3 năm liền 2000- 2001 đều có mực nước đỉnh lũ tại Tân Châu vượt qua 4,75 m. Như vậy, sự uy hiếp của lũ ở ĐBSCL là rất lớn. Mực nước đỉnh lũ và thời gian xuât hiện tại Tân Châu và Châu Đốc của một số năm lũ lớn xem Bảng … Bảng 5: Mực nước đỉnh lũ các năm lũ lớn tại Tân Châu Đơn vị: m Năm 1961 1966 1978 1984 1991 1994 1996 2000 2011 Hmax 5,27 5,28 4,94 4,96 4,80 4,67 5,03 5,06 4,86 Ngày, tháng 11/10 27/9 09/10 13/10 13/10 03/10 07/10 23/9 01/X SOÂNG HAÄU SOÂNG TIEÀN 7660 25500 75 275 c 2300-2500 1500-1700 700-800 3800-4200 10000-12000 8-10 3-4 18-20 50-55 200-400 0.2-0.5 3800-4200 2500-2800 4800-5200 1200-1400 18-20 10-12 21-23 6-8 TÖÙ GIAÙC LONG XUYEÂN ÑOÀNG THAÙP MÖÔØI 2500-2700 15-17 800-1000 3500-3700 4-6 19-22 Hình 3: Lưu lượng lớn nhất thực đo và tổng lượng ước tính lũ năm 2000 Ghi chú: - Số trên là tổng lưu lượng thoát qua tuyến, m3 /s; - Số dưới là tổng lượng mùa lũ, tỷ m3 ; - Nguồn: QH lũ ĐBSCL, Viện QHTLMN 2013 Lũ thượng nguồn gây ngập lụt ĐBSCL với một diện tích rộng lớn ở phía Bắc do lũ sông Mekong tràn về. Diện tích ngập lụt khoảng 1,4 triệu ha vào năm lũ nhỏ và khoảng 2 triệu ha vào năm lũ lớn, với độ sâu ngập lũ từ 0,5-4,0m, thời gian ngập lụt từ 3-6 tháng. Nước lũ vào vùng TGLX đã gây nên tình trạng ngập kéo dài, thời gian khoảng từ 3,5-4,5 tháng, tùy từng nơi và tùy từng năm lũ lớn hay lũ nhỏ. Độ sâu ngập lớn nhất từ 0,5-4,0 m; khu Bắc kênh Mạc Cần Dưng thường bị ngập kéo dài 3,0-4,0 tháng, độ sâu ngập lớn nhất 2,5-3,5 m; khu vực từ kênh Mạc Cần Dưng đến lộ Ba Thê Mới có thời gian ngập 3-4 tháng, độ sâu ngập lớn nhất 2,0-3,0 m; khu vực Nam lộ Ba thê Mới đến kênh Rạch Gía Hà Tiên có thời gian ngập 2-3 tháng, độ sâu ngập lớn nhất 1,0-2,0 m; khu vực TGHT có thời gian ngập 2-3 tháng, độ sâu ngập lớn nhất 1,0-2,0
  • 24. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 14 m; khu vực ven biển thì chỉ có 1 dải hẹp ven kênh Rạch Gía-Hà Tiên bị ngập 0,5-1,0 m, còn phần lớn diện tích ngập dưới 0,5 m. Dưới đây là các số liệu thống kê về tình hình ngập lụt ở vùng TGLX (Bảng 3-11). Bảng 6: Mức nước lũ cao nhất tại một số vị trí vùng TGLX (Đơn vị: cm, Hệ cao độ quốc gia) TT Trạm 1961 1966 1978 1984 1991 1994 1996 2000 2001 2002 2003 2011 2018 1 Châu Đốc 478 473 446 439 427 423 455 490 448 442 350 425 - 2 LongXuyên 268 269 273 242 241 240 244 263 245 254 220 281 270 3 Cần Thơ 193 184 190 184 182 200 191 179 186 - - 211 - 4 Cầu Sắt 13 - - 296 261 307 322 310 298 282 292 198 - - 5 Núi Sập - - 234 226 - 234 231 276 252 248 183 - - 6 Tân Hiệp 201 - 212 164 159 172 190 176 168 168 116 128 - a) Đặc điểm lũ khu vực TP Long Xuyên  Diễn biến mực nước trên sông chính Thành phố Long Xuyên nằm trong vùng lũ ảnh hưởng mạnh, triều ảnh hưởng yếu. Chế độ thủy văn mùa lũ quyết định đến các phương án thoát nước, chống ngập đô thị. TP Long Xuyên có sông Hậu và mạng lưới kênh rạch khá dày, trong đó có một số kênh trục nối từ sông Hậu đến biển Tây. Bảng 7: Đặc trưng mực nước tháng trạm Long Xuyên Đơn vi: cm Đặc trưng I II III IV V VI VI VII VIII IX X XI XII Max 194 173 166 155 149 158 158 201 244 279 281 254 227 BQmax 151 134 121 111 111 125 125 156 188 213 225 203 171 Min -68 -81 -98 -103 -105 -106 -106 -83 -26 24 45 0 -31 BQmin -20 -52 -72 -80 -80 -63 -63 -18 42 109 140 84 17 Biênđộ 262 296 264 258 254 264 264 284 270 255 236 254 258 BQ 76 56 41 30 27 42 42 78 123 163 185 152 106 Bảng 8: Tần suất mực nước năm và các tháng trạm Long Xuyên Đơn vị: cm Tháng Số năm Cv Cs Htb P0.5% P1% P2% P5% P10% P20% P25% I 38 0.14 0.30 152 213 207 200 189 180 170 166 II 38 0.14 0.31 138 195 189 182 172 164 154 151 III 38 0.18 0.45 122 189 182 173 162 152 140 136 IV 38 0.18 0.42 114 176 169 162 151 142 131 127 V 38 0.22 0.22 112 181 173 165 154 144 132 128 VI 38 0.15 0.11 127 179 174 168 160 152 143 140 VII 38 0.15 0.26 157 224 217 209 198 188 177 173 VIII 38 0.14 0.21 190 262 255 246 234 224 212 207 IX 38 0.12 0.11 216 287 280 272 261 250 238 234 X 38 0.12 0.08 227 296 289 282 271 261 249 244 XI 38 0.12 0.06 206 271 265 258 247 238 227 223 XII 38 0.15 0.41 174 251 243 233 220 208 195 191 Năm 38 0.11 0.11 228 297 290 282 271 261 250 245 Ghi chú: Số liệu đến năm 2017
  • 25. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 15  Diễn biến mực nước, lưu lượng trên kênh rạch nội thành Dựa vào tài liệu thu thập và khảo sát, đo đạc và điều tra trong các năm lũ lớn 2000 và 2011 để đánh giá chế độ thủy văn và năng lực thoát nước của các kênh rạch chính trong thành phố Long Xuyên. - Năm 2000: Do lượng nước lũ tràn qua biên giới và qua kênh Vĩnh Tế vào vùng TGLX là rất lớn, vì thế mực nước trong nội đồng vùng TGLX cao. Vào tháng XI, khi mực nước trên sông Hậu đã xuống, mực nước các trạm nội đồng có xu thế lớn hơn ngoài sông Hậu, lưu lượng nước có hướng chảy ra sông Hậu. Kỳ đo lưu lượng tháng 11/2000 thấy lưu lượng bình quân tức thời kỳ đo qua 11 kênh rạch trong nội ô thành phố Long Xuyên là 353 m3 /s, chảy ra sông Hậu. Hình 4: Biểu đồ mực nước giờ trong mùa lũ 2011 trạm Long Xuyên Bảng 9: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2000 TT Trạm đo Kênh/rạch H (cm) Vtb (m/s) Q (m3 /s) Ghi chú 1 Cầu Cái Sắn Lớn Cái Sắn 187 0,262 102 Chảy ra sông Hậu 2 Cầu Cái Sắn Nhỏ Cái Sắn nhỏ 190 0,160 2,65 Chảy ra sông Hậu 3 Cầu Cái Dung Cái Dung 193 0,245 15,2 Chảy ra sông Hậu 4 Cầu Cái Sao Mới Cái Sao 198 0,237 25,9 Chảy ra sông Hậu 5 Cầu Rạch Gốc bé Rạch Gốc bé 203 0,174 8,06 Chảy ra sông Hậu 6 Cầu Rạch Gốc lớn Rạch Gòi 205 0,269 21,7 Chảy ra sông Hậu 7 Cầu Bà Thứ Bà Thứ 207 0,186 6,63 Chảy ra sông Hậu 8 Cầu ầm Bót Tầm Bót 209 0,192 14,6 Chảy ra sông Hậu 9 Cầu Thái Sơn Thái Sơn 212 0,225 7,50 Chảy ra sông Hậu 10 Cầu Tôn Đức Thắng Rạch Giá-Hà Tiên 223 0,170 149 Chảy ra sông Hậu
  • 26. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 16 TT Trạm đo Kênh/rạch H (cm) Vtb (m/s) Q (m3 /s) Ghi chú 11 Cầu Trà Ôn Kênh Trà Ôn 234 0,000 0,0 Không chảy Lưu lượng kỳ đo chảy từ nội đồng TGLX ra sông Hậu 353 m3 /s Lưu lượng kỳ đo chảy từ sông Hậu vào nội đồng TGLX 0,00 m3 /s Ghi chú: Số liệu bình quân 4 lần đo năm lũ lớn 2000 (từ 7/XI đến 22/XI) - Năm 2011: Lượng nước lũ tràn qua biên giới và qua kênh Vĩnh Tế vào vùng TGLX cũng lớn, nhưng mực nước trong nội đồng vùng TGLX có xu thế nhỏ hơn ngoài sông Hậu và lưu lượng lũ thoát ra về phía biển Tây tốt. Mực nước trên sông Hậu trong thời kỳ đo lớn, vì thế lưu lượng nước chảy từ sông Hậu vào nội đồng vùng TGLX. Lưu lượng 90 lần đo (từ tháng 10/VIII đến 15/XI/2011) thấy lưu lượng bình quân qua 10 kênh rạch trong nội ô thành phố Long Xuyên (trừ kênh Rạch Giá – Long Xuyên) là 9,54 m3 /s, chảy từ sông Hậu vào nội đồng TGLX. Mô hình mô phỏng mực nước lũ năm 2011 cho thấy mực nước trong rạch nội vùng thấp hơn trên sông Hậu, chênh mực nước từ sông Hậu đến ranh phía Tây của thành phố khoảng 40-50cm. Bản đồ cao độ mực nước lũ năm 2011 toàn thành phố như Hình… Bảng 10: Kết quả đo thuỷ văn các kênh rạch TP Long Xuyên mùa lũ 2011 TT Trạm đo Kênh Đặc trưng H (cm) F (m2 ) Vmc (m/s) Q (m3 /s) Ghi chú 1 Cầu Cái Sắn Lớn Cái Sắn Bình quân 142 386 0,083 -32,2 Sông Hậu chảy vào Lớn nhất 197 427 0,946 -404 Sông Hậu chảy vào Nhỏ nhất 82 347 0,890 309 Chảy ra sông Hậu 2 Cầu Cái Dung Cầu Cái Dung Bình quân 143 54,3 0,072 -3,89 Sông Hậu chảy vào Lớn nhất 200 69,9 0,744 -52,0 Sông Hậu chảy vào Nhỏ nhất 84 38,9 0,817 31,8 Chảy ra sông Hậu 3 Cầu Cái Sao Mới Cầu Cái Sao Bình quân 145 -20,5 Sông Hậu chảy vào Lớn nhất 202 -146 Sông Hậu chảy vào Nhỏ nhất 84 61,6 Chảy ra sông Hậu 4 Cầu Rạch Gốc bé Cầu Rạch Gốc bé Bình quân 146 49,9 0,077 -3,82 Sông Hậu chảy vào Lớn nhất 203 66,9 0,459 -30,7 Sông Hậu chảy vào Nhỏ nhất 85 35,6 0,537 19,1 Chảy ra sông Hậu 5 Cầu Rạch Gốc lớn Cầu Rạch Gòi Bình quân 148 49,8 0,057 -2,82 Sông Hậu chảy vào Lớn nhất 206 68,1 0,460 -31,3 Sông Hậu chảy vào Nhỏ nhất 86 32,7 0,517 16,9 Chảy ra sông Hậu 6 Cầu Tầm Bót Cầu Tầm Bót Bình quân 150 28,3 0,023 -0,66 Sông Hậu chảy vào Lớn nhất 209 8,41 1,000 -8,41 Sông Hậu chảy vào Nhỏ nhất 88 4,60 1,000 4,60 Chảy ra sông Hậu 7 Cầu Trà Ôn Cầu Trà Ôn Bình quân 158 46,9 0,061 -2,85 Sông Hậu chảy vào Lớn nhất 213 62,0 0,490 -30,4 Sông Hậu chảy vào Nhỏ nhất 95 32,3 0,498 16,1 Chảy ra sông Hậu Lưu lượng bình quân chảy (từ sông Hậu vào nội đồng) -9,54 m3 /s Ghi chú: Số liệu bình quân 90 lần đo năm lũ lớn 2011 (từ 10/VIII đến 15/XI/2011) - Hướng tiêu thoát các kênh rạch trong thành phố:
  • 27. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 17 Phần lớn nước lũ từ phía sông Hậu chảy vào nội đồng vùng TGLX sau đó tiêu thoát ra phía biển Tây. Đây là hướng tiêu thoát lũ chính cho vùng TGLX nói chung cũng như TP. Long Xuyên. Bởi triều biển Tây là triều hỗn hợp thiên về nhật triều, thời gian triều lên và xuống xấp xỉ bằng nhau (kéo dài 11,3-12,0 giờ). Các ngày triều cường thời gian triều lên kéo dài thêm 1,0-1,5 giờ. Biên độ triều lớn nhất từ 1,1-1,2 m đối với thời kỳ triều cường và 0,6-0,8 m vào thời kỳ triều kém và với thời gian duy trì mực nước thấp dài hơn khoảng thời gian duy trì mực nước cao, vì thế khả năng tiêu thoát nước về biển Tây là tốt. Hình 5: Cao độ mực nước đỉnh lũ 2011 theo mô phỏng bằng mô hình thủy lực 2.1.6 Địa chất thủy văn Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những đặc điểm địa chất thủy văn từ những tài liệu có sẵn, có thể nhận xét khái quát về 7 tầng chứa nước hiện hữu trên địa bàn tỉnh An Giang như sau: - Tầng chứa nước Holocen phân bố rộng khắp tỉnh An Giang (trừ một số diện tích nổi cao ở huyện Tri Tôn) có chiều dày nhỏ, khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo, nước có độ tổng khoáng hóa hầu hết lớn hơn 1g/l, chất lượng nước không đảm bảo cho cung cấp phục vụ sinh hoạt và ăn uống. - Tầng chứa nước Pleistocen trên phân bố khắp tỉnh An Giang, có chiều dày trung bình, khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo. Nước có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1g/l (M<1g/l) phân bố thành hai khoảnh: khoảnh thứ nhất ở huyện Tri Tôn và thứ hai kéo dài từ phần phía đông bắc tỉnh dọc theo sông Tiền Giang về phía nam thành phố Long Xuyên. Nước ở hai khoảnh này có thể khai thác phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt cho các cụm dân cư cũng như các hộ gia đình.
  • 28. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 18 - Tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên phân bố hầu như khắp tỉnh An Giang, có chiều dày trung bình, khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo, nước có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1g/l (M<1g/l) phân bố ở huyện Tri Tôn. Nước ở khoảnh này có thể khai thác phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt cho các cụm dân cư cũng như các gia đình riêng lẻ. - Tầng chứa nước Pleistocen dưới có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo.Trừ hai khoảng nước nhạt ở phía đông (huyện Chợ Mới) và phía tây (vùng Bảy Núi), nước trong tầng này có độ tổng khoáng hóa lớn hơn 1g/l, chất lượng nước kém, không đạt tiêu chuẩn phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt. - Tầng chứa nước Pliocen giữa phân bố chủ yếu từ phần trung tâm kéo qua phía đông, có chiều dày lớn, mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo. ở phần phía đông nam của tỉnh, bao gồm toàn bộ TP. Long Xuyên, phía nam các huyện Thoại Sơn và Chợ Mới trên diện tích khoảng 549,3km2. Trên vùng phân bố nước nhạt, nước dưới đất có thể khai thác dạng công nghiệp phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt của Long Xuyên và các khu công nghiệp, các cụm dân cư. - Tầng chứa nước Pliocen dưới có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo. Theo tài liệu hiện có, nước trong tầng này có chất lượng kém, ít có ý nghĩa cho cung cấp ăn uống và sinh hoạt. * Nhận xét: Từ năm 2015 trung bình vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã bị tụt giảm lượng nước ngầm xuống 15m. 2.1.7 Kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam được Bộ TNMT công bố năm 2016 với những thông tin cập nhật nhất về đánh giá những biểu hiện, xu thế biến đổi trong quá khứ, kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thế kỷ 21 ở Việt Nam. Kịch bản biến đổi khí hậu xét đến sự biến đổi trong thế kỷ 21 của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ (nhiệt độ trung bình năm, mùa và nhiệt độ cực trị), lượng mưa (mưa năm, mưa trong các mùa, mưa cực trị) và một số hiện tượng khí hậu cực đoan (bão và áp thấp nhiệt đới, số ngày rét đậm, rét hại, số ngày nắng nóng và hạn hán). Kịch bản nước biển dâng xét đến xu thế dâng cao của mực nước biển trung bình do biến đổi khí hậu (giãn nở nhiệt và động lực; tan băng của các sông băng, núi băng trên lục địa; cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Greenland; cân bằng khối lượng bề mặt băng ở Nam Cực; động lực băng ở Greenland; động lực băng ở Nam Cực; thay đổi lượng trữ nước trên lục địa; và điều chỉnh đẳng tĩnh băng). Bản đồ nguy cơ ngập được xây dựng dựa trên mực nước biển dâng trung bình do biến đổi khí hậu. Các yếu tố động lực khác có liên quan như sự nâng hạ địa chất, sự thay đổi địa hình, sụt lún đất do khai thác nước ngầm, thay đổi đường bờ biển, ảnh hưởng của thủy triều, nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, ảnh hưởng của các công trình thủy điện bậc thang, xâm nhập mặn… chưa được xét đến trong kịch bản này. Các công trình giao thông và thủy lợi như đê biển, đê sông, đê bao, đường giao thông… cũng chưa được xét đến khi xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng. Theo kịch bản BĐKH-NBD 2016 khuyến nghị: - Kịch bản RCP4.5 có thể được áp dụng đối với các tiêu chuẩn thiết kế cho các công trình mang tính không lâu dài và các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn. - Kịch bản RCP8.5 cần được áp dụng cho các công trình mang tính vĩnh cửu, các quy hoạch, kế hoạch dài hạn. Những yếu tố đáng quan tâm đối với chống ngập và thoát nước đô thị ĐBSCL là sự biến đối lượng mưa cực trị và nước biển dâng. a) Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa cực trị Theo kịch bản RCP4.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng trên toàn lãnh thổ, phổ biến từ 10÷70%. Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam và phía đông Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi khá giống với thời kỳ giữa thế kỷ
  • 29. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 19 nhưng mức tăng lớn hơn và phạm vi tăng mở rộng hơn (Hình …). Theo kịch bản RCP8.5, vào giữa thế kỷ, lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình có xu thế tăng trên cả nước, mức tăng từ 10÷70%, trong đó tăng nhiều hơn ở Đông Bắc, nam Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đến cuối thế kỷ, xu thế biến đổi tương tự giữa thế kỷ nhưng lớn hơn về mức độ và mở rộng hơn về phạm vi. Tăng nhiều nhất ở Đông Bắc, phía tây của Tây Bắc, nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, bắc Tây Nguyên và Nam Bộ (Hình 18). Hình 6 Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP4.5
  • 30. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 20 Hình 7: Biến đổi của lượng mưa 1 ngày lớn nhất trung bình theo kịch bản RCP8.5 b) Kịch bản nước biển dâng Các kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho các tỉnh ven biển Việt Nam và được tổng hợp thành 9 khu vực ven biển và hải đảo bao gồm: (i) Khu vực bờ biển từ Móng Cái đến Hòn Dáu; (ii) Khu vực bờ biển từ Hòn Dấu đến Đèo Ngang; (iii) Khu vực bờ biển từ Đèo Ngang đến Đèo Hải Vân; (iv) Khu vực bờ biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Đại Lãnh; (v) Khu vực bờ biển từ Mũi Đại Lãnh đến Mũi Kê Gà; (vi) Khu vực bờ biển từ Mũi Kê Gà đến Mũi Cà Mau; (vii) Khu vực bờ biển từ Mũi Cà Mau đến Kiên Giang; (viii) Khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; (ix) Khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bảng 11 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP4.5 Bảng 12 Mực nước biển dâng khu vực ĐBSCL theo kịch bản RCP8.5 c) Mực nước dâng do bão Một số nhận định được đưa ra trong báo cáo bao gồm: mực nước triều, nước dâng do bão và nước dâng do bão kết hợp với thủy triều - Khu vực từ TP. Hồ Chí Minh đến Cà Mau, nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra là 200 cm, trong tương lai có thể lên đến trên 270 cm; - Khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang, nước dâng do bão cao nhất đã xảy ra là 120 cm, trong tương lai có thể lên đến trên 210 cm. d) Vấn đề sụt lún Kịch bản BĐKH 2016 cung cấp một số thông tin chung về các nghiên cứu, đánh giá liên quan đến sự nâng hạ địa chất, sụt lún đất do khai thác nước ngầm. Hiện nay, một số nghiên cứu đã và đang được thực hiện cho các khu vực như đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển miền Trung. Tuy nhiên chưa có đánh giá chính thức về tốc độ nâng hạ địa chất trên phạm vi cả nước, đặc biệt là chưa có dự tính cho tương lai về nâng hạ địa chất.  Nâng hạ địa chất Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về nâng hạ địa chất khu vực đồng bằng sông Cửu Long xác định nguyên nhân dẫn đến sự nâng hạ địa chất có thể đến từ: (i) chuyển động kiến tạo từ từ ở vùng lộ đá móng trước Holocen; (ii) nén cố kết trầm tích trẻ (sediment autocompaction - lún nông); (iii) do khai thác nước ngầm; (iv) hoạt động nhân sinh (gia tải công trình, đô thị hóa, …), và (v) tính
  • 31. Quy hoạch thoát nước thành phố Long Xuyên đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 Thuyết minh tổng hợp và Phụ lục Trang 21 từ biến của đất đá. Tùy theo đặc điểm cấu trúc địa động lực mà các nguyên nhân này có thể ảnh hưởng đến các khu vực cụ thể khác nhau. Các đánh giá chi tiết về xu thế nâng hạ địa chất khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể tóm tắt như sau: - Có sự phân hóa về xu thế nâng/hạ địa chất ở các khối cấu trúc địa động lực (CT - ĐĐL) khác nhau với tốc độ hạ tuyệt đối trung bình nhỏ nhất là 2,3÷2,7mm ±1mm/năm, tốc độ hạ lớn nhất là 19,9mm±3mm/năm, tốc độ trung bình hạ lớn nhất là 9,2mm±3mm/năm, tính trung bình hạ là 6mm±3mm/năm, chiếm khoảng 67% diện tích vùng nghiên cứu, phát triển trên các địa hình cấu tạo bởi trầm tích Holocen ở khối CT - ĐĐL Cà Mau - Phụng Hiệp và khối Vĩnh Long - Tân An. - Chuyển dịch nâng tối thiểu là 0,8mm/năm đến lớn nhất là 20,6±3mm/năm, trung bình nhỏ nhất là 2,7mm/năm và trung bình lớn nhất là 7,1mm±3mm/năm, ở các khối CT -ĐĐL có xu thế nâng trung bình là 5,9mm±3mm/năm, chiếm gần 33% diện tích vùng nghiên cứu, phát triển trên các lộ móng trầm tích Kainozoi ở khối CT - ĐĐL Đất Mũi - Châu Đốc và khối Đồng Nai - Vũng Tàu. - Chuyển dịch đứng tại 5 mốc địa động lực ổn định và tin cậy nhất (A001, A007, A011, A013, A016) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, tốc độ hạ trung bình là 2,7mm/năm, tốc độ hạ lớn nhất là 19,9mm/năm (mốc A014 ở Cần Giờ), tốc độ nâng lớn nhất đạt 20,6mm/năm (mốc A005 ở Hòn Đất). - Chuyển dịch nâng hạ giữa các khối địa động lực trong hệ quy chiếu quốc tế IGb08 cho thấy, khối cấu trúc địa động lực Hà Tiên – Kiên Hải có dấu hiệu hạ tuyệt đối với vận tốc 8,9mm/năm, khối Đất Mũi – Cà Mau có dấu hiệu nâng tuyệt đối với vận tốc 11,3 mm/năm, khối Cà Mau – Phụng Hiệp có dấu hiệu hạ tuyệt đối với vận tốc 7,4 mm/năm và khối Vĩnh Long – Tân An có dấu hiệu hạ tuyệt đối với vận tốc 11,8 mm/năm. - Phân tích bước đầu từ mô hình địa động lực thành phần cho thấy, biên độ nâng hạ do cố kết trầm tích Holocen từ 0÷4mm/năm, do khai thác nước ngầm làm hạ địa chất từ 0÷3,5mm/năm, do chuyển động kiến tạo làm hạ từ 0÷1,5mm/lần dịch chuyển. Tổng các biên độ hạ thành phần ở các đơn vị cấu trúc địa động lực thay đổi từ 0÷4,3mm/năm ở các vùng phát triển trầm tích Holocen. Tổng biên độ nâng địa chất lớn nhất thay đổi từ 0÷6,7mm/năm ở các vùng lộ móng trầm tích trước Kainozoi. Biên độ nâng lớn nhất của số liệu đo GPS lớn gấp gần 5 lần biên độ hạ lớn nhất và gần 6 lần biên độ nâng lớn nhất xác định từ mô hình địa động lực. Tuy nhiên, tính trung bình thì tốc độ hạ từ 05 mốc địa động lực ổn định nhất cho giá trị hạ chỉ khoảng 2,7 mm/năm, gần bằng với biên độ hạ xác định từ mô hình địa động lực.  Sụt lún do khai thác nước ngầm Sụt lún địa chất là sự hạ thấp của bề mặt đất. Sụt lún địa chất có thể đến do nguyên nhân từ tự nhiên do yếu tố địa chất hoặc cũng có thể đến từ con người như khai thác quá mức nước ngầm. Sụt lún địa chất có thể diễn ra nhanh chóng hoặc diễn ra trong một khoảng hời gian dài. Thay đổi độ cao bề mặt đất do yếu tố địa chất là một quá trình xảy ra liên tục trong các đồng bằng châu thổ. Một số quá trình có thể làm nâng hay hạ độ cao bề mặt đất như tích tụ trầm tích, nén chặt trầm tích, khử nước, xói mòn và bồi tụ hữu cơ. Sự thay đổi độ cao bề mặt đất có thể xảy ra do sự nâng/hạ trong khu vực hoạt động kiến tạo hoặc lắng đọng phù sa tại khu vực đồng bằng. Thực tế cho thấy, nhiều đồng bằng đã bị hạ thấp thay vì được nâng lên do bồi đắp phù sa. Nguyên nhân là do nguồn trầm tích về khu vực đồng bằng bị thiếu hụt do các đập ở thượng nguồn và hồ chứa thủy điện, các công trình kiểm soát lũ. Sụt lún tự nhiên do sự nén chặt trầm tích có thể lên đến trên 10 mm/năm. Khai thác nước ngầm quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến sụt lún địa chất. Hiện chưa có đánh giá chính thức về tốc độ sụt lún địa chất do khai thác nước ngầm trên phạm vi cả nước và nghiên cứu đánh giá và ước tính tốc độ nâng hạ địa chất trên phạm vi cả nước, đặc biệt là chưa có dự tính cho tương lai về sụt lún địa chất do khai thác nước ngầm. Theo kết quả ban đầu của nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam với Viện Địa kỹ thuật Na Uy (Norway Geotechnical Institute - NGI) cho tỉnh Cà Mau thì tốc độ sụt lún địa chất do khai thác nước ngầm ở Cà Mau là 1,9÷2,8 cm/năm. Tuy nhiên, ước tính về tốc độ sụt lún chỉ dựa vào mức độ khai thác nước ngầm trên địa bàn tỉnh, mà chưa cho những đo đạc thực tế để kiểm chứng, vì vậy kết quả chỉ mang tính tham khảo. Ngày 12/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí