SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ HƢƠNG
DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Hà Nội, 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VŨ THỊ HƢƠNG
DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Chủ tịch Hội đồng
PGS.TS. Hà Văn Đức
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi
nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Vũ Thị Hƣơng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của Nhà trường, các khoa, phòng ban, các thầy cô giáo, các
nhà khoa học tại Trường Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
và một số cơ quan khác như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện văn học, Thư
viện Quốc gia Việt Nam….Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của
cơ quan, đồng nghiê ̣p, gia đình và ba ̣n bè . Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu. Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
tận tình trên, tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất.
Nhân dịp này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc , tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới quý thầy cô, gia đình, bạn bè.
Hà Nội, ngày..... tháng ...... năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN A
́ N
Vũ Thị Hƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................6
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................7
6. Cấu trúc luận án......................................................................................................8
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................9
1.1. Lịch sử các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án........................................9
1.1.1. Các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn ..........................................................9
1.1.2. Các nghiên cứu về tính dục và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học.....13
1.1.3. Các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn và diễn
ngôn tính dục...............................................................................................................16
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu về diễn ngôn tính dục của các tác giả, tác phẩm
được lựa chọn khảo sát...............................................................................................17
1.2. Nội hàm các khái niệm mà luận án sử dụng....................................................24
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn.........................................................................................24
1.2.2. Khái niệm tính dục............................................................................................30
1.2.3. Khái niệm diễn ngôn tính dục...........................................................................32
TIỂU KẾT...................................................................................................................35
Chƣơng 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGÔN TÍNH
DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .................................36
2.1. Cơ sở hình thành diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ....36
2.1.1. Các tiền đề khách quan.....................................................................................38
2.1.2. Các tiền đề chủ quan ........................................................................................44
2.2. Sự vận hành diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại .....58
2.2.1. Sự chuyển hóa các cặp đối lập tạo nghĩa của diễn ngôn tính dục ...................58
2.2.2. Cảm quan dục tính trong các kiểu dạng nhân vật............................................66
TIỂU KẾT...................................................................................................................75
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA DIỄN NGÔN TÍNH DỤC
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...........................................77
3.1. Đặc điểm của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại....78
3.1.1. Tính dục - bản năng tự nhiên............................................................................78
3.1.2. Tính dục - sự thăng hoa của tình yêu................................................................82
3.1.3. Tính dục - phương tiện giải tỏa cô đơn ............................................................85
3.1.4. Tính dục - thể hiện sự suy đồi của đạo đức xã hội ...........................................88
3.2. Chức năng của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại........92
3.2.1. Tính dục chứa đựng sức mạnh hóa giải............................................................92
3.2.2. Tính dục chứa đựng sức mạnh hủy diệt............................................................96
3.2.3. Tính dục chứa đựng sức mạnh cứu rỗi ...........................................................101
3.2.4. Tính dục chứa đựng sức sống bất diệt............................................................105
TIỂU KẾT.................................................................................................................108
Chƣơng 4. PHƢƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI.........................................................109
4.1. Lớp ngôn ngữ thân thể ....................................................................................109
4.2. Nghệ thuật miêu tả...........................................................................................116
4.2.1. Miêu tả hành vi tính giao, đụng chạm cơ thể .................................................116
4.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật ................................................................................121
4.3. Các kiểu không gian gắn liền với diễn ngôn tính dục .......................................128
4.4. Hệ thống biểu tƣợng tính dục .........................................................................132
4.4.1. Mẫu – biểu tượng của văn hóa Việt................................................................134
4.4.2. Bộ ngực, bầu vú – sự nuôi dưỡng, khát vọng sinh sôi....................................137
4.4.3. Thiên nhiên – vũ điệu giao hoan.....................................................................139
4.4.4. Giấc mơ - ẩn ức của tính dục..........................................................................142
TIỂU KẾT.................................................................................................................146
KẾT LUẬN..............................................................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC DANH MỤC TÀI LIỆU
THAM KHẢO.........................................................................................................174
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1. Sau 1986, cùng với sự đổi mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn học
nghệ thuật Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một trong những
thay đổi trong cảm hứng và lối viết của văn học đương đại là đụng chạm đến các vấn
đề cấm kị. Phải thừa nhận rằng, không phải đến bây giờ, tính dục mới được nhắc
đến. Yếu tố tính dục đã xuất hiện từ rất lâu, trong ca dao, tục ngữ, trong thơ Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Du, trong Thơ mới, trong văn thơ của Tự lực văn đoàn, trong sáng
tác của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…Tuy nhiên, qua hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ, khi văn học trở thành một mặt trận phục vụ, cổ vũ chiến đấu thì vấn đề
tính dục dường như ít xuất hiện hơn.
Sau những kìm nén, cùng với cơn gió tự do của thời mở cửa, những trang văn
viết về tính dục trở nên ào ạt, nhiều cung bậc và đa sắc thái hơn bao giờ hết. Tính
dục trở thành một khuynh hướng và mở rộng đường biên. Tính dục có thể gắn liền
với tình yêu, sự thăng hoa của đôi lứa, hạnh phúc gia đình. Tính dục là văn hóa, là
nhân văn nhưng nó cũng có thể chỉ là những đòi hỏi đơn thuần của bản năng, là nhục
dục thậm chí là sự hủ bại, băng hoại của đạo đức, là hậu quả của lối sống dễ dãi,
buông thả…Cùng với sự cởi trói của tư tưởng, tính dục không còn là một vùng cấm
kị. Nó được thừa nhận như một nhu cầu tồn tại của xã hội loài người. Trong cách tiếp
cận đó, tính dục không chỉ đơn thuần mang những đặc tính về mặt sinh học mà trên
thực tế nó là văn hóa, là giá trị nhân văn, nhân bản. Tính dục vừa là đối tượng đề cập
vừa là phương tiện chuyển tải các ý đồ nghệ thuật. Chính sự đa dạng, đa chiều đó của
thực tiễn đời sống văn học đòi hỏi chúng ta về mặt nghiên cứu, học thuật cần phải có
những tìm hiểu, kiến giải tổng thể và thấu đáo hơn.
Tất cả ý nghĩa trên cho thấy tính dục là một hiện tượng phức tạp. Việc nghiên
cứu về tính dục không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Bởi vì trong văn học đương đại, tính dục đã trở thành một đột phá trong quan niệm
về con người đem lại nhiều ý nghĩa nhân văn và thẩm mỹ. Chức năng quan trọng
nhất của văn học là hướng con người vươn đến những giá trị chân thiện mỹ.
Để làm nên bức tranh đa dạng và sống động của đời sống văn học không chỉ
cần đến một lực lượng sáng tác đông đảo mà còn phải cần đến những cây bút đủ tầm
2
và đủ tâm, thực sự tài năng và bản lĩnh. Đặc biệt là khi tác giả đó chọn viết về tính
dục. Không phải ai cũng có đủ bản lĩnh viết về nó mà viết hay càng là vấn đề khó
hơn. Bởi vì văn học viết về tính dục luôn chấp chới trong ranh giới giữa một bên là
khiêu dâm, kích dục còn bên kia là biểu hiện của những khát khao hạnh phúc, chứa
đựng giá trị nhân văn và nhân bản, mang lại giá trị văn chương nghệ thuật.
2. Nghiên cứu về đề tài tính dục có thể sẽ có nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Có thể tiếp cận từ góc độ mỹ học, văn hóa học. Chúng ta cũng có thể tiếp cận tính
dục từ việc phân tích cấu trúc nội tại tác phẩm theo phương pháp thi pháp học hoặc
từ các lý thuyết khác như yếu tố hậu hiện đại, diễn ngôn, liên văn bản….
Ở Việt Nam, diễn ngôn đang trở thành lý thuyết được áp dụng nghiên cứu
ngày càng rộng rãi. Trong lĩnh vực văn học, diễn ngôn được vận dụng để lý giải một
hiện tượng văn học cụ thể. Việc nghiên cứu văn học từ lý thuyết diễn ngôn đang mở
ra nhiều hướng đi mới cho việc phân tích, giải mã tác phẩm văn học. Chúng ta sẽ tìm
ra mối quan hệ giữa văn học với ý thức xã hội và thời đại, sự chi phối của hệ thống
tri thức hiện thời và tính quyền lực của tri thức đó đối với văn học. Trong từng thời
kì lịch sử, văn học được kiến tạo theo những trường tri thức nhất định.
Tính dục trước đây từ một chủ đề thuộc vùng cấm kị đến văn học đương đại
lại được công khai bàn luận, thậm chí dành được sự quan tâm đặc biệt của mọi đối
tượng (cả người viết lẫn người đọc, cả các nhà quản lý văn hóa, độc giả thông
thường lẫn độc giả chuyên biệt). Hơn thế nữa, tính dục còn được đưa vào với những
chủ đích rõ ràng, có chú ý đến liều lượng, mức độ. Về mặt ý nghĩa, nó cũng vượt xa
ý nghĩa ban đầu là một yếu tố thuộc về bản năng, thuộc về đời sống con người. Điều
đó chứng tỏ diễn ngôn thời đại là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự ra đời và
vận hành của tính dục. Do vậy, nghiên cứu yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Việt
Nam từ lý thuyết diễn ngôn sẽ hứa hẹn mở ra nhiều ý nghĩa ẩn chứa phía sau những
con chữ tưởng như chỉ là vấn đề thuộc về thân xác.
Khảo sát trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi nhận thấy chưa có một
luận án, chuyên luận nào (ngoài một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu cụ thể về một tác
giả, tác phẩm, một số bài viết ngắn trên báo in, báo mạng) nghiên cứu về vấn đề này
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn tính dục. Do vậy chúng tôi
3
lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thông qua khảo sát diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
chúng tôi hướng đến tìm ra các câu trả lời: Một là, cơ sở hình thành và vận hành của
diễn ngôn tính dục. Nó được hình thành dựa trên hệ thống giá trị nào, ý thức hệ nào.
Hai là, làm rõ sức mạnh của diễn ngôn tính dục. Ba là, làm rõ ý nghĩa của diễn ngôn
tính dục với vai trò là một phương tiện. Qua tính dục, các nhà văn muốn đề cập đến
những hệ giá trị khác trong quan niệm về hiện thực và con người.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hiện nay mặc dù lí thuyết diễn ngôn đã được giới thiệu khá rộng rãi ở Việt
Nam, được áp dụng vào nghiên cứu trong nhiều trường hợp văn học cụ thể nhưng
chúng tôi vẫn cần phải hệ thống hóa lại những quan niệm cơ bản về diễn ngôn. Trên
cơ sở tiếp thu những quan niệm đó, chúng tôi sẽ xác định nội hàm khái niệm diễn
ngôn làm điểm tựa lý luận cho luận án. Áp dụng lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi đi
vào tìm hiểu các vấn đề sau: cơ sở hình thành và vận hành, quyền lực, phương thức
tạo lập của diễn ngôn tính dục. Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ở phương diện
tư tưởng, thế giới quan, cách nhà văn kiến tạo thế giới bằng nghệ thuật. Do đó từ việc
làm rõ những đặc điểm của diễn ngôn tính dục, chúng tôi sẽ chỉ ra sự đổi mới tư duy
quan niệm về hiện thực và con người của các nhà tiểu thuyết đương đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc
nhìn diễn ngôn tính dục.
Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài của mình, phạm vi nghiên cứu trước hết của chúng tôi là lí luận về
diễn ngôn. Các lí thuyết về diễn ngôn, diễn ngôn tính dục sẽ là tiền đề lí luận cho
việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Mặc dù nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam
(một thể loại) trong giai đoạn đương đại (một thời kì văn học) nhưng giới hạn với
một luận án tiến sỹ chúng tôi không có tham vọng đi vào tất cả các tác giả, tác phẩm
4
thuộc giai đoạn này. Trong số lượng sáng tác đồ sộ như vậy, chúng tôi tuyển chọn
một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu phù hợp với khuynh hướng diễn ngôn tính dục
mà luận án nghiên cứu. Đặc biệt để những nhận định có tính khái quát cao, chúng tôi
chọn những tác giả, tác phẩm mang tính đại diện. Về tác giả, chúng tôi chọn Tô
Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh
Thái, Y Ban, Thuận.
Trong việc chọn "mẫu”, chúng tôi lựa nhóm tác giả trên bởi một số tiêu chí sau:
Một là, các tác giả phải có tính đại diện về thời đại lịch sử. Tô Hoài, Nguyễn
Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân là những tác giả tiêu biểu trong tiến trình đổi mới
văn học Việt Nam đương đại, họ thuộc thế hệ nhà văn bước từ tiền đổi mới đến cao
trào đổi mới. Văn nghiệp của họ nối dài từ trước, trong và sau đổi mới 1986. Điều đó
cho thấy nỗ lực không mệt mỏi của các nhà văn trong hành trình tự đổi mới, vượt
qua chính mình, đặc biệt là cái bóng của mình (cả ba nhà văn đều là những cây bút
đã có thành công nhất định trước 1986) và có nhiều đóng góp quan trọng trong nền
văn học nước nhà. Nhóm tác giả Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Y Ban, Thuận
là thế hệ nhà văn mà sự nghiệp của họ nằm trọn vẹn trong thời kỳ đổi mới. Đây đều
là những cây bút sung sức, những hiện tượng đặc biệt trong văn đàn Việt Nam thời kì
đổi mới. Thứ hai, đại diện về phái tính. Chúng tôi chọn cả nhà văn nam lẫn nhà nữ để
thấy được cái nhìn đa chiều, những cảm nhận từ cả hai giới về vấn đề tính dục. Đồng
thời tránh cái nhìn áp đặt theo quan niệm của nam giới và khẳng định tiếng nói nữ
quyền. Thứ ba, trong quan niệm và cách viết của các tác giả trên về tính dục có cả
tương đồng và khác biệt. Qua đó cho thấy hệ thống giá trị, ý thức hệ đã chi phối đến sự
hình thành và vận hành diễn ngôn tính dục. Mặt khác, chính sự khác biệt sẽ tạo nên bức
tranh đa dạng và phức tạp về tính dục.
Về thể tài của tiểu thuyết, để đưa ra những nhận định mang tính phổ quát, khách
quan, chúng tôi chọn cả tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, chiến tranh, người lính lẫn tiểu
thuyết về đề tài đời tư – thế sự cùng những tác phẩm sử dụng tính dục như một “gia vị”
và những tiểu thuyết viết về tính dục như một chủ đề của tác phẩm.
Về tác phẩm, để việc phân tích được cụ thể, chi tiết chúng tôi tập trung chính
vào những tác phẩm của bảy tác giả trên. Đây là những sáng tác được dư luận, giới
nghiên cứu, phê bình đánh giá cao và có nhiều ý kiến thuận chiều cũng như trái
5
chiều. Danh sách tác phẩm được khảo sát nằm ở phần phụ lục. Trong việc phân tích
các dẫn chứng từ các tác phẩm này chúng tôi không sắp xếp theo một tiêu chí và
trình tự cố định, chỉ cơ bản dẫn một số tác phẩm của thế hệ nhà văn tiền đổi mới
(Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Tô Hoài...) lên trước, sau đó là các tác
phẩm của thế hệ Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương.
Ngoài ra, một số tác phẩm sẽ được chúng tôi dùng để liên hệ so sánh như các
sáng tác của Lê Lựu, Bảo Ninh, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Mộng Giác,
Dạ Ngân, Đào Thắng...
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, ở đây chúng tôi không bàn đến vấn đề
tính dục đồng tính. Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng thể hiện sự thay đổi trong
nhãn quan tiếp cận về tính dục trong văn học đương đại nhưng vấn đề này khá rộng.
Nếu chọn nghiên cứu chúng tôi sẽ cần bổ sung thêm một lượng lớn lí thuyết, quan
điểm về tính dục đồng giới cũng như danh sách tác phẩm khảo sát về chủ đề này.
Điều đó làm cho luận án bị dàn trải. Thêm nữa, theo chúng tôi được biết có một luận
án nghiên cứu chuyên sâu về tính dục đồng tính trong văn học Việt Nam do nghiên
cứu sinh Lê Thị Thủy (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội) đang trong quá trình thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ
Lai Thúy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không bàn đến bản thể giới trong nghiên cứu
của mình.
Đề tài luận án của chúng tôi là: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu) do vậy thiết tưởng cũng cần
phải giới thuyết quan niệm về tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Việt Nam cũng như
nhiều nước trên thế giới, lịch sử văn học thường được phân chia theo lịch sử xã hội.
Theo đó diễn ngôn văn học nói chung và diễn ngôn tiểu thuyết nói riêng qua các giai
đoạn đều có những đặc điểm khác nhau. Giai đoạn 1975 – 1985 được coi là thời kì
quá độ, khởi động cho một sự đổi mới toàn diện với dấu mốc là năm 1986. Trong đó
sự đổi mới của văn học thời kì này có nguyên nhân sâu xa từ sự đổi mới trường tri
thức thời đại – đại hội Đảng lần thứ 6 (1986). Từ đây, văn học bắt đầu thoát khỏi
mục đích minh họa, tuyên truyền. Môi trường dân chủ hóa, kinh tế thị trường phát
triển, giao lưu văn hóa rộng mở...đã tạo cơ hội cho nhà văn có điều kiện thể hiện
mình. Tất cả yếu tố khách quan và chủ quan đó góp phần hình thành một quy tắc
6
diễn ngôn của thời đại mới. Do vậy, phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại mà
chúng tôi sử dụng là giai đoạn văn học được đánh mốc từ năm 1986 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là đề tài có tính chất liên ngành do vậy luận án cần vận dụng, phối hợp
nhiều phương pháp. Trong đó năm phương pháp quan trọng nhất là: Phương pháp
phân tích diễn ngôn, phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương
pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp tiếp cận thi pháp học. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra
mối tương quan giữa ý thức hệ và quyền lực, sự mâu thuẫn, có thể ở dạng tiềm năng,
trong văn hóa – xã hội – kinh tế - chính trị. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến
việc tác giả sử dụng diễn ngôn tính dục như thế nào trong tác phẩm.
- Phương pháp loại hình: Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi phân loại các
hiện tượng văn học cùng nhóm theo một tiêu chí nào đó. Cụ thể khi nghiên cứu diễn
ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại phương pháp này giúp chúng tôi
khu biệt những tác phẩm có cùng một khuynh hướng diễn ngôn hoặc cùng chung
một quan điểm nào đó. Chẳng hạn nhóm tác phẩm coi tính dục là kết quả thăng hoa
của tình yêu hay khẳng định sức mạnh hủy diệt của tính dục.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại là một lát
cắt trong dòng chảy chung của nền văn học Việt Nam (về phương diện thể loại, bên
cạnh tiểu thuyết là truyện ngắn, thơ, kịch...; bên cạnh giai đoạn đương đại là văn học
dân gian, văn học trung đại, văn học giai đoạn giao thời, văn học cách mạng....). Do
vậy phương pháp tiếp cận hệ thống giúp chúng tôi có được cái nhìn xuyên suốt, toàn
diện, so sánh được đặc điểm diễn ngôn tiểu thuyết của giai đoạn này với diễn ngôn
của các giai đoạn văn học trước đó nhằm chỉ ra những tiếp biến, biến đổi, vận động
của tư duy tiểu thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Lí thuyết diễn ngôn bàn đến ý nghĩa
triết học và tư tưởng hệ. Do đó khi vận dụng lí thuyết này vào nghiên cứu tiểu thuyết
Việt Nam đương đại nghĩa là không chỉ nghiên cứu ở phương diện ý thức nghệ thuật
mà còn là ý thức xã hội, không chỉ ở cấp độ cá nhân mà cấp độ xã hội, quan điểm
văn hóa và quyền lực văn hóa. Do vậy, việc sử dụng phương pháp liên ngành sẽ giúp
7
chúng tôi tìm ra được bối cảnh lịch sử xã hội, cơ chế văn hóa, quyền lực tri thức chi
phối sự hình thành và vận hành diễn ngôn tính dục trong văn học thời kì này.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận từ góc độ diễn ngôn, bên cạnh
việc tìm ra mã diễn ngôn, sự hình thành và vận hành của tính dục trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cần chỉ ra các phương thức
kiến tạo diễn ngôn tính dục. Vì vậy phương pháp tiếp cận thi pháp học sẽ giúp chúng
tôi xác định được các phương tiện và phương thức nghệ thuật như thi pháp thể loại,
thi pháp nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ...được biểu hiện trong các
tác phẩm. Chính phương pháp này sẽ giúp chúng tôi khám phá đặc điểm nghệ thuật nổi
bật của tác phẩm, lí giải ý nghĩa của nó trong quá trình tạo lập diễn ngôn.
- Bên cạnh đó là các nguyên tắc phương pháp luận của một số lí thuyết như:
+ Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết diễn ngôn, cụ thể là các
quan điểm diễn ngôn của một số nhà nghiên cứu như M.Bakhtin, V.I.Chiupa,
M.Foucault…
+ Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết Phân tâm học, cụ thể là các
quan điểm của S. Freud, K. Jung …
+ Các nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết phê bình nữ quyền.
Ngoài ra các thao tác phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng hợp cũng
được vận dụng trong quá trình nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý thuyết: Luận án là công trình khoa học chuyên biệt đầu tiên
nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ diễn ngôn tính dục. Từ góc độ
này cho thấy sự đổi mới tư duy nghệ thuật và lối viết của nhà văn đã góp phần làm
mới loại hình tiểu thuyết, phù hợp với sự vận hành, cơ chế văn hóa, môi trường văn
hóa trong thời kỳ đổi mới và toàn cầu hóa.
- Về mặt thực tiễn:
+ Thứ nhất, bên cạnh các hướng nghiên cứu khác như tự sự học, trần thuật
học, thi pháp học, văn hóa học…luận án góp phần bổ sung thêm một hướng nghiên
cứu mới về tiểu thuyết Việt Nam đương đại – diễn ngôn tính dục. Điều đó góp phần
khẳng định tính khả thi trong việc ứng dụng lý thuyết diễn ngôn tính dục vào nghiên cứu
trường hợp nào đó, có thể là giai đoạn văn học hay từng tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
8
+ Thứ hai, về mặt nhận thức luận: Phải thừa nhận rằng, ở xã hội Việt Nam
một vài thập kỉ gần đây, quan niệm về tính dục dường như đã thoáng hơn, cởi mở
hơn. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở một bộ phận nhỏ. Do vậy chúng tôi hy vọng
luận án này sẽ mang đến cách nhìn thấu đáo hơn về diễn ngôn tính dục.
Như vậy, với giá trị khoa học và thực tiễn trên luận án góp phần mở rộng
và bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức ở một số nội
dung cụ thể như: tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đổi mới, diễn ngôn, diễn ngôn tiểu
thuyết, diễn ngôn tính dục, văn hóa tính dục…
6. Cấu trúc luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGÔN
TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA DIỄN NGÔN TÍNH
DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
Chƣơng 4: PHƢƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TÍNH DỤC
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Có thể nhận thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam, việc tiếp cận lí
thuyết diễn ngôn và áp dụng vào nghiên cứu trường hợp cụ thể đã trở nên phổ biến.
Khảo sát các nguồn tài liệu hiện có, chúng tôi nhận thấy các vấn đề diễn ngôn, diễn
ngôn tính dục và tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã nhận được sự quan tâm nhất
định của giới nghiên cứu.
1.1.1. Các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn
Về việc tiếp cận và áp dụng lí thuyết diễn ngôn hiện tại có ba xu hướng chính:
những ý kiến bàn về diễn ngôn trong ngữ học, lí luận văn học và xã hội học.
Trong lĩnh vực ngữ học, khái niệm diễn ngôn được giới thiệu qua một số công
trình dịch như: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan [122], Phân tích
diễn ngôn [24] của Gillian Brown, George, Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak
Halliday [51]....Các công trình này đã giải quyết một số câu hỏi cơ bản như: diễn
ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề ngữ cảnh và ý nghĩa
diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các
đường hướng phân tích diễn ngôn. Qua một số công trình trên, các nhà ngôn ngữ trên
đều thống nhất cách hiểu diễn ngôn là khái niệm dùng để chỉ ngôn ngữ đang hoạt
động, trong sử dụng và trong ngữ cảnh văn hóa.
Trong cuốn Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp [64],
Nguyễn Hòa đã bàn kĩ hơn về khái niệm này khi ông phân biệt nó với khái niệm văn
bản. Theo nhà nghiên cứu này diễn ngôn là sự kiện hoặc quá trình giao tiếp hoàn
chỉnh, thống nhất có mục đích, không có giới hạn. Nó được sử dụng trong từng hoàn
cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Đồng thời ông cũng nêu ra một số đường hướng chính
trong phân tích diễn ngôn như đường hướng dụng học, biến đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ
học xã hội tương tác, dân tộc học giao tiếp. Cuốn sách Giao tiếp diễn ngôn và cấu
tạo văn bản [12] của tác giả Diệp Quang Ban đã bàn đến hai vấn đề cơ bản của phân
tích diễn ngôn: một là, quá trình hình thành phân tích diễn ngôn với các nội dung như
mối quan hệ giữa diễn ngôn với thuật hùng biện và ngôn ngữ học, các giai đoạn của
việc nghiên cứu diễn ngôn, một số công cụ lí thuyết; hai là, vấn đề phân tích diễn
ngôn phê bình và ngôn ngữ học sinh thái.
10
Như vậy, theo nghiên cứu của các nhà ngữ học, diễn ngôn được phân tích ở
trạng thái đang hoạt động trong thực tiễn giao tiếp của ngữ cảnh văn hóa.
Đại diện cho hướng nghiên cứu về diễn ngôn trong lí luận văn học là
M.Bakhtin và một số học giả Nga như Davidovich Tamarchenco, Valeri Igorovich
Chiupa. Đây là những đại diện tiêu biểu trong việc xây dựng khái niệm diễn ngôn
thành một phạm trù của thi pháp học và tu từ học hiện đại. Trên tinh thần đối lập với
quan điểm của F.Sausure, M.Bakhtin chủ trương nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn
từ (phát ngôn, lời nói, văn bản) với đời sống và ý thức hệ. Một số công trình tiêu biểu
của ông như: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki [20], Sáng tác của François
Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung Cổ và Phục Hưng [21], Lí luận và thi pháp
tiểu thuyết [22], Vấn đề thể loại lời nói [23]. Bên cạnh M.Bakhtin, V.I.Chiupa là
người có đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện khái niệm diễn ngôn dưới góc nhìn
của thi pháp học và tu từ học. Nhà nghiên cứu này tập trung nghiên cứu diễn ngôn ở một
số khía cạnh như: thẩm quyền và hình thái diễn ngôn. Ba bài viết tiêu biểu của tác giả là:
Diễn ngôn, Thẩm quyền diễn ngôn, Hình thái diễn ngôn [30].
Người khởi xướng và đại diện tiêu biểu nhất cho hướng nghiên cứu thứ ba –
nghiên cứu diễn ngôn dưới góc nhìn xã hội học chính là M.Foucault. Tư tưởng của
ông trở thành một hiện tượng được nhắc nhiều nhất ở thể kỉ XX. Theo quan điểm của
nhà nghiên cứu này, thực tại khách quan chỉ có thể có nội dung, ý nghĩa cụ thể khi
thông qua diễn ngôn. Đó là một hệ thống các hạn chế, giới hạn đối với hoạt động
ngôn ngữ của con người. Trong đó ba yếu tố quan trọng tham gia tạo lập diễn ngôn
đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực của xã hội.
Chính những yếu tố này sẽ quy định ở hoàn cảnh lịch sử - xã hội nào người ta được
phép/ không được phép nói về điều gì và nếu nói thì nói như thế nào. Các công trình
tiêu biểu của M.Foucault về diễn ngôn là: Trật tự diễn ngôn [215], Khảo cổ tri
thức[45], Lịch sử tính dục [214]...
Như vậy, các nhà nghiên cứu như Bakhtin và Foucault đều không bàn diễn
ngôn về mặt ngữ học mà nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ. Theo họ, chính
hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con ngƣời và cơ chế quyền lực
trong xã hội đã trở thành logic thực tại, cái cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng
11
ngôn từ của con người. M.Bakhtin nhìn thấy quyền lực đã ngấm vào ngôn ngữ còn
M.Foucault cho rằng tri thức phải được tồn tại trong ngôn ngữ biểu đạt.
Ở Việt Nam, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Trần Văn Toàn đã dành
nhiều thời gian cho việc dịch, giới thiệu và áp dụng nghiên cứu lí thuyết này vào
nghiên cứu thực tiễn văn học nước nhà. Trần Đình Sử có một số bài viết như:
Bản chất xã hội, thẩm mĩ của diễn ngôn văn học [145], Khái niệm diễn ngôn
trong nghiên cứu văn học hôm nay [146], Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay hệ
hình nghiên cứu văn học [148], Khái niệm diễn ngôn [149]. Trong bài viết Bản chất
xã hội thẩm mỹ của ngôn từ văn học, tác giả đã có cái nhìn khá hoàn chỉnh về bản
chất của ngôn từ văn học. Tiếp thu quan điểm về diễn ngôn của M.Bakhtin và
M.Foucault, Trần Đình Sử khẳng định sự chi phối của cơ chế văn hóa, xã hội đối với
việc sử dụng ngôn từ của con người, khẳng định sự vận động của văn học suy cho
cùng là sự vận động của ngôn từ, hình thái ngôn từ này chống lại hình thức ngôn từ
có trước.
Bên cạnh Trần Đình Sử, Trần Văn Toàn cũng là nhà nghiên cứu quan tâm đến
lí thuyết diễn ngôn nói chung và diễn ngôn tính dục nói riêng. Nếu hướng nghiên cứu
của Trần Đình Sử chủ yếu theo định hướng tư tưởng của M.Bakhtin thì Trần Văn
Toàn lại thiên về tư tưởng diễn ngôn của Foucault. Tác giả có một số bài viết liên
quan đến lí thuyết này như: Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật (Trường hợp
của Dũng trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh) [190], Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của
M.Foucault và nghiên cứu văn học [191], Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư
cấu Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) [192], Phương Tây và sự hình thành diễn
ngôn về bản sắc Việt Nam (trường hợp Phan Bội Châu từ 1905 – 1908) [193].
Thêm vào đó là một số bài viết như: Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn
ngôn văn học, diễn ngôn thơ của Trần Thiện Khanh [88], Vài suy nghĩ về khái niệm
diễn ngôn trong nghiên cứu văn học của Nguyễn Thị Hải Phương [133]. Năm 2010,
khoa văn học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo về Diễn ngôn.
Tham gia hội thảo này có nhiều bài viết vận dụng lí thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu
các hiện tượng văn học. Trong bài viết Thử nhận diện diễn ngôn hậu thực dân qua
thực tiễn diễn giải văn học Việt Nam thời kì đổi mới [41], qua việc khảo sát một số
tác giả, tác phẩm thuộc văn học thời kì đổi mới như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy
12
Thiệp, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Đoàn Ánh Dương đặt ra vấn đề diễn ngôn hậu thực
dân (postcolonial discourse) quy định các biểu hiện văn hóa như thế nào trong đời
sống văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật và tâm thức của người dân Việt Nam. Bài
viết Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người Tình của M.Duras của Nguyễn
Thị Ngọc Minh [102] lại có hướng tiếp cận khác. Đó là tính nước đôi trong nhãn
quan về xứ thuộc địa. Bài nghiên cứu khẳng định: Diễn ngôn hậu thực dân không chỉ
ảnh hưởng một chiều đến xứ thuộc địa mà ngược lại, xứ thuộc địa cũng có những tác
động trở lại đến chính quốc. Gần đây một số luận văn, luận án đã sử dụng lí thuyết
diễn ngôn vào nghiên cứu trường hợp như: luận án Diễn ngôn hiện thực trong văn
học: những vấn đề lí thuyết và lịch sử của Trần Thiện Khanh [80], luận văn Tiểu
thuyết Vùng sâu của Tô Nhuận Vỹ từ góc nhìn diễn ngôn của Lê Thị Thanh Huyền [70],
luận văn Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội
thề của Nguyễn Quang Thân của Trương Thị Nhung [120].
Chọn đối tượng là truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 từ góc nhìn diễn ngôn,
luận án Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 như một trường diễn ngôn [49] đã tập
trung nghiên cứu ba phương diện thẩm quyền diễn ngôn (thẩm quyền sáng tạo, thẩm
quyền của cái được biểu đạt và thẩm quyền tiếp nhập) trong cả hai khu vực (trung
tâm và ngoại biên). Tập trung vào các tác phẩm thuộc giai đoạn 1945 – 1975, luận án
Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đi vào
nghiên cứu cơ chế kiến tạo diễn ngôn về giới nữ từ hai phương diện là chiến lược
giao tiếp và trật tự diễn ngôn. Bên cạnh việc tập trung làm rõ cơ chế kiến tạo của loại
hình diễn ngôn nữ giới trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1945 -
1975, tác giả luận án còn đi vào liên hệ, so sánh giai đoạn này với giai đoạn văn học
trung đại và đương đại. Trong đó có một tiểu mục so sánh việc đưa yếu tố nhục thể
và vấn đề tính dục vào tác phẩm. Theo người viết, mặc dù cả ba giai đoạn đều xuất
hiện yếu tố nhục dục thế nhưng chúng lại khác nhau về mức độ đặc biệt là mục đích
của nhà văn khi đưa yếu tố này vào tác phẩm: nếu văn học trung đại đề cập đến đời
sống bản năng tính dục của nữ giới theo cách đi vòng, văn học đương đại có xu
hướng nói trực diện thì văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa lại có xu hướng né tránh
miêu tả tình dục của người nữ” [9, tr.104]. Bên cạnh đó, luận án cũng luận giải lí do
tạo nên sự khác biệt này: “Sự khác biệt này giữa các giai đoạn văn học bắt nguồn từ
13
những yếu tố tham gia vào cơ chế kiến tạo diễn ngôn mà chúng tôi đã chỉ ra trong
quá trình phân tích đó là: hình thái ý thức xã hội, trang thái tri thức và cơ chế quyền
lực” [9, tr.104].
Khái niệm diễn ngôn, diễn ngôn văn học, các kiểu diễn ngôn (chấn thương,
lịch sử, văn hóa, thế tục…) đã xuất hiện trên các bài báo, tạp chí và một số công trình
nghiên cứu vừa mang tính giới thiệu lí thuyết vừa mang tính chất áp dụng vào nghiên
cứu các trường hợp cụ thể.
1.1.2. Các nghiên cứu về tính dục và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học
Thực tế tại Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa, văn học từ góc độ tính dục đã
từng được tiến hành trước năm 1975 nhưng chủ yếu phát triển ở miền Nam. Tuy
nhiên thời kì này do những biến động về mặt lịch sử cũng như hạn chế về mặt nhận
thức luận trong việc tiếp nhận lí thuyết Phân tâm học nên một số nhận định mang
tính khiên cưỡng, chủ quan. Ở miền Bắc, trước 1975 đáng chú ý nhất là công trình
nghiên cứu của Trương Tửu nhưng cũng giống như tình hình nghiên cứu ở miền
Nam, công trình này cũng đưa ra nhiều nhận định chưa thực sự thỏa đáng. Hai công
trình được đánh giá cao đó là Ca tụng thân xác của Nguyễn Văn Trung [197] và Tính
dục nhìn theo phương Đông của Hoàng Sơn và Hoàng Sĩ Quý [142]. Sau 1986, nhờ
không khí dân chủ đổi mới, hai công trình này được tái bản và lưu hành rộng rãi hơn.
Sự thực là ở nước ta các nguồn tài liệu được dịch cũng như các nghiên cứu về
tính dục trong tất cả các ngành khoa học chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau đổi
mới 1986. Đầu tiên là việc hàng loạt những công trình của lí thuyết phân tâm học
được dịch hoặc dịch lại ra tiếng Việt như Phân tâm học và văn hóa tâm linh [181],
Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật [182], Phân tâm học và tình yêu [183], Thăm
dò tiềm thức [75], Phân tâm học nhập môn [62]...Tiếp theo đó là các công trình
nghiên cứu về nhân chủng học, văn hóa học và huyền thoại học như Không gian văn
hóa nguyên thủy của R.Lowie [93], Cành vàng - Bách khoa thư về văn hóa nguyên
thủy [46] của J.Frazer...Từ các nguồn tài liệu được dịch này, các nhà nghiên cứu đã
áp dụng vào nghiên cứu trường hợp của văn học Việt Nam. Chẳng hạn công trình
Phân tâm học và phê bình văn học của Liễu Trương [199], Học thuyết Freud và sự thể
hiện của nó trong văn học Việt Nam của Trần Thanh Hà [54].
14
Trong thời gian gần đây xuất hiện càng nhiều bài viết, công trình nghiên cứu
về đề tài tính dục như yếu tố tính dục, văn hóa tính dục, tính dục trong văn hóa, văn
chương về tình dục, dục tính trong văn chương, tính dục và tâm thức phản
kháng…Đối tượng khảo sát có thể là một tác phẩm, một tác giả cụ thể (trong thơ Hồ
Xuân Hương, trong Liêu trai chí dị, Truyền kì mạn lục, trong tiểu thuyết Vũ Trọng
Phụng, trong văn xuôi Y Ban, trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, tiểu thuyết của
Kundera…) hoặc phạm vi rộng hơn (trong văn hóa và nghệ thuật Việt, trong văn học
Việt Nam, các sáng tác ngôn từ dân gian người Việt …).
Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa, Trần Nho
Thìn đã đề cập nhiều đến vấn đề tính dục, thân xác, quan niệm về thân xác...trong
văn học trung đại. Đặc biệt là việc luận giải về cách ứng xử của con người với hai
phạm trù thân - tâm và đi vào phân tích một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu như
Truyện Kiều, Truyện kì mạn lục...Qua đó người viết làm rõ quan niệm về con người
trong văn học trung đại:
Nhiều học thuyết triết học, tư tưởng trong quá khứ chỉ quan tâm đến phương
diện vật chất, đến cái ăn cái mặc cho con người mà phủ nhận quyền sống về mặt bản
năng, phủ nhận đời sống nội tâm phong phú của con người đã vô tình nhân danh lí
tưởng nhân đạo mà làm nghèo nàn con người, thậm chí cấm đoán, thủ tiêu phương
diện tự nhiên của con người [173, tr.487].
Trong cuốn chuyên khảo Tự sự của trinh tiết: Nhân vật liệt nữ trong văn học
Việt Nam thế kỉ X – XIX (2016), sau khi chỉ ra một số vấn đề phụ nữ dưới ảnh hưởng
của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, Phạm Văn Hưng đã đi
vào tìm hiểu hình tượng nhân vật liệt nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua ba
giai đoạn: thế kỉ X – XV, thế kỉ XVI – XVIII và thế kỉ XIX. Khi phân tích mô hình
nhân vật này, tác giả đặc biệt chú ý đến hai vấn đề trinh tiết và thủ tiết. Theo người
viết, qua từng thời kì mô hình này có sự biến động ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện
cả kiểu nhân vật “phản liệt nữ” hay “liệt nữ nước đôi” tuy nhiên nó vẫn bảo lưu một
khuôn chuẩn. Một là, trinh tiết vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu: “Họ đủ mạnh mẽ
khi dùng mạng sống để bảo toàn trinh tiết song lại quá yếu đuối trong việc đi ngược
lại một tín điều đạo đức, đúng hơn là họ chưa bao giờ nghĩ đến việc phản biện lại
những tín điều vững chãi đó” [71, tr.220]. Hai là, người liệt nữ chỉ là một tiêu chuẩn
15
để tham chiếu: “Đặt trong mối quan hệ Liệt nữ - Trung thần, người liệt nữ được lấy
làm tiêu chuẩn tham chiếu để đánh giá nam giới, và lí lịch chính trị của chồng họ
không quan trọng bằng việc có thủ tiết với chồng hay không” [71, tr.220]. Người viết
cũng khẳng định thêm về tính quyền lực chi phối hình tượng nhân vật liệt nữ trong
văn học trung đại. Họ là “một sản phẩm được tạo thành bởi bối cảnh văn hóa – xã
hội hơn là điểm cuối của một quá trình sinh tạo tự nhiên” [71, tr.220].
Tháng 6 năm 2015, Nguyễn Thị Ngọc Hà bảo vệ thành công luận án tiến sỹ
với đề tài Văn hóa tính dục trong các sáng tác ngôn từ dân gian người Việt [53]
tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu về tính dục
trong sáng tác ngôn từ dân gian đặt ở bối cảnh tổng thể văn hóa tính dục tại Việt
Nam, khảo sát các thể loại văn học dân gian có yếu tố tính dục. Luận án làm rõ được
quá trình kiến tạo diễn ngôn tính dục của người Việt, lí giải sự tồn tại, biến đổi của
diễn ngôn này và chỉ ra những tác động của nó đến đời sống xã hội. Đây được đánh
giá là luận án đầu tiên nghiên cứu văn hóa tính dục trong sáng tác ngôn từ dân gian
người Việt một cách chuyên sâu và hệ thống.
Trong luận án Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt
Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu – 2013), Nguyễn Thị
Thanh Xuân khẳng định: "Tấn công vào lĩnh vực tình dục, các nhà văn nữ Việt Nam
đã mặc nhiên khẳng định sự bình đẳng giới trong cách ứng xử với một phần cuộc
sống thuộc về bản năng của con người [212, tr.98]. Còn trong luận án Truyện ngắn
các nhà văn nữ đương đại - tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại, khi phân tích
hình tượng nhân vật nữ với sự phá vỡ mẫu hình truyền thống, người viết khẳng định:
"Trong việc kiến tạo hình tượng người phụ nữ hiện đại, có lẽ thái độ và cách ứng xử
với vấn đề tính dục của nhân vật là yếu tố "cách tân" nhất tạo nên sự "giải quy
phạm", "giải truyền thống" đối với người phụ nữ Việt Nam" [138, tr.74].
Sử dụng lí thuyết về diễn ngôn tính dục vào nghiên cứu đến nay đã có một số
bài viết trên báo hoặc luận văn thạc sỹ như: Một cách hiểu về diễn ngôn tính dục
trong thơ Trần Dần [58], Sức mạnh diễn ngôn tính dục trong một số tiểu thuyết Mỹ
Latin hiện đại [196], Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Ba người khác của Tô
Hoài [69], Diễn ngôn tính dục trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp [136], Diễn
ngôn tính dục trong truyện ngắn của Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu [8].
16
Đáng chú ý nhất là bài nghiên cứu của tác giả Trần Văn Toàn Diễn ngôn về
tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945 [192]. Từ việc vận
dụng quan niệm của M.Foucault về tính dục, bài viết đã làm sáng tỏ những nguyên
nhân sâu xa của việc hình thành nên các diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu
đầu thế kỉ XX. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu những biểu hiện của diễn ngôn tính
dục, tác giả đã chỉ ra quan niệm mới về con người trong văn học thời kì này.
1.1.3. Các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn và
diễn ngôn tính dục
Từ góc độ diễn ngôn, tiểu thuyết giai đoạn này đã có một số nghiên cứu như:
Diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 của Lê Thị Thúy Hằng
[59], Quy ước diễn ngôn và văn chương giai đoạn 1986 – 1991 của Trần Thiện
Khanh [79], Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau
đổi mới của Nguyễn Văn Hùng [68]. Năm 2012, cũng áp dụng lí thuyết diễn ngôn
vào nghiên cứu trường hợp qua các tác phẩm văn học cụ thể, nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hải Phương đã hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài Tiểu thuyết Việt
Nam đương đại – nhìn từ góc độ diễn ngôn [135]. Sau khi tổng thuật một số vấn đề lí
thuyết, tác giả đi vào nghiên cứu hai kiểu diễn ngôn nổi bật trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kì đổi mới là: diễn ngôn thế tục và diễn ngôn chấn thương.
Từ góc độ diễn ngôn tính dục, tuy chưa có một nghiên cứu trực tiếp lựa chọn
đối tượng là tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn tính dục nhưng
vấn đề tính dục đã được gợi ra trong một số bài viết. Chẳng hạn như trong Khuynh
hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 [7], khi bàn về cảm thức hiện
sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, tác giả Thái Phan Vàng Anh đã dẫn ra hai
biểu hiện cụ thể của khuynh hướng này: một là việc khẳng định nhân vị (mình là ai,
mình từ đâu đến) và hai là đề cao thân xác. Tác giả khẳng định tính dục không chỉ là
phương diện để tận hưởng hay trốn tránh thực tại mà còn là phương diện để nhận
diện chính mình. Trong bài viết Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ
XXI tác giả khẳng định tính dục là một trong bốn khuynh hướng của tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI. Người viết khẳng định thêm: “Cùng với sự trở lại của học
thuyết Freud, sự phì đại của dòng văn chương thân xác đầu thế kỉ XXI dẫn đến sự
17
xuất hiện một khuynh hướng tiểu thuyết lấy tính dục làm trung tâm cảm xúc, qua
tính dục để lí giải, cắt nghĩa những vấn đề cuộc sống và con người” [6].
Trong chương 2 nghiên cứu về diễn ngôn thế tục của luận án Tiểu thuyết
đương đại Việt Nam - nhìn từ góc độ diễn ngôn, Nguyễn Thị Hải Phương đã đề cập
đến khát khao dục tính khi phân tích kiểu nhân vật phụ nữ với sự trỗi dậy mạnh mẽ
của đời sống bản năng. Ở báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Một số khuynh hướng diễn ngôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới [134],
Nguyễn Thị Hải Phương cũng đã chỉ ra ba khuynh hướng cơ bản của diễn ngôn văn
học giai đoạn này là: diễn ngôn tính dục, diễn ngôn về đời thường và diễn ngôn về
chiến tranh.
Ngoài ra, một số luận án khác cũng đề cập đến con người bản năng, thái độ và
cách ứng xử với vấn đề tình dục, sự xuất hiện của ngôn ngữ tính dục chẳng hạn như
luận án Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới của Nguyễn Thị Kim
Tiến [187], Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng của Đoàn Tiến
Dũng [36]. Trong Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng, bằng
việc đi vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng, luận án đã làm rõ
đặc điểm và những đóng góp về mặt ngôn ngữ của nhà văn này đối với nền văn xuôi
Việt Nam đương đại. Trong phần ngôn ngữ trần thuật, tác giả đi vào phân tích một số
kiểu ngôn ngữ dục tính mà nhà văn đưa vào tác phẩm như ngôn ngữ thông tục, ngôn
ngữ cơ thể. Một số bài viết khác cũng có nhắc đến vấn đề tính dục trong tiểu thuyết
đương đại như: Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến
1996 của Nguyễn Thị Xuân Dung [35], Về dòng tiểu thuyết "thân xác" trong văn học
Việt Nam thập niên đầu TK XXI của Bùi Việt Thắng [164], Chiến tranh, tình yêu,
tình dục trong văn học Việt Nam đương đại của Đoàn Cầm Thi [172].
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu về diễn ngôn tính dục của các tác giả, tác phẩm
được lựa chọn khảo sát
Với các tác giả chính được lựa chọn để khảo sát chính, chúng tôi cũng tìm
thấy những khoảng trống trong nghiên cứu về các sáng tác của họ.
Trước hết, nghiên cứu về tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh
Sau thời gian dài vắng bóng, sự trở lại của nhà văn cùng với tiểu thuyết Hồ
Quý Ly (2000) ngay lập tức thu hút đông đảo độc giả và trở thành một hiện tượng
18
trong đời sống văn chương những năm 2000. Tiếp đó nhà văn trình làng hai tiểu
thuyết cũng gây sức hấp dẫn lớn là Mẫu Thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa
(2011). Ngay khi mỗi tiểu thuyết ra đời đều nhận được một lượng lớn ý kiến của độc
giả. Trong nghiên cứu chuyên sâu, hiện có rất nhiều các đề tài khóa luận, luận văn,
luận án, công trình nghiên cứu chọn tác giả và tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh
làm đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu này tập trung ở một số bình diện như góc
nhìn văn hóa, hình ảnh biểu tượng, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tư duy nghệ thuật
tiểu thuyết, nghệ thuật tự sự...Rải rác trong các công trình này cũng đã nhắc đến sự
xuất hiện và ý nghĩa của yếu tố tính dục.
Trong bài viết Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ cái nhìn văn hóa
tác giả Mai Anh Tuấn đã chỉ ra rằng tính dục là một trong những phương tiện để nhà
văn thể hiện được các giá trị nổi bật của tiểu thuyết như những mô tả về lễ hội,
những tạo tác thói quen tín ngưỡng và thăm dò tâm thức tôn giáo. Tác giả nhận xét
trong các tiểu thuyết này, tính dục không chỉ là yếu tố bản năng mà nó còn chứa
đựng giá trị văn hóa, chính trị:
Từ chỗ là dục tính thông thường, nguyên thủy, vô tận của người dân thường,
một cảm giác khỏe khoắn bền vững trong dân gian đến chỗ là năng lượng sinh học bị
chuyển hóa thành mục đích chính trị, xã hội (....) lấy tính dục như một kênh đi tới việc
nhìn nhận số phận, tính cách dân tộc trong cuộc va chạm, tiếp xúc bên ngoài [203].
Cùng suy nghĩ như vậy, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng “tính bản
năng và lòng khoan dung của các nhân vật nữ chứa đựng sức mạnh hóa giải những
mâu thuẫn tưởng như không thể xóa bỏ” [153]. Cũng phân tích tính dục từ góc độ
chính trị, văn hóa, khi bàn về vai trò của tục thờ Mẫu trong bài viết Văn hóa tại Mẫu,
nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “khả năng sinh sản, sự mềm dẻo
uyển chuyển, sự nhẫn nhịn năng lực hóa giải của người phụ nữ Việt Nam” [113].
Nhà văn Văn Chinh bổ sung thêm ý nghĩa của tính dục trong sáng tác của Nguyễn
Xuân Khánh là một ẩn dụ thể hiện sức sống của hồn và văn hóa Việt. Nó vượt lên
trên dục vọng đơn thuần, hàm chứa sức sống và nhân ái, không đơn thuần là sex. Từ
góc độ mĩ học, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Yên trong bài Có một nền văn hóa Mẫu như
thế đưa ra ý kiến:
19
Tác giả miêu tả tình cảm, dục vọng tự nhiên của con người một cách tài tình.
Ông đã miêu tả những cái bình thường trong đời sống và sinh hoạt của người phụ nữ
Việt Nam, ngay cả những sinh hoạt phòng the, chăn gối hay những cuộc tình vụng
trộm trên quan điểm của cái đẹp nên người đọc không cảm thấy thô tục [213].
Còn Nguyễn Thẩm Văn nhận xét:
Nét tươi trẻ thể hiện trong từng trang viết. Nhất là khi ông viết về sex, có thể
hấp dẫn hơn cả xem sex thật. Đọc thấy sức vóc ông (dĩ nhiên là qua nhân vật) hừng
hực như một gã chăn bò lang thang giữa những cô gái Digan trong đám dân du mục.
Nhưng việc mà ông dụng công tả sex đâu chỉ đơn thuần là câu khách mà còn gửi
gắm nhiều ý tưởng [208].
Trong luận án Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua trường hợp tiểu
thuyết Nguyễn Xuân Khánh, Phùng Phương Nga khẳng định: “Nguyễn Xuân Khánh
không chỉ viết về nhục cảm, viết về tâm linh mà còn tạo nên góc nhìn đối thoại giữa
tâm linh và nhục cảm, là nguồn giao cảm giữa đạo với đời và nguồn nuôi dưỡng tái
sinh” [108, tr.99]. Trong công trình này, các yếu tố tính dục trong sáng tác của
Nguyễn Xuân Khánh được soi chiếu từ góc nhìn văn hóa: “Mối quan hệ giữa tâm
linh và nhục cảm được nhìn nhận như sự đối thoại với nếp văn hóa của tiền nhân”
[108, tr.99].
Như vậy, vấn đề tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã được
nhắc đến nhưng chưa được đi sâu nghiên cứu thành một hệ thống và đánh giá hết
được giá trị của tính dục trong tác phẩm. Các nghiên cứu này cũng mới tập trung
nhắc đến yếu tố tính dục trong Mẫu thượng ngàn, hai tiểu thuyết còn lại là Hồ Quý
Ly và Đội gạo lên chùa thì chưa đề cập đến.
Thứ hai, nghiên cứu về tính dục trong sáng tác của Nguyễn Quang Thân
Nghiên cứu về Nguyễn Quang Thân và bốn tiểu thuyết lớn của ông đã có một
số công trình như: Nguyễn Quang Thân [72], Tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu [110],
Nguyễn Quang Thân – nốt trầm của tiểu thuyết thời đổi mới [105], Nhà văn Nguyễn
Quang Thân: Người khát sống [94], Hội thề - một cái nhìn giải minh lịch sử [95],
Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam [140],
Tiểu thuyết Nguyễn Quang Thân sau 1986 [186], Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân...[120].
20
Các nghiên cứu trên đã tập trung vào phân tích tác phẩm trên bình diện nội dung, tư
tưởng (hình tượng người anh hùng, người trí thức, các kiểu nhân vật) và trên bình
diện nghệ thuật (điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ). Do chưa được nghiên
cứu kĩ, hệ thống nên chưa phát lộ hết được giá trị cũng như đóng góp của nhà văn
Nguyễn Quang Thân với đời sống văn học dân tộc. Cũng vì thế đến nay chưa có
công trình nào đặc biệt chú ý đến vấn đề tính dục trong sáng tác của ông.
Thứ ba, nghiên cứu về tính dục trong Ba người khác của Tô Hoài
Nhà văn Tô Hoài từng thừa nhận, không phải đến Ba người khác ông mới viết
về sex. Trong những truyện ngắn, tiểu thuyết trước đó như Xóm Giếng, Giăng thề
yếu tố tính dục đã xuất hiện, chỉ có điều liều lượng ít hơn, mức độ nhạt hơn. Đến
Chiều chiều, Cát bụi chân ai, yếu tố tính dục bắt đầu đậm đặc hơn, cụ thể hơn. Và
đến Ba người khác, bằng lớp ngôn ngữ thô nhám, trần tục, Tô Hoài đã “đánh bài
ngửa” với phần CON trong mỗi con người. Tính dục trở thành một diễn ngôn của tác
phẩm, đặt cạnh những vấn đề như cải cách ruộng đất, sửa sai, rễ chuỗi.
Trong tiểu thuyết Ba người khác có lẽ tính dục là vấn đề thu hút nhiều nhất
các ý kiến của các độc giả chuyên biệt cũng như độc giả thông thường. Văn Giá cho
rằng tính dục trong Ba người khác chứa đựng sức sống mãnh liệt, khẳng định sự
sống hơn là sự loạn luân. Trong thời kì đói khát, khốn nạn như vậy, đe dọa, trấn áp
như vậy mà đêm đêm họ cứ rủ nhau đi ăn nằm. Đó là phải chăng nhằm khẳng định
sức sống của con người, lòng ham sống, quyết liệt sống, khẳng định sức sống của
người Việt, của văn hóa làng Việt. Vì thế tác giả bài viết khẳng định: “Ba người
khác là một trong những tác phẩm thiết yếu để con người phấn đấu làm người lương
thiện, nâng cao chất lượng sống và nhân văn cho con người chúng ta” [50].
Trong bài viết Của chuột và người - Tiểu thuyết như là diễn ngôn về sự hiền
minh của chuột [152], nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng tính dục trong Ba
người khác gắn liền với sự tha hóa. Nhận xét về chất tiểu thuyết hay dư vị nghệ thuật
của Ba người khác, Chu Mộng Long cho rằng phải chăng nó nằm ở “hình tƣợng dục
tính có tính biểu tượng - người hùng và gái đẹp trong các cuộc “chiến tranh giành
gái” [88]. Ở đó câu chuyện hủ hóa chồng chéo mạnh ai nấy chiếm đoạt giữa các ông
đội cải cách với các cô gái Đơm, Duyên thể hiện “bản năng trả thù” của quyền lực.
21
Nhà phê bình Nguyên An thì thấy “khiếp quá”: “bác Tô Hoài nhấn mạnh cái
khía cạnh tình dục, bản năng. Điều ấy có thể thông cảm được nhưng có điều nó nhơ
nhớp quá, phi luân quá, viết khiếp quá” [119]. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cho
rằng: “Trong Ba người khác có đến ba nhân vật đều dâm ô cả, như thế thì nặng quá,
liều lượng như thế thì hơi quá” [119].
Như vậy, trong các nghiên cứu về tiểu thuyết Ba người khác, vấn đề tính dục
đã nêu ra nhưng mới dừng lại ở mức độ điểm, nêu ý kiến mà chưa luận giải một cách
chi tiết tường tận.
Thứ tư, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
Với một lối viết mới mẻ và tư duy tiểu thuyết rất lạ, Nguyễn Bình Phương là
"gương mặt trẻ được giới phê bình và các nhà văn ghi nhận như những tìm tòi mới"
[211]. Mặc dù các tác phẩm của anh thực sự khó đọc bởi sự chồng xếp của nhiều
không – thời gian, các lớp sự kiện, con người, quá khứ, hiện tại…nhưng nó vẫn có
một hấp lực mạnh mẽ đối với độc giả. Ngay sau mỗi sáng tác “trình làng”, tác giả
“nhận” ngay về hàng loạt những đánh giá, nhận xét của độc giả. Các vấn đề về tiểu
thuyết Nguyễn Bình Phương đã được bàn đến như: vấn đề nhân vật, ngôn ngữ nhân
vật, thi pháp huyền thoại, yếu tố kì ảo, lạ hóa…Vấn đề tính dục cũng được nhắc đến khi
phân tích về các kiểu nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người và kĩ thuật tự sự.
Trong bài viết Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, tác giả Phùng Gia Thế đã khẳng định bản năng, vô thức, tính dục là một dấu
hiệu của hậu hiện đại: “Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn ở ta sử dụng triệt để
các yếu tố bản năng vô thức và tính dục để giải phẫu cõi nhân tâm con người. Tiểu
thuyết của anh có rất nhiều ám ảnh, giấc mơ, mộng mị (…) Bản năng, dục tính, rất
nhiều máu và nước mắt là phần được tô đậm” [170].
Trong bài viết Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, khi
đi vào phân tích cấp độ nhân vật phân theo tâm lý - tính cách, Hoàng Cẩm Giang đã
chỉ ra cuộc khai phá vấn đề ẩn ức tình dục và việc đặt nó bên cạnh vấn đề “tâm linh”
của các nhà văn đương đại, trong đó có Nguyễn Bình Phương:
Trong Người đi vắng, tình yêu/ tình dục/ tâm linh cũng gắn với nhau như hình
với bóng – trong mối quan hệ tay ba giữa Hoàn với người chồng và người tình của
mình. Đó là chốn nhập nhằng lẫn lộn giữa ý thức và vô thức, vật chất và tinh thần...,
22
bởi thông thường tình dục và tâm linh hay được hiểu như sự đối lập giữa thể xác/
tinh thần, ác/ thiện, hay sự sắp xếp thứ bậc thấp/ cao [47].
Người viết cũng khẳng định viết về phần bản năng, vô thức, về những ẩn ức
tính dục của con người trong thế giới hiện đại, các tác giả tiểu thuyết không nhằm lạ
hóa hay câu khách mà nó thuộc kĩ thuật của lối viết.
Thứ năm, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái
Với lối viết trẻ trung cùng kĩ thuật viết hiện đại, sáng tác của Hồ Anh Thái
luôn dành được sự thu hút đặc biệt của cả độc giả thông thường lẫn giới nghiên cứu
chuyên sâu. Mỗi lần xuất bản lên đến hàng nghìn cuốn, liên tục được tái bản, phía
sau của hầu hết các cuốn sách được đều có phần “Dư luận” dày không kém phần nội
dung chính tác phẩm. Nội dung của các nghiên cứu này cũng khá đa dạng. Một số
bài viết “trầm trồ” về sức sáng tạo của anh. Đó là một cây bút lúc nào cũng đang viết,
luôn biết làm mới mình, một người không chỉ thích “một mình qua đường” mà còn
thích đi “chệch đường ray”. Một số bài viết đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở
phương diện nội dung và hình thức như: quan niệm về con người, kiểu nhân vật tha
hóa, dấu ấn hậu hiện đại, giọng tiểu thuyết đa thanh, nghệ thuật trần thuật, kếu cấu
tiểu thuyết. Vấn đề tính dục trong sáng tác của Hồ Anh Thái mới được nhắc đến
nhằm làm luận chứng cho các đối tượng nghiên cứu như nghiên cứu về kiểu nhân vật
tha hóa, hình tượng con người bản năng.
Trong một số bài viết, yếu tố tính dục cũng được khơi ra. Chẳng hạn trong
luận văn Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, người viết khẳng định:
“Cốt truyện của tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo xoay quanh những chấn thương
về thể xác và tinh thần. Từ cốt truyện tác giả muốn thể hiện tư tưởng chủ đề tình dục,
một phần quan trọng của bản năng con người, những mưu cầu riêng về hạnh phúc
của mỗi cá nhân chỉ có thể kìm nén tạm thời và nó sẽ xuất hiện trở lại trong những
hoàn cảnh thuận lợi” [4]. Cũng nhận xét về vai trò của tính dục trong cuốn tiểu
thuyết này, trong lời giới thiệu cho bản tiếng Anh, tác giả Wayne Karlin viết: “Tính
dục trong cuốn tiểu thuyết trở thành biểu tượng cho tất cả những phức tạp lộn xộn về
nhân cách, những ham muốn của con người không thể tùy tiện định nghĩa, chế ngự,
hạ thấp hoặc đơn giản hóa thành một lý tưởng trong sáng, cho dù lý tưởng đó là cách
mạng, chiến tranh, công bằng xã hội hay thành tựu kinh doanh” [155, tr.197].
23
Hay nhận xét của tác giả Bùi Thanh Truyền trong Những cách tân quan niệm
nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái: “Trong Cõi người rung
chuông tận thế, bộ ba công tử Bóp, Phũ, Cốc luôn đê mê trong cuộc sống tình dục
buông thả đến không tưởng. Cách sống của những người này làm cho chúng ta
không khỏi lo sợ cho một thế hệ thanh niên hiện đại ngày nay với sự buông thả, bất
cần, gấp gáp” [198].
Thứ sáu, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Y Ban
Y Ban gia nhập làng văn và gây được tiếng vang ngay từ tác phẩm đầu tiên –
Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Có thể khẳng định, Y Ban là một trong những cây bút nữ đầy
táo bạo và bản lĩnh trong việc miêu tả những vấn đề thuộc về đời sống đương đại,
đặc biệt là vấn đề tính dục. Tính dục trong sáng tác của Y Ban là chủ đề thu hút
nhiều ý kiến tranh luận nhất xung quanh tác phẩm của chị.
Trong bài viết Tính dục và văn chương nữ giới trong nước, Nguyễn Mạnh
Trinh đưa ra một số nhận xét như sau về tác phẩm của Y Ban:
Đặc dâm tính và chân dung của người đàn bà được phác họa để mô tả bằng
những nét đen tràn ứ cảm giác (...) Người đàn bà nhân vật của Y Ban dù là cái Tí cái
Thanh, Thị...của giới nghèo khổ cùng đinh, hay “Tôi” (Tự) của giới có học đều
giống nhau, đều có ham muốn tự nhiên của con người và lúc nào cũng lửng lơ phân
đôi giữa cái ham muốn và cái ngăn cấm. Để rồi những lựa chọn chỉ là bất đắc dĩ của
tâm trạng rất đàn bà...[195].
Nhà văn Dạ Ngân nhận xét về yếu tố tính dục trong I am đàn bà của Y Ban
như sau: “Đó là câu chuyện về sự ẩn ức tình dục của người phụ nữ nhưng đó cũng là
nguyên vọng tự nhiên mà nhân bản của phụ nữ” [10]. Nhìn chung, những đánh giá
trên về yếu tố tính dục trong sáng tác của Y Ban mới chỉ dừng lại ở việc nêu nhận
định trong một bài viết ngắn trên báo hoặc diễn đàn mà chưa có một công trình khảo
sát chuyên sâu thành hệ thống trong tiểu thuyết của nhà văn này.
Thứ bảy, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Thuận
Ngay khi xuất bản tiểu thuyết đầu tay – Made in Vietnam, Thuận đã tạo được
ấn tượng tốt ở độc giả. So với các nhà văn đương thời, Thuận được đánh giá là một
gương mặt nổi bật. Trong các sáng tác của mình, chị luôn có những thể nghiệm mới
về con người thời đại, mạnh dạn đưa vào tác phẩm những vấn đề vốn được coi là
24
nhạy cảm, tế nhị như tình dục, ham muốn bản năng. Cấu trúc tiểu thuyết truyền
thống bị phá vỡ, thay bằng kiểu cấu trúc phân mảnh, không chú trọng đến trình tự
thời gian, sự kiện. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Thuận phá bỏ ngoại hình và
tính cách nhân vật, gia tăng độc thoại, giản lược đối thoại, tăng cường tưởng tượng
và vô thức, gia tăng bút pháp dòng ý thức, chất huyền ảo, đậm dấu ấn hậu hiện
đại...Đây chính là những đánh giá về các sáng tác của Thuận. Nghiên cứu về yếu tố
tính dục trong tiểu thuyết của Thuận cũng chưa được nhắc đến.
Như vậy, sự thiếu hụt, thưa vắng của các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam
đương đại từ góc nhìn diễn ngôn tính dục chính là khoảng trống mà đề tài của chúng
tôi sẽ bù lấp vào. Luận án của chúng tôi chọn diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại làm đối tượng nghiên cứu. Sử dụng lý thuyết diễn ngôn, chúng
tôi sẽ đi vào làm rõ sự hình thành và vận hành của tính dục cũng như đi vào phân
tích cấu trúc bề sâu của kiểu diễn ngôn này.
1.2. Nội hàm các khái niệm mà luận án sử dụng
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn
Như đã trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu về lí thuyết diễn ngôn (mục 1.1),
diễn ngôn là một thuật ngữ vẫn còn nhiều tranh luận bởi nó có nhiều nội hàm khái
niệm. Trong Discourse [217], Sara Mills cho rằng so với bất cứ thuật ngữ nào khác
thuộc lí luận văn học và văn hóa thì diễn ngôn có phạm vi khả hữu rộng nhất. Gần
đây Viện Nghiên cứu – khoa học, Chi nhánh Ural thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
Liên Bang Nga đã tổ chức biên soạn và xuất bản một bộ sách đồ sộ gồm nhiều tập
lấy nhan đề “Diễn ngôn học”. Trong đó tập hợp rất nhiều các định nghĩa khác nhau
về diễn ngôn. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã dịch 22 trong số nhiều định nghĩa đó
trong bài 22 định nghĩa về diễn ngôn [112].
Chúng tôi cũng đã nhắc đến ở mục 1.1 hiện nay có ba khuynh hướng nghiên
cứu về khái niệm diễn ngôn. Trong phần này chúng tôi sẽ điểm lại một số quan niệm
về khái niệm diễn ngôn của ba khuynh hướng trên sau đó xác định nội hàm của khái
niệm này được chúng tôi sử dụng trong luận án:
Trong ngữ học, một số nhà ngữ học nhận thấy hạn chế trong hướng nghiên
cứu ngôn ngữ học cấu trúc của F.de Sausure. Nhà nghiên cứu này đã đem đối lập
ngôn ngữ và lời nói và ngôn ngữ học cũng như chỉ nghiên cứu hệ thống các nguyên
25
tắc chi phối việc sử dụng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Theo các nhà ngữ
học cần phải nghiên cứu văn bản như là những đơn vị biểu đạt trên câu tồn tại trong
thực tiễn đời sống. Và nếu ngôn ngữ mang tính cộng đồng thì lời nói lại mang tính cá
nhân. Mặc dù trong hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học cũng có
hai hướng đề xuất (Một là, cách hiểu diễn ngôn như là sự giải thích lập trường của
người nói trong phát ngôn của Emil Benviniste và hai là cách hiểu đối tượng của
phân tích diễn ngôn là tính liên tục của phát ngôn, đoạn cắt của văn bản lớn hơn câu)
nhưng nhìn chung các nhà ngôn ngữ học đều hướng đến dạng thức ngôn từ đang hoạt
động, ngôn từ trong sử dụng, ngôn từ trong ngữ cảnh. Đó là cách phản ứng lại với
ngôn ngữ học truyền thống chủ yếu tập trung vào những thành tố và cấu trúc câu.
Thứ hai là hướng nghiên cứu diễn ngôn từ góc độ lí luận văn học của
M.Bakhtin. Cũng như các nhà ngữ học, M.Bakhtin cũng nhận ra tính “vấn đề” trong
nghiên cứu của F.Saussure. Theo M.Bakhtin, ý nghĩa của diễn ngôn không chỉ bao
gồm cấu trúc ngôn ngữ, cá tính người phát ngôn quy định mà còn do ngữ cảnh và các
quan hệ lời nói trong văn cảnh quy định. Do đó diễn ngôn gắn liền với xã hội và
mang tính xã hội. M.Bakhtin đề xuất hướng nghiên cứu “siêu ngôn ngữ học”, nghĩa
là nghiên cứu sự phát ngôn, lời nói, văn bản cũng như không tách ngôn từ ra khỏi đời
sống và ý thức hệ. Nhìn chung đối tượng nghiên cứu của M.Bakhtin là văn bản:
“Ông coi văn bản là đối tượng nghiên cứu của khoa học nhân văn nói chung, bao
gồm cả văn học với tư cách là sáng tạo thẩm mỹ” [149].
Diễn ngôn trong quan niệm của M.Bakhtin không phải là ngôn ngữ. Trong
quan niệm của các nhà ngôn ngữ học truyền thống thì tư tưởng là nội dung còn ngôn
ngữ là hình thức. Thêm vào đó, nội dung có thể độc lập với hình thức. Còn
M.Bakhtin cho rằng chúng ta không thể phân biệt ranh giới giữa nội dung và hình
thức nữa: “Hình thức chỉ trở thành hình thức khi nó có quan hệ với nội dung, là hình
thức của nội dung” [Dẫn theo 194]. Về hình thức trong nghệ thuật, M.Bakhtin cho
rằng nó có hai mặt:
Hình thức nghệ thuật là hình thức của nội dung nhưng là một hình thức hoàn
toàn tồn tại dựa trên một chất liệu, dường như dính chặt với chất liệu. Bởi vậy hình
thức cần được hiểu và nghiên cứu trên hai hướng: 1) Từ bên trong của đối tượng
thẩm mỹ thuần túy, như là hình thức kiến tạo, tức là hình thức có định hướng giá trị,
26
hướng tới nội dung, gắn với nội dung và 2) từ bên trong của toàn bộ tác phẩm được kết
cấu bằng chất liệu: đó là nghiên cứu kỹ thuật của hình thức [Dẫn theo 194].
Khi đặt ra mối quan hệ giữa ngôn từ với đời sống và ý thức hệ, Bakhtin khẳng
định: “Tất cả mọi đặc điểm của diễn ngôn mà tôi biết là tính kí hiệu thuần túy, tính
thích ứng phổ biến về ý thức hệ, tính tham dự giao tiếp đời sống, trở thành tính chức
năng bên trong của diễn ngôn và cuối cùng là tính tồn tại tất yếu của các hiện tượng
kèm theo của mọi hành vi ý thức hệ. Tất cả các đặc điểm đó làm cho diễn ngôn trở
thành đối tượng nghiên cứu cơ bản của khoa học hình thái ý thức” [Dẫn theo 194].
Cùng góc độ nghiên cứu diễn ngôn từ lí luận văn học với Bakhtin là
V.I.Chiupa. Trong quan điểm của nhà nghiên cứu này, cấu trúc giao tiếp của diễn
ngôn không đồng nhất với cấu trúc kí hiệu học của văn bản. Diễn ngôn chính là hệ
thống các thẩm quyền giao tiếp (sáng tạo, của cái được biểu đạt và tiếp nhận): “Thẩm
quyền diễn ngôn là kho dự trữ phát ngôn của liên chủ thể, cho phép diễn ngôn “được
thực hiện” (Greimas) trên cơ sở của văn bản với quy ước về thẩm quyền thích hợp
của các bên tham gia giao tiếp” [30]. Trong đó mặc dù thẩm quyền sáng tạo thuộc về
ý định chủ quan của nhà văn nhưng vẫn chịu sự quy định của hình thái tu từ đối với
tác quyền và nguyên tắc mã hóa bằng các phương thức biểu hiện, hình hiệu hoặc
bóng gió. Còn thẩm quyền của cái được biểu đạt được hiểu là “khuôn đúc bên ngoài”
của một diễn ngôn nào đó. Nó được xem là “nguồn dự trữ “bức tranh tu từ thế
giới”(Perelman) trong giao tiếp được giả định là phát ngôn chung của người nói và
người tiếp nhận” [30]. Cuối cùng thẩm quyền tiếp nhận là “kho dự trữ ý thức trong
giao tiếp (mô phỏng, sao chép, điều chỉnh, lựa chọn, đồng tình) được hình thành từ
tập quán tu từ trong phát ngôn” [30].
Như vậy, về cơ bản lí luận về diễn ngôn trong tư tưởng của M.Bakhtin và
V.I.Chiupa không thuộc ngôn ngữ học, nó thuộc lí luận của khoa học xã hội nói chung.
Thứ ba là hướng nghiên cứu từ góc độ xã hội học mà đại diện là M.Foucault.
M.Foucault (1926 – 1984) là nhà tư tưởng với những đóng góp quan trọng cho
lịch sử tư tưởng thế giới thế kỉ XX. Trong Khảo cổ học tri thức, ông nói rằng mình là
người đã cấp một ý nghĩa cụ thể, bổ sung thêm ý nghĩa cho khái niệm này:
Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng
thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như là lĩnh vực chung của
27
trần thuật, lúc thì coi nó như một nhóm trần thuật được cá thể hóa và đôi khi lại xem
nó như một thực tiễn trần thuật có số lượng nhất định và có trật tự được quy ước tạo
nên vô số các lời phát biểu [Dẫn theo tài liệu 87].
Foucault quan tâm đến những quy tắc chi phối đến việc ra đời và vận hành của
diễn ngôn. Ông chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến tạo diễn
ngôn. Ông cho rằng, tri thức hay diễn ngôn là sản phẩm cũng như công cụ của quyền
lực. Nhóm thống trị đã dùng diễn ngôn để tạo tri thức. Theo Foucault cái mà chúng
ta gọi là chân lí không tồn tại vĩnh hằng, không có chân lí tuyệt đối. Nó phải thông
qua sự xác định của hệ hình tri thức (épiteme – hệ thống phán đoán giá trị, nhận thức
chung của cộng đồng hình thành trong một thời đại nhất định):
Diễn ngôn được tạo lập nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng
trong cuộc sống. Diễn ngôn đến lượt nó cũng là phong cách tạo lập nên tri thức,
cùng với thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và mối quan hệ quyền lực.
Được bắt rễ từ trong ngôn ngữ, diễn ngôn tạo ra niềm tin biến thành tri thức, và tri
thức tạo nên quyền lực. Bởi vậy sẽ không có tri thức nào là chân lý tuyệt đối và hoàn
toàn khách quan [114, tr.3].
Khái niệm diễn ngôn được Foucault thể hiện trong nhiều công trình, đặc biệt
là bài luận Trật tự diễn ngôn. Chúng tôi đã dịch bài luận này trong Phụ lục 4 của
luận án. Do vậy ở đây xin được tóm lược lại một số quan điểm về diễn ngôn mà
Foucault đã chỉ ra trong bài phát biểu này.
Thứ nhất, Foucault cho rằng cùng lúc diễn ngôn được sản sinh ra là việc nó bị
kiểm soát và phương thức phổ biến nhất là cấm kị:
Trong xã hội như xã hội của chúng ta, các phương thức loại trừ triệt tiêu
được người ta biết đến nhiều. Một phương thức rõ ràng và quen thuộc nhất là cấm
đoán. Chúng ta biết khá rõ là chúng ta không có quền được nói mọi điều, rằng
chúng ta không thể nói bất cứ cái gì trong bất cứ tình huống nào, và rằng không phải
tất cả mọi người đều có quyền nói bất cứ cái gì. Trong sự cấm kị về đối tượng phát
ngôn, và lễ nghi của hoàn cảnh phát ngôn, và quyền được ưu tiên hay quyền độc
nhất của chủ thể nói [Phụ lục 4]
Từ cơ sở này, ông xác định hai phạm vi (bên trong và bên ngoài) đã thiết lập
nên trật tự diễn ngôn:
28
Trật tự bên ngoài của diễn ngôn bao gồm các thể thức với hai chức năng
chính: hạn chế và làm chủ các sức mạnh tự phát của diễn ngôn. Dạng thức tồn tại của
chúng là nguyên lí loại trừ. Theo Foucault khi một diễn ngôn nào đó được thiết lập
thì nó có xu hướng loại trừ các diễn ngôn khác, coi những diễn ngôn khác tồn tại bất
thường, cần được loại trừ. Nhà nghiên này đã đưa ra hai dạng đối lập: Thứ nhất, đối
lập giữa lí trí và bệnh điên. Thứ hai, đối lập giữa chân lí và sai lầm. Từ sự phân tích
hai nguyên lí đối lập này, Foucault đi đến khẳng định: nhân tố mang đến quyền lực
cho diễn ngôn chính là các thiết chế xã hội.
Đối với trật tự bên trong, theo Foucault, với vai trò là hạn chế tính sự kiện và
tính ngẫu nhiên, các nguyên tắc sẽ kiểm soát diễn ngôn. Ba nguyên tắc chủ yếu là
nguyên tắc bình luận, nguyên tắc tác giả và nguyên tắc “bộ môn khoa học”. Trong đó
nguyên tắc thứ ba có khuynh hướng đối lập với hai nguyên tắc đầu: “Nguyên lý bộ
môn khoa học tương phản với nguyên lý bình luận cũng như nguyên lý tác giả. Vì có
một bộ môn khoa học, chắc chắn những định đề mới có thể được trình bày rõ ràng,
cho đến vô cùng tận” [Phụ lục 4].
Có thể khái quát lại cách hiểu của Foucault về diễn ngôn ở ba nội dung sau:
Một là, diễn ngôn như một khu vực chung của tất cả các lời phát biểu. Nghĩa
là mọi phát ngôn hoặc văn bản là một hiệu lực trong thế giới thực. Tuy nhiên đó là cái
vỏ bên ngoài thực chất diễn ngôn là phương thức biểu đạt của lịch sử và tư tưởng.
Hai là, diễn ngôn có tính chỉnh thể, hệ thống. Nó là tập hợp những lời phát
biểu thành một nhóm theo những quy tắc và cấu trúc, được quy ước theo một cách
thức nào đó và có mạch lạc, hiệu lực và ý nghĩa.
Ba là, diễn ngôn mang tính lịch sử, liên tục và quyền lực. Diễn ngôn ra đời là
kết quả của sự kiến tạo nào đó, không phải ngẫu nhiên. Và bị chi phối bởi quyền lực
hoặc luật lệ.
Từ đó, theo Foucault nghiên cứu diễn ngôn cần tập trung vào hai vấn đề sau:
Một là, quy tắc và cấu trúc xã hội quy định sự hình thành các diễn ngôn (ý kiến về
tính dục, ý kiến về nhà tù, học thuyết y học, tâm lí); hai là, nghiên cứu các cơ chế sản
sinh ra các diễn ngôn. Foucault đã bàn về diễn ngôn không phải ở mặt ngữ học mà
nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ, diễn ngôn theo cách hiểu này thuộc về
phạm trù của lịch sử tư tưởng.
29
Như vậy, cách tiếp cận của Foucault đã đưa ra một định nghĩa khác về diễn
ngôn: Diễn ngôn là một công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành quyền lực. Diễn
ngôn không chỉ là ngôn ngữ mà nó là thực tiễn ngôn ngữ do quyền lực văn hóa quy
định. Diễn ngôn thay đổi khi quyền lực của tri thức và văn hóa trong xã hội có sự
biến chuyển. Sử dụng lí thuyết về diễn ngôn nói chung và đặc biệt là một số quan
điểm về diễn ngôn của M.Bakhtin, V.I. Chiupa, M.Foucault chúng tôi xác định nội
hàm khái niệm diễn ngôn mà luận án sử dụng như sau:
1. Diễn ngôn được sản sinh cùng với sự vận động của lịch sử - xã hội. Điều
này cho thấy ở thời điểm nào diễn ngôn nào sẽ xuất hiện, hưng thịnh và chiếm giữ vị
trí trung tâm, chính thống, diễn ngôn nào sẽ bị loại trừ. Chẳng hạn giai đoạn văn học
1945 – 1975 diễn ngôn giữ vị trí trung tâm chính là diễn ngôn giai cấp, diễn ngôn
cách mạng. Nhưng sau 1975, đặc biệt là sau 1986 thì diễn ngôn đời tư – thế sự, diễn
ngôn chấn thương, diễn ngôn tính dục chiếm vị thế ưu thế hơn.
2. Sự sản sinh diễn ngôn không diễn ra một cách tự nhiên, tùy tiện mà nó chịu
sự chi phối của hệ thống các nguyên tắc loại trừ. Một mặt các nguyên tắc này sẽ làm
nảy sinh các điều kiện để diễn ngôn xuất hiện, mặt khác nó sẽ tạo ra các trấn áp, ràng
buộc và đặt diễn ngôn vào một trật tự.
3. Cần phải nghiên cứu tính chất hệ hình của diễn ngôn. Đây chính là hình
thái hay cấu hình của tác phẩm được tạo dựng từ các thẩm quyền. Không gian giao tiếp cụ
thể sẽ được hình thành từ ba thẩm quyền sáng tạo, cái được biểu đạt và tiếp nhận.
4. Suy cho cùng, nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ diễn ngôn cần phải
làm rõ hai góc độ sau: một là, chỉ ra các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ý thức hệ, tri
thức và quyền lực đã ảnh hưởng như thế nào đến loại diễn ngôn/ các loại diễn ngôn
được sản sinh; hai là, chỉ ra các quy tắc ngôn ngữ của loại diễn ngôn/ các loại diễn
ngôn này. Đây cũng chính là điểm khác biệt khi tiếp cận tác phẩm văn học từ góc
nhìn diễn ngôn so với các góc nhìn khác như thi pháp học, chú giải học...Nếu các góc
tiếp cận trên thường chọn nghiên cứu từ nội tại văn bản thì tiếp cận từ góc độ diễn ngôn
vừa nghiên cứu các yếu tố thuộc về nội tại văn bản vừa nằm ngoài văn bản.
Vận dụng nội hàm này của khái niệm diễn ngôn, luận án của chúng tôi sẽ cần
tập trung làm rõ một số nội dung sau:
1. Cơ chế kiến tạo diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam ra sao?
30
2. Đặc điểm và chức năng của loại diễn ngôn này ?
3. Phương thức diễn ngôn tính dục được kiến tạo ?
1.2.2. Khái niệm tính dục
Tính dục có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong phần này chúng tôi sẽ dẫn ra
một số cách định nghĩa trong từ điển và một số quan điểm về tính dục của các nhà
nghiên cứu.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, tính dục là
“tính cách thể hiện đàn ông và đàn bà, giống đực và giống cái: vấn đề tính dục” [189,
tr.1020]. Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, tính dục được định nghĩa
là “đòi hỏi sinh lý về quan hệ tính giao” [124, tr.752].
Đây là định nghĩa của Ủy ban giáo dục và thông tin về tình dục ở Mỹ:
Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai
hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính
cách con người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của
nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa
của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan
hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội [188].
Theo cách định nghĩa của từ điển Longman Dictionary of Contemporary
English thì tính dục (sexuality) là “những điều mà con người làm, nghĩ và cảm thấy
có liên quan đến ham muốn giới tính” [216]. Trong cách định nghĩa này ham muốn
chính là yếu tố kích thích suy nghĩ và hành động của tính dục.
Trong Bốn bài giảng mỹ học, Lý Trạch Hậu đã khẳng định trong mỗi con
người có sự tồn tại song song và thống nhất giữa tính động vật và tính xã hội, giữa
cảm tính và lý tính, giữa tự nhiên và xã hội. Do vậy, việc con người trở lại với tính
động vật, trở lại với tính dục chính là trở về với “sự sống đích thực, bởi vì chỉ có như
thế thì cái tôi có một lần mới có thể tồn tại như một thực thế” [60, tr.125].
Michel Houellebecq trong Hạt cơ bản nói đến tính văn hóa của tính dục: “Từ
nghìn năm nay, Hubczejak nhấn mạnh, mọi nền văn hóa của con người đều được
đánh dấu bởi cái trực giác không ít thì nhiều được tạo nên từ một quan hệ không thể
tách rời giữa tình dục và cái chết” [67, tr.223].
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong trường Trung học phổ th...
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 

Similar to Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNuioKila
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201 (20)

Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nayXung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Truyện cổ dân gian Châu Ro, HAY, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu): Luận án TS. Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam: 622201

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HƢƠNG DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội, 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HƢƠNG DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI (QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. Hà Văn Đức Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu Hà Nội, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Vũ Thị Hƣơng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ của Nhà trường, các khoa, phòng ban, các thầy cô giáo, các nhà khoa học tại Trường Khoa học Xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số cơ quan khác như Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện văn học, Thư viện Quốc gia Việt Nam….Bên cạnh đó, tôi cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ của cơ quan, đồng nghiê ̣p, gia đình và ba ̣n bè . Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu. Nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình trên, tôi đã hoàn thành công trình nghiên cứu này một cách thuận lợi nhất. Nhân dịp này, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc , tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô, gia đình, bạn bè. Hà Nội, ngày..... tháng ...... năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN A ́ N Vũ Thị Hƣơng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................6 5. Đóng góp của luận án .............................................................................................7 6. Cấu trúc luận án......................................................................................................8 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................9 1.1. Lịch sử các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án........................................9 1.1.1. Các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn ..........................................................9 1.1.2. Các nghiên cứu về tính dục và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học.....13 1.1.3. Các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn và diễn ngôn tính dục...............................................................................................................16 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu về diễn ngôn tính dục của các tác giả, tác phẩm được lựa chọn khảo sát...............................................................................................17 1.2. Nội hàm các khái niệm mà luận án sử dụng....................................................24 1.2.1. Khái niệm diễn ngôn.........................................................................................24 1.2.2. Khái niệm tính dục............................................................................................30 1.2.3. Khái niệm diễn ngôn tính dục...........................................................................32 TIỂU KẾT...................................................................................................................35 Chƣơng 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI .................................36 2.1. Cơ sở hình thành diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại ....36 2.1.1. Các tiền đề khách quan.....................................................................................38 2.1.2. Các tiền đề chủ quan ........................................................................................44 2.2. Sự vận hành diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại .....58 2.2.1. Sự chuyển hóa các cặp đối lập tạo nghĩa của diễn ngôn tính dục ...................58 2.2.2. Cảm quan dục tính trong các kiểu dạng nhân vật............................................66 TIỂU KẾT...................................................................................................................75
  • 6. Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI ...........................................77 3.1. Đặc điểm của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại....78 3.1.1. Tính dục - bản năng tự nhiên............................................................................78 3.1.2. Tính dục - sự thăng hoa của tình yêu................................................................82 3.1.3. Tính dục - phương tiện giải tỏa cô đơn ............................................................85 3.1.4. Tính dục - thể hiện sự suy đồi của đạo đức xã hội ...........................................88 3.2. Chức năng của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại........92 3.2.1. Tính dục chứa đựng sức mạnh hóa giải............................................................92 3.2.2. Tính dục chứa đựng sức mạnh hủy diệt............................................................96 3.2.3. Tính dục chứa đựng sức mạnh cứu rỗi ...........................................................101 3.2.4. Tính dục chứa đựng sức sống bất diệt............................................................105 TIỂU KẾT.................................................................................................................108 Chƣơng 4. PHƢƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI.........................................................109 4.1. Lớp ngôn ngữ thân thể ....................................................................................109 4.2. Nghệ thuật miêu tả...........................................................................................116 4.2.1. Miêu tả hành vi tính giao, đụng chạm cơ thể .................................................116 4.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật ................................................................................121 4.3. Các kiểu không gian gắn liền với diễn ngôn tính dục .......................................128 4.4. Hệ thống biểu tƣợng tính dục .........................................................................132 4.4.1. Mẫu – biểu tượng của văn hóa Việt................................................................134 4.4.2. Bộ ngực, bầu vú – sự nuôi dưỡng, khát vọng sinh sôi....................................137 4.4.3. Thiên nhiên – vũ điệu giao hoan.....................................................................139 4.4.4. Giấc mơ - ẩn ức của tính dục..........................................................................142 TIỂU KẾT.................................................................................................................146 KẾT LUẬN..............................................................................................................147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................174 PHỤ LỤC
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1. Sau 1986, cùng với sự đổi mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn học nghệ thuật Việt Nam cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Một trong những thay đổi trong cảm hứng và lối viết của văn học đương đại là đụng chạm đến các vấn đề cấm kị. Phải thừa nhận rằng, không phải đến bây giờ, tính dục mới được nhắc đến. Yếu tố tính dục đã xuất hiện từ rất lâu, trong ca dao, tục ngữ, trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, trong Thơ mới, trong văn thơ của Tự lực văn đoàn, trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…Tuy nhiên, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khi văn học trở thành một mặt trận phục vụ, cổ vũ chiến đấu thì vấn đề tính dục dường như ít xuất hiện hơn. Sau những kìm nén, cùng với cơn gió tự do của thời mở cửa, những trang văn viết về tính dục trở nên ào ạt, nhiều cung bậc và đa sắc thái hơn bao giờ hết. Tính dục trở thành một khuynh hướng và mở rộng đường biên. Tính dục có thể gắn liền với tình yêu, sự thăng hoa của đôi lứa, hạnh phúc gia đình. Tính dục là văn hóa, là nhân văn nhưng nó cũng có thể chỉ là những đòi hỏi đơn thuần của bản năng, là nhục dục thậm chí là sự hủ bại, băng hoại của đạo đức, là hậu quả của lối sống dễ dãi, buông thả…Cùng với sự cởi trói của tư tưởng, tính dục không còn là một vùng cấm kị. Nó được thừa nhận như một nhu cầu tồn tại của xã hội loài người. Trong cách tiếp cận đó, tính dục không chỉ đơn thuần mang những đặc tính về mặt sinh học mà trên thực tế nó là văn hóa, là giá trị nhân văn, nhân bản. Tính dục vừa là đối tượng đề cập vừa là phương tiện chuyển tải các ý đồ nghệ thuật. Chính sự đa dạng, đa chiều đó của thực tiễn đời sống văn học đòi hỏi chúng ta về mặt nghiên cứu, học thuật cần phải có những tìm hiểu, kiến giải tổng thể và thấu đáo hơn. Tất cả ý nghĩa trên cho thấy tính dục là một hiện tượng phức tạp. Việc nghiên cứu về tính dục không chỉ có ý nghĩa văn học mà còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Bởi vì trong văn học đương đại, tính dục đã trở thành một đột phá trong quan niệm về con người đem lại nhiều ý nghĩa nhân văn và thẩm mỹ. Chức năng quan trọng nhất của văn học là hướng con người vươn đến những giá trị chân thiện mỹ. Để làm nên bức tranh đa dạng và sống động của đời sống văn học không chỉ cần đến một lực lượng sáng tác đông đảo mà còn phải cần đến những cây bút đủ tầm
  • 8. 2 và đủ tâm, thực sự tài năng và bản lĩnh. Đặc biệt là khi tác giả đó chọn viết về tính dục. Không phải ai cũng có đủ bản lĩnh viết về nó mà viết hay càng là vấn đề khó hơn. Bởi vì văn học viết về tính dục luôn chấp chới trong ranh giới giữa một bên là khiêu dâm, kích dục còn bên kia là biểu hiện của những khát khao hạnh phúc, chứa đựng giá trị nhân văn và nhân bản, mang lại giá trị văn chương nghệ thuật. 2. Nghiên cứu về đề tài tính dục có thể sẽ có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Có thể tiếp cận từ góc độ mỹ học, văn hóa học. Chúng ta cũng có thể tiếp cận tính dục từ việc phân tích cấu trúc nội tại tác phẩm theo phương pháp thi pháp học hoặc từ các lý thuyết khác như yếu tố hậu hiện đại, diễn ngôn, liên văn bản…. Ở Việt Nam, diễn ngôn đang trở thành lý thuyết được áp dụng nghiên cứu ngày càng rộng rãi. Trong lĩnh vực văn học, diễn ngôn được vận dụng để lý giải một hiện tượng văn học cụ thể. Việc nghiên cứu văn học từ lý thuyết diễn ngôn đang mở ra nhiều hướng đi mới cho việc phân tích, giải mã tác phẩm văn học. Chúng ta sẽ tìm ra mối quan hệ giữa văn học với ý thức xã hội và thời đại, sự chi phối của hệ thống tri thức hiện thời và tính quyền lực của tri thức đó đối với văn học. Trong từng thời kì lịch sử, văn học được kiến tạo theo những trường tri thức nhất định. Tính dục trước đây từ một chủ đề thuộc vùng cấm kị đến văn học đương đại lại được công khai bàn luận, thậm chí dành được sự quan tâm đặc biệt của mọi đối tượng (cả người viết lẫn người đọc, cả các nhà quản lý văn hóa, độc giả thông thường lẫn độc giả chuyên biệt). Hơn thế nữa, tính dục còn được đưa vào với những chủ đích rõ ràng, có chú ý đến liều lượng, mức độ. Về mặt ý nghĩa, nó cũng vượt xa ý nghĩa ban đầu là một yếu tố thuộc về bản năng, thuộc về đời sống con người. Điều đó chứng tỏ diễn ngôn thời đại là yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự ra đời và vận hành của tính dục. Do vậy, nghiên cứu yếu tố tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam từ lý thuyết diễn ngôn sẽ hứa hẹn mở ra nhiều ý nghĩa ẩn chứa phía sau những con chữ tưởng như chỉ là vấn đề thuộc về thân xác. Khảo sát trong phạm vi tư liệu sưu tầm được, chúng tôi nhận thấy chưa có một luận án, chuyên luận nào (ngoài một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu cụ thể về một tác giả, tác phẩm, một số bài viết ngắn trên báo in, báo mạng) nghiên cứu về vấn đề này trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn tính dục. Do vậy chúng tôi
  • 9. 3 lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Thông qua khảo sát diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi hướng đến tìm ra các câu trả lời: Một là, cơ sở hình thành và vận hành của diễn ngôn tính dục. Nó được hình thành dựa trên hệ thống giá trị nào, ý thức hệ nào. Hai là, làm rõ sức mạnh của diễn ngôn tính dục. Ba là, làm rõ ý nghĩa của diễn ngôn tính dục với vai trò là một phương tiện. Qua tính dục, các nhà văn muốn đề cập đến những hệ giá trị khác trong quan niệm về hiện thực và con người. Nhiệm vụ nghiên cứu Hiện nay mặc dù lí thuyết diễn ngôn đã được giới thiệu khá rộng rãi ở Việt Nam, được áp dụng vào nghiên cứu trong nhiều trường hợp văn học cụ thể nhưng chúng tôi vẫn cần phải hệ thống hóa lại những quan niệm cơ bản về diễn ngôn. Trên cơ sở tiếp thu những quan niệm đó, chúng tôi sẽ xác định nội hàm khái niệm diễn ngôn làm điểm tựa lý luận cho luận án. Áp dụng lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi đi vào tìm hiểu các vấn đề sau: cơ sở hình thành và vận hành, quyền lực, phương thức tạo lập của diễn ngôn tính dục. Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ở phương diện tư tưởng, thế giới quan, cách nhà văn kiến tạo thế giới bằng nghệ thuật. Do đó từ việc làm rõ những đặc điểm của diễn ngôn tính dục, chúng tôi sẽ chỉ ra sự đổi mới tư duy quan niệm về hiện thực và con người của các nhà tiểu thuyết đương đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn tính dục. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài của mình, phạm vi nghiên cứu trước hết của chúng tôi là lí luận về diễn ngôn. Các lí thuyết về diễn ngôn, diễn ngôn tính dục sẽ là tiền đề lí luận cho việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể. Mặc dù nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam (một thể loại) trong giai đoạn đương đại (một thời kì văn học) nhưng giới hạn với một luận án tiến sỹ chúng tôi không có tham vọng đi vào tất cả các tác giả, tác phẩm
  • 10. 4 thuộc giai đoạn này. Trong số lượng sáng tác đồ sộ như vậy, chúng tôi tuyển chọn một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu phù hợp với khuynh hướng diễn ngôn tính dục mà luận án nghiên cứu. Đặc biệt để những nhận định có tính khái quát cao, chúng tôi chọn những tác giả, tác phẩm mang tính đại diện. Về tác giả, chúng tôi chọn Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Y Ban, Thuận. Trong việc chọn "mẫu”, chúng tôi lựa nhóm tác giả trên bởi một số tiêu chí sau: Một là, các tác giả phải có tính đại diện về thời đại lịch sử. Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân là những tác giả tiêu biểu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam đương đại, họ thuộc thế hệ nhà văn bước từ tiền đổi mới đến cao trào đổi mới. Văn nghiệp của họ nối dài từ trước, trong và sau đổi mới 1986. Điều đó cho thấy nỗ lực không mệt mỏi của các nhà văn trong hành trình tự đổi mới, vượt qua chính mình, đặc biệt là cái bóng của mình (cả ba nhà văn đều là những cây bút đã có thành công nhất định trước 1986) và có nhiều đóng góp quan trọng trong nền văn học nước nhà. Nhóm tác giả Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Y Ban, Thuận là thế hệ nhà văn mà sự nghiệp của họ nằm trọn vẹn trong thời kỳ đổi mới. Đây đều là những cây bút sung sức, những hiện tượng đặc biệt trong văn đàn Việt Nam thời kì đổi mới. Thứ hai, đại diện về phái tính. Chúng tôi chọn cả nhà văn nam lẫn nhà nữ để thấy được cái nhìn đa chiều, những cảm nhận từ cả hai giới về vấn đề tính dục. Đồng thời tránh cái nhìn áp đặt theo quan niệm của nam giới và khẳng định tiếng nói nữ quyền. Thứ ba, trong quan niệm và cách viết của các tác giả trên về tính dục có cả tương đồng và khác biệt. Qua đó cho thấy hệ thống giá trị, ý thức hệ đã chi phối đến sự hình thành và vận hành diễn ngôn tính dục. Mặt khác, chính sự khác biệt sẽ tạo nên bức tranh đa dạng và phức tạp về tính dục. Về thể tài của tiểu thuyết, để đưa ra những nhận định mang tính phổ quát, khách quan, chúng tôi chọn cả tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, chiến tranh, người lính lẫn tiểu thuyết về đề tài đời tư – thế sự cùng những tác phẩm sử dụng tính dục như một “gia vị” và những tiểu thuyết viết về tính dục như một chủ đề của tác phẩm. Về tác phẩm, để việc phân tích được cụ thể, chi tiết chúng tôi tập trung chính vào những tác phẩm của bảy tác giả trên. Đây là những sáng tác được dư luận, giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao và có nhiều ý kiến thuận chiều cũng như trái
  • 11. 5 chiều. Danh sách tác phẩm được khảo sát nằm ở phần phụ lục. Trong việc phân tích các dẫn chứng từ các tác phẩm này chúng tôi không sắp xếp theo một tiêu chí và trình tự cố định, chỉ cơ bản dẫn một số tác phẩm của thế hệ nhà văn tiền đổi mới (Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Tô Hoài...) lên trước, sau đó là các tác phẩm của thế hệ Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương. Ngoài ra, một số tác phẩm sẽ được chúng tôi dùng để liên hệ so sánh như các sáng tác của Lê Lựu, Bảo Ninh, Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Mộng Giác, Dạ Ngân, Đào Thắng... Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, ở đây chúng tôi không bàn đến vấn đề tính dục đồng tính. Mặc dù đây là một vấn đề quan trọng thể hiện sự thay đổi trong nhãn quan tiếp cận về tính dục trong văn học đương đại nhưng vấn đề này khá rộng. Nếu chọn nghiên cứu chúng tôi sẽ cần bổ sung thêm một lượng lớn lí thuyết, quan điểm về tính dục đồng giới cũng như danh sách tác phẩm khảo sát về chủ đề này. Điều đó làm cho luận án bị dàn trải. Thêm nữa, theo chúng tôi được biết có một luận án nghiên cứu chuyên sâu về tính dục đồng tính trong văn học Việt Nam do nghiên cứu sinh Lê Thị Thủy (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội) đang trong quá trình thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Lai Thúy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không bàn đến bản thể giới trong nghiên cứu của mình. Đề tài luận án của chúng tôi là: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu) do vậy thiết tưởng cũng cần phải giới thuyết quan niệm về tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, lịch sử văn học thường được phân chia theo lịch sử xã hội. Theo đó diễn ngôn văn học nói chung và diễn ngôn tiểu thuyết nói riêng qua các giai đoạn đều có những đặc điểm khác nhau. Giai đoạn 1975 – 1985 được coi là thời kì quá độ, khởi động cho một sự đổi mới toàn diện với dấu mốc là năm 1986. Trong đó sự đổi mới của văn học thời kì này có nguyên nhân sâu xa từ sự đổi mới trường tri thức thời đại – đại hội Đảng lần thứ 6 (1986). Từ đây, văn học bắt đầu thoát khỏi mục đích minh họa, tuyên truyền. Môi trường dân chủ hóa, kinh tế thị trường phát triển, giao lưu văn hóa rộng mở...đã tạo cơ hội cho nhà văn có điều kiện thể hiện mình. Tất cả yếu tố khách quan và chủ quan đó góp phần hình thành một quy tắc
  • 12. 6 diễn ngôn của thời đại mới. Do vậy, phạm vi tiểu thuyết Việt Nam đương đại mà chúng tôi sử dụng là giai đoạn văn học được đánh mốc từ năm 1986 đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đây là đề tài có tính chất liên ngành do vậy luận án cần vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp. Trong đó năm phương pháp quan trọng nhất là: Phương pháp phân tích diễn ngôn, phương pháp loại hình, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp tiếp cận thi pháp học. Cụ thể: - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra mối tương quan giữa ý thức hệ và quyền lực, sự mâu thuẫn, có thể ở dạng tiềm năng, trong văn hóa – xã hội – kinh tế - chính trị. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến việc tác giả sử dụng diễn ngôn tính dục như thế nào trong tác phẩm. - Phương pháp loại hình: Phương pháp này sẽ giúp chúng tôi phân loại các hiện tượng văn học cùng nhóm theo một tiêu chí nào đó. Cụ thể khi nghiên cứu diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại phương pháp này giúp chúng tôi khu biệt những tác phẩm có cùng một khuynh hướng diễn ngôn hoặc cùng chung một quan điểm nào đó. Chẳng hạn nhóm tác phẩm coi tính dục là kết quả thăng hoa của tình yêu hay khẳng định sức mạnh hủy diệt của tính dục. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại là một lát cắt trong dòng chảy chung của nền văn học Việt Nam (về phương diện thể loại, bên cạnh tiểu thuyết là truyện ngắn, thơ, kịch...; bên cạnh giai đoạn đương đại là văn học dân gian, văn học trung đại, văn học giai đoạn giao thời, văn học cách mạng....). Do vậy phương pháp tiếp cận hệ thống giúp chúng tôi có được cái nhìn xuyên suốt, toàn diện, so sánh được đặc điểm diễn ngôn tiểu thuyết của giai đoạn này với diễn ngôn của các giai đoạn văn học trước đó nhằm chỉ ra những tiếp biến, biến đổi, vận động của tư duy tiểu thuyết. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Lí thuyết diễn ngôn bàn đến ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ. Do đó khi vận dụng lí thuyết này vào nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại nghĩa là không chỉ nghiên cứu ở phương diện ý thức nghệ thuật mà còn là ý thức xã hội, không chỉ ở cấp độ cá nhân mà cấp độ xã hội, quan điểm văn hóa và quyền lực văn hóa. Do vậy, việc sử dụng phương pháp liên ngành sẽ giúp
  • 13. 7 chúng tôi tìm ra được bối cảnh lịch sử xã hội, cơ chế văn hóa, quyền lực tri thức chi phối sự hình thành và vận hành diễn ngôn tính dục trong văn học thời kì này. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận từ góc độ diễn ngôn, bên cạnh việc tìm ra mã diễn ngôn, sự hình thành và vận hành của tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại thì nghiên cứu của chúng tôi cũng cần chỉ ra các phương thức kiến tạo diễn ngôn tính dục. Vì vậy phương pháp tiếp cận thi pháp học sẽ giúp chúng tôi xác định được các phương tiện và phương thức nghệ thuật như thi pháp thể loại, thi pháp nhân vật, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ...được biểu hiện trong các tác phẩm. Chính phương pháp này sẽ giúp chúng tôi khám phá đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tác phẩm, lí giải ý nghĩa của nó trong quá trình tạo lập diễn ngôn. - Bên cạnh đó là các nguyên tắc phương pháp luận của một số lí thuyết như: + Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết diễn ngôn, cụ thể là các quan điểm diễn ngôn của một số nhà nghiên cứu như M.Bakhtin, V.I.Chiupa, M.Foucault… + Các nguyên tắc phương pháp luận của lí thuyết Phân tâm học, cụ thể là các quan điểm của S. Freud, K. Jung … + Các nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết phê bình nữ quyền. Ngoài ra các thao tác phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê, tổng hợp cũng được vận dụng trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp của luận án - Về mặt lý thuyết: Luận án là công trình khoa học chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ diễn ngôn tính dục. Từ góc độ này cho thấy sự đổi mới tư duy nghệ thuật và lối viết của nhà văn đã góp phần làm mới loại hình tiểu thuyết, phù hợp với sự vận hành, cơ chế văn hóa, môi trường văn hóa trong thời kỳ đổi mới và toàn cầu hóa. - Về mặt thực tiễn: + Thứ nhất, bên cạnh các hướng nghiên cứu khác như tự sự học, trần thuật học, thi pháp học, văn hóa học…luận án góp phần bổ sung thêm một hướng nghiên cứu mới về tiểu thuyết Việt Nam đương đại – diễn ngôn tính dục. Điều đó góp phần khẳng định tính khả thi trong việc ứng dụng lý thuyết diễn ngôn tính dục vào nghiên cứu trường hợp nào đó, có thể là giai đoạn văn học hay từng tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
  • 14. 8 + Thứ hai, về mặt nhận thức luận: Phải thừa nhận rằng, ở xã hội Việt Nam một vài thập kỉ gần đây, quan niệm về tính dục dường như đã thoáng hơn, cởi mở hơn. Tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở một bộ phận nhỏ. Do vậy chúng tôi hy vọng luận án này sẽ mang đến cách nhìn thấu đáo hơn về diễn ngôn tính dục. Như vậy, với giá trị khoa học và thực tiễn trên luận án góp phần mở rộng và bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức ở một số nội dung cụ thể như: tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đổi mới, diễn ngôn, diễn ngôn tiểu thuyết, diễn ngôn tính dục, văn hóa tính dục… 6. Cấu trúc luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VẬN HÀNH CỦA DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI Chƣơng 4: PHƢƠNG THỨC KIẾN TẠO DIỄN NGÔN TÍNH DỤC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
  • 15. 9 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Có thể nhận thấy trong khoảng 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam, việc tiếp cận lí thuyết diễn ngôn và áp dụng vào nghiên cứu trường hợp cụ thể đã trở nên phổ biến. Khảo sát các nguồn tài liệu hiện có, chúng tôi nhận thấy các vấn đề diễn ngôn, diễn ngôn tính dục và tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã nhận được sự quan tâm nhất định của giới nghiên cứu. 1.1.1. Các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn Về việc tiếp cận và áp dụng lí thuyết diễn ngôn hiện tại có ba xu hướng chính: những ý kiến bàn về diễn ngôn trong ngữ học, lí luận văn học và xã hội học. Trong lĩnh vực ngữ học, khái niệm diễn ngôn được giới thiệu qua một số công trình dịch như: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan [122], Phân tích diễn ngôn [24] của Gillian Brown, George, Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Mak Halliday [51]....Các công trình này đã giải quyết một số câu hỏi cơ bản như: diễn ngôn là gì, đặc điểm và chức năng của diễn ngôn, các vấn đề ngữ cảnh và ý nghĩa diễn ngôn, cấu trúc thông tin của diễn ngôn, bản chất quy chiếu trong diễn ngôn, các đường hướng phân tích diễn ngôn. Qua một số công trình trên, các nhà ngôn ngữ trên đều thống nhất cách hiểu diễn ngôn là khái niệm dùng để chỉ ngôn ngữ đang hoạt động, trong sử dụng và trong ngữ cảnh văn hóa. Trong cuốn Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp [64], Nguyễn Hòa đã bàn kĩ hơn về khái niệm này khi ông phân biệt nó với khái niệm văn bản. Theo nhà nghiên cứu này diễn ngôn là sự kiện hoặc quá trình giao tiếp hoàn chỉnh, thống nhất có mục đích, không có giới hạn. Nó được sử dụng trong từng hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Đồng thời ông cũng nêu ra một số đường hướng chính trong phân tích diễn ngôn như đường hướng dụng học, biến đổi ngôn ngữ, ngôn ngữ học xã hội tương tác, dân tộc học giao tiếp. Cuốn sách Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản [12] của tác giả Diệp Quang Ban đã bàn đến hai vấn đề cơ bản của phân tích diễn ngôn: một là, quá trình hình thành phân tích diễn ngôn với các nội dung như mối quan hệ giữa diễn ngôn với thuật hùng biện và ngôn ngữ học, các giai đoạn của việc nghiên cứu diễn ngôn, một số công cụ lí thuyết; hai là, vấn đề phân tích diễn ngôn phê bình và ngôn ngữ học sinh thái.
  • 16. 10 Như vậy, theo nghiên cứu của các nhà ngữ học, diễn ngôn được phân tích ở trạng thái đang hoạt động trong thực tiễn giao tiếp của ngữ cảnh văn hóa. Đại diện cho hướng nghiên cứu về diễn ngôn trong lí luận văn học là M.Bakhtin và một số học giả Nga như Davidovich Tamarchenco, Valeri Igorovich Chiupa. Đây là những đại diện tiêu biểu trong việc xây dựng khái niệm diễn ngôn thành một phạm trù của thi pháp học và tu từ học hiện đại. Trên tinh thần đối lập với quan điểm của F.Sausure, M.Bakhtin chủ trương nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn từ (phát ngôn, lời nói, văn bản) với đời sống và ý thức hệ. Một số công trình tiêu biểu của ông như: Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki [20], Sáng tác của François Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung Cổ và Phục Hưng [21], Lí luận và thi pháp tiểu thuyết [22], Vấn đề thể loại lời nói [23]. Bên cạnh M.Bakhtin, V.I.Chiupa là người có đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện khái niệm diễn ngôn dưới góc nhìn của thi pháp học và tu từ học. Nhà nghiên cứu này tập trung nghiên cứu diễn ngôn ở một số khía cạnh như: thẩm quyền và hình thái diễn ngôn. Ba bài viết tiêu biểu của tác giả là: Diễn ngôn, Thẩm quyền diễn ngôn, Hình thái diễn ngôn [30]. Người khởi xướng và đại diện tiêu biểu nhất cho hướng nghiên cứu thứ ba – nghiên cứu diễn ngôn dưới góc nhìn xã hội học chính là M.Foucault. Tư tưởng của ông trở thành một hiện tượng được nhắc nhiều nhất ở thể kỉ XX. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu này, thực tại khách quan chỉ có thể có nội dung, ý nghĩa cụ thể khi thông qua diễn ngôn. Đó là một hệ thống các hạn chế, giới hạn đối với hoạt động ngôn ngữ của con người. Trong đó ba yếu tố quan trọng tham gia tạo lập diễn ngôn đó là hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức và cơ chế quyền lực của xã hội. Chính những yếu tố này sẽ quy định ở hoàn cảnh lịch sử - xã hội nào người ta được phép/ không được phép nói về điều gì và nếu nói thì nói như thế nào. Các công trình tiêu biểu của M.Foucault về diễn ngôn là: Trật tự diễn ngôn [215], Khảo cổ tri thức[45], Lịch sử tính dục [214]... Như vậy, các nhà nghiên cứu như Bakhtin và Foucault đều không bàn diễn ngôn về mặt ngữ học mà nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ. Theo họ, chính hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con ngƣời và cơ chế quyền lực trong xã hội đã trở thành logic thực tại, cái cơ chế thầm kín chi phối cách sử dụng
  • 17. 11 ngôn từ của con người. M.Bakhtin nhìn thấy quyền lực đã ngấm vào ngôn ngữ còn M.Foucault cho rằng tri thức phải được tồn tại trong ngôn ngữ biểu đạt. Ở Việt Nam, hai nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Trần Văn Toàn đã dành nhiều thời gian cho việc dịch, giới thiệu và áp dụng nghiên cứu lí thuyết này vào nghiên cứu thực tiễn văn học nước nhà. Trần Đình Sử có một số bài viết như: Bản chất xã hội, thẩm mĩ của diễn ngôn văn học [145], Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay [146], Bước ngoặt diễn ngôn và sự đổi thay hệ hình nghiên cứu văn học [148], Khái niệm diễn ngôn [149]. Trong bài viết Bản chất xã hội thẩm mỹ của ngôn từ văn học, tác giả đã có cái nhìn khá hoàn chỉnh về bản chất của ngôn từ văn học. Tiếp thu quan điểm về diễn ngôn của M.Bakhtin và M.Foucault, Trần Đình Sử khẳng định sự chi phối của cơ chế văn hóa, xã hội đối với việc sử dụng ngôn từ của con người, khẳng định sự vận động của văn học suy cho cùng là sự vận động của ngôn từ, hình thái ngôn từ này chống lại hình thức ngôn từ có trước. Bên cạnh Trần Đình Sử, Trần Văn Toàn cũng là nhà nghiên cứu quan tâm đến lí thuyết diễn ngôn nói chung và diễn ngôn tính dục nói riêng. Nếu hướng nghiên cứu của Trần Đình Sử chủ yếu theo định hướng tư tưởng của M.Bakhtin thì Trần Văn Toàn lại thiên về tư tưởng diễn ngôn của Foucault. Tác giả có một số bài viết liên quan đến lí thuyết này như: Diễn ngôn về giới tính và thi pháp nhân vật (Trường hợp của Dũng trong Đoạn Tuyệt của Nhất Linh) [190], Dẫn nhập lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học [191], Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX đến 1945) [192], Phương Tây và sự hình thành diễn ngôn về bản sắc Việt Nam (trường hợp Phan Bội Châu từ 1905 – 1908) [193]. Thêm vào đó là một số bài viết như: Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ của Trần Thiện Khanh [88], Vài suy nghĩ về khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học của Nguyễn Thị Hải Phương [133]. Năm 2010, khoa văn học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo về Diễn ngôn. Tham gia hội thảo này có nhiều bài viết vận dụng lí thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu các hiện tượng văn học. Trong bài viết Thử nhận diện diễn ngôn hậu thực dân qua thực tiễn diễn giải văn học Việt Nam thời kì đổi mới [41], qua việc khảo sát một số tác giả, tác phẩm thuộc văn học thời kì đổi mới như Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy
  • 18. 12 Thiệp, Tạ Duy Anh, Bảo Ninh, Đoàn Ánh Dương đặt ra vấn đề diễn ngôn hậu thực dân (postcolonial discourse) quy định các biểu hiện văn hóa như thế nào trong đời sống văn hóa xã hội, văn học nghệ thuật và tâm thức của người dân Việt Nam. Bài viết Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm Người Tình của M.Duras của Nguyễn Thị Ngọc Minh [102] lại có hướng tiếp cận khác. Đó là tính nước đôi trong nhãn quan về xứ thuộc địa. Bài nghiên cứu khẳng định: Diễn ngôn hậu thực dân không chỉ ảnh hưởng một chiều đến xứ thuộc địa mà ngược lại, xứ thuộc địa cũng có những tác động trở lại đến chính quốc. Gần đây một số luận văn, luận án đã sử dụng lí thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu trường hợp như: luận án Diễn ngôn hiện thực trong văn học: những vấn đề lí thuyết và lịch sử của Trần Thiện Khanh [80], luận văn Tiểu thuyết Vùng sâu của Tô Nhuận Vỹ từ góc nhìn diễn ngôn của Lê Thị Thanh Huyền [70], luận văn Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân của Trương Thị Nhung [120]. Chọn đối tượng là truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 từ góc nhìn diễn ngôn, luận án Truyện ngắn Việt Nam 1945 – 1975 như một trường diễn ngôn [49] đã tập trung nghiên cứu ba phương diện thẩm quyền diễn ngôn (thẩm quyền sáng tạo, thẩm quyền của cái được biểu đạt và thẩm quyền tiếp nhập) trong cả hai khu vực (trung tâm và ngoại biên). Tập trung vào các tác phẩm thuộc giai đoạn 1945 – 1975, luận án Diễn ngôn về giới nữ trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đi vào nghiên cứu cơ chế kiến tạo diễn ngôn về giới nữ từ hai phương diện là chiến lược giao tiếp và trật tự diễn ngôn. Bên cạnh việc tập trung làm rõ cơ chế kiến tạo của loại hình diễn ngôn nữ giới trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1945 - 1975, tác giả luận án còn đi vào liên hệ, so sánh giai đoạn này với giai đoạn văn học trung đại và đương đại. Trong đó có một tiểu mục so sánh việc đưa yếu tố nhục thể và vấn đề tính dục vào tác phẩm. Theo người viết, mặc dù cả ba giai đoạn đều xuất hiện yếu tố nhục dục thế nhưng chúng lại khác nhau về mức độ đặc biệt là mục đích của nhà văn khi đưa yếu tố này vào tác phẩm: nếu văn học trung đại đề cập đến đời sống bản năng tính dục của nữ giới theo cách đi vòng, văn học đương đại có xu hướng nói trực diện thì văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa lại có xu hướng né tránh miêu tả tình dục của người nữ” [9, tr.104]. Bên cạnh đó, luận án cũng luận giải lí do tạo nên sự khác biệt này: “Sự khác biệt này giữa các giai đoạn văn học bắt nguồn từ
  • 19. 13 những yếu tố tham gia vào cơ chế kiến tạo diễn ngôn mà chúng tôi đã chỉ ra trong quá trình phân tích đó là: hình thái ý thức xã hội, trang thái tri thức và cơ chế quyền lực” [9, tr.104]. Khái niệm diễn ngôn, diễn ngôn văn học, các kiểu diễn ngôn (chấn thương, lịch sử, văn hóa, thế tục…) đã xuất hiện trên các bài báo, tạp chí và một số công trình nghiên cứu vừa mang tính giới thiệu lí thuyết vừa mang tính chất áp dụng vào nghiên cứu các trường hợp cụ thể. 1.1.2. Các nghiên cứu về tính dục và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học Thực tế tại Việt Nam, việc nghiên cứu văn hóa, văn học từ góc độ tính dục đã từng được tiến hành trước năm 1975 nhưng chủ yếu phát triển ở miền Nam. Tuy nhiên thời kì này do những biến động về mặt lịch sử cũng như hạn chế về mặt nhận thức luận trong việc tiếp nhận lí thuyết Phân tâm học nên một số nhận định mang tính khiên cưỡng, chủ quan. Ở miền Bắc, trước 1975 đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của Trương Tửu nhưng cũng giống như tình hình nghiên cứu ở miền Nam, công trình này cũng đưa ra nhiều nhận định chưa thực sự thỏa đáng. Hai công trình được đánh giá cao đó là Ca tụng thân xác của Nguyễn Văn Trung [197] và Tính dục nhìn theo phương Đông của Hoàng Sơn và Hoàng Sĩ Quý [142]. Sau 1986, nhờ không khí dân chủ đổi mới, hai công trình này được tái bản và lưu hành rộng rãi hơn. Sự thực là ở nước ta các nguồn tài liệu được dịch cũng như các nghiên cứu về tính dục trong tất cả các ngành khoa học chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ sau đổi mới 1986. Đầu tiên là việc hàng loạt những công trình của lí thuyết phân tâm học được dịch hoặc dịch lại ra tiếng Việt như Phân tâm học và văn hóa tâm linh [181], Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật [182], Phân tâm học và tình yêu [183], Thăm dò tiềm thức [75], Phân tâm học nhập môn [62]...Tiếp theo đó là các công trình nghiên cứu về nhân chủng học, văn hóa học và huyền thoại học như Không gian văn hóa nguyên thủy của R.Lowie [93], Cành vàng - Bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy [46] của J.Frazer...Từ các nguồn tài liệu được dịch này, các nhà nghiên cứu đã áp dụng vào nghiên cứu trường hợp của văn học Việt Nam. Chẳng hạn công trình Phân tâm học và phê bình văn học của Liễu Trương [199], Học thuyết Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam của Trần Thanh Hà [54].
  • 20. 14 Trong thời gian gần đây xuất hiện càng nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về đề tài tính dục như yếu tố tính dục, văn hóa tính dục, tính dục trong văn hóa, văn chương về tình dục, dục tính trong văn chương, tính dục và tâm thức phản kháng…Đối tượng khảo sát có thể là một tác phẩm, một tác giả cụ thể (trong thơ Hồ Xuân Hương, trong Liêu trai chí dị, Truyền kì mạn lục, trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, trong văn xuôi Y Ban, trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, tiểu thuyết của Kundera…) hoặc phạm vi rộng hơn (trong văn hóa và nghệ thuật Việt, trong văn học Việt Nam, các sáng tác ngôn từ dân gian người Việt …). Trong công trình Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa, Trần Nho Thìn đã đề cập nhiều đến vấn đề tính dục, thân xác, quan niệm về thân xác...trong văn học trung đại. Đặc biệt là việc luận giải về cách ứng xử của con người với hai phạm trù thân - tâm và đi vào phân tích một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu như Truyện Kiều, Truyện kì mạn lục...Qua đó người viết làm rõ quan niệm về con người trong văn học trung đại: Nhiều học thuyết triết học, tư tưởng trong quá khứ chỉ quan tâm đến phương diện vật chất, đến cái ăn cái mặc cho con người mà phủ nhận quyền sống về mặt bản năng, phủ nhận đời sống nội tâm phong phú của con người đã vô tình nhân danh lí tưởng nhân đạo mà làm nghèo nàn con người, thậm chí cấm đoán, thủ tiêu phương diện tự nhiên của con người [173, tr.487]. Trong cuốn chuyên khảo Tự sự của trinh tiết: Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam thế kỉ X – XIX (2016), sau khi chỉ ra một số vấn đề phụ nữ dưới ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, Phạm Văn Hưng đã đi vào tìm hiểu hình tượng nhân vật liệt nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua ba giai đoạn: thế kỉ X – XV, thế kỉ XVI – XVIII và thế kỉ XIX. Khi phân tích mô hình nhân vật này, tác giả đặc biệt chú ý đến hai vấn đề trinh tiết và thủ tiết. Theo người viết, qua từng thời kì mô hình này có sự biến động ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện cả kiểu nhân vật “phản liệt nữ” hay “liệt nữ nước đôi” tuy nhiên nó vẫn bảo lưu một khuôn chuẩn. Một là, trinh tiết vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu: “Họ đủ mạnh mẽ khi dùng mạng sống để bảo toàn trinh tiết song lại quá yếu đuối trong việc đi ngược lại một tín điều đạo đức, đúng hơn là họ chưa bao giờ nghĩ đến việc phản biện lại những tín điều vững chãi đó” [71, tr.220]. Hai là, người liệt nữ chỉ là một tiêu chuẩn
  • 21. 15 để tham chiếu: “Đặt trong mối quan hệ Liệt nữ - Trung thần, người liệt nữ được lấy làm tiêu chuẩn tham chiếu để đánh giá nam giới, và lí lịch chính trị của chồng họ không quan trọng bằng việc có thủ tiết với chồng hay không” [71, tr.220]. Người viết cũng khẳng định thêm về tính quyền lực chi phối hình tượng nhân vật liệt nữ trong văn học trung đại. Họ là “một sản phẩm được tạo thành bởi bối cảnh văn hóa – xã hội hơn là điểm cuối của một quá trình sinh tạo tự nhiên” [71, tr.220]. Tháng 6 năm 2015, Nguyễn Thị Ngọc Hà bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài Văn hóa tính dục trong các sáng tác ngôn từ dân gian người Việt [53] tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu về tính dục trong sáng tác ngôn từ dân gian đặt ở bối cảnh tổng thể văn hóa tính dục tại Việt Nam, khảo sát các thể loại văn học dân gian có yếu tố tính dục. Luận án làm rõ được quá trình kiến tạo diễn ngôn tính dục của người Việt, lí giải sự tồn tại, biến đổi của diễn ngôn này và chỉ ra những tác động của nó đến đời sống xã hội. Đây được đánh giá là luận án đầu tiên nghiên cứu văn hóa tính dục trong sáng tác ngôn từ dân gian người Việt một cách chuyên sâu và hệ thống. Trong luận án Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu – 2013), Nguyễn Thị Thanh Xuân khẳng định: "Tấn công vào lĩnh vực tình dục, các nhà văn nữ Việt Nam đã mặc nhiên khẳng định sự bình đẳng giới trong cách ứng xử với một phần cuộc sống thuộc về bản năng của con người [212, tr.98]. Còn trong luận án Truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại - tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại, khi phân tích hình tượng nhân vật nữ với sự phá vỡ mẫu hình truyền thống, người viết khẳng định: "Trong việc kiến tạo hình tượng người phụ nữ hiện đại, có lẽ thái độ và cách ứng xử với vấn đề tính dục của nhân vật là yếu tố "cách tân" nhất tạo nên sự "giải quy phạm", "giải truyền thống" đối với người phụ nữ Việt Nam" [138, tr.74]. Sử dụng lí thuyết về diễn ngôn tính dục vào nghiên cứu đến nay đã có một số bài viết trên báo hoặc luận văn thạc sỹ như: Một cách hiểu về diễn ngôn tính dục trong thơ Trần Dần [58], Sức mạnh diễn ngôn tính dục trong một số tiểu thuyết Mỹ Latin hiện đại [196], Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Ba người khác của Tô Hoài [69], Diễn ngôn tính dục trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp [136], Diễn ngôn tính dục trong truyện ngắn của Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu [8].
  • 22. 16 Đáng chú ý nhất là bài nghiên cứu của tác giả Trần Văn Toàn Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam đầu thế kỉ XX đến 1945 [192]. Từ việc vận dụng quan niệm của M.Foucault về tính dục, bài viết đã làm sáng tỏ những nguyên nhân sâu xa của việc hình thành nên các diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu đầu thế kỉ XX. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu những biểu hiện của diễn ngôn tính dục, tác giả đã chỉ ra quan niệm mới về con người trong văn học thời kì này. 1.1.3. Các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc độ diễn ngôn và diễn ngôn tính dục Từ góc độ diễn ngôn, tiểu thuyết giai đoạn này đã có một số nghiên cứu như: Diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 của Lê Thị Thúy Hằng [59], Quy ước diễn ngôn và văn chương giai đoạn 1986 – 1991 của Trần Thiện Khanh [79], Những hình thái diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau đổi mới của Nguyễn Văn Hùng [68]. Năm 2012, cũng áp dụng lí thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu trường hợp qua các tác phẩm văn học cụ thể, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Phương đã hoàn thành luận án tiến sỹ với đề tài Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – nhìn từ góc độ diễn ngôn [135]. Sau khi tổng thuật một số vấn đề lí thuyết, tác giả đi vào nghiên cứu hai kiểu diễn ngôn nổi bật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới là: diễn ngôn thế tục và diễn ngôn chấn thương. Từ góc độ diễn ngôn tính dục, tuy chưa có một nghiên cứu trực tiếp lựa chọn đối tượng là tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn tính dục nhưng vấn đề tính dục đã được gợi ra trong một số bài viết. Chẳng hạn như trong Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 [7], khi bàn về cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, tác giả Thái Phan Vàng Anh đã dẫn ra hai biểu hiện cụ thể của khuynh hướng này: một là việc khẳng định nhân vị (mình là ai, mình từ đâu đến) và hai là đề cao thân xác. Tác giả khẳng định tính dục không chỉ là phương diện để tận hưởng hay trốn tránh thực tại mà còn là phương diện để nhận diện chính mình. Trong bài viết Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI tác giả khẳng định tính dục là một trong bốn khuynh hướng của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Người viết khẳng định thêm: “Cùng với sự trở lại của học thuyết Freud, sự phì đại của dòng văn chương thân xác đầu thế kỉ XXI dẫn đến sự
  • 23. 17 xuất hiện một khuynh hướng tiểu thuyết lấy tính dục làm trung tâm cảm xúc, qua tính dục để lí giải, cắt nghĩa những vấn đề cuộc sống và con người” [6]. Trong chương 2 nghiên cứu về diễn ngôn thế tục của luận án Tiểu thuyết đương đại Việt Nam - nhìn từ góc độ diễn ngôn, Nguyễn Thị Hải Phương đã đề cập đến khát khao dục tính khi phân tích kiểu nhân vật phụ nữ với sự trỗi dậy mạnh mẽ của đời sống bản năng. Ở báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Một số khuynh hướng diễn ngôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới [134], Nguyễn Thị Hải Phương cũng đã chỉ ra ba khuynh hướng cơ bản của diễn ngôn văn học giai đoạn này là: diễn ngôn tính dục, diễn ngôn về đời thường và diễn ngôn về chiến tranh. Ngoài ra, một số luận án khác cũng đề cập đến con người bản năng, thái độ và cách ứng xử với vấn đề tình dục, sự xuất hiện của ngôn ngữ tính dục chẳng hạn như luận án Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới của Nguyễn Thị Kim Tiến [187], Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng của Đoàn Tiến Dũng [36]. Trong Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng, bằng việc đi vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng, luận án đã làm rõ đặc điểm và những đóng góp về mặt ngôn ngữ của nhà văn này đối với nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Trong phần ngôn ngữ trần thuật, tác giả đi vào phân tích một số kiểu ngôn ngữ dục tính mà nhà văn đưa vào tác phẩm như ngôn ngữ thông tục, ngôn ngữ cơ thể. Một số bài viết khác cũng có nhắc đến vấn đề tính dục trong tiểu thuyết đương đại như: Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến 1996 của Nguyễn Thị Xuân Dung [35], Về dòng tiểu thuyết "thân xác" trong văn học Việt Nam thập niên đầu TK XXI của Bùi Việt Thắng [164], Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại của Đoàn Cầm Thi [172]. 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu về diễn ngôn tính dục của các tác giả, tác phẩm được lựa chọn khảo sát Với các tác giả chính được lựa chọn để khảo sát chính, chúng tôi cũng tìm thấy những khoảng trống trong nghiên cứu về các sáng tác của họ. Trước hết, nghiên cứu về tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh Sau thời gian dài vắng bóng, sự trở lại của nhà văn cùng với tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000) ngay lập tức thu hút đông đảo độc giả và trở thành một hiện tượng
  • 24. 18 trong đời sống văn chương những năm 2000. Tiếp đó nhà văn trình làng hai tiểu thuyết cũng gây sức hấp dẫn lớn là Mẫu Thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011). Ngay khi mỗi tiểu thuyết ra đời đều nhận được một lượng lớn ý kiến của độc giả. Trong nghiên cứu chuyên sâu, hiện có rất nhiều các đề tài khóa luận, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu chọn tác giả và tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh làm đối tượng nghiên cứu. Các nghiên cứu này tập trung ở một số bình diện như góc nhìn văn hóa, hình ảnh biểu tượng, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, nghệ thuật tự sự...Rải rác trong các công trình này cũng đã nhắc đến sự xuất hiện và ý nghĩa của yếu tố tính dục. Trong bài viết Đặc sắc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ cái nhìn văn hóa tác giả Mai Anh Tuấn đã chỉ ra rằng tính dục là một trong những phương tiện để nhà văn thể hiện được các giá trị nổi bật của tiểu thuyết như những mô tả về lễ hội, những tạo tác thói quen tín ngưỡng và thăm dò tâm thức tôn giáo. Tác giả nhận xét trong các tiểu thuyết này, tính dục không chỉ là yếu tố bản năng mà nó còn chứa đựng giá trị văn hóa, chính trị: Từ chỗ là dục tính thông thường, nguyên thủy, vô tận của người dân thường, một cảm giác khỏe khoắn bền vững trong dân gian đến chỗ là năng lượng sinh học bị chuyển hóa thành mục đích chính trị, xã hội (....) lấy tính dục như một kênh đi tới việc nhìn nhận số phận, tính cách dân tộc trong cuộc va chạm, tiếp xúc bên ngoài [203]. Cùng suy nghĩ như vậy, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng “tính bản năng và lòng khoan dung của các nhân vật nữ chứa đựng sức mạnh hóa giải những mâu thuẫn tưởng như không thể xóa bỏ” [153]. Cũng phân tích tính dục từ góc độ chính trị, văn hóa, khi bàn về vai trò của tục thờ Mẫu trong bài viết Văn hóa tại Mẫu, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên khẳng định: “khả năng sinh sản, sự mềm dẻo uyển chuyển, sự nhẫn nhịn năng lực hóa giải của người phụ nữ Việt Nam” [113]. Nhà văn Văn Chinh bổ sung thêm ý nghĩa của tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh là một ẩn dụ thể hiện sức sống của hồn và văn hóa Việt. Nó vượt lên trên dục vọng đơn thuần, hàm chứa sức sống và nhân ái, không đơn thuần là sex. Từ góc độ mĩ học, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Yên trong bài Có một nền văn hóa Mẫu như thế đưa ra ý kiến:
  • 25. 19 Tác giả miêu tả tình cảm, dục vọng tự nhiên của con người một cách tài tình. Ông đã miêu tả những cái bình thường trong đời sống và sinh hoạt của người phụ nữ Việt Nam, ngay cả những sinh hoạt phòng the, chăn gối hay những cuộc tình vụng trộm trên quan điểm của cái đẹp nên người đọc không cảm thấy thô tục [213]. Còn Nguyễn Thẩm Văn nhận xét: Nét tươi trẻ thể hiện trong từng trang viết. Nhất là khi ông viết về sex, có thể hấp dẫn hơn cả xem sex thật. Đọc thấy sức vóc ông (dĩ nhiên là qua nhân vật) hừng hực như một gã chăn bò lang thang giữa những cô gái Digan trong đám dân du mục. Nhưng việc mà ông dụng công tả sex đâu chỉ đơn thuần là câu khách mà còn gửi gắm nhiều ý tưởng [208]. Trong luận án Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa qua trường hợp tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, Phùng Phương Nga khẳng định: “Nguyễn Xuân Khánh không chỉ viết về nhục cảm, viết về tâm linh mà còn tạo nên góc nhìn đối thoại giữa tâm linh và nhục cảm, là nguồn giao cảm giữa đạo với đời và nguồn nuôi dưỡng tái sinh” [108, tr.99]. Trong công trình này, các yếu tố tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh được soi chiếu từ góc nhìn văn hóa: “Mối quan hệ giữa tâm linh và nhục cảm được nhìn nhận như sự đối thoại với nếp văn hóa của tiền nhân” [108, tr.99]. Như vậy, vấn đề tính dục trong sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh đã được nhắc đến nhưng chưa được đi sâu nghiên cứu thành một hệ thống và đánh giá hết được giá trị của tính dục trong tác phẩm. Các nghiên cứu này cũng mới tập trung nhắc đến yếu tố tính dục trong Mẫu thượng ngàn, hai tiểu thuyết còn lại là Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa thì chưa đề cập đến. Thứ hai, nghiên cứu về tính dục trong sáng tác của Nguyễn Quang Thân Nghiên cứu về Nguyễn Quang Thân và bốn tiểu thuyết lớn của ông đã có một số công trình như: Nguyễn Quang Thân [72], Tiểu thuyết Con ngựa Mãn Châu [110], Nguyễn Quang Thân – nốt trầm của tiểu thuyết thời đổi mới [105], Nhà văn Nguyễn Quang Thân: Người khát sống [94], Hội thề - một cái nhìn giải minh lịch sử [95], Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam [140], Tiểu thuyết Nguyễn Quang Thân sau 1986 [186], Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân...[120].
  • 26. 20 Các nghiên cứu trên đã tập trung vào phân tích tác phẩm trên bình diện nội dung, tư tưởng (hình tượng người anh hùng, người trí thức, các kiểu nhân vật) và trên bình diện nghệ thuật (điểm nhìn, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ). Do chưa được nghiên cứu kĩ, hệ thống nên chưa phát lộ hết được giá trị cũng như đóng góp của nhà văn Nguyễn Quang Thân với đời sống văn học dân tộc. Cũng vì thế đến nay chưa có công trình nào đặc biệt chú ý đến vấn đề tính dục trong sáng tác của ông. Thứ ba, nghiên cứu về tính dục trong Ba người khác của Tô Hoài Nhà văn Tô Hoài từng thừa nhận, không phải đến Ba người khác ông mới viết về sex. Trong những truyện ngắn, tiểu thuyết trước đó như Xóm Giếng, Giăng thề yếu tố tính dục đã xuất hiện, chỉ có điều liều lượng ít hơn, mức độ nhạt hơn. Đến Chiều chiều, Cát bụi chân ai, yếu tố tính dục bắt đầu đậm đặc hơn, cụ thể hơn. Và đến Ba người khác, bằng lớp ngôn ngữ thô nhám, trần tục, Tô Hoài đã “đánh bài ngửa” với phần CON trong mỗi con người. Tính dục trở thành một diễn ngôn của tác phẩm, đặt cạnh những vấn đề như cải cách ruộng đất, sửa sai, rễ chuỗi. Trong tiểu thuyết Ba người khác có lẽ tính dục là vấn đề thu hút nhiều nhất các ý kiến của các độc giả chuyên biệt cũng như độc giả thông thường. Văn Giá cho rằng tính dục trong Ba người khác chứa đựng sức sống mãnh liệt, khẳng định sự sống hơn là sự loạn luân. Trong thời kì đói khát, khốn nạn như vậy, đe dọa, trấn áp như vậy mà đêm đêm họ cứ rủ nhau đi ăn nằm. Đó là phải chăng nhằm khẳng định sức sống của con người, lòng ham sống, quyết liệt sống, khẳng định sức sống của người Việt, của văn hóa làng Việt. Vì thế tác giả bài viết khẳng định: “Ba người khác là một trong những tác phẩm thiết yếu để con người phấn đấu làm người lương thiện, nâng cao chất lượng sống và nhân văn cho con người chúng ta” [50]. Trong bài viết Của chuột và người - Tiểu thuyết như là diễn ngôn về sự hiền minh của chuột [152], nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch cho rằng tính dục trong Ba người khác gắn liền với sự tha hóa. Nhận xét về chất tiểu thuyết hay dư vị nghệ thuật của Ba người khác, Chu Mộng Long cho rằng phải chăng nó nằm ở “hình tƣợng dục tính có tính biểu tượng - người hùng và gái đẹp trong các cuộc “chiến tranh giành gái” [88]. Ở đó câu chuyện hủ hóa chồng chéo mạnh ai nấy chiếm đoạt giữa các ông đội cải cách với các cô gái Đơm, Duyên thể hiện “bản năng trả thù” của quyền lực.
  • 27. 21 Nhà phê bình Nguyên An thì thấy “khiếp quá”: “bác Tô Hoài nhấn mạnh cái khía cạnh tình dục, bản năng. Điều ấy có thể thông cảm được nhưng có điều nó nhơ nhớp quá, phi luân quá, viết khiếp quá” [119]. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cho rằng: “Trong Ba người khác có đến ba nhân vật đều dâm ô cả, như thế thì nặng quá, liều lượng như thế thì hơi quá” [119]. Như vậy, trong các nghiên cứu về tiểu thuyết Ba người khác, vấn đề tính dục đã nêu ra nhưng mới dừng lại ở mức độ điểm, nêu ý kiến mà chưa luận giải một cách chi tiết tường tận. Thứ tư, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Với một lối viết mới mẻ và tư duy tiểu thuyết rất lạ, Nguyễn Bình Phương là "gương mặt trẻ được giới phê bình và các nhà văn ghi nhận như những tìm tòi mới" [211]. Mặc dù các tác phẩm của anh thực sự khó đọc bởi sự chồng xếp của nhiều không – thời gian, các lớp sự kiện, con người, quá khứ, hiện tại…nhưng nó vẫn có một hấp lực mạnh mẽ đối với độc giả. Ngay sau mỗi sáng tác “trình làng”, tác giả “nhận” ngay về hàng loạt những đánh giá, nhận xét của độc giả. Các vấn đề về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã được bàn đến như: vấn đề nhân vật, ngôn ngữ nhân vật, thi pháp huyền thoại, yếu tố kì ảo, lạ hóa…Vấn đề tính dục cũng được nhắc đến khi phân tích về các kiểu nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người và kĩ thuật tự sự. Trong bài viết Những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tác giả Phùng Gia Thế đã khẳng định bản năng, vô thức, tính dục là một dấu hiệu của hậu hiện đại: “Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn ở ta sử dụng triệt để các yếu tố bản năng vô thức và tính dục để giải phẫu cõi nhân tâm con người. Tiểu thuyết của anh có rất nhiều ám ảnh, giấc mơ, mộng mị (…) Bản năng, dục tính, rất nhiều máu và nước mắt là phần được tô đậm” [170]. Trong bài viết Vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, khi đi vào phân tích cấp độ nhân vật phân theo tâm lý - tính cách, Hoàng Cẩm Giang đã chỉ ra cuộc khai phá vấn đề ẩn ức tình dục và việc đặt nó bên cạnh vấn đề “tâm linh” của các nhà văn đương đại, trong đó có Nguyễn Bình Phương: Trong Người đi vắng, tình yêu/ tình dục/ tâm linh cũng gắn với nhau như hình với bóng – trong mối quan hệ tay ba giữa Hoàn với người chồng và người tình của mình. Đó là chốn nhập nhằng lẫn lộn giữa ý thức và vô thức, vật chất và tinh thần...,
  • 28. 22 bởi thông thường tình dục và tâm linh hay được hiểu như sự đối lập giữa thể xác/ tinh thần, ác/ thiện, hay sự sắp xếp thứ bậc thấp/ cao [47]. Người viết cũng khẳng định viết về phần bản năng, vô thức, về những ẩn ức tính dục của con người trong thế giới hiện đại, các tác giả tiểu thuyết không nhằm lạ hóa hay câu khách mà nó thuộc kĩ thuật của lối viết. Thứ năm, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Với lối viết trẻ trung cùng kĩ thuật viết hiện đại, sáng tác của Hồ Anh Thái luôn dành được sự thu hút đặc biệt của cả độc giả thông thường lẫn giới nghiên cứu chuyên sâu. Mỗi lần xuất bản lên đến hàng nghìn cuốn, liên tục được tái bản, phía sau của hầu hết các cuốn sách được đều có phần “Dư luận” dày không kém phần nội dung chính tác phẩm. Nội dung của các nghiên cứu này cũng khá đa dạng. Một số bài viết “trầm trồ” về sức sáng tạo của anh. Đó là một cây bút lúc nào cũng đang viết, luôn biết làm mới mình, một người không chỉ thích “một mình qua đường” mà còn thích đi “chệch đường ray”. Một số bài viết đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở phương diện nội dung và hình thức như: quan niệm về con người, kiểu nhân vật tha hóa, dấu ấn hậu hiện đại, giọng tiểu thuyết đa thanh, nghệ thuật trần thuật, kếu cấu tiểu thuyết. Vấn đề tính dục trong sáng tác của Hồ Anh Thái mới được nhắc đến nhằm làm luận chứng cho các đối tượng nghiên cứu như nghiên cứu về kiểu nhân vật tha hóa, hình tượng con người bản năng. Trong một số bài viết, yếu tố tính dục cũng được khơi ra. Chẳng hạn trong luận văn Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, người viết khẳng định: “Cốt truyện của tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo xoay quanh những chấn thương về thể xác và tinh thần. Từ cốt truyện tác giả muốn thể hiện tư tưởng chủ đề tình dục, một phần quan trọng của bản năng con người, những mưu cầu riêng về hạnh phúc của mỗi cá nhân chỉ có thể kìm nén tạm thời và nó sẽ xuất hiện trở lại trong những hoàn cảnh thuận lợi” [4]. Cũng nhận xét về vai trò của tính dục trong cuốn tiểu thuyết này, trong lời giới thiệu cho bản tiếng Anh, tác giả Wayne Karlin viết: “Tính dục trong cuốn tiểu thuyết trở thành biểu tượng cho tất cả những phức tạp lộn xộn về nhân cách, những ham muốn của con người không thể tùy tiện định nghĩa, chế ngự, hạ thấp hoặc đơn giản hóa thành một lý tưởng trong sáng, cho dù lý tưởng đó là cách mạng, chiến tranh, công bằng xã hội hay thành tựu kinh doanh” [155, tr.197].
  • 29. 23 Hay nhận xét của tác giả Bùi Thanh Truyền trong Những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái: “Trong Cõi người rung chuông tận thế, bộ ba công tử Bóp, Phũ, Cốc luôn đê mê trong cuộc sống tình dục buông thả đến không tưởng. Cách sống của những người này làm cho chúng ta không khỏi lo sợ cho một thế hệ thanh niên hiện đại ngày nay với sự buông thả, bất cần, gấp gáp” [198]. Thứ sáu, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Y Ban Y Ban gia nhập làng văn và gây được tiếng vang ngay từ tác phẩm đầu tiên – Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Có thể khẳng định, Y Ban là một trong những cây bút nữ đầy táo bạo và bản lĩnh trong việc miêu tả những vấn đề thuộc về đời sống đương đại, đặc biệt là vấn đề tính dục. Tính dục trong sáng tác của Y Ban là chủ đề thu hút nhiều ý kiến tranh luận nhất xung quanh tác phẩm của chị. Trong bài viết Tính dục và văn chương nữ giới trong nước, Nguyễn Mạnh Trinh đưa ra một số nhận xét như sau về tác phẩm của Y Ban: Đặc dâm tính và chân dung của người đàn bà được phác họa để mô tả bằng những nét đen tràn ứ cảm giác (...) Người đàn bà nhân vật của Y Ban dù là cái Tí cái Thanh, Thị...của giới nghèo khổ cùng đinh, hay “Tôi” (Tự) của giới có học đều giống nhau, đều có ham muốn tự nhiên của con người và lúc nào cũng lửng lơ phân đôi giữa cái ham muốn và cái ngăn cấm. Để rồi những lựa chọn chỉ là bất đắc dĩ của tâm trạng rất đàn bà...[195]. Nhà văn Dạ Ngân nhận xét về yếu tố tính dục trong I am đàn bà của Y Ban như sau: “Đó là câu chuyện về sự ẩn ức tình dục của người phụ nữ nhưng đó cũng là nguyên vọng tự nhiên mà nhân bản của phụ nữ” [10]. Nhìn chung, những đánh giá trên về yếu tố tính dục trong sáng tác của Y Ban mới chỉ dừng lại ở việc nêu nhận định trong một bài viết ngắn trên báo hoặc diễn đàn mà chưa có một công trình khảo sát chuyên sâu thành hệ thống trong tiểu thuyết của nhà văn này. Thứ bảy, nghiên cứu về tính dục trong tiểu thuyết của Thuận Ngay khi xuất bản tiểu thuyết đầu tay – Made in Vietnam, Thuận đã tạo được ấn tượng tốt ở độc giả. So với các nhà văn đương thời, Thuận được đánh giá là một gương mặt nổi bật. Trong các sáng tác của mình, chị luôn có những thể nghiệm mới về con người thời đại, mạnh dạn đưa vào tác phẩm những vấn đề vốn được coi là
  • 30. 24 nhạy cảm, tế nhị như tình dục, ham muốn bản năng. Cấu trúc tiểu thuyết truyền thống bị phá vỡ, thay bằng kiểu cấu trúc phân mảnh, không chú trọng đến trình tự thời gian, sự kiện. Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Thuận phá bỏ ngoại hình và tính cách nhân vật, gia tăng độc thoại, giản lược đối thoại, tăng cường tưởng tượng và vô thức, gia tăng bút pháp dòng ý thức, chất huyền ảo, đậm dấu ấn hậu hiện đại...Đây chính là những đánh giá về các sáng tác của Thuận. Nghiên cứu về yếu tố tính dục trong tiểu thuyết của Thuận cũng chưa được nhắc đến. Như vậy, sự thiếu hụt, thưa vắng của các nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn tính dục chính là khoảng trống mà đề tài của chúng tôi sẽ bù lấp vào. Luận án của chúng tôi chọn diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại làm đối tượng nghiên cứu. Sử dụng lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi sẽ đi vào làm rõ sự hình thành và vận hành của tính dục cũng như đi vào phân tích cấu trúc bề sâu của kiểu diễn ngôn này. 1.2. Nội hàm các khái niệm mà luận án sử dụng 1.2.1. Khái niệm diễn ngôn Như đã trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu về lí thuyết diễn ngôn (mục 1.1), diễn ngôn là một thuật ngữ vẫn còn nhiều tranh luận bởi nó có nhiều nội hàm khái niệm. Trong Discourse [217], Sara Mills cho rằng so với bất cứ thuật ngữ nào khác thuộc lí luận văn học và văn hóa thì diễn ngôn có phạm vi khả hữu rộng nhất. Gần đây Viện Nghiên cứu – khoa học, Chi nhánh Ural thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Bang Nga đã tổ chức biên soạn và xuất bản một bộ sách đồ sộ gồm nhiều tập lấy nhan đề “Diễn ngôn học”. Trong đó tập hợp rất nhiều các định nghĩa khác nhau về diễn ngôn. Nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã dịch 22 trong số nhiều định nghĩa đó trong bài 22 định nghĩa về diễn ngôn [112]. Chúng tôi cũng đã nhắc đến ở mục 1.1 hiện nay có ba khuynh hướng nghiên cứu về khái niệm diễn ngôn. Trong phần này chúng tôi sẽ điểm lại một số quan niệm về khái niệm diễn ngôn của ba khuynh hướng trên sau đó xác định nội hàm của khái niệm này được chúng tôi sử dụng trong luận án: Trong ngữ học, một số nhà ngữ học nhận thấy hạn chế trong hướng nghiên cứu ngôn ngữ học cấu trúc của F.de Sausure. Nhà nghiên cứu này đã đem đối lập ngôn ngữ và lời nói và ngôn ngữ học cũng như chỉ nghiên cứu hệ thống các nguyên
  • 31. 25 tắc chi phối việc sử dụng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Theo các nhà ngữ học cần phải nghiên cứu văn bản như là những đơn vị biểu đạt trên câu tồn tại trong thực tiễn đời sống. Và nếu ngôn ngữ mang tính cộng đồng thì lời nói lại mang tính cá nhân. Mặc dù trong hướng nghiên cứu diễn ngôn của các nhà ngôn ngữ học cũng có hai hướng đề xuất (Một là, cách hiểu diễn ngôn như là sự giải thích lập trường của người nói trong phát ngôn của Emil Benviniste và hai là cách hiểu đối tượng của phân tích diễn ngôn là tính liên tục của phát ngôn, đoạn cắt của văn bản lớn hơn câu) nhưng nhìn chung các nhà ngôn ngữ học đều hướng đến dạng thức ngôn từ đang hoạt động, ngôn từ trong sử dụng, ngôn từ trong ngữ cảnh. Đó là cách phản ứng lại với ngôn ngữ học truyền thống chủ yếu tập trung vào những thành tố và cấu trúc câu. Thứ hai là hướng nghiên cứu diễn ngôn từ góc độ lí luận văn học của M.Bakhtin. Cũng như các nhà ngữ học, M.Bakhtin cũng nhận ra tính “vấn đề” trong nghiên cứu của F.Saussure. Theo M.Bakhtin, ý nghĩa của diễn ngôn không chỉ bao gồm cấu trúc ngôn ngữ, cá tính người phát ngôn quy định mà còn do ngữ cảnh và các quan hệ lời nói trong văn cảnh quy định. Do đó diễn ngôn gắn liền với xã hội và mang tính xã hội. M.Bakhtin đề xuất hướng nghiên cứu “siêu ngôn ngữ học”, nghĩa là nghiên cứu sự phát ngôn, lời nói, văn bản cũng như không tách ngôn từ ra khỏi đời sống và ý thức hệ. Nhìn chung đối tượng nghiên cứu của M.Bakhtin là văn bản: “Ông coi văn bản là đối tượng nghiên cứu của khoa học nhân văn nói chung, bao gồm cả văn học với tư cách là sáng tạo thẩm mỹ” [149]. Diễn ngôn trong quan niệm của M.Bakhtin không phải là ngôn ngữ. Trong quan niệm của các nhà ngôn ngữ học truyền thống thì tư tưởng là nội dung còn ngôn ngữ là hình thức. Thêm vào đó, nội dung có thể độc lập với hình thức. Còn M.Bakhtin cho rằng chúng ta không thể phân biệt ranh giới giữa nội dung và hình thức nữa: “Hình thức chỉ trở thành hình thức khi nó có quan hệ với nội dung, là hình thức của nội dung” [Dẫn theo 194]. Về hình thức trong nghệ thuật, M.Bakhtin cho rằng nó có hai mặt: Hình thức nghệ thuật là hình thức của nội dung nhưng là một hình thức hoàn toàn tồn tại dựa trên một chất liệu, dường như dính chặt với chất liệu. Bởi vậy hình thức cần được hiểu và nghiên cứu trên hai hướng: 1) Từ bên trong của đối tượng thẩm mỹ thuần túy, như là hình thức kiến tạo, tức là hình thức có định hướng giá trị,
  • 32. 26 hướng tới nội dung, gắn với nội dung và 2) từ bên trong của toàn bộ tác phẩm được kết cấu bằng chất liệu: đó là nghiên cứu kỹ thuật của hình thức [Dẫn theo 194]. Khi đặt ra mối quan hệ giữa ngôn từ với đời sống và ý thức hệ, Bakhtin khẳng định: “Tất cả mọi đặc điểm của diễn ngôn mà tôi biết là tính kí hiệu thuần túy, tính thích ứng phổ biến về ý thức hệ, tính tham dự giao tiếp đời sống, trở thành tính chức năng bên trong của diễn ngôn và cuối cùng là tính tồn tại tất yếu của các hiện tượng kèm theo của mọi hành vi ý thức hệ. Tất cả các đặc điểm đó làm cho diễn ngôn trở thành đối tượng nghiên cứu cơ bản của khoa học hình thái ý thức” [Dẫn theo 194]. Cùng góc độ nghiên cứu diễn ngôn từ lí luận văn học với Bakhtin là V.I.Chiupa. Trong quan điểm của nhà nghiên cứu này, cấu trúc giao tiếp của diễn ngôn không đồng nhất với cấu trúc kí hiệu học của văn bản. Diễn ngôn chính là hệ thống các thẩm quyền giao tiếp (sáng tạo, của cái được biểu đạt và tiếp nhận): “Thẩm quyền diễn ngôn là kho dự trữ phát ngôn của liên chủ thể, cho phép diễn ngôn “được thực hiện” (Greimas) trên cơ sở của văn bản với quy ước về thẩm quyền thích hợp của các bên tham gia giao tiếp” [30]. Trong đó mặc dù thẩm quyền sáng tạo thuộc về ý định chủ quan của nhà văn nhưng vẫn chịu sự quy định của hình thái tu từ đối với tác quyền và nguyên tắc mã hóa bằng các phương thức biểu hiện, hình hiệu hoặc bóng gió. Còn thẩm quyền của cái được biểu đạt được hiểu là “khuôn đúc bên ngoài” của một diễn ngôn nào đó. Nó được xem là “nguồn dự trữ “bức tranh tu từ thế giới”(Perelman) trong giao tiếp được giả định là phát ngôn chung của người nói và người tiếp nhận” [30]. Cuối cùng thẩm quyền tiếp nhận là “kho dự trữ ý thức trong giao tiếp (mô phỏng, sao chép, điều chỉnh, lựa chọn, đồng tình) được hình thành từ tập quán tu từ trong phát ngôn” [30]. Như vậy, về cơ bản lí luận về diễn ngôn trong tư tưởng của M.Bakhtin và V.I.Chiupa không thuộc ngôn ngữ học, nó thuộc lí luận của khoa học xã hội nói chung. Thứ ba là hướng nghiên cứu từ góc độ xã hội học mà đại diện là M.Foucault. M.Foucault (1926 – 1984) là nhà tư tưởng với những đóng góp quan trọng cho lịch sử tư tưởng thế giới thế kỉ XX. Trong Khảo cổ học tri thức, ông nói rằng mình là người đã cấp một ý nghĩa cụ thể, bổ sung thêm ý nghĩa cho khái niệm này: Thay vì giảm dần các nét nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý nghĩa của nó: lúc thì coi nó như là lĩnh vực chung của
  • 33. 27 trần thuật, lúc thì coi nó như một nhóm trần thuật được cá thể hóa và đôi khi lại xem nó như một thực tiễn trần thuật có số lượng nhất định và có trật tự được quy ước tạo nên vô số các lời phát biểu [Dẫn theo tài liệu 87]. Foucault quan tâm đến những quy tắc chi phối đến việc ra đời và vận hành của diễn ngôn. Ông chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến tạo diễn ngôn. Ông cho rằng, tri thức hay diễn ngôn là sản phẩm cũng như công cụ của quyền lực. Nhóm thống trị đã dùng diễn ngôn để tạo tri thức. Theo Foucault cái mà chúng ta gọi là chân lí không tồn tại vĩnh hằng, không có chân lí tuyệt đối. Nó phải thông qua sự xác định của hệ hình tri thức (épiteme – hệ thống phán đoán giá trị, nhận thức chung của cộng đồng hình thành trong một thời đại nhất định): Diễn ngôn được tạo lập nên từ tri thức và những quan hệ quyền lực đa dạng trong cuộc sống. Diễn ngôn đến lượt nó cũng là phong cách tạo lập nên tri thức, cùng với thực hành xã hội, các dạng thức của chủ thể và mối quan hệ quyền lực. Được bắt rễ từ trong ngôn ngữ, diễn ngôn tạo ra niềm tin biến thành tri thức, và tri thức tạo nên quyền lực. Bởi vậy sẽ không có tri thức nào là chân lý tuyệt đối và hoàn toàn khách quan [114, tr.3]. Khái niệm diễn ngôn được Foucault thể hiện trong nhiều công trình, đặc biệt là bài luận Trật tự diễn ngôn. Chúng tôi đã dịch bài luận này trong Phụ lục 4 của luận án. Do vậy ở đây xin được tóm lược lại một số quan điểm về diễn ngôn mà Foucault đã chỉ ra trong bài phát biểu này. Thứ nhất, Foucault cho rằng cùng lúc diễn ngôn được sản sinh ra là việc nó bị kiểm soát và phương thức phổ biến nhất là cấm kị: Trong xã hội như xã hội của chúng ta, các phương thức loại trừ triệt tiêu được người ta biết đến nhiều. Một phương thức rõ ràng và quen thuộc nhất là cấm đoán. Chúng ta biết khá rõ là chúng ta không có quền được nói mọi điều, rằng chúng ta không thể nói bất cứ cái gì trong bất cứ tình huống nào, và rằng không phải tất cả mọi người đều có quyền nói bất cứ cái gì. Trong sự cấm kị về đối tượng phát ngôn, và lễ nghi của hoàn cảnh phát ngôn, và quyền được ưu tiên hay quyền độc nhất của chủ thể nói [Phụ lục 4] Từ cơ sở này, ông xác định hai phạm vi (bên trong và bên ngoài) đã thiết lập nên trật tự diễn ngôn:
  • 34. 28 Trật tự bên ngoài của diễn ngôn bao gồm các thể thức với hai chức năng chính: hạn chế và làm chủ các sức mạnh tự phát của diễn ngôn. Dạng thức tồn tại của chúng là nguyên lí loại trừ. Theo Foucault khi một diễn ngôn nào đó được thiết lập thì nó có xu hướng loại trừ các diễn ngôn khác, coi những diễn ngôn khác tồn tại bất thường, cần được loại trừ. Nhà nghiên này đã đưa ra hai dạng đối lập: Thứ nhất, đối lập giữa lí trí và bệnh điên. Thứ hai, đối lập giữa chân lí và sai lầm. Từ sự phân tích hai nguyên lí đối lập này, Foucault đi đến khẳng định: nhân tố mang đến quyền lực cho diễn ngôn chính là các thiết chế xã hội. Đối với trật tự bên trong, theo Foucault, với vai trò là hạn chế tính sự kiện và tính ngẫu nhiên, các nguyên tắc sẽ kiểm soát diễn ngôn. Ba nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc bình luận, nguyên tắc tác giả và nguyên tắc “bộ môn khoa học”. Trong đó nguyên tắc thứ ba có khuynh hướng đối lập với hai nguyên tắc đầu: “Nguyên lý bộ môn khoa học tương phản với nguyên lý bình luận cũng như nguyên lý tác giả. Vì có một bộ môn khoa học, chắc chắn những định đề mới có thể được trình bày rõ ràng, cho đến vô cùng tận” [Phụ lục 4]. Có thể khái quát lại cách hiểu của Foucault về diễn ngôn ở ba nội dung sau: Một là, diễn ngôn như một khu vực chung của tất cả các lời phát biểu. Nghĩa là mọi phát ngôn hoặc văn bản là một hiệu lực trong thế giới thực. Tuy nhiên đó là cái vỏ bên ngoài thực chất diễn ngôn là phương thức biểu đạt của lịch sử và tư tưởng. Hai là, diễn ngôn có tính chỉnh thể, hệ thống. Nó là tập hợp những lời phát biểu thành một nhóm theo những quy tắc và cấu trúc, được quy ước theo một cách thức nào đó và có mạch lạc, hiệu lực và ý nghĩa. Ba là, diễn ngôn mang tính lịch sử, liên tục và quyền lực. Diễn ngôn ra đời là kết quả của sự kiến tạo nào đó, không phải ngẫu nhiên. Và bị chi phối bởi quyền lực hoặc luật lệ. Từ đó, theo Foucault nghiên cứu diễn ngôn cần tập trung vào hai vấn đề sau: Một là, quy tắc và cấu trúc xã hội quy định sự hình thành các diễn ngôn (ý kiến về tính dục, ý kiến về nhà tù, học thuyết y học, tâm lí); hai là, nghiên cứu các cơ chế sản sinh ra các diễn ngôn. Foucault đã bàn về diễn ngôn không phải ở mặt ngữ học mà nói trên ý nghĩa triết học và tư tưởng hệ, diễn ngôn theo cách hiểu này thuộc về phạm trù của lịch sử tư tưởng.
  • 35. 29 Như vậy, cách tiếp cận của Foucault đã đưa ra một định nghĩa khác về diễn ngôn: Diễn ngôn là một công cụ để kiến tạo tri thức và thực hành quyền lực. Diễn ngôn không chỉ là ngôn ngữ mà nó là thực tiễn ngôn ngữ do quyền lực văn hóa quy định. Diễn ngôn thay đổi khi quyền lực của tri thức và văn hóa trong xã hội có sự biến chuyển. Sử dụng lí thuyết về diễn ngôn nói chung và đặc biệt là một số quan điểm về diễn ngôn của M.Bakhtin, V.I. Chiupa, M.Foucault chúng tôi xác định nội hàm khái niệm diễn ngôn mà luận án sử dụng như sau: 1. Diễn ngôn được sản sinh cùng với sự vận động của lịch sử - xã hội. Điều này cho thấy ở thời điểm nào diễn ngôn nào sẽ xuất hiện, hưng thịnh và chiếm giữ vị trí trung tâm, chính thống, diễn ngôn nào sẽ bị loại trừ. Chẳng hạn giai đoạn văn học 1945 – 1975 diễn ngôn giữ vị trí trung tâm chính là diễn ngôn giai cấp, diễn ngôn cách mạng. Nhưng sau 1975, đặc biệt là sau 1986 thì diễn ngôn đời tư – thế sự, diễn ngôn chấn thương, diễn ngôn tính dục chiếm vị thế ưu thế hơn. 2. Sự sản sinh diễn ngôn không diễn ra một cách tự nhiên, tùy tiện mà nó chịu sự chi phối của hệ thống các nguyên tắc loại trừ. Một mặt các nguyên tắc này sẽ làm nảy sinh các điều kiện để diễn ngôn xuất hiện, mặt khác nó sẽ tạo ra các trấn áp, ràng buộc và đặt diễn ngôn vào một trật tự. 3. Cần phải nghiên cứu tính chất hệ hình của diễn ngôn. Đây chính là hình thái hay cấu hình của tác phẩm được tạo dựng từ các thẩm quyền. Không gian giao tiếp cụ thể sẽ được hình thành từ ba thẩm quyền sáng tạo, cái được biểu đạt và tiếp nhận. 4. Suy cho cùng, nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ diễn ngôn cần phải làm rõ hai góc độ sau: một là, chỉ ra các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ý thức hệ, tri thức và quyền lực đã ảnh hưởng như thế nào đến loại diễn ngôn/ các loại diễn ngôn được sản sinh; hai là, chỉ ra các quy tắc ngôn ngữ của loại diễn ngôn/ các loại diễn ngôn này. Đây cũng chính là điểm khác biệt khi tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn diễn ngôn so với các góc nhìn khác như thi pháp học, chú giải học...Nếu các góc tiếp cận trên thường chọn nghiên cứu từ nội tại văn bản thì tiếp cận từ góc độ diễn ngôn vừa nghiên cứu các yếu tố thuộc về nội tại văn bản vừa nằm ngoài văn bản. Vận dụng nội hàm này của khái niệm diễn ngôn, luận án của chúng tôi sẽ cần tập trung làm rõ một số nội dung sau: 1. Cơ chế kiến tạo diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam ra sao?
  • 36. 30 2. Đặc điểm và chức năng của loại diễn ngôn này ? 3. Phương thức diễn ngôn tính dục được kiến tạo ? 1.2.2. Khái niệm tính dục Tính dục có nhiều định nghĩa khác nhau. Trong phần này chúng tôi sẽ dẫn ra một số cách định nghĩa trong từ điển và một số quan điểm về tính dục của các nhà nghiên cứu. Theo Từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành, tính dục là “tính cách thể hiện đàn ông và đàn bà, giống đực và giống cái: vấn đề tính dục” [189, tr.1020]. Trong Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, tính dục được định nghĩa là “đòi hỏi sinh lý về quan hệ tính giao” [124, tr.752]. Đây là định nghĩa của Ủy ban giáo dục và thông tin về tình dục ở Mỹ: Tính dục là tổng thể con người, bao gồm mọi khía cạnh đặc trưng của con trai hoặc con gái, đàn ông hoặc đàn bà và biến động suốt đời. Tính dục phản ánh tính cách con người, không phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một biểu đạt tổng thể của nhân cách, tính dục liên quan tới yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và văn hóa của đời sống. Những yếu tố này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và do đó tác động trở lại xã hội [188]. Theo cách định nghĩa của từ điển Longman Dictionary of Contemporary English thì tính dục (sexuality) là “những điều mà con người làm, nghĩ và cảm thấy có liên quan đến ham muốn giới tính” [216]. Trong cách định nghĩa này ham muốn chính là yếu tố kích thích suy nghĩ và hành động của tính dục. Trong Bốn bài giảng mỹ học, Lý Trạch Hậu đã khẳng định trong mỗi con người có sự tồn tại song song và thống nhất giữa tính động vật và tính xã hội, giữa cảm tính và lý tính, giữa tự nhiên và xã hội. Do vậy, việc con người trở lại với tính động vật, trở lại với tính dục chính là trở về với “sự sống đích thực, bởi vì chỉ có như thế thì cái tôi có một lần mới có thể tồn tại như một thực thế” [60, tr.125]. Michel Houellebecq trong Hạt cơ bản nói đến tính văn hóa của tính dục: “Từ nghìn năm nay, Hubczejak nhấn mạnh, mọi nền văn hóa của con người đều được đánh dấu bởi cái trực giác không ít thì nhiều được tạo nên từ một quan hệ không thể tách rời giữa tình dục và cái chết” [67, tr.223].