SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1. Tình trạng sáng kiến đã biết:
Chưa có sáng kiến nào về: Quản lý hoạt độngdạy họctheo định hướngphát triển năng
lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận:
Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu
trưởng các trường THPT thuộc địa bàn huyện Văn Lâm; từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu
trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.
Bản chất của sáng kiến:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của đề tài được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên.
Tính mới của sáng kiến:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học,
phù hợp, giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT trong bối cảnh hiện nay.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài được áp dụng vào việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên và có thể áp dụng một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh cho các trường THPT của tỉnh Hưng Yên và trên
toàn quốc.
4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Các trường THPT của tỉnh Hưng Yên và một số trường THPT trên toàn quốc ( có
điều kiện tương tự ).
5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến:
Đề tài khoa học đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản
lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường
trung học phổ thông; tìm hiểu một số khái niệm có liên quan như : khái niệm quản lý,
quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệ m năng lự c, nộ i dung và
phư ơ ng pháp dạ y họ c theo đị nh hư ớ ng phát triể n năng lự c,
kiể m tra đánh giá theo đị nh hư ớ ng phát triể n năng lự c, quản lý
hoạt động dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quản lý cơ
sở vật chất – trang thiết bị phục vụ dạy học... Bên cạnh đó đề tài cũng đi sâu nghiên cứu
một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông. Việc
nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng giúp cho nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng
và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm một cách hiệu quả.
6. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Ban giám hiệu các THPT Trưng Vương, THPT Văn Lâm sẽ áp dụng sáng kiến vào
quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm học
2015 - 2016 và 2016 - 2017 và các năm tiếp theo sau khi rút kinh nghiệm.
Chúng tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không
đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH Ban giám hiệu
CBGV,NV Cán bộ giáo viên, nhân viên
CBQL Cán bộ quản lý
CSVC Cơ sở vật chất
CNTT Công nghệ thông tin
CSGD Cơ sở giáo dục
CSTĐCS Chiến sĩ thi đua cơ sở
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDTX Giáo dục thường xuyên
GDCN Giáo dục chuyên nghiệp
HĐHN Hoạt động hướng nghiệp
HSG Học sinh giỏi
GDCN Giáo dục chuyên nghiệp
HS Học sinh
HSG Học sinh giỏi
KTĐG Kiểm tra đánh giá
KT- KN Kiến thức kĩ năng
NGLL Ngoài giờ lên lớp
NCBH Nghiên cứu bài học
PPDH Phương pháp dạy học
QL Quản lý
QLGD Quản lý giáo dục
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TTCM Tổ trưởng chuyên môn
TNST Trải nghiệm sáng tạo
TCM Tổ chuyên môn
SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
SHCM Sinh hoạt chuyên môn
UBND Ủy ban nhân dân
ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Văn LâmError! Bookmark not define
Bảng 2.2 Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục của học sinh THCS, THPT công lập
huyện Văn Lâm năm học 2014-2015....... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.3 Thống kê số liệu về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinhError! Bookmark no
Bảng 2.4 Bảng thống kê số lượng giáo viên theo môn họcError! Bookmark not defined.
Bảng 2.5 Thống kê đội ngũ giáo viên theo độ tuổi, tính đến tháng 6/2015Error! Bookmark no
Bảng 2.6 Kết quả xếp loại công chức, viên chức năm học 2013-2014 và năm
học 2014-2015............................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7 Kết quả xếp loại thi đua của đội ngũ CBGV, năm học 2013-2014 và
năm học 2014-2015.................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.8 Kết quả xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp do Hiệu trưởng
đánh giá........................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.9 Thống kê kết quả sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014; 2014-
2015.............................................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.10 Thống kê kết quả xếp loại học lực của các trường THPT trong huyện
Văn Lâm hai năm học gần đây ................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.11 Kết quả học sinh đỗ TNTHPT năm học 2014-2015, thi vào các
trường đại học năm 2015........................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.12 Thống kê kết quả thi học sinh giỏi tỉnh 9 môn năm học 2013- 2014
và năm học 2014-2015 ............................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.13 Thống kê kết quả thi giải Toán, Tiếng Anh qua Internet, giải Toán
trên máy tính cầm tay CASIO cấp tỉnh.... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.14 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ quản lý thực
hiện việc phân công nhiệm vụ cho giáo viênError! Bookmark not defined.
Bảng 2.15 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ thực hiện các
biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy.Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.16 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện
pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trênlớp.Error! Bookmark not def
Bảng 2.17 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các
biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp........... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.18 Nhận thức về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện các biện pháp
quản lý bồi dưỡng giáo viên. .................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.19 Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinhError! Bookmark not defined
Bảng 2.20 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.21 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản
lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy họcError! Bookmark not
Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện phápError! Bookmark not defined.
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện phápError! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tínhcầnthiết và tính khảthi củacác biện phápError! Bookmark
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL ..............16
Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các Nhóm nhân tố ...................................................................17
Biểu đồ 3.2. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thiError! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, phát triển giáo dục được nhận thức như là con đường quan trọng nhất
để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đầu tư cho phát triển giáo dục chính là đầu tư cho
phát triển bền vững, điều mà tất cả các quốc gia đều rất quan tâm.
Giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới: xây dựng xã hội học tập
cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hoá, đa dạng hoá, toàn cầu
hoá, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục…
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế với mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Giáo dục đóng
vai trò chủ yếu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng
cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đặt nền tảng cho
sự đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của đất nước đồng thời có tác dụng mạnh
mẽ đến tiến trình phát triển quốc gia. Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển
nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ "Phát triển Giáo dục và Đào tạo cùng
với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và
đào tạo là đầu tư phát triển”. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi
mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập,
những đánh giá của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp
yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề
nghiệp”.Nghị quyết trên cũng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học
theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập
đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học.
Do đó, mỗi Nhà trường phải xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình
hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và Kế hoạch hành động
của các địa phương về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW này.
Trong bối cảnh đó, giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ, phải không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo ở các cấp học, trong đó có bậc trung học phổ thông. Việc nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng
dạy (sách giáo khoa, sách tham khảo), vào các điều kiện vật chất của nhà trường mà
phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên của nhà trường. Dạy
học là hoạt động trung tâm của nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định
chất lượng dạy học. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo
viên hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo. Trong điều kiện của
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới hoạt động giảng dạy đòi hỏi phải đổi mới
mạnh mẽ hoạt động quản lý. Đổi mới quản lý trường học trở thành đòi hỏi cấp bách,
trong đó quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên là vấn đề
cơ bản, có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện nay, các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung và
trên địa bàn Huyện Văn Lâm nói riêng đang thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý hoạt
động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chất lượng dạy học có những
chuyển biến tích cực đạt hiệu quả giáo dục khá tốt, xong cũng còn nhiều mặt hạn chế. Hiệu
trưởng các nhà trường đã có nhiều cố gắng và tìm nhiều giải pháp quản lý hoạt động giáo
dục. Tuy đã đạt được nhiều kết quả và các thành tích, nhưng cũng còn có nhiều bất cập.
Điều này đã đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong mỗi cơ sở giáo dục, đặc biệt là Hiệu
trưởng Nhà trường cần phải có các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục để nâng
cao chất lượng giáo dục của Nhà trường đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay của
đất nước.
Với những cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các
biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông
của tỉnh Hưng Yên nói chung và của huyện Văn Lâm nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình địa phương. Vì vậy, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh ở các trường trung học phổ thông” để nghiên cứu. Từ đó đề ra các
biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học và phù hợp trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay, giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường trung học phổ thông, đáp ứng
yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học
theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT thuộc
địa bàn huyện Văn Lâm; Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất
lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của các nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh của Hiệu trưởng trường THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
trong những năm qua đã được ngành quan tâm, chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hoạt động dạy
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả hoạt động dạy học theo
định hướng mới đã có những kết quả đáng kể song vẫn còn những hạn chế nhất định. Đối
với huyện Văn Lâm, dân cư đông, có nhiềudoanh nghiệp tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên
có nhiềuyếu tố ảnh hưởng đếnhoạt độngdạy học, giáo dục học sinh, làm hạn chế chất lượng
giáo dục trong các nhà trường. Nếu nghiên cứu tìm ra được các biện pháp tăng cường quản
lý hoạt độngdạy học theo địnhhướngphát triểnnăng lực học sinh một cách phù hợp hơn, sẽ
nhất định tạo được chất lượng giáo dục cao trong nhà trường trung học phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lí luận quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông
Công tác quản lý, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học
sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, quản lý cơ sở vật chất - trang
thiết bị dạy học ...
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo
định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ
thông huyện Văn Lâm.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông
huyện Văn Lâm.
5.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm 3
nội dung: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học của học sinh;
quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học. Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý và
đề xuất các biện pháp quản lý, nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng
phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông công lập:
THPT Trưng Vương; THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ năm học 2013-2014 đến nay.
6.3. Khách thể khảo sát
+ Cán bộ quản lý giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
+ Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) các trường THPT công
lập trên địa bàn huyện Văn Lâm
+ Giáo viên các trường THPT Văn Lâm, THPT Trưng Vương
+ Học sinh các trường THPT Văn Lâm, THPT Trưng Vương
7. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc, phân tích khái quát các tài liệu liên quan đến trường THPT: Lí luận quản
lý nhà trường, Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, Văn bản pháp quy, Qui chế về các
lĩnh vực giáo dục phổ thông và trung học phổ thông...
- Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về Giáo dục -
Đào tạo.
- Tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm sư phạm.
7.3. Các phương pháp bổ trợ:
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp sơ đồ để minh họa.
8. Điểm mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh một cách khoa học, phù hợp, giúp cho Hiệu trưởng
quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong
các trường THPT trong bối cảnh hiện nay.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của đề tài được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát
triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh của Hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông công lập huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh của Hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của
đất nước. Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách tự
giác, mà ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu
của các nhà khoa học. Từ hơn hai nghìn năm trước đây, trên thế giới đã có nhiều nhà chính
trị, nhà tư tưởng nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là quản lý giáo dục và đưa ra nhiều
những ý kiến, luận điểm khoa học được áp dụng vào thực tế và có những thành công lớn về
quản lý giáo dục.
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt
quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà quản lý nước ngoài đã đề cập đến
vấn đề cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như:
Platon (427-347 trước Công nguyên) ông đã khẳng định được vai trò tất yếu của
giáo dục trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục, phần nào nói lên tầm
quan trọng của thể chế xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, tuy rằng các
quan điểm của ông còn hạn chế về mặt bình đẳng trong giáo dục.
Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên) với quan điểm dạy học là: “Dùng cách
gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phứctạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích
cực suy nghĩ…Đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nền nếp, thói quen học
tập” và “học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Quan điểm của ông muốn mang lại
hiệu quả dạy học phải đề cao đến các quy định về nền nếp dạy học, nâng cao trình độ của
người dạy để lựa chọn được những phương pháp dạy học theo hướng đề cao năng lực tự
học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học.
Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dục
quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Cômenxki (1592-1670), ông đã đưa ra quan
điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên, theo ông quá trình dạy học để truyền thụ và
tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ
mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một
điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn đó là: Nguyên tắc
trực quan; Nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của học sinh; Nguyên tắc hệ thống
và liên tục; Nguyên tắc củng cố kiến thức; Nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu
của học sinh (vừa sức); Dạy học phải thiết thực; Dạy học theo nguyên tắc cá biệt…
Vào thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở phương Tây có nhiều nhà nghiên cứu về
quản lý tiêu biểu như: Robet Owen (1717 - 1858); Chales Babbage (1792 - 1871);
F. Taylor (1856 -1915) ông được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”;
H.Fayob(1841 – 1925); …
Đến khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự
biến đổi về lượng và chất. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của Chủ
nghĩa Mác – Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về“Sự hình
thành cá nhân con người” về “tính quy luật về kinh tế - xã hội đối với giáo dục…”. Các
quy luật đó đặt ra những yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối
với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục. Trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà khoa học Xô Viết cũ đã có các thành tựu khoa học
đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học.
Từ Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết về cải
cách giáo dục, với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng
tư tưởng, thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng
thành, thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu
cầu thực tế của cách mạng Việt Nam qua các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng cộng sản
Việt Nam. Các quan điểm chỉ đạo đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục quán triệt
và thực hiện: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư
phát triển; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; mục
tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển
giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế  xã hội và củng cố quốc phòng  an ninh;
đa dạng hoá các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền
với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tư phát
triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế  xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu
số và các đối tượng diện chính sách; thực hiện dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục.
Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển giáo dục
một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non,
thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả
nước, tạo môi trường thuận lợi để cho mọi người học tập và học tập suốt đời.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương
trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học”.
Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập chung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các
hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Vấn đề quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã và đang được
các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm trong nhiều năm qua. Nhiều nhà khoa học
Việt Nam thời kỳ hiện đại cũng đã có những công trình nghiên cứu về chân dung
người cán bộ quản lý nhà trường trong hoạt động dạy học, hoạt động QLGD đã đạt
được những thành tựu nhất định như: các nhà nghiên cứu, các nhà QLGD như: Đặng
Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Nguyễn Thị Phương Hoa… Nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động dạy học có nhiều
tác giả có những nghiên cứu thành công như: Giang Lê Nho (2006), Đỗ Văn Tải
(2006)… Đặc biệt, những năm gần đây dưới sự hướng dẫn của nhiều nhà nghiên cứu,
nhà khoa học, đã có rất nhiều thạc sĩ chuyên ngành QLGD của các trường đại học,
học viện làm luận văn về đề tài khoa học: Quản lý hoạt động dạy học trong nhà
trường. Song việc nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm thì chưa có đề tài quản lý
giáo dục nào đề cập đến. Xác định được tầm quan trọng của việc QL hoạt động dạy
học trong nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
trong nhà trường trung học phổ thông.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý xuất hiện, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Đây là
một trong những loại hình lao động lâu đời và quan trọng nhất của con người, là công
vệc cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính chất quyết định đến
sự phát triển của toàn xã hội. Song chỉ những năm gần đây người ta mới thừa nhận tính
chất khoa học của nó và quản lý mới được coi là một ngành khoa học theo đúng nghĩa.
Bất kì một tổ chức, một tập thể nào cũng đều có yếu tố quản lý trong đó và điều đó
quyết định tới hiệu quả hoạt động của tổ chức theo mục tiêu đề ra.
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và cách
tiếp cận. Có người cho rằng quản lý là sự chỉ huy, lãnh đạo, sự cai quản, sự điều khiển,
điều chỉnh… Tuy nhiên có thể nêu lên một số quan điểm có tính chất cốt lõi của một số
tác giả như sau:
Henry Fayol (1841 – 1925) nhấn mạnh: Quản lý là một hệ thống phát huy tác
dụng có tính chất độc lập không thể thay thế. Theo ông: “quản lý là lập kế hoạch, tổ
chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”.
Mary ParKer Follett (1868 - 1933) nổi tiếng với thuyết hành vi trong quản lý cho
rằng quản lý là: “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của
các thành viên trong tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt
được mục đích của tổ chức”.
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì hoạt động quản lý
là: “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách
thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và
đạt được mục đích của tổ chức”.
Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là một quá trình
định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ
thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho
trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.
Từ rất nhiều quan điểm khác nhau nêu trên, có thể hiểu khái quát về quản lý như
sau: Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người, nhằm đạt được mục đích đề ra. Sự tác động của quản lý
bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết năng lực, trí tuệ
của mình tạo nên lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cả xã hội. Khái niệm quản lý bao
hàm những khía cạnh sau:
Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ
thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định, tồn tại trong
không gian, thời gian cụ thể.
Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý, giữa
chúng có sự tác động tương hỗ, biện chứng với nhau.
Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. Tác động
quản lí thường mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau.
Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quy luật khách
quan. Đó là các hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng quy
luật và có hiệu quả, nhưng cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, hướng đến
mục tiêu.
Quản lý xét đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người. Mục tiêu cuối cùng của
quản lý là chất lượng, sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người. Người quản lý tựu chung lại
là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giải quyết các mối quan hệ giữa con người với nhau vô
cùng phức tạp, không chỉ giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống mà còn là mối quan hệ
tương tác với các hệ thống khác.
Như vậy, quản lý thể hiện rõ bản chất khoa học ở chỗ: hoạt động này luôn có tính
tổ chức, dựa trên những quy luật, nguyên tắc và phương pháp hoạt động nhất định. Đồng
thời hoạt động quản lý cũng chứa đựng sự sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lí
tình huống với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, để đạt được mục tiêu đề ra. Điều này cho
thấy quản lý cũng có tính nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học tập,
trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng cần thiết.
1.2.1.2. Chức năng của quản lý
Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ định của chủ
thể quản lý lên đối tượng quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể
quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Có thể hiểu chức năng quản lý là một nội
dung cơ bản trong quá trình quản lý, là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý. Nói tới
các chức năng chủ yếu của quản lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn
chung đa số các tác giả đều thống nhất ở bốn chức năng sau:
Kế hoạch hoá: Đây là chức năng cơ bản trong các chức năng QL. Kế hoạch hoá
bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động và quyết định cách thức,
phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của một hệ thống QL để đạt được
mục tiêu. Kế hoạch hoá giúp nhà QL có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đó thấy được
hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn những
phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức và có
khả năng ứng phó với sự thay đổi.
Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các
thành viên, giữa các bộ phận trong một cơ quan nhằm làm cho họ thực hiện thành
công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của cơ quan đó. Nhờ chức năng tổ
chức mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phép các cá nhân góp phần tốt
nhất vào mục tiêu chung. Tổ chức được coi là điều kiện của quản lý, đúng như V.I.
Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, muốn quản lý tốt…còn phải biết tổ
chức về mặt thực tiễn nữa.”
Chỉ đạo: Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành vi
và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo thể hiện quá
trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp
phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra.
Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy động lực
của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữa con người với
con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện và nhiệt tình
phấn đấu.
Kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình quản lý. Mục đích
của kiểm tra nhằm bảo đảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai lệch,
tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống
đạt mục tiêu đã định. Kiểm tra là một quá trình bao gồm các bước: xây dựng các tiêu
chuẩn; đo lường việc thực hiện; đánh giá các tiêu chuẩn so với các kế hoạch. Kiểm tra
là “tai mắt” của quản lý, là việc làm bình thường, không được cản trở đối tượng thực
hiện mục tiêu.
Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ, kịp
thời, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch. Thông tin cũng cần cho các bộ
phận trong cơ cấu tổ chức, nó tạo nên mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. Nó
giúp truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi hai chiều trong một tổ chức, giúp người
QL thực hiện các chức năng của mình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động
đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất
theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường
THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng
thái chất lượng mới’’.
Tác giả Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “QLGD là tổ chức các HĐDH. Có tổ
chức được các HĐDH, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, mới quản lý đượcGD, tức là cụ thể hoá đường lối GD của Đảng và biến đường lối
đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”.
Theo từ điển tiếng Việt: QLGD được hiểu như là việc thực hành đầy đủ các chức
năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và
Kiểm tra Tổ chức
Lãnh đạo/Chỉ đạo
Lập kế hoạch
Thông tin
các phần về tài chính, vật chất của các hoạt động.
Trong thực tế cho thấy, Quản lý Giáo dục gồm các lĩnh vực:
Quản lý chính sách (hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện chính sách và
phân bổ nguồn lực)
Quản lý hành chính (sử dụng nguồn lực con người, tài chính)
Quản lý sư phạm (sử dụng giáo viên, tổ chức quá trình dạy học..)
Quản lý giáo dục theo cách tiếp cận khách thể đối tượng quản lý giáo dục thì hoạt
động QLGD hướng vào quản lý nhà trường, giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh, tài
chính, quá trình sư phạm
Để đảm bảo cho hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở giáo dục được
vận hành trơn chu, tối ưu, duy trì ổn định và phát triển thì không thể không nói đến vai
trò của Quản lý giáo dục.
Có thể nói, sản phẩm của giáo dục là con người nên hoạt động quản lý giáo dục
mang tính nhân văn sâu sắc, hướng vào con người, nó thu hút sự quan tâm của mọi
người và không được máy móc, dập khuôn. Quản lý giáo dục gắn liền với việc quản lý
con người, đặc biệt là lao động sư phạm của người giáo viên mang tính liên tục, không
tách bạch về thời gian. Vì vậy trong công tác Quản lý giáo dục cần tạo điều kiện về tinh
thần và vật chất, nâng cao tiềm lực, để họ toàn tâm toàn ý cống hiến cho giáo dục.
Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy rằng Quản lý giáo dục là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ
thống giáo dục đạt kết quả tốt, phù hợp với xã hội.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý giáo dục, vì
nhà trường là cơ sở giáo dục, là hạt nhân của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi tổ chức thực
hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về nội dung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệm
trường học được hiểu là tổ chức cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội trực tiếp làm công tác
giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước.
Quản lí nhà trườnglà một bộ phận của QLGD, nhà trườngchính là nơi tiến hành giáo
dục - đào tạo có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định.
- Khái niệm nhà trường: Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và
đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, nhằm
thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư
nhất định trong cộng đồng và xã hội.
Nhà trường được tổ chức và hoạt động với chức năng truyền thụ và lĩnh hội tri
thức nhân loại để nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng và
xã hội. Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sự điều chỉnh với các quy định
của các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lý hoạt động, có mục đích hoạt động rõ
ràng và nhiệm vụ cụ thể; có nội dung và chương trình giáo dục được chọn lọc một cách
khoa học, có tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ được đào tạo; có phương thức và
phương pháp giáo dục luôn luôn đổi mới, được cung ứng các nguồn lực vật chất cần
thiết; có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xã
hội) nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước và xã hội.
“Quản lý trường là tập hợp nhữngtácđộng tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối
hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GV và HS. Nhằm tận
dụng nguồn lựcdự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do lao động
xây dựng vốn tự có, hướng vào việcđẩy mạnhmọi hoạt độngcủa nhà trường và tiêu điểm
hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thựchiện có chất lượng mụctiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà
trường tiến lên một trạng thái mới”.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ
thống giáo dục, tồn tại bởi sự gắn kết giữa các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố cơ bản: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo
Nhóm nhân tố động lực: Lực lượng đào tạo (thày); Đối tượng đào tạo (Trò):
Nhóm nhân tố gắn kết: Hình thức tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo;
Môi trường đào tạo; Bộ máy đào tạo; Qui chế đào tạo
Có thể bố trí 10 nhân tố trên trong một hình sao mà nút bấm quản lý ở trung
tâm ngôi sao. Quản lý nhà trường là sự liên kết 10 nhân tố trên làm cho chúng vận hành
đồng bộ, tạo ra sự phát triển toàn vẹn của quá trình đào tạo, trong đó, người Hiệu
trưởng của nhà trường mới là người dùng nút bấm một cách hợp lý, sáng tạo nhất, có
nghệ thuật nhất.
- Mục tiêu đào tạo (M)
- Nội dung đào tạo (N)
- Phương pháp đào tạo (P)
- Lượng lực đào tạo (T)
- Đối tượng đào tạo (Tr)
- Điều kiện, nguồn lực đào tạo (Đ)
- Quản lý giáo dục (Q) mà hạt nhân hệ thống GDQD là nhà trường
Chính vì vậy cần có một chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý, đó là
quản lý là hoạt động lôi cuốn tất cả các thành viên trong nhà trường cùng tham gia, từ cán
bộ giáo viên, nhân viên, học sinh… Quản lý nhà trường còn được hiểu như là quá trình lôi
cuốn tất cả mọi người vào hoạt động của nhà trường, là công việc chung của toàn bộ các
thành viên trong nhà trường chứ không của riêng đội ngũ cán bộ quản lý.
1.2.4. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.2.4.1. Vị trí trường trung học phổ thông
Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28
tháng 3 năm 2011 xác định rõ:
- Vị trí của trường trung học: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ
thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng (Điều 2).
1.2.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trường trung học
Theo Điều 3- Điều lệ trường trường trung học phổ thông:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình
giáo dục phổ thông.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học
sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trọng phạp vi được phân công.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục. Phối
hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của
Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.
8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục .
Q
L
M
Tr
P
Đ
N
T
h
h
h
h
h
Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các
Nhóm nhân tố
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Những quy định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong trường
trung học (Điều 15,16,17,20,21,22,23).
- Những quy định về các hoạt động giáo dục và công tác quản lý các hoạt động
trong trường học (Điều 24,25,26).
- Những quy định về nhiệm vụ của các thành viên trong trường trung học (Điều
18,19,30,31,32,33,34,35,36).
Việc bổ nhiệm ban giám hiệu nhà trường thì tuỳ theo việc phân cấp trường loại
1,2,3 mà cấp trên bổ nhiệm cán bộ quản lý (Điều 18).
1.2.4.3. Vai trò của trường trung học phổ thông
THPT là cấp học nối tiếp cấp trung học cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trong
việc trang bị kiến thức tương đối toàn diện ở cấp THPT giúp các em có cơ sở vững chắc
để tiếp tục học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hóa nguyện vọng của
học sinh THPT theo 2 hướng chính.
Một là, đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn vào các trường Đại
học, Cao đẳng.
Hai là, tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện sẽ học
lên.
Vì vậy, trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, áp dụng
các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoạch giáo dục, nhiệm vụ năm học
và xa hơn là thực hiện mục tiêu giáo dục lâu dài của nhà trường.
Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính chất quyết định và cũng là
động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người, là đội ngũ các thầy, cô
giáo mà trong đó có đội ngũ các thầy cô THPT.
1.2.5. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Luật Giáo dục 2005 khẳng định:
Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp.
Điều 30 – Chương IV điều lệ trường trung học ghi: Giáo viên trường trung học là
người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách đoàn đội, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh. Vì
thế, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên THPT là tập hợp những giáo viên thành một lực lượng có
tổ chức, chung lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ, đó là: thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra cho lực
lượng của tổ chức mình. Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51517
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018THCL5
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Kiệt Huỳnh
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcChau Phan
 

What's hot (20)

Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
 
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAYĐề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
Đề tài: Dạy các yếu tố hình học trong môn toán lớp 2, HAY
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan PhượngPhát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
Phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Đan Phượng
 
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
 
Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.Quản lý quá trình dạy học.
Quản lý quá trình dạy học.
 
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
Luận văn: Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu...
 
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Giáo Dục Tiểu Học, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu họcThiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
Thiết kế tình huống dạy học hiệu quả trong môn Toán tiểu học
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổiLuận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
Luận án: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà MauLuận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS tỉnh Cà Mau
 
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...Quản lý hoạt động dạy học ở  trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thuộc thành phố Cà Mau, t...
 
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCSLuận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
Luận văn: Quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường THCS
 

Similar to Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông

Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...HanaTiti
 
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ SởViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạohieu anh
 

Similar to Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông (20)

Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
Quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bà...
 
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Tỉnh...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà TrưngLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS Quận Hai Bà Trưng
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ SởLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn  Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAYLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS huyện Từ Liêm, HAY
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
Luận văn: Vận dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học chư...
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
Khoá Luận Quản Lí Hoạt Động Dạy Học Môn Địa Lí Ở Các Trường Thpt Trên Địa Bàn...
 
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng ĐạoNâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ở trường THPT Trần Hưng Đạo
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

More from Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 

Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông

  • 1. MÔ TẢ SÁNG KIẾN: 1. Tình trạng sáng kiến đã biết: Chưa có sáng kiến nào về: Quản lý hoạt độngdạy họctheo định hướngphát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận: Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT thuộc địa bàn huyện Văn Lâm; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Bản chất của sáng kiến: Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Tính mới của sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học, phù hợp, giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT trong bối cảnh hiện nay. 3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài được áp dụng vào việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên và có thể áp dụng một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho các trường THPT của tỉnh Hưng Yên và trên toàn quốc. 4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: Các trường THPT của tỉnh Hưng Yên và một số trường THPT trên toàn quốc ( có
  • 2. điều kiện tương tự ). 5. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: Đề tài khoa học đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông; tìm hiểu một số khái niệm có liên quan như : khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệ m năng lự c, nộ i dung và phư ơ ng pháp dạ y họ c theo đị nh hư ớ ng phát triể n năng lự c, kiể m tra đánh giá theo đị nh hư ớ ng phát triể n năng lự c, quản lý hoạt động dạy học, hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quản lý cơ sở vật chất – trang thiết bị phục vụ dạy học... Bên cạnh đó đề tài cũng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông. Việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng giúp cho nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm một cách hiệu quả. 6. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Ban giám hiệu các THPT Trưng Vương, THPT Văn Lâm sẽ áp dụng sáng kiến vào quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh năm học 2015 - 2016 và 2016 - 2017 và các năm tiếp theo sau khi rút kinh nghiệm. Chúng tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật./.
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGH Ban giám hiệu CBGV,NV Cán bộ giáo viên, nhân viên CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất CNTT Công nghệ thông tin CSGD Cơ sở giáo dục CSTĐCS Chiến sĩ thi đua cơ sở GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTX Giáo dục thường xuyên GDCN Giáo dục chuyên nghiệp HĐHN Hoạt động hướng nghiệp HSG Học sinh giỏi GDCN Giáo dục chuyên nghiệp HS Học sinh HSG Học sinh giỏi KTĐG Kiểm tra đánh giá KT- KN Kiến thức kĩ năng NGLL Ngoài giờ lên lớp NCBH Nghiên cứu bài học PPDH Phương pháp dạy học QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTCM Tổ trưởng chuyên môn TNST Trải nghiệm sáng tạo TCM Tổ chuyên môn SKKN Sáng kiến kinh nghiệm SHCM Sinh hoạt chuyên môn UBND Ủy ban nhân dân ƯDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh huyện Văn LâmError! Bookmark not define Bảng 2.2 Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục của học sinh THCS, THPT công lập huyện Văn Lâm năm học 2014-2015....... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3 Thống kê số liệu về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinhError! Bookmark no Bảng 2.4 Bảng thống kê số lượng giáo viên theo môn họcError! Bookmark not defined. Bảng 2.5 Thống kê đội ngũ giáo viên theo độ tuổi, tính đến tháng 6/2015Error! Bookmark no Bảng 2.6 Kết quả xếp loại công chức, viên chức năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015............................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.7 Kết quả xếp loại thi đua của đội ngũ CBGV, năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015.................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.8 Kết quả xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp do Hiệu trưởng đánh giá........................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.9 Thống kê kết quả sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014; 2014- 2015.............................................................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.10 Thống kê kết quả xếp loại học lực của các trường THPT trong huyện Văn Lâm hai năm học gần đây ................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.11 Kết quả học sinh đỗ TNTHPT năm học 2014-2015, thi vào các trường đại học năm 2015........................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.12 Thống kê kết quả thi học sinh giỏi tỉnh 9 môn năm học 2013- 2014 và năm học 2014-2015 ............................. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.13 Thống kê kết quả thi giải Toán, Tiếng Anh qua Internet, giải Toán trên máy tính cầm tay CASIO cấp tỉnh.... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.14 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ quản lý thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho giáo viênError! Bookmark not defined. Bảng 2.15 Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy.Error! Bookmark not defined. Bảng 2.16 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trênlớp.Error! Bookmark not def Bảng 2.17 Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp........... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.18 Nhận thức về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên. .................... Error! Bookmark not defined. Bảng 2.19 Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinhError! Bookmark not defined
  • 5. Bảng 2.20 Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Error! Bookmark not defined. Bảng 2.21 Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy họcError! Bookmark not Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về tính cần thiết của các biện phápError! Bookmark not defined. Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện phápError! Bookmark not defined. Bảng 3.3 Mức độ tương quan giữa tínhcầnthiết và tính khảthi củacác biện phápError! Bookmark DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL ..............16 Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các Nhóm nhân tố ...................................................................17 Biểu đồ 3.2. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thiError! Bookmark not defined.
  • 6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, phát triển giáo dục được nhận thức như là con đường quan trọng nhất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Đầu tư cho phát triển giáo dục chính là đầu tư cho phát triển bền vững, điều mà tất cả các quốc gia đều rất quan tâm. Giáo dục trên thế giới đang diễn ra những xu hướng mới: xây dựng xã hội học tập cùng với các điều kiện bảo đảm học tập suốt đời; đại chúng hoá, đa dạng hoá, toàn cầu hoá, hội nhập và hợp tác cùng với cạnh tranh quốc tế về giáo dục… Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với mục tiêu đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đặt nền tảng cho sự đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của đất nước đồng thời có tác dụng mạnh mẽ đến tiến trình phát triển quốc gia. Trước thực tế trên, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế" và "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chỉ rõ "Phát triển Giáo dục và Đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục Việt Nam, đội ngũ nhà giáo còn nhiều bất cập, những đánh giá của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp”.Nghị quyết trên cũng yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, coi trọng dạy cách học; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Do đó, mỗi Nhà trường phải xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và Kế hoạch hành động của các địa phương về triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW này. Trong bối cảnh đó, giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ, phải không ngừng nâng
  • 7. cao chất lượng đào tạo ở các cấp học, trong đó có bậc trung học phổ thông. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy (sách giáo khoa, sách tham khảo), vào các điều kiện vật chất của nhà trường mà phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên của nhà trường. Dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng dạy học. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo. Trong điều kiện của yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới hoạt động giảng dạy đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động quản lý. Đổi mới quản lý trường học trở thành đòi hỏi cấp bách, trong đó quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giảng dạy của giáo viên là vấn đề cơ bản, có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói chung và trên địa bàn Huyện Văn Lâm nói riêng đang thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Chất lượng dạy học có những chuyển biến tích cực đạt hiệu quả giáo dục khá tốt, xong cũng còn nhiều mặt hạn chế. Hiệu trưởng các nhà trường đã có nhiều cố gắng và tìm nhiều giải pháp quản lý hoạt động giáo dục. Tuy đã đạt được nhiều kết quả và các thành tích, nhưng cũng còn có nhiều bất cập. Điều này đã đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong mỗi cơ sở giáo dục, đặc biệt là Hiệu trưởng Nhà trường cần phải có các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường đáp ứng công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay của đất nước. Với những cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông của tỉnh Hưng Yên nói chung và của huyện Văn Lâm nói riêng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông phù hợp với tình hình địa phương. Vì vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông” để nghiên cứu. Từ đó đề ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học khoa học và phù hợp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • 8. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT thuộc địa bàn huyện Văn Lâm; Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường THPT theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu trưởng trường THPT. 4. Giả thuyết khoa học Việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong những năm qua đã được ngành quan tâm, chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Kết quả hoạt động dạy học theo định hướng mới đã có những kết quả đáng kể song vẫn còn những hạn chế nhất định. Đối với huyện Văn Lâm, dân cư đông, có nhiềudoanh nghiệp tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên có nhiềuyếu tố ảnh hưởng đếnhoạt độngdạy học, giáo dục học sinh, làm hạn chế chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Nếu nghiên cứu tìm ra được các biện pháp tăng cường quản lý hoạt độngdạy học theo địnhhướngphát triểnnăng lực học sinh một cách phù hợp hơn, sẽ nhất định tạo được chất lượng giáo dục cao trong nhà trường trung học phổ thông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lí luận quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Công tác quản lý, quản lý hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học ... 5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông
  • 9. huyện Văn Lâm. 5.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh gồm 3 nội dung: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học của học sinh; quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học. Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý, nội dung quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các nhà trường. 6.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông công lập: THPT Trưng Vương; THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên từ năm học 2013-2014 đến nay. 6.3. Khách thể khảo sát + Cán bộ quản lý giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên + Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Văn Lâm + Giáo viên các trường THPT Văn Lâm, THPT Trưng Vương + Học sinh các trường THPT Văn Lâm, THPT Trưng Vương 7. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: - Đọc, phân tích khái quát các tài liệu liên quan đến trường THPT: Lí luận quản lý nhà trường, Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, Văn bản pháp quy, Qui chế về các lĩnh vực giáo dục phổ thông và trung học phổ thông... - Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo. - Tham khảo các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm, thực nghiệm sư phạm. 7.3. Các phương pháp bổ trợ: - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp sơ đồ để minh họa.
  • 10. 8. Điểm mới của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách khoa học, phù hợp, giúp cho Hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường THPT trong bối cảnh hiện nay. 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu trưởng các Trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  • 11. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của đất nước. Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người được thực hiện một cách tự giác, mà ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học. Từ hơn hai nghìn năm trước đây, trên thế giới đã có nhiều nhà chính trị, nhà tư tưởng nghiên cứu về giáo dục, đặc biệt là quản lý giáo dục và đưa ra nhiều những ý kiến, luận điểm khoa học được áp dụng vào thực tế và có những thành công lớn về quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc chú trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà quản lý nước ngoài đã đề cập đến vấn đề cốt lõi của quản lý và quản lý giáo dục như: Platon (427-347 trước Công nguyên) ông đã khẳng định được vai trò tất yếu của giáo dục trong xã hội, tính quyết định của chính trị đối với giáo dục, phần nào nói lên tầm quan trọng của thể chế xã hội đối với giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, tuy rằng các quan điểm của ông còn hạn chế về mặt bình đẳng trong giáo dục. Khổng Tử (551- 479 trước Công nguyên) với quan điểm dạy học là: “Dùng cách gợi mở, đi từ gần tới xa, từ đơn giản đến phứctạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ…Đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nền nếp, thói quen học tập” và “học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Quan điểm của ông muốn mang lại hiệu quả dạy học phải đề cao đến các quy định về nền nếp dạy học, nâng cao trình độ của người dạy để lựa chọn được những phương pháp dạy học theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của người học. Từ cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học và quản lý dạy học được nhiều nhà giáo dục quan tâm, nổi bật nhất trong thời kỳ đó là: Cômenxki (1592-1670), ông đã đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên, theo ông quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dùng uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kỳ một điều gì và ông đã nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị rất lớn đó là: Nguyên tắc trực quan; Nguyên tắc phát huy tính tự giác tích cực của học sinh; Nguyên tắc hệ thống và liên tục; Nguyên tắc củng cố kiến thức; Nguyên tắc giảng dạy theo khả năng tiếp thu
  • 12. của học sinh (vừa sức); Dạy học phải thiết thực; Dạy học theo nguyên tắc cá biệt… Vào thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX ở phương Tây có nhiều nhà nghiên cứu về quản lý tiêu biểu như: Robet Owen (1717 - 1858); Chales Babbage (1792 - 1871); F. Taylor (1856 -1915) ông được coi là “cha đẻ của thuyết quản lý khoa học”; H.Fayob(1841 – 1925); … Đến khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự biến đổi về lượng và chất. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về“Sự hình thành cá nhân con người” về “tính quy luật về kinh tế - xã hội đối với giáo dục…”. Các quy luật đó đặt ra những yêu cầu đối với quản lý giáo dục và tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần thiết cho giáo dục. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiều nhà khoa học Xô Viết cũ đã có các thành tựu khoa học đáng trân trọng về quản lý giáo dục và quản lý dạy học. Từ Đại hội lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết về cải cách giáo dục, với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng, thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành, thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế của cách mạng Việt Nam qua các kỳ đại hội tiếp theo của Đảng cộng sản Việt Nam. Các quan điểm chỉ đạo đến nay vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục quán triệt và thực hiện: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế  xã hội và củng cố quốc phòng  an ninh; đa dạng hoá các loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế  xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng diện chính sách; thực hiện dân chủ hoá, xã hội hoá giáo dục. Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát triển giáo dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lợi để cho mọi người học tập và học tập suốt đời. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học”. Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
  • 13. dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền đạt áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập chung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo sơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Vấn đề quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã và đang được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm trong nhiều năm qua. Nhiều nhà khoa học Việt Nam thời kỳ hiện đại cũng đã có những công trình nghiên cứu về chân dung người cán bộ quản lý nhà trường trong hoạt động dạy học, hoạt động QLGD đã đạt được những thành tựu nhất định như: các nhà nghiên cứu, các nhà QLGD như: Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Thị Phương Hoa… Nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động dạy học có nhiều tác giả có những nghiên cứu thành công như: Giang Lê Nho (2006), Đỗ Văn Tải (2006)… Đặc biệt, những năm gần đây dưới sự hướng dẫn của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đã có rất nhiều thạc sĩ chuyên ngành QLGD của các trường đại học, học viện làm luận văn về đề tài khoa học: Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Song việc nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở các trường THPT huyện Văn Lâm thì chưa có đề tài quản lý giáo dục nào đề cập đến. Xác định được tầm quan trọng của việc QL hoạt động dạy học trong nhà trường theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường trung học phổ thông. 1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý xuất hiện, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Đây là một trong những loại hình lao động lâu đời và quan trọng nhất của con người, là công vệc cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính chất quyết định đến sự phát triển của toàn xã hội. Song chỉ những năm gần đây người ta mới thừa nhận tính chất khoa học của nó và quản lý mới được coi là một ngành khoa học theo đúng nghĩa. Bất kì một tổ chức, một tập thể nào cũng đều có yếu tố quản lý trong đó và điều đó quyết định tới hiệu quả hoạt động của tổ chức theo mục tiêu đề ra. Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và cách tiếp cận. Có người cho rằng quản lý là sự chỉ huy, lãnh đạo, sự cai quản, sự điều khiển,
  • 14. điều chỉnh… Tuy nhiên có thể nêu lên một số quan điểm có tính chất cốt lõi của một số tác giả như sau: Henry Fayol (1841 – 1925) nhấn mạnh: Quản lý là một hệ thống phát huy tác dụng có tính chất độc lập không thể thay thế. Theo ông: “quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra”. Mary ParKer Follett (1868 - 1933) nổi tiếng với thuyết hành vi trong quản lý cho rằng quản lý là: “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức, và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục đích của tổ chức”. Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì hoạt động quản lý là: “tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”. Từ rất nhiều quan điểm khác nhau nêu trên, có thể hiểu khái quát về quản lý như sau: Quản lý là sự tác động, chỉ huy điều khiển hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, nhằm đạt được mục đích đề ra. Sự tác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết năng lực, trí tuệ của mình tạo nên lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cả xã hội. Khái niệm quản lý bao hàm những khía cạnh sau: Đối tượng tác động của quản lý là một hệ thống xã hội hoàn chỉnh như một cơ thể sống gồm nhiều yếu tố liên kết hữu cơ theo một quy luật nhất định, tồn tại trong không gian, thời gian cụ thể. Hệ thống quản lý gồm hai phân hệ: Chủ thể quản lý và khách thể quản lý, giữa chúng có sự tác động tương hỗ, biện chứng với nhau. Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. Tác động quản lí thường mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp quy luật khách quan. Đó là các hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo bằng những quyết định đúng quy luật và có hiệu quả, nhưng cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, hướng đến mục tiêu. Quản lý xét đến cùng, bao giờ cũng là quản lý con người. Mục tiêu cuối cùng của quản lý là chất lượng, sản phẩm vì lợi ích phục vụ con người. Người quản lý tựu chung lại là nghiên cứu khoa học, nghệ thuật giải quyết các mối quan hệ giữa con người với nhau vô
  • 15. cùng phức tạp, không chỉ giữa chủ thể và khách thể trong hệ thống mà còn là mối quan hệ tương tác với các hệ thống khác. Như vậy, quản lý thể hiện rõ bản chất khoa học ở chỗ: hoạt động này luôn có tính tổ chức, dựa trên những quy luật, nguyên tắc và phương pháp hoạt động nhất định. Đồng thời hoạt động quản lý cũng chứa đựng sự sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong việc xử lí tình huống với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, để đạt được mục tiêu đề ra. Điều này cho thấy quản lý cũng có tính nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học tập, trau dồi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các kĩ năng cần thiết. 1.2.1.2. Chức năng của quản lý Chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Có thể hiểu chức năng quản lý là một nội dung cơ bản trong quá trình quản lý, là nhiệm vụ trọng tâm của người quản lý. Nói tới các chức năng chủ yếu của quản lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung đa số các tác giả đều thống nhất ở bốn chức năng sau: Kế hoạch hoá: Đây là chức năng cơ bản trong các chức năng QL. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động và quyết định cách thức, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của một hệ thống QL để đạt được mục tiêu. Kế hoạch hoá giúp nhà QL có cái nhìn tổng thể, toàn diện, từ đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Việc lập kế hoạch cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức và có khả năng ứng phó với sự thay đổi. Tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một cơ quan nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của cơ quan đó. Nhờ chức năng tổ chức mà hệ thống quản lý trở nên có hiệu quả, cho phép các cá nhân góp phần tốt nhất vào mục tiêu chung. Tổ chức được coi là điều kiện của quản lý, đúng như V.I. Lê-nin đã khẳng định: “Chúng ta phải hiểu rằng, muốn quản lý tốt…còn phải biết tổ chức về mặt thực tiễn nữa.” Chỉ đạo: Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến hành vi và thái độ của những người khác nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra. Chỉ đạo thể hiện quá trình ảnh hưởng qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi thành viên trong tổ chức nhằm góp phần thực hiện hoá các mục tiêu đã đặt ra. Chức năng chỉ đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người, khơi dậy động lực của nhân tố con người trong hệ thống quản lý, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyết những mối quan hệ đó để họ tự nguyện và nhiệt tình
  • 16. phấn đấu. Kiểm tra: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá trình quản lý. Mục đích của kiểm tra nhằm bảo đảm các kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai lệch, tìm nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định. Kiểm tra là một quá trình bao gồm các bước: xây dựng các tiêu chuẩn; đo lường việc thực hiện; đánh giá các tiêu chuẩn so với các kế hoạch. Kiểm tra là “tai mắt” của quản lý, là việc làm bình thường, không được cản trở đối tượng thực hiện mục tiêu. Tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch. Thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, nó tạo nên mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. Nó giúp truyền tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi hai chiều trong một tổ chức, giúp người QL thực hiện các chức năng của mình nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa thông tin với các chức năng trong chu trình QL 1.2.2. Quản lý giáo dục Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới’’. Tác giả Phạm Minh Hạc cũng khẳng định: “QLGD là tổ chức các HĐDH. Có tổ chức được các HĐDH, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý đượcGD, tức là cụ thể hoá đường lối GD của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của đất nước”. Theo từ điển tiếng Việt: QLGD được hiểu như là việc thực hành đầy đủ các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và Kiểm tra Tổ chức Lãnh đạo/Chỉ đạo Lập kế hoạch Thông tin
  • 17. các phần về tài chính, vật chất của các hoạt động. Trong thực tế cho thấy, Quản lý Giáo dục gồm các lĩnh vực: Quản lý chính sách (hoạch định chính sách, lập kế hoạch, thực hiện chính sách và phân bổ nguồn lực) Quản lý hành chính (sử dụng nguồn lực con người, tài chính) Quản lý sư phạm (sử dụng giáo viên, tổ chức quá trình dạy học..) Quản lý giáo dục theo cách tiếp cận khách thể đối tượng quản lý giáo dục thì hoạt động QLGD hướng vào quản lý nhà trường, giáo viên, cơ sở vật chất, học sinh, tài chính, quá trình sư phạm Để đảm bảo cho hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở giáo dục được vận hành trơn chu, tối ưu, duy trì ổn định và phát triển thì không thể không nói đến vai trò của Quản lý giáo dục. Có thể nói, sản phẩm của giáo dục là con người nên hoạt động quản lý giáo dục mang tính nhân văn sâu sắc, hướng vào con người, nó thu hút sự quan tâm của mọi người và không được máy móc, dập khuôn. Quản lý giáo dục gắn liền với việc quản lý con người, đặc biệt là lao động sư phạm của người giáo viên mang tính liên tục, không tách bạch về thời gian. Vì vậy trong công tác Quản lý giáo dục cần tạo điều kiện về tinh thần và vật chất, nâng cao tiềm lực, để họ toàn tâm toàn ý cống hiến cho giáo dục. Từ những khái niệm trên, ta có thể thấy rằng Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả tốt, phù hợp với xã hội.
  • 18. 1.2.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Quản lý giáo dục, vì nhà trường là cơ sở giáo dục, là hạt nhân của hệ thống giáo dục quốc dân, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục. Khi nghiên cứu về nội dung khái niệm quản lý giáo dục, khái niệm trường học được hiểu là tổ chức cơ sở mang tính Nhà nước - xã hội trực tiếp làm công tác giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước. Quản lí nhà trườnglà một bộ phận của QLGD, nhà trườngchính là nơi tiến hành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ trang bị kiến thức cho một nhóm dân cư nhất định. - Khái niệm nhà trường: Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội, nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng và xã hội. Nhà trường được tổ chức và hoạt động với chức năng truyền thụ và lĩnh hội tri thức nhân loại để nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng và xã hội. Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sự điều chỉnh với các quy định của các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lý hoạt động, có mục đích hoạt động rõ ràng và nhiệm vụ cụ thể; có nội dung và chương trình giáo dục được chọn lọc một cách khoa học, có tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ được đào tạo; có phương thức và phương pháp giáo dục luôn luôn đổi mới, được cung ứng các nguồn lực vật chất cần thiết; có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xã hội) nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước và xã hội. “Quản lý trường là tập hợp nhữngtácđộng tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp) của chủ thể quản lý đến tập thể cán bộ, GV và HS. Nhằm tận dụng nguồn lựcdự trữ do nhà nước đầu tư, các lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việcđẩy mạnhmọi hoạt độngcủa nhà trường và tiêu điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ, thựchiện có chất lượng mụctiêu và kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới”. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục, tồn tại bởi sự gắn kết giữa các nhóm nhân tố sau: Nhóm nhân tố cơ bản: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo; Phương pháp đào tạo Nhóm nhân tố động lực: Lực lượng đào tạo (thày); Đối tượng đào tạo (Trò): Nhóm nhân tố gắn kết: Hình thức tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo; Môi trường đào tạo; Bộ máy đào tạo; Qui chế đào tạo Có thể bố trí 10 nhân tố trên trong một hình sao mà nút bấm quản lý ở trung tâm ngôi sao. Quản lý nhà trường là sự liên kết 10 nhân tố trên làm cho chúng vận hành đồng bộ, tạo ra sự phát triển toàn vẹn của quá trình đào tạo, trong đó, người Hiệu
  • 19. trưởng của nhà trường mới là người dùng nút bấm một cách hợp lý, sáng tạo nhất, có nghệ thuật nhất. - Mục tiêu đào tạo (M) - Nội dung đào tạo (N) - Phương pháp đào tạo (P) - Lượng lực đào tạo (T) - Đối tượng đào tạo (Tr) - Điều kiện, nguồn lực đào tạo (Đ) - Quản lý giáo dục (Q) mà hạt nhân hệ thống GDQD là nhà trường Chính vì vậy cần có một chuyển biến quan trọng trong nhận thức về quản lý, đó là quản lý là hoạt động lôi cuốn tất cả các thành viên trong nhà trường cùng tham gia, từ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh… Quản lý nhà trường còn được hiểu như là quá trình lôi cuốn tất cả mọi người vào hoạt động của nhà trường, là công việc chung của toàn bộ các thành viên trong nhà trường chứ không của riêng đội ngũ cán bộ quản lý. 1.2.4. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.2.4.1. Vị trí trường trung học phổ thông Trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 xác định rõ: - Vị trí của trường trung học: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng (Điều 2). 1.2.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn trường trung học Theo Điều 3- Điều lệ trường trường trung học phổ thông: 1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thông. 2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; theo quy định của pháp luật. 3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trọng phạp vi được phân công. 5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. 6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước. 7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục . Q L M Tr P Đ N T h h h h h Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các Nhóm nhân tố
  • 20. 9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. - Những quy định về tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong trường trung học (Điều 15,16,17,20,21,22,23). - Những quy định về các hoạt động giáo dục và công tác quản lý các hoạt động trong trường học (Điều 24,25,26). - Những quy định về nhiệm vụ của các thành viên trong trường trung học (Điều 18,19,30,31,32,33,34,35,36). Việc bổ nhiệm ban giám hiệu nhà trường thì tuỳ theo việc phân cấp trường loại 1,2,3 mà cấp trên bổ nhiệm cán bộ quản lý (Điều 18). 1.2.4.3. Vai trò của trường trung học phổ thông THPT là cấp học nối tiếp cấp trung học cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức tương đối toàn diện ở cấp THPT giúp các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học đại học, cao đẳng, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Đặc điểm về bậc học, độ tuổi, gia đình, việc làm đã phân hóa nguyện vọng của học sinh THPT theo 2 hướng chính. Một là, đa số học sinh có nguyện vọng tiếp tục học cao hơn vào các trường Đại học, Cao đẳng. Hai là, tham gia vào thị trường lao động để kiếm sống sau đó có điều kiện sẽ học lên. Vì vậy, trường THPT là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển, áp dụng các phương pháp, các biện pháp quản lý để thực hiện kế hoạch giáo dục, nhiệm vụ năm học và xa hơn là thực hiện mục tiêu giáo dục lâu dài của nhà trường. Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính chất quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người, là đội ngũ các thầy, cô giáo mà trong đó có đội ngũ các thầy cô THPT. 1.2.5. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Luật Giáo dục 2005 khẳng định: Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Điều 30 – Chương IV điều lệ trường trung học ghi: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách đoàn đội, giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh. Vì thế, ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên THPT là tập hợp những giáo viên thành một lực lượng có tổ chức, chung lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ, đó là: thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra cho lực lượng của tổ chức mình. Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51517 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562