SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
i
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại chuyên ngành phân tích chính
sách tài chính thuộc Khoa Tài chính công, Trường Học viện Tài chính em xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Bộ môn đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu về chuyên ngành.
Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
HOÀNG TRUNG ĐỨC, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em
trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ
nhân viên Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã giúp đỡ và chỉ bảo
em trong thời gian thực tập tại đây và thời gian hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và kiến thức về ngân
hàng của em còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý tận tình của các thầy cô
giáo để khóa luận của em có thể được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô cùng các cô chú,
anh chị tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã tạo điều kiện và
giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đặng Thùy Linh
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực
tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên thực hiện
Đặng Thùy Linh
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................vii
LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH NHTM............................................................................................................6
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC.....................................................6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Ngân hàng thương mại.....................................................................6
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường..............................9
1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NHTM............................................................. 12
1.2.1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính...........................................................................12
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHTM AGRIBANK
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI......................................................................................... 21
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK CHINHÁNH NAM HÀ NỘI... 21
2.1.1. Lịchsử hìnhthành và phát triển..............................................................................................21
2.1.2. Cơ cấutổ chức - chức năng, nhiệm vụ củacác phòng ban.......................................24
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thônchi nhánh Nam Hà Nội.....................................................................................................................28
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI
NHÁNH NAM HÀ NỘI.............................................................................................. 31
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo tài chính.........31
2.2.2. Phân tíchtình hìnhtài chính năm 2014 thông qua các tỷsố tài chính. ...............47
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ...................................................................................... 53
2.3.1. Mặt được .............................................................................................................................................53
2.3.2. Tồn tại, khó khăn ...........................................................................................................................54
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
iv
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN
HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.................................................... 57
3.1. MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NĂM 2015....................... 57
3.1.1. Mục tiêucơ bản...............................................................................................................................57
3.1.2. Định hướngcơ bảncủachi nhánh.........................................................................................57
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ..................................... 58
3.2.1. Nângcao chất lượng huyđộng vốn......................................................................................58
3.2.2. Nângcao chất lượngtín dụng..................................................................................................59
3.2.3. Phát triển dịch vụ............................................................................................................................60
3.2.4. Nângcao các chỉ tiêu về khả năng sinhlời.......................................................................61
3.2.5. Nângcao hiệu quả kinh doanh, hệ số thu nợ....................................................................62
3.3. Kiến nghị................................................................................................................ 65
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước.................................................................................................65
3.3.2. Đối với NHNo&PTNT Nam Hà Nội..................................................................................66
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGRIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ATM : Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)
BHXH : Bảo hiểm xã hội
CBTD : Cán bộ tín dụng
CKH : Có kỳ hạn
CNV : Công nhân viên
CP : Cổ phần
ĐVT : Đơn vị tính
HDBT : Hội đồng bộ trưởng
HĐQT : Hội đồng quản trị
KKH : Không Kỳ hạn
NH : Ngân hàng
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp
NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng Trung ương
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant)
PGD : Phòng giao dịch
TCTD : Tổ chức tín dụng
TSCĐ : Tài sản cố định
VND : Việt Nam đồng
WB : Ngân hàng thế giới (WorldBank)
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
XLRR : Xử lý rủi ro
XNK : Xuất nhập khẩu
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3
năm 2012 - 2014............................................................................................................. 33
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm
2012-2014 ........................................................................................................................ 35
Bảng 2.3: Hoạt động cho vay và thu nợ của NHNN & PTNN Nam Hà Nội
qua 3 năm 2012-2014.................................................................................................... 36
Bảng 2.4: Tình hình tài sản của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm
2012 – 2014 ..................................................................................................................... 38
Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm
2012 – 2014 ..................................................................................................................... 39
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm
2012 - 2014...................................................................................................................... 40
Bảng 2.7: Tình hình chi phí của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm
2012 - 2014...................................................................................................................... 42
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm
2012 – 2014 ..................................................................................................................... 45
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của ngân hàng NHNNo & PTNT
Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014................................................................ 47
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHNNo &
PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014................................................... 49
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về nợ của NHNN & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm
2012 - 2014...................................................................................................................... 51
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng NHNNo &
PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014................................................... 52
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT Nam Hà Nội
qua 3 năm 2012-2014 (tỷ đồng) .............................................................................. 33
Hình 2.2: Biểu đồ thu nhập của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm
2012 - 2014...................................................................................................................... 41
Hình 2.3: Biểu đồ chi phí của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 -
2014.................................................................................................................................... 43
Hình 2.4: Biểu đồ kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT Nam Hà Nội Qua
3 năm 2012-2014............................................................................................................ 46
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân là mục
tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam đã và đang
thực thi, cải cách những chính sách phát triển của mình để hòa hợp với cộng
đồng quốc tế. Ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại thế giới WTO cũng là ngày mở ra nhiều thách thức với một
quốc gia còn nhiều hệ lụy của thời kỳ kinh tế cũ – thời kỳ bao cấp. Làm thế
nào để hội nhập kinh tế thế giới, làm thế nào để bảo vệ nền sản xuất trong
nước, phát triển kinh tế trước những thách thức và đòi hỏi đặt gia khi ra nhập
đấu trường quốc tế? Đó chính là những mục tiêu cấp thiết cần nghiên cứu để
đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn cho quốc gia. Tài chính là huyết
mạch quốc gia, mọi hoạt động kinh tế đều liên quan đến tài chính. Trong nền
kinh tế hiện đại, hệ thống ngân hàng đóng vai trò trọng yếu. Thông qua hệ
thống Ngân hàng từ trung ương đến địa phương, nhà nước sử dụng các công
cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, nhằm ứng phó với các biến động trong nước
và tác động quốc tế. Trong phạm vi hẹp, Ngân hàng là đầu mối hoạt động
giữa các doanh nghiệp, giúp lưu chuyển tiền tệ, điều tiết vốn, cung ứng vốn,
tạo tiền, tích trữ tư bản và các hoạt động liên quan đến tiền mặt của tất cả các
tầng lớp dân cư. Hoạt động ngân hàng phát triển, thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế quốc gia và gia tăng lợi ích cho các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy,
nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phát triển hệ thống
ngân hàng không chỉ là vấn đề quan trọng nhất đặt ra với mọi ngân hàng mà
còn là vấn đề thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Do đó đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội” được chọn làm
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
2
chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Từ đó, đề tài
đưa ra giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của chi
nhánh, xem chi nhánh Agribank Nam Hà Nội như một điển hình nghiên cứu
có thể ứng dụng cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại khác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội trong 3 năm
gần đây và đề ra các phương pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của ngân hàng trong tương lai.
- Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian 2012-
2014 để thấy được sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng 3 năm vừa qua.
Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm thấy được thực trạng
huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, tìm ra được những
mặt mạnh và yếu của ngân hàng.
Qua việc phân tích hoạt động tài chính, từ đó đưa ra một số biện pháp
nâng cao hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tài chính tại ngân
hàng.
3. Đốitượng và Phạm vi nghiên cứu
- Không gian:
Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội
- Thời gian:
Đề tài được lấy số liệu khoảng thời gian từ 2012 – 2014.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
3
- Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
chi nhánh Nam Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Kế toán - Tài chính của Ngân
Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và
phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội qua 3 năm 2012, 2013, 2014.
Bảng cân đối kế toán của Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông
Thôn chi nhánh Nam Hà Nội qua 3 năm 2012, 2013, 2014.
Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2012, 2013, 2014 của Ngân Hàng
Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
Doanh số cho vay, thu nợ qua 3 năm 2012, 2013, 2014 của Ngân Hàng
Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội .
- Phương pháp phân tích
 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê những số liệu cần thiết để làm cơ sở cho việc phân tích.
 Phương pháp so sánh bằng số liệu tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích của kỳ gốc
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau.
6y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
6y = y1 - y0
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
4
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của
các chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau.
6y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
 Phương pháp phân tích tỷ trọng
Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng cân đối kế toán,
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:
y1
y0
= * 100% - 100%
Tỷ trọng từng
khoản mục
Giá trị từng khoản mục
Tổng giá trị các khoản mục
= X 100%
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
5
Chương 1: Khái quát về ngân hàng thương mại và tình hình tài chính
NHTM
Chương 2: Thực trạng tình hính tài chính tại NHTM Agribank chi nhánh
Nam Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại NHTM Agribank
chi nhánh Nam Hà Nội
Sau đây là nội dung của 3 chương.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
6
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH NHTM
1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Ngânhàng thương mại
Trong nền KTTT, có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại và phát
triển ở nhiều ngành, lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong đó, NHTM cũng
được coi là một doanh nghiệp. Khi nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì
các NHTM càng trở nên cần thiết và đóng vai trò là một định chế tài chính
gắn liền với sự phát triển của nền KTTT và kinh tế hàng hóa. Vậy bản chất
NHTM là gì?
Việc đưa ra một khái niệm chung và chuẩn xác về NHTM là rất khó vì:
các nghiệp vụ ngân hàng thường đa dạng và phức tạp; mỗi vùng, mỗi nước lại
có những khái niệm khác về NHTM; đứng trên những góc độ khác nhau
(quản lý, nhà đầu tư, người vay vốn....) lại có những quan điểm khác nhau về
NHTM.
Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là
nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức
khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết
khấu, tín dụng và tài chính"
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành của Việt Nam thì: "Ngân hàng
thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm
mục tiêu lợi nhuận "
Trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ
Việt Nam về tổ chức và hoạt động của NHTM thì khái niệm NHTM được đưa
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
7
ra rõ hơn: "Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử
dụng thuật ngữ "ngân hàng" trong tên của tổ chức, trong các phần phụ thêm
của tên, văn bản, thông báo hoặc quảng cáo của mình mà thuật ngữ đó có thể
gây nhầm lẫn cho công chúng về việc tổ chức của mình là một ngân hàng"
Tại Lào, theo Luật NHTM Lào ngày 26 tháng 12 năm 2006 thì: "Ngân
hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định
của Luật Ngân hàng thương mại mà kinh doanh về ngân hàng chẳng hạn như
huy động tiền gửi để cung cấp tín dụng, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán
và đầu tư”
Các khái niệm trên cho thấy một số chức năng cơ bản mà các NHTM
đảm nhận, có sự khác biệt tương đối với các chức năng của các trung gian tài
chính khác và có thể khái quát như sau: NHTM là một trong những định chế
tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp
vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp đặc thù. Tính đặc thù
của NHTM thể hiện ở chỗ, đối tượng tác nghiệp là tiền tệ. Như vậy, NHTM là
một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ.
Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM là nhận tiền gửi của khách
hàng (huy động vốn) với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay,
thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán (sử dụng
vốn).
Huy động vốn là quá trình NHTM nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân
dưới các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có
giá... và tiền vay của Ngân hàng nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng
khác.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
8
Sử dụng vốn của một NHTM chủ yếu từ hoạt động tín dụng và đầu tư,
tín dụng là quá trình NHTM cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đầu tư là quá trình các NHTM
dùng vốn tự có và các quỹ của mình mua đi bán lại các giấy tờ có giá (tín
phiếu, trái phiếu của Chính phủ, NHNN), chứng khoán hoặc góp vốn liên
doanh liên kết, mua cổ phần.
Hàng hóa sử dụng trong kinh doanh của NHTM là tiền tệ, thực hiện các
chức năng: Trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung ứng dịch vụ
cho khách hàng.
* Đặc điểm hoạt động kinhdoanhcủa NHTM
Hoạt động kinh doanh của NHTM là một hoạt động đặc thù trong một
lĩnh vực mà nó có liên quan tới mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Các đặc
điểm chung của NHTM như sau:
Thứ nhất, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm
lời (bao gồm hai hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng). Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy
động vốn dưới các hình thức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có
nhu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Còn hoạt động dịch vụ Ngân
hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán,
ngoại hối và chứng khoán để cam kết thực hiện công việc nhất định cho
khách hàng trong một thời hạn nhất định nhằm mục đích thụ hưởng tiền công
dịch vụ do khách hàng chi trả dưới dạng phí hay hoa hồng.
Thứ hai, hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều
kiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thỏa mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe
do pháp luật quy định (vốn pháp định, phương án kinh doanh,...) thì mới được
phép hoạt động trên thị trường. Do hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
9
với các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế - xã hội nên đây được coi là
một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt được Nhà nước kiểm soátchặt chẽ.
Thứ ba, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn
nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc,
mang tính chất dây chuyền đối với nền kinh tế. Sở dĩ nói như vậy là vì, trong
hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, do các NHTM
phải tiến hành huy động vốn của người khác để cấp tín dụng cho khách hàng
và trên nguyên tắc NHTM chỉ có thể đòi tiền của người vay sau một thời hạn
nhất định, nên đã tạo ra khả năng rủi ro cao cho hoạt động Ngân hàng, kéo
theo đó là sự rủi ro đối với người gửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với
nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động Ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế
giới thường được điều chỉnh và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng những đạo
luật riêng biệt, nhằm đảm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn và
hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
NHTM không chỉ đóng vai trò trong nền kinh tế là nhận tiền gửi và cho
vay, mà là phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh
tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các NHTM trong nền KTTT có những vai
trò cơ bản sau: Vai trò trung gian; vai trò thanh toán; vai trò người bảo lãnh;
vai trò đại lý; vai trò thực hiện chính sách tiền tệ.
Ngày nay, khi nền KTTT đang phát triển mạnh mẽ, quan hệ đa sở hữu
ngày càng trở nên phổ biến thì sở hữu nhà nước đối với các NHTM đang
giảm xuống rõ rệt, nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây. Chính vì thế, tại các
nước có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước trong các NHTM rất
nhỏ, chỉ khoảng dưới 10% tổng số tài sản ngân hàng. Nguyên nhân là trong
những năm qua Chính phủ các nước đã tích cực chuyển đổi hình thức sở hữu,
từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác. Ngược
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
10
lại, tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế quá độ sang
KTTT, tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các NHTM vẫn cao, như tại Ấn Độ là
80% tổng giá trị tài sản ngân hàng, tại Nga là 68% tổng giá trị tài sản ngân
hàng, tại Ai Cập là 67% tổng giá trị tài sản ngân hàng...
Tuy số lượng các NHTM trên thế giới đã giảm đi đáng kể nhưng suốt
trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, lịch sử đã chứng minh NHTM
đã và vẫn giữ vai trò chủ đạo, thực sự quan trọng đối với nền kinh tế. Ngoài
những vai trò của một NHTM thông thường thì NHTM thể hiện vai trò đặc
biệt, riêng có, ưu việt hơn các NHTM thuộc các thành phần kinh tế khác, thể
hiện ở một số nội dung sau:
Một là, NHTM cung ứng một lượng vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế để
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Do có quy mô
hoạt động lớn cả về huy động vốn và cho vay vốn, NHTM có khả năng đáp
ứng đủ một lượng vốn đầu tư lớn và dài hạn cho các dự án trọng điểm của các
doanh nghiệp và Chính phủ, góp phần đảm bảo chiến lược phát triển lâu dài
cho toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, sự tài trợ của NHTM vào các dự án này sẽ
đẩy mạnh hơn được tốc độ thực hiện, tiết kiệm được chi phí về vốn và thời
gian đầu tư so với sự tài trợ của các thành phần kinh tế khác.
Hai là, NHTM cung ứng vốn đầu tư cho các dự án thuộc các vùng, lĩnh
vực nhiều rủi ro, ít lợi nhuận nhưng lại có lợi về lâu dài cho tăng trưởng ổn
định, phát triển đồng đều nền kinh tế mà các NHTM thuộc các thành phần
kinh tế khác không đủ sức hoặc không muốn tài trợ.
Chính sách phát triển kinh tế của đất nước là phát triển cân đối giữa các
vùng, các ngành sản xuất. Tuy nhiên giữa các vùng, ngành luôn có sự khác
biệt nhất định. Ở một số vùng, ngành có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn và ít
rủi ro sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác.
Ngược lại, một số vùng, ngành khác có mức thu lợi nhuận thấp và rủi ro cao
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
11
lại không thu hút được vốn đầu tư. Chính sự khác biệt này có nguy cơ làm
mất cân đối nền kinh tế, mất cân đối giữa các vùng, ngành và không đạt được
mục tiêu phát triển của Chính phủ. Để khắc phục tình trạng này, dưới sự điều
tiết của Chính phủ, NHTM được xem là nguồn cung ứng vốn quan trọng cho
những dự án thực hiện đầu tư vào những vùng, ngành không đem lại lợi
nhuận cao và nhiều rủi ro. Nhờ có lượng vốn đầu tư từ NHTM, các vùng,
ngành này sẽ có điều kiện phát triển, thu hẹp khoảng cách với các vùng,
ngành khác, từ đó làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và đồng đều.
Ba là, NHTM góp phần thực hiện các chương trình, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Chính phủ, đảm bảo tài chính tài trợ cho những khu vực
không có hoặc có lợi nhuận thấp nhưng có phúc lợi xã hội cao.
Ngoài các chương trình phát triển kinh tế, Chính phủ còn phải thực hiện
nhiều chương trình, chính sách phát triển khác về con người, xã hội. Vì vậy,
NHTM còn đóng góp quan trọng trong việc chuyển tải vốn nhằm thực hiện
các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước như: khắc
phục thiên tai, lũ lụt, xóa đóigiảm nghèo, tạo việc làm ở đô thị...
Bốn là, NHTM tạo môi trường quan trọng để Nhà nước thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia.
Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về Ngân hàng Trung ương. Để
thực thi chính sách tiền tệ phải sử dụng các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt
buộc, thị trường mở... Các NHTM là chủ thể chịu tác động trực tiếp của
những công cụ này và đồng thời NHTM đóng vai trò cầu nối trong việc
chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
12
1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NHTM
1.2.1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
1.2.1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính trong hoạt động của NHTM là dùng các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM trong một
kỳ kinh doanh nhất định mà thông thường là một năm. Qua đó có thể các
nguyên nhân dẫn đến hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả của
NHTM, nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động của NHTM và để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản
lý của cấp trên, cơ quan tài chính nhu đánh giá tình hình thực hiện các chế độ,
chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn...
1.2.1.2. Vai trò của việc phân tích tài chính.
Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá hoạt động của ngân hàng. Qua
phân tích tài chính chúng ta cũng có thể thấy được chiến lược đề ra có phù
hợp hay không để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời.
Phân tích tài chính là công cụ để ngân hàng đánh giá lại chiến lược kinh
doanh của mình và đề ra chiến lược mới.
Phân tích tài chính là công cụ để xác định mặt mạnh và mặt yếu của
ngân hàng. Thông qua phân tích này giúp cho ngân hàng có thể đánh giá được
khả năng quản trị của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật
chất, công nghệ và thiết bị hoạt động của ngân hàng có thích hợp cho điều
kiện phát triển và cạnh tranh của ngân hàng hay chưa. Những mặt nào cần
phát huy và những mặt nào cần khắc phục và hoàn thiện thêm.
Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm soát sự chính xác của hoạt
động kế toán và thống kê trong ngân hàng.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
13
1.2.1.3. Nội dung phân tích tài chính
Để khái quát tình hình tài chính, người ta thường dựa vào các báo cáo kế
toán, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính của ngân hàng và phân tích các
chỉ số tài chính. Phân tích tài chính còn có những mục tiêu đi tới những dự
đoán tài chính, dự đoán kết quả tương lai và trên cơ sở đó đưa ra những quyết
định hợp lý. Phân tích tài chính không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những
báo cáo tài chính mà còn phải tổng hợp những thông tin liên quan đến tình
hình tài chính của ngân hàng, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế
của quốc gia và quốc tế, các thông tin chung về ngành kinh tế, pháp lý đối với
ngân hàng.
1.2.1.3.1.Phân tích nguồn vốn huy động
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ
nền kinh tế, điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền
tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động
của ngân hàng là việc làm quan trọng mà các nhà phân tíchcần phải làm.
Cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền gửi và cơ cấu
cho vay của ngân hàng, nó quyết định quy mô hoạt động và tính tự chủ trong
việc sử dụng vốn của ngân hàng, do đó cần nắm rõ sự biến động trong vốn
huy động của ngân hàng sẽ giúp hạn chế rủi ro gặp phải và tối thiểu hóa chi
phí đầu vào cho ngân hàng.
1.2.1.3.2. Phân tích vốn vay
Bên cạnh việc huy động vốn dưới dạng tiền gửi, các ngân hàng còn có
thể thu hút vốn dưới dạng đi vay. Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong
tổng nguồn vốn. Khi thiếu vốn kinh doanh ngân hàng có thể vay ngân hàng
nhà nước, vay các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
14
Ngân hàng có thể vay vốn các tổ chức tín dụng khác ở thị trường tiền tệ
liên ngân hàng. Về mặt nguyên lý thì chí phải trả vốn vay ở thị trường liên
ngân hàng trong nước lớn hơn chi phí phải trả cho vốn huy động từ nền kinh
tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi của tổ chức kinh tế. Khi ngân
hàng phải đối phó với những rủi ro về thanh khoản, là những rủi ro phát sinh
khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay
lập tức, hoặc trong tình hình huống dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng,
hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước
thì ngân hàng mới có nhu cầu vay các tổ chức tín dụng.
Các ngân hàng còn có thể vay vốn ở ngân hàng Nhà nước. Hiện nay theo
quy định của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố
chỉ được xét cho vay thanh toán bù trừ, còn vay khác phải do ngân hàng Nhà
nước Trung ương quyết định, mục đích là để kiểm soát khối lượng tiền trong
lưu thông. Tuy nhiên thời gian và chi phí cho việc vay vốn này thường là
phức tạp. Vì vậy số lượng ngân hàng thương mại vay vốn ngân hàng Nhà
nước trong những năm qua không nhiều.
Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể vay các tổ chức tín dụng nước ngoài.
Vốn vay trong trường hợp này là ngoại tệ mạnh. Để vay được vốn của tổ chức
tín dụng nước ngoài ngân hàng phải là một doanh nghiệp có uy tín, quan hệ
quốc tế rộng rãi, công nghệ ngân hàng tiên tiến ... mới được sự đồng ý của
ngân hàng Nhà nước. Mặc dù điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng nước
ngoài rất khó khăn nhưng nếu được cấp ngân hàng sẽ được một số vốn lớn
với lãi suất thấp, chi phí giao dịch nhỏ.
1.2.1.3.3. Phân tích tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng là một báo cáo tài chính tổng hợp,
được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn
vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Hay nói cách khác, bảng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
15
cân đối tài sản là một báo cáo tài chính phản ánh điều kiện tài chính của ngân
hàng tại một thời điểm nhất định. Các số liệu trên bảng cân đối tài sản phản
ánh số dư, nên chúng thay đổi từ thời điểm này qua thời điểm khác. Vì bảng
cân đối kế toán là bảng chụp như bức tranh về tình hình tài chính tại thời điểm
cuối năm, trên cơ sở đó ta tính được các chỉ tiêu tài chính, do đó nó trở thành
công cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các thời kỳ khác nhau, đồng
thời tạo ra cái nhìn tổng quát về cơ cấu và sự biến đổitrong bảng cân đối.
Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính quan trọng
nhất. Nó phản ánh một cách tóm tắt về tài sản và nguồn vốn hình thành tài
sản. Trong đó, tài sản là phần sử dụng vốn của ngân hàng chủ yếu là những
khoản tín dụng đầu và đầu tư, phần nguồn vốn là những khoản mà ngân hàng
phải thanh toán, mà chủ yếu là tiền gửi của khách hàng và các khoản cho vay
từ các hình thức khác. Qua đó nhà quản trị có thể biết được tài sản hiện có,
hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả
tài chính của ngân hàng. Thông qua bảng cân đối kế toán, các nhà phân tích
có thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như
dự đoán triển vọng của ngân hàng trong tương lai.
1.2.1.3.4. Phân tích tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động
kinhdoanhcủa ngân hàng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính của ngân
hàng cho biết tình hình thu, chi, và lãi lỗ trong kinh doanh. Thông qua các chỉ
tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân
tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chi phí, thu nhập và kết quả kinh
doanh sau một kỳ kế hoạch. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện trách
nhiệm, nghĩa vụ của ngân hàng đối với Nhà nước. Bảng kết quả hoạt động
kinh doanh có 3 khoản mục lớn: thu nhập, chi phí, lợi nhuận.
- Phân tích thu nhập của ngân hàng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
16
Chỉ số này giúp nhà phân tích xác định cơ cấu của ngân hàng để từ đó có
những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận, đồng thời có thể kiểm soát rủi ro
trong kinh doanh.
- Phân tích chi phí của ngân hàng
Chỉ số này giúp nhà phân tích có thể biết được kết cấu các khỏan chi để
có thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khỏan chi có lợi cho
hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược đã đề ra.
- Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của
ngân hàng. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,... hoặc vô hình như uy
tín, thị phần, thương hiệu. Thông qua phân tích lợi nhuận, các nhà phân tích
có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay
của ngân hàng để thực hiện được mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất và rủi
ro thấp nhất. Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, có thể đưa ra những nhận
xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các
nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng.
1.2.1.3.5. Phân tích tài chính thông qua các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tài chính.
Các tỷ số được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo
tài chính. Các tỷ số tài chính vừa thể hiện mối quan hệ giữa các khoản mục
Số thu từng khoản mục
Tổng thu nhập
Tỷ trọng từng khoản mục
thu nhập
100%=
Tỷ trọng từng khoản
mục chi phí
Số chi cho từng khỏan mục
Tổng chi phí
= X 100%
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
sss
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
17
khác nhau trong báo cáo tài chính, vừa dùng để so sánh các khoản mục ngân
hàng qua nhiều giai đoạn.
 Các tỷ số khả năng sinh lời:
- Hệ số sinh lời vốn khả dụng:
Hệ số này càng cao thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng
càng cao
- Hệ số doanh lợi (ROS): phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở thu
nhập được tạo ra trong kỳ, cho biết một đồng thu nhập tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của
ngân hàng càng cao.
Hệ số sinh lời vốn khả dụng =
Thu nhập lãi
Doanh số cho vay
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
18
- Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời của tài sản, cho biết một đồng tài
sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhận ròng.
- Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu và gắn liền với
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Tỷ suất thu nhập lãi:
Chỉ số này cho biết một đồng tài sản sinh lời đem lại cho ngân hàng bao
nhiêu đồng thu nhập lãi ròng. Tỷ số này càng cao càng tốt.
 Các tỷ số hoạt động kinh doanh:
- Vòng quayvốn tín dụng (vòng):
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Trong đó:
Hệ số doanh lợi =
Lợi nhuận ròng
Thu nhập
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân
ROA =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE =
Tỷ suất thu nhập =
Thu nhập lãi - Chi phí lãi
lãi Tài sản sinh lời
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
2
Dư nợ bình quân =
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
19
Tỷ số nợ trên =
Tổng nợ phải trả
vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn càng tốt.
- Tổng chi phí trên tổng thu nhập: Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp
chi phí của một đồng thu nhập, chỉ số này thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động
có hiệu quả.
 Các tỷ số quản trị nợ
- Hệ số thu nợ:
Hệ số này thể hiện sự so sánh giữa số tiền ngân hàng thu nợ với số tiền
cho vay trong một thời kỳ kinh doanh nhất định.
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường mối tương quan giữa nợ và vốn
chủ sở hữu. Tỷ số này được tính bằng công thức sau:
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi
nhuận trước thuế. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay phụ thuộc và hiệu quả
sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ. Khả năng thanh toán lãi vay được
xác định bằng công thức:
 Các tỷ số về hiệu quả sử dụng tàisản:
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
=Hệ số thu nợ X 100%
Tỷ số khả năng =
Lợi nhuận trước thuế
thanh toán lãi vay Chi phí lãi vay
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
20
- Tổng thu nhập trên tổng tài sản: Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng
tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản
đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của
ngân hàng.
- Tổng chi phí trên tổng tài sản: đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra
chi việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được
ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có
những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng trong
tương lai.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
21
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHTM AGRIBANK CHI
NHÁNH NAM HÀ NỘI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt
Nam được thành lập từ ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo nghị định số
53/HDBT của Hội Đồng Bộ trưởng. Đến nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam đã phát triển lớn mạnh với tổng vốn đầu tư, mức
dư nợ và mạng lưới chi nhánh rất lớn. Hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn thực sự đã góp phần đáng kể trong công cuộc công
nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
Quận Thanh Xuân với diện tích khoảng 914,2ha với gần 40.000 hộ nhân
khẩu. Trên địa bàn quận có rất nhiều cơ sở kinh tế lớn như nhà máy cao su
Sao Vàng, nhà máy thuốc lá Thăng Long, tổng công ty Sông Đà,…Mặt khác,
đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nên nhu cầu vốn trên địa
bàn là không nhỏ. Trước những đòi hỏi về nhu cầu vốn trên địa bàn, tháng
12/2000 Ban trù bị thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nam Hà Nội được thành lập tại phòng D13 tập thể Nam Thành Công, Ba
Đình, Hà Nội. Đến ngày 08/05/2001 Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định
số 48/NHNo/QĐ HĐQT thành lập chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Nam Hà Nội với trụ sở chính tại tòa nhà C3 Phương Liệt,
Thanh Xuân.
Tháng 5 năm 2001, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội chính thức
bước chân vào thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam. Là chi nhánh ra đời đầu
tiên theo chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động của HĐQT NHNo&PTNT
Việt Nam. Để đứng vững và khảng định vị thế của một chi nhánh ra đời hoạt
động kinh doanh trên địa bàn thành phố tập trung các nhà đầu tư tài chính lớn
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
22
trong nước và quốc tế như thủ đô Hà nội là một lợi thế lớn nhưng đồng thời là
những thử thách trong cạnh tranh gay gắt của chi nhánh ngay từ những ngày
đầu thành lập.
Với những suy tư trăn trở đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung sức
mạnh trí tuệ của tập thể đoàn kết, nhất trí định ra những hướng đi của riêng
mình với mục tiêu "tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả" và "Vững bước
cùng khách hàng trong cạnh tranh và hội nhập".
Ngày đầu thành lập chi nhánh chỉ có 36 cán bộ từ các Phòng, Ban trụ sở
chính và từ các địa phương chuyển về, đến nay chi nhánh đã có mạng lưới 7
phòng nghiệp vụ, 11 phòng giao dịch và trên 150 cán bộ CNV, với sức trẻ
năng động, sáng tạo và trí tuệ của mình chi nhánh NHNo Nam Hà Nội đã
từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách tự tin, đứng vững trên thương
trường. Mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động
kinh doanh, là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình giao dịch một cửa và đã áp
dụng thành công chương trình giao dịch IPCAS. Thực hiện đa dạng hoá các
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, Chủ động nghiên cứu, áp dụng đưa ra thị
trường những sản phẩm tối ưu như: Đa dạng các hình thức huy động nguồn
vốn, áp dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh
toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền. Đặc biệt
chi nhánh đang triển khai phát hành các sản phẩm thẻ quốc tế tiện ích mang
thương hiệu Agribank MasterCard, Agribank Visa...
Đi lên từ con số không, những năm qua chi nhánh đã từng bước khảng
định năng lực tài chính của mình, đưa tổng nguồn vốn huy động bình quân
8.000 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ổn định, tập trung vào mở rộng
mạng lưới để tăng cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách
hàng tiềm năng như: sinh viên các trường Đại học (Trường đại học KTQD,
Đại học Ngân hàng, Đại học Thăng long, đại học Thuỷ lợi), các dự án do
nước ngoài tài trợ, nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế..., không
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
23
ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động đầu tư đáp ứng nhu cầu
cấp thiết của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Với phương châm "Đi vay để cho vay" trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng
dư nợ an toàn, hiệu quả và hướng tới hội nhập. Trải qua 8 năm xây dựng và
trưởng thành, chi nhánh đã đưa tổng số dư nợ cho vay các thành phần kinh tế,
các dự án đầu tư lên đến trên 2.500 tỷ đồng. Đồng vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp Nam Hà Nội đã có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc. Từ nhà máy chế
tạo và cung cấp thiết bị thuỷ công cho dự án Thuỷ điện Sơn la, các dự án thuỷ
điện ở khu vực Miền trung, Tây nguyên do Tổng công ty Máy và Thiết bị
Công nghiệp làm đại diện liên doanh các Nhà thầu thi công có giá trị hợp
đồng hàng ngàn tỷđ, Nhà máy cán nóng thép tấm Cái lân Quảng Ninh do
NHNo Nam Hà nội bảo lãnh và cho vay trên 30 triệu USD, dự án Thuỷ điện
Cửa đạt - Thanh Hoá hoà lưới điện quốc gia và phục vụ cho gần 100 ngàn ha
lúa vùng hạ lưu Sông Chu, dự án Thuỷ điện Bắc Bình đem ánh sáng đến cho
đồng bào vùng cao Bình Thuận, đầu tư xây dựng những giảng đường, trường
học khang trang, tiện nghi cho sinh viên trường Đại học Thăng Long, Trường
tiểu học, trung học cơ sở Phương Nam và rất nhiều dự án phục vụ sản xuất,
xuất khẩu, phục vụ đời sống xã hội đã được đầu tư bằng đồng vốn của
AgriBank Nam Hà nội.
Thực hiện định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
NHNo&PTNT Việt nam lấy nông nghiệp nông thôn là đối tượng phục vụ.
Trong những năm qua AgriBank Nam Hà nội đã thực hiện nghiêm túc có hiệu
quả các chủ trương, chính sách của Đảng, chương trình của Chính phủ, Ngân
hàng nhà nước. Đẩy mạnh cho vay thu mua hàng hoá xuất khẩu đối với các
khách hàng: Công ty Thực phẩm miền Bắc, Công ty CP XNK và hợp tác đầu
tư Vilexim, Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc, Công ty Lương thực Hà
Nội, cho vay kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp đối với Công ty CP
Thái sơn.... những người bạn đồng hành tin cậy, thuỷ chung đã cùng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
24
AgriBank Nam Hà nội vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những
cơn sóng gió thời khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong
những năm qua hàng chục ngàn tỷ đồng vốn của ngân hàng Nam Hà Nội đã
đến tay người nông dân vùng Tây nguyên mỗi năm thu mua hàng trăm ngàn
tấn cà phê, cao su, hạt tiêu xuất khẩu, góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn gạo cho
nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu long đem lại nguồn ngoại tệ mạnh cho
đất nước. Ngoài ra, mỗi năm chi nhánh còn đầu tư hàng trăm triệu USD cho
các Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất,
các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân...
Do có được hướng đi đúng từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh
doanh của chi nhánh luôn đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng ổn định,
các hoạt động phong trào đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên luôn được
quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ được nâng cao. Là một
trong những chi nhánh hàng đầu của NHNo&PTNT Việt nam với Tổng
nguồn vốn huy động thời điểm cao nhất lên tới 13 ngàn tỷ đồng. Tổng dư nợ
cho vay thời điểm cao nhất lên tới hơn 5 ngàn tỷ đồng. Trụ sở giao dịch được
xây dựng khang trang, hiện đại, hệ thống an ninh bảo vệ an toàn tuyệt đối
luôn đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức - chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
25
Bao gồm 7 phòng ban với 11 PGD trên địa bàn Hà Nội
Phòng Kế toán tổng hợp:
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính
sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng
giai đoạn cụ thể.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh
hàng ngày, tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể là các chính sách về:
cấp tín dụng, huy động vốn, quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các
dịch vụ ngân hàng.
Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để
triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát
triển một sản phẩm - dịch vụ mới.
Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể.
Phòng tín dụng:
Nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng, phân loại khách hàng và đề
xuất các chính sách tín dụng ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
26
rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất
khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy
quyền.
Tiếp nhận các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên
theo phân cấp ủy quyền.
Tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước
và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ,
ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong
địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám đốc
cho phép nhân rộng.
Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân
và đề xuất hướng khắc phục.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các
chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
Phòng kế toán ngân quỹ:
Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống
Ngân hàng:
Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng,
quý, năm).
Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về
kinh tế, tài chính.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
27
Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám
đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh
tế, tài chính.
Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp.
Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước.
Chấp hànhquyđịnh về an toànkho quỹvà định mức tồnquỹtheo quyđịnh.
Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT
Nam Hà Nội giao cho.
Phòng hành chính- Nhân sự
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ
thống.
Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt
động nghiệp vụ của Ngân hàng.
Phòng kinhdoanhngoại hối và thanh toán quốc tế. (KDNH-TTQT)
Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý.
Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác.
Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc
tế cho Ngân hàng và khách hàng.
Phòng dịchvụ và Marketing
Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến dịch truyền thông và quảng
bá thương hiệu nhằm khuyếch trương hình ảnh ngân hàng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
28
Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối
tác và cộng đồng.
Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động;
nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình
ảnh của Ngân hàng trên Thị trường tài chính - tiền tệ.
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ
Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn vị
trực thuộc theo theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng
giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo
quy đinh của pháp luật và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Giám sát việc chấp hành các quy đinh của Ngân hàng Nhà nước về đảm
bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán,
việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của
Nhà nước, ngành ngân hàng.
Báo cáo Tổng giám đốc NHNo&PTNT, Giám đốc chi nhánh kết quả
kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại.
Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của
ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh
NHNo&PTNT.
Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi
nhánh NHNo&PTNT, trưởng ban kiểm toán, kiểm tra nội bộ giao cho.
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
2.1.3.1. Huy động vốn:
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
29
Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của
các tổ chức kinh tế và dân cư
Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết
kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,
Tiết kiệm tíchlũy…
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
2.1.3.2. Cho vay, đầu tư:
Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian
hoàn vốn dài
Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt
Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung
Thấu chi, cho vay tiêu dùng
Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và cá định chế tài
chính trong nước và quốc tế
Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế
- Bảo lãnh:
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán
- Thanh toán và tài trợ thương mại:
Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,
thanh toán thư tín dụng nhập khẩu
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
30
Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P)
và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
Chuyển tiền trong nước và quốc tế.
Chuyển tiền nhanh Western Union.
Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc.
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM.
Chi trả kiều hối.
- Ngân quỹ:
Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc,
thương phiếu…)
Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá,
bằng phát minh sáng chế.
- Thẻ và ngân hàngđiện tử:
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế
(VISA, MASTER CARD…)
Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).
Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking
- Hoạt động khác:
Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ
Tư vấn đầu tư và tài chính
Cho thuê tài chính
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
31
Môi giới, phát hành, và lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG AGRIBANK
CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo tài
chính.
2.2.1.1. Phân tích khái quáttình hình huy động vốn
Để thực hiện chức năng cung cấp tín dụng cho khách hàng thì Ngân
hàng cần phải có nguồn vốn cung cấp ổn định. Đây là vấn đề luôn gắn liền
với sự tồn tại của Ngân hàng, một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì Ngân
hàng phải có chính sách huy động vốn và vận dụng vốn huy động để đầu tư
sao cho có hiệu quả.
Năm 2014 tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức
tạp, tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế trong nước. Tuy
đã có chuyển hưởng tích cực, song hiện tại vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn,
thách thức như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp
nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động vẫn còn ở mức
cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, tăng trưởng tín dụng đã có cải
thiện xong vẫn cònở mức thấp.
Kinh tế thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, tăng khoảng 8.8%.
Thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm. Tuy
nhiên bên cạnh những kếtquả đạt được, trong năm 2014, Hà Nội vẫn còn mộtsố
hạn chế, ngành công nghiệp tăng trưởng chậm, hoạt động thương mại kém sôi
động, tăng trưởng tín dụng thấp hơn kế hoạch, nguồn vốn cho đầu tư phát triển
cònhạn hẹp, doanhnghiệp vẫn cònkhó khăn, tồn kho bất độngsảnnhiều.
Mặc dù có những khó khăn trên, chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội
đã đạt được kết quả khả quan. Cụ thể tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
32
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội trong 3 năm
2012-2014 như sau:
Qua bảng số liệu (Bảng 2.1) ta thấy được vốn huy động của Ngân hàng
qua các năm đều tăng trưởng tốt.Vốn huy động năm 2013 so với năm 2012
tăng 1.175,5 tỷ đồng (tương đương 19%), vốn huy động năm 2014 so với năm
2013 giảm nhẹ 346 tỷ đồng (tương ứng 5%). Tổng nguồn vốn 2014 giảm 5%
so với năm 2013 chủ yếu do biến động nguồn TGKKH của BHXH và tiền tiết
kiệm bậc thang của dân cư đến hạn (dừng huy động năm 2013). Nét nổi bật
trong nguồn vốn huy động đó là tiền gửi không kỳ hạn đã giảm cụ thể năm
2014 so với năm 2013 giảm 863 tỷ đồng (tương ứng 21%) và giảm từ 57%
xuống còn 47% trong tổng vốn huy động. Ngược lại với tiền gửi không kỳ
hạn tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm cụ thể, năm
2013 so với năm 2012 tăng 493,8 tỷ đồng (tương ứng 18,4%), năm 2014 so
với năm 2013 tăng 518 tỷ đồng (tương ứng 16,3%). Qua đó cho ta thấy nguồn
vốn tại NHNN& PTNT Nam Hà Nội ngày càng ổn định và tăng trưởng bền
vững.
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
33
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3
năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ Tiêu
Năm So Sánh
2012 % 2013 % 2014 %
2013/2012 2014/2013
Số Tiền % Số Tiền %
Tổng vốn huy
động
6.141,5 100 7.317 100 6.971 100 1.175,5 19 -346 -5
- Tiền gửi KKH 3.458,3 56,3 4.140 57 3.277 47 681,7 20 -863 21
- Tiền gửi
CKH<12th
589,3 9,6 1.074 15 1.088 16 484,7 82 14 1
- Tiền gửi
CKH>=12th
93,4 1.5 202 3 1.248 18 108,6 116 1.046 519
- Tiền gửi
CKH>=24th
2.000,5 32.6 1.901 26 1.359 19 -99,5 -5 -542 29
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội)
Hình 2.1: Biểu đồ nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT Nam Hà Nội
qua 3 năm 2012-2014 (tỷ đồng)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
34
Nguyên nhân là do ngân hàng đã sử dụng tốt các kênh huy động đồng
thời do tác động của lạm phát nên lãi suất huy động trong ngắn hạn tăng cao
hơn so với lãi suất trong dài hạn.
Huy động vốn là điều quan trọng. Việc sử dụng nguồn vốn huy động đó
ra sao càng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó
vấn đề sử dụng nguồn vốn có hiệu quả luôn đi song song với hiệu quả hoạt
động của Ngân hàng. Muốn thấy được hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng
có hiệu quả không ta đi vào phân tích tình hình sử dụng vốn có của Ngân
hàng trong 3 năm 2012 - 2014.
2.2.1.2. Phân tích khái quáttình hình tín dụng.
Đây là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Với sự phát
triển kinh tế ở địa phương hiện tại và trong tương lai, hoạt động tín dụng của
chi nhánh sẽ có những tiến triển tốt hơn về phần thị trường cũng như quy mô.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là xem xét mức độ sử
dụng vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả không, hiệu quả sử dụng
vốn thể hiện sự thành bại trong kinh doanh của Ngân hàng nhất là vào thờiđiểm
6142
7317 6971
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
2012 2013 2014
VỐN HUY ĐỘNG
VHĐ
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
35
cạnh tranh như hiện nay. Do đó mỗi Ngân hàng cần tạo cho mình một thế đứng
vững chắc, mộtvị thế cạnhtranh cao đểmở rộng quymô và vương xa.
Vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải luôn kiểm soát tốt thông tin về tình hình
hoạt động của mình thông qua phân tích hoạt động tín dụng và nhận diện
được rủi ro tín dụng, từ đó có những chiến lược phù hợp.
Phân tích hoạt động tín dụng là một công cụ không thể thiếu được đối
với các nhà quản trị kinh doanh Ngân hàng. Nó giúp cho nhà quản trị nhận
diện và dự đoán các rủi ro đồng thời điều chỉnh cơ cấu đầu tư kịp thời theo tín
hiệu thị trường. Vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam
Hà Nội xem việc phân tích tín dụng không những là việc cấp thiết mà tự thân
của việc phân tích tín dụng đã mang tính chất quan trọng trong việc xây dựng
chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm
2012-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2012 % 2013 % 2014 %
2013/2012 2014/2013
Số tiền % Số tiền %
Dư nợ ngắn hạn 859,9 38 564 28 638 34 -295,9 -34,4 74 13,1
Dư nợ trung hạn 573,5 25,5 597 29 573 30 23,5 4,1 -24 -4
Dư nợ dài hạn 821,3 36,5 885 43 694 36 63,7 7,8 -191 21,6
Tổng dư nợ 2254,8 100 2046 100 1904 100 -208,8 -9,3 -142 -6,9
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNN &PTNT Nam Hà Nội)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
36
Bảng 2.3: Hoạt động cho vay và thu nợ của NHNN & PTNN Nam Hà Nội
qua 3 năm 2012-2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ Tiêu
Năm So sánh
2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013
Số Tiền % Số Tiền %
Dư nợ đầu
năm
2406,7 2254,8 2046 -151,9 -6,3 -208,8 -9,3
Doanh số
thu nợ
2532,9 2671,2 2340 138,3 5,5 -331,2 -12,4
Doanh số
cho vay
2381 2462,4 2198 81,4 3,4 -264,4 10,7
Dư nợ cuối
năm
2254,8 2046 1904 -208,8 -9,3 -142 -6,9
Dư nợ bình
quân
2330,7 2150,4 1975 -180,3 -7,7 -175,4 -8,2
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNN &PTNT Nam Hà Nội)
Dựa vào số liệu thực tế ta thấy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự
thay đổi qua các năm. Điều đó thể hiện rõ ở doanh số cho vay của Ngân hàng,
doanh số cho vay năm 2013 đạt 2462,4 tỷ đồng so với năm 2012 tăng 81,4 tỷ
đồng (tương đương 3,4%), doanh số cho vay của năm 2014 so với năm 2013
giảm 246,4 tỷ đồng(tương đương 10,7%).
Về doanh số thu nợ năm 2013 đạt 2671,2 tỷ đồng so với năm 2012 tăng
138,3 tỷ đồng (tương ứng 5,5%) năm 2014 đạt 2340 tỷ đồng so với năm 2013
giảm 331,2 tỷ đồng (tương ứng 12,4%).
Tổng dư nợ của ngân hàng liên tục giảm trong 3 năm cụ thể năm 2013 so
với năm 2012 giảm 208,8 tỷ đồng (tương đương 9,3%), năm 2014 so với
2013 giảm 142 tỷ đồng (tương ứng 6,9%). Nguyên nhân do chi nhánh thực
hiện xử lý rủi ro và bán một số khoản nợ xấu cho VAMC. Do chịu ảnh hưởng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
37
chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
kém bao gồm cả các đơn vị lớn như Vinashin Vinaline… và các ngành xi
măng, sắt thép, nghiệp vụ vận tải biển là những khách hàng chủ yếu tại chi
nhánh dẫn đến nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm. Doanh số thu nợ và
cho vay giảm đồng thời cùng sự sụt giảm liên tục của dư nợ đây là dấu hiệu
không tốt đối với ngân hàng, ngân hàng cần phải xem xét công tác hoạt động
tín dụng để có điều chỉnh kịp thời hợp lý.
2.2.1.3. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.2.1.3.1.Phân tích phần tài sản
Tài sản có của ngân hàng là kết quả của sử dụng vốn của ngân hàng đó.
Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản có nhà quản trị
có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu
tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau.
Thông qua việc phân tích các khoản mục này sẽ giúp ngân hàng có những
quyết định chính xác các chiến lược đầu tư của ngân hàng trong từng thời kỳ
nhất định. Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững
về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng.
Tiền mặt: đây là phần tài sản chủ yếu để thanh toán. Qua bảng số liệu
trên ta thấy năm 2012 chỉ số này đạt 366,2 tỷ đồng chiếm 5,3% trong tổng tài
sản, năm 2013 đạt 431 tỷ đồng chiếm 5,5% tăng 64,8 tỷ đồng so với năm
2012 hay tăng 17,7%, năm 2014 đạt 479 tỷ đồng tăng 48 tỷ đồng so với năm
2013 (tương đương 11,1%) tiền mặt có xu hướng tăng một phần do chính phủ
thực hiện xử lý nợ Vinashin hoán đổi sang trái phiếu 30% tổng dư nợ. Nhìn
chung tiền mặt trong ngân hàng tương đối ổn định trong 3 năm qua, luôn đảm
bảo khả năng thanh toán cho khách hàng.
Cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó cho
vay trong nước là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, nghiệp vụ này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì đây là
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
38
nghiệp vụ rất nhạy cảm với môi trường kinh tế chính trị xã hội. Chiếm tỉ trọng
cao nhất trong tổng tài sản có của chi nhánh doanh số cho vay và đầu tư năm
2013 so với năm 2012 tăng 911 tỷ đồng (tương đương 14,3%), năm 2014 so
với năm 2013 lại giảm 390 tỷ đồng (tương đương 5,3%). Cho vay và đầu tư
giảm chủ yếu do cho vay khách hàng giảm do nguồn vốn huy động giảm so
với năm 2013 đồng thời do tình hình kinh tế khó khăn, khả năng thu hút vay
vốn cònhạn chế.
Bảng 2.4: Tình hình tài sản của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm
2012 – 2014
ĐVT: tỷ đồng
Khoản mục
Năm
So sánh
2013/2012 2014/2013
2012 2013 2014
Số tiền
%
Số tiền %
1. Tiền mặt 366,2 431 479 64,8 17,7 48 11,1
2. Cho vay và đầu tư 6382 7293 6903 911 14,3 -390 -5,3
3. Tài sản cố định 151 159 162 8 5,3 3 2
4. Tài sản khác 22,8 31 27 8,2 36 -4 -13
TỔNG TÀI SẢN 6922 7914 7571 992 14,33 -343 4,3
Tài sản sinh lời (2) 6382 7293 6903 911 14,3 -390 -5,3
Tài sản không sinh lời
(1+3+4)
540 621 668 81 15 47 7,5
(Nguồn: Phòng kế toán NHNN &PTNT Nam Hà Nội)
Tài sản cố định: bao gồm máy móc, thiết bị; nhà cửa vật kiến trúc;
phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quả lý trong quá
trình hoạt động ngân hàng năm 2014 đạt 162 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2% trong
tổng tài sản.
Tài sản có khác: đây chủ yếu là phần vật liệu; công cụ dụng cụ giấy in
quan trọng, vật liệu khác dùng cho quá trình hoạt động của ngân hàng chiếm
tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng. Năm 2014 đạt 27 tỷ đồng chiếm 0,24% trên
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
39
tổng tài sản.
2.2.1.3.2. Phân tích phần nguồn vốn
Bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh toàn bộ
tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất
định, hay nói cách khác bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính phản
ánh tình hình tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là báo
cáo quan trọng nhất. Qua đó người quản trị có thể biết được tài sản hiện có
hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả
tài chính của ngân hàng. Thông qua bảng tổng kết tài sản các nhà phân tích có
thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như
những dự đoán triển vọng của ngân hàng trong tương lai. Sau đây ta sẽ xem
xét tình hình nguồn vốn của NHNN & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012
đến 2014.
Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm
2012 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2013/2012
So sánh
2014/2013
2012 % 2013 % 2014 % Số tiền % Số tiền %
1. Vốn huy động 6141,5 88,7 7317 92,5 6971 92 1175,5 19,1 -346 4,7
2. Vốn điều
chuyển
484 7 407 5 340 4,5 -77 15,9 -67 -16,5
3. Nguồn vốn khác 296,5 4,3 190 2,5 260 3,5 -106,5 -36 70 36,8
Tổng nguồn vốn 6922 100 7914 100 7571 100 992 14,3 -343 -4,3
(Nguồn: Phòng kế toán NHNN &PTNT Nam Hà Nội)
Vốn huy động: NHNN & PTNT Nam qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn năm 2012 là 88,7%, năm 2013 là 92,5% năm 2014 là
92%; tỷ trọng vốn huy động cao sẽ giúp cho ngân hàng giảm được khoản chi
phí lớn, chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh từ đó giúp cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hơn. Cụ thể từ bảng số liệu (Bảng 2.5)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
40
cho thấy NHNN & PTNT Nam Hà Nội Năm 2013 so với năm 2012 tăng 992
triệu đồng (tương đương 14,3%), vốn huy động năm 2014 so với năm 2013
giảm 343 triệu đồng (tương ứng 4,3%) tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trong cao 92%
tổng nguồn vốn.
Vốn điều chuyển: Trong 3 năm nay đã sử dụng tốt kênh huy động vốn từ
tiền gửi của khách hàng nên Ngân hàng giảm đi việc sử dụng nguồn vốn từ
Ngân hàng trung ương năm 2013 so với năm 2012 Ngân hàng đã giảm việc sử
dụng vốn từ Ngân hàng trung ương 77 triệu đồng (tương đương 15,9%). Năm
2014 so với năm 2013 lại tăng 67 triệu đồng (tương đương 16,5%) do nguồn
vốn huy động năm 2014 giảm do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lãi
suất huy động giảm khó thu hút nguồn vốn.
Việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển chi phí ngân hàng bỏ ra cao hơn so
với việc sử dụng nguồn vốn huy động nên ngân hàng cần có biện pháp tích
cực thu hút nguồn vốn huy động giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển, giảm
thiểu chi phí tăng lợi nhuận.
2.2.1.4. Phân tích tài chính thông qua bảng báocáo kết quả hoạt động
kinhdoanhcủa NHNN & PTNT qua 3 năm 2012 - 2014
2.2.1.4.1.Phân tích thu nhập
Thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng và dịch vụ
thanh toán là chủ yếu, cũng như các ngân hàng thương mại khác thì thu nhập
từ hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT Nam Hà Nội cũng vậy, thu nhập
từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của chi
nhánh. Qua 3 năm 2012 - 2014 thu nhập của Chi nhánh có tăng trưởng ở mức
ổn định.
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm
2012 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So Sánh
2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013
Số Tiền % Số Tiền %
Thu từ hoạt động tín
dụng
470 488 449 18 3,8 -39 -8
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
41
Thu từ hoạt động dịch vụ 14 13 11 1 7 -2 -15
Thu nhập khác 18,8 20 23 1,2 6,4 3 15
Tổng thu nhập 499 521 483 22 4,4 -38 7,3
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội)
Hình 2.2: Biểu đồ thu nhập của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm
2012 - 2014
Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Năm 2012 là 470 tỷ đồng, năm 2013
đạt 488 tỷ đồng tăng 18 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng 3,8%). Năm
2014 đạt 449 tỷ đồng giảm 39 tỷ đồng (tương ứng 8%) so với năm 2013. Qua
đó ta thấy thu nhập về hoạt động tín dụng của ngân hàng năm 2014 giảm so
với năm 2013 do tình hình nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm như đã
phân tích ở trên.
Các khoản thu khác cũng tăng lên tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng
lên. Thu nhập khác năm 2012 khoản mục này có giá trị là 18,8 tỷ đồng năm
2013 là 20 tỷ đồng tăng 1,2 tỷ đồng (về tương đối tăng 6,4%) so với năm 2012;
năm 2014 đạt 23 tỷ đồngtăng 3 tỷ đồng(tươngứng 15%) so vớinăm 2013.
Năm 2012 tổng thu nhập của Chi nhánh là 449 tỷ đồng; năm 2013 là 521
0
100
200
300
400
500
600
2012 2013 2014
499
521
483
Thu Nhập (tỷ đồng)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
42
tỷ đồng tăng 22 tỷ đồng (tương ứng 4.4%) so với năm 2012; năm 2014 là 438
tỷ đồng giảm 38 tỷ đồng (tương ứng 7.3%) so với năm 2013 do thu lãi tín
dụng giảm, lãi suất cho vay giảm, nhóm nợ xấu tăng, thu nợ giảm. Nhìn
chung trong 3 năm qua thu nhập của ngân hàng có sự thay đổi nhưng không
nhiều. Tuy nhiên tỷ trọng khoản thu từ hoạt động dịch vụ còn thấp, trước sức
ép cạnh tranh hiện nay trên địa bàn có nhiều ngân hàng mở chi nhánh phòng
giao dịch thì việc tăng tỷ trọng khoản thu từ hoạt động dịch vụ là điều cần
thiết. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong thu hút vay vốn; có các biện pháp
để giảm nợ xấu; có phương pháp đánh giá các dự án cho vay để nâng cao hiệu
quả tín dụng, công tác thu nợ.
2.2.1.4.2.Phân tích chi phí
Bảng 2.7: Tình hình chi phí của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm
2012 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So Sánh
2012 2013 2014
2013/2012 2014/2013
Số Tiền % Số Tiền %
Chi phí hoạt động
tín dụng
957 323 355 -634 -66,2 32 10
Chi phí hoạt động
dịch vụ
9 5 7 -4 44,5 2 40
Chi phí cho nhân
viên
28 34 29 6 21,4 -5 -14,7
CP cho hoạt động
quản lý và công cụ
39 25 22 -14 -35,6 -3 -12
Chi về tài sản 27 21 23 -6 -58,2 2 9,5
Chi phí dự phòng
bảo toàn bảo hiểm
TG KH
25 20 22,6 -5 -20 2,5 13
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
43
Chi phí khác 4 1 3,4 -3 -75 2,4 240
Chi phí 1084 429 462 -655 -60,4 33 7,7
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội)
Hình 2.3: Biểu đồ chiphí của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 -2014
Chi phí của Chi nhánh gồm các khoản mục: Chi phí hoạt động tín dụng,
chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí cho nhân viên, chi phí cho hoạt động quản
lý và công cụ, chi về tài sản, chi phí dự phòng bảo hiểm tiền gửi khách hàng,
chi phí khác. Phần này sẽ tiến hành phân tích kết cấu chi phí để hạn chế các
khoản chi phí bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh
doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Năm 2012 tổng chi phí của Chi nhánh là 1084 tỷ đồng; năm 2013 tổng
chi phí là 429 tỷ đồng giảm 655 tỷ đồng về tuyệt đối (giảm 60,4% về tương
đối) so với năm 2012. Năm 2012 có chi phí tăng cao đột ngột do chi phí dự
phòng tín dụng tăng đột biến trích dự phòng nợ xấu của công ty Lifepro,
ALCI và các đơn vị VINASHIN… gần 596 tỷ đồng, ngoài ra chi về tiền
0
200
400
600
800
1000
1200
2012 2013 2014
1084
429 462
Chi Phí ( tỷ đồng)
Chi Phí
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
44
lương cũng tăng do tăng lương tối thiểu và giá trị bình quân V2. Năm 2013
tổng chi phí đã giảm xuống đáng kể do chi phí trích lập dự phòng tín dụng
giảm chỉ còn 22 tỷ đồng (tương đương 4% số trích lập của năm 2012). Năm
2014 tổng chi phí là 462 tỷ đồng tăng 33 tỷ đồng về tuyệt đối (tăng 7,7% về
tương đối) so với năm 2013, nguyên nhân là do khoản chi phí cho việc trả lãi
tăng cao.
Chi phí cho hoạt động tín dụng: Khoản mục nay bao gồm chi phí huy
động vốn và chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Năm 2012
chi phí này là 957 tỷ đồng, chi phí hoạt động tín dụng năm 2012 tăng cao như
vậy là do chi phí dự phòng tín dụng gần 596 tỷ đồng ( 54,9% tổng chi), chi trả
lãi huy động là 361 tỷ đồng ( 33,2% tổng chi). Năm 2013 chi phí hoạt động
tín dụng là 323 tỷ đồng giảm 634 tỷ đồng (tương ứng 66,2%) so với năm
2012 chủ yếu do chi phí dự phòng tín dụng giảm mạnh. Năm 2014 đạt 355 tỷ
đồng tăng 32 tỷ đồng (tương ứng 10%) so với năm 2013.
Chi phí cho hoạt động dịch vụ: chi hoạt động dich vụ năm 2012 đạt 9 tỷ
đồng, năm 2013 đạt 5 tỷ đồng giảm 4 tỷ đồng (tương ứng 44,5%), năm 2014
đạt 7 tỷ đồng tăng 2 tỷ đồng (tương ứng 40%) tuy nhiên khoản mục này
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên mức giảm này không ảnh hưởng
nhiều đến lợi nhuận năm 2014 chiếm khoảng 1,5% trong tổng chi phí.
Chi phí cho nhân viên: khoản chi phí năm 2012 đạt 28 tỷ đồng, năm
2013 đạt 34 tỷ đồng tăng 6 tỷ đồng (tương ứng 21,4%) so với năm 2012. Năm
2014 đạt 29 tỷ đồng giảm 5 tỷ đồng (tương ứng 14,7%) so với năm 2013.
Chi cho dự phòng bảo toàn bảo hiểm tiền gửi khách hàng: Cụ thể năm
2012 là 25 tỷ đồng, năm 2013 là 20 tỷ đồng giảm 5 tỷ đồng (tương ứng tăng
20%). Năm 2014 đạt 22,6 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng (tương ứng 12%) nguyên
nhân là do tình hình thu, xử lý nợ xấu qua các năm của ngân hàng.
Chi phí cho hoạt động quản lý và công cụ: giảm liên tục qua các năm,
năm 2012 đạt 39 tỷ đồng, năm 2013 đạt 25 tỷ đồng giảm 14 tỷ đồng (tương
ứng 35,6%) so với năm 2012. Năm 2014 đạt 22 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
45
(tương ứng 12%) so với năm 2013.
Các khoản chi phí khác như: Chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi đồng phục cơ
quan, chi mua sắm công cụ giao dịch, chi bảo dưỡng công cụ thường xuyên,
công cụ lao động, chi xăng dầu, công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo tiếp
thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị,... Khoản chi này năm 2013
có giảm xuống so với năm 2012 nhưng 2014 lại tăng lên là do năm 2014 giá
cả của một số mặt hàng thiết yếu tăng lên đột biến làm cho một số mặt hàng
khác cũng tăng theo như xăng, quảng cáo, giấy in, mực in, tổ chức hội nghị.
Đây là những khoản chi mà trong những năm tới Chi nhánh nên có biện pháp
để hạn chế tăng như tiết kiệm điện nước, quản lý chặt chẽ hơn nữa việc đi lại
công tác của nhân viên, tiết kiệm giấy in,...
Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định Chi nhánh
không quản lý tốt những khoản chi của mình, bởi có những điều kiện khách
quan nằm ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh buộc phải chi trong thời gian
ngắn (chi thuê nhà, lãi vay ngân hàng Trung ương,...) mà trái lại chính những
tác động đó tạo cho Chi nhánh cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý
chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến
mức tối thiểu chi phí phát sinh không cần thiết có như vậy mới góp phần làm
tăng lợi nhuận của Chi nhánh.
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm
2012 – 2014
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm So sánh
2013/2012 2014/2013
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Thu nhập 499 521 483 22 4,4 -38 -7,3
Chi phí 1084 429 462 -655 60,4 33 7,7
Lợi nhuận -585 92 21 677 116 -71 -77
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội)
Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính
SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01
46
2.2.1.4.3.Phân tích lợi nhuận
Hình 2.4: Biểu đồ kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT Nam Hà Nội Qua
3 năm 2012-2014
Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà tất cả các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước hướng đến, đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, để đảm bảo cho
quá trình tồn tại và phát triển của mình NHNN & PTNT Nam Hà Nội cũng
không ngoại lệ, từ bảng số liệu của kết quả hoạt động kinh doanh ta ta thấy lợi
nhuận của NHNN & PTNT Nam Hà Nội năm 2012 là -585 tỷ đồng nguyên
nhân chính là do tổng chi phí tăng đột biến như đã nêu ở trên, năm 2013 lợi
nhuận là 92 tỷ đồng tăng 677 tỷ đồng (tương ứng 116%) so với năm 2012.
Năm 2014 đạt 21 tỷ đồng giảm 71 tỷ đồng (tương ứng 77%) so với năm 2013
sở dĩ lợi nhuận thấp như vậy là do cuối năm đơn vị phải trích dự phòng rủi ro
theo kế hoạch 38 tỷ đồng, đồng thời thu nhập do hoạt động tín dụng giảm do
chi phí trả lãi tăng cao.
Từ những kết đã đạt được qua năm 3 năm 2012, 2013, 2014 cho thấy có
sự sụt giảm trong lợi nhuận của ngân hàng. Đây là một trọng điểm cần chú ý,
nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là trích lập dự phòng tín dụng và chi
phí trả lãi cao. Điều này chứng tỏ công tác tín dụng, quản trị và xử lý nợ của
499 521 483
1084
429 462
-585
92
21
-800
-600
-400
-200
0
200
400
600
800
1000
1200
2012 2013 2014
Kết quả kinh doanh (tỷ đồng)
Thu nhập
Chi Phí
Lợi nhuận
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tậpBáo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
Báo cáo thực tập tại ngân hàng, rút ra bài học kinh nghiệm thực tập
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAYĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng Eximbank, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân độiLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân đội
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
Luận án: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần V...
 
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
Phân tích-báo-cáo-tài-chính-của-ngân-hàng-thương-mại-cổ-phần-thương-mại-ngoại...
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
 
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống QuỳnhĐề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
Đề tài: Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng SCB - Cống Quỳnh
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại Agribank, HOT
 

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ (20)

Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
Đề tài: Phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng Đ...
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY
Đề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAYĐề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY
Đề tài hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.docx
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.docxGiải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.docx
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.docx
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAYĐề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân ĐịnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Đề tài: Công tác thẻ ATM tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Thạnh
Đề tài: Công tác thẻ ATM tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình ThạnhĐề tài: Công tác thẻ ATM tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Thạnh
Đề tài: Công tác thẻ ATM tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Thạnh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Agribank, 9đ

  • 1. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 i LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và nghiên cứu tại chuyên ngành phân tích chính sách tài chính thuộc Khoa Tài chính công, Trường Học viện Tài chính em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Bộ môn đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập nghiên cứu về chuyên ngành. Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy HOÀNG TRUNG ĐỨC, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã giúp đỡ và chỉ bảo em trong thời gian thực tập tại đây và thời gian hoàn thành khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian và kiến thức về ngân hàng của em còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý tận tình của các thầy cô giáo để khóa luận của em có thể được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô cùng các cô chú, anh chị tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện Đặng Thùy Linh
  • 2. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên thực hiện Đặng Thùy Linh
  • 3. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................vii LỜI NÓI ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHTM............................................................................................................6 1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC.....................................................6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Ngân hàng thương mại.....................................................................6 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường..............................9 1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NHTM............................................................. 12 1.2.1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính...........................................................................12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHTM AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI......................................................................................... 21 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK CHINHÁNH NAM HÀ NỘI... 21 2.1.1. Lịchsử hìnhthành và phát triển..............................................................................................21 2.1.2. Cơ cấutổ chức - chức năng, nhiệm vụ củacác phòng ban.......................................24 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônchi nhánh Nam Hà Nội.....................................................................................................................28 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.............................................................................................. 31 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo tài chính.........31 2.2.2. Phân tíchtình hìnhtài chính năm 2014 thông qua các tỷsố tài chính. ...............47 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI ...................................................................................... 53 2.3.1. Mặt được .............................................................................................................................................53 2.3.2. Tồn tại, khó khăn ...........................................................................................................................54
  • 4. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 iv CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI.................................................... 57 3.1. MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NĂM 2015....................... 57 3.1.1. Mục tiêucơ bản...............................................................................................................................57 3.1.2. Định hướngcơ bảncủachi nhánh.........................................................................................57 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ..................................... 58 3.2.1. Nângcao chất lượng huyđộng vốn......................................................................................58 3.2.2. Nângcao chất lượngtín dụng..................................................................................................59 3.2.3. Phát triển dịch vụ............................................................................................................................60 3.2.4. Nângcao các chỉ tiêu về khả năng sinhlời.......................................................................61 3.2.5. Nângcao hiệu quả kinh doanh, hệ số thu nợ....................................................................62 3.3. Kiến nghị................................................................................................................ 65 3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nước.................................................................................................65 3.3.2. Đối với NHNo&PTNT Nam Hà Nội..................................................................................66 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68
  • 5. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AGRIBANK : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ATM : Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine) BHXH : Bảo hiểm xã hội CBTD : Cán bộ tín dụng CKH : Có kỳ hạn CNV : Công nhân viên CP : Cổ phần ĐVT : Đơn vị tính HDBT : Hội đồng bộ trưởng HĐQT : Hội đồng quản trị KKH : Không Kỳ hạn NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistant) PGD : Phòng giao dịch TCTD : Tổ chức tín dụng TSCĐ : Tài sản cố định VND : Việt Nam đồng WB : Ngân hàng thế giới (WorldBank) WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) XLRR : Xử lý rủi ro XNK : Xuất nhập khẩu
  • 6. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 - 2014............................................................................................................. 33 Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012-2014 ........................................................................................................................ 35 Bảng 2.3: Hoạt động cho vay và thu nợ của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012-2014.................................................................................................... 36 Bảng 2.4: Tình hình tài sản của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 – 2014 ..................................................................................................................... 38 Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 – 2014 ..................................................................................................................... 39 Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 - 2014...................................................................................................................... 40 Bảng 2.7: Tình hình chi phí của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 - 2014...................................................................................................................... 42 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 – 2014 ..................................................................................................................... 45 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của ngân hàng NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014................................................................ 47 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014................................................... 49 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về nợ của NHNN & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 - 2014...................................................................................................................... 51 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm từ 2012 – 2014................................................... 52
  • 7. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012-2014 (tỷ đồng) .............................................................................. 33 Hình 2.2: Biểu đồ thu nhập của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 - 2014...................................................................................................................... 41 Hình 2.3: Biểu đồ chi phí của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 - 2014.................................................................................................................................... 43 Hình 2.4: Biểu đồ kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT Nam Hà Nội Qua 3 năm 2012-2014............................................................................................................ 46
  • 8. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân là mục tiêu hàng đầu trong định hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam đã và đang thực thi, cải cách những chính sách phát triển của mình để hòa hợp với cộng đồng quốc tế. Ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng là ngày mở ra nhiều thách thức với một quốc gia còn nhiều hệ lụy của thời kỳ kinh tế cũ – thời kỳ bao cấp. Làm thế nào để hội nhập kinh tế thế giới, làm thế nào để bảo vệ nền sản xuất trong nước, phát triển kinh tế trước những thách thức và đòi hỏi đặt gia khi ra nhập đấu trường quốc tế? Đó chính là những mục tiêu cấp thiết cần nghiên cứu để đưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn cho quốc gia. Tài chính là huyết mạch quốc gia, mọi hoạt động kinh tế đều liên quan đến tài chính. Trong nền kinh tế hiện đại, hệ thống ngân hàng đóng vai trò trọng yếu. Thông qua hệ thống Ngân hàng từ trung ương đến địa phương, nhà nước sử dụng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, nhằm ứng phó với các biến động trong nước và tác động quốc tế. Trong phạm vi hẹp, Ngân hàng là đầu mối hoạt động giữa các doanh nghiệp, giúp lưu chuyển tiền tệ, điều tiết vốn, cung ứng vốn, tạo tiền, tích trữ tư bản và các hoạt động liên quan đến tiền mặt của tất cả các tầng lớp dân cư. Hoạt động ngân hàng phát triển, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và gia tăng lợi ích cho các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phát triển hệ thống ngân hàng không chỉ là vấn đề quan trọng nhất đặt ra với mọi ngân hàng mà còn là vấn đề thiết yếu cho sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Do đó đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội” được chọn làm
  • 9. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 2 chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của chi nhánh, xem chi nhánh Agribank Nam Hà Nội như một điển hình nghiên cứu có thể ứng dụng cho các chi nhánh Ngân hàng thương mại khác. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội trong 3 năm gần đây và đề ra các phương pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tương lai. - Mục tiêu cụ thể Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội trong thời gian 2012- 2014 để thấy được sự biến động của kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 3 năm vừa qua. Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm thấy được thực trạng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, tìm ra được những mặt mạnh và yếu của ngân hàng. Qua việc phân tích hoạt động tài chính, từ đó đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro trong hoạt động tài chính tại ngân hàng. 3. Đốitượng và Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Nam Hà Nội - Thời gian: Đề tài được lấy số liệu khoảng thời gian từ 2012 – 2014.
  • 10. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 3 - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Kế toán - Tài chính của Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội qua 3 năm 2012, 2013, 2014. Bảng cân đối kế toán của Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội qua 3 năm 2012, 2013, 2014. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2012, 2013, 2014 của Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội. Doanh số cho vay, thu nợ qua 3 năm 2012, 2013, 2014 của Ngân Hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh Nam Hà Nội . - Phương pháp phân tích  Phương pháp thống kê mô tả Thống kê những số liệu cần thiết để làm cơ sở cho việc phân tích.  Phương pháp so sánh bằng số liệu tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích của kỳ gốc Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau. 6y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. 6y = y1 - y0
  • 11. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 4 Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Phương pháp so sánh bằng số tương đối Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước. y1: chỉ tiêu năm sau. 6y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.  Phương pháp phân tích tỷ trọng Xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương: y1 y0 = * 100% - 100% Tỷ trọng từng khoản mục Giá trị từng khoản mục Tổng giá trị các khoản mục = X 100%
  • 12. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 5 Chương 1: Khái quát về ngân hàng thương mại và tình hình tài chính NHTM Chương 2: Thực trạng tình hính tài chính tại NHTM Agribank chi nhánh Nam Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại NHTM Agribank chi nhánh Nam Hà Nội Sau đây là nội dung của 3 chương.
  • 13. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 6 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHTM 1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Ngânhàng thương mại Trong nền KTTT, có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại và phát triển ở nhiều ngành, lĩnh vực hoạt động khác nhau, trong đó, NHTM cũng được coi là một doanh nghiệp. Khi nền kinh tế hàng hóa càng phát triển thì các NHTM càng trở nên cần thiết và đóng vai trò là một định chế tài chính gắn liền với sự phát triển của nền KTTT và kinh tế hàng hóa. Vậy bản chất NHTM là gì? Việc đưa ra một khái niệm chung và chuẩn xác về NHTM là rất khó vì: các nghiệp vụ ngân hàng thường đa dạng và phức tạp; mỗi vùng, mỗi nước lại có những khái niệm khác về NHTM; đứng trên những góc độ khác nhau (quản lý, nhà đầu tư, người vay vốn....) lại có những quan điểm khác nhau về NHTM. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính" Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành của Việt Nam thì: "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận " Trong Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 của Chính phủ Việt Nam về tổ chức và hoạt động của NHTM thì khái niệm NHTM được đưa
  • 14. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 7 ra rõ hơn: "Các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng thuật ngữ "ngân hàng" trong tên của tổ chức, trong các phần phụ thêm của tên, văn bản, thông báo hoặc quảng cáo của mình mà thuật ngữ đó có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về việc tổ chức của mình là một ngân hàng" Tại Lào, theo Luật NHTM Lào ngày 26 tháng 12 năm 2006 thì: "Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Ngân hàng thương mại mà kinh doanh về ngân hàng chẳng hạn như huy động tiền gửi để cung cấp tín dụng, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thanh toán và đầu tư” Các khái niệm trên cho thấy một số chức năng cơ bản mà các NHTM đảm nhận, có sự khác biệt tương đối với các chức năng của các trung gian tài chính khác và có thể khái quát như sau: NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp đặc thù. Tính đặc thù của NHTM thể hiện ở chỗ, đối tượng tác nghiệp là tiền tệ. Như vậy, NHTM là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của NHTM là nhận tiền gửi của khách hàng (huy động vốn) với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán (sử dụng vốn). Huy động vốn là quá trình NHTM nhận tiền gửi của tổ chức và cá nhân dưới các hình thức tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá... và tiền vay của Ngân hàng nhà nước (NHNN), các tổ chức tín dụng khác.
  • 15. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 8 Sử dụng vốn của một NHTM chủ yếu từ hoạt động tín dụng và đầu tư, tín dụng là quá trình NHTM cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đầu tư là quá trình các NHTM dùng vốn tự có và các quỹ của mình mua đi bán lại các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu của Chính phủ, NHNN), chứng khoán hoặc góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần. Hàng hóa sử dụng trong kinh doanh của NHTM là tiền tệ, thực hiện các chức năng: Trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung ứng dịch vụ cho khách hàng. * Đặc điểm hoạt động kinhdoanhcủa NHTM Hoạt động kinh doanh của NHTM là một hoạt động đặc thù trong một lĩnh vực mà nó có liên quan tới mọi hoạt động của nền kinh tế xã hội. Các đặc điểm chung của NHTM như sau: Thứ nhất, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh với mục đích kiếm lời (bao gồm hai hình thức chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng). Trong đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ được biểu hiện ở nghiệp vụ huy động vốn dưới các hình thức khác nhau để cấp tín dụng cho khách hàng có nhu cầu về vốn với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Còn hoạt động dịch vụ Ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối và chứng khoán để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời hạn nhất định nhằm mục đích thụ hưởng tiền công dịch vụ do khách hàng chi trả dưới dạng phí hay hoa hồng. Thứ hai, hoạt động NHTM là loại hình hoạt động kinh doanh có điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào NHTM thỏa mãn đầy đủ những điều kiện khắt khe do pháp luật quy định (vốn pháp định, phương án kinh doanh,...) thì mới được phép hoạt động trên thị trường. Do hoạt động ngân hàng liên quan chặt chẽ
  • 16. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 9 với các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế - xã hội nên đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt được Nhà nước kiểm soátchặt chẽ. Thứ ba, hoạt động NHTM là loại hình kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các loại hình kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc, mang tính chất dây chuyền đối với nền kinh tế. Sở dĩ nói như vậy là vì, trong hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ, do các NHTM phải tiến hành huy động vốn của người khác để cấp tín dụng cho khách hàng và trên nguyên tắc NHTM chỉ có thể đòi tiền của người vay sau một thời hạn nhất định, nên đã tạo ra khả năng rủi ro cao cho hoạt động Ngân hàng, kéo theo đó là sự rủi ro đối với người gửi tiền ở NHTM, cũng như rủi ro đối với nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động Ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới thường được điều chỉnh và kiểm soát hết sức chặt chẽ bằng những đạo luật riêng biệt, nhằm đảm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn và hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. 1.1.2. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường NHTM không chỉ đóng vai trò trong nền kinh tế là nhận tiền gửi và cho vay, mà là phải thực hiện nhiều vai trò mới để có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các NHTM trong nền KTTT có những vai trò cơ bản sau: Vai trò trung gian; vai trò thanh toán; vai trò người bảo lãnh; vai trò đại lý; vai trò thực hiện chính sách tiền tệ. Ngày nay, khi nền KTTT đang phát triển mạnh mẽ, quan hệ đa sở hữu ngày càng trở nên phổ biến thì sở hữu nhà nước đối với các NHTM đang giảm xuống rõ rệt, nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây. Chính vì thế, tại các nước có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước trong các NHTM rất nhỏ, chỉ khoảng dưới 10% tổng số tài sản ngân hàng. Nguyên nhân là trong những năm qua Chính phủ các nước đã tích cực chuyển đổi hình thức sở hữu, từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác. Ngược
  • 17. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 10 lại, tại các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế quá độ sang KTTT, tỷ lệ sở hữu nhà nước trong các NHTM vẫn cao, như tại Ấn Độ là 80% tổng giá trị tài sản ngân hàng, tại Nga là 68% tổng giá trị tài sản ngân hàng, tại Ai Cập là 67% tổng giá trị tài sản ngân hàng... Tuy số lượng các NHTM trên thế giới đã giảm đi đáng kể nhưng suốt trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, lịch sử đã chứng minh NHTM đã và vẫn giữ vai trò chủ đạo, thực sự quan trọng đối với nền kinh tế. Ngoài những vai trò của một NHTM thông thường thì NHTM thể hiện vai trò đặc biệt, riêng có, ưu việt hơn các NHTM thuộc các thành phần kinh tế khác, thể hiện ở một số nội dung sau: Một là, NHTM cung ứng một lượng vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Do có quy mô hoạt động lớn cả về huy động vốn và cho vay vốn, NHTM có khả năng đáp ứng đủ một lượng vốn đầu tư lớn và dài hạn cho các dự án trọng điểm của các doanh nghiệp và Chính phủ, góp phần đảm bảo chiến lược phát triển lâu dài cho toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa, sự tài trợ của NHTM vào các dự án này sẽ đẩy mạnh hơn được tốc độ thực hiện, tiết kiệm được chi phí về vốn và thời gian đầu tư so với sự tài trợ của các thành phần kinh tế khác. Hai là, NHTM cung ứng vốn đầu tư cho các dự án thuộc các vùng, lĩnh vực nhiều rủi ro, ít lợi nhuận nhưng lại có lợi về lâu dài cho tăng trưởng ổn định, phát triển đồng đều nền kinh tế mà các NHTM thuộc các thành phần kinh tế khác không đủ sức hoặc không muốn tài trợ. Chính sách phát triển kinh tế của đất nước là phát triển cân đối giữa các vùng, các ngành sản xuất. Tuy nhiên giữa các vùng, ngành luôn có sự khác biệt nhất định. Ở một số vùng, ngành có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn và ít rủi ro sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Ngược lại, một số vùng, ngành khác có mức thu lợi nhuận thấp và rủi ro cao
  • 18. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 11 lại không thu hút được vốn đầu tư. Chính sự khác biệt này có nguy cơ làm mất cân đối nền kinh tế, mất cân đối giữa các vùng, ngành và không đạt được mục tiêu phát triển của Chính phủ. Để khắc phục tình trạng này, dưới sự điều tiết của Chính phủ, NHTM được xem là nguồn cung ứng vốn quan trọng cho những dự án thực hiện đầu tư vào những vùng, ngành không đem lại lợi nhuận cao và nhiều rủi ro. Nhờ có lượng vốn đầu tư từ NHTM, các vùng, ngành này sẽ có điều kiện phát triển, thu hẹp khoảng cách với các vùng, ngành khác, từ đó làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và đồng đều. Ba là, NHTM góp phần thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, đảm bảo tài chính tài trợ cho những khu vực không có hoặc có lợi nhuận thấp nhưng có phúc lợi xã hội cao. Ngoài các chương trình phát triển kinh tế, Chính phủ còn phải thực hiện nhiều chương trình, chính sách phát triển khác về con người, xã hội. Vì vậy, NHTM còn đóng góp quan trọng trong việc chuyển tải vốn nhằm thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước như: khắc phục thiên tai, lũ lụt, xóa đóigiảm nghèo, tạo việc làm ở đô thị... Bốn là, NHTM tạo môi trường quan trọng để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về Ngân hàng Trung ương. Để thực thi chính sách tiền tệ phải sử dụng các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở... Các NHTM là chủ thể chịu tác động trực tiếp của những công cụ này và đồng thời NHTM đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
  • 19. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 12 1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NHTM 1.2.1. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.2.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính trong hoạt động của NHTM là dùng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM trong một kỳ kinh doanh nhất định mà thông thường là một năm. Qua đó có thể các nguyên nhân dẫn đến hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả của NHTM, nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động của NHTM và để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM. Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính nhu đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc cho vay vốn... 1.2.1.2. Vai trò của việc phân tích tài chính. Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá hoạt động của ngân hàng. Qua phân tích tài chính chúng ta cũng có thể thấy được chiến lược đề ra có phù hợp hay không để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời. Phân tích tài chính là công cụ để ngân hàng đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình và đề ra chiến lược mới. Phân tích tài chính là công cụ để xác định mặt mạnh và mặt yếu của ngân hàng. Thông qua phân tích này giúp cho ngân hàng có thể đánh giá được khả năng quản trị của ngân hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ, cơ sở vật chất, công nghệ và thiết bị hoạt động của ngân hàng có thích hợp cho điều kiện phát triển và cạnh tranh của ngân hàng hay chưa. Những mặt nào cần phát huy và những mặt nào cần khắc phục và hoàn thiện thêm. Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm soát sự chính xác của hoạt động kế toán và thống kê trong ngân hàng.
  • 20. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 13 1.2.1.3. Nội dung phân tích tài chính Để khái quát tình hình tài chính, người ta thường dựa vào các báo cáo kế toán, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính của ngân hàng và phân tích các chỉ số tài chính. Phân tích tài chính còn có những mục tiêu đi tới những dự đoán tài chính, dự đoán kết quả tương lai và trên cơ sở đó đưa ra những quyết định hợp lý. Phân tích tài chính không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo cáo tài chính mà còn phải tổng hợp những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của ngân hàng, như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế của quốc gia và quốc tế, các thông tin chung về ngành kinh tế, pháp lý đối với ngân hàng. 1.2.1.3.1.Phân tích nguồn vốn huy động Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng mà các nhà phân tíchcần phải làm. Cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến chi phí trả lãi tiền gửi và cơ cấu cho vay của ngân hàng, nó quyết định quy mô hoạt động và tính tự chủ trong việc sử dụng vốn của ngân hàng, do đó cần nắm rõ sự biến động trong vốn huy động của ngân hàng sẽ giúp hạn chế rủi ro gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. 1.2.1.3.2. Phân tích vốn vay Bên cạnh việc huy động vốn dưới dạng tiền gửi, các ngân hàng còn có thể thu hút vốn dưới dạng đi vay. Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn. Khi thiếu vốn kinh doanh ngân hàng có thể vay ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài.
  • 21. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 14 Ngân hàng có thể vay vốn các tổ chức tín dụng khác ở thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Về mặt nguyên lý thì chí phải trả vốn vay ở thị trường liên ngân hàng trong nước lớn hơn chi phí phải trả cho vốn huy động từ nền kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi của tổ chức kinh tế. Khi ngân hàng phải đối phó với những rủi ro về thanh khoản, là những rủi ro phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức, hoặc trong tình hình huống dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính trước thì ngân hàng mới có nhu cầu vay các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng còn có thể vay vốn ở ngân hàng Nhà nước. Hiện nay theo quy định của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chỉ được xét cho vay thanh toán bù trừ, còn vay khác phải do ngân hàng Nhà nước Trung ương quyết định, mục đích là để kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên thời gian và chi phí cho việc vay vốn này thường là phức tạp. Vì vậy số lượng ngân hàng thương mại vay vốn ngân hàng Nhà nước trong những năm qua không nhiều. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể vay các tổ chức tín dụng nước ngoài. Vốn vay trong trường hợp này là ngoại tệ mạnh. Để vay được vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài ngân hàng phải là một doanh nghiệp có uy tín, quan hệ quốc tế rộng rãi, công nghệ ngân hàng tiên tiến ... mới được sự đồng ý của ngân hàng Nhà nước. Mặc dù điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng nước ngoài rất khó khăn nhưng nếu được cấp ngân hàng sẽ được một số vốn lớn với lãi suất thấp, chi phí giao dịch nhỏ. 1.2.1.3.3. Phân tích tài chính thông qua bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán của ngân hàng là một báo cáo tài chính tổng hợp, được trình bày dưới dạng cân đối, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Hay nói cách khác, bảng
  • 22. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 15 cân đối tài sản là một báo cáo tài chính phản ánh điều kiện tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Các số liệu trên bảng cân đối tài sản phản ánh số dư, nên chúng thay đổi từ thời điểm này qua thời điểm khác. Vì bảng cân đối kế toán là bảng chụp như bức tranh về tình hình tài chính tại thời điểm cuối năm, trên cơ sở đó ta tính được các chỉ tiêu tài chính, do đó nó trở thành công cụ tốt để so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các thời kỳ khác nhau, đồng thời tạo ra cái nhìn tổng quát về cơ cấu và sự biến đổitrong bảng cân đối. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính quan trọng nhất. Nó phản ánh một cách tóm tắt về tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản. Trong đó, tài sản là phần sử dụng vốn của ngân hàng chủ yếu là những khoản tín dụng đầu và đầu tư, phần nguồn vốn là những khoản mà ngân hàng phải thanh toán, mà chủ yếu là tiền gửi của khách hàng và các khoản cho vay từ các hình thức khác. Qua đó nhà quản trị có thể biết được tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Thông qua bảng cân đối kế toán, các nhà phân tích có thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như dự đoán triển vọng của ngân hàng trong tương lai. 1.2.1.3.4. Phân tích tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanhcủa ngân hàng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính của ngân hàng cho biết tình hình thu, chi, và lãi lỗ trong kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế hoạch. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của ngân hàng đối với Nhà nước. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh có 3 khoản mục lớn: thu nhập, chi phí, lợi nhuận. - Phân tích thu nhập của ngân hàng
  • 23. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 16 Chỉ số này giúp nhà phân tích xác định cơ cấu của ngân hàng để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận, đồng thời có thể kiểm soát rủi ro trong kinh doanh. - Phân tích chi phí của ngân hàng Chỉ số này giúp nhà phân tích có thể biết được kết cấu các khỏan chi để có thể hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khỏan chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược đã đề ra. - Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận có thể hữu hình như tiền, tài sản,... hoặc vô hình như uy tín, thị phần, thương hiệu. Thông qua phân tích lợi nhuận, các nhà phân tích có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của ngân hàng để thực hiện được mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất. Đồng thời, qua phân tích lợi nhuận, có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. 1.2.1.3.5. Phân tích tài chính thông qua các tỷ số tài chính Phân tích các tỷ số tài chính là bước đầu tiên trong phân tích tài chính. Các tỷ số được xây dựng qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong báo cáo tài chính. Các tỷ số tài chính vừa thể hiện mối quan hệ giữa các khoản mục Số thu từng khoản mục Tổng thu nhập Tỷ trọng từng khoản mục thu nhập 100%= Tỷ trọng từng khoản mục chi phí Số chi cho từng khỏan mục Tổng chi phí = X 100%
  • 24. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính sss SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 17 khác nhau trong báo cáo tài chính, vừa dùng để so sánh các khoản mục ngân hàng qua nhiều giai đoạn.  Các tỷ số khả năng sinh lời: - Hệ số sinh lời vốn khả dụng: Hệ số này càng cao thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao - Hệ số doanh lợi (ROS): phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở thu nhập được tạo ra trong kỳ, cho biết một đồng thu nhập tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao. Hệ số sinh lời vốn khả dụng = Thu nhập lãi Doanh số cho vay
  • 25. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 18 - Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời của tài sản, cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhận ròng. - Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu và gắn liền với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. - Tỷ suất thu nhập lãi: Chỉ số này cho biết một đồng tài sản sinh lời đem lại cho ngân hàng bao nhiêu đồng thu nhập lãi ròng. Tỷ số này càng cao càng tốt.  Các tỷ số hoạt động kinh doanh: - Vòng quayvốn tín dụng (vòng): Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Trong đó: Hệ số doanh lợi = Lợi nhuận ròng Thu nhập Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân ROA = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân ROE = Tỷ suất thu nhập = Thu nhập lãi - Chi phí lãi lãi Tài sản sinh lời Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ 2 Dư nợ bình quân =
  • 26. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 19 Tỷ số nợ trên = Tổng nợ phải trả vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm, chỉ số này càng lớn càng tốt. - Tổng chi phí trên tổng thu nhập: Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập, chỉ số này thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả.  Các tỷ số quản trị nợ - Hệ số thu nợ: Hệ số này thể hiện sự so sánh giữa số tiền ngân hàng thu nợ với số tiền cho vay trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. - Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường mối tương quan giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này được tính bằng công thức sau: - Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay phụ thuộc và hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ. Khả năng thanh toán lãi vay được xác định bằng công thức:  Các tỷ số về hiệu quả sử dụng tàisản: Doanh số thu nợ Doanh số cho vay =Hệ số thu nợ X 100% Tỷ số khả năng = Lợi nhuận trước thuế thanh toán lãi vay Chi phí lãi vay
  • 27. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 20 - Tổng thu nhập trên tổng tài sản: Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. - Tổng chi phí trên tổng tài sản: đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra chi việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng trong tương lai.
  • 28. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NHTM AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam được thành lập từ ngày 26 tháng 3 năm 1988 theo nghị định số 53/HDBT của Hội Đồng Bộ trưởng. Đến nay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã phát triển lớn mạnh với tổng vốn đầu tư, mức dư nợ và mạng lưới chi nhánh rất lớn. Hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực sự đã góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Quận Thanh Xuân với diện tích khoảng 914,2ha với gần 40.000 hộ nhân khẩu. Trên địa bàn quận có rất nhiều cơ sở kinh tế lớn như nhà máy cao su Sao Vàng, nhà máy thuốc lá Thăng Long, tổng công ty Sông Đà,…Mặt khác, đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển nên nhu cầu vốn trên địa bàn là không nhỏ. Trước những đòi hỏi về nhu cầu vốn trên địa bàn, tháng 12/2000 Ban trù bị thành lập ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội được thành lập tại phòng D13 tập thể Nam Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Đến ngày 08/05/2001 Chủ tịch Hội đồng quản trị ra quyết định số 48/NHNo/QĐ HĐQT thành lập chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội với trụ sở chính tại tòa nhà C3 Phương Liệt, Thanh Xuân. Tháng 5 năm 2001, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội chính thức bước chân vào thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam. Là chi nhánh ra đời đầu tiên theo chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam. Để đứng vững và khảng định vị thế của một chi nhánh ra đời hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố tập trung các nhà đầu tư tài chính lớn
  • 29. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 22 trong nước và quốc tế như thủ đô Hà nội là một lợi thế lớn nhưng đồng thời là những thử thách trong cạnh tranh gay gắt của chi nhánh ngay từ những ngày đầu thành lập. Với những suy tư trăn trở đó, Ban lãnh đạo chi nhánh đã tập trung sức mạnh trí tuệ của tập thể đoàn kết, nhất trí định ra những hướng đi của riêng mình với mục tiêu "tăng trưởng ổn định, bền vững, hiệu quả" và "Vững bước cùng khách hàng trong cạnh tranh và hội nhập". Ngày đầu thành lập chi nhánh chỉ có 36 cán bộ từ các Phòng, Ban trụ sở chính và từ các địa phương chuyển về, đến nay chi nhánh đã có mạng lưới 7 phòng nghiệp vụ, 11 phòng giao dịch và trên 150 cán bộ CNV, với sức trẻ năng động, sáng tạo và trí tuệ của mình chi nhánh NHNo Nam Hà Nội đã từng bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách tự tin, đứng vững trên thương trường. Mạnh dạn đi đầu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kinh doanh, là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình giao dịch một cửa và đã áp dụng thành công chương trình giao dịch IPCAS. Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, Chủ động nghiên cứu, áp dụng đưa ra thị trường những sản phẩm tối ưu như: Đa dạng các hình thức huy động nguồn vốn, áp dụng thành công các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ, chuyển tiền. Đặc biệt chi nhánh đang triển khai phát hành các sản phẩm thẻ quốc tế tiện ích mang thương hiệu Agribank MasterCard, Agribank Visa... Đi lên từ con số không, những năm qua chi nhánh đã từng bước khảng định năng lực tài chính của mình, đưa tổng nguồn vốn huy động bình quân 8.000 tỷ đồng với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, ổn định, tập trung vào mở rộng mạng lưới để tăng cường thu hút nguồn vốn từ tất cả các đối tượng khách hàng tiềm năng như: sinh viên các trường Đại học (Trường đại học KTQD, Đại học Ngân hàng, Đại học Thăng long, đại học Thuỷ lợi), các dự án do nước ngoài tài trợ, nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế..., không
  • 30. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 23 ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn để chủ động đầu tư đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Với phương châm "Đi vay để cho vay" trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng dư nợ an toàn, hiệu quả và hướng tới hội nhập. Trải qua 8 năm xây dựng và trưởng thành, chi nhánh đã đưa tổng số dư nợ cho vay các thành phần kinh tế, các dự án đầu tư lên đến trên 2.500 tỷ đồng. Đồng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Nam Hà Nội đã có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc. Từ nhà máy chế tạo và cung cấp thiết bị thuỷ công cho dự án Thuỷ điện Sơn la, các dự án thuỷ điện ở khu vực Miền trung, Tây nguyên do Tổng công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp làm đại diện liên doanh các Nhà thầu thi công có giá trị hợp đồng hàng ngàn tỷđ, Nhà máy cán nóng thép tấm Cái lân Quảng Ninh do NHNo Nam Hà nội bảo lãnh và cho vay trên 30 triệu USD, dự án Thuỷ điện Cửa đạt - Thanh Hoá hoà lưới điện quốc gia và phục vụ cho gần 100 ngàn ha lúa vùng hạ lưu Sông Chu, dự án Thuỷ điện Bắc Bình đem ánh sáng đến cho đồng bào vùng cao Bình Thuận, đầu tư xây dựng những giảng đường, trường học khang trang, tiện nghi cho sinh viên trường Đại học Thăng Long, Trường tiểu học, trung học cơ sở Phương Nam và rất nhiều dự án phục vụ sản xuất, xuất khẩu, phục vụ đời sống xã hội đã được đầu tư bằng đồng vốn của AgriBank Nam Hà nội. Thực hiện định hướng chiến lược của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam lấy nông nghiệp nông thôn là đối tượng phục vụ. Trong những năm qua AgriBank Nam Hà nội đã thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, chương trình của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước. Đẩy mạnh cho vay thu mua hàng hoá xuất khẩu đối với các khách hàng: Công ty Thực phẩm miền Bắc, Công ty CP XNK và hợp tác đầu tư Vilexim, Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc, Công ty Lương thực Hà Nội, cho vay kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp đối với Công ty CP Thái sơn.... những người bạn đồng hành tin cậy, thuỷ chung đã cùng
  • 31. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 24 AgriBank Nam Hà nội vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những cơn sóng gió thời khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong những năm qua hàng chục ngàn tỷ đồng vốn của ngân hàng Nam Hà Nội đã đến tay người nông dân vùng Tây nguyên mỗi năm thu mua hàng trăm ngàn tấn cà phê, cao su, hạt tiêu xuất khẩu, góp phần tiêu thụ hàng triệu tấn gạo cho nông dân vùng đồng bằng Sông Cửu long đem lại nguồn ngoại tệ mạnh cho đất nước. Ngoài ra, mỗi năm chi nhánh còn đầu tư hàng trăm triệu USD cho các Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân... Do có được hướng đi đúng từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn đạt kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng ổn định, các hoạt động phong trào đoàn thể, công đoàn, đoàn thanh niên luôn được quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ được nâng cao. Là một trong những chi nhánh hàng đầu của NHNo&PTNT Việt nam với Tổng nguồn vốn huy động thời điểm cao nhất lên tới 13 ngàn tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay thời điểm cao nhất lên tới hơn 5 ngàn tỷ đồng. Trụ sở giao dịch được xây dựng khang trang, hiện đại, hệ thống an ninh bảo vệ an toàn tuyệt đối luôn đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức - chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
  • 32. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 25 Bao gồm 7 phòng ban với 11 PGD trên địa bàn Hà Nội Phòng Kế toán tổng hợp: Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và đề ra các chính sách, giải pháp để thực hiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể. Tham mưu cho Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh hàng ngày, tối đa hoá lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể là các chính sách về: cấp tín dụng, huy động vốn, quản trị tài sản nợ, tài sản có và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Làm đầu mối trong việc phối kết hợp giữa các Phòng, Ban, Chi nhánh để triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể hoặc việc cải tiến, phát triển một sản phẩm - dịch vụ mới. Thực hiện các chức năng kinh doanh như trong phần nhiệm vụ cụ thể. Phòng tín dụng: Nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
  • 33. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 26 rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo & PTNT cấp trên theo phân cấp ủy quyền. Tiếp nhận thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám đốc cho phép nhân rộng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. Phòng kế toán ngân quỹ: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn hệ thống Ngân hàng: Kế toán tài chính: Phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính (tháng, quý, năm). Kế toán quản trị: Phục vụ cho yêu cầu quản trị, điều hành, quyết định về kinh tế, tài chính.
  • 34. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 27 Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính,tham mưu cho Tổng giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Thực hiện hạch toán kế toán tổng hợp. Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước. Chấp hànhquyđịnh về an toànkho quỹvà định mức tồnquỹtheo quyđịnh. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. Lưu trữ, báo cáo, cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội giao cho. Phòng hành chính- Nhân sự Tham mưu cho Ban điều hành trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nguồn nhân lực toàn hệ thống. Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng. Phòng kinhdoanhngoại hối và thanh toán quốc tế. (KDNH-TTQT) Thực hiện mối quan hệ quốc tế với các Ngân hàng đại lý. Thực hiện các dịch vụ đối ngoại khác. Dịch thuật các chứng từ, tài liệu liên quan đến lãnh vực thanh toán quốc tế cho Ngân hàng và khách hàng. Phòng dịchvụ và Marketing Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến dịch truyền thông và quảng bá thương hiệu nhằm khuyếch trương hình ảnh ngân hàng
  • 35. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 28 Xây dựng và tổ chức các sự kiện thu hút sự chú ý của khách hàng, đối tác và cộng đồng. Tham mưu cho Ban điều hành trong việc phát triển mạng lưới hoạt động; nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh của Ngân hàng trên Thị trường tài chính - tiền tệ. Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh NHNo&PTNT và các đơn vị trực thuộc theo theo nghị quyết của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy đinh của pháp luật và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Giám sát việc chấp hành các quy đinh của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo quy định của Nhà nước, ngành ngân hàng. Báo cáo Tổng giám đốc NHNo&PTNT, Giám đốc chi nhánh kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm tồn tại. Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành ngân hàng và các cơ quan pháp luật khác đến làm việc với chi nhánh NHNo&PTNT. Thực hiện báo cáo chuyên đề và các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh NHNo&PTNT, trưởng ban kiểm toán, kiểm tra nội bộ giao cho. 2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 2.1.3.1. Huy động vốn:
  • 36. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 29 Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tíchlũy… Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… 2.1.3.2. Cho vay, đầu tư: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Tài trợ xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài Cho vay tài trợ, ủy thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung Thấu chi, cho vay tiêu dùng Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và cá định chế tài chính trong nước và quốc tế Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế - Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán - Thanh toán và tài trợ thương mại: Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu
  • 37. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 30 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả kiều hối. - Ngân quỹ: Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ... Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. - Thẻ và ngân hàngđiện tử: Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking - Hoạt động khác: Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ Tư vấn đầu tư và tài chính Cho thuê tài chính
  • 38. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 31 Môi giới, phát hành, và lưu ký chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo tài chính. 2.2.1.1. Phân tích khái quáttình hình huy động vốn Để thực hiện chức năng cung cấp tín dụng cho khách hàng thì Ngân hàng cần phải có nguồn vốn cung cấp ổn định. Đây là vấn đề luôn gắn liền với sự tồn tại của Ngân hàng, một Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì Ngân hàng phải có chính sách huy động vốn và vận dụng vốn huy động để đầu tư sao cho có hiệu quả. Năm 2014 tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế trong nước. Tuy đã có chuyển hưởng tích cực, song hiện tại vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động vẫn còn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, tăng trưởng tín dụng đã có cải thiện xong vẫn cònở mức thấp. Kinh tế thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, tăng khoảng 8.8%. Thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến, lượng hàng tồn kho giảm. Tuy nhiên bên cạnh những kếtquả đạt được, trong năm 2014, Hà Nội vẫn còn mộtsố hạn chế, ngành công nghiệp tăng trưởng chậm, hoạt động thương mại kém sôi động, tăng trưởng tín dụng thấp hơn kế hoạch, nguồn vốn cho đầu tư phát triển cònhạn hẹp, doanhnghiệp vẫn cònkhó khăn, tồn kho bất độngsảnnhiều. Mặc dù có những khó khăn trên, chi nhánh NHNN&PTNT Nam Hà Nội đã đạt được kết quả khả quan. Cụ thể tình hình huy động vốn của Ngân hàng
  • 39. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 32 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội trong 3 năm 2012-2014 như sau: Qua bảng số liệu (Bảng 2.1) ta thấy được vốn huy động của Ngân hàng qua các năm đều tăng trưởng tốt.Vốn huy động năm 2013 so với năm 2012 tăng 1.175,5 tỷ đồng (tương đương 19%), vốn huy động năm 2014 so với năm 2013 giảm nhẹ 346 tỷ đồng (tương ứng 5%). Tổng nguồn vốn 2014 giảm 5% so với năm 2013 chủ yếu do biến động nguồn TGKKH của BHXH và tiền tiết kiệm bậc thang của dân cư đến hạn (dừng huy động năm 2013). Nét nổi bật trong nguồn vốn huy động đó là tiền gửi không kỳ hạn đã giảm cụ thể năm 2014 so với năm 2013 giảm 863 tỷ đồng (tương ứng 21%) và giảm từ 57% xuống còn 47% trong tổng vốn huy động. Ngược lại với tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm cụ thể, năm 2013 so với năm 2012 tăng 493,8 tỷ đồng (tương ứng 18,4%), năm 2014 so với năm 2013 tăng 518 tỷ đồng (tương ứng 16,3%). Qua đó cho ta thấy nguồn vốn tại NHNN& PTNT Nam Hà Nội ngày càng ổn định và tăng trưởng bền vững.
  • 40. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 33 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2012 % 2013 % 2014 % 2013/2012 2014/2013 Số Tiền % Số Tiền % Tổng vốn huy động 6.141,5 100 7.317 100 6.971 100 1.175,5 19 -346 -5 - Tiền gửi KKH 3.458,3 56,3 4.140 57 3.277 47 681,7 20 -863 21 - Tiền gửi CKH<12th 589,3 9,6 1.074 15 1.088 16 484,7 82 14 1 - Tiền gửi CKH>=12th 93,4 1.5 202 3 1.248 18 108,6 116 1.046 519 - Tiền gửi CKH>=24th 2.000,5 32.6 1.901 26 1.359 19 -99,5 -5 -542 29 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội) Hình 2.1: Biểu đồ nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012-2014 (tỷ đồng)
  • 41. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 34 Nguyên nhân là do ngân hàng đã sử dụng tốt các kênh huy động đồng thời do tác động của lạm phát nên lãi suất huy động trong ngắn hạn tăng cao hơn so với lãi suất trong dài hạn. Huy động vốn là điều quan trọng. Việc sử dụng nguồn vốn huy động đó ra sao càng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó vấn đề sử dụng nguồn vốn có hiệu quả luôn đi song song với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Muốn thấy được hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng có hiệu quả không ta đi vào phân tích tình hình sử dụng vốn có của Ngân hàng trong 3 năm 2012 - 2014. 2.2.1.2. Phân tích khái quáttình hình tín dụng. Đây là hoạt động tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Với sự phát triển kinh tế ở địa phương hiện tại và trong tương lai, hoạt động tín dụng của chi nhánh sẽ có những tiến triển tốt hơn về phần thị trường cũng như quy mô. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng là xem xét mức độ sử dụng vốn đầu tư tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả không, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện sự thành bại trong kinh doanh của Ngân hàng nhất là vào thờiđiểm 6142 7317 6971 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2012 2013 2014 VỐN HUY ĐỘNG VHĐ
  • 42. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 35 cạnh tranh như hiện nay. Do đó mỗi Ngân hàng cần tạo cho mình một thế đứng vững chắc, mộtvị thế cạnhtranh cao đểmở rộng quymô và vương xa. Vấn đề đặt ra là Ngân hàng phải luôn kiểm soát tốt thông tin về tình hình hoạt động của mình thông qua phân tích hoạt động tín dụng và nhận diện được rủi ro tín dụng, từ đó có những chiến lược phù hợp. Phân tích hoạt động tín dụng là một công cụ không thể thiếu được đối với các nhà quản trị kinh doanh Ngân hàng. Nó giúp cho nhà quản trị nhận diện và dự đoán các rủi ro đồng thời điều chỉnh cơ cấu đầu tư kịp thời theo tín hiệu thị trường. Vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội xem việc phân tích tín dụng không những là việc cấp thiết mà tự thân của việc phân tích tín dụng đã mang tính chất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2012 % 2013 % 2014 % 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 859,9 38 564 28 638 34 -295,9 -34,4 74 13,1 Dư nợ trung hạn 573,5 25,5 597 29 573 30 23,5 4,1 -24 -4 Dư nợ dài hạn 821,3 36,5 885 43 694 36 63,7 7,8 -191 21,6 Tổng dư nợ 2254,8 100 2046 100 1904 100 -208,8 -9,3 -142 -6,9 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNN &PTNT Nam Hà Nội)
  • 43. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 36 Bảng 2.3: Hoạt động cho vay và thu nợ của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012-2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm So sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số Tiền % Số Tiền % Dư nợ đầu năm 2406,7 2254,8 2046 -151,9 -6,3 -208,8 -9,3 Doanh số thu nợ 2532,9 2671,2 2340 138,3 5,5 -331,2 -12,4 Doanh số cho vay 2381 2462,4 2198 81,4 3,4 -264,4 10,7 Dư nợ cuối năm 2254,8 2046 1904 -208,8 -9,3 -142 -6,9 Dư nợ bình quân 2330,7 2150,4 1975 -180,3 -7,7 -175,4 -8,2 (Nguồn: Phòng tín dụng NHNN &PTNT Nam Hà Nội) Dựa vào số liệu thực tế ta thấy, hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự thay đổi qua các năm. Điều đó thể hiện rõ ở doanh số cho vay của Ngân hàng, doanh số cho vay năm 2013 đạt 2462,4 tỷ đồng so với năm 2012 tăng 81,4 tỷ đồng (tương đương 3,4%), doanh số cho vay của năm 2014 so với năm 2013 giảm 246,4 tỷ đồng(tương đương 10,7%). Về doanh số thu nợ năm 2013 đạt 2671,2 tỷ đồng so với năm 2012 tăng 138,3 tỷ đồng (tương ứng 5,5%) năm 2014 đạt 2340 tỷ đồng so với năm 2013 giảm 331,2 tỷ đồng (tương ứng 12,4%). Tổng dư nợ của ngân hàng liên tục giảm trong 3 năm cụ thể năm 2013 so với năm 2012 giảm 208,8 tỷ đồng (tương đương 9,3%), năm 2014 so với 2013 giảm 142 tỷ đồng (tương ứng 6,9%). Nguyên nhân do chi nhánh thực hiện xử lý rủi ro và bán một số khoản nợ xấu cho VAMC. Do chịu ảnh hưởng
  • 44. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 37 chung của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh kém bao gồm cả các đơn vị lớn như Vinashin Vinaline… và các ngành xi măng, sắt thép, nghiệp vụ vận tải biển là những khách hàng chủ yếu tại chi nhánh dẫn đến nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm. Doanh số thu nợ và cho vay giảm đồng thời cùng sự sụt giảm liên tục của dư nợ đây là dấu hiệu không tốt đối với ngân hàng, ngân hàng cần phải xem xét công tác hoạt động tín dụng để có điều chỉnh kịp thời hợp lý. 2.2.1.3. Phân tích bảng cân đối kế toán 2.2.1.3.1.Phân tích phần tài sản Tài sản có của ngân hàng là kết quả của sử dụng vốn của ngân hàng đó. Qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản có nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua việc phân tích các khoản mục này sẽ giúp ngân hàng có những quyết định chính xác các chiến lược đầu tư của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Chất lượng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng. Tiền mặt: đây là phần tài sản chủ yếu để thanh toán. Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2012 chỉ số này đạt 366,2 tỷ đồng chiếm 5,3% trong tổng tài sản, năm 2013 đạt 431 tỷ đồng chiếm 5,5% tăng 64,8 tỷ đồng so với năm 2012 hay tăng 17,7%, năm 2014 đạt 479 tỷ đồng tăng 48 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương 11,1%) tiền mặt có xu hướng tăng một phần do chính phủ thực hiện xử lý nợ Vinashin hoán đổi sang trái phiếu 30% tổng dư nợ. Nhìn chung tiền mặt trong ngân hàng tương đối ổn định trong 3 năm qua, luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó cho vay trong nước là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nghiệp vụ này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì đây là
  • 45. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 38 nghiệp vụ rất nhạy cảm với môi trường kinh tế chính trị xã hội. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của chi nhánh doanh số cho vay và đầu tư năm 2013 so với năm 2012 tăng 911 tỷ đồng (tương đương 14,3%), năm 2014 so với năm 2013 lại giảm 390 tỷ đồng (tương đương 5,3%). Cho vay và đầu tư giảm chủ yếu do cho vay khách hàng giảm do nguồn vốn huy động giảm so với năm 2013 đồng thời do tình hình kinh tế khó khăn, khả năng thu hút vay vốn cònhạn chế. Bảng 2.4: Tình hình tài sản của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 – 2014 ĐVT: tỷ đồng Khoản mục Năm So sánh 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % 1. Tiền mặt 366,2 431 479 64,8 17,7 48 11,1 2. Cho vay và đầu tư 6382 7293 6903 911 14,3 -390 -5,3 3. Tài sản cố định 151 159 162 8 5,3 3 2 4. Tài sản khác 22,8 31 27 8,2 36 -4 -13 TỔNG TÀI SẢN 6922 7914 7571 992 14,33 -343 4,3 Tài sản sinh lời (2) 6382 7293 6903 911 14,3 -390 -5,3 Tài sản không sinh lời (1+3+4) 540 621 668 81 15 47 7,5 (Nguồn: Phòng kế toán NHNN &PTNT Nam Hà Nội) Tài sản cố định: bao gồm máy móc, thiết bị; nhà cửa vật kiến trúc; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quả lý trong quá trình hoạt động ngân hàng năm 2014 đạt 162 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2% trong tổng tài sản. Tài sản có khác: đây chủ yếu là phần vật liệu; công cụ dụng cụ giấy in quan trọng, vật liệu khác dùng cho quá trình hoạt động của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân hàng. Năm 2014 đạt 27 tỷ đồng chiếm 0,24% trên
  • 46. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 39 tổng tài sản. 2.2.1.3.2. Phân tích phần nguồn vốn Bảng cân đối tài sản là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó tại một thời điểm nhất định, hay nói cách khác bảng tổng kết tài sản là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Đây là báo cáo quan trọng nhất. Qua đó người quản trị có thể biết được tài sản hiện có hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Thông qua bảng tổng kết tài sản các nhà phân tích có thể nghiên cứu, đánh giá trình độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như những dự đoán triển vọng của ngân hàng trong tương lai. Sau đây ta sẽ xem xét tình hình nguồn vốn của NHNN & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 đến 2014. Bảng 2.5: Tình hình nguồn vốn của NHNN & PTNN Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 2012 % 2013 % 2014 % Số tiền % Số tiền % 1. Vốn huy động 6141,5 88,7 7317 92,5 6971 92 1175,5 19,1 -346 4,7 2. Vốn điều chuyển 484 7 407 5 340 4,5 -77 15,9 -67 -16,5 3. Nguồn vốn khác 296,5 4,3 190 2,5 260 3,5 -106,5 -36 70 36,8 Tổng nguồn vốn 6922 100 7914 100 7571 100 992 14,3 -343 -4,3 (Nguồn: Phòng kế toán NHNN &PTNT Nam Hà Nội) Vốn huy động: NHNN & PTNT Nam qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn năm 2012 là 88,7%, năm 2013 là 92,5% năm 2014 là 92%; tỷ trọng vốn huy động cao sẽ giúp cho ngân hàng giảm được khoản chi phí lớn, chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả hơn. Cụ thể từ bảng số liệu (Bảng 2.5)
  • 47. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 40 cho thấy NHNN & PTNT Nam Hà Nội Năm 2013 so với năm 2012 tăng 992 triệu đồng (tương đương 14,3%), vốn huy động năm 2014 so với năm 2013 giảm 343 triệu đồng (tương ứng 4,3%) tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trong cao 92% tổng nguồn vốn. Vốn điều chuyển: Trong 3 năm nay đã sử dụng tốt kênh huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng nên Ngân hàng giảm đi việc sử dụng nguồn vốn từ Ngân hàng trung ương năm 2013 so với năm 2012 Ngân hàng đã giảm việc sử dụng vốn từ Ngân hàng trung ương 77 triệu đồng (tương đương 15,9%). Năm 2014 so với năm 2013 lại tăng 67 triệu đồng (tương đương 16,5%) do nguồn vốn huy động năm 2014 giảm do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, lãi suất huy động giảm khó thu hút nguồn vốn. Việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển chi phí ngân hàng bỏ ra cao hơn so với việc sử dụng nguồn vốn huy động nên ngân hàng cần có biện pháp tích cực thu hút nguồn vốn huy động giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển, giảm thiểu chi phí tăng lợi nhuận. 2.2.1.4. Phân tích tài chính thông qua bảng báocáo kết quả hoạt động kinhdoanhcủa NHNN & PTNT qua 3 năm 2012 - 2014 2.2.1.4.1.Phân tích thu nhập Thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng và dịch vụ thanh toán là chủ yếu, cũng như các ngân hàng thương mại khác thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT Nam Hà Nội cũng vậy, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của chi nhánh. Qua 3 năm 2012 - 2014 thu nhập của Chi nhánh có tăng trưởng ở mức ổn định. Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So Sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số Tiền % Số Tiền % Thu từ hoạt động tín dụng 470 488 449 18 3,8 -39 -8
  • 48. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 41 Thu từ hoạt động dịch vụ 14 13 11 1 7 -2 -15 Thu nhập khác 18,8 20 23 1,2 6,4 3 15 Tổng thu nhập 499 521 483 22 4,4 -38 7,3 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội) Hình 2.2: Biểu đồ thu nhập của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 - 2014 Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Năm 2012 là 470 tỷ đồng, năm 2013 đạt 488 tỷ đồng tăng 18 tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng 3,8%). Năm 2014 đạt 449 tỷ đồng giảm 39 tỷ đồng (tương ứng 8%) so với năm 2013. Qua đó ta thấy thu nhập về hoạt động tín dụng của ngân hàng năm 2014 giảm so với năm 2013 do tình hình nhu cầu tín dụng của khách hàng giảm như đã phân tích ở trên. Các khoản thu khác cũng tăng lên tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng lên. Thu nhập khác năm 2012 khoản mục này có giá trị là 18,8 tỷ đồng năm 2013 là 20 tỷ đồng tăng 1,2 tỷ đồng (về tương đối tăng 6,4%) so với năm 2012; năm 2014 đạt 23 tỷ đồngtăng 3 tỷ đồng(tươngứng 15%) so vớinăm 2013. Năm 2012 tổng thu nhập của Chi nhánh là 449 tỷ đồng; năm 2013 là 521 0 100 200 300 400 500 600 2012 2013 2014 499 521 483 Thu Nhập (tỷ đồng)
  • 49. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 42 tỷ đồng tăng 22 tỷ đồng (tương ứng 4.4%) so với năm 2012; năm 2014 là 438 tỷ đồng giảm 38 tỷ đồng (tương ứng 7.3%) so với năm 2013 do thu lãi tín dụng giảm, lãi suất cho vay giảm, nhóm nợ xấu tăng, thu nợ giảm. Nhìn chung trong 3 năm qua thu nhập của ngân hàng có sự thay đổi nhưng không nhiều. Tuy nhiên tỷ trọng khoản thu từ hoạt động dịch vụ còn thấp, trước sức ép cạnh tranh hiện nay trên địa bàn có nhiều ngân hàng mở chi nhánh phòng giao dịch thì việc tăng tỷ trọng khoản thu từ hoạt động dịch vụ là điều cần thiết. Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong thu hút vay vốn; có các biện pháp để giảm nợ xấu; có phương pháp đánh giá các dự án cho vay để nâng cao hiệu quả tín dụng, công tác thu nợ. 2.2.1.4.2.Phân tích chi phí Bảng 2.7: Tình hình chi phí của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 - 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So Sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số Tiền % Số Tiền % Chi phí hoạt động tín dụng 957 323 355 -634 -66,2 32 10 Chi phí hoạt động dịch vụ 9 5 7 -4 44,5 2 40 Chi phí cho nhân viên 28 34 29 6 21,4 -5 -14,7 CP cho hoạt động quản lý và công cụ 39 25 22 -14 -35,6 -3 -12 Chi về tài sản 27 21 23 -6 -58,2 2 9,5 Chi phí dự phòng bảo toàn bảo hiểm TG KH 25 20 22,6 -5 -20 2,5 13
  • 50. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 43 Chi phí khác 4 1 3,4 -3 -75 2,4 240 Chi phí 1084 429 462 -655 -60,4 33 7,7 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội) Hình 2.3: Biểu đồ chiphí của NHNN & PTNT Nam Hà Nội qua 3 năm 2012 -2014 Chi phí của Chi nhánh gồm các khoản mục: Chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí cho nhân viên, chi phí cho hoạt động quản lý và công cụ, chi về tài sản, chi phí dự phòng bảo hiểm tiền gửi khách hàng, chi phí khác. Phần này sẽ tiến hành phân tích kết cấu chi phí để hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Năm 2012 tổng chi phí của Chi nhánh là 1084 tỷ đồng; năm 2013 tổng chi phí là 429 tỷ đồng giảm 655 tỷ đồng về tuyệt đối (giảm 60,4% về tương đối) so với năm 2012. Năm 2012 có chi phí tăng cao đột ngột do chi phí dự phòng tín dụng tăng đột biến trích dự phòng nợ xấu của công ty Lifepro, ALCI và các đơn vị VINASHIN… gần 596 tỷ đồng, ngoài ra chi về tiền 0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2013 2014 1084 429 462 Chi Phí ( tỷ đồng) Chi Phí
  • 51. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 44 lương cũng tăng do tăng lương tối thiểu và giá trị bình quân V2. Năm 2013 tổng chi phí đã giảm xuống đáng kể do chi phí trích lập dự phòng tín dụng giảm chỉ còn 22 tỷ đồng (tương đương 4% số trích lập của năm 2012). Năm 2014 tổng chi phí là 462 tỷ đồng tăng 33 tỷ đồng về tuyệt đối (tăng 7,7% về tương đối) so với năm 2013, nguyên nhân là do khoản chi phí cho việc trả lãi tăng cao. Chi phí cho hoạt động tín dụng: Khoản mục nay bao gồm chi phí huy động vốn và chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí. Năm 2012 chi phí này là 957 tỷ đồng, chi phí hoạt động tín dụng năm 2012 tăng cao như vậy là do chi phí dự phòng tín dụng gần 596 tỷ đồng ( 54,9% tổng chi), chi trả lãi huy động là 361 tỷ đồng ( 33,2% tổng chi). Năm 2013 chi phí hoạt động tín dụng là 323 tỷ đồng giảm 634 tỷ đồng (tương ứng 66,2%) so với năm 2012 chủ yếu do chi phí dự phòng tín dụng giảm mạnh. Năm 2014 đạt 355 tỷ đồng tăng 32 tỷ đồng (tương ứng 10%) so với năm 2013. Chi phí cho hoạt động dịch vụ: chi hoạt động dich vụ năm 2012 đạt 9 tỷ đồng, năm 2013 đạt 5 tỷ đồng giảm 4 tỷ đồng (tương ứng 44,5%), năm 2014 đạt 7 tỷ đồng tăng 2 tỷ đồng (tương ứng 40%) tuy nhiên khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nên mức giảm này không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận năm 2014 chiếm khoảng 1,5% trong tổng chi phí. Chi phí cho nhân viên: khoản chi phí năm 2012 đạt 28 tỷ đồng, năm 2013 đạt 34 tỷ đồng tăng 6 tỷ đồng (tương ứng 21,4%) so với năm 2012. Năm 2014 đạt 29 tỷ đồng giảm 5 tỷ đồng (tương ứng 14,7%) so với năm 2013. Chi cho dự phòng bảo toàn bảo hiểm tiền gửi khách hàng: Cụ thể năm 2012 là 25 tỷ đồng, năm 2013 là 20 tỷ đồng giảm 5 tỷ đồng (tương ứng tăng 20%). Năm 2014 đạt 22,6 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng (tương ứng 12%) nguyên nhân là do tình hình thu, xử lý nợ xấu qua các năm của ngân hàng. Chi phí cho hoạt động quản lý và công cụ: giảm liên tục qua các năm, năm 2012 đạt 39 tỷ đồng, năm 2013 đạt 25 tỷ đồng giảm 14 tỷ đồng (tương ứng 35,6%) so với năm 2012. Năm 2014 đạt 22 tỷ đồng giảm 3 tỷ đồng
  • 52. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 45 (tương ứng 12%) so với năm 2013. Các khoản chi phí khác như: Chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi đồng phục cơ quan, chi mua sắm công cụ giao dịch, chi bảo dưỡng công cụ thường xuyên, công cụ lao động, chi xăng dầu, công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị,... Khoản chi này năm 2013 có giảm xuống so với năm 2012 nhưng 2014 lại tăng lên là do năm 2014 giá cả của một số mặt hàng thiết yếu tăng lên đột biến làm cho một số mặt hàng khác cũng tăng theo như xăng, quảng cáo, giấy in, mực in, tổ chức hội nghị. Đây là những khoản chi mà trong những năm tới Chi nhánh nên có biện pháp để hạn chế tăng như tiết kiệm điện nước, quản lý chặt chẽ hơn nữa việc đi lại công tác của nhân viên, tiết kiệm giấy in,... Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định Chi nhánh không quản lý tốt những khoản chi của mình, bởi có những điều kiện khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh buộc phải chi trong thời gian ngắn (chi thuê nhà, lãi vay ngân hàng Trung ương,...) mà trái lại chính những tác động đó tạo cho Chi nhánh cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí phát sinh không cần thiết có như vậy mới góp phần làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh. Bảng 2.8: Kết quả hoạt động của NHNNo & PTNT Nam Hà Nội trong 3 năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 499 521 483 22 4,4 -38 -7,3 Chi phí 1084 429 462 -655 60,4 33 7,7 Lợi nhuận -585 92 21 677 116 -71 -77 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNT Nam Hà Nội)
  • 53. Luận Văn Tốt Nghiệp Học Viện Tài Chính SV: Đặng ThùyLinh Lớp: CQ49/18.01 46 2.2.1.4.3.Phân tích lợi nhuận Hình 2.4: Biểu đồ kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT Nam Hà Nội Qua 3 năm 2012-2014 Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà tất cả các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hướng đến, đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, để đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển của mình NHNN & PTNT Nam Hà Nội cũng không ngoại lệ, từ bảng số liệu của kết quả hoạt động kinh doanh ta ta thấy lợi nhuận của NHNN & PTNT Nam Hà Nội năm 2012 là -585 tỷ đồng nguyên nhân chính là do tổng chi phí tăng đột biến như đã nêu ở trên, năm 2013 lợi nhuận là 92 tỷ đồng tăng 677 tỷ đồng (tương ứng 116%) so với năm 2012. Năm 2014 đạt 21 tỷ đồng giảm 71 tỷ đồng (tương ứng 77%) so với năm 2013 sở dĩ lợi nhuận thấp như vậy là do cuối năm đơn vị phải trích dự phòng rủi ro theo kế hoạch 38 tỷ đồng, đồng thời thu nhập do hoạt động tín dụng giảm do chi phí trả lãi tăng cao. Từ những kết đã đạt được qua năm 3 năm 2012, 2013, 2014 cho thấy có sự sụt giảm trong lợi nhuận của ngân hàng. Đây là một trọng điểm cần chú ý, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là trích lập dự phòng tín dụng và chi phí trả lãi cao. Điều này chứng tỏ công tác tín dụng, quản trị và xử lý nợ của 499 521 483 1084 429 462 -585 92 21 -800 -600 -400 -200 0 200 400 600 800 1000 1200 2012 2013 2014 Kết quả kinh doanh (tỷ đồng) Thu nhập Chi Phí Lợi nhuận