SlideShare a Scribd company logo
1 of 93
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------
ĐỒNG THỊ PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN
TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Văn Dương.
Tác giả luận văn
Đồng Thị Phương
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
Viết tắt Tên tiếng Việt
BCTC Báo cáo tài chính
BKS Ban kiểm soát
DN Doanh nghiệp
HĐQT Hội đồng quản trị
QTCT Quản trị công ty
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành
FASB
Financial Accounting Standard Hội đồng chuẩn mực kế toán
Board tài chính Hoa Kỳ
HOSE
Ho Chi Minh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán TP.
Hồ Chí Minh
IASB
International Accounting Hội đồng chuẩn mực kế toán
Standard Board quốc tế
IFC
International Finance
Tổ chức Tài chính quốc tế
Corporation
OECD
Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development kinh tế
VAS
Vietnamese Accounting system Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU:
Bảng 2.1: Thời hạn lập và nơi nhận Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp
Bảng 2.2: Các bộ luật và quy định chính ảnh hưởng đến Quản trị công ty
Bảng 3.1: Tóm tắt cách đo lường biến nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả tính kịp thời của Báo cáo tài chính
Bảng 4.2: Thống kê mô tả tính độc lập của Hội đồng quản trị
Bảng 4.3: Thống kê mô tả sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội
đồng quản trị
Bảng 4.4: Thống kê mô tả số thành viên Hội đồng quản trị
Bảng 4.5: Thống kê mô tả câu trúc sỡ hữu
Bảng 4.6: Thống kê mô tả quy mô công ty niêm yết
Bảng 4.7: Thống kê tỷ suất lợi nhuận ROA
Bảng 4.8: Thống kê tỷ suất lợi nhuận ROE
Bảng 4.9: Thống kê mô tả loại công ty kiểm toán độc lập
Bảng 4.10: Thống kê mô tả tỷ lệ nợ
Bảng 4.11: Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016
Bảng 4.13: Kiểm định F và Hausman
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
HÌNH VẼ:
Hình 2.1: Cơ cấu quản trị công ty niêm yết
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 4.1: Tính kịp thời của Báo cáo tài chính qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.2: Tính độc lập của Hội đồng quản trị qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.3: Số thành viên Hội đồng quản trị qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.4 Cơ cấu cổ đông qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.5 Quy mô công ty niêm yết các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.6: Tỷ suất lợi nhuận ROA qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.7: Tỷ suất lợi nhuận ROE qua các năm nghiên cứu
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nợ qua các năm nghiên cứu
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.7 Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................. 5
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................. 7
1.3 Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................... 8
CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT..................................................................... 10
2.1 Lý thuyết nền tảng ........................................................................................... 10
2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích ........................................................................... 10
2.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm ........................................................................................ 10
2.1.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng .................................................................. 11
2.2 Tổng quan lý thuyết về báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài
chính ....................................................................................................................... 12
2.2.1 Báo cáo tài chính ........................................................................................... 12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.1.1 Định nghĩa báo cáo tài chính........................................................................ 12
2.2.1.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính ...................................................................... 14
2.2.1.3 Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính...................................................... 16
2.2.2 Tính kịp thời của BCTC................................................................................. 19
2.3 Tổng quan lý thuyết về quản trị công ty ........................................................ 21
2.3.1 Khái niệm về quản trị công ty........................................................................ 21
2.3.2 Vai trò của quản trị công ty ........................................................................... 22
2.3.3 Các nguyên tắc của quản trị công ty ............................................................. 22
2.3.4 Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam ................................................... 23
2.3.5 Mô hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam .......................................... 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 28
3.1 Quy trình nghiên cứu....................................................................................... 28
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 28
3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 29
3.3.1 Sự độc lập của HĐQT.................................................................................... 29
3.3.2 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT ............................................. 30
3.3.3 Số thành viên của hội đồng quản trị ............................................................. 30
3.3.4 Cấu trúc sở hữu.............................................................................................. 31
3.3.5 Quy mô doanh nghiệp.................................................................................... 32
3.3.6 Loại công ty kiểm toán................................................................................... 33
3.3.7 Hệ số nợ .......................................................................................................... 33
3.3.8 Khả năng sinh lời........................................................................................... 34
3.4 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ....... 35
3.5 Công cụ xử lý thống kê và phương pháp phân tích dữ liệu ......................... 40
3.5.1 Công cụ xử lý thống kê .................................................................................. 40
3.5.2 Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình ......................................... 40
3.5.2.1 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................. 40
3.5.2.2 Kiểm định tự tương quan. ............................................................................ 41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.5.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi.......................................................... 41
3.5.2.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình. ............................................................ 41
3.5.3 Mô hình hồi quy ............................................................................................. 42
3.5.3.1 Mô hình hồi quy POOL................................................................................ 42
3.5.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM).................................................... 42
3.5.3.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) ............................................. 43
3.5.4 Các bước kiểm định mô hình nghiên cứu..................................................... 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 45
4.1 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 45
4.1.1 Thống kê mô tả các biến ................................................................................ 45
4.1.1.1 Tính kịp thời của báo cáo tài chính.............................................................. 45
4.1.1.2 Tính độc lập của HĐQT............................................................................... 46
4.1.1.3 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch hội đồng quản trị............................. 47
4.1.1.4 Số thành viên HĐQT.................................................................................... 47
4.1.1.5 Cấu trúc sỡ hữu ............................................................................................ 48
4.1.1.6 Quy mô công ty niêm yết ............................................................................. 49
4.1.1.7 Tỷ suất lợi nhuận ROA ................................................................................ 50
4.1.1.8 Tỷ suất lợi nhuận ROE................................................................................. 51
4.1.1.9 Loại công ty kiểm toán độc lập.................................................................... 52
4.1.1.10 Tỷ lệ nợ ...................................................................................................... 52
4.1.2 Phân tích ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình .. 53
4.1.3 Phân tích hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình........................... 54
4.1.4 Phân tích hiện tượng tự tương quan trong mô hình.................................... 54
4.1.5 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016.............. 54
4.1.5.1 Kết quả ước lượng........................................................................................ 54
4.1.5.2 Kiểm định việc lựa chọn mô hình................................................................ 56
4.1.5.3 Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy ............................................. 57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4.2 Thảo luận kết quả ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của
BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016 ........... 57
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP............................................ 62
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 62
5.2 Một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC của các
công ty niêm yết...................................................................................................... 63
5.2.1 Nâng cao vai trò của các thành viên HĐQT độc lập và tăng cường phân tán
cổ phần..................................................................................................................... 63
5.2.2 Tách bạch vai trò của CEO và chủ tịch HĐQT và nâng cao khả năng kiểm
soát ........................................................................................................................... 65
5.2.3 Tăng cường quy trình kiểm soát nội bộ, thành lập ban kiểm toán nội bộ và
thuê công ty BIG4 là kiểm toán độc lập ................................................................. 67
5.3 Một số kiến nghị nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC của các công ty
niêm yết ................................................................................................................... 69
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tính kịp thời là một trong những nhân tố góp phần tạo nên tính hữu ích của
báo cáo tài chính (BCTC). Bởi vì, thông tin tài chính được công bố kịp thời sẽ đóng
vai trò quan trọng trong việc minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài
chính của doanh nghiệp cũng như luồng tiền ra hoạt động và đầu tư của các doanh
nghiệp. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể kịp thời định giá, dự báo và ra các quyết
định đầu tư của mình. Đối với thị trường chứng khoán, việc minh bạch hóa thông tin
kịp thời sẽ tăng cường tính hiệu quả của thị trường chứng khoán, giảm giao dịch nội
gián, các thông tin bất cân xứng và tâm lý bầy đàn của các cá nhân khi giao dịch
đầu tư. Vì vậy, việc công bố thông tin tài chính kịp thời luôn có vai trò quan trọng
và được các cơ quan quản lý luôn thực hiện các biện pháp liên quan để công ty có
trách nhiệm phát hành báo cáo tài chính đúng hạn.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ nên việc công
bố thông tin liên quan đến báo cáo tài chính kịp thời càng giữ vai trò quan trọng hơn
bởi vì báo cáo tài chính kiểm toán là nguồn dữ liệu được công bố cho các nhà đầu tư
ra các quyết định tài chính. Chính vì điều đó, mà các cơ quan nhà nước Việt Nam đã
quy định cụ thể về thời gian phải phát hành báo cáo tài chính được kiểm toán trong
Luật Kế toán, Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công ty
niêm yết phải yêu cầu công bố thông tin kịp thời theo quy định tại Thông tư
155/2015/TT-BTC. Dù vậy, vi phạm về chậm nộp báo cáo tài chính đang còn rất
phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từ đó gây ảnh hưởng lớn đến nhà
đầu tư cũng như uy tín và tính minh bạch của doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà
đầu tư. Do đó, việc đảm bảo tính kịp thời của công bố báo cáo tài chính là một yêu
cầu có tính cấp thiết đối với các cơ quan quản lý và nhà làm chính sách và cả doanh
nghiệp cũng như nhà đầu tư. Bên cạnh đó, yếu tố quản trị là những yếu tố mà các
doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách tốt hơn. Do đó, để đảm bảo việc công bố
thông tin trong báo cáo tài chính một cách kịp thời thì các doanh nghiệp cần xem
xét các yếu tố thuộc về quản trị để có cách nhìn nhận khách quan và hiệu quả hơn.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài
chính như nghiên cứu của Dyer and McHugh (1975) và Davies and Whittred
(1980), Givoly và Palmon (1982), Ashton và cộng sự (1989), Carslaw và Kaplan
(1991), Bamber và cộng sự (1993), Henderson và Kaplan (2000), Abernathy và
cộng sự (2014)…Ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được chú trọng trong thời gian gần
đây trong các nghiên cứu của Đặng Đình Tân (2013), và Nguyễn Trọng Nguyên
(2015). Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu theo dữ liệu chuỗi thời
gian và đánh giá dựa trên các kiểm định thống kê giữa mối quan hệ của từng nhân tố
ảnh hưởng với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Một nghiên cứu toàn diện hơn về
dữ liệu bảng và cũng như xem xét tổng hợp các nhân tố đến tính kịp thời của BCTC
cần được thực hiện để đảm bảo độ chính xác cao hơn.
Vì thế, dựa vào tính cấp thiết của tính kịp thời của báo cáo tài chính và cũng
như vai trò của quản trị công ty đối với tính kịp thời của báo cáo tài chính, tác giả
lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh” để
thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về quản trị
công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố thuộc quản trị công ty có ảnh hưởng đến tính kịp thời
của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh;
- Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời
của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ
Chí Minh.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị công ty niêm yết nhằm
nâng cao tính kịp thời của công bố thông tin tài chính.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố quản trị công ty có ảnh hưởng như thế nào đến tính kịp thời của
báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM?
- Định hướng để tăng cường năng lực quản trị công ty nhằm nâng cao tính kịp
thời của báo cáo tài chính?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của quản trị công ty
đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch
Chứng khoán Tp. HCM.
Về không gian: Tác giả thu nhập và nghiên cứu số liệu của 50 công ty niêm
yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM. Thông tin lấy được từ báo cáo tài chính, báo
cáo thường niên được công bố trên website của các công ty này, các trang website
tài chính có uy tín như cafef.vn,vietstock.vn, Tổng cục Thống kê và một số nguồn
khác…
Về thời gian: dữ liệu được thu thập trong 3 năm từ 2014 đến 2016.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, xử lý và sắp xếp
lại theo trật tự hợp lý để phục vụ cho việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố quản
trị khác nhau đến tính kịp thời của BCTC.
- Phương pháp tổng hợp: Kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm cùng tìm
hiểu, tham khảo các tài liệu trong bài nghiên cứu đi trước, kết hợp với phương pháp
của mình để thực hiện nghiên cứu, từ đó phân tích kết quả hồi quy.
- Phương pháp định lượng: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong
nghiên cứu giúp tác giả đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố quản trị đến
tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Từ kết quả phân
tích đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Cụ thể là phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel regression) để xác định mức độ
tác động của của các nhân tố quản trị đến tính kịp thời của BCTC của các công ty
niêm yết trên sàn HOSE với mô hình hồi quy Pools, mô hình Fixed effects Model
(FEM) và mô hình Random effects Model (REM). Dùng kiểm định Redundant test
để so sánh mô hình FEM và POOLS và kiểm định Hausman test để so sánh mô hình
FEM và REM với sự hỗ trợ của phần mềm Stata, tiến hành chọn ra mô hình hồi quy
thích hợp nhất để phân tích.
1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở phần trên có thể thấy tính kịp thời
của BCTC cũng đã được chú trọng nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy
nhiên các nghiên cứu này chưa đi sâu vào ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công
ty đến tính kịp thời của BCTC. Vì vậy luận văn sẽ làm rõ:
- Đánh giá ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị công ty niêm yết nhằm
nâng cao tính kịp thời của công bố thông tin tài chính.
1.7 Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý giải pháp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời
của việc công bố BCTC. Các nghiên cứu này khá đa dạng về bộ dữ liệu cũng như
trải dài nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Rất nhiều các yếu tố thuộc về
quản trị và thuộc về đặc tính cơ bản của doanh nghiệp được cho là ảnh hưởng đến
vấn đề này. Sau đây, tác giả tóm tắt một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Mô hình nghiên cứu của Ziyad Mustafa M. Al-Shwiyat (2013) được thực hiện
trên mẫu bao gồm 120 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan
năm 2012. Các tác giả đã kết luận rằng với thời hạn công bố báo cáo tài chính là
111 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng công bố báo cáo tài chính với thời gian ngắn nhất so
với các lĩnh vực khác, trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp phải tốn thời gian hơn rất nhiều để thực hiện điều tương tự.
Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý trong kết quả phân tích hồi quy mô hình cho
thấy trong khi nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tính kịp thời của việc
công bố thông tin tài chính doanh nghiệp không có mối quan hệ với nhau, thì các
nhân tố khác như: số năm hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tỷ
suất nợ và tính kịp thời của việc công bố thông tin tài chính doanh nghiệp về mặt
thống kê có tương quan thuận với nhau.
Một nghiên cứu khác của Khalid Alkhatib và Qais Marji (2012) được thực
hiện đối với 137 công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Jordan tại thời điểm
năm 2010 trên cơ sở phân tích tính kịp thời của các báo cáo kiểm toán. Các tác giả
đã chỉ ra rằng với một doanh nghiệp thì 3 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, tỷ số sinh
lời, và chất lượng của công ty kiểm toán không có liên quan đến tính kịp thời của
BCTC. Trong khi đối với các công ty ngành dịch vụ thì tính kịp thời của BCTC và
nhân tố đòn bẩy tài chính lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
Younes (2011) khảo sát mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp, quy mô
công ty, tỷ suất lợi nhuận, đòn bẩy nợ, chất lượng thu nhập và tính kịp thời của báo
cáo tài chính doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai
Cập trong giai đoạn 1998-2007. Nghiên cứu tìm thấy yếu tố ngành công nghiệp ảnh
hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính doanh nghiệp và cũng cho thấy rằng
các công ty lớn hơn có xu hướng mất ít thời gian hơn các công ty nhỏ để phát hành
báo cáo tài chính hàng năm. Nghiên cứu cho thấy các công ty có nợ dài hạn/vốn chủ
sở hữu cao có thời gian dài hơn đáng kể để chuẩn bị và công bố báo cáo tài chính
hàng năm so với các công ty tỷ lệ nợ dài hạn nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
các công ty quản lý thu nhập hiệu quả có thời gian ngắn hơn đáng kể để chuẩn bị và
công bố báo cáo tài chính hàng năm so với các công ty quản lý thu nhập ít hiệu quả
hơn.
Nghiên cứu của Asli (2010) cho rằng báo cáo tài chính kịp thời giúp thị trường
vốn hoạt động tốt. Nghiên cứu này nghiên cứu về tính kịp thời của các báo cáo tài
chính của 211 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Istanbul. Phân tích hồi quy đa biến chỉ ra rằng cả dấu hiệu thu nhập, ý kiến kiểm
toán, công ty kiểm toán và yếu tố ngành công nghiệp đều ảnh hưởng đến tính kịp
thời của BCTC. Các công ty có thu nhập ròng lớn, có ý kiến kiểm toán tốt và hoạt
động trong ngành sản xuất công nghiệp phát hành báo cáo tài chính sớm hơn, trong
khi các công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ phát hành báo cáo tài chính chậm hơn.
Nghiên cứu của Hussein Ali Khasharmeh và Khaled Aljifri (2010) được thực
hiện trên dữ liệu báo cáo tài chính của 83 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch
trong năm 2004. Hai tác giả tập trung nghiên cứu vào sự ảnh hưởng của các nhân tố
đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin tài chính của 83 công ty này. Kết quả
nghiên cứu đã chứng minh rằng trong khi các nhân tố như: loại hình công ty, tỷ suất
nợ, khả năng sinh lời, tỷ lệ chi trả cổ tức có ảnh hưởng mạnh thì ngược lại các nhân
tố: chất lượng công ty kiểm toán, quy mô công ty, tỷ số giá trên thu nhập cổ phần có
sức ảnh hưởng yếu hơn hoặc không có mối quan hệ với nhau.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Trong một nghiên cứu khác của Amr Ezat và Ahmed El Masry (2008) được
thực hiện trên 50 công ty niêm yết ở Ai Cập năm 2006. Đối tượng nghiên cứu là các
nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính
qua mạng (corporate internet reporting), trong đó các nhân tố chính là: quy mô công
ty, quy mô ban quản trị, thành phần ban quản trị, cơ cấu cổ đông, lĩnh vực hoạt động
và tính thanh khoản. Kết quả cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng kịp thời hơn nếu hội đủ các điều
kiện: quy mô công ty lớn, tỷ lệ thanh khoản cao, sự độc lập cao của thành phần hội
đồng quản trị với hoạt động của công ty, và số lượng thành viên trong hội đồng
quản trị nhiều.
Công trình nghiên cứu năm 2006 của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios
Leventis được thực hiện trên dữ liệu của 95 công ty phi tài chính niêm yết trên thị
trường chứng khoán Hy Lạp. Công trình tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến
tính kịp thời của việc công bố BCTC. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, hoặc các công ty được kiểm toán bởi các công ty
kiểm toán hàng đầu, hoặc các công ty có quy mô lớn thì có thời gian công bố báo
cáo tài chính nhanh hơn so với các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng với ý kiến kiểm
toán không tốt, hoặc những công ty có cổ phần được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp
bởi những cổ đông nội bộ.
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các đề tài nghiên cứu về tính kịp thời của việc công bố BCTC ở Việt Nam
chưa nhiều, chủ yếu xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp đến việc công bố thông tin. Một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên
cứu của Đặng Đình Tân (2013) và Nguyễn Trọng Nguyên (2015).
Đặng Đình Tân (2013) khảo sát 175 báo cáo tài chính cùa 120 công ty niêm
yết công bố trên website của Ủy ban chứng khoán nhà nước với mục đích nghiên
cứu về mối quan hệ giữa loại BCTC cần lập, loại kiểm toán viên và xu hướng về
tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết năm 2010, 2011. Kết quả cho thấy
có sự khác biệt giữa tính kịp thời của BCTC cần lập (hợp nhất hay riêng lẻ). Điều
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
này có thể giải thích là do quy định của pháp luật hay do tính phức tạp khi lập và
kiểm toán BCTC hợp nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu không tìm ra sự khác biệt
giữa loại kiểm toán viên với tính kịp thời của việc lập BCTC. Điều này trái với kết
quả của một số nghiên cứu trước cho rằng các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4
sẽ thực hiện thời gian kiểm toán dài hơn và chất lượng kiểm toán sẽ cao hơn. Sau
cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tính kịp thời của BCTC theo thời
gian, theo đó tính kịp thời của BCTC năm 2011 có vẻ kém hiệu quả hơn so với năm
2010.
Nguyễn Trọng Nguyên (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc
về quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết tại Việt Nam. Tác giả nghiên cứu dữ liệu tài chính của 195 công ty niêm yết trên
sàn chứng khoán Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hầu hết các biến
quản trị như số thành viên độc lập trong HĐQT, thành viên độc lập HĐQT có trình
độ về tài chính và kế toán, tần suất họp HĐQT, số lượng thành viên BKS, việc
thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ đều có tác động tích cực đến chất lượng thông
tin BCTC, trong đó có tính kịp thời của các báo cáo này. Riêng sự độc lập của BKS
là không có sự tương quan với chất lượng thông tin BCTC. Nguyên nhân là do
trong thực tế BKS không có sự độc lập và quyền hạn thật sự. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT chịu sự
ảnh hưởng của quy mô công ty và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ.
1.3 Khe hổng nghiên cứu
Có thể thấy rằng các nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính
kịp thời của báo cáo tài chính chủ yếu là các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam
vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức mặc dù cơ chế quản trị công ty đang
được áp dụng tại nhiều công ty niêm yết và tính kịp thời của BCTC luôn là vấn đề
mang tính cấp thiết. Có thể thấy rằng hầu hết các công trình trong và ngoài nước
chưa nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc lập và
công bố BCTC, đặc biệt chưa chú trọng về các nhân tố quản trị - các yếu tố mà
doanh nghiệp có thể kiểm soát được, còn tồn tại các kết luận trái chiều về các nhân
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
tố ảnh hưởng đây chính là khe hổng nghiên cứu để tác giả thực hiện một nghiên cứu
tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Từ đó, làm cơ sở đề
xuất các kiến nghị để tăng cường hiệu quả quản trị công ty nhằm nâng cao tính kịp
thời của BCTC tại Việt Nam. Tác giả sẽ dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm nước
ngoài để chọn lọc các biến thích hợp trong dữ liệu và tình hình tại Việt Nam để
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT
2.1 Lý thuyết nền tảng
2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích
Lý thuyết này cho rằng luôn luôn có sự mất cân xứng thông tin giữa người lập
báo cáo tài chính và đối tượng dùng thông tin báo cáo tài chính (Godfrey và cộng
sự, 2003). Phản hồi thông tin được thực hiện bởi các bên liên quan quan tâm đến
tình hình tài chính của công ty. Theo đó, sự hữu ích của thông tin cần được đánh giá
dựa trên quan hệ giữa chi phí và lợi ích của một hành vi đầu tư. Do những đặc điểm
của sự mất cân bằng giữa đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, nên các nhà đầu
tư bên ngoài thường dựa vào thông tin kế toán để ra quyết định đầu tư. Trên cơ sở
này, các đặc tính liên quan đến chất lượng của báo cáo tài chính được xác định như
sau. Thứ nhất, báo cáo tài chính phải bao gồm thông tin liên quan, tức là thông tin
có thể giúp người sử dụng dự đoán tương lai kinh doanh dựa trên đánh giá thông tin
quá khứ. Ngoài ra, các thông tin cần trung thực và phản ánh đúng bản chất của tình
hình và vị thế tài chính của công ty.
Vì vậy, lý thuyết này đã đưa ra những yêu cầu về quản trị đến chất lượng
thông tin kế toán như tính dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm toán và tính kịp
thời. Thông tin tài chính cần được báo cáo một cách chính xác và kịp thời từ đó hỗ
trợ các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư,
chủ nợ và cổ đông. Lý thuyết thông tin hữu ích đã xây dựng nền tảng cho các
nghiên cứu về vai trò của quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, từ đó thỏa
mãn được nhu cầu thông tin của nhà đầu tư.
2.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm
Theo Charles W. L. Hill và Thomas M. Jones (1992), lý thuyết ủy nhiệm xuất
hiện khi xét đến hành vi của người sử dụng lao động và nhân viên lao động thông
qua hợp đồng lao động. Cụ thể, lý thuyết này tiêu biểu cho mối quan hệ giữa người
chủ doanh nghiệp (một hoặc nhiều người) và một bên khác được gọi là bên được ủy
thác để quản lý doanh nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ được uỷ nhiệm. Lý
thuyết này cho rằng có sự khác nhau về mục tiêu của hai nhóm đối tượng này.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
Trong khi, bên được ủy thác muốn tối đa hoá lợi ích của họ còn bên kia được phép
hành động vì lợi ích riêng của mình và điều này gây phương hại cho chủ sở hữu
công ty. Vì thế, chủ nợ phải thực hiện các bước để hạn chế quyền lợi của người
được ủy nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến chi phí bổ sung nhằm kiểm soát xung đột lợi
ích giữa hai bên, bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và các chi phí khác.
Theo lý thuyết ủy nhiệm, sự xung đột giữa chủ sở hữu và người được ủy quyền là
rất quan trọng bởi vì cổ đông thường chỉ có một phần nhỏ trong số cổ phần của
công ty. Do đó, để hạn chế chi phí gián tiếp và cân bằng lợi ích của cả hai bên, công
ty cần phải tiết lộ thêm thông tin cho các cổ đông.
Do đó, lý thuyết này giải thích tác động của các đặc tính của công ty như quy
mô hoạt động, lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng việc tiết lộ kịp thời thông tin
tài chính. Lý do là các công ty có lợi nhuận cao, các nhà quản lý vẫn muốn tiết lộ
thêm thông tin để thể hiện khả năng quản lý của họ. Luận văn này sử dụng lý thuyết
này để xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
2.1.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được giới thiệu bởi George Akerlof, Michael
Spence và Jose Stiglitz năm 2001. Các học giả này cho rằng thông tin bất đối xứng
xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư có thêm thông tin về một công ty hơn các nhà
đầu tư khác. Nói cách khác, thông tin không cân xứng xuất hiện khi người mua và
người bán có thông tin khác nhau. Một cách đơn giản, Akerlof (1970) lập luận rằng
trong giao dịch, một bên có nhiều thông tin hơn bên khác, gọi là thông tin không đối
xứng.
Thực tế, trong các công ty thì giám đốc điều hành và cổ đông lớn thường có
nhiều thông tin quá khứ và hiện tại cũng như việc truy cập thông tin dễ dàng hơn
những người khác cụ thể như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thông tin bất cân xứng dẫn đến
sự hiểu biết và đánh giá không đầy đủ và chính xác của các nhà đầu tư còn lại trên
thị trường và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định đầu tư.
Vì vậy, lý thuyết này yêu cầu về mặt quản trị của ban giám đốc phải rõ ràng và
kịp thời cung cấp thông tin cho các cổ đông cũng như nhà đâu tư. Thông qua đó thể
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
hiện lợi ích xung đột của nhà quản trị doanh nghiệp và các cổ đông. Vì vậy, luận
văn sử dụng lý thuyết này để xem xét ảnh hưởng của ban giám đốc đến tính kịp thởi
của BCTC.
Tóm lại, theo các lý thuyết về thông tin hữu ích, lý thuyết về ủy nhiệm và lý
thuyết về thông tin bất cân xứng, thông tin tài chính luôn có vai trò quan trọng đối
với các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định của mình. Do có sự bất cân xứng về
mặt thông tin cũng như sự xung đột về lợi ích giữa đối tượng ủy nhiệm và người
được ủy nhiệm đã ảnh hưởng đến tính kịp thời và chính xác của thông tin tài chính,
từ đó ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Các lý thuyết này đã đặt cơ sở cho tầm
quan trọng của tính kịp thời của báo cáo tài chính và xác định vai trò của các yếu tố
quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
2.2 Tổng quan lý thuyết về báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài
chính
2.2.1 Báo cáo tài chính
2.2.1.1 Định nghĩa báo cáo tài chính
Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, thuật ngữ “Báo cáo tài
chính” được hiểu là: “hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được
trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” (Khoản
1, Điều 3).
Tại Khoản 1, Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng
dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có đề cập đến mục đích của BCTC là: “để cung
cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một
doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và
nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
e) Các luồng tiền.”
Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính
giữa niên độ. Điều 100 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định
hệ thống của một BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (đối với
giữa niên độ còn có dạng đầy đủ và tóm lược).
Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp đều phải lập và trình bày BCTC năm.
Riêng các doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC
tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn
vị trực thuộc.
Trường hợp các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán phải lập thêm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Tương tự đối
với BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ nếu các doanh nghiệp đó có
các đơn vị kế toán trực thuộc.
Về thời hạn nộp báo cáo tài chính, Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 quy định:
“1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm
nhất là 45 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo
cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng
công ty quy định.
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm
nhất là 90 ngày;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm
cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo
cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với
các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp
trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.”
Có thể khái quát thời hạn lập và nơi nhận BCTC qua bảng sau:
Bảng 2.1 Thời hạn lập và nơi nhận BCTC của các doanh nghiệp
Loại hình doanh
Nơi nhận báo cáo
Thời hạn lập báo cáo
nghiệp
Cơ quan Cơ quan Cơ quan DN cấp Cơ quan
tài chính thuế thống kê trên ĐKKD
DN nhà nước Quý, năm x x X x x
DN có vốn đầu
Năm x x X x x
tư nước ngoài
Các loại hình
Năm – x X x x
DN khác
2.2.1.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp
cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm như: các nhà đầu
tư, hội đồng quản trị, cổ đông, bên cho vay, các chủ nợ, khách hàng, các cơ quan
quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của DN.
Dưới góc độ kế toán, BCTC là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về
tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Cụ thể
hơn, BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh
tế phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh
nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển
các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức
thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các
quyết định kinh tế.
Trong hệ thống BCTC, mỗi loại báo cáo có vai trò cung cấp thông tin tình
hình tài chính DN dưới từng góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu thể hiện ở các báo
cáo dưới đây:
- Bảng Cân đối kế toán: cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các
khoản nợ, các nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời kỳ nhất định, giúp cho
việc đánh giá thực trạng tài chính của DN như: tình hình biến động quy mô và cơ
cấu tài sản, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, khả năng huy động vốn cho
quá trình sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian tới.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp những thông tin về kết quả
sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN. Việc phân tích số liệu trên báo cáo này giúp
DN đánh giá khả năng sinh lợi, tính hiệu quả của các nguồn vốn mà DN đang sử
dụng.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cung cấp những thông tin về biến động tài chính
của DN, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền
trong tương lai, cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này cho hoạt động kinh
doanh, đầu tư tài chính của DN.
Một cách khái quát nhất thì hệ thống BCTC của DN được lập với mục đích
sau:
- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, từ đó phân tích, đánh giá thực
trạng tài chính của DN trong kỳ và đưa ra những dự đoán, biến động trong tương
lai.
- Với nhà quản lý DN, BCTC cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản,
nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt
động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải
pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của DN trong tương lai.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
- Với các cơ quan khác như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế BCTC là tài
liệu quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho DN thực hiện
các chính sách, chế độ kinh tế tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay: BCTC giúp nhận biết về tình hình sử
dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN, cũng như mức độ rủi ro khi đầu tư hoặc cho vay, để có thể cân
nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.
- Với nhà cung cấp: BCTC thể hiện khả năng thanh toán của DN như thế nào,
để từ đó xem xét đến vấn đề hợp tác kinh doanh, phân phối hàng hóa, bán hàng cho
doanh nghiệp, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.
- Với khách hàng: BCTC cung cấp các thông tin về năng lực sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng... để
từ đó có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của DN.
- Với cổ đông, công nhân viên của DN: là các thông tin về khả năng cũng như
chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan
đến lợi ích của họ thể hiện trên BCTC.
Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý DN, BCTC phải đảm
bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây:
- BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã quy định, có
đầy đủ chữ ký của những người có liên quan, phải có dấu xác nhận của cơ quan,
đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo, và gửi theo đúng thời hạn quy định.
- BCTC phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp
lập theo quy định, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản suất
kinh doanh của DN qua các thời kỳ, hoặc giữa các DN với nhau.
- Số liệu phản ánh trong BCTC phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo
thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên BCTC.
2.2.1.3 Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính
Điều 101 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính
hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đã nêu rõ các yêu cầu đối với thông tin
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
được trình bày trong báo cáo tài chính. Theo đó, tại Khoản 1 đã quy định: “Thông
tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài
chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực,
thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót.
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để
giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của
các giao dịch và sự kiện.
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin
tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn
mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng
của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài
chính.
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và
không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp
dụng.”
Khoản 3, Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC cũng nhấn mạnh rằng:
“Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin
thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài
chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai,
của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn
vị cụ thể.”
Bên cạnh đó, việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn
mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên
quan. Theo Chuẩn mực số 21 về “Trình bày báo cáo tài chính” (ban hành theo
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính) thì người lập BCTC cần chú trọng một số nguyên tắc sau:
- Hoạt động liên tục: “Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc
người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp
đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong
tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động,
hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.” (Đoạn 15 Chuẩn mực số
21)
- Cơ sở dồn tích: “Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế
toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi
nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa
doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép
ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về
tài sản hoặc nợ phải trả.” (Đoạn 18 Chuẩn mực số 21)
- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: “Từng khoản mục trọng yếu phải được
trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì
không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính
chất hoặc chức năng.” (Đoạn 21 Chuẩn mực số 21)
- Nguyên tắc bù trừ: “Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo
cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc
cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù
trừ khi: a) Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc b) Các khoản lãi, lỗ
và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc
tương tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau
phù hợp với quy định của đoạn 21.” (Đoạn 25, 26 Chuẩn mực số 21)
.- Nguyên tắc nhất quán: “Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong
báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: a) Có sự
thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại
việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày
một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc b) Một chuẩn mực kế toán
khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.” (Đoạn 19 Chuẩn mực số 21)
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
Trong quá trình lập hệ thống BCTC phải đảm bảo thực hiện đồng thời các
nguyên tắc trên vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, làm
cơ sở để các BCTC cung cấp những thông tin đáng tin cậy, đầy đủ, kịp thời và phù
hợp với yêu cầu của người sử dụng trong việc ra quyết định.
2.2.2 Tính kịp thời của BCTC
Theo FASB và IASB, tính kịp thời là một trong những đặc tính nâng cao chất
lượng thông tin. “Kịp thời có nghĩa là việc cung cấp thông tin cho người ra quyết
định một cách kịp thời, có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của họ. Nói chung
thông tin càng lỗi thời thì mức độ hữu dụng của nó càng bị giảm” (FASB, 2010).
Do đó thông tin không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng
thông tin.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, tính kịp thời được hiểu là các thông tin và
số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn
quy định, không được chậm trễ. Như vậy, thông tin tài chính cần được cung cấp
đúng thời điểm quy định hay là thời điểm người sử dụng có nhu cầu, vì tính pháp lý
của việc công bố thông tin nên trong luận văn này tính kịp thời được xem xét dưới
góc độ tuân thủ quy định về công bố thông tin, nghĩa là thời điểm bắt buộc phải nộp
báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (BTC, 2003),
tính kịp thời báo cáo tài chính được quy định như sau: “các thông tin kế toán phải
được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được
chậm trễ”. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính nói
riêng và chất lượng báo cáo tài chính nói chung đều ghi nhận tính kịp thời là một
trong các đặc điểm thiết yếu của báo cáo tài chính.
Tại Việt Nam, thời hạn về công bố báo cáo tài chính của các công ty được quy
định như sau:
Điều 171 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về
việc công khai thông tin công ty cổ phần: “1. Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài
chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
thẩm quyền theo quy định của luật về kế toán và pháp luật có liên quan. 2. Công ty
cổ phần công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của mình các thông tin: a)
Điều lệ công ty; b) Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của
các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
công ty; c) Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; d)
Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát. 3. Nếu là công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết phải thông báo cho
Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính chậm nhất 03 ngày sau khi
có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ
thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã
số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc
tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ
chức nước ngoài. 4. Công ty cổ phần đại chúng thực hiện công bố, công khai thông
tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần mà Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điều lệ công bố, công khai thông tin theo quy định tại Điều 108 và
Điều 109 của Luật này.”
Theo quy định của Điều 31, 32 Luật Kế toán 88/2015/QH13, báo cáo tài chính
của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm
theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán. Việc công khai báo cáo tài chính
được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây: a) Phát hành ấn phẩm; b)
Thông báo bằng văn bản; c) Niêm yết; d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử; đ)
Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Công ty phải công khai báo cáo tài
chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường
hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức,
thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện
theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó.
Đối với các Tổ chức tín dụng, thời hạn nộp BCTC cũng được quy định rõ tại
Chế độ Báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Quyết
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
tại Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN ngày 17/01/2018, theo đó:
- Với Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán thì: “Thời hạn nộp báo cáo tài
chính năm của TCTD chưa kiểm toán chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm
tài chính; Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm hợp nhất chưa kiểm toán chậm nhất
là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.” (Điểm a, Khoản 1, Điều 7)
- Với Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán thì: “TCTD phải gửi Báo cáo
tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập
(bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90
ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD.” (Điểm b, Khoản 1, Điều 7)
- Thời gian công khai: “Thời gian công khai báo cáo tài chính năm chậm nhất
là 90 ngày đối với các TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn,
và chậm nhất là 120 ngày đối với các TCTD còn lại tính từ ngày kết thúc năm tài
chính của TCTD.” (Điểm c, Khoản 2, Điều 14)
Tóm lại, theo khuôn khổ quy định pháp lý hiện hành tại Việt Nam, thời hạn
công bố báo cáo tài chính năm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán (kể cả các tổ chức tín dụng) là 90 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm tài
chính. Báo cáo tài chính được công bố phải kèm ý kiến kiểm toán.
2.3 Tổng quan lý thuyết về quản trị công ty
2.3.1 Khái niệm về quản trị công ty
Theo Tổ chức tài chính quốc tế (IFC): “Quản trị công ty là những cơ cấu và
những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty”
Theo nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD): “QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên
quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công
ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các
mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó,
cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ được cho là có hiệu
quả khi khích lệ được ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát
hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các
nguồn lực một cách tốt hơn”
Tóm lại, quản trị công ty là hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các
cơ cấu và quy trình. Cơ cấu quản trị công ty nhằm phân định rõ quyền hạn và trách
nhiệm của những thành viên trong công ty, bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều
hành, Ban kiểm soát, Cổ đông và những người liên quan khác. Quy trình Quản trị
công ty là hệ thống những quy định, hướng dẫn mà trên cơ sở đó công ty được điều
hành và kiểm soát.
Bên cạnh đó, quản trị công ty cũng lập ra quy trình, thủ tục, các nguyên tắc ra
quyết định trong công ty, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm
thiểu những rủi ro không cần thiết. Đó là những rủi ro xuất phát từ các giao dịch
giữa các bên với nhau, rủi ro do xung đột về lợi ích tiềm tàng, rủi ro từ việc không
có chuẩn mực rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin.
2.3.2 Vai trò của quản trị công ty
Theo IFC, Cẩm nang quản trị công ty 11/2011, Quản trị công ty tốt mang lại
những lợi thế như:
- Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn
- Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản
- Nâng cao uy tín
2.3.3 Các nguyên tắc của quản trị công ty
Có nhiều bộ nguyên tắc quản trị công ty được các quốc gia cũng như tổ chức
chuyên nghiệp phát hành. Trong số đó, bộ Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xuất bản năm 2004 đang trở nên rất phổ
biến, bao gồm:
- Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả: “Khuôn khổ
quản trị công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp
với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
sát, quản lý và cưỡng chế thực thi.” (Mục I, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC
2010)
- Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: “Khuôn khổ quản trị
công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.” (Mục II, Phần
một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010)
- Đối xử bình đẳng đối với cổ đông: “Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo
sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông
nước ngoài. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi
phạm.” (Mục III, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010)
- Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty: “Khuôn
khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã
được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích
cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc
làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp.” (Mục IV, Phần một, Bản dịch tiếng
Việt của IFC 2010)
- Công bố thông tin và tính minh bạch: “Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm
bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan
đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị
công ty.” (Mục V, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010)
- Trách nhiệm của hội đồng quản trị: “Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm
bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của
hội đồng quản trị và trách nhiệm của hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.”
(Mục VI, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010)
2.3.4 Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam
Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển
và tương đối mới mẻ (IFC, 2010), tuy nhiên trong những năm gần đây cơ sở pháp lý
về quản trị công ty của Việt Nam đang dần được hoàn thiện một cách đáng kể với
các quy định mang tính pháp lý sau:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Bảng 2.2 Các bộ luật và quy định chính ảnh hưởng đến QTCT
Luật/ Quy định Phạm vi áp dụng Diễn giải
Điều chỉnh việc thành lập, cấp phép,
Tất cả các hoạt động
thanh lý các dự án được triển khai bởi
Luật đầu tư tất cả các loại hình DN và đầu tư trực
đầu tư
tiếp nước
ngoài.
Quy định về việc thành lập, tổ chức
quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt
Luật DN 2014
Tất cả các DN và động có liên quan của DN gồm công ty
hoạt động của DN TNHH, công ty
cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân
và nhóm công ty.
Luật chứng
Điều chỉnh việc phát hành, chào bán,
khoán, Luật sửa
Các công ty cổ phần mua bán chứng khoán, các dịch vụ liên
đổi bổ sung một
và các nhà đầu tư quan tới chứng khoán và việc công bố
số điều của Luật
thông tin
chứng khoán
Bắt buộc áp dụng đối với các công ty
niêm
Quy chế QTCT Các công ty niêm yết yết, không bắt buộc nhưng nên áp dụng
đối với các công ty cổ phần không niêm
yết
Các yêu cầu niêm Các công ty niêm yết
Điều chỉnh việc tiếp cận giao dịch của
yết tại các Sở tại Sở giao dịch
công chúng đầu tư và các tổ chức phát
giao dịch chứng khoán
hành
chứng khoán TP.HCM và Hà Nội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
Thông tư Các công ty đại
Bắt buộc áp dụng đối với các công ty đại
chúng và công ty niêm yết về việc công
09/2010/TT- chúng và công ty
bố thông tin trên thị trường chứng
BTC niêm yết
khoán
Công ty đại chúng,
Quy định chi tiết về việc công bố thông
Thông tư công ty chứng
tin trên thị trường chứng khoán, thay thế
52/2012/TT-BTC khoán, sở giao dịch
thông tư 09/2010/TT-BTC.
chứng khoán
Công ty đại chúng,
Quy định chi tiết về việc công bố thông
Thông tư công ty chứng
tin trên thị trường chứng khoán, thay thế
155/2015/TT-BTC khoán, sở giao dịch
thông tư 52/2012/TT-BTC.
chứng khoán
Các công ty niêm
Quy định về QTCT áp dụng đối với
Quyết định yết trên sở giao dịch
công ty niêm yết trên sở giao dịch
12/2017/QĐ- chứng khoán, trung
chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng
BTC tâm giao dịch chứng
khoán
khoán
Thông tư
Quy định về QTCT áp dụng đối với
Các công ty đại công ty đại chúng. Thông tư này có hiệu
121/2012/TT-
chúng lực từ ngày 17/9/2012, thay thế quyết
BTC
định 12/2007/QĐ-BTC
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên Cẩm nang QTCT, IFC (2010)
Những văn bản pháp lý nêu trên đã bổ sung cho nhau và cùng đưa ra khung
pháp lý cơ bản cho hoạt động quản trị công ty ở nước ta. Tuy nhiên, khung pháp lý
về quản trị công ty tại nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng, vẫn còn tồn tại
một số điểm mập mờ, chồng chéo, nhiều quy định còn bộc lộ rõ những hạn chế nhất
định.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
2.3.5 Mô hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam
Kiểm toán độc lập
Ủy ban Kiểm toán
Ban Kiểm soát
Đại hội cổ đông
Ủy ban chính sách
Kiểm toán nội bộ
phát triển
Ủy ban nhân lực Hội đồng quản trị
Thư ký công ty
Ủy ban lương
thưởng
Tổng Giám đốc và
Các ủy ban khác
Ban Giám đốc điều
trực thuộc HĐQT
hành
Các chủ thể quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp, Quy chế quản trị công ty và Điều lệ
Mẫu Các chủ thể quản trị theo khuyến nghị của Quy chế quản trị công ty các thông lệ tốt
Hình 2.1: Cơ cấu quản trị công ty niêm yết (Nguồn IFC (2010))
Cơ cấu quản trị công ty của công ty cổ phần niêm yết bao gồm các chủ thể bắt
buộc: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Giám đốc (Tổng
giám đốc) và ban Giám đốc điều hành; Kiểm toán độc lập và Thư ký công ty) và các
chủ thể tự nguyện (Kiểm toán nội bộ và các Uỷ ban trực thuộc Hội đồng quản trị
công ty).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
Với mục đích đem đến người đọc những cái nhìn khái quát nhất về cơ sở lí
thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, Chương 2 đã trình bày một
cách ngắn gọn nhất về các lý thuyết liên quan đến đề tài, làm rõ định nghĩa, vai trò,
cách lập báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài chính và tiếp theo là các
cơ sở lý thuyết về quản trị công ty. Tiếp theo, Chương 3 sẽ trình bày phương pháp
nghiên cứu cũng như mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến
tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán TP. Hồ Chí Minh.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Xác định vấn đề
nghiên cứu
- Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây
- Nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết
liên quan
- Đề xuất mô hình nghiên cứu
- Xây dựng các giả thiết nghiên cứu
Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu
- Xử lý dữ liệu
- Thống kê mô tả
- Phân tích hồi quy đa biến
Viết báo cáo
nghiên cứu
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.2 Dữ liệu nghiên cứu
Đối với hồi quy bội thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50+8*m (m
là số biến độc lập). Trong nghiên cứu này có 9 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
50+8*9= 122 mẫu. Vì thế để tiến hành nghiên cứu các nhân tố thuộc về quản trị ảnh
hưởng đến tính kịp thời của BCTC của các doanh nghiệp, tác giả tiến hành chọn
mẫu ngẫu nhiên 50 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM nhưng
loại trừ các doanh nghiệp thuộc ngành Tài chính bao gồm: Ngân hàng, công ty
chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ/công ty đầu tư, những DN thuộc diện kiểm
soát đặc biệt. Vì thế tổng số cỡ mẫu là 150 mẫu thỏa mãn cỡ mẫu tối thiểu là 122
mẫu.
Để thu thập được tất cả thông tin các biến độc lập của nghiên cứu, tác giả đã
thu thập các dữ liệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp từ báo cáo thường niên
hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu. Còn dữ liệu các biến kiểm soát được thu thập
và tính toán từ số liệu của báo cáo tài chính qua các năm. Một điều lưu ý là các
BCTC của công ty này đã được kiểm toán và công bố công khai trên các phương
tiện thông tin đại chúng theo quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước nên độ tin
cậy rất cao.
Theo quy định các báo cáo này đối với công ty niêm yết đều được công khai
trên trang website của công ty nên việc tiếp cận và thu thập dữ liệu 3 năm 2014-
2016 là việc hoàn toàn thuận tiện và đảm bảo chính xác cho nghiên cứu. Sau khi thu
thập và nhập liệu các dữ liệu thô thì tác giả tiến hành thống kê, tính toán các chỉ số
đo lường biến độc lập để chuẩn bị cho chạy hồi quy xác định các nhân tố thuộc về
quản trị ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yếu trên sàn
chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Sự độc lập của HĐQT
Sự độc lập của HĐQT được xác định bằng tỷ lệ số thành viên HĐQT bên
ngoài công ty (Haniffa và Cooke, 2002). Vì vậy, biến này cho biết xác định tỷ lệ
giữa các thành viên HĐQT điều hành công ty (bên trong công ty) và những thành
viên HĐQT có góp vốn nhưng không tham gia điều hành DN. Kết quả của các
nghiên cứu trước đây đã kiểm tra mối quan hệ giữa sự độc lập của HĐQT và tính
kịp thời của BCTC còn nhiều ý kiến trái chiều. Một số nghiên cứu cho thấy một mối
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
quan hệ tích cực như Abdelsalam và Street (2007), Adams và cộng sự (1998) và
Chen và Jaggi (2000). Điều đó có thể giải thích là các thành viên HĐQT độc lập sẽ
đánh giá khách quan hơn nên các công ty xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để
phát hành BCTC trong thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên lại có những nghiên cứu tìm
ra ảnh hưởng tiêu cực như Eng và Mak (2003), hoặc Haniffa và Cooke (2002) và
Ho và Wong (2001) đã không tìm thấy mối quan hệ nào đáng kể.
H1. Sự độc lập của HĐQT có tác động đến tính kịp thời của BCTC.
3.3.2 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT
Vai trò giữa Giám đốc điều hành (CEO) và chủ tịch HĐQT khi giữ hai vị trí
cùng một lúc sẽ có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Giám đốc điều hành là
một vị trí toàn thời gian và chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày của công ty cũng
như thiết lập và thực hiện các chiến lược của công ty. Tuy nhiên, vị trí của chủ tịch
thường là bán thời gian và trách nhiệm chính là đảm bảo hiệu quả của hội đồng
quản trị (Weir and Laing, 2001). Kết quả của các nghiên cứu trước đây vẫn còn
nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của yếu tố này. Một số nghiên cứu nhận thấy sự kiêm
nhiệm này sẽ tác động tiêu cực đến tính kịp thời của BCTC như nghiên cứu của Gul
và Leung (2004), Haniffa và Cooke (2002) và Abdelsalam và Street (2007), trong
khi những nghiên cứu khác lại không tìm ra mối quan hệ đáng kể (Ghazali và
Weetman, 2006).
H2. Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT có tác động tiêu cực đến tính
kịp thời của BCTC.
3.3.3 Số thành viên của hội đồng quản trị
Số lượng thành viên của hội đồng quản trị công ty đóng vai trò quan trọng
trong việc theo dõi và quyết định chiến lược. Một số nghiên cứu cho rằng một hội
đồng quản trị lớn sẽ hỗ trợ công ty giám sát nhiều hơn, cung cấp nhiều nguồn lực
quan trọng và giảm bớt sự thống trị của CEO và tăng khả năng chuyên môn mang
lại từ sự đa dạng hội đồng quản trị (Singh và cộng sự, 2014, Yermack, 1996). Tuy
nhiên, một số nghiên cứu khác cho rằng một hội đồng quản trị lớn có thể gây ra
xung đột nhiều hơn giữa các thành viên của hội đồng quản trị mà có thể trì hoãn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
hoặc hủy bỏ quyết định quan trọng. Ngoài ra, một hội đồng lớn còn gây ra sự truyền
thông và xử lý thông tin nghèo nàn hơn (Huther, 1997; John và Senbet, 1998). Vì
thể mối quan hệ giữa số lượng thành viên HĐQT và tính kịp thời của BCTC còn
nhiều kết luận trái chiều. Ngoài ra, Amr Ezat và Ahmed El Masry (2008) đã nghiên
cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo
cáo tài chính của 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai Cập năm 2006 và tìm ra ảnh hưởng
của số thành viên hội đồng quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Mặt
khác, tại sàn chứng khoán Việt Nam, Nguyễn Trọng Nguyên (2015) cũng tìm ra ảnh
hưởng của số thành viên hội đồng quản trị và tính kịp thời của báo cáo tài chính của
của 195 công ty niêm yết tại Việt Nam.
H3. Quy mô của hội đồng quản trị có tác động đến tính kịp thời của BCTC.
3.3.4 Cấu trúc sở hữu
Vốn chủ sở hữu gồm hai nhóm: sự tập trung hoặc phân tán quyền sở hữu. Sự
tập trung quyền sở hữu đề cập đến nhóm người có ảnh hưởng nhất đến vốn chủ sở
hữu, trong khi sự phân tán quyền sở hữu khi chia tách quyền sở hữu giữa các nhà
quản lý và chủ sở hữu vốn cổ phần theo nhóm (Haniffa và Cooke, 2002). Các công
ty mà cơ cấu quyền sở hữu của họ đang bị phân tán (cổ phần nắm giữ rộng rãi) có
khuynh hướng tiết lộ thêm thông tin tài chính trên trang web của họ để cung cấp cho
các cổ đông những thông tin cần thiết, trong khi các công ty tập trung quyền sở hữu
(có cơ cấu sở hữu tập trung) có khuynh hướng tiết lộ ít thông tin hơn trên trang web
của họ. Các cổ đông của họ có thể tiếp cận các thông tin cần thiết trong nội bộ
(Marston và Polei, 2004). Về nghiên cứu thực nghiệm, một số nghiên cứu cho thấy
không có mối quan hệ đáng kể nào giữa biến số này và tính kịp thời của công bố
thông tin tài chính (Abdelsalam và Street, 2007; Trabelsi và Labelle, 2006), trong
khi một số khác lại chứng minh được một mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc sở
hữu với tính kịp thời của BCTC (Debreceny và Rahman, 2005; Marston và Polei,
2004; Momany và Al-Shorman , 2006, Oyelere và cộng sự, 2003; Amr Ezat và
Ahmed El Masry, 2008).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
H4: Mức độ tập trung quyền sở hữu có tác động đến tính kịp thời của báo cáo
tài chính.
3.3.5 Quy mô doanh nghiệp
Phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng tổng tài sản như một thước đo về quy
mô công ty. Trong hầu hết các nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa
tính kịp thời của báo cáo kiểm toán và quy mô công ty. Một số yếu tố có thể giải
thích cho mối quan hệ này.
Các công ty lớn có hệ thống quản lý nội bộ chặt chẽ sẽ giúp các kiểm toán
viên dành ít thời gian hơn để kiểm toán (Owusu-Ansah, 2000). Carslaw và Kaplan
(1991) chỉ ra rằng “các công ty lớn hơn có thể có hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh
mẽ hơn, điều này sẽ làm giảm khả năng xảy ra các lỗi báo cáo tài chính cũng như
các công ty lớn có thể gây áp lực lên kiểm toán viên để bắt đầu và hoàn thành kiểm
toán một cách kịp thời.” Hơn nữa, các công ty lớn có nhiều nguồn lực hơn để trả chi
phí kiểm toán tương đối cao hơn và có thể thanh toán phí ngay sau khi công ty kết
thúc năm. Họ cũng có nhiều nhân viên kế toán và các hệ thống thông tin kế toán
tinh vi, dẫn đến các báo cáo hàng năm kịp thời hơn (OwusuAnsah, 2000). Thêm vào
đó, các công ty lớn thường được theo dõi bởi một số lượng khá lớn các nhà phân
tích tài chính, vì thế báo cáo tài chính cần được phát hành kịp thời (Owusu-Ansah,
2000). Cuối cùng, quản lý của các công ty lớn có thể có các biện pháp giảm bớt sự
chậm trễ trong kiểm toán và báo cáo chậm do họ có thể bị giám sát chặt chẽ hơn bởi
các nhà đầu tư, các công đoàn và các cơ quan quản lý, do đó phải đối mặt với áp lực
bên ngoài lớn hơn để báo cáo sớm (Dyer và McHugh, 1975). Do đó, báo cáo kiểm
toán của các công ty lớn sẽ bị chậm trễ ít hơn so với các công ty nhỏ hơn.
Tính quy mô của DN cũng đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Ziyad
Mustafa M. Al-Shwiyat (2013). Tác giả đã thực hiện nghiên cứu của mình trên cơ
sở 120 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan năm 2012. Tương
tự là nghiên cứu của Younes (2011) với cỡ mẫu là các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 1998-2007. Ngoài ra, Amr Ezat và
Ahmed El Masry (2008) đã nghiên cứu trên mẫu là 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
Cập năm 2006 và tìm ra ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến tính kịp thời của
báo cáo tài chính. Trong một nghiên cứu khác, Stephen Owusu-Anahsa và Stergios
Leventis (2006) sau khi tiến hành nghiên cứu với 95 công ty phi tài chính được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Hy Lạp cũng đã tìm ra mối quan hệ giữa tính
quy mô của DN với các nhân tố khác.
H5: Quy mô công ty có tác động tiêu cực đến tính kịp thời của báo cáo tài
chính.
3.3.6 Loại công ty kiểm toán
Các công ty kiểm toán được phân thành hai nhóm: các công ty thuộc Big 4 và
các công ty nằm ngoài Big 4 (Ahmed và Kamarudin, 2003). Big 4 đề cập đến 4
công ty kiểm toán lớn nhất thế giời gồm KPMG, Ernst and Young, PwC và Deloitte.
Sự chậm trễ trong kiểm toán của Big 4 sẽ ít hơn đối với các công ty khác (Carslaw
và Kaplan, 1991 và Leventis và cộng sự, 2005). Điều này có thể là do thực tế 4 công
ty kiểm toán này được cho là có khả năng kiểm toán hiệu quả hơn và có tính linh
hoạt hơn trong lập kế hoạch kiểm toán để có thể hoàn thành đúng thời hạn (Carslaw
và Kaplan, 1991).
Ashton, Willingham và Elliott (1987) chỉ ra rằng các công ty kiểm toán lớn sẽ
hoàn thành việc kiểm toán một cách kịp thời hơn do kinh nghiệm của họ. Về nghiên
cứu thực nghiệm, Asli (2010) đã tìm ra các công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ phát
hành báo cáo tài chính chậm hơn các công ty khác.
Nghiên cứu của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis (2006) cũng tìm
ra mối quan hệ giữa nhân tố này với tính kịp thời của việc công bố BCTC.
H6: Các công ty được Big4 kiểm toán sẽ công bố BCTC kịp thời hơn so với
được kiểm toán bằng các công ty kiểm toán khác.
3.3.7 Hệ số nợ
Tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản dự kiến sẽ dẫn đến sự chậm trễ của việc
công bố báo cáo kiểm toán. Theo Carslaw và Kaplan (1991), tỷ lệ nợ cao sẽ làm gia
tăng khả năng thất bại của công ty và có thể tăng khả năng ý kiến của kiểm toán
viên rằng các báo cáo tài chính có thể ít tin cậy hơn bình thường. Hơn nữa, việc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc

More Related Content

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc

Similar to Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc (12)

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docxPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng.docx
 
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
Tác Động Của Nguyên Tắc Thận Trọng Đến Giá Trị Hợp Lý Của Các Công Ty Niêm Yế...
 
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Quế Phòng.doc
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Quế Phòng.docHoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Quế Phòng.doc
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Thương mại Quế Phòng.doc
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương.doc
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương.docGiải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương.doc
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương.doc
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư Cửu Long, 9 điểm...
 
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
Luận Văn Quyết Định Đầu Tư Và Tính Thanh Khoản của Cổ Phiếu Của Các Công Ty N...
 
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
Mối Quan Hệ Giữa Vốn Tự Có Và Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Na...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.docLuận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.doc
Luận Văn Ảnh Hưởng Báo Cáo Kiểm Toán Đến Thị Giá Cổ Phiếu.doc
 
Báo cáo thực tập khoa tài chính ngân hàng & kế toán kiểm toán Đại học Quốc tế...
Báo cáo thực tập khoa tài chính ngân hàng & kế toán kiểm toán Đại học Quốc tế...Báo cáo thực tập khoa tài chính ngân hàng & kế toán kiểm toán Đại học Quốc tế...
Báo cáo thực tập khoa tài chính ngân hàng & kế toán kiểm toán Đại học Quốc tế...
 
Báo cáo thực tập Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thế Giới Trà Ô Lon...
Báo cáo thực tập Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thế Giới Trà Ô Lon...Báo cáo thực tập Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thế Giới Trà Ô Lon...
Báo cáo thực tập Phân tích tình hình tài chính của Công ty Thế Giới Trà Ô Lon...
 
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.doc
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.docLuận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.doc
Luận Văn Tổ Chức Công Tác Lập Dự Toán Ngân Sách Tại Công Ty.doc
 
Ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập nô...
Ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập nô...Ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập nô...
Ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến bất bình đẳng thu nhập nô...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 (20)

Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.docTác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Trao Quyền Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên.doc
 
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
Knowledge Sharing Intention Among Employees In Small And Medium Sized Enterpr...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Lựa Chọn Phần Mềm Kế Toán Của Các Doanh Nghiệp X...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý, Kiểm Soát Chi Thường Xuyên Ngân Sách Nhà Nước Tr...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Công Việc Của Giáo Viên Tại Các Trường M...
 
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
Đánh Giá Hiệu Quả Chương Trình Đào Tạo Đạo Đức Công Vụ Cho Cán Bộ Công Chức C...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.docLuận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyên Ngành Tài Chính Ngân Hàng.doc
 
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
Tác Động Của Chi Tiêu Cho Y Tế Và Cho Quân Sự Đến Mức Độ Tham Nhũng Ở Các Nướ...
 
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
Sinh Kế Bền Vững Cho Người Dân Bị Giải Tỏa Thuộc Dự Án Tổ Hợp Hóa Dầu Miền Na...
 
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.docNhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
Nhân Tố Tác Động Đến Fdi Đầu Tư Mới Và M A Xuyên Quốc Gia.doc
 
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.docNefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
Nefficient After Sale Service Performance At Samsung.doc
 
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.docLuận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
Luận Văn Poor Cooperation Between Employees At Thai Tu Company.doc
 
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
Luận Văn Ineffective Appraisal System At Nike Customer Service Department In ...
 
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.docLuận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
Luận Văn Salesperson Failure In Smc Tan Tao Limited Company.doc
 
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.docLuận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
Luận Văn Microcredit And Welfare Of The Rural Households In Vietnam.doc
 
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.docLuận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
Luận Văn Neffective Performance Appraisal Method At Xyz Vietnam.doc
 
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.docLuận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
Luận Văn PUBLIC FINANCE, GOVERNANCE AND ECONOMIC GROWTH.doc
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Học Viên Về Chất Lượng Đào Tạo Nghề Cho Lao Động Nôn...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
Luận Văn Mối Quan Hệ Phi Tuyến Giữa Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Hiệu Quả Hoạt...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.docLuận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định.doc
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxThoNguyn989738
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfThoNguyn989738
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docxnghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
nghiên cứu một số kĩ thuật chiết xuất dược liệu (1).docx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdfTien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
Tien De Ra Tien Dau Tu Tai Chinh Thong Minh - Duncan Bannatyne.pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Tính Kịp Thời Của Báo Cáo Tài Chính.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------- ĐỒNG THỊ PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------- ĐỒNG THỊ PHƯƠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN TÍNH KỊP THỜI CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Văn Dương. Tác giả luận văn Đồng Thị Phương
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Tên tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính BKS Ban kiểm soát DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị QTCT Quản trị công ty TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TIẾNG NƯỚC NGOÀI Viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành FASB Financial Accounting Standard Hội đồng chuẩn mực kế toán Board tài chính Hoa Kỳ HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh IASB International Accounting Hội đồng chuẩn mực kế toán Standard Board quốc tế IFC International Finance Tổ chức Tài chính quốc tế Corporation OECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development kinh tế VAS Vietnamese Accounting system Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ BẢNG BIỂU: Bảng 2.1: Thời hạn lập và nơi nhận Báo cáo tài chính của các Doanh nghiệp Bảng 2.2: Các bộ luật và quy định chính ảnh hưởng đến Quản trị công ty Bảng 3.1: Tóm tắt cách đo lường biến nghiên cứu Bảng 4.1: Thống kê mô tả tính kịp thời của Báo cáo tài chính Bảng 4.2: Thống kê mô tả tính độc lập của Hội đồng quản trị Bảng 4.3: Thống kê mô tả sự kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị Bảng 4.4: Thống kê mô tả số thành viên Hội đồng quản trị Bảng 4.5: Thống kê mô tả câu trúc sỡ hữu Bảng 4.6: Thống kê mô tả quy mô công ty niêm yết Bảng 4.7: Thống kê tỷ suất lợi nhuận ROA Bảng 4.8: Thống kê tỷ suất lợi nhuận ROE Bảng 4.9: Thống kê mô tả loại công ty kiểm toán độc lập Bảng 4.10: Thống kê mô tả tỷ lệ nợ Bảng 4.11: Kết quả ma trận hệ số tương quan giữa các cặp biến Bảng 4.12: Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016 Bảng 4.13: Kiểm định F và Hausman Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 HÌNH VẼ: Hình 2.1: Cơ cấu quản trị công ty niêm yết Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 4.1: Tính kịp thời của Báo cáo tài chính qua các năm nghiên cứu Biểu đồ 4.2: Tính độc lập của Hội đồng quản trị qua các năm nghiên cứu Biểu đồ 4.3: Số thành viên Hội đồng quản trị qua các năm nghiên cứu Biểu đồ 4.4 Cơ cấu cổ đông qua các năm nghiên cứu Biểu đồ 4.5 Quy mô công ty niêm yết các năm nghiên cứu Biểu đồ 4.6: Tỷ suất lợi nhuận ROA qua các năm nghiên cứu Biểu đồ 4.7: Tỷ suất lợi nhuận ROE qua các năm nghiên cứu Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ nợ qua các năm nghiên cứu
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.7 Kết cấu của đề tài .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................. 5 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 5 1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam .............................................................................. 7 1.3 Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT..................................................................... 10 2.1 Lý thuyết nền tảng ........................................................................................... 10 2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích ........................................................................... 10 2.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm ........................................................................................ 10 2.1.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng .................................................................. 11 2.2 Tổng quan lý thuyết về báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài chính ....................................................................................................................... 12 2.2.1 Báo cáo tài chính ........................................................................................... 12
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.1.1 Định nghĩa báo cáo tài chính........................................................................ 12 2.2.1.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính ...................................................................... 14 2.2.1.3 Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính...................................................... 16 2.2.2 Tính kịp thời của BCTC................................................................................. 19 2.3 Tổng quan lý thuyết về quản trị công ty ........................................................ 21 2.3.1 Khái niệm về quản trị công ty........................................................................ 21 2.3.2 Vai trò của quản trị công ty ........................................................................... 22 2.3.3 Các nguyên tắc của quản trị công ty ............................................................. 22 2.3.4 Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam ................................................... 23 2.3.5 Mô hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam .......................................... 26 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 28 3.1 Quy trình nghiên cứu....................................................................................... 28 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 28 3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 29 3.3.1 Sự độc lập của HĐQT.................................................................................... 29 3.3.2 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT ............................................. 30 3.3.3 Số thành viên của hội đồng quản trị ............................................................. 30 3.3.4 Cấu trúc sở hữu.............................................................................................. 31 3.3.5 Quy mô doanh nghiệp.................................................................................... 32 3.3.6 Loại công ty kiểm toán................................................................................... 33 3.3.7 Hệ số nợ .......................................................................................................... 33 3.3.8 Khả năng sinh lời........................................................................................... 34 3.4 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh ....... 35 3.5 Công cụ xử lý thống kê và phương pháp phân tích dữ liệu ......................... 40 3.5.1 Công cụ xử lý thống kê .................................................................................. 40 3.5.2 Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình ......................................... 40 3.5.2.1 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................................. 40 3.5.2.2 Kiểm định tự tương quan. ............................................................................ 41
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.5.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi.......................................................... 41 3.5.2.4 Kiểm định sự phù hợp của mô hình. ............................................................ 41 3.5.3 Mô hình hồi quy ............................................................................................. 42 3.5.3.1 Mô hình hồi quy POOL................................................................................ 42 3.5.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM).................................................... 42 3.5.3.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) ............................................. 43 3.5.4 Các bước kiểm định mô hình nghiên cứu..................................................... 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 45 4.1 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 45 4.1.1 Thống kê mô tả các biến ................................................................................ 45 4.1.1.1 Tính kịp thời của báo cáo tài chính.............................................................. 45 4.1.1.2 Tính độc lập của HĐQT............................................................................... 46 4.1.1.3 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch hội đồng quản trị............................. 47 4.1.1.4 Số thành viên HĐQT.................................................................................... 47 4.1.1.5 Cấu trúc sỡ hữu ............................................................................................ 48 4.1.1.6 Quy mô công ty niêm yết ............................................................................. 49 4.1.1.7 Tỷ suất lợi nhuận ROA ................................................................................ 50 4.1.1.8 Tỷ suất lợi nhuận ROE................................................................................. 51 4.1.1.9 Loại công ty kiểm toán độc lập.................................................................... 52 4.1.1.10 Tỷ lệ nợ ...................................................................................................... 52 4.1.2 Phân tích ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình .. 53 4.1.3 Phân tích hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình........................... 54 4.1.4 Phân tích hiện tượng tự tương quan trong mô hình.................................... 54 4.1.5 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016.............. 54 4.1.5.1 Kết quả ước lượng........................................................................................ 54 4.1.5.2 Kiểm định việc lựa chọn mô hình................................................................ 56 4.1.5.3 Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy ............................................. 57
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4.2 Thảo luận kết quả ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2014 – 2016 ........... 57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP............................................ 62 5.1 Kết luận ............................................................................................................. 62 5.2 Một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết...................................................................................................... 63 5.2.1 Nâng cao vai trò của các thành viên HĐQT độc lập và tăng cường phân tán cổ phần..................................................................................................................... 63 5.2.2 Tách bạch vai trò của CEO và chủ tịch HĐQT và nâng cao khả năng kiểm soát ........................................................................................................................... 65 5.2.3 Tăng cường quy trình kiểm soát nội bộ, thành lập ban kiểm toán nội bộ và thuê công ty BIG4 là kiểm toán độc lập ................................................................. 67 5.3 Một số kiến nghị nhằm cải thiện tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết ................................................................................................................... 69 5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Tính kịp thời là một trong những nhân tố góp phần tạo nên tính hữu ích của báo cáo tài chính (BCTC). Bởi vì, thông tin tài chính được công bố kịp thời sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như luồng tiền ra hoạt động và đầu tư của các doanh nghiệp. Nhờ vậy mà các nhà đầu tư có thể kịp thời định giá, dự báo và ra các quyết định đầu tư của mình. Đối với thị trường chứng khoán, việc minh bạch hóa thông tin kịp thời sẽ tăng cường tính hiệu quả của thị trường chứng khoán, giảm giao dịch nội gián, các thông tin bất cân xứng và tâm lý bầy đàn của các cá nhân khi giao dịch đầu tư. Vì vậy, việc công bố thông tin tài chính kịp thời luôn có vai trò quan trọng và được các cơ quan quản lý luôn thực hiện các biện pháp liên quan để công ty có trách nhiệm phát hành báo cáo tài chính đúng hạn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ nên việc công bố thông tin liên quan đến báo cáo tài chính kịp thời càng giữ vai trò quan trọng hơn bởi vì báo cáo tài chính kiểm toán là nguồn dữ liệu được công bố cho các nhà đầu tư ra các quyết định tài chính. Chính vì điều đó, mà các cơ quan nhà nước Việt Nam đã quy định cụ thể về thời gian phải phát hành báo cáo tài chính được kiểm toán trong Luật Kế toán, Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công ty niêm yết phải yêu cầu công bố thông tin kịp thời theo quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC. Dù vậy, vi phạm về chậm nộp báo cáo tài chính đang còn rất phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từ đó gây ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư cũng như uy tín và tính minh bạch của doanh nghiệp dưới góc nhìn của nhà đầu tư. Do đó, việc đảm bảo tính kịp thời của công bố báo cáo tài chính là một yêu cầu có tính cấp thiết đối với các cơ quan quản lý và nhà làm chính sách và cả doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư. Bên cạnh đó, yếu tố quản trị là những yếu tố mà các doanh nghiệp có thể kiểm soát một cách tốt hơn. Do đó, để đảm bảo việc công bố thông tin trong báo cáo tài chính một cách kịp thời thì các doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố thuộc về quản trị để có cách nhìn nhận khách quan và hiệu quả hơn.
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính như nghiên cứu của Dyer and McHugh (1975) và Davies and Whittred (1980), Givoly và Palmon (1982), Ashton và cộng sự (1989), Carslaw và Kaplan (1991), Bamber và cộng sự (1993), Henderson và Kaplan (2000), Abernathy và cộng sự (2014)…Ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được chú trọng trong thời gian gần đây trong các nghiên cứu của Đặng Đình Tân (2013), và Nguyễn Trọng Nguyên (2015). Tuy nhiên các nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu theo dữ liệu chuỗi thời gian và đánh giá dựa trên các kiểm định thống kê giữa mối quan hệ của từng nhân tố ảnh hưởng với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Một nghiên cứu toàn diện hơn về dữ liệu bảng và cũng như xem xét tổng hợp các nhân tố đến tính kịp thời của BCTC cần được thực hiện để đảm bảo độ chính xác cao hơn. Vì thế, dựa vào tính cấp thiết của tính kịp thời của báo cáo tài chính và cũng như vai trò của quản trị công ty đối với tính kịp thời của báo cáo tài chính, tác giả lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các yếu tố thuộc quản trị công ty có ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh; - Đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 - Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị công ty niêm yết nhằm nâng cao tính kịp thời của công bố thông tin tài chính. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố quản trị công ty có ảnh hưởng như thế nào đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM? - Định hướng để tăng cường năng lực quản trị công ty nhằm nâng cao tính kịp thời của báo cáo tài chính? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Về không gian: Tác giả thu nhập và nghiên cứu số liệu của 50 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM. Thông tin lấy được từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được công bố trên website của các công ty này, các trang website tài chính có uy tín như cafef.vn,vietstock.vn, Tổng cục Thống kê và một số nguồn khác… Về thời gian: dữ liệu được thu thập trong 3 năm từ 2014 đến 2016. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể như sau: - Phương pháp thống kê: Tác giả tiến hành thu thập số liệu, xử lý và sắp xếp lại theo trật tự hợp lý để phục vụ cho việc phân tích ảnh hưởng của các nhân tố quản trị khác nhau đến tính kịp thời của BCTC. - Phương pháp tổng hợp: Kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm cùng tìm hiểu, tham khảo các tài liệu trong bài nghiên cứu đi trước, kết hợp với phương pháp của mình để thực hiện nghiên cứu, từ đó phân tích kết quả hồi quy. - Phương pháp định lượng: Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu giúp tác giả đánh giá được mức độ tác động của các nhân tố quản trị đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Từ kết quả phân tích đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp với thực trạng tại Việt Nam.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Cụ thể là phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel regression) để xác định mức độ tác động của của các nhân tố quản trị đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết trên sàn HOSE với mô hình hồi quy Pools, mô hình Fixed effects Model (FEM) và mô hình Random effects Model (REM). Dùng kiểm định Redundant test để so sánh mô hình FEM và POOLS và kiểm định Hausman test để so sánh mô hình FEM và REM với sự hỗ trợ của phần mềm Stata, tiến hành chọn ra mô hình hồi quy thích hợp nhất để phân tích. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu Dựa vào cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở phần trên có thể thấy tính kịp thời của BCTC cũng đã được chú trọng nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đi sâu vào ảnh hưởng của các nhân tố quản trị công ty đến tính kịp thời của BCTC. Vì vậy luận văn sẽ làm rõ: - Đánh giá ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. - Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản trị công ty niêm yết nhằm nâng cao tính kịp thời của công bố thông tin tài chính. 1.7 Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và gợi ý giải pháp
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố BCTC. Các nghiên cứu này khá đa dạng về bộ dữ liệu cũng như trải dài nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Rất nhiều các yếu tố thuộc về quản trị và thuộc về đặc tính cơ bản của doanh nghiệp được cho là ảnh hưởng đến vấn đề này. Sau đây, tác giả tóm tắt một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Mô hình nghiên cứu của Ziyad Mustafa M. Al-Shwiyat (2013) được thực hiện trên mẫu bao gồm 120 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan năm 2012. Các tác giả đã kết luận rằng với thời hạn công bố báo cáo tài chính là 111 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng công bố báo cáo tài chính với thời gian ngắn nhất so với các lĩnh vực khác, trong khi đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phải tốn thời gian hơn rất nhiều để thực hiện điều tương tự. Bên cạnh đó, điểm đáng chú ý trong kết quả phân tích hồi quy mô hình cho thấy trong khi nhân tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tính kịp thời của việc công bố thông tin tài chính doanh nghiệp không có mối quan hệ với nhau, thì các nhân tố khác như: số năm hoạt động của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tỷ suất nợ và tính kịp thời của việc công bố thông tin tài chính doanh nghiệp về mặt thống kê có tương quan thuận với nhau. Một nghiên cứu khác của Khalid Alkhatib và Qais Marji (2012) được thực hiện đối với 137 công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Jordan tại thời điểm năm 2010 trên cơ sở phân tích tính kịp thời của các báo cáo kiểm toán. Các tác giả đã chỉ ra rằng với một doanh nghiệp thì 3 nhân tố: quy mô doanh nghiệp, tỷ số sinh lời, và chất lượng của công ty kiểm toán không có liên quan đến tính kịp thời của BCTC. Trong khi đối với các công ty ngành dịch vụ thì tính kịp thời của BCTC và nhân tố đòn bẩy tài chính lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 Younes (2011) khảo sát mối quan hệ giữa loại hình doanh nghiệp, quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận, đòn bẩy nợ, chất lượng thu nhập và tính kịp thời của báo cáo tài chính doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 1998-2007. Nghiên cứu tìm thấy yếu tố ngành công nghiệp ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính doanh nghiệp và cũng cho thấy rằng các công ty lớn hơn có xu hướng mất ít thời gian hơn các công ty nhỏ để phát hành báo cáo tài chính hàng năm. Nghiên cứu cho thấy các công ty có nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu cao có thời gian dài hơn đáng kể để chuẩn bị và công bố báo cáo tài chính hàng năm so với các công ty tỷ lệ nợ dài hạn nhỏ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty quản lý thu nhập hiệu quả có thời gian ngắn hơn đáng kể để chuẩn bị và công bố báo cáo tài chính hàng năm so với các công ty quản lý thu nhập ít hiệu quả hơn. Nghiên cứu của Asli (2010) cho rằng báo cáo tài chính kịp thời giúp thị trường vốn hoạt động tốt. Nghiên cứu này nghiên cứu về tính kịp thời của các báo cáo tài chính của 211 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Istanbul. Phân tích hồi quy đa biến chỉ ra rằng cả dấu hiệu thu nhập, ý kiến kiểm toán, công ty kiểm toán và yếu tố ngành công nghiệp đều ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Các công ty có thu nhập ròng lớn, có ý kiến kiểm toán tốt và hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp phát hành báo cáo tài chính sớm hơn, trong khi các công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ phát hành báo cáo tài chính chậm hơn. Nghiên cứu của Hussein Ali Khasharmeh và Khaled Aljifri (2010) được thực hiện trên dữ liệu báo cáo tài chính của 83 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch trong năm 2004. Hai tác giả tập trung nghiên cứu vào sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin tài chính của 83 công ty này. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng trong khi các nhân tố như: loại hình công ty, tỷ suất nợ, khả năng sinh lời, tỷ lệ chi trả cổ tức có ảnh hưởng mạnh thì ngược lại các nhân tố: chất lượng công ty kiểm toán, quy mô công ty, tỷ số giá trên thu nhập cổ phần có sức ảnh hưởng yếu hơn hoặc không có mối quan hệ với nhau.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Trong một nghiên cứu khác của Amr Ezat và Ahmed El Masry (2008) được thực hiện trên 50 công ty niêm yết ở Ai Cập năm 2006. Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng (corporate internet reporting), trong đó các nhân tố chính là: quy mô công ty, quy mô ban quản trị, thành phần ban quản trị, cơ cấu cổ đông, lĩnh vực hoạt động và tính thanh khoản. Kết quả cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính qua mạng kịp thời hơn nếu hội đủ các điều kiện: quy mô công ty lớn, tỷ lệ thanh khoản cao, sự độc lập cao của thành phần hội đồng quản trị với hoạt động của công ty, và số lượng thành viên trong hội đồng quản trị nhiều. Công trình nghiên cứu năm 2006 của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis được thực hiện trên dữ liệu của 95 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Hy Lạp. Công trình tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố BCTC. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, hoặc các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán hàng đầu, hoặc các công ty có quy mô lớn thì có thời gian công bố báo cáo tài chính nhanh hơn so với các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng với ý kiến kiểm toán không tốt, hoặc những công ty có cổ phần được nắm giữ trực tiếp và gián tiếp bởi những cổ đông nội bộ. 1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Các đề tài nghiên cứu về tính kịp thời của việc công bố BCTC ở Việt Nam chưa nhiều, chủ yếu xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp đến việc công bố thông tin. Một số nghiên cứu tiêu biểu như nghiên cứu của Đặng Đình Tân (2013) và Nguyễn Trọng Nguyên (2015). Đặng Đình Tân (2013) khảo sát 175 báo cáo tài chính cùa 120 công ty niêm yết công bố trên website của Ủy ban chứng khoán nhà nước với mục đích nghiên cứu về mối quan hệ giữa loại BCTC cần lập, loại kiểm toán viên và xu hướng về tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yết năm 2010, 2011. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa tính kịp thời của BCTC cần lập (hợp nhất hay riêng lẻ). Điều
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 này có thể giải thích là do quy định của pháp luật hay do tính phức tạp khi lập và kiểm toán BCTC hợp nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu không tìm ra sự khác biệt giữa loại kiểm toán viên với tính kịp thời của việc lập BCTC. Điều này trái với kết quả của một số nghiên cứu trước cho rằng các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big4 sẽ thực hiện thời gian kiểm toán dài hơn và chất lượng kiểm toán sẽ cao hơn. Sau cùng, kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tính kịp thời của BCTC theo thời gian, theo đó tính kịp thời của BCTC năm 2011 có vẻ kém hiệu quả hơn so với năm 2010. Nguyễn Trọng Nguyên (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về quản trị công ty đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tác giả nghiên cứu dữ liệu tài chính của 195 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hầu hết các biến quản trị như số thành viên độc lập trong HĐQT, thành viên độc lập HĐQT có trình độ về tài chính và kế toán, tần suất họp HĐQT, số lượng thành viên BKS, việc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ đều có tác động tích cực đến chất lượng thông tin BCTC, trong đó có tính kịp thời của các báo cáo này. Riêng sự độc lập của BKS là không có sự tương quan với chất lượng thông tin BCTC. Nguyên nhân là do trong thực tế BKS không có sự độc lập và quyền hạn thật sự. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng thông tin BCTC và sự tác động của QTCT chịu sự ảnh hưởng của quy mô công ty và tỷ lệ vốn nhà nước trên vốn điều lệ. 1.3 Khe hổng nghiên cứu Có thể thấy rằng các nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính chủ yếu là các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức mặc dù cơ chế quản trị công ty đang được áp dụng tại nhiều công ty niêm yết và tính kịp thời của BCTC luôn là vấn đề mang tính cấp thiết. Có thể thấy rằng hầu hết các công trình trong và ngoài nước chưa nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc lập và công bố BCTC, đặc biệt chưa chú trọng về các nhân tố quản trị - các yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, còn tồn tại các kết luận trái chiều về các nhân
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 tố ảnh hưởng đây chính là khe hổng nghiên cứu để tác giả thực hiện một nghiên cứu tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Từ đó, làm cơ sở đề xuất các kiến nghị để tăng cường hiệu quả quản trị công ty nhằm nâng cao tính kịp thời của BCTC tại Việt Nam. Tác giả sẽ dựa vào các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài để chọn lọc các biến thích hợp trong dữ liệu và tình hình tại Việt Nam để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10 CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết nền tảng 2.1.1 Lý thuyết thông tin hữu ích Lý thuyết này cho rằng luôn luôn có sự mất cân xứng thông tin giữa người lập báo cáo tài chính và đối tượng dùng thông tin báo cáo tài chính (Godfrey và cộng sự, 2003). Phản hồi thông tin được thực hiện bởi các bên liên quan quan tâm đến tình hình tài chính của công ty. Theo đó, sự hữu ích của thông tin cần được đánh giá dựa trên quan hệ giữa chi phí và lợi ích của một hành vi đầu tư. Do những đặc điểm của sự mất cân bằng giữa đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, nên các nhà đầu tư bên ngoài thường dựa vào thông tin kế toán để ra quyết định đầu tư. Trên cơ sở này, các đặc tính liên quan đến chất lượng của báo cáo tài chính được xác định như sau. Thứ nhất, báo cáo tài chính phải bao gồm thông tin liên quan, tức là thông tin có thể giúp người sử dụng dự đoán tương lai kinh doanh dựa trên đánh giá thông tin quá khứ. Ngoài ra, các thông tin cần trung thực và phản ánh đúng bản chất của tình hình và vị thế tài chính của công ty. Vì vậy, lý thuyết này đã đưa ra những yêu cầu về quản trị đến chất lượng thông tin kế toán như tính dễ hiểu, khả năng so sánh, khả năng kiểm toán và tính kịp thời. Thông tin tài chính cần được báo cáo một cách chính xác và kịp thời từ đó hỗ trợ các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư, chủ nợ và cổ đông. Lý thuyết thông tin hữu ích đã xây dựng nền tảng cho các nghiên cứu về vai trò của quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, từ đó thỏa mãn được nhu cầu thông tin của nhà đầu tư. 2.1.2 Lý thuyết ủy nhiệm Theo Charles W. L. Hill và Thomas M. Jones (1992), lý thuyết ủy nhiệm xuất hiện khi xét đến hành vi của người sử dụng lao động và nhân viên lao động thông qua hợp đồng lao động. Cụ thể, lý thuyết này tiêu biểu cho mối quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp (một hoặc nhiều người) và một bên khác được gọi là bên được ủy thác để quản lý doanh nghiệp và thực hiện một số nhiệm vụ được uỷ nhiệm. Lý thuyết này cho rằng có sự khác nhau về mục tiêu của hai nhóm đối tượng này.
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 Trong khi, bên được ủy thác muốn tối đa hoá lợi ích của họ còn bên kia được phép hành động vì lợi ích riêng của mình và điều này gây phương hại cho chủ sở hữu công ty. Vì thế, chủ nợ phải thực hiện các bước để hạn chế quyền lợi của người được ủy nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến chi phí bổ sung nhằm kiểm soát xung đột lợi ích giữa hai bên, bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và các chi phí khác. Theo lý thuyết ủy nhiệm, sự xung đột giữa chủ sở hữu và người được ủy quyền là rất quan trọng bởi vì cổ đông thường chỉ có một phần nhỏ trong số cổ phần của công ty. Do đó, để hạn chế chi phí gián tiếp và cân bằng lợi ích của cả hai bên, công ty cần phải tiết lộ thêm thông tin cho các cổ đông. Do đó, lý thuyết này giải thích tác động của các đặc tính của công ty như quy mô hoạt động, lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng việc tiết lộ kịp thời thông tin tài chính. Lý do là các công ty có lợi nhuận cao, các nhà quản lý vẫn muốn tiết lộ thêm thông tin để thể hiện khả năng quản lý của họ. Luận văn này sử dụng lý thuyết này để xem xét ảnh hưởng của lợi nhuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. 2.1.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng Lý thuyết thông tin bất cân xứng được giới thiệu bởi George Akerlof, Michael Spence và Jose Stiglitz năm 2001. Các học giả này cho rằng thông tin bất đối xứng xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư có thêm thông tin về một công ty hơn các nhà đầu tư khác. Nói cách khác, thông tin không cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có thông tin khác nhau. Một cách đơn giản, Akerlof (1970) lập luận rằng trong giao dịch, một bên có nhiều thông tin hơn bên khác, gọi là thông tin không đối xứng. Thực tế, trong các công ty thì giám đốc điều hành và cổ đông lớn thường có nhiều thông tin quá khứ và hiện tại cũng như việc truy cập thông tin dễ dàng hơn những người khác cụ thể như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thông tin bất cân xứng dẫn đến sự hiểu biết và đánh giá không đầy đủ và chính xác của các nhà đầu tư còn lại trên thị trường và từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định đầu tư. Vì vậy, lý thuyết này yêu cầu về mặt quản trị của ban giám đốc phải rõ ràng và kịp thời cung cấp thông tin cho các cổ đông cũng như nhà đâu tư. Thông qua đó thể
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 hiện lợi ích xung đột của nhà quản trị doanh nghiệp và các cổ đông. Vì vậy, luận văn sử dụng lý thuyết này để xem xét ảnh hưởng của ban giám đốc đến tính kịp thởi của BCTC. Tóm lại, theo các lý thuyết về thông tin hữu ích, lý thuyết về ủy nhiệm và lý thuyết về thông tin bất cân xứng, thông tin tài chính luôn có vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư trong quá trình ra quyết định của mình. Do có sự bất cân xứng về mặt thông tin cũng như sự xung đột về lợi ích giữa đối tượng ủy nhiệm và người được ủy nhiệm đã ảnh hưởng đến tính kịp thời và chính xác của thông tin tài chính, từ đó ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Các lý thuyết này đã đặt cơ sở cho tầm quan trọng của tính kịp thời của báo cáo tài chính và xác định vai trò của các yếu tố quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. 2.2 Tổng quan lý thuyết về báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài chính 2.2.1 Báo cáo tài chính 2.2.1.1 Định nghĩa báo cáo tài chính Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, thuật ngữ “Báo cáo tài chính” được hiểu là: “hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” (Khoản 1, Điều 3). Tại Khoản 1, Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp có đề cập đến mục đích của BCTC là: “để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a) Tài sản; b) Nợ phải trả; c) Vốn chủ sở hữu; d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; e) Các luồng tiền.” Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chính giữa niên độ. Điều 100 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định hệ thống của một BCTC bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (đối với giữa niên độ còn có dạng đầy đủ và tóm lược). Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp đều phải lập và trình bày BCTC năm. Riêng các doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị trực thuộc. Trường hợp các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán phải lập thêm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Tương tự đối với BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên độ nếu các doanh nghiệp đó có các đơn vị kế toán trực thuộc. Về thời hạn nộp báo cáo tài chính, Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 quy định: “1. Đối với doanh nghiệp nhà nước a) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý: - Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày; - Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định. b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm: - Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 - Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định. 2. Đối với các loại doanh nghiệp khác a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày; b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.” Có thể khái quát thời hạn lập và nơi nhận BCTC qua bảng sau: Bảng 2.1 Thời hạn lập và nơi nhận BCTC của các doanh nghiệp Loại hình doanh Nơi nhận báo cáo Thời hạn lập báo cáo nghiệp Cơ quan Cơ quan Cơ quan DN cấp Cơ quan tài chính thuế thống kê trên ĐKKD DN nhà nước Quý, năm x x X x x DN có vốn đầu Năm x x X x x tư nước ngoài Các loại hình Năm – x X x x DN khác 2.2.1.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm như: các nhà đầu tư, hội đồng quản trị, cổ đông, bên cho vay, các chủ nợ, khách hàng, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của DN. Dưới góc độ kế toán, BCTC là các báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, BCTC là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Trong hệ thống BCTC, mỗi loại báo cáo có vai trò cung cấp thông tin tình hình tài chính DN dưới từng góc độ khác nhau, nhưng chủ yếu thể hiện ở các báo cáo dưới đây: - Bảng Cân đối kế toán: cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các khoản nợ, các nguồn hình thành tài sản của DN tại một thời kỳ nhất định, giúp cho việc đánh giá thực trạng tài chính của DN như: tình hình biến động quy mô và cơ cấu tài sản, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, khả năng huy động vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian tới. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN. Việc phân tích số liệu trên báo cáo này giúp DN đánh giá khả năng sinh lợi, tính hiệu quả của các nguồn vốn mà DN đang sử dụng. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cung cấp những thông tin về biến động tài chính của DN, nhằm đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tương đương tiền trong tương lai, cũng như việc sử dụng các nguồn tiền này cho hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính của DN. Một cách khái quát nhất thì hệ thống BCTC của DN được lập với mục đích sau: - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của DN trong kỳ và đưa ra những dự đoán, biến động trong tương lai. - Với nhà quản lý DN, BCTC cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của DN trong tương lai.
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 - Với các cơ quan khác như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho DN thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính theo đúng quy định của pháp luật. - Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay: BCTC giúp nhận biết về tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, cũng như mức độ rủi ro khi đầu tư hoặc cho vay, để có thể cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp. - Với nhà cung cấp: BCTC thể hiện khả năng thanh toán của DN như thế nào, để từ đó xem xét đến vấn đề hợp tác kinh doanh, phân phối hàng hóa, bán hàng cho doanh nghiệp, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý. - Với khách hàng: BCTC cung cấp các thông tin về năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách hàng... để từ đó có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của DN. - Với cổ đông, công nhân viên của DN: là các thông tin về khả năng cũng như chính sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của họ thể hiện trên BCTC. Để thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý DN, BCTC phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản dưới đây: - BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã quy định, có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan, phải có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo, và gửi theo đúng thời hạn quy định. - BCTC phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quy định, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh doanh của DN qua các thời kỳ, hoặc giữa các DN với nhau. - Số liệu phản ánh trong BCTC phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu, đảm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên BCTC. 2.2.1.3 Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính Điều 101 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp đã nêu rõ các yêu cầu đối với thông tin
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 được trình bày trong báo cáo tài chính. Theo đó, tại Khoản 1 đã quy định: “Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính phải phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự trung thực, thông tin phải có 3 tính chất là đầy đủ, khách quan, không có sai sót. - Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. - Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính. - Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng.” Khoản 3, Điều 101 Thông tư 200/2014/TT-BTC cũng nhấn mạnh rằng: “Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.” Bên cạnh đó, việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Theo Chuẩn mực số 21 về “Trình bày báo cáo tài chính” (ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì người lập BCTC cần chú trọng một số nguyên tắc sau: - Hoạt động liên tục: “Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 doanh nghiệp. Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình.” (Đoạn 15 Chuẩn mực số 21) - Cơ sở dồn tích: “Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thoả mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.” (Đoạn 18 Chuẩn mực số 21) - Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: “Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.” (Đoạn 21 Chuẩn mực số 21) - Nguyên tắc bù trừ: “Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi: a) Được quy định tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc b) Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần được tập hợp lại với nhau phù hợp với quy định của đoạn 21.” (Đoạn 25, 26 Chuẩn mực số 21) .- Nguyên tắc nhất quán: “Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: a) Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc b) Một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.” (Đoạn 19 Chuẩn mực số 21)
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 Trong quá trình lập hệ thống BCTC phải đảm bảo thực hiện đồng thời các nguyên tắc trên vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, làm cơ sở để các BCTC cung cấp những thông tin đáng tin cậy, đầy đủ, kịp thời và phù hợp với yêu cầu của người sử dụng trong việc ra quyết định. 2.2.2 Tính kịp thời của BCTC Theo FASB và IASB, tính kịp thời là một trong những đặc tính nâng cao chất lượng thông tin. “Kịp thời có nghĩa là việc cung cấp thông tin cho người ra quyết định một cách kịp thời, có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của họ. Nói chung thông tin càng lỗi thời thì mức độ hữu dụng của nó càng bị giảm” (FASB, 2010). Do đó thông tin không kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam, tính kịp thời được hiểu là các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. Như vậy, thông tin tài chính cần được cung cấp đúng thời điểm quy định hay là thời điểm người sử dụng có nhu cầu, vì tính pháp lý của việc công bố thông tin nên trong luận văn này tính kịp thời được xem xét dưới góc độ tuân thủ quy định về công bố thông tin, nghĩa là thời điểm bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (BTC, 2003), tính kịp thời báo cáo tài chính được quy định như sau: “các thông tin kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ”. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính nói riêng và chất lượng báo cáo tài chính nói chung đều ghi nhận tính kịp thời là một trong các đặc điểm thiết yếu của báo cáo tài chính. Tại Việt Nam, thời hạn về công bố báo cáo tài chính của các công ty được quy định như sau: Điều 171 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quy định về việc công khai thông tin công ty cổ phần: “1. Công ty cổ phần phải gửi báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan nhà nước có
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 thẩm quyền theo quy định của luật về kế toán và pháp luật có liên quan. 2. Công ty cổ phần công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của mình các thông tin: a) Điều lệ công ty; b) Sơ yếu lý lịch, trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; c) Báo cáo tài chính hằng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; d) Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động hằng năm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. 3. Nếu là công ty cổ phần không phải là công ty niêm yết phải thông báo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty có trụ sở chính chậm nhất 03 ngày sau khi có thông tin hoặc có thay đổi các thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài. 4. Công ty cổ phần đại chúng thực hiện công bố, công khai thông tin theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ công bố, công khai thông tin theo quy định tại Điều 108 và Điều 109 của Luật này.” Theo quy định của Điều 31, 32 Luật Kế toán 88/2015/QH13, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán mà pháp luật quy định phải kiểm toán khi công khai phải kèm theo báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm toán. Việc công khai báo cáo tài chính được thực hiện theo một hoặc một số hình thức sau đây: a) Phát hành ấn phẩm; b) Thông báo bằng văn bản; c) Niêm yết; d) Đăng tải trên trang thông tin điện tử; đ) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Công ty phải công khai báo cáo tài chính năm trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Trường hợp pháp luật về chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm có quy định cụ thể về hình thức, thời hạn công khai báo cáo tài chính khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó. Đối với các Tổ chức tín dụng, thời hạn nộp BCTC cũng được quy định rõ tại Chế độ Báo cáo tài chính đối với các Tổ chức tín dụng (ban hành kèm theo Quyết
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) tại Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-NHNN ngày 17/01/2018, theo đó: - Với Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán thì: “Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của TCTD chưa kiểm toán chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm hợp nhất chưa kiểm toán chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.” (Điểm a, Khoản 1, Điều 7) - Với Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán thì: “TCTD phải gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết quả của tổ chức kiểm toán độc lập (bao gồm: Báo cáo kiểm toán; thư quản lý và các tài liệu liên quan) chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD.” (Điểm b, Khoản 1, Điều 7) - Thời gian công khai: “Thời gian công khai báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày đối với các TCTD là tổ chức niêm yết, công ty đại chúng có quy mô lớn, và chậm nhất là 120 ngày đối với các TCTD còn lại tính từ ngày kết thúc năm tài chính của TCTD.” (Điểm c, Khoản 2, Điều 14) Tóm lại, theo khuôn khổ quy định pháp lý hiện hành tại Việt Nam, thời hạn công bố báo cáo tài chính năm của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (kể cả các tổ chức tín dụng) là 90 ngày kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính. Báo cáo tài chính được công bố phải kèm ý kiến kiểm toán. 2.3 Tổng quan lý thuyết về quản trị công ty 2.3.1 Khái niệm về quản trị công ty Theo Tổ chức tài chính quốc tế (IFC): “Quản trị công ty là những cơ cấu và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty” Theo nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “QTCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty, liên quan tới các mối quan hệ giữa ban giám đốc, HĐQT và các cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan. QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty. QTCT chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 công ty và của các cổ đông, cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn” Tóm lại, quản trị công ty là hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và quy trình. Cơ cấu quản trị công ty nhằm phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của những thành viên trong công ty, bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát, Cổ đông và những người liên quan khác. Quy trình Quản trị công ty là hệ thống những quy định, hướng dẫn mà trên cơ sở đó công ty được điều hành và kiểm soát. Bên cạnh đó, quản trị công ty cũng lập ra quy trình, thủ tục, các nguyên tắc ra quyết định trong công ty, nhằm ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và chức vụ, giảm thiểu những rủi ro không cần thiết. Đó là những rủi ro xuất phát từ các giao dịch giữa các bên với nhau, rủi ro do xung đột về lợi ích tiềm tàng, rủi ro từ việc không có chuẩn mực rõ ràng hoặc không tuân thủ các quy định về công bố thông tin. 2.3.2 Vai trò của quản trị công ty Theo IFC, Cẩm nang quản trị công ty 11/2011, Quản trị công ty tốt mang lại những lợi thế như: - Thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn - Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản - Nâng cao uy tín 2.3.3 Các nguyên tắc của quản trị công ty Có nhiều bộ nguyên tắc quản trị công ty được các quốc gia cũng như tổ chức chuyên nghiệp phát hành. Trong số đó, bộ Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xuất bản năm 2004 đang trở nên rất phổ biến, bao gồm: - Đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả: “Khuôn khổ quản trị công ty cần thúc đẩy tính minh bạch và hiệu quả của thị trường, phù hợp với quy định của pháp luật, và phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan giám
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 sát, quản lý và cưỡng chế thực thi.” (Mục I, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010) - Quyền của cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản: “Khuôn khổ quản trị công ty phải bảo vệ và tạo điều kiện thực hiện quyền của cổ đông.” (Mục II, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010) - Đối xử bình đẳng đối với cổ đông: “Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. Mọi cổ đông phải có cơ hội khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm.” (Mục III, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010) - Vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty: “Khuôn khổ quản trị công ty phải công nhận quyền của các bên có quyền lợi liên quan đã được pháp luật hay quan hệ hợp đồng quy định và phải khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa công ty và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng tài sản, việc làm và ổn định tài chính cho doanh nghiệp.” (Mục IV, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010) - Công bố thông tin và tính minh bạch: “Khuôn khổ quản trị công ty phải đảm bảo việc công bố thông tin kịp thời và chính xác về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến công ty, bao gồm tình hình tài chính, tình hình hoạt động, sở hữu và quản trị công ty.” (Mục V, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010) - Trách nhiệm của hội đồng quản trị: “Khuôn khổ quản trị công ty cần đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của hội đồng quản trị và trách nhiệm của hội đồng quản trị đối với công ty và cổ đông.” (Mục VI, Phần một, Bản dịch tiếng Việt của IFC 2010) 2.3.4 Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam Khuôn khổ quản trị công ty của Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển và tương đối mới mẻ (IFC, 2010), tuy nhiên trong những năm gần đây cơ sở pháp lý về quản trị công ty của Việt Nam đang dần được hoàn thiện một cách đáng kể với các quy định mang tính pháp lý sau:
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Bảng 2.2 Các bộ luật và quy định chính ảnh hưởng đến QTCT Luật/ Quy định Phạm vi áp dụng Diễn giải Điều chỉnh việc thành lập, cấp phép, Tất cả các hoạt động thanh lý các dự án được triển khai bởi Luật đầu tư tất cả các loại hình DN và đầu tư trực đầu tư tiếp nước ngoài. Quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt Luật DN 2014 Tất cả các DN và động có liên quan của DN gồm công ty hoạt động của DN TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân và nhóm công ty. Luật chứng Điều chỉnh việc phát hành, chào bán, khoán, Luật sửa Các công ty cổ phần mua bán chứng khoán, các dịch vụ liên đổi bổ sung một và các nhà đầu tư quan tới chứng khoán và việc công bố số điều của Luật thông tin chứng khoán Bắt buộc áp dụng đối với các công ty niêm Quy chế QTCT Các công ty niêm yết yết, không bắt buộc nhưng nên áp dụng đối với các công ty cổ phần không niêm yết Các yêu cầu niêm Các công ty niêm yết Điều chỉnh việc tiếp cận giao dịch của yết tại các Sở tại Sở giao dịch công chúng đầu tư và các tổ chức phát giao dịch chứng khoán hành chứng khoán TP.HCM và Hà Nội
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 Thông tư Các công ty đại Bắt buộc áp dụng đối với các công ty đại chúng và công ty niêm yết về việc công 09/2010/TT- chúng và công ty bố thông tin trên thị trường chứng BTC niêm yết khoán Công ty đại chúng, Quy định chi tiết về việc công bố thông Thông tư công ty chứng tin trên thị trường chứng khoán, thay thế 52/2012/TT-BTC khoán, sở giao dịch thông tư 09/2010/TT-BTC. chứng khoán Công ty đại chúng, Quy định chi tiết về việc công bố thông Thông tư công ty chứng tin trên thị trường chứng khoán, thay thế 155/2015/TT-BTC khoán, sở giao dịch thông tư 52/2012/TT-BTC. chứng khoán Các công ty niêm Quy định về QTCT áp dụng đối với Quyết định yết trên sở giao dịch công ty niêm yết trên sở giao dịch 12/2017/QĐ- chứng khoán, trung chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng BTC tâm giao dịch chứng khoán khoán Thông tư Quy định về QTCT áp dụng đối với Các công ty đại công ty đại chúng. Thông tư này có hiệu 121/2012/TT- chúng lực từ ngày 17/9/2012, thay thế quyết BTC định 12/2007/QĐ-BTC Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên Cẩm nang QTCT, IFC (2010) Những văn bản pháp lý nêu trên đã bổ sung cho nhau và cùng đưa ra khung pháp lý cơ bản cho hoạt động quản trị công ty ở nước ta. Tuy nhiên, khung pháp lý về quản trị công ty tại nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng, vẫn còn tồn tại một số điểm mập mờ, chồng chéo, nhiều quy định còn bộc lộ rõ những hạn chế nhất định.
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 2.3.5 Mô hình quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam Kiểm toán độc lập Ủy ban Kiểm toán Ban Kiểm soát Đại hội cổ đông Ủy ban chính sách Kiểm toán nội bộ phát triển Ủy ban nhân lực Hội đồng quản trị Thư ký công ty Ủy ban lương thưởng Tổng Giám đốc và Các ủy ban khác Ban Giám đốc điều trực thuộc HĐQT hành Các chủ thể quản trị theo quy định của Luật doanh nghiệp, Quy chế quản trị công ty và Điều lệ Mẫu Các chủ thể quản trị theo khuyến nghị của Quy chế quản trị công ty các thông lệ tốt Hình 2.1: Cơ cấu quản trị công ty niêm yết (Nguồn IFC (2010)) Cơ cấu quản trị công ty của công ty cổ phần niêm yết bao gồm các chủ thể bắt buộc: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Giám đốc (Tổng giám đốc) và ban Giám đốc điều hành; Kiểm toán độc lập và Thư ký công ty) và các chủ thể tự nguyện (Kiểm toán nội bộ và các Uỷ ban trực thuộc Hội đồng quản trị công ty).
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 Với mục đích đem đến người đọc những cái nhìn khái quát nhất về cơ sở lí thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, Chương 2 đã trình bày một cách ngắn gọn nhất về các lý thuyết liên quan đến đề tài, làm rõ định nghĩa, vai trò, cách lập báo cáo tài chính và tính kịp thời của báo cáo tài chính và tiếp theo là các cơ sở lý thuyết về quản trị công ty. Tiếp theo, Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu cũng như mô hình nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị công ty đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh.
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu - Tìm hiểu các nghiên cứu trước đây - Nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết liên quan - Đề xuất mô hình nghiên cứu - Xây dựng các giả thiết nghiên cứu Xây dựng đề cương nghiên cứu - Thu thập dữ liệu - Xử lý dữ liệu - Thống kê mô tả - Phân tích hồi quy đa biến Viết báo cáo nghiên cứu Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.2 Dữ liệu nghiên cứu Đối với hồi quy bội thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50+8*m (m là số biến độc lập). Trong nghiên cứu này có 9 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là:
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 50+8*9= 122 mẫu. Vì thế để tiến hành nghiên cứu các nhân tố thuộc về quản trị ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC của các doanh nghiệp, tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 50 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Tp. HCM nhưng loại trừ các doanh nghiệp thuộc ngành Tài chính bao gồm: Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ/công ty đầu tư, những DN thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Vì thế tổng số cỡ mẫu là 150 mẫu thỏa mãn cỡ mẫu tối thiểu là 122 mẫu. Để thu thập được tất cả thông tin các biến độc lập của nghiên cứu, tác giả đã thu thập các dữ liệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp từ báo cáo thường niên hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu. Còn dữ liệu các biến kiểm soát được thu thập và tính toán từ số liệu của báo cáo tài chính qua các năm. Một điều lưu ý là các BCTC của công ty này đã được kiểm toán và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nước nên độ tin cậy rất cao. Theo quy định các báo cáo này đối với công ty niêm yết đều được công khai trên trang website của công ty nên việc tiếp cận và thu thập dữ liệu 3 năm 2014- 2016 là việc hoàn toàn thuận tiện và đảm bảo chính xác cho nghiên cứu. Sau khi thu thập và nhập liệu các dữ liệu thô thì tác giả tiến hành thống kê, tính toán các chỉ số đo lường biến độc lập để chuẩn bị cho chạy hồi quy xác định các nhân tố thuộc về quản trị ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC của các công ty niêm yếu trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. 3.3 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 3.3.1 Sự độc lập của HĐQT Sự độc lập của HĐQT được xác định bằng tỷ lệ số thành viên HĐQT bên ngoài công ty (Haniffa và Cooke, 2002). Vì vậy, biến này cho biết xác định tỷ lệ giữa các thành viên HĐQT điều hành công ty (bên trong công ty) và những thành viên HĐQT có góp vốn nhưng không tham gia điều hành DN. Kết quả của các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra mối quan hệ giữa sự độc lập của HĐQT và tính kịp thời của BCTC còn nhiều ý kiến trái chiều. Một số nghiên cứu cho thấy một mối
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 quan hệ tích cực như Abdelsalam và Street (2007), Adams và cộng sự (1998) và Chen và Jaggi (2000). Điều đó có thể giải thích là các thành viên HĐQT độc lập sẽ đánh giá khách quan hơn nên các công ty xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để phát hành BCTC trong thời gian ngắn hơn. Tuy nhiên lại có những nghiên cứu tìm ra ảnh hưởng tiêu cực như Eng và Mak (2003), hoặc Haniffa và Cooke (2002) và Ho và Wong (2001) đã không tìm thấy mối quan hệ nào đáng kể. H1. Sự độc lập của HĐQT có tác động đến tính kịp thời của BCTC. 3.3.2 Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT Vai trò giữa Giám đốc điều hành (CEO) và chủ tịch HĐQT khi giữ hai vị trí cùng một lúc sẽ có ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC. Giám đốc điều hành là một vị trí toàn thời gian và chịu trách nhiệm quản lý hàng ngày của công ty cũng như thiết lập và thực hiện các chiến lược của công ty. Tuy nhiên, vị trí của chủ tịch thường là bán thời gian và trách nhiệm chính là đảm bảo hiệu quả của hội đồng quản trị (Weir and Laing, 2001). Kết quả của các nghiên cứu trước đây vẫn còn nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của yếu tố này. Một số nghiên cứu nhận thấy sự kiêm nhiệm này sẽ tác động tiêu cực đến tính kịp thời của BCTC như nghiên cứu của Gul và Leung (2004), Haniffa và Cooke (2002) và Abdelsalam và Street (2007), trong khi những nghiên cứu khác lại không tìm ra mối quan hệ đáng kể (Ghazali và Weetman, 2006). H2. Sự kiêm nhiệm vị trí CEO và chủ tịch HĐQT có tác động tiêu cực đến tính kịp thời của BCTC. 3.3.3 Số thành viên của hội đồng quản trị Số lượng thành viên của hội đồng quản trị công ty đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và quyết định chiến lược. Một số nghiên cứu cho rằng một hội đồng quản trị lớn sẽ hỗ trợ công ty giám sát nhiều hơn, cung cấp nhiều nguồn lực quan trọng và giảm bớt sự thống trị của CEO và tăng khả năng chuyên môn mang lại từ sự đa dạng hội đồng quản trị (Singh và cộng sự, 2014, Yermack, 1996). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho rằng một hội đồng quản trị lớn có thể gây ra xung đột nhiều hơn giữa các thành viên của hội đồng quản trị mà có thể trì hoãn
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 hoặc hủy bỏ quyết định quan trọng. Ngoài ra, một hội đồng lớn còn gây ra sự truyền thông và xử lý thông tin nghèo nàn hơn (Huther, 1997; John và Senbet, 1998). Vì thể mối quan hệ giữa số lượng thành viên HĐQT và tính kịp thời của BCTC còn nhiều kết luận trái chiều. Ngoài ra, Amr Ezat và Ahmed El Masry (2008) đã nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc công bố thông tin báo cáo tài chính của 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai Cập năm 2006 và tìm ra ảnh hưởng của số thành viên hội đồng quản trị đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Mặt khác, tại sàn chứng khoán Việt Nam, Nguyễn Trọng Nguyên (2015) cũng tìm ra ảnh hưởng của số thành viên hội đồng quản trị và tính kịp thời của báo cáo tài chính của của 195 công ty niêm yết tại Việt Nam. H3. Quy mô của hội đồng quản trị có tác động đến tính kịp thời của BCTC. 3.3.4 Cấu trúc sở hữu Vốn chủ sở hữu gồm hai nhóm: sự tập trung hoặc phân tán quyền sở hữu. Sự tập trung quyền sở hữu đề cập đến nhóm người có ảnh hưởng nhất đến vốn chủ sở hữu, trong khi sự phân tán quyền sở hữu khi chia tách quyền sở hữu giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu vốn cổ phần theo nhóm (Haniffa và Cooke, 2002). Các công ty mà cơ cấu quyền sở hữu của họ đang bị phân tán (cổ phần nắm giữ rộng rãi) có khuynh hướng tiết lộ thêm thông tin tài chính trên trang web của họ để cung cấp cho các cổ đông những thông tin cần thiết, trong khi các công ty tập trung quyền sở hữu (có cơ cấu sở hữu tập trung) có khuynh hướng tiết lộ ít thông tin hơn trên trang web của họ. Các cổ đông của họ có thể tiếp cận các thông tin cần thiết trong nội bộ (Marston và Polei, 2004). Về nghiên cứu thực nghiệm, một số nghiên cứu cho thấy không có mối quan hệ đáng kể nào giữa biến số này và tính kịp thời của công bố thông tin tài chính (Abdelsalam và Street, 2007; Trabelsi và Labelle, 2006), trong khi một số khác lại chứng minh được một mối quan hệ nhân quả giữa cấu trúc sở hữu với tính kịp thời của BCTC (Debreceny và Rahman, 2005; Marston và Polei, 2004; Momany và Al-Shorman , 2006, Oyelere và cộng sự, 2003; Amr Ezat và Ahmed El Masry, 2008).
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 H4: Mức độ tập trung quyền sở hữu có tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. 3.3.5 Quy mô doanh nghiệp Phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng tổng tài sản như một thước đo về quy mô công ty. Trong hầu hết các nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tính kịp thời của báo cáo kiểm toán và quy mô công ty. Một số yếu tố có thể giải thích cho mối quan hệ này. Các công ty lớn có hệ thống quản lý nội bộ chặt chẽ sẽ giúp các kiểm toán viên dành ít thời gian hơn để kiểm toán (Owusu-Ansah, 2000). Carslaw và Kaplan (1991) chỉ ra rằng “các công ty lớn hơn có thể có hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh mẽ hơn, điều này sẽ làm giảm khả năng xảy ra các lỗi báo cáo tài chính cũng như các công ty lớn có thể gây áp lực lên kiểm toán viên để bắt đầu và hoàn thành kiểm toán một cách kịp thời.” Hơn nữa, các công ty lớn có nhiều nguồn lực hơn để trả chi phí kiểm toán tương đối cao hơn và có thể thanh toán phí ngay sau khi công ty kết thúc năm. Họ cũng có nhiều nhân viên kế toán và các hệ thống thông tin kế toán tinh vi, dẫn đến các báo cáo hàng năm kịp thời hơn (OwusuAnsah, 2000). Thêm vào đó, các công ty lớn thường được theo dõi bởi một số lượng khá lớn các nhà phân tích tài chính, vì thế báo cáo tài chính cần được phát hành kịp thời (Owusu-Ansah, 2000). Cuối cùng, quản lý của các công ty lớn có thể có các biện pháp giảm bớt sự chậm trễ trong kiểm toán và báo cáo chậm do họ có thể bị giám sát chặt chẽ hơn bởi các nhà đầu tư, các công đoàn và các cơ quan quản lý, do đó phải đối mặt với áp lực bên ngoài lớn hơn để báo cáo sớm (Dyer và McHugh, 1975). Do đó, báo cáo kiểm toán của các công ty lớn sẽ bị chậm trễ ít hơn so với các công ty nhỏ hơn. Tính quy mô của DN cũng đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Ziyad Mustafa M. Al-Shwiyat (2013). Tác giả đã thực hiện nghiên cứu của mình trên cơ sở 120 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan năm 2012. Tương tự là nghiên cứu của Younes (2011) với cỡ mẫu là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ai Cập trong giai đoạn 1998-2007. Ngoài ra, Amr Ezat và Ahmed El Masry (2008) đã nghiên cứu trên mẫu là 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 Cập năm 2006 và tìm ra ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. Trong một nghiên cứu khác, Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis (2006) sau khi tiến hành nghiên cứu với 95 công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hy Lạp cũng đã tìm ra mối quan hệ giữa tính quy mô của DN với các nhân tố khác. H5: Quy mô công ty có tác động tiêu cực đến tính kịp thời của báo cáo tài chính. 3.3.6 Loại công ty kiểm toán Các công ty kiểm toán được phân thành hai nhóm: các công ty thuộc Big 4 và các công ty nằm ngoài Big 4 (Ahmed và Kamarudin, 2003). Big 4 đề cập đến 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giời gồm KPMG, Ernst and Young, PwC và Deloitte. Sự chậm trễ trong kiểm toán của Big 4 sẽ ít hơn đối với các công ty khác (Carslaw và Kaplan, 1991 và Leventis và cộng sự, 2005). Điều này có thể là do thực tế 4 công ty kiểm toán này được cho là có khả năng kiểm toán hiệu quả hơn và có tính linh hoạt hơn trong lập kế hoạch kiểm toán để có thể hoàn thành đúng thời hạn (Carslaw và Kaplan, 1991). Ashton, Willingham và Elliott (1987) chỉ ra rằng các công ty kiểm toán lớn sẽ hoàn thành việc kiểm toán một cách kịp thời hơn do kinh nghiệm của họ. Về nghiên cứu thực nghiệm, Asli (2010) đã tìm ra các công ty được kiểm toán bởi Big4 sẽ phát hành báo cáo tài chính chậm hơn các công ty khác. Nghiên cứu của Stephen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis (2006) cũng tìm ra mối quan hệ giữa nhân tố này với tính kịp thời của việc công bố BCTC. H6: Các công ty được Big4 kiểm toán sẽ công bố BCTC kịp thời hơn so với được kiểm toán bằng các công ty kiểm toán khác. 3.3.7 Hệ số nợ Tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản dự kiến sẽ dẫn đến sự chậm trễ của việc công bố báo cáo kiểm toán. Theo Carslaw và Kaplan (1991), tỷ lệ nợ cao sẽ làm gia tăng khả năng thất bại của công ty và có thể tăng khả năng ý kiến của kiểm toán viên rằng các báo cáo tài chính có thể ít tin cậy hơn bình thường. Hơn nữa, việc