SlideShare a Scribd company logo
1 of 57
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
VI THỊ HÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
DÂN VẬN TRONG VÙNG DÂN TỘC NIỀM NÚI
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÃ TÀI LIỆU: 80031
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
DÂN VẬN TRONG VÙNG DÂN TỘC NIỀM NÚI
TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020
Người thực hiện : VI THỊ HÀ
Lớp : CCLLCT tỉnh Quảng Ninh
Chức vụ : Phó Chánh văn phòng
Đơn vị công tác : Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lô Quốc Toản
HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
1. Sự cần thiết xây dựng đề án ........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề án.......................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................3
3. Giới hạn của đề án .......................................................................................................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................4
3.2. Phạm vi không gian...................................................................................................4
3.3. Phạm vi thời gian.......................................................................................................4
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................5
1. Cơ sở xây dựng đề án...................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về công tác dân vận...............................................................................5
1.1.2. Quan điểm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận......6
1.1.3. Quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận ........................................................9
1.1.4. Khái niệm dân tộc.................................................................................................11
1.2. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................12
1.3. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................14
2. Nội dung thực hiện của đề án....................................................................................16
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án.........................................................................................16
2.2. Thực trạng công tác dân vận trong vùng Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh 5
năm qua (2010 - 2015) ....................................................................................................17
2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện .....................................................................38
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án................................................................................40
3. Tổ chức thực hiện.......................................................................................................45
3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án.................................................................45
3.2. Tiến độ thực hiện đề án được triển khai thực hiện chia làm hai giai đoạn .......47
3.3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án.........................................................49
4. Dự kiến hiệu quả của đề án.......................................................................................49
4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án.....................................................................................49
4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án ...............................................................................50
4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án ........................50
C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ......................................................................................52
1. Kiến nghị.....................................................................................................................52
2. Kết luận.......................................................................................................................53
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc là một vấn
đề chiến lược trong chỉ đạo cách mạng và xác định giải quyết đúng đắn vấn
đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách
mạng Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta đều coi việc vận
động các dân tộc thiểu số là một trong những công tác quan trọng vào bậc
nhất của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Chính phủ, theo đó ban hành đường lối dân
vận đúng đắn để vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) dần xóa bỏ
những phong tục tập quán lạc hậu, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã
hội, giữ gìn và bảo vệ an ninh của Tổ quốc.
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, biển đảo, có diện tích tự nhiên
6.110km2, trong đó: 87% là diện tích đất liền; địa hình trung du, miền núi ven
biển với diện tích rừng và đất liền chiếm trên 70%. Tỉnh có 14 đơn vị hành
chính gồm 4 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện với 186 xã, phường, thị trấn.
Vùng dân tộc, miền núi của tỉnh gồm 112 xã (có 54 xã khó khăn, trong đó có
22 xã đặc biệt khó khăn và 04 xã vùng bãi ngang, ven biển). Tỉnh có đường
biên giới đất liền giáp Trung Quốc dài 118,825km; dọc tuyến biên giới có 10
xã (gồm 34 thôn, bản) và 07 phường giáp biên. Dân số tỉnh Quảng Ninh có
1.144.381 người với 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS)
có 143.278 người (chiếm 12,52%), cư trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện
tích của tỉnh), có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng. Thực hiện chủ
trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hiện nay Quảng Ninh đang hướng tới
phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi từ mô hình “nâu” sang “xanh”;
chuyển dịch cơ cấu theo hướng “công nghiệp - du lịch - dịch vụ - nông
nghiệp” đã làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội nông thôn, miền núi.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành chỉ thị,
2
nghị quyết nhằm lãnh đạo chỉ đạo đồng thời có nhiều cơ chế chính sách nhằm
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo gắn với
bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh và được cấp ủy, chính quyền các cấp
cụ thể hóa, triển khai thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung
của tỉnh, tình hình kinh tế xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo,
nhất là các xã, thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, biên giới còn rất nhiều khó
khăn: sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong
tỉnh còn khá cao. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún,
chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tập quán sản
xuất, canh tác lạc hậu, khó tiếp thu khoa học, kỹ thuật; các sản phẩm nông,
lâm nghiệp của đồng bào vùng dân tộc, miền núi chất lượng chưa cao, hầu
như chưa có thương hiệu hàng hóa; phần lớn người dân vùng miền núi có
mức thu nhập thấp, bình quân thu nhập thấp hơn so đồng bằng đô thị là 8,6
lần, gần 50% dân số sống ở vùng nông thôn, miền núi nhưng chỉ đóng góp
5,1% GDP; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn cao1,
kết quả giảm nghèo qua các năm có sự chuyển biến tích cực song thiếu bền
vững, nguy cơ tái nghèo cao, nhất là khi có thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy
ra, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng miền2.
Thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của
Đảng, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung
ương (khóa XI) về “Tăngcườngvà đổimớisự lãnh đạocủa Đảng đối với công
1 Số hộ nghèo người DTTS là 4.221 hộ, chiếm 53,4 % tổng số hộ nghèo của tỉnh; tỷ lệ hộ
nghèo ở các xã khu vực III năm 2013 là 22,46%, gấp 10 lần so với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, trong
đó xã có tỷ lệ nghèo cao nhất là Đồn Đạc huyện Ba Chẽ với 30,6% và 33% hộ cận nghèo.
2
Năm 2011: Thu nhập bình quân đầu người/năm của tỉnh là 2.264 USD, thì thu nhập bình
quân đầu người ở 112 xã vùng DTMN của tỉnh chỉ đạt 732 USD, bằng 32,33% thu nhập bình quân
đầu người chung của tỉnh. Từ năm 2011 - 2013 số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm nhanh, với
7.407 hộ thoát nghèo, tuy nhiên trong TS trên chỉ có 535 hộ DTTS thoát nghèo, chiếm 7,2% ( Năm
2011 toàn tỉnh còn có 15.294 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4.89%, trong đó số hộ nghèo người DTTS là
4.756 hộ, chiếm 31,1% tổng số hộ nghèo của tỉnh; năm 2013 toàn tỉnh còn có 7.887 hộ nghèo,
chiếm tỷ lệ 2.42%, trong đó số hộ nghèo người DTTS là 4.221 hộ, chiếm 53,4 % tổng số hộ nghèo
của tỉnh).
3
tácdân vận trong tìnhhìnhmới”.Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XIII và Kết luận số 108-KL/TW ngày 01/10/2012 của BCT (khoá XI) về
“xâydựng tỉnhQuảngNinhtrở thànhtỉnh côngnghiệp,dịch vụ theohướnghiện
đạivàonăm 2015,là tỉnh dịch vụ, côngnghiệphiện đại vào năm 2020”. Nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đại hội, rút ngắn khoảng cách chênh
lệch giữa các vùng miền trongtỉnh, bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh trong
tình hình mới; công tác dân vận của Đảng nói chung, công tác dân vận trong
vùng dântộc miền núi củatỉnh (DTMN) cầnphải được tăng cường hơn nữa. Do
vậy, việc xây dựngĐề án “Nângcao chất lượng công tác dân vận trong vùng
dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020” là cần thiết.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong vùng
dân tộc miền núi nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho đồng bào DTTS; thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền
trong tỉnh.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị về công tác dân
vận nói chung và công tác dân vận vùng DTMN nói riêng; tăng cường, củng
cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu hằng năm có từ 70% đến 80% cán bộ dân vận từ tỉnh đến cơ
sở được tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về công tác dân vận các cấp
do các cấp ủy đảng tổ chức.
- Tổ chức định kỳ giao ban đội ngũ cán bộ cơ sở với cấp ủy các cấp
hằng tháng, hằng quý.
- Tham mưu ban hành các chủ trương đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của
tỉnh về công tác dân tộc nhằm:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn vùng miền núi dân
4
tộc tăn từ 8-10%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất gấp 4 lần so
với hiện nay; đảm bảo 100% các xã có đầy đủ các công trình hạ tầng thiết
yếu, đường ô tô đến được trung tâm xã và các thôn, bản; 100% số hộ có điện,
kết nối điện thoại, Internet đến hầu hết các thôn bản.
Giảm nghèo tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 8-10%, xoá nhà ở
tạm, tỷ lệ nhà kiên cố đạt trên 80%; 100% trường học được kiên cố; 100% trẻ
trong độ tuổi được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học, tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt trên 60%; giảm tỷ lệ sinh bình quân ở các huyện miền
núi, biên giới, biển đảo hàng năm 0,02%/năm; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng xuống dưới 10%; 100% các xã có bác sĩ.
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo tồn và giữ
gìn tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tiến bộ của đồng bào DTTS. Quan
tâm công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thay đổi thói quen
sinh hoạt chưa hợp vệ sinh, loại bỏ những hủ tục lạc hậu…
Đảm bảo tỷ lệ cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp, cán bộ chủ chốt
là người dân tộc thiểu số tương ứng với tỷ lệ dân tộc thiểu số trên địa bàn;
đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 100% có trình độ từ cao đẳng, đại
học trở lên. Chỉ số phát triển con người đạt nhóm trung bình của cả nước.
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu công tác dân vận trong vùng dân tộc.
3.2. Phạm vi không gian
Vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh.
3.3. Phạm vi thời gian
- Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2010 – 2015.
- Phạm vi tác động: Giai đoạn 2015 – 2020.
5
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về công tác dân vận
Dân vận là tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người
dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Dân vận còn có nghĩa là làm gương trước dân. Nói theo nghĩa
thông thường thì, dân vận là công tác dân vận của các tổ chức dân vận của
Đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị nói chung và của cả hệ
thống xã hội nói riêng. Nói tóm lại, mục tiêu cao nhất của dân vận theo tư
tưởng Hồ Chí Minh chính là vì dân. Do đó, mọi hành động của chúng ta phải
vì dân và mang lại hiệu quả thiết thực cho dân.
Công tác dân vận được xem là công việc (hay còn gọi là nhiệm vụ
chính trị) của các tổ chức đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội
cần phải làm tròn trước Đảng và nhân dân. Ví dụ như, công tác tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện tốt đạo đức, tác phong, lối sống văn hóa, văn
minh... theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa VI cũng chỉ rõ: “Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở phải nắm
vững và làm đúng chức năng lãnh đạo của mình bằng phương pháp dân chủ,
kiên quyết khắc phục tình trạng bao biện công việc của Nhà nước, của các
đoàn thể quần chúng”.
6
Công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới là công tác tuyên truyền, giáo
dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới
và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Quanđiểm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác dân vận
- Quan điểm Mác - Lênin về công tác dân vận
Trong lời nói đầu viết vào năm 1895 cho tác phẩm “Đấutranh giaicấp
ở Pháp”, Ăng ghen đã viết” Tấtcả các giai cấp thống trị từ trước tới nay đều
chỉ là những nhóm thiểu số nhỏ bé so với quần chúngnhândân bị thống trị”.
Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng khác căn bản với các cuộc
cách mạng đã có trong lịch sử. Đó là cuộc cách mạng của nhân dân lao động,
do nhân dân lao động tiến hành, đưa lại lợi ích cho nhân dân lao động do đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo, là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt
để nhất. Các Mác-Ăng ghen và Lênin đã chỉ ra rằng: Các Đảng cộng sản phải
làm công tác dân vận, đó là công tác lâu dài và phải kiên trì, đó là cuộc đấu
tranh giai cấp của giai cấp vô sản và vô sản để giành được sự đồng tình, giành
lấy sự ủng hộ của đa số nhân dân lao dộng. Mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau
phải có những hình thức công tác quần chúng khác nhau. Các nhà sáng lập lý
luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra những luận điểm sau:
Quần chúng nhân dân là người làm lên lịch sử cách mạng là sự
nghiệp của chính bản thân quần chúng, Các Mác-Ăng ghen khẳng định: “
Những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là tư tưởng và công việc của
quần chúng”, Lê - nin khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội sinh động và sáng tạo là
sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”.
7
“Một nước mạnh là nhờ vào sự giác ngộ của quần chúng, nước mạnh
là khi quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về
mọi cái đi vào hoạt động một cách có ý thức”3
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận
Trong bài báo “Dân vận” viết ngày 15-10-1949 đăng trên báo Sự thật,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của
mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn
dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và
Đoàn thể đã giao cho.
Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mistinh, khẩu
hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ.
Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu
rõ ràng:Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm
cho kỳ được.
Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và
kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh
địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.
Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Khi thi hành xong, phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh
nghiệm, phê bình, khen thưởng”4
.
Dân vận được hình dung không chỉ ở con người và tổ chức mà còn
được hình dung là một hoạt động, bao gồm cả tuyên truyền, giảng giải, thuyết
phục, vừa là phong trào xã hội, từ thi đua yêu nước, vận động đoàn kết, vừa là
công tác thực tế hàng ngày.
3, V.I. Lênin (1978), Toàn tập,t. 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.456
4 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, tr 698 -699.
8
Mục đích của dân vận là làm cho dân trưởng thành cả ý thức dân chủ
và năng lực làm chủ, dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước và
xây dựng các tổ chức, đoàn thể của mình.
Tầm quan trọng đặc biệt của " Dân vận" đòi hỏi hệ thống chính trị, nhà
nước là giường cột phải thực sự là hệ thống chính trị của dân, do dân, vì dân.
Trong khái niệm nêu trên, rõ ràng có chủ thể và đối tượng, có hoạt
động để thực hiện những quan hệ tương tác và chuyển hóa, có nhiệm vụ và
mục đích, có nội dung và phương pháp thực hiện, có điều kiện để đảm bảo đạt
được kết quả, hiệu quả. Tất cả những điều ấy hợp thành lý luận dân vận.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác dân vận là một nhiệm vụ chính
trị quan trọng của Đảng, là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo
của Đảng. Công tác dân vận không chỉ là vận động nhân dân thực hiện các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là phương thức thu hút
nhân dân tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đó.
Công tác dân vận có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến việc xây
dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và là nhiệm vụ chiến
lược có ýnghĩaquyếtđịnh sựthànhbạicủasự nghiệp cách mạng và sự tồn vong
của Đảng ta. Bởi, suy cho cùng, công tác dân vận thực chất là tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những hoạt động này vấn đề cốt lõi là phải quan tâm đến lợi ích
chính đáng, thiết thực và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Người nhấn
mạnh dân vận không phải chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu
hay chỉ thị, truyền đơn là đủ mà trước hết tìm mọi cách để giải thích cho mỗi
người dân hiểu rõ rằng việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ là phải
hăng hái làm cho kỳ được. Bất cứ việc gì cũng phải bàn bạc với dân, hỏi ý
kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với
hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức thực hiện, trong lúc thực hiện
9
phải luôn theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc khuyến khích họ, khi hoàn thành phải
cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, có khen, chê....
1.1.3. Quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận
Quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, Đảng ta đã hình thành hệ
thống quan điểm cơ bản về công tác dân vận trong các thời kỳ cách mạng,
nhất là trong tình hình hiện nay.
Công tác dân vận của Đảng là một bộ phận của công tác xây dựng
Đảng, nhằm tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tập hợp, tổ chức
phát huy quyền làm chủ và bảo đảm lợi íchchính đáng của nhân dân; củng cố,
tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng
với nhân dân; huy động mọi tiềm lực xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác dân vận là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị, của mọi
cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Các cấp ủy, tổ chức đảng có vai trò, nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện, trực tiếp đối
với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận
và trực tiếp thực hiện công tác dân vận.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận, Đảng ta đã ban
hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác dân vận, trong đó nêu rõ các quan
điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác dân vận của
Đảng; trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo công tác dân
vận và của cán bộ, đảng viên trong thực hiện công tác dân vận, đặc biệt là
Nghị quyết 8B, ngày 27/3/1990 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) về
“Đổi mới công tác quần chúngcủa Đảng, tăng cường mối quan hệgiữa Đảng
với nhân dân”.Nghị quyết nêu bốn quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần
chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, vì “cách mạng là sự
nghiệp của dân, do dân, vì dân”; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là
10
đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống
nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa
dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn
thể.
Từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội lần thứ X(2006), các quan điểm chỉ
đạo về đổi mới công tác dân vận của Đảng ngày càng phát triển bổ sung sâu
sắc và toàn diện hơn, vai trò của nhân dân được xác định “Dân biết, dân bàn,
dân kiểm tra”. Đại hội lần thứ XI (2011), tiếp tục khẳng định sự nghiệp cách
mạng là của dân, do dân, vì dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi
lịch sử. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân.
Ngày 03 -6 -2013, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 25- NQ/TW về “Tăngcường và đổi
mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
Nghị quyết đã nêu rõ 5 quan điểm chỉ đạo công tác dân vận của Đảng.
Một là, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ.
Hai là, động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm
chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích;
quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trong lợi ích trực tiếp của
người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có
lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.
Ba là, phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn
liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan
điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.
Bốn là, công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,
của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể
11
nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính
quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội làm tham mưu
và nòng cốt.
Năm là, Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, nhân dân làm chủ" thành quy chế, quy định để các tổ chức
trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ,
chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp
nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả.
1.1.4. Khái niệm dân tộc
Hiện nay, khái niệm dân tộc được sử dụng trong các văn kiện chính trị,
văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai
nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với
nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng
cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững
qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của
một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có
những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu
số. Trongquá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự
phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú,
văn hoá, lối sống, phongtục tập quán, nhưng đều được coilà cùng một dân tộc,
bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên. Theo nghĩa thứ
hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ như: dân tộc Việt Nam, dân
tộc Trung Hoa, dân tộc Đức... Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để
chỉ cộngđồng chínhtrị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau
trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây
được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà
nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia.
Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc
12
khác bởi yếu tố quốc tịch. Do đó, một tộc người có thể có ở những quốc gia
dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó. Trong Đề án này, khái niệm
dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ nhất, tức là “tộc người”. Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo Chủ nghĩa
Mác - Lê nin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề ra ba nguyên tắc cơ bản đối với thực hiện các chính sách dân tộc là
đoàn kết, bình đẳng, tương trợ. Người cho rằng: Chính sách của Đảng và
Chính phủ đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều
quan trọng nhất là: đoànkết dân tộc và nâng cao đời sốngcủa đồng bào. Người
đánh giá cao vị trí của các dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp cách
mạng chung của cả nước: “Miền núi nước ta chiếm một vị trí quan trọng đối
với quốc phòng, đối với kinh tế. Vì vậy, Trung ương Đảng và Chính phủ, mà
trực tiếp là các cấp ủy Đảng, các Ủy ban địa phương phải làm sao nâng cao đời
sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc” 5.
1.2. Cơ sở pháp lý
Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 ra nghị quyết về nhiệm
vụ cách mạng nước ta trong đó có công tác dân vận, quyết định tổ chức các
ban chuyên môn về các giới vận động (công vận, nông vận, binh vận, phụ
vận) tiền thân của Ban Dân vận ngày nay.
Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI) đã
ra Nghị quyết 8B/NQ-HNTW về “Đổi mới công tác vận động quần chúng
của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”.
Đại hội IX, Đại hội X của Đảng xác định rõ nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu trong công tác dân vận hiện nay là đoàn kết, tập hợp nhân dân, phát huy
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực để công
5
Bài nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, 31/8/1963.
13
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua, đã rút ra năm bài học kinh
nghiệm của cách mạng, trong đó bài học thứ hai khẳng định: Sự nghiệp cách
mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người
làm lên những thắng lợi lịch sử.
Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, công
tác dân tộc, chính sách dân tộc của Nhà nước về Chỉ thị số 08-CT/TW về
“Tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 7
(khoá IX) về công tác dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung
ương Đảng (khoá IX) Về công tác dân tộc (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
12/3/2003); Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg ngày 18/6/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phát
triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền
núi, biên giới vùng sâu, vùng xa; Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008
của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào
dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Kết luận số 57-
KL/TW ngày 03/11/2009 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về
pháthuy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo; Chỉ thị số
1971/2010/CT-TTg ngày 27/10/2010 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày
25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về ban hành Quy chế công tác dân
vận của hệ thống chính trị”; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011
của Chính phủ Về công tác dân tộc; Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Tăng cường và đổi mới sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
14
Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác dân vận, công tác dân tộc như: Chỉ
thị số 08- CT/TU ngày 05/7/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Tăng cường
công tác Dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
29/11/2001 Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường đầu tư và phát triển kinh
tế - xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005; Chương trình hành động
số 14 - CTr/TU ngày 08/5/2003 thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp
hành trung ương Đảng lần thứ bảy(khóa IX) Về công tác dân tộc; Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Nghị
quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về
xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định số 40-
QĐ/TU ngày 05/11/2010 của Tỉnh uỷ "về ban hành Quychế công tác dân vận
của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh”; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày
06/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo
thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây
dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ
vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác
dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với
bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030”.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi
luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các
đoàn thể của tỉnh quan tâm, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương,
chủ động triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước
về công tác dân vận vùng đồng bào DTTS; các cấp ủy, Hội đồng nhân dân
(HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo
15
của Trung ương, của tỉnh bằng các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc trên cơ sở phát huy hiệu quả các
nguồn lực vùng, miền của địa phương, đơn vị mình; tích cực tuyên truyền,
vận động nhân dân, đồng bào DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng tham gia các phong
trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng và
củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh.
Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc
được triển khai hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực và đồng bộ trên các lĩnh
vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh vùng dân tộc,
miền núi, biên giới, biển đảo. Hiện nay tỉnh đang phấn đấu mục tiêu đến hết
năm 2015 tỉnh cơ bản đạt tiêu chí tỉnh công nghiệp. Tuy nhiên, khoảng cách
chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng, miền của tỉnh còn lớn. Vùng dân
tộc, miền núi luôn tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Một số cơ chế, chính sách còn khó khăn trong việc thực hiện như
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách định canh, định cư, chính
sách tạo việc làm tăng thu nhập cho các hộ nghèo... Đồng bào vùng dân tộc,
miền núi thoát nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt khi thực
hiện chuẩn nghèo mới thì số hộ nghèo tăng đáng kể. Tập quán sản xuất của
đồng bào vùng DTTS chưa được thay đổi căn bản; phát triển sản xuất và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị
trường còn chậm. Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở chưa đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ. Nhận thức về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công
tác dân tộc của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành chưa sâu
sắc, toàn diện.
Để giải quyết tốt công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi của
tỉnh, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, công tác
dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với đảm bảo
16
vững chắc quốc phòng, an ninh.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
- Thuận lợi:
Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã luôn quan tâm, chú
trọng chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách trọng tâm, trọng điểm; Ủy
ban MTTQ, các đoàn thể, tổ chức xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân đã
phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng DTMN nhằm hướng tới phát triển bền vững, góp phần
từng bước tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các vùng miền
trong tỉnh.
Các chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, tỉnh còn có một số chính
sách đặc thù riêng cho một số đối tượng ở vùng DTMN.
Tình hình vùng DTMN tỉnh Quảng Ninh ổn định, không có điểm nóng,
an ninh trật tự được giữ vững, quốc phòng được đảm bảo. Đời sống người dân
vùng dân tộc miền núi có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều chương trình mục
tiêu được quan tâm triển khai đạt hiệu quả như chương trình giảm nghèo,
chương trình 135, chương trình xây dựng NTM và các chương trình đầu tư
khác thông qua các nhiệm vụ: Tín dụng, giáo dục & đào tạo, y tế, văn hóa,
dạy nghề ... Nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, trong đó có nhân dân
các DTTS trên địa bàn tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, giữ vững niềm tin
với Đảng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên
thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới, đóng góp nhiều công sức, trí
tuệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa
bàn tỉnh.
- Khó khăn:
Vùng dân tộc miền núi có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, địa hình chia
cắt, độ dốc cao, thổ nhưỡng không ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp; xuất phát
17
điểm về nhận thức của người dân vùng DTMN ở mức thấp; một số tộc người
còn nhiều hủ tục,... do vậy, khó khăn cho việc xóa nhanh khoảng cách chênh
lệch về trình độ phát triển giữa vùng DTMN với vùng đồng bằng, đô thị.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của
công tác dân tộc cũng như việc thực hiện các chính sách dân tộc còncó những
hạn chế, thiếu tâm huyết; năng lực cán bộ cấp xã còn hạn chế, dẫn đến việc
triển khai thực hiện một số chính sách dân tộc trên địa bàn một số xã hiệu quả
chưa cao, chậm tiến độ;một bộ phận người dân và cán bộ vùng DTMN còn tư
tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí phấn đấu vượt khó vươn lên.
Phong tục tập quán ở một số vùng còn lạc hậu dẫn đến hiệu quả công
tác dân vận trong vùng DTMN khó khăn. Vùng DTMN, biên giới tiềm ẩn yếu
tố gây mất ổn định về trật tự an toàn xã hội, về an ninh chính trị; các thế lực
thù địch vẫn rình rập âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá
sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
2.2. Thực trạng công tác dân vận trong vùng Dân tộc miền núi tỉnh
Quảng Ninh 5 năm qua (2010 - 2015)
2.2.1. Công tác lãnh đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính
sáchcủa ĐảngvàNhà nướcđốivớicôngtácdânvậnởvùngđồng bào DTMN
Trong những năm qua, công tác dân vận luôn được các cấp ủy đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh quan tâm, thực hiện
nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, chủ động triển khai thực hiện các chỉ
thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận vùng đồng bào
DTTS 6; các cấp ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND)
6
Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 08B-NQ/HNTW ngày 07/3/1990 của Hội nghị
BCH Trung ương Đảng (khóa VI) về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở cơ sở"; Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 25/6/1990 của Ban Bí thư về
việc thực hiện Nghị quyết lần thứ tám BCHTW "về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở cơ sở"; Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 29/6/1992 của
Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khóa VII) về “đổi mới và tăng cường công tác vận động nhân
dân củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban
18
cùng cấp cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh bằng các
chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc trên cơ sở phát huy hiệu quả các nguồn lực vùng, miền của địa phương,
đơn vị mình; tích cực tuyên truyền vận động nhân dân, đồng bào DTTS thực
hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,
hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo, xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh tỉnh Quảng Ninh.
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng
viên về vai trò của công tác dân vận luôn được quan tâm nhằm thống nhất và
nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; các cấp ủy tổ
chức quán triệt, tuyên truyền phổ biến các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân
vận, dân tộc đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, đảng viên, chỉ đạo
các chi, đảng bộ. 14/14 huyện, thị, thành ủy đã ban hành quy chế công tác dân
vận của hệ thống chính trị; UBND tỉnh, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội
và 14/14 huyện, thị, thành ủy đã ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện
Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an
ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; … Hằng
Bí thư về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới; Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày
21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác dân vận”; Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo”; Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của
Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Nghị quyết số 25-
NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”... gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh. Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày
10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc
biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006- 2010"; Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg,
ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ "phê duyệt danh sách các xã chương trình 135 giai đoạn
2006- 2010", Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009; Quyết định số1592/QĐ -TTg (QĐ
134); Thực hiện chương trình 135; Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu
số theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011; Chính sách cấp phát báo theo Quyết định
số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
19
năm, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai xây dựng
các chuyên đề, đề án về công tác dân vận 7.
2.2.2. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết
Công tác sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận vùng
MNDT được thực hiện kịp thời, đúng hướng dẫn của Trung ương như: tổng
kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí Thư
Trung ương Đảng (khoá VII) về “Tăng cường công tác người Hoa trong tình
hình mới”; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày
29/11/2001 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường đầu tư và phát
triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo”; đánh giá 01 năm thực hiện Nghị quyết
07-NQ/TU, ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;...
Chú trọng công tác kiểm tra, sơ, tổng kết đánh giá tình hình và kết quả
thực hiện nghị quyết và các chủ trương, chính sách dân tộc như: Giám sát kết
quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010); kiểm tra kết quả
triển khai và tiến độ giải ngân nguồn vốn thuộc chương trình 135 cấp xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và các mô hình phát triển sản xuất; kiểm
tra về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án và kế hoạch giải ngân vốn trong
chương trình 135, chương trình 167. Định kỳ hằng năm, tổ chức đánh giá kết
quả hoạt động của hệ thống chính trị, việc thực hiện các chủ trương, chính
sách, hiệu quả các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội vùng dân tộc.
7
Đề án “Chiến lược tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối
với công tác dân vận đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về
công tác dân tộc miền núi, biên giới, biển đảo và công tác tôn giáo trong sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, định hướng đén năm 2030”,
20
Qua việc kiểm tra, sơ, tổng kết cấp ủy các cấp đã đánh giá được những
kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra các nhiệm vụ giải pháp thực
hiện trong thời gian tiếp theo, kịp thời khen thưởng, động viên những cá nhân,
tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận đặc biệt là công tác dân
vận ở vùng DTMN.
2.2.3. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với hoạt động của
Mặt trận tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù ở
vùng dân tộc miền núi (DTMN)
Quán triệt và cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường
vụ, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị
quyết, kết luận, chương trình hành động cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn
đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đồng
bào DTMN. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể đã góp phần nâng cao
hiệu quả trong tập hợp quần chúng tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh 8. Các cấp ủy đã có nhiều đổi mới
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, đưa
nội dung lãnh đạo xây dựng MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh
8
Ban hành Chỉ thị 05-CT/TU ngày 09/8/2007, Kết luận số 18-KL/TU ngày 27/6/2012 để
triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 23/7/2013 về thực hiện
Kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW. Chương trình
hành động số 19-CTr/TU ngày 09/10/2008 thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy
BCHTW Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 15/10/2008
thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn. Kế hoạch 02-KH/TU ngày 20/6/2001 triển khai thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW
của BCT về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kết luận số 24 -KL/TU ngày 01/11/2012
về kết quả 12 năm thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW của BCT. Chương trình hành động số 16-CTr/TU
ngày 16/4/2008 và KL số 12-KL/TU ngày 10/8/2011 thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị
lần thứ 6 BCHTW khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công văn 631-CV/BDV ngày 23/6/2010 của Ban Dân vận
Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện Kết luận 66-KL/TW ngày của BBT về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
09-NQ/TW của BCT (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB Việt
Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Chỉ thị 34-CT/TU thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của BCT
về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức hội quần chúng…
21
thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của
tổ chức đảng các cấp hàng năm; quan tâm chỉ đạo xây dựng các mô hình hoạt
động rõ nội dung, quy trình, cách làm, kiểm đếm kết quả cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân cũng như hiệu
quả trong công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng. Hướng hoạt động của
các tổ chức vào thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường phối hợp
với các ngành có liên quan thực hiện công tác giám sát hoạt động đối với các
cơ quan Đảng, chính quyền, đánh giá thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm
và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn; đổi mới công
tác tuyên truyền, thuyết phục, tập hợp, vận động nhân dân thông qua các hình
thức tuyên truyền vận động phù hợp với từng tổ chức và các phương tiện
thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục đến đoàn viên, hội
viên và nhân dân trong thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương 9.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể nhân dân luôn
được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo sát sao từ khâu xây dựng quy hoạch
đến việc sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, nhiệt tình, uy tín để làm
công tác mặt trận, đoàn thể. Gắn công tác mặt trận, đoàn thể với công tác xây
dựng Đảng; chỉ đạo quy hoạch nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ làm
công tác mặt trận và các đoàn thể 10; coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ diện
quy hoạch, quan tâm bố trí cán bộ chủ chốt là những người trưởng thành từ
phong trào quần chúng, đặc biệt đội ngũ cán bộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng
9
Vận động nhân dân tích cực tham gia giải phóng mặt bằng Quốc lộ 18A đoạn Uông Bí -
Hạ Long, vận động nhân dân di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long; vận động thanh niên, nhân dân ra đảo
Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cô Tô, vận động quyên góp, ủng hộ
kinh phí đưa điện lưới Quốc gia ra đảo Cô Tô, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông
thôn mới, xây dựng xã hội học tập,đô thị văn minh… được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đạt kết
quả cao.
10
Thường trực Tỉnh ủy bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh để dự nguồn đào tạo cán bộ
nữ cho tỉnh.
22
DTMN. Đồng thời giải quyết chính sách đối với cán bộ làm công tác mặt trận
và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Trong 5 năm qua, công tác tổ chức cán bộ của
MTTQ và các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là việc kiện toàn
Đảng đoàn MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Ban Thường vụ Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh các cấp 11. Cấp ủy các cấp cử cán bộ lãnh đạo chủ chốt
trong cấp uỷ phụ trách khối.
Có thể khẳng định nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền đối với công tác lãnh đạo, xây dựng MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã
hội vùng đồng bào DTMN ngày càng được nâng cao; đội ngũ cán bộ được
kiện toàn, lực lượng hội viên ngày càng lớn mạnh; MTTQ và các đoàn thể
luôn giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và
từng bước đổi mới phương thức hoạt động hướng về cơ sở, tích cực tham gia
góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tham
gia phối hợp cùng với chính quyền giải quyết những kiến nghị, bức xúc trong
nhân dân, không để xảy ra điểm nóng.
2.2.4. Công tácdân vận của các cơ quan nhà nước ở vùng đồng bào
dân tộc miền núi
Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở vùng đồng bào DTMN
trong những năm qua luôn được sự quan tâm chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm
của các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở 12.
11
Đến hết năm 2013, có 1573 trưởng ban công tác mặt trận ở thôn, bản, khu phố được
hưởng phụ cấp, có 7455 chi hội trưởng các hội và 7644 chi hội phó các hội được hưởng phụ cấp.
12
Thực hiện Kế hoạch số 106 - KH/BDVTW ngày 31/3/2009 của Ban Dân vận Trung
ương về tổ chức hoạt động "năm dân vận chính quyền", đồng thời với việc tiếp tục chỉ đạo thực
hiện Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 05/7/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Tăng cường công tác Dân
vận trong tình hình mới” , Thường trực Tỉnh ủy đã có Công văn 607 - CV/TU ngày 29/4/2009 “V/v
triển khai tổ chức hoạt động năm dân vận chính quyền”. Theo đó Ban Dân vận Tỉnh ủy đã kịp thời
có Kế hoạch số 36 – KH/DV về tổ chức hoạt động "năm dân vận chính quyền" để triển khai trên
toàn tỉnh.
Tỉnh ủy ban hành Chỉthịsố 20/CT - TU ngày 05/11/2009 “về tăng cường sự lãnh đạo đơn giản
hoá các thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010”; Quyết định số 40-
QĐ/TU ngày 05/11/2010 của Tỉnh uỷ "về ban hànhQuy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh
23
Đến hết năm 2010 hầu hết các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và các sở,
ngành đã có văn bản chỉ đạo, triển khai đến 186 xã, phường, thị trấn và các
phòng, ban chuyên môn về thực hiện công tác dân vận chính quyền. Trên cơ
sở chỉ đạo của cấp ủy địa phương, UBND huyện, thị, thành phố đã phối hợp
với Ban Dân vận huyện, thị, thành ủy xây dựng kế hoạch và hướng dẫn nội
dung, phương thức thực hiện công tác dân vận chính quyền để triển khai đến cơ sở.
Thường trực Tỉnh uỷ ban hành văn bản chỉ đạo triển khai xây dựng
chính quyền điện tử và trung tâm hành chính công 13; gắn nhiệm vụ cải cách
hành chính (CCHC) với việc thực hiện quy chế, văn hoá công sở, nâng cao
hiệu quả thời gian làm việc; thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
thông” trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền. Nơi tiếp nhận và trả kết quả tại các sở, ban, ngành và UBND huyện,
thị, thành phố đã niêm yết công khai các nội dung theo yêu cầu tại Chỉ thị số
32/2006/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện CCHC theo cơ
chế một cửa tại UBND các cấp được duy trì và đã đạt kết quả tích cực, được
tổ chức và công dân đồng tình, góp phần giảm bớt phiền hà, quan liêu, cửa
quyền, sách nhiễu của một số cán bộ công chức, nâng cao ý thức, trách nhiệm
phục vụ nhân dân của cơ quan hành chính các cấp. Quảng Ninh là tỉnh hoàn
Quảng Ninh”; Chỉthịsố 05-CT/TUngày14/2/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “V/v triển khaithực hiện
Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bíthư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa
VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở”.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3255/KH-UBND chỉ
đạo các địa phương, các sở, ban, ngành triển khai công tác dân vận chính quyền và tổng kết, đánh
giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng
cường công tác dân vận”. UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, quyết định quan
trọng chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh; chỉ đạo các địa phương,
các ngành tiếp tục triển khai công tác dân vận theo chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh uỷ, nhất là
việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và tiếp công dân;
thực hiện QCDC...
13
Đến nay,Trung tâm hành chính công (HCC) cấp tỉnh và 14/14 Trung tâm HCC cấp
huyện đã đi vào hoạt động. Trung tâm HCC cấp tỉnh trực thuộc UBND tỉnh, là bộ phận tiếp nhận
và giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành. Trung tâm cấp huyện trực thuộc
Văn phòng UBND cấp huyện. Mục tiêu của việc thành lập các trung tâm là hướng đến việc phục
vụ cá nhân, tổ chức theo hướng thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả.
24
thành sớm nhất Đề án 30 với 83,3% TTHC được kiến nghị đơn giản hóa
(vượt chỉ tiêu 53,3%) 14.
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vùng đồng bào
DTMN tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh quan
tâm, số lượng đơn thư khiếu nại giảm qua các năm và được giải quyết theo
quy định của pháp luật, không có thư tồn đọng 15. Lãnh đạo UBND tỉnh và
các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với công
dân phát hiện và xử lý tại chỗ các mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân
cư. Công tác hòa giải ở cơ sở thường xuyên được cấp uỷ, chính quyền, MTTQ
và các đoàn thể ở các địa phương quan tâm chỉ đạo, hằng năm có hàng nghìn
vụ việc tranh chấp được giải quyết thông qua công tác hoà giải thành ở cơ sở.
Định kỳ cấp ủy các cấp nghe báo cáo về tình hình khiếu kiện, các vụ
việc khiếu nại, tố cáo phức tạp để có chủ trương và ý kiến chỉ đạo giải quyết
kịp thời. Việc chỉ đạo công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng đã bước đầu đáp ứng nhu cầu thông tin rộng
rãi của các tổ chức và công dân, đồng thời cũng nằm trong lộ trình đẩy mạnh
cải cách hành chính của tỉnh.
2.2.5. Côngtácdânvậncủalựclượngvũtrang(LLVT)ởvùngđồng bào
dân tộc miền núi (DTMN)
Công tác dân vận trong lực lượng vũ trang (LLVT) đã được các cấp ủy
14
Trong tổng số 1.437 TTHC được rà soát (với877 mẫu đơn, mẫu tờ khai, 589 yêu cầu, điều
kiện), Quảng Ninh kiến nghị giữ nguyên 240 TTHC; số TTHC có kiến nghị đơn giản hoá đối với tỉnh
là 96 TTHC (trong đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung 77 TTHC; bãi bỏ, huỷ bỏ 17 TTHC; thay thế 02
TTHC); số TTHC có kiến nghị đơn giản hoá đối với Trung ương là 1.146 TTHC (trong đó, kiến nghị
sửa đổi, bổ sung 1.052 thủ tục hành chính; bãi bỏ, huỷ bỏ 81 TTHC, kiến nghị thay thế 13 TTHC).
Tập trung rà soát có chất lượng 420 TTHC thuộc nhóm có tác động lớn đến môi trường đầu tư của
tỉnh như: lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính, tài nguyên và môi trường, khu công
nghiệp.
15
Ban Dân tộc tỉnh, năm 2011 tiếp nhận 08 đơn (trong đó có 03 đơn khiếu nại, 03 đơn tố
cáo, 02 đơn phản ánh, kiến nghị; liên quan đến đất đai có 01 đơn). Năm 2012 tiếp nhận 11 đơn
(trong đó có 03 đơn khiếu nại, 08 đơn phản ánh, kiến nghị; liên quan đến đất đai có 04 đơn). Năm
2013 tiếp nhận 09 đơn (trong đó có 01 đơn khiếu nại, 01 đơn tố cáo, 07 đơn phản ánh, kiến nghị;
liên quan đến đất đai có 04 đơn)
25
phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, quán triệt triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị
quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương16 và cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ
đạo của cấp ủy các đơn vị LLVT của tỉnh như:Đảng ủy Công an tỉnh đã ban
hành Chương trình hành động số 139/2001/CTr-ĐU và Hướng dẫn số
1702/2001/HD-CAT về “Tăng cường công tác dân vận của lực lượng Công
an nhân dân”...
Nội dung công tác dân vận trong LLVT được triển khai có trọng tâm,
trọng điểm, có nhiều hình thức phong phú, trong đó tập trung xây dựng các
mô hình cơ sở chính trị địa phương vững mạnh toàn diện phù hợp với yêu cầu
thực tiễn và bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và từng địa
bàn cụ thể; chủ động tham mưu, đề xuất phối hợp với MTTQ, các ban, ngành,
đoàn thể trong tuyên truyền, vận động nhân dân xoá đói, giảm nghèo, đấu
tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, đặc biệt là ở vùng đồng
bào DTTS;các đội 123, đội vận động quần chúng và cán bộ tăng cường cơ sở
của bộ đội biên phòng trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa luôn làm tốt
công tác tuyên truyền, vận động đồng bào định canh, định cư, xây dựng thôn
bản văn hóa, tích cực tham gia phòng chống tội phạm, không tham gia tuyên
truyền đạo trái phép, ... Đặc biệt LLVT đã phối hợp với các địa phương xây
dựng “cột mốc văn hóa” trên tuyến biên giới (Đền Xã Tắc, Cụm thông tin cổ
động biên giới Sa Vĩ, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Pò Hèn...).
16
Nghị quyết số 152-NQ/ĐUQSTW ngày 01/8/2003 của Đảng ủy Quân sự Trung ương “Về
tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của LLVT trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 28-
NQ/TW ngày 22/9/2008 và Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về "Tiếp tục xây dựng
các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới";
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"; hiệp ước,
hiệp định, Luật Biên giới, các văn bản pháp lý về biên giới, … Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về
"Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn", Nghị quyết số 24-
NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng”, Chỉ thị 06/CT-TTg, ngày 1/2/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
26
Các cấp ủy đảng, chỉ huy đơn vị tích cực chỉ đạo công tác xây dựng cơ
sở chính trị địa phương vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo,
điều hành, quản lý của đội ngũ cán bộ thôn, bản. Phối hợp tham mưu bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng.17 Ngoài các đối
tượng quy định, các địa phương, đơn vị đã quan tâm đối tượng đặc thù như:
già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc, chức việc, tôn giáo, chủ hộ gia
đình biên giới, chủ tàu thuyền; chủ hộ kinh doanh ở chợ biên giới; chủ hộ gia
đình tôn giáo; giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài... Tổ chức các lớp "Học kỳ Quân đội"; tập huấn "Phối hợp tham mưu
giải quyết một số vấn đề phức tạp ở cơ sở" cho các đồng chí lãnh đạo Ban
Dân vận, Ban Dân tộc cấp tỉnh, huyện; lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể cấp
tỉnh, huyện, xã; Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện, thị xã, thành phố,
cán bộ Ban Chỉ huy quân sự, trưởng công an xã, phường, thị trấn. Phối hợp
tham mưu cho tỉnh quy hoạch phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng
18. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng
đồng bào DTMN được quan tâm chỉ đạo. Công an tỉnh đã ban hành Hướng
dẫn số 344/HD-CAT(PV28) ngày 21/4/2003 về “Công tác xây dựng phong
trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) ở vùng đồng bào DTMN”,
Hướng dẫn số 15/2004/HD-CAT về “Phát động phong trào quần chúng tham
gia đấu tranh chống hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở vùng dân tộc”. Đến
17
Từ năm 1991 đến năm 1995 đã mở 05 lớp đào tạo cán bộ cơ sở với 342 đồng chí. Từ năm
2003 - 2013 đã mở lớp đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn được 4 khóa; 02 khoá
trung cấp ngành quân sự cơ sở, 07 lớp sỹ quan dự bị bằng nguồn ngân sách của tỉnh. Mở 744 lớp
bồi dưỡng cho các đối tượng với 57.561 người.
18
Bộ CHQS tỉnh, các đơn vị tiến hành rà phá bom mìn hơn 36.000 ha, bàn giao đất sạch
cho các dự án phát triển kinh tế; rà soát tình hình dân cư trên địa bàn, vận động nhân dân ra định
canh, định cư ở vùng giáp biên, các đảo, phối hợp với các đơn vị tổ chức di dãn 768 hộ dân với
2.826 nhân khẩu ra định canh, định cư ở xã: Hải Sơn, Bắc Sơn (Móng Cái); Bắc Phong Sinh- xã
Quảng Đức (Hải Hà); Đồng Văn, Hoành Mô (Bình Liêu); các dự án đưa điện lưới ra Đảo Cô Tô;
đường tuần tra biên giới, đường xuyên đảo Vĩnh Thực, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc
Vừng, Cô Tô, Thanh Lân, Lương Mông (Ba Chẽ), đường Móng Cái-Pò Hèn...Đầu tư xây dựng các
cảng biển quân sự trên các đảo: Cô Tô, Ngọc Vừng, Thanh Lân, Vạn Gia, Cái Chiên, Minh Châu,
Quan Lạn và các dự án khu tránh, trú bão cho tàu, thuyền ở Móng Cái, Quảng Yên, Hải Hà, Cô Tô.
27
nay, đã xây dựng được 115 mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các
địa bàn trọng điểm, vùng núi, vùng dân tộc, tuyến biên giới, biển đảo, nhiều
mô hình, phong trào hoạt động có hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh trật tự
và phục vụ hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTMN.
Công an các cấp luôn quan tâm chú trọng đến công tác vận động, tranh thủ
người có uy tín ở vùng đồng bào DTMN. Từ năm 2008 đến năm 2013, Công
an tỉnh đã làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Chỉ
thị số 06 của Thủ tường Chính phủ về “Phát huy vai trò người có uy tín trong
vùng đồng bào DTMN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng
thời phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho tỉnh tổ chức 03 hội
nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín trong vùng đồng bào DTMN; tổ
chức nhiều đợt thăm, khám bệnh, phát thuốc cho 100 trường hợp đồng bào
DTMN có hoàn cảnh khó khăn, cấp thuốc miễn phí cho 2.600 đồng bào bị ốm
đau…Công tác sơ, tổng kết các chuyên đề liên quan đến công tác đảm bảo an
ninh, trật tự vùng đồng bào DTMN được quan tâm chú trọng. Đảng ủy Công
an tỉnh đã chỉ đạo công an các địa phương, đơn vị tiếp tục duy trì và thực hiện
tốt các cuộc vận động: “Xây dựng lực lượng công an Quảng Ninh vì nhân dân
phục vụ”, “Vì ANTQ”, “Dân vận khéo”…đã tạo chuyển biến trong nhận thức
và hành động của mỗi chiến sỹ công an, góp phần củng cố niềm tin của nhân
dân với Đảng.
Công tác tham gia phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa
mù chữ, xây dựng Nông thôn mới (NTM), bảo vệ môi trường, chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu
nạn.…luôn được LLVT quan tâm chỉ đạo đã góp phần đổi mới bộ mặt kinh tế
xã hội vùng miền núi, vùng đồng bào DTMN.
Thực hiện Chương trình “xóa nhà tạm”, LLVT tỉnh, các đơn vị quân
đội trên địa bàn đã huy động 103.490 ngày công trị giá trên 3,2 tỷ đồng, ủng
hộ trên 240 triệu đồng, xây mới 795 nhà, sửa 904 nhà được cấp ủy, chính
28
quyền, nhân dân đánh giá cao, góp phần vào chương trình xóa hơn 3.000 ngôi
nhà tạm cho hộ nghèo, về đích trước 2 năm theo chương trình của Chính phủ
19. Cấp ủy các đơn vị đã tích cực chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng
Nông thôn mới 20; hành quân huấn luyện, diễn tập kết hợp làm dân vận theo
địa chỉ, địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Vận động nhân dân phát triển
kinh tế, mở rộng diện tích đất canh tác, phủ xanh đất trống, đồi trọc, xây
dựng, củng cố các công trình thủy lợi, làm đường giao thông, tu sửa trường
học, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai,
giúp các hộ dân ra sinh sống tại các vùng biên giới, hải đảo được cấp uỷ,
chính quyền địa phương, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao tạo sự gắn bó đoàn
kết quân dân. Thực hiện chương trình y tế 12 quân dân y kết hợp chăm sóc
sức khỏe, khám chữa bệnh nhân dân, đồng bào DTMN được quan tâm, đã xây
dựng được 05 bệnh xá quân dân y; thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh,
cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào DTMN.
2.2.6. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc miền núi (DTMN)
Trong những năm qua, cùng với công tác tăng cường vận động đồng
bào DTMN tham gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc
phòng, an ninh, cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp trong
tỉnh đã quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào
DTMN, xem đây là nhân tố quyết định góp phần thực hiện thắng lợi các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác
dân tộc.
19
Giúp các xã nghèo Đồng Tiến, Thanh Lân huyện Cô Tô: Ủng hộ 01 tỷ 389 triệu đồng,
xây 28 nhà cho hộ nghèo; tặng giống vốn, vật nuôi, ngư cụ sản xuất cho 54 hộ, xây 02 nhà văn hóa
thôn, 02 nhà văn hóa xã.
20
Từ năm 2012 đến hết tháng 5/2014; LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội trên địa bàn đã
tham gia 85.240 ngày công, hỗ trợ 72,5 tỷ đồng giúp địa phương làm 45,7 km đường bê tong;
101,85 km đường cấp phối, 61,79 km kênh mương nội đồng; vận động 355 hộ dân hiến 18.347 m2
đất làm đường; khám bệnh, cấp phát thuốc cho gần 10.000 đối tượng chính sách hộ nghèo.
29
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt
trận, các đoàn thể quán triệt, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của
Chính phủ về công tác dân tộc nói chung và công tác xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở ở vùng đồng bào DTMN nói riêng 21. UBND tỉnh rà soát các cơ chế,
chính sách hiện hành về công tác dân tộc để hoạch định chương trình, kế
hoạch nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền trong vùng
đồng bào DTMN, quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy tham mưu công tác
dân tộc trên địa bàn 22.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở vùng dân tộc đã xây dựng được
quy chế làm việc, quy chế hoạt động, xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở,
đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp trong triển khai thực hiện các nhiệm
vụ chính trị. Việc xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản được quan tâm chỉ
đạo trên tinh thần tôn trọng phong tục, tập quán, tổ chức xã hội truyền thống
trong từng tộc người, đồng thời đảm bảo quy định pháp luật của Nhà nước.
Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên ở vùng
đồng bào dân tộc tiếp tục được quan tâm23, đến nay đã có 1.573/1.573 (đạt
100%) thôn, bản hành lập được chi bộ, không có chi bộ sinh hoạt ghép. Giai
đoạn 2010 - 2013, bình quân mỗi năm toàn tỉnh kết nạp được 3.804 đảng
viên, trong đó đảng viên là người DTTS chiếm trên 7,5%, năm sau cao hơn
21
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính
trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn", Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc, Nghị
quyết Trung ương 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
Đảng”, Chỉ thị 06/CT-TTg, ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người
có uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
22
Đến nay toàn tỉnh đã thành lập và kiện toàn được 08 phòng dân tộc thuộc các địa
phương: Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hoành Bồ, Vân Đồn.
23
Năm 2008 toàn tỉnh có 169 thôn, bản chưa có tổ chức đảng, 15 thôn, bản chưa có đảng
viên. Đến tháng 9/2009, 100% thôn, bản trong tỉnh đã có đảng viên. Đến 31/12/2012 còn 23/1.558
thôn chưa thành lập được chi bộ phải sinh hoạt ghép ở vùng cao, biên giới. Từ năm 2008 – 2013
toàn tỉnh đã thành lập được 838 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó: có 186 chi bộ thôn, bản
ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
30
năm trước.
Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở: Các cấp ủy, chỉ
đạo tổ chức luân chuyển 1.664 lượt cán bộ về các xã, phường, thị trấn, trong
đó: 664 lượt luân chuyển từ các cơ quan cấp huyện về cơ sở và ngược lại; 310
đồng chí được luân chuyển từ xã, phường này sang xã, phường khác. Bộ đội
Biên phòng tỉnh tăng cường 23 cán bộ biên phòng xuống các xã, phường biên
giới, biển đảo đảm nhiệm chức danh phó bí thư đảng ủy, trong đó có 18 đồng
chí trúng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Công tác xây dựng lực lượng có uy tín trong đồng bào DTMN nhằm
tạo cơ sở vững chắc để củng cố hệ thống chính trị được chú trọng. Hằng năm,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối
hợp với Công an tỉnh, Ủy ban Dân tộc tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
rà soát, bổ sung và phát huy vai trò của người uy tín trong vùng đồng bào dân
tộc nhằm phát huy vai trò tích cực của người có uy tín trong công tác tuyên
truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh
biên giới 24.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người đồng
bào DTTS ngày càng được quan tâm, xem đây là nhân tố quyết định chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành các
mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg
24
Ngày 22/8/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2161/QĐ-UBND phê duyệt bổ
sung danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với 316 người,
nâng tổng số người có uy tín trên địa bàn tỉnh lên 781 người.
Trong 5 năm (2008-2013) Công an tỉnh đã phối hợp với MTTQ tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh
tham mưu UBND tỉnh tổ chức 3 hội nghị với 550 lượt đại biểu là người có uy tín tham dự; UBND
tỉnh tặng bằng khen cho 93 đại biểu là người có uy tín trong vùng DTTS có thành tích xuất sắc
trong phong trào bảo vệ ANTQ; các địa phương đã gặp mặt 3.028 lượt đại biểu, tặng giấy khen cho
1.205 đại biểu có thành tích xuất sắc trong các phong trào. Ngoài ra các địa phương đã tổ chức
thăm hỏi, gặp mặt, tặng quà cho người có uy tín nhân các ngày lễ, tết; tổ chức cho người có uy tín
đi thăm quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.
31
ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng cán bộ, công chức người
DTTS ở cơ sở ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 25.
Các tổ chức Mặt trận, đoàn thể, hội quần chúng được các cấp ủy Đảng,
chính quyền quan tâm củng cố, phát huy vai trò, hiệu quả trong việc xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng đồng bào DTMN. Số lượng đoàn viên,
hội viên được tập hợp vào tổ chức không ngừng được tăng lên. Mặt trận và
các đoàn thể đổimới nội dung, hình thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả.
Kỳ họp 22, ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh khóa XI đã ban hành
Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ % điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân
sách; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và
thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015, theo đó từ năm 2011 các thôn, bản,
khu phố trênđịa bàntỉnhđược ngânsáchđịaphươnghỗ trợ kinh phí hoạtđộng 26.
2.2.7. Thực hiện chính sách dân tộc liên quan đến đời sống vật chất,
tinh thần và lòng tin của đồng bào dân tộc miền núi (DTMN) đối với Đảng,
Nhà nước, cấp ủy chính quyền ở địa phương, đơn vị
Tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo
của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng vùng được cải thiện
đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. Đời sống vật chất và tinh
25
Quy hoạch cán bộ người DTTS vào vị trí lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010 – 2015: Quy
hoạch BCH, BTV, chức danh chủ chốt cấp xã là 17,19%; BCH, BTV, chức danh chủ chốt cấp
huyện là 10.01%, riêng quy hoạch Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh chỉ có 02 đồng chí bằng 1,89%.
Số cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS hiện đang công tác ở cấp tỉnh và cấp
huyện là 2.672 người, chiếm 10.19% số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Trình độ chuyên
môn từ thạc sỹ trở lên là 17 người (chiếm 0,63%), đại học 642 người (chiếm 24,03%), cao đẳng,
trung cấp 1.937 người (chiếm 72,5%). Người DTTS là đại biểu HĐND các cấp là 985/5.173 đại
biểu (chiếm 19,12%), trong đó, cấp tỉnh 06, cấp huyện 70, cấp xã 909. Đội ngũ cán bộ, công chức ở
cấp xã 3.742 người, trong đó có 651 cán bộ, công chức người DTTS, chiếm 17,4%.
26
Năm 2011: Bình quân 20 triệu đồng/1 thôn, bản, khu phố. Từ năm 2012: Bình quân 22
triệu đồng/1 thôn, bản, khu phố (tăng 10% so với năm 2011). Mức hỗ trợ trên không bao gồm kinh
phí hỗ trợ thực hiện “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”
(Mức 7 triệu đồng/1 khu phố ở các xã, thị trấn thuộc khu vực khó khăn và 5 triệu đồng/1 thôn, bản,
khu phố ở các xã, phường, thị trấn còn lại).
32
thần của người dân không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hóa, phong
tục, tập quán được giữ gìn, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
được đảm bảo. Hệ thống chính trị vùng DTMN được củng cố. Đồng bào các
dân tộc luôn tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều chương trình, dự án dân tộc được triển
khai hiệu quả tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, góp phần quan
trọng vào việc phát triển, thay đổi diện mạo vùng dân tộc, miền núi, biên giới,
biển đảo của tỉnh.
- Chương trình 135: là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia
được triển khai có hiệu quả và ít thất thoát nhất, phù hợp với nguyện vọng
chính đáng của đồng bào các DTMN, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo,
vùng ĐBKK. Thông qua Chương trình 135, hệ thống các công trình thủy lợi:
đập nước được bê tông hóa, kênh mương được kiên cố hóa; các công trình
văn hóa, xã hội được chuẩn hóa; các mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp
được xây dựng; việc tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ và các giống cây trồng được quan tâm; năng suất, sản lượng lương
thực hàng năm liên tục tăng; đến nay các xã đã tự túc được lương thực, không
còn hộ đói, hộ nghèo giảm nhanh, hiện tượng đồng bào DTTS di cư tự do vào
các tỉnh Tây Nguyên cơ bản không còn. Đến nay, bằng ngồn vốn của Chương
trình 135 kết hợp lồng ghép các nguồn vốn khác, 100% số xã trong đất liền đã
có đường ô tô tới trung tâm xã, 100% số xã có trạm y tế và điểm bưu điện văn
hóa xã; 89% số xã có công trình thủy lợi nhỏ. Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã
ĐBKK của tỉnh đã giảm 24,1% (từ mức 64,03% năm 2006 đến năm 2009 chỉ
còn 39,93%, tương đương với 2.345 hộ thoát nghèo, thành tích này góp phần
tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo chung của toàn tỉnh. Đến năm
2010, toàn tỉnh đã có 9/30 xã ĐBKK hoàn thành chương trình mục tiêu
(tương đương 30% số xã). Đến hết năm 2014 tổng số hộ nghèo người DTTS
là 3.173 hộ, chiếm 54,22% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
33
- Chương trình 134: Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo được triển khai trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến 2011 với tổng số vốn 37,594 tỷ đồng (ngân
sách Trung ương 22,371 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ xã hội hóa 15,223 tỷ
đồng) đã hỗ trợ về nhà ở, làm mới 968 căn hộ hộ nghèo; hỗ trợ đất sản xuất
cho 763 hộ với tổng diện tích 149,06 ha; hỗ trợ đất ở 2,02 ha cho 101 hộ
nghèo; xây dựng 109 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ cho 4.216
hộ gia đình và xây dựng 532 công trình nước sinh hoạt phân tán theo hộ phục
vụ 689 hộ gia đình DTTS nghèo vùng dân tộc miền núi, vùng cao, biên giới.
Ngoài nguồn vốn trên, thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg hỗ trợ người nghèo
về nhà ở, tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ 3.616 hộ nghèo (có 2.698 hộ DTTS,
chiếm 74,6%) với tổng kinh phí gần 90,4 tỷ đồng, hoàn thành Quyết định 167
trước 2 năm đã góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả.
- Triển khai thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ
nghèo vùng khó khăn, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ với định mức cao hơn gấp 02
lần định mức do Trung ương quy định. Qua 4 năm triển khai thực hiện chính
sách đã góp phần làm cho đời sống của người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó
khăn trên địa bàn tỉnh đỡ khó khăn hơn, do người dân được hỗ trợ thêm
nguồn kinh phí để mua giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, muối I ốt nhằm
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống.
- Triển khai thực hiện Chính sách cấp (không thu tiền) một số loại báo,
tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng ĐBKK theo Quyết định số
2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện
đúng đối tượng thụ hưởng với 20 đầu báo tạp chí đến 4.774 đầu mối. Việc
thực hiện Quyết định số 2472/QĐ-TTg đã góp phần tuyên truyền sâu rộng,
hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Với những gương người tốt, việc tốt,
34
những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, các ấn phẩm đã góp phần tích cực
vào việc mở mang và trang bị kiến thức bổ ích về văn hóa, xã hội, y tế, chăm
sóc sức khỏe, khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, kịp
thời cung cấp thông tin về đời sống xã hội, an ninh quốc phòng... đến vùng
DTMN, vùng ĐBKK. Việc cung cấp thông tin đến cán bộ, đồng bào vùng
DTMN, biên giới, hải đảo, vùng ĐBKK, góp phần thiết thực vào việc ngăn
chặn những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch tuyên truyền phản cách
mạng, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các
dân tộc, gây mất ổn định trong vùng đồng bào DTMN.
- Chính sách biên giới Việt - Trung: Sau 07 năm thực hiện Chính sách
biên giới Việt - Trung theo Quyết định 120/QĐ-TTg, tỉnh đầu tư 410,204 tỷ
đồng, trong đó: vốn 120 là 149,5 tỷ đồng (chiếm 36,4%), vốn lồng ghép (vốn
ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các chương trình mục tiêu khác trên địa
bàn) là 260,704 tỷ đồng (chiếm 63,6% tổng vốn đầu tư) để phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội: đường ra biên giới, đường giao thông thôn, bản;
mạng lưới điện; các công trình thuỷ lợi; di dân ra biên giới, ổn định dân cư,
khai hoang, phục hoá đưa đất vào sản xuất và rà phá bom mìn...
- Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS: Hàng năm,
tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương, cơ sở tiến hành bình chọn người có
uy tín với tổng số người có uy tín của tỉnh27. Mỗi năm cấp huyện tổ chức hội
nghị biểu dương già làng, trưởng bản, người có uy tín một lần, cấp tỉnh tổ
chức hai năm một lần. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn
thể của tỉnh hỗ trợ kinh phí, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết, hỗ trợ vật
chất, động viên tinh thần, nâng cao nhận thức cho người có uy tín qua các hội
nghị cung cấp thông tin và tham quan học tập kinh nghiệm.
27 Năm 2008 là 556 người, năm 2009: 581 người, năm 2010: 698 người, năm 2011:
698 người, năm 2012: 742 người; năm 2013: 781 người; năm 2014: 596 người, năm 2015
là 775 người.
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020
Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020

More Related Content

Similar to Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020

[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdfNuioKila
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxKimNhung43
 

Similar to Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020 (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách giảm nghèo tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo ở tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đ
Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đXây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đ
Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu huyện Quế Sơn, 9đ
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Nông Sơn, 9đ
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh VĩnhBáo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
Báo cáo Thực tập tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Khánh Vĩnh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Ưu Đãi Đối Với Hộ Nghèo Tại Ngân Hàng.
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy XuyênLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Duy Xuyên
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cán Bộ, Công Chức Tại Ủy Ban Nhân Dân Huyện Hoa L...
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Đại Lộc, 9đ
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đảng Và Chính Quyền Nhà Nước
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đảng Và Chính Quyền Nhà NướcCơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đảng Và Chính Quyền Nhà Nước
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Đảng Và Chính Quyền Nhà Nước
 
do chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docxdo chọn đề tài.docx
do chọn đề tài.docx
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững cho dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Nâng cao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I VI THỊ HÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG VÙNG DÂN TỘC NIỀM NÚI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÃ TÀI LIỆU: 80031 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2015
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG VÙNG DÂN TỘC NIỀM NÚI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2015-2020 Người thực hiện : VI THỊ HÀ Lớp : CCLLCT tỉnh Quảng Ninh Chức vụ : Phó Chánh văn phòng Đơn vị công tác : Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh Người hướng dẫn khoa học: TS. Lô Quốc Toản HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2015
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. Sự cần thiết xây dựng đề án ........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề án.......................................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................................3 3. Giới hạn của đề án .......................................................................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................4 3.2. Phạm vi không gian...................................................................................................4 3.3. Phạm vi thời gian.......................................................................................................4 B. NỘI DUNG.......................................................................................................................5 1. Cơ sở xây dựng đề án...................................................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm về công tác dân vận...............................................................................5 1.1.2. Quan điểm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận......6 1.1.3. Quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận ........................................................9 1.1.4. Khái niệm dân tộc.................................................................................................11 1.2. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................12 1.3. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................14 2. Nội dung thực hiện của đề án....................................................................................16 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án.........................................................................................16 2.2. Thực trạng công tác dân vận trong vùng Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh 5 năm qua (2010 - 2015) ....................................................................................................17 2.3. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện .....................................................................38 2.4. Các giải pháp thực hiện đề án................................................................................40 3. Tổ chức thực hiện.......................................................................................................45 3.1. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án.................................................................45 3.2. Tiến độ thực hiện đề án được triển khai thực hiện chia làm hai giai đoạn .......47 3.3. Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án.........................................................49 4. Dự kiến hiệu quả của đề án.......................................................................................49 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án.....................................................................................49 4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án ...............................................................................50 4.3. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án ........................50 C. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ......................................................................................52 1. Kiến nghị.....................................................................................................................52 2. Kết luận.......................................................................................................................53
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết xây dựng đề án Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc là một vấn đề chiến lược trong chỉ đạo cách mạng và xác định giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là một trong những nhiệm vụ có tính chất chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta đều coi việc vận động các dân tộc thiểu số là một trong những công tác quan trọng vào bậc nhất của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, Chính phủ, theo đó ban hành đường lối dân vận đúng đắn để vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) dần xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và bảo vệ an ninh của Tổ quốc. Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, biển đảo, có diện tích tự nhiên 6.110km2, trong đó: 87% là diện tích đất liền; địa hình trung du, miền núi ven biển với diện tích rừng và đất liền chiếm trên 70%. Tỉnh có 14 đơn vị hành chính gồm 4 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện với 186 xã, phường, thị trấn. Vùng dân tộc, miền núi của tỉnh gồm 112 xã (có 54 xã khó khăn, trong đó có 22 xã đặc biệt khó khăn và 04 xã vùng bãi ngang, ven biển). Tỉnh có đường biên giới đất liền giáp Trung Quốc dài 118,825km; dọc tuyến biên giới có 10 xã (gồm 34 thôn, bản) và 07 phường giáp biên. Dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.144.381 người với 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) có 143.278 người (chiếm 12,52%), cư trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện tích của tỉnh), có vị trí trọng yếu về an ninh, quốc phòng. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, hiện nay Quảng Ninh đang hướng tới phát triển nhanh, bền vững, chuyển đổi từ mô hình “nâu” sang “xanh”; chuyển dịch cơ cấu theo hướng “công nghiệp - du lịch - dịch vụ - nông nghiệp” đã làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội nông thôn, miền núi. Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành chỉ thị,
  • 5. 2 nghị quyết nhằm lãnh đạo chỉ đạo đồng thời có nhiều cơ chế chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh và được cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hóa, triển khai thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của tỉnh, tình hình kinh tế xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo, nhất là các xã, thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, biên giới còn rất nhiều khó khăn: sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền trong tỉnh còn khá cao. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tập quán sản xuất, canh tác lạc hậu, khó tiếp thu khoa học, kỹ thuật; các sản phẩm nông, lâm nghiệp của đồng bào vùng dân tộc, miền núi chất lượng chưa cao, hầu như chưa có thương hiệu hàng hóa; phần lớn người dân vùng miền núi có mức thu nhập thấp, bình quân thu nhập thấp hơn so đồng bằng đô thị là 8,6 lần, gần 50% dân số sống ở vùng nông thôn, miền núi nhưng chỉ đóng góp 5,1% GDP; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn cao1, kết quả giảm nghèo qua các năm có sự chuyển biến tích cực song thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, nhất là khi có thiên tai, mất mùa, dịch bệnh xảy ra, tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng miền2. Thực hiện 3 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Tăngcườngvà đổimớisự lãnh đạocủa Đảng đối với công 1 Số hộ nghèo người DTTS là 4.221 hộ, chiếm 53,4 % tổng số hộ nghèo của tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã khu vực III năm 2013 là 22,46%, gấp 10 lần so với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh, trong đó xã có tỷ lệ nghèo cao nhất là Đồn Đạc huyện Ba Chẽ với 30,6% và 33% hộ cận nghèo. 2 Năm 2011: Thu nhập bình quân đầu người/năm của tỉnh là 2.264 USD, thì thu nhập bình quân đầu người ở 112 xã vùng DTMN của tỉnh chỉ đạt 732 USD, bằng 32,33% thu nhập bình quân đầu người chung của tỉnh. Từ năm 2011 - 2013 số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm nhanh, với 7.407 hộ thoát nghèo, tuy nhiên trong TS trên chỉ có 535 hộ DTTS thoát nghèo, chiếm 7,2% ( Năm 2011 toàn tỉnh còn có 15.294 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4.89%, trong đó số hộ nghèo người DTTS là 4.756 hộ, chiếm 31,1% tổng số hộ nghèo của tỉnh; năm 2013 toàn tỉnh còn có 7.887 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2.42%, trong đó số hộ nghèo người DTTS là 4.221 hộ, chiếm 53,4 % tổng số hộ nghèo của tỉnh).
  • 6. 3 tácdân vận trong tìnhhìnhmới”.Mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Kết luận số 108-KL/TW ngày 01/10/2012 của BCT (khoá XI) về “xâydựng tỉnhQuảngNinhtrở thànhtỉnh côngnghiệp,dịch vụ theohướnghiện đạivàonăm 2015,là tỉnh dịch vụ, côngnghiệphiện đại vào năm 2020”. Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết đại hội, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền trongtỉnh, bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; công tác dân vận của Đảng nói chung, công tác dân vận trong vùng dântộc miền núi củatỉnh (DTMN) cầnphải được tăng cường hơn nữa. Do vậy, việc xây dựngĐề án “Nângcao chất lượng công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2015-2020” là cần thiết. 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS; thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị về công tác dân vận nói chung và công tác dân vận vùng DTMN nói riêng; tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phấn đấu hằng năm có từ 70% đến 80% cán bộ dân vận từ tỉnh đến cơ sở được tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về công tác dân vận các cấp do các cấp ủy đảng tổ chức. - Tổ chức định kỳ giao ban đội ngũ cán bộ cơ sở với cấp ủy các cấp hằng tháng, hằng quý. - Tham mưu ban hành các chủ trương đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh về công tác dân tộc nhằm: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân toàn vùng miền núi dân
  • 7. 4 tộc tăn từ 8-10%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất gấp 4 lần so với hiện nay; đảm bảo 100% các xã có đầy đủ các công trình hạ tầng thiết yếu, đường ô tô đến được trung tâm xã và các thôn, bản; 100% số hộ có điện, kết nối điện thoại, Internet đến hầu hết các thôn bản. Giảm nghèo tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 8-10%, xoá nhà ở tạm, tỷ lệ nhà kiên cố đạt trên 80%; 100% trường học được kiên cố; 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60%; giảm tỷ lệ sinh bình quân ở các huyện miền núi, biên giới, biển đảo hàng năm 0,02%/năm; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; 100% các xã có bác sĩ. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo tồn và giữ gìn tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tiến bộ của đồng bào DTTS. Quan tâm công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, thay đổi thói quen sinh hoạt chưa hợp vệ sinh, loại bỏ những hủ tục lạc hậu… Đảm bảo tỷ lệ cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp, cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số tương ứng với tỷ lệ dân tộc thiểu số trên địa bàn; đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã 100% có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Chỉ số phát triển con người đạt nhóm trung bình của cả nước. 3. Giới hạn của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu công tác dân vận trong vùng dân tộc. 3.2. Phạm vi không gian Vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh. 3.3. Phạm vi thời gian - Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2010 – 2015. - Phạm vi tác động: Giai đoạn 2015 – 2020.
  • 8. 5 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở xây dựng đề án 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về công tác dân vận Dân vận là tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Dân vận còn có nghĩa là làm gương trước dân. Nói theo nghĩa thông thường thì, dân vận là công tác dân vận của các tổ chức dân vận của Đảng, chính quyền, đoàn thể trong hệ thống chính trị nói chung và của cả hệ thống xã hội nói riêng. Nói tóm lại, mục tiêu cao nhất của dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là vì dân. Do đó, mọi hành động của chúng ta phải vì dân và mang lại hiệu quả thiết thực cho dân. Công tác dân vận được xem là công việc (hay còn gọi là nhiệm vụ chính trị) của các tổ chức đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội cần phải làm tròn trước Đảng và nhân dân. Ví dụ như, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đạo đức, tác phong, lối sống văn hóa, văn minh... theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VI cũng chỉ rõ: “Các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở phải nắm vững và làm đúng chức năng lãnh đạo của mình bằng phương pháp dân chủ, kiên quyết khắc phục tình trạng bao biện công việc của Nhà nước, của các đoàn thể quần chúng”.
  • 9. 6 Công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới là công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2. Quanđiểm của Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận - Quan điểm Mác - Lênin về công tác dân vận Trong lời nói đầu viết vào năm 1895 cho tác phẩm “Đấutranh giaicấp ở Pháp”, Ăng ghen đã viết” Tấtcả các giai cấp thống trị từ trước tới nay đều chỉ là những nhóm thiểu số nhỏ bé so với quần chúngnhândân bị thống trị”. Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng khác căn bản với các cuộc cách mạng đã có trong lịch sử. Đó là cuộc cách mạng của nhân dân lao động, do nhân dân lao động tiến hành, đưa lại lợi ích cho nhân dân lao động do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để nhất. Các Mác-Ăng ghen và Lênin đã chỉ ra rằng: Các Đảng cộng sản phải làm công tác dân vận, đó là công tác lâu dài và phải kiên trì, đó là cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và vô sản để giành được sự đồng tình, giành lấy sự ủng hộ của đa số nhân dân lao dộng. Mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau phải có những hình thức công tác quần chúng khác nhau. Các nhà sáng lập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra những luận điểm sau: Quần chúng nhân dân là người làm lên lịch sử cách mạng là sự nghiệp của chính bản thân quần chúng, Các Mác-Ăng ghen khẳng định: “ Những công việc và tư tưởng của lịch sử đều là tư tưởng và công việc của quần chúng”, Lê - nin khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội sinh động và sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân”.
  • 10. 7 “Một nước mạnh là nhờ vào sự giác ngộ của quần chúng, nước mạnh là khi quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái đi vào hoạt động một cách có ý thức”3 - Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận Trong bài báo “Dân vận” viết ngày 15-10-1949 đăng trên báo Sự thật, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho. Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mistinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng:Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong, phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”4 . Dân vận được hình dung không chỉ ở con người và tổ chức mà còn được hình dung là một hoạt động, bao gồm cả tuyên truyền, giảng giải, thuyết phục, vừa là phong trào xã hội, từ thi đua yêu nước, vận động đoàn kết, vừa là công tác thực tế hàng ngày. 3, V.I. Lênin (1978), Toàn tập,t. 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.456 4 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, tr 698 -699.
  • 11. 8 Mục đích của dân vận là làm cho dân trưởng thành cả ý thức dân chủ và năng lực làm chủ, dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhà nước và xây dựng các tổ chức, đoàn thể của mình. Tầm quan trọng đặc biệt của " Dân vận" đòi hỏi hệ thống chính trị, nhà nước là giường cột phải thực sự là hệ thống chính trị của dân, do dân, vì dân. Trong khái niệm nêu trên, rõ ràng có chủ thể và đối tượng, có hoạt động để thực hiện những quan hệ tương tác và chuyển hóa, có nhiệm vụ và mục đích, có nội dung và phương pháp thực hiện, có điều kiện để đảm bảo đạt được kết quả, hiệu quả. Tất cả những điều ấy hợp thành lý luận dân vận. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, là một đặc trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác dân vận không chỉ là vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn là phương thức thu hút nhân dân tham gia vào việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đó. Công tác dân vận có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị và là nhiệm vụ chiến lược có ýnghĩaquyếtđịnh sựthànhbạicủasự nghiệp cách mạng và sự tồn vong của Đảng ta. Bởi, suy cho cùng, công tác dân vận thực chất là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong những hoạt động này vấn đề cốt lõi là phải quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thực và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Người nhấn mạnh dân vận không phải chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu hay chỉ thị, truyền đơn là đủ mà trước hết tìm mọi cách để giải thích cho mỗi người dân hiểu rõ rằng việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ là phải hăng hái làm cho kỳ được. Bất cứ việc gì cũng phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức thực hiện, trong lúc thực hiện
  • 12. 9 phải luôn theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc khuyến khích họ, khi hoàn thành phải cùng dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, có khen, chê.... 1.1.3. Quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận Quán triệt và vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận, Đảng ta đã hình thành hệ thống quan điểm cơ bản về công tác dân vận trong các thời kỳ cách mạng, nhất là trong tình hình hiện nay. Công tác dân vận của Đảng là một bộ phận của công tác xây dựng Đảng, nhằm tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tập hợp, tổ chức phát huy quyền làm chủ và bảo đảm lợi íchchính đáng của nhân dân; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; huy động mọi tiềm lực xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân vận là công việc của toàn bộ hệ thống chính trị, của mọi cán bộ, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng có vai trò, nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện, trực tiếp đối với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận và trực tiếp thực hiện công tác dân vận. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân vận, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác dân vận, trong đó nêu rõ các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác dân vận của Đảng; trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo công tác dân vận và của cán bộ, đảng viên trong thực hiện công tác dân vận, đặc biệt là Nghị quyết 8B, ngày 27/3/1990 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) về “Đổi mới công tác quần chúngcủa Đảng, tăng cường mối quan hệgiữa Đảng với nhân dân”.Nghị quyết nêu bốn quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân”; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là
  • 13. 10 đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội lần thứ X(2006), các quan điểm chỉ đạo về đổi mới công tác dân vận của Đảng ngày càng phát triển bổ sung sâu sắc và toàn diện hơn, vai trò của nhân dân được xác định “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Đại hội lần thứ XI (2011), tiếp tục khẳng định sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân, vì dân. Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Ngày 03 -6 -2013, tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 25- NQ/TW về “Tăngcường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết đã nêu rõ 5 quan điểm chỉ đạo công tác dân vận của Đảng. Một là, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Hai là, động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trong lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh. Ba là, phương thức lãnh đạo công tác dân vận của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo. Bốn là, công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể
  • 14. 11 nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội làm tham mưu và nòng cốt. Năm là, Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác dân vận; các hình thức tập hợp nhân dân phải phong phú, đa dạng, khoa học, hiệu quả. 1.1.4. Khái niệm dân tộc Hiện nay, khái niệm dân tộc được sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số. Trongquá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá, lối sống, phongtục tập quán, nhưng đều được coilà cùng một dân tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên. Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức... Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộngđồng chínhtrị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc
  • 15. 12 khác bởi yếu tố quốc tịch. Do đó, một tộc người có thể có ở những quốc gia dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó. Trong Đề án này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ nhất, tức là “tộc người”. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê nin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ba nguyên tắc cơ bản đối với thực hiện các chính sách dân tộc là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ. Người cho rằng: Chính sách của Đảng và Chính phủ đối với miền núi là rất đúng đắn. Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: đoànkết dân tộc và nâng cao đời sốngcủa đồng bào. Người đánh giá cao vị trí của các dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp cách mạng chung của cả nước: “Miền núi nước ta chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế. Vì vậy, Trung ương Đảng và Chính phủ, mà trực tiếp là các cấp ủy Đảng, các Ủy ban địa phương phải làm sao nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của đồng bào các dân tộc” 5. 1.2. Cơ sở pháp lý Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 ra nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng nước ta trong đó có công tác dân vận, quyết định tổ chức các ban chuyên môn về các giới vận động (công vận, nông vận, binh vận, phụ vận) tiền thân của Ban Dân vận ngày nay. Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VI) đã ra Nghị quyết 8B/NQ-HNTW về “Đổi mới công tác vận động quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”. Đại hội IX, Đại hội X của Đảng xác định rõ nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác dân vận hiện nay là đoàn kết, tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, coi đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài, là nguồn sức mạnh và động lực để công 5 Bài nói chuyện tại Hội nghị tuyên giáo miền núi, 31/8/1963.
  • 16. 13 nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua, đã rút ra năm bài học kinh nghiệm của cách mạng, trong đó bài học thứ hai khẳng định: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm lên những thắng lợi lịch sử. Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Nhà nước về Chỉ thị số 08-CT/TW về “Tăng cường công tác dân vận trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về công tác dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng (khoá IX) Về công tác dân tộc (Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003); Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg ngày 18/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới vùng sâu, vùng xa; Chỉ thị 06/2008/CT-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Kết luận số 57- KL/TW ngày 03/11/2009 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về pháthuy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 1971/2010/CT-TTg ngày 27/10/2010 về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ Về công tác dân tộc; Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
  • 17. 14 Tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về công tác dân vận, công tác dân tộc như: Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 05/7/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Tăng cường công tác Dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/11/2001 Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội miền núi, hải đảo giai đoạn 2001-2005; Chương trình hành động số 14 - CTr/TU ngày 08/5/2003 thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ bảy(khóa IX) Về công tác dân tộc; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/10/2010 của của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quyết định số 40- QĐ/TU ngày 05/11/2010 của Tỉnh uỷ "về ban hành Quychế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ninh”; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 06/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới; Nghị quyết 07-NQ/TU ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. 1.3. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể của tỉnh quan tâm, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, chủ động triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận vùng đồng bào DTTS; các cấp ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo
  • 18. 15 của Trung ương, của tỉnh bằng các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc trên cơ sở phát huy hiệu quả các nguồn lực vùng, miền của địa phương, đơn vị mình; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng bào DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh của tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực và đồng bộ trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo. Hiện nay tỉnh đang phấn đấu mục tiêu đến hết năm 2015 tỉnh cơ bản đạt tiêu chí tỉnh công nghiệp. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng, miền của tỉnh còn lớn. Vùng dân tộc, miền núi luôn tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một số cơ chế, chính sách còn khó khăn trong việc thực hiện như chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách định canh, định cư, chính sách tạo việc làm tăng thu nhập cho các hộ nghèo... Đồng bào vùng dân tộc, miền núi thoát nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, đặc biệt khi thực hiện chuẩn nghèo mới thì số hộ nghèo tăng đáng kể. Tập quán sản xuất của đồng bào vùng DTTS chưa được thay đổi căn bản; phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường còn chậm. Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Nhận thức về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và công tác dân tộc của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành chưa sâu sắc, toàn diện. Để giải quyết tốt công tác dân vận trong vùng dân tộc miền núi của tỉnh, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với đảm bảo
  • 19. 16 vững chắc quốc phòng, an ninh. 2. Nội dung thực hiện của đề án 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án - Thuận lợi: Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã luôn quan tâm, chú trọng chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách trọng tâm, trọng điểm; Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, tổ chức xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân đã phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTMN nhằm hướng tới phát triển bền vững, góp phần từng bước tạo sự công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, giữa các vùng miền trong tỉnh. Các chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, tỉnh còn có một số chính sách đặc thù riêng cho một số đối tượng ở vùng DTMN. Tình hình vùng DTMN tỉnh Quảng Ninh ổn định, không có điểm nóng, an ninh trật tự được giữ vững, quốc phòng được đảm bảo. Đời sống người dân vùng dân tộc miền núi có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều chương trình mục tiêu được quan tâm triển khai đạt hiệu quả như chương trình giảm nghèo, chương trình 135, chương trình xây dựng NTM và các chương trình đầu tư khác thông qua các nhiệm vụ: Tín dụng, giáo dục & đào tạo, y tế, văn hóa, dạy nghề ... Nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung, trong đó có nhân dân các DTTS trên địa bàn tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, giữ vững niềm tin với Đảng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, chung tay xây dựng nông thôn mới, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh. - Khó khăn: Vùng dân tộc miền núi có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi, địa hình chia cắt, độ dốc cao, thổ nhưỡng không ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp; xuất phát
  • 20. 17 điểm về nhận thức của người dân vùng DTMN ở mức thấp; một số tộc người còn nhiều hủ tục,... do vậy, khó khăn cho việc xóa nhanh khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng DTMN với vùng đồng bằng, đô thị. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của công tác dân tộc cũng như việc thực hiện các chính sách dân tộc còncó những hạn chế, thiếu tâm huyết; năng lực cán bộ cấp xã còn hạn chế, dẫn đến việc triển khai thực hiện một số chính sách dân tộc trên địa bàn một số xã hiệu quả chưa cao, chậm tiến độ;một bộ phận người dân và cán bộ vùng DTMN còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí phấn đấu vượt khó vươn lên. Phong tục tập quán ở một số vùng còn lạc hậu dẫn đến hiệu quả công tác dân vận trong vùng DTMN khó khăn. Vùng DTMN, biên giới tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định về trật tự an toàn xã hội, về an ninh chính trị; các thế lực thù địch vẫn rình rập âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. 2.2. Thực trạng công tác dân vận trong vùng Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Ninh 5 năm qua (2010 - 2015) 2.2.1. Công tác lãnh đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sáchcủa ĐảngvàNhà nướcđốivớicôngtácdânvậnởvùngđồng bào DTMN Trong những năm qua, công tác dân vận luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh quan tâm, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, chủ động triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận vùng đồng bào DTTS 6; các cấp ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) 6 Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 08B-NQ/HNTW ngày 07/3/1990 của Hội nghị BCH Trung ương Đảng (khóa VI) về "Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở cơ sở"; Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 25/6/1990 của Ban Bí thư về việc thực hiện Nghị quyết lần thứ tám BCHTW "về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở cơ sở"; Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 29/6/1992 của Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khóa VII) về “đổi mới và tăng cường công tác vận động nhân dân củng cố mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; Chỉ thị số 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban
  • 21. 18 cùng cấp cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh bằng các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc trên cơ sở phát huy hiệu quả các nguồn lực vùng, miền của địa phương, đơn vị mình; tích cực tuyên truyền vận động nhân dân, đồng bào DTTS thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh tỉnh Quảng Ninh. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về vai trò của công tác dân vận luôn được quan tâm nhằm thống nhất và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận; các cấp ủy tổ chức quán triệt, tuyên truyền phổ biến các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, dân tộc đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, cán bộ, đảng viên, chỉ đạo các chi, đảng bộ. 14/14 huyện, thị, thành ủy đã ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; UBND tỉnh, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và 14/14 huyện, thị, thành ủy đã ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; … Hằng Bí thư về tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới; Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường công tác dân vận”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về công tác dân tộc; về công tác tôn giáo”; Quyết định số 290-QĐ/TW ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) “về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”... gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh. Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ "Phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc giai đoạn 2006- 2010"; Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg, ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ "phê duyệt danh sách các xã chương trình 135 giai đoạn 2006- 2010", Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009; Quyết định số1592/QĐ -TTg (QĐ 134); Thực hiện chương trình 135; Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011; Chính sách cấp phát báo theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
  • 22. 19 năm, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai xây dựng các chuyên đề, đề án về công tác dân vận 7. 2.2.2. Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết Công tác sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận vùng MNDT được thực hiện kịp thời, đúng hướng dẫn của Trung ương như: tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 62-CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng (khoá VII) về “Tăng cường công tác người Hoa trong tình hình mới”; Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/11/2001 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế xã hội miền núi, hải đảo”; đánh giá 01 năm thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, ngày 29/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng - an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;... Chú trọng công tác kiểm tra, sơ, tổng kết đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết và các chủ trương, chính sách dân tộc như: Giám sát kết quả thực hiện chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010); kiểm tra kết quả triển khai và tiến độ giải ngân nguồn vốn thuộc chương trình 135 cấp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và các mô hình phát triển sản xuất; kiểm tra về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án và kế hoạch giải ngân vốn trong chương trình 135, chương trình 167. Định kỳ hằng năm, tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống chính trị, việc thực hiện các chủ trương, chính sách, hiệu quả các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc. 7 Đề án “Chiến lược tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đối với công tác dân vận đến năm 2020, tầm nhìn 2030”; đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân tộc miền núi, biên giới, biển đảo và công tác tôn giáo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đén năm 2030”,
  • 23. 20 Qua việc kiểm tra, sơ, tổng kết cấp ủy các cấp đã đánh giá được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và đề ra các nhiệm vụ giải pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo, kịp thời khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác dân vận đặc biệt là công tác dân vận ở vùng DTMN. 2.2.3. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với hoạt động của Mặt trận tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội, các hội đặc thù ở vùng dân tộc miền núi (DTMN) Quán triệt và cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận, chương trình hành động cụ thể, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào DTMN. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể đã góp phần nâng cao hiệu quả trong tập hợp quần chúng tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh 8. Các cấp ủy đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của MTTQ và các đoàn thể, đưa nội dung lãnh đạo xây dựng MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh 8 Ban hành Chỉ thị 05-CT/TU ngày 09/8/2007, Kết luận số 18-KL/TU ngày 27/6/2012 để triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 23/7/2013 về thực hiện Kết luận số 55-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW. Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 09/10/2008 thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 15/10/2008 thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kế hoạch 02-KH/TU ngày 20/6/2001 triển khai thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW của BCT về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Kết luận số 24 -KL/TU ngày 01/11/2012 về kết quả 12 năm thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW của BCT. Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 16/4/2008 và KL số 12-KL/TU ngày 10/8/2011 thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công văn 631-CV/BDV ngày 23/6/2010 của Ban Dân vận Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện Kết luận 66-KL/TW ngày của BBT về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của BCT (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCB Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Chỉ thị 34-CT/TU thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của BCT về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức hội quần chúng…
  • 24. 21 thành một trong những tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp hàng năm; quan tâm chỉ đạo xây dựng các mô hình hoạt động rõ nội dung, quy trình, cách làm, kiểm đếm kết quả cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân cũng như hiệu quả trong công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng. Hướng hoạt động của các tổ chức vào thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan thực hiện công tác giám sát hoạt động đối với các cơ quan Đảng, chính quyền, đánh giá thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn; đổi mới công tác tuyên truyền, thuyết phục, tập hợp, vận động nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền vận động phù hợp với từng tổ chức và các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động, thuyết phục đến đoàn viên, hội viên và nhân dân trong thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và địa phương 9. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể nhân dân luôn được các cấp ủy đảng quan tâm chỉ đạo sát sao từ khâu xây dựng quy hoạch đến việc sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, nhiệt tình, uy tín để làm công tác mặt trận, đoàn thể. Gắn công tác mặt trận, đoàn thể với công tác xây dựng Đảng; chỉ đạo quy hoạch nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ làm công tác mặt trận và các đoàn thể 10; coi trọng chất lượng đội ngũ cán bộ diện quy hoạch, quan tâm bố trí cán bộ chủ chốt là những người trưởng thành từ phong trào quần chúng, đặc biệt đội ngũ cán bộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng 9 Vận động nhân dân tích cực tham gia giải phóng mặt bằng Quốc lộ 18A đoạn Uông Bí - Hạ Long, vận động nhân dân di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long; vận động thanh niên, nhân dân ra đảo Trần sinh sống để thành lập đơn vị hành chính trực thuộc huyện Cô Tô, vận động quyên góp, ủng hộ kinh phí đưa điện lưới Quốc gia ra đảo Cô Tô, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã hội học tập,đô thị văn minh… được nhân dân đồng tình hưởng ứng và đạt kết quả cao. 10 Thường trực Tỉnh ủy bổ sung thêm 01 Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh để dự nguồn đào tạo cán bộ nữ cho tỉnh.
  • 25. 22 DTMN. Đồng thời giải quyết chính sách đối với cán bộ làm công tác mặt trận và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Trong 5 năm qua, công tác tổ chức cán bộ của MTTQ và các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là việc kiện toàn Đảng đoàn MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và Ban Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp 11. Cấp ủy các cấp cử cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong cấp uỷ phụ trách khối. Có thể khẳng định nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác lãnh đạo, xây dựng MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội vùng đồng bào DTMN ngày càng được nâng cao; đội ngũ cán bộ được kiện toàn, lực lượng hội viên ngày càng lớn mạnh; MTTQ và các đoàn thể luôn giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và từng bước đổi mới phương thức hoạt động hướng về cơ sở, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tham gia phối hợp cùng với chính quyền giải quyết những kiến nghị, bức xúc trong nhân dân, không để xảy ra điểm nóng. 2.2.4. Công tácdân vận của các cơ quan nhà nước ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Công tác dân vận của các cơ quan nhà nước ở vùng đồng bào DTMN trong những năm qua luôn được sự quan tâm chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở 12. 11 Đến hết năm 2013, có 1573 trưởng ban công tác mặt trận ở thôn, bản, khu phố được hưởng phụ cấp, có 7455 chi hội trưởng các hội và 7644 chi hội phó các hội được hưởng phụ cấp. 12 Thực hiện Kế hoạch số 106 - KH/BDVTW ngày 31/3/2009 của Ban Dân vận Trung ương về tổ chức hoạt động "năm dân vận chính quyền", đồng thời với việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 05/7/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “Tăng cường công tác Dân vận trong tình hình mới” , Thường trực Tỉnh ủy đã có Công văn 607 - CV/TU ngày 29/4/2009 “V/v triển khai tổ chức hoạt động năm dân vận chính quyền”. Theo đó Ban Dân vận Tỉnh ủy đã kịp thời có Kế hoạch số 36 – KH/DV về tổ chức hoạt động "năm dân vận chính quyền" để triển khai trên toàn tỉnh. Tỉnh ủy ban hành Chỉthịsố 20/CT - TU ngày 05/11/2009 “về tăng cường sự lãnh đạo đơn giản hoá các thủ tục hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007- 2010”; Quyết định số 40- QĐ/TU ngày 05/11/2010 của Tỉnh uỷ "về ban hànhQuy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh
  • 26. 23 Đến hết năm 2010 hầu hết các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy và các sở, ngành đã có văn bản chỉ đạo, triển khai đến 186 xã, phường, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn về thực hiện công tác dân vận chính quyền. Trên cơ sở chỉ đạo của cấp ủy địa phương, UBND huyện, thị, thành phố đã phối hợp với Ban Dân vận huyện, thị, thành ủy xây dựng kế hoạch và hướng dẫn nội dung, phương thức thực hiện công tác dân vận chính quyền để triển khai đến cơ sở. Thường trực Tỉnh uỷ ban hành văn bản chỉ đạo triển khai xây dựng chính quyền điện tử và trung tâm hành chính công 13; gắn nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) với việc thực hiện quy chế, văn hoá công sở, nâng cao hiệu quả thời gian làm việc; thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền. Nơi tiếp nhận và trả kết quả tại các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị, thành phố đã niêm yết công khai các nội dung theo yêu cầu tại Chỉ thị số 32/2006/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc thực hiện CCHC theo cơ chế một cửa tại UBND các cấp được duy trì và đã đạt kết quả tích cực, được tổ chức và công dân đồng tình, góp phần giảm bớt phiền hà, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu của một số cán bộ công chức, nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cơ quan hành chính các cấp. Quảng Ninh là tỉnh hoàn Quảng Ninh”; Chỉthịsố 05-CT/TUngày14/2/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “V/v triển khaithực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bíthư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở”. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3255/KH-UBND chỉ đạo các địa phương, các sở, ban, ngành triển khai công tác dân vận chính quyền và tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường công tác dân vận”. UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, quyết định quan trọng chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh; chỉ đạo các địa phương, các ngành tiếp tục triển khai công tác dân vận theo chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh uỷ, nhất là việc chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và tiếp công dân; thực hiện QCDC... 13 Đến nay,Trung tâm hành chính công (HCC) cấp tỉnh và 14/14 Trung tâm HCC cấp huyện đã đi vào hoạt động. Trung tâm HCC cấp tỉnh trực thuộc UBND tỉnh, là bộ phận tiếp nhận và giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành. Trung tâm cấp huyện trực thuộc Văn phòng UBND cấp huyện. Mục tiêu của việc thành lập các trung tâm là hướng đến việc phục vụ cá nhân, tổ chức theo hướng thân thiện, nhanh chóng, hiệu quả.
  • 27. 24 thành sớm nhất Đề án 30 với 83,3% TTHC được kiến nghị đơn giản hóa (vượt chỉ tiêu 53,3%) 14. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vùng đồng bào DTMN tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm, số lượng đơn thư khiếu nại giảm qua các năm và được giải quyết theo quy định của pháp luật, không có thư tồn đọng 15. Lãnh đạo UBND tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với công dân phát hiện và xử lý tại chỗ các mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng dân cư. Công tác hòa giải ở cơ sở thường xuyên được cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở các địa phương quan tâm chỉ đạo, hằng năm có hàng nghìn vụ việc tranh chấp được giải quyết thông qua công tác hoà giải thành ở cơ sở. Định kỳ cấp ủy các cấp nghe báo cáo về tình hình khiếu kiện, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp để có chủ trương và ý kiến chỉ đạo giải quyết kịp thời. Việc chỉ đạo công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng đã bước đầu đáp ứng nhu cầu thông tin rộng rãi của các tổ chức và công dân, đồng thời cũng nằm trong lộ trình đẩy mạnh cải cách hành chính của tỉnh. 2.2.5. Côngtácdânvậncủalựclượngvũtrang(LLVT)ởvùngđồng bào dân tộc miền núi (DTMN) Công tác dân vận trong lực lượng vũ trang (LLVT) đã được các cấp ủy 14 Trong tổng số 1.437 TTHC được rà soát (với877 mẫu đơn, mẫu tờ khai, 589 yêu cầu, điều kiện), Quảng Ninh kiến nghị giữ nguyên 240 TTHC; số TTHC có kiến nghị đơn giản hoá đối với tỉnh là 96 TTHC (trong đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung 77 TTHC; bãi bỏ, huỷ bỏ 17 TTHC; thay thế 02 TTHC); số TTHC có kiến nghị đơn giản hoá đối với Trung ương là 1.146 TTHC (trong đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung 1.052 thủ tục hành chính; bãi bỏ, huỷ bỏ 81 TTHC, kiến nghị thay thế 13 TTHC). Tập trung rà soát có chất lượng 420 TTHC thuộc nhóm có tác động lớn đến môi trường đầu tư của tỉnh như: lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, xây dựng, tài chính, tài nguyên và môi trường, khu công nghiệp. 15 Ban Dân tộc tỉnh, năm 2011 tiếp nhận 08 đơn (trong đó có 03 đơn khiếu nại, 03 đơn tố cáo, 02 đơn phản ánh, kiến nghị; liên quan đến đất đai có 01 đơn). Năm 2012 tiếp nhận 11 đơn (trong đó có 03 đơn khiếu nại, 08 đơn phản ánh, kiến nghị; liên quan đến đất đai có 04 đơn). Năm 2013 tiếp nhận 09 đơn (trong đó có 01 đơn khiếu nại, 01 đơn tố cáo, 07 đơn phản ánh, kiến nghị; liên quan đến đất đai có 04 đơn)
  • 28. 25 phối hợp chỉ đạo chặt chẽ, quán triệt triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Trung ương16 và cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo của cấp ủy các đơn vị LLVT của tỉnh như:Đảng ủy Công an tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 139/2001/CTr-ĐU và Hướng dẫn số 1702/2001/HD-CAT về “Tăng cường công tác dân vận của lực lượng Công an nhân dân”... Nội dung công tác dân vận trong LLVT được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, có nhiều hình thức phong phú, trong đó tập trung xây dựng các mô hình cơ sở chính trị địa phương vững mạnh toàn diện phù hợp với yêu cầu thực tiễn và bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và từng địa bàn cụ thể; chủ động tham mưu, đề xuất phối hợp với MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể trong tuyên truyền, vận động nhân dân xoá đói, giảm nghèo, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS;các đội 123, đội vận động quần chúng và cán bộ tăng cường cơ sở của bộ đội biên phòng trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào định canh, định cư, xây dựng thôn bản văn hóa, tích cực tham gia phòng chống tội phạm, không tham gia tuyên truyền đạo trái phép, ... Đặc biệt LLVT đã phối hợp với các địa phương xây dựng “cột mốc văn hóa” trên tuyến biên giới (Đền Xã Tắc, Cụm thông tin cổ động biên giới Sa Vĩ, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Pò Hèn...). 16 Nghị quyết số 152-NQ/ĐUQSTW ngày 01/8/2003 của Đảng ủy Quân sự Trung ương “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của LLVT trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 28- NQ/TW ngày 22/9/2008 và Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư (khóa XI) về "Tiếp tục xây dựng các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới"; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"; hiệp ước, hiệp định, Luật Biên giới, các văn bản pháp lý về biên giới, … Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn", Nghị quyết số 24- NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng”, Chỉ thị 06/CT-TTg, ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
  • 29. 26 Các cấp ủy đảng, chỉ huy đơn vị tích cực chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý của đội ngũ cán bộ thôn, bản. Phối hợp tham mưu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng.17 Ngoài các đối tượng quy định, các địa phương, đơn vị đã quan tâm đối tượng đặc thù như: già làng, trưởng bản, người có uy tín, chức sắc, chức việc, tôn giáo, chủ hộ gia đình biên giới, chủ tàu thuyền; chủ hộ kinh doanh ở chợ biên giới; chủ hộ gia đình tôn giáo; giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... Tổ chức các lớp "Học kỳ Quân đội"; tập huấn "Phối hợp tham mưu giải quyết một số vấn đề phức tạp ở cơ sở" cho các đồng chí lãnh đạo Ban Dân vận, Ban Dân tộc cấp tỉnh, huyện; lãnh đạo MTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã; Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện, thị xã, thành phố, cán bộ Ban Chỉ huy quân sự, trưởng công an xã, phường, thị trấn. Phối hợp tham mưu cho tỉnh quy hoạch phát triển kinh tế gắn với củng cố quốc phòng 18. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở vùng đồng bào DTMN được quan tâm chỉ đạo. Công an tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 344/HD-CAT(PV28) ngày 21/4/2003 về “Công tác xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) ở vùng đồng bào DTMN”, Hướng dẫn số 15/2004/HD-CAT về “Phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống hoạt động tôn giáo trái pháp luật ở vùng dân tộc”. Đến 17 Từ năm 1991 đến năm 1995 đã mở 05 lớp đào tạo cán bộ cơ sở với 342 đồng chí. Từ năm 2003 - 2013 đã mở lớp đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn được 4 khóa; 02 khoá trung cấp ngành quân sự cơ sở, 07 lớp sỹ quan dự bị bằng nguồn ngân sách của tỉnh. Mở 744 lớp bồi dưỡng cho các đối tượng với 57.561 người. 18 Bộ CHQS tỉnh, các đơn vị tiến hành rà phá bom mìn hơn 36.000 ha, bàn giao đất sạch cho các dự án phát triển kinh tế; rà soát tình hình dân cư trên địa bàn, vận động nhân dân ra định canh, định cư ở vùng giáp biên, các đảo, phối hợp với các đơn vị tổ chức di dãn 768 hộ dân với 2.826 nhân khẩu ra định canh, định cư ở xã: Hải Sơn, Bắc Sơn (Móng Cái); Bắc Phong Sinh- xã Quảng Đức (Hải Hà); Đồng Văn, Hoành Mô (Bình Liêu); các dự án đưa điện lưới ra Đảo Cô Tô; đường tuần tra biên giới, đường xuyên đảo Vĩnh Thực, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng, Cô Tô, Thanh Lân, Lương Mông (Ba Chẽ), đường Móng Cái-Pò Hèn...Đầu tư xây dựng các cảng biển quân sự trên các đảo: Cô Tô, Ngọc Vừng, Thanh Lân, Vạn Gia, Cái Chiên, Minh Châu, Quan Lạn và các dự án khu tránh, trú bão cho tàu, thuyền ở Móng Cái, Quảng Yên, Hải Hà, Cô Tô.
  • 30. 27 nay, đã xây dựng được 115 mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở các địa bàn trọng điểm, vùng núi, vùng dân tộc, tuyến biên giới, biển đảo, nhiều mô hình, phong trào hoạt động có hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh trật tự và phục vụ hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTMN. Công an các cấp luôn quan tâm chú trọng đến công tác vận động, tranh thủ người có uy tín ở vùng đồng bào DTMN. Từ năm 2008 đến năm 2013, Công an tỉnh đã làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện Chỉ thị số 06 của Thủ tường Chính phủ về “Phát huy vai trò người có uy tín trong vùng đồng bào DTMN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho tỉnh tổ chức 03 hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín trong vùng đồng bào DTMN; tổ chức nhiều đợt thăm, khám bệnh, phát thuốc cho 100 trường hợp đồng bào DTMN có hoàn cảnh khó khăn, cấp thuốc miễn phí cho 2.600 đồng bào bị ốm đau…Công tác sơ, tổng kết các chuyên đề liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự vùng đồng bào DTMN được quan tâm chú trọng. Đảng ủy Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các địa phương, đơn vị tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các cuộc vận động: “Xây dựng lực lượng công an Quảng Ninh vì nhân dân phục vụ”, “Vì ANTQ”, “Dân vận khéo”…đã tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của mỗi chiến sỹ công an, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Công tác tham gia phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, xây dựng Nông thôn mới (NTM), bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.…luôn được LLVT quan tâm chỉ đạo đã góp phần đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội vùng miền núi, vùng đồng bào DTMN. Thực hiện Chương trình “xóa nhà tạm”, LLVT tỉnh, các đơn vị quân đội trên địa bàn đã huy động 103.490 ngày công trị giá trên 3,2 tỷ đồng, ủng hộ trên 240 triệu đồng, xây mới 795 nhà, sửa 904 nhà được cấp ủy, chính
  • 31. 28 quyền, nhân dân đánh giá cao, góp phần vào chương trình xóa hơn 3.000 ngôi nhà tạm cho hộ nghèo, về đích trước 2 năm theo chương trình của Chính phủ 19. Cấp ủy các đơn vị đã tích cực chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới 20; hành quân huấn luyện, diễn tập kết hợp làm dân vận theo địa chỉ, địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Vận động nhân dân phát triển kinh tế, mở rộng diện tích đất canh tác, phủ xanh đất trống, đồi trọc, xây dựng, củng cố các công trình thủy lợi, làm đường giao thông, tu sửa trường học, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp các hộ dân ra sinh sống tại các vùng biên giới, hải đảo được cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao tạo sự gắn bó đoàn kết quân dân. Thực hiện chương trình y tế 12 quân dân y kết hợp chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh nhân dân, đồng bào DTMN được quan tâm, đã xây dựng được 05 bệnh xá quân dân y; thường xuyên tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào DTMN. 2.2.6. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc miền núi (DTMN) Trong những năm qua, cùng với công tác tăng cường vận động đồng bào DTMN tham gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng, an ninh, cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp trong tỉnh đã quan tâm xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào DTMN, xem đây là nhân tố quyết định góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. 19 Giúp các xã nghèo Đồng Tiến, Thanh Lân huyện Cô Tô: Ủng hộ 01 tỷ 389 triệu đồng, xây 28 nhà cho hộ nghèo; tặng giống vốn, vật nuôi, ngư cụ sản xuất cho 54 hộ, xây 02 nhà văn hóa thôn, 02 nhà văn hóa xã. 20 Từ năm 2012 đến hết tháng 5/2014; LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội trên địa bàn đã tham gia 85.240 ngày công, hỗ trợ 72,5 tỷ đồng giúp địa phương làm 45,7 km đường bê tong; 101,85 km đường cấp phối, 61,79 km kênh mương nội đồng; vận động 355 hộ dân hiến 18.347 m2 đất làm đường; khám bệnh, cấp phát thuốc cho gần 10.000 đối tượng chính sách hộ nghèo.
  • 32. 29 Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể quán triệt, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Chính phủ về công tác dân tộc nói chung và công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào DTMN nói riêng 21. UBND tỉnh rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành về công tác dân tộc để hoạch định chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền trong vùng đồng bào DTMN, quan tâm củng cố, kiện toàn bộ máy tham mưu công tác dân tộc trên địa bàn 22. Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở vùng dân tộc đã xây dựng được quy chế làm việc, quy chế hoạt động, xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Việc xây dựng hương ước, quy ước thôn, bản được quan tâm chỉ đạo trên tinh thần tôn trọng phong tục, tập quán, tổ chức xã hội truyền thống trong từng tộc người, đồng thời đảm bảo quy định pháp luật của Nhà nước. Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên ở vùng đồng bào dân tộc tiếp tục được quan tâm23, đến nay đã có 1.573/1.573 (đạt 100%) thôn, bản hành lập được chi bộ, không có chi bộ sinh hoạt ghép. Giai đoạn 2010 - 2013, bình quân mỗi năm toàn tỉnh kết nạp được 3.804 đảng viên, trong đó đảng viên là người DTTS chiếm trên 7,5%, năm sau cao hơn 21 Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, xã, phường, thị trấn", Nghị quyết số 24-NQ/TW (khóa IX) về công tác dân tộc, Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng”, Chỉ thị 06/CT-TTg, ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... 22 Đến nay toàn tỉnh đã thành lập và kiện toàn được 08 phòng dân tộc thuộc các địa phương: Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hoành Bồ, Vân Đồn. 23 Năm 2008 toàn tỉnh có 169 thôn, bản chưa có tổ chức đảng, 15 thôn, bản chưa có đảng viên. Đến tháng 9/2009, 100% thôn, bản trong tỉnh đã có đảng viên. Đến 31/12/2012 còn 23/1.558 thôn chưa thành lập được chi bộ phải sinh hoạt ghép ở vùng cao, biên giới. Từ năm 2008 – 2013 toàn tỉnh đã thành lập được 838 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trong đó: có 186 chi bộ thôn, bản ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
  • 33. 30 năm trước. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cơ sở: Các cấp ủy, chỉ đạo tổ chức luân chuyển 1.664 lượt cán bộ về các xã, phường, thị trấn, trong đó: 664 lượt luân chuyển từ các cơ quan cấp huyện về cơ sở và ngược lại; 310 đồng chí được luân chuyển từ xã, phường này sang xã, phường khác. Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường 23 cán bộ biên phòng xuống các xã, phường biên giới, biển đảo đảm nhiệm chức danh phó bí thư đảng ủy, trong đó có 18 đồng chí trúng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016. Công tác xây dựng lực lượng có uy tín trong đồng bào DTMN nhằm tạo cơ sở vững chắc để củng cố hệ thống chính trị được chú trọng. Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban Dân tộc tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh rà soát, bổ sung và phát huy vai trò của người uy tín trong vùng đồng bào dân tộc nhằm phát huy vai trò tích cực của người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới 24. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người đồng bào DTTS ngày càng được quan tâm, xem đây là nhân tố quyết định chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đào tạo cán bộ, công chức theo Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg 24 Ngày 22/8/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2161/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung danh sách người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với 316 người, nâng tổng số người có uy tín trên địa bàn tỉnh lên 781 người. Trong 5 năm (2008-2013) Công an tỉnh đã phối hợp với MTTQ tỉnh, BCH Biên phòng tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức 3 hội nghị với 550 lượt đại biểu là người có uy tín tham dự; UBND tỉnh tặng bằng khen cho 93 đại biểu là người có uy tín trong vùng DTTS có thành tích xuất sắc trong phong trào bảo vệ ANTQ; các địa phương đã gặp mặt 3.028 lượt đại biểu, tặng giấy khen cho 1.205 đại biểu có thành tích xuất sắc trong các phong trào. Ngoài ra các địa phương đã tổ chức thăm hỏi, gặp mặt, tặng quà cho người có uy tín nhân các ngày lễ, tết; tổ chức cho người có uy tín đi thăm quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.
  • 34. 31 ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng cán bộ, công chức người DTTS ở cơ sở ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ 25. Các tổ chức Mặt trận, đoàn thể, hội quần chúng được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm củng cố, phát huy vai trò, hiệu quả trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng đồng bào DTMN. Số lượng đoàn viên, hội viên được tập hợp vào tổ chức không ngừng được tăng lên. Mặt trận và các đoàn thể đổimới nội dung, hình thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả. Kỳ họp 22, ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 35/2010/NQ-HĐND quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ % điều tiết nguồn thu giữa các cấp ngân sách; định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015, theo đó từ năm 2011 các thôn, bản, khu phố trênđịa bàntỉnhđược ngânsáchđịaphươnghỗ trợ kinh phí hoạtđộng 26. 2.2.7. Thực hiện chính sách dân tộc liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần và lòng tin của đồng bào dân tộc miền núi (DTMN) đối với Đảng, Nhà nước, cấp ủy chính quyền ở địa phương, đơn vị Tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng vùng được cải thiện đáng kể; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm. Đời sống vật chất và tinh 25 Quy hoạch cán bộ người DTTS vào vị trí lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2010 – 2015: Quy hoạch BCH, BTV, chức danh chủ chốt cấp xã là 17,19%; BCH, BTV, chức danh chủ chốt cấp huyện là 10.01%, riêng quy hoạch Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh chỉ có 02 đồng chí bằng 1,89%. Số cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS hiện đang công tác ở cấp tỉnh và cấp huyện là 2.672 người, chiếm 10.19% số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh. Trình độ chuyên môn từ thạc sỹ trở lên là 17 người (chiếm 0,63%), đại học 642 người (chiếm 24,03%), cao đẳng, trung cấp 1.937 người (chiếm 72,5%). Người DTTS là đại biểu HĐND các cấp là 985/5.173 đại biểu (chiếm 19,12%), trong đó, cấp tỉnh 06, cấp huyện 70, cấp xã 909. Đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã 3.742 người, trong đó có 651 cán bộ, công chức người DTTS, chiếm 17,4%. 26 Năm 2011: Bình quân 20 triệu đồng/1 thôn, bản, khu phố. Từ năm 2012: Bình quân 22 triệu đồng/1 thôn, bản, khu phố (tăng 10% so với năm 2011). Mức hỗ trợ trên không bao gồm kinh phí hỗ trợ thực hiện “Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (Mức 7 triệu đồng/1 khu phố ở các xã, thị trấn thuộc khu vực khó khăn và 5 triệu đồng/1 thôn, bản, khu phố ở các xã, phường, thị trấn còn lại).
  • 35. 32 thần của người dân không ngừng được cải thiện, nhiều nét văn hóa, phong tục, tập quán được giữ gìn, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Hệ thống chính trị vùng DTMN được củng cố. Đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều chương trình, dự án dân tộc được triển khai hiệu quả tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào việc phát triển, thay đổi diện mạo vùng dân tộc, miền núi, biên giới, biển đảo của tỉnh. - Chương trình 135: là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai có hiệu quả và ít thất thoát nhất, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đồng bào các DTMN, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo, vùng ĐBKK. Thông qua Chương trình 135, hệ thống các công trình thủy lợi: đập nước được bê tông hóa, kênh mương được kiên cố hóa; các công trình văn hóa, xã hội được chuẩn hóa; các mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp được xây dựng; việc tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và các giống cây trồng được quan tâm; năng suất, sản lượng lương thực hàng năm liên tục tăng; đến nay các xã đã tự túc được lương thực, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm nhanh, hiện tượng đồng bào DTTS di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên cơ bản không còn. Đến nay, bằng ngồn vốn của Chương trình 135 kết hợp lồng ghép các nguồn vốn khác, 100% số xã trong đất liền đã có đường ô tô tới trung tâm xã, 100% số xã có trạm y tế và điểm bưu điện văn hóa xã; 89% số xã có công trình thủy lợi nhỏ. Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã ĐBKK của tỉnh đã giảm 24,1% (từ mức 64,03% năm 2006 đến năm 2009 chỉ còn 39,93%, tương đương với 2.345 hộ thoát nghèo, thành tích này góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo chung của toàn tỉnh. Đến năm 2010, toàn tỉnh đã có 9/30 xã ĐBKK hoàn thành chương trình mục tiêu (tương đương 30% số xã). Đến hết năm 2014 tổng số hộ nghèo người DTTS là 3.173 hộ, chiếm 54,22% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
  • 36. 33 - Chương trình 134: Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS và hộ nghèo được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến 2011 với tổng số vốn 37,594 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 22,371 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ xã hội hóa 15,223 tỷ đồng) đã hỗ trợ về nhà ở, làm mới 968 căn hộ hộ nghèo; hỗ trợ đất sản xuất cho 763 hộ với tổng diện tích 149,06 ha; hỗ trợ đất ở 2,02 ha cho 101 hộ nghèo; xây dựng 109 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ cho 4.216 hộ gia đình và xây dựng 532 công trình nước sinh hoạt phân tán theo hộ phục vụ 689 hộ gia đình DTTS nghèo vùng dân tộc miền núi, vùng cao, biên giới. Ngoài nguồn vốn trên, thực hiện Quyết định 167/QĐ-TTg hỗ trợ người nghèo về nhà ở, tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ 3.616 hộ nghèo (có 2.698 hộ DTTS, chiếm 74,6%) với tổng kinh phí gần 90,4 tỷ đồng, hoàn thành Quyết định 167 trước 2 năm đã góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. - Triển khai thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ với định mức cao hơn gấp 02 lần định mức do Trung ương quy định. Qua 4 năm triển khai thực hiện chính sách đã góp phần làm cho đời sống của người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh đỡ khó khăn hơn, do người dân được hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để mua giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, muối I ốt nhằm phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống. - Triển khai thực hiện Chính sách cấp (không thu tiền) một số loại báo, tạp chí cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi, vùng ĐBKK theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện đúng đối tượng thụ hưởng với 20 đầu báo tạp chí đến 4.774 đầu mối. Việc thực hiện Quyết định số 2472/QĐ-TTg đã góp phần tuyên truyền sâu rộng, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Với những gương người tốt, việc tốt,
  • 37. 34 những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, các ấn phẩm đã góp phần tích cực vào việc mở mang và trang bị kiến thức bổ ích về văn hóa, xã hội, y tế, chăm sóc sức khỏe, khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, kịp thời cung cấp thông tin về đời sống xã hội, an ninh quốc phòng... đến vùng DTMN, vùng ĐBKK. Việc cung cấp thông tin đến cán bộ, đồng bào vùng DTMN, biên giới, hải đảo, vùng ĐBKK, góp phần thiết thực vào việc ngăn chặn những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch tuyên truyền phản cách mạng, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, gây mất ổn định trong vùng đồng bào DTMN. - Chính sách biên giới Việt - Trung: Sau 07 năm thực hiện Chính sách biên giới Việt - Trung theo Quyết định 120/QĐ-TTg, tỉnh đầu tư 410,204 tỷ đồng, trong đó: vốn 120 là 149,5 tỷ đồng (chiếm 36,4%), vốn lồng ghép (vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các chương trình mục tiêu khác trên địa bàn) là 260,704 tỷ đồng (chiếm 63,6% tổng vốn đầu tư) để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: đường ra biên giới, đường giao thông thôn, bản; mạng lưới điện; các công trình thuỷ lợi; di dân ra biên giới, ổn định dân cư, khai hoang, phục hoá đưa đất vào sản xuất và rà phá bom mìn... - Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS: Hàng năm, tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương, cơ sở tiến hành bình chọn người có uy tín với tổng số người có uy tín của tỉnh27. Mỗi năm cấp huyện tổ chức hội nghị biểu dương già làng, trưởng bản, người có uy tín một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể của tỉnh hỗ trợ kinh phí, thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, nâng cao nhận thức cho người có uy tín qua các hội nghị cung cấp thông tin và tham quan học tập kinh nghiệm. 27 Năm 2008 là 556 người, năm 2009: 581 người, năm 2010: 698 người, năm 2011: 698 người, năm 2012: 742 người; năm 2013: 781 người; năm 2014: 596 người, năm 2015 là 775 người.